Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Tin thứ Sáu, 07-12-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- TỔ QUỐC BÊN NHÀ GIÀN DK1 (Bùi Văn Bồng).
- Cù Huy Hà Bảo: Biểu tình em ơi chẳng sợ gì (DLB). “Em hỏi rằng tôi có biểu tình/ chống quân xâm lược lũ bắc kinh/ nó đang ăn cướp ngoài hải đảo/ cắt cáp lần ba tàu Bình Minh/  Tôi trả lời em sẽ phải đi/  dẫu ta tù tội cũng chỉ vì/ một lòng yêu nước thương nòi giống/ tuổi trẻ dấn thân chẳng sợ gì”.  – Cố lên các bạn ơi! (DLB).
- Đại Vệ Chí Dị (Người Buôn Gió).
- Bàn về…diệt sâu (Hiệu Minh).
- Tại sao Phó giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh lại phát ngôn như thế này? (Petrotimes). “Chủ trương đặc xá tha tù đã được toàn dân đồng thuận và thế giới cũng phải công nhận về chính sách nhân đạo của ta. Ấy vậy mà ông Phó giám đốc lại dám nói rằng vì nhà tù quá tải nên mới đặc xá. Vậy phải hiểu phản ứng này của ông Minh đối với chính sách đặc xá của Đảng, Nhà nước là như thế nào?
- Nguyễn Bắc Truyển: Gieo gì thì gặt đấy (DLB). “… nên sáng suốt mà thay đổi triệt để, đừng mị dân nữa, đừng cho dân ăn cái bánh vẽ thiên đường XHCN. Hãy trả lại cho người dân Việt Nam quyền tự quyết, đừng cho mình cái quyền muốn làm gì thì làm, đem đất nước dân tộc ra làm thí nghiệm”.
- Bình An Dưới Thế… (Alan Phan). “Bao nhiêu Noel lại tiếp nối, hòa bình đã đến hơn 37 năm, nhưng sao người thiện tâm càng ngày càng ít ỏi, xã hội càng nhiều bạo hành vô cảm và tâm hồn chúng ta càng sa đà vào những thói quen bất ổn”.
Quan ngại lệnh mới của Trung Quốc, cần củng cố ASEAN (RFA)   —Định hướng người dân quên kẻ thù Trung Quốc (RFA)  —-Trung Quốc cảnh báo tàu Binh Minh 2 quấy rối ngư dân TQ (RFA)  —-Tập Cận Bình lại khẳng định “không hề có ý hướng bá quyền” (RFI)   —-Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ngưng thăm dò dầu khí ở Biển Đông (VOA)

Bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp cứng rắn (NLĐ) -Theo ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam: Việt Nam cần có hành động bắt giữ các tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền và đưa ra xét xử như Nhật Bản, Philippines đã áp dụng

Liên minh để đảm bảo an ninh hàng hải (TN) -Những bất ổn tiềm ẩn trong khu vực khiến một số nước hình thành liên minh an ninh hàng hải, trong đó bao trùm cả khu vực biển Đông.
Trung Quốc trả đũa Luật Biển Việt Nam? (TVN) -Tuần Việt Nam trò chuyện với Giáo sư Carl Thayer về mối liên quan giữa những động thái mới đây của Trung Quốc tại Biển Đông.   —-Trung Quốc còn sức hút ‘nhưng nụ cười đang phai nhạt’ (TVN)
Người Việt kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc vào Chủ nhật 09/12 (RFA)   —Hà Nội lúng túng trước gọng kềm của Bắc Kinh tại Biển Đông (RFI)
Lời tiên tri của Hồ Chủ tịch (TVN) -Ngay từ năm 1967, ta chủ trương “sớm đưa tên lửa phòng không vào phía Nam Quân khu 4 để nghiên cứu đánh B.52″. Trung đoàn 238 đang bảo vệ Hà Nội, được lệnh lên đường vào tuyến lửa Vĩnh Linh.   -Đọc mấy cái nầy để nhớ ơn Trung cộng giúp “chống Mỹ Ngụy cứu nước” ,để mơ màng về Bắc kinh đang giúp ” CHXHCNVN” tiến lên thiên đường XHCN bằng cách thôn tính VN từ từ….!!! Cứ ôn đi cho Trung cộng mừng.
Nhóm công nhân xây dựng người Việt tại Luang Prabang, Lào (RFA)   —Cty Victoria ở Nga đổi tên để chạy tội bóc lột công nhân (RFA)-  Công ty may mặc Victoria ở Matxcơva, do ông Nguyễn Văn Lập làm chủ và bóc lột người đồng hương như nô lệ, hiện đã đổi tên xưởng và cho một người Nga đứng tên làm bình phong để né tránh tội ác và qua mặt giới công lực.
Vụ xử côn đồ Văn Giang: Không thể chỉ thí tốt! (RFA)
CATPHCM lên kế hoạch phòng chống xâm hại tài sản nơi công cộng(RFA)   —Đà Nẵng sẽ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương(RFA)
Đối thoại phòng chống tham nhũng lần thứ 11 tại Hà Nội(RFA)  —–Việt Nam xây dựng trung tâm thương mại 300 triệu USD tại Miến Điện(RFA)
Yahoo Blog ngưng hoạt động tại Việt Nam (RFA)   —Yahoo! Blog Việt Nam đóng cửa (TN) —World Bank yêu cầu Việt Nam công bố số nợ xấu(RFA)   —-Việt Nam và Singaore hợp tác xây dựng nhà máy sản xuất đất hiếm(RFA)   —-Những nô lệ người Việt trồng cần sa tại Alsace (RFI)   —-Doanh nhân Anh được tha bổng vụ hối lộ Thống đốc Lê Đức Thúy (VOA)

Kinh tế Việt Nam năm 2013: Khi tiệc đã tàn (Trần vinh Dự -VOA)

Hết tiền, đại gia buông xuôi và bỏ trốn   (VEF.VN) – Thiếu vốn, cạn tiền dù đã xoay xở đủ cách nhưng không thể cứu vãn tình hình. Thế cùng, nhiều DN đã tính chuyện buông xuôi các dự án, thậm chí rút lui và chạy trốn.
‘TP.HCM chưa cần lực lượng 141 như Hà Nội’ (VNN) -“TP.HCM đã tiếp thu mô hình 141 của HN. Nhưng HN có quá nhiều “đầu gấu” sẵn sàng chống người thi hành công vụ nên mới cần “ông” cơ động. TP.HCM chưa tới mức đó”. >>>>‘Ai bắt được cướp, thưởng ngay 5 triệu đồng’
Nghị trường “nóng” chuyện cướp giật (TN) – Tại kỳ họp HĐND ở TP.HCM, Đà Nẵng và một số địa phương diễn ra  trong ngày hôm qua, các đại biểu đã mạnh mẽ chuyển đến nghị trường những bức xúc nóng bỏng của người dân trước thực trạng tội phạm cướp giật lộng hành, cuộc sống bất an
Bảo vệ người dân (TN) -Thời gian qua, Thanh Niên đã có nhiều bài viết phản ánh nạn bảo kê, cướp giật, trộm cắp… với thủ đoạn ngày càng trắng trợn, thú tính. Đó là một nỗi lo không mới nhưng ngày một lớn dần khiến người dân vô cùng bức xúc.  —Không bảo vệ được cuộc sống người dân là quá kém! (NLĐ)
Bộ trưởng Y tế cứ vào bệnh viện là thấy buồn (VNN)  —Cách chức Tổng biên tập Báo Thể thao TP.HCM (TN)
Thủy điện Việt Nam đi “ngược chiều” thế giới: Cần chấm dứt cảnh ai cũng làm thủy điện (TN)

KINH TẾ
- Nợ xấu – gánh nặng của nền kinh tế (SGGP). – Việt Nam quyết liệt xử lý nợ xấu (ANTĐ).
- Doanh nghiệp nhà nước thoái vốn đầu tư ngoài ngành: Bán lỗ ai chịu? (TP).
Năng lực cạnh tranh sản xuất của Việt Nam sắp đứng top 10 thế giới (VOA)   —Tiểu thương quay quắt kiệt vốn, bị dồn nợ (VEF)   —Cà phê, giải khát thi nhau phá sản (VEF)   -Không chỉ các DN lớn, các cửa hàng sang trọng gặp khó khăn mà ngay đến những cửa hàng cà phê, giải khát bình dân cũng khốn đốn, phá sản. Dù lãi vẫn phải tăng giá điện?(VEF)  —“Đại gia” ồ ạt thoái vốn khỏi dự án bất động sản (NLĐ)
Những công ty chứng khoán sắp đóng cửa  (VEF.VN) – Làn sóng thanh lọc công ty chứng khoán (CTCK) có thể sẽ mạnh và nhanh hơn bao giờ hết, bắt đầu từ tháng này.Chấm dứt hoàn toàn huy động vốn bằng vàng (TN)
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Đội đặc nhiệm kỳ lạ của triều Nguyễn (TP/CAND).
- NHÀ RÔNG, VÀI CHUYỆN (Văn Công Hùng).
- Bóng đá Việt Nam: Từ chức! (LĐ).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đãi ngộ giảng viên nước ngoài về nước (NNVN).  – “Quy định chính sách đầu tư, chế độ đãi ngộ nhằm thu hút các nhà khoa học và người Việt Nam ở nước ngoài” Chiếc bánh vẽ đầy màu sắc nhưng kém hấp dẫn (Hai Lúa). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Kỳ bí bệnh mở khóa đầu: Bí mật bài thuốc đóng khóa (NNVN). Đào tạo 5 năm mới có giáo viên mầm non ‘xịn’ (VNN) Khởi tố Phó phòng PC 45 công an Hải Phòng (VNN)   —- Tạm giam thượng tá công an giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn (NLĐ)  —Kỷ luật hàng loạt cán bộ trục lợi từ chung cư (BĐS)  —Bắt kẻ giết nhân tình cướp của rúng động cố đô Huế (TN)  —Nữ sinh tự sinh con rồi thả trôi sông (TN)   —Một ngày bắt “nóng” 8 con nghiện gây án(TN)
Tiêu hủy gần 10.000 sản phẩm nhái, giả hàng hiệu(TN)    —-Xây chợ rồi bỏ hoang (TN)   —-Bắt khẩn cấp “nhà báo” tống tiền (NLĐ)

QUỐC TẾ
- Syria tiếp nhiên liệu cho bom hóa học (TP). – Nga đã chuyển giao cho Syria tên lửa Alexandre (TTXVN). – Syria: Di sản văn hóa bị tàn phá do nội chiến (ANTG). – Nga, Mỹ nhất trí tìm giải pháp “sáng tạo” cho Syria (TTXVN). – Mỹ quan ngại tổ chức liên hệ với al-Qaeda ở Syria (TTXVN). Tổng thống Mỹ Obama tiếp tục là nhân vật quyền uy nhất thế giới (RFI)   —-Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu bình thường hóa mậu dịch với Nga (VOA)  —Mỹ ‘quan ngại sâu sắc’ về các vụ tự thiêu ở Tây Tạng (VOA)
Bầu cử Hạ viện Nhật Bản có ảnh hưởng quan hệ Trung – Nhật? (RFA)   —Nhật Bản triển khai ba khu trục hạm đối phó với tên lửa Bắc Triều Tiên (RFI)   —Nhật triển khai phi đạn nghênh cản để đối phó với Bắc Triều Tiên (VOA)
Nhiều vụ lạm dụng chức quyền tại Trung Quốc bị phanh phui(RFA)  —Campuchia khánh thành con đường được làm từ vốn vay Trung Quốc(RFA)  —-Hội nghị hợp tác trên biển giữa Trung Quốc và Indonesia diễn ra tại Bắc Kinh(RFA)
Trí thức Trung Quốc và quốc tế đòi tự do cho Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba (RFI)  —Tám mươi chuyên gia quốc tế về Tây Tạng gởi kiến nghị cho Tập Cận Bình (RFI)   —Kêu gọi thả ông Lưu Hiểu Ba (BBC)   —-Mạc Ngôn ‘không khen ngợi kiểm duyệt’ (BBC)
Philippines : Quân du kích cộng sản tham gia cứu hộ do bão Bopha(RFA)    —-Hàng chục ngàn hecta chuối ở Philippines bị bão tàn phá(RFA)  —Số người chết vì bão Bopha lên quá 300 (BBC)
Syria sẽ sử dụng vũ khí hóa học? (RFA)   —Tây phương dự trù các biện pháp đối với vũ khí hóa học của Syria (VOA)
Ai Cập: 5 người biểu tình thiệt mạng, quân đội trấn giữ trước Dinh Tổng thống (RFI)  —-Ông Morsi nói những “côn đồ” Ai Cập đang tổ chức để tạo bất ổn (VOA)   —Tổng thống Ai Cập kêu gọi đối thoại (BBC)
LHQ quan ngại tình hình bắc Miến Điện (BBC) – Quan chức cao cấp LHQ nói cần trợ giúp nhân đạo gấp cho khoảng 40.000 người ở vùng chính phủ có giao tranh với phiến quân Kachin.
 
Nhật rời Trung Quốc, nhưng không chọn Việt Nam?

Việt Nam trong bối cảnh hiện nay mà không nắm bắt cơ hội từ chuyện rời Trung Quốc thì thật uổng. Nhưng làm thế nào để nắm bắt được lại là chuyện khác - GS Yoshiharu Tsuboi, Cố vấn cao cấp của JICA.


Không phải quyết tâm 'suông'

Dường như xưa nay quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam yếu, và luôn phải thay đổi chính sách liên tục, là do thiếu sự nghiên cứu, điều tra, khảo sát, cũng như một cơ sở dữ liệu, đầy đủ. Theo dõi sự phát triển của Việt Nam hai thập kỷ qua, ông có nhận ra điều này không?

Đúng vậy. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản phàn nàn, từ nhiều năm nay, rằng sự bất định, hay mơ hồ, của chính sách ở Việt Nam đã ảnh hưởng nhiều đến việc tính toán chiến lược kinh doanh của họ.

Tuy nhiên, xây dựng cơ sở dữ liệu là một quá trình vất vả, nghiêm túc, lâu dài và tốn nhiều tiền bạc, chứ không phải cứ hạ quyết tâm "suông" là được.

Là cố vấn cao cấp của JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản), ông có tư vấn cho tổ chức này dành một phần viện trợ để giúp Việt Nam xây dựng những cơ sở dữ liệu, và một thể chế hoạch định chính sách, không?

Xưa nay, phần lớn ODA của Nhật tập trung vào phát triển hạ tầng cứng như cầu đường, bến cảng, sân bay... Nhưng trong thời gian tới, một khoản ODA cũng sẽ được dành cho xây dựng thể chế, hay xây dựng năng lực. Và vai trò của tôi ở JICA cũng là để thúc đẩy điều đó.

Hiện nay, tôi và Đại sứ Yasuaki Tanizaki đang tập trung vào củng cố 5 lĩnh vực chính. Đó là xây dựng chiến lược công nghiệp ở Việt Nam, đào tạo nhân lực ở nhiều cấp độ (từ giáo dục đại học đến đào tạo nghề, đào tạo hộ lý), chính sách tiền tệ, sửa đổi hiến pháp và sản xuất phát hành đồng tiền của Việt Nam, thay vì phụ thuộc vào công nghệ của Úc.


GS Tsuboi tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ 4. Ảnh: Huỳnh Phan

Xin ông nói cụ thể hơn về hợp tác Nhật - Việt trong lĩnh vực chính sách tiền tệ ?

Từ đầu năm nay, Bộ Tài chính - Tổng cục Tài chính Nhật Bản đã thảo luận với các cơ quan tương nhiệm của Việt Nam về hướng giải quyết nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam, cũng như những biện pháp, trong đó có cả pháp lý, để ứng phó với nguy cơ đổ vỡ của nền kinh tế "bong bóng xà phòng", bắt đầu từ giao dịch bất động sản.

Thế còn về sửa đổi hiến pháp?

Cục Pháp chế Hạ viện Nhật, cũng như các chuyên gia hàng đầu về Hiến pháp như Giáo sư Hasebe Yasuo (Đại học Tokyo), hay Giáo sư Takami Katsutoshi (Đại học Sophia), đã tiến hành chương trình hỗ trợ tri thức cho ban soạn thảo sửa đổi hiến pháp của Việt Nam, gồm Bộ Tư pháp và Ủy ban Pháp luật Quốc hội.

Những vấn đề gì được phía Nhật tư vấn cho phía Việt Nam?

Chủ nghĩa lập hiến, cơ cấu chính trị, nhân quyền, hay tính độc lập của tòa án.

Bẫy lao động giá rẻ

Vào tháng 8.2010, tôi đã thấy ông trong cuộc hội thảo tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam liên quan đến hoạch định chính sách công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ. Sau hơn 2 năm, đã có những bước tiến gì chưa ông ?

Việt Nam cứ quẩn quanh mãi với việc xác định những ngành công nghiệp mũi nhọn mãi vẫn chưa xong, trong khi thế giới đã thay đổi nhiều rồi. Chẳng hạn, với ngành công nghiệp ô tô đã có sự thay đổi hướng phát triển sang xe chạy điện.

Vị Giáo sư Hungary mà chúng ta cùng nghe trình bày tại Hội thảo Việt Nam học, có nói rằng ưu thế lao động giá rẻ, như Việt Nam đang triệt để khai thác hiện nay, cũng là một cái bẫy lớn. Ông nghĩ thế nào?

Đúng vậy. Việt Nam không nên chọn con đường này nữa, bởi người lao động Việt Nam rất thông minh, nhanh nhẹn, và khéo tay. Ngoài việc nâng cao kỹ năng, nói chung là chất lượng lao động, Việt Nam cần xây dựng một thể chế phù hợp với tình hình mới.


GS Tsuboi tại hội thảo về hoạch định chính sách công nghiệp Việt Nam 8.2010 tại Hà Nội. Ảnh: Huỳnh Phan

Hiện nay, căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến Senkaku. Và khác với những căng thẳng trên biển ở khu vực này, căng thẳng về tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã lan cả lên bộ, khi nhiều người Trung Quốc đã tranh thủ phá hoại các cửa hiệu, hay cơ sở sản xuất của người Nhật trên lãnh thổ Trung Quốc.

Ông có nghĩ việc tiếp tục sản xuất kinh doanh ở Trung Quốc sẽ an toàn cho các nhà đầu tư Nhật Bản? Liệu sẽ có một số nhà đầu tư Nhật sẽ chuyển một phần sản xuất sang Đông Nam Á, trong cái xu thế Trung Hoa cộng một, hoặc chuyển luôn nhà máy đi khỏi Trung Quốc? Liệu có cơ hội gì cho Việt Nam, tuy có vẻ không còn nhiều hấp dẫn về thu hút đầu tư, nhưng, lại rất đang rất khát vốn không ?


Anh nói đúng, vấn đề này ở Nhật Bản đang là vấn đề nóng hổi, và đúng như anh nghĩ. Nhưng, rất tiếc, đa phần các nhà đầu tư chọn Indonesia, hay Thái Lan, chứ số chọn Việt Nam rất ít.

Tôi nghĩ Việt Nam, trong bối cảnh như anh nhận xét, mà không nắm bắt cơ hội này thì thật uổng. Nhưng làm thế nào để nắm bắt lại là chuyện khác. Các doanh nghiệp Nhật Bản đặc biệt quan ngại về sự bất định về luật pháp của Việt Nam, tức là khó tiên đoán được trong tương lai sẽ thay đổi theo kiểu gì.

Nhật Bản đã từng khởi xướng chương trình "Sáng kiến chung Nhật - Việt", nhằm cải thiện mối trường kinh doanh - đầu tư ở Việt Nam. Bây giờ, khi quan hệ hai nước đã là đối tác chiến lược, phía Nhật Bản có những đề xuất gì mới không?

Là một đối tác chiến lược, Nhật Bản nghiên cứu rất kỹ và hiểu rất rõ những điểm yếu của Việt Nam. Đó không chỉ về trình độ phát triển kinh tế, mà còn là trình độ điều hành xã hội, đất nước.

Nhật Bản mong muốn Việt Nam mạnh hơn nữa, không chỉ trong ngắn hạn, chẳng hạn như tăng cường sức mạnh quân sự, mà cả trong tương lai dài, bằng cách khắc phục những điểm yếu, để thực sự trở thành một nước có vị thế trong khu vực.

Để khắc phục được những nhược điểm trên, và thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Nhật - Việt, chúng ta trước tiên phải nhanh chóng giải quyết ba vấn đề trọng tâm là hoàn thiện hệ thống pháp luật và khả năng điều hành làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và hoạch định chính sách phát triển công nghiệp chủ lực (mũi nhọn).

Nếu được yêu cầu cho một lời khuyên về việc chọn ngành công nghiệp chủ lực, hay mũi nhọn, ông sẽ khuyên Việt Nam thế nào?

Theo tôi, Việt Nam nên chọn những ngành liên quan đến gia công chế biến nông sản, hay liên quan đến môi trường.

Xin cảm ơn ông.


Quote:
Ba đề xuất của phía Nhật Bản đối với phía Việt Nam:

Thứ nhất là vấn đề tham nhũng và trì trệ về mặt thủ tục hành chính. Trên thực tế, khi triển khai bất kỳ một hoạt động nào đó ở Việt Nam, giai đoạn chuẩn bị và các thủ tục thường mất rất nhiều thời gian. Phía Nhật thường bị yêu cầu trả những khoản chi phí không rõ lý do, và có tâm lý không hài lòng khi nhiều công việc không thể tiến triển như mong muốn. Đây chính là vấn đề thiếu minh bạch về mặt chính trị và hành chính.

Thứ hai là nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm và tìm đến Việt Nam do nghe thông tin là Việt Nam có nguồn nhân lực ưu tú và có tuổi đời trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, họ lại không tìm được nhân lực đáp ứng đúng nhu cầu.

Đặc biệt, có những ý kiến chỉ ra rằng, hiện nay nguồn nhân lực của chưa được đào tạo để có thể suy nghĩ được các vấn đề mang tính chiến lược, hay có tầm nhìn dài hạn cho khoảng 30-50 sau. Có thể nói trong 10 năm tới, việc đào tạo một thế hệ trẻ có khả năng đáp ứng được yêu cầu cả về mặt công nghệ và tri thức cho các lĩnh vực đa dạng của đời sống hiện đại là vấn đề có tính quyết định đối với tương lai của đất nước Việt Nam.

Thứ ba là chiến lược công nghiệp hóa. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa xác định được đâu sẽ là ngành công nghiệp chủ lực trong tương lai. Điều này tạo ra những điều kiện bất lợi mang tính quyết định cho sự phát triển của Việt nam.

Nếu đến 2015-2016, Việt Nam vẫn chưa xác định được ngành công nghiệp chủ lực, cũng như làm sao để phát triển nó, thì nguy cơ cao là Việt Nam sẽ không thể thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa đất nước đến năm 2020.
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tu...viet-nam-.html

“Chạy” làm công chức thủ đô không dưới 100 triệu đồng


Ông Trần Trọng Dực - chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, đại biểu HĐND TP Hà Nội - khẳng định chắc nịch như vậy tại phiên thảo luận sáng nay 7-12 của HĐND TP về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp TP 2013.


Đại biểu Trần Trọng Dực, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội: Đầu mối chạy vào công chức các quận, huyện chính là trưởng phòng nội vụ của các quận huyện. Số tiền chạy vào không dưới 100 triệu đồng một suất - Ảnh: Xuân Long
Ông Trần Trọng Dực thẳng thắn: “Việc thi tuyển công chức của TP Hà Nội hiện nay không ổn một chút nào. Việc phân cấp cho quận, huyện tổ chức thi tuyển công chức khối quận, huyện là đúng rồi. Nhưng việc quản thi tuyển công chức ở quận, huyện ra sao cũng là một vấn đề. Thời gian vừa qua một số quận, huyện tổ chức thi công chức rất tốt, nhưng cũng có một số đơn vị thi công chức là việc "chạy" để được thi, "chạy" để được đỗ".
"Thưa các đồng chí, bây giờ người ta nói dưới 100 triệu đồng không có chuyện đỗ đâu. Còn "chạy" vào đâu? Đó là chỗ trưởng phòng nội vụ các quận huyện. Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận huyện là trưởng phòng nội vụ các quận huyện đang là đầu mối thu hút việc tiếp nhận hồ sơ, nhận tiền "chạy" của các thí sinh để đỗ công chức và không dưới 100 triệu đồng. Nói đến điều này là rất đau lòng cho TP chúng ta, nhưng đây là thực trạng đang tồn tại”, ông chỉ rõ.
Đại biểu Trần Trọng Dực cũng cho rằng thực trạng này phải được bàn sâu, bàn kỹ. Chủ trương luôn khẳng định cần giảm biên chế, tinh giản bộ máy, nhưng thực tế thì các bộ máy không được tinh gọn, biên chế, cứ năm sau cao hơn năm trước.
“Vấn đề ở đây là do trình độ quản lý hay do năng lực làm việc của cán bộ? Tôi nghĩ cần thiết phải đánh giá chất lượng cán bộ”, ông Dực nhấn mạnh.

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/5...rieu-dong.html

TP.HCM không cần 141 vì ít 'đầu gấu' hơn Hà Nội


(VTC News) – "TP.HCM chưa cần thiết thành lập lực lượng kiểm tra liên ngành 141 như Hà Nội, bởi lẽ ở Hà Nội có quá nhiều ‘đầu gấu’, mà ở TP.HCM không đến mức như vậy"

» Công an TP.HCM thừa nhận chủ quan chống cướp giật
» Khi con ngoan trở thành cướp
» Hôm nay, chất vấn Công an TP.HCM về nạn cướp giật
» Rùng mình những thủ đoạn cướp giật tàn bạo ở TP.HCM
» Đại nạn cướp giật Sài Gòn: Bộ Công an vào cuộc
» Cảnh sát đuổi bắt cướp như phim giữa Sài Gòn

Thiếu tướng Phan Anh Minh – Phó GĐ Công an TP.HCM.

Thiếu tướng Phan Anh Minh – Phó Giám đốc Công an TP.HCM đã khẳng định như trên khi trả lời chất vấn của đại biểu HĐND TP vào chiều 6/12 xung quanh ý kiến: Liệu TP.HCM có nên thành lập lực lượng kiểm tra liên ngành 141 như ở Hà Nội hay không?

Theo đó, Thiếu tướng Minh cho rằng, vì lí do Hà Nội có quá nhiều ‘đầu gấu’ xưng ‘hùng’, ‘xưng bá’ khắp nơi, khó giải quyết nên mới cần lực lượng kiểm tra liên ngành 141 hùng hậu khắp nơi, còn ở TP.HCM thì hiện chưa đến mức nghiêm trọng như Hà Nội nên chưa chưa cần thiết phải thành lập lực lượng này.

Trước câu hỏi của đại biểu Lâm Đình Chiến (Q.10, TP.HCM): Có cần khôi phục lại sự hoạt động của lực lượng SBC (săn bắt cướp) như trước kia thành phố đã làm thành công hay không?

Phó GĐ Công an TP.HCM Phan Anh Minh trả lời: “Lực lượng SBC trước kia mà thành phố đã từng làm cũng có nhiều khiếm khuyết, cần phải thay đổi cho phù hợp hơn với tình hình thực tế. Hiện TP.HCM có một mạng lưới hình sự đặc nhiệm rải rộng khắp các quận huyện. Đây chính là lực lượng mà chúng tôi cho rằng đã thừa hưởng hết những ưu điểm của lực lượng SBC trước kia.

Xem thêm video về nạn cướp

» Cướp giật manh động đường phố, phòng tránh thế nào?
» Cướp giật manh động giữa phố bị camera ôtô chộp được

Hà Nội có quá nhiều ‘đầu gấu’ xưng ‘hùng’, ‘xưng bá’ khắp nơi, khó giải quyết nên mới cần lực lượng kiểm tra liên ngành 141 hùng hậu khắp nơi, còn ở TP.HCM thì hiện chưa đến mức nghiêm trọng như vậy nên chưa cần.
Đại tá Phan Anh Minh

Có lẽ người dân chúng ta chưa quen với cụm từ hình sự đặc nhiệm nên mới có suy nghĩ như vậy. Ngành Công an cũng đã cân nhắc rất nhiều trong tình hình thực tế hiện nay. Chúng tôi nghĩ rằng những đối tượng đi cướp cũng là con người, mà đã là con người chúng ta không nên dùng từ săn bắt. Hiện hình sự đặc nhiệm chúng tôi nghĩ là vừa phải. Người dân cũng đừng nên đánh giá vội vàng hiệu quả của lực lượng này, mà nên chờ thêm một thời gian nữa”.

Đại diện ngành Công an TP.HCM cũng cho rằng, lực lượng hình sự đặc nhiệm của thành phố và các quận huyện được trang bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết cho quá trình làm nhiệm vụ trên đường. Do đó, khi trên mặt đường có xảy ra hay nghi vấn cướp giật, chỉ cần thông báo qua hệ thống bộ đàm nội bộ là lực lượng này nhận được thông tin, triển khai ngay các phương án làm nhiệm vụ. Trong bối cảnh lực lượng còn quá mỏng, TP.HCM chưa cần hình thức một người làm mà hai, ba người đi theo như lực lượng 141 của Hà Nội.

Về tình trạng phạm pháp hình sự trên địa bàn, khảo sát 150 đối tượng mới nhất vừa bị ngành Công an TP bắt, Thiếu tướng Minh thông tin: Có đến 50 – 60% đối tượng này là người thất nghiệp, làm nghề tự do, đã từng đi cướp giật, 49% đối tượng thất nghiệp, 24% đối tượng đã từng có tiền án, tiền sự, 41% đối tượng đã từng hay đang có lệnh truy nã của ngành Công an.

“Do vậy, chúng ta có thể đưa ra cho mình nguyên nhân tại sao họ đi phạm pháp” – ông Minh nói.

» Xem video: Rùng mình những thủ đoạn cướp giật tàn bạo ở TP.HCM

TP.HCM hiện có khoảng 10.000 người nghiện đã hồi gia, nhưng tỉ lệ tái nghiện là 3%. “Đây có thể là con số chưa chính xác, con số chính xác, đầy đủ mà ngành Công an có được có thể trên 26%, chưa kể số người hiện rời khỏi địa phương không ai biết được là đi đâu”.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Minh Trí giải trình xung quanh vấn đề an ninh trật tự của TP.HCM trước các đại biểu HĐND TP.

Phát biểu trước các đại biểu HĐND TP.HCM, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Minh Trí khẳng định: Trong thời gian sắp tới, mục tiêu số 1 trong công tác phòng chống tội phạm của TP.HCM là kéo giảm tội phạm về ma túy và đối tượng nghiện ma túy, vì có đến 70% đối tượng phạm tội ở TP có liên quan đến ma túy.

Phó Chủ tịch Lê Minh Trí cũng khuyến cáo: Cần phải tuyên truyền sâu rộng, mạnh mẽ hơn để người dân có ý thức giữ gìn tài sản cá nhân nhiều hơn nữa.

“Muốn kéo giảm tình hình tội phạm, nhất là tội phạm cướp giật thì cả hệ thống chính trị, cấp ủy, UBND các phường xã, quận huyện và cả người dân phải cùng vào cuộc, không thể phó mặc hết cho ngành Công an các cấp được".

Lãnh đạo UBND TP.HCM khẳng định rằng: Nếu xây dựng được hệ thống an ninh tại chỗ tốt, lực lượng phòng chống tại chỗ tốt, tạo thành chất keo kết dính người dân lại với nhau thì tội phạm chắc chắn sẽ giảm.

» Công an TP.HCM thừa nhận chủ quan chống cướp giật

Hiện Công an TP.HCM đã triển khai kế hoạch phòng chống xâm hại tài sản, bảo vệ người dân TP.HCM trước mắt là từ nay tới tết Nguyên Đán, làm sao cho TP.HCM vẫn là nơi an toàn nhất cho mọi người.

Sau khi triển khai kế hoạch này xong, TP.HCM sẽ có sơ kết, rút kinh nghiệm và tiếp tục thực hiện những kế hoạch phòng chống tội phạm tiếp theo.

Việt Dũng
Nguồn: http://vtc.vn/2-358222/xa-hoi/tphcm-khong-can-141-vi-it-dau-gau-hon-ha-noi.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét