Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Bài viết đáng chú ý

TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng - Đồng ý bỏ Điều 4 Hiến pháp

Vào lúc 1 giờ sáng nay (1 tháng 4) giờ Hà Nội, TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã bất ngờ lên Đài VOV tuyên bố Bộ Chính Trị đồng ý bãi bỏ Điều 4 trong Hiến Pháp đang soạn thảo.
(Viet-studies)

Cơ sở của Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý cao nhất của một nhà nước. Khác với các nước tư bản chủ nghĩa, Hiến pháp của nước ta thể hiện được mối quan hệ giữa ba đại diện là nhân dân, Đảng Cộng sản cầm quyền và Nhà nước pháp quyền. Hiến pháp năm 1980 quy định Nhà nước ta là “Nhà nước chuyên chính vô sản…”; Hiến pháp năm 1992 đã có những bước phát triển quan trọng, có những quy định mới về chế độ chính trị, kinh tế, như: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa…; Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Kể từ khi Hiến pháp năm 1992 được ban hành cho đến nay đã hơn hai thập kỷ. Hai thập kỷ qua cũng chỉ ra rằng, từ khi Đảng ta ra đời cũng như trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chưa bao giờ các thế lực thù địch từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình”, nhằm gạt bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới lật đổ chính quyền cách mạng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Với mưu đồ xuyên tạc Điều 4 của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, một số phần tử chống đối lập luận rằng, Hiến pháp các năm 1946 và 1959 không có điều nào quy định Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nhưng Đảng “vẫn lãnh đạo nhân dân đánh thắng thực dân đế quốc xâm lược và hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thì cũng không nhất thiết phải xác nhận lại vai trò lãnh đạo của Đảng như trong Hiến pháp hiện tại”(!). Lập luận này là lập lờ, thiếu toàn diện, không có quan điểm lịch sử cụ thể. Sở dĩ Hiến pháp năm 1946 không có quy định vai trò lãnh đạo của Đảng, vì trước đó ngày 11-11-1945, thời điểm lịch sử do tình thế đặc biệt của cách mạng, Đảng ta đã ra tuyên bố tự giải tán, nhưng sự thật là rút vào hoạt động bí mật, giữ vững vai trò lãnh đạo.
Trong những năm thập niên 50 của thế kỷ XX, đế quốc Mỹ nhảy vào can thiệp miền Nam, đất nước ta bị chia cắt, Đảng bộ miền Nam cũng chưa ra hoạt động công khai vì bộ luật 10-59 của ngụy quyền Sài Gòn nhằm “tiêu diệt Cộng sản” cực kỳ hà khắc, man rợ. Vì vậy, Hiến pháp năm 1959 cũng chưa thể đề cập nhiều đến vai trò lãnh đạo của Đảng. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, dân tộc ta có chung một bản Hiến pháp mới, trong đó khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều này là tất yếu khách quan, phù hợp với yêu cầu lịch sử, nhiệm vụ cách mạng mới, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và thực hiện đúng cơ chế vận hành “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Kế thừa tinh thần Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Điều 4 của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 xác định: "1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội"; "2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”; "3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Việc quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội không chỉ là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán để khẳng định vị trí, vai trò độc tôn lãnh đạo của Đảng, mà còn là một nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thể chế chính trị-xã hội mà Việt Nam đã lựa chọn.
Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội không chỉ bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức và kiểm tra; mà phần cốt yếu là thông qua đội ngũ tiên phong của mình là những cán bộ, đảng viên tiêu biểu về bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất và năng lực. Vì vậy, Điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” nhằm bảo đảm cho Đảng giữ vững bản chất, mục tiêu, lý tưởng của mình, đồng thời là giải pháp quan trọng hàng đầu để phòng, chống, ngăn ngừa mọi nguy cơ thoái hóa, biến chất có thể xảy ra trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền ở nước ta. Mặt khác, việc xác định trách nhiệm của các đảng viên trong việc tự giác, gương mẫu thực hiện, chấp hành Hiến pháp và pháp luật cũng không ngoài mục đích làm cho “đội ngũ tiên phong của Đảng” phải thường xuyên nêu cao ý thức, thái độ, trách nhiệm cả về tư tưởng, hành động trong cuộc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, làm gương cho nhân dân noi theo.
Có ý kiến băn khoăn: Liệu có phải “luật hóa” vai trò cầm quyền của Đảng không? Phải khẳng định rằng, dù không có một đạo luật cụ thể về Đảng, nhưng Đảng ta đã tự nguyện, tự giác đưa mọi hoạt động của mình vào khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Hơn nữa, không chỉ chấp hành Hiến pháp, pháp luật, Đảng hoạt động còn dựa trên cơ sở Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết, Quy chế làm việc của Đảng và các chỉ thị, nghị quyết liên quan đến việc điều chỉnh các vấn đề trong nội bộ Đảng cũng như điều chỉnh các mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước, xã hội và nhân dân. Thực tế trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị thể hiện trách nhiệm của Đảng trước đất nước và nhân dân như: Quy định 115-QĐ/TW ngày 7-12-2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về những điều đảng viên không được làm và gần đây được thay thế bằng một văn bản có tính pháp lý cao hơn là Quy định 47-QĐ/TW ngày 1-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về những điều đảng viên không được làm; Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư (khóa XI) về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, … Chứng tỏ rằng, Đảng ta luôn tự nghiêm khắc với chính mình thông qua việc ban hành các chỉ thị, quy định nhằm giáo dục, rèn luyện, đưa mọi hoạt động của các tổ chức Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên vào khuôn khổ ý thức tổ chức, kỷ luật, qua đó bảo đảm cho Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật.
Muốn hiểu được bản chất của một đảng cầm quyền, phải nhận thức rõ mục đích hoạt động của đảng đó mang lại lợi ích cho ai. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”. Vì vậy, Điều 4 của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã bổ sung: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. Để sửa chữa những khuyết điểm của mình, nhiều lần Đảng đã tiến hành tự chỉnh đốn, mà gần đây nhất là đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình của các cấp ủy, tổ chức Đảng trong toàn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” bước đầu mang lại nhiều hiệu quả tích cực, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) vừa qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương công khai thừa nhận và thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng và về những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Điều đó đã thể hiện tinh thần cầu thị nghiêm túc của Đảng, đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm đẩy lùi những khuyết điểm, yếu kém để Đảng không ngừng nâng cao sức chiến đấu, phẩm chất, trí tuệ, năng lực lãnh đạo, ngày càng ngang tầm với trọng trách được giao.
Đối với nhân dân Việt Nam, nói đến Đảng là nói đến tình cảm thiêng liêng, là thể hiện niềm tin và tình yêu son sắt của nhân dân dành cho Đảng. Có một sự thật mà hầu như mọi người Việt Nam ai cũng biết, đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời; 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược giành thắng lợi vẻ vang, hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, cùng với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của hơn 26 năm thực hiện đường lối đổi mới vừa là minh chứng thực tiễn sinh động, vừa là cơ sở khoa học thực tiễn để khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với dân tộc và nhân dân Việt Nam.
Như vậy, khác với những quan điểm tư sản, sự khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính là thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, khẳng định Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sự thể hiện ý chí, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân. Ý chí, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động và cả dân tộc, đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Việc hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thành quy định trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính là thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam. Đây là điểm khác nhau căn bản giữa Hiến pháp nước Việt Nam với hiến pháp của các nước tư bản chủ nghĩa. Các thế lực thiếu thiện chí đã cố tình lờ đi bản chất, chỉ lấy hiện tượng và vin vào đó để công kích, xuyên tạc, bôi nhọ, hòng xóa bỏ Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Và như vậy, vấn đề vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được ghi trong Hiến pháp, không chỉ đơn giản là “văn bản hóa” mà còn thể hiện thái độ công khai tuyên bố tính đảng, tính giai cấp trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thượng tướng, Viện sĩ, TS KHQS Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Chế độ càng bị cô lập và sa lầy

“...Không phải vì người dân quan tâm hơn tới hiến pháp mà vì một lý do hoàn toàn khác: Việt Nam đã chín muồi cho một cuộc cách mạng dân chủ và từ nay bất cứ gì cũng có khả năng làm lung lay chế độ...”
Lời kêu gọi đóng góp ý kiến cho "Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992" đã được hưởng ứng hơn hẳn sự chờ đợi và đang làm chế độ hốt hoảng. Các ý kiến đều đòi bỏ độc quyền chính trị của đảng cộng sản.
Ngay sau đợt góp ý đầu tiên, mà nổi bật nhất là kiến nghị do 72 nhân sĩ soạn thảo và được hàng ngàn người ủng hộ, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải báo động các cấp lãnh đạo cộng sản trên VTV1:
“Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy. Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa. Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ điều 4 hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!”
Những hăm dọa của ông Nguyễn Phú Trọng đã chỉ có tác dụng thúc đẩy hai đóng góp khác đòi dân chủ một cách thẳng thắn và quyết liệt hơn hẳn: Lời Tuyên Bố Của Các Công Dân Tự Do và bản "Nhận Định và Góp Ý" của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam. Cả hai văn bản đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của dư luận trong cũng như ngoài nước. Quan trong hơn nữa là cả một làn sóng hô hào dân chủ trên không gian mạng và trong xã hội. Cả xã hội lên tiếng. Bên cạnh đó những tiếng nói bênh vực chế độ toàn trị nghe thật lẻ loi và lạc điệu. Chính quyền cộng sản chưa bao giờ bị cô lập bằng lúc này.
Ngày 19/03 đến lượt ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phản công, cũng trên VTV1. Ông nói:“Mọi việc làm, mọi lời nói mọi hành vi gây mất đoàn kết trong đảng, trong xã hội; mọi việc làm, mọi hành vi, mọi lời nói gây mất ổn định trong xã hội đều là tội ác".
Ông Trọng hiểu thế nào "suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống"? Còn ông Dũng hiểu thế nào là "gây mất đoàn kết", "gây mất ổn định xã hội" và "tội ác"? Những cáo buộc gay gắt và hàm hồ như vậy chứng tỏ họ đang hốt hoảng trước một đe dọa bất ngờ. Trái với dự đoán của họ việc "lấy ý kiến nhân dân" đã không tẻ nhạt như những lần trước, mà đã phát động một cơn bão đối với chế độ. Không phải vì người dân quan tâm hơn tới hiến pháp mà vì một lý do hoàn toàn khác: Việt Nam đã chín muồi cho một cuộc cách mạng dân chủ và từ nay bất cứ gì cũng có khả năng làm lung lay chế độ.
Những phát biểu này đồng thời cũng tiết lộ lý do thực sự của việc sửa đổi hiến pháp. Đó là tình trạng phân tán quyền hành giữa tổng bí thư đảng, chủ tịch nước và thủ tướng không thể tiếp tục được nữa bởi vì Đảng Cộng Sản đã mất lý tưởng và sự gắn bó. Cả ba cột trụ của chế độ - chủ nghĩa Mác – Lênin, thành tích chiến tranh và thần tượng Hồ Chí Minh - đều đã mất hết hiệu lực và trở thành phản tác dụng. Khi không còn gì để gắn bó các cấp lãnh đạo với nhau thì sự phân tán quyền hành như hiện nay tự nhiên đưa đến bế tắc. Giải pháp bắt buộc dưới mắt các cấp lãnh đạo cộng sản là tập trung quyền lực về một người, tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước.
Đó là cốt lõi của việc sửa đổi hiến pháp. Nhưng đó chỉ là sự chuyển hóa từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân, một chặng đường tự nhiên của các chế độ toàn trị trong tiến trình đào thải. Chế độ sẽ chỉ càng cô lập và sa lầy hơn.
Ban biên tập Tổ Quốc

Thục Quyên - Đừng khuyên người khác tha thứ hòa giải, đừng dạy người khác cách đấu tranh

Cộng đồng mạng Việt Nam hải ngoại đang nhắc tới những đau thương chết chóc của những ngày này năm 75 khi Ban Mê Thuột thất thủ, và từ giờ cho tới 30/04 chắc chắn những bài viết về nỗi uất ức khắc khoải của đại đa số gia đình thuộc VNCH khi xưa cũng sẽ tràn ngập mạng.
Viết, để nhắc lại những hốt hoảng tuyệt vọng khi chính Sài Gòn thất thủ, để nhắc lại những vùi dập chết chóc trên con đường vượt biên cho những người bỏ nước ra đi, đi lần đầu hay đã từng rứt ruột bỏ nơi chôn nhau cắt rốn từ 1954 vào Nam, để nhắc lại những nhục nhã điêu tàn cho những người ở lại. Và những chia rẽ, phản bội, xâu xé, hà hiếp, trắng trợn...
Khi giấy mực vẫn còn thống thiết nức nở, những nỗi đau vẫn còn tiếp tục chảy máu, thì chẳng có người nào đối diện những nỗi đau đó được quyền hay dám láo xược cả gan nhắc tới Tha Thứ và Hòa Giải, dù rằng đó là những điểm chính trong mọi tôn giáo và nhất là trong truyền thống dựng nước của dân tộc Việt.
Như một loại trụ sinh, bình thường là một món thuốc quí báu để cứu sự Sống, những chữ Tha Thứ và Hòa Giải đối với người Việt Nam trong đại đa số trường hợp đã trở thành một chất gây tình trạng sốc phản vệ (anaphylactic shock). Phản ứng này mãnh liệt tới nỗi không còn có một người tu sĩ Việt Nam nào dám giảng tới góc nhìn đạo đức, cũng chẳng có người bác sĩ phân tâm học Việt Nam nào dám nhắc đến khía cạnh trị bệnh của nó.
Thật là một sự xúc động mạnh khi đọc những giòng chữ của Lê Diễn Đức (1):
Tôi tin có nhiều người giống tôi. Rằng, nếu một kẻ nào đó đã cướp đoạt tài sản của tôi, giết hại người trong gia đình tôi, đẩy tôi vào sự khốn cùng, phải đối diện hiểm nguy để đi tìm kế mưu sinh ở xứ khác, thì tôi sẽ thù hận kẻ đó suốt đời, và khi có cơ hội tôi sẽ trả thù.
Đó là một sự thành thật xuất phát từ con tim của người viết. Nhiều người đã không dám thẳng thắn thổ lộ như vậy mà cứ phải tìm những hình thức vòng vo để diễn tả. Cũng như nhiều người không đủ sáng suốt để nhận định đây không phải là một vấn đề có thể bàn cãi trên bình diện đạo đức hay cả chiến lược. Câu hỏi không phải là có nên tha thứ hòa giải, mà câu hỏi là có khả năng tha thứ hòa giải hay không?
Tha thứ hoà giải chẳng phải là một điều có thể mua hay học hay muốn mà làm được.
Nó đang chỉ là một áng mây lãng đãng ở một nơi bên ngòai những bức tường của một cái nhà tù định mệnh kiên cố từ tháng Tư 75. Những chữ "Tha Thứ - Hòa Giải" không phải là món thuốc có thể rịn vào để cầm máu, mà nhắc tới lại như mũi dao rạch vào vết thương sâu thẳm chưa hề kéo da non. Và máu lại túa ra.
Tờ BBC bản Việt ngữ ngày thứ sáu, 15 tháng 3, 2013 đưa tin về Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain, người mới gần đây có dịp tiếp xúc giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam, vừa có bài viết trên tờ Wall Street Journal nhận định Việt Nam vẫn chưa nỗ lực trong lĩnh vực Nhân Quyền và Pháp Quyền, và kêu gọi Việt Nam nên có những bước đi cải cách về hướng dân chủ. Với tựa đề "Cựu tù nhân chiến tranh nói về Việt Nam, 40 năm sau" bài viết bắt đầu bằng hồi ức của ông về ngày cuối cùng ở Việt Nam, 14/3/1973, khi ông được trả tự do về Mỹ sau sáu năm bị cầm tù tại Hỏa lò Hà Nội. TNS Mc Cain tuy vậy vẫn bày tỏ hy vọng rằng "Hai nước chúng ta đã có một quá khứ khó khăn và đau lòng. Nhưng đã không tự trói mình vào quá khứ đó và đang đi tiếp trên con đường từ hòa giải đến tình hữu nghị thực sự, điều mà sẽ là một trong những sự ngạc nhiên lớn nhất và hài lòng nhất trong cuộc đời tôi"
Đồng thời ông hứa sẽ là người bạn trung thành của Việt Nam trước các thách thức.
Trong khi đó tờ BBC News Magazine (bản tiếng Mỹ) ngày 22/03/2013 lại có bài dài về cựu đại sứ Mỹ mà cũng là cựu tù nhân chiến tranh Douglas Pete Peterson, cũng liên quan nhiều đến Việt Nam, mà BBC Việt ngữ không mảy may nhắc tới.
Pete Peterson cũng từng bị cầm tù sáu năm tại miền Bắc VN và được trả tự do ngày 4/3/1973, trước Mc Cain mười ngày, và năm 1997 ông là người được tổng thống Bill Clinton bổ nhiệm làm vị đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam, sau 20 năm không liên hệ ngọai giao giữa hai nước. Đại sứ Peterson khi đến nhậm chức tại Hà Nội đã phát biểu:
"Tôi muốn chữa lành vết thương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Đó là một lịch sử bi thảm mà hai dân tộc đã chia sẻ. Không ai có thể thay đổi những gì đã xảy ra, nhưng có rất nhiều điều tuyệt vời mà tất cả chúng ta có thể làm cho tương lai. Và đó là lý do tại sao tôi trở lại Việt Nam.”
Mãn nhiệm sau 4 năm , cựu đại sứ Peterson đã cùng với người vợ Úc gốc Việt Nam thành lập tổ chức TASC chuyên cứu trợ trẻ em quốc tế và ngày càng mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2006, cựu đại sứ Peterson đã tâm sự:
“Tôi chỉ muốn đi bộ trên các đường phố để gặp gỡ, trò chuyện với những người dân mà tôi chưa có cơ hội tiếp xúc trong những lần trở lại Việt Nam trước ”.
Trong bài báo mới đây, ký giả William Kremer đã tường thuật về những gặp gỡ định mạng giữa Peterson và Việt Nam kể từ quyết định của ông không từ chối tham dự cuộc chiến tại Việt Nam. Nhắc lại thân phận người tù binh Mỹ, đại sứ Peterson mô tả quyết tâm của họ ở nhà tù Hỏa Lò "nhận chịu mọi phương cách tra tấn, được nghĩ ra để gây thương tật vĩnh viễn hoặc tử vong hoặc gần sắp tới mức độ đó". Nhắc tới những vết sẹo gây ra bởi những tảng đá người dân Việt đã ném vào ông đêm ông rớt máy bay, đại sứ Peterson bình thản nói "Phải nhìn một cách công bằng: đó là một phản ứng tự nhiên. Họ đã chụp cơ hội hiếm có sau khi bị bỏ bom trong nhiều năm"
Cả hai người cựu tù binh Mỹ Mac Cain và Peterson đã đem lại một tia ấm hy vọng là con người không cần phải chối bỏ hay quên dĩ vãng, mà vẫn có phương cách để trả dĩ vãng thương đau về hẳn cho dĩ vãng, dù mỗi người bộc lộ một cách khác nhau. Mc Cain nhấn mạnh vào khía cạnh chính trị, và Peterson vào tình cảm con người. Hành động của họ và nhất là câu nói cuả Peterson, "Cuộc sống của tôi đã được ơn trên bảo hộ để hoàn thành một điều gì đó có tính cách tích cực."
"My life was preserved to do something constructive" là bằng chứng sự thành công của nền tự do dân chủ của Hoa Kỳ đã tạo được những con người có phong thái "lớn hơn sự khổ đau, cao hơn lòng thù hận của chính mình".
Việc BBC tiếng Mỹ và BBC tiếng Việt đã không cùng đăng bài về hai nhân vật này phải chăng để tránh đụng chạm vào một vấn đề nhậy cảm? Từ khi Mỹ - Việt bình thường hóa, quan hệ giữa những đại diện của Mỹ ở Việt Nam với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã không dễ dàng. Đại sứ Peterson chưa bao giờ đến Quận Cam, nơi có cộng đồng Việt Nam đông dân nhất nước Mỹ. Đại sứ Marine chỉ một lần tới thăm một đại học của California. Mãi tới năm 2007 Đại sứ Michalak mới là đại sứ Mỹ đầu tiên đến thăm Quận Cam trong khi Đậi sứ đương nhiệm David Shear sau khi gặp một số đông khách từ cộng đồng người Việt tại Mỹ ở bang Virginia vào tháng 3 năm ngóai đã vội có cải chính đây không phải là buổi gặp gỡ "chính thức", và bản tin trên trang web của đài RFA Tiếng Việt đã bị gỡ xuống. Và dù đã tiếp hàng trăm đại diện của cộng đồng Mỹ gốc Việt tại Tòa Bạch Ốc, bên hành pháp Hoa Kỳ sẽ vẫn xúc tiến các mối quan hệ với Việt Nam, kể cả tăng cường trao đổi về an ninh vùng và quân sự theo chiến lược đã định.
38 năm đã qua từ khi Sài Gòn thất thủ.
Những nỗi đau dường như không thể nguôi ngoai và lửa giận vẫn ngút ngàn trong lòng người dân Việt khi xưa phải bỏ quê hương ra đi, dù nay đã thành công vẻ vang trên đất khách. Đứng trước những nỗi đau với muôn ngàn khiá cạnh, nỗi giận với triệu cách bộc lộ, ai có quyền bảo một người khác hãy quên đi và tha thứ, dù thế sự có đổi thay chăng nữa?
Và cũng chẳng ai có khả năng nghe, khi vết thương vẫn nhức nhối làm mủ độc.
Do đó Việt Nam chẳng hề bao giờ thật sự có hoà bình, dân tộc Việt vẫn tiếp tục xuất huyết vì nội chiến trong tâm. Vết thương cương mủ đang đưa dân tộc dần vào tình trạng nhiễm trùng huyết toàn diện (septicemia), vào cơn hấp hối.
Nếu không chữa kịp căn nhà Việt Nam đang bốc cháy mà chỉ chú tâm đuổi bắt kẻ đốt nhà, e rằng nhà sẽ không còn. Cũng không thể ngồi trông đợi hay đòi hỏi, dạy bảo người khác phải làm gì mà đã đến lúc chính chúng ta mỗi người phải tùy khả năng mà quyết tâm hành động.
Đó là sự quyết định của mỗi người cho chính mình.
Bổn phận thiêng liêng nhất của mỗi người Việt hôm nay phải chăng là sự tự quyết định thóat khỏi ngục tù dĩ vãng và chấp nhận gánh chịu một phần trách nhiệm về sự sống còn của dân tộc?
Một dân tộc Việt tự do dân chủ mới là chiến thắng thực sự và là chiến thắng cuối cùng.
Xin kính cẩn nghiêng mình,
10 tháng 3, 11 tháng 3, 12 tháng 3...
Thục Quyên
(Dân luận) 

Nguyễn Thông - Điểm chạm

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bao nhiêu năm nay, dù hình thức là hữu nghị, 4 tốt 16 chữ vàng nhưng thực chất luôn căng thẳng, thậm chí đối địch, tiềm ẩn quá nhiều bất ổn. Nguyên do thì nhiều, nhưng có thể thấy rõ trước hết là bởi những mưu đồ, dã tâm của giới cầm quyền Trung Quốc, ngoài ra là do cách ứng xử "khôn khéo" của những người đang lãnh đạo Việt Nam. Phải nhìn cho rõ để xác nhận bản chất của vấn đề, chứ không phải cái gì cũng đổ tại "thùng rác" Trung Quốc.
Xét về bản chất, từ bao lâu nay, ý đồ mở rộng lãnh thổ, bành trướng trên biển, thực hiện mộng bá quyền (thực chất là đế quốc) của giới cai trị Trung Quốc không hề thay đổi. Càng về sau càng lộ rõ. Và rõ nhất là khi những kẻ đóng mác cộng sản nắm quyền thống trị xứ ấy. Chỉ có điều chúng có sách lược tinh vi, biết che đậy đánh lừa dư luận, cương nhu đầy đủ, bài bản rõ ràng. Mức độ ngày càng tăng, bản chất ngày càng nghiêm trọng, hành động ngày càng dồn dập, ý đồ ngày càng lộ rõ. Những hành vi, vụ việc xâm chiếm lãnh thổ, chủ quyền Việt Nam là chứng minh hùng hồn nhất, không thể chối cãi về thủ đoạn "miệng nam mô, bụng một bồ dao găm" của bè lũ cầm quyền Bắc Kinh.

Hiện trạng chiếc tàu cá Việt Nam sau khi bị Trung Quốc bắn cháy
Hiện trạng chiếc tàu cá Việt Nam sau khi bị Trung Quốc bắn cháy
Quan hệ "anh em" giữa hai nước được xác lập từ năm 1950 nhưng ngay sau đó Trung Quốc đã công khai bộc lộ ý đồ thôn tính Hoàng Sa, qua bản tuyên bố về hải phận (năm 1958). Thì cứ cho lúc bấy giờ do hoàn cảnh nên chúng ta đã không thể phản ứng (chứ điều này thì lịch sử đã phán xét rồi), tạm thời không trách những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam khi ấy. Tiến thêm bước mới, năm 1974, thấy miền Bắc không tỏ thái độ rõ ràng, Trung Quốc hoàn tất việc chiếm trọn Hoàng Sa. Năm 1975, Trung Quốc chiếm tiếp một số đảo trong quần đảo Trường Sa khi ấy hoàn toàn thuộc chủ quyền nước Việt Nam anh em, tức là Bắc Kinh xác định hướng nam tiến rất rõ ràng. Đỉnh điểm năm 1988 Trung Quốc xua quân chiếm đảo Gạc Ma, đảo quan trọng chiến lược nhất trong một cụm đảo của quần đảo Trường Sa. Điều rất khó hiểu là khi đó Gạc Ma hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam trên cả thực tế lẫn pháp lý, nhưng người anh em Trung Quốc chiếm mà Việt Nam chỉ phản ứng rất yếu ớt. Từng hãnh diện có lực lượng hải quân hùng mạnh sau chiến thắng 75, vậy mà các nhà lãnh đạo thời ấy không dám ra lệnh phản công chiếm lại đảo, để đảo bị mất đến tận bây giờ. Một ông em tôi, thượng tá công an (trên blog Kha Trà Phương) đã đặt lại vấn đề mà tôi thấy rất có lý: Ai phải chịu trách nhiệm về việc mất đảo Gạc Ma, lịch sử cần nêu rõ, biên lại cụ thể khách quan, không thể lờ tít tìn tịt, ù xọe mãi. Sau khi đã hoàn chỉnh chiến lược chiếm biển Đông, nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc liên tục khiêu khích Việt Nam, xua tàu dân sự ra vi phạm chủ quyền, bắt ngư dân, bắt tàu đánh cá, cắt cáp dầu khí, tuyên bố lập thành phố Tam Sa, tổ chức tuyến tua du lịch, khẩn trương xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa giàn khoan ra biển Đông, tăng cường lực lượng hải giám, hải quân... Trước kia, những tranh chấp giữa hai nước phần lớn chỉ xoay quanh vấn đề Hoàng Sa (bởi Trường Sa đương nhiên thuộc chủ quyền Việt Nam) thì càng về sau càng chuyển hướng đậm về Trường Sa. Trung Quốc đã cố ý coi Hoàng Sa là của họ, không có gì bàn cãi nữa, giờ chỉ cần "giao thiệp" với nhau về Trường Sa thôi. Rõ ràng trong sự lấn lướt của Trung Quốc có phần trách nhiệm của nhà cầm quyền Việt Nam. Mềm nắn rắn buông. Cứ mềm mãi nên phải chịu lùi.
Lạ là, khi thực tế sờ sờ như vậy, vẫn có những vị tỏ vẻ có "đầu óc chiến lược" khôn ngoan hơn người, lên giọng mắng mỏ người khác, đại loại "thế các ông muốn gì, muốn chiến tranh chắc?". Hỏi chi hỏi lạ. Ai chả muốn hòa bình, ai chẳng ghét chiến tranh. Chả nhẽ chỉ có mấy vị là muốn hòa bình thôi ư? Thời nhà Trần thế kỷ 14, thế giặc mạnh, không ít vị vương công tột đỉnh, bộ mặt triều đình, như Trần Kiện, Trần Ích Tắc đã chả khuyên thế thủ, cầu hòa, đầu hàng đó sao. Lúc ấy thiên hạ có mấy ai dám chê các ả Trần. May mà cấp cao hơn của vương triều Trần đã nhận ra chân tướng họ. Còn nhiều vị lãnh đạo ngày nay bám lấy chủ trương khôn khéo, mềm dẻo, cố gắng duy trì hòa bình, ổn định. Vì đại cục, không sử dụng vũ lực. Ta cao đạo thế nhưng Tàu nó không thế. Nó cứ muốn đẩy ta mãi đến cùng đường. Chúng không cho ta yên ổn. Vậy thì cái sự ổn định chông chênh, bị tấn công liên tục đó ai dám bảo đảm là nó sẽ ổn định.
Trung Quốc đã không thèm đếm xỉa đến sự khôn khéo của Việt Nam. Việc dùng tàu hải quân bắn cháy tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ngày 20.3 là liều thuốc thử của họ. Có lẽ nhà cầm quyền Trung Quốc đã mừng khi thấy sự phản ứng chậm chạp, yếu ớt của Việt Nam. Thay vì phải lên tiếng phản đối ngay sau khi nắm được vụ việc, mãi 2 ngày sau người phát ngôn của Việt Nam mới lên tiếng, thậm chí báo Tiền Phong phải lột bài đã đăng. Điều cần làm ngay thì không làm, nhưng Việt Nam lại rất nhanh chóng trao tiền giúp ngư dân bị nạn, tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm, tuyên truyền ca ngợi việc bảo vệ lá cờ khi tàu bị cháy cabin... Tất cả những điều đó đều cần, nhưng chỉ có giá trị với chính chúng ta, chứ không mảy may tác động đến Trung Quốc để làm thay đổi hành vi của họ. Chúng ta chỉ nhanh thứ không cần nhanh, và rất chậm điều đừng để chậm. Khi sử dụng hải quân, Trung Quốc đã quyết định đụng đến điểm chạm nguy hiểm có thể nổ bùng phá tan mối quan hệ mà họ không cần giữ nữa. Sự phản ứng yếu ớt của Việt Nam cũng sát sạt vào điểm chạm không có lợi cho chính Việt Nam: thế giới xem thường, dân chúng mất lòng tin, Trung Quốc được đà lấn tới.
Chả ai muốn chiến tranh, nhưng phải giữ được tư thế của một dân tộc, một quốc gia. Dư luận thế giới sẽ không ủng hộ ta khi ta nổ súng trước, nhưng sẽ đồng tình, đứng về phía ta khi ta cứng cỏi không chịu cúi đầu khuất phục trước Trung Quốc. Nó bắn cháy tàu ta, trên vùng biển chủ quyền ta, ta có quyền tự vệ, bắn trả, phản công. Cứ sợ nó khiêu khích, lấy cớ để làm càn thì kéo dài sự sợ hãi khiếp nhược đến bao giờ. Hùm sói có khi nào chê thịt. Hay là đợi đến khi mạnh, đủ lực để chống chọi. Mình mạnh, nó không mạnh chắc? Mình đi tắt đón đầu, nó chấp nhận đi đường vòng ôm đuôi chắc?  Sao chẳng nhớ lời dạy của cụ Hồ "chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới... Không, chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào, chúng ta phải đứng lên" (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến- 1946). Và xin các vị "yêu hòa bình" trước khi dậm dọa người khác "muốn chiến tranh chắc?" hãy ngẫm câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên:
"Hỡi những tấm lòng lạnh tanh máu cá
Những nhiệt tình xuống quá độ âm
Có nghe tiếng ngư lôi và cao xạ
Giặc đến đánh ta thì ta đánh trả
Giữ hòa bình phải đâu bằng mọi giá
Giá hòa bình là quật ngã bọn xâm lăng" (Sao chiến thắng)
Quật ngã bọn xâm lăng. Đó là sự khôn khéo nhất để giữ hòa bình, một nền hòa bình đích thực. Đừng tự ru ngủ mình và nhân dân mình nữa.
30.3.2013
Nguyễn Thông
* Ghi thêm: Bài này lẽ ra được đăng ngay sau khi tàu hải quân Trung Quốc bắn cháy tàu ngư dân Việt Nam nhưng không may mấy bữa qua nhà cháu có chút việc, đành để dang dở. Tự an ủi, sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, chủ quyền còn lâu dài, còn nhiều gian nan vất vả, chả ai nỡ trách mình.
(Blog Nguyễn Thông)

Bàn về luật hóa sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1)

Bài 1: Phân biệt giữa quyền lực của Đảng và quyền lực của nhân dân
Người dân nói chung, trong đó có cộng đồng trí thức, đang tích cực thảo luận một cách rộng rãi về Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp 1992 và một trong các vấn đề được coi là “nhạy cảm” khi góp ý, đi cùng với các ý kiến và quan điểm khác nhau, là vị trí và vai trò của Đảng CSVN được quy định tại Điều 4 của Hiến pháp 1992 và cũng là Điều 4 (giữ nguyên) của Dự thảo Hiến pháp sửa đổi.
Quan điểm của tác giả cho rằng trước hết, không thể tránh né vấn đề này, bởi lẽ bản chất và trọng tâm của Hiến pháp là nói về quyền lực công (hay quyền lực nhà nước), trong khi Đảng CSVN lại đang nắm giữ quyền lực đó trên thực tế, vậy thì làm sao có thể bàn đến tổ chức quyền lực nhà nước mà lại bỏ qua vai trò của Đảng CSVN. Thứ hai, như một cơ thể sống được vận hành bởi các dòng khí hay năng lượng, quyền lực công trong xã hội chính là các dòng khí và năng lượng ấy; do đó, nếu không được tổ chức hợp lý để vận hành tốt, cơ thể sống cũng như đời sống xã hội sẽ bị rối loạn.
Nói về việc sở hữu hay nắm giữ quyền lực nhà nước, Điều 2 của Dự thảo Hiến pháp sửa đổi ghi rõ rằng: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…” ; trong khi đó Điều 4 lại khẳng định: “Đảng CSVN … là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Đương nhiên, hai điều khẳng định có tính nguyên lý căn bản này đã và đang tồn tại trong cả Hiến pháp trước đây, không chỉ tại văn bản dự thảo sửa đổi này. Vẫn đề ở chỗ sự tồn tại song song của hai nguyên lý này có là điều mâu thuẫn, bất hợp lý và phi thực tế hay không, xét cả về lý thuyết và thực tế? Và đó chính là bài toán đang cần lời giải từ các học giả và nhà chuyên môn, trong đó có giới luật học.
Trước hết nói về quyền lực. Bàn về Hiến pháp tức là nói đến quyền lực nhà nước. Xét theo ý nghĩa chung, khác với các loại quyền lực khác, quyền lực nhà nước có tính đặc thù ở chỗ gắn với bộ máy và phương tiện cưỡng chế thi hành như cơ quan hành chính, thủ tục pháp lý, lực lượng vũ trang v.v.. Do đó, một khi Điều 2 của Dự thảo Hiến pháp tuyên bố rằng mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân thì phải hiểu rằng người dân không thể thực thi các quyền lực ấy một cách trực tiếp được mà phải thông qua bộ máy nhà nước do mình thành lập lên. Hay nói một cách khác, chủ thể nắm giữ và thực thị quyền lực nhà nước chính là bộ máy nhà nước, mà không phải người dân.
Đương nhiên, trên thực tế có các tình huống mà nhân dân thực thi quyền lực của mình một cách trực tiếp, đó là cách mạng. Khi đó, như ông cha ta đã từng nói: “Chở thuyền, đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền đi cũng là dân”, nhân dân sẽ là người phá bỏ hoặc làm thay đổi căn bản nhà nước đang tồn tại để thiết lập nên một nhà nước mới nhằm bảo đảm tốt hơn cho việc đáp ứng các nguyện vọng của mình.
Chính theo bản chất của sự việc như vậy, cho nên Hiến pháp của nhiều nước có một cách diễn đạt khác, khúc triết hơn, đó là “quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân” chứ không phải là “thuộc về” họ. Nói như vậy tức coi nhân dân là “nguồn của quyền lực” chứ không phải chủ thể nắm giữ hay thực thi quyền lực. Nếu cùng nhau xác định như thế thì lời kêu gọi của nhiều người vừa qua rằng chúng ta hãy làm để cho “quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” là không chính xác và phi thực tế. Nói đúng hơn phải là làm sao để Nhà nước bảo đảm cho người dân thực thi được các quyền cụ thể của mình.
Vậy còn quyền lực của Đảng. Câu hỏi là quyền lực của một Đảng được hình thành như thế nào và Đảng có nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước hay không?
Ở bất cứ quốc gia nào khi người dân bắt đầu tham gia các hoạt động chính trị thì Đảng hình thành. Quyền lực của Đảng, hiểu theo khả năng mà nó tác động vào tiến trình vận hành và phát triển của xã hội, được kết tinh từ ý chí và hành động của các đảng viên và những người ủng hộ Đảng. Số lượng Đảng viên và những người ủng hộ Đảng càng đông thì đương nhiên Đảng càng mạnh. Tuy nhiên, quyền lực đó của Đảng (gọi là quyền lực chính trị) không nhất thiết đồng nghĩa với quyền lực nhà nước, bởi sự phân biệt ở đây không phải là khả năng tác động mà là cách thức tác động vào các tiến trình xã hội. Chẳng hạn, Nhà nước có thể ra lệnh cho lực lượng cảnh sát thực thi hoạt động cưỡng chế thực thi pháp luật trong khi Đảng không thể làm như vậy. Với giới hạn tự nhiên và khách quan như vậy, ở đâu cũng vậy, Đảng muốn hiện thực hóa quyền lực chính trị của mình đều phải tiến hành thông qua Nhà nước, mà việc đầu tiên là phải giành lấy quyền được can thiệp vào Nhà nước ấy. Tuy nhiên, sự hình thành, cấu trúc và chức năng của Nhà nước lại là một phức hợp, bởi Nhà nước không chỉ là phương tiện dành cho Đảng sử dụng, mà quan trọng hơn nó còn là công cụ của người dân để tổ chức các hoạt động xã hội. Có nghĩa rằng, có rất nhiều hoạt động mà Nhà nước buộc phải làm theo chức năng thông thường của nó mà không có sự tác động chính trị của Đảng, chẳng hạn như bảo đảm và duy trì trật tự công cộng và cung cấp các dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội. Do đó, như một nguyên lý và thực tế phổ biến, các Đảng chính trị khi tham gia vào quyền lực nhà nước thường chỉ tham vọng chi phối hoặc tác động vào các định hướng phát triển lớn hay chính sách cơ bản của Nhà nước mà thôi.
Trở lại Điều 4 của Dự thảo Hiến pháp sửa đổi với quy định rằng Đảng CSVN là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Điều khẳng định rất quan trọng này, đồng thời cũng gây tranh cãi trong thời gian qua, cần được lý giải như thế nào?
Có ba câu hỏi cần được trả lời trước hết, đó là: thứ nhất, không có Đảng thì Nhà nước có hình thành được không? Thứ hai, sau khi hình thành rồi thì Nhà nước có cần Đảng lãnh đạo hay không? V�thứ ba, Đảng có cần và có thể lãnh đạo một cách tuyệt đối và toàn diện đối với cả Nhà nước và xã hội hay không?
Có thể nói trong xã hội hiện đại, nếu không có sự tác động và hỗ trợ của các đảng phái chính trị, Nhà nước rất khó hình thành bởi xây dựng Nhà nước là một công việc rất gian nan và phức tạp, đòi hỏi không chỉ nhiều sức lực mà còn cả tinh hoa trí tuệ của dân tộc. Chỉ có những người có nhiệt huyết và hiểu biết, có lý tưởng, ý chí và bản lĩnh được tập hợp trong các tổ chức Đảng mới có thể đứng ra lãnh đạo quần chúng trong xã hội để hình thành nên Nhà nước; đồng thời trong một thế giới đa dạng và phức tạp như hiện nay thiếu một lực lượng chính trị tiên tiến làm nòng cột, Nhà nước đó rất dễ dàng mất đi phương hướng hành động đúng đắn của mình. Phân tích như vậy để thấy rằng Đảng lãnh đạo Nhà nước là cần thiết và có cơ sở.
Nhưng Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng cách nào? Đó là bài toán khó. Bởi lẽ, sự lãnh đạo của Đảng cũng tạo ra các nguy cơ cho chính bản thân Nhà nước và xã hội nếu: thứ nhất, Đảng không hấp thụ thường xuyên được các yếu tố tinh hoa từ xã hội thì sẽ suy thoái và dẫn Nhà nước suy thoái theo; thứ hai Đảng chỉ nghĩ tới quyền lợi ích kỷ của mình thì sẽ dẫn tới sự xung đột với bộ phận nhân dân còn lại; v�thứ ba, Đảng can thiệp một cách tuyệt đối và toàn diện vào đời sống Nhà nước và xã hội thì sẽ tạo ra sự đơn điệu, sơ cứng trong đời sống, làm thui chột sự sáng tạo của nhân dân. Chính vì vậy, ở phần lớn các quốc gia, Đảng chỉ lãnh đạo bằng đường lối và chủ trương chính sách lớn, thông qua sự can thiệp vào các yếu tố ở thượng tầng kiến trúc như nhân sự lãnh đạo chủ chốt và cấp cao, cũng như tinh thần và nội dung của các đạo luật cơ bản liên quan đến đời sống phát triển quốc gia và con người.
Việc này cũng đồng nghĩa với một thực tế khác là Đảng không thể lãnh đạo xã hội, bởi so với Nhà nước thì xã hội luôn luôn rộng lớn hơn, phong phú và đa dạng hơn, trong khi Đảng, bao giờ cũng vậy, chỉ là tổ chức chính trị của một bộ phận hay nhóm người cụ thể. Việc duy trì đời sống tự nhiên của xã hội bằng việc giữ cho nó không bị phiến diện hay bóp méo bởi các khuynh hướng chính trị khắt khe, nhiều khi quá hẹp hòi và thực dụng sẽ không thể tạo cho quốc gia luôn luôn có một sức sống mãnh liệt để ứng phó và thích nghi với mọi đổi thay của thế giới.Vì vậy một Đảng chính trị nếu muốn mở rộng các tác động và ảnh hưởng của mình lên đời sống xã hội cần phải được thực hiện thông qua quảng bá và thuyết phục để mọi người đi theo mà tuyệt nhiên không thể là sự áp đặt.
Tóm lại, có thể chốt lại ở đây điều gì? Nhân dân là chủ thể quan trọng nhưng không nắm giữ mà tạo ra nguồn gốc của quyền lực. Quyền lực nhà nước luôn luôn nằm trong tay chính bản thân Nhà nước. Nhà nước đồng thời cần được sự lãnh đạo và dẫn dắt của Đảng chính trị. Vấn đề, do đó, ở chỗ Nhà nước cần được tổ chức làm sao để bảo đảm rằng luôn luôn duy trì và bảo vệ được tính nguyên vẹn của nguồn gốc quyền lực, đồng thời lại được định hướng bởi lực lượng tinh hoa nhất của xã hội được kết tinh trong Đảng chính trị. Nguyên lý này, có thể được mô phỏng như một cái cây cần có bộ rễ chắc bám vào đất để đứng một cách vững vàng, đồng thời cần cái ngọn vươn cao để hấp thụ sự khí trời trong lành, nếu không như vậy, sẽ dẫn đến sự trì trệ, bất ổn thậm chí rối loạn.
Bài 2: Các bất hợp lý trong tổ chức quyền lực nhà nước hiện nay
Luật sư Nguyễn Tiến Lập
(Tia sáng)

Khi truyền thông thay áo cho người được phỏng vấn

Đài truyền hình trung ương VTV từ vài năm gần đây đã cho thấy sự cẩu thả, bất cần đạo đức truyền thông trong khi tác nghiệp, tạo nên một mối ác cảm trong một bộ phận thính giả có kinh nghiệm khi thu nhận thông tin. Số khán giả bất mãn này ngày càng lớn và lan rộng trong nhiều thành phần xã hội do cung cách làm việc của VTV, và cáo giác nơi này không xứng đáng là một cơ sở truyền thông chính thống đại diện cho cả quốc gia, chế độ.
Dân phòng làm giáo dân
Cư dân mạng trước đây đã giận dữ trước một video clip phản ảnh cách tác nghiệp rất phản cảm của VTV khi phóng viên ra ngoài làm việc. Khung cảnh cho thấy phóng viên chuẩn bị phỏng vấn những giáo dân công giáo trong vụ nhà thờ Thái Hà cho bài phóng sự nhằm chỉ trích nhà thờ này. Có lẽ không tìm thấy người muốn nói đúng với bài viết sẵn, phóng viên đã tìm được một dân phòng, trên ngực mang đầy huy chương và đề nghị ông này thay áo và lột huy chương xuống để trở thành giáo dân. Video clip miêu tả tâm trạng người giả danh này rất sẵn sàng làm cái công việc không mấy đẹp đẽ, còn nhóm phóng viên thì cười đùa hớn hở trước cái điều mà họ cho là sáng tạo.
Có thể lãnh đạo VTV cho rằng cung cách của nhóm phóng viên này đáng phê bình kiểm điểm khi họ công tác bên ngoài trường quay chính của VTV cho nên do thiếu kiểm soát dẫn đến tình trạng coi thường nguyên tắc truyền thông. Tuy nhiên một vụ khác mới xảy ra vài ngày trước, được quay tại trường quay chính của VTV thì sự việc thay áo cho người được phỏng vấn vẫn lập lại như cũ, lần này thì không phải dân phòng trở thành một giáo dân mà một cán bộ cộng sản trở thành một linh mục.

nguyenquochieu-305.jpg
Chương trình thời sự tối 26/3/2013 của Đài Truyền hình Quốc gia VTV.
Cán bộ trở thành linh mục

Đó là ông linh mục giả danh Nguyễn Quốc Hiếu trên chương trình VTV tối 26 tháng 3 trong đoạn phóng sự mang tên “Chức sắc tôn giáo góp ý sửa Hiến pháp 1992”.
Trong phát biểu của mình có đoạn ông Hiếu nói: “không ai xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật. Nếu chúng ta để từ “không ai được vi phạm” tôi nghĩ rằng nó thuộc về lãnh vực cá nhân nhiều, vì vậy cho nên có thể ta thay đổi từ “không ai” ấy bằng cái từ “nghiêm cấm mọi hành vi sai phạm hiến pháp”.
Bên dưới hình ảnh của ông Hiếu VTV chạy hàng chữ Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy Ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh.
Giáo dân Bắc Ninh đã nhanh chóng phát hiện ra rằng VTV đã thay chiếc áo linh mục cho ông, che cái vị trí thật mà ông đang giữ trong Đảng. VTV nghĩ rằng với tiếng nói của một linh mục thì Giáo hội công giáo Việt Nam sẽ khó đối phó hơn khi ông này nói những điều ngược lại với tín lý công giáo hay một chính sách, ý kiến nào đó của Hội Đồng Giám Mục.
Hai ngày sau khi vụ việc xảy ra, vào ngày 28 tháng 3 Tòa Giám mục Bắc Ninh đã ra thông báo xác nhận Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục Nguyễn Quốc Hiếu. Thông báo rất ngắn nhưng rõ ràng viết rằng: “Trong chương trình thời sự tối ngày 26 tháng 3 năm 2013 của đài truyền hình trung ương VTV có đoạn phóng sự “Chức sắc tôn giáo góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992,” có dòng chữ chú thích “Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh” làm cho nhiều người ngộ nhận ông Nguyễn Quốc Hiếu là linh mục của Giáo Phận Bắc Ninh.
Vì vậy, Văn phòng Tòa giám mục Bắc Ninh xác nhận và thông báo giáo phận Bắc Ninh không có linh mục nào tên là Nguyễn Quốc Hiếu.”
Thông báo do linh mục Đaminh Nguyễn Xuân Trường, chánh văn phòng TGM Bắc Ninh ấn ký.
Xác nhận với chúng tôi, linh mục Đaminh Nguyễn Xuân Trường nói:
“Ông Nguyễn Quốc Hiếu là giáo dân thuộc giáo xứ Tân Hòa của Bắc Ninh. Ông ấy là giáo dân và đồng thời đối với xã hội ông ấy làm Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh và đồng thời cũng là người trong mặt trận, trong Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh.”
Phản cảm, mất tin tưởng
Khi được hỏi ý kiến của Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt về việc này như thế nào linh mục Trường cho biết:
“Đức cha bây giờ không có mặt ở tòa Giám Mục bởi vì tuần này là tuần thánh của giáo hội Công giáo. Ngài đến một giáo xứ miền núi để giúp bà con giáo dân lãnh nhận bí tích hòa giải và các nghi thức khác.
Chúng tôi cũng không biết rõ lắm phản ứng của giáo dân Bắc Ninh như thế nào nhưng nói chung là ngạc nhiên và ngỡ ngàng vì nó không đúng. Đạc biệt là một cái đài truyền hình của trung ương đưa tin mà không xác nhận tin tức về người này như thế nào mà lại đưa là linh mục Nguyễn Quốc Hiếu vào đấy thì nó tạo sự phản cảm cho người xem vì nó không đúng.”
Linh mục Nguyễn Đức Đại chánh xứ nhà thờ Thái Nguyên cho chúng tôi biết ý kiến của ông về việc các tôn giáo được nhà nước mời tham gia góp ý dự thảo Hiến pháp:
“Thực ra cuộc họp đó tôi nghĩ rất tốt. Tổ chức tham khảo và đóng góp Hiến pháp nhằm đưa ra ý kiến thì điều đó là quý và rất tốt, và giáo phận Bắc Ninh cũng đã ủng hộ rất nhiệt tình trong vấn đề tham gia đóng góp ý kiến. Việc đóng góp đó là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân, của công dân thì linh mục cũng là công dân.
Hơn nữa vì cái chung vì xã hội đưa đến công bình hòa thuận thương yêu và hợp lý, nhất là tôn trọng nhân quyền thì đó là điều rất quý. Chính vì thế cho nên ngay Đức cha và các linh mục cũng như giáo dân đều ủng hộ và nhiệt tình đóng góp vào việc sửa đổi hiến pháp đó.”
Nhận xét việc giả danh do VTV thực hiện đối với ông Nguyễn Quốc Hiếu, linh mục Nguyễn Đức Đại cho biết:
“Đối với tôi là một linh mục thì quả thực rằng tôi thấy điều đó hơi quá, quá ranh giới. Tôi cũng rất bất ngờ khi xem lại cái video đó và nghe người ta nói thế thì quả thực tôi không bằng lòng. Người ta đã đi quá không đúng với sự thật và giả danh thì tôi thấy rằng họ quá lạm dụng. Với bản thân tôi thì thấy không bằng lòng nếu nói một cách nhẹ nhàng, còn nặng hơn thì tôi không đồng ý.”
Gần đây VTV đem ông cựu Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc lên phát biểu không ngoài mục đích hạ thấp giá trị của kiến nghị 72 mà ông này là người đích thân mang đến cho Ủy Ban pháp luật của Quốc hội. VTV tiếp tục mang người của Đảng khoác chiếc áo linh mục để nói theo ý Đảng đi ngược lại với Bản thông báo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà Giám mục Hoàng Văn Đạt, cai quản giáo phận Bắc Ninh cũng là Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam là việc làm có chủ đích nhằm bôi bẩn bản thông báo này của VTV.
Hàng ngàn bài viết trên facebook và blog của cư dân mạng cho rằng hành vi thay áo cho người được phỏng vấn sẽ kéo VTV xuống tận đáy sự mất tin tưởng của người xem, và tình trạng lem luốc của nó sẽ làm khuôn mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lúc này thêm khó coi hơn lúc nào hết.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-03-30

Quốc Hùng - Khi RSF thiếu thiện chí, lẩn tránh sự thật!

Sau khi Báo Nhân Dân đăng bài "Vinh danh" hay tiếp tay cho cái xấu? phê phán một vài tổ chức nước ngoài trao giải thưởng cho một số blogger ở Việt Nam, ngày 22-3-2013, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đã lên tiếng "phản bác chỉ trích của Việt Nam".
Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của RSF còn trả lời phỏng vấn của VOA nói một cách không giấu giếm rằng, RSF "khuyến khích, ủng hộ" những hoạt động sai trái mà Nhà nước Việt Nam khẳng định là vi phạm pháp luật. Việc làm này, một lần nữa RSF tiếp tục cố tình làm ngơ trước sự thật...

Ai từng quan tâm tới hoạt động trên internet của mấy vị gọi là "blogger - nhà dân chủ" ở Việt Nam, hẳn đều biết tới bức ảnh được công bố trên mạng, trong đó có hình một ông béo tốt, râu ria tua tủa, đang ngồi xổm trên vỉa hè, lưng dựa vào cột điện, tay bê laptop, tay hí húi gõ bàn phím để đưa tin về một sự kiện đang diễn ra. Cũng trên vỉa hè gần ông râu ria là một blogger vào hàng "nổi tiếng trong các nhân sĩ, trí thức", vai đeo ba-lô đựng laptop, đứng nhìn về phía xa xa! Và bức ảnh này đã trở thành một bằng chứng cho thấy "blogger - nhà dân chủ" hoạt động rất thoải mái, không bị bất cứ sự ngăn cản nào. Không rõ khi xem xét, đánh giá hoạt động của blogger ở Việt Nam, cái gọi là "tổ chức Phóng viên không biên giới" (RSF) có biết bức ảnh này? Nếu biết mà bỏ qua, chứng tỏ RSF đã hành xử một cách dối trá. Nếu chưa biết mà vẫn cứ trao "giải công dân mạng 2013" cho một blogger ở Việt Nam kèm theo ghi nhận đã "cổ súy cho quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, và tự do internet bất chấp sự đàn áp và kiểm duyệt gắt gao của nhà cầm quyền Hà Nội" (!), thì đó thật sự là một hành vi trơ tráo. Nếu biết tự trọng, họ phải nhận ra mâu thuẫn giữa việc phê phán Việt Nam "đàn áp, kiểm duyệt" internet với việc RSF trao "giải thưởng" cho một blogger vẫn hằng ngày viết bài để đăng trên blog và vừa tự do sang Pháp nhận giải!?

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh (G) và các đại diện của RSF và Google France trong lễ trao giải thưởng Netizen 2013, Paris, 12/03/2013
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh (G) và các đại diện của RSF và Google France trong lễ trao giải thưởng Netizen 2013, Paris, 12/03/2013
Thật ra, đòi hỏi RSF biết tự trọng sẽ là điều khó khăn, vì thông tin từ mục Phóng viên không biên giới ở Wikipedia thì: "Theo điều tra của hai nhà báo thuộc đài truyền thanh và truyền hình nhà nước WDR (Ðức), tổ chức Phóng viên không biên giới nhận được nhiều ủng hộ từ nhà tỷ phú Mỹ George Soros, người từng ủng hộ công đoàn Solidarnosc hàng triệu đô-la Mỹ, và từ Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (National Endowment for Democracy), là tổ chức mà 90% ngân sách xuất phát từ ngân sách quốc gia của Hoa Kỳ và thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ. Cũng thuộc vào trong số những nhà tài trợ là nhà công nghiệp vũ khí và "ông hoàng" truyền thông đại chúng của Pháp Serge Dassault, tập đoàn truyền thông đại chúng Vivendi, nhà tỉ phú Francois Pinault... Các nhà phê bình cáo buộc tổ chức Phóng viên không biên giới đã tường trình về việc phân biệt đối xử nhà báo một cách có chọn lọc trước. Việc chọn lọc các nước mang định hướng của sự chọn lọc từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bỏ qua tất cả các tường trình về những hoạt động chống lại nhà báo trong các nước đồng minh của Hoa Kỳ (Philippines, Arab Saudi) hay chính trong Hoa Kỳ". Các nội dung này cho thấy, nếu RSF có xử sự như người ta thường nói "ăn cơm chúa, múa tối ngày" cũng là điều dễ hiểu. Tiếc rằng, tiết mục "múa" của RSF lại không mang tính lương thiện. Khi "hầu bao" do người khác nắm giữ, dù có muốn RSF cũng không thể vượt khỏi cái "vòng kim cô" mà người ta đã úp lên đầu RSF! Chẳng hạn ngày 20-3, BBC đăng bài Iraq sau 10 năm chiến tranh trong đó có một số thông tin đáng chú ý liên quan tới công việc của giới phóng viên: "HRW nói điều kiện ở Iraq vẫn còn hạn chế, nhất là đối với người bị giam giữ, nhà báo, các nhà hoạt động, phụ nữ, trẻ em gái... Iraq là chốn nguy hiểm cho truyền thông, với 151 nhà báo tử nạn, theo con số của CPJ, mặc dù IBC nói số người làm trong ngành truyền thông thiệt mạng là 288 so với 256 người thuộc ngành y, chăm sóc sức khỏe". Trước thực trạng đó, RSF đã hành động như thế nào để giúp phóng viên ở Iraq bảo toàn tính mạng. Ðáng tiếc là RSF hầu như không làm gì. Vậy lương tri của RSF để đâu, hay vì nếu lớn tiếng phê phán ở Iraq phóng viên bị đe dọa tính mạng, chẳng hóa ra là RSF phê phán nơi nắm giữ cái "hầu bao" của RSF!?
 Trước phản ứng đối với việc RSF trao "giải thưởng" cho một blogger và vu cáo Nhà nước Việt Nam, RSF nên xấu hổ về việc làm của mình, không nên "ngạc nhiên" như VOA đưa tin ngày 22-3. Còn ông Benjamin Ismail - Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của RSF, cũng không nên trông chờ một "cuộc đối thoại với Việt Nam về các quan điểm khác biệt". Việt Nam chỉ có thể đối thoại với một tổ chức lương thiện, không thể đối thoại với một tổ chức chỉ lấy việc vu cáo, tiếp tay cho cái xấu làm mục đích. Hơn thế nữa, qua cái gọi là "báo cáo kẻ thù của internet" công bố ngày 12-3, RSF còn trâng tráo xếp Việt Nam vào nhóm "năm quốc gia kẻ thù của internet" vì "tiến hành một cách hệ thống giám sát trực tuyến, gây ra các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng"! Ðến mức này thì đúng là ở RSF, sự thật đã không được đếm xỉa đến. Muốn biết rõ sự thật, người ở RSF nên đọc bài về một blogger nổi tiếng ở Việt Nam đã đăng trên BBC tiếng Việt ngày 14-3, trong đó có đoạn: "Bình về sức ép của chính quyền đối với ông, chủ blog nói: "Phải nói thẳng là trong suốt hơn năm năm, tôi không bị áp lực gì căng thẳng từ cơ quan chức năng. Chỉ đôi lần thông qua quan hệ bạn bè thì họ có đề nghị tôi ngừng. Có lần họ đề nghị tôi thôi và gỡ các hình ảnh trực tiếp xuống, tôi nói tôi có thể đồng ý nhưng sẽ thông báo với độc giả đây là đề nghị của cơ quan chức năng. Như vậy cũng là để giảm bớt áp lực với họ. Họ cũng có đề nghị tôi không để trong list của tôi blog này, blog kia, tôi cũng chấp nhận một phần. Tôi coi cái đó không đáng kể. Tôi nói tôi không để trong list, nhưng bài vở tôi vẫn điểm. Tất cả yêu cầu của họ có tính chất nhẹ nhàng thôi, nhẹ nhàng, lịch sự"...".
 Tiếp theo, xin dẫn lại các con số về internet ở Việt Nam để RSF tham khảo: Theo Sách trắng Internet Việt Nam do Trung tâm Internet Việt Nam công bố tháng 12-2012, tính đến hết quý III-2012, Việt Nam có 31.196.878 người sử dụng internet (chiếm tỷ lệ 35,49% dân số) và Việt Nam đang đứng thứ 18/20 quốc gia có số người dùng internet lớn nhất thế giới, đứng thứ tám khu vực châu Á và đứng thứ ba ở khu vực ASEAN; so với năm 2000, số lượng người dùng internet ở Việt Nam đã tăng khoảng hơn 15 lần; Việt Nam là nước đứng đầu khu vực ASEAN về số lượng đăng ký tên miền quốc gia. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến hết năm 2012, tổng số thuê bao 3G (qua hai hình thức: truy cập trên điện thoại và Dcom 3G) của Việt Nam đạt xấp xỉ 20 triệu thuê bao, với hạ tầng phủ rộng khắp để mọi người dân có thể sử dụng dịch vụ một cách dễ dàng. Theo số liệu của website techinasia.com công bố ngày 21-3-2013, "lượng người dùng mạng xã hội Facebook ở Việt Nam tăng từ 8,5 triệu vào tháng 10-2012, lên thành 12 triệu". Và riêng với blog, theo bài Hướng đi nào cho dịch vụ blog ở Việt Nam? đã đăng trên ictnews.vn: "Tính đến tháng 4-2012, dịch vụ Yahoo! 360Plus có khoảng 2,3 triệu thành viên, thấp hơn các dịch vụ blog khác như Yume (2,4 triệu người dùng), wordpress.com (2,9 triệu thành viên), blogspot.com (5,1 triệu thành viên)... Thực tế cho thấy, cộng đồng blogger phát triển khá mạnh mẽ tại Zing Me với 500.000 bài viết và hai triệu blogger mỗi tháng". Cho nên khi tới Việt Nam, không ai phủ nhận thực tế có thể dễ dàng truy cập internet, nhất là tại các thành phố, thị xã, huyện lỵ với hàng nghìn quán café-wifi. Ðặc biệt, Hội An đã phủ sóng wifi miễn phí trên toàn thành phố, công việc này hiện cũng đang được triển khai ở Huế, Ðà Nẵng...
 Các con số trên cho thấy được sự quan tâm của Nhà nước, internet ở Việt Nam đã phát triển với tốc độ rất cao. Nếu là "kẻ thù của internet", nếu muốn kiểm soát blogger, Nhà nước Việt Nam sẽ không tạo điều kiện phát triển dịch vụ 3G, vì đây là dịch vụ khó kiểm soát (nhất là với người sử dụng 3G bằng "sim rác"), bởi nó cho phép người sử dụng có thể truy cập internet mọi lúc mọi nơi. So với vô vàn blogger ở Việt Nam, số blogger mà RSF cổ vũ có số lượng cực kỳ nhỏ, chẳng lẽ RSF không tự hỏi tại sao vô vàn blogger khác lại không la lối "bị đàn áp" để được RSF ủng hộ và trao "giải thưởng"? Và nếu thật sự "bị đàn áp", mấy blogger được RSF cổ vũ có thể ngồi trên vỉa hè để "tác nghiệp" hay không? Tiếp tay cho cái xấu, RSF đã làm điều bất lương là lẩn tránh sự thật, lập lờ đánh đồng việc viết blog với hành vi vi phạm pháp luật. Nói cách khác thì RSF cố tình không phân biệt sự khác nhau giữa người viết blog lành mạnh với người đã lấy blog làm phương tiện để "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Về điều này, vào ngày 23-1-2013, tại trụ sở Quốc hội Vương quốc Anh, trong cuộc thảo luận giữa thành viên Nhóm Nghị viện liên đảng về Việt Nam và Ðoàn cấp cao của Chính phủ Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã khẳng định rõ ràng: "Không có ai tại Việt Nam bị xử lý vì viết blog hay viết báo, mà bị xử lý vì đã vi phạm pháp luật và đã được xử lý công khai". Sự thật là vậy, chỉ có RSF và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam là không dám đối diện sự thật, họ chỉ cố sử dụng "dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí" làm chiêu bài để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam mà thôi.

Quốc Hùng
(Nhân dân)

Bs. Nguyễn Đan Quế: Phải bầu cử tự do quốc hội lập hiến

BS. Nguyễn Đan Quế
Hôm nay, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người sáng lập Cao trào nhân bản, từ Sài Gòn,  đã phổ biến một bài viết với tựa đề: “Sức mạnh quần chúng Việt Nam tuyên bố thẳng với Bộ chính trị đảng cộng sản Hà Nội: Phải nhất thiết tiến đến bầu cử tự do quốc hội lập hiến để thảo luận hiến pháp mới dân chủ cho Việt Nam”.
Bài viết này đưa ra nhận định về bối cảnh Việt Nam hiện nay với ngổn ngang của tham nhũng, yếu kém về kinh tế, và sự áp đặt hiến pháp của đảng CSVN đã đẩy người dân đứng về phía đối lập với nhà cầm quyền, nếu họ vẫn cứ khăng khăng như vậy.
Đúng vào ngày Chúa Phục Sinh của những người Kitô giáo, ngày mà trong niềm tin Kitô giáo dạy rằng sự sống mới bắt đầu, tạo ra khởi đầu mới, mà không cần phải kế thừa chút nào từ sự sống cũ của thân xác mục rửa do tội lỗi gây ra.
VRNs xin trân trọng giới thiệu bài viết này. Bài viết này thể hiện quan điểm của tác giả.
Phải nhất thiết tiến đến bầu cử tự do quốc hội lập hiến để thảo luận hiến pháp mới dân chủ cho Việt Nam
Từ đầu năm nay 2013, quốc hội đảng cử Hà nội đưa ra bản sửa đổi lại bản hiến pháp cũ năm 1992 để dân cho ý kiến. Lập tức nhiều người lên tiếng đòi bỏ điều 4, đòi công nhận quyền sở hữu đất đai của nông dân, đòi phi chính trị hoá quân đội.
Hoảng sợ trước những đòi hỏi chính đáng đầy dũng khí từ những kiến nghị của nhóm 72 trí thức, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và tuyên bố của Công Dân Tự Do…, bạo quyền Hà Nội vội vàng phát động chiến dịch tuyên truyền chống lại những đòi hỏi trên và để chắc ăn phái ngay cán bộ đến từng nhà ép dân ký đồng ý với bản Hiến pháp do chúng đưa ra.
Đang điêu đứng khổ sở vìkinh tế khó khăn, đời sống cực nhọc vất vả, tham nhũng tràn lan, Tổ Quốc mất đất, mất đảo…,  người dân rất bất bình khi phải nghe những lời tuyên truyền áp đặt và nhất là bị ép buộc phải ký đồng ý với bản hiến pháp mới. Bản này còn độc tài hơn bản cũ năm 1992, nhất là cho phép quan tham mặc sức lấy đất canh tác của nông dân, và bắt quân đội phải trung thành với chủ nghĩa ngoại lai Mác – Lê hơn là với Tổ Quốc của mình.
Đi đâu người ta cũng nghe dân than những thủ đoạn cưỡng bức vô lối, khinh dân của bạo quyền cộng sản. Thế là bất chiến tự nhiên thành thế trận nhân dân bao vây cô lập bộ chính trị trên phạm vi toàn quốc. Càng trưng ra nhiều chữ ký ép được dân đồng ý, bộ chính trị chỉ càng đổ thêm dầu vào lửa đòi Dân Chủ Hoá của dân tộc ta mà thôi.
Đây là cơ hội bằng vàng để các cá nhân, hội đoàn, tổ chức, phong trào, đảng phái (kể cả bộ phận lớn tiến bộ trong đảng cộng sản, mặt trận tổ quốc, quốc hội, quân đội, đoàn thanh niên cộng sản, hội liên hiệp phụ nữ…) lồng trong Sức Mạnh Quần Chúng lên tiếng khẳng định:
A/ Hiến pháp tự biên tự diễn của 14 người trong bộ chính trị (cầm đầu là Trọng, Sang, Dũng, Hùng) hoàn toàn vô giá trị đối với dân tộc ta, dù có thu gom được hàng chục triệu chữ ký. Lý do đơn giản là hầu hết những chữ ký đó bị cưỡng bức, trái với ý muốn của họ.
B/ Cương quyết bác bỏ bất cứ loại hiến pháp cộng sản cải tiến nào.
C/ Tiếp tục đấu tranh không ngừng nghỉ, đưa Sức Mạnh Quần Chúng lên cao hơn nữa, buộc bộ chính trị phản động phải nhượng bộ trước ý dân, bằng cách chấp nhận những bước cải cách chính trị cần thiết nhằm tiến đến tổ chức bầu cử tự do Quốc Hội Lập Hiến.
D/ Lộ trình tiến đến bầu cử tự do Quốc Hội Lập Hiến:
Tiến trình Dân Chủ Hoá Việt Nam chủ yếu diễn ra dưới sức ép Dân Chủ của quần chúng nhân dân Việt Nam.
Sức thống trị của cộng sản hiện nay càng ngày càng suy giảm, trong khi Sức Mạnh Quần Chúng ngày càng phát triển đi lên mạnh mẽ. Khi hai sức đối kháng này gặp nhau là lúc thực thi lộ trình tốt nhất.
Bộ chính trị đang bị cô đơn hơn bao giờ hết, chỉ vì sai lầm đã áp đặt một bản hiến pháp mà dân không bằng lòng (dân châm biếm gọi là ‘hiếp pháp’). Nhân dân ta cần tiếp tục đưa Sức Mạnh Quần Chúng lên cao trào, làm tê liệt mọi khả năng tham mưu của bộ chính trị; kéo theo buộc quốc hội – với tư cách là cơ quan quyền lực tối cao – phải đề ra hướng đi chính trị mới cho chính quyền thi hành:
1. Tôn trọng quyền tự do tiếp nhận thông tin của người dân, như nới lỏng kiểm duyệt, bỏ tường lửa ngăn chặn các trang web và radio trên mạng internet, các đài quốc tế RFA, RFI, VOA.
2. Tôn trọng quyền tự do phát biểu của người dân, như tố cáo tham nhũng, chỉ trích đường lối – chính sách của nhà cầm quyền, ngay cả trên những cơ quan truyền thông của nhà nước.
3. Thả hết tù nhân lương tâm, kể cả tù chính trị và tôn giáo.
4. Tôn trọng tự do tôn giáo theo những tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc.
5. Quốc hội nhân danh là cơ quan quyền lực tối cao của dân tộc quyết định huỷ bỏ điều 4 hiến pháp.
6. Quốc hội thể theo nguyện vọng và quyền lợi của dân tộc chính thức long trọng tuyên bố trước quốc dân và quốc tế là: Quốc gia Việt Nam từ nay chấp nhận dấn bước trên con đường Dân Chủ Hoá, tôn trọng nhân quyền, dân quyền và tài quyền.
7. Quốc hội ra quyết định tách đảng cộng sản ra khỏi chính quyền: dẹp bỏ và chấm dứt mọi hoạt động của tất cả các đảng uỷ các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương.
8. Quốc hội soạn thảo và thông qua luật ứng cử – bầu cử tự do, đa nguyên, đa đảng.
9. Bộ máy hành chính của chính quyền đã tách khỏi sự lãnh đạo của đảng cộng sản có nhiệm vụ tiến hành bầu Quốc Hội Lập Hiến để thảo Hiến Pháp Mới Dân Chủ cho Việt Nam.
Bs. Nguyễn Đan Quế
Cao Trào Nhân Bản
31-3-2013
(VRNs)

TS Trần Công Trục: Tàu cá bị bắn, phải kiện TQ ra tòa án quốc tế

"Việc đệ đơn kiện lên các cơ quan tài phán quốc tế về các vụ việc đã xảy ra là điều cần thiết và nên làm ngay. Đó là cách tốt nhất để trả lời "ai đúng, ai sai". Vì Trung Quốc luôn luôn tìm cách đổ vấy cho người bị hại, một chiêu bài truyền thống của họ đã và đang được họ khai thác triệt để…" - TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ phân tích.
Tàu cá Việt bị tàu Trung Quốc bắn tan hoang trên vùng biển của Việt Nam. (Ảnh: TPO)
Tàu cá Việt bị tàu Trung Quốc bắn tan hoang trên vùng biển của Việt Nam. (Ảnh: TPO)
Bước leo thang nguy hiểm

PV:- Sự việc tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc bắn cháy cabin ngày 20/3, được coi là một hành động ngang ngược, vô nhân đạo. Hành động của Trung Quốc bất chấp luật pháp, bất chấp Công ước quốc tế, không coi ai ra gì. Tại sao, Trung Quốc lại có thái độ leo thang ngang ngược như vậy, thưa ông?

TS Trần Công Trục:- Rõ ràng đó là một nhận định khá thực tế.

Đối với ngư dân Việt Nam, Trung Quốc đã làm những việc rất phi pháp mà dư luận, báo chí nhiều lần nói đến như: cướp ngư cụ, bắt giam, cướp sản phẩm, bắt nộp tiền phạt,… đó là hành động hiếm thấy trong quan hệ quốc tế, trong một xã hội văn minh. 

Hành động dùng vũ lực của Trung Quốc lần này phải chăng có thể được coi là tín hiệu mở màn cho những bước tiến mới, hết sức nguy hiểm, sẽ được Trung Quốc triển khai sau một thời gian xúc tiến những hoạt động mang danh nghĩa “dân sự”, “hành chính”, “chấp pháp”…Đã có không ít những phân tích, đánh giá của nhiều chuyên gia, học giả, các chính khách…..về động thái đáng quan tâm này.

Tất cả đều cho rằng Trung Quốc sẽ không dừng lại, đừng hi vọng vào những tuyên bố ngoại giao của  Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động mạnh mẽ hơn nữa, nguy hiểm hơn nữa, bất chấp luật pháp và thực tiễn quốc tế. Có thể nói đây cũng chính là hồi còi báo động thức tỉnh những ai còn mơ hồ, ảo tưởng về “thiện chí” của Trung quốc, hoặc cố tình quay lưng lại với sự thật phũ phàng vì những toan tính riêng tư của mình.

Trong lịch sử đã cho thấy điều đó. Gần đây điều đó càng thể hiện rõ hơn. Nhưng trước hành động ngang ngược, sai trái của Trung Quốc, phản ứng của các nước trong khu vực và quốc tế còn rất dè dặt, nếu không muốn nói là quá yếu ớt, theo kiểu “đèn nhà ai nấy rạng”.  Tất nhiên, có những lý do khách quan và chủ quan để biện minh cho thực trạng đáng lo ngại này, chí ít là cho đến thời điểm hiện tại! 

PV:- Trung Quốc đã xua ngư dân của họ ra làm bia đỡ đạn trên biển Hoa Đông và Biển Đông, họ tổ chức Lực lượng tàu Ngư chính rầm rộ cùng với hàng ngàn tàu cá tiến ra biển để gây ra những sự kiện “nóng” nói trên. Ông đánh giá thế nào về chiến lược của Trung Quốc?

TS Trần Công Trục: - Tất cả hành động của Trung Quốc đều nằm trong một kịch bản, chủ trương, chiến lược nhất quán, rằng: quyết tâm xây dựng một quốc gia biển hùng mạnh, trước khi trở thành một siêu cường quốc tế mà họ đã ấp ủ từ lâu.

Muốn vậy, việc đầu tiên là họ phải tìm cách khai thông con đường ra đại dương, và con đường thuận lợi nhất chính là biển Đông, một khu vực có giá trị hết sức to lớn không những về an ninh quốc phòng mà còn cả về kinh tế, tài nguyên môi trường, giao thông hàng hải… mang tầm vóc quốc tế.

Để khai thông con đường này, Trung Quốc đã tính toán áp dụng nhiều biện pháp, triển khai trên nhiều mặt trận, từ sử dụng lực lượng quân sự để xâm chiếm lãnh thổ, kết hợp với mặt trận ngoại giao, tuyên truyền, giáo dục... để đưa ra các yêu sách đầy tham vọng, hết sức phi lý, rồi tìm mọi cách hợp thức hóa và giành lấy sự công nhận chúng trên thực tế...

Trước khi tiến hành bất kỳ một hành động nào, Trung Quốc đều có những động thái thăm dò phản ứng của các nước trong khu vực và quốc tế, dọn dẹp dư luận trong và ngoài nước, tạo ra cơ hội và tận dụng cơ hội thuận lợi để hành động. Lần này, việc họ đã sử dụng đến vũ lực cũng không nằm ngoài những tính toán đó: Sau những tranh chấp mà họ đã gây ra trên biển Đông, rồi  khu vực biển Hoa Đông, đã làm cho dư luận hết sức lo ngại và đã từng đưa ra những nhận định khác nhau…

Tuy vậy, người ta đã không sai lầm khi khẳng định rằng: “Biển Đông là nhân tố trung tâm của Hòa bình, An ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, bởi vì, cũng theo đánh giá của hầu hết nhưng thành viên tham gia Hội thảo mang chủ đề này, đều cho rằng trong Biển Đông đang có bom nổ chậm, Trung quốc chính là người đã chôn cất quả bom nổ chậm đó!

Sách lược biến không thành có của Trung Quốc

PV:- Mới đây nhất, họ đã thành lập nâng Viện Hải Dương quốc gia trở thành một cơ quan quản lý biển cấp Bộ để thống nhất quản lý, chỉ đạo tất cả các lực lượng chấp pháp trên biển...theo ông, việc này có liên quan gì đến sự kiện họ nổ súng vào tàu cá ngư dân Việt Nam ngày 20/3 vừa qua không? Và hành động này liệu có trái với tính chất chấp pháp theo đúng nghĩa của nó?

TS Trần Công Trục:- Họ tập trung tất cả lực lượng hải giám, kiểm ngư, chấp pháp, tuần hải...  vào một cơ quan quản lý nhà nước, xét về mặt hình thức tổ chức nhà nước thì hoàn toàn hợp lý. Nhưng xem xét những hoạt động của chúng trong thời gian qua trong biển Đông, và cả biển Hoa Đông nữa, thì rõ ràng thực chất chúng là lực lượng quân sự trá hình.

Dân sự hóa tất cả các lực lượng quân sự, chính là để che giấu những hành động phi pháp của họ mà mục tiêu trước mắt là tạo ra những tranh chấp để chí ít là buộc các bên liên quan mặc nhiên công nhận yêu sách phi lý của họ trên biển. Rồi từ đó, từng bước thực hiện sách lược biến không thành có, biến vùng không có tranh chấp thành vùng tranh chấp, nếu có tranh chấp thì “gác tranh chấp cùng khai thác” trên hầu như toàn bộ biển Đông!

PV: - Nghĩa là, âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc là vì mục đích kinh tế, thưa ông?

TS Trần Công Trục: - Tôi cho rằng, trong tình hình hiện nay, Trung Quốc tập trung vào vấn đề kinh tế. Vì đó là nhu cầu hêt sức cấp thiết của nền kinh tế đang tăng trưởng “phi nước dại” của Trung quốc và đó cũng là mục tiêu tranh chấp trên biển giữa nhiều quốc gia ven biển…

Đấu tranh trên nhiều mặt trận

PV:- Trước hành động quyết liệt, mạnh mẽ của Philippines, Việt Nam nên phản ứng như thế nào trước hành động leo thang ngang ngược của Trung Quốc? Ông kỳ vọng gì vào cách xử lý của Việt Nam?

TS Trần Công Trục:- Nếu so sánh thì mỗi nước có một điều kiện xã hội, kinh tế, chính trị, quan hệ khác nhau. Không thể lấy phương sách của nước này áp đặt cho nước kia được. Điều quan trọng là chúng ta cần nghiêm túc nghiên cứu xem xét cụ thể để có thể vận dụng cho thích hợp và có hiệu quả.

Trước mắt, chúng ta nên thể hiện rõ ràng, minh bạch quan điểm của mình trước những thực trạng đang diễn ra có liên quan đến chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình để thế giới hiểu rõ chân lý của mình. Có như vậy mới tạo ra được sự đồng thuận, đoàn kết thống nhất trong và ngoài nước; đó chính là sức mạnh của chúng ta trong cuộc đấu tranh phức tạp này. Đồng thời, chúng ta phải khai thác phát huy thế mạnh của chúng ta: đó là thế mạnh pháp lý.

Và việc đệ đơn kiện lên các cơ quan tài phán quốc tế về các vụ việc đã xảy ra có liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982, là điều cần thiết và nên làm ngay. Theo tôi, chúng ta nên ủng hộ và học tập cách làm của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế về luật biển của LHQ.

Đó là một trong những cách tốt nhất để có thể giúp chúng ta trả lời trước dư luận câu hỏi "Ai đúng, ai sai" một cách rõ ràng, khách quan nhất. Nếu không thì có thể dư luận sẽ hiểu sai bản chất của vụ kiện do Trung Quốc luôn luôn tìm cách đổ vấy cho người bị hại, một chiêu bài truyền thống của họ đã và đang được họ khai thác triệt để…

PV: Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Vũ (thực hiện)
(Phụ nữ today)

Sự thật về thanh tra đất đai ở Đà Nẵng

Từ cuối năm 2011, Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra ở Đà Nẵng về vụ đất đai và công bố kết quả trên công luận đúng lúc Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh lại kinh nhận chức Trưởng ban nội chính. Sự thể như thế nào? nguyên nhân từ đâu? có phải anh Ba Thủ tướng đánh không? vân vân và vân vân. Tác giả phải mất nhiều thời gian tìm hiểu, gặp cả những vị đương chức của các bên, gặp các lão thành cán bộ, nhân dân Đà Nẵng để tìm hiểu về cơ nguyên của sự thật về vụ này.
1- Bắt nguồn mọi sự từ Nguyễn Xuân Phúc:
Nguyễn Xuân Phúc nổi tiếng về vụ chạy vào Bộ chính trị (BCT) mà người Quảng Đà gọi là “nước chảy ngược”. Vào được Bộ chính trị, Nguyễn Xuân Phúc yên tâm là độc tôn miền Trung trong BCT và chắc chắn sẽ lọt vào tứ trụ (hoặc Thủ tướng hoặc Chủ tịch nước hoặc…) khi BCT bỏ phiếu kỷ luật Thủ tướng, Phúc cầm chắc Thủ tướng sẽ bị hạ bệ như anh Tư Sang đã nói với Phúc. Sau hội nghị BCT Phúc đã cùng các đệ tử ruột mở tiệc ăn mừng, vì ít ra Phúc cũng quyền Thủ tướng. Trong Chính phủ sau Thủ tướng là Phúc và trong BCT Phúc duy nhất là người miền Trung. Bổng dưng BCT có chuyện lập lại Ban nội chính và chuyện này lộ ra Nguyễn Bá Thanh sẽ ra Trung ương để làm Trưởng ban. Một vấn đề mới đặt ra với Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Bá Thanh sẽ vào Bộ chính trị. Thế là mất thế độc tôn, vì nếu đưa lên cân về tài năng, về đức độ, về uy tín thì Nguyễn Bá Thanh hơn Nguyễn Xuân Phúc là chắc chắn. Phải làm sao và làm sao? Nguyễn Xuân Phúc hỏi các quân sư và được chỉ rằng: Ai dám làm, làm nhiều, thành công nhiều sẽ có cái sai. Một trong những thành công của Đà Nẵng là biết đột phá, tạo quĩ đất và biến đất thành tiền, thành công trình đưa Đà Nẵng đi lên. Chắc chắn đã đột phá thì phải có sai, phải tạo cớ thanh tra. Sau một đêm mất ngủ Nguyễn Xuân Phúc bay về Đà Nẵng gặp Võ Duy Khương người đồng hương đang là Phó chủ tịch thường trực UBND Thành phố Đà Nẵng. Ông Khương là Phó chủ tịch trực nhưng không được cất nhắc lên Chủ tịch vì cha vợ có nợ máu bị cách mạng xử bắn (vậy mà đã lên đến Thường vụ, Phó chủ tịch?), Khương cho rằng mình bị Nguyễn Bá Thanh trù nên khi được Nguyễn Xuân Phúc khêu mào liền bắt tay, y thâu tóm tài liệu, vạch lá tìm sâu và nghĩ ra những cái sai của Đà Nẵng, Phúc và Khương thống nhất nội dung tố cáo và Nguyễn Xuân Phúc dẫn Khương ra văn phòng Chính phủ đề nghị Thủ tướng tiếp để nghe Khương tố cáo. Đánh hơi thấy việc không bình thường nên Nguyễn Tấn Dũng không tiếp và không nghe. Nguyễn Xuân Phúc bày Võ Duy Khương rũ thêm một số tay chân nữa làm đơn tố cáo… Từ nội dung đơn tố cáo này Nguyễn Xuân Phúc báo cáo Thủ tướng và ra tay chỉ đạo Tổng thanh tra Chính phủ ra quyết định thanh tra việc sử dụng đất đai ở Đà Nẵng.
2- Nguyễn Xuân Phúc khai thác mâu thuẫn giữa Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang để đưa vụ Đà Nẵng thành lớn chuyện.
Trương Tấn Sang hỏi Phúc: Tôi muốn đi một tỉnh miền Trung để thực hiện chương trình chính trị tại cơ sở?
Nguyễn Xuân Phúc liền đề xuất Đà Nẵng “vì ở đó sôi động”.
Trương Tấn Sang cũng đang muốn đi Đà Nẵng bởi vì Trương Tấn Sang biết Nguyễn Tấn Dũng đã nhận lời mời của Bí thư và Chủ tịch Đà Nẵng sẽ vô dự lễ khánh thành bệnh viện ung thư xây trên 1.000 tỉ đồng bằng sự đóng góp của các nhà hảo tâm (Chính phủ cho 200 tỉ huy động được 1.000 tỉ) là bệnh viện lớn nhất, đẹp nhất nước hiện nay. Trương Tấn Sang mỉm cười, một thâm ý thoáng đến. “Được, ta sẽ đi trước, sẽ tách Nguyễn Bá Thanh ra khỏi Nguyễn Tấn Dũng và sẽ dùng Nguyễn Bá Thanh”. Nguyễn Xuân Phúc và Trương Tấn Sang là cặp bài trùng để tiền hô hậu ứng đánh Nguyễn Tấn Dũng. Người ta nói: “Nguyễn Xuân Phúc phản Phúc là như vậy đấy”. Phúc tâm đắc, vun xới các thâm ý của Trương Tấn Sang và gợi ý để Trương Tấn Sang thân mật với Nguyễn Bá Thanh và dù chưa khánh thành dứt khoát phải đi thăm Bệnh viên ung thư. Sang đã làm như vậy, dù chưa kéo được Nguyễn Bá Thanh về mình như ý muốn nhưng Trương Tấn Sang đã tạo cho Nguyễn Tấn Dũng mắc vào quỉ kế của mình. Nguyễn Xuân Phúc lại kích Nguyễn Tấn Dũng, “ông Tư đi thăm Bệnh viện ung thư Đà Nẵng rồi, anh đừng dự khánh thành, mất uy”. Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định không đi Đà Nẵng và sụp vào cái quỉ kế của Tư Sang.
Nguyễn Tấn Dũng tự ái bán tín bán nghi về Nguyễn Bá Thanh (?), Nguyễn Xuân Phúc không bỏ lỡ cơ hội bơm thêm vào và khi thấy Thủ tướng đã ngấm, Nguyễn Xuân Phúc liền gọi Huỳnh Phong Tranh Tổng thanh tra lên yêu cầu phải xin Thủ tướng giải mật kết luận để công bố. Đương nhiên Thủ tướng đồng ý giải mật. Nguyễn Xuân Phúc cho đệ tử là Phó chủ nhiệm VPCP Nguyễn Quang Thắng chuẩn bị sẵn văn bản ghi rõ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý cho công bố công khai để trình Thủ tướng xem. Với sự đồng ý này, Nguyễn Xuân Phúc đã có bùa để tạo ắc-xi đăng cho Đà Nẵng. Nhìn lại mới thấy Nguyễn Xuân Phúc “có tài” kích động, chia rẽ và tạo sự kiện. Đặc biệt đã biết khai thác và kích thích tối đa sự bất hoà giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước cho con đường thăng tiến của mình.
3- Nguyễn Xuân Phúc và Huỳnh Phong Tranh biến hoá trong việc công bố kết luận thanh tra.
Theo qui định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, kết luận thanh tra phải đóng dấu mật, khi nào Thủ tướng cho công bố mới được công khai và nội dung công khai với công luận sẽ do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ thông tin truyền thông thống nhất.
Nguyễn Xuân Phúc và Huỳnh Phong Tranh không làm như qui định, họ cố tình làm sai. Cùng lúc họ đưa toàn văn kết luận thanh tra lên cổng thông tin điện tử thì cũng là lúc họ cử cán bộ cấp phó và cấp Vụ đến Ban Tuyên giáo và Bộ thông tin truyền thông thông báo về quyết định đưa lên công luận. Hai cơ quan này không được có ý kiến về nội dung và lúc đó là những phút cuối của ngày làm việc.
Công văn của Văn phòng chính phủ do Nguyễn Quang Thắng ký về một việc rất bình thường để công bố một kết luận thanh tra đã làm từ 2011, nếu nói đúng hơn nó là hàng nằm cũng được. Nhưng vì Tổng bí thư và Bộ chính trị đã bỏ phiếu 13/14 bầu Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban nội chính (Chính Nguyễn Xuân phúc đã khoe với các đệ tử của mình là ông ta đã gạch tên Nguyễn Bá Thanh. Cần nói thêm rằng: để kéo được Huỳnh Phong Tranh, Nguyễn Xuân Phúc đã hứa sẽ đưa Tranh lên Trưởng ban nội chính và Nguyễn Xuân Phúc đã làm nhưng kết quả chỉ có 1 phiếu của Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc BCT bầu Trưởng ban nội chính. Nguyễn Phong Tranh kết với Nguyễn Xuân Phúc là từ cái ý này). Nguyễn Xuân Phúc cho rằng phải làm nhanh để tạo dư luận, hạ uy tín Nguyễn Bá Thanh và Tổng bí thư đã có quyết định thăng tiến cho Nguyễn Bá Thanh cho nên công văn của Văn phòng chính phủ do Nguyễn Quang Thắng ký phải vào chiều ngày 13/01 là ngày chủ nhật. Phúc bắt văn phòng phải cho xe đến tận nhà đón nhân viên gửi đến đóng dấu vào số và phát hành hỏa tốc. Một sự biến hoá rất ngoạn mục và cũng rất tàn bạo. Vì sao phải hoả tốc? Bởi vì phải làm ngay nếu không Thủ tướng đổi ý (?). Bởi vì ngày 14/01 Nguyễn Xuân Phúc lên đường đi công cán Châu âu với Tổng bí thư. Nguyễn Xuân Phúc cần có 1 bản trong tay cho chắc ăn.
Nguyễn Xuân Phúc được thầy Trương Tấn Sang phất cờ vì cú đòn này sẽ ly gián Nguyễn Bá Thanh với Thủ tướng và thâm hơn, xa hơn nếu Nguyễn Bá Thanh không được vào Bộ chính trị ở hội nghị TW VII thì dư luận và cả Ban chấp hành sẽ đổ tội cho Thủ tướng. Uy tín Nguyễn Tấn Dũng sẽ xuống và Trương Tấn Sang sẽ có cơ hội sử dụng Ban nội chính đánh chính phủ.
Một thâm ý nữa là chơi ngay khi Tổng bí thư người quyết định Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban nội chính và đúng khi Tổng bí thư vừa cất cánh đi ra nước ngoài thì công bố kết luận thanh tra cũng là một cách ly gián chia rẽ giữa Tổng bí thư với Thủ tướng và “biết đâu, ơn trời”, Nguyễn Xuân Phúc nghĩ “Quốc hội sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng”.
Như vậy mọi thứ Nguyễn Xuân Phúc sẽ hưởng và mộng làm Thủ tướng, mộng độc tôn sẽ về lại với Nguyễn Xuân Phúc.
Toàn bộ nội dung thanh tra được công bố và được gửi tới Bộ chính trị. Tổng thanh tra còn nói: “Đà Nẵng không được có ý kiến”(?). Một điều không bình thường vì trước đó thanh tra có kết luận thanh tra 6 Quận của Thành phố Hồ Chí Minh kết luận thất thu 2.800 tỉ. Thanh tra ở Thành phố Hà Nội thất thu là 9.500 tỉ, nhưng cũng chỉ công bố rất ngắn và không đưa lên VTV1. Rõ ràng là một việc làm cố đấm ăn xôi sai qui định mất tính người của Nguyễn Xuân Phúc nhằm ngăn chặn bước tiến Nguyễn Bá Thanh, tạo thế độc tôn cho mình. Liệu rằng còn ai sẽ mắc mưu Nguyễn Xuân phúc nữa không? Nguyễn Xuân Phúc còn khai thác gì nữa từ vụ thanh tra đất đai ở Đà Nẵng? Xin mọi người hãy cảnh giác.
Người viết bài này mong sự thật sẽ là sự thật và đừng ai mắc mưu Nguyễn Xuân Phúc nữa.
© Trần Nhân Văn
© Đàn Chim Việt
(Tác giả gửi trực tiếp đến ĐCV. ĐCV không thể kiểm chứng nhiều chi tiết; tuy nhiên vẫn đăng tải với sự dè dặt và để rộng đường dư luận)

“Góc khuất” phiên đấu thầu 26.000 lượng vàng

Phiên đầu tiên vừa qua, thông điệp mà Ngân hàng Nhà nước phát đi là: chỉ bình ổn thị trường, không bình ổn giá. Thị trường thiếu cung và họ tạo cung.
Vẫn còn những ý kiến trái chiều về phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước. Nó không gói gọn ở phạm vi của một phiên thăm dò.
Sau bài viết “Bình ổn thị trường vàng: Sao không chọn cách dễ nhất?”, người viết nhận được nhiều cuộc gọi của bạn đọc, chuyên gia, đại diện một số doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu trao đổi thêm.
Bù lỗ hay không bù lỗ?
Một chuyên gia cho rằng: “Đây đơn giản chỉ là phiên đầu tiên “test” phản ứng của thị trường cho một hoạt động chưa từng có tiền lệ. Song nó cho thấy kỳ vọng của công chúng quá lớn, dù để bình ổn thị trường cần có quá trình và không thể giải quyết chỉ qua một phiên”.
Một ý kiến khác lại thận trọng: “Có lẽ Ngân hàng Nhà nước còn có những lý do khác mà không tiện thông tin cụ thể chăng?”.
Lãnh đạo một doanh nghiệp lớn, người ít khi bắt máy phóng viên cũng chủ động dành gần một giờ điện thoại trao đổi, lập luận và phản biện về bài viết trên…
Ông cho rằng, hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã được trao toàn bộ các công cụ cần thiết, có nguồn lực đủ mạnh trong tay, vậy tại sao vẫn không thu hẹp được chênh lệch giá?
“Không những không thu hẹp mà còn làm doãng rộng, từ chênh lệch 2,7 triệu đồng/lượng lên 3,1 triệu đồng/lượng. Như thế là ngược lại yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ. Mức giá sàn 43,81 triệu đồng/lượng mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra như vậy là có vấn đề, cơ sở của nó như thế nào?”, lãnh đạo doanh nghiệp trên nhìn nhận.
Đồng ý với sự thận trọng cần thiết của Ngân hàng Nhà nước về tài sản là dự trữ ngoại hối, về tình huống nảy sinh lợi ích nhóm nếu bán giá ra thấp để bù lỗ cho các ngân hàng thương mại tất toán trạng thái, nhưng người trong cuộc này cho rằng, cần xem xét cụ thể hơn.
Theo ông, Ngân hàng Nhà nước chưa thực hiện mua vào mà mới chỉ bắt đầu bán ra, nên không thể xem là bán lỗ. Nếu nói tài sản của Nhà nước bị thất thoát thì thực tế có thể cân đối bằng việc mua vàng qua tài khoản ở nước ngoài - cơ chế vận hành cho hoạt động bình ổn vẫn được hình dung trong thời gian qua.
Với tình huống bù lỗ cho các ngân hàng tất toán trạng thái, do đã bán vàng của người dân gửi trước đây, người trong cuộc này cho rằng, nếu vậy cũng nên xem là bình thường, là công bằng bởi chính sách và chủ trương trước đây đã cho họ bán ra, cũng để bình ổn thị trường.
“Nếu vì e ngại dư luận về lợi ích nhóm, về việc dùng tài sản Nhà nước để bù lỗ cho các ngân hàng tất toán thì có thể còn nguy hiểm hơn. Họ thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng như vừa qua có thể gây rủi ro cho cả hệ thống. Cái chính là khi không được hỗ trợ, thị trường thiếu cung một cách hợp lý, họ sẽ tìm mọi cách để tất toán, bởi vàng của dân đến hạn thì phải trả. Bằng mọi cách để có, là một vấn đề”, vị lãnh đạo này nói.
Mặt khác, đặt tình huống ngược lại bài viết trên, ông cho rằng, nếu để tránh “hỗ trợ” hoạt động bán khống trước phiên đấu thầu, vậy thì những người gom mua mức giá 43,3 triệu đồng/lượng và sau đó theo “tín hiệu” từ phiên đấu thầu được giá 43,8 triệu đồng thì sao? Vậy có phải là tiếp tay cho họ?

“Góc khuất” phiên đấu thầu 26.000 lượng vàng
Việc Ngân hàng Nhà nước có sử dụng vàng tài khoản ở nước ngoài hay không, sử dụng như thế nào vẫn là một ẩn số...
Đâu là giá phù hợp?

Hôm qua (29/3), lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước đã chính thức đưa ra lý giải. Ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối nói: “Mức giá sàn bán vàng miếng Ngân hàng Nhà nước công bố trong phiên đấu thầu hôm qua là phù hợp và sát với giá vàng giao dịch thực tế trong thời gian gần đây”.
Cụ thể, trước phiên đấu thầu, thị trường định hình mức giá trên 43,8 triệu đồng trong một chuỗi giao dịch khá dài. Đó cũng là mức bình quân mua vào thời gian gần đây của các đầu mối.
Tuy nhiên, trước thềm tổ chức đấu giá, thị trường có biến động mạnh và bất thường. Đầu giờ chiều 27/3, ngay khi có tin chính thức mở phiên đấu giá, bản fax thông báo cụ thể chuyển tới các thành viên tham gia, các đầu mối lập tức rút giá niêm yết chóng mặt. Chỉ trong chưa đầy một giờ, mức giảm đã lên tới từ 400 - 500 nghìn đồng/lượng, đặc biệt mức giá mua vào rút sâu và thấp hơn giá bán ra tới 200 - 250 nghìn đồng/lượng.
Một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đó là xu hướng giảm không thực tế, không phản ánh đúng cung - cầu và diễn biến thị trường trong thời gian gần đây, cũng không có hiện tượng người dân ồ ạt bán ra, giao dịch vẫn trầm lắng. Hay chênh lệch thu hẹp ngay 2,7 triệu đồng trong vài giờ không phản ánh đúng bản chất có trong thời gian qua.
Trong khi đó, tại phiên đấu thầu, Ngân hàng Á Châu (ACB) và Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý đã chấp nhận mức giá 43,8 triệu đồng/lượng. Đây là hai tổ chức lớn, nhiều kinh nghiệm trên thị trường. Hẳn họ có lý do riêng và góc nhìn riêng. Và đây cũng là một nhu cầu thực, bởi với thị trường vàng hiện nay, chỉ cần tổ chức phát đi tín hiệu mua vài trăm lượng trên thị trường thứ cấp, giá đã có thể nhảy vọt chứ chưa nói với nhu cầu mua hàng nghìn lượng.
Sau phiên đấu thầu, giá giao dịch của các đầu mối nhanh chóng trở lại “mặt bằng” trước đó. Mức giá mua vào được đẩy cao, và sau một thời gian dài trạng thái quyết mua mới thể hiện rõ khi giá mua áp sát giá bán ra như vậy, chỉ cách từ 20 - 50 nghìn đồng/lượng tại nhiều đầu mối.
Miếng ghép còn thiếu…
Trước thềm phiên đấu thầu, VnEconomy đã đặt câu hỏi với ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối rằng: “Khi tổ chức bán ra 26.000 lượng này, Ngân hàng Nhà nước có thực hiện mua vào tương ứng qua vàng tài khoản ở nước ngoài để cân đối, hay như một cách thức bảo hiểm không?”.
Đây là thông tin không được công bố, song ông Huy cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ bằng mọi cách, sử dụng các công cụ cần thiết để bảo đảm an toàn cho dự trữ ngoại hối, bởi nguyên tắc đầu tiên khi bình ổn thị trường là không được làm thiệt hại, thất thoát tài sản Nhà nước.
Sử dụng vàng tài khoản ở nước ngoài cho quy trình bình ổn đang là “góc khuất” của phiên đấu thầu đầu tiên. Và giả định đưa ra là: Ngân hàng Nhà nước đang bán vàng trực tiếp từ dự trữ ngoại hối, chưa sử dụng vàng tài khoản như một công cụ để bảo toàn khối lượng, nên bán ra với một mức giá thấp hay giảm ngay theo diễn biến bất thường của chiều 27/3, thất thoát tài sản Nhà nước là một thực tế để họ cân nhắc.
Nếu theo lý thuyết, sử dụng vàng tài khoản, bán tay phải mua tay trái, Ngân hàng Nhà nước bán ra 26.000 lượng trong nước, lập tức phải mua vào 26.000 lượng ở nước ngoài, bảo toàn về lượng, thậm chí còn nắm được lãi lớn từ chênh lệch giá.
Nhưng quy trình không đơn giản như vậy. Ở đây nhà điều hành chính sách phải hóa thân thành “dealer” thực thụ, một tổ chức kinh doanh thực sự. Họ phải bám giá thế giới, ráo riết canh các tỷ lệ ký quỹ, ứng xử hợp lý với sự bất thường của giá vàng, nhất là cả vấn đề lệch múi giờ…, và đương nhiên phải chịu trách nhiệm về những rủi ro trong giao dịch.
Đến nay, việc Ngân hàng Nhà nước có sử dụng vàng tài khoản ở nước ngoài hay không, sử dụng như thế nào vẫn là một ẩn số. Trong khi đây là một miếng ghép cần thiết để lý giải cho quyết định khi tổ chức đấu thầu.
Còn ở phiên đầu tiên vừa qua, thông điệp mà Ngân hàng Nhà nước phát đi là: chỉ bình ổn thị trường, không bình ổn giá. Thị trường thiếu cung và họ tạo cung. Những nhu cầu cần mua như ACB và Phú Quý được đáp ứng thay vì gần như không thể mua được quy mô đó cùng lúc trên thị trường thứ cấp, hay 2.000 lượng lực cầu đã được hóa giải.
“Khi các nhu cầu lần lượt được đáp ứng, nguồn cung từng bước đưa ra, giá giảm một cách thực tế, giá đấu thầu cũng sẽ giảm một cách thực tế. Thu hẹp chênh lệch sẽ được xử lý ở một quá trình như vậy, chứ không thể chỉ bằng một phiên, hay không thể lấy một phiên bước đầu để làm đáp án cho mục tiêu của kế hoạch bình ổn - vốn không đơn giản”, một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước trả lời VnEconomy về triển vọng kế hoạch bình ổn thời gian tới.
(VnEconomy)

Đề nghị cách chức hiệu trưởng ĐH KTQD

Trước hàng loạt sai phạm đã được phanh phui - Bộ GD-ĐT yêu cầu lãnh đạo nhà trường kiểm điểm làm rõ trách nhiệm báo cáo Bộ trong quý 1/2013. Tuy nhiên, mới đây GS Lê Du Phong (nguyên Hiệu trưởng nhà trường) đã có đơn gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đề nghị "xử lí nghiêm...."

Đề nghị xử lý sai phạm tại ĐH Kinh tế Quốc dân
Theo kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã có sai sót trong việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ như: chưa thực hiện đánh giá cán bộ bằng văn bản và không lấy phiếu tín nhiệm với nguồn cán bộ tại chỗ.

Trong công tác đào tạo cũng thể hiện sự sai phạm như việc để 54 sinh viên Trường ĐH Tây Bắc về học tại cơ sở đào tạo của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tại Hà Nội không phù hợp với Quy chế đào tạo ĐH và các hợp đồng liên kết.
Đáng chú ý, trong hoạt động thu, chi tài chính, nhà trường đã thực hiện thu vượt, thu sai quy định hơn 51 tỷ đồng,…
Cách chức, sai phạm, ĐH KTQD
Xử lí nghiêm túc sai phạm là lấy lại uy tín cho Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
Tuy nhiên trong bản tự kiểm điểm gửi Bộ GD-ĐT, hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam chỉ xin nhận hình thức “kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc”.

Bức xúc trước “thái độ kiểm điểm thiếu nghiêm túc” của Hiệu trưởng đương nhiệm Nguyễn Văn Nam, ngày 26/3/2013 nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Lê Du Phong đã có đơn đề nghị Bộ GD-ĐT xử lí nghiêm khắc sự việc.

Trong thư gửi lãnh đạo Bộ, nguyên hiệu trưởng Lê Du Phong dẫn giải từng phần trong kiểm điểm của hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam và phân tích, chứng minh để thấy rằng “Bản kiểm điểm của ông Nam chủ yếu là biện minh, bóp méo sự thật và thiếu trung thực....”
Các sai phạm liên quan đến xây dựng các công trình cơ bản, tiến hành chưa thực hiện đầy đủ quy chế thực hiện dân chủ trong Nhà trường; việc điều chuyển cán bộ không thông qua Đảng ủy,… theo phân tích của ông Phong đã được báo cáo “hoàn toàn sai sự thật” hoặc “chưa thỏa đáng”.
Giải trình trong bản kiểm điểm về việc chuyển 54 sinh viên từ Trường ĐH Tây Bắc về gửi học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân - theo ông Phong phân tích “là không đúng sự thật”.

Tương tự, “đối với thiếu sót, vi phạm trong việc ban hành quy định về bồi dưỡng sau ĐH và bổ sung kiến thức có điểm chưa phù hợp. Vấn đề này Ông Nam giải thích không đúng bản chất sai phạm và hoàn toàn sai sự thật” – nguyên hiệu trưởng Phong bức xúc.

Một loạt sai phạm về xây dựng cơ sở vật chất, chuyện “kéo phe cánh” để “bàn bạc và quyết định mọi việc, vô hiệu hóa Đảng ủy , Ban thường vụ Đảng ủy, Ban Giám hiệu” của hiệu trưởng Nam cũng được chỉ ra trong lá thư....

Cuối thư, ông Phong mong muốn lãnh đạo Bộ GD-ĐT “xem xét thấu đáo, kỷ luật nghiêm khắc đối với ông Nam.

"Hình thức kỷ luật tốt nhất như tôi đã từng đề nghị là cách chức hiệu trưởng” - lời ông Nam. Đây cũng là mong mỏi của đại bộ phận cán bộ, giáo viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân”.

Dự kiến, Hội đồng kỷ luật của Bộ GD-ĐT sẽ họp vào tuần tới để xem xét kỷ luật đối với Ban Giám hiệu Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
(VNN)

Trần Kinh Nghị - Minh bạch không dễ

images502098_1
Bộ trưởng Vũ  Đức Đam
Tối qua đáng lẽ tắt TV đi ngủ, mình lại tình cờ chạm tay vào một nút trên bản điều khiển máy thu hình và nhìn thấy Bộ trưởng Vũ  Đức Đam đang trả lời phỏng vấn báo chí. Ok, ai chứ ông Đam thì nên nán lại xem. Thú thật mình vẫn ngưỡng mộ ông Đam  không chỉ vì ông là một trong số ít ỏi gương mặt bộ trưởng trẻ nhất của đất nước mà còn vì một cảm nhận có từ vài lần tiếp xúc trong quá trình công tác trước đây. Và không hiểu sao từ đó mình cứ hay dõi theo nhân vật này (?).
Chủ đề cuộc họp báo đó xem ra khá thiết thực. Và ông Đam một lần nữa lại "ghi điểm" đối với mình. Phải nói là ông ấy đã không phạm một lỗi nào, kể cả về nội dung và tác phong lẫn văn phong.  Tuy nhiên, điều mình sắp nói dưới đây là một việc hoàn toàn  khác. Đó là một cảm nhận  khó diễn đạt; khó theo cả hai nghĩa đen và nghĩa bóng, tức là nhận diện nó là gì , và có dám nói ra không. Dù sao mình cứ thử mạo muội trình bày như dưới đây.
Trong phần trả lời về việc tăng giá xăng và việc đấu thầu vàng miếng- vốn là vấn đề thời sự nóng bỏng hiện nay, ông Đam đã nhã nhặn và từ tốn giải thích có đầu có đuôi mọi nhẽ, phải nói là rất có tình có lý. Ông  nhắc lại rằng Chính phủ đã định tăng tăng giá xăng từ năm ngoái nhưng chưa tăng..., lần này tăng "vì đã hết tiền bình ổn"....Ông cũng cho biết, Chính phủ cân nhắc chủ trương, nhưng việc tăng hay không và tăng bao nhiêu là phải dựa vào số liệu và đề nghị của ngành chủ quản .... Theo ông, giá xăng thế giới tuy đang giảm nhưng không nhiều và nói chung giá xăng ở VN vẫn thấp hơn thế giới (?). Khi  một phóng viên có ý hỏi tại sao không minh bạch về "Quỹ bình ổn xăng dầu"mặc dù nó đã được tiêu sắp hết rồi(?), ông Đam bảo: "Xin ghi nhận rút kinh nghiệm ".  
Về chuyện đấu thầu vàng miếng, ông Đam không nói gì nhiều mà để một bà chuyên gia ( tôi quên tên, và cũng không hoàn toàn chắc chắn bà này trả lời trực tiếp tại cuộc họp báo hay đã ghi hình trước đó?, ai biết bổ sung giúp) .Dĩ nhiên bà này đã nói, tuy có phần kém thuyết phục hơn ông Đam, nhưng tinh thần vẫn là Nhà nước làm như vậy là đúng cả. Bàn chẳng thêm giải thích tại sao giá đấu thầu lại cao hơn cả giá thị trường, và điều đó sẽ lại dẫn đến một đợt tăng giá vàng nữa hay không.
Nhìn chung mọi câu hỏi dù khá sắc sảo của giới phóng viên cùng những nỗi băn khoăn bức xúc ngoài nhân dân đều có vẽ "không vấn đề" trước sự giải thích của người Đại diện Chính phủ và các quan chức hửu trách. Đúng sai chỉ có thể tự rút ra sau khi mọi việc đã được thực hiện. Nhưng đến lúc đó không còn biết đâu là đâu nữa, thậm chí một lời  xin lỗi cũng không có, như  đã xảy với Vinashine, hay ngay cả với dự án  khai thác bauxit Tây Nguyên hiện nay.  Hôm qua Bộ trưởng Vũ Đức Đam và bà chuyên gia vàng miếng đều đã hoàn thành xuất sắc phần trả lời báo chí với cương vị của mỗi người. Nhưng vấn đề ở đây là liệu họ đã nói thực lòng với sự hiểu biết của họ về lợi ích của người dân và của nền kinh tế đất nước, hay nọ chỉ nói vì nhiệm vụ được giao? Ngoài ra, Chính phủ với tư cách là cơ quan điều hành tại sao chỉ dựa vào báo cáo của đương sự (lúc nào cũng muốn tăng giá), mà không dựa vào các tiêu chí quản lý kinh tế và nguyện vọng của người dân để ra quyết định?  Chẳng lẽ Chính phủ với đầy đủ tai mắt trong và ngoài nước cùng các cơ quan tư vấn quốc tế  lại không biết giá xăng trên thế giới dù tăng giảm thất thường, nhưng bao giờ cũng phải giữ ở một tỷ lệ chấp nhận được so với mức thu nhập của người dân? Không thể có chuyện bắt nhà nghèo tiêu tiền như nhà giàu. Không thể thấy 1 lít xăng bán ở Bắc Âu  bằng 1 đô-la chẳng hạn để bắt người Việt Nam cũng phải mua xăng bằng giá ấy. Nếu làm vây thì nhiều người Việt Nam đi làm cả ngày chỉ đủ để mua xăng à? Chuyện giá vàng lại còn ngược đời hơn. Trong nhiều năm nay giá vàng ở Việt nam liên tục cao hơn thế giới với biên độ ngày càng giản rộng (hiện tại trên dưới 5 triệu động/lượng). Chẳng lẽ dân Việt Nam giàu nhất thế giới hay nước Việt nam định "cỏng" cả gánh lạm phát của đồng đô-la Mĩ ? Nếu không thì nền kinh tế Việt Nam nằm ở một hành tinh khác?
Từ những phân vân trên, tôi có cảm nhận rằng các cơ quan Nhà  nước Việt Nam ta chưa hề có phong cách điều hành minh bạch. Chính phủ luôn cho mình làm đúng và có lý có tình, nhất là sau khi đã tham khảo các bộ/ngành và các cấp ... Và lãnh đạo vẫn cho rằng đối với nhân dân chỉ cần  làm tốt công tác giải thích tuyên truyền là đươc! Còn  minh bạch ư?, phải từ từ từng bước rút kinh nghiệm...,chứ đâu có dẽ với một đất nước đang chuyển đổi như Việt Nam (!). Ngay cả những yêu cầu minh bạch tối thiểu như thông tin hàng ngày cũng không đủ. Có lẽ vì chưa thấy đúng mức tiêu chí minh bạch, nên lâu nay giới Lãnh đạo vẫn chưa thực sự coi trong tiêu chí minh bạch, biểu hiện cụ thể là chưa thể hiện bằng thể chế hóa và luật hóa cơ chế bộ máy Nhà nước cũng như đảng cầm quyền nhằm tránh sự lạm dụng của cá nhân hoặc nhóm quyền lực. Chừng nào chưa có đầy đủ những điều kiện như vậy, thì sự minh bạch vẫn chỉ là một khẩu hiệu. Sự minh bạch thiếu vắng ở mọi cấp độ và mọi lĩnh vực, từ khâu làm giấy khai sinh cho đến khi khai tử, và cả trong đời  sống kinh tế-xã hội cũng như trong tư tưởng và chính trị. Quần chúng nhân dân đã quá quen với việc lắng nghe và làm theo sự chỉ đạo của cấp trên, hoặc theo gương của lãnh đạo, v.v...Quen đến mức quên cả bản thân mình thực sự nghĩ gì và muốn gì. Tai hại hơn là, nếu có ai không làm như thế sẽ bị coi là sai lầm, là diễn biến..., thậm chí là phản động, chống đối... Phải chăng đây chính là một thói quen cố hửu đang ràng buộc xã hội ta trên con đường tiến tới tự do, ấm no, hạnh phúc? Đó là trường hợp gần đây, Đảng và Nhà nước khẩn thiết yêu cầu nhân dân góp ý bổ sung sửa đổi Hiến pháp 1992, nhưng khi có những ý kiến mạnh mẽ, thậm chí trái ngược, thì một số vị lãnh đạo và cả bộ máy tuyên truyền lại vội quy chụp họ "suy thoái và diễn biến...". Cách làm chủ quan  như vậy vô hình trung đã tạo ra những thế lực thù địch trong nội bộ nhân dân và  giữa nhân dân và chính quyền.
Chẳng lẽ không còn cách tiếp cận nào hơn thế? 
Trần Kinh Nghị

Vì sao Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng bị cách chức?

Chiều 29/3, Công an TP Hải Phòng công bố quyết định cách chức Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng đối với đại tá Nguyễn Bình Kiên của Bộ Công an.
Vi phạm nghiêm trọng kỉ luật ngành an ninh
Trước đó, ngày 18/1, Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng tổ chức công bố trước tập thể Đảng uỷ, lãnh đạo chủ chốt Công an TP Hải Phòng Quyết định số 949-QĐ/TU, ngày 18/1/2013 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng về việc thi hành kỷ luật đối với đại tá Nguyễn Bình Kiên, Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng với hình thức kỷ luật khai trừ Đảng. Đại tá Kiên là đảng viên sinh hoạt tại chi bộ Phòng An ninh (PA88) thuộc Đảng bộ CATP Hải Phòng.
Ngày 7/11/2012, Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ Hải Phòng có Quyết định số 117/QĐ-UBKTTU kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với đại tá Nguyễn Bình Kiên.

Ông Nguyễn Bình Kiên phát biểu tại một hội nghị.
 
Kết quả kiểm tra làm rõ: Trong thời gian làm Phó Cục trưởng Cục An ninh Tài chính, Tiền tệ và đầu tư (Bộ Công an), đại tá Kiên có hành vi vi phạm nghiêm trọng qui định công tác nghiệp vụ của ngành công an; xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của công dân, ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành công an; vi phạm tư cách đảng viên; vi phạm 19 điều đảng viên không được làm và những điều cán bộ, chiến sĩ công an không được làm.
Trong quá trình làm việc với đoàn kiểm tra, đại tá Nguyễn Bình Kiên không nghiêm túc nhận thấy những sai phạm khuyết điểm của mình, không nghiêm túc kiểm điểm.
Vì vậy, đoàn kiểm tra đánh giá vi phạm của ông Kiên là rất nghiêm trọng cần phải xử lí, thi hành kỷ luật nghiêm khắc.
Ngày 15/1, Ban Thường vụ Thành uỷ họp, nghe đoàn kiểm tra báo cáo kết quả và thống nhất ra quyết định thi hành kỉ luật đại tá Nguyễn Bình Kiên với hình thức khai trừ đảng.
Ông Kiên là em rể ông Dương Chí Dũng
Đại tá Nguyễn Bình Kiên bắt đầu làm việc và cống hiến suốt thời gian dài tại Công an TP Hải Phòng. Trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục An ninh Tài chính, Tiền tệ và đầu tư (Bộ Công an), đại tá Kiên là Trưởng phòng An ninh Kinh tế, Công an TP Hải Phòng.
Ông Kiên là em rể nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng và nguyên Đại tá, Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng Dương Tự Trọng.
Vợ ông Kiên là bà Dương Thị Băng Tâm, hiện cũng công tác trong ngành Công an TP Hải Phòng với chức vụ trung tá, đội trưởng.
Bố vợ ông Kiên là đại tá Dương Khắc Thụ, cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng, người cả đời và có nhiều cống hiến cho lực lượng công an Việt Nam.
 * Ông Kiên chính thức nghỉ công tác chờ hưu từ ngày 1/4.

* Nguồn tin riêng của Tiền Phong cho biết, khi đại tá Nguyễn Bình Kiên là Phó Cục trưởng Cục An ninh Tài chính, Tiền tệ và đầu tư (Bộ Công an), đã chỉ đạo cấp dưới về nghiệp vụ liên quan đến liên lạc điện thoại cá nhân của gia đình ông T., một vị lãnh đạo hàng đầu đất Cảng.
 Bà Băng Tâm từng làm dư luận xôn xao với bài thơ “Anh hãy về đi” trên báo chí, gửi anh trai là ông Dương Chí Dũng khi đó đang bị truy nã vào giữa tháng 6/2012.

Bà Băng Tâm là em gái thứ ba của ông Dương Chí Dũng khi đó làm bài thơ với mong muốn ông Dũng đang trốn ở đâu hãy sớm quay về trình diện cơ quan chức năng.

Những vần thơ mộc mạc, giản dị nhưng thắm nồng tình yêu thương, nỗi lòng tha thiết của người em gái gửi người anh trong một tâm trạng xót xa, đau buồn, lo lắng cho ông Dũng.

Bà Tâm hi vọng ở nơi nào đó ông Dũng đọc được bài thơ này qua báo chí và sớm trở về đầu thú “để chứng minh công, tội. Giữa đúng, sai, lỗi lầm, chiến lợi. Giữa khách, chủ quan, giữa tiếng khóc, cười...” rồi lại được trở về vòng tay yêu thương của gia đình...
(Kiến thức)
----------------
Lý do cách chức: ông Kiên vi phạm quy định công tác nghiệp vụ của ngành công an.
Tin từ Công an Hải Phòng cho biết ngày 29-3, đại diện Tổng cục Xây dựng lực lượng (Bộ Công an) đã công bố quyết định cách chức phó giám đốc Công an Hải Phòng đối với ông Nguyễn Bình Kiên (55 tuổi, cấp bậc đại tá).
Đồng thời Bộ Công an cũng có quyết định nghỉ chờ hưu trí đối với ông Kiên kể từ ngày 1-4. Lý do cách chức: ông Kiên vi phạm quy định công tác nghiệp vụ của ngành công an.
Trước đó, ngày 18-1, Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ra quyết định kỷ luật khai trừ Đảng đối với ông Kiên do vi phạm công tác nghiệp vụ, vi phạm tư cách đảng viên và quy định 19 điều đảng viên không được làm. Quyết định này dựa trên kết quả kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Kiên.
Theo kết quả kiểm tra của Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hải Phòng, trong thời gian làm phó cục trưởng Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư (Bộ Công an), ông Kiên đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định công tác nghiệp vụ của ngành công an; xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của công dân, ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành; vi phạm tư cách đảng viên; vi phạm những điều đảng viên không được làm và vi phạm những điều cán bộ, chiến sĩ công an không được làm. Trong quá trình làm việc với đoàn kiểm tra, ông Nguyễn Bình Kiên đã không nghiêm túc nhận thấy những sai phạm khuyết điểm của mình, không nghiêm túc kiểm điểm.
Cùng ngày, gia đình ông Kiên cho biết không đồng tình và sẽ có đơn khiếu nại về quyết định này. Trước đó, gia đình cũng có đơn khiếu nại kết luận thanh tra, kiểm tra của Thành ủy Hải Phòng nhưng đến nay chưa nhận được trả lời giải quyết khiếu nại.
Gia đình ông Nguyễn Bình Kiên khẳng định ông Kiên không liên quan đến việc tổ chức nghe lén điện thoại khi giữ chức vụ phó cục trưởng Cục An ninh tài chính tiền tệ đầu tư, cũng như không liên quan tới việc tổ chức cho ông Dương Chí Dũng (anh rể ông Kiên - nguyên cục trưởng Cục Hàng hải VN) bỏ trốn như một số người suy diễn.
Ông Kiên nguyên là trưởng phòng an ninh kinh tế Công an Hải Phòng, năm 2010 được bổ nhiệm làm cục phó Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư (Tổng cục An ninh II, Bộ Công an). Từ tháng 4-2012, ông Kiên được điều về giữ chức phó giám đốc Công an Hải Phòng cho đến khi mất chức.
(Tuổi trẻ)

Vụ án Vĩnh Phúc: Một ‘nhân vật’ mới trở thành ‘mục tiêu săn đuổi’

Đây là thông tin mới nhất từ gia đình anh Nguyễn Văn H. được coi là “mắt xích” quan trọng của vụ án giết người phi tang xác tại phường Hội Hợp, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

Theo lý giải của gia đình bà T. (mẹ của anh H.), người em trai song sinh đang theo học tại Hà Nội, giống anh H. như đúc rất có thể là “mục tiêu săn đuổi” và bị “đánh oan” bất cứ lúc nào. Hiện người em trai của H. đang phải tạm tránh ở nhà cùng gia đình.

Vẫn hoang mang vì sợ bị trả thù

Thông tin mới nhất từ gia đình anh  H. (em họ của nạn nhân Nguyễn Tuấn A.), đã trở về nhà sau khi “tạm lánh” ở nhà một người thân để mở lại tiệm sửa chữa xe máy. Ngày 27/3,  Nguyễn Văn H., nhân vật được coi là “mắt xích” quan trọng của vụ án mạng xảy ra đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15/3 tại TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, đã trở về làm việc tại quán sửa xe quen thuộc gần nhà (phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên) sau một thời gian tạm nghỉ. H. là em họ của nạn nhân Nguyễn Tuấn A., người đã cùng đến ăn đêm ngày 14/3 ở Quán Tiên tại phường Hội Hợp và tại đây xảy ra va chạm với một số thanh niên khiến anh Tuấn A. bị sát hại.

Tuy nhiên, trong quá trình trở về từ cơ quan điều tra anh H. tỏ ra rất căng thẳng vì dư luận từ phía gia đình nạn nhân Tuấn A., do vậy H. phải tạm lánh tại nhà người thân cho an toàn. Sau khi thống nhất và bàn bạc cùng gia đình, anh H. đã quyết định trở về nhà và làm việc bình thường. Theo bà Bùi Thị T. (mẹ anh H.) thì những ngày trở về nhà, anh H. cũng chẳng rời khỏi nhà nửa bước, tâm trạng H. vẫn còn khá căng thẳng, nhưng được gia đình động viên nên H. nói với bố mẹ muốn ra quán sửa xe của anh để tiếp tục làm việc.
“Mắt xích” quan trọng Nguyễn Văn H. đã trở lại cuộc sống thường ngày?.
Qua tìm hiểu được biết, tuy quán sửa xe máy của H. chỉ cách nhà khoảng 300m, nhưng gia đình bà T. chẳng thể yên tâm nên ngày nào cũng phải đôn đáo chạy ra xem con trai mình có được an toàn hay không và H. làm việc như thế nào?. Theo bà T. thì sau sự việc xảy ra, gia đình nạn nhân Tuấn A. vẫn chưa hết “căng thẳng” nên giữa gia đình H. và gia đình người họ hàng vẫn chưa thể ngồi cùng nhau nói chuyện được. “Tôi mong CQCSĐT sớm làm sáng tỏ vụ việc để gia đình chúng tôi có thể yên ổn làm ăn, chứ cứ sống trong tình trạng lo lắng phập phồng thế này mãi thì các con tôi biết như thế nào?” - Bà T. buồn rầu cho biết!.

Kể lại diễn biến vụ việc, bà Bùi Thị T. cho biết, chiều ngày 15/3, con bà đã khai báo sự việc với công an phường Hội Hợp về việc xảy ra ẩu đả tại quán ốc khu vực Quán Tiên và việc Tuấn A. mất tích. Đến khoảng 22h30 cùng ngày, H. đã được mời lên trên công an TP. Vĩnh Yên để khai báo và đã bị tạm giữ tại đây, đến ngày 17/3 lại được cho về. Đến ngày 17/3, sau khi phát hiện thi thể của anh Nguyễn Tuấn A. tại cống nước nằm trên đoạn mương chạy trước cửa Quán Tiên thì H. lại bị gọi lên và tạm giữ.

Do không có tài liệu chứng minh anh H. phạm tội nên ngày 18/3, cơ quan công an đã lại cho về. Tuy nhiên, anh H. đã viết đơn xin ở lại và tới ngày 19/3 mới về nhà người thân chứ không về nhà mẹ đẻ. "H. sợ bị trả thù và cũng ngại sức ép từ gia đình, hàng xóm nên đã tạm lánh đến ở nhà bác họ” - bà T. tiết lộ.

Theo diễn biến vụ án, cô ruột của H. là bà Nguyễn Thị Ng. là người đã vào thăm và có buổi trò chuyện đầu tiên với anh H. tại nơi tạm giữ của công an - lại cho rằng: "Lúc vào thăm cháu khi đang ở công an, H. có kể bị đám người xấu nhắn tin đe dọa sẽ giết cả nhà nếu khai ra bọn nó". Trong đó có tin nhắn: “Mày mà khai báo chúng tao thì cả nhà mày mất mạng. Hai em mày học ở Hà Nội tao cũng không để yên”. Trao đổi với PV bà T. không giấu nổi vẻ sợ hãi: “Giờ thằng em sinh đôi của H. rất giống nhau nên gia đình cũng lo có thể bị “đánh oan”, đang tạm nghỉ việc ở nhà. Rõ khổ thân chúng nó”.

Trở lại “mắt xích” quan trọng trong vụ án, ngày đầu tiên làm việc tại quán sửa xe anh Nguyễn Văn H. đã có nhiều khách vào “mở hàng”. Quán sửa xe của H. được thiết kế là khu nhà ngoài của một người anh em, H. thuê để hành nghề. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của H. trong suốt thời gian qua. Theo anh H. thì từ khi trở về nhà đến nay không thấy có ai hay thông tin nào đe dọa bản. Công an tỉnh Vĩnh Phúc cũng thường xuyên liên lạc hỏi xem có bị đe dọa để can thiệp kịp thời.

Điều khá bất ngờ đối với PV, đó là trái ngược với những ý kiến của gia đình H. lại phủ nhận thông tin từng bị nhắn tin đe dọa giết cả nhà. Theo H., không có chuyện anh hay anh Tuấn A. mâu thuẫn trước đó với nhóm đối tượng bị bắt. Mọi chuyện xảy ra quá bất ngờ và nó hoàn toàn bộc phát tại quán. Từ khi về nhà, H. cũng chưa quay trở lại Quán Tiên và cũng không biết thông tin gì về ngôi nhà mà các đối tượng được cho là nghi can sát hại anh Tuấn A. từng ở.

Anh H. cho biết thêm: “Từ hôm về nhà đến giờ vẫn chưa gặp ai bên nhà anh Tuấn A.. Sợ là bên ấy chưa hiểu hết được. Tôi cũng chỉ mong cơ quan điều tra sớm để mọi người hiểu rõ mọi chuyện”.
Ngôi nhà 4 tầng của con rể chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc mà các bị can trong vụ án từng hội họp.

Con rể chủ tịch UBND tỉnh có liên quan đến vụ trọng án?
 
Thông tin từ cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có kết luận khám nghiệm tử thi nạn nhân Nguyễn Tuấn A. Cũng theo nguồn tin này, trong hai ngày 26 và 27/3 vừa qua, cơ quan CSĐT- Công an tỉnh Vĩnh Phúc liên tục mời con rể Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đến làm việc, nhằm làm rõ mối quan hệ của người này với một số bị can trong vụ án giết người. Liên quan đến cái chết của nạn nhân Nguyễn Tuấn A. (SN 1986, trú tại phố Cả, phường Hội Hợp, TP. Vĩnh Yên) vào rạng sáng 15/3, cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang tích cực điều tra mở rộng vụ án. 
Theo tìm hiểu của PV báo Người đưa tin, chủ doanh nghiệp này được công an tỉnh Vĩnh Phúc triệu tập là ông Trần Khánh D., Giám đốc công ty TNHH MTV. Được biết, công ty của ông này hoạt động nhiều lĩnh vực, trong đó có cả khai thác đá, đất sét, cát sỏi... Một lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội cho biết, ông D. đã có một tiền án và phải chấp hành hình phạt tù. Khi ra tù, ông D. khai thác cát trên sông Lô nên đã thu nhận một số bạn tù về làm việc cho công ty mình (!?). Căn nhà các bị can ở chính là căn nhà của ông D. để cho nhân viên ở. Hai vợ chồng ông D. ở tại một căn nhà khác cũng trên địa bàn phường Hội Hợp. Ngoài ra, ông D. còn có liên quan đến một vụ thanh toán nhau tại địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng liên quan đến hoạt động khai thác cát. Việc dư luận cho rằng những đối tượng gây án có liên quan tới việc bảo kê cho "cát tặc" ở huyện Sông Lô là có cơ sở (!?).  

Tiếp tục mở rộng điều tra Nhằm làm sáng tỏ hơn nguồn cơn vụ việc, cơ quan điều tra công an tỉnh Vĩnh Phúc và bộ Công an sẽ tiếp tục làm rõ, có hay không những mối quan hệ giữa ông D. với một số đối tượng trong vụ án như dư luận đã quan tâm. Sở dĩ, vì trước khi gây án, một số đối tượng bị bắt trong vụ án sinh sống tại ngôi nhà 4 tầng, gần ngã tư Quán Tiên (phường Hội Hợp, TP. Vĩnh Yên). Ngôi nhà có nguồn gốc liên quan tới con rể Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các bị can khai không liên quan tới con rể Chủ tịch. Cơ quan CSĐT đang tiếp tục thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, mở rộng điều tra hiện trường, thu thập những tài liệu và chứng cứ liên quan đến vụ trọng án này.
Thành Nam
(Người Đưa tin) 

Ghi chép của Minh Diện: Dọc đường

Chuyến máy bay của hãng hàng không VietJet đáp xuống sân bay Đà Nẵng muộn gần hai tiếng đồng hồ. Từ lúc ở phòng chờ  sân bay Tân Sơn Nhất tới điểm đến, đều không có một lời xin lỗi hành khách. Hình như càng ngày người ta càng tiết kiệm lời xin lỗi, ngay cả khi họ làm công việc kinh doanh? Một đất nước đang đang bị mọt ruỗng nền văn hóa ứng xử mà ngành giáo giục vẫn tự hào là tiến bộ vượt bậc kể cũng lạ!  Thật xấu hổ khi nhìn những quan chức cấp cao Nhật Bản, Hàn Quốc, thường cúi gập người xin lỗi, dù có khi lỗi không phải do họ mà chỉ là có sự liên quan.
          
Đà Nẵng vẫn còn choáng váng vì “quả bom 3.000 tỷ” ném xuống thành phố này, ngay sau khi Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội làm Trưởng ban Nội chính Trung ương. Ngồi chỗ nào cũng thấy dân bàn tán, không phải đồng tình với Thanh tra mà ngược lại.
            
Điểm nội cộm nhất là khu bãi biển Thanh Bình, nơi Thanh tra  kết luận bán đất rẻ, làm thất thu hơn ngàn tỷ. Người dân nói khu này trước là biển,  Đà Nẵng  bán cho Hàn Quốc giá 300.000 đồng một mét vuông là bán mặt nước, không phải bán  đất. Chủ đầu tư tốn bao nhiêu tiền cắm kè,  bơm cát,  phân lô, trồng cây mới thành bãi biển như  bây  giờ.  Đà Nẵng còn có bãi tắm, lại được thêm chục héc ta đất, vậy là lời.  Nói bán đất  rẻ, thất thoát hơn một ngàn tỷ chưa thỏa đáng.
            
Đối diện với bãi biển Thanh Bình không xa là Bệnh viện ung bướu, 600 giường, mới khánh thành, màu ngói  đỏ tươi. Những người bệnh nghèo tới đây được khám bệnh, phát  thuốc  bình đẳng  như người giàu, nhưng được miễn phí 100%.  Người thân chăm sóc bệnh nhân được  ăn, ngủ không mất tiền.  Hình như 64 tỉnh thành trong cả nước chưa có nơi nào người nghèo được quan tâm thiết thực như vậy?  Cũng chưa có nơi nào bệnh viện  giữ xe miễn phí cho người  thăm nuôi bệnh  như  Đà Nẵng.  Nghe nói khi đưa ra quy định này, Nguyễn Bá Thanh mời giám đốc các bệnh viện họp với lãnh đạo thành phố. Ông Thanh nói: “Đừng nghĩ  3 ngàn đồng gửi một chiếc xe máy là nhỏ mà chép miệng bỏ qua. Người bệnh có khi nằm cả tháng, người thân thăm nuôi mỗi này vài lần. Tích tiểu thành đại, hàng trăm ngản như chơi. Người nghèo lấy đâu ra?” Nói xong ông Thanh hỏi: “Bệnh viện nào đồng ý giữ xe miễn phí?”.  Tất cả giơ tay. Có người hỏi: “Lỡ mất xe ai đền?”.  Ông Thanh trả lời: “Giám đốc đền!”
                 
Người Đà Nẵng vui mừng đón giờ phút con rồng vàng vắt ngang qua Sông Hàn phun lửa  đêm 29-3.  Hôm ấy Cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý cùng khánh thành, mừng 38 năm thành phố giải phóng. Thế là trên dòng Sông Hàn đã có 9 cây cầu hiện đại bắc qua: Cầu Cẩm Lệ, cầu Nguyễn Tri Phương, cầu Hòa Xuân, cầu Tiên Sơn, cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng, cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước, cần Nguyễn Văn Trỗi.
                
Thả hoa tưởng nhớ đồng đội trên sông Thạch Hãn
Trước khi Nguyễn Bá Thanh làm chủ tịch rồi  bí thư, Đà Nẵng chỉ có một cây cầu Nguyễn Văn Trỗi  bắc qua sông Hàn. Khi đó bờ Bắc  là khu “Nhà chồ” bệ rạc, tăm tối,  còn bờ Nam mênh mông đồng bãi, sú vẹt. Giờ bờ Bắc là  khu phố đẹp nhất thành Đà,  bờ Nam là khu đô thị mới, với các đại lộ Hồ Nghinh, Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt thênh thang, khách sạn, nhà hàng, nhà ở  mọc lên khang trang.
                 
Anh Sáu ở đường Phước Mỹ 1, nói với tôi :
                 
- Mười sáu năm chưa dài, nhưng Nguyễn Bá Thanh đã làm cho Đà Nẵng thay đổi, để lại dấu ấn đậm đà, đó là sự thật, dù ghét Nguyễn Bá Thanh đến mấy cũng không thể phủ nhận.
                 
Tôi ở khách sạn Hiền Hòa đường Hồ Nghinh. Chủ khách sạn cho biết đất mặt tiền đường này lúc cao điểm hơn 35 triệu một mét vuông, nay khoảng 25 triệu. Trước kia đây là vùng trồng rau, nhiều lô đất bỏ hoang. Khi tiến hành đô thị hóa, việc bồi thường giải phóng mặt bằng cũng xảy ra khiếu kiện. Điển hình là trường hợp ông K.  Ông có 700 mét  vuông, được thường 1 nền nhà mặt tiền đường Hồ Nghinh 100 mét vuông, 2 nền phụ trong hẻm, mỗi nền 100 mét vuông, cộng 300 mét vuông,  nhưng ông K  không chấp nhận. Ông lôi kéo thêm vài người khiếu kiện ra tận Hà Nội.
                  
Người chủ khách sạn nói với tôi:
                 
- Ông K, dại! Thời điểm đó, nếu ông ấy nhận 3 lô đất, bán được 10 tỷ. Bảy trăm mét vuông đất ruộng, đổi lấy 300 mét vuông nền nhà, trị giá 10 tỷ mà còn tham  chi nữa?
                   
Tôi nghĩ nếu bà con Văn Giang, Hưng Yên và các địa phương khác cũng được đổi đất lấy nền nhà như ở đây chắc sẽ không xảy ra biểu tình.
                  
Nguyễn Bá Thanh đi, Đà Nẵng chưa có bí thư. Ông Trần Thọ vẫn Phó bí thư kiêm Chủ tịch. Nghe nói sẽ thay Nguyễn Bá Thanh làm chủ tịch Hội đồng nhân dân, còn chức bí thư vẫn trống.
Ai sẽ làm bí thư?  Sao Nguyễn Xuân Anh  không lên thay?
                  
Theo quy luật chính đi khuyết thay. Ông Nguyễn Xuân Anh đường đường là một Ủy viên Dự khuyết Trung ương đảng, thay thế ông Nguyễn Bá Thanh làm Bí thư Thành ủy là hợp lý, sao không?
                  
Một cán bộ ở Sở xây dựng lắc đầu:
                  
- Mới làm được vài việc,  như cắt băng khánh thành hoặc trao bằng khen thôi ông ơi!
                 
Chỉ trong vòng 5 năm, nhảy phắt từ một phóng viên báo Thanh Niên lên Uỷ viên Dự khuyết Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, mà tài đức làng nhàng như vậy thì đáng buồn!  Nếu  không phải  con của ông Nguyễn Văn Chi, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương, thì Nguyễn Xuân Anh bây giờ có lẽ vẫn là một anh phóng viên không tên tuổi.
                 
Nhưng đâu  riêng Nguyễn Xuân Anh?
                
Từ Đã Nẵng, chúng tôi  đi gần 200 cây số đến cuối  huyện Quế Sơn , Quảng Nam. Núi rừng trùng điệp. Đường hun hút.
               
Sông Thu Bồn mùa này ít gầm thét như mùa mưa lũ, nhưng ngược lên thượng nguồn, chỗ mỏm Đá Dừng nước vẫn xoáy.  Mấy chục người dân đã chờ sẵn ở bến. Có cụ già bảy, tám chục tuổi đi đò tới đợi từ 6 giờ sáng. Manh nón rách che mưa, chiếc khăn trùm che gió. Những khuôn mặt hốc hác, xám xanh vì mưa rét.
                
Mỗi phần quả của chúng tôi chỉ vẻn vẹn 500 ngàn đồng, gồm 5 kg gạo, 1 chai dầu ăn, một tấm mền và 250.000 đồng tiền mặt, nhưng hình như cũng làm các cụ ấm lòng. Tới đây, tôi mới thấy mình đúng, khi đổi chiếc vé VIP doanh nhân của hãng VietnamAirline  lấy chiếc vé  khuyến mãi cùa VietJet,  để thêm được vài phần quà cho người nghèo.
                 
Ở khu Resort Hội An, tôi được biết có loại phòng VIP giá 2500 đô la một đêm, và ngày nào cũng kín chỗ. Có đại gia thuê một lúc hai phòng cho mình và cho một quan chức mình đang nhờ vả. Mùi bùn đất và hình ảnh những người dân nghèo khổ không thể lọt vào những căn phòng lộng lẫy như cung điện ấy.
                
Ca nô cao tốc từ Cửa Đại  ra Cù Lao Chảm hết 25 phút.
                
Giữa biển mênh mông, có một  giếng Trời, trong như mặt gương, ắp đầy nước ngọt. Cạnh giếng là chùa Hải Tạng.  Hàng trăm người vượt biển ra Cù Lao Chàm mỗi ngày, chủ yếu thăm giếng Trời và cổ tự.  Bốn trăm năm trước Trời ban  nước ngọt,  cứu người đi biển gặp sóng gió dạt vào hòn đảo này, giờ ngôi cổ tự và giếng Trời lại giúp người dân  Cù Lao Chàm kiếm kế sinh nhai. Cái giếng Trời thiêng liêng chứa đựng cuộc sống vĩnh hằng !
              
Người hướng dẫn viên du lịch nói với chúng tôi:
              
- Rất nhiều người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc ra thăm quan Cù Lao Chàm, nhưng họ không được phép ở lại ban đêm.
               
- Tại sao vậy?
               
- Đó là quy định của Đồn biên phòng, để bảo vệ an ninh.
                
Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cách Cù Lao Chàm không xa!  Trên Cao Đỉnh bày trước Thế Miếu cung đình Huế, có khắc hình Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa.  Ông cha ta đã làm chủ hai quần đảo giàu tài nguyên ấy từ thế kỷ 17. Bây giờ Trung Quốc chiếm mất Hoàng Sa và đảo Gạc Ma của Trường Sa. Nhưng  có lẽ không phài do những người khách du lịch sáu, bảy chục tuổi và những người phụ nữ Trung Quốc, Đài Loan  hiền lành,  cùng ra thăm đảo với chúng tôi chiều nay.  Kẻ xâm lược đã hiện hình, ai cũng biết trừ những người không muốn biết!
                 
Chị Hoàn, một Việt Kiều ở Mỹ, nói với tôi:
                 
- Ở Cali, mỗi lần nhắc tới Hoàng Sa bọn tôi lại sôi máu lên!
                 
Người ta nói ở Huế, người chết nuôi người sống quả không sai. Mỗi ngày hàng ngàn khách thập phương từ khắp nơi tới đây chủ yếu thăm lăng tẩm của các vua triểu Nguyễn. Những chốn u tịch ấy, gợi cho mỗi con người một  sự chiêm nghiệm về quá khứ, hiện tại và tương lai.
             
Đứng giữa khu phế tích An Lăng, vừa cảm thấy xót lòng lại vừa cảm thấy trân trọng một quá khứ phép nước nghiêm minh.
            
Đây là lăng vua Dục Đức. Ông là Hoàng tử Ưng Chân, con nuôi vua Tự Đức. Vua Tự Đức có di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, nhưng ngài đã thẳng thắn vạch ra những tính xấu của người kế vị như sau:  “Ưng Chân mắt hơi có tật, dù xưa nay vẫn dấu kín, sợ sau này không còn thấy sáng, tính lại hiếu dâm, vì tâm tính rất xấu, không chắc đảm đương được việc lớn. Nhưng đất nước cần có vua lớn tuổi. Trong thời thế khó khăn này, không dùng Ưng Chân thì dùng ai?”
             
Các quan phụ chính Trần Tiến Thành, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết dâng sớ xin vua Tự Đức bỏ đoạn nhận xét xấu về Ưng Chân , nhưng vua Tự Đức không chịu.  Ông nói: “ Phải giữ lại câu đó, để nhắc người kế vị tự răn mình, tu tỉnh!”
               
Ngày 17-7-1883, vua Tự Đức băng hà  tại Điện Càn Thanh,  Hoàng tử  Ưng Chân vào chầu chịu tang,  coi như vua kế vị.
               
Ba ngày sau lễ đăng quang  được cử hành ở Điện Thái Hòa.
              
Quan phụ chính Trần Tiến Thành  đọc di chiếu cùa vua Tự Đức, cho Hoàng tử Ưng Chân kế vị, hiệu là Dục Đức, đến đoạn nói những tính xấu của Ưng Chân , ông đọc nhỏ và lướt nhanh. Lập tức quan phụ chính Nguyễn Văn Tường nhảy ra,  nắm áo quan phụ chính Trần Tiến Thành , và nói lớn:
            
 -Tại sao ông không đọc đoạn Tiên đế nói đến những điều ngài nghĩ về Ưng Chân?
              
Quan phụ chính Nguyễn Văn Tường cho người khác đọc lại di chiếu, rồi cùng quan phụ chính Tôn Thất Thuyết xin ngưng buổi lễ đăng quang, mang sự việc tâu lên Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ.
              
Theo lệnh Thái hoàng Thái Hậu, vua Dục Đức bị truất ngôi, đày vào Thái y viện, rồi chết vì đói khát trong ngục thất khi mới 32 tuổi.
                  
Khoảng cách giữa đế vương và tội đồ có vài bậc Điện Thái Hòa.
               
Vinh quang và cay đắng chỉ trong giây lát, và chỉ vỉ một hành động gian trá!
           
Thế mới biết di chiếu quan trọng đến nhường nào, và đời xưa, phép tắc nghiêm minh,chứ  không  ỷ quyền thế  mà tủy tiện làm càn!
               
Các bậc đế vương luôn để lại cho hậu thế những bài học làm người!
             
Tôi thả những bống hoa xuống dòng sông Thạch Hãn và nhẩm đọc những câu thơ cùa cựu chiến binh Lê Bá Dương:
                             Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
                             Dưới sông còn đó bạn tôi nằm
                             Có tuổi hai mươi hòa sóng nước
                             Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn  năm!
                 
Tượng đài mười chín quả tim trên bờ Bắc dòng sông như vẫn đang nhỏ máu. Và trong thành cổ kia , là tòa nhà tưởng niệm cố Tổng bí thư Lê Duẩn ,với bức tượng ông kiêu hãnh.
                  
Không ai có quyền phán xét những người lính ngã xuống trong chiến tranh, nhưng với những chính khách và tướng lĩnh cầm đầu cuộc chiến thì khác.
                 
Một đại úy trong đoàn cựu chiến binh Hải Phòng thả những bông hoa xuống dòng sông Thạch Hãn , và nói với tôi :
                  
-Chúng  ta  nhớ mãi 19 người lính đã  hy sinh  trên cầu Thạch Hãn ngày 10-4-1972,  cũng như hàng ngàn  người lính  hy sinh trong mùa hè đỏ lửa thành Quảng Trị.  Và chúng ta có quyền  đặt câu hỏi, rằng có thật sự cần thiết  phải  vét hết đợt lính này đến đợt lính khác, trong đó có những sinh viên đầy tài năng,  ném vào “cái cối xay thịt”  này không ?
                  
Câu hỏi ấy bám theo tôi vào động Thiên Đường.
                 
Tạo hóa sinh ra một cảnh quan tuyệt đẹp tùy theo trí tưởng tượng của con người. Lâu đài, thành quách, khối bạc, khối vàng, lầu son gác tía... Chốn Thiên Dường  chấp chới  hư thực như ảo ảnh , làm đắm đuối mọi người.
                 
Nghe nói mỗi ngày trung bình 2000 lượt khác thăm quan , mang lại doanh thu cho Công ty Trường Thịnh 2,6 tỷ đồng. Nhưng ông Hồ Khanh, người phát hiện ra Thiên Đường chỉ được trả công 800.000 đồng và một tấm bằng khen!
                 
Tôi cảm thấy thương ông Hồ Khanh. Nhưng thương hơn là những người đồng đội  giờ này còn nằm dưới dóng sông Thạch Hãn lạnh lẽo!
               
Đêm cuối cùng ở Huế, tình cờ dự đám cưới của một đại gia. Chú rể, không, phải gọi cụ rể mới đúng, vì đã ngoại thất thập cổ lai hy, lưng hơi gù, mặt chảy xệ, hai mắt híp, đầu chỉ còn lơ thơ vài sợi tóc. Cô dâu mới khoảng ngoài hai mươi, khuôn mặt trái xoan, dáng người mảnh mai. Cặp tân hôn quá “lệch pha” và kệch cỡm như chiếc que cời than bên chiếc đũa son. Nhưng hai cái miệng đều cười mãn nguyện!
               
Người ta nói, cụ rể hạnh phúc vì ngoài  bảy mươi vẫn lấy được gái tân, cô dâu hạnh phúc vì trở thành chủ nhân của ngôi biệt thự tuyệt đẹp,  và khối tài sản vài chục tỷ.
               
Tôi có một người quen, hơn đại gia này vài tuổi, có xe Rolls Royce,  đã  qua 6 đời vợ, một lũ cháu nội cháu ngoại, vừa cưới cô vợ thứ 7 mới 19 tuổi.
               
Tôi còn được biết một vị quan to, vợ chết chưa đầy năm, vừa nghỉ hưu lấy một cô vợ trẻ, là bồ của chính con trai mình, gây nhiều tai tiếng.
               
Tiền xóa nhòa tuổi tác! Tiền phủ kín những nếp nhăn, gột sạch những nhớp nhúa!
                
Tôi bỗng nhớ bài thơ “Dì ru em” của một tác giả trẻ,  tôi  chép được ở nhà đại tá Đặng Thọ Truật.
                                       Gần nghỉ hưu lại có em
                              Nhờ ai cha mới nên duyên trễ tràng?
                                       Dì ru em điệu xẩm xoan
                              Buông câu nhả chữ xốn xang như chèo
                                      Câu tình câu ví buông neo
                             Nhặt khoan khoan nhặt những chiều bên sông
                                    Đất nghèo chua mặn nghề nông
                                 Mấy đời đào ếch lội đồng mò cua
                                     Giúp đời thôi chẳng con vua
                              Quét rác sân chùa vẫn cứ thăng quan
                                      Em ơi có ngủ cho ngoan
                                Mai sau nhà cửa bạc vàng thiếu chi
                                      Ơn cha nghĩa mẹ công dì
                                Chồng già vợ trẻ biết khi nào buồn.
                      Một tuần hành hương miền Trung vui buồn lẫn lộn.
Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng)
 
  • Bài 57 : Một giọng nói bí mật (RFI) - Bầu không khí tại đồn cảnh sát rất khẩn trương với việc chuẩn bị cách thức bắt quả tang. Nadia đã được chỉ thị là phải làm như thế nào khi tiếp xúc với kẻ bất lương. Nhưng giọng nói bí mật qua điện thoại với những lời lẽ đầy đe dọa là của ai ?
  • Bắc Triều Tiên gia tăng hăm dọa quân sự (RFI) - Trong dòng thời sự đang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, báo Le Figaro hôm nay chạy tít : « Gia tăng hăm dọa quân sự tại Bắc Triều Tiên ». Bài báo cho biết chủ tịch Kim Jong Un ra lệnh chuẩn bị tấn công Mỹ bằng tên lửa.
  • Nga cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ (RFI) - Hôm nay 30/03/2013, Matxcơva đã cáo buộc một quan chức cao cấp của Mỹ là can thiệp vào công việc nội bộ của Nga, sau khi quan chức Mỹ so sánh chiến dịch thanh tra các tổ chức phi chính phủ ở Nga với "một cuộc săn đuổi phù thủy".
  • Ý vẫn loay hoay tìm cách thành lập chính phủ mới (RFI) - Hơn một tháng sau cuộc bầu cử Quốc hội, liên minh cánh tả thắng cử của ông Pierluigi Bersani vẫn không thể nào thành lập được chính phủ bởi bất đồng quá lớn giữa các thành phần đảng phái.
  • Cyprus kiểm soát tiền 'trong cả tháng' (BBC) - Các biện pháp nghiêm ngặt có thể sẽ được áp dụng tới một tháng, Ngoại trưởng Cyprus nói trong ngày đầu ngân hàng hoạt động trở lại.
  • Khánh Ly: tiếng hát cho quê hương (BBC) - Bùi Văn Phú mong Khánh Ly về không phải là để được hát trên quê hương mà để hát cho quê hương Việt Nam với lời nhạc Trịnh.
  • Dân Campuchia quyết tử đòi đất (BBC) - Làn sóng xây cất ở Campuchia đẩy nhiều người vào cảnh không nhà khiến cuộc đấu tranh giành công lý về đất thêm độ nóng.
  • 1.000 lá cờ cho ngư dân trẻ Lý Sơn (BaoMoi) - TP - Ngày 29/3, tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) ông Trần Thanh Lâm, phó TBT báo Tiền Phong thừa ủy quyền của BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trao 1.000 lá cờ cho ngư dân trẻ huyện đảo Lý Sơn.
Bản tin tiếng Anh


  • Foreign baby formula off shelves (Washington Post) - Retailers in China have withdrawn a foreign brand of infant milk formula from shelves following a media scare over its safety.
  • Shadow banking troubles 'years away' (Washington Post) - A systemic threat to China posed by rapid expansion of shadow-banking activities may be several years away, if it emerges at all, according to Standard & Poor's.
  • Going global helps to feed aspirations (Washington Post) - Ge Junjie doesn't drink milk or alcohol. As vice-president of Bright Food Group Co, Ge often needs to convince people how he manages to run a business that he himself doesn't engage in much during his leisure time.
  • Big three airlines' 2012 earnings dip (Washington Post) - China's three largest airlines attributed the lackluster results in 2012 to the global economic turmoil and high prices of jet fuel last year.
  • Two big banks report weak earnings growth (Washington Post) - Two major Chinese State-owned lenders announced their weakest annual profit growth in recent years on Tuesday, amid faltering economic growth in 2012 and as the authorities continue interest rate liberalization.
  • CCB net profit growth weakest in six years (Washington Post) - China Construction Bank Corp, the world's second-largest lender by market value, reported a 14 percent year-on-year net profit increase thanks to healthy net-interest income and higher commissions.
  • Sowing the seeds of success in Tanzania (Washington Post) - Though infrastructure still remains the top draw for China in Africa, agriculture is fast emerging as a viable investment option for several Chinese companies and institutions.
  • Art and design talent show in SW China (Washington Post) - A student presents makeup skills during a talent show in Nanning, Southwest China’s Guangxi Zhuang autonomous region, March 29, 2013.
  • Beach equestrian festival held in S China (Washington Post) - Competitors play polo during a beach equestrian festival kicked off on Wednesday in Sanya, South China's island province of Hainan, March 28, 2013.
  • Wetland birds herald start of spring (Washington Post) - A group of migratory birds fly over reed marshes in Shanhu wetland in Northwest China’s Ningxia Hui autonomous region, on March 26, 2013. Warm weather has brought the birds to Shanhu wetland since the beginning of March.
  • Foreign students mark World Theatre Day (Washington Post) - Foreign students from Jordan (L) and Kyrghyzstan (R) learn to draw Peking Opera face masks to mark the upcoming World Theatre Day at Liaocheng University, East China’s Shandong province, on March 26, 2013. As an annual event, World Theatre Day was established in 1961 by the International Theatre Institute and falls on March 27.
  • Weird and wonderful of China Fashion Week (Washington Post) - Models walk the catwalk wearing the latest creations during China Fashion Week in Beijing on March 25, 2013. China Fashion Week 2013 (autumn/winter) opened in Beijing's D-Park on Sunday. The biggest fashion event in the country is also becoming an industry international date since its founding in 1997.
  • Chinese fleet heads for training in W Pacific (Washington Post) - A People's Liberation Army (PLA) Navy fleet that has conducted patrols and training missions on the South China Sea for the past 11 days is now heading toward the western Pacific Ocean.
  • Xi stresses China-India co-development (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping said here Wednesday that the world needs the common development of China and India and can provide sufficient room for the two neighbors' development.

Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay chẳng có gì giống với cái đảng ấy ngày xưa

Đảng hỏng rồi!
Cảm ơn anh Phạm Toàn vừa gửi bài dịch mới toanh. Nghe ông Việt Nam gốc Tây André Menras phân tích tiếng Việt về sự chuyển hoá từ "giá trị CS" sang "Đảng CS" rồi "Đảng ta" và cuối cùng là "Đảng". Là 1 cựu GV Văn, tôi bái phục ông!:
"Nhưng liệu có sự đồng nhất giữa những «giá trị cộng sản» và «Đảng cộng sản» hay không? Liệu có cần nhắc nhớ cái sự thật hiển nhiên này hay không: suốt dọc Lịch sử, sau khi đã khơi dậy một niềm hy vọng vô biên, thì chính các Đảng cộng sản, chính họ đã bôi bẩn và đôi khi giẫm đạp lên các giá trị đó sau khi họ nắm được chính quyền và đã làm mọi điều để được tại vị? Tội ác chung của họ là đã tịch thu thành quả của những hy sinh và cuả những cuộc đấu tranh của nhân dân, là đã tổ chức những chế độ cai trị diệt dân chủ để đẩy lui niềm hy vọng dân chủ của biết bao thế hệ. Tất cả bọn họ đã giết chết các quyền tự do ấy vào những dịp đấu tranh chống các «kẻ thù bên trong» và những «kẻ thù bên ngoài» đôi khi cũng có thực nhưng thường thì là ngụy tạo. Đến độ là họ đã tự mình xóa sạch khỏi chính trường tự nhiên của quốc gia để tự cải biến thành những quái vật thực sự ăn không biết no của một chính quyền độc đảng…
...cái Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay chẳng có gì giống với cái đảng ấy ngày xưa sất. Đẳng cộng sản ngày xưa xứng danh với tên Đảng Cộng Sản Việt Nam, đảng giải phóng dân tộc và đảng thống nhất quốc gia. Tôi vẫn kính trọng cái đảng cộng sản ấy ngay cả khi nó không rũ bỏ được những nhiệm vụ kinh khủng trong đó có việc Cải cách Ruộng đất. Đối với tôi, cái đảng cộng sản Việt Nam hôm nay đã trở thành cái «Đảng ta» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND). Dù trình độ tiếng Việt của tôi còn nhiều chỗ đáng chê, song tôi tin rằng trong cái ngôn ngữ vô cùng phong phú này, âm tố «ta» vừa có thể là «chúng ta, của chúng ta» như là «Tôi, của tôi». Và tôi nghĩ rằng, thời gian nhiều thập kỷ trôi đi, nhất là trong hai thập kỷ vừa qua, nghĩa ngôn từ đã trượt dài từ «Chúng ta» sang cái nghĩa «Tôi».
...Với những đảng viên cộng sản ở cơ sở, các chi bộ «Đảng ta» (tiếng Việt trong nguyên bản – ND) chỉ là nơi họ phải có mặt để nghe và nhắc lại bài kinh chính thống. Hãy cẩn thận những ai đi chệch khỏi nghi thức đó! Mấy câu hỏi nghiêm trọng được nêu ra tại đó, vài điều phản đối, mấy tiếng kêu phẫn nộ sẽ được nhanh chóng dập đi và chôn vùi tại chi bộ. Vậy là, với rất nhiều người trong bọn họ, cái «Đảng ta» (tiếng Việt trong nguyên bản – ND) còn co hẹp hơn nữa để chỉ còn là «Đảng». Cái «ta» biến nất. Đảng không khuyến khích người ta nói mà xui người ta ngồi im. Đảng không thích người ta tự suy nghĩ. Đảng không đoàn kết mọi người: Đảng chia rẽ mọi người. Danh mục các vấn đề «nhạy cảm» (tiếng Việt trong nguyên bản – ND) kéo dài mãi không hết, và cuối cùng dẫn đưa những cuộc đối thoại đổi trao thành ra chỉ còn là những cái gật đầu như cái máy. Khái niệm trách nhiệm cá nhân biến mất. Người ta nấp sau bộ máy: không ai dám quyết định điều gì ngoài những hệ thống vâng vâng dạ dạ càng ngày càng hoạt động hệt như những hội kín và những lũ bảo kê. Tính chất vô danh của các mối quan hệ giữa «các đồng chí» trở thành một kiểu vận hành ở đó mỗi người đều nghi ngờ không tin vào ai khác. «Đảng» là tất cả, nhưng không là một ai hết. Sức mạnh thì kinh hoàng nhưng không sao tóm được nó.

Hoàng Hưng
(FB. Hoang Hung)

Tổng cục Cảnh sát: Việc độc quyền của SJC phương hại đến lợi ích của các thương hiệu khác

Theo đánh giá của Tổng cục cảnh sát, việc quy định SJC là thương hiệu vàng quốc gia đã đem lại lợi ích cho Công ty SJC, làm phương hại đến lợi ích của các thương hiệu vàng miếng khác.
Phát biểu tham luận tại cuộc họp giao ban Công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Ban chỉ đạo 127/TW diễn ra sáng nay (30/03), Thiếu tướng Nguyễn Tiến Lực, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Bộ Công an đánh giá, thời gian vừa rồi, nhờ có các quy định chặt chẽ hơn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên tình trạng đầu cơ, buôn bán trái phép đô la, vàng miếng cơ bản đã được kiểm soát.
Tuy nhiên, Thiếu tướng Lực cũng cho biết, do cơ chế Nhà nước giao Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) được dập và kinh doanh vàng miếng là thương hiệu vàng quốc gia nên năm 2012 đến nay xuất hiện độ chênh lệch giá lớn giữa giá vàng trong nước và nước ngoài, đã xuất hiện vàng giả SJC, vàng kém chất lượng đưa vào các doanh nghiệp kinh doanh bán cho dân.
Từ tháng 7/2012 đến nay, Công ty SJC phát hiện 300 lượng vàng nhái SJC. Tổng cục cảnh sát cho rằng, việc quy định SJC là thương hiệu vàng quốc gia đã đem lại lợi ích cho Công ty SJC, làm phương hại đến lợi ích của các thương hiệu vàng miếng khác.
Sự kiện xuất hiện vàng nhái SJC "nóng" lên hồi tháng 10/2012 khi nhiều người dân khi đến dập bao bì mới vàng miến SJC "ngã ngửa" vì bị phát hiện vàng của mình là vàng nhái SJC.
Đại diện SJC thời điểm đó cho biết, trong số 300 lượng vàng SJC mà công ty này phát hiện, đa số đến từ các ngân hàng. Công ty khuyến nghị, để tránh phiền phức và thiệt hại khi mua vàng, người dân nên đến các cửa hàng của chính SJC để mua vì chỉ những cửa hàng này mới có máy kiểm định phát hiện vàng nhái.
(Dân trí)

Bí mật hệ thống đường ngầm do Triều Tiên thi công ở biên giới Triều Tiên - Hàn Quốc

Theo báo mạng Đông Phương của Trung Quốc ngày 28/3, một nhân viên tình báo Triều Tiên phản bội chạy sang Hàn Quốc cho biết, hiện nay có khoảng 17 tuyến đường ngầm bí mật do Triều Tiên thi công chạy dưới lòng đất Khu phi quân sự (DMZ) nối Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên với Hàn Quốc.
Từ thập kỷ 1970 của thế kỷ trước đến nay, phía Hàn Quốc đã lần lượt phát hiện thấy 4 tuyến đường ngầm do Triều Tiên đào xuyên qua Vĩ tuyến 38 ở khu vực phụ cận DMZ.

Du khách tham quan trước cửa Đường hầm số 4
Du khách tham quan trước cửa Đường hầm số 4.
Có 17 đường hầm?

Năm 1974, một phân đội trinh sát liên quân Mỹ - Hàn Quốc đã tình cờ phát hiện được một đường ngầm dài 3.500 mét ở độ sâu 45 mét, trong đó 1.000 mét nằm trong DMZ.
Đường hầm này được đào theo hướng đâm thẳng vào một căn cứ quân sự chung Mỹ - Hàn cách thủ đô Seoul có 65 km. Vách hầm được đổ bê-tông và xây bằng đá khối.
Khi bị phát hiện, trong đường hầm đã được lắp hệ thống dây điện cùng các bóng đèn, đường ray và xe trượt ray. Để đề phòng ứ nước, đường hầm được đào với độ chếch Bắc thấp Nam cao, lệch nhau 5 độ. Đường hầm rộng đủ để đạt công suất vận chuyển 1 trung đoàn bộ binh cùng trọng pháo/ giơ.
Tháng 3 năm 1975, một sĩ quan công binh Bắc Triều Tiên đào ngũ đã chỉ điểm cho phía Hàn Quốc tìm thấy Đường ngầm số 2 với công suất lớn gấp ba lần Đường hầm số 1, bên trong thậm chí có cả một quảng trường ngầm để tập kết quân.
Đường hầm này có 3 cửa ra dùng cho các trường hợp chiến tranh quy ước và chiến tranh đặc biệt. Đường hầm này dài 3.500 mét, cách Seoul 108 km, nằm ở độ sâu từ 50 tới 160 mét, vượt qua DMZ phía Hàn Quốc 1.100 mét, mỗi giờ có thể vận chuyển được 3.000 lính với đầy đủ trang bị cùng pháo binh, xe tăng, xe vận tải đi kèm.
Theo lời khai của một nhân viên tình báo Triều Tiên đào ngũ khác, hiện đã có tới 17 tuyến đường ngầm bí mật được miền Bắc đào xuyên qua Vĩ tuyến 38, phần lớn được thiết kế đủ rộng cho xe tăng hạng nhẹ di chuyển.
Quân đội Triều Tiên còn tiến hành cải tiến xe tăng để khi chạy dưới đường ngầm không thải ra lượng khí thải quá lớn, không để chết máy giữa đường và họ đã tiến hành diễn tập với nhiều tình huống.
Người này nói các đường ngầm đều được đào dưới độ sâu hơn 50 mét, xuyên qua đá hoa cương bằng phương pháp khoan – nổ mìn. Để giữ bí mật, đất đá được chở đi đổ ở nơi rất xa. Những thông tin của những người chạy trốn từ phía bên kia đã khiến phía Mỹ và Hàn Quốc rất bất ngờ.
Tuy nhiên, may thay cho phía Triều Tiên là người kỹ sư công binh phản bội được đưa vào khu vực Vĩ tuyến 38 trong tình trạng bị đeo băng bịt mắt nên không thể biết đích xác vị trí của các đường ngầm; còn tay nhân viên tình báo cũng chỉ “nghe hơi nồi chõ” mà thôi.
Để tìm ra nhưng bí mật bên dưới lòng đất Vĩ tuyến 38, Mỹ đã đưa tới đây các chuyên gia địa chất, các chuyên gia tìm kiếm với các loại sonar, radar, thiết bị thám trắc hiện đại tiến hành tìm kiếm vào các đêm khuya thanh vắng với hy vọng phát hiện các tuyến đường hầm thông qua những âm thanh của động cơ hoặc chấn động của các vụ nổ mìn.

Bên trong các đường hầm bí mật đã phát hiện được
Bên trong các đường hầm bí mật đã phát hiện được.
10.000 lính có thể đi trong đường hầm
Trong số các đường hầm đã bị Hàn Quốc phát hiện, Đường hầm số 3 nổi tiếng nhất, được tìm thấy vào ngày 17-10-1978 bởi nguồn tin quan trọng do nhân viên tình báo Bắc Triều Tiên phản bội nói trên cung cấp.
Nằm cách làng đình chiến Panmunjun 4 km về phía Nam, cách làng gần nhất của Hàn Quốc chỉ 3,5 km, cách Seoul chỉ 44 km. Đường hầm này nằm ở độ sâu hơn 73 mét, dài 1.635 mét, cao 2 mét, rộng 2 mét, mỗi giờ có thể đưa được 10 ngàn lính trang bị đầy đủ hoặc 3 vạn lính đi người không xâm nhập.
Để tìm kiếm đường ngầm, quân đội Mỹ đã lập ra một kế hoạch tuyệt mật, tập trung một số lượng lớn các thiết bị khoan dàn hàng ngang đặt cách nhau chỉ 1,8 mét/máy, mấy trăm máy cùng lúc khoan vào lòng đất.
Tháng 6-1978 kế hoạch này bắt đầu thực thi, khoan đến độ sâu 68 mét chưa thấy gì; khoan tiếp đến độ sâu 73 mét thì đụng đường ngầm. Tin tức truyền đi làm chấn động chính giới Mỹ, Hàn Quốc, lập tức quân đội hai nước được đặt vào tình trạng báo động chiến đấu. Cứ khoan tìm theo hàng ngang, họ lần lượt phát hiện ra các đường ngầm khác.
Tháng 12-1978, Tổ điều tra của Liên hợp quốc đã tới tiến hành điều tra hiện trường các đường hầm này; 2 triệu người dân Seoul xuống đường biểu tình phản đối “Đường ngầm Nam xâm” nhưng phía Triều Tiên không hề lên tiếng.
Phía Hàn Quốc đã cho lắp các cánh cửa sắt dày và đặt chướng ngại vật bít chặt cửa ra các đường hầm. Sau đó, họ mở cửa cho du khách tới tham quan các đường hầm bí mật, dĩ nhiên, du khách phải dừng bước trước cánh cửa sắt đã khóa chặt chặn lối thông sang phía Triều Tiên.
Vào tháng 5-1989, một lính Hàn Quốc tình cờ nghe thấy tiếng động cơ ầm ì dưới lòng đất. Phía Hàn Quốc lập tức sử dụng loại radar hiện đại nhất để tìm kiếm. Sau 23 ngày đào bới, cuối cùng họ đã tìm thấy một đường ngầm mới đang được phía Triều Tiên đào sang, dài 2.045 mét, nằm cách mặt đất tới 145 mét, công suất vận chuyển 30 ngàn lính/giờ. Đó chính là Đường hầm số 4 hiện đang được mở cửa đón du khách xuống tham quan nhưng cấm quay phim, chụp ảnh.
Theo thuật lại của các du khách đã được vào tham quan thì họ được đưa vào bên trong bằng xe điện, đi khoảng 300 mét thì xuống đi bộ tới nơi phân tuyến giữa hai bên. Đường hầm được phía Triều Tiên khoan xuyên thủng qua núi đá hoa cương. Tuy nói là đường hầm cao 2 mét, nhưng thực tế có chỗ chỉ cao quá đầu người, du khách phải đội mũ bảo hiểm, đèn trong hầm lại không sáng lắm nên cảm giác khi di chuyển trong hầm rất âm u, ngột ngạt. Du khách đi khoảng 100 mét thì tới hàng rào kẽm gai, phía sau là cánh cửa thép dày bịt kín lối thông sang Triều Tiên.
Hồi tháng 5/2012, Tướng Neil H. Tolley, Tư lệnh lực lượng đặc biệt Mỹ ở Hàn Quốc đã gây xôn xao khi tuyên bố tại một hội nghị tổ chức ở Florida rằng: Có nguồn tin nói Triều Tiên đã xây dựng mấy ngàn đường ngầm và các căn cứ quân sự dưới lòng đất. Tướng Neil H. Tolley nhắc đến 20 sân bay ngầm và mấy ngàn trận địa pháo ngầm của Triều Tiên.
Giới quân sự Hàn Quốc nói tuy họ không thể xác định được Triều Tiên đã đào đường ngầm ở đâu, nhưng tin rằng chúng đều nằm trong lãnh thổ Triều Tiên.
Một quan chức Bộ Quốc phòng đã lên tiếng bác bỏ những tin đồn đường ngầm của Triều Tiên đã chạy tới thị trấn Hua-cheng, cách DMZ 30 dặm Anh, cách Seoul chỉ 10 dặm. Ông này cho rằng điều kiện kỹ thuật hiện nay không cho phép Triều Tiên làm được điều này.
Thu Thủy
Theo Đông Phương, NDNB, Nam Phương của TQ
(Tiền phong) 

Đấu thầu vàng để làm gì?

Với việc đưa ra mức giá sàn vàng miếng cao hơn giá thị trường (43,81 triệu đồng/lượng), phiên đấu thầu vàng đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gây ra hiệu ứng ngược, đẩy mặt bằng giá vàng trong nước lên cao hơn trước khi đấu thầu. Vậy NHNN tổ chức đấu thầu vàng để làm gì?

Vì lợi ích của ai?
Một ngày sau phiên đấu thầu vàng, giá vàng miếng SJC tiếp tục được điều chỉnh tăng lên mức: 43,76 – 43,85 triệu đồng/lượng (mua vào, bán ra) cao hơn giá trúng thầu 40.000 đồng/lượng và cao hơn giá ngày 28/3 là 30.000 đồng/lượng. Khoảng cách giá vàng trong nước với thế giới tăng thêm 250.000 đồng/lượng so với ngày đấu thầu, lên 3,49 triệu đồng/lượng.
Ông Trần Thanh Hải, Giám đốc Cty Kinh doanh và Đầu tư vàng Việt Nam phân tích, với cách đấu thầu trên, NHNN trở thành đơn vị kinh doanh vàng. Mà kinh doanh thì không thể đứng ra bình ổn thị trường được, vì có sự mâu thuẫn trong lợi ích. Trong phiên đấu thầu, NHNN định giá chủ yếu dựa theo giá thế giới nhưng với sự phòng ngừa rủi ro quá lớn.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực vàng, sau phiên đấu thầu đầu tiên, NHNN khẳng định chưa thể giải bài toán nguồn cung và chờ các phiên đấu thầu tiếp theo. Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là NHNN đang đứng ra kinh doanh vàng và không có một đơn vị kinh doanh nào chịu lỗ khi tham gia thị trường.
“Từ giờ cho đến ngày 30-6 là hạn chót các tổ chức tín dụng phải tất toán vàng, giá vàng trong nước vẫn có thể còn chênh so với thế giới trên 3 triệu đồng/lượng. Không hiểu với cách điều hành này của cơ quan quản lý, thị trường vàng trong nước sẽ đi về đâu”, vị này nói.
Theo vị này, việc NHNN đưa ra mức giá cao như vậy cho thấy họ đang làm ngược với những gì đã tuyên bố trước đó là kéo giá vàng trong nước sát với giá thế giới. Hơn nữa sức mua thị trường yếu, giá sàn cao thì không ai dại gì bỏ ra một lượng tiền lớn để mua vào, trong khi giá thế giới đang có xu hướng giảm.

Bỏ phiếu đấu thầu vàng. Ảnh: Trần Việt
Bỏ phiếu đấu thầu vàng. Ảnh: Trần Việt.
NHNN có nên kinh doanh vàng?
 Trên thế giới, không có bất cứ một nước nào mà ngân hàng T.Ư lại nhúng tay trực tiếp vào kinh doanh vàng cả.
Trả lời trên website của NHNN ngày hôm qua, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, cho rằng mục tiêu NHNN đấu thầu bán vàng miếng là tăng cung vàng miếng trên thị trường để can thiệp bình ổn thị trường vàng, không nhằm mục tiêu bình ổn giá vàng và đặc biệt không bù lỗ cho bất cứ đối tượng nào trên thị trường. Còn mục tiêu kéo sát giá vàng trong nước với thế giới không được ông đề cập.
Theo Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh vàng miền Bắc, NHNN chỉ nên tham gia ổn định thị trường chứ không nên tham gia bình ổn giá vàng.
“Ở đây NHNN đã quên vai trò điều hành, quản lý để đi kinh doanh. Không một doanh nghiệp nào thực hiện giao dịch hàng nghìn lượng vàng chỉ qua phỏng đoán trong phiên đấu thầu. Giá đấu do NHNN đặt ra nên cao hay thấp hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của họ”, vị này nói.
“Cách mà NHNN đang thực hiện với thị trường vàng miếng hiện nay Trung Quốc từng thử áp dụng nhưng rồi phải bỏ vì gây ra quá nhiều bất ổn. Giờ Trung Quốc họ đang quản lý thị trường vàng theo cơ chế thị trường còn của ta lại đang quản lý theo kiểu độc quyền. Trên thế giới, không có bất cứ một nước nào mà ngân hàng T.Ư lại nhúng tay trực tiếp vào kinh doanh vàng cả. Cũng không có một nước nào để tình trạng trên thị trường chỉ có một thương hiệu vàng duy nhất. Ở các nước bao giờ cũng có vài thương hiệu vàng của các ngân hàng và doanh nghiệp lớn cùng tồn tại”, một cựu lãnh đạo cơ quan quản lý giá, Bộ Tài chính phân tích.
Còn TS Nguyễn Chí Hiếu cho rằng, việc tham gia mở thầu là chưa có tiền lệ đối với một cơ quan chuyên điều hành vĩ mô như NHNN. “NHNN chỉ nên tham gia trực tiếp vào thị trường từ 1-3 năm, sau đó để cho thị trường tự vận hành, vì trên thế giới chưa có tiền lệ NHNN đóng vai trò là người mua bán vàng cuối cùng”, ông Hiếu nói.
Một chuyên gia kinh tế khẳng định, cuộc đấu giá vàng vừa qua đã gây hiệu ứng ngược, khi đẩy giá vàng trên thị trường tăng cao. “Nếu đưa giá thấp hơn là một nhẽ, đằng này lại gây kích động thị trường tăng giá. Ngay tại cuộc đấu giá cũng chỉ có 2 đơn vị mua hàng, nhằm tất toán trạng thái vàng của mình chứ không phải mục đích đầu tư”, vị này nói.
Phạm Tuyên-Ngọc Mai
(Tiền phong) 

Bình ổn hay kiếm lợi từ vàng?

Mức giá sàn mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra trong phiên đấu giá 28-3 không chỉ làm giá vàng trong nước bùng lên, kéo giãn chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới, mà còn khiến giới kinh doanh nghi ngờ về mục tiêu bình ổn thị trường vàng của NHNN.
Niêm yết giá vàng chiều 29-3- Ảnh: Thanh Đạm
Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh vấn đề này, TS Phạm Đỗ Chí, cựu chuyên gia kinh tế tài chính IMF, nói:
- Đấu giá vàng nhằm mục tiêu bình ổn thị trường thì ít ra mức giá sàn NHNN đưa ra phải bằng hoặc thấp hơn mức giá niêm yết của Công ty SJC, từ đó NHNN cung vàng ra thị trường với giá thấp, làm giá vàng trong nước thu hẹp chênh lệch với giá vàng thế giới. Nhưng ở đây NHNN làm ngược lại, đưa ra mức giá sàn cao hơn giá bán tại Công ty SJC đến 440.000 đồng/lượng.
Đây là màn mở đầu cho thấy rằng NHNN không nắm được thực tế của thị trường vàng mà quản lý giá vàng sẽ càng làm rối thị trường. Giả sử có biến động khiến giá vàng thế giới giảm mạnh trong đêm 28-3 thì NHNN sẽ chịu rủi ro lớn khi “ôm” 24.000 lượng vàng ế.
* Nhưng NHNN giải thích rằng mức giá sàn mà NHNN công bố là phù hợp, sát với giá vàng giao dịch thực tế gần đây và có cái nhìn dài hạn?
- Nếu lập luận như vậy, NHNN đã ngầm công nhận rằng mức giá vàng cao lâu nay là có cơ sở, cần gì bình ổn thị trường vàng nữa. Hiện nay giá vàng trong nước cao hơn thế giới 3-4 triệu đồng/lượng, cộng với việc độc quyền vàng làm người dân không có lựa chọn nào khác buộc phải mua vàng giá đắt. Từ đó mới có chuyện bình ổn vàng để kéo giảm cách biệt giữa giá vàng trong nước - thế giới.
Trước đây NHNN tuyên bố chênh lệch giữa giá vàng trong nước - thế giới chỉ cần 400.000 đồng là hợp lý. Nhưng mới đây lại trả lời rằng mức giá sàn đấu thầu đưa ra được tính toán từ thực tế của thị trường và có cái nhìn dài hạn. Mức giá này lại cao hơn giá vàng đang bán trên thị trường. Chính NHNN đã tự mâu thuẫn với mình. Chưa kể giá vàng trong nước bị chi phối bởi giá vàng thế giới, do vậy giá vàng tăng hay giảm trong tương lai luôn là một ẩn số. NHNN cũng không thể biết trước tương lai của giá vàng để đưa ra “cái nhìn trong dài hạn”.
* Phiên đấu thầu sáng 28-3 nhiều chuyên gia đánh giá là thất bại. Theo ông, nguyên nhân từ đâu?
- Chưa có ngân hàng nào trên thế giới độc quyền nhập khẩu nguyên liệu, sản xuất, sau đó đấu giá để cung cấp nguồn cung vàng cho thị trường. Trong khi tại VN, NHNN lại kiêm tất cả vai trò này. Từ sự “ôm đồm” đó khiến dư luận đặt dấu hỏi về khả năng định giá của NHNN trong tương lai, nhất là sau phiên đấu giá thất bại sáng 28-3.
Chuyện lớn lao của NHNN là giải quyết nợ xấu, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Nhưng hiện nay NHNN lại chuyên tâm vào định giá vàng, buôn bán vàng. Giá vàng là do thị trường quyết định. NHNN không thể ngồi họp mỗi sáng để quyết định giá vàng, nhất là khi giá vàng biến động từng giờ từng phút. Thực tế vừa qua cũng khiến dư luận lo lắng liệu mục tiêu bình ổn thị trường có đạt được không hay khi NHNN không theo sát thị trường, thông điệp của NHNN đưa ra không ai hiểu được. Ngoài ra vấn đề ổn định thị trường vàng phải tách biệt với dự trữ vàng. Đưa vàng vào dự trữ ngoại hối là đề nghị lâu dài để đa dạng hóa dự trữ, còn trong ngắn hạn không đem khối dự trữ của NHNN ra đánh cuộc trên thị trường.
* Vậy theo ông, trong những phiên đấu thầu tiếp theo phải tính toán giá sàn thế nào để đạt được mục tiêu đưa giá vàng trong nước bám sát giá vàng thế giới?
- Hiện nay chỉ duy nhất NHNN được quyền nhập khẩu vàng nguyên liệu. Với biên lợi nhuận 3-4 triệu đồng/lượng như hiện nay, NHNN hoàn toàn có thể đưa ra mức giá sàn thấp hơn giá thị trường để dần đưa giá vàng trong nước về vùng giá thích hợp. Bằng cách đưa ra mức giá sàn thấp dần, NHNN cũng phát tín hiệu để doanh nghiệp, người đầu cơ thấy rằng áp lực giảm giá vàng là có thật và từ đó họ không dám găm giữ nữa mà buộc phải bán ra. Khi đó NHNN đạt được cả hai mục tiêu là tăng nguồn cung cho thị trường và thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Còn hiện nay NHNN đưa ra giá cao hơn thị trường dễ khiến người dân hiểu rằng hóa ra NHNN lại lợi dụng vai trò độc quyền của mình để bắt dân phải mua vàng giá cao.
Giá đấu cao là sát với giá giao dịch thực tế
Ngày 29-3, trên cổng thông tin của NHNN, ông Nguyễn Quang Huy - vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối NHNN - cho rằng mục tiêu NHNN đấu thầu bán vàng miếng là tăng cung vàng miếng trên thị trường để can thiệp bình ổn thị trường vàng, không nhằm mục tiêu bình ổn giá vàng và đặc biệt không bù lỗ cho bất cứ đối tượng nào trên thị trường. Mức giá sàn bán vàng miếng NHNN công bố trong phiên đấu thầu đầu tiên là phù hợp và sát với giá vàng giao dịch thực tế trong thời gian gần đây.
Việc xác định mức giá sàn bán vàng miếng của NHNN căn cứ vào nhiều yếu tố nhằm đảm bảo nhiều yêu cầu và bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước vì vàng miếng NHNN bán là tài sản của Nhà nước. Mức giá sàn bán vàng miếng NHNN công bố trong phiên đấu thầu hôm qua là phù hợp và sát với giá vàng giao dịch thực tế trong thời gian gần đây.
“Phải khẳng định không thể qua một phiên để giải quyết bài toán mất cân đối về cung cầu vàng miếng trên thị trường. NHNN với tư cách là người mua bán cuối cùng sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường để tổ chức nhiều phiên đấu thầu bán vàng miếng trong thời gian tới nhằm tăng cung vàng miếng cho thị trường và bình ổn thị trường vàng theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ” - ông Huy nói.
(Tuổi trẻ) 

Nguyễn Đắc Kiên kẻ đốt đền

Lại thêm một trò tung hứng nữa của những kẻ lừa bịp, một loạt trang mạng gọi Nguyễn Đắc Kiên như là một Rosa Parks. Chúng tự sướng ví von rằng ngày 27 tháng 2 năm nay, ở nước Mĩ, tại điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, Tổng thống Obama làm lễ cống hiến Tượng Vinh danh Rosa Parks. Còn tại Hà Nội, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên nhận quyết định “không còn tư cách là phóng viên báo Gia đình & Xã hội”.
Rosa, là một người phụ nữ da đen làm nghề khâu vá, để biểu thị thái độ chống lại sự phân biệt chủng tộc, bà đã không đứng lên khỏi ghế trên một chuyến xe bus để nhường chỗ cho một người da trắng, mặc dầu hành động đó có thể bị bắt. Chính quyền đã bắt bà và có một mục sư trẻ da đen Luther King đã đứng lên bảo vệ bà, dấy lên phong trào chống phân biệt chủng tộc ở Mĩ. Đó là câu chuyện của Rosa.
Herostrats là một thanh niên Hylap, trong một hy vọng trở thành người nổi tiếng để được lưu danh muôn đời đã phóng hỏa đốt cháy đền thờ thần Artemis ở Ephesus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kì) vào ngày 21 tháng 7 năm 356 trước công nguyên. Đó là ngôi đền được làm bằng đá cẩm thạch đẹp nhất trong số gần 30 ngôi đền thờ thần Artemis của dân Hylap. Nó được xếp là một trong bảy kì quan của thế giới. Herostratos đã bị người đời nguyền rủa.

Kẻ đốt đền mang tên Nguyễn Đắc Kiên
Hôm nay là câu chuyện của Nguyễn Đắc Kiên, một nhà báo còn trẻ ở Việt Nam. Khác với Rosa Kiên đã ra một tuyên bố chống lại chính thể không phải với mục đích đòi dân chủ mà là tự đánh bóng mình. Nếu so sánh cho chính xác thì chỉ nên gọi Nguyễn Đắc Kiên là “kẻ đốt đền” mà thôi. Đích thị Herostrats thời nay.
Hôm nay, Nguyễn Đắc Kiên trong cái vốn nhận thức về chính trị, về đảng phái, về nhà nước hạn hẹp của con ếch ngồi đáy giếng đã gào lên “Độc đảng hay đa đảng khác nhau căn bản không phải hình thức tồn tại của nó mà ở phương thức để nó duy trì sự tồn tại của mình. Nhà nước độc đảng, cũng giống như nhà nước quân chủ chuyên chế và thực dân, muốn tồn tại và hợp thức hoá sự lãnh đạo của mình, không thể không viện đến một hệ thống áp chế về tư tưởng, nô dịch về văn hóa và trói buộc về tư duy. Một cách tự nhiên, trong hệ thống đó, mọi sự khác biệt đều không được khuyến khích, thậm chí bóp nghẹt”.
Kiên ơi, đảng chính trị chỉ là một tổ chức có quy ước đứng ra đảm nhận vai trò nòng cốt của giai cấp mình để tập hợp, đoàn kết thành sức mạnh của một tổ chức (khác với các cá nhân đơn lẻ cùng chí hướng). Một đảng chính trị dù lớn đến đâu cũng không thể làm nên cách mạng xã hội mà nó phải đưa ra được đường lối phù hợp với lòng dân, lôi kéo được nhân dân thì mới làm cách mạng được. Vậy hỏi Kiên, đất nước ta từ khi có ĐCS, bên cạnh ĐCS là các đảng phái khác, ai đã lôi kéo được nhân dân làm nên lịch sử. Đường lối của Đảng bây giờ có gì phản bội lợi ích của nhân dân không?
Kiên ơi, phương thức tồn tại của một Đảng chính trị, hay một triều đại không thể dựa vào cường quyền, chuyên chế, áp chế về tư tưởng, nô dịch về văn hóa như Kiên nói đâu. Nếu như vậy thì nhiều triều đại phong kiến đã không sụp đổ, nhiều đế quốc, thực dân đã không bại vong. Và ngay cả cái đất nước mà Kiên đang sống chắc chẳng có nền độc lập, tự chủ đến hôm nay. Thế hệ của Kiên chưa vào sống ra chết, chịu cảnh ngục tù như hàng vạn cha chú của Kiên ở Côn Đảo, ở ngục Kon Tum, ở nhà tù Sơn La…nên chưa giác ngộ được vì sao những người công sản đã thắng đâu. Mục đích của họ cao cả lắm không phải chỉ là hiếu thắng, háo danh như Kiên đâu. Còn cái mà Kiên và một số kẻ la ó chẳng phải là bản chất, lí tưởng của ĐCS. Bỡi vì đảng đã gọi nó là nguy cơ làm sụp đổ chế độ, đảng đã tuyên chiến với nó đấy thôi.
Kiên ơi, chỉ vài nghìn chữ kí, thậm chí là vài vạn chữ kí cũng chưa phải là đại diện cho gần 90 triệu nhân dân Việt đâu. Đấy là chưa nói trong số đó, nếu điểm danh ra thì quá nửa là những kẻ bất mãn cá nhân, những kẻ thất bại, bỏ chạy khỏi đất nước, hận thù chế độ, đang muốn lật đổ, trả thù mà thôi, chẳng phải vì yêu nước, thương nòi đâu. Những kẻ đó, chẳng làm được trò hề gì dã nghĩ ra cách ném đá giấu tay bằng cách tung hô biến vài kẻ bung xung thành vật tế thần cho chúng như người phụ nữ của năm Bùi Minh Hằng, binh nhì Nguyễn Chí Đức, công dân mạng Huỳnh Ngọc Chênh… Khi cần chúng chi ra mấy đồng USD để nuôi dưỡng, đưa ra nước ngoài huấn luyện nhưng khi đã hết giá trị thì chúng tiết lộ danh tính để nhà nước đưa các vị lên giàn hỏa thiêu, gây thanh thế cho chúng mà thôi.
Những cái đền được xây bằng gỗ đá thì có thể đốt, nhưng những cái đền được xây bằng máu thịt thì không dễ gì đốt được đâu Kiên.
Mõ Làng
Bổ sung: Cần hiểu rằng, ông Trọng nói câu đó là nói với ai, nói như thế nào? Ông Trọng nói với hội nghị cán bộ đảng của tỉnh. Vậy là ông nói với đảng viên của ông. Trong nội bộ đảng của ông thì việc ông cho rằng đảng viên nào mà có ý muốn đa nguyên, muốn bỏ điều 4, muốn tam quyền phân lập, phi chính trị quân đội thì là suy thoái tư tưởng, đạo đức và cần phải chú ý, làm rõ, thậm chí xử lí thì chẳng có gì phải ầm ĩ. Tổ chức đảng có điều lệ, quy chế, những điều cấm của đảng để bảo vệ hệ tư tưởng, bảo vệ nội bộ của họ thì mắc gì mà Kiên gào lên.
(Website Nguyễn Tấn Dũng)

TS.Alan Phan trả lời 15 câu hỏi cứu bất động sản

TS. Alan Phan
Trưa ngày 31/3, TS. Alan Phan đã trả lời 15 câu hỏi của CLB BĐS Hà Nội đặt ra với bài viết "Nên để thị trường Bất động sản rơi tự do" trước đó. Chúng tôi xin được đăng nguyên văn bức thư của TS. Alan Phan trả lời CLB Bất động sản.


THƠ GỞI HIỆP HỘI BẤT ĐỘNG SẢN

Kính thưa Quý Vị

Dù chỉ mới nhận được 15 câu hỏi “chất vấn” của Quý Vị qua báo chí, tôi cũng xin phản hồi sớm vì sự mong đợi của rất nhiều đọc giả; cũng như để tỏ lòng tôn kính với “1,000 (?) đồng nghiệp” của tôi. Tôi cũng đã từng làm một nhà đầu tư dự án BDS (real estate developer) ở tận xứ Mỹ xa xôi vào cuối thập niên 1970’s. Sau 7 năm huy hoàng với lợi nhuận, tôi và các đối tác đã trắng tay trả lại mọi vốn và lời trong dự án lớn ở Arizona vào năm 1982. Do đó, tôi khá đồng cảm với trải nghiệm “của thiên trả địa” hiện tại của Quý Vị.

Tôi không quen bị “chất vấn”, không phải là một cậu học trò phải thi trắc nghiệm, cũng không có “quyền lợi” hay “nghĩa vụ” gì trong tình huống này, nên xin phép được trả lời các bậc đàn anh theo phong cách của mình. Vả lại, những chi tiết nhỏ nhặt của 15 câu hỏi đã được “trả lời” qua các bài viết của tôi trong vài năm qua (còn lưu lại tại www.gocnhinalan.com). Thêm vào đó, nhiều BCA (bạn của Alan) cũng đã ra công sức phản biện qua các lời bình trên trang web này và các mạng truyền thông khác. Quý Vị tự tìm tòi nhé.

Cốt lõi của vấn đề

Một khuynh hướng chung khi tìm giải pháp cho vấn nạn BĐS hiện nay của Việt Nam là đóng khung bài toán trong các công thức tài chánh. Vài doanh nghiệp BĐS nhờ tôi tư vấn tìm vốn vì họ nói không thể tiếp cận được các nguồn tài trợ. Câu trả lời của tôi là vấn đề BDS thuộc chuyện thị trường.

Vốn trong dân tại Việt Nam được các nhà chuyên gia nước ngoài ước tính vào khoảng 60 tỷ USD; và vốn từ Việt kiều và các nhà đầu tư ngoại có thểlên thêm khoảng 20 tỷ (các số liệu này có thể sai nhưng chúng ta sẽ không bao giờ tìm được một thống kê chính xác và chính thống về các con số nhạy cảm ở Việt Nam). Tuy nhiên, dù với con số nào, số tiền này cũng thừa đủ để giải quyết mọi hàng BĐS tồn kho.

Trên góc cạnh thị trường, khi người bán đáp ứng được nhu cầu người mua về sản phẩm và dịch vụ (gồm nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là giá cả và chất lượng) thì giao dịch xẩy ra. Do đó, câu hỏi cốt lõi là những BĐS mà quý vị đã và đang sản xuất có mức giá và chất lượng theo đúng nhu cầu của người tiêu dùng chưa? Theo tôi biết, nhu cầu về phân khúc nhà cho người thu nhập thấp rất cao; nhưng sản phẩm gần như quá ít. Trong khi đó, nguồn cung cầu tại phân khúc nhà cao cấp lại mất cân bằng và lượng tồn kho có thể phải mất 10 năm mới tiêu thụ hết.

Tóm lại, khủng hoảng BĐS hiện nay là một tính toán sai lầm của nhà sản xuất BĐS về giá cả và loại hàng.

Giá thành quá cao?

Nhiều người trong Quý Vị biện bạch là giá BĐS cao ngất trời vì giá đất, giá nguyên vật liệu, chi phí hành chánh và bôi trơn…quá cao. Thật tình, lý giải này chỉ chứng tỏ tính chất làm ăn thiếu hiệu quả vì không biết những tính toán căn bản về đầu tư cho dự án; cũng như cho thấy yếu kém của các quyết định bầy đàn và chụp giựt.

Nhưng đôi khi, tình thế ngoại vi cũng có thể làm sai trật mọi tính toán. Chẳng hạn khi tôi bắt đầu dự án Arizona nói trên vào 1979, chúng tôi đã không ngờ là lãi suất lên đến 16-18% mỗi năm khi hoàn tất, thay vì 8-9% như dự tính. Giá nhà vẫn hợp lý, nhưng phần lớn người Mỹ mua nhà bằng tín dụng, nên dự án phải phá sản. Dù không phải lỗi của chủ quan, nhưng chúng tôi hiểu rõ luật chơi của thị trường và cúi đầu chấp nhận.

Người mua nhà, hay ngay cả vợ con bạn bè của Quý Vị, thật sự không quan tâm đến lý do tại sao giá nhà lại cao hay thấp thế này? Vừa mua thuận bán thôi.

Một chút lịch sử

Dĩ nhiên, tất cả bàn luận trên đây dựa trên quy luật thị trường. Nhiều bạn sẽ nói là nền kinh tế chúng ta có “định hướng xã hội” nên chính phủ phải nhảy vào can thiệp hay cứu trợ khi “con cái” gặp hoạn nạn.

Chắc Quý Vị còn nhớ, có khi giá nhà đất lên cao cả mấy trăm phần trăm mỗi năm vào thập kỷ 1995-2006, không ai kiến nghị chánh phủ phải can thiệp để cứu người tiêu dùng bằng cách ngăn chận mọi sự tăng giá (nhiều khi phi pháp). Các nhà sản xuất BDS quên mất “định hướng xã hội” của Việt Nam và ủng hộ triệt để nguyên lý thị trường.

Bây giờ, vào nửa hiệp sau của trận bóng, các cầu thủ lại yêu cầu trọng tài áp dụng một luật chơi mới? Tính bất nhất này làm mọi biện luận của Quý Vị trở nên ngây ngô cùng ngạo mạn.

Hệ quả khi bong bóng BĐS nổ

Trước hết, khi nói về hệ quả, tôi xin mọi người ghi nhận công trạng của những nhà đầu cơ BĐS trong việc tạo ra khủng hoảng hiện nay. Tất cả những suy thoái, trì trệ và việc kém hiệu quả trong các đầu tư để công nghiệp hóa hay gia tăng sản lượng nông, hải, sản…đều có thể truy nguồn đến những bong bóng tài chánh như BDS, chứng khoán và ngân hàng. Khi dòng tiền tấp nập chảy về lãnh vực này để hưởng lợi nhuận dễ dàng và nhanh chóng, chúng ta đã hy sinh những đầu tư xã hội cần thiết và dài hạn như y tế, giáo dục, công nghệ cao, nông nghiệp…Tai hại của sự lãng phí và tham ô trong việc sử dụng tài lực quốc gia này sẽ làm cả dân tộc trả giá trong nhiều thập kỷ sắp đến.

Nếu nhìn từ định hướng CNXH, các doanh nhân và quan chức có liên hệ đến việc đầu cơ, thao túng và lèo lái dòng tiền đầu tư…để thổi phồng các bong bóng tài sản đều có thể bị kết tội dưới nhiều luật lệ. Hú hồn. May mà Quý Vị còn chữ “kinh tế thị trường” để mà núp bóng.

Ngoài ra, về các hệ quả tương lai khi bong bóng BĐS nổ, Quý vị đã tự đặt cho mình một vị trí quá quan trọng trong nền kinh tế chung. Dĩ nhiên có thể hơn 50% các doanh nghiệp kinh doanh BĐS và vật liệu xây dựng cũng như 50% các ngân hàng nhỏ yếu sẽ chết vì nợ xấu…nhưng tôi chắc chắn là “không có Mợ thì chợ vẫn đông”. Thực ra, những doanh nghiệp, ngân hàng…này cũng đã chết lâm sàng rồi. Họ kéo dài hơi thở để đợi chút oxygen từ tiền thuế và phí của người dân. Hiện tại, họ không đóng góp chút gì cho sản lượng quốc gia trong khi tiếm dụng một phần nguồn lực không nhỏ.

Về các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, một số lớn đã ngất ngư vì không thể cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan…tại sân nhà hay sân người. Đổ lỗi cho tình hình BĐS chỉ là một thủ thuật phát sinh từ thói quen lười biếng.

Con ngáo ộp thứ hai Quý Vị đem ra hù dọa là con số vài chục ngàn trong số 53 triệu công nhân toàn quốc (với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 2.2% theo thống kê nhà nước) sẽ bị ảnh hưởng khi bong bóng BĐS nổ tung. Nếu nền kinh tế chúng ta phát triển bền vững và bài bản, sự tạo ra việc làm cho các công nhân này chỉ là chuyện nhỏ.

Con ngáo ộp thứ ba của Quý vị là các người dân bỏ tiền trong các ngân hàng sẽ chịu mất mát khi vài ngân hàng đóng cửa. Theo tôi hiểu, mỗi tài khoản hiện nay được bảo hiểm đến 50 triệu VND và đang được NHNN đề xuất lên 100 triệu VND (vì lạm phát nhiều năm qua). Tỷ lệ mất mát cho những tài khoản trên 100 triệu VND tại các ngân hàng sẽ rất nhỏ; vì các nhà đa triệu phú thường không ngu để mất tiền như Quý Vị tiên đoán. Họ có nhiều giải pháp sáng tạo hơn Quý Vị và nhà nước nhiều.

Những hệ quả tích cực

Trong bài “Thị trường sẽ cứu chúng ta” (www.gocnhinalan.com) tôi đã ghi nhận 5 hệ quả tích cực hơn khi bong bóng BĐS nổ. Đó là số lượng vài trăm ngàn gia đình lần đầu sở hữu một căn nhà vừa túi tiền, hiện tượng tâm lý “an cư lạc nghiệp” tạo cú kích cầu tiêu dùng, gây lại niềm tin cho kinh tế, loại bỏ các thành phần phi sản xuất yếu kém, tăng thu ngân sách và thu hút đầu tư nội ngoại.

Trong đó, quan trọng nhất là việc tạo một tầng lớp trung lưu mới, hết sức cần thiết cho mọi sự phát triển bền vững. Nhìn qua các xã hội đã mở mang tại Âu Mỹ Nhật Úc, tầng lớp trung lưu với những tài sản thâu góp được thường là đầu tàu cho chiếc xe kinh tế. Họ tạo ra thị trường tiêu dùng lớn nhất, họ đóng thuế nhiều nhất, họ làm việc cần cù nhất, họ nợ nhiều nhất (tốt cho ngân hàng và các ông chủ), họ có niềm tin cao nhất vào đất nước …vì họ có quá nhiều thứ để mất. Một xã hội bất ổn là khi phần lớn người dân không có gì để mất.

Hệ quả khi bong bóng không nổ

Tôi thì lại lo sợ về những hệ quả trái ngược nếu quyền lực của Quý vị thành công và thuyết phục nhà nước bơm tiền dân cứu Quý Vị và các ngân hàng yếu kém.

Trước hết, nền kinh tế zombies (xác chết biết đi) này sẽ kéo dài ít nhất là một thập kỷ nữa.

Khi phải in tiền đủ để cứu trợ, nạn lạm phát sẽ bùng nổ lại và tỷ giá VND sẽ rơi. Nhiều người đã quay qua Mỹ quan sát về các gói cứu trợ ngân hàng tư và đề nghị NHNN dùng giải pháp này cho Việt Nam. Một ghi chú nhỏ: chánh phủ Mỹ cho các ngân hàng này vay vốn với lãi suất cực rẻ; nhưng không cứu các doanh nghiệp hay giá BĐS; và sau khi gây lại vốn sở hữu bị mất trong cuộc khủng hoảng tài chánh 2008, hầu hết các ngân hàng đã trả tiền lại cho chánh phủ. Giải pháp này không thể thực hiện ở Việt Nam vì các ngân hàng thương mại Việt không đủ uy tín, thương hiệu, tầm cỡ, tính minh bạch hay khả năng quản trị để tiếp cận nguồn vốn nội hay ngoại (vẫn rất dồi dào).

Chánh phủ hiện đã bội chi vì các vấn đề kinh tế xã hội từ khủng hoảng và nguồn thu từ thuế và phí đang bị thu hẹp đáng kể. Dùng những tài lực hiếm hoi để nuôi các zombies phi sản xuất là kéo dài cuộc suy thoái cho các thành phần khác trong nền kinh tế.

Nhưng tệ hại nhất là khi tung tiền cứu nguy cho “bồ nhà”, chánh phủ sẽ gởi một thông điệp bào mòn mọi niềm tin còn sót lại của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đó là: “mọi sai phạm lầm lẫn sẽ được che đậy và bảo vệ; và các quy luật của thị trường có quyền đi “nghỉ mát” khi quyền lợi của các nhóm lợi ích bị xâm phạm”.

Những giải pháp sáng tạo

Sau cùng, nếu con phượng hoàng có thể bay lên từ đống tro tàn thì các zombies cũng có thể tái tạo lại một đời sống mới. Trong nền kinh tế trí thức toàn cầu này, sáng tạo vẫn là một điều kiện tiên quyết cho mọi doanh nghiệp.

Tôi không kinh doanh BĐS từ năm 1982, nên tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ”. Nhưng tôi nhận thấy có những đại gia “thật lớn” của BĐS đã phát triển mạnh trong khủng hoàng này. Bầu Đức của HAGL chọn giải pháp “xuất ngoại” khi bán tháo BĐS tại Việt Nam và đem tiền đổ vào Lào và Myanmar. Ngài Vượng của Vincom đạt được danh tỷ phú đô la với phân khúc trung tâm thương mại cao cấp trong thời bão táp. Mr. Quang của Nam Long thì thành công với vốn ngoại và mô hình EHome cho phân khúc trung lưu. Các trường hợp phát triển như anh Thìn Đất Xanh hay anh Đực Đất Lành là những thí dụ khác.

Trong lãnh vực vật liệu xây dựng, sản phẩm nhà tiền chế theo dây chuyền hay các vật liệu từ công nghệ cao và xanh đã biến nhiều doanh nhân thế giới thành tỷ phú. Trí tuệ Việt chắc chắn phải có rất nhiều…Ngô Bảo Châu…trong ngành BĐS. Đây là tương lai của BĐS Việt trong mong đợi của mọi người; không phải hình ảnh của các zombies níu kéo vào dây trợ sinh trên giường bệnh.

Thay cho lời kết

Tôi thực sự khâm phục khả năng lobby của Hiệp Hội BĐS và các thành viên. Tạo được một bong bóng khiến giá trị BĐS lên đến 25 lần thu nhập trung bình của người dân là một thành tích đáng ghi vào kỷ lục Guinness. Tôi cũng tiên đoán là chánh phủ rồi cũng sẽ tung nhiều gói cứu trợ BĐS mặc cho sự can gián của nhiều chuyên gia và đa số người dân. So với Quý Vị, tiếng nói của chúng tôi không đủ trọng lượng để chánh phủ lưu tâm.

Do đó, cuộc tranh cãi nên dừng lại ở đây để những người dân chưa có nhà không nên kỳ vọng vào một phép lạ trong tương lai gần.

Nhưng trong sâu thẳm, tôi vẫn mang nhiều hy vọng. Có thể một lúc nào đó, những tinh hoa của đất Việt sẽ quên đi quyền lợi cá nhân của mình và gia đình…để san sẻ lại cho các người dân kém may mắn hơn. Không phải để làm từ thiện, mà nhận trách nhiệm rộng lớn hơn với cộng đồng, và với thế đứng của Việt Nam trên thương trường quốc tế. Để doanh nhân Việt được tự hào với tư duy sáng tạo cởi mở và khả năng vượt khó bền bỉ. Để thế hệ sau còn có chút niềm tin và lực đẩy khi họ phải ra biển lớn cạnh tranh.

Riêng đối với những vị đã mất mát tài sản vì sai phạm đầu tư, tôi xin chia sẻ nơi đây câu thơ của tiền nhân mà tôi tự an ủi mình sau khi ký giấy trao lại cho ngân hàng toàn bộ dự án Arizona và ra đi với bàn tay trắng,” Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu…Gặp thời thế thế thì phải thế”. Dù sao, chỉ 3 năm sau đó, tôi lại kiếm được nhiều tiền hơn trong một mô hình kinh doanh khác.

Mong Quý vị mọi điều may mắn và mong tinh thần “kẻ sĩ” mãi cháy sáng trong cuộc đời Quý vị.

Thân ái!

Alan Phan

------------------
Tham khảo: Các bài về BDS từ trang 185 của cuốn sách “Đi Tìm Niềm Tin Thời Internet” của Alan Phan do nhà sách Thái Hà xuất bản (2012). Và các bài về BDS trên web site www.gocnhinalan.com.

Những ảnh hưởng tích cực sau đây sẽ quay về giúp nền kinh tế tiến về một định hướng bền vững hơn.

1. Khi đa số người dân sở hữu một căn nhà, tầm nhìn và niềm tin của họ vào tương lai vững vàng hơn. Bây giờ họ có một tài sản gì để mất; do đó, sự đóng góp của họ vào nền kinh tế sẽ năng động và tích cực.

2. Niềm tin này mới là “gói kích cầu” quan trọng hơn cả cho thị trường tiêu dùng và nó sẽ kích hoạt các cơ sở công nghiệp cũng như nông nghiệp gia tăng sản xuất, giảm lượng tồn kho và cải thiện năng suất lao động để cạnh tranh. Nên nhớ là tiền dự trữ trong dân nhiều gấp 3 lần tiền dự trữ của chánh phủ;

3. Khi các zombies (xác chết biết đi) bị loại bỏ khỏi hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán, những định chế sống sót sẽ mạnh hơn nhờ thị phần gia tăng; sẽ chăm chú hơn vào ngành nghề cốt lõi (sau bài học đầu tư đa ngành) và lo trau luyện những kỹ năng cần cho sự cạnh tranh dài hạn;

4. Lạm phát hay tỷ giá sẽ không tăng tốc lâu dài, vì chánh phủ không cần in tiền thêm để cứu ai (một thông điệp rất rõ cho các DNNN) và ngân sách sẽ bội thu nhờ thuế phí tăng thu từ sự tăng trưởng GDP; cũng như nguồn ngoại tệ sẽ dồi dào hơn với sinh lực mới của khu vực xuất khẩu;

5. Khi kinh tế vĩ mô ổn định và khi luật thị trường thay thế luật “hành dân”, niềm tin quay lại với các nhà đầu tư quốc tế và kiều hối. Kênh ngoại tệ này sẽ thâu ngắn sự hồi phục và giúp chúng ta một lợi thế cạnh tranh mới.
(TTHN) 

Còn nhiều điều lo nữa

Người ta đang muốn cho công an được nổ súng vào những kẻ chống người thi hành công vụ. Quy định như thế rất dễ dẫn đến lạm quyền mà chúng ta đã chứng kiến không ít trong thời gian qua. Sự lạm dụng vũ khí, quyền lực là hết sức nguy hiểm, có thể gây ra bạo loạn xã hội và cần phải ngăn chặn ngay. Vài sự lạm dụng chỉ trong vòng chưa đầy 10 ngày qua mà báo chí đã lên án gay gắt.
Trên báo Thanh Niên chủ nhật ngày 24.3.2013, nhà báo Nguyễn Thông bàn về chuyện suy thoái, về những chuyện đau lòng trong gia đình, giữa những người thân và gióng tiếng chuông báo động “không thể không lo”. Tôi bổ sung thêm còn nhiều chuyện đáng lo nữa mà dưới đây chỉ điểm qua vài chuyện.

Chỉ vì lỗi không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy mà 2 nhân viên của Công ty Cường Thịnh Phát (Pleiku, Gia Lai) bị rượt đuổi đến nhà máy giữa đêm khuya. Lực lượng chức năng đã đập phá, hành hung người gây thương tích nghiêm trọng, thậm chí đã nổ súng. Cũng do lỗi không đội mũ bảo hiểm mà một người đã chết tại một đồn công an ở Bắc Giang và dẫn đến bạo loạn tại thành phố Bắc Giang. Còn bao nhiêu chuyện đau lòng, đáng lo như thế.

Đấy là mới chỉ nói đến vi phạm Luật Giao thông. Còn bao nhiêu luật khác nữa và không thể lấy bạo lực làm công cụ thực thi pháp luật. Cần phải gióng những hồi chuông lớn hơn, mạnh hơn.

Còn nhiều điều lo nữa
Lực lượng công an là lực lượng tối cần thiết để duy trì trật tự.
Đã có bao nhiêu người chết, bị hành hạ, bị oan ức do sự lạm dụng quyền lực gây ra. Những kẻ lạm dụng vũ khí, gây thương tích, thậm chí gây chết người chính là những kẻ đã hủy hoại uy tín của lực lượng vũ trang và làm mất uy tín của Nhà nước. Chúng vi phạm luật rành rành và phải bị truy tố, xử lý nghiêm để lấy lại uy tín cho lực lượng công an - vốn là lực lượng tối cần thiết để duy trì trật tự. Những người có liên quan thường phân bua về “chuyện chống người thi hành công vụ” và có thể muốn hợp pháp hóa việc nổ súng trong các trường hợp như vậy. Phải chặn đứng việc này.

Mấy ngày qua lang thang ở Đắc Lắc xem kết quả dự án “Tăng cường thực thi các quy định pháp luật bảo vệ tác nghiệp báo chí”. Chính quyền tỉnh này làm rất tốt việc bảo vệ báo chí tác nghiệp theo Luật Báo chí và Nghị định 02/2011/NĐ-CP. Gặp ông Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Buôn Đôn, ông bảo giá mà luật nào, nghị định nào cũng có dự án như dự án trên để các bên liên quan hiểu đúng quyền và nghĩa vụ của mình, thì việc thực thi pháp luật ở Việt Nam tốt hơn nhiều. Rất đúng và chí lý. Kinh nghiệm của  Đắc Lắc không chỉ nên được nhân rộng ra các địa phương khác đối với lĩnh vực báo chí, mà cả đối với việc thực thi các luật khác nữa. Không chỉ ra các địa phương khác, mà lên cả bản thân Chính phủ và Quốc hội nữa.

Cả hai sự việc đáng lo trên đều liên quan đến việc thực thi luật không nghiêm. Người dân, doanh nghiệp và các tổ chức phi nhà nước phải tuân thủ luật đã đành, nhưng những người có chức có quyền, các lực lượng thực thi luật, các cơ quan nhà nước cũng phải tuân thủ pháp luật. Khía cạnh thứ hai chưa được nhấn mạnh đủ. Các lãnh đạo, các cơ quan nhà nước, lực lượng chức năng, các quan chức nhà nước càng phải gương mẫu chấp hành luật. Không có gì hủy hoại tính nghiêm minh của pháp luật, hủy hoại lòng tin của người dân vào Nhà nước bằng sự vi phạm luật của các lãnh đạo, các cơ quan, lực lượng chức năng. Phải nâng cao nhận thức cho chính họ và nghiêm trị họ khi vi phạm. Đáng tiếc, thường người dân cảm thấy họ không bị nghiêm trị mà thường được xử nương nhẹ. Cách làm như thế càng hủy hoại lòng tin. Mà tạo dựng, củng cố, tăng cường lòng tin là việc quan trọng nhất mà bất cứ nhà nước nào cũng phải làm vì nó hết sức cần thiết cho sự phát triển mọi mặt của đất nước.

Chính vì thế, các đại biểu Quốc hội, các cơ quan nhà nước, các quan chức nhà nước ở mọi cấp càng nên gương mẫu tuân thủ pháp luật. 
(Lao động) 

Nguyễn Hiếu - Sao các ông cố tình phá Hà nội yêu dấu của tôi thế?



Hà nội
Cách đây ba, bốn năm, khi ông mới về nhậm chức quan đầu tỉnh của Hà Nội tôi đã viết cho ông một lá thư ngỏ đăng trên báo và trên mạng nhưng rồi cũng như bao nhiêu thư ngỏ của những trí thức, học giả, văn nghệ sĩ gửi tới ông đều rơi vào im lặng. Tôi chợt nghĩ đến một vị Giáo hoàng quyền lực tót vời còn trả lời thư của một cháu bé thì từ sự im lặng, phớt lờ của ông tôi hiểu trình độ văn hoá, phép đối nhân xử thế của ông đến đâu. Nên hôm nay tôi chỉ viết những dòng bộc bạch như một bài báo về sự bất bình của ngưòi Hà Nội gốc trước sự quản lý của một vị đang đứng đầu Hà Nội nhưng lại đang phá nát thành phố thân yêu của chúng tôi.
Vừa rồi ông tỏ vẻ đau lòng vì năng lực cạnh tranh của Hà Nội bị giảm so với thành phố địa phương khác. Cách đây vài tháng ông Nghị bí thư thành uỷ Hà Nội lại tuyên bố đại ý ”quan chức Hà nội trong đợt bỏ phiếu tín nhiệm không ai bị kém quá”. Những lời tuyên bố hùng hồn của ông Nghị chỉ là sự khẳng định một sự bao che, bỏ phiếu tín nhiệm một cách vô trách nhiệm, sợ bị mất ghế và vô cảm đối với dân nên mới có kết quả đỏ loè lên thế. Ông Nghị thử một lần xuống khu vực Kim Ngưu xem dòng sông đen kịt, thối um giữa lòng Hà nội. Thử một lần vi hành như ngưòi dân thường sẽ nghe thấy dân nói gì về các vị quan Hà Nội. “Tham như…, ngu như …”. Xem các vị quan phường cho thuê vỉa hè, hống hách, nạt nộ dân nghèo, các bà mẹ trẻ khổ sở chạy học cho con ngay từ mẫu giáo, xem người bệnh Thủ đô khốn khổ ra sao giữa các bệnh viện nổi tiếng Bạch Mai (ngày xưa người Hà Nội chúng tôi gọi là nhà thương Cống Vọng), Bệnh viện 108  (tên cũ là nhà thương Đồn Thuỷ). Xem nạn tắc đường mỗi khi giờ đi làm, tan tầm vì sự xây cất khách sạn, trung tâm thương mại bừa bãi ra sao, xem rác thải ngập ngụa giữa phố phường, xem người mà có hộ khẩu Hà Nội ăn nói, đối xử theo kiểu thiếu thanh lịch chẳng Tràng An chút nào. Rồi ngay cả ông với tư cách là một thị trưởng mà có những đợt mưa to, gió lớn làm chết ba, bốn người giữa Hà Nội, ông cũng không có một lời chia buồn nào cho phải đạo …
Còn sự đau buồn vì sự kém năng lực cạnh tranh của Hà nội của ông Thảo chung qui xuất phát từ sự quản lý kém cỏi của hai ông đứng đầu cùng bộ máy quản lý năng lực quá yếu kém, thiếu bản lĩnh, vô cảm trước nguyện vọng của dân nên Hà Nội giờ đây mới loạn xạ với đủ thứ tệ nạn, từ ăn cắp, ăn trộm, trấn lột, đến giá cả chặt chém, vứt rác, bẻ hoa, xâm phạm di tích mỗi khi có lễ hội đến bám đuổi khách du lịch …khiến khách du lịch nước ngoài cũng ngạc nhiên sợ hãi vì thủ đô mà dường như  đang sống trong khu rừng thiếu luật pháp, rồi các công sở gần đây lại chạy theo mốt đặt trước cửa những con vật chả hiểu vật gì chỉ biết rập lại y xì thứ vật của Tàu.
Thật buồn. Tôi nghe đồn ông Thảo là Kiến trúc sư, vậy mà hình như tôi nhớ không nhầm trong vòng hơn bốn, năm qua ông không những làm cho Hà Nội tươi đẹp, thành phố hơn mà còn nhốn nháo, bụi bặm, bừa bãi hơn với những công trình được xây cất một cách tuỳ tiện, bát nháo, thiếu mỹ quan. Trong đợt kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long đáng ra là một dịp làm cho Hà Nội đẹp hơn, hiện đại, và Hà Nội hơn nhưng đáng buồn thay hàng nghìn tỉ đồng tiền của dân đóng thuế dưới sự chỉ đạo của ông chỉ làm cho cảnh quan Hà Nội đáng buồn, đáng xấu hổ hơn với hàng loạt công trình lai căng, kém chất lượng, lãng phí kiểu như Bảo tàng Hà Nội, công viên Hoà Bình, Đại Lộ Thăng Long …Hình như ông không có lòng tự ái khi thấy Đà Nẵng - một thành phố do một vị lãnh đạo xêm xêm tuổi ông, cũng trong giai đoạn ông cầm quyền đã biến thành một thành phố đẹp, đáng sống, nghiêm chỉnh như thế nào. Chưa hết, tôi cũng như bao nhiêu trí thức, văn nghệ sĩ cảnh báo ông về sự thu hẹp, băm nát hồ Tây bằng những dự án, những công trình thô lậu làm mất vẻ đẹp của Hồ Dâm đàm, biến chiếc hồ nổi tiếng hàng nghìn năm, lá phổi của Hà nội dần thành cái ao bị bao quanh những công trình trọc phú và phi kiến trúc. Bài học Hồ Tây giờ bị bê tông hoá bao quanh với những nhà cao tầng đang thành ao như thế chưa đủ hay sao mà không hiểu vì quyền lợi gì, hay vì sự không am hiểu cảnh quan, kiến trúc của Hà Nội, quen lôi quản lý ở một tỉnh nhỏ mà ông Thảo lại kí quyết định cho xây một khách sạn 16 tầng (ngày 29/3/2013 bộ máy quản lý a dua của ông trên mạng lại thanh minh là chỉ có 12 tầng) cách thắng cảnh Hồ Gươm 200 mét.
Thưa kiến trúc sư Nguyễn Thế Thảo, không hiểu ông học trường nào mà ông lại xem thường cảnh quan, khoảng không gian dành cho một thắng cảnh như vậy. Thật đáng buồn và cũng thật đáng trách cho ông với tư cách là một vị thị trưởng nhưng suốt trong quá trình mấy năm ông ngồi ở chiếc ghế đó ông chỉ làm Hà Nội thêm xấu đi, mất dần sự thanh cảnh, thanh lịch của Hà thành. Tôi không tính đến chuyện ông và ông Nghị vì lợi ích vật chất nào đấy không tính toán đến mỗi chữ kí quyền lực của các ông mang lại cho các ông cái gì mà tôi chỉ nghĩ  hai ông là những ngưòi ở tỉnh khác đến cai trị Hà nội. Do từ những tỉnh khác đến nên không hiểu đặc trưng của vùng đất đế đô, thiếu hẳn tình yêu máu thịt với thành phố quê hương chúng tôi nên các ông đã liên tiếp làm những việc mà những người Hà Nội chân chính hôm nay và mai sau sẽ đau xót, luyến tiếc và lên án.
Nhân danh một ngưòi Hà Nội tôi mong ông và những ngưòi lãnh đạo Hà Nội khác tỉnh đến thành phố này trứơc khi làm việc gì hãy suy nghĩ thận trọng hơn để tránh thêm một lần làm hỏng Hà Nội bằng những chữ kí tàn phá của các ông kiểu như phá vườn đào Nhật Tân, cho xây nhà bê tông cao tầng quanh Hồ Tây, cho xây khách sạn, xây ga tàu điện ngầm quanh khu đất thiêng Hồ Gươm, cho xây bãi đậu xe trong Công viên Thống nhất… .
Hà Nội ngày 28/3/2013
Nguyễn Hiếu-Nhà văn

Trung Quốc lật lọng, vu cáo Việt Nam

Nhiều nước trong và ngoài khu vực đã có phản ứng sau khi Trung Quốc đưa ra những tuyên bố cố tình xuyên tạc sự thật về vụ tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi.
Vụ việc xảy ra khi tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm 20/3.
Một lần nữa Bắc Kinh thể hiện rõ bản chất “lời nói không đi đôi với việc làm” trong tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia hữu quan, nhất là tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Cố tình bao biện hòng đánh lạc hướng dư luận
Ngày 27/3, tờ Nhân Dân nhật báo đăng lại bài phỏng vấn ông Ngô Sỹ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của tờ China Daily xuyên tạc trắng trợn sự thật vụ tàu quân sự Trung Quốc bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam hôm 20/3 khi đang đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Ông Ngô Sỹ Tồn không những cố tình xuyên tạc “Trung Quốc đã rất kiềm chế, nhưng Việt Nam lại giả làm nạn nhân, lừa gạt cộng đồng quốc tế một cách có kế hoạch”, mà còn chụp mũ khi cho rằng, báo chí Việt Nam đã “cường điệu hóa, tuyên truyền đối đầu” trong vụ tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam và việc này làm trầm trọng thêm tình hình khu vực Biển Đông!
Tờ Nhân Dân nhật báo còn dẫn lời Lý Quốc Cường, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử biên giới Trung Quốc thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc khi cao giọng đổ lỗi cho Việt Nam trong vụ việc này. Cũng trong ngày 27/3, Hãng BBC cho biết, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo, tàu hải quân nước này đã bắn 2 quả pháo sáng vào một tàu cá Việt Nam tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tân Hoa xã dẫn lời một quan chức Hải quân Trung Quốc bao biện rằng, pháo sáng được bắn lên trời và đã cháy hết trên không trung nên “không có chuyện gây cháy tàu cá Việt Nam”. Quan chức hải quân này còn trắng trợn vu cáo “Việt Nam đã bịa đặt vụ bắn tàu cá”.

Tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc tập trận trái phép ở Trường Sa
Tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc tập trận trái phép ở Trường Sa
Trước đó (26/3), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi còn từ chối cho biết tàu Trung Quốc bị tố giác bắn cháy tàu cá Việt Nam có phải là tàu chiến hay không. Ông Hồng Lỗi không những phủ nhận vụ nổ súng vào tàu cá Việt Nam, mà còn trắng trợn tuyên bố “đây là hành động cần thiết và chính đáng” và “tàu cá Việt Nam khi đó không bị thiệt hại gì”.
Ngày 26/3, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc thông báo, 2 tàu hải giám 167 và 75 đã trở về Quảng Châu sau khi kết thúc hoạt động tuần tra (trái phép) ở những vùng biển xung quanh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Cũng trong ngày 26/3, Trung Quốc đã điều tàu Ngư Chính 46012 thuộc biên chế Tổng đội Giám sát Hải dương và Nghề cá tỉnh Hải Nam để “tuần tra và bảo vệ nghề cá” ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham tranh chấp với Philippines, đồng thời đe dọa sẽ sử dụng biện pháp mạnh nếu cần thiết.
Theo ông Ngô Tráng, Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, chuyến đi lần này của tàu Ngư Chính 46012 sẽ kéo dài đến ngày 13/4 và đây là lần đầu tiên Tổng đội Giám sát Hải dương và Nghề cá tỉnh Hải Nam thực hiện nhiệm vụ tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.

Gia tăng cảnh giác
Ngày 26/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell đã bày tỏ quan ngại sâu sắc và kịch liệt phản đối việc dùng vũ lực hay áp bức trên Biển Đông sau khi biết tin tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam hôm 20/3.
Ông Patrick Ventrell cho rằng, vụ việc kể trên cho thấy sự cần thiết phải có “một bộ quy tắc ứng xử để những vụ việc như thế này có thể giải quyết theo cách minh bạch và theo luật định”, đồng thời tuyên bố: là một quốc gia trong Thái Bình Dương, Mỹ có quyền lợi quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật quốc tế, tự do hàng hải và thương mại hợp pháp không bị cản trở ở Biển Đông, nên Mỹ rất quan ngại và đang tìm hiểu thêm thông tin về vụ việc này.
Cũng trong ngày 26/3, tờ Manila Standard Today của Philippines dẫn lời giới quan sát nhận định, Trung Quốc đang tăng cường củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông bằng cách tiến hành tập trận tại khu vực này. Được biết, hiện 4 tàu chiến của Hạm đội Nam Hải đang thực hiện cái gọi là “huấn luyện tuần tra” ở Biển Đông và tây Thái Bình Dương. Đội tàu này ngang nhiên tuần tra hàng loạt bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tờ Manila Standard Today còn cho rằng, quyết định chọn các khu vực kể trên để tập trận là cách Bắc Kinh gửi thông điệp cứng rắn, gây sức ép đối với các bên có tranh chấp ở Biển Đông. Theo chuyên gia Hải quân Trung Quốc Trương Quân Thiết, việc huấn luyện của hải quân nước này là một “hoạt động thông thường” và phù hợp với luật pháp quốc tế. Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, Manila đang xác định vị trí chính xác các cuộc diễn tập của Hải quân Trung Quốc.
Ngày 26/3, Tân Hoa xã đưa tin, một đội gồm 4 tàu chiến của Hạm đội Nam Hải đã tới bãi đá James Shoal mà Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố chủ quyền - đây là “cực Nam” của mình. Bởi bãi đá Jamesa Shoal (Bắc Kinh gọi là bãi ngầm Tăng Mẫu) chỉ cách thành phố biển Bintulu của Malaysia có 80km, cách Brunei 200km, nhưng cách đất liền Trung Quốc tới 1.800km.
Ông Gary Li, nhà phân tích cấp cao thuộc Trung tâm Tham vấn IHS Fairplay ở London, Anh cho rằng, sau những lần Hải quân Trung Quốc tuần tra Biển Đông thì việc đưa lực lượng đặc nhiệm ra khu vực này là một thông điệp đáng ngạc nhiên. Bởi không chỉ một số tàu tuần tra, mà cả tàu đổ bộ cùng thủy quân lục chiến và thủy phi cơ, được hỗ trợ bởi một số tàu hộ tống tốt nhất của Hải quân. Ông Gary Li còn nhận định, chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì tương tự ở khu vực này cả về chất lượng lẫn số lượng của tàu chiến Trung Quốc và dường như đây là thể hiện tham vọng của ban lãnh đạo mới Bắc Kinh.
Ngày 26/3, Tân Hoa xã lần đầu tiên công bố hình ảnh và tin tức về 4 tàu chiến Tĩnh Cương Sơn, Lan Châu, Ngọc Lâm và Hoành Thủy của Trung Quốc tuần tra trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trước đó (25/3), giới truyền thông Trung Quốc đưa tin, vào 2 giờ ngày 21/3, khu trục hạm Lan Châu đang tập trận trên Biển Đông báo động toàn biên đội bắt đầu cuộc tập trận diệt tàu ngầm đối phương, 2 tàu hộ vệ Ngọc Lâm và Hoành Thủy được lệnh tham gia tác chiến (kéo dài 33 giờ).
Giới truyền thông cho rằng, việc truyền thông Trung Quốc đưa tin (sau đó bị Itar-Tass phủ nhận) về thương vụ 24 máy bay chiến đấu Su-35 và 4 tàu ngầm lớp Lada của Nga nhằm khuếch trương thành công chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Tập Cận Bình, đồng thời gửi một thông điệp tới Mỹ và các nước láng giềng đang có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã bày tỏ quan ngại về thông tin cho rằng, Trung Quốc sẽ mua máy bay chiến đấu Su-35 và tàu ngầm lớp Lada của Nga.
Ngày 26/3, Đài Loan công bố kế hoạch tập trận bắn đạn thật lớn nhất kể từ năm 2008 nhằm đánh giá khả năng chống lại nguy cơ tấn công từ Trung Quốc. Cuộc tập trận dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 17/4 tại Bành Hồ. Trong cuộc tập trận mang tên Hán Quảng 29 sẽ thử nghiệm “Thần sấm 2000”, một hệ thống tên lửa đa nòng do Đài Loan tự phát triển nhằm ngăn chặn đối phương đổ bộ. Thông báo về cuộc tập trận được đưa ra chỉ một ngày sau khi Trung Quốc đưa tin, Bắc Kinh đã nhất trí mua 24 máy bay chiến đấu Su-35 và 4 tàu ngầm lớp Lada của Nga.
Mối quan ngại của Nhật Bản và Philippines
Ngày 26/3, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, Tokyo sẽ thảo luận tổng thể kế hoạch triển khai quân tới đảo Yonaguni thuộc tỉnh Okinawa. Một quan chức Nhật Bản cho biết, việc triển khai lực lượng phòng vệ trên các đảo phía tây nam là nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường hoạt động xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cũng trong ngày 26/3, Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki đã chính thức chuyển giao 2 máy bay tuần tra chống tàu ngầm hiện đại P-1 cho Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JMSDF).
Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Akira Sato cho biết, hiện tình hình trên biển Hoa Đông đang rất căng thẳng do tàu tuần tra Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo kiểm soát, do đó máy bay P-1 (thay thế máy bay P-3C đã cũ) sẽ đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực đảm bảo sự an toàn trên biển đối với Nhật Bản và cộng đồng quốc tế. P-1 được coi là khắc tinh của tàu ngầm Trung Quốc bởi ngoài trị giá khoảng 210 triệu USD/chiếc, còn được trang bị hệ thống radar tiên tiến cũng như thiết bị quan sát hiện đại. Dự kiến, máy bay P-1 sẽ được triển khai ở căn cứ Không quân Atsugi, thuộc quận Kanagawa.
Theo kế hoạch, trước tháng 3/2014, Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản sẽ tiếp nhận, triển khai 7 máy bay này và sẽ có tổng cộng 70 chiếc P-1 đưa vào biên chế của JMSDF. Trước đó (giữa tháng 3), Nhật Bản tiếp nhận 6 máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-130R từng phục vụ trong thủy quân lục chiến Mỹ.
Tháng 2, Nhật Bản đã đưa vào biên chế loại thủy phi cơ tuần tiễu chống ngầm U-2 do Tập đoàn Shin Meiwa sản xuất. Đây là phương tiện săn ngầm tiên tiến nhất thế giới, được đánh giá có tính năng vượt trội so với các loại thủy phi cơ săn ngầm một số nước châu Á đang sử dụng như Be-200 của Nga, CL-415 của Canada.
Trong tương lai, JMSDF sẽ được trang bị một số máy bay trinh sát - tấn công chống ngầm P-8A Poseidon của Mỹ. Giới truyền thông Nhật Bản cũng đưa tin, Bộ Quốc phòng nước này vừa lên kế hoạch đến năm 2021 sẽ đóng mới 6 tàu ngầm để tăng cường phòng thủ tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhằm đối phó với hoạt động bành trướng quân sự của Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Trước đó (7/3), 4 tàu khu trục Akizuki đã được bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản để thực hiện nhiệm vụ tuần dương vùng biển Hoa Đông.
Việc Tân Hoa xã và tờ Thời báo Hoàn Cầu cùng đăng bài phân tích (26/3) của Thượng tá Hải quân Hình Quảng Mai, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Luật thuộc Viện Nghiên cứu Học thuật quân sự Hải quân Trung Quốc khiến dư luận quan tâm. Bởi bà Hình Quảng Mai cho rằng, khi bị chỉ định trọng tài đại diện cho Trung Quốc trong vụ kiện đường lưỡi bò, Bắc Kinh sẽ khó đối phó. Thượng tá Hình Quảng Mai cho rằng, sau khi thành lập Hội đồng trọng tài Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật Biển thụ lý vụ kiện của Philippines, bất luận Trung Quốc có tham gia hay không thì trọng tài cũng sẽ ra phán quyết “có ràng buộc” đối với cả hai bên.
Do đó, Trung Quốc đã bỏ qua cơ hội chỉ định trọng tài khi nhận định, việc Philippines kiện đường lưỡi bò và hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông ra trọng tài quốc tế là “không có căn cứ pháp lý”. 3 thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài LHQ về Luật Biển sẽ do hai bên đàm phán lựa chọn, nếu Bắc Kinh tiếp tục bỏ lỡ cơ hội này, thì 3 thẩm phán đó sẽ do Chủ tịch Tòa án trọng tài LHQ về Luật Biển chỉ định.
Việc này diễn ra sau khi Bộ Ngoại giao Philippines chính thức xác nhận (25/3), Chủ tịch Tòa án trọng tài LHQ về Luật Biển Shunji Yanai đã bổ nhiệm thẩm phán Stanislaw Pawlak người Ba Lan đại diện cho Trung Quốc tham gia thụ lý vụ Philippines kiện đường lưỡi bò phi pháp và các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông bất chấp việc Bắc Kinh từ chối tham gia trước đó.
Tuy nhiên, bà Hình Quảng Mai cũng khẳng định, vụ kiện của Philippines “không thuộc phạm vi chức năng” thụ lý của Hội đồng trọng tài LHQ về Luật Biển sau khi viện dẫn Điều 298, Khoản 3, Mục 15 Công ước LHQ về Luật Biển cho rằng, những tranh chấp chủ quyền liên quan đến lục địa và hải đảo giữa các nước đương sự không phù hợp với hội đồng trọng tài chỉ định.
(Petrotimes)

Nông dân Hà Nội, Hưng Yên ủng hộ Đoàn Văn Vươn tại Hải Phòng

Những gì còn lại của ngôi nhà ông Đoàn Văn Vươn sau khi bị chính quyền huyện Tiên Lãng đập phá. Ảnh chụp ngày 10/01/2012.
Những gì còn lại của ngôi nhà ông Đoàn Văn Vươn sau khi bị chính quyền huyện Tiên Lãng đập phá. Ảnh chụp ngày 10/01/2012. (REUTERS/Stringer)

Vào ngày thứ ba 02/04/2013 tới đây, gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn, gồm 6 người, ở Hải Phòng bị ra tòa với tội danh « giết người và chống người thi hành công vụ ». Từ nạn nhân của một vụ cưỡng chế đất canh tác, gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn biến thành nghi can chủ mưu giết nhân viên công lực. Vụ án oan khuất này đã gây bất bình trong công luận. Nông dân ở Văn Giang và Dương Nội góp thêm tiếng nói qua bản tuyên bố yêu cầu trả tự do cho gia đình nạn nhân và trừng trị cán bộ tham ô.

Gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng được đồng bào cùng cảnh ngộ lên tiếng ủng hộ như một « anh hùng của nông dân Việt Nam ». Hàng trăm nông dân ở hai huyện Văn Giang (Hưng Yên) và Dương Nội ngoại thành Hà Nội, nạn nhân của tình trạng cưỡng chế đất đai từ nhiều năm nay, đã ra một bản tuyên bố và huy động chữ ký kêu gọi tòa án « tha bổng toàn gia đình ông Đoàn Văn Vươn và trừng trị nghiêm khắc những kẻ gây ra sự kiện 05/01/2012, tấn công, xâm phạm tài sản của ông Đoàn Văn Vươn ».

Bản tuyên bố nhắc lại một vụ án tương tự xảy ra vào năm 1928 thời thực dân Pháp ở Bạc Liêu được gọi là vụ án Nọc Nạn. Cũng trong vụ tranh đoạt đất đai của nông dân Việt Nam, một quan chức Pháp bị giết chết, nhưng tòa án thuộc địa đã xét xử công minh, tha bổng các bị cáo người Việt chứng tỏ ngay « trong chế độ thực dân, quyền làm chủ thành quả của nông dân được thừa nhận ».

Bản tuyên bố thẩm định trong vụ cưỡng chế oan khiên ở Tiên Lãng, Hải Phòng, hồi đầu năm 2012, phía chính quyền đã sử dụng lực lượng vũ trang, dùng súng đạn để « tiêu diệt » nông dân « cố thủ giữ đất tạo dựng bằng mồ hôi nước mắt » không để mất vào tay các « nhóm lợi ích ».

Được RFI đặt câu hỏi, từ Hà Nội, bà Lê Hiền Đức, người phụ nữ Việt Nam tranh đấu chống tham nhũng được hiệp hội quốc tế Transparency International vinh danh, cho biết ý kiến như sau :

« … cái vụ Nọc Nạn (xảy ra) thời nước Việt Nam bị thực dân Pháp cai trị. Cũng nông dân đứng lên chống lại chính quyền đi cướp đất người ta. Trung khi xô xát thì 4 người trong gia đình nông dân chết và một người trong chính quyền Pháp chết. Ra tòa, tòa án thời Pháp thuộc tuyên bố tha bổng ngay tại tòa.

(Tôi) nghĩ rằng trường hợp anh Đoàn Văn Vươn cũng đứng lên để tự vệ giữ lấy công trình mồ hôi nước mắt.Nông dân Văn Giang, Dương Nội, tất cả mọi nơi ủng hộ Đoàn Văn Vươn… »
Tú Anh (RFI)
 

Kiểm duyệt Trung Quốc đau đầu vì một bức ảnh của 'đệ nhất phu nhân'

Ảnh chụp trang web China Digital Times (Hoa Kỳ) ngày 30/03/2013 có ảnh phu nhân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 1989. Bức ảnh này đã bị kiểm duyệt Trung Quốc tìm xóa.
Ảnh chụp trang web China Digital Times (Hoa Kỳ) ngày 30/03/2013 có ảnh phu nhân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 1989. Bức ảnh này đã bị kiểm duyệt Trung Quốc tìm xóa. (DR)

Chuyện khó tin nhưng có thật : Vào lúc dư luận Trung Quốc đang hân hoan trước sự kiện bà Bành Lệ Viên, phu nhân chủ tịch Tập Cận Bình nổi lên thành một nhân vật được quốc tế khen ngợi là « khả ái », guồng máy kiểm duyệt nước này trong những ngày qua đã nỗ lực tìm cách xóa bỏ một bức hình của bà thời trẻ. Lý do rất đơn giản : Bức hình này được chụp lúc bà Bành Lệ Viên đang hát cho đơn vị quân đội vừa thực hiện xong chiến dịch đàn áp đẫm máu trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.

Một bản tin của hãng tin Mỹ AP, đánh đi từ Bắc Kinh vào hôm qua, 30/03/2013 đã xác nhận rằng, chỉ ít lâu sau khi được công bố trên mạng Vi bác (tức là mạng Twitter Trung Quốc), bức ảnh đó đã lập tức bị các cán bộ kiểm duyệt truy lùng và xóa bỏ trên mạng internet tại Trung Quốc, trước khi bức ảnh tạo ra những cuộc tranh luận. Tài khoản của người tung ra bức ảnh đã bị đóng ngay lập tức.

Trên bức ảnh, được lưu truyền trên mạng ngoài lãnh thổ Trung Quốc, người ta thấy đệ nhất phu nhân Trung Quốc khi ấy còn trẻ, trong bộ quân phục màu xanh, tóc được buộc lại kiểu đuôi ngựa, đứng hát trước các bộ đội đầu đội mũ sắt, tay mang súng trường, ngồi thành hàng dài ngay trên quảng trường Thiên An Môn.

Theo báo mạng China Digital Times, trụ sở ở Hoa Kỳ, khi tung ra bức ảnh này, nhân vật tên @HKfighter ghi chú như sau : « Sau vụ thảm sát Thiên An Môn, Bành Lệ Viên hát để động viên những người lính. Tạp chí Open Magazine đã công bố bức ảnh này. ».

Theo một phóng viên Trung Quốc, bức ảnh đó có thật, chụp từ bìa sau của một tạp chí quân đội được phát hành năm 1989. Nhà báo này công nhận rằng cách đây vài năm, ông đã từng dùng điện thoại di động chụp lại bức ảnh khi nó được công bố một cách ngẫu nhiên trên tiểu blog của ông. Tuy nhiên sau đó ông đã xóa bức ảnh đi, không ngờ rằng nó lại tái xuất giang hồ vào lúc này.

Warren Sun, một chuyên gia về lịch sử quân sự tại Đại học Úc Monash đã không chút nghi ngờ về tính xác thực của bức ảnh. Trích dẫn một báo cáo khoa học năm 1992, ông cho biết là sau vụ đàn áp Thiên An Môn, Bành Lệ Viên đã trình diễn một bài hát để chào mừng những người lính được đưa về Bắc Kinh để thực hiện thiết quân luật.

Bình thường ra bức ảnh này không có gì đáng nói. Tuy nhiên, nhân chuyến công du nước ngoài đầu tiên của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, guồng máy tuyên truyền của chế độ Bắc Kinh đã tung toàn lực xây dựng cho tân lãnh đạo của họ một hình ảnh mới, mà con chủ bài chính là bà Bành Lệ Viên, được nêu bật thành một đệ nhất phu nhân khả ái, có cá tính, biết chưng diện, trái hẳn với hình ảnh thông thường của phu nhân các lãnh đạo trước đây, ăn mặc xuề xòa và luôn luôn núp bóng phu quân.

Bức ảnh bà Bành Lệ Viên tại Thiên An Môn do vậy đã bị kiểm duyệt thẳng tay vì trái ngược hẳn với hình ảnh về bà mà Bắc Kinh bắt đầu xây dựng thành công trong suốt vòng công du Nga và châu Phi của nhân vật số một Trung Quốc, thành công đến mức mà có nhà báo đã không ngần ngại đặt đệ nhất phu nhân Trung Quốc ngang hàng với Michele Obama tại Mỹ, hay Carla Bruni Sakorzy tại Pháp.

Theo các nhà phân tích, hình ảnh của bà Bành Lệ Viên trên quảng trường Thiên An Môn đã làm sống lại ký ức về một tầng lớp lãnh đạo sẵn sàng đàn áp đẫm máu phong trào đòi tự do và dân chủ, như vào năm 1989 ngay tại trung tâm thủ đô Bắc Kinh, điều mà chế độ hiện không muốn nhắc lại.

Một chuyên gia chính trị học tại trường đại học Hồng Kông, tuy nhiên cho rằng bức ảnh này chỉ gây ra nhiều ảnh hưởng ở ngoài nước hơn là trong nước.

Lý do là vì rất nhiều thanh niên Trung Quốc ngày nay không hề biết là trong hai ngày 03-04/06/1989, quân đội của họ đã tàn sát những người đòi dân chủ tại Thiên An Môn, sát hại hàng trăm, thậm chí có thể là hàng ngàn người.

Một số người khác biết chuyện thì có thể nghĩ rằng lúc ấy, trong tư cách là văn công quân đội, bà Bành Lệ Viên không thể làm gì khác hơn là tuân lệnh.
Trọng Nghĩa (RFI)

Việt Nam và chuyện 'Người chăn kiến'

Kiến
Chuyện Người chăn kiến vẽ lên nhiều góc cạnh của xã hội VN

Nếu phải chọn một truyện thật ngắn mà lại khái quát thật sinh động một số góc của Việt Nam ngày nay, Người chăn kiến của nhà văn đoạt giải quốc tế Bùi Ngọc Tấn là ứng viên sáng giá.

Bản thân nhà văn nói ông viết chuyện siêu ngắn này chỉ trong có một ngày để gửi đi dự thi hồi năm 1993 với hy vọng sẽ đoạt giải.

Nhưng rồi chuyện không những không được giải mà còn không xuất hiện trong mục đăng những tác phẩm dự thi.

Có thể câu chuyện gói gọn trong chưa đầy 1000 chữ đã vẽ lên bức tranh quá giống với nhiều nơi trong xã hội Việt Nam hiện đại.

'Người chăn kiến'

Người chăn kiến kể câu chuyện một giám đốc đã có tuổi bị tù oan và ở cùng phòng với một buồng trưởng khét tiếng.

Ngay khi mới nhập trại, ông được vị 'đại ca' giao nhiệm vụ làm nữ thần Tự do, tức phải khỏa thân đứng trên bậc thang giáp với sân thượng của phòng giam, tay cầm một trong các món đồ tiếp tế của phạm nhân.

Ít lâu sau ông được giao nhiệm vụ chăn kiến mà mục đích cuối cùng là giữ kiến không ra khỏi các vòng tròn mà buồng trưởng đã vẽ.
"Thỉnh thoảng ông còn đặt cả ghế lên bàn làm việc. Và khoả thân trên ghế. Ðứng thẳng. Mắt hướng về phía xa. Tay giơ cao. Như kiểu thần Tự Do." - Trích chuyện ngắn Người chăn kiến
Có hôm ông bắt được một con kiến không phải nhóm của buồng trưởng giao và xin được chăn liền bị phạt bằng cách 'làm chim':

"Ông phải rơi từ sát mái nhà xuống. B trưởng không bằng lòng với cách rơi giả vờ, rơi có chuẩn bị, rơi chân xuống trước ấy.

"Phải rơi như thật. Như bị bắn rụng thật."

Thật may mắn, vị giám đốc vẫn lành lặn và được ra tù sau bốn tháng vì người ta phát hiện ra ông bị oan.

Ông lại được giao làm giám đốc của một xí nghiệp nhưng vẫn không thể quên được thói quen chăn kiến và "thỉnh thoảng ông còn đặt cả ghế lên bàn làm việc. Và khoả thân trên ghế. Ðứng thẳng. Mắt hướng về phía xa. Tay giơ cao. Như kiểu thần Tự Do."

Luật rừng

Chuyện chỉ có vậy nhưng người ta có thể dùng nó như tấm gương để xã hội hiện tại soi vào.

Trước tiên là một xã hội có rất nhiều luật nhưng tại nhiều nơi luật rừng lại lên ngôi.

Cảnh cưỡng chế khu đầm nhà ông Đoàn Văn Vương hồi đầu năm 2012
Người đứng đầu công an Hải Phòng coi vụ trấn áp gia đình ông Vươn là 'trận đánh đẹp'

Trong vụ anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn, vốn chuẩn bị được đưa ra xét xử trong tuần tới, các quan chức của cả một thành phố đã dùng luật tự chế để quản lý xã hội.

Đại tá đứng đầu ngành công an Hải Phòng công khai nói rằng người dân đã phá cái mà ông nhất quyết không gọi là nhà mà chỉ gọi là "chòi" của gia đình ông Vươn trong sự cố mà ông gọi là "một trận đánh đẹp" hồi đầu năm 2012.

Thay vì bị xử lý vì những phát ngôn và cách sử dụng lực lượng công an một cách bừa bãi, Đại tá Đỗ Hữu Ca tiếp tục tại vị để chỉ huy việc điều tra và khởi tố vụ án anh em ông Vươn "giết người".

Tới năm 2013, chỉ riêng trong tháng Ba đã có tới sáu vụ công an bị tố hành hung người dân trong đó có một vụ dẫn tới trọng thương và một vụ chết người.

Trong những vụ này, mọi điều luật của xã hội văn minh đã nhường chỗ cho luật của kẻ mạnh từ thời Trung Cổ cộng thêm vỏ bọc "thi hành công vụ" của thời hiện đại.

Những người dám đứng lên thách thức luật rừng chỉ là thiểu số.

Oan sai

Nét thứ hai của câu chuyện là những oan khiên trong xã hội giống như của vị giám đốc nọ.
"Nhiều luật sư thừa nhận rằng những tranh luận tại tòa nếu có xảy ra cũng không ảnh hưởng nhiều tới kết luận của các vị thẩm phán."
Số người phải đi chặng đường hàng chục hay hàng trăm cây số ra Hà Nội để đòi công lý ngày một nhiều và rất nhiều trong số họ lại trở về với chính những đòi hỏi mà họ mang theo.

Ở một số nước, báo chí và người dân bị cấm có những bàn thảo vốn có thể khiến các vị trong bồi thẩm đoàn có phán quyết thiên lệch.

Trong khi đó người dân Việt Nam và báo chí gần như có thể thả cửa bàn về mọi khía cạnh của bất kỳ vụ án nào.

Thứ nhất, chuyện bị kết án oan hoặc không công bằng không phải là điều lạ lẫm trong xã hội.

Thứ hai, tòa án cũng chỉ là cánh tay nối dài của nền chính trị và những phán quyết có lợi cho những người cầm quyền hoặc những người thân cận với họ không phải là điều hãn hữu.

Nhiều luật sư thừa nhận rằng những tranh luận tại tòa nếu có xảy ra cũng không ảnh hưởng nhiều tới kết luận của các vị thẩm phán.

Thói quen

Nét thứ ba, mà có lẽ là nét quan trọng nhất, người ta có thể liên hệ từ Người chăn kiến tới xã hội ngày nay là những cách làm việc độc đoán theo thói quen.

Những người Cộng sản đã quen với việc hành động theo một chủ thuyết ngoại nhập, vốn chỉ có tuổi đời ngắn ngủi so với lịch sử hàng ngàn năm của Việt Nam và cũng đã thay đổi nhiều ở chính cái nôi nó sinh ra.

Gia đình nhà ông Đoàn Văn Vươn
Quyền lợi của người nông dân, vốn chiếm đa số trong xã hội, không được đại diện đúng mức

Họ quen với việc cầm quyền không bị thách thức, phát ngôn không bị kiểm chứng và trong nhiều trường hợp "chăn" dân như "chăn kiến".

Đảng Cộng sản đã khiến người dân "mộng du" vào một xã hội mà quyền lợi của đại đa số không có người đại diện.

Đó chính là những người nông dân như anh em nhà Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng hay trong các vụ việc sau đó ở Dương Nội, Văn Giang và Vụ Bản.

Các hội đoàn như Mặt trận Tổ quốc, Quốc hội, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên đều vắng bóng khi quyền lợi của người dân bị xâm phạm.

Đảng Cộng sản đáng ra là đảng của giai cấp công nông, nhưng thực tế con cưng của đảng trong nhiều năm qua là các đại gia của các đại công ty và quyền lực của Đảng cũng lại chỉ thuộc một nhóm nhỏ mà đối với không ít người trong số họ quyền lợi của giai cấp công nông chỉ có ý nghĩa tượng trưng.

Người chăn kiến còn làm người ta suy nghĩ về những gì mà các chính trị gia nói và những việc họ làm sau những cánh cửa đóng kín.

Bùi Ngọc Tấn cũng khiến độc giả liên tưởng tới điều có thể được coi là sự tự cầm tù về hành vi và tư tưởng của những người mà trên thực tế hoàn toàn không bị giam cầm sau bốn bức tường.

Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com

‘Có 20 triệu ý kiến cho Hiến pháp’

Hiến pháp 1992
Góp ý và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng ở Việt Nam

Chỉ chưa đầy ba tháng kể từ khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được đưa ra trưng cầu ý kiến, đến nay có đến 20 triệu ý kiến đóng góp và 90% người dân quan tâm đến việc sửa đổi Hiến pháp.

Đó là kết quả do nhà cầm quyền Việt Nam thông báo khi mà giới lãnh đạo chính trị nước này đang có một loạt hoạt động đánh giá và vận động cho công việc này nhân dịp gần tròn ba tháng.

Tháng Ba này đáng ra là thời hạn chấm dứt lấy ý kiến về Hiến pháp, tuy nhiên công việc này đã được quyết định sẽ kéo dài đến hết tháng Chín năm nay.

Tại buổi lấy ý kiến các cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu hôm thứ Năm ngày 28/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cũng đồng thời là chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, được truyền thông trong nước dẫn lời cho biết đã có ‘20 triệu lượt góp ý’ cho Dự thảo Hiến pháp thông qua gần ‘30.000 cuộc họp, hội thảo và hội nghị’.

Không rõ ràng

Tuy nhiên, những con số khổng lồ về sự quan tâm và ủng hộ của người dân đối với Dự thảo Hiến pháp mà chính quyền Việt Nam loan báo cũng có những điểm không rõ ràng.

Trước ông Hùng ba ngày, hôm 25/3, tại cuộc họp đánh giá về kết quả ban đầu của việc góp ý Hiến pháp, phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được báo chí trong nước dẫn lời cho biết chính quyền đã tiếp nhận ‘khoảng 15 triệu ý kiến’ thông qua ‘28.000 hội thảo hội nghị’.

"Người dân thành phố rất tỉnh táo, thể hiện được tinh thần trách nhiệm, không để bị xúi giục, lợi dụng hay lôi kéo. Số người dân bị lôi kéo rất ít."
Nguyễn Thị Quyết Tâm, chủ tịch Hội đồng nhân dân TPHCM
Nếu so với con số của ông Hùng thì chỉ trong vòng vài ngày người dân đã đóng góp thêm 5 triệu ý kiến nữa cho Dự thảo Hiến pháp.

Cũng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong buổi làm việc với Đoàn Thanh niên Cộng sản chiều 27/3 đã cho biết chỉ tính riêng trong đoàn viên thanh niên đã có ‘một triệu ý kiến đóng góp’ và ông cho rằng con số này là ‘còn ít’.

Tuy nhiên, sự chênh lệnh kết quả lớn nhất là giữa con số của ông Hùng đưa ra và con số thống kê của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trung ương.

Sau ông Hùng một ngày vào ngày 29/3, ông Huỳnh Đảm, chủ tịch Mặt trận Trung ương, đã trả lời báo chí kết quả sơ kết công việc góp ý Hiến pháp.

Theo Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, ông Đảm đưa ra con số ‘có hơn 8 triệu ý kiến của các tầng lớp nhân dân góp ý cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992’ qua hệ thống Mặt trận trong vòng ba tháng qua.

Mặt trận Tổ quốc là cơ quan chủ đạo được giao nhiệm vụ tổ chức, lấy và tập hợp ý kiến của người dân về Dự thảo Hiến pháp. Tuy nhiên số ý kiến mà cơ quan này lấy được còn hụt đến 12 triệu so với con số mà chủ tịch Quốc hội đưa ra.
"(Nhân dân) Không chỉ khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội mà còn là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội." - Huỳnh Đảm, chủ tịch trung ương MTTQ
Theo ông Hùng, đã có 30.000 buổi hội nghị góp ý Hiến pháp đã được tổ chức, nhưng không rõ ông có gộp chung con số của thành phố Hồ Chí Minh hay không khi mà chỉ riêng thành phố này đã ‘tổ chức gần 40.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm’ để lấy ý kiến của người dân.

Đó là con số mà bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố, đưa ra hôm 28/3 tại buổi họp bàn về kết quả tổng kết ý kiến đóng góp Hiến pháp của người dân thành phố, cả báo Tuổi Trẻ và trang mạng Vietnamnet đều đưa tin.

Tờ Tuổi Trẻ còn dẫn kết quả khảo sát của Ban Tuyên giáo Thành ủy đưa ra tại buổi họp này cho thấy ‘có đến 90,4% người dân thành phố có quan tâm đến đợt lấy ý kiến này’ trong đó có tới ‘70% đã đọc toàn bộ Dự thảo Hiến pháp hoặc những nội dung họ quan tâm’.

‘Ủng hộ điều 4’

Bà Quyết Tâm cũng cho biết rằng người dân thành phố lớn nhất nước này ‘đồng tình khi Dự thảo khẳng định rõ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng’ theo nội dung Điều 4 đang hiện gây tranh cãi.

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm
Bà Tâm đưa ra con số không nhất quán với chính quyền trung ương (Ảnh: Vietnamnet)

Bà Tâm lên án ‘những tổ chức và phần tử cơ hội, lợi dụng việc lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp để kích động, xúi giục và lôi kéo nhân dân truyền bá những quan điểm sai trái’.

“Nhưng người dân thành phố rất tỉnh táo, thể hiện được tinh thần trách nhiệm, không để bị xúi giục, lợi dụng hay lôi kéo. Số người dân bị lôi kéo rất ít,” Vietnamnet dẫn lời bà Tâm nói.

Còn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Huỳnh Đảm thì cho biết trong cuộc phỏng vấn trên rằng ‘các tầng lớp nhân dân đề nghị tiếp tục hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng’.

“Không chỉ khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội mà còn là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội,” ông Đảm dẫn ý kiến được cho là của nhân dân.

Hai vị Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Xuân Phúc trong các cuộc họp về Dự thảo Hiến pháp nói trên đều cho biết phần lớn ý kiến đóng góp của người dân đều ‘tán thành, nhất trí với các nội dung, điều khoản cụ thể của Dự thảo Hiến pháp’.

Tuy nhiên, trong một cuộc thăm dò mới đây trên trang mạng xã hội Facebook của BBC Việt ngữ, có nhiều ý kiến cho rằng họ không quan tâm đến việc góp ý vào Dự thảo Hiến pháp này và rằng họ rất ngại nếu góp ý trái ý chính quyền thì sẽ bị gây khó dễ.
"Yên tâm đi, rồi sẽ có đủ gần 100 triệu ý kiến thôi." - Tí Còi, cư dân Facebook
“Góp ý cho bị bịt miệng ngồi nhà đá hả,” một cư dân facebook có tên là Gió Cuốn Đi viết.

“Chẳng có ai trong cơ quan tôi làm ở Sài Gòn (góp ý cho Hiến pháp), tin rằng góp ý sửa đổi Hiến pháp sẽ được chính quyền lắng nghe. Ai cũng nói: mày rảnh quá hả,” Tân Nguyễn viết.

“Chỗ tớ ở thanh niên chỉ biết ăn, ngủ, đi làm và đi chơi chẳng thấy thằng hề nào đem chuyện Hiến pháp cả! Thằng nào nói một triệu ý kiến (trong thanh niên) chắc chắn không có phường tớ và tớ cũng đảm bảo là phường khác không có luôn,” House Full cho biết.

“Không có mình, chắc chắn không bao giờ lấy ý kiến của mình. Tất cả báo cáo toàn là nói láo,” Vu Huu Phuong viết.

“Yên tâm đi, rồi sẽ có đủ gần 100 triệu ý kiến thôi!,” Tí Còi bình luận.

Riêng Cái Anh Tần thì phản bác các ý kiến trên: “Các bạn đang bức xúc, đang bế tắc, chưa nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của một công dân Việt Nam à? Sao lại phát ngôn ngộ nhận như thế? Cái gì còn thiếu sót, cái gì còn sơ hở, cái gì cần hoàn chỉnh thì các bạn phải đóng góp để quản lý và phát triển chứ. Bạn là người Việt Nam mà?”.
(BBC)

Những thiệt thòi của giới trẻ VN hôm nay

Phác thảo chân dung của giới trẻ Việt Nam ngày hôm nay, người ta thấy hiện lên những đường nét của sự hoang mang, chán nản và mất định hướng. Họ không biết tin và nương tựa vào đâu, tin vào giá trị vĩnh hằng của những chân lý mà họ đã học được hay tin vào những giá trị thực tế đang thống trị xã hội và đang diễn ra trước mắt họ trong từng ngày giờ sống. Niềm tin sao hụt hẫng quá! Họ không biết nên sống như thế nào là đúng, bám chặt vào cái cũ hay theo đuổi cái mới mà phần lớn đến từ nước ngoài trong một không gian toàn cầu hóa. Đúng và sai sao nhập nhòa quá! Hiện giờ, họ không có quyền tự do để lựa chọn và quyết định số phận của mình. Nhưng ngay cả khi họ được trao ban cho những quyền đó, người ta cũng không chắc là họ có thực sự biết là mình nên lựa chọn gì và quyết định số phận của mình ra sao không.
Vì sao lại là như thế?
Những giá trị đạo đức truyền thống vốn là căn bản chung cho mọi dân tộc ở mọi thời đại (như sự chân thật, lòng dũng cảm, đức vị tha...) hiện không còn chỗ đứng trong xã hội VN. Lên tiếng về sự suy thoái toàn diện ấy, ngay từ năm 1994, tức là khi chỉ đang ở giữa lưng chừng của con dốc xuống, nhà thơ Bùi Minh Quốc - một nhà thơ cộng sản - đã khái quát hóa chân dung xã hội ấy qua bài thơ "Bài thơ tháng Tám", trong đó có hai câu:

Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa,
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi.
Vâng! Đó là một xã hội ngập ngụa những bất công, phi lý và giả dối, trong đó, vị trí của cái thiện và cái ác đã bị hoán đổi hoàn toàn và lằn ranh giữa đúng và sai là vô cùng mong manh.
Khi lớn lên và bắt đầu đối diện với một đời sống xã hội như thế, mỗi một người trẻ đều ngay lập tức thấy mình đang đứng ở một ngã ba đường. Ngã rẽ phải là ngã sống thiện lương theo những chuẩn mực đạo đức truyền thống (trung thực, dũng cảm, vị tha...), nhưng tiếc thay, đó lại là một ngõ cụt không lối thoát. Chọn lối ấy là một hình thức tự sát cá nhân mà những người trẻ có thể dự cảm trước được và do đó, chẳng dại gì chọn lấy nó. Ngã rẽ trái là sự lựa chọn duy nhất còn sót lại, cũng là ngã để sống còn. Chọn lối sống rẽ trái, những người trẻ sống theo dòng chảy của xã hội: giả dối đến tận cùng, đớn hèn đến bạc nhược và vô cảm, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình...

Thế hệ trẻ Việt nam
Không chỉ những người trẻ còn non nớt mới phải lựa chọn, ngay cả những bậc phụ huynh cũng buộc phải lựa chọn một trong hai con đường khi giáo dục con trẻ. Con đường thứ nhất là giáo dục đứa trẻ tất cả những gì tốt đẹp nhất để nó có thể trở thành một con người chân chính khi trưởng thành. Tuy nhiên, làm như thế cũng có nghĩa là họ dồn con mình vào tử lộ, khi biến chúng thành những con người lập dị và hoàn toàn lạc lõng trong một xã hội mà thực tế hoàn toàn đối lập. Những đứa trẻ ấy không thể sống còn và tồn tại được. Do đó, dẫu muốn hay không, họ phải chấp nhận thỏa hiệp để giáo dục con họ thành những phiên bản thu nhỏ của xã hội, để chúng có thể hội nhập và phất lên, dù rằng có thể sau này, họ phải ngán ngẫm, thậm chí lãnh chịu hậu quả, cho thành phẩm bất lương ấy mà mình đã tạo dựng nên.
Chấp nhận chọn lối rẽ trái, được giáo dục từ gia đình để rẽ trái, giới trẻ bước vào đời với một tâm thế luôn bất an vì sự xung đột nội tâm mạnh mẽ giữa bản chất thiện lương bẩm sinh và những ứng xử thỏa hiệp phi lý để sinh tồn, theo như con đường mà mình đã chọn. Tâm thế bất an ấy chính là một trong những nguyên nhân lớn khiến giới trẻ cảm thấy hoang mang, chán nản và mất định hướng. Người ta chỉ có thể định hình được cho mình một lý tưởng sống, một mục đích lớn cho đời sống, khi những nhận thức và suy nghĩ cá nhân mà mình cho là đúng đắn được sự hỗ trợ đồng điệu và có bệ phóng thăng hoa từ hiện thực xã hội. Một hiện thực hoàn toàn trái ngược, tất nhiên, đã làm cho giới trẻ hụt hẫng và buông xuôi mọi nỗ lực, để rồi bị cuốn theo mọi thứ có vẻ ngoài lấp lánh và bị gói gọn vào những điều vụn vặt và nhảm nhí, vốn là thiên hướng tự nhiên của những con người "bé nhỏ" với những tâm hồn rất "nhỏ".
Thực ra, giới trẻ ngày hôm nay quan tâm những gì? Xã hội ư? Đất nước ư? Dân tộc ư? Lý tưởng sống ư? Đó là những câu trả lời khôi hài, vì chúng là những khái niệm lớn, thậm chí là quá lớn đối với họ. Giới trẻ ngày hôm nay chỉ quan tâm đến những gì lấp lánh, giật gân, vụn vặt và nhảm nhí, càng nhảm nhí càng tốt. Hành động họ tôn sùng một cách dữ dội, gần như điên cuồng các thần tượng của mình, nhất là các thần tượng nước ngoài, nếu xét kỹ, là một hành động vô thức nhằm khỏa lấp sự trống rỗng của các giá trị bản thân, và là một sự bám víu tuyệt vọng vào bất kỳ một giá trị ngoại thân nào mà họ nghĩ là hùng vĩ và có thật, và họ khát khao mơ ước. Đó là một hành động rất đáng tội nghiệp, vì một người có chút ít lòng tự trọng về bản thân mình sẽ không bao giờ ứng xử như thế.
Việc giới trẻ sa đà vào những điều vụn vặt và nhảm nhí là một hệ quả tất nhiên khi mà chân lý và các giá trị lớn đã phá sản, không còn hiện hữu nữa. Trong bối cảnh xã hội VN hiện tại, khi mà sự giả dối đã thực sự lên ngôi, thật khó cho bất kỳ một chân lý hay một giá trị lớn nào có thể tồn tại và đứng vững, duy trì được niềm tin ở con người. Làm sao có thể tin được bất kỳ điều gì lớn lao khi mà bản thân sự trung thực đã trở thành một điều hoàn toàn xa lạ, nếu không muốn nói là quái dị trong đời sống. Trong một xã hội giả trá ở mọi lãnh vực, mọi ngành, mọi nghề, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải như thế, kẻ sống trung thực há chẳng giống như một quái nhân lắm sao.
Không tin được vào những điều lớn lao, thôi thì đọc, biết, nhìn và tin vào những điều vụn vặt vậy. Âu đó cũng là một cứu cánh, một sự cứu rỗi. Những điều vụn vặt vốn chỉ mang những ý nghĩ vụn vặt, vì thế chẳng có gì để phải suy nghĩ nhiều, để phải hụt hẫng nhiều. Xét theo ý nghĩa đó, những điều nhảm nhí càng tốt hơn nữa, càng nhảm nhí, càng tốt. Có thể thấy rất rõ một sự ngưỡng mộ và quan tâm rất lớn ở giới trẻ hiện nay đối với những gì nhảm nhí. Họ thích đọc, xem, nghe và bàn về những điều nhảm nhí, về những nhân vật nhảm nhí, về tất cả những gì nhảm nhí. Họ đã tạo dựng nên cho chính bản thân họ ấn tượng về một thế hệ trẻ nhảm nhí, và từ đó, vô hình trung, hình thành nên một "cặp đôi hoàn hảo": Một thế hệ trẻ nhảm nhí "song ca" cùng một xã hội nhảm nhí.
Giới trẻ ngày hôm nay, cho dù có nhận thức hay không nhận thức được về sự nhảm nhí của mình, qua phân tích như trên, chỉ là thành phẩm của xã hội. Mà đã là thành phẩm thì ta không thể nào đổ trút hết mọi trách nhiệm lên họ được, vì trước khi thành phẩm ra đời luôn phải hiện diện một chu trình sản xuất đóng vai trò quyết định. Xã hội (song hành cùng giáo dục) chính là cái chu trình sản xuất ấy. Chính chúng phải gánh trách nhiệm cho những thành phẩm méo mó này, cũng đồng nghĩa với những thiệt thòi to lớn mà giới trẻ phải hứng chịu. Cái điều tồi tệ nhất mà cái xã hội ấy đặt để cho họ chính là ở chỗ: Họ không có quyền phản kháng và vùng vẫy. Trật tự xã hội đã được thiết kế một cách rất chặt chẽ để định vị họ ở vị trí của những kẻ phục tùng tuyệt đối. Họ không có quyền lựa chọn hay quyết định một điều gì cả, cho dù ngay cả đối với số phận của họ, chứ đừng nói gì đến xã hội hay quốc gia. Nói một cách tổng thể, họ không có tự do ngoại tại - thứ tự do có thể được định nghĩa như là "sự tự do chọn lựa, tự do sinh hoạt, tự do hành động về phương diện chính trị và xã hội, nhằm thỏa mãn sở thích cá nhân".
Để chuẩn bị cho giới trẻ trở thành những kẻ tuân thủ tuyệt đối khi gia nhập vào xã hội, ngay khi còn ở nhà trường, nền giáo dục đã tước đoạt ở họ một điều vô cùng quí giá: Đó là ý thức về tự do, mà cụ thể hơn là tự do nội tại. Tự do nội tại là trạng thái thoát khoải mọi sự ràng buộc và áp đặt, con người làm chủ bản thân trong tất cả mọi cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình. Khái niệm tự do nội tại là một khái niệm mặc nhiên và phổ biến ở mọi xã hội và học đường phương Tây. Bằng cách này hay bằng cách khác, giới trẻ luôn được tạo điều kiện để tiếp cận và lĩnh hội nó. Chính ý thức về tự do nội tại này giúp giới trẻ định hình nên được chân dung của bản thân mình, của cuộc sống mình, và của cả thân phận mình. Nó chính là công cụ giúp cho họ có thể giải phóng mình ra khỏi mọi bi kịch đặt để lên số phận, khỏi mọi sự sợ hãi cố hữu của bản năng con người, từ đó tự định đoạt số phận mình theo chiều hướng mà mình nghĩ là tốt nhất.
Thiếu vắng sự tự do nội tại này, những con người trẻ sẽ phát triển còi cọc và khiếm khuyết về mặt tinh thần và trí tuệ, họ không có khả năng để hướng đến những điều vĩ mô, mà sa đà và ngày càng lún sâu hơn vào những điều vi mô, mà giới trẻ VN hiện thời là một minh chứng sống và thuyết phục. Trong suốt những năm tháng ở nhà trường của giới trẻ, nền giáo dục VN không làm gì khác ngoài việc hướng dẫn và xem xét những gì họ được quyền nghĩ và được quyền nói, cũng như gieo trồng trong họ một ý thức bất di, bất dịch rằng số phận của họ, cũng như của toàn dân tộc, đã có những nhà lãnh đạo cấp cao lo, họ không phải bận tâm làm gì.
Nơi nào không có tự do, giả trá sẽ phát sinh. Thay vì được giáo dục ý thức về tự do, giới trẻ đã được tập làm quen với những điều giả trá từ rất sớm. Những sự thật lịch sử giả trá, những huyền thoại giả trá, và cả những anh hùng giả trá đã được tạo dựng nên một cách công phu và kỹ lưỡng để đưa giới trẻ vào một cơn mê mịt mù về ý thức hệ cộng sản. Ở trong ý thức hệ ấy, họ được đào tạo để trở thành những con thiêu thân phục tùng vô điều kiện, mà cứu cánh là những ánh đèn sáng lóa. Những con thiêu thân này luôn chết trước khi chạm được vào ánh đèn ấy, cũng như họ sẽ chẳng bao giờ có dịp để được chiêm ngưỡng cái được gọi là "thiên đường cộng sản". Thiên đường ấy chưa hề bao giờ có thật.
Việc giết chết ý thức về tự do này ở giới trẻ trong học đường bằng một nền giáo dục phi nhân bản chính là nguyên nhân lớn nhất tạo dựng nên một thế hệ trẻ VN "khuyết tật" như ngày hôm nay. Tuổi trẻ là tiền đồ của đất nước. Những thiệt thòi to lớn của giới trẻ VN ngày hôm nay cũng chính là những thiệt thòi to lớn của cả một dân tộc. Lịch sử rồi sẽ phán quyết điều đó.
30/03/2013
(DLB)

Khi Búa và Liềm nổi giận

Hình minh họa
Những ngày này ai còn có lương tri đều hướng về gia đình anh nông dân Đoàn Văn Vươn với những căm phẫn, lo âu, thương yêu, chia sẻ…Nhiều người nhắc đến vụ án Nọc Nạn, mà tính đến ngày 17/2 vừa qua đã tròn 85 năm.
Sự thật, tính chất vụ Nọc Nạn không khác gì vụ Tiên Lãng. Anh Đoàn Văn Vươn giống người nông dân yêu đất đai và là anh hùng chống lại một chính quyền có đầy đủ sức mạnh và quyền lực là Biện Toại.
Có thể xem vụ anh em Đoàn Văn Vươn nổ súng vào cường quyền, áp bức như một sự mở đầu cho một cuộc “Khởi nghĩa của Liềm” - một "nòng cốt" của chuyên chính vô sản.
Trước đó, nhiều năm đã qua, các cuộc “Khởi nghĩa của Búa” năm nào cũng nổ ra, càng về sau càng gia tăng số lượng và chất lượng. Không ít những người trẻ tuổi dấn thân cho cuộc cách mạng này đã chịu nhiều đau khổ, bị tù đầy. Tiêu biểu nhất là Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Văn Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng hiện vẫn còn trong nhà tù.
Có lần Hạnh đã khóc nói với với mẹ khi bà vào thăm con gái rằng, làm sao cô có thể nhận tội để xin giảm án 7 năm tù khi cô không làm gì sai trái, khi cô giúp những người công nhân đình công để buộc giới chủ không được bóc lột và phải tôn trọng họ? Hạnh còn nói, đó không chỉ đòi lại quyền lợi mà còn đòi sự tôn trọng nhân phẩm cho người Việt khi bị giới chủ ngoại quốc chà đạp. Ngày 12/3 năm nay, Hạnh mới tròn 28 tuổi. Em còn quá trẻ nhưng em đã thực sự trưởng thành để làm nên nhân cách của một nhà cách mạng tiêu biểu.
Dù không có Hạnh, Chương hay Hùng thì các cuộc đình công của công nhân khắp cả nước chưa hề có dấu hiệu giảm bớt, mặc dù các cuộc đình công đó luôn luôn bị các ông chủ bắt tay với chính quyền chia rẽ, đàn áp.
Trở lại các cuộc “Khởi nghĩa của Liềm” đang ngày càng nổ ra rất nhiều trên cả nước. Sau vụ Tiên Lãng quật khởi là vụ nông dân Văn Giang kiên quyết chống lại sự cưỡng chế bất công của nhóm lợi ích được bảo vệ bởi cả hệ thống hành pháp, hành chính, và ngày 2/4 tới đây là hệ thống tư pháp vào cuộc. Tiếp đó là nông dân Vụ Bản, Dương Nội…
Và hàng ngày có ai đếm được những tốp nông dân khắp cả nước kéo về Hà Nội khiếu kiện, đòi công lý?
Nhiều người ngậm ngùi than thở, quay mặt đi và cảm thấy bất lực, vì họ cho rằng, cuộc đấu tranh của những nông dân nghèo đói, tay trắng với một chính quyền “duy nhất đúng” được bảo đảm bởi bạo lực và sự đàn áp bằng mọi giá sẽ là vô nghĩa. Dù vậy, những người nông dân chưa bao giờ lùi bước cho dù cuộc khởi nghĩa của họ khá chông chênh như chính cuộc sống hiện nay của họ vậy.
Bất luận trong gian đoạn nào, thời kỳ nào thì các cuộc cải cách (cách mạng) là cần thiết để một xã hội phát triển. Thực sự ở Việt Nam chưa bao giờ có một cuộc cách mạng theo đúng nghĩa, là, xóa bỏ chế độ cũ đã trở nên lạc hậu không thể tiếp tục tồn tại, để xây dựng một xã hội mới, có sự thay đổi căn bản, sâu sắc về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được bắt đầu sau khi cuộc đấu tranh giành độc lập thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp, cũng chỉ là cuộc khởi nghĩa. Và để kêu gọi các lực lượng xã hội đông đảo tham gia cùng với mình, những người cộng sản đã đưa những khẩu hiệu hấp dẫn về sở hữu ruộng đất như “ruộng đất về tay dân cày”; “người cày có ruộng”; đưa tầng lớp tư sản vào mặt trận để họ đóng góp tài vật cho cuốc đấu tranh…
Những người cộng sản đầu tiên đưa lý thuyết CNCS về Việt Nam và lãnh đạo giành độc lập, chắc chắn chưa hề có ý tưởng gì về xã hội họ sẽ xây dựng trong tương lai, bởi phần lớn họ đều xuất thân từ tầng lớp ông dân thất học. Thực tế cho đến lúc này, họ vẫn đang lúng túng về lý thuyết sở hữu. Vẫn kiên định về sở hữu đất đai, tư liệu sản xuất là của toàn dân, cho dù sau hơn 83 năm nắm quyền, tính sở hữu đó đang bộc lộ gay gắt những mâu thuẫn không thể giải quyết. Và, việc xây dựng nền công nghiệp hóa là hết sức ảo tưởng. Vì công nghiệp hóa phát triển sẽ kéo theo sự phát triển giai cấp tư sản thực sự, độc lập với chính quyền. Đó chính là tư hữu. Hiện tại vẫn có giai cấp tư sản, nhưng là “tư sản đỏ”, không giúp gì cho việc cải cách xã hội theo hướng dân chủ. 
Tính sở hữu toàn dân là chủ trương của các nhà cách mạng XHCN, cho rằng thay đổi tận gốc tính tư hữu của chế độ phong kiến cũ chỉ diễn ra ở bề mặt. Thực chất, sở hữu này tập trung vào nhà nước, hay nói cách khác, tập trung vào nhóm lợi ích, tức là tư hữu. Càng sai lầm, họ càng tập trung quyền lực vào nhà nước chuyên chế thông qua bạo lực.
Trong các cuộc cách mạng tư sản ở các nước phương Tây trước đây, lúc nào cũng bảo lưu tính sở hữu tư nhân. Và sau khi dành thắng lợi thì các cuộc cách mạng đó tiệm cận dần đến một xã hội phát triển văn minh và dân chủ. Nhưng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thì luôn kêu gọi tiêu diệt giai cấp thống trị, địa chủ, tư bản “ngồi mát ăn bát vàng”, mà về thực chất, chính quyền hiện nay không khác gì các triều đại vua quan ngày trước, dù được che đậy hay tuyên truyền áp đặt thế nào đi chăng nữa. Vẫn là sự kế thừa đặc quyền đặc lợi vào tay một nhóm người cầm quyền và theo xu hướng truyền thừa từ đời cha ông đến đời con cháu.
Nếu nói những người cộng sản đã lợi dụng, phản bội giai cấp nông dân sau cuộc chiến tranh giành độc lập thì cũng chưa hẳn đúng. Bản thân họ khi ấy cũng ảo tưởng về một xã hội không còn giai cấp, xóa bỏ bóc lột và chia đều sự công bằng. Nhưng làm thế nào để có được xã hội đó thì họ không biết, hoàn toàn không biết…Chính vì không biết nên họ đã áp đặt sự điều hành xã hội, vốn không bao giờ tồn tại và phát triển được qua cương lĩnh, nghị quyết đảng, chuyên chính của giai cấp vô sản. Nhưng lúc này bảo họ không biết thì lại là nhầm lẫn lớn. Hơn ai hết họ hiểu, con đường họ đang đi bế tắc không lối thoát. Nhưng nếu bảo họ từ bỏ con đường này để bước sang con đường khác là không thể vì đã rất lâu, họ quen hưởng đặc quyền từ quan hệ sản xuất “sở hữu toàn dân” rồi. Xã hội ngày càng méo mó dưới quan hệ sở hữu này.
Đừng bao giờ nghĩ rằng, “liềm” và “búa” là lực lượng chủ yếu của chính quyền “vô sản” hiện nay.
Công nhân vốn luôn luôn là giai cấp vô sản trong mọi xã hội. Ở xã hội tư bản thì giai cấp vô sản này sẽ biểu hiện sức mạnh của mình thông qua nghị trường. Họ có thể đình công, bãi công nếu giới chủ không thỏa mãn nguyện vọng và quyền lợi của họ, có đại diện ở nghị viện. Còn người nông dân thì sở hữu ruộng đất là điều kiện sống còn nếu họ muốn sống bằng chính mảnh đất của mình.
Ở Việt nam, chưa bao giờ hai lực lượng “nòng cốt” này được bảo vệ và tôn trọng, dù họ được “tuyên dương” thông qua biểu tượng trên lá cờ của người cộng sản. Nông dân sẽ bị tước bỏ tư liệu sản xuất bất cứ lúc nào nhà nước (thực ra nhóm lợi ích) cần đến mà không thể đàm phán. Còn công nhân thì vẫn là làm thuê như bất cứ ở đâu, nhưng họ bị tước quyền được lên tiếng đòi hỏi quyền lợi của mình. Gần như họ bị lệ thuộc vào giới chủ hoặc trong nước, hoặc nước ngoài thông qua sự kiểm soát của chính quyền mà không có nghiệp đoàn độc lập dấu tranh giúp họ. Thực chất chính quyền hiện nay giống như thời kỳ đầu xây dựng nhà nước tư bản (chỉ có máu và nước mắt), quyền lợi tập trung vào các “tư bản đỏ” – nhóm đặc quyền. Vậy thì ngay từ đầu công cuộc xây dựng CNXH, “liềm” và “búa”, trên thực chất, bị đẩy ra ngoài cuộc cách mạng này.
Vậy tiếng súng hoa cà hoa cải rất nhỏ của người nông dân dũng cảm Đoàn Văn Vươn, hay các cuộc biểu tình của nông dân các tỉnh thành hiện nay báo hiệu chuyện gì đang xảy ra? Liệu có xảy ra các cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại chế độ phong kiến như trong quá khứ?
Chủ nghĩa cộng sản đã mắc sai lầm khi cho rằng họ độc quyền các cuộc cách mạng xã hội. Bởi họ ảo tưởng (hay giả vờ ảo tưởng) để cố thuyết về một xã hội “dân chủ, công bằng, văn minh” mà chỉ có họ mới xây dựng được. Nhưng bất cứ một xã hội nào, nếu không có sự vận động (làm cách mạng) của mọi tầng lớp dân chúng thì xã hội đó sẽ dần tiêu vong. Những người cộng sản Việt Nam đã khởi nghĩa giành độc lập, không ai phủ nhận điều đó. Nhưng kết quả cuối cùng của việc giành độc lập bằng bạo lực chưa hẳn là đáp số duy nhất đúng, nếu chỉ khẳng định bằng kết quả.
Ví dụ cụ Phan Châu Trinh chủ trương giành độc lập theo lối Duy tân, đấu tranh nghị trường, không dùng bạo lực. Do đấu tranh với chính quyền thực dân Pháp nên cụ bị bắt, rồi giao cho Nam triều kết án, bị đày ra Côn lôn, Côn đảo. Tuy bị kết án nhưng cụ lại được chính phủ Pháp trọng đãi và kính nể. Chính viên Thống đốc Nam kì ra tận Côn đảo tìm hiểu lập trường đấu tranh của cụ. Sau đó cụ được Hội nhân quyền Pháp can thịêp ráo riết với chính phủ Pháp nên được thả, sau đó được sang Pháp cùng con trai…Ở Pháp cụ lại tiếp tục đấu tranh về tội tham nhũng của chính quyền Pháp ở Đông dương…Cụ Phan chủ trương bắt tay với người Pháp, đấu tranh thông qua nghị trường và đi theo con đường khai sáng: Khai dân trí; Chấn dân khí; Hậu dân sinh.
Cụ Phan quan niệm: "So sánh hai cái chủ nghĩa quân trị và và chủ nghĩa dân trị thì chủ nghĩa dân trị hay hơn cái chủ nghĩa quân trị nhiều lắm. Lấy theo ý riêng của một người hay là của một triều đình mà trị nước, thì cái nước ấy không khác nào một đàn dê, được no ấm vui vẻ hay là phải đói rét khổ sở chỉ tùy theo lòng của người chăn. Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra hiến pháp, luật lệ, đặt ra cơ quan để lo việc chung cả nước, lòng quốc dân muốn thế nào thì làm thế ấy. Dù không có người ta giỏi làm cho hay lắm, cũng không đến nổi phải đè đầu khốn nạn làm tôi một nhà một họ nào. Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường”…
Khi vua Khải Định mất, cụ Phan đánh điện tín cho Khâm sứ Trung kỳ Pasquier nói rằng cụ sẽ ra Huế để lo cải tổ triều chính và lập dân đảng. Nhưng chưa kịp thực hiện ước mơ của mình thì cụ mất vì trọng bệnh, khi mới 55 tuổi (cái tuổi có thể trụ được 2, có thể là 3 “nhiệm kì” bây giờ…). Có thể đây là cơ hội quan trọng mà đất nước đã bị bỏ lỡ? Rất đáng tiếc.
Giờ là lúc đặt ra câu hỏi: chắc chắn đất nước cần và phải thay đổi. Nhưng thay đổi bằng cách nào? Thông qua các cuộc “khởi nghĩa của Liềm và Búa” như cái cách anh Đoàn Văn Vươn đã làm chăng? Hay thông qua đấu tranh nghị trường như cụ Phan hằng mong muốn? Nhưng đấu tranh nghị trường bằng cách nào khi quốc hội (mang tiếng đại diện cho dân chúng) vẫn đặt dưới sự “lãnh đạo không thể chối bỏ” của đảng cộng sản? Mà chính quyền độc đảng thì vốn không bao giờ chấp nhận đấu tranh nghị trường, vì như vậy sẽ mất tính đặc thù là không chấp nhận đa nguyên của họ. Hay còn con đường nào khác? Có ai tự đào hố chôn mình?
Còn những người nông dân khởi nghĩa thì thiếu đủ các phương diện tài, lực, đường lối, tư tưởng, người dẫn dắt…Họ chỉ có biết dùng tiếng súng yếu ớt, bất lực bắn thẳng vào cường quyền được che chắn bằng đủ thứ áo giáp bạo lực và đặc quyền, như tiếng súng hoa cà của anh nông dân Đoàn Văn Vươn. Tiếng súng này không giết được ai, chỉ có thể lay động tâm thức của một bộ phận người bị trị, tê liệt, vô cảm, vị lợi…
Nhớ lại tiểu thuyết “Chùm nho nổi giận” của nhà văn Mỹ John Steinbeck viết về những người nông dân Mỹ vào những năm đầu thế kỷ 20 đã bị bần cùng hóa trước sự trỗi dậy của nền sản xuất mới - tư bản. Sự hoài thai một xã hội tư bản thời kỳ dã man đã trả giá bằng rất nhiều số phận những người nông dân mất đất sống, bị bần cùng hóa. Nhưng là sự trả giá tất yếu (dù đau đớn) của một cuộc cách mạng thay đổi tận gốc rễ đi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang công nghiệp tư bản. Bởi thế mới có một nước Mỹ như hiện nay.
Tương đồng vào thời điểm đó, ngày 13/2/1927, người nông dân Biện Toại ở Bạc Liêu đã dũng cảm chiến đấu với kẻ cướp đất của mình nhân danh chính quyền. Dù anh em Biện Toại giết chết viên cò Pháp là Tournier thì sau đó anh ta vẫn được tòa án thực dân tha bổng, khi có hai luật sư người Pháp bào chữa miễn phí. Công tố viên người Pháp cũng cho rằng tình cảnh gia đình Biện Toại rất đáng thương: họ bị những kẻ tham lam vô cảm được tiếp tay bởi quan chức cường hào ác bá đến cướp đất của họ. Công tố viên đề nghị tòa tha bổng cho những người trong gia đình Biện Toại. Còn luật sư người Pháp cũng hết lời ca ngợi tinh thần lao động quên mình, đấu tranh với thiên của gia đình họ để xây dựng quê hương. Khi ấy, Biện Toại có lẽ may mắn hơn anh nông dân Tom của John Steinbeck.
Sau gần một thế kỷ xây dựng “thiên đường CNXH”, những nông dân bị bần cùng hóa và đẩy vào ngõ cụt như Biện Toại, Đoàn Văn Vươn ngày càng nhiều hơn. Hậu duệ của Tom trong “Chùm nho nổi giận” cuối cùng cũng được mãn nguyện với cuộc sống tốt đẹp sau đó. Còn hậu duệ của Biện Toại đau khổ hơn ông nhiều.
Nếu Biện Toại được tha bổng thì Đoàn Văn Vươn và các anh em của anh sẽ không được chính quyền “của anh, do anh và vì anh” tha bổng. Đó là chính là điểm khác biệt căn bản của các cuộc cách mạng tư sản trước đây (ở các nước TBCN) với cuộc cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Nghĩ về vụ án Nọc Nạn, rồi liên hệ chủ trương đấu tranh nghị trường với người Pháp của cụ Phan, ta có quyền nuối tiếc về cơ hội của đất nước đã tuột mất.
Đọc Steinbeck, sẽ càng thấy sự khác biệt giữa quan niệm đấu tranh đòi quyền lợi cho giai cấp công nhân thông qua các nghiệp đoàn, phổ thông đầu phiếu để có tiếng nói trong Nghị Viện, nơi lập pháp sẽ bảo vệ lợi ích cho họ. Và ngược lại, đó là những người cộng sản chủ trương dùng bạo lực để lật đổ chính quyền tư sản, thiết lập một trật tự xã hội mới – xã hội đó bất công, đặc quyền đặc lợi, độc đoán như thế nào thì không còn ai ảo tưởng…
Nếu đường lối đấu tranh bất bạo động của Mahatman Gandhi với tầm nhìn xa rằng: “Các bạn nhầm rồi, mục đích của chúng ta không chỉ là đòi độc lập cho Ấn Độ. Cái cao cả lâu dài hơn là phải rèn luyện cho người dân Ấn Độ xứng đáng sống trong nền độc lập đó. Mà cuộc đấu tranh lâu dài này của chúng ta chính là môi trường để rèn luyện cho người dân đủ phẩm giá sống trong nền độc lập của mình”, khi các đồng chí của ông nôn nóng muốn dùng vũ lực giành độc lập khỏi thực dân Anh, thì cách mạng chuyên chính vô sản làm ngược lại. Khi chủ trương dùng bạo lực để giành chính quyền và duy trì bạo lực để bảo vệ chính quyền chuyên chính bằng mọi giá, thì chính quyền “vô sản” đã thủ tiêu mọi phẩm giá làm người của công dân.
Sau cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì? Ai dám nói chắc về một điều tốt đẹp sẽ đến?
Thùy Linh
(buudoan.com)

Ns. Kim Chi - Phải làm gì?


                      Ta đã đi gần trọn kiếp người
                                Dù đã chồn chân đối gối mỏi
                                Vẫn tỉnh táo nhận diện giả dối
                                Nỗi đau không dễ nói thành lời
                                Ta đã mù hết cả một đời
                                Đã tôn thờ điều không có thật
                            Ta muốn kêu cho thấu trời thấu đất
                                Đó chỉ là ảo ảnh mà thôi...
                                  Bọn chúng là lũ quỉ mặt người
                               Chúng bịt mắt không cho nhận biết
                               Chúng bịt miệng những ai nói thật
                               Chúng bỏ tù ai muốn tự do
                              
                               Tự do - no ấm chỉ là mơ
                               Chúng biến muôn dân thành nô lệ
                               Oán hận lắm mà dân lại sợ
                               Đất đai, tiền của chúng tóm thâu
                               Đặc quyền đặc lợi chúng chia nhau
                               
                               Dân đói nghèo vì nhiều dự án
                               Quy hoạch…dự án...lại dự án...
                               Đẩy nông dân vào cảnh bần hàn
                               Bọn quan tham là lũ bạo tàn
                               Dùng quân đội, công an khủng bố
                               Nhấn chìm người dân vào bể khổ
                               Ta chợt nhận ra mình phải làm gì!

     (Một chiều đông đầu năm 2013, 
khi đi qua góc vườn hoa ở đường Quán Thánh 
nhìn thấy bà con nông dân 
ngồi biểu tình đòi đất trong giá rét.
                                                           Kim Chi )

(Nhận từ EMail do Ns. Kim Chi gửi BVB)
---------------------------------
Nữ tướng Nguyễn Thị Định
và NS. Kim Chi tại chiến khu miền Đông Nam bộ
---------------------

  Nghệ sĩ Kim Chi mong hết thù trong giặc ngoài...
Nếu "phản động" như tôi thì cũng nên lắm! 
*     Nghệ sĩ Kim Chi: “Đối với tôi, ai làm lãnh đạo mà làm cho đất nước giàu, nhân dân sung sướng thì tôi quý trọng, còn ai không làm được điều đó thì tôi không thích, không quý trọng, khen tôi tôi thấy không sung sướng…Cuộc đời này bao giờ sống cho ngay thẳng cũng rất khó khăn, sống cho tử tế, cho thật với lòng mình thì không phải ai cũng ủng hộ. Tôi có thể không tin cá nhân ông thủ tướng nhưng mà tôi tin cái chung, còn nhiều cái điều tốt đẹp. Là người có chức, có quyền thì lại càng phải sống ngay thẳng, mẫu mực, chứ làm khổ dân là người có tội."
Bà Kim Chi nói có biết được nhiều trường hợp bị bắt, bị tù khi “nói tiếng nói khác”, “nhưng đó là những tiếng nói bảo vệ chính nghĩa”, mà đã là nghệ sỹ dù làm gì cũng nên hướng về điều thiện... (Trích trả lời phỏng vấn của đài BBC)
(Blog Bùi Văn Bồng) 

Tuyên ngôn: Công lý cho Đoàn Văn Vươn

[Link tới trang ký tên ủng hộ có ở cuối bài, hoặc ở đây.]

Xét rằng, trong vụ án Đoàn Văn Vươn, chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã có nhiều sai phạm trong việc thực hiện ‘công vụ’, vi phạm nguyên tắc thượng tôn pháp luật và đi ngược lại lợi ích của người dân,

Xét rằng, căn cứ truy tố Đoàn Văn Vươn cùng một số thân nhân về tội giết người thi hành công vụ, theo điểm d, Khoản 1, Điều 93, Bộ luật hình sự, và chống người thi hành công vụ, theo điểm d, Khoản 2, Điều 257, cùng bộ luật, là không thỏa đáng, do căn cứ này vi phạm nguyên tắc về tính hợp pháp của công vụ,

Xét rằng, hành vi chống trả của Đoàn Văn Vươn cùng một số thân nhân, xuất phát từ quyền tự vệ và quyền bảo vệ đối với tài sản của gia đình đã được gây dựng trong nhiều năm, là hệ quả của ‘công vụ’ sai pháp luật,

Xét rằng, phiên xử sơ thẩm của vụ án vào tháng Tư tới đây có thể sẽ không đảm bảo được tính khách quan, bởi cáo trạng không lột tả được bản chất sự việc, không làm rõ những chứng cứ và nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, cùng nhiều bất cập khác,

Chúng ta, những người nhận thức rõ về các vấn đề trên, xướng lên bản Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn, nhằm nhắc nhở cơ quan xét xử (Tòa án Nhân dân TP. Hải Phòng), phải thực hiện xét xử công minh, tuân thủ các nguyên tắc xét xử của luật quốc gia và luật quốc tế, cùng các chuẩn mực nghề nghiệp khác. Cụ thể như sau: 

Theo Điều 130, Hiến pháp Việt Nam hiện hành, “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.”

Theo Điều 10, Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền, 1948: “Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc.”

Theo Khoản 1, Điều 14, Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự & Chính trị, 1966, mà Việt Nam đã gia nhập và do đó có nghĩa vụ thực hiện: “Mọi người đều bình đẳng trước các toà án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật...”

Tuyên ngôn của chúng ta, những người yêu chuộng lẽ phải, không chỉ nhắc nhở, mà còn khuyến khích cơ quan xét xử hãy can đảm và thực hiện đúng vai trò quan tòa của mình, một cách độc lập và khách quan nhất có thể, trong việc phân định đâu là công lý.

Và vì thế, chúng ta ký tên vào bản tuyên ngôn này.

Chúng ta hiểu rằng, sự hưởng ứng dù chỉ bằng một chữ ký, cũng có thể góp phần đáng kể để tạo nên một danh sách hàng vạn chữ ký nhằm làm mạnh mẽ thêm tinh thần của Đoàn Văn Vươn.

Chúng ta hiểu rằng, sự hưởng ứng dù chỉ bằng một chữ ký, cũng có thể góp phần làm cho bóng tối khiếp sợ, và lùi bước trước sự lan tỏa của ánh sáng.

Chúng ta hiểu rằng, mỗi chữ ký của chúng ta, sẽ góp phần làm lay động những người bàng quan, và từ chỗ bàng quan, họ trở thành những chiến hữu.

Chúng ta hiểu rằng, mỗi chữ ký của chúng ta, sẽ góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của lẽ phải, để làm bừng lên ánh sáng công lý cho Đoàn Văn Vươn.

Đồng ký tên khởi xướng cho tuyên ngôn này:

Nhóm sinh viên Luật, TP. HCM:

1. Nguyễn Trang Nhung, Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, lớp 4B Văn bằng 2 Chính quy, niên khóa 2011-2014

yêu thích: "Ngay cả khi bạn không làm chính trị, chính trị sẽ đến với bạn." (Aung San Suu Kyi)

2. Bùi Quang Viễn, Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, lớp 3B Văn bằng 2 Chính quy, niên khóa 2010-2013

 yêu thích: "Điều duy nhất giúp cái ác chiến thắng là những người tốt không làm gì cả." (Edmond Burke)

3. Phạm Lê Vương Các, Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, lớp AUF35 Văn bằng 1 Chính quy, niên khóa 2010-2014

yêu thích: "Hạnh phúc trong tầm tay là biết chủ động dấn thân lựa chọn những khó khổ cho mình." (Phạm Lê Vương Các) 

Sài Gòn, 31/3/2013

-----------------------
Hãy để tuyên ngôn này được truyền đi và tiếp sức! Và hãy hi vọng rằng nó sẽ tạo nên một làn sóng hưởng ứng mạnh mẽ để triệu gọi công lý trở về.

Trang ký tên tại:
https://docs.google.com/forms/d/150-ETuWFhltmVwg4l5v7vAku8tq54_vA6bH_4VauzLw/viewform

Danh sách ký tên được cập nhật lập tức tại:
https://docs.google.com/spreadsheet/ccc?key=0Ag9Hx35xPjoEdElIRDZEZVQ0YndveXFTZ0VmWHlEVGc

Liên hệ với nhóm khởi xướng qua:
tuyenngondvv@gmail.com

Đỗ Cao Cường - Con giun xéo lắm cũng quằn

Đối với cư dân nông nghiệp, tấc đất được coi như tấc vàng vậy!
Cũng chính nhờ yếu tố đất – nước này, tưởng chừng như đơn giản kia, nhưng lại góp phần hình thành nên cả 1 quốc gia dân tộc vậy, nên mới có khái niệm: Đất nước!
Đất cho ta mùa màng bội thu, hạt lúa ta trồng, căn nhà ta ở, có 1 chỗ để ta gửi gắm thân xác mà lìa khỏi cuộc đời này!
Nông dân Nam Định – họ chọn cho mình 1 con đường đấu tranh hy hữu trong lịch sử dân tộc: Để tang đất!
Đất đai cũng góp phần làm thay đổi cuộc sống của khối kẻ nghèo hèn, anh em trong nhà... chém giết lẫn nhau cũ̀ng vì đất!
Cho nên, với tất cả chúng ta, đất được ví như vàng vậy!
Nhưng tại sao? có những người được làm quan – quan này, quan nọ, quan nọ, quan kia - mà... họ đâu có hiểu, hay họ cố tình không hiểu? – cái điều tưởng chừng như đơn giản ấy!
Họ đã ngang nhiên cưỡng chế đất của đồng bào mình, coi thường mồ hôi công sức dân mình bỏ ra, coi dân ta chả khác gì con rối!
Nhà lão Vươn – phải “đánh bạc với cả giời, cả đất” mới được như cái ngày hôm nay, mất mát biết bao nhiêu là công sức, tính mạng... để mà quai đê lấn biển – một việc làm tưởng chừng như không thể!
Con cháu lão đã phải ra đi ngay tại đầm tôm này!
Nợ ngân hàng cả đống tỉ - đôi khi, thậm chí, lão còn không bằng ăn mày, cố gắng chống chọi với biết bao nhiêu rủi ro, bán hết gia sản tại Bắc Hưng, đem cả gia đình ra cống Rộc lập nghiệp; cắt dòng, nắn sông, khoanh vùng, đắp đập và ngăn nước!
Khu bãi bồi ven đê – từ 1 mớ đất vô hồn, nay nhờ chính đôi bàn tay chai sạn, cùng với sự chịu thương chịu khó của cả gia đình lão mà cái khu đất trống ấy mới được như bây giờ!
Mặt khác, lão cũng đã cố gắng trồng cả mấy chục ha rừng ngập mặn chắn sóng... nhờ thế mà hạn chế được thiên tai cho cả 1 vùng!
Nhưng, cuộc sống quả thực quá bất công! Chính quyền Tiên Lãng đã chẳng biết ơn lão, lại còn giở mấy cái trò rẻ rách...
Mà cái truyền thống, lịch sử đấu tranh đâu? tôi chả thấy! Tôi chỉ thấy trong đám dân đen của mình, còn có nhiều kẻ khổ, và hèn quá! Thấy đồng bào của mình gặp nạn, mà cứ như là thấy chó bị cán xe dọc đường!
Trong khi đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu của gia đình nhà lão, vậy mà người ta lại bắt lão bỏ nó đi – bỏ đi một cách vô lý như thế, thì thử hỏi? ai chịu cho được!
Lão đi kêu cứu ở khắp nơi! Nhưng cả một đống người ngoài kia... ai giúp lão???
Hay chỉ đến khi “sức đã cùng, lực đã kiệt”, bị dồn đến chân tường, con giun xéo lắm thì cũng phải quằn, gia đình lão mới phải kháng cự trong cái sự tuyệt vọng... bất lực!
Chỉ khi... sự việc của lão trở nên động trời, nhiều người mới biết mà ủng hộ lão, đến ông thủ tướng cũng phải vào cuộc!
Nhưng tại sao? họ vẫn cứ buộc tội lão, trong khi rõ ràng, hành vi phòng vệ chính đáng trong tình thế cấp thiết này, đã được cả bộ luật Hình sự Việt Nam ghi nhận!
Mặt khác, hành vi của chính quyền Tiên Lãng là hành vi lạm dụng công vụ để xâm phạm chỗ ở người ta một cách trắng trợn, là huỷ hoại, chiếm đoạt tài sản người ta một cách vô lý!
Vậy mà, họ vẫn xét xử lão, người thân của lão về tội danh giết người, chống người thi hành công vụ... Vâng, tôi chả hiểu!
Trong khi... một túp lều để ở còn bị người ta phá, phải đi tá túc ở nhờ! Vậy mà, chính quyền lại còn bắt gia đình lão phải bồi thường! Tôi xin hỏi, công lý ở đâu?
Chả biết - lão, người thân của lão, và cả những dân oan khốn khổ ngoài kia, sống trên dải đất mẹ Việt Nam này, có còn niềm tin vào cuộc sống nữa hay không? có còn tin vào công lý nữa hay không? để mà sống tiếp một cuộc đời tốt đẹp hơn!
Kết bài
Tôi chỉ biết nói thế này, với những người như lão – sẽ mang 1 nỗi nhục quốc thể - cho tôi, cho bạn, cho tất cả chúng ta – nếu còn tỏ vẻ thờ ơ, vô cảm, trước đồng loại “xấu số” của mình.
Cảm ơn vì đã lắng nghe!
Đỗ Cao Cường
-------------
Chú thích: Từ “lão” không biểu hiện sự miệt thị của người viết!
Hạnh phúc quan trọng nhất trên đời là được giúp đỡ người khác. Nếu bạn không thể giúp người, chí ít cũng đừng làm thương tổn họ. Xin cảm ơn!
(Dân luận)

Về cái chết của trung tướng Nguyễn Bình và vai trò trách nhiệm của tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Cộng sản nó giết mình hôm nay
Ngày mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu
(Lời tâm sự của TT. Trí Quang với một đệ tử thân tín, sau 1975)
Trong những năm gần đây, để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của tướng Nguyễn Bình, đã có ít nhất hai cuốn sách viết về cuộc đời của ông để tìm hiểu một số Sự thật và Huyền Thoại liên quan đến ông. Đó là các cuốn: Trung tướng Nguyễn Bình, huyền thoại và sự thật của Nguyên Hùng. Cuốn thứ hai ít được dư luận chú ý tới với nhan đề khá nổ: Tôi giết Nguyễn Bình của Trần Kim Trúc.( một chức sắc Cao Đài).
Tôi đã đọc những tài liệu trên và đều xếp vào loại không dễ sử dụng được .. Bài viết sau đây chủ yếu lấy từ nguồn tình báo của Pháp qua một vài tác giả cho thấy cách nhìn, cách đánh giá tướng Bình khác hẳn các tác giả trong nước.
Chưa kể rất nhiều bài báo đủ loại liên quan đến tướng Bình. Người ta dựng nên cả một bộ phim về ông. Ngưỡi ta tổ chức một phái đoàn sang tận Campuchia đi tìm hài cốt của ông và mang về Sài gòn chôn cất. Người ta dựng tên đường cho ông trên đường phố Sài Gòn. Sau hơn 50 năm chết chôn vùi vô danh, ẩn tích trong rừng, ông được đội mồ sống lại. Sự nghiệp của ông được phục hồi.
Thật là một điều kỳ lạ chết được sống lại.
Sự im lặng trong suốt hơn 50 năm mang một ý ngĩa và sự dựng ông lên sau 50 năm mang một ý nghĩa khác..
Tướng Phạm Xuân Ẩn
Tướng Phạm Xuân Ẩn
Nay thì ông được đứng chung trong hàng ngũ những người bị đảng trù dập, bị đầy ải và bị khai trừ, được phủ những vòng hoa phúng điếu. Đó là những Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Thị Ba- người đàn bà làm giao liên, trạm thông tin giữa Ẩn và Việt Minh.. và cả Phạm Xuân Ẩn.
Bà Nguyễn Thị Ba cho mãi đến năm 2006 mới được phong là người anh hùng!!
Tôi trích lời TT Trí Quang tâm sự với một người đệ tử rất thân cận của ông mà không tiện nói tên- và người này đã tiết lộ cho tôi biết điều ấy- mà tôi nghĩ rằng TT. Trí Quang hẳn là một trong những người hiểu sâu sắc bản chất đểu cáng của cộng sản hơn ai hết mà rất có thể ông là một trong những nạn nhân ấy!!
Ông đã từng lớn tiếng trước 1975 và ông đành im lặng 38 năm nay và chắc là cho đến lúc từ giã cõi đời- Chắc là không bao giờ ông có cơ hội lên tiếng nữa-. Gớm thay chế độ ấy đã có thể bịt mồm bịt miệng một người từng làm rung chuyển nước Mỹ. Điều gì đã khiến ông phải im lặng như thế!!
Trong số những người tôi vừa nêu tên trên, tôi xin đặc biệt nhắc đến trường hợp tranh sáng tranh tối của ông Phạm Xuân Ẩn như một điển hình- vừa là nạn nhân vừa là anh hùng của người cộng sản- một người hoạt động cho cộng sản chỉ vì lòng yêu nước, nhưng có lòng nhân bản.
Giống như nhiều người khác trước khi chết, ông Ẩn đã cẩn thận dặn vợ cho chôn theo ông một cái hộp chứa đựng tất cả thư từ, hình ảnh, tài liệu mang theo như một bí mật đời ông!!
Ông cho chôn theo ông những hình ành, tài liệu là quyền của ông. Nhưng điều đó cho thấy một phần ông không muốn tiết lộ cuộc đời của ông, hoạt động của ông có thể ảnh hưởng tới bạn bè ông- một điều mà ông trân trọng nhất trên đời-.
Người ta được biết ông Ẩn là bạn thân của rất nhiều người lãnh đạo miền Nam như Trần Văn Đôn, Dương Văn Minh, Bùi Diễm, Nguyễn Cao Kỳ, Cao Giao, Nguyễn Công Khanh và nhiều sĩ quan báo chí trẻ và nhất là bác sĩ Trần Kim Tuyến. (Ông Ẩn đã đưa được Trần Kim Tuyến dời Việt Nam vào phút chót).
Ông cũng là bạn thân của các nhà báo ngoại quốc như Robert Shaplen, Stanley Karnow, Frances FitzGerald, Robert Sam Anson, David Halberstam, Henry Kamm, Neil Sheehan và ông chủ của ông là Frank McCulloch.
Chưa kể những trùm mật vụ như Edward Lansdale, William Colby, Lou Conein…
Larry Berman, Perfect Spy, Pham Xuan An, trang 2 và 3
Nhưng bạn thân phía bên cộng sản của ông là ai? Có được mấy người? Tin tưởng được mấy người trước khi chết? Đây là một câu hỏi và nhận xét lý thú đánh giámột cách đích thực con người và tâm tư của Phạm Xuân Ẩn.
Nếu cộng sản vinh danh ông là người anh hùng. Kệ họ. Phần những người quen biết ông mà có người tôi đã gặp chỉ coi Phạm Xuân Ẩn là một người bạn tốt.
Chỉ biết là lúc nào ông cũng bị cộng sản nghi ngờ, theo dõi, kiểm soát. Họ tra vấn tìm hiểu giai đoạn ông du học bên Mỹ và muốn biết xem ông làm những gì, giao thiệp với ai? Họ nghi ngờ ông còn là người của Mỹ? Vì thế họ không cho ông xuất ngoại sang Mỹ, nhà bị canh chừng, theo dõi.
Làm sao không nghi ngờ được khi một trùm tình báo cộng sản tìm hết cách để đưa một tên cựu trùm tình báo ngụy trốn chạy cộng sản thì lý tưởng, ý thức hệ nào có thể chen vào giữa họ được! Cũng thế, khi Phạm Xuân Ẩn khuyên một thằng bạn trẻ- trung úy TQLC- cậu liệu tìm cách mà đi, ở đây không ở được đâu khi chúng nó vào thì lời khuyên ấy có thể xuất phát từ một người cộng sản xác tín không? Xưng hô cậu với chúng nó thì còn gì để nói nữa!! Cộng sản cũng thừa biết, nhưng đã đến lúc cần nặn ra những anh hùng như PXA, PNT thì vẫn phải làm.
Cuộc chiến tranh này có những điều không dễ hiểu và không hiểu được!!
Trong một buổi tiêp tân, có ông đại tá người Việt hỏi ông: Ông có phải là tướng Ẩn Không ? Ông gật đầu nhận. Một khách Mỹ cao cấp đứng cạnh đó hỏi đùa, nhưng ông là tướng ở bên nào mới được?
Ông Ẩn trả lời:
- Without hesitation, Ẩn answered, ‘Both sides’! The colonel looked uneasy. Just kidding, said An. In telling me this story, An concluded, You see, that is why they can’t let me out; they are still unsure who I am.
Khi ông yếu mệt vì bệnh phổi, họ thăng cho ông lên hàng tướng.
Nội cái việc thăng tướng cho ông là một điều khôi hài chỉ cộng sản mới làm được. Ông ấy có cần cái chức tướng đó đâu. Tôi tin chắc ông PXA hiểu cái trò chơi kệch cỡm ấy, cái vinh danh hão ấy.
Ông ráng đóng nốt cái vở kịch dàn dựng mà cộng sản muốn ông đóng cho trọn vẹn. Tôi nhìn ông trong quân phục tướng rất không giống PXA, ngực đầy huy chương mà tội nghiệp cho ông trong đó có bức ảnh tướng Giáp đón tiếp ông, cạnh đó có đại tá Bùi Tín. Lúc ông chết, đám ma được cử hành với nghí lễ dành cho cấp tướng ở nhà quàn bộ Quốc Phòng.
Chiêc xe hơi Renault của ông, số 51 A.29-80 nay được trưng bày tại Bảo Tàng Viện ở Hà Nội.
Nhưng điều quan trọng hơn hết có lẽ là vài điều ông trối trăng lại cho Larry Berman- người viết tiểu sử ông như sau:
-Nay thì họ hiểu rằng, tôi đã không làm điều gì sai lầm và tôi thì nay đã sắp chết. Tôi đã không phản bội họ. Họ đã cố gắng thuyết phục tôi thay đổi cách nói của tôi trong vòng một năm và thuyết phục thay đổi cách suy nghĩ của tôi lâu hơn nữa. Họ đã làm được gì. Họ đã không thể loại trừ hay bắn tôi. Họ nói cho tôi biết họ không thích lối nói chuyện của tôi bởi vì tôi khác người. Cho đến tận bây giờ, họ vẫn không biết là có bao nhiêu tin tức tôi biết được và tôi biết như thế nào.
Larry Berman, Ibid, trang 9
Henry Kissinger, À la maison Blanche, trang 715, 1968-1973
Câu nói để đời của TT Trí Quang áp dụng như bài học cho nhiều người- cho Phạm Xuân Ẩn và cho cả tướng Nguyễn Bình trong bài viết này.
Tướng Nguyễn Bình ở chiến trường miền Nam
Tướng Bình được đích thân tướng Giáp và Hồ Chí Minh chỉ định đưa vào Nam Bộ công tác. Thời gian là tháng 10-1945 trước khi cuộc chiến bùng nổ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào năm 2003 đã xác nhận:
Chính tôi theo chỉ thị của Bác đã trực tiếp nói chuyện với tướng Bình ( lúc này là Khu trưởng duyên hải Bắc bộ, nay là khu ba) và chuyển lệnh vào miền Nam công tác. Đồng chí đã phấn khởi nhận nhiệm vụ và lên đường vào miền Nam và đã cống hiến quan trọng trong nhiệm vụ mới.
Sài gòn Giải phóng, 19/3/2013
Có hai tướng khá nổi tiếng thời đó thì một là Nguyễn Sơn được gửi vào khu bốn, tướng Bình vào Nam Bộ và cả hai số phận họ sau nảy đều gặp nỗi bất hạnh. Nỗi bất hạnh ấy do cái logique dialectique của cộng sản. Đối với người cộng sản, dùng được thì dùng không dùng được thì loại trừ. Cái logique ấy chúng ta đều thấy xảy ra biết bao nhiêu cuộc thanh trừng trong nội bộ đảng Việt Nam, đảng bộ Trung Hoa và đảng bộ Liên Xô. Thanh trừng là sức mạnh của tổ chức đảng.
Nguyễn Bình vào Nam muốn làm trời, một mình một cõi. Nguyễn Sơn vào khu 4 muốn biến Quảng Ngãi thành một Diên An bên Tàu thì trước sau cũng phải đi chỗ khác chơi.
Một viên tướng như Nguyễn Sơn mà phải nhục nhã xin trở về Tàu thì phải hiểu đó là một cách loại trừ nhẹ nhất rồi!
Tướng Nguyễn Bình là một viên tướng có cá tính và phong cách dễ nổi bật trong thời chiến tranh với: Rượu, gái và ca hát. Với ba cái đó nơi một ông tướng biên cương mà đàn em một số là thành phần trôi sông lạc chợ vì thế ông có thể được lòng các đàn em. Tướng Bình dùng đàn em, thu phục họ theo nghĩa phe đảng. Trong máu ông không có tính đảng. Trong khi tướng Giáp thấy chữ phe là thừa.
Chưa kể cả ba cái món hợp khẩu vị tướng Bình ở trên xem ra đối nghịch với con người của tướng Giáp vốn khắt khe, nghiêm chỉnh và kỷ luật.
Sự khai trừ có thể bắt đầu từ ban đầu, từ những chuyện nhỏ nhoi ấy.
Nhưng Hồ Chí Minh đủ khôn ngoan và khéo léo hơn tướng Giáp. Ông tuyển chọn một nữ điều dưỡng- xinh đẹp đã đành là bắt buộc- lại lanh lợi và khôn ngoan- để cài vào chăm sóc Nguyễn Bình Người nữ này còn được đào luyện vững chắc chủ thuyết cộng sản để thuyết phục và uốn nắn Bình theo cộng sản. Cái kế mỹ nhân của ông Hồ xem ra thành công. Và để thưởng cho cái công trình uốn nắn ấy, ông Hồ phong cho Bình lên trung tướug năm 1948.
Sài Gòn lúc Nguyễn Bình vào miền Nam thì dân chúng cũng khá đông-vào khoảng 2 triệu dân- với một thành phần dân chúng khá phức tạp. Có ngưới Pháp, người Tàu, Người Nhật. Lại thêm Việt Minh và các thành phần đảng phái, giáo phái tranh chấp nhau.
Sau đây là tình hình Sài gòn trước khi Nguyễn Bình vào nhận nhiệm vụ. Trước tiên, Việt Minh cướp chính quyền trong tay Mặt Trận Quốc Gia Thông Nhất. Vì còn yếu thế nên họ tung rải truyền đơn như sau:
- Việt Minh từng sát cánh bên đồng minh, đánh tây, chống Nhựt.
- Đối với Nga là bạn.
- Đối với Tàu như răng với môi.
- Đối với Mỹ chủ trương thương mại, nên không có mộng xâm lăng
- Đối với Anh, nội các Attlee mới lên nắm chánh quyền và khuynh tả ..
Hồi ký Nguyễn Kỳ Nam, trang 51
Trong truyền đơn này, ta đã thấy để lộ ra cái đuôi cộng sản : Nga là bạn, Tàu như răng với môi..
Xin nhớ đây là thời điểm 1945 nhé, khi chưa có quan hệ chính thức với cả Nga và Tàu.
Khi dùng chữ: Chúng ta ở trên đây là có ý ám chỉ cộng sản đệ tam mà thôi. Họ rải truyền đơn và sửa soạn cướp chính quyền ở miền Bắc cũng như trong Nam.
Thật vậy, ngủ một đêm sáng ngày đồng bào Thủ đô thức dậy lấy làm ngạc nhiên trông thấy khắp nẻo đường treo đầy biểu ngữ: Chánh quyền về Việt Minh.
Hỏi Việt Minh là ai, nhiều người không biết. Ai là chính quyền?
Ở Nam Bộ, họ kêu gọi Thanh Niên Tiền Phong gia nhập Mặt trận Việt Minh ..
Trong giai đoạn này, trước khi tướng Bình vào Nam Bộ thì Trần Văn Giàu là cán bộ cộng sản chủ chốt và cao cấp nhất. (Thủ lãnh nhóm đệ tứ cũng không còn nữa sau khi Tạ Thu Thâu bị giết ở Quảng Ngãi).
Trần Văn Giàu tự mình đứng ra tự nhận là người đứng đầu Lâm Ủy Hành Chánh, giải tán Mặt trận Quốc Gia.
Ngày 23 tháng chín, một truyền đơn của cộng sản được tung ra:
Ai còn ở lại Sài gòn là Việt gian, sẽ bị bắt và bị trừng trị.
Sau truyền đơn này, dân chúng phải rời bỏ Sài Gòn. Trên đường về miền Tây, miền Đông, dân chúng kéo đi tản cư chặt cả đường phố.
Sài gòn! Một thành phố chết.
Tiếng súng nổ từng chặp, khắp đó đây.
Nguyễn Kỳ Nam, Ibid, trang 80
Sau khi có tiếng súng Nam Bộ kháng chiến rồi lúc đó mới xuất hiện tướng Nguyễn Bình.
Thoạt đầu, Nguyễn Bình vào Nam ở miệt Thủ Đầu Một ẩn mình xem xét tình hình, sau đó ông lộ diện, ủng hộ Mặt trận Quốc Gia Liên Hiệp, đảm trách ủy viên quân sự kiêm khu trưởng khu 7.. Nguyễn Bình đã chính thức gửi một lá thư tán thành và ủng hộ Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp trong một số báo bí mật thời đó mà nội dung nay chúng ta ghi lại được như sau:
-Trong lúc nhìn thấy rõ thủ đoạn của thực dân Pháp, lợi dụng sự chia rẽ, bắt tay với bè phái này phái nọ, miễn sao cho họ quên kháng chiến mà chỉ nghĩ đến sự thù hắn không muốn cho thực dân Pháp lợi dụng nên tôi- Nguyễn Bình- đề nghị lập Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp. (Thật ra MTQGLH đã có sẵn trước khi Nguyễn Bình tuyên bố)Xin xem chú thích.
Tại chiến khu Bà Quẹo, một đại hội đã nhóm họp ngày 20 tháng 4 năm 1946 tại bản doanh tướng Huỳnh Văn Trí (Cao Đài), có đại diện các đảng phái chính trị, tôn giáo, các cơ quan quân sự, các tấng lớp dân chúng tuyên bố thành lập Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp V.N để tiếp tục cuộc lãnh đạo kháng chiến. Trích Nguyễn Kỳ Nam, Ibid, trang 82
Danh sách các vị trong Mặt Trận Liên Hiệp gồm nhiều thành phần đảng phái, tôn giáo: Huỳnh Phú Sổ, ( Hòa Hảo), Trần Văn Lắm(VNQDĐ), Lê Văn Tý( Cao Đài), Lâm Văn Hậu, Mai Thọ Trấn, Phạm Đình Công( thay mặt Nguyễn Bình), Tướng Huỳnh Văn Trí ( tức Mười Trí Bình Xuyên), Phạm Huy Đức, Nguyễn Văn Sâm Nguyễn Bảo Toàn ( Quốc dân đảng), Nguyễn Văn Nhân, Linh mục Nguyễ Bá Sảng
Nhưng không hiểu vì lý do gì sau này, chính tướng Nguyễn Bình lại muốn thủ tiêu Mặt Trận- một thủ đoạn mà nhiều người quốc gia cho là đã bị Việt Minh lừa.
Trong một lá thư trao đổi nội bộ đề ngày 26 tháng 8, 1946, thơ số 210 Q.S, Nguyễn Bình viết:
Sau khi Mặt trận Quốc Gia Liên Hiệp ra đời, Ngài cũng có tham gia nữa, Thưa Ngài, tại sao có những thông cáo thủ tiêu MTQGLH ?… Tôi rất khổ tâm, nếu đặt địa vị Ngài vào trách nhiệm của tôi, tôi dám chắc Ngài cũng không thể làm ngoài việc mà tôi đã làm..
Nguyễn Kỳ Nam, Ibid, trang 81
Ngài ở đây chỉ ai? Một cán bộ cộng sản cao cấp ở trên Nguyễn Bình!! Cho đến nay, không ai biết rõ Ngài là ai ? Không một tài liệu cộng sản chính thức của cộng sản đề cập đến vấn đề này ..
Nguyễn Bình phải tuân lệnh cấp trên, nhưng là một việc làm trái lương tâm nên ông tự thú nhận:
Tôi rất khổ tâm.
Sau này, mỗi lần Mặt Trận có họp thì Nguyễn Bình đề cử giáo sư Phạm Thiều đại diện thay ông.
Về quân sự, lúc đó tướng Bình nắm trong tay 20 chi đội trong Khu 7.
Cũng trong thời gian này về mặt quân sự, với 35 ngàn binh sĩ dưới quyền, Leclerc đã bình định xong Nam Bộ. Nguyễn Bình khoanh tay nhìn trong sự bất lực. Một người xuất xứ từ miền Bắc vào Nam đã là khó. Lại còn muốn thu phục mọi quyền lực thu vào trong tay là một điều khó gấp đôi.
Khó chẳng những đối với các nhóm giáo phái đã đành mà khó ngay trong nội bộ đảng? Có chỗ nào cho thấy Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thuần và Lê Duẩn tuân phục?
Phần Cédille thấy Nam Bộ đã ổn định về mặt quân sự nên về mặt hành chánh lo thiết lập một chánh phủ Nam Kỳ tự trị.
Về điều này, chính VNG cũng phải nhìn nhận trong nỗi bất lực về quân sự trước Pháp. Trong một chuyến tham quan phía Nam về, ông Võ Nguyên Giáp có đến gặp Bảo Đại và ở lại dùng cơm trưa với Bảo Đại đã buồn rầu thổ lộ: Chúng ta đành phải chấp nhận sự trở lại của người Pháp .. Chúng ta không còn có cách nào khác .. Ở Nam Bộ, Pháp đã phá hủy toàn bộ tổ chức của chúng ta đã xây dựng với biêt bao nhiêu khó khăn . Nay thỉ họ đã kiểm soát được tất cả .. Rồi chẳng bao lâu nữa , họ sẽ đổ bộ. Làm thế nào để chúng ta có thể chống đỡ lại họ .. Chúng ta chỉ có một số binh đội, nhưng trang bị thì còn thiếu thốn lắm.
Cecil B. Currey, Victory at any cost, trang 116
Nam Bộ hoàn toàn dưới quyền kiểm soát của Pháp. Phần Việt Minh, tướng Bình chỉ có 20 chi đội so với 35 .000 quân Pháp, chưa kể không được tiếp tế và trang bị vũ khí. Tướng Bình làm gì được ngoài việc ám sát và khủng bố?
Cuối năm 1946, tây đánh mạnh vào chiến Khu D, bộ chỉ huy khu 7 của tướng Bình bỏ chạy. Năm 1947 tạm thời bộ chỉ huy của tướng Bình đành rút về đóng ở Đồng Tháp.
Những hoạt động khủng bố, ám sát, thủ tiêu của tướng Nguyễn Bình.
Có thể nói, trong cuộc chiến tranh này, cái yếu của Nguyễn Bình là không thể đương cự trực diện với Tây và đã phải rút về trú ẩn ở Đống Tháp năm 1947. Nhưng cái mạnh của Nguyễn Bình là có thể tiến hành một cuộc chiến tranh khủng bố, ám sát có một không hai trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
Thời kỳ huy hoàng nhất của tướng Nguyễn Bình là vào thập niên 1950 mà ngoài Bắc thì đã chuyển hướng thành cuộc chiến tranh dàn trận với sự hậu thuẫn của Trung Quốc.
Trong Nam là chiến tranh khủng bố, ngoài Bắc là chiến tranh dàn trận với nhiều chiến dịch khác nhau.
Và điều này chứng tỏ tướng Nguyễn Bình đã có lúc gây khó dễ cho Pháp không ít. Và cái an bình của thành phố Sài gòn đã có lúc rơi vào sự khủng hoảng kinh hoàng do Việt Minh gây ra.
Dư luận Nam Bộ nói chung lúc bấy giờ- người Việt Nam cũng như người Pháp- rất sợ tướng Bình về những hoạt động khủng bố, thủ tiêu người của tướng Bình ..
Nhà báo Nguyễn Kỳ Nam viết rằng:
Nói đến Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp, tôi phải nói đến Nguyễn Bình mà lúc đó ai nghe đến tên Nguyễn Bình là thấy khiếp sợ rồi. Đồng bào Nam Bộ kháng chiến chống Pháp, không hề nghĩ đến cộng sản. Không cộng sản, không Việt Minh, họ cũng vẫn kháng chiến.
Nguyễn Kỳ Nam, Ibid, trang 80
Thoạt đầu chính phủ Nguyễn Phan Long đã gửi một thư cho tướng Nguyễn Bình với những đề nghị tìm một giải pháp hòa bình ..
Lá thư được đáp lại trên đài Tiếng Nói Nam Bộ của tướng Nguyễn Bình bằng những lời lẽ cương quyết như sau: Tất cả các bộ trưởng, công chức cũng như những bọn đầu cơ chính trị phải trả giá. Thời cơ đã đến và cuộc tấn công vào Sài Gòn sẽ xảy ra trong những ngày sắp tới ..
Lời đe dọa ấy trở thành sự thật vào đầu tháng giêng, 1950, chiến thắng nằm trong tay tướng Bình. Nên nhớ đây là chiến thắng đối với chính phủ Quốc Gia chứ không phải quân đội Pháp.
Ở đây không có cuộc chiến tranh dàn trận giữa những người lính, không có những cuộc nổi dậy của quân đội. Không, bởi vì nếu có một cuộc nổi dậy như vậy thì quân đội Pháp sẽ dễ dàng can thiệp và nhảy vào cuộc..và sẽ đè bẹp ngay ..
Ở đây thuần túy là các cuộc khủng bố, các cuộc ám sát người- Và cứ như thế, chẳng bao lâu Việt Minh sẽ làm chủ Sài gòn .. Lực lượng kháng chiến trong bí mật dần dần xuất hiện và trở thành những người chủ tương lai của Sài Gòn ..
Đấy là tất cả sách lược của tướng Nguyễn Bình theo lệnh của Hồ Chí Minh.
Kết thúc chiến lược ấy là việc ám sát cò Bazin do người của tướng Nguyễn Bình. Vào ngày 28 tháng tư 1950, cò Bazin được chở vào nhà thương trong tình trạng hấp hối. Nhưng cò Bazin là ai?
Theo tài liệu viết về Huỳnh Tấn Phát viết như sau về cò Bazin:
- Sau này tôi mới biết đó là cò Trần Bá Thành, một tên thẩm vấn ác ôn khét tiếng ở bót Catinat. Còn thằng Tây là cò Bazin, chánh mật thám bót Catinat Sài gòn, nổi danh giết Việt Minh thời đó. Lúc này chúng cố lôi kéo mua chuộc trí thức như anh Phát nên cò Bazin ra hiệu cho tôi đến ngồi đối diện với anh.
Huỳnh Tấn Phát, Cuộc đời và sự nghiệp, nhiều tác giả, trang 163
Đó là một cuộc ám sát hoàn hảo của một tay chuyên ngiệp. Y mặc một bộ complet, tay sách cặp, thong thả đến trước cửa nhà cò Bazin- lúc ấy vào khoảng 7 giờ 20 sáng-giờ mà có Bazin sắp sửa bước lên xe ô tô đi làm. Như chớp, tên mặc áo vét dở cặp lấy khẩu súng ra và khi còn cách Bazin nột thước. Y bấm cò, bắn nhiều phát. Bazin quỵ xuống .. Và sau đó kẻ ám sát chui vào một xe hơi (Traction-avant) với đồng lõa biến dạng .. Đám đông nghe tiếng súng nổ chạy toán loạn.
Đó cũng là một trong những cuộc ám sát do người của tướng Nguyễn Bình thi hành. Chính tướng Bình đã ra lệnh cho đội ám sát 905 giết Bazin mà trụ sở lưu động của tướng Bình ở cách Sài gòn 8 cây số.. Tướng Bình là thứ người mà bà Nguyễn Thị Liên Hằng trong Hà Nội’s War gọi là loại du côn phong thái giang hồ.(swashbuckling).
Nguyen thi Lien Hang, Hanoi’s War, trang 26
Nhóm 905 được gọi là những quyết tử quân(Volontaires de la mort). Họ được huấn luyện kỹ càng và được coi là những kẻ giết người chuyên nghiệp.
Trước khi bị ám sát, Cò Bazin không phải là không biết số phận của mình. Ông chiến đấu chống Việt Minh trước hết là để bảo vệ mạng sống của chính ông. Vì hằng ngày, trên làn sóng điện phát thanh của Việt Minh ra rả mỗi ngày câu đe dọa sau đây: Bazin, ngươi sẽ phải đền tội. (Bazin, tu vas mourir) Cò Bazin hiểu rằng ông đứng đầu danh sách những kẻ mà Việt Minh muốn thủ tiêu. Những kẻ muốn ám sát ông hiện đang có mặt ở Sài gòn và ông không còn bao nhiêu thời gian để khai trừ họ và nếu không làm được thì sẽ đến lượt ông! Ông hiểu cái cái nghề cảnh Sát chìm của ông-nó là một phần đời sống của ông-. Ông nắm giữ trong tay nhiều hồ sơ của những người cộng sản .
Nhưng hiện nay, cộng sản như ở khắp nơi trong Saigòn. Người của Nguyễn Bình len lỏi vào trong mọi bộ ngành chính thức của chính quyền. Họ có mặt trong mỗi khu vực, trong mỗi phố, mỗi nhà ..
Những người này lấy thông tin rồi tuyên truyền và đi thu tiền bạc ỡ những tay giầu có buôn bán có máu mặt như một thứ thuế máu để đổi lấy sự an toàn của bản thân họ. Trong một thành phố có chiến tranh, những kẻ giầu có luôn là kẻ tài trợ cho nhiều phe phái.
Nay Nguyễn Bình đã mang chiến tranh vào trong chính trung tâm Sài Gòn và coi việc ám sát thủ tiêu sẽ là con đường đưa tới chiến thắng, làm chủ Sài Gòn.
Và theo Lucien Bodard, tướng Nguyễn Bình đang điều khiển một guồng máy giết người kinh khủng nhất giết từng người và giết hàng loạt- một thứ Ministère de la mort-. Guồng máy ấy tướng Nguyễn Bình trao trách nhiệm cho Lê Văn Linh. Trong tay Linh, y có danh sách đen những người mà y sẽ thủ tiêu.
Những người làm việc cho Linh có khoảng vài trăm người được huấn luyện dưới sự huấn luyện của những kẻ đào ngũ gốc Đức. Họ sống rải rác ở Sài Giòn, không giấy tờ, không có súng ống, ăn mặc như bất cứ người nhà quê nào. Nếu bất ngờ có bị mật thám Pháp hỏi thì họ khai bất cứ tên tuổi nào mà không có cách chi tìm ra lý lịch của họ. Họ chỉ có một địa chỉ tìm đến để gặp các đồng chí và khi nhận lệnh thì được cung cấp súng đạn, lựu đạn đã được cất dấu đâu đó.
Thi hành xong công tác, họ mau chóng thoát khỏi Sài Gòn về hậu cứ chờ đợi một công tác khác.
Trung tướng Nguyễn Bình
Trung tướng Nguyễn Bình
Mỗi chuyến công tác bao gồm 4,5 người và những công tác ấy thường diễn ra giữa ban ngày hay ngay trong nhà nạn nhân với sự thỏa thuận đồng lõa của đầy tớ trong nhà. Công việc đã được tính toán kỹ lưỡng, điều nghiên từng chi tiết của nạn nhân.
Công việc nhiều khi nhanh chóng, giản dị- chỉ chừng vài phút là xong. Và họ ra khỏi Sài Gòn như lúc họ vào Sài Gòn..
Sau cái chết của Cò Bazin. Nguyễn Bình làm chủ Sài Gòn trong hai tháng trời!
Lucien Bodard, sơ tóm La guerre d’Indochine, từ trang 443-451
Ngoài những tay ám sát chuyên nghiệp, Viet Minh còn thuê cả trẻ con trong việc ném lựu đạn ..Trong vụ ném lựu đạn vào nhà hàng Cafe restaurant Paix là do hai thiếu niên 15, 16 tuổi khi bị bắt đã khai ra. Chúng được cho 20 đồng và được chỉ dẫn cách sử dụng một trái lựu đạn rồi đem thi hành với lời dọa: Không thi hành thì sẽ bị giết. Và hầu như mỗi tuần đều có xảy ra chuyện ném lựu đạn do những kẻ không chuyên nghiệp, không phải Việt Minh.. Nhiều quả lựu đạn đã không nổ..
Việc ám sát và khủng bố của tướng Nguyễn Bình thật ra nằm trong chủ trương và đường lối của cộng sản từ Hồ Chí Minh đến Võ Nguyên Giáp. Tướng Bình chỉ làm theo chỉ thị của cấp trên.
Xin trích dẫn tài liệu theo chỉ thị của Hồ Chí Minh mà tác giả cuốn Tôi bỏ đảng ghi lại trong dịp Đại Hội Anh Hùng chiến sĩ thi đua năm 1952 được đón Bác Hồ đến thăm. Bác đã căn dặn như sau :
Mỗi lần chú giết được Tây hoặc Việt gian thì phải viết giắt cài lên áo công bố tội trạng. Nếu muốn cho xác người chìm xuống thì các chú phải mổ bụng và bổ đôi cái bao tử thì cái xác mới chìm xuống được.
Nghe kể chuyện giết người, tôi choáng váng sợ hãi, nhưng rồi cũng phải vỗ tay tán thưởng, ca ngợi thành tích các anh hùng. Những anh hùng này về sau cùngxếp vào một lớp với tôi, có tất cả là 101 sinh viên lớp chế tạo máy . Trong số 101 thì hơn phân nửa lá quân đội biệt phái.
Hoang Hữu Quýnh, Tôi bỏ đảng, 1989, trang 108
Bác dặn dò kỹ càng và độc ác tàn bạo đến thế là cùng!!
Trong tài liệu của Ban Biên tập Truyền thống Tây Nam Bộ, cũng xác nhận có gây khủng bố như sau :
Ở Cần Thơ, có Trung đội Ngô Hồng Giỏi được trang bị đầy đủ. Một số cán bộ trở về lập ra Sát gian đoàn, chuyên làm công tác trừ gian, diệt ác tại thị xã.
Tháng sáu-1946, Sát Gian đoàn dùng lựu đạn đánh vũ trường nằm trên đường Phan Đình Phùng, Cần Thơ làm chết và bị thương một số sĩ quan Pháp. Sau đó hai mật thám ác ôn bị trừng trị, khiến cho bọn tay sai gián điệp chỉ điểm cùng bọn tề gian ác rất hoang mang. Lo sợ.
Ghi lai. Trong Lớn lên với đất nước, Vỵ Thanh, trang 453
Hillaire du Berrier, Background to Betrayal, trang 66-67
Theo tác giả Hillaire du Berrier, ông này cho rằng Bình được huấn luyện tại Moscou và được chỉ dạy những phương pháp giết người. Hillaire du Berrier còn quả quyết một điều đi ngược với tài liệu phía Việt Minh:
-A point to bear in mind as one stuties everything this iron-willed murderer did thereafter is that in Binh we find the perfect example of the tool of the Russians, able to say in all honesty that he was never a Communist. For Nguyen Binh to the end, never belonged to the party. It was always as a nationalist that shining, overworked word, that he worked.
Hilaire du Berrier, Background to Betrayal, trang 65
Sự phủ nhận một cách xác quyết tướng Bình không phải là người cộng sản của tác giả Berrier đặt những người đang ra sức thổi phồng tướng Nguyễn Bình rơi vào một trường hợp khó xử.
Sự xác quyết này không phải là không có căn cứ. Tướng Bình thường hành xử một cách tự quyền-nặng óc đàn anh-đàn em, dùng người theo kiểu giang hồ, bất kể thành tích tốt xấu, pha thêm chút máu giang hồ, lưu manh cũng có làm sao chịu gò vào khuôn mẫu kỷ luật của đảng? Võ Nguyên Giáp hẳn nhiên nhận được các bá cáo bất lợi ấy về tướng Bình.
Cho nên, dù có cho vào đảng thì củng chỉ là một phương thức để kiềm chế Nguyễn Bình. Vì thế, theo tác giả Nguyên Hùng, tướng Nguyễn Bình, sự thật và huyền thoại xác nhận rằng:Vũ Huy Xứng là người đã làm lễ kết nạp tướng Nguyễn Bình vào đảng vào tháng 2-1947. Và đến 25-1-1948 được phong trung tướng cùng với 8 người khác
H. Berrier còn cho rằng vào năm 1944, những ngày đầu tiên khi còn hoạt động bên cạnh Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Tướng Bình đã cùng với Võ Nguyên Giáp ám sát, khủng bố những thành phần quốc gia chống Pháp mà trước đây Bình từng là đồng chí với họ thời năm 1930. Bình và tướng Giáp đả mở những cuộc thanh trừng và sát hại rất nhiều thành phần được coi là Việt Gian. Khi giết những đồng chí Quốc Dân Đảng, phải chăng Nguyễn Bình muốn trả cái thù bị đâm chột mắt khi còn bị giam ở Côn Đảo? Rõ ràng cái gợi hứng ám sát và thủ tiêu những thành phần thù địch, Nguyễn Bình bước đầu cùng đi một con đường với tướng Giáp.
Tóm lược Hillaire du Berrier, Background to Betrayal, trang 66-67
Nếu đúng như lời trích dẫn của Bernier thì phải coi tướng Giáp là một loại sát thủ có hạng và được coi là người trực tiếp chỉ huy tướng Nguyễn Bình!!!Nguyễn Bình sau khi nghe tướng Giáp lý luận, ông đã thuận theo và từ nay, ông sẽ làm theo lệnh của tướng Giáp.
Anh hãy nghe đây, tướng Giáp nói với Bình: Anh là một người quốc gia thông minh. Anh phải đứng chung trong hàng ngũ của chúng tôi nếu không chúng tôi sẽ thủ tiêu những người bạn trẻ của anh. Chúng tôi phải làm như vậy bởi vì họ sau này có thể là những kẻ phản bội . Anh đã biết nếu những người này trở thành những người anh hùng? Bây giờ thì có thể họ chưa là gì, nhưng sau này thì họ sẽ đi vào lịch sử. Bởi vì họ đã làm được một số công trạng trong những năm vừa qua, họ ham muốn quyền lực. Nhưng họ lại không xứng đáng được. Và để đạt được quyền lực đó, họ chỉ có một con đường mà họ có thể làm được. Là họ sẽ cộng tác bắt tay với bọn Quốc Dân Đảng hoặc với Pháp. Họ phải bỏ đi thôi.
Hillaire du Berrier, Background to Betrayal, trang 66-67
Cho nên, nhìn toàn diện các hoạt động khủng bố, ám sát ở những ngày đầu cuộc kháng chiến, ta phải coi tướng Giáp là người chủ trương như nhận xét của Robert J O’ Neill:
- Tướng Võ Nguyên Giáp chịu tất cả mọi trách nhiệm trong khi Hồ Chí Minh vắng mặt về việc sát hại hằng trăm các nhà chính trị dám chống lại Việt Minh, phá hại tất cả các tổ chức nào xem ra có thể cạnh tranh với Việt Minh cũng như cấm đoán mọi tờ báo nào xuất bản mà không có sự kiểm soát của Việt Minh. Ông cũng đã thiết lập được một quân đội từ 30.000 lên 60.000 cũng như một đơn vị tự vệ từ các thường dân…
Robert J O’ Neill, General Giap: Politician & Strategist, trang 44
Tại sao những cán bộ Việt Minh thời 1945 cho đến nay 2013 vẫn không đả động gì đến những vụ khủng bố, ám sát tàn bạo dành cho những thành phần đảng phái và không đảng phái, thành phần tôn giáo do sự chỉ đạo của tướng Võ Nguyên Giáp?
Ông Nghiêm Kế Tổ đã ghi lại một cách chi tiết như sau:
-Số nạn nhân Việt gian lên đến hàng ngàn, hàng vạn. Giam cầm, đầy ải hoặc thủ tiêu? Chẳng ai biết, chẳng ai hay. Được thể dân quân du kích, Công an hay Ủy ban kháng chiến cứ việc bắt bớ thẳng tay, không thương tiếc. Tâm lý bắt Việt gian và tâm lý sợ Việt gian trong vùng Việt Minh kéo dài từ 1946 mãi đến năm 1948 mới tạm dịu sau khi xảy ra một vụ bắt Việt gian kinh thiên động địa tại Việt Bắc.
Vụ Tổng kiểm soát, hay nói bằng một danh từ mới và thích hơp hơn: vụ ráp vĩ đại cả Bắc Việt lẫn Liên khu IV( nửa nước VN) đã làm cho hàng ngàn dân chúng chết oan uổng và hờn giận. Không phải riêng dân chúng bị bắt, bị tra tấn, bị thủ tiêu, ngay đến cả trong quân đội, trong đoàn thể, trong hàng ngũ cộng sản, số sĩ quan, nhân viên và đảng viên chịu cực hình cũng nhiều không kém. !!
Nghiêm Kế Tổ, Việt Nam Máu lửa, trang 130-131.
Cho đến khi đang viết những dòng nảy, tôi vẫn không hiểu được những lệnh thủ tiêu, giết người Quốc Gia là theo lệnh của tướng Võ Nguyên Giáp- bằng cớ rõ ràng là như thề-. Nhưng dư luận phương Tây cũng như Việt Nam, hình ảnh của tướng Giáp vẫn được coi là một người anh hùng, một tướng lãnh với tài cầm quân, mặc dầu ông đã nướng không biết bao nhiêu sinh linh các chiến sĩ chết dưới quyền của ông- một đổi lấy bốn hay năm mạng người lính-.
Thật không hiểu được!
Trong khi tướng Bình ở Nam Bộ cũng ám sát, cũng thủ tiêu thì nhận rất nhiều tai tiếng!!
Trung tướng Nguyễn Bình
Tướng Bình được giao trách nhiệm vào Nam bộ, ông có nhiệm vụ là hợp nhất nhiều thành phần hỗ tạp lẫn lộn trong nhóm Bình Xuyên và thống nhất các lực lượng Cao Đài, Hòa Hảo trong việc chống lại người Pháp.
Sau cái chết của cò Bazin, Saigon nằm trong tay Nguyễn Bình. Và các cuộc khủng bố ấy tiếp tục kéo dài..Phố xá vắng hoe, kiều dân Pháp không dám ra ngoài đường. Rồi lần lượt nhiều Pháp kiều đã gục ngã sau Bazin như các vụ ám sát các kỹ nghệ gia chủ hãng thuốc lá- chủ đồn điền cao su- viên chức và nhà buôn.
Họ bị giết trong nhà, chết ở ngoài đường, thây bị vứt ở một góc phố nào đó có tấm bảng treo ở cổ. Đó là sự khủng bố trắng gây kinh hoàng cho mọi người .
Lucien Bodard, La guerre d’Indochine, tóm sơ lược từ các trang 446-464
Người Pháp hầu như bất lực trước những cuộc ám sát của Nguyễn Bình.
Theo một hai người bạn lớn tuổi nhớ lại ký ức về giai đoạn đó kể lại rằng: Chỉ cần thủ một quả lựu đạn vào một rạp cine chỗ đông người, thảy trái lựu đạn rồi biến mất để lại một khung cảnh kinh hoàng người chết, người bị thương.
Berrier mô tả thêm:
-Binh murderd more people, with more brutality, than any Oriental since Genghis Khan, and did it as America’sprotege as well a Ho Chi Minh’s and the Russia’s..(..)No man has a right to be neutral . If he neutral, kill him..
Hillaire de Berrier, Ibid, trang 67
Hàng ngày đài tiếng nói Nam Bộ rao truyền sự hận thù và sự kinh hoàng bằng cách đọc tên những thành phần sẽ bị thù tiêu trên một danh sách có sẵn.
Nhưng mọi chuyện đã mau chóng thay đổi, đem lại một không khí an bình giả tạo cho bộ mặt Sài Gòn.
Phải đợi đến khi thủ tướng Trần Văn Hữu họp báo và tuyên bố giao ngành an ninh cho một viên cựu đốc Phủ Sứ, tên Tâm- người được coi là hùm xám Cai Lậy.
Từ đây mọi chuyện bắt đầu đổi khác. Việc đầu tiên, Tâm làm sạch nội bộ ngành công an tìm ra một viên thứ ký là người của Việt Minh gài vào .. Mọi tin tức dù mật đến đâu đều lộ ra ngoài đều do người thư ký này bá cáo cho tướng Nguyễn Bình.
Tâm khai thác, hỏi cung và khi khai thác xong, tìm ra đường giây đầu mối qua viên thư ký này xong. Tâm thẳng tay mang ra xử bắn ngay trong ngày và sau đó bất cứ một nghi ngờ nhỏ nào mà trùm Cai Lậy biết được thì cũng là nguyên cớ để lôi ra tra khảo bằng đủ loại cực hình.
Phải nói sự tra tấn hoàn toàn bất nhân và bằng những hình cụ độc ác nhất!!
Tâm làm việc có kế hoạch, thu được nhiều tin tức, sẵn sàng chi tiền lấy tin tức. Tâm bỏ ra 60.000 để lấy tin tức từ một người chỉ điểm chỗ ỡ ở của Lê Văn Linh. Tâm bắt giam người đó và cho biết nếu chỉ đúng thì có 60.000 ngàn, nếu chỉ sai thì chỉ có chết. Tâm sau đó đã mở cuộc vây bắt Linh. Y còn đang ngủ. Lục soát đằng sau một tủ sách mà đằng sau dấu những khẩu súng liên thanh, súng lục từng dùng để đi ám sát. Ở một phòng khác đầu đủ hồ sơ những ngưởi sẽ bị thủ tiêu với ngày giờ thi hành.
Và một hồ sơ lớn đầy đủ về chính ông Tâm. bắt trọn ổ 4 người của tướng Bình mà người đứng đầu là Lê Van Linh.
Lê Văn Linh được coi như cánh tay mặt của tướng Nguyễn Binh ở tại một biệt thự đường Frères-Louis. Linh bị bắt không kịp chống cự. Khám phá nhà Linh còn bắt được một Hoa Kiều bị Linh bắt giam, đòi tiền chuộc mạng với giá một triệu đồng. Ông Tầu trả công thưởng 100.000 đồng cho Tâm. Tâm lấy số tiền đó trả 60.000 cho người chỉ điểm ..
Từ những người vừa bị bắt, Mai Hữu Xuân- một thứ sản phẩm của trùm mật thám Bazin từ trong huyết quản-ông trùm của mật thám- và sau này cũng là người được lệnh thanh toán anh em ông Ngô Dình Diệm năm 1963.
Và ngay ngày hôm sau Mai Hữu Xuân bắt trọn ổ 40 người khác của Nguyễn Bình.
19 ngày sau, một tên trùm Việt Minh chuyên ám sát bị tóm ở một biệt thự khác, đường Luro tên Van San ..
Việc bắt trọn ổ này là công khai thác, mua bán tin tức mà người Pháp gọi là: La vente des tuyaux,
Kết quả mẻ lưới của Tâm-Xuân bắt được cả thẩy khoảng 100 người của tướng Bình. Kể như hệ thống khủng bố và ám sát của tướng Bình bị xóa sổ.
Cũng theo nhận xét của Philip B. Davidson nhận xét về ông Tâm như sau: Cái ngưởi có thể đánh bại Bình là một người vóc dáng nhỏ thó, già, một thứ cảnh sát đã hết thời mà trước đây có tiếng là sát thủ và hùm Cai Lậy. Chỉ trong vài tuần lễ, Tâm phá sạch mạng lưới tình báo của Bình bằng cách tra tấn những tình báo viên bị bắt, Tâm bắt giam hoặc thủ tiêu những phe đảng của nguyễn Bình. Cho đến giữa năm 1950, Tâm đã có thể quét sạch bóng dáng của Bình ra khỏi Sải Gòn.
Philip B. Davidson, Ibid, trang 82
Tâm không đưa những kẻ khủng bố ra tòa án VN vì các ông tòa Annam sợ không dám xử, sợ bị Việt Minh trả thù. Tâm đưa thẳng các bị can cho tòa án Tây xử. Các tòa án Tây xử theo luật có từ thời Nhật đặt ra rất khắt khe- bị can chỉ có thể rơi vào hai trường hợp: Hoặc số 76 hoặc số 83.
Giữa hai số đó có sự khác biệt lớn lắm. Chẳng may rơi vào số 76 là nhận án tử hình và 83 là tù chung thân.
Việt Minh qua tướng Bình đã thất bại trong cuộc chiến tranh khủng bố và phá hoại ở Sài Gòn, không phải với người Pháp mà với cặp Tâm-Xuân.
Tại sao Tâm làm được việc xóa sổ người của tướng Bình? Và đã có thể phá tan hệ thống khủng bố ấy trong thời gian vài tháng? Trong khi các tổ chức đảng phái Quốc Gia như Quốc Dân Đảng, Đại Việt đã bó tay trước các cuộc tàn sát và khủng bố của tướng Giáp ở ngoài Bắc?
Chính thức, tôi dựa vào tài liệu của Lucien Bodard vì tác giả có được các bút ký của tướng Nguyễn Bình viết mỗi ngày khi bị VNG gọi ra Bắc .. Đây là tài liệu khả tín do Phòng Nhì Pháp có được sau khi khám xét thi thể tướng Bình lúc bị thảm sát ở Campuchia.
Những bút ký ghi lại ấy chẳng khác những di chúc để lại cho vợ ông và cho biết những âm mưu muốn triệt hạ ông.
Phần tài liệu về phía Việt Nam có rất nhiều. Nhưng không dùng được vì chỉ là sách vở tuyền, che dấu sự thật, cắt xét phần bút ký của tướng Bình trên đường ra Bắc:
Cho đến nay, câu hỏi đặt ra ai giết tướng Bình vẫn là một câu hỏi .. Nhà báo Bùi Tín trong một dịp trả lời phỏng vấn cũng đặt câu hỏi ai giết tướng Nguyễn Bình, trung tướng tư lệnh Nam bộ?
Bảy Viễn và Bình Xuyên đối đầu với tướng Nguyễn Bình
Bảy Viễn là một nhân vật huyền thoại mà cuộc đời của ông ta còn vượt hơn cả những nhân vật truyện trong các phim ở Holywood.
Ông ta là kết tinh của tinh thần yêu nước và tướng cướp, kết tinh giữa cái hào hiệp và sự thanh toán dã man. Trong Bảy Viễn có cả cái tốt lẫn cái xấu, chất giang hồ hảo hán và cả lòng yêu nước. Ông chống Pháp, nhưng trấn lột những nhà giàu, bắt những kẻ giàu có đóng thuế để nuôi đám đàn em. Ông phạm nhiều tội ác như giết người, nhiều thủ đoạn trái pháp luật.
Vì thế, con người huyền thoại ấy tiêu biểu cho giới giang hồ miền đất Nam Bộ. Một thứ anh chị nổi lên từ criminal background trong thời chiến.
Không lạ gì, một sinh viên người Pháp, anh Pierre Debezies đã làm hẳn một luận án tiến sĩ Luật và đã đưa ra một nhận xét khá chính xác như sau về con người Bảy Viễn:
Bảy Viễn chắc chắn là một khuôn mặt kỳ lạ nhất ở miền Nam Việt Nam. Làm thế nào mà một tên cướp xa lộ bị săn đuổi bởi nhà cầm quyền qua những vùng lầy ở Soài Rạp mười năm trước đây nay có thể có một địa vị như anh ta có được ngày hôm nay.
Hillaire du Berrier, Ibid, trang 55
Bảy Viễn vốn chỉ là dân giang hồ, ăn cướp và từng bị án 12 năm tù ở Côn đảo. Nhưng mới thụ án được 4 năm thì Bảy Viễn đã tố chức đóng bè và trôi dật về bờ biển Phan Thiết. Sau đó lại bị tù ra Côn Đảo trong một vụ cướp. Án tù là 12 năm cộng với 8 năm chưa thi hành, nhưng ông lại vượt ngục với Mười Trí.
Thành tích duy nhất là những lần vượt ngục Côn Đảo.
Khi trở Bảy Viễn vượu ngục từ Côn Đảo về Sài gòn thì tình hình rất lộn xộn. Nhật cướp chính quyền, rồi đầu hàng. Bảy Viễn gặp lại Ba Dương, Maurice Thiên và cùng với Mười Trí lập bộ đội..tự nhận là Ủy viên quân sự.
Ngày xưa là dân giang hồ nay nghiễm nhiên là chiến sĩ, là ủy viên quân sự dưới quyền có khoảng 100 người.
Sau khi Ba Dương bị sát hại trong một cuộc càn của Pháp thì cuối cùng Bảy Viễn được Nguyễn Bình đề cử khu phó và Bảy Viễn đóng trụ ở Rừng Sác..
Theo tài liệu của Huỳnh Tấn Phát cho thấy Việt Minh có mở lớp huấn luyện cán bộ cho Bình Xuyên tại Rừng Sác- Rừng Sác là căn cứ địa và chiến khu của Bảy Viễn- :
Anh Pham Ngọc Thạch cùng tôi vào Vũng Tàu và anh giao cho tôi mở lớp huấn luyện cho tân binh ở Bà Rịa, còn anh đến Phước An, Rừng Sát tìm hiểu tình hình Bình Xuyên và công tác tại đây một thời gian. Sau đó anh bảo tôi về Bình Xuyên mở lớp huấn luyện cho bộ đội của anh Ba Dương Văn Dương, Tám Mạnh và Dương Văn Hà, những cán bộ vững vàng và trung kiên.
Huỳnh Tấn Phát, Ibid, trang 146
Mặc dầu Bảy Viễn nhận được nhiều hứa hẹn từ phía Nguyễn Bình như cho làm Trưởng Khu 7( hiện là khu phó), nhưng Bảy Viễn do dự yên lặng vì ông ta thích cái tự do, không chịu nằm dưới chướng của ai và làm chủ những vùng lầy bãi sậy- một thứ trùm băng đảng thu thuế cho băng đảng của mình-. Bảy Viễn có giang sơn của mình. Giang sơn nào anh hùng nấy, đúng tinh thần dân Nam Bộ; anh hùng hảo hớn..
Ngoài ra quyền lợi thu thuế khu vực Sài Gòn Chợ lớn cũng không phải nhỏ mà hai bên thường dẫm chân lên nhau. Nguyễn Bình cũng muốn nắm trọn quyền thu thuế, Bảy Viễn cũng có cơ sở, có đàn em và không muốn mất phần.
Dưới tay Bảy Viển có nhiều cố vấn có học như bọn Lâm Ngọc Đường và Maurice Thiên. Lại thêm có nhà trí thức Trần Văn Ân làm cố vấn chính trị. Bọn này không đời nào để Bảy Viễn mắc vào cái bẫy của Việt Minh dăng ra qua tướng Bình .. Bọn Tài, Sang- tay sai của phỏng nhì Pháp, một loại cố vấn cũng nhất định tìm cách ngăn cản Bảy Viễn xuống Đồng Tháp nhận chức khu trưởng khu 7.
Đã hơn ba năm rồi, tình trạng giữa Bảy Viễn và tướng Bình vẫn nhì nhằng và cũng xảy ra nhiều đụng chạm giữa đôi bên. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Bảy Viễn ngả theo Tây như các giáo phái.. Bảy Viễn khai trừ cán bộ miền Bắc trong khi đó thì hai lần tướng Nguyễn Bình mưu toan ám sát Bảy Viễn bất thành ..
Nhưng Bảy Viễn do cái máu lang bạt, do tự ái anh hùng hảo hớn cứ nhất quyết đi dự phiên họp do Tướng Bình mời. Bảy Viễn cẩn thận mang theo hai đại đội đi theo. Buổi họp ấy có đầy đủ chức sắc lãnh đạo của Việt Minh như Phạm Ngoc Thuần, Lê Duẩn. Thuần đã ép Bảy Viễn giải tán Bình Xuyên. Việc yêu cầu giải tán Bình Xuyên là một yêu cầu mà Bảy Viễn không thể chấp nhận được.
Trước khi ra về Bảy Viễn dứt khoát: Không đời nào!!
Tướng Bình nhân dịp này muốn bắt Bảy Viễn, nhưng đã bị Lê Duẩn cản nên Bảy Viễn được thong thả ra về.
Trong khi đó thì hai ông Thiên và Đường- phụ tá của Bảy Viển- đã tiếp xúc với tướng De la Tour là nếu một khi Bảy Viên kéo quân về thành. De la Tour sẽ ra đón Bảy Viễn ngay cửa ngõ vào Saigòn với tất cả nghi lễ dành cho một tướng lãnh Bình Xuyên về với chính nghĩa Quốc Gia!!
Từ chối hợp tác với Nguyễn Bình, Bảy Viễn còn có con đường nào khác?
Nguyễn Bình đương nhiên nghi ngờ Bảy Viễn và tìm cách cho người xâm nhập vào tổ chức và phá tổ chức của Bảy Viễn. Khi biết Bảy Viễn có liên lạc với Pháp thì Nguyễn Bình muốn trừ khử Bảy Viễn.
Và theo tài liệu của Hillaire du Berrier, đã có lần lấy cớ ngày sinh nhật Hồ Chí Minh, Nguyễn Bình tỏ ý muốn gặp Bảy Viễn tại bộ Tham Mưu của mình.
Bảy Viễn nhận lời và mang theo 200 cận vệ dữ dằn nhất của mình để nếu cần cứu nguy và giết Nguyễn Bình khi có dấu ra lệnh.
Khi vào bên trong lều, Nguyễn Bình nói với Bảy Viễn: ông phản bội chúng tôi, nhưng tôi sẵn lòng tha thứ cho ông và đặt tay lên vai Bảy Viễn và ôm ông ta. Đúng lúc ấy thị bọn đao phủ đột nhập vào lều chỉ huy định ám hại Bảy Viễn. Bọn cận vệ của Bảy Viễn can thiệp kịp thời và bảo vệ cho Bảy Viễn rút lui.
Sau việc này, Bảy Viễn sai Lai Hữu Tài như một thư ký riêng đến gặp người Pháp và yêu cầu được cung câp súng đạn để dẹp Việt Minh ra khỏi khu vực.
Ngay cả khi chưa nhận được sự ưng thuận của Pháp, Bảy Viễn cho đàn em thanh toán người của Nguyễn Bình tại các khu chiếm đóng của Việt Minh một cách khủng khiếp. Xác người chết trôi sông không được trình báo.
Bảy Viễn được Savani cho người tiếp xúc và lien6b lạc kín đáo và họ đã có một thỏa thuận vào ngày 16-8-1948.
Đến năm 1951 thì lại có thỏa thuận với Bảo Đại và được độc quyền khai thác trỏng lãnh vực: Cờ bạc, buôn thuốc phiện lậu và gái điếm. Nổi tiếng với sòng bạc Đại thế giới.
Và chẳng bao lâu sau, uy tín của Bình Xuyên lên cao, Bảy Viễn trở thành một thứ Robin Hood Việt Nam.
Kể từ khi Bảy Viễn nắm quyền, xe đò chạy đường Sàigon- Vũng Tàu thong thả, không bị quân của tướng Bình chặn bắt và đóng thuế. Sài gòn nói chung dưới sự quản lý của Bình Xuyên, Pháp kiều cũng như dân chúng có thể đi chơi đêm mà không sợ bị giết .. Không còn những xác người vứt bên vệ đường với án tử hình treo nơi cổ như một đe dọa những kẻ khác.
Dân chúng được sống an bình trong vài năm cho đến khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm về nước..
Trước những thất bại của các tổ ám sát, tướng Bình đã liều lĩnh tổ chức các cuộc tấn công các đơn vị quân đội Pháp tại các tỉnh, nhưng đã không thành công và tướng Bình cũng đã đụng phái một viên sĩ quan Pháp- một sĩ quan đã gặt hái được nhiều thành công vì tài chỉ huy, vì kinh nghiệm chiến trường và biết lấy lòng dân quê. Đó là tướng Chanson.
Binh lính Pháp đi đến đâu là làm công tác xã hội đến đấy để lấy lòng dân!!
Nguyên nhân thất thất bại của tướng Nguyễn Bình ở miền Nam
Tôi đã có dịp viết một bài với nhan đề: Kháng chiến Nam Bộ đi trước mà về sau.
Sơn Nam cũng phản ánh một nhận xét tương tự:
Phải phản ảnh tình hình Nam Bộ, kháng Pháp đi trước miền Bắc và Nam Bộ quá xa xôi, khó được cơ may gặp cụ Hồ như ở ngoài Bắc. Cần chứa đựng nỗi ray rứt độc đáo của Nam Bộ .
Hồi Ký Sơn Nam, Từ U Minh đến Cần Thơ
Kháng chiến khởi đầu ở Nam Bộ, đi một bước trước, vậy mà sau này- bởi vì thiếu những điều kiện khách quan đã là cớ sự cho sự thua trận trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
Đây cũng là một thực tế chiến tranh mà không mấy sách vở tài liệu chiến tranh nào của miền Bắc đề cập đến điều này .. Riêng tướng Giáp qua những sách mà đại tướng đã viết ..Người đọc có cảm tưởng chiến tranh Dông Dương chỉ xảy ra luẩn quẩn tại miền Bắc và bên Lào.
Một nửa phần đất phía Trung và Nam Bộ hầu như không có chiến tranh?
* Yếu tố địa lý
Miền Nam là một miền đất mới- khác hẳn miền Bắc về địa lý, dân số, xã hội và tôn giáo ..Nói chung đó là một xã hội mở theo nghĩa khả năng thích ứng và hội nhập rất là mạnh. Nó cũng là miền đất được thiên nhiên ưu đãi, đất rộng bao la mà người thưa. Thời Minh Mạng, người ta phải đo ruộng đất bằng Dây thay vì thước tấc.
Một dây có diện tích co dãn từ 5 đến 10 mẫu ta, qua câu ca dao:
Đất năm dây cò bay thẳng cánh
Anh dám hỏi nàng quê quán ở đâu
Sơn Nam, Đất Gia định xưa, trang 64
Miền đất Nam Bộ- miền đất mới- địa giới phân chia làng xóm lại lỏng lẻo, nhà nọ cách nhà kia xa- Mỗi đơn vị nhà cửa mang tính tự lập và không nằm trong khuôn khổ tập tục, xã hội làng xã. Dân làng phần lớn hỗn tạp, dân du nhập đủ thành phần, chẳng theo phép tắc nào cả, nếp sông trôi sông lạc chợ, ở rồi đi, đất rộng người thưa rất khó gom dân lại đễ tổ chức làng xã theo tập tục, nề nếp. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa cũng gặp trở ngại gom dân trong các ấp chiến lược và không mấy thành công.
Sơn Nam trong sách của ông viết:
- Dân U Minh thưa thớt, thiếu tổ chức, Cách Mạng xuống đó làm gì cho mệt, muốn vậy, phải xuất phát từ tỉnh lỵ Rạch Giá này mới có hiệu quả. . Nghĩ vậy, tôi tự hào một mình rằng đã có trình độ, đúng hay sai chưa biết.
Có gì động tĩnh, chỉ lên chiếc xuồng Ba Lá, chốc lát vèo một cái là đã mất hút vào không gian vô tận .
Hồi ký Sơn Nam Ibid, trang 158
Vậy thì quân ở đâu mà rải ra khắp nơi khắp chốn? Vì thế, nếu Việt Minh sống ở các vùng Cần Thơ, Vĩnh Long, Rạch Giá thì có cái ăn, nhưng không có chỗ ẩn náu an toàn. Bị Tây càn là vô phuong trốn chạy. Cho nên, muốn an toàn phải đi xuôi nữa đi sâu nữa vào vùng U Minh .. Đó cũng là căn cứ địa của Khu 9.
Miền Nam chỉ có cái lợi thế địa lý khi đi sâu vào miệt phía Đông Nam Sài Gòn hay miệt Cà Mâu vì ở đấy có những loại cây tràm mọc dưới nước mà không dễ gì len lỏi vào được .. Và phải dùng thuyền nhỏ. Vì thế nó cũng trở thành nơi trú ẩn an cho các lực lượng kháng chiến miền Nam trong nhiều thập niên.
Philip B. Davidson, Ibid , trang 39
Trong khi đó, làng xã miền Bắc là những đơn vị kinh tế, xã hội, tôn giáo, lịch sử, phong tục- một xã hội khép kín- bao bọc bởi lũy tre, làng nọ sát làng kia, nhà nhà san sát nhau chia ra rừng xóm như xóm trong, xóm ngoài, xóm trên, xóm dưới ..
Chính ở chỗ đó dễ kiểm soát dân làng.. Khi Việt Minh về, chỉ cần mấy du kích vào làng bắt đi ông lý trưởng và vài chức sắc là nắm tóc được cả làng. Dân làng sợ hãi riu ríu nghe theo, chó không dám sủa, trẻ con không dám khóc. Kinh nghiệm cá nhân của tôi là khi Việt Minh nổi dậy, họ vào bắt ông Lý Chân-lý trưởng của làng tôi- chẳng biết ông có tội tình gì- và dẫn đi biệt tích .. Bố tôi, chỉ là một ông Trùm, chức phận nhỏ bé, không làm một điều xằng bậy gì, chỉ lo phận sự hàng xứ, lễ lạc cho họ đạo. Ông cũng bị đi tù giam ở trại Lý Bá Sơ. Chỉ có cái may là sau một năm tù, ông sống sót trở về. Nhưng nào đã hết, anh tôi du học ở ngoại quốc về- ở địa phận Hà Nội- tội tình gì bị xử án giam tù cộng chung tất cả hơn 20 năm, lên tận Cổng Trời, nằm Hỏa Lò..
Vào miền Nam đến lượt các anh rể tôi, các cháu đi cải tạo. Tính chung gia đình chúng tôi cống hiến cho cách mạng trên 100 năm tù!!
Tôi vẫn tự hỏi, chúng tôi tội tình gì. Dân chúng tôi tội gì mà bị những tên đao phủ hành hạ đến như thế !!
Địa lý miền Bắc với núi cao hiểm trở, rừng khắp nơi là chỗ trú ẩn an toàn cho kháng chiến .. Các trận chiến thắng có tính cách quyết định cho tướng Giáp đều xảy ở các nơi núi cao hiểm trở, như chiến thắng trong chiến dịch biên giới, chiến thắng Điện Biên Phú.
80% lãnh thổ miền Bắc là rừng, núi thay đổi từ rừng thưa đến dầy đặc. Những cánh rừng bao phủ, che đậy những hoạt động của Việt Minh ở bên dưới. Nó cũng che dấu các kho vũ khí, đạn dược.
Nó cũng là những nơi ẩn lánh lý tưởng cho bộ độ với nhiều lùm cây, bụi rậm..
Vì thế, Pháp khó có thể tiến hành những cuộc tấn công hoặc lục soát mà không bị tổn thất nặng nề vì bị phục kích …
Philip B. Davidson, Viet Nam at war, The History 1946-1975
Và người ta cũng nhận thấy rằng các cuộc tấn công của Việt Minh phần lớn đều phải dựa theo mùa. Đó là thời gian lý tưởng cho các cuộc hành quân ở miền Bắc từ giữa tháng 10 đến giữa tháng năm..
Thống kê cho thấy 19 cuộc tấn công vào quân đội Pháp do tướng Giáp điều động đều xảy ra trong thời gian này trên tổng số 26 cuộc tấn công.
Điện Biên Phủ đã diễn ra cũng trong thời điểm này .. Tết Mậu Thân sau này cũng vậy.
· Yếu tố cá tính dân miền Nam
Tôi hồi tưởng lại hai biến cố cải cách ruộng đất và Nhân Văn Giai phẩm ở miền Bắc vào đầu thập niên 1950. Tôi tự hỏi làm cách nào người cộng sản đã có thể chà đạp con người, khinh rẻ nhân phẩm con người từ người nhà quê đến một người có học vấn đến như thế? Làm thế nào mà người cộng sản có thể bắt người bố gọi con dâu bằng bà và xưng con, còn cô con dâu xưng bà với bố chồng? Tôi không nói đến những thiệt hại vật chất đã đến với những người địa chủ lớn nhỏ vô tội, nhưng tôi thấy họ đã biến những người nông dân hiền lành trở thành một bọn côn đồ, bọn cướp ngày. Còn những nạn nhân như các địa chủ, các nhà văn lớn nhỏ thì sợ hãi nhút nhát như con giun, con dế, van xin, lạy lục để được tha, để được yên thân.
Bây giờ thì người cộng sản tự họ lãnh cái hậu quả của những tên công an đang hành hạ người dân cả nước..Những nhà thơ, nhà văn trong nhóm Nhân Văn Giai phẩm- mặc dầu không thể không kính nể họ- vẫn thấy họ hành xử nhát sợ như những con run, con dế!!
Tại sao tướng Nguyễn Bình đã có thời làm mưa làm gió ở miền Nam lại bó tay thua cuộc? Bởi vì cá tính dân miền Nam quen tự lập, quen sống nếp giang hồ, không chịu ép mình làm tôi tớ cho một người- dủ là tướng ở miền Bắc vào- cưỡi đầu cưỡi cổ-.
Thật vậy, Sau 1975 thì tôi càng nhận thức một cách rõ rệt, đã nhận ra cái cá tính dân miền Nam, nó gìn giữ dân miền Nam đứng vững trên hai đôi chân của mình .. Không phải những khu vực như Dốc Mơ, Gia Kiệm, Xóm Mới là những thành trì chống Cộng vững chắc !!. Chính những nơi này –do có tổ chức, có lỷ luật trên bảo dưới nghe- lại tỏ ra dễ bảo hơn các thành phần xã hội khác.
Sau 1975, người ta càng thấy rõ yếu tố cá tính người dân miền Nam đã làm ung thối các chính sách đi kinh tế mới, các buổi học tập dân phố, các chính sách đánh tư sảnvv Nếu chính sách xã hội hóa miền Nam gặp khó khăn và trở ngại là do thành phần đa số dân miền Nam rất ngang bướng, rất khó bảo.
Hãy thử nhìn lại, chỉ 20 năm sau vài trăm ngàn người sĩ quan và công chức cũng như gần 300 nhà văn nhà thơ của miền Nam bị tù tội, bị đi cải tạo. Đã có bao nhiêu người tỏ ra yếu hèn viết những cuốn sách thú tội, tố cáo nhau hoặc tố cáo tội ác Mỹ Ngụy của miền Nam Việt Nam không ?Những Trần Văn Tuyên, những nhà thơ như Vũ Hoàng Chương cho đến lúc chết nào họ có nửa lời biếm nhã với miền Nam ?? Điều gì làm nên sự khác biệt giữa hai giai đoạn dưới sự thống trị của cộng sản? Nếu không phải là cá tính người dân miền Nam nói chung- Bắc 54 nói riêng và miền Nam? Cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa Xã Hội ở miền Nam là một sự thất bại hoàn toàn, nhưng nó lại có thể điều động, khuất phục hàng triệu người miền Bắc như những con cừu?
Người ta còn nhớ trong buổi họp chiêu dụ Bảy Viễn, trước mặt bá quan văn võ, trước mặt tướng Nguyễn Bình, Bảy Viễn chửi và nói thẳng ông ghét người miền Bắc.
Bảy Viễn đứng thẳng lên không nhìn chủ tọa mà ngó ngay Nguyễn Bình:
Trước khi trả lời bốn điều thắc mắc của Khu trưởng Nguyễn Bình, tôi xin nói thẳng điều này, cá nhân Bảy Viễn không tin người Bắc, Tôi cũng không khoái mấy cha chính trị viên.. Khi mới lập bộ đội, gian khổ chết chóc thì không thấy các cha đâu, khi bộ đội thành nề nếp, có đại đội, có tiểu đoàn rồi thì các cha vác mặt tới đòi chia quyền chỉ huy..(..) Tôi không tin khu, tôi về đây không phải vì chức khu trưởng các ông dành cho tôi. Thật ra đây là kế điệu hổ ly sơn nhằm tách tôi ra khòi chiến khu Rừng Sác. Đây là hạ sách, đứa con nít cũng biết..
Nguyên Hùng, Bảy Viễn, thủ lỉnh Bình Xuyên, trang 196-197
Cái cung cách Bảy Viễn, cái ngang tàng của Bảy Viễn đối với Việt Minh cũng là điều mà dân miền Nam đáp trả lại cộng sản sau 1975.
Một tính khí- một con người- một miền Nam.
Phải nhìn nhận có một yếu tố nào đó làm cho người dân miền Bắc và miền Nam có hai lối ứng xử khác nhau trước bạo quyền. Tôi nghĩ đó là do cá tính con ngưởi miền Bắc khác miền Nam … Miền Bắc có nêp sống văn hóa quy củ, đã đi vào nề nêp, biết tôn trọng lễ nghi, tập tục và pháp luật nên dễ uốn mình theo kẻ cầm quyền.
Đứng ở một mặt nào đó, cá tính dân miền Nam thể hiện ra qua con người Bảy Viễn. Hành xử giang hồ, dẫm đạp lên pháp luật nên coi trời bằng vung. Bảy Viễn đã sẵn sàng đối đầu với kẻ cầm quyền, chỉ sẵn sàng nói chuyện phải quấy với kẻ biết điều và nếu không được thì chẳng ngại đối đầu trước một viên tướng khét tiếng hung thần như tướng Bình?
· Yếu tố tôn giáo
Nhưng quan trọng hơn cả là lực lượng Bình Xuyên và hai giáo phái Cao Đài Hòa Hảo đã là những khu tự trị hầu như bất khả xâm phạm. Đó là những mẫu mực tôn giáo đến lạ lùng. Nó pha trộn các giá trị, niềm tin tín ngưỡng tôn giáo với mê tín và chính trị đến không hiểu được. Nhân vật giáo chủ được huyền hoặc đến độ coi ông Huỳnh Phú Sổ là bất tử, súng đạn bắn không chết. Vì thế khi ông bị Việt Minh ám hại, các giới chức sắc không làm thể nào giải thích về cái chết ấy cho lọt tai ..
Người Tây Phương không hiểu được họ nên gọi họ một cách khinh miệt là những ông đạo khùng.
Các vùng Hòa Hảo, Cao Đài và Sài Gòn –Chợ Lớn của Bình Xuyên hầu như là những khu tự trị- nội bất xuất, ngoại bất nhập-.
Người Pháp không tốn một viên đạn, một tên lính mà tự nhiên bình định được phần lớn lãnh thổ miền Nam !!
Chúng ta thừa biết rằng Hồ Chí Minh và tướng Giáp có ưa gì công giáo Bùi Chu-Phát Diệm- Trước cũng vậy và nay cũng vậy. Vậy mà họ vẩn giả đò nhẫn nhịn giao hảo. Nhân dịp lễ phong chức giám mục Lê Hữu Từ, Ông Hồ Chí Minh đã kéo phần lớn các bộ trong chính phủ lục tục về Phát Diệm- như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Mạnh Hà dự lễ phong chức.
Màn kịch trẻ con ấy, đáng nhẽ phải có một Bảy Viễn công giáo miền Bắc vạch trần ra mới phải.
Đồng thời tạm để yên cho nhóm tự trị công giáo Phát Diệm. Cả một vùng đất từ Ninh Bình nhất là Bùi Chu Phát Diệm giáp giới đến Thanh Hóa dưới quyền giám mục Lê Hữu Từ trở thành vùng trái đệm và đã cứu sống nhiều thành phần đảng phái thoát nạn.
Tôi giả dụ rằng có khu tự trị Bùi Chu và Phát Diệm của công giáo rồi được tiêp nối ngay là khu tự trị của Cao Đài trải dài từ Nam Định, Phủ Lý, Hà Đông lên đến Hà Nội. Rồi từ Hà Nội là khu tự trị Bình Xuyên kéo xuống đến Hải Phòng, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hòn Gay. Và từ đó lên miền thượng du giáp ranh biên giới Việt Trung là lảnh địa khu tự trị Hòa Hảo thì có đến hai Võ Nguyên Giáp, liệu có thể làm gì được?
Vai trò tôn giáo-chính trị là một sản phẩm đặc thù của miền Nam mà rất tiếc miền Bắc không có được!!
· Yếu tố biên giới
Nếu không có một biên giới Việt Trung-một vùng hậu cần rộng lớn là nguồn cung cấp súng đạn, lương thực và huấn luyện thì liệu chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất sẽ xảy ra như thế nào? Làm thế nào, tướng Giáp có những sư đoàn được huấn luyện đầy đủ, được trang bị đầy đủ quân trang quân dụng, được trang bị những võ khí chiến lược như đại bác 105, súng phòng không 37 ly đã làm thay đổi diện mạo trận chiến Điện Biên Phủ ngay từ lúc đầu?
Philip B. Davidson đã có một nhận xét sâu sắc không thể chối cãi được rằng ( Xin trích nguyên văn), một cái lợi thế địa lý tuyệt hảo cho Việt Minh vì giáp ranh biên giới với Tàu:
If the French spread out to control the countryside, they subjected themselves to defeat in small detachments. If they concentrated around the key population centers, they surrendered the rural areas to the Viet Minh.
There was a fourth Vietminh advantage- the location of the Viet Bac(The Vietminh base area) adjacent to China. This factor gave them a priceless sanctuary and logistic base. The Vietbac-China sanctuary provided a source of arms and equipment, training areas, and above all, defensive locations for the organ of the Vietminh government.
Philip B. Davidson Ibid,, trang 43
Biên giới Việt- Trung là một lãnh địa vô giá và lá căn cứ hậu cần cho sự chiến thắng của tướng Giáp.
Và nay chúng ta cũng phải trả một cái giá vô giá về vùng biên giới này. Không biết tướng Giáp có biết điều đó không?
Tất cả những yếu tố trên làm nên cái vinh quang của đại tướng Võ Nguyên Giáp thì cũng là những nguyên nhân làm nên thất bại cho tướng Bình ở vùng Nam Bộ? Việc tiếp tế hậu cần cho Nam Bộ thật vô vàn khó khăn.
Sau đây là trường hợp hợp hiếm hoi giúp đỡ không phải theo nhu cầu mà tiện thể có người vô Nam Bộ nên cung cấp cho miền Nam một số tiền.
Theo tài liệu trong cuốn Huỳnh Tấn Phát kể lại cho hay:
Sau cùng đoàn chuẩn bị về Nam, anh Huỳnh Tấn Phát và tôi được phân công về trước, đưa một đoàn cán bộ quân chính khóa năm Trung Ương ( Khoảng 70 người) tình nguyện vào Nam . Anh Huỳnh Tấn Phát đi nhận nhiệm vụ ở Bộ Quốc Phòng giao cho anh một số tiền lớn đem về cho tướng Nguyễn Bình ở miền Đông Nam bộ ..
Huỳnh Tấn Phát, Cuộc đời và sự nghiệp, trang 143
Số tiền giao cho Huỳnh Tấn Phát đưa vào Nam cho tướng Bình là bao nhiêu thì không rõ, có đủ nuôi quân trong vài tháng trời không.
Về trang bị vũ khí đạn dược thì cửa ngõ duy nhất là Vũng Rô có nhiệm vụ cung cấp vũ khí không phải chì cho khu 7 mà còn cả các khu 8,9 nữa.
Công việc cấp bách lúc đó là xây dựng kho chứa vũ khí, tìm ghe thuyền đưa vũ khí về Nam Bộ. Một trong các kho đó là Vũng Rô mà thủ kho là đồng chí Tất. Chính từ kho Vũng Rô này mà bà Nguyễn Thị Định nhận võ khí chi viện cho Nam Bộ . Các thuyền trưởng Trần Văn Hoài( Hoài Râu), Đặng Văn Qua, Mười Thôi cũng xuất phát từ đó đem súng đạn về cho ba khu 7,8,9.
Nguyễn Bình, Huyền thoại và sự thật,, chuong 45, Ibid .
Số phận hai người họ làm nên số phận hai vùng đất nước mà họ có trách nhiệm!!
Hồi Ký Sơn Nam, Từ U minh đến Cần Thơ, Ở chiến khu 9…trang 158
Hứa Hoành, Việt Minh giết Đức thầy Huỳnh Phú Sổ, namkylucinh.
Nếu cần phải nói thêm điều gì thì có thể nói rằng yếu tố thời gian là một trong những yếu quyết định phần thắng bại cho đôi bên. Thời gian càng kéo dài càng lợi cho VNG và bất lợi cho Pháp cũng như Mỹ sau này.
Người Pháp và người Mỹ cần một chiến thắng mau lẹ. (Quick victory). Viet Minh cần một cuộc chiến tranh kéo dài (protracted war)..
Cái chết của tướng Nguyễn Bình
Tướng Nguyễn Bình đã mắc phải một số sai lầm không tha thứ được như: định thủ tiêu Bảy Viễn. Giết hại rất nhiều đồng đội của Bảy Viễn. Nhưng quan trọng hơn cả, ông được coi là người có trách nhiệm giết hại lãnh tụ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ.
Mối hận thù ấy đến tận bây giờ, người dân Hòa Hảo vẫn chưa quên và không bao giờ tha thứ cho Việt Minh.
Việc giết giáo chủ Huỳnh Phú Sổ thật ra có nhiều nguồn tin trái ngược nhau .. Ký giả Nam Đình quy cái tội ấy cho Trần Văn Giàu.
Còn theo Hứa Hoành, việc giết giáo chủ Huỳnh Phú Sổ là do tên Đào Công Tâm, chính trị viên của đại đội 66 (Việt Minh) chủ động hạ sát Đức Thầy vào họp, rồi ùa ra đâm loạn đả vào mọi người (tự vệ quân của Đức Thầy) khi đèn tắt. Đào Công Tâm đã hạ sát Đức thầy không phải Bửu Vinh (Theo lời kể của ông Lâm Quang Phòng, một nhân vật tên tuổi của miền Tây kháng chiến kể lại).
Hứa Hoành, Việt Minh giết Đức thầy Huỳnh Phú Sổ, namkyluctinh.org
Lợi dụng tình trạng sâu xé nhau ấy, tướng Latour đem tiền bạc vũ khí cung cấp cho họ. Họ được coi như một vùng tự trị, được thu thuế, được tuyển quân. Cả một vùng rộng lớn nay người Pháp có thể yên tâm. Đức Phạm Công Tắc còn ngả theo Nhật, tôn phò Cường để, cung cấp tin tức cho Pháp, cho Nhật..
Việt Minh sở dĩ bị cô lập, theo Hilaire du Bernier vì đã phạm vào lỗi lầm là đã tiêu diệt Phật giáo Hòa Hảo: Aliénation of the Hoa Hao was the first of Binh’s mistakes.
Hilaire du Berrier, Ibid, trang 69
Nhưng việc đổ mọi trách nhiệm lên đầu tướng Nguyễn Bình thật cũng không đúng.
Theo người viết bài này, cái lỗi lầm không tha thứ được của tướng Nguyễn Bình là đã không đi cùng đường với Tổng Bộ- nói đúng ra không vừa lòng Võ Nguyên Giáp
Và theo cách suy luận biện chứng của người cộng sản thì ông sẽ bị khai trừ. Khai trừ cách nào là chuyện xảy ra sau đó.
Cũng vẫn theo H. Berrier thoạt tiên là khai trừ các tay chân bộ hạ của tướng Bình và được thay thế bằng những người khác từ Bắc gửi vào. Khi nhận được giấy phải ra Hà Nội, ông đã do dự trù trừ trong mấy tuần lễ rồi mới quyết định ra đi .
Xin trích nguyên văn nhận xét của H. Berrier :
For weeks, he stalled. At last, he started, only to be killed by the French along the way.
There were those in the expeditionary corps who suspected that the tip-off which reach their hands was sent by Ho and Giap themselves.
Having Binh intercepted by a French column was a more satisfactory method of execution, for the man was still an idiot to may in the South. He has spilled so much French blood there; and this, to the Viet Minh of Cochin China, was the measure of his greatness.
Hillaire du Berrier, Ibid, trang 70
Việc Bảy Viễn đã từ chối không nhận chức khu trưởng khu 7, nào phải lỗi của riêng tướng Bình? Điều đó cũng là trách nhiệm của Phạm Ngọc Thuần, Lê Duẩn,, Việc sát nhập Bình Xuyên và giải tán Bình Xuyên vào lực lượng Việt Minh thì đương nhiên Bảy Viễn không bao giờ chấp nhận.
Người ta còn nhớ là sau buổi họp với nhóm Việt Minh và khi về lại nơi đóng quân của mình, các quân sư của Bảy Viễn như Maurice Thiên cho rằng : Chúng nó bầy trò phong chức khu trưởng, chỉ là cái bánh vẽ to tướng.
Không còn Bình Xuyên là mất tất cả.
Bảy Viễn cũng đồng ý như thế và nói: Mày nói đúng. Mất danh nghĩa Bình Xuyên là mất tất cả!!
Trích Nguyễn Bình, Huyền thoại và sự thật, chương 45, trongvnmilitaryhistory.net
Tuy nhên, việc đổ vỡ chính trị này, tướng Nguyễn Bình vẫn là người trách nhiệm. Vì ông vẫn bị mang tiếng là một viên tướng ngoài cõi, bất chấp triều đình.
Những lãnh đạo cộng sản khác như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ chờ dịp này đổ hết trách nhiệm lên đầu tướng Bình ..Loại bỏ được tướng Bình thì có lợi cho họ, Lê Đức Thọ đã không ngần ngại chỉ trích tướng Bình là người bạt mạng, trọng hình thức bên ngoài. Sự loại trừ tướng Bình ra khỏi sân khấu chính trị miền Nam mở rộng chỗ cho Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Phạm Hùng và họ là những người trực tiếp thừa hưởng cái việc ra đi của tướng Bình.
Phần Hồ Chí Minh đã có lần gửi một thư với nội dung với lời trách cứ như sau: Bác tin chú (chỉ tướng Nguyễn Bình) giữ được tình đoàn kêt mới đưa tới đại thành công.
Nguyễn Bình, Huyền thoại, Ibid, , chuong 50, trang 06
Chính vì bị Tổng Bộ quy trách nhiệm không thống nhất được các lực lượng Bình Xuyên và giáo phái, tướng Nguyễn Bình đã quyết định phải cử Hai Trọng( tức Lương Văn Trọng, thư ký riêng cũa tướng Nguyễn Bình) ra Bắc bá cáo tình hình quân sự Đông Nam bộ. Hai Trọng đã đi cùng với phái đoàn Trần Văn Trà bao gồm: Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Đức Thuận, linh mục Nguyễ Bá Kỉnh, Phạm Văn Cung, Trần Văn Nguyên. Ở ngoài Bắc, tướng Võ Nguyên Giáp bắt Hai Trọng viết một đề án: Cách mạng hóa bộ đội giang hồ.
Trình bày trên cho thấy tướng Nguyễn Bình đã mất uy tín trước tướng Giáp, vì không giải quyết được mâu thuẫn với Bảy Viễn.
Số phận ông nằm trong tay tướng Võ Nguyên Giáp.
Cái sai lầm thứ hai của Nguyễn Bình là những thất bại bị loại ra khỏi Sài gòn đã khiến ông quyết định sống mái với quân đội Pháp. Thay vì tiếp tục chiến tranh du kích, ông mở những cuộc dàn trận. ( Bataille rangée), trực diện đối đầu ở khắp nơi, đánh vào các đồn bốt của Pháp trước sự kinh hoàng của binh sĩ, bất kể những thiệt hại về người.
Tướng Nguyễn Bình hơn ai hết hiểu rằng các đơn vị dưới quyền ông đã kiệt lực, đã thiều thốn đủ thứ, đã không đủ mạnh, đã không đủ người, nhất là trang thiết bị quá yếu kém.
Thật ra, tướng Bình đã làm một liều lĩnh lớn mà bất cứ nhà chỉ huy quân sự nào cũng phải tránh, khi ông từ bỏ lối đánh du kích để tiến hành một chiên tranh dàn trải .( Bataille rangee). Lợi thế sẽ nghiêng về phía Pháp vì họ được trang bị vũ khí, hỏa lực đầy đủ.
Đó là kiểu đánh một mất một còn- nếu thắng là vinh quang. Nếu thua, thua lụn bại..
Bà Nguyễn Thị Liên Hằng cũng có cùng nhận xét dịch sơ lược như sau:
- Tướng Bình đã tiến hành và trả một giá đắt trong việc sát hại những nhóm chống đối cũng như việc mở những cuộc tấn công lớn ( Large-scale attacks) chống lại lực lượng thực dân Pháp. Những cuộc tân công ở mức độ lớn như thế, nhưng lại không đem lại một kết quả quân sự nào ở miền Nam cũng như miền Nam trung bộ. Ông đã bị các thành phần trong nội bộ đảng phê phán mà họ đều thèm muốn cái sự nổi tiếng của ông.
Nguyên Thi Lien Hang, Hanoi’s War, trang 27
Phải chăng vì thế tổng bộ Việt Minh đòi hỏi ông phải trả món nợ đó bằng cách khai trừ ông?
Trong khi đó người Pháp đã phản công một cách đúng mức, có mặt tại những nơi cần có mặt bằng nhảy dù, bằng tầu bè, xe lội nước, băng xe cộ và để lại đằng sau họ nhiều xác chết Việt Minh không kịp chôn cất.
Theo sự nhận định của Lucien Bodard trong sách của ông, có thể nói binh đội tướng Bình hoàn toàn tan rã và không bao giờ có khả năng hồi phục lại nữa. Binh đội tướng Bình phải tìm cách lẩn trốn sang vùng biên giới ráp gianh với Campuchia và lẩn vào rừng già tận mũi Cà Mâu.
Tướng Chanson đã hưởng những vinh dự dành cho ông qua những cuộc tảo thanh này.. Và trong cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Nam đi trước về sau và người dân miền Nam đã sống được một cuộc sống tương đối an bình..
Kết quả là vào năm 1951, Lucien Boudard, dựa vào nhật ký mà người Pháp thu thập được một cuốn nhật ký từ xác chết của tướng Nguyễn Bình.
Căn cứ vào cuốn nhật ký mỏng này mà Lucien Boudard có thể khẳng định dứt khoát: Người giết tướng Nguyễn Bình không ai khác là tướng Giáp. Theo lệnh của tướng Giáp, Nguyễn Bình đã bị chết.
Theo Philip B. Davidson, việc yêu cầu tướng Bình trở ra Bắc là một bản án tử hình và mọi người liên quan đều biết rõ điều đó. Giáp thừa biết Bình đang yếu nặng và có thể sẽ không sống nổi trong cuộc hành trình đầy gian khổ này. Lê Duẩn đã chọn hai sĩ quan chính trị đi theo Bình. (xin trích nguyên văn):
Le Duan’s commissars blew Binh’s brain out with a United States Army Colt.45. One of the Vietminh officer was captured by the Cambodians, and he told them that the body was that of Lt. Gen. Nguyen Binh, late Viet Minh commanders in chief in Cochi China. The Frenh officer cut off one of Binh’s hand and sent ir to Saigon, where the fingersprints were found to be those of Binh.
This death came to Nguyen Binh in feverish Cambodian jungle-alone, sick, betrayed- the price of failure in the world of Giap, Ho, and Le Duan.
Philip B. Davidson, Ibid, trang 82
Lucien Boudard, La guerre d’Indochine, trang 464
Cũng theo Lucien Boudard, việc thủ tiêu công khai tướng Nguyễn Bình sẻ gây xôn xao và bất nhẫn trong nội bộ quân đội của tướng Bình nên Giáp cần dàn cảnh ra một cuộc đi ra Bắc .. và tìm cách giết ông.
Trước khi Nguyễn Bình lên đường ra Bắc, Lê Duẩn đã đưa cho Nguyễn Bình một lá thư của tướng Giáp nội dung như sau:
- Đồng chí thân mến, đồng chí sẽ được một nhóm hộ tống gồm 30 người. Tôi giao công việc sống còn này cho đồng chí . Đồng chí sẽ sẽ đi ra Bắc xuyên qua các tỉnh ở Cam Bốt từ Kompong Cham, rồi đến Kratie1 và đ61n Strung Streng.
Lá thư chấm dứt ở đó, tại sao chỉ đến Strung Streng?
Nguyễn Bình biết chắc rằng mình sẽ bị giết trên tuyến đường này và mục đích của chuyến đi này. Giáp cũng biết rằng Nguyễn Bình biết mình có thể bị thủ tiêu trên đường đi. Nhưng Nguyễn Bính không có chọn lựa nào khác vẫn phải chấp nhận vì cao ngạo, vì kỷ luật đảng mà không thể phản bội.
Nguyễn Bình đã cẩn thận ghi lại từng chi tiết chuyến đi này coi như một bản chúc thư. Ông không ngu dại gì để không thấy đây là cái bẫy dẫn ông đến cái chết- một cánh rừng tuyệt đối hoang dại, không có đường tiếp tế, không có căn cứ quân sự của Việt Minh mà chỉ cần cứ để rừng già làm cái công việc của nó cũng đủ chết rồi.
Trong đám quân đi hộ tống, tất cả đều là người của Lê Duẩn chọn lựa. Tướng Bình tiếng là chef, nhưng có hai người ủy viên do Lê Duẩn chọn lựa mới thực sự là người chỉ huy. Sau hai tháng đi bộ thì tới gần biên giới Lào. Cái bản ghi nốt cuối cùng của tướng Nguyễn Bình ghi ngày 21 tháng 9 1951 cho hay, họ nghỉ lại một nơi gần một bản Mọi. Sau khi liên lạc thì những người này hứa cung cấp gạo .. Nhưng đợi cả ngày không có tin tức gì cho mãi đến trưa hôm sau.
Và đây rõ ràng là một cuộc ám toán có chủ đích. Những người Mọi gửi điện cho Sang Saroun cách xa đó chừng 50 kilo mét . Họ phải mất nhiều giờ mới tới nơi.
Biết có biến đám đi hộ tống tướng Nguyễn Bình đã bỏ chạy, nhưng trễ quá rồi. Tướng Bình bị thương không cử động được. Bất đồ có hai người mặc đồ đen nằm trong nhóm của tướng Bình thừa dịp này đã chĩa súng về phía ông và nổ cò-.
Đây là hai sát thủ được chỉ định của Việt Minh. Họ đã nhận được chỉ thị nếu bị rơi vào tay quân Pháp thì phải thanh toán tướng Bình.
Và đó là diễn biến xảy ra thảm kịch mà tướng Giáp mong muốn, với bao nhiêu tính toán, cân nhắc và lựa chọn của ông.
Nguyễn Bình cuối cùng thật sự đã chết. Nhưng một tình cờ là tướng Chanson- một kẻ thù của tướng Bình cũng bị ám sát chết trong một lần kinh lý ở Sađéc trong một buổi lễ !!
Ở xứ Nam Kỳ này chết vì một cuộc ám sát là điều thường tình. Như thế tướng Bình và tướng Chanson, cả hai kẻ thú trong trận chiến 1950 đều bị khai trừ trong khoảng cách hai ba tuần.
Sau cái chết của Nguyễn Bình, lưc lượng Việt Minh của Lê Duẩn không còn gì nữa, đành ở ẩn vào bưng biền Đồng Tháp Mười.
Sự khác biệt cắt nghĩa được nay chiến tranh chuyển ra Bắc vì từ nay, Võ Nguyên Giáp được chi viện đầy đủ về quân sự và huấn luyện.. Chiến tranh du kích được thay thế bằng chiến tranh trận địa ..
Thử hỏi, đặt địa vị tướng Giáp vào tướng Bình, ông sẽ làm được gì hơn không, vì nguồn cung câp vũ khí rất hiếm hoi, thỉnh thoảng mới nhận được từ Vũng Rô.
Trước khi kết thúc bài biên khảo này, đôi giòng sau đây trích trong nhật ký của ông nói lên tất cả những điều ông cần phải nói trước khi chết.
Bác sĩ bi quan về tình trạng sức khỏe của tôi. Ông nói rằng tôi không thể đi xa được Tôi cần phải có vài tháng nghỉ ngơi dưỡng bệnh. Nếu đi, tôi sẽ ngã gục vì không có thuốc men, không có một y tá để săn sóc .. Tôi bước đi rất khó khăn, vậy mà tôi phải đi bộ hàng ngàn cây số trong rừng ngàn phần nguy hiểm chết người này. Nhưng làm thế nào, tôi có thể ở lại Nam Bộ chờ bình phục? Thật là nhục nhã nếu van xin để hoãn lại chuyến đi này! Và tôi sẽ trở thành một chướng ngại làm phiền mọi người. Mỗi một lúc, tôi sẽ phải xin những người bạn cuối cùng còn sót lại, vợ con họ săn sóc. Không, tôi không muốn điều đó. Tôi cũng không muốn ẩn náu ở trong gia đình tôi.
Không, tất cả những điều đó không thể được. Tôi quyết định đi mặc dầu thân xác tôi đau ốm nặng. Tôi nghĩ tới bổn phận của tôi. Tôi sẽ đi để uy tín của tôi không bị sứt mẻ nơi những người đã kính phục tôi. Nếu tôi ở lại. Họ sẽ nói rằng tôi che dấu bệnh tật và tôi không đủ can đảm vượt lên trên những tình cảm cá nhân của mình. Họ sẽ tố cáo tôi nặng tình cảm gia đình thay vì cách mạng. Vậy thì tôi phải đi. Tôi quyết định sẽ đi theo lộ trình đã được vạch ra; nhưng một vài bạn hiểu tôi, hiểu tình trạng bệnh hoạn của tôi đã không thể cầm được nước mắt.
Lucien Bodard, Ibid, trang 466
Trong một phần nhật ký khác, tướng Nguyễn Bình đã có ý tưởng muốn ra hàng Bảo Đại, nhưng lại nghĩ lại hành xử như thế thì thì là một phản bội- phản bội bạn bè- phản bội lại những kẻ đã hy sinh và những người còn sống và sẽ biến thành kẻ thù của tôi. Tôi đã ở bên phía họ, tôi dành ở lại.
Phần Hillaire du Berrier cũng cho rằng Tướng Bình đã chịu kiểm thảo một cách gay gắt, nhưng ba năm còn lại ở miền Nam là cơn ác mộng với ông ..Từng người một những người tay chân thân cận của ông bị bứng đi hết thay bằng những người khác cũa tổng bộ. Và cuối cùng năm 1951 ông nhận được lệnh của tổng bô Việt Minh phải lên đường ra Bắc. Trên đường đi, ông đã bị Pháp phục kích. Việc mượn bàn tay Pháp giết tướng Bình cũng là một phương pháp khai trừ hữu hiệu nhất.
Hillaire du Berrier, Ibid, trang 70
Phải nhận rằng cái chết của Nguyễn Bình là một cái chết hoàn hảo.
Nó vừa lòng cả hai phía. Người Pháp trả được những món nợ do tướng Bình gây ra cho những đồng đội của họ. Tổng bộ bằng lòng. VNG xoa tay vì kế hoạch khai trừ đạt mức độ hoàn hảo. Các người cộng sản Nam Bộ loại trừ được môt tên Bắc Kỳ khó chịu.
Và nếu người đọc tìm hiểu cho kỹ cái suy luận biện chứng cộng sản thì biện pháp khai trừ là một biện pháp thông thường ..
Chính bản thân VNG cũng từng lo ngại bị ám sát, thủ tiêu. Vị bác sĩ từng có trách nhiệm chăm lo sức khỏe cho VNG thú nhận một cách ngây thơ rằng không bao giờ đại tướng chịu uống thuốc mà không do chính tay ông đưa cho!!
Vì sao thế? Đại tướng sợ bị đầu độc.

© Đàn Chim Việt 

Hầu đồng trong văn hóa tâm linh của người Việt

Hầu đồng (hay còn gọi là hầu bóng) bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Mẫu, một loại hình sinh hoạt văn hóa tâm linh, có từ lâu đời của người Việt.
Theo dân gian, nghi thức hầu đồng, hay hầu bóng gồm một chuỗi lễ tiết và do những người được "nhà Thánh chọn” để làm các công việc lễ bái, chiêm bái kính thỉnh các đấng thần linh thờ trong điện Mẫu.
Những người này gồm các cung văn lo đánh nhạc và hát chầu văn (còn gọi là hát văn, hát bóng, hát hầu đồng); một con công lo minh họa thể hiện bóng Thánh qua diễn xuất và múa theo lời hát cùng nhiều người đến dự, vây quanh phù trợ.
Các đấng thần thánh thờ trong điện Mẫu là các quận gia thị thần của Mẫu, có sự tích lưu truyền trong dân gian. Mỗi sự tích này còn được soạn thành văn, có sự biến giản lược, hơi thiên về ngao du ngoạn cảnh để ngợi ca thân thế, sự nghiệp của từng vị thánh.
Người xưa cho rằng, trong vũ trụ có bốn thế giới: Thế giới trên trời (được coi là nơi trú ngụ các tác nhân gây mưa); thế giới dưới nước; thế giới rừng (nơi sinh ra, nơi quần tụ của tổ tiên) và thế giới người nơi trần thế. Các thế giới này đều do các mẹ (Mẫu) cai quản.

Hầu đồng là một nghi thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian. Ảnh: Huyền Phương
Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn và với riêng Mẫu Liễu Hạnh như một sáng tạo của nhân dân thế kỷ XVI - một thế kỷ loạn lạc luôn luôn. Vì thế, Đức Thánh Mẫu trở thành chỗ dựa tâm linh để "cứu khổ, cứu nạn cho người dân".
Về giá trị nghệ thuật, hầu đồng thực chất là sự tái diễn lại những cử chỉ, động tác của các "vị Thánh" cùng với lời hát, tiếng đàn của cung văn. Những động tác, nghi lễ này còn được coi là một phức thể văn hóa, nó tạo ra một không gian "ảo" với bóng dáng của các vị Thánh thần; do đó không thể tách rời riêng từng giá trị của làn điệu, lời ca hay động tác, mà là một sự tổng hoà trong một nghi thức, được đúc kết, lưu truyền trong dân gian.
Được biết hầu đồng - nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu nhất của Đạo Mẫu đang được các cơ quan chức năng đệ trình hồ sơ lên UNESCO xét công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại.
Vì thế, hầu đồng, lên đồng mang ý nghĩa tôn vinh công trạng của các nhân vật trong lịch sử dưới hình thức diễn xướng, thể hiện giá trị nghệ thuật qua phần nghi lễ và hát văn.
Khi hát văn và trình diễn minh họa, cứ hết đoạn về sự tích một vị thần nào đó thì được quan niệm là một giá đồng, giá bóng. Riêng đối với các vị thần tối thượng như thánh Mẫu và các đức vua, là những đấng mà người trần mắt thịt không thể thấy được hình hài, nên quan niệm dân gian cho rằng các vị sẽ không nhập vào những thân xác phàm tục. Vì vậy mà chỉ có các giá như: Giá Quan lớn, Ông Hoàng, Bà và Cô Cậu, Ông Hổ, Ông Lốt…
Do bản hát văn kể các sự tích và tính cách của các vị giáng đồng khác nhau, nên mỗi giá đồng được quy định bởi một hình thức nghệ thuật tương hợp. Như giá các Quan lớn, Ông Hoàng phải thể hiện sự uy nghiêm, hùng dũng, có múa hèo, múa kiếm đi kèm hát phú, lưu thủy nhịp một. Giá chầu Bà phải thể hiện sao cho duyên dáng, dịu dàng với múa quạt dệt gấm thêu hoa, chèo đò kèm theo hát duyên dáng, hát xá, hòa khoan. Một buổi hầu bóng bao giờ cũng hầu trước tiên là Tam Tòa Thánh Mẫu, rồi mới đến các Quan, các Cô, Cậu.
Trong dân gian, quan niệm xưa cũng cho rằng, Mẫu là đức Thánh, nhưng vẫn ở giữa cuộc đời, đi sát để chăm chút cho con người nơi trần thế. Vì vậy, để ca ngợi công tích, đức độ của Mẫu, không thể tụng kinh bình thường, mà phải hát, phải múa tận tâm, hoành tráng.
Và như thế, một buổi hành lễ nơi cửa Mẫu qua sự hiện diện của các vị giáng đồng với sự cộng cảm, phù trợ của nhiều người từ lâu đã trở thành một hình thức sinh hoạt, chiêm bái và trình diễn y phục, mang nét đặc trưng văn hóa tâm linh và có ở khắp mọi miền trên đất nước ta. Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy nghi lễ và phong tục hầu đồng vốn thường bị huyễn hoặc, lợi dụng mê tín, làm sai lệch bản sắc văn hóa tâm linh vốn có.
Huyền Phương
(Danviet)

Hãy chết bớt đi!

Bất động sản tại Việt Nam: giải cứu hay để chúng rơi tự do, để chúng chết bớt đi? Toàn cảnh cuộc tranh cãi đang được chú ý trên nhiều diễn đàn giữa tiến sĩ Alan Phan với câu lạc bộ bất động sản Hà Nội.
Sự việc khởi phát từ bài  “Nên để thị trường bất động sản rơi tự do”:
Lo ngại rót 30.000 tỷ đồng chỉ cứu được một số đối tượng, địa ốc có thể cầm máu nhưng vết thương khó lành, tiến sĩ Alan Phan cho rằng nên để thị trường tự điều chỉnh để sau 4-5 năm có thể quay về thời hoàng kim.
- Vấn đề giải cứu bất động sản đang gây tranh cãi, một bên nói cần tháo gỡ vì địa ốc liên quan đến hơn 80 ngành nghề, số khác cho rằng không nên bi kịch hóa. Ông nghiêng về ý kiến nào?
- Bất cứ phương án giải cứu nào cũng đòi hỏi một cái giá phải trả. Thứ nhất là tiền bạc, thứ hai là ảnh hưởng của nó tới các hoạt động khác. Nếu Chính phủ in tiền để giải cứu bất động sản thì hệ quả đầu tiên là lạm phát và toàn dân phải chịu. Các giải pháp khác như đánh thuế vào tài khoản tiết kiệm giống Síp làm thì chúng ta đã thấy hậu quả thế nào. Tôi cho rằng, với giải pháp nào, Chính phủ cũng như nền kinh tế Việt Nam sẽ phải trả cái giá đắt.
Quan điểm của tôi là hãy để cho bất động sản rơi tự do. Điều này sẽ làm giá nhà giảm thêm 30-50% để “bắt kịp” thu nhập của người dân và sẽ tạo ra một tầng lớp trung lưu có đủ điều kiện mua nhà. Người dân sẽ có thêm niềm tin và đây chính là một cú hích tạo ra sự kích cầu lớn. Giống như nền kinh tế Mỹ nợ ngập đầu nhưng vẫn rất năng động, bởi họ phải “kéo cày” làm việc tới 15-16 tiếng mỗi ngày để trả nợ.
Tất nhiên, khi để bất động sản rơi thì nợ xấu ngân hàng sẽ tăng, nhà băng có thể “chết” nhưng không sao cả vì số lượng ngân hàng hiện dư chứ không thiếu. Nếu một nửa nhà băng chết, một nửa sống thì cũng không sao, miễn là Chính phủ bảo đảm người dân sẽ không mất tiền. Ngân hàng chết, chứng khoán sẽ tụt nhưng sau đó niềm tin sẽ lấy lại và đi tới một chu kỳ kinh tế mới.

- Ông đánh giá thế nào về giải pháp rót 30.000 tỷ đồng qua ngân hàng thương mại để tháo gỡ khó khăn cho địa ốc, trong đó tập trung cho phân khúc nhà thu nhập thấp và nhà thương mại giá rẻ?
- Theo tôi giải pháp này không khả thi. Hiện nợ xấu ngân hàng chồng chất rồi, giờ phải cho vay thêm thì sẽ rất “ngượng ngùng”. Chính phủ rót 30.000 tỷ đồng chỉ cứu được một vài đối tượng. Thị trường bất động sản Việt Nam chỉ cầm máu một chút và vết thương sẽ không khỏi. Phương thức can thiệp này không hữu hiệu mà chỉ lợi cho một nhóm người. Ngoài ra, khi bơm tiền ra sẽ có ít nhất 50% lượng tiền biến mất vì sự không minh bạch, thiếu kiểm soát nghiêm túc. Phải nhớ rằng, ở đâu cũng thế, tiền của người khác thì ta luôn có sự cẩu thả trong tiêu xài. Không có sự kiểm soát chặt chẽ thì luôn có những đối tượng lợi dụng, đó là tình trạng chung của mọi xã hội, “thừa nước đục thả câu”.
Ở Mỹ, Chính phủ không cứu bất động sản mà để giá địa ốc xuống ồ ạt. Khi ngân hàng lớn lâm nguy, Chính phủ phải rót tiền vào để có thăng bằng nhưng sau đó chính ngân hàng phải tự tìm vốn để bù vào. Sau khi có thêm một nguồn vốn mới, ngân hàng phải trả lại Chính phủ.

- Ông cho rằng, giải pháp đưa ra khó khả thi, vậy Chính phủ nên làm gì lúc này?
- Chính phủ phải làm sao để giá xuống và thu nhập người dân lên. Tới điểm nào hai bên gặp nhau thì cung cầu mới cân bằng. Những theo tôi, để hai điểm này gặp nhau thì phải mất đến 10 năm.
- Các chuyên gia cho rằng, hiện có sự chờ đợi của doanh nghiệp cũng như người dân vào các biện pháp giải cứu. Theo ông, tâm lý chờ đợi bao trùm này sẽ ảnh hưởng thế nào đối với thị trường bất động sản?
- Nếu bất động sản nằm yên không bán được thì càng đợi, người ta càng tuyệt vọng sẽ có nhiều người bỏ cuộc và giá sẽ xuống. Đó là áp lực chính. Tôi cho rằng, người mua nhà tỏ ra khôn ngoan, họ chờ đợi sự nao núng từ phía người bán. Giá nhà xuống họ mua được và nền kinh tế sẽ tốt hơn. Họ chờ đợi vì không có niềm tin. Thực tình tiền trong dân rất nhiều nhưng họ không muốn kinh doanh gì cả vì lúc này mà đầu tư thì bấp bênh quá. Nhiều người tôi biết có khả năng kinh doanh nhưng họ không muốn động tới tiền của mình, họ muốn đợi. Đôi khi tôi thấy những nhà đầu tư nước ngoài tin nhiều hơn là những người đã ở đây lâu.
- Lời khuyên của ông cho các nhà đầu tư cũng như người dân trong bối cảnh địa ốc như hiện nay là gì?
- Nếu doanh nghiệp trường vốn thì có thể đợi chờ và tìm cách để làm dự án hấp dẫn hơn. Trường hợp kẹt vốn, doanh nghiệp nên “phủi tay” làm lại, chấp nhận bỏ cuộc chơi thay vì tham gia một cách vô vọng. Người dân nếu thấy dự án tốt, sức mua ổn đáp ứng nhu cầu thì nên mua để đầu tư dài hạn.
- Theo ông, mất bao lâu để thị trường địa ốc phục hồi?
- Tình hình đang xấu, sẽ mất rất nhiều năm để bất động sản lại thời vàng son 10-15 năm nếu không có gì thay đổi. Không giải cứu, địa ốc sẽ đi lên sau 4-5 năm. Doanh nghiệp mà không còn khả năng hoạt động thì nên để phá sản. Giống như một hình ảnh vui là có 1 con cóc mà mình phải nuốt thì nuốt ngay để đi làm việc khác thay vì ngồi nhìn nó hoài mà đến cuối ngày nó vẫn xấu chứ không đẹp hơn.

- Có nhiều kinh nghiệm đầu tư quốc tế, ông đánh giá thế nào về sức hút của thị trường bất động sản trong nước đối với các nhà đầu tư ngoại?
- Thị trường bất động sản Việt Nam chứa nhiều nghịch lý và nhạy cảm nên thật tình mà nói chưa hút nhiều nhà đầu tư ngoại. Thủ tục pháp lý và quan niệm toàn dân sở hữu đất đai vẫn chưa quen lắm với người nước ngoài. Thị trường hiện không sáng sủa nên việc kiếm tiền trong 3-5 năm rất khó, bởi vậy cơ hội ngắn hạn không dễ dàng. Còn cơ hội dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việt Nam đang yếu thế trong việc thu hút dòng tiền bên ngoài vào so với Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines. Kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng chưa bền vững.
Các trường hợp mua lại dự án phải có một mức giá hợp lý, chủ đầu tư chịu lỗ còn đơn vị mua lại thấy có cơ hội rút lui trong chiến thắng 3-4 năm thì họ vẫn làm. M&A chủ yếu là dự án đang xây dở dang, chỉ cần nhà đầu tư ngoại rót thêm một khoản tiền nữa để hoàn thiện nên họ sẵn sàng mua lại. Còn bảo họ đầu tư dài hạn, mua đất giải phóng mặt bằng sau đó triển khai dự án thì câu trả lời là không.

Tiến sĩ Alan Phan
Alan Phan là doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại thị trường Mỹ và Trung Quốc. Ông là Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên niêm yết sàn chứng khoán Mỹ (1987) – Công ty Hartcourt đạt thị giá 670 triệu đôla vào năm 1999.
Ông cũng là doanh nhân đầu tiên đưa giao dịch chứng khoán và giáo dục từ xa qua mạng Internet tại Trung Quốc (1997). Ông từng là Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa Fund tại HongKong và Thượng Hải.
Tiếp đó là phản ứng của giới bất động sản Việt: “1.000 hội viên bất động sản chất vấn tiến sĩ Alan Phan”
Sau khi Tiến sĩ Alan Phan bày tỏ quan điểm nên để thị trường bất động sản "rơi tự do", câu lạc bộ bất động sản Hà Nội đã gửi tới ông 16 câu hỏi chất vấn và xin đối thoại trực tiếp.
Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội hôm nay vừa gửi câu hỏi chất vấn Tiến sĩ Alan Phan đề nghị giải thích rõ một số nhận xét đánh giá của ông về thị trường bất động sản Việt Nam, điển hình là quan điểm: "Nên để thị trường bất động sản rơi tự do”.
Trong bài trả lời phỏng vấn VnExpress.net, Tiến sĩ Alan Phan cho rằng, rót 30.000 tỷ đồng chỉ cứu được một số đối tượng, địa ốc có thể cầm máu nhưng vết thương khó lành. Bởi vậy, nên để thị trường "rơi tự do" để giá nhà giảm thêm 30-50% giúp "bắt kịp" thu nhập của người dân. Theo ông Alan Phan, khi để bất động sản rơi thì nợ xấu ngân hàng sẽ tăng, nhà băng có thể "chết" nhưng thực tế sẽ không sao cả vì số lượng ngân hàng hiện dư nhiều. Ngân hàng chết, chứng khoán sẽ tụt nhưng sau đó niềm tin sẽ lấy lại và đi tới một chu kỳ kinh tế mới.
Trong thư chất vấn, Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội đưa ra 16 câu hỏi, trong đó, nhấn mạnh, Chính phủ phải làm gì để khi doanh nghiệp chết, nhà băng chết, chứng khoán tụt giảm mà người dân vẫn không mất tiền. Doanh nghiệp bất động sản phá sản khi người dân đã góp vốn triển khai dự án thì ai sẽ là người bị mất tiền. Câu lạc bộ cũng đề nghị Tiến sĩ Alan Phan đưa ra cơ sở khoa học để khẳng định không cần giải cứu, địa ốc sẽ đi lên sau 4-5 năm.
Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng, nhà ở Việt Nam hiện nay có thể chưa phù hợp với thu nhập của phần lớn người dân Việt Nam. Song để tạo nên một sản phẩm bất động sản cần nhập khẩu rất nhiều các nguyên vật liệu, trang thiết bị cao cấp (Việt Nam chưa sản xuất được hoặc có sản xuất cũng chưa đạt yêu cầu của người tiêu dùng), điều này góp phần rất lớn làm đội giá địa ốc lên cao. "Vậy có phù hợp không khi chúng ta lấy mặt bằng thu nhập của người dân để đòi hỏi giá nhà phải tương xứng?", phía câu lạc bộ đặt câu hỏi. Nếu để thị trường bất động sản “rơi tự do”, phá sản dây chuyền, điều gì sẽ xảy ra và cuộc sống của những người hoạt động trong lĩnh vực này cũng như gia đình họ sẽ ra sao?
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho biết, ý kiến chất vấn đưa ra dựa trên câu hỏi của 1.000 hội viên trong câu lạc bộ. Ông Cường khẳng định, các câu hỏi đưa ra dựa trên tinh thần tôn trọng và cầu thị, Tiến sĩ Alan Phan có thể trả lời bằng thư viết, email hoặc đối thoại mở.
Về việc có nên giải cứu thị trường bất động sản hay không, ông Cường cho rằng có nhiều góc nhìn cũng như quan điểm khác nhau. Đứng ở quan điểm cá nhân, ông đánh giá, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng là một chủ trương đúng đắn bởi cần có các giải pháp hỗ trợ để người nghèo, công nhân viên chức có được tiền mua nhà giá thấp. Bởi vậy, cần có hỗ trợ chính sách cho cả người dân và doanh nghiệp. "Nếu chỉ giúp người dân mà không hỗ trợ doanh nghiệp thì trong bối cảnh khó khăn như hiện nay sẽ không có nhà giá rẻ để bán", ông Cường nhấn mạnh.
Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cũng cho rằng, để phát huy hết hiệu quả gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cần đến đúng người đúng đối tượng và minh bạch. "Gói hỗ trợ sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, điều chỉnh những bất hợp lý, méo mó của địa ốc. Khi có bất cập cần có bàn tay can thiệp của Chính phủ chứ không thể để thị trường rơi tự do", ông Cường thẳng thắn.
Tiến sĩ Alan Phan cho hay đã nhận được thư chất vấn của Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội và ông sẽ trả lời bằng văn bản thông qua một bài viết. Trong trường hợp chưa thỏa mãn, tiến sĩ Alan Phan khẳng định sẵn sàng đối thoại với các hội viên của câu lạc bộ bất động sản.
"Khi nhận được 16 câu hỏi, tôi thấy khá vui. Các vấn đề thảo luận sẽ giúp cho hội viên cũng như người dân có nhiều góc nhìn, hy vọng qua đây có thể tạo được một diễn đàn mở để có cái nhìn đa chiều về bất động sản", ông Alan Phan nói.

Hoàng Lan
(Vnexpress) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét