Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Tin ngày 08/1/2013

  • Air France tấn công hàng không giá rẻ (RFI) - Tập đoàn Air France đang trong quá trình tái cơ cấu để cải thiện khả năng cạnh tranh và mức lãi, đã tung ra một chiến dịch tấn công nhắm vào các hãng hàng không giá rẻ.
  • Thái Lan khai chiến chống tham nhũng ngay từ nhà trường (RFI) - Bị tổ chức Minh bạch Quốc tế Transparency International hạ 8 điểm trong bản xếp hạng các nước có nạn tham ô, bộ giáo dục Thái Lan vội vã cùng các hiệp hội phi chính phủ đưa chính sách chống tham nhũng vào học đường và giới trẻ.
  • Úc đối phó với những trận cháy rừng lớn (RFI) - Thủ tướng Julia Gillard ngày 07/01/2013 kêu gọi người dân Úc cảnh giác trong những ngày tới, với nguy cơ sẽ xảy ra những trận cháy rừng trầm trọng nhất từ nhiều năm qua, do nhiệt độ sẽ còn tăng cao hơn nữa. Tường trình của thông tín viên Vi Mạnh từ Sydney.
  • Bốn tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Senkaku (RFI) - Tokyo tố cáo tàu Trung Quốc một lần nữa vi phạm lãnh hải Nhật Bản. Đây là lần thứ nhất trong năm 2013 nhưng cũng là lần thứ 21 kể từ giữa tháng 9/2012 khi Nhật Bản « quốc hữu hóa » quần đảo Senkaku nằm ngoài khơi Okinawa mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và tranh chủ quyền.
  • Trung Quốc dựng tượng nhà cải cách Hồ Diệu Bang (RFI) - Báo chí Trung Quốc số ra ngày 07/01/2013 cho biết, thành phố duyên hải Đài Châu (Taizhou) - tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc, đã dựng một bức tượng của cố tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, Hồ Diệu Bang, người được coi là có tư tưởng cải cách.
  • Một căn nhà ở quần đảo ngục tù cho tài tử điện ảnh Pháp Gérard Depardieu (RFI) - Vừa được Tổng thống Putin cấp quốc tịch và trao hộ chiếu Nga, tài tử điện ảnh Pháp Gérard Depardieu được chính quyền vùng Mordovia đón tiếp trọng thể như một « anh hùng » tại phi trường Saransk ngày 06/01/2013. Nam diễn viên triệu phú của Pháp còn được tặng một căn nhà và chức bộ trưởng văn hóa nhưng Depardieu đã từ chối đề nghị thứ hai này.
  • Ca sỹ Tùng Dương nhìn lại năm 2012 (BBC) - Ca sỹ Tùng Dương trả lời BBC về một số sự kiện âm nhạc năm 2012 và hướng tới năm 2013, sau khi đoạt giải âm nhạc của năm.
  • Nhìn lại Hiệp định Paris 1973 (BBC) - Sử gia Vũ Minh Giang từ Hà Nội coi Hiệp định Paris là cách thức chấm dứt một cuộc chiến và lý giải số phận của lực lượng thứ ba.
  • Biển Đông và Đài Loan 2013 (BaoMoi) - 2012 là một năm đầy sóng gió ở biển Đông với các va chạm và khiêu khích tiếp diễn một cách dồn dập. Đài Loan 2013 đối với biển Đông sẽ như thế nào?
  • Hải quân, Không quân Trung-Nhật lại đối đầu (BaoMoi) - Cuộc tranh chấp nóng bỏng giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông đang leo thang nguy hiểm đến mức có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát và thậm chí có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh.
  • Nhật lại “tố” tàu Trung Quốc khiêu khích (BaoMoi) - (Dân trí) - Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết 4 tàu của chính phủ Trung Quốc hôm nay đã xâm nhập vùng biển quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
  • 6 nước cùng gạ bán tàu chiến cho Philippines (BaoMoi) - Ngay sau khi Bộ Quốc phòng Philippines bày tỏ ý định muốn mua thêm 2 chiếc tàu chiến để tăng cường sức mạnh hải quân và bảo vệ chủ quyền của mình ở vùng biển Tây Philippines (Biển Đông), đã có ít nhất 6 quốc gia cùng “chào hàng”.
  • Trung Quốc có thể quân sự hóa vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - TPO-Những dự đoán về một cuộc chiến trên Biển Đông chưa bao giờ mạnh mẽ như vậy khi Trung Quốc liên tục có những hành động “khiêu khích” các nước láng giềng.
    Tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận trên Biển Đông. Ảnh: AP.
  • Trung Quốc tiếp tục khiêu khích Nhật Bản (BaoMoi) - 4 tàu của chính phủ Trung Quốc hôm nay (7/1) lại đi vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đang nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho biết.
  • Nhật Bản tố tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải (BaoMoi) - Dân Việt - Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết ngày 7.1, bốn tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh là Senkaku/ Điếu Ngư.
  • Bốn tàu Trung Quốc tiến vào Điếu Ngư/Senkaku (BaoMoi) - TPO - Bốn tàu tuần tra thuộc đội khảo sát biển Trung Quốc hôm nay (7-1) đã đi vào vùng lãnh hải quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
    Một trong những tàu của Trung Quốc đã đi vào vùng biển quần đảo Điếu Ngư/Senkaku hồi tháng 10 năm 2012.
  • Bốn tàu hải giám Trung Quốc tới Senkaku (BaoMoi) - (NLĐO)- Bốn tàu hải giám Trung Quốc hôm nay (7-1) lần đầu tiên kể từ đầu năm 2013 đã đi vào vùng biển quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật cho biết.
  • Quan hệ Trung Quốc - Philippines "dậy sóng" vì Biển Đông (BaoMoi) - Trong những tuần vừa qua, nguy cơ xảy ra chiến tranh trên Biển Đông chưa bao giờ lên cao như vậy khi Trung Quốc có các động thái “khiêu khích” khiến các nước láng giềng, đặc biệt là quốc gia có quân đội yếu nhất khu vực là Philippines.
  • Những lá chắn bảo vệ ngư dân Việt Nam trên biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Ngày 25/1, Nghị định về tổ chức và hoạt động của kiểm ngư chính thức có hiệu lực. Ngư dân kỳ vọng lực lượng sẽ là “lá chắn” bảo vệ và giúp đỡ họ hoạt động an toàn, hiệu quả hơn trên biển.
  • Nhật loan báo 4 tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải (BaoMoi) - Theo hãng tin AFP, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết ngày 7/1, bốn tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) do Nhật Bản kiểm soát trên Biển Hoa Đông.
  • TQ dụ Philippines cùng khai thác Biển Đông (BaoMoi) - Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Thanh tuyên bố Philippines và Trung Quốc có thể bắt tay nhau cùng thăm dò trữ lượng dầu khí ở Biển Đông kể cả trong bối cảnh hai bên có nhiều tranh chấp về ranh giới hàng hải ở vùng biển này.
  • Trung Quốc 'gợi ý' Philippines khai thác dầu khí chung ở Bãi Cỏ Rong của Việt Nam (BaoMoi) - (Petrotimes) - Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Thanh vừa đưa ra một đề nghị: Bắc Kinh và Manila nên cùng nhau khai thác dầu khí tại khu vực Bãi Cỏ Rong (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) trong khi chờ đợi một giải pháp lâu dài giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
  • Hải quân, Không quân Trung-Nhật liên tiếp đối đầu (BaoMoi) - Cuộc tranh chấp nóng bỏng giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông đang leo thang nguy hiểm đến mức có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát và thậm chí có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh.
  • Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng (BaoMoi) - Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tăng chi tiêu quốc phòng năm tài khóa 2013 trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Trung Quốc do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là lần tăng chi tiêu quốc phòng đầu tiên trong 11 năm qua, theo BBC.
  • Nhật Bản 'hòa' với Hàn và 'rắn' với Trung! (BaoMoi) - (Petrotimes) - Với những thông tin vừa đăng tải, những diễn biến đang xảy ra trên thực địa cùng các tuyên bố của chính trị gia tại Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc khiến dư luận cho rằng, căng thẳng tại Biển Đông và biển Hoa Đông tiếp tục là mối quan tâm và lo lắng của những quốc gia hữu quan bởi các nguyên nhân khác nhau.
  • Nhật Bản tăng chi tiêu quân sự cao nhất trong 11 năm (BaoMoi) - Chính phủ Nhật quyết định tăng chi tiêu quốc phòng (lần đầu tiên trong 11 năm qua) cho năm tài khóa 2013, trong bối cảnh tân Thủ tướng Shinzo Abe cam kết phản ứng cứng rắn hơn đối với vụ tranh chấp quần đảo Senkaku với Trung Quốc. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi, phải chăng Nhật tăng chi tiêu quốc phòng để bảo vệ Senkaku?
  • Tiếp nhận thêm nhiều bản đồ khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam (BaoMoi) - Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng cho biết, Viện vừa tiếp nhận nhiều tài liệu rất có giá trị khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Những tài liệu này do ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam tại Mỹ sưu tầm và gửi tặng.
Bản tin tiếng Anh


  • Mainland tourists to Taiwan hit record high (Washington Post) - Chinese mainland visitors to Taiwan topped 1.97 million in 2012, up 57.6 percent year on year, hitting a record high, the cross-Straits tourism authority said Sunday.
  • Overseas yuan gets nod in mainland PE market (Washington Post) - The mainland private equity (PE) market is heralding a new stage, as the mainland regulator allows overseas yuan capital to come in to boost PE investments.
  • 2012's top 10 cinematic sensations (Washington Post) - It's difficult to pick the 10 greatest domestic films in 2012, but there are solid reasons why these are worth watching.
  • Bourses mixed on first trading day of year yet outlook bright (Washington Post) - China's two bourses turned in a mixed performance on Friday, the first trading day of 2013.The Shanghai Composite Index ended up 0.35 percent at 2,276.99 points, while the Shenzhen Component Index edged down 0.22 percent, closing at 9,096.07.
  • Serving up Chinese consumers (Washington Post) - The service sector is likely to be the next big driver of domestic consumption in China, helping to bring about long-term and sound economic expansion.
  • Shark fins on factory roof fan outrage (Washington Post) - Hong Kong conservationists expressed outrage Thursday after images emerged of a factory rooftop covered in thousands of freshly sliced shark fins, as they called for curbs on the "barbaric" trade.
  • Wanda Group ventures onto the global stage (Washington Post) - Tycoon Wang Jianlin is moving fast, both in the US and Beijing, to build a multifunctional conglomerate featuring film and TV, theater and theme parks.
  • Orphanage owner hospitalized (Washington Post) - The owner of an illegal orphanage in Central China was sent to hospital over the weekend suffering a heart attack after she was questioned by police about a fire that killed six children and a young adult.
  • Being gay in China (Washington Post) - In both Chinese history and literature, homosexuality was open and tolerated.
  • What a catch (Washington Post) - In northeast China, ice fishing is an ancient tradition. The season usually runs throughout the freezing months of winter, from the end of December to just before Spring Festival.
  • Lining up for a lifetime of love (Washington Post) - Jan 4saw more than 12,000 weddings in Beijing, 7,300 in Shanghai, 3,000 marriage reservations in Chongqing, and Wuhan in Hubei province had 3,500 couples booking slots to get married.
  • First public lesbian wedding held in S China (Washington Post) - A lesbian couple, 36-year-old Dongdong (alias) and 30-year-old Qiqi (alias), stand together at their wedding in Shenzhen city, South China's Guangdong province on Jan 4, 2013.
  • Best day to tie the knot in 10,000 years (Washington Post) - Newlyweds pose for photos with their marriage certificates spelling out the date of Jan 4, 2013, in Zaozhuang city, East China's Shandong province. Chinese couples consider Jan 4, 2013, as the best day in 10,000 years to tie the knot, because the date sounds like "lifetime love" in Chinese.
  • Father of Indian rape victim wants her named (Washington Post) - The father of the Indian student whose brutal rape provoked a global outcry said he wanted her name made public so she could be an inspiration to victims of sexual assault.
  • Egyptians debate over draft law limiting protests (Washington Post) - The draft law limiting protests in Egypt, which is currently being studied after recently being announced by Justice Minister Ahmed Mekki, stirred up an overwhelming debate in the Egyptian political arena.
  • Chavez to keep his presidency beyond Jan 10 (Washington Post) - President of the National Assembly of Venezuela, Diosdado Cabello, said that Venezuelan President Hugo Chavez "will still be the President beyond January 10th", despite of his precarious health.
  • Majority of postgrad examinees seeking better jobs (Washington Post) - College graduates who are taking postgraduate entrance exams are doing so largely because they desire better job opportunities, according to survey results released on Saturday.
  • Capital's subway system branches out (Washington Post) - Unprecedented construction of Beijing's gigantic underground transit network is expected to alleviate traffic problems that have been haunting the metropolis for decades, reports Zheng Xin.
  • People gather to mourn fallen firefighters (Washington Post) - A soldier holds bone ashes of a deceased firefighter who lost life in a rescue operation on Jan 1 at the Hangzhou Yusei Machinery Co., Ltd during memorial meeting in Hangzhou, capital of East China's Zhejiang province, Jan 4, 2013.

Biển Đông 2013 : Nguy cơ đối đầu Việt-Trung

Biểu tình tại Hà Nội ngày 09/12/2012 với khẩu hiệu đòi Trung Quốc tôn trọng Luật Biển Liên Hiệp Quốc.
Biểu tình tại Hà Nội ngày 09/12/2012 với khẩu hiệu đòi Trung Quốc tôn trọng Luật Biển Liên Hiệp Quốc.

Trong những ngày cuối năm 2012, đầu năm 2013, Bắc Kinh liên tiếp tung ra các thông tin bị đánh giá là mang tính chất hù dọa các láng giềng đang tranh chấp chủ quyền với họ trên Biển Đông. Mũi dùi của Trung Quốc, đặc biệt nhắm vào Việt Nam, với lời cảnh cáo công khai ngày 31/12/2012 vừa qua, tấn công vào bộ Luật Biển Việt Nam bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013. Các động thái quyết đoán của Bắc Kinh đã làm dấy lên mối lo ngại là sự cố có thể xẩy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc ngoài Biển Đông.

Theo ghi nhận của các nhà quan sát, Bắc Kinh trong những ngày qua, không còn che giấu việc họ đang tăng cường đáng kể sức mạnh của các lực lượng quân sự cũng như bán quân sự của họ tại vùng Biển Đông.

Gần đây nhất, truyền thông Trung Quốc đã nhất loạt phô trương các cuộc tập trận được mệnh danh là để nâng cao tư thế sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội đồn trú tại vùng Tam Sa được Bắc Kinh trao quyền cai quản vùng Biển Đông mà Trung Quốc đòi chủ quyền.

Trước đó, báo giới cũng tiết lộ thông tin về việc Hạm đội Nam Hải, đặc trách Biển Đông vừa được tăng cường bằng chiến hạm thuộc loại hùng mạnh nhất của Hải quân Trung Quốc hiện nay. Bên cạnh đó, đội tàu hải giám, chuyên tuần tra trên biển, cũng được tăng cường bằng hơn một chục tàu chiến cũ, trong đó có một khu trục hạm được đặc cách tuần tra tại Biển Đông.

Tất cả các chuyển động trên như nhằm thực hiện việc tỉnh Hải Nam, phụ trách Biển Đông, được Bắc Kinh trao cho quyền chận bắt tàu bè ngoại quốc bị đánh giá là xâm nhập trái phép lãnh hải của Trung Quốc, một quyết định được áp dụng từ ngày 01/01/2013, đúng vào hôm Luật Biển Việt Nam bắt đầu có hiệu lực.
Như để chuẩn bị cho việc thực thi Luật Biển mới của mình, ngay từ cuối năm ngoái, Việt Nam cho biết đã thành lập một lực lượng tuần tra để bảo vệ các khu vực đánh cá của Việt Nam trên Biển Đông và lực lượng này sẽ hoạt động kể từ 25/01/2013.

Quyết định của cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc đã khiến cho nhiều quan sát viên lo ngại về nguy cơ sự cố nảy sinh giữa tàu Việt Nam và Trung Quốc trên vùng Biển Đông.

Theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc Đại Học Maine (Hoa Kỳ), quyết định của Trung Quốc cho khám soát tàu bè ngoại quốc tiến vào Biển Đông rất nguy hiểm vì tiềm ẩn những đầu mối làm nảy sinh những sự cố, đặc biệt là với Việt Nam – cùng với Philippines - vốn bị Bắc Kinh coi là đối thủ chủ yếu.

Đối với Giáo sư Long, việc Việt Nam thành lập lực lượng tuần tra với nhiệm vụ bảo vệ vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của mình chỉ có hiệu quả tương đối.

Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long trước hết phản bác lập luận chính thức của Trung Quốc, theo đó, quyết định khám soát tàu thuyền ngoại quốc tại Biển Đông là của riêng tỉnh Hải Nam. Theo giáo sư Long, đó chỉ là lập luận được đưa ra sau các phản ứng bất đồng tình của các nước khác.

Nhìn rộng ra khu vực, Giáo sư Ngô Vĩnh Long ghi nhận hai yếu tố rất thuận lợi cho Việt Nam trong việc đánh động dư luận quốc tế về các hành vi lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông. Đó là việc Brunei, một nước cũng tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ngoại Biển Đông lên làm chủ tịch ASEAN, và việc một nhà ngoại giao Việt Nam nhậm chức Tổng thư ký ASEAN.

Vấn đề đặt ra, theo giáo sư Long, là Việt Nam cần phải xác định rõ ràng hơn chính sách của mình liên quan đến Biển Đông, cho thế giới hiểu rõ chính sách này, mà nhất là phải cho người dân trong nước biết được đường lối của chính phủ.

NVL : Trước hết về phía Trung Quốc, luật đưa ra không phải là của riêng tỉnh Hải Nam, mà theo tôi biết, cũng là của chính phủ trung ương, nhưng mà họ nói một cách lấp liếm …

Khi tỉnh Hải Nam nói là bắt đầu từ ngày 01/01/2013, sẽ cho công an biên phòng được quyền khám soát tàu bè ngoại quốc gọi là lãnh hải của Trung Quốc ở Biển Đông, tức là gần như là toàn bộ Biển Đông, thì trước đó, tờ China Daily đã nói rằng các lực lượng tuần dương của Hải quân Trung Quốc sẽ dùng tuần dương hạm của họ chận tàu bè đi vào vùng biển của họ một cách bất hợp pháp. Thành ra vấn đề này có hai yếu tố : một là tỉnh Hải Nam, và hai là chính phủ trung ương …

Riêng Hải Nam cũng đã rất nguy hiểm rồi : Đây là nơi đặt toàn bộ Nam Hải Hạm đội, hạm đội mạnh nhất của Trung Quốc... Giám đốc Sở Ngoại vụ Hải Nam lại là Ngô Sĩ Tồn, cũng là Giám đốc của Trung tâm nghiên cứu về Biển Đông (Viện Nghiên cứu Nam Hải). Trung tâm này cũng là nơi làm chính sách cho trung ương. Thành ra họ lấp liếm như vậy nhưng vấn đề ở đây không phải chỉ là của riêng tỉnh Hải Nam, mà là của cả chính quyền trung ương Trung Quốc.

Từ khi Trung Quốc đưa ra đường 9 đoạn thành một yêu sách đòi hỏi cả 80% Biển Đông, thì đây là chính sách từ lâu của họ, chứ không phải chỉ bây giờ tỉnh Hải Nam mới ra luật như vậy. Trung Quốc ngày càng ép các nước khác, mà Việt Nam là đối tượng chính của họ.

Về phần Việt Nam quyết định tuần tra trên Biển Đông, tôi nghĩ rằng Việt Nam không đủ sức để làm việc này. Việt Nam chỉ nói để cho có nói.

Biển Đông là một khu vực rất lớn, thành ra nếu Việt Nam muốn tuần tra dọc lãnh hải của Việt Nam, thì phải dựa vào người dân trên toàn lãnh thổ và dọc theo vùng duyên hải, khi thuyền bè Trung Quốc vào lãnh hải của Việt Nam, họ phải báo cáo cho chính phủ, và khi ấy, chính phủ phải lập tức loan tin cho thế giới biết để cho sự cố khỏi xảy ra, vì nếu không, thì tôi nghĩ là trước sau gì thì cũng sẽ xảy ra sự cố, gây khó khăn cho an ninh khu vực.

RFI : Giáo sư vừa nhận xét là trong vụ tự cho mình quyền khám soát tàu bè ngoại quốc đi vào Biển Đông, Trung Quốc đã tìm cách lấp liếm. Xin Giáo sư giải thích rõ hơn.

NVL : Trước hết là khi Trung Quốc đưa ra lệnh này - chính phủ trung ương đưa ra trước, tỉnh Hải Nam đưa ra sau - họ muốn thử phản ứng của các nước chung quanh và của thế giới. Các nước chung quanh, Philippines, Singapore…, và các nước ngoài khu vực như Mỹ, đều muốn Trung Quốc phải làm rõ vấn đề này.

Thấy có phản ứng của các nước chung quanh, Trung Quốc mới giả vờ nói là chỉ nhắm vào tàu thuyền của ngư dân Việt Nam mà thôi, hay là lấp liếm rằng, chỉ đối với thuyền ngư dân Việt Nam, trong vòng 12 hải lý !

Nhưng Trung Quốc vẫn nói rằng bất cứ ai đi qua đường 9 đoạn, thì họ có quyền kiểm soát, chứ không phải là 12 hải lý, chung quanh Hải Nam mà thôi... Điều đó có nghĩa là Trung Quốc nói :

« Tất cả những gì bên trong đường 9 đoạn là của tôi, nhưng tôi cho phép các vị đi ngang. Đối với các nước lớn như Mỹ… đằng nào cũng có quan hệ tốt, tôi cho các anh đi qua, nhưng mà cái thằng Việt Nam nó láo lếu, thì chúng tôi phải dạy cho nó một bài học trước ».

RFI : Nhận định của giáo sư về khả năng xẩy ra xung đột tương đối bi quan ?

NVL : Vâng… Trước hết, Trung Quốc bảo là ngư dân hay thuyền bè Việt Nam không được đi vào cái vùng mà Trung Quốc gọi là vùng biển của Trung Quốc, nhưng vấn đề là cái vùng đó như thế nào ? Là 12 dặm chung quanh Hải Nam, hay chung quanh ba quần đảo mà Trung Quốc đòi hỏi là Hoàng Sa, Trung Sa, Trường Sa ?

Mà những cái vùng này lại là vùng biển của thế giới, nếu người Việt Nam đi qua đó mà bị Trung Quốc bắn hay bắt – như họ đã làm – thì Việt Nam trả lời như thế nào ? Mà nếu Việt Nam có lực lượng tuần tra, để bảo vệ các khu vực đánh cá của Việt Nam – như Việt Nam nói – thì khi các lực lượng này, vì bảo vệ ngư dân Việt Nam mà bị Trung Quốc bắn vào, thì chính phủ Việt Nam sẽ làm gì ?

Việt Nam là một nước có lãnh hải dài nhất trong khu vực, nếu mà Việt Nam bị ép, thì các nước khác phản ứng như thế nào ?

RFI : Như vậy, Việt Nam có thể làm gì để tránh được các sự cố ?

NVL : Vấn đề không phải là chờ đến khi có sự cố rồi mới phản ứng. Tôi nghĩ rằng phải có trước một chính sách rõ ràng.

Trước hết, trong vùng lãnh hải của Việt Nam, nếu Trung Quốc tiến vào, thì Việt Nam phải hô hoán. Còn khi ngư dân Việt Nam đi qua các vùng đảo đang tranh chấp - chứ không phải là vùng lãnh hải của Trung Quốc - nếu bị Trung Quốc bắn hay bắt, thì Việt Nam phải tỏ thái độ rõ ràng. Phải nói trước, chứ không được chờ lúc sự cố xẩy ra rồi mới nói.

Còn đối với ngư dân Việt Nam, thì chính phủ phải yêu cầu không được đến gần lãnh hải của Trung Quốc – như là tỉnh Hải Nam chẳng hạn. Còn tại vùng đang tranh chấp – như Hoàng Sa – thì (chính phủ phải khuyên) thuyền đánh cá Việt Nam không nên vào vùng của những đảo có (lãnh hải) 12 dặm, còn những chỗ khác, những hòn đá chỉ có (lãnh hải) 500 thước thôi, thì ngư dân Việt Nam có thể tùy nghi đi ra đi vào. Nếu Trung Quốc dọa nạt hay bắt ngư dân Việt Nam, thì Việt Nam phải có thái độ và đưa vấn đề này ra cho thế giới biết.

Ví dụ như đảo Phú Lâm, có thể có 12 hải lý, hiện là vùng đang tranh chấp. Vùng nào đang tranh chấp thì phải nói cho dân biết là không nên đi vào vì nó còn đang tranh chấp, vì đi vào thì đúng là có sự tranh chấp.

Còn những vùng khác như là đảo nhỏ hay đá nhỏ, thì theo luật quốc tế thì chỉ được 500 thước thôi. Nhưng kể cả khi có tranh chấp, nếu lỡ mà sóng gió đẩy người ta vào vùng đó, thì Trung Quốc không thể viện có bắt hay bắn ngư dân Việt Nam được.

Nhưng mà phải nói cho dân chúng Việt Nam biết, để khỏi gây ra sự cố, trong khi đó thì chủ quyền phải tiếp tục đòi, tiếp tục đưa vấn đề ra cho thế giới biết là : « Chúng tôi đàng hoàng, chúng tôi thấy chỗ nào tranh chấp chúng tôi không đến, nhưng mà nếu đi vào lãnh hải của chúng tôi, chúng tôi sẽ hô hoán, nếu có sự cố thì vấn đề không phải là do phía Việt Nam mà là do phía Trung Quốc ».

RFI : Năm 2013, Brunei lên làm chủ tịch ASEAN, và một nhà ngoại giao Việt Nam làm Tổng thư ký ASEAN. Vai trò tổng thư ký có lợi cho Việt Nam trong việc nêu bật vấn đề Biển Đông hay không ?

NVL : Vai trò ASEAN rất quan trọng. Mặc dầu áp lực rất lớn của Trung Quốc, năm 2010, Việt Nam cũng có thể đưa vấn đề Biển Đông ra bàn cãi và lúc đó thế giới đã ủng hộ Việt Nam.

Tuy là một nước không có tranh cãi lớn với Trung Quốc, nhưng Brunei cũng bị đường lưỡi bò của Trung Quốc liếm gần hết vùng mà Brunei có yêu sách. Trong khi đó tranh cãi giữa Brunei và Việt Nam rất là nhỏ…

Thành ra giữa Việt Nam và Brunei, tôi nghĩ là có thể nói chuyện và dàn xếp một cách ổn thỏa vấn đề. Nếu làm được, Việt Nam sẽ được Brunei ủng hộ để đưa vấn đề Biển Đông ra bàn cãi… Ba nước rất quan trọng có thể đồng tình với Việt Nam là Brunei, Mã Lai và Phi Luật Tân.

Thật ra tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Việt Nam lớn hơn rất nhiều. Tuy thế, theo tôi, nếu đàng hoàng thì giữa Việt Nam và Phi Luật Tân cũng có thể dàn xếp với nhau.

Đây (Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines) là 4 nước có tranh chấp lớn nhất với Trung Quốc. Nếu 4 nước họp lại - đấy cũng là yêu cầu của Phi Luật Tân, nhưng chưa thành - tôi nghĩ là sẽ có cơ hội để 4 nước gặp nhau, thương lượng với nhau và đưa ra một chương trình, một chính sách để thế giới có thể ủng hộ được…

Về phần Việt Nam thì ông Lê Lương Minh là một nhà ngoại giao lỗi lạc, có rất nhiều kinh nghiệm. Làm Tổng thư ký ASEAN, ông có thể đưa ra những vấn đề đúng lúc để bàn cãi, để đưa vào chương trình nghị sự. Tôi nghĩ là nếu khôn khéo, trong vai trò này, Việt Nam có thể làm được rất nhiều chuyện.

Nhưng vấn đề lớn là…mặc dầu bộ Ngoại giao Việt Nam có rất nhiều người giỏi, tuy nhiên khác với Mỹ chẳng hạn - với một bộ Ngoại giao rất mạnh, đồng ý cái gì thì các bộ khác phải theo - ở Việt Nam, bộ Ngoại giao lại yếu, muốn làm cái gì, hứa cái gì và có thể không làm được bởi vì bị bộ này, bộ kia tranh giành ảnh hưởng. Thành ra, có vai trò tốt cũng khó có thể làm.

Vấn đề chính bây giờ không phải là vai trò của ông Lê Lương Minh, hay vai trò của Việt Nam Tổng thư ký ASEAN, mà là chính sách của Việt Nam như thế nào để có tác dụng.

RFI : Chính sách Việt Nam gần đây có dấu hiệu không rõ ràng ?

NVL : Vâng, có những tín hiệu không rõ ràng. Nếu trong chính phủ có rõ ràng đi nữa thì cách giải thích ra ngoài cho quần chúng không rõ ràng. Mà đây là vấn đề rất quan trọng.

Chính phủ (Việt Nam) không thể làm được một chính sách được các nước trên thế giới hay dân chúng ủng hộ, nếu không cho dân chúng, không cho thế giới thấy rõ ràng là chính sách của mình như thế nào. Nếu giấu chinh sách của mình đi thì khó tìm được ai ủng hộ mình.

Vấn đề ở đây là : Không những chính phủ phải có chính sách rõ ràng và thông báo cho thế giới biết, mà còn phải thông báo cho nhân dân trong nước biết. Nếu không, chẳng hạn khi nhân dân trong nước thấy Trung Quốc ép quá mà chính phủ không làm gì - mặc dầu có thể là chính phủ đã làm rất nhiều việc ở phía sau - thì sẽ có một sự khác biệt giữa dân chúng và chính phủ. Mà nếu có khác biệt giữa dân chúng và chính phủ, thì sức của chính phủ sẽ yếu đi.

Tôi nghĩ là chính phủ nên rõ ràng với trong nước và nước ngoài, để người ta có thể biết trước và ủng hộ chính sách của mình.
Trọng Nghĩa (RFI)

Ông Vương Đình Huệ 'mâu thuẫn vai trò'?

Ông Vương Đình Huệ tạm thời là Bộ trưởng Bộ tài chính kiêm Trưởng Ban kinh tế Trung ương

Giới quan sát cho rằng có sự mâu thuẫn lớn giữa vai trò của ông Vương Đình Huệ trong Bộ tài chính và Ban kinh tế Trung ương trong thời điểm hiện nay.

Trả lời BBC Việt Ngữ ngày 7/1/2013, nguyên viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, ông Lê Đăng Doanh nhận xét giữa vai trò Bộ trưởng Bộ tài chính và Trưởng Ban kinh tế Trung ương có "mâu thuẫn" và sẽ gây "nhiều khó khăn" cho ông Vương Đình Huệ.

"Với tư cách là Trưởng ban Kinh tế Trung ương, ông Vương Đình Huệ có chức năng thẩm định các chính sách, quyết định được trình ra Bộ chính trị và Trung Ương." Ông Doanh nói.
"Trong khi đó ông lại tiếp tục là Bộ trưởng Bộ Tài chính, phải trình ra chính phủ các quyết sách. Các chính sách chính phủ quyết rồi lại phải trình ra Bộ Chính trị."

"Cuối cùng ông Vương Đình Huệ Trưởng Ban Kinh tế Trung ương lại phải đi thẩm định lại những gì ông Vương Đình Huệ Bộ trưởng Bộ Tài chính đã trình ra chính phủ."

Theo ông Doanh, điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho ông Huệ và làm cho chức năng, nhiệm vụ của ông không được thực hiện như kỳ vọng.

"Tôi nghĩ rằng nên sớm để ông Vương Đình Huệ thôi vị trí Bộ trưởng Bộ tài chính để tập trung vào nhiệm vụ bên Ban kinh tế Trung ương," ông Doanh nói thêm.

Một ý kiến khác của tiến sỹ Nguyễn Quang A thì cho rằng việc kiêm nhiệm hai vị trí một lúc của ông Huệ "không có gì là mâu thuẫn cả".

"Ở các nước khác thì còn có thể khá là mâu thuẫn, nhưng ở Việt Nam thì không có gì là mâu thuẫn cả vì mọi thứ đều do Đảng cộng sản Việt Nam quyết định", ông A nói trong buổi phỏng vấn cùng ngày với BBC Việt Ngữ.

Hiện chưa rõ hai vai trò này của ông Vương Đình Huệ mang tính tạm thời hay sẽ còn kéo dài.

Vai trò quan trọng

"Ông Vương Đình Huệ Trưởng ban Kinh tế Trung ương lại phải đi thẩm định lại những gì ông Vương Đình Huệ Bộ trưởng Bộ tài chính đã trình ra chính phủ"
Cựu Trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương, ông Lê Đăng Doanh

Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về tầm ảnh hưởng của Ban kinh tế Trung ương.

Ông Nguyễn Quang A khẳng định sự "giám sát" của Ban kinh tế Trung ương ở đây chỉ dừng lại ở việc tư vấn các quyết sách và không có quyền quyết định nào.
"Tất cả quyền quyết định đều phải thông qua chính phủ," ông A nói.

Tuy nhiên ông Lê Đăng Doanh cho rằng việc cố vấn cho các "chính sách lớn" là "hết sức quan trọng" vì trong quá khứ đã xảy ra nhiều quyết định với mục đích tốt nhưng đã để lại nhiều hậu quả nặng nề vì không qua nghiên cứu kỹ.

Ông cũng cho rằng tất cả các ý kiến của Ban kinh tế Trung ương sẽ được đưa trực tiếp lên Bộ chính trị, và với cơ chế hiện nay, khi quyền lãnh đạo Đảng, chính phủ là của Bộ Chính trị và Ban bí thư thì một khi Bộ chính trị, Ban bí thư đã quyết định, điều đó sẽ có hiệu lực với chính phủ.

Trả lời câu hỏi về khả năng tương trợ giữa Ban kinh tế Trung ương với Ban nội chính, đứng đầu bởi tân trưởng ban vừa được bổ nhiệm, ông Nguyễn Bá Thanh; ông Nguyễn Quang A nhận xét đó là điều "chắc chắn".

"Tôi nghĩ rằng chắc chắn có thể hợp tác với nhau, phải hợp tác với nhau vì hệ thống hiện nay tương đối phức tạp."

'Tự thay đổi mình'

Mọi đề xuất của Ban kinh tế Trung ương sẽ phải thống qua Bộ Chính Trị

Mặc dù bày tỏ quan ngại về sự kiêm nhiệm một lúc hai vị trí như hiện nay của ông Vương Đình Huệ, các chuyên gia được phỏng vấn tỏ ra khá tích cực về vai trò mới của ông.

Theo ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Quang A, thời gian ông Huệ làm việc tại Bộ tài chính là "quá ngắn ngủi" vì mới chỉ có hơn một năm nên còn quá sớm để nhận xét gì về khả năng của ông.

Mặc dù nhấn mạnh đã có những điều mà ông Huệ "nói mà không làm được". Ví dụ như "những quyết định về giá xăng dầu" hoặc "phát biểu của ông Huệ về báo chí" không được đánh giá là tốt. Tuy nhiên ông A cho rằng ông Huệ đã có "nhiều cố gắng" và "cũng đã làm được không ít chuyện".

Ông Lê Đăng Doanh thì cho rằng việc ông Huệ được bổ nhiệm vào Ban kinh tế Trung ương là "sự lựa chọn thận trọng và có cân nhắc kỹ càng," và "tin rằng ông (Huệ) sẽ có điều kiện để làm tốt hơn, phát huy tài năng rộng hơn."

"Dĩ nhiên là trong tình hình kinh tế khó khăn, có cái ông Huệ làm được, có cái chưa được," ông Doanh nói.

"Nhưng nhìn lại cách ông Vương Đình Huệ đã tự thay đổi mình từ khi làm Tổng kiểm toán đến khi làm Bộ trưởng Bộ tài chính, tôi tiếp nhận tin ông làm Trưởng ban kinh tế Trung ương một cách tích cực."
(BBC)

Đảng ‘không đứng ngoài pháp luật’

Dự thảo Hiến pháp nói Đảng CS đại diện cho nhân dân lao động Việt Nam

Trong đợt bài nhân dịch thảo luận về hiến pháp mới, báo Quân đội Nhân dân tiếp tục lên tiếng bảo vệ cho điều 4 Hiến pháp vốn quy định quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.

Dưới tiêu đề ‘Cần hiểu đúng nội dung về Đảng lãnh đạo trong dự thảo Hiến pháp’, cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng, đã đăng xã luận hôm 6/1 để bảo vệ điều 4 trước quan điểm của ‘nhiều trang mạng ở hải ngoại và các phần tử phản động’.

Bài xã luận được đưa ra chỉ vài ngày sau khi bắt đầu đợt tham khảo ý dân về Hiến pháp chính thức bắt đầu cho đến hết tháng 3 năm nay.

Hai lập luận chủ yếu mà cây bút Thiện Văn trên báo Quân đội nhân dân đưa ra để bảo vệ điều 4 là đây là điều ‘tất yếu, phù hợp với lịch sử’ và dù Đảng lãnh đạo nhưng ‘không đứng ngoài Hiến pháp và pháp luật’.

Không có luật về Đảng

Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện Việt Nam là ‘hợp với lịch sử’ là vì, theo bài xã luận, sau khi đất nước thống nhất, ‘cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội’ nên phải cần khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng lần đầu tiên trong Hiến pháp 1980.

Còn trước thời gian đó, cũng theo bài xã luận này, Đảng chưa áp đặt sự lãnh đạo của mình vào Hiến pháp là do hoàn cảnh Đảng còn phải đang đấu tranh chống lại nhiều kẻ thù và chưa thật sự nắm quyền trên cả nước.

"Việc quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội... là một nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thể chế chính trị - xã hội mà Việt Nam đã lựa chọn,” bài xã luận viết.

Điều 4 Dự thảo Hiến pháp VN

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Ông Phan Trung Lý, trưởng Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 3/1 cũng nói vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước ‘đã được lịch sử chứng minh’ và trên thực tế ‘Đảng cũng đang lãnh đạo’.

Ông Lý cũng khẳng định cái mới của điều 4 lần này là bên cạnh khẳng định vai trò lãnh đạo còn ‘nhấn mạnh đến trách nhiệm của Đảng’ trước đất nước, trước nhân dân.

Đây cũng là lập luận mà báo Quân đội nhân dân đưa ra trong bài xã luận.

“Khẳng định vai trò cầm quyền của mình đối với Nhà nước và xã hội, nhưng trách nhiệm của Đảng trước đất nước, trước nhân dân ngày càng được đề cao, nhấn mạnh rõ ràng, cụ thể hơn trong mỗi bản Hiến pháp,” bài xã luận viết.

Khoản 2 của điều 4 trong dự thảo sửa đổi viết: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.”

Đây là khoản bổ sung so với điều 4 của năm 1992.

Tuy nhiên, khoản 2 này lại không nói rõ là dân sẽ giám sát Đảng như thế nào và Đảng chịu trách nhiệm như thế nào trước dân.

Còn khoản 3 của điều 4 quy định ‘các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật’.

Đây là điều mà theo báo Quân đội nhân dân sẽ giúp Đảng tránh khỏi sự ‘chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ’ do chỉ có Đảng độc tôn lãnh đạo.

Việc Đảng đặt mình vào khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật là ‘đã tự nguyện’, theo bài xã luận.
"Dù không có một đạo luật cụ thể về Đảng, nhưng Đảng đã tự nguyện, tự giác đưa mọi hoạt động của mình vào khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."
Báo Quân đội nhân dân

“Phải khẳng định rằng, dù không có một đạo luật cụ thể về Đảng, nhưng Đảng đã tự nguyện, tự giác đưa mọi hoạt động của mình vào khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật,” tác giả Thiện Văn lập luận.

Cũng theo tác giả này, bản thân các luật lệ nội bộ của Đảng cũng đã có tác dụng điều chỉnh hành vi của Đảng và các đảng viên.

‘Tự nghiêm khắc với mình’

“Đảng ta luôn tự nghiêm khắc với chính mình thông qua việc ban hành các chỉ thị, quy định nhằm giáo dục, rèn luyện, đưa mọi hoạt động của các tổ chức Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên vào khuôn khổ ý thức tổ chức, kỷ luật,” bài xã luận viết.

Tác giả bài xã luận cũng cho rằng việc quy định hoạt động của Đảng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật là ‘giải pháp quan trọng hàng đầu để phòng, chống, ngăn ngừa mọi nguy cơ thoái hóa, biến chất có thể xảy ra trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền ở nước ta’.

Mặc dù Hiến pháp 1992 cũng quy định y hệt như vậy nhưng tình hình suy thoái đạo đức trong Đảng diễn ra ngày càng trầm trọng theo như các lãnh đạo Đảng đã thừa nhận.

Bài xã luận kết luận rằng do là ‘lực lượng chính trị duy nhất đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác’ nên Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng cầm quyền đối với dân tộc và nhân dân Việt Nam.

Tuy nhiên, tác giả lại không hề đề cập đến những thất bại của Đảng đã đưa Việt Nam đến tình cảnh khó khăn hiện nay như là ‘minh chứng thực tiễn sinh động’ cho sự lãnh đạo của Đảng.
(BBC)

Khi lịch sử do quyền lực chính trị tạo ra

Trong mấy ngày nay, nhận xét gây nhiều tranh cãi của một số nhân vật trong nước xem chừng như tiếp tục làm công luận xôn xao.
Những nhận xét gây nhiều tranh cãi
Bài viết “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử” đăng trên báo Pháp luật TPHCM, nhà báo Nguyễn Đức Hiển mạnh mẽ phê phán cuốn “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức đại ý là “bóp méo sự thật lịch sử”, “Nếu lịch sử được mô tả chỉ từ một hướng với sự sắp đặt thiên kiến thì nó không còn là lịch sử nữa”, hay “Những thông tin ấy được cố ý sắp đặt để phục vụ chủ kiến của tác giả, vì vậy nó hoàn toàn không chân thật”…; rồi chuyện “lên lớp” của đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đăng Thanh trước hằng trăm cán bộ lãnh đạo của nhiều trường đại học, rằng “Các đồng chí nhớ người Mỹ…chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha”, còn “đối với TQ, hai điều không được quên: họ đã từng xâm lược chúng ta, nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa”; cho tới lời phát biểu của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng VN, rằng “ Rõ ràng di sản quý báu hàng đầu mà Việt Nam và Trung Quốc có được chính là sự tương đồng ý thức hệ. Điểm tương đồng đó đã tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa ta và Trung Quốc…
Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam”, và “…đã là người cộng sản với nhau, để giải quyết bất cứ vấn đề nào đó mà gọi nhau là đồng chí, còn hơn là quay lưng không nhìn nhau…” .
Đề cập tới bài viết “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử” của nhà báo Nguyễn Đức Hiển, blogger BS bày tỏ “ Đáng tiếc cho Nhà báo Đức Hiển đã ‘bán danh ba đồng’ khi vội vã tung ra một bài viết không chỉ ‘Lợi bất cập hại’ mà là ‘Từ tệ hại cho tới có hại và bại hoại’... Rõ ràng ở đây Đức Hiển đã thể hiện ngay mình là một kẻ đầy “thiên kiến”, lao vào cái biển dữ liệu mà mình chỉ là “con tép riu” thôi, lại dám vuốt râu … rồng!”.

Một tiết mục văn nghệ diễn ra tại Hà Nội kỷ niệm lần thứ 40 "Điện Biên Phủ trên không" hôm 29/12/2013
Qua bài “Thắng mình trước đã”, tác giả Đồng Phụng Việt nhận xét rằng “Bên Thắng Cuộc”, cho dẫu có khuyết điểm, thiếu sót, thậm chí có những điểm chưa chính xác thì vẫn là “cuốn sách cần đọc”. Vì sao ?
Vì loại sách này giúp cho độc giả có “cái nhìn bao quát về chính trường-xã hội VN sau tháng Tư năm 1975” và từ đó người đọc “có thể ngẫm nghĩ, tìm kiếm thêm thông tin để tự lý giải tại sao xã hội chúng ta đang sống lại như thế này”.  Và tác giả Đồng Phụng Việt nhắn gởi:
Bạn Hiển,
Làm báo ở Cộng hòa XHCN Việt Nam quả thật là rất khó nhưng nếu bạn không muốn, chẳng ai có thể bắt bạn làm bồi. Ngay cả khi chấp nhận làm bồi thì ít nhất cũng có hai loại bồi. Một loại hiểu và xấu hổ vì chuyện làm bồi nên chỉ dùng bút danh. Loại còn lại vừa hám lợi, vừa chuộng hư danh tới mức mụ mẫm, nên sẵn sàng vỗ ngực, xưng tên. Nguyễn Đức Hiển, bạn thuộc loại nào vậy?
Blogger Quê Choa chua chát rằng “câu hỏi thật đau, chắc chắn sẽ làm Đức Hiển khó ngủ”. Blogger Quê Choa nhân tiện lưu ý tình trạng “không thoát được lối tư duy lịch sử đã được nhà trường nhồi sọ mấy chục năm nay” khi nhà văn Nguyễn Quang Lập – tức blogger Quê Choa - cho biết “mình thiên về quan điểm của Trần Minh Khôi – tác giả bài viết “Những ‘cái nhìn thiên kiến về lịch sử’ ”. Qua bài viết vừa nói, blogger Trần Minh Khôi lưu ý:
Trong một không gian mà ở đó sự kiện, của cả quá khứ và hiện tại, luôn bị bóp méo để phục vụ cho quyền lực chính trị, sự khao khát sự thật của những điều đã xảy ra dẫn chúng ta vào một ngõ cụt: khao khát một thứ lịch sử không thiên kiến. Điều này là bất khả; tất cả những cái nhìn về quá khứ đều thiên kiến. Chúng ta lẫn lộn giữa quá khứ và cái chúng ta gọi là lịch sử. Lịch sử không phải là quá khứ; lịch sử là cái nhìn về quá khứ với tham vọng giải thích quá khứ, giải thích hiện tại, và dự phóng tương lai. Không có cái nhìn và cách giải thích duy nhất.

Khao khát một lịch sử không thiên kiến
Tác giả Trần Minh Khôi nhấn mạnh rằng “có ai đó áp đặt, trong nhiều trường hợp bằng bạo lực, một tiêu chuẩn duy nhất ‘đúng’, ‘sai’ cho lịch sử, đó là “những người chủ trương độc quyền lịch sử”. Vẫn theo tác giả thì “ những kẻ độc quyền lịch sử không có khả năng hiểu những gì đã xảy ra. Và do đó, họ đi vào tương lai, nhắm mắt”.
Blogger Trần Minh Khôi nhấn mạnh rằng tranh luận về ý tưởng chỉ có ý nghĩa khi nó diễn ra trong không gian truyền thông tự do, nhưng điều đáng tiếc là bài “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử” của nhà báo Nguyễn Đức Hiển đã không chọn không gian truyền thông tự do để bày tỏ quan điểm của mình, mà chọn “không gian truyền thông độc đoán không có tranh luận mà chỉ áp đặt”, tức “hành xử theo thói quen của những kẻ độc quyền lịch sử”. Blogger Trần Minh Khôi cũng không quên lưu ý rằng cái tư duy lịch sử mà nhà báo Nguyễn Đức Hiển thể hiện trong bài báo vừa nói là “tư duy lịch sử chính thống của quyền lực chính trị hiện tại, biện minh cho tính chính đáng của quyền lực”, và “trong trường hợp của những sự kiện xảy ra được đề cập đến trong Bên Thắng Cuộc, nó biện minh cho tội ác mà quyền lực đã gây ra”. Và tác giả Trần Minh Khôi kết luận:
Sự thay đổi số phận của một quốc gia luôn luôn được bắt đầu bằng sự thay đổi tư duy lịch sử. Khi có đủ một số đông không còn chia sẻ tư duy lịch sử do quyền lực chính trị tạo ra thì quyền lực đó không còn lý do chính đáng để tiếp tục tồn tại nữa.
Tác giả Trần Đình Trung cũng  “Góp ý với nhà báo Nguyễn Đức Hiển về ‘Bên Thắng Cuộc’ ”, lưu ý rằng “Bên Thắng Cuộc” không phải là một quyển sách lịch sử, mà là một “phóng sự trường thiên của một nhà báo” về một giai đoạn lịch sử, nhưng “theo góc độ nhận định của bản thân (tác giả), không chịu gò bó trong lối nhìn chính thức của chế độ hiện thời”.
Nhắc đến “lối nhìn chính thức của chế độ hiện thời”, tác giả Tấn Hà qua bài “Lý luận của đảng CSVN đã thực sự đi vào ngõ cụt” đã cô đọng một bản chất là “ Đảng đã có qui luật chặt chẽ: mọi phát biểu, diễn văn, tham luận, tiểu luận, trả lời báo chí và thậm chí mỗi bài viết… đều phải đi theo ‘đường lối chính sách của ĐCSVN’ ”, mà thí dụ điển hình mới đây là bài phát biểu của đại tá Trần Đăng Thanh về ‘căm thù Mỹ và đời đời nhớ ơn TQ”, hay nhận xét của tướng Nguyễn Chí Vịnh về “di sản quý báu hàng đầu mà Việt Nam và Trung Quốc có được chính là sự tương đồng ý thức hệ…, sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam”.
Theo tác giả Tấn Hà, thì đảng CS VN “thông qua những cái loa” như vậy để khẳng định mối quan hệ “4 tốt”, “16 chữ vàng”, mà thực ra, “sẽ chẳng có cái gì gọi là tốt đẹp sau đại bác và lưỡi lê cả”, và “đó cũng là lập luận theo lối ngõ cụt của đảng CSVN”.
Qua bài “Lý luận của đảng CSVN đã thực sự đi vào ngõ cụt” vừa nêu, blogger Tấn Hà lưu ý rằng “Thật ra, sự bế tắc lý luận của ĐCSVN là hệ quả tất yếu của lịch sử đảng. Khi một chủ thuyết chính trị đã trở nên lạc hậu và phi thực tế thì nếu người ta không mạnh dạn quẳng chúng vào sọt rác, họ sẽ phải vô cùng vất vả để bảo vệ nó, chứ chưa nói gì đến áp dụng. Điều này chẳng khác nào ta cố giữ một cỗ máy cũ nát, đã quá “đát” sử dụng thì tiền sửa sẽ tốn nhiều hơn cả tiền mua máy mới”.

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-01-07
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Việt Sơn - Đọc “Bên thắng cuộc”: Cần thấu đáo bản chất sự kiện lịch sử

Tôi đã đọc hết cuốn sách “Bên thăng cuộc”- Tập I, với nhan đề ‘Giải phóng’ của nhà báo Huy Đức. Thực tình, tôi đã đọc cuốn sách này một cách rất khó nhọc vì nó dài lê thê với một khối lượng đồ sộ tư liệu,  nhưng chúng lại không mới.
Phần lớn tư liệu được Huy Đức liệt kê trong sách đã được báo chí trong nước đăng tải, một lượng lớn chuyện kể, dẫn liệu của các nhân vật bên thua cuộc nội dung na ná như thế cũng đã được người ta  post lên mạng từ lâu rồi. Vả lại tôi là một người lớn tuổi, do công việc nên các sự kiện được “Bên thắng cuộc” (BTC) trình bày đã được  chứng kiến tận mắt, càng không thấy có gì lạ lẫm.
Thiết nghĩ những ghi chép và tập hợp lại của Huy Đức không có nhiều ý nghĩa, mang tính chắp vá. Những vấn đề tác giả gom góp nêu ra trong BTC đã trở thành đề tài của văn chương chứ không còn là vấn đề của một tác phẩm báo chí, Coi cuốn sách BTC là cuốn  lịch sử  thì cũng không ổn vì phần nhiều nội dung cuốn sách là những câu chuyện kể lại theo cái nhìn chủ quan của người kể, những vấn đề người viết nêu ra cũng phiến diện và nhiều hạn chế bởi tính xác thực. Điều duy nhất gây ấn tượng cho tôi từ cuốn sách này là cách nhìn của Huy Đức về cuộc chiến tranh Viêt Nam  đã kết thúc cách nay gần 40 năm.
       
Có thể nói bản chất cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam từng lay động lương tri nhân loại trong thế kỷ 20 đã bị Huy Đức đánh tráo, cố tình gom vén cái nhìn chỉ một chiều theo chủ đích mà tác giả muốn mọi người phải nghĩ như mình vậy!
Ngay những dòng đầu tiên của BTC, tác giả đã dõng dạc bố cáo:  Ngày 30/4/1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ngày mà những người anh em miền nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn 20 năm “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách”. Thế thì khi mà Ngô Đình Diệm ra Luật 10/59, cho máy chém lê khắp miền Nam chặt đầu cộng sản, chặt đầu cả dân thường với khẩu hiệu “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, những chiến dịch dồn dân lập ấp chiến lược, những trận càn "đốt sạch, phá sạch, giết sạch" thì cái chất huynh đệ tương tàn “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách” của Huy Đức do ai gây ra? Lúc ấy, Việt cộng chưa được phép chủ trương vũ trang, gương mẫu thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, còn án binh bất động, tay không chịu chết kia mà? Có lẽ lúc ấy tác giả mới lên 9 tuổi, sau này thiếu thông tin, nên mới hô toáng lên như vật chăng?
    
Lập luận trên đây của Huy Đức thực ra cũng không mới. Cũng cách nghĩ, cách nói này, đâu đó ở phía bên kia cuộc chiến đã có những người từng nhiều lần gân cổ la lên như vậy, nhưng nó chẳng thuyết phục mấy ai, nên đã bị thời gian vùi lấp. Điều cần bàn thêm ở đây là người “phán” bản chất cuộc chiến tranh Việt Nam lần này lại là “người của bên thắng cuộc”. Ngày  30/4/1975, Huy Đức mới chỉ là “cậu bé 13, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài  Gòn giải phóng…”.
           
20 năm hay 30 năm?
           
Chiến tranh Việt Nam chỉ kéo dài hơn 20 năm thì rõ ràng là một lỗi có dụng ý của Huy Đức. Rất nhiều bài viết và các cuốn sách lớn đã được viết bởi các tác giả trong nước và nước ngoài đều khẳng định là 30 năm. Tiêu biểu là cuốn “Việt Nam cuộc chiến tranh mười ngàn ngày” của nhà báo người Canada Michael Maclear. Cuốn sách này rất quên thuộc với nhiều thế hệ độc giả Việt Nam.
            
Chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến cốt nhục tương tàn, kết thúc khi miền Bắc thắng miền Nam?
           
Quân lực VNCH thời Ngô Đình Diệm tàn sát dã man Việt cộng và dân thường trước khi Hà Nội ra Nghị quyết 59 về vũ trang khởi nghĩa ở miền Nam và mở đường Trường Sơn (Ảnh Tư liệu AFP  9-1958)
Từ khi người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ dẹp nhà Nguyễn ở phía Nam tiến quân ra Bắc diệt Chúa Trịnh thống nhất đất nước (cuối thế kỷ 18) đến giữa thế kỷ 20 (1954) nước ta luôn là một khối thống nhất. Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, dân tộc ta thoát ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp. Ngày 2/9/1945 tại quang trường Ba Đình Chủ tịch Hồ chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thực dân Pháp không chấp nhận nền độc của dân tộc ta vừa giành được. Chúng quay lại quyết xâm lược nước ta một lần nữa. Chiến tranh Pháp – Việt bùng nổ. Nhân dân Nam bộ nổ súng đánh Pháp từ ngày 23/11/1945, Hà Nội nổ sung vào đêm 19/12/1946. Cả dân tộc Việt Nam bước vào cuộc khang chiến lần thứ nhất. Nếu 30/4 là chiến thắng của miền Bắc thì năm 1954 miền Bắc được giải phóng là chiến thắng của ai? Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc của nhân dân ta là một quá trình liên tục, trường kỳ, với một ban lãnh đạo, một đội quân, một động lực, sao có thể tráo trở chia tách, gán ghép tùy tiện.
Phong trào nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến giành lại độc lập thống nhất đất nước đã diễn ra hết sức sâu rộng trên khắp các lục địa với lực lượng đông đảo, cường độ ngày càng mạnh mẽ, với nhiều hình thức cảm động và hiệu quả. Những biển người biểu tình phản đối sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam nổ ran ngay trên nước Mỹ đã làm lung lay Tòa Bạch ốc, Lầu Năm Góc, làm chấn động lương tâm người Mỹ không chỉ một thế hệ. Chẳng lẽ nhân dân Mỹ lúc ấy chỉ “ủng hộ miền Bắc Việt Nam”? Những năm tháng ấy hàng tỷ người trên hành tinh này  cứ mỗi buổi sáng thức dậy là nghĩ đến Việt Nam tìm mọi cách để giúp đỡ nhân Việt Nam chiến đấu và bày tỏ tình cảm yêu quý, trân trọng họ khi có dịp tiếp xúc, gặp gỡ. Chả lẽ lương tri loài người lại có thể nhầm lẫn đến như vậy khi họ họ đã bỏ ra bao nhiệt huyết, thời gian, tiền bạc, tình cảm yêu thương chỉ để tiếp sức cho “bên gây ra cuộc nội chiến tương tàn”. Vì Cộng sản giỏi tuyên truyền à? Không, vì họ đã đến với nhưng người bị xâm lược đang quật khởi vung lên, đến với cái thiện, ủng hộ chính nghĩa, phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam là cuộc chiến tranh phi nghĩa.  Thế mà: “Anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc”. Họ là ai vậy?
  
Gần đây trong các nỗ lực hàn gắn thúc đẩy quá trình hòa hợp dân tộc, lòng yêu nước được coi là  không của riêng ai. Mỗi người có thể và có quyền và có cách thể hiện lòng yêu nước của riêng mình. Đúng là như vậy. Nhưng đấy chỉ là khái niệm chung. Trong mỗi giai đoạn lịch sử lòng yêu nước luôn gắn với những tiêu chí nhất định. Ví như trong hoản cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược thì biểu hiện rõ ràng nhất của lòng yêu nước là lòng căm thù giặc, hăng hái góp công sức, sẵn sang hy sinh vì sự nghiệp cứu nước. Ngược lại, người đi theo giặc, làm lính đánh thuê cho chúng thì không thể nói là yêu nước được. Đội ngũ tướng lĩnh của chính quyền Sài Gòn thời Mỹ xâm lược hầu hết đều là sỹ quan do Pháp đào tạo, phục vụ trong quân đội Pháp. Pháp thua Mỹ vào thế chân thì lại theo Mỹ, làm tay sai cho Mỹ. Dù lý giải kiểu gì thì đó cũng là thực tế không thể phủ nhận, đánh tráo khái niệm. Và đây, chân dung bộ sậu chóp bu của chính quyền Sài Gòn: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên Tổng tham mưu trưởng quân đội là một hình ảnh điển hình về nhân thân, gốc gác của những “anh em miền Nam…”: Là sỹ quan của quân đội Pháp, từ chiến trường Nam bộ “ năm 1951 ông (Trần thiện Khiêm) được điều đi đồn trú tại tiểu khu Hưng Yên với cấp bậc đại úy. Tại đây ông két thân với 2 sỹ quan người Việt Nam là trung úy Nguyễn Văn Thiệu và trung úy Cao Văn Viên. Bộ 3 này về sau là những người có thế lực nhất trong nền Đệ nhị Công hòa” ( Trần Thiện Khiêm,Wikipedia – tiếng Việt), Trên internet hiện có cơ man bài viết của những người thuộc chính quyền Sài gòn cũ, từ người có cấp bậc chức vụ cao nhất đến anh Thượng sĩ Nhất. Họ nói qua nói lại, nói xuôi nói ngược, vặn vẹo đủ kiểu, cuối cùng vẫn để lòi ra cái đuôi thân phận tay sai, không hơn không kém. Năm 1990, giao lưu với các cựu sĩ quan Việt Nam Cộng hòa bên Mỹ, cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói: “Chúng ta - tức chính quyền VNCH ở miền Nam – là nô lệ cho nước mạnh, khi nước lớn bỏ ta thì ta đành chịu thua. Tôi đào ngũ để tự vệ. Tôi ở lại, anh em và đồng bào sẽ nói vì ông cố bám ghế Tổng thống nên Cộng sản mới đánh…Cộng sản là chế độ hợp pháp hợp hiến được thế giới công nhận…”.
    
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước con số hy sinh của đồng bào, bà con cô bác, của tuổi trẻ miền Nam là vô cùng to lớn . Hàng chục vạn ngừơi con miền Nam đã ngã xuống cho quê hương được giải phóng. Rất nhiều anh hùng dũng sỹ của miền Nam, Thành đồng Tổ quốc đã được vinh danh. Trong cuốn “30 năm kết thúc chiến tranh”, tướng Trần Văn Trà đã khẳng định điều đó rất rõ. Thắng lợi của cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất đất nước, non sông về một mối là của cả dân tộc, đâu riêng của miền Bắc? Thế thì, đồng bào Nam bộ và chiến sĩ quân giải phóng miền Nam đã vì ai mà chiến đấu chống Mỹ-ngụy? Danh thơm của họ còn lưu  muôn thửa với non song đất nước này như Nguyễn văn Trỗi, Võ Thị Thắng, Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, nhac sỹ Hoàng Việt, nhà thơ Lê Anh Xuân, nhiều nhân sĩ trí thức và nhà báo… những “anh em miền Nam” này đã không dược nói đến trong “Bên thắng cuộc”.
    
Chiến tranh dã lùi xa, câu chuyện địch ta nhắc lại là vạn bất đắc dĩ. Vết thương cũ đang lành dần trên da thịt Mẹ Việt Nam xé toạc ra làm cho nó bật máu phỏng ích gì?  Những người con ra đi năm ấy đã yên ổn cuộc sống nơi đât mới, làm ăn tấn tới. Nhiều người đã về thăm Việt Nam, nhìn quê hương thay đổi, phát triển cũng không giấu được vui mừng. Hơn 40 triệu người ở lai dã sinh sôi nảy nở thành hơn 80 triệu người, cuộc sống cũng khấm khá lên nhiều. Lịch  sử đã sang trang, gương mặt đất nước đã có nhiều biến đổi. Các cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ J. Ke-ry, G. Mac-kên, người là sỹ quan hải quân tham gia  chiến tranh Việt Nam ở chiến trường Nam bộ, người là phi công bị bắt khi máy bay bị bắn rơi, nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch ( Hà Nội ) đã trở thành những người bạn lớn của Việt Nam.
Trong trận chiến mới xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh trong thời điểm này nhân dân ta có vô số công việc phải làm: Dồn sức để bảo vệ chủ quyền quốc gia  trên biển Đông, kiên quyết đấu tranh loại bỏ  “một bộ phận không nhỏ… “một bày sâu quan tham đi kèm với “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, “lợi ích nhóm theo hướng tiêu cực”, quyết đối đầu với tệ mất đân chủ, xô đổ mọi rào cản trên con đương phát triển của Việt Nam…Không nên vì khó khăn, trì trệ, ách tắc kinh tế đất nước hiện nay, không vì sự tồn tại của “một bộ phận không nhỏ” suy thoái, biến chất mà đi tìm cứ liệu một chiều để phủ nhận cả cuộc kháng chiến vĩ đại giành độc lập, tụ do cho dân tộc. Không thể đem những giá trị cao cả vì thống nhất, độc lập, vì chủ quyền đất nước để so với đồng USD và sự phồn thịnh vốn đã thuận chiều phát triển từ rất sớm ở các nước tư bản. Hai mặt của một vấn đề, cái gì là sai lầm của chế độ xã hội Việt Nam  hiện nay cũng là quy luật như những cái chưa có, chưa hoàn thiện ở các nước phát triển. Đó mối là những việc cần làm ngay, làm đến cùng, thay vì kỳ công ngồi bới móc đống rác lịch sử, cố tình  đánh tráo lịch sử một cách trơ tráo. Lịch sử chỉ xảy ra một lần. Lịch sử là tất yếu.Lịch sử không thể bị đánh tráo. Những lý giải này, chắc rằng khi đang là sĩ quan làm nghĩa vụ Quốc tế ở Campuchia, khi là phóng viên báo Tuổi trẻ đi viết phóng sự “Đường Sơn Quán” nhà báo Huy Đức đã từng suy ngẫm.
Việt Sơn
(Blog Bùi Văn Bồng) 

Lê Vĩnh - Trận tuyến cuối năm = Niềm hy vọng cho năm mới?

Trong sự tất bật của những ngày cuối năm, giữa một rừng những biến cố, mà một vài sự kiện nóng bỏng, nổi bật của ngày hôm trước nhanh chóng bị những sự kiện nóng bỏng khác của ngày hôm sau che lấp; người ta, nhất là giới truyền thông, khó có thể dừng lại để chỉ chú mục vào một vài một sự kiện nào đó. Vì vậy, những bình phẩm, dư luận râm ran kéo dài cả tuần sau bài nói chuyện của đại tá Trần Đăng Thanh, sau mấy bài viết trên các tờ báo đảng của các ông Hà Nguyên Cát, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Chí Vịnh,... cho thấy những vấn đề được họ nói hay viết ra vừa kể đều là những điều được dư luận chú ý đến nhiều nhất trong những cái “nhất” của năm qua. Tuy nhiên, nếu đi vào chiều dài của thời gian và chiều sâu của vấn đề thì lại có hai sự kiện khác mang tính tổng hợp và sơ kết (cho đến nay) của một chuỗi những biến chuyển tiệm tiến nhưng rất rõ rệt trong cuộc đấu tranh giữa độc tài và dân chủ, giữa nhà cầm quyền thiểu số và đại khối nhân dân. Và vậy hai sự kiện sắp được nêu ra sau đây không chỉ là sự kiện quan trọng trong năm, mà những diễn tiến kế tiếp của nó sẽ tiếp tục là những vấn đề quan trọng của Việt Nam trong nhiều năm trước mặt. Hai sự kiện đó là: 1/ Cuộc hội thảo khoa học phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên hiện nay, được báo VietnamNet đưa tin dưới tựa đề “Nhận diện nguy cơ tan vỡ từ bên trong”, và 2/ “Lời Kêu Gọi Thực Thi Quyền Làm Người Theo Hiến Pháp tại Việt Nam” do những nhà trí thức hàng đầu của Việt Nam đưa ra trong tuần lễ cuối cùng của năm.
1/ Nhận diện nguy cơ tan vỡ từ bên trong
Báo VietnamNet đã đặt tựa đề như trên cho bản tin về cuộc hội thảo “khoa học” phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên hiện nay, do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương tổ chức tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 12 vừa qua. Tựa đề của bài báo như đã ngụ ý về sự thất bại trong những nỗ lực của đảng Cộng Sản Việt Nam trên mặt trận “chống diễn biến”. Từ chống diễn biến chung chung sang đến mức độ trầm trọng hơn “chống tự diễn biến”, rồi “tự chuyển hóa”. Từ nhiều năm qua đảng Cộng Sản Việt Nam đã gắn chặt sự tồn vong của họ vào kết quả “thắng – bại” trong mặt trận này. Do đó phân tích những khả năng chiến thắng và nguy cơ thất bại này sẽ cho thấy “vận mạng” của đảng ra sao.
Khác với những bài bản chống diễn biến hoà bình của ban Tuyên Giáo Trung Ương từ trước đến nay thường chỉ hô hào chung chung và cảnh giác “sự chống phá của các thế lực thù địch”, buổi hội thảo này tập trung phân tích tình trạng suy thoái trong một bộ phận đảng viên lãnh đạo. Không những thế, ông Hữu Thọ (Nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương) còn đề cập đến sự suy thoái của lãnh đạo ở cấp cao nhất. “Các thế lực thù địch” chỉ được gián tiếp nhắc tới qua việc phải “tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch” như là một trong hàng loạt những biện pháp đấu tranh để ngăn chặn “những nguy cơ tự tan vỡ từ bên trong”.
Về nguyên nhân gây ra tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” thì buổi hội thảo đã xác định được là do: sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sự xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng… tức là những điều đã từng được nói đến trong hàng trăm bài viết của ban Tuyên Giáo Trung Ương. Và vì vậy các biện pháp để phòng - chống cũng chỉ là những gì được hô hào xuông từ trước đến nay như “kiên quyết khắc phục những yếu kém trong quản lý kinh tế xã hội; tạo chuyển biến rõ rệt trong phòng chống tham nhũng; tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phải có cơ chế kiểm tra, giám sát, cơ chế thực thi dân chủ…vân vân và vân vân.
Sự xụp đổ của đảng Cộng Sản ở Liên Xô hơn hai thập niên trước đã được phân tích đổ lỗi cho vì lý do này lý do nọ, đồng thời đề cao về sự “tài tình, đúng đắn, vững mạnh” của đảng CSVN, được đăng trên báo Nhân Dân liên tiếp trong mấy số báo năm ngoái, dường như chẳng có tác động nào trong việc củng cố niềm tin của đảng viên các cấp vào sự bền vững của đảng như đảng mong đợi. Ngược lại còn khiến đảng viên nhận ra con đường đổ vỡ tất yếu sẽ đến đối với đảng. Kinh nghiệm xụp đổ này cũng được nhắc đến nhiều trong cuộc hội thảo. Dù có lý luận thế nào đi nữa thì một thực tế thuyết phục nhất vẫn được phơi bày. Đó là ở Liên Xô không có một chi bộ đảng cộng sản nào bị tan rã; không có một đơn vị quân đội hoặc công an nào rã ngũ, nhưng chế độ Sô Viết xụp đổ thì vẫn cứ xụp đổ.
Một bài viết trên trang blog Cầu Nhật Tân (1) về buổi hội thảo này, thuật lại lời của một số nhân vật tiếng tăm như Trung tướng Vũ Hải Triều (Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II); bà Nguyễn Phương Nga, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, về tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; mà blogger Cầu Nhật Tân gọi là cảnh “ông nói gà, bà nói vịt”, để đi đến nhận định rằng “đảng đang mất phương hướng nghiêm trọng”, và “chính những người hùng hổ nhảy ra đòi bảo vệ Đảng lại thể hiện sự tù mù, mâu thuẫn trong nhận thức về thực tế và nguy cơ” (của tự diễn biến và tự chuyển hoá).
Chính vì tù mù, mâu thuẫn, mất phương hướng nghiêm trọng nên buổi hội thảo cũng chẳng đề ra được biện pháp nào khác ngoài sự lập lại những phương thức đã làm và đã thất bại, như “tuyên truyền giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, học tập theo tấm gương đạo đức Bác Hồ”; điều đã được làm từ gần chục năm nay, mà kết quả là đơn vị nào cũng đạt danh hiệu đơn vị “tiên tiến, vững mạnh”; hoặc giải pháp mà theo thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục tuyên huấn (Tổng cục chính trị) thì không có cách nào khác là mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác rèn luyện phẩm chất đạo đức của chính mình. Điều này thì đảng đã làm gần suốt năm qua, đặc biệt là mấy hội nghị trung ương, mà đáng chú ý nhất là hội nghị TW6, một hội nghị dài ngày nhất của 200 ông bà lãnh đạo cao nhất của đảng; kết quả không chỉ là con số không tròn trĩnh, mà còn đào sâu thêm hố mâu thuẫn, phân hoá trầm trọng giữa những quan chức chóp bu của đảng. Rồi sau đó thì ông “anh Tổng”, “anh Ba”, “anh Tư” tiếp tục hô hào xuông, làm đề tài đàm tiếu cho dân chúng.
Chẳng biết đến hội nghị trung ương 7 họp vào tháng giêng sắp tới này đảng có cây đũa thần nào làm phép lạ cho sự sống còn của đảng không, chứ nếu nhìn vào mặt trận phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thì sự thất bại của đảng đã thấy rõ, và hệ quả của nó sự xụp đổ của đảng như chính đảng đã tiên đoán.
Hội nghị TW 7 vào tháng 1/2013 sắp tới, mà nghe nói mục tiêu là để bàn thảo xác định tiến trình đổi mới chính trị của Việt Nam sẽ tiếp tục như thế nào. Trong lúc Bộ Chính Trị đang đấu nhau rất căng về chương trình nghị sự cho hội nghị này (2). Nếu điều [nghe nói] này là đúng thì vẫn còn hy vọng cho sinh lộ của đảng. Sinh lộ duy nhất đó là dân chủ hoá như Miến Điện đã làm, để đảng CSVN cũng sẽ trở thành một đảng chính trị sinh hoạt bình đẳng với các đảng chính trị khác trong một thể chế dân chủ đa đảng.
Dù đảng từ chối hay chần chừ dân chủ hoá để mua thời gian cho sự tồn tại của đảng thì các lực lượng đấu tranh của dân tộc cũng vẫn từng bước đẩy mạnh việc tạo dựng dân chủ trên đất nước. Một trong những buớc đó là “Lời Kêu Gọi Thực Thi Quyền Làm Người Theo Hiến Pháp tại Việt Nam”, được tập thể những nhà trí thức hàng đầu của Việt Nam đưa ra vào những ngày cuối năm.
2/ Lời Kêu Gọi Thực Thi Quyền Làm Người Theo Hiến Pháp tại Việt Nam
Người ta còn nhớ trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC vào cuối năm ngoái, giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã xác định với lãnh đạo đảng CSVN rằng: “Nhân dân Việt Nam là những con người chứ không phải con bò”. Mà quả thật, có lẽ đảng CSVN chỉ coi người dân là những con bò nên họ đã từ chối không cho người dân Việt Nam được hưởng những quyền căn bản của con người mà chính họ đã ghi trên hiến pháp, cũng như đã cam kết với cộng đồng thế giới là họ sẽ tôn trọng.
Bởi vậy, sau một năm xác định tư thế “là con người” của nhân dân Việt Nam nhưng đảng cộng sản vẫn chỉ coi tập thể gần 90 triệu người Việt Nam chỉ là đàn bò, nên giới trí thức Việt Nam đã phải đưa ra “Lời Kêu Gọi Thực Thi Quyền Làm Người Theo Hiến Pháp tại Việt Nam” (lời kêu gọi) này.
Có một vài dư luận coi đây chỉ là “đấu tranh bàn phím”, “đấu tranh kiến nghị” như từng xảy ra trước đây. Những dư luận này có lẽ chưa nhận thức được rằng sự kết hợp dưới bất cứ một hình thức nào trong một mục tiêu chung là bước khởi đầu bắt buộc phải có để có thể tiến hành đấu tranh tạo đổi thay. Đảng Cộng Sản Việt Nam không hề sợ và sẵn sàng tiêu diệt những cá nhân đơn lẻ không chiụ phục tùng họ, nhưng họ vô cùng lo ngại trước kết hợp, dù nhỏ hay lớn, dù ở hình thức hay thành phần dân chúng nào. Đó là lý do họ đã dùng đủ mọi cách, từ âm thầm và hung bạo đến công khai tung ra những sắc lệnh đòi triệt tiêu ngay những mầm mống kết hợp từ trong trứng nước.
Trong suốt mấy chục năm cai trị của thế kỷ trước họ đã thành công trong ý đồ này. Bước sang thế kỷ 21, với sự phát triển của internet phá thủng màn bưng bít thông tin, tạo môi trường trao đổi tin tức, kiến thức và liên lạc dễ dàng, đặc biệt vì những ràng buộc song song với nhu cầu hội nhập thế giới, họ không thể duy trì tuyệt đối được sự toàn trị như trước nữa. Khai dụng cơ hội này, các lực lượng dân tộc nói chung và giới trí thức nói riêng đã dần dần nâng cấp các đòi hỏi lên từng bước một. Từ một vài cá nhân đơn lẻ lên đến những kết hợp nhỏ bé. Từ những kết hợp nhỏ bé cho một số biến cố nào đó lên những kết hợp lớn hơn, đến kết hợp trong và ngoài nước và quốc tế, đồng thời với việc mở rộng các lãnh vực đòi lại quyền và đòi một cách liên tục hơn. Ngoài ra cũng cần nhấn mạnh thêm, sự kết hợp cũng chính là nền tảng để tạo dựng sinh hoạt xã hội dân sự. Những vận động tài chính giúp đỡ gia đình các nhà dân chủ và gia đình các nạn nhân bị chế độ trù dập như gia đình anh Đoàn Văn Vươn trong năm vừa qua là những bước phôi thai của sinh hoạt xã hội dân sự.
Trở lại với lời kêu gọi thực thi quyền làm người của giới trí thức đang được tiến hành, người ta đã thấy sự khác biệt rõ rệt so với những đơn thư, kiến nghị,... của những năm trước. Những đơn thư, kiến nghị trước đây thường chỉ nhắm vào một vài quan chức của đảng và cho mục tiêu nhỏ nào đó, như là hình thức để “xin sự từ tâm” của đảng cộng sản “cho” vấn đề hoặc cá nhân liên hệ. Ngược lại, lời kêu gọi lần này đã đi thẳng vào điểm cốt lõi “quyền làm người” được minh định trong hiến pháp; và hai điều luật phi pháp: điều 88 bộ luật hình sự và nghị định 38/CP, mà đảng CSVN đã dùng để trói buộc và triệt tiêu quyền làm người. Đối tượng của lời kêu gọi không chỉ nhắm đến một thành phần quần chúng, mà cả đồng bào, các chuyên gia pháp luật, sĩ quan binh sĩ quân đội và công an để cùng tạo áp lực lên giới lãnh đạo.
Trong ngôn từ của lời kêu gọi, người ta không còn thấy những từ ngữ như “xin”, “thỉnh cầu”, “thỉnh nguyện”; mà thấy từ ngữ “yêu cầu” một cách dõng dạc, thể hiện tư thế của những người chủ thật của đất nước đang đứng đúng ở vị trí của mình. Ngoài ra, vài điểm khác không thể bỏ quên được trong hình thức của lời kêu gọi lần này là đông đảo những người ký tên, ký công khai, hoàn toàn hợp pháp, và hoàn toàn bất bạo động.
3/ Tiến trình đấu tranh tạo đổi thay của dân tộc Việt qua các diễn biến nêu trên
Nếu nhìn lại mấy năm gần đây, có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ khi nhận ra đã có những chuyển biến vô cùng to lớn, đôi khi vượt qua sự mong đợi của mọi người. Những tiến trình có vẻ như tiệm tiến nhưng thực ra đã diễn ra với tốc độ khá nhanh và trong nhiều lãnh vực rộng lớn nếu so với khoảng thời gian 15 năm trước đây. Năm 1996, 1997 những cuộc biểu tình nhiều ngàn phật tử ở Huế, những cuộc nổi dậy lớn của nông dân ở Thái Bình, Xuân Lộc, mà tầm vóc vượt qua khỏi địa bàn của một huyện,... tất cả đều đã mau chóng bị dập tắt lịm, gần như không để lại một tiếng vang nào. Một vài lên tiếng của các ông Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Lê Hồng Hà,.... chỉ tạo nên những những gợn sóng nhỏ, trong khi đó thì những nhà đấu tranh vừa kể bị kẻ cầm quyền tùy tiện trù dập. Bước sang thế kỷ 21, khoảng 8, 9 năm trước đây, lớp người đấu tranh của thế hệ trẻ hơn bắt đầu xuất hiện, và cứ thế theo thời gian hết lớp này sang lớp khác, lớp sau đông hơn, trẻ hơn; bất chấp sự đàn áp nghiệt ngã của nhà cầm quyền. Đồng thời những mạng lưới hỗ trợ đấu tranh trên khắp thế giới cũng được hình thành mỗi ngày một đông hơn, hoạt động hiệu năng hơn. Cho đến nay, với sự phát triển của internet, của mạng xã hội; sự thông tin, nối kết, vận động càng nhanh chóng và rộng lớn hơn. Đặc biệt chính sách Hèn với giặc – Ác với dân của lãnh đạo CSVN trước âm mưu xâm lược, lấn chiếm của Trung Cộng đã nhanh chóng phá vỡ một vài dị biệt để khối quần chúng trong và ngoài nước kết hợp làm một.
Trong bối cảnh đó, việc đảng cộng sản đang phải đối đầu với nguy cơ tan rã từ bên trong, việc vận động nhiều thành phần quần chúng gia tăng áp lực từ bên ngoài để đòi hỏi chế độ phải thực thi nhân quyền, đều là những tiến trình tuần tự trong cuộc đấu tranh không cần vũ khí của dân tộc.
Tuy chưa bao giờ đảng Cộng Sản Việt Nam dám nhìn nhận, nhưng những thực tiễn được đưa ra thảo luận trong cuộc hội thảo “chống tự diễn biến”, chống “tự chuyển hóa” đã cho thấy một nhận thức “mật” trong nội bộ đảng ở tầng cao nhất. Đó là tiến trình bước dần đến dân chủ là xu thế của thời đại và không thể đảo ngược được, đảng chỉ cố sức làm chậm lại để kéo dài tuổi thọ chế độ thêm được năm nào biết năm đó. Sự soi mòn, rệu rã đang lan ăn dần vào các cột trụ chống đỡ chế độ ngày một nhanh hơn. Cột trụ trí thức vừa chính thức rời vị trí công cụ cho Đảng để làm lực lượng phục vụ cho quyền của dân tộc. Các cột trụ kế tiếp sẽ là gì? Cán bộ công nhân viên? Quân đội?
Với phương tiện internet, với sự nỗ lực của nhiều cá nhân, tập thể, nhiều thành phần quần chúng, cuộc chiến phá thủng màn bưng bít thông tin đã giành được những thắng lợi to lớn, tác động lớn lao vào việc đánh thức lương tâm của nhiều đảng viên cán bộ; đồng thời vô hiệu hóa phần lớn công cụ truyền thông báo chí của chế độ. Một môi trường “tự do tư tưởng” trên diễn đàn ảo từ đó cũng được hình thành. Những cuộc xuống đường chống Trung Cộng xâm lược, những cuộc biểu tình của dân oan cũng tạo tác động thuyết phục không kém đối với cột trụ công an, cột trụ hành chánh của chế độ. Những thú nhận của một số công an, cán bộ bộc bạch rằng họ chỉ miễn cưỡng làm nhiệm vụ mà cấp trên buộc phải làm, chứ họ không muốn hà hiếp những người bị bắt, đã phần nào chứng tỏ hiệu năng của nỗ lực tạo đổi thay của cả dân tộc.
Những sự kiện trên và nhiều nỗ lực đấu tranh khác chưa được để cập đến trong bài viết này đã cho thấy một số kết quả quan trọng: 1/ Uy quyền và khả năng kiểm soát xã hội của chế độ đang co rút đáng kể chỉ trong một thời gian ngắn. 2/ Sự co rút đó đã làm một số quần chúng tích cực hơn trong những đòi hỏi quyền lợi, mở ra nhận thức phải có đấu tranh thì mới bảo vệ được chính mình cũng như bảo vệ nhau. 3/ Nhiều kinh nghiệm đấu tranh mà không cần súng ống đã được thu thập, đặc biệt trong các hành động chung, từ các bản lên tiếng trên mạng đến các cuộc biểu tình trên đường phố.
Tóm lại, qua kiểm điểm hai biến cố nổi bật cuối năm của hai phía: chế độ độc tài và đại khối người Việt đấu tranh cho “quyền con người” của mình, người ta đã có thể thấy nhiều tia hy vọng cho năm 2013 trước mặt.
Lê Vĩnh
------------------
Ghi chú:
(1) Cầu Nhật Tân, Bảo vệ Đảng, chống diễn biến: ông nói gà, bà nói vịt (http://caunhattan.wordpress.com/2012/12/28/bao-ve-dang-chong-dien-bien-ong-noi-ga-ba-noi-vit/)
(2) Cuộc chiến Ba-Tư vẫn còn tiếp diễn: Việt Nam sẽ rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc hay đi theo con đường Myanmar? (http://danluan.org/tin-tuc/20121227/cuoc-chien-ba-tu-van-con-tiep-dien-viet-nam-se-roi-vao-quy-dao-cua-trung-quoc-hay)

Nguyễn Hưng Quốc - Ở đâu cũng thế

Đối diện với các tệ nạn nghiêm trọng trên các bình diện kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hoá và chính trị tại Việt Nam hiện nay, người có chút liêm sỉ thì than “Cái nước mình nó thế!”; người vô liêm sỉ thì phân bua “Ở đâu mà chả thế!”.
Chúng ta đã bàn về lời than trên. Ở đây, tôi chỉ xin nói về lời phân bua dưới.
Ví dụ đầu tiên hiện ra trong óc tôi là một quan điểm trong bài viết “Mãi mãi là sao sáng dẫn đường” mới đây của Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước, khi ông phê phán yêu cầu “phi chính trị hóa quân đội” của một số người. Ông lập luận: “Thử hỏi trên thế giới này có ở đâu và bất cứ việc gì lại ít nhiều không mang tính chính trị?”. Ý ông muốn nói: Ở đâu cũng thế!
Kiểu phân bua như vậy có thể thấy ngay trong phần Ý kiến ở blog này. Mỗi khi chúng ta bàn đến một khuyết điểm nào đó ở Việt Nam, không thể bào chữa, những người bênh vực cho chế độ thường đưa ra luận điểm: Những khuyết điểm như thế ở đâu mà chả có? Việt Nam tham nhũng ư? - Ừ, nhưng ở Nhật, Hàn Quốc, Úc, Pháp, Anh, và ngay cả Mỹ cũng có tham nhũng đấy chứ! Công an Việt Nam đánh dân một cách tàn bạo ngay trên đường phố ư? - Ừ, nhưng ở Mỹ, cảnh sát cũng vẫn đánh dân mà!
Cứ thế, họ cho tất cả những gì tệ hại ở Việt Nam cũng đều có mặt ở mọi nơi trên thế giới, kể cả ở những quốc gia giàu có, văn minh và dân chủ nhất. Bằng cách ấy, người ta hy vọng có thể vô hiệu hoá mọi sự phê phán nhắm vào chính quyền Việt Nam.

Ở đâu cũng thế, ngoại trừ chuyện đa nguyên đa đảng
Bạn bè tôi cho biết, trong các cuộc thảo luận trên facebook, người ta cũng rất thường sử dụng biện pháp đánh bùn sang ao như thế. Người ta cố tình cho mọi tệ nạn đều bình thường. Ở đâu cũng có. Việt Nam không phải là nước duy nhất tham nhũng, áp bức và đầy bất công. Đó là hiện tượng mang tính toàn cầu. Và chúng ta không có cách gì khác trừ việc chấp nhận.
Không ai có thể chối cãi là loài người vốn bất toàn và mọi hình thái xã hội đều bất toàn. Ở đâu cũng có sự phân chia quyền lực và quyền lợi, trong đó, có một số người chiếm ưu thế và được ưu đãi hơn hẳn những người khác. Ở đâu những người có nhiều quyền lực và quyền lợi cũng có xu hướng lạm quyền, vượt qua khỏi những giới hạn đã được quy định bởi hiến pháp và luật pháp. Bởi vậy, những hiện tượng tham nhũng hay áp bức hầu như ở đâu cũng có. Ngay cả một quốc gia nhỏ xíu bao gồm hầu hết là những người tu hành như Vatican cũng không tránh được.
Những điều đó, không ai có thể phủ nhận.
Tuy nhiên, liên quan đến các tệ nạn ấy, giữa các xã hội và các chế độ, vẫn có hai sự khác biệt lớn: Một là ở mức độ và hai là ở nỗ lực giải quyết và giảm trừ các tệ nạn ấy.
Ở Úc, nơi tôi đang sống, chắc chắn cũng có tham nhũng. Lâu lâu báo chí lại lôi ra một số vụ, chủ yếu liên quan đến cảnh sát. Nhưng cũng có một điều khác có thể được khẳng định một cách chắc chắn: các vụ tham nhũng như vậy không nhiều. Ở Úc, đi học, chắc chắn không có ai nghĩ đến chuyện đút lót cho hiệu trưởng để có chỗ; đút lót cho các thầy cô giáo để lên lớp; đút lót cho các giám khảo để có bằng cấp. Cũng vậy, bị bệnh, không ai cần đút lót cho y tá hay bác sĩ để được chữa trị; làm giấy tờ, bất cứ là loại giấy tờ gì, không ai cần đút lót cho bất cứ ai để có được chữ ký. Tham nhũng, nếu có, chỉ thật hoạ hoằn, trong một góc khuất nào đó trong xã hội. Nó khác hẳn với Việt Nam: Ở đâu cũng có tham nhũng. Tham nhũng tràn lan ở mọi ngóc ngách của cuộc sống.
Ở Úc, cũng như ở bất cứ quốc gia Tây phương nào, không phải không có nạn cảnh sát đánh dân. Có. Nhưng cũng thật hoạ hoằn. Như những ngoại lệ. Chứ không phổ biến như ở Việt Nam. Cảnh sát đánh dân. Công an đánh dân. Đánh trong cơ quan. Đánh ngay cả ngoài đường phố. Đánh công khai giữa thanh thiên bạch nhật.
Không những khác ở mức độ mà còn khác ở bản chất của vấn đề. Ở các nước Tây phương, bất cứ tệ nạn nào cũng đều đối diện với nguy cơ bị trừng phạt và bất cứ nạn nhân nào cũng có quyền khiếu nại hay kiện tụng để đòi hỏi công lý. Có vô số cơ quan, từ Quốc hội và các ngành tư pháp đến các cơ quan truyền thông cũng như các hội đoàn dân sự sẵn sàng giúp đỡ cho việc thực thi công lý ấy. Không hiếm trường hợp những người bị cảnh sát đánh đập đã kiện cảnh sát và cuối cùng, được xin lỗi và bồi thường xứng đáng.
Ở Việt Nam thì khác. Khác hẳn. Cả một hệ thống chính trị đồ sộ toa rập với từng cá nhân có quyền lực để đè bẹp lên những người thấp cổ bé miệng.
Viết đến đây, sực nhớ chuyện tôi bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam hai lần vào cuối năm 2005 và giữa năm 2009. Khi chuyện ấy xảy ra, một số người thân chính quyền thường biện bạch: Ở đâu cũng vậy. Úc hay Mỹ cũng từng nhiều lần ngăn chận một số người nhập cảnh vào nước họ. Tôi đồng ý. Bất cứ quốc gia có chủ quyền nào cũng đều có quyền quyết định việc nhập cảnh của công dân từ các nước khác vào nước mình. Nhưng ở đây cũng lại có hai điểm khác biệt. Thứ nhất, khi cấm nhập cảnh, các quốc gia Tây phương đều cho biết lý do; và thứ hai, cho phép khiếu nại. Việt Nam thì khác. Với cá nhân tôi, không có lý do nào được công bố cả (lý do, ở lần đầu là: “Theo lệnh trên”; ở lần sau là: “Nhà nước không hoan nghênh quý khách”); hơn nữa, cũng không có bất cứ hồi đáp nào khi trường đại học nơi tôi giảng dạy nêu vấn đề và yêu cầu giải quyết. Không. Hoàn toàn im lặng.
Cùng một sự việc, nhưng bản chất của vấn đề ở một nước dân chủ và một nước độc tài khác hẳn nhau.
Không thể so sánh bệnh ung thư của người này với bệnh ngoài da của người khác với lý do cả hai đều là bệnh để ngăn chận các nỗ lực chữa trị bệnh ung thư.

Làm thế là tự sát.
Nguyễn Hưng Quốc
(Blog Nguyễn Hưng Quốc)

Huỳnh Ngọc Chênh - Làm sao Thủ tướng trả được món nợ của Nhân dân?

Thưa thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông đã vượt qua thử thách do các đồng chí của ông giăng ra trong đợt chỉnh đảng tưởng như ghê gướm lắm vừa qua nhưng liệu ông có vượt qua món nợ mà ông còn mắc với nhân dân hay không? Dù đối với ông và các đồng chí của ông, nhân dân chỉ là khái niệm trừu tượng trong các câu khẩu hiệu mà các ông vẫn hô to hàng ngày. Tuy nhiên nhân dân vẫn có thật, nợ thì vẫn là mắc nợ và mắc nợ thì phải trả.
Ông nợ với nhân dân nhiều thứ lắm nhưng ở đây chỉ khoanh lại trong món nợ kinh tế cụ thể để có một chút hy vọng ông có khả năng hoàn trả trong thời gian ba năm còn lại nhiệm kỳ thủ tướng của ông.
Bảy năm qua, ở cương vị điều hành đất nước ông đã đẩy nền kinh tế đi vào tình trạng tồi tệ như ngày hôm nay. Nợ công lên đến 130 tỉ USD vượt qua tổng thu nhập quốc dân, nợ xấu ngập tràn,  hệ thống tài chính- ngân hàng rối loạn, vốn liếng thất thoát vào các tập đoàn nhà nước và các nhóm lợi ích hoặc bốc hơi theo chứng khoán hoặc chôn vùi vào thị trường bất động sản đang xì hơi, doanh nghiệp sản xuất hụt vốn, hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, hàng chục vạn  công nhân mất việc làm, lạm phát tăng vùn vụt trong vài năm qua, nông dân mất đất trở thành dân oan đang kêu gào khắp nơi, tham nhũng phát triển lên thành quốc nạn...
Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2012 là năm ngấm đòn, bước qua năm 2013 những điều tồi tệ mới nổ ra nếu như ông và ê kíp chính phủ không có một kế sách đúng đắn kịp thời.
Ông có thời gian 3 năm phía trước để khắc phục những sai lầm, cứu vãn nền kinh tế hầu tìm cách trả nợ cho nhân dân. Trước mắt, người dân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, đang chờ đợi nơi ông một sách lược kinh tế ở tầm quốc gia mới mẻ và có tính đột phá để dựa vào đó mà có kế hoạch đầu tư làm ăn hầu thoát ra khỏi thế bế tắc hiện nay.
Ấy vậy mà trong thông điệp ông gởi đi trong dịp đầu năm vừa qua không thấy mở ra một điều gì mới mẻ, không thấy bật lên cái gì đó mang tính đột phá. Ông vẫn loay hoay nhắc lại những điều cũ kỹ, sáo mòn ... mà dường như bao năm nay ông vẫn thường lặp đi, lặp lại và chẳng mấy khả thi.
Thông điệp đầu năm ông nêu ra 6 trọng tâm và "đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra". Trong đó nào " Nâng cao chất lượng thể chế và khả năng phản ứng chính sách, tạo lập niềm tin cho thị trường", nào "Điều hành chính sách tiền tệ theo tín hiệu thị trường và theo lạm phát mục tiêu. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá", nào "Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường", nào "Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đề cao trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi công vụ", nào "Đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế", nào "xóa đói giảm nghèo"....Những câu hô nầy dường như nghe đâu đó trong sách vở và trong các thông điệp của ông từ nhiều năm trước.
Lảng vảng trong thông điệp của ông cũng thấy có vài chiến thuật cụ thể nhưng lại mang nặng tính đối phó phòng thủ nhiều hơn là tấn công như: Ngăn chặn lạm phát, giảm nợ xấu, giảm hàng tồn kho bất động sản, tái cơ cấu để cứu ngân hàng và cứu nguy cho các tập đoàn quốc doanh thua lỗ nặng nề...để đi vào chỗ xơ cứng công thức là "góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
 Công bằng mà nói, ông cũng nhắc đến việc tạo cầu để khơi thông nguồn cung, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nhưng rồi mục đích của nó thấy thấp thoáng nhằm vào việc cứu nguy cho các tập đoàn quốc doanh đang giãy chết, các doanh nghiệp bất động sản và các ngân hàng liên quan trong nhóm lợi ích. Ông nói: "Trong hạn mức bội chi ngân sách được phê duyệt, phải tìm các nguồn lực để tăng tổng cầu (tìm đâu ra?), hỗ trợ thị trường; sớm công bố các biện pháp về thuế để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Tăng nguồn cung tín dụng với thời gian dài hơn và lãi suất thấp hơn cho người mua nhà để ở nhằm giảm tồn kho bất động sản. Hỗ trợ thích hợp, kể cả khoanh nợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời"
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các tập đoàn quốc doanh đang chết nên cho chết luôn thì vẫn có lợi hơn là cứu cho chúng sống ở tình trạng dặt dẹo. Thị trường bất động sản do ngân hàng rót tiền ra bơm lên quá cao so với thực tế, nay nó xệp đi để trở về với giá trị thực là điều hợp lý có lợi cho người có nhu cầu thực sự. Bây giờ lại tìm cách bơm tiền ra để cứu nó, để bơm giá lên là nhằm mục đích gì nếu như không nhằm mục đích cứu nguy cho các doanh nghiệp bất động sản và các ngân hàng trong cùng nhóm lợi ích? Những doanh nghiệp BĐS và ngân hàng cấu kết với nhau làm ăn sai trái thì phải để họ tự lãnh hậu quả và cho họ chết nếu như họ chỉ từng "tay không bắt giặc". Nên chăng chỉ nên khoanh lại nợ xấu của các doanh nghiệp sản xuất và tìm cách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nầy tiếp tục làm ăn.
Đọc xong thông điệp đầu năm của ông, một doanh nghiệp trong lãnh vực tư vấn đầu tư đã nói: "Thông điệp của thủ tướng chẳng nói lên được điều gì có ích cho các doanh nghiệp. Thông điệp đó không nêu ra được Chiến lược kinh tế mang tầm quốc gia, không đưa ra các trọng tâm của các bộ ngành trong năm 2013 và cũng không nêu ra phân bổ ngân sách nhà nước vào các ngành. Một khi không có những thông tin cốt lõi soi đường đó thì các doanh nghiệp làm sao nắm bắt được tín hiệu để hướng đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào hầu lên kế hoạch làm ăn cho năm mới"
Để đưa ra được sách lược đúng đắn hầu vượt  khỏi tình hình bi kịch như hiện nay thì e rằng thủ tướng và ê kíp chính phủ không đủ sức làm nổi và cũng không thoát ra khỏi những vướng bận hành chánh, quản lý đầy rối ren để có thời giờ mà tỉnh tâm suy nghĩ (chưa nói là trong bộ máy ấy đầy rẫy bọn tham ô bất tài, chỉ biết chăm chăm dồn tư duy vào chuyện tư túi). Chuyện nầy phải nhờ vào trí tuệ của các nhà chuyên môn, các chuyên gia, các học giả, các nhà hoạt động kinh tế ...Họ sẽ tỉnh táo nghiên cứu và tư vấn cho thủ tướng. Thế nhưng rất tiếc, nhóm tư vấn đầy tài năng có từ thời thủ tướng Võ Văn Kiệt đã bị thủ tướng giải tán. Rồi viện IDS, nơi tập hợp bao tài năng của đất nước, tự nguyện nghiên cứu đưa ra sách lược cũng như tư vấn không công cho thủ tướng nhưng thủ tướng không những không thèm quan tâm tới mà còn đẩy viện ấy vào chỗ phải đóng cửa. Hậu quả bây giờ đứng trước tình thế khủng hoảng, không còn ai giúp thủ tướng  tìm ra được lối thoát.
Thủ tướng trong vòng vây. Kể luôn những chuyện phải tiếp tục đối phó hậu chỉnh đảng, Thủ tướng đang rơi vào thế trận "thập diện mai phục" hiểm nghèo và thủ tướng đang loay hoay trong ấy.
E rằng món nợ kinh tế to lớn của nhân dân, thủ tướng sẽ khó bề trả được.
Huỳnh Ngọc Chênh
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh) 

Bùi Tín - 49 tướng công an mới

 
Trong quá trình suy thoái không có cách gì cứu vãn nổi của đảng Cộng sản Việt Nam, có những lực lượng bị hư hỏng và thoái hóa theo, rõ ràng nhất là cái gọi là «công an nhân dân» lẽ ra phải gọi là «công an của đảng Cộng sản» mới đúng.
Trách nhiệm về tình trạng đó trước hết thuộc về nhóm lãnh đạo của đảng Cộng sản vì họ đã cố tình biến lực lượng này thành cánh tay phải của đảng, trung thành với đảng, có hiếu với đảng, mù quáng theo đảng, đảng chỉ đâu đánh đấy. Với ý đồ nham hiểm ấy, lãnh đạo đã nuông chiều lực lượng công an, cho ngành này những đặc quyền đặc lợi, biến nó thành một lũ kiêu binh, bỏ qua những tội lỗi nghiêm trọng nhất của nó, như cướp đất cướp nhà của dân, đánh đập dân, chửi bới dân, móc túi dân một cách có hệ thống, tra tấn người dân lương thiện, yêu nước trong các trụ sở công an.
Mấy năm nay biết bao hình ảnh nhục nhã của ngành công an đã lan truyền khắp cả nước và khắp thế giới, nhưng các tướng lĩnh công an vẫn nhởn nhơ phè phỡn, vênh váo vì tha hồ được thăng quan tấn chức, càng như được khuyến khích lao vào cuộc chiến chống nhân dân. Đây rõ ràng là cuộc chiến tranh một phía, một bên là công an được vũ trang từ dùi cui, lựu đạn hơi cay, hơi độc đến súng ngắn, súng dài, xe bọc thép, nhà tù, tòa án…, một bên là dân oan, dân bị cướp đất, là nam nữ thanh niên yêu nước như đảng viên Nguyễn Chí Đức, sinh viên Nguyễn Phương Uyên, cô Bùi Minh Hằng…, hay như cụ Lê Hiền Đức, lá cờ đầu chống tham nhũng, trong tay không một tấc sắt, chỉ có ý chí chống ngoại xâm và tấm lòng ngay thẳng yêu tự do và công lý.
Đầu năm 2013 này, mong rằng những con người còn trung thành với nhân dân, còn có tấm lòng thật sự yêu nước, thương dân, hiện còn mang sắc phục công an, từng thề lấy giấc ngủ an lành của người dân làm trọng, hãy lên tiếng công khai đòi sàng lọc lại lực lượng kiêu binh thoái hóa này, kêu gọi những người tốt trong ngành công an tập họp lại để kịp thời chận đứng bàn tay của những kẻ tham quyền cố vị, hung bạo với dân, không chấp hành những lệnh đàn áp người yêu nước.
Tại sao trong các phiên họp Quốc hội, không có một đại biểu nào lên tiếng nêu bật sự suy thoái của ngành công an, trong khi chính một số sỹ quan công an trẻ đã lên mạng tố cáo Đại tướng Lê Hồng Anh chưa một ngày học về an ninh bỗng nhảy lên làm tướng 4 sao. Ông này điều gì cũng ú ớ, bị thuộc cấp đặt tên là Út Heo, Út Tạ, Út Hề Hề, và đã làm cho toàn ngành suy thoái đến tận cùng, vậy mà vẫn được đưa lên làm Ủy viên thường trực Ban Bí thư, trên thực tế là phó Tổng Bí thư. Các sỹ quan công an trẻ này kể rằng trong 2 khóa làm uỷ viên Bộ Chính trị và đại biểu Quốc hội, ông Anh đã không một lần giơ tay phát biểu, không hề có một ý kiến lãnh đạo nào.
Ông Trần Đại Quang cũng chẳng hơn gì ông Út Hề Hề. Ông Đại tướng Quang là tác giả của những «danh ngôn» biểu lộ rõ rệt cả tâm địa, tư cách lẫn trình độ văn hóa của một sỹ quan cấp tướng ngành công an Viêt Nam ngày nay: «Bịt mồm con hô khẩu hiệu kia!», «Bóp cổ con đang hát kia!», «Tóm cổ lão già cầm đàn!», «Hốt tất cả lên xe!», «Tao sẽ đánh cho mày mù mắt không biết ai đánh!», «Tao sẽ đánh cho mày tuyệt tự, hết đường sinh đẻ!»…
Vậy mà cuối năm 2012, có 34 đại tá công an được thăng cấp thiếu tướng, 14 thiếu tướng lên trung tướng, thượng tướng bộ trưởng lên đại tướng – tổng cộng tất cả có 49 vị tướng mới.
Tôi đã được sống hàng chục năm ở các nước dân chủ, hiểu rất rõ rằng tại đây nếu một sỹ quan công an để xảy ra chuyện đánh đập, tra tấn, chửi bới công dân, lột quần áo công dân cả nam và nữ ngoài đường phố, làm chết hàng chục công dân trong trụ sở công an, thì viên sỹ quan đó, bất kể cấp bật là gì, phải trả lời ngay cho báo chí, có thể bị truất chức và bị truy tố cùng hàng loạt sỹ quan công an liên hệ khác.
Tôi nhớ 30 năm trước, ở một phường ở Hà Nội, công an chỉ có một anh thiếu úy chỉ huy là cùng, thường là thượng sỹ. Ở toàn quận Đống Đa, chỉ có một thượng úy phụ trách. Trong Sài Gòn cũng thế, một phường có vài công an do một thượng sỹ hay một thiếu úy lo việc hộ khẩu, an ninh, trật tự. Quận lớn mới có một đại úy hay thiếu tá công an. Hiện nay trong nước công an phường có khi là một thượng tá chỉ huy, nghĩa là một sỹ quan cao cấp dùng để kềm kẹp một nhóm công dân ở một phường. Vượt tất cả các nước phát triển nhất.
Lãnh đạo Bộ Công an lúc ấy chỉ có 4 ông tướng, bây giờ là hơn 180 ông tướng và 200 đại tá riêng ở tại bộ. Thật là lạm phát sỹ quan! Chỉ tính riêng các khoản chi tiêu để trả lương và đài thọ nhà cửa, xe cộ, nhân viên phục vụ cho các ông tướng này không thôi cũng đã ngốn hết một phần đáng kể của ngận sách toàn Bộ Công an. Thật không có sự lãng phí nào khủng khiếp hơn nữa trong một đất nước chưa thoát cảnh nghèo nàn, lạc hậu.
Chỉ kể tên các tổng cục thuộc Bộ Công an cũng đã thấy chóng mặt. Nào là Tổng cục An ninh 1, Tổng cục An ninh 2, Tổng cục Xây dựng Lực lượng, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Tổng cục Tình báo, Tổng cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm, Tổng cục Cảnh sát Trật tự An toàn Xã hội, Tổng cục Cảnh sát Thi hành án - Hỗ trợ Tư pháp, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động… Mỗi tổng cục lại có từ 8 đến 14 cục, vụ. Riêng khối các cơ quan trực thuộc Bộ đã có 20 đầu mối nữa là các viện, vụ, cục trực thuộc, với 6 thứ trưởng, mỗi ông ngự trị một khu có văn phòng riêng… Tổng cộng sỹ quan cấp cao gồm bộ trưởng, thứ trưởng, tổng cục trưởng, tổng cục phó, viện trưởng, viện phó, vụ trưởng, vụ phó, cục trưởng, cục phó… là vừa đúng 1 ngàn. Ít có bộ nào, ngành nào phình to vô hạn đến thế!
Không phải ngẫu nhiên mà so với quân đội, công an có tỷ lệ cấp tướng so với tổng số sỹ quan cao hơn 3 lần và tốc độ thăng cấp nhanh hơn gấp đôi, tuy rằng quân đội cũng là của đảng.
Ai yêu nước thật lòng mà không xót xa nghĩ rằng chỉ san sẻ một phần nhỏ chi phí không lồ cho ngành công an kềm kẹp dân, chuyển sang ngành giáo dục hay y tế là có thể cải tiến đáng kể nền giáo dục lạc hậu và hệ thống y tế thê thảm của ta.
Chính một nữ cán bộ cao cấp của đảng CS từng là phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước là Tiến sỹ Dương Thu Hương đã phải công khai báo động rằng «không có ai làm mất uy tín và phá hoại đảng CS bằng ngành công an». 

Bùi Tín

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 

"Ông Nguyễn Bá Thanh trên đe dưới búa cũng khổ"

Ông Phạm Quốc Anh, nguyên quyền Trưởng ban Nội chính Trung ương nhận định: "ở tỉnh lẻ thì dễ hơn, nhưng về Hà Nội thì khó lắm".
Trên đe, dưới búa cũng khổ!

Có người nghĩ, ở Đà Nẵng ông Nguyễn Bá Thanh là số một. Nhưng ra Hà Nội thì... Ông nghĩ gì về điều này?

Tôi cho rằng trước mắt sẽ là khó khăn cho ông ấy. Dù sao thì Đà Nẵng cũng là một địa phương, các mối quan hệ cũng đơn giản hơn. Người đứng trên ông ấy không nhiều. Ra Hà Nội, lĩnh vực làm việc liên quan đến tất cả các địa phương khác. Mỗi quyết định nó đều có tầm ảnh hưởng rất lớn. Tôi nghĩ nhiệm vụ mới là vinh dự, nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề với ông ấy.

Nếu định lượng khả năng thành công của ông Thanh ở vị trí mới, ông sẽ định lượng thế nào?

Tôi nghĩ là rất khó để định lượng. Nhưng theo tôi thì khoảng 60 - 40. Cái khả năng thành công cao hơn. Vì tôi tin ông Nguyễn Bá Thanh sẽ làm được. Nhiều người cũng cho rằng ở tỉnh lẻ thì dễ hơn, nhưng về Hà Nội thì khó lắm. Nhiều người ngại về Hà Nội. Mà ông Thanh lại về một vị trí được coi là "nhạy cảm" và khó nữa.

Liệu những thành công của ông Thanh ở Đà Nẵng có thể áp dụng khi ông ấy ở vị trí mới?

Khả năng ấy cũng khó đấy. Vì công việc khác nhau, vị trí khác nhau. Chỉ có điều vẫn con người ấy, thì có thể có những bước chuyển mới thôi. Một mình ông ấy, ngay lập tức thì chưa thể làm xoay chuyển tình hình được. Nhưng với những gì đã làm, ông ấy biết dựa vào dân thì sẽ làm được.

Đang trò chuyện với tôi thì ông nói: để tôi gọi điện cho ông Thanh xem ông ấy nói thế nào:

- Alo, anh Thanh ơi, tôi đang bị nhà báo "quần" cho cả tiếng rồi đây. Nhà báo hỏi tôi là liệu anh có xoay chuyển được tình thế, tạo ra bước đột phá khi ở cương vị mới giống như anh làm ở Đà Nẵng không. Tôi chẳng biết trả lời thế nào.

- Tôi chưa làm, tôi chưa nói gì đâu. Những việc tôi làm sẽ nói lên tất cả.

- Ở vị trí mới, anh có kế hoạch gì không?

- Tôi không thích nói nhiều, phải làm đi đã. Khi ra Hà Nội là tôi cũng chưa có dự định gặp ai đâu, nhưng tôi sẽ làm.

Ông Phạm Quốc Anh, nguyên quyền Trưởng ban Nội chính Trung ương nói về việc ông Nguyễn Bá Thanh sẽ làm Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Hiếm người dám nói, dám làm

Thực tế, có người ở vị trí thấp thì làm rất tốt, nhưng khi được bổ nhiệm cấp cao hơn lại không phát huy được khả năng của mình. Ông nghĩ thế nào về điều này?

Tôi nghĩ là đúng thế. Vì lên cấp cao hơn, có nhiều vấn đề lắm. Những mối quan hệ phức tạp hơn, giải quyết một vấn đề nó đụng chạm đến các bộ, các ngành, các cơ quan trung ương cho nên khó lắm. Tôi được biết nhiều ông bí thư tỉnh ủy làm rất tốt, nhưng khi được cất nhắc lên Trung ương thì lại hạn chế.

Việc ông Nguyễn Bá Thanh được bổ nhiệm làm Trưởng ban Nội chính Trung ương được khá nhiều người dân đồng tình ủng hộ, ông thấy thế nào?

Người dân kỳ vọng rất nhiều vào vị trí này. Ông Thanh là một con người quyết liệt, dám nói dám làm. Với tính cách đó, ở vị trí mới ông ấy sẽ chống tham nhũng, chống tiêu cực trong cán bộ công chức. Hy vọng là ông ấy sẽ làm tốt. Còn thực hư thế nào thì vẫn phải chờ kết quả thôi. Bản thân tôi cũng kỳ vọng nhiều.

Trong bộ máy lãnh đạo của chúng ta, người như ông Nguyễn Bá Thanh có nhiều không thưa ông?

Không nhiều đâu.

Có người bảo, một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân. Một mình ông Nguyễn Bá Thanh sẽ chẳng thay đổi được cục diện. Ông nghĩ thế nào?

Đúng là một người không thể xoay chuyển được. Nhưng đằng sau ông Thanh là một lực lượng hùng hậu những người ủng hộ. Tham nhũng là vấn đề bức xúc của cả xã hội. Vì thế, một cánh én cũng sẽ làm nên mùa xuân.

Theo ông thì điều gì sẽ kìm hãm khả năng của một người, khi người ta giữ vị trí và trọng trách cao hơn?

Điều này nó thể hiện khả năng cá nhân của mỗi người. Vì cũng có những người, ở cương vị càng cao thì người ta càng thể hiện được khả năng.

Ông sẽ khuyên ông Nguyễn Bá Thanh điều gì với tư cách là một người bạn?

Tôi sẽ nói: "Anh ra đây, với những kinh nghiệm vốn có ở Đà Nẵng thì anh nên phát huy. Đó là tinh thần quyết liệt dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nhưng với môi trường mới, trước mắt anh phải khảo sát nằm tình hình. Quan trọng là xây dựng được đội ngũ giúp việc cho mình. Một người giỏi là người đoàn kết tập hợp được anh em. Chứ nếu kiêu ngạo, tự mình làm hết mọi việc, thì có làm cũng không xuể và rất khó. Tôi đã trải qua nhiều môi trường, tôi thấy điều đó là quan trọng nhất".

Nhiều quan chức tham lam lắm!

Theo đánh giá của ông thì tham nhũng bây giờ so với trước đây như thế nào?

Tham nhũng ngày xưa phạm vi hẹp hơn, không tinh vi và ở quy mô rộng lớn như bây giờ. Tham nhũng bây giờ đa dạng phức tạp hơn. Thành phần nào cũng có thể tham nhũng. Người có chức có quyền lại càng có điều kiện vơ vét cho bản thân mình. Tính chất tham nhũng có khác nhau. Ví dụ như tham nhũng cả về chính trị, chạy chức chạy quyền... Chứ ngày xưa thì chỉ tham nhũng tí chút như bán cái lốp xe ăn thêm 2 - 3 giá, nhận con gà hối lộ thôi.

Tham nhũng tinh vi, khó nhìn thấy, hẳn là cũng khó cho ông Thanh khi ở vị trí mới này?

Thì tôi mới nói ông ấy phải tập hợp được đội ngũ làm việc tốt. Ở các bộ các ngành khác cũng phải đồng tình ủng hộ với những đề xuất, việc làm của ông ấy, thì việc chống tham nhũng mới hiệu quả được. Chứ giờ có một số quan chức tham lam lắm! Tham nhũng đang là nỗi nhức nhối của xã hội. Người lên án mạnh mẽ việc chạy chức chạy quyền như ông Thanh thì hẳn là phải được ủng hộ rồi.

Ông nói thế, tôi cũng thấy buồn quá!

Nhưng một số vụ gần đây ta làm có hiệu quả, ví dụ như vụ việc liên quan đến bầu Kiên, ông Trần Xuân Giá. Đó là dấu hiệu tốt. Việc nào cũng làm được đến nơi đến chốn thế thì tốt quá. Vì nó sẽ làm cho người khác phải dè chừng.

Liệu ông Thanh có ngay lập tức tạo ra sự chuyển biến không, theo nhận định của ông?

Có xoay chuyển được ngay cục diện ngay như ở Đà Nẵng hay không thì phải chờ thời gian đã. Để làm Đà Nẵng phát triển như bây giờ, ông Thanh cũng phải mất đến mấy chục năm. Bởi thế, ở vị trí mới này, muốn có sự đột phá, thì cũng phải mất 5 - 10 năm mới làm được, chứ không thể ngay lập tức thay đổi được. Không ai làm được ngay lập tức cả. Tôi nghĩ không nên hy vọng ngày một ngày hai ông ấy làm được.

Xin cảm ơn ông!

Theo tôi được biết thì chức năng nhiệm vụ của Ban Nội chính lần này là đấu tranh với phòng chống tham nhũng. Vì Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương sẽ được sát nhập về đây, trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vì thế, nhiệm vụ của Ban Nội chính có khác trước là ngoài việc chỉ đạo theo dõi xử lý các vụ án, xây dựng pháp luật, công tác nội chính trong các cơ quan... thì có thêm nhiệm vụ nữa là phòng chống tham nhũng. Cho đến nay, tôi tin tưởng rằng ông Nguyễn Bá Thanh sẽ làm được. 

Kami - Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, hai con bài chủ dành để hạ bệ đồng chí X?

Người Việt bây giờ đã hình thành cách tiếp nhận thông tin theo trào lưu, không khác gì chuyện lớp thanh niên mới lớn chạy theo mốt (mode). Vừa trước tết Dương lịch, trên hệ thống truyền thông hay mạng xã hội nếu để ý ta sẽ thấy nhà nhà, người người bàn chuyện đồng chí Thanh, để rồi sau kỳ nghỉ dài ngày đâu đâu cũng thấy dân tình xì xầm bàn chuyện đồng chí Thanh.
Đồng chí Thanh ở đây là hai con người khác nhau, chuyện ông Đại tá Trần Đăng Thanh vừa lắng xuống chưa lâu thì chuyện ông Nguyễn Bá Thanh nhanh chóng trở thành chủ đề nóng trong đề tài chống tham nhũng, đã làm nhiều người kỳ vọng vào khả năng của ông Nguyễn Bá Thanh ở vai trò Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Vì theo họ ông Thanh sẽ là mối đe dọa và có khả năng kiềm chế đồng chí X. Mà theo suy nghĩ chung của mọi người thì sau một thời gian dài ở cương vị Thủ tướng, đồng chí X đã thả sức tung hoành như ở chốn không người. Và với kết quả của đồng chí X đã mang lại cho đất nước như hôm nay mọi người đã thấy, đó là một nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng trầm trọng, với nợ công lên tới khoảng 13 tỷ USD cộng với những món nợ xấu Ngân hàng lên tới hàng ngàn tỷ VND. Và không thể không nói đến tình trạng tham nhũng trầm trọng của các quan chức chính quyền, đặc biệt là ở các Tập đoàn, Tổng Công ty... doanh nghiệp nhà nước như Vinashin, Vinaline, PetroVietnam... Vậy mà cả Ban chấp hành TW đảng họp mười mấy ngày (gần như đại hội đảng) mà kết quả là hòa cả làng. Không một ai bị kỷ luật. Đó là điều đã khiến không chỉ ông Tổng Trọng phải gạt lệ, mà cả ông 4S to thứ hai còn sợ đến nỗi đi nói chuyện với cử tri không dám gọi đích danh, phải nói lái ra là đ/c X. Điều đó đã khiến cho đảng CSVN đã mất lòng tin trầm trọng chưa từng có của các cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân. Vì vậy trong lúc lòng dân ngao ngán, thất vọng thì tin ông Nguyễn Bá Thanh được phân công đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Nội chính Trung ương được đón nhận như một tin mừng. Họ kỳ vọng ở ông  Nguyễn Bá Thanh như một vị cứu tinh.
Điều đáng nói là ông  Nguyễn Bá Thanh, là người được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu đích danh nhận nhiệm vụ vào thời điểm này, là thời điểm sau khi kết thúc Hội nghị Trung ương 6-Khóa XI. Hội nghị được coi là cuộc giao đấu giữa hai phe trong nội bộ lãnh đạo cao cấp đảng CSVN, một bên là phe chủ chiến gồm ông Tổng cộng ông 4S và một bên là đồng chí X. Và với kết cục là phe chủ chiến đã bị thua lấm lưng trắng bụng trong Hội nghị Trung ương 6-Khóa XI, đến mức ông Tổng Trọng phải phát khóc trong khi đọc Diễn văn bế mạc. Ông Tổng Trọng đã khóc vì ức, khóc vì biết họ sai mà không thể làm gì được đồng chí X. Với lý do rất đơn giản là không kiếm đâu ra một người đảm nhận trọng trách chức vụ Thủ tướng thay cho đồng chí X. Cho dù đồng chí X trong cuộc họp kiểm điểm trong Bộ Chính trị đã tự chấp nhận chịu kỷ luật, nhưng đưa ra điều kiện nếu bị kỷ luật thì sẽ từ chức. Điều này đã khiến không chỉ trong nội bộ đảng, mà ngay cả dư luận xã hội cũng rất bất bình về sự bất lực của ban lãnh đạo đảng CSVN. Thực ra ngay từ khi chưa nhậm chức hay đã nhậm chức Tổng Bí thư, ông Tổng Trọng nghe tham mưu cũng đã nhăm nhe kéo ông Nguyễn Bá Thanh ra Hà nội làm một suất Uỷ viên Bộ Chính trị,  với mục đích để kìm và làm đối trọng với đồng chí X và để lấy lại quyền uy cho bên đảng. Điều mà trong sáu năm giữ chức Thủ tướng, đồng chí X đã vắt kiệt quệ đến mức đảng hầu như chẳng có quyền lực gì. Khi mà Ban Nội Chính Trung Ương đã bị bãi bỏ và sát nhập vào Văn Phòng Trung ương Đảng từ năm 2003, và Ban Kinh Tế Trung Ương cũng bị bãi bỏ và sát nhập vào Văn Phòng Trung ương Đảng từ năm 2006 khi Bộ chính trị giao cho Thủ tướng chính phủ là ông Nguyễn Tấn Dũng phụ trách lãnh vực kinh tế, để có đủ quyền hạn thành lập và quản trị toàn bộ các tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

Các ông làm chi được tui chưa?
Nhưng để thực hiện ý đồ này không hề dễ dàng, trước sức mạnh hùng hậu của phe đồng chí X, nên mong muốn của ông Tổng trọng không trở thành hiện thực. Chỉ đến sau khi kết thúc Hội nghị Trung ương 6 - Khóa XI bế mạc, khi đồng chí X bị tố cáo và bôi bẩn đến mức uy tín hầu như không còn, thì cũng là lúc con đường quan lộ của ông Nguyễn Bá Thanh bỗng trở nên hanh thông và vụt sáng. Nếu tinh ý chúng ta sẽ thấy, kể từ khi ông Tổng Trọng nhậm chức Tổng Bí thư, thì việc này đã được chính thức nhem nhóm, khi ông Tổng Trọng đến thăm và làm việc tại Đà năng. Đặc biệt là  khi ông 4S chính thức bắt tay được với ông Tổng Trọng để "chơi" đồng chí X, thì cũng là lúc ở Đà Nẵng ông Nguyễn Bá Thanh cũng bắt đầu xúc tiến công cuộc chống tham nhũng ở Đà nẵng. Với mục đích để tẩy rửa bớt ung nhọt. Đi kèm theo là hàng loạt các phát biểu gây ấn tượng để xây dựng hình ảnh một Nguyễn Bá Thanh dám nghĩ, dám làm và đã nói là làm đến nơi đến chốn. Có lẽ cũng cần phải nhắc lại, chuyện đồng chí 4S đã từng cứu ông Nguyễn Bá Thanh trong vụ án nhận hối lộ 4,4 tỷ đồng vào năm 2008. Vụ này do ông tướng công an Trần Văn Thanh (nguyên giám đốc công an Đà Nẵng) là người đứng ra tố cáo. Nhưng cũng nhờ sự che chở của đồng chí 4S, Nguyễn Bá Thanh đã lật ngược thế cờ, tố ngược lại tướng Trần Văn Thanh về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân". Và Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã xử phạt Trần Văn Thanh 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo vào ngày 7.8.2009. Hay như việc giữa năm 2010, Thủ tướng đã yêu cầu UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo dừng hoạt động kinh doanh casino, khách sạn của Công ty liên doanh Du lịch và giải trí quốc tế Silvershore Hoàng Đạt. Đây là cái dư luận đánh giá là đỉnh điểm mâu thân giữa đồng chí X và Nguyễn Bá Thanh. Do đó, Nguyễn Bá Thanh được coi là người của ông 4S và chống lại các ảnh hưởng của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Đà Nẵng. Khi vụ Vinalines xảy ra và Dương Chí Dũng bỏ trốn, ông Thanh là người phê bình nặng nhất với phát biểu bất hủ “chuyện Vinalines thật mà cứ như đùa”.
Việc đưa ông Nguyễn Bá Thanh ra Hà nội giữ chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương vào thời điểm này không chỉ vì ông Thanh có tố chất của một lãnh đạo, hơn nữa so với thế hệ lãnh đạo như ông Thanh ở trong đảng hiện nay, thì ông Thanh cũng thuộc vào loại vết nhơ ít hơn cả. Không chỉ thế, việc ra Hà nội lần này cũng hết sức quan trọng đối với cá nhân ông Thanh, vào lúc khi ông Nguyễn Bá Thanh bước vào tuổi 60 thì việc này cũng là việc nối dài con đường chính trị cho ông ta. Vì theo nguyên tắc, Bí thư của Tỉnh hay Thành phố trực thuộc TƯ đến tuổi 60 thì chuẩn bị thu xếp để nghỉ hưu và sẽ không có ngoại lệ. Đấy là chuyện ân nghĩa mà ông Thanh phải nợ và sẽ phải trả. Việc đưa ông Nguyễn Bá Thanh ra Hà nội giữ chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương, được các quan chức trong cuộc cho rằng đây chỉ là bước đầu, bước kế tiếp là ông ta sẽ kiêm nhiệm Phó Ban Phòng chống tham nhũng TƯ. Tới khi đó nó thực chất là sự thay mặt ông Tổng. Như vậy thực chất sẽ gần như làm triệt để và thậm chí sẽ còn làm mạnh hơn nữa. Nhất là trong thời điểm phe đồng chí X đang co cụm để củng cố lại lực lượng cho nhân sự đại hội khóa sau, trong lúc một loạt đệ tử, đồng bọn cũ của đồng chí X đang lũ lượt quy hàng phe đối diện. Do vậy thì vai trò của ông Thanh là hết sức quan trọng, với cái chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương này thì người ta cho rắng nó có thể bắt chết đồng chí X và có khả năng là đồng chí X phải lạy sống ông Nguyễn Bá Thanh để xin về nghỉ hưu khi hết nhiệm kỳ.
Cũng như việc đưa ông Vương Đình Huệ trở về nắm chức Ban Kinh Tế Trung Ương cũng vậy, trước khi làm Bộ trưởng Tài Chính, ông Vương Đình Huệ làm Phó và sau là Trưởng ban Kiểm toán Trung ương, một bộ phận làm việc rất gần với Ban Bí Thư của ông 4S, khi đó ông 4S còn nắm chức vụ Thường trực Ban Bí Thư (2006-2011), với nhiệm vụ chuyên kiểm tra tài chính các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là cái may của ông Vương Đình Huệ, ở vị trí mới này vừa thoát khỏi kìm kẹp của đồng chí X, lại mở ra con đường quan lộ sáng loáng có cơ sẽ lên chức Phó Thủ tướng. Nhưng quan trọng nhất là phe chủ chiến họ đã tính tới việc khi đồng chí X bị xử lý và lôi ra môt mớ tội lỗi, thì việc để ông Vương Đình Huệ còn ngồi ở chỗ cũ cũng có ngày vạ lây. Nhưng quan trọng hơn mà ít người biết, điều mang tính chất yếu tố quyết định sinh mệnh chính trị của đồng chí X, đó là ông Vương Đình Huệ hiện đang là linh hồn của Bộ Tài chính, khi ông Vương Đình Huệ chuyển sang công tác bên Ban Kinh tế Trung ương của đảng thì cánh cửa tham mưu về măt tài chính ngân hàng cho đồng chí X sẽ chính thức khép lại. Và ai sẽ là là người gánh vác để cứu đồng chí X trong thời gian còn lại? Khi đó sẽ buộc đồng chí X buộc phải tự lựa chọn, ở lại để giải quyết đống nợ hay là xin nghỉ? Trong lúc nếu đồng chí X xin nghỉ sẽ hơn là ở lại làm tiếp.
Qua các điều kể trên cho thấy, việc đưa ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ ra Hà nội giữ chức Trưởng các Ban Nội chính Trung ương, Kinh tế Trung ương vào thời điểm này là một việc làm có tính toán của phe chủ chiến. Việc đưa ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ sang phụ trách các Ban mới của đảng được dư luận đánh giá ví như “những khẩu đại pháo” được bổ xung trong cuộc chiến Ba-Tư, điều đó sẽ tăng thêm quyền lực cho phe nhóm của phe chủ chiến ở trong đảng. Hai nhân vật ông Thanh và ông Huệ vốn đều chịu ơn ông Tổng Trọng và ông 4S rất nhiều. Chính vì thế nên trước đây các ông có những hành động và những phát biểu rất mạnh trong Trung ương đảng. Việc làm này không chỉ nhằm củng cố lực lượng của phe mình, đó là sẽ đưa hai ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ vào ghế Uỷ viên Bộ Chính trị, như lời của cựu Phó Ban Kinh tế Trung ương, ông Cao Sỹ Kiêm nói rằng các ban này cần phải có nhân sự là Ủy viên Bộ chính trị nắm giữ. Mà quan trọng nhất, là thể hiện sự quyết tâm của ông Tổng Trọng và ông 4S là kiên quyết loại đồng chí X ra khỏi vòng chiến trước khi đại hội đảng XII được triệu tập. Đây là điều hoàn toàn khác với dự trù trong quy hoạch cán bộ kế cận, là đồng chí X sẽ giữ chức vụ Tổng Bí thư trong nhiệm kỳ đại hội đảng tới.
Khi còn trị vì ở Đà nẵng ông Nguyễn Bá Thanh nổi tiếng vì dám nghĩ dám làm, làm đến nơi đến chốn nhưng đó chỉ là khi ông đang là vua của tỉnh lẻ. Nay ông Thanh ra trung ương, là chốn đô hội của kinh kỳ. Trong tình cảnh lạ nước, lạ cái. Do vậy, chỗ mới nơi mà ông Nguyễn Bá Thanh chỉ ở tầm vị trí đuôi con voi thì không phải những gì ông Thanh muốn là có thể làm được. Khi trước thì ông Nguyễn Bá Thanh vừa là người nghĩ cũng vừa là người làm, thì khả năng rủi ro ít. Nay ông chỉ là người thực hiện những mưu lược cả người khác nghĩ thì khả năng ruỉ ro sẽ cao hơn rất nhiều. Hơn nữa, đối tượng chính cuả ông là đồng chí X, một con người nổi danh với sự độc đoán, chuyên quyền và mưu lược thì nó sẽ là cả một vấn đề lớn. Nhiều khi nếu ông Thanh không tỉnh táo thì dễ bị biến thành người đổ vỏ và khi nếu bị phản công thì chắc chắn ông là người chết đầu tiên đấy ông Thanh ạ!

Ngày 08 tháng 1 năm 2013
© Kami
(Blog's RFA)

Tại Sao Cộng Sản Trung Quốc Phải Đối Phó Với Cải Tổ Hoặc Cách Mạng?

Dân Chủ Hóa Hoặc Là Chết – Tại Sao Cộng Sản Trung Quốc Phải Đối Phó Với Cải Tổ Hoặc Cách Mạng?
Vào năm 2011, đứng trước Hiệp Hội Hoàng Gia (Viện Khoa Học Anh Quốc), Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) tuyên bố rằng Trung Quốc của tương lai sẽ trở thành một quốc gia thực hiện dân chủ hoàn toàn, pháp quyền, công bằng và công lý. Không có tự do, sẽ không có dân chủ thực sự. Không có bảo đảm về quyền kinh tế và chính trị, sẽ không có tự do thật sự.”Ông Eric Li, trong một bài báo có tựa đề Sinh Tồn của Đảng (The Life of the Party), không nói hời hợt về dân chủ như vậy. Thay thế vào đó, Ông Li, nhà tư bản mạo hiểm có cơ sở tại Thượng Hải (Shanghai), tuyên bố rằng cuộc tranh luận về dân chủ hóa Trung Quốc đã tắt ngủm: Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không những sẽ còn nắm quyền hành trong tay; sự thành công của ĐCSTQ trong những năm tới sẽ còn củng cố mô hình độc đảng và trong tiến trình sẽ thử thách sự khôn ngoan của Tây Phương về phát triển chính trị.” Ông Li có thể phát động một cuộc chạy đua quá sớm.
Hình (Xinhua, 1981: Chủ Tịch Nhà Nước Đặng Tiểu Bình (trái), người khởi xướng chương trình cải tổ kinh tế Trung Quốc vào năm 1976 và Tổng Bí Thư Đảng CSTQ Hồ Diệu Bang, người chủ trương dân chủ hóa Trung Quốc.
Hình (Xinhua, 1981: Chủ Tịch Nhà Nước Đặng Tiểu Bình (trái), người khởi xướng chương trình cải tổ kinh tế Trung Quốc vào năm 1976 và Tổng Bí Thư Đảng CSTQ Hồ Diệu Bang, người chủ trương dân chủ hóa Trung Quốc.
Theo Ông Li sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng đối với đường hướng tổng quát của Trung Quốc chứng tỏ rằng dân Trung Quốc ưa thích tình trạng chính trị hiện nay.Trong một quốc gia không có tự do phát biểu ý kiến, yêu cầu dân chúng đánh giá thành tích của những nhà lãnh đạo, giống như tổ chức một cuộc thi chỉ có thể chọn một câu trả lời có sẵn. Những cuộc điều nghiên nghiêm chỉnh hơn với cách đặt những câu hỏi bớt nhậy cảm về chính trị đã đem lại những kết quả trái ngược với kết luận của Ông Li. Theo cuộc điều nghiên vào năm 2003 được đề cập đến trong tài liệu “Những người Đông Á Nghĩ Thế Nào về Dân Chủ” (How East Asians View Democracy), được hiệu đính bởi những nhà nghiên cứu Yun-han Chu, Larry Diamond, Andrew Nathan, và Doh Chull Shin, 72.3% những người Trung Quốc được thăm dò ý kiến nói rằng họ tin là dân chủ là “một khát vọng cho nước của chúng tôi hiện nay,”và 67% nói rằng dân chủ “thích hợp cho nước của chúng tôi hiện nay.” Hai con số này ăn khớp với những con số của những quốc gia có nền dân chủ bền vững trong vùng Đông Á kể cả Nhật Bản, Nam Hàn, và Đài Loan. 
Có những đòi hỏi nhiều dân chủ hơn tại Trung Quốc. Sự thật là khối chống cải tổ ở trong ĐCSTQ nắm lợi thế kể từ vụ đàn áp tại Quảng Trường Thiên An Môn (Tiananmen Square) vào 1989. Nhưng gần đây, những tiếng nói đòi cải tổ trong nội bộ ĐCSTQ đang tăng cường sức mạnh và được hỗ trợ bởi những đòi hỏi sự trung thực, minh bạch, và trách nhiệm bởi hàng trăm triệu người dùng Internet. Những lãnh tụ mới của Trung Quốc xem ra ít nhất bằng lòng chấp nhận một giọng điệu ôn hòa hơn những người tiền nhiệm.Những lãnh tụ tiền nhiệm từng đưa ra những cảnh báo mạnh mẽ chống lại việc “tây phương hóa” hệ thống chính trị của Trung Quốc.Cho đến bây giờ, điều ngăn cản Trung Quốc tiến tới dân chủ không phải là thiếu nhu cầu nhưng là thiếu cung cấp.Có thể là khoảng cách này sẽ bắt đầu khép lại trong hơn 10 năm sắp tới.

Không có gì thật sự vĩ đại

Hình (Washington Post, 2-6-1989)
Hình (Washington Post, 2-6-1989) Nhân cái chết của Ông Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang), cựu tổng bí thư của ĐCSTQ, vào ngày 15-4-1989 và những biến động tại những nước Cộng Sản Đông Âu và Liên Bang Xô Viết, hàng trăm ngàn thanh niên sinh viên tụ tập tại Quảng Trường Thiên An Môn trong hơn một tháng để tưởng niệm Ông Hồ Diệu Bang và đòi tự do dân chủ. Nhà cầm quyền Trung Quốc với sự đồng ý của lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình, đã thẳng tay đàn áp cuộc biểu tình và gây ra vụ thảm sát vào ngày 4-6-1989.

 
Ông Li xác nhận rằng trung Quốc có những vấn đề như phát triển kinh tế chậm, không cung cấp đủ dịch vụ xã hội, và tham nhũng, nhưng ông cho rằng ĐCSTQ có nhiều khả năng để giải quyết những vấn đề này hơn bất cứ một chính phủ dân chủ nào . Ông Li lý luận rằng ĐCSTQ sẽ có thể làm những quyết định khó khăn và theo rõi cho đến khi hoàn tất nhờ vào khả năng tự sửa sai, cấu trúc trọng dụng nhân tài, và tính chất chính thống phổ thông (popular legitimacy) của ĐCSTQ. 
Trong sáu thập niên cai trị, ĐCSTQ đã thử mọi thứ từ tập thể hóa đất đai cho đến Bước Nhẩy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa cho đến tư nhân hóa. Theo Ông Li, điều này làm cho ĐCSTQ trở thành “một trong những tổ chức chính trị tự cải tổ trong lịch sử thế giới cận đại.” Bất hạnh thay, thủ tướng của Trung Quốc không có niềm tự tin của Ông Li rằng Bắc Kinh có thể học hỏi từ những tai họa của quá khứ và có thể sửa những sai lầm. Vào tháng Ba vừa qua, phản ứng trước vô số vụ tham nhũng, Ông Ôn Gia Bảo cảnh cáo rằng nếu không có sự cải tổ chính trị, “những thảm họa lịch sử như cuộc Cách Mạng Văn Hóa có thể lại xẩy ra.”
Trung Quốc có vẻ vượt hàng năm ánh sáng ra ngoài hai giai đoạn thảm khốc cho đất nước là Bước Nhẩy Vọt và cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Tuy nhiên ĐCSTQ chưa bao giờ phủ nhận hoặc chấp nhận tội cho cả hai giai đoạn này. ĐCSTQ cũng không đặt vấn đề làm thế nào để ngăn chặn những tai họa tương tự trong tương lai. Trong một hệ thống không có sự quy định trách nhiệm thật sự hoặc kiểm tra đối trọng (check and balance), những ưu tư của Ông Ôn Gia Bảo – và của hàng trăm triệu người dân Trung Quốc đã phải trải qua những nỗi kinh hoàng của những biến cố trên – là chân thật và được chứng minh là đúng. 
Sau khi ca tụng khả năng thích ứng của ĐCSTQ, Ông Li tán dương hệ thống trọng dụng nhân tài của đảng. Ở điểm này, Ông Li nhắc đến câu chuyện của Ông Khâu Hà (Qiu He), một người có sáng kiến về chính sách công, đã từ một đảng viên thấp kém tại một quận hạt xa xôi trở thành phó bí thư tỉnh ủy của tỉnh Vân Nam. Hệ thống chính trị của Trung Quốc uyển chuyển đủ để cho phép một người như Ông Khâu Hà thí nghiệm những cuộc cải tổ. Đây là một lý do khiến cho hệ thống chính trị của Trung Quốc đã không sụp đổ sớm hơn. Tuy nhiên, một điểm kỳ quặc là Ông Li dùng câu chuyện của Ông Khâu Hà để chống lại dân chủ.Những điểm đặc trưng của hệ thống chính trị của Trung Quốc đã cho phép Ông Khâu Hà thử nghiệm những sáng kiến về chính sách, ủy nhiệm (nguyên tắc giao phó trách nhiệm quyết định cho giới chức thấp nhất) và chế độ liên bang, thật sự là nền tảng của một thể chế dân chủ hoạt động vững vàng. Không giống như Trung Quốc, nơi mà chính quyền trung ương ra những sắc lệnh ủy quyền và phân quyền liên bang, phần lớn những thể chế dân chủ phân quyền một cách trân trọng theo hiến pháp.
Có một vấn đề nữa với câu chuyện về Ông Khâu Hà: đối với mỗi Ông Khâu Hà, có vô số những chính trị gia Trung Quốc được ĐCSTQ thăng chức vì những lý do kém tích cực. Đơn giản là những dữ kiện có hệ thống không xác nhận sự quyết đoán của Ông Li rằng cả hệ thống chính trị của Trung Quốc trọng dụng nhân tài. Trong một cuộc phân tách kỹ lưỡng dữ kiện kinh tế và chính trị , những nhà khoa học chính trị Victor Shih, Christopher Adolph, và Mingxing Liu không tìm thấy những bằng cớchứng tỏ rằng những viên chức Trung Quốc với những thành tích kinh tế tốt dễ được thăng chức hơn là những người có thành tích xấu. Vấn đề quan trọng hơn cả là sự đỡ đầu – điều mà Ông Wu Si, một nhà sử học nổi tiếng và một chủ biên ở Trung Quốc, gọi là “luật chìm” của hệ thống thăng cấp. 
Ông Li cho rằng một người với địa vị của Ông Barack Obama trước khi ông ta được bầu làm tổng thống không thể tiến xa được trong chính trị Trung Quốc.Ông Li đúng, nhưng trường hợp ngược lại cũng đúng. Hãy xem trường hợp Ông Bạc Hy Lai (Bo Xilai), nguyên là một thành viên của Bộ Chính Trị và vợ của ông thú nhận giết người, với lương của một công chức, ông có thể cho con trai ra học ở nước ngoài một cách khó hiểu, giám sát chiến dịch khủng bố đỏ nhằm vào những nhà báo và luật gia, tra tấn và tống giam một số không rõ công dân mà không được xét xử một chút gì cả. Không một người nào có thành tích như Ông Bạc Hy Lai có thể tiến rất xa tại Hoa Kỳ.Tuy nhiên Ông Bạc Hy Lai đã vượt trội lên tại Trung Quốc. Và trước khi suy sụp, Ông Bạc Hy Lai nắm trong tay quyền lực không bị kiềm chế như Ông Khâu Hà và đã sử dụng quyền lực này để làm phục hồi lại mọi yếu tố của cuộc Cách Mạng Văn Hóa mà Ông Ôn Gia Bảo chống.
Một vấn đề khác mà Ông Li nêu lên là tính chất chính thống phổ thông của ĐCSTQ.Nhưng tham nhũng và lạm dụng quyền thế làm hao mòn sự chính thống này.Đây là một trong những bài học mà những nhà lãnh đạo đảng rút tỉa được từ trường hợp Bạc Hy Lai. Thật đáng chú ý rằng cả hai Ông Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao), chủ tịch nước sắp hết nhiệm kỳ, và Ông Tập Cận Bình (Xi Jinping), tân chủ tịch nước, vừa đây cảnh báo kịch liệt rằng tham nhũng có thể đưa đến sự sụp đổ của đảng và nhà nước. Những lãnh tụ này đúng, đặc biệt vì tình trạng kinh tế đi xuống hiện nay tại Trung Quốc.Điều này không có nghĩa là một vài cá nhân lãnh đạo ĐCSTQ không còn được kính trọng rất nhiều bởi dân Trung Quốc.Nhưng những người này là những người chủ trương cải tổ trong đảng, như Ông Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping), người đã khởi xướng cải tổ thị trường Trung Quốc vào cuối thập niên 1970 và Ông Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang), tổng bí thư ĐCSTQ dưới sự lãnh đạo của Ông Đặng Tiểu Bình. Thực tế là những nhà cải tổ tiếp tục được dân chúng ưa chuộng hiện nay tạo một cơ hội cho ĐCSTQ: Đảng này có thể theo đuổi một chương trình cải tổ chuẩn bị trước để thực hiện một cuộc chuyển tiếp từ từ và hòa bình sang chế độ dân chủ, tránh những sự hỗn loạn và biến động đột ngột đang bao trùm Trung Đông. Nhưng điểm chính yếu là bắt đầu những cải tổ này ngay bây giờ.

Tìm kiếm sự thật
Hình (Keystone – France): Hai chiến dịch Bước Nhẩy Vọt (1958-1961)và Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976) đã làm đảo lộn tình trạng chính trị, kinh tế và xã hội Trung Quốc. Hậu quả là hàng chục triệu người chết đói.Bước Nhẩy Vọt nhắm công nghiệp hóa nhanh chóng bằng số nhân lực dồi dào và sản xuất tập thể.  Cách Mạng Văn Hóanhắm tiêu diệt tư bản, áp đặt chế độ Cộng Sản, và loại trừ những đảng viên cao cấp chống Ông Mao Trạch Đông về sự thất bại của Bước Nhẩy Vọt.
Hình (Keystone – France): Hai chiến dịch Bước Nhẩy Vọt (1958-1961)và Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976) đã làm đảo lộn tình trạng chính trị, kinh tế và xã hội Trung Quốc. Hậu quả là hàng chục triệu người chết đói.Bước Nhẩy Vọt nhắm công nghiệp hóa nhanh chóng bằng số nhân lực dồi dào và sản xuất tập thể. Cách Mạng Văn Hóanhắm tiêu diệt tư bản, áp đặt chế độ Cộng Sản, và loại trừ những đảng viên cao cấp chống Ông Mao Trạch Đông về sự thất bại của Bước Nhẩy Vọt.
 
Sau khi duyệt qua những điều tích cực về hệ thống chính trị của Trung Quốc, Ông Li chuyển sang những vấn đề của Tây Phương. Ông thấy tất cả những vấn đề của Tây Phương – giai cấp trung lưu tan rã, cơ sở hạ tầng đổ vỡ, nợ nần, chính trị gia bị nhóm lợi ích chiếm đoạt – gây ra bởi nền dân chủ phóng khoáng (liberal democracy). Nhưng những vấn đề này không chỉ giới hạn cho những chính phủ dân chủ phóng khoáng.Chế độ độc tài cũng trải qua những kinh nghiệm này. Hãy nghĩ đến cuộc rối loạn kinh tế đánh vào những chánh phủ quân nhân ở châu Mỹ Latin vào hai thập niên 1970 và 1980 và tại Nam Dương vào 1997. Chỉ những chính quyền độc tài có nền kinh tế tập trung (centrally-planned economies) không có những hệ thống tài chánh mới thoát khỏi những cuộc khủng hoảng tài chánh.Những nền kinh tế tập trung này trải qua một tình trạng kinh tế trì trệ lâu dài thay vì trải qua những chu kỳ lên xuống đột ngột.
 
Ông Li dùng dữ kiện của tổ chức Transparency International để lập luận rằng nhiều chế độ dân chủ tham nhũng hơn là Trung Quốc. Bỏ qua một vấn đề mỉa mai là dùng dữ kiện của một tổ chức cam kết phát huy sự minh bạch để bào chữa một chế độ độc tài mờ ám, lập luận của Ông Li để lộ ra một điểm giải tích sâu sa hơn. Để phát hiện tham nhũng phải cần đến tin tức.Trong một chế độ độc đảng, tin tức thực bị giữ kín và hiếm hoi. Mạng I Paid A Bribe (Tôi Hối Lộ) tại Ấn Độ được thiết lập vào 2010 để dân Ấn Độ có thể tường trình một cách khiếm danh những trường hợp dân phải hối lộ để nhận được dịch vụ của chính phủ. Tính đến tháng 11, 2012 trang mạng này đã ghi nhận được 21,000 hồ sơ về tham nhũng. Khi người dân Trung Quốc thiết lập những trang mạng tương tự như I Made A Bribe và 522phone.com, chính quyền đã đóng những mạng này. Do đó, thật là vô ích để so sánh 21,000 trường hợp tại Ấn Độ với không trường hợp nào tại Trung Quốc và kết luận rằng Ấn Độ tham nhũng hơn. Tuy nhiên đây lại chính là cách Ông Li đã làm.
Nên biết rõ rằng có những chế độ dân chủ tham nhũng.Như Ông Li đã vạch rõ, Argentina, Nam Dương và Phi Luật Tân có những thành tích kinh khủng về điểm này. Những lãnh tụ độc tài quân phiệt tàn nhẫn đã cai trị những quốc gia này nhiều thập niên, trước khi họ cởi mở. Những chế độ độc đoán này đã tạo ra những hệ thống tham nhũng mà những chế độ dân chủ mới được thiết lập sau phải đối phó.Những chế độ dân chủ phải chịu trách nhiệm về những thất bại trong việc tiêu diệt tham nhũng, nhưng không ai nên nhầm lẫn triệu chứng với nguyên nhân.Chắc chắn rằng những chế độ chuyên quyền tham nhũng rất nhiều so với những chế độ dân chủ trên khắp thế giới. Phúc trình 2004 của Transparency International cho thấy là ba viên chức tham nhũng nhất trong hai thập niên trước đó là Suharto, cai trị Nam Dương cho đến 1998; Ferdinand Marcos, lãnh đạo Phi Luật Tân cho đến 1986; và Mobutu Sese Seko, tổng thống của nước Dân Chủ Cộng Hòa Congo cho đến năm 1997. Ba lãnh tụ độc tài này đã cướp của dân nghèo tổng cộng 50 tỉ Mỹ kim. 
Theo một phúc trình được phổ biếntrong một thời gian ngắn trên mạng của ngân hàng trung ương Trung Quốc vài tháng trước, kể từ 1990, những viên chức tham nhũng Trung Quốc – vào khoảng 18,000 người –đã chuyển ra nước ngoài tổng cộng khoảng 120 tỉ Mỹ kim. Con số này tương đương với toàn bộ ngân sách giáo dục của Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 1978 – 1998. Ngoài sự mất mát hoàn toàn về tài chánh, tham nhũng đã gây nên tình trạng cực kỳ xấu xa về an toàn thực phẩm, vì các viên chức được hối lộ đã không thi hành luật lệ. Phúc trình 2007 của Ngân Hàng Phát Triển Á châu ước tính rằng 300 triệu người mắc bệnh liên quan đến thực phẩm mỗi năm. An toàn thực phẩm không phải là tai họa duy nhất. Hối lộgây ra tai nạn xập cầu và công trình xây cất làm chết người và những chất phế thải từ những nhà máy hóa học làm độc hại môi trường – và che đậy những bê bối này. 
Vấn đề không phải là Trung Quốc nhân nhượng tham nhũng. Chánh quyền thường xuyên xử tội những viên chức liên hệ. Và một số là những viên chức cao cấp như Thành Khoa Kiệt (Cheng Kejie), nguyên là phó chủ tịch Nghị Hội Nhân Dân Toàn Quốc (National People’s Congress) trước khi bị hành quyết vào 2000, và Trịnh Tiêu Du (Zheng Xiaoyu), giám đốc Cục Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm, bị hành quyết vào 2007. Vấn đề là thiếu vắng hệ thống kiểm soát và đối trọng về quyền hành và sự thiếu sót những cách ngăn chặn tham nhũng tốt nhất, đó là sự minh bạch và tự do báo chí.
Dân chủ sớm muộn sẽ tới
Mặc dù Ông Li lập luận rằng hệ thống độc đảng của ĐCSTQ là hệ thống tốt nhất cho Trung Quốc, ông ta cũng trình bầy một số cải tổ nhậy cảm để cải thiện hệ thống này. Ông đề nghị những tổ chức phi chính phủ mạnh hơn để giúp chánh quyền cung cấp dịch vụ tốt hơn; những phương tiện truyền thông độc lập hơn để giúp kiểm tra tham nhũng; và những yếu tố của một hệ thống dân chủ nội bộ đảng (intraparty democracy) để giúp phơi bầy “những chuyện cá nhân hay riêng tư xấu xa của đảng và ngăn chặn những hành vi không thích đáng.” Ông Li đúng.Mỉa mai thay đây lại chính là những thành tốcốt lõi của một nền dân chủ hoạt động vững vàng.
Không có một quốc gia nào lại có thể chỉ chấp nhận những thành tố căn bản của một nền dân chủ mà không chấp nhận tất cả. Không thể nào duy trì được những cuộc bầu cử sơ cấp sống động hoặc tổ chức những buổi họp hay các nhóm chiến lược tại cấp tiểu bang như Iowa, nhưng lại có một chính quyền trung ương vận hành theo kiểu Stalin. Hãy xem Đài Loan, nơi mà nền dân chủ tiến hóa qua thời gian. Vào đầu thập niên 1970, Ông Tưởng Chính Quốc (Chiang Ching-kuo), người trở thành tổng thống vào năm 1978, bắt đầu cải tổ đảng nắm chính quyền, Quốc Dân Đảng (Kuomingtang), để cho phép những cuộc bầu cử tranh đua tại địa phương, dân Đài Loan tham gia (trước đó, chỉ có những người sống tại lục địa Trung Quốc mới được phép giữ những chức vụ quan trọng), và kiểm tra bởi công chúng tiến trình thành lập ngân sách của đảng. Ông cũng trả tự do cho những tù nhân chính trị và trở nên khoan dung hơn đối với báo chí và những tổ chức phi chính phủ. Khi Đảng Dân Chủ Tiến Bộ (Democratic Progressive Party), một đảng đối lập, xuất hiện vào năm 1986, đó là một thành quả tự nhiên của những cải tổ do Ông Tưởng Chính Quốc chủ trương. Đối với Đài Loan, sau cùng người ta không thể phân biệt giữa dân chủ và dân chủ toàn bộ.Đây cũng sẽ là sự thật đối với Trung Quốc.
Và đây là một điều tốt. Ông Li đúng khi nói là Trung Quốc đã đạt được tiến bộ kinh tế và xã hội lớn lao trong một vài thập niên. Nhưng quốc gia này cũng chứng tỏ thiếu hiệu quả trong việc tạo ra phát triển toàn bộ, giảm bất bình đẳng lợi tức, loại trừ hối lộ, và ngăn chặn thiệt hại về môi trường.Đây là lúc thử nghiệm dân chủ.Như những học gỉa David Lake và Mathew Baum đã trình bầy, một sự kiện đơn giản là những chế độ dân chủ tốt hơn các chế độ độc tài trong việc cung cấp dịch vụ công cộng. Và những quốc gia chuyển tiếp sang dân chủ sẽ tìm thấy sự tiến bộ ngay lập tức. Trung Quốc đang nhìn thấy một vài hiệu quả này: Nancy Qian, một nhà kinh tế tại Đại Học Yale, cho thấy rằng việc tổ chức bầu cử tại cấp làng ở Trung Quốc đã cải thiện trách nhiệm và gia tăng chi phí về dịch vụ công cộng.
Một Trung Quốc dân chủ khó có thể làm hơn Trung quốc ngày nay về mức phát triển theo tổng sản phẩm nội địa (gross domestic product – GDP), nhưng ít nhất phát triển sẽ toàn bộ hơn. Những lợi ích không chỉ đến với chính phủ và một số ít những nhà tư bản thân thuộc, mà cho đa số dân Trung Quốc, bởi vì một chế độ dân chủ hoạt động vững vàng sẽ thăng tiến thành quả tốt nhất cho đại đa số.
Có hai khía cạnh của nền kinh tế Trung Quốc báo hiệu con đường dẫn đến dân chủ hóa. Một là mức GDP bình quân đầu người. Một vài nhà khoa học xã hội tin rằng Trung Quốc đã vượt qua ngưỡng cửa này đến cái mức mà phần đông xã hội chắc chắn phải bắt đầu dân chủ hóa – giữa 4,000 Mỹ kim và 6,000 Mỹ kim. Như học giả Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) đã nêu ra, trong 25 quốc gia với GDP bình quân đầu người cao hơn trung Quốc, không có tự do hoặc chỉ có một phần tự do, 21 nước sống sót được lànhờ cậy vào những tài nguyên thiên nhiên. Ngoài nhóm ngoại lệ này, các nước đều trở thành dân chủ khi trở nên giầu có hơn.
Điều kiện thứ hai về cấu trúc báo hiệu tiến trình dân chủ hóa là sự phát triển nóng bỏng của Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ chậm lại, làm gia tăng những tranh chấpvà làm cho nạn tham nhũng trở thành một gánh nặng trầm trọng hơn để có thể gánh chịu. Khi kinh tế phát triển, người ta sẵn sàng chịu đựng một vài hối lộ. Khi kinh tế không phát triển, cùng một mức tham nhũng cũng không thể được dung thứ. Nếu Trung Quốc tiếp tục với tình trạng chính trị hiện nay, những cuộc xung đột gần như chắc chắn sẽ tăng cường mạnh mẽ, và nguồn tài chánh thất thoát ra nước ngoài hiện nay đang gia tăng vì niềm tin vào tương lai kinh tế và chính trị Trung Quốc đang giảm xuống, sẽ còn tăng tốc hơn trước. Nếu không ngăn chặn, việc các thành phần kinh tế ưu tú mất tin cậy sẽ cự kỳ nguy hiểm cho kinh tế Trung Quốc và có thể gây ra sự bất ổn tài chánh trầm trọng.
Chúng ta nên nhớ rằng việc dân chủ hóa nằm trong tay ĐCSTQ. Về điều này, sự việc cũng trở nên tốt đẹp hơn.Ngay cả một vài nhân vật có thế lực và ảnh hưởng của Trung Quốc nay đã tin rằng sự ổn định không được tạo ra bởi sự đàn áp nhưng bằng cởi mở về chính trị và kinh tế. Gần đến ngày Đại Hội Đảng thứ 18 được tổ chức vào tháng 11, một lá thư ngỏ kêu gọi minh bạch và dân chủ nội bộ đảng nhiều hơn đã được phổ biến trên Internet. Một trong những tác giả của lá thư này là Ông Chen Xiaolu, một người con trai nhỏ nhất của một trong những tướng lãnh có nhiều huy chương nhất của quân đội Trung Quốc và cũng là một cựu phó thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao và một phụ tá được tin cậy của Thủ Tướng Chu Ân Lai. Ông Chen và nhiều nhân vật ưu tú Trung Quốc không còn tin rằng tình trạng hiện nay có thể tồn tại được.
Kể từ 1989, ĐCSTQ không chấp nhận bất cứ một cải tổ chính trị thật sự nào, mà hoàn toàn chỉ trông cậy vào mức phát triển cao để duy trì quyền cai trị. Chiến lược này chỉ thành công khi nền kinh tế đang phát triển nhanh – môt điều mà Bắc Kinh (Beijing) không thể chấp nhận như một của trời cho.Một điều vô cùng quan trọng là hoặc ĐCSTQ chấp nhận những cải tổ chính trị hoặc bị bắt buộc phải làm như vậy vì một cuộc khủng hoảng thê thảm.Thay đổi một hệ thống chính trị dần dần bằng một cách thức có kiểm soát tốt hơn là một cuộc cách mạng hung bạo. ĐCSTQ có thể phục hồi được uy tín bằng một sứ mệnh cải tổ và ĐCSTQ có thể cải thiện chế độ chính trị của Trung Quốc mà không phải từ bỏ quyền lực.Không nhiều chế độ độc tài có được cơ hội này; ĐCSTQ không nên phung phí nó.
Yasheng Huang
“Democratize or Die – Why China’s Communists Face Reform or Revolution.” Foreign Affairs
January/February 2013
 
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải
5-1-2013
© Đàn Chim Việt
—————————————
ÔngYasheng Huang là giáo sư về chính trị kinh tế và quản trị quốc tế tại Trường Quản Trị Sloan thuộc Viện Đại Học Kỹ Thuật Massachusetts (MIT) và là tác giả của cuốn sách “Chủ Nghĩa Tư Bản với Đặc Tính Trung Quốc: Kinh Doanh và Nhà Nước.

  CUỘC SONG ĐẤU THẾ KỶ MỸ TRUNG
Chương I
Giấc mộng Trung Hoa: Mỹ quốc
Gary Locke, đại sứ Mỹ tại TQ
Ngày 02/08/2011, Gary Locke cùng với vợ và ba đứa con đến sân bay Seatle để đi Bắc Kinh. Ông Locke, 62 tuổi, vừa được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm làm đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc. Tốt nghiệp các trường đại học uy tín nhất, là luật sư, luôn thuộc phe Dân chủ, ông từng là Bộ trưởng Kinh tế và Thống đốc bang Washington. Gary Locke là người Mỹ gốc Hoa đầu tiên giữ chức đại sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh: ông bà của ông có gốc gác Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Ông cưới vợ người Mỹ gốc Hoa - Mona Lee, cựu phóng viên một kênh truyền hình ở vùng duyên hải phía tây Hoa Kỳ, cũng là người miền nam Trung Quốc.
Buổi sáng ngày 2/8 ấy, gia đình Locke đến sớm. Tại sân bay, cả nhà cũng qua vòng kiểm soát an ninh như tất cả mọi người. Đại sứ mặc chiếc áo khoác màu xanh, thắt cà vạt màu hoa cà và mặc chiếc quần tây bằng vải kaki dày, mà những người khá giả theo phong cách thoải mái thường mặc vào cuối tuần. Cùng với người vợ Mona Lee có ngoại hình xinh đẹp của vùng duyên hải Thái Bình Dương và ba đứa con gần đến tuổi vị thành niên, năm người trong gia đình ông Locke có cái vẻ cuốn hút của một gia đình Mỹ trung lưu.
Đại sứ cùng với con gái thơ thẩn ngắm tủ kính này đến tủ kính khác của khu thương xá mênh mông chạy dọc theo đường dẫn đến cửa nhập khẩu dành cho hành khách chuyến bay. Ông bước vào một quán cà phê Starbuck và mua một thức uống. Ông trả tiền. Như tất cả mọi người.
Điều mà gia đình Locke không biết được, là họ đã bị ghi hình, có lẽ là từ một người Trung Quốc hay một người Mỹ gốc Hoa nào đó. Vừa quay xong, thì người paparazzi này đã tung ngay lên mạng YouTube. Không đến một giây sau, những hình ảnh này đã chinh phục được thế giới mạng Trung Quốc và hàng trăm triệu cư dân mạng vẫn vào internet hàng ngày. Vị đại sứ trở thành vơ-đét của cư dân Trung Quốc trên mạng.
Khi đến Bắc Kinh, ông vẫn chưa hay biết gì. Vai đeo túi ba lô, tay nắm một đứa con, các thành viên còn lại của gia đình ở phía trước, ông đi tìm hành lý và đẩy ra trên chiếc xe. Cũng như mọi người khác. Một lần nữa ông lại bị quay phim và tung ngay lập tức lên internet. Huyền thoại Gary Locke đã được khai sinh.
Tất cả những gì nơi ông đều thu hút, từ cung cách không quan tâm nghi thức, đi nhậm chức theo kiểu một hành khách thông thường, cho đến hình ảnh một người cha gương mẫu. Những lời bình trên mạng ở Trung Quốc thấy nơi ông “một bài học cho các nhà lãnh đạo của chúng ta”. Ông biểu hiện những điều “không thể hình dung được ở đây”, nơi mà một cán bộ cấp trung cũng thích xuất hiện “hoành tráng” – xe công vụ đen bóng, tài xế riêng, được phục vụ tận răng, được quyền vượt lên các xe khác – một loạt các đặc quyền tách biệt họ với số đông và luật lệ chung. Gary Locke không chỉ mang lại một phong cách mới cho đất nước của tổ tiên mình, mà còn đem đến một ít hình ảnh của nền dân chủ Mỹ.
Dù có được tính toán trước hay không, sự bình dị của vị đại sứ đã hấp dẫn được nhiều triệu blogger trong nước. Hơn nữa, Gary Locke đã nhậm chức đúng vào thời điểm mà nhiều người Trung Quốc phẫn nộ trước thái độ của giai cấp đặc quyền trong nước mình: những nhà giàu mới tự cho rằng họ có quyền làm mọi thứ, và khi cần thiết thì mua chuộc tư pháp, công an; những lãnh đạo chính trị được bảo vệ bằng sự thiếu minh bạch của một hệ thống khép kín, mà dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cũng không khác gì so với thời phong kiến trước đây.
Ăn trưa trong một quán ăn bình dân, xếp hàng với cả gia đình để đi cáp treo tham quan Vạn lý Trường thành hay cắm nhang vào bát hương trên bàn thờ ông bà cố tại một ngôi làng ở Quảng Đông, vị đại sứ Mỹ luôn là người được cư dân mạng Trung Quốc hâm mộ.
Đảng chẳng ưa điều này chút nào. Đảng bèn tổ chức một cuộc phản công trên các phương tiện truyền thông. Trên báo chí, các cây bút xã luận chính thống khuyên răn ông Locke “nên tập trung cho công việc” thay vì chăm chút cho hình ảnh trên Net. Người ta cam đoan rằng một “người của công chúng” làm như vậy là không phù hợp - có thể hiểu là: không nên bình dân như thế!
Một căn bệnh trẻ con của mọi chế độ chuyên chế, bắt đầu thể hiện tính hoang tưởng. Quang Minh nhật báo viết rằng ông Locke, người Mỹ gốc Hoa “có thể thu hút sự chú ý của người Trung Quốc và được cảm tình của người dân bình thường”, và tự hỏi: “Ai biết đâu chừng, có thể đây là ý đồ của Hoa Kỳ sử dụng một người gốc Hoa để kiểm soát chúng ta và gây ra hỗn loạn chính trị tại Trung Quốc?”

Thụy My dịch
(Blog Thụy My)
   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét