Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Bài viết đáng chú ý : Cập nhật vụ xử sinh viên yêu nước Phương Uyên - Nguyên Kha

TRONG KHI TÀU CÁ CỦA CHINA XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ THÌ VN LẠI XỬ TÙ NGƯỜI YÊU NƯỚC PHẢN ĐỐI NGOẠI XÂM!

Vụ Phương Uyên: Món quà đắt chào đón ngoại xâm

J.B Nguyễn hữu Vinh -RFA


Một ngày

Ngày hôm nay 16/5/2013, đúng 12h trưa, là thời điểm bắt đầu của lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông của Việt Nam do nhà cầm quyền Bắc Kinh đưa ra.
Ngày hôm nay, không một lãnh đạo đảng cộng sản, lãnh đạo nhà nước nào nói đến điều đó, ngoài Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhân tiện trả lời câu hỏi của một nhà báo về vấn đề này chỉ nói qua như một việc bình thường, chiếu lệ vào ngày hôm qua.

Ngày hôm nay, Hội Nghề cá Việt Nam đã phải gửi thư đến văn phòng Chính phủ và một số cơ quan, “đề nghị các cơ quan chức năng lên tiếng mạnh mẽ và có biện pháp quyết liệt ngăn chặn những hành động vi phạm của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu thuyền ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, nhằm bảo vệ sản xuất và tài nguyên biển, giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo tổ quốc”.
Ngày hôm nay trên mạng internet xuất hiện hàng loạt hình ảnh và video Clip việc Trung Cộng tập trận ở Biển Đông, ngay quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Vậy mà bao nhiêu người dân không hề được biết, báo chí Việt Nam đưa tin một cách “khách quan” như thể chúng đang rửa chân tại ao nhà của chúng.
Ngày hôm nay tại Long An, Tòa án của Nhà nước Việt Nam kết án hai bạn trẻ Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên với hai bản án hết sức nặng nề về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”, trong đó có hành vi dùng máu pha loãng với nước rồi viết vào một mảnh vải “có nội dung không hay về Trung Quốc”.
Ngày hôm nay, tại phiên tòa “công khai” này, nhiều người đã bị bắt giữ, đã bị giam cầm mà không có bất cứ một cơ sở pháp luật nào khi họ đến dự phiên tòa xét xử hai thanh niên yêu nước.

Một ngày qua, với đầy đủ các yếu tố mà người dân Việt Nam đang đối mặt và quan tâm. Ở đó có đầy đủ các yếu tố: Cướp nước, bán nước, yêu nước, phản bội, anh hùng và hèn hạ.
Vì sao?

Vì sao nhà cầm quyền Trung Cộng lại dám ngang nhiên tuyên bố cấm đánh bắt cá ngay trên vùng biển của Việt Nam? Không thể chỉ vì lý do rằng chính sách bành trướng của Trung Cộng giờ mới phát tác. Không chỉ vì lý do đất nước ta nhỏ bé. Xung quanh đất nước Trung Cộng, còn nhiều nước nhỏ hơn chúng ta!
Vì sao chủ quyền lãnh thổ của Tổ Quốc là vấn đề cốt lõi nhất, quan trọng nhất của một quốc gia, nếu đất nước đó không muốn làm nô lệ, lại không được các lãnh đạo Đảng CS và nhà nước Việt Nam chính thức lên tiếng, lại chỉ là một Hội Nghề cá lên tiếng? Trong bản lên tiếng đó, cũng chỉ là vấn đề đánh cá trước tiên, sau mới là “giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo tổ quốc” – Thậm chí, Tổ Quốc không còn được viết hoa.
Vì sao, đến một hội nghề nghiệp viết văn bản “Yêu cầu tàu cá Trung Quốc rút ngay khỏi vùng biển Việt Nam” lại gửi cho “Văn phòng Chính phủ và một số cơ quan” mà không phải là nhà cầm quyền Bắc Kinh? Họ nhầm địa chỉ hay họ biết rõ nơi nào cần gửi?
Vì sao, Đảng CS và Nhà nước Việt Nam đã đổ không biết bao tiền của, công sức của nhân dân để tiến hành hàng loạt các cuộc vận động cho cái gọi là “Học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”. Trong khi đó, chính Hồ Chí Minh đã nói rằng: “Hễ còn một tên xâm lược nào trên đất nước chúng ta, thì chúng ta còn phải chiến đấu, quét sạch nó đi” lại không được thực hiện?
Vì sao, hai thanh niên đã kiên cường chống Trung Cộng xâm lược, đã lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo, lãnh thổ đất nước theo đúng như lời ông Hồ Chí Minh đã nói lại bị kết án nặng nề đến thế? Vì sao, một phiên tòa xét xử công khai lại ngăn chặn, bắt bớ những ai đến dự phiên tòa? Nhà nước sợ những người dân đến dự phiên tòa thấy rõ “tội trạng” của hai thanh niên này là đã dùng máu viết vào mảnh vải “có nội dung không hay về Trung Quốc”? Có phải câu hỏi cuối này, đã là câu trả lời cho những câu hỏi trên?
Hèn hạ và anh hùng

Đinh Nguyên Kha, bị bắt khi 24 tuổi, Nguyễn Phương Uyên một cô gái mới 20 tuổi đã biết nói lên tiếng nói của mình vì lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc. Một Đảng Cộng sản là đội quân tiên phong, một nhà nước Xã hội Chủ nghĩa ưu việt với quân đội “bách chiến bách thắng” đã lặng im khi lãnh thổ Tổ Quốc bị xâm chiếm, quân thù đang ngày đêm giày xéo Tổ Quốc mình. Đến mức, việc chủ quyền đất nước, biển đảo của Tổ Quốc lại được giao cho Hội Nghề cá lên tiếng!
Một cô bé mới 20 tuổi đầu đã dõng dạc trước tòa rằng: “Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm”. Trong khi đó, đám quan tham đang ngày đêm đục khoét đất nước, rước giặc vào nhà bằng nhiều cách, nhiều ngả khác nhau. Cũng trong khi đó, các lãnh đạo Đảng CS chỉ chăm lo 16 chữ vàng và 4 tốt với kẻ xâm lăng chỉ vì “chung ý thức hệ”. Thử hỏi ai yêu nước và ai phản bội?

Một thanh niên mới 25 tuổi đã khẳng định rõ ràng khái niệm đơn giản nhất là Đất nước, Dân tộc, Tổ Quốc không có nghĩa là Đảng Cộng sản. Vậy mà cả hệ thống chính trị từ Tổng Bí thư và hàng loạt các Tiến sĩ, giáo sư trang bị đầy mình học thuyết Mác – Lênin đã không thể hiểu được điều đó. Họ đang cố tình đánh tráo khái niệm, đồng hóa quan niệm để kết tội những người đã không để cho nhóm lợi ích làm mưa làm gió trên đầu trên cổ dân tộc.
Có thể họ hiểu, nhưng họ đã không dám nói ra, hoặc những lợi ích vật chất đã níu giữ họ lại. Đó là sự hèn hạ.
Trong phiên tòa này, họ đã kết tội hai thanh niên, họ đã thực hiện được điều họ muốn. Họ đã chiến thắng!?

Nhưng một học sinh chưa học qua đại học, khi vào tù còn nhắn về để xin bảo lưu kết quả học tập nhằm được học tiếp đã thẳng thắn đứng trước tòa tuyên bố “Tôi là sinh viên yêu nước” và hành động của em đã chứng minh điều đó. Trong khi đó, các quan tòa tai to, mặt lớn, đội ngũ công an trùng điệp, học hành tốn cơm, tốn của, được nuôi sống bằng tiền dân đã kết án em, một đứa con gái mỏng manh và trong sáng bằng một phiên tòa “công khai” một cách lén lút và bất minh. Thậm chí xét xử vì “có nội dung không hay về Trung Quốc”. Đó là sự đớn hèn và nhục nhã, sự nhục nhã của “bên chiến thắng bằng bạo lực”.
Những lời biện hộ đanh thép trước tòa, là những lời kết tội đám người cố tình nhắm bắt, bịt tai trước lẽ phải và những tiếng nói lương tri của người dân Việt Nam. Bản án nặng nề dành cho hai em trong phiên tòa hôm nay, món quà quý dâng cho ngoại bang nhân ngày bọn chúng ra lệnh cấm đánh cá trên biển Việt Nam, liệu có làm vừa lòng bọn quan thầy đang muốn thôn tính cả đất nước ta, đưa dân tộc ta vào vòng nô lệ?
Tôi tin là chưa đủ.
Và con đường thoát khỏi ách nô lệ của đất nước ta còn dài.
Đôi điều

Cái gọi là “Phiên tòa” đã diễn ra, hai thanh niên măng trẻ đã vào tù.
Nhưng, những kẻ đã đưa ra bản án bất nhân đó, họ nghĩ gì? Tôi tin chắc một điều, họ cũng có một trái tim và một cái đầu để nghĩ. Vậy họ sẽ nghĩ gì?
Họ nghĩ gì khi chính họ đẩy một cô bé trong sáng, nhiệt tình vào cuộc sống lao tù với 6 năm trời đằng đẵng của tuổi đẹp nhất đời người là tuổi thanh xuân. Họ nghĩ gì khi đẩy người vô tội vào vòng lao lý chỉ vì những đồng lương họ nhận được, những bổng lộc chức tước họ có được từ tội ác này? Tôi không tin là cô bé Phương Uyên này, đã làm điều gì hại đến họ cũng như gia đình họ, càng không bao giờ cô bé này có thể làm hại cộng đồng và đất nước. Có chăng, chỉ là cô bé đã nói lên khí phách của dân tộc này trước bọn xâm lăng.
Họ nghĩ gì, nếu đó là con gái họ, nếu là cháu của họ đang tuổi thanh xuân bị một thế lực hắc ám hãm hại?
Ai sẽ phải trả giá điều này?
Nhiều người sau khi gây tội ác đã tự an ủi mình rằng: Tôi chỉ là công cụ, tôi chỉ là con dao nên tôi vô tội. Tất cả tội ác họ đổ cho cái gọi là cơ chế để chối bỏ trách nhiệm của mình trước tội ác. Nhưng, ai đã đẻ ra cái cơ chế tội lỗi đó và ai đã nuôi nấng chúng?
Ngày xưa, quan Philato cũng đã ra lệnh giết Đức Giêsu xong thì rửa tay để muốn phủi bỏ tội ác của mình. Nhưng, muôn đời sau thì Philato vẫn là tên chịu trách nhiệm trước cái chết đau đớn đó.
Có lẽ Đức Phật đã hiểu con người từ xa xưa, Ngài đã chỉ rõ và vạch mặt thói trốn tội của những kẻ này như sau: “Những việc ác mà ngươi đã phạm, không phải là tại cha ngươi, không phải là tại mẹ ngươi, không phải tại thầy, chủ ngươi. Chính một mình ngươi đã phạm, và một mình ngươi phải chịu quả báo” (Kinh Đề Bà Đạt Ma (Devadata-suta)) Và vì thế: “Dẫu rằng ngươi chạy lên trời cao, ẩn dưới biển sâu, trốn trong núi thẳm, không có nơi nào mà ngươi trốn khỏi cái quả ghê gớm về tội ác của ngươi”… (Kinh Pháp Cú (Damma-pada)).
Vâng, tất cả sẽ có ngày phải trả lời và phải trả món nợ đó, dù họ là ai.
Hà Nội, 16/5/2013.
Ngày Trung Cộng cấm đánh bắt cá tại Biển Đông và Phiên tòa Nguyễn Phương Uyên.

J.B Nguyễn Hữu Vinh
  nguyenhuuvinh’s blog

 Tường thuật phiên tòa xét xử Phương Uyên và Nguyên Kha

11:55 - Bà Nhung và người nhà cùng với cha Thanh, cha Thoại và các nhà báo tự do đang dùng cơm trưa với nhau, cách tòa án khoảng 1km.
Bà Nhung kể: "Phương Uyên nói việc làm của mình là muốn bảo vệ đất nước, và tỏ thái độ bất mãn đối với cơ quan có thẩm quyền về thái độ của họ đối với hiện tình đất nước và đàn áp nhân dân".
"Là người mẹ sinh ra Phương Uyên, tôi rất mãn nguyện và hãnh diện về con của tôi. con tôi xứng đáng với những gì đã làm. Tôi hạnh phúc vì con tôi." – bà Nhung nói.
11:40 - Tòa tạm nghỉ trưa, mức án do Viện Kiểm Sát đưa ra cho Đinh Nguyên Kha từ 8 đến 10 năm, Nguyễn Phương Uyên từ 5 đên 7 năm – Mẹ Phương Uyên cho biết như vậy.
Buổi sáng nay luật sư đã có giờ trình bày bài bào chữa của mình cho các thân chủ, không bị cắt giờ phát biểu.
Nữ sinh Phương Uyên tự biện hộ: "Ông Hồ Chí Minh nói một năm bắt đầu từ mùa xuân, con người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi là sinh viên có lòng yêu nước. Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước", Bà Nhung cho biết như vậy.

11:10 - Anh Hoàng Dũng và anh Tuấn (blogger Gió Lang Thang) đã bị công an bắt đưa về đồn của phường 1, thành phố Tân An, Long An. Địa chỉ công an phường 1, 69 Thủ Khoa Huân, điện thoại (072) 3826.294.

10:38 - Cha Thoại, Nguyễn Khanh và Huyền Trang, VRNs đã rời quán cà phê Cây Khế. Đây là quán cà phê có người nhà là công an đã bị chết lúc 47 tuổi. An Đỗ Nguyễn, Châu Văn Thi, Hoàng Dũng, Miu, Nhung đã rời quán cà phê trên đường Cách Mạng Tháng 8. An ninh vẫn đi theo mọi người, chưa dám ra tay, trừ bắt Huỳnh Công Thuận và Bùi Thị Minh Hằng, vì phát cẩm nang Quyền con người.

09:23 - Blogger Hoàng Dũng cho biết phiên tòa diễn ra khá ôn hòa, công an các màu áo ở bên trong và bên ngoài khá đông đúc. Phiên xử bắt đầu lúc 7h40. Sau đó vài phút thì chị Bùi Hằng xuất hiện phát cẩm nang quyền làm người cho công an. Chị và anh Trương Dũng chỉ rời đi khi được biết phiên tòa công khai này hạn chế người tham dự một cách công khai.
imag1052.jpg

Hình đầu tiên truyền ra từ trong phiên tòa tại Long An – Ảnh Hoàng Dũng

imag1046.jpg

Sân tòa án vắng, nhưng phía bên ngoài thì rất đông – Ảnh Hoàng Dũng
Sóng điện thoại 3G bị phá, 2G còn bập bõm…
Nhiều người khắp nơi về tham dự nhưng ngồi rải rác xung quanh vì thời tiết nóng nực và không được vào. Rất nhiều tay máy quay phim chụp ảnh có mặt ở khuôn viên tòa, theo dõi sát mọi điều biến động xung quanh. Tuy nhiên, tôi vẫn cho không khí khá ôn hòa.
Hai em, nhìn từ phía sau lưng, khá ổn. Hy vọng các em sẽ bị một mức án nhẹ.
09:10 - Anh Châu Văn Thi cho VRNs biết: "Sáng nay tôi cùng 3 người bạn đi bộ đến tòa án nhân dân tỉnh ở đường Trương Định. An ninh tiến đến, gọi liên lạc điện thoại xin ý kiến. Lúc đó chúng tôi tiến vào tòa, ở cổng, công am yêu cầu xuất trình giấy chứng minh nhân dân. Xem xong họ cho vào. Vào trong, cửa tòa, công an đòi xem giấy tờ. Chúng tôi đưa, họ yêu cầu đợi 15-20 phút để xin ý kiến, sau đó trở ra bảo không được vào. Chúng tôi hỏi, tại sao phiên tòa công khai mà không cho công dân vào? Viên công an trả lời ấp úng, rồi kết luận, chúng tôi không cho vào là không được vào". Như vậy mới thấy ở VN, công an đứng trên luật pháp.
Tin chính xác, chỉ có bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ Phương Uyên và bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của Nguyên Kha được vào bên trong dự phiên tòa xét xử, còn tất cả những người thân khác của hai gia đình đều phải ở bên ngoài. Bên trong tòa án, công an rất nhiều.
Anh Thi cho biết tiếp: "Dân Tiền Giang và Long An đến xem phiên tòa đông, nhưng không được vào. Cửa tòa mở, nên từ bên ngoài nhìn vào thấy rõ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Hai bạn sinh viên trong tư thế thoải mái. Cả hai mặc áo sơ mi trắng, quần đen."
Hiện những blogger tham dự phiên tòa đang ngồi rải rác các quán cà phê ở đường Cách mạng tháng 8, một con đường song song với đường Trương Định. Vẫn chưa có tin hai blogger Huỳnh Công Thuận và Bùi Thị Minh Hằng.
08:46 - Blogger Gió Lang Thang đang có mặt ở tòa án xác nhận bà Nhung, mẹ của Phương Uyên đã được vào tòa, bố và cậu của Phương Uyên bị từ chối. Gia đình Đinh Nguyên Kha được vào đủ.
08:36 - Các bloggers Huỳnh Công Thuận và Bùi Thị Minh Hăng bị công an vây bắt mang đi, hiện không biết đưa đi đâu. Cảnh sát cơ động rất đông, ngăn cản mọi người lui tới khu vực tòa án. Có máy phá sóng điện thoại, khiến mọi liên lạc bằng mobile tại khu vực này bị cản trở không thực hiện được.
08:20 -Công an Long An đã yêu cầu cảnh sát giao thông chận xe khi xe của đoàn ở vị trí gần tòa án nhân dân tỉnh Long An. Ở trong sân tòa có các bloggers Bùi Minh Hằng, Hoàng Dũng, Miu và một số người khác.
Trần Hải Việt Nam lên tiếng: "cực lực phản đối CA gây khó khăn cho người tham dự phiên toà".
Hiện blogger Huỳnh Công Thuận bị mất liên lạc tại tòa.
Gia đình của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên đều đã được vào tòa.
Công an chặn hai đầu đường Trương Định, gần tòa án. Tại đường Cách Mạng Tháng 8, công an khu vực và dân phòng ngồi canh ở các góc đường.
An ninh ở Sài Gòn đã rượt theo đến Long An, hiện nay đang theo đuôi đoàn.
07:10 – Bà Nguyễn Thị Kim Liên đang đứng trước cổng tòa án cùng với luật sư Nguyễn Văn Miếng. Bà Nguyễn Thị Nhung và chồng đang uống cà phê trong sân gần cổng tòa án.
07:05 - Theo thông báo của tòa án nhân dân tỉnh Long An thì 7:30, phiên tòa sẽ khai mạc. Chúng tôi xin nhắc lại. Khi nhận được bản cáo trạng, Phương Uyên đã phản đối:
1- Bản cáo trạng quy chụp Phương Uyên nhận tiền nước ngoài 100 USD để mua máy ảnh phục vụ cho việc rải truyền đơn. Bản cáo trạng, chắc chắn chỉ dựa trên kết luận điều tra của Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra. Công An Tỉnh Long An hoàn toàn không nói rõ số tiền đó là của ai. Theo Phương Uyên cho biết, một người bạn học cũ của Uyên thời tiểu học tên Hạnh, hiện đang định cư tại Hoa Kỳ đã có ý định tặng Phương Uyên nhân dịp sinh nhật một máy ảnh kỹ thuật số. Tuy nhiên nếu mua máy ảnh ở Hoa Kỳ gửi về khá nhiêu khê nên Hạnh đã gửi cho Phương Uyên 100 USD để mua máy ảnh. Thế nhưng Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra, Công An tỉnh Long An, và Viện Kiểm Sát Tỉnh Long An đã cố tình không ghi rõ rằng số tiền 100 USD này là của ai, mà chỉ ghi chung chung là "từ nước ngoài". Đây có thể là điều mà tòa án sẽ dùng để kết tội Phương Uyên đã nhận trợ giúp từ "nước ngoài," để thực hiện việc rải truyền đơn. Trong thực tế Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra, Công An Tỉnh Long An không thu thập được bằng chứng gì để kết tội Phương Uyên vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự cả.
2. Bản cáo trạng của Viện Kiểm Sát Tỉnh Long An đã che giấu sự thật khi không nói rõ nội dung Phương Uyên viết trên miếng vải là "Tàu khựa hãy cút khỏi Biển Đông". Bản cáo trạng chỉ viết rằng Phương Uyên "đã viết một số nội dung không hay về Trung Quốc". Sinh viên Phương Uyên bức xúc: tại sao họ (Cơ quan Cảnh Sát Điều Tra, Công An Tỉnh Long An, và Viện Kiểm Sát tỉnh Long An) không ghi nhận việc chống Trung Quốc của con? 
Rõ ràng là không thể chấp nhận với kiểu từ lúc bắt cóc- Rồi bây giờ kết luận điều tra như kiểu trẻ trâu chơi ô ăn quan thế này.
Theo luật sư Hà Huy Sơn – người bảo vệ quyền lợi cho em Phương Uyên thì "Phương Uyên hoàn toàn không có tội"
06:52 – Các chú an ninh vi phạm luật giao thông bị bộ phận chuyên môn giao thông đường bộ chận lại, tạm thời không tiếp tục theo chúng tôi được.
06:36 - Các nhân viên an ninh chạy theo xe của đoàn Sài Gòn đã vượt đèn đỏ trên đường Nguyễn Văn Linh, và chạy nhanh với tốc độ gần 80 km/h. Công an vi phạm pháp luật.


Chú an ninh này vượt đèn đỏ, nhưng khi đèn xanh lại dừng, vì xe chúng tôi ở làn khác phải dừng đèn đỏ.

2 xe an ninh chạy theo đoàn Sài Gòn tại đường Nguyễn Thị Minh Khai
06:25 - Một đoàn từ Sài Gòn đang trên đường đến Long An. Có 6 anh an ninh đang bám theo. Số xe các anh là: 51M3 2419 – 54X6 2058 – 54S5 1711. Trên xe chung đi Long An có cha Giuse Đinh Hữu Thoại, cha Antôn Lê Ngọc Thanh, Vương Các, Hoàng Vi, Huyền Trang và Nguyễn Khanh
06:04 – Có nguồn tin chưa kiểm chứng được cho biết: Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ bị ngăn trở đi Long An tham dự phiên tòa xét xử Phương Uyên và Nguyên Kha sáng này.
05:50 – Một người đang hướng về Long An tên Trần Hải VN nói: "Ngọn lửa đấu tranh cho tự do dân chủ trong nhân dân ngày càng lan rộng vì người dân đã bất mãn, không còn tin vào chính quyền CS nữa. Chỉ cần một cơn gió, ngọn lửa nhỏ sẽ lan tỏa và nhấn chìm những thứ phế thải của nhân loại. Hỡi những người đang làm trong cơ quan của chính quyền cs như CA, Quân Đội vẫn còn lương tâm hãy chừa cho mình một con đường để quay về với tổ quốc và nhân dân, đừng làm gì gây tội với nhân dân nữa, nhân dân cũng đang rất cần các bạn. Các bạn hãy thức tỉnh đi, đừng bán mình cho quỷ sứ nữa, đừng để quá muộn".
02:00 – Thêm một số người yêu mến Phương Uyên và Nguyên Kha lên đường đi Long An. Họ mang theo khẩu hiệu: "Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam – Phương Uyên – Nguyên Kha – Yêu nước – Vô tội – Phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam."



Peter Lâm Bùi, một trong những người vừa lên đường đi Long An, đòi công lý cho người vô tội
Cường Hồng Công nói với Ông Trời: "Tôi, một người bình thường, cũng làm dăm ba việc tốt cho đời. Nếu được, ông Trời cho tôi xin đổi một chút xíu nào đó những ân huệ của ông (nếu có) để xin ông mang đến cho hai bạn trẻ Phương Uyên và Nguyên Kha trong phiên tòa sáng nay của nhà cầm quyền Việt Nam muốn áp đặt cho hai em tội "Tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, quy định tại điểm c khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình Sự" một chút công bằng!
Chỉ một chút công bằng thôi là hai em VÔ TỘI!
00:34 – Quá nửa đêm, chị Hồ Điệp tâm sự: "Đêm nay khó ngủ quá, nhìn vào khuôn mặt cười rạng rỡ của của em càng thấy thương em nhiều hơn. Cầu nguyện Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng cho những người cầm cán cân công lý ngày mai. Bình an – tự tin – can đảm nhé em mọi người luôn ủng hộ em."
Chị Bùi Hằng bức xúc: "NẾU BỎ TÙ HAI SINH VIÊN YÊU NƯỚC THEO BẤT CỨ ĐIỀU LUẬT VU KHỐNG NÀO THÌ HÃY BỎ TÙ TÔI VÀ TOÀN THỂ NGƯỜI DÂN YÊU NƯỚC VIỆT… BẰNG CHỨNG LÀ NHỮNG KHẨU HIỆU NÀY TRÊN CỔNG 106 Lê Hồng Phong – VŨNG TÀU đây!” Chị nói tiếp: "Cả nước hướng về Long An".
Từ chiều hôm qua, nhiều người yêu công lý và hòa bình đã xuống đến Long An. Anh Châu Văn Thi, đang lúc đợi trời sáng đã chia sẻ: "Chỉ còn vài giờ nữa là diễn ra phiên xử của 2 sinh viên yêu nước … Một trong số họ đã viết bằng máu mình lên tấm áo trắng "những lời lẽ không hay về TQ". Trong khi đó ngoài Trường Sa , tung kủa vẫn không ngừng xua quân đánh bắt cá và khảo sát trái phép… người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam lại hết sức quan ngại . Đâu đó trên đường phố Sài Gòn những chiếc áo khẳng định chủ quyền HS TS VN lại được đưa về đồn làm việc. Khắp nơi vang lên tiếng thở dài..."
Chị Bùi Minh Hằng chia sẻ: "Mình đóng máy mở máy cả chục lần từ nãy giờ rồi...trời ơi nóng quá thôi...chắc kêu xe đi lên núi giờ này cho nó mát ...Hay tại nghĩ về phiên toà Ngày Mai của 2 đứa nhỏ mà mình NÓNG ĐIÊN lên thế này".
Chúng tôi xin nhắc lại, theo bà Nguyễn Thị Nhung, 41 tuổi, mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, thì hôm 12 tháng 10 năm 2012 là sinh nhật lần thứ 20 của cô sinh viên này. Bà cho biết, vào ngày sinh nhật cô bé đã gọi điện thoại xin mẹ cho thêm tiền để chia vui với các bạn. Cũng theo bà Nhung, mãi tới trưa 16.10.2012, một người bạn ở khu trọ chung với Phương Uyên mới gọi điện thoại cho biết rằng Uyên đang bị giam tại công an phường, nơi sau đó, ba của nữ sinh viên này đến hỏi, thì lại nghe lời chối của công an.
Thực ra cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã bị công an phường Tây Thạnh, quận Tân Phú bắt đi biệt tăm trưa ngày 14-10 cùng với 3 người bạn trong lúc đang chuẩn bị bữa trưa, mà không có bất kỳ trình tự pháp lý nào, sau đó 3 người bạn được thả về cùng ngày, nhưng Uyên thì bị giữ lại mà hoàn toàn không thông báo đến gia đình. Ông Nguyễn Duy Linh, bố Uyên đã đến đồn để hỏi tung tích con gái mình, nhưng không ngờ công an ở đó phủi bụi tay, không nhận mình bắt.

Bà Liên và bà Nhung. Từ ngày 2 người con bị bắt, hai bà mẹ trở nên thân thiết với nhau
Chiều thứ bảy, ngày 20.10.2012, bà Nguyễn Thị Nhung đã đến nhà trọ của Phương Uyên thuộc phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Sài Gòn, gặp một nữ sinh viên ở cùng phòng trọ với Uyên, tên là Phương. Phương cũng là một trong bốn người đã bị công an bắt lên phường, nhưng sau đó Phương và hai sinh viên khác được ra về, một mình Phương Uyên bị giữ lại. Những gì sinh viên này kể cho thấy công an đang giăng bẫy bắt Phương Uyên và những người trẻ khác.
Ngày 23.10.2012, bà Nguyễn Thị Nhung, theo chỉ dẫn của ông Hùng, trưởng công an phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Sài Gòn, đã đi đến Sở Công An Tỉnh Long An. Tại nơi đây, công an đã thông báo cho biết nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đang bị tạm giam tại số 159 Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Như vậy sau đúng 10 ngày công an bắt Phương Uyên thì gia đình mới biết, mà do gia đình tự đi tìm chứ không phải công an thông báo như BLTTHS quy định. 
Công an bắt Nguyễn Phương Uyên khi chưa có lệnh, và không thông báo cho gia đình.
Trưa ngày 03.11.2012, Sở Thông Tin- Truyền Thông kết hợp với Cơ Quan An Ninh Điều Tra, Công An Sài Gòn, và Công An Tỉnh Long An đã tổ chức họp báo về việc khởi tố, bắt tạm giam thời hạn 4 tháng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, về tội rải truyền đơn có nội dung chống phá Nhà Nước Việt Nam, vi phạm Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Nguyễn Phương Uyên sinh năm 1992, tại Bình Thuận, hiện đang là sinh viên năm 3 Trường Đại Học Công Nghệ Thực Phẩm TP Hồ Chí Minh. Đinh Nguyên Kha sinh năm 1988, hộ khẩu thường trú tại 584, Quốc lộ 62, Phường 7, TP Tân An, tỉnh Long An; làm nghề sửa chữa máy vi tính.

Tờ truyền đơn do công an đưa ra hôm họp báo để kết tội Phương Uyên và Nguyên Kha. Nhưng đọc nó, ai cũng thấy đó là những tấm lòng yêu nước.
 
(Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam)

TƯỜNG THUẬT TỪ BÊN NGOÀI PHIÊN TÒA VỤ PHƯƠNG UYÊN VÀ NGUYÊN KHA

Tễu


Hôm nay, 16/5/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Long An mở phiên tòa xét xử vụ án 2 sinh viên Nguyễn Phương Uyên Đinh Nguyên Kha diễn ra tại Trụ sở Tòa án tỉnh Long An (116 Trương Định, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An). 
Đây là một phiên tòa được sự quan tâm chú ý của dư luận trong và ngoài nước. 
Tường thuật của Dòng Chúa Cứu thế Saigon:
Tường thuật phiên tòa xét xử Phương Uyên và Nguyên Kha
Tường thuật của trang Dân Làm báo:
Tường thuật phiên tòa 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tại Long An
Sơ đồ vị trí Tòa án Nhân dân tỉnh Long An:
http://www.chuacuuthe.com/2013/05/15/phuong-uyen-nguyen-kha-gia-dinh-tu-hao-ve-cac-con/
Anton Lê: Thật ngạc nhiên khi nghe tin tất cả mọi người đã được vô tham dự phiên tòa
Có phải đây là dấu hiệu tốt
Mẹ của Đinh Nguyên Kha: Mẹ rất hãnh diện những chuyện con làm. Con đừng lo lắng, sợ sệt gì hết trơn. Con đừng suy nghĩ, tại con mà gia đình mình khổ. Mẹ có khổ thế nào mẹ cũng hãnh diện vì con.” Đây là những lời tâm tình của bà Liên, mẹ Đinh Nguyên Kha muốn gửi đến cho Kha trong phiên tòa sáng mai, xử chung với Phương Uyên.
Cặp kính được Mẹ gửi vào cho Phương Uyên để dùng trong ngày ra tòa.
Mẹ Phương Uyên cho biết, có gửi vào cho em một bộ quần áo dài đẹp, nhưng hôm nay 
không thấy Phương Uyên được mặc trong phiên tòa. 
Anton Lê: 
08h40: Được biết công an ở Long An đã vào quán nước trước cổng Tòa An và bắt đi 3-4 người, trong đó có chị Bui Thị Minh Hang. 
Bạn bè và những người yêu mến Phương Uyên & Nguyên Kha đến tham dự phiên tòa thì bị xua lùa và không cho vào khu vực tòa án 
Huỳnh Công Thuận củng đã bị bắt đi.

8h45: An Ninh vẫn theo nhóm người gồm Hoàng Dũng, Châu Văn Thi, Miu và bé Nhung khi họ đang di chuyển trên đường Nguyễn Đình Chiễu. 

Bán kính 1 km quanh tòa có đặt máy phá sóng viễn thông. 

Là phiên toà công khai nhưng Bố và Cậu ruột của Phương Uyên lại bị ngăn chặn không cho vào tham dự phiên tòa xử con/cháu mình. Ba của Phương Uyên cho biết, ông ấy bị công an ngăn trở và không cho vào dự phiên tòa xử con gái mình.

09h01: Sau cuộc vây bắt bất thành, công an Long An vẫn tiếp tục bám sát nhóm Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VRNs)
 
Tin từ Hoàng Dũng
Phiên tòa diễn ra khá ôn hòa, công an các màu áo ở bên trong và bên ngoài khá đông đúc. Phiên xử bắt đầu lúc 7h40. Sau đó vài phút thì chị Bùi Hằng xuất hiện phát cẩm nang quyền làm người cho công an. Chị và anh Trương Dũng chỉ rời đi khi được biết phiên tòa công khai này hạn chế người tham dự một cách công khai.
Sóng điện thoại 3G bị phá, 2G còn bập bõm… Nhiều người khắp nơi về tham dự nhưng ngồi rải rác xung quanh vì thời tiết nóng nực và không được vào. Rất nhiều tay máy quay phim chụp ảnh có mặt ở khuôn viên tòa, theo dõi sát mọi di biến động xung quanh. Tuy nhiên, tôi vẫn cho không khí khá ôn hòa.
Hai em, nhìn từ phía sau lưng, khá ổn. Hy vọng các em sẽ bị một mức án nhẹ. 
Một số hình ảnh từ Phiên tòa:
10h30: nhóm người gồm Hoàng Dũng, Châu Văn Thi, An Đổ Nguyễn, Miu, bé Nhung đang di chuyển trên đường CMT8 để về lại tòa án. Phía sau vẫn còn rất đông an ninh theo sát.

10h44: Peter Lam Bui cho biết mọi người đã vào được lại trong sân của Tòa án… 
Tin từ VRNs
10:38 – Cha Thoại, Nguyễn Khanh và Huyền Trang, VRNs đã rời quán cà phê Cây Khế. An Đổ Nguyễn, Châu Văn Thi, Hoàng Dũng, Miu, Nhung đã rời quán cà phê trên đường Cách mạng tháng 8. An ninh vẫn đi theo mọi người, chưa dám ra tay, trừ bắt Huỳnh Công Thuận và Bùi Thị Minh Hằng, vì phát cẩm nang Quyền con người.
Lúc 11h00: Hoàng Dũng Cdvn và Gió Lang Thang bị an ninh và công an bắt đưa về trụ sở công an phường 1, tp. Tân An: 69 Thủ Khoa Huân, đt (072) 3826294.
Peter Lam Bui vừa mới bị công an bắt đi

Lúc này mọi người đang đi ra khỏi sân tòa án. An ninh vẩn theo sát, có lẽ là sẽ hốt hết
11h40: Phiên tòa tạm nghỉ trưa. Đại diện Viện kiểm sát đề nghị đưa ra mức án rất nặng nề đối với 2 sinh viên yêu nước. Theo đó, Đinh Nguyên Kha bị đề nghị tuyên án từ 7 đến 11 năm tù giam, Nguyễn Phương Uyên bị đề nghị tuyên án từ 5 đến 7 năm tù giam.
VRNs (16.05.2013)- Long An – 11:55 – Bà Nhung và người nhà cùng với cha Thanh, cha Thoại và các nhà báo tự do đang dùng cơm trưa với nhau, cách tòa án khoảng 1km.
Bà Nhung kể: “Phương Uyên nói việc làm của mình là muốn bảo vệ đất nước, và tỏ thái độ bất mãn đối với cơ quan có thẩm quyền về thái độ của họ đối với hiện tình đất nước và đàn áp nhân dân”.
“Là người mẹ sinh ra Phương Uyên, tôi rất mãn nguyện và hãnh diện về con của tôi. con tôi xứng đáng với những gì đã làm. Tôi hạnh phúc vì con tôi” – bà Nhung nói. 
Luật Sư Hà Huy Sơn xác nhận: Nữ sinh Phương Uyên tự biện hộ trong phiên tòa: “Ông Hồ Chí Minh nói: Một năm bắt đầu từ mùa xuân, con người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi là sinh viên có lòng yêu nước. Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước”
12:38 -Bà Nguyễn Thị Kim Liên vừa từ trong Tòa án ra cho biết: “Lúc đầu Đinh Nhật Uy không được vào, nhưng sau đó thì người của Tòa án ra gọi tên, và công an đã cho vào như lệnh triệu tập”. Khi VRNs hỏi bá thấy phong thái của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên sáng nay ở Tòa thế nào? bà Liên cho biết: “Các con rất thoải mái, hiên ngang, ngẩng cao đầu. Hai con ngồi nhìn thẳng lên thẩm phán, không cúi mặt”.
VRNs hỏi Đinh Nguyên Kha đã nói như thế nào trước Tòa? Bà Liên nói: Kha nói từ đầu đến cuối mình yêu nước, mình không chống dân tộc, mà chỉ chống đảng cộng sản. Kha nói chống đảng thì không phạm tội”. Bà nghĩ và nói tiếp: “Kha nói theo bản cáo trạng xem việc chống đảng là phạm tôi thì nó không biết, vì không có luật nào nói như vậy.
Tin từ VRNs 
14:45: – Phiên tòa đã tái xử lúc 14:00, bà Nhung, bà Liên và anh Uy lại vào Tòa. Những người thân và những người yếu mến gia đình này tiếp tục ở ngoài đợi kết quả phiêntòa. Theo chương trình, chiều này sẽ đến phần tranh luận giữa đại diện VKS và các luật sư, và sau đó Tòa sẽ nghán.
Trong khi đó, tại công an phường 1, thành phố tân An, tỉnh Long An, anh Tuấn (Gió Lang Thang) bị bắt về, nhưng từ giữa sáng đến nay không ai làm việc với anh. Không bắt khai gì, không nói vì tội gì mà phải vào công an, không cho anh dùng điện thoại. 
15:09: – Đinh Nhật Uy nói vớ VRNs vào buổi ăn trưa vừa qua: “Thằng Kha và con Uyên nói quá trời. Chủ tọa hỏi một câu, tụi nó trả lời ba câu. Họ cứ phải nhắc không được nói những câu không hỏi. Họ sợ Kha và Uyên nói rõ sự việc, nói rõ nội dung các tờ rơi, và ý nghĩa của việc học sử thật sự, và nhất là chuyện phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa”. 
15:19: Mọi người đang bắt đầu kéo nhau lên đồn công an Phường 1, TP Tân An để đòi người

Đừng giữ một giấc mơ đã chết


Cập nhật: 14:04 GMT – thứ năm, 16 tháng 5, 2013 - BBC

Những lá cờ vẫn chia rẽ người Việt
Cách đây chưa đầy một tuần tôi có viết một bài trên blog cá nhân cho rằng mặc dù sự đàn áp vẫn tồn tại, song mức độ hiện diện của nó đang ngày càng suy giảm.
Thế nhưng cũng trong bài đó tôi có viết: “Vẫn còn đấy và vẫn bẩn thỉu như mỗi khi nó ra tay” và “Mặc dù việc dự đoán chính trị trong các chế độ độc đoán thường là liều lĩnh, người ta vẫn có thể cảm nhận được rằng sự thay đổi chính trị thực sự có thể diễn ra trong vòng 5 năm tới.” Cuối cùng, tôi cho rằng: Ít nhất, với cuộc tranh luận chính trị đang diễn ra ngày càng công khai, diễn biến chính trị ở Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới.”
Hôm nay chúng ta mới biết Đinh Nguyên Kha bị kết án 8 năm tù giam, 3 năm quản chế và Nguyễn Phương Uyên bị kết án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế. Đây là một phiên tòa rất tranh cãi trong và ngoài nước. Và kết quả cũng có thể được xem là một bước lùi của Việt Nam trên đường đi lên một xã hội tiên tiến.
Tôi cũng phải chân thành xin lỗi nhiều người nếu những bình luận ban đầu của mình trên blog sáng hôm nay có bao hàm ý kiến là việc bắt giữ ai đó vì những ý tưởng của họ là chính đáng. Và nhìn từ một góc độ nào đó (chẳng hạn nhân quyền của hai công dân này), tôi đã tình cờ chọn một ngày không phù hợp lắm để nêu rõ quan điểm của tôi là, nếu muốn khuyến khích cải cách chính trị sâu rộng ở Việt Nam thì không nên tập trung vào viêc “cờ này cờ kia”.
Việc viết về cờ Viêt Nam xuất phát từ việc tôi thành lập blog của mình. Nhiều người muốn làm bạn với tôi có nhiều chính kiến khác nhau về Việt Nam. Trong đó có nhiều người đặt cờ vàng và người khác cờ đỏ. Thế thì nhận xét của tôi là người ta mất rất nhiều công sức thông qua việc này.
Tôi xin giải thích lý do ở dưới. Và cuối cùng sẽ trở về trường hợp của Uyên và Kha và ý nghĩa của sự kiện hôm này từ góc nhìn của tôi.
Tôi thấy khó hiểu khi một số người ủng hộ cải cách ở Việt Nam nhưng lại muốn vẫy lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa. Cho dù tôi có thể hiểu được vài người ở hải ngoại vẫn giữ cách nhìn cũ và những mối quan hệ cũ với chế độ (mà lá cờ được coi là biểu trưng).
Tiếp tục dùng lá cờ cũ này để chống Đảng Cộng sản thì sẽ chẳng có ai bận tâm nghe họ nói gì. Hiện nay Việt Nam cần một Gorbachev hơn là một Ngô Đình Diệm.
Qua blog của mình, tôi mới được một bạn đọc nhắc là lần đầu tiên cờ vàng được sử dụng năm 1890, từ đó đến năm 1975, khi nó không còn được sử dụng nữa. Người miền Nam xem cờ vàng là cờ quốc gia. Chế độ Việt Nam Cộng hòa chỉ là một chính thể trong nhiều chính thể sử dụng cờ vàng. Nhiều khi, người miền Nam tôn trọng cờ vàng không phải vì chế độ VNCH, mà vì nó là cờ quốc gia cho một thời gian nhất định. Và theo một bạn, nhiều người ủng hộ cờ vàng không có nghĩa là họ ủng hộ sự trở lại của chế độ VNCH. Bạn này đề nghị: “Vấn đề là, những người ủng hộ cờ vàng không phải muốn khôi phục chế độ Việt Nam Cộng hòa. Đây là luận điểm mà đảng và nhà nước đang sử dụng để buộc tội 2 sinh viên yêu nước.” Quan điểm này có đúng không tùy ý của người đọc.
Thế thì tôi vẫn rất ngại ủng hộ (thậm chí làm bạn trên mạng) những ai muốn dùng lá cờ này, vì điều đó (theo tôi được biết, nhiều khi) bao hàm ý muốn trở về một thời đã xa và một chế độ thất bại vì nhiều lý do. Quan trọng hơn, kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng hầu hết những quá trình hoặc phong trào cải cách chính trị kinh tế thành công, đều có yếu tố con người ở trong và ngoài bộ máy. Tiếp tục dùng lá cờ cũ này để chống Đảng Cộng sản thì sẽ chẳng có ai bận tâm nghe họ nói gì. Hiện nay Việt Nam cần một Gorbachev hơn là một Ngô Đình Diệm. Như một bạn đọc đã chia sẻ cần có những nhân vật các loại khác nữa (…và sau đó tôi đề nghị nền nên có một Obama thay vì một Putin…).
Thời kỳ của bạo lực cách mạng đã kết thúc từ lâu. Hãy tìm một con đường mới. Hãy phát triển một đầu óc độc lập với quá khứ. Tôi hoàn toàn chấp nhận những ai không đồng ý với quan điểm của tôi. Xin lỗi những ai vẫn giữ một giấc mơ đã chết, ai đang bị đàn áp vì chính kiến của mình, và ai khác nếu ông Tây này chưa nắm vững vấn đề cờ Việt Nam xưa và nay. Tôi chỉ có nhận xét là nếu nói về so sánh lịch sử thì hành vi “vẫy lá cờ quá khứ” (wave the old flag) chỉ có tác động mang tính khích lệ.
Xin nhấn mạnh, việc tôi có ý kiến như trên hoàn toàn không bao hàm ý định chính đáng hóa những vi phạm quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam hay bất cứ nơi nào trên thế giới.
Bất kỳ ai quan tâm đến sự thay đổi tích cực ở Việt Nam nên cố gắng tiếp cận vấn đề một cách xây dựng nhất. Nhai đi nhai lại quá khứ hoặc khua những biểu tượng quá vãng của một chế độ đã chết từ lâu chắc chắn không phải là một con đường hứa hẹn tương lai xán lạn. Lá cờ hiện tại của Việt Nam là đẹp và đơn giản. Hãy dành thời gian lo về những vấn đề khác có ích, được không ạ?
Xin nhấn mạnh, việc tôi có ý kiến như trên hoàn toàn không bao hàm ý định chính đáng hóa những vi phạm quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam hay bất cứ nơi nào trên thế giới. Tôi nhận ra rằng đây là một chủ đề hết sức nhạy cảm trong bối cảnh nhân quyền của hai người trẻ đang bị vi phạm nghiêm trong. Tôi chân thành thể hiện sự ủng hộ của mình đối với quá trình mở rộng tự do ngôn luận thực sự ở Viêt Nam, càng sớm càng tốt.
Thế thì cuối cùng tại sao đặt dấu hỏi ở cuối bài? Có thể là vì tôi cảm nhận chủ đề này là phức tạp và vì tôi không có tất cả câu trả lời cho Viêt Nam đương đại. Tuy vậy, và dù thông cảm sự không may khi hai nạn nhân trẻ tuổi trong một cuộc tranh cãi hình như là không hoà tan được đã bị hình phạt nặng, tôi vẫn duy trì quan điểm rằng việc vẫy cờ Việt Nam Cộng Hòa có lẽ không phải là con đường hứa hẹn nhất cho một Việt Nam mới. Dĩ nhiên, có thể tôi sai. Nếu đúng hay sai lịch sử sẽ trả lời. Tôi cùng với nhiều người khác thấy hành vi của nhà nước như thấy này là không phù hợp nữa.
Kinh nghiệm lich sử cho thấy cũng có lúc mà một chuyện buồn thành một nguồn cảm hứng.
Hy vọng tiếng nói của người Việt Nam cả trong lẫn ngoài bộ máy sẽ tiếp tục cất lên nhiều hơn trong thời gian tới, cho phép đất nước thoát khỏi tình trạng đáng tiếc hiện nay càng sớm càng tốt.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà kinh tế chính trị học, chuyên về Việt Nam đang dạy ở Đại học Thành Phố Hong Kong. Bài đã đăng ở Bấm blog của tác giả.

Dư luận sau phiên xử hai thanh niên yêu nước

IMG_4928-305.jpg
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên tại phiên xử sáng ngày 16/05/2013 ở Tòa án Nhân dân tỉnh Long An.  Courtesy nguyentandung.org
Tòa án Nhân dân Long An hôm qua đã tuyên án 8 năm tù đối với thanh niên Đinh Nguyên Kha và 6 năm tù đối với sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Những người quan tâm đến phiên tòa nói gì về hai bản án đó?

Bắt người ủng hộ

Phiên xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An vào ngày 16 tháng 5 vừa qua thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là những người đang quan tâm đến tình hình đất nước hiện nay, khi mà Trung Quốc đang gây hấn ngoài Biển Đông lấn chiếm các đảo và ngư trường truyền thống bao đời nay của Việt Nam.
Hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị bắt giam hơn bảy tháng đến hôm 16 tháng 5 mới đưa ra xử vì đã rải truyền đơn với nội dung phản đối những hành động ngang ngược của Trung Quốc, tình hình tham nhũng cũng như những bất công đàn áp tại Việt Nam.
Những người ủng hộ  cho việc làm của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha từ nhiều nơi đã về tại Long An để theo dõi phiên xử. Dù phiên xử được nói là công khai nhưng ngoài gia đình, cánh phóng viên Nhà Nước, lực lượng công an; những người khác đều không được vào phòng xử án.
Có mấy nhân viên mặc thường phục và dân phòng xông vào bắt tôi lên xe và chở về đồn công an Phường 1, thành phố Tân An, Long An và nói lý do tình nghi chụp hình khu vực tòa án.
-Blogger Gió Lang Thang
Khi ở bên ngoài, một số đã bị công an bắt về đồn làm việc trong ngày 16 tháng 5. Những người bị bắt được cho biết là 5 người gồm một số những khuôn mặt công khai đấu tranh vì những điều sai trái như bà Bùi Hằng, ông Huỳnh Công Thuận, anh Trương Văn Dũng, anh Hoàng Dũng và blogger Gió Lang Thang, Trịnh Anh Tuấn.
Blogger Gió Lang Thang vào lúc 8:30 tối khi đang cùng một số người khác đứng trước đồn công an Phường 1, Long An kể lại sự việc bị bắt về đồn công an làm việc như sau:
“Tầm hơn 10 giờ, lúc đó phiên tòa gần đến giờ nghỉ trưa, tôi và một số bạn ngồi trước sảnh của phiên tòa đợi để hỏi thăm một số điều, có mấy nhân viên mặc thường phục và dân phòng xông vào bắt tôi lên xe và chở về đồn công an Phường 1, thành phố Tân An, Long An và nói lý do tình nghi chụp hình khu vực tòa án. Đến khoảng hơn 17 giờ, tức chừng sáu giờ giam giữ tôi thì họ thả ra mà không đưa ra lý do gì hết.”

Phiên xử bất cập

Có ba luật sư tham gia bào chữa cho hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trong phiên xử vào ngày 16 tháng 5 vừa qua là các ông Hà Huy Sơn, Nguyễn Thanh Lương, và Nguyễn Văn Miếng.

IMG_9659-250.jpg
Sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên tại phiên xử sáng ngày 16/05/2013 ở Tòa án Nhân dân tỉnh Long An. Photo courtesy of nguyentandung.org
Sau khi tham dự tranh tụng cho thân chủ là sinh viên Nguyễn Phương Uyên, luật sư Hà Huy Sơn cho biết một số điểm mà ông nói là không theo đúng qui định của luật pháp Việt Nam tại phiên xử:
“Tôi tham dự phiên tòa và thấy quá trình tố tụng có những điều sai. Sai cơ bản là theo luật Việt Nam những chứng cứ không được xuất trình tại tòa để xem xét.”
Luật sư Hà Huy Sơn cũng cho biết quan điểm của ba luật sư tham gia tranh tụng bào chữa cho hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha; nhưng rồi tòa không nghe lập luận của luật sư mà tuyên án theo ý của hội đồng xét xử. Ông trình bày:
“Các luật sư đều nói những bị cáo vô tội. Có rất nhiều ý kiến nhưng bản án không phản án quan điểm của luật sư.
Tôi có thể nhắc lại thế này: một cờ vàng ba sọc đỏ là cờ của tổ tiên người Việt Nam, các nước phong kiến Việt Nam trước đây, và sau này được Việt Nam Cộng Hòa sử dụng lại, chứ không phải biểu tượng của một tổ chức phản động nào cả. Hai là các thân chủ chỉ phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ, biển đảo Việt Nam; chứ Uyên – Kha không chống Nhà nước. Hội đồng Xét xử nói không xử chuyện chống Trung Quốc, nhưng trong kết quả bản án vẫn nêu ra hành vi phản đối Trung Quốc. Tôi cũng nêu ra Đảng Cộng sản VN khác với Nhà nước VN. Trong Bộ Luật hình sự VN không có điều chống đảng cộng sản VN. Nên việc nói liên quan Đảng Cộng sản Việt Nam không liên quan Nhà nước CHXHCNVN; nhưng tại phiên tòa người ta vẫn nhầm lẫn.”

Phản ứng bản án

Đối với bản án 8 năm tù giam cho Đinh Nguyên Kha và 6 năm tù cho Nguyễn Phương Uyên, blogger Gió Lang Thang Trịnh Anh Tuấn có ý kiến:
Các thân chủ chỉ phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ, biển đảo Việt Nam; chứ Uyên – Kha không chống Nhà nước.
-LS Hà Huy Sơn
“Khi ra khỏi đồn công an, mọi người nói với tôi về bản án, thì tôi rất ‘ức chế’ về bản án bất công, thô bạo của chính quyền của tòa án đối với Uyên và Kha như thế.”
Ngoài ý kiến về bản án cả hai người như blogger Gió Lang Thang và luật sư Hà Huy Sơn đều bày tỏ quan ngại ngày 16 tháng 5 là thời điểm mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực Biển Đông bắt đầu và phiên xử hai thanh niên vì phẩn uất trước việc Trung Quốc xâm chiếm tại Biển Đông xảy ra cùng ngày.
Blogger Gió Lang Thang nói về điều đó:
“Đúng ngày hôm nay tại Long An diễn ra phiên xử đối với hai sinh viên trẻ  chống Trung Quốc, đây là điều thật sự đáng suy nghĩ về vấn đề đất nước, về chuyện nhà cầm quyền đang thực hiện.”
Luật sư Hà Huy Sơn cũng có cùng thắc mắc:
“Tôi muốn nhắc vào đúng 12 giờ trưa ngày 16 tháng 5 lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam có hiệu lực và diễn ra phiên tòa xử những người chống Trung Quốc như thế; thì tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước sẽ biết về phiên tòa này, và hội đồng xét xử phải có ‘lương tâm và chịu trách nhiệm’ về hành vi hôm nay.”
Trên các trang mạng xã hội rất nhiều ý kiến cho rằng bản án tuyên cho hai sinh viên được cho là yêu nước như thế là không thể chấp nhận được, và có người còn cho rằng nếu kết tội hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha như thế thì hầu hết nhiều người Việt có lòng yêu nước đều phải bị tòa án của chính quyền Hà Nội hiện nay tuyên án.

Nguồn gốc các đại gia đỏ

Ngô Nhân Dụng- Nguoiviet

Kinh nghiệm đổi mới kinh tế ở các nước cộng sản cho thấy việc cải tổ chậm chạp, đổi mới nửa vời thay vì thay đổi toàn diện, đã tạo thêm nhiều cơ hội cho các cán bộ cao cấp kiếm lời nhờ “thu tô.” Trong kinh tế học, thu tô (rent-seeking) là những hành động kiếm lời mà không cung cấp một dịch vụ hay sản xuất một hàng hóa có ích lợi nào cho nền kinh tế. Buôn quan bán chức, làm dụng quyền thế ăn hối lộ đều là “thu tô,” nhưng còn nhiều loại thu tô khác nữa.
Trong bài trước, mục này đã nêu lên vài hành động thu tô như lạm dụng các độc quyền mua bán nhờ hệ thống cung cấp giấy phép; vay nợ ngân hàng nhà nước với lãi suất quá thấp so với thị trường; lợi dụng hệ thống hai thứ giá cả trong lúc tranh tối, tranh sáng. Các đại gia đỏ thu tô nổi tiếng nhất phần lớn là ở các nước thuộc Liên Xô cũ, nhất là tại Nga, Ukraine, và Kyrgyz vùng Trung Á. Các nước bị tư bản đỏ lộng hành cũng là những nước mà tiến trình cải tổ kinh tế cũng như chính trị chậm nhất. Ngược lại, các quốc gia vùng Baltic cũng thuộc Liên xô cũ như Estonia, Latva, Lithuania, và các nước Trung Âu như Ba Lan, Tiệp, đều thay đổi nhanh chóng cả kinh tế lẫn chính trị thì họ vừa thoát nạn tư bản đỏ hoành hành, mà kinh tế sau đó lại phát triển vững vàng hơn. Trong một bài sau sẽ trình bày vụ ăn cướp lịch sử tạo nên các đại gia đỏ ở Nga trong chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Nguồn gốc các đại gia đỏ làm giầu nhờ thu tô do đâu mà ra? Các cuộc nghiên cứu trong 20 năm đổi mới ở 27 nước cựu cộng sản cho thấy các đại gia đỏ phát sinh từ bốn thành phần chính.
Thứ nhất là giai cấp nắm quyền lực cao nhất trong thời cộng sản thì dễ dàng tự biến thành tư bản đỏ sau khi chế độ cộng sản đổ. Giai cấp này thường được gọi tên là Nomeklatura. Tại các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ, thân nhân và tay chân của các ông tổng thống Nazarbayev (Kazakhstan) hoặc Alyiev (Azerbaijan) đã trở thành chủ tịch, tổng giám đốc các công ty lớn nhất nước. Tại Ukraine, có những đại gia là người cộng tác làm ăn với Tổng Thống Kuchna. Một lãnh tụ cộng sản địa phương như Lazarenko, từng làm thủ tướng, đã biến thành một đại gia kiểm soát ngành năng lượng (ông này sau trốn sang Mỹ, bị bắt về tội rửa tiền). Tại Nga, các lãnh tụ hàng đầu của đảng cộng sản không có thời giờ đủ để tự biến thành đại gia đỏ, nhường phần đó cho thế hệ con em, nằm trong Ðoàn Thanh niên Cộng sản. Bù lại, giới lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước ở Nga lại đóng vai trò quan trọng nhất trong chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp mà họ là quản đốc, để chuyển tài sản công thành của cải riêng.
Thành phần thứ hai của các đại gia đỏ chính là đám cán bộ cao cấp hạng nhì, nằm trong bộ máy chính quyền cộng sản. Thí dụ rõ nhất là Vladimir Olegovitch Potanin, người chỉ đứng đầu một vụ trong Bộ Ngoại Thương. Bố mẹ Potanin đã giữ các chức vụ quan trọng trong chế độ, cho nên ông ta mới theo chân bố vào ngồi cái ghế tốt Soyuzpromexport đó. Khi gió vừa đổi chiều, Potanin đã đổi hướng ngay, năm 1991 bỏ nghề công chức ra lập công ty Interros tư doanh; thành lập ngân hàng xuất nhập cảng ONEXIM năm 1993, rồi sử dụng mạng lưới quen biết cũ trong chính quyền để kiểm soát tất cả tài sản và hệ thống thân chủ của Ngân hàng Comecom bị giải tán. Năm 2004 Interros được Ngân Hàng Thế Giới xếp hàng thứ năm trong số các đại công ty ở Nga; cũng làm chủ 30% công ty khoáng sản vĩ đại Norilsk Nickel. Sự nghiệp của Potanin cứ thế tiến mãi, cho tới thời Putin vẫn còn nguyên địa vị mặc dù nhiều đại gia đỏ cùng thời đã bị bắt bỏ tù hay đày biệt xứ.
Một đại gia đỏ Nga khác là Vagit Alikperov, năm 1990 đang làm thứ trưởng Bộ Dầu Khí Liên Xô trước khi sụp đổ. Rời khỏi chính quyền, Alikperov cùng với các bạn đồng sở cũ lập công ty dầu khí LUKoil, rồi “giải tư,” bán hết phần sở hữu của chính phủ cho các đại gia. Hiện nay LUKoil là công ty dầu khí đứng hàng thứ sáu trên thế giới, mà dự trữ dưới đất lớn chỉ thua công ty Mỹ Exxon. LUKoil là công ty Nga đầu tiên đã mua một công ty dầu khí Mỹ, Getty, cùng với 1,300 cây xăng ở nước Mỹ.
Một thành phần khác của các đại gia đỏ là đoàn viên Ðoàn Thanh niên Cộng sản tại Nga (Komsomol). Dưới chế độ cộng sản, các lãnh tụ lo cho con cháu vào học các trường lớn nhất rồi dùng Komsomol làm nơi nuôi dưỡng, bao bọc cho chúng chiếm các địa vị lãnh đạo. Mikhail Borisovitch Khodorkovsky là một phó thư ký đoàn tại Moskva, đã cùng các đoàn viên khác dùng một số tiền trong quỹ hoạt động thương mại, sau đó liên kết với một ngân hàng nhà nước lập ra ngân hàng MENATEP. Khodorkovsky là người đã bày mưu đưa ra chương trình các doanh nghiệp nhà nước “trả nợ bằng cổ phần” (loans for shares). Theo kế này, lúc đầu thì ngân hàng của các đại gia đỏ cho các xí nghiệp vay tiền, sau họ biến nợ thành cổ phần, chiếm đa số các cổ phần, rồi làm chủ các doanh nghiệp nhà nước.
Nhờ kế đó, Khodorkovsky trở thành ông chủ của công ty năng lượng lớn nhất Nga Yukos, trong một vụ tư nhân hóa nhơ bẩn vì nhiều người bị giết, trong đó có thị trưởng thị xã Nefteyugansk, nơi có nhiều mỏ của Yukos. Nhầm lẫn của Khodorkovsky là đã bỏ tiền chống lại Putin trong cuộc bầu cử năm 2000, đến năm 2003, bị Putin bắt bỏ tù, nay còn đang thụ án.
Một đoàn viên Ðoàn Thanh niên Cộng sản nổi tiếng nữa là Vladimir Gusinsky, từng phụ trách tổ chức các dạ hội âm nhạc cho Komsomol. Gusinsky đã tổ chức một ngân hàng MOST rồi lập đài truyền hình tư nhân đầu tiên ở Nga. Dùng báo đài chống Putin, năm 2000 Gusinsky bị bắt, rồi trốn sang Tây Ban Nha lúc được tạm tha.
Oleg Deripaska cũng là một đoàn viên Konsomol, lúc đi học còn nghèo khó đến nỗi có ngày chỉ lo kiếm đủ thức ăn. Bỏ học, đi làm nghề buôn sắt vụn, vậy mà tới năm 1994, mới 27 tuổi, Deripaska đã làm chủ 20% cổ phần của một công ty nhôm lớn. Ðến năm 2008, tạp chí Forbes liệt ông vào bảng các người giầu nhất thế giới, với tài sản gần 28 tỷ đô la, đến năm 2011 chỉ còn 17 tỷ đô la Mỹ! Deripaska hiện nay vẫn còn địa vị nhờ đã ủng hộ Putin. Có lần Deripaska đi theo Putin tới làng Pikalyevo, nơi các công nhân đang đình công đòi trả lương đầy đủ; trong một công ty do Deripaska làm chủ. Trước ống kính truyền hình, Putin sai người gọi Deripaska tới; bắt ký một tờ giấy cam kết giải quyết lương bổng cho công nhân; Deripaska ngoan ngoãn ký tên. Rồi Putin còn làm nhục nhà tỉ phú hơn nữa, bảo Deripaska phải trả lại cho mình cái bút mới dùng.
Thành phần thứ ba trong số các đại gia đỏ là những người ngoài đảng cộng sản nhưng liên kết làm ăn với các quan chức. Boris Abramovitch Berezovsky thuộc loại này, đã trở thành một đại gia nhờ chiếm được các công ty dầu lửa và công nghiệp, quản lý công ty hàng không Aeroflot và đưa công ty này đến gần phá sản. Ðến thời Putin, Berezovsky mất địa vị phải trốn sang sống ở nước Anh, và chết vào năm ngoái.
Với các đại gia đỏ chiếm của công làm của riêng, năm 2004 nước Nga có 36 nhà tỷ phú đô la Mỹ trong số gần 700 người khắp thế giới, mặc dù nền kinh tế chỉ lớn bằng 2% kinh tế thế giới. Trong khi đó các nước cùng một tổng sản lượng nội địa bằng Nga như Canada chỉ có 16 người, Hòa Lan có bốn người.
Tại sao nước Nga sản xuất ra nhiều đại gia đỏ như vậy? Bởi vì trong quá khứ, dưới chế độ cộng sản, quyền lực ở Nga được tập trung mạnh nhất so với các nước cộng sản khác ở Châu Âu. Khi chế độ cộng sản sụp đổ, chính quyền mới nằm trong tay Yeltsin, một cựu ủy viên Bộ Chính Trị, và chính ông này không có chút kinh nghiệm nào về kinh tế thị trường cũng như sinh hoạt trong thể chế dân chủ. Sau khi chế độ sụp đổ năm 1991, quyền hành ở Nga vẫn còn nằm trong một Xô Viết Tối Cao thoát xác, dưới danh nghĩa Quốc hội. Cả Quốc hội này đã được bầu lên trong thời gian còn chế độ cộng sản, và họ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị cũ. Yeltsin đã thỏa hiệp với nhóm thống trị này khi thi hành việc cải tổ kinh tế, tạo cơ hội cho họ lũng đoạn! Ðây là một bài học cho những nước chuyển hình từ độc tài sang dân chủ.

VN Hãy bằng mọi cách tránh kịch bản thứ ba

Trần kinh Nghị

Đôi lời giới thiệu: Nội dung dưới đây xuất phát từ BBC nhưng có lẽ được dịch và soàn một cách cẩu thả (?). Nhận thấy nội dung thông tin khách quan và có giá trị tham khảo và “cảnh báo”…, Bách Việt xin mạn phép biên soạn lại và đăng tải dưới tiêu đề trên đây. Mong bạn đọc thông cảm nếu có gì sai sót hoặc bất tiện-Bách Việt.

Hãng tư vấn tư nhân có trụ sở tại London BMI (Business Monitor International) vừa đưa ra trong thời gian từ nay tới 2022.(Xem tại đây ‘http://store.businessmonitor.com/vietnam-business-forecast-report.html
Cuộc phân loại của BMI lần này được tiến hành đối với  21 nước và vùng lãnh thổ châu Á bao gồm cả Hàn Quốc, Bắc TT, TQ, Đài Loan và HK; các quốc gia ASEAN và Nam Á. Kết quả cho thấy:
Về mức độ rủi ro chính trị ngắn hạn, Việt Nam đạt 76,9, (trên mức trung bình là 73,2 và đứng thứ 9/ trên 21 nước và vùng lãnh thổ so sánh)
Tuy nhiên Về rủi ro chính trị dài hạn, Việt Nam chỉ đạt 57,7, dưới mức trung bình là 62,6 và đứng thứ 15 trên tổng số 21 quốc gia vùng lãnh thổ, cụ thể dưới đây:
  1. Nam Hàn 84,2
  2. Singapore 80,6
  3. Đài Loan 75,4
  4. Hong Kong 72,9
  5. Trung Quốc 67,4
  6. Malaysia 67,2
  7. Ấn Độ 65,7
  8. Brunei Darussalam 65,6
  9. Philippines 62,8
  10. Bangladesh 62,6
  11. Thái Lan 61,8
  12. Sri Lanka 60,2
  13. Indonesia 60,0
  14. Campuchia 58,9
  15. Việt Nam 57,7
  16. Bắc Hàn 55,2
  17. Papua New Guinea 54,8
  18. Pakistan 52,7
  19. Bhutan 51,0
  20. Lào 44,5
  21. Miến Điện 37,5
BMI cho rằng câu hỏi lớn nhất đặt ra cho nền chính trị Việt Nam là nhu cầu dân chủ hóa trong nước ngày càng gay gắt  trong khi trên mặt trận đối ngoại việc Trung Quốc ngày càng lớn mạnh sẽ đẩy Việt Nam gắn bó hơn với nhóm các nước Á châu có quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ. Và BMI đưa ra ba kịch bản cho khả năng thay đổi chính trị Việt Nam trong thời gian tới, gồm tình huống cơ bản, tình huống tốt nhất, và tình huống xấu nhất.
Kịch bản một: Chế độ kỹ trị
Theo kịch bản này, Đảng Cộng sản VN biến chuyển thành một chế độ kỹ trị, theo đó BMI dự đoán Đảng sẽ chuyển hướng để chính phủ nhắm vào việc duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo phân phối của cải một cách tương đối hợp lý cho toàn bộ dân chúng.
Với hướng đi này, BMI nhận định nhiều thanh niên vào Đảng nhằm thăng tiến trong sự nghiệp và phục vụ đất nước chứ không phải vì lý tưởng cộng sản.
Do vậy, BMI dự đoán các cải cách kinh tế sẽ được tiếp tục, bất chấp những lời chỉ trích từ các thành viên lớn tuổi, bảo thủ trong Đảng.
Tuy nhiên, BMI đánh giá là trong kịch bản này, việc các nhà hoạt động đòi dân chủ và những người chỉ trích chính phủ có những giai đoạn bị đàn áp mạnh tay chính là chỉ dấu cho thấy việc tự do hóa chính trị vẫn là điều chưa được chấp nhận.
Kịch bản hai: Từng bước tự do hóa chính trị
Theo BMI, đây sẽ là tình huống tốt nhất, với việc Đảng Cộng sản áp dụng những chuyển biến nêu trong kịch bản một, đồng thời kết hợp với việc dần dần tiến tới tự do hóa chính trị, như mở rộng vai trò của Quốc hội, chấp nhận một cách dễ dàng hơn những ý kiến khác ở ngay trong cùng Đảng, tăng tính cạnh tranh chính trị trong các kỳ bầu cử, và cho truyền thông hoạt động cởi mở hơn.
Theo kịch bản này, BMI cho rằng Việt Nam sẽ đi từ hệ thống độc đảng sang hệ thống một đảng nắm quyền chi phối tương tự như mô hình ở các nước láng giềng Campuchia, Malaysia và Singapore, nơi chỉ có đảng cầm quyền là có cơ hội thực sự để chiến thắng trong các kỳ bầu cử.
Hiện đang có nhiều kêu gọi phải sửa đổi điều 4 Hiến pháp, qua đó thách thức sự lãnh đạo độc quyền của Đảng Cộng sản
Nếu nhìn xa hơn, thì những gì đã xảy ra ở Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản cho thấy mô hình hệ thống một đảng nắm quyền chi phối rốt cuộc cũng sẽ mở đường cho phe đối lập. Tuy nhiên, BMI nhận định trong trường hợp Việt Nam thì con đường này có lẽ chỉ xảy ra sau hơn một thập niên nữa.
Kịch bản ba: Bạo loạn và đàn áp bạo lực
Là khả năng xấu nhất, với những bước đi sai lầm nghiêm trọng về mặt chính sách, dẫn tới một giai đoạn biến động kinh tế kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp cao và mức lạm phát chóng mặt khiến mức độ sung túc bị xói mòn, theo BMI.
Tình hình này sẽ thúc đẩy mạnh việc thay đổi thể chế, nhưng BMI đánh giá rằng trước các cuộc biểu tình rộng khắp trên đường phố và sự thách thức toàn diện về cơ chế độc đảng lãnh đạo, một bộ phận trong Đảng sẽ ủng hộ việc dùng các lực lượng an ninh đàn áp người biểu tình để tiếp tục níu giữ quyền lực.
Tuy nhiên, theo BMI, việc đàn áp bạo lực các cuộc biểu tình đường phố như từng xảy ra Bấm tại Bắc Kinh hồi 1989 hay tại Miến Điện hồi 2007 sẽ dễ khiến nhiều người thiệt mạng, và dẫn tới việc bị cộng đồng quốc tế áp lệnh trừng phạt.
Nếu điều này xảy ra, Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải đương đầu với không chỉ tình trạng bị cô lập về mặt ngoại giao mà còn bị suy yếu kinh tế do ảnh hưởng tới việc xuất khẩu và đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

“Suy thoái không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo”

cc: Lạm phát là như thế nào? mà không ảnh hưởng đến người nghèo??- -Chắc khi LẠM PHÁT thì một ký gạo là 10.000VNĐ chỉ còn 8.000 VNĐ phải không??? – Nhà giàu (Đại gia – Bọn Tư bản tư sản là kẻ thù của XHCN) bị ảnh hưởng nặng nề chứ??- Đồ điên.

VnEconomy

Phó chủ tịch Quốc hội nghi ngờ con số tỷ lệ hộ nghèo giảm tại báo cáo của Chính phủ…

“Suy thoái không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo”
Theo báo cáo của Chính phủ, so với ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm 2012, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2012 có thêm một chỉ tiêu hoàn thành vượt mức là mức giảm tỷ lệ hộ nghèo.
“Theo các chuyên gia kinh tế thì lạm phát cũng như suy thoái kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nghèo”.

Dù đang khá rầu lòng với bức tranh kinh tế càng mổ xẻ càng thêm ảm đạm, những tiếng cười vẫn không nén được khi nghe câu nói trên của Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa, tại phiên họp chiều 14/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Với trọng tâm là xem xét báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013, phiên thảo luận có mặt khá nhiều quan chức của các bộ, ngành.
Theo báo cáo của Chính phủ, so với ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm 2012, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2012 có thêm một chỉ tiêu hoàn thành vượt mức là mức giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Cụ thể, chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm được quyết định cho năm vừa qua là 2%, số báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 là 1,76% và số thực hiện cả năm là 2,16%. Đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo đã giảm 7% (số đã báo cáo Quốc hội là 4%).
Băn khoăn về con số này, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói, chưa cần đi thực tế, mà ngay trong báo cáo Chính phủ đã thấy mâu thuẫn rồi.
Bởi tình hình chung là kinh tế thì khó khăn, tạo việc làm không đạt chỉ tiêu, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động ở đạt mức cao.
Chính phủ đã chỉ ra các hạn chế là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình sản xuất trong nông thôn còn chậm, hiệu quả thấp, chưa thực sự tạo được sự chuyển biến trong đời sống của người dân nông thôn.
Rồi, đời sống của người dân, nhất là các đối tượng yếu thế, người nghèo, các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.
“Khó thì đánh giá thế, còn ở mặt được thì lại nói công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt nhiều kết quả, riêng đó đã mâu thuẫn rồi”, ông Sơn lập luận.
Nhìn vào con số 1,76% của báo cáo đến 9 tháng và 2,16% chỉ sau 3 tháng (đến hết tháng 12/2012), Phó chủ tịch đặt câu hỏi, làm sao mà có thể giảm nhanh đến thế?
“Địa phương báo cáo lên thế nào, chứ đi thực tế thì thấy người nghèo tăng lên chứ không có giảm”, ông Sơn quả quyết.
Cho rằng nếu báo cáo ra Quốc hội thì nhiều đại biểu sẽ không đồng tình với chi tiêu này bởi không có cơ sở, ông Sơn đề nghị xem xét lại tỷ lệ giảm hộ nghèo đạt hay không đạt.
“GDP là chỉ tiêu quan trọng nhất, lớn nhất không đạt kéo theo hàng loạt vấn đề khác, chỉ tiêu giảm nghèo đạt cao thế cần xem lại xem có đúng không, nếu không đúng không nên đưa vào làm gì”, ông Sơn phát biểu.
Được mời giải thích, Thứ trưởng Hòa cho biết, tỷ lệ hộ nghèo dược báo cáo từ địa phương lên, số liệu được rà soát hàng năm từ xã trở lên, mỗi xã có danh sách hộ nghèo của từng thôn.
Vẫn theo Thứ trưởng Hòa thì những năm qua ngân sách gặp khó khăn nhưng nhìn chung các dự án, chương trình mục tiêu giảm nghèo dều được quan tâm bố trí kinh phí tương đối đảm bảo theo yêu cầu. Bên cạnh đó là các chính sách trợ giúp người nghèo mấy năm vừa qua đến thời điểm gần đây đã phát huy nhiều tác dụng hơn.
Lý do tiếp theo được ông Hòa nhấn mạnh là “theo các chuyên gia kinh tế thì lạm phát cũng như suy thoái kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nghèo”.
Dù khẳng định lại là “theo chúng tôi thì có các nguyên nhân như thế” để lý giải cho con số giảm nghèo nhanh vùn vụt như vậy, song Thứ trưởng Hòa cũng thừa nhận còn có sự chưa thống nhất giữa số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và báo cáo của các địa phương.
“Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào CPI để thống kê điều tra thì con số chưa đến 2%, còn con số của địa phương thì trên 2%. Chúng tôi sẽ có buổi làm việc thêm với Bộ kế hoạch và Đầu tư về các con số này”, ông Hòa cho biết.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, sau phát biểu của Thứ trưởng Hòa cũng bày tỏ sự đồng tình với Phó chủ tịch Sơn. “Xóa đói giảm nghèo không phải là việc đơn giản”, ông Giàu nhấn mạnh.
Ông cũng đề nghị các bộ liên quan xem lại sự thống nhất của số liệu, không chỉ riêng với tỷ lệ giảm nghèo.
Niềm tin vào các con số có lẽ cũng là băn khoăn của không ít đại biểu. Riêng với tỷ lệ hộ nghèo ở báo cáo của Chính phủ thì từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12 cũng đã không có mấy vị đại biểu của dân tin vào tính xác thực của nó. Thậm chí, một số ý kiến đã thẳng thừng bác bỏ và cho rằng trên thực tế tỷ lệ hộ nghèo chắc chắn cao hơn.

CẤP BÁO: CÔNG AN VÀ QUÂN ĐỘI BẮC NINH CHUẨN BỊ MỘT CUỘC CƯỠNG CHẾ THẢM KHỐC

Tễu


Cánh đồng Lỗ Vó đang là mục tiêu của bọn cướp đất.
42 GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ Ở KHU PHỐ TRỊNH NGUYỄN – PHƯỜNG CHÂU KHÊ – THỊ XÃ TỪ SƠN – TỈNH BẮC NINH KÊU CỨU KHẨN CẤP
Ngày 15-5-2013 UBND thị xã đã huy động một lực lượng công an lẫn quân đội khoảng gần 100 người về khu phố để tiếp tục ép buộc tiếp. Hiện nay cả lực lượng công an lẫn bộ đội đều ở nhà 3 ông:

Ông Dương Anh Tuấn số đt 02413835107, Ông Dương Văn Khôi 01662908068, Ông Dương Văn Việt 0917624537, Ông Phạm Văn Quỳnh, Ông Dương Văn Lượng ( móm), theo người dân khi hỏi các lực lượng bộ đội này đều nói theo sự chỉ đạo của cấp trên. Người dân hiện nay mong muốn cùng với nhân dân cả nước vạch mặt nhóm lợi ích tại thị xã Từ Sơn, quyết đấu tranh đến cùng để giữ đất, giữ ruộng cho các gia đình chính sách.
Hơn 2 ha ruộng ở khu đồng Lỗ Vó, là khu ruộng đẳng điền xưa nay cấy trồng hai vụ lúa chính và ngô khoai xen vụ. Ruộng ở kế đầu nguồn trạm bơm trung thủy nông Bắc Đuống có bình địa cao nhất thị xã Từ Sơn, và là ruộng chỉ cách khu dân cư 30m không bao giờ khô hạn úng lụt ( Các văn bản báo cáo dự án Xây dựng nhà máy xử lý nước thải đều nói đây là vùng khô cằn khó canh tác).
Năm 1992, 1993 được toàn dân ưu ái quy hoạch chia cho các gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh để canh tác , dân quen gọi là” ruộng chính sách”.
Bỗng dưng năm 2009, Ông Dương Quang Sắc Phó chủ tịch xã  mang mô hình Nhà máy xử lý nước thải của thị xã Từ sơn về với chi bộ có ý tham khảo dư luận. Ngay các cuộc họp tiếp sau chi bộ ra Nghị quyết báo cáo với các cấp xin chuyển xuống khu ruộng Đồng Khô xa dân khoảng 1000m nhằm.
-         Xa khu dân cư, chống ô nhiễm đảm bảo an sinh xã hội
-         Không lấy ruộng của các gia đình liệt sỹ, thương binh, gia đình chính sách
-         Không chọn ngang đường canh tác của cả khu đồng
Kéo dài 3 năm trời, Nghị quyết của chi bộ gửi đi thì có mà Nghị quyết, chỉ thị bằng văn bản lại thì không. Các cuộc họp hành chỉ có chỉ thị của cấp trên bằng miệng: “ Không thay đổi”.
Đến quý 3,4 năm 2010 mới có văn bản Quyết định của  Thủ tướng Chính phủ và các giải trình khoa học về nhà máy xử lý nước thải và kèm theo sau là các biện pháp thi hành chính sách của Nhà nước..
-         Mời cán bộ và ít dân tiêu biều đi tham quan có chi tiền bồi dưỡng
-         Họp chi bộ trình bày mang phong bì lót tay nhưng Đảng viên không nhận.
-         Giấy mời những gia đình có ruộng ghi rõ “ bị thu hồi đất”
-         Công bố tiền đền bù từ thấp lên cao, ai nhận trước có thưởng
-         Chi tiền thưởng cho người đi vận động
-         Ép buộc 100% gia đình thương binh, liệt sỹ , Đảng viên nhận tiền nếu không thì cắt chế độ, kỷ luật Đảng, gây khó khăn cho các cháu con, người thân đang công tác ở xã, huyện , tỉnh….
Sự việc áp đạt trên đã gây ra sự bất bình trong nhân dân, đặc biệt đã dẫn đến vụ xô sát nghiêm trọng giữa công an, chính quyền làm trọng thương bà Cao Thị Lụa là vợ liệt sỹ bị trọng thương phải đi cấp cứu nhiều ngày tại bệnh viện Việt Đức. Không kể hết những cán bộ vận động làm sai nguyên tắc, pháp luật dân chủ để cưỡng chế người dân có ruộng.
Nhân dân khu phố Trịnh Nguyễn đã tổ chức đi khiếu kiện ở phường, thị xã, tỉnh và Trung ương nhiều lần  nhưng chỉ nhận được lời: “ Đây là chủ trương chính sách của Nhà nước buộc phải thi hành”.
Tại kết luận số 313/KL-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh do Phó chủ tịch Nguyễn Tử Quỳnh ký ngày 8 tháng 02 năm 2013 Mục 2.7 “ Trong quá trình triển khai dự án UBND thị xã, phường Châu Khê, Trung tâm PTQĐ thị xã, một số đơn, vị cá nhân đã có một số sai sót như sau: Việc kiểm điểm, thống kê diện tích đất canh tác của các hộ dân, kiểm kê tài sản trên đất; công khai việc thu hồi đất để xây dựng dự án; công khai việc xây dựng và thực hiện phương án bồi thường, hôc trợ khi thu hồi đất, công khai quy hoạch dự án xây dựng nhà máy…..,. Phần bao che cho cán bộ  không nói đến như:  ruộng cấy cho năng suất cao thì cho là khó canh tác. Ép buộc các gia đình bằng mọi cách và mọi thủ đoạn như: các gia đình có con em nhỏ đi học nếu không nhận tiền thì cho nghỉ học và hạ hạnh kiểm, các gia đình có con em làm việc ở phường và thị xã cho nghỉ việc để vận động gia đình nhận tiền mới cho đi làm. Đặc biệt người là bố liệt sĩ, lão thành cách mạng đã mất 8 năm cũng được gọi từ cõi âm về nhận tiền….. ”
Tuy nhiên theo chúng tôi được biết, đến nay  UBND thị xã Từ Sơn vẫn ép buộc các gia đình chính sách nhận tiền đền bù. Ngày 15-5-2013 UBND thị xã đã huy động một lực lượng công an lẫn quân đội khoảng gần 100 người về khu phố để tiếp tục ép buộc tiếp. Hiện nay cả lực lượng công an lẫn bộ đội đều ở nhà 3 ông: Ông Dương Anh Tuấn số đt 02413835107, Ông Dương Văn Khôi 01662908068, Ông Dương Văn Việt 0917624537, Ông Phạm Văn Quỳnh, Ông Dương Văn Lượng ( móm), theo người dân khi hỏi các lực lượng bộ đội này đều nói theo sự chỉ đạo của cấp trên. Người dân hiện nay mong muốn cùng với nhân dân cả nước vạch mặt nhóm lợi ích tại thị xã Từ Sơn, quyết đấu tranh đến cùng để giữ đất, giữ ruộng cho các gia đình chính sách.
P.V Dân Oan trực tại Châu Khê

NỮ ĐẢNG VIÊN 47 TUỔI ĐẢNG GỬI ĐƠN KÊU CỨU TỚI TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG

RFA HỎI CHUYỆN NGƯỜI DÂN VỀ BẢN TUYÊN BỐ TRỊNH NGUYỄN

BỨC THƯ TÂM HUYẾT CỦA MỘT ĐẢNG VIÊN 64 NĂM TUỔI ĐẢNG

Đặc biệt có các video về việc đàn áp, đánh đập tàn nhẫn vliệt sĩ, tại đây:

TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG MÀ CHƠI THẾ NÀY THÌ ĐỂU QUÁ!

 

Vì sao người dân chi tiền bôi trơn?

cc6 : Đi bàn chuyện vặt!! Ông Bà ta có câu ” Cha nào con nấy” và “Thượng bất chánh thì hạ nó mới loạn”- Thằng lớn tử tế đố thằng nhỏ dám. Hổng lẽ thằng cha làm được lại đi cấm thằng con làm? – Nay thì mấy thứ này nó không chừng trở thành “nếp văn hóa” rồi!!! – Tìm nguyên nhân từ gốc ,trị nó cho tiệt thì tự nhiên cành lá sẽ tốt, lặt lá chết cây chớ làm sao chết sâu, nó bò sang cây khác!!!

Phapluattp

Nhiều bạn đọc đã đặt vấn đề như thế sau bài “Công bố chỉ số Papi 2012: Tham nhũng vặt tăng, sức chịu của dân tăng theo” (Pháp Luật TP.HCM ngày 15-5).

Bạn đọc huynh mai bức xúc: “Thời buổi này, chỗ nào mà không có chuyện bôi trơn. Thì đó, hết chạy chức, chạy quyền, chạy việc, chạy bằng cấp, chạy án đến chạy trường, chạy lớp… Dư luận vẫn râm ran chuyện này, báo chí vẫn phanh phui được rất nhiều vụ tiêu cực nhưng bộ máy quản lý, thanh tra ít khi chủ động phát hiện mà toàn là đợi lộ rồi mới xử lý”.
Bạn đọc ho mai tâm tư: “Nếu nói đúng, sai thì ai cũng biết hối lộ là vi phạm pháp luật. Ngặt nỗi có nhiều hoàn cảnh, tình huống mình không đưa tiền không được. Trong một môi trường còn nhiều bất ổn mà số đông đều cho rằng phải lót tay mới mong được việc, nếu làm khác đi chưa chắc mình được chấp nhận”. Đồng tình, bạn đọc tuquyenha@… nói: “Nhiều khi đưa mà tức chết đi được. Thế nhưng chẳng ai đi tố cáo vì rất mất thời gian, công sức và có thể bị trả thù. Kẻ nhận tiền có khi vẫn “sống” nhăn răng, còn người đưa tiền có khi lại “chết” trước”.
Bàn về lý do, bạn đọc nguyenhathuy@… nêu: “Tiếng là có quy định về trình tự, thủ tục nhưng nhiều công chức, viên chức vẫn đòi thêm nhiều giấy tờ mà theo họ là để hồ sơ được chặt chẽ. Để đỡ bực mình, nhiều người chọn cách dúi cho họ vài trăm ngàn đồng cho yên chuyện”. Bạn đọc hanhanh…@yahoo.com kể: “Sau khi bị dàn chuyên viên từ chối giải quyết hồ sơ, tôi đã từng đi gặp nhiều lãnh đạo phòng để đề nghị xem xét lại. Có người chịu nghe, chịu làm nhưng có người cứ ậm ừ. Chờ không nổi, tôi chấp nhận “xuống nước” và y như rằng có kết quả”. Làm trong ngành luật và có nhiều kinh nghiệm trong việc đấu tranh cho quyền lợi của thân chủ, bạn đọc Pham Dương chia sẻ: “Mười mươi là mình đúng đó nhưng “chua” lắm! Vậy nên tùy trường hợp mà tôi cương hay nhu nhưng nói thiệt chuyện bôi trơn là cơm bữa. Tôi nghĩ nhiều người cũng làm như tôi để công việc làm ăn được lâu dài, suôn sẻ”.
Đề cập đến giải pháp, bạn đọc ngocho… lăn tăn: “Chuyện không mới, ai cũng biết, ai cũng thấy khổ nhưng cứ nói mãi”. Bạn đọc tintin… băn khoăn: “Khi ai nấy đều rất quen với việc chung chi, liệu tình thế có thể sớm xoay chuyển nếu những người đứng đầu thiếu bản lĩnh và sự quyết tâm?”. Bạn đọc tuyetpham… sốt ruột: “Không thể để tham nhũng vặt trở thành một phần của cuộc sống. Nhà nước phải làm gì đi chứ!”.
TS

Đào Tuấn - Lý Thuyết Đái

http://www.vinacorp.vn/Content/ckfinder/userfiles/images/14(89).jpg

“Hai mươi phút cho một suất ăn trưa. Nếu người (xếp) đầu hàng chỉ cần chậm trễ lúc nhận phần ăn thì kể như người cuối hàng không còn thời gian ăn nữa."
“Một phút rưỡi mỗi lần vệ sinh… 90 giây là khoảng thời gian đi hết quãng đường 150m từ xưởng sản xuất đến khu vực W.C. Người công nhân muốn đi “tháo bàng quang” rất cần tăng tốc động tác trong một chuỗi các thao tác may, ấn vào cái nút toilet màu đỏ…mắt người phải liên tục để ý đến cái nút khi nó chuyển sang màu xanh thì lập tức dừng máy và đi thật nhanh nếu không muốn nói là chạy. Kinh nghiệm nhiều năm của tôi cho thấy, trước tiên bạn cần phải luyện bộ máy tiêu hóa của mình theo hướng công nghiệp, đạt tiêu chuẩn ISO 2002 và cần rèn luyện thêm một số các kỹ năng đái khác, lúc ấy bạn mới ngồi vào chuyền may cho Tan Weng Company Ltd được.
“Bao nhiêu lần làm đơn đề nghị Tan Weng Company Ltd tăng giờ vệ sinh là bấy nhiêu lần em dỉn ra quần. Tám trong số bốn mươi em và sau này còn bao nhiêu em nữa phải âm lương do không hoãn được cái sự “thoải mái” ấy lại.
“Lý thuyết Đái, một lý thuyết về sự thay đổi thói quen. Có nghĩa rằng một khi tôi đã ngồi vào chiếc ghế may thì tất cả trọng lượng cơ thể với 42 kg của tôi lập tức biến thành một chuyền may.
“Lý thuyết Đái nói “bạn cần phải chạy nhanh hơn bất kỳ cái gì nhanh nhất”.
Đây là những dòng chữ lạnh lùng đến rớm máu trong truyện ngắn “Mùng chín tháng tám”, về tấn bi hài kịch quanh cái dây chuyền sản xuất công nghiệp, trong một công ty vốn nước ngoài Tan Weng nào đó, nơi mà những người lao động Việt Nam chỉ được coi như những chi tiết của một cỗ máy.
Chép lại “lý thuyết đái” của nhà văn Lê Thanh Kỳ, là bởi ngày hôm qua, tác giả của vừa đoạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ vừa xuất hiện, để nói về những bi kịch khác trong đời sống mà ông không thể đưa hết vào một truyện ngắn. Đó là hiện thực 31 lao động được đưa vào một xưởng giày da- may mặc trong một…khu rừng nước ngoài. Cắt đứt hoàn toàn với thế giới. Một địa ngục. Một kiểu lao động khổ sai thực sự.
Phải nhắc lại “lý thuyết đái” vì hôm qua, báo Tiền phong đưa một bản tin ngắn gây sốc về tình trạng có tới 162 ngư dân Thanh Hóa đang làm thuê trái phép cho tàu cá Trung Quốc.
Bản tin ngắn gây sốc đến mức người ta phải tự đặt ra và trả lời câu hỏi: Vì sao những ngư dân Việt Nam, một cách trái pháp luật, tha hương cầu thực, làm việc trên những chiếc tàu cá Trung Quốc, có khi đang đánh bắt trái phép trên chính vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Có người đã đặt vấn đề hiểu biết pháp luật, vấn đề ý thức công dân.
Nhưng thực ra, chẳng có gì to tát đến vậy.
Chỉ vừa tháng trước, ba ngư dân người Việt đã phải “nhảy xuống biển” chấp nhận mạo hiểm giữa dòng nước buốt giá, trên vùng biển Chile xa lạ, chỉ để thoát khỏi cái địa ngục có tên là tàu cá Đài Loan. Đó là nơi mỗi ngày làm việc dài “mười mấy tiếng”, “không có ngày nghỉ”, thức ăn là cá đánh được “nướng trên ống khói tàu”, là “hôm nào không có việc thì chủ chỉ cho ăn cháo và rau”, là “đói ăn rau nhưng đau không có thuốc”, là “ốm vẫn phải làm việc”.
Xin đừng trách họ. Chung quy chỉ là câu chuyện miếng cơm manh áo. Chẳng ai muốn phải tha hương cầu thực để trở thành một chi tiết trong cỗ máy công nghiệp đi đái cũng phải có lần, có phút hoặc nô lệ khổ sai để phải nhảy xuống biển.
Chẳng ai muốn mạo hiểm khi xuất khẩu lao động trong không ít trường hợp chẳng khác gì đánh bạc với số phận.
Cũng hôm qua, báo chí đưa tin lao động chui người Việt thứ tám đã chết ở Angola.
Cũng hôm qua, báo cáo về tình hình lao động và việc làm, dù không đạt chỉ tiêu, nhưng vẫn được đánh giá như một nỗ lực mang tính chất chiến công của cơ quan chức năng.
Cũng hôm qua đầu tàu kinh tế TP HCM lạc quan tính toán “chỉ” 12 năm nữa thu nhập đầu người sẽ bằng Băng Cốc của năm… 2010.
Những bi kịch “lý thuyết đái”, hay những hiện thực “nhảy xuống biển” có lẽ chỉ chấm dứt khi tình hình việc làm, thất nghiệp không chỉ tồn tại như những chỉ tiêu, khi người công dân, ngư dân có thể sống chính đáng bằng mồ hôi nước mắt ngay trong nước.
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)

Human Rights Watch: Việt Nam cần hủy bỏ cáo buộc những người phát tán tờ rơi


Các nhà vận động bị trả đũa vì phê phán quan hệ đối ngoại của chính quyền với Trung Quốc
New York, ngày 15 tháng Năm năm 2013 - Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do cho hai nhà hoạt động bị bắt vào tháng Mười năm 2012 vì “tuyên truyền chống nhà nước.” Phiên tòa xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha được dự định sẽ diễn ra vào thứ Năm, ngày 16 tháng Năm năm 2013 tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An.
Theo báo chí nhà nước, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị bắt vì phát tán tờ rơi có “nội dung xuyên tạc, bịa đặt chính sách Tôn giáo, chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước ta cũng như quan điểm lệch lạc về Trường Sa-Hoàng Sa và biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc.” Báo chí nhà nước cũng tố cáo họ “kêu gọi, kích động nhân dân đứng lên biểu tình chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.”
“Đưa người dân ra tòa xử chỉ vì phát tán tờ rơi chỉ trích chính phủ là một việc làm lố bịch và biểu hiện sự bất an của chính quyền Việt Nam,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chỉ có chế độ độc tài mới coi hành vi viết ra những điều không làm vừa lòng chính quyền là một tội trạng.”
Các tờ rơi này, do một nhóm gọi là Tuổi trẻ Yêu nước ký, có nội dung lên án Đảng Cộng sản Việt Nam để cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam bằng cách lấn chiếm biển đảo, thuê đất rừng và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nhóm này kêu gọi người dân “xuống đường” phản đối Đảng Cộng sản làm “tay sai” cho Trung Quốc.
Tuổi trẻ Yêu nước là một nhóm vận động ở hải ngoại. Vào tháng Mười năm 2012, một tòa án Việt Nam đã xử hai nhạc sĩ, Trần Vũ Anh Bình (có bút danh là Hoàng Nhật Thông) và Võ Minh Trí (nghệ danh Việt Khang), lần lượt là sáu và bốn năm tù vì đã viết các bài hát chỉ trích chính quyền và có liên hệ với Tuổi trẻ Yêu nước.
Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, là sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. Phương Uyên bị công an bắt ngày 14 tháng Mười năm 2012 ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh và đưa về đồn công an phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, mà gia đình không được thông báo. Gia đình và bạn bè Phương Uyên phải tìm kiếm cô rất rốt ráo, vừa hỏi việc mất tích với đồn công an Tây Thạnh, vừa loan báo với công chúng qua các kênh thông tin không phải của nhà nước, trong đó có đài BBC và Á Châu Tự do. Mãi tới tám ngày sau đó, một công an phường Tây Thạnh mới nói với mẹ Phương Uyên là cô bị di lý về công an tỉnh Long An. Vào ngày 23 tháng Mười, công an tỉnh Long An ghi nhận Phương Uyên đã bị khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Theo cáo trạng, Nguyễn Phương Uyên chính thức bị bắt ngày 19 tháng Mười, tức là có 5 ngày bị bắt không được chính quyền tính đến.
Mẹ của Nguyễn Phương Uyên tố cáo rằng, trong lần thăm nuôi ngày 26 tháng Tư năm 2013, bà nhìn thấy nhiều vết bầm tím trên cổ, ngực và tay của con gái. Bà nói Phương Uyên kể với mình rằng cô bị đánh và đạp mạnh vào bụng trong khi giam giữ. Chỉ đến khi cô bị ngất xỉu thì quản giáo mới vào can thiệp và đưa cô đi khám.
Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, ở thành phố Tân An, tỉnh Long An. Theo công an, nghề nghiệp của anh là sửa chữa máy vi tính. Gia đình nói anh là sinh viên Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Báo chí nhà nước dẫn lời công an nói rằng vào ngày mồng 10 tháng Mười năm 2012, với sự trợ giúp của Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha đã thả 2000 tờ rơi chống chính quyền tại cầu vượt An Sương, thành phố Hồ Chí Minh. Công an cũng phát ngôn rằng trước đó Đinh Nguyên Kha đã thử nghiệm chế tạo chất nổ. Anh bị bắt vào ngày 11 tháng Mười năm 2012. Theo một bản sao của tờ cáo trạng, vào ngày 29 tháng Chín năm 2012, Tòa án Nhân dân thành phố Tân An đã xử và kết án Đinh Nguyên Kha hai năm tù về tội “cố ý gây thương tích.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận định, nếu đã bị kết án vào cuối tháng Chín, không rõ tại sao Đinh Nguyên Kha vẫn còn tại ngoại để thả tờ rơi vào ngày mồng 10 tháng Mười. Đinh Nguyên Kha cũng bị cáo buộc tội danh “khủng bố” theo điều 84 Bộ Luật Hình sự trong một vụ án khác. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền không có thông tin gì về cáo buộc khủng bố hay liên quan tới chất nổ, nhưng phản đối việc truy tố về hành vi phát tán tờ rơi, là một hành động ngôn luận ôn hòa.
“Các luật sư và bác sĩ phải được tiếp xúc riêng và không hạn chế với Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha để tư vấn pháp lý và kiểm tra các thông tin tố cáo về việc ngược đãi họ,” ông Adams phát biểu. “Việt Nam cần chấm dứt việc sử dụng các tòa án bị chính trị chi phối để kết án những người chỉ trích chính quyền.”
Để xem thêm các báo cáo về Việt Nam của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, xin truy cập:
Muốn biết thêm thông tin, xin liên hệ:
Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406; hay email: robertp@hrw.org
Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-917-838-9736; hay email: siftonj@hrw.org
Ở San Francisco, Brad Adams (tiếng Anh): +1-510-926-8443 (di động); hay email: adamsb@hrw.org
  (Human Rights Watch )

Đảng sang Mỹ tìm hiểu về dân chủ?

 -BBC

Trụ sở Quốc hội Mỹ
Đoàn cán bộ Đảng Cộng sản tìm hiểu ‘mở rộng dân chủ’ ở Mỹ
Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi một phái đoàn cấp cao sang Mỹ tìm hiểu về ‘mở rộng dân chủ’ và ‘phát huy quyền làm chủ của nhân dân’, Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin.
Đoàn đại biểu Ban Dân vận Trung ương do ông Nguyễn Duy Việt, phó trưởng ban, đã đi công tác ở Mỹ từ ngày 10 đến ngày 14/5.
Họ có cuộc gặp với trợ lý đặc biệt của Tổng thống Mỹ Barack Obama đồng thời là Giám đốc Chiến lược kỹ thuật số, ông Macon Phillips, và trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông Michael Hammer.
Truyền thông Việt Nam dẫn lời ông Việt cho biết mục đích chuyến đi Mỹ là “nghiên cứu và áp dụng nhiều điều đang được sử dụng tại Mỹ trong quá trình mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng các cơ chế để phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của nhân dân và các tổ chức tại Việt Nam”.
Phái đoàn của Đảng Cộng sản còn tiếp xúc với một số học giả Mỹ để tìm hiểu về kinh nghiệm tiếp nhận thông tin từ các tổ chức tôn giáo, phi chính phủ của Mỹ, cũng theo ông Việt.
Bản tin của hãng tin nhà nước cũng cho biết phái đoàn ông Việt đã gặp một số Việt kiều tại Mỹ và các Việt kiều này “đều đồng tình với chủ trương chính sách của chính phủ” và “phấn khởi về tình hình phát triển kinh tế xã hội và đường lối chủ trương ngoại giao hiện nay của đất nước”.
Ban Dân vận là một cơ quan của Đảng phụ trách duy trì và phát triển mối quan hệ giữa dân với Đảng để người dân luôn tin tưởng và nghe theo lời Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay xem dân vận là công việc mang tính sống còn đối với sự cầm quyền của họ.
Hội nghị của Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 vừa qua cũng tập trung bàn thảo làm thế nào để công tác dân vận có hiệu quả trong tình hình mới.
Ngay sau đó, các cơ quan tuyên truyền của Đảng liên tục phát đi những bài phỏng vấn các cán bộ đang và đã phụ trách dân vận của Đảng để nói về tầm quan trọng của công việc này.
 

Tiến sĩ Trần Xuân Thảo: CIA đội lốt Hiệu trưởng Đại học Tân Tạo

“Tiến sĩ” Trần Xuân Thảo - Nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA)
Sau một thời gian dài cộng tác với CIA dưới dạng “nguồn tin cao cấp”, Đặng Thị Hoàng YếnĐặng Thành Tâm đã chứng tỏ được “vai trò” của mình. Tâm và Yến đã cung cấp các thông tin mật liên quan đến chủ trương về chính trị, kinh tế, chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua những mối quan hệ của họ với một số nguyên thủ “cấp tiến” gồm Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang và nhiều Ủy viên Trung ương Đảng, được phía Mỹ đánh giá cao và không tiếc tiền đầu tư cho chị em họ Đặng.
Trích công điện mật số 09HANOI537 ngày 11/6/2009 do Đại sứ quán Mỹ gửi Bộ Ngoại giao (Nguồn: Wikileaks)
Theo nội dung công điện, Đặng Thành Tâm khẳng định với phía Mỹ: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người bật đèn xanh cho dự án Bauxite sau khi đi Bắc Kinh về"??!.  Sau đó mọi người đều biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị “tấn công” tứ phía từ dự án này, trong đó có vai trò rất lớn từ sự “rỉ tai” của Nguyên Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang đến những “nhân sĩ trí thức” để họ lên tiếng dẫn dắt dư luận, mà không biết rằng đây là chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng chỉ là người thực hiện theo chỉ đạo của Tổng bí thư.

Năm 2010, đề án thành lập trường “đại học tiêu chuẩn quốc tế” mang tên Tân Tạo (TTU) được Yến gấp rút chuẩn bị. Thành công lớn của Yến là chào mời được Anh hùng Lao động, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân bằng những lời lẽ "cao đẹp" như mọi người đều biết và cười nhạo: “đại học phi lợi nhuận”, “đẳng cấp quốc tế”, “60% giảng viên nước ngoài”… thực chất, cụ Võ Tòng Xuân năm nay đã 73 tuổi chỉ là người “làm đẹp” cho profile của Đại học Tân Tạo đồng thời chỉ có cụ là đủ uy tín để dễ dàng xin cấp phép thành lập trường.
"Tiến sĩ" CIA Trần Xuân Thảo
Người được Đại sứ quán Mỹ giới thiệu làm trợ tá cho Yến là tiến sĩ Trần Xuân Thảo, một nhân viên CIA được đào tạo bài bản. Trần Xuân Thảo sinh ngày 10/11/1954, nguyên quán Thừa Thiên Huế. Năm 1985, Thảo chính thức được CIA tuyển dụng và đào tạo khi đang nghiên cứu luận án tiến sĩ tại Đại học Pennsylvania (Philadelphia). Sau khi về nước, Trần Xuân Thảo làm việc một thời gian tại Đại học Sư Phạm Huế, đến năm 1999, Trần Xuân Thảo được CIA điều làm Giám đốc chương trình Fulbright Việt Nam - Phòng Văn hóa Thông tin (Public Affairs Section) - Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Trần Xuân Thảo là móc nối trí thức “cấp tiến” nhằm phục vụ cho ý đồ của chính phủ Mỹ. Năm 2008, với nhiều “thành tích xuất sắc”, Trần Xuân Thảo đã được Bộ Ngoại giao Mỹ tặng thưởng “Bằng khen Danh dự Cao cấp”, “Người ‘quan hệ công chúng’ tốt nhất của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam”. Vai trò của Trần Xuân Thảo chỉ bị lộ sau vụ Lê Công Định bị bắt và khai báo vào tháng 6/2009 (ngoài Trần Xuân Thảo, Lê Công Định còn nêu tên một loạt nhà ngoại giao Mỹ tại Đông Nam Á và Việt Nam đã có những gợi mở và ủng hộ hoạt động chống Đảng Cộng Sản Việt Nam bao gồm cả ông Tổng lãnh sự Hoa kỳ tại TP HCM). Sau sự kiện này, tháng 8/2010, Mỹ buộc phải đưa ông Lê Thành Ân lên thay Seth D. Winnick làm Tổng Lãnh sự tại TP HCM và tìm một vỏ bọc khác cho Trần Xuân Thảo. Từ đây, Thảo được CIA điều làm "trợ tá" cho Yến tại Đại học Tân Tạo với chức danh “hiệu phó” làm vỏ bọc an toàn hơn phục vụ công tác gián điệp và tiếp tục “nhập khẩu” các đồng nghiệp CIA khác vào Việt Nam dưới mác “giáo sư”, “tiến sĩ”, “cố vấn”,… Có thể điểm tên, chỉ mặt một số CIA người Mỹ được Trần Xuân Thảo nhập khẩu vào Đại học Tân Tạo:
.
Malcolm Gillis
1- Malcolm Gillis: Hoạt động dưới vỏ bọc Chủ tịch Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), từng hoạt động ở Bắc Triều Tiên dưới chức danh hiệu trưởng của trường Đại học Khoa học Công nghệ Pyongyang. Lý lịch hoạt động tình báo của ông này được Wikileaks tiết lộ tại nhiều công điện báo cáo của Sứ quán Mỹ tại Seoul gửi Bộ ngoại giao.
.
Peter Lange
2- Peter Lange: Chuyên gia cao cấp của CIA, có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu tình hình chính trị và kinh tế để đưa ra tham vấn cho Mỹ trong việc gia tăng ảnh hưởng tại các nước đang phát triển. Đã từng hoạt động tại Cuba, Đức. Peter Lange cũng được Wikileaks tiết lộ thông qua các công điện ngoại giao từ Lãnh sự quán Mỹ ở TP HCM gửi cho Bộ ngoại giao: Là tác giả thu thập thông tin tình hình kinh tế, chính trị của Việt Nam gần đây cho phía Mỹ.
.
3- Hàng loạt các tên tuổi khác chưa có điều kiện kiểm chứng vẫn đang hoạt động tại Đại học Tân Tạo với mức lương ngất ngưởng chỉ để “phục vụ” vài chục sinh viên: Eugene H.Levy, Charles J. Henry, Baulch Robert John,…
Hội đồng "cố vấn CIA" của Đại học Tân Tạo: Trần Xuân Thảo, Malcolm Gillis, Peter Lange,…
Bằng các mối quan hệ chồng chéo với CIA và các nguyên thủ “cấp tiến”, cùng với Đại học Tân Tạo, Đặng Thị Hoàng Yến đã đạt được nhiều “thành tích truyền thông” phục vụ cho nhóm lợi ích của mình, đáng kể như:
Hết Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến “thăm”...
Đến lượt Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ thời Thường trực Ban bí thư thường xuyên “gắn bó”
Mỹ "buộc" vị tân Tổng lãnh sự Mỹ tại TP HCM Lê Thành Ân đến thăm Đại học Tân Tạo (12/7/2011)
Vài chục sinh viên Đại học Tân Tạo được "đặc cách" thăm Tổng lãnh sự quán Mỹ (10/4/2012).
Có lẽ chính Yến cũng không ngờ, lần thăm Tổng lãnh sự quán Mỹ (10/4/2012) cũng là lần cuối cùng Yến tiếp xúc với cơ quan ngoại giao Mỹ tại Việt Nam. Được sự đồng ý của CIA và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ngày 31/5/2012, sau khi “bàn giao” Đại học Tân tạo lại cho Trần Xuân Thảo, Đặng Thị Hoàng Yến đã qua Mỹ để mở “Quan làm báo” nhằm “phục vụ” Hội nghị Trung ương 6. Mọi việc đổ bể, Yến phải trốn chui nhủi, không còn đường trở về, đối với CIA thị cũng không còn nhiều giá trị lợi dụng.
.
Số phận Đại học Tân Tạo sẽ như thế nào khi tại kỳ tuyển sinh 2012 chỉ có 73 thí sinh dự thi và vỏn vẹn 29 trong số đó trở thành tân sinh viên? Ông Võ Tòng Xuân đã quá chán nản khi nhận ra những góc khuất của Đại học Tân Tạo và chuẩn bị “trao” chức Hiệu trưởng lại cho Trần Xuân Thảo. Kỳ tuyển sinh 2013 năm nay, Đại học Tân Tạo tiếp tục công bố chỉ tiêu 500 thí sinh, kết quả sẽ ra sao?
"Hiệu trưởng CIA" Trần Xuân Thảo trong mùa “tư vấn tuyển sinh 2013” của Đại học Tân Tạo
(Còn tiếp)

(TSNH)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét