Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Tin thứ Hai, 17-12-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
3
- Giao ban Báo chí, thứ Ba 11-12-2012 (BS). “Và thưa với các đ/c là ngay cả đấu tranh về mặt pháp lý thì chúng ta cũng còn phải tích lũy các cái hồ sơ, các cái dữ liệu, các cái cơ sở pháp lý để … thật chắc, chứ không phải bỗng chốc một cái là có thể đưa ra tòa án quốc tế, hay là trọng tài quốc tế, kinh tế quốc tế … Không phải! “
Blogger Dong Phung Viet bình luận trên FB: “Có học vị Tiến sĩ mà giải thích rằng tranh chấp chủ quyền trên biển Đông cần chuẩn bị ‘các cái dữ liệu, các cái cơ sở pháp lý’ trước khi nhờ ‘trọng tài quốc tế, kinh tế quốc tế’ phân giải! Chắc chắn chỉ có thể tìm thấy thứ Tiến sĩ kiểu này ở Việt Nam. Bi kịch lớn nhất cho xứ sở và dân tộc này là loại người mà tri thức chỉ có như vậy vẫn có thể chỉ đạo, lãnh đạo, xử lý những người khác khi không làm theo ý họ!
Blogger Di Gan bình luận: Bác bình như thế coi chừng sai. Đúng là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thì không thuộc thẩm quyền của ‘trọng tài kinh tế quốc tế’ nhưng nếu Trung Quốc và Việt Nam có ‘hợp đồng thương mại’ về biển Đông thì sao?
Tôi nêu thắc mắc này vì trên thực tế báo chí Trung Quốc nói gì cũng được, kể cả ‘nói điêu’, trong khi báo chí Việt Nam thì không. Chẳng phải bây giờ mà từ xưa đến giờ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Ban Tư tưởng Văn hóa TW (tiền thân của Ban tuyên giáo hiện thời) vẫn cấm báo chí Việt Nam chỉ trích Trung Quốc, kể cả chỉ trích chất lượng hàng hóa của Trung Quốc – nhà báo Việt Nam nào cũng biết chuyện này. Trung Quốc là một thứ ‘tên húy’ giống như tên ông cố nội hay tên cha của ‘Hoàng thượng’, cho nên trên báo chí Việt Nam mới có những khái niệm kiểu như ‘tàu lạ’…

Bác phải nhớ trong thương mại, ‘khách hàng là Thượng đế’, ông Nguyễn Thế Kỷ có thay mặt bên bán nhắc thế này, cấm thế kia cũng là lẽ đương nhiên. Chưa chắc ông ta ngu. Có thể tuyên bố đem tranh chấp chủ quyền lãnh thổ xin “trọng tài kinh tế quốc tế” phân xử không phải là lầm lẫn mà là vô tình tiết lộ ‘bí mật kinh doanh’ thôi!”  
- Bên trang BoxitVN cũng có lời bình … đau!
- Lấn lướt láng giềng, Đại Hán nghênh ngang chiếm biển (TVN). Ta đã từng khoe: Bộ đội ‘ém máy bay’, xuất kích & tiêu diệt ’2 hàng không mẫu hạm của Mỹ’ (DLB). Trung Quốc mới có 1 hàng không mẫu hạm, ta đã từng tiêu diệt “2 hàng không mẫu hạm của Mỹ” rồi, vậy thì ta không cần phải lo chuyện TQ “nghênh ngang” trên biển, đảo của ta nữa! À, mà không biết chừng nào các đồng chí “ra quân” đây, hay chỉ giỏi chém gió, khoe tài đánh Mỹ? Có dám khoe tài đánh TQ trong chiến tranh biên giới 1979 không? Phải nhớ không thể quên: Chiến tranh biên giới Việt Nam – Trung Quốc 1979 (DLB).
H4<- THÚ BÔNG VÀ ĐỒ CHƠI BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC (FB Nguyễn Lân Thắng).  - Biểu tình trước Đại Sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội (Facebook ĐT/ BS). “Cuộc ‘biểu tình’ đã diễn ra trong ôn hòa, bất bạo động, không có đồ chơi nhồi bông nào bị tổn thương hoặc bị đưa đến trại phục hồi nhân phẩm sau đó“.  - Biểu tình bất ngờ trước sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội (RFI).   – Một hình thức mới bày tỏ phản đối TQ gây hấn tại Biển Đông! (RFA).
- Nguyễn Hồng Tâm: Yêu nước và bán nước, chuyện xưa và nay (Quê Choa). “Hành động bán nước hay những việc làm tương tự sẽ chịu sự nguyền rủa, oán hận của các thế hệ sau này, cũng như chúng ta đã từng phê phán nghiêm khắc những nhân vật và những chế độ như thế trong lịch sử”.
- Đào Tiến Thi: TRỞ VỀ VỚI TRÁI TIM RỈ MÁU (Quê Choa). “Chẳng lẽ 90 triệu người Việt Nam bây giờ cứ khoanh tay đứng nhìn Trung Cộng nẫng dần mảnh đất mà cha ông mấy nghìn năm qua đã đổ cả núi xương, sông máu để gây dựng và gìn giữ?” – Cùng bài với cái tựa khác: ĐÀO TIẾN THI: THẤY GÌ QUA CUỘC ĐÀN ÁP BIỂU TÌNH NGÀY 9.12? – PHẦN 3 (Tễu). Xem lại: Phần 1Phần 2. - HUỲNH TẤN MẪM LẠI DẤN VÀO CHÔNG GAI! (Bùi Văn Bồng). - Ông Lê Hiếu Đằng: TÔI TIẾP TỤC TỐ CÁO (BS). Ôi! Các bác nhân sĩ, trí thức, sĩ phu Bắc Hà đi đâu hết rồi ta?!
- Kết luận nào sau cuộc biểu tình này? (BNS TQ/ Dân Luận).
- Nguyễn Ngọc Già – Vỗ mặt đảng Cộng sản Việt Nam! (Dân Luận). “Có phải từng tổ chức chính trị, đoàn thể, cộng đồng, nhóm bạn, cá nhân trong và ngoài nước hãy cùng góp tay ‘vỗ mặt’ ĐCSVN đang trong cơn say khướt quyền lợi để lay tỉnh họ? Và khi rất nhiều bàn tay đồng loạt vỗ vào mặt mà họ không tỉnh, lúc đó chúng ta đã tập hợp xong lực lượng để làm một cuộc xuống đường vĩ đại như người Bắc Phi – Trung Đông, có lẽ lúc đó giới cầm quyền Việt Nam không còn gì để than trách?!
- Lê Duy Nhân: Bỏ đảng để cứu nước (Thông Luận).  – Đỗ Xuân Thọ – Gửi các Thằng Em “Con Ông, Cháu Cha” (TNCG). “Chúng ta hãy cùng nhau chống lại âm mưu thâm độc của bọn Tầu và bọn Việt gian là chia rẽ và khống chế các cán bộ đầu não trong Đảng. Vì một Việt Nam hùng cường, hỡi các thằng em ‘Con Ông Cháu Cha’ hãy đoàn kết lại và tạo nên sự sụp đổ của CNXH ở VN an toàn như là một quá trình có điều khiển không cưỡng lại nổi…
- Tạp chí Thanh niên: Cảm nghĩ của giới trẻ về cách ứng phó của VN trước hộ chiếu ‘lưỡi bò’của TQ (VOA).
Góp tập vở cho học sinh Trường Sa (PLTP). - Tàu hải quân cứu hộ một tàu cá an toàn (TN). - Sinh viên và biển, đảo quê hương (TN). - Góp từng viên đá nhỏ (TT).
Căng thẳng Việt-Trung ở Biển Đông (EAF/ TCPT). - ‘Bắt mạch’ tham vọng độc chiếm biển Đông (TP).
- Hoa Kỳ lo ngại trước hoạt động của Trung Quốc trong vùng đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông (TNNN).  - “Nếu có chiến tranh Trung-Mỹ sẽ có chiến tranh hạt nhân toàn cầu” (GDVN).
Trung Quốc trình Liên Hợp Quốc hồ sơ đăng ký chủ quyền tại biển Hoa Đông (LĐ). - Nhật bầu thủ tướng mới, Trung Quốc lo ngại… (LĐ). - Tân đại sứ Nhật muốn cải thiện quan hệ Nhật-Trung(PLTP). - Lãnh đạo Nhật Bản tương lai sẽ cứng rắn với Trung Quốc (TP). - Trung Quốc trang bị máy bay tầm xa tuần tra vùng biển tranh chấp (DT).  - Trung Quốc ráo riết đưa máy bay tuần tra biển (Petrotimes). - Quốc phòng Nhật Bản: ‘Nghèo’ vẫn chịu chơi (Infonet).
- Nhật Bản, Ấn Độ – ‘Kẻ ngáng đường’ Trung Quốc ở Biển Đông? (Infonet).
- Tương quan không quân chiến lược: Trung Quốc chỉ được xếp vào “chiếu dưới” (ANTĐ). - Báo Nga: “Trung Quốc sẽ không thể trở thành siêu cường” (GDVN).
- 28.12.2012 sẽ xử phúc thẩm 3 bloggers Sài Gòn (Bổ sung giấy triệu tập) (Chuacuuthe).
- VIẾT CHO NGÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM 10 THÁNG 12 (QLB).
H3- Đề nghị nâng Luật Đất đai thành Bộ Luật (HQ).  – Nông dân Văn Giang lại yêu cầu đối thoại (RFA).  - FB Lịch sử Việt Nam qua ảnh: Xưa và Nay. =>
- HÀNH TRÌNH ĐÒI CÔNG LÝ VÀ SỰ TRẢ THÙ HÈN MẠT ĐÊ TIỆN (Bùi Hằng).
- SỰ ‘HỒN NHIÊN’ CỦA NGÀI TỔNG BÍ THƯ (Lê Anh Hùng). – THƠ NHÓM LÒ (Sơn Thi Thư).
- Mục “THĂM DÒ” đi liền với bài TỔ CHỨC BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM THỦ TƯỚNG X! bên QLB sau hơn 1 ngày đưa lên, đã có hơn 1.000 phiếu, trong đó số đồng ý để đ/c X tại vị chiếm tới … 2%. - Đặt “nền móng” cho văn hóa từ chức (SGGP). - CTN Trương Tấn Sang: Cần ngăn ngừa vấn đề “chạy tín nhiệm” (LĐ).
- Đặng Lê Nguyên Vũ – vừa dự Đại hội Đoàn và nghe Thủ tướng huấn thị: Hoài bão của thanh niên (TN). Trong 5 yếu tố ông ĐLNV khuyên thanh niên, riêng cái đầu tiên đã khá là … nguy hiểm. Muốn hoài bão của lớp trẻ “phải được xây dựng trên tinh thần độc lập và chủ động cao” là gay rồi. Nói đâu xa, họ chỉ nhìn vào hàng chục tổng, phó tổng biên tập các báo ngồi im re nghe ông Phó ban TGTW “lên lớp”, tuyên bố sẽ kỷ luật, phạt này nọ, mà quên luôn cả Luật Báo chí đã có ở VN từ lâu, là thấy ngay phải tập sống ra sao mới “phát triển” được ở xứ này.
NĂNG LỰC LẮNG NGHE (Bùi Văn Bồng). - Chủ tịch nước dành thêm thời gian tiếp công dân (DV).
- Nguyễn Quang Thân: Nhìn mà không chịu nổi… (DV). “Một em sinh viên nữ cũng đi chợ, đứng cạnh tôi. Em vo trong tay mấy tờ bạc, ngần ngừ, cắn răng, rồi mua đại vài con cá rô đầu vuông, mớ rau bé xíu. Sinh viên không có cơ hội chọn lựa ngoài chợ. Và cũng ngay lập tức tôi hiểu được thế nào là lạm phát hai con số, là tham nhũng là thất thoát ở Vinashin, Vinalines, là gửi giá…” 
Giảm nghèo cũng phải dân chủ (DV).
2.1.2013: Lấy ý kiến toàn dân về việc sửa đổi Hiến pháp 1992 (LĐ).
- LS Trương Trọng Nghĩa, Đại biểu QH: Loại trừ những quy định xa rời cuộc sống (PLTP). “Tôi đã gửi chất vấn Thủ tướng tại kỳ họp thứ 4 … Thừa ủy quyền của Thủ tướng, các bộ liên quan đã trả lời bằng văn bản trong đó có lý giải nhiều nguyên do nhưng thật sự tôi thấy chưa thuyết phục.”
Xác minh sai phạm của Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Phước (PNTP). - Giám đốc trung tâm đăng kiểm gây tai nạn liên hoàn (TN).
Cảnh sát trật tự cơ động “làm luật” (TN) - chuyện thường ở Quận!!!!. - Đến nhà công an, gặp đối tượng… rượt đánh phóng viên (DV). - Đắk Lắk: Ban hành hướng dẫn xử phạt về cản trở báo chí (PLTP). Tốt!
- Vụ “Giám đốc BV lộng quyền, tư lợi”: Yêu cầu làm rõ thu nhập của “nhóm lợi ích” (TN).
Phạm tội vì chống lại cái xấu: Luật đang dung túng cái xấu ? (TN). - Hà Nội tăng cường đấu tranh, trấn áp tội phạm (TP).
- Tiến sĩ Trần Nhơn – Tái cấu trúc bắt đầu từ chính trị! (Dân Luận).
- Càng tuyệt vọng và hoảng hốt, càng phải Tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (QĐND).
- VN dự Hội nghị phong trào Cộng sản quốc tế tại Nga (TTXVN).  “Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí minh, lãnh đạo toàn Đảng và toàn thể nhân dân Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi Mới đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…”.
Nhờ ông Phó ban Tuyên giáo Nguyễn Thế Kỷ hỏi giúp dùm các đồng chí bên ấy xem khi nào thì chúng ta “xây dựng thành công CNXH”? 10 năm, 50 năm, hay 100 năm nữa, liệu người dân VN có được nhìn thấy CNXH chưa, hay là cứ để dân mỏi mòn chờ đợi cái bánh vẽ này hết đời này qua đời khác? Nhân tiện, xin ông nhờ các đồng chí ấy giúp dùm chuyện thằng “đồng chí, anh em, láng giềng” ĐCSTQ xâm chiếm biển đảo của ta, nhờ “các đảng” CSQT góp ý với cái thằng “anh em” mất dạy đó, chứ phong trào đang ngắc ngoải như vầy mà nó gây chia rẽ kiểu đó thì còn gì nữa. Đây là những việc thực tế, thay vì những lời “chém gió” kia của ông Nguyễn Thế Kỷ, chẳng giúp gì cho đất nước.
Mà không biết có phải TGĐ Trần Bình Minh đang run vì bị Phó ban Nguyễn Thế Kỷ đe nẹt sẽ kỷ luật cả về mặt đảng trong giao ban báo chí hôm trước mà mới sáng nay, 6h, chương trình Thời sự đã thành kính phân ưu … í quên … hân hoan, đưa tin chuyến đi quan trọng và lời phát biểu vàng ngọc của đ/c phó ban trước các anh em cộng sản quốc tế?
- Đề xuất chính sách ưu tiên để tăng tỷ lệ sinh con gái (Infonet). Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ: “Có thể khi đi học, con trai nộp học phí, con gái thì không. Kỳ thi đại học con gái được cộng điểm ưu tiên”. Thay vì xóa bỏ những quan niệm, những quy định gây ra bất bình đẳng nam nữ, thì ý kiến trên càng tạo ra sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Cứ tưởng các quan chức chính phủ phải là những người thông minh hơn người bình thường như nhiều người nghĩ, nhưng qua những phát biểu của họ gần đây, có vẻ như đi ngược lại suy nghĩ của mọi người. – Top ten quan chức 2012 (Trương Duy Nhất).  – Bài học rút ra từ phim Tây Du Ký (Phương Bích).
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về luật đất đai sửa đổi: Phải tiếp tục tiếp thu, hoàn thiện (LĐ).
H2<- Xe máy tạm thoát phí đường bộ, song bộ GTVT sẽ sớm đòi (PNT/ Sống Mới).
- Video: Bắt xe (Người Buôn Gió).
- Cho xây thủy điện 6, 6A là không bình thường (TT). - Thủy điện Đồng Nai 6, 6A: hại nhiều hơn lợi (TBKTSG). - Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Sẽ tạo tiền lệ xấu (TN). - Nhiều học sinh bỏ học rời khu tái định cư Bản Vẽ (PLTP). - Xây dựng thuỷ điện Đồng Nai 6, 6A “tạo tiền lệ xấu” (SGTT). - Thủy điện phá nát sông ngòi (DV).
Cao tốc Hà Nội – Lào Cai: Loại 10 nhà thầu (TP). - Yêu cầu đảm bảo tiến độ nhà ga T2 Nội Bài (TT). - Nâng cấp QL 14: đề nghị cắt hợp đồng chủ đầu tư (TT).
- CHỒN CÁO LỐT NGƯỜI (Bùi Văn Bồng). – Ngoạc mồm mắng lịch Maya (Nguyễn Thông). Xin được cọp tứ thơ, nói leo vài dòng: Sao cứ lo tới “Ngày tận thế” / Mà không thấy mỗi phút, giây/ Tận cùng đau khổ thế/ Ác độc, dối gian, đểu cáng đến tận cùng? … (Lời bình: Sống trong địa ngục thì còn khốn nạn hơn cả tận thế nữa cơ!!!)
- Minh Diện: ĐI ĂN MÀY VÌ “NÔNG THÔN MỚI” !? (Bùi Văn Bồng).
Biên giới Lạng Sơn nóng bỏng các thủ đoạn buôn lậu mới (CAND). Có thực sự muốn cứu giúp doanh nghiệp trong nước hay không cũng là ở đây.
Điều tra mở rộng vụ sản xuất hơn 1000 giấy phép lái xe mô tô giả (QĐND). - Hủy án để giám định tâm thần người bị bắt oan (PLTP).  - Rút kháng nghị giám đốc thẩm vì án đã được thi hành.  - Án xử sai do kết luận giám định. - Vụ giành giật hơn 1 tỉ đồng: Có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản (NLĐ).  - Lái xe ô tô cố tình đâm chết người? (KP). - Một vụ TNGT ở Đắc Lắc: Có hành vi cố sát? (LĐ). - Bồi thường tùy hứng, dân mất 1,9 tỷ đồng (DV).
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 1) (Nhật Tuấn).
- TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM 1897-1963 (Trí Nhân Media). – Huỳnh Văn Úc: Cuộc chiến trên bầu trời Việt Nam (Bạn Trỗi K5).
- Thay đổi chế độ ở Trung Quốc? (BoxitVN/ project-syndicate). - 6 “dâm quan” Trung Quốc “mây mưa” chung một người tình (DV). - Đến lượt người Pháp bức xúc vì ‘địa ngục lao động’ ở Foxconn (Sống Mới).
H1- Bắc Triều Tiên tổ chức giỗ đầu Kim Jong Il (RFI). – Một năm sau khi Kim Jong Il qua đời, hy vọng Bắc Triều Tiên mở cửa càng mờ nhạt (RFI).
- Xây dựng 98 bunker để cứu Stalin (KP/ Newsland/ Kichbu). – Moscow: ngày 15.12 lúc 15 giờ và những bức hình (Oleg-kozyrev/ Kichbu). Dòng chữ trên ảnh: Trong những năm khủng bố, ở Moscow đã có hơn 40 nghìn người bị xử bắn vì những cáo tội chính trị sai trái. =>
KINH TẾ
- Tọa đàm thu hút đầu tư Nhật Bản vào Quảng Ninh (TTXVN).
- Kinh tế Việt Nam và khúc du ca còn lại (Sống Mới).
- Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Sẽ có giải pháp cấp bách cho BĐS (Infonet).  – Mua nhà không cần vay ngân hàng (VNE). Thế chấp căn nhà để vay tiền mua căn nhà đó (mortgage loan), thật ra đã được áp dụng gần… 1000 năm trên thế giới, nhưng bài viết này có vẻ như một khám phá mới! - Mua nhà thương mại làm nhà tái định cư, bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: “Phải chào giá, đấu giá công khai” (SGTT). - “Để bất động sản chết lâm sàng thì làm sao cứu nổi” (VnEco). - Thị trường cao ốc văn phòng TPHCM: Bối cảnh khó khăn, vẫn… “sống khỏe”! (LĐ).
Khả năng hạ lãi suất đang đến dần (SGTT). - Nói và làm: Lãi suất huy động giảm, cho vay đứng yên (Vef). - Lãnh đạo các ngân hàng lớn tiếp tục ra đi (VnMedia). - Dấu hiệu về làn sóng lập quỹ mở (LĐ). - STB: Con trai ông Trầm Bê đăng ký bán toàn bộ 48 triệu cổ phiếu (TTVN/ STB/ CafeF).
Ngành chế biến hạt điều Việt Nam (Vinacas): Nguy cơ trở thành… gia công cho thế giới (LĐ).
ĐBSCL: Nông dân phá bỏ ruộng mía, chuyển cây trồng (SGGP). - Đổi mới sản xuất – hướng đi tất yếu nâng cao thu nhập người trồng lúa (SGGP). - Trồng ổi làm chơi ăn thật, thu trăm triệu (DV).
Hơn 100.000ha tôm bị thiệt hại (SGGP). - Doanh nghiệp thủy sản bị lừa “cả chì lẫn chài” (TT).
Trữ lúa gạo được hỗ trợ 100% lãi suất (NLĐ). - Khách hàng kỳ vọng dịch vụ bán lẻ của ngân hàng  (Tin tức). - Ưu đãi vay tiêu dùng (NLĐ). - Phí “đè” chủ thẻ ATM (TT).
Tái cấu trúc Bianfishco: SHB được cả “tiếng lẫn miếng”! (LĐ). - Masan Consumer đã nắm 53,2% vốn tại VCF (LĐ).
Công nghiệp hỗ trợ… cần được hỗ trợ nhiều thứ (SGTT).
Bộ Tài chính ‘oằn lưng’ trả nợ thay doanh nghiệp xi măng (TP).
Những chính sách thuế được Bộ trưởng Bộ Tài chính “hứa” thực hiện 2013 (GDVN).
Heineken, Tiger sẽ không ‘nối gót’ Coca-Cola! (Petrotimes). - Facebook đang né thuế tại Việt Nam? (GDVN).
- Khu thương mại: Từ trung tâm ra vùng ven (SGTT).
Tuyên ngôn phục vụ khách hàng: Hợp tác với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ (HQ).
6<- Dùng hàng Việt không phải vì hô hào (ANTĐ).
Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 20: Trồng thử, giàu thật (TN).
“Chuyện nhỏ” gây khó lớn (TN). - Nhiều “sạn” trong Năm Du lịch quốc gia (DV).
Quảng cáo thực phẩm: Luật chưa rõ, doanh nghiệp lo (PLTP). - Hà Nội: Chưa kiểm soát tốt dán tem rau an toàn (DV).
- Khó khăn, ít doanh nghiệp báo cáo thưởng tết (TBKTSG). - Thưởng tết cao cỡ nào? (PLTP). - Đáp ứng đủ hàng thiết yếu dịp tết (PLTP).
- Trung Quốc tiến hành cải tổ sâu rộng hệ thống kinh tế (TTXVN).
- Dự báo kinh tế Châu Á : Năm 2013 sẽ khởi sắc (RFI). - Kinh tế thế giới: từ suy thoái đến suy trầm (SGTT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Hoàng thành trước nỗi lo môi trường (TN).
- Nguyễn Văn Long: Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 (PBVH).
- GIÁM ĐỐC NXB HỘI NHÀ VĂN TRUNG TRUNG ĐỈNH ĐÁ ĐỂU NGƯỜI ĐẸP DILI, NỨC NỞ KHEN NHÀ VĂN LÊ KIỀU NHƯ – TÁC GIẢ DÂM THƯ “SỢI XÍCH” VÀ TẬN LỰC CHÊ CÁCH NHÌN CỦA MỘT SỐ NHÀ BÁO (TP/VC+). “Đụng đến Sợi xích Trung Trung Đỉnh bùng nổ: Sợi xích không tồi tệ như cách nhìn của một số nhà báo. Vị giám đốc vẫn chưa nguôi bực mình: Tôi ngại gì chuyện này, nó đã xảy ra cách đây mấy năm rồi, nói lại dơ lắm”.
- NHÀ THƠ NGUYỄN HUY HOÀNG VÀ CÔ CON GÁI BÉ BỎNG, HỌC XUẤT SẮC NHẤT TRƯỜNG PHỔ THÔNG 222 CỦA MATXC OWVA, ĐẸP NHƯ THIÊN THẦN BỖN NHIÊN LƯU LẠC (VC+).
- Trần Ngọc Hiếu:  Cuộc nổi loạn của ngôn từ trong thơ đương đại – ghi nhận qua một số hiện tượng (PBVH)
- Lê Vũ: LÀNG QUÊ CỦA NGUYỄN ĐỨC TÙNG, NHỮNG CÂU THƠ IM LỜI (Nguyễn Trọng Tạo). - Thơ: “MÂY MẶC YẾM NÂU” ĐÁNH THỨC MIỀN YÊN TĨNH.
- GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC ASEAN – GIẢI “VĂN HỌC TỰ SƯỚNG” (BCTH).
- 13. Con chó của bà Mai (Quê Choa).
- Ăn – nói – gói – mở: Học cả đời chưa xong (TT&VH).
- Trăm dâu đổ đầu… giúp việc (PNT).
- Tôn vinh các Gia đình Văn hóa, Địa phương Văn hóa còn khó khăn (DT).
1- Công bố tuần “Di sản Huế – Tuần lễ của du khách” (TTXVN). Thế Miếu trong Kinh thành Huế =>
Có một Hà Nội khác về đêm (Petrotimes).
- Con đường riêng của điện ảnh trẻ ở Việt Nam: Bài 1: Hai liên hoan phim và một câu trả lời (SGTT). - NSND Lê Khanh – Chưa gian khó nào áp đặt được (TN).
Giải thưởng âm nhạc cũng phải… thức thời (TT).
Yxine: Không chỉ là bước đệm? (LĐ).
Khán giả đập phá sân khấu vì bị lừa (TN).
- Năm Du lịch quốc gia 2013 với chủ đề “Văn minh sông Hồng” (Tin tức).
- Nguyễn Việt Phương: Giới và ngôn ngữ trong tư tưởng của Hélène Cixous (PBVH).
New York – Nghĩa địa ngôn ngữ’ (BBC).
- JORGE MARIO PEDRO VARGAS LLOSA: THƯ GỬI NHÀ VĂN TRẺ (Văn nghệ/VC+).
- Hoàng Nhất Phương – Home Alone – Macaulay Culkin (Dân Luận).
- Sau tháp Eiffel, đến tour du lịch tìm đồ vật thất lạc ? (RFI).
- Có một giải thưởng Fair Play trong Bóng đá Việt Nam (RFI). - Sợ… lên hạng! (PLTP). - Bóng đá thời “2Đ” (PLTP). - Chọn HLV cho tuyển, VFF tự mua dây buộc mình (DV).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- GDVN: Nguyên Thứ trưởng Bộ GD: “1/4 kiến thức rơi vào các môn học buồn ngủ”, từ khi “tôi” còn đang đi học, tới khi làm thứ trưởng Bộ GD, cho tới giờ cháu tôi nó đi học?
Càng lên lớp cao, càng ít môn học (TN).
Hắt hiu ngành lịch sử (NLĐ).
Trồng người cũng ‘kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra’ (Petrotimes).
TP.HCM giảm số trường dạy tiếng Anh tự chọn (TN). - Nâng cao năng lực tiếng Anh cho giáo viên miền núi (Tin tức). - Nâng cao năng lực tiếng Anh cho đội ngũ GV là khâu then chốt (GDTĐ).
Đâu là ranh giới giữa lớp chọn và lớp thường (Kênh 14). - Học sinh Thủ đô dốt hơn học sinh nông thôn? (GDVN).
Tăng cường quản lý việc mở ngành Đại học (ANTĐ). - Học một đằng, cấp bằng một nẻo? (TT).
4- CAND: Phí tiền tổ chức Hội thảo khoa học về đổi mới tư duy giáo dục cho mấy trường công an, vì cái gọi là “tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI” liên quan giáo dục nó chẳng có gì mới về tư duy cả.

<- Hàng rong bao vây cổng trường (HQ).
Hà Nội: Sẽ thanh tra 38 trường có dấu hiệu lạm thu (HQ). - Hà Nội thiếu trường học (NLĐ).
- Quảng Nam: Giáo viên không được trực tiếp thu tiền học thêm (TN).
Cảnh báo tình trạng sinh viên vi phạm pháp luật (CAND).
ERC Việt Nam trở thành thành viên của ĐH Gia Định (LĐ).
BTC cuộc thi ‘Hoài bão của tôi’ bị tố ‘ăn bớt’ tiền thưởng của tác giả (GDVN).
Cách chống tiêu cực trong thi cử dưới thời phong kiến (NĐT).
Đôi điều về trường học bên Mỹ (Hiệu Minh).
- Khoa học Việt Nam: Từ bán đảo tới ốc đảo, lúc nào cũng lảo đảo (Sống Mới).
Những lớp học kỳ lạ nhất trên thế giới (SOHA).
- Cô gái có thể viết hai tay hai ngôn ngữ cùng lúc (TP/ DV).
- Cả người dùng và nhà sản xuất đều chưa thực sự quan tâm đến bảo mật (Sống Mới).
Ngày 21-12: Hãy yên tâm ngồi uống cà phê (ANTĐ). - Hao người, tốn của vì mê muội “ngày tận thế” (ANTĐ). - Nhà văn Lê Minh Khuê và ‘ngày tận thế’ (TP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Xử nghiêm nạn “cát tặc” (TP). - Triều cường gây ngập nhiều nơi ở TP.HCM (DV).
Dùng mã vạch để giảm tải bệnh viện (TT). - Nước mắt người mẹ quê lúa có con ung thư máu (NĐT). - Dậy thì sớm – Bệnh lý hay sinh lý? (Petrotimes).
2
- Xã biên giới Thanh Chăn, Điện Biên: Nước sạch đã về tận nhà dân (DV). =>
- Bỏ nghề nuôi tôm bên dòng Thị Vải (TT). - Kinh hãi làm miến ở làng nghề (TP). - Cty Rochdale Spears xả bụi gây ô nhiễm: Không khắc phục hậu quả, sẽ cưỡng chế (LĐ). - Nhiều năm phải xài nước giếng nhiễm phèn (PLTP). - Dân bức xúc vì nhà máy gây ô nhiễm (LĐ). - Hoang mang vì sinh vật lạ chui từ đất lên (TP).
Trần tình của “tiến sĩ chém gió” khiến CSGT u đầu (KT/ DV). - Bi hài vụ chồng cuỗm tiền tỷ của vợ (NĐT). - Lời kể của nạn nhân thoát chết vụ ‘radio cài thuốc nổ’ (Petrotimes). - Đã mất bò lại còn bị nạn (PLTP).
- Người nghèo chèo chống (TT).  - Video: Gã ăn xin thu nhập nghìn đô lại van lơn, xin tiền (GDVN).
Bắt giữ xe vận chuyển gần 80 kg động vật quý hiếm (CAND).
Vé tàu tết: nhiều cách để khách khỏi “phát khùng” (TT).
- Những chủ nhà ‘lì lợm’ nhất thế giới (Infonet/ Zing).
- Voi uống hết hai thùng vodka (KT).
- Nguy cơ nhiễm độc chì từ đồ chơi sơn mặt của Trung Quốc (Mirrors/ Sống Mới).
Cả nhà một thẩm phán Ukraine bị chặt đầu man rợ (TTXVN).
- Hơn 1.000 người chết vì bão ở Philippine (BBC). – Philippines: Hơn 1.000 người thiệt mạng và mất tích do bão Bopha (RFI).
- Fiji chuẩn bị đối phó với bão lớn (VOA).
QUỐC TẾ
- Syria dội bom trại Yarmouk của người Palestine ở Damascus (VOA). - Một chỉ huy phe nổi dậy Syria thiệt mạng (TN).
Thủ tướng Palestine muốn tẩy chay hàng hóa Israel (TTXVN).
- Phe Hồi giáo Ai Cập thắng khít khao vòng đầu cuộc trưng cầu dân ý (VOA). – Ai Cập: Phiếu thuận chiếm đa số trong cuộc trưng cầu đợt 1 về dự thảo Hiến pháp (RFI). – Các nhóm nhân quyền Ai Cập đòi tổ chức trưng cầu dân ý lại (VOA).  - Tòa án hiến pháp tối cao tại Ai Cập lại bị phong tỏa (TTXVN).
Libya đã đóng cửa biên giới với 4 nước láng giềng (TTXVN).
- Nhật Bản bắt đầu bỏ phiếu (BBC). – Bầu cử Quốc hội tại Nhật Bản, đảng bảo thủ thắng lớn (RFI).  – Bầu cử Nhật Bản: Đảng đối lập Tự do Dân chủ thắng lớn (RFA).  – Phe bảo thủ Nhật Bản đánh bại phe cầm quyền (VOA). – ‘Nhật Bản sắp có tân thủ tướng’ (BBC).  – Nhật Bản sẽ cứng rắn với Trung Quốc? (BBC). - Nhật Bản bầu cử hạ viện (TN). - Cựu Thủ tướng Naoto Kan mất ghế ở hạ viện Nhật (TTXVN).
- Đảng cầm quyền Nam Phi hứa thay đổi (VOA).
- Hé lộ chi tiết mới về vụ xả súng ở Connecticut (TN). – Nhiều bí ẩn vây quanh gia đình sát thủ người Mỹ (TP).  - Vụ xả súng ở Mỹ: nhiều câu hỏi chưa có lời đáp (TT).  – Mỹ công bố tên tuổi nạn nhân vụ nổ súng (BBC). – Tổng thống Mỹ thăm hỏi các nạn nhân sau vụ thảm sát ở Newtown (RFI).   – TT Obama tham gia đêm thắp nến tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát trường học (RFA). – Noel, vĩnh biệt những thiên thần (Sống Magazine). - Vụ xả súng tại Mỹ và bức thư định mệnh (Tin mới).   - Tổng thống Obama đi thăm nơi xảy ra vụ nổ súng (VOA).  - TT Obama sẽ nói chuyện tại buổi thắp nến cầu nguyện ở New Town (VOA). - Đảng viên Dân chủ muốn kiểm soát súng (BBC). - Nan giải kiểm soát súng tại Mỹ (TN).  - Thảm sát ở trường tiểu học Mỹ: Tổng thống Obama gặp gia đình nạn nhân (PLTP).
5<- Thượng nghị sĩ John Kerry sẽ được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Mỹ (RFI). – Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang hồi phục (VOA). - Ông John Kerry được chọn làm Ngoại trưởng Mỹ (TN). - Ông John Kerry sẽ giữ chức ngoại trưởng Mỹ (PLTP).
- Pakistan truy quét quân nổi dậy sau vụ tấn công sân bay (VOA).
- Tổng thống Ecuador: Tình hình sức khỏe ông Chavez đang nghiêm trọng (TNNN). – Venezuela: Sức khỏe ông Chavez bao trùm cuộc bầu cử tỉnh trưởng (VOA). – Sức khỏe ông Chavez ổn định sau phẫu thuật ung thư ở Cuba (VOA).
- Cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak chấn thương ở đầu sau khi ngã trong phòng tắm nhà tù (TNNN).
- Phát hiện bốn người bị chặt đầu ở Ukraine (TN). “… thẩm phán Vladimir Trofimov, vợ ông, người con trai của hai ông bà và bạn gái – được phát hiện tại căn hộ của ông Trofimov vào sáng 15.12, đúng ngay Ngày Nhân viên Tòa án Ukraine”.
- Thế giới chia rẽ về hiệp ước viễn thông, tương lai internet vẫn bất định (RFI).
- Bị chỉ trích trốn thuế, tài tử Gérard Depardieu từ bỏ quốc tịch Pháp (RFI).
- Dân nhập cư và sức mạnh của Hoa Kỳ (Inosmi/ Newsland/ Kichbu).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 16/12/2012; + Thời sự 12h – 16/12/2012; + Cuộc sống thường ngày – 16/12/2012; + Dân hỏi Bộ trưởng trả lời – 16/12/2012.

1472. VỤ PHÓNG TÊN LỬA CỦA BẮC TRIỀU TIÊN THÁCH THỨC CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Sáu, ngày 14/12/2012

VỤ PHÓNG TÊN LỬA CỦA BẮC TRIU TIÊN THÁCH THỨC CHÍNH SÁCH ĐI NGOẠI CỦA MỸ

TTXVN (Niu Yoóc 13/12)
Tài liệu ngày 10/12 của tổ chức “The Heritage Foundation” của Mỹ cho biết ngày 1/12 Bình Nhưỡng tuyên bố kế hoạch phóng một vệ tinh dân sự có tên “Unha-3”, như các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Taepodong-2 (TD-2) hồi năm 2006, 2009 và 2012. Bắc Triều Tiên cho biết các tên lửa này có thể “tấn công Mỹ”. Và cộng đồng tình báo Mỹ cũng đánh giá Bình Nhưỡng có thể đe dọa Mỹ bằng các tên lửa TD-2 được trang bị hạt nhân vào năm 2015.
Nguyên nhân dẫn đến vụ phóng vệ tinh của Bắc Triều Tiên: Các nhà phân tích dự đoán, các nhân tố chủ yếu ở trong nước đã thúc đẩy Chính phủ Bắc Triều Tiên tiến hành vụ thử vệ tinh. Mục đích của vụ phóng là khẳng định sức mạnh của nhà lãnh đạo mới Kim Châng Un sau khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước. Vụ phóng vệ tinh thất bại hồi tháng 4/2012 của Bình Nhưỡng cũng diễn ra trước lề kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành 2 ngày. Ông Kim Châng Un có thể cũng cảm thấy cần khẳng định sức mạnh để củng cố quyền lực trong quá trình chuyển giao lãnh đạo đang diễn ra hiện nay ở Bắc Triều Tiên. Cho dù không phát hiện được bất cứ dấu hiệu phản đối nào đối với vấn đề chuyển giao quyền lực, nhưng nhà lãnh đạo Kim Châng Un đã thẳng tay thanh lọc hàng trăm cán bộ, công chức và nhân viên, kể cả Bộ trưởng Quốc phòng Kim Jong-Gak, chỉ sau 5 tháng nắm quyền. Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng có thể sử dụng vụ phóng vệ tinh mới nhất để răn đe và chặn trước ý định phóng vệ tinh của Chính phủ Hàn Quốc.
Vụ phóng sẽ tác động đến các cuộc bầu cử của Nhật Bản và Hàn Quốc: Vụ phóng vệ tinh của Bắc Triều Tiên sẽ tác động đáng kể đến khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo kế hoạch, Nhật Bản sẽ tổ chức bầu cử Hạ viện trên cả nước vào ngày 16/12, sau đó Hạ viện sẽ bầu chọn một tân thủ tướng. Do vụ phóng vệ tinh của Bắc Triều Tiên, chắc chắn tất cả cử tri Nhật Bản ngày càng trở nên quan tâm đến vấn đề an ninh quốc gia trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán trong cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông và tình trạng chiến tranh của Bắc Triều Tiên. Hiện nay Nhật Bản đã từ bỏ thói tự mãn sau chiến tranh và sẵn sàng đối đầu với chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc và tăng cường sức mạnh quân sự của đất nước. Vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên có khả năng kích động cử tri ủng hộ Đảng Dân chủ Tự do (LDP) bảo thủ và nhà lãnh đạo Shinzo Abe giành lại chức thủ tướng. Đảng Phục hồi Nhật Bản (JRP) do Thị trưởng Osaka Toru Hashimoto và cựu Thị trưởng Tôkyô Shintaro Ishihara lãnh đạo cũng sẽ hưởng lợi nhờ các hành động của Bắc Triều Tiên. Do LDP có thể giành được phần lớn chứ không phải đa số phiếu, ông Abe sẽ có xu hướng thành lập một liên minh với JRP nhiều hơn với Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) đang cầm quyền. Đối với Hàn Quốc, ảnh hưởng của vụ phóng vệ tinh đối với cuộc bầu cử tổng thống ngày 19/12 sẽ phức tạp hơn, mặc dù vụ phóng vẫn có khả năng có lợi cho ứng cử viên bảo thủ Park Geun-hye hơn ứng cử viên tiến bộ Moon Jae-in. Bà Park-hiện đang dẫn điểm so với các ứng cử viên khác trong các cuộc thăm dò dư luận ủng hộ chủ trương viện trợ cho Bắc Triều Tiên, nhưng với điều kiện kèm theo thái độ của Bình Nhưỡng ra sao. Ngược lại, ứng cử viên Moon muốn trở lại chính sách mềm mỏng hơn trong việc can dự vô điều kiện với Bắc Triều Tiên của cố Tổng thống Rô Mu Hiên.
Tất cả các biện pháp đối với Bắc Triều Tiên không hiệu quả: Bình Nhưỡng tiến hành vụ phóng vệ tinh bất chấp các đề nghị ngoại giao gần đây của Trung Quốc và Mỹ. Bắc Triều Tiên tiếp tục tìm kiếm các loại tên lửa và vũ khí hạt nhân nhiều thập kỷ qua bất chấp một số thỏa thuận ngoại giao và các nỗ lực tiến hành thêm các cuộc đàm phán. Đầu tháng 12/2012, các phương tiện truyền thông Hàn Quốc cho biết một phái đoàn của Nhà Trắng bí mật tới Bắc Triều Tiên tháng 8/2012 nhằm nỗ lực thuyết phục Bình Nhưỡng không nên tiến hành các hoạt động khiêu khích. Đây là chuyến thăm bí mật thứ hai của các quan chức Mỹ tới Bình Nhưỡng trong năm nay, sau chuyến thăm chớp nhoáng trước khi diễn ra vụ phóng tên lửa tháng 4/2012. Tháng 9/2012, các quan chức Bắc Triều Tiên cũng tuyên bố với nhà đàm phán Mỹ Clifford Harto rằng Bình Nhưỡng sẽ không tiếp tục thực hiện các cam kết phi hạt nhân hóa của họ trừ phi Chính phủ Mỹ từ bỏ “chính sách thù địch” chống Bình Nhưỡng. Trung Quốc cũng không thể ngăn cản Bắc Triều Tiên tiến hành vụ phóng. Một ngày trước khi Bắc Triều Tiên công bố vụ thử tên lửa, nhà lãnh đạo Kim Châng Un đã hội đàm với ông Lý Kiến Quốc, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc người mang theo một bức thư cá nhân của tân Tổng Bí thư Tập Cận Bình gửi nhà lãnh đạo Kim Châng Un.
Bất chấp mục tiêu thế nào, đây vẫn là một hành động vi phạm của Bình Nhưỡng: Ý đồ phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng trong tháng 4/2012 đã bị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) “lên án mạnh mẽ” và khẳng định bất cứ vụ phóng nào sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo, kể cả phóng vệ tinh hoặc phóng tàu vũ trụ, đều vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết 1718 (năm 2006) và 1874 (năm 2009) của Hội đồng Bảo an. Mỹ và các nước đồng minh sẽ gây sức ép buộc Hội đồng Bảo an ra tuyên bố lên án và áp đặt các biện pháp cấm vận bổ sung chống Bắc Triều Tiên. Bản Tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Bảo an phản đối vụ phóng vệ tinh tháng 4/2012 của Bắc Triều Tiên khẳng định Hội đồng Bảo an kiên quyết áp dụng hành động thích hợp nếu Bắc Triều Tiên tiếp tục phóng hoặc thử hạt nhân. Hiện nay trở ngại chính tại LHQ là Trung Quốc-nước không muốn kiềm chế đồng minh của họ. Các cuộc thảo luận tại LHQ sẽ là thách thức của Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice, cũng như chính sách đối với Trung Quốc của Chính quyền Obama nhằm thuyết phục giới lãnh đạo mới của Trung Quốc cho phép áp dụng các biện pháp đối phó với các hành vi vi phạm của Bắc Triều Tiên. Bắc Kinh từng ngăn chặn các phản ứng của LHQ trước các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên năm 2009 và hai hành động gây chiến chống Hàn Quốc năm 2010. Sau vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên tháng 4/2012, Mỹ đề nghị tăng thêm 40 điều khoản mới vào danh sách các biện pháp cấm vận, nhưng Trung Quốc phủ quyết tất cả trừ 3 biện pháp mới. Chính quyền Obama khẳng định rõ ràng việc Bắc Triều Tiên bất chấp nghị quyết của LHQ sẽ là một thử nghiệm cho sự sẵn sàng của Trung Quốc trong việc duy trì luật pháp quốc tế. Tuyên bố gần đây của Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi “tất cả các bên” tránh bất cứ hành động nào “làm trầm trọng thêm vấn đề” không phải là một khởi đầu hứa hẹn.
Vì vậy, Chính phủ Mỹ cần phản ứng mạnh mẽ khi Bình Nhưỡng tiếp tục thách thức các nghị quyết của LHQ. Oasinhtơn sẽ đề nghị LHQ áp dụng các biện pháp trừng phạt quốc tế toàn diện hơn chống Bình Nhưỡng cũng như các ngân hàng, các công ty và các nước tạo thuận lợi cho Bắc Triều Tiên phổ biến vũ khí hạt nhân và tên lửa. Mỹ cũng sẽ hợp tác với các nước đồng minh thành lập một hệ thống phòng thủ tên lửa thống nhất toàn diện ở châu Á. Mỹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Trình Hội đồng Bảo an một nghị quyết mới yêu cầu áp dụng nhiều biện pháp cấm vận hơn nữa chống Bắc Triều Tiên vì nước này vi phạm các nghị quyết của LHQ. Nghị quyết sẽ dựa vào Chương VII, Điều 42 của Hiến chương LHQ cho phép thực thi các biện pháp quân sự. Điều này có thể cho phép các tàu chiến của lực lượng hải quân Mỹ đánh chặn và kiếm tra các tàu chiến của Bắc Triều Tiên bị nghi ngờ vận chuyển công nghệ, thành phần, các loại vũ khí thông thường, tên lửa và hạt nhân.
- Yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên LHQ hợp tác với các biện pháp cấm vận của LHQ chống Bắc Triều Tiên. Cụ thể, các quốc gia thành viên phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của nghị quyết LHQ để ngăn chặn Bắc Triều Tiên mua sắm, phổ biến các loại vũ khí và công nghệ liên quan đến tên lửa và vũ khí hủy diệt hàng loạt, phong tỏa tài sản của người Bắc Triều Tiên hoặc các cá nhân, công ty và chính phủ nước ngoài liên quan đến Bắc Triều Tiên. Đến nay, Mỹ và LHQ vẫn do dự trừng phạt những cá nhân và tổ chức vi phạm lệnh cấm vận không phải người Bắc Triều Tiên.
- Lãnh đạo quốc tế nỗ lực chống lại các hoạt động trái phép của Bắc Triều Tiên như: làm giả tiền tệ và buôn bán ma túy. Các hoạt động thực thi luật pháp của Mỹ năm 2005 chống các tài khoản của Bình Nhưỡng tại ngân hàng Banco Delta Asia đã có hiệu quả, nhưng sau đó bị từ bỏ do Bắc Triều Tiên đề nghị cải thiện bầu không khí cho các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân.
- Khuyến khích Hàn Quốc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng. Hệ thống này sẽ liên kết với một hệ thống tên lửa của Mỹ trong khu vực để bảo vệ hiệu quả các cơ sở quân sự của liên minh và người dân Hàn Quốc. Mỹ cũng nên khuyến khích Xơun tham gia hợp tác và tiến hành phòng thủ tên lửa ba bên với Mỹ và Nhật Bản. Yêu cầu Hàn Quốc thực hiện Hiệp ước Bảo mật chung Thông tin Quân sự với Nhật Bản. Hàn Quốc đã ký thỏa thuận với Nhật Bản tháng 6/2012, theo đó hai nước sẽ trao đổi và phối họp thông tin liên quan tới phòng thủ tên lửa.
Rõ ràng hành động khiêu khích mới nhất của Bắc Triều Tiên cho thấy nhà lãnh đạo Kim Châng Un sẽ theo đuổi một chính sách đối ngoại hiếu chiến không kém chính sách đối ngoại của cha mình. Trong năm đầu cầm quyền của ông Kim Châng Un, Bình Nhưỡng tiếp tục đe dọa các nước láng giềng và khẳng định không muốn từ bỏ vũ khí hạt nhân. Ý đồ phóng vệ tinh tháng 4/2012 đã phá hủy thỏa thuận Mỹ-Bắc Triều Tiên về viện trợ lương thực đổi lấy việc tạm ngừng các hoạt động tên lửa và hạt nhân. Và vụ phóng vệ tinh trong tháng này sẽ tiếp tục trì hoãn ý định trở lại bàn đàm phán với Bắc Triều Tiên của các bên liên quan./.

1473. BA ĐÁNH GIÁ CỦA TRUNG QUỐC VỀ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ASEAN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Sáu, ngày 14/12/2012

BA ĐÁNH GIÁ CỦA TRUNG QUỐC VỀ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ASEAN

TTXVN (Bắc Kinh 10/12)

Theo tạp chí “Liêu Vọng”, từ ngày 18 đến 20 tháng 11, một loạt hội nghị cấp cao của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã diễn ra tại thủ đô Phnôm Pênh. Hội nghị lần này được tổ chức trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày càng trở nên quyết liệt, tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN ngày càng gấp rút. Hai nước quan trọng nhất tham gia Hội nghị là Trung Quốc và Mỹ cũng vừa kết thúc cuộc bầu cử thay đổi nhiệm kỳ lãnh đạo ở trong nước. Với đặc điểm như vậy, bài viết cho thấy Trung Quốc có ba đánh giá về Hội nghị cấp cao ASEAN năm nay như sau:
Đánh giá thứ nhất: ASEAN thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa như thế nào. Để đối phó với sự trỗi dậy của các nước lớn bên cạnh như Trung Quốc và Ấn Độ, ASEAN đã đẩy nhanh các bước đi, tiến tới nhất thể hóa để nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường địa vị chủ đạo trong hợp tác Đông Á. Hội nghị cấp cao lần này của ASEAN đã thảo luận về vấn đề thành lập cộng đồng kinh tế và một loạt chủ đề khác về an ninh, bảo vệ môi trường, thương mại, đầu tư, đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng liên thông và phát triển bền vững. Theo như kế hoạch đã định, cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ được thành lập vào năm 2015, nhưng do trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên không đồng đều, khoảng cách giàu nghèo khá lớn nên thực tế phối hợp chính sách nhất thể hóa trở nên khó khăn hơn, việc thực hiện giữa các nước cũng đòi hỏi đầu tư nhiều vốn hơn. Sở quy hoạch thuộc Chính phủ Thái Lan cho biết một số lĩnh vực trong ngành công nghiệp của nước này chưa được chuẩn bị tốt để đi đến nhất thể hóa tương ứng. Các ngành xuất khẩu, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng của Thái Lan còn chưa theo kịp. Tình trạng xung đột vũ trang ở khu vực biên giới phía Đông Thái Lan gần đây cùng với những mâu thuẫn cũ và mới giữa các nước thành viên khác cũng thể hiện tình trạng xung đột nghiêm trọng khó tránh khỏi trong nội bộ các nước ASEAN, nếu xử lý không ổn thỏa sẽ có thể trở thành lực cản gây trở ngại tiến trình nhất thể hóa. ASEAN sẽ phải duy trì đoàn kết nội bộ như thế nào, đẩy nhanh củng cố nội bộ, lợi dụng khuôn khổ hợp tác khu vực hiện hữu ra sao, tăng cường hợp tác với các nước đối tác đối thoại, đặc biệt là với Trung Quốc trong 6 lĩnh vực trọng điểm như thế nào, đều đã trở thành những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của ASEAN.
Đánh giá thứ hai: Tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc với các nước xung quanh. Trung Quốc chủ trương tranh chấp Nam Hải (biển Đông) cần phải do các quốc gia có chủ quyền liên quan trực tiếp giải quyết thông qua hiệp thương hữu nghị, phản đối thảo luận vấn đề Nam Hải trong khuôn khổ đa phương. Tuy nhiên, “cây muốn lặng mà gió chẳng đừng”, vì lợi ích riêng một số nước đòi chủ quyền ở Nam Hải và Nhật Bản đã bằng mọi cách đưa tranh chấp song phương vào nghị trình của các hội nghị quốc tế. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM) hồi tháng 7 năm nay, Philíppin đã ngang ngược gây nhiều chuyện rắc rối khiến cho lần đầu tiên sau 45 năm thành lập, AMM đã không ra được Thông cáo chung, dẫn đến rạn nứt trong nội khối. Philíppin không những đã không tự xem xét lại mình mà còn cố ý đưa vấn đề tranh chấp vào nhiều khuôn khổ đa phương, hy vọng cột ASEAN vào tranh chấp Nam Hải để hình thành nên một mặt trận thống nhất của ASEAN đối với Trung Quốc. Trước hội nghị, Tổng thống Philíppin Aquino cho biết sẽ trình bày lập trường của Philíppin tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần này, điều khiến người ta phải lo ngại liệu một màn diễn như vậy có lặp lại ở Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hay không. Trước khi diễn ra hội nghị, báo chí của một số nước phương Tây và Nhật Bản đã bắt đầu nhào nặn nhiều thứ về íranh chấp Nam Hải, cho rằng các nước ASEAN sẽ triển khai một cuộc đọ sức với Trung Quốc. Tuy vậy, xuất phát từ lợi ích của bản thân và xem xét đến quan hệ với Trung Quốc, một số nước đã không muốn trả giá cho Philíppin và Việt Nam. Trên thực tế, việc một số nước muốn thúc đẩy đối đầu giữa ASEAN với Trung Quốc đã đánh giá thấp khả năng nhận định của các nước ASEAN. Trong vấn đề Nam Hải, Trung Quốc và ASEAN luôn giữ được mối liên hệ đối thoại và hiểu biết lẫn nhau một cách suôn sẻ và cởi mở, cả hai bên đều có được nhận thức chung và lợi ích to lớn trong việc giữ gìn hòa bình và ổn định ở Nam Hải, phía Trung Quốc cũng giữ thái độ cởi mở trong việc ký kết “Bộ quy tắc ứng xử ở Nam Hải”. Vào tháng 10, tại hội nghị không chính thức ở Thái Lan, Trung Quốc và ASEAN đã đưa ra “tín hiệu tích cực”, cùng thừa nhận tầm quan trọng của việc tuân thủ “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Nam Hải” trong giải quyết tranh chấp Nam Hải, đồng ý đẩy nhanh soạn thảo “Bộ Quy tắc ứng xử” khiến Nam Hải khôi phục trạng thái hòa bình và an ninh. Ý đồ của Philíppin và Việt Nam căn bản không thực hiện được.
Nhật Bản cũng muốn tìm kiếm sự lý giải và ủng hộ của nước khác tại Hội nghị cấp cao Đông Á về vấn đề đảo Điếu Ngư. Việc Chính quyền Yoshihiko Noda thông qua “quốc hữu hóa” nhằm chiếm đảo Điếu Ngư đã bị Chính phủ Trung Quốc đáp trả quyết liệt. Để thoát khỏi tình thế bất lợi, Chính phủ Nhật Bản đã lợi dụng mọi cơ hội để tuyên truyền lập trường của mình trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hy vọng được cộng đồng quốc tế ủng hộ. Tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần này, Thủ tướng Noda đã gặp Tổng thống Mỹ Obama để tăng cường, củng cố liên minh Mỹ-Nhật, đồng thời lập trường của Nhật Bản trong vấn đề đảo Dokdo đang tranh chấp với Hàn Quốc cũng dịu đi để tránh rơi vào cảnh bốn bề có địch. Báo chí Nhật Bản cho rằng trong khi kiên trì chịu đựng và tăng cường kiểm soát, Nhật Bản cần đồng thời tăng cường quan hệ sâu sắc với các nước Đông Nam Á để kiểm soát quan hệ, không để cho quan hệ Nhật-Trung xảy ra bất trắc. Với những việc làm như vậy của Nhật Bản, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khai cho biết Trung Quốc cho rằng không thể thông qua các hội nghị quốc tế như Hội nghị thượng đỉnh G.20, Hội nghị cấp cao Á- Âu và Hội nghị cấp cao Đông Á để giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư. Nếu Philíppin và Nhật Bản cố ý đưa tranh chấp song phương ra nhào nặn tại các diễn đàn quốc tế thì Trung Quốc chỉ có thể thắng thắn tỏ rõ lập trường của mình để các nước này thấy rõ việc làm của họ sẽ đem đến kết quả ngược lại.
Đánh giá thứ ba: Hợp tác và cuộc đọ sức giữa hai nước Trung-Mỹ trong Hội nghị cấp cao Đông Á. Sau khi tái cử, Obama tuyên bố sẽ đi thăm ba nước Mianma, Thái Lan và Campuchia, đồng thời tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á tổ chức tại Campuchia. Những điều này cho thấy trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama, Mỹ vẫn coi châu Á là trọng điểm ngoại giao của họ. Cuộc đọ sức giữa hai nước xung quanh Hội nghị cấp cao Đông Á lần này đã sớm bắt đầu. Mỹ hy vọng Hội nghị cấp cao Đông Á sẽ trở thành sân chơi để thảo luận về tình hình xung đột trong khu vực, giữ chủ đạo tình hình an ninh khu vực Đông Á. về phần mình, Trung Quốc kiên trì chủ trương Hội nghị cấp cao Đông Á cần phải trở thành diễn đàn chiến lược có chức năng “dẫn dắt người lãnh đạo”. Tại Hội nghị các quan chức cấp cao Đông Á tổ chức ở Campuchia hồi tháng 9, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải phát đi chủ trương Hội nghị cấp cao Đông Á cần phải tiếp tục làm nổi rõ chủ đề phát triển, đối phó với thách thức hiện thực, mở rộng hợp tác thực chất, thúc đẩy hợp tác trong 6 lĩnh vực trọng điểm lớn một cách vững chắc. Quá trình thảo luận tại Hội nghị về tình hình an ninh chính trị cần chú ý đến việc nâng cao sự tin cậy lẫn nhau, chú trọng mở rộng hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, tạo môi trường tốt đẹp cho sự ổn định và phồn vinh ở khu vực Đông Á. Tuy nhiên, tại Hội nghị cấp bộ trưởng ASEAN tổ chức trong thời gian diễn ra khóa họp lần thứ 67 Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton đã đề xuất đưa vấn đề an ninh trên biển vào nghị trình của Hội nghị ASEAN cấp bộ trưởng năm nay. Đề xuất như vậy của H. Clinton trên thực tế là giúp sức cho Philippin, Việt Nam và Nhật Bản đề xuất tranh chấp lãnh thổ, làm rối loạn Hội nghị cấp cao Đông Á.
Tuy nhiên, cả hai nước Trung Quốc và Mỹ đều có lợi ích chung to lớn trong việc bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong khi cạnh tranh vẫn đồng thời quan tâm kiểm soát rủi ro, đề phòng rơi vào tình trạng mất kiểm soát. Trong lần thứ tư thảo luận các công việc châu Á-Thái Bình Dương giữa Mỹ và Trung Quốc tại San Francisco ngày 23 tháng 10, hai bên đã trao đổi ý kiến về quan hệ Trung-Mỹ, tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Binh Dương, cũng như tiếp tục thúc đẩy hợp tác khu vực như thế nào. Có cơ quan truyền thông Nhật Bản cho rằng trong vấn đề đảo Điếu Ngư, “Mỹ đã áp dụng chính sách gì khiến Nhật Bản thật khó hiểu”./.

1474. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH KHU VỰC CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

THÔNG TẪN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 14/12/2012

ĐÁNH GIÁ V TÌNH HÌNH KHU VỰC CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

TTXVN (Angiê 12/12)
Nhiều nhà phân tích chiến lược đánh giá khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một lục địa đang phát triển bùng n, ghi nhận những chuyn biến, mâu thuẫn, rủi ro và cơ hội. Để làm rõ hơn nhận xét này, mạng tin “Chân trời chiến lược” (+) mới đây có cuộc phỏng vn giáo sư Kishore Mahbubani (-), Chủ nhiệm Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Đại học Quốc gia Xinhgapo, nội dung như sau:
(+): Liệu chúng ta đang chứng kiến một sự tương đồng hay mâu thuẫn lợi ích và giá trị giữa phương Tây và châu Á?
(-): Có sự tương đồng về lợi ích và ở một chừng mực nào đó là sự tương đồng về triển vọng phát triển của thế giới nói chung, về sự tương đồng lợi ích, chúng ta có thể thấy một hình ảnh khá đơn giản: đến kỷ nguyên hiện nay, con người sống tại các quốc gia riêng rẽ – hay nói cách khác điều khiển các con thuyền theo ý muốn riêng – cần những quy tắc và trật tự toàn cầu để khẳng định rằng các nước hay các con thuyền không va chạm vào nhau. Ngày nay, 7 tỷ người trên thế giới không còn sống trên những con thuyền riêng rẽ. Đúng hơn, họ đang sống trên các khoang khác nhau của một con tàu, nhưng không có thuyền trưởng hay thủy thủ để quản lý toàn bệ con tàu. Vì vậy sự tương đồng lợi ích rõ ràng đang nằm trong cả 7 tỷ người, họ tin rằng đang ở cùng một tàu và phải làm việc cùng nhau để tồn tại và thịnh vượng. Bạn muốn bằng chứng? Hãy chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Trong quá khứ, khi Hy Lạp sụp đổ, thế giới không quan tâm. Ngày nay, khi Hy Lạp bên bờ vực, toàn bộ nền kinh tế thế giới trở nên hết sức lo lắng. Vì vậy toàn bộ chúng ta liên quan đến nhau – chúng ta trên cùng một thuyền. Nếu bạn để ý tới khí hậu trái đất nóng lên hay biến đổi thời tiết và đại dịch, không một nước nào có thể một mình giải quyết các vấn đề đó bởi chúng không biên giới.
(+): Liệu có nhiều tương đồng tình huống hơn tương đồng thực sự về lợi ích?
(-): Có sự tương đồng về lợi ích. Như chúng ta thấy tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 4/2009 tại Luân Đôn (Anh), tất cả các nhà lãnh đạo đã thấy rõ rằng nếu họ không cùng nhau chung sức, con tàu thế giới có thể chệch hướng và chìm đắm. Đó là sự tương đồng lợi ích rõ ràng. Tất nhiên khi nghiên cứu sâu hơn. chúng ta sẽ thấy nhiều nước tin rằng lợi ích chủ quyền quốc gia vẫn là hàng đầu. Trong 3 thế kỷ rưỡi đã qua, nhiều nước vẫn lợi dụng mô hình chủ quyền Westphalia (theo Hòa ước Westphalia chấm dứt chiến tranh Ba mươi năm) của châu Âu. Chúng ta cần thay đổi cách nghĩ của các nhà lãnh đạo và các nhà nước.
(+): Nhưng một phần thế giới dường như tin rằng họ hoặc không muốn là một phần của kế hoạch toàn cầu, hoặc đơn giản chứng kiến kế hoạch toàn cầu kết thúc theo các cách khác nhau. Ông có thấy thế không?
(-): Ngày càng có nhiều người trên thế giới ngày nay đi theo quá trình toàn cầu hóa. Nghịch lý lớn nhất là một xã hội đã ca tụng hiệu quả của toàn cầu hóa nhất – nước Mỹ – thì hiện nay lại ít chuẩn bị nhất trong việc giải quyết hậu quả của toàn cầu hóa. Người dân Mỹ nằm trong số những dân tộc ít được rèn luyện nhất về thế giới, theo đó không biết thế giới đã thay đổi và chuyển đổi họ như thế nào. Trong khi đó, Trung Quốc đã bắt đầu mở cửa ấn tượng, ký kết các hiệp ước và chuẩn bị tham gia một trật tự toàn cầu.
(+): Vậy ông đánh giá các thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc hoạt bát hơn các nhà lãnh đạo Mỹ?
(-): Tổng thống Mỹ Obama có khuôn mặt ấn tượng, nhưng quyền lực của ông bị ràng buộc bởi tình hình chính trị trong nước, làm ông không thể thực hiện khác được. Ví dụ về biến đổi khí hậu, ông đi tay không đến Hội nghị Côpenhaghen. Ông không thể có bất kỳ sự nhượng bộ nào trước vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính bởi nếu có sẽ là một sự tự sát chính trị khi quay về Mỹ. Do đó cá nhân các nhà lãnh đạo Mỹ có thể gây ấn tượng, song tình hình chính trị trong nước buộc họ không thể để nước Mỹ có những nhượng bộ. Nhìn tổng thể, hồ sơ môi trường của Mỹ còn tốt hơn của Trung Quốc. Tuy nhiên trong dài hạn, chính phủ Trung Quốc đang đánh giá biến đổi khí hậu và môi trường là những thách thức lớn đối với nước này. Vì vậy Trung Quốc đang làm việc nghiêm túc trong dài hạn để đề ra một kế hoạch cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bắc Kinh đã đầu tư nhiều vào công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời, phong điện… Vì vậy thành tích của người Trung Quốc hiện nay lớn hơn của người Mỹ.
(+): Châu Á rõ ràng còn lâu mới hình thành một khối. Đánh giá của ông về bản đồ châu Á như thế nào?
(-): về mặt địa lý, châu Á trải dài từ Ixraen đến Nhật Bản.
(+): Nếu thế, Đông Á dường như dài hơn Tây Á. Vậy sự liên kết giữa Đông Á và Tây Á là gì?
(-): Điều tốt nhất mà người Arập có thể làm là thay đổi bản đồ tinh thần của họ. Tôi nói với người Arập rằng nếu ai muốn thấy một thành phố trong quá khứ, hãy đi tới Pari bởi người Arập thích Pari – họ thích tới châu Âu. Và châu Âu thực sự đại diện cho quá khứ. Châu Á đại diện cho tương lai. Và người Arập không chấp thuận điều này. Tôi không hiểu tại sao. Các chính phủ Arập nên gửi những thanh niên Arập tới học tại các trường đại học châu Á – để thấy các sinh viên châu Á học tốt như thế nào và cố gắng học theo họ, làm tốt như họ. Thật bất hạnh, nếu bạn nhìn vào những đánh giá của người Mỹ ngày nay với người Ấn Độ và của người Arập với người Ấn Độ, có những tương phản chính xác. Người Arập chỉ thấy các công nhân di cư Ấn Độ đến làm việc với những đồng USD ít ỏi/ngày tại Đubai. Đối với họ, người Ấn Độ là một nhóm xếp sau. Nhưng người Mỹ năm 2012 nhìn nhận người Ấn Độ – nhóm người có thu nhập bình quân cao nhất tại Mỹ – mới đây đã bắt kịp cộng đồng người Do Thái. Người Mỹ nhìn nhận rằng người Ấn Độ rất nhanh nhẹn, có khả năng và thành công cao. Theo xu hướng này, người Arập không tin châu Á sẽ phát triển như thế nào trong 20 hay 30 năm tới. Họ cần phải trau dồi kiến thức thực tế nhiều hơn nữa.
(+): Liệu Nga có thuộc châu Á?
(-): Hiện nay tôi không hiểu được nước Nga. Dường như mọi lúc người Nga đều đứng ở ngã ba đường. Họ chọn nhầm một lối. Đầu thế kỷ trước, khi chế độ Nga hoàng sụp đổ, người Nga đi đầu theo chủ nghĩa Cộng sản. Những người Cộng sản tham vấn các công trình của Các Mác và tự hỏi: “Liệu chúng ta có thể tiến thẳng từ phong kiến lên chủ nghĩa Cộng sản?”. Mác đã khuyên răn: “Các anh không thể bởi thứ nhất cần trở thành nhà tư bản”. Nhưng người Nga không nghe theo Mác và cố gắng đi từ phong kiến lên chủ nghĩa Cộng sản nhưng không thành công. Thế là 70 năm kinh nghiệm thất bại.
Đối với Trung Quốc cũng vậy, sau 30 năm họ đã tự sửa sai. Họ thực hiện và tiếp tục thực hiện rất nhanh, sửa đổi một cách thực dụng. Cái mà người Nga nên tin đó là trước, khi xác định hệ thống chính trị, điều trước tiên cần làm là thay đổi nền kinh tế. Sau khi chủ nghĩa Cộng sản thất bại, người Nga lại đi sai đường: họ đi từ chủ nghĩa Cộng sản tới nền dân chủ trong chốc lát, rồi nền kinh tế sụp đổ. GDP của họ thấp hơn của nước Bỉ. Tỷ lệ tử vong của trẻ em Nga tăng cao. Tuổi thọ giảm. Vậy là một lần nữa người Nga chọn sai đường. Và người Nga cảm thấy chua xót khi nhìn về phương Tây. Ngày nay còn chua xót hơn khi đưa Putin lên nắm quyền. Tôi có thế hiểu được nỗi giận dữ của người Nga đối với phương Tây. Có ý kiến là: Ngay cả khi Nga đã trở thành thành viên Nhóm các nền công nghiệp phát triển (G8) trong khi Trung Quốc chưa, thì Trung Quốc vẫn gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trước Nga. Điều này thật đáng ghi nhớ: gia nhập WTQ còn quan trọng hơn là gia nhập G8. Người Nga khó có thể hiểu được đánh giá trên. Người Nga cần học nhiều hơn từ Trung Quốc nếu có thể. Bắc Kinh trong những năm 1970 còn tụt hậu hơn so với Mátxcơva, song ngày nay lại dẫn trước.
(+): Ông sẽ khuyên gì nếu được tư vấn cho Tổng thống Nga Vladimir Putin?
(-): Nếu xét đến những số liệu thống kê của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) tại Niu Yoóc, Trung Quốc hiện gửi hơn 150.000 sinh viên/năm tới các trường đại học Mỹ. Ấn Độ gửi 100.000 sinh viên. Tôi nghĩ rằng trong khi có những nhà nước châu Á khác, như Hàn Quốc, Đài Loan… đã làm như vậy, thì Nga lại giảm đi. Nga nên bắt đầu bằng việc gửi mỗi năm 100.000 sinh viên tới học tại Mỹ. Điều này sẽ mang lại cho người Nga trí lực mới, làm họ có ý thức và mở cửa với phần còn lại của thế giới. Thứ hai, Nga nên tránh phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên dầu khí và cố gắng phát triển tư duy kinh tế hiện đại mà thời Liên Xô bằng nhiều cách đi tiên phong trong nhiều năm. Thêm vào đó, Nga nên đi đầu trong việc mở cửa với thế giới. Người Nga cần từ bỏ thái độ giận dữ đối với phương Tây trong việc tranh giành lợi ích của Nga. Mátxcơva cần đóng vai trò cân bằng trong cuộc chơi giữa Trung Quốc, châu Âu, Mỹ. Đó là một ý tưởng địa chính trị cần thực hiện. Nhưng để thực hiện được cuộc chơi cân bằng, cần phát triển quan hệ tốt đẹp với mọi nước.
(+): Những mối nguy hiểm tại châu Á trong những năm và thập kỷ tới là gì?
(-): Có rất nhiều nguy hiểm tại châu Á. Bắt đầu với bán đảo Triều Tiên; sau đó đến eo biển Đài Loan; và dĩ nhiên cả Biển Đông. Chúng ta cũng có thể thấy những mối nguy hiểm tại các Nhà nước Đông Nam Á; giữa Ấn Độ với Pakixtan; tại Đông Á; tại thế giới Arập; giữa Ixraen và Iran. Những mối nguy hiểm đó luôn hiện hữu và tiếp tục tồn tại trong dài hạn. Vấn đề duy nhất, đó là: châu Á sẽ xử lý chúng như thế nào? Trong quá khứ, có thiên hướng chiến tranh. Như bạn biết châu Á đã chứng kiến 4 cuộc xung đột quân sự lớn nhất sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai: chiến Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Trung-Việt và chiến tranh Iran-Irắc. Nhưng ngày nay, những khẩu súng đang im lặng. Sự im lặng này có uy quyền lớn. Không một nước châu Á nào ngày nay muốn liên quan đến bất kỳ một cuộc chiến lớn nào. Điều này được giải thích một phần bởi sự phát triển công nghiệp.
(+): Ông đánh giá châu Á duy trì quan hệ với các cường quốc tại các lục địa khác như thế nào, đặc biệt với Mỹ và Nga?
(-): Mối quan hệ khó khăn nhất luôn là giữa cường quốc số một thế giới và cường quốc mới nổi số một thế giới. Cường quốc số một thế giới ngày nay là Mỹ. Cường quốc mới nổi số một thế giới là Trung Quốc. Chúng ta phải đánh giá mối quan hệ này cẩn thận. Rõ ràng có thể nảy sinh căng thẳng giữa hai nước số một trên. Điều đáng nhận thấy là cấp độ căng thẳng hiện nay không cao. Tiếp đó, người Trung Quốc có nhiều cách tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai cường quốc, như việc Mỹ mua hàng xuất khẩu của Trung Quốc và Trung Quốc mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Dĩ nhiên, điều trên không có nghĩa là sẽ không có bất ổn và cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. Tại Biển Đông, Mỹ hài lòng khi thấy Trung Quốc có vấn đề với các nước láng giềng. Nhưng sẽ không có nguy cơ xảy ra chiến tranh trong trung hạn giữa Mỹ và Trung Quốc. Cũng không có nguy cơ quan hệ Mỹ – Trung Quốc. Chỉ có sự rạn nứt quan hệ từng thời điểm. Lúc này, những rạn nứt trên có thể kiểm soát được.
(+): Chắc chắn không thể biết trước sự trỗi dậy của Trung Quốc lại không đi kèm với một số cuộc xung đột?
(-): Sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không đi trên một con đường thẳng tắp, chắc chắn sẽ có những khúc quanh. Nhưng lịch trình sẽ hướng lên, chắc chắn có những thử thách. Tóm lại, có một lý do khiến chính phủ Trung Quốc đang cố gắng thận trọng không hướng đến chủ nghĩa mạo hiểm quốc tế bởi biết rằng có nhiều việc cần làm trong nước. Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất về sức mua vào năm 2016 – thời điểm cách hiện tại chỉ hơn 3 năm nữa. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng toàn bộ sự hợp lệ của họ đến từ việc có khả năng tạo ra một tốc độ phát triển kinh tế trong nước. Điều này buộc họ phải tập trung, cần nhớ cuộc trắc nghiệm đầu tiên đối với Trung Quốc là việc chuyển đổi hệ thống chính trị nước này. Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể chỉ đạo Trung Quốc mãi mãi. Đến một thời điểm nào đó phải trở nên dân chủ. Điều này sẽ xảy ra. Tôi muốn nói thêm rằng Mỹ, nước đã thuyết giảng ý tưởng sự công bằng giữa các dân tộc vào năm 1776, phải mất 89 năm sau mới bãi bỏ được chế độ nô lệ. Điều này chính xác đối lập với sự công bằng nói trên. Phải mất 144 năm để cho phụ nữ có quyền bầu cử, mất 189 năm để người da đen có quyền bầu cử. Nếu Mỹ – một nước có hành trang lịch sử là con số không – phải mất khoảng 200 năm để đạt được trọn vẹn nền dân chủ thì đối với Trung Quốc, nước đã trải qua 3,000 năm lịch sử, 100 năm dân chủ còn ngắn hơn một phép màu nhiệm.
(+): Những thách thức chính trong nước đối với Trung Quốc trong 10 hay 15 năm tới là gì?
(-): Trước tiên là chính trị bởi Trung Quốc có tầng lớp trung lưu lớn nhất thế giới khá sớm. Việc quản lý tầng lớp trung lưu này khó hơn là quản lý những người giàu lên từ nghèo khó rồi mới trở thành tầng lớp trung lưu. Thách thức thứ hai là giải quyết tình trạng bất bình đẳng và nạn tham nhũng tại nước này. Như chúng ta biết tham nhũng tiếp tục gia tăng tại nước này và khoảng cách giữa người giàu và nghèo ngày càng lớn dần, chắc chắn sẽ gia tăng sức ép cần hành động thích hợp đối với Bắc Kinh. Thách thức thứ ba có thể là vấn đề môi trường. Chỉ trong vài ngày tại một số thành phố của Trung Quốc, khi nhìn từ cửa sổ một khách sạn mà không thấy toàn cảnh nhà đối diện. Không ai muốn sống với tình trạng chất lượng không khí như vậy. vấn đề này cần được quan tâm khân cấp. Vậy là người Trung Quốc ngày càng có nhiều thách thức đang đợi.
(+): Lối cụt trong tranh chấp tại Biển Đông sẽ được giải quyết như thế nào?
(-): Không ai có thể dự báo kết cục. Kết cục mà người Trung Quốc muốn đó là trì hoãn giải quyết tranh chấp trên Biển Đông càng lâu càng tốt bởi thời gian đang ủng hộ phía Trung Quốc. Do đó người Trung Quốc muốn chờ đợi và chờ đợi. Khi họ trở nên ngày càng mạnh hơn và không có một đối trọng khác trong khu vực, họ sẽ ở vị trí mạnh để đàm phán về giải pháp. Xét quan điểm của những nước khác, họ muốn cố gắng sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp trên.
Không gì có thể xảy ra trong tương lai gần bởi Trung Quốc đang tập trung vào giai đoạn chuyển giao ban lãnh đạo mùa Thu này. Với cương vị như vậy, không một lãnh đạo Trung Quốc nào có quan điểm nhượng bộ.
Khi một thế hệ lãnh đạo mới nổi lên và nếu vị tân Chủ tịch nước Trung Quốc cảm thấy đủ mạnh, khi đó tôi nghĩ người Trung Quốc sẽ quay lại với cách thức truyền thống là sử dụng các biện pháp thực dụng. Họ sẽ nói: “Đừng giải quyết theo kiểu ai đúng ai sai. Hãy cứ để theo kiểu bạn cho phép tôi đánh cá tại đây, tôi sẽ cho phép bạn thăm dò dầu khí và chúng ta sẽ cùng xúc tiến”.
(+): Ông có thấy Việt Nam và Philíppin đồng ý với hình thức giải quyết thực dụng của Trung Quốc?
(-): Việt Nam cẩn trọng hơn Philíppin. Người Việt Nam bất khuất và cứng rắn hơn người Philippin. Khi Việt Nam hướng gần Mỹ hơn, họ vẫn duy trì và bảo vệ mối quan hệ với Trung Quốc. Họ cố gắng để không đối đầu với Trung Quốc theo cách mà Philippin làm mới đây tại bãi ngầm Scarborough.
(+): Ông có lo ngại về sự chia rẽ mới đây trong ASEAN liên quan đến bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông?
(-): Có chứ, đó là bước lùi lớn của ASEAN. Nhưng bước lùi này xảy ra bởi ASEAN đã quá tự mãn. Chính xác bởi tổ chức này đã kế thừa cách thức đưa ra thông cáo chung trong 45 năm qua, song không có nghĩa là có thể hy vọng tiếp tục làm như thế trong 45 năm tới. Đó là một lời kêu gọi thức tỉnh lớn đối với các nhà lãnh đạo ASEAN. Ngày nay họ cần phải chú ý hơn nữa tới việc phát triển tính thống nhất của ASEAN trong nửa đầu thể kỷ này.
(+): Liệu Campuchia có phải là vấn đề đối với tương lai thống nhất của ASEAN?
(-): Nếu bạn hỏi tôi vào 3 năm trước, mọi sự tập trung đều dồn vào Mianma – đó là liệu Mianma có là một vấn đề đối với ASEAN không. Từ 10 năm nay, tôi nghĩ đến câu hỏi đó. Hãy nhìn vào Mianma hiện nay – đất nước đang mở cửa một cách ấn tượng. Vậy là mọi thứ đã thay đổi. Tôi thấy nhiều nước Đông Nam Á đã thận trọng hơn và thực dụng theo thói quen của họ. Và cá nhân tôi tin rằng những thay đổi như vậy sẽ tăng trong khu vực ASEAN.
(‘+): Liệu có phải Trung Quốc đã làm tốt công việc lôi kéo một số thành viên ASEAN – như Campuchia – theo hướng cản trở sự đoàn kết của ASEAN?
(-): Quá trình lôi kéo sẽ tiếp tục. Ngay bây giờ, nước có sức mạnh là Trung Quốc. Nhưng như bạn biết Mỹ đang trở lại khu vực. Ấn Độ cũng trở nên có vai trò quan trọng. Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng một vai trò chủ động trong khu vực. Và tôi hy vọng rằng các nước châu Âu cũng sẽ sớm tới đây.
(+): Thế còn Inđônêxia và Ôxtrâylia? Ông có thấy sự thay đổi trong quan hệ song phương khi Inđônêxia trở nên thịnh vượng hơn và châu Á cũng vậy, trở thành một lục địa quan trọng hơn?
(-): Vấn đề còn tồn tại của Ôxtrâylia trong thế kỷ châu Á là rất lớn 200 năm phương Tây đô hộ lịch sử thế giới là một sự sai lầm lớn trong lịch sử. Ôxtrâylia là tiền đồn bao quanh bởi khoảng 4 tỷ người châu Á. Điều quan trọng là người Ôxtrâylia thích ứng với thực tế mới này và bắt đầu có những điều chỉnh địa chính trị, kinh tế và văn hóa. Chỉ tính riêng việc điều chỉnh kinh tế, tương lai nền kinh tế Ôxtrâylia rõ ràng gắn với châu Á- nhưng các nhà lãnh đạo Ôxtrâylia hiện nay đã không nói với người dân họ rằng thế giới đã thay đổi. Vì vậy tôi cho rằng Ôxtrâylía cần một lời kêu gọi thức tỉnh. Người Ôxtrâylia cần tin tưởng rằng vị trí địa lý của họ không giống với Canada.
(+): Ông có ấn tượng với chất lượng của các nhà lãnh đạo Ấn Độ?
(-): Tôi không nói về các cá nhân, nhưng tầng lớp trung lưu Ấn Độ quả là đáng ngạc nhiên. Họ thật mạnh mẽ. Nước này đã sản sinh ra hàng triệu bộ óc trí tuệ – hãy xem có bao nhiêu người Ấn Độ đứng đầu tại các trường đại học hàng đầu thế giới – và trong các khóa học dài hạn như vậy tôi cho rằng sẽ sản sinh ra các nhà lãnh đạo có chất lượng. Như đã nói, hệ thống chính trị Ấn Độ ghi nhận sự kìm hãm không thể tin bởi các chính phủ liên minh. Chính quyền trung ương tại Niu Đêli dường như không có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn dài hạn cho đất nước. Điều hay là ở cấp bang, Ấn Độ đang chứng kiến sự nổi lên của các nhà lãnh đạo tài giỏi tại Gujarat, Bihar, Uttar Pradesh và các bang khác.
(+): Thế còn các nhà lãnh đạo Nhật Bản?
(-): Tôi đang viết dở một cuốn sách về tương lai của nước Nhật trong thế kỷ 21. Người Nhật Bản đã có quyết định chính xác vào năm 1860 khi Yukichi Fukuzawa nói Nhật nên rời châu Á để hướng đến phương Tây. Nhận định đó đúng khi châu Á đang hoàn toàn ở vị thế thấp: Ấn Độ và Trung Quốc khi đó yếu thế. Điều đó quả thực thuận lợi cho Nhật Bản hướng đoàn tàu tới phương Tây. Nhưng nay Trung Quốc và Ấn Độ đang phát triển, Nhật Bản cần tập trung tại châu Á. Để tái tập trung, một lần nữa Nhật Bản cần những nhà lãnh đạo tài ba. Cho đến nay, Nhật Bản vẫn chưa có những nhà lãnh đạo mà nước này cần để thay đổi lộ trình.
(+): Tại sao lại như vậy?
(-): Tôi không chắc chắn. Có thể có một số điều gắn với văn hóa Nhật Bản. Người Nhật rất bảo thủ và không thích thay đổi. Điều này giải thích tại sao tôi luôn khuyến khích người Nhật ngừng cử những vị đại sứ tốt nhất của họ tới Pari và Luân Đôn. Đó là những thành phố của quá khứ. Nếu bạn muốn đến những thành phố của tương lai, hãy đến Thượng Hải hay Xinhgapo. Người Nhật nên cử những vị đại sứ giỏi nhất tới châu Á. Nhưng những đề xuất này đòi hỏi một sự thay đổi rõ ràng trong tư duy./.

1476. Giao ban Báo chí, thứ Ba 11-12-2012

Ban Tuyên giáo TW và Bộ Thông tin & Truyền thông họp Giao ban báo chí

(Sáng thứ Ba, 11-12-2012, trích phần liên quan Biển Đông)
2Nguyễn Thế Kỷ (Phó ban Tuyên giáo TƯ): Cái việc mà cái tàu Bình Minh 02 bị đứt cáp ấy. Thì cái việc này là việc mà hai cái tàu giã cào của Trung Quốc chạy phía sau gây đứt cáp, chứ không phải là cắt cáp. Cái chuyện này chúng ta đã nói với nhau rồi. “Cắt” hay là “đứt” cáp thì hai cái chuyện này bản chất nó khác nhau, bằng hai cái động tác nó khác nhau, và bản chất nó khác nhau. Ở đây không phải là chúng ta sợ chúng ta nói chệch đi, mà thực sự nó là như thế.
Và để các đ/c có đầy đủ thông tin, một cách rất là chính xác, đầy đủ, toàn diện, thì chúng tôi đã mời đại diện Bộ Ngoại giao để nói chuyện với các đ/c. Cùng với anh Lương Thanh Nghị, thì còn có đại diện bên Bộ của bên Bộ Ngoại giao và đ/c Bộ trưởng nữa, đến và nói chuyện …
Và chúng tôi thiết nghĩ là các cơ quan chủ trì báo chí đã dày công như thế, đã mời như thế, đã đến báo cáo với các đ/c, thì các đ/c phải tuân thủ. Đây là nguyên tắc.

Thưa các đ/c là chúng tôi xin nhắc lại thế này này, cái Giao ban báo chí, là trước hết, là lãnh đạo Ban, Bộ, Hội giao ban với lãnh đạo cơ quan báo chí, hoặc là đ/c đó được ủy quyền của lãnh đạo, đó là một. Thứ hai, là giao ban với đảng viên, là lãnh đạo cơ quan báo chí. Đây là nguyên tắc, không có gì thay đổi cả. Và do đó, khi đã có sự chỉ đạo rồi, thì chúng ta phải chấp hành. Còn nếu các đ/c có ý kiến báo lưu thì các đ/c có thể đề đạt tại giao ban hoặc bằng văn bản. Còn … khi đã … chấp hành, không có chuyện gì khi chúng tôi hỏi, mà các đ/c đã đồng ý rồi, có nghĩa là các đ/c phải thực hiện nghiêm túc. Đây là yêu cầu bắt buộc. Đây là yêu cầu bắt buộc. Thế thì chúng tôi xin nói thể này:
Cái việc làm đứt cáp và cắt cáp thì đã nói như thế rồi, thế mà trong tuần vẫn có những báo vẫn nói … Tôi xin nói rằng là … trong cái giao ban vừa rồi ấy, thứ Ba vừa rồi ấy, tôi phê bình cái chỗ cái báo PetroTimes của anh Nguyễn Như Phong. Nhưng mà ngoài ra còn có một số cơ quan báo chí khác nữa … như là … khi nãy cái báo cáo có dẫn ra ấy.
Thì thưa các đ/c là … có một cái điểm mà tại sao … ở thời điểm này chúng ta phải đưa hết sức chính xác, kín kẽ là vì sao? Năm nay kỷ niệm tròn 5 năm, Quốc hội Trung Quốc có cái chủ trương thành lập thành phố Tam Sa. Và một số lực lượng ấy, … đương nhiên có cả những người họ rất là yêu nước, cũng có lòng tự hào dân tộc, nhưng mà đương nhiên cái cách thể hiện của họ thì cũng có những cái bức xúc. Mà … mà mà … bằng cái … cái cái … cái gọi là cái tình cảm cá nhân, thì họ tổ chức đi tụ tập, … và đi biểu tình. Và thưa các đ/c là … cái việc mà đi … tụ tập biểu tình này í, thì trên Facebook ấy, có cái trang Nhật ký yêu nước … hô hào nhau để đi biểu tình. Dân làm báo, Dân luận, blog Biệt kích xa xứ, thì tán phát lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược vào ngày mùng 9 tháng 12. Như vậy là có điện thoại, nhắn tin cho nhau, và trên Facebook, trên các trang mạng xã hội, trên blog các nhân có lời nhắn như thế. Thế mà đã chỉ đạo như thế rồi, mà lại vẫn còn …
Tôi nói là như Lao động, … thế thì nêu một cái tít là “Trung Quốc ngày càng hiếu chiến”. “Chiến” ở đây là khác, phải không ạ, nó là khác.
Rồi thì là … cái Pháp luật TPHCM thì là “Tàu cá Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02”. Là “cắt cáp”.
Rồi thì VNExpress đưa tin là “Tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp địa chấn” và đưa cả clip “Tàu Trung Quốc ngang ngược vi phạm lãnh hải”, gọi là “Cắt cáp địa chấn của Việt Nam”, năm 2011.
Rồi “Vụ tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp, Trung Quốc vu cáo Việt Nam”, Việt Nam pờ-lớt (Vietnam +). Rồi là báo điện tử Kiến thức Net đưa lại. Cái báo điện tử Kienthucnet.vn này là của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thật VN, hôm nay không biết là có đ/c Phan Trung Mậu, đại diện cho Liên hiệp có đi dự đây không ạ, cơ quan chủ quản? Cái tờ báo này mới được lập năm 20 … 12 này, nhưng mà vừa rồi có một số cái sai phạm, nên việc này mà … sai phạm mấy lần.
Rồi là là … là “Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN phản đối tàu Trung Quốc cắt cáp Mình Minh 02”, lại vẫn Việt Nam pờ-lớt.
Rồi là “Vụ cắt cáp Bình Minh 02: ăn cướp la làng”, TTXVN nêu và báo Đất Việt đưa lại. Và ở đây hôm nay có chị Trang đây chúng tôi xin nói thế này: chị Trang về báo cáo với anh Lợi, chúng tôi sẽ có công văn gởi cho tổng giám đốc TTXVN. Thế thì cái Việt Nam pờ-lớt có phải là đơn vị báo chí của TTXVN hay không, mà lại đưa không theo sự chỉ đạo? Thứ hai là lại ngay TTXVN thì vẫn có một bài viết nói rằng là “Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2, vừa … à ăn cướp la làng”. Mà cái bài này TTXVN đưa, Đất Việt đưa lại.
Rồi thì “Trung Quốc cắt cáp Bình Minh 02 có ý đồ gì?” Kiến thức Nét lấy lại của Đất Việt. “Sau vụ cắt cáp Bình Minh 02, Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ đối tác”, Năng Lượng VN, chuyên san của anh Nguyễn Như Phong. (Có tiếng phụ nữ nói xen vào: Không phải đâu ạ, tờ Năng lượng VN khác tờ Năng lượng Mới). À vâng, vâng xin lỗi. Và cái mục Báo chí Toàn cảnh của Đài Truyền hình VN sáng Chủ nhật ngày mùng 9 tháng 12 thì xin thưa các đ/c là … trong cái Chủ nhật trước, thứ Bảy, Chủ nhật trước và cái thứ Bảy, Chủ nhật tuần vừa rồi ấy, thì thưa các đ/c là các lực lượng chức năng, đặc biệt là công an, (bất ngờ hạ giọng thì thào)kể cả quân đội, thì các đ/c biết là căng lực lượng ra, để mà ngăn chặn, ngăn cản tụ tập đông người. Tất nhiên chúng ta cũng thông cảm với bà con bức xúc, nhưng nếu mà số người mà tụ tập quá đông ấy, thì sẽ bất lợi, thậm chí là có thể đảo chiều, cho an ninh chính trị và trật tự xã hội của mình. Cho nên các đ/c đã căng lực lượng ra, thì cái Báo chí Toàn cảnh của Truyền hình VN đưa …đưa … đưa … điểm báo. Anh lại không phải là “điểm”, anh lại nhấn lại, đưa lại các cái báo khác, và cộng dồn lại thì cái thời lượng của nó là mấy phút. Thì thưa các đ/c phải nói là nó cũng làm cho cái … cái người nghe, người xem người ta cảm thấy tự nhiên là bức xúc, mà đúng vào cái buổi sáng mà lực lượng của ta đang còn căng ra ở TPHCM, Hà Nội … và một số đơn vị khác. Thì đây là một cái việc mà chúng tôi thấy là …
Hôm qua thì thưa các đ/c là không biết bên Bộ, bên Hội thế nào, còn bên Ban ấy, thì đ/c Trưởng ban phê bình cái vụ Báo chí Xuất bản và Xuất bản (? … không nghe rõ), là:
 Tại sao lại là … lại là đã chỉ đạo như thế rồi, mà để các báo lại lọt lưới lần này nhiều như thế. Tôi tuần vừa rồi thì tôi có đi công tác ở các địa phương, lịch làm việc rất là căng, cho nên tôi không thể theo dõi hàng ngày được, hàng giờ được, nhưng mà trường hợp của “Báo chí Xuất bản” vừa rồi mà hôm qua tôi đã phê bình thì không thể trách được nhá.    
Mặt khác đấy, là khi đã có sự chỉ đạo như thế, thì các cơ quan báo chí đã không chấp hành, thì … theo chỉ đạo của đ/c Trưởng ban đấy, thì sau (nghe không rõ) … này, Cục Báo chí và Xuất bản sẽ có một cái công văn gửi cho từng cơ quan báo chí đó và cơ quan chủ quản, đề nghị kiểm điểm là tại sao đã cung cấp thông tin, đã có sự chỉ đạo định hướng mà vẫn như thế. Thì thưa các đ/c là thế này này, chúng ta không phải là cái chuyện là không cho biểu tình là chúng ta sợ Trung Quốc … không phải! Nếu suy nghĩ như thế thì thấy hết sức đơn giản, và thậm chí có thể nói là … ngây thơ. Không ai sợ ai cả! Nhưng mà cái sự việc không cần thiết, chưa đến mức phải … phải tụ tập đến mức như thế. Thưa với các đ/c là cái cách của Trung Quốc như thế mà … thì sẽ vẫn còn rất nhiều, đại loại như thế sẽ còn rất nhiều, sẽ còn tiếp tục diễn ra. Tất nhiên là đấu tranh thì bằng ngoại giao vẫn là chủ yếu, chứ còn khi mà dùng các giải pháp khác là bất đắc dĩ. Và thưa với các đ/c là ngay cả đấu tranh về mặt pháp lý thì chúng ta cũng còn phải tích lũy các cái hồ sơ, các cái dữ liệu, các cái cơ sở pháp lý để … thật chắc, chứ không phải bỗng chốc một cái là có thể đưa ra tòa án quốc tế, hay là trọng tài quốc tế, kinh tế quốc tế … Không phải!
Rồi thì … cái giải pháp mà nói là, là gọi là … cuối cùng ấy, gọi là dàn quân ra để mà đánh nhau, thì đấy là cái giải pháp mà thưa các đ/c chí là giải pháp gọi là … gọi là đến mức là không thể có một cái cách nào khác nữa. Không thể có một cái cách nào để cứu vãn. Chứ còn hay ho gì cái chuyện là đánh nhau, để rồi rồi con em hai bên đều đổ máu, rồi thì tiêu … tiêu … tốn sức người sức của, máu xương. Cái điều đó là cái điều … cái giải pháp đó gọi là cái giải pháp gọi là bất đắc dĩ, cuối cùng, chứ không phải là sợ. Sợ thì không sợ! Ông cha ta đã không sợ thì chúng ta cũng không sợ gì cả! Nhưng có điều là chúng ta tìm mọi cách để chúng ta xử lý vấn đề cho nó … nó giảm đi, để mà giảm bức xúc, giảm … đi, giảm đối đầu, giảm căng thẳng. Đó là chiến lược!
Thế thì báo chí chúng ta ấy, trong cái thời điểm mà nước sôi lửa bỏng như thế thì chúng ta phải biết cách … nước sôi thì bớt lửa đi. Thì chúng ta lại cứ … đút củi vào, đun cho lửa bốc lên, thì như vậy là không nên. Thì chúng tôi cho rằng là đây có sự chỉ đạo rồi. Có định hướng rồi, có chỉ đạo rồi, cung cấp thông tin rồi, mà anh không chấp hành thì dứt khoát là xử lý. Thì chúng tôi đề nghị là lần này là xử lý cả về mặt đảng, cả về mặt bên nhà nước. Bên nhà nước thì chúng tôi đề nghị anh Lai, cùng các anh lãnh đạo Bộ, các vụ cục chức năng củng cố hồ sơ, để rồi có thể xử phạt hành chính.
Nhưng mà cái chuyện … dăm ba triệu đồng đó không quan trọng lắm, nên tôi đề nghị xử lý cả về mặt là tư cách đảng viên, của anh, anh không chấp hành, chúng tôi sẽ xử lý. Về phía đảng, chúng tôi sẽ làm như thế. Và chúng tôi sẽ báo cáo với tổ chức đảng, và cái cơ quan chủ quản ở đó biết cái chuyện này.
Thì thưa các đ/c là chúng ta không thể để cái chuyện là đã như thế, cung cấp thông tin (?) như thế rồi. thế mà vẫn không chịu là … chấp hành. Trong giao ban á, thì anh hỏi đủ thứ, chúng tôi mời anh. Nhưng mà đến khi đã kết luận rồi thì phải chấp hành, đây là nguyên tắc. Thì đây là cái việc mà chúng tôi muốn … thực ra thì không muốn là … thực ra căng thẳng với nhau. Nhưng mà đến lúc đã nói với nhau là thống nhất với nhau rồi thì phải thực hiện. Chứ không thể có cái chuyện là ông chẳng bà chuộc, mỗi anh nói một phách. Và một số cơ quan báo chí mà chúng tôi nêu mà có tần suất vi phạm nhiều lần ấy, thì đề nghị lại phải xử lý nghiêm túc và phải có hình thức xử lý kỷ luật …

1477. Ông Lê Hiếu Đằng: TÔI TIẾP TỤC TỐ CÁO

“Điều cuối cùng tôi xin nói ở đây, là dù đứng trước bạo lực, cường quyền nào, anh em chúng tôi cũng không nao núng, lùi bước, vì một khi đã dấn thân là chấp nhận hy sinh.”
“Tòa án vùng 3 chiến thuật của chính quyền Sài Gòn lên án tử hình anh, nhưng anh coi chừng, người thi hành án lại là chính quyền mà anh, bạn bè anh và biết bao người đã đổ xương máu mới có nó…”

TÔI TIẾP TỤC TỐ CÁO

1       Sau cuộc mitting sáng ngày Chủ nhật, 9 -12 – 2012 trước nhà hát TPHCM, tôi được thêm thông tin là chính quyền đã dùng  lực lượng thanh niên áo xanh từ trong sảnh nhà hát ùa ra (có lẽ là công an giả dạng và được mai phục từ trước) xô đẩy những người đứng trên bực thềm cao nhất làm cho nhiều người ngã. Trong đó nặng nhứt là trường hợp kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn, một trí thức tên tuổi trong ngành kiến trúc, bị  ngã sấp sau cú đẩy thô bạo của một thanh niên áo xanh lực lưỡng.
Chị Thơ, vợ anh và nhiều người người khác đã  đỡ anh lên. Mặc dầu rất đau nhưng anh vẫn khôi hài trấn an chị Thơ và mọi người: “Không sao tôi té có kỹ thuật mà” (có lẽ anh té như các cầu thủ bóng đá?). Mọi người lo, vì cách đây vài tháng anh mới bị đột quỵ. Vì vậy trước cuộc mitting chị Thơ và bạn bè can ngăn anh nhưng anh vẫn cương quyết tham gia mitting.

Thái độ dấn thân cuả một người trí thức lớn tuổi mới gương dậy sau cơn đột quỵ làm ai cũng xúc động, còn nhà cầm quyền và lực lượng đàn áp thì không.  
Tôi quen anh Huấn trong những buổi sinh hoạt tại Café thứ Bảy của nhạc sĩ Dương Thụ, một địa điểm văn hóa đúng nghĩa hiếm hoi của TPHCM.Thế mà chính quyền TP đã dẹp nó mà không có một lý do nào chính đáng cả.
Trường hợp với anh Huỳnh Tấn Mẫm, là một vụ vi phạm gia cư một cách bất hợp pháp. Sau khi anh thoát ra khỏi nhà thì một lực lượng công an hùng hậu ập vào nhà hùng hổ đi thẳng lên lầu quát hỏi: “Mẫm đâu, nhà có cửa thoát hiểm không?”. Vợ anh Mẫm thật sự hốt hoảng vì thật tình chị không biết anh đã ra khỏi nhà. Anh đã đi lặng lẽ chẳng ai biết ….
Đặc biệt, chiều tối hôm thứ Bảy 15 -12 và sáng Chủ nhật 16 -12, nhà của hầu hết 42 công dân đã ký trong văn bản ngày 27 – 7 đều bị công an canh giữ nghiêm ngặt. Ai có công việc đi ra khỏi nhà đều bị ít nhất 2 công an hộ tống. Riêng Lê Công Giàu, Trần Quốc Thuận, và tôi đi trên taxi cũng bị 4 công an ngồi trên 2 xe máy Honda theo dõi suốt.
Đến bến xe chợ Bến Thành, anh Giàu xuống để đi xe buýt về nhà, hai tay này vẫn bám theo. Anh Giàu vốn là người rất hiền lành cũng phải nổi nóng la to giữa bến xe: “Mấy anh nầy sao theo dõi người biểu tình chống Trung Quốc? Các anh là người TQ hay VN?”. Thấy không ổn, các “bạn dân” lùi lũi rút êm. Lê công Giàu, một người kiên cường trong ngục tù trước đây nay vẫn kiên cường như ngày nào.
Đối với Huỳnh Tấn Mẫm, cũng bị công an theo kỹ, cuối cùng bí thư đảng, chính quyền, công an, trong đó có công an thành phố đã “mời” anh đi ăn phở, uống café . Vẫn luận điệu cũ rích, “chưa phải lúc biểu tình, mitting; coi chừng kẻ xấu lợi dụng v.v…” và cuối cũng họ cũng hỏi anh Mẫm: “Anh có còn định đi biểu tình nữa không?”. À ra thế, cuối cùng họ cũng ló đuôi ra: họ sợ biểu tình. Anh Mẫm khẳng khái: “Bao lâu TQ còn gây hấn, lấn chiếm tôi còn đi biểu tình”.
Riêng trường hợp nhà báo Nguyễn Quốc Thái là khá nghiêm trọng. Trên đường đi lễ nhà thờ sáng Chủ nhật 16 -12, anh bị mấy công an ép và đạp té, tạo ra một tai nạn giao thông giả tạo để buộc anh Thái về công an Quận 3, thu hết giấy tờ, một thời gian sau mới để anh Thái về.
Còn một thủ đoạn mờ ám nữa là rúng ép, đe dọa vợ con và các thành viên trong gia đình, cũng như nơi làm việc, trong đó vô nhân đạo nhất là đến đe dọa trường Giáo dục chuyên biệt Khai trí, nơi tương tựa của hơn 100 em bé tự kỷ, do Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm sáng lập và phụ trách.
Rõ ràng những hành động ngăn chặn, trấn áp nêu trên đối với những người tham gia các cuộc biểu tình, mitting chống bành trướng Bắc Kinh là đi ngược lại ý chí, nguyện vọng của nhân dân TP, là xem thường lợi ích của đất nước, xem thường nền  độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN.
Điều cuối cùng tôi xin nói ở đây, là dù đứng trước bạo lực, cường quyền nào, anh em chúng tôi cũng không nao núng, lùi bước, vì một khi đã dấn thân là chấp nhận hy sinh.
Một người bạn đã nói với tôi nửa đùa nửa thật: “Tòa án vùng 3 chiến thuật của chính quyền Sài Gòn lên án tử hình anh, nhưng anh coi chừng, người thi hành án lại là chính quyền mà anh, bạn bè anh và biết bao người đã đổ xương máu mới có nó…”. Cả trong trường hợp như vậy tôi vẫn chấp nhận vì sự tồn vong và vận nước của TổQuốc VN ,vì tương lai con cháu chúng ta sau nầy.    
TP HCM ngày Chủ nhật 16 -12 – 2012.
Lê Hiếu Đằng

* Ghi chú: ông Lê Hiếu Đằng hiện là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Nguy hại thuốc "tẩy não"

Một cuốn phim tài liệu mới đây tiết lộ về loại thuốc đáng sợ nhất thế giới, đó là loại thuốc mà bọn tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân.
Việt Nam xuất hiện thuốc tẩy não cực nguy hiểm - Tin180.com (Ảnh 1)
Hoa của cây Borrachero. Ảnh: Internet

Loại thuốc này được giới giang hồ dùng như một loại ma túy hay ma dược, có tên là Scopolamine. Nó được bào chế từ cây Borrachero – một loại cây dại mọc phổ biến ở Colombia. Thứ dược liệu vô cùng nguy hiểm này “không màu, không mùi và không vị”, nhưng lại có khả năng tạo ra “những giấc mơ kỳ lạ” cho con người khi hít phải. “Bẫy người”
Gần đây, nhiều phụ nữ ở Columbia trình báo với cơ quan cảnh sát địa phương rằng họ bị bỏ “bùa”, bị điều khiển làm những việc như đưa hết tiền bạc hoặc thậm chí bị hãm hiếp. Điều làm người ta khó tin nhất là phương pháp gây án của những nghi phạm hết sức xảo quyệt. Thậm chí gia đình những người bị hại cũng không biết người thân của mình bị xâm hại. Những người bị hại có độ tuổi từ 8 đến 60 tuổi, đặc biệt có cả người bị tâm thần và một phụ nữ có thai. Rất nhiều nạn nhân không thể nhớ được mình có bị hãm hiếp hay không, lừa tiền như thế nào vì họ bị “bỏ bùa” và hoàn toàn không biết gì. Chỉ đến khi tỉnh dậy, thấy cơ thể đau đớn và quần áo rách nát, tiền thì bị mất hết, họ mới biết chuyện không may đã xảy ra với mình.
Khi cảnh sát vào cuộc điều tra đã phát hiện đây không phải bùa mê thuốc lú, mà chính là tác hại của loại cây Borrachero có nguồn gốc từ chính xứ sở Columbia. Theo lời một số nạn nhân, bọn gian thường xuất hiện ở Costco, hoặc ngay tại nhà thờ. Cách thức “lừa” thường hỏi thăm cách thức trao tặng tiền bạc cho các hội từ thiện. Thường khi nghe những tin “lành” như thế, giới phụ nữ sẵn sàng giúp đỡ tận tình. Và kết quả là nạn nhân bị mê đi, bị đưa về nhà, lấy hết tiền bạc và nữ trang “tự nguyện” đưa cho hắn. Khi tỉnh thuốc thì sự việc đã quá muộn.
Trong đó cũng đã có 2 người phụ nữ gốc Việt, trú tại San Jose là nạn nhân của loại thuốc mê này. Họ bị mất tiền bạc, nữ trang một cách ngớ ngẩn.
Những vụ lừa đảo ở Việt Nam có phải bị thôi miên?
Tại Việt Nam, mấy năm gần đây cũng có rất nhiều nạn nhân trình báo cơ quan công an rằng họ đã bị thôi miên đến mức ngoan ngoãn tự mở tủ đưa hết tài sản trong tình trạng vô thức. Điển hình như vụ chiếm đoạt tài sản của ông Hồ Đức Phúc, 42 tuổi, trú tại thôn Đăk Hòa I, xã Đăk Hòa, huyện Đăk. Hôm đó, tại cửa hàng thu mua nông sản của ông, có hai người nước ngoài đi ô tô đến mua 2kg ca phê. Họ bằng nói tiếng Việt bập bõm. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền mua hàng, ông Phúc thấy đau đầu, chóng mặt cũng ngay lúc đó một kẻ đề nghị ông Phúc đổi tiền nước ngoài sang tiền Việt để dễ giao dịch.
Ông Phúc đồng ý mở két sắt lấy tiền và đưa tiền cho hai người trên nhưng không nhận lại tiền do hai khách đưa và không nhớ được loại tiền người nước ngoài định đổi là tiền nước nào, mệnh giá bao nhiêu. Khi giao dịch xong hai người đàn ông lên xe nhanh chóng bỏ đi. Ông Phúc vào nhà nghỉ vẫn cầm chìa khoá két sắt. Đến 17h cùng ngày, vợ ông Phúc kiểm tra lại, phát hiện bị mất 34 triệu đồng.
Anh Đỗ Văn Đông (cụm 5, xã Ngọc Tảo, Phúc Thọ) không khỏi tiếc nuối số tiền gần chục triệu đồng bị chiếm đoạt một cách dễ dàng. Được biết anh Đông đang chở hàng trên QL 32 thì một chiếc taxi chạy sát lại, trên xe có 3 người, cả tài xế lẫn khách đều là người nước ngoài. Một người da đen cao lớn mở cửa, chào hỏi, bắt tay anh bằng tiếng Việt rồi đưa tấm bản đồ hỏi đường đi Lào Cai. Anh Đông đã chỉ đường một cách tận tình. Người khách này lại hỏi thăm địa chỉ quán ăn gần đó rồi rút ra tờ tiền mệnh giá 100.000 đồng, nhờ đổi lấy 2 tờ 50.000 đồng. Anh cũng không hiểu vì sao lại sẵn sàng lôi cả bọc tiền 20 triệu đồng ra đưa cho vị khách nước ngoài. Khi chiếc xe mất hút, anh Đông mới choàng tỉnh, vội kiểm tra bọc tiền thì đã bị lấy mất đi một nửa.
Qua các vụ phạm tội trên cũng chưa có kết luận cuối cùng về khả năng đối tượng có thể dùng biện pháp thôi miên để trộm cắp tài sản hay không. Trong trên thực tế có rất nhiều vụ phạm tội mà đối tượng vì một cách nào đó đã khiến nạn nhân nghe theo mọi lời đề nghị để đưa tiền cho chúng. Hiện nay cũng có nhiều người bị mắc lừa với thủ đoạn như sau: các đối tượng thường vô tình gặp nạn nhân (thường là phụ nữ, những người già) rồi vờ nói ra bệnh tật hoặc một nhược điểm trên khuôn mặt của họ kiểu như bị mộng mắt, bị nám da… rồi mách thuốc chữa… Hoặc nhiều đối tượng còn đến các cửa hàng kinh doanh nói có mối hàng giá rẻ, rồi lòng vòng dùng các trò “ảo thuật”… Và không hiểu với các chiêu thức lừa tinh vi đánh vào tâm lý muốn chữa bệnh, đánh vào lòng tham của nạn nhân hay là dùng các biện pháp thôi miên mà nhiều người đã nghe theo sự dẫn dụ của đối tượng tháo tất tật đồ trang sức đeo trên người, thậm chí còn về tận nhà mở tủ đưa tiền cho chúng…
Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới
Một cuốn phim tài liệu mới đây đưa ra tiết lộ về loại thuốc đáng sợ nhất thế giới, đó là loại thuốc mà bọn tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân. Loại thuốc có tên Scopolamine hay còn gọi là “Hơi thở của quỷ” có nguồn gốc từ cây Borrachero, loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota, Colombia.
Hãng tin Reuters cho biết, nạn nhân rơi vào trạng thái vô thức và trở nên ngoan ngoãn nghe lời, về nhà lấy hết của cải hay đến ngân hàng rút sạch tiền để đưa cho những tên tội phạm. Đặc biệt, những người phụ nữ bị bỏ thuốc “Hơi thở của quỷ” trong nhiều ngày, bị hãm hiếp và bán vào nhà chứa.
Phóng viên Ryan Duffy của hãng tin VICE, đã trực tiếp đến Bogota (Colombia) làm một phóng sự mang tên “World’s scariest drugs” (Tạm dịch: Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới). Đoạn phóng sự dài 25 phút của anh được đăng trải trên Youtube đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.
Tiến sỹ Stephen M.Pittel, nhà tâm lý học pháp y và cũng là người tiên phong nghiên cứu về văn hóa thuốc ở San Francisco có viết: “các báo cáo hàng ngày cho thấy nhiều vụ cưỡng hiếp, trộm cắp, bắt cóc… ở Mỹ và Canada có liên quan đến thuốc Burundanga, một dạng khác của Scopalamine vốn được sử dụng trong nhiều thập kỉ qua ở Columbia trong các nghi lễ bản địa. Thông thường, những tên tội phạm bí mật bỏ thuốc vào nước hoặc vẩy bột thuốc vào mặt của nạn nhân. Nạn nhân đưa toàn bộ trang sức, tiền, chìa khóa xe, thậm chí còn rút cả tiền ngân hàng để đưa cho chúng. Khi tỉnh lại họ mới nhận ra đã mất đồ và hoàn toàn không kẻ đó là ai”.
Đây chính là lý do tại sao những năm gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra cảnh báo đối với du khách, cẩn thận với “những tên tội phạm sử dụng thuốc vô hiệu hóa tạm thời khách du lịch”. Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Canada cũng đưa ra lời khuyên cho du khách đến các vùng nông thôn Colombia. Theo đó, du khách phải cẩn thận, tránh đến các quán bar một mình, cẩn thận với nước uống và đồ ăn nơi đây. Ngay cả trên website của Bộ Ngoại giao Colombia cũng có lời cảnh báo khách du lịch đến Colombia “cẩn thận với chất Scopolamine, thường được gọi là Burundanga khi chúng được hòa với sữa, nước, thuốc lá hay qua đường hô hấp”. Thuốc thường được những tên trộm và bắt cóc dùng trong các quán rượu địa phương.
“Hơi thở của quỷ” giống với một loại hoa dại ở Đà Lạt?
Gần đây, nhiều nhà vườn Đà Lạt bỗng bất ngờ khi các giống hoa loa kèn mà họ vẫn thường xuyên chăm trồng từ trước đến nay lại được mang danh là “Hơi thở của quỷ”; với tên khoa học là “Araceae” hay “cây Chân bê”, là cây ưa nắng, mọc thành bụi và có thể gây ngộ độc nếu ăn phải, hoặc gây hại nếu dính vào mắt… Trong các loại loa kèn hiện đang phổ biến ở Đà Lạt, trừ các giống loa kèn đang trồng kinh tế trong các nhà vườn, loại hoa được cho là giống với Borrachero của Colombia là hoa loa kèn hoang dại mọc ở Đà Lạt. Đây là loại cây thân mềm, chiều cao thân cây tối đa khoảng 5m, hoa có chiều dài trung bình 25cm, mùi thơm nhẹ, lá có vị đắng và lợ, hình thức giống lá thuốc lá. Điều đặc biệt, tất cả các bông hoa khi nở đều cắm đầu xuống đất, y hệt Borrachero.
Trong cuốn sách “Cây cỏ Việt Nam” của tác giả Phạm Hoàng Hộ (quyển 2), xuất bản năm 2003 viết về cây hoa loa kèn Đà Lạt là cây Brugmansia suaveolens (Wild) như sau: Tiểu mộc, vạm vỡ, cao đến 4 – 5m; cành trăng trắng. Lá có phiến dạng như lá thuốc lá, to, dài 15 – 20cm, đáy bất xứng, đầu nhọn; cuống dài 2 – 3cm. Hoa thòng, trắng, to, dài đến 30cm; đài là ống suông có 5 răng, có lông; vành hình kèn; nhụy đực gắn trên ống vành và có bao phấn dính nhau; quả không gai; hột dẹp, to 1cm. Trồng nhiều ở Đà Lạt vì hoa đẹp, gốc Trung Mỹ. Lá chứa nhiều alcaloid, in vitro, chống siêu khuẩn measles.
So sánh cây Borrachero ở Colombia và cây người Đà Lạt thường gọi là hoa hoa kèn rất giống nhau. Tuy nhiên tên Borrachero có thể chỉ là tên gọi địa phương tại Colombia nên chưa dám khẳng định cây Borrochero ở Colombia và cây hoa loa kèn dại ở Đà Lạt có phải là một hay không. Tuy nhiên, các nhà sinh vật học đã khẳng định cây Borrochero ở Colombia và cây hoa loa kèn tại Đà Lạt là cùng thuộc họ Cà Solanaceae và cùng chi. Để có thể đưa ra một kết luận chính xác rất cần nhiều cuộc nghiên cứu cả trong và ngoài nước.
(theo ANTĐ

Cảm ơn... suy thoái

Hãy nói lời cảm ơn suy thoái đã tạo ra một nền tảng mới chắc chắn hơn cho văn hóa thương mại, trả lại "cái ghế" thượng đế cho người tiêu dùng.
Chuyện thay đổi đang diễn ra ở các ngân hàng nắm giữ mạch máu lưu thông nền kinh tế. Tại một chi nhánh chuyên phục vụ khách gửi tiền tiết kiệm của Ngân hàng A., nhân viên các quầy đồng loạt ngẩng lên khi nghe tiếng cửa mở và sẽ có một cô nhanh miệng ríu rít gọi đúng tên khách hàng và hỏi: "Cô cần gì, lại đây em làm cho?".
Khách đến với ý định rút tiền chuyển sang chỗ khác có lãi suất hấp dẫn hơn chút đỉnh đâm ra ngần ngừ vì thái độ nồng nhiệt ấy. Với số tiền tích lũy khiêm tốn từ đồng lương công chức đem gửi tiết kiệm mà vẫn được người của ngân hàng nhớ mặt, nhớ tên, một thái độ trân trọng tuyệt vời như thế mấy khi khách "lẻ" được hưởng.
Ngoài cửa chi nhánh còn có một anh bảo vệ chuyên dắt xe xuống vỉa hè cho khách đến giao dịch. Những chuyện ấy hồi trước làm gì có, thậm chí trước đây nếu khách không đến làm thủ tục lúc đáo hạn tiền gửi, có thể sẽ phải cãi cọ với nhân viên giao dịch vì bỗng nhiên phải chịu lãi suất tự do, tức là mức lãi suất thấp nhất, một cách vô lý.
Vậy là khách quyết định không rút tiền nữa, coi thái độ ân cần của cô nhân viên kia là một món lãi văn minh cộng thêm họ được hưởng thụ.
Ảnh minh họa
Một anh bạn kể chuyện, bước vào một trung tâm của MobiFone, anh được cô gái xinh đẹp mặc áo dài mở cửa, kéo ghế mời ngồi và hỏi anh cần gì. Cô gái đẹp làm anh lúng túng vì mình là đàn ông mà được "chăm sóc" kỹ vậy! Anh mất điện thoại và muốn giữ lại số sim cũ.
Lúc này nhân viên giao dịch cũng không bắt anh khổ sở nhớ xem 5 số điện thoại gọi gần nhất là số nào, một việc ít ai làm nổi nhưng trước nay MobiFone vẫn bắt khách hàng phải làm.
Giờ thì miễn! Khách được giải đáp tối đa, được mời uống trà và ăn kẹo trong lúc chờ lấy sim mới với cái giá phải trả đúng 15 ngàn đồng. Cô gái đẹp mặc áo dài lại mở cửa tiễn anh ra tận vỉa hè với nụ cười làm anh thấy mình cứ muốn quay lại đó lần nữa!
Ở trung tâm giải trí lớn và sang trọng nhất Đà Nẵng, món quà Giáng sinh đã được gửi từ tuần lễ đầu của tháng 12 đến các khách hàng thân thiết. Một chai champagne Nga và hộp sôcôla cho ngày lễ vui vẻ. Đi chơi game mà được tặng quà hậu hĩ?
Óc sáng tạo thời suy thoái kinh tế đã làm việc cật lực để giúp người kinh doanh nghĩ ra những độc chiêu giữ chân khách bất ngờ như thế! Họ cần đảm bảo dù các gia đình thắt chặt chi tiêu vẫn không thể bớt chút tiền giải trí mùa Giáng sinh và đón chào năm mới ở trung tâm này.
Ở đâu bạn cũng nhận được tấm lòng thơm thảo của người kinh doanh. Các trung tâm bất động sản in catalogue màu, tuyển nhân viên đẹp, ăn mặc lịch sự đến tận khu dân cư giới thiệu sản phẩm.
Các cô gái bán hàng thời trang sẵn lòng lục tung tất cả mẫu mã, cho bạn thử hàng chục loại váy áo với nụ cười và những lời khen ngợi. Quán cà phê quen tăng cường thêm cây xanh và những bức tranh sơn dầu, mặc cho lạm phát leo thang bắc cầu, bảng menu đã hai năm vẫn giữ giá cũ.
Thỉnh thoảng ông chủ quán còn gửi đến bàn một dĩa nhỏ bánh cake để khách nhấm nháp với ly cà phê trưa. Ngay cả quán xá Hà Nội khét tiếng về "khinh khách" nay cũng tỏ thái độ khiêm tốn hơn trước thượng đế. Đến bà hàng rau, hàng thịt cũng tìm mọi cách chứng minh với khách miếng thịt, mớ rau của em là từ quê ra, không phải hàng Trung Quốc.
Tình cờ báo sáng nay đăng hình ảnh một con trăn gấm "khủng" bị bắt ngoài ruộng, nằm trong chuồng chê mồi. Hai con vịt sống đứng trên mình con trăn, một con rúc đầu vào cánh vô tư ngủ, con còn lại bình thản đưa mắt nhìn xung quanh.
Cái khung cảnh thanh bình ấy làm người ta ngạc nhiên vì bản năng hoang dã, hung tợn của loài trăn đâu rồi, sao nó lại chung sống hòa bình với hai con vịt béo múp?
Một chuyên gia nuôi trăn nhận định, con trăn này là trăn nuôi lâu ngày bị sổng, đã mất hết bản năng gốc, nó thích ứng với đời sống mới nên chỉ ăn trái cây. Chợt nhận thấy nền văn hóa kinh doanh thời suy thoái rất giống con trăn nuôi, đã từ bỏ được những thói quen cũ, thích ứng thật nhanh với hoàn cảnh.
Trong muôn vàn cái khổ vì suy thoái kinh tế, vì lạm phát leo thang, đồng lương giậm chân tại chỗ, hãy tự an ủi và nói lời cảm ơn suy thoái đã tạo ra một nền tảng mới chắc chắn hơn cho văn hóa thương mại, trả lại "cái ghế" thượng đế cho người tiêu dùng.
Theo Bích Hồng/ DNSG

[Alan Phan]Đàn cừu và bầy sói


Một sự cố lúc lên 10 tuổi tạo nên một cảm nhận sâu sắc khiến tôi hiểu rõ mình hơn. Kiên, một thằng bạn thân luôn cặp kè bên tôi qua nhiều năm trường lớp, cùng tôi tạo cặp bài trùng giang hồ trong thế giới nhỏ bé của tuổi học trò. Cho đến một ngày, vì sự khích bác của một đứa con gái cùng học, chúng tôi chửi nhau và kết thúc bằng một cuộc vật lộn, giữa tiếng reo hò của nhóm.

Kiên lớn xác hơn tôi, nên sau một hồi, nó nằm trên và đấm liên tiếp vào mặt tôi. Sưng bầm, đau đớn, tôi loay hoay mò tìm được một cục đá lớn, đập thẳng vào trán nó. Máu phọt ra, Kiên sợ khóc rống và tôi cũng sợ, khóc theo. Sau khi lãnh thêm nhiều roi vọt từ thầy giám thị đến ông bố, chúng tôi làm lành và nắm tay nhau, hứa không bao giờ để một đứa nào, trai hay gái, làm sứt mẻ tình bạn. Nhất là một đứa con gái mập, mặt rỗ và hôi hám. Chúng tôi không hiểu ma quỷ nào đã khiến chúng tôi ngu thế.

Sau lần đó, vết máu trên trán Kiên ám ảnh tôi. Tôi tránh xa những cuộc cãi vả gây gỗ vì không muốn thấy những đau đớn mình gây ra cho kẻ khác. Ngược lại, Kiên thích đánh nhau hơn, trở nên tên du côn số một của trường. Hắn có thêm vài thằng lâu la phụ giúp và luôn gắng kéo tôi về phe hắn để phá làng phá xóm. Nhưng tôi từ chối và theo con đường học hành nghiêm chỉnh. Hắn thi rớt Tú Tài vài năm liên tiếp, còn tôi thì được học bổng qua Mỹ. Ngày về nước, tôi đến thăm gia đình, họ cho biết Kiên cầm đầu một băng đảng cướp, bị bắt đi tù ở Chí Hòa và chết trong tù sau một cuộc tranh chấp quyền lực gì đó của các tay xã hội đen.

Kiên có bản chất tốt. Hào hiệp, phóng khoáng, thích giúp đỡ người khác và trung thành với bạn bè. Nhưng khi diễn vai trò anh chị của giới giang hồ, Kiên tàn nhẫn vả lạnh lùng cho đúng vai diễn. Rất nhiều nhân vật khác ngoài đời, từ các chính trị gia đến các bố già, thường biểu hiện hội chứng quyền lực này và đều biến thái trầm trọng khi vai diễn đã nhập tâm xác.

Bóng tối của văn minh

Qua các nghiên cứu xả hội và nhận xét cá nhân, tôi thường chia con người trong xã hội thành 2 thành phần chính: sói và cừu. Sói sinh ra để săn, để cưỡng đoạt, để tạo dựng uy quyền, để làm “lãnh tụ” bằng bât cứ giá nào và đường nào. Cừu sinh ra để làm nạn nhân của sói, để được an phận và để phục vụ sói theo bản năng sinh tồn. Sói hay cừu đều có thể rất thông minh hay ngu dại, rất liều lĩnh hay sợ sệt, rất cuồng tín hay nghi ngại…nhưng khi hành động thì luôn chạy theo cá tính cơ bản của mình. Sói là sói và cừu là cừu. Cừu có thể hoang tưởng cho mình là sói; nhưng sói thì không bao giờ nhầm lẫn.

Biết rõ bản chất thiên nhiên của sói và cừu là hiểu được cái tương quan trong quan hệ quyền lực của thực tại, dù trên bình diện chánh trị, kinh tế, xã hội hay gia đình. Những cuốn sách gối đầu giường của các lãnh tụ (đang làm hay đang mong ước) về quyền lực phải là “Binh Thư Tôn Tử”, “The Prince” của Machiavelli và “ The 48 Laws of Power” của Greene. Những con sói muốn đi xa và sâu hơn trong sự nghiệp “lãnh đạo” cần đọc thêm tất cà những phù phép trong lịch sử của các quyền lực “cứng” như Hitler, Stalin, Pol Pot, Mao Trạch Đông, Napoleon…và những quyền lực “mềm” như Christ, Lincoln, Churchill, Warren Buffett, hay Ghandi.

Cá nhân tôi, sau bao học hỏi về lý thuyết, cũng như qua những trận đấu sinh tử trong đời làm ăn, rút ra được vài quy luật căn bản về quyền lực, không đầy đủ nhưng rất thiết yếu để các bạn trẻ “bớt ngây thơ” về thế giới của đàn cừu và bầy sói.


1. Không bao giờ có chuyện nhượng quyền tự nguyện

Văn hóa từ chức hiện diện trong nhiều xã hội văn minh và nặng lòng tự trọng. Nhưng một con sói đúng nghĩa chỉ bước xuống khi không còn lựa chọn cho tương lai mình. Từ chức là hành động duy nhứt để cứu vãn chút hư danh còn sót lại. Trong những xã hội hoang dã hơn, hy vọng lãnh tụ sẽ tỉnh ngộ để nhường ngôi cho người tài giỏi hơn là một hiện tượng tự sướng dành riêng cho các trí thức tháp ngà ngây thơ và thích lý tưởng hóa thực tại. Những vị học giả này là những con cừu thông minh nhưng hèn kém và sợ sệt mọi đấu tranh có thể làm bẩn áo quần.

Tôi còn nhớ câu chuyện của một anh bạn bị vợ sói nắm đầu tuyệt đối trong mọi sinh hoạt 24/7, trong và ngoài nhà. Sau một chầu rượu và lời khuyên nhủ của bạn bè, anh chông cừu về nhà đóng cửa phòng, chỉ mặt vợ,” Gia đình này phải thay đổi. Tôi không thích một chút gì đang xẩy ra tại đây”. Bà vợ sói nghiêm giọng,” Tôi đồng ý hoàn toàn. Bắt đầu ngay bây giờ sẽ có những thay đổi lớn lao. Và tôi chắc là anh càng không thích những thay đổi này”.

2. Không bao giờ có chuyện sói thương cừu và hy sinh cho cừu

Có những sói lãnh tụ diễn vai rất xuất sắc và mạng lưới PR của đàn em rất tinh xảo để đem một thông điệp và một hình ảnh tuyệt vời về lòng yêu nước thương dân, những hy sinh vì đại nghĩa trong quá khứ (phần lớn là BS đã được xịt nước hoa Gucci), và một viễn ảnh mê hoặc của một thiên đường đầy buffets, chân dài và siêu xe. Đây là những con sói cực kỳ nguy hiểm vì không những bầy đàn phe nhóm của chúng rất lớn rộng, mà chúng sẽ thu hút rất nhiều “cừu thơ ngây” mang nhiệt huyết và ngây dại của tuổi trẻ phục vụ những ý đồ ngông cuồng để phá hoại toàn diện xã hội.

Các loại sói thường phản bội và bán đứng các đàn anh, đàn em của chúng để đạt điều mong muốn. Chúng đối xử tệ hại với sói đỡ đầu và cả với tay chân bộ hạ nên sự yêu thương dành cho đám cừu hay đám sói đối thủ là chuyện không bao giờ xẩy ra. Đừng hoang tưởng về bản chất thực sự của các sói lãnh đạo.

3. Các sói lãnh đạo không bao giờ “ngu”

Sói lãnh đạo có thể thiếu học vấn, không biết chuyên môn hay vụng về trong giao tiếp vì quen sống ở nhà quê hay rừng rú. Nhưng đừng đánh giá thấp trí thông minh sáng tạo của họ, nhất là khi phải đối đầu đánh đấm dối thủ và kẻ thù. Mao xem “trí thức không bằng cục phân” vì ông biết rằng thủ đoạn hay sự tàn bạo của ông sẽ dư sức bẻ gẫy mọi chống đối nửa vời của đa số người dân, có học hay không học.

Bao nhiêu sói và cừu đã bị tiêu diệt vì coi thường kỹ năng gian dối, tàn nhẫn và trí khôn của các sói lãnh đạo. Họ không hiểu là cái học sách vở không thể so sánh với kinh nghiệm chiến trường khốc liệt mà các sói lãnh đạo đã hấp thụ sau bao ân oán giang hồ.

4. Săn theo bầy nhưng sẵn sàng giết nhau để chiếm quyền

Đặc tính dễ nhận ra nhất là sói sống theo đàn, săn theo bầy, luôn vâng lệnh lãnh tụ và khi tấn công kẻ thù thì rất lớp lang chiến thuật, không kém một đạo binh thời drones này. Tuy nhiên, chỉ cần một điểm yếu lộ diện, là con sói đầu đàn sẽ bị đảo chánh và ăn thịt ngay. Chắc chắn là stress của các lãnh tụ này cao ngất trời xanh.

Cuợc chiến nội bộ âm thầm diễn ra liên tục. Do đó, dù sói không muốn giao quyền lại cho ai, và tìm đủ mọi cách để triệt hạ các dối thủ tiềm năng, định luật thiên nhiên luôn đào thải kẻ yếu và cho phép kẻ mạnh nhất, tàn nhẫn nhất ‘lãnh đạo”.

5. Quyền lực mềm bền vững hơn trong thời “kiến thức”

Qua lịch sử nhân loại, sói lãnh tụ mang đầy đủ sắc mầu và chiến thuật: mềm, cứng và những pha lẫn giữa hai thái cực. Các lãnh tụ tôn giáo và xã hội thường không có quân đội nên phải tùy thuộc vào kỹ năng biện thuyết và tạo động lực cho đàn em cũng như tín đồ. Bù lại, ảnh hưởng của họ thường vượt thời gian và không gian. Trong khi đó, các lãnh tụ “cứng” đo sự thành công của họ bằng những chiến tích và xác người. Nhất tướng công thành vạn cốt xương. Với ước tính hơn 60 triệu người bỏ mạng dưới tay ông, Mao Trạch Đông có lẽ là con sói “vĩ đại” nhất.

Tuy nhiên, nhờ công nghệ thông tin và đám mây Internet, dân chúng khôn ra và dấu hiệu về ngày tàn của các quyền lực cứng bắt đầu với Đông Âu, mùa xuân Á Rập và những bất ổn xã hội tải Trung Quốc. Đièu quan trọng là cũng đừng nên đánh giá thấp sự phản ứng theo bản năng sinh tồn cùa các sói lãnh đạo “cứng”.

Một bài học về kỹ năng quản trị có thể soi sáng tâm trạng người dân? Hội Đồng Quản Trị của một công ty bỏ phiếu về một phi vụ sáp nhập. Phải có sự đồng thuận tuyệt đối nên khi một quản trị viên từ chối không bầu chấp thuận, mọi người còn lại thay phiên thuyết phục anh chàng cứng đầu này. Sau 2 ngày, họ báo cáo với ngài Chủ Tịch là hoàn toàn thất bại. Đến lượt ngài Chủ Tịch. Vốn xuất than là một công an làng, xã, huyện đến tỉnh, ngài không mất nhiều thì giờ. Ngài thượng cẳng tay hạ cánh chân và 10 phút sau, ông quản trị viên bò càng ra đất. Ông nói bây giờ ông sẵn sang bỏ phiếu thuận. Sau đó, Ban Quản Trị hỏi lý do gì làm ông thay đổi ý định nhanh như vậy khi gặp riêng ngài Chủ Tịch, ông trả lời,” Không ai giải thích cho tôi nghe vấn đề một cách tường tận rõ ràng như vậy”.

Sói hay cừu?

Quay lại với ông già Alan. Nhiều người hỏi thế ông là sói hay cừu? Tôi cũng muốn hoang tưởng cho mình là một con sói thông minh kiểu The Lone Wolf của văn chương Âu Mỹ. Nhưng tôi biết cá tính mình không bao giờ có thể làm sói, dù lãnh tụ hay theo đàn. Mà mình cũng không phải là cừu để làm nạn nhân của ai. Ở tuổi này, tôi chỉ có thể làm một con khỉ già, sống trên những tang cây cao, tránh xa nanh vuốt của loài sói.

Và những đêm sáng trăng, đứng trên xa, nhìn tiếng hú gọi đàn của bầy sói và tiếng la hét kinh hoàng của đàn cừu, tôi mới hiểu tại sao Joseph Conrad nói về The Heart of Darkness. Không làm gì hơn ngoài một tấm lòng bất nhẫn… nhưng phải lặng im chấp nhận quy luật và chu kỳ của thiên nhiên.
Alan Phan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét