Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Bài viết đáng chú ý

Đổi tên nước làm tiền đề đổi tiền cứu nợ bất động sản?

Cầu nhật Tân

Hiện, trái đắng bất động sản trôn vùi hàng trăm tỉ USD đang mắc kẹt. Chính quyền nuốt không nổi, nhổ ra cũng không xong. Loay hoay mãi không tìm đâu ra nguồn lực để giải cứu. Vốn liếng quốc gia có bao nhiêu đã bị quan chức phóng tay ném hết vào canh bạc bất động sản rồi. Không lẽ giải thể hết các ngân hàng? Kiều hối thì giảm mạnh, phân tán. Vốn FDI nước ngoài thì không mặn mà ở lại Việt Nam nữa mà di cư sang các nước có nhiều thuận lợi hơn. Vốn vay ODA thì hiện chỉ còn Nhật là hào phóng hơn cả nhưng hầu hết vốn vay Nhật đều được ném vào xây dựng hạ tầng mà không vào sản xuất, hơn nữa vốn vay Nhật chỉ giải quyết hàng & công nghệ tồn kho của Nhật nên hiệu quả vốn rất thấp… Cán cân thanh toán quốc gia ngày càng mất thăng bằng chổng phộc lên trời.
Để bù lại, thuế phí thi nhau tăng. Những con số tăng trưởng, GDP đầy ấn tượng được các nhà ảo thuật vẽ ra rất tài tình như thể ta đang rầm rập tiến mạnh, tiến chắc và đã với được một tay tới chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, một thực tế ai cũng nhìn thấy là sản xuất cả nước đang ngày càng đình đốn. Doanh nghiệp thi nhau phá sản, giải thể. Thất nghiệp tràn lan. Đồng vốn là dòng máu nuôi sống nền sản xuất quốc gia đã bị các vòi bạch tuộc bằng nhiều thủ đoạn khác nhau chích ra qua hệ thống ngân hàng và chảy hết vào khối u bất động sản.
Tổng dư nợ bất động sản hiện ở mức khoảng trên 160 tỉ USD.
Một quan chức Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đang buôn 10 biệt thự tại khu đô thị CIPUTRA (Hà Nội) tiết lộ: ông “ôm” 10 em này với tổng mức đầu tư gần 400 tỉ. Lúc giá bất động sản đang ở đỉnh, đã có người trả 60 tỉ/1 em. Ông bảo cho xuất chuồng với giá đó vẫn chưa đủ bù chi phí bôi trơn. Định bụng chờ thị trường lên đỉnh mới 70 tỉ/em thì cho các em lên đường kiếm tí lãi nhằm đầu tư để thằng con lớn qua Canada lập hậu cứ. Nào ngờ, thị trường xuống dốc không phanh, hết đáy nọ đến đáy kia mà chưa thấy gượng lên. Được hỏi lấy đâu ra nhiều tiền vậy thì ông cho biết đều được “anh em” thương tình, tạo điều kiện vay ngân hàng dưới dạng dự án sản xuất. Với mức hoa hồng khá cao 35% khoản vay, các quan chức ngân hàng sẽ giúp lập dự án sản xuất khống để hợp thức việc vay vốn đầu tư vào bất động sản. Đó là chưa kể nhiều chi phí lo lót khác.
Thỉnh thoảng ông ve ve con CAMRY biển 80 lượn qua lượn lại mấy biệt thự. Tiếp chuyện, ông thở dài đánh sượt nói: ước gì đổi tiền 10 ăn 1 như năm 1985 thì hay biết mấy. Ông ao ước điều này 1 thì quan chức chóp bu đang ước 100 lần bởi nhiều vị hiện  không những ôm 10 em đâu mà hàng
trăm em, thâm chí cả khu đô thị. Tất cả đều đầu tư bằng tiền nhà nước, mà tiền nhà nước là của dân.
Vừa rồi bỗng nhiên lại gióng giả đổi tên nước. Chắc chắn mấy ông quan không thương dân đến mức bỗng chốc nghiêm túc bàn việc giao nộp quyền lực vào tay dân đâu. Lại mưu mô gì đây thôi. Không chừng gióng lên thế, tiện thể đổi luôn tiền (10 ăn 1) cho phù hợp với tên nước mới sẽ in trên đồng tiền. Đó là cách nhanh nhất xí xóa được món nợ bất động sản hiện nay.

Việt Nam đề cập việc thay đổi quốc hiệu

Quốc hội Việt Nam
Tên nước 'Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam' đã tồn tại hơn 30 năm qua

Chính quyền Việt Nam sẽ xem xét có nên thay đổi quốc hiệu ‘Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ để trở lại quốc hiệu cũ là ‘Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’ hay không, báo chí trong nước đưa tin.

Đây là vấn đề mà Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp vừa đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tiếp đó sẽ được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị trung ương 7 sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp thì việc sửa đổi này là ý kiến của nhiều người dân trong đợt góp ý cho Hiến pháp hiện đang diễn ra.

Bên cạnh vấn đề quốc hiệu, trong bản báo cáo tổng hợp các góp ý cho Hiến pháp được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm thứ Sáu ngày 12/4, Ủy ban này cũng nhắc đến một loạt đề xuất khác của người dân về một số chủ đề nhạy cảm khác như sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của quân đội và thu hồi đất đai.

‘Ý kiến khác nhau’

Các vấn đề này được nhìn nhận là ‘còn nhiều ý kiến khác nhau’ nên sẽ được để ngỏ để Quốc hội và Đảng quyết định.

Theo đó, đối với từng vấn đề sẽ có hai phương án: giữ nguyên như trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi hoặc sửa lại theo góp ý của người dân.

Về Quốc hiệu được nêu trong điều 1, phương án 2 mà Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề xuất là:

“Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.”

Đại biểu Dương Trung Quốc
Đại biểu Dương Trung Quốc nói với BBC ông mong muốn Việt Nam trở lại chế độ dân chủ, cộng hòa

Báo Dân Trí dẫn báo cáo của Ủy ban này phân tích rằng việc giữ nguyên quốc hiệu ‘xã hội chủ nghĩa’ có mặt lợi là khẳng định ‘mục tiêu phấn đấu đi lên chủ nghĩa xã hội’ đồng thời không cần phải thay đổi quốc huy và con dấu. Mặt khác, đối với người dân thì cách gọi ‘Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ đã rất quen thuộc.

Còn cách gọi ‘dân chủ cộng hòa’ phù hợp với tình hình thực tế của đất nước là ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ và có khả năng đoàn kết dân tộc cũng như thân thiện hơn với cộng đồng quốc tế, cũng theo báo cáo của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp được báo Dân Trí dẫn lại.

Với cách phân tích như vậy, có thể thấy Ủy ban này gián tiếp thừa nhận quốc hiệu ‘xã hội chủ nghĩa’ gây chia rẽ người dân Việt Nam và bị cộng đồng quốc tế ác cảm.

Trong một cuộc trao đổi gần đây với BBC, một đại biểu Quốc hội cũng lên tiếng cho biết quan điểm cá nhân của ông ủng hộ việc Việt Nam nên trở lại với chế độ "dân chủ, cộng hòa."

Đại biểu Dương Trung Quốc nói với BBC Việt ngữ: "Rõ ràng bản hiến pháp năm 1946 được xây dựng trên một nền tảng có một sự đồng thuận rất cao khi lựa chọn chế độ dân chủ cộng hòa.

"Còn mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội tôi nghĩ vẫn là mục tiêu có thể đặt ra, nhưng nó phải hết sức thực tiễn vì đó là mô hình chưa hề có.

"Vì thế tôi đề nghị, tôi mong muốn là ta trở lại với chế độ dân chủ, cộng hòa," đại biểu đồng thời là nhà sử học nói.

Tuy nhiên, về điều 4 khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản vốn gây tranh cãi, báo cáo của Ủy ban này cho biết ‘tuyệt đại đa số ý kiến người dân tán thành’.

Ý kiến của nhân dân về điều 4 này, có chăng, là viết gọn lại thành ‘Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội’ thay vì phải diễn giải rõ về bản chất và tư tưởng của Đảng.

Ngoài ra, theo Ủy ban này, người dân cũng yêu cầu Hiến pháp viết rõ trong điều 4 này là ‘Đảng chịu sự giám sát của nhân dân’ và sự lãnh đạo của Đảng ‘chịu sự lãnh đạo của nhân dân’.

Tuy nhiên ý kiến làm rõ cơ chế chịu trách nhiệm của Đảng và cơ chế để nhân dân có thể giám sát Đảng đã bị Ủy ban này bác bỏ với lập luận rằng quy định Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật đã là điều kiện đủ để dân giám sát Đảng, cũng theo Dân Trí.

Trung thành với ai?

Ở điều 70 quy định về sự trung thành của quân đội, báo cáo tổng hợp ý kiến của người dân cho thấy có hai luồng ý kiến tán thành và phản đối việc quy định ‘lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam’.

Giáo sư Đàm Thanh Sơn
GS Đàm Thanh Sơn cho rằng quân đội, lực lượng vũ trang phải trước hết trung thành với Tổ quốc và nhân dân

Tuy nhiên ở luồng ý kiến tán thành cũng yêu cầu sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong sự trung thành của quân đội là với Tổ quốc, nhân dân trước rồi mới đến Đảng.

Về vấn đề này, trong một trao đổi với BBC gần đây, Giáo sư Đàm Thanh Sơn đang giảng dạy tại Hoa Kỳ, thành viên khởi xướng nhóm "Cùng viết hiến pháp" bên cạnh Giáo sư Ngô Bảo Châu, trong một thư góp ý của mình gửi tới Quốc hội Việt Nam cho rằng:

“Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ dân chủ, cùng toàn dân xây dựng đất nước”.

Ông không tán thành bản dự thảo hiến pháp của chính quyền nói: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân”.

Giáo sư nêu lý do: "Theo tôi, các lực lượng vũ trang của Việt Nam phải tuyệt đối trung thành với đất nước và nhân dân Việt Nam, do đó quy định như trong Hiến pháp hiện hành là đủ.

"Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là một bộ phận của nhân dân Việt Nam, do đó đặt cụm từ “Đảng cộng sản Việt Nam” lên trước hai từ “Tổ quốc” và “nhân dân” như trong dự thảo là không hợp lý."
"Trưng cầu dân ý đã được nêu lên từ lâu nhưng chưa được thực thi vì chưa có luật, vì vậy hãy nhanh chóng có luật về trưng cầu dân ý và đó là công cụ để đo được quyền phúc quyết của người dân khi bản dự thảo Hiến pháp được sửa đổi xong và để lấy ý kiến của người dân" - Đại biểu Dương Trung Quốc
Về việc thu hồi đất được quy định ở điều 58, báo cáo tiếp thu ý kiến người dân cũng đề xuất không tiếp tục thu hồi đất với cả ‘dự án phát triển kinh tế-xã hội’ và bổ sung quy định ‘thu hồi phải công khai, minh bạch, công bằng và do luật định’, báo Pháp Luật TPHCM cho biết.

Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng tiếp thu ý kiến đóng góp về nguyên lý ‘vô tội’. Theo đó bị cáo ‘được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án’.

Có một thực tế ở Việt Nam là các nhân vật bất đồng chính kiến đang bị cáo buộc ‘chống Nhà nước’ mặc dù vẫn chưa ra tòa hoặc chưa bị tòa tuyên án thì đã bị các cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước khẳng định là ‘có tội’.

Một điểm đáng lưu ý nữa mà Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng tiếp thu là quy định ‘Hiến pháp phải được trưng cầu dân ý’ để bảo điểm quyền lập hiến của nhân dân.

Về điểm này, trong cuộc trao đổi với BBC, Đại biểu Dương Trung Quốc cũng nói:
"Phải có thời gian để chúng ta sửa đổi Hiến pháp một cách hoàn thiện hơn, và trước khi có thể sửa đổi bản Hiến pháp một cách căn bản, thì nên giải quyết một vấn đề đã được đặt ra trong các bản hiến pháp trước đây. Đó là quyền trưng cầu dân ý.

"Trưng cầu dân ý đã được nêu lên từ lâu nhưng chưa được thực thi vì chưa có luật, vì vậy hãy nhanh chóng có luật về trưng cầu dân ý và đó là công cụ để đo được quyền phúc quyết của người dân khi bản dự thảo Hiến pháp được sửa đổi xong và để lấy ý kiến của người dân.

"Thì chắc chắn bản Hiến pháp sắp tới sẽ đảm bảo tính bền vững, vì nó kế thừa nền tảng vững chắc của chế độ dân chủ, cộng hòa được xác lập từ năm 1945 và nó cũng không thay đổi định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội, nếu chúng ta còn mong muốn," ông nói với BBC.

(BBC)

Nguy cơ nô dịch văn hóa từ Trung Quốc

Trái cây bày bán ở Việt Nam có dán cờ Trung Quốc (DR)
Trái cây bày bán ở Việt Nam có dán cờ Trung Quốc (DR)

Trong thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các hiện tượng từ sách cho trẻ em có in cờ và nhiều hình ảnh của Trung Quốc, cho đến vụ một siêu thị liên tục dán cờ Trung Quốc lên trái cây bày bán. Dư luận trong nước rất bất bình và nhiều người đã đặt câu hỏi, liệu đây là những trùng hợp tình cờ, hay là có một bàn tay nào đó ở phía sau.

Trao đổi với RFI Việt ngữ, ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bày tỏ sự quan ngại về nguy cơ nô dịch văn hóa Trung Quốc.

RFI : Xin chào ông Nguyễn Văn Mỹ. Thưa ông, vừa qua liên tiếp có những vụ sách dành cho trẻ em Việt Nam lại in cờ Trung Quốc, hàng bán trong siêu thị dán cờ Trung Quốc, ông nghĩ thế nào về hiện tượng này ?

Ông Nguyễn Văn Mỹ : Dư luận trong nước hết sức bức xúc và bất bình trước những hiện tượng đặt ra rất nhiều vấn đề mà người dân có thể suy diễn. Liên tiếp những cuốn sách của nhiều nhà xuất bản bị phát hiện – còn những cuốn chưa bị phát hiện thì mình chưa biết được, bởi vì tôi thấy cứ vài ngày lại có thêm những thông tin mới – lãnh vực đó lâu nay chúng ta chưa quan tâm. Ở đây vai trò quản lý nhà nước cực kỳ kém, chủ yếu là nhờ người dân và báo chí phát hiện.

Việc cờ Trung Quốc xuất hiện trên sách, từ sách tham khảo, sách tập đọc và gần đây gần như là sách giáo khoa – sách đọc tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo dục, lại quên Hoàng Sa, Trường Sa. Hàng loạt sai sót liên tiếp diễn ra, người dân có thể đặt câu hỏi, đây không phải là ngẫu nhiên. Bởi vì thứ nhất là nếu nhầm lẫn thì tại sao lại không nhầm lẫn với nước khác trên thế giới ? Liên Hiệp Quốc có 193 nước, tại sao mình cứ toàn nhầm lẫn với Trung Quốc không là sao ?

Cái bất bình, thậm chí là phẫn nộ thứ hai, là sự giải thích vòng vo, loanh quanh, đổ lỗi, không nhận trách nhiệm của những người có trách nhiệm. Ví dụ như là sách Phát triển trí thông minh cho trẻ của Nhà xuất bản Dân Trí, đây là sách tham khảo. Hoặc là sách Bé làm quen với chữ cái của Nhà xuất bản Sư Phạm, ở mục đánh vần chữ C và cổng trường em, thì đều có cờ Trung Quốc. Người ta giải thích rằng cái này là vì mua bản quyền của Trung Quốc. Dư luận người ta đặt vấn đề là chả lẽ một cuốn sách tham khảo cho trẻ con chưa vô lớp 1 mà 10.000 giáo sư tiến sĩ Việt Nam không viết được, lại phải mua hàng Trung Quốc, mà hàng này là « hàng dạt ». Giáo dục Trung Quốc chưa bao giờ được xem là nền giáo dục tiên tiến cả.

Sách tham khảo đơn giản như vậy mà lại không thể biên soạn được, phải nhập. Và cách giải thích hết sức vô trách nhiệm của những người lãnh đạo, ví dụ như bà Bùi Thị Hương, giám đốc Nhà xuất bản Dân Trí cho rằng sách này mua bản quyền của nước ngoài, theo chương trình Trung Quốc nên sách vẽ trường Trung Quốc thì phải để cờ Trung Quốc. Nhưng khi báo chí chất vấn, như vậy tại sao giới thiệu đây là sách biên soạn theo chương trình của Bộ Giáo dục Đào tạo, thì bà Hương im lặng không trả lời. Bà ấy còn biện minh rằng việc treo cờ Trung Quốc chẳng có gì quan trọng, bình thường thôi, nếu thay cờ Việt Nam là vi phạm hợp đồng.

Tôi cho rằng thái độ như vậy là hết sức thiếu trách nhiệm. Nếu còn những con người, còn kiểu suy nghĩ của những người lãnh đạo như bà Hương, thì những chuyện như cờ Trung Quốc còn xuất hiện dài dài. Cái nữa là trách nhiệm giải quyết của những người cấp trên bà Hương. Họ cũng trả lời rất là loanh quanh. Thậm chí sách in sai thì Phó giáo sư tiến sĩ Đinh Ngọc Bảo cho rằng sách lỗi là chuyện bình thường, và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm cho phép 100 trang thì được sai dưới 5 lỗi.

Có cái nước nào mà cho phép như vậy không ? Có nhà xuất bản nào mà kỳ quái như vậy không ? Đã xuất bản, mà lại sư phạm thì không được phép lỗi. Lỗi là chuyện bất khả kháng thôi. Ông Bảo, Tổng biên tập Nhà xuất bản Sư Phạm còn phân trần rằng cô Thu Hà là giáo viên lâu năm, có kinh nghiệm viết sách, cô chỉ viết phần nội dung thôi còn minh họa thì nhờ bạn lấy từ trên mạng. Lòi ra một cái việc bậy bạ nữa, tức là nội dung thì viết tào lao, minh họa thì ăn cắp hình từ trên mạng. Viết sách sư phạm mà như đi mua rau ! Nhờ cái chuyện lộn xộn đó mình mới biết được cái quy trình làm sách của Nhà xuất bản Sư Phạm và của ngành giáo dục hiện nay quá sức là tệ hại.

Ngoài ra gần đây lại có thêm một số cuốn sách khác, đặc biệt là sách của Nhà xuất bản Mỹ Thuật về Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ, và Mười phút cho bé trước khi đi ngủ, lại có cờ Trung Quốc tiếp. Và cách đây mấy bữa, có sách dạy Tiếng Hoa cho thiếu nhi (Việt Nam), không chỉ có cờ Trung Quốc mà còn có thủ đô Bắc Kinh và đường lưỡi bò 9 đoạn bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa và phần lớn Biển Đông, cùng toàn bộ thông tin về Trung Quốc.

Còn sách của Nhà xuất bản Giáo Dục, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 thì gần như không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Ngô Trần Ái là giám đốc nhà xuất bản thanh minh là bản đồ quá nhỏ nên không thể hiện, hơn nữa đây là sách học tiếng Việt chứ không phải là sách Địa lý. Chả lẽ là sách Địa lý mới chính xác, còn các sách học khác thì cứ thoải mái, tha hồ ?

RFI : Theo ông thì liệu đây có phải là một sự tình cờ hay không ?
Tôi cho rằng có thể những người làm sách, từ biên tập cho tới tổng biên tập họ ấu trĩ, họ đơn giản, nhưng mà dứt khoát người Trung Quốc thì họ không có đơn giản đâu. Người Trung Quốc có ý đồ rất rõ, họ tính toán cả một kế hoạch chi li, dài hơi và từng bước đi cụ thể. Không chỉ xâm lược về hàng hóa, mà họ sẽ xâm lược về văn hóa. Tại vì văn hóa mới là gốc, còn hàng hóa có thể tẩy chay được, và từ những việc rất nhỏ.

Dư luận có quyền đặt vấn đề, tại sao những người mang trách nhiệm đầy mình, cũng toàn là giáo sư tiến sĩ, học hàm học vị như thế, lại trả lời hết sức là vô trách nhiệm, lại để những chuyện hết sức tế nhị len vào trong giáo dục. Đặc biệt là người ta rất quan tâm tới giáo dục cho trẻ con, bởi vì trẻ con như tờ giấy trắng, mình viết chữ gì lên là nó in chữ đó.

Cho nên là cái nguy hiểm chúng ta chưa lường hết được, và thật ra theo ý kiến riêng của cá nhân tôi thì có khi cũng cần một cuộc hội thảo để mổ xẻ, tìm cho ra biện pháp mà sửa sai. Chứ nếu chúng ta cứ chấp nhận cái này thì chỉ là dung dưỡng cái xấu, bao che cho cái sai, dẫn đến hậu quả khôn lường là từ việc lệ thuộc về văn hóa thì chúng ta sẽ lệ thuộc về nhiều thứ khác.

Dư luận xã hội và người dân có quyền đặt nghi vấn, đằng sau những sai sót này là gì ? Giống như tại sao hầu hết những công trình xây dựng, đấu thầu hiện nay trong rất nhiều lãnh vực, người Trung Quốc đều giành được. Phải chăng là vì Trung Quốc bán giá rẻ hơn, và họ lót tay rất lớn, cho nên họ mua chuộc được cán bộ của mình ? Một, hai việc thì còn nói là sơ suất, nhưng mà nó liên tiếp xảy ra cả một hệ thống như thế, nếu không có những biện pháp quyết liệt và xử lý nghiêm minh, thì tôi nghĩ rằng cái xấu sẽ lan tràn như là sinh sản vô tính, và nó cực kỳ nguy hiểm.
Hàng loạt chuyện, kể cả việc trước đó VTV1 đưa hình cờ Trung Quốc có thêm một ngôi sao – nhầm lẫn đó ít nhất cần một lời xin lỗi, thì VTV1 chỉ gỡ cái cờ đó xuống và không thèm nói năng gì. Hoặc là chuyện dán cờ Trung Quốc ở trong siêu thị, tôi nghĩ rằng dư luận có quyền đặt câu hỏi là những sự nhầm lẫn vô tình này đều được chuẩn bị trước bởi một thế lực ngấm ngầm không biết ở đâu. Còn sự cố treo backdrop có tượng Phật ở Tứ Xuyên – Đại Phật Lạc Sơn – đi hội chợ mà không quảng cáo cho mình, lại quảng cáo cho nước khác là sao ? Mà thiếu gì nước, lại quảng cáo cho nước Trung Quốc ?

Tôi rất bức xúc và cho rằng những người chịu trách nhiệm, họ có vấn đề về cả khả năng và phẩm chất. Sai sót về giao thông có thể gây ra tai nạn, bị thương nhưng mà có thể lành. Còn văn hóa mà sai sót thì không chỉ ảnh hưởng tới một người, mà cả một đất nước sẽ bị ảnh hưởng. Cả một nền văn hóa sẽ bị tổn thương, và cái đó rất khó chữa trị, nó còn nguy hiểm hơn cả ung thư.

RFI : Ông có nói đến một cuốn sách dạy tiếng Hoa cho thiếu nhi nhưng lại có đường lưỡi bò, và Hoàng Sa Trường Sa thuộc về Trung Quốc. Cuốn sách này đã được xử lý như thế nào ?

Cuốn sách đó là sách Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi – thiếu nhi đây là thiếu nhi Việt Nam gốc Hoa, như vậy thì tổ quốc của họ là Việt Nam mặc dù gốc của họ từ Trung Quốc. Đặc biệt nguy hiểm là trong cuốn sách đó có đường lưỡi bò 9 đoạn bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và phần lớn Biển Đông. Sách của công ty cổ phần văn hóa Nhân Văn, Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh tái bản.

Sách này in từ năm 2008 nhưng mà không ai biết cả, tới lúc cả thế giới người ta lên án đường lưỡi bò, báo chí đăng lên, phụ huynh đọc mới té ngửa ra, mà trả lời thì loanh quanh lít quít. Tôi nghĩ rằng trách nhiệm trước hết thuộc về những người quản lý. Nếu họ có một chút lòng tự trọng thì nên từ chức.

Tôi cũng không hiểu được tại sao chúng ta xử lý rất là đơn giản, không thể hiểu được : thu hồi sách rồi sửa lại. Những cuốn sách này chỉ có tịch thu, xử lý biên tập, xử lý nhà xuất bản một cách đích đáng thì may ra mới răn đe, may ra mới chặn đứng được cái xấu lâu nay đang núp bóng dưới nhiều hình thức văn hóa để xâm lấn Việt Nam, để làm hại cả một thế hệ trẻ như vậy. Những chuyện tày trời như thế mà chưa thấy một đơn vị nào chịu trách nhiệm, chưa thấy một cán bộ nào bị liên đới kỷ luật về chuyện này.

RFI : Tình trạng hàng Trung Quốc tràn ngập Việt Nam mà hầu hết là hàng giả, hàng kém chất lượng thì nhiều người cũng nhìn thấy rồi. Nhưng những nguy cơ khác như sách học, sách tham khảo, phim ảnh, sách dịch Trung Quốc rất nhiều mà không chọn lọc…thì liệu dần dần sẽ có tình trạng nô dịch văn hóa không ?

Cái nguy cơ đó là có thật, và nó đã biểu hiện ở một số phát ngôn của các nhà quản lý rồi. Thí dụ những nhà quản lý có trách nhiệm, có bằng cấp đàng hoàng mà cho rằng chuyện đó là bình thường, chẳng có gì quan trọng cả, trong khi dư luận người ta cho rằng sự việc đối với trẻ con là sự việc lớn, chuyện tày đình. Thì ít nhất là từ vô thức những người này đã tiêm nhiễm nô dịch văn hóa của nước ngoài, mà trước hết là của người Trung Quốc.

Từ chuyện nho nhỏ như lá cờ, bức tranh hay cái bản đồ, không khéo rồi mấy chục năm nữa trên đất nước Việt Nam sẽ toàn « người lạ ». Tức là xác Việt Nam nhưng mà hồn Trung Quốc, bởi vì xem phim Tàu, đọc sách Tàu, xài hàng Tàu.
Cho nên nguy cơ nô dịch về văn hóa là có thật, và nó đã diễn ra từ lâu rồi. Bây giờ từng bước nó đang bộc lộ với nhiều góc độ khác nhau. Ban đầu là lá cờ thôi, rồi từ từ lá cờ nhỏ bên trong cuốn sách nó sẽ ra ngoài bìa, lấn ra ngoài cuộc sống…

Cái nguy hiểm là ở chỗ, nếu đây là sự xâm lược về quân sự, thì chúng ta sẽ đáp trả ngay, phản ứng ngay. Nhưng sự xâm lược về văn hóa dưới nhiều hình thức tinh vi, bằng nhiều biện pháp tổng hợp như vậy, thì rất là khó chống đỡ. Thậm chí người bị xâm lược không biết là mình đang bị nô dịch, thì cực kỳ nguy hiểm !

RFI : Xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.

Thụy My (RFI)

Tính toán chiến lược của Kim Jong Ul trong ván cờ hạt nhân

(Tài liệu tham khảo đặc biệt của TTXVN)
Việc Bắc Triều Tiên đẩy căng thẳng gia tăng được giới quan sát đánh giá là một tiết mục đi thăng bằng trên dây đầy mạo hiểm nhằm bảo đảm sự sống cho chế độ Bình Nhưỡng. Ông Barthélémy Courmont, giáo sư khoa học chính trị tại trường Đại học Hallym (Hàn Quốc), cho rằng không ai có thể đoán được vận động viên đi trên dây này có thể đứng được trên dây trong bao lâu. Phân tích tâm lý và cách hành xử của Kim Châng Un trên tạp chí “Địa chính trị“, giáo sư B. Courmont làm sáng tỏ thêm chiến lược của nhà độc tài Bắc Triều Tiên.
 Giáo sư B.Courmont nhận xét khi dọa đánh đòn hạt nhân vào Xơun và Oasinhtơn và sử dụng lối nói cường điệu hung hăng, Bắc Triều Tiên một lần nữa lại trở thành chủ đề thời sự quốc tế với tư cách là một trong những kẻ gây rối hung hăng nhất. Nhưng chế độ Bắc Triều Tiên thực sự muốn gì và tại sao lại lao vào cái mà Henry Kissinger trước đây gọi là “chiến lược của người điên” nhằm đạt được mục đích của mình? Đằng sau hình ảnh gần như mang tính biếm họa của một chế độ độc tài không thể lường trước được và sẵn sàng làm mọi thứ, bất hợp lý đến mức lao vào một cuộc chiến tranh hạt nhân và phủ nhận thực tế địa chính trị, nhà lãnh đạo còn ít tuổi, giống như cha và ông nội mình trước đây, có thể trên thực tế đã có những tính toán chiến lược cụ thể.
 Giáo sư Barthélémy Courmorlt, đồng thời là nhà nghiên cứu thuộc Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), khẳng định không phải Bình Nhưỡng bây giờ mới hành động như vậy. Bề ngoài, Kim Châng Un sử dụng những quy tắc giống như người cha quá cố của mình: tung ra lời đe dọa đánh đòn hạt nhân làm cho các cường quốc phương Tây lo sợ để nhận được cái gì đó. Nhưng trong phương pháp của mình, nhà lãnh đạo Kim trẻ tuổi sử dụng một tiến trình mới tung ra những lời đe dọa hạt nhân nhỏ giọt, mỗi ngày một lời đe dọa. Trên thực tế, tính sáng tạo trong các thông điệp của Kim Châng Un khiến ngay cả các chuyên gia sành sỏi nhất về Triều Tiên cũng phải ngạc nhiên. Ông Scott Synder, phụ trách nghiên cứu về Hàn Quốc thuộc Hội đồng quan hệ đối ngoại, cũng phải thừa nhận dường như Bắc Triều Tiên không bao giờ cạn lời đe dọa. Chắc chắn không có gì khó khi phải giải mã thông điệp của Kim Châng Un. Hiện nay cũng như sau này, những lời đe dọa được tung ra nhỏ giọt cho phép Bắc Triều Tiên buộc các nước khác trên thế giới phải luôn cảnh giác.
 Theo giáo sư B. Courmont, bị giằng xé giữa hai trào lưu cải cách và bảo thủ trong Đảng lao động do ông đứng đầu, Kim Châng Un là một nhà độc tài như số ít nhà độc tài còn lại vào đầu thế kỷ 21. Vầng hào quang của triều đại nhà Kim và sức mạnh của phe nhóm Kim biến Kim Châng Un thành một nhà lãnh đạo không giống ai. Nếu không có gì “đột xuất”, ông sẽ có thể đứng đầu đất nước này trong một thời gian rất dài vì tuổi đời của ông còn rất trẻ. Nhưng nếu muốn chế độ của mình tồn tại lâu dài và từ đó đáp ứng được đòi hỏi của ông nội và cha của mình, Kim Châng Un phải bảo đảm có được sự ủng hộ của giới tinh hoa chính trị và quân sự. Nói đúng ra là ông phải làm sao để tất cả những người thân cận với mình hài lòng với việc duy trì chế độ hiện nay và không tìm cách làm chế độ đó mất ổn định.

Tên lửa Taepodong được Triều Tiên ra mắt trong lễ diễu binh hồi năm ngoái bị tình nghi là giả.
Yêu cầu đó buộc Kim Châng Un phải có những bước đi khác, cụ thể là khi ông ủng hộ việc ký hiệp ước hòa bình với Hàn Quốc vào tháng 1/2013, trước khi thông báo rằng nước ông đang ở trong tình trạng chiến tranh với người láng giềng phương Nam hai tháng sau đó (về phương diện kỹ thuật, điều này là đúng kể từ sau cuộc tấn công năm 1950 vì không một hiệp định hòa bình nào được ký kết từ đó đến nay). Kim Châng Un một mặt tuyên bố ủng hộ cải cách kinh tế, với sự hỗ trợ của người chú là Jang Song- taek, và bị choáng ngợp trước những thành tựu của hình mẫu ở nước láng giềng khổng lồ là Trung Quốc. Giấc mơ của ông là có được một nước Bắc Triều Tiên rập khuôn theo hình mẫu của Trung Quốc, vì đặc điểm chính (và chắc chắn là hấp dẫn nhất đối với Kim Châng Un) của sự thần kỳ này rõ ràng là năng lực nằm ở quyền lực. Nói đúng hơn là thay đổi tất cả để không có gì thay đổi, đặc biệt điểm chủ chốt là chế độ hiện tại. Măt khác, Kim Châng Un tung ra lời đe dọa và cắt đứt một số cầu nối hiếm hoi cho phép có được cái gọi là đối thoại để nhắc nhở, nhất là với những người có thể đã quên mất ông và tự nhủ dáng vẻ gần như trẻ trung cho thấy ông là người thiếu kinh nghiệm, rằng mình là thủ lĩnh tối cao.
 Tuy nhiên, giáo sư Barthélémy Courmont, Giám đốc phụ trách các vấn đề an ninh và quốc phòng thuộc Chaire Raoul-Dandurand (UQAM), cho rằng không có gì mới ở Bắc Triều Tiên. Kim Châng In cũng đã thực hiện các giai đoạn mở cửa và cứng rắn như hiện nay tùy theo nhu cầu của mình. Nhưng một mặt, ông cũng đưa ra những thông điệp mang tính trấn an và có các cuộc gặp gỡ mang tính lịch sử (cụ thể là với bà Madeleine Albright, lúc đó là Ngoại trưởng Mỹ, và các nhà lãnh đạo Hàn Quốc trong khuôn khổ “chính sách Ánh Dương”); và mặt khác, tung ra các cuộc tấn công nhằm vào người láng giềng phương Nam và các vụ thử hạt nhân. Đối với những người đang nắm giữ chế độ Bình Nhưỡng, cái giống như chứng tâm thần phân liệt bề ngoài chính là tính thực dụng chính trị. Trong bối cảnh đó, cách hành xử của Kim Châng Un không có gì khiến người khác
phải ngạc nhiên và đáp ứng chiến lược mạo hiểm, với một mục tiêu rõ ràng – sự sống còn của chế độ – và một tiết mục đi thăng bằng trên dây để đạt được mục tiêu đó.
 Một câu hỏi được đặt ra là liệu đó có phải là một phép tính chiến lược đúng đắn? Là chuyên gia về châu Á, giáo sư Barthélémy Courmont cho rằng chiến lược đi trên dây vốn rất mạo hiểm của Bình Nhưỡng đặt ra hai vấn đề: một là bảo đảm sợi dây đủ chắc và hai là vận động viên nhào lộn giữ được thăng bằng trên suốt chiều dài sợi dây. Nói cách khác, để chiến lược của mình có hiệu quả và mang lại kết quả, Bình Nhưỡng không thể tự cho phép minh mắc bất kỳ sai lầm nào, dù đó là nền tảng của chế độ (đặc biệt là cái được cho là lực lượng đánh đòn hạt nhân) hay các đường lối được nhà lãnh đạo quyết định, vì ai cũng biết rằng, mọi sai lệch đều có thể đưa chế độ đến chỗ diệt vong.
 Chắc chắn là về lâu dài, người ta có thể đặt câu hỏi về tính hữu hiệu của một phép tính như vậy. Nhưng các phương án khác có thể có cho chế độ Bình Nhưỡng lúc này là gì? Mở cửa có thể sẽ đánh gục chế độ, còn chiến tranh có thể sẽ không cho phép chế độ đó có được bất kỳ cơ may giành chiến thắng nào. Như vậy chỉ còn một vùng xám giữa hai thái cực đó, một thứ liều lượng khó xác định và cho phép chế độ sụp đổ chậm hơn. Cho đến lúc này, người ta buộc phải nhận thấy rằng chiến lược đó đạt hiệu quả rất cao. Hai thập kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chế độ Bình Nhưỡng vần tồn tại mặc dù có những người tuyên bố “chế độ ẩn dật” này sẽ sớm sụp đổ sau khi Liên Xô tan rã và Kim Nhật Thành hay mới đây là Kim Châng In qua đời. Sụp đổ có thể diễn ra bất kỳ lúc nào và chế độ Bình Nhưỡng sẽ không thể gượng dậy được, nhưng không ai có thể dự báo được rằng vận động viên đi trên dây đó có thể đứng trên dây được bao lâu. Đó là vấn đề giữ thăng bằng.
 Trước những tính toán có thể dự báo trước được và đáp ứng mọi thứ, trừ tính bất hợp lý của chế độ Bình Nhưỡng, câu đáp trả hữu hiệu nhất là gì? Theo giáo sư Barthélémy Courmont, cũng là TổngBiên tập tờ “Thế giới Trung Hoa-châu Á mới”, vấn đề này từ hai thập kỷ nay đã được đặt ra đối với một số lớn các chiến lược gia ở cả Xơun lẫn Oasinhtơn, và các nước lớn khác. Một số lời đáp trả đã được đưa ra và đối nghịch nhau. Một bên là những người chủ trương dần dần đưa Bắc Triều Tiên vào một cuộc đối thoại liên Triều, thậm chí giữa các nước trong vùng hay ở cấp độ quốc tế, và bên kia là những người ủng hộ đường lối cứng rắn với biện pháp trừng phạt và, trong một số tình thế nhất định (không phải là hay nhất) đánh đòn phủ đầu. Nếu xem xét cách xử lý đối với Bắc Triều Tiên từ hai mươi năm nay, người ta đi đến kết luận rằng trên thực tế, tất cả các phương án, vào những thời điểm khác nhau, đều đã được đưa ra thử nghiệm. Người ta cũng nhận thấy rằng mọi phương án đều đi đến thất bại, cho dù – và đó là lý do tồn tại của họ – các chiến lược gia cấu xé nhau và quay lưng lại với nhau để giải thích tại sao mình đưa ra lựa chọn tồi tệ đó.
Trong khi chờ đợi, khúc mắc Bắc Triều Tiên vẫn chưa được giải quyết và mọi vấn đề vẫn còn nguyên vẹn. Hay nói đúng hơn là vấn đề đó ngày càng trầm trọng thêm vì tình trạng nghèo khổ trên quy mô lớn ở Bắc Triều Tiên khiến nước này khó có thể có được triển vọng tái thống nhất hài hòa, còn vấn đề hạt nhân buộc người ta phải có nhiều cách hiểu khác nhau. Đó chính là một kỷ nguyên mới của một nước Bắc Triều Tiên phức tạp.
***
 Tuyên bố “tình trạng chiến tranh” với người láng giềng phương Nam, cảnh báo có thể đánh đòn hạt nhân vào Mỹ, xóa bỏ hiệp định đình chiến năm 1953 giữa hai miền Triều Tiên, yêu cầu sơ tán Đại sứ quán các nước tại Bình Nhưỡng, đóng cửa khu công nghiệp hỗn hợp Kaesong, chuyển ra bờ Đông một số tên lửa có thể bắn tới đảo Guam của Mỹ… Đó là trò bịp bợm hay là dấu hiệu của một cuộc xung đột mới?
 Nhiều chuyên gia về chế độ độc tài Bắc Triều Tiên nhận thấy trong những hành động khiêu khích của nhà lãnh đạo Kim Châng Un có trò bịp bợm. Ngoại trừ nhiều dấu hiệu khiến các nước lo ngại, tạp chí “Statafrik” cho rằng bắt đầu là việc Bắc Kinh thay đổi giọng điệu đối với người đồng minh của mình.
 Mới cách đây vài tuần lễ, câu trả lời có thể còn dễ tìm ra. Giả thiết đầu tiên có thể đã thắng thế. Kim Châng Un định chơi một ván bài. Nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Bắc Triều Tiên, người thừa kế quyền lực từ người çha Kim Châng In đã qua đời vào ngày 17/12/2011, có thể đang tìm cách để áp đặt ảnh hưởng của mình trong Đảng cộng sản và đối với giới quân sự. Còn gì tốt hơn là chơi trò sức mạnh với kẻ thù truyền kiếp là Hàn Quốc và người bảo hộ của nước này là Mỹ? Hơn nữa vì Kim Châng Un cho thấy ý định tiến hành cải cách kinh tế nhằm nâng cao mức sống của 24 triệu người dân nước mình từng nhiều lần là nạn nhân của nạn đói trong những năm qua.
 Một số chuyên gia phương Tây về Bắc Triều Tiên tiếp tục lý giải theo cách này. Cách hiểu đó được củng cố vững chắc thêm bởi những thông tin được tiết lộ sau một cuộc gặp gỡ tại Bình Nhưỡng giữa nhà lãnh đạo Kim Châng Un và ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman. Nhà độc tài trẻ tuổi dường như đã nói với vị khách của mình: “Nói với Obama gọi điện cho tôi”. Mục tiêu hàng đầu của Kim Châng Un có thể là được Tổng thống Mỹ thừa nhận như một người đối thoại, giống như người cha Kim Châng In và người ông Kim Nhật Thành – người sáng lập ra chế độ cộng sản sau Chiến tranh thế giới thứ Hai – của mình.
 Đối với Kim Châng Un, sở hữu vũ khí hạt nhân không còn là một thứ để đánh đổi nữa mà là một bảo đảm cho an ninh, nhờ đó Mỹ không thể thay đổi chế độ chính trị của Bắc Triều Tiên bằng vũ lực được. Như cố tướng quân Poirier – một trong những nhà kiến tạo ra lập luận này – đã nói, liệu điều này có còn giá trị sau những quyết định được Kim Châng Un công bố mới đây không? Theo ông, có lý do để nghi ngờ điều đó. Chủ tịch Bắc Triều Tiên ban hành những biện pháp chưa từng thấy dường như đi ngược lại lợi ích trước mắt của nước mình. Chẳng hạn, việc đóng cửa khu công nghiệp hỗn hợp Kaesong. Nằm gần đường giới tuyến giữa hai miền Triều Tiên. Các doanh nehiệp Hàn Quốc sử dụng hơn 50.000 người lao động Bắc Triều Tiên ở đây và những người này mang lại cho Bắc Triều Tiên hơn 200 triệu USD mà nước này rất cần có để nuôi sống dân chúng. Hay yêu cầu sơ tán các cơ quan đại diện nước ngoài ở thủ đô Bình Nhưỡng, kể cả Đại sứ quán Trung Quốc và Nga, hai nước vốn là đồng minh của nước này. Có thể Bắc Triều Tiên sợ Mỹ trả đũa về quân sự trong trường hợp lại thử hạt nhân, hay chỉ giả bộ tin điều đó. Để phòng ngừa, Tổng thống Barack Obama điều đến vùng này hai tàu khu trục, một số máy bay ném bom tàng hình và tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa trên đảo Guam. Mỹ cũng mở rộng cuộc tập trận chung với quân đội Hàn Quốc.
 Tất cả các hành động đó khiến Trung Quốc lo ngại vì nước này rốt cuộc đã đoạn tuyệt với lối nói bóng gió mà họ hay sử dụng khi nói về Bắc Triều Tiên. Tuy không nói rõ nước nào, song Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, đưa ra một tuyên bố rõ ràng nhằm vào Bắc Triều Tiên: “Không ai có quyền dọa nhấn chìm một khu vực, thậm chí cả thế giới, vào tình trạng hỗn loạn chỉ vì lợi ích ích kỷ của mình”.
 Việc thay đổi giọng điệu như vậy liệu có biến thành chính sách cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng không? Quả thực là Trung Quốc ủng hộ giải pháp trừng phạt quốc tế cứng rắn được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua sau khi Bắc Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân vào tháng 2/2013. Nhưng từ việc bỏ phiếu thông qua các biện pháp trừng phạt đến việc thực hiện các biện pháp đó có một khoảng cách lớn mà Trung Quốc vẫn không dám vượt qua.
 Ngoài ký ức về tình đồng đội trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Trung Quốc còn nâng đỡ Bắc Triều Tiên vì những lý do chính trị và kinh tế. Trung Quốc cung cấp cho Bắc Triều Tiên 80% nhu cầu năng lượng của nước này và tạo cho nước này có được một thị trường để tiêu thụ hàng hóa. Trung Quốc lo sợ chế độ Bình Nhưỡng suy yếu, và xấu hơn nữa là sụp đổ, sẽ gây ra làn sóng di cư của người Bắc Triều Tiên sang nước mình. Họ cũng sợ toàn khu vực mất ổn định, từ đó có thể làm phương hại tới sự phát triển kinh tế của mình và khích lệ Mỹ tăng cường sự có mặt ở Thái Bình Dương.
Liệu Trung Quốc có phương tiện để kiềm chế nhiệt huyết hiếu chiến của nhà độc tài Bình Nhưỡng – người mới đây còn được mệnh danh là “người theo trường phái hiện đại” nhờ có dáng dấp của một đứa trẻ từng du học tại Thụy Sĩ và có một người vợ đẹp – không?./.
Thứ Năm, ngày 11/4/2013
TTXVN

Nhìn lại bản án Tiên Lãng, cả ba bên đều mất mát!

(Series “Đừng đùa giỡn với niềm tin của người dân)

"There are only two means by which men can deal with one another: guns or logic. Force or persuasion. Those who know that they cannot win by means of logic, have always resorted to guns". (Ayn Rand). Nôm na ý của Ayn Rand có nghĩa là : “Có 2 cách để người ta thuyết phục người khác: súng hoặc logic. Bạo lực hay thuyết phục. Những người biết rằng họ không thể thắng bằng cách thuyết phục thì luôn luôn dùng bạo lực."

Bản án của tòa án Hải Phòng đã nói rõ điều này, những người biết rằng họ không thể thuyết phục người khác bằng logic và thuyết phục họ đã dùng bạo lực. Bản án tù nhiều năm đã nói lên điều đó .

Cá nhân tôi, không đề cập tính đúng sai về khía cạnh pháp luật đối với bản án vừa qua, vì đúng sai có lẽ tất cả mọi người đều nhận thức rõ, có thể có lý lẽ riêng cũng như cách ngụy biện riêng cho mình về vấn đề này .Tuy nhiên dù lý lẽ ra sao và các bạn có nguy biện như thế nào đi chăng nữa để phản đối hay bảo vệ thì bản án không nằm ngoài 2 chữ “Thất bại”

Bản án ngày 5/4 vừa qua cho thấy là một bản án thất bại nặng nề, không được lòng dư luận nếu không muốn nói nó lại một lần làm thất vọng nặng nề trong dư luận, bản án phi công lý BỞI BẢN ÁN KHÔNG ĐEM LẠI CÔNG LÝ VÀ ĐẠI DIỆN CÔNG LÝ.

1. Bên thất bại thứ nhất là CHÍNH QUYỀN: 

Qua vụ án này cho thấy chính quyền mất hẳn niềm tin vào công lý của người dân , niềm tin chút ít của người dân còn sót lại họ đã đánh cược vào phiên tòa lần này, nhưng phiên tòa lần này đã kết thúc chấm dứt tất cả, đánh mất đi niềm tin, niềm hy vọng trong lòng dân chúng, cái còn lại là sự tràn trề hy vọng bất mãn, mất niềm tin, bất mãn trước công lý, còn những vị thẩm phán phiên tòa kia họ đã không chọn cách để lại tiếng thơm trong long dân trong lòng hậu thế như vụ án đồng Nọc Nạn năm xưa mà chọn án tích bia miệng trong lòng hậu thế và người đời. 
Một lần nữa, chính chính quyền đã đẩy nhân dân về phía phải đối lập với mình. Đẩy nhân dân về phía bên kia chuyến tuyến đẩy họ về phía phải nghi ngờ về cái gọi là “công lý” ở nơi này.


Hình minh họa
2 . Bên mất mát thứ 2 là ĐẠI GIA ĐÌNH ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN: 
 
Không hiểu sao tôi lại nhớ lại "đồng hào có ma" của Nguyễn Công Hoan, Mẹ Đốp bị mất trộm, tìm đến cửa quan, tìm đến công lý thì tại đây, lại một lần nữa bị công lý "cướp". Anh Vươn cũng vậy, anh bị những kẻ nhân danh cho công lý , đại diện cho công lý phá tan tành cơ ngợi sự nghiệp cái mà anh bỏ cả gần như cả đời và tính mạng đứa con gái 8 tuổi của mình để gầy dựng nên, đến TT chính phủ cũng đã thừa nhận cưỡng chế là sai luật vậy mà giờ đây, khi tìm đến công lý, cứ tưởng phiên tòa vừa qua sẽ đem lại công lý, công bằng cho đại gia đình anh thì tại đây một lần nữa, anh bị công lý cướp, công lý đã cướp đi của anh và gia đình anh sự tự do, nhiều năm tù giam, một bản án khá nặng nề .

3. Bên thứ ba mất mát chính là cái XÃ HỘI này ĐẤT NƯỚC này: 
 
Cá thể gia đình anh, con anh, vợ anh, người thân của anh cần người cha người chồng, người lao động bên cạnh, đồng ruộng cần anh, xã hội này cần anh - một người anh hùng lao động trong thời bình biết làm giàu trên mồ hôi nước mắt của mình. Nói như nhà báo Osin HuyDuc : “Đồng ruộng cần anh chứ không phải nhà tù cần anh.”

- Cái xã hội này mất là mất đi niềm tin vào công lý, bởi lẽ không thể nhân danh công lý để chà đạp lên công lý.

Những gì tôi nói ở đây không gợi mở quá nhiều điều vì bản thân nó đã chứa đựng những giá trị phản ánh khiến cả xã hội phải rùng mình. Nhưng điều chúng ta đang được chứng kiến dường như chẳng mảy may gì đến một bộ phận đại diện cho công lý. Quả Bom Đoàn Văn Vươn rồi sẽ đi qua , nổi đau Văn Giang rồi sẽ yên bình thôi bỡi người ta quên đi lỗi lầm của mình nhanh lắm, đặc biệt những người phạm lỗi là là nhóm có “tri thức” có "học thức" và “đạo đức” như những người đại diện cho công lý. Tất cả rồi như chưa hề có chuyện gì xảy ra, báo chí rồi cũng được Ban tuyên giáo “định hướng lại dư luận” cho đúng, cho hợp. Họ lại hã hê trước những gì họ làm, họ lại tiếp tục mong muốn cống hiến “sức tàn, lực kiệt” cho cái đất nước nhỏ bé, mỏng manh này.

... Nhưng họ quên mất rằng, sau những hồi kết như thế, có một cơn sóng ngầm dữ dội đang âm ỷ vỗ, đang âm thầm ghèo thét dữ dội trong lòng những con người yêu nước….
(FB. Wegreen Vietnam

Bùi Văn Bồng - Không thể tùy hứng về định hướng


Từ khi trên thế giới hình thành “thị trường không biên giới”, phá bỏ “dân tộc hẹp hói”, “bế quan tỏa cảng”, tiếp đến là “bùng nổ thông tin toàn cầu”, cac xu thế hội nhập và toàn cầu hóa toàn diện (chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa, xã hội,…) đồng hành với chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế. Trong xu thế hiện đại đó, nước nào còn dính kiểu “bế quan tỏa cảng”, hoặc đi lạc điều định hướng phát triển, khoanh hẹp mọi sự trong nước theo thể chế chính trị cũ, lỗi thời, áp đặt chủ quan, thiếu khoa học, xa rời thực tiến là coi như tự phanh hãm.
             
Kinh tế thị trường hình thành và phát triẻn trong xu thế đó, không ai (dù muốn) mà có thể cưỡng lại quy luật phát triển tất yếu. Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, do đường lối đổi mới mạnh dạn xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang knh tê sthị trường, nền kinh tế-xã hội nước ta đã được “cởi trói” nhiều mặt, tạo được đà, dựng được thế, mở hướng phát triển.
            
Nhưng, đùng một cái, sau Hội nghị Thành Đô 9-1990 do Trung Quốc chủ soái, chính TBT Nguyễn Văn Linh lúc đó lại đưa bài viết ký tên N.V.L đăng trên báo Nhân dân, như tuyên bố chối bỏ, quay lại 180 độ với  kinh tê thị trường xu thế hiện đại toàn cầu hóa, quay trở lại với mô hình, phương thức cũ: “Ta về ta tắm ao ta / Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Nhơ lại thời đó, nay ai cũng còn ‘sởn gai ốc” với “sự kiện” đó. Nó bỗng  gây bất ngờ thê giới và gây nghi ngờ, tá hỏa trong lòng dân, nhất là giới trí thức, các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp và không ít lãnh đạo các cấp, các ngành.
            
Nhìn lại 27 năm về trước, tại Đại hội VI, được coi là “Khởi công, khai trương sự nghiệp đổi mới”, Báo cáo Chính trị nêu rõ: “Việc chậm đổi mới cơ chế và bộ máy quản lý, việc điều hành không nhạy bén, là những nguyên nhân quan trọng dẫn tới hành động không thống nhất từ trên xuống dưới. Một số người và cơ sở đã lợi dụng những sơ hở của cơ chế quản lý để mưu lợi ích cá nhân và lợi ích cục bộ… Chúng ta mới nêu ra được phương hướng chủ yếu của cơ chế mới, còn nội dung, hình thức, bước đi, cách làm cụ thể, thì còn nhiều vấn đề chưa giải đáp được thoả đáng cả về lý luận và thực tiễn”. Đánh giá đó đúng, và Đại hội VI đã triển khai có hiệu quả, làm thay đổi tình hình kinh tế-xã hội của đất nước. Có điều, sau biết bao thăng trầm, đánh giá ấy nay vẫn nguyên giá trị.
           
Đến Đại hội VII, nêu phương hường: “…Thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong hoạt động kinh tế đối ngoại dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Cùng với việc phát huy vai trò của kinh tế quốc doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại”.
           
Nhưng đến Đại hội VIII lại nêu quan điểm rất mới và lạ hoắc: …“Tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”,...Và: “Tiếp tục thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy mọi nguồn lực để phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”...
           
Cho đến nay, kinh tế thị trường có thể hiểu được, chỉ cần ra đường là thấy, nhưng có điều “định hướng XHCN chẳng thấy đâu. Cho nên rất cần làm rõ khái niệm “định hướng XHCN”. Theo GS Nguyễn Đức Bình, cựu ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Công thức này quá chung chung, trừu tượng”. GS Bình cũng nhấn mạnh: “Kinh tế thị trường tự bản thân nó không mang thuộc tính định hướng XHCN. Trái lại, thuộc tính tự nhiên của nó là tiến lên chủ nghĩa tư bản”.
           
Còn, cũng khái niệm này, theo GS-TSKH Lê Du Phong (Đại học Kinh tế quốc dân): Khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN khó giải thích rõ ràng nên nó làm cho chúng ta không triệt để trong đổi mới tư duy kinh tế. Từ đó, cơ chế, chính sách và các giải pháp tổ chức, quản lý nền kinh tế chúng ta đưa ra không rõ ràng, dứt khoát và minh bạch.
           
Mô hình kinh tế thị trường hiện đại dựa trên nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến, kết hợp hài hòa giữa bốn yếu tố: thị trường - nhà nước pháp quyền - xã hội dân sự - hội nhập quốc tế sâu rộng.
          
Nhằm góp thêm ý kiến cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, cần làm rõ nội dung khái niệm “có một không hai” trên thế giới này. Ngay như cái gọi là “Mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” cũng thấy thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn và áp đặt nhiều ý kiến chủ quan. Cho nên, cái măt xích chủ yếu vẫn là: Nhà nước pháp quyền + chế độ dân chủ
          
GS-TS Nguyễn Văn Nam khẳng định: “Dân tộc Việt Nam muốn “sánh vai với các cường quốc năm châu” thì không có sự lựa chọn nào khác ngoài phát triển kinh tế thị trường. Bởi vậy, mô hình kinh tế tổng quát mà Đảng ta xác định với vế đầu là “kinh tế thị trường” hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt. Tuy nhiên, khi gắn vế sau vào (định hướng XHCN), thì phát sinh nhiều quan điểm chưa thống nhất và đúng là thiếu hẳn cơ sở lý luận cùng những minh chứng thuyết phục của thực tiến”.
             
Do vậy hiến pháp sửa đổi lần này cũng cần làm rõ: Điều nhấn mạnh ở đây là việc đổi mới kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập nền kinh tế vào tiến trình phát triển hiện đại của nền kinh tế toàn cầu lúc đầu không phải xuất phát từ hệ tư tưởng mà chịu sự thúc ép và quy định của quy luật tăng sức sản xuất, tăng hiệu quả trong phát triển kinh tế. Khi hệ kinh tế Xô viết bất lực trong việc giải quyết các quy luật kinh tế trên thì chính quy luật thép của kinh tế đó giúp người ta vượt qua được vấn đề hệ tư tưởng để đổi mới và phát triển.
          
Nhiều nhà khoa học cho rằng: Nói hai chữ “định hướng” thì phải có “hướng” để mà “định”. Nhưng đã có XHCN đâu mà cứ hô lên là “theo định hướng”;  thấy gì đâu? Biét gì đâu? Nó là the snào mà theo? Sự phát triển của nhà nước pháp quyền và chế độ dân chủ trở thành mắt xích chủ yếu giữa kinh tế thị trường với thể chế chính trị. Chừng nào cái yếu tố dân chủ, tiềm lực nội tại còn bị coi thường và để lãng phí, thất thoát quá nhiều thì đừng nói đến phát triển. Về mặt chính trị, sự phát triển kinh tế thị trường trở thành bước ngoặt kết thúc các chế độ chuyên chế và hình thành chế độ dân chủ. Và không thể coi là đã hình thành nền kinh tế thị trường khi nhà nước chưa ra khỏi tình trạng quan liêu, tham nhũng phổ biến, mọi sự còn do chế độ “đảng toàn trị”, nhan nhản độc đoán chuyên quyền. Không thể coi là đã có nhà nước pháp quyền khi trong xã hội còn thiếu dân chủ và tính tự phát của người dân còn phổ biến.
Về thực chất, định hướng kinh tế thị trường phải gắn với xác định mô hình kinh tế theo xu hướng thời đại: Định hướng phát triển bền vững, tức là “tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” như đã nêu trong văn kiện của Đảng. Xu hướng này nảy sinh trên cơ sở sự ra đời và lớn mạnh của kinh tế tri thức. Vì vậy, muốn đi theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế, tất yếu phải sớm xây dựng nền kinh tế tri thức. Cả hai mặt đó đồng thời phát triển sẽ làm cho mục tiêu chính trị ngày càng hiện thực và mới có sức hấp dẫn. Một lãnh đạo chưa qua trường lớp nào về kiến thức kinh tế, về quản lý kinh té, nhưng lai được giao quyền điều hành vĩ mô, chỉ đạo mọi mặt của nền kinh tế nhiều thành phần thì quả là sự vô lý hết chỗ nói, và chắc chắn để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, kéo lùi sự phát triển, làm nghèo đất nước, làm khổ dân.
         
Theo phân tích của các nhà nghiên cứu “Chính trị-kinh tế học”: Mô hình công nghiệp hóa dựa vào khai thác tài nguyên và nguồn lao động rẻ để thu hút đầu tư nước ngoài và dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế đã để lại hậu quả nặng nề về mặt xã hội và môi trường. Đây là mô hình đã lỗi thời, không phù hợp yêu cầu xây dựng nền móng của chế độ mới cũng như xu thế thời đại. GS.TS Trần ngọc Hiên nói: “Từ góc nhìn vận động của lịch sử, có thể nhận thấy bản chất kinh tế thị trường nhất định đi đến một xã hội tương lai. đó là xã hội mang bản chất nhân văn, xã hội của sự phát triển tự do và toàn diện của cá nhân mỗi người, xã hội phát triển trong quan hệ hài hòa giữa con người với con người và con người với tự nhiên sau một quá trình lịch sử đầy máu và nước mắt”.
        
Tháng Tư, ngày kỷ niệm chiến thắng hàng năm, ai cũng nhơ nhằm lòng, không dễ gì quên được những hy sinh to lón, một chặng lịch sử “thấm đẫm máu và nước  mắt”. Nhiều góp ý Sửa dổi Hến pháp 1992 đều rất tâm huyết và có trách nhiệm với đất nước, tương lai dân tộc, nền dân chủ, nhân quyền thực sự văn minh, tiến bộ. Khi định hướng tầm chiến lược cho một nền kinh tê-xã hội của đất nước không thẻ tùy hứng hoặc theo sự giáo điều, ấp đặt ý niệm chủ quan, mà phải có đầy đủ cơ sở lý luận rất khoa học, thực tiến, phù hợp với thời đại. Trên cơ sở đó, cần xác định cho rõ cơ chế song hành chính tri-kinh tế, có mục tiêu, phương hường phát triển kinh tê-xã hội phù hợp và đồng hành với thời đại trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay.

Bùi Văn Bồng

(Blog Bùi Văn Bồng)

Dù là trẻ em cũng không có quyền nói những gì mình nghĩ

Việt Nam – Những tưởng dư luận đang tạm lắng xuống trong khoảng lặng sau cơn khủng hoảng giá xăng tăng và trước khi một hot gơn lại lộ cái gì đấy, thì trong vài ngày hôm qua dư luận nước nhà lại sôi sục nóng bỏng. Đối tượng gây xì-căng-đan lần này là một cậu bé 11 tuổi với tội danh nghe lời mẹ. Nhiều người đã đi từ ngạc nhiên đến phẫn nộ khi em Đỗ Nhật Nam dám thành thực trả lời phóng viên là :”Em không đọc truyện tranh vì mẹ em nói truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn” khi được hỏi.
Bé Nô-bi-ta, 8 tuổi đã biết chơi rô-bốt và nói tiếng Nhật, nhưng không bị cộng đồng ném đá như bé Nhật Nam
Bé Nô-bi-ta, 8 tuổi đã biết chơi rô-bốt và nói tiếng Nhật, nhưng không bị cộng đồng ném đá như bé Nhật Nam
Anh Hùng, làm nghề sửa bàn phím, còn gọi là anh Hùng bàn phím, đập bàn phím của khách hàng cho biết :”Thằng bé này mới tí tuổi đầu đã dám nghe lời mẹ, thật là không biết trời đất là gì. Nếu ngày bé tôi cũng nghe lời bố mẹ thì bây giờ tôi cũng biết tiếng Anh, thích học hỏi, thậm chí lên ti-vi rồi cũng nên, chứ làm gì được ngồi đây tán phét với anh. Thằng bé này thật là một thảm hoạ” – Anh Hùng chia sẻ với phóng viên chiến trường Trần Lực Cười.
Em Thánh Gióng, 3 tuổi mới biết nói nhưng mở mồm ra đã nhận là có thể một mình đánh giặc cứu nước, cũng không biết thế nào là khiêm tốn
Em Thánh Gióng, 3 tuổi mới biết nói nhưng mở mồm ra đã nhận là có thể một mình đánh giặc cứu nước, cũng không biết thế nào là khiêm tốn. Do đó em phải mặc áo giáp sắt để phòng thân khi bị ném gạch, rồi cũng không dám ở lại quê nhà, phải cưỡi ngựa sắt bay thẳng cánh
Trong khi đó, một người sắp sửa tham gia vào đội ngũ phóng viên đã và đang phổ cập văn hoá, nghệ thuật tới mỗi người Việt Nam đã viết một bức tâm tư qua mạng gửi em Nhật Nam. “Truyện tranh là nghệ thuật. Mà làm nghệ thuật thì cần có tâm hồn” – anh Sắp Thành Phóng Viên, một sinh viên báo chí, nhận định. Việc em Nhật Nam vì nghe lời mẹ mà bỏ bê việc đọc truyện tranh đã xúc phạm tới một số không nhỏ những người đầy tâm hồn yêu nghệ thuật tại Việt Nam. “Ở nước ta, người đọc sách thì ít, mà người đọc truyện tranh thì nhiều. Có khi lượng người đọc truyện tranh còn đông hơn lượng người nghe nhạc Hàn Quốc hay hâm mộ Man-chét-tơ Yêu-tâm-tít- bác nhà văn Năm Câu ngồi bó bút thở dài. “Cuốn sách nổi tiếng nhất nước ta từ vài năm nay cũng là sách nhiều tranh đó chớ.” 
Bé Nhật Nam nếu không đọc truyện tranh thì ít nhất cũng nên học tập bé Xuân Mai nổi tiếng vì tài múa hát. Trẻ con ai đời lại nổi tiếng vì học giỏi bao giờ
Bé Nhật Nam nếu không đọc truyện tranh thì ít nhất cũng nên học tập bé Xuân Mai nổi tiếng vì tài múa hát. Trẻ con ai đời lại nổi tiếng vì học giỏi bao giờ
Trả lời phỏng vấn của Tin Khó Tin, nhà xã hội học Trang Thượng đánh giá :”Bên cạnh những tội tày đình như nghe lời mẹ, ham học, thích đọc sách, không đọc truyện tranh, thì em Đỗ Nhật Nam còn mắc phải hai tội khó tha thứ khác là học giỏi và nghĩ gì nói nấy. Ở nước ta, tri thức cũng không phải cái gì đáng để tự hào. Chỉ người giàu và người đẹp mới có cái quyền tự tin nghĩ gì nói nấy như thế. Từ giờ trở đi, thay vì khoe mình có nhiều sách, em Nam nên khoe eo thon, hoặc khoe gia đình mình có tủ sách tiền tỷ. Thật khó tin là đã 11 tuổi rồi mà Nam vẫn còn phạm phải những lỗi giao tiếp sơ đẳng như vậy.”
... lẳng lặng nhận án 5 năm tù
… lẳng lặng nhận án 5 năm tù trong sự dửng dưng của báo chí và cộng đồng

(Tin khó tin)

Tỉnh Phú thọ nhạo báng lịch sử, lừa gạt đồng bào cả nước


Trên đây là tờ GHI CÔNG ĐỨC TU BỔ ĐỀN HÙNG, do Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng phát ra, trên có cả chữ ký của Ông Nguyễn Xuân Các - GĐ Khu Di tích lịch sĐền Hùng. Trên tờ giấy ghi công đức có hình dấu ấn, có bốn chữ Nho trong ô vuông. Bốn chữ ấy là: 
TỔ VƯƠNG TỨ PHÚC 
(Vua Tổ ban phúc)
.

Tuy vậy, chữ "Tổ"  một nửa thì bị cụt đầu, mất nét; một nửa lòi ra thừa nét.









 
Đây là các chữ "T" lối chữ triện, theo ghi nhận của "Hán Điển Thư Pháp":



Chữ "Tổ" theo ghi nhận của "Khang Hy Tự điển" thì có một mã chữ không có nét ngang ở trên:

 
Tuy vậy, trong cùng một con triện, có hai chữ đều có bộ "Kỳ":


Đó là chữ TỔ và chữ PHÚC.
Chữ PHÚC trong con triện được viết như sau:


Còn chTỔ thì chđược viết:


Nửa của chữ TỔ là chữ "Thả". Chứ này, lối triện thư, theo ghi nhận của Hán Điển Thư pháp có:



Chứ không phải thừa ra nét ngang rời đít ch, như trong hình n đền Hùng:

 
[Nói thêm, ngoài lề, nhân nói đến chTỔ. Chữ này gồm 2 bộ phận: Bộ phận bên trái là bộ "Kỳ", nghĩa là Thần đất. Nó có hình dạng một cái đài thờ, một cây hương, bệ thđặt trên một cây ba chạc, biểu tượng cho Thờ Cúng. 

Bên phải là b"Thả", có hình dạng của cái Dương Vật - có khấc hẳn hoi, tượng trưng cho đàn ông/nam giới


Cả chữ Tổ này ngý nói đến việc thờ cúng Tổ tiên - nòi giống được duy trì bởi những người đàn ông các thế hệ nối nhau. Là hồi đi học, thầy cháu dạy thế!] 

Ngoài ra, chữ PHÚC cũng viết không thật chuẩn theo lối ch triện, mà nó được chế tác theo kiểu "dĩ khải tác triện" rt là ...Việt Nam. 

Chữ PHÚC đúng ra nếu viết theo lối triện thư, thì có hình như sau:

 
 
Nhưng mà thôi, cũng cho là được...

Bốn chữ: "TỔ VƯƠNG TỨ PHÚC" lại được ghi bên cạnh là HÙNG VƯƠNG TỨ PHÚC.

Hơn nữa, chúng tôi nghiên cứu Hán Nôm lâu nay không gặp từ ghép "Tổ Vương" vì đấy là tư duy tiếng Việt hiện nay

Trên ấn triện cũng không dùng chữ  "Tứ", mà dùng chữ  "Tích". 


Đã thế lại bịa đặt, nhạo báng rằng đây là "Dấu ấn Vua Hùng từ thời Lê Hồng Đức truy phong". Dấu ấn này từ thời Lê Hồng Đức ư? Thời Hồng Đức, Lê Thánh Tông trị vì mà làm cái ấn cẩu thả vậy chăng? 

Phú Thọ học đòi Nam Định, lợi dụng Vua Hùng để kiếm xèng của bà con đây mà! Cái ấn này đã được dùng để đóng vào giấy hoặc vải để thậm thụt "ban" cho rất nhiều người trong thời gian mấy tháng nay rồi, kiếm bộn tiền như Nam Định vẫn làm nhiều năm nay.

Dưới đây là miếng vải có đóng dấu ấn, xem ra cùng đóng bởi con ấn cho hình như trên phiếu ghi công đức, vừa được một thân hữu cung cấp cho chúng tôi - mà theo ông nói là mới nhận được trước Tết Quý Ty ít ngày:


Đi lễ Đền Hùng, xin đồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài về chớ nên mang cái hình dấu ấn này về, vì như vậy là tiếp tay cho sự nhạo báng của tỉnh Phú Thọ, xúc phạm Quốc tổ Hùng Vương, xúc phạm Hoàng đế Lê Thánh Tông, xúc phạm Tổ tiên và Lịch sử!

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên đoán rằng: "Năm nay là đóng ấn vào tờ ghi công đức. Rồi sẽ có lúc Đền Hùng cũng sẽ bán/phát ấn cho mà xem! Mà muốn thế chắc chắn phải mời bằng được một bác VIP về đóng ấn, mới linh!"

Nguyễn Xuân Diện

TQ với lá bài quân sự trong tranh chấp hàng hải

Bằng mọi tính toán, ông Tập Cận Bình đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập phản ứng của Trung Quốc với các tranh chấp hàng hải. Về tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật, ông đã lập nhóm an ninh hàng hải vào giữa năm 2012, sau đó là "Văn phòng phản ứng khủng hoảng Điếu Ngư" vào tháng 9 do chính ông phụ trách. 
Sau khi trở thành tổng bí thư Trung Quốc, tuyên bố của ông Tập đã chính thức hóa chiến thuật phản ứng quả quyết gây hấn khi nhấn mạnh tầm quan trọng của "phát triển hòa bình" nhưng cũng khẳng định không dung thứ với ai làm tổn hại đến "chủ quyền, an ninh và phát triển các lợi ích" của Trung Quốc. Các lợi ích ấy dĩ nhiên không thể thiếu vắng lợi ích hàng hải. 
Trung Quốc, Tập Cận Bình, hàng hải, tranh chấp, chủ quyền, hải quân
Ông Tập Cận Bình thăm quân cảng ở Hải Nam, tỉnh cực nam Trung Quốc. Ảnh: THX

Khi lần lượt nắm giữ những chức vụ lãnh đạo quan trọng nhất đất nước, ông Tập Cận Bình đã liên tiếp nhắc đến cụm từ “giấc mơ Trung Hoa” như là biểu hiện mạnh mẽ cho quyết tâm tạo dựng một Trung Quốc lớn mạnh dẫn đầu thế giới, kể cả về quân sự. Chưa biết do tình cờ hay hữu ý, cụm từ được ông Tập yêu thích lại trùng lặp với tên cuốn sách của quan chức quân đội Trung Quốc (PLA). Ba năm trước, người này đã viết cuốn “Giấc mơ Trung Hoa”, trong đó chủ yếu nói về những mục tiêu mới của Trung Quốc vượt qua sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới của Mỹ.
Trong các tháng đầu tiên lên nắm quyền, ông Tập liên tiếp thực hiện các chuyến thăm cấp cao tại các lực lượng quân đội, không quân, các chương trình không gian và các cơ sở tên lửa, điều mà cả hai người tiền nhiệm trước đây, cả ông Giang Trạch Dân lẫn ông Hồ Cẩm Đào đã không làm.
Mục tiêu cường quốc hàng hải

Trước hàng nghìn đại biểu quốc hội ngày 17/3, ông Tập Cận Bình kêu gọi “nỗ lực hết sức để tiếp tục thực hiện sự phục hưng của dân tộc và giấc mơ Trung Hoa” đồng thời nêu rõ, PLA là quân đội thường trực lớn nhất thế giới và thúc giục các lực lượng vũ trang tăng cường khả năng “để chiến thắng trong các cuộc chiến cũng như bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia".
Không ngẫu nhiên mà gần như đi đôi với việc có đội ngũ lãnh đạo mới thì Trung Quốc cũng chẳng cần vòng vo che đậy (dùng tàu dân sự) trong nỗ lực khẳng định chủ quyền hàng hải. PLA đã công khai, thậm chí thách thức, khi tung ra lá bài quân sự (dùng tàu hải quân) ở các vùng biển tranh chấp.
Nửa đầu tháng 12/2012, một máy bay Trung Quốc lần đầu tiên đã đi vào khu vực mà Nhật coi là không phận của họ ở quần đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông. Leo thang hơn, tàu chiến Trung Quốc đã ít nhất một lần hướng rađa điều khiển hỏa lực vào một tàu hải quân Nhật Bản, dẫn đến tình trạng đối đầu hết sức nguy hiểm.
Ba tháng đầu năm, nước này đã liên tục tiến hành hàng chục cuộc tập trận, diễn tập quân sự ở Biển Đông, thậm chí với sự tham gia của cả 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải. Ngày 30/1, Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận với quy mô lớn trên vùng biển rộng lớn từ Hoàng Hải, qua biển Hoa Đông và Biển Đông đến tận Tây Thái Bình Dương. Ngày 26/3, một đội tàu 4 chiếc, dẫn đầu là tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn đổ bộ đến bãi đá James - cách Malaysia khoảng 80km, cách Brunei chưa đầy 200km và cách bờ biển Trung Quốc tới 1.800km, vượt ra cả ngoài giới hạn "bản đồ 9 đoạn" mà Trung Quốc tự đưa ra với yêu sách bao trùm hầu hết Biển Đông.
Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc Đông Bắc Á của Nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế nói rằng, các động thái của hải quân Trung Quốc gần đây là biểu hiện của chiến lược "chuyển từ cường quốc đất liền sang cường quốc hàng hải".
“Cường quốc hàng hải” cũng là mục tiêu mà Đại hội đảng 18 Trung Quốc đề ra. Đội ngũ lãnh đạo mới tại Bắc Kinh đang thể hiện rõ sự quyết đoán trong việc triển khai mục tiêu ấy với những hành động cứng rắn, thậm chí là táo tợn ở Biển Đông, Hoa Đông.
Và, họ đã có thể thành công trong nỗ lực răn đe láng giềng nhưng lại thất bại ở một mặt trận khác. Từ lâu lãnh đạo Trung Quốc đã cố gắng thuyết phục thế giới quên đi cái gọi là “mối đe dọa Trung Quốc”. Nhưng nếu họ tiếp tục đi vào con đường hiện tại, thì chắc chắn các nước trong khu vực nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung sẽ coi sự trỗi dậy của Trung Quốc chính xác là một mối đe dọa.
Thái An
(VNN) 

MỸ LỢI DỤNG VẤN ĐỀ HẠT NHÂN BẮC TRIỀU TIÊN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU TRỞ LẠI CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 11/4/2013
TTXVN (Niu Yoóc 10/4)
 Theo “Tạp chí Á-Âu” ngày 1/4, Chính phủ Mỹ mô tả Bắc Triều Tiên như một kẻ khiêu khích và xâm lược làm tăng các mối đe dọa và hành động quân sự trên bán đảo Triều Tiên và tất nhiên họ sử dụng các tuyên bố của Bình Nhưỡng như một bằng chứng về ý đồ phát động chiến tranh.

Nhưng các sự kiện diễn ra hiện nay cũng có thể được coi là sự tiếp tục của chiến lược “trở lại châu Á” của Chính quyền Obama, được mở đầu bằng chuyến thăm Mianma, Thái Lan và Campuchia của Tổng thống tháng 11/2012 – nơi ông cố gắng thiết lập sự hiện diện lớn hơn của quân đội Mỹ xung quanh các nước ở khu vực Biển Đông nhưng không thành công.
 Kể từ sau vụ phóng tên lửa 3 tầng tháng 12/2012 và thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất tháng 2/2013 của Bắc Triều Tiên, các mối đe dọa, tuyên bố và hành động khiêu khích quân sự đang leo thang nhanh chóng trên bán đảo Triều Tiên. Đầu tháng 3/2013, Liên hợp quốc thông qua các biện pháp cấm vận mới chống Bắc Triều Tiên, sau đó Bình Nhưỡng tuyên bố có quyền phát động một đòn tấn công phủ đầu nhằm vào lãnh thổ Mỹ. Nhưng Bắc Triều Tiên không phải là nước duy nhất đưa ra những tuyên bố cứng rắn, tân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng quả quyết Xơun sẽ tấn công mạnh mẽ và trực tiếp đội ngũ lãnh đạo Bắc Triều Tiên nếu bị khiêu khích. Sau đó vài ngày, lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ bắt đầu cuộc diễn tập quân sự với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở Hokkaido. Bình Nhưỡng nhanh chóng triển khai lực lượng pháo binh tầm xa và các bệ phóng tên lửa nhiều tầng từ các căn cứ ở đảo Baengnyeon – nơi đã xảy ra nhiều cuộc xung đột trước đây và yêu cầu người dân Hàn Quốc trong khu vực sơ tán. Tổng thống Park quyết định nới lỏng các quy tắc can dự ở vùng biển phía Tây. Sau đó vài ngày, 10.000 binh sĩ Hàn Quốc và hơn 3.000 lính Mỹ bắt đầu cuộc.tập trận chung hàng năm Mỹ-Hàn Quốc mang tên Đại bàng Non trên bán đảo. Các phương tiện truyền thông phương Tây cho biết Bắc Triều Tiên lên án mạnh mẽ và coi cuộc tập trận quân sự này là bất ngờ, nhưng thực tế Bắc Triều Tiên phản đối cuộc diễn tập là hành động khiêu khích không cần thiết mỗi năm. Chỉ vài ngày sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố Lầu Năm Góc tăng cường triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Alaska để chống lại bất cứ mối đe dọa tên lửa nào từ Bắc Triều Tiên. Hơn 10 ngày qua, tình hình leo thang đáng kể do các cuộc diễn tập hải quân của Mỹ và Hàn Quốc ở các vủng biển xung quanh bán đảo Triều Tiên, kể cả các máy bay B-52 của Không quân Mỹ hoạt động trên không phận Hàn Quốc để thực hành huấn luyện đánh bom và ngày 28/3, hai máy bay ném bom chiến lược B-52, loại máy bay tàng hình chở bom hạt nhân hiện đại nhất trong kho vũ khí của Mỹ, tiến hành 2 vụ đánh bom chính xác các mục tiêu chỉ định trong các cuộc diễn tập quân sự.
 Hoạt động của quân đội Mỹ được tăng cường trên bán đảo Triều Tiên sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel tuyên bố Mỹ rất lo ngại trước những hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên. Để trả đũa, Bắc Triều Tiên cắt đứt các đường dây quân sự nóng với Hàn Quốc và tuyên bố Bắc Triều Tiên trong tình trạng chiến tranh với Hàn Quốc bằng cách hủy bỏ Hiệp định đình chiến. Hai bên cũng cho biết họ là nạn nhân của các cuộc tấn công mạng, từ đó tăng thêm những căng thẳng hiện nay. Theo quan điểm của Bắc Triều Tiên, tình trạng leo thang hiện nay trên bán đảo Triều Tiên bắt nguồn từ Mỹ – nước đã đánh bom Bắc Triều Tiên trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên năm 1950. Hơn 5 triệu người thiệt mạng trong cuộc xung đột này và cuộc chiến tranh năm 1950 cũng được bắt đầu dưới chiêu bài các cuộc diễn tập quân sự giống các cuộc chiến tranh xảy ra gần đây. Có lý do để tin rằng Bắc Triều Tiên coi hành động xâm lược bằng quân sự và các đợt di chuyển lực lượng là mối đe dọa thực sự đối với an ninh của nước này. Nếu ngồi ở Bình Nhưỡng, người ta có thể dễ dàng nhầm lẫn những hành động khiêu khích hiện nay ở Bình Nhưỡng nhằm chuẩn bị cho một cuộc tấn công. Lịch sử và các kịch bản của quân đội Bắc Triều Tiên có xu hướng ủng hộ nhận thức này. Kịch bản “trò chơi” diễn ra trên bán đảo Triều Tiên thông qua những hành động leo thang đang gia tăng rủi ro cho cả hai bên. Vấn đề sẽ làm cho kịch bản này thậm chí rủi ro hơn là các đối thủ của cả hai bên không hiểu nhau do không có mối quan hệ cá nhân nào. Hai bên cũng không có các diễn đàn để tổ chức các cuộc hội đàm nhằm giảm bớt căng thẳng. Nga và Trung Quốc đang kêu gọi hai bên kiềm chế. Thời gian này một số nhà bình luận chính trị Trung Quốc cho rằng Mỹ phải chịu trách nhiệm trước những hành động khiêu khích Bắc Triều Tiên. Tất nhiên nhiều người cũng cảm thấy khó hiểu về những hành động hiện nay của Mỹ. Bởi vì tình hình tiếp tục leo thang hơn nữa có thể gây nên những phản ứng sai lầm và dẫn đến một cuộc xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên hoặc toàn khu vực.
 Trước đây, Chính quyền Clinton đã thể hiện sự thông minh và kiềm chế khi quyết định hoãn các cuộc diễn tập quân sự để xoa dịu mối lo ngại của Bình Nhưỡng. Nhưng Chính phủ Mỹ hiện nay không thể hiện sự thông minh như vậy để chấm dứt cuộc khủng hoảng. Vì vậy câu hỏi tiếp theo là liệu kế hoạch diễn tập của Mỹ được dựa trên cơ sở hiểu sai về những hậu quả hay là chủ ý? Nếu xét các sự kiện đang xảy ra trên bán đảo Triều Tiên và triển vọng khu vực, mối lo ngại thực sự của Mỹ có thể là Trung Quốc. Sự leo thang của người Triều Tiên là một cái cớ thích hợp cho Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Á, tại thời điểm khi các chương trình cắt giảm ngân sách của Quốc hội đang hạn chế việc triển khai và hoạt động của các thiết bị quân sự trong khu vực và một số chính phủ như Nhật Bản thậm chí không muốn sự hiện diện của quân đội Mỹ trên lãnh thổ của họ. Tình hình leo thang hiện nay sẽ khích lệ Hàn Quốc tiếp tục quân sự hóa và không có gì ngạc nhiên nếu Nhật Bản được yêu cầu đóng vai trò quân sự lớn hơn nhiều trong khu vực, từ đó tăng sức ép đòi chính phủ sửa đổi hiến pháp. Tình hình leo thang trên bán đảo Triều Tiên sẽ cho phép các thiết bị quân sự của Mỹ được triển khai gần hơn với Trung Quốc và tạo lý do chính đáng cho Chính quyền Obama ngừng cắt giảm chi tiêu quân sự để đối phó với “kẻ thù mới” của Mỹ. Do Mỹ đang chuyển chính sách nội địa sang chủ nghĩa khủng bố trong nước, mối đe dọa quốc tế mới là cần thiết. Và nhà lãnh đạo Kim Châng Un hoàn toàn phù hợp với ý đồ này. Đừng lo ngại Bắc Triều Tiên không có khả năng thực hiện một đòn tấn công đầu tiên vào Mỹ. Cũng như trước đây tại Irắc, các chi tiết có thể bị bưng bít. Nhãn hiệu “đế chế ma quỷ” do Reagan tạo ra, được Bush tiếp tục và sẵn sàng được Chính quyền Obama sử dụng. Tình hình leo thang đang tạo thuận lợi cho Chính quyền Obama, bởi vì ông có thể yêu cầu nhiều ngân sách hơn nữa để tăng cường khả năng quân sự trong thời gian xuất hiện mối đe dọa đối với Mỹ. Nếu được cấp ngân sách, điều này sẽ cho phép phân bổ các nguồn cần thiết để nâng cao hiệu quả của chiến lược trở lại châu Á của Obama. Một trong những điều mỉa mai về chiến lược trở lại châu Á của Obama là chiến lược đang sử dụng các công cụ cũ tương tự của các chính quyền trước đây. Obama, người tự coi mình là nhà kiến tạo hòa bình vĩ đại trong chiến dịch tranh cử năm 2008, đã trở thành kẻ nói khoác.
 Tất cả các cam kết và kiềm chế và thậm chí đối thoại với “các kẻ thù” của Mỹ đã bị quên từ lâu. Obama tán thành việc trở thành người theo chủ nghĩa tự do vĩ đại, nhưng những hành động của ông không phù hợp với lời nói và ông không làm được gì trong chính sách đối ngoại ngoài việc tiếp tục học thuyết hành động quân sự mạnh mẽ của bộ đôi Bush-Cheney. Nếu ai có thể
 nhận thấy những gì Chính quyền Obama phải đạt được qua tình hình leo thang này, rất khó tìm ra lý do để giải thích. Trò chơi này rất quan trọng cho các mục tiêu chính sách đối ngoại rộng lớn của Chính quyền Obama, đặc biệt khi Tổng thống không tạo được bất cứ sự hiện diện lớn hơn nào của Mỹ trong khu vực ASEAN trong chuyến thăm khu vực của ông vào tháng 11/2012. Chắc chắn Tổng thống Obama sẽ có nhiều người ủng hộ trong ngành công nghiệp quân sự ở Mỹ. Một trong những người hiếu chiến nhất trong số các tướng lĩnh và các tổng thống Mỹ, Dwight D. Eisenhower, đã cảnh báo người dân Mỹ về ảnh hưởng nguy hiểm của nhóm này trong bài diễn văn chia tay. Chiến lược này của Mỹ có thể thực sự phản tác dụng trong việc đem lại cơ hội hòa bình cho bán đảo Triều Tiên. Sự leo thang quân sự đang làm tăng uy tín của nhà lãnh đạo mới của Bắc Triều Tiên và rõ ràng sẽ gia tăng sức mạnh quân sự và chính trị của ông. Ngoài ra, sự khiêu khích của Mỹ có thể thúc đẩy quyết tâm của một số đồng minh kiên quyết ủng hộ Bắc Triều Tiên và thậm chí còn giành được sự thông cảm từ những nước khác. Thực tế ông Kim Châng Un cũng là một nhà lãnh đạo rất trẻ trên thế giới, một trong những hậu quả tiềm tàng của sự leo thang này là các tổng thống trong tương lai sẽ gặp khó khăn trong việc tham gia các cuộc thảo luận trực tiếp với nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng, một vấn đề rất cần thiết cho bất kỳ nền hòa bình lâu dài nào trên bán đảo Triều Tiên. Các sự kiện trong vài tuần qua trên bán đảo Triều Tiên có thể nói lên phong cách và các mục tiêu của Chính quyền Obama trong nhiệm kỳ hai này. Trò chơi hiện nay của Mỹ thực sự đầy rủi ro và không chắc chắn. Bắc Triều Tiên đang lên tiếng đe dọa trả đũa để cảnh báo Mỹ về các hậu quả của trò chơi nguy hiểm này. Hãy xem Chính quyền Obama sẽ đạt được bao nhiêu mục tiêu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương qua “chiến lược trò chơi” này.
TTXVN (Cairô 9/4)
Trong một bài viết đăng trên mạng tin “Toàn cầu hóa“, tác giả Symonds Peter cho rằng Mỹ tăng cường hệ thống chống tên lửa đạn đạo ở châu Á-Thái Bình Dương nhằm đe dọa Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên. Tác giả viết: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã thông báo rằng Lầu Năm Góc sẽ tăng thêm số lượng trong hệ thống tên lửa đánh chặn đạn đạo, được triển khai trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào khoảng 50% đến năm 2017. Thêm vào đó là 14 tên lửa đánh chặn sẽ được lắp đặt tại Fort Greely ở bang Alaska trong tổng số 26 tên lửa hiện có. Ba tên lửa khác đã được lắp đặt tại bang California.
 Hagel đã sử dụng việc thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên tháng trước và vụ phóng vệ tinh của nước này trong tháng 12/2012 như một lý do cho việc mở rộng các hệ thống tên lửa chống đạn đạo. Ông nói: “Bắc Triều Tiên, đặc biệt gần đây, đã đạt được những tiến bộ trong khả năng của mình và tham gia một loạt các hành động khiêu khích vô trách nhiệm và thiếu thận trọng”. Bình luận này hoàn toàn đáng ngờ. Chính quyền của Tổng thống Obama đang khai thác hạn chế khả năng hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên để biện minh cho việc xây dựng các hệ thống chống tên lửa tinh vi trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm mục đích chủ yếu chống lại kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Phản ứng trước các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hồi đầu tháng 3, Bắc Triều Tiên tuyên bố rằng nước này có quyền tự bảo vệ mình, kể cả “một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào tổng hành dinh của kẻ thù xâm lược”. Tuy nhiên, Chính quyền Obama chỉ cần bác bỏ mối đe dọa. Hagel và không một quan chức nào khác của Lầu Năm Góc gợi ý rằng Bình Nhưỡng thực sự có khả năng để thực hiện một cuộc tấn công vào Oasinhtơn. Ngoài ra, Lầu Năm Góc có kế hoạch mở rộng số lượng tên lửa đánh chặn trước và trong khi khởi động tên lửa của Bắc Triều Tiên và thử nghiệm hạt nhân. Một quan chức quốc phòng Mỹ nói với tờ “Washington Post” rằng việc mở rộng “đã có kế hoạch trong khoảng 6 tháng”. Nói cách khác, Bắc Triều Tiên chỉ đơn giản là một lý do thuận tiện cho việc thông báo. Hagel cũng thông báo rằng Mỹ sẽ triển khai thêm một hệ thống cảnh báo sớm tại Nhật Bản – một hệ thống rađa X-band tinh vi có khả năng theo dõi các tên lửa đạn đạo. Mỹ đã có một hệ thống được cài đặt ở miền Bắc Nhật Bản và đang có kế hoạch lắp đặt hệ thống thứ hai ở phía Nam của nước này. Tháng 8/2012, Lầu Năm Góc đã làm rò rỉ thông tin chi tiết kế hoạch phòng thủ tên lửa đạn đạo của mình với tờ “Wall Street Journal.  Theo báo này, Mỹ cũng đang tìm cách để xây dựng một trạm rađa X-band thứ ba ở Đông Nam Á, có thể ở Philippin. Mỗi hệ thống cảnh báo sớm được bổ sung tăng cường đáng kể khả năng của quân đội Mỹ theo dõi quỹ đạo của tên lửa đạn đạo để tiêu diệt chúng bằng các tên lửa đánh chặn.
 Mỹ đang phát triển và xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo được phối hợp chặt chẽ với các đồng minh chính ở châu Á, đặc biệt là Nhật Bản. Về dài hạn, ngoài hệ thống tên lửa đánh chặn trên đất liền tại Bắc Mỹ, Mỹ và Nhật Bản còn có hệ thống chống tên lửa trên tàu và đang tìm cách tăng cường năng lực của các tên lửa này. Hải quân Mỹ gần đây đã tăng số lượng tàu khu trục lớp Arleigh Burke trang bị hệ thống phóng tên lửa tại các vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, trong khuôn khổ các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc. Quân đội Mỹ cũng có bệ phóng tên lửa Patriot tại Hàn Quốc. Việc nói rằng Mỹ chi hàng chục tỷ USD cho phòng thủ tên lửa đạn đạo để chống lại các mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên và hệ thống phòng thủ tên lửa đang được xây dựng ở châu Âu để chống lại các mối đe dọa từ Iran là vô lý. Những hệ thống này chủ yếu nhằm vào Trung Quốc và Nga, những nước có khả năng tấn công Mỹ với vũ khí hạt nhân. Phát biểu với tờ “Wall Street Journal” tháng 8/2012, một quan chức Mỹ giấu tên thừa nhận rằng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo nào nhằm vào Bắc Triều Tiên cũng nhằm vào Trung Quốc, do vị trí địa lý. Quan chức này nói: “Bạn có thể ngăn chặn Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, hoặc bạn không thể ngăn chặn một trong hai nước”.
 Tuyên bố rằng các hệ thống này hoàn toàn là phòng thủ cũng là lời nói dối. Bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân trên quy mô lớn nào của Nga hay Trung Quốc sẽ áp đảo số lượng tên lửa đánh chặn hạn chế của Mỹ. Trái lại, sự phát triển khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo là một thành tố của sự hiếu chiến để bảo vệ cái gọi là “tính ưu việt hạt nhân”, có nghĩa là khả năng khởi động một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu có thể hủy diệt kẻ thù và khiến đối phương không thể trả đũa. Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ ở châu Á và châu Âu được thiết kế chủ yếu để vô hiệu hóa một loạt đạn tên lửa hạn chế, được bắn bởi một kẻ thù đã bị thiệt hại nặng do một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu của Mỹ. Đó là lý do tại sao cả Nga và Trung Quốc kịch liệt phản đối việc triển khai các hệ thống chống tên lửa. Tại Bắc Kinh, thông báo của Hagel chỉ làm tăng thêm các cuộc tranh luận trong giới cầm quyền về Bắc Triều Tiên. Một số cơ quan của bộ máy quan liêu của Trung Quốc công khai cho rằng đồng minh của mình, Bình Nhưỡng, đã trở thành một thứ thụ động cần được cắt rời.”
 Các nhà phê bình Trung Quốc nhấn mạnh rằng chương trình vũ khí của Bắc Triều Tiên không chỉ cung cấp cho Mỹ và các đồng minh một cái cớ cho việc lắp đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo ở châu Á mà còn có thể tạo ra cho Nhật Bản và Hàn Quốc một lý do để xây dựng vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, Bắc Kinh lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu chế độ Bắc Triều Tiên, phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về kinh tế, bị sụp đổ, kết quả có thể là một làn sóng tị nạn vào miền Bắc Trung Quốc và có khả năng xuất hiện của một chế độ thân Mỹ trên biên giới phía Bắc của Trung Quốc. Ở giai đoạn này, không có quyết định nào được đưa ra, nhưng việc tăng cường áp lực từ Oashinhtơn làm cho vấn đề cấp bách hơn và bùng nổ.
 Mỹ tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo nằm trong khuôn khổ mở rộng “trục đến châu Á” của chính quyền Obama liên quan đến nỗ lực ngoại giao toàn diện khắp khu vực để làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc và củng cố một hệ thống các liên minh quân sự nhằm bao vây Trung Quốc. Điều này được kết hợp với chiến lược “tái cân bằng” lực lượng quân sự của Mỹ tại châu Á cũng như trong khu vực để đảm bảo Mỹ có một loạt lựa chọn từ một cuộc phong tỏa hải quân Trung Quốc đến một cuộc chiến tranh hạt nhân trên quy mô lớn.
Bắc Kinh buộc phải trả lời. Trong tháng 1/2013, Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, thông báo rằng quân đội nước này đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo đánh chặn trên mặt đất. Tuy nhiên, chuyên gia lực lượng không quân Fu Qianshao nói với các phương tiện truyền thông rằng hệ thống của Trung Quốc vẫn còn ơ trong giai đoạn trứng nước và tụt hậu so với Mỹ. Trong lĩnh vực công nghệ quân sự, cũng như một số lĩnh vực khác, chính quyền của Tổng thống Obama đang kích động một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm làm gia tăng nguy cơ của chiến tranh.
***
TTXVN (Angiê 9/4)
Một số cơ quan tình báo cho rằng những hành động khoa chân múa tay của Bắc Triều Tiên chỉ nhằm mục đích biện minh cho sự có mặt của Mỹ ở châu Á không có lợi cho Trung Quốc.
Lý giải vấn đề này trên tạp chí “Địa chính trị“, ông Alexandre del Valle, nhà địa chính trị học nổi tiếng, cho rằng từ cuối tháng 3/2013, khi nhà độc tài “vĩnh cửu” ở Bình Nhưỡng, Kim Châng Un, đe dọa sẽ đánh đòn hạt nhân vào Hàn Quốc và Mỹ, người ta không loại trừ kịch bản một cuộc “chiến tranh thế giới thứ ba” hay một com chấn động khu vực, cho dù những hành động có tính chất đe dọa, thường là không thể lường trước được, của chế độ Bình Nhưỡng chủ yếu là để nhận được lợi lộc (xóa bỏ các biện pháp trừng phạt, viện trợ lương thực và tài chính của quốc tế…).
 Nhưng trong vô vàn những luận thuyết sâu xa lan truyền trên mạng và trong một số cơ quan tình báo, đằng sau tính phi lý bề ngoài của chế độ Bình Nhưỡng là một “liên minh khách quan” giữa một bên là Bắc Triều Tiên độc tài và bên kia là Mỹ và Hàn Quốc.
 Theo luận thuyết trên, mối đe dọa nảy sinh từ chế độ Bình Nhưỡng, nước được Trung Quốc hỗ trợ từ năm 1948, có thể được dùng để biện minh cho sự có mặt về quân sự của Mỹ trong khu vực và có thể không mang tính thù địch như người ta tưởng đối với lợi ích của Hàn Quốc, và các căn cứ quân sự của Mỹ cho phép chế độ Xơun hạn chế chi phí quân sự tốn kém của mình. Quả thực người ta không thể phủ nhận rằng Hàn Quốc rất muốn chế độ cộng sản ở miền Bắc sụp đổ, nhưng Hàn Quốc cũng có thể bị tổn thất về kinh tế nếu điều đó xảy ra. Bởi lẽ chi phí để có được sự sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng – và quá trình thống nhất chắc chắn phải được Hàn Quốc chi trả – có thể dao động trong khoảng 500 và 3.000 tỷ USD, đồng thời có thể kìm hãm thực sự tăng trưởng kinh tế của “con rồng” Hàn Quốc, từ đó làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp nước này.
 Thêm vào đó là sự cạnh tranh giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo ông Alexandre del Valle, cũng là nhà nghiên cứu thuộc Viện Choiseul, Nhật Bản lo sợ kẻ thù Bắc Triều Tiên, thường đe dọa họ về phương diện quân sự, nhưng cũng rất sợ hai miền Triều Tiên thống nhất vì như vậy địch thủ kinh tế chính của mình là Hàn Quốc có thể sẽ nhân đôi sức mạnh địa chính trị của họ. Hơn nữa, sản phẩm của Hàn Quốc, vốn rẻ hơn hàng hóa của Nhật Bản, có thể có được sức cạnh tranh mạnh hơn nữa nhờ nhân công rất rẻ là người Bắc Triều Tiên nghèo khổ. Trong kịch bản đó, Goldman Sachs xếp Hàn Quốc đứng hàng thứ 8 thế giới về kinh tế vào năm 2050, trước cả Đức và Nhật Bản. Hơn nữa, hai miền Triều Tiên thống nhất, với vũ khí nguyên tử, có thể sẽ buộc Nhật Bản phải trang bị vũ khí hạt nhân. Điều này có thể sẽ rất tốn kém đối với Nhật Bản, nước vốn không muốn như vậy do khủng hoảng kinh tế cũng như do phải từ bỏ dần hạt nhân dân sự (kể từ khi xảy ra thảm họa môi trường Fukushima).
 Về phần mình, có thể Mỹ chơi trò hai mặt chăng? Một số chuyên gia không loại trừ khả năng Mỹ để mặc Bắc Triều Tiên trong nhiều năm, thậm chí còn giúp nước này có được ngành công nghiệp hạt nhân, đến mức chế độ Bình Nhưỡng không cần Mỹ can thiệp (trái ngược với Irắc…) mà vẫn có được vũ khí nguyên tử. Ông Alexandre del Valle, giảng dạy môn quan hệ quốc tế tại trường Đại học Metz, giải thích vì trên thực tế, Bắc Triều Tiên nằm trong số các “kẻ thù hữu ích” vốn là mối đe dọa có thể được dùng làm cái cớ để Mỹ có mặt về quân sự ở phía Nam Trung Quốc… “Vành đai châu Á hay Vùng ven” – đối mặt với “Vùng trung tâm” mới của Trung Quốc, có thể đóng vai trò không những kiềm chế mối đe dọa Bắc Triều Tiên – vừa là mối nguy hiểm thực sự vừa là cái cớ giúp Mỹ duy trì căn cứ quân sự của mình, mà còn bao vây kẻ thù địa chính trị thực sự của Mỹ: đó là Trung Quốc, đồng minh của Nga trong Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), liên minh của các cường quốc thuộc Liên Xô trước đây và Trung Quốc, đối trọng với sự bá quyền Mỹ.
 Từ đó, trong một số giới mới có ý tưởng điên rồ rằng nhà độc tài trẻ tuổi ở Bắc Triều Tiên, người được nuôi dưỡng trong một thời gian dài tại Thụy Sĩ và được các cơ quan tình báo Mỹ để mắt đến, có thể bị điều khiển từ xa bởi kẻ thù của chính chế độ Bình Nhưỡng… Chắc chắn là luận thuyết này không phù hợp với mục tiêu chủ chốt hiện nay của Oasinhtơn và các đồng minh trong khu vực là thuyết phục Bắc Kinh gây áp lực với Bình Nhưỡng để chế độ độc tài này từ bỏ chiến lược hạt nhân của “kẻ điên rồ”. Một cách chính thức, Oasinhtơn ôm mộng thay thế chế độ Bình Nhưỡng bằng một chế độ khôn ngoan hơn, tuy bắt buộc phải thân Trung Quốc và độc tài, nhưng có thể từ bỏ tham vọng hạt nhân để đổi lấy viện trợ kinh tế và xóa bỏ các biện pháp trừng phạt của quốc tế.
 Nhưng một cách không chính thức, các chiến lược gia Mỹ biết Trung Quốc có thể thấy trong đó có hai cái lợi: tránh được một cuộc chiến tranh thế giới giữa Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Mỹ mà trục Trung Quốc – Bắc Triều Tiên chắc chắn sẽ thua, rồi xóa bỏ việc biện minh cho sự có mặt về quân sự của Mỹ trong khu vực về phương diện tinh thần và chiến lược… Kịch bản xoa dịu đó – mà một số nhà lãnh đạo và chiến lược gia Trung Quốc không loại trừ – trên thực tế không thuyết phục được hoàn toàn hay không hề thuyết phục được cả chế độ Bình Nhưỡng – đang ngày càng thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc và điều này cũng là hiển nhiên – lẫn Mỹ, nước có thể mất đi tính hợp pháp và cái cớ để biện minh cho việc mình có mặt về quân sự trên bán đảo Triều Tiên.
 Trong khi đó, ông Alexandre del Valle, tác giả nhiều cuốn sách về sự yếu kém của các nền dân chủ, vùng Bancăng, Thổ Nhĩ Kỳ và khủng bố Hồi giáo, cho đây có thể là một cuộc chơi hợp lý hơn người ta tưởng của Trung Quốc. Một mặt, Trung Quốc có lợi ích khi bảo vệ đồng minh Bắc Triều Tiên phụ thuộc mà mình có thể gây áp lực, vì chế độ Bình Nhưỡng không thể sống được nếu không có hàng trao đổi và viện trợ của Trung Quốc. Nước này quả thực nhận thấy Bắc Triều Tiên là một con tốt chiến lược và giả bộ không ủng hộ đối tác gây phiền toái này, nhưng luôn phản đối việc thực hiện các biện pháp trừng phạt quốc tế thực sự cứng rắn và có thể khiến chế độ Bình Nhường sụp đổ. Trung Quốc chưa bao giờ muốn, cũng không bao giờ có lợi ích, nếu cắt đứt với Bắc Triều Tiên, nước cho Trung Quốc quản lý một số cơ sở cảng biển của mình và từ đó giúp Trung Quốc có lợi thế thương mại đối với các đối thủ cạnh tranh Nhật Bản và Hàn Quốc. Đối với Trung Quốc, về phương diện chiến lược, Bắc Triều Tiên là một tiền đồn thân Trung Quốc trên đường biên giới Đông-Nam, trước các đồng minh quân sự của Mỹ là Hàn Quốc (nơi có 30.000 lính Mỹ) và Nhật Bản láng giềng. Đồng minh quân sự Bắc Triều Tiên hơn nữa cho phép Trung Quốc “đưa xuống hàng thứ yếu” việc cảnh giới về quân sự đối với phía Đông khu vực Nam Á đế tập trung nhiều hơn vào Đài Loan, một hòn đá tảng khác giữa Mỹ và Trung Quốc.
Nhưng mặt khác, Bắc Kinh hiểu rằng chế độ Bắc Triều Tiên càng đe dọa các đồng minh của Oasinhtơn thì Mỹ càng có cớ để có mặt về quân sự và càng làm gia tăng năng lực quân sự của Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều này làm phương hại tới mục tiêu của Trung Quốc là làm sao để đẩy lực lượng của Mỹ ra khỏi châu Á. Do đó, chế độ Bắc Kinh đặc biệt có lợi nếu xóa bỏ được tính chính đáng của sự có mặt của Mỹ do chính người đồng minh Bắc Triều Tiên không thể kiểm soát được của mình tạo ra cho Mỹ… Điều này khiến nhiều người cho rằng nguyên trạng kéo dài từ nhiều năm nay ở khu vực dễ bùng nổ ở vùng Đông Á này, chắc chắn không phải không được tất cả các nước mong muốn, thậm chí có thể còn thuận cho lợi ích của Mỹ trong khu vực… Nhưng chắc chắn là mối đe dọa Bắc Triều Tiên chỉ là “khoa chân múa tay”, không giống như lời đe dọa quân sự hạt nhân của Iran đối với Ixraen vốn là cái cớ để Mỹ thiết lập và duy trì các căn cứ quân sự của mình ở vùng Vịnh Arập-Pécxích… Nhưng làm sao chắc chắn được điều đó? Toàn bộ vấn đề là ở chỗ đó…/.
 

Tại sao một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam là không thể tránh khỏi

Boxitvn

Business Insider
Dee Woo
Nguyễn HùngTrần Hoài Nam lược dịch
Bài xã luận dưới đây tuy đã được viết cách đây gần 2 năm nhưng những gì bài này nêu lên hiện nay vẫn là câu chuyện thời sự của Việt Nam và Biển Đông trước hành động xâm lược càng lúc càng trắng trợn của Tàu tại Biển Đông (và rộng ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam dưới mọi hình thức ráo riết và thâm hiểm mà ta gọi là sức mạnh mềm). Xin gửi đến độc giả bản lược dịch bài xả luận này để cùng ngẫm nghĩ – Các dịch giả.

Bây giờ với sự hoảng hốt cao độ củaTrung Quốc, vụ tranh chấp Biển Đông đã trở thành một bữa tiệc công khai cho mọi người cùng đến dự: Mỹ được mời bởi nhiều người phụ trách chương trình tiệc, và thậm chí đối thủ kèn cựa của Trung Quốc là Ấn Độ cũng sẽ dự vào. Sức hấp dẫn lớn nhất đối với bữa tiệc là dầu, 7,5 tỷ thùng vàng lỏng nằm dưới đáy biển trong khu vực – vượt xa mức 80 phần trăm toàn bộ trữ lượng của vương quốc Ả Rập, theo ước tính của Trung Quốc.
Sự lộn xộn trong khu vực đã chứng minh chính sách “gác tranh chấp và cùng nhau phát triển” là một thất bại hoàn toàn của Bắc Kinh. Trong các vụ tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền là một loại “tiền tệ ảo” chỉ được hỗ trợ bởi sức mạnh kinh tế và quân sự. Nếu không thì nó chỉ đơn giản là sự phỉnh gạt. Chỉ với ngoại giao và quan hệ kinh tế, Trung Quốc sẽ không bao giờ thắng tại Biển Đông.
Để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, chiến tranh Trung–Việt dường như không thể tránh khỏi. Đó cũng là cách hiệu quả nhất đối với Trung Quốc để giải quyết sự lộn xộn một lần cho xong. Vấn đề quan trọng duy nhất ngay lúc này là thời điểm và Mỹ sẽ phản ứng ra sao với cuộc chiến này. Chúng ta hãy nhìn vào các động thái làm cho ngọn núi lửa này sẽ bùng nổ:
Nền kinh tế Việt mong manh rất phụ thuộc vào việc sản xuất dầu tại Biển Đông, chiếm 30% tổng sản lượng quốc gia (GDP). Kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ nếu nước này bị mất đi tài sản dầu mỏ trong khu vực này. Việt Nam đang trong tình trạng quẫn bách: Lạm phát đang gia tăng một cách phi mã trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 20,82 phần trăm trong tháng Sáu so với một năm trước, tốc độ lạm phát nhanh nhất kể từ tháng 11 năm 2008; hệ thống ngân hàng đang đánh đu với các khoản nợ xấu trong bối cảnh thắt chặt các điều kiện tiền tệ và bong bóng phát triển kinh tế đang bị vỡ; thâm hụt thương mại ngày càng lớn đang xói mòn nguồn dự trữ ngoại hối của quốc gia, ước tính khoảng 12, 2 tỷ USD vào cuối năm 2010, giảm 53% so với mức đỉnh 25, 8 tỷ USD tính đến tháng hai năm 2008, sẽ cản trở đầu tư nước ngoài, làm trầm trọng thêm thanh khoản và gia tăng khả năng bị vỡ nợ hàng loạt của doanh nghiệp trong nước. Tất cả điều này sẽ làm trầm trọng ghê gớm hơn tình trạng bất ổn xã hội và đe dọa chế độ. Vì vậy, việc tăng thêm căng thẳng với Trung Quốc sẽ là một cách tốt để cho Hà Nội làm chệch hướng những bất bình của dân chúng khỏi những sai phạm nghiêm trọng trong việc điều hành quá yếu kém nền kinh tế quốc gia của chính quyền cộng sản và hướng họ vào việc cổ vũ cho tính chính đáng của sự lãnh đạo và cai trị đất nước của Đảng Cộng sản, tạo ra tính hợp lý của chế độ dựa vào lòng yêu nước của dân chúng và thậm chí dựa cả vào chiến tranh. Đối với chính quyền cộng sản Hà Nội, Biển Đông đáng giá cho sự đổ máu.
Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào điều này từ quan điểm của Washington: tình trạng giảm bớt các ảnh hưởng kinh tế của Mỹ ở châu Á–Thái Bình Dương sẽ buộc Mỹ duy trì cam kết của mình với khu vực này trong chiều hướng khác dựa theo tiềm năng của nước Mỹ, ví dụ duy trì sự cân bằng sức mạnh quân sự. Trung Quốc hiện là trung tâm của các chuỗi cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng toàn cầu của khu vực, nuốt chửng các kỹ thuật về cơ phận, hàng hóa và nguồn vốn và trở thành chính họ như một trụ cột quan trọng hỗ trợ cho nền kinh tế trong khu vực, đặc biệt là tại một thời điểm nhu cầu từ phương Tây bị tụt giảm. “Theo thống kê của ASEAN, thương mại của Trung Quốc với ASEAN đã tăng gấp sáu lần kể từ 2.000 – 193 tỷ USD trong năm 2009, vượt qua cả mức giao thương với Mỹ.
Trong tổng số lượng thương mại của khu vực Đông Nam Á, phần của Trung Quốc từ 4 phần trăm đã tăng lên đến 11,3 phần trăm trong thời gian đó, trong khi phần thương mại của Mỹ với khối ASEAN giảm xuống từ 15 phần trăm còn 10,6 phần trăm. Cũng trong thời gian đó, thâm hụt thương mại của khối ASEAN với Trung Quốc tăng lên năm lần, đạt mức 21,6 tỷ USD. Khối ASEAN thông báo mức thặng dư thương mại với Mỹ trong năm 2009 là 21,2 tỷ USD, giảm 12 phần trăm từ năm 2000” .
Trung Quốc cũng là một nguồn vốn đầu tư rất quan trọng và cũng là nguồn khách du lịch nước ngoài lớn nhất trong khu vực. Trong khi đó, châu Á hiện nay là khu vực có mức tăng cao nhất thế giới trong chi tiêu quốc phòng, và kết hợp với những cuộc đụng độ của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines, v.v. tạo ra cho Quân đội Mỹ – một phức hợp kỹ thuật – một thách thức nghiêm trọng và cũng là cơ hội hoàn hảo. Tranh chấp Biển Đông cung hiến cho Hoa Kỳ một cơ hội vàng để quay trở lại Châu Á, bàn thảo về tình thân hữu, các thỏa thuận năng lượng và bán vũ khí.
N.H. & T.H.N.
Why A War Between China And Vietnam Is Inevitable
Now Much to China’s dismay, the South China Sea dispute has become an open-house party: the US is invited by many to host the show, and even China’s arch rival India will tag along. The biggest allure for the party is oil, 7.5 billion barrels of the liquid gold deposited in the region—well-exceeding 80 percent of the entire Saudi kingdoms’ reserves, according to Chinese estimates.
The regional mess proves Beijing’s policy of “shelving disputes and developing jointly” is a total failure. In Territorial Disputes, sovereignty is a fiat currency solely backed by the economic and military might. Otherwise it’s simply bluff. Diplomacy and Economic ties alone will never win China the south China sea
To solve the territorial dispute, Sino-Vietnamese war seems inevitable. It’s also the most cost-effective way for China to sort out the mess once and for all. The only thing that matters right now is the timing and how the US will factor in this event. We are going to look into the dynamics how this volcano is going to erupt:
The fragile Vietnamese economy hugely depends on the South China Sea oil production, which accounts for 30% of its GDP. Vietnamese economy will collapse if it loses its oil assets in the region. Vietnam is in dire straits: The inflation is running rampant while the consumer price index rose 20.82 percent in June from a year ago, the fastest pace since November 2008; The bank system is teetering with bad loans amid tight monetary conditions and busting economic bubbles; the widening trade deficit has eroded the country’s foreign-exchange reserves—estimated at $12.2 billion at the end of 2010, down 53% from the peak of $25.8 billion reached February 2008, which will deter foreign investment, worsen liquidity and increase systemic insolvency. All this will seriously aggravate social unrest and threaten the communist regime. Therefore, Stoking tension with China will be a good way for Hanoi to direct national grievance away from its domestic mismanagement and vindicate its legitimacy of rule with patriotism and even war. To Hanoi, the South China Sea is worth shedding blood for.
Now let’s look at this from Washington’s perspective: the diminishing American economic influence in Asia-pacific will force the US to sustain its engagement with the region in alternative capacities, for example, maintaining military power balance. China now serves as the hub for the region’s global supply chain, gobble up components, commodities and capital goods and is coming into its own as a vital pillar of support for the region’s economies, particularly at a time Western demand is lagging. “According to ASEAN statistics, China’s trade with ASEAN has jumped six-fold since 2000 to US$193 billion in 2009, surpassing that of the US. China’s share of Southeast Asia’s total commerce has increased to 11.3 percent from 4 percent in that time, whereas the US’s portion of trade with the bloc fell to 10.6 percent from 15 percent. During that time, ASEAN’s trade deficit with China widened by five times to US$21.6 billion. The bloc reported a US$21.2 billion trade surplus with the US in 2009, down 12 percent from 2000.” China is also a very important source of investment and the largest source of foreign tourists in the region. Meanwhile, Asia today is the region with the highest increase in defense spending in the world, and that combined with China’s skirmishes over territory disputes with Japan, Vietnam and Philippine, etc. present the US Military–industrial complex with a grave challenge and perfect opportunity. The South China Sea dispute offers the US a golden opportunity to come back to Asia, talk about friendship, energy deals and arms sales.
Nguồn:
Các dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

“THẾ LỰC THÙ ĐỊCH”, ĐÂU ĐÂY?

Huynhngocchenh

Khải Nguyên

Mấy lâu nay, các vị lãnh đạo đảng và nhà nước, mỗi lần huấn thị, thường hay nhắc nhở phải đề phòng “những thế lực thù địch”. Chớ vì nghe nhiều, quen quá mà nhàm. Cũng chớ vì nghe nhiều, quan tâm quá rồi đi đâu cũng “ra ngõ gặp …” như từng “ra ngõ gặp anh hùng” hoặc “ra ngõ gặp nhà thơ”.
Ngày trước, dân ta vẫn được dạy rằng: có hai loại kẻ thù của nhân dân: kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp.
Kẻ thù giai cấp, hiểu một cách “thường dân”, là những kẻ nào chống chủ nghĩa xã hội, chống phe xã hội chủ nghĩa (một cách thông dụng hoặc giản đơn hoá, nói “cộng sản” là nói “chủ nghĩa xã hội” và ngược lại, mặc dù theo chủ thuyết thì chủ nghĩa cộng sản “cao” hơn chủ nghĩa xã hội); hay “chữ nghĩa” một chút thì là kẻ thù ý thức hệ..
Trước đây, có các thế lực tư bản-đế quốc chống chủ nghĩa xã hội, chống phe xã hội chủ nghĩa thật. -Bởi, họ sợ “bóng ma” (từ dùng của Mác và Ăngghen trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”) CS đã hiện hình thực sự. Do vậy, họ đã xúm lại định bóp chết nước Nga đỏ sau cách mạng tháng Mười ; không được thì bao vây (giá họ tiên đoán được viễn cảnh tự hoại của Liên xô!) -Bởi, như một lãnh tụ Liên xô xưa, nếu tôi không nhớ nhầm thì là Khơrutsôp, từng tuyên bố trước một nhà báo Mĩ rằng sẽ chôn vùi chủ nghĩa tư bản. -Bởi, người ta sợ “làn sóng đỏ”. Chẳng phải Mĩ giúp chính quyền Sài Gòn là để “ngăn ngừa cộng sản” đó sao? Chẳng phải đã có những nước không do đảng cộng sản hay đảng công nhân lãnh đạo vẫn trưng cái từ “xã hội chủ nghĩa” vào tên nước, hoặc tuyên bố theo chủ nghĩa Mac-Lênin đó sao? (Còn nhớ năm 1988, khi nghe tổng thống một nước châu Phi tuyên bố như thế, người viết bài này đã trả lời ông bạn đang cùng đi trên đường phố thủ đô nước nọ rằng: người ta dùng như một chiêu bài để lôi kéo dân chúng và để dễ bề độc tài).
Sau khi Liên xô và phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ, năm 1990-91, để “cứu chủ nghĩa xã hội” ban lãnh đạo CHXHCN Việt Nam chủ trương liên kết với người “anh em cùng ý thức hệ”, do vậy đã nhân nhượng Trung cộng, và thậm chí, nghĩ là Bắc kinh sẽ vừa lòng, đề ra phương án bắt tay với bọn diệt chủng Khơme đỏ đang tàn lụi (theo hồi kí của cựu thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ). Đến đây, có mấy điều đáng ngẫm.
Một là, Bắc kinh có quan tâm đến bảo vệ chủ nghĩa xã hội, bảo vệ ý thức hệ CS không? Ngay từ 1954, ở Giơnevơ, một mặt, bất chấp quyền lợi của “người anh em đồng chí” VN, trưởng đoàn TQ Chu Ân Lai “đi đêm” với phái đoàn Pháp, mặt khác, tìm cách cầu thân với trưởng đoàn Mĩ (nhưng bị lờ đi). Cho đến cuộc đàn áp và tàn sát những người biểu tình, chủ yếu là sinh viên, ở quảng trường Thiên An môn năm 1989, đâu phải họ bảo vệ chủ nghĩa xã hội! Vì mục tiêu đấu tranh của cuộc biểu tình không phải chống chế độ XHCN mà đòi quyền dân sinh và chống tham nhũng. Họ thờ ơ với sự kiện chủ nghĩa xã hội bị xoá ở Liên xô và Đông Âu, mà có khi còn mừng vì không còn đối thủ “đại bá” nữa. Cái gọi là “chủ nghĩa xã hội kiểu Trung Quốc” đâu phải phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội mà một trong những cái đích là cả xã hội ai ai cũng “làm theo năng lực, hưởng theo việc làm”! [Thực ra, chế độ chính trị, xã hội nào cũng có thể hướng tới lí tưởng này, dẫu khó đạt nhưng còn khả thi. Nó không ảo tưởng như nguyên tắc “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”, -ảo tưởng đối với dân chúng thôi, còn với nhiều đại gia quan chức hay doanh nhân ở VN, ở TQ, … thì “làm (chưa chắc) theo năng lực, (nhưng vẫn) hưởng theo nhu cầu” đã là “hiện thực” lâu rồi!]. Cụm mĩ từ kia chẳng qua là cái chiêu bài che đậy những ý đồ, âm mưu, thủ đoạn, phương cách thống trị dân Trung Quốc và “bình thiên hạ” (vốn vẫn náu trong máu của chủ nghĩa bá quyền đại Hán xưa nay).
Hai là, sau “chiến tranh lạnh” (tức là sau khi không còn LX và phe XHCN), các thế lực tư bản-đế quốc chắc chẳng còn sợ “bóng ma” xã hội chủ nghĩa. Chẳng cần lo “truyền nhiễm”, chẳng cần lo “hiệu ứng đô-mi-nô”! Cái họ phòng chống ở bắc Triều Tiên “xã hội chủ nghĩa” cũng là cái họ phòng chống ở Iran “không phải xã hội chủ nghĩa”; cái họ lo ngại nước Trung Quốc CS “trỗi dậy” ngày nay cũng tựa như cái mà họ từng lo ngại nước Đức quốc xã “trỗi dậy” ngày xưa. Nếu lúc này, lúc khác họ nói đến dân chủ, nhân quyền,… thì chẳng quyết liệt như giọng điệu của “kẻ thù giai cấp”; cái quan tâm hàng đầu của họ những lúc này là quyền lực, quyền lợi, lợi nhuận. Giả dụ có “chuyện” thì cũng ít có khả năng là do đối đầu ý thức hệ.
>Có một “thế lực thù địch” thực sự. Đó là những cá nhân hoặc tổ chức “chống cộng”. Mệnh danh vậy nhưng chắc là cái chính chẳng phải chống “chủ thuyết CS”, bởi vì chủ thuyết này ngày nay đã “hầu như là bóng ma lịch sử”. Họ chống chế độ và con người của chế độ mang danh CS, chống một cách dữ dằn.  Họ nổi “hung” với bất kì cái gì, bất kì ai dính dáng đến “phía bên kia”. Hẳn cái chính là “phục hận”. Không bàn ở đây các chuyện  “ra sao?”, “vì đâu?”, v.v… Chỉ biết rằng đây là một sự rất đáng tiếc khi người ta nói “khép lại quá khứ”, “hoà giải, hoà hợp dân tộc” để bảo vệ và xây dựng đất nước, vì vị thế và thể diện của người Việt Nam, cả của Việt kiều, trong cộng đồng nhân loại. Để không còn “thù địch” cần một số điều kiện và không ít thời gian, và nhất là thiện chí của cả hai phía, trong đó chủ động hơn phải là phía có thế hơn, có vai trò lịch sử hơn.
Trường hợp vừa nói trên khác với các trường hợp sau.
Có những người chẳng quan tâm mấy đến chế dộ chính trị hay chủ thuyết này nọ; họ chỉ quan tâm đến hiệu quả điều hành và quản lí đất nước, đến tình cảnh, số phận người dân, … Giả sử họ bầy tỏ sự không hài lòng, kể cả bất bình; họ góp ý, đề nghị, yêu cầu sửa sai, cải tiến, thay đổi, … , kể cả đòi công lí, đòi xử trí, thậm chí đòi “đuổi” (chữ dùng của cụ Hồ) những bọn mọt dân, hại nước, đòi trừng trị chúng thì có là “thế lực thù địch” không? Nếu qui kết như vậy thì ngay cả ở những nước tiên tiến nhà cầm quyền cũng thường xuyên chạm mặt với những thế lực thù địch!
Có một câu hỏi dường như “nhạy cảm”, nếu không là cấm kị: “Đối lập có được không? có là thù địch không?”. Song le, không thể tránh né mãi, một khi nó tồn tại.
Có những quan tâm “thể tất” hơn. Thừa nhận xưa kia, để cứu nước, nhiều người đã tìm đến chủ nghĩa cộng sản, và đảng Cộng sản từng có công tích nhất định với đất nước. Nhưng ngày nay rõ ràng có những cái bất cập tệ hại. Tình hình có khá lên từ khi sửa sai bắt đầu từ cuối những năm 80 thế kỉ trước (“đổi mới” chẳng qua là sửa sai), nhưng chính nhiều vị lãnh đạo cũng thấy vẫn là tụt hậu hầu như mọi mặt dù chỉ mới so với một số nước trong khu vực, trong khi quốc nạn tham nhũng và những tệ lậu khác vẫn là những trở ngại khó khắc phục. Nhiều ngườì, không loại trừ đảng viên cộng sản trong đó, mong muốn đảng tự “đổi mới”, chỉnh đốn thực sự một cách “cách mạng như đảng từng chỉ ra mỗi khi phê phán phương cách “cải lương” (Ở mức độ như dùng công cụ “tự phê và phê” thì e rằng chỉ là “nói” thôi! Quyết liệt đến như tự phê bình và phê bình trong chỉnh huấn đầu những năm 1950 mà kết quả còn rất hạn chế nữa là! –mà phẩm chất những người CS buổi ấy khác ngày nay, và đảng cần “lòng dân” hơn ngày nay!) và quyết tâm thực thi nền pháp trị. + Để cho sự lãnh đạo của đảng không phải gò ép ghi vào hiến pháp, như hồi Cách mạng, Kháng chiến; và có thể tiến tới hợp theo xu thế tất yếu lịch sử và thời đại! + Hoặc là để dọn đường cho một cuộc chuyển giao, chuyển tiếp suôn sẻ, tốt đẹp vào lúc thích hợp, vào lúc tự đảng cũng thấy hợp thời hợp thế, vì lợi ích của đất nước của dân tộc, như các lãnh tụ của đảng đã nhiều lần tuyên bố “đảng không có lợi ích nào khác” [Chẳng một ai muốn nước nhà phải trải qua tình cảnh như nước Nga bị bọn cơ hội trong chính giới và doanh giới xâu xé thời Enxin! Mà muốn như nước Nhật thời thiên hoàng Minh Trị khi Mạc phủ tự nguyện chuyển giao quyền lực đúng lúc (tất nhiên thay vì thiên hoàng là nhân dân). –Không muốn đề cập đến nước Mianma hiện tại vì chưa biết diễn biến rồi ra có như người dân nước họ mong đợi]. Như thế, có bị gán cho là “thế lực thù dịch” không?
* Về kẻ thù dân tộc, nay khó nhận dạng hơn xưa chăng? Thời thế mới, khó có chuyện đưa quân và quan lại vào cai trị, ngang nhiên đô hộ nước khác. Chủ nghĩa thực dân cũ đã hết thời. Chủ nghĩa thực dân mới còn không? Ngày nay tại nhiều nước, nhất là ở châu Phi, có tình trạng bị nước ngoài vơ vét tài nguyên, đưa người vào tranh công ăn việc làm, kể cả cấy người vào lập những “tô giới” kiểu mới, nắm yết hầu kinh tế, thao túng giới cầm quyền, “ươm” bọn tay sai, … Người ta nói các nước này sa vào chủ nghĩa thực dân mới kiểu Trung Quốc (không chỉ ở châu Phi đâu nhé!).
Ở ta, “quyền lực mềm” và “quyền lực chẳng mềm” của Bắc kinh dường như tác động đến mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, gần như hàng ngày,  có khi hàng giờ. Chúng còn chiếm đoạt và âm mưu chiếm đoạt đất đai, tài nguyên,  vùng biển, … nước ta. Người dân thấy rõ đây đúng là thế lực thù địch trước mắt và lâu dài chưa biết khi nào mới giải toả được. Chẳng biết các vị đang đảm đương trách nhiệm với dân, với nước có chia sẻ mối lo kia không? Có cho rằng nghĩ như thế là đã thành “thế lực thù địch” rồi không?
Nếu đất nước (lãnh thổ, lãnh hải, bao gồm cả tài nguyên) bị gậm mòn, dân tộc bị lệ thuộc, -dưới bất cứ dạng nguỵ trang “ngon ngọt” nào, thì “thế lực thù địch” thực sự là đâu?
* Để cho lòng dân li tán, xã hội vô cảm thì “thế lực thù địch” đâu đây?!
“Run tay” viết mấy dòng chân tình này, hi vọng không bị liệt vào hàng thế lực thù địch.
HUYNH NGOC CHENH

Nông dân góp ý sửa đổi Hiến pháp: Xin được bầu trực tiếp Thủ Tướng


Hoàng Kim
Ao ước của bác Hai Kim đến là chân thành: được ghi vào Hiến pháp cái quyền người dân trực tiếp bầu Thủ tướng. Nhưng e rằng chỉ một điều ấy thôi vẫn chẳng đáp ứng được giấc mơ lựa chọn một ngài Thủ tướng vì dân như bác nghĩ đâu. Hẳn bác còn lạ gì ở xứ ta, cái ghế Thủ tướng cũng như ghế của các quan chức cao cấp khác có bao giờ định đoạt từ lá phiếu của dân đâu. Chúng được nhắm nhía và quyết ngay từ đẩu đâu trên “thiên tào” kia bác ơi. Còn sau đó người dân có bầu cho họ hay không thì… đã có chính quyền khối phố “mời” họ đến trước thùng phiếu, và bao nhiêu là Tề Thiên Đại Thánh do “thiên tào” phái đi khắp nơi đã có mặt đúng lúc để… thổi phù cho lá phiếu biến hóa đúng y như thiên định.
Vậy thì, thưa bác, có một điều khoản then chốt trong Hiến pháp mà thay đổi được nó y như rằng bác sẽ được thỏa nguyện. Bác có biết nó là cái điều khoản nào không?
Đó chính là cái điều khoản đẻ ra trước ngày cá tháng Tư một ngày đấy bác ạ. Trớ trêu là ở chỗ, nó sinh ra chỉ một ngày trước ngày cá tháng Tư nhưng lại không phải là ngày 31 của tháng trước. Nó hư hư thực thực thế nên tóm được nó để làm như các em học sinh xé bỏ đề cương môn sử trắng xóa trước sân trường, chắc rằng còn mệt.
Nguyễn Huệ Chi

Nghe các báo đưa tin: Bà Yingluck Shinawatra, ứng cử viên tranh cử chức Thủ tướng Thái Lan của đảng Pheu Thai, đã lấy lòng nông dân Thái Lan để được nông dân Thái Lan bầu làm Thủ tướng, bằng cách hứa tăng giá mua lúa cho nông dân Thái Lan nếu đắc cử Thủ tướng.
Nghe các báo đưa tin: Bà Yingluck Shinawatra sau khi đắc cử Thủ tướng Thái Lan, đã giữ lời hứa nâng cao giá mua lúa cho nông dân Thái Lan từ 10.000 Bath lên 15.000 Bath (tương đương 496 đô la Mỹ/ tấn).
Còn ở Việt Nam ta, do ứng cử viên Thủ tướng chẳng cần lá phiếu trực tiếp của nông dân Việt Nam, nên chẳng cần hứa hẹn gì với nông dân cả, chẳng cần phải tốn hơi, tốn sức nâng cao giá lúa cho nông dân, nên giá lúa của nông dân Việt Nam giảm dần từng năm.
Vì thế cho nên: Giá gạo 5% tấm của Việt Nam sau khi thực hiện chính sách mua tạm trữ của Chính phủ chỉ còn 395 đô la Mỹ/tấn, theo phát biểu của ông Huỳnh Minh Huệ Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Như vậy, giá mua lúa mà Chính phủ Thái Lan mua cho nông dân Thái Lan cao hơn giá bán gạo mà Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách mua lúa gạo tạm trữ là 101 đô la Mỹ/tấn.
Rõ ràng, chỉ khác cách bầu cử mà giá lúa Thái Lan cao hơn cả giá gạo Việt Nam cùng loại.
Không biết cách bầu cử của Thái Lan thế nào mà ứng cử viên chức Thủ tướng phải hứa trước nông dân Thái Lan nâng giá lúa thì nông dân Thái Lan mới bỏ phiếu cho, và khi đắc cử phải thực hiện lời hứa.
Không biết cách bầu cử của Thái Lan thế nào mà nông dân Thái Lan sướng quá.
Vì thế, rất mong Đảng và Nhà nước sửa đổi Hiến pháp làm sao cho nông dân chúng tôi được bầu trực tiếp Thủ tướng giống như Thái Lan, để ứng cử viên Thủ tướng phải hứa nâng cao giá lúa gạo cho nông dân chúng tôi thì nông dân chúng tôi mới bỏ phiếu cho, bằng không chúng tôi bỏ phiếu cho người khác.
Thiển nghĩ: Chỉ khi nào ứng cử viên Thủ tướng cần lá phiếu của nông dân, thì quyền lợi nông dân mới được Thủ tướng quan tâm đúng mức.
H.K.
Tác giả gởi trực tiếp cho BVN

Báo Nhân Dân - Dân chủ và Mô hình tổ chức, quản lý xã hội

Thời gian qua, một số người đã đồng hóa khái niệm dân chủ với việc áp dụng mô hình "dân chủ tự do" của phương Tây, thậm chí còn cho rằng, thực hiện đa đảng thì sẽ có dân chủ, chống được tham nhũng, giải quyết được các bất cập của xã hội (!). Từ năm 2007, Mạng lưới đoàn kết nhân dân Nam - Nam tiến hành nghiên cứu dự án Dân chủ hóa và quyền lực của nhân dân với sự tham gia của một số học giả tiến bộ đến từ nhiều nước cùng Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam để phân tích, đánh giá, và khuyến nghị về giải pháp đối với vấn đề đã đặt ra. Báo Nhân Dân giới thiệu tóm lược kết quả nghiên cứu và nội dung trao đổi của các tác giả để bạn đọc có cách nhìn đầy đủ hơn.
Công thức "dân chủ tự do" (thường gọi là "dân chủ quy trình" - procedural democracy) tập trung chủ yếu vào một số cách thức thực thi dân chủ. Tuy một số công cụ có thể hữu ích, song thực tiễn chính trị tại các nước cho thấy việc áp dụng công thức này đã và đang không thể bảo đảm được bản chất của dân chủ là "quyền lực của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân". Tại không ít hội thảo quốc tế, khi được hỏi "liệu tại các nước áp dụng công thức trên quyền lực có thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân không?" thì các đại biểu đều trả lời "không!", và nhận định được thống nhất là "quyền lực thực tế luôn thuộc về các tập đoàn lớn và tầng lớp giàu có!". Tại sao lại như vậy?
Nguyên nhân cơ bản nhất là sự chi phối của đồng tiền trong đời sống chính trị. Bầu cử "tự do" nhưng quá trình vận động bầu cử tốn kém dẫn đến thực tế là chỉ những ai giàu có hoặc được các tập đoàn tư bản lớn ủng hộ thì mới có khả năng trở thành ứng cử viên thật sự. Và do đó, quyền lựa chọn của nhân dân luôn bị giới hạn trong phạm vi các ứng cử viên của các nhóm thiểu số lớp trên. Hoạt động vận động hành lang hết sức tốn kém cũng là kênh để các tầng lớp giàu có tác động, chi phối chính sách. Thông qua các khoản tài trợ, các thế lực giàu có cũng sử dụng đồng tiền để can thiệp, chi phối không ít tổ chức dân sự để phục vụ lợi ích của họ. Hệ thống pháp lý phức tạp, và tinh vi cũng khiến cho người nghèo ít được bảo vệ, nhất là do không đủ tiền để thuê luật sư giỏi. Tự do báo chí gắn liền với tư nhân hóa báo chí, thực tế chỉ là tự do của chủ báo, của một số người giàu có sở hữu các phương tiện truyền thông. Vì vậy, sau hình thức "tự do" của báo chí, nhiều vấn đề bản chất của xã hội, lợi ích của cộng đồng luôn bị bỏ qua, báo chí vẫn là công cụ chi phối nhận thức chung nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Trên thực tế, về bản chất, chế độ đa đảng trong nền chính trị do đồng tiền chi phối luôn luôn là sự thống trị của một nhóm các tập đoàn quyền lực. Ralf Nader - nguyên ứng cử viên Tổng thống độc lập tại Mỹ, từng công nhận "chế độ đa đảng của Mỹ về thực chất là chế độ hai đảng, nhưng cuối cùng thì các tập đoàn tư bản thao túng cả hai". Tại một số nước khác, quyền lực được quay vòng trong một nhóm các gia đình quyền thế. Người dân có thể có một số tự do, nhưng trong giới hạn bảo đảm sự thống trị của giai cấp tư sản; về hình thức thì mọi người có thể đều có quyền nhưng việc thực thi các quyền đó lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế, tài chính. Do đó, chỉ có tầng lớp giàu có mới thật sự có đầy đủ các quyền tự do. Kinh tế thị trường gắn với chính trị thị trường đã làm cho sức mạnh kinh tế kết hợp với sức mạnh chính trị tập trung vào các tập đoàn tư bản đầu sỏ. Ðó là lý do để người ta gọi đó là "dân chủ của các tập đoàn" (corporate democracy). Do vậy, tuy nhân dân lao động là bộ phận chiếm số đông trong xã hội nhưng có rất ít đại diện đích thực cho lợi ích của họ tại quốc hội. Ðiều này là một trong các căn nguyên lý giải tại sao khoảng cách giàu nghèo lại không ngừng gia tăng, ngay cả ở các nền kinh tế phát triển nhất. Ðó cũng là một lý do dẫn tới sự ra đời của phong trào "chiếm phố Uôn" - hành động của 99% số dân Mỹ chống lại 1% giàu có với các cuộc xuống đường phản đối bất công. Cũng vì thế mà ngày càng có nhiều cử tri tại các nước này bày tỏ thất vọng đối với các cuộc bầu cử đã không thể đem lại được sự thay đổi tình hình một cách thực chất.
Khi so sánh chế độ "một đảng" với "đa đảng", người ta mới chủ yếu đề cập đến khía cạnh số lượng mà chưa chú ý đến khía cạnh tính chất của đảng. Do đó, họ đã cào bằng các đảng chính trị, dù trên thực tế các đảng rất đa dạng, khác nhau cả về bản chất, về phương thức tổ chức và hoạt động, cả về năng lực và vị trí trong xã hội. Có đảng chỉ đại diện cho lợi ích một nhóm, một bộ phận thiểu số trong xã hội; có đảng hoạt động chủ yếu trên nghị trường, để vận động bầu cử và không ít đảng được tổ chức rất lỏng lẻo, theo hình thức "đánh trống ghi tên". Các đảng như vậy rốt cuộc chỉ là công cụ chính trị của các nhóm lợi ích khác nhau tham gia cuộc cạnh tranh quyền lực vì lợi ích. Tuy nhiên, dù là chế độ đa đảng nhưng tại mỗi thời điểm thì luôn chỉ có một đảng hay một nhóm đảng nắm quyền, vẫn luôn là sự thống trị của bộ phận thiểu số, thường là thiểu số giàu có, đối với toàn bộ xã hội. Vì vậy, các chế độ này không thể khắc phục được sự bất công, không thể bảo đảm được bản chất đích thực của dân chủ.
Các đảng nói trên không thể so sánh với các đảng không có lợi ích riêng, tôn chỉ duy nhất là phục vụ lợi ích của dân tộc và của nhân dân lao động; bám rễ trong nhân dân, hoạt động thường xuyên, trực tiếp từ cơ sở để giải quyết các vấn đề cụ thể trong đời sống hằng ngày của nhân dân; được tổ chức một cách chặt chẽ và để trở thành đảng viên của đảng đó, cá nhân phải có được sự tín nhiệm của quần chúng ngoài đảng và như vậy, chính nhân dân tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng đảng. Cần lưu ý rằng, nhân dân lao động không chỉ là bộ phận chiếm số đông mà còn là bộ phận thiệt thòi nhất trong xã hội có giai cấp; khi lợi ích của nhân dân lao động được bảo đảm thì không có bộ phận nào bị gạt ra bên lề và do đó, lợi ích của toàn xã hội cũng sẽ được bảo đảm đầy đủ nhất.
Chỉ có đảng chân chính của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, gắn bó mật thiết với nhân dân, tập hợp được trí tuệ tiêu biểu của xã hội, được tổ chức một cách dân chủ, được nhân dân tín nhiệm, mới có đầy đủ tư cách để lãnh đạo ổn định, lâu dài đối với toàn xã hội. Có như vậy thì mới có điều kiện để xây dựng một chế độ chính trị ổn định, thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Ðiều quan trọng là xây dựng được một đảng như thế và thường xuyên củng cố, tự đổi mới, chỉnh đốn để khắc phục được các hạn chế, khiếm khuyết để lãnh đạo xã hội, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
Xét từ góc độ mục tiêu, xã hội loài người có thể được phân thành hai loại cơ bản: 1. "Xã hội lợi ích": Là xã hội mà trong đó, cạnh tranh, chiếm đoạt lợi ích riêng là động lực chủ yếu chi phối hành động của các thành viên. Trong các xã hội như vậy, sẽ hình thành các đảng chính trị để cạnh tranh quyền lực giữa các nhóm lợi ích khác nhau. Các xã hội này có xu hướng tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, giá trị vật chất, khuyến khích hưởng thụ và cạnh tranh giữa người với người. Tuy nhiên, dù các công cụ dân chủ có được phát triển đến đâu thì các xã hội này vẫn không thể xóa bỏ được áp bức, bóc lột, bất công; quyền lực chủ yếu thuộc về và phục vụ cho lợi ích của thiểu số giàu có. Ngày nay, các hoạt động thể hiện lòng tham, cạnh tranh bằng mọi giá, chiếm đoạt cá nhân thái quá đang đẩy nhân loại tới vực thẳm khủng hoảng về kinh tế, xã hội, nhân văn và sinh thái. 2. "Xã hội giá trị": Là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, vì hạnh phúc bền vững của con người và nhân loại. Các xã hội này không bỏ qua lợi ích, nhưng không dừng lại ở lợi ích và trong đó, lợi ích cá nhân phù hợp, gắn với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Các xã hội này đề cao các giá trị văn hóa, đạo đức, tính đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Việc xây dựng các "xã hội giá trị" không phải là tự phát mà là quá trình hướng đích lâu dài, do đó cần có sự lãnh đạo ổn định, liên tục của lực lượng chính trị dẫn dắt tiến trình đó. Xã hội XHCN là thí dụ tiêu biểu của "xã hội giá trị". Trước những khủng hoảng kinh tế - xã hội hiện nay, nhất là sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhu cầu xây dựng các "xã hội giá trị" đang ngày càng trở nên bức thiết đối với sự tồn tại, phát triển của nhân loại. Trên thực tế trong "xã hội lợi ích", tùy theo kết quả đấu tranh và phát triển xã hội, cũng có các nhân tố của "xã hội giá trị" ở các mức độ biểu hiện khác nhau; và "xã hội giá trị" cũng được xây dựng trên cơ sở, có chứa đựng các nhân tố của "xã hội lợi ích".
Về cơ bản, các tác giả tham gia nghiên cứu dự án Dân chủ hóa và quyền lực của nhân dân đều cho rằng, theo tư duy hệ thống, có ba mô hình cơ bản về tổ chức, quản lý cộng đồng, xã hội với tư cách là các hệ đa - trí tuệ, đa - văn hóa. Trong đó, mô hình "tập trung" và mô hình "phi tập trung" là đặc trưng của các xã hội có cạnh tranh về lợi ích. Mô hình "đồng thuận xã hội" được coi là mô hình tổ chức, quản lý ưu việt, được xây dựng trong một tập thể, cộng đồng, xã hội cùng hướng tới giá trị chung, đòi hỏi phải có một trung tâm làm nòng cốt trong việc phát huy dân chủ, tạo nên đồng thuận xã hội, chứ không phải là các lực lượng đối lập, đối kháng hay cạnh tranh với nhau để thống trị xã hội. Trung tâm này cần trung thành với các giá trị chung, tiêu biểu về trí tuệ, có đầy đủ năng lực để lãnh đạo, có các cơ chế và các mối liên hệ hữu cơ chặt chẽ với các bộ phận còn lại của xã hội để bảo đảm sự đồng thuận trong nhận thức và thống nhất trong hành động.
Trần Văn Linh
(Nhân dân)

Minh Văn - Tớ phục tớ quá

Phàm đã là thông tin thì phải khách quan và trung thực mới đủ sức thuyết phục công luận. Nhìn nhận và đánh giá về một ai đó là công việc của xã hội, chứ không phải là tự mình ca ngợi bản thân. Vì rằng việc làm đó thật là lố bịch và nực cười, giống như các cụ ta vẫn nói: “Mèo khen mèo dài đuôi”. Cổ nhân cũng có câu “Không sợ người ta không biết đến mình, chỉ sợ mình bất tài”. Vậy thì, những kẻ tự tuyên truyền và ca ngợi về mình là lừa dối mọi người và huyễn hoặc bản thân. Nhưng ẩn đằng sau đó chính là mặc cảm về sự bất tài và sai trái của họ, để rồi từ đó có hành động dối mình dối người nói trên.
Có một xứ mà ở đó người ta “tự biên tự diễn” tất cả mọi vai trò xã hội. Người ta tự dàn dựng kịch bản, tự diễn tấu hài, rồi tự xem và vỗ tay tán thưởng.
Ở đó người ta cũng dựng lên một nhà nước rồi tự quản lý và điều hành. Họ lãnh đạo bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội, thiết lập sự ảnh hưởng tuyệt đối đến mọi người dân. Rồi họ cũng làm ra những chiếc huy chương để tự trao tặng cho nhau trong các buổi lễ khen thưởng long trọng. Họ có luật pháp, tòa án, công an, quân đội để diễn một vở hài kịch lớn về sự công bằng và văn minh. Cuối cùng là hệ thống báo chí và truyền thông độc quyền để tự ca ngợi chế độ và huyễn hoặc nhân tâm. Qua hệ thống tuyên truyền đó, người dân biết được rằng: Đó là một chế độ công bằng và hạnh phúc nhất trên đời, và đảng cầm quyền thì vĩ đại quang vinh, thế gian không ai sánh kịp.

Mèo khen mèo dài đuôi?
Mèo khen mèo dài đuôi?
Vở kịch tự biên tự diễn và tự vỗ tay nên mọi thứ luôn tốt đẹp và tăng trưởng, chưa thấy thất bại và sai trái bao giờ cả. Nhà nước đưa ra các chủ trương chính trách rồi tuyên truyền rộng rãi. Bao giờ cũng là sự ca ngợi tính đúng đắn và ưu việt, rằng chính sách đó ích nước lợi dân. Tất cả những chính sách đó được nuôi dưỡng và bôi trơn bằng tiền của dân, nhưng lợi ích lại rơi vào các quan chức, còn người dân thì bị thiệt hại đủ đường. Nhưng cuối cùng thì các chủ trương chính sách đó bao giờ cũng thành công rực rỡ nhờ bộ máy tuyên truyền độc quyền từ trung ương đến địa phương. Họ đưa ra một số điển hình dàn dựng (chi phí được trích ra từ ngân sách, thậm chí là những thành công đó không liên quan gì đến chủ trương cả), rồi nói rằng thành công đó là kết quả của chủ trương chính sách mang lại. Người dân nghe các phương tiện truyền thông nhà nước ca ngợi mà cứ phát ớn. Đúng là: Meo meo, họ nhà Mèo ta dài đuôi quá…
Các thành tựu về kinh tế – xã hội của họ bao giờ cũng năm nay cao hơn năm trước, luôn thành công mỹ mãn. Người ta biết được điều này cũng qua hệ thống tuyên truyền của nhà nước, chứ người dân có được biết sự thật bao giờ. Các quốc gia phát triển hàng đầu như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…thì thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ tài chính, khiến cho lãnh đạo các nước đó phải mất ăn mất ngủ. Còn ở xứ “Việt Nam tự biên tự diễn” này thì không bao giờ có nguy cơ đó xẩy ra, mà luôn ổn định và phát triển. Họ nói rằng, đạt được những thành tựu rực rỡ đó là nhờ sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của đảng Cộng Sản, rằng đảng đã lèo lái con thuyền cách mạng đi từ hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Hệ quả của huyễn hoặc là sự vinh quang vĩ đại ngất trời, giống như hành động lên đồng của các pháp sư phù thủy vậy.
Khỏi phải nói tại những xứ Cộng Sản tự biên tự diễn này các lãnh tụ của họ được ca ngợi như thế nào. Tất cả đều vượt lên trên thần thánh (mà thực chất là những tội đồ dân tộc và phạm tội ác chống lại loài người), tất cả đều được dựng tượng và xây lăng. Điểm qua mấy gương mặt tiêu biểu: Đồng chí Mao Trạch Đông (được gọi là mặt trời hồng của Phương Đông) giết hại cả chục triệu người qua cách mạng văn hóa và cải cách ruộng đất, đồng chí Joseph Stalin thì giết hại mấy chục triệu người Nga và Châu Âu, đồng chí Pol Pot diệt chủng chỉ có một nửa dân số đất nước Cambodia mà thôi…
Khẩu hiệu mà người Cộng Sản luôn hô vang khi nói về lãnh tụ của họ là: “X Y Z muôn năm”. Thần dân của họ thì nói diễu với nhau rằng: – Thời phong kiến người ta hô “Hoàng thượng vạn tuế, vạn vạn tuế” cũng đã đủ chết rồi, nay nó hô “Muôn năm” thì chắc chúng ta chết mất, biết bao giờ mới thoát khỏi cái chế độ độc tài này?…
Có một kẻ dốt nát,chuyên sống bằng nghề lừa đảo và cướp bóc của người khác. Nhưng hắn ta lại có cái bệnh tự ca ngợi và huyễn hoặc mình. Bao giờ nói chuyện hắn cũng thao thao bất tuyệt ca ngợi về sự giỏi giang bản thân, làm như không có mình thì nhân loại sẽ thiệt thòi lắm lắm. Người ta vừa sợ vừa ghét nhưng không làm được gì, vì hắn có mọi quyền lực trong tay. Bao giờ kết thúc buổi nói chuyện, hắn cũng vỗ đánh đét một cái vào đùi và nói:
- Tớ phục tớ quá!…
Mọi người thì ngán ngẫm và chán nản, còn hắn lại càng lấy làm dương dương dương tự đắc. Hắn luôn nghĩ rằng mình tài giỏi và thiên hạ ai cũng phục tùng sợ sệt. Nhưng hắn quên một điều rằng: Ngày mà người dân nổi lên lật đổ những kẻ khoác lác và lừa đảo sẽ không còn xa.
13/4/2013
© Minh Văn
© Đàn Chim Việt

Về 2 câu thơ thường bị nhầm là của Hồ Chủ tịch

Có khá nhiều bài thơ, câu nói thường được cho là của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không chỉ được trích dẫn trong khi nói, chúng còn được trích dẫn trong các bài viết, thậm chỉ là các công trình nghiên cứu hoặc các bài luận văn chính trị xã hội quan trọng. Không chỉ người dân hoăc cán bộ bình thường có sự nhầm lẫn, mà rất nhiều lãnh đạo từ cơ sở đến Trung ương cũng mắc phải lỗi này. Trong rất nhiều sự nhầm lẫn tai hại đó phổ biến nhất là trường hợp câu thơ “Không có việc gì khó…” và câu “Dễ trăm lần không dân cũng chịu…”
Câu thơ “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên” thường được biết đến với tên gọi “Khuyên Thanh niên”. Từ hàng chục năm nay khi được in, được nói đến người ta nghiễm nhiên cho đó là thơ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, hầu như không có ai suy nghĩ gì khác.
Ở công trình Thủy điện Hòa Bình dưới bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh đồi cũng khắc trang trọng bài thơ này với tên tác giả Hồ Chí Minh. Khoảng năm 1975, 1976 bản thân tôi khi học tiếng Trung Quốc thậm chí còn cố gắng dịch bài thơ này ra…chữ Hán để đăng báo…tường! (Đầu đề tôi dịch là “Khuyến Thanh niên”, câu đầu dịch là “Thế gian một hữu nan chi sự”. Thầy giáo dạy Trung văn đọc xong chỉ cười). Rất may sau đó đọc cuốn “Chúng ta có Bác Hồ” của nhà xuất bản Lao Động, tôi bắt gặp hồi ký của một cựu cán bộ Đoàn. Trong đó ông này kể lại hồi ở chiến khu Việt Bắc, ông có gặp xin Bác Hồ một bài thơ để tuyên truyền giáo dục thanh niên. Bác Hồ nói đại ý thơ thì Bác chưa có, nhưng có mấy câu này người xưa hay dùng để dạy thanh niên hay lắm. Sau đó Bác viết lại mấy câu trên cho người cán bộ nọ. Và, có lẽ từ đó mấy câu thơ này đã trở thành bài “Khuyên thanh niên” bất hủ. Thế nhưng, phải cách đây mười mấy năm gì đó tôi mới biết cụ thể xuất xứ của bài thơ này.

Nhiều câu thơ, lời nói của người xưa bị ngộ nhận là của HCM?
Nhiều câu thơ, lời nói của người xưa bị ngộ nhận là của HCM?
Té ra đó là một câu trích trong sách giáo khoa chữ Hán xưa “Ấu học ngũ ngôn thi”. Nhà thơ Ngô Văn Phú đã giới thiệu và dịch đăng một chương cuốn sách này trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trong đó nguyên văn chữ Hán của bốn câu thơ này như sau: “Tạc sơn thông đại hải/ Luyện thạch bổ thanh thiên/ Thế thượng vô nan sự/ Nhân tâm tự bất kiên” (鑿 山 通 大 海/ 鍊 石 補 青 天/ 世 上 無 難 事/人 心 自 不 堅). Như vậy, có thể nói Chủ Tịch Hồ Chí Minh không phải là tác giả của những câu thơ này. Tuy nhiên, chính Bác là người dịch ra tiếng Việt những câu thơ hàm súc, giàu ý nghĩa đó. Đó là một bản dịch tuyệt vời!
Trường hợp hai câu thơ: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong” lại hoàn toàn khác. Rất nhiều cán bộ, giáo viên hễ cứ nói đến vai trò quần chúng nhân dân là y như rằng không thể thiếu câu này, với lời dạo: “Bác Hồ đã dạy…”. Thế nhưng, thực chất đây là hai câu trong một bài ca dao khá nổi tiếng thời chống Pháp của…nhà thơ Thanh Tịnh. Bài này được nhà thơ Thanh Tịnh sáng tác năm 1948 trong cuộc vận động nhân dân đóng thuế nông nghiệp. Đó là bài Dân no thì lính cũng no. Nguyên văn:
“Trông lên thì thấy đầy sao
Nhìn quanh thì thấy đồng bào mến thân
Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong
Thóc thuế mà có dân đong
Trăm công nghìn việc ngược dòng cũng xuôi
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Liệu còn thằng giặc đứng ngồi sao yên ?
Nhân dân là bậc mẹ hiền
Cơm gạo áo tiền thì mẹ phải lo
Dân no thì lính cũng no
Dân reo lập nghiệp, lính hò lập công…”
Thế nhưng nguyên do gì mà những câu thơ trên bỗng nhiên trở thành thơ Bác Hồ? Tôi xin đưa ra một giả thuyết. Tôi đã đọc một bài nói chuyện của Chủ Tịch Hồ Chí Minh với Công an Hà Nội những năm chống Mỹ. Khi nói về việc Công an phải dựa vào nhân dân, Bác có nói đại ý: Đồng bào Quảng Bình nói rất đúng: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Được biết hồi đó hai câu này được viết thành khẩu hiệu và rất phổ biến ở Quảng Bình. Tôi không biết có phải đó là lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến hai câu thơ này không. Nhưng, có thể khi được Người nhắc đến thì những câu thơ đó trở nên nổi tiếng và vì nhiều lý do khác nhau người ta nghĩ đó là thơ Bác Hồ mà tuyệt nhiên không có sự nghi ngại nào. Mặt khác cũng phải thừa nhận hai câu thơ dung dị mà hàm chứa tư tưởng rất lớn của nhà thơ Thanh Tịnh cũng khá gần gũi với cách viết, cách nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Phải chăng đó cũng là một lý do tạo nên sự ngộ nhận này?
Hiểu đúng để sử dụng đúng những bài thơ, câu nói mà sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh thường nhắc đến là điều rất cần thiết. Mọi sự ngộ nhận là không nên và rất dễ bị xuyên tạc.
Khi viết lại những chuyện này tôi chưa có điều kiện tra cứu lại những tài liệu mà mình đã đọc, nhưng tin chắc về cốt lõi là như vậy. Rất mong các bạn cùng trao đổi thêm.
Phạm Xuân Cần 

Tin lạ - VCCI bị Đảng tố!: Cần một cuộc chỉnh đốn thật sự ở VCCI

Triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng là cơ hội để Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận rõ những sai phạm để sửa chữa, khắc phục. Thế nhưng, Ðảng đoàn VCCI kiểm điểm chưa nghiêm túc; không chỉ rõ trách nhiệm của từng người khi để xảy ra sai phạm trong công tác cán bộ, trong quản lý thu, chi tài chính và nội bộ mất đoàn kết. Ðể ổn định và phát triển, rất cần một cuộc chỉnh đốn thật sự ở VCCI.
Quanh co, lẩn tránh trách nhiệm
Một trong những sai phạm rõ nhất ở VCCI thời gian qua là trong công tác cán bộ. Nhiều văn bản, quyết định, hướng dẫn của Ðảng về lĩnh vực này đã ban hành hơn một nhiệm kỳ vẫn chưa được Ðảng đoàn VCCI triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời: chưa làm quy hoạch cán bộ; chưa ban hành các văn bản để cụ thể hóa các Quyết định 67 và 68, ngày 4-7-2007 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn 09, ngày 6-9-2007 của Ban Tổ chức T.Ư về công tác cán bộ; chưa có quy định cụ thể về phân cấp quản lý cán bộ, cho nên toàn bộ việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ chủ yếu là Ðảng đoàn quyết định. Hơn một năm qua, Ðảng đoàn VCCI không kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, mặc dù các đơn vị đã có đề nghị. Hầu hết các trường hợp bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng các đơn vị, Ðảng đoàn không lấy ý kiến tham gia của tập thể Ban Thường vụ Ðảng ủy. Việc bổ nhiệm cán bộ cấp phòng trở xuống không thực hiện theo quy trình mà chỉ căn cứ vào đề xuất của cơ sở. Hồ sơ đề bạt, bổ nhiệm sơ sài, không lấy phiếu tín nhiệm và không lấy ý kiến của lãnh đạo, cấp ủy đơn vị trước khi trình Ðảng đoàn, Ban Thường trực xem xét quyết định. Hầu hết các trường hợp đề bạt, bổ nhiệm đều không có nhận xét của cấp ủy đảng nơi cư trú, không có biên bản kết quả lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ, nhân viên và ý kiến của lãnh đạo, tổ chức đảng của đơn vị; không có nghị quyết của Ðảng đoàn.
  Sai phạm nêu trên là hết sức nghiêm trọng. Nhiều văn bản, kết luận của cơ quan cấp trên về nội dung sai phạm nêu trên chưa được Ðảng đoàn trả lời và thực hiện nghiêm túc, mà kéo dài thời gian để hợp lý hóa việc đã rồi. Khi kiểm điểm theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng, Ðảng đoàn vẫn khẳng định công tác cán bộ được thực hiện đúng quy chế, quy định hiện hành của cơ quan... Về những yếu kém, khuyết điểm, Ðảng đoàn chỉ liệt kê vụ việc, không chỉ rõ trách nhiệm cá nhân; đồng thời cho rằng nguyên nhân là do nhận thức về yêu cầu nắm bắt và triển khai các chủ trương, đường lối, các nghị quyết của Ðảng còn hạn chế; vì quá tập trung vào mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn; vì cơ quan tham mưu thụ động, chưa làm hết trách nhiệm...

 
Ảnh: Internet
Trụ sở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Sai phạm nghiêm trọng, điển hình trong công tác cán bộ ở VCCI là việc bổ nhiệm Tổng Thư ký VCCI tháng 7-2011 không đúng với quy định tại Ðiều 21 của Ðiều lệ VCCI. Công việc quan trọng này chỉ làm trong vòng một ngày; không có quy hoạch cán bộ; không xin ý kiến của Ðảng ủy, nhận xét của chi bộ nơi cán bộ được bổ nhiệm, của chi ủy nơi cán bộ đó cư trú, không kê khai tài sản - những nội dung đã quy định rất rõ trong các văn bản của Ðảng về công tác cán bộ. Chưa họp Ðảng đoàn, chưa xin ý kiến của tập thể Ðảng ủy, nhưng Bí thư Ðảng đoàn đã ký công văn đề nghị bổ sung Tổng Thư ký mới vào Ðảng đoàn. Ðây là một trong những giọt nước tràn ly, gây nên bức xúc trong nội bộ VCCI.
Công luận lên tiếng, Chính phủ yêu cầu giải trình, cấp trên gợi ý kiểm điểm làm rõ, nhưng Ðảng đoàn bao biện rằng, việc bổ nhiệm Tổng Thư ký VCCI đã đáp ứng yêu cầu công việc, vì lợi ích chung. Theo Ðảng đoàn VCCI, những thiếu sót ở đây chỉ là do quy trình chưa chặt chẽ; do Ðảng đoàn chưa chỉ đạo sửa đổi, bổ sung kịp thời quy chế tổ chức cán bộ theo các Quyết định 67 và 68 của Bộ Chính trị. Thật khó hiểu, các văn bản này đã ban hành sáu năm rồi, nhưng VCCI cố tình làm theo quy định của riêng mình; khi kiểm điểm vẫn không nhận lỗi, dù rằng đó là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nội bộ mất đoàn kết.
  Như vậy có thể khẳng định, việc kiểm điểm ở Ðảng đoàn VCCI chưa đạt yêu cầu do Nghị quyết T.Ư 4 đề ra: "Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh". Vì người đứng đầu VCCI chưa thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của Ðảng, Nhà nước về công tác cán bộ.
 Cần làm rõ trách nhiệm người đứng đầu
  Ðã nhiều năm qua, cho đến khi thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng, Ðảng đoàn VCCI không bổ sung, sửa đổi Quy chế làm việc cho phù hợp chức năng, nhiệm vụ nhiệm kỳ Ðại hội Ðảng khóa X, khóa XI; không thực hiện đúng quy chế làm việc, sau các cuộc họp Ðảng đoàn không ra nghị quyết để tổ chức thực hiện. Ðảng đoàn chưa xây dựng Quy chế phối hợp với Ðảng ủy và không cụ thể hóa, thực hiện nhiều văn bản của Trung ương về công tác cán bộ như đã nói ở trên. Vì thế, không ít hoạt động của VCCI, nhất là trong công tác cán bộ, Ðảng ủy không được tham gia mà do Ðảng đoàn tự quyết. Tập thể Ðảng đoàn, trực tiếp và trước hết là đồng chí Bí thư Ðảng đoàn, Chủ tịch VCCI phải chịu trách nhiệm về sai phạm nghiêm trọng này. Thế nhưng, khi kiểm điểm về vai trò của người đứng đầu, Bí thư Ðảng đoàn Vũ Tiến Lộc vẫn khẳng định luôn thực hiện nghiêm túc nguyên tắc lãnh đạo toàn diện của Ðảng; luôn xác định công tác cán bộ đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của VCCI (trên thực tế nhiều văn bản của Ðảng về công tác tổ chức cán bộ không được đồng chí triển khai thực hiện). Còn việc để xảy ra những thiếu sót ấy là do bị cuốn theo công việc chuyên môn, do kinh nghiệm và kiến thức về công tác này còn hạn chế, do cơ quan tham mưu thụ động... Người đứng đầu không dám nhận khuyết điểm thì không thể làm gương cho cấp dưới noi theo như yêu cầu nêu trong nhóm giải pháp hàng đầu của Nghị quyết T.Ư 4: "tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên". Do vậy, các khuyết điểm, sai phạm không quy rõ được trách nhiệm đối với tập thể và từng cá nhân.
  Nhiều ý kiến cho rằng, ở VCCI có biểu hiện mất đoàn kết, không tin tưởng nhau, bằng mặt không bằng lòng, kể cả các đồng chí ủy viên Ðảng đoàn. Ngay cán bộ ở VCCI cũng thốt lên: Vấn đề đơn thư nặc danh, vấn đề báo chí nêu đã làm đau lòng cán bộ, nhân viên VCCI; trong Ðảng đoàn có biểu hiện mất đoàn kết, trong cơ quan có biểu hiện mất dân chủ. Là người đứng đầu, song đồng chí Bí thư Ðảng đoàn chưa nhận thức đầy đủ, kiểm điểm sâu sắc trách nhiệm của mình, mà cho rằng những vấn đề trong cơ quan là do một số phần tử cơ hội, có ý đồ xấu vì mục đích cá nhân cố tình dựng chuyện, vu khống và lợi dung những thiếu sót của Ðảng đoàn trong chỉ đạo điều hành để xuyên tạc, thổi phồng, bóp méo sự thật; Ðảng đoàn không mất đoàn kết; người đứng đầu không độc đoán, mất dân chủ...
  Cùng với những sai phạm đã rõ, một số vấn đề về quản lý, thu chi tài chính, thực hiện các dự án ở VCCI cũng đang được các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ. Ðiển hình là việc đầu tư xây dựng tòa nhà VCCI tower; việc phê duyệt, đầu tư và ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty TNHH Sartun; việc tổ chức Hội nghị ASEAN Bis 2010; việc chi phí tiếp khách,... rất cần được tiếp tục kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân.
   Rất tiếc, việc kiểm điểm của tập thể và cá nhân đồng chí Bí thư Ðảng đoàn VCCI chưa đạt yêu cầu Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng Ðảng và các văn bản khác của Trung ương về việc thực hiện nghị quyết đặc biệt quan trọng này. Ngay trong những ngày diễn ra kiểm điểm ở Ðảng đoàn VCCI, đã có ý kiến lo ngại chưa đạt yêu cầu, vì việc nhận thức về khuyết điểm của từng ủy viên Ðảng đoàn và người đứng đầu chưa sâu sắc; chưa thấy hết ảnh hưởng xấu của nó tới hoạt động của VCCI; nặng về đưa ra sự việc, tình hình, liệt kê và giải thích, biện hộ, đổ lỗi vì những lý do khác.
 Chúng tôi tin rằng, hơn một nghìn cán bộ, nhân viên VCCI ai cũng tha thiết mong muốn tập thể và cá nhân đồng chí Bí thư Ðảng đoàn, Chủ tịch VCCI phải kiểm điểm, tự phê bình và phê bình một cách nghiêm túc để làm rõ trách nhiệm của mình về những sai phạm xảy ra ở cơ quan. Những việc đã kết luận rõ thì phải giải quyết dứt điểm, xử lý nghiêm cán bộ sai phạm và làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu. Người đứng đầu VCCI cần dũng cảm nhận trách nhiệm cá nhân và hình thức kỷ luật trước Ðảng về những sai phạm kéo dài ở VCCI trong nhiều năm qua. Mỗi cán bộ, đảng viên ở VCCI, trước hết là các đồng chí trong Ðảng đoàn, cán bộ lãnh đạo các đơn vị cần thấy rõ trách nhiệm của mình trước tập thể về những vi phạm kéo dài. Do không mạnh dạn, thẳng thắn đấu tranh tự phê bình và phê bình, cho nên để xảy ra vi phạm nghiêm trọng kéo dài. Thiết nghĩ, đã đến lúc cần phải có cuộc chỉnh đốn ở VCCI thì mới lấy lại được niềm tin, ổn định để phát triển vì cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Bắc Văn- Quốc Cảnh
(Nhân dân)

Giá vàng thế giới lao dốc, liệu nỗ lực của ngân hàng nhà nước tan thành mây khói?

Nếu phản ánh hết mức giảm của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước sáng nay phải giảm trên 2 triệu đồng/lượng...

Một phiên bán tháo nữa đã đẩy giá vàng quốc tế “bốc hơi” hơn 5% vào đêm qua. Với phiên lao dốc này, giá vàng chốt lại tuần mất giá tồi tệ nhất kể từ tháng 12/2011.

Phiên giao dịch cuối tuần tại thị trường New York chứng kiến giá vàng lần đầu tiên tuột xuống dưới ngưỡng 1.500 USD/oz kể từ tháng 7/2011. Mức sụt giảm chóng mặt chính thức đưa vàng vào thị trường giá xuống (bear market, thuật ngữ dùng để chỉ một thị trường giảm điểm ít nhất 20% kể từ đỉnh gần nhất).

Hãng tin Reuters cho biết, các nhà đầu tư tổ chức đang tháo chạy khỏi thị trường vàng để chuyển sang các kênh đầu tư khác. Rủi ro từ hoạt động bán vàng của các ngân hàng trung ương và tâm lý ngày càng bi quan về triển vọng giá vàng khiến kim loại quý này gần như không còn yếu tố hỗ trợ trong ngắn hạn.

Quy mô của đợt bán tháo này có thể sẽ càng củng cố thêm những dự báo cho rằng, đợt tăng giá kéo dài suốt 12 năm qua của vàng đang đi vào hồi kết.

Lúc đóng cửa, giá vàng giao ngay bị “gọt” mất 84 USD/oz, tương đương mức giảm 5,4%, còn 1.478 USD/oz. Tính chung cả tuần, giá vàng giảm trên 6%.

Trên thị trường vàng giao sau, giá vàng giao tháng 6 có thời điểm rớt về ngưỡng 1.476 USD/oz. Khi đóng cửa phiên, giá vàng dừng ở mức 1.501,4 USD/oz, hạ 4,1%.

Nếu phản ánh hết mức giảm của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước sáng nay phải giảm trên 2 triệu đồng/lượng.

Trong phiên đấu thầu ngày hôm qua, Ngân hàng Nhà nước đã bán được cho các đơn vị trúng thầu 40.000 lượng vàng. Đơn vị trúng thầu nhiều nhất mua được 10.000 lượng, ít nhất mua được 1.000 lượng. Như vậy, có thể thấy, rủi ro thua lỗ là rất lớn nếu những số lượng vàng này được nắm giữ qua đêm.

Đà bán tháo trên thị trường vàng New York đã tăng tốc trong phiên đêm qua sau khi thống kê của Mỹ cho thấy doanh thu bán lẻ tại nước này bất ngờ suy giảm. Số liệu này đẩy thị trường chứng khoán Phố Wall giảm điểm, giá dầu thô sụt mạnh, nhưng lại đẩy đồng USD tăng giá với tư cách một tài sản an toàn. Giới đầu tư cũng mạnh tay gom mua trái phiếu kho bạc Mỹ.
Giá vàng thế giới “rơi tự do”
Biểu đồ diễn biến giá vàng giao ngay tại thị trường New York phiên ngày 12/4 (đường màu xanh lá), ngày 11/4 (đường màu đỏ) và ngày 10/4 (đường màu xanh da trời) - Nguồn: Kitco.
Tuần này, xuất hiện thêm một số nhân tố mới gây sức ép giảm giá cho vàng, bao gồm một kế hoạch dự thảo bán vàng của đảo Cyprus để có nguồn tài chính cho giải quyết khủng hoảng nợ. Việc các quỹ tín thác (ETF) đầu tư vàng hàng đầu như SPDR Gold Trust liên tục xả hàng càng khiến tâm lý của thị trường đối với vàng thêm phần bi quan.

“Quy mô của đợt giảm giá này thật lớn. Thị trường đã cố hồi phục nhưng không thể… Giá vàng đang mất hết lực hỗ trợ… giống như một con dao cắt qua một miếng bơ”, nhà phân tích Robin Bhar thuộc ngân hàng Societe Generale đánh giá.

Reuters cho biết, tốc độ bán tháo vàng gia tăng trong phiên hôm qua có vẻ như có liên quan tới sự biến động của giá trái phiếu chính phủ Nhật. Sự biến động này buộc một số nhà đầu tư phải bán ra các tài sản khác, trong đó có vàng, để bù lỗ.

Tình hình càng tệ hơn khi khối lượng giao dịch trên các sàn vàng có sự gia tăng mạnh từ lúc giá vàng mất ngưỡng hỗ trợ then chốt 1.521 USD/oz.

Kể từ đỉnh cao kỷ lục 1.920,3 USD/oz đạt được vào tháng 9/2011, giá vàng đến nay đã giảm 23%, rơi vào thị trường giá xuống.

Trước đợt giảm giá này, vàng đã có hơn 1 thập kỷ tăng giá với vai trò “vịnh tránh bão” số 1 trong bối cảnh những lo ngại về lạm phát do chính sách bơm tiền ồ ạt vào thị trường của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhằm kích thích nền kinh tế lớn nhất thế giới hậu khủng hoảng tài chính.

Với những tín hiệu hồi phục đang diễn ra trong nền kinh tế Mỹ thời gian gần đây, giá vàng rơi vào cảnh chịu sức ép giảm lớn. Giới đầu cơ tại Mỹ đang có mức nắm giữ các hợp đồng vàng đầu cơ giá lên thấp nhất kể từ tháng 12/2008.

“Liệu giá vàng có thể thử phá ngưỡng 1.300 USD/oz hay 1.200 USD/oz trong ngắn hạn trên phương diện kỹ thuật? Câu trả lời là hoàn toàn có thể”, ông Geoffrey Fila, nhà quản lý danh mục thuộc quỹ Galtere ở New York, đánh giá.

Các kim loại quý khác cũng bị bán tháo trong phiên giao dịch đêm qua, trong đó giảm giá mạnh nhất là bạc. Giá bạc sụt gần 5,4%, chốt phiên ở 26,12 USD/oz. Thị trường hàng hóa nói chung đã có một phiên tồi tệ. Giá dầu thô Brent sụt xuống mức thấp nhất trong 9 tháng.

Cách đây ít hôm, Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra đánh giá rằng, đảo Cyprus cần phải bán 10 tấn vàng dự trữ quốc gia để huy động 400 triệu Euro, tương đương khoảng 525 triệu USD, góp vào kế hoạch giải cứu chính nước này. Đây là khối lượng vàng không lớn, nhưng thị trường tin rằng, những quốc gia nặng nợ ở Eurozone như Italy và Bồ Đào Nha rốt cục có thể sẽ đến lúc phải bán vàng như Cyprus để giải quyết tình trạng nợ nần.

“Nếu như Cyprus có thể gây sóng gió trên thị trường vàng, thì sẽ có nhiều lý do để mà lo ngại. Slovenia, Hungary, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy cũng đều có thể phải bán vàng”, ông Milko Markov, nhà phân tích đầu tư thuộc SK Hart Management, nhận định.

Tổng lượng vàng nắm giữ trong các quỹ tín thác vàng hàng đầu thế giới hiện đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2012.

Đêm qua, quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới là SPDR Gold Trust đã bán ra gần 23 tấn vàng, giảm khối lượng nắm giữ về mức 1.158,6 tấn vàng. Cả tuần, quỹ này xả 46,7 tấn vàng. Trong 2 tuần trở lại đây, quỹ đã bán gần 63 tấn vàng.
(VnEconomy)

Bổ nhiệm ông Lê Minh Trí làm phó Ban Nội chính Trung ương

Ông Lê Minh Trí (Giữa)
Theo tin từ Ban Tổ chức Trung ương, ngày mai (15-4), Ban Tổ chức Trung ương sẽ làm lễ công bố quyết định của Ban Bí thư phân công ông Lê Minh Trí, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, làm phó trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Ông Trí là phó ban thứ tư, một trong hai phó ban không phải là ủy viên Trung ương Đảng.
Ông Lê Minh Trí sinh năm 1960, nguyên là chủ tịch UBND quận 1 (TP.HCM). Cuối năm 2009, ông được HĐND TP bầu bổ sung làm phó chủ tịch UBND TP.HCM và giữ chức danh đó cho đến nay.
(PLTP) 

Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh xin nghỉ hưu sớm

Ông Trần Khiêu
Tối 13-4, ông Trần Khiêu - chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh - xác nhận với Tuổi Trẻ rằng ông đã nộp đơn xin nghỉ hưu sớm và chắc chắn sẽ nghỉ trong năm 2013, khi chưa được 60 tuổi. Ông nói thêm:
- Tôi đã 59 tuổi rồi. Tôi xin nghỉ vì lý do sức khỏe và không muốn người ta nói mình tham quyền cố vị. Tôi thấy đã cống hiến đủ rồi, cần phải tạo điều kiện cho lớp trẻ lên thay. Tôi về sớm, người ta sẽ không nói ra nói vào này nọ. Tôi đề nghị tổ chức cho tôi nghỉ trước sáu tháng theo quy định.
Không có chuyện “trai gái”
* Ngoài lý do sức khỏe, có phải do áp lực dư luận về chuyện “trai gái” của ông và bà Trần Hồng Ly - phó phòng quản lý doanh nghiệp ban quản lý Khu kinh tế Trà Vinh?
- Không có. Tôi chỉ nói lý do sức khỏe là chính.
* Ở Trà Vinh có khá nhiều dư luận về mối quan hệ bồ bịch của ông. Ông giải thích thế nào?
- Tôi thừa nhận là có dư luận. Nhưng đó là sự ngộ nhận. Trong cuộc sống, người ta thương thì nói khác mà người ta ghét thì sẽ nói khác nữa. Tôi có nhiều đứa em cấp dưới, thương đứa này nhiều, thương đứa kia ít cũng bị nói. Tôi và cô Ly thân tình, gần gũi, gắn bó nhau thì người ta ngộ nhận cho rằng tôi với cô Ly này nọ. Nhưng tôi khẳng định không hề vượt giới hạn tình cảm anh em.
Hồi chiến tranh, khoảng năm 1970, tôi đi bộ đội, được ông nội cô Ly che chở, nuôi giấu nên tôi mang ơn tới giờ. Vợ chồng tôi và gia đình cô Ly chơi thân nhau như anh em trong gia đình nên người ta ngộ nhận thôi.
* Vừa qua Ủy ban Kiểm tra trung ương vào kiểm điểm cán bộ chủ chốt tỉnh Trà Vinh, có đề cập chuyện quan hệ trai gái của ông với bà Ly. Ông giải trình thế nào?
- Tôi cũng giải trình, chứng minh tôi và cô Ly chỉ là anh em thân thiết. Ngoài chuyện mối quan hệ giữa hai gia đình, khi làm phó chủ tịch UBND tỉnh tôi còn kiêm trưởng ban quản lý các khu công nghiệp. Cô Ly làm nhân viên ở đây nên cũng thân thiết. Việc này chỉ là dư luận, Ủy ban Kiểm tra trung ương xác minh và cũng không kết luận tôi quan hệ nam nữ bất chính.
* Theo chúng tôi biết, mặc dù không kết luận nhưng Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng có nhắc nhở ông cẩn thận chuyện “trai gái”?
- Có. Anh em có nhắc tôi cẩn thận hơn để tránh dư luận không tốt. Tôi cũng đã rất hạn chế gặp cô Ly. Trước đây anh em hay đi ăn uống, nhậu nhẹt. Mấy tháng nay không còn gặp hay đi như vậy nữa. Thỉnh thoảng có đi thì đi chung với nhiều người.
Mình sống trong tập thể, có Ban thường vụ Tỉnh ủy, có UBND tỉnh, có cơ quan chức năng và nhân dân giám sát, mình đâu thể muốn làm gì thì làm.
Không can thiệp mà chỉ “điện thoại”
* Dư luận về ông và bà Ly xảy ra nhiều năm rồi chứ không phải mới đây. Vì sao ông không tìm cách cắt đứt quan hệ “anh em” làm người ta ngộ nhận như ông nói mà để dây dưa đến bây giờ?
- Cắt làm sao được chứ. Tôi là chủ tịch tỉnh, tôi từng mang ơn gia đình người ta cưu mang trong chiến tranh, giờ nói cắt là cắt sao. Người ta sẽ bảo tôi có trăng quên đèn, ăn cháo đá bát, làm lớn thì quên hết. Khó lắm. Nhưng tôi tự thấy trong sạch nên cứ để vậy, không có gì thì từ từ người ta cũng hiểu mà.
* Có dư luận trong ban quản lý Khu kinh tế Trà Vinh nói ông đã can thiệp để giảm nhẹ kỷ luật của bà Ly. Chuyện này thực hư thế nào?
- Tôi không can thiệp mà chỉ điện thoại cho anh Sáu Truyền (bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp) nói là phải xử thấu tình đạt lý, đừng để cô Ly khiếu nại này nọ thì sau này tới tôi sẽ rất khó cho tôi. Chủ tịch là người ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng về xử lý cán bộ về mặt chính quyền. Nếu cô Ly khiếu nại, tôi giải quyết giảm nhẹ kỷ luật thì người ta nói tôi bênh vực, bao che. Còn nếu giữ nguyên hoặc xử nặng hơn thì cũng không được.
* Cũng có dư luận trước đây ông có can thiệp ban quản lý khu công nghiệp khi cơ quan này muốn cho bà Ly thôi nhiệm vụ thủ quỹ ở đây?
- Không có đâu. Lúc đó tôi nói với anh Tư Lực (lúc đó là phó ban - PV) là chuyện đó tùy tổ chức thôi chứ không chỉ đạo này nọ.
* Vụ bà Ly ngang nhiên vào trụ sở UBND tỉnh Trà Vinh và đập kính xe, đập cửa phòng làm việc của ông. Dư luận cho rằng do bà ta ra vào thường nên ai cũng biết rất thân thiết với ông nên không bị cảnh sát bảo vệ chặn lại, cũng không dám phản ứng mạnh và không ai dám đặt vấn đề bồi thường?
- Cô Ly có đập bể kính xe hay cửa kính phòng làm việc gì đâu mà bồi thường. Còn cô ta vào UBND tỉnh để tìm tài xế của tôi lấy chìa khóa. Việc đó đã rõ, đã xử lý rồi.
(Tuổi trẻ)  

LS Nguyễn Trần Bạt - Văn hóa tranh luận

Không phải cuộc thi đua
Tranh luận để tìm chiến thắng sẽ không thể nào tìm ra kết quả khả dĩ chấp nhận giữa các phía vì không có cuộc tranh luận nào mà sự chiến thắng là đích cuối của cuộc đua. Tranh luận không phải là cuộc thi đua vì thế khái niệm chiến thắng đã bị hiểu sai, và người tập trung dùng những chiêu thức đánh dưới thắt lưng đối phương buộc xã hội phải xét lại văn hóa tranh luận cần phải có những tiêu chuẩn nào, và tại sao có những điều không thể đem vào một cuộc tranh luận.
Xã hội dân sự là nơi thường xảy ra những cuộc tranh luận nhất vì ở đó là một tập thể dân chủ, tự do cùng theo đuổi một mục tiêu nào đó rất rõ ràng. Những cuộc họp thường kỳ sẽ tạo cơ hội cho các thành viên trong nhóm trao đổi quan điểm của mình. Những tranh luận xảy ra có thể lệch lạc lúc đầu khi cá nhân nghĩ đến dành chiến thắng cho mình, tuy nhiên chung quanh là những suy nghĩ, những quan điểm khác đã tự điều chỉnh những lệch lạc, trái chiều đó và dần hình thành một tiêu chuẩn cho các cuộc tranh luận: tập trung vào chủ đề, phân tích các yếu tố nội tại, phản bác những nhận định hời hợt, thiếu cơ sở khoa học và thuyết phục người tranh luận bằng kiến giải của mình.
Những vấn đề không thể chấp nhận trong các cuộc tranh luận được phát hiện từ những buổi họp dân chủ này cho thấy các chi tiết cá nhân, những thất bại, khiếm khuyết của đối tượng tranh luận không thể đem vào cuộc tranh luận như một chứng lý đả kích lập luận của đối thủ.
Bảo vệ quan điểm của mình và tôn trọng quan điểm của người khác là một trong những yếu tố nổi bật của một nền dân chủ trưởng thành.
Bằng cách nào đó, tranh luận là tập dượt, thao tác để hình thành mặt bằng dân chủ. Văn hóa tranh luận chỉ tồn tại khi mọi người ra sân ngang hàng nhau trong “tư cách con người” chứ không qua cấp độ văn bằng, tiền bạc, chức vụ hay thậm chí tuổi tác.

LS Nguyễn Trần Bạt
Câu chuyện của TS Alan Phan chúng tôi nghĩ là một tiếng cảnh báo văn hóa tranh luận của Việt Nam trong lúc này, khi mà nền dân chủ thực sự vẫn còn mơ hồ và bị lệ thuộc từ nhiều phía. Qua bài phỏng vấn với Luật sư Nguyễn Trần Bạt, giám đốc InvestConsult sẽ gợi mở thêm những gì mà văn hóa tranh luận đang va vấp.
Không bươi móc cá nhân
Mặc Lâm: Xin cám ơn Luật sư đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi hôm nay về vấn đề văn hóa tranh luận. Vừa qua như ông đã biết, TS Alan Phan đã đưa ra cảnh báo chính phủ không nên tiếp sức cho thị trường bất động sản và hãy để cho nó tự chết và tự tái sinh.

Ngay sau đó ông Đoàn Nguyên Đức chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã có những lời lẽ được coi là mạ lỵ cá nhân TS Alan Phan trên nhiều tờ báo. Từ cung cách này Luật sư nhận xét thế nào về văn hóa tranh luận của nước ta trong mấy lúc gần đây, thưa ông?
LS Nguyễn Trần Bạt: Tôi nghĩ rằng có một sự va chạm nào đó giữa anh Đoàn Nguyên Đức và anh Alan Phan. Sự va chạm ấy nó không khái quát được không khí tranh luận ở Việt Nam hay người Việt Nam với nhau. Riêng cuộc tranh luận này tôi nghĩ đó là việc riêng của anh Đoàn Nguyên Đức và Alan Phan, nó phản ảnh không chỉ thái độ mà còn những bức xúc của mỗi một người.
Anh Alan Phan với tư cách là một nhà đầu tư trước đây và là một nhà hoạt động kinh tế thì anh ấy nói một cách khách quan hay ngoại cuộc về chuyện này. Còn anh Đoàn Nguyên Đức là một nhà đầu tư, và có lẽ là nhà đầu tư lớn, anh ấy vừa là người gây ra, vừa là nạn nhân và cũng là khổ chủ của câu chuyện bất động sản nên anh ấy có phản ứng của một người trong cuộc, và có thể đâu đó anh ta cũng là nạn nhân của câu chuyện bất động sản. Tôi nghĩ nó phản ảnh quan niệm khác nhau, thái độ khác nhau và phản ảnh cả hoàn cảnh khác nhau nữa.
Tôi không theo dõi kỹ phản ứng của anh Đoàn Nguyên Đức cho nên có lẽ xin phép anh Mặc Lâm tôi không đưa ra bình luận gì về phát biểu của anh Đoàn Nguyên Đức được. Thế nhưng do anh đã khái quát thành văn hóa tranh luận thì tôi nghĩ rằng văn hóa tranh luận rõ ràng là một cái văn hóa cần phải có tiêu chuẩn. Cái tiêu chuẩn ấy phải lấy khoa học hay cơ sở khoa học để không còn va chạm trong các cuộc tranh luận. Va chạm của các cá thể khác nhau mà là sự va chạm của những quan điểm khác nhau, và chuyện này tôi hoàn toàn đồng ý với dư luận đòi hỏi có một thái độ hợp lý và cơ sở khoa học trong các cuộc tranh luận.
Mặc Lâm: Thưa ông, nguyên tắc tranh luận thường gặp ở những buổi họp trong cơ quan, tại các hiệp hội tư hay trong những tổ chức xã hội dân sự của các nước dân chủ thì sự tranh luận luôn cấm kỵ bới móc cá nhân hay đưa ra những khiếm khuyết của họ để giành thế thượng phong. Trong vụ này thì ông Đoàn Nguyên Đức cho rằng ông Alan Phan không có đóng góp gì cho đất nước và vì vậy không có quyền đưa ra những nhận định như thế…
LS Nguyễn Trần Bạt: Nếu anh Đức nói như thế thì nói quá. Bởi vì quyền tranh luận là quyền của người đóng góp và cả người không đóng góp. Bởi vì nói cho cùng sự đóng góp nó có nhiều nghĩa, đóng góp một cách cụ thể các công trình, các dự án như anh Đức. Cũng có thể những đóng góp lẽ phải mà mình truyền bá, những nguyên tắc mà mình giới thiệu vì vậy quá trình tham gia vào một cuộc tranh luận không liên quan gì đến việc anh đóng góp hay không đóng góp. Phải nói rằng cá nhân tôi cũng không đồng ý với Alan Phan nhưng tôi không nói và nếu giả sử tôi có nói tôi cũng không phản đối anh Alan Phan như một số người, nhưng bảo đồng ý tôi cũng không đồng ý.
Về mặt khoa học của phát biểu, về phương pháp tiếp cận này khác thì tôi nghĩ rằng mỗi người có một cách khác nhau tôi không can thiệp về bản chất của các tiếng nói tranh luận dân chủ tức là tôn trọng bản chất của các cá thể, các ý kiến.
Có lẽ tôi không đồng ý quan điểm với anh Alan Phan nhưng tôi không động chạm tới thành tích cá nhân hay việc đóng góp hay không đóng góp của anh Alan Phan.
Biểu hiện dân chủ
Mặc Lâm: Ông chia sẻ thế nào khi các cuộc tranh luận mà tính dân chủ được công nhận và tuân thủ, tức là biểu hiện cao nhất của văn hóa tranh luận, nơi ấy mọi người đều có quyền được sử dụng chính kiến của mình như một khí cụ vừa bảo vệ vừa tấn công đối tượng tranh luận?
LS Nguyễn Trần Bạt: Tôi nghĩ ở các hoàn cảnh khác nhau thì chất lượng, động cơ của một cuộc tranh luận sẽ khác nhau. Dân chủ là một cách thức chứ dân chủ không phải là chất lượng phải có trong một cuộc tranh luận. Cuộc tranh luận giữa hai người đứng trông một người bị đánh, bị ăn đòn thì nó khác với cuộc tranh luận giữa người bị ăn đòn và người đánh. Vì thế chất lượng dân chủ cần được thể hiện trong hai cuộc tranh luận. Hai loại tranh luận này rất khác nhau.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, một nền kinh tế mới nổi dậy đã gặp khó khăn ngay trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên phản ứng của Việt Nam có lẽ là phản ứng của người chịu trận một cách trực tiếp cho nên đôi khi không giữ được bình tĩnh. Nhà cầm quyền đôi khi cũng không giữ được bình tĩnh. Những người phát biểu, phản biện hay tranh luận đôi khi cũng có những vấn đề không được tử tế gì vì xã hội chưa hình thành tiêu chuẩn của các cuộc tranh luận, vì thế nó rất thiếu những cái mà anh gọi là những cuộc tranh luận chuyên nghiệp. Có lẽ Việt Nam cần phấn đấu để có những tiêu chuẩn trong các cuộc tranh luận chuyên nghiệp.
Mặc Lâm: Nếu đồng ý rằng tranh luận là biểu hiện mức độ dân chủ trong xã hội thì theo ông Việt Nam đã có tiến bộ dân chủ trong tranh luận hay chưa?
LS Nguyễn Trần Bạt: Tôi nghĩ rằng là tiến bộ nhiều. Nếu anh xem tranh luận là biểu hiện dân chủ thì phải nói rằng những cuộc tranh luận trong nước càng ngày càng trực tiếp hơn, càng ngày càng thuyết phục hơn, và gần các vấn đề bức thiết hơn.
Tôi chưa dám khái quát tranh luận là biểu hiện cái gọi là phát triển dân chủ nhưng nếu xem tranh luận là một dấu hiệu thì tôi cho rằng tranh luận tại Việt Nam ngày càng sôi động hơn, càng thiết thực hơn và càng ngày càng rầm rộ hơn, đặc biệt là đem so với những năm 90 trở về trước thì xã hội Việt Nam đổi thay nhiều. Những nhà lãnh đạo Việt Nam phải đối đầu với những ý kiến không thuận tai lắm. Phản ứng có thể khác nhau ở một số người, vào một số lúc và ở một số vấn đề, nhưng tôi nghĩ mật độ khả năng tranh luận, thực tế tranh luận và những vấn đề khác nhau kể cả những vấn đề xưa nay là “taboo” thì nó nở rộ và cái đó có lẽ biểu lộ tích cực khái niệm của điều anh nói là dân chủ.
Mặc Lâm: Trên mặt báo chính thống người ta không tìm thấy những cuộc tranh luận trước những đề tài thiết thân trong quá trình cải tổ xã hội hay chính trị. Có một thế lực vô hình ngăn cản những tiếng nói đóng góp vào việc phát triển đất nước thông qua các cuộc tranh luận công khai trên báo chí, luật sư có cho rằng đây là lực cản của sự phát triển hay không?
LS Nguyễn Trần Bạt: Tôi nghĩ dân chủ là một quá trình và tranh luận xã hội cũng là quá trình nó phát triển cùng với năng lực cũng như sức chịu đựng của các lực lượng tham gia chính trị trong nước. Nếu đem so với nhiều năm trước đây, năm mười năm trước đây thì tôi nghĩ xã hội phương diện này có tiến bộ. Còn nói trên báo chí công khai, báo chí chính thống không có các cuộc tranh luận thì tôi đồng ý có hiện tượng này. Hay nói cách khác có các cuộc tranh luận một chiều và những hiện tượng như vậy nó sẽ dần dần mất đi cùng với sự phát triển sức chịu đựng của những người trí tuệ tức là về phía người phản biện và người phản đối, tìm ra được một cách tiếp cận vấn đề phải chăng hơn, hợp lý hơn. Về phía nhà cầm quyền thì chắc chắn phải tìm được một thái độ vừa phải hơn và thích hợp hơn. Tôi nghĩ đó là sự phát triển năng lực chính trị của mỗi một lực lượng xã hội.
Tôi nghĩ trong một thời gian chắc chắn anh Mặc Lâm sẽ tìm thấy những dấu hiệu mới tuy nhiên phải nói rằng không thể nhanh được. Do chúng ta sốt ruột tìm ra một phương thức nào đó để làm cho xã hội tiến bộ hơn nên không thực hài lòng.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-04-13

Nguyễn Vạn Phú - Blog cũng phải chịu trách nhiệm về sự chính xác của thông tin như báo chí


Dân Luận: Xin cảm ơn nhà báo Nguyễn Vạn Phú đã chỉ ra sai sót của Dân Luận. Chúng tôi xin đăng riêng bài này như một lời nhắc nhở cho chính mình và các blogger Việt Nam nói chung. Chúng tôi sẽ gửi lời tới tác giả Tưởng Năng Tiến để ông có những đính chính phù hợp.
Tình cờ đọc được bài “Nước Sông Pa và Cường Đô La” rất hay của Tưởng Năng Tiến trên Dân Luận. Bài viết điểm cuốn bút ký của cô giáo Amai B’Lan, “Nước mắt của rừng” kể về cuộc sống bần cùng của người dân tộc Jrai bên dòng sông Pa lại càng bế tắc hơn khi Hoàng Anh Gia Lai đến làm thủy điện, nuốt hết một nửa buôn làng, biến dòng sông êm đềm ngày xưa thành “một đường băng nước khổng lồ, dơ bẩn và đục ngầu”, như “một con quái vật lúc nào cũng chực chờ muốn nuốt chửng buôn làng…” Rất cảm động.
Nhưng vấn đề là Hoàng Anh Gia Lai là của Đoàn Nguyên Đức, nó không liên quan gì đến Cường Đô La, con người được miêu tả trong bài viết như báo chí từng miêu tả: thú chơi siêu xe, về mối tình với các chân dài.
Tôi không khoái gì hình ảnh cậu này nhưng chuyện gì ra chuyện đó. Của Đoàn Nguyên Đức sao lại gán cho Cường Đô La?
Điều đáng nói hơn là mặc dù đã có những phản hồi cho biết sự nhầm lẫn này nhưng cho đến nay cả Dân Luận và trang blog của Tưởng Năng Tiến vẫn để y nguyên bài viết như thế, dường như họ xem Cường Đô La là loại công dân hạng hai, có bị gán tiếng xấu sai cũng rán mà chịu. Cái này là bài học dân chủ quan trọng: tôn trọng người dân tộc như thế nào thì mình cũng tôn trọng những người “yếu thế trên dư luận” như Cường Đô La thế ấy. Còn không cũng chỉ là một loại phân biệt đối xử tinh vi hơn một chút mà thôi.
Một chuyện quan trọng khác: Blog cũng phải chịu trách nhiệm về sự chính xác của thông tin như báo chí – đã sai thì phải xin lỗi và sửa. Không thể như nhiều blog hiện nay, cứ tung thông tin ra bất kể đúng sai.
Nguyễn Vạn Phú   (Blog Nguyễn Vạn Phú)
 

Người ta giống nhau ở chỗ không ai giống ai cả

Đó là một dòng chữ ở bìa cuối cuốn Hoen gỉ – cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi, viết năm 1994, khi 20 tuổi. Cũng năm đó, hoặc trước nữa, tôi còn viết một truyện ngắn nhan đề: Người ta nghiêm túc ở tuổi hai mươi, đăng báo Tiền Phong, mục Tác phẩm tuổi xanh. Giờ gặm lại những thứ đó, thấy nho còn xanh lắm, thậm chí là rất non đằng khác. Nhưng khi người ta trẻ, người ta có quyền nghĩ mình nghiêm túc, có quyền bi quan, tuyệt vọng, ủ dột, và có quyền khác biệt.
Khi chị Châu Minh, biên tập viên NXB Hà Nội hỏi tôi muốn đề từ câu nào trên bìa sách, tôi đã chọn câu ấy: “Người ta giống nhau ở chỗ không ai giống ai cả”, vì nó phù hợp với cuốn tiểu thuyết, với nhân vật chính, một gã nhà báo lập dị. Có thể hồi đó tôi say mê sự khác biệt của mình. Thì sao nữa, viết văn chính là một sự khác biệt, một sự ngu ngốc, điên rồ.

Cuốn Hoen gỉ – cuốn tiểu thuyết đầu tay của Đặng Thiều Quang
Nhưng con người là những kẻ vô lý, hoặc ít ra xã hội chúng ta có thói quen là vậy, thích đồng hóa mọi thứ, họ khó có thể chấp nhận sự khác biệt, từ hình thức đến suy nghĩ của những kẻ khác. Gần đây họ đang xúm vào ném đá cậu bé Đỗ Nhật Nam, chỉ vì cậu này có trả lời phỏng vấn đại ý rằng cậu ta không thích truyện tranh, cậu gọi truyện tranh là một con sâu đục khoét tâm hồn. Thậm chí cách đây mấy hôm tên cậu liên tục được nhắc tới trong bữa cơm của các bậc cao niên. Thoạt tiên tôi chẳng nhớ ra nổi cái tên này, và chẳng hiểu các cụ nói về chuyện gì nữa, mãi sau tôi mới nhớ ra đã từng gặp cậu bé này trong một event gặp gỡ cộng tác viên của Thái Hà Book, cậu được báo chí săn đón, gọi cậu là thần đồng. Cậu nói năng như người lớn, nói nhanh như liên thanh, xưng tôi, rất tự tin. Nhưng như thế thì đã làm sao? Phải thú nhận một điều là đã hơn một lần tôi từng nghĩ truyện tranh là nhảm nhí, đa phần ảnh hưởng không tốt đến trẻ nhỏ. Tôi cũng không thích bọn trẻ suốt ngày dán mắt vào phim hoạt hình nữa, ngay cả khi tôi cùng chúng xem hết tập này đến tập khác Mèo béo Oggy và những con gián.
Tôi ngạc nhiên khi các dư luận viên dân chủ mạng của chúng ta lại có thể phẫn nộ đến vậy vì quan điểm của một cậu bé bất đồng với họ. Chúng ta đừng mơ đến nền dân chủ, không phải vì lũ lợn cai trị quá độc tài, mà đơn giản là bởi nó (nền dân chủ), là quá xa xỉ với một cái trại gia súc, vậy thôi.
Bạn có thể yêu thích phim khiêu dâm, tốt thôi, điều đó chứng tỏ bản năng duy trì nòi giống của bạn khá mạnh. Bạn thích truyện diễm tình tôi viết, vâng tốt quá, bạn là người thích lãng mạn hoa tình. Nhưng đừng vì thế bắt mọi người phải giống như bạn. Vẫn còn vô số người có thiên hướng yêu thích phim hoạt hình, phim Hàn Quốc, phim tài liệu, hoặc đơn giản là họ không thích phim ảnh hoặc tiểu thuyết, sách vở…
Khó mà đòi hỏi có sự tôn trọng ở xã hội này, nhất là tôn trọng sự khác biệt của nhau. Câu chuyện về cậu bé kia chỉ là một phần nổi rất nhỏ của tảng băng lạnh lẽo này. Nó tồn tại ở đó mà người ta không hay biết, luôn đổ hết mọi lỗi cho cơ chế, nhưng họ ít khi nhận thức được nó ở chính nhận thức của họ, ẩn sâu trong định kiến của chính họ, thậm chí có thể gọi nó là ý thức hệ hoặc tư duy bày đàn cũng không có gì là quá đáng.
Chủ đề này có nhiều điều để bóng bàn, sẽ trở lại sau ít phút, lưu tạm vào đây đã.
[Ban nãy viết khá dài, bụp phát thao tác sao đấy go back one page mất sạch :(]
Tôi đã trở lại, sau khi pha thêm một cốc cà phê bự, ngồi giữa cái quán nhỏ bên đường vành đai 3 Khuất Duy Tiến. Đã muộn rồi, nhưng những chiếc xe tải vẫn chạy rầm rầm ở đường trên cao lẫn làn bên dưới. Những đồng chí công an phường ngồi trên thùng chiếc xe tải bé tí, lượn lờ qua nhắc nhở tắt đèn ngay lúc 11h đêm. Đấy, họ không thích việc một gã bán cà phê mặc dù đã hết khách đóng cửa vẫn lụi cụi ngồi gõ gõ những điều họ chẳng bao giờ đọc, chưa nói đến việc những điều đó có thể lại còn rất phản động. Ban chiều, tôi dành cả hơn tiếng đồng hồ xem một bộ phim tài liệu của Nat Geo về thảm họa tàu Titanic, một cách lý giải mới về nguyên nhân dẫn đến con-tàu-không-thể-chìm ấy, rốt cuộc đã chìm nghỉm, với hơn 1500 nạn nhân chết, chỉ sống sót 700 người.
Lý do quan trọng khiến những quan sát viên lão luyện trên tàu chỉ nhận ra tảng băng khi con tàu tiến gần sát nó, dẫn đến việc không tránh kịp, là bởi ảo ảnh gây ra giữa vùng băng trôi, sự chênh lệch nhiệt độ không khí đột ngột khi tàu tiến vào dòng hải lưu băng trôi khiến mọi thứ không như người ta thấy, y hệt hiện tượng ảo ảnh xảy ra ở sa mạc. Chúng ta thấy hồ nước và những ốc đảo xanh tươi trước mắt, nhưng đi mãi không tới. Cũng vì lý do tương tự, tàu Californian ở cách đó 9km cũng nhầm lẫn bởi ảo ảnh này, họ không đến cứu tàu Titanic khi tưởng tín hiệu morse kêu cứu bằng đèn pha nháy của Titanic cũng như những vì sao nhấp nháy, do hiệu ứng khúc xạ ánh sáng, nó chỉ là tình cờ của một con tàu bình thường nhỏ bé nào đó, chứ không phải một Titanic khổng lồ đang nguy cấp. Tàu Californian bị kết tội làm ngơ trước thảm họa, và thuyền trưởng tàu cho đến lúc chết vẫn không được minh oan.
Môi trường mạng có vẻ dân chủ, trong một thế giới có vẻ rất phẳng, nhưng thực tế những gì đang xảy ra ở đây lại hoàn toàn khác biệt với nó, gây ra những nhầm lẫn tai hại, lệch pha, những ảo ảnh huyễn hoặc. Bạn tưởng mình có thể là bất cứ gì mình đang là, sẽ là, làm mọi thứ bạn muốn. Nhưng thực tế bạn bị siết chặt trong lũy tre làng với định kiến lâu đời, bị nhồi sọ, bị chôn sống, và sống trong sợ hãi, bạn và mọi thứ nơi đây chưa hề sẵn sàng để thay đổi, và hoàn toàn mù tịt về sự nguy hiểm của những tảng băng trong chính mình, những thứ định kiến sắc lạnh ghê người, mà một khi húc đầu vào, chỉ có toi.
Cách đây hai hôm, tôi buộc phải thay mặt gia đình tham gia họp tổ dân phố về việc lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp. Trước đó, ở quán nước, mọi người có vẻ khá hài hước, như thể tất cả sẽ tham gia một màn hài kịch cho gọi là có, cho tổ dân phố khỏi mất điểm vậy. Nhưng thật kỳ lạ, khi bắt đầu, họ tỏ ra thực sự nghiêm túc, họ nói về ơn Đảng, về sự đúng đắn và duy nhất của Đảng. Tôi có cảm giác đang tham gia một cuộc họp chi bộ những năm 60 vậy. Tôi sực nhớ ra trước khi họp, lúc tôi đùa giỡn: “Chẳng nhẽ lại góp ý bỏ điều 4, thế thì lấy ai lãnh đạo đất nước cơ chứ…” thì tự dưng bầu không khí vui vẻ tắt ngấm.
Ơn Đảng, các cụ hưu trí hăng hái góp ý sửa đổi Hiến pháp, cũng có nhiều ý kiến ghê phết, chẳng hạn như “tại sao Đảng chỉ là đội ngũ tiên phong của giai cấp công nông trí thức, thế còn những giai cấp lao động khác thì sao?”. Các cụ cũng khôn lắm, không động chạm gì đến giai cấp tư bản thối nát, chỉ dùng uyển ngữ “giai cấp lao động khác”. Thật là tao nhã và độ lượng làm sao! Trước cuộc họp, các cụ mát mẻ rằng dào ôi, có góp ý thì cũng chẳng giải quyết vấn đề gì. Các cụ ra vẻ hiểu chuyện lắm, nhưng khi phát biểu thì hầu như nói ngược lại tất, hoặc né tránh, và sự đồng hóa tư tưởng đã được đặt ra ngay từ đầu với sự định hướng của chủ tọa. Mình ngồi ngắm mọi người: cậu hàng xóm xe ôm bên cạnh, mặt cậu ta ngơ ngác, sốt ruột, hôm nay cậu ta phải nghỉ việc chạy xe và chạy chợ với vợ để họp cuộc họp vô bổ này, bố cậu ta ung thư giai đoạn cuối đang nằm viện K, được an ủi là đi họp có trà xanh uống, phong bì 20 ngàn lúc ra về. Con bé bán thẻ điện thoại và xổ số điện toán đầu ngõ ngồi rì rầm buôn chuyện vặt với bà sồn sồn đang tính lô tính đề, chú hàng xóm thì liên tục xem đồng hồ, chú khác thì lơ đãng, chú khác nữa mải nhìn trộm vào ngực con bé bán thẻ điện thoại…
Lúc đó, tôi bỗng hình dung một viễn cảnh, một ảo ảnh điên rồ. Tôi sẽ đứng dậy phát biểu ý kiến, rằng các cụ ạ, nhất định ta phải bỏ điều 4, phải đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, chính trị cũng như thị trường tự do vậy, phải có cạnh tranh mới phát triển, rằng chủ nghĩa tư bản tưởng là giãy chết lại đang là cái mà chúng ta sao chép một cách méo mó, nửa vời, với một cái định hướng xã hội chủ nghĩa rất chi là mơ hồ, một ảo ảnh xa xôi nhấp nha nhấp nháy, mà đừng nói đến cậu xe ôm, ngay cả tôi cũng chả hiểu cái chủ nghĩa ấy nó như thế nào nốt. Tôi hình dung những người hàng xóm có vẻ thân thiện và tốt bụng kia, họ đang tham gia đủ các loại tổ chức to nhỏ khu phố, họ sẽ thấy một con chiên ghẻ trong bầy lộ mình ra, làm ảnh hưởng đến thành tích chung như thế nào, hẳn là họ sẽ rất lấy làm khó chịu. Chưa cần làm gì đe dọa đến sự an toàn của họ đâu nhé, chỉ cần bày tỏ suy nghĩ khác họ thôi, là họ sẽ cho bạn mệt đấy. Tôi nhớ lại dạo nọ có một cuộc tranh luận bất đắc dĩ không đâu vào đâu, với một ông chú vốn là sĩ quan quân đội về hưu, về chủ đề tự do, dân chủ, đa đảng, đại khái vậy, tranh luận với họ giống như ta húc đầu vào đá vậy. Lật trên bìa cuối cuốn tài liệu to dày in ấn Hiếp pháp sửa đổi, xem đơn vị nào giành được quyền béo bở xuất bản cái thứ này, lại thấy tên NXB Hà Nội, và biên tập viên không ai khác, vẫn là chị Châu Minh. Tôi nhớ, dạo nọ lẽ ra cuốn Chờ tuyết rơi của tôi đã có thể in ở NXB Hà Nội thay vì NXB Hội Nhà Văn, nếu như khi ấy NXB Hà Nội không bận in ấn tài liệu phục vụ bầu cử. Mọi chuyện trên đời này là tình cờ, nhưng cũng luôn có lý do của nó cả.
Tôi bỏ dở cuộc họp, bởi tôi là con sâu giữa nồi canh nóng hổi này. Thấy tôi về sớm, phụ huynh tôi áy náy sao đó, lại lụi cụi ra họp tiếp (nhân tiện, tôi sẽ nói đến sự khác biệt giữa các thế hệ, giữa phụ huynh và con cái, có lẽ sẽ nói vào một lúc khác, sự xung đột này mới là dai dẳng và chưa bao giờ cũ kỹ).
Cuộc họp dân phố lấy ý kiến về sửa đổi hiến pháp kéo dài từ 20h tối đến hơn 23h, tại một quán cơm bia hơi sát cổng Phân viện của học viện chính trị quốc gia. Cái quán này sống nhờ phục vụ các học viên, kiếm bộn tiền, ngày càng hoành tráng. Chắc hẳn là ở nơi này, hàng ngày các học viên vẫn tranh luận một cách sôi nổi và dân chủ về mọi vấn đề về tư tưởng, về những vấn đề hệ trọng của đất nước, trong men bia hơi rượu, và thịt cá nhồm nhoàm, thế nên chủ quán hẳn là bấy lâu đã thấm nhuần những bài học chính trị, hào phóng cho mượn địa điểm để tổ chức lấy ý kiến sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
Tôi ghi vào tờ giấy in sẵn lấy ý kiến ấy dòng chữ: Không có ý kiến gì.
Đặng Thiều Quang

Lối thoát nào cho những người khôn ngoan?

Chỉ bị ngăn trở với Việt Nam bởi chưa đầy một trăm cây số đường biên giới Trung Quốc, dân tộc Mianmar lại đang chuyển mình dữ dội trên con đường đến với Tự do…
Glasnost!
Vào đầu tháng 4/2013, sau sự kiện những tờ nhật báo tư nhân đầu tiên ở Mianmar được xuất bản lần đầu tiên trong nửa thập kỷ qua, ngay cả vài nhà phân tích chính luận sắc sảo trên thế giới như báo Le Monde của Pháp vẫn chưa hết ngạc nhiên về điều được coi là đổi thay ngoạn mục ở đất nước này.
Sự ngạc nhiên của Le Monde cũng làm cho thái độ kinh ngạc của giới phân tích quốc tế biến thành một thực thể chứ không còn là cảm giác huyễn hoặc của hai năm trước đây.
Rõ như ban ngày, chỉ sau hai năm kể từ khi chính quyền quân sự chính thức bị chôn vùi, tự do báo chí đã trở thành một thực dẫn sống động, trái ngược với tâm thế bị bịt miệng trong dĩ vãng.
Một lần nữa, các nhà bình luận phải nhắc lại từ “Glasnost” đã và đang diễn ra một cách kế thừa ở Mianmar.
Trong ngữ nghĩa tiếng Nga, “Glasnost” có nghĩa là “Công khai hóa” – một chính sách minh bạch hóa đến mức tối đa các hoạt động của cơ quan nhà nước và tự do thông tin cùng tự do ngôn luận tại Liên Xô, được đề xướng bởi Gorbachev vào nửa cuối thập niên 1980.
“Glasnost”, theo một mục tiêu khác củs Gorbachev, cũng nhằm giảm bớt việc lạm dụng quyền lực của bộ máy trung ương đảng, đồng thời báo chí ít bị kiểm duyệt và do đó tự do thông tin hơn.
Một nhà báo người Mianmar – ông Myo Thanh – vẫn chưa hết bồi hồi khi ông không hề nghĩ là sẽ có một ngày được tự do như hiện nay, mà cứ nghĩ ông phải sống lưu vong suốt đời ở nước ngoài.
Một nhận định trên báo chí Mianmar cũng đã lần đầu tiên phác ra một con số sơ kết cho hai năm “Glasnost”: người dân Mianmar đã được tự do đến 80%.
Tất nhiên, vẫn còn nhiều thiếu sót rơi rớt của một nền hành chính đã từng bị lạm dụng quá nhiều trong ít nhất một thập kỷ, chẳng hạn như trên nguyên tắc, nhân dân được quyền biểu tình, nhưng giấy cho phép tổ chức biểu tình thì lại không được cấp. Hoặc còn những chủ đề cấm kỵ như vấn đề dân tộc thiểu số hay vai trò của quân đội…
Nhưng 80% cũng là quá nhiều cho hiện tại và tương lai, nếu đối chiếu với quá khứ cách đây không quá lâu và với cả những dân tộc mà mức độ tự do chỉ ngang ngửa với tỷ lệ tăng trưởng GDP.
Le Monde cũng không quên nêu ra một bình luận: đối với giới quan sát, khi tổng thống Thein Sein lên cầm quyền ở Mianmar, hiếm người có thể tưởng tượng đất nước này có thể chuyển biến như hiện nay. Đa số người dân và giới quan sát khi đó đều rất hoài nghi về việc thực hiện cải tổ. Còn những người bi quan nhất luôn lo ngại cái được gọi là cải tổ chỉ là sự tô vẽ lại hình ảnh cho chế độ cũ, hoặc một lớp sơn bóng dân chủ cho chế độ quân sự.
Nhưng thực tế đã khác hẳn, cho dù các bộ trưởng vẫn là cựu quân nhân, và quân đội vẫn chiếm đến 25% ghế trong Quốc hội.

Xã hội dân sự!
Mọi chuyện bắt đầu biến động từ ngày 13/11/2011, khi lãnh tụ đảng đối lập Aung San Suu Kyi được cựu tướng lĩnh quân đội Thein Sein ra lệnh giải tỏa chế độ quản thúc.
Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của bà San Suu Kyi cũng vì thế được phục hồi hoạt động, từ vị thế bị đặt ra ngoài vòng pháp luật nhiều năm ròng trước đó.
Hành động của Thein Sein có lẽ đã gây ra phản ứng chỉ trích về động cơ mị dân giả hiệu của ông, nếu không phải chính ông đã đề xướng một chủ trương chưa từng có: hòa giải dân tộc, kèm theo việc phóng thích nhiều tù nhân chính trị qua nhiều đợt liên tiếp.
Trong quá khứ, nhiều đợt bắt bớ liên tiếp của chế độ cầm quyền độc tài đã làm cho nền chính trị và cả mặt bằng văn hóa của Mianmar bị biến dạng thảm hại. Không bao gồm nhiều trường hợp blogger trên mạng như ở Việt Nam, nhưng tại Mianmar lại thừa thãi số người muốn xuống đường. 
Tiếp nối hành động trên, Thein Sein cũng bày tỏ một cử chỉ quá xa lạ với chế độ độc tài và quân phiệt: kêu gọi những người bất đồng chính kiến và đối kháng ở trong và ngoài nước cùng chung tay xây dựng đất nước. Điều đó cũng có nghĩa là vị thế của Liên đoàn quốc gia vì dân chủ được nâng lên một mức độ cao hơn nhiều: không những tồn tại một cách hợp pháp, tổ chức đối lập này còn nhận được đề nghị hợp tác từ phía chính quyền Thein Sein. Thậm chí những tướng lĩnh thủ cựu nhất trong quân đội cũng không phản ứng quá mạnh mẽ trước động thái này.
Ngay sau đó, một cuộc bầu cử bổ sung vào Quốc hội Mianmar đã được tổ chức, với 35 đảng tham gia. Trong đó, Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của bà Aung San Suu Kyi chiếm đến 42 ghế, đưa bà trở thành nhân vật số 2 của đất nước này, sau Thein Sein.
Hành động có thể coi là sự phối hợp đầu tiên giữa San Suu Kyi với chính quyền đương nhiệm là một quyết định hủy bỏ hợp đồng thủy điện Myitsone có giá trị đến 3,6 tỷ USD mà chính quyền trước đó đã ký với Trung Quốc, với mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái của nhân dân.
Ở Mianmar, hầu như ai cũng biết việc Trung Quốc thèm khát nguồn tài nguyên của đất nước này đến thế nào, và từ lâu đã làm nhiều cách để tạo được chân đứng tại quốc gia này, kể cả mục tiêu biến Mianmar thành một thứ “sân sau” của họ – cũng là một động cơ không thèm che giấu trong mối quan hệ “mười sáu chữ vàng” với Việt Nam từ nhiều năm qua.
Vì thế, có thể coi hành động hủy bỏ hợp đồng khổng lồ với Trung Quốc là một thái độ dũng cảm nhất, mà nếu không có tiếng nói của các phong trào nhân dân và đảng đối lập, chính quyền của ông Thein Sein, dù có mang tính cải cách, cũng khó bề tự quyết.
“Glasnost” ở Mianmar cũng đã được thực thi một cách công khai và theo một lộ trình được xác định, chứ không chỉ bằng những lời phủ dụ nói trước quên sau. Chế độ kiểm duyệt, vốn đã siết chặt báo chí Mianmar nhiều năm qua, đã chính thức bị hủy bỏ. Thay vào đó, quyền tự do thông tin của báo chí được ban hành.
Với tư cách là một thành phần trong xã hội dân sự, báo chí được tự do trước và đã tạo nên hứng khởi cho những thành phần khác. Lần đầu tiên, chính quyền có cơ chế mời trí thức và chuyên gia mọi ngành làm tư vấn cho chính phủ, lắng nghe và thực hiện những đề nghị cải cách và phát triển của họ.
Xã hội dân sự lại xuất phát từ phương Tây chứ không phải bởi Trung Quốc. Sự vận động lan tỏa rộng khắp của mô hình này ở Mianmar cũng cho thấy quan điểm ngả dần về Mỹ và châu Âu của chính quyền đương nhiệm, thay cho sự lệ thuộc khá lớn trước đó vào Bắc Kinh.
Trong tâm trạng của giới trí thức và “một bộ phận không nhỏ” chính giới Mianmar, còn lâu mới có sự dung hợp giữa xã hội dân sự với Bắc Kinh, cũng chẳng thấy lối thoát nào cho những cá nhân tham nhũng sâu đậm của chính thể nếu cứ mãi đi theo lối mòn hủ bại của những kẻ “bốn tốt”.
Và chắc hẳn đó là một sự lựa chọn khôn ngoan của những chính khách biết làm chính trị.
Chia sẻ quyền lực!
Với nhiều chính khách biết làm chính trị trong chính quyền độc đoán cũng như nền hành chính hủ hóa đầy tham nhũng, sự lựa chọn số một của họ không ngoài mục tiêu “sáng ngời” là phải giữ bằng được mạng sống trước cơn thịnh nộ của lớp dân chúng đói rách nhưng lại bị đè nén đến tận cùng.
Khách quan mà xét, quy luật cùng chuỗi phản ứng xã hội của nhân dân luôn có thể làm đổi thay cả một chế độ chính trị – điều trước đó tưởng như không thể thay đổi và cũng chẳng bao giờ bị “hồi tố”.
Chỉ giữ được thế đi dây chính trị, những người khôn ngoan trong chính thể mới có thể nghĩ đến câu chuyện bảo toàn khối tài sản kếch xù đã vơ vét được từ tiền đóng thuế của người dân và do tất cả những gì mà đời sống tham nhũng “ấm no” đã mang lại.
Và cuối cùng, việc giữ được một phần quyền lực trong bối cảnh phải chia sẻ phần còn lại cho phong trào dân chủ đối lập và nhân dân cũng không phải là một phương án quá tệ, nếu so sánh với triển vọng phải sống lưu vong hoặc mất trắng.
Phạm Chí Dũng
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét