Phạm Anh Tuấn - Công bằng mà nói ...
Một ông bố cho hai đứa con mỗi đứa 5 đô để ăn trưa ở trường. Đối với ông bố thế thì quá công bằng nhưng hai đưa con thì nghĩ khác. Đưa lớn bảo "con lớn hơn em, ăn nhiều hơn". Đưa nhỏ bảo "con ăn ít hơn nhưng ăn đồ ngon hơn thì trả tiền nhiều hơn". Theo bạn thì có công thức nào để giải quyết không?
Tớ còn nhớ khi xưa thời thanh niên xung phong. Bửa cơm dọn lên, cơm thì chỉ đủ người 2-3 bát. Thức ăn thì và 1 cái là hết, chỉ được cái là nồi canh thật to và đầy rau cỏ. Khi dọn ra đâu có ai cũng ăn như nhau. Một thằng trong đám ăn khoẻ hơn trâu, hắn chỉ chỉa vào nồi cơm. Chỉ cần 5 phút là hắn ngốn hết phần cơm của 2-3 người. Ai cũng cho là không công bằng, nhưng "những công việc nặng nhọc đâu ai gánh". Có người thì thấy công bằng nhưng có người vẫn ấm ức đến bây giờ, nhắc lại là cãi.
Một nước có nền an sinh xã hội lâu đời và cao như Úc, lấy "công bằng" làm giá trị xã hội mà vẫn còn nhiều khúc mắc không giải quyết được nếu không có các khoản phụ chi. Đơn giản thôi, 2 người cao niên cùng lãnh tiền hưu bằng nhau thì thật là không công bằng nếu 1 người khoẻ mạnh, người kia thì đau kinh niên. Đó là chưa kể khi còn đi làm, chênh lệch tiến đóng thuế của họ cao.
Về luật pháp, 2 kẽ giết người như nhau cùng lãnh bản án tối đa 20 năm. Một người 80 tuổi, người kia 20 tuổi. Ai cũng biết nguời 80 tuổi sẽ chết trước khi mãn hạn tù, như vậy người này không đền đủ tội ác của mình. Cái người 20 tuổi chắc chắn sẽ thọ đủ bản án. Công bẳng không?
Lại nói 2 người, 1 người ăn cắp tỉ tỉ đồng của công, 1 người ăn cắp con vịt của hàng xóm. Kẽ cướp hằng tỉ đồng chỉ xin lỗi rồi vẫn yên vị. Kẽ ăn cắp con vịt thì lãnh 20 năm tù. Công bắng không?
Nói đến thể chế ở Việt Nam. Này nhé đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Nghe thì lý tưởng quá nhưng đảng làm thế nào để thực hiện lý tưởng công bằng mà Mác, Lênin và HCM từng mơ ước và kêu gào? Về vai vế thì đã không công bằng rồi. Lãnh đạo làm sao có thể đem công bằng đến cho quản gia, và "ông chủ" (nếu không nói là đầy tớ) của mình? Chỉ khi nào đảng từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình, ông nhà nước làm tốt vai trò quản gia thì công bằng mới có cơ hội nẫy mầm ở Việt Nam. Theo tớ đảng chỉ là đội tiền phong, tiền tiến gì gì đó của 2 giai cấp công nông thôi. Mà ngay cả vai trò này đảng cũng làm không xong. Công nhân thì bị bóc lột tận xương tuỷ mà công đoàn của đảng thì chỉ biết ăn và ngủ với bọn chủ nhân, nhất là chủ nhân ngoại quốc. Nông dân thì bị cướp đất, cướp thành quả của mình.
Phạm Anh Tuấn
(TTHN)
Càng nghĩ thì càng thấy đời bất công, công bằng thì chỉ là một khẩu hiệu như "Phát triển về kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là mục đích nhất quán và xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam". Chừng nào mới thấy chân trời chân lý.
Bùi Tín: Khi pháp luật chưa thật sự lên ngôi
Ngày 30 tháng 10 vừa qua, trong một phiên xử ngắn ngủi, tòa án thành phố Sài Gòn đã tuyên phạt nhạc sỹ Việt Khang 4 năm tù giam 2 năm quản chế, và nhạc sỹ Anh Bình 6 năm tù giam 2 năm quản chế, chỉ vì những bài hát yêu nước của 2 anh chống bành trướng Trung Quốc.
Rõ ràng cũng giống mọi phiên tòa trước đây, đây là một phiên tòa “tiền chế”, nghĩa là do các cấp lãnh đạo đảng ấn định trước, hay còn gọi là « phiên tòa bỏ túi» - có nghĩa là mức án đã có sẵn trong túi chánh án theo lệnh đảng, hội đồng xét xử không có tranh biện luận tội, không biểu quyết mức án, luật sư không được bảo vệ bị cáo trên cơ sở chứng cứ theo luật định.
Nhà luật học Lê Hiếu Đằng, từng là người lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, nhận định: «Đây là một vụ xử án phát xít!» Không thể có lời lên án nào rành mạch, mạnh mẽ, chính xác hơn.
Một nhóm sinh viên ngành luật cũng lập tức lập tức có phản ứng. Như một biện pháp cảnh cáo, họ đang tìm hiểu lai lịch, cư trú, gia đình của viên thẩm phán Vũ Phi Long, người chủ tọa hội đồng xét xử và tuyên án trong vụ xử trên đây. Theo họ, thẩm phán Long đã phản bội lại những nguyên lý cốt lõi của luật pháp và việc thực thi pháp luật, phản bội lời thề của một thẩm phán là tuân theo pháp luật và chỉ tuân theo pháp luật mà thôi. Họ khẳng định: Ông Long phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
Nhân việc làm có ý thức của các bạn sinh viên trẻ trên đây, xin có đôi lời tâm sự với các bạn. Từ năm 2002, bạn Đỗ Thúy Hằng mới ở năm thứ 2 trường Luật trong nước đã có bài “Tôi nghiên cứu về Luật Đất Đai” trên mạng, bênh vực quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất của bà con nông dân ta tồn tại từ ngàn xưa, bị đảng CS xóa bỏ triệt để trong chốc lát khi bịa ra cái gọi là “sở hữu toàn dân” mơ hồ không thể xác định. Hằng là một sinh viên xuất sắc, có tâm với dân, có lòng với nước mình. Tôi cứ tự hỏi, bạn Hằng tốt nghiệp ra sao? Nay làm việc ở đâu? Có hành nghề luật sư hay không? Rất mong có ai biết xin cho hay.
Tôi từng ghé thăm các trường đại học Luật ở Pháp, Hoa Kỳ và Bỉ, mỗi lần như thế tôi lại nhớ đến Đỗ Thúy Hằng và hoàn cảnh cùng điều kiện học tập của bạn trẻ này. Sinh viên tại các cơ sở giáo dục pháp lý ở các nước tôi có dịp đến thăm luôn tự hào về trường lớp của mình. Ở các nước dân chủ văn minh trường Luật luôn luôn là cơ sở mũi nhọn, đứng hàng đầu trong hệ thống đại học. Từ khi là sinh viên các em đã theo dõi chặt tình hình luật pháp, việc sửa đổi luật, thi hành pháp luật, các vụ xử án lớn, ra những tờ báo riêng của trường Luật, góp phần không nhỏ cho việc củng cố chế độ pháp quyền của nước mình.
Không phải ngẫu nhiên mà đảng CS Việt Nam đã xóa bỏ trường Luật ở Hà Nội từ tháng 8 năm 1945 và suốt 30 năm không có một lớp học luật nào. Đến nay khoa Luật trong nước vẫn cón là ngành học yếu kém nhất trong các khoa, cũng như báo Pháp Luật lẽ ra phải là tờ báo tranh biện sôi nổi lý thú nhất thì lại là tờ báo ế ẩm, tác dụng xã hội nghèo nàn, chưa nói là rất có có hại về mặt xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật.
Các bạn sinh viên trẻ trường Luật trong nước cần sắn tay áo tham gia xây dựng nền pháp trị dân chủ đích thực, xây dựng Đại học Luật thành trường mũi nhọn đào tạo nhân tài cho nền dân chủ tương lai. Hãy học đến đâu làm đến đấy, thực hiện, bảo vệ công lý và lẽ phải.
Các bạn không thiếu gương sáng. Luật sư Lê Chí Quang từ năm 2001 đã viết bài “Hãy cảnh giác với Bắc triều” để bị tù đày về tội “làm gián điệp cho nước ngoài”. Nguyễn Văn Đài và Lê Công Định cũng là những luật sư trẻ dấn thân cho nền pháp trị dân chủ tất yếu trong tương lai. Dù cho bị tù đày, hai anh vẫn giữ nguyên ý chí yêu nước thương dân, kiên định lý tưởng xây dựng nền pháp trị dân chủ.
Ls Cù Huy Hà Vũ và vợ là Ls Dương Hà luôn kiên cường bất khuất bảo vệ dân oan, công khai phát đơn kiện thủ tướng đã ra lệnh khai thác bauxite chưa qua ý kiến của Quốc hội, bị trả thù thâm độc vẫn một lòng một dạ vì nhân dân, vì luật pháp công minh.
Và trong xã hội, Ls Lê Hiếu Đằng nói trên không đơn độc. Ls Trần Quốc Thuận tuy là đảng viên CS lâu năm vẫn lớn tiếng đòi phải sửa đổi hiến pháp, bỏ điều 4, phải trả lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân, phải triệu tập đại hội đảng giữa nhiệm kỳ để xem xét kỷ luật Bộ Chính trị, không thể xuê xoa, dở trò xin lỗi như vừa qua, coi việc nước như trò đùa, như trò hề.
Rất nhiều luật sư từ trẻ đến già như Ls Trần Lâm gần 90 tuổi, vẫn một mực có công tâm sẵn sàng bảo vệ miễn phí cho dân oan, cho nông dân bị quan tham CS cướp đoạt ruộng đất, cho các em nữ sinh vị thành niên bị cưỡng dâm tập thể bởi nhóm cán bộ CS đầu tỉnh Hà Giang… là những tấm gương sáng làm vẻ vang cho giới luật học Việt Nam. Các luật gia dân chủ luôn giữ vững một niềm tin, một ý chí, đua luật pháp lên ngôi, xây dựng một nền pháp trị tiên tiến.
Giới luật học Việt Nam không thể quên tấm gương kiên cường tuyệt đỉnh của luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Ông Tường được đảng trọng dụng, với nhiều chức quyền - ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc, hiệu trưởng đại học, giáo sư, luật sư tòa án Hà Nội, thành viên Hội Luật sư Dân chủ Thế giới … Thế mà tại cuộc họp cán bộ toàn quốc (miền Bắc) của đảng CS, ông đã công khai lên án các tòa án nhân dân phi pháp trong cải cách ruộng đất về tội bắn giết, chôn sống hàng vạn công dân vô tội. Ông còn vạch rõ nguyên nhân là một chế độ đảng trị, quan liêu, không có lực lượng kiểm soát, cân bằng, không có lựa chọn và thay thế.
Vì thái độ dũng cảm của một kẻ sỹ như thê, ngay sau đó Luật sư Nguyễn Mạng Tường đã bị mất cả 7 chức, bị cấm cả dạy tư, bị cắt lương. Khi vợ chồng và con gái ốm đau, gia đình ông phải nuôi con gà đẻ trứng thay phiên nhau ăn từng quả trứng, riêng ông phải bán rẻ từng bộ com- plê cho một đoàn kịch để sống.
Trường Đại học Luật Việt Nam rất nên có bức tượng Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường ngay trong sân trường mình. Vì tôn trọng, bảo vệ Luật là tôn trọng bảo vệ nhân dân, lẽ phải, công lý và đạo đức xã hội, là nền tảng vững chắc của một chế độ dân chủ. Coi khinh Luật, chà đạp Luật, ngồi xổm trên Luật là tội lỗi gốc đẻ ra vô vàn thảm họa cho toàn dân, mà cũng là thảm họa cho chính đảng cầm quyền.
* Blog của Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Chuyện chưa bao giờ có - CTQH Nguyễn Sinh Hùng: Tôi cũng thấy chưa yên tâm về TĐ Sông Tranh 2
Một màn đối thoại vô tiền khoáng hậu vừa diễn ra sáng nay (13.11) tại
Quốc hội. Tuy nhiên, câu hỏi "dân có thể yên tâm" ở dưới thân đập Sông
Tranh 2 sau đó, vẫn chưa có câu trả lời.
Đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh: Đề nghị bộ trưởng khẳng định trước quốc
dân đồng bào là không sao cả, cứ ở đó, cán bộ cũng sẽ ở cùng. Bộ trưởng
nói đập Sông Tranh 2 là yên tâm, an toàn; nhưng an toàn thì vì sao Chính
phủ không cho tích nước. Sự việc đã kéo quá dài rồi. Các nhà khoa học
có tầm cỡ cũng có những ý kiến khác nhau. Mới nhất, họ kết luận là không
vỡ, nhưng sẽ bẻ ngang. Nó nổ tùm lum như thế thì dân yên tâm sao được ?
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Sông Tranh 2 tuân thủ các công trình về kiểm
tra chất lượng và khẳng định an toàn. Sau khi đập đưa vào sử dụng có
hiện tượng thấm, Hội đồng nghiệm thu, tư vấn đã tập trung xử lý. Hiện xử
lý thấm đã đạt trên mức yêu cầu.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Đề nghị bộ trưởng trả lời thẳng câu
hỏi của Đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh là bây giờ dân có nên yên tâm ở
đó không.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Theo báo cáo thì khi tích nước đến mức 161m thì đập có thể chịu được 350kg/cm2…
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Dân Quảng Nam, dân Bắc Trà My không
quan tâm đến con số đó đâu. Người ta chỉ quan tâm việc ở hay đi.
(Quốc hội cười).
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Hoàn toàn yên tâm. Bà con yên tâm ở đó, không
phải đi đâu hết. Đập Sông Tranh an toàn trong điều kiện cho tích nước.
Hiện nay, nước đang tích ở cao trình 140m. Nếu nước đến 161m gần như là
an toàn.
(Quốc hội tiếp tục cười ồ lên).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Như thế là cũng chưa biết nên đi hay nên ở.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Lên đến 161m thì vẫn an toàn. Chỉ còn những
yếu tố nếu động đất mạnh hơn 5,5 độ richter còn phải nghiên cứu tiếp.
Đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh (đứng dậy chất vấn tiếp): Bộ trưởng có
nghe thấy gì không? Ở trong hội trường này, khi bộ trưởng nói yên tâm
thì dân hoàn toàn không yên tâm. Chính câu trả lời của bộ trưởng đã cho
thấy sự không yên tâm. Các nhà khoa học người nói yên tâm, người nói
không yên tâm. Nhưng đập sẽ bị bẻ ngang, dân làm sao mà yên tâm được. Đề
nghị bộ trưởng phải ngồi với các nhà khoa học để có tiếng nói chung.
Đến giờ, dân và Quốc hội không biết tin nhà khoa học nào cả. Tôi xin
hỏi: Nếu sự cố xảy ra, ai là người đầu tiên chịu trách nhiệm. Xin bộ
trưởng nói rõ. Tôi cũng đề nghị bộ trưởng trả lời: Nó nổ đùng đùng như
thế và dân đang ăn không ngon, ngủ không yên.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Tôi cũng thấy chưa yên tâm. Thực tế
là như thế. Các nhà khoa học đã trả lời, Phó Thủ tướng cũng đã trả lời.
Đến nay có thể yên tâm với biện pháp chưa tích nước. Có thể nói là chưa
gây gì, nhưng chỉ tạm thời yên tâm thôi, vì còn động đất. Tới đây, sẽ
mời các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Nếu thấy động đất vẫn không
gây vấn đề gì mới tích nước. Biện pháp bây giờ chỉ là quá độ thôi. Tới
đây, Thủ tướng sẽ có ý kiến về vấn đề này. Chúng ta sẽ tiếp tục rà soát
cụ thể. Nếu có kết quả nghiên cứu về động đất, sẽ có quyết định cuối
cùng. Xin dừng vấn đề ở đây, vì bộ trưởng chắc cũng không có gì mới hơn
để nói nữa rồi.
(Lao động) Thống đốc Bình: Hơn 260.000 tỷ đồng nợ ngân hàng đã được xử lý
Khoảng 252.000 tỷ đồng nợ đã được cơ cấu lại, khoảng 12.000 tỷ đồng nợ xấu đã xử lý từ nguồn trích lập dự phòng...
Trả lời chất vấn tại diễn đàn Quốc hội sáng nay (13/11), Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước đưa ra một số kết quả bước đầu về xử lý nợ xấu.
Thống đốc cho biết, tính đến 30/9/2012, nợ xấu theo báo cáo của các tổ
chức tín dụng ở mức 4,93%, còn theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước thì ở
khoảng 8,82%.
Sau khi lần đầu tiên trong lịch sử công bố con số nợ xấu theo đánh giá
của Ngân hàng Nhà nước, các giải pháp xử lý cũng đã được triển khai và
có được kết quả ban đầu.
Cụ thể, theo giải pháp cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp khó khăn tạm
thời (với Quyết định 780 của Ngân hàng Nhà nước), từ tháng 4/2012 đến
tháng 6/2012 đã có khoảng 36.000 tỷ đồng nợ được cơ cấu lại; đến
30/9/2012 thì quy mô đã tăng rất mạnh với khoảng 252.000 tỷ đồng. Trong
khi đó, tổng dư nợ của nền kinh tế, theo Thống đốc, hiện khoảng hơn 2,7
triệu tỷ đồng, tức khoảng 8 - 9% nợ đã được xử lý như vậy.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng được Thống đốc Bình đánh giá là đã
thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tốt hơn. Từ đầu năm đến nay, lượng
trích lập mới tăng lên khoảng 14.000 tỷ đồng, đưa tổng trích lập dự
phòng rủi ro lên xấp xỉ 75.000 tỷ đồng. Qua đó, đến nay các tổ chức tín
dụng đã xử lý được khoảng 12.000 tỷ đồng từ nguồn trích lập dự phòng.
Sắp kết thúc năm tài chính, Thống đốc cho rằng với Chỉ thị số 06 vừa ban
hành, việc trích lập dự phòng sẽ được thực hiện quyết liệt hơn; khi
chưa trích lập đủ dự phòng, các ngân hàng thương mại không được chỉ trả
cổ tức, không được tăng lương thưởng.
Minh Đức
(VnEconomy)
Diễn biến phiên QH chất vấn Thống đốc Bình
Theo tính toán của ông Bình, khoảng 300 tấn vàng nằm bất động trong dân
tương đương 15 tỷ đô la Mỹ do chúng ta không sản xuất vàng mà nhập
khẩu vàng.
Sáng 13/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có phiên trả lời
các câu hỏi chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Các vấn đề về giá vàng,
nợ xấu và vốn vay cho doanh nghiệp được nhiều đại biểu hết sức quan
tâm.
"Vàng không phải là mặt hàng phải bình ổn giá"
Trước các câu hỏi của đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu) và đại biểu Dương Hoàng Hương (tỉnh Phú Thọ) về việc chênh lệch
giá vàng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói: “Mặc dù biết vàng không phục
vụ cho quốc kế dân sinh, không phải là mặt hàng thiết yếu nhưng vì nó
ảnh hưởng đến kinh tế nên Chính phủ đã cho nhập khẩu vàng để giá vàng
trong nước phù hợp với giá vàng quốc tế”.
Ông Bình khẳng định: “Hiện tượng nhập lậu vàng không còn nữa và kết quả
là đã ổn định tỷ giá. Giá vàng trong nước cao hơn quốc tế không ảnh
hưởng đến kinh tế vĩ mô, không phải là đối tượng phải bình ổn giá”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình (Ảnh: Nhật Minh/VNE) |
Ông Bình cũng cho biết, đến nay chưa có một cơ quan nào khảo sát lượng vàng trong dân, ước lượng khoảng 250 – 400 tấn vàng trước đây và hiện nay, có khoảng 250- 300 tấn vàng trong dân.
Theo tính toán của ông Bình, với 300 tấn vàng tương đương 15 tỷ đô la Mỹ nằm bất động ở vàng do chúng ta không sản xuất vàng mà nhập khẩu vàng. Chúng tôi đã đặt ra vấn đề không làm tăng thêm vàng hóa trong nền kinh tế. Đó là mục tiêu đặt ra trong đề án chống vàng hóa.
“Trong thời gian vừa qua, chúng tôi tích cực mua lại được 60 tấn vàng và có lượng tiền mặt tương đương khoảng 3 tỷ đô la Mỹ đã được đưa vào cuộc sống. Chúng ta còn mua thêm 80 tấn trong năm nay”, ông Bình đề ra giải pháp.
Thống đốc Bình “tâm sự”: “Chúng tôi nhận nhiệm vụ trong thời kỳ kinh tế hết sức khó khăn. Chúng tôi rất lo lắng về việc lấy tiền đâu để phục vụ đất nước trong khi quốc tế đang hết sức khó khăn. Vậy đặt ra là làm sao có đủ tiền? Điều này hết sức khó khăn”.
Trước câu trả lời của Thống đốc Bình, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết nói về việc giá vàng trong nước và quốc tế: “Thống đốc trả lời vậy nhưng đừng tưởng dân không biết gì. Với sự trả lời như thế thì Thống đốc có thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội năm 2011 hay không? Và số tiền từ việc huy động 60 tấn vàng thì để đưa vào sản xuất kinh doanh hay không?”
Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Ảnh: Việt Hưng) |
Thống đốc Bình nói: “Chính vì thực hiện Nghị quyết của Quốc hội mà Ngân hàng Nhà nước đã cho nhập khẩu 15 tấn vàng để cho giá vàng trong nước và Quốc tế bám sát nhau. Sau đó, chúng tôi không cho phép nhập 1 kg vàng nào nữa”.
"Doanh nghiệp mang quà đến cho Ngân hàng nhưng không phải tham nhũng"
Trước câu hỏi về thực trạng, nguyên nhân và phương hướng xử lý nợ xấu, ông Bình cho biết: “Chúng tôi nhìn thấy nợ xấu của hệ thống ngân hàng từ tháng 8/2011. Chúng tôi nhanh chóng xây dựng cơ cấu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Hiện nay, tính đến 30/9, tỷ lệ nợ xấu 4,93%”. Và theo ông Bình, trong thời gian tới, tỷ lệ gia tăng nợ xấu tăng rất cao.
Nói đến nguyên nhân gây ra nợ xấu, ông Bình chỉ ra 5 nhóm nguyên nhân: tại các tổ chức tín dụng cho vay vốn, tại các doanh nghiệp vay vốn, về cơ chế chính sách vĩ mỗ và phát triên ngành, môi trường điều kiện quốc tế và trong nước, do công tác thanh tra giám sát không chỉ của ngân hàng mà các lĩnh vực khác. Theo ông Bình, do tăng trưởng tín dụng quá nóng dẫn đến chất lượng tín dụng không tốt. Trong tỷ lệ nợ xấu 4,93%, có đến 80% là có tài sản với hơn 50 - 60% có đảm bảo bằng bất động sản.
Ông Bình cho biết thêm: “Chúng tôi đã kiểm điểm lại năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại. Để giải quyết vấn đề bất động sản thì phải có người mua và như vậy giá phải hợp với người dân. Nhu cầu mua nhà ở rất lớn".
"Để giải quyết vấn đề bất động sản thì phải có người mua và như vậy kết cấu xấy dựng và giá phải hợp với người dân" |
Trước câu hỏi tại sao có nợ xấu trong các ngân hàng thương mại và trách
nhiệm của các ngân hàng thương mại, ông Bình cho biết: “Ở nhiều tổ chức
tín dụng, tình hình chất lượng tín dụng là hết sức nguy hiểm. Có tổ
chức tín dụng lên đến vài chục %. Chúng tôi kiên quyết yêu cầu các ngân
hàng trích lập dự phòng rủi ro”.
Nói về quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp, ông Bình ví von: “Trong các dịp lễ Tết, các doanh nghiệp mang quà đến cho các ngân hàng và khi làm ăn có hiệu quả thì các nhà ngân hàng lại mang quà đến cho các doanh nghiệp. Như vậy, tuy hai mà một”. Cả hội trường đã cười khi Thống đốc Bình phải đính chính trước “đây không phải là tham nhũng”.
Khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc về vấn đề các doanh nghiệp đang cần vay vốn nhưng khó tiếp cận, ông Bình kể: “Khi tôi nói chuyện với các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay, các nhà ngân hàng nói: “Em cũng đang đốt đuốc đi tìm doanh nghiệp. Nhưng nếu cho vay ra mà không thu hồi được thì ai đứng ra chịu trách nhiệm, anh có ký bảo đảm không?”. Nói thế, tôi cũng xin chịu!”…
Chiều nay, 13/11, Thống đốc Nguyễn Văn Bình tiếp tục trả lời các câu hỏi chất vấn.
Lúng túng, ấm ớ Chim Cánh cụt Nguyễn Văn Bình
Không cười hềnh hệch, chém gió được nữa, nay Bình Thông đốc co rúm như Chim Cánh cụt!
Căn nguyên của lạm phát, đẩy suy thoái vào khu vực báo động, đồng tiền
VN mất giá trầm trọng, giá cả tăng vọt, lương không đủ sống, đời sống
nhân dân gặp nhiều khó khăn nợ xấu không khoanh hẹp lại được mà còn phát
sinh...Nhiều phương tiện truyền thông trong và ngoài nước đã đăng tin:
... "361 vị đại biểu muốn trực tiếp chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nguyễn
Văn Bình!"...
Khoảng 500 vị đại diện cho 90 triệu dân, vậy thì có đến 65 triệu người
dân bức xúc vì những tội lỗi của ông Thống đốc gây ra thời gian qua!
Hoặc ít nhất hơn 200.000 doanh nghiệp đã chết cùng hàng triệu người dân
sẽ không phải chất vấn mà đều muốn 'đấu tố' ông Thống đốc Bình!
Đó là một sự thật mà chưa có đời Thống đốc nào còn tệ hơn thế được nữa!
Dù cho cái lưỡi 'Ê-dốp' của ông Thống đốc luồn qua lách lại, tung hoả mù
làm cho những 'nhà chính trị chuyên nghiệp' mà lại 'mù mờ' về kinh tế
không còn biết đâu mà lần!
Song nạn nhân của ông thì sẵn sàng 'lột xác' ông ta như 'đấu tố địa chủ'
thời cải chách ruộng đất! Hơn một năm qua, ông Thống đốc cũng giở con
bài "Tái cấu trúc chưa múc đã ăn" và thực tế ông đã cố tình giết chết
hơn 200.000 doanh nghiệp khiến hàng triệu người thất nghiệp,
Cũng vì vậy đồng tiền Việt Nam bị mất giá trầm trọng, "sốt vàng" không
hạ nhiêt mà vẫn tăng, gia cả "vọt thang", CPI tăng cao, đời sống nhân
dân gặp nhiều khó khăn thiếu thốn...
Với Thống đốc Nguyễn Văn Bình, các đại biểu muốn nghe ông trả lời về
trách nhiệm trong quản lý nhà nước về thị trường tiền tệ; đảm bảo vốn
cho sản xuất kinh doanh; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; xử lý ngân hàng
yếu kém, nợ xấu, những vụ việc tiêu cực trong ngành, vi phạm vượt trần
lãi suất quy định…. Thị trường vàng, quản lý kinh doanh vàng, vàng
miếng, biến động của giá vàng trong nước… cũng nằm trong nhóm vấn đề
dành cho ông Bình.
Thống đốc sẽ nhận được sự chia lửa của các vị bộ trưởng các Bộ: Tài
chính, Kế hoạch và đầu tư, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ, khi cần
thiết.
Các vị đại diện cho dân cũng muốn nghe Thống đốc báo cáo thêm về tình
hình phòng chống tham nhũng và tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, đồng
thời làm rõ trách nhiệm của Thống đốc trong quản lý nhà nước để xảy ra
tham nhũng trong hệ thống ngân hàng, trong việc thâu tóm đã xảy ra.
Có đại biểu đặt vấn đề về tính minh bạch trong quản lý nhân sự của ngành
khi giám đốc ngân hàng chi nhánh ở tỉnh lương có thể gần 70 triệu
đồng/tháng – quá cao trong bối cảnh nợ xấu chất chồng của toàn hệ thống.
Quyết định “độc quyền hóa” vàng miếng SJC và những hệ lụy liên quan vừa
qua cũng “ngốn” nhiều câu hỏi dành cho Thống đốc Bình.
Nhiều nội dung “nóng” được chuẩn bị dành cho Thống đốc Nguyễn Văn Bình
vào sáng thứ 3 (13/11). Ông Bình sẽ trả lời về trách nhiệm trong quản lý
nhà nước về thị trường tiền tệ; đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh;
tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; xử lý ngân hàng yếu kém, nợ xấu, những vụ
việc tiêu cực trong ngành, vi phạm vượt trần lãi suất quy định…. Thị
trường vàng, quản lý kinh doanh vàng, vàng miếng, biến động của giá vàng
trong nước… cũng nằm trong nhóm vấn đề dành cho Thống đốc NHNN.
Thái độ hung hặng hồ hởi, tự tin của Chim Cánh cụt tại kỳ họp Quốc hội
lần trước, ba láp ba xàm để không những tránh khuyết điểm mà còn coi là
thành tích,; nhưng lần này "tinh thần đánh lận" bị mất tiêu đi đâu hết
rồi. Ai chỉ đạo đến đâu? Mức nào? Ra sao? ... thì không biết, nhưng Chim
Cánh cụt không thể đùn đẩy trách nhiệm và tiếp tục nói dối được nữa!
Bùi Văn Bồng
(Blog B.V.B)
400 nghìn tỷ đồng vốn ngân hàng chạy đi đâu?
Thống đốc mô tả đích đến của trên dưới 400 nghìn tỷ đồng mà hệ thống ngân hàng huy động thêm...
Huy động vốn tăng trưởng cao trong khi tăng trưởng tín dụng rất thấp
tiếp tục là “nghịch lý” được đại biểu Quốc hội đặt ra chất vấn Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình sáng 13/11.
Trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề này, lần đầu tiên Thống đốc Bình
dẫn chi tiết dữ liệu cụ thể về cơ cấu nguồn vốn của hệ thống như vậy.
Ông nói: “Nếu đại biểu có điều kiện đến Ngân hàng Nhà nước, các vụ chức
năng sẽ giới thiệu bảng cân đối của toàn ngành thì sẽ thấy rất rõ tiền
vào, tiền ra, khoản nào mua mắm, khoản nào mua tép… rất đầy đủ”.
Tuy nhiên, ở diễn đàn Quốc hội, ông chỉ có thể dẫn ra những dữ liệu tương đối để định hình cân đối chung một cách cơ bản.
Cụ thể, đến tháng 10/2012, tăng trưởng huy động của hệ thống đạt khoảng
14%, trong khi tăng trưởng tín dụng mới chỉ được khoảng 3,36%. 14% tăng
trưởng huy động đó quy ra cỡ khoảng trên dưới 400 nghìn tỷ đồng, và nó
chạy đi đâu?
Theo Thống đốc, trước hết, tăng trưởng tín dụng 3,36% thì xấp xỉ với hơn
80 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó các ngân hàng đã mua 183 nghìn tỷ đồng
trái phiếu Chính phủ. Cộng lại là khoảng 260 - 270 nghìn tỷ đồng. Thêm
vào đó, hiện nay Ngân hàng Nhà nước còn phải hút bớt tiền về cỡ trên
dưới 30 nghìn tỷ đồng. Vị chi cộng các khoản trên là 300 nghìn tỷ đồng.
Một nguồn khác, hiện tổng số tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại
Ngân hàng Nhà nước vào khoảng 100 nghìn tỷ đồng. Trong đó có khoảng 50
nghìn tỷ đồng là dự trữ bắt buộc, khoảng 50 nghìn tỷ đồng là dư thừa
chưa cho vay ra được.
Cộng tất cả các khoản trên, theo Thống đốc, đã là khoảng 360 nghìn tỷ
đồng; khoảng 40 nghìn tỷ đồng còn lại là tiền đảm bảo thanh toán, tiền
quỹ của các ngân hàng thương mại.
“Sơ bộ những nội dung đó cho thấy tiền đã đi đâu”, ông kết luận, cùng
với thông tin rằng, thanh khoản của hệ thống đã cải thiện nhưng chưa hẳn
là đã bền vững.
Liên quan đến tăng trưởng tín dụng, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước dự
tính cả năm 2012 sẽ được khoảng 5%. Tuy nhiên, ông cho rằng cần cộng
thêm khoản 183 nghìn tỷ đồng mà các ngân hàng đầu tư vào trái phiếu
Chính phủ, là một hình thức giải ngân gián tiếp, thì tăng trưởng tín
dụng chung cũng đạt gần 10%.
Minh Đức
(VnEconomy)
Quảng Bình: Bán đất rừng của Nhà nước vẫn được giữ chức bí thư
Ông Hồ Văn Xín ở thôn Nồm Bớc và Lê Văn Trí ở thôn xóm Đồn, xã Sen
Thủy, huyện Lệ Thủy đã bán đất của xã do Nhà nước quản lý thu lợi cá
nhân không đúng quy định nhưng vẫn được cơ cấu và bầu trúng vào vị trí
bí thư thôn.
Chiều ngày 12/11, ông Nguyễn Văn Hiểu, Chủ tịch UBND xã Sen Thủy
xác nhận, ông Hồ Văn Xín ở thôn Nồm Bớc và ông Lê Văn Trí ở thôn xóm
Đồn chưa chấp hành xong Quyết định số 1936/QĐ-UBND, ngày 6/5/2011 của
Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy về việc thu hồi tiền sau kết luận thanh tra
đối với số tiền mà 2 ông này đã bán rừng 327 ở xã do Nhà nước quản lý
thu lợi cá nhân không đúng quy định nhưng vẫn được cơ cấu và bầu trúng
vào vị trí bí thư thôn.
Vì sao ông Trí và ông Xín bán đất rừng của xã do Nhà nước quản lý nhưng vẫn được cơ cấu và bầu vào chức bí thư thôn?
Trước đó, ngày 26/7/2010, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy đã ký ban hành
kết luận thanh tra số 646/KL-UBND kết luận làm rõ việc 5 cán bộ ở xã Sen
Thủy đã khai thác và bán rừng có nguồn gốc là rừng 327 do Nhà nước
quản lý để thu lợi cá nhân không đúng quy định của pháp luật, trong đó
có ông Hồ Văn Xín lúc đó là bí thư thôn Nồm Bớc và ông Lê Văn Trí lúc
đó cũng giữ cương vị bí thư thôn xóm Đồn, xã Sen Thủy.
Đến ngày 6/5/2011, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy đã ký Quyết định số
1936/QĐ-UBND về việc thu hồi tiền sau kết luận thanh tra. Theo đó, ông
Xính có trách nhiệm phải nộp lại cho Nhà nước số tiền 12,75 triệu đồng
và ông Trí là 17 triệu đồng trước ngày 30/7/2011. Tuy nhiên, đến ngày
8/11/2012 ông Xín vẫn chưa nộp đồng nào. Còn ông Trí mới nộp được số
tiền 2 triệu đồng.
Bảng danh sách ông Trí và ông Xín đã không chấp hành nghiêm túc quyết định của Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy.
Thế nhưng, điều khiến dư luận hết sức ngạc nhiên là tháng 10/2012, ông
Trí và ông Xín vẫn được cơ cấu và được bầu vào giữ chức danh bí thư
thôn Nồm và xóm Đồn...!
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hiểu, Chủ tịch UBND xã Sen Thủy
cho hay, việc ông Trí và ông Xín không nghiêm túc chấp hành quyết định
của Chủ tịch UBND huyện nhưng vẫn được cơ cấu và được bầu vào giữ chức
danh bí thư thôn khiến người dân rất bất bình. “Hiện Đảng ủy xã đang
tiến hành kiểm tra, làm rõ và có hướng xử lý theo quy định”, ông Hiểu
khẳng định.
Đặng Tài
(Dân trí)
(Dân trí)
Hải phòng: Kỷ luật ông Đàm Xuân Lũy, Giám đốc Sở GTVT vì để Bí thư Thành ủy bị bắt chẹt khi qua đò trong bão
Khi bão số 8 đổ bộ vào TP Hải Phòng, lãnh đạo đầu ngành GTVT lại đang
“yên vị” đâu đó, để nhân viên lợi dụng bão gió tổ chức thu thêm tiền xe
qua phà, trong số khách qua đò có cả Bí thư Thành ủy Hải Phòng.
Khi cơn bão số 8 đổ bộ vào Hải Phòng, theo lệnh của Ban chỉ huy PCLB
và TKCN Hải Phòng thì lãnh đạo các sở ngành, quận huyện phải trực tiếp
chỉ đạo công tác PCLB ở địa phương mình.
Tuy nhiên, khi bão đổ bộ vào địa bàn, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã
không thể liên lạc điện thoại được với ông Đàm Xuân Lũy để chỉ đạo công
tác PCLB, nên phải liên hệ với các cấp phó của ông này để chỉ đạo công
việc.
Không những thế, nhân viên công ty đường bộ Hải Phòng (thuộc Sở GTVT
Hải Phòng) là đơn vị quản lý, khai thác bến phà Bính thay thế cho cầu
Bính đang sửa chữa nối giữa nội thành Hải Phòng với huyện Thủy Nguyên,
đã lợi dụng bão gió tổ chức thu thêm tiền của các xe qua phà ngay trong
buổi chiều hôm bão đổ bộ vào Hải Phòng. Trong số những người bị bắt chẹt
khi qua phà còn có cả… Bí thư Thành ủy Hải Phòng.
Bão số 8 gây thiệt hại nặng ở Hải Phòng |
Vì thế, ngày 12/11, Hội đồng kỷ luật Sở GTVT đã có cuộc họp bàn, đề nghị
UBND thành phố xem xét trách nhiệm và hình thức kỷ luật đối với ông Đàm
Xuân Lũy, Giám đốc Sở GTVT về việc có thiếu sót trong việc không trực
lãnh đạo khi cơn bão số 8 đổ bộ vào Hải Phòng.
Hội đồng kỷ luật Sở GTVT đã thống nhất đề xuất thành phố Hải Phòng kỷ
luật với hình thức khiển trách về mặt chính quyền đối với ông Lũy.
(VNN) Giới ‘nhà giàu mới’ ở Hà Nội xài sang nhất nước?
(NV) - Trong khi cơn “bão giá” nhấn chìm hàng triệu người nghèo Việt
Nam vào cảnh khó khăn, sức mua sắm của giới trung lưu, hay còn gọi là
‘nhà giàu mới’ ở Hà Nội vẫn tăng đều.
Một phụ nữ gánh hàng rong ngang qua cửa tiệm thời trang hạng sang Louis Vuitton ở Hà Nội. Cửa hàng này phục vụ cho tầng lớp nhà giàu mới ở Việt Nam. (Hình: Hoang Dinh Nam/Getty Images) |
Báp Pháp Luật Sài Gòn cho hay, “Mới đây nhãn hiệu thời trang xa xỉ nhất thế giới là Hermès khai trương chi nhánh tại Sài Gòn sau bốn năm mở chi nhánh ở Hà Nội. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Hermès tại Việt Nam vẫn tăng trưởng đều 20%-30%. Ðiều đó cho thấy đang có một bộ phận người tiêu dùng chi tiền mạnh tay cho hàng hiệu.”
Dư luận từng đồn rằng, một bộ túi xách thời trang gồm bốn chiếc của Hermès có giá 140,000 USD chỉ mới nhập về đã có người mua.
Giải thích về việc hãng Hermès không chọn Sài Gòn trước thay vì Hà Nội? Ông Nghĩa nói rằng, “Thực ra người Hà Nội có một tâm lý tiêu dùng mạnh tay hơn, chơi ngông hơn và người Hà Nội lại giàu có hơn ở Sài Gòn.”
“Người Hà Nội rất nhiều tiền và tầng lớp trung lưu ở đây đang phát triển rất nhanh, họ tiêu dùng rất mạnh tay. Có thể nhìn thấy tất cả xe hơi, xe máy sang trọng đều có mặt ở Hà Nội trước.”
Theo ông Lê Xuân Nghĩa, tầng lớp trung lưu ở Hà Nội đang tăng lên về số lượng với đặc điểm là sẵn sàng dùng đồng tiền có được để “thực hiện giấc mơ xưa”.
Các hãng thời trang thượng lưu như Gucci thường có mặt ở Hà Nội trước khi mở ở Sài Gòn. (Hình: Hoang Dinh Nam/Getty Images) |
Ông nói: “Ngày trước họ còn nghèo. Giờ đây có chút tiền, họ không thích để dành mà muốn dùng chút tiền đó tạo nên một phong cách hào nhoáng cho bản thân và gia đình mình. Họ muốn mau chóng trở thành những người thời thượng, đặc biệt là phụ nữ.”
Theo ông, quý bà trung lưu ở Hà Nội hiện nay đua nhau mua sắm các loại hàng hiệu, nổi tiếng bất chấp giá tiền cao vót.
“Họ coi chuyện mua sắm đồ nổi tiếng là mục tiêu không mệt mỏi. Và các hãng thời trang coi đây là đích ngắm của họ. Còn giới thượng lưu giàu có hơn nữa, họ coi những sản phẩm đắt tiền không có gì đặc biệt và không quan tâm nhiều đến nó, họ nghĩ đến việc đầu tư và kinh doanh nhiều hơn.”
Báo Pháp Luật Sài Gòn dẫn lời của ông Lê Xuân Nghĩa nhận định rằng những người “kiếm tiền dễ thì cũng mua sắm vung tay, thoải mái”. Theo ông, đó là tâm lý của tầng lớp mới nổi trong xã hội về mặt kinh tế ở Việt Nam, kể cả Trung Quốc hiện nay.
Ông Nghĩa còn tiết lộ, người Hà Nội kiếm tiền được nhiều nhờ kinh doanh địa ốc. Họ tung tiền “đầu cơ” mạnh vào lĩnh vực đất đai ở Hà Nội, kể cả các vùng mà họ cho rằng “đắc địa” như Ðà Nẵng, Ðà Lạt, Sài Gòn... Ông Nghĩa còn nói, “Ðó là những người có mối quan hệ nhất định với chính quyền và biết cách kiếm ra tiền từ mối quan hệ này.”
Ông Nghĩa nhận định, “Sự chênh lệch giàu nghèo trở nên rất lớn vì cơ hội làm ăn cho người giàu rất nhiều mà người nghèo dường như không có. Và khi xã hội mà tính minh bạch không cao thì khả năng tiếp cận cơ hội sẽ là lợi thế đầu tư làm ăn cho những người giàu
có.”
(Người Việt)
Võ Trí Hảo - 'Ở tạm' trên đất nước mình
Các quy định về hộ tịch Việt Nam hiện nay lại vô hình trung chia công
dân Việt Nam ra làm hai loại: công dân sống thường trú và công dân sống
tạm trú, lưu trú.
Khó quá ông ơi!
Từ xa xưa, chỉ có xã hội chiếm nô thì người nô lệ không có quyền tự do cư trú, còn công dân tất cả các quốc gia đều có quyền tự do cư trú trên lãnh thổ của quốc gia mình. Thể hiện tinh thần tiến bộ đó, Điều 68 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 hiện hành quy định "công dân có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước". Thế nhưng các quy định về hộ tịch Việt Nam hiện nay lại vô hình dung chia công dân Việt Nam ra làm hai loại: công dân sống thường trú và công dân sống tạm trú, lưu trú.
Hay nói cách khác, quy định này dẫn tới việc, nhiều người là công dân Việt Nam nhưng phải sống "tạm", sống "lưu" trên tổ quốc mình - cái tổ quốc mà cha anh và bao đời tổ tiên của anh đã đổ xương maú để gìn giữ. Họ phải sống tạm, sống lưu và khi hết hạn lại gặp nhà chức trách đăng ký gia hạn lưu trú; gia hạn lần này đến lần khác, gia hạn đến hàng chục năm, gia hạn hết cả cuộc đời, và khi đến đời con thì không được gia hạn nữa vì không có đăng ký khai sinh như trường hợp dưới đây.
Người con của họ băn khoăn tự hỏi mình có phải là công dân Việt Nam không? Vì họ không có khai sinh. Người con của họ tự trả lời: có lẽ mình là công dân Việt Nam vì theo quy định của pháp luật về hộ tịch thì bố mẹ mình đều là người Việt Nam thì mình sẽ là người Việt Nam.
Người con của họ băn khoăn tự hỏi mình có trách nhiệm đóng góp gì cho tổ quốc này không? Có lẽ là có nhưng không nhiều bằng người khác vì mình không được nhà nước coi là công dân có hộ khẩu thường trú mà mình là công dân hạng hai - hạng tạm trú, lưu trú hoặc thậm chí công dân không có tên trong bất kỳ danh sách nào của nhà chức trách.
Từ xa xưa, chỉ có xã hội chiếm nô thì người nô lệ không có quyền tự do cư trú, còn công dân tất cả các quốc gia đều có quyền tự do cư trú trên lãnh thổ của quốc gia mình. Thể hiện tinh thần tiến bộ đó, Điều 68 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 hiện hành quy định "công dân có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước". Thế nhưng các quy định về hộ tịch Việt Nam hiện nay lại vô hình dung chia công dân Việt Nam ra làm hai loại: công dân sống thường trú và công dân sống tạm trú, lưu trú.
Hay nói cách khác, quy định này dẫn tới việc, nhiều người là công dân Việt Nam nhưng phải sống "tạm", sống "lưu" trên tổ quốc mình - cái tổ quốc mà cha anh và bao đời tổ tiên của anh đã đổ xương maú để gìn giữ. Họ phải sống tạm, sống lưu và khi hết hạn lại gặp nhà chức trách đăng ký gia hạn lưu trú; gia hạn lần này đến lần khác, gia hạn đến hàng chục năm, gia hạn hết cả cuộc đời, và khi đến đời con thì không được gia hạn nữa vì không có đăng ký khai sinh như trường hợp dưới đây.
Người con của họ băn khoăn tự hỏi mình có phải là công dân Việt Nam không? Vì họ không có khai sinh. Người con của họ tự trả lời: có lẽ mình là công dân Việt Nam vì theo quy định của pháp luật về hộ tịch thì bố mẹ mình đều là người Việt Nam thì mình sẽ là người Việt Nam.
Người con của họ băn khoăn tự hỏi mình có trách nhiệm đóng góp gì cho tổ quốc này không? Có lẽ là có nhưng không nhiều bằng người khác vì mình không được nhà nước coi là công dân có hộ khẩu thường trú mà mình là công dân hạng hai - hạng tạm trú, lưu trú hoặc thậm chí công dân không có tên trong bất kỳ danh sách nào của nhà chức trách.
Khái niệm hộ khẩu và các quy định bất hợp lý về hộ tịch ở Việt Nam đã
làm cho bao người dân sống tạm bợ, điêu linh trên tổ quốc mình mặc dù
đất nước đã được độc lập từ lâu, mặc dầu họ không ngu dốt, mặc dầu họ
không có lỗi gì lớn, ngoài lỗi không có giấy khai sinh, không có hộ khẩu
thường trú.
Trong số đó có một người đã được Tập san "Thông tin cải cách nền hành chính Nhà nước" của Viện nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước của Bộ Nội vụ số tháng 7 năm 2004, trang 19. Đó là chị Tuyết quê gốc ở Tây Ninh, sống ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong thư gửi ông Trần Thành Long, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nhân dịp ông tiếp xúc cử tri, cháu Thân Trọng Nguyên đã viết (ngày 28-5-2004): "Cháu có đọc bài nói chuyện của ông trên báo. Cháu nghĩ ông có thể thông cảm nỗi bức xúc trong lòng cháu. Từ lúc chào đời, anh em cháu đã tạm trú trên đất nước mình; cho đến bây giờ hơn 20 năm, cháu vẫn không thật sự được làm một người công dân chính thức trên quê hương mình...
Cháu có hai anh em. Anh cháu sinh năm 1982, còn cháu sinh năm 1984. Cho đến nay chúng cháu vẫn chưa làm được giấy khai sinh. Cháu biết đây cũng là nỗi đau của mẹ cháu. Cháu đã hỏi cơ quan pháp lý... Nhưng ông ơi, tờ giấy xác nhận đã tạm trú 24 năm[1] cũng không thể làm khai sinh cho chúng cháu được[2]. Người xưa có câu "có tiền mua tiên cũng được" mà mẹ cháu không có tiền để mua cái quyền làm một người dân hợp pháp cho chúng cháu được."
Trong một lá thư khác, cháu Nguyễn Ngọc Thương viết (ngày 30-5-2004) viết: "Cháu sinh năm 1985, tạm trú ở 40/1B ấp 4 Lương Định Của, Q2, Thành Phố Hồ Chí Minh. Vì gia cảnh mà cha mẹ, anh chị em cháu không có hộ khẩu. Do vậy, ngay cả cái tên cháu đang mang cũng là cái tên vay mượn để được cắp sách tới trường như các bạn cùng lứa tuổi. Từ cấp 1, để cho cháu đi học, mẹ cháu đã mượn giấy khai sinh của con người cậu để cháu được đến trường... Để trở thành một người công dân thật sự khó quá ông ơi? Thủ tục hành chính giấy tờ với những gia đình vất vả kiếm sống như gia đình cháu sao cho đúng nghĩa?... Chị cháu sinh năm 1980, đã có gia đình và sinh một bé gái. Nhưng chị cháu cũng không thể nào khai sinh cho con chị vì bản thân chị không có mảnh giấy tờ tùy thân."
Trong số đó có một người đã được Tập san "Thông tin cải cách nền hành chính Nhà nước" của Viện nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước của Bộ Nội vụ số tháng 7 năm 2004, trang 19. Đó là chị Tuyết quê gốc ở Tây Ninh, sống ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong thư gửi ông Trần Thành Long, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nhân dịp ông tiếp xúc cử tri, cháu Thân Trọng Nguyên đã viết (ngày 28-5-2004): "Cháu có đọc bài nói chuyện của ông trên báo. Cháu nghĩ ông có thể thông cảm nỗi bức xúc trong lòng cháu. Từ lúc chào đời, anh em cháu đã tạm trú trên đất nước mình; cho đến bây giờ hơn 20 năm, cháu vẫn không thật sự được làm một người công dân chính thức trên quê hương mình...
Cháu có hai anh em. Anh cháu sinh năm 1982, còn cháu sinh năm 1984. Cho đến nay chúng cháu vẫn chưa làm được giấy khai sinh. Cháu biết đây cũng là nỗi đau của mẹ cháu. Cháu đã hỏi cơ quan pháp lý... Nhưng ông ơi, tờ giấy xác nhận đã tạm trú 24 năm[1] cũng không thể làm khai sinh cho chúng cháu được[2]. Người xưa có câu "có tiền mua tiên cũng được" mà mẹ cháu không có tiền để mua cái quyền làm một người dân hợp pháp cho chúng cháu được."
Trong một lá thư khác, cháu Nguyễn Ngọc Thương viết (ngày 30-5-2004) viết: "Cháu sinh năm 1985, tạm trú ở 40/1B ấp 4 Lương Định Của, Q2, Thành Phố Hồ Chí Minh. Vì gia cảnh mà cha mẹ, anh chị em cháu không có hộ khẩu. Do vậy, ngay cả cái tên cháu đang mang cũng là cái tên vay mượn để được cắp sách tới trường như các bạn cùng lứa tuổi. Từ cấp 1, để cho cháu đi học, mẹ cháu đã mượn giấy khai sinh của con người cậu để cháu được đến trường... Để trở thành một người công dân thật sự khó quá ông ơi? Thủ tục hành chính giấy tờ với những gia đình vất vả kiếm sống như gia đình cháu sao cho đúng nghĩa?... Chị cháu sinh năm 1980, đã có gia đình và sinh một bé gái. Nhưng chị cháu cũng không thể nào khai sinh cho con chị vì bản thân chị không có mảnh giấy tờ tùy thân."
Để không sống tạm trên quê hương mình
Hai trường hợp nói trên không ai dám nói rằng họ không phải là công dân Việt Nam, nhưng vì họ không có hộ khẩu thường trú, không phải mang "quốc tịch" của một tỉnh, thành cụ thể thì phải sống kiếp "lưu vong".
Không có hộ khẩu thường tại nơi mình cư trú còn gây biết bao phiền phức: con cái không được học trường công lập, học phí gấp đôi gấp 3; hoặc phải học trái tuyến đi xe đạp thì xa quá, đi xe máy thì chưa đủ tuổi; đăng ký điện thoại, xe máy, đăng ký kinh doanh, đăng ký kết hôn[3]... Có những chiếc xe máy mang biển số của một tỉnh khác nhưng từ khi mua cho đến hàng chục năm sau thì nó chỉ một lần duy nhất lăn bánh trên tỉnh nhà lúc làm thủ tục đăng ký.
Theo Điều 68 Hiến pháp "công dân có quyền tự do đi lại, cư trú trong nước" thì có nghĩa họ có quyền sống bất kỳ nơi nào trên tổ quốc của họ. Và thời hạn sống bao lâu là do nhu cầu kinh tế, nhu cầu gia đình của họ. Tại sao chúng ta lại đặt ra chế độ tạm trú mặc dầu họ có nguyện vọng cư trú tại một địa phương nhất định và trên thực tế họ đã sống gần cả cuộc đời ở đó.
Ở các nước tiên tiến thì công dân có quyền tự do cư trú vì vậy, công dân hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn nơi sinh sống. Để thuận tiện cho việc quản lý thì khi đến cư trú tại một địa phương nhất định quá một khoảng thời hạn nhất định (thường khoảng 3 tháng), người dân phải đăng ký với nhà chức trách địa phương. Ở các nước đó không có khái niệm hộ khẩu, không có khái niệm tạm trú. Chỉ đối với một số công việc đặc biệt đòi hỏi sự gắn bó của người thực hiện công việc đó với địa phương[4] thì có thể đặt ra điều kiện đòi hỏi người thực hiện công việc đó đã cư trú tại địa phương một khoảng thời gian đủ dài.
Ngoài ra nhà nước không được đặt ra bất kỳ hạn chế nào đối với người dân vì lý do thời gian cư trú. Cách quy định này vừa tránh được những bức thư đau lòng nêu trên, vừa khuyến khích công dân tự do dịch chuyển để tìm kiếm việc làm mới phù hợp với mình, khuyến khích kinh tế phát triển, tăng cường giao lưu giữa các bộ phận dân cư trong cùng một quốc gia, góp phần giảm bớt khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Thuận lợi trong việc đăng ký cư trú, không chỉ bảo đảm quyền hiến định của công dân, mà góp phần hạn chế hiện tượng người nhập cư sống không đăng ký, giảm bớt khó khăn cho các cơ quan điều tra khi xác đinh nhân thân của những người vi phạm pháp luật.
Võ Trí Hảo, Khoa Luật Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM
___________________
[1] Thời gian tạm trú của bà mẹ - tức chị Tuyết (tác giả)
[2] Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đăng kí khai sinh phải đăng kí theo nơi người mẹ có hộ khẩu thường trú, trường hợp đặc biệt thì có thể đanưg khí khai sinh theo nơi sinh.
[3] Về những khốn khó mà người dân gặp phải từ các quy định bất hợp lý về hộ tịch, xin xem thêm Võ Trí Hảo, Tự do hóa thị trường lao động, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 11/2003
[4] Ví dụ như ứng cử làm thượng nghị sĩ của một bang
( VNN)
Trao đổi với PV, GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: "Đây là vụ việc điển hình bộc lộ rõ nhất tất cả các "lỗ hổng" về quản lý, cũng như xử lý các vi phạm về đất đai".
Chưa thể nói có "lọt lưới" tội phạm ở thời điểm này
Thưa ông, hình như việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 4 "quan chức" thấp nhất liên quan đến vụ Tiên Lãng vẫn chưa khiến dư luận hài lòng. Một số ý kiến còn nghi ngờ có chuyện "con cá lớn lọt lưới" trong vụ án này?
Vụ việc này đã được Thủ tướng kết luận rõ, trong đó có việc cưỡng chế, thu hồi đất sai luật và hủy ngôi nhà ngoài diện tích bị thu hồi. Vì thế, việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can cũng là cái mạch bình thường, đúng lịch trình. Đây mới chỉ là điểm bắt đầu của vụ án nên chúng ta đừng vội vã kết luận ai là chính, ai là phụ hay tảng băng chìm nằm ở đâu, ông Khanh có phải là tảng băng nổi hay không?... Việc khởi tố thì bao giờ cũng bắt đầu bằng bắt việc bắt tạm giam một số người. Còn một số người khác, có thể CQĐT thấy chưa cần thiết phải khởi tố, bắt tạm giam.
Tóm lại, câu chuyện này mới diễn ra được khoảng một tuần và sẽ còn tiếp tục. Ở thời điểm này, chúng ta cũng chưa nên bình luận, đồ rằng thế này, đồ rằng thế kia. Ai có chứng cứ cho rằng việc vi phạm này bắt nguồn từ ông nọ, ông kia thì vẫn còn kịp thời gian để phát hiện. Cái gì thực sự có chứng cứ thì pháp luật đã có quy định để xử lý hay nói cách khác, tư duy pháp lý thì phải có căn cứ.
Có ý kiến cho rằng, ở đây có sự "đánh tráo khái niệm" giữa Trưởng ban
cưỡng chế và Chủ tịch UBND huyện. Họ cho rằng Chủ tịch huyện mới là
người phải bị xem xét trách nhiệm đầu tiên trong vụ cưỡng chế sai? Ông
nghĩ sao về ý kiến này?
Pháp luật thường mang tính khô khan và khách quan. Chúng ta hình dung lô gic ở đây có liên quan đến cụm từ "trực tiếp". Và người tham gia trực tiếp trong vụ cưỡng chế nhà ông Vươn bao gồm một ông Phó Chủ tịch huyện được phân công chỉ đạo, có mặt tại đó và hai ông lãnh đạo xã. Và những người trực tiếp tham gia, chỉ đạo phải là can phạm đầu tiên bị xem xét khởi tố.
Mới đây, ông Khanh có bức "tâm thư" giãi bày, cho rằng mình "bị oan". Ông Khanh cho biết, bản thân ông từng phản đối việc cưỡng chế và đã đề xuất với lãnh đạo nhưng không được chấp nhận?
Tôi có nghe đến câu chuyện này. Nhưng tôi vẫn nói rằng, nhìn vào pháp luật phải nhìn vào hành vi cụ thể, chứ không thể thuyết trình rằng ngày xưa tôi không đồng ý, ý định làm thế này nhưng hành động lại là thế khác. Một hành động chuẩn tắc nhất là khi anh thấy việc làm này là sai mà buộc phải làm thì anh xin từ chức. Điều này sẽ minh chứng rõ con người của anh. Còn biết sai mà vẫn làm để "dính" vào vòng lao lý thì giờ khó có thể cãi được.
Chẳng lẽ, ngoài từ chức thì không còn cách nào khác để đấu tranh với cái sai?
Trong các cách thì đó là cách dễ nhất có thể làm miễn là không bị vướng vào chuyện "chiếc ghế", danh hão. Ngoài ra, nếu thấy việc này sai thì ngay khi bắt đầu làm, ông Khanh có thể lên báo cáo lãnh đạo Thành phố Hải Phòng. Cấp trên không nghe thì người báo cáo có thể đề nghị Thành phố ra văn bản nói rõ lý do hoặc ghi âm lại cuộc trả lời. Thuyết phục không được thì có thể báo cáo lên Trung ương. Tôi tin rằng, trên con đường đời, thế nào chẳng có người ở cương vị cao hơn hiểu được điều đúng, sai.
Có không ít độc giả bày tỏ sự thông cảm, xót xa cho thế "trở đi mắc núi, trở lại mắc sông" của vị phó chủ tịch huyện này. Ngay cả vợ ông Vươn, ông Quý cũng không một lời oán trách, thậm chí còn viết đơn "xin giảm tội" cho ông Khanh. Cái tình đó chẳng lẽ không được xét đến?
Sự cảm thông, hay những dòng giãi bày tâm sự đó, chỉ có thể xem xét ở góc độ tình tiết giảm nhẹ, chứ đừng vì thế mà đặt vấn đề khác đi. Pháp luật luôn nhìn vào hành vi cụ thể. Vì thế, tôi mới nói xây dựng một nhà nước, xã hội pháp quyền hiện nay không hề đơn giản, bởi mới chỉ có một câu chuyện như thế mà chúng ta đã líu bíu mãi về chữ tình và lý. Cái lý luôn có đường đi của nó và trong cái lý đã có cái tình. Cái tình chỉ là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, chứ không thể chi phối cái lý.
Thực sự đọc "tâm thư" của vị nguyên phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng, nhiều người cảm thấy buồn cho thực trạng cán bộ Nhà nước hiện nay. Chỉ vì muốn yên thân, muốn giữ cái ghế cho mình mà không ít người sẵn sàng "mũ ni che tai", biết sai mà vẫn làm, thưa ông?
Đó là cái mà người Việt Nam hiện nay vẫn chưa thể bước qua. Khi xảy ra chuyện, không ít ông giải thích rằng: "Tôi thì chẳng cần gì đâu nhưng còn vợ con, hàng xóm sẽ nghĩ sao khi tự nhiên mình bị mất chức". Vì thế, nhiều người mới "cố sống cố chết" giữ lấy cái danh hão. Điều đó nói rằng, người Việt thường mắc căn bệnh coi trọng bằng cấp, chức vụ. Mặt khác, cách nghĩ "tổ chức nói mà không nghe là phản bội lại tổ chức" được hình thành từ thời bao cấp vẫn tồn tại ở một số nơi, một số người hiện nay. Thực tế ở Liên Xô (cũ), nhiều trường hợp từng chứng minh tập thể sai, cá nhân đúng nhưng người ta vẫn không dám vượt qua tổ chức.
Thưa ông, ở Việt Nam đã từng có trường hợp cá nhân nào vì phản đối cái sai của tổ chức mà xin từ chức chưa?
Gần đây, tôi được phỏng vấn về trường hợp của anh Trần Đăng Tuấn, Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam "xin thôi lãnh đạo". Tôi cho rằng đó là chuyện bình thường và một xã hội nên tiếp nhận điều đó. Anh ta làm lãnh đạo, đến một lúc nào đó thấy mình không còn phù hợp thì có thể xin thôi. Mọi người không nên đặt vấn đề là có gì bất thường ở đây.
Khó xử lý... nghị quyết sai
Ở vụ việc này, điều khiến người ta băn khoăn là trong trường hợp Nghị quyết của Huyện ủy Tiên Lãng sai thì bị phải "xử" như thế nào? Từ trước đến nay, khái niệm trách nhiệm tập thể thường rất mơ hồ?
Một nghị quyết gây ra những hành vi sai như trên thì xử lý như thế nào? Đó cũng là một câu hỏi mà tôi và nhiều người đang trăn trở. Vụ Tiên Lãng đúng là một ví dụ điển hình khiến chúng ta phải suy nghĩ về cách thức xử lý những vấn đề tương tự. Pháp luật hiện nay chắc cũng "bó tay" vì không có quy định nào để làm căn cứ xử lý.
Có trường hợp nào từng xảy ra, khiến cơ quan thực thi pháp luật phải "đau đầu", khó xử như ông nói chưa?
Ở Việt Nam thì không rõ nhưng tôi có thể lấy một ví dụ ở Ba Lan. Trước đó có một vụ tiêu cực, tham nhũng khá đình đám từng xảy ra ở nước này mà tất cả đều bắt nguồn từ những chỉ đạo "không chuẩn" của một vị Tổng bí thư. Vụ việc ồn ào đến mức Quốc hội quyết định các cơ quan tố tụng phải vào cuộc điều tra, xét xử. Kết quả là Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng...đều phải vào tù nhưng riêng vị Tổng bí thư thì luận tội mãi mà vẫn không thể khép vào tội gì. Như vậy, có thể nói cái khó đó không chỉ xảy ra ở riêng Việt Nam mà thôi.
Việc khó quy trách nhiệm cá nhân trong rất nhiều vụ án nóng, phức tạp, phải chăng đều bắt nguồn từ một cơ chế phân định không rõ ràng?
Cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách có điểm mạnh là hạn chế được sự độc quyền, độc đoán trong điều hành. Nhưng nhược điểm lại sự "bùng nhùng" trong quy kết trách nhiệm cá nhân. Ví dụ, đường lối chỉ đạo của tập thể sai, dẫn đến cá nhân thực thi sai thì cá nhân phải chịu trách nhiệm hết hay tập thể phải gánh trách nhiệm? Khung pháp luật quy định về nhiệm tập thể hiện nay rất yếu. Bởi bản án cuối cùng vẫn là dành cho từng cá nhân, từng con người cụ thể chứ không phải là một tập thể chung chung.
Có thể nói, vi phạm về lĩnh vực quản lý đất đai diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp trong thời gian qua. Theo ông, những quy định trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung đang được đưa ra thảo luận có giải quyết được tận gốc tình trạng này?
Tôi có thể khẳng định là không thể giải quyết được điều đó. Bởi những cơ chế trong dự luật mới vẫn giữ nguyên như Luật Đất đai 2003 mà hơn ai hết tôi là người hiểu Luật năm 2003 "hổng" cái gì. Cơ chế nào để ngăn được tham nhũng, cơ chế nào để giảm khiếu kiện và thực thi pháp luật về đất đai tốt chính là 3 điểm nóng nhất hiện nay. Tham nhũng đất đai đang chiếm vị trí đầu bảng trong các loại tham nhũng, số lượng các vụ khiếu kiện đất đai cũng nhiều nhất, trong khi đó thực thi pháp luật lại vô cùng yếu kém. Tại sao vi phạm đất đai trong 10 năm qua lại có xu hướng tăng hơn, bởi vì Luật Đất đai năm 2003 còn hổng rất nhiều thứ. Và nhiệm vụ của Luật mới là phải lấp được chỗ trống đó, chứ không phải chỉ thay một vài chi tiết kỹ thuật, một vài bố cục. Tóm lại, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung không có những bước tiến mới để giải quyết được những bức xúc mà tôi đã nêu ở trên.
Trước ông có đề xuất 9 điểm sửa đổi Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung sau vụ Tiên Lãng. Các đề xuất này có được tiếp thu, đưa vào trong dự thảo luật mới hay không, thưa ông?
Về quy hoạch sử dụng đất thì Ban soạn thảo tiếp thu một nửa; về tài chính đất đai thì không tiếp thu tý nào; về hạn điền tuy chưa bãi bỏ nhưng có nới rộng... Nhưng quan trọng là trong các đề xuất trên, điều mà tôi muốn đề cập đến ở đây chính là "phương thuốc" để "chữa bệnh" Luật Đất đai 2003 để lại như: Đẩy công khai minh bạch lên một bước tuyệt đối; động viên sự tham gia của cộng đồng vào giám sát, quản lý đất đai; người đưa ra các quyết định về đất đai phải có trách nhiệm giải trình trước các cơ quan dân cử; tăng cường hệ thống giám sát, đánh giá. Nhưng đáng tiếc, các "phương thuốc" này lại không tiếp thu.
Xin cảm ơn ông!
Minh Lý (thực hiện)
(Nguoiduatin.vn)
Trách nhiệm nhìn từ vụ Tiên Lãng: Thấy sai sao vẫn cứ làm?
Việc khởi tố, bắt tạm giam 4 "quan chức" cấp huyện, xã có liên quan đến vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) lại trở thành đề tài nóng bỏng trên các trang báo.Trao đổi với PV, GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: "Đây là vụ việc điển hình bộc lộ rõ nhất tất cả các "lỗ hổng" về quản lý, cũng như xử lý các vi phạm về đất đai".
Chưa thể nói có "lọt lưới" tội phạm ở thời điểm này
Thưa ông, hình như việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 4 "quan chức" thấp nhất liên quan đến vụ Tiên Lãng vẫn chưa khiến dư luận hài lòng. Một số ý kiến còn nghi ngờ có chuyện "con cá lớn lọt lưới" trong vụ án này?
Vụ việc này đã được Thủ tướng kết luận rõ, trong đó có việc cưỡng chế, thu hồi đất sai luật và hủy ngôi nhà ngoài diện tích bị thu hồi. Vì thế, việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can cũng là cái mạch bình thường, đúng lịch trình. Đây mới chỉ là điểm bắt đầu của vụ án nên chúng ta đừng vội vã kết luận ai là chính, ai là phụ hay tảng băng chìm nằm ở đâu, ông Khanh có phải là tảng băng nổi hay không?... Việc khởi tố thì bao giờ cũng bắt đầu bằng bắt việc bắt tạm giam một số người. Còn một số người khác, có thể CQĐT thấy chưa cần thiết phải khởi tố, bắt tạm giam.
Tóm lại, câu chuyện này mới diễn ra được khoảng một tuần và sẽ còn tiếp tục. Ở thời điểm này, chúng ta cũng chưa nên bình luận, đồ rằng thế này, đồ rằng thế kia. Ai có chứng cứ cho rằng việc vi phạm này bắt nguồn từ ông nọ, ông kia thì vẫn còn kịp thời gian để phát hiện. Cái gì thực sự có chứng cứ thì pháp luật đã có quy định để xử lý hay nói cách khác, tư duy pháp lý thì phải có căn cứ.
Vụ Tiên Lãng là một ví dụ điển hình cho những bức xúc liên quan đến đất đai. |
Pháp luật thường mang tính khô khan và khách quan. Chúng ta hình dung lô gic ở đây có liên quan đến cụm từ "trực tiếp". Và người tham gia trực tiếp trong vụ cưỡng chế nhà ông Vươn bao gồm một ông Phó Chủ tịch huyện được phân công chỉ đạo, có mặt tại đó và hai ông lãnh đạo xã. Và những người trực tiếp tham gia, chỉ đạo phải là can phạm đầu tiên bị xem xét khởi tố.
Mới đây, ông Khanh có bức "tâm thư" giãi bày, cho rằng mình "bị oan". Ông Khanh cho biết, bản thân ông từng phản đối việc cưỡng chế và đã đề xuất với lãnh đạo nhưng không được chấp nhận?
Tôi có nghe đến câu chuyện này. Nhưng tôi vẫn nói rằng, nhìn vào pháp luật phải nhìn vào hành vi cụ thể, chứ không thể thuyết trình rằng ngày xưa tôi không đồng ý, ý định làm thế này nhưng hành động lại là thế khác. Một hành động chuẩn tắc nhất là khi anh thấy việc làm này là sai mà buộc phải làm thì anh xin từ chức. Điều này sẽ minh chứng rõ con người của anh. Còn biết sai mà vẫn làm để "dính" vào vòng lao lý thì giờ khó có thể cãi được.
Chẳng lẽ, ngoài từ chức thì không còn cách nào khác để đấu tranh với cái sai?
Trong các cách thì đó là cách dễ nhất có thể làm miễn là không bị vướng vào chuyện "chiếc ghế", danh hão. Ngoài ra, nếu thấy việc này sai thì ngay khi bắt đầu làm, ông Khanh có thể lên báo cáo lãnh đạo Thành phố Hải Phòng. Cấp trên không nghe thì người báo cáo có thể đề nghị Thành phố ra văn bản nói rõ lý do hoặc ghi âm lại cuộc trả lời. Thuyết phục không được thì có thể báo cáo lên Trung ương. Tôi tin rằng, trên con đường đời, thế nào chẳng có người ở cương vị cao hơn hiểu được điều đúng, sai.
Có không ít độc giả bày tỏ sự thông cảm, xót xa cho thế "trở đi mắc núi, trở lại mắc sông" của vị phó chủ tịch huyện này. Ngay cả vợ ông Vươn, ông Quý cũng không một lời oán trách, thậm chí còn viết đơn "xin giảm tội" cho ông Khanh. Cái tình đó chẳng lẽ không được xét đến?
Sự cảm thông, hay những dòng giãi bày tâm sự đó, chỉ có thể xem xét ở góc độ tình tiết giảm nhẹ, chứ đừng vì thế mà đặt vấn đề khác đi. Pháp luật luôn nhìn vào hành vi cụ thể. Vì thế, tôi mới nói xây dựng một nhà nước, xã hội pháp quyền hiện nay không hề đơn giản, bởi mới chỉ có một câu chuyện như thế mà chúng ta đã líu bíu mãi về chữ tình và lý. Cái lý luôn có đường đi của nó và trong cái lý đã có cái tình. Cái tình chỉ là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, chứ không thể chi phối cái lý.
Thực sự đọc "tâm thư" của vị nguyên phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng, nhiều người cảm thấy buồn cho thực trạng cán bộ Nhà nước hiện nay. Chỉ vì muốn yên thân, muốn giữ cái ghế cho mình mà không ít người sẵn sàng "mũ ni che tai", biết sai mà vẫn làm, thưa ông?
Đó là cái mà người Việt Nam hiện nay vẫn chưa thể bước qua. Khi xảy ra chuyện, không ít ông giải thích rằng: "Tôi thì chẳng cần gì đâu nhưng còn vợ con, hàng xóm sẽ nghĩ sao khi tự nhiên mình bị mất chức". Vì thế, nhiều người mới "cố sống cố chết" giữ lấy cái danh hão. Điều đó nói rằng, người Việt thường mắc căn bệnh coi trọng bằng cấp, chức vụ. Mặt khác, cách nghĩ "tổ chức nói mà không nghe là phản bội lại tổ chức" được hình thành từ thời bao cấp vẫn tồn tại ở một số nơi, một số người hiện nay. Thực tế ở Liên Xô (cũ), nhiều trường hợp từng chứng minh tập thể sai, cá nhân đúng nhưng người ta vẫn không dám vượt qua tổ chức.
Thưa ông, ở Việt Nam đã từng có trường hợp cá nhân nào vì phản đối cái sai của tổ chức mà xin từ chức chưa?
Gần đây, tôi được phỏng vấn về trường hợp của anh Trần Đăng Tuấn, Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam "xin thôi lãnh đạo". Tôi cho rằng đó là chuyện bình thường và một xã hội nên tiếp nhận điều đó. Anh ta làm lãnh đạo, đến một lúc nào đó thấy mình không còn phù hợp thì có thể xin thôi. Mọi người không nên đặt vấn đề là có gì bất thường ở đây.
Ông Đặng Hùng Võ cho rằng có nhiều cách để đấu tranh với cái sai miễn là không bị vướng vào chuyện "chiếc ghế" - Ảnh: Bảo Lâm. |
Ở vụ việc này, điều khiến người ta băn khoăn là trong trường hợp Nghị quyết của Huyện ủy Tiên Lãng sai thì bị phải "xử" như thế nào? Từ trước đến nay, khái niệm trách nhiệm tập thể thường rất mơ hồ?
Một nghị quyết gây ra những hành vi sai như trên thì xử lý như thế nào? Đó cũng là một câu hỏi mà tôi và nhiều người đang trăn trở. Vụ Tiên Lãng đúng là một ví dụ điển hình khiến chúng ta phải suy nghĩ về cách thức xử lý những vấn đề tương tự. Pháp luật hiện nay chắc cũng "bó tay" vì không có quy định nào để làm căn cứ xử lý.
Có trường hợp nào từng xảy ra, khiến cơ quan thực thi pháp luật phải "đau đầu", khó xử như ông nói chưa?
Ở Việt Nam thì không rõ nhưng tôi có thể lấy một ví dụ ở Ba Lan. Trước đó có một vụ tiêu cực, tham nhũng khá đình đám từng xảy ra ở nước này mà tất cả đều bắt nguồn từ những chỉ đạo "không chuẩn" của một vị Tổng bí thư. Vụ việc ồn ào đến mức Quốc hội quyết định các cơ quan tố tụng phải vào cuộc điều tra, xét xử. Kết quả là Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng...đều phải vào tù nhưng riêng vị Tổng bí thư thì luận tội mãi mà vẫn không thể khép vào tội gì. Như vậy, có thể nói cái khó đó không chỉ xảy ra ở riêng Việt Nam mà thôi.
Việc khó quy trách nhiệm cá nhân trong rất nhiều vụ án nóng, phức tạp, phải chăng đều bắt nguồn từ một cơ chế phân định không rõ ràng?
Cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách có điểm mạnh là hạn chế được sự độc quyền, độc đoán trong điều hành. Nhưng nhược điểm lại sự "bùng nhùng" trong quy kết trách nhiệm cá nhân. Ví dụ, đường lối chỉ đạo của tập thể sai, dẫn đến cá nhân thực thi sai thì cá nhân phải chịu trách nhiệm hết hay tập thể phải gánh trách nhiệm? Khung pháp luật quy định về nhiệm tập thể hiện nay rất yếu. Bởi bản án cuối cùng vẫn là dành cho từng cá nhân, từng con người cụ thể chứ không phải là một tập thể chung chung.
Có thể nói, vi phạm về lĩnh vực quản lý đất đai diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp trong thời gian qua. Theo ông, những quy định trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung đang được đưa ra thảo luận có giải quyết được tận gốc tình trạng này?
Tôi có thể khẳng định là không thể giải quyết được điều đó. Bởi những cơ chế trong dự luật mới vẫn giữ nguyên như Luật Đất đai 2003 mà hơn ai hết tôi là người hiểu Luật năm 2003 "hổng" cái gì. Cơ chế nào để ngăn được tham nhũng, cơ chế nào để giảm khiếu kiện và thực thi pháp luật về đất đai tốt chính là 3 điểm nóng nhất hiện nay. Tham nhũng đất đai đang chiếm vị trí đầu bảng trong các loại tham nhũng, số lượng các vụ khiếu kiện đất đai cũng nhiều nhất, trong khi đó thực thi pháp luật lại vô cùng yếu kém. Tại sao vi phạm đất đai trong 10 năm qua lại có xu hướng tăng hơn, bởi vì Luật Đất đai năm 2003 còn hổng rất nhiều thứ. Và nhiệm vụ của Luật mới là phải lấp được chỗ trống đó, chứ không phải chỉ thay một vài chi tiết kỹ thuật, một vài bố cục. Tóm lại, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung không có những bước tiến mới để giải quyết được những bức xúc mà tôi đã nêu ở trên.
Trước ông có đề xuất 9 điểm sửa đổi Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung sau vụ Tiên Lãng. Các đề xuất này có được tiếp thu, đưa vào trong dự thảo luật mới hay không, thưa ông?
Về quy hoạch sử dụng đất thì Ban soạn thảo tiếp thu một nửa; về tài chính đất đai thì không tiếp thu tý nào; về hạn điền tuy chưa bãi bỏ nhưng có nới rộng... Nhưng quan trọng là trong các đề xuất trên, điều mà tôi muốn đề cập đến ở đây chính là "phương thuốc" để "chữa bệnh" Luật Đất đai 2003 để lại như: Đẩy công khai minh bạch lên một bước tuyệt đối; động viên sự tham gia của cộng đồng vào giám sát, quản lý đất đai; người đưa ra các quyết định về đất đai phải có trách nhiệm giải trình trước các cơ quan dân cử; tăng cường hệ thống giám sát, đánh giá. Nhưng đáng tiếc, các "phương thuốc" này lại không tiếp thu.
Xin cảm ơn ông!
Vi phạm về đất đai chỉ là chuyện nhỏ...
"Khi tôi trả lời phỏng vấn, có vị lãnh đạo ở Hải Phòng còn phát biểu: Các bác ở trên thì biết gì?. Nhưng thôi, điều đó cũng không có gì quan trọng. Cái làm tôi bức xúc, lo ngại nhất chính là cách tiếp cận của một số cán bộ Hải Phòng trước vụ việc rất thiếu trách nhiệm. Các bác phá nhà, lại đi "đổ cho dân phá". Đó là hành vi đê hèn, cách ứng xử không thể nào chấp nhận được. Quan điểm của tôi, vụ Tiên Lãng vi phạm đất đai chỉ là chuyện nhỏ (vì làm sai thì có thể sửa-PV) nhưng mối quan hệ của chính quyền với dân mới là chuyện lớn. Nếu mình không chăm lo cái đó thì sẽ đến lúc phải tiếp nhận tất cả những hệ lụy xấu từ nó. Đây cũng chính là điều khiến tôi phải lên tiếng.
Vụ việc này đâu chỉ có trách nhiệm của huyện Tiên Lãng mà trách nhiệm của lãnh đạo Thành phố Hải Phòng cũng rất rõ. Huyện có nói là đã xin phép Thành phố và được sự đồng ý. Khi dư luận nói Huyện sai thì Thành phố vẫn "bao" cho cái sai đó, chỉ đến gần cuối mới nhận sai một số điểm. Đặc biệt khi Thủ tướng kết luận xong thì mới nhận sai nhiều hơn", GS Đặng Hùng Võ bày tỏ sự bức xúc.
Dám động đến cả "đệ tử" của sếp
GS Đặng Hùng Võ cho biết, trong quá trình công tác, ông chưa bao giờ bị giao một nhiệm vụ quá phi lý đến mức phải từ chối thực thi. Nhưng việc đấu tranh bảo vệ cái đúng với sếp thì ông đã từng làm. Đó là chuyện ông phát hiện ra trong hồ sơ lý lịch một "đệ tử ruột" của sếp, người đưa từ nơi khác về, có một số điểm bất thường. Bố của anh này từng làm cho một cơ quan của chính quyền Sài Gòn cũ nhưng lại tráo hồ sơ để thể hiện đó là "điệp viên của ta cài vào". GS Võ có đầy đủ bằng chứng để khẳng định điều đó không phải là sự thực và ông hứa sẽ làm cho "ra ngô ra khoai". Và cuối cùng ông đã đúng. "Bản thân tôi không hề có thù oán cá nhân gì với anh đó, nhưng tôi làm điều này vì cả những người đã hi sinh xương máu cho Tổ quốc", GS Võ chia sẻ.
(Nguoiduatin.vn)
Lê Phan - Tại sao độc tài thích côn đồ?
Khi người ta không thể dùng lý luận để tranh cãi / giải thích / tạo dựng niềm tin với nhân dân, thì chỉ còn cách dùng vũ lực ép họ theo mình thôi chứ sao?
Hồi còn mồ ma nhà độc tài Haiti Papa Doc Duvalier, ông có một nhóm côn
đồ mà ông gọi là dân quân tự nguyện cho an ninh quốc gia, nhưng dân
chúng thì gọi đám đó là Tonton Macoutes, dựa trên tiếng Creole chỉ một
kẻ “bogyman”, một tên ngoáo ộp.
Cái tên Tonton Macoutes ở vùng Caribbean quả thật đã trở thành đồng nghĩa với côn đồ của chính quyền.
Nhưng nào phải ông Duvalier là người duy nhất. Hiện nay chẳng hạn là
trường hợp ông Bashar al-Assad. Ông có thiếu gì cách để giết dân mình.
Ông đã cho phép trực thăng vũ trang và xe tăng bắn vào lực lượng nổi dậy
ngay trong thủ đô của mình. Tòa Bạch Ốc còn khuyến cáo Syria đừng sử
dụng vũ khí hóa học. Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế đã tuyên bố cuộc chiến ở
Syria là một cuộc “nội chiến”.
Nhưng ngay cả khi bạo động đang ngày càng gia tăng ở Syria, vũ khí tệ
hại nhất trong kho súng của ông Assad rất thô sơ, rõ ràng là low-tech.
Có quá nhiều lần rồi tiến trình diễn tiến giống hệt nhau: Ðầu tiên quân
đội chính quy pháo kích, bỏ bom vào các làng xóm theo phe nổi dậy cho
đến lúc họ không còn sức kháng cự nữa. Lúc đó chính quyền tung vào đám
dân quân Alawite, một đám chiến binh chẳng có đồng phục, chẳng có chỉ
huy, nhưng rất có tài giết người.
Ðược gọi là “Shabiha”, tiếng Ả Rập có nghĩa là “ma”, họ đã trở thành
tiêu biểu cho sự tàn bạo của chế độ Assad. Sở dĩ họ được gọi như vậy là
vì nơi nào có những vụ thảm sát thì thường nơi đó có sự xuất hiện của
những Shabiha. Cách đây vài tuần, ở làng Tremseh, các Shabiha được nói
đã tham gia trận chiến và để lại nhiều trăm người thiệt mạng. Các quan
sát viên Liên Hiệp Quốc đã cáo buộc họ trực tiếp dính đến vụ thảm sát
108 người ở Houla hôm tháng 5, khoảng nửa trong số đó là trẻ em. Toán
dân quân này của ông Assad cũng đã bị tố cáo nhúng tay vào một vụ đổ máu
kinh hồn ở Mazrat al-Quber, gần Hama, không lâu sau đó.
Theo những người biết về Syria, đây là một lực lượng được tổ chức lỏng
lẻo tùy theo nơi sinh, lực lượng Shabiha đứng ngoài hệ thống chỉ huy của
quân đội. Người ta nghĩ là họ chịu trách nhiệm trực tiếp với gia đình
Assad.
Nhưng tuy những gì chúng ta biết được về Shabiha, hầu hết qua các video
được post lên Internet, thật là kinh hồn, và sự tàn bạo của họ đến mức
có lẽ phải nói là trở thành thú tính, nhưng họ không phải là toán duy
nhất.
Trên toàn miền Trung Ðông và ở nhiều quốc gia độc tài khác, những tên
côn đồ của chính quyền, không phải là quân đội, đang đàn áp, sát hại và
hành hạ dân chúng.
Ở Sudan, không được mấy ai biết đến, họ có cái tên là Rabattah. Những
toán dân sự được tung ra trên đường phố Khartoum hay Omdurman để đàn áp
những ai chống lại chính quyền Sudan cũng tàn nhẫn không kém. Chính phủ
Iran thường xuyên sử dụng một lực lượng khổng lồ những tình nguyện viên
Basij chống lại những người chống đối. Chúng ta hẳn vẫn còn chưa quên
được hình ảnh của những Basij dùng “ống nước, dùi cui, thanh sắt và đôi
khi súng để đánh đập hành hạ sinh viên biểu tình”. Ở Yemen, đám côn đồ
của ông Ali Abdullah Saleh trước khi ông bị lật đổ tên là Baltajiya. Ở
Ai Cập dưới thời ông Hosni Mubarak thì họ là Baltageya. Tên tuổi của họ
có thể khác nhưng chiến lược chính trị của việc sử dụng những đám côn đồ
có tổ chức để đàn áp đối lập thật hết sức giống nhau.
Hiện tượng này phổ biến quá ở vùng Trung Ðông khiến tạp chí Foreign
Policy đặt câu hỏi “Các nhà độc tài Trung Ðông, vốn chi ra không biết
bao nhiêu tiền để mua võ khí, lập quân đội tối tân, họ cũng có một đạo
quân lớn và nhiều tổ chức an ninh, vậy tại sao họ lại ‘outsource’ việc
đàn áp cho một đám mà thực ra chỉ là du côn đạo tặc hay băng đảng đường
phố.”
Giáo Sư Adel Iskandar của viện Ðại Học Georgetown giải thích “Họ được
thuê làm những việc bẩn thỉu mà cảnh sát không làm nổi.” Khi đàn áp
chống đối, các định chế chính thức có giới hạn của nó. Một nhà độc làm
sao, chẳng hạn khi cảnh sát và quân đội của ông ta cũng phát xuất từ
cùng một sắc tộc hay một giáo phái như những người đang chống lại ông
ta? Câu trả lời là đi thuê thêm tay chân từ thế giới tội phạm. Những nhà
tranh đấu ở Sudan chẳng hạn nói là những cảnh sát thường, lương ít,
ngần ngại đàn áp người biểu tình. Thành ra bạo hành đối với người biểu
tình đã được trao cho lũ côn đồ, và dĩ nhiên sau đó họ sẽ đòi tiền mãi
lộ của nhà nước.
Ở Syria chẳng hạn, Shabiha phát xuất từ các băng đảng ở thành phố
Latakia, vốn là thành trì của nhóm giáo phái thiểu số Alawite vốn đã cai
trị quốc gia này từ nhiều năm nay. Thành phố này là sào huyệt của một
băng đảng do ông chú của ông Bashar tên là Jamil cầm đầu. Ông Jamil kiếm
tiền bằng cách buôn lậu và bán dâm. Ở Syria đám Shabiha sống tương đối
vương giả nhờ chính quyền làm ngơ cho làm ăn. Ðiều kết hợp họ chính là
sự sợ hãi vì họ là một thiểu số nhỏ xíu trong một quốc gia mà đại đa số
không cùng giáo phái.
Ở Iran, đám Basij thường được tuyển từ các xóm nghèo, các ổ chuột quanh
thành phố hay từ các vùng quê nghèo khổ. Hoàn cảnh này khiến họ vốn có
thành kiến với các nhà chống đối, những người biểu tình. Ông Ali
Alfoneh, một chuyên gia về Iran của viện nghiên cứu American Enterprise
giải thích “Những thành viên Basij không có liên hệ xã hội với dân đô
thị, trong khi họ lại vốn âm thầm thù ghét, thành ra họ có khả năng đàn
áp dã man cuộc nổi dậy mà đa số là từ giai cấp trung lưu.” Ở Ai Cập, đám
Baltageya được tuyển từ khu xóm nghèo khổng lồ của Cairo và các thành
phố lớn khác. Trong những khu này, sự kết hợp của nghèo đói lâu năm và
trộm cắp lặt vặt đã tạo nên một tinh thần địa phương thách đố và hận
thù, rất dễ để chính quyền chuyển sang chống lại kẻ sống bên ngoài thế
giới đó.
Hơn thế, côn đồ không thích mặc đồng phục, một việc cũng tiện cho nhà
nước có thể chối không nhận những bạo động mà đám này tạo nên.
Và có vẻ như chính quyền độc tài ở Hà Nội và Bắc Kinh cũng đã học được
bài học đó. Ở Bắc Kinh thì họ là những tên gọi là thành quản. Ðây là
những tên du côn được chính quyền địa phương thuê để đánh đập hành hạ
quấy phá gia đình nhà tranh đấu Trần Quang Thành. Họ là đám đã được thuê
để bắt những người dân quê lên Bắc Kinh khiếu kiện đất đai, đem nhốt họ
ở những nhà tù bất hợp pháp một thời gian rồi bắt cóc họ đưa về nguyên
quán.
Và ở Việt Nam đó là đám dân phòng hay “nhân dân tự nguyện”, hay ngay cả
“thương phế binh” đã được chính quyền mang ra để uy hiếp, đàn áp và nếu
cần hành hung các nhà tranh đấu mà đa số là trí thức và sinh viên học
sinh. Họ quả là sẵn sàng làm những việc mà ngay chính công an cũng hổ
thẹn không dám làm như ném mắm tôm vào nhà đối lập chẳng hạn.
Thế ra độc tài nào cũng chỉ có một sách.
Lê Phan
(Diễn Đàn Thế Kỷ)
Đăng cai ASIAD 18 (2019): Cứ ngờ ngờ làm sao ấy
Đó là chuyện Việt Nam đã chiến thắng vẻ vang trong cuộc đua
quyết liệt để giành quyền đăng cai ASIAD 18 (2019). Thì báo chí truyền
thông nước nhà nói thế. Việt Nam đã loại một cách thuyết phục những đối
thủ… sừng sỏ, lần đầu tiên đứng ra tổ chức đại hội thể thao quốc tế tầm
châu lục. Vinh quang, hãnh diện, niềm vui khó tả lắm.
Nhưng mình cứ ngờ ngờ làm sao ấy. Nếu việc được trao tổ chức ASIAD là
miếng mồi ngon, béo bở, đem lại đủ mọi lợi ích thì có nhẽ nào nhiều
nước giàu có, đủ tiềm lực lại thờ ơ đến thế. Rốt cuộc chỉ còn lèo tèo
vài thằng em dại cắm mặt vào đua. Mà ai đâu, điểm mặt thì có chú Indo,
chú Tiểu vương UAE, và xứ ta. Đùng một phát, ta thắng địch thua. Giành
cái quyền chi tiền trăm triệu đô để mua vui cũng được một vài trống
canh.
Thăm dò về việc liệu có nên tổ chức ASIAD tại Việt Nam trên báo Tuổi trẻ - Ảnh được thêm bởi Dân Luận |
Nghe dư luận ì xèo, một số nhà chức việc bảo rằng sao các ông các bà
lúc nào cũng chỉ tiền tiền tiền. Đây còn là thể diện quốc gia, là dịp
quảng bá Việt Nam ra thế giới, là bắt kịp đà của những nước văn minh;
tiền đổ ra xây cái này làm cái kia thì dùng xong nó còn đó chứ mất đi
đâu mà rộn; không tranh thủ đứng ra đăng cai bây giờ thì đợi đến mùng
thất à; v.v.. và v.v.. Nghe thế thì biết thế nhưng cứ lấn cấn thế nào
ấy. Nói theo kiểu các cụ thì nhà nghèo học làm sang, ném tiền qua cửa
sổ, chưa giàu đã trọc phú… Điều dễ thấy nhất là cả đống nhà thi đấu và
cơ sở vật chất thể thao xây hồi Asian Indoor Games 3 còn nằm ườn chình
ình cả đống ra đấy, phục vụ đám cưới đám hỏi là chính, có ích gì mấy cho
dân sinh đâu. Hằng ngày đi qua cái nhà thi đấu Phú Thọ to vật vã ở
Q.11, Sài Gòn chủ yếu chỉ thấy người ta dùng làm nơi tổ chức hội chợ,
triển lãm, bán hàng áo ngực Trung Quốc. Ngẫm mà chán. Định đổ ra 180
triệu đô la xây thêm nữa thì dân chúng tha hồ ngắm và thở dài.
Vụ ASIAD này, mình có cảm giác nó từa tựa vụ bình chọn vịnh Hạ Long
năm kia (giờ thì tắt lịm, không ai nhắc đến nữa, gợi ra làm chi cho xấu
hổ). Có nhẽ những bộ óc thông minh siêu việt của xứ ta lại một lần nữa
trúng quả lừa. Mà quả này to hơn nhiều, khó gỡ.
Khó thì khó, nhưng từ nay đến lúc ấy còn dững 7 năm. Hay là vị nào đó
có quyền quyết định hãy dũng cảm tuyên bố rằng, thôi, chúng tôi nghĩ
lại rồi, chúng tôi không chơi nữa, thiệt hại bao nhiêu chúng tôi xin đền
bù. Biết đâu Ban tổ chức hiểu ra và lấy lại quyền vinh dự đó, ấn vào
tay chàng khờ Indonesia.
13.11.2012
Nguyễn Thông
(Blog Nguyễn Thông)
----------------------
UAE chưa từng nộp đơn xin đăng cai Asiad 2019
Ủy ban Olympic Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UASNOC) đã xác
nhận với giới truyền thông: họ chưa bao giờ nộp đơn xin đăng cai tổ
chức Asiad 2019 mà chỉ từng cân nhắc ý định này.
>> Nghe tin vui mà băn khoăn
Các quan chức thể thao Việt Nam vui mừng sau khi Hà Nội được trao quyền tổ chức Asiad 2019 - Ảnh: Quang Thắng |
Báo ArabianBusiness.com trích lời phó chủ tịch thứ nhất của UASNOC Yousuf Al Sarkal: “Thông
tin chúng tôi rút khỏi cuộc đua xin giành quyền tổ chức Asiad 2019 là
vô căn cứ. Thực tế, Ủy ban Olympic quốc gia UAE chưa hề nộp đơn xin
đăng cai mà chỉ cân nhắc việc này”.
Tuyên bố của UASNOC được đưa ra sau một số nguồn tin nói thành phố
Dubai của UAE đã xin rút trước khi cuộc bỏ phiếu chọn địa điểm tổ chức
Asiad 2019 diễn ra. Thêm một chi tiết kỳ lạ là lúc đầu trang web của
Hội đồng Olympic châu Á (ocasia.org) đã đưa thông tin Dubai rút lui,
nhưng trong bản tin cập nhật lại không còn dòng thông tin này.
Ngoài ra, sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, truyền thông UAE không hề
nhắc tới chuyện Dubai thất bại. Trước đó, một số bản tin của các hãng
truyền thông quốc tế cũng nói rằng “Dubai không hề làm gì” trong cuộc
vận động xin đăng cai tổ chức Asiad 2019.
Hồi tháng 7-2012, Dubai cho biết nhiều khả năng họ sẽ nộp đơn xin đăng
cai tổ chức Thế vận hội 2024 dù trước đó từng bày tỏ ý định muốn đăng
cai Thế vận hội 2020. Cơ sở để Dubai có thể tự tin nộp đơn xin đăng cai
tổ chức một kỳ tranh tài thế vận vì họ có tiềm lực tài chính, trong đó
70% cơ sở hạ tầng có thể sử dụng ngay hoặc đã nằm trong kế hoạch.
Cuối cùng, cuộc bỏ phiếu chọn địa điểm tổ chức Asiad 2019 chỉ còn hai ứng viên là Hà Nội và Surabaya (Indonesia). Chủ
tịch OCA Sheikh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah công bố tên Hà Nội thắng cuộc
tại Macau (Trung Quốc), nhưng không tiết lộ Hà Nội và Surabaya nhận
được bao nhiêu phiếu.
Một số hãng truyền thông thế giới mô tả “việc VN xin đăng cai là quyết định gây nhiều tranh cãi” vì VN vẫn còn được xem là một quốc gia nghèo.
http://thethao.tuoitre.vn/The-thao/5...siad-2019.html Campuchia: Hun Sen thăng chức và tưởng thưởng những kẻ sát nhân
Thông cáo phát hành ngay: Campuchia: Hun Sen thăng chức và tưởng thưởng những kẻ sát nhân
Obama cần đặt việc chấm dứt tình trạng bao che tồn tại trong suốt 20 năm qua làm mục tiêu chính trong chuyến thăm sắp tới
(New York, ngày 13 tháng Mười Một năm 2012) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi
Nhân quyền phát biểu trong một phúc trình mới ra, rằng trong hơn hai
thập niên qua, chính quyền độc tài, tàn bạo của Thủ tướng Campuchia Hun
Sen đã gây ra vô số cái chết và các thảm cảnh khác mà không ai phải chịu
trách nhiệm. Tổng thống Obama cần tranh thủ chuyến thăm Campuchia trong
tháng Mười Một, với tư cách Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm chính
thức Vương quốc này, để công khai yêu cầu cải tổ một cách có hệ thống và
chấm dứt tình trạng bao che đối với các quan chức lạm quyền.
Phúc trình 68 trang, “‘Bảo Cho Chúng Biết Là Tao Muốn Giết Hết Bọn
Chúng’: Hai Thập Kỷ Dưới Chế Độ Bao Che Ở Campuchia Của Hun Sen,” ghi
nhận những sự vụ chính liên quan đến những cái chết còn uẩn khúc của các
nhà hoạt động chính trị, nhà báo, đối thủ chính trị, và nhiều người
khác do lực lượng an ninh Campuchia gây ra tính từ sau Hiệp định Paris
1991, được 18 quốc gia tham gia ký kết, trong đó có năm thành viên
thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Hiệp định Paris, tiếp
theo đó là chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, từng được
mong đợi sẽ mang lại một thời kỳ mới, thời kỳ của dân chủ, nhân quyền và
trách nhiệm ở Campuchia. Nhưng kể từ thời điểm đó, đã có hơn 300 người
bị giết trong các vụ tấn công vì lý do chính trị, mà không một vụ việc
nào được điều tra và truy cứu thỏa đáng, theo phúc trình của Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền.
Bàn tay của các nhân vật cao cấp trong giới quan chức, quân đội, cảnh
sát, hiến binh và tình báo Campuchia trong các vụ lạm quyền nghiêm trọng
kể từ sau Hiệp định Paris đã được Liên hiệp quốc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ,
các tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế, và giới báo chí, ghi
nhận. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã nhận dạng được nhiều nhân vật nói
trên và chức vụ hiện tại của họ.
“Thay vì truy tố các quan chức có trách nhiệm về những vụ giết người và
các vụ lạm quyền nghiêm trọng khác, Thủ tướng Hun Sen lại thăng cấp và
tưởng thưởng họ,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Châu Á của Tổ chức Theo
dõi Nhân quyền phát biểu. “Thông điệp được gửi đến người dân Campuchia
là, nếu được các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của đất nước che chở,
thậm chí cả những kẻ sát nhân nổi tiếng cũng đứng trên luật pháp. Chính
phủ của các quốc gia đang tài trợ cho Campuchia, đáng lẽ phải đòi hỏi
truy cứu trách nhiệm thì lại chọn thái độ coi như bình thường.”
“Bảo Cho Chúng Biết Là Tao Muốn Giết Hết Bọn Chúng” được đúc kết từ hàng
trăm cuộc phỏng vấn thực hiện trong nhiều năm với các quan chức chính
phủ đương cũng như cựu, thành viên của lực lượng vũ trang, cảnh sát, tư
pháp, nghị viện và các cơ quan nhà nước, đại diện các đảng phái chính
trị, công đoàn, báo chí và tổ chức nhân quyền. Phúc trình này cũng dựa
trên thông tin từ các tài liệu của Liên hiệp quốc, báo cáo của các đặc
sứ, đặc ủy của Liên hiệp quốc, và Văn phòng chuyên trách Campuchia của
Cao ủy Liên hiệp quốc về Nhân quyền, các báo cáo của Tổ chức Theo dõi
Nhân quyền cũng như các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền của
Campuchia và quốc tế, và tin tức báo chí.
Tiêu đề của phúc trình là lời dẫn nguyên văn câu nói của Hing Bun Heang,
khi đang còn là chỉ huy phó đơn vị cận vệ của Hun Sen, khi trả lời câu
hỏi của một phóng viên về tin đồn cho rằng có bàn tay của ông ta trong
cái chết của ít nhất 16 người trong vụ tấn công phối hợp bằng lựu đạn
nhằm vào lãnh tụ đảng đối lập Sam Rainsy vào tháng Ba năm 1997. Liên
hiệp quốc và Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) ám chỉ vai trò của đơn
vị cận vệ trong vụ này, và xác định người chỉ huy tác chiến là Hing Bun
Heang. Sau đó, Hing Bun Heang được thăng hàm thiếu tướng và hiện đang
giữ chức phó tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia.
Trong nhiều vụ, người ta thường không những biết được thủ phạm giết
người là ai, mà còn phải chứng kiến cảnh những kẻ đó được thăng quan
tiến chức, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Ví dụ như trong vụ các
thành viên của biệt đội hành quyết “Alpha” khét tiếng tàn ác trong thời
kỳ gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc năm 1992-1993, hay nhóm sĩ quan
an ninh đã thi hành chiến dịch thủ tiêu các thành viên đối lập sau vụ
đảo chính của Hun Sen năm 1997. Những vụ giết người mới hơn, như cái
chết của nhà lãnh đạo công đoàn Chea Vichea, nhà chính trị đối lập Om
Radsady, và nhà hoạt động môi trường Chut Wutty, vẫn còn trong vòng uẩn
khúc. Ngay cả trong những vụ không có động cơ chính trị rõ ràng, nếu thủ
phạm là người trong quân đội hay công an, hoặc có vây cánh chính trị,
thì hành vi lạm quyền cũng hầu như không bao giờ dẫn đến các vụ truy tố
hình sự có kết quả và mức án tù tương xứng.
Phúc trình của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền liệt kê một loạt vụ giết
người phi pháp và các vụ lạm quyền khác chưa được chính quyền thực sự
điều tra hay truy tố, như:
- Vụ giết hàng chục nhà chính trị và hoạt động đối lập trong thời kỳ gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc trong các năm 1992-93;
- Vụ ám sát Thun Bun Ly, biên tập viên một tờ báo đối lập, trên đường phố Phnom Penh vào tháng Năm năm 1996;
- Chiến dịch hành quyết phi pháp gần 100 quan chức có liên hệ với phe
hoàng gia sau vụ đảo chính của Hun Sen vào tháng Bảy năm 1997, trong đó
có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ho Sok ngay trong tòa công thự của Bộ Nội vụ;
- Vụ tạt a-xít năm 1999 làm biến dạng cô Tat Marina, khi đó mới 16 tuổi,
do vợ của ông Svay Sitha, một quan chức chính phủ cao cấp gây ra;
- Vụ ám sát kiểu hành quyết đối với ông Om Radsady, một thành viên đối
lập đầy uy tín trong nghị viện, tại một nhà hàng đông khách ở Phnom Penh
vào năm 2003;
- Vụ giết nhà lãnh đạo công đoàn nổi tiếng Chea Vichea vào năm 2004;
- Vụ giết phóng viên điều tra Khim Sambo và con trai ông trong khi họ đang tập thể dục trong công viên vào năm 2008; và
- Vụ giết nhà hoạt động vì môi trường Chut Wutty ở tỉnh Koh Kong trong năm 2012.
“Danh sách các vụ ám sát chính trị trong hơn 20 năm qua gây ớn lạnh
xương sống,” ông Adams nói. “Dù sau mỗi vụ việc, dư luận đều sôi sục
nhưng chính quyền chẳng làm gì cả; thủ phạm hay quan chức chính quyền
đứng đằng sau kẻ thủ ác chẳng phải chịu hậu quả gì.”
Để giải quyết vấn nạn bao che đang hết sức nhức nhối ở Campuchia, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thúc giục chính quyền nước này:
- Thành lập một lực lượng cảnh sát chuyên nghiệp độc lập, do một hội
đồng cảnh sát độc lập bầu ra ban chỉ huy; hội đồng này cũng có thẩm
quyền thanh tra ngành cảnh sát, điều tra các khiếu tố và sa thải những
cảnh sát vi phạm đạo đức nghề nghiệp;
-
Thành lập một bộ máy tư pháp và công tố chuyên nghiệp và độc lập. Các
thẩm phán và công tố viên phải do một hội đồng tư pháp độc lập bầu ra;
hội đồng này cũng có thẩm quyền điều tra các khiếu tố và kỷ luật những
thẩm phán và công tố viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp;
- Cấm các quan chức cảnh sát cao cấp, thẩm phán và công tố viên, giữ các
vị trí lãnh đạo chính thức hoặc không chính thức trong các đảng phái
chính trị; và
- Xử lý một cách chuyên nghiệp và vô tư các khiếu tố về vi phạm nhân
quyền của các nạn nhân và gia đình họ, cũng như của các tổ chức nhân
quyền và các nhóm dân sự khác, của văn phòng nhân quyền và các cơ quan
khác thuộc Liên hiệp quốc, của giới báo chí và những người khác khi họ
nêu quan ngại với chính phủ.
“Các khuyến nghị nhằm tìm kiếm công lý cho các nạn nhân sẽ không được
thực thi nếu không có sức ép thường xuyên, đồng bộ từ phía chính phủ các
nước mạnh, để hỗ trợ những người dân Campuchia đang dũng cảm thu thập
thông tin và tố cáo các vụ lạm quyền,” ông Adams tuyên bố. “Nhiều nhà
nước đang nói về ‘văn hóa bao che’ ở Campuchia, nhưng họ cũng nên quan
tâm đến thứ văn hóa bàng quan của chính mình.”
Lịch sử Campuchia trong hai thập kỷ qua là những chuỗi cơ hội bị bỏ lỡ,
theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Hết năm này qua năm khác, các nhà tài
trợ đề nghị—và chính phủ Campuchia đồng ý triển khai—hàng loạt cải tổ
quan trọng, chẳng hạn như những biện pháp thúc đẩy chuyên nghiệp hóa
ngành cảnh sát và tính độc lập của ngành công tố và tòa án. Thế nhưng hệ
thống tư pháp đến giờ vẫn là một thể chế được chính trị hoá sâu đậm và
vững chắc, các vị trí cao nhất được bổ nhiệm cho những chính trị gia với
ưu tiên cao nhất là lòng trung thành với thủ tướng và đảng cầm quyền,
Đảng Nhân dân Campuchia. Chính phủ các nước ngoài, Liên hiệp quốc và các
nhà tài trợ chưa dành đủ thời gian tìm hiểu về các vụ lạm quyền trong
quá khứ và thủ phạm của các vụ đó, cũng như chưa tạo sức ép đồng bộ và
liên tục về việc những quan chức cao cấp và cơ quan chính quyền
Campuchia đã gây ra những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền.
“Tình trạng không truy cứu trách nhiệm thỏa đáng ở Campuchia phải được
đề cập thẳng thắn, không bị bỏ qua hay nói một cách dè dặt, như quá
nhiều quốc gia và các nhà tài trợ đã làm trong suốt 20 năm qua,” ông
Adams nói. “Không nhớ về quá khứ, không thể thực hiện được công lý.
Chính phủ các quốc gia và và các nhà tài trợ cần chấm dứt lối nói đại
khái về các quyền tự do chung chung và bắt đầu chỉ trích thẳng thắn các
quan chức cao cấp của chính phủ và đảng cầm quyền về tình trạng thất bại
của công lý.”
Dù trong những năm gần đây Hoa Kỳ đã và đang là quốc gia có tiếng nói
phê phán thẳng thắn nhất về hồ sơ nhân quyền của chính quyền Campuchia,
nhưng những hành động của Hoa Kỳ đối với các quan chức Campuchia bị nghi
ngờ đứng sau các vụ lạm quyền nghiêm trọng lại không tương xứng với
phát ngôn. Vào tháng Ba năm 2006, FBI trao huân chương cho người đứng
đầu lực lượng cảnh sát quốc gia lúc đó, Hok Lundy, vì những đóng góp của
ông ta vào mục tiêu chống khủng bố toàn cầu của Hoa Kỳ. Hok Lundy,
người đã tử nạn trong một tai nạn máy bay trực thăng vào năm 2008, nổi
tiếng là kẻ vi phạm nhân quyền và là nhân vật đáng sợ nhất ở Campuchia.
Tấm huân chương do Hoa Kỳ trao được chính quyền Campuchia sử dụng làm
công cụ quan trọng để tuyên truyền; trong khi đó, các nhà hoạt động vì
nhân quyền đặt câu hỏi về những ý định thực sự của chính phủ Hoa Kỳ.
Vào tháng Chín năm 2009, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert
Gates khi đó đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh
ngay tại Ngũ giác đài. Tea Banh lãnh đạo quân đội Campuchia suốt hai
thập niên qua, và trong thời gian đó đã gây ra nhiều vụ lạm quyền nghiêm
trọng mà không bị trừng phạt. Tất nhiên, sau khi từ Mỹ trở về, Tea Banh
được báo chí do đảng cầm quyền điều khiển tung hô như một người hùng.
“Hun Sen đã nắm quyền được 27 năm và tuyên bố ông ta muốn tại vị thêm 30
năm nữa, nhưng nạn nhân của các vụ lạm quyền không thể chờ lâu đến thế
để đòi công lý,” ông Adams nói. “Trong chuyến thăm lịch sử đầu tiên tới
Campuchia, Tổng thống Obama có vị thế đặc biệt để công khai yêu cầu Hun
Sen thực hiện cải cách thật sự, để người dân Campuchia được hưởng những
quyền con người và quyền tự do mà người dân Mỹ coi là đương nhiên.”
-------------------------
Có thể đọc phúc trình “Bảo Cho Chúng Biết Là Tao Muốn Giết Hết Bọn Chúng” tại:
http://hrw.org/node/111248
http://hrw.org/node/111248
Muốn biết thêm các báo cáo về Campuchia của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, xem: http://www.hrw.org/asia/cambodia
Để có thêm thông tin, xin liên hệ:
Ở San Francisco, Brad Adams (tiếng Anh): +1-510-926-8443 (di động); hoặc adamsb@hrw.org
Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406 (di động); hoặc robertp@hrw.org
Ở New York, James Ross (tiếng Anh): +1-212-216-1251; hoặc +1-646-898-5487 (di động); hoặc rossj@hrw.org
Ở Brussels, Reed Brody (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha): +32-273-714-89; hoặc brodyr@hrw.org
Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-917-838-9736 (di động); hoặc siftonj@hrw.org
Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406 (di động); hoặc robertp@hrw.org
Ở New York, James Ross (tiếng Anh): +1-212-216-1251; hoặc +1-646-898-5487 (di động); hoặc rossj@hrw.org
Ở Brussels, Reed Brody (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha): +32-273-714-89; hoặc brodyr@hrw.org
Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-917-838-9736 (di động); hoặc siftonj@hrw.org
Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW)
Cánh hữu Hungary tiếp tục bài trừ quá khứ Cộng sản
Quốc hội Hungary đang thảo luận về một dự thảo luật, theo đó, trong
tương lai, đường phố, quảng trường, công viên, doanh nghiệp và các sản
phẩm báo chí sẽ không được đặt theo tên các nhân vật, tổ chức hoặc khái
niệm bị coi là có gắn bó với các thể chế độc tài thế kỷ trước.
Như vậy, chẳng hạn, sẽ không thể đặt tên cái tên Kádár (vị Tổng bí thư
Đảng Cộng sản Hungary sau biến cố 1956) cho một doanh nghiệp hay một tờ
báo, ngoại trừ trường hợp chủ doanh nghiệp có tên như vậy, hoặc tờ báo
có ý nhắc tới một “Kádár khác”. Trong trường hợp Tòa án Kinh tế không
biết xử trí ra sao, có thể xin ý kiến Viện Hàn lâm Khoa học Hungary.
Đề xuất nói trên được trình lên Quốc hội bởi hai dân biểu liên minh cầm
quyền, ông Stágel Bence (KDMP) và bà Wittner Mária (FIDESZ). Trong hai
vị này, bà Wittner Mária từng tham gia cách mạng 1956, sau đó bị án tử
hình tại phiên tòa sơ thẩm và án tù chung thân tại phiên phúc thẩm, rồi
phải ngồi tù suốt 13 năm. Ra tù, bà giữ quan điểm chống Cộng đến cùng và
được coi là “nữ anh hùng Jeanne d’Arc của Hungary”.
Nếu dự luật trên được chấp thuận, hàng loạt đạo luật của Hungary sẽ bị
sửa đổi và khả năng là các điều khoản mới sẽ được đưa vào thực thi từ
đầu năm sau. Tuy dự luật không nói rõ là nó nhằm vào thể chế độc tài nào
trong số hai thể chế độc tài toàn trị được chính thức biết đến tại
Hungary (cộng sản và quốc xã), nhưng trong phần lý giải, các tác giả cho
thấy là họ chỉ quan tâm đến việc triệt hạ những tên gọi có nguồn gốc
độc tài cánh tả.
Một danh sách chi tiết đã được đưa ra trong dự luật, liệt kê vài trăm
đường phố, quảng trường ở một số vùng quê, tỉnh lẻ Hungary hiện vẫn mang
tên Lenin, Marx, Engles, Sao Đỏ, Giải Phóng, Hồng Quân, Quân đội Nhân
dân, Cộng hòa Nhân dân, Mặt trận Dân tộc, Mùng 7 tháng 11, hay Kun Béla,
Münnich Ferenc, Ságvári Endre, Frankel Leó (các lãnh tụ cánh tả
Hungary), v.v…, coi đó là những cái tên “húy kỵ”, tuyệt nhiên không được
sử dụng nếu dự luật được thông qua.
Hiện tại, Hungary mới chỉ cấm những biểu tượng của các thể chế độc tài
toàn trị, chứ chưa cấm đặt tên các yếu nhân của các thể chế đó, hoặc các
khái niệm gắn liền với sự tồn tại của các thể chế đó, cho đường phố, tổ
chức, cơ quan ngôn luận hoặc doanh nghiệp. Dầu vậy, tại các thành phố
lớn, ngay sau biến chuyển dân chủ 1989-1990, ở những nơi công cộng hầu
như đã hoàn toàn “vắng bóng” những cái tên thời cộng sản.
Hoàng Tuấn tổng hợp
Những văn bản pháp luật phá hoại Nhà nước pháp quyền
(TTHN) - Việt nam có phải là nhà nước pháp quyền đâu mà tác giả bảo
họ phá, cái đang có là Nhà nước pháp quyền XHCN thì cũng là pháp luật
trên đầu nòng súng - chuyên chính vô sản thôi!
Gần đây, cộng đồng mạng xôn xao việc Nghị định 71/2012/NĐ-CP bắt đầu
được thực hiện ráo riết từ 10/11/2012 về việc sử dụng xe không chính chủ
bị phạt một khoản bằng tiền cả tháng lương công chức lâu năm/lần. Theo
dõi sự xôn xao, những phát ngôn của quan chức cảnh sát và cách thực hiện
quy định pháp luật này, mới thấy một điều: Những quy định này trong
thời điểm hiện nay đã cố tình phá hoại ý thức xây dựng Nhà nước pháp
quyền.
Luật để phục vụ cuộc sống hay cuộc sống phục vụ luật?
Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội, là
phương tiện thực hiện và bảo để bảo vệ chủ quyền và an ninh trật tự của
đất nước, an ninh trật tự của cộng đồng của xã hội và quyền, lợi ích
hợp pháp của mỗi công dân. Với một nhà nước pháp quyền, mọi tổ chức,
công dân đều phải thực thi nghiêm chỉnh những điều luật pháp đã quy
định. Với những mục đích như trên, thì pháp luật sinh ra là để phục vụ
cuộc sống, phục vụ xã hội.
Pháp luật cũng có những quy định rõ ràng về chức năng, quyền hạn của các
tổ chức, cá nhân các công dân phải thực hiện các điều luật đúng với quy
định. Để thực thi pháp luật nghiêm minh, thì điều hết sức cần thiết là
các văn bản pháp luật phải có cơ sở để thực hiện, nói cách khác là luật
phải có thực tế, bám sát đời sống xã hội mới mong có thể thực hiện
nghiêm túc.
Người ta đã thấy phá sản những đề nghị, những dự án luật như đo vòng
ngực chị em phụ nữ khi thi bằng lái xe, quy định xe máy đi theo ngày
chẵn, lẻ theo biển số, thu phí giao thông nhằm làm đường biên giới, hải
đảo… Thậm chí, có ông nghị còn đề nghị cả một dự án về “luật nhà thơ”.
Rõ ràng, không ai có thể thực hiện những quy định pháp luật trái khoáy
và ảo tưởng, nên khi đưa ra những văn bản pháp luật không thực tế, để
rồi không thực hiện, thì chính những tổ chức ra văn bản đó đã phá hoại ý
thức tôn trọng pháp luật của người dân.
Ở nước ta, đã có thời có nhiều quy định không có tính pháp luật lại được
thi hành tràn lan, gây bao hậu quả nghiêm trọng trong xã hội mà nhiều
khi chỉ là ý thích của một cá nhân độc tài, thiếu hiểu biết. Thế hệ
chúng tôi, nghĩ lại không ai không giật mình khi những năm 1976-1980,
công an có thể đứng chặn đường rạch quần ống loe, cắt trọc đầu bất cứ ai
mà họ thấy… ngứa mắt hoặc cắt quai dép lê đang đi. Người ta cũng đã có
thể bắt đi tù bất cứ ai can tội ‘nghe đài địch’ mà đài địch là những đài
nào, thì không ai quy định, miễn là người bắt cho rằng đó là đài địch
thì đi tù. Bất cứ ai, miễn là cán bô địa phương, cũng có thể chặn bắt
người, khám xét, lục soát vì nghi ngờ điều gì đó hoặc nhiều khi chỉ là…
thích khám xét.
Thế rồi đến thời kỳ hội nhập với thế giới, xã hội đòi hỏi phải có luật,
nhà nước luôn kêu gào xây dựng nhà nước pháp quyền, thì xuất hiện một
rừng luật. Cũng thời gian này, nhiều quy định có tính luật pháp, nhiều
văn bản luật pháp được đưa ra như để làm trò đùa vì không có giá trị
thực hiện hoặc không thể thực hiện trong thực tế.
Quyết định 1315/QĐ-TTg cấm hút thuốc nơi công cộng của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2010. Theo đó, người có
hành vi hút thuốc nơi công cộng sẽ bị xử lý từ nhắc nhở, cảnh cáo đến
phạt tiền 50.000-100.000 đồng cho mỗi lần vi phạm. Những tưởng khi lệnh
được ban hành thì tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng sẽ được cải
thiện, tuy nhiên vẫn diễn ra tình trạng nhiều người cứ vô tư hút thuốc
ngay dưới… biển cấm hút thuốc lá. Oái oăm thay, nhiều khi người vi phạm
điều này lại chính là cảnh sát. Cho đến nay, chưa có một thông tin nào
về bất cứ một ai bị nhắc nhở hoặc bị phạt vì quyết định này của Thủ
Tướng. Như vậy, ý thức của người dân về một quyết định của Thủ tướng
Chính phủ sẽ nhờn, và tính nghiêm minh của luật pháp đã không được coi
trọng.
Còn nhớ một lần đã rất lâu, ông Thủ tướng trước đây đã quả quyết: “Bất
cứ một chiến sĩ cảnh sát giao thông nào mà cầm 5000 của người dân, thì
sẽ bị đuổi khỏi ngành”. Thế nhưng, thực tế chắc vì sợ cầm 5.000 bị đuổi
nên cảnh sát giao thông cầm từ 50.000 trở lên cho… an toàn?
Vì sao vẫn sinh ra những luật trên trời?
Sở dĩ những văn bản pháp luật sinh ra, rồi bỏ đó nhiều khi cứ như chuyện
đùa, đưa ra cho thiên hạ bàn tán, làm trò cuời rồi để đó không thực
thi, nhưng vẫn không bỏ. Điều này là có lý do. Thay vì làm những điều
luật có tính khả thi và minh bạch để xã hội thực thi nghiêm túc, thì nhà
nước đã đưa ra những văn bản pháp luật mù mờ, khó hiểu, ít có giá trị
thực tiễn nhưng cứ để đó. Rồi khi cần cho những trường hợp nhà nước
thích, thì cứ thế mà đưa ra áp dụng.
Người ta có cảm giác rằng, xã hội Việt Nam như một vùng biển cạn. Trong
đó hệ thống luật đã rải đầy dưới đáy, có đủ loại lưới to, lưới nhỏ, lưới
lớn lưới bé… đủ cả, kể cả các loại lưới không được dùng vì phá hoại môi
sinh.
Người ta có cảm giác rằng, xã hội Việt Nam như một vùng biển cạn. Trong
đó hệ thống luật đã rải đầy dưới đáy, có đủ loại lưới to, lưới nhỏ, lưới
lớn lưới bé… đủ cả, kể cả các loại lưới không được dùng vì phá hoại môi
sinh. Thế nhưng những tấm lưới đó vẫn cứ tồn tại chờ sẵn, xã hội như
bầy cá cứ vô tư bơi lội qua lưới không hề gì. Nhưng khi ông ngư phủ nhà
nước muốn bắt một con cá nào, sẽ có sẵn loại lưới đó kéo lên. Và đương
nhiên, chú cá đó quẫy đằng trời vì lưới đã quy định cho chú và điều cơ
bản là ngư phủ muốn bắt riêng chú mà thôi.
Những văn bản, những điều luật mù mờ, khó hiểu nhằm mục đích ai giải
thích thế nào cũng được, thích giải thích và áp dụng cho ai cũng xong.
Điều cơ bản ở chỗ là anh là ai, để được giải thích và áp dụng các điều
luật như thế nào. Bởi giải thích và áp dụng luật như thế nào là quyền
của nhà nước.
Ví dụ như cái Nghị định 38/CP quy định “cấm tập trung đông người nơi
công cộng, muốn tập trung phải xin phép”. Tuy nhiên, ngay cả thế nào là
đông người, vẫn không có một quy định cụ thể. Sau này mới nghe quy định
rằng cứ 5 người trở lên là đông. Tuy vậy, nếu có cả chục ngàn người, tập
trung ca ngợi đảng huy hoàng, nhà nước vinh quang, hoặc chiến thắng
được một trận bóng đá, thì không cần xin phép bất cứ ai mà không hề gì.
Vậy nhưng, nếu anh biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, thì dù chỉ đứng
nhìn, cũng có thể bị bắt ngay lập tức và đưa về đồn và đã có cái Nghị
định 38/CP đã có quy định không được tập trung đông người nơi công
cộng(!)
Vậy ra, mục đích xây dựng luật đâu phải vì xây dựng nhà nước pháp quyền, đơn giản chỉ để phục vụ nhà nước cầm quyền mà thôi.
Hợp lý và bất hợp lý. Tận thu?
Trở lại Nghị định 71/2012/NĐ-CP đã nói ở trên, khi đưa ra, người dân
thấy choáng về những quy định được ghi trong đó. Phải nói thẳng thắn
rằng việc sang tên đổi chủ khi mua bán phương tiện giao thông cũng như
các tài sản khác là điều phải làm, là hợp lý. Không ai không muốn đi
chiếc xe mang tên chính mình khi bỏ tiền ra mua.
Song điều bất hợp lý ở chỗ là nhà nước đã tận thu phí quá cao của người
dân khi họ thực hiện điều này. Cứ tính con số được đưa ra thì cả nước có
30 triệu xe máy, 600.000 xe ôtô. Và cũng ít có ai cả đời đi một chiếc
xe mà không sang nhượng, chuyển đổi một vài lần là ít. Thử tính với mức
thu phí 15% khi chuyển nhượng mua bán/lần. Cứ tính mỗi chiếc xe máy
trung bình 10.000.000 đồng, thì con số sẽ là 45 ngàn tỷ đồng. Và tương
tự, số tiền thu thuế ô tô khi chuyển nhượng tính cho mỗi chiếc ô tô
trung bình là 500 triệu, con số sẽ là 45 ngàn tỷ đồng nữa. Như vậy, chỉ
riêng số thu phí một lần chuyển chủ của ô tô và xe máy, số tiền thu được
của người dân là ít nhất là 90.000 tỷ đồng. Chắc đủ để bù cho Vinashin?
Điều bất hợp lý hơn, là khi mua lần đầu, những chiếc xe này đã phải trả
một lượng thuế cao gấp nhiều lần so với giá cả thế giới, chứ không cần
so sánh giá cả Việt Nam. Rồi cứ thế nhà nước ngồi thu chồng lượt thuế
này lên lượt thuế khác.
Với con số đầu xe kể trên, thực hiện Nghị định 71/2012/NĐ-CP nhà nước sẽ
thu về số tiền phạt của 40% số xe chưa sang tên đổi chủ là khoảng
13.400-14.400 tỷ đồng từ người dân, đấy là chưa kể nhà nước còn định thu
cả xe đạp điện, coi chừng tiến tới sẽ thu cả tiền thuế giày dép hay
nạng gỗ thương binh thì còn lớn hơn nhiều. Con số khá hấp dẫn. Nhưng
thực hiện được cũng toát mồ hôi vì không đơn giản cứ muốn là phạt. Bởi
vì người dân ngày nay không còn là người dân ngày xưa, nên việc thi hành
cũng không đơn giản chỉ theo ý nhà nước. Mặt khác việc chồng chéo các
văn bản pháp luật, sự luộm thuộm trong các quy định đã tự gây khó cho
việc thực hiện những điều nhà nước muốn làm.
Chính vì thế, đến hôm nay, đã 3 ngày Nghị định có hiệu lực, thì việc xử phạt theo ý muốn của nhà nước vẫn không thể tiến hành.
Sau hàng loạt những kiến nghị thu phí, nâng phí và tăng phạt các kiểu,
thể hiện sự cơn khát tài chính nạo vét nguồn tiền của người dân đã lên
đến đỉnh điểm, thì cái nghị định này cũng chỉ thể hiện rõ hơn cơn khát
đến độ nào. Song dù khát, thì việc giải khát cũng không dễ dàng thực
hiện một cách tùy tiện và duy ý chí.
Những văn bản pháp luật đưa ra, để rồi không thực hiện, hay không thể
thực hiện, ngoài việc tốn thời gian công sức của xã hội, thì còn có một
tác dụng hết sức tai hại khác, đó là biến những quy định, những văn bản
pháp luật thành trò đùa và tập cho người dân thái độ coi thường pháp
luật mà thôi.
Đó chính là những văn bản phá hoại nhà nước pháp quyền.
Hà Nội, ngày 13/11/2012
J.B Nguyễn Hữu Vinh
(Blog NHV)
Ông Lương Ngọc Anh 'giúp cảnh sát Úc'
Ông Lương Ngọc Anh làm môi giới cho Securency tại Việt Nam
Đại tá an ninh Lương Ngọc Anh, dính líu bê bối in tiền polymer ở Việt
Nam, còn được cảnh sát Úc trả tiền để có hợp đồng ở Việt Nam, theo tài
liệu công bố tại tòa.
Tòa án ở thành phố Melbourne, Úc, đang xử tám cựu lãnh đạo của hai công
ty, Securency và Note Printing Australia, vì cáo buộc lập quỹ đen và chi
hàng triệu đôla để có hợp đồng in tiền ở các nước châu Á, gồm cả Việt
Nam.
Ông Lương Ngọc Anh bị Úc cáo buộc giúp dàn xếp các khoản hối lộ cho hai công ty này ở Việt Nam.
Báo Úc The Age hôm 11/11 cho hay tình tiết mới là việc cảnh sát bang
Victoria của Úc cũng trả ông Anh hàng trăm ngàn đôla để xuất khẩu công
nghệ an ninh sang Việt Nam.
Công nghệ an ninh
Tòa được cho xem tài liệu chứng tỏ cảnh sát bang Victoria, từ năm 1998
đến 2002, đã trả cho công ty CFTD của ông Anh ít nhất 422,460 đôla Úc
thông qua một bên môi giới ở Frankston, bang Victoria.
Cảnh sát Úc khi đó đã bán công nghệ an ninh cho công an Việt Nam như phòng thí nghiệm vân tay và cơ sở DNA.
Cựu đại sứ Úc ở Việt Nam, Michael Douglas Mann, có văn bản gửi tòa hôm
11/10: “Do cách CFTD hoàn tất hợp đồng cho cảnh sát bang Victoria để bán
công nghệ Úc cho công an Việt Nam, tôi tin rằng ông Anh hay ai đó trong
gia đình/công ty ông có quan hệ rất tốt với Bộ Công an Việt Nam.”
Ông Man, đại sứ ở Việt Nam từ 1998 đến 2002, nói trong văn bản: “Thông
thường các công ty Việt Nam, kể cả tư vấn, là do gia đình hay vợ chồng
nhân viên chính phủ sở hữu và điều hành.”
“Nhưng theo tôi hiểu, nhân viên chính phủ không được phép đích thân điều hành các công ty đó.”
“Theo tôi nhớ, tôi chưa từng được cho biết là ông Anh có quan hệ hay là nhân viên của Bộ Công an.”
Một người phát ngôn cho cảnh sát bang Victoria nói cảnh sát Victoria
tuân thủ các quy định về mua bán, hợp đồng của chính phủ tiểu bang.
“Vì vấn đề đang diễn ra trước tòa, không phù hợp để có thêm bình luận,” người này nói.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét