Chọn lựa thích hợp nhất cho ông Trọng hiện nay là : “Đi với nhân dân thì cứu được nước”.
Diendancongnhan
Phương Thi
Sai lầm này rõ ràng là nguyên nhân chính gây rạn nứt nghiêm trọng giữa Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung Ương, gây xáo trộn, chồng chéo về tổ chức và làm thui chột, vô hiệu hoá các cán bộ tiềm năng. Rất đau lòng nghe các Đảng viên dùng câu: Tổng bí thư “Nhiệt tình cộng với ngu dốt thành phá hoại” để nhận xét về đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Sự thật mà ai ai cũng thấy là chưa có đời Tổng bí thư nào lại tự phạm sai lầm nhiều, liên tiếp và nghiêm trọng như thế!”…..
Thực ra, khi trở thành Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam hồi đại hội 11, ông Trọng cũng cảm thấy bất ngờ!
Vì mặc dù “đươc chọn” theo “phương án 2″ như ông Nông Đức Mạnh khóa trước, nhưng ông Trọng có gốc gác yếu hơn ông Mạnh nhiều. Bản thân ông ta cũng biết rõ các đồng chí dưới quyền ông ta, nhất là các đại gia nắm các tập đoàn “anh cả đỏ’ của đảng và các “đồng chí lãnh chúa địa phương” ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn không tuân phục ông Trọng vì ngoài mớ lý luận Mac – Le nin mà bản thân ông ta cũng hoài nghi thì ông chẳng nắm gì trong tay. Nghi quyết 4 và hội nghị 6 là phép thử đầu tiên, ông đã bất ngờ nhận thấy sức nặng của câu nói quen miệng các đại gia đỏ “nói dzậy mà không phải dzậy!” là rất ghê gớm. Ông ta đã nhận thấy le lói đâu đó những dấu hiệu của một ngọn đèn sắp hết dầu! Việc chọn ông Nguyễn Bá Thanh để hợp tác là một việc không thể không làm, và ông hy vọng vai trò lãnh đạo của ông thông qua Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn để vụ thử thứ hai gỡ gạc được phần nào…Nhưng thực tế lại quá đỗi khắc nghiệt với ông Trọng!
Thực tế đã đi theo con đường nó phải đi từ lâu lắm rồi! Ngày nay, Ban Chấp hành không còn gì thiêng liêng hay to tát đối với ủy viên trung ương đảng, và ủy viên trung ương cũng vậy với Tỉnh ủy viên… và rộng ra, vai trò thần thánh của đảng cộng sản Việt Nam từng có trong lòng người dân Việt Nam đã biến mất! Tất cả đã trở thành một hội kín với quyền, lợi và thế đan xen nhau, dẫn tới tình trạng “trên bảo dưới không nghe”…
Ông Trọng thất bại là đúng, cơ bản vì ông không có bản sắc! Chính trị không đơn giản là mấy học thuyết, mấy bài diễn văn và một bộ dạng bắt mắt… Nếu ông Trọng còn sáng suốt thì thời điểm này ông có thể làm một trong hai việc sau – ít nhất sẽ giúp gột rửa cho thanh danh của ông trước khi bị lịch sử ghi nhớ như một Trần Ích Tắc thứ hai:
1. Ngay lập tức tuyên bố Từ chức Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam và về nghỉ hưu, đây là kết thúc đẹp cho cá nhân ông và gia đình và cũng là dễ thực hiện nhất…
2. Hoặc tích cực hơn, tuyên bố giải tán đảng cộng sản Việt Nam bản thân ông cùng những đồng sự trung thành với mình lập một đảng chính trị mới… theo cách này ông có thể gặp thêm chông gai, nhưng một khi đã nhúng tay vào chính trị, không thể sạch sẽ, bảnh bao và trong ấm, ngoài êm được!
Đi với giặc tàu thì mất nước.
Đi với Mỹ thì mất đảng.
Đi với nhân dân thì cứu được nước khỏi bị bắc thuộc và còn có cơ hội đòi lại biển đảo cùng đất liền đã mất vào tay giặc tàu.
Vậy sự chọn lựa nào thích hợp nhất cho ông Trọng hiện nay? Đấu đá trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam đã có từ khi đảng cộng sản Việt Nam được thành lập cho đến hôm nay.
Sự phẩn nộ của người dân đã chuyển biến thành nỗi căm thù đảng cộng sản Việt Nam bây giờ thì chỉ còn con đường quay về với nhân dân để mà còn được sống , muốn thế thì phải xóa bõ chế độ cộng sản và thành lập chế độ dân chủ tự do thì may ra đất nước VN mới mong giử được.
” Mất nước là mất tất cả , còn nước thì tất cả còn.”
Giễn đàn công nhân
Sai lầm này rõ ràng là nguyên nhân chính gây rạn nứt nghiêm trọng giữa Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung Ương, gây xáo trộn, chồng chéo về tổ chức và làm thui chột, vô hiệu hoá các cán bộ tiềm năng. Rất đau lòng nghe các Đảng viên dùng câu: Tổng bí thư “Nhiệt tình cộng với ngu dốt thành phá hoại” để nhận xét về đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Sự thật mà ai ai cũng thấy là chưa có đời Tổng bí thư nào lại tự phạm sai lầm nhiều, liên tiếp và nghiêm trọng như thế!”…..
Thực ra, khi trở thành Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam hồi đại hội 11, ông Trọng cũng cảm thấy bất ngờ!
Vì mặc dù “đươc chọn” theo “phương án 2″ như ông Nông Đức Mạnh khóa trước, nhưng ông Trọng có gốc gác yếu hơn ông Mạnh nhiều. Bản thân ông ta cũng biết rõ các đồng chí dưới quyền ông ta, nhất là các đại gia nắm các tập đoàn “anh cả đỏ’ của đảng và các “đồng chí lãnh chúa địa phương” ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn không tuân phục ông Trọng vì ngoài mớ lý luận Mac – Le nin mà bản thân ông ta cũng hoài nghi thì ông chẳng nắm gì trong tay. Nghi quyết 4 và hội nghị 6 là phép thử đầu tiên, ông đã bất ngờ nhận thấy sức nặng của câu nói quen miệng các đại gia đỏ “nói dzậy mà không phải dzậy!” là rất ghê gớm. Ông ta đã nhận thấy le lói đâu đó những dấu hiệu của một ngọn đèn sắp hết dầu! Việc chọn ông Nguyễn Bá Thanh để hợp tác là một việc không thể không làm, và ông hy vọng vai trò lãnh đạo của ông thông qua Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn để vụ thử thứ hai gỡ gạc được phần nào…Nhưng thực tế lại quá đỗi khắc nghiệt với ông Trọng!
Thực tế đã đi theo con đường nó phải đi từ lâu lắm rồi! Ngày nay, Ban Chấp hành không còn gì thiêng liêng hay to tát đối với ủy viên trung ương đảng, và ủy viên trung ương cũng vậy với Tỉnh ủy viên… và rộng ra, vai trò thần thánh của đảng cộng sản Việt Nam từng có trong lòng người dân Việt Nam đã biến mất! Tất cả đã trở thành một hội kín với quyền, lợi và thế đan xen nhau, dẫn tới tình trạng “trên bảo dưới không nghe”…
Ông Trọng thất bại là đúng, cơ bản vì ông không có bản sắc! Chính trị không đơn giản là mấy học thuyết, mấy bài diễn văn và một bộ dạng bắt mắt… Nếu ông Trọng còn sáng suốt thì thời điểm này ông có thể làm một trong hai việc sau – ít nhất sẽ giúp gột rửa cho thanh danh của ông trước khi bị lịch sử ghi nhớ như một Trần Ích Tắc thứ hai:
1. Ngay lập tức tuyên bố Từ chức Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam và về nghỉ hưu, đây là kết thúc đẹp cho cá nhân ông và gia đình và cũng là dễ thực hiện nhất…
2. Hoặc tích cực hơn, tuyên bố giải tán đảng cộng sản Việt Nam bản thân ông cùng những đồng sự trung thành với mình lập một đảng chính trị mới… theo cách này ông có thể gặp thêm chông gai, nhưng một khi đã nhúng tay vào chính trị, không thể sạch sẽ, bảnh bao và trong ấm, ngoài êm được!
Đi với giặc tàu thì mất nước.
Đi với Mỹ thì mất đảng.
Đi với nhân dân thì cứu được nước khỏi bị bắc thuộc và còn có cơ hội đòi lại biển đảo cùng đất liền đã mất vào tay giặc tàu.
Vậy sự chọn lựa nào thích hợp nhất cho ông Trọng hiện nay? Đấu đá trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam đã có từ khi đảng cộng sản Việt Nam được thành lập cho đến hôm nay.
Sự phẩn nộ của người dân đã chuyển biến thành nỗi căm thù đảng cộng sản Việt Nam bây giờ thì chỉ còn con đường quay về với nhân dân để mà còn được sống , muốn thế thì phải xóa bõ chế độ cộng sản và thành lập chế độ dân chủ tự do thì may ra đất nước VN mới mong giử được.
” Mất nước là mất tất cả , còn nước thì tất cả còn.”
Giễn đàn công nhân
UAV-VN: bất nhất và ngạo mạn
Trần Thị Hải Ý (Danlambao) - Cập Nhật - “Lắp
ráp thành công thì nói là lắp ráp thành công, có sao đâu, chứ sao lại
lu loa là tự chế tạo? Tự chế tạo mà 2 bộ phận cốt lõi: 1. Động cơ thì
mua của Nhật, 2. Cánh quạt mua của Pháp... và hầu như mọi linh kiện khác
đều nhập từ nước ngoài! Ai lắp ráp (assemblage) được cũng đáng khen,
nhưng "Nổ" chuyện lắp ráp thành chế tạo (invention) lại đáng khinh (nhất
là tiếng "Nổ" lại từ chư vị Gs-Ts KHKT, KHCN, nhơn nhơn lấy tay che
trời)!”
*
Hôm mồng 3 tháng 5, 2013 cái tin Việt Nam chế tạo và thử nghiệm thành
công Máy bay không người lái (UAV: Unmanned Aerial Vehicle / Drone) trên
mạng lề đảng lẫn lề dân đã nổi sóng phản hồi - đổ đồng là hô hô in ít,
hu hu nhiêu nhiều. Sau khi đọc vài lần và nhờ Bác Gu-gồ chi li kiểm
chứng nội dung bài của Facebooker Mạnh Kim, tạm chạy tựa là “Vu vạ như
thế người ta cười cho”, tôi có du di còm như sau:
[“UAV VN: Tự Lắp ráp hay tự Chế tạo?
Mấy chiếc VN UAV TOY = 12 tỉ VND (= ± 600.000 Ô-ba-má)!
Lắp ráp thành công thì nói là Lắp ráp thành công, có sao đâu, chứ sao
lại lu loa là Tự Chế tạo? Tự Chế tạo mà 2 bộ phận cốt lõi: 1. Động cơ
thì mua của Nhật, 2. Cánh quạt mua của Pháp…và hầu như mọi linh kiện
khác đều nhập từ nước ngoài! Ai lắp ráp (assemblage) được cũng đáng
khen, nhưng Nổ lắp ráp thành chế tạo (invention) lại đáng khinh (nhất là
tiếng Nổ lại từ chư vị Gs-Ts KHKT, KHCN, nhơn nhơn lấy tay che trời)!
Nếu cái clip VN UAV TOY này và các bài báo ở VN được dịch ra ngoại ngữ,
xin lỗi, chẳng biết Fans YouTube sẽ chọn kiểu cười nào cho thật xứng với
cái căn Nổ bất trị này của các Gs-Ts UAV, nói riêng.
Chư vị Gs-Ts UAV yêu quỉ ! Xin đừng tiếp tục mục hạ vô nhân, đừng kiên
định cái cốt tự bỉ, tự lừa, tự sướng và khinh nhờn dân trí VN. Nhân dân
VN đã ê chề với món thịt Lừa lắm rồi. Thời đại Nét niếc nổ tung toé như
hiện nay mà cứ khư khư tư duy Bao cấp-Tem phiếu. Tội nghiệp quá!”]
*
Còm như trên tôi tự cho là đã đầy đủ, bao gồm tính ‘trung dung’. Nhưng (chữ này độc lắm), tối 07 và 08-5-2013, đọc bài “Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng và việc chế tạo UAV Việt Nam” trên PetroTimes, tôi buộc phải lòi ra bài này.
1. Bất nhất
Ông Ts Phạm Ngọc Lãng - chủ nhiệm đề tài UAV-VN (03-05-2013) tuyên bố với trang Tuổi Trẻ, nguyên văn:
“... mặc dù đề tài được duyệt năm 2011, nhưng thực tế các nhà khoa
học bắt tay nghiên cứu từ năm 2008 và đến nay kết quả thực hiện đã “vượt
xa yêu cầu, chế tạo thành công năm mẫu máy bay không người lái hạng
siêu nhẹ”. Nhóm nghiên cứu khẳng định đã thiết kế, chế tạo thành công
các mẫu máy bay này từ những vật liệu linh kiện cơ bản và không có bất
kỳ bóng dáng chuyên gia hay cố vấn nước ngoài nào hỗ trợ, hoàn toàn 100%
người Việt Nam.”
Còn trao đổi với trang Thanh Niên, ông Ts Lãng lại nói, xa hơn một chút:
“...UAV nói trên Việt Nam đã hoàn toàn tự thực hiện các khâu từ
nghiên cứu, thiết kế cơ bản, thiết kế chế tạo, vật liệu composite... Các
chi tiết cho bộ điều khiển bay tự động từ tụ điện, chipset... được nhập
rời rạc, không sử dụng chung với những loại phổ thông sẵn có để phòng
ngừa yếu tố can thiệp từ bên ngoài. Hai chi tiết duy nhất và cũng là
quan trọng nhất mà Việt Nam chưa thể sản xuất được và phải nhập hiện nay
là động cơ (từ Nhật) và cánh quạt (từ Pháp).”'
2. Ngạo mạn
Rồi PetroTimes lại viết, tận chân trời:
"Với những ai đã từng làm việc với Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng thì
chẳng lạ gì chuyện là cho đến nay, đối với điện thoại di động, ông vẫn
chưa... thạo cách lập danh bạ, không rành chuyện nhắn tin, điện thoại
đối với ông chỉ có mỗi hai nhiệm vụ là nghe và gọi; ông cũng không rành
sử dụng máy tính... Nhưng ông lại nắm bắt công nghệ hiện đại rất nhanh
và khi còn là Cục trưởng một Cục nghiệp vụ từ hơn 20 năm trước, ông đã
có nhiều chủ trương biện pháp mang tính chiến lược để hiện đại hóa công
tác nghiệp vụ của lực lượng an ninh..."
Thú thật, đọc bài trên PetroTimes, tuồng như ‘toàn tập’ máu trong người
tôi hùa nhau xung ngược cả lên đầu. Qua một đêm đắn đo, tôi quyết định
trưng ra ‘Hình chứng’ dưới đây thay câu kết cho bài tổng hợp nhỏ bé này:
Xin lặp lại: Chư vị Gs-Ts UAV yêu quỉ ! Xin đừng tiếp tục mục hạ vô
nhân, đừng kiên định cái cốt tự bỉ, tự lừa, tự sướng và khinh nhờn dân
trí VN. Nhân dân VN đã ê chề với món thịt Lừa lắm rồi. Thời đại Nét niếc
nổ tung toé như hiện nay mà quí vị cứ khư khư tư duy Bao cấp-Tem phiếu.
Tội nghiệp quá!
"Người trên ở chẳng chính ngôi,
Cho nên kẻ dưới chúng tôi hỗn hào.
Người trên vung vít tào lao,
Cho nên kẻ dưới lộn nhào lên trên!"
*
UAV-VN: Bất nhất và ngạo mạn (cần nói thêm cho rõ ràng hơn).
Sau khi bài này được đưa lên mạng, một DLV có nick Đức Giang đã còm trong trang Dân Làm Báo như sau:
"Chúng ta tự chế tạo được, chúng ta chỉ mua nguyên vật liệu cần thiết mà thôi, chúng ta phải tự hào điều đó chứ, và phải ủng hộ nhiệt tình để khoa học công nghệ nước nhà một ngày đi lên chứ, sao lại viết bài trù ẻo như thế này, đúng là bọn phá hoại mà, đất nước có thành tựu vượt bậc gì chúng cũng xuyên tạc lái làm sao cho nó thành tiêu cực, đúng là bọn vô liêm sỉ."
Cho nên, tôi thấy cần nói rõ thêm vài điều. Đọc kỹ Hình chứng trang VNExpress trên kia chúng ta thấy gì?
- Bí mật ‘chế tạo’ VN-UAV TOY bị/được bật mí là ‘nhờ’ cái hình chứng ‘di hại’ chụp từ VNExpress đề ngày Thứ ba, 20-11-2012 (xem phía trên, góc trái, dưới 2 chữ Khoa học).
Nói cho rõ, (ruột) VN-UAV TOY = Made in Ráp là sự thật 100%, hơn nữa do Thụy Điển (Sweden) tài trợ hướng dẫn trọn gói sau buổi ký kết hợp tác, ngày 20-11-2012. Con số 9,8 tỉ VND do ‘ngân sách’ hoặc 2,2 tỉ VND vô danh trong tổng kinh phí 12 tỉ VND được công bố phải chăng có xuất xứ từ cuộc ký kết này?
Nhóm ông Ts Phạm Ngọc Lãng và ông Gs Đỗ Trung Tá ‘nổ’ quá lố từ thực chất Lắp ráp thành công, hô biến ra Chế tạo thành công là ‘nhờ’ họ quên béng buổi lễ ký kết hợp tác giữa Chủ tịch Hiệp hội Hàng không Vũ trụ VN (VASA) là Gs Nguyễn Đức Cương và đại diện UAV Sweden, mà VNExpress đã có bài tường thuật ‘oan nghiệt’ ngày 20-11-2012.
Ngày 04-5-2103, chính VNExpress cũng loan tin "Việt Nam chế tạo máy bay không người lái", tức là VNExpress cũng quên bài tường thuật của mình ngày 20-11-2012. Về VNExpess, tôi chỉ nói ngần này, không muốn bàn sâu hơn.
Nhưng (lại nhưng) trong vụ này, theo tôi, cá nhân ông Chủ tịch VASA cũng có lỗi không nhỏ vì khi trả lời tờ Tuổi Trẻ về vụ VN-UAV TOY bay thử thành công (04-5-2013), ông đã ‘bịt tai, im lặng’ trước tiếng ‘nổ quá lố’ của nhóm Ts-Gs KHKT-KHCN. Phải chăng đã có người ‘lái’ ông ta từ cao, từ xa và từ trước?
Lưu ý thêm là từ ngày 20-11-2012 đến ngày 03-05-2013 chỉ cách nhau 6 tháng rưỡi. Và, nếu với 12 tỉ VND ($600K) mà tự nghiên cứu, tự chế tạo các bộ phận chính (động cơ chẳng hạn), tự chủ động trong mọi công đoạn, hoàn thành được 3 UAV như trong clip thì quá giỏi, quá rẻ; có điều rõ ràng kết quả nhìn thấy đã khẳng định là do Lắp ráp từ các vật liệu, linh kiện Made in 5 cha 7 mẹ, thì lại quá, quá đắt! Hơn nữa lại rầm rộ tráo trở thành ‘chế tạo’ là không được!
Thưa DLV Đức Giang: Ai là "bọn vô liêm sỉ"?
Trần Thị Hải Ý
______________________
Ghi ngoài đề:
Trước ngày 08-05-2013, Wikipedia tiếng Việt không có bản dịch hay đề mục về UAV.
Kể từ 08-05-2013, định nghĩa về UAV, Wikipedia tiếng Việt mới có vỏn vẹn mấy dòng, nguyên văn:
"Máy bay không người lái (viết tắt UAV - Unmanned aerial vehicle) là tên gọi chỉ chung cho các loại máy bay mà không có phi công ở buồng lái và được điều khiển từ xa từ trung tâm. Loại máy bay này được dùng để phục vụ cho mục đích trinh thám quân sự, hoặc dân sự. Loại tổ hợp máy bay này có khả năng tự động hóa các hoạt động của máy bay cao, không đòi hỏi những trang thiết bị hàng không đặc chủng, giá thành khai thác sử dụng và bảo trì hệ thống để phục vụ lâu dài rẻ trong quân sự loại máy bay này có đặc tính tấn công chớp nhoáng." (hết).
*
*
UAV-VN: Bất nhất và ngạo mạn (cần nói thêm cho rõ ràng hơn).
Sau khi bài này được đưa lên mạng, một DLV có nick Đức Giang đã còm trong trang Dân Làm Báo như sau:
"Chúng ta tự chế tạo được, chúng ta chỉ mua nguyên vật liệu cần thiết mà thôi, chúng ta phải tự hào điều đó chứ, và phải ủng hộ nhiệt tình để khoa học công nghệ nước nhà một ngày đi lên chứ, sao lại viết bài trù ẻo như thế này, đúng là bọn phá hoại mà, đất nước có thành tựu vượt bậc gì chúng cũng xuyên tạc lái làm sao cho nó thành tiêu cực, đúng là bọn vô liêm sỉ."
Cho nên, tôi thấy cần nói rõ thêm vài điều. Đọc kỹ Hình chứng trang VNExpress trên kia chúng ta thấy gì?
- Bí mật ‘chế tạo’ VN-UAV TOY bị/được bật mí là ‘nhờ’ cái hình chứng ‘di hại’ chụp từ VNExpress đề ngày Thứ ba, 20-11-2012 (xem phía trên, góc trái, dưới 2 chữ Khoa học).
Nói cho rõ, (ruột) VN-UAV TOY = Made in Ráp là sự thật 100%, hơn nữa do Thụy Điển (Sweden) tài trợ hướng dẫn trọn gói sau buổi ký kết hợp tác, ngày 20-11-2012. Con số 9,8 tỉ VND do ‘ngân sách’ hoặc 2,2 tỉ VND vô danh trong tổng kinh phí 12 tỉ VND được công bố phải chăng có xuất xứ từ cuộc ký kết này?
Nhóm ông Ts Phạm Ngọc Lãng và ông Gs Đỗ Trung Tá ‘nổ’ quá lố từ thực chất Lắp ráp thành công, hô biến ra Chế tạo thành công là ‘nhờ’ họ quên béng buổi lễ ký kết hợp tác giữa Chủ tịch Hiệp hội Hàng không Vũ trụ VN (VASA) là Gs Nguyễn Đức Cương và đại diện UAV Sweden, mà VNExpress đã có bài tường thuật ‘oan nghiệt’ ngày 20-11-2012.
Ngày 04-5-2103, chính VNExpress cũng loan tin "Việt Nam chế tạo máy bay không người lái", tức là VNExpress cũng quên bài tường thuật của mình ngày 20-11-2012. Về VNExpess, tôi chỉ nói ngần này, không muốn bàn sâu hơn.
Nhưng (lại nhưng) trong vụ này, theo tôi, cá nhân ông Chủ tịch VASA cũng có lỗi không nhỏ vì khi trả lời tờ Tuổi Trẻ về vụ VN-UAV TOY bay thử thành công (04-5-2013), ông đã ‘bịt tai, im lặng’ trước tiếng ‘nổ quá lố’ của nhóm Ts-Gs KHKT-KHCN. Phải chăng đã có người ‘lái’ ông ta từ cao, từ xa và từ trước?
Lưu ý thêm là từ ngày 20-11-2012 đến ngày 03-05-2013 chỉ cách nhau 6 tháng rưỡi. Và, nếu với 12 tỉ VND ($600K) mà tự nghiên cứu, tự chế tạo các bộ phận chính (động cơ chẳng hạn), tự chủ động trong mọi công đoạn, hoàn thành được 3 UAV như trong clip thì quá giỏi, quá rẻ; có điều rõ ràng kết quả nhìn thấy đã khẳng định là do Lắp ráp từ các vật liệu, linh kiện Made in 5 cha 7 mẹ, thì lại quá, quá đắt! Hơn nữa lại rầm rộ tráo trở thành ‘chế tạo’ là không được!
Thưa DLV Đức Giang: Ai là "bọn vô liêm sỉ"?
Trần Thị Hải Ý
______________________
Ghi ngoài đề:
Trước ngày 08-05-2013, Wikipedia tiếng Việt không có bản dịch hay đề mục về UAV.
Kể từ 08-05-2013, định nghĩa về UAV, Wikipedia tiếng Việt mới có vỏn vẹn mấy dòng, nguyên văn:
"Máy bay không người lái (viết tắt UAV - Unmanned aerial vehicle) là tên gọi chỉ chung cho các loại máy bay mà không có phi công ở buồng lái và được điều khiển từ xa từ trung tâm. Loại máy bay này được dùng để phục vụ cho mục đích trinh thám quân sự, hoặc dân sự. Loại tổ hợp máy bay này có khả năng tự động hóa các hoạt động của máy bay cao, không đòi hỏi những trang thiết bị hàng không đặc chủng, giá thành khai thác sử dụng và bảo trì hệ thống để phục vụ lâu dài rẻ trong quân sự loại máy bay này có đặc tính tấn công chớp nhoáng." (hết).
*
’Bất đồng là biểu hiện của lòng yêu nước’
Cập nhật: 09:20 GMT – thứ sáu, 10 tháng 5, 2013
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho
thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo.
Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô
bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.
Dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngoài Bắc có vụ Nhân văn Giai
phẩm trên mặt trận văn hoá, chính trị; có nông dân nổi loạn chống chính
quyền qua khởi nghĩa Quỳnh Lưu, có vụ án Xét lại chống Đảng.Thời Việt Nam Cộng hoà, trong Nam có nổi loạn Bình Xuyên, có vụ án trí thức Caravelle, có nhà văn Nhất Linh bị giam khiến ông uất ức tự tử và Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu cạo đầu, từ chức để phản đối chính sách của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Những năm cuối thập niên 1960 và đầu 1970 có Ngô Kha, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Nguyễn Công Khế, Ngô Lập, Tiêu Dao Bảo Cự và nhiều người khác đã mất mạng hay bị giam tù vì bất đồng với cách cai trị của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, dưới chế độ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng có phản kháng bằng bạo lực, như vụ án Vinh Sơn, vụ án Hồ Con Rùa.
Trong khi đó, những phát biểu bất đồng dù trong ôn hoà cũng được nhà nước đáp lại bằng xách nhiễu hay án tù.
Thập niên 1990 có tiếng nói của Đoàn Viết Hoạt, Dương Thu Hương, Trần Xuân Bách, Phan Đình Diệu, Nguyễn Thanh Giang, Trần Độ, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Độ, Tiêu Dao Bảo Cự, Hà Sĩ Phu…
“Bế tắc chính trị hiện nay nằm ở chỗ người dân thực sự không có cơ hội đóng góp vào sinh hoạt chính trị vì mọi chuyện đều do đảng quyết định từ trên đưa xuống“
Hai điều 4 giống mà khác
Khi đất nước còn chia đôi, Đảng Cộng sản với quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nên mọi tiếng nói đối lập đều bị dập tắt ở miền Bắc.Tại miền Nam, tuy nhiều thành phần chống chính quyền được hoạt động công khai nhưng không được ủng hộ hay tuyên truyền cho cộng sản.
Ai hoạt động cho cộng sản thường bị an ninh theo dõi và nhiều người đã bị bắt, bị giam tù nhiều năm ở Tam Hiệp, Chí Hoà, Côn Sơn, Phú Quốc.
Điều 4 của Hiến pháp Đệ Nhị Cộng hoà ban hành ngày 1-4-1967 ghi:
“Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức“
Điều này loại bỏ sự tham dự của thành phần cộng sản vào sinh hoạt chính trị miền Nam lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, những người ủng hộ cộng sản đã nhân danh quyền tự do phát biểu, hội họp, tự do báo chí ghi trong hiến pháp để xuống đường, để công khai đòi hỏi các quyền căn bản trên các phương tiện truyền thông.
Các vụ án gọi là “tuyên truyền cho cộng sản” hay “làm phương hại đến an ninh quốc gia” của sinh viên, của ký giả đã khiến chánh án khó xử vì họ chỉ tố cáo tham nhũng trong chính quyền, kêu gọi hoà hợp hoà giải, đòi quyền dân tộc tự quyết, đòi chấm dứt chiến tranh. Tạp chí Đối Diện của linh mục Chân Tín, các nhật báo Sóng Thần, Điện Tín, Đại Dân Tộc đã phải ra toà nhiều lần.
Sau ngày đất nước thống nhất, Hiến Pháp Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 1980 và 1992, lại cũng có Điều 4, nhưng mang một giá trị pháp lý ngược hẳn với Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hoà.
Điều 4 Hiến pháp 1992 ghi:
“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Điều này mặc nhiên loại bỏ sự đóng góp vào tiến trình xây dựng đất nước của những thành phần cộng đồng quốc gia, chiếm đại đa số trong dân không phải là đảng viên cộng sản, không theo chủ nghĩa Mác-Lê.
Như thế trong lịch sử dân tộc đã có thời gian những người hoạt động cho cộng sản không được tham gia vào sinh hoạt chính trị của đất nước.
Và ngày nay, với Điều 4 của Hiến pháp 1992, những người không phải đảng viên cộng sản không được tham gia vào việc lãnh đạo đất nước.
Bế tắc chính trị hiện nay nằm ở chỗ người dân thực sự không có cơ hội đóng góp vào sinh hoạt chính trị vì mọi chuyện đều do đảng quyết định từ trên đưa xuống. Ai không đồng ý thường bị sách nhiễu, trù dập hay trong nhiều trường hợp phải chịu án tù.
Gần đây nhà nước phát động góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, nhưng không muốn thay đổi Điều 4.
Đã có nhiều góp ý cho rằng hiến pháp hiện nay lỗi thời và Việt Nam cần có những cải tổ chế độ chính trị cho hợp với xu thế và nhu cầu phát triển thời đại.
Nhưng làm sao để có một hiến pháp mới tổng hợp được nguyện vọng toàn dân. Để có điều này, người dân phải được tham gia vào việc thảo luận về hiến pháp, về các tu chính hay được quyền tham gia chọn một hiến pháp mới, qua trưng cầu dân ý, hay qua một cuộc bầu cử quốc hội lập hiến với sự tham gia của nhiều khuynh hướng chính trị để soạn một hiến pháp mới cho Việt Nam.
Chưa xứng đáng?
“Có nhiều người Việt, trong cũng như ngoài nước, yêu nước mà không yêu chủ nghĩa xã hội, nếu không có đảng nào khác hơn Đảng Cộng sản thì ai sẽ là đại diện cho họ?“
Để nguyện vọng của mọi thành phần được phản ánh, người dân cần có quyền phát biểu chính kiến mà không sợ bị giam tù; cần có quyền tự do báo chí để truyền đạt thông tin, quan điểm; cần tự do lập hội và tự do ứng cử để tham gia vào việc lãnh đạo và điều hành đất nước.
Tiến trình này nên được bắt đầu bằng việc bãi bỏ hay sửa đổi điều 79 và 88 luật hình sự để tránh trường hợp bắt giam những người chỉ vì bày tỏ chính kiến bất đồng mà bị ghép tội “chống lại tổ quốc Việt Nam” hay “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”.
Một lộ đồ dân chủ hoá cũng cần được đặt ra với việc quốc hội ban hành những đạo luật dân chủ cho dân được ra báo, được hội họp, biểu tình, lập đảng chính trị, tham gia ứng cử.
Thời hạn một hay hai năm để dân chủ hoá đất nước là khoảng thời gian hợp lý để đưa Việt Nam hoà nhập với xu thế thời đại.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi còn sống đã từng phát biểu:
“Chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng.”
“Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào”.
Ông Võ Văn Kiệt đã nói thế trong một cuộc phỏng vấn với BBCVietnamese.com ngày 19-04-2007.
Tôi tâm đắc với phát biểu của ông. Có như thế nhà nước mới tìm được sự đồng thuận của dân, cũng như của Việt kiều, để đóng góp vào việc xây dựng quốc gia.
Vì có nhiều người Việt, trong cũng như ngoài nước, yêu nước mà không yêu chủ nghĩa xã hội, nếu không có đảng nào khác hơn Đảng Cộng sản thì ai sẽ là đại diện cho họ và chỗ đứng của họ là ở đâu trong sinh hoạt chính trị.
Điều mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nêu ra cũng chính là nền tảng cho sự hoà giải dân tộc đang rất cần có trong lúc này.
Tác giả dạy đại học cộng đồng và hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco. Bài viết phản ánh quan điểm của riêng ông.
TKV đã mắc bẫy giá rẻ và tự trói mình
Nhắc lại những cảnh báo của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật VN tháng
4.2009 trong một báo cáo trình lên Ban Bí thư, TS Nguyễn Văn Ban khẳng
định: Dự án Bauxite Tân Rai đang thua lỗ và là “thua lỗ thực sự chứ
không phải có nguy cơ thua lỗ hoặc chỉ lỗ kế hoạch”. Nhân Cơ, tất nhiên
cũng đang có số phận tương tự.
Mắc kẹt, rủi ro
Phát biểu tại Hội thảo Bauxite Tây nguyên tổ chức tại Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam hôm qua, 9.5, ông Ban, TS chuyên ngành đúc và luyện kim công bố hàng loạt số liệu về “Tổng mức đầu tư tăng hơn 30% ; Giá thành duyệt 282 USD nay đã lên tới 333 USD/tấn; Giá Alumin thời điểm tháng 12.2012: 326,5 USD/tấn”.
Nhắc lại những cảnh báo của LHH tháng 4.2009 trong một báo cáo trình lên Ban Bí thư, ông Ban nói về hiện thực: Theo báo cáo của Bộ Công thương, Tân Rai đang thua lỗ và là “thua lỗ thực sự chứ không phải có nguy cơ thua lỗ hoặc chỉ lỗ kế hoạch”.
“Sau 4 năm thực hiện 2 dự án, kết quả cho thấy những cảnh báo trước đây của những nhà khoa học rất đúng và ngày càng trở nên hiện thực”- ông Ban nói.
Ông nhấn mạnh về “một rủi ro về KT rất cao” và cần một “lối thoát”.
Rất thẳng thắn, vị tiến sĩ ngành đúc luyện kim chỉ rõ các nguyên nhân. Đó là sự “nóng vội, chủ quan”, “Không nghiên cứu đầy đủ các yếu tố có thể gây rủi ro”; “đánh giá quá cao các lợi thế, trong khi coi nhẹ các bất cập”. Theo ông Ban, chính việc lựa chọn địa điểm nhà máy Alumin không phù hợp với hiện trạng hạ tầng, nhất là về GTVT nên buộc phải sử dụng phương án vận tải bằng ô tô. Đây chính là nguyên nhân đẩy chi phí lên cao. Mỗi tấn Alumin, vì thế, phải chịu 50 USD tiền phí vận tải.
Một tương lai ảm đạm cũng được TS Ban nhắc đến thông qua hai từ “mắc kẹt”, và “rủi ro kéo dài” đối với các dự án ngay từ đầu đã được triển khai với “công suất khá lớn”.
Trong hội thảo, các nhà khoa học đã nhắc lại những cảnh báo 4-5 năm trước. Đó là việc các mỏ lớn đều nằm xa biển hơn 100 km. Đó là tình trạng khan hiếm nước ở khu mỏ lớn nhất ở Đắk Nông, trong khi quặng nguyên khai có chất lượng kém cần tới 10m3 nước/tấn để tuyển rửa. Đó là hạ tầng, đặc biệt là giao thông quá kém; Đó là phí đền bù lên tới 350 triệu/ha. Đó là việc mỏ nằm xa các nguồn cung cấp nguyên liệu hóa thạch và dầu mỏ…
Chắc chắn thua lỗ hàng chục triệu USD mỗi năm
Tại Hội thảo, có ý kiến đã nhắc đến tổng mức đầu tư của Tân Rai đang “đạt con số kỷ lục”, trong khi không hề được TKV minh bạch.
Theo số liệu của TKV, tổn mức đầu tư của Tân Rai là 828 triệu USD. Nếu tăng thêm 30%, sẽ lên tới 816,4 triệu USD. Nhưng nếu lấy con số do chủ tịch TKV báo cáo trong một hội thảo tại Văn phòng TƯ Đảng thì con số đến giờ phải là 926 triệu USD. Số của BQL dự án thì sẽ phải là 1.040 triệu USD.
Nếu tính theo tổng mức đầu tư ban đầu (nhỏ nhất) thì suất đầu tư đã đạt 1300 USD/tấn công suất và là “những con số rất cao so với mặt bằng thế giới”. Tổng đầu tư cao, dẫn tới phần trả vốn và lãi cao, và hệ quả là sự rủi ro cho cả dự án.
GS Nguyễn Quang Thái, PCT Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho biết “chưa rõ mức đầu tư thật là bao nhiêu”, trước tình trạng “mỗi lúc chủ đầu tư đưa ra một con số khác nhau”.
Có một chi tiết hài hước đã được nói đến. Đó là việc Lâm Đồng đã lên kế hoạch thu ngân sách từ hai dự án này. Tuy nhiên, trong 2 năm 2011-2012, Lâm Đồng đang “đếm cua trong lỗ” khi sự chậm trễ của Dự án khiến kế hoạch thu không thể thực hiện.
Và nói đến lỗ, phải nhắc tới thừa nhận của Vụ trưởng của Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công thương Nguyễn Mạnh Quân “Cả Tân Rai và Nhân Cơ đều có rủi ro lớn”. Nói đến lỗ, cũng không thể không mở ngoặc rằng lỗ khi Nhân Cơ mới xây dựng được một nửa, còn Tân Rai, thậm chí mới chỉ chạy thử. Thua lỗ trong tình trạng thuế tài nguyên từ mức 30 ngàn đồng/tấn đã được giảm xuống còn 5 ngàn. Thua lỗ trong khi TKV khắc phục bằng cách đề nghị giảm mức đền bù cho đồng bào mất nhà, mất ruộng chỉ bằng ¼ so với ban đầu \
Theo GS Thái, với giá bán 340 USD/tấn Alumin như hiện nay, Vinacomin chắc chắn lỗ hàng chục triệu USD/năm.
Dẫn kết quả điều tra hiệu quả tài chính dự án Tân Rai tháng 12.2012, theo đó giá bán sụt 42 USD/tấn, GS Thái nhắc lại một sự thật: Malaysia sức mua có hạn. Và Trung Quốc là khách hàng lớn nhất.
Công ty Bất động sản cũng nhảy vào Bauxite.
GĐ BQL Dự án, TS Nguyễn Thành Sơn cũng thừa nhận một số vấn đề mà ông cho là “tồn tại”. Chẳng hạn, “Một công ty BĐS trên phố Bà Triệu với tổng tài sản 5 triệu USD cũng được chấp nhận trong một dự án điện phân nhôm có vốn gần nửa tỷ USD (500 triệu USD)”.
Ngay bản thân việc lựa chọn nhà thầu, GĐ BQL Dự án cũng nói thẳng việc TKV chỉ định 1 nhà thầu thắng thầu cả 2 dự án với mục tiêu giảm giá trúng thầu. Hay việc định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm là “sai lầm” khi từ năm 2009, TKV đã ký hợp đồng nguyên tắc bán cho Tập đoàn luyện kim Vân Nam alumin Tân Rai và Nhân Cơ trong suốt 30 năm với khối lượng 600-900.000 tấn/năm.
TS Sơn thừa nhận TKV đã tự trói mình vào một khách hàng không đáng tin cậy, trong khi thị trường alumin thế giới là một thị trường mở. Và đây là câu nguyên văn của Trưởng BQL Dự án: Dự án Tân Rai ra mẻ sản phẩm đầu tiên từ 12.2012, nhưng dự kiến đến tháng 5.2013 mới hy vọng được chuyến đầu tiên khoảng 15.000 tấn tại cảng Gò Dầu cho Công ty thương mại Glenco. Còn các khách hàng tiềm năng khác (Luyện kim Vân Nam hay Marubeni Nhật) vẫn chưa có lý do để tin tưởng vào sự ổn định về chất lượng của sản phẩm alumin.
Về công nghệ, mặc dù Bộ Chính trị yêu cầu “phải sử dụng thiết bị và công nghệ hiện đại trên thế giới”, tuy nhiên, TS Sơn thẳng thắn thừa nhận TKV tiếp tục mắc “cái bẫy giá rẻ” khi chọn công nghệ lạc hậu của nhà thầu Trung Quốc, với một thực tế nhà thầu được chọn “Không có công nghệ nguồn về alumin; không có kinh nghiệm làm alumina từ bauxite Tây Nguyên”.
Đào Tuấn
Mắc kẹt, rủi ro
Phát biểu tại Hội thảo Bauxite Tây nguyên tổ chức tại Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam hôm qua, 9.5, ông Ban, TS chuyên ngành đúc và luyện kim công bố hàng loạt số liệu về “Tổng mức đầu tư tăng hơn 30% ; Giá thành duyệt 282 USD nay đã lên tới 333 USD/tấn; Giá Alumin thời điểm tháng 12.2012: 326,5 USD/tấn”.
Nhắc lại những cảnh báo của LHH tháng 4.2009 trong một báo cáo trình lên Ban Bí thư, ông Ban nói về hiện thực: Theo báo cáo của Bộ Công thương, Tân Rai đang thua lỗ và là “thua lỗ thực sự chứ không phải có nguy cơ thua lỗ hoặc chỉ lỗ kế hoạch”.
“Sau 4 năm thực hiện 2 dự án, kết quả cho thấy những cảnh báo trước đây của những nhà khoa học rất đúng và ngày càng trở nên hiện thực”- ông Ban nói.
Ông nhấn mạnh về “một rủi ro về KT rất cao” và cần một “lối thoát”.
Rất thẳng thắn, vị tiến sĩ ngành đúc luyện kim chỉ rõ các nguyên nhân. Đó là sự “nóng vội, chủ quan”, “Không nghiên cứu đầy đủ các yếu tố có thể gây rủi ro”; “đánh giá quá cao các lợi thế, trong khi coi nhẹ các bất cập”. Theo ông Ban, chính việc lựa chọn địa điểm nhà máy Alumin không phù hợp với hiện trạng hạ tầng, nhất là về GTVT nên buộc phải sử dụng phương án vận tải bằng ô tô. Đây chính là nguyên nhân đẩy chi phí lên cao. Mỗi tấn Alumin, vì thế, phải chịu 50 USD tiền phí vận tải.
Một tương lai ảm đạm cũng được TS Ban nhắc đến thông qua hai từ “mắc kẹt”, và “rủi ro kéo dài” đối với các dự án ngay từ đầu đã được triển khai với “công suất khá lớn”.
Trong hội thảo, các nhà khoa học đã nhắc lại những cảnh báo 4-5 năm trước. Đó là việc các mỏ lớn đều nằm xa biển hơn 100 km. Đó là tình trạng khan hiếm nước ở khu mỏ lớn nhất ở Đắk Nông, trong khi quặng nguyên khai có chất lượng kém cần tới 10m3 nước/tấn để tuyển rửa. Đó là hạ tầng, đặc biệt là giao thông quá kém; Đó là phí đền bù lên tới 350 triệu/ha. Đó là việc mỏ nằm xa các nguồn cung cấp nguyên liệu hóa thạch và dầu mỏ…
Chắc chắn thua lỗ hàng chục triệu USD mỗi năm
Tại Hội thảo, có ý kiến đã nhắc đến tổng mức đầu tư của Tân Rai đang “đạt con số kỷ lục”, trong khi không hề được TKV minh bạch.
Theo số liệu của TKV, tổn mức đầu tư của Tân Rai là 828 triệu USD. Nếu tăng thêm 30%, sẽ lên tới 816,4 triệu USD. Nhưng nếu lấy con số do chủ tịch TKV báo cáo trong một hội thảo tại Văn phòng TƯ Đảng thì con số đến giờ phải là 926 triệu USD. Số của BQL dự án thì sẽ phải là 1.040 triệu USD.
Nếu tính theo tổng mức đầu tư ban đầu (nhỏ nhất) thì suất đầu tư đã đạt 1300 USD/tấn công suất và là “những con số rất cao so với mặt bằng thế giới”. Tổng đầu tư cao, dẫn tới phần trả vốn và lãi cao, và hệ quả là sự rủi ro cho cả dự án.
GS Nguyễn Quang Thái, PCT Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho biết “chưa rõ mức đầu tư thật là bao nhiêu”, trước tình trạng “mỗi lúc chủ đầu tư đưa ra một con số khác nhau”.
Có một chi tiết hài hước đã được nói đến. Đó là việc Lâm Đồng đã lên kế hoạch thu ngân sách từ hai dự án này. Tuy nhiên, trong 2 năm 2011-2012, Lâm Đồng đang “đếm cua trong lỗ” khi sự chậm trễ của Dự án khiến kế hoạch thu không thể thực hiện.
Và nói đến lỗ, phải nhắc tới thừa nhận của Vụ trưởng của Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công thương Nguyễn Mạnh Quân “Cả Tân Rai và Nhân Cơ đều có rủi ro lớn”. Nói đến lỗ, cũng không thể không mở ngoặc rằng lỗ khi Nhân Cơ mới xây dựng được một nửa, còn Tân Rai, thậm chí mới chỉ chạy thử. Thua lỗ trong tình trạng thuế tài nguyên từ mức 30 ngàn đồng/tấn đã được giảm xuống còn 5 ngàn. Thua lỗ trong khi TKV khắc phục bằng cách đề nghị giảm mức đền bù cho đồng bào mất nhà, mất ruộng chỉ bằng ¼ so với ban đầu \
Theo GS Thái, với giá bán 340 USD/tấn Alumin như hiện nay, Vinacomin chắc chắn lỗ hàng chục triệu USD/năm.
Dẫn kết quả điều tra hiệu quả tài chính dự án Tân Rai tháng 12.2012, theo đó giá bán sụt 42 USD/tấn, GS Thái nhắc lại một sự thật: Malaysia sức mua có hạn. Và Trung Quốc là khách hàng lớn nhất.
Công ty Bất động sản cũng nhảy vào Bauxite.
GĐ BQL Dự án, TS Nguyễn Thành Sơn cũng thừa nhận một số vấn đề mà ông cho là “tồn tại”. Chẳng hạn, “Một công ty BĐS trên phố Bà Triệu với tổng tài sản 5 triệu USD cũng được chấp nhận trong một dự án điện phân nhôm có vốn gần nửa tỷ USD (500 triệu USD)”.
Ngay bản thân việc lựa chọn nhà thầu, GĐ BQL Dự án cũng nói thẳng việc TKV chỉ định 1 nhà thầu thắng thầu cả 2 dự án với mục tiêu giảm giá trúng thầu. Hay việc định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm là “sai lầm” khi từ năm 2009, TKV đã ký hợp đồng nguyên tắc bán cho Tập đoàn luyện kim Vân Nam alumin Tân Rai và Nhân Cơ trong suốt 30 năm với khối lượng 600-900.000 tấn/năm.
TS Sơn thừa nhận TKV đã tự trói mình vào một khách hàng không đáng tin cậy, trong khi thị trường alumin thế giới là một thị trường mở. Và đây là câu nguyên văn của Trưởng BQL Dự án: Dự án Tân Rai ra mẻ sản phẩm đầu tiên từ 12.2012, nhưng dự kiến đến tháng 5.2013 mới hy vọng được chuyến đầu tiên khoảng 15.000 tấn tại cảng Gò Dầu cho Công ty thương mại Glenco. Còn các khách hàng tiềm năng khác (Luyện kim Vân Nam hay Marubeni Nhật) vẫn chưa có lý do để tin tưởng vào sự ổn định về chất lượng của sản phẩm alumin.
Về công nghệ, mặc dù Bộ Chính trị yêu cầu “phải sử dụng thiết bị và công nghệ hiện đại trên thế giới”, tuy nhiên, TS Sơn thẳng thắn thừa nhận TKV tiếp tục mắc “cái bẫy giá rẻ” khi chọn công nghệ lạc hậu của nhà thầu Trung Quốc, với một thực tế nhà thầu được chọn “Không có công nghệ nguồn về alumin; không có kinh nghiệm làm alumina từ bauxite Tây Nguyên”.
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)
NHỮNG TỒN TẠI TRONG THỰC HIỆN Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ CÁC DỰ ÁN BAUXITE TÂY NGUYÊN
Boxitvn
TS. Nguyễn Thành Sơn
Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH – Vinacomin
UV BCH Hội KHCN Nhiệt Việt Nam – VUSTA
Kính gởi bác Huệ Chi,
Trong file kèm theo xin gửi bác nguyên văn tham luận của em gửi cho Hội thảo 9/5 vừa qua.
Rất tiếc, “vì thời gian có hạn” và theo “sự phân công” của VUSTA, tham luận của em không được trình bày trực tiếp.
Kính,
NTS
|
Đến nay, đã qua 4 năm triển khai, và thời hạn còn lại
của Quy hoạch chỉ còn hơn 2 năm, nhưng những thông tin, số liệu cần
thiết về các dự án bauxite đang được triển khai rầm rộ trên Tây Nguyên
còn rất hạn chế, chưa được công khai và minh bạch.
Việc cập nhật thông tin, và qua tìm hiểu thực tế cho
thấy, còn nhiều tồn tại trong thực hiện ý kiến chỉ đạo của BCT về các dự
án bauxite Tây Nguyên như sau:
1. Về quy hoạch
BCT đã chỉ đạo: “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và khu vực Tây
Nguyên trong từng thời kỳ; gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm
an sinh xã hội, phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế để
đạt hiệu quả toàn diện”.
Tuy nhiên, Quy hoạch bauxite điều chỉnh
được “trình làng” 2/2011 vẫn được soạn thảo một cách đối phó, thiếu
trách nhiệm, chất lượng còn rất đáng lo ngại, cụ thể như sau:
Nội dung Quy hoạch điều chỉnh đã không tuân theo Đề cương đã được Bộ Công Thương phê duyệt;
Phương pháp luận của việc quy hoạch không phù hợp;
Quy hoạch điều chỉnh còn rất nhiều vấn đề tồn tại,
bất cập như: Không có đánh giá tình hình thực tế; Không nêu rõ lý do
phải điều chỉnh quy hoạch; Không phân biệt giữa “tài nguyên” và “trữ
lượng” bauxite; Không cập nhật các yếu tố tác động đến quy hoạch điều
chỉnh; Quan điểm và mục tiêu phát triển không phù hợp; Phần quy hoạch
thăm dò không cụ thể; Phần lựa chọn công nghệ rất sơ sài và thiếu trách
nhiệm; Phần quy hoạch khai thác được thực hiện rất tùy tiện; Phần quy
hoạch chế biến không có cơ sở; Tính toán về tổn thất tài nguyên không
đúng; Phần quy hoạch mặt bằng sân công nghiệp thực hiện theo cảm tính;
Cân đối về nguồn điện rất mơ hồ và đưa ra các tính toán sai; Cân đối về
nguồn nước cũng rất mơ hồ và đưa ra các tính toán sai; Cân đối về các
nguyên vật liệu phụ không được xem xét; Quy hoạch về nguồn nhân lực
không đúng nội dung; Phần đánh giá tác động môi trường rất sơ sài, định
tính; Phần tính toán vốn đầu tư không có cơ sở; Tính toán hiệu quả kinh
tế có nhiều mâu thuẫn và không chính xác, v.v.
Việc tiệm cận Quy hoạch không nghiêm túc. Nhiều đối
tác nước ngoài và trong nước đã tham gia triển khai quy hoạch bauxite
theo kiểu “tay không bắt giặc”: Công ty Atlantic chuyên khai thác
vanidium của Úc, với tổng vốn tự có chỉ gần 79 triệu đô la Úc, hệ số nợ
trên vốn chủ sở hữu tới hơn 4 lần, không có chuyên môn về bauxite, không
biết gì về đường sắt và cảng biển, nhưng cũng được “bật đèn xanh” để
trình cho phía VN một dự án “chiến lược” có tên gọi “Mỏ – Đường sắt – Cảng: Chiến lược phát triển cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến bô xít tại Tây Nguyên, Việt Nam”
và với vốn đầu tư hàng chục tỷ U$. Gần đây, một công ty bất động sản
của VN có tổng tài sản khoảng 5 triệu U$ trên phố Bà Triệu HN cũng được
chấp nhận để triển khai dự án điện phân nhôm có vốn gần nửa tỷ U$ trên
Tây Nguyên.
2. Về triển khai các dự án thử nghiệm
BCT đã lưu ý: “kế hoạch triển khai các dự án phải
trên cơ sở hiệu quả tổng thể, bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã
hội; trong đó, chú ý đúng mức đến việc tiết kiệm tài nguyên, nhu cầu
thị trường, sản phẩm phải có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và
thế giới…” và BCT đã chỉ đạo: “phát triển ngành công nghiệp khai thác
bô-xít, chế biến alumin, nhôm phải bảo đảm lợi ích trước mắt, lâu dài và
bền vững của đất nước; có bước đi thích hợp, từ nhỏ đến lớn, vừa làm
vừa rút kinh nghiệm, bảo đảm hiệu quả kinh tế – xã hội, bảo vệ môi
trường sinh thái, an ninh, quốc phòng”.
Thực tế triển khai các dự án thử nghiệm cho thấy:
(1) Tính chất thử nghiệm không đúng: Mặc dù mục đích
là thử nghiệm, nhưng TKV đã “thử nghiệm” đồng thời ở cả 2 dự án với cùng
1 công nghệ, cùng 1 qui mô, cùng 1 nhà thầu, cùng 1 loại bauxite, cùng 1
điều kiện khai thác, vận chuyển, v.v. hoàn toàn không phải là “vừa làm
vừa rút kinh nghiệm” như ý kiến chỉ đạo của BCT.
(2) Qui mô thử nghiệm không phù hợp: Công suất thử
nghiệm lên tới 1,26 triệu tấn/năm (cao gấp 10 lần nhu cầu trong nước) đã
trái với chỉ đạo của BCT là “từ nhỏ đến lớn” và “có bước đi thích hợp”.
Lý do được chủ đầu tư nêu ra để tăng qui mô thử nghiệm lên hơn 4 lần
(từ 0,3 tr.t/n lên 1,26 tr.t/n) là để giảm chi phí đầu tư. Thực tế hiện
nay cho thấy, hiệu quả kinh tế của cả 2 dự án thử nghiệm đều rất ít phụ
thuộc vào qui mô công suất (tính kinh tế của qui mô không thể hiện).
(3) Kết quả thử nghiệm đã bộc lộ quá nhiều tồn tại:
(i) Lựa chọn nhà thầu sai lầm: Lý do được TKV đưa ra
để chỉ định cho 1 nhà thầu “thắng” thầu cả 2 dự án là để giảm giá trúng
thầu. Thực tế cho thấy, giá trúng thầu của dự án Nhân Cơ (499,2 tr.U$)
lại cao hơn dự án Tân Rai (466 tr.U$) mặc dù, nhờ triển khai 2 dự án
giống nhau, nhà thầu đã tiết kiệm được ít nhất 15% chi phí (thiết kế kỹ
thuật và quản lý dự án).
(ii) Tổ chức quản lý cả 2 dự án đều sai qui định: Luật
của VN qui định có 2 hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư: Thuê tư
vấn độc lập quản lý, hoặc chủ đầu tư tự tổ chức quản lý dự án. Mặc dù
chưa có kinh nghiệm về alumina, nhưng TKV vẫn triển khai quản lý cả hai
dự án theo hình thức “chủ đầu tư tự quản lý dự án”, không thuê tư vấn
quản lý dự án. Ban quản lý các dự án alumina của TKV được thành lập từ
các cán bộ chỉ biết về ngành than và các sinh viên mới ra trường. Vì
vậy, chủ đầu tư đã không lường trước được rủi ro, đã “quên” nhiều hạng
mục, đã không kiểm soát được nhà thầu, v.v.
(iii) Tổ chức đầu tư xây dựng gây lãng phí: Để “chạy
theo thành tích”, dự án Nhân Cơ đã được tổ chức san gạt mặt bằng ngay
khi chưa có thiết kế được phê duyệt. Nhiều khu vực trên mặt bằng, nếu
biết rút kinh nghiệm từ Tân Rai, không cần phải san gạt, nhưng đã được
san gạt, rồi lại phải lấp lại gây tốn kém hơn 3 lần.
(iv) Thời gian xây dựng bị kéo dài: Theo Hợp đồng số
1/TKV-CHALIECO ký ngày 14/7/2008, dự án Tân Rai có thời gian thực hiện
24 tháng (xây dựng 21 tháng + vận hành chạy thử 3 tháng). Đến nay, đã
gần 5 năm, dự án vẫn chưa được bàn giao. Mặc dù TKV đã trả gần hết tiền
theo hợp đồng, nhưng, do chất lượng dự án thấp, nhà thầu vẫn đang rất
lúng túng trong việc chạy thử để bàn giao cho chủ đầu tư. Thời gian xây
dựng kéo dài đã và đang làm tăng tổng mức đầu tư mỗi dự án khoảng 80-100
triệu U$/năm (do tăng IDC).
(v) Định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm sai lầm:
Để thuyết phục được các cơ quan quản lý về qui mô thử nghiệm, từ 2009,
TKV “đã ký hợp đồng nguyên tắc bán cho Tập đoàn luyện kim Vân Nam
trong thời hạn 30 năm sản phẩm alumina của Tân Rai và Nhân Cơ với khối
lượng 600.000-900.000 tấn/năm”. Đây là một sai lầm trong việc lựa
chọn thị trường tiêu điểm của sản phẩm. TKV đã tự “trói” mình vào một
khách hàng không đáng tin cậy, trong khi, thị trường alumina trên thế
giới là thị trường mở. Thực tế cho thấy, dự án Tân Rai đã ra mẻ sản phẩm
đầu tiên từ 12/2012, nhưng dự kiến đến 5/2013 mới hy vọng tiêu thụ được
chuyến tàu đầu tiên khoảng 15.000 tấn tại cảng Gò Dầu cho công ty
thương mại Glenco, còn các khách hàng tiềm năng khác (luyện kim Vân Nam
hay Marubeni Nhật) vẫn chưa có lý do để tin tưởng vào sự ổn định về chất
lượng (qui cách) của sản phẩm alumina.
3. Về lựa chọn công nghệ
BCT đã lưu ý: “Việc lựa chọn công nghệ là một nội
dung quan trọng; yêu cầu là phải sử dụng thiết bị và công nghệ hiện đại
trên thế giới”.
Thực tế cho thấy: TKV vẫn tiếp tục mắc vào “cái bẫy
giá rẻ” để chọn công nghệ lạc hậu của nhà thầu TQ trong quá trình đấu
thầu và triển khai hợp đồng EPC trọn gói.
Nhà thầu TQ được TKV lựa chọn không có công nghệ nguồn về alumina, không có kinh nghiệm làm alumina từ bauxite dạng Gibsite như của Tây Nguyên (chỉ có kinh nghiệm làm alumina từ bauxite loại Diaspore
tương tự như bauxite tại Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn). Vì vậy, nhà
thầu TQ phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm ở cả hai dự án, và việc chạy
thử nghiệm thu của dự án Tân Rai bị kéo dài.
Công nghệ dự án Tân Rai lạc hậu được thể hiện cụ thể như sau:
(1) Công nghệ sử dụng than lạc hậu, đòi
hỏi phải sử dụng loại than tốt đưa từ Quảng Ninh vào. Phân xưởng khí
hoá than sử dụng công nghệ từ cách đây hơn ½ thế kỷ. Theo cam kết của
nhà thầu, để sản xuất 1 tấn alumina cần tiêu hao: 679 kg than (loại 6050
kcal/kg); 74 kg xút (100% NaOH); 49,26 kg vôi; 7 m3 nước
v.v. Như vậy, tổng lượng than cấp cho dự án Tân Rai (khoảng 0,428 tr.
t/năm) đủ cấp cho 1 nhà máy điện (tương đương nhà máy điện Cao Ngạn) và
đủ để phát khoảng 1 tỷ kWh/năm. Riêng chi phí than (cám 4b: có giá bán
hiện nay tại Quảng Ninh là 1,8 tr. đ/tấn + vận chuyển vào cảng Gò Dầu là
0,334 tr. đ/tấn + vận chuyển từ Gò Dầu lên Tân Rai là 0,460 tr. đ/tấn ≈
130U$/tấn) chiếm khoảng 26,5% giá thành alumina.
(2) Công nghệ thải bùn đỏ vừa lạc hậu vừa nguy hiểm.
Tất cả các dự án alumina mới của thế giới đã từ lâu không áp dụng công
nghệ “ướt” để thải bùn đỏ. Trong khi đó, cả hai dự án alumina trên Tây
Nguyên vẫn áp dụng công nghệ “ướt”. Các bể chứa bùn đỏ trên Tây Nguyên
vẫn được thiết kế theo tiêu chuẩn lạc hậu của TQ (GB18598-2001) đòi hỏi
phải chiếm rất nhiều diện tích đất nông nghiệp thuộc loại “bờ xôi, ruộng
mật”. Việc khảo sát tại Hungary sau sự cố hồ bùn đỏ cho thấy sự cần
thiết phải chuyển sang công nghệ thải “khô” và chi phí để chuyển từ công
nghệ “ướt” sang công nghệ “khô” không lớn (ở Hungary chỉ vài triệu U$).
Mặc dù vậy, dự án Tân Rai (và đến nay cả dự án Nhân Cơ) vẫn được áp
dụng công nghệ thải “ướt” lạc hậu. Điều này chỉ có thể giải thích hoặc
do nhà thầu TQ không có kinh nghiệm, hoặc do chủ đầu tư cố tình bỏ qua
các cảnh báo về môi trường.
(3) Nhu cầu nước rất lớn. Phân xưởng alumina, theo cam kết của nhà thầu TQ, tiêu hao nước công nghệ để sản xuất 1 tấn alumina lên tới 7m3
(sau tuần hoàn). Mức tiêu hao này cao hơn 1,4 lần so với mức cao nhất
của thế giới. Phân xưởng tuyển bauxite cũng được thiết kế theo công nghệ
dùng nhiều nước. Tiêu hao nước cho khâu tuyển bauxite (đã tính đến khả
năng tái sử dụng nhờ tuần hoàn 60%) lên tới 4 m3/tấn quặng tinh, hay 11m3/tấn
alumina. Như vậy, chỉ tính ở 2 khâu (tuyển bauxite và sản xuất alumina)
để sản xuất ra 1 tấn alumina, đòi hỏi phải cấp bổ sung một lượng nước
7+11=18 m3. Với công nghệ lạc hậu của Tân Rai hiện nay, và
theo cam kết của Nhà thầu, vào mùa khô, ít nhất dự án đòi hỏi phải được
cấp bổ sung (sau tuần hoàn) 1399,5 m3/h (chưa kể nước tiêu
hao cho các nhu cầu khác). Nhu cầu này đã vượt xa “tính toán” của TKV và
cao hơn khả năng đáp ứng. Trong điều kiện khan hiếm nước trên Tây
Nguyên, việc cấp nước cho sản xuất alumina sẽ không thể đảm bảo được
(đặc biệt về mùa khô).
(4) Tổn thất tài nguyên quá lớn. Quặng bauxite nguyên khai (theo báo cáo ngày 25/12/2008 của TKV) có hàm lượng Al2O3=35÷39%. Quặng bauxite tinh (sau tuyển) đưa vào sản xuất alumina (được TKV cam kết để nhà thầu TQ thiết kế) có hàm lượng Al2O3=47,11%. Sản phẩm alumin được nhà thầu TQ cam kết có hàm lượng Al2O3
là 98,6%. Tỷ lệ bauxite nguyên khai/bauxite tinh theo dự tính của TKV
là 2/1, và tiêu hao bauxite tinh đầu vào để sản xuất 1 tấn alumina theo
cam kết của nhà thầu TQ là 2,737 tấn. Như vậy, tỷ lệ tổn thất quặng
trong khâu tuyển bauxite là 36,33% và trong khâu sản xuất alumina là
23,53%. Tỷ lệ tổn thất tài nguyên chung ở 2 khâu (chưa tính khâu khai
thác) đã lên tới 51,32%.
Về lâu dài, tỷ lệ tổn thất tài nguyên lớn (do công
nghệ lạc hậu) sẽ làm giảm hơn ½ tiềm năng bauxite của VN, và trước mắt,
sẽ làm cho diện tích chiếm đất để khai thác bauxite trên Tây Nguyên sẽ
tăng lên.
(5) Chất lượng sản phẩm chưa được kiểm soát.
Đây cũng là lý do đến nay TKV vẫn chưa tiêu thụ được alumina. Sản phẩm
alumina dùng cho điện phân nhôm đòi hỏi độ ẩm < 0,5%, trong trường
hợp được người mua thỏa thuận, độ ẩm tối đa của alumina cũng < 1%.
Chỉ tiêu rất quan trọng này không được nhà thầu cam kết. Còn chỉ tiêu về
hàm lượng a-Al2O3 lại được nhà thầu cam kết, nhưng không thể kiểm soát được vì dự án không có phòng thí nghiệm được trang bị phù hợp.
4. Về hiệu quả kinh tế-tài chính
BCT đã lưu ý đến “hiệu quả tổng thể, bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội”.
Thực tế, hiệu quả kinh tế-tài chính của dự án phụ
thuộc cơ bản vào giá bán alumina. Giá bán alumina phụ thuộc hoàn toàn
vào giá nhôm kim loại.
Theo dự báo của TKV (25/12/2008):
(i) Giá nhôm kim loại năm 2008 là 2600 U$/tấn, năm 2012 là 2200 U$/t và tăng lên đến 3200 U$/t vào năm 2030.
(ii) Giá alumina năm 2008 bằng 10% giá nhôm, sẽ tăng lên 13% giá nhôm vào năm 1012, và duy trì đến năm 2030.
Theo số liệu của Bộ Công Thương (3/2013): giá alumina tại cảng biển VN là 325 U$/tấn, cao hơn nhiều so với dự báo của TKV.
Theo số liệu của Thị trường kim loại Luân đôn
(LME- London Metal Exchange): giá nhôm năm 2008 là 2572.8 U$/t (thấp
hơn dự báo của TKV 27.2 U$/t) và năm 2012 chỉ đạt 2050.4 U$/t (thấp hơn
dự báo của TKV 149.6 U$/t).
Để đánh giá hiệu quả kinh tế, việc dự báo giá nhôm
kim loại trong dài hạn cần được tiến hành trên cơ sở phân tích số liệu
thống kê tin cậy của LME.
Sử dụng số liệu thống kê của LME tại trang Veb trên
(giá nhôm kim loại bình quân trong 24 năm gần đây 1989-2013 và giá cụ
thể của 1071 ngày gần nhất, từ 2/1/2009 đến 03/5/2013) và áp dụng phương
pháp dự báo theo dẫy số thời gian, lấy gốc là năm 1989 (i=1), mô hình
toán học dự báo được thiết lập theo các thuật toán thống kê là phương
trình hồi quy bậc 1 (tuyến tính) sẽ có dạng: Yi=1267,385+37,438*Xi, và
được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Mô hình toán học và đồ thị trên cho thấy:
- Tầm xa dự báo không giới hạn (tạm lấy 50 năm: 2013-2063).
- Giá nhôm bình quân của năm 2013 là 1997,1 U$/tấn
(đến ngày 3/5/2013 giá thực tế là 1861,5 U$/t) và trong tương lai cả đời
dự án (50 năm) sẽ tăng lên liên tục (nhưng thấp hơn dự tính của TKV):
đến năm 2023 đạt 2577,73 U$/t; năm 2033 đạt 2952,11 U$/t; năm 2043 đạt
3326,49 U$/t; năm 2053 đạt 3700,88 U$/t; năm 2063 đạt 4075,26 U$/t.
Trên cơ sở giá nhôm liên tục tăng như trên, việc đánh
giá hiệu quả kinh tế của dự án Tân Rai theo các kịch bản thuận lợi nhất
(A), trung bình (B) và xấu (C) cho kết quả như sau:
Các kịch bản | A | B | C | ||||
Tổng mức đầu tư (tr.U$) | 750 | 750 | 750 | ||||
Thời hạn trả nợ vốn vay (năm) | 15 | 15 | 15 | ||||
Giá thành Alumina tại cổng nhà máy (U$/t) | 333 | 333 | 333 | ||||
Chi phí vận chuyển, bốc rót, tiêu thụ (U$/t) | 25 | 27.5 | 30 | ||||
Giá thành toàn bộ tại cảng (U$/t) | 358 | 361 | 363 | ||||
Sản lượng Alumina xuất khẩu (1000t/năm) | 630 | 630 | 630 | ||||
Thuế suất thuế xuất khẩu (%/giá bán) | 10% | 15% | 20% | ||||
Tỷ lệ giá Alumina trong giá Nhôm (%) | 15.00% | 13.5% | 12.5% | ||||
Mức tăng chi phí biến đổi (VC) đầu vào (%/năm) | 0.50% | 0.90% | 1.26% | ||||
Mức tăng giá xuất khẩu Alumina (%/năm) | 1.26% | 1.26% | 1.26% | ||||
Lãi suất b.q gia quyền của vốn (%/năm) | 4.5% | 4.5% | 4.5% | ||||
NPV (tr.U$) | - 36 | -1035 | -1876 | ||||
IRR (%/năm) | 4% | #DIV/0! | #DIV/0! |
Kết quả trên cho thấy, trong trường hợp thuận lợi
nhất đối với dự án và lý tưởng nhất đối với chủ đầu tư (kịch bản A), dự
án Tân Rai cũng hoàn toàn không có hiệu quả kinh tế (NPV= -36 tr. U$),
không có khả năng thu hồi vốn (IRR= 4%/năm); và liên tục lỗ (B-C<0)
đến năm 2029 (xem đồ thị sau).
Ngay trong kịch bản A nói trên, dự án Tân Rai còn
chưa tính đến các rủi ro như: (i) Tổng mức đầu tư thực tế sẽ cao hơn 750
tr.U$; (ii) Không thể vận hành liên tục 365 ngày/năm để có sản lượng
theo thiết kế 630 nghìn tấn/năm như cam kết của nhà thầu; (iii) Lãi suất
vay vốn sẽ cao hơn 4,5%/năm, và thời gian vay sẽ nhỏ hơn 15 năm (vì uy
tín để huy động vốn của TKV hiện đã và đang thấp hơn rất nhiều so với
trước đây).
5. Về hiệu quả kinh tế-xã hội
Trước khi có các dự án bauxite, môi trường, xã hội
Tây Nguyên đã bị xuống cấp nặng nề. Rừng là cội nguồn sống và cội nguồn
sinh hoạt tâm linh của đồng bào thiểu số trên Tây Nguyên. Việc di dân ồ
ạt lên Tây Nguyên và việc phát triển rầm rộ các dự án thủy điện trên Tây
Nguyên là 2 nguyên nhân cơ bản đã làm cho rừng tự nhiên – không gian
sinh tồn của đồng bào bị phá hủy.
Việc triển khai các dự án bauxite gần đây đã và đang
tiếp tục làm cho không gian sinh tồn của đồng bào ngày càng thu hẹp.
Trên thế giới cũng như ở VN, quá trình khai thác bauxite (do đặc thù của
nó) là quá trình không thể đảo ngược và không thể bền vững.
Cái gọi là “sinh kế cộng đồng” hay “phát triển xanh”,
v.v. được TKV cam kết trước đây, đến nay chỉ tồn tại trên giấy. Trên
thực tế, ở Tân Rai và Nhân Cơ, người dân tộc tại chỗ đã bị gạt ra ngoài
cuộc. Các xóm tái định cư của người Kơho ở Tân Rai do TKV hỗ trợ đang và
sẽ ngày càng bần cùng hoá. Tình hình thực tế 4 năm qua cho thấy không
thể coi nhẹ vấn đề dân tộc.
Số vốn gần 1,5 tỷ U$ đầu tư thử nghiệm bauxite trong 4
năm qua (chỉ tạo ra việc làm cho 1500 lao động của TKV), đã có thể làm
tăng trưởng đáng kể nền kinh tế Tây Nguyên, tạo ra hàng triệu việc làm,
nâng cao được mức sống của 6 triệu người nếu được chi cho công tác đào
tạo nguồn nhân lực, phát triển bền vững cây công nghiệp (cà phê, cau su,
chè, điều).
6. Về cơ sở hạ tầng của bauxite
BCT đã lưu ý: “Kết cấu hạ tầng Tây Nguyên còn thấp
kém, nguồn nước và nguồn điện hạn chế, nên cần phải đẩy mạnh phát triển
để vừa đáp ứng yêu cầu khai thác bô-xít, sản xuất alumin, vừa đảm bảo
yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội vùng này”.
Thực tế cho thấy:
- Về giao thông vận tải: Cả hai dự án đã được triển
khai gần 5 năm, nhưng vấn đề vận tải tiêu thụ alumina và cung cấp nhiên
liệu, nguyên liệu (than, xút) cho nhà máy vẫn chưa được giải quyết. Rất
nhiều phương án đã được đưa ra, nhưng các phương án đều không khả thi về
mặt kỹ thuật (đường dốc, quanh co, hẹp) và không khả thi về mặt kinh tế
(đòi hỏi vốn đầu tư lớn và chi phí vận tải cao). Việc triển khai dự án
cảng biển Kê Gà đã mắc 2 sai lầm nghiêm trọng: lựa chọn địa điểm và xác
định qui mô ấu trĩ. Việc cải tạo tuyến đường bộ từ để vận chuyển alumina
của Tân Rai mặc dù được Thủ tướng chỉ đạo triển khai từ 2011, đến nay
mới đang nâng cấp các tỉnh lộ 725 và 769, còn quốc lộ 20 (Lộc Sơn – Dầu
Dây, dài 110 km), đòi hỏi vốn khoảng 4600 tỷ do Tổng cục Đường bộ làm
chủ đầu tư vẫn đang chờ “BT”.
Phương án sử dụng cảng Gò Dầu (thay cảng Kê Gà) càng
làm trầm trọng hơn vấn đề vận tải ngoài của dự án Nhân Cơ. Để vận chuyển
alumina từ Nhân Cơ về cảng Gò dầu sẽ bắt buộc phải chi thêm khoảng 100
tr. U$. Trong đó, chi 30 tr. U$ cho 40km đường nối QL14 với QL28 từ Nhân
Cơ đến Quảng Sơn; 20 tr. U$ nâng cấp để sử dụng chung đường công vụ
hiện có của thủy điện Đồng Nai 4 về Bảo Lâm; và 50 tr. U$ làm đường
tránh mới phía tây của thị xã Bảo Lộc. Nếu huy động được 30% vốn ngân
sách (như đường tránh phía tây thị xã Bảo Lộc), dự án Nhân Cơ phải đầu
tư thêm tối thiểu 70 tr. U$ cho khâu vận tải ngoài bằng ôtô.
- Về cấp nước và cấp điện: Nguồn cung cấp nước và
cung cấp điện cho cả 2 dự án không những không được “đẩy mạnh phát
triển” thêm mà ngày càng làm mất cân đối nghiêm trọng cho việc phát
triển kinh tế-xã hội trong vùng. Dự án thủy điện Đồng Nai 5 (công suất
150 MW) hiện vẫn chưa hoàn thành, trong tương lai chỉ đủ cho điện phân
khoảng 30 nghìn tấn nhôm.
7. Về vấn đề bảo vệ môi trường
BCT đã lưu ý: “Khai thác bô-xít, sản xuất alumin có
tác động lớn đến môi trường từ khâu khai thác, chế biến, vận chuyển đến
xử lý chất thải, nếu không được quản lý tốt, không tính hết đến tác động
môi trường thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng mà việc khắc phục phải mất
nhiều năm với chi phí tốn kém lớn”.
Thực tế, nguy cơ về thảm họa bùn đỏ giống ở Hungary vẫn hiện hữu, vì cả 2 dự án vẫn được áp dụng công nghệ “ướt” để thải bùn đỏ.
Vấn đề cạn kiệt nguồn nước của Tây Nguyên và hạ lưu
là không tránh khỏi. Tiêu hao nước ngọt của cả 2 dự án đều lớn hơn dự
tính ban đầu. Trong khi đó, Tây Nguyên đang ngày càng phải đối mặt với
thiếu nước trầm trọng.
Khai thác bauxite diễn ra trên bề mặt, nên khai
trường chiếm dụng đất rất lớn. Công nghệ khai thác bauxite (đòi hỏi phải
chặt phá cây công nghiệp, cây rừng, phải khoan nổ mìn và xúc bốc) sẽ
dẫn đến xói mòn, sạt lở đất, đe dọa tuổi thọ các thủy vực và các dòng
sông.
Nguy cơ đất không thể phục hồi sau khi khai thác
bauxite vẫn tồn tại. Tuy đã hứa, TKV vẫn chưa thực hiện thí điểm hoàn
thổ, chưa khẳng định tính khả thi về mặt kỹ thuật cũng như xác định chi
phí để hoàn thổ theo qui định của Luật.
Ô nhiễm không khí do bụi trong vận chuyển bằng ô tô là vấn đề còn tồn tại và nguy hiểm, đặc biệt vào mùa khô.
8. Về riêng dự án Nhân Cơ
BCT đã chỉ đạo: “Riêng dự án Nhân Cơ, cần rà soát lại
toàn bộ các vấn đề có liên quan, nhất là việc đánh giá hiệu quả kinh tế
và tác động môi trường, nếu thực sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về
bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục triển khai thực hiện”.
Thực tế, hoàn toàn ngược lại. Dự án Nhân Cơ được khởi
công ngay từ 28/2/2010 khi chưa “rà soát toàn bộ các vấn đề có liên
quan” (đặc biệt, việc vận tải ngoài còn đang ngày càng bế tắc như trên
đã nêu) và vẫn tiếp tục triển khai thực hiện ngay cả khi đã rõ sự thật
là kém hiệu quả hơn so với Tân Rai (vốn đầu tư cao hơn, chi phí vận tải
cao hơn, tiến độ cũng bị kéo dài v.v.). Những “yêu cầu về bảo vệ môi
trường” cũng chưa có gì “bảo đảm” vì cũng sử dụng công nghệ “ướt” lạc
hậu để thải bùn đỏ.
9. Về chủ đầu tư
Khoảng 99% lợi nhuận thu được để TKV đầu tư vào các
dự án kinh doanh đa ngành (trong đó có các dự án bauxite-alumina) có
nguồn gốc từ ngành than xuất khẩu. Trong khi đó, nhiều mỏ than của TKV
đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa vì giá thành cao hơn giá bán. Giá
thành than của VN đã ở mức bình quân 65 U$/tấn – cao nhất thế giới (bình
quân chỉ khoảng 25-30 U$/tấn). Ở mức giá thành than như của TKV hiện
nay, các mỏ than của Nga, Pháp, Đức, Anh, Nhật, Mỹ đã lần lượt đóng cửa
vì không có hiệu quả. Tình trạng của TKV hiện nay là “ốc đã không mang
nổi mình ốc, còn cố mang cọc cho rêu”.
Mặc dù vậy, lãnh đạo điều hành của TKV vẫn cho rằng
việc quan tâm đến các dự án thử nghiệm bauxite không phải là nhiệm vụ
của người ngoài và, trong quá trình điều hành vẫn tiếp tục bỏ qua nhiều
các ý kiến phản biện đúng và không quan tâm đến phát triển ngành than.
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” (“đi
vướng vốn, về vướng hiệu quả”) của các dự án thử nghiệm bauxite trên Tây
Nguyên và nguy cơ đóng cửa hàng loạt các mỏ than ở Quảng Ninh hiện nay.
10. Kiến nghị
(1) Về thử nghiệm bauxite:
(i) Dự án Tân rai: cần làm rõ các thông số cam
kết của nhà thầu (thực hiện nghiêm túc Performance Test), công khai và
minh bạch về chi phí đầu tư, mô hình tài chính, giá thành tính đúng,
tính đủ, v.v.
(ii) Dự án Nhân Cơ: trước mắt nên dừng vì chắc chắn dự án Nhân Cơ còn kém hiệu quả hơn Tân Rai.
(iii) Chủ đầu tư: cần ưu tiên nguồn lực của TKV cho các mỏ than ở Quảng Ninh để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
(2) Về quy hoạch bauxite:
(i) Cần nâng cao trình độ của cơ quan tư vấn và tham mưu về bauxite.
(ii) Cần rà soát lại quy hoạch bauxite một cách nghiêm túc.
(iii) Nên tranh thủ tối đa chức năng tư vấn phản biện của VUSTA.
(iv) Không nên dựa vào các đối tác không có thực lực (như Atlantic) và không có kinh nghiệm (như Chalienco) để thực hiện Quy hoạch.
(3) Về quản lý nhà nước:
(i) Để có căn cứ cho các quyết định tiếp theo, cần sớm kiểm toán độc lập cả 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ.
(ii) Để tìm cách tháo gỡ cho các dự án thử
nghiệm, cần làm rõ các vấn đề: chỉ chọn 1 nhà thầu cho cả 2 dự án? Nhà
thầu không có kinh nghiệm cũng được chỉ định thầu? Vốn đầu tư tăng? Tiến
độ kéo dài? Công nghệ lạc hậu? v.v.
(4) Về phát triển Tây Nguyên:
(i) Để phát triển bền vững Tây Nguyên, cần ưu
tiên các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, cấp
nước, cấp điện phải đi trước một bước) và xây dựng hạ tầng xã hội (giáo
dục, văn hóa, y tế). Cần chấm dứt việc triển khai các dự án theo “qui
trình ngược” như hiện nay.
(ii) Để không gây xung đột trong phát triển
kinh tế như thời gian vừa qua, cương quyết thu hồi giấy phép của các chủ
đầu tư và tạm dừng các dự án chưa giải quyết được vấn đề vận tải, cấp
điện và cấp nước.
(iii) Cần coi trọng như nhau hiệu quả kinh
tế-tài chính, hiệu quả kinh tế-xã hội và hiệu quả kinh tế-môi trường của
các dự án SXKD trên Tây Nguyên.
N.T.S.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Cần tạm dừng dự án alumin Nhân Cơ
NLĐ / Boxitvn
Thứ Sáu, 10/05/2013 04:44
Thế Dũng
Theo TS Ban, giá bán
alumin có lãi mà Vinacomin áp dụng theo mức giá 362 USD/tấn ở thời hoàng
kim (2005-2008) là phi lý vì khủng hoảng kinh tế, giá khoáng sản đi
xuống đã hơn 4 năm qua và vẫn ở mức trầm trọng, chưa biết đến khi nào
chấm dứt, cho nên tính hiệu quả kinh tế rất mơ hồ.
“Với quãng đường trên
dưới 200 km mà không có giải pháp căn cơ để giảm chi phí vận tải nhằm hạ
giá thành thì dự án Nhân Cơ sẽ mắc kẹt ít nhất 15 năm nếu trong trường
hợp có tiền ở đâu đó để làm dự án đường sắt, dự kiến hơn 3 tỉ USD” – TS
Ban nói.
Cùng nghi ngại này, GS
Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, cho rằng
với giá bán 340 USD/tấn alumin là cầm chắc lỗ vài chục triệu USD/năm,
chưa kể công suất khoảng 600.000 tấn/năm, quãng đường vận chuyển trên
200 km là phi kinh tế học. Chưa kể đồng USD mất giá mỗi năm 2%. Hay việc
Vinacomin muốn giảm thuế, phí môi trường là đặt Nhà nước vào thế “hy
sinh” cho tập đoàn.
|
Ngày 9-5, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức hội thảo “Bauxite Tây Nguyên: Thực trạng, định hướng và kiến nghị”.
Tại hội thảo, một số nhà khoa học, chuyên gia cho rằng cần tạm dừng dự
án Nhà máy Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) và khẩn trương đánh giá hiệu quả
của dự án nhà máy Tân Rai (Lâm Đồng) để có quyết định tiếp tục thực hiện
hay không, đồng thời là cơ sở để điều chỉnh quy hoạch.
Lỗ 5 năm vẫn có hiệu quả lâu dài?
Tại hội thảo, đại diện Tập đoàn Công nghiệp Than và
Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) công bố dự án tổ hợp bauxite – nhôm Lâm
Đồng (gọi tắt là dự án Tân Rai) tính đến ngày 31-3, do hàng loạt chi phí
tăng cao, tổng mức đầu tư điều chỉnh (trước thuế) tăng thêm 3.645,5 tỉ
đồng, thành 14.642,2 tỉ đồng, tăng 33,15% so với mức được phê duyệt là
11.350 tỉ đồng (tỉ giá quy đổi là 16.935 VNĐ/USD); xấp xỉ 670,4 triệu
USD. Tiến độ nhà máy tuyển quặng chậm hơn 1 năm rưỡi và Nhà máy alumin
chậm 2 năm rưỡi.
Nhà máy Alumin Tân Rai – Lâm Đồng. Ảnh: THU SƯƠNG
Theo Vinacomin, tính đến tháng 4, Nhà máy Tân Rai đã
sản xuất được 28.600 tấn alumin, dự kiến trong tháng 5 sẽ chạy xác định
chỉ tiêu cam kết để bàn giao đưa nhà máy vào sản xuất.
Về hiệu quả kinh tế, đại diện Vinacomin cho biết
trung bình từ năm 2008 -2020, nhu cầu tiêu thụ nhôm trên thế giới sẽ
tăng 2,82 triệu tấn/năm (tương đương 7,5%/năm). Với thực tế giá mỗi tấn ở
năm 2013 khoảng 316 USD, đến năm 2020 khoảng 343 USD, giá alumin tăng
trung bình 5,4%/năm thì trừ lạm phát cũng tăng khoảng 2,71%/năm nếu tính
giá trong nước khoảng 1,21%.
Cụ thể, đối với Nhà máy Tân Rai, tính đến tháng 3,
giá thành sản xuất alumin bình quân 6,5 triệu đồng/tấn (mức này cao hơn
1,7 triệu đồng so với thời điểm năm 2009); giá bán bình quân 7,9 triệu
đồng/tấn, doanh thu 5 triệu đồng/tấn. Tính ra, lợi nhuận sau thuế đến
nay khoảng 896.000 đồng/tấn, hụt hơn 314.000 đồng/tấn so với năm 2009.
Vinacomin dự tính lỗ kế hoạch khoảng 5 năm so với 3
năm khi phê duyệt, thu hồi vốn mất 11,8 năm so với 9 năm trước đó. Theo
đó, dự án Tân Rai đạt hiệu quả kinh tế, tỉ suất chiết khấu là 6,86%.
Về dự án alumin Nhân Cơ đã thực hiện 72/73 hạng mục,
khối lượng hoàn thành đạt 51%, dự kiến hoàn thành và có sản phẩm giữa
năm 2014. Tổng giá trị thực hiện của toàn bộ dự án và một số dự án khác
tính đến ngày 31-3 đạt khoảng 6.836 tỉ đồng.
Dự án được phê duyệt có tổng giá trị đầu tư trước
thuế đã duyệt năm 2010 là 11.365 tỉ đồng (tỉ giá quy đổi 17.800
VNĐ/USD), được điều chỉnh ở tháng 3 là 14.889 tỉ đồng, chênh 3.523 tỉ
đồng, tăng 31%. Tính toán chi phí vận chuyển tăng thêm hơn 250.000
đồng/tấn, lợi nhuận trước thuế đến tháng 3 là khoảng 1 triệu đồng/tấn so
với 644.000 đồng/tấn năm 2010. Thu hồi vốn khoảng gần 13 năm, lâu hơn 2
năm so với phê duyệt. Dự kiến dự án chậm 1 năm rưỡi. Vinacomin khẳng
định dự án Nhân Cơ đạt hiệu quả kinh tế.
Lo ngại về hiệu quả kinh tế là chính đáng
Về dự án bauxite Tây Nguyên, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ
trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương), thừa nhận dư luận xã hội
và nhà khoa học hết sức lo ngại về hiệu quả kinh tế của 2 dự án bauxite
là chính đáng. Tuy nhiên, vị Vụ trưởng này chỉ xin nhận khuyết điểm là
vừa qua “Vinacomin cung cấp các số liệu khác nhau dẫn đến nhìn nhận chưa
đúng”.
Ông Quân quả quyết: “Dự kiến thời gian thu hồi vốn
của Tân Rai là 12 năm, Nhân Cơ là 13 năm là có hiệu quả kinh tế. Như
vậy, đề xuất dừng dự án là không thực tế. Chưa kể ý nghĩa là dự án thí
điểm để phát triển ngành công nghiệp nhôm sau này. Không vội vàng nhưng
cũng không nên trầm trọng hóa vấn đề”.
Theo ông Quân, Chính phủ đã chỉ đạo từ nay đến năm
2015 chỉ có 2 dự án này thử nghiệm, nghiên cứu và hoàn thiện. Đến năm
2020, trên kết quả thử nghiệm, nếu có hiệu quả và điều kiện vận tải, cơ
sở hạ tầng cho phép thì sẽ nhân đôi công suất 2 dự án này lên. Sau năm
2020, nếu có đường sắt, kết quả thử nghiệm tốt thì sẽ đầu tư các dự án
có quy mô lớn 2-3 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, về tuyến đường sắt vận
chuyển alumin do kinh tế hết sức khó khăn nên có thể chọn hướng mời nhà
đầu tư nước ngoài vào và dự kiến sau năm 2020 mới hiện thực.
Quá rủi ro và nguy hiểm
Ngược với sự tự tin của Vinacomin và Bộ Công Thương,
TS Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm Titan – Tổng Công ty Khoáng
sản Việt Nam (sau này sáp nhập Vinacomin), nói thẳng: “Tôi thấy sốc và
lo lắng về giá bán alumin. Giá bán alumin thấp hơn giá thành thì rõ ràng
là thua lỗ mà Bộ trưởng Công Thương nói là nằm trong kế hoạch và mong
có lãi là điều không tưởng”.
Theo TS Ban, giá bán alumin có lãi mà Vinacomin áp
dụng theo mức giá 362 USD/tấn ở thời hoàng kim (2005-2008) là phi lý vì
khủng hoảng kinh tế, giá khoáng sản đi xuống đã hơn 4 năm qua và vẫn ở
mức trầm trọng, chưa biết đến khi nào chấm dứt, cho nên tính hiệu quả
kinh tế rất mơ hồ.
“Với quãng đường trên dưới 200 km mà không có giải
pháp căn cơ để giảm chi phí vận tải nhằm hạ giá thành thì dự án Nhân Cơ
sẽ mắc kẹt ít nhất 15 năm nếu trong trường hợp có tiền ở đâu đó để làm
dự án đường sắt, dự kiến hơn 3 tỉ USD” – TS Ban nói.
Cùng nghi ngại này, GS Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ
tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, cho rằng với giá bán 340 USD/tấn
alumin là cầm chắc lỗ vài chục triệu USD/năm, chưa kể công suất khoảng
600.000 tấn/năm, quãng đường vận chuyển trên 200 km là phi kinh tế học.
Chưa kể đồng USD mất giá mỗi năm 2%. Hay việc Vinacomin muốn giảm thuế,
phí môi trường là đặt Nhà nước vào thế “hy sinh” cho tập đoàn.
TS Nguyễn Đức Quý, Chủ tịch Hội Tuyển khoáng Việt
Nam, cảnh báo giá sản phẩm của ngành bauxite – nhôm ít thay đổi trong
vòng 30 năm qua; chỉ tăng 1,2-1,3 lần trong khi các khoáng sản khác tăng
3-5 lần.
Đặc biệt, TS Ban cho rằng con số tổng mức đầu tư của
Tân Rai và Nhân Cơ là chưa bao giờ rõ ràng, mỗi lúc một số, khi là 628
triệu USD, lúc là 740; hay 800 triệu USD do chính Ban Quản lý dự án Tân
Rai cung cấp cho đoàn của VUSTA. Trượt giá trên 30% nếu tính 628 thì là
trên 800 triệu USD, còn nếu lấy con số 800 triệu USD thì trên 1 tỉ USD.
“Vì thế, nếu dự án phát sinh dẫn đến tỉ suất chiết khấu 9,41% thì chắc
chắn các dự án không khả thi” – ông Ban nhìn nhận.
Chia nhóm khảo sát đánh giá Tân Rai
ThS. Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển (CODE), đề
nghị để quyết định “số phận” của dự án bauxite Tây Nguyên thì phải đánh
giá một cách đầy đủ tính hiệu quả của dự án Tân Rai ngay trong những
tháng tới đây mà không nên đợi đến lúc dự án Nhân Cơ đi vào hoạt động
dẫn đến cái giá phải trả sẽ rất lớn. Ông Tú kiến nghị trong 3 đến 6 tháng tới, VUSTA cùng các nhà khoa học, chuyên gia, Bộ Công Thương, Vinacomin chia thành nhiều nhóm đi khảo sát thực địa và sau đó tổ chức hội thảo để đưa ra đề xuất. Bộ Công Thương, Vinacomin phải minh bạch thông tin về dự án nếu không thì việc khảo sát là vô nghĩa. |
T.D.
Nguồn: nld.com.vn
“Dự án bauxite đã thật sự lỗ”
Trong khi Vinacomin khẳng định các dự án bauxite sẽ được hoàn vốn về lâu dài thì các chuyên gia bảo: Mơ hồ!
Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã chính thức công bố
tình hình thực hiện và hiệu quả kinh tế dự án alumin Tân Rai (Lâm Đồng)
và Nhân Cơ (Đăk Nông). Mức chênh lệch tổng mức đầu tư mỗi dự án so với
thời điểm phê duyệt đã lên đến hơn 3.500 tỉ đồng. Tuy nhiên, đơn vị này
vẫn khẳng định về lâu dài dự án sẽ hoàn được vốn.
Đó là những thông tin được nêu ra tại buổi hội thảo “Bauxite Tây Nguyên -
Thực trạng, định hướng và kiến nghị” do Liên hiệp Các hội khoa học và
kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức ngày 9-5.
Mức đầu tư vượt hơn 7.000 tỉ đồng
Về hiệu quả kinh tế, đại diện Vinacomin cho biết theo nghiên cứu, trung
bình từ năm 2008 đến 2020, nhu cầu tiêu thụ nhôm trên thế giới sẽ tăng
2,82 triệu tấn/năm. Với thực tế giá mỗi tấn năm 2013 khoảng 316 USD, đến
năm 2020 giá này sẽ khoảng 343 USD, sau khi trừ ảnh hưởng do lạm
phát thì cũng tăng khoảng 2,71%/năm.
Cụ thể, đối với Nhà máy Tân Rai, tổng mức đầu tư trước thuế đến ngày
31-3-2013 được điều chỉnh vượt 3.645,4 tỉ đồng, tăng 33% so với kế
hoạch. Tính đến tháng 3, giá thành sản xuất alumin bình quân năm là
6,5 triệu đồng/tấn, mức này cao hơn 1,7 triệu đồng so với thời điểm năm
2009. Tính ra lợi nhuận sau thuế thì hụt hơn 314.000 đồng mỗi tấn so
với năm 2009. Chủ đầu tư dự tính: Lỗ kế hoạch khoảng năm năm so với ba
năm khi phê duyệt. Việc thu hồi vốn phải là 11,8 năm so với chín năm
kế hoạch trước đó.
Đối với Dự án Nhân Cơ, Vinacomin cho biết dự kiến hoàn thành đầu tư và
có sản phẩm vào giữa năm 2014, chậm 1,5 năm so với kế hoạch. Tổng vốn
đầu tư trước thuế sau khi điều chỉnh (tháng 3-2013) chênh 3.523 tỉ đồng,
tăng 31% so với kế hoạch ban đầu. Chi phí vận chuyển tăng thêm hơn
250.000 đồng/tấn. Thu hồi vốn trong khoảng 12 năm, lâu hơn hai năm so
với phê duyệt.
Theo Vinacomin, hai dự án trên chậm tiến độ là do dự án có quy mô vốn
quá lớn, kỹ thuật và công nghệ phức tạp; tiến độ giải phóng mặt bằng
chậm. Việc thi công hồ bùn đỏ kéo dài hơn bảy tháng do ảnh hưởng do sự
cố ở Hungary. Chất lượng giao thông, hạ tầng xuống cấp. Bên cạnh đó năng
lực quản lý điều hành của chủ đầu tư còn hạn chế; nhà thầu Trung Quốc
còn lúng túng, không lường hết những khó khăn phát sinh…
Bị đẩy vô thế kẹt
Phản hồi lại bản báo cáo của Vinacomin, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên
Trưởng ban Nhôm - Titan, Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam, cho rằng:
“Tổng mức đầu tư đã tăng lên quá nhiều, thực tế Dự án Tân Rai đang thua
lỗ thực sự chứ không phải nguy cơ thua lỗ nữa. Bốn năm triển khai cho
thấy các dự án này không mang lại hiệu quả kinh tế như kế hoạch”.
Ông Ban phân tích trước đây khi tiến hành dự án, đàm phán vốn vay của
Ngân hàng châu Âu thì lãi suất thấp - chỉ 5% nhưng khi cộng các khoản
chi phí, phí bảo lãnh thì tính ra cũng đã lên đến 8%. “Hiện
Vinacomin đang bán giá thấp hơn giá thành thì rõ ràng là thua lỗ. Bộ
trưởng Công Thương nói là lỗ ấy nằm trong kế hoạch là không chính xác.
Cứ như tình hình hiện nay thì tính cả đời dự án cũng không có
lãi. Việc xác định thua lỗ theo kế hoạch thì phải xác định trong
thời gian nhất định. Giá thành lớn hơn giá bán như hiện nay mà cứ mong
có lãi là điều không tưởng” - ông Ban phân tích.
Cũng theo ông Ban, mỗi năm Dự án Tân Rai phải chi khoảng 24,6 triệu
USD, Nhân Cơ 38 triệu USD tiền vận tải. Việc vận chuyển hàng theo
quãng đường trên dưới 200 km thì làm sao mà lãi được? Kể cả việc
xây dựng tuyến đường sắt - nếu có thì cũng phải đến sau 2030 mới có
tuyến này. Như vậy, hai dự án này sẽ “mệt mỏi” ít nhất 15 năm nữa.
“Chúng ta quá lạc quan, khi lập dự án đã không đưa ra những tình huống
phải đương đầu. Việc không để tâm đến những rủi ro tiềm ẩn đã đẩy dự án
vào thế kẹt” - ông Ban lo lắng.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng dự án không có sự chuyển giao công
nghệ mà chỉ có giấy phép sử dụng công nghệ của nhà thầu Chalieco (Trung
Quốc). Như vậy sẽ không có chuyện bảo hành công nghệ!
Ông Nguyễn Thành Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Than Sông Hồng, tính toán:
Trong trường hợp thuận lợi nhất thì Dự án Tân Rai cũng không có hiệu
quả kinh tế, không có khả năng thu hồi vốn và liên tục lỗ đến năm 2029.
Mặt khác, ông Sơn nói cả hai dự án được triển khai trong gần năm năm
nhưng vấn đề vận tải tiêu thụ alumin vẫn chưa được giải quyết. Việc lựa
chọn cảng Kê Gà đã mắc sai lầm. Do đó ông Sơn đề nghị với Dự án Tân Rai
cần tiếp tục làm rõ các thông số cam kết của nhà thầu, công khai minh
bạch về chi phí đầu tư, giá thành… “Riêng Dự án Nhân Cơ, trước mắt nên
dừng vì chắc chắn Nhân Cơ còn kém hiệu quả hơn Tân Rai”.
Các chuyên gia đã đề nghị Bộ Công Thương, Vinacomin và VUSTA hợp tác
thành lập nhóm vào khảo sát, tính toán với nhau, thống nhất về các vấn
đề liên quan dự án, sau đó báo cáo Trung ương.
(PLTP)
Đại Úy & Đại Tá
— tuongnangtien -RFA
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Tôi thực sự khâm phục về khả năng điều hành đất nước của Nhà nước Việt Nam trong hơn 3 thập niên qua.
Nguyễn Phương Hùng
Theo thứ tự cấp bậc, và tuổi đời (tính từ thấp lên cao và từ trẻ
đến già) xin được giới thiệu trước về ông đại úy – theo thông tin của
trang mạng Tiếng Nói Trẻ:
Nguyễn Phương Hùng sinh năm 1946 tại Bắc Giang, sống tại Hà Nội
và năm 1954 di cư vào Nam, thời kỳ chiến tranh đã từng là sỹ quan binh
chủng Biệt động quân của Ngụy. Năm 1975 di tản sang định cư tại Mỹ. Từ
khi sang Mỹ, do tiếc nuối thời “vàng son”, Nguyễn Phương Hùng đã tích
cực tham gia các hoạt động chống đối Việt Nam ở nước ngoài và từ năm
1985 bắt đầu tham gia các tổ chức phản động lưu vong. Suốt 36 năm kể từ
khi định cư tại Mỹ, do định kiến cá nhân là người chống cộng và từng là
sỹ quan Ngụy, do tiếp nhận những thông tin sai lệch về Việt Nam
Đại úy Nguyễn Phương Hùng. Ảnh: tiengnoitre.blogspot
Báo Quân Đội Nhân Dân, hôm 31 tháng 3 năm 2013, đã có bài phỏng vấn (“Hãy Trở Về Để Thấy Và Tin Vào Sự Thực”) viên cựu sĩ quan này. Xin được ghi lại nơi đây (nguyên văn) vài câu hỏi chính, cùng câu trả lời để rộng đường dư luận:
- Xin ông cho biết ông đã trở về Việt Nam bao nhiêu lần?
- Lần đầu tiên tôi về nước là vào tháng 9-2011 để dự Hội nghị Người
Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất. Từ đó đến nay, tổng cộng tôi đã trở
về 6 lần trong 18 tháng. Lần nào về tôi cũng chụp rất nhiều ảnh, quay
những thước phim phóng sự, tư liệu… rồi đưa lên trang web kbchn.net.
- Có cơ hội đi nhiều nơi ở Việt Nam, ông có suy nghĩ gì khi một
số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ luôn đòi hỏi dân chủ, nhân quyền và
tự do tôn giáo ở Việt Nam?
- Ở bên kia chúng tôi cũng bị họ tuyên truyền là ở Việt Nam không
có tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền nhằm lôi kéo nhiều người tham
gia các hoạt động chống phá trong nước. Tôi thừa nhận mình đã bị ít
nhiều tác động. Nhưng đó là chuyện trước đây. Những tuyên truyền về “đàn
áp tôn giáo” ở Việt Nam đã hoàn toàn biến mất trong tôi khi về nước,
tôi được chứng kiến kiến trúc đồ sộ của Đại Chủng viện (Công giáo) Long
Khánh hay chùa Bái Đính ở Ninh Bình được công nhận là lớn nhất ở khu vực
Đông Nam Á.
Làm sao có thể tin có đàn áp tôn giáo khi ở nhiều nơi tôi đi qua,
rất nhiều chùa chiền, nhà thờ được xây dựng dọc bên đường Quốc lộ 1 từ
ngã tư Tam Hiệp đến Long Khánh, với những buổi thánh lễ ngày chủ nhật
giáo dân đứng chật thánh đường, người dân tấp nập thăm viếng chùa chiền…
Các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo, Cao Đài và
Hồi giáo tự do phát triển ở Việt Nam. Lễ Phật đản vừa qua tôi cũng có
mặt tại Việt Nam nên đã được chứng kiến khắp nơi tưng bừng mừng Đức
Thích Ca đản sinh. Ngoài tôn giáo, tín ngưỡng cũng được tự do phát
triển, thí dụ hầu đồng đã được phép tái hoạt động.
Tôi đã đi, đã thấy, đã tin và vì đã tin nên tôi phải viết, viết sự
thật bằng tiếng nói trung thực của người làm báo. Những hình ảnh đó tôi
đã đưa hết lên trang web rồi nhưng tôi cũng không bình luận gì thêm để
tự mọi người nhìn vào đó và suy ngẫm xem Việt Nam có tự do tôn giáo hay
không.
- Ở Mỹ vẫn tồn tại một số tổ chức phản động luôn rêu rao
Việt Nam đàn áp nhân quyền. Vậy thực chất hoạt động của các tổ chức này ở
bên đó là như thế nào? Ông suy nghĩ thế nào về những hành động này?
- Họ không chịu hiểu một thực tế rằng, chính Đảng Cộng sản Việt Nam
đã lãnh đạo đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn sau chiến tranh. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, đất nước Việt Nam có thể nói đã có được thời gian
hòa bình lâu dài và có sự phát triển gần như “lột xác”. Đó chính là nhờ
Việt Nam đã giữ được chính trị ổn định, tạo điều kiện cho kinh tế phát
triển, đời sống người dân được bảo đảm, vị thế của Việt Nam được nâng
cao trên trường quốc tế, được nhiều nước công nhận.
Ở Việt Nam, tôi không gặp lực lượng quân đội hay cảnh sát có vũ
trang trên đường như ở Mỹ. Điều đó chứng tỏ sự ổn định về an ninh chính
trị ở Việt Nam, sự an toàn của người dân được bảo đảm. Như thế chính là
thiết thực bảo đảm nhân quyền cho người dân.
Tôi thực sự khâm phục về khả năng điều hành đất nước của Nhà nước
Việt Nam trong hơn 3 thập niên qua.Tôi đã nhìn thấy những tòa nhà cao
tầng từ những thành phố tôi đi qua như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Huế,
TP Hồ Chí Minh, Long Khánh và Cần Thơ cũng như các thành phố khác của
miền Tây Nam Bộ, cùng những khu resort sang trọng ở Đà Nẵng… Tôi chưa có
cơ hội đi hết những nơi khác ở Việt Nam, nhưng tôi tin rằng cũng đã có
nhiều đổi mới.
- Xin cảm ơn ông!
Nhận định của đại úy Nguyễn Phương Hùng về vai trò vai trò của
ĐCSVN, cũng như tình hình đất nước (e) không được mọi người chia sẻ.
Đại tá Lê Hồng Hà là một trong những người như thế.
Đại tá Lê Hồng Hà. Nguồn ảnh: to-quoc.blogspot
Cách đây chưa lâu, vào ngày 3 tháng 6 năm 2012, trang pro & contra có đăng tải một cuộc phỏng vấn nhân vật này, với lời giới thiệu (hơi) dài:
Ông Lê Hồng Hà, cựu đại tá công an, năm nay 86 tuổi, là người
đã tham dự Khóa I cho người Việt Nam về Chủ nghĩa Marx-Lenin tại Bắc
Kinh năm 1949 và ở lại làm trợ giảng cho các khóa II, III đến năm 1952.
Năm 1953 về nước phụ trách Trường Công an Trung ương (tiền thân của Học
viện An ninh hiện nay). Năm 1958 là Chánh văn phòng Bộ Công an dưới thời
Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, là Ủy viên Đảng Đoàn Bộ Công An từ năm 1956.
Ông là người đã cùng ông Nguyễn Trung Thành (cựu Vụ trưởng Vụ Bảo vệ
Đảng dưới thời ông Lê Đức Thọ), vào nửa cuối thập niên 1990, đề nghị
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) phải minh oan cho những nạn
nhân trong vụ án có tên “Vụ án chống Đảng theo chủ nghĩa xét lại làm
tình báo cho nước ngoài” (tên thường gọi: “Vụ án xét lại chống Đảng”).
Không lâu sau ông đã bị khai trừ khỏi Đảng (cùng ông Nguyễn Trung Thành)
và bị vào tù một thời gian.
Chúng tôi cũng xin được ghi lại nơi đây (nguyên văn) vài câu hỏi
chính, cùng câu trả lời, của buổi nói chuyện để rộng đường dư luận:
Phạm Hồng Sơn: Thưa ông Lê Hồng Hà, với cương vị là người
đã tham gia Cách mạng tháng Tám, Kháng chiến chống Pháp và chứng kiến
Kháng chiến chống Mỹ, thời kỳ Đổi Mới, xin ông cho biết tình hình Việt
Nam hiện nay có những vấn đề gì đáng lưu tâm nhất?
Lê Hồng Hà: Tình hình chung hiện nay tôi thấy có ba vấn đề
lớn nhất. Thứ nhất là sự đánh giá của ĐCSVN về chính ĐCSVN và về hiện
trạng đất nước nói chung là sai lầm. ĐCSVN vẫn cố tô vẽ cho thực trạng
hiện nay những điều không có, vẫn tự khoe khoang, huyênh hoang rằng nhờ
mình thì đất nước mới có nhiều điều tiến bộ. Ví dụ Đảng luôn cho lịch sử
của dân tộc từ khi có Đảng là một bản anh hùng ca.
Theo tôi, về công cuộc giải phóng dân tộc thì có thể là anh hùng ca
nhưng về việc xây dựng và phát triển đất nước thì từ khi có ĐCSVN đến
giờ đó là một quãng lịch sử thất bại. Và giải phóng dân tộc vừa qua cũng
không như Đảng nói là nhờ chủ nghĩa Marx-Lenin mà cái chính là do nhân
dân đã tiếp thu, tiếp nối được truyền thống yêu nước của dân tộc.
Chủ nghĩa Marx-Lenin nếu có chỉ có một phần nhỏ là tập hợp được
đoàn kết giữa công nhân và nông dân thôi. Còn thực tế đã cho thấy Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN thì càng phát triển lại càng tụt hậu về
nhiều mặt so với các nước trong khu vực. Xây dựng và phát triển đất nước
mà lại theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì sai hoàn toàn. Chủ nghĩa
Marx-Lenin là một học thuyết đấu tranh giai cấp, là một học thuyết phản
phát triển.
Thứ hai là tình hình xã hội hiện nay ở mức độ xấu chưa từng có, kể
từ năm 1975 đến giờ. Sự xuống cấp của đất nước hầu khắp mọi lĩnh vực từ
an ninh, đạo đức, văn hóa, giáo dục, xã hội, hay chính trị. Chính trị
nghĩa là uy tín của của ĐCSVN đã xuống thấp chưa từng có, gần như không
còn ai tin vào cái Đảng này nữa. Như vậy xã hội hiện nay, theo tôi, đang
lâm vào một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện mà nguyên nhân là do đường
lối của ĐCSVN về phát triển là sai.
Thứ ba là vấn đề Trung Quốc. Trung Quốc đã và đang ráo riết thực
hiện những kế hoạch dữ dội, xâm nhập, ảnh hưởng, chèn ép, bao vây trên
mọi lĩnh vực, kinh tế, an ninh, quốc phòng, lãnh thổ, nhằm thực hiện ý
đồ cuối cùng là thôn tính Việt Nam. Còn về phía Việt Nam thì nhiều cán
bộ lãnh đạo của Việt Nam lại đã và đang bị Trung Quốc mua chuộc và khống
chế. Tất cả những điều đó đều là một quá trình liên tục từ Đại hội VI
của ĐCSVN đến nay. Thái độ nói chung của lãnh đạo Việt Nam hiện nay về
Trung Quốc lại lờ phờ, không rõ ràng. Đó là một vấn đề hết sức nguy
hiểm.
Phạm Hồng Sơn: Vậy ĐCSVN còn đóng vai trò gì đối với đất nước hiện nay?
Lê Hồng Hà: Trước đây Đảng đã từng giữ vai trò tiền phong
trong xã hội, thúc đẩy tiến bộ cho xã hội ở một số phương diện. Nhưng
đến nay Đảng không còn giữ được những vai trò đó nữa vì Đảng vẫn đi theo
hệ tư tưởng Marx-Lenin. Còn về đội ngũ của Đảng, đặc biệt là hàng ngũ
cầm quyền, đã bị tha hóa, tham nhũng, xoay sở, vô cảm với đất nước, xã
hội. Vì vậy Đảng hiện nay chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội thôi…
Phạm Hồng Sơn: Trân trọng cảm ơn ông Lê Hồng Hà.
Nhận định của đại tá Lê Hồng Hà rõ ràng (và hoàn toàn) tương phản
với cái nhìn của đại úy Nguyễn Phương Hùng về tình hình đất nước.
Câu hỏi đặt ra là trong hai ông ai là kẻ điêu ngoa và dối trá? Theo tôi
thì đây là lúc giới dư luận viên nên vào cuộc để làm sáng tỏ vấn
đề, và để hướng dẫn cho quần chúng “bớt” hoang mang về vai trò của
Đảng Cộng Sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cái giai đoạn mà
theo đại úy Hùng là “chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước
vượt qua thời kỳ khó khăn sau chiến tranh,” còn theo đại tá Hà thì “Đảng
chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội thôi.”
tuongnangtien’s blog
QUỐC HỘI ĐỨNG TRƯỚC “BÃO BIỂN”!
Boxitvn
Tô Văn Trường
Hầu hết các quốc gia trên thế giới có Quốc hội, các
ông bà nghị sỹ đều biết lắng nghe, suy ngẫm, hành động theo nguyện vọng
chính đáng của cử tri. Nếu không được cử tri tin cậy qua việc làm thực
tế thì không thể hy vọng được tái cử. Ở nước ta sinh hoạt nghị trường ít
nhiều có đổi mới, gần với Dân hơn. Quốc hội sắp họp, có rất nhiều vấn
đề nóng bỏng của đất nước, người dân muốn chuyển tải đến các vị công bộc
của dân.
Sửa Hiến pháp phải làm thật
Thời gian qua, báo đài, ti vi đưa tin rầm rộ về việc
góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 nhưng trong thực tế do nhiều nơi triển
khai lấy ý kiến một cách vội vàng, hình thức, nên đại bộ phận dân số
thờ ơ vì phải lo cuộc sống của mình, hoặc không đủ trình độ, thời gian
để nghiên cứu phân định đúng-sai, nhất là không có không khí tranh luận
thẳng thắn, cởi mở. Người dân mong muốn Hiến pháp được xây dựng trên nền
tảng dám nhìn thẳng vào sự thật, thảo luận một cách công khai và dân
chủ cùng với cả nước để tìm lối đi cho đất nước. Phát huy dân chủ là tạo
cơ chế để người dân, đặc biệt giới trí thức tham gia vào mọi mặt của
cuộc sống, nhất là phản biện xã hội.
Muốn làm thật việc sửa Hiến pháp thì phải có thảo
luận thực chất, tôn trọng các ý kiến khác nhau, từ bỏ cách làm nặng tính
hình thức, áp đặt, khiến cho dư luận đánh giá cuộc lấy ý kiến chỉ là
màn kịch. Nhà nước công bố lấy ý kiến kéo dài đến hết tháng 9 năm 2013,
vậy mà hội nghị TW 7 của Đảng đã bàn và kết luận ngay từ tháng 5 thì thử
hỏi có thật tâm muốn phát huy quyền làm chủ của dân đối với viêc sửa
đổi Hiến pháp hay không? Muốn có thảo luận thực chất thì trước hết phải
cho công bố những ý kiến khác với dự thảo. Nếu không đồng tình thì Ủy
ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp có thể có bài phân tích, phản bác và cho
đăng các ý kiến phản hồi. Tránh cách làm “độc quyền chân lý, áp đặt tư
duy, quy kết tùy tiện” (được coi là đặc trưng của công tác chính trị, tư
tưởng hiện nay).
Nên bàn định sớm việc tổ chức trưng cầu ý dân để bảo
đảm Hiến pháp thực sự là của dân, do dân. Lần đầu tiên làm ở nước ta,
trong lúc đang còn ý kiến khác nhau về một số vấn đề cơ bản của thể chế
chính trị, cho nên việc trưng cầu ý dân một cách thực chất đòi hỏi phải
có tổ chức tập hợp những chuyên gia am hiểu, đặc biệt là có những chuyên
gia độc lập, có tiếng nói thẳng thắn, không một chiều để bàn định nội
dung đưa ra trưng cầu ý dân và cách làm. (Khi Quốc hội quyết định sẽ tổ
chức trưng cầu ý dân thì nhiều vấn đề phaỉ bàn định tiếp).
Quốc hội đứng trước “bão biển”!
Người bạn đồng tâm đã trải nghiệm qua lãnh đạo, tâm
huyết trước vận nước, day dứt về công tác tư tưởng và truyền thông đặt
vấn đề với đại biểu Quốc hội, nếu thực sự vì dân, vì nước chắc chắn sẽ
phải suy ngẫm về các câu hỏi nóng bỏng dưới đây:
1. Tại sao bây giờ vẫn còn rất nhiều người, kể
cả cán bộ đảng viên xin định cư nước ngoài? Họ là dân thường hoặc cán
bộ thường, không phải là người đi để tìm nơi an toàn trú ẩn với khối tài
sản cướp được một cách bất chính. Họ thố lộ: Đi để tỵ nạn nhân quyền,
tị nạn giáo dục, môi trường. Đi để tỵ nạn tương lai bất định. Đi để tìm
an toàn cá nhân trước nạn bạo lực và tệ nạn xã hội gia tăng. Tuy không
hoàn toàn giống như lý do vượt biên những năm sau 1975, nhưng nhìn
chung, họ tuyệt vọng vì sự nghiệp Đổi mới chỉ làm được nửa vời và tình
hình đất nước ngày càng tồi tệ, xuống cấp gần như về mọi mặt của đời
sống xã hội!
2. Tại sao trong kháng chiến chỉ có một kẻ thù
là đế quốc thực dân Pháp, Mỹ? Sau 1975 nối lại bang giao Việt – Mỹ,
bình thường hóa quan hệ Trung Quốc Rồi hội nhập quốc tế, tất cả là bạn.
Không có Chính phủ nào ngày nay còn nói Việt Nam là kẻ thù, trừ bọn bành
trướng Bắc Kinh là kẻ thù truyền kiếp, độc ác, mạo danh “16 chữ vàng”
và “4 tốt” để ngang nhiên xâm phạm chủ quyền nước ta với “đường lưỡi bò”
phi pháp đồng thời xâm nhập, phá hoại, chi phối nước ta trên nhiều mặt.
Vậy ai là các thế lực thù địch? Các đài phương Tây và các đài người
Việt tị nạn cho dù có ý đồ xấu trong thông tin, thậm chí chửi bới chế độ
ta nhưng có đáng gọi là “các thế lực thù địch”? Vì chữ thế lực ở đây,
hiểu theo chữ Hán hàm nghĩa là lực lớn. Trong hòa bình, hội nhập
quốc tế mà có nhiều kẻ thù lớn thì là thế nào. Những người phê phán các
khuyết tật của chế độ, mong muốn đổi mới thể chế chính trị để mở đường
cho đất nước phát triển mạnh mẽ , bền vững và được bảo vệ tốt hơn, sao
lại coi đó là “thế lực thù địch”? Vậy thì sự nghiệp đại đoàn kết giữ
nước và xây dựng đất nước sẽ đi về đâu trước mưu ma chước quỷ của “đồng
chí lạ”. Nó không lô-gích với con đường cách mạng Việt Nam đã trải qua
và vô tình gây hoang mang trong những người ít hiểu biết.
3. Cán bộ bây giờ hầu hết có bằng đại
học, thạc sĩ, tiến sĩ. Có người 2,3,4… bằng nhưng rất nhiều cán bộ, kể
cả ở cấp cao, cả tâm và tầm đều thấp. Lớp cán bộ kháng chiến tuy họ có
phạm sai lầm do “nhiệt tình cộng dốt nát thành phá hoại”, nhưng họ thật
lòng vì dân, vì nước, cho nên dân bực tức trước những cái sai về đường
lối nhưng họ còn tin Đảng và Cách mạng sẽ sửa sai. Và 1986 là bằng chứng
họ tin. Nhưng nay thì khác. Kinh tế khủng hoảng, nợ ngập cổ, các trụ
cột kinh tế quốc doanh đang dẫn nền kinh tế theo định hướng xuống đáy
khủng hoảng chớ không phải “theo định hướng XHCN”. Thất nghiệp đầy trời…
Tham nhũng đầy đất. Niềm tin chỉnh đốn Đảng ngày càng vô vọng, nhất là
sau Nghị quyết 4, NQ 5, NQ 6 và rồi sẽ là NQ 7! Một sự tuột dốc không
phanh về niềm tin! Hy vọng rằng chất đắng từ sai lầm tiết ra sẽ trở
thành thuốc trị sai lầm như “đạp gai lấy gai nhể”!
Chính sách bồi dưỡng nhân tài, đào tạo trí thức, sử
dụng nhân lực qua đào tạo cùng với “quy hoạch cán bộ cấp chiến lược”
nhìn chung vẫn nằm trong tầm nhìn và sự lựa chọn của các cơ quan và cán
bộ có quyền năng của Đảng. Trong sự chi phối của “nhóm lợi ích” và tư
duy nhiệm kỳ, việc lựa chọn sắp xếp cán bộ loay hoay vấn là “trâu ta ăn
cỏ đồng ta” và nguy hiểm hơn là “Con vua thì lại làm vua / Con sãi ở
chùa lại quét lá đa”.
Muốn có giống nòi tốt, có những hạt nhân để quy hoạch
đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước thì phải đổi mới cơ chế bầu cử, cơ
chế nhân sự, có tranh cử thực sự, hay nói theo cách khác là phải từ bỏ
tập tục “lấy nhau” trong Đảng, giống như tập tục lấy nhau giữa những
người cùng cận huyết. Cách làm cán bộ lãnh đạo cũ chọn hay chỉ định cán
bộ mới ra để bầu cử, không phải tranh cử, tức là chọn những người giống
mình, cùng suy nghĩ như mình, tệ hơn là yếu kém hơn mình và sẵn sàng
“hẩu” với mình, che đỡ cho mình. Hiện tình đang là như vậy. Vấn đề là
chính sách phải kích thích con người tự lượng sức mình mà phấn đấu vươn
lên, học và làm những thứ có thể cạnh tranh được trong hội nhập quốc tế,
chớ không phải học rồi sản xuất ngày càng thụt lùi, làm lúa thua lúa,
làm cá thua cá… nghĩa là “trồng cây gì nuôi con gì” bán cũng lỗ. Về điểm
này, nước Mỹ khá thành công. Nước Nhật họ rạng danh vì SONY, HONDA,
TOYOTA… và rạng danh cả con người văn minh, nhân bản trong đau thương
điêu tàn, trong thảm họa động đất, sóng thần làm thế giới phải ngả mũ.
Cũng vậy, Hàn Quốc đi sau mà cạnh tranh ngang ngửa với Nhật Bản thì cũng
đáng ngả mũ vì họ có con người văn minh yêu nước, người ta cũng “quên”
dần bàn tay sắt độc tài của Pak Chung-hee để bầu con gái ông ta Pak
Geun-hye làm Tổng thống với số phiếu áp đảo. Vì sao?
Thay cho lời kết
Quốc hội nên từ những nan đề nêu trên, phóng tầm mắt
xem nhân loại họ đang làm gì để chiếu vào con người, góc phố, con đường ổ
gà của Việt Nam mà hoạch định chính sách, xây dựng luật pháp và suy
ngẫm về mô hình phát triển đất nước. Muốn vậy, phải dân chủ trong Quốc
hội, từng đại biểu phải đối thoại với dân về từng vấn đề cụ thể dân nêu
chứ không chỉ qua các cuộc tiếp xúc đại diện cử tri, v.v.
Quốc hội liệu có tin vào báo cáo “mấy chục triệu dân
tán thành Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” (có ký tá hẳn hoi nhưng toàn
hình thức) và tưởng rằng mặt biển bình yên? Không đâu, không thấy “chim
báo bão” không có nghĩa là sẽ không có bão biển.
T.V.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Hải tặc kiểu Tàu trên Biển Đông
Đầu tháng 8 năm ngoái (2012), Trung Quốc mở chiến dịch xuất bến trên
23.000 tàu đánh cá đi cướp hải sản ở Biển Đông, nhiều nhất là khu vực
Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chiến dịch “hải tặc” này được nhà cầm
quyền Trung Quốc đặt cho cái tên thật là ầm vàng: “Lễ hội đánh bắt hải
sản”.
Riêng cơ quan ngư nghiệp tỉnh Hải Nam ngang nhiên phát động 18 ngày đánh
bắt tại quần đảo Trường Sa trong chiến dịch chuyển hướng hoạt động của
các tàu cá Trung Quốc từ đánh bắt gần bờ đến đánh bắt xa bờ. Các ngư dân
ở Hải Nam còn được khuyên là nên chuyển sang đóng tàu lớn và đi thăm dò
các vùng biển sâu.
Thời điểm này, đầu tháng 5-2013, Bắc Kinh lại tung một đoàn tàu cá hùng
hậu xuống vùng biển Trường Sa, một số quan chức Philippines đã tiết lộ
rằng ngư dân Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người thường
đến đánh cá trộm tại Philippines và bị bắt giữ. Theo hãng tin Nhật
Kyodo vào hôm qua, 07/05/2013, Philippines cho biết là từ tháng 03/1995
cho đến tháng 04/2013, 56% người ngoại quốc bị bắt vì đánh cá trái phép
trong vùng biển Philippines thuộc Biển Đông là công dân Trung Quốc.
Theo thống kê của Hội đồng đặc trách phát triển bền vững khu vực đảo
Palawan sát cạnh Biển Đông, thì ngư dân Trung Quốc dính líu đến 45% các
vụ đánh bắt trộm được ghi nhận xung quanh vùng Palawan, nổi tiếng về
tính đa dạng sinh học. Hội đồng này là một cơ quan chính phủ được giao
nhiệm vụ bảo vệ động vật hoang dã và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
khác trong khu vực bờ biển phía tây Philippines.
Bà Adelina Villena của cơ quan này xác định với hãng tin Kyodo rằng văn
phòng của bà đã thống kế được tổng cộng là 91 vụ đánh bắt trái phép, bắt
giữ 1.129 công dân nước ngoài. 41 sự cố loại này liên quan đến 629 công
dân Trung Quốc.
Số liệu trên đây bao gồm cả sự cố hồi tháng Tư vừa qua, khi một tàu
Trung Quốc với 12 ngư dân đã bị mắc cạn trên rạn san hô Tubbataha, khu
vực bảo tồn biển lớn nhất của Philippines. Trên tàu, người ta phát hiện
xác chết của khoảng 2.000 con tê tê, một loài vật được bảo vệ vì có nguy
cơ tiệt chủng.
Theo Villena, ngư dân Việt Nam ở vị trí thứ hai trong danh sách của
những kẻ đánh bắt cá trái phép trong khu vực, chiếm khoảng 27% tổng số
người ngoại quốc bị bắt giữ. Cụ thể là đã có 305 người Việt bị bắt giữ
trong 26 sự cố. Xếp thứ ba là người Malaysia, theo sau là Indonesia, và
Đài Loan.
Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Philippines đều có yêu sách
chồng lấn trên khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, đa số các vụ đánh bắt trộm
được phát hiện trong vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của
Philippines. Chỉ có chín vụ ở vùng Trường Sa có tranh chấp – tại nhóm
đảo mà Manila gọi là Kalayaan.
Ngày 6/5, 32 tàu cá Trung Quốc, trong đó có một tàu cỡ lớn 4.000 tấn và
một tàu 1.500 tấn, rời cảng Bạch Mã Tỉnh ở thành phố Đam Châu, tỉnh Hải
Nam. Các tàu dự kiến đánh bắt cá trong vòng 40 ngày tại khu vực quần đảo
Trường Sa mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền.
Trước diễn biến này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh
Nghị hôm nay đã thể hiện quan điểm nhất quán của Việt Nam: "Chúng tôi
rất quan tâm tới thông tin trên và sẽ theo dõi giám sát các diễn biến
liên quan tới vấn đề này. Chúng tôi cho rằng mọi hoạt động của các bên
liên quan tại Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là
Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước liên quan", ông Nghị nói
trong cuộc họp báo thường kỳ.
"Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và
mọi hoạt động của các bên ở khu vực này mà không được sự chấp thuận của
Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam", phát ngôn viên
ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
Chiều 9-5, tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Lương Thanh Nghị cho biết Việt Nam rất quan tâm tới thông tin về 32 tàu
cá Trung Quốc đổ ra quần đảo Trường Sa để đánh bắt cá và sẽ theo dõi sát
các diễn biến liên quan đến vấn đề này.
Đây là biểu hiện rõ nét Trung Quốc cố tình thực hiện con bài “xâm lược
mềm”, xâm lược không cần tuyên bố, không tiếng súng. Suy cho cùng đây là
những đoàn tàu hải tặc kiểu mới hoàn toàn mang ‘ màu sắc’ và lối ngang
ngược, trắng trợn của Tàu. Với quan điểm mọi hoạt động của các bên liên
quan ở Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế nhất là Công ước
của LHQ về Luật Biển 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền
tài phán của các nước liên quan, ông Nghị nói mọi hoạt động của các bên ở
khu vực này không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền
của Việt Nam.
Ông Lương Thanh Nghị cho biết hai bên sẽ kiểm điểm tình hình hợp tác từ
phiên họp lần thứ 5 (tháng 9-2011) và trao đổi phương hướng, biện pháp
cụ thể nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác chính trị và hợp tác hai
Đảng, hai nước, thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và hợp tác giữa các bộ,
ban ngành của hai nước, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế,
thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao, khoa học kỹ
thuật, giao lưu nhân dân, trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng
quan tâm, trong đó có vấn đề duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
Chu Mã Giang
(Blog Bùi Văn Bồng)
Chiến lược Quyền Con Người
Có thể nói con đường dân chủ hoá Việt Nam đang bước vào một giai đoạn quan trọng – giai đoạn mà mục tiêu quyền con người nổi lên mạnh mẽ và trở thành mục tiêu tranh đấu chung. Vì vậy mà đây cũng là một giai đoạn quan trọng có tính quyết định.
Trong lịch
sử trước đây, ngoại trừ một giai đoạn được cổ vũ bởi nhà yêu nước Phan
Chu Trinh thì quyền con người chưa bao giờ là mục tiêu tranh đấu thực sự
của các cuộc cách mạng ở Việt Nam. Thực chất của các cuộc đấu tranh,
chiến tranh ở Việt Nam hầu hết là sự tranh giành ý thức hệ và quyền lợi
của cá nhân hoặc phe nhóm và được che đậy dưới các danh nghĩa “độc lập”,
“giải phóng”, “thống nhất”, v.v… Chính vì vậy mà đất nước triền miên
đau khổ, lạc hậu, nô lệ. Đó cũng chính là lý do mà công cuộc đấu tranh
dân chủ hoá đất nước bằng mục tiêu giải trừ chế độ cộng sản đã kéo dài
nhiều năm vẫn chưa có kết quả. Dù bằng bạo lực hay bất bạo động thì
chính quyền Cộng sản cũng phá được nếu các hành động này hướng đến xoá
bỏ chế độ Cộng sản. Thậm chí những hành động ôn hoà nhất nhằm hướng đến
những cải cách kinh tế, xã hội tiến bộ cũng bị quy chụp là lật đổ chính
quyền “nhân dân” bằng “diễn biến hoà bình” rồi dùng điều 79 để kết án.
Cộng đồng
quốc tế cho dù có thể lên án mạnh mẽ những sự đàn áp thô bạo này thì vẫn
rất khó để lên tiếng ủng hộ cho những mục tiêu thay đổi chế độ. Do vậy,
dù sự vi phạm và chà đạp nhân quyền ở Việt Nam là rất trầm trọng trong
nhiều năm qua nhưng Việt Nam vẫn chưa thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ
của cộng đồng quốc tế nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công cuộc dân chủ hoá.
Nhưng tình
hình đang khác đi nhanh. Gần một năm qua người dân đã mạnh dạn hơn, nói
về quyền con người nhiều hơn, ý thức và đòi hỏi quyền chính đáng của
mình mạnh mẽ hơn. Các phong trào đòi quyền như Con đường Việt Nam, Kiến
nghị 72 về Hiến pháp, yêu cầu về Hiến pháp của Hội đồng Giám mục, Công
dân tự do, Liên minh tôn giáo tuyên bố về sửa đổi hiến pháp, Dã ngoại
nhân quyền v.v… đều được tổ chức công khai và bài bản. Tôn chỉ công khai
đã tạo nên sức mạnh to ớn cho các cuộc đấu tranh này. Cùng với chính
nghĩa không thể phủ nhận của mục tiêu quyền con người, sức mạnh này đang
tạo nên một bước ngoặt quan trọng.
Thứ nhất
nó đẩy an ninh của chính quyền Cộng sản vào thế bị động. Tìm ra một
nguyên cớ để kết tội các hoạt động này là không dễ dàng chút nào. Các
điều 79, 88 gần như bị vô hiệu hoá trước sự công khai và chính nghĩa.
Trong tình thế mà đảng Cộng sản Việt Nam bị phân rã mạnh mẽ như hiện
nay, tìm được sự đồng thuận về một chủ trương đàn áp chính thức cho các
hoạt động nhân quyền này là điều không thể. Do đó chiến thuật của an
ninh Việt Nam bây giờ chủ yếu là lén lút, ném đá giấu tay, hành hung,
doạ nạt hoặc bôi xấu hình ảnh những nhà hoạt động nhân quyền giống như
đang diễn ra trên trang tusangnhamhiem. Chứ không thể chính thức khởi tố
được những người này.
Hơn nữa,
những hành động chính thức như vậy sẽ càng đẩy dư luận quốc tế lên thành
cao trào phản đối mạnh mẽ chính quyền Cộng sản Việt Nam. Đây chính là
lý do thứ hai tạo nên bước ngoặt nói trên. Chưa bao giờ EU, Mỹ, Anh,
Pháp… lại quan tâm và sẵn sàng can thiệp mạnh về nhân quyền ở Việt Nam
như hiện nay. Kết quả này là nhờ sự tập trung vào mục tiêu Quyền con
người của các lực lượng trong lẫn ngoài nước vừa qua.
Ngoài ra,
cũng còn nhờ sự đóng góp và hy sinh của các anh chị Trần Huỳnh Duy Thức,
Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần … để nhận lấy những bản án
khủng từ 7 đến 16 năm tù khiến dư luận quốc tế căm phẫn.
Bên cạnh
đó, việc mong muốn có một ghế tại Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc và
việc bị đánh giá định kỳ toàn diện (UPR) về nhân quyền của Hội đồng này
trong năm tới, khiến cho Việt Nam sẽ dễ dàng trở thành tâm điểm quốc tế.
Có thể nói lực lượng an ninh Việt Nam chưa bao giờ rơi vào tình thế
tiến thoái lưỡng nan như trước giai đoạn bước ngoặt này. Nếu không đàn
áp được các phong trào này thì chúng sẽ nhanh chóng lớn mạnh. Nhưng nếu
liều lĩnh ra mặt đàn áp chính thức thì chắc chắn sẽ làm dấy một phong
trào quốc tế phản đối chính quyền Cộng sản Việt Nam.
Đàng nào
cũng sẽ làm cho con đường dân chủ hoá Việt Nam tiến thêm một bước vững
chắc. Quả thật, quyền con người là chiến lược. Đó vừa là sức mạnh, là
chính nghĩa của công cuộc đấu tranh vì dân chủ thịnh vượng của Việt Nam,
vừa là điểm yếu chết người của chính quyền toàn trị.
Ngay từ
lúc ra đời vào tháng 6 năm ngoái, phong trào Con dường Việt Nam đã tập
trung vào 2 hoạt động Khai dân trí là tổ chức cuộc thi “Quyền con người
và Tôi” và biên soạn, phát hành quyển sách “Câu chuyện về Quyền con
người”. Những thành viên Phong trào ở trong nước liên tục bị an ninh
Việt Nam sách nhiễu vì hai hoạt động này dù rằng chính họ cũng phải thừa
nhận rằng đó là những việc làm không có mục đích xấu. Đặc biệt quyển
sách này được ông Lê Thành Ân – Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn yểm trợ
phát hành. Anh Lê Thăng Long, người phát động phong trào Con đường Việt
Nam liên tục bị truy vấn và gây sức ép buộc phải hủy bỏ việc phát hành
sách này. Mới đây anh Hoàng Dũng còn bị hạch sách chỉ vì anh Dũng có
nhận được mấy cuốn sách đó và tặng nó cho một vài người khác. Cũng liên
quan đến việc này mà anh Dũng bị công an đánh đập. Điều đó cho thấy
chính quyền Cộng sản sợ quyền con người đến thế nào. Còn hơn thế nữa,
ngày 30/12/2012, ông Bộ trưởng Công AnViệt Nam đích thân gặp ông Ân và
đề nghị ông Ân tổ chức họp báo thông báo rút lại lời yểm trợ cho quyển
sách này. Nhưng ông Tổng Lãnh Sự đã từ chối và nói rằng Hoa Kỳ luôn ủng
hộ Quyền con người.
Quyển sách Câu Chuyện Về Quyền Con Người do Phong Trào Con Đường Việt Nam thực hiện và phát hành kín trong nước. |
Hôm nay,
các cuộc Dã ngoại Nhân quyền tại Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang, Hải Phòng
cũng bị an ninh ngăn chặn và bắt giữ người trái phép. Điều này càng
chứng minh cho “nỗi sợ hãi” của chính quyền toàn trị đối với quyền con
người. Nhưng sẽ khác với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, các hoạt
động này sẽ dần phát triển và bùng nổ trong thời gian tới.
Cộng đồng
quốc tế sẽ hỗ trợ mạnh mẽ những hoạt động này và sẽ có những hành động
cần thiết nếu chính quyền đàn áp mạnh tay các hoạt động đó.
Quyền con người quả thật là một chiến lược tuyệt vời.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi
Thủ tướng TQ: Cần duy trì liên lạc cấp cao Việt-Trung
(Kienthuc.net.vn)
– Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ngày 10/6 có cuộc hội kiến Thủ tướng
Trung Quốc Lý Khắc Cường nhân dịp sang Bắc Kinh đồng chủ trì phiên họp
Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung lần thứ 6.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (trái) bắt tay Thủ tướng Lý Khắc Cường (phải) ngày 10/5. (Ảnh: Tân Hoa xã). |
Thủ tướng Trung Quốc đề nghị thực thi
tầm nhìn chiến lược chung trong các quan hệ song phương, tăng cường lòng
tin về mặt chính trị, thúc đẩy các lợi ích chung cũng như nỗ lực bảo
vệ, củng cố và tìm cách phát triển tốt hơn mối quan hệ hữu nghị truyền
thống giữa hai nước.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (trái) hội đàm với Thủ tướng Lý Khắc Cường (phải). (Ảnh: Tân Hoa xã). |
“Hai bên cần kiềm chế và giải quyết
những bất đồng liên quan đến các vấn đề Biển Đông và ngăn chặn các vấn
đề này ảnh hưởng đến sự phát triển của các quan hệ song phương cũng như
sự hợp tác chung”, Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nguyễn
Thiện Nhân nhấn mạnh Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam hoan nghênh
những thành tựu đáng kể của Trung Quốc. Việt Nam mong muốn thực hiện các
thỏa thuận giữa hai nước, nâng cao tình hữu nghị truyền thống, thúc đẩy
thương mại và hợp tác kinh tế, đẩy mạnh các quan hệ ngoại giao nhân dân
cũng như giải quyết đúng đắn vấn đề Biển Đông để đưa quan hệ song
phương lên một tầm cao mới.
Sau khi hội kiến Thủ tướng Lý Khắc
Cường, hôm nay Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân sẽ gặp Ủy viên Quốc vụ
viện đặc trách đối ngoại Dương Khiết Trì.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân
http://vietnamese.cri.cn/421/2013/05/11/1s186177.htm
2013-05-11 14:53:38 cri
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân
Theo tin Đài chúng tôi: Ngày 10/5, tại Trung Nam Hải, Thủ
tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tiếp Phó Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân. Thủ tướng Lý Khắc Cường nói, Trung Quốc-Việt Nam là hai nước láng giềng quan trọng. Hai nước đều coi phát triển của nước bạn là cơ hội của mình, hai nước cần phải nắm bắt quan hệ song phương xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, tăng cường tin cậy chính trị, mở rộng lợi ích chung, củng cố tình hữu nghị truyền thống, thúc đẩy quan hệ hai nước thu được phát triển nhanh hơn.
Thủ tướng Lý Khắc Cường nêu rõ, phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị Trung-Việt là nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, cần có điều kiện và bầu không khí tốt đẹp. Hai bên cần phải kiểm soát và giải quyết tốt sự bất đồng về vấn đề Nam Hải, không để cho nó quấy nhiễu phát triển quan hệ và hợp tác song phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói, Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc thực hiện tốt nhận thức chung đã đạt được, tăng cường tình hữu nghị truyền thống, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, tăng cường giao lưu nhân văn, xử lý ổn thỏa vấn đề Nam Hải, đưa quan hệ hữu nghị toàn diện và hợp tác cùng có lợi lên một tầm cao mới.
Sao lại là nhạy cảm?
MS Nguyễn Trung Tôn (Danlambao)
– Sáng ngày 10-5-2013 em Châu Văn Thi (YeuNuocViet) đang trên đường đi
cắt chỉ vết thương ở chân, thì bị công an chặn lại để cưỡng chế về Công
an phường 10, quận 10, Sài Gòn. Hài hước nhất là công dân Châu Văn Thi
bị chặn khi đang được một người lái xe ôm chở chứ không trực tiếp điều
khiển phương tiện giao thông. Lý do khiến công dân Châu Văn Thi bị công
an chặn giữ sáng nay đó là: Phải thay ngay cái áo đang mặc trên người,
vì đây là thời điểm nhạy cảm!? Chiếc áo thun mà Châu Văn Thi đang mặc là
mẫu sản phẩm mới của No China Shop với dòng chữ: Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam / No China Shop – Người Việt ủng hộ hàng Việt – Tất cả vì toàn vẹn non sông đất nước Việt Nam.
Kính thưa quý độc giả nhà nước Việt Nam
vẫn luôn phát động phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam”, vậy mà khi công dân Châu Văn Thi mặc trên người chiếc áo thun hoàn
toàn chất lượng hàng Việt Nam cả về hình thức lẫn nội dung thì lại bị
công an bắt giữ, vì lý do “nhạy cảm”.
Không biết cái “nhạy cảm” mà công an
đưa ra là gì? Có phải là khi công dân Việt Nam thể hiện lòng yêu nước,
yêu tự do và toàn vẹn lãnh thổ thì các ông cho là “nhạy cảm”? Có phải
các ông ngầm nói rằng Hoàng Sa, Trường Sa, thậm chí cả Việt Nam bây giờ
không còn phải là của người dân Việt? Có phải các ông đã bị cái “lưỡi
bò” Trung Quốc liếm hết lương tri không? Hay các ông cho rằng Việt Nam
là chư hầu của Trung Quốc?
Trước sự xâm lấn của Trung Quốc trên
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đáng lẽ các ông phải khuyến khích
những người như Châu Văn Thi để cổ vũ mọi người tham gia chiến dịch vì
biển đảo quê hương này chứ! Các ông có thấy nhục nhã khi làm những việc
trái với lương tâm đạo lý làm người như vậy không? Hay các ông chỉ biết
cúi đầu làm theo mệnh lệnh của cấp trên? Ngay cả khi mênh lệnh đó đi
ngược lại với quyền lợi dân tộc, bách hại người thân của các ông? Nếu
như vậy các ông chỉ là một lũ “ngu trung”.
Hãy mau mau tỉnh ngộ và nhận rõ tội
lỗi, ăn năn trở về cùng dân tộc. Xin một lần nữa thiết tha kêu gọi các
ông hãy trở về với nhân dân, chung tay góp sức để bảo vệ lãnh thổ Việt
nam thân yêu của chúng ta.
Thanh Hóa ngày 11-5-2013
MS Nguyễn Trung Tôn – ĐT: 01628387716
_______________________________________________
Bài liên quan đã đăng:
Tiếp tục trả thù dã ngoại nhân quyền: Anh Châu Văn Thi bị CA vây bắt
CTV Danlambao
– Lúc 08h sáng nay, 09/05/2013, anh Châu Văn Thi (Facebook Yêu Nước
Việt) bất ngờ bị công an mật vụ chặn bắt tại khu vực ngã tư đường 3
tháng 2 – Lê Hồng Phong, khi đang trên đường đến bệnh viện để làm tiểu
phẫu cho vết thương ở chân…
Nguyễn Ngọc Già – Tôi ủng hộ Thống đốc Nguyễn Văn Bình! Ủng hộ! Ủng hộ!
Nguyễn Ngọc Già
Hiện nay ai cũng biết, ngân khố gần như kiệt quệ. In tiền ra thì cầm
bằng lạm phát phi mã (bỏ mẹ), vay thì chẳng còn dễ dàng vì “lịch sử nợ
nần” quá bê bối, dù Thủ tướng luôn “Trân trọng từng đồng vốn ODA” [1],
“ở trên” luôn đúng, tại “ở dưới” tụi nó làm sai thôi. Xin quốc tế giãn
nợ, khoanh nợ thì cũng có hạn (thôi chớ). VAMC thì ì à ì ạch. Chạy cửa
nào? Chạy đâu?
Theo số liệu chính thức từ các trang báo được hoạt động tại Việt Nam [2]:
Lúc 15h00 (giờ Việt Nam) hôm 15/4/2013, đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, báo chỉ số nợ công của Việt Nam hiện đang chiếm 49,2% GDP toàn quốc. Theo đó, với tổng mức nợ công hiện là 72,523 tỷ USD, tính theo mức dân số Việt Nam mà Global debt clock cung cấp là 89.740.893 người, mỗi người dân đang “gánh” 808,1 USD nợ công.
Trong khi đó, số liêu từ trang báo khác cho hay [3]:
Tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng năm 2011 là gần 2,6 triệu tỷ đồng. Số liệu năm 2012 cũng khoảng 2,6 triệu tỷ. Nếu đúng nợ xấu là 8,8% thì nợ xấu vào cuối 2012 là khoảng 229 ngàn tỷ đồng (khoảng 10 tỷ USD). Con số ước lượng của các chuyên gia và các tổ chức quốc tế cao hơn.
Muốn vừa không lạm phát phi mã, vừa muốn tỉ giá ngoại tệ vẫn kiểm soát dao động quanh mức +/- 2%-3% thì buộc phải hút tiền về.
Hút từ đâu? Không lẽ hút từ mấy chục ngàn biệt thự bỏ hoang? Không lẽ hút từ cả trăm ngàn căn hộ để trống? Trái phiếu chính phủ thì èo uột như trẻ con mới 6 tháng rưỡi đã đòi chòi ra, dân nào mà thèm? Nông nghiệp thì bị chặn tứ bề, khó khăn đủ kiểu từ ngoài ( bị kiện chống bán phá giá, cấm nhập vì không đủ tiêu chuẩn) vô tới trong (ép giá lẫn nhau, ép giá nông dân cùng những chiêu thức phá hoại từ lái buôn Trung Quốc), dầu khí thì lỗ chỏng gọng, cả trăm ngàn doanh nghiệp lỗ lã, phá sản, giải thể v.v… Phải thông cảm cho nhà nước khi không hút được tiền về ngân khố chớ!
Vậy còn chỗ nào để hút tiền? Từ vàng. Bằng cách bán ra. Theo số liệu của Việt Nam [2] (ai tin thì tin không tin thì thôi, tôi cứ lấy theo đúng con số của báo VN cho nó lành) dự trữ vàng khoảng 1.000 tấn # 26.000.000 lượng [4], trong đó (cứ coi như) nhà nước nắm 50% # 13.000.000 lượng, vì nhà nước nói sẽ huy động 500 tấn trong dân [5].
Phải đồng ý bán vàng ra để giải quyết nợ xấu. Vậy, bán ra tương đương (hay chênh lệch vài trăm ngàn đVN) so với giá thế giới có mà cạp đất ăn à?! Phải bán cao. Muốn bán cao thì phải độc quyền. Độc quyền cả thương hiệu mới nâng giá được chớ! Mới một mình một chợ chớ! Có vậy mà các chuyên gia, nhà báo, nhà kinh tế cứ ỏm củ tỏi hết là sao? Phải biết thông cảm cho nhà nước chớ! Hổng nghe ông Văn Hữu Chiến phê bình cô ca sĩ Mỹ Tâm leo lên bục hát có mấy bài mà đòi tới 6.000 USD à? Quê hương đang khó khăn, phải biết chung vai gánh vác chớ! Tình tự/tình yêu/tình nghĩa/tình đồng chí/tình dân tộc/ tình tùm lum đâu hết cả rồi mà cứ ngồi chõ mỏ ra chửi nhà nước là sao?! Các vị vừa phải thôi chớ!
Nghe tôi nói đây:
Ai không yêu nước? Giơ tay lên! Tôi thách đó! Bây giờ, im lặng, trật tự, nghe tôi nói (ai nhao nhao, tống thẳng ra khỏi đây):
Nhà nước có 500 tấn # 13.000.000 lượng vàng đúng không?
Qua 15 phiên đấu vừa rồi [6], cho kết quả:
386.000 lượng # 14,8 tấn vàng (mới bán ra có 3% chớ mấy, thấy chưa, có gì mà la hoảng lên so với cả hầm vàng nhà nước ta chắt chiu dành dụm mấy chục năm nay cho nhân dân, từ khi Nguyễn Văn Thiệu ôm 16 tấn vàng giông mất hồi 75. Đừng nghe bọn thù địch. Rõ!).
Chênh lệch mà mấy ông, mấy bà la om sòm là 6 triệu, đúng chưa?
386.000 x 6.000.000 đVN = 2 ngàn 316 tỉ đồng.
2.316 tỉ đồng/21.000đ/USD # 110 triệu USD, mới giải quyết có (coi như) 1/100 số nợ xấu (10 tỉ USD). Có vậy mà la làng la xóm quá!
Bây giờ các ông, các bà muốn sao? Nhà nước ta nhân đạo quá rồi, đòi gì nữa! Chắc hỏi tôi sao là nhân đạo à? Tôi hỏi: ai có tiền mua vàng vào lúc này? Chênh lệch có 6 triệu/lượng, nghĩa là không đầy 300 USD, có 15% lại la hét như là cháy nhà tới nơi không bằng? Sao hồi giá đất Hà Nội có nơi cả tỉ đồng một thước, Sài Gòn cũng vậy, lúc hốt lời như vậy không la? Chứng khoán lúc lên cả trên ngàn hai điểm, hốt lời cả trăm mấy, mấy ngàn tỉ sao không hét? Giờ chênh lệch có 6 triệu um sùm như nhà cháy đến nơi không bằng!
Tôi hỏi: dân nghèo và tạm đủ ăn nước mình là 79,2 triệu, chiếm 88,6% dân số đúng không [7]? Số này làm gì có tiền mà mua vàng? Đúng không?
Tôi hỏi: Ai la làng la xóm? Những ai la làng la xóm là phải có tiền mua mới la. Đúng không? Đã có hơn bốn chục triệu mua lượng vàng thì thêm 6 triệu để phụ nhà nước giải quyết nợ xấu, tôi nói có đúng không? Chừng nào nhà nước đi móc túi dân nghèo, thì sai rồi!
Tôi năn nỉ các ông, các bà! Tôi lạy lục các bà, các ông! Làm ơn đi! Làm ơn góp thêm mỗi người một chút để nhà nước lo cho dân nghèo còn màn trời chiếu đất, lo nhà ở xã hội cho bà con, làm thêm cây cầu cho mấy đưa nhỏ đừng đu dây như khỉ hát xiệc, thêm cái bệnh viện để làm nhà thương thí, lo cho các cháu nhi đồng trần truồng, đói khát vùng cao nữa!
Đó! Nói tới đây là tôi nóng nữa! Tôi nóng lắm! Tôi hỏi: tại sao các ông, các bà rống họng chửi nhà nước là bỏ bê, là vô lương tâm, rồi còn dẫn đ/c Giàng Seo Phử ra bêu riếu, miêt thị, mạt sát với cái măt phì nộn. Là sao? Không biết gánh vác với nhà nước, chung tay với đồng bào trong lúc dầu sôi lửa bỏng mà tối ngày chửi nhà nước là sao? Mọi người coi lại cách ăn ở ra sao, chứ tôi thấy vậy là hổng được. Hổng có được chút nào!
Đó, tôi nói vậy đó! Ông nào, bà nào la làng vụ 6 triệu chênh lệch vàng là có vấn đề! Nhất định là có vấn đề! Tôi không bao giờ chụp mũ ai hết. Nhưng ai la càng dữ thì người đó càng có vấn đề, là không biết chia sẻ với nhà nước. Nên nhớ không phải nhà nước ép buộc gì ai cả, có tiền thì mua, không thì thôi, không ai ép ai. Tôi nói đúng không?
Nghe Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói đây [8]:
… trong Luật Ngân hàng Nhà nước cũng như là trong Nghị định 24 mới nhất về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, mục tiêu của chúng ta là ổn định thị trường chứ không có ổn định hay làm cho giá vàng trong nước hay giá vàng thế giới thu hẹp lại. Về bản chất, vàng là ngoại tệ, chúng ta không sản xuất vàng mà nhập khẩu vàng.
Trong bài báo này, ông Bình cũng khẳng định: “Nhân dân và đất nước có lợi từ chênh lệch giá vàng”. Điều quá rõ và thuyết phục đến như vậy, nhưng nhiều chuyên gia đã phản ứng dữ dội khi cho rằng phát biểu như thế là không đứng đắn và thiếu logic.
Thử hỏi, NHNN của ai? Của Nhà nước, mà nhà nước ta là nhà nước gì? Nhà nước XHCN. Nhà nước CHXHCNVN là của ai? Của dân chứ còn đâu vào nữa?! Vậy chênh lệch giá vàng là về NHNN, tức là về ngân sách NN, nghĩa là cuối cùng cũng dùng số tiền đó để giải quyết các vấn đề của đất nước Việt Nam thương yêu của đồng bào chúng ta.
Hiểu chưa! Vậy, mới ngoan!
Có ai thắc mắc nhà nước gom tiền đồng về làm chi không? Sẵn tiện tôi giải thích luôn, giúp cho nhà nước. Vậy mới yêu nước, chớ đâu phải như các ông, các bà ngồi chửi rủa suốt ngày, mè nheo, đòi hỏi đủ trò.
Nguyễn Ngọc Già
________________
http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/179284/Tran-trong-tung-dong-von-ODA.html [1]
http://www.baodatviet.vn/kinh-te/dau-tu-tai-chinh/201304/dong-ho-bao-no-cong-cua-Viet-Nam-o-muc-ky-luc-2345308/ [2]
http://danviet.vn/118377p1c25/no-xauvan-de-nan-giai.htm [3]
http://cafef.vn/search/ZOG7sSB0cuG7ryB2w6BuZyBj4bunYSB2aeG7h3QgbmFt/du-tru-vang-cua-viet-nam.chn [4]
http://dantri.com.vn/su-kien/se-huy-dong-300-500-tan-vang-trong-dan-560814.htm [5]
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2013/05/vang-dau-thau-bat-ngo-e/ [6]
http://thebusiness.vn/Home/Article/1335/VN-nhieu-dan-ngheo-gan-nhat-khu-vuc [7]
http://vcci.com.vn/nghien-cuu/201356235535811/thong-doc-nhan-dan-va-dat-nuoc-co-loi-tu-chenh-lech-gia-vang.htm [8]
Ông Đặng Văn Kim với giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất do cha ông khai phá trong buổi làm việc với Thanh tra Chính phủ sáng 10-5 – Ảnh: Nguyễn Triều
Bốn năm qua, họ không nhận một đồng thù lao, tự bỏ tiền tiết kiệm và công sức để xoá mù cho các bé. Thêm người biết chữ, xã hội sẽ bớt đi những nguy cơ thêm người đá cá lăn dưa.
Đài truyền hình Ninh Thuận hay tin, tới quay phim để phát trên đài về gương người tốt việc tốt. Mới đây, phóng viên NTV đến liên hệ với Dâng. Lúc đầu Dâng và nhóm bạn nghĩ nếu được phát trên đài tỉnh sẽ có nhiều người biết đến hoạt động của nhóm và sẽ có nhiều mạnh thường quân ủng hộ về vật chất và tinh thần cho các bé.
Thế nhưng Phường chỉ đạo cấm quay phim. Điều đó khiến các bạn trẻ cảm thấy bị tổn thương.
Báo Tuổi Trẻ hay tin, bèn viết bài :”Lên bờ xuống ruộng vì mở lớp học tình thương”.
Chẳng ai muốn bị nghĩ xấu, nhưng muốn không bị nghĩ xấu thì phải làm cho tốt. Các anh có quyền tìm hiểu để tham mưu cho chính quyền, nhưng phải lịch sự và lễ độ. Đằng này, ứng xử với truyền thông thiếu chuyên nghiệp, ứng xử với những công dân tốt bằng cách làm quan quyền như vậy, khiến cô bé sốc trước ngày thi, thì các anh rất đáng bị phạt. Vì làm xấu mặt chính quyền!
Mình nghĩ, Tuổi Trẻ đã rất kịp thời khi đăng bài báo này. Và sau bài báo các đồng nghiệp Tuổi Trẻ sẽ có sự tìm hiểu để trợ lực và bảo vệ nhân vật của mình!
__________________________________________
(TSNH)
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh (RSF)
Tượng thờ Chu Văn An trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội (DR)
Theo số liệu chính thức từ các trang báo được hoạt động tại Việt Nam [2]:
Lúc 15h00 (giờ Việt Nam) hôm 15/4/2013, đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, báo chỉ số nợ công của Việt Nam hiện đang chiếm 49,2% GDP toàn quốc. Theo đó, với tổng mức nợ công hiện là 72,523 tỷ USD, tính theo mức dân số Việt Nam mà Global debt clock cung cấp là 89.740.893 người, mỗi người dân đang “gánh” 808,1 USD nợ công.
Trong khi đó, số liêu từ trang báo khác cho hay [3]:
Tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng năm 2011 là gần 2,6 triệu tỷ đồng. Số liệu năm 2012 cũng khoảng 2,6 triệu tỷ. Nếu đúng nợ xấu là 8,8% thì nợ xấu vào cuối 2012 là khoảng 229 ngàn tỷ đồng (khoảng 10 tỷ USD). Con số ước lượng của các chuyên gia và các tổ chức quốc tế cao hơn.
Muốn vừa không lạm phát phi mã, vừa muốn tỉ giá ngoại tệ vẫn kiểm soát dao động quanh mức +/- 2%-3% thì buộc phải hút tiền về.
Hút từ đâu? Không lẽ hút từ mấy chục ngàn biệt thự bỏ hoang? Không lẽ hút từ cả trăm ngàn căn hộ để trống? Trái phiếu chính phủ thì èo uột như trẻ con mới 6 tháng rưỡi đã đòi chòi ra, dân nào mà thèm? Nông nghiệp thì bị chặn tứ bề, khó khăn đủ kiểu từ ngoài ( bị kiện chống bán phá giá, cấm nhập vì không đủ tiêu chuẩn) vô tới trong (ép giá lẫn nhau, ép giá nông dân cùng những chiêu thức phá hoại từ lái buôn Trung Quốc), dầu khí thì lỗ chỏng gọng, cả trăm ngàn doanh nghiệp lỗ lã, phá sản, giải thể v.v… Phải thông cảm cho nhà nước khi không hút được tiền về ngân khố chớ!
Vậy còn chỗ nào để hút tiền? Từ vàng. Bằng cách bán ra. Theo số liệu của Việt Nam [2] (ai tin thì tin không tin thì thôi, tôi cứ lấy theo đúng con số của báo VN cho nó lành) dự trữ vàng khoảng 1.000 tấn # 26.000.000 lượng [4], trong đó (cứ coi như) nhà nước nắm 50% # 13.000.000 lượng, vì nhà nước nói sẽ huy động 500 tấn trong dân [5].
Phải đồng ý bán vàng ra để giải quyết nợ xấu. Vậy, bán ra tương đương (hay chênh lệch vài trăm ngàn đVN) so với giá thế giới có mà cạp đất ăn à?! Phải bán cao. Muốn bán cao thì phải độc quyền. Độc quyền cả thương hiệu mới nâng giá được chớ! Mới một mình một chợ chớ! Có vậy mà các chuyên gia, nhà báo, nhà kinh tế cứ ỏm củ tỏi hết là sao? Phải biết thông cảm cho nhà nước chớ! Hổng nghe ông Văn Hữu Chiến phê bình cô ca sĩ Mỹ Tâm leo lên bục hát có mấy bài mà đòi tới 6.000 USD à? Quê hương đang khó khăn, phải biết chung vai gánh vác chớ! Tình tự/tình yêu/tình nghĩa/tình đồng chí/tình dân tộc/ tình tùm lum đâu hết cả rồi mà cứ ngồi chõ mỏ ra chửi nhà nước là sao?! Các vị vừa phải thôi chớ!
Nghe tôi nói đây:
Ai không yêu nước? Giơ tay lên! Tôi thách đó! Bây giờ, im lặng, trật tự, nghe tôi nói (ai nhao nhao, tống thẳng ra khỏi đây):
Nhà nước có 500 tấn # 13.000.000 lượng vàng đúng không?
Qua 15 phiên đấu vừa rồi [6], cho kết quả:
386.000 lượng # 14,8 tấn vàng (mới bán ra có 3% chớ mấy, thấy chưa, có gì mà la hoảng lên so với cả hầm vàng nhà nước ta chắt chiu dành dụm mấy chục năm nay cho nhân dân, từ khi Nguyễn Văn Thiệu ôm 16 tấn vàng giông mất hồi 75. Đừng nghe bọn thù địch. Rõ!).
Chênh lệch mà mấy ông, mấy bà la om sòm là 6 triệu, đúng chưa?
386.000 x 6.000.000 đVN = 2 ngàn 316 tỉ đồng.
2.316 tỉ đồng/21.000đ/USD # 110 triệu USD, mới giải quyết có (coi như) 1/100 số nợ xấu (10 tỉ USD). Có vậy mà la làng la xóm quá!
Bây giờ các ông, các bà muốn sao? Nhà nước ta nhân đạo quá rồi, đòi gì nữa! Chắc hỏi tôi sao là nhân đạo à? Tôi hỏi: ai có tiền mua vàng vào lúc này? Chênh lệch có 6 triệu/lượng, nghĩa là không đầy 300 USD, có 15% lại la hét như là cháy nhà tới nơi không bằng? Sao hồi giá đất Hà Nội có nơi cả tỉ đồng một thước, Sài Gòn cũng vậy, lúc hốt lời như vậy không la? Chứng khoán lúc lên cả trên ngàn hai điểm, hốt lời cả trăm mấy, mấy ngàn tỉ sao không hét? Giờ chênh lệch có 6 triệu um sùm như nhà cháy đến nơi không bằng!
Tôi hỏi: dân nghèo và tạm đủ ăn nước mình là 79,2 triệu, chiếm 88,6% dân số đúng không [7]? Số này làm gì có tiền mà mua vàng? Đúng không?
Tôi hỏi: Ai la làng la xóm? Những ai la làng la xóm là phải có tiền mua mới la. Đúng không? Đã có hơn bốn chục triệu mua lượng vàng thì thêm 6 triệu để phụ nhà nước giải quyết nợ xấu, tôi nói có đúng không? Chừng nào nhà nước đi móc túi dân nghèo, thì sai rồi!
Tôi năn nỉ các ông, các bà! Tôi lạy lục các bà, các ông! Làm ơn đi! Làm ơn góp thêm mỗi người một chút để nhà nước lo cho dân nghèo còn màn trời chiếu đất, lo nhà ở xã hội cho bà con, làm thêm cây cầu cho mấy đưa nhỏ đừng đu dây như khỉ hát xiệc, thêm cái bệnh viện để làm nhà thương thí, lo cho các cháu nhi đồng trần truồng, đói khát vùng cao nữa!
Đó! Nói tới đây là tôi nóng nữa! Tôi nóng lắm! Tôi hỏi: tại sao các ông, các bà rống họng chửi nhà nước là bỏ bê, là vô lương tâm, rồi còn dẫn đ/c Giàng Seo Phử ra bêu riếu, miêt thị, mạt sát với cái măt phì nộn. Là sao? Không biết gánh vác với nhà nước, chung tay với đồng bào trong lúc dầu sôi lửa bỏng mà tối ngày chửi nhà nước là sao? Mọi người coi lại cách ăn ở ra sao, chứ tôi thấy vậy là hổng được. Hổng có được chút nào!
Đó, tôi nói vậy đó! Ông nào, bà nào la làng vụ 6 triệu chênh lệch vàng là có vấn đề! Nhất định là có vấn đề! Tôi không bao giờ chụp mũ ai hết. Nhưng ai la càng dữ thì người đó càng có vấn đề, là không biết chia sẻ với nhà nước. Nên nhớ không phải nhà nước ép buộc gì ai cả, có tiền thì mua, không thì thôi, không ai ép ai. Tôi nói đúng không?
Nghe Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói đây [8]:
… trong Luật Ngân hàng Nhà nước cũng như là trong Nghị định 24 mới nhất về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, mục tiêu của chúng ta là ổn định thị trường chứ không có ổn định hay làm cho giá vàng trong nước hay giá vàng thế giới thu hẹp lại. Về bản chất, vàng là ngoại tệ, chúng ta không sản xuất vàng mà nhập khẩu vàng.
Trong bài báo này, ông Bình cũng khẳng định: “Nhân dân và đất nước có lợi từ chênh lệch giá vàng”. Điều quá rõ và thuyết phục đến như vậy, nhưng nhiều chuyên gia đã phản ứng dữ dội khi cho rằng phát biểu như thế là không đứng đắn và thiếu logic.
Thử hỏi, NHNN của ai? Của Nhà nước, mà nhà nước ta là nhà nước gì? Nhà nước XHCN. Nhà nước CHXHCNVN là của ai? Của dân chứ còn đâu vào nữa?! Vậy chênh lệch giá vàng là về NHNN, tức là về ngân sách NN, nghĩa là cuối cùng cũng dùng số tiền đó để giải quyết các vấn đề của đất nước Việt Nam thương yêu của đồng bào chúng ta.
Hiểu chưa! Vậy, mới ngoan!
Có ai thắc mắc nhà nước gom tiền đồng về làm chi không? Sẵn tiện tôi giải thích luôn, giúp cho nhà nước. Vậy mới yêu nước, chớ đâu phải như các ông, các bà ngồi chửi rủa suốt ngày, mè nheo, đòi hỏi đủ trò.
Nguyễn Ngọc Già
________________
http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/179284/Tran-trong-tung-dong-von-ODA.html [1]
http://www.baodatviet.vn/kinh-te/dau-tu-tai-chinh/201304/dong-ho-bao-no-cong-cua-Viet-Nam-o-muc-ky-luc-2345308/ [2]
http://danviet.vn/118377p1c25/no-xauvan-de-nan-giai.htm [3]
http://cafef.vn/search/ZOG7sSB0cuG7ryB2w6BuZyBj4bunYSB2aeG7h3QgbmFt/du-tru-vang-cua-viet-nam.chn [4]
http://dantri.com.vn/su-kien/se-huy-dong-300-500-tan-vang-trong-dan-560814.htm [5]
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2013/05/vang-dau-thau-bat-ngo-e/ [6]
http://thebusiness.vn/Home/Article/1335/VN-nhieu-dan-ngheo-gan-nhat-khu-vuc [7]
http://vcci.com.vn/nghien-cuu/201356235535811/thong-doc-nhan-dan-va-dat-nuoc-co-loi-tu-chenh-lech-gia-vang.htm [8]
Thằng nói một đường làm một nẻo và thằng khôn nhà dại chợ.
Phi Vũ 2
Trung
Cộng càng ngày càng ngang ngược. Ngoài miệng thì tuyên bố là tất cả mọi
tranh chấp trên biển đảo với các nước trong khu vực phải được giải
quyết thông qua sự đàm phán, thế nhưng thực tế lại hoàn toàn khác hẳn.
Trên
vùng quần đảo Senkaku tranh chấp với Nhật Bản, chúng đã cho máy bay,
tàu thuyền ngang nhiên đi lại giữa vùng đang có tranh chấp. Chúng đã cho
dân trong đại lục biểu tình bài Nhật, đốt phá cơ xưởng, nhà hàng cũng
như những cơ sở của người Nhật trên đất Tàu. Bây giờ chúng lại mở mồm
đòi đảo Okinawa.
Trong
khi đó, trên vùng quần đảo Hoàng Sa, chúng đã thành lập trái phép thành
phố Tam Sa và mở chương trình đưa người Hoa đi du lịch vùng này. Mặc
cho có sự phản đối của Cộng Sản Việt Nam chúng vẫn cứ làm càn.
Mấy
ngày nay, chúng lại cho nhiều đoàn tàu đánh cá có tàu của hải quân đi
bảo vệ vào khu vực quần đảo Trường Sa để đánh bắt cá. Đoàn tàu đánh cá
này được những tàu hải quân bảo vệ. Đây là những tàu có hỏa lực mạnh có
thể chống lại tàu ngầm, phi cơ…
Tụi
Trung Cộng này ngoài miệng thì nói nhân nghĩa như là biết tôn trọng lẽ
phải thế nhưng lại có những hành động ngang ngược, coi thường công pháp
quốc tế, coi thường những quy định về luật biển quốc tế. Cộng Sản Việt
Nam đối với dân thì hung dữ như bầy sói, tàn ác như loài thú dữ còn đối
với giặc thì như là bầy cừu chỉ phản đối cầm chừng lấy lệ mà thôi. Thật
là quân súc sinh khôn nhà dại chợ, ác với dân nhưng mà hèn hạ với giặc.
Thật là quân mặt dày không biết nhục là gì!
Phi Vũ
Ngày 9 tháng 5 năm 2013
Thư của Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) gửi Bộ trưởng công an Trần Đại Quang
“Để bảo vệ cho quyền tự do phát biểu và tụ họp ôn hòa, và để bảo
đảm là có sự trách nhiệm cho những vi phạm nhân quyền đã xảy ra vào
ngày 5 và 6 tháng 5 năm 2013, Ân Xá Quốc Tế đề nghị là chính phủ của
ngài: Ngay lập tức tổ chức điều tra độc lập, vô tư và có hiệu quả về
những vụ này, và bảo đảm là những người có trách nhiệm vi phạm nhân
quyền, đặc biệt trong việc sử dụng vũ lực không cần thiết và ngược đãi
những người tranh đấu ôn hòa, phải được đem ra trước công lý…” - Isabelle Arradon (Amnesty International)
Ngài Đại tướng Trần Đại Quang
Bộ trưởng Công an – Bộ Công an
44 Yết Kiêu, Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Ngày 9 tháng 5 năm 2013
Thưa ông Bộ Trưởng
Tôi viết thư này gửi đến ông để bày tỏ
sự quan ngại sâu xa của Ân Xá Quốc Tế về những biến cố đã xảy ra vào
ngày 5 và 6 tháng 5 năm 2013. Những người trẻ tìm cách tổ chức những
cuộc dã ngoại ôn hòa để thảo luận về nhân quyền đã bị ngăn cản không cho
làm việc đó bởi công an, và nhiều bloggers tham gia cuộc dã ngoại đã bị
bắt và bị đánh đập.
Những cuộc dã ngoại này được tổ chức
bởi những người đã gặp gỡ ôn hòa và bàn thảo cùng học hỏi về những quyền
nằm trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (TNQTNQ) trong các công
viên tại ba thành phố chính của Việt Nam – Hà Nội, Hồ Chí Minh và Nha
Trang.
Tuy nhiên, thay vì cho phép những cuộc
tụ tập nhỏ ôn hòa này xảy ra, công an đã tìm cách ngăn cản không cho
người ta tham dự và tạo nên nhiều chướng ngại để làm gián đoạn các cuộc
tụ họp.
Một số lượng lớn công an đã hiện diện;
rào cản và hàng rào kẽm gai được dựng lên để chặn lối vào; âm nhạc mở
lớn qua các loa phóng thanh để ngăn cản các hoạt động; và vòi xịt nước
được sử dụng để xịt nước vào những người tham dự khiến họ phải rời khỏi
nơi họ đang ngồi.
Đáng quan ngại hơn, nhiều bloggers tại
các vụ này đã bị bắt và bị đánh đập. Trong khi vụ ở Công viên Nghĩa Đô ở
Hà Nội tiếp tục trước sự hiện diện của một số lớn công an, những vụ tại
Công viên 30 tháng 4 ở Thành phố Hồ Chí Minh và tại Công viên Bạch Đằng
ở Nha Trang đều rồi đã bị giải tán.
Ở Nha Trang, cảnh sát ngăn chặn không cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (được biết dưới cái tên Mẹ Nấm) đến khu dã ngoại, và một số bạo động được biết đã gây nên cho những người tham dự.
Thêm vào đó, ở Hải Phòng, công an bao vây nhà của nhà văn Phạm Thanh Nghiên nơi một số đã dự định đến tụ họp và ngăn cản không cho khách vào, lên tiếng xúc phạm Phạm Thanh Nghiên và mẹ cô.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, hai bloggers Nguyễn Hoàng Vi và Vũ Quốc Anh đã bị bắt trong bạo động. Họ đã phân phát các bản của TNQTNQ. Hai người nữa, blogger Nguyễn Sỹ Hoàng, và Châu Văn Thi,
một thủy thủ – cũng bị bắt. Tất cả đều được trả tự do khoảng từ chín
đến 12 giờ sau đó, sau khi bị nói đã bị hành hung trong lúc hỏi cung.
Ngày hôm sau, vào ngày 6 tháng 5, Nguyễn Hoàng Vi, em của cô là Nguyễn Thảo Chi và mẹ là Nguyễn Thị Cúc,
trở lại đồn công an nơi Nguyễn Hoàng Vi đã bị giữ, để đòi lại tài sản
đã bị tịch thu. Đã có tin là họ bị xách nhiễu và hành hung bởi những tên
côn đồ, có thể có sự đồng lõa của cảnh sát: Nguyễn Thảo Chi bị gãy mấy
cái răng và Bà Nguyễn Thị Cúc bị một điếu thuốc đang cháy đâm vào mặt.
Sau khi họ rời công an để tìm an toàn và để chăm sóc y tế, những tên côn
đồ tiếp tục xách nhiễu họ.
TỰ DO PHÁT BIỂU VÀ HỘI HỌP ÔN HÒA
Ân Xá Quốc Tế nhắc nhở với ông là những
quyền tự do phát biểu và hội họp ôn hòa đều được đưa ra trong bản
TNQTNQ, và cung ứng, trong hình thức ép buộc pháp lý, bởi Hiến Chương
Quốc Tế về Quyền Dân sự và Chính trị (HCQTDSCT) mà Việt Nam là một quốc
gia thành viên.
Hiến chương QTDSCT cung cấp, không kể
những thứ khác, rằng mọi người đều có quyền duy trì quan điểm mà không
bị can thiệp, và rằng mọi người sẽ có quyền tự do phát biểu, kể cả quyền
tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý kiến đủ loại, hoặc
qua lời nói, qua chữ viết hay trong bản in, trong hình thức nghệ thuật,
hay qua bất cứ phương tiện nào mà người đó lựa chọn (Điều 19). Hơn thế,
quyền hội họp ôn hòa được bảo đảm. Các quốc gia thành viên của HCQTDSCT
sẽ không áp đặt một giới hạn nào lên quyền được tụ họp ôn hòa ngoài
những áp đặt phù hợp với luật pháp và cần thiết vì lợi ích của an ninh
quốc gia hoặc an toàn công cộng, trật tự công cộng, để bảo vệ sức khỏe
công cộng, hay đạo đức hoặc bảo vệ quyền và tự do của những người khác
(Điều 21).
Trong khi cả hai điều này cung cấp việc
áp đặt những giới hạn trên những quyền này trong một số hoàn cảnh, giới
hạn cần phải được áp dụng rất khắt khe. Trong Nhật xét Chung về Điều
19, Ủy Ban Nhân quyền vốn theo dõi việc tuân thủ HCQTDSCT nói rằng những
giới hạn “không thể để làm hại đến quyền đó,” cần “đáp ứng một thử
thách chặt chẽ để biện minh” và “cần phải được áp dụng chỉ cho những mục
đích mà đã được quy định và phải trực tiếp liên hệ đến nhu cầu cụ thể
mà họ đang xác định.” Cụ thể, Ủy ban thêm là điều khoản giới hạn cho
quyền tự do phát biểu “có thể không bao giờ được đưa ra để biện minh cho
việc bóp nghẹt của bất cứ sự ủng hộ nào cho.. nhân quyền.”
Ân Xá Quốc Tế quan ngại là sự đàn áp,
có lúc bạo động, về những buổi dã ngoại ôn hòa để thảo luận về nhân
quyền không thể biện minh là tuân thủ những điều khoản giới hạn trong
HCQTDSCT và do đó đã vi phạm những quyền cốt yếu của tự do phát biểu và
hội họp ôn hòa.
BẢO VỆ NHÂN QUYỀN
Tuyên bố về Người bảo vệ Nhân quyền,
được nhất trí thông qua (không bỏ phiếu) tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp
Quốc, các quốc gia, xác nhận không kể những điều khác, rằng “mọi người
đều có quyền, cá nhân hay hội họp cùng những người khác, để thúc đẩy và
cố gắng cho việc bảo vệ và thực hiện nhân quyền và những quyền tự do căn
bản ở cả mức quốc gia lẫn quốc tế (Điều 1).”
Tuyên ngôn nói tiếp là mọi người đều có
quyền tụ họp ôn hòa cho mục đích thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; và rằng
mọi người đều có quyền tìm, nhận và giữ các thông tin về mọi nhân quyền
và các tự do căn bản. Điều này bao gồm quyền học hỏi, thảo luận và có ý
kiến về việc chấp hành nhân quyền, và lôi cuốn sự chú ý của quần chúng
cho điều này.
SỬ DỤNG BẠO LỰC KHÔNG CẦN THIẾT VÀ HÀNH HUNG
Ân Xá Quốc Tế rất quan ngại về việc sử
dụng bạo lực không cần thiết bởi nhà cầm quyền Việt Nam chống lại những
người đã bị bắt và đánh đập cũng như là xách nhiễu và các biện pháp khác
đã được sử dụng để ngăn cản không cho tổ chức những cuộc dã ngoại ôn
hòa.
Ân Xá Quốc Tế còn thêm quan ngại về
những tấn công vật chất lên em gái của Nguyễn Hoàng Vi là Nguyễn Thảo
Chi và mẹ là Nguyễn Thị Cúc có thể đã vi phạm quyền tự do không bị tra
tấn và đối xử tàn nhẫn, vô nhân hay làm mất phẩm giá hay trừng phạt, vốn
là tuyệt đối và được cung cấp, không kể những thứ khác, ở Điều 7 của
HCQTDQCT.
ĐỀ NGHỊ
Để bảo vệ cho quyền tự do phát biểu và
tụ họp ôn hòa, và để bảo đảm là có sự trách nhiệm cho những vi phạm nhân
quyền đã xảy ra vào ngày 5 và 6 tháng 5 năm 2013, Ân Xá Quốc Tế đề nghị
là chính phủ của ngài:
+ Ngay lập tức tổ chức điều tra độc
lập, vô tư và có hiệu quả về những vụ này, và bảo đảm là những người có
trách nhiệm vi phạm nhân quyền, đặc biệt trong việc sử dụng vũ lực không
cần thiết và ngược đãi những người tranh đấu ôn hòa, phải được đem ra
trước công lý;
+ Cam kết công khai tôn trọng quyền tự
do ngôn luận và hội họp ôn hòa, và bảo vệ những công việc quan trọng
đang được thực hiện bởi những người bênh vực cho nhân quyền; và
+ Công khai lên án sử dụng những hành
vi tàn ác, vô nhân và làm hạ phẩm giá hay trừng phạt vào lúc bị bắt hay
bị tạm giam, và bảo đảm những cơ chế trách nhiệm nội tại mạnh mẽ được
đặt ra để giải quyết những trường hợp cảnh sát lạm quyền liên quan đến
vi phạm nhân quyền.
Những cuộc đối thoại nhân quyền ôn hòa tương tự có thể xảy ra ở Việt Nam trong tương lai.
Chúng tôi thành thực hy vọng là những
người tham gia sẽ được đến dự những vụ như vậy không bị xách nhiễu, đe
dọa hay lo sợ bị coi là tội phạm.
Vì quyền lợi của minh bạch, chúng tôi
sẽ phổ biến bức thư này trên địa chỉ của chúng tôi từ 10 tháng 5 năm
2013. Nếu ngài có câu hỏi gì liên quan đến sự quan tâm của Ân Xá Quốc
Tế, chúng tôi rất chào đón cơ hội để thảo luận những vấn đề này với ngài
và các đại diện khác của chính phủ.
Kính thư
Isabelle Arradon
Phó Giám đốc Á Châu Thái Bình Dương
Cc:
Đại sứ Vũ Quang Minh, Đại sứ quán Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Anh Quốc.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh, Bộ Ngoại Giao, Hà Nội, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
(Amnesty International gửi đến Defend the Defenders)
5.5.2013 Bloggers were arrested and-attacked
-
Bloggers were arrested and attacked while having picnic to discuss Human Rights
-
Dân Làm Báo Blog – Bloggers were arrested and attacked while having picnic to discuss Human Rights – Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin * Citizen Journalism
May 5, 2013, a large number of youths, bloggers, and internet users gathered for picnics in public parks held across 4 urban cities of Vi… -
Human Rights Watch: Vietnam – Stop Blocking ‘Human Rights Picnics’
-
Dân Làm Báo Blog – Vietnam: Stop Blocking ‘Human Rights Picnics’ – Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin * Citizen Journalism
Bản tiếng Việt ở cuối bài… Activists Harassed and Assaulted for Discussing Rights Human Rights Watch (New York, May 11, 2013) – The Vie… -
Thư của Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) gửi Bộ trưởng công an Trần Đại Quang
-
Dân Làm Báo Blog – Thư của Ân Xá Quốc Tế gửi Bộ trưởng công an Trần Đại Quang – Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin * Citizen Journalism
“Để bảo vệ cho quyền tự do phát biểu và tụ họp ôn hòa, và để bảo đảm là có sự trách nhiệm cho những vi phạm nhân quyền đã xảy ra vào ngày… -
Reporters Without Borders: Police use violence against bloggers at human rights picnics
-
Dân Làm Báo Blog – Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới lên tiếng: Công an dùng bạo lực đối với các blogger ở những buổi dã ngoại nhân quyền – Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin * Citizen Journalism
Reporters Without Borders (Dân Làm Báo lược dịch) – Các blogger và cư dân mạng tham gia “Những buổi dã ngoại để thảo luận về nhân quyền” … -
Police use violence against bloggers at human rights picnics
-
Police use violence against bloggers at human rights picnics – Reporters Without Borders
Bloggers and netizens who took part in “picnics to discuss human rights” in public places in several Vietnamese cities on 5 May were viol… -
Police arrest five at Vietnam rights rallies
-
Dân Làm Báo Blog – Police arrest five at Vietnam rights rallies – Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin * Citizen Journalism
Similar rallies were also held in Hanoi and in Nha Trang, sources said. Witnesses said the activists carried banners which said: “Freedom… -
Human Rights picnic follow up report: bloggers in Saigon violently beaten
-
Dân Làm Báo Blog – Human Rights picnic follow up report: bloggers in Saigon violently beaten – Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin * Citizen Journalism
The 88 Project – Human Rights picnic, Follow up report: Several bloggers in Saigon were arrested, some violently beaten by public securit… -
When and where is going to a picnic in the park against the laws?
-
Dân Làm Báo Blog – When and where is going to a picnic in the park against the laws? – Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin * Citizen Journalism
Bản dịch tiếng Việt của PenPhan (Danlambao) – Khi nào và ở đâu, việc diễn ra một buổi dã ngoại trong công viên là trái pháp luật? Dieu Qu… -
Gia đình Nguyễn Hoàng Vi bị CA đánh đổ máu
-
Dân Làm Báo Blog – Khẩn: Gia đình Nguyễn Hoàng Vi bị CA đánh đổ máu – Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin * Citizen Journalism
Nguyễn Thảo Chi (em gái Hoàng Vi) bị CA đánh gãy rất nhiều răng, máu chảy ướt cả áo khi cùng gia đình đi đòi lại tài sản bị CA cướp đoạt … -
Văn phòng Công Lý & Hòa Bình lên tiếng bảo vệ gia đình Nguyễn Hoàng Vi
-
Dân Làm Báo Blog – Văn phòng Công Lý & Hòa Bình lên tiếng bảo vệ gia đình Nguyễn Hoàng Vi – Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin * Citizen Journalism
Danlambao – Ngay trong sáng ngày 7/5/2013, linh mục Đinh Hữu Thoại – trưởng Văn phòng Công lý & Hòa bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn …
-
Công an trấn dẹp buổi Dã ngoại Nhân quyền, đánh đập người tham gia
-
Dân Làm Báo Blog – Công an trấn dẹp buổi Dã ngoại Nhân quyền, đánh đập người tham gia – Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin * Citizen Journalism
Trà Mi (VOA) – “Trả lời VOA Việt ngữ ngay sau khi bị hành hung, blogger Nguyễn Hoàng Vi cho biết cô hết sức bàng hoàng trước cách đối phó… -
“We can’t even have a good time and talk about our rights”: Vietnamese police repressed Human Rights picnic (May 5th, 2013)
-
Dân Làm Báo Blog – “We can’t even have a good time and talk about our rights”: Vietnamese police repressed Human Rights picnic (May 5th, 2013) – Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin * Citizen Journalism
The 88 Project – Sunday May 5th, 2013: Young Vietnamese activists organized for the first time Human Rights picnics to share documents on…
Người Việt Nam tiếp tục trốn khỏi “thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa”
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) – Viết theo bản tin của hãng Thông Tấn AP ngày 9 tháng 5 năm 2013
Tấm hình dưới đây được chụp vào rạng
sáng ngày 14 tháng Tư năm 2013, một nhóm người tị nạn Việt Nam đổ bộ vào
cầu tàu Đảo Giáng Sinh (Christmas Island) của Úc. Sau gần 40 năm sống
với chế độ cộng sản, nhóm khoảng 40 người Việt Nam dùng tàu đánh cá vượt
biển lần nữa, theo lời kể của những người chúng kiến tại bãi biển.
(Ảnh – Chris Brummitt, Associated Press, May 9, 2013)
Chỉ trong năm nay, 460 người Việt Nam
gồm đàn ông, đàn bà và trẻ em đã đến bờ biển Úc. Sự tăng vọt nầy liên
quan đến sự vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền, dù rằng sự suy sụp kinh
tế cũng có thể giải thích cho chuyến đi đầy mạo hiểm nầy.
Chiếc ghe gỗ chở người tị nạn Việt Nam
cập vào đảo Giáng Sinh vào buổi sáng tháng Tư năm nay xuất phát từ tỉnh
Kiên Giang, miền Nam Việt Nam cách đảo Giáng Sinh 2300 cây số.
Sau khi đến Úc, những người tị nạn Việt
Nam nầy bị giam cách ly. Nhà cầm quyền không tiết lộ bất cứ chi tiết
nào về tôn giáo, nguyên quán của họ tại Vi ệt Nam.
Được phỏng vấn qua điện thoại từ trại
giam Villawood Immigration Detention Center, ngoại ô thủ đô Sydney, ông
Trương Chi Liêm từ chối cho biết về trường hợp của ông, nhưng ông nói
“thà tôi chết ở đây chớ không trở về Việt Nam”.
Người đàn ông 23 tuổi nầy đã rời Việt
Nam 5 năm qua và bị giam tại Nam Dương 18 tháng trên đường tìm đến Úc.
Ông nói nếu người Việt Nam chỉ ra đi vì lý do kinh tế, họ sẽ không chấp
nhận hành trình nguy hiểm nầy, đối diện với đàn áp, đe dọa bởi chánh
quyền họ mới phải chấp nhận ra đi.
Một số người Việt đến nước Úc từ Việt
nam qua ngả Nam Dương, theo cùng hành trình mà những người Nam Á và
Trung Đông đã đánh dấu từ nhiều thập niên trước dù là chặng đường nầy
dài và đầy gian nguy.
Chánh quyền Úc và Việt Nam liệt những
người nầy là dân tị nạn kinh tế, không cho họ được hưởng quyền tị nạn
chánh trị, nhưng những nhà hoạt động xã hội, những luật sư Việt nam tại
Úc phản bác lại cách thức phân loại nầy và họ nghi ngờ cách thức thanh
lọc của Úc.
Những nhà hoạt động xã hội, những luật
gia nầy nêu lên những quan ngại rằng nếu Úc không cho họ định cư, Việt
Nam không chấp nhận họ hồi hương. Họ sẽ đi đâu.
Vấn đề tị nạn là vấn đề nhạy cảm với
chánh quyền Việt Nam, nó phơi bày bề trái cuộc sống mà họ tuyên truyền
rằng cuộc sống của người dân trong nước rất tốt đẹp.
Ngay sau chiến thắng của người cộng
sản, người Việt bị ngược đãi, hành hạ, bỏ nước ra đi gây chấn động lương
tri nhân loại. Thảm trạng đó làm se lòng người Hoa Kỳ và đồng minh họ,
và họ lập tức chấp nhận tình trạng tị nạn của người Việt Nam. Gần
900,000 người Việt vượt biển, vượt biên bằng đường bộ được chấp nhận
định cư tại Hoa Kỳ, Canada và Úc.
Việt Nam vẫn duy trì chế độ độc đảng.
Nhà cầm quyền cộng sản gia tăng đàn áp, bỏ tù dài hạn những người bất
đồng chính kiến, kể cả những nhà báo mạng, những vị lãnh đạo tôn giáo
đòi hỏi quyền tự do tôn giáo. Tổ chức Theo Dỏi Nhân Quyền (Human Rights
Watch) cáo buộc nhà cầm quyền Hà Nội tra tấn tù nhân thường xuyên. Nhóm
Thiên Chúa Giáo đã công bố những phúc trình về những cái chết đầy nghi
vấn của những người bị giam giữ trong nhà tù Việt Nam.
Những quan sát viên độc lập về nhân quyền cho biết tình trạng đàn áp tại Việt Nam trong hai năm qua gia tăng nghiêm trọng.
Những thuyền nhân vừa mới đến Úc nầy,
theo ông Kaye Bernard, người ủng hộ dân tị nạn, cho rằng một nhóm trong
họ là những người Thiên Chúa Giáo biểu tình đòi tự do tôn giáo gần nhà
thờ Chánh Tòa Hà Nội, những người khác là dân oan khiếu kiện việc họ bị
nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cướp đất họ.
Ông Peter Hansen, một luật sư, và là
chuyên gia về Việt Nam cố vấn cho một số người tị nạn, trong những khiếu
nại mà ông lưu ý, ông cho rằng ông không thể giải thích được lý do tại
sao con số người tị nan gia tăng trong năm nay, nhưng có điều ông biết
chắc là những người nầy không phải đi tị nạn kinh tế. Và ông cũng lưu ý
chánh quyền Úc là chưa có những qui chế cho những người tị nạn tôn giáo
của những giáo phái nhỏ ở Việt Nam.
Nước Úc là điểm chọn lựa của nhiều
người tị nạn, nhưng trong năm nay họ đã có quá nhiều người tị nạn đến
rồi. Trước áp lực của dân chúng, chánh quyền Canberra đã tìm cách làm
nản lòng người tị nạn bằng cách giam họ nơi các đảo để cách ly với luật
sư họ. Những nhà phê bình cho rằng Úc tránh né trách nhiệm quốc tế khi
áp dụng các biện pháp nầy.
Úc có chủ đích gây khó khăn cho người
tị nạn Việt nam để chánh quyền Hà Nội nhận lại những công dân họ, nhưng
họ thất vọng vì Hà Nội không bày tỏ dấu hiệu nào muốn nhận những người
mà họ cho rằng không thể nào sống với họ được. Họ muốn phủi gánh nặng đó
cho nhà cầm quyền Úc.
Trong 101 người tị nạn Việt Nam đến Úc năm 2011, chỉ có 6 người bị từ chối cấp qui chế tị nạn ở Úc.
Gần 40 năm sống dưới thiên đường xã hội
chủ nghĩa, nơi mà người cộng sản cho rằng người dân của họ có mọi quyền
tự do một ngàn lần hơn người dân tại các nước tư bản. Tại sao người
Việt Nam vẫn liều chết trong những chiếc thuyền đánh cá nhỏ cố vượt đại
dương để đi tìm điều gì? Điều nầy một lần nữa xác nhận rằng với người
cộng sản, chúng ta không thể nào biết được khi nào họ bắt đầu sự chân
thật, và khi nào họ chấm dứt sự lừa dối.
*
40 years on, fleeing Vietnamese take to seas again
HANOI, Vietnam (AP) — Nearly 40 years
after hundreds of thousands of Vietnamese fled the country’s Communist
regime by boat, a growing number are taking to the water again.
This year alone, 460 Vietnamese men,
women and children have arrived on Australian shores — more than in the
last five years combined. The unexpected spike is drawing fresh scrutiny
of Hanoi’s deteriorating human rights record, though Vietnam’s flagging
economy may also explain why migrants have been making the risky
journey.
The latest boat carrying Vietnamese
cruised into Australia’s Christmas Island one morning last month,
according to witnesses on the shore. The hull number showed it was a
fishing vessel registered in Kien Giang, a southern Vietnamese province
more than 2,300 kilometers (1,400 miles) from Christmas Island, which is
much closer to Indonesia than it is to the Australian mainland.
Many Vietnamese who have reached
Australia have been held incommunicado. The government doesn’t release
details about their religion and place of origin within Vietnam, both of
which might hint at why they are seeking asylum.
Truong Chi Liem, reached via telephone
from the Villawood Immigration Detention Center on the outskirts of
Sydney, would not reveal details of his case but said, “I’d rather die
here than be forced back to Vietnam.”
The 23-year-old left Vietnam five years
ago but who was detained en route in Indonesia for 18 months. He said
Vietnamese simply looking to make more money shouldn’t attempt a boat
journey, but he also said, “If a person is living a miserable life,
faced with repression and threats by the authorities there, then they
should leave.”
Some Vietnamese reach Australia via
Indonesia, following the same route that the far more numerous asylum
seekers from South Asia and the Middle East have blazed for more than a
decade. Others set sail from Vietnam itself, a far longer and riskier
journey.
In separate statements, the Australian
and Vietnamese governments said the overwhelming majority or all of the
arrivals were economic migrants, which would make them ineligible for
asylum. Several Vietnamese community activists in Australia and lawyers
who have represented asylum-seekers from the Southeast Asian country
dispute that categorization or raised questions over the screening
process Australia uses.
Those activists and lawyers also raise
concerns about what will become of the migrants, saying that while
Australia doesn’t want to keep them, Vietnam doesn’t want to take them
back.
“Vietnam’s attitude is that, ‘These are
people who will never be our friends, so why should we take them
back?’” said Trung Doan, former head of the Vietnamese Community in
Australia, a diaspora group.
In a statement, the Vietnamese government said it is “willing to cooperate with concerned parties to resolve this issue.”
Asylum-seekers are a sensitive issue
for Vietnam because their journeys undermine Communist Party propaganda
that all is well in the country. They also hark back to the mass exodus
after the Vietnam War.
Those Vietnamese who fled persecution
by the victorious Communists in the immediate aftermath of the war
triggered a global humanitarian crisis. Their plight resonated with the
U.S. and its allies, and they were initially given immediate refugee
status. In 1989, they had to prove their cases pursuant to the Geneva
Convention, and acceptance rates quickly fell as a result. Nearly
900,000 Vietnamese did make it out by boat or over land, with the United
States, Canada and Australia accepting most of them.
Vietnam remains a one-party state that
arrests and hands long prison sentences to government critics, including
bloggers and Roman Catholic activists. Human Rights Watch alleges
torture in custody is routine. Christian groups have reported on alleged
suspicious deaths in custody.
Most independent human rights activists say that repression has increased over the last two years.
Little is known about the background of those that have made the trip this year.
At least some of those who have arrived
in the recent past are Roman Catholics who took part in a protest near a
cathedral in the capital, Hanoi, said Kaye Bernard, a refugee advocate
who has met some arrivals from Hanoi. Others are said to be involved in
land disputes with local authorities.
“I don’t think you can generalize but
there has been an increase in repression in Vietnam. The sentences are
getting longer. There is more fear,” said Hoi Trinh, an Australia lawyer
of Vietnamese descent who heads an organization helping asylum-seekers.
“If more people are more fearful, then more of them will flee.”
Peter Hansen, a lawyer and Vietnam
expert who advised in some appeals involving recent arrivals from
Vietnam, said the small number of cases he was aware of didn’t involve
intellectuals, bloggers or political dissidents most targeted in the
current campaign by the government. But he cautioned that current
Australian guidelines on the validity of claims from Vietnam didn’t take
into account the reality of persecution against certain religious sects
in specific parts of the country.
“I can’t account for why there has been
a significant increase this year, but I can tell you now that I’m
absolutely certain that there is a proportion of that number who weren’t
motivated to come here for economic reasons,” he said.
Neighboring countries like Cambodia
have continued to receive small numbers of asylum-seekers since the
1990s. Many thousands of Vietnamese have left the country to work in
Asia or beyond, either illegally or as exported labor. Many don’t return
after their contracts end.
Australia appears to be the destination
of choice, but the country is already facing a record number of
asylum-seekers this year. Under public pressure, the Australian
government has made it more difficult for people to be considered for
asylum and often detained migrants on isolated islands away from
lawyers. Critics say Canberra is avoiding its responsibilities under the
U.N. refugee conventions by taking these measures.
Along with other nationalities, the
Vietnamese are kept in detention, either on the mainland, on Christmas
Island or on the Pacific islands of Nauru and Manus. Families and
unaccompanied children are kept in lower-security detention facilities.
Four Vietnamese, including a teenager, escaped from one such center in
Darwin earlier this week, according to authorities.
Australia’s desire to get tough on
Vietnamese arrivals appears to have run into a problem: The government
in Hanoi has shown no interest in accepting the asylum-seekers,
according to activists and lawyers.
Australia can’t simply put the migrants
on the first plane to Hanoi. They need to have travel documents issued
to them by Vietnamese authorities, who must first confirm their
identities.
Of the 101 Vietnamese who arrived in
Australia in 2011, only six have so far been returned to Vietnam. Very
few, if any, have been granted asylum, according to lawyers and
activists.
_____
Follow Chris Brummitt on Twitter at twitter.com/cjbrummitt
Nếu “dân nói đó là đất của tôi thì phải trả tôi chứ!”
Đấy,Nông Dân nói đấy ,Nông Dân XHCN chớ không phải bọn tùm lum-Cứ cái kiểu ma mãnh lận léo để ăn cướp Đất đai của Nông Dân ,để Nông dân quay lại làm thuê trên đất của mình ,như thế này là thế nào?Cho nên bây giờ Bà con Nông Dân, Công nhân kêu Đảng CS cầm đầu làm cuộc cách mạng với khẩu hiệu mà ĐCSVN đã từng làm :RUỘNG ĐẤT VỀ TAY NHÂN DÂN - NÔNG DÂN PHẢI CÓ RUỘNG CÀY – NHÀ MÁY VỀ TAY CÔNG NHÂN….
ĐÀO TẬN GỐC TRỐC TẬN RỄ BỌN TƯ BẢN TƯ SẢN VÀ BỌN ĐỊA CHỦ .
Chớ đi thưa kiện hoài thì lại mắc cái tội CHÍNH TRỊ như ông Tranh TTTNN nói là bỏ ăn – Có Đảng cầm đầu đéo sợ đứa nào . Thế mới tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH chứ.
Tuoitre
11/05/2013 10:00 (GMT + 7)
TT – Sáng 10-5, đoàn Thanh tra Chính
phủ đã có cuộc đối thoại với hàng trăm người dân vùng tứ giác Long Xuyên
về các vấn đề liên quan đến đất đai. Tại cuộc đối thoại này, người dân
cho biết họ đang trở thành những người làm thuê ngay trên đất của mình.
Ông Đặng Văn Kim với giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất do cha ông khai phá trong buổi làm việc với Thanh tra Chính phủ sáng 10-5 – Ảnh: Nguyễn Triều
Theo dự kiến, đoàn Thanh tra Chính phủ chỉ tổ chức đối
thoại với 53 hộ dân khiếu kiện ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang), nhưng sự
việc không thể diễn ra như dự kiến do nhiều người dân hai tỉnh Kiên
Giang và An Giang đến rất đông.
“Thưa bà con, theo kế hoạch chúng tôi chỉ đối thoại với
53 hộ khiếu kiện kéo dài, nhưng vì nghe tin Thanh tra Chính phủ về nên
bà con đến đây đông quá, chúng tôi không thể đối thoại mà phải đổi qua
lắng nghe ý kiến bà con. Bà con có bức xúc gì, chúng tôi xin ghi nhận” –
ông Nguyễn Chiến Bình, phó tổng Thanh tra Chính phủ, nói.
Dân nói gì?
Lập đoàn công tác giải quyết khiếu nại
Ông Trần Đức Mậu – chủ tịch UBND huyện Hòn Đất – cho
biết trong số 166 hộ đăng ký nội dung khiếu nại tại buổi làm việc, có
đến 155 hộ đề nghị xin lại đất trước đây gia đình họ đã khai phá, bảy hộ
khiếu nại các quyết định hành chính và các khiếu nại khác liên quan đến
tranh chấp đất đai.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Hoàng Sa yêu cầu
UBND huyện Hòn Đất ngay sau buổi tiếp xúc cần lập ngay đoàn công tác đủ
thành phần, do thanh tra và ngành tài nguyên – môi trường làm nòng cốt
rà soát lại toàn bộ tình hình khiếu nại, khiếu kiện của người dân để
giải quyết dứt điểm.
|
Giơ tay phát biểu đầu tiên, ông Trần Văn Hội – sống tại
xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành (Kiên Giang) – nêu hàng loạt nghịch lý
trong việc quản lý đất đai của địa phương khiến người dân phải nhiều năm
mang đơn đi khiếu nại.
Cụ thể năm 1996, UBND tỉnh Kiên Giang thu hồi đất vùng
tứ giác Long Xuyên để giao cho Công ty Kiên Tài (Đài Loan) làm dự án
trồng bạch đàn với tổng diện tích 60.000ha.
Nhưng sau đó công ty này giải thể, thay vì trả lại đất
cho dân sản xuất, chính quyền địa phương lại giao cho một số doanh
nghiệp khác hoặc cấp cho cán bộ, thậm chí bỏ hoang.
Các doanh nghiệp, nông trường được giao đất sau này
cũng không sử dụng mà cho dân thuê lại. “Đơn cử như Nông trường mía Kiên
Lương được giao 1.600ha đất rồi khoán lại cho cán bộ, cán bộ thông qua
“cò” cho người dân thuê lại” – ông Hội bức xúc.
Ông Đặng Văn Kim ở ấp Kênh 9, xã Bình Giang, huyện Hòn
Đất (Kiên Giang) cho hay trước đây người dân chấp hành chủ trương thu
hồi đất để giao cho doanh nghiệp, đến lúc doanh nghiệp giải thể, dân xin
lại đất thì địa phương từ chối với lý do người dân không có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nên không có cơ sở xem xét.
Ông Kim bức xúc: “Ông cha tôi vào đây khai phá có giấy
phép do Nhà nước cấp, có nộp thuế. Hồi đó Nhà nước chỉ cấp sổ nông
nghiệp gia đình chứ có cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đâu mà đòi
chúng tôi”.
Trong khi đó, tỉnh Kiên Giang đã dành hẳn 300ha đất tại
ấp Ranh Hạt, xã Bình Giang để cấp cho 73 cán bộ, nhưng phần lớn không
trực tiếp sản xuất mà sang nhượng hoặc cho người dân thuê lại.
“Cách đây vài năm Tỉnh ủy có kết luận và phó tổng Thanh
tra Chính phủ lúc đó là ông Mai Quốc Bình đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang
thu hồi đất đã cấp cho cán bộ. Đến nay có cán bộ nào bị thu hồi đất đâu.
Trong khi dân muốn có đất sản xuất phải thuê lại chính miếng đất của
mình. Dân chúng tôi chỉ mong được xin lại phần đất của mình mà thôi” –
ông Kim nói.
Thuê “đầu gấu” đuổi dân
Thậm chí theo phản ảnh của người dân, có trường hợp
doanh nghiệp được giao đất nhưng không sản xuất mà cho người dân thuê
lại rồi “lật kèo” giữa chừng nên xảy ra tranh chấp. Người dân gõ cửa cơ
quan chức năng đề nghị giải quyết thì bị từ chối, doanh nghiệp thuê “xã
hội đen” vào đuổi dân đi.
Ông Nguyễn Chiến Bình cho biết đợt tiếp xúc của Thanh
tra Chính phủ với người dân huyện Giang Thành gần đây cũng nghe phản ảnh
tình trạng này. “Chuyện này huyện Giang Thành thừa nhận là có. Để xảy
ra tình trạng người giàu thuê côn đồ vào giải quyết tranh chấp với bà
con là không ổn”.
Ông Lâm Hoàng Sa – phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang –
thừa nhận có tình trạng cán bộ cấp xã, huyện và ở cả cấp tỉnh đùn đẩy
trong tiếp nhận giải quyết khiếu nại của người dân, dẫn đến những vụ
việc kéo dài, vượt cấp gây bức xúc trong dư luận. “Thay mặt lãnh đạo
UBND tỉnh, tôi xin nhận lỗi trước bà con vì để xảy ra tình trạng này” –
ông Sa nói.
Theo ông Nguyễn Chiến Bình, tình trạng nông dân không
đất sản xuất phải thuê lại chính mảnh đất của mình là có thật và yêu cầu
UBND tỉnh Kiên Giang cần xem xét nghiêm túc vấn đề này.
Ông Bình giao Cục III Thanh tra Chính phủ phối hợp với
thanh tra tỉnh Kiên Giang rà soát tất cả trường hợp khiếu nại liên quan
đến đất đai vùng tứ giác Long Xuyên (gồm các huyện Hòn Đất, Kiên Lương,
Giang Thành và thị xã Hà Tiên) để sớm có phương án giải quyết dứt điểm.
NGUYỄN TRIỀU
“Đất ông cha tôi khai phá, chính quyền địa phương đem
giao cho người khác. Tôi khiếu nại thì không ai giải quyết, đến khi tòa
đem ra xử thì người ta đã có sổ đỏ nên tôi bị xử thua. Tôi hơn 80 tuổi,
sắp chết rồi mà thành người không đất. Tôi đề nghị thanh tra họp dân,
nếu dân nói đất đó không phải của tôi thì tôi không còn gì để nói, bằng
dân nói đó là đất của tôi thì phải trả cho tôi chứ!”
Cụ Trần Thị Xinh (81 tuổi, ở ấp Kênh 5, xã Bình Giang, Hòn Đất)
“Tôi thấy bà con ngồi đây nhiều gương mặt khắc khổ quá.
Nông dân mà không có đất sản xuất thì đâu còn là nông dân nữa. Giải
quyết những tồn tại của chính quyền và những bức xúc của bà con cần phải
có quá trình. Xin bà con bình tĩnh và tin tưởng để cùng Thanh tra Chính
phủ, cùng chính quyền từng bước tháo gỡ, không nên vì một lý do nào đó
mà nôn nóng làm rối thêm tình hình”
Ông Nguyễn Chiến Bình (phó tổng Thanh tra Chính phủ)
Ông Nguyễn Chiến Bình (phó tổng Thanh tra Chính phủ)
ĐƯỢC TIẾNG KHEN HO HEN CHẢ CÒN? *
Đã có đảng và nhà nước lo- Cháu này giành lo cho nên “lên bờ xuống ruộng” là phải thôi – Cái xã hội XHCN nó u việt lắm, những người bình thường như đám Dân đen chúng ta không hiểu nổi đâu.Hơn nữa để thành phần các cháu khốn khó như thế này tiếp tục khốn khó và dốt nát…thì mới còn “giai cấp vô sản” chớ, không còn VÔ SẢN lấy gì đấu tranh giai cấp – Ai chống bóc lột,đàn áp bất công…với bọn “Tư sản Tư bản giàu có và Địa chủ”???Thùy Linh blog
FB: Bố Cu Hưng
ĐƯỢC BÁO TUỔI TRẺ KHEN, RỒI ĐƯỢC CÔNG AN PHAN RANG MỜI
Nguyễn Thị Thu Dâng===>>>
Một bạn trẻ học lớp 12 ở Phan Rang tên
Nguyễn Thị Thu Dâng cùng bạn bè nhịn ăn sáng mua bút mực và dồ dùng dạy
học rồi đi từng nhà năn nỉ phụ huynh cho con em họ là những đứa bán thuốc
lá, bán báo, bán vé số dạo đi học. Lớp học ấy đã mở được 4 năm nay, xoá
mù cho nhiều em bé. Để có chỗ học, các bạn trẻ đã mượn tạm địa điểm ở
một ngôi chùa nhỏ.Bốn năm qua, họ không nhận một đồng thù lao, tự bỏ tiền tiết kiệm và công sức để xoá mù cho các bé. Thêm người biết chữ, xã hội sẽ bớt đi những nguy cơ thêm người đá cá lăn dưa.
Đài truyền hình Ninh Thuận hay tin, tới quay phim để phát trên đài về gương người tốt việc tốt. Mới đây, phóng viên NTV đến liên hệ với Dâng. Lúc đầu Dâng và nhóm bạn nghĩ nếu được phát trên đài tỉnh sẽ có nhiều người biết đến hoạt động của nhóm và sẽ có nhiều mạnh thường quân ủng hộ về vật chất và tinh thần cho các bé.
Thế nhưng Phường chỉ đạo cấm quay phim. Điều đó khiến các bạn trẻ cảm thấy bị tổn thương.
Báo Tuổi Trẻ hay tin, bèn viết bài :”Lên bờ xuống ruộng vì mở lớp học tình thương”.
Báo
viết xong, tưởng đâu chính quyền quan tâm hơn và sẽ tìm tới cám ơn Thu
Dâng và các bạn, vì đã làm tốt cái việc mà chính quyền đoàn thể chưa làm
được.
Nhưng
than ôi, chưa thấy ai khen thì mấy anh An ninh Thành phố Phan Rang-
Tháp Chàm đã tới gặp truy vấn Dâng và hỏi ai viết bài, ai chụp hình, ai
gửi đăng báo. Các anh còn hẹn cô bé phải lên trụ sở Công an làm việc.
Chẳng ai muốn bị nghĩ xấu, nhưng muốn không bị nghĩ xấu thì phải làm cho tốt. Các anh có quyền tìm hiểu để tham mưu cho chính quyền, nhưng phải lịch sự và lễ độ. Đằng này, ứng xử với truyền thông thiếu chuyên nghiệp, ứng xử với những công dân tốt bằng cách làm quan quyền như vậy, khiến cô bé sốc trước ngày thi, thì các anh rất đáng bị phạt. Vì làm xấu mặt chính quyền!
Mình nghĩ, Tuổi Trẻ đã rất kịp thời khi đăng bài báo này. Và sau bài báo các đồng nghiệp Tuổi Trẻ sẽ có sự tìm hiểu để trợ lực và bảo vệ nhân vật của mình!
(*) – Trang chủ đặt
__________________________________________
Cô học trò mở lớp học tình thương
05/05/2013 08:37 (GMT + 7)
TT – Hơn bốn năm qua, Nguyễn Thị Thu Dâng, học
sinh lớp 12B4 Trường THPT ISchool Ninh Thuận, cùng nhóm bạn âm thầm tổ
chức một lớp học tình thương cho hàng chục trẻ em lang thang cơ nhỡ, bán
hàng rong ở vỉa hè.
Dâng dạy học cho những trẻ em bán hàng dạo, bán vé số – Ảnh: Nguyễn Đức Thạch
Cách đây bốn năm, khi Dâng còn là học sinh lớp 9, trong
một lần cùng nhóm bạn tổ chức sinh nhật ở công viên 16-4 (TP Phan Rang –
Tháp Chàm), có một vài em bán hàng rong đến mời Dâng và nhóm bạn mua
kẹo cao su, mua vé số.
Nói chuyện qua lại, Dâng thấy những đứa trẻ này không
biết chữ và thiếu kỹ năng ứng xử văn hóa. Dâng với nhóm bạn bàn nhau
dành mỗi tuần ba buổi ra công viên để vui chơi cùng các em, dạy cho các
em một số trò chơi dân gian và cách ứng xử văn hóa.
Lúc đầu chỉ có năm em tham gia, nhưng sau đó những đứa
trẻ truyền tai nhau “có mấy chị thương tụi tao lắm, chơi với tụi tao còn
cho tụi tao bánh kẹo” nên nhóm cứ đông dần.
Nhịn ăn sáng để mở lớp
“Nguyện vọng của em là thi vào một trường cao đẳng ở Ninh Thuận trong năm nay để lớp học tình thương tiếp tục được duy trì”
NGUYỄN THỊ THU DÂNG
|
“Nhóm ngày càng đông nên em bàn với nhóm bạn tổ chức
một lớp dạy chữ cho các em. Em và chín bạn nữa họp lại quyết định mở lớp
học tình thương, với kinh phí là… tiền ăn sáng hằng ngày ba mẹ cho” –
Dâng kể.
Vậy là lớp học tình thương được tổ chức ở một ngôi chùa
tại phường Mỹ Bình, với 12 học viên đủ mọi lứa tuổi. Dâng và nhóm bạn
lên một kế hoạch dài hơi cho lớp học, soạn giáo án, tổ chức kinh phí duy
trì hoạt động của lớp.
Cả nhóm thống nhất nhịn ăn sáng, mỗi thành viên dành
dụm được 10.000 đồng/ngày. Mỗi tháng cả nhóm tiết kiệm được 3 triệu
đồng, thành lập quỹ do Dâng quản lý để mua sách, vở, viết và cả… bánh
kẹo để “dụ” các em đến lớp.
Lúc đầu chỉ có mấy đứa nhỏ bán hàng dạo, sau này lớp
học còn nhận thêm một số học sinh ở Trường tiểu học Mỹ Bình muốn học
thêm nhưng nhà nghèo. Em Huỳnh Thị Kim Quý, học sinh lớp học tình
thương, cho biết: “Tình cờ con đi bán vé số và gặp được cô Dâng. Cô Dâng
hỏi con có thích đi học không, con kêu thích. Vậy là cô Dâng dẫn con về
học”.
“Mấy em ham chơi nên tụi em phải dành nhiều thời gian
làm công tác tư tưởng, tổ chức đi bán vé số, bán kẹo dạo cùng tụi nhỏ.
Lúc đầu nhiều gia đình không tin tưởng tụi em nên nhóm phải đến nhà tụi
nhỏ chơi, phụ giúp ba mẹ tụi nhỏ làm việc, thuyết phục mới được” – Dâng
cho biết.
Tổn thương
Mới đây, phóng viên NTV đến liên hệ với Dâng để làm
phóng sự gương người tốt việc tốt. Lúc đầu Dâng và nhóm bạn nghĩ nếu
được phát trên đài tỉnh sẽ có nhiều người biết đến hoạt động của nhóm và
sẽ có nhiều mạnh thường quân ủng hộ về vật chất và tinh thần.
Khi phóng sự quay gần xong, do yêu cầu của phóng sự cần
cảnh đông học sinh nên Dâng có đến trình bày với hiệu trưởng Trường
tiểu học Mỹ Bình để nhờ mấy học sinh mà nhóm của Dâng dạy học đến ngồi
lớp để quay.
Tuy nhiên cô hiệu trưởng không đồng ý chuyện quay phim,
yêu cầu Dâng dừng ngay việc này. Cô hiệu trưởng đã báo cáo với chủ tịch
UBND phường Mỹ Bình về việc này và phía phường cũng có chỉ đạo không
được quay phim.
Việc này khiến Dâng bị tổn thương, suy sụp vì việc tốt của nhóm bốn năm nay bị phủ nhận.
Có sự hiểu nhầm?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Phan Thị Tỵ, hiệu
trưởng Trường tiểu học Mỹ Bình, cho biết: “Dâng có đến trình bày xin
mượn học sinh trong trường để quay phim, gửi đi nước ngoài xin từ thiện.
Tôi thấy có yếu tố nước ngoài rất phức tạp nên không đồng ý và đã gọi
điện báo cho chủ tịch phường. Tôi không hề biết làm phim để phát sóng
trên NTV. Mãi sáng hôm qua (ngày 3-5), Dâng có tới gặp tôi và trình bày
lại là làm phim để phát sóng trên NTV, và nói rằng do lúc đầu trình bày
không rõ nên khiến tôi hiểu nhầm. Nhưng tôi thấy em này trình bày trước
sau không thống nhất nên tôi không đồng ý”.
Ông Nguyễn Đăng Mười, chủ tịch UBND phường Mỹ Bình, cho
biết: “Tôi có nghe cô Tỵ gọi báo là quay phim để gửi đi nước ngoài xin
tiền nên tôi nói không được. Tôi cũng cho cán bộ cấp dưới đi xác minh
nhưng chưa thấy báo cáo lại”. Theo ông Mười, học sinh mà gây dựng được
một lớp học tình thương như nhóm của Dâng là rất đáng hoan nghênh.
Tuy nhiên, ông Mười cho rằng do hoạt động bốn năm mà phường không nắm được nên không có kế hoạch giúp đỡ hoạt động của nhóm.
“Nếu em Dâng báo cáo lên phường thì phường sẵn sàng tạo
điều kiện về cơ sở dạy học và hỗ trợ kinh phí từ sự vận động các mạnh
thường quân trong phường. Em Dâng cứ lên trực tiếp gặp tôi, tôi sẽ giải
quyết ngay. Còn phóng sự về em phát trên đài tỉnh là quá tốt chứ sao lại
cấm. Đây có thể chỉ là hiểu nhầm thôi” – ông Mười cho hay.
Hi vọng đúng như lời giải thích của chính quyền địa
phương: “Đây chỉ là sự hiểu nhầm”, để Dâng và nhóm bạn tiếp tục thực
hiện nguyện ước của mình.
Đề xuất khen thưởng
Anh Lê Phan Minh Nhật, bí thư Đoàn Trường THPT ISchool
Ninh Thuận, cho biết khi biết được việc làm của Dâng thì rất nhiều giáo
viên trong trường cảm thấy bất ngờ và ban giám hiệu nhà trường cũng đã
đề xuất đoàn thanh niên xem xét để tuyên dương, khen thưởng em trong
buổi tổng kết cuối năm như một tấm gương tiêu biểu của trường.
|
VĂN KỲ
Lý Nhã Kỳ sẽ tiếp tục khiến 2 “phi công Bộ Chính trị" đột quỵ?
SCANDAL: Sau vụ “đốn ngã” 2 phi công Vietnam Airlines, Lý Nhã Kỳ sẽ tiếp tục khiến 2 “phi công Bộ Chính trị" đột quỵ?
Hôm nay báo chí đăng đồng loạt “tai biến” mới liên quan đến Lý Nhã Kỳ (tên thật Trần Thị Thanh Nhàn?), người đẹp đã từng làm điên đảo giới đàn ông tiếp tục vướng vào một scandal mới khiến 2 phi công Vietnam Airlines buông tay lái và nhận án kỷ luật. Nguy cơ tiếp theo còn nguy hiểm hơn nhiều khi người đẹp đang “âm mưu” làm hai “phi công” khác đột quỵ.
Hành vi của Lý Nhã Kỳ trên chuyến bay VN 595 từ Hồng Kông đi TP HCM đã khiến hai phi công trẻ bị kỷ luật (Nguồn: Tiền Phong Online) |
Có một điều hiếm người để ý, dạo tết vừa rồi trên Facebook Cô gái Đồ
Long xuất hiện nhiều hình ảnh người đẹp này, theo thông tin đó, để có
thể vượt qua phong ba bão táp và thực hiện phương án “làm giàu không
khó”, người đẹp đã ra Hà Nội và nghe nói đã hiến thân cho Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang và Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đề nghị Ủy ban Kiểm
tra Trung ương vào cuộc điều tra làm rõ thực hư, chỉ biết rằng, nếu đó
là sự thực thì không lạ khi một người đẹp phải kết hôn chui để xuất
cảnh Đức, lúc về chỉ đóng vài phim thị trường, rồi lên ngai “Đại sứ” du
lịch, gần đây còn mở cả shop kim cương hoành tráng ở khu đất vàng Đồng
Khởi. Nghe đâu kim cương và hàng hiệu mà người đẹp bán được vận chuyển
từ cơ sở của bố nuôi tỷ phú, anh nuôi tỷ phú, mẹ nuôi tỷ phú người
Hong-kong theo đường “miễn thuế” của Vietnam Airlines với sự bọc lót của
ngài Thống lĩnh lực lượng vũ trang Trương Tấn Sang và Thường trực Ban Chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc.
.Mặt tái mét, phờ phạc, quần áo xộc xệch của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và mặt đỏ lừ, nét hưng phấn thỏa mãn của người đẹp Lý Nhã Kỳ (Nguồn: Facebook Cô gái Đồ long - Lynk Unliked) |
Xong phần Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến lượt ngài Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sắp vào trận? (Nguồn: Facebook Cô gái Đồ long - Lynk Unliked) |
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh bị cấm xuất cảnh sang Mỹ
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh (RSF)
Chiều nay, 10/05/2013, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, blogger vừa được Tổ
chức Phóng viên Không biên giới trao giải thưởng Netizen 2013, đầu
tháng Tư vừa qua, bị an ninh Việt Nam ngăn không cho cùng con lên máy
bay sang Hoa Kỳ.
Trả lời RFI Việt ngữ, ông Huỳnh Ngọc Chênh mô tả sự việc và cho biết một số nhận xét.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh : Tôi hứa với cháu út của tôi là thưởng cho nó chuyến qua Mỹ, đi thăm Disneyland, đi chơi. Bây giờ giữ lời hứa, lấy tiền hưu mua vé máy bay cho hai cha con đi. Thì lên đến phi trường, người ta chặn lại. Lý do là theo đề nghị của Cục Chính trị của Bộ Công an, và không đưa ra lý do gì (cụ thể). Người ta làm một biên bản ghi là vậy : Theo đề nghị của Cục Chính trị Bộ Công an, tạm thời chưa được phép xuất cảnh, và nếu cần thiết, thì lên Cục Chính trị để làm việc, để hiểu thêm.
RFI : Thưa anh, sự việc diễn ra vào thời điểm nào ?
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh : Mới cách đây khoảng ba tiếng, tôi định đi chuyến bay qua Đài Loan. Chuyến bay khởi hành lúc 17 giờ 45 giờ Việt Nam, nhưng khoảng 3 giờ chiều thì tôi bị chặn lại ở cửa ra an ninh.
RFI : Anh có định đi Mỹ nữa hay không và có định liên lạc với Bộ Công an để làm rõ việc này ?
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh : Chắc cũng không dự định gì. Nhiều anh em đã từng bị chặn thì họ nói cũng chẳng đi tới đâu, chẳng làm được cái gì, chỉ mất công. Nhưng mà rồi tôi cũng phải lên hỏi để xem như thế nào, hỏi về lý do, để biết hơn về chuyện pháp luật thôi, chứ còn biết cũng chả tới đâu và mất thời giờ của mình.
RFI : Trước khi sự việc này xảy ra, thì có những dấu hiệu báo trước là anh sẽ bị ngăn cản hay không ?
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh : Theo luật, thì người ta phải báo trước cho mình, mình biết mình có được đi hay không đi. Nếu như bị ngăn chặn, thì phải báo cho đương sự biết, nhưng ở đây họ chả có dấu hiệu, chả thông báo gì hết. Lên tới nơi, làm giấy tờ thủ tục bình thường. Lên tới nơi, thì mới không cho đi. Đa số những người bị chặn lại đều như vậy, chặn vào phút chót ở tại phi trường, sau khi người ta đã làm thủ tục máy bay, làm xong hết hành lý gởi lên máy bay rồi, người ta phải chờ lấy hành lý xuống lại, hai bố con…
RFI : Trước khi chia tay, anh có lời gì chia sẻ thêm với thính giả ?
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh : Cái chuyện đây nó bất thường với thế giới, nhưng ở Việt Nam nó lại xảy ra quá bình thường. Bởi vì cái nhân quyền cũng bị hạn chế, mặc dầu luật pháp công nhận quyền cơ bản của con người, quyền tự do đi lại, quyền này quyền khác, nhưng rồi là hầu hết bị hạn chế, với lý do này, lý do khác.
Tôi thì tôi tin tưởng là có sự cởi mở, cho nên tôi cũng đi thử chuyến này, mặc dầu cũng nghi rằng mình cũng rất khó đi, nhưng mình không đi thì mình không biết là mình bị ngăn chặn. Cho nên mình đi để mình hiểu rằng mức độ cởi mở của Nhà nước tới đâu.
RFI : Xin cảm ơn nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh.
Tin bài liên quan
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận giải Công dân mạng Netizen 2013 tại Paris
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh đoạt giải thưởng Công dân mạng 2013
Internet giúp người dân « bớt sợ hãi »
Phóng viên không biên giới phản bác chỉ trích của báo Nhân Dân về giải Netizen
Việt Nam chỉ trích quốc tế trao giải cho các blogger Việt Nam
Trả lời RFI Việt ngữ, ông Huỳnh Ngọc Chênh mô tả sự việc và cho biết một số nhận xét.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh : Tôi hứa với cháu út của tôi là thưởng cho nó chuyến qua Mỹ, đi thăm Disneyland, đi chơi. Bây giờ giữ lời hứa, lấy tiền hưu mua vé máy bay cho hai cha con đi. Thì lên đến phi trường, người ta chặn lại. Lý do là theo đề nghị của Cục Chính trị của Bộ Công an, và không đưa ra lý do gì (cụ thể). Người ta làm một biên bản ghi là vậy : Theo đề nghị của Cục Chính trị Bộ Công an, tạm thời chưa được phép xuất cảnh, và nếu cần thiết, thì lên Cục Chính trị để làm việc, để hiểu thêm.
RFI : Thưa anh, sự việc diễn ra vào thời điểm nào ?
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh : Mới cách đây khoảng ba tiếng, tôi định đi chuyến bay qua Đài Loan. Chuyến bay khởi hành lúc 17 giờ 45 giờ Việt Nam, nhưng khoảng 3 giờ chiều thì tôi bị chặn lại ở cửa ra an ninh.
RFI : Anh có định đi Mỹ nữa hay không và có định liên lạc với Bộ Công an để làm rõ việc này ?
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh : Chắc cũng không dự định gì. Nhiều anh em đã từng bị chặn thì họ nói cũng chẳng đi tới đâu, chẳng làm được cái gì, chỉ mất công. Nhưng mà rồi tôi cũng phải lên hỏi để xem như thế nào, hỏi về lý do, để biết hơn về chuyện pháp luật thôi, chứ còn biết cũng chả tới đâu và mất thời giờ của mình.
RFI : Trước khi sự việc này xảy ra, thì có những dấu hiệu báo trước là anh sẽ bị ngăn cản hay không ?
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh : Theo luật, thì người ta phải báo trước cho mình, mình biết mình có được đi hay không đi. Nếu như bị ngăn chặn, thì phải báo cho đương sự biết, nhưng ở đây họ chả có dấu hiệu, chả thông báo gì hết. Lên tới nơi, làm giấy tờ thủ tục bình thường. Lên tới nơi, thì mới không cho đi. Đa số những người bị chặn lại đều như vậy, chặn vào phút chót ở tại phi trường, sau khi người ta đã làm thủ tục máy bay, làm xong hết hành lý gởi lên máy bay rồi, người ta phải chờ lấy hành lý xuống lại, hai bố con…
RFI : Trước khi chia tay, anh có lời gì chia sẻ thêm với thính giả ?
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh : Cái chuyện đây nó bất thường với thế giới, nhưng ở Việt Nam nó lại xảy ra quá bình thường. Bởi vì cái nhân quyền cũng bị hạn chế, mặc dầu luật pháp công nhận quyền cơ bản của con người, quyền tự do đi lại, quyền này quyền khác, nhưng rồi là hầu hết bị hạn chế, với lý do này, lý do khác.
Tôi thì tôi tin tưởng là có sự cởi mở, cho nên tôi cũng đi thử chuyến này, mặc dầu cũng nghi rằng mình cũng rất khó đi, nhưng mình không đi thì mình không biết là mình bị ngăn chặn. Cho nên mình đi để mình hiểu rằng mức độ cởi mở của Nhà nước tới đâu.
RFI : Xin cảm ơn nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh.
Tin bài liên quan
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận giải Công dân mạng Netizen 2013 tại Paris
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh đoạt giải thưởng Công dân mạng 2013
Internet giúp người dân « bớt sợ hãi »
Phóng viên không biên giới phản bác chỉ trích của báo Nhân Dân về giải Netizen
Việt Nam chỉ trích quốc tế trao giải cho các blogger Việt Nam
Trọng Thành (RFI)
Chu Văn An - Sáng ngời đức độ nhà giáo Việt
Tượng thờ Chu Văn An trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội (DR)
Hơn 600 năm trước, nhà Nho Chu Văn An đã một thời làm rạng danh cho
giới sĩ phu, nêu cao khí tiết thanh cao và thể hiện tinh thần chính
trực “uy vũ bất năng khuất”. Sự nghiệp của Chu Văn An là sự nghiệp của
một nhà giáo, khi còn ở quê thì ông mở trường dạy học, khi làm quan thì
làm Tư Nghiệp Quốc Tử Giám, dạy thái tử và đào tạo nhiều học trò thành
những người giữ trọng trách quốc gia, khi từ quan lại trở về quê dạy
học. Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, Chu Văn An luôn được xem là biểu
tượng của người thầy mẫu mực.
Đọc sách Thánh hiền không phải để tìm kiếm công danh
Chu Văn An tên thật là Chu An, tên chữ là Linh Triệt, sau về ẩn cư thì xưng hiệu là Tiều Ẩn. Khi ông mất, được vua phong tước Văn Trinh Công, nên người đời sau mới gọi là Chu Văn An. Ông sinh ra tại làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Sử sách không chép rõ ông sinh năm nào, nhưng theo thần tích tại đình làng Thanh Liệt, nơi thờ ông làm Thành Hoàng, thì ông sinh năm Nhâm Thìn 1292 và mất năm Canh Tuất 1370.
Chu An là người chính trực, không màng danh lợi. Ông đỗ Thái học sinh (tức Tiến sĩ), nhưng không ra làm quan mà ở lại quê nhà mở trường dạy học. Ông có công lớn trong việc truyền bá giáo dục tư tưởng Khổng Giáo ở Việt Nam. Học trò của Chu An lên đến vài ngàn người, xa gần đều biết tiếng. Đến mức mà vua Trần Minh Tông vời ông ra làm Tư nghiệp Quốc tử giám (tức Hiệu trưởng).
Chu An là thầy dạy của hai vị hoàng tử mà sau này đều trở thành vua là Trần Hiến Tông và Trần Dụ Tông. Minh Tông làm vua từ năm 1314 đến năm 1329 thì nhường ngôi cho con trai và lên làm thái thượng hoàng đến khi mất vào năm 1357. Kế nhiệm Minh Tông là vua Hiến Tông, trị vì từ năm 1329 đến năm 1341 thì mất. Sau đó, em trai Hiến Tông là Dụ Tông lên ngôi, trị vì từ năm 1341 đến năm 1369.
Như vậy, Chu An làm Tư nghiệp Quốc tử giám trải ba triều: Minh Tông, Hiến Tông và Dụ Tông. Thế nhưng, đến năm 1357, sau khi thượng hoàng Minh Tông băng hà, thì vua Dụ Tông được nắm trọn đại quyền nên bắt đầu lao vào cuộc ăn chơi, nghe lời xúc xiểm của đám nịnh thần, triều đình trở nên thối nát. Trong khi chính sự suy đồi, tình thế nhiễu nhương, Chu An đã nhiều lần can gián vua và cũng là học trò của mình. Cuối cùng ông đã hiên ngang dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần mà sử sách gọi là “Thất trảm sớ”. Sớ này ngày nay đã thất lạc nên không biết rõ chính xác tên của 7 tên nịnh thần mà Chu An xin chém. Nhưng qua việc vua Dụ Tông từ chối lời đề nghị của thầy mình là Chu An, cũng đủ thấy thế lực và ảnh hưởng của 7 tên nịnh thần ấy lớn dường nào.
Thỉnh cầu không được vua chấp nhận, quan Tư nghiệp Chu An lập tức cáo quan về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn, dạy học, viết sách cho tới cuối đời. Bên cạnh việc dạy học để truyền bá đạo Thánh hiền, Chu An còn sáng tác nhiều sách vở trong đó có Tứ Thư Thuyết Ước, Tiều Ẩn Thi Tập và Quốc Ngữ Thi Tập, nhưng đều bị người Tàu thời Minh cướp lấy mang về Kim Lăng cả. Ông còn soạn một cuốn sách thuốc có tên là Y Học Yếu Giải Tập Chu Di Biên.
Đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà
Thời đại Chu An là giai đoạn hậu chiến tranh chống quân ngoại xâm Nguyên-Mông. Sau chiến tranh, thì việc dùng văn trị để định quốc an bang là điều tất yếu. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là phải dùng gì đây giữa ba tôn giáo khi ấy là : Nho, Phật, Lão?
Nên nhớ rằng, khi Phật giáo được các vua đầu nhà Trần coi trọng và thịnh hành, thì Nho giáo đóng vai trò thứ yếu. Ban đầu chỉ có nhà chùa là nơi dạy chữ Nho và sách sử. Tuy nhiên, ở thời đại Chu An, Nho học bắt đầu từng bước lớn mạnh. Nhiều nhà Nho và thái học sinh không làm quan, về mở trường dạy sách Nho như trường hợp của Chu An. Hệ thống trường lớp tại các địa phương được hình thành. Đó là những tiền đề quan trọng để Nho Giáo dần tiến lên vai trò độc tôn trong hệ tư tưởng giáo dục và chính trị thời Hậu Lê thế kỷ 15.
Và đương nhiên Chu An có công không nhỏ trong công cuộc phát triển Nho Giáo này bởi trong hệ thống trường lớp như đã nói, thì ta biết rằng trường của Chu An là nổi tiếng và có đến hàng ngàn học trò, và bởi mấy chục năm lèo lái con tàu giáo dục của quốc gia trên cương vị lãnh đạo Quốc Tử Giám. Trước tác Tứ Thư Thuyết Ước của Chu An rất có thể được xem là một trong những diễn dịch, bình luận và giải thích Nho Giáo sớm nhất của Việt Nam. Thầy Chu An đào đạo đến hai thái tử và đều trở thành vua nhà Trần. Học trò của ông cũng có người làm quan cao như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát giữ đến chức hành khiển (tể tướng).
Với công đức đó, khi ông mất, vua Trần Nghệ Tông đã đặt tên thụy là Văn Trinh, truy tặng tước Công (tước lớn nhất trong năm tước mà người ngoài hoàng tộc có thể được phong dưới thời phong kiến), ban hiệu là Khang Tiết Tiên Sinh và được đem vào thờ trong Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. Danh sĩ nổi tiếng thế kỷ 19 là Ngô Thế Vinh trong bài văn bia ở đền thờ Chu Văn An đã giải thích hai chữ “Văn Trinh” như sau: “Văn, đức chi biểu dã; Trinh, đức chi chính cố dã”, tức: Văn là cái vẻ đẹp bên ngoài của đức, Trinh là sự bền vững bên trong của đức, nghĩa là ngoại mạo và tâm hồn Chu An đều đẹp cả. Qua đó mới thấy vua nhà Trần ngưỡng vọng Chu An đến mức độ nào.
Vạn Thế Sư Biểu
Các sử gia phong kiến Việt Nam thời hậu Chu An đều không tiết lời ca tụng đức độ của ông, và luôn xem ông là Biểu tượng mẫu mực của người thầy giáo Việt :
- Sử gia Ngô Sĩ Liên nhận định về Chu An trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư như sau: “Người hiền được dùng ở đời thường lo vua không thi hành điều sở học của mình. Vua thì dùng người hiền mà hay lo người hiền không theo ý muốn của mình. Cho nên, vua tôi gặp nhau, từ xưa đã là rất khó.
Nho gia nước Việt ta được dùng rất nhiều, nhưng kẻ thì chỉ nghĩ đến công danh, kẻ thì lo làm giàu, kẻ chỉ xu phụ, kẻ chỉ cốt ăn lộc giữ thân, ít ai chịu để tâm đến đạo đức, lo nghĩ việc giúp vua nêu đức tốt để cho dân được nhờ. Tô Hiến Thành thời Lý và Chu Văn Trinh đời Trần có lẽ cũng gần được. Nhưng Hiến Thành gặp được vua sáng nên công danh sự nghiệp được thấy ngay đương thời, còn Chu Văn Trinh đời Trần không gặp được vua anh minh nên chính học của Ông phải đến đời sau mới thấy được.
Văn Trinh thờ vua thẳng thắn mà can ngăn, xuất xử thì làm theo nghĩa lý, đào tạo người tài thì công khanh đều ở cửa nhà ông mà ra, tiết tháo của ông cao thượng đến thiên tử cũng không bắt làm bề tôi được. Huống chi, tư thế đường hoàng mà đạo làm thầy được nghiêm, giọng nói lẫm liệt mà bọn nịnh hót phải sợ. Ngàn năm về sau, nghe phong độ của ông, há kẻ điêu ngoa lại không thành liêm chính, kẻ yếu hèn lại không biết tự lập hay sao?”.
Ta thấy rằng, một sử gia nổi tiếng là khắc khe trong đánh giá lịch sử, nổi tiếng là kỹ lưỡng, kén chọn từng chữ từng lời như Ngô Sĩ Liên cũng đã dành bấy nhiêu câu khen ngợi đủ thấy Chu An được kính trọng đến thế nào.
- Trong Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận, sử gia Lê Tung thế kỷ 15 thì ca tụng Thất Trảm Sớ của Chu An là: “Thất trảm chi sớ, nghĩa động càn khôn”, tức là: Bài sớ xin chém bảy tên nịnh thần, nghĩa khí động tới trời đất.
- Phan Huy Chú-một học giả lừng danh triều Nguyễn ca ngợi Chu An rằng:”Học nghiệp thuần túy, tiết tháo cao thượng, làng Nho nước Việt ta trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được”.
- Vua Tự Đức trong Việt Sử tổng vịnh viết về Chu An như sau:
Nghĩa là:
Đức độ khiến được cả quỷ thần
Đức độ của Chu An không chỉ được các bậc túc Nho ca ngợi, mà dân gian cũng dành niềm kính ngưỡng. Một trong những minh chứng cho sự kính ngưỡng đó là câu chuyện dân gian mang màu sắc dã sử về sự tích Đầm Mực được sử sách chép lại như sau:
Tương truyền khi ông mở trường dạy học, rất đông học trò tìm đến thụ nghiệp. Trong số học trò có một thanh niên, mặt mũi sáng sủa hôm nào cũng đến thật sớm. Ông khen là chăm chỉ nhưng hỏi thì ngập ngừng không nói quê quán ở đâu. Ông cho người đi theo thấy người đó đi đến đầm Đại (nằm giữa các làng Đại Từ, Tứ Kỳ, Huỳnh Cung) thì biến mất nên ngờ là thủy thần.
Năm đó, trời đại hạn, dân chúng khổ sở lắm. Một hôm, thầy Chu mới mở lời nhờ người học trò nọ làm mưa cứu dân. Người học trò ấy tuân lời thầy mới ra đứng giữa sân, lấy nghiên mực, ngửa mặt lên khấn, lấy bút thấm mực vãi ra bốn phương. Lúc hết mực tung bút và nghiên lên trời. Lập tức, mây đen kéo đến, sấm chớp ầm ầm, trời đổ một trận mưa thật lớn. Người học trò đội mưa đi về, ra đến cửa thì biến mất. Sáng hôm sau, không thấy y trở lại học, Chu An cho người đến đầm Đại tìm thì thấy một con thuồng luồng thật to chết nổi trên mặt nước. Ông thương xót, sai học trò vớt xác mang về mai táng tử tế.
Dân làng thấy vậy lập đền thờ, nay vẫn còn. Chỗ nghiên mực ném lên rơi xuống nay thành đầm nước lúc nào cũng đen, gọi là Đầm Mực. Quản bút rơi xuống làng Tả Thanh Oai, sau này là một làng văn học nổi tiếng (quê hương Ngô Thời Sĩ, Ngô Thời Nhiệm triều Hậu Lê). Trong đền thờ còn một đôi câu đối ghi lại sự tích này như sau:
Mặc nghiễn khởi tường vân, nhất bút lực hồi thiên tự thuận, Chu đình lưu hóa vũ, thiên trù vọng thiếp địa phồn khô
(Mây lành từ nghiên mực bay lên, một ngọn bút ra công trời thuận theo lẽ phải,
Mưa tốt giữa sân son đổ xuống, nghìn cánh đồng dội nước, đất đang khô cũng trổ mùa).
Niềm tôn kính của người xưa đối với thầy Chu Văn An là vậy. Thế ở thời đại chúng ta ngày nay thì sao? Tấm gương đạo đức của thầy Chu có còn giá trị hay không? Sau đây, Phó giáo sư-Tiến sĩ Sử học Hà Minh Hồng sẽ minh thị đôi điều về những vấn đề này. Sử gia Hà Minh Hồng hiện là Trưởng Khoa Lịch sử của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Lê Phước: Thưa Phó Giáo sư, với tư cách là một nhà sử học đương đại, trước tiên xin Phó Giáo sư nhận định đôi điều về vai trò của Chu Văn An trong nền giáo dục nhà Trần cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14?
- Phó Giáo sư-Tiến sĩ Hà Minh Hồng:
Trong giai đoạn cuối thế kỷ 13 sang thế kỷ 14, ở Việt Nam, để phát huy được hào khí Đông A sau khi nhà Trần ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông, việc đề cao đạo học, mà trước hết là Nho Giáo, tức là tôn sùng đạo Khổng-Mạnh để trị nước, là hết sức cần thiết. Người có học Nho và đỗ Thái học sinh (tương đương tiến sĩ) như Chu Văn An khi ấy không phải là thiếu. Và việc khoa cử và con đường quan lộ đối với các Nho sĩ gần như là con đường không thể nào khác được. Nhưng Chu Văn An có học hành, có đỗ đạt, mà không ra làm quan lại ở nhà mở trường dạy học để truyền bá tư tưởng Khổng-Mạnh, trường hợp như vậy thì rất hiếm.
Thực ra thì Chu Văn An cũng có ra làm quan: làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Nhưng ông làm quan trong mục đích là đóng góp sức lực vào sự nghiệp giáo dục đào tạo nước nhà, đào tạo những người có trọng trách quốc gia, như làm thầy dạy các thái tử. Nếu không phải vì mục đích đó thì ông cũng chẳng ra làm quan.
Chu Văn An đã xây dựng cho mình 4 quan điểm về đạo đức nhà giáo, mà cho đến bây giờ những quan điểm này vẫn còn nguyên giá trị, vẫn còn rất cần thiết. Bốn quan điểm đó là: cùng lý, chính tâm, tịch tà và cự bí (Cùng lý là hiểu phải cho đến nơi đến chốn, chính tâm là giữ lòng cho ngay thẳng, tịch tà là trừ bỏ thói hư, tật xấu, chống lại tà thuyết và cự bế là ngăn ngừa cái dở), tức đề cập đến những vấn đề về kiến thức, về lương tâm đạo đức, về bản lĩnh của người thầy. Thời đó, mà ông đưa ra vấn đề này có vẻ còn hơi sớm, bởi ở cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14, Nho Giáo chỉ trong giai đoạn đang lên, nhưng chưa đến hồi cực thịnh. Chu Văn An đã đi trước thời đại, và chính nhờ điều đó đã giúp ông trở thành người thầy giáo có tính chất tiên phong.
- Lê Phước: Chu Văn An được sử sách xem là một mẫu mực của nhà giáo. Vậy xin Phó giáo sư tóm lược những nét chính trong đức độ nhà giáo của thầy Chu Văn An.
-Phó Giáo sư-Tiến sĩ Hà Minh Hồng:
- Thứ nhất: Chu Văn An là một người thầy rất giỏi. Ông giỏi nên ông mới dạy được các lớp học trò từ bậc quyền quý nhất như thái tử đến những người bình thường ở làng quê. Đặc biệt, ở trường làng, ông có hàng ngàn môn sinh. Nức tiếng đến tận triều đình. Thậm chí đến thủy thần cũng tìm đến học. Câu chuyện quỷ thần chỉ là chuyện dã sử, nhưng qua đó cho thấy rằng ai cũng muốn đến học với thầy Chu Văn An. Ông là nhà giáo đầu tiên của nước Đại Việt có nhiều học trò giỏi. Từ đó tạo điều kiện cho cái học Khổng-Mạnh dần dần chiếm vị trí độc tôn trong nền giáo dục Đại Việt.
- Thứ hai: Chu Văn An là nhà giáo rất nghiêm nghị và mẫu mực. Học trò của ông có người làm quan to, như Phạm Sư Mạnh hay Lê Quát làm đến tể tướng, thế mà khi khi đến với thầy Chu Văn An các ông này vẫn phải khép nép và thậm chí có khi còn được nhắc nhở, dạy bảo những gì mà thầy Chu Văn An thấy cần phải nhắc nhở học trò.
- Thứ ba: Chu Văn An là một thầy giáo có phong thái trong sạch và tiết tháo. Thấy quyền thần làm điều trái đạo thì ông can gián và viết thất trảm sớ xin chém bảy tên nịnh thần. Vua không nghe thì ông lập tức từ quan chứ không màng chi công danh lợi lộc. Ông từ quan về quê dạy học, dạy dân, làm thuốc, viết sách… Chu Văn An làm như vậy là để giữ nguyên cái đức sáng ngời, làm cho đạo học được thâm sâu hơn ở chính ông và những người được ông tiếp tục đào luyện. Chính phẩm chất thanh cao tuyệt vời ấy mà ông đã được người đương thời và đời sau ca ngợi, tôn là “Vạn thế sư biểu”.
Sau khi ông qua đời, triều đình đã đưa ông vào thờ ở Văn Miếu, xem ông ngang hàng với các bậc thánh hiền ngày xưa. Đó là một điều hết sức hiếm có. Người dân ở làng quê của ông thì tôn thờ ông làm Thành hoàng. Người ta gọi ông là “Đức thánh Chu”, “Đức Thánh Văn”. Qua đó mới thấy, ngay cả khi đã qua đời, đạo đức của Chu Văn An vẫn tiếp tục sáng ngời.
Trước triều Trần, có những người có cống hiến rất lớn lao. Sau triều Trần, cũng có không ít những bậc tôn sư đạo cao đức trọng. Nhưng nhân cách thanh khiết, thuần nhã, khí phách, chính trực, kiên cường như Chu Văn An thì không ai có thể sánh. Ông là một người thầy mẫu mực cho nền “lương sư hưng quốc” Đại Việt. Lịch sử giáo dục Việt Nam từ xưa đến nay vẫn một niềm tôn kính đối với Chu Văn An, đặt ông ở địa cao quý nhất, khả kính nhất, người đứng đầu các bậc nhà giáo danh nhân đất Việt từ ngàn xưa.
- Lê Phước: Thưa Phó giáo sư, thế hệ nhà giáo ngày nay cần học tập gì từ tấm gương đạo đức của Thầy Chu Văn An?
- Phó Giáo sư-Tiến sĩ Hà Minh Hồng:
Chúng tôi nghĩ rằng, bản lĩnh nhà giáo là hết sức quan trọng. Bản lĩnh ở đây là thể hiện được cái thanh liêm, tính biết nêu gương ở người thầy. Toàn bộ đức độ của người thầy, toàn bộ ứng xử của người thầy, toàn bộ kiến thức của người thầy: Tấm gương của người thầy phải thể hiện được những mặt như vậy. Tôi nghĩ đây cũng là ba vấn đề đang hết sức nóng bỏng, những vấn đề đang rất cần phải có trong đạo đức của người thầy giáo hiện nay.
Thầy Chu Văn An đã mất cách đây gần bảy thế kỷ, giáo dục giữa thời đại của thầy Chu và thời đại ngày nay của Việt Nam cũng hoàn toàn khác. Thế nhưng, như sử gia Hà Minh Hồng nhận định, đức độ Chu Văn An vẫn còn những giá trị quý giá để thế hệ nhà giáo hiện tại soi rọi. Mà một trong những điều đáng chú ý nhất đó chính là tính gương mẫu của người thầy.
Một trong những lợi ích chính của lịch sử đó chính là cung cấp cho thế hệ sau những bài học kinh nghiệm và những tấm gương cần noi theo thông qua việc “ngẫm lại chuyện xưa”. Thời gian qua, trong xã hội Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ học trò tấn công cả thầy cô, khiến cho dư luận phẫn nộ. Thế nhưng, nói đi cũng phải nói lại, bên cạnh cái lỗi của học trò còn có cái lỗi thiếu gương mẫu của không ít thầy cô với biết bao vụ việc thầy cô nhũng nhiễu học trò, bạo hành học trò,… tức không biết nêu gương để được học trò kính trọng. Trong bối cảnh đó, thiết nghĩ, đọc lại cuộc đời và sự nghiệp của thầy Chu Văn An cũng có lắm đều bổ ích.
Lê Phước (RFI)
Đọc sách Thánh hiền không phải để tìm kiếm công danh
Chu Văn An tên thật là Chu An, tên chữ là Linh Triệt, sau về ẩn cư thì xưng hiệu là Tiều Ẩn. Khi ông mất, được vua phong tước Văn Trinh Công, nên người đời sau mới gọi là Chu Văn An. Ông sinh ra tại làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Sử sách không chép rõ ông sinh năm nào, nhưng theo thần tích tại đình làng Thanh Liệt, nơi thờ ông làm Thành Hoàng, thì ông sinh năm Nhâm Thìn 1292 và mất năm Canh Tuất 1370.
Chu An là người chính trực, không màng danh lợi. Ông đỗ Thái học sinh (tức Tiến sĩ), nhưng không ra làm quan mà ở lại quê nhà mở trường dạy học. Ông có công lớn trong việc truyền bá giáo dục tư tưởng Khổng Giáo ở Việt Nam. Học trò của Chu An lên đến vài ngàn người, xa gần đều biết tiếng. Đến mức mà vua Trần Minh Tông vời ông ra làm Tư nghiệp Quốc tử giám (tức Hiệu trưởng).
Chu An là thầy dạy của hai vị hoàng tử mà sau này đều trở thành vua là Trần Hiến Tông và Trần Dụ Tông. Minh Tông làm vua từ năm 1314 đến năm 1329 thì nhường ngôi cho con trai và lên làm thái thượng hoàng đến khi mất vào năm 1357. Kế nhiệm Minh Tông là vua Hiến Tông, trị vì từ năm 1329 đến năm 1341 thì mất. Sau đó, em trai Hiến Tông là Dụ Tông lên ngôi, trị vì từ năm 1341 đến năm 1369.
Như vậy, Chu An làm Tư nghiệp Quốc tử giám trải ba triều: Minh Tông, Hiến Tông và Dụ Tông. Thế nhưng, đến năm 1357, sau khi thượng hoàng Minh Tông băng hà, thì vua Dụ Tông được nắm trọn đại quyền nên bắt đầu lao vào cuộc ăn chơi, nghe lời xúc xiểm của đám nịnh thần, triều đình trở nên thối nát. Trong khi chính sự suy đồi, tình thế nhiễu nhương, Chu An đã nhiều lần can gián vua và cũng là học trò của mình. Cuối cùng ông đã hiên ngang dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần mà sử sách gọi là “Thất trảm sớ”. Sớ này ngày nay đã thất lạc nên không biết rõ chính xác tên của 7 tên nịnh thần mà Chu An xin chém. Nhưng qua việc vua Dụ Tông từ chối lời đề nghị của thầy mình là Chu An, cũng đủ thấy thế lực và ảnh hưởng của 7 tên nịnh thần ấy lớn dường nào.
Thỉnh cầu không được vua chấp nhận, quan Tư nghiệp Chu An lập tức cáo quan về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn, dạy học, viết sách cho tới cuối đời. Bên cạnh việc dạy học để truyền bá đạo Thánh hiền, Chu An còn sáng tác nhiều sách vở trong đó có Tứ Thư Thuyết Ước, Tiều Ẩn Thi Tập và Quốc Ngữ Thi Tập, nhưng đều bị người Tàu thời Minh cướp lấy mang về Kim Lăng cả. Ông còn soạn một cuốn sách thuốc có tên là Y Học Yếu Giải Tập Chu Di Biên.
Đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà
Thời đại Chu An là giai đoạn hậu chiến tranh chống quân ngoại xâm Nguyên-Mông. Sau chiến tranh, thì việc dùng văn trị để định quốc an bang là điều tất yếu. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là phải dùng gì đây giữa ba tôn giáo khi ấy là : Nho, Phật, Lão?
Nên nhớ rằng, khi Phật giáo được các vua đầu nhà Trần coi trọng và thịnh hành, thì Nho giáo đóng vai trò thứ yếu. Ban đầu chỉ có nhà chùa là nơi dạy chữ Nho và sách sử. Tuy nhiên, ở thời đại Chu An, Nho học bắt đầu từng bước lớn mạnh. Nhiều nhà Nho và thái học sinh không làm quan, về mở trường dạy sách Nho như trường hợp của Chu An. Hệ thống trường lớp tại các địa phương được hình thành. Đó là những tiền đề quan trọng để Nho Giáo dần tiến lên vai trò độc tôn trong hệ tư tưởng giáo dục và chính trị thời Hậu Lê thế kỷ 15.
Và đương nhiên Chu An có công không nhỏ trong công cuộc phát triển Nho Giáo này bởi trong hệ thống trường lớp như đã nói, thì ta biết rằng trường của Chu An là nổi tiếng và có đến hàng ngàn học trò, và bởi mấy chục năm lèo lái con tàu giáo dục của quốc gia trên cương vị lãnh đạo Quốc Tử Giám. Trước tác Tứ Thư Thuyết Ước của Chu An rất có thể được xem là một trong những diễn dịch, bình luận và giải thích Nho Giáo sớm nhất của Việt Nam. Thầy Chu An đào đạo đến hai thái tử và đều trở thành vua nhà Trần. Học trò của ông cũng có người làm quan cao như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát giữ đến chức hành khiển (tể tướng).
Với công đức đó, khi ông mất, vua Trần Nghệ Tông đã đặt tên thụy là Văn Trinh, truy tặng tước Công (tước lớn nhất trong năm tước mà người ngoài hoàng tộc có thể được phong dưới thời phong kiến), ban hiệu là Khang Tiết Tiên Sinh và được đem vào thờ trong Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. Danh sĩ nổi tiếng thế kỷ 19 là Ngô Thế Vinh trong bài văn bia ở đền thờ Chu Văn An đã giải thích hai chữ “Văn Trinh” như sau: “Văn, đức chi biểu dã; Trinh, đức chi chính cố dã”, tức: Văn là cái vẻ đẹp bên ngoài của đức, Trinh là sự bền vững bên trong của đức, nghĩa là ngoại mạo và tâm hồn Chu An đều đẹp cả. Qua đó mới thấy vua nhà Trần ngưỡng vọng Chu An đến mức độ nào.
Vạn Thế Sư Biểu
Các sử gia phong kiến Việt Nam thời hậu Chu An đều không tiết lời ca tụng đức độ của ông, và luôn xem ông là Biểu tượng mẫu mực của người thầy giáo Việt :
- Sử gia Ngô Sĩ Liên nhận định về Chu An trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư như sau: “Người hiền được dùng ở đời thường lo vua không thi hành điều sở học của mình. Vua thì dùng người hiền mà hay lo người hiền không theo ý muốn của mình. Cho nên, vua tôi gặp nhau, từ xưa đã là rất khó.
Nho gia nước Việt ta được dùng rất nhiều, nhưng kẻ thì chỉ nghĩ đến công danh, kẻ thì lo làm giàu, kẻ chỉ xu phụ, kẻ chỉ cốt ăn lộc giữ thân, ít ai chịu để tâm đến đạo đức, lo nghĩ việc giúp vua nêu đức tốt để cho dân được nhờ. Tô Hiến Thành thời Lý và Chu Văn Trinh đời Trần có lẽ cũng gần được. Nhưng Hiến Thành gặp được vua sáng nên công danh sự nghiệp được thấy ngay đương thời, còn Chu Văn Trinh đời Trần không gặp được vua anh minh nên chính học của Ông phải đến đời sau mới thấy được.
Văn Trinh thờ vua thẳng thắn mà can ngăn, xuất xử thì làm theo nghĩa lý, đào tạo người tài thì công khanh đều ở cửa nhà ông mà ra, tiết tháo của ông cao thượng đến thiên tử cũng không bắt làm bề tôi được. Huống chi, tư thế đường hoàng mà đạo làm thầy được nghiêm, giọng nói lẫm liệt mà bọn nịnh hót phải sợ. Ngàn năm về sau, nghe phong độ của ông, há kẻ điêu ngoa lại không thành liêm chính, kẻ yếu hèn lại không biết tự lập hay sao?”.
Ta thấy rằng, một sử gia nổi tiếng là khắc khe trong đánh giá lịch sử, nổi tiếng là kỹ lưỡng, kén chọn từng chữ từng lời như Ngô Sĩ Liên cũng đã dành bấy nhiêu câu khen ngợi đủ thấy Chu An được kính trọng đến thế nào.
- Trong Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận, sử gia Lê Tung thế kỷ 15 thì ca tụng Thất Trảm Sớ của Chu An là: “Thất trảm chi sớ, nghĩa động càn khôn”, tức là: Bài sớ xin chém bảy tên nịnh thần, nghĩa khí động tới trời đất.
- Phan Huy Chú-một học giả lừng danh triều Nguyễn ca ngợi Chu An rằng:”Học nghiệp thuần túy, tiết tháo cao thượng, làng Nho nước Việt ta trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được”.
- Vua Tự Đức trong Việt Sử tổng vịnh viết về Chu An như sau:
Thượng tường sơn đẩu thế gian sư,
Tâm dự nhân quai nhất khứ trừ.
Thất trảm sớ thành thiên địa giám,
Trực thanh bất cộng hữu Trần suy.
Nghĩa là:
Gian tà đâu để tung hoành,
Khí cao vằng vặc lưu danh sáng ngời.
Sớ dâng chứng với đất trời,
Không đang tâm sống cảnh đời suy vi.
Đức độ khiến được cả quỷ thần
Đức độ của Chu An không chỉ được các bậc túc Nho ca ngợi, mà dân gian cũng dành niềm kính ngưỡng. Một trong những minh chứng cho sự kính ngưỡng đó là câu chuyện dân gian mang màu sắc dã sử về sự tích Đầm Mực được sử sách chép lại như sau:
Tương truyền khi ông mở trường dạy học, rất đông học trò tìm đến thụ nghiệp. Trong số học trò có một thanh niên, mặt mũi sáng sủa hôm nào cũng đến thật sớm. Ông khen là chăm chỉ nhưng hỏi thì ngập ngừng không nói quê quán ở đâu. Ông cho người đi theo thấy người đó đi đến đầm Đại (nằm giữa các làng Đại Từ, Tứ Kỳ, Huỳnh Cung) thì biến mất nên ngờ là thủy thần.
Năm đó, trời đại hạn, dân chúng khổ sở lắm. Một hôm, thầy Chu mới mở lời nhờ người học trò nọ làm mưa cứu dân. Người học trò ấy tuân lời thầy mới ra đứng giữa sân, lấy nghiên mực, ngửa mặt lên khấn, lấy bút thấm mực vãi ra bốn phương. Lúc hết mực tung bút và nghiên lên trời. Lập tức, mây đen kéo đến, sấm chớp ầm ầm, trời đổ một trận mưa thật lớn. Người học trò đội mưa đi về, ra đến cửa thì biến mất. Sáng hôm sau, không thấy y trở lại học, Chu An cho người đến đầm Đại tìm thì thấy một con thuồng luồng thật to chết nổi trên mặt nước. Ông thương xót, sai học trò vớt xác mang về mai táng tử tế.
Dân làng thấy vậy lập đền thờ, nay vẫn còn. Chỗ nghiên mực ném lên rơi xuống nay thành đầm nước lúc nào cũng đen, gọi là Đầm Mực. Quản bút rơi xuống làng Tả Thanh Oai, sau này là một làng văn học nổi tiếng (quê hương Ngô Thời Sĩ, Ngô Thời Nhiệm triều Hậu Lê). Trong đền thờ còn một đôi câu đối ghi lại sự tích này như sau:
Mặc nghiễn khởi tường vân, nhất bút lực hồi thiên tự thuận, Chu đình lưu hóa vũ, thiên trù vọng thiếp địa phồn khô
(Mây lành từ nghiên mực bay lên, một ngọn bút ra công trời thuận theo lẽ phải,
Mưa tốt giữa sân son đổ xuống, nghìn cánh đồng dội nước, đất đang khô cũng trổ mùa).
Niềm tôn kính của người xưa đối với thầy Chu Văn An là vậy. Thế ở thời đại chúng ta ngày nay thì sao? Tấm gương đạo đức của thầy Chu có còn giá trị hay không? Sau đây, Phó giáo sư-Tiến sĩ Sử học Hà Minh Hồng sẽ minh thị đôi điều về những vấn đề này. Sử gia Hà Minh Hồng hiện là Trưởng Khoa Lịch sử của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Lê Phước: Thưa Phó Giáo sư, với tư cách là một nhà sử học đương đại, trước tiên xin Phó Giáo sư nhận định đôi điều về vai trò của Chu Văn An trong nền giáo dục nhà Trần cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14?
- Phó Giáo sư-Tiến sĩ Hà Minh Hồng:
Trong giai đoạn cuối thế kỷ 13 sang thế kỷ 14, ở Việt Nam, để phát huy được hào khí Đông A sau khi nhà Trần ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông, việc đề cao đạo học, mà trước hết là Nho Giáo, tức là tôn sùng đạo Khổng-Mạnh để trị nước, là hết sức cần thiết. Người có học Nho và đỗ Thái học sinh (tương đương tiến sĩ) như Chu Văn An khi ấy không phải là thiếu. Và việc khoa cử và con đường quan lộ đối với các Nho sĩ gần như là con đường không thể nào khác được. Nhưng Chu Văn An có học hành, có đỗ đạt, mà không ra làm quan lại ở nhà mở trường dạy học để truyền bá tư tưởng Khổng-Mạnh, trường hợp như vậy thì rất hiếm.
Thực ra thì Chu Văn An cũng có ra làm quan: làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Nhưng ông làm quan trong mục đích là đóng góp sức lực vào sự nghiệp giáo dục đào tạo nước nhà, đào tạo những người có trọng trách quốc gia, như làm thầy dạy các thái tử. Nếu không phải vì mục đích đó thì ông cũng chẳng ra làm quan.
Chu Văn An đã xây dựng cho mình 4 quan điểm về đạo đức nhà giáo, mà cho đến bây giờ những quan điểm này vẫn còn nguyên giá trị, vẫn còn rất cần thiết. Bốn quan điểm đó là: cùng lý, chính tâm, tịch tà và cự bí (Cùng lý là hiểu phải cho đến nơi đến chốn, chính tâm là giữ lòng cho ngay thẳng, tịch tà là trừ bỏ thói hư, tật xấu, chống lại tà thuyết và cự bế là ngăn ngừa cái dở), tức đề cập đến những vấn đề về kiến thức, về lương tâm đạo đức, về bản lĩnh của người thầy. Thời đó, mà ông đưa ra vấn đề này có vẻ còn hơi sớm, bởi ở cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14, Nho Giáo chỉ trong giai đoạn đang lên, nhưng chưa đến hồi cực thịnh. Chu Văn An đã đi trước thời đại, và chính nhờ điều đó đã giúp ông trở thành người thầy giáo có tính chất tiên phong.
- Lê Phước: Chu Văn An được sử sách xem là một mẫu mực của nhà giáo. Vậy xin Phó giáo sư tóm lược những nét chính trong đức độ nhà giáo của thầy Chu Văn An.
-Phó Giáo sư-Tiến sĩ Hà Minh Hồng:
- Thứ nhất: Chu Văn An là một người thầy rất giỏi. Ông giỏi nên ông mới dạy được các lớp học trò từ bậc quyền quý nhất như thái tử đến những người bình thường ở làng quê. Đặc biệt, ở trường làng, ông có hàng ngàn môn sinh. Nức tiếng đến tận triều đình. Thậm chí đến thủy thần cũng tìm đến học. Câu chuyện quỷ thần chỉ là chuyện dã sử, nhưng qua đó cho thấy rằng ai cũng muốn đến học với thầy Chu Văn An. Ông là nhà giáo đầu tiên của nước Đại Việt có nhiều học trò giỏi. Từ đó tạo điều kiện cho cái học Khổng-Mạnh dần dần chiếm vị trí độc tôn trong nền giáo dục Đại Việt.
- Thứ hai: Chu Văn An là nhà giáo rất nghiêm nghị và mẫu mực. Học trò của ông có người làm quan to, như Phạm Sư Mạnh hay Lê Quát làm đến tể tướng, thế mà khi khi đến với thầy Chu Văn An các ông này vẫn phải khép nép và thậm chí có khi còn được nhắc nhở, dạy bảo những gì mà thầy Chu Văn An thấy cần phải nhắc nhở học trò.
- Thứ ba: Chu Văn An là một thầy giáo có phong thái trong sạch và tiết tháo. Thấy quyền thần làm điều trái đạo thì ông can gián và viết thất trảm sớ xin chém bảy tên nịnh thần. Vua không nghe thì ông lập tức từ quan chứ không màng chi công danh lợi lộc. Ông từ quan về quê dạy học, dạy dân, làm thuốc, viết sách… Chu Văn An làm như vậy là để giữ nguyên cái đức sáng ngời, làm cho đạo học được thâm sâu hơn ở chính ông và những người được ông tiếp tục đào luyện. Chính phẩm chất thanh cao tuyệt vời ấy mà ông đã được người đương thời và đời sau ca ngợi, tôn là “Vạn thế sư biểu”.
Sau khi ông qua đời, triều đình đã đưa ông vào thờ ở Văn Miếu, xem ông ngang hàng với các bậc thánh hiền ngày xưa. Đó là một điều hết sức hiếm có. Người dân ở làng quê của ông thì tôn thờ ông làm Thành hoàng. Người ta gọi ông là “Đức thánh Chu”, “Đức Thánh Văn”. Qua đó mới thấy, ngay cả khi đã qua đời, đạo đức của Chu Văn An vẫn tiếp tục sáng ngời.
Trước triều Trần, có những người có cống hiến rất lớn lao. Sau triều Trần, cũng có không ít những bậc tôn sư đạo cao đức trọng. Nhưng nhân cách thanh khiết, thuần nhã, khí phách, chính trực, kiên cường như Chu Văn An thì không ai có thể sánh. Ông là một người thầy mẫu mực cho nền “lương sư hưng quốc” Đại Việt. Lịch sử giáo dục Việt Nam từ xưa đến nay vẫn một niềm tôn kính đối với Chu Văn An, đặt ông ở địa cao quý nhất, khả kính nhất, người đứng đầu các bậc nhà giáo danh nhân đất Việt từ ngàn xưa.
- Lê Phước: Thưa Phó giáo sư, thế hệ nhà giáo ngày nay cần học tập gì từ tấm gương đạo đức của Thầy Chu Văn An?
- Phó Giáo sư-Tiến sĩ Hà Minh Hồng:
Chúng tôi nghĩ rằng, bản lĩnh nhà giáo là hết sức quan trọng. Bản lĩnh ở đây là thể hiện được cái thanh liêm, tính biết nêu gương ở người thầy. Toàn bộ đức độ của người thầy, toàn bộ ứng xử của người thầy, toàn bộ kiến thức của người thầy: Tấm gương của người thầy phải thể hiện được những mặt như vậy. Tôi nghĩ đây cũng là ba vấn đề đang hết sức nóng bỏng, những vấn đề đang rất cần phải có trong đạo đức của người thầy giáo hiện nay.
Thầy Chu Văn An đã mất cách đây gần bảy thế kỷ, giáo dục giữa thời đại của thầy Chu và thời đại ngày nay của Việt Nam cũng hoàn toàn khác. Thế nhưng, như sử gia Hà Minh Hồng nhận định, đức độ Chu Văn An vẫn còn những giá trị quý giá để thế hệ nhà giáo hiện tại soi rọi. Mà một trong những điều đáng chú ý nhất đó chính là tính gương mẫu của người thầy.
Một trong những lợi ích chính của lịch sử đó chính là cung cấp cho thế hệ sau những bài học kinh nghiệm và những tấm gương cần noi theo thông qua việc “ngẫm lại chuyện xưa”. Thời gian qua, trong xã hội Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ học trò tấn công cả thầy cô, khiến cho dư luận phẫn nộ. Thế nhưng, nói đi cũng phải nói lại, bên cạnh cái lỗi của học trò còn có cái lỗi thiếu gương mẫu của không ít thầy cô với biết bao vụ việc thầy cô nhũng nhiễu học trò, bạo hành học trò,… tức không biết nêu gương để được học trò kính trọng. Trong bối cảnh đó, thiết nghĩ, đọc lại cuộc đời và sự nghiệp của thầy Chu Văn An cũng có lắm đều bổ ích.
Lê Phước (RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét