Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Tin ngày 11/12/2012

  • Cậu học sinh 15 tuổi thách thức Bắc Kinh về môn học tẩy não (RFI) - Thông tín viên nhật báo Le Monde tại Hồng Kông hôm nay trong bài viết mang tựa đề « Hoàng Chi Phong, cậu học sinh thách thức Bắc Kinh » đã nói về một sự kiện chưa từng diễn ra tại đây. Phong trào do cậu bé 15 tuổi này lãnh đạo đã khiến chính quyền Hồng Kông phải lùi bước trước ý định áp đặt chương trình « giáo dục lòng yêu nước » của Trung Quốc.
  • Philippines ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang làm đối trọng với Trung Quốc. (RFI) - Trong một bài phỏng vấn đăng trên tờ Financial Times số ra ngày hôm nay, 10/10/2012, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố là Manila ủng hộ một nước Nhật Bản được tái vũ trang để làm đối trọng với một nước Trung Quốc ngày càng hùng mạnh. Cụ thể, ông del Rosario ủng hộ việc Nhật Bản, quốc gia từng chiếm đóng Philippines, từ bỏ bản Hiến pháp hòa bình để trở thành một thế lực quân sự thật sự. 
  • EU nhận giải Nobel Hòa bình 2012 (VOA) - EU đoạt giải Nobel Hòa bình năm nay nhờ đưa Âu Châu 'từ một châu lục của chiến tranh trở thành một châu lục của hòa bình'
  • Anh đặt hàng tàu ngầm 1,2 tỷ bảng (BBC) - Bộ Quốc phòng Anh quốc vừa đặt hàng một chiếc tàu ngầm tấn công đời mới, HMS Audacious, trong hợp đồng trị giá 1,2 tỷ bảng Anh.
  • TQ yêu cầu VN 'bảo vệ công dân' (BBC) - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, yêu cầu Việt Nam đảm bảo an toàn cho công dân Trung Quốc sau đợt biểu tình.
  • Philippines muốn Mỹ tăng hiện diện quân sự (BaoMoi) - Các quan chức Mỹ và Philippines sẽ gặp nhau tuần này để bàn về việc mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại quốc đảo Đông Nam Á, trong bối cảnh Manila và Bắc Kinh có căng thẳng liên quan tới tuyên bố chủ quyền trên biển.
  • Luật biển quốc tế: Trung Quốc phê chuẩn những không thực hiện (BaoMoi) - Hôm nay 10/12/2012 đánh dấu tròn đúng 30 năm ngày Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982 hay UNCLOS 1982) ra đời. Đây được xem là một trong những văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên của Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam đã tuân thủ một cách nghiêm túc văn bản luật này. Trong khi đó, nhìn sang nước láng giềng, dù là thành viên của UNCLOS 1982 và dù là một nước lớn nhưng Trung Quốc đang khiến cộng đồng quốc tế bất bình vì không tôn trọng văn bản luật mà chính họ đã ký kết tham gia này.
  • Trung Quốc tìm cơ hội lấn tới ở Biển Đông (BaoMoi) - Có lẽ chưa thời điểm nào Trung Quốc lại có những động thái hung hăng và đầy khiêu khích ở Biển Đông như trong thời gian vừa qua. Bắt đầu từ hồi tháng 4, Trung Quốc liên tục khiến khu vực Biển Đông “sôi sùng sục” vì một loạt tranh chấp với các nước láng giềng. Người ta cứ ngỡ đây là “chiến thuật” của Trung Quốc trước thềm cuộc chuyển giao quyền lực 10 năm một lần ở nước này. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy.
  • Tàu khu trục Trung Quốc tiến đến Điếu Ngư (BaoMoi) - Sáng nay 10/12, báo chí Nhật Bản đưa tin, các lực lượng chức năng Nhật Bản đã phát hiện 4 tàu hải quân thuộc hạm đội Đông Hải của Trung Quốc đang tiến gần đến đảo Điếu Ngư/Senkaku.
  • Philippines ủng hộ Nhật đối trọng với Trung Quốc (BaoMoi) - Bộ trưởng Ngoại giao Philippines hôm qua tuyên bố nước này ủng hộ mạnh mẽ việc Nhật Bản tái vũ trang theo chủ nghĩa hòa bình, nhằm làm đối trọng với một Trung Quốc ngày càng lớn mạnh về quân sự.
  • Mưu đồ thiết lập “trật tự biển Đông” (BaoMoi) - TT - Những ngày qua, dư luận quốc tế và Việt Nam lên án mạnh mẽ việc Trung Quốc cho phép lính biên phòng khám xét, bắt giữ và trục xuất tàu bè nước ngoài “xâm nhập phi pháp” trên biển Đông từ 1-1-2013.
  • Vì sao Trung Quốc không ‘đuổi’ được Nga khỏi Đông Nam Á? (BaoMoi) - Theo tài liệu mà Viện “Jamestown Foundation” (Mỹ) vừa công bố, Mỹ hay Ấn Độ không phải là những quốc gia duy nhất bị Trung Quốc lên tiếng “cảnh báo” nên rời khỏi khu vực Đông Nam Á và không được can thiệp vào “các lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc mà cả Nga cũng từng bị “đề nghị” như vậy.
  • Leo thang & mưu đồ (BaoMoi) - (Dân trí) - Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị với Trung Quốc. Thế nhưng không vì thế mà chúng ta chấp nhận bằng mọi giá. Một đất nước có chủ quyền, giàu tinh thần độc lập, một dân tộc của tinh thần bất khuất, ý chí quật cường không bao giờ chịu khuất phục…
  • Không gian ngày càng mở của cuộc chiến (BaoMoi) - SGTT.VN - Trung Quốc đang phát động một cuộc chiến tổng hợp chống lại Việt Nam. Không gian cuộc chiến ngày càng lan rộng ra các mặt trận pháp lý, truyền thông và tâm lý.
  • Điểm báo ngày 10.12.2012 (BaoMoi) - (TNO) Sáng nay 10.12, những thông tin nổi bật trên các báo gồm: Báo Hồng Kông chỉ trích hộ chiếu in đường lưỡi bò; Triều Tiên “dừng chuẩn bị phóng tên lửa”; Việc tăng phí cũ, thu phí mới khiến doanh nghiệp và người dân thêm khó khăn chồng chất; Công trình thể thao biến thái; Thất thu lớn từ chuyển giá; Kết quả trận derby thành Manchester...
  • Giải quyết hòa bình mọi tranh chấp trên biển (BaoMoi) - TP - Giám đốc Trung tâm Luật Biển & Hàng hải Quốc tế khẳng định, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong bối cảnh Trung Quốc liên tục gây hấn trên biển Đông, vi phạm nghiêm trọng “hiến pháp của thế giới về các vấn đề biển và đại dương”.
    PGS.TS.LS. Nguyễn Bá Diến.
  • Biển Đông vẫn nóng sau đại hội 18 của Trung Quốc (BaoMoi) - Hy vọng về sự yên ả ở Biển Đông khi Trung Quốc có ban lãnh đạo mới đã biến mất, bởi nước này có một loạt hành động quyết đòi chủ quyền ở các vùng biển đảo của nước khác hoặc đang tranh chấp, kể từ sau đại hội đảng 18.
  • Đuổi hàng ngàn tàu cá nước ngoài vi phạm chủ quyền (BaoMoi) - (Phunutoday) - Từ năm 2004 đến nay, Bộ đội biên phòng Hải Phòng và Đà Nẵng đã xua đuổi và bắt giữ hàng nghìn tàu cá nước ngoài vi phạm chủ quyền đánh bắt trộm hải sản ở vùng biển của Việt Nam.
  • Đuổi hàng ngàn tàu cá nước ngoài vi phạm chủ quyền (BaoMoi) - (Phunutoday) - Từ năm 2004 đến nay, Bộ đội biên phòng Hải Phòng và Đà Nẵng đã xua đuổi và bắt giữ hàng nghìn tàu cá nước ngoài vi phạm chủ quyền đánh bắt trộm hải sản ở vùng biển của Việt Nam.
  • Quy định xét tàu trái UNCLOS (BaoMoi) - Sự kiện Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ban hành quy định cho phép cảnh sát biên phòng của tỉnh xét tàu thuyền nước ngoài ở biển Đông cho thấy Trung Quốc đang gia tăng thái độ hung hăng ở biển Đông.
  • Người cứu tàu ở Trường Sa (BaoMoi) - Một cựu lính hải quân từng phục vụ ở Trường Sa sau khi giải ngũ đã tình nguyện quay lại nơi này làm nghề sửa chữa tàu cá, giúp bà con ngư dân ngày đêm bám biển.
  • Trung Quốc không chứng tỏ thái độ hòa bình (BaoMoi) - Trả lời phỏng vấn của báo Pháp Luật TP.HCM rằng có phải Trung Quốc sử dụng thủ đoạn in đường chín đoạn vào hộ chiếu mới nhằm ý đồ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông sẽ được cộng đồng thế giới công nhận hơn, TS David Koh (ảnh) nhận định:
  • Báo Hồng Kông chỉ trích hộ chiếu in đường lưỡi bò (BaoMoi) - Trong tuần rồi, báo South China Morning Post (SCMP) ở Hồng Kông (Trung Quốc) đăng bài xã luận với tựa đề Map on China Passport goes too far (tạm dịch: Bản đồ trên hộ chiếu Trung Quốc đi quá xa) về việc Trung Quốc in bản đồ đường lưỡi bò phi pháp ôm gần trọn biển Đông vào hộ chiếu và đã bị nhiều nước phản đối.
  • Giúp Đông Nam Á tự cường trước Trung Quốc (BaoMoi) - "Nếu ASEAN không đoàn kết, không thống nhất ý chí với nhau trong cuộc chống bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, thì Mỹ có muốn giúp mấy cũng đành chịu." - Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason (Hoa Kỳ).
  • Công ước LHQ về Luật Biển 1982 - Hiến pháp về đại dương (BaoMoi) - Cách đây vừa đúng 30 năm, Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), được 107 quốc gia, trong đó có Việt Nam, ký tại Vịnh Môn-tê-gô (Gia-mai-ca), đánh dấu thành công của Hội nghị LHQ về Luật Biển lần thứ 3, với sự tham gia của hơn 150 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế, kể cả các tổ chức quốc tế phi chính phủ.
Bản tin tiếng Anh


  • Just as important as a book (Washington Post) - As int'l toy companies expand in China, the value of recreation is getting more play.
  • Interpreters struggle to keep up with demand (Washington Post) - China's translation industry will enjoy rapid growth during the 12th Five-Year Plan (2011-15) period, yet a shortage of talent will hinder that development.
  • Luxury housing sales rise in Beijing (Washington Post) - Sales of upscale housing in Beijing reversed a previous downward trend to record a sharp increase in November, driven by appetite from foreign buyers and relatively cheap loans.
  • iPad mini feels the chills at China launch (Washington Post) - Unlike other Apple products' that were launched in China drawing big crowds, iPad mini is feeling the chills at China launch in both Beijing and Shanghai on Friday.
  • Nanning bride wears 520-meter wedding veil (Washington Post) - Wearing a 520-meter-long wedding veil, Ms Nong ties the knot with Mr Tan after being together 520 days. The ceremony takes place in Nanning, capital of South China's Guangxi Zhuang autonomous region, on Dec 9. In Chinese, 520 stands for "I Love You."
  • Life of Pi offers food for thought (Washington Post) - Ang Lee's Life of Pi has made everyone a film critic in China and has sparked extensive discussions from both professional critics and ordinary viewers alike. Review
  • Mo Yan gives Nobel Prize speech (Washington Post) - Chinese writer Mo Yan, winner of the 2012 Nobel Prize in Literature, described himself as a storyteller in a lecture at the Swedish Academy on Friday afternoon.
  • China to be 'more open': vice-premier Li (Washington Post) - Chinese Vice-Premier said to expand domestic demand, tap the urbanization potential and develop other initiatives required an open environment.
  • China, Russia vow to advance cultural exchange (Washington Post) - Senior Chinese and Russian officials on Wednesday agreed here to work together and take effective measures to push forward people-to-people and cultural exchange programs between the two countries.
  • Premier Wen back from SCO meeting, two-nation visit (Washington Post) - Wen Jiabao returned to Beijing after attending the 11th prime ministers' meeting of SCO in Kyrgyzstan and the 17th regular meeting between Chinese and Russian prime ministers in Russia .

1455. Giáo sư Đặng Hùng Võ nói lại về vụ Văn Giang

TuanVietnam

Giáo sư Đặng Hùng Võ nói lại về vụ Văn Giang

10/12/2012 02:00
Thực hiện lời hứa với bà con Văn Giang trong cuộc đối thoại cách đây một tháng, GS Đặng Hùng Võ viết bài trả lời những khúc mắc của người dân.
LTS: Chiều ngày 8/11/2012, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, người đã ký 2 Tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ vào Quý II năm 2004 về bổ sung kế hoạch sử dụng đất 2004, 2005 tỉnh Hưng Yên và về giao đất, thu hồi đất đối với dự án xây dựng hạ tầng đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên theo phương thức đổi đất lấy hạ tầng, đã chấp nhận gặp gỡ với đại diện một số người dân bị thu hồi đất mà đang còn những kiến nghị tại dự án Văn Giang, thắc mắc theo đề nghị của họ.

Tại cuộc gặp gỡ, luật sư trợ giúp pháp lý cho những người dân nói trên cho rằng 2 Tờ trình của ông Võ đã trình lên Thủ tướng CP là trình lên nơi không đúng thẩm quyền, nội dung đề nghị phê duyệt Dự án chưa phù hợp quy hoạch sử dụng đất, không có quyết định thu hồi đất đến từng hộ dân, như vậy trái với quy định của Luật Đất đai 1993.
Ghi nhận ý kiến của luật sư và nhận lỗi với những người dân Văn Giang, GS Võ hứa sẽ kiểm tra, rà soát lại chi tiết toàn bộ quá trình xem xét Dự án này, tham khảo ý kiến các chuyên gia, đối chiếu lại với những quy định của pháp luật. Ông cũng hẹn sẽ viết bài chi tiết gửi đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để trả lời những khúc mắc của người dân đã nêu ra.
Tôn trọng tính đa chiều của thông tin, VietNamNet xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Gs. Đặng Hùng Võ.
Phần 1: Lộ trình dự án và thẩm quyền phê duyệt
Không chạy dự án vì tư lợi
Cuối năm 2003, quy hoạch vùng Thủ đô đã được đưa ra với những kỳ vọng quy hoạch mới về kết cấu hạ tầng giữa Hà Nội và các tỉnh ngoại vi. Cầu Thanh Trì và con đường nối thẳng Hà Nội – Hưng Yên đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hưng Yên và Chính phủ coi là một dự án trọng điểm, cần sớm triển khai và đưa vào sử dụng. Mặt khác, thời điểm này cũng là giai đoạn chuyển tiếp từ Luật Đất đai 1993 sang Luật Đất đai 2003. Chính phủ đã chỉ đạo dừng phê duyệt những dự án chưa đủ điều kiện để thực hiện theo Luật Đất đai 2003 và đẩy nhanh tiến độ phê duyệt, triển khai các dự án đã đủ điều kiện để thực hiện theo Luật Đất đai 1993.
Dự án đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên thực hiện theo phương thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng với quỹ đất đổi gần 500ha tại 3 xã Xuân Quan, Cửu Cao, Phụng Công thuộc huyện Văn Giang, Hưng Yên (sau này gọi là Dự án Văn Giang) thuộc diện được Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phê duyệt. Đây là một cơ hội rất lớn để thực hiện đô thị hóa ở  Hưng Yên và cả vùng phía Đông thủ đô Hà Nội.
Trong hoàn cảnh các địa phương không có ngân sách để phát triển hạ tầng, cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” đã được coi như một sáng kiến và được áp dụng rộng rãi trong suốt giai đoạn 1993 – 2003. Sáng kiến này bắt đầu từ Bà Rịa – Vũng Tàu từ 1992. Sau khi cơ chế này được luật hóa tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, hầu hết các tỉnh, thành đã đồng loạt áp dụng theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tỉnh Hưng Yên, một tỉnh rất yếu kém về hạ tầng, lại chậm hơn cả, khá “lúng túng” trong việc tiến hành các thủ tục để triển khai các dự án. Đối với từng khâu công việc, UBND tỉnh Hưng Yên đều đã có công văn đề xuất và xin ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành ở trung ương, học tập kinh nghiệm triển khai dự án của Nam Định, Hải Dương, v.v.
Mãi tới tháng 10/2003, Tỉnh ủy và UBND Hưng Yên mới trình chính thức các dự án đổi đất lấy hạ tầng, trong đó Dự án đổi đất lấy đoạn đường Văn Giang – Khoái Châu trên tuyến đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên là Dự án đầu tiên.
Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành giúp Hưng Yên đẩy nhanh tiến độ đối với Dự án đầu tiên này để thực hiện thành công. Bộ TN và MT cũng đã tham gia trao đổi, làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng CP để giúp tỉnh nghèo Hưng Yên phát triển hạ tầng.
Từ cuối tháng 10/2003 tới cuối tháng 6/2004, tất cả các thủ tục về thẩm định dự án đổi đất lấy hạ tầng, thẩm định hồ sơ đất đai đã được thực hiện đúng quy trình với Tờ trình Thủ tướng CP của UBND Hưng Yên, của Bộ TN và MT, ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thủ tướng CP đã ban hành Quyết định 303/QĐ-TTg ngày 30/03/2004 về phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất của Hưng Yên và Quyết định 742/QĐ-TTg ngày 30/06/2004 về giao đất.
Trong các văn bản nêu trên, có 3 văn bản được ký trong 3 ngày cuối trước khi Luật Đất đai 1993 hết hiệu lực thi hành làm mọi người lưu ý. Đó là Tờ trình 704/TT-UB ngày 28/6/2004 của UBND Hưng Yên lên Thủ tướng CP về việc thu hồi đất, giao đất cho Công ty CP Việt Hưng để xây dựng hạ tầng khu đô thị Văn Giang và tuyến đường liên tỉnh Hưng Yên – Hà Nội đoạn từ Văn Giang đến Khoái Châu; Tờ trình 99/TTr-BTNMT ngày 29/06/2004 của Bộ TN và MT lên Thủ tướng CP về việc giao đất cho dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị Văn Giang và tuyến đường liên tỉnh Hưng Yên – Hà Nội đoạn từ Văn Giang đến Khoái Châu theo phương thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng; Quyết định 742/QĐ-TTg ngày 30/06/2004 của Thủ tướng CP về giao đất để thực hiện dự án xây dựng đường từ cầu Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên đoạn từ huyện Văn Giang đến Khoái Châu theo phương thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.
Khi nhìn vào mốc thời gian được ghi trên các văn bản, nhiều người nghi vấn “liệu việc phê duyệt được tiến hành nhanh chóng như vậy có yếu tố tiêu cực, tham nhũng, chạy dự án hay không?”.
Thực chất, mốc thời gian thể hiện trên các văn bản trên chỉ mang tính hình thức. Hơn nữa, thực hiện nhanh các thủ tục không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Việc thẩm định dự án, đất đai cho dự án là một quá trình hơn 8 tháng, đã thực hiện đúng nội dung và trình tự.
Tôi đã kiểm tra và rà soát lại, trong quá trình hơn 8 tháng các cơ quan có liên quan đã thực hiện đầy đủ các thủ tục về dự án đầu tư như: lập báo cáo nghiên cứu khả thi; lập dự án đầu tư; thẩm định dự án; ý kiến thẩm định các mặt của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; lập hồ sơ đất đai phục vụ thu hồi đất, giao đất cho dự án, v.v. theo đúng quy định của pháp luật.
Nếu không trình và phê duyệt kịp thời hạn, Dự án có thể bị kéo dài thêm khoảng 2 năm nữa. Việc áp dụng Luật Đất đai mới cần tới một thời gian nhất định để ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. Dự án đầu tư phải chuẩn bị lại theo các quy định mới của Luật Đất đai 2003 về phương thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong ngữ cảnh này, cơ hội đầu tư có thể bị mất. Chính vì vậy mà Chính phủ và tỉnh Hưng Yên đã quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, muốn phê duyệt kịp Dự án “đổi đất lấy hạ tầng” đầu tiên của Hưng Yên theo các quy định pháp luật hiện hành. Tôi ý thức rất rõ việc này khi ký các tờ trình.
Từ chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh ủy và UBND Hưng Yên, Huyện ủy và UBND huyện Văn Giang, tới ý kiến các chuyên gia và cá nhân tôi đều khẳng định rằng dự án tuyến đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên qua cầu Thanh Trì và Khu đô thị Văn Giang tiếp giáp ranh giới Hà Nội có vai trò chiến lược để phát triển kinh tế vùng phía Đông Thủ đô, của tỉnh Hưng Yên, của huyện Văn Giang và của 3 xã vùng Dự án.
Chắc chắn, không thể vì bất kỳ lý do gì mà dừng lại dự án đầu tư. Việc phát hiện và chống tham nhũng, việc giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của dân phải thực hiện triệt để, nhưng không vì thế mà dừng lại quá trình đầu tư phát triển. Đây chính là thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
6
Phù hợp pháp luật
Trong khoảng vài tháng nay, dư luận bắt đầu nổi lên rằng các văn bản hành chính liên quan tới Dự án Văn Giang nói trên là trái pháp luật và tập trung vào 2 Tờ trình do tôi ký. Theo Luật Đất đai phải trình Chính phủ nhưng lại trình Thủ tướng CP. Thế là sai với Luật Đất đai.
Nói riêng về Tờ trình thì trình lên người đứng đầu Chính phủ để Chính phủ giải quyết theo quy trình cũng đâu phải là trái luật. Nhưng tôi biết rằng các luật sư muốn hướng tới việc Thủ tướng CP thực hiện thẩm quyền của Chính phủ, đó mới là việc quan trọng. Tôi cho rằng, cần phải cảm ơn các luật sư đã phát hiện vấn đề, vậy cần làm rõ để nhân dân không hiểu sai.
Trước đây, tôi luôn chắc chắn rằng các Quyết định của Thủ tướng CP là đúng pháp luật.
Luận cứ rất đơn giản: kể từ Luật Đất đai 1993 tới nay, thẩm quyền quyết định của cấp trung ương về đất đai luôn thuộc Chính phủ nhưng quy trình thực hiện của Văn phòng CP và Tổng cục Địa chính (sau này là Bộ TN và MT) lại do Thủ tướng CP giải quyết và trình tự, thủ tục đối với Dự án Văn Giang đã được thực hiện giống như tất cả quyết định giải quyết về đất đai thuộc thẩm quyền của Chính phủ trong suốt 10 năm từ 15/10/1993 tới 30/06/2004.
Hơn nữa, Dự án Văn Giang đã được Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra ít nhất 2 lần, phối hợp với tất cả các Bộ, ngành có liên quan, đều đã có kết luận rằng các văn bản pháp lý của Dự án là đúng pháp luật. Ý kiến này càng được khẳng định trong cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xử lý sau thanh tra dự án Văn Giang vào tháng 05/2010.
Trên cơ sở báo cáo của các Bộ, Ngành chức năng, và ý kiến của nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Thủ tướng CP đã có ý kiến kết luận cuối cùng, được thể hiện tại thông báo số 127/TB-VPCP ngày 20/05/2010 của Văn phòng Chính phủ.
Nếu các văn bản của Dự án Văn Giang là trái pháp luật thì có nghĩa là hơn 3.000 Quyết định về đất đai thuộc thẩm quyền của Chính phủ trong suốt 10 năm đó cũng trái pháp luật. Nếu điều này xẩy ra thì quả đây là một vụ tai tiếng hành chính hy hữu cấp quốc tế. Hậu quả gây ra sẽ vô cùng phức tạp, thậm chí làm mất ổn định xã hội. Đây chính là việc cần minh giải cho thật rõ ràng.
Các luật sư trợ giúp pháp lý cho một số người dân bị thu hồi đất ở Văn Giang đã căn cứ vào Điểm 1.10 Khoản 1 Điều 1 của Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 11/1998/NĐ-CP ngày 24/01/1998 về quy định “Chính phủ quyết định tập thể những công việc”, trong đó có “Những vấn đề khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ”. Khi Luật Đất đai quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì phải được Chính phủ quyết định tập thể.
Sau khi thảo luận với một số luật sư chuyên về pháp luật hành chính, chúng tôi rút ra được những căn cứ pháp lý chắc chắn của việc Thủ tướng CP được quyền thực hiện thẩm quyền của Chính phủ về đất đai dựa trên Luật tổ chức Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ. Hãy lưu ý tới Điều 2 của Quy chế làm việc của Chính phủ nói trên về “Phạm vi giải quyết công việc của Thủ tướng CP”. Điểm 1.1 Khoản 1 của Điều 2 này quy định “Thủ tướng Chính phủ giải quyết các công việc”, trong đó có “Những vấn đề được Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, các văn bản pháp luật khác quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng và những vấn đề được Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ và các văn bản pháp luật khác quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, nhưng không do Chính phủ quyết định tập thể”.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết các việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ khi pháp luật quy định hoặc Chính phủ tự thấy không cần quyết định tập thể.
Mặt khác, theo Luật Đất đai 1993 với sửa đổi, bổ sung 2 lần vào năm 1998 và 2001 luôn quy định thẩm quyền giải quyết các công việc về đất đai ở Trung ương thuộc Chính phủ nhưng không nói cần phải có quyết định tập thể của Chính phủ hay không. Luật Tổ chức Chính phủ 1992 có Điều 19 quy định về những việc mà Chính phủ phải quyết định tập thể, trong đó không có các công việc về đất đai.
Sau 10 năm, Luật Tổ chức Chính phủ 2001 cũng có Điều 19 với các quy định tương tự về những việc mà Chính phủ phải quyết định tập thể, cũng không bổ sung các công việc về đất đai. Như vậy, có thể hiểu rằng các công việc về đất đai ở Trung ương thuộc thẩm quyền Chính phủ nhưng do Thủ tướng Chính phủ giải quyết và Chính phủ không cần phải quyết định tập thể.
Tại sao Chính phủ lại quy định như vậy cũng là điều dễ giải thích. Thứ nhất, các văn bản về đất đai đều dưới dạng quyết định như quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, quyết định giao đất, thu hồi đất, v.v. nhưng hình thức văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ chỉ có Nghị định và Nghị quyết, Quyết định là hình thức văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng CP.
Thứ hai, đất đai là một yếu tố quan trọng của môi trường đầu tư ở địa phương, UBND các tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp, nếu phải chờ Chính phủ họp mỗi tháng một lần thì thủ tục hành chính nặng nề ở Trung ương sẽ gây khó khăn cho địa phương. Chính vì lý do này mà Luật Đất đai 2003 đã chuyển toàn bộ thẩm quyền quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất về địa phương.
Thứ ba, trong lịch sử hoạt động của Chính phủ nước ta, thẩm quyền riêng của người đứng đầu Chính phủ và thẩm quyền chung của Chính phủ chưa được phân định rõ ràng như hiện nay. Trước đây, chỉ sử dụng một con dấu chung của Chính phủ, mãi đến năm 2005 mới chính thức có con dấu riêng của Thủ tướng CP để phân định rành mạch về thẩm quyền.
Phù hợp quy hoạch
Về điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất, Khoản 2 Điều 22 của Nghị định 04/2000/NĐ-CP ngày 11/02/2000 về thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai có quy định “Hàng năm UBND cấp tỉnh lập và trình Thủ tướng CP phê duyệt kế hoạch sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng”, không quy định thời hạn trình. UBND tỉnh Hưng Yên và Bộ TN và MT đã trình Thủ tướng CP phê duyệt kế hoạch sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cho 2 năm 2004, 2005 như một điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2001 – 2005 (điều chỉnh cho 2 năm còn lại), không phải là điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
Cách làm này cũng phù hợp với quy định về điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất 5 năm tại Nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tôi đã xem lại chi tiết Bản thuyết minh Quy hoạch sử dụng đất Hưng Yên đã được phê duyệt. Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất nói trên hoàn toàn phù hợp với diện tích đất chuyên dùng đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất Hưng Yên thời kỳ 2001 – 2010 đã được phê duyệt.
Không nhất thiết phải có quyết định thu hồi đất đến từng hộ dân
Cơ chế thực hiện thu hồi đất, giao đất theo Luật Đất đai 1993 khác hẳn với quy định của Luật Đất đai 2003. Tôi đã tìm gặp nhiều chuyên gia tham gia xây dựng Luật Đất đai 1993 để hỏi về việc này. Theo Điều 28 của Luật Đất đai 1993 quy định “Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó” và “Trước khi thu hồi đất phải thông báo cho người đang sử dụng biết về lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại”.
Như vậy, thẩm quyền thu hồi đất phụ thuộc thẩm quyền giao đất. Thủ tướng CP quyết định giao đất thì quyết định thu hồi đất đó trên cùng một văn bản Quyết định. Chính quyền địa phương phải thực hiện việc thông báo cho người đang sử dụng biết về lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại.
Như vậy, theo Luật Đất đai 1993, không có quy định phải có quyết định thu hồi đất tới từng hộ gia đình mà chỉ có thông báo kế hoạch thu hồi đất và phương án bồi thường tới từng hộ gia đình. Nhiệm vụ thông báo này thuộc chính quyền địa phương.
Tôi đã gặp trực tiếp lãnh đạo Sở TN và MT Hưng Yên, Bí thư và Chủ tịch cả 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao và nhiều người dân để hỏi thêm về việc thực hiện thông báo này. Tất cả đều xác nhận rằng đã biết trước khi có quyết định thu hồi đất, điển hình như xã Xuân Quan đã tổ chức gần 200 cuộc họp từ Đảng bộ đến các tổ chức đoàn thể, nhân dân trong xã, nhưng cũng có xã không thể họp được các thôn vì đã có một số người dân phản ứng và cố tình cản trở không cho tổ chức họp.
Sau khi xem xét và rà soát lại, tôi cho rằng các thủ tục liên quan đến việc thu hồi đất tại Dự án Văn Giang là phù hợp pháp luật, như tôi đã nghĩ trước đây, cũng như Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành ở Trung ương đã kết luận, Thủ tướng CP đã kết luận.
GS Đặng Hùng Võ
———
Phần 2

Bài học Văn Giang và những kiến nghị

Một hệ thống pháp luật, chính sách tốt có thể tăng sức đầu tư nhưng vẫn kiểm soát được tham nhũng và hạn chế được khiếu kiện của dân. Dự án Văn Giang đã cho chúng ta những bài học đắt giá.
Được lãnh đạo ở cơ sở cho biết, lãnh đạo và đa số người dân đều đồng thuận với chủ trương đô thị hóa Văn Giang, nơi giáp với Thủ đô Hà Nội. Nhưng vì sao mà khiếu nại đông người và dài ngày ở đây vẫn không thể dứt. Tôi rất hiểu những bất bình của người dân bị thu hồi đất, chính sách bồi thường chưa thỏa đáng, sinh kế bị mất, cuộc sống bị đảo lộn. Từ đây, có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm có ích để giải quyết tận gốc khiếu nại của dân, cũng như cho quá trình hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi hiện nay.
Những bài học kinh nghiệm từ Văn Giang
Bài học thứ nhất về sự tham gia của cộng đồng vào các quyết định đầu tư
Thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa là quá trình tất yếu để phát triển đất nước và tìm kiếm sự giầu có cho người dân. Đối với khu vực Văn Giang chỉ cách trung tâm Hà Nội hơn 10km, đô thị hóa càng sớm thì cơ hội phát triển càng cao. Nhưng tại sao người dân vẫn thể hiện không đồng tình trong triển khai thực hiện. Một trong những ý kiến chính là người dân không được biết.
Nói cho cùng là người dân đã phải thụ động tiếp nhận quyết định của lãnh đạo, không được bàn thảo và không được tham gia vào quá trình ra quyết định.
Vấn đề là làm sao để tư duy của người lãnh đạo và người dân phải tìm được tiếng nói chung, chuyển hóa nhận thức để tiến trình đô thị hóa diễn ra được thuận hơn và nhanh hơn. Cộng đồng được tham gia vào quá trình từ quy hoạch cho tới lựa chọn dự án đầu tư sẽ ý thức rõ được những bước đi mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự tham gia và sự đồng thuận của cộng đồng dân cư chính là giải pháp cốt lõi để loại bỏ khiếu kiện của dân, đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa.
Cơ chế tham vấn cộng đồng và tạo đồng thuận của cộng đồng trong các quyết định về đất đai cần được quy định cụ thể trong Luật Đất đai, trước hết là tiêu chí bao nhiều phần trăm ý kiến đồng thuận được coi như cộng đồng đồng thuận.
Bài học thứ hai về chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất
Từ ban đầu, người bị thu hồi đất ở Văn Giang đã bức xúc về mức bồi thường, hỗ trợ chưa thỏa đáng. Mức này đã tăng dần từ hơn 20 triệu lên hơn 36 triệu và cho đến nay là 59 triệu đồng cho mỗi sào ruộng, cùng một suất đất dịch vụ. Tỉnh Hưng Yên nói rằng đã vận dụng mức bồi thường, hỗ trợ cao nhất cho Dự án Văn Giang mà người bị thu hồi đất vẫn bức xúc.
Từ những bức xúc về mức bồi thường, hỗ trợ chưa thỏa đáng đã dẫn tới việc người bị thu hồi đất tìm kiếm những sơ hở về pháp luật, về quy hoạch để gây khó khăn cho dự án.
Việc này không chỉ xẩy ra ở Văn Giang mà xẩy ra phổ biến ở nhiều dự án tại các địa phương khác. Hầu hết các dự án rơi vào tình trạng “giải tỏa treo” đều do quy hoạch hoặc văn bản có những sai sót về pháp luật.
Điều này cho thấy các cơ quan nhà nước phải rất chăm chút về tính pháp lý của các văn bản. Dự án Văn Giang đã được chứng minh không có sơ hở về pháp luật.
Quê hương và gia đình tôi ở xã Đa Tốn thuộc huyện Gia Lâm, tiếp giáp với xã Xuân Quan. Hầu hết các gia đình đều bị thu hồi đất để làm con đường Hà Nội – Hưng Yên nói trên thuộc địa phận Hà Nội và con đường 5 B đi Hải Phòng. Gia đình tôi cũng bị thu hồi hết đất nông nghiệp. Hầu hết mọi người đều cho rằng được bồi thường, hỗ trợ quá ít nhưng ai cũng mừng vì 2 con đường quốc lộ này sẽ đem lại lợi ích lớn cho dân trong tương lai. Không có ai mang đơn đi khiếu nại.
Sự thực, chính sách bồi thường bằng tiền một lần cho người bị thu hồi đất không phù hợp với đòi hỏi về ổn định sinh kế của người bị thu hồi đất. Người bị mất đất phải được thụ hưởng trực tiếp lợi ích từ quá trình đô thị hóa, phải đóng vai trò động lực trong quá trình đô thị hóa. Điều này có nghĩa là Nhà nước cần đổi mới toàn diện chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất, ngay trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Người bị thu hồi đất cần được bảo đảm sinh kế gắn với quá trình phát triển các khu đô thị mới.
Bài học thứ ba về công khai, minh bạch tài chính
Người bị thu hồi đất ở Văn Giang luôn so sánh giá đất được áp dụng để tính bồi thường, hỗ trợ với giá nhà đất mà nhà đầu tư bán ra trên thị trường. Người dân địa phương cũng không biết giá đất đem đổi lấy hạ tầng được tính như thế nào, giá trị đầu tư hạ tầng là bao nhiêu cũng không rõ. Giá trị đầu tư hạ tầng, cây xanh tại khu đô thị Văn Giang là bao nhiêu trong giá thành nhà ở bán ra trên thị trường cũng không được biết cụ thể. Người dân địa phương cũng không biết nhà đầu tư đã bỏ bao nhiêu tiền hàng năm để đầu tư khu đô thị và nộp ngân sách bao nhiêu. Tất cả những điều này chưa được công khai, minh bạch, làm cho người dân càng nghi ngờ, bức xúc nhiều hơn. Nhà đầu tư cố gắng về vốn rất nhiều, nhất là trong lúc thị trường bất động sản trầm lắng, cũng không khỏi bức xúc.
Như vậy, công khai, minh bạch đối với các dự án đầu tư vẫn là điều cần phải làm triệt để, có như vậy mới nhận được sự đồng thuận của người dân địa phương và động viên được nhà đầu tư. Chủ trương đảm bảo hài hòa 3 lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp đã đưa ra từ lâu nhưng gần như chưa được triển khai cụ thể. Chỉ có công khai, minh bạch về tài chính của quá trình đầu tư mới hy vọng thực hiện được chủ trương hài hòa 3 lợi ích. Luật Đất đai sửa đổi cần quan tâm đặc biệt tới cơ chế công khai, minh bạch về tài chính của quá trình đầu tư.
Bài học thứ tư về giảm tham nhũng và khiếu kiện đối với đất đai
Tham nhũng và khiếu kiện là 2 hiện tượng luôn được coi là đồng hành với các dự án đầu tư. Đối với các dự án lớn có tác động trên phạm vi rộng, vấn đề kiểm soát tham nhũng và chuẩn bị giải quyết khiếu nại đông người cần được đặt ra ngay từ đầu để có những giải pháp phù hợp. Những nghi ngờ, phát hiện của người dân về tham nhũng cần được xem xét, giải quyết kịp thời và công khai. Những dự án có tác động trên phạm vi rộng thường gây khiếu nại đông người. Dự án Văn Giang là một ví dụ cụ thể về khiếu nại đông người, dài ngày, rất phức tạp. Chính phủ đã ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại 2011 về khiếu nại đông người. Việc giải quyết khiếu nại đông người ở Văn Giang cần được giải quyết tận gốc theo quy định của pháp luật. Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần đưa vào các quy định cụ thể về kiểm soát tham nhũng và giải quyết khiếu nại đông người.
Bài học thứ năm về nhận thực pháp luật của cán bộ quản lý đất đai
Pháp luật hiện hành về khiếu nại, về tố tụng hành chính đã cho phép luật sư tham gia vào quá trình khiếu kiện của dân với vai trò đại diện. Đây là một quy định rất tiến bộ, tạo điều kiện tốt để hoàn thiện một hệ thống pháp luật đồng bộ và nâng cao nhận thức pháp luật của các cán bộ quản lý. Các cán bộ nhà nước không chỉ cần nắm vững, hiểu sâu về pháp luật chuyên ngành và cần nắm vững cả hệ thống pháp luật chung. Cần xây dựng một hành lang pháp lý chi tiết, cụ thể để việc tham gia của các luật sư vào quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại của dân mang lại hiệu quả cao.
Những kiến nghị
Từ những bài học Văn Giang nói trên, có thể đưa ra các kiến nghị cho Dự án Văn Giang, cũng như các kiến nghị chung về đổi mới chính sách, pháp luật đất đai.
Kiến nghị thứ nhất: Đối với Dự án Văn Giang, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Các cấp chính quyền tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Giang phải trực tiếp tiếp xúc với người dân, sát dân hơn nữa để lắng nghe từng tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân, không nên “khoán trắng” cho chính quyền cấp xã và nhà đầu tư. Các vấn đề người dân khiếu nại phải được giải đáp cho tường tận, triệt để. Những thiếu sót nếu có cũng phải được giải thích rõ ràng, thấu tình đạt lý để nhân dân thông cảm. Chính các cấp từ Trung ương tới xã cần thống nhất, không được ngần ngại, né tránh, ngập ngừng, phải đối mặt với sự thật mới làm mất đi sự hoài nghi, thắc mắc của dân. Càng thiếu minh bạch càng làm cho người dân dễ hiểu lầm, làm người dân vẫn phải tiếp tục khiếu kiện kéo dài.
Sau buổi gặp gỡ với một số hộ dân bị thu hồi đất ở Văn Giang, tôi đã phải xếp lại mọi việc đang làm để tìm hiểu thật kỹ về câu chuyện Văn Giang. Các cơ quan nhà nước như Thanh tra CP, Văn phòng CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng nhiều Bộ, ngành khác đã có nhiều nỗ lực giải quyết mà mình không có thông tin. Nhìn lại mới thấy buổi gặp gỡ của mình với một số người dân tưởng như đơn giản mang tính nhân văn nhưng lại có thể gây phức tạp thêm cho quản lý. Bài viết này được viết khi tôi đã có đầy đủ thông tin về câu chuyện Văn Giang trong suốt thời gian tôi về hưu.Tôi mong rằng các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, nhà đầu tư và những người dân Văn Giang hãy coi bài viết này là ý kiến của tôi khi có đủ thông tin. Bài viết được hình thành từ tư duy của tri thức quản lý, có đủ tình người, với trách nhiệm của người quản lý trong cuộc trước đây cũng như trong vai chuyên gia hiện nay.Cuối cùng, tất cả chúng ta đều phải thực hiện đúng pháp luật. Đó là cơ sở để xây dựng một nhà nước pháp quyền tiến bộ.
Kiến nghị thứ hai: Cần phải thực hiện triệt để những kết luận của Thanh tra Chính phủ vào năm 2007 và 2009. Tôi đã đọc khá kỹ các kết luận của Thanh tra Chính phủ. Đây là những kết luận rất chân thực về những điểm được cũng như chưa được của Dự án Văn Giang và đưa được ra những đề nghị hợp lý về những việc phải làm. Thanh tra Chính phủ cần tiếp tục giám sát thực hiện các kết luận trên, tập trung làm rõ các dấu hiệu tham nhũng mà người dân đã phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và kịp thời công khai trước công luận.
Kiến nghị thứ ba: Dù sao, việc thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp để triển khai đầu tư xây dựng dự án Văn Giang cũng phần nào đã làm ảnh hưởng tới quyền lợi trước mắt của người dân. Những quyền lợi về sinh kế mà người dân được hưởng lợi từ dự án cũng không phải một sớm một chiều đưa lại ngay được khi vẫn đang còn những nhận thức khác nhau về vấn đề triển khai dự án và những khó khăn khách quan mà cả Nhà nước, người dân và doanh nghiệp gặp phải. UBND tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang cần ưu tiên thực hiện lồng ghép chương trình xây dựng nông thôn mới tại 3 xã vùng đô thị Văn Giang có nhiều làng nghề với việc triển khai khu đô thị sinh thái Ecopark để tạo thành một vùng đô thị đa dạng, bảo đảm lợi ích cho cả nhà đầu tư và mọi người dân trong quá trình đô thị hóa. Chủ đầu tư cần trích một phần lợi ích từ dự án để phát triển hạ tầng đô thị cho phần nông thôn mới, đầu tư các công trình phúc lợi xã hội cần thiết, phát triển quỹ hỗ trợ người hết tuổi lao động, lập mới các quỹ hỗ trợ các nhóm đối tượng khác mất sinh kế cho cộng đồng dân cư thuộc vùng Dự án. Chủ đầu tư cần có những biện pháp hữu hiệu, cụ thể nhằm ưu tiên đào tạo và sử dụng lao động người địa phương với một mức thu nhập tốt để người dân hưởng lợi trực tiếp từ dự án đầu tư.
Người dân 3 xã trong vùng dự án bị thu hồi diện tích lớn về đất đai để đô thị hóa, đem lại lợi ích cho cả tỉnh, cả vùng. Đó là sự hy sinh mà họ xứng đáng nhận được những sự tôn trọng của xã hội, của cả cộng đồng và họ phải được hưởng lợi ích trực tiếp và trước mắt từ dự án đầu tư.
Kiến nghị thứ tư: Cần công khai, minh bạch việc đổi đất lấy hạ tầng như xác định giá trị hạ tầng đã xây dựng, xác định giá trị đất đai đem đổi, giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã thực hiện, v.v. để những người dân bị thu hồi đất biết thông tin và có thể tham gia giám sát.
Kiến nghị thứ năm: Những bài học Văn Giang cần được nghiên cứu kỹ để hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, tập trung chủ yếu vào đổi mới toàn diện cơ chế công khai, minh bạch tài chính; cơ chế tham vấn cộng đồng và tạo đồng thuận cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; cơ chế thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi.
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa để phát triển đất nước luôn là một quá trình phức tạp. Bằng mọi giá, quá trình chuyển dịch đất đai để thực hiện các dự án đầu tư phải được thực hiện. Tham nhũng trong quản lý và khiếu kiện của dân luôn đồng hành với quá trình thực hiện các dự án đầu tư nếu không được quản lý chặt chẽ. Nhưng không phải vì sợ tham nhũng và khiếu kiện mà ngừng lại quá trình đầu tư. Một hệ thống pháp luật, chính sách tốt có thể tăng sức đầu tư nhưng vẫn kiểm soát được tham nhũng và hạn chế được khiếu kiện của dân. Dự án Văn Giang đã cho chúng ta những bài học đắt giá.
Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ
Nguồn: TVN

Trần Hữu Dũng - Đọc “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức


"Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức là quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975 mà tôi được biết (kể cả những công trình bằng ngoại ngữ của các học giả nước ngoài).

Chỉ cần đọc qua mục lục quyển sách là đủ để choáng ngợp bởi sự súc tích của nó. Tất cả những vấn đề nổi bật đều được kể lại với những thông tin mới lạ: từ sự cố "nạn kiều" ở miền Nam, đến những thất bại kinh tế đưa đến chính sách Đổi Mới năm 1986, vụ "Sáu Sứ", đến chiến tranh biên giới Tây Nam... đều được Huy Đức thuật lại rành mạch, lớp lang, theo ký ức của hàng trăm nhân vật chủ chốt ̶
nhiều người có những vai trò quyết định trong các sự kiện ấy ̶ được chính tác giả phỏng vấn.

Cuốn sách đầy ắp những thông tin mà tôi chưa từng đọc được trong bất cứ sách báo nào đã xuất bản. Có thể nói, ngoài Huy Đức, trong lớp nhà báo hiện nay, không ai có thể có được những phỏng vấn trực tiếp với hầu hết những nhân vật quan trọng ở Việt Nam như thế này. Huy Đức là một trong số rất ít (có thể đếm trên ngón một bàn tay!) ký giả Việt Nam hiện nay có khả năng nghiệp vụ cao, dày dặn kinh nghiệm, và nhất là có biệt tài tạo sự tin cẩn ở những người được phỏng vấn về những sự kiện vô cùng "nhạy cảm", thậm chí "thâm cung bí sử".

Ngoài sự cực kỳ súc tích, một đặc điểm nổi bật khác, càng đáng ca ngợi, ở tác phẩm này là sự rất công bằng của tác giả đối với "bên thua cuộc". Tôi chưa bao giờ được đọc những câu chuyên về sự gian truân (mà tôi đã nghĩ là không bút mực nào tả xiết) của những người vuợt biên, những "thuyền nhân", được kể lại một cách trung thực, không phê phán, không tuyên truyền, nhưng đầy tình người và nước mắt, như trong cuốn này. Tôi cũng chưa bao giờ được đọc về hoàn cảnh tái sum họp của những gia đình tập kết, hay những người bị đi cải tạo, như đã
đọc ở đây.

Ở một tầm mức cao hơn, "Bên Thắng Cuộc" lột trần nhiều "huyền thoại" về một số lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam: Họ không phải là những ác quỷ "bán nước" (thậm chí "vô luân" trong đời sống cá nhân) như những người thù ghét họ thường khẳng định, nhưng cũng chẳng phải là những lãnh tụ anh minh, tài đức, luôn luôn gắn bó, đoàn kết với nhau, như ghi trong "chính sử" của Đảng. Họ là những con người với những tị hiềm, những tranh chấp cá nhân, những thiếu sót ở cách cư xử trong gia đình, và, vâng, những sai lầm nghiêm trọng về chính sách, chiến thuật, về đường lối cai trị, và nhất là (theo tôi) cách chọn người của họ. Những sai lầm mà, theo tôi, đã đưa đến hậu quả hiện nay (và vẫn còn tiếp diễn chưa biết đến bao giờ) cho đất nước.

Hẵn có độc giả sẽ "than phiền" rằng "Bên Thắng Cuộc" thiếu những phân tích tổng quan của chính người viết, nhưng, tôi nghĩ, Huy Đức truớc hết là một ký giả, trọng trách hàng đầu của anh là ghi lại một cách trung thực, có hệ thống, càng nhiều càng tốt, những sự kiện xã hội, chính trị và lịch sử. Phần vụ phân tích những sự kiện ấy thì nên để cho những người khác (hay chính Huy Đức, trong một cuốn sách mà tôi mong anh sẽ viết sau này). Một phê bình khác, có lý hơn, là quyển sách này vẫn còn nhiều khoảng trống (trong dòng lịch sử). Có lẽ, khi đọc lại, tác giả sẽ phát hiện những khoảng trống ấy và sẽ lấp chúng trong những lần tái bản sau.

Tất nhiên, nhiều thông tin trong cuốn này cần được kiểm chứng (nhất là thông tin về những sư kiện liên hệ đến những quốc gia khác mà các học giả quốc tế đã nói đến khá nhiều, dựa vào những tài liệu văn khố hải ngoại). Song, dù vài sự kiện nào đó (ví dụ như về liên hệ với Liên Xô và Trung Quốc) có thể là chưa thật đầy đủ (và có thể có ích hơn nếu tác giả đối chiếu với những nguồn nước ngoài), cuốn này cũng hữu ích vì nó cho thấy cái nhìn của người trong cuộc (về phía Việt Nam). Nếu họ có nhận định không đúng, có thiếu sót thông tin, và do đó có những quyết định sai lầm, thì chính sự sai lầm ấy cũng là một dữ kiện làm rõ thêm lịch sử.

Cuốn sách sẽ là một sự thích thú cho tất cả mọi người Việt Nam ưu tư với quê hương, mong muốn nhìn lại chính cuộc đời mình, gia đình mình, trong gần 40 năm qua, nhưng nó cũng là một kho tư liệu hết sức dồi dào, mới mẻ, cực kỳ quý báu cho những học giả, những sử gia nghiên cứu về Việt Nam.

Chúng ta nên cám ơn tác giả.

Trần Hữu Dũng
11/2012

Địa chỉ mua sách:

Ebook:
Kindle của Amazon: http://www.amazon.com/dp/B00AKAQUJA
Các dạng khác (Nook, etc...):
https://www.smashwords.com/books/view/263208

Sách in:
Có thể pre-order từ transsolutions@comcast.net, 412-897-5762,

gởi check/money order đến:

Transpacific Solutions LLC
107 Marshall Drive, Sharpsburg, PA 15215
Theo DanLuan

Quang Trung - Thượng tôn pháp luật và thực thi nhân quyền

Bất kỳ xã hội nào được quản trị bằng nguyên tắc thượng tôn pháp luật (rule of law)[i] cũng đòi hỏi phải có sự thừa nhận tính chất tối cao của pháp luật và đòi hỏi một nhận thức rằng tất cả mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật. Các nhận thức này không chỉ có nghĩa là bản thân pháp luật phải tuân thủ nguyên tắc tối cao nhằm bảo vệ nhân quyền mà còn có nghĩa rằng chính bản thân các cơ quan, tổ chức và nhân viên của nhà nước, chính phủ cũng phải bị ràng buộc trách nhiệm trước pháp luật. Chỉ như thế, nhân quyền mới có thể được bảo vệ một cách hợp pháp và các biện pháp sửa chữa các xâm hại nhân quyền mới có thể tồn tại và công hiệu.

Thiếu vắng thượng tôn pháp luật, người dân sẽ thường xuyên phải sống trong sự bấp bênh, sợ hãi do thiếu một an ninh tối thiểu cho cuộc sống bình thường.

Photo: Rex Features/The Guardian

Hệ thống đảm bảo công lý trong một xã hội chính là yếu tố quyết định cho sự hiện diện và hiệu lực của thượng tôn pháp luật. Hệ thống đó bao gồm ba bộ phận (thiết chế): cảnh sát (police), kiểm sát (công tố, prosecution) và các cơ chế, chức năng tư pháp (judiciary)[ii]. Sự vận hành của các chức năng đó sẽ ảnh hưởng tới sự đáp ứng của hệ thống bảo vệ công lý trước nhu cầu của xã hội. Nếu hệ thống đó có khả năng đáp ứng một cách thỏa đáng thì nguyên tắc thượng tôn pháp luật trong xã hội đó đã được thực thi hiệu quả.

Có thể nói thượng tôn pháp luật và nhân quyền là hai mặt của một đồng xu. Nếu thượng tôn pháp luật được bảo đảm thì nhân quyền được bảo vệ. Ngược lại, khi nhân quyền thiếu hụt hay bị chà đạp thì tức là thượng tôn pháp luật đã bị lơ là hoặc bị gạt bỏ. Nói cách khác, nếu cổ xúy nhân quyền hay cam kết nhân quyền mà không thực thi tinh thần thượng tôn pháp luật thì đó chỉ là những cổ xúy suông hoặc chỉ là những cam kết dối trá, lừa bịp. Vì vậy, cuộc đấu tranh để giành lấy nhân quyền không thể tách rời cuộc đấu tranh xây dựng một xã hội tôn trọng và thực thi thượng tôn pháp luật. Tinh thần này cũng được thể hiện qua phát biểu của ông Tổng thư ký Liên hợp quốc, Kofi Annan, vào ngày 21/09/2004:

"Chúng ta phải bắt đầu từ một nguyên tắc nền tảng rằng không có ai ở trên pháp luật và không có ai không được pháp luật bảo vệ. Tất cả mọi quốc gia đã tuyên bố thực thi thượng tôn pháp luật ở trong nước thì buộc phải tôn trọng nguyên tắc này ở ngoài nước và mọi quốc gia đã khẳng định thực thi ở ngoài nước thì buộc phải tuân thủ ở trong nước. Đúng vậy, thượng tôn pháp luật phải bắt đầu ngay từ mỗi quốc gia."[iii]

Vai trò của cảnh sát

Nhân quyền chỉ có thể được bảo vệ khi thượng tôn pháp luật được thực thi thường trực và phổ biến, do đó luôn có một liên hệ khăng khít giữa thái độ của lực lượng cảnh sát với tình trạng vi phạm nhân quyền trong một xã hội. Nếu cảnh sát từ chối ghi nhận, lập hồ sơ về các khiếu nại, phàn nàn về hối lộ, sách nhiễu, nếu cảnh sát lại tạo ra các cáo buộc vu khống cho người khác hoặc nếu cảnh sát lại đe dọa tính mạng, tự do của những người muốn đấu tranh vì công lý thì tức là cảnh sát không chỉ đang xâm hại các nhân quyền của công dân mà còn đang biến cả hệ thống bảo vệ công lý thành một hệ thống lừa dối, vi phạm nhân quyền.

Bổn phận hàng đầu của cảnh sát phải là ngăn chặn, điều tra tội ác và bảo vệ các quyền của công dân trong sự tuân thủ nghiêm ngặt đúng theo pháp luật. Việc không thực hiện các bổn phận này chính là một nguyên nhân lớn của các vi phạm nhân quyền và chính là một tội ác.

Bắt giữ, giam cầm trái phép và tra tấn người dân là những biểu hiện thường thấy của vi phạm nhân quyền trong giới cảnh sát. Ngoài ra, giới cảnh sát còn vi phạm nhân quyền bằng cách không tuân thủ qui trình pháp lý, cố ý làm sai lệch hồ sơ để che giấu tội phạm của chính bản thân hoặc của các thân hữu, kẻ mua chuộc. Biết và hiểu được các vi phạm nhân quyền thường có của giới cảnh sát cũng tức là để người dân hoặc chính giới cảnh sát có thể phòng ngừa, đấu tranh hữu hiệu chống lại các vi phạm nhân quyền của giới cảnh sát.

Một trong những bước đầu tiên và dễ dàng nhất để dân chúng đấu tranh với các vi phạm nhân quyền của giới cảnh sát là thu thập dữ liệu, lập hồ sơ một cách đầy đủ và hệ thống về các vụ việc lạm dụng, xâm phạm quyền công dân của giới cảnh sát và công khai các dữ liệu đó cho công luận biết. Cho dù việc lập dữ liệu, hồ sơ hệ thống, công khai không thể có hiệu quả ngay trong việc ngăn chặn, trừng phạt các xâm phạm nhân quyền của giới cảnh sát nhưng nó có tác dụng rất tốt trong việc cảnh báo các nhân viên cảnh sát và người thân của họ về những hành vi gây tội ác đối với con người đồng thời sẽ có tác dụng lâu dài trong việc huy động sự đoàn kết, ủng hộ của xã hội trong cuộc đấu tranh chung chống lại các vi phạm nhân quyền.

Vai trò của kiểm sát

Cơ quan kiểm sát là cơ quan có trách nhiệm đảm bảo mọi pháp luật phải được thực thi một cách đúng đắn và đầy đủ. Khi có bất cứ điều luật nào bị xâm phạm hoặc có bất kỳ tội ác nào xảy ra, kiểm sát phải đảm bảo qui trình điều tra, tìm hiểu được diễn ra theo đúng các trình tự do pháp luật qui định và đảm bảo cuối cùng công lý phải được thực hiện. Vai trò của cơ quan kiểm sát đặc biệt quan trọng khi pháp luật bị xâm hại bởi chính các nhân viên thực thi pháp luật, các viên chức chính phủ - những người được giao nhiệm vụ bảo vệ các quyền công dân.

Do đó, để cơ quan kiểm sát có thể đảm bảo cho pháp luật luôn được tuân thủ, cơ quan này buộc phải là một thiết chế độc lập, đặc biệt không được liên đới, chịu điều khiển hay bị ràng buộc với các tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước hay các cơ quan tố tụng khác.

Các kiểm sát viên (công tố viên) bắt buộc phải độc lập - không chịu sự điều khiển hay ảnh hưởng của bất kỳ một đảng phái hay tổ chức xã hội nào - và phải không thiên vị (trung lập) – không được là thành viên của bất kỳ đảng phái hay nhóm, tổ chức xã hội nào và chỉ phán xét dựa theo pháp luật và lương tâm. Tính chất độc lập và không thiên vị (trung lập) của họ đặc biệt quan trọng và cần thiết trong những vụ việc xâm phạm pháp luật do lực lượng thực thi pháp luật hay các viên chức chính phủ gây ra. Khi kiểm sát viên (công tố viên) không còn giữ được tính chất độc lập và không thiên vị (trung lập), điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ là những người có khả năng rất lớn trong việc lạm dụng, phá hoại pháp luật.

Điều tra tội phạm và thu thập chứng cứ là những chức năng tối quan trọng để có thể truy tố được thủ phạm. Vì vậy, cơ quan kiểm sát không chỉ phải độc lập mà còn phải có trách nhiệm và đủ khả năng giám sát nghiêm ngặt quá trình điều tra một vụ việc – thường, trước tiên, do cảnh sát tiến hành.

Vì cảnh sát thường là lực lượng điều tra trước tiên, một chức năng quan trọng khác của kiểm sát là phải đảm bảo nếu có sự đe dọa chống lại nạn nhân và người làm chứng thì những kẻ đe dọa phải bị trừng phạt.

Chỉ cần nhìn vào mức độ độc lập và khả năng, trách nhiệm của một cơ quan kiểm sát có thể khẳng định được mức độ tôn trọng, tuân thủ nguyên tắc thượng tôn pháp luật của một thể chế chính trị.

Vai trò của tư pháp[iv]

Hệ thống tư pháp là nơi cuối cùng công dân có thể tìm đến để kêu cứu công lý, đặc biệt trong trường hợp các cơ quan hay nhân viên nhà nước vi phạm quyền của họ. Vì vậy, nếu một hệ thống tư pháp không quan tâm tới nhân quyền và/hoặc tham gia vào việc lạm dụng quyền lực thì đó là một trở ngại hết sức nghiêm trọng đối với việc thực thi nhân quyền trong một xã hội.

Do đó, hệ thống tư pháp cũng cần phải độc lập. Tính chất độc lập của hệ thống tư pháp bắt nguồn từ triết lý phân chia quyền lực (separation of powers): tam quyền phân lập giữa ba nhánh quyền lực cơ bản của một nhà nước (hành pháp, lập pháp và tư pháp). Ba quyền lực đó phải được tách rời theo nghĩa không được để cho một lực lượng duy nhất nào khống chế, chỉ đạo hay ảnh hưởng trong quá trình thiết lập quyền lực và thực thi quyền lực, cũng như không được để ba quyền lực đó câu kết với nhau trong việc ra quyết định. Nguyên tắc này cho phép tạo ra một hệ thống (cơ chế) có tính chất "kiểm soát và cân bằng" (checks and balances) thường trực và tự động để ngăn chặn, giảm thiểu mọi lạm dụng quyền lực rất có thể và rất thường xảy ra đối với các cá nhân và các cơ quan nắm quyền lực công.

Sự phân quyền và tính chất độc lập đó là nền tảng cơ bản tối thiểu để có một hệ thống tư pháp hữu hiệu trong việc duy trì và bảo vệ thượng tôn pháp luật và nhân quyền. Không có thượng tôn pháp luật sẽ không có thực thi nhân quyền.

Trong bất cứ xã hội hiện đại nào, vai trò của hệ thống tư pháp cũng là việc bảo vệ nhân quyền bằng cách đảm bảo cho mọi vụ việc tố tụng được diễn ra đúng qui trình pháp luật (due process) và đạt được các giải pháp sửa chữa các vi phạm pháp luật, các vi phạm nhân quyền một cách kịp thời và hiệu quả. Vai trò này chỉ có thể được thực hiện bằng sự vận hành hoàn toàn độc lập của hệ thống tư pháp, với các quyết định chỉ dựa trên hai trụ cột: các nguyên tắc pháp luật và sự phán xét duy lý không thiên vị.

Tính chất độc lập hệ trọng của tư pháp đòi hỏi hệ thống này phải có khả năng hoạt động thoát khỏi mọi ảnh hưởng của chính phủ hoặc các cơ quan khác thuộc hệ thống quyền lực công. Đòi hỏi này thường cần phải được minh định rõ ràng trong hiến pháp hoặc trong các văn bản pháp luật khác.

Đồng thời với tính chất độc lập của toàn hệ thống, các thẩm phán cũng phải được đảm bảo khả năng độc lập trong khi thực thi trách vụ. Hai tính chất độc lập này có mối quan hệ gắn chặt gần như đồng thuận với nhau. Nếu hệ thống tư pháp không độc lập thì rất ít cơ may để có các thẩm phán hoạt động độc lập.

Cả hai tính chất độc lập vừa kể nhằm tạo cho và đòi hỏi các thẩm phán một khả năng đảm bảo các thủ tục tư pháp luôn được thực thi một cách công bằng và quyền lợi của tất cả các bên liên quan luôn được xem xét và tôn trọng như nhau.

Cả hai tính chất độc lập nói trên cũng nhằm bảo đảm để hệ thống tư pháp luôn bị buộc trách nhiệm trước dân chúng. Điều này hết sức hệ trọng đối với các thành viên cao cấp của hệ thống tư pháp như chánh án tối cao hoặc những chánh án của các tòa án cao nhất của một vùng.

Cách thức bổ nhiệm hay kỷ luật các nhân viên của hệ thống tư pháp cũng có ảnh hưởng hết sức hệ trọng tới phẩm chất của hệ thống tư pháp. Việc bổ nhiệm, đề bạt, bãi nhiệm hay kỷ luật các thẩm phán chỉ được dựa trên ba (03) yếu tố: phẩm chất nghề nghiệp, uy tín và liêm chính cá nhân. Ngoài ra không được dựa vào bất cứ yếu tố, ảnh hưởng nào khác để đánh giá phẩm chất các thẩm phán, các nhân viên tư pháp. Những cơ sở đó cũng phải được áp dụng y hệt trong việc cung cấp phương tiện, điều kiện làm việc (vật chất, tài chính, tinh thần) và đảm bảo ổn định chức vụ cho các nhân viên tư pháp. Chỉ khi đó các nhân viên tư pháp, các thẩm phán mới có thể yên tâm thực thi trách vụ, phán xét công lý chỉ dựa vào pháp luật và lý trí cùng lương tâm không thiên vị.

Một khác biệt cơ bản trong các thể chế chính trị trên thế giới hiện nay không phải ở vấn đề có hay không có sự hiện diện của hệ thống tư pháp mà là ở mức độ và việc có hay không có tính chất độc lập của hệ thống hết sức hệ trọng này.

Cam kết


Một biểu ngữ do chính quyền treo tại Hà Nội ngày 09/12/2012

Vào ngày 10/12/1948 loài người lần đầu tiên đã có một tuyên bố chung về các quyền con người – nhân quyền – cơ bản. Đó là Tuyên ngôn toàn Thế giới về Nhân quyền của Liên hợp quốc.[v]

Ngày hôm nay, gần như tất cả các chính quyền trên thế giới đều đã phải tự cam kết chấp thuận và thực thi Tuyên ngôn toàn Thế giới về Nhân quyền. Không có một chính quyền nào phản đối việc thực thi nhân quyền.

Nhưng muốn có nhân quyền và muốn nhân quyền được thực thi, bảo vệ thì không thể từ chối xây dựng một nhà nước có nền tảng thượng tôn pháp luật. Muốn có thượng tôn pháp luật không thể từ chối việc chấp nhận một hệ thống tư pháp, kiểm sát và cảnh sát phải độc lập tối thiểu với tất cả các đảng chính trị, đặc biệt là đảng đang cầm quyền. Nếu những qui luật tất yếu này không được chấp nhận thì tất cả mọi cam kết rõ ràng nhất, hùng hồn nhất trong việc thực thi nhân quyền đều chỉ là những ngôn từ mỵ dân, lừa dối.
_____________________

[i] Rule of law: đây là một thuật ngữ trong lĩnh vực pháp lý và quản lý nhà nước theo cách dân chủ, có nguồn gốc từ phương Tây, đặc biệt trong các nước sử dụng Anh ngữ. Thuật ngữ này nhằm nói đến một hệ thống nhiều ý niệm với tinh thần cốt lõi là coi pháp luật là tối cao. Có nhiều cách dịch rule of law ra tiếng Việt. Trong bài viết này chúng tôi chọn cách dịch là "thượng tôn pháp luật".

[ii] Thực ra trong đa phần các cấu trúc tư pháp (judiciary) của hệ thống nhà nước dân chủ đã bao gồm cả chức năng "công tố" (kiểm sát). Ở đây chúng tôi muốn tách rõ hai bộ phận "công tố" (kiểm sát) và "tư pháp" ra một cách riêng rẽ để cho dễ hiểu hơn đối với những độc giả chưa quen với các vấn đề tổ chức nhà nước hiện đại, nhất là cách phân chia này lại dễ so sánh với hệ thống hiện tồn ở Việt Nam.

[iii] "We must start from the principle that no one is above the law, and no one should be denied its protection. Every nation that proclaims the rule of law at home must respect it abroad; and every nation that insists on it abroad must enforce it at home. Yes, the rule of law starts at home." - New York, 21 September 2004 - Secretary-General's address to the General Assembly.

[iv] Tư pháp: ở đây chủ yếu nói đến các tòa án và các thẩm phán cùng các nhân viên có chức năng tương đương.
[v] Quí vị cũng có thể xem toàn văn Tuyên ngôn dưới dạng pdf tại đây.
Theo DanLuan

Cao tốc 9.000 tỷ lổn nhổn sau 5 tháng hoàn thành

Với tổng vốn đầu tư 8.974 tỷ đồng, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được đánh giá là tuyến đường hiện đại nhất Việt Nam. Sau 5 tháng đi vào khai thác, công trình đã xuất hiện ổ gà, trơ lớp mặt và thậm chí là thành... bãi rác.
Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được khởi công xây dựng tháng 1/2006, chính thức thông xe toàn tuyến ngày 30/6/2012. Công trình này được thiết kế đạt chuẩn loại A1, có 6 làn xe, tốc độ thiết kế 100 – 120km/h; với chiều dài là 50km.


Mặt đường bị bong tróc, gồ ghề.

Cho đến nay, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được đánh giá là tuyến đường cao tốc hiện đại và dài nhất Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ sau 5 tháng đi vào khai thác, cao tốc trên đã bị bong tróc, lún mặt đường, việc khắc phục chưa triệt để.

Theo ghi nhận, trên đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đoạn qua huyện Ý Yên – Nam Định xuất hiện nhiều “ổ gà”, “ổ voi” chưa được sửa chữa, nhiều vị trí bong tróc, lún nghiêm trọng được trám trét một cách hết sức sơ sài, khiến nhiều phương tiện phải né tránh mỗi khi chạy qua.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại tại Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình:

Điểm thu phí phông chữ bị rách te tua.

Nhiều điểm nối các lan can ven đường bị mất ốc, rất dễ xảy ra trộm cắp.

Không ít những ổ voi, ổ gà nằm chềnh ềnh giữa đường.

Nhiều đoạn đường thi công dang dở ảnh hưởng tới việc đi lại của các phương tiện.

Xác gia cầm chết bị vứt thành bao dọc đường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Mặt đường rải nhiều sỏi đá, rất nguy hiểm khi chạy tốc độ cao.

Nhiều điểm bong tróc, tuy đã hàn gắn nhưng vẫn rất sơ sài.
Lê Duy
Theo infonet

Lê Ngọc Thống - Bước đi cuối cùng thôn tính Biển Đông nguy hiểm của Trung Quốc


Lê Ngọc Thống

Nếu như trò xảo trá in bản đồ có “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu của Trung Quốc là một tuyên bố ngang ngược, hiếu chiến, “coi biển Đông bằng ao” của nhà cầm quyền Trung Quốc trước thế giới thì hành động tiếp theo của Trung Quốc mới đây là để thực thi tuyên bố đó.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Nam (HĐNDHN) phê chuẩn quy định mới cho cảnh sát, biên phòng trên biển hôm 27.11. Theo đó, cơ quan công an biên phòng Trung Quốc có thể xử lý với các tàu thuyền được coi là “xâm nhập lãnh hải Trung Quốc bất hợp pháp” bằng các biện pháp như “lên tàu, kiểm tra, bắt giữ, trục xuất, ra lệnh dừng tàu, đổi hướng và trở về”. Quy định mới sẽ có hiệu lực kể từ ngày1/1/2013.

Đặc biệt, quy định sửa đổi cũng nhấn mạnh rằng cảnh sát phải tăng cường tuần tra vùng biển xung quanh cái gọi là “thành phố Tam Sa” và phối hợp với các cuộc tuần tra của chính phủ.

Hành động này của HĐND tỉnh HN nói lên điều gì?

Ngô Sĩ Tồn, tổng giám đốc sở Ngoại vụ Hải Nam, kiêm viện trưởng viện Nghiên cứu Nam Hải, một cơ quan tham vấn cho chính quyền Bắc Kinh về Biển Đông, vừa khẳng định lại tính chất địa phương, cục bộ, của quyết định này. (Sau khi bị thế giới lên án, phản đối quyết liệt)

Theo Reuters, ngày 5.12, ông Ngô Sĩ Tồn thừa nhận, quy định mới về chặn xét và bắt giữ tàu ngoại quốc được tỉnh này thông qua vào hạ tuần tháng 11, chỉ là một sáng kiến của cấp tỉnh.

Tuy nhiên, trước đây mấy ngày, phát biểu với đặc phái viên New York Times, Ngô Sĩ Tồn nhắc lại các quy tắc được cơ quan luật pháp Hải Nam thông qua vào tuần trước đó rằng, một phần các quy định, là để đối phó với sự gia tăng của các tàu đánh cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, quần đảo mà ông thừa nhận là cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều đang đòi chủ quyền. Ông Ngô còn cho biết thêm, các quy định này được thảo luận từ một năm nay, nhằm bổ sung vào các quy tắc đã có từ năm 1999.

Nên nhớ là, Hải Nam không phải là địa phương duy nhất thông qua các lệnh càn rỡ liên quan đến việc hành hung ngư dân Việt Nam trên biển. Thời gian gần đây, tỉnh Chiết Giang và tỉnh Hà Bắc cũng đã thông qua các quy định ngang ngược trong cái gọi là “nỗ lực bảo vệ biển đảo” tại những vùng tranh chấp mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền.

Phải chăng các địa phương này của Trung Quốc đã “ly khai” hay sao mà một quyết định gây “đại loạn” cho khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh Trung Quốc mà chính quyền trung ương lặng thinh, làm ngơ? Thậm chí việc in bản đồ có đường lưỡi bò vào hộ chiếu Trung Quốc cũng cho rằng cấp ra quyết định ấy là bộ, ngành…Vậy, Trung Quốc đại loạn hay là “tư tưởng lớn luôn gặp nhau”?

Câu trả lời chính xác: “ly khai” thì các địa phương này không dám mà đó chính là “tư tưởng lớn-bành trướng”, ngạo mạn, coi thường nước nhỏ… trùng khớp nhau giữa trung ương và địa phương. Và, Bắc Kinh đã lợi dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan này để trục lợi.

Như vậy, Hành động ngang ngược này của HĐND tỉnh Hải Nam, thực chất là hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc giao cho tỉnh Hải Nam thực thi.

Các quốc gia trên thế giới đều hiểu rằng, bất kỳ một vùng lãnh thổ, lãnh hải nào mà quốc gia nào đó coi là chủ quyền thì vùng lãnh thổ, lãnh hải đó hoàn toàn được quốc gia này áp đặt luật và thực thi pháp luật của họ trên vùng đó cho bất cứ đối tượng nào.

Bởi vậy, nếu như trong vùng lãnh hải, chủ quyền của Trung Quốc thì lực lượng thực thi pháp luật của Trung Quốc có những quy định như vậy là điều có thể, không ai bàn cãi. Nhưng cái khu vực mà “Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Nam phê chuẩn” để cho cảnh sát của tỉnh Hải Nam thực thi chiếm hơn 80% diện tích biển Đông, đó chính là “đường lưỡi bò” phi lý mà Trung Quốc vạch ra đã làm cho thế giới phản đối dữ dội…thì đúng là ngang ngược, coi thường tất cả, là hành động phi pháp.

Thực chất cái gọi “phê chuẩn” của HĐND tỉnh Hải Nam là việc nhà cầm quyền Bắc Kinh triển khai, biến vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) thành “vùng đặc quyền quân sự” (dựa trên luật 1998 về vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc ban hành, năm 2002 Trung Quốc tiếp tục ban hành đạo luật cấm các nước khác khảo sát đo đạc trong EEZ) sau khi đã coi 80% diện tích biển Đông là của họ.

Đây là những nấc thang cuối cùng đi đến chiến tranh trong chiến lược thâu tóm biển Đông của Trung Quốc đang tiến hành thực hiện.

Nói là những nấc thang cuối cùng bởi lẽ, Trung Quốc biết rằng khu vực đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam, ngoài ra còn có chủ quyền của Philipines, Malaisia, Brunay, Indonesia…trên biển Đông, đồng thời là tuyến hàng hải quan trọng của thế giới, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia của Mỹ …Do đó, hành động của Trung Quốc mở rộng quyền thực thi cho cảnh sát của họ đã buộc tất cả các quốc gia phải lựa chọn, hoặc là tuân thủ hoặc là chống lại. Tuân thủ có nghĩa là mất chủ quyền, còn nếu chống lại thì xảy ra xung đột, chiến tranh.

Dư luận đặc biệt quan tâm là, Trung Quốc, thông qua tỉnh Hải Nam tuyên bố như vậy có nghĩa là sẵn sàng hành động đối đầu với Mỹ, Nga…trên biển Đông, thách thức tự do an toàn hàng hải mà Mỹ coi là lợi ích quốc gia chăng?

Trước sự kiện này, phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi nhấn mạnh, “tất cả các nước đều có quyền tự do hàng hải ở Biển Đông theo đúng tinh thần luật quốc tế”.

Té ra vậy, điều này có nghĩa: Mỹ, Nga…yên tâm, Trung Quốc không làm gì ảnh hưởng đến tàu các vị khi đi qua biển Đông.

Không ai nghi ngờ “thiện chí” này của ông Hồng Lỗi, bởi dẫu có 30 năm nữa Trung Quốc vẫn chưa đủ gan, đủ sức để đối đầu với Mỹ, Nga, Nhật…huống chi bây giờ dám cả gan cho cảnh sát biển (cấp tỉnh) thực thi điều họ tuyên bố mà Mỹ, Nga…coi đó như hành động cướp biển thì họ không những coi “biển Đông như ao” mà còn “coi trời bằng vung”.(Đến đây chúng ta càng hiểu rõ hơn tại sao bản đồ “đường lưỡi bò” trên hộ chiếu Trung Quốc không có Senkaku).

Cuối cùng điều đã rõ, đối tượng mà thuộc sự “điều chỉnh” của quy định này là những nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc và chính sự mập mờ không xác định cụ thể những hành vi thế nào bị coi là “xâm nhập lãnh hải Trung Quốc bất hợp pháp” của ông Hồng Lỗi đã là một sự đe dọa ngầm cho 4 nước có tranh chấp với Trung Quốc mà tâm điểm là Việt Nam và Philippines.

Sách lược tránh đối đầu với Mỹ…lợi dụng thế mạnh về kinh tế, quân sự, hăm dọa, ép các nước nhỏ phải lựa chọn hoặc là đầu hàng hoặc là chiến tranh của Trung Quốc đã khiến tình hình biển Đông càng ngày càng tiến gần đến miệng hố chiến tranh.

Ông ngoại trưởng Philippines tỏ ra bất mãn với Trung Quốc, than phiền, trách cứ, rằng “Trong khi các nước trong khu vực đang cố gắng phấn đấu cho hòa bình thì Trung Quốc lại như thế” (khiêu khích gây chiến)… Đừng vô ích, trứng vịt thì không bao giờ nở ra con gà đâu thưa ngài Bộ trưởng!

Chiến lược thôn tính Biển Đông hình thành từ trong máu, được Trung Quốc thực hiện có bài bản, từ bắt đầu đến kết thúc. Đầu tiên là biến không thành có, biến khu vực không tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, tiếp theo là tuyên bố với thế giới khu vực tranh chấp đó là của mình “không chối cãi”, phát hành bản đồ và bước cuối bên miệng hố chiến tranh là áp đặt luật và thực thi luật của họ trên khu vực đó.

Chiến lược này đã tùy theo từng giai đoạn mạnh yếu khác nhau mà Trung Quốc triển khai thực hiện và đến đây được coi như bước cuối cùng. Trung Quốc không còn “bài” gì trên biển Đông nữa, ngoại trừ chiến tranh.

Rõ ràng là, nếu như quốc gia nào cản trở việc thực thi pháp luật của Trung Quốc trên khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền thì sẽ xảy ra xung đột. Lúc đó họ dùng “cơ bắp”, nghĩa là chiến tranh. Nếu để Trung Quốc thực thi pháp luật trên đó mà không ai làm gì, chống đối…thì có nghĩa khu vực đó mặc nhiên sẽ là “chủ quyền toàn vẹn, tuyệt đối” của Trung Quốc.

Có thể nói, chủ nghĩa Đại Hán kết hợp với sức mạnh quân sự hiện có đã như một căn bệnh ung thư đã đến lúc phát tác chiến tranh. Trung Quốc đang rất khát khao chiến tranh, rất hý hửng cho chiến tranh.

Tổ chức Hiệp hội ĐNA (ASEAN) đã bị Trung Quốc làm nhục biến thành “thảm họa”.

Dù vậy, nhưng chắc chắn là trước hành động này của Trung Quốc thì các quốc gia “trong khu vực vùng lưỡi bò” lo ngại, buộc phải phản đối và có thể liên minh lại với nhau để chống Trung Quốc. Trung Quốc không muốn điều này xảy ra, cho nên, trong tương lại gần, một số nước như Indonesia, Malaisia…chưa phải là đối tượng để Trung Quốc thực thi (chưa ăn thì còn đó).

Kế sách của Trung Quốc là muốn họ yên tâm, im lặng, làm ngơ, mặc cho hàng xóm phải đơn độc đối phó, để tập trung cô lập, tách Việt Nam, Philippines ra khỏi những mối quan hệ còn lại cho dễ bề trấn áp.

Việt Nam, Philippines…sẽ làm gì khi tàu cá của ngư dân mình và các loại tàu khác mà Trung Quốc coi là “xâm nhập lãnh hải Trung Quốc bất hợp pháp” bị cảnh sát biển tỉnh Hải Nam hành xử như kẻ cướp biển trong vùng chủ quyền của mình bắt đầu từ ngày 01/01/2013?

Với Philippines, Trung Quốc có thể sẽ nhẹ tay hơn trong vấn đề thực thi vì Philipines còn là đồng minh với Mỹ, nhưng với Việt Nam chắc chắn sẽ rất quyết liệt.

Việt Nam muốn hòa bình, nhưng hòa bình phải gắn với độc lập tự chủ. Một nền hòa bình lệ thuộc, không bình đẳng, mất độc lập tự chủ, bị xâm phạm chủ quyền lãnh thổ thì không bao giờ chúng ta chấp nhận.

Khi Việt Nam đã làm tất cả những gì có thể để gìn giữ hòa bình mà nước khác cứ muốn xâm hại lợi ích của đất nước ta thì lúc đó chúng ta không còn con đường nào khác là “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Dân tộc Việt bao đời nay không muốn chiến tranh nhưng chưa lúc nào sợ chiến tranh.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 8-12-12

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thị sát tình hình nhập lậu gia cầm qua biên giới


Chủ nhật, 09/12/2012, 06:37 (GMT+7)

Ngày 8-12, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính, lãnh đạo một số bộ, ngành đã đi thị sát tại tuyến biên giới Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh nhằm khảo sát tình hình nhập lậu thực phẩm không rõ nguồn gốc, đặc biệt là gia cầm.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trực tiếp thị sát điểm tập kết gà lậu tại Móng Cái như điểm U Bò xã Bắc Sơn; động viên và tặng quà cho các chiến sĩ biên phòng đang ứng trực tại đồn biên phòng Bắc Sơn; làm việc với trạm kiểm soát liên hợp tại km số 15 - bến tàu Dân Tiến tại quốc lộ 18.

Thượng tá Phạm Văn Thắm, Đồn trưởng đồn biên phòng Bắc Sơn đã báo cáo với Phó Thủ tướng về việc triển khai lực lượng ngăn chặn nhập lậu gia súc gia cầm và sản phẩm gia cầm. Tính đến tháng 11-2012, đồn đã bắt 11 vụ vận chuyển gia cầm với hơn 7.000kg gà thịt, 12.000 con gà giống. Đồn còn làm tốt việc vận động tuyên truyền người dân dọc tuyến biên giới thuộc địa phận quản lý cam kết không tiếp tay cho đối tượng buôn lậu, nên bước đầu đã kiểm soát được tình hình buôn lậu gia cầm. Tuy nhiên với việc quản lý trên 26km đường biên, 16 cột mốc, nằm trên địa bàn rộng, nên về lâu dài đồn biên phòng Bắc Sơn sẽ còn một số khó khăn trong chống buôn lậu gia súc gia cầm nếu không có những biện pháp từ các cấp.

Tại trạm kiểm soát liên ngành Km 15 cạnh quốc lộ 18, trạm trưởng Phạm Văn Tính đã báo cáo với Phó Thủ tướng những khó khăn trong việc ngăn chặn nạn buôn lậu nói chung và gia súc gia cầm nói riêng, do lực lượng còn mỏng, chế tài xử lý, xử phạt đối với những người mang gà nhập lậu có giá trị dưới 100 triệu đồng còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe các đối tượng. Đặc biệt, quy trình tiêu hủy gà thải loại bị thu giữ rất phức tạp, tốn kém.
Theo SGGP

Quan điểm của phong trào Con Đường Việt Nam về Quyền Con Người nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2012


Tuyên bố về Quan điểm của phong trào Con Đường Việt Nam về Quyền Con Người
Nhân ngày Quốc tế Nhân quyền 2012, phong trào Con đường Việt Nam đưa ra tuyên bố quan điểm về việc phát triển quyền con người ở Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam luôn nhấn mạnh việc xóa đói giảm nghèo như một cách thức cơ bản để phát triển nhân quyền tại Việt Nam. Cương lĩnh của đảng Cộng sản Việt Nam cũng định hướng: “xây dựng Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Những quan điểm này rõ ràng cho rằng dân chủ chỉ có được khi người dân đã giàu có và hiện nay dân chủ không phải là điều được ưu tiên phát triển ở Việt Nam.
Nhìn lại gần 30 năm đổi mới, dù Việt Nam đã cải thiện sự tăng trưởng kinh tế đáng kể nhưng vẫn là nước chậm phát triển. Trong khi cùng khoảng thời gian đó nhiều nước đã nhanh chóng có được dân chủ và thịnh vượng. Việt Nam vẫn thiếu dân chủ và chỉ mới đạt mức thu nhập trung bình thấp. Nỗ lực xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam dù được ghi nhận như một thành tích nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng bất công và tham nhũng ngày càng gia tăng. Đây là nguyên nhân của nhiều vấn nạn xã hội, từ suy thoái đạo đức đến bất ổn kinh tế làm tái diễn nghèo đói, từ từ xói mòn niềm tin của nhân dân, đến sự suy yếu khả năng bảo vệ quốc gia.
Thực tế này đòi hỏi nhân dân và chính quyền Việt Nam phải thay đổi quan điểm “phát triển kinh tế là trọng tâm”. Hậu quả vừa qua đã chứng minh rằng các quan điểm và định hướng trên đã không hợp quy luật phát triển. Chúng làm cho người dân bị lệ thuộc về các điều kiện làm ăn, sinh sống vào những người nắm quyền. Từ đó dẫn đến nạn cường quyền làm người dân sợ hãi phải tiếp tay cho tham nhũng. Như thế đương nhiên dẫn đến bất công, nghèo nàn và lạc hậu:
Cường quyền -> Sợ hãi -> Tham nhũng -> Bất công -> Nghèo nàn -> Lạc hậu.
Do vậy, nếu không thay đổi thì Việt Nam sẽ không thể phát triển nữa và dừng ở mức thu nhập trung bình thấp hiện nay, đồng thời với tình trạng tham nhũng, bất công, nghèo đói ngày càng nghiêm trọng.
Phong trào Con đường Việt Nam kêu gọi một sự thay đổi hợp với quy luật phát triển:
Nhân quyền -> Tự tin -> Dân chủ -> Công bằng -> Thịnh vượng -> Văn minh.
Qua đó, quyền con người phải được tôn trọng trước tiên, phải được bảo vệ trên hết và bình đẳng cho người dân Việt Nam có thể tự tin sử dụng các quyền vốn có của mình để làm chủ đất nước. Nhờ vậy mới có được dân chủ và công bằng xã hội để tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người sinh sống, làm giàu chính đáng. Như thế đất nước mới thịnh vượng và văn minh.
Nhân dân Việt Nam cần đòi hỏi quyết liệt bằng mọi biện pháp tranh đấu phi bạo lực để tất cả các quyền con người của mình phải được hiến pháp, pháp luật tôn trọng, bảo vệ trên hết và bình đẳng, và phải được thực thi trong thực tế.
Chính quyền Việt Nam phải tôn trọng những đòi hỏi trên và phải đảm bảo những biện pháp hữu hiệu để những đòi hỏi đó được đáp ứng nhanh chóng và thực tế.
Nếu không chấp nhận sự thay đổi chính trị để đảm bảo một nền dân chủ thực chất cho đất nước, thì phong trào Con đường Việt Nam nhận định rằng đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không thể đưa đất nước vượt qua được sự khủng hoảng trầm trọng hiện nay để phát triển bền vững, và sẽ làm tình hình đất nước ngày càng xấu đi, kéo dài sự khốn đốn của nhân dân và đẩy chủ quyền đất nước đứng trước những nguy cơ lớn.
Tuyên bố tại Việt Nam ngày 10 tháng 12 năm 2012
Phong trào Con đường Việt Nam
Bài do PT CĐVN gửi tới TTHN

Vì sao chính quyền ngăn biểu tình?


Hàng trăm người đã xuống đường hô to các khẩu hiệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đảo hiện do Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ.
Biểu tình diễn ra bất chấp chuyện công an đã đóng chốt tại nhà của nhiều người ở cả hai thành phố nhằm ngăn họ tham gia.
Một số người ra được khỏi nhà cũng bị quấy rối hoặc bắt về công an phường.
Ông Hồ Ngọc Nhuận, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tại thành phố Hồ Chí Minh nói có tới "hàng chục" công an bao quanh nhà ông khiến ông không thể tham gia biểu tình.
Nhưng ông nói chính quyền "đã thất bại" vì hai cuộc biểu tình vẫn diễn ra bất chấp chuyện họ đã dùng mọi biện pháp để ngăn cản.
Một ngày trước khi biểu tình diễn ra, ông Nhuận đã có tuyên bố kêu gọi chính quyền đứng về phía người dân.
 
 
'Lửa nhỏ, cháy to'
"Họ biết rõ lòng tin của nhân dân gần như không còn nữa nhưng mà họ còn những guồng máy cai trị, guồng máy đàn áp thì họ sử dụng những guồng máy đó." - Hồ Ngọc Nhuận, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tp Hồ Chí Minh
Giải thích vì sao chính quyền không để cho người dân xuống đường phản đối hành động "cắt cáp" tàu thăm dò dầu khí hay in bản đồ hình "lưỡi bò" lên hộ chiếu của Bắc Kinh, ông Nhuận nói: "Tại vì họ sợ dân thôi, bởi vì họ quá là bậy về tất cả mọi phương diện.

"Một cái chế độ mà nó hư nát về mọi phương diện từ nhiều năm qua rồi thì một mặt họ vì quyền lợi riêng tư của họ, phe nhóm của họ.

"Thứ hai là họ chạy theo đuôi nước ngoài, đặt biệt là Trung Quốc, cũng vì quyền lợi của họ.

"Họ biết rõ lòng tin của nhân dân gần như không còn nữa nhưng mà họ còn những guồng máy cai trị, guồng máy đàn áp thì họ sử dụng những guồng máy đó.

"Và những guồng máy đó họ cũng vì quyền lợi của họ mà họ phải bám theo..

"Cái vấn đề chính là họ không tin dân, họ sợ dân thế thôi.

"Họ biết rằng chỉ cần một nhúm lửa nhỏ nó có thể bùng thành một đám cháy to và đám cháy to thì họ không còn quyền hành nữa, họ sẽ bị lật đổ."
 
'Âm mưu xảo quyệt'

Ông Nhuận nói chính quyền đã có những hành động mà ông gọi là "hèn nhát" khi trấn áp người biểu tình và cáo buộc các lãnh đạo Việt Nam "tiếp tay" cho Trung Quốc:

"Nhà cầm quyền Bắc Kinh nó muốn thao túng, nó muốn thôn tính đất nước này.
Người biểu tình bị bắt đưa lên xe buýt ở Hà Nội
Việt Nam đã nhanh chóng dập tắt biểu tình hôm 9/12

"Mà nhà cầm quyền này đương phụ họa, chống chúng tôi ...tức là tiếp tay cho những âm mưu xảo quyệt của Bắc Kinh.

"Cái điều mà chúng tôi không thể chấp nhận được là chính quyền này có thể đàn áp nhân dân trong khi nhân dân chỉ chống Trung Quốc thôi."

Ông Nhuận nói nhiều trong số những người phản đối chính quyền đã từng tham gia cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc hồi năm 1979 và cả cuộc chiến chống Mỹ kết thúc năm 1975.

Vị Phó chủ tịch Mặt trân Tổ quốc bác bỏ cách giải thích của chính quyền rằng các cuộc biểu tình có thể bị những "kẻ xấu" lợi dụng:

"Kẻ xấu đó chính là những kẻ đang bụm miệng chúng tôi chứ còn kẻ xấu nào nữa.

"Dân càng ngày càng bất mãn và càng muốn có sự thay đổi và càng muốn họ [chính quyền] quay đầu lại với lẽ phải...

"Họ [nhân dân] muốn cho chình quyền trong sạch, tốt và hòa đồng với nhân dân chứ ai muốn lật đổ họ..."
'Ngoài sức tưởng tượng'

Một trong những người thoát lưới của công an và tới Nhà hát Lớn ở thành phố Hồ Chí Minh là ông Huỳnh Tấn Mẫm, người 40 năm trước từng xuống đường đòi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam.

Ông Mẫm kể: "Hồi năm 1969 khi tôi được bầu là Chủ tịch Tổng hội sinh viên thì phát động phong trào đòi dân sinh dân chủ, đòi hòa bình.

"Trong phong trào đó nổi lên một số phong trào lớn và rất nhiều phong trào khác, nhưng phải nói là trong các cuộc đấu tranh như vậy, sinh viên học sinh có tổn thất dữ lắm.

"Nói chung là tra tấn đánh đập đủ hết, mọi cực hình nói chung là ngoài sức tưởng tượng của anh chị em sinh viên thời đó.

So sánh hành động của chính quyền Sài Gòn trước đây và giới chức hiện nay, ông Mẫm nói:

"Hồi đó ác liệt hơn, ác liệt hơn nhiều, bởi vì là giữa một bên đòi dân sinh dân chủ, đòi Mỹ rút quân, thì đó là cái mục tiêu rất lớn, nên chính quyền Sài Gòn chắc chắn là phải đàn áp.

"Với cả cũng khác là vì nó nằm ở thủ đô, trung tâm Sài Gòn, lúc đó thì Sài Gòn là một thủ đô, không phải là một tỉnh, một thành, cho nên là nằm giữa Sài Gòn thì chính quyền Sài Gòn nó phải dùng những biện pháp để mà giữ vững ổn định an ninh ở trong Sài Gòn."
'Trắng trợn, ngang tàng'

Ông Huỳnh Tấn Mẫm cũng giải thích ông tham gia kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc do rất bức xúc trước âm mưu "thâm độc và lâu dài" muốn chiếm biển Đông, và việc nhà nước Trung Quốc làm người dân "hiểu lầm" rằng, Hoàng Sa Trường Sa là của người Trung Quốc.

Ông nói: "Trung Quốc trước đây từng là bạn của Việt Nam, từng cứu trợ Việt Nam, thế mà bây giờ quay lưng lại, muốn đi chiếm Biển Đông.
"Nếu như mà Đảng và Nhà nước tuyên bố chống thì đó cũng chỉ là Đảng và Nhà nước thôi, còn nhân dân phải được quyền nói lên tiếng nói của người ta chứ."
Ông Huỳnh Tấn Mẫm, một trong những người tham gia biểu tình ở tp Hồ Chí Minh hôm 9/12

"Chúng tôi cho đây là hành động trắng trợn, ngang tàng, bất chấp dư luận trong nước và thế giới.

"Vậy thì tại sao nhà cầm quyền Việt Nam không cho biểu tình mà lại coi chuyện đó là của Đảng và Nhà nước, mà không phải là chuyện của dân?

"Theo ý kiến một số người nói biểu tình là vô bổ, không có ích lợi gì cả, nhưng nói thế là không đúng, vì nếu như mà Đảng và Nhà nước tuyên bố chống thì đó cũng chỉ là Đảng và Nhà nước thôi, còn nhân dân phải được quyền nói lên tiếng nói của người ta chứ.

"Và tiếng nói đó là góp phần ủng hộ cho đấu tranh của dân tộc, thì không có lý do gì ngăn cản cả."
 
Xưa và nay

Ông Huỳnh Tấn Mẫm cho biết, phong trào đấu tranh ở Sài Gòn trước đây thì ngoài sự ủng hộ của khoảng 200.000 sinh viên còn được đông đảo các thành phần khác tham gia, nhất là thành phần lao động buôn bán.

Ông nói cuộc đấu tranh đã trở thành "mặt trận rất rộng lớn".

Bình luận về biểu tình ngày 9/12 mà ông tham gia, cựu lãnh đạo sinh viên nói:

"Cuộc biểu tình lần này một phần là do các chốt chặn, barrier của cảnh sát nên nhân dân người ta đến cũng giới hạn, không đông, nghe chừng khoảng 500 người.

"Còn những cuộc biểu tình lần trước thì đông lắm. Nhưng gần đây chính quyền cũng có những biện pháp khá mạnh hơn nên quần chúng cũng e dè trong chuyện tham gia đấu tranh.

"Tôi đi được là vì tôi thức sớm lắm, tôi đi từ sớm lắm, chứ còn những người khác thì từ 6, 7 giờ sáng đã có hàng chục công an đứng trước nhà thì làm sao người ta đi biểu tình được."
 
'Chưa được biểu tình'

Khi được hỏi về việc có thể người dân tham gia biểu tình ít hơn vì lo cho bản thân mình hơn, ông Mẫm trả lời:

"Cũng có cái đó, cũng đúng.

"Bởi vì bản thân người ta cũng có nhiều cái bức xúc nhưng người ta cũng chưa thấy là cái bức xúc trước mắt.

"Bởi vì chẳng hạn như Biển Đông, nó ngoài biển, người ta chưa thấy được cuộc chiến nó vào trong đất liền."

Ông Mẫm nói trong lần tiếp xúc với chính quyền mới đây, ông được nghe giải thích rằng "cuộc biểu tình nào cũng có xô xát, mà xô xát thì dễ có sự lợi dụng để mà chuyển hướng sang tình hình khác, đó là điều tệ hại [nên chính quyền] không đồng ý.
Ông Huỳnh Tấn Mẫm tham gia biểu tình hôm 9/12
Ông Mẫm đã tới được nơi biểu tình hôm 9/12 vì đi rất sớm

"Thứ hai [chính quyền nói] là biểu tình trong Hiến pháp thì có, nhưng luật biểu tình thì chưa có.

"Tất nhiên là chúng tôi hỏi lại là tại sao mấy chục năm rồi mà chưa có luật biểu tình? Và nếu sợ bị lợi dụng thì chúng tôi chịu trách nhiệm cho các cuộc biểu tình đó, các ông nghĩ sao?"

"Thì cuối cùng cũng chỉ được nghe một câu là bây giờ chưa được phép biểu tình.

"Cái đó vẫn chưa có thuyết phục được, nên cuộc biểu tình sáng nay do chúng tôi tổ chức là ngoài phép của Ủy ban Nhân dân thành phố.

"Thì cuộc biểu tình đó cũng bị ngăn chặn, nhưng ngăn chặn sáng nay cũng không căng thẳng như những lần trước," ông Mẫm nói.

Mặc dù vậy Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam và thành viên ban tư vấn cho hai Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, đã có Bấm tuyên bố mạnh mẽ phản đối điều mà ông gọi là "hành động trấn áp thô bạo của Công An và Chính quyền phường Tân Phong, Quận 7, TPHCM".

Công an đã buộc ông phải về trụ sở chính quyền và nhốt ông lại trong phòng trước khi áp giải ông về nhà.

Một số người biểu tình có vẻ cho rằng chính quyền đuối lý và lấy vũ lực để cân bằng lại khi ngăn cản người dân biểu tình.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét