Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

HOT - CÁC BÀI VIẾT NÊN ĐỌC

Thả tù chính trị, Việt nam chuyển tới Mỹ thông điệp gì?

LS Lê Công Định tại tòa
Việc Luật sư Lê Công Định được trả tự do trước thời hạn hơn 1 năm đã được hoan nghênh trong nhiều giới.
Ông Định ra tù sáng thứ Tư 6/2 và hiện còn phải chịu 3 năm quản chế tại địa phương.
Phản ứng trước sự kiện này, ông Lê Thăng Long, người cùng bị xét xử một đợt với ông Lê Công Định nhưng vì án nhẹ hơn nên được trả tự do năm ngoái, nói với BBC: "Tôi thực sự rất vui mừng trước sự trở về của anh Định".
"Tôi cho đây là tín hiệu rất tích cực trong quá trình đổi mới về chính trị của Việt Nam, nó cho thấy các tác động của cả từ bên trong lẫn bên ngoài, cũng như của những thay đổi trong môi trường chính trị toàn cầu và chính ngay trong nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam."
Ông Lê Thăng Long cũng cảnh báo LS Định rằng "cuộc đấu tranh vẫn còn tiếp tục, con đường phía trước chắc chắn còn nhiều khó khăn và rủi ro rất lớn".
Tuy nhiên, theo ông, sự đóng góp của ông Lê Công Định, người mà ông nhận xét là "rất trăn trở về bản Hiến pháp Việt Nam" ngay trong quá trình thu thập ý kiến đóng góp về sửa đổi Hiến pháp 92 là một điều tích cực.
"Tôi hy vọng và tin tưởng rằng đây là cơ hội cho anh Định đóng góp một cách công khai và hợp pháp cho đất nước."
Người còn ở trong tù
Trong khi đó, ông Trần Văn Huỳnh, cha của doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, người cũng bị xét xử cùng đợt với các ông Định và Long những lãnh án tù nặng nhất 16 năm, nói: "Nghe tin mừng của Lê Công Định, tôi nghĩ ngay đến con tôi".
"Tôi hy vọng các tổ chức quốc tế và dư luận trong nước tiếp tục ủng hộ, vận động để các tù nhân lương tâm như con trai tôi sớm được trả tự do vì họ không làm gì có tội."
Trong phiên xử ngày 20/1/2010, bốn người là các ông Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Trần Huỳnh Duy Thức đã nhận án tù nhiều năm vì tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Ông Lê Công Định, theo cáo trạng, còn là đảng viên Đảng Dân chủ Việt Nam vốn không được phép hoạt động.
Đảng này, ngay sau khi ông ra tù, đã ra thông cáo cho hay LS Lê Công Định là Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam từ ngày 1/6/2009.
    "Việc trả tự do cho hai ông Lê Công Định và Nguyễn Quốc Quân khiến người ta nghĩ rằng Việt Nam đang mong muốn điều gì đó từ phía Mỹ." - GS Carl Thayer
"Đảng Dân chủ Việt Nam yêu cầu nhà nước Việt Nam tiếp tục trả tự do cho các đảng viên và cộng sự của Đảng Dân chủ còn đang bị giam cầm trái phép. Trả tự do cho các tù nhân chính trị chính là hành động thiết thực để thể hiện tinh thần thật tâm hòa hợp toàn dân tộc, tôn trọng sự thật và công lý, quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền."
Thông cáo cũng viết rằng "đối thoại trên tinh thần xây dựng là cách tốt nhất nên có nhằm thay đổi tích cực hình ảnh của Việt Nam, hướng đến lợi ích chung của quốc gia và dân tộc".
Phản ứng quốc tế
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên lên tiếng về sự kiện LS Lê Công Định được trả tự do.
Phát ngôn viên cho Đại sứ quán Mỹ, Christopher Hodges, được hãng thông tấn AP dẫn lời nói: "Chúng tôi hoan nghênh quyết định của chính quyền Việt Nam trả tự do nhân đạo cho LS Lê Công Định".
"Nhân quyền, kể cả việc kêu gọi thả tất cả các tù chính trị, tiếp tục là một phần quan trọng trong quan hệ song phương của chúng tôi với Việt Nam."
Tuần trước, Việt Nam cũng đã thả ông Nguyễn Quốc Quân, đảng viên Việt Tân, người bị bắt từ tháng Tư năm ngoái.
Bình luận về hai vụ thả người gây chú ý này, Giáo sư Carl Thayer từ Canberra, nói với BBC rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam xấu đi trông thấy kể từ sau Đại hội Đảng XI năm 2011, nên các động thái mới dường như "đi ngược lại những gì đang xảy ra".
Ông Thayer cho rằng quyết định thả hai ông Quân và Định có thể không phải vì lý do nhân đạo như giải thích mà là "một quyết định chính trị".
"Năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu đàm phán quan hệ đối tác chiến lược với một số quốc gia chủ chốt. Hồi tháng 1/2013, thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược đã được thiết lập với Ý."
Ông Nguyễn Quốc Quân trở về Mỹ
Việt Nam cũng vừa trả tự do cho đảng viên Việt Tân Nguyễn Quốc Quân
Tuy nhiên, theo GS Thayer, quá trình đàm phán với Hoa Kỳ bị đình trệ hơn một năm nay chính vì chủ đề nhân quyền và đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt thường niên 2012 cũng không thực hiện được.
"Việc trả tự do cho hai ông Định và Quân khiến người ta nghĩ rằng Việt Nam đang mong muốn điều gì đó từ phía Mỹ," ông Thayer nhận định.
Tiếp tục áp lực
GS Thayer nói với BBC: "Có lẽ họ muốn tái khởi động tiến trình đàm phán quan hệ đối tác chiến lược. Trong quá khứ Việt Nam đã vận động để gỡ bỏ cấm vận vũ khí và công nghệ quốc phòng cho Việt Nam".
"Việt Nam cũng thúc đẩy để Washington chuẩn thuận các chuyến thăm cao cấp nhất tới Hà Nội; và có lẽ Việt Nam cũng đang muốn thử lòng tân Ngoại trưởng John Kerry xem ông ta nghĩ gì về việc này."
Hiện các quan chức Đảng CSVN, ông Thayer cho biết, đang xem xét lại Nghị quyết 8 của Ban Chấp hành Trung ương sau 10 năm thực hiện.
Nghị quyết này, vốn chấm dứt việc phân loại các cường quốc thành hai phe 'thân Việt Nam' và 'chống Việt Nam', đã mở đường để cải thiện quan hệ quốc phòng với Mỹ.
Đặt vào bối cảnh này, ông Thayer nói việc thả hai nhân vật đấu tranh dân chủ mới đây cho thấy Hà Nội có thể đang muốn hợp tác với Washington để xua tan một số quan ngại về nhân quyền.
Trong khi đó, một số tổ chức nhân quyền quốc tế như Human Rights Watch nhận định rằng áp lực lên chính quyền Việt Nam dường như đã có tác dụng.
"Giới ngoại giao ở Việt Nam và quan chức LHQ cần đẩy mạnh nỗ lực lên tiếng về các vụ nhân quyền như trường hợp ông Lê Công Định," một phát ngôn viên Human Right Watch nói hôm thứ Năm 7/2.
(BBC)

Hoàng Lan - Đôi điều suy nghĩ sau việc thả Lê Công Định

le-cong-dinh 
Trong một động thái mà có thể gây bất ngờ cho nhiều người quan sát, chính quyền Việt Nam đã thả ông Lê Công Định, luật sư bị bắt và buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo điều 79 của bộ luật hình sự nước CHXHCN VN, mặc dù ông đã bị bắt với lí do vi phạm điều 88. Sự bất nhất này thực ra cũng không có gì để phải bàn thêm, vì theo như tiến sĩ Nguyễn Quang A gần đây có phát biểu với BBC[1] , thì chỉ cần ra khỏi bụng mẹ là bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể bị buộc tội theo điều này, hay điều kia.
Trở lại với việc ông Định được thả trước thời giạn hơn một năm, liên hệ với các tin tức trong thời gian gần đây, việc này gợi mở ra những điều đáng để suy nghĩ và bàn luận thêm. Sau đây xin bàn về bối cảnh của sự kiện.
Thứ nhất về kinh tế, với tất cả các tin tức khách quan từ phía các chuyên gia quốc tế[2] về tình hình kinh tế của Việt Nam trong điều kiện hiện tại, nền kinh tế đang ở giai đoạn khó khăn nhất và những vấn đề cốt lõi vẫn chưa được giải quyết. Sự phục hồi mạnh mẽ ở khu vực chứng khoán trong thời gian gần đây chỉ là do đồng tiền vẫn liên tục mất giá, lưu thông vàng bị thắt chặt kiểm soát và bất động sản thì đang chờ nổ nên lượng tiền trong dân chỉ còn con đường cuối cùng là đổ vào chứng khoán. Nhưng với các khối ung thư ở mảng kinh tế nhà nước, cụ thể là các tập đoàn nhà nước vẫn chưa có một biện pháp hữu hiệu để giải quyết (tái cơ cấu đã thực hiện và được chứng minh là vô hiệu quả) thì những dấu hiệu khởi sắc trong chứng khoán không đủ để vực dậy cả nền kinh tế. Thậm chí chứng khoán lại có thể trở lại ảm đạm sau khi nhà đầu tư bị tổn hại niềm tin vì một lí do nào khác. Biểu hiện rõ nhất là ngân khố quốc gia đã cạn kiệt đến mức nhà nước phải ra thông báo “khuyến khích đóng góp tài sản”[3] hay nói dân dã hơn thì là xin tiền quyên góp của dân. Như vậy là ngân khố đã cạn kiệt đến mức cùng kiệt, và e rằng chính phủ khó có thể duy trì lâu hơn được nữa trước khi có sự thay đổi lớn hoặc là tuyên bố phá sản.[4]
Thứ hai về chính trị, áp lực của Trung Quốc lên tất cả các mặt của Việt Nam càng lúc càng nặng nề. Không chỉ có kinh tế, văn hóa, an ninh chủ quyền quốc gia mà còn cả sức khỏe người dân. Trong bối cảnh Hillary Clinton dùng những ngày cuối cùng của nhiệm kì để ra một tuyên bố khẳng định quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi của hiệp định song phương Mĩ Nhật[4] , nói trắng phớ ra thì là Mĩ sẽ can thiệp nếu tàu động đến Senkaku của Nhật thì có thể khẳng định Trung Quốc không dại gì mà khiêu chiến với Mĩ và Nhật ở thời điểm hiện tại. Bị đấm một cú đau và khó có điều kiện trả đòn ngay ở khu vực Đông Á, với tính cách đặc trưng của hắn, Trung Quốc làm cho những người quan tâm theo dõi tình hình Việt Nam nín thở theo dõi những động thái sau đó mà tàu sẽ tiến hành tại khu vực Đông Nam Á, trên Biển Đông, nhất là quần đảo Trường Sa.
Thứ ba, về động thái của chính quyền trước tình hình này. Ở mảng đối ngoại, chuyến công du châu Âu của tổng bí thư Trọng mà điểm nhấn là cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ với Giáo hoàng, nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Pháp, Ý … đều cho thấy những nỗ lực đẩy mạnh đa phương hóa quan hệ quốc tế để tìm kiếm sự ủng hộ, giúp đỡ trước bối cảnh kinh tế bi đát và áp lực Trung Quốc nặng nề. Trong khi đó, tại diễn đàn khu vực, ngoài việc chờ đợi mối quan hệ đối tác chiến lược với Singapore và Inđonexia đã được lên dây cót từ trước, người ta vẫn chưa thấy dấu ấn của ông Lê Lương Minh trên cương vị tổng thư kí ASEAN. Có lẽ do ông mới nhận chức, hãy còn quá sớm để chờ đợi một cái gì to tát. Đối thoại song phương với Trung Quốc vẫn ở trạng thái cực kì bị động, các phản đối xâm phạm chủ quyền mang tính hình thức càng lúc càng hạ thấp về cấp của đơn vị ra tuyên bố, mập mờ về nội dung và hầu như là vô nghĩa trên thực tế. Ở mảng đối nội, những biến động, tranh đấu trong nội bộ chính quyền thời gian gần đây có thể bị nhiều người cho rằng đó chỉ là phân chia lại quyền lực nội bộ. Quan điểm đó có phần đúng, nhưng những đấu tranh đó cũng cho thấy nhận thức của chính quyền, tầng lớp lãnh đạo về sự cần thiết phải thay đổi.
Những việc thả ông Định hay ông Quân (Nguyễn Quốc Quân) trước đó, và cả việc thả Lê Anh Hùng khỏi trại tâm thần; mặc dù có cho thấy những biểu hiện có vẻ như là chuyển biến theo hướng mềm mỏng hơn của chính quyền nhưng thực tế lại không phải là những dấu hiệu để những người mong đợi sự tiến bộ ở Việt nam nên lạc quan. Trường hợp ông Quân có quốc tịch Mĩ, việc bắt giữ trái phép và xét xử không công khai một công dân của Mĩ hay bất cứ nước nào khác theo kiểu mà Việt Nam vẫn làm sẽ gây khó khăn cho những nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các nước có tiếng nói trọng lượng (mà ở đây là Hoa Kỳ và Châu Âu). Cũng như vậy, việc bắt cóc và giam giữ Lê Anh Hùng có thể được xem như một hành động manh động quá khích không thể lí giải, chấp nhận được của các cấp thực hiện. Nhờ có sự đấu tranh quyết liệt, thông tin kịp thời của bạn bè Lê Anh Hùng tới các tổ chức quốc tế, thuyết phục mẹ Hùng viết đơn đòi con đã gây ra áp lực đủ mạnh để chính quyền buộc phải thả Hùng. Trường hợp ông Định, một người đã nhận tội và xin khoan hồng trên truyền hình quốc gia, việc thả ông cũng không nên được xem là bước tiến lớn trong chuyển biến tiến bộ ở nhận thức của chính quyền. Có thể, đó chỉ là “con săn sắt” được thả để xoa dịu dư luận, đánh lạc hướng tập trung của xã hội vào khu vực sửa đổi Hiến pháp – mà cụ thể là sửa điều 4 ở Hiến pháp hiện hành đang được xã hội tập trung quan tâm.
Như vậy trọng tâm của vấn đề cần được quan tâm ở thời điểm hiện tại vẫn là ở hiến pháp, có một hiến pháp tốt mới có thể tạo chuyển biến, tạo bệ phóng để khai thông sức mạnh toàn dân đối phó với tình hình mới. Nhưng e rằng việc tạo ra thay đổi đột phá ở thời điểm hiện tại, không chỉ là khó mà còn là cực kì thiếu khả năng. Xin bàn thêm ở phần sau.
Hoàng Lan
---------------------
Chú thích:
1. Chống tham nhũng: cần đảng đối lập. Bài phỏng vẫn ông Nguyễn Quang A trên BBC. Link:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/02/130204_nguyen_quang_a_interview.shtml
2. Alan Phan: góc nhìn Alan. Link: http://www.gocnhinalan.com/
3. Nhà nước khuyến khích đóng góp tài sản hoặc tiền cho dự trữ quốc gia. Link: http://vietstock.vn/2013/02/nha-nuoc-khuyen-khich-dong-gop-tai-san-hoac-tien-cho-du-tru-quoc-gia-758-258097.htm
4. Gần đây Bloomberg có đưa một bản tin ngắn dự báo chứng khoán Việt nam sẽ tăng trưởng mạnh nhất toàn cầu trong năm 2013. Cái mẹo ở đây là họ chỉ nói chứng khoán tăng trưởng, chứ không nói đến nền kinh tế. Điều này có thể đã tác động đến một số nhà đầu tư kĩ thuật của quốc tế. Nhưng chưa có đủ số liệu công bố về đầu tư của khối ngoại lên thị trường trong thời gian sau đó, nên nhận định này chỉ mang tính cá nhân. Link http://www.bloomberg.com/video/vietnam-the-world-s-best-performer-in-2013-SPT8hfCjS8SzPefNfpZnuQ.html

(Hãy dành thời gian)

Cà phê Trung Nguyên – dối trá và độc hại

Posted Image
Uống loại cà phê Trung Nguyên này sẽ… nằm luôn hết ngồi dậy..
Cách đây ít lâu, tôi tình cờ đọc được một nghiên cứu thị trường, trong đó nói rằng người Việt Nam rất tự hào là có một ly cà phê “đậm, đắng, đặc quẹo mà người nước ngoài không uống được”.
Thế nhưng, họ không biết rằng niềm tự hào của họ được xây từ những điều dối trá.
Để mở đầu, tôi có thể nói sơ lược như sau: về nguyên thuỷ thì ly cà phê thường được uống nóng. Rồi dân ta, đặc biệt dân Nam, với thói quen thưởng thức dễ dãi của mình, chuyển qua uống đá . Từ đây, loại cà phê nguyên chất không còn được ưa chuộng nữa: trong nước đá, nó loãng ra và không đủ đắng, còn mùi hương thì bị ức chế bởi nhiệt độ thấp.
Và thế là các nhà sản xuất tìm đủ mọi cách để tăng đắng và tăng mùi hương.
Nhưng cuối cùng, Trung Nguyên đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê Việt Nam, với việc cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện pháp hết sức rẻ tiền và hiệu quả.
Thêm vào đó, TN đã tiên phong trên con đường trộn hương nhân tạo nồng độ cao vào cà phê để tăng hương. Xét về mặt sức khoẻ, điều này cũng không hại lắm, nếu như không có mặt của một chất cầm hương, đó là gelatin. Vốn dĩ gelatin được sản xuất từ da và xương trâu – bò, và đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm thì rất đắt, nên TN đã xử dụng gelatin Trung Quốc làm nền cầm hương.

Và thứ này thì hiển nhiên là không dùng được cho thực phẩm, vì nó chứa rất nhiều preservatives.

Thế nhưng, những điều đó của riêng Trung Nguyên thì không có gì đáng nói. Điều đáng nói là khi ly cà phê TN được coi là tiêu chuẩn, thì tất cả các cơ sở sản xuất cà phê khác đều noi theo tấm gương sáng này, nếu không thì không bán được.
Và như thế, không ngoa khi nói rằng, TN đã đẩy ly cà phê Việt vào một ngõ cụt dối trá.
P/S: Nếu bạn không tin, cứ dùng phin pha một ly cà phê TN bằng nước lạnh, rồi nếm thử cà phê nước ấy xem có vị gì.
Ký ninh từ lâu đã được dùng gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn. Tuy nhiên, lượng ký ninh được xử dụng trong cà phê TN nói riêng và TẤT CẢ CƠ SỞ cà phê ở Việt Nam nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g~ 0,002g cho mỗi phin.
Ở mức này, thì việc uống cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độ ký ninh, bao gồm dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm sức nghe và nhiều triệu chứng phụ kèm khác.
Còn chuyện bạn hỏi về “tại sao không có ai lên tiếng” – well, Chi cục Y tế dự phòng Đaklak biết rõ mọi chuyện này – nhưng ở Việt Nam nói chung trong mọi vấn đề đều rất khó lên tiếng, và luôn luôn có một kênh nào đó để “bịt”. Cho nên, điều nhỏ nhất mà tôi nghĩ có thể làm được là tự mình không uống cà phê, và khuyến khích những người mình biết không uống cà phê.
Tôi chỉ nói những gì tôi chắc chắn hiểu rõ. Tôi không có ý vơ đũa cả nắm. Và cũng hy vọng các bạn không nghĩ thế .
Nhưng về sự giả dối trong ly cà phê Việt Nam, có lẽ các bạn cần hiểu rõ hơn một chút.
So với cách uống cà phê ở phương Tây, thì ly cà phê Việt được uống theo kiểu dễ dãi: cứ mỗi phin cà phê pha ra khoảng 40 ml, được đổ vào một ly nước đá khoảng 180 ml.
Và chính nước đá mới là nguồn gốc của mọi tai hoạ…
Một ly cà phê nguyên chất không đủ đắng để có thể cảm nhận được vị đắng trong chừng ấy nước đá. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự bay hơi của hương cà phê tự nhiên. Và cảm quan nó không đủ độ sánh để không bị tan loãng ra trong chừng ấy nước đá.
Cho nên, trước Trung Nguyên từ lâu, thì cách hoàn thiện một ly cà phê đá đã bao gồm 3 việc: tăng đắng cho cà phê, tăng mùi hương cho cà phê, và tăng độ sánh cho cà phê.
Cách chế biến như sau: Để tăng đắng, người ta thường dùng hạt cau rang. Để tăng mùi, người ta thường dùng nước mắm nhĩ. Còn để tăng độ sánh, người ta dùng đường nấu ra caramel.
Trung Nguyên chỉ là nhà sản xuất đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất, và biến nó thành chuẩn “cà phê ngon” mà thôi.
Điều đáng nói nhất là khi nó đã thành chuẩn, thì sự giả dối nghiễm nhiên thành chân.
Về phía các nơi sản xuất, thì họ nghĩ – khi những chỉ tiêu chất lượng quan trọng bậc nhất của cà phê – độ đắng, mùi hương, độ sánh – đều là hàng giả, thì việc gì họ phải dùng cà phê thật làm gì?
Về phía người uống, khi đã quen với thuốc ký ninh và đường caramel, họ mất khả năng thưởng thức cà phê ngon thực sự. Và tôi tin chắc rằng, nếu được uống một ly cà phê Blue Mountains hay Hawaii Kona, họ sẽ chửi thề.
Và thế người Việt, đa số, đều gật gù trước một ly nước màu đen, pha từ đậu nành hay bắp rang, trộn với caramel, hương liệu, thuốc ký ninh và nghĩ rằng họ đang uống thứ cà phê ” có văn hoá đặc biệt nhất “.
Đến đây chính là một ngõ cụt – Ngõ cụt dối trá.
Câu hỏi cuối – chính xác ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng đó? Sự dễ dãi của người uống? Sự xu thời của Trung Nguyên? Hay là trình độ quản lý chất lượng thực phẩm của Nhà nước ?
-
P/S: Một điểm cuối , bạn uống ly cà phê Việt, cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê như bạn vẫn nghĩ.

TTN

http://bbqt.com/forum/index.php?%2Ftopic%2F6340-ca-phe-trung-nguyen-d%E1%BB%91i-tra-va-d%E1%BB%99c-h%E1%BA%A1i%2F

Đinh Đức Lập cáo buộc 2 UV Bộ Chính trị Trần Đại Quang và Tô Huy Rứa ép bán công sở cho tư nhân.

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ năm, ngày 07 tháng hai năm 2013


(Chuyện thật 100%)

Nghe lén mấy "thèng Đè Nẽng" nói chuyện trong quán cà phê. Thằng A khơi chuyện:

- Tin đồn trên mạng là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm vụ Kiên bạc để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sáng mắt ra, mà Kiên bạc là cái thằng nào mà ghê gớm thế?

Thằng B liền tỏ vẻ:

- Mày biết Vũ nhôm chứ? Mày cứ tưởng tượng trường hợp này giống như có một ngày nào đó ông Văn Hữu Chiến ra lệnh bắt Vũ nhôm vậy thôi!

Thằng C cười mím chi:

- Nếu ông Văn Hữu Chiến mà có ý định bắt Vũ nhôm thì trước đó đã có người bắt Văn Hữu Chiến rồi...

Cả ba thằng A, B, C đều ôm bụng cười thích thú.

Minh Phước

P/s: ... không biết Vũ nhôm, Văn Hữu Chiến là ai? Đành tra Google, Google mách rằng " ... Văn Hữu Chiến là Chủ tịch UBND tp Đà Nẵng, còn Vũ nhôm thì Google bó tay... "
 

À! Trong video này, ông Đinh Đức Lập cáo hai ủy viên Bộ chính trị có nhắc đến... anh chàng tên Vũ nào đó ở Đà Nẵng.
http://www.youtube.com/watch?v=vFCLITewECk&feature=player_embedded

Xem thêm:
- Nghe lại tiếng chửi
- Căn bệnh mãn tính


(Blog Phước Béo) 

Suất ăn 18 triệu đồng của người Việt

Bào ngư bé xíu giá 2 triệu đồng, một lát thịt bò nhỏ giá 2,3 triệu đồng và muốn bữa ăn với đầy đủ các món “đỉnh”, bạn phải bỏ ra 18 triệu đồng.
Lát thịt bò có giá 2,3 triệu đồng chỉ nặng 200 gr, đang được phục vụ tại nhà hàng Square One thuộc khách sạn 5 sao Park Hyatt Saigon (TP.HCM). Hẳn bạn mong chờ đó sẽ là một món thịt bò được chế biến cực kỳ công phu, cầu kỳ mà bạn không thể nào tự làm ở nhà?
Bếp phó điều hành của Park Hyatt Saigon, ông Marco Torre cho biết, món bò ở đây chỉ được đem rắc vào một tí muối, một tí tiêu và nướng sơ trên bếp là xong. Lý do của sự đắt đỏ? “Đó chính là bò Wagyu được nhập khẩu từ Úc. Vì hương vị của nó đã tuyệt hảo rồi nên cách chế biến thích hợp nhất là hầu như không tẩm ướp gì cả, cũng không nấu nướng quá nhiều để giữ trọn vẹn hương vị nguyên thủy”, ông Torre giải thích.

“Chân dung” đĩa thịt bò 2,3 triệu đồng ở khách sạn Park Hyatt Saigon.
Wagyu là giống bò rất nổi tiếng của Nhật. Ngoài xứ sở mặt trời mọc, nó còn được nuôi ở một số nước khác như Úc và Mỹ. Trong khi ở Nhật, bò Wagyu thường được massage, nghe nhạc thì người Úc còn có sáng kiến thường xuyên cho lũ bò “nhậu” rượu vang đỏ. Tất cả là để làm tăng tối đa chất dinh dưỡng, độ ngon ngọt và thơm lừng hiếm có của giống bò quý này. Ở Úc, bò Wagyu được chia làm 9 loại khác nhau và đĩa thịt bò 2,3 triệu đồng tại Square One đứng đầu bảng.
Dẫu mang cái giá khủng đó nhưng có lần một nhóm thực khách dùng bữa tại Square One đã gọi một lúc 8 phần bò Wagyu. Đầu bếp Torre cho biết, ngày càng có nhiều thực khách người Việt Nam sành ăn và sẵn sàng chi nhiều tiền, yêu cầu những món cao cấp như bò Wagyu.
Sành uống
Nói về sành uống, ông Juan Costa Ribas - Giám đốc ẩm thực của khách sạn 5 sao Caravelle (TP.HCM) - chia sẻ, đi du lịch nhiều đã góp phần khiến cho người Việt ngày càng am hiểu hơn về các loại rượu và “soi” kỹ vào chất lượng rượu. Chính vì thế mà nhu cầu về các buổi tiệc rượu rất cao cấp được các khách sạn 5 sao tổ chức ngày càng tăng cao, trong đó thức ăn được thiết kế để thật “ăn ý” với một số loại rượu nào đó nhằm mang lại những trải nghiệm thú vị nhất trong vòm họng. Muốn làm được điều đó, đầu bếp phải có nhiều kinh nghiệm và rất am hiểu về rượu ngoài những kiến thức cơ bản như rượu vang trắng hợp với cá và thịt trắng, vang đỏ nhẹ hợp với bê và thịt trắng trong khi vang đỏ nặng hợp với thịt đỏ...
“Nhâm nhi một món ăn cùng với nhiều loại rượu khác nhau sẽ đem lại những hương vị khác biệt, tất cả được giải thích cặn kẽ bởi một người am hiểu về rượu sẽ là cách tuyệt vời để nâng cao kiến thức về ẩm thực và rượu”, ông Ribas nói. Về thức ăn, thực khách thường trông chờ được thưởng thức những món mà họ khó có thể nấu được tại nhà, chẳng hạn món thịt ba rọi heo đem ướp 24 giờ, sau đó hầm theo kiểu sous vide 24 giờ nữa trước khi đem nén thêm 12 giờ rồi mới được chiên và phục vụ thực khách.
Sous vide là một cách nấu đặc biệt, trong đó thực phẩm được cho vào một túi nhựa hút chân không, sau đó thả vào nước nóng (hoặc nồi hơi) nhưng ở nhiệt độ thấp hơn nhiều so với nấu trong bếp để miếng thịt chín thật chậm, cốt giữ lại độ mọng nước của món ăn và được cho là an toàn với sức khỏe hơn cách nấu truyền thống.
Bữa ăn 18 triệu
Còn nếu như bạn thuộc hàng đại gia, lại không muốn mất công ra nhà hàng mà muốn mời bạn bè, khách quý đến nhà để chiêu đãi toàn những món sơn hào hải vị được chế biến thật tinh túy, công phu thì chuyên gia ẩm thực Võ Quốc có thể là người bạn đang cần tìm. Đầu bếp Võ Quốc sẽ thiết kế cho bạn một bữa tiệc toàn vi cá, nhân sâm, gân nai, bào ngư, yến, bóng cá đường... do chính anh nấu. Nhưng bạn cần thỏa điều kiện đầu tiên: sẵn sàng chi 18 triệu đồng cho một phần ăn.
Anh Võ Quốc giải thích: “Tôi chỉ chọn những nguyên liệu tuyệt hảo, bất kể giá của nó là bao nhiêu. Chẳng hạn bào ngư phải là loại nhập từ Nhật hoặc Úc, vốn mập, nhiều chất bổ và thơm ngon nhất thế giới”. Hiện tại anh Võ Quốc dùng bào ngư Úc, có giá xấp xỉ 2 triệu đồng/con. Ngoài ra, hầu hết các nguyên liệu còn lại đều là của Việt Nam nhưng phải là loại hảo hạng. Nhưng cách chế biến công phu và thuần Việt mới là điều làm cho Võ Quốc tự hào hơn cả: “Tôi là người theo phong cách ẩm thực thuần Việt. Tất cả các món ăn của tôi, dù là rất đơn giản hay rất cầu kỳ đều là kiểu Việt Nam 100%”.
Chẳng hạn món bào ngư của anh không được nêm một tí dầu hào hay nước cốt gà nào theo cách người Hoa hay làm, bởi theo anh, những nguyên liệu đó sẽ làm át hương vị thơm ngon đặc trưng nguyên thủy của con bào ngư. Ngược lại, sau khi sơ chế, bào ngư sẽ được kẹp giữa 2 lớp xương, thịt gà và heo như bánh mì kẹp thịt, không nêm nếm bất kỳ một loại gia vị nào, gói trong giấy bạc và đem hấp cách thủy từ 8 đến 10 tiếng. Vì thế mà khi cắn trong miệng, miếng bào ngư rất mềm, tứa ra vị ngọt tự nhiên tinh túy lạ thường. Đó là nhờ hương vị trong con bào ngư không bị mất đi, lại hút thêm chất ngọt tự nhiên từ thịt heo, gà.
Cũng giống như bào ngư, tất cả các món ăn trong thực đơn 18 triệu đều không có một chút mắm, muối, đường, bột nêm... nào. Bí quyết đến từ một nồi nước dùng độc đáo được hầm suốt 3 ngày đêm, từ 100 lít nước rút xuống còn 10 lít, bao gồm gà già, sá sùng, cồi sò điệp, xương heo và quả lê. Thế là các món ăn được nêm nếm từ thứ nước xốt sền sệt mê hoặc này mang vị mặn mà tự nhiên của xương, vị ngọt đậm đà của thịt và cả cái ngọt thanh tao từ trái cây.
Ai là người sẵn sàng đãi tiệc với giá 18 triệu đồng/phần? Tên của họ không được tiết lộ nhưng anh Võ Quốc cho biết, phần lớn là doanh nghiệp, đại gia. Mỗi tháng, anh nấu khoảng 2 hoặc 3 tiệc loại này. Ngoài ra, cũng có nhiều mức giá “mềm” hơn, trong đó loại 8 triệu đồng/khách là đắt hàng nhất.
Thực đơn bữa ăn 18 triệu
- Cháo sơn hào hải vị (bo bo nấu với gân nai và bóng cá đường)
- Bào ngư hấp xốt cốt thịt
- Cuốn vi cá, nhân sâm, bóng cá đường chấm xốt yến
- Hải sâm nhồi hạt sen hấp xốt cốt thịt
- Bóng cá đường cuộn cá anh vũ xốt yến
- Yến trộn thịt cua chua cay
- Chả cá lăng cuộn vi cá
- Hải sâm hấp sâm Ngọc Linh
- Gà ngũ trảo tiềm bào ngư
- Chè yến kỷ tử bạch quả
(Thanh Niên) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét