Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Tin ngày 28/4/2013

  • Dân Paris bị trách là không hiếu khách (RFI) - Thủ đô Paris từ lâu nổi tiếng là địa điểm thu hút khách du lịch nhất thế giới. Thế nhưng, việc đón tiếp khách du lịch đến từ tỉnh lẻ cũng như người nước ngoài còn nhiều điều bất cập. Báo Aujourd’hui en France hôm nay có bài viết miêu tả sâu sắc đề tài này.
  • Tổng thống Nga ra lệnh chống nạn tham nhũng (RFI) - Sau hiện tượng 30 đại biểu Quốc hội Nga đã từ chức trước khi phải kê khai thu nhập và một số ly dị giả nhằm trốn thuế, hôm nay báo Libération lại đề cập đến chủ đề này. Theo tờ báo, tổng thống Putin mở ra cuộc chiến chống tham nhũng và ra lệnh cho các nhân vật chính phủ có ba tháng để đóng tài khoản ở nước ngoài. Đây là một hình thức để nhắc nhở ai mới chính là chủ của đất nước.
  • Máy bay Trung Quốc nhiều lần vào gần không phận Senkaku/Điếu Ngư (RFI) - Báo chí Nhật Bản, ngày hôm nay, 27/04/2013, cho biết, trong tuần qua, chỉ trong một ngày, các máy bay Trung Quốc, đa số là tiêm kích, đã vào gần không phận quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư hàng chục lần, trong lúc nhiều tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập lãnh hải 12 hải lý của quần đảo hiện do Nhật Bản quản lý.
  • Châu Âu lên án Israel phá hủy nhà cửa của người Palestine (RFI) - Hôm qua 26/04/2013, các phái bộ của Liên hiệp Châu Âu ở Jerusalem và Ramallah đã bày tỏ « sự quan ngại sâu sắc » trước việc quân đội Israel phá hủy 24 nơi ở của người Palestine trong hai ngày 23 và 24/04 tại hai khu vực Cisjordani và đông Jerusalem.
  • Đa số dân Pháp lo ngại xáo trộn xã hội trong những tháng tới (RFI) - Theo viện thăm dò ý kiến Ifop, 70% dân Pháp thẩm định nước Pháp sẽ bị « xáo trộn xã hội » trong tương lai gần. Xí nghiệp đóng cửa hoặc sa thải nhân viên hàng loạt, cộng với rạn nứt giữa một bộ phận dân chúng với chính phủ vì đạo luật hôn nhân đồng tính là những ngòi nổ tiềm tàng.
  • Ấn Độ tuyên bố có thể giải quyết tranh chấp biên giới với Trung Quốc (RFI) - Sau sự cố một số đơn vị quân đội Trung Quốc xâm nhập sâu vào vùng lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ hồi giữa tháng 4/2013, hôm nay 27/04, trong tuyên bố chính thức đầu tiên về xung đột biên giới với Trung Quốc tại Ladakh, thủ tướng Ấn Độ khẳng định tranh chấp này có thể giải quyết được.
  • Nghị viện Serbia thông qua hiệp định bình thường quan hệ với Kosovo (RFI) - Hiêp định bình thường hóa quan hệ Serbia – Kosovo được ký kết ngày 19/04/2013, giữa thủ tướng hai nước, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Châu Âu. Đêm hôm qua, nghị viện Serbia, với đa số áp đảo, đã thông qua văn bản này, mở đường cho tiến trình đàm phán về việc Serbia gia nhập Liên Hiệp Châu Âu.
  • Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị đánh trong trại giam (RFI) - Hôm qua, 26/04/2013, bà Nguyễn Thị Nhung – mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi -, vào trại giam Long An thăm con, bị tạm giam từ cuối tháng 10/2012, để chờ đưa ra xét xử, vì bị cáo buộc « Tuyên truyền chống Nhà nước », sau vụ rải truyền đơn tại khu vực cầu vượt An Sương (Sài Gòn) ngày 10/10/2012, lên án các bất công trong vấn đề đất đai cũng như việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông. Khi gặp con, bà Nhung rất bất ngờ vì thấy nhiều thương tích trên cơ thể con mình.
  • LHQ điều tra về khả năng Syria sử dụng vũ khí hóa học (RFI) - Các nhân viên điều tra của Liên Hiệp Quốc bắt đầu thu thập thông tin và bằng chứng, ở bên ngoài Syria, về việc quân đội nước này sử dụng vũ khí hóa học, trong khi đó, chế độ Damas vẫn không cho các thanh tra quốc tế tới Syria để điều tra.
  • Tổng thống Pháp bị sức ép chính trị từ nội bộ (RFI) - Với 25% dân Pháp ủng hộ, uy tín của tổng thống François Hollande xuống thấp kỷ lục trong Đệ ngũ Cộng hòa. Bối cảnh kinh tế ảm đạm, thất nghiệp gia tăng không ngừng, tiêu thụ giảm, đầu tư xuống dốc, chính phủ Pháp mỗi ngày mỗi bị chỉ trích thêm ngay từ nội bộ đảng Xã hội muốn thay đổi chính sách tăng thu giảm chi trói buộc hiện nay.
  • Hàn Quốc rút hết nhân viên ra khỏi Kaesong (RFI) - Hôm nay, 27/04/2013, Seoul cho rút hết số nhân viên Hàn Quốc còn ở lại khu công nghiệp Kaesong, sau khi Bắc Triều Tiên từ chối đề nghị đàm phán, nhằm khôi phục hoạt động của dự án này. Sau khi chính quyền Bình Nhưỡng ra lệnh ngừng mọi hoạt động tại Kaesong, rút 53 000 nhân công Bắc Triều Tiên, và yêu cầu các nhân viên Hàn Quốc về nước, tại đây, vẫn còn có 178 nhân viên Hàn Quốc bám trụ.
  • Bình Nhưỡng thông báo sẽ xét xử một công dân Mỹ (RFI) - Hôm nay 27/04/2013, theo thông báo của hãng thông tấn chính thức Bắc Triều Tiên KCNA, ông Pae Jun-Ho, công dân Mỹ gốc Triều Tiên, sẽ bị đưa ra xét xử trước Tòa án tối cao Triều Tiên, vì đương sự đã thú nhận có các hành động thù địch và tìm cách lật đổ chế độ Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng nói là có bằng chứng để khẳng định những tội danh này.
  • Thành lập chính phủ liên hiệp : Nhiệm vụ đầy bắt trắc của tân thủ tướng Ý (RFI) - Làm thế nào để thuyết phục đảng Nhân dân Tự do của cựu thủ tướng Berlusconi cùng chia sẻ quyền lực với đảng Dân chủ thuộc cánh trung tả ? Theo dự phóng của các phương tiện truyền thông Ý, nội các Enrico Letta phải được hình thành trước cuối tuần này để vào đầu tuần tới được Hạ viện và Thượng viện bỏ phiếu tín nhiệm.
  • Manila tố cáo Bắc Kinh chiếm đóng Scarborough (RFI) - Khẩu chiến giữa Trung Quốc và Philippines gia tăng : Sau khi bị Bắc Kinh cáo buộc tìm cách hợp pháp hóa các đảo đang có tranh chấp, chính quyền Manila lên án Trung Quốc chiếm đóng trên thực tế bãi đá Scarborough, ở Biển Đông.
  • Người Mỹ bị giam ở Bắc Triều Tiên sẽ bị xét xử về tội chống nhà nước (VOA) - Bắc Triều Tiên cho biết một du khách người Mỹ gốc Hàn bị giam từ năm ngoái sẽ bị xét xử về những tội phạm chống lại Bắc Triều Tiên.

    Hãng thông tấn Trung ương của nhà nước Bắc Triều Tiên hôm nay nói rằng ông Kenneth Bae, 44 tuổi, đã bị bắt hồi tháng 11 tại thành phố Rason.

    Bản tin cho hay ông Bae đã thú nhận phạm tội mưu toan lật đổ chính phủ. Hãng tin này không cho biết chi ...
  • Boeing 787 Dreamliner trở lại hoạt động (VOA) - Kỹ sư trưởng của Boeing nói nguyên do gây ra các vấn đề bình ắc quy vẫn chưa được xác định, nhưng một vỏ bọc mới của hệ thống bình ắc quy sẽ giữ cho máy bay an toàn.
  • Việt Trung bàn hợp tác trên biển (BBC) - Việt Nam và Trung Quốc đàm phán vòng ba về hợp tác 'trong các lĩnh vực ít nhạy cảm' trên biển, trong khi Bắc Kinh cáo buộc Manila chiếm đảo.
  • Ông Bá Thanh lại dọa 'bắt nhốt hết' (BBC) - Trong tiếp xúc cử tri lần cuối với tư cách trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh dặn người dân "bức xúc cứ gọi điện cho tui".
  • Samsung tăng lãi lớn nhờ smartphone (BBC) - Hãng Hàn Quốc công bố lãi lớn, tăng 55% so với năm trước ở mảng smartphone, trong lúc đối thủ Apple sụt mạnh lợi nhuận quý.
  • VN theo sát vụ kiện TQ ở Biển Đông (BBC) - Việt Nam nói họ theo dõi sát tiến trình vụ kiện của Philippines đối với TQ tại Biển Đông sau khi Tòa án quốc tế về Luật Biển đã chỉ định đủ trọng tài.
  • 'Đảng đông nhưng thiếu chính nghĩa' (BBC) - Luật sư Nguyễn Văn Đài so sánh tương quan mạnh yếu giữa lực lượng đối lập và đấu tranh dân chủ trong nước với Đảng cộng sản.
  • Nam Hàn rút khỏi dự án Kaesong (BBC) - Seoul nói rút những người còn lại khỏi khu công nghiệp chung sau khi Bắc Hàn khước từ đàm phán, nhưng giới chủ Nam Hàn mong ngày trở lại.
  • Đại lục xâm lấn, Bắc Cực tan chảy (BaoMoi) - Không gây ồn ào với những màn diễu võ giương oai như tại biển Đông nhưng Trung Quốc cũng chẳng kín kẽ với những động thái tiếp cận Bắc Cực, nơi vốn dĩ được xem là sân nhà của Mỹ. Trước thềm cuộc bỏ phiếu xét gia nhập với tư cách quan sát viên thường trực Hội đồng Bắc Cực tổ chức tại Thụy Điển ngày 15/5/2013 tới đây, Trung Quốc tiếp tục tăng cường chiến dịch vận động hành lang để được chọn, điều mà họ thất bại liên tục trong những năm gần đây, với mục đích củng cố sự hiện diện tại khu vực này. Bắc Cực đang tan chảy không chỉ bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu mà còn bởi sự tăng nhiệt trong các chiến dịch "xâm chiếm" từng bước của Trung Quốc…
  • Không tòa án nào công nhận “đường lưỡi bò” (BaoMoi) - Việt Nam có đầy đủ bằng chứng, căn cứ pháp lý lịch sử khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Trung Quốc hoàn toàn không có các chứng cứ để khẳng định chủ quyền của họ đối với 2 quần đảo này.
  • Phát huy công cụ pháp lý để khẳng định chủ quyền Hoàng Sa-Trường (BaoMoi) - Việt Nam sử dụng và phát huy tối đa các bằng chứng, căn cứ pháp lý lịch sử, công cụ luật pháp quốc tế trong khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời Trung Quốc hoàn toàn không có chứng cứ để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này.
  • Hoa Đông căng thẳng: Nhật - Trung chuẩn bị cho xung đột (BaoMoi) - Ngày 26/4, quan chức quốc phòng Nhật – Trung đã thảo luận về kế hoạch nối đường dây thông tin nhằm trao đổi thông tin phòng trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra tại Hoa Đông. Nguồn tin từ phía Bắc Kinh cho hay, trong tuần vừa qua, nước này đã điều khoảng 40 máy bay chiến đấu để bảo vệ quần đảo mà nước này gọi là Điếu Ngư - vừa mới được đưa vào danh sách lợi “ích cốt lõi” của Trung Quốc.
  • Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý, lịch sử về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa (BaoMoi) - QĐND - Hơn 50 đại biểu là các học giả quốc tế, Việt kiều, các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu đến từ Mỹ, Nga, Ca-na-đa, Thụy Điển, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Hàn Quốc, Phi-líp-pin, Việt Nam và đại diện một số bộ, ban, ngành và địa phương trong nước đã tham dự Hội thảo quốc tế với chủ đề “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - khía cạnh lịch sử và pháp lý” do Trường Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức tại Quảng Ngãi ngày 27-4. Nhiều báo cáo, tham luận trong Hội thảo đã đưa ra các bằng chứng, căn cứ pháp lý lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Xác tín chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - Không chỉ các tài liệu của Việt Nam mà ngay cả nhiều tài liệu của phương Tây cũng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, như nhật ký trên tàu Amphitrite năm 1701, sách của Chaigneau...
  • Huyền thoại Đường Hồ Chí Minh trên Biển Đông (Bài 1) (BaoMoi) - Biển Đông- phên dậu của đất Việt, nơi có tầm quan trọng về địa thế quân sự chính trị. Nhắc lại huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển càng khẳng định sự cần thiết và quan trọng của Biển Đông trong lịch sử cũng như trong thời điểm hiện tại của nước ta.
  • 40 lượt chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát đảo tranh chấp với Nhật (BaoMoi) - (Dân trí) – Báo giới Nhật cho biết trong ngày 23/4 vừa qua, giữa lúc hàng loạt tàu hải giám Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, các chiến đấu cơ nước này cũng có 40 lượt áp sát vùng trời bên trên quần đảo này.
  • Ơi, biển Việt Nam...! (BaoMoi) - Biển Đông, nơi lãnh hải chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam với vẻ đẹp trải dài hàng nghìn km, diện tích hàng triệu km2 . Nơi đó có hơn 17 triệu người làm ăn sinh sống ở các xã phường tiếp giáp với biển và hải đảo. Thiên nhiên hùng vĩ là vậy nhưng cũng bất thường nổi dậy đe dọa sức khỏe, tính mạng cộng đồng dân cư. Đây là mối quan tâm mang tầm chiến lược của Nhà nước hướng về phía biển nhằm bảo vệ chăm sóc sức khỏe con người. Triển khai Đề án phát triển y tế biển, đảo đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt, trong những ngày tháng 4 năm 2013, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại huyện đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa, xã đảo Thổ Châu tỉnh Kiên Giang và huyện đảo Bạch Long Vĩ.
  • Việt Nam thực thi chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - Sáng 27/4, hội thảo quốc tế với chủ đề “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa-Những khía cạnh lịch sử và pháp lý” do trường Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức, đã khai mạc tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
  • Biển Đông thêm nóng vì sự mập mờ của Mỹ (BaoMoi) - Việc thực hiện chiếnlược “hướng trọng tâm” vào Châu Á-Thái Bình Dương thiếu rõ ràng của Mỹ đang tạo ra một tình huống mập mờ về chiến lược ở Biển Đông. Trong khi các nước trong khu vực tin rằng, Washington sẽ thực hiện chính sách trong đó có cam kết chuyển tới 60% vũ khí hải quân của nước này đến khu vực vào năm 2020 thì người ta vẫn chưa rõ là sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng thế nào đến các cuộc tranh chấp lãnh hải ngày một leo thang trong khu vực.
  • “Các tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế” (BaoMoi) - QĐND Online - Các đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế về Biển Đông với chủ đề “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa-Những khía cạnh lịch sử và pháp lý” cho rằng, giải quyết các tranh chấp biên giới lãnh thổ tại các cơ quan tài phán quốc tế là xu thế hiện nay trên thế giới, giúp cho các nước tránh được những va chạm, xung đột.
  • Máy bay Trung Quốc nhiều lần bay gần đảo tranh chấp (BaoMoi) - Theo AFP, tờ Sankei Shimbun ngày 27/4 đưa tin trong tuần này, các máy bay quân sự của Trung Quốc, chủ yếu là máy bay tiêm kích, đã thực hiện hơn 40 lần bay gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) chỉ trong vòng một ngày.
  • Đối đầu Philippines-Trung Quốc nóng bỏng biển Đông (BaoMoi) - Philippines quyết tâm kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông bất chấp những lời kêu gọi mạnh mẽ từ phía Bắc Kinh. Hành động thách thức của Manila đã khiến Trung Quốc nổi giận đùng đùng.
  • TQ điều 40 chiến đấu cơ ra Senkaku, Nhật cất cánh khẩn (BaoMoi) - Nguồn tin trên cho biết, trong số 40 chiến đấu cơ được Trung Quốc điều động lần này thì chủ yếu là Su-27 và Su-30. Một quan chức Nhật bản nói hành động điều số lượng lớn chiến đấu cơ ra Senkaku lần này là hành động “liều lĩnh chưa từng có”.
  • Đến Lý Sơn để thêm yêu biển đảo Việt Nam (BaoMoi) - Giống như một ốc đảo thần tiên giấu mình trong vẻ đẹp hoang sơ giữa bao la đất trời, một lần đến đảo Lý Sơn sẽ khiến du khách không thể quên vùng đất tiền tiêu giữa gió ngàn biển Đông với nhiều trầm tích giá trị văn hóa và vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.
  • Đệ thất hạm đội trên công viên Biển Đông (BaoMoi) - TP - Trung bình, mỗi năm hạm đội 7, còn gọi là đệ thất hạm đội thuộc Hạm đội Thái Bình Dương (Hải quân Mỹ) có 2 lần ghé thăm Đà Nẵng. Đa phần là những chuyến viếng thăm bang giao hữu hảo, hợp tác phi quân sự, ca hát trên công viên Biển Đông. Trên mỗi chuyến tàu, luôn có thủy thủ, sĩ quan gốc Việt...
  • ASEAN đàm phán với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông với tư cách một khối (BaoMoi) - QĐND Online - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22 tại Thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei đã ra Tuyên bố Chủ tịch, một lần nữa nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải ở Biển Đông. Trung Quốc và Băngla Đét dốc sức cứu nạn nhân trong vụ động đất ở Tứ Xuyên và sập nhà xưởng ở Dhaka…khiến hàng trăm người thiệt mạng là những thông tin nổi bật trong tuần.

TIN LÃNH THỔ

TIN TRÊN BLOG


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Bản tin tiếng Anh
  • France leads eurozone in offshore RMB payments (Washington Post) - France now holds the leading position in euro countries for exchanging RMB payments, after recording a 249 percent growth in the value of payments since March 2012.
  • No let up in home price rises (Washington Post) - Housing prices face significant upward pressure in 2013 due to the possible effect of the current policies and the authorities may tax owners of multiple properties.
  • Prices at scenic spots to go down (Washington Post) - A senior official from China's top economic planner said on Thursday that the entry fee at scenic spots should gradually go down.
  • China still top spot for Japanese companies (Washington Post) - China will remain the top destination for Japanese investment over the next five years, although Japan's capital inflow to the country may slow down and India is growing fast as another attractive option.
  • Alibaba vows to tackle fakes (Washington Post) - China's biggest e-commerce firm plans to step up efforts to fight counterfeiting, which the company head says is the biggest obstacle for its future growth.
  • Shipyards enjoy big rise in Q1 (Washington Post) - The nation's shipbuilders received 9.57 million deadweight tonnage of new orders in the first quarter of the year, a 71.1 percent surge on last year.
  • Crystal clear (Washington Post) - It began one night in Taipei, in 1984. Chang Yi, 33, sat opposite Loretta Hui-shan Yang, 32, at a dinner hosted by senior director Lee Hsing.
  • Music to bridge cultures (Washington Post) - A concert celebrating the 20th anniversary of ties between Beijing and Seoul, saw the Seoul Philharmonic Orchestra, under conductor Myung-whun Chung, performing composer Unsuk Chin's concerto, Su, at the National Center for the Performing Arts. The piece was initially written for the traditional Chinese instrument sheng.
  • Shaking off the mental horrors of the quake (Washington Post) - Days after the Sichuan earthquake, some have not recovered from the horror of the incident and psychological experts and volunteers organized activities to help.
  • Rescue soldiers win people’s respect (Washington Post) -
    Children salute passing vehicles carrying rescuers and volunteers as they hold cardboards with messages of gratitude, after Saturday's earthquake, in Lushan county, Sichuan province April 23, 2013. [Photo/Agencies]
  • House damaged, life continues in Sichuan (Washington Post) -
    Huang Kaiying (L), 90, and his wife Jiang Zhongyun have lunch at a makeshift camp for people affected by April 20 earthquake in Lingguan township, Sichuan province, April 23, 2013. [Photo by Guo Liliang/Asianewsphoto]
  • Lithuania minister seeks Chinese investment (Washington Post) - Birute Vesaite, Lithuania's minister of economy, sat down with a China Daily reporter to discuss the country's trade with China. Vesaite visited China to attend the Fourth Chinese-European Forum.
  • Relics to be returned (Washington Post) - Two imperial bronze sculptures that were looted from Beijing's Old Summer Palace will come home later this year, thanks to the donation of the French art-collecting Pinault family.
  • Vice-president Li meets US diplomat (Washington Post) - Washington would like to strengthen communication with Beijing on key issues, a visiting high-level US diplomat said on Thursday.
  • Xi meets former US heavyweights (Washington Post) - Cabinet members, governors and top military officers are among the guests from the United States who have met with Chinese President Xi Jinping.
  • China, US ready to enhance mutual trust (Washington Post) - Beijing and Washington reaffirmed their readiness to enhance military-to-military trust and expand areas of cooperation, as Xi met a top US military officer.
  • CPC official meets Spanish party leader (Washington Post) - Wang Jiarui, right, gives María Dolores de Cospedal a gift of silk scarves after the meeting in Suzhou, East China's Jiangsu province, April 23, 2013.

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị đánh trong trại giam

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên (http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com)
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên (http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com)

Hôm qua, 26/04/2013, bà Nguyễn Thị Nhung – mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi -, vào trại giam Long An thăm con, bị tạm giam từ cuối tháng 10/2012, để chờ đưa ra xét xử, vì bị cáo buộc « Tuyên truyền chống Nhà nước », sau vụ rải truyền đơn tại khu vực cầu vượt An Sương (Sài Gòn) ngày 10/10/2012, lên án các bất công trong vấn đề đất đai cũng như việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông. Khi gặp con, bà Nhung rất bất ngờ vì thấy nhiều thương tích trên cơ thể con mình.

Nguyễn Phương Uyên đã kể với mẹ là đã bị đánh đến ngất trong tù. Đây là điều khiến bà Nguyễn Thị Nhung hết sức bất ngờ, vì trước đó cán bộ trại giam cho biết cô Phương Uyên bị lên cơn co giật vì động kinh.

Trả lời RFI Việt ngữ, bà Nguyễn Thị Nhung kể lại sự việc, bày tỏ nỗi lo sợ của bà đối với an toàn tính mạng của Nguyễn Phương Uyên trong trại giam và kêu gọi sự giúp đỡ của công luận :

Bà Nguyễn Thị Nhung : Ngày 25/04, tôi đi từ Phan Thiết vào Sài Gòn. Sáng sớm ngày 26/04 hôm qua, tôi lên tỉnh Long An, ở đó tôi... được lá đơn thăm gặp bé Uyên, và tôi lên trại giam công an tỉnh Long An để thăm bé. Sau khi lên trại giam, thì tôi liên hệ với ban quản giáo, anh ấy tên là Đinh Công Trí. Anh này là người giải quyết đơn thăm gặp. Tôi đến nộp đơn, thì ở đó xảy ra những việc như thế này.

Cái việc thứ nhất là anh ấy bắt tôi làm một bản cam kết, là ngày 15/04, tôi có gửi cho Uyên một cái kính cận, cách đây hai tuần, mà theo yêu cầu của trại giam là không có tính sát thương, hoàn toàn bằng nhựa. Tôi cũng có tìm khắp Sài Gòn mới mua được cái kính đó. Thì hôm qua, người ta lại bắt tôi làm một bản cam kết, trong đó có ghi : « Tôi là mẹ của Phương Uuyên, có gởi cho con gái cái kính cận vào ngày 15/04, và nếu ở trong trại giam có xảy ra việc gì, mà nguy hại cho sức khỏe của con tôi, cũng như sức khỏe của người khác, thì tôi phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. » Thì tôi không có chịu. Cho nên là hai bên nói qua nói lại, giằng co rất lâu, cũng hết hơn nửa tiếng. Cuối cùng anh Đinh Công Trí này, anh ấy lập cái biên bản, nói là gia đình bị can không chịu hợp tác, không chịu làm bản cam kết. Đó là việc thứ nhất.

Việc thứ hai nữa là tự dưng anh Đinh Công Trí, anh ấy nói với tôi là : "Con của chị cách đây ba hôm, có bị lên cơn co giật, giống như là động kinh". Thì tôi rất là bất ngờ. Con của tôi từ nhỏ cho đến lớn không có gặp chứng bệnh lạ đó, nó chỉ bị cận thị thôi.

Sau khi được giải quyết thăm gặp, được gặp bé, thì thấy ở trên người bé có nhiều vết bầm tím, trên cổ, trên ngực, trên tay, thì tôi mới hỏi : "Con làm sao mà bị thâm tím như vậy ?" Con tôi nó nói rất là thương tâm : "Mẹ ạ, con bị người ta đánh, người ta đạp vào bụng, người ta đánh nhiều lắm, đánh con ngất xỉu luôn". Tôi mới hỏi là : "Tại sao con bị đánh ?" Con bé im. Nó rất là hiền. Ngày xưa đến giờ nó sống với bao nhiêu người, chưa bao giờ có ai phàn nàn gì hết, mà hôm nay, tự dưng lại bị đánh, thì nó nói là : "Con không làm gì hết, tự nhiên mấy người đó gây sự, rồi xông vào tấn công con, cho đến lúc con xỉu luôn, mới được quản giáo can thiệp đưa đi cấp cứu".

Sau khi tôi gặp cháu, thì tôi đi ra tìm gặp anh quản giáo này. Tôi mới hỏi là : "Tại sao lúc đầu anh không nói đúng sự thực, mà anh chỉ nói là con tôi lên cơn động kinh? Rõ ràng là con tôi bị đánh rất là dã man, không phải tự nhiên con tôi bị như thế. Tôi là một người mẹ thấy con mình bị đánh như vậy, như anh là một người cha, thấy con anh bị đánh, vậy thì anh nghĩ sao, mà anh không nói đúng sự thật?". Thì ông ấy trả lời là : "Tôi không có trách nhiệm báo cáo với chị, trình báo cho chị. Thì tôi cũng nói là anh đừng có làm sao để người khác bức xúc. Trong vấn đề này, tôi bức xúc, tôi sẽ đưa lên công luận, tôi sẽ trả lời với báo đài tất cả những việc đã xảy ra với con tôi. Tôi là một người mẹ, nhìn thấy con mình thế này tôi rất đau lòng". Ông ấy chỉ nói là : "Tôi không có trách nhiệm báo cáo cho chị, còn là tôi đã xử lý người mà tấn công bé Uyên, tôi cắt thăm gặp, cắt thăm nuôi. Như vậy, chị có hài lòng chưa ?" Anh ta chỉ nói vậy thôi.

Việc bên trong thế nào, thì thật sự tôi rất là mù mờ, sau khi được thăm gặp con. Phải nói là tôi rất hoang mang lo sợ cho tình hình sức khỏe của cháu bây giờ, cũng như sắp đến. Qua cái lời của anh quản giáo này, nói rằng, có xẩy ra chuyện gì, thì ở đây có bác sĩ chăm sóc. Tôi có nói là : "Đánh con tôi như vậy, có chuyện gì các anh nghĩ sao ? Trong khi con tôi là một đứa con gái, trước giờ bé rất là hiền, chưa bao giờ xảy ra chuyện gì, mà tại sao mấy anh không quản lý chặt chẽ, mà đợi cho…" (Người ta) Nói là giam cùng với tù hình sự gì đó. Tôi không tin, thật sự là tôi thấy cái việc đó nó mù mờ làm sao.

RFI : Hiện nay, Phương Uyên sau khi bị đánh, thì điều kiện giam giữ như thế nào ?

Bà Nguyễn Thị Nhung : Trước khi bị đánh, thì bé Uyên vẫn được giam chung với hai người, còn bây giờ, sau khi bị đánh, cũng vẫn giam chung với hai người, mà theo như lời của anh quản giáo nói, thì là hai người khác. Mà thật sự, tôi rất là lo sợ, dù là hai người nào, thì cũng rất là lo sợ.

Với những gì đã xảy ra với con tôi trong thời gian vừa qua, cũng như cái ngày hôm qua, thì thật sự với gia đình tôi cũng là một nỗi kinh hoàng, một nỗi sợ, rất dai dẳng, phải nói là, hầu như sau khi gặp con, tôi cảm giác ác mộng, rất là lo sợ, lo sợ cho nó, lo sợ tột độ. Cho nên là, tôi cầu mong tất cả các tổ chức cá nhân nào trong phạm vi có thể, cố gắng giúp đỡ gia đình tôi trong giai đoạn này, bảo vệ được sự an toàn của con tôi. Tôi cũng cầu mong tổ chức nào để mà lên tiếng, để mà can thiệp, để ngăn chặn được những gì xẩy ra, có thể xấu nhất, đối với con tôi. Đó là một điều tôi mong muốn nhất.

Theo thông tin của gia đình, vụ án xét xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, người bị bắt cùng đợt với Nguyễn Phương Uyên trong vụ án rải truyền đơn tại cầu vượt An Sương, sẽ diễn ra vào ngày 16/05 tại tòa án Long An. Trả lời RFI Việt ngữ, bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của anh Đinh Nguyên Kha, bày tỏ nỗi lo ngại rất lớn của bà việc Đinh Nguyên Kha bị cáo buộc tội khủng bố : 

Bà Nguyễn Thị Kim Liên : Trong khi cáo trạng đã đưa, đã có kết luận điều tra, rồi tới ngày hôm nay, đã có ngày xử là 16/05, tôi không hiểu họ muốn làm gì với Đinh Nguyên Kha nữa. Hôm 20/03, tôi xuống tòa án hỏi, thì họ nói là đi (rời trại giam tỉnh) vào ngày 20/03, đi đúng một tháng, đặng 20/04 trở lại để xử. Bây giờ khi luật sư vào gặp Đinh Nguyên Kha, thì những cán bộ ở trại giam trên Sài Gòn nói là, không được hỏi về vấn đề khủng bố, tại vì tội danh « khủng bố », họ đang điều tra. Họ cấm không cho luật sư hỏi thằng Kha về khủng bố, mà chỉ nói về điều 88 thôi.

Tôi nghe là tôi chết điếng rồi. Tôi rất là sợ, tôi mong muốn đưa ra công luận lên tiếng dùm con tôi. Tại vì họ tịch thu đồ ở đây,... chỉ là thuốc súng, mỗi thứ 50, 70 gram mà, tổng cộng là có 230 gram gồm bốn năm thứ, mua ở chợ Kim Biên, có biên bản khai đàng hoàng luôn. Tôi còn giữ biên bản. Không ai tin là mua ở chợ Kim Biên mà chế được bom. Trong khi ở quê tôi, Tết nào nó (anh Đinh Nguyên Kha) cũng chế pháo bông, thuốc pháo nổ lẹt đẹt, như ngoài Bình Đà, ngoài miền Bắc vậy đó. Ai cũng biết hết trơn.

Bây giờ, tôi chỉ mong là mọi người chia sẻ dùm, có ý kiến lên tiếng dùm con tôi vậy thôi. Tôi nghĩ rằng, họ chụp mũ con tôi đặng cho nước ngoài nghe « khủng bố » là họ ghét bỏ gia đình tôi, ghét bỏ nó.

RFI xin cảm ơn bà Nguyễn Thị Nhung và bà Nguyễn Thị Kim Liên
Các tin bài liên quan

Bộ Ngoại giao Mỹ : tình trạng nhân quyền tại Việt Nam 2012 đã xấu đi thêm
Việt Nam gia tăng đàn áp những tiếng nói phản đối Trung Quốc
Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng
Việt Nam: Công an xác nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì tội tuyên truyền chống Nhà nước
Trọng Thành (RFI)

VN theo sát vụ kiện TQ ở Biển Đông

(đọc xong vẫn chẳng hiểu là định dư thế lào???!!!)


Việt Nam nói họ theo dõi sát tiến trình vụ Philippines kiện TQ về chủ quyền tại Biển Đông sau khi Tòa án quốc tế về Luật Biển đã chỉ định đủ trọng tài viên cho Tòa Trọng tài của LHQ.

Tòa án này là cơ quan hành pháp được thành lập thể theo Phụ Lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.

Website của Bộ Ngoại Giao Việt Nam dẫn lời Người Phát ngôn Lương Thanh Nghị nói "Là quốc gia ven biển có các quyền và lợi ích quốc gia hợp pháp và chính đáng ở Biển Đông, Việt Nam quan tâm và theo dõi sát tiến trình của vụ kiện này".

"Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình ở Biển Đông.

"Việt Nam đề nghị các bên liên quan nghiêm túc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc, Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 15 kỷ niệm 10 năm DOC và mong muốn các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc sớm tiến hành đàm phán chính thức xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)", ông Nghị nói thêm.

Trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay ngày 24/4/2013, Chánh án Tòa án quốc tế về Luật Biển đã chính thức chỉ định các trọng tài viên cho Tòa Trọng tài được thành lập theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Vào tháng Một năm nay, Philippines đã ra thông báo và tuyên bố khởi kiện Trung Quốc về chủ quyền lãnh hải tại Biển Đông.

Việc Philippines kêu gọi đưa ra trọng tài giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gần đây đã được thúc đẩy thêm, với việc Nghị viện Âu châu ra nghị quyết ủng hộ sáng kiến của Manila.

Nghị viện Âu châu đã ra nghị quyết hôm 14/3 theo đó thông qua một bản phúc trình có nội dung ủng hộ sáng kiến trọng tài của Philippines theo Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc 1982 (UNCLOS), nhằm làm rõ các quyền trên biển của nước này tại Biển Đông.

Bản phúc trình cũng kêu gọi Trung Quốc "tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế trong việc theo đuổi các mục tiêu ở nước ngoài".

Bộ Ngoại giao của Philippines trong một tuyên bố đã hoan nghênh nghị quyết này là một "cột mốc" trong các nỗ lực của Philippines trong việc thu hút chú ý tới chuyện xử lý bất đồng về chủ quyền ở các vùng đang có tranh cãi trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình như đưa ra trọng tài.

'Chiếm tạm thời'


TQ và Philippines từng đưa tàu ra đối đầu ở khu vực Bãi cạn Scarborough.

Vào hôm 26/04, Philippines cáo buộc Bắc Kinh có động thái "chiếm đóng tạm thời" một bãi cạn tại Biển Đông sau khi có đối đầu nhưng không có va chạm hồi năm ngoái.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói ba tàu của Trung Quốc vẫn ở trong vùng ngoại vi Bãi cạn Scarborough và hù dọa ngư dân địa phương.

Ông được các hãng thông tấn dẫn lời nói Trung Quốc đang cố chiếm đóng theo kiểu "chiếm tạm".

Trung Quốc vốn nhiều lần phản đối việc mang tranh chấp quanh bãi cạn Scarborough ra tòa quốc tế, nói đây là chủ đề song phương giữa Trung Quốc và Philippines.

Tình hình quanh bãi cạn mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham căng thẳng từ năm ngoái, khi Bắc Kinh gửi nhiều tàu thuyền tới đây.

Các lãnh đạo ASEAN tới dự họp ở Brunei tuần qua hy vọng là Trung Quốc sẽ sớm đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán về một thỏa thuận kiềm chế nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra đụng độ lớn tại các vùng lãnh thổ có tranh chấp, điều có thể gây tổn hại cho các nền kinh tế trong khu vực.

Thế nhưng Trung Quốc đến nay vẫn không hề ra một chỉ dấu rõ rệt về việc khi nào Bắc Kinh sẽ đồng ý thương thuyết về Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông này.

"Mọi người đều quan tâm một giải pháp hòa bình và cũng đều lên tiếng quan ngại về tình trạng gia tăng tranh chấp trên biển," AP trích lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino III nói với các phóng viên sau khi ông và các vị lãnh đạo quốc gia khác có bữa ăn tối truyền thống hôm 24/04.

Tháng 6/2012, Manila đã phải rút tàu của mình về và vào tháng ngày 22/1 năm nay, ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói Philippines "đã cạn kiệt tất cả các giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết thông qua đàm phán hòa bình với Trung Quốc".

Ông cũng nói ông hy vọng tòa án quốc tế sẽ đưa lại giải pháp lâu bền cho tranh chấp.
(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét