Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Bài viết đáng chú ý

ÔNG PHAN TRUNG LÝ XỔ TOẸT TẤT CẢ CÁC ĐÓNG GÓP SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP?

Tổng thuật của TS Nguyễn Hồng Kiên
TẠI SAO Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và là người phát ngôn của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý LẠI CÓ THỂ PHỦ NHẬN TẤT CẢ CÁC KẾT QUẢ ĐÓNG GÓP SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP , KHI BẢO "Không đưa vấn đề ban hành luật về Đảng"- http://www.tienphong.vn/xa-hoi/627949/Khong-doi-ten-nuoc-khong-ban-hanh-luat-ve-Dang-tpov.html ???

BỎ QUA Hội nghị góp ý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 19/2, NƠI ÔNG Ông Hoàng Thái, nguyên Ủy viên Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam PHÁT BIỂU: "“Nhà nước, Quốc hội, mặt trận đều có luật mà Đảng không có luật, phải có luật để công khai minh bạch, tránh tùy tiện" (http://vneconomy.vn/20130219100153156P0C9920/gop-y-sua-hien-phap-phai-co-luat-ve-su-lanh-dao-cua-dang.htm)
BỎ QUA Ý KIẾN CỦA ÔNG Nguyên Phó Tổng thư ký UB TƯ MTTQ Việt Nam Lê Quang Vịnh: "Nếu chỉ nói về chuyện tổ chức Đảng phải chịu sự giám sát của nhân dân song không xúc tiến để ban hành luật thì sẽ chỉ là khẩu hiệu, là mệnh lệnh mà thôi." (http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/109835/thoi-diem-chin-muoi-xay-dung-luat-ve-dang.html
BỎ SỌT RÁC CẢ Phát biểu tại hội nghị góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 sáng 27/2, giáo sư Nguyễn Quang Thái (Tổng thư ký Hội khoa học kinh tế) :"Có một đạo luật về hoạt động của Đảng để giám sát, phản biện thì sẽ giảm một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói" (http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/02/can-luat-ve-dang-de-giam-bo-phan-can-bo-thoai-hoa-1/)

NHƯNG ĐÂY LÀ 02 Ý KIẾN CỦA CHÍNH CÁC ĐẢNG VIÊN CÓ CHỨC VỤ CAO CỦA ĐCSVN:
- Cần có cơ chế giám sát trách nhiệm của Đảng để “không cho phép Đảng lãnh đạo trở thành đảng trị, với những đặc quyền đặc lợi” (tọa đàm góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (HP) 1992 do tạp chí Cộng Sản phối hợp với ĐHQG TP.HCM tổ chức, sáng 9/3. - http://phapluattp.vn/20130309100747458p0c1013/khong-cho-phep-dang-lanh-dao-tro-thanh-dang-tri.htm
- Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM, Chủ tịch HĐND TP.HCM khẳng định quan điểm duy trì Điều 4 là đương nhiên, nhưng cần làm rõ trách nhiệm của đảng viên và tổ chức Đảng trước pháp luật và nhân dân về các quyết định của mình. Nên có một đạo luật riêng về Đảng trên giấy tờ cụ thể, chứ không thể nói chung chung được.(http://infonet.vn/Thoi-su/Gop-y-Hien-phap/Khong-the-bo-Dieu-4-trong-Hien-phap/64032.info)
LÝ XỰ CỦA ÔNG LÝ CÒN CÙN HƠN DLV:
"Có ý kiến đề nghị làm rõ hơn cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, cơ chế chịu trách nhiệm của Đảng và cơ chế để nhân dân giám sát Đảng. Ý kiến này đề nghị cần có Luật về Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Đảng thực thi vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình đối với Nhà nước và xã hội, tạo sự minh bạch trong hoạt động của Đảng, tạo cơ sở cho nhân dân giám sát hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên.
Về vấn đề này, Ủy ban DTSĐHP nhận thấy, Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo thông qua Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng và chính sách, chủ trương lớn của mình... Cách thức, nội dung lãnh đạo được thể hiện linh hoạt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn, từng thời kỳ. Bên cạnh đó, quy định mọi tổ chức Đảng, đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật hiện đã là một bảo đảm quan trọng để nhân dân có điều kiện giám sát, giúp cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Hơn nữa, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cũng là vấn đề đang được tổng kết, nghiên cứu. Vì vậy, Ủy ban DTSĐHP đề nghị Quốc hội không đưa vấn đề ban hành luật về Đảng vào Dự thảo Hiến pháp." http://www.tienphong.vn/xa-hoi/627949/Khong-doi-ten-nuoc-khong-ban-hanh-luat-ve-Dang-tpov.html
ĐÂY NỮA Ạ:
- Hiến pháp cần có một chương về Đảng
(VOV) -Đây là ý kiến của PGS -TS Ngô Huy Tiếp, Học viện Xây dựng Đảng, trong hội thảo về góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992- http://vov.vn/Chinh-tri/Hien-phap-can-co-mot-chuong-ve-Dang/250573.vov

 Nguồn: FB Nguyễn Hồng Kiên
 

Vũ Như Cẩn

Truyền thông đưa tin về nội dung sửa đổi Hiến pháp được ông Phan Trung Lý trình ở Quốc hội. Về cơ bản là Vũ Như Cẩn, và hoàn toàn có thể tiên đoán được trước. Nhóm 72 sẽ làm gì? Gửi bản kiến nghị tới từng đại biểu Quốc hội được tích sự gì? Trước đây tôi đã đặt câu hỏi: Liệu những nhà "tuyền ký" có thể tập hợp những người ký kiến nghị đến Quốc hội yêu cầu gặp đại biểu Quốc hội để truyền đạt lại những ý chí của họ cho Quốc hội không? Giờ đây tôi thêm một câu hỏi nữa: Liệu những nhà "tuyền ký" có dám cắm trại trước Quốc hội cho đến khi kiến nghị của mình được bàn luận ở Quốc hội?

Phải làm gì? Có lẽ là một nan đề hóc búa nhất.

Vì sao lại bỏ tù những sinh viên yêu nước?

000_Hkg8090456-305.jpg
Một cậu bé cùng biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 09/12/2012
AFP photo


Hôm thứ Năm 16 tháng Năm, 2013 vừa rồi, lại thêm một “Ngày Lịch Sử” trong dòng sử hiện đại VN, kỳ này, diễn ra tại Pháp đình Long An, khi hình ảnh 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trong y phục trong trắng của tuổi học trò, với gương mặt sáng ngời, với những lời biện hộ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép, không hề nao núng trước bạo quyền – nói theo lời blogger Hải Huỳnh - đã “làm cho cả phòng xử án bàng hoàng và không khí chùng xuống”. Nguyễn Phương Uyên khẳng định:
Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm...
Việc tôi làm thì tôi chịu, xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước, và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn.
Và Đinh Nguyên Kha kiên quyết:
Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội.
Những câu nói trước toà, theo lời nhà thơ Hoàng Hưng, “Kha và Uyên đã đi vào lịch sử”.
Trong khi đó các luật sư bào chữa cũng đã lập luận sắc bén khiến công tố lẫn chánh án đuối lý, ra sức chống chế, không trưng ra được vật chứng, không có nhân chứng; giới gọi là “cầm cân nẩy mực” ấy chỉ viện dẫn những điều mơ hồ để rồi áp đặt 8 năm cộng thêm 2 năm tù giam cho tội cố ý gây thương tích trong 1 vụ án khác dành cho Đinh Nguyên Kha, và 6 năm tù giam đối với Phương Uyên, cùng 3 năm quản thúc cho mỗi nạn nhân này của chế độ.
Khi lên tiếng ca ngợi “Tuyệt vời tuổi trẻ VN”, blogger Quê Choa – tức nhà văn Nguyễn Quang Lập – nhận xét:
Bản án quá nặng nhưng không lạ, ở cái nơi “dân chủ vạn lần hơn” thường vẫn có những bản án như thế. Bản án chắc chắn không có răn đe được ai. Nó càng làm chất cao thêm niềm uất hận và càng chứng tỏ khẩu hiệu vì dân do dân thảm hại đến thế nào.
Trước cảnh lao lý ấy của 2 người trẻ yêu nước, blogger Nguyễn Thông không khỏi viết lên “Huyết thư”, rằng:
Xưa chích máu viết thư ra trận
Được tôn vinh cao cả anh hùng
Nay lấy máu đuổi quân Tàu cộng
Cửa nhà tù ưu ái ghi công.

Bức tranh tương phản

Qua bài “Vụ Phương Uyên: Món quà đắt chào đón ngoại xâm”, blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh nêu lên một loạt câu hòi rằng “Vì sao, hai thanh niên đã kiên cường chống Trung Cộng xâm lược, đã lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo, lãnh thổ đất nước theo đúng như lời ông Hồ Chí Minh đã nói lại bị kết án nặng nề đến thế? Vì sao, một phiên tòa xét xử “công khai” lại ngăn chặn, bắt bớ những ai đến dự phiên tòa? (Hay là) Nhà nước sợ những người dân đến dự phiên tòa thấy rõ ‘tội trạng’ của hai thanh niên này là đã dùng máu viết vào mảnh vải “có nội dung không hay về Trung Quốc”? Có phải câu hỏi cuối này đã là câu trả lời cho những câu hỏi trên?”.
Blogger Nguyễn Hữu Vinh mô tả một bức tranh tương phản “Anh hùng” và “hèn hạ” rằng, trong khi “Đinh Nguyên Kha, bị bắt khi 24 tuổi, Nguyễn Phương Uyên, một cô gái mới 20 tuổi, đã biết nói lên tiếng nói của mình vì lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc”, thì:
Một Đảng Cộng sản là đội quân tiên phong, một nhà nước Xã hội Chủ nghĩa ưu việt với quân đội “bách chiến bách thắng” đã lặng im khi lãnh thổ Tổ Quốc bị xâm chiếm, quân thù đang ngày đêm giày xéo Tổ Quốc mình. Đến mức, việc chủ quyền đất nước, biển đảo của Tổ Quốc lại được giao cho Hội Nghề cá lên tiếng!
000_Hkg8587978-250.jpg
Nguyễn Phương Uyên và Nguyễn Đình Kha tại phiên tòa sơ thẩm Tòa Án Long An hôm 16/5/2013. AFP photo
Và trong khi cô gái yêu nước Phương Uyên chỉ mới 20 tuổi đầu đã dõng dạc trước toà rằng:
Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm.
Thì, nhà báo Nguyễn Hữu Vinh cáo giác, “ đám quan tham đang ngày đêm đục khoét đất nước, rước giặc vào nhà bằng nhiều cách, nhiều ngả khác nhau. Cũng trong khi đó, các lãnh đạo Đảng CS chỉ chăm lo 16 chữ vàng và 4 tốt với kẻ xâm lăng chỉ vì ‘chung ý thức hệ’. Thử hỏi ai yêu nước và ai phản bội? Rồi một thanh niên dù mới 25 tuổi cũng đã khẳng định rõ ràng khái niệm đơn giản nhất là “Đất nước, Dân tộc, Tổ Quốc không có nghĩa là Đảng Cộng sản”, vậy mà cả hệ thống chính trị “đầy mình học thuyết Mác – Lênin”, với đầy đủ học hàm, học vị, đã không thể hiểu – hay không muốn hiểu - điều đó.
Theo blogger Nguyễn Hữu Vinh, “Họ đang cố tình đánh tráo khái niệm, đồng hóa quan niệm để kết tội những người đã không để cho nhóm lợi ích làm mưa làm gió trên đầu trên cổ dân tộc;…Trong phiên tòa này, họ đã kết tội hai thanh niên, họ đã thực hiện được điều họ muốn”. Blogger Nguyễn Hữu Vinh khẳng định rằng:
Những lời biện hộ đanh thép trước tòa là những lời kết tội đám người cố tình nhắm bắt, bịt tai trước lẽ phải và những tiếng nói lương tri của người dân Việt Nam. Bản án nặng nề dành cho hai em trong phiên tòa hôm nay, món quà quý dâng cho ngoại bang nhân ngày bọn chúng ra lệnh cấm đánh cá trên biển Việt Nam, liệu có làm vừa lòng bọn quan thầy đang muốn thôn tính cả đất nước ta, đưa dân tộc ta vào vòng nô lệ? Tôi tin là chưa đủ. Và con đường thoát khỏi ách nô lệ của đất nước ta còn dài.
Qua Kiến nghị mới đây gởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu ra chỉ thị trả tự do ngay cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên, gần 200 công dân Việt nhấn mạnh rằng “Chừng nào Biển Đông còn dập dồn những con sóng xâm lược của các thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Bắc Kinh thì tuổi trẻ Việt Nam phải nung nấu và tỏ rõ tinh thần yêu nước, khí phách quật cường của Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Nguyễn Huệ từng viết nên những trang sử vàng của dân tộc, từng khắc trên cánh tay hai chữ Sát Thát, đánh tan tác quân xâm lược “ra đến biển chưa thôi trống ngực, về đến Tàu còn đổ mồ hôi” như Nguyễn Trãi từng viết trong “Bình Ngô Đại cáo”! Phải thường xuyên nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải biết căm ghét, phỉ nhổ những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống do “úy tử tham sinh”, muốn “ngôi cao, lộc lớn”, đã hèn nhát cúi đầu theo giặc, treo một tấm gương nhơ bẩn trong lịch sử, muôn đời bị nhân dân nguyền rủa”.

Bản án nên dành cho ai?

Blogger Vũ Đông Hà lưu ý rằng ở đất nước này hiện nay, nếu bạn biết “còng lưng, ngồi lom khom trước những tên tàu lạ và khúm núm rằng:
“Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân đội Nhân dân VN luôn trân trọng biết ơn Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân giải phóng nhân dân TQ”, VN luôn “coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp và bền vững lâu dài với TQ”, thì “bạn có cơ hội lên làm Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng”. Rồi bạn cũng sẽ trở thành tân UV BCT của đảng nếu “ghế mới chưa kịp ngồi đã lủi thủi sang Bắc Kinh khấu đầu và lúm khúm với những lời Lê Chiêu Thống”, hoặc “cái ghế Tổng Bí Thư đảng cũng sẽ được xiết bù lon nếu bạn hướng về cung đình phương bắc với những cụm từ trân trọng biết ơn, quan hệ hữu nghị tốt đẹp và bền vững, gia tài để lại cho thế hệ mai sau...”. Nhưng, blogger Vũ Đông Hà lưu ý tiếp:
Nếu bạn treo lên hàng rào kẽm gai tinh thần của Trần Bình Trọng, ý chí của Lý Thường Kiệt, thái độ của Hưng Đạo Vương đối với bá quyền phương Bắc hàng chữ máu “Tàu khựa cút khỏi biển Đông”, bạn sẽ được tập đoàn Lê Chiêu Thống đã, đang và luôn miệt mài học tập gương đạo đức của Trần Dân Tiên, đang khòm lưng đánh vần hàng chữ 16 vàng bốn tốt, ban cho bản án từ 6 đến 8 năm tù ở và 3 năm tù quản chế.
Và nhà báo Vũ Đông Hà khẳng định rằng “ Bản án dành cho Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, nếu nhìn cho kỹ, suy cho sâu, chính là bản án dành cho chế độ”.
Qua bài “ Tiếng nói Uyên, Kha trước toà, lời cảnh tỉnh cuối cùng cho đảng CSVN”, nhà thơ Hoàng Hưng muốn bày tỏ bằng tất cả lòng yêu thương cảm kích, với niềm hứng khởi cùng lòng tin vững chắc, rằng “Phiên toà xử Kha, Uyên là một dấu mốc lịch sử trên con đường đấu tranh dân chủ của VN”. Tác giả nhận thấy:
Lần đầu tiên, những người rất trẻ, một nữ sinh tuổi 21, một thanh niên tuổi 25, thể hiện ý thức chính trị rõ ràng, nhận thức sắc bén, lòng tin vững vàng trong hành động của mình. Những kẻ toan tính hạ thấp, bôi bẩn việc làm yêu nước của Phương Uyên bằng cách gán cho cô động cơ muốn có cái máy ảnh và vài đồng tiền còm… đã thất bại thảm hại. Kể cả một số vị có lòng muốn giảm án cho cô với lý do cô nhẹ dạ, bồng bột, chắc hôm nay thấy chính mình mới bồng bột vì đã đánh giá thấp thế hệ con em. Lần đầu tiên, những lời “nhận tội, xin khoan hồng” quen thuộc đưọc ngụy tạo nhờ thủ đoạn khủng bố cộng với lừa phỉnh đã bị hai con người rất trẻ lật ngược trước pháp đình bằng lời khẳng định đanh thép “tôi không có tội”, hay “chỉ có một tội là yêu nước”.
Và nhà thơ Hoàng Hưng không quên lưu ý rằng “Nếu nhà cầm quyền đã lúng túng và lo sợ vì một tiếng bom Đoàn Văn Vươn - một hành động “tự phát” chỉ vì “con giun xéo lắm cũng quằn”, thì tiếng nói ôn hoà dõng dạc của hai người gái, trai rất trẻ Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên chính là lời cảnh cáo cuối cùng cho chế độ độc tài toàn trị”.

Đoàn

  Nghe tín này và những tín trước về hiện tình đất nước,tóm lại tôi chỉ có 1 kết luận cho th1a1i độ ứng xử của nhà cầm quyền CS hiện nay là " Bày tỏ lòng yêu nước là đi ngược lại lợi ích của đảng cầm quyền.Những ai có tâm huyết muốn cho dân tộc và đất nước thăng tiến thì sẽ bị vùi dập,tù và đày,bởi vì đã dám làm những việc mà đảng không dám làm,có khác nào lên án và bêu xấu đảng và nhà nước hiện nay.Vì chủ trương của đảng là mạnh tay với dân chân yếu tay mềm và nhu nhược

Bỏ phiếu tín nhiệm, một trò hề mới.

Sắp tới đây, quốc hội bù nhìn của ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ bắt đầu bỏ phiếu tín nhiệm những tên chóp bu trong hệ thống cầm quyền của Cộng Sản Việt Nam. Đây là một trò hề mới mà Cộng sản Việt Nam muốn phô  diễn cùng thế giới để ra vẻ ta đây cũng có dân chủ.


49 người sẽ lấy phiếu tín nhiệm của quốc hội Cộng Sản Việt Nam bao gồm chủ tịch nước, phó chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó chủ tịch quốc hội, chủ tịch hội đồng dân tộc, phó chủ tịch hội đồng dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban của quốc hội, thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng và các ủy viên khác của ngụy quyền CSVN, chánh án tòa án ND tối cao, viện trưởng viện KSND tối cao,  tổng kiểm toán ngụy quyền...Chúng dự trù vào ngày 13 tháng 6 tới đây sẽ lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm của những tên cầm đầu bộ máy cầm quyền vừa nêu ra ở trên.

Sẽ là một trò hề khi sự việc này sẽ xảy ra. Lấy một ví dụ đơn giản là những người đại biểu quốc hội này sẽ bỏ phiếu không tín nhiệm tên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chắc chắn một điều sẽ xảy ra là Nguyễn Tấn Dũng sẽ không bao giờ chịu từ chức. Đã một lần có người yêu cầu hắn từ chức, hắn đã trâng tráo trả lời “không” và chắc chắn lần này cũng vậy.

Hãy dẹp giùm trò hề vớ vẩn này đi mấy tay nghị gật. Một quốc hội bù nhìn thì cũng chẳng làm gì được cả trong tình hình chính trị và nhân quyền quá sức tồi tệ đang diễn ra trên đất nước Việt Nam.

Phi Vũ
Ngày 20 tháng 5 năm 2013

Chạy phiếu

BÁ TÂN 
          Chạy không phải là thế mạnh của Việt Nam trên đấu trường thể thao khu vực cũng như thế giới. Trong các cuộc thi cũng như danh mục thành tích chạy mang tầm quốc tế, hiếm khi Việt Nam được nhắc đến.

           Trên “sân chơi” dư luận xã hội cũng như báo chí thì ngược lại, từ chạy xuất hiện với mật độ không nhỏ. Chạy chức. Chạy tội. Chạy dự án. Chạy trường. Chạy biên chế... Gần đây lại có thêm “mặt hàng mới” chạy phiếu.

           Suy cho cùng, truy nguyên về bản chất, chạy phiếu cùng dòng tộc với chạy chức. Chạy chức và chạy phiếu có cùng bản chất nhưng không phải là một. Đối tượng giống nhau nhưng kiểu chạy mang màu sắc khác nhau, mức đầu tư không như nhau.
          K họp quốc hội lần này sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt do quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Ngay lập tức, dư luận xã hội đặt ra vấn đề chạy phiếu. Đừng quen thói chụp mũ mà cho rằng chỉ có những người thiếu thiện chí, thiếu niềm tin mới “chọc ngoáy” kiểu đó. Không chỉ là người dân, mà kể cả đại biểu quốc hội cũng vô cùng nghiêm túc và có trách nhiệm cao khi đặt ra vấn đề chạy phiếu. “Dư luận đang đặt ra lo ngại về tình trạng chạy phiếu. Tuy nhiên, những đại biểu quốc hội thực sự vì dân sẽ không chấp nhận điều đó và sẽ có dũng khí để đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết”, luật sư Trương Trọng Nghĩa, đại biểu quốc hội TP.HCM đã thẳng thắn bộc lộ chính kiến như vậy (báo Thanh Niên, trang 3, ngày 20.5.2013).
         Không loại trừ sẽ có những quan chức cố giữ ghế bằng cách chạy phiếu. Chạy là một vế của sản phẩm mua-bán. Chỉ có mua hoặc bán thì không thể tạo ra cái sản phẩm sặc mùi đổi chác ấy. Làm được như “tiếng lòng” của đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa, kẻ chạy phiếu sẽ không có đất dung thân.
Bá Tân 

Nhân trị, Pháp trị hay Kỹ trị

bbc_nocredit
Những UV BCT mới
Chuyện đổi tên nước, thay đổi hiến pháp, điều 4, quân đội của ai… coi như giải quyết gọn nhẹ ngay từ vòng … gửi xe ở nhà Quốc hội. Thôi thì ta bàn chuyện trên trời cho vui. Với lại chủ nhà cũng hết…”zốn”. :) :razz:
Trong bối cảnh hiện nay, sự lựa chọn thể chế Nhân trị, Pháp trị hay Kỹ trị, cho con đường đi lên của một quốc gia là vô cùng quan trọng.

Nhân trị
Đó là cách cai trị dựa vào đạo đức của con người thuở Nho giáo thịnh hành cách đây mấy ngàn năm. Họ đưa ra bốn biện pháp quản lý xã hội: lễ, nhạc, chính, hình. Như vậy lễ, nhạc đứng đầu rồi mới đến hành chính và hình pháp. Yếu tố con người được đề cao, nhất hàng ngũ lãnh đạo.
Nhân trị cho rằng “lãnh đạo thích gì thì đó là luật”. Trong xã hội dựa vào Nhân, không có hạn chế về sự việc lẫn phương cách nhà lãnh đạo có thể làm.
Vua chúa phong kiến thời xưa và các quốc gia độc tài thời nay là điển hình của xã hội Nhân trị.
Pháp trị
Trong thể chế Pháp trị, luật pháp phải độc lập. Pháp trị là công cụ điều chỉnh quyền lực, đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật và có quyền tài phán. Không ai có quyền ngồi trên pháp luật.
Pháp trị giúp giới hạn sự chuyên quyền và lạm quyền, giúp cho lãnh đạo sáng suốt và tạo ra được những chính sách khôn ngoan.
Các nước văn minh phương Tây đang đi theo thể chế pháp trị, tam quyền phân lập, và lấy báo chí là quyền lực thứ 4.
Như vậy, Pháp trị và Nhân trị khó mà đi với nhau.
Kỹ trị
Cuộc cách mạng KHCN phát triển mạnh mẽ cuối những năm 1950 đã làm cho một số người nghĩ đến dùng kỹ thuật để lãnh đao. Thế là thuyết Kỹ trị ra đời, lấy nhân tố “Vật” làm chính mà xem nhẹ nhân tố “Người”.
Phương pháp cai trị xã hội bằng giới khoa học kỹ thuật, là một xu hướng mới trong quản lý nhà nước hiện nay. Kỹ trị là việc đưa giới trí thức tinh hoa lên nắm quyền và áp dụng tri thức – kỹ thuật vào quản lý. Họ phải hội đủ hay yếu tố: hiểu biết về chính trị và thấu đáo về khoa học.
Nếu trong Hội nghị TW 7 vừa qua và được quyền bỏ phiếu bổ sung cho thành viên BCT, giữa anh Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Bá Thanh, tôi sẽ chọn anh Nhân. Bởi đơn giản, anh là người thuộc phái Kỹ trị (Technocrat).
Chuyện nước mình
Ví dụ về khai thác Bauxit Tây Nguyên. Nếu như đó là dự án của các nhà Kỹ trị, thì phải được tính toán kỹ lưỡng về hiệu quả kinh tế và kỹ thuật tối ưu.
Tuy nhiên, bởi hệ thống chính trị quyết định, nên dự án này là sự mặc cả giữa các thế lực chính trị, xem thường yêu cầu hiệu quả kinh tế, để đổi lấy sự đồng thuận.
TBT, rồi Thủ tướng VN từng nói, khai thác Bauxit là một chủ trương lớn của đảng.
Hậu quả thiệt hại về kinh tế thế nào sau vài năm đã rõ. Sự thiếu vắng của giới Kỹ trị đã làm cho dự án đang bên bờ vực thẳm, chưa nói đến chuyện quốc phòng và an ninh quốc gia.
Vinalines, Vinashin và nhiều dự án lớn hàng tỷ đô la dựa trên quyết tâm chính trị nên cuối cùng thất bại, người ta chỉ chịu trách nhiệm…chính trị.
TBT Nguyễn Phú Trọng từng nghẹn ngào khi bế mạc Hội nghị TW 6 khi ông và BCT đã lấy chữ “Nhân” (Nhân trị) làm trọng, để giải quyết tham nhũng, làm trong sạch đảng, mà không phải là Pháp trị để thẳng tay với quốc nạn đục khoét đất nước.
Sau Hội nghị TW 7, kết quả thế nào cũng đã rõ. Sự nhóm lò của ông đã tắt ngóm sau nửa năm, hết mọi hy vọng về một cuộc “tắm rửa”.
Nhân trị, Pháp trị hay Kỹ trị luôn là câu hỏi lớn cho mỗi vị khi ngồi vào chiếc ghế quyền lực cao nhất. Mỗi thời, mỗi quốc gia, mỗi hoàn cảnh đều có lựa chọn riêng cho mình.
Những quyết định liên quan đến hàng chục hay hàng trăm tỷ đô la không thể bỏ phiếu bởi sự đồng thuận bằng cách giơ tay trên hội trường, nếu người bỏ phiếu không hiểu gì về kinh tế, môi trường và chỉ dùng ý chí giúp cho lá phiếu.
Đã dùng ý chí cho lá phiếu rồi, khi “ý chí” nhầm tai hại, chẳng ai lại bỏ phiếu tín nhiệm một cách công bằng nữa.
Không thể để Pháp trị ghi trong Hiến pháp nhưng ngoài đời lại dùng Nhân trị một cách không đến nơi đến chốn, chỗ này dùng luật khắt khe, ác độc, chỗ kia tha thứ vì bạn bè đồng chí, một cách tùy tiện.
Xu hướng thời nay, khoa học kỹ thuật, internet phát triển như vũ bão, không còn chỗ đứng cho những lãnh đạo không biết đến máy tính hay Google.
Giới Kỹ trị có học hành và hiểu biết thế giới phẳng với biển thông tin sẽ đóng vai trò đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, tụt hậu và dẫn dắt quốc gia đi lên.
Chủ nghĩa lý lịch, cơ cấu hay hạt giống đỏ… thế nào cũng lỗi thời, chẳng chóng thì chầy. Trong khi đó, Kỹ trị tinh hoa không thể móc trong túi ra là có ngay. Đó là một quá trình đào tạo qua vài thế hệ.
Nếu không hiểu những bài học vỡ lòng về “Trị” (Nhân, Pháp, Kỹ) và không biết rằng, công nghệ đang “Trị” thế giới, thì khó nói đến sự tồn vong của chế độ như chính các vị lãnh đạo cấp cao từng than trên truyền thông.
Hiệu Minh. 16-05-2013
 

Cứu cánh cần cấp cứu

images667% dân số đang sống ở nông thôn và “Bất ổn ở nông thôn là bất ổn xã hội, bất ổn chính trị”.

Bức tranh kinh tế ảm đạm thể hiện qua những con số biết nói. Năm 2010 con số doanh nghiệp (DN) ngừng hoạt động, phá sản là 43.000; Năm 2011  là 53.000; Năm 2012 lên trên 54.000; Ngay trong những tháng đầu năm 2013, mỗi tháng có 4.900-5.000 tiếp tục ngừng hoạt động hoặc phá sản. Ngay cả những DN còn thoi thóp cũng đang ở vào tình trạng “sống không bằng chết”. 69% báo lỗ trong năm 2012, với số lỗ lên tới hơn 50 ngàn tỷ đồng. Không ngẫu nhiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế, TS Trần Hoàng Ngân trong phiên khai mạc QH ngày hôm qua, đã dùng từ “dịch phá sản” khi nói về “lực lượng tạo ra của cải vật chất và việc làm của xã hội”.
DN cần phải được cứu khẩn cấp bởi có cứu được DN mới mong chặn đứng được suy giảm kinh tế, giải quyết được công ăn việc làm, an sinh xã hội. Và xa hơn, mới chặn đứng được sự hoang mang có tính chất dây chuyền đang nằm trong những bản báo cáo với mấy chữ nghe qua tưởng chuyện nhỏ “suy giảm lòng tin”.
Nhưng nền kinh tế không phải chỉ có các DN cần cứu. Bản thân nông nghiệp, từ nhiều thập kỷ nay luôn được coi là “cứu cánh” của nền kinh tế cũng đang cần được cứu hơn bao giờ hết.
Bản thân báo cáo thẩm tra cũng xác nhận tình trạng giá gạo xuất khẩu đang giảm ở mức “hai con số”: 10,9%. Bản thân chính sách mua tạm trữ lúa, gạo còn nhiều bất cập, gây bức xúc trong nông dân vì số lượng người được hưởng lợi trực tiếp còn ít, việc triển khai mua tạm trữ còn chậm, thời hạn thực hiện ngắn trong khi thời gian thu hoạch cao điểm ở các tỉnh chênh lệch nhau. Và tồn tại lù lù trong các báo cáo là đội ngũ ”thương lái” như những tên cướp đường, thủ phạm trực tiếp gây ra tình trạng ”ép giá vẫn xảy ra phổ biến”.
Những tác giả của “cứu cánh”, người nông dân đang rơi vào lỗ kép. Vị quan chức Quốc hội phân tích: Lỗ kép ở đây là giá nông sản (lương thực, chăn nuôi) đang giảm, dẫn đến nguồn thu của nông dân giảm nhưng các khoản chi khác lại tăng như cho thức ăn giá súc, phân bón, vật tư nông nghiệp.. chưa kể giá các dịch vụ y tế, giáo dục từ lâu đối với nông dân đã trở thành những gánh nặng đến mức có người đã quẫn bách khi không tìm thấy lối thoát. Lỗ kép là trong khi tất cả các mặt hàng hầu hết đều tăng chỉ có lương thực, sản phẩm chăn nuôi là giảm. “Chính từ việc lương thực giảm giá đã dẫn đến lạm phát thấp vì chỉ số giá lương thực chiếm tỷ trọng lớn trong rổ hàng hóa. Chứ không phải là do giải pháp kiềm chế lạm phát hữu hiệu”- TS Ngân nói.
Nông nghiệp là ngành duy nhất luôn xuất siêu với những đồng ngoại tệ cứu cánh thấm đẫm mồ hôi nông dân. 67% dân số đang sống ở nông thôn, làm nông nghiệp. Câu kết sau đây là lời Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân “Vì thế cứu doanh nghiệp phải song hành với cứu nông dân, nông nghiệp”. Bởi bất nông nghiệp bất ổn thì nền kinh tế không còn cứu cánh. Bởi “Bất ổn ở nông thôn là bất ổn xã hội, bất ổn chính trị”.

Sứ mệnh mở mang đầu óc con người

Nhà giáo Phạm Toàn  

Nghĩ đến một sự nghiệp Giáo dục, tất phải nghĩ đến sứ mệnh mở mang đầu óc con người – bây giờ còn quen gọi là “khai phóng” – theo tinh thần khai mở, như từng được xướng xuất từ Phan Châu Trinh, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

Một nền giáo dục đúng nghĩa phải làm cho trí tuệ con em dân tộc mở mang, tự mình mở ra đón nhận tinh hoa của dân tộc và nhân loại. Nền giáo dục mở mang đó giúp tâm hồn con em ngày càng phong phú, cái tâm hồn như một thứ năng lượng cháy nóng bên trong mỗi cá nhân, tự thúc đẩy mình không bao giờ được đứng yên, không khi nào được ngừng tự mở mang.Không có nền giáo dục mở mang đó, mọi hệ thống nhà trường chỉ là những lò ấp nô lệ, từ nơi ấy nếu gặp may mắn thì chỉ một số rất nhỏ đủ sức tự đào thoát ra được, để thành những con người tự do.
Chìa khóa của vấn đề mở mang đó nằm ở đâu?
Giáo dục thời nào cũng đau đáu một chuyện học cái gì (nội dung giáo dục), chuyện phân bố nội dung đó (chương trình học từng lớp, từng cấp, từng chuyên khoa) – song chỉ có nội dung và chương trình cũng chưa đủ, vì chúng có thể bị làm méo mó thiếu hụt vì cách thức chuyển tải. Nghĩa là còn phải có điều kiện vô cùng quan trọng nữa, đó là cách thức làm cho những nội dung đụng chạm tới tất cả mọi con người trở thành tài sản tinh thần của riêng mỗi con người.
Thời chuyển tải bằng … lời
Trong một thời gian dài, động lực từ người giáo viên được coi là chìa khóa của một nền Giáo dục khai phóng (thời kỳ lấy bục giảng làm trung tâm với lời rao giảng làm công cụ truyền tải và mở mang trí óc người học).
Thế rồi vào thời kỳ gần đây, chìa khóa đó đã được nhìn nhận lại, động lực từ bản thân người học được coi là chìa khóa mở cánh cửa Giáo dục khai phóng (thời kỳ lấy người học làm trung tâm).
Thời kỳ lấy bục giảng làm trung tâm không phải là không có những nét đẹp mê hồn. Chứng cứ rành rành còn trong Quốc tử giám ở thủ đô Hà Nội nơi 82 tấm bia đá lưu giữ tên tuổi 1307 vị tiến sĩ. Ngô Tất Tố từng mô tả con đường tạo ra vẻ đẹp ấy trong tiểu thuyết “Lều chõng”,
… “trong các lò “rèn đúc nhân tài” bấy giờ, trường của cụ bảng Tiên Kiều là lớn hơn hết. Trừ ra mươi cậu đồng sinh là những con cháu trong nhà, học trò cụ bảng chỉ có hai lớp đại tập và trung tập. Trung tập hàng ngày phải đến nghe sách, hàng tuần phải học làm văn. Còn đại tập thì mỗi tháng tập văn hai kỳ. Kể cả đại tập và trung tập, học trò trong trường có tới gần ba trăm người. Vân Hạc và Khắc Mẫn đi đến cửa trường thì các cậu học trò trung tập cũng vừa kéo đến…”
Theo lệ hàng ngày, mỗi buổi đều đọc đủ ba thứ sách: kinh, truyện và sử.
Hôm nay bắt đầu đọc Kinh dịch, rồi đến sách Trung dung rồi đến cuốn Tống sử. Mỗi khi đọc hết bài cái, bài bàn của một chương nào trong sách, cả trường im lặng như tờ. Mấy trăm con.mắt đều chăm chỉ ngó vào cuốn sách của mình. Mấy trăm lỗ tai đều bình tĩnh đợi nghe lời giảng của thầy. Bằng cái giọng sang sảng như tiếng chuông đồng, cụ bảng giảng rất rành mạch từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, từ nghĩa gần đến nghĩa xa, cụ chỉ rõ ràng lời bàn nào là phải, lời bàn nào là quấy. Cụ nói như rót vào tai học trò…”
Nền học ấy tạo ra cái dân trí mở mang theo phương pháp học của một thời – ta cứ gọi cho vui đi, là phương pháp cụ bảng Tiên Kiều! Tính chất thiêng liêng của bảng vàng bia đá khiến cho phương pháp học đó được giữ gìn trân trọng rất lâu…
Thì đây, phương pháp năm bước lên lớp độc tôn với những quy phạm khá khôn ngoan: ổn (ổn định lớp), kiểm (kiểm tra bài cũ), giảng (giảng bài mới), củng (củng cố kiến thức mới học được) và dặn (dặn dò những điều về làm ở nhà hoặc những việc phải làm thêm…). Ổn, Kiểm, Giảng, CủngDặn – một cách nói … hơi khập khiễng về lô gich ngôn ngữ, vì bao gồm bốn yếu tố Hán Việt … rồi thêm vào một yếu tố Thuần Việt.
Sang thời hiện đại, chớ nghĩ rằng năm bước lên lớp có thể hết đất dụng võ. Sang thời hiện đại, con người nhại lại những lời lẽ sang trọng về “thay đổi” phương pháp, đồng thời vẫn khư khư bám lấy nền giáo dục rao giảng. Cái quy phạm gieo rắc thói thụ động của “năm bước lên lớp” hoàn toàn có thể nối dài trong những tiết học có dùng các thiết bị “hiện đại”.
Một máy chiếu overhead thực chất có khi cũng chỉ ngang bằng cái bảng cho giáo viên đỡ bẩn vì bụi phấn, để giáo viên càng thêm thì giờ thao thao bất tuyệt vì đỡ công đi lại xóa bảng và viết bảng.
Một máy chiếu dùng công cụ powerpoint để giảng bài bằng các slide soạn sẵn hoặc dùng những đoạn phim minh họa có khi càng làm cho học sinh hết cơ hội suy nghĩ. Đúng thế, vì kết luận nằm sẵn ở slide cuối cùng chắc hẳn cũng là kết luận định sẵn trong đầu người rao giảng – nhờ thiết bị dạy học hiện đại mà có được một sự áp đặt ngọt ngào, mềm mại như quả đấm thép bọc nhung.
Ta sẽ chẳng dại gì mà bỏ rơi các thiết bị hiện đại để dùng chúng đúng lúc và đúng cách vào công cuộc giáo dục, miễn là thấy rằng các thiết bị hấp dẫn này mang nguy cơ cao làm kéo dài những khuyết tật của lối dạy học rao giảng, kéo dài kiểu nhà trường lấy bục giảng làm trung tâm..
Hai loại tư duy
Ta cùng xem xét tiếp chuyện Giáo dục với bậc Tiểu học. Sao lại Tiểu học? Bởi vì, tuổi tiểu học là bước ngoặt để trẻ em từ trạng thái đã có sừng có mỏ trong kinh nghiệm tư duy cụ thể chuyển sang thời kỳ học lấy cách tư duy trừu tượng.
Tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng khác nhau vô cùng. Nhà tâm lý học Pháp Gaston Bachelard phân biệt ở loài người một trình độ tư duy tiền khoa học (pré-scientifique) với một trình độ tư duy khoa học chính là để nói đến sự phân biệt giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng.
Tư duy cụ thể tiền-khoa học được thể hiện qua các thao tác quan sát, sắp xếp, thống kê, phân loại, phân tích và ứng dụng những tri thức đã có (ở trình độ cụ thể). Tư duy cụ thể từng giúp cho con người sinh sống và kéo dài dòng giống. Nhưng tư duy trừu tượng sẽ đưa con người có được những bước tiến khổng lồ.
Học tiếng Việt ở lớp Một mà thuộc các chữ cái a, b, c … rồi biết ghép chúng với nhau là kết quả của tư duy cụ thể; còn hiểu rõ bản chất ngữ âm tiếng Việt rồi tự dùng các ký hiệu mà ghi các âm đó lại và tự đọc được chúng là một trình độ tư duy ngôn ngữ học trừu tượng.
Học Văn mà biết nhắc lại những vẻ đẹp của các hình tượng là tư duy cụ thể ở tầm “nhại lại” chính cái trình độ tư duy cụ thể của người dạy. Nhưng, nếu hiểu rõ bản chất tâm lý học của thao tác tưởng tượng và thao tác liên tưởng, rồi tự tạo ra và dùng các biểu tượng như một thành tố của ngữ pháp nghệ thuật thì đó đã là tư duy trừu tượng.
Ca ngợi hiện tượng “kiến tha lâu cũng đầy tổ”, rồi khen ngợi tinh thần và tính cách “năng nhặt chặt bị”, là một trình độ tư duy cụ thể. Phản ứng lại bằng cách nghĩ và nói “cần cù bù thông minh” dù chưa là tư duy trừu tượng, nhưng đã là sự quan sát và phân tích của những đầu óc muốn tự mở mang sang một phương trời khác cho tư duy người.
Sự phân biệt này rất quan trọng đối với nhà giáo dục. Tổ chức một nền Giáo dục theo lối kéo dài kinh nghiệm của con trẻ, hấp dẫn chúng bằng những nhãn mác lòe loẹt hoành tráng, thì vừa làm lợi lại vừa làm hại các em. Một nền giáo dục trói buộc trong tư duy cụ thể tuy cũng giúp trẻ em có một trình độ trí khôn dù sao cũng đã hơn thuở hồng hoang – cái thưởbất kỳ biến cố nào cũng có thể xâm phạm vào cuộc sống vật chất hoặc tinh thần của nó – nhưng vẫn là kìm hãm con em trong vòng kim cô của kinh nghiệm cụ thể.
Cái tâm lý tạo ra nhu cầu học thêm (kéo theo nhu cầu dạy thêm) có nguồn gốc là tình trạng học và dạy học theo lối “kiến tha lâu”. Đó là tình trạng kiến thức được nhặt nhạnh và không thể biết khi nào thì “đầy tổ”. Dạy học theo lối “kiến tha lâu” thì phải dựa vào trí nhớ để áp đặt cho trí nhớ như cái kho chứa đồ và không thể thành cái cỗ máy sản xuất ra các loại đồ.
Có một nền Giáo dục khác để một em bé vào đời được mở mang khác hẳn với trình độ những con người thời hiện đại nhưng tư duy thì chẳng khác bao nhiêu so với thuở còn sống hoang dã. Có một nền Giáo dục khác để một em bé vào học lớp Một bắt đầu cuộc ra đời lần thứ hai của chính mình, một cuộc ra đời về tinh thần, một cuộc ra đời do chính em bé thực hiện với bàn tay tổ chức của nhà giáo.
Thời của lý thuyết hoạt động
Có thể có một nhà trường tiểu học ở đó sản phẩm của việc học của trẻ em lại do chính trẻ em làm ra. Đó là loại nhà trường của lý thuyết hoạt động. Đó là nhà trường của sự tự mở mang trí óc.
Bí quyết của sự tự mở mang nằm ở năng lực của nhà sư phạm tìm ra những thao tác của người đi trước khi họ tạo ra những thành tựu khoa học, nghệ thuật và đạo đức.
Những người đi trước tiêu biểu không chỉ để lại những sản phẩm, mà điều quan trọng là họ để lại những dấu vết là những thao tác tạo ra sản phẩm.
Những nhà ngôn ngữ học như A. de Rhodes, như Huỷnh Tịnh Của, như Trương Vĩnh Ký … cho đến Đào Duy Anh, Hoàng Tuệ, Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo … đều để lại không chỉ những công trình khoa học, mà còn để lại những thao tác nghiên cứu mà người đi sau có thể lặp lại để học và để sáng tạo tiếp.
Những nhà nghệ thuật như Nguyễn Du, Victor Hugo, Picasso, Rodin … như Điềm Phùng Thị, Văn Cao … đều để lại cả những tác phẩm và những thao tác làm ra tác phẩm. Một nhà trường của đầu óc bắt chước sẽ tạo ra những học sinh chỉ biết ngả mũ chào người xưa. Nhưng một nhà trường của tinh thần tự mở mang sẽ giúp học sinh tự làm ra cái Đẹp theo cách làm của người đi trước.
Những nhà tư tưởng như Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Gandhi, Hồ Chí Minh … đều để lại những cách sống mà người đời sau có thể làm lại những yếu tố cốt lõi trong đạo đức lối sống của tất cả các vị đó.


Học thao tác nghệ thuật – thao tác tưởng tượng – sẽ đến với
Văn chương, chớ nên học những bài văn mẫu.
Tổ chức cho trẻ em làm lại chính các thao tác từng tiến hành bởi người đi trước là bí quyết của nhà sư phạm của ngôi trường mang tinh thần tự mở mang.
Bí quyết còn nằm ở cách tổ chức các cấp học. Có thể thay đổi số năm học. Có thể thay đổi thời lượng trong từng cấp học. Có thể thay đổi thêm bớt môn học và chương trình học. Nhưng hình như mọi thay đổi đều nên trả lời mấy câu hỏi: Thay đổi nhằm mục đích gì? Việc học được thực hiện như thế nào? Tức là giải đáp hai điều: mục tiêu và phương pháp thực hiện mục tiêu.
Thay đổi bao nhiêu thì cũng còn lại cái cốt lõi bất biến, mà cốt lõi của cốt lõi là tạo cho bậc tiểu học thành bậc học phương pháp học. Ở bậc tiểu học, những vật liệu (kiến thức bộ môn) chỉ cần vừa đủ để phục vụ cho việc chiếm lĩnh lấy phương pháp học – cái phương pháp gửi trong những thao tác làm ra những kiến thức nhân loại được gửi trong các bộ môn mang tính chất nhà trường.
Cái phương pháp học đó sẽ theo con em chúng ta suốt cuộc đời để các em tự mở mang trí tuệ, tự làm phong phú tâm hồn mình, tự thúc đẩy mình lao vào cuộc sống thực với vô vàn vẻ đẹp hơn nhiều so với sự thưởng thức thụ động những bộ phim rẻ tiền và những cuốn sách phá hoại nền văn hóa đọc vì có vô số hình vẽ suy tư hộ cho người đọc.
Đổi mới một công cuộc Giáo dục là vô cùng gian nan. Nhiều người bỏ cuộc chỉ biết cứu lấy con em mình bằng những cuộc đào tẩu du học ở nước ngoài, có khi du học từ lúc tuổi còn rất nhỏ – thậm chí có cả hình thức “du học trong nước”, cứu con em mình trước, cứu nước cứu nhà sau, mình không cứu đã có kẻ khác cứu.
Đổi mới để có một công cuộc giáo dục theo tinh thần tự mở mang lại càng khó, vì chỉ với tấm lòng muốn thay đổi vẫn không đủ, còn phải biết cách thay đổi.
Những đóng góp cho công cuộc chấn hưng Giáo dục cần phải được huy động bằng sức lực và tâm trí của những cá nhân và những nhóm tác giả – đó là tự do hóa công cuộc chấn hưng.
Những đóng góp của các nhóm và các cá nhân đó lại cần được đối xử dân chủnghĩa là công bằng, không thiên vị.
Ngay cả khi có thể làm được như thế, cũng đừng trông đợi trong một đêm xây xong một kinh thành và trong một vài ngày cái cây sẽ lớn vọt và cho trái ngọt.
Nguồn:  Lao động số Xuân Quý Tỵ 2013

Thông tin liên quan:

Công văn của Văn phòng Chính phủ về kiến nghị của 

LS Trần Vũ Hải về quy định sản xuất vàng miếng

Nghị “tứ đại ngu” :Sự lãnh đạo của Đảng là vấn đề nền 

tảng và không thể thay thế


Đào Tuấn thực hiện
Đại biểu QH Hoàng Hữu Phước nói về Hiến pháp:

Sự lãnh đạo của Đảng là vấn đề nền tảng và không thể 

thay thế

Sự lãnh đạo của Đảng là vấn đề nền tảng và không thể thay thế
Đại biểu QH Hoàng Hữu Phước.

(LĐO) – Thứ ba 21/05/2013 16:56
Bản dự thảo Hiến pháp công bố ngày hôm qua dành được sự quan tâm đặc biệt từ phía dư luận. Bên hành lang kỳ họp QH, PV Lao Động trao đổi với Đại biểu Quốc hội TPHCM Hoàng Hữu Phước. “Có những vấn đề thuộc về nền tảng. Chẳng hạn như sửa một căn nhà, có sửa chữa, cải tạo cách mấy thì vẫn phải giữ lại cái móng”- ông nói.

- Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi đã được công bố sau khi tiếp thu 26 triệu ý kiến và 3 lần chỉnh sửa. Ông nhìn nhận thế nào về sự tham gia của người dân qua con số 26 triệu ý kiến?
- Trước hết là nói về số lượng. Con số 26 triệu ý kiến đang cho thấy sự quan tâm một cách tích cực trong tư duy của người dân. Những ý kiến này đã được những người có trách nhiệm của QH tiếp thu và cập nhật rất thường xuyên. Những tài liệu kèm theo dự thảo mà các ĐBQH nhận được là rất dày. Những ý kiến đóng góp người mà dân hợp lý hợp tình đều được đưa vào và phân nhóm các ý kiến, cho thấy hoạt động đóng góp cho Dự thảo Hiến pháp là rất sôi động. Những điểm mới cũng được truyền thông đại chúng liên tục cập nhật. Tôi cho rằng đây là một sinh hoạt chính trị rất lớn, vừa mang tính chất phổ biến, vừa mang tính chất ghi nhận và mọi người đều quan tâm.

- Xin hỏi một câu mang tính chất cá nhân: Gia đình ông có nhận được bản dự thảo Hiến pháp và việc đóng góp ý kiến của gia đình như thế nào?

- Khi nhận được bản dự thảo, tôi nói với bà xã: Em ơi, tờ góp ý là dành cho em đấy. Tức là mình nói đùa với bà xã, tài liệu là đọc chung, còn tờ góp ý để bà xã góp ý. Mình là ĐBQH, mình nhận tài liệu, họp hành, tranh luận và đóng góp ý kiến. Còn tờ của gia đình thì nhường cho bà xã góp ý kiến và ký tên vào đó. Nhà tôi khi đóng góp có sự vui vẻ. Vui vẻ ở đây không có nghĩa là cười toe toét, mà vui vẻ đối với một hoạt động, một sinh hoạt. Nhận được một cuốn dày như thế mà đọc từ đầu đến cuối thì chắc là bất khả. Bà xã tôi không đọc từ đầu đến cuối, mà chỉ đọc những chương quan trọng mà báo chí nói nhiều tới. Ví dụ như về thể chế. Câu đầu tiên mà bà xã mình viết là “Cơ bản nhất trí”. Dưới thì gạch thêm một hai cái đầu dòng nữa. Đặc biệt là ủng hộ việc giữ nguyên thể chế chính trị.
- Trình độ chị nhà như thế nào và những quy định trong bản dự thảo Hiến pháp có quá khó hiểu không, thưa ông?
- Tôi với bà xã học chung đại học, sau đó cùng làm giáo viên tiếng Anh ở Cao đẳng Sư phạm thành phố, cho nên cứ cho rằng bà xã đọc tài liệu đó cũng có sự dễ dàng.
- 26 triệu ý kiến đóng góp là từ những đối tượng rất khác nhau. Với tư cách ĐBQH nghiên cứu về Hiến pháp, ông thấy bản dự thảo phát tới các hộ gia đình có hơi khô, hơi quá khó cho việc đóng góp?
- Mình tin đối với một số người dân đọc tài liệu này là sẽ khó. Không dám nói là trình độ học vấn của những người dưới quê là không cao, nhưng những vấn đề người ta quan tâm trong cuộc sống hằng ngày từ nhỏ tới lớn, khi cầm một cuốn tài liệu như thế, để tự thân vận động mà đọc thì chắc sẽ khó khăn. Nếu địa phương, chính quyền cơ sở mà tổ chức được những buổi sinh hoạt, học tập thì sẽ giúp người dân được nhiều hơn. Mình tin là với đợt sinh hoạt chính trị lớn và quan trọng thế này thì chính quyền địa phương, cơ sở ở dưới quê chắc là có hướng dẫn người dân.
- Sau khi bản dự thảo Hiến pháp được công bố sáng qua, với những vấn đề cơ bản nhất được giữ nguyên, nhiều cử tri và nhân dân băn khoăn, chưa hiểu là dự thảo lần này có khác gì so với bản trước đây? Có khác gì so với Hiến pháp hiện hành?
- Có những vấn đề thuộc về nền tảng. Chẳng hạn như sửa một căn nhà, có sửa chữa, cải tạo cách mấy thì vẫn phải giữ lại cái móng. Tôi cho rằng những vấn đề cơ bản như sự lãnh đạo của Đảng chẳng hạn, chính là những vấn đề nền tảng và không thể thay thế. Còn đối với những vấn đề đã và đang gây ra những bức xúc lớn về trật tự xã hội, quản lý đất đai hay giám sát ngân sách…, tức là những vấn đề mà người dân cũng rất quan tâm thì Hiến pháp lần này sẽ tạo ra thay đổi trong việc phát triển kinh tế. Còn những cái kia thì là những điều căn cơ, căn bản không thay đổi được.
- Quan điểm của ông với tư cách là một nhà lập pháp về vấn đề sở hữu đất đai cũng như việc đưa những quy định như thu hồi đất hoặc không thu hồi đất vào một đạo luật gốc?
- Thời đại bây giờ có những phát sinh mà 30-40 năm trước không ai nghĩ tới. Chẳng hạn vấn đề kinh tế thị trường, sở hữu… Đây là những vấn đề cần được minh định, nếu không, nó sẽ gây ra những vấn đề khác. Người ta nói Hiến pháp là một đạo luật gốc, cần phải ngắn gọn; nhưng tôi cho rang thời thế đã khác, nếu như có những chi tiết trong Hiến pháp thì càng tốt chứ không phải như một số ý kiến cho rằng Hiến pháp cứ phải ngắn gọn thôi, còn những quy định cụ thể thì đưa vào Luật Đất đai. Tôi thì rất thoáng ở chỗ là dù Hiến pháp ghi vắn tắt hay chi tiết thì cũng không sao cả.
http://laodong.com.vn/Quoc-hoi/Su-lanh-dao-cua-Dang-la-van-de-nen-tang-va-khong-the-thay-the/117088.bld

Danlambao 21/5/2013

Posted by ttxcc6 on 21/05/2013
 
 
 
 
 
 
Rate This

CA bắt giam Blogger Mẹ Nấm vì phân phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

Danlambao – Lúc 17 giờ chiều nay, 21/5/2013, blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị CA Nha Trang bắt giam trái phép, sau khi cô cùng bạn bè tham gia phân phát cho người dân bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cùng những quả bóng bay mang nội dung ‘Quyền Con người của Chúng Ta phải được tôn trọng’.
Cùng bị bắt giữ chung với Mẹ Nấm là blogger Binh Nhì – Nguyễn Tiến Nam. Cả hai bị áp giải về trụ sở CA phường Lộc Thọ, sau đó bị tách riêng để giam giữ và thẩm vấn.

VOA – Cảm nghĩ của Phạm Thanh Nghiên và Ký giả tự do Trương Minh Đức


“Tôi tham gia ký tên vào bản Tuyên bố này. Trước tiên, tôi xác định rằng Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên là những bạn trẻ yêu nước và đồng chí hướng với tôi và nhiều người đang đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền khác. Tôi thấy đó là bổn phận và trách nhiệm phải ủng hộ hai bạn. Tôi muốn qua việc làm rất nhỏ là ký tên vào đây để thể hiện sự đồng lòng, tinh thần đoàn kết của những người tranh đấu đối với việc làm của hai bạn. Rõ ràng điều 88 Bộ Luật hình sự của CHXHCN Việt Nam luôn là cái thòng lọng để giăng vào cổ bất kỳ ai dám bày tỏ chính kiến về tự do-dân chủ-nhân quyền, nhất là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ trước họa xâm lăng, gây hấn của Trung Quốc. Nếu theo dõi vụ án của Uyên và Kha sẽ thấy rất vi hiến vì điều 88 là điều luật rất mơ hồ mà nhà nước cộng sản Việt Nam dùng để đàn áp, bắt bớ, bỏ tù những nhân vật bất đồng chính kiến.”Phạm Thanh Nghiên.

RFA: Đừng đẩy tuổi trẻ về phía đối nghịch


“Khi nghe được những lời của Phương Uyên bộc lộ hết tâm tình, và khi nghe bản án cho Uyên và Kha nặng đến như vậy, tôi thấy lớp trẻ của chúng tôi cần phải dấn thân hơn nữa cho con đường đấu tranh cho nhân quyền và cho bảo bệ tổ quốc. Nếu số đấu tranh càng tăng thì họa may những bản án mới càng giảm đi, nhẹ đi. Hai bạn đó còn trong số nhỏ so với số lớn nên bản án dành cho hai bạn quá nặng. Qua đó tôi suy nghĩ cần có nhiều người tham gia hơn để những bản án như thế không còn có trong tương lai.”Nguyễn Hoàng Vi.

Bản cáo trạng tội ác của đảng CSVN và Hồ Chí Minh (bài 3): Bán đứng Cụ Phan Bội Châu


Đặng Chí Hùng (Danlambao) “Việc Hồ chí Minh bán đứng nhà ái quốc nổi tiếng Phan Bội Châu cho Pháp lúc ấy đang sống lưu vong ở Trung Hoa minh họa chân dung (cá tính) đích thực của con người đó. Sau này ông ta đã chứng minh cho đồng chí thấy việc làm đó là chính đáng bằng cách nêu lên 3 lý do thúc đẩy ông ta làm: Một: Phan Bội Châu không phải cộng sản mà là người ‘quốc gia’ và có thể sẽ là đối địch với cộng sản trong kế hoạch kiểm soát phong trào kháng chiến chống Pháp. Phản Phan Bội Châu là loại bỏ được một đối thủ tương lai. Hai: món tiền thưởng nhận được của Pháp có thể được dùng một cách tối ưu để phát triển phong trào cộng sản Việt Nam. Ba: việc Pháp xử tử Phan Bội Châu sẽ tạo nên một không khí phẫn nộ mạnh trong nước lúc ấy đang cần có

Xuống chợ phát chơi…


Bà con mình xuống chợ, lên xe đò, ra phố, vào dinh, đến trường, đi siêu thị… phát cái này cho cô Năm, chú Bảy, em Tám, chị Tư… được không hè? Không biết cái đám “đi chết đi” nó có nhảy tưng tưng!!!???

Tuyên bố của PT CĐVN về việc xét xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha


Chúng tôi phản đối về việc toà án tỉnh Long An, Việt Nam đã kết án sơ thẩm các sinh viên Đinh Nguyên Kha 8 năm tù giam, 3 năm quản chế và Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù giam, 3 năm quản chế với các tội danh chống chính quyền.

Cuộc chiến ý thức hệ


Nguyên Anh (Danlambao) - Cái mặt nạ được tô son trét phấn 68 năm nay đã trôi hết lớp phấn son tô vẽ chỉ còn lại một khuôn mặt mốc meo trơ trẻn của một cô gái làng chơi đã hết thời trước sự chứng kiến của toàn thể dân tộc Việt Nam!…

Những lý do đảng CSVN nên suy gẫm


1. Khủng hoảng kinh tế kép (Lạm phát + Suy thoái) do điều hành kém gây ra hậu quả khôn lường mà mỗi công dân đang gánh chịu hiện nay.
2. Tỷ lệ thất nghiệp cao trong độ tuổi lao động. Không tận dụng tối đa nguồn lực từ dân số trẻ, tạo nên bất ổn xã hội.
3. Việc duy trì các tập đoàn nhà nước. Ưu tiên mọi nguồn lực xã hội vào các tổ chức kém hiệu quả với tham nhũng, tắc trách là nguyên nhân gây bất ổn cho nền kinh tế.

Cần bàn thêm về chữ “Đại” trong quốc hiệu mới


Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) – Mấy ngày trước tôi có viết 1 bài tựa đề “Lại bàn về tên nước”, đăng trên, chẳng hạn, danlambaovn.blogspot.com ngày 18/05 và danchimviet.info ngày 19/05/2013. Trong bài tôi nêu những lý do không nên quay trở lại quốc hiệu VN DC CH, và đề nghị đặt tên nước là Cộng hòa Dân chủ Đại Việt.

Ai và vì sao bỏ tù những đóa hoa?


Như Ngọc (Danlambao) – Kính tặng những đóa hoa trong ngục tù những cảm xúc sau khi đọc bài thơ Bỏ tù một đóa hoa của nhà thơ Trần Mạnh Hảo.
“À ơi nước Việt đau thương” (*)
Ai giam những đóa hoa đương ngồi tù?
“À ơi nước Việt đau thương”
Sao giam những đóa hoa đương ngồi tù?

Mẫu áo cho Phương Uyên – Nguyên Kha

Thiết kế: Kuốc Kuốc (Danlambao)

Phan Trung Lý, chuyên “phang vô lý”


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – Nó vô lý tới độ – Cử tri nhân dân phải lên tiếng thách thức 2 ông – ĐBQH Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật của Quốc hội, ông nói: “khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là đúng đắn”. và ông Nguyễn Bá Thuyền Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng ông nói: “Tôi phản đối những người đòi bỏ điều 4”.

Square1 tuần hành đả đảo

Square1 bò ra sàn nhà, cặm cụi làm tấm biểu ngữ.
Hì hụi cả nửa giờ mới xong.
Chữ square1 tuy xấu, nguệch ngoạc nhưng viết bằng mầu đỏ trên nền giấy trắng, nên đọc cũng rõ ràng.
Rồi square1 bước ra sân, vác biểu ngữ bằng cả 2 tay, bảng chữ vượt cao khỏi đầu, lớn tiếng hát bài ca của người Tự do, rồi lên đường tuần hành.

Uyên – Kha tiếng chuông vang dội


Xin nghiêng mình chào cảm phục hai em.
Tuổi Trẻ ngoan cường, con Mẹ Việt Nam.
Chân thật hồn nhiên trước bọn bạo quyền
Nói lời Yêu Mẹ không bao giờ quên.

Ai là bạn? Ai là thù?

Bộ chính trị thông đồng với giặc hán
Ngoài biển đông Tàu chệt bắn giết người
Phùng Quang Thanh bắt tay giặc tươi cười
Vẫn bốn tốt mười sáu vàng ơn huệ.

Dự thảo hiến pháp lần 3 đã tiếp thu những gì từ nhân dân?

Đào Tuấn – Dự thảo Hiến pháp 1992 sau khi lấy ý kiến nhân dân với 3 lần chỉnh sửa đã được công bố trước Quốc hội chiều nay 20.5. Điểm mới nhất trong bản dự thảo lần này có thể tóm gọn trong 4 chữ “tiếp tục giữ nguyên” đối với những vấn đề cơ bản nhất.

Hồ ông sinh ngày tháng năm nào?


Vũ Thế Phan (Danlambao) – “Trong 4 năm sinh nầy (1892, 1895, 1890 và… 1840) thì năm nào đúng, hay năm nào cũng đúng cả? Lịch sử xhcn VN kể cũng lạ thường chứ chẳng phải đùa… Thảo nào ngày 29-3-2013, khi hay tin năm nay sẽ không phải thi môn sử, học sinh trường THPT Nguyễn Hiền (Sài Gòn) đã rủ nhau xé nát đề cương môn sử và tung hê xuống kín cả một góc sân trường!”

Bình thường và không bình thường


Tam Quan (Danlambao) – Có lẽ vì sống mà phải ăn hèn, nuốt nhục quá lâu, nên trong tôi không có bất cứ một khái niệm nào cho thật rõ ràng về hai từ Yêu Nước. Hai từ này vẫn dược nói ra rả hàng ngày trên cái hệ thống truyền thanh khổng lồ, lại tuôn ra từ những cái mồm láo toét và tôi không nghe và cũng chẳng quan tâm xem trong tự điển người ta định nghĩa nó như thế nào? Tôi dị ứng với hai từ Yêu Nước.

Ông Phan Trung Lý: Giữ nguyên điều 4 HP là ‘cần thiết’


CTV Danlambao – Tại phiên họp quốc hội hôm 20/5, ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội CS đã hùng hồn tuyên bố: Việc giữ nguyên điều 4 trong Hiến pháp là ‘cần thiết’.

Bản án của Đinh Nguyên Kha – Nguyễn Phương Uyên là bản án dành cho chế độ


Kong Kong (Danlambao)Bây giờ, một Đinh Nguyên Kha, một Nguyễn Phương Uyên bằng xương bằng thịt tuyên bố ngay tại tòa là hai em yêu tổ quốc VN và chống đảng CS bán nước! Đây là tiếng súng báo hiệu của xã hội! Tiếng nổ sẽ có sức làm sụp đổ chế độ độc tài đảng trị! Chế độ càng thẳng tay đàn áp (như bản án hai em đang gánh chịu) thì sự phẫn uất của người dân càng dâng cao. Độ nén càng dữ dội. Và, sức nổ sẽ càng mãnh liệt! Qua phiên tòa nầy người VN đã thật sự biết ai là kẻ thù của dân tộc!

Tôi thấy em – Ca khúc mới nhất của Trúc Hồ dành tặng cho Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

 http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=bulvfaYOqO4

Danlambao – Kênh Youtube của đài truyền hình SBTN vừa cho phổ biến bài hát ‘Tôi thấy em’, một sáng tác mới nhất của nhạc sỹ Trúc Hồ dành tặng cho 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.
Nhạc sỹ Trúc Hồ cho biết, ca khúc này được phổ nhạc dựa theo ý của bài thơ ‘Tôi thấy em thấp thoáng áo về’ của tác giả Hạ Huyên 72 – Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh được đăng trên Danlambao vào đúng ngày diễn ra phiên tòa kết án 2 sinh viên yêu nước, 16/5/2013. Ca khúc này sau đó đã nhanh chóng được trình diễn qua giọng hát của ba ca sĩ Nguyên Khang, Nguyễn Hồng Nhung, Mai Thanh Sơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét