Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

HOT - THỜI SỰ TRONG NGÀY

 Chủ tịch nước đang tìm cách "chơi lại" Thủ tướng qua lá bài Quốc Hội

Báo điện tử "Người Lao động", trong số ngày 29-10-2012, đăng lại những điểm chính trong bản Dự thảo Sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày trước Quốc hội cùng ngày. Tôi xin nhắc lại những đểm này:
1) Hiến pháp sửa đổi giữ nguyên quy định Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, mãn nhiệm, bãi nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng.

2) Hiến pháp sửa đổi bổ sung thẩm quyền của Chủ tịch nước, bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, trái với lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

3) Hiến pháp sửa đổi dự kiến trao cho Chủ tịch nước thẩm quyền tham dự các phiên họp của chính phủ.

4) Chủ tịch nước, căn cứ vào nghị quyết của Quốc Hội, bổ nhiệm, mãn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao.

5) Chủ tịch nước giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Khó mà không thấy là bản Dự thảo Hiến pháp sửa đổi chỉ có mục đích nhất thời là qua con đường Quốc hội, giành lại cho Chủ tịch nước một chút quyền hành hiện đang bị Thủ tướng khống chế, đồng thời cũng bảo vệ quyền "lãnh đạo" của ĐCSVN:
1) Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, mãn nhiệm, bãi nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng
Đề nghị này chỉ có thể thực hiện được trong một chế độ đa đảng theo thể chế bán Tổng thống (cũng gọi là Tổng thống - Đại nghị ) như ở Pháp. Trong thể chế này, Tổng thống được dân bầu trực tiếp, nắm toàn quyền Hành pháp nhưng phải chọn thủ tướng trong số những nhân vật của đảng được đa số đại biểu trong Quốc hội và muốn thay thế thủ tướng bằng một người khác cùng trong đảng này, cũng phải được QH ưng thuận. Cái bất tiện của thể chế này là khi Tổng thống và Thủ tướng là người cùng một đảng hay cùng một liên minh được đa số đại biểu trong Quốc hội, thì cả quyền lập pháp và hành pháp đều nằm trong tay một đảng, gây ra hiện tượng đảng trị dù chỉ trong một giai đoạn. Trái lại khi Tổng thống và Thủ tướng thuộc 2 đảng đối lập nhau và cả 2 phải chia nhau quyền hành pháp, thì đường lối chính trị lại khó mà nhất quán. Trường hợp Việt Nam chỉ có một đảng và chủ tịch nước cũng như thủ tướng chính phủ đều do Đảng cử, sự chia chác quyền hành chỉ giữa 2 phái Tổng Bí thư Lãnh đạo và Thủ tướng Cầm quyền, thì với tư cách gì Chủ tịch nước có thể mãn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng được? Rút cục bản Hiến pháp được sửa đổi cũng sẽ chỉ là một bản khế ước phân chia quyền hành giữa những phe phái trong Đảng với nhau.
2) Chủ tịch nước có thẩm quyền bãi bỏ văn bản của chính phủ, thủ tướng chính phủ, trái với lệnh và quyết định của Chủ tịch nước
Chỉ trong một nước theo Tổng thống chế như ở Mỹ, 3 quyền Lập pháp (Thượng viện, Hạ viện), Hành pháp (Chủ tịch nước được dân bầu trực tiếp), Tư pháp (gồm những thẩm phán cũng được dân bầu) đều độc lập với nhau, thì Chủ tịch nước mới có đủ thẩm quyền bãi bỏ văn bản của thủ tướng (nếu trong thể chế có chức vị này) khi thấy văn bản này trái với lệnh và quyết định của Chủ tịch nước. Bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi, không nói gì đến chuyện phải phân lập tam quyền theo lá phiếu của người dân, và Chủ tịch nước cũng như Thủ tướng cũng đều chỉ là những người được Đảng (tức là 2 phe phái trong Đảng đồng thuận với nhau) cử, thì CT nước lấy tư cách gì có thể bãi bỏ văn bản của người "đồng sự" là Thủ tướng?
3) Chủ tịch có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ
Tham dự các phiên họp của chính phủ là đương nhiên vì chức vụ Chủ tịch nước nằm trong Hành pháp. Nhưng trong một nước theo Tổng thống chế hay bán Tổng thống chế , Chủ tịch nước là người cao nhất trong Hành pháp, phải là người chủ tọa, điều khiển các phiên họp của chính phủ chứ không phải chỉ tham dự, nghĩa là chỉ đứng "dựa cột mà nghe" !
4) Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm mãn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa Án Nhân dân Tối cao
Đây là một vi phạm tính cách độc lập của Tư pháp: Ở Mỹ các thẩm phán thành viên của Tòa án Tối cao được bổ nhiệm suốt đời cho đến khi chết và chỉ bị thay thế khi tự ý từ chức. Nhờ vậy Tòa Án Tối cao mới giữ được độc lập mỗi khi có thay đổi Tổng thống hay thay đổi đảng cầm quyền.
5) Chủ tịch nước giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Đây là điểm quan trọng nhất trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và có tính cách thời sự trong sự phân chia quyền hành giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bản dự thảo Hiến Pháp muốn phỏng theo những thể chế bán Tổng thống, giành cho Tổng thống quyền ngoại giao (gồm cả quyền đàm phán với các nước ngoài về kinh tế và tài chính) và quốc phòng mà tổng thống được coi là tổng tham mưu trưởng. Vấn đề là cái chức vị Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh sẽ chỉ là một hư vị khi các tướng lãnh Quân đội và Công an đã đều nằm dưới trướng ngài thủ tướng hiện thời và "An ninh" chỉ có nghĩa là ổn định chính trị, "Quốc phòng" chỉ có nghĩa là mọi chóp bu trong Đảng đều đồng thuận bảo vệ cho được 16 chữ vàng.
Kết luận
Khác với mọi chế độ cộng sản trên thế giới chỉ là những chế độ "Độc đảng cá nhân trị" có một thủ lãnh đứng đầu, chế độ CSVN là "Độc đảng Hai phái trị", không có thủ lãnh mà chỉ có 2 phái chia nhau quyền hành và quyền lợi là phái "Đảng Lãnh đạo" và phái "Đảng cầm quyền". Chính tình trạng một đảng 2 phái đã khiến ĐCSVN không thể đổi mới được như ĐCSTQ với Mao, Đặng, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, có đủ bản lãnh thống nhất và lãnh đạo Đảng hay như đảng Nước Nga Thống nhất - chỉ là biến thân của ĐCSLX - với Putin. Sau Hội nghị Trung Ương 6, Phái "Lãnh đạo" của TBT Nguyễn Phú Trọng đã bị hoàn toàn lép vế, có triển vọng sẽ bị tiêu diệt hay trở thành một đảng cường hào địa phương, và TT Nguyễn Tấn Dũng có cơ trở thành một Putin Việt Nam với tâm địa Beria. Có nhiều người nghĩ là chỉ khi ĐCSVN trở thành một đảng bình thường như mọi đảng CS còn lại, hay như những đảng độc tài khác trên thế giới - là một đảng thuần nhất chỉ có một lãnh tụ -, thì chế độ mới có thể chuyển biến được. Tất nhiên là chả ai mong một người nửa Putin nửa Beria như Nguyễn Tấn Dũng nắm mọi quyền hành và có nhiều người đặt hi vọng ở nhân vật thứ 3 là Trương Tấn Sang. Muốn vậy những người thức thời trong ĐCSVN phải nhân dịp sửa đổi Hiến Pháp, đòi cắt bỏ cho bằng được cái dây thòng lọng đang thắt cổ Đảng là Điều 4 Hiến Pháp. Làm như vậy là cứu Đảng chứ không phải là giúp Đảng tự sát. Bỏ điều 4 là đem lại cho ĐCSVN cương vị 1 đảng cầm quyền và tạo cho Đảng, cho nước một lãnh đạo qua một cuộc phổ thông đầu phiếu để người dân được trực tiếp bầu Chủ tịch nước. Chỉ như vậy chủ tịch nước mới có thể lôi cuốn được toàn đảng và có được hậu thuẫn của toàn dân, đủ sức đương đầu với những thế lực thù địch là Công an, Tổng cục 2, giới tài phiệt, tham nhũng... mà đầu nậu là bá quyền Trung Quốc.

Phong Uyên
(Dân Luận)

 Công an thành công trong việc đưa đặc tình vào tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước (!?)

Nguyễn Thiện tức Nguyễn Thiện Thành
Sau khi công an biết được có một nhóm bạn trẻ có tên Tuổi Trẻ Yêu Nước được thành lập và sinh hoạt tại quốc nội, Nguyễn Thiện Thành (không phải tên thật) được công an gài vào Paltalk để liên lạc và xin gia nhập vào nhóm bạn trẻ nầy. Vì là một người ở quốc nội lại có tinh thần yêu nước và ăn nói rất “chống Trung Quốc” nên chiếm được lòng tin của mọi người , Thành đã nhanh chóng “thành công” trong việc gia nhập và tiếp xúc với nhóm TTYN nầy.
Thành sinh năm 1985 (không phải 1989), vì muốn tiếp xúc với Nguyễn Phương Uyên, Thành được công an bố trí cài vào làm sinh viên năm thứ 2 của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh nơi Uyên đang học. Cùng thời gian nầy Thành cũng gặp được nhiều bạn trẻ khác mà tiêu biểu là Trần Vũ Anh Bình và Đinh Nguyên Kha…
Mỗi lần sinh hoạt nhóm thì Thành chính là người cung cấp tiền bạc cho TTYN và nói đó là tiền do anh em trên Paltalk đóng góp, Thành cho biết thêm là vì vấn đề “an ninh” nên giữ bí mật không tiết lộ nguồn tiền ở đâu . Sự thật không có ai ở Paltalk đóng tiền cho TTYN hoạt động và thành lập, thuê server cho trang mạng tuoitreyeunuoc.com. Số tiền mà Thành luôn cung cấp cho TTYN hoạt động chính là tiền của công an.
Phong trào TTYN bao gồm những sinh viên, thanh niên có tinh thần yêu nước thật sự chỉ nhằm mục đích duy nhất là chống Trung Quốc xâm lược nhưng lại được Thành “công an” cho thêm vào truyền đơn những lá Cờ Vàng của VNCH với nội dung “chống Đảng” để công an có được thêm chứng cớ truy tố sau nầy.
Sau khi Thành nắm được toàn bộ danh sách và tin tức của các anh em TTYN thì công an bắt đầu chiến dịch truy quét.
Ngày 03/01/2012 Nguyễn Thiện Thành được đài Phát Thanh Á Châu phỏng vấn cho biết :
“Nguyễn Thiện Thành: Ngày 19 tháng 9 (2011), có khoảng là 40 công an họ ập vô nhà tôi, ập vô cái nhà trọ tôi lúc đó chỉ có hai anh em tôi ở nhà thôi. Họ tiến hành thu giữ cái máy tính của tôi và họ chở anh em tôi về phường Đông Hưng Thuận quận 12. Trưa ngày 20, tôi bị họ chở trên ô tô chuyên dụng vô đồn công an PA24 ở quận Bình Thạnh. Họ làm việc với tôi ở công an PA24, tối ngày 21 họ thả tôi ra. Có 4 công an theo tôi ngày đêm, canh gác ở nhà trọ tôi.”

Thành tuyên bố với đài Á Châu Tự Do là Thành đã gặp Trần Vũ Anh Bình trong PA24 lúc Thành bị bắt vào đó, thực sự là Thành vào đó để giám sát xem Trần Vũ Anh Bình đã cung khai với công an đầy đủ danh sách các em TTYN chưa.
Nguyễn Thiện Thành cho biết đã “trốn thoát” lưới công an qua cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do :
“Ngày 22 thì chiều tối thì tôi về tới nhà. Cũng may mắn cho tôi là nhà kế bên họ có đám cưới và cái khu phố tôi ở là đường hẻm, cho nên khi họ dựng rạp thì nó che úp trên cái cửa trước nhà tôi thì công an cũng gặp khó khăn cho họ vì ngồi trước cửa đó. Sau đó tôi mới lợi dụng tình hình, tôi mới mở cửa sau ra, leo qua cái hành lang của cái nhà kế bên rồi tôi trốn thoát. Tôi chạy lên đường Nguyễn Văn Quá tiếp giáp với quốc lộ 1A, tôi mượn điện thoại của người đi đường gọi cho anh em tôi tới đón tôi tới nơi bí mật.”
Nơi ở mà Thành cho là chỗ ở “bí mật” thật sự là tại trụ sở Công An Quận Bình Thạnh. Tại đây, Thành được Công An điều động để bắt thêm một mẻ chót là chiến dịch “M”. Để có “Danh Chánh Ngôn Thuận” qua chỉ thị của công an, Thành nói láo là đang trốn ở Thái để lấy lòng tin rồi điều động các thành viên TTYN phát tán truyền đơn tại Cầu Vượt An Sương ngày 10/10/2012.
Ngày 28/09/2012, Công An PA67 đã cho in ấn một số truyền đơn có 4 nội dung chống Đảng và một số cờ Vàng VNCH. Em Đinh Nguyên Kha được Nguyễn Thiện Thành giao nhiệm vụ làm một thùng giấy Tự Động Mở Ra bằng PHÁO ĐẠI và nhang, khi nhang cháy tới tim pháo thì PHÁO sẽ nổ tung và thùng sẽ bể bung ra để truyền đơn rơi ra ngoài.
Không đồng ý phương pháp nầy vì sợ nguy hiểm cho người khác nên em Đinh Nguyên Kha đã dùng phương pháp CƠ là lấy một máy trả phim VHS cũ để làm phương pháp mở tự động bằng CƠ thay vì dùng PHÁO ĐẠI như công an đề nghị. Nguyễn Phương Uyên được phân công làm nhiệm vụ chụp hình và quay phim. Thành nói với Uyên là làm xong những chuyện rải truyền đơn nầy, Uyên sẽ có được một số tiền để dành cho việc học. Để lấy lòng tin của Uyên, phía công an tìm cách gián tiếp đưa cho Uyên 5 triệu đồng, 2 triệu đồng là tiền công của Uyên, số tiền 3 triệu còn lại được đổi ra tiền 10 nghìn, 20 nghìn dùng để dán vào truyền đơn. Sau khi Nguyễn Phương Uyên bị bắt thì gần như toàn bộ số tiền nầy đã bị công an lấy lại.
Ngày 10/10/2012 với sự điều động của CÔNG AN, chiến dịch “M” Cầu An Sương bắt đầu . Vào khoảng 7 giờ 15 sáng, thùng truyền đơn buộc vào thành cầu An Sương được mở bung ra thì “bỗng nhiên” ở gần đó đã có nhiều công an, dân phòng mai phục để lượm lại hết số truyền đơn và cờ Vàng. Những tấm hình mờ mờ ảo ảo (không phải do Uyên chụp) mà là của công an cung cấp được phát tán lên mạng cùng với tin tức và những bài viết láo như có một người “vô tình” đi ngang cầu An Sương trong thời điểm truyền đơn vừa rơi xuống, anh ta nhặt được một tờ truyền đơn nầy và tung hô sự thành công của TTYN.
Ngày 14/10/2012, công an ập vào phòng trọ và bắt em Nguyễn Phương Uyên đưa về Long An để rồi bắt thêm em Đinh Nguyên Kha. Mãi tới ngày 03/11/2012 thì phía công an bắt đầu tung tin thất thiệt về nhóm TTYN . Công an cho biết là họ có bằng chứng bao gồm trên 2 kg “chất nổ” (PHÁO ĐẠI) mà họ đã TỰ cung cấp cho em Đinh Nguyên Kha để làm nhiệm vụ NỔ thùng truyền đơn. Tuy nhiên, phương pháp nầy không được các em đồng tình vì quá nguy hiểm cho người khác, nhưng phía công an lại không bỏ lỡ cơ hội nầy để ngụy tạo thêm chứng cớ rằng các em là KHỦNG BỐ . Công an đã từng làm chuyện vu khống như vậy trong vụ án BIA SƠN mới đây .
Hiện nay Công An đang gài nhiều cán bộ tình báo trên Paltalk để gài bắt những người yêu nước tại quốc nội có tinh thần chống Trung Quốc. Những tên công an nầy được huấn luyện chuyên nghiệp ăn nói rất “chống Trung Quốc” nên dễ được lòng tin của nhiều người .

Câu lạc Bộ Kháng Chiến
(Blog vietnamlambao)

Cuộc đảo chính lật đổ ông Diệm ngày 11-11-1960

Ông Ngô Đình Diệm
1.-   TÌNH HÌNH CHUNG TRƯỚC ĐẢO CHÁNH
Sau khi thành lập năm 1955, tình hình an ninh và chính trị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khả quan được vài năm thì bị xáo trộn trở lại vào đầu thập niên 60, có thể vì nhiều lý do:
Thứ nhất, tại Hà Nội sau hội nghị Trung ương đảng ngày 13-5-1959 và Đại hội III đảng Lao Động (từ 5-9 đến 10-9-1960), Bắc Việt Nam (BVN) quyết định tấn công Nam Việt Nam (NVN) mà CS nói là”giải phóng” miền Nam bằng võ lực. Theo hiệu lệnh nầy, du kích cộng sản nằm vùng tại NVN từ năm 1954, hoạt động trở lại, quậy phá và tấn công khắp nơi. Miền Nam bắt đầu mất an ninh.
Thứ hai, hiến pháp VNCH ngày 26-10-1956 thừa nhận quyền tự do lập hội (điều 15), tự do nghiệp đoàn (điều 23), nhưng không đề cập đến quy chế chính đảng, quyền lập chính đảng và quyền đối lập chính trị. Chế độ Ngô Đình Diệm không chấp nhận bất đồng chính kiến và đối lập chính trị. Các đảng phái bị đánh dẹp trừ đảng Cần Lao do Ngô Đình Nhu lãnh đạo. Đảng Cần Lao là đảng duy nhất có quân ủy tức ủy ban đảng trong quân đội, ngược với truyền thống đứng ngoài các đảng phái chính trị của quân đội VNCH. Những lãnh tụ đối lập với chính quyền Diệm lần lượt bị bắt giam. (Sau nầy có một số tướng lãnh và sĩ quan gia nhập đảng phái là cá nhân bí mật vào đảng, trong khi tập thể quân đội đứng ngoài đảng.)
Ông Diệm đi vào con đường sùng bái cá nhân. Rõ nhất là ngay từ năm 1955, mỗi lần chào cờ bất cứ ở đâu, bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” đều được trình diễn tiếp ngay sau bản quốc ca.  Bài hát xưng tụng “Ngô tổng thống, Ngô tổng thống muôn năm...” Ông Diệm biết, nghe, và chứng kiến việc suy tôn mình trong các buổi lễ, mà không ra lệnh sửa sai, dẹp bỏ, nghĩa là ông Diệm đồng lòng với sự suy tôn nầy. (Bản nhạc “Suy tôn Ngô tổng thống” do Thanh Nam đặt lời, Ngọc Bích phổ nhạc.)
Sau khi củng cố được địa vị, trong công việc cai trị, tổng thống Diệm chỉ tin tưởng và trọng dụng những người trong gia đình, những đảng viên Cần Lao và những thủ hạ thân tín chung quanh gia đình của ông. (Vĩnh Phúc, Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, California: Nxb. Văn Nghệ, 1998, tr. 24.) Ngoài ra, “Sau khi đã vững chỗ ngồi, ông [Diệm] quay qua thanh toán những người đã từng sát cánh với ông, đã từng phò tá ông trong những lúc hoạn nạn khó khăn…” (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 446), nên nhân tài lần lượt tránh xa ông Diệm, nếu không bị ông thanh toán.
Thứ ba, lúc đó dân chúng than phiền về nạn tham nhũng và lạm quyền của một số viên chức chính phủ hay đảng viên Cần Lao, càng ngày càng gia tăng, làm tổn hại đến uy tín chính trị của chế độ Diệm. Sách hồi ký của các tướng lãnh hay các nhân vật chính trị đương thời đều đề cập đến nạn tham nhũng thời kỳ nầy. (Ví dụ: các sách của Đỗ Thọ, Trần Văn Đôn, Nguyễn Trân, Nguyễn Bá Cẩn …) Tham nhũng thời ông Diệm còn giới hạn chứ không tràn lan như cộng sản ngày nay.
Quốc hội lập pháp khóa 2 được bầu ngày 30-8-1959. Cũng như quốc hội khóa trước, đại đa số đắc cử đều thân chính quyền. Tại Sài Gòn, Nguyễn Trân đắc cử ở quận I và Phan Quang Đán đắc cử ở quận II, nhưng cả hai đều bị “Ủy ban hợp thức hóa” của Quốc hội loại bỏ, vì cho rằng các ông vi phạm luật bầu cử. Ai cũng biết ông Diệm sử dụng Ủy ban hợp thức hóa của Quốc hội để loại bỏ những nhân vật đối lập. (Đoàn Thêm, 1945-1964, Việc từng ngày, Hai mươi năm qua, California: Xuân Thu tái bản, tr. 260.)
Chính phủ Diệm kiếm cách ngăn chận đối lập chính trị, nhưng cũng không cản được 18 chính khách trong Ủy Ban Tiến Bộ và Tự Do, hội họp tại khách sạn Caravelle ở Sài Gòn ngày 26-4-1960, cùng ký kháng thư công khai phản đối chế độ Diệm. Kháng thư nầy thường được gọi là “Tuyên ngôn Caravelle”, phản đối việc kiểm soát báo chí, tố cáo nạn bè phái và yêu cầu tổng thống Diệm nới rộng chính phủ, tái lập các quyền tự do căn bản. (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, California: Nxb. Xuân Thu , 1992, tr. 324.)  Mười tám người nầy là (theo thứ tự A, B, C, họ, chữ lót, tên): Hồ Văn Vui (linh mục), Huỳnh Kim Hữu, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Tăng Nguyên, Nguyễn Tiến Hỷ, Phạm Hữu Chương, Phan Huy Quát, Phan Khắc Sửu, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Hương, Trần Văn Lý, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Văn. (Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, California: Nxb. Xuân Thu, 1989,  tt. 168-169.) Mười tám chính khách nầy thuộc nhiều tôn giáo khác nhau và có nhiều người đã từng giúp đỡ hay cộng tác với ông Diệm.
Các nhân sĩ ký tên vào bản “Tuyên ngôn Caravelle” không bị chính phủ Diệm bắt giam, một phần vì các nhân sĩ nầy uy tín khá lớn, thuộc nhiều thành phần xã hội, tôn giáo và chính trị, kể cả một số đã từng cộng tác với ông Diệm, và một phần khác vì áp lực của Tòa đại sứ Hoa Kỳ.
Lúc đó, về phía Hoa Kỳ, tòa đại sứ ngầm yêu cầu chính phủ Diệm tìm cách cải cách chính trị.  Có lần đại sứ Elbridge Durbrow thúc đẩy tổng thống Diệm nên gởi cố vấn Ngô Đình Nhu ra nước ngoài, nhưng tổng thống Diệm không nghe theo những yêu cầu về phía Hoa Kỳ.  (Thomas L. Ahern Jr., CIA and the House of Ngo, tr. 138.)
Để đáp ứng tình thế mới, tổng thống Diệm cải tổ chính phủ ngày 18-10-1960, không nới rộng mà chỉ thay đổi các chức vụ sau: bộ trưởng Quốc phòng: Nguyễn Đình Thuần thay Trần Trung Dung; bộ trưởng Nội vụ: Bùi Văn Lương thay Lâm Lễ Trinh; bộ trưởng Tư pháp: Nguyễn Văn Lượng thay Nguyễn Văn Sĩ.
Một biến chuyển quốc tế ảnh hưởng nhiều đến nền chính trị Việt Nam là vào ngày 8-11-1960, trong cuộc tranh cử ở Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ John F. Kennedy, ứng cử viên đảng Dân Chủ, đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng Hòa là Richard Nixon. Nixon nguyên là phó tổng thống trong chính phủ Dwight David Eisenhower (tổng thống hai nhiệm kỳ1953-1961). Thay đổi tổng thống mới theo chính đảng đối lập ở Hoa Kỳ, báo hiệu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trên thế giới nói chung và về Việt Nam nói riêng sẽ có những thay đổi mới.
2.-   DIỄN TIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH
Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 do một nhóm sĩ quan cấp tá lãnh đạo.  Các nhân vật chính trong binh biến nầy là các trung tá Nguyễn Triệu Hồng, Vương Văn Đông, đại tá Nguyễn Chánh Thi (tư lịnh Lữ đoàn Nhảy dù), và các thiếu tá Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu…
Theo Nguyễn Chánh Thi, thì chính ông ta là người chủ xướng cuộc đảo chánh. (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: một trời tâm sự, California: Nxb. Xuân Thu, 1987, tr. 115.)  Tuy nhiên, theo luật sư Hoàng Cơ Thụy, hai trung tá Nguyễn Triệu Hồng và Vương Văn Đông (tùng sự tại Đại học Quân sự Sài Gòn) mới là những người chủ xướng cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 và đại tá Nguyễn Chánh Thi hợp tác vào giờ chót. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nam Á, 2002, tr. 2824.)  Hoàng Cơ Thụy còn trưng ra bản cáo trạng của chính phủ Diệm sau khi cuộc đảo chánh thất bại, theo đó Vương Văn Đông và Nguyễn Triệu Hồng chủ xướng và ép Nguyễn Chánh Thi phải hợp tác.
Nhân vật chính về phía dân sự tham gia vào biến cố nầy lúc đầu là luật sư Hoàng Cơ Thụy.  Trong cuộc họp tại nhà Hoàng Cơ Thụy vào đêm trước ngày đảo chánh, có một nhân viên CIA tên là George Carver.  Về mặt nổi, Carver là một nhân viên USOM. (Vĩnh Phúc, sđd. tr. 264-265.)
Lực lượng đảo chánh gồm 4 tiểu đoàn Nhảy dù (1, 3, 4, và 8) và Liên đoàn Biệt động quân.  Sáng ngày 11-11-1960, khoảng 3G:30, nhóm đảo chánh bao vây dinh Độc Lập và chiếm nhà Bưu điện Sài Gòn.  Viên sĩ quan phụ trách việc phá hệ thống điện thoại Sở Bưu điện thiếu hiểu biết chuyên môn, không phá được hệ thống khẩn cấp đặt dưới hầm nhà Bưu điện, nên từ dinh Độc Lập, nơi tổng thống ở và làm việc, tổng thống vẫn liên lạc được với bên ngoài. (Vĩnh Phúc, sđd. tr 266.)
Lực lượng đảo chánh tấn công thành Cộng Hòa (trên đường Thống Nhất, gần Thảo cầm viên tức Sở thú), nhưng Liên binh Phòng vệ Phủ tổng thống đóng ở đây, chống trả mãnh liệt.
Cho đến 5G:00 sáng ngày 11-11, phía đảo chánh chiếm được các vị trí sau đây:  Bộ tổng tham mưu Quân đội VNCH (gần Tân Sơn Nhất), Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, Nha tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia và Nha Cảnh sát đô thành (lúc đó ở vùng đường Nguyễn Cư Trinh -Võ Tánh), Bộ Tư lệnh Quân khu thủ đô (lúc đó ở Hòa Hưng) và bắt giam tư lệnh quân khu là trung tướng Thái Quang Hoàng.  Trong khoảng thời gian nầy (5G:00 sáng), một sĩ quan chỉ huy cuộc đảo chánh là trung tá Nguyễn Triệu Hồng bị tử thương ở gần dinh Độc Lập.
Lúc đó, trong Dinh Độc Lập, ngoài tổng thống Diệm, gia đình Ngô Đình Nhu, còn có Võ Văn Hải, chánh văn phòng tổng thống và đại úy Bằng, sĩ quan cận vệ, cùng bộ phận quân đội phòng thủ. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2843.)  Quân đảo chánh tìm bắt thiếu tướng Nguyễn Khánh, nhưng trước đó vài tuần, Nguyễn Khánh đã dọn đến một ngôi nhà mới, nên phe đảo chánh không biết.  Khi nghe súng nổ, Nguyễn Khánh kiếm cách trốn vào dinh Độc Lập lúc 3G:30 sáng. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, the Vietnam War, 1954-1965, Cambridge: Cambridge University Press, 2006, tr. 110.)
Khoảng 8G:30 sáng 11-11-1960, Đài phát thanh Sài Gòn phát đi nhật lệnh của đại tá Nguyễn Chánh Thi, tự xưng là tổng tư lệnh quân đội cách mạng, gởi tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính, tố cáo nặng nề chính phủ Ngô Đình Diệm và kêu gọi quân đội hoàn thành nhiệm vụ cứu nước.
Trong khi đó, về phía chính phủ, tổng thống Diệm giao cho Võ Văn Hải, chánh văn phòng phủ tổng thống, nhiệm vụ liên lạc và nói chuyện với nhóm đảo chánh.  Khoảng trước 9 giờ sáng ngày 11-11-1960, ông Hải gặp Nguyễn Chánh Thi, rồi gặp Vương Văn Đông.  Ông Đông đồng ý điều đình, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm phải từ chức và “Hội đồng Cách mạng” sẽ bảo đảm an ninh cho gia đình ông Diệm ra nước ngoài. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2847.)
Trong dinh Độc Lập, từ sau 10 giờ sáng, tổng thống Diệm dùng hệ thống vô tuyến riêng, đọc lời kêu gọi các lực lượng trung thành với chính phủ đem quân về thủ đô dẹp cuộc đảo chánh, cứ khoảng 5 phút phát một lần. (Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)  Nguyên văn điện văn như sau: “Đây là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, ra lệnh cho Bộ chỉ huy các Quân khu:  Đêm nay hồi 3 giờ sáng, một số sĩ quan trung cấp đã bội phản và phỉnh gạt binh sĩ để mưu đảo chánh tại Thủ đô.  Hiện giờ Tổng tham mưu và Quân khu Thủ đô tạm thời gián đoạn liên lạc, một số sĩ quan cao cấp cũng mất liên lạc.  Vậy các Tư lệnh Quân khu phải bình tĩnh và tự vệ cẩn mật để chờ lệnh của sĩ quan liên lạc Phủ tổng thống.  Đại tá Trần Thiện Khiêm, Quân khu 5, phải cho đoàn Thiết giáp Mỹ Tho lên ngay đậu tại Phú Lâm chờ lệnh, và đại tá Trần Thiện Khiêm lấy một tiểu đoàn lên ngay tại Phú Lâm đợi lệnh.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tr. 131.)
Võ Văn Hải làm con thoi liên lạc giữa dinh Độc Lập và nhóm sĩ quan đảo chánh.  Sau khi ông Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ 3 tại nhà trung tướng Dương Văn Minh, lúc 12G:30 ngày 11-11-1960, Vương Văn Đông điện thoại và nói chuyện trực tiếp với tổng thống Diệm.  Tổng thống Diệm báo cho ông Đông biết là muốn cải tổ chính phủ thì phải theo thể thức hợp pháp, tức phải thông qua Quốc hội, nhưng ông Đông vẫn nhất quyết đòi tổng thống phải từ chức. (Hoàng Cơ Thụy, sđd. tt. 2849-2850.)
Chiều 11-11-1960, Võ Văn Hải gặp Vương Văn Đông lần thứ tư tại nhà tướng Lionel C. McGarr,  người mới thay tướng Williams đứng đầu đoàn cố vấn quân sự Hoa Kỳ.  Ông Hải đưa ra giải pháp dung hòa là lưu giữ tổng thống Diệm và giải tán chính phủ, chỉ định một thủ tướng mới nhằm thành lập chính phủ lâm thời.  Trung tá Vương Văn Đông đồng ý, nhưng yêu cầu tổng thống Diệm chính thức tuyên bố giải tán chính phủ.
Tối hôm đó, lúc 8 giờ tối 11-11-1960, tổng thống Diệm điện thoại cho đại tướng Lê Văn Tỵ, giao cho ông Tỵ trách nhiệm lập chính phủ quân nhân.  Đại tướng Lê Văn Tỵ công bố trên Đài phát thanh một bản nhật lệnh lúc 9 giờ tối 11-11-1960, gồm ba điểm chính, nguyên văn như sau: “Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa,/ Giữa lúc cuộc chính biến nghiêm trọng diễn ra tại Thủ đô, hôm nay tôi đã hội đàm với Tổng thống Ngô Đình Diệm và đã đi đến những thỏa thuận sau đây để duy trì sự đoàn kết của Quân đội: 1) Tổng thống đồng ý giải tán chính phủ hiện tại sau khi đã thảo luận về vấn đề quốc sự với Ủy ban Cách mạng.  2) Với sự đồng ý của Ủy ban Cách mạng, Tổng thống ủy thác cho một số sĩ quan trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm thành lập một chánh phủ quân nhân lâm thời.  Chánh phủ nầy tiếp tục cuộc chiến đấu chống Cộng sản để bảo vệ Tổ quốc.  3) Ngay sau khi nhận được lệnh nầy, tất cả các đơn vị phải lập tức ngưng bắn, tiếp tục hoạt động trở lại và phải luôn luôn bình tĩnh đề cao cảnh giác đề phòng sự phá hoại của Việt Cộng.  KBC 4002, ngày 12 thánh 11 năm 1960 / Đại tướng Lê Văn Tỵ/ Tổng tham mưu trưởng QĐ/ VNCH.” (Trích: Nguyễn Chánh Thi, sđd. tt. 144-145.)
Đến 6G:20 sáng 12-11-1960, bản “Tuyên cáo của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa” được đưa lên Đài phát thanh do tổng thống Diệm đọc. (Mark Moyar, sđd. tr. 112.)  Nguyên văn bản tuyên cáo như sau: “Quốc dân đồng bào,/ Tiếp theo cuộc nổi dậy tại Thủ đô tối nay, để cho Quân đội chúng ta được toàn vẹn trong cuộc chiến đấu chống cộng, Tôi, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã quyết định giải tán Chính phủ hiện thời.  Tôi kêu gọi các Tướng lãnh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thành lập một Chánh phủ Lâm thời để có thể chiến đấu chống cộng và bảo vệ xứ sở. Đồng thời tôi sẽ phối hợp với Hội đồng Cách mạng thành lập một chánh phủ Liên hiệp.  Để tránh đổ máu và trấn an dân chúng, tôi ra lệnh Hội đồng các tướng lãnh tìm tất cả các phương pháp thích nghi chấm dứt mọi cuộc tuyên truyền xuyên tạc và ngưng bắn./ Ngô Đình Diệm.” (Trích: Hoàng Cơ Thụy, sđd. tr. 2855.)
Trong khi đó, đại tá Trần Thiện Khiêm đem quân Sư đoàn 7 từ Mỹ Tho và đại tá Huỳnh Văn Cao đưa quân Sư đoàn 5 từ Biên Hòa về thủ đô cứu viện, đến Sài Gòn sáng 12-11.  Lực lượng đảo chánh bắt đầu nao núng.  Vào buổi chiều, các tiểu đoàn Nhảy dù rút lui dần dần.  Quân trung thành với chính phủ Diệm làm chủ tình thế.
Trước khi phi trường Tân Sơn Nhất được quân chính phủ kiểm soát trở lại khoảng trưa ngày 12-11-1960, các sĩ quan đảo chánh dùng phi cơ C-47 rời khỏi Việt Nam, bắt theo trung tướng Thái Quang Hoàng làm con tin.  Qua Cao Miên, trung tướng Hoàng xin trở về Việt Nam, và được Miên trả về Việt Nam ngày 15-11-1960. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)
Khoảng 6 giờ chiều ngày 12-11-1960, tổng thống Diệm tuyên bố trên đài phát thanh rằng chính phủ đã dẹp yên quân phiến loạn, hứa “sẽ tiếp tục phục vụ đất nước và dân tộc theo đường lối Cộng Hòa và Nhân vị...” (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập I-C, Houston: Nxb. Văn Hóa: 2000, tr. 194.)  Ngày 15-11-1960, tổng thống Diệm thành lập Uỷ ban điều tra về cuộc đảo chánh 11-11-1960, do thiếu tá Trần Khắc Kính cầm đầu.  Uỷ ban nầy làm việc đến cuối tháng 3-1961, thì hoàn tất hồ sơ.
3.-   HẬU QUẢ CUỘC ĐẢO CHÁNH
Sau cuộc binh biến, chính phủ bắt giữ nhiều nhà chính trị đối lập như Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Phan Bá Cầm, Bùi Lương, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Chữ, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Thành Vinh, Trương Bảo Sơn, Lê Ngọc Chấn … vì liên hệ đến binh biến.  Trong số nầy, một số người trước đây đã ký vào “Tuyên ngôn Caravelle” ngày 26-4-1960.   Trần Văn Hương bị bắt ngày 12-11-1960, nhưng được thả trong vài tuần. (Hoàng Cơ Thụy, sđd., tr. 2866.)  Nhất Linh Nguyễn Tường Tam bị bắt rồi được thả về.
Theo tác giả Nguyễn Tường Thiết (con của Nhất Linh), trong bài “Sự thật về cái chết của Nhất Linh”, nhật báo Người Việt, California ngày 1-2-2012, thì Nhất Linh biết trước cuộc đảo chánh sẽ xảy ra, nhưng Nhất Linh không tham gia và không liên hệ đến cuộc đảo chánh, nên chính quyền Diệm thả Nhất Linh. Theo Vĩnh Phúc, sđd. tt. 220-224, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam vào tỵ nạn trong Tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ở Sài Gòn.  (Nhất Linh quen biết với các lãnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng khi hoạt động ở Trung Hoa.)  Đại sứ Vương Tử Kiện nhờ một linh mục Dòng Tên (Jésuite) người Bỉ trình bày với tổng thống Diệm.  Tổng thống Diệm chuyển qua ông Nhu.  Ông Nhu giao cho Trần Kim Tuyến.  Ông Tuyến bảo lãnh với đại sứ Đài Loan.  Tòa đại sứ Đài Loan giao Nhất Linh cho Công an Việt Nam.  Nhất Linh bị giữ hai ngày, làm thủ tục rồi được thả về. Vĩnh Phúc dựa theo tài liệu của Trần Kim Tuyến.
Một nhân vật dân sự quan trọng trong cuộc binh biến ngày 11-11-1960 là Hoàng Cơ Thụy nhờ người Mỹ sắp đặt, giúp ông trốn thoát ra nước ngoài. (Mark Moyar, sđd., tr. 114.)  Trong sách Việt sử khảo luận cuốn 5, Hoàng Cơ Thụy cho biết ông lưu vong từ 4-12-1960 đến ngày 20-11-1963 mới trở về sau khi chính phủ Diệm sụp đổ, nhưng không cho biết nơi lưu vong.  Có tài liệu cho rằng ông Thụy trốn vào Tòa đại sứ Mỹ, qua Phi Luật Tân, rồi qua Nhật Bản.
Số thiệt hại nhân mạng trong cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là: 20 thường dân và 23 quân nhân thiệt mạng, trong đó có trung tá Nguyễn Triệu Hồng; số bị thương khoảng 54 thường dân và 214 quân nhân. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 283.)
Về phương diện chính trị, trong thời gian quân đảo chánh làm chủ Đài phát thanh, chính phủ Diệm bị chỉ trích nặng nề. Trên đài Phát thanh, những sai lầm của chính phủ lâu nay bưng bít, nay có cơ hội được đưa ra ánh sáng và truyền đi công khai khắp nước.
Trong khi thương thuyết với phe đảo chánh, tổng thống Diệm công khai hứa trên đài phát thanh sẽ giải tán chính phủ, thành lập chính phủ lâm thời, nhưng khi lật ngược được tình thế, ông Diệm không giữ lời hứa, quay qua đàn áp những người đảo chánh và các nhóm đối lập mạnh mẽ hơn.  Tổng thống, kiêm nhiệm tổng tư lệnh quân đội VNCH, còn hứa hẹn với đại tướng tổng tham mưu trưởng để ông nầy ra nhật lệnh trấn an các sĩ quan đảo chánh.  Vì nghe lời thượng cấp, các sĩ quan nầy bị đàn áp.  Dân chúng và quân đội nghĩ gì về việc nầy?  Lúc đó dưới quyền lực của chế độ Diệm, không ai dám nói ra, nhưng sự thất hứa của tổng thống đã phải trả giá ba năm sau:  Khi đảo chánh bùng nổ trưa ngày 1-11-1963, từ dinh Gia Long, tổng thống Diệm điện thoại cho trung tướng Trần Văn Đôn trong nhóm đảo chánh lúc 3G.30 chiều hôm đó, hỏi lý do động binh và yêu cầu các tướng đảo chánh đến dinh Gia Long điều đình, nhưng phía đảo chánh không chấp thuận, vì sợ bị sập bẫy như cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960. (Mark Moyar, sđd., tr. 268.)
KẾT LUẬN
Như thế, tổng thống Ngô Đình Diệm gặp nhiều chống đối vào khoảng cuối nhiệm kỳ đầu; những người tài giỏi giúp ông Diệm lần lượt tránh xa ông; những bất mãn về nạn tham ô của các quan chức; và nhất là sự chống đối của những đảng phái đối lập và những nhà bất đồng chính kiến.
Thông thường, một chế độ không chấp nhận bất đồng chính kiến, tiêu diệt đối lập chính trị, thì giới đối lập chính trị bị dồn vào thế phải hoạt động bí mật và vì sự sống còn của chính mình, kiếm cách lật đổ chế độ để tự giải thoát.  Trong giai đoạn 1954-1955, Ngô Đình Diệm đã từng nhờ đại tá CIA Mỹ là Edward G. Lansdale để ổn định tình hình, thì lần nầy các sĩ quan đảo chánh cũng nhờ người Mỹ, tạo cơ hội cho người Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ VNCH.
Như thế, có thể nói cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 là tiếng chuông báo động công khai cho chế độ Diệm về những phản đối tiềm tàng trong các tầng lớp dân chúng khác nhau, nhưng rất tiếc sau khi dẹp yên cuộc đảo chánh, tổng thống Diệm chẳng mấy quan tâm đến tiếng chuông báo động nầy.  Phải chăng vì vậy mà cuối cùng chế độ Diệm kết thúc một cách bi thảm năm 1963?

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 01-11-2012)
Đàn Chim Việt

Bài học sự thiệt hại do báo chí nhà nước thiếu minh bạch

Trong khi một số website, blog tiếng Việt đã chính thức đưa tin Đặng Văn Thành - Chủ tịch Sacombank, người được cho là đã làm đơn tố cáo việc thao túng ngân hàng Sacombank của Bầu Kiên và đồng bọn với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong thời gian qua, đã bị bắt tại Sai gòn hồi 10h00 ngày 01.11.2012. Theo Lệnh bắt giữ cho biết ông Thành bị khởi tố để điều tra hành vi cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, mấy ngày gần đây, báo chí và các phương tiện truyền thông của nhà nước và cả các hãng tin nước ngoài dè dặt đưa tin liên quan đến ông Đặng Văn Thành, nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Sacombank và gia đình. Việc này hình như có điều gì không ổn, vì khi có tin ông Đặng Văn Thành và người thân được tại ngoại thì báo chí của nhà nước và cả các hãng tin nước ngoài lúc đó mới đưa tin ông Đặng Văn Thành và người thân bị cơ quan công an mời làm việc. Việc ông Đặng Văn Thành và người thân (bao gồm vợ, con trai và con gái) đã bị bắt là một tin hết sưc nhạy cảm đối với lĩnh vực thị trường tài chính và kinh doanh ngân hàng. Đặc biệt là thị trường chứng khoán. Các tin tức còn cho biết thêm ngoài ông Đặng Văn Thành còn có cô Đặng Huỳnh Ức My - con gái ông Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT) đã được Cơ quan Điều tra cho tại ngoại. Và tiếp đó hồi 19h00 cùng ngày ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Sacombank (STB, Ngân hàng cổ phần thương mại Sài gòn Thương tín), Bà Huỳnh Bích Ngọc - vợ ông Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Thành Công và ông Đặng Hồng Anh - con trai ông Thành, Chủ tịch HĐQT Sacomreal (SCR), Ủy viên HĐQT Sacombank. Và tin cuối cùng cho biết ông Đặng Văn Thành và người thân đã được cơ quan điều tra thay đổi biện pháp ngăn chặn bằng cách cho tại ngoại buổi tối ngày 03.10.2011.

Cho dù các thông tin nêu trên chưa được chính thức tuyên bố, song các tin ông ông Đặng Văn Thành và người thân đã được cơ quan điều mời hợp tác làm việc vẫn được lưu truyền dưới dạng đồn thổi, rỉ tai nhau. Bên cạnh đó, cộng với các thông tin về Sacombank và ông Đặng Văn Thành và người thân lượt xuất hiện trên  các báo chí chính thống trong mấy ngày vừa qua càng làm cho dân chúng hoang mang và cũng đã làm cho thị trường tài chính ở Việt nam vốn đã èo uột lại gia tăng sự chao đảo. Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/11, chỉ số VN index rơi 12.69 điểm, tương đương giảm 3,27%, lùi sâu về 375,26 điểm. Toàn sàn có 209 cổ phiếu giảm giá, 33 mã tăng giá và 28 mã đứng giá. Chỉ số HNX giảm 1,6 điểm, ứng với mức giảm 3,04% và dừng tại 51,06 điểm. Trên sàn có 36 mã tăng giá, 169 mã giảm giá và 189 mã đứng giá. Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), một số thông tin mang tính đồn thổi trên thị trường liên quan đến ông Đặng Văn Thành khiến tâm lý nhà đầu tư hoảng loạn là được xem nguyên nhân chính khiến hiện tượng bán tháo xảy ra trong phiên.

Dư luận bên ngoài cho rằng, việc Cơ quan Điều tra đã thay đổi biện pháp ngăn chặn với các bị can nói trên với mục đích nhằm hy vọng trấn an thị trường tài chính đang chuyển biến với những động thái hết sức xấu trong ngày hôm qua 03.11.2012 là cổ phiếu ngân hàng đồng loạt mất giá, thị trường mất 1,2 tỷ USD trong 01 ngày . Mà người ta cho rằng trong sáng ngày 05.11 sẽ có xu hướng còn xấu hơn rất nhiều, mặc dù Ngân hàng nhà nước đã chuẩn bị một số nội tệ lên tới 28 ngàn tỷ VND để đối phó với sự hoang mang của người gửi tiền tại các chi nhánh ngân hàng Sacombank. Tới mức có các tờ báo đã phải úp mở khi so sánh cú sốc Bầu Kiên và bán tháo Đặng Văn Thành để dự báo thị trường sắp tới.

Tóm lại là một hình thức đưa tin úp úp, mở mở không minh bạch và công khai, điều đó càng khiến cho dân tình hoang mang vì không biết sự thật là như thế nào? Mà dân càng hoang mang bao nhiêu thì sẽ có các quyết định thiếu tính toán bấy nhiêu và tất nhiên thị trường tài chính ngân hàng càng thiệt hại thêm bấy nhiêu.

Đang viết đến đây thì tin từ báo Tuổi trẻ hôm nay cho biết ngày 4-11, ông Phạm Hữu Phú, chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) Sacombank, xác nhận thông tin ông Đặng Văn Thành, nguyên chủ tịch HĐQT Sacombank - và ông Đặng Hồng Anh, phó chủ tịch HĐQT, đã được về nhà sau thời gian làm việc với cơ quan điều tra. Nếu là người bình thường sẽ tự hỏi "Ơ hay mới hôm qua vừa đưa tin ông Đặng Văn Thành và người thân bị triệu tập mà sáng nay đã cho biết họ được về (từ chiều ngày 03.11.2012)". Nếu xếp theo thứ tự tin thì thấy thông tin báo chính thống thiếu tính thời sự. Điều đó không quan trọng bằng sự thiếu minh bạch thông tin của báo chí nhà nước, vì sự thiếu minh bạch trong thông tin nên dẫn tới tình trạng thông tin thật bông nhiên trở thành tin đồn. Vô tình đã tạo đất cho những tin thất thiệt có đất sống, và nguy hiểm hơn là sự thiếu thông tin về việc chính quyền xử lý các đại gia ngân hàng tài chính. Sau vụ bầu Kiên và lần này là vụ ông Thành Sacombank đã gây thiệt hại tổng cộng ước chừng trên dưới 4 tỷ USD đối với thị trường chứng khoán. Một thiệt hại không nhỏ.

Việc minh bạch thông tin là điều không khó, nếu chính quyền quyết tâm làm, trước hết phải bỏ cái khái niệm thông tin nhạy cảm trong thông báo của Ban Tuyên giáo trung ương cho các cơ quan truyền thông. Cứ cho họ được quyền tác nghiệp, đăng tải và chịu trách nhiệm đối với các thông tin đó theo luật báo chí nói riêng và pháp luật nói chung. Sai là sẽ xử lý nghiêm, thế là ổn.

Chuyện tưởng chừng rất nhỏ, nhưng nếu không giải quyết triệt để, để rồi sẽ những thiệt hại to lớn về kinh tế tính bằng tiền trong thời gian tới. Nhưng cái lớn hơn tiền, đó là lòng tin của nhân dân vốn đã còn ở mức quá khiêm tốn. Nếu không khéo sẽ mất hết.

Mà mất niềm tin là mất hết, mất tất cả!

Ngày 05 tháng 11 năm 2012

© Kami
(RFA Blog's)

Hỡi cái bọn "Tổ chức yêu nước" núp váy đàn bà kia...

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ hai, ngày 05 tháng mười một năm 2012

Liên quan đến vụ việc bắt tạm giam, khởi tối hai đối tượng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Một số blogger đã viết lên suy ngẫm của mình về phản ứng của một số người trong vụ việc trên với những ngôn từ mang phong cách rất “blogger”. BBT xin chia sẻ với mọi người những góc nhìn đáng suy ngẫm này.
* Ban Admin Hội NNGBPĐ trên Facebook: Sau sự kiện Nguyễn Phương Uyên bị công an VN bắt vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước, các trang mạng lề trái lại được dịp la ó ầm ĩ, chĩa mũi dùi vào công an VN và bảo vệ Nguyễn Phương Uyên mà không nói gì đến hành vi của em này và tổ chức lôi kéo, xúi giục em. Dĩ nhiên người một nhà nên phải bênh nhau thôi.
Truyền đơn mà em Phương Uyên cùng các thành viên khác của tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước”rải có câu “Cộng Sản VN là tay sai của Cộng Sản TQ , thông đồng với ngoại bang TQ”.
Thử hỏi dựa vào cái gì mà dám khẳng định như đinh đóng cột thế?
Gieo rắc truyền đơn có nội dung lếu láo, kích động, đòi lật độ ĐCS, “tuyên truyền chống phá NNVN”, Phương Uyên đã phạm vào điều 88 BLHS, tội đó thì vào tù có oan uổng gì ? Ở đây chúng tôi không muốn trách em Uyên, em còn nhỏ dại nên dễ bị xúi giục.
Kẻ đáng lên án là cái tổ chức tự xưng là “Tuổi trẻ yêu nước”– kẻ đã đứng sau chuyện này. Chúng hèn nhát, không dám đứng ra nhận trách nhiệm, còn xúi giục gia đình em P.Uyên đi kiện cáo .

Hình ảnh của HỘI NHỮNG NGƯỜI GHÉT BỌN PHẢN ĐỘNG trên Facebook
“Tuổi trẻ yêu nước” là một tổ chức chống cộng ở nước ngoài do mấy ông bà già U50, U60 lập ra – toàn là những cựu binh chế độ VNCH. Tự vỗ ngực xưng là “yêu nước” mà lại đi treo cờ vàng ba sọc đỏ, hô hào CSVN là tay sai TQ, nhưng lại đi tôn thờ cái chế độ tay sai ngụy quyền của Mỹ. Đến cái biểu tượng cũng phải đi ăn cắp ý tưởng của PVN, chính tả thì vẫn còn sai dấu hỏi, dấu ngã mà đòi kêu gọi nhân dân đứng về phía mình để lật đảng CS. Nằm mơ giữa ban ngày à ?

Kết luận: Yếu tố chính nghĩa là yếu tố quan trọng nhất để kêu gọi lòng dân. “Tuổi trẻ yêu nước” gồm tập hợp những kẻ không có tài cũng không có đức, bợ đít ngoại bang thì lấy đâu ra chính nghĩa ? Rốt cuộc cũng y chang như mấy tổ chức chống cộng khác, chẳng làm được gì cho Tổ Quốc, đi đâu cũng bị kiều bào người VN khinh ghét. Còn về phần những bạn trẻ, hãy tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc của bọn này, đừng để lòng yêu nước bị lợi dụng.
Các bạn xem thêm clip này của tổ chức TTYN thì sẽ rõ bộ mặt phản động của chúng :
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Co10LPa1HVA
Trong này nói rõ: nội dung truyền đơn là “đả đảo độc tài cs VIỆT NAM”; “đa nguyên đa đảng”; truyền đơn được trộn lẫn với tiền để cho dân nhặt; truyền đơn được bỏ trong hộp hẹn giờ bung…. thế thì có người đứng sau lưng không? có tổ chức không? tiền đâu ra một sinh viên nhà nghèo bỏ mấy triệu để rải trên đường vậy? Thông tin trên được đăng ngay sau khi Phương Uyên bị bắt, vậy chẳng khác nào các cái gọi là “Tuổi Trẻ Yêu Nước” đem Phương Uyên ra bán đứng.
Chúng tôi kêu gọi các vị đứng đầu tổ chức “Tuổi Trẻ Yêu Nước” đứng ra nhận trách nhiệm cho Phương Uyên. Chính các vị đã dụ dỗ con gái người ta, để tới khi cô ta bị bắt thì thổi phồng người ta lên như một vị anh hùng cứu quốc ??? Có nên gọi các vị là những kẻ hèn nhát núp váy đàn bà không ?
***
Blogger BEO: Là mình nói về mấy “chí” vừa kí cọt thư khẩn gửi Chủ tịch nước xin giải cứu cho  “bé” Nguyễn Phương Uyên.
Dân gian có câu “xúi trẻ con ăn cứt gà sáp”. Già  xuống lỗ đến nơi để đám nít ranh trên internet nó phỉnh cho, “nhét cứt gà sáp vào mồm”. Vụ này, còn đầy nguyên  mồm luôn.
Tuần chay nào cũng có nước mắt.
Vẫn bằng ngần ấy gương mặt.
Vẫn một kiểu thư từ kiến nghị, lập luận trên những chứng cứ hình như, có lẽ, nghe nói… ngô chả ra ngô, ngọng chả ra ngọng.
Giá trị của những chữ kí, nó nằm ở hiệu quả sau đó anh đạt được, chứ không phải ở chỗ vô số học hàm học vị trưng kẹp theo nó. Thậm chí, giá trị không nằm cả ở chỗ số đông.
Xét theo tiêu chuẩn đó, thì mấy chí hiện đã bèo đến mức chỉ còn giá trị hài hước sau từng ấy lần kí cọt.
Đang sửa đổi hiến pháp đấy, đang tái cơ cấu kinh tế đấy, đang  chống tham nhũng đấy… tri thức thể hiện ở những chỗ “đòn xoay chế độ” như thế đi, đằng này, toàn bu vào những chuyện, họa may xếp ngang tầm anh Phèo.
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của các tác giả)

(Blog Tạp làm báo)

* Bài viết được đăng nhằm mục đích giúp bạn đọc tham khảo thông tin đa chiều, không phản ảnh quan điểm củaDHK

Thùy Linh - Quyền im lặng

 
NQL: Lại một bài viết hay của Thùy Linh. Nên nhớ nữ văn sĩ xinh đẹp, nhà biên kịch tài hoa Thùy Linh vốn là một trung úy CA an ninh,  cho nên những vấn đề liên quan đến hình sự  chị viết rất chi là nghiệp vụ, hi hi
*
 Mấy bữa nay dư luận lại được dịp náo loạn về vụ cô bé Nguyễn Phương Uyên bị bắt về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” cùng Đinh Nguyên Kha. Có luồng dư luận cho rằng Uyên, Kha dại dột khi làm những việc sai trái tày đình. Nhiều người thì không tin vào những chứng cứ mà cơ quan điều tra đưa ra và lên tiếng ủng hộ em. Còn khá nhiều người khác hoài nghi và phân vân…Vụ án này cũng giống như nhiều vụ án liên quan đến an ninh quốc gia luôn khiến dư luận bị nhiễu loạn, chia rẽ, thậm chí dẫn đến công kích, thù hằn lẫn nhau. Chưa khi nào nhân tâm con người trong cùng đất nước bị chia rẽ, phân rã và đối địch nhau như lúc này. Có lẽ vẫn không nằm ngoài hai chữ mà nói rất nhiều những không cải thiện được bao nhiêu, đó là sự minh bạch.
Sự thiếu minh bạch trước hết ở điều luật 88 dành cho tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Nếu nêu đích danh, công khai và chia sẻ suy nghĩ về những yếu kém, hạn chế, sự xấu xa, bệ rạc…của chính quyền trong việc điều hành đất nước mà mắc tội tuyên truyền chống phá thì hầu hết người dân Viêt Nam đều mắc phải tội này. Vậy đâu là giới hạn để phân biệt tội phạm với những ý kiến phản biện, thậm chí là lời than phiền, bất mãn về sự không hài lòng với chính quyền hiện tại? Đưa ra một điều luật để khép tội công dân không thể là những khái niệm co dãn, hoặc tùy thuộc vào quan niệm của một người, vài người hay nhóm người, nhất là những người có nhiều quyền lợi gắn với chính quyền. Điều 88 này còn tồn tại sẽ còn là vòng kim cô siết lên đầu bất cứ ai có ý tưởng phản biện, có ý muốn bất mãn, có sự bất bình, phẫn nộ về chính quyền. Và thực tế số người này đang ngày càng gia tăng trước thực trạng đất nước vô cùng bê bối, tê liệt, lụn bại, khủng hoảng, đàn áp vô cớ…
Việc điều tra của cơ quan điều tra muốn thành công phải thừa nhận là có yếu tố bí mật. Nhưng sự bí mật nếu không bị giám sát bởi các điều luật sẽ dẫn đến việc cơ quan điều tra sẽ được trao một quyền hạn không hạn chế và việc lạm quyền là điều không thể tránh khỏi. Trường hợp của Phương Uyên vừa qua (và nhiều vụ án liên quan đến an ninh quốc gia trước đây) là minh chứng dẫn đến những suy luận về sự lạm quyền của cơ quan điều tra.
Theo những tin tức trên mạng cho thấy, mới đầu Phương Uyên bị cơ quan an ninh gọi lên làm việc. Sau đó cô bé bị giữ lại mà cơ quan an ninh không đưa ra bất cứ lý do nào, thậm chí đã gây dư luận về việc cô bé bị bắt cóc. Hơn 10 ngày sau, do áp lực về phía gia đình cũng như bạn bè của Phương Uyên cơ quan an ninh mới nói chung chung là cô bé bị điều tra về tội xâm phạm an ninh quốc gia. Tới lúc có thư thỉnh nguyện của 144 nhân sỹ, trí thức gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì câu chuyện khó giữ được bí mật như ban đầu. Lúc này cơ quan an ninh mới tổ chức họp báo để trưng ra các chứng cứ: khẩu hiệu, chất nổ…Và cùng lúc báo chí chính thống vào cuộc để luận tội Phương Uyên, Nguyên Kha cùng tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” nào đó. Nhưng dư luận đang tiến triển theo nhiều chiều hướng khác nhau, khó kiểm soát, khó định hướng, không dừng lại những chứng cứ mà cơ quan điều tra đưa ra. Một nhân vật xuất hiện trong lời nhận tội của Uyên, Kha (do cơ quan an ninh quay video) trên BBC, lan truyền trên mạng là Nguyễn Thiện Thành đầy bí ẩn. Có một Thiện Thành có thật đang bị truy nã và lẩn trốn ở Thailand? Liệu Thành có tham gia vào việc xúi giục, tiếp tay cho Uyên, Kha phạm tội? Hay liệu có ai đó lấy tên của Thành để làm một việc như mọi người hay nói là “nuôi án”? Việc này nếu không làm rõ được thì đương nhiên mọi tội lỗi (theo bằng chứng của cơ quan điều tra đưa ra) đổ lên đầu Uyên, Kha là khó tránh khỏi.
Một sự thiếu minh bạch không thể không bàn, nhất là khi soi vào trường hợp của Uyên, Kha là “quyền được im lặng” khi họ bị bắt. Ở các nước văn minh, phát triển thì quyền im lặng của người đang thuộc điện bị điều tra được thừa nhận và tôn trọng. Ngay khi họ bị bắt giữ (kể cả quả tang) hay bị điều tra thì họ có quyền im lặng không hợp tác với cơ quan điều tra cho đến khi được hỗ trợ của luật sư của họ. Vị luật sư này được tham gia ngay từ đầu vào quá trình điều tra để bảo đảm quyền lợi cho thân chủ họ và tránh sự áp đặt, lệch lạc vì ý muốn chủ quan của cơ quan điều tra. Những người trẻ tuổi, non nớt, thiếu kinh nghiệm sống lẫn kinh nghiệm sử lý tình huống bất trắc như Uyên càng cần sự hỗ trợ về pháp luật. Nhưng cho đến giờ phút này, không ai được tiếp cận với Uyên trừ những người đang điều tra và buộc tội em. Người ta có quyền hoài nghi về những chứng cứ do cơ quan điều tra đưa ra, có quyền hoài nghi về tính khách quan cũng như tôn trọng sự thật của cơ quan điều tra. Những người bi quan còn nghi ngờ về sự ép cung, mớm cung, tra tấn tâm lý, gây hoảng loạn dẫn đến khai lung tung, cả những điều bất lợi cho mình hoặc cả những điều không có trong thực tế…Thực tế đã chứng minh những chuyện như thế từng xảy ra.
Quyền im lặng đến bây giờ vẫn chưa được pháp luật Việt Nam ủng hộ và đưa vào áp dụng trong thực tế. Nhiều trường hợp các bị can còn bị ép phải viết giấy từ chối luật sư. Nếu thực tế quyền im lặng trở thành điều luật bắt buộc cần thiết trong quá trình tố tụng thì sẽ hạn chế rất nhiều mối nghi ngờ kết quả điều tra.
Sự thiếu minh bạch trong điều tra các vụ án, nhất là các vụ án an ninh đều theo một lý lẽ: bảo vệ chế độ. Nếu đây là mục đích tốt đẹp thì việc công khai càng chỉ có lợi cho cơ quan điều tra. Còn nếu cơ sở lý luận mơ hồ, thiếu nền tảng thuyết phục thì nó trở thành cái bẫy giăng khắp nơi khiến ai cũng có thể bị sập. Người như Uyên, Kha sẽ bị qui tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”, thậm chí manh nha tội “khủng bố”. Người ủng hộ hai em sẽ bị qui tội là ủng hộ cho tội phạm và khủng bổ. Bản thân ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người được mọi người gửi gắm đơn kêu cứu cũng bị rơi vào cái bẫy khiến ông rất khó lựa chọn cách ứng xử.
Hiện tại chưa có điều luật nào giúp người ta tránh được “cái bẫy” mà việc kết tội dựa trên tính thiếu minh bạch của một nền pháp luận vừa mơ hồ, vừa đầy tính chủ quan như hiện nay. Nếu nói nên tin tưởng vào cơ quan điều tra thì không khác gì nói điều luật 88 là hoàn toàn chính xác về pháp luật. Mặc dù tôi vẫn luôn tin tưởng, trong số các điều tra viên hiện nay, vẫn còn những người giữ được lương tâm ngay thẳng và tử tế.
Tôi vô cùng hoài nghi việc Phương Uyên, Nguyên Kha có những hành động rải truyền đơn là do cần tiền, cần laptop…như cơ quan điều tra đưa ra. Bởi chứng cứ này vẫn chỉ là lời buộc tội từ một phía.
Tôi vô cùng hoài nghi hai cô cậu trẻ tuổi đó chế tạo chất nổ để khủng bố như cơ quan điều tra trưng ra trước công luận. Và tôi cũng hoài nghi hơn 2kg chất nổ đó là của hai em…
Tôi chỉ tin khi nào Phương Uyên, Nguyên Kha được bảo vệ bằng quyền im lặng cho đến lúc được sự hỗ trợ của các luật sư của các em, để các em cất lên tiếng nói của mình, được quyền phản biện kết luận buộc tội của cơ quan điều tra…Tôi sẽ tự đánh giá sự thật vụ án này qua lời nói của các em cùng với chứng cứ của cơ quan điều tra.
Còn hiện tại tôi vẫn vote cho Phương Uyên về một sự thật: em đã bị đối xử thiếu công bằng cho đến giờ phút này. Và thật sự em chưa được pháp luật hỗ trợ để chứng minh cho mình ở bất cứ khía cạnh nào.

Thùy Linh
(Blog TL)

Muốn có dân chủ thì cần quái gì phải đa đảng


 Hãy nghe đây này :

Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Rõ chửa. Thế là dân chủ rồi còn gì, thế không hiểu nhân dân làm chủ là cái mả tổ gì à ?

- Dạ, rõ !!!

- Dạ với chả vâng, các em hãy dẫn chứng cụ thể đi. Nhấn mạnh ở điểm là nước mình không cần phải đa đảng thì mới có dân chủ. Nhớ xoáy vào điểm đó, để mọi người phải hiểu rằng nó không phải là điều kiện cần thiết để có dân chủ. Có ai không ? Em kia, ừ em ngồi trong góc ở cuối lớp đấy !!!

- Dạ....em xin kể lại một câu chuyện của...làng em. Dạ ở làng em. có một ông nhà giàu nhưng tính tình keo kiệt, bủn xỉn. Để phòng ngừa cái đám em của ông cứ thỉnh thoảng vì khó khăn túng bấn cứ đến nhà ông cầu xin giúp đỡ. Dù rằng ông chưa bao giờ lòi ra một xu, ông cũng không muốn phiền phức phải nghe những van xin nài nỉ. Thế là, để làm nản lòng đám em đó và làm chúng tuyệt đường hy vọng ở sự giúp đỡ của ông, ông bèn nghĩ cách là phải lạnh lùng, không trà nước, không mời mọc ăn uống gì. Thậm chí hôm nọ, có người em, dù trước sự lạnh lùng của người anh, hắn vẫn cứ ngồi lỳ, kiên trì nài nỉ tới tận khi đêm xuống. Ông nhà giàu thấy xót vì sợ...hao cả dầu đốt đèn. Thế là trong khi thằng em đang tiếp tục than van thi bỗng nhiên ông nhà giàu kê mồm thổi cho tắt phụp ngọn đèn dầu. Cả nhà tối thui. Thằng em ngơ ngác ú ớ lên tiếng trong bóng tối :

" Ơ..hơ..anh Hai, sao tự nhiên anh tắt đèn, đang nói chuyện mà. "

Thằng anh cười hề hề đáp tỉnh queo :

" Ờ,,thì là...nói chuyện thì đâu phải cần đèn ! Ha ha, đúng không "

Thế là thằng em đành lặng thinh. Nhưng nó vẫn cố kiên trì thêm một lúc nữa, nhưng vô ích. Cuối cùng nó đành chịu thua buông tiếng thở dài :

" Thôi em về đây. "

Thằng anh nói:

" Khoan đã, chú mày chờ tao thắp đèn lên để còn thấy đường mà về. "

Nghe vậy, thằng em lại vội phản ứng :

" Khoan đã anh Hai, trước khi anh thắp đèn, chờ em. . . mặc quần lại đã !!! "

Đến lượt thằng anh ngơ ngác :

" Chú mày nói gì ? Thế...nãy giờ chú mày...cởi truồng à ? "

Thằng em đáp :

" Dạ, chứ...nói chuyện thì đâu cần phải mặc quần làm gì anh Hai ?

Thanh Nguyễn
(Thanh Nguyen)

Thư từ nhiệm của ông Đặng Văn Thành Sacombank được viết ở đâu?

Trên Lao động online và Tiền phong online có đăng bức thư từ nhiệm chức danh thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Sacombank. Trông cách viết thư của cựu Chủ tịch ngân hàng này, khiến người ta nghĩ có phần hơi vội vã và giống như cảnh ép buộc phải làm...Vậy lá thư này viết từ đâu và trong bối cảnh nào?

Đơn từ nhiệm của ông Thành được cho là viết trong tình trạng vội vã
Thư viết tay từ nhiệm của ông Thành
Nhìn thư viết tay của ông Thành, người ta liền nghĩ đến bức thư từ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank của ông Phạm Trung Cang. Cũng nguệch ngoạc, rồng rắn lên mây như thư của ông Thành. Trông cách thể hiện thư viết tay của các ông nhiều người nhiên sự luyện chữ viết của các đại gia và có lẽ cũng thông cảm vì lâu không dùng chữ ngoài những dòng vắn tắt phê chỉ đạo và quen có thư ký , trợ lý đánh máy.  
Thư viết tay từ nhiệm của ông Cang cũng trong tình trạng giống ông Thành

Nhưng vấn đề ở đây, hai lá thư đều không đánh máy! Viết vội vã và có lẽ cho xong việc....từ nhiệm.

Đối với ông Cang cũng như ông Trần Xuân Giá - cựu Chủ tịch HĐQT ACB, sau khi có thông tin công bố từ nhiệm thì vài hôm sau, hai ông chính thức được Bộ Công an thông báo khởi tố điều tra. Và, có thể xác định, ông Cang, ông Giá đã bị cơ quan điều tra triệu tập và đã khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình. Tức nhiên khi ấy, công việc làm còn lại là các ông phải ngồi trong trụ sở cơ quan điều tra để viết luôn đơn xin từ nhiệm và cơ quan điều tra chỉ cần tiến hành thủ tục tố tụng khởi tố bị can "nguyên" chức danh các ông ấy, chứ  không thể khởi tố bị can các ông ở vị trí đương nhiệm. Vì nếu như vậy sự việc mang tính nhạy cảm này sẽ nặng nề và vô hình chung tạo sự náo loạn thị trường tài chính tiền tệ và hậu quả không lường được.

Ở trường hợp ông Thành vẫn vậy. Lá đơn từ nhiệm của ông cũng viết trong tình hình như thế (tức, trong trụ sở cơ quan điều tra) và chắc chắn trong vài ngày nữa, Bộ Công an cũng công bố thông tin chính thức và báo chí trong nước sẽ đăng tin công khai.
(QLB 111)

Bá Tân - Chạy tội bằng nhận lỗi

Cảm ơn. Xin lỗi. Với nhiều người, đó là câu cửa miệng. Quan hệ người với người trở nên gần gũi hơn, tăng thêm phần thân tình từ những lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách.
 
Thời buổi bây giờ cái gì cũng bị lạm dụng, kể cả lời xin lỗi. Thậm chí còn có hiện tượng chạy tội bằng… nhận lỗi.
Va quệt nhẹ dọc đường, chưa gây ra hậu quả, chỉ cần giải quyết bằng cách xin lỗi. Cả 2 bên cùng thông cảm, vui vẻ cho qua. Trên các tuyến đường, nhất là các đô thị lớn, vào giờ cao điểm, va quệt nhẹ xảy ra không phải là ít. Biết xin lỗi, biết thông cảm là cách ứng xử tốt nhất.
      
Tai nạn nghiêm trọng thì ngược lại. Có lời xin lỗi là cần nhưng không thể giải quyết hậu quả bằng lời nói suông. Phải đền bù thỏa đáng. Ngoài ra còn phải xử lý theo luật pháp. Nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, không chỉ đền bù thiệt hại kinh tế, người gây ra tai nạn còn bị khởi tố và đưa ra truy tố. Cho dù là “con trời” khi gây ra tai nạn nghiêm trọng cũng không thể giải quyết bằng lời xin lỗi là hết chuyện.
     
Thương trường và chính trường không chỉ tồn tại nhiều va quệt nhỏ, mà còn có những “tai nạn” nghiêm trọng do chủ quan gây ra. Mức độ sai phạm đòi hỏi phải truy cứu trách nhiệm bằng luật pháp và những quy định của đảng. Các điều khoản có thừa nhưng ít được thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm. Thay vào đó chỉ là lời xin lỗi. Xin lỗi đúng chỗ, đúng cách, đúng mức là cách ứng xử có văn hóa. Còn mượn lời nhận lỗi che đậy sai phạm, chối bỏ trách nhiệm là sự giả dối, không thể chấp nhận. Tôi sực nhớ một vụ việc vừa xảy ra cách đây chưa lâu. Hôm đó, tại khu vực trung tâm Hà Nội, xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Người đi đúng phần đường, bị chết ngay tại chỗ. Kẻ lấn đường gây tai nạn, khệnh khạng bước xuống xe buông ra mấy lời xin lỗi rồi định biến. Xe của gã ta vừa lăn bánh, từ ba bề bốn bên, người dân ập đến. Thủ phạm gây tai nạn vừa mở cửa xe, thế là mọi người kéo nó xuống, có những người còn cầm cà vạt lôi xềnh xệch gã y như cầm dây thừng lôi trâu ra khỏi chuồng. Dân ta là vậy. Khi hiền thì thật hiền (thậm chí còn nhu nhược). Khi đã vùng lên thì mọi thế lực đều phải khiếp sợ sức dân.
     
Tự gây ra sai phạm hoặc để cho thuộc cấp gây sai phạm lớn thì phải chịu trách nhiệm và phải xử lý về mặt trách nhiệm. Đó là lẽ đời, chưa nói đến luật pháp và quy định của đảng.
       
Sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng mà chỉ nhận lỗi cho qua chuyện, về thực chất đó là cách chạy tội. Dù có bị đè nén đến đâu cũng không thể tâm phục, khẩu phục. Đừng trách lòng dân không yên. Đừng hỏi vì sao kỷ cương phép nước bất ổn.
       
Lời xin lỗi không phải vị thuốc vạn năng. Khi cố ý sử dụng sai, vị thuốc này có phản ứng phụ rất mạnh và cực kỳ tác hại.
Bá Tân
(Blog NT)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét