Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

HOT - THỜI SỰ NÓNG

Hiến pháp hay hợp đồng điện nước?

Luật sư Lê Quốc Quân
Gửi cho BBC từ Hà Nội
Cập nhật: 10:18 GMT – thứ ba, 18 tháng 12, 2012
Tôi biết rằng những điều tôi viết sau đây có thể bị Đảng Cộng sản vứt vào sọt rác hoặc thậm chí tệ hơn là có thể bị tống giam nhưng lòng tin vào con người, sự hệ trọng của vấn đề cùng ý thức công dân thúc bách tôi.
Tòa Hiến pháp Đức trong một lần ra phán quyết về quan hệ với EU
Đó là từ ngày 2/1 đến 31/3/2013 Nhà nước sẽ lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, tháng 5/2013 sẽ trình quốc hội và nếu không có những sự biến lớn thì tháng 11/2013 nhân dân Việt Nam sẽ có bản Hiến pháp mới.
Đây sẽ là bản hiến pháp thứ 5, không kể nhiều lần sửa đổi, trong một thời gian chỉ hơn 6 thập kỷ những người cộng sản cầm quyền.
Chi tiết thì có đầy dẫy những điều khoản mâu thuẫn, lập lờ hoặc hỗn xược thách thức trí tuệ dân tộc Việt nhưng tôi sẽ không đi vào cụ thể mà chỉ nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của một bản hiến pháp hầu mong các đại biểu quốc hội hiểu và tranh đấu cho dân.

Nền tảng cho ngôi nhà Việt Nam

Có rất nhiều loại, nhiều định nghĩa và cách hiểu về Hiến pháp. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng Hiến pháp là đạo luật cao nhất, quy định những nguyên tắc cơ bản nhất về tổ chức nhà nước, về quyền công dân, về mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một cách mộc mạc thì “Hiến pháp chính là một hợp đồng trao quyền và giao việc giữa chính quyền và người dân”
Lịch sử cho thấy các quốc gia phát triển và trở thành siêu cường trong một thời gian dài thường gắn liền với nền cộng hòa, nơi con người được tự do tranh luận và khai phóng. Khi quá trình xây dựng được thảo luận kỹ với nguyên lý kiểm soát và cân bằng quyền lực được minh định rõ thì các công dân có thể yên tâm trao phó quyền lực cho cỗ máy cai trị mình.
Xưa La Mã vươn mình trùm cả vùng Địa Trung Hải và nay Hoa Kỳ có thể triển khai quân đến bất cứ nơi nào trên hành tinh này trong vòng 24 tiếng; người Đức thì trù liệu cho cả những vùng đất nằm ngoài biên giới để hơn 40 sau thống nhất cũng không phải sửa đổi hay như Nhật Bản vẫn “quẫy đạp” được trong khuôn khổ Hiến pháp 1946 để có được lực lượng phòng vệ mạnh trước sự gây hấn của láng giềng Trung Quốc…tất cả đều bắt nguồn từ sự cẩn trọng trong xây dựng Hiến Pháp.
“Chưa có quốc gia nào trở nên thịnh vượng lâu dài mà không có Hiến pháp”
Lịch sử cũng cho thấy chưa có quốc gia nào trở nên thịnh vượng lâu dài mà không có Hiến pháp hoặc chỉ do ý chí của một nhóm người tạo nên.
Thông thường phía sau những bản hiến pháp mang đầy ngôn ngữ hoành tráng và dự án viễn vông là sự rượt đuổi đến hụt hơi của các nhà lập pháp nhằm thể hiện thực tiễn phát triển vốn rất cụ thể và sinh động.
Hiến pháp quan trọng đến mức Bắc Phi vẫn là nguồn cảm hứng khi những người dân tiếp tục xuống đường biểu tình chống lại dự thảo Hiến pháp của tổng thống Ai Cập, ông Mohammed Mursi.
Rõ ràng sự thôi thúc của dân chủ và sự hãnh tiến về tương lai mạnh mẽ hơn nhiều những ràng buộc tâm linh và tôn giáo khi các bạn trẻ dù theo hồi giáo đã dám cáo buộc tổng thống hành xử như một nhà độc tài trong nỗ lực muốn phá vỡ khả năng kiểm soát và bảo vệ pháp luật của tòa án.
Điều đó cho phép ta lạc quan về nền dân chủ, một khi đã bắt rễ trong xã hội, sự quay lại của các nhà độc tài chắc chắn là gặp trở ngại.
Người dân Ai Cập đòi tổng thống Mursi cho họ có tiếng nói về hiến pháp mới
Thật vậy, lập hiến, giống như chúng ta xây dựng một ngôi nhà, nền móng có tốt thì mới bền vững được lâu dài và có khả năng mở rộng và xây lên nhiều tầng cao.
Hiến pháp cũng có thể được coi như bộ rễ quyết định sự vững chắc và độ xum xuê của các nhánh luật pháp sau này. Ngôi nhà có cao và vững chắc hay không, cây pháp lý có nhiều cành và tỏa bóng mát được rộng khắp hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào gốc, phụ thuộc vào khả năng chịu lực, khả năng hút dinh dưỡng là những ý tưởng tự do từ đất mẹ Việt Nam.

Hiến pháp hay cương lĩnh Đảng?

Nhân dân Việt Nam chúng ta sắp sửa có một văn bản tác thành mô hình Nhà nước, một ngôi nhà để tất cả con dân Việt chung sống với nhau.
Liệu chúng ta có giao phó toàn bộ việc này cho những đảng viên đảng cộng sản mà suy cho cùng cũng chỉ có một số người cấp rất cao, với nhóm gen rất nhỏ và dấu hiệu của sự thiểu năng đã lộ rõ, áp đặt ý chí của mình lên việc thiết kế nó?
Điều này chắc chắn không ai khác ngoài các đại biểu quốc hội phải lưu tâm khi thay mặt nhân dân ký kết bản hợp đồng giao việc này.
Tôi nghĩ, nhân dân Việt Nam đã vượt qua bao nhiêu gian khó suốt chiều dài lịch sử nhọc nhằn của mình, sẵn sàng hy sinh một phần khái niệm “Con người” để hướng đến giá trị “Công dân” khi ký kết một thỏa ước lập hiến với chính quyền với điều kiện các quyền công dân đó phải được phản ánh đúng qua những người đại diện của mình.
Nếu như các đại biểu quốc hội chỉ làm theo sự lãnh đạo của đảng mà quên đi những khát vọng thực sự của nhân dân, vốn đang ngày càng khác biệt với ý chí của đảng cộng sản thì điều đó đã hàm chứa sự phản bội hoặc lừa gạt ý chí nhân dân.
Điều tệ hại nhất đã xảy ra là Quốc hội đã giữ lại điều 4 trong Hiến Pháp khẳng định sự lãnh đạo của đảng trên toàn dân tộc Việt Nam, nghĩa là quốc hội đã trao cho đảng một chiếc đũa thần để toàn quyền đan rọ mà mặc nhiên quốc hội phải chui vào.
Quốc hội khóa I: Hiến pháp Việt Nam hiện nay bị cho là tụt hậu so với năm 1946
Khi đó đảng bắt đầu lấy quyền lực chính trị của mình và khái niệm “ổn định chính trị” để ngăn chặn sự thể hiện của tự do công dân bằng cái đuôi “theo quy định của pháp luật” nằm tại rất nhiều điều của hiến pháp.
Có thể các đại biểu đã sai nhưng các Ngài cũng cần phải biết rằng: “Ý chí chung của Nhân dân có thể bị nhầm lẫn, nhưng nó không thể bị phá hủy”.
Đại biểu quốc hội hiện tại gồm nhiều người tốt có thể bị dẫn dụ, mê hoặc và lâu dần tình cảm đó trở thành một niềm nuối tiếc trong tâm thức nhưng ý chí chung của nhân dân và sự đòi hỏi của tri thức, của khao khát thực thi quyền lực đúng đắn đang tiếp tục giục giã tất cả chúng ta đưa đất nước tiến lên.
Hơn lúc nào hết, các đại biểu quốc hội thay mặt người dân cần phải hiểu và đấu tranh bằng được rằng Hiến pháp là gốc của mọi sự phát triển, rằng mục đích phát triển cuối cùng của con người chính là sự bình an và triển nở các giá trị tự do trong não, trong tim của mỗi một con người chứ không phải là giới hạn tự do. Nếu làm suy giảm quyền tự do của công dân bao nhiêu thì sức lực của quốc gia chắc chắn sẽ giảm sút bấy nhiêu.
Các đại biểu cũng đừng sợ và cổ súy cho những “tên bạo chúa tập thể” gồng lên để chèn ép tự do của nhân dân. Các Ngài cần hiểu rằng không những chiếc ghế mà cả sự tự do của các Ngài cũng sẽ không còn nếu cổ súy cho ai đó “xù lông dựng cánh” với nhân dân vì đó là lúc các Ngài đang giúp kẻ thù lăm le xâm chiếm thành bang nở nụ cười đắc thắng. Và nước mất thì nhà có tan không?
Các Ngài cũng cần ý thức rằng những vương triều vinh quang chói lòa rồi cũng đã đi qua, chính trị cũng như cơ thể con người, tuổi già và cái chết đã được cài đặt ngay khi mới sinh ra.
Nếu Hiến pháp không được soạn thảo một cách kỹ lưỡng để nó trẻ hóa và tự làm mới mình trước những biến cố của thời cuộc đầy đầy phiêu du thì sẽ triệt tiêu sức lực của toàn dân và dẫn đến sự tiêu vong của cả dân tộc.
Dù cho đảng có lấy vấn đề ổn định chính trị để ngăn cấm quyền dân thì các đại biểu của dân cần phải hiểu là mình có thể ôm cả đống sách và xô đổ bàn ghế đánh nhau, nhưng ngoài kia, dân chúng vẫn vui vẻ làm ăn, và luật pháp không xáo trộn mới thực là “thái bình thịnh trị”.
Đó mới là cái mà Nhân dân mong muốn ở các Ngài.
Hiến pháp không thể là một cương lĩnh chính trị của một đảng cầm quyền vì bản thân Hiến pháp phải hàm chứa được việc tạo nên một thế cân bằng cho sự phát triển đa dạng.
“Nếu thấy khó quá thì cứ học theo ông cha đem đầy đủ Hiến pháp của năm 1946 áp dụng lại”
LS Lê Quốc Quân
Đảng Cộng hòa hay Dân chủ chỉ được ví như hai chân trong một cơ thể nước Mỹ, cứ chân này bước lên bốn hoặc tám năm thì chân kia bước tiếp, nó đảm bảo cho sự hài hòa trong nỗ lực đưa quốc gia tiến về phía trước.
Bởi vậy, dù không có đa nguyên Hiến pháp Việt Nam nhất thiết phải cài cắm được những điều kiện tiên quyết của phát triển, nên ngắn gọn, rộng, và bao hàm đầy đủ cho một dân tộc phát triển và tất nhiên không thể là ý chí của một nhóm người hay của một đảng phái chính trị nào.

Ý thức về tương lai

Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân và quốc hội không có sức mạnh nào khác ngoài quyền lực lập pháp. Vì thế, hơn lúc nào hết, các Nghị sỹ cần phải có ý thức với tiền đồ của dân tộc để thật lòng thể hiện ý chí chung của nhân dân.
Luật pháp quyết không được ban ra theo kiểu: “dự trù” hoặc “thăm dò” vì nó sẽ làm cho người dân nhờn đi, quen với thói quen của sự ăn gian, nấn ná, xem thường…Đại biểu càng không thể cố tình xuê xoa, thỏa hiệp thông qua những vấn đề quan trọng với một thái độ thờ ơ, cả nể.
Người dân sẽ nói gì về Hiến pháp mới?
Xét về mặt phát triển xã hội thì những tiến bộ của loài người gần đây cũng không đi quá xa những điều mà chính ông cha ta đã bàn từ rất lâu.
Bởi vậy, với quyết tâm và tình yêu thật sự, hãy để lại một cái gì đó cho con cháu tự hào, hoặc nếu thấy khó quá thì cứ học theo ông cha đem đầy đủ Hiến pháp của năm 1946 áp dụng lại.
Xây dựng được Hiến pháp đã khó, việc bảo vệ nó khỏi sự lạm quyền của Hành pháp và của chính Quốc hội trong việc bàn hành pháp luật càng khó hơn. Có một sự thật phải thừa nhận rằng sự ly khai khỏi nền tảng chung để hướng đến các lợi ích riêng là điều luôn luôn tồn tại trong sự phát triển của xã hội loài người.
Bởi vậy, cần phải có cơ chế bảo hiến để canh giữ hiến pháp, bảo vệ chính quốc hội khỏi ban hành những bộ luật nhằm thỏa mãn một nhóm lợi ích nào đó, bảo vệ Chính phủ khỏi sự lạm dụng quyền lực trong khi thực thi pháp luật.
Bởi thế cơ chế bảo vệ hiến pháp độc lập phải thực sự được coi trọng.
Tiếc thay, trong ba phương án bảo vệ Hiến pháp là thành lập tòa án Hiến pháp, Hội đồng bảo hiến độc lập và Hội đồng bảo hiến thuộc Quốc hội thì Đảng đã chỉ đạo lựa chọn hình thức thứ ba là hình thức kém độc lập nhất.
Nếu có một cơ chế bảo hiến tốt thì những cái đuôi “theo quy định của pháp luật” như lâu nay, vốn cổ súy cho việc vi hiến tràn lan, sẽ bị chặt đứt. Và đương nhiên các đạo luật sau này ban hành ra thường là để tạo điều kiện cho người dân thực hiện chứ không phải để ngăn cản hoặc tước đoạt các quyền đó.
Các quyền tự do của Công dân đang ghi tại Điều 69 đương nhiên được thực hiện và sẽ mở đường cho hàng loạt nhân quyền khác. Khi đó những Nghị định cấm người biểu tình ở Hà Nội sẽ bị tòa bảo hiến từ chối áp dụng vì vi hiến.
Như vậy thay vì nó là một hợp đồng có được thảo luận kỹ càng thì Đảng mặc nhiên coi đây là hợp đồng áp đặt theo mẫu như lắp điện thoại, cấp nước, cấp điện ở Việt Nam mà người dùng hoàn toàn buộc phải ký chứ không có cơ hội được thảo luận bình đẳng.
Các hợp đồng đó tạo ra cho cá nhân sự bất lợi, còn hợp đồng Hiến pháp là cho các một quốc gia và liên quan đến một vấn đề gai góc và đầy cám dỗ là quyền lực, thì nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhường nào.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một luật sư vận động dân chủ hiện sống tại Hà Nội.

Nâng lên và hạ xuống.

Nguoibuongio
Các nguyên thủ của Việt Nam khi đăng đàn phát biểu có dính
dáng tới chủ quyền đất nước, có lúc họ phát biểu quan điểm rất
cứng rắn và mạnh mẽ,. Ví dụ là kiên quyết giữ vững chủ quyền,
sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền, không chấp nhận để chủ
quyền bị xâm lược…
 
Người dân ( một số) nghe nức lòng, họ hân hoan bàn tán với nhau, đó chính phủ ta, đảng và nhà nước ta rất kiên quyết, không hề nhượng bộ đâu. Thích là chơi đấy, làm sao làm ngơ chuyện chủ quyền bị xâm lược. Một số bọn xấu cứ xuyên tạc này nọ….
 
 
Nghĩ đi nghĩ lại mới thấy đảng, chính phủ, nhà nước và các nguyên thủ của nước ta nói đúng. Nếu có xâm lược chủ quyền đất nước chắc chắn các nguyên thủ sẽ lãnh đạo toàn dân, toàn quân ra trận để bảo vệ từng thước đất, từng mét vuông mặt biển, đảo của quê hương. Lãnh đạo nào của ta cũng anh hùng cả, bộ trưởng quốc phòng từng một mình trụ trên một ngọn đồi giết 8 tên địch, thủ tướng năm 12 tuổi đã theo cách mạng vào rừng kháng chiến…làm sao mà sợ bọn giặc nào cơ chứ.
 
Bởi các nguyên thủ của ta đường đường oai phong đến vậy, cho nên đất nước ta mới toàn vẹn chủ quyền, không kẻ nào dám ngó nghiêng xâm lược.
 
 
Gần đây thì rộ lên vấn đề biển Đông, quân đội Trung Quốc đóng chiếm giữ và xây dựng trái phép trên địa bàn quần đảo Hoàng Sa, đồng thời bắt bớ tàu cá của ngư dân Việt Nam, cắt cáp, gây hấn với tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam….
 
Dư luận nhân dân ta có phần bức xúc, một số quần chúng nhân dân, trí thức đã lên tiếng đòi hỏi chính phủ, đảng và nhà nước ta có biện pháp mạnh. Thậm chí môt số người đã hoài nghi tiêu cực về thái độ của lãnh đạo đất nước là nói một đằng, làm một nẻo. Suy nghĩ của những người này thật sự là thiếu thấu đáo, không nhìn hết toàn diện vấn đề.
 
Thứ nhất các nguyên thủ của ta chưa bao giờ nói sai cả, họ nói sẵn sàng chiến đấu khi chủ quyền đất nước bị xâm lược. Nhớ là họ nói ro ràng và dứt khoát thế nhé.
 
Còn chuyện Trung Quốc ở biển Đông, đến nay có ai gọi đó là xâm lược đâu, cơ quan tuyên truyền của Việt Nam trước sau như một nhất quán cho đó là hành vi xâm phạm chủ quyền, xây dựng trái phép, khai thác trái phép, bắt bớ trái phép ( thế nào là được phép xây dựng thì chỉ cần lên uỷ ban phường hỏi )  hành động ấy là đi ngược với tinh thần thảo luận giữa hai đảng , hai nhà nước, hai chính phủ Trung Quốc và Việt Nam. Rõ ràng hành động của hải quân Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa và biển Đông chỉ là vi phạm chứ không phải là xâm lược.
 
Mà vi phạm thì nhắc nhở, giáo dục, xử phạt…không thể đem súng ống, quân đội ra chiến đấu với bọn vi phạm. Lẽ tất nhiên đơn giản là vậy. Mọi sự đơn giản thế, bọn nào có hành động xâm lược chủ quyền của ta tất sẽ khiến chúng ta chiến đấu đến cùng. Đảng và chính phủ ta đã có nhiều biện pháp mềm dẻo trên mặt ngoại giao, đồng thời ban hành luật biển đảo, tuyên truyền cho ngư dân..
 
Tóm lại lãnh đạo ta nói đúng nếu có xâm lược thì sẵn sàng chiến đâu, còn không có chỉ ở mức độ vi phạm lẻ tẻ như chuyện biển Đông thì không có gì nghiêm trọng mà phải chiến đấu cả. Bởi thế chuyện cắt cáp hay gây đứt cáp là cả hai vấn đề khác nhau rất nhiều mà ban tuyên giáo trung ương đã phải vào cuộc. Tương tự như chuyện xâm lược hay vi phạm chủ quyền.
 
Nhưng chuyện Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam ở biển Đông là cái cớ của một số kẻ lợi dụng lòng yêu nước để tụ tập, gây rối phá hoại an ninh, trật tự. Phá hoại quan hệ chiến lược bền vững giữa hai nước anh em Việt- Trung, nhằm cô lập Việt Nam với bạn bè anh em, để Việt Nam phải suy yếu dẫn đến chính trị bất ổn để thực hiện âm mưu sâu xa là thông qua biểu tình gây rối này hút lực lượng bất mãn, tập dượt để tiến hành mục tiêu lật đổ chính quyền nhân dân. Cho nên cần phải kiên quyết trấn áp, dẹp bỏ ngay từ trong trứng nước. Bởi thế gần đây Bộ Công An đã diễn tận quy mô nội dung trấn áp biểu tình đông người ở Hoà Lạc để chủ động đối phó với tình huống này. Đồng thời cơ quan an ninh đã lập hồ sơ theo dõi các đối tượng biểu tình để có biện pháp đấu tranh hiệu quả. Các đài báo đã vào cuộc hỗ trợ vạch mặt âm mưu của bọn chúng để nâng tính chính nghĩa trong công cuộc trấn áp bọn gây rối này.
 
Tổng kết ; Nói đến biển Đông không phải chỉ là biển Đông, nói đến biển Đông là nói đến những cái không chỉ là biển Đông, mà có những cái bao trùm , liên quan đến biển Đông, phải có cái nhìn khách quan toàn diện….
 
Trên cơ sở đó thì chúng ta thực hiện phương án nâng lên và hạ xuống. Cái gì cần nâng lên , cái gì cần hạ xuống phải thật nhịp nhàng, chính xác để giữ vững ổn định chính trị, xã hội, quan hệ quốc tế. Trước mắt chú trọng nâng lên hạ xuống giữa những cái gọi là thể hiện lòng yêu nước với biểu tình gây rối, chống phá chế độ và xâm lược với vi phạm chủ quyền…

ĐI ĂN MÀY VÌ “NÔNG THÔN MỚI” !?

Thì đây là hậu quả bần cùng hóa và bốc lột giai cấp Công Nông,hai giai cấp chủ lực ,là đội quân tiên phong của cộng sản- Chống bọn Tư bản,tiêu diệt bọn tư bản bằng cách của CS là “trải thảm đỏ rước nó vào” để cướp đất đai của Nông dân đưa cho nó,từ đó nó  bóc lột Giai cấp Công nhân- Một công 2 việc….làm cho Nhân Dân ta mau….tới thiên đường cọng sản xây dựng. Nông thôn mới mà,chương trình quành tráng,nhất tất.

   Việc này xảy ra nhang nhảng từ lâu rồi!!! ác hại một nỗi “ăn ké” vào là lấy rồi bỏ hoang hàng chục năm cỏ lên hoặc “ai đó” nuôi bò thoải mái…..trong khi Nông Dân ta có cày mà làm củi chụm- VÌ GIAI CẤP ẤY MÀ- ở không sướng hơn làm!!! thiên đường có khác!!

Chưa hết- Hồi “xưa” ở trong rừng ra nói với Đồng bào ” Nhân dân cùng cách mạng đứng lên lật đổ chế độ độc tài Ngô đình Diệm bán nước làm tay sai cho đế quốc Mỹ đán áp bóc lột Nhân dân ta – Khi  giải phóng xong Miền nam cào nhà bọn địa chủ lấy ruộng đất của nó chia cho Dân cày,ai làm nấy ăn không sưu tô thuế tức cho thằng nào con nào hết,không thằng nào con nào ngồi trên đầu trên cổ Nhân dân ta” -Quá đã-

Hôm nay ai cho thuê Rừng phòng hộ bạt ngàn ở 10 tỉnh đến năm 50 năm cho bọn khựa, mà không chia cho Dân cày??????Tại sao???-Đây nầy :

Vùng núi phía bắc: Thiếu trầm trọng đất sản xuất (LĐ)

 
Tất cả vì phong trào…!
  * MINH DIỆN
              Tôi giật bắn người ví suýt đâm xe vào bà già. Bà băng qua đường khi đèn đỏ. May tôi đạp thắng kịp, mũi xe chỉ cách bà gang tấc, nhưng vẫn làm bà hoảng hốt bị té ngã.
Tôi xuống xe, đỡ bà già dậy, trách nhẹ:
               - Suýt nữa bà làm khổ tôi !
              Bà già gật gật đầu, gương mặt rất hiền lành chất phác, tự nhiên tôi cảm thấy thương hại. Tôi hỏi:
             – Bà đi đâu?
              Bà già đáp:
             – Đi ăn xin chú ạ!
           Bà có nét hao hao giống mẹ tôi mấy chục năm trước khi mẹ tôi còn sống. Cũng nhỏ nhắn, lưng hơi còng, vấn tóc, mặc chiếc áo gụ, cái quần đen, miệng đỏ quýt trầu. Tôi dìu bà lên xe chở về xường dệt của gia đình cách đấy không xa.
          Sau khi lấy dầu xoa chỗ chân bà bị đau và pha cho bà ly sữa nóng, tôi hỏi bà quê ở đâu, con cháu thế nào mà lọm khọm đi ăn xin đến nỗi suýt gặp tai nạn như vậy, bà lão nói:
           – Chả dấu gì chú! Tôi ở xã Trực Nội, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định ngoài mình, vào trong này ăn xin, kiếm tiền  giúp cho con nó trả nợ  không thì mất nhà  chú ạ!
            Trong bụng vẫn nửa giận, nửa thương bà lão, nghe nói vậy tôi nói:
           – Chắc cờ bạc đề đóm chứ gì?
            Bà lão thật thà:
           - Ấ chết, sao chú nói thế?  Con tôi là người tử tế!
           – Thế sao lại nợ nần?
           – Thế mới khổ thân nó chú ạ!
           Bà lão kéo vạt áo lau những giọt nước mắt trên gò mà lõm nhăn nheo. Tôi  hỏi hoàn cảnh, bà nói:
           – Không ngờ bằng  này tuổi đầu phải đi ăn xin ! Mà phải  giấu làng nước, xấu hổ lắm chú ạ!
             Tôi từng gặp nhiều người ăn xin, có người coi ăn xin như cái nghể, lợi dụng lòng trắc ẩn của người khác kiếm tiền, nhưng bà lão này khác những người đó, chân chất đôn hậu, thương con thương cháu, cái nét khó lẫn của một người nông dân quê mùa ngoài Bắc. Tôi biếu bà vài trăm ngàn  và mấy bộ áo quần là sản phẩm của công ty gia đình, bảo bà ngồi nghỉ khi khỏe hãy  đi. Bà mở bị lấy trầu cau ra nghiền, ngồi nhai bỏm bẻm, và bộc bạch: “Tôi năm nay bảy chín  rồi, ở với vợ chồng thằng út, năm nay cháu nó hơn bốn chục tuổi, có bốn đứa con, đứa nhớn  học lớp mười hai. Nhà bảy miêng ăn, có mẫu hai ruộng, quanh năm chỉ nhắm vào hạt thóc  túng lắm, nhưng vẫn không đến nỗi phải đi ăn xin, nếu không mắc nợ. Là vì năm ngoái chính quyền bắt đóng tiền xây đựng nông thôn mới, nhà tôi có bảy khẩu, hết tất cả 38.500.000 đồng, không có tiền, con tôi  thế chấp nhà vay ba chục triệu đóng hết vẫn còn thiếu 8.500.000 đồng, bây giờ không có tiền trả ngân hàng họ đòi xiết nhà….
                Câu chuyện của người ăn xin chẳng làm tôi quá bất ngờ. Từ lâu tôi đã nghe nhiều chuyện về Chương trình xây dựng nông thôn mới, và gia đình bà cụ Chúc không  phải cá biệt.
                Chương trình “Xây dựng nông thôn mới” theo Nghị quyết 20-NQ-TW của đảng từ khóa trước, được cụ thể hóa bằng Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 4-6-2010, với nội dung gồm những 19 tiêu chí, cơ bản là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế , xã hội  từng bước hiện đại, có kinh tế và các tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiêp với sản xuất công nghiêp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị hóa, xã hội  dân chủ, ổn định, giàu bản sắc dân tộc , bảo đảm an ninh chính trị, môi trường. Quyết định này lại được cụ thể hóa bằng Quyết định 491/QĐ-TTg, quy định  19 tiêu chí nông thôn mới, và phát động  9111 xã trong cả nước thực hiện, trong đó có 2000 xã điểm, yêu cầu phải cơ bản hoàn thành vào năm 2020.
                Để tỏ ra mình là người năng nổ, ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam nhanh miệng tuyên bồ: “ Đây là một chương trình hợp lòng dân,  nông dân và nhân dân cả nước vô cùng phấn khởi!  Chương trình này được sự đồng thuận của nông dân, dân làm chủ thể, dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ, thay vì dân biết dân bàn dân kiểm tra ”.
             Không chịu thua kém phó chủ tịch Hội nông dân, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hồ Xuân Hùng bốc đồng hơn, nói rằng. đã khảo sát thực tế, có 85% xã đạt đủ 19 chỉ tiêu, 12 % xã đạt 12-15/19 chì tiêu, và đây là một nghị quyết đặc sắc về nông thôn.
               Các cơ quan chức năng reo lên như thế, rồi đồng thanh tương ứng đài báo hót theo, nghị quyết nào của đảng, chính sách nào của chính phủ cũng đúng, cũng trúng, cũng hay! Nhưng thực tế  đến dân là một khoảng cách rất xa, chẳng những không giúp dân mà làm khổ dân.
                Chương trình xây dụng nông thôn mới, theo nghị quyết, nhà nước và nhân dân cùng làm, được phân chia tỷ lệ nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí, huy động các doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn 40% , còn lại 30 % huy động dân trên tinh thần tự nguyện, đồng thuận.
                  Đó là một cách phân bổ kinh phí duy ý chí, nói theo nông dân, là đếm cua trong lỗ.
                 Trước hết nói về cái chủ thể phải đóng góp nhiều nhất. là khối doanh nghiệp. Chính phủ ban hành Nghị định 61-2010, khuyến kích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn nhưng các   doanh nhân đâu có mặn mà hưởng ứng. Bởi đầu tư vào địa bàn nông thôn và lĩnh vực nông nghiệp không thuận tiện, không có lời, nên các doanh nhân không muốn ném tiền qua cửa sổ. Hơn hai năm  qua  mới chỉ có 1% đầu tư vào nông thôn , tương ứng với tỷ lệ đó, tỷ lệ đóng góp xây dựng nông thôn mới của khối doanh nghiệp cũng chỉ được 1%, trong khi chỉ tiêu phân bổ 40%
                 Nhẽ ra nhà nước thu thuế, thu phí của dân, phải lo tu bổ đường xá, nhà thương, trường học ở thành phố cũng như ở nông thôn, đằng này lại chỉ hỗ trợ 30%. Tôi không hiểu tại sao  lại dùng cái động tính từ “hỗ trợ” ở trường hợp này? Như một kiểu ban ơn!?
                 Do kiểu ban ơn như vậy nên rút được đồng bạc nhỏ giọt từ kho bạc ra trầy da tróc vẩy, và tối thiểu phải chi 10% “trà thuốc”.
                 Rốt cuộc trăm dâu đổ đầu tằm, người dân oằn lưng gánh chịu. Nghị quyết nói vận động nhân dân tự nguyện đóng góp, rồi đồng thuận đồng tình, thực tế là bổ thẳng xuống đầu dân, như một thứ thuế ngoài luật, tận thu ráo riết hơn cả thuế!
                 Nếu dân ăn nên làm ra, có bát ăn bát để còn ráng chịu , đằng này dân đã nghèo mạt rệp rồi.
             Theo con số thống kê của chính phủ, năm  sau tỷ lệ đói nghèo giảm hơn năm trước:
Năm 2006 : 18/1%,
                                     Năm 2007: 14,2%,
                                     Năm 2008 : 12,2%, 
                                     Năm 2009 :11%
                                     Năm 2010 : 10,5%,
                                     Năm 2011: 10%
                                     Năm 2012 : 9,7 %.
                  Đọc một dãy con số thống kê đến mỏi mắt ấy thấy buồn, nhưng  buồn hơn, vì đó là tỷ lệ để báo cáo  thành tích của các địa phương, và để chứng tỏ với thế giới rằng Việt Nam đã thành công trong công cuộc xóa đói giảm ngèo. Đó là những con số biết nói dối!
                Thực tế tỷ lệ đói nghèo gấp hai như  vậy. Có những nơi gấp ba bốn  lần , như ở huyện Trà My tỉnh Quảng Nam là 52%, vùng dân tộc ít người 73%, tỉnh Hà Giang 41%, Điện Biên 32% .
                 Sự dối trá lòi ra khi báo cáo thành tích thì tỷ lệ đói nghèo co lại bằng con chuột , khi xin ngân sách xóa đói giảm nghèo thì tỷ lệ ấy phình ra như con trâu!  Năm 2009 tỷ lệ đói nghẻo theo báo cáo giảm hơn 2008 là 1,2 %, mà riêng khoản tiền chi an sinh xã hội cho người nghèo tăng lên  22.000 tỷ đồng, ấy là chưa kể Mặt trận Tổ quốc huy động 3.200 tỷ và các doanh nghiệp đóng góp 1.600 tỷ. Năm 2010 tỷ  lệ đói nghèo giảm so với năm trước 0,5 % nhưng tiền xóa đói giảm nghèo tăng gấp đôi, ngoài ra còn phải cứu trợ đột suất 4.500 tỷ và 81.400 tấn gạo.
                Cái nghèo, cái đói lẩn quất trong ma trận của 36 loại chính sách, 75 hợp phần, 130 văn bản hướng dẫn và bao nhiêu thứ thông tư chồng chéo khác. Người ta lợi dụng ma trận đó  để mưu lợi trên sự  nghèo dói  của dân , và quay tít con thò lò làm rối thêm lòng dân.
                Đại biểu Lê Văn Cuông ở Thanh Hóa, cho biết: “Từ ngày các hộ nghèo được phát tiền và hiện vật, khí thế bình xét và công nhận hộ nghèo ở nhiều vùng quê tự nhiên sôi nổi hẳn lên. Những hộ nghèo tâm trạng phấn khởi, một số bị rớt có cử chỉ lời nói thiếu văn hóa, làm cho tình hình nông thôn thêm phức tạp”.
                Sự phức tạp ấy càng tăng lên khi những hộ đói nghèo được miễn, giảm tiền đóng góp xây dựng nông thôn mới, “nhường” phần mình cho người người khác, trong khi đều nghèo, như  tắm một lứa .
                Đa phần nông dân hiện nay bình quân mỗi khẩu một sào ruộng, ba tháng  thu hoạch  một vụ , tình ra tiền được 115.000 đồng, ấy là thời tiết thuận hòa, nếu thiên tai thì mất trắng? Các ngành nghề phụ ở nông thôn nhen nhúm lên như ngọn lửa rơm, không có vốn, tay nghề rất hạn chế, chưa có đầu ra, lại tắt.  Người nông dân phải xoay xỏa kiếm miếng ăn đã khó, lại phải  đóng góp xây dựng 19 chỉ tiêu trong Chương trình nông thôn mới đến còng lưng, chịu không nổi. Theo bà lão  Lê Thị Chức, xã Trực Nội, huyện Trực Ninh, Nam Định , quê bà  có 6000 khẩu, số tiền phải đóng góp là 33 tỷ đồng, bình quân mỗi khẩu 5.500.000 đồng. Không có tiền đóng phải thế chấp nhà vay ngân hàng lấy tiền đóng rồi nợ chồng nợ.  Đó là cái lý do để bà phải khoác bị vào Nam ăn mày!
          Không chỉ riêng xã Trực Nội, không chỉ một mình bà cụ Chúc, mà nhiều nơi dân đang khốn khổ vì “Chương trình xây dựng nộng thôn mới” trong hoàn cảnh người nông dân và sự căng thẳng vật giá hiện nay. Vừa qua tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khòa 13, nhiều đại biểu đã lên tiếng đề nghị đảng, nhà nước có chính sách khoan cưu sức dân vì dân đã kiệt sức.
           Trái lại,Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Đồng Tháp, Vĩnh Long, rồi Lâm Đồng, ở đâu cũng chỉ thị lãnh đạo địa phương đầy nhanh tốc độ chương trình xây dựng nông thôn mới và nhấn đi nhấn lại phải huy động sức dân. Không biết ông Nguyễn Phú Trọng có nhớ đảng đã huy động sức dân bao nhiêu năm rồi, và bây giờ sức dân đã  kiệt như các đại biểu Quốc hội đã nêu lên giữa nghị trường?
  MD
Được đăng bởi

Đánh giá lại Ngô Đình Diệm

Tiến sĩ Edward Miller
Viết cho BBCVietnamese.com từ Dartmouth College
Nhiều sử gia tiếp tục có đánh giá lại về nhân vật Ngô Đình Diệm
Mọi cố gắng tìm hiểu lịch sử Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đều cần bắt đầu với Ngô Đình Diệm, nhà sáng lập và là tổng thống đầu tiên của VNCH.
Ông cũng phủ bóng lên những tranh luận về nguồn gốc cuộc chiến Việt Nam, bắt đầu từ cuộc nổi loạn chống lại chính thể Diệm. Đa số sử gia xem vụ lật đổ và ám sát Diệm tháng 11.1963 là sự kiện cột mốc giúp mở đường cho sự leo thang và “Mỹ hóa” cuộc xung đột giai đoạn 1964-65.
Dù quan trọng về lịch sử như thế, nhân vật này vẫn được ít người hiểu đúng. Cho tới gần đây, hầu hết sách học thuật về ông Diệm chủ yếu dựa vào nghiên cứu các văn bản chính phủ Mỹ và các nguồn khác của Mỹ. Vài năm qua, một số học giả bắt đầu dùng nguồn tư liệu Việt Nam (gồm cả hồ sơ VNCH được lưu ở Việt Nam). Chúng đã đem lại một số góc nhìn mới có giá trị về quyết định và chính sách của Diệm giai đoạn 1954-1963.
Nhưng cuộc đời và sự nghiệp trước 1954 của ông Diệm vẫn ít được khảo sát; các học giả vẫn còn tìm cách xác định những kinh nghiệm và tư tưởng đã định hình suy nghĩ của ông. Nói cách khác, chúng ta đã biết nhiều về những gì Diệm làm, nhưng vẫn vất vả để hiểu ông ta là ai.
Ba biếm họa
Do các học giả thiếu một cách hiểu đậm tính lịch sử về Diệm và động cơ của ông, nên diễn giải của họ về nhà lãnh đạo thường rất giản đơn, thậm chí trở thành châm biết. Ba bức biếm họa trở nên nổi trội trong giới nhà báo, sử gia và nhiều cây bút viết về Diệm từ thập niên 1960.
Một số tác giả mô tả Diệm như bù nhìn Mỹ, được giới chức Mỹ dựng lên để phục vụ mục tiêu địa chính trị của Washington. Những người khác lại nói Diệm không phải là sản phẩm của chính sách ngoại giao Mỹ, mà là của “truyền thống” Việt Nam. Theo quan điểm này, Diệm là kẻ phản động lạc hậu không hề quan tâm chuyện hiện đại hóa; những tư tưởng trị quốc của y bắt rễ từ những lề thói của thời kỳ trước thuộc địa.
Cách diễn giải thứ ba, tỏ lòng sùng kính hơn hai thái độ trên, mô tả Diệm như một anh hùng hiểu đúng nhu cầu và khao khát của người dân miền Nam. Cách nhìn này khẳng định sự sụp đổ của Diệm năm 1963 không phải vì khiếm khuyết của ông mà vì hành động ngu ngốc của các đồng minh Mỹ, những kẻ đã phản bội ngay khi nhà lãnh đạo sắp sửa chiến thắng kẻ thù.
Tổng thống Eisenhoweer và Ngoại trưởng John Foster Dulles đón tiếp ông Diệm tại phi trường Washington năm 1957
Thoạt nhìn qua, mỗi cách nhìn kể trên đều có vẻ khả tín. Nhưng khi xem xét kỹ, rõ là tất cả chúng chỉ bóp méo hơn là tiết lộ bản chất nhân vật.
Cụm từ “Mỹ-Diệm”, được sử dụng bởi người cộng sản, diễn tả cô đọng nhất quan điểm rằng Diệm chỉ là con rối của Mỹ. Nhưng không chỉ người Cộng sản mới xem Diệm là sản phẩm của chính sách Mỹ. Khi Diệm còn sống, nhiều người Việt và Mỹ cho rằng ông này buộc phải đi theo chỉ thị của Washington để bảo đảm tiếp tục được hưởng viện trợ kinh tế và quân sự.
Dĩ nhiên, sau khi Diệm bị lật trong cuộc đảo chính có Mỹ bảo trợ, luận điệu Mỹ-Diệm bớt thuyết phục. Nếu Diệm chỉ là con rối của Mỹ, tại sao Washington khuyến khích nhóm tướng lĩnh hạ bệ ông ta? Dù vậy, một số tác giả vẫn khẳng định luận điệu này ít nhất cũng có một phần đúng. Những người viết này lập luận ngay cả nếu Diệm không phải là bù nhìn sau 1954, ông ta nhờ Washington nên mới nắm được chính quyền. Theo đó, Diệm giống như một quái vật Frankenstein của Mỹ – các lãnh đạo Mỹ bí mật sắp xếp để ông chiếm quyền ở Sài Gòn với hy vọng ông sẽ tuân lời, nhưng rồi nhận ra muộn màng rằng họ không thể kiểm soát ông ta.
Cho dù vẫn còn được một số giới ưa chuộng, lý thuyết bù nhìn này không đứng vững. Các tài liệu giải mật của Mỹ chứng tỏ Diệm rất chống đối lời khuyên của Mỹ, và ngay từ đầu đã thường bất tuân lời Washington. Ví dụ, trong cuộc “khủng hoảng giáo phái” 1954-55, sứ quán Mỹ ở Sài Gòn thúc giục Diệm thỏa hiệp với chỉ huy các lực lượng vũ trang đe dọa lật đổ ông. Không nghe lời Mỹ, Diệm buộc xảy ra nổ súng và rồi đánh bại các đối thủ – và như thế, ông càng tin là phải nghe chính mình. Sự miễn cưỡng làm theo chỉ thị của Mỹ càng thêm sâu sắc vì ông biết mình có được chức thủ tướng miền Nam là do nỗ lực riêng, chứ chẳng phải nhờ vào mưu toan của Mỹ. Chưa ai tìm được bằng chứng là giới chức Mỹ đã ép cựu hoàng Bảo Đại chọn Diệm làm thủ tướng mùa xuân 1954. Bằng chứng ta có được cho thấy quyết định của Bảo Đại chủ yếu là do sự vận động và quyền mưu của Diệm.
Vị quan cổ lỗ?
Tương tự, luận điệu nói Diệm là sản phẩm của “truyền thống”, hay ông là người “phản hiện đại”, cũng không thuyết phục hơn. Đúng là Diệm thường xuyên và thành kính nói về lịch sử và văn hóa truyền thống Việt Nam.
Chúng ta đã biết nhiều về những gì Diệm làm, nhưng vẫn vất vả để hiểu ông ta là ai.
Edward Miller
Tuy nhiên, Diệm nhấn mạnh ông không xem quá khứ Việt Nam là nền tảng cho tương lai đất nước. Ông tuyên bố: “Chúng ta sẽ không quay lại phiên bản vô ích của quá khứ quan lại, mà sẽ áp dụng những gì tốt nhất của di sản vào tình hình hiện đại.”
Toàn bộ hoạt động xây dựng quốc gia của Diệm trong thời gian nắm quyền – bao gồm ban bố hiến pháp 1956, thành lập Quốc hội, các chương trình Khu trù mật và Ấp chiến lược – nhằm để cổ vũ sự hiện đại hóa đời sống chính trị, xã hội, kinh tế của miền Nam.
Chắc chắn Diệm rất nghi ngờ cả tư tưởng tự do lẫn Marxist về biến đổi xã hội, và đúng là ông là nhà bảo thủ. Nhưng lại không chính xác khi mô tả ông là kẻ phản động, với nghị trình duy nhất là phục hồi lề thói chính trị và xã hội của những thế kỷ trước.
Hiền nhân?
Trong ba diễn giải, có lẽ ít thuyết phục nhất là luận điệu mô tả Diệm như một hiền nhân được sự ủng hộ rộng rãi của người dân nông thôn miền Nam. Những người cổ vũ quan điểm này đã đúng khi nói Diệm rất quan tâm cuộc sống của người nông dân, và rằng ông thực lòng muốn cải thiện đời sống của họ. Nhưng chỉ việc Diệm quan tâm những vấn đề như thế không đủ giải thích vì sao ông theo đuổi những sách lược nhất định, và nó cũng không chứng tỏ được gì về thành công hay thất bại của những sách lược đó.
Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và Tướng Maxwell Taylor gặp Tổng thống Kennedy ngày 24.9.1963 trước khi tới Sài Gòn
Trên thực tế, nỗ lực biến cải đời sống nông thôn của Diệm không thành công như ông và các ủng hộ viên đã nói. Điều này hiện rõ qua lịch sử của chương trình Dinh điền (tái định cư) giữa thập niên 1950. Theo chương trình này, dân cư nông thôn được đưa vào các khu định cư của chính phủ ở miền tây đồng bằng Sông Cửu Long và vùng Cao Nguyên.
Khi cho nông dân nghèo có đất ở những khu vực thưa dân này, Diệm tin rằng ông đang cải thiện đời sống, và cũng dạy cho dân giá trị của sự tự lập và chăm chỉ. Nhưng đời sống ở các khu định cư lại chật vật, nhiều khu đặt ở các vùng hẻo lánh, đất cằn cỗi, không đủ nước. Chương trình cũng chịu họa vì các viên chức địa phương tham ô và tàn nhẫn. Kết quả, nó thất bại trong cố gắng thu phục niềm tin vào chính phủ và giảm bớt hỗ trợ cho đối phương Cộng sản. Những khiếm khuyết của chương trình Dinh điền (và sau này là Khu Trù mật và Ấp chiến lược) đã bị lợi dụng không chỉ bởi phe cộng sản mà cả bởi nhóm Phật giáo những người tổ chức biểu tình lan rộng chống chính phủ năm 1963.
Kết luận
Các học giả cần phân tích Ngô Đình Diệm trong bối cảnh lịch sử mà ông sống. Nguồn gốc tư tưởng và chính sách của Diệm không thể tìm thấy ở Washington, trong quá khứ Việt Nam hay thậm chí trong sự thông cảm với nông dân.
Niềm tin và tham vọng của Diệm được gọt dũa trong thời gian và hoàn cảnh khi ông trưởng thành – những thập niên cuối cùng của chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương. Giai đoạn giữa hai cuộc Thế chiến là thời gian khơi men chính trị và tri thức ở Việt Nam. Những chủ đề như giải phóng dân tộc, cải cách văn hóa, hiện đại được tranh luận sôi nổi chưa từng thấy, và nhiều người Việt bắt đầu tìm kiếm những hình thức hoạt động chính trị mới. Diệm chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những đổi thay đó, nhưng các học giả chưa hiểu rõ sự biến đổi trong tư tưởng của ông giai đoạn này.
Ít nhất có ba luồng tư tưởng dường như đã ảnh hưởng Diệm về xã hội và chính trị giai đoạn 1920 và 1930.
Khi đã bỏ qua những mô tả biến dạng xưa cũ, chúng ta mới có thể hiểu được nhân vật phức tạp này, một người đóng vai trò trung tâm trong lịch sử hiện đại Việt Nam.
Edward Miller
Đầu tiên là sự trỗi dậy của một hình thức chủ nghĩa dân tộc mới của Thiên Chúa giáo ở Việt Nam. Chủ nghĩa dân tộc Công giáo được gắn với gia đình Diệm và đặc biệt với anh trai, Hồng y Ngô Đình Thục. Diệm cũng gần gũi với Nguyễn Hữu Bài, một nhân vật Công giáo mà nổi tiếng đã khuyên Diệm treo ấn từ quan năm 1933 để phản đối chính sách của Pháp.
Luồng tư tưởng thứ hai ảnh hưởng Diệm thời gian này là Khổng giáo. Hiểu biết của Diệm về Khổng giáo được định hình nhờ tình bạn với Phan Bội Châu, người trải qua những năm cuối đời ở Huế. Thời gian này, cụ Phan viết nhiều tác phẩm, cho rằng giáo huấn của Khổng giáo có thể áp dụng cho xã hội Việt Nam hiện đại – cũng là quan điểm mà sau nay Ngô Tổng thống cổ vũ.
Cuối cùng và quan trọng nhất, trong những năm này Diệm lần đầu tiên tiếp xúc khái niệm “chủ nghĩa Nhân vị”, một học thuyết mượn từ triết lý Thiên Chúa giáo Pháp. Ngô Đình Nhu hướng dẫn ông đến với lý thuyết ấy, và đây cũng là người sau này thuyết phục anh trai đưa học thuyết thành hệ tư tưởng chính thức của chính phủ Diệm.
Giới học giả vẫn còn phải khám phá nhiều điều về Diệm, và những năm tới chắc chắn sẽ đem lại những tiết lộ mới. Tuy nhiên, các sử gia cần làm nhiều hơn, không chỉ là tìm kiếm các nguồn tài liệu mới về Diệm. Họ cũng phải cân nhắc những cách diễn giải mới về cuộc đời, chính sách và tư tưởng của ông. Chỉ như thế chúng ta mới có thể có những giải thích thuyết phục hơn về những thành công và thất bại của Diệm.
Khi đã bỏ qua những mô tả biến dạng xưa cũ, chúng ta mới có thể hiểu được nhân vật phức tạp này, một người đóng vai trò trung tâm trong lịch sử hiện đại Việt Nam và trong cuộc chiến Việt Nam.
Về tác giả:Ông Edward Miller lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Harvard năm 2004 với nghiên cứu về nhân vật Ngô Đình Diệm. Ông đã sống, làm việc ở Đài Loan, Singapore và Việt Nam.

Biệt danh 10 hot boys 2012

Nguyễn quang Lập

topten1
Cũng như mọi năm cứ đến tháng 12 thiên hạ bắt đầu bình chọn top ten. Đến nay mới thấy xuất hiện hai bình chọn của Sơn Thi Thơ và Trương Duy Nhất. Bình chọn của Sơn Thi Thư có tên Top ten hot boy 2012 ( tại đây), bình chọn của Trương Duy nhất có tên Top ten quan chức 2012 ( tại đây). Mỗi bình chọn mình nhất trí một vài hot boy.  Kết hợp với Sơn Thi Thư  và Trương Duy Nhất, mình xin đưa ra  10 hot boys trong năm 2012, và các biệt danh của họ. Lưu ý có những hot boy đã hot năm ngoái năm nay vẫn hot, họ càng phải được đưa vào. Có những người rất hot trong năm 2012 như Đàm Vĩnh Hưng, Hoàng Quang Thuận nhưng mình nghĩ họ không đáng để được quan tâm. Thứ tự hot boy là ngẫu hứng, hoàn toàn không có chủ ý gì, trừ hai hot boy mình yêu mến đã được đưa lên trước tiên.

1. Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh- Biệt danh:  Quan vì dân- ” Sai mà có lợi cho dân thì vẫn cứ làm.”
2. Bí thư Thanh Hóa Mai Văn Ninh-Biệt danh: Quan biết thua dân, nổi danh với một trận thua đẹp ( tại đây)
3. TBT  Nguyễn Phú Trọng: Biệt danh: Cụ nhóm lò- Bắt sâu cũng phải biện chứng và nhân văn. Bắt sâu không được thì  đi nhóm lò.
4. TT Nguyễn Tấn Dũng-  Biệt danh:  Đồng chí X.  Người kêu gọi lòng tự trọng vì ” không bao giờ thoái thác nhiệm vụ”.
5. Bí thư  Hải Phòng Nguyễn Văn Thành- Biệt danh:  Ông google.tiên lãng-”Các bài báo rậm rịch, liên tục,… là phải thế nọ, phải thế kia, cứ phải phải liên tục, và đến ngày hôm qua như chúng ta thấy là có 1.300, 1.400 bài báo và hơn năm triệu lượt người vào cái mạng gu gờ chấm Tiên Lãng.”
6. Thống đốc Nguyễn Văn Bình-Biệt danh: Ngài một nửa Nobel. Từ 1 trong 10 vị Thống đốc tồi nhất thế giới đến danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc và… nửa giải Nobel!
7. Bộ trưởng Đinh La Thăng- Biệt danh: Ông loạn phí-“Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào”
8. Bộ trưởng Vương Đình Huệ:- Biệt danh: Ngài loạn vì. Nói thì vì 90 triệu dân nhưng làm thì vì các doanh nghiệp.
9. Giám đốc công an Đỗ Hữu Ca- Biệt danh:Ông một trận đánh đẹp. “Cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp…Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách.”
10. CTN Trương Tấn Sang- Biệt danh: Ngài thuyết sâu- Thấy cả một tập đoàn sâu nhưng không biết tên sâu.
NQL

Giới trung lưu ‘mỏng manh’ ở Việt Nam

BBC
Trang web của đài phát thanh Đức Deutsche Welle (DW) hôm 17/12 đăng bài phân tích về tầng lớp trung lưu ở Việt Nam, đang đối diện những khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
BBCVietnamese.com xin giới thiệu cùng quý vị.
Bài viết mở đầu bằng nhận định: “Tầng lớp trung lưu của Việt Nam xuất hiện lần đầu tiên từ thập niên 1990.”
“Từ đó đến nay, họ đã giành được vài quyền tự do, nhưng vẫn còn mỏng manh. Nay, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang đe dọa xóa tan những thành tựu ấy.
“Siêu thị, siêu thị, siêu thị,”, cô con gái bốn tuổi của Tuyên và Liên nhảy lên xuống trên giường. Cô cảm thấy không thể đợi lâu hơn nữa để được đi,
Giống như nhiều gia đình trung lưu khác, gia đình này dành ngày Chủ Nhật để đi mua sắm ở một siêu thị tại Hà Nội.
“Chủ nhật là ngày duy nhất mà cả gia đình có thể ở bên cạnh nhau mà không phải làm gì cả,” Tuyên nói.
“Tôi làm việc 50 tiếng một tuần, đó là chưa kể ba tiếng đi xe. Vì thế nên không có nhiều thời gian. Ở siêu thị, trẻ con có thể được giải trí và bố mẹ có thể tranh thủ đi mua sắm.”

Tầng lớp trung lưu đang lên

“Khó có sự chống đối nào có thể đến từ tầng lớp trung lưu. Họ có quá ít tự tin vào sức mạnh của chính mình.”
Will, chuyên gia Việt Nam
Những siêu thị đầu tiên của Việt Nam xa xỉ đến nỗi chỉ có những người giàu mới đến đấy. Ngày nay, mọi thứ khác xưa rất nhiều, nhất là sau khi chính phủ thực hiên “Đổi mới”.
Từ bỏ nền kinh tế kế hoạch tập trung, chính phủ nước này đã áp dụng mô hình kinh tế đem lại cho người dân nhiều tự do và quyền lợi hơn; chính sự tự do đó khiến nước này tăng trưởng khá ổn định.
“Một tầng lớp trung lưu đã ra đời trong giai đoạn Đổi mới này,” Gerhard Will, một chuyên gia VIệt Nam của Viện nghiên cứu quốc tế và An ninh của Đức (SWP) nói.
Gia đình nhà họ Nguyễn kể trên là một trong những thế hệ đầu tiên được hưởng lợi từ Đổi mới. Cả hai đều được sinh ra vào cuối thập niên 70 và chứng kiến những năm nở rộ về kinh tế mà thế hệ bố mẹ họ không dám mơ tới.
Những thế hệ đi trước có vẻ đầy hoài nghi về sự phát triển kinh tế. Khi Tuyên về đến nhà với một món đồ dùng gia dụng trong bếp hay một món đồ chơi mới cho Mai Chi, bố mẹ và ông bà của anh tỏ ra ngờ vực về mức độ cần thiết của những món đồ đó, hoặc tại sao không tiết kiệm đề phòng tình huống xấu.

Sự thịnh vượng đang lung lay

Và có lẽ những thế hệ đi trước không sai.
Trước hậu quả của khủng hoảng toàn cầu năm 2007, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng mờ nhạt đi.
Kinh tế gia Adam Fforde, trường đại học Victoria tại Melbourne, Úc khẳng định trong một cuộc phỏng vấn với DW: “Khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam là nghiêm trọng”.
Sự kết hợp độc hại: Lạm phát cao và sản lượng kinh tế suy giảm
Lạm phát – 7% vào tháng Mười năm nay, đang bào mòn thu nhập, ông Fforde nói. “Giá trị bất động sản trượt dài, khiến nhiều hộ gia đình phải trả các khoản nợ trị giá lớn hơn nhà của họ,” ông nói thêm.
“Trong lúc đó, chi phí giáo dục và y tế lại lên cao.”
“Các khoản chi phí, trong một số trường hợp là rất cao, lại không đáng đồng tiền bát gạo”, Will, một chuyên gia Việt Nam khác nói. Ông Will cũng cho rằng hệ thống giáo dục cần được cải cách và hệ thống y tế ở đây bị suy đồi.
“Bằng đại học thường xuyên bị mua hoặc bán, hoặc đem đi cầm cố cho các nhân vật trung thành với Đảng hơn là thực sự có được.”
“Chỉ băng bó hoặc tiêm vắc-xin cũng tốn rất nhiều tiền,” ông nói.

Thiếu tự tin

Sự lên xuống của kinh tế Việt Nam gây ảnh hưởng nặng nhất đến tầng lớp trung lưu non trẻ. Những năm gần đây đã đe dọa lật ngược những thành tựu đạt được trong quá khứ.
Tầng lớp trung lưu của Việt Nam dường như lung lay trước khi kịp củng cố vị thế của mình.
“Tầng lớp trung lưu đã phải gánh chịu những hạn chế đáng kể về cả mặt kinh tế lẫn chính trị,” Will nói.
Biểu tìnhCác cuộc biểu tình tại Việt Nam đều bị đàn áp thẳng tay
Mặc cho viễn cảnh buồn thảm đó, cho đến giờ vẫn chưa có cuộc biểu tình nào đáng nhắc đến.
“Khó có sự chống đối nào có thể đến từ tầng lớp trung lưu. Họ có quá ít tự tin vào sức mạnh của chính mình,” Will nhận xét.
“Người ta sợ sẽ mất tất cả những gì đã cố gắng có được trong những năm qua nếu như có biến động đột ngột hoặc thay đổi lớn.”
Trong lúc đó, Tuyên chỉ biết trông cậy vào chính mình.
“Biểu tình phản đối chính phủ là vô ích, thế nhưng trông cậy vào chính phủ thì còn vô ích hơn. Phải tự biết trông cậy vào bản thân thôi,” anh nói.
Thêm vào đó, từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, chính phủ ngày càng trở nên lo lắng và thẳng tay đàn áp các ý kiến chỉ trích.
“Sự buộc tội các blogger là một tín hiệu cho những người khác.” Will ghi nhận.
Hồi tháng 10, blogger nổi tiếng với tên gọi Điếu Cày đã bị kết án 12 năm tù giam.
Một ngày sau khi trả lời phỏng vấn DW, Tuyên gửi một tin nhắn trong lúc đang ở công sở và con gái ở nhà trẻ.
“Đã có những thời điểm còn khó khăn hơn trước cuộc khủng hoảng. Có thể Việt Nam có nhiều vấn đề hơn các nước phương Tây, nhưng so với tình hình cách đây 20, 30 năm, chúng tôi vẫn đang sống tốt.”

Time công bố 10 hình ảnh của năm 2012

Một đứa trẻ để tang người cha bị giết bởi một tay bắn tỉa tại Syria, một cảnh đau lòng trong nhà xác ở thành phố Gaza, một cảnh tượng đầy ám ảnh ở bờ biển New Jersey sau trận bão Sandy... nằm trong số 10 bức ảnh truyền tải nhiều cảm xúc nhất cho người xem trong năm 2012 được bình chọn bởi tạp chí Time danh tiếng.
 - 1
Nhiếp ảnh gia Bernat Armangue chụp tại thành phố Gaza ngày 18/11/2012. Đây là một ngày đặc biệt khi 11 thành viên trong gia đình Daloo bị giết bởi tên lửa của Israel.
Armangue đã dành trọn một ngày để chụp cảnh các thi thể các nạn nhân được đưa ra khỏi đống đổ nát của ngôi nhà. Bức ảnh này được chụp vào cuối ngày. Khi đó, ở nhà xác rất đông và ồn ào. Phía sau Armangue là một nhà báo đang quay phim, chụp hình thi thể của 4 trẻ em nhà Daloo. Phía trước mặt Armangue là một nhóm đàn ông đang đối diện với người thân đã khuất của họ.
Mọi thứ diễn ra rất nhanh và Armangue chỉ nhớ được cảnh ông nhìn thấy những giọt nước mắt rơi xuống và tiếng thì thầm "ma'a Salama" (nghĩa là "tạm biệt" trong tiếng Ả Rập). "Tôi đã luôn luôn nghĩ rằng chiến tranh sẽ phơi bày ra những điều tốt nhất và tồi tệ nhất ở con người. Với tôi, đây là một khoảnh khắc buồn và ngập tràn tình yêu thương dịu dàng" - Armangue tâm sự.
 - 2
Ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Stephen Wilkes tại bờ biển Heights, New Jersey, Mỹ tháng 11 năm 2012. Bão Sandy đi qua và để lại sự tàn phá nặng nề.
 - 3
Ảnh của nhiếp ảnh gia Rodrigo Abd chụp tại Idlib, Syria ngày 8 tháng 3 năm 2012. Trong ảnh, cậu bé Ahmed khóc thương người cha đã bị sát hại bởi các tay súng bắn tỉa của Quân đội Syria.
 - 4
Ảnh của Goran Tomasevic chụp tại Azaz, Syria ngày 15 tháng 8 năm 2012. Trong ảnh, một nhóm phiến quân Syria đang ngồi trong phòng khách của một gia đình. Một phiến quân ngồi trên ghế ăn sô-cô-la trong khi viên chỉ huy ngó ra cửa để trinh sát.
 - 5
Ảnh của Martin Schoeller chụp tại Des Moines, Iowa, Mỹ mùa xuân năm 2012. Trong ảnh là chân dung của bé Gabby Douglas đang sống ở Des Moines, Iowa cùng gia đình huấn luyện viên. 16 tuổi, Gabby rời gia đình ở Virginia để theo đuổi ước mơ trở thành vận động viên Olympic. Mặc dù áp lực của những bài tập ngày càng tăng nhưng Gabby vẫn cảm thấy thoải mái. Cô luyện tập suốt ngày đêm và quyết tâm biến mọi bài tập thành thói quen hàng ngày.
 - 6
Ảnh của Parrish Ruiz de Velasco chụp tại Lancaster, Texas, Mỹ ngày 3 tháng 4 năm 2012. Tác giả tâm sự: Giống như bất kỳ ngày xuân nào khác ở Bắc Texas, thời tiết thường rất nóng ẩm và báo hiệu sắp xuất hiện một trận bão. Trong vòng vài giờ, 13 cơn lốc xoáy quét qua vùng Dallas-Fort Worth. Tôi đã chụp được bức ảnh này cách trận lốc xoáy 15 dặm (khoảng 24km).
 - 7
Ảnh của Dominic Nahr chụp tại Heglig, Sudan ngày 17 tháng 4 năm 2012. Khi trên đường tới phía bắc Sudan, nơi đang diễn ra cuộc chiến giữa Sudan và Nam Sudan, Nahr đã chứng kiến cảnh hàng chục và hàng chục thi thể nằm rải rác trên đường cao tốc trong tình trạng đang phân rữa như một cách để lăng mạ kẻ thù. Trong quá trình tới thành phố dầu Heglig ở Nam Sudan vừa mới chiếm được cùng Quân đội Sudan, nhiếp ảnh gia đã chụp được cảnh tượng này.
 - 8
Ảnh của RJ Sangosti chụp tại Denver, Colorado (Mỹ) ngày 27 tháng 7 năm 2012. Chantel Blunk, vợ của cựu chiến binh Hải quân Jonathan Blunk, dừng lại trên đường băng tại Sân bay Quốc tế Denver trước khi lên máy bay nhận thi thể của chồng. Jonathan bị bắn chết bởi tay súng điên cuồng xả súng vào đám đông trước rạp chiếu phim tại Denver trong buổi công chiếu phim Batman. Phía sau góa phụ với đôi mắt vô hồn là chiếc xe tang.
 - 9
Ảnh chụp bởi Callie Shell tại Windham (Mỹ) ngày 18 tháng 8 năm 2012. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc Tổng thống Mỹ Barack Obama mỉm cười phía sau sân khấu trong lúc chờ được giới thiệu tên mình tại một buổi mít tinh nằm trong chương trình tranh cử của ông ở Windham. Trong lúc chờ được xướng tên mình, mặc dù khá lâu, ông Obama đã trò chuyện rất thoải mái với các nhân viên và mật vụ.
 - 10
Ảnh chụp bởi Francois Mori tại Paris, Pháp ngày 20/3/2012. Bức ảnh ghi lại cảnh nghệ sĩ Trung Quốc Li Wei thực hiện màn trình diễn ấn tượng trên không.
 
Nguyễn Hường (báo Giáo dục Việt Nam/Time)

'Hà Nội sẽ tìm ra sự thật việc chạy biên chế 100 triệu'

Ông Phan Đăng Long. Ảnh: ANTĐ.
Theo ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội, thông tin "chạy biên chế 100 triệu" không phải không có căn cứ. Hà Nội sẽ triển khai thanh, kiểm tra để tìm ra sự thực.
Trao đổi với báo chí chiều 18/12, ông Phan Đăng Long cho biết, thông tin "chạy biên chế 100 triệu" mà Trưởng ban Kiểm tra thành ủy Trần Trọng Dực đưa ra tại kỳ họp HĐND đầu tháng 12 đã khiến dư luận không chỉ Hà Nội mà cả nước rất quan tâm. "Thông tin đồng chí Dực đưa ra tại kỳ họp không phải không có căn cứ. Chắc chắn với cương vị và trách nhiệm của mình thì đồng chí không thể phát biểu một cách hồ đồ", ông Long nói.
Với chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Long cho biết, thành phố chưa kịp chuẩn bị vì mới chỉ một ngày. "Tôi biết, sau việc này, đặc biệt sau chỉ đạo của Phó thủ tướng thì ngành nội vụ các quận huyện sẽ giật mình và sẽ cho rà soát quy trình tuyển công chức. Quá trình triển khai tới đây phải tìm ra sự thật và chúng tôi sẽ có thông tin", ông Long cho hay.
Cũng theo vị Phó trưởng ban Tuyên giáo, đây là việc thành phố rất quan tâm. Để thực hiện, Hà Nội sẽ giao trách nhiệm cụ thể cho từng người.
Tại kỳ họp HĐND Hà Nội vào đầu tháng 12, Trưởng ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực đã "mách với lãnh đạo quận huyện" rằng, Trưởng phòng Nội vụ quận huyện đang là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, nhận tiền "chạy" của các thí sinh để đỗ công chức và không dưới 100 triệu đồng. "Nói đến điều này là rất đau lòng, nhưng đây là thực trạng đang tồn tại", ông Dực khẳng định.
Trước thông tin này, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 17/12 cho rằng, không thể chấp nhận tình trạng đó và yêu cầu Hà Nội thanh tra, kiểm tra.

Nguyễn Hưng
(VnExpress) 

Hoa hậu Thu Thuỷ 'đối đáp' với TS. kinh tế Alan Phan

Hơn 400 người like cho topic 'phản biện' ý kiến nhà khoa học kinh tế nổi tiếng của Hoa hậu Thu Thủy với gần 120 bình luận của độc giả.

"Tôi tin rằng một doanh nhân trẻ, tìm ra một mô hình kinh doanh sáng tạo và dồn hết tâm trí nội lực của mình liên tục trong 5 năm, sẽ nhất định trở thành một triệu phú đô la. Quên chuyện ăn nhậu, quên chuyện thất tình trai gái, quên chuyện bạn bè bàn ra tán vào, quên chuyện sĩ diện…chỉ biết một mục đích duy nhất là công việc của mình, không bỏ cuộc hay thất vọng, không phân tán tài lực với những hoạt động ngoài luồng, không suy nghĩ xa xôi hay lầm lạc. Chỉ đơn giản có thế. Tôi sẵn sàng ký một khế ước với bạn: nếu bạn đã làm tất cả việc này thật nghiêm túc và không kiếm được 1 triệu đô la vào 2017, tôi sẽ tịnh khẩu và ngưng hết viết lách trong phần đời còn lại", Thu Thủy trích lời của Alan Phan, tiến sỹ kinh tế.

 hậu Thu Thuỷ 'đối đáp' với tiến sỹ kinh tế Alan Phan
Trên Facebook của mình, hoa hậu Việt Nam là Nguyễn Thu Thủy trả lời:
"Nhà cháu (tức Thu Thủy - PV) không phải tiến sĩ kinh tế nhưng cũng lăn lộn thương trường hơn 15 năm nay rồi, đã từng là một doanh nhân trẻ và sáng tạo (giờ nhà cháu vẫn trẻ) cũng dồn hết nội lực, cũng đã từng chạm vạch triệu phú đô la, chưa từng ăn nhậu (chỉ đi bar thâu đêm thôi) và nhớ nhớ quên quên đủ thứ như bác nhắc ở trển, nhà cháu có đôi nhời với bác mà mong bác đừng tịnh khẩu:
- Bác đặt tình huống quá lý tưởng khi bác đang ngồi trong salon ở Mỹ mà chưa đưa ra các tình huống bạn doanh nhân trẻ này sẽ phải đặt tự trọng và đạo đức kinh doanh vào đâu khi đối mặt với các vấn đề như công an, cơ quan thuế và các loại thanh tra sở ban ngành phiền nhiễu hàng ngày, cái này tiến sĩ kinh tế hình như không đảm bảo được và không dạy được.
- Bạn doanh nhân trẻ này giả sử có môt hình kinh doanh tuyệt vời sáng tạo thật, nhưng ngay tuần sau, tháng sau sẽ có bạn doanh nhân trẻ khác là con ông Y cháu bà Z cho ra mô hình kinh doanh y hệt của bạn nhưng chi phí, giá thành chỉ bằng 1/2 do có những ưu thế cạnh tranh đặc biệt mà không có một sách kinh tế trên thế giới nào từng nhắc đến thì bác tính sao?
- Hiện nay, ngay lúc này, ở Việt Nam nếu có phương án kinh doanh tốt và đi đúng đường thẳng không đi đường vòng xa xôi với ngân hàng thì lãi suất khoảng 18%.
Thời nào, nước nào cũng có Bill Gates, có Mark Zukenberg... có điều môi trường kinh doanh nó như nước, doanh nhân giỏi như cá con, ở môi trường nào thì mới sinh ra anh hùng hào kiệt được.
"Ở Việt Nam hàng ngày, cứ ra đường là chạm mặt đầy các Bill Gates phiên bản Việt Nam bác ạ, nhà cháu nghĩ họ mà viết blog chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh chắc chắn hot hơn bác, có điều họ không viết vì họ không phải tiến sĩ kinh tế", hoa hậu Thu Thủy chanh chua.
Hơn 400 người like cho topic này của Thu Thủy với gần 120 bình luận.
"Mình không thích lắm với cách đưa vấn đề dạng này, nó giống như 1 kiểu công kích cá nhân, lời văn nghe như là thách thức, mỉa mai (nếu ko đúng mong hủ topic bỏ qua) rồi hệ quả sau đó là tâm lý bầy đàn! Nếu chủ topic và mấy bác ăn theo thấy có vấn đề gì đó còn chưa thống nhất về quan điểm với Alan Phan có thể thẳng thắn trao đổi, tranh luận trực tiếp, qua diễn đàn, qua mạng xã hội... với ông ấy để chỉ ra những cái đúng sai, tất cả cùng tiến bộ. Chứ post bài dạng này chắc mình nghĩ câu views quá", chủ nhân Facebook Thank All bình luận.
Ngay lập tức, Hoa hậu Thu Thủy trả lời: "Nhà tớ tớ thích nói gì kệ tớ bạn Thank All nhá, tớ có phải nhà kinh tế quái đâu mà phải tìm diễn đàn để bày tỏ. Ngoài ra tớ cũng không công kích cá nhân gì bác Alan Phan cả, tớ chỉ nêu quan điểm cá nhân tớ thôi. Các bác khác cũng thế, bày tỏ quan điểm, không phải ăn theo nói leo hay ném đá gì bác ấy. Những gì liên quan đến personal attach tớ sẽ xóa ngay và chấn chỉnh mọi người như xưa nay tớ vẫn làm".

BTV Chuyên mục Kinh doanh
(Người đưa tin) 

TQ bắt nhóm 'chờ ngày tận thế 21-12-12'

Có nhiều cách diễn giải lịch cổ của nền văn minh Maya
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin 93 người kêu gọi chuẩn bị đón ngày 21/12/2012 mà một số người tin là 'ngày tận thế' đã bị công an bắt trên nhiều tỉnh trong cả nước.
Tân Hoa Xã hôm 17/12 nói chỉ riêng ở tỉnh Thanh Hải, 37 tín đồ phái ‘Thượng Đế Toàn năng’ đã bị bắt vì “phát tán tin tức’ về ngày tận thế.
Công an ở Thanh Hải cũng công bố họ tịch thu nhiều tài liệu truyền giáo của nhóm người này, gồm băng đĩa, khẩu hiệu.
Giáo phái được lập ra ở tỉnh Hà Nam từ năm 1990 nói chỉ những người tin theo họ mới sống qua được ‘ngày tận thế’ theo lịch Maya.
Họ cũng tin rằng trong ba ngày, kể từ 21/12 năm nay, mặt trời sẽ không chiếu sáng và thế giới sẽ chìm vào bóng tối.
Nhà chức trách Trung Quốc cũng bắt bốn thành viên của giáo phái ‘Thượng Đế Toàn năng’ tại khu tự trị Nội Mông.
Ngoài ra, 34 người ở Phúc Kiến, sáu người ở tỉnh Tứ Xuyên, cùng một số khác ở Thiểm Tây, và Hồ Bắc cũng bị bắt vì rải tờ rơi về ngày tận thế.
Những tuần qua trên thế giới có nhiều nhóm tin rằng ngày thứ Sáu tuần này là ‘ngày tận thế’.
Một số người tại Mỹ còn tìm cách đến ngôi đền tại Mexico, nơi có kiến trúc cổ của nền văn minh Maya để chờ giờ khắc cuối cùng.
Theo một cách giải thích thì lịch tính 5125 năm của người Maya chỉ có đến ngày 21-12-2012 là hết.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến nói thực ra ngày này chỉ là sự chấm dứt của một trong ba lịch cổ Maya.
Đây không phải là lần đầu tiên có những người tin vào chuyện như vậy.
(BBC) 

Bắc Hàn phóng gì vào không gian tuần rồi?

DCVOnlineTin APP Vệ tinh của Bắc Hàn phóng tuần rồi tuồng như không hoạt động?
Vệ tinh được một Bắc Hàn ương ngạnh phóng tuần rồi tuồng như không hoạt động vì không phát hiện được bất kỳ tín hiệu nào phát ra từ vệ tinh này, một nhà vật lý học thiên thể có trụ sở ở Hoa Kỳ và cũng là người theo dõi đường bay của vệ tinh Bắc Hàn cho hay.
Hoa Kỳ và các đồng minh Á châu thừa nhận là Bắc Hàn đã thành công hôm thứ Tư rồi trong việc đưa một vật thể vào qũy đạo không gian mà nước Bắc Hàn cộng sản tuyên bố vệ tinh này đang quan sát trái đất và phát sóng những bài ca ái quốc.
Ông Jonathan Mc Dowell của Trung tâm Vật lý Thiên thể Harvard-Smithsonian nói vệ tinh này rõ ràng đang nằm trong qũy đạo nhưng không nghe được bản nhạc nào phát ra.
Hỏa tiễn Unha-3 (Ngân Hà 3) của Bắc Hàn
Nguồn ảnh: Reuteurs
“Theo chỗ hiểu biết của tôi, vệ tinh không hoạt động,” ông nói.
“Chắc chắn vệ tinh đang ở trên đó và đang quay quanh, nhưng không hoạt động tốt.”
Ông McDowell nói không rõ ràng là vệ tinh này – tên Kwangmyongsong-3 – đã hoạt động bình thuờng từ lúc đầu và vẫn có thể vệ tinh đang phát sóng ở mức độ yếu nên không phát hiện được.
Nhưng một dấu hiệu khác cho thấy vệ tinh này đang gặp trở ngại, là độ sáng của vệ tinh thay đổi bất thường. Điều đó có nghĩa là mặt trời chiếu sáng ở nhiều góc độ khác nhau và vệ tinh không hướng xuống đất như sự thường.
Ngay cả khi không hoạt động, vệ tinh nằm vẫn nằm trong qũy đạo. Trang mạng thương mãi http://www.n2yo.com hôm thứ Hai theo dõi vệ tinh đang quay cách mặt đất 505 cây số, trùng hợp với bản thông báo của Bắc Hàn.
“Điều này khó mà tính toán cho rõ, nhưng đoán chừng mà nói một vật thể có tỉ trọng và ở độ cao như thế sẽ nằm đó một vài năm,” ông McDowell nói.
Hãng thông tấn Trung ương của nhà nước Bắc Hàn đưa lại lời tuyên bố của một khoa học gia cho rằng kỹ thuật phóng “hoàn mỹ” và vệ tinh đang phát sóng “Bài ca của Tướng Kim Il-Sung” và “Bài ca của Tướng Kim Jong-Il”, ám chỉ hai nhà lãnh tụ đầu tiên của Bắc Hàn.
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài George Little nói Hoa Kỳ “vẫn đang theo dõi và định gía tình hình” vệ tinh của Bắc Hàn và ông không biết đến bất kỳ sự nguy hiểm nào mà vệ tinh này có thể gây ra.
© DCVOnline

Nguồn:
(*) NKorea satellite appears dead: scientist. APP, 18 December 2012

‘Thiếu bằng chứng’ vụ Lương Ngọc Anh

Ông Lương Ngọc Anh
Ông Lương Ngọc Anh
Vụ xử cáo buộc công ty Úc hối lộ để có hợp đồng in tiền polymer ở Việt Nam, dính líu Đại tá Lương Ngọc Anh, đã bị tòa ở Úc bác bỏ.

Quan tòa Phillip Goldberg nói sáng ngày 18/12 rằng không có đủ bằng chứng để đưa vụ này ra tòa xử.

Bên công tố cáo buộc ba cựu lãnh đạo công ty Securency đã âm mưu hối lộ các quan chức Việt Nam nhằm tác động đến quyết định trao hợp đồng in tiền trị giá 184 triệu đôla Úc.

Công ty của Đại tá an ninh Lương Ngọc Anh tham gia giúp dàn xếp hợp đồng.

Theo cáo buộc, những đặc quyền phi pháp dành cho phía Việt Nam bao gồm trả tiền đi lại, ăn ở cho quan chức ngân hàng tại các hội nghị ở Mexico, Brazil, Anh, Italy, trả tiền cho con trai Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam học ở Đại học Durham của Anh.

Nhưng quan tòa Goldberg nói bồi thẩm đoàn sẽ không thể kết tội bị cáo dựa trên các bằng chứng đưa ra.

Ông đã bác bỏ cáo buộc âm mưu hối lộ với ba ông Myles Curtis, Ron Marchant và Clifford Gerathy.

The Age, tờ báo phanh phui vụ việc, dẫn lời quan tòa nói: “Bên công tố không thể hoàn toàn thỏa mãn bồi thẩm đoàn.”

“Bằng chứng không đủ trọng lượng.”

Nay tòa ở Úc sẽ tiếp tục nghe lời khai về các thương vụ dính líu Malaysia và Indonesia.
(BBC)

Hồi tưởng của một người “bên thua cuộc”

Những nấm mồ của người tù cải tạo (Suối Ô Mai)
Nguồn ảnh: OnltheNet
Hồi tưởng của “bên thua cuộc”
Thanh TranDCVOnline
Đọc lời giới thiệu sách “Bên thắng cuộc” thấy có nguyên một chương nói về “cải tạo” làm tôi nhớ lại thời thơ ấu của mình.
Ba tôi là sĩ quan cảnh sát trưởng ban bài trừ tệ đoan xã hội (tương tự như police vice unit của Mỹ) của chế độ miền Nam [Việt Nam Cộng hoà - DCVOnline] ở Đà Nẵng. Tuy không làm việc gì liên quan tới “bài cộng sản” nhưng cũng phải vào tù 6 năm để “cải tạo thành con người mới XHCN”. Trong ký ức của tôi vẫn còn lờ mờ đọng lại hình ảnh về những lần đi “thăm nuôi” với mẹ tôi. Công nhận ai nghĩ ra cái từ này sao hay quá. Chỉ vỏn vẹn có hai chữ nhưng gói đầy ý nghĩa của “thăm” và của “nuôi”.
Tôi là con út, hồi đó mới 3, 4 tuổi gì đó nên vẫn hay được mẹ dắt theo vào thăm ba. Ba tôi bị giam đâu đó ở gần Bình Tuy. [Từ 1976, tỉnh sáp nhập với Ninh Thuận và Bình Thuận thành tỉnh Thuận Hải.] Chiếc xe khách “Phi Long Tiến Lực” từ trung vào nam dừng lại Bình Tuy vào ban đêm trên đường quốc lộ hoang vắng. Trong hơi lạnh của sương đêm, mẹ bồng tôi lần mò theo ánh đèn dầu le lói kiếm tới nhà dân trong vùng xin tá túc. Tôi không nhớ là mẹ tôi có biếu họ gì không nhưng họ tiếp đón ân cần và hình như trong ánh mắt nảy lên sự cảm thông không tìm thấy được ở “bên thắng cuộc” vào lúc này. Nghỉ qua đêm trong căn nhà tranh vách đất, giữa ánh lửa nhen nhúm của mấy thanh củi sưởi ấm, nhưng vẫn ấm áp tình người ở vùng thôn quê chất phác. Hình như đa số dân quê ở đây làm rẫy hay đốn củi và rành đường lối ra vào rừng nên sáng sớm mẹ tôi cũng nhờ họ dẫn đường vào tới trại tù.
Xe đò Phi Long Tiến Lực
Nguồn ảnh: OnltheNet
Trại tù nằm lọt thỏm ở trong rừng sâu và không hiểu có phải vì lý do an ninh hay sao mà chẳng có bảng tên chỉ dẫn đường đi lối về. Mẹ con tôi gia nhập vào đoàn người lũ lượt đi vào sâu trong rừng để gặp những người thân yêu xấu số của “bên thua cuộc”. Những con đường đất mòn quanh co dẫn vào trại tù giữa rừng nhìn không khác gì nhau làm bà con phải tìm cách để lại dấu vết (tôi chỉ còn nhớ một trong những cách đó là bẻ lá bên đường) trở lại đường cái đón xe ra về. Có lần mẹ con tôi không hiểu sao không ra về cùng lần với đoàn người, bị lạc giữa rừng cuối cùng mò ra được quốc lộ phải chạy trối chết (đúng hơn là chỉ có mẹ tôi chạy đèo theo cái cục nợ bên hông là tôi) mới bắt kịp xe khách vừa chuyển bánh. Tôi lon ton đi theo mẹ vào trại tù mà cứ ám ảnh sợ rắn cắn.
Vì còn quá nhỏ nên ký ức về những lần gặp ba tôi không còn đọng lại nhiều ngoài những giọt nước mắt của ba mẹ tôi, những cái ôm hôn như không muốn rời xen lẫn trong tiếng hối thúc mau trở về trại của “các đồng chí trong ban quản giáo”, và cảm giác của những sợi râu bạc (tuy chưa già) và cứng của ba tôi để lại trên má. Và cũng vì còn quá nhỏ nên vẫn ham ăn (hay là vì quá thiếu thốn) và nhớ tới mùi thơm của thức ăn bốc ra từ những lon “Guigoz”. Kỷ niệm về những lần thăm nuôi đó cũng làm tôi nhớ lại người cậu ruột đã mất, được coi là “thành phần thứ ba”, vì mẹ tôi luôn sẵn dịp này vào thăm ông ở Saigon. Nhưng tôi sẽ dành dịp khác để viết về người cậu mà tôi rất cảm phục này.
Những gì viết về “cải tạo” (hay đúng hơn là tù khổ sai) và “thăm nuôi” của tác giả Huy Đức trong “Bên thắng cuộc” thì tôi một là đã chứng kiến hay hai là đã nghe qua. Tuy nhiên cũng cám ơn tác giả đã viết lại cho những người chưa từng được nghe hay cảm nhận. Nó cũng làm tôi ân hận là đã không tập trung gì mấy khi nghe ba tôi kể về cuộc sống trong tù của ông khi còn ở Việt Nam. Qua câu chuyện của ông, tôi chỉ còn nhớ tới những công việc lao động quá mức như đốn và vác những cây tre thật dài trên đôi vai thiếu ăn. Nhớ tới sức bền bỉ chịu đựng của những người tù có lúc phải sống bằng cây cỏ và côn trùng. Nhớ tới lòng tin của ông với chuỗi lần hạt tự chế trong tù bằng một vòng tròn nhỏ bằng nhôm đập dẹp với mười ngấn. Nhớ tới câu chuyện vui buồn của ông kể về đời sống lao tù. Việc đi tiểu tiện phải báo cáo và việc anh em trong tù đã nghĩ ra cách chơi khăm cán bộ khi nói “báo cáo cán bộ tôi đi… cán bộ nắm” (nắm bắt triệt để chớ chả chơi!) Việc những người bạn tù vuợt ngục bị bắn tại chỗ hoặc tử hình sau đó. Những khó khăn khốn cùng của thân nhân người đi tù để lặn lội kiếm tiền “thăm nuôi” thì gia đình tôi cũng đã trải qua. Mẹ tôi với luơng giáo viên cấp 1 phải bán đổ bán tháo tất cả đồ đạc trong nhà (còn sót lại của tư sản) để sống qua ngày. Nếu ba tôi không được thả ra sau 6 năm mà lâu hơn nữa như những người khác thì không biết gia đình tôi sẻ đi về đâu. Ba tôi đích thật vẫn là trụ cột của gia đình.
Những nấm mồ của người tù cải tạo (Suối Ô Mai)
Nguồn ảnh: OnltheNet
Đã hơn 35 năm kể từ lúc “bên thắng cuộc” xâm chiếm miền Nam nhưng chia rẽ giữa hai ý thức hệ vẫn còn đó mà “trại cải tạo” hay nhà tù khổ sai đã góp phần không ít. Đảng CSVN một mặt vẫn hô hào “hòa hợp, hòa giải”, một mặt vẫn không tỏ ra thái độ cần có để xúc tiến cho quá trình này. Những quân nhân của miền Nam đã bỏ xác đó đây vẫn không được chôn cất cho đàng hoàng tử tế và được tưởng niệm. Vẫn không một lời xin lỗi về việc bỏ tù hàng loạt một cách đê hèn những người làm việc cho chính phủ miền Nam. Biểu tượng của hòa bình là việc thả tù nhân chiến tranh nhưng chính phủ miền Bắc lại làm điều ngược lại. Những tù nhân trong trại “cải tạo” thật sự là những tù nhân của chiến tranh trong một nền “hòa bình” của “độc lập, tự do, hạnh phúc” do đảng Cộng sản lập ra.

Nguồn: Hồi tưởng của “bên thua cuộc”. Thanh Tran. Facebook 14/12/2012.
DCVOnline đề tựa, hiệu đính và minh hoạ.

Vì một nền y tế minh bạch và chất lượng

Phiatruoc

Theo Toward Transparency
Nhận biết căn nguyên và ảnh hưởng của các khoản phí không chính thức trong y tế tại Việt Nam qua một nghiên cứu định tính
Lý do tiến hành nghiên cứu
Đối với mọi quốc gia trên thế giới, tình trạng chi phí không chính thức trong y tế làm suy giảm tác động của các chính sách công hướng tới mục tiêu công bằng, đảm bảo chi phí thấp và hiệu quả trong tiếp cận đến các dịch vụ khám chữa bệnh. Tham nhũng trong ngành y tại Việt Nam là vấn đề ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách cũng như công chúng. Theo một nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới1 thực hiện gần đây, khoảng 65-85% người dân Việt Nam nhận thấy các hành vi tham nhũng trong dịch vụ y tế công tại tuyến trung ương hoặc địa phương. Việc chi trả các khoản chi phí không chính thức cho nhân viên y tế đã trở thành một thông lệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về những hoàn cảnh mà nhân viên y tế yêu cầu và bệnh nhân chi trả chi phí không chính thức trong quá trình sử dụng dịch vụ y tế.
Tổ chức Hướng tới Minh bạch cùng với tổ chức Minh bạch Quốc tế, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng, và Đại học Y tế Công cộng Boston đã hợp tác triển khai nghiên cứu tìm hiểu bản chất, loại hình, cách nhìn nhận về các khoản chi phí không chính thức và ảnh hưởng của chúng trong sử dụng và cung cấp các dịch vụ y tế tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu
Việc thu thập số liệu cho nghiên cứu được triển khai tại bốn tỉnh/thành phố bao gồm Hà Nội, Sơn La, Đăk Lăk và Cần Thơ, từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 2 năm 2011. Tại mỗi tỉnh chọn một bệnh viện tỉnh và một bệnh viện huyện là địa điểm triển khai thu thập số liệu. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại 3 cấp: trung ương, tỉnh và huyện. Tổng số có 178 cá nhân bao gồm các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo hội y học, chuyên gia Bộ Y tế, lãnh đạo bệnh viện, trưởng khoa, bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ hành chính, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, và người dân đã sử dụng dịch vụ y tế trong vòng 12 tháng qua đã được hỏi ý kiến.
Áp dụng phương pháp định tính bao gồm phỏng vấn cá nhân, thảo luận nhóm và phân tích tài liệu hiện có, nghiên cứu tập trung xem xét thực tế vấn đề chi trả các khoản phí không chính thức trong quá trình sử dụng dịch vụ y tế, bao gồm hiện tượng đưa phong bì, tiền mặt, hoặc quà biếu. Những chi phí này được định nghĩa là các khoản chi nằm ngoài các khoản phí do nhà nước quy định.
Các kết quả chính của lịch sử hình thành
Chi phí không chính thức trong dịch vụ y tế được cả bên cung cấp và bên sử dụng dịch vụ thừa nhận ngày càng lan rộng. Đa phần nhất trí hiện tượng này bắt đầu phổ biến tại Việt Nam khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường sau Đổi Mới (1986), và trở thành vấn đề nhức nhối từ năm 2000 trở lại đây.
Một số cán bộ hoạch định chính sách và quản lý y tế cho biết chính sách bảo hiểm y tế mới (chi trả một phần chi phí khám chữa bệnh kể cả khi bệnh nhân sử dụng dịch vụ y tế tại tuyến trên mà không nhất thiết phải có giấy chuyển tuyến từ tuyến dưới) và quy định cho phép bệnh viện tự thu viện phí (Quyết định 10 và 43), kết hợp với sự yếu kém trong quản lý giám sát và thanh kiểm tra, đã góp phần làm tăng tần suất và tính phức tạp của xu hướng chi trả phong bì.
Các hình thức chi trả chi phí không chính thức
Về mặt hình thức, đưa tiền trực tiếp hoặc bỏ tiền vào phong bì là hai dạng phổ biến nhất trong chi trả chi phí không chính thức cho nhân viên y tế. Người đưa ít khi chỉ đưa quà (hoa quả, bánh kẹo,…) mà thường bỏ quà vào túi và kèm theo phong bì. Ở các thành phố lớn, việc bệnh nhân hoặc người nhà mang lại “cơ hội” mua hàng hóa với giá hữu nghị hoặc sử dụng một số dịch vụ miễn phí cho nhân viên y tế là một hình thức mới của việc chi trả chi phí không chính thức.
Qua phỏng vấn với bệnh nhân và nhân viên y tế, hình thức đưa tiền, quà và giá trị đưa có khác nhau tùy theo vùng, miền, và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Quà biếu thường không có giá trị lớn, và số tiền đưa được thừa nhận là cao hơn ở tuyến trung ương và tỉnh, tại các cơ sở y tế tại thành thị hơn là tại nông thôn. Chi phí không chính thức, đặc biệt là phong bì, ít gặp hơn ở hầu hết các cơ sở y tế tuyến huyện và xã.
Chi phí không chính thức có xác suất xuất hiện khác nhau giữa các bệnh viện, và khác nhau giữa các khoa trong cùng một bệnh viên. Chi phí không chính thức thường xuất hiện khi người bệnh phải sử dụng các dịch vụ y tế quan trọng, dễ dẫn tới nguy cơ tử vong như phẫu thuật, cấp cứu, sản, nhi. Cán bộ hành chính và các nhân viên y tế thực hiện chăm sóc hàng ngày cho bệnh nhân (như vệ sinh, tiêm truyền hoặc cấp thuốc) cũng hay được biếu một số tiền nhỏ nhưng tần suất ít hơn bác sĩ. Bác sĩ hoặc phẫu thuật viên thường được biếu nhiều hơn và với số tiền lớn hơn so với điều dưỡng, nữ hộ sinh và hộ lý. Nói cách khác, phong bì hay được đưa cho bác sĩ, tiền đưa trực tiếp cho điều dưỡng, và quà (trái cây hoặc bánh kẹo) cho cán bộ hành chính hoặc biếu chung cả khoa.
Đặc biệt, việc có quen biết nhân viên y tế không có nhiều tác động đến số tiền đưa biếu hoặc tần suất đưa biếu. Thậm chí, nhân viên y tế cũng cảm thấy ngại ngùng nếu không đưa quà hoặc phong bì để cảm ơn đồng nghiệp vì đã điều trị cho người nhà mình.
Cách thức đưa và nhận
Đa số bệnh nhân, cả ở thành thị và nông thôn, thường hỏi người nằm cùng phòng, họ hàng hoặc người quen đã từng điều trị tại bệnh viện để ước chừng số tiền đưa biếu. Một số ít bệnh nhân cho biết họ được cán bộ y tế gợi ý số tiền cần đưa. Đa số những trường hợp này xảy ra tại các bệnh viện tuyến trung ương ở tình trạng quá tải.
Cán bộ y tế tuyến trên cho rằng hầu hết nhân viên y tế mới ra trường thường không dám nhận tiền, phong bì hoặc quà biếu, mà cần phải mất một thời gian để làm quen với việc nhận phong bì. Thời gian đó có thể là từ 1 đến 3 năm. Cá biệt, nhân viên y tế ở các khoa sản hoặc ngoại chỉ mất 1 năm để làm quen với việc nhận phong bì.
Lý do đưa và nhận phong bì
Hầu hết người cung cấp dịch vụ y tế từ cấp trung ương đến tỉnh và huyện đều cho rằng chi phí không chính thức (quà biếu và phong bì) được đưa sau khi kết thúc quá trình điều trị và trên tinh thần tự nguyện của người bệnh. Tuy nhiên, đa phần người bệnh khẳng định đưa tiền hoặc quà vì đó đã là thông lệ. Một số cho biết họ đã không được điều trị tốt khi không đưa tiền hoặc phong bì trước khi điều trị hoặc không thể hiện dấu hiệu cho bác sĩ biết là họ sẽ được đền đáp sau khi hoàn tất điều trị.
Còn lý do mà nhân viên y tế đưa ra để lý giải cho việc nhận tiền quà là để cải thiện cuộc sống trước tình hình giá cả ngày càng leo thang, phong bì là thông lệ xã hội, đồng thời không muốn làm bệnh nhân thất vọng khi họ chủ động đưa biếu.
Ảnh hưởng của chi phí không chính thức
Theo cán bộ y tế, việc đưa hay không đưa phong bì không ảnh hưởng đến chất lượng điều trị cho bệnh nhân. Nhưng họ cũng thừa nhận là bệnh nhân có đưa phong bì thường được đối xử thân thiện, hòa nhã hoặc được ưu tiên hơn. Tuy nhiên, từ khía cạnh công bằng trong chăm sóc sức khỏe, chất lượng điều trị chắc chắn bị ảnh hưởng, bởi những người không có khả năng chi trả tiền hoặc quà có nguy cơ không được điều trị kịp thời, không được cung cấp đầy đủ thông tin hoặc không có được sự thoải mái trong quá trình điều trị.
Các nỗ lực giảm chi phí không chính thức
Tất cả nhân viên y tế được phỏng vấn đều khẳng định họ không cho rằng việc nhận phong bì hoặc quà biếu sau điều trị – dù ít hay nhiều – là vấn đề nghiêm trọng khi nó xuất phát từ sự tự nguyện của người bệnh. Họ thường lên án hành vi vòi vĩnh hoặc gián tiếp yêu cầu bệnh nhân biếu tiền của một số bác sĩ hoặc điều dưỡng. Ngược lại, người sử dụng dịch vụ y tế thực sự cho rằng việc đưa phong bì cần xóa bỏ.
Hầu hết cán bộ y tế được hỏi cho biết cơ sở y tế nơi họ làm việc có áp dụng các cách thức nhằm kiểm soát vấn đề đưa và nhận phong bì, quà biết, như hình thức kỷ luật đối với những cán bộ đòi hỏi và nhận các khoản đưa biếu này, và tạo cơ chế mở cho bệnh nhân phản ánh và góp ý. Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó khẳng định rằng các biện pháp này đa phần mang tính hình thức và không hiệu quả.
Kết luận
Kết luận 1: Chi phí không chính thức dưới dạng hiện vật, thường ở hình thức quà biếu, đã tồn tại từ lâu. Việc đưa biếu ngày càng gia tăng trong thời kỳ hậu chiến khi nền kinh tế đất nước ở giai đoạn khủng hoảng, ngày càng trở thành vấn đề xã hội nhức nhối, và chuyển đổi thành hình thức “phong bì” khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế định hướng thị trường và các bệnh viện được phép thu phí các dịch vụ y tế công.
Kết luận 2: Có sự khác nhau rất lớn giữa người đưa và người nhận khi lý giải cho sự tồn tại của chi phí không chính thức. Hầu hết người cung cấp dịch vụ cho rằng đây là sự thể hiện lòng biết ơn (đặc biệt nếu việc đưa xảy ra khi kết thúc quá trình điều trị), trong khi phần lớn người sử dụng dịch vụ y tế nhận định cơ bản việc đưa phong bì là để mong đợi nhận được dịch vụ chăm sóc y tế tốt hơn.
Kết luận 3: Sự tồn tại của chi phí không chính thức đe doạ mục tiêu “công bằng, hiệu quả và bền vững” của hệ thống y tế. Tình trạng này rất phổ biến ở các cơ sở tuyến trên nơi thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải và người dân phải tự chi trả một phần đáng kể các chi phí cho khám chữa bệnh. Các hình thức kiểm soát cho đến nay hầu như đều không hiệu quả.
Kết luận 4: Mô hình “y tế công-vận hành tư” (thu viện phí, yêu cầu bệnh viện tự hạch toán) là một yếu tố đóng góp vào sự gia tăng hiện tượng chi phí không chính thức. Ngoài ra còn có những yếu tố khác như kém minh bạch trong quản lý y tế công (bao gồm cả quản lý nhân sự và quản lý tài chính), áp lực về kinh tế, yếu kém trong quản lý hệ thống, và thiếu điều tra, giám sát.
Khuyến nghị đối với cơ quan hoạch định chính sách
Đưa chống tham nhũng trong ngành y tế trở thành một ưu tiên quốc gia, được vận hành bởi một hệ thống tham gia nhiều bên, trong đó có các tổ chức xã hội dân sự, và với sự giám sát của Quốc Hội.
Xóa bỏ hình thức cơ sở y tế công – vận hành tư như hiện nay, hướng tới một nền y tế công bằng với chính sách phát triển hệ thống y tế ba thành phần: (1) Y tế công hoàn toàn phi lợi nhuận, phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; (2) Y tế dân lập , phi lợi nhuận, vì mục tiêu khoa học và nhân đạo; (3) Y tế tư nhân, vận hành theo cơ chế thị trường.
Củng cố năng lực hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Công tác này , kết hợp với giáo dục người dân, có thể góp phần giảm được sự quá tải tại tuyến tỉnh và trung ương – một yếu tố quan trọng làm nảy sinh các chi phí không chính thức trong y tế.
Đối với các cơ sở y tế
Tăng cường quản lý và các chế tài bao gồm thanh kiểm tra, theo dõi, xác minh, xử lý hành chính, sa thải khỏi ngành. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của lãnh đạo và ban giám sát bệnh viện, mà còn cần sự tích cực tham gia của các hội đoàn thể và Thanh tra Bộ Y tế.
Tăng cường đãi ngộ (tài chính và phi tài chính) cho nhân viên y tế. Các biện pháp đãi ngộ phi tài chính cũng cần được xem xét áp dụng cho nhân viên y tế, cả trước mắt và lâu dài.
Tạo lập cơ chế giám sát độc lập chất lượng dịch vụ y tế. Các quy định nghiêm cấm nhận phong bì/quà biếu đưa ra sẽ trở nên hữu hiệu khi cơ chế giám sát đánh giá chất lượng dịch vụ được thực thi bởi một bên thứ ba, độc lập với hệ thống cung cấp dịch vụ y tế.
Đối với người sử dụng dịch vụ y tế
Tao mô hình thí điểm cung cấp kiến thức và tư vấn hỗ trợ người dân khi đối diện với tình huống bị đòi phải trả các chi phí không chính thức khi sử dụng dịch vụ y tế.
Thay đổi quan niệm của người cung cấp và sử dụng dịch vụ hướng tới một hệ thống y tế định hướng dịch vụ; không khoan nhượng với các hành vi đòi hỏi bệnh nhân phải đưa biếu phong bì; và hạn chế việc chi trả bằng phong bì trong cuộc sống hàng ngày.
———
1. World Bank, Vietnam Development Report (VDR) Modern Institutions (World Bank: Hanoi, Vietnam., 2010).

Giật phăng “mặt nạ” các tàu hải giám giả hiệu của Trung Quốc

ANTĐ Chỉ tính riêng trong quý 4 năm 2012, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng gần chục tàu chấp pháp biển tải trọng hàng nghìn tấn, bao gồm cả hải giám và ngư chính, trong đó phần lớn là các tàu hải giám. Ẩn chứa đằng sau chiến lược “Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển” là âm mưu gì?
Hiện nay, trên phân mục “Các tàu hải quân chuyển đổi thành hải giám” thuộc chương mục “Bạn có biết” của trang Web tìm kiếm nổi tiếng của Trung Quốc “Baidu” thông báo tổng cộng có 11 tàu hải quân Trung Quốc đã và đang hoán cải thành tàu hải giám. Con số này dự kiến còn có thể tăng lên trong thời gian tới, các tàu chiến trá hình thành tàu hải giám cụ thể như sau:
Tổng đội hải giám Bắc Hải có 03 tàu, bao gồm: Tàu kéo Bắc Đà 710 chuyển loại thành Hải giám 110; tàu phá băng Hải Băng 723 biến tướng thành tàu Hải giám 111, tàu quét/rải lôi 814 Liêu Ninh lớp 918 hoán cải thành Hải giám 112. Tất cả các tàu này đều do Hạm đội Bắc Hải bàn giao cho lực lượng hải giám.

Tàu Bắc Đà 710 đã lột xác thành tàu Hải giám 110
Tổng đội hải giám Đông Hải gồm 03 tàu: Tàu kéo Đông Đà 830 biến đổi thành Hải giám 137, tàu đo đạc luồng lạch Đông Trắc 226 và tàu khu trục tên lửa 131 Nam Kinh (lớp 051 – Lữ Đại I) hiện chưa hoán cải xong. Các tàu này trước khi chuyển sang lực lượng hải giám đều trực thuộc hạm đội Đông Hải.
Tổng đội hải giám Nam Hải được biên chế nhiều hơn với 05 tàu là: tàu kéo Nam Đà 154 trở thành Hải giám 167, tàu điều tra hải dương Nam Điều 411 (nguyên là Nam Tiêu 411) được “phù phép” trở thành Hải giám 168, tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852 (nguyên là Hải Dương 13 hay còn gọi là Hướng Dương Hồng 21) biến hóa thành Hải giám 169, tàu vận tải đổ bộ Nam Vận 830 và tàu khu trục tên lửa 162 Nam Ninh (lớp 051 – Lữ Đại I) hiện chưa hoán cải xong nên không rõ phiên hiệu.
Khảo sát tất cả các tàu hải giám đã hoàn thành chuyển loại cho thấy, tàu hải quân ở hạm đội nào thì sẽ biên chế về Phân cục hải giám khu vực đó. Số hiệu các tàu hải giám chuyển loại từ tàu hải quân đều được đánh bằng 3 số có quy luật. Tàu thuộc Tổng đội hải giám Bắc Hải bắt đầu là 11x, tàu thuộc hải giám Đông Hải có thể là 13x (mới được 1 tàu nên chưa khẳng định), các tàu thuộc hải giám Nam Hải bắt đầu là 16x.

Tàu Nam Điều 411 được phù phép biến thành Hải giám 168
Lực lượng ngư chính Trung Quốc cũng có 2 tàu thuộc loại lớn nhất trong khu vực là Ngư chính 311 và Ngư chính 206, dự kiến sắp tới sẽ có thêm 1 tàu được hoán cải từ tàu Nam Bác 952 của hạm đội Nam Hải. Tàu Ngư chính 311 nguyên là tàu cứu hộ Nam Cứu 503 của Hạm đội Nam Hải có lượng giãn nước 4500 tấn.
Tiền thân của Ngư chính 206 là tàu điều tra hải dương kiểu 636 mang số hiệu 871 “Lý Tứ Quang” (trước đây là Hải Dương 18), trực thuộc hạm đội Nam Hải. Đây là tàu điều tra hải dương rất hiện đại với hệ thống quan trắc, đo đạc biển tầng nước sâu 3 chiều và hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến, có lượng giãn nước 5872 tấn, dài 129,82m, rộng 17m.
Âm mưu thâm độc…
Hiện các hình ảnh trên các trang mạng Trung Quốc cho thấy, ngoài việc sơn sửa lại phiên hiệu tàu và phù hiệu lực lượng, các tàu hải giám trá hình này không có gì thay đổi về kết cấu để phù hợp với các nhiệm vụ được chuyển đổi. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này qua các hình ảnh so sánh.

Tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852 đã biến thành Hải giám 169
Những tàu hải quân chuyển loại đều có tốc độ cao, khả năng chống chịu sóng gió tốt hơn các tàu dân sự, hơn nữa, chúng có lượng giãn nước rất lớn (thấp nhất là tàu rải lôi 814 với tải trọng 1000 tấn) nên chiếm được ưu thế trong tranh chấp trên biển. Đơn cử ví dụ như tàu Hải Băng 723 (Hải giám 111) có lượng giãn nước thuộc dạng lớn nhất của tàu Hải giám Trung Quốc là 4420 tấn, vận tốc 20 hải lý/h, có thể phá vỡ các lớp băng dày tới 80cm, khả năng chịu va đập cực mạnh. Các tàu hải quân còn không va chạm nổi với nó nói gì đến các tàu chấp pháp, tàu cá? Ở khu vực Đông nam Á liệu có mấy tàu hải quân có tải trọng lớn bằng tàu Ngư chính 206 (5872 tấn), tàu Ngư chính 311 (4500 tấn), Hải giám 111 (4420 tấn) hoặc các tàu khu trục tên lửa chuyển loại?
Thế nhưng mục đích chính của Trung Quốc không phải là cần các tàu lớn để chiếm ưu thế trong tranh chấp trên biển, đây không đơn thuần là hành động tận dụng các tàu hải quân cũ để làm tàu chấp pháp mà chúng ta cần tỉnh táo nhận thức rõ vấn đề này, ẩn giấu đằng sau chiến lược “quân sự hóa các hoạt động chấp pháp” của Trung Quốc còn có một mưu đồ nguy hiểm hơn rất nhiều. Các tàu hải giám này được “phù phép” nhằm mục đích tiếp cận những khu vực tàu hải quân Trung Quốc không được phép bén mảng, thực hiện những nhiệm vụ mà tàu hải quân không thể thực hiện được trên lãnh hải của nước khác.

Nam Đà 154 dưới cái lốt Hải giám 167
Các tàu hải quân hoán chuyển thuộc rất nhiều loại khác nhau, gần như bao hàm đủ cả các loại tàu thuộc một hạm đội hải quân chính quy. Chúng bao gồm: tàu kéo, tàu đo đạc luồng lạch, tàu điều tra hải dương, tàu trinh sát điện tử, vận tải đổ bộ và có cả các loại tàu tác chiến thực thụ như tàu rải lôi, tàu vận tải đổ bộ, tàu khu trục tên lửa và có thể cả tàu hộ vệ tên lửa.
Núp dưới danh nghĩa các tàu chấp pháp dân sự, các tàu điều tra hải dương như Nam Điều 411 có thể tiến hành các hoạt động điều tra đáy biển, thăm dò tài nguyên tại các khu vực mà nếu là tàu thuộc biên chế hải quân nó không thể tiến vào được, phục vụ âm mưu vơ vét tài nguyên khoáng sản trên đại dương của Trung Quốc trong tương lai.
Liệu có khi nào người Nhật nghĩ đến việc các tàu hải giám Trung Quốc sẽ tiến hành đo đạc, tìm kiếm, vẽ bản đồ luồng lạch các đảo ở Senkaku, trinh sát tìm luồng đường thuận lợi để phục vụ hoạt động đổ bộ đánh chiếm đảo trong tương lai? Các tàu Hải giám sẽ tiến hành hoàn hảo công việc mà các tàu như Đông Trắc 226 khi còn trong biên chế hải quân không thể làm được.

Liệu có ai ngờ rằng Hải Giám 137 (tàu rải lôi 814)
có thể mang theo 300 quả thủy lôi trong khoang ngầm?
Khi các tàu điều tra và đo đạc hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ đến lượt các tàu tác chiến, lúc đó chúng sẽ bất ngờ tiến hành các nhiệm vụ theo chức trách hải quân dưới cái lốt tàu chấp pháp.
Khi xảy ra xung đột trên biển, các tàu đổ bộ như Nam Vận 830 sẽ bí mật vận chuyển quân tiếp cận khu vực tác chiến, tàu Hải giám 112 (rải lôi 814) với 300 quả thủy lôi trong khoang ngầm tiến hành phong tỏa các con đường tiếp ứng của đối phương, tàu trinh sát điện tử tiến hành trinh sát và tác chiến điện tử, còn các tàu khu trục và hộ vệ tên lửa đảm nhận nhiệm vụ ngăn chặn máy bay và tàu chiến đối phương.
Với ưu thế bí mật, bất ngờ, nhiệm vụ tác chiến của một biên đội tàu hải quân sẽ được thực hiện hoàn hảo bằng một cụm tàu hải giám (Trung Quốc thường triển khai một biên đội từ 4-5 tàu hải giám và ngư chính trên khu vực tranh chấp), điều mà nằm mơ cũng không ai có thể nghĩ đến.

Tàu khu trục tên lửa 131 Nam Kinh (lớp 051 – Lữ Đại I) hiện đang “lột xác”
Đây không phải là một viễn cảnh mà là điều hoàn toàn có thể xảy ra, với các hành động và thủ đoạn trắng trợn đã từng thực hiện trong quá khứ, chúng ta cần cảnh giác đề phòng âm mưu thâm độc này.
Nguyễn Ngọc
Tổng hợp
http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Giat-phang-mat-na-cua-cac-tau-hai-giam-gia-hieu-cua-Trung-Quoc/479100.antd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét