Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Tin nóng - Hot news

Ảnh chỉ mang tính minh họa.Phụ nữ Việt Nam bị sử dụng là “tình nhân theo hợp đồng” ở Malaysia

(Không còn gì bán nữa phải mang nốt cả cái HĨM ra, hic hic)

Ảnh chỉ mang tính minh họa. DR
Theo tin từ trang mạng Metro Ahad của Malaysia hôm nay 01/10/2012, dư luận nữ giới ở Malaysia và Đông Nam Á đang rất phẫn nộ về việc một dịch vụ mới vừa được tung ra và sẽ khiến có thêm nhiều phụ nữ Việt Nam bị bán sang Malaysia để phục vụ khách hàng nam giới.
Đây là dịch vụ ” tình nhân theo hợp đồng”, tức là khách hàng có thể mướn một phụ nữ trong một tuần hoặc một tháng để thỏa mãn nhu cầu của họ. Nguồn tin trên cho biết đàn ông Malaysia thích chọn phụ nữ Việt Nam nhất. Theo Metro Ahad, nhiều người đàn ông Malaysia chọn dịch vụ “trọn gói” này vì họ không chỉ được thỏa mãn sinh lý, mà còn được có một cô bồ xinh đẹp để khoe với mọi người.
Một bài báo đăng vào tháng 8 vừa qua tại Malaysia cho biết là khách hàng Malaysia chuộng gái mại dâm Việt Nam nhất. Những gái mại dâm này đến Malaysia với danh nghĩa đi học nghề trang điểm hoặc du lịch. Cũng có những người đi tự túc đến Malaysia và tìm khách trong các tiệm massage.
Một nhà hoạt động xã hội, bà Melinda Yates tại Kuala Lumpur cho rằng, với dịch vụ “tình nhân theo hợp đồng”, sẽ khó truy ra đường dây gái mại dâm vì các công ty môi giới sẽ nói rằng họ không phục vụ tình dục cho khách.

Viết cho ngày sinh nhật Lê Công Định 1/10/2012

Mẹ Nấm – Sinh nhật lần thứ 44 – không nến, không hoa … chỉ có lời cầu chúc bình an của những người trân trọng và quý mến anh ở nhiều nơi khác nhau.
Đêm qua trăn trở, đã bật dậy định viết cái gì đó về khái niệm “đầu hàng”, “đối thoại” và “thỏa hiệp” rồi, nhưng rồi lại nén tiếng thở dài, lại nằm.
Suy nghĩ về phiên tòa và bản án của anh Điếu Cày chưa nguôi, nhìn lại đã đến ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 4 của anh Định ở trong tù.

Trả lại hào khí Diên Hồng

Lê Công Định – Lịch sử Việt Nam là lịch sử thăng trầm của một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây.
Những khoảng khắc hòa bình hầu như ngắn ngủi. Sau 1975 niềm vui độc lập và thống nhất, với biết bao máu và nước mắt vô tội đổ xuống, đã không kéo dài bao lâu. Đất nước triền miên rơi vào khủng hoảng, hết khủng hoảng kinh tế, đến khủng hoảng đạo lý và bây giờ khủng hoảng niềm tin. Điều đó suy cho cùng có nguyên nhân nội tại từ chính sự nhu nhược của mỗi con người chúng ta.

Con đường của bạn

Vũ Đông Hà (danlambao) Bạn tôi bây giờ đang nằm co ro trong lao tù lạnh lẽo. Freedom is not free. Tự do không miễn phí. Bạn tôi đã biết như thế và bạn đã trả giá bằng sự giam cầm. Cái giá bạn phải trả không vì những lợi lộc cho riêng mình mà cho khát vọng của 90 triệu người: được sống thật sự tự do.

1/10: Sinh nhật lần thứ 4 trong tù của LS Lê Công Định – Giới thiệu trang blog FreeLeCongDinh

Các bạn thân mến,
Hôm nay, 1/10 là sinh nhật trong tù lần thứ 4 của Luật sư Lê Công Định, người đang chịu án 5 năm tù giam với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Có lẽ nhiều bạn vẫn còn nhớ, thôn Dân Làm Báo của chúng ta hiện nay là tiếp nối con đường của trang Free Le Cong Dinh – Một trang blog với mục tiêu là đòi tự do cho lật sư Lê Công Định.

Văn hoá “Từ Chức” 

David Thiên Ngọc - Văn hoá “Từ Chức” là một nền văn hoá đặc thù chỉ có ở những nước văn minh, tự do, dân chủ và ý thức trách nhiệm lẫn lòng vị tha, tự trọng cao của mọi quan chức trong đó thể hiện đúng mức tinh thần “Vì nước quên thân – Vì dân phục vụ”.

Lý do gì TQ hung hăng ở Á Châu? 

Lê Quốc Trinh (Danlambao)Sau bài viết “Chiến luợc bao vây TQ của Hoa Kỳ” đăng trên Mạng hồi tháng trước, tôi nghiệm thấy tình hình diễn biến ở Thái Bình Dương càng lúc càng căng theo chiều hướng phỏng đoán. Cho nên xin phép viết tiếp bài này để trình bày thêm quan điểm, như sau:

Kết quả chuyến đi sứ của Nguyễn Tấn Dũng: TQ tăng tốc xây dựng ‘TP Tam Sa’

Đây, ‘Hòa bình hữu nghị’ của Tập Cận Bình: Trung Quốc tăng tốc xây dựng ‘Thành phố Tam Sa’!
Tâm Sự Y Giáo - Tân Hoa Xã trắng trợn phát đi bản tin lúc 21h ngày 29-9-2012 cho biết: Trung Quốc tăng tốc xây dựng “thành phố mới thành lập Tam Sa”.

China speeds up construction of newly founded city of Sansha

SANSHA, Sept. 29 (Xinhua) — Authorities with the newly established city of Sansha, located in the South China Sea, on Saturday began mapping out development plans for four infrastructure projects and started a housing program as the building of the island city revs up.
The infrastructure projects include road construction, water supply and drainage on Yongxing Island, where the city government is seated.

Trong khi đó… VN tuyên bố bảo vệ biển đảo bằng vũ khí hiện đại nhất thế giới

RFA - Trong bài phát biểu tại Hội nghị người Việt Nam hải ngoại lần thứ hai diễn ra tại TPHCM ngày 27 và 28 vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn khẳng định rằng Việt Nam sẽ bảo vệ biển đảo của mình bằng những vũ khí hiện đại nhất thế giới hiện nay.

Và… ngài Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến “Chiêu đãi kỷ niệm 63 năm Quốc khánh Trung Quốc”

Tối 28/9, tại Hà Nội, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu đã tổ chức chiêu đãi trọng thể nhân kỷ niệm 63 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949-1/10/2012).

Những thông tin đáng chú ý trên mạng về cuộc chiến chốn thâm cung…

Bầu Kiên đã mặc cả cái giá hợp tác…
Nhà văn Phạm Viết Đào – Theo một nguồn tin đang kiểm chứng: Bị bắt 3 ngày, Bầu Kiên vẫn không chịu khai báo gì; sang ngày thứ 3, Ban chuyên án đã cho Kiên xem băng về cái sự “chém gió” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, rằng Thủ tướng đã chỉ đạo sát sao việc bắt Kiên, xem xong đoạn băng này, Bầu Kiên đã ngã giá: nếu Kiên hợp tác, tức khai báo thành khẩn thì được gì???

Trọng, Sang chống tham nhũng và sân bay Nội Bài bục bể phốt!

Ông Bút (Danlambao)Ngày nay đảng, “chính phủ” và “quốc hội,” toàn trí thức, thậm chí có nhiều công an phường đã có bằng cử nhân Luật. Đó là trí thức mang tính đặc thù XHCN, trí thức này mới chính xác với câu nói của tổ phụ CS, Mao Trạch Đông ”Trí thức không bằng cục phân”. Những cục phân lớn, nhỏ đang tích tụ trong hầm chứa, có tên chung đảng Cộng Sản Việt Nam, thỉnh thoảng nó xì lên một phát, tiếng thời thượng gọi là: ”Bục bể phốt”…

Chống tham nhũng khó

Đại Nghĩa (Danlambao) - Chống tham nhũng khó, không khó vì tham nhũng chống, mà chỉ khó vì đảng Cộng sản bao che.
Tham nhũng thì chỉ bị đi tù, còn chống tham nhũng không những đi tù mà còn từ chết tới bị thương. Ai mới có điều kiện để tham nhũng? Chắc chắn người ấy không phải là những người dân tay lấm chân bùn, cũng không phải là người nông dân hiền hòa mộc mạc. Chúng ta hãy nghe tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ chỉ hộ chúng ta bọn tham nhũng ấy là ai?

Bánh trung thu triều cống loại tứ nhân 2 trứng

Biếm họa Babui (Danlambao)

Đêm Trung Thu – Vũ điệu của loài sản

“Wao … wao … wao…”
Cái loa chạy pin nhãn hiệu Hồ Cẩm Đào trên tay bí thư Đoàn thanh niên gào xuyên màn đêm.
Tổ trưởng dân phố lặng lẽ lượn lờ trong xóm vắng. Lặng lẽ quan sát nhà ai còn thắp đèn; nhà ai đã tắt đèn; nhà ai vừa tắt đèn khi nghe tiếng loa hú; nhà ai vừa hoảng hốt thức dậy bật đèn khi tiếng loa vừa hú qua.

Dân Làm Báo tiếp tục bị chính quyền Việt Nam đấu tố


Bản tin thời sự lúc 19 giờ tối, 30/09/2012 trên đài Truyền Hình Quốc Gia Việt Nam tiếp tục đấu tố Dân Làm Báo và các trang blog chính trị. (Youtube: DongHaiLongVuong)

Văn Bút Quốc Tế ủng hộ những người cầm bút độc lập

Danlambao – Với chủ đề “Văn Chương, Truyền Thông và Nhân Quyền”, Đại hội Thế giới kỳ thứ 78 của Văn Bút Quốc tế vừa diễn ra tại thành phố Gyeongju, Nam Hàn từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 9 năm 2012. Hơn 80 Trung tâm Văn Bút Quốc Tế từ khắp năm châu đã gởi đại biểu tham dự. Số người hiện diện, gồm rất đông các tác giả đủ bộ môn văn học và nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong các buổi họp chuyên biệt và sinh hoạt văn học nghệ thuật của Đại hội ước lượng gần 700 người. Trong đó có hai nhà văn Nobel Văn chương Wole Soyinka và Jean-Marie Gustave Le Clézio.

Ngày tận thế của kinh tế Việt Nam đang tới gần

Dự Đoán Kinh Tế - Ngày 28/09/2012, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s tuyên bố đánh sụt hạng tín dụng 8 Ngân hàng TMCP của Việt Nam xuống hạng Caa1 và mức tín nhiệm quốc gia Việt Nam xuống mức B2.
Theo hãng Moody’s thì hạng Caa1 dành cho các NH TMCP nghĩa là ngân hàng đó có rủi ro tín dụng rất cao và suy đoán xếp hạng kém. (Cafef, 28/09/2012*)

 

1279. Lý do gì Trung Quốc hung hăng ở Á Châu?

Lê Quốc Trinh 30-09-2012
Sau bài viết “Chiến luợc bao vây Trung Quốc của Hoa Kỳ” đăng trên Mạng hồi tháng trước, tôi nghiệm thấy tình hình diễn biến ở Thái Bình Dương càng lúc càng căng theo chiều hướng phỏng đoán. Cho nên xin phép viết tiếp bài này để trình bày thêm quan điểm, như sau:

1)- Sau hơn 30 năm thực hiện kế họach “Bốn Hiện Đại Hoá” do ông Đặng Tiểu Bình bày ra và nhờ chính sách “Tối Huệ Quốc” của Mỹ giúp đỡ (1980), TQ đã đi vào kỷ nguyên kinh tế mới, thay đổi bộ mặt nghèo đói lạc hậu thời Mao ngày xưa. Nhưng trong thực chất TQ tiến bộ đến mức độ nào ? Theo thiển ý, TQ mới chỉ vượt qua đói nghèo, khuếch trương kinh tế và quân sự nhờ bàn tay lao động cật lực của hơn 1.3 tỷ dân dưới ách thống trị độc đảng để thiết lập ổn định xã hội, kỷ luật sắt khép người lao động vào hệ thống bóc lột của ĐCS TQ, nhằm thuyết phục đầu tư ồ ạt từ Âu Mỹ.
Hiện giờ không còn ai nghe tuyên truyền “đế quốc Mỹ hay tư bản Âu Mỹ bóc lột” mà hiện thân giai cấp “tư bản đỏ TQ” chính là kẻ thay mặt để bóc lột đại đa số công nhân TQ. Giới tài phiệt Âu Mỹ rất ư hài lòng, vì cứ mỗi 100$US lợi nhuận từ đầu tư vào TQ, họ hưởng được 60% vào túi tiền các ông chủ đại gia và dân chúng Âu Mỹ. 40% còn lại vẫn còn đủ chán để TQ tích luỹ từ hơn 30 năm qua, vật giá thấp, chính sách kềm giữ đồng Nhân Dân Tệ thấp, đồng lương rẻ bèo, do ký cóp mà họ trở nên giàu có. Tuy vậy, sự giàu có sung túc ở TQ có bền vững thật không ? Với dân số hơn 1.3 tỷ người, được ăn sung mặc sướng từ hơn 10 năm qua, liệu TQ có khả năng tự túc nuôi cơm số miệng ăn khổng lồ này không nếu không có thế giới xung quanh hỗ trợ như một quan hệ hữu cơ ? Chúng ta thử lướt vài vòng phân tích xem:
2)- Thực chất trên phương diện KHKT, TQ đạt nhiều tiến bộ về hạ tầng cơ sở (xây dựng cầu cống, xa lộ, phi trường, đường xe hoả, cao ốc) và dịch vụ, lắp ráp máy móc điện tử. Đương nhiên họ có một đội quân công nhân rẻ tiền khổng lồ, với giá thành thấp, tay nghề cao, dễ hấp dẫn với người đầu tư. Ngược lại về máy móc thiết bị nặng họ vẫn còn chịu liên hệ nhiều với các công ty đại gia Âu Mỹ. Họ vẫn cần đến nhiều patents để chế biến máy móc, nhưng bản vẽ thiết kế và chi tiết quan trọng họ chưa thể tự sáng tạo. Đó là lý do tại sao họ chưa thể chế tạo nổi động cơ phản lực tối tân để trang bị máy bay. Trong nhiều dự án phóng phi thuyền, hoả tiễn, đóng tàu thuỷ hạng nặng và ngay cả tàu hoả cao tốc, TQ hãy còn cần đến bộ óc thiết kế tính toán của các cty đại gia Âu Mỹ (điển hình General Electric, Apple). Không thể nào chỉ trong vòng 20-25 năm mà TQ có thể tiến bằng những expertises quý báu của những cty công nghệ cao hàng đầu thế giới (nhiều cty có chiều dài lịch sử hơn 100 năm hoạt động).
TQ hiện giờ chỉ biết sử dụng đội quân gián điệp công nghiệp để ăn cắp tài liệu thiết kế kỹ thuật, hay cố tình nhái kiểu, bắt chước làm y chang thiết bị nhập từ ngoài. Trong kỹ nghệ xe hơi TQ thường bị tố cáo ăn cắp hình dáng các dòng xe đắt tiền Prestige (AUDI, BMW, MERCEDES) và bị các nước Âu Châu cấm cửa. Canada cũng bị thiệt hại không kém, nghe nói TQ sử dụng mánh khoé đặt hàng mua hai dàn máy làm giấy vĩ đại (dài cả trăm mét, thành giá không dưới 100 triệu US$). Nhưng khi nhận được dàn máy đầu tiên thì họ kiếm cớ hủy giao kèo dàn thứ hai. Họ tháo gỡ dàn máy kia để học tập bắt chước chế tạo y chang thành nhiều bản sao. Phải làm trong công nghiệp mới hiểu những thủ đoạn dơ bẩn này. Dẫu sao cứ mỗi lần TQ phóng phi thuyền hay hoả tiễn, thì ít nhất các đại gia Âu Mỹ cũng có phần hưởng lợi nhuận thì tại sao lại từ chối ? Nhưng không dễ gì TQ tiếp cận được hết mọi chi tiết kỹ thuật cao bí mật quân sự mà Ngũ Giác Đài kiểm soát gắt gao. Điển hình, chiếc hoả tiễn của Bắc Triều Tiên phóng hồi tháng Ba 2012 do TQ hỗ trợ ngân sách, kỹ thuật (hơn 3 tỷ US$) để gây thanh thế và gây náo loạn vùng biển Hoàng Hải, dường như đã bị HK sử dụng dàn súng LASER bắn rơi. Thất bại ê chề này làm Bình Nhưỡng ê mặt, cách chức viên tướng tổng tham mưu già, tạm thời ngậm miệng rút lui, và TQ bị bó buộc phải lộ diện là kẻ háo chiến ở Á Châu, và thế giới có cơ hội nhìn rõ sự thật hơn.
3)- TQ tiến bộ vượt bực về vật chất, quân sự, kinh tế, nhưng trên lĩnh vực chính trị xã hội (thượng tầng kiến trúc) họ vẫn còn lẹt đẹt hình thức phong kiến, độc đảng, độc tài. Hơn 1.3 tỷ dân TQ chưa hề được phép làm chủ thân phận, tiếng nói, tự do. Họ chưa hề có vinh dự tự tay cầm lá phiếu bầu lên người lãnh đạo chính danh đại diện thật cho họ. Tệ hơn nữa TQ đất rộng, đông dân, ngôn ngữ chưa đồng nhất (tiếng Quan Thoại ở TQ, tiếng Quảng Đông ở Hong Kong) và hàng trăm thứ tiếng “dialecte” còn chia năm sẻ bẩy nội tình TQ, chưa nói áp lực đòi độc lập của bốn vùng tự trị còn đang âm ỷ. Đó mới là mối ưu tư lo sợ hàng đầu trong lòng lãnh đạo TQ hiện nay. Tôi chưa đề cập đến những chuyện đấu đá nội bộ Đảng CS TQ qua hình ảnh Bạc Hy Lai mới đây. Do đó thiếu yếu tố DÂN CHỦ thì 1.3 tỷ dân sẽ biến thành một nồi nước sôi khổng lồ đang tạo áp xuất cao, sẽ nổ tung trong thời gian tới.
 Hãy thử nhìn qua lịch sử hình thành thể chế dân chủ của Hoa Kỳ thì rõ. Suốt hơn 200 năm đó HK đã trải qua nhiều biến động nội bộ, đi từ các triều đại dân chủ Washington cho đến ngày nay, rất nhiều lãnh tụ chính trị bị ám sát, chiến tranh Nam Bắc vì vấn đề giải phóng nô lệ da đen, rồi đến làn sóng biểu tình rầm rộ phản kháng chính sách kỳ thị chủng tộc (thập niên 60) với cái chết của lãnh tụ da đen Lucther King. Ngày nay Hoa Kỳ dám tự thay đổi tư duy, dám bầu lên một tổng thống da đen, để đại đa số dân lao động còn tin tưởng phần nào vào chính thể Pháp Trị, Tam Quyền Phân Lập, nhiều quốc gia khác đang tập tành noi gương. Thật tình mà nói thì HK không có giải pháp nào khác hơn DÂN CHỦ, vì hàng triệu người dân HK được phép mua súng ống, họ mà nổi dậy chống đối “độc tài, độc đảng, vô sản chuyên chế” thì nước Mỹ sẽ tan tành như xác pháo.
 Để sinh tồn và phát triển, TQ không đi ra ngoài quy luật tiến bộ này, càng chậm trễ đi tới dân chủ, thì khối ung thư “nổi loạn” càng phình to, càng giàu sang thì sự cách biệt giai cấp càng rõ nét, nguy cơ trở lại thời Đông Châu Liệt Quốc, hay Tam Quốc Chí chắc không xa. Thế nhưng, cơ chế “tư bản đỏ” trong lòng ĐCS TQ do nhiều vị tướng lãnh Quân Đội Nhân Dân đứng ra thành lập công ty đại gia, nắm chặt độc quyền mua bán địa ốc, đất đai, biến họ thành những chủ nhân ông giầu sụ nhất TQ (có thể sánh ngang hàng với các tỷ phú Âu Mỹ), họ không muốn dân chủ tý nào. Đó là phe “diều hâu” đang nuôi giấc mộng làm bá chủ thiên hạ, sẵn sàng khai thác triệt để tinh thần Đại Hán, chủ nghia yêu nước cực đoan của dân TQ, tuyên truyền “chiến tranh nhân dân” khiến cho nhiều quốc gia yêu chuộng hoà bình phải lo ngại hình ảnh một Đức quốc xã mới, đe doạ thế giới tự do. 
 4)- Hiện giờ bản chất hiếu chiến của TQ càng bộc lộ qua những diễn biến với Nhật, Phi, VN và Nam Hàn. Báo chí thế giới bắt đầu theo dõi chiến sự trên biển, thì TQ càng bị cô lập trên bình diện ngoại giao. Gọng kềm vô hình đang siết chặt bao vây TQ, điển hình:
 - Mặt trận ở mạn Tây: Miến Điện cải cách dân chủ hợp với một Ấn Độ đông dân không kém, kinh tế phát triển, nhưng quân sự càng tăng trưởng áp sát biên giới, cho thấy TQ mất ảnh hưởng quan trọng rồi;
 - Mặt trận Hoàng Hải (Bắc Triều Tiên): Sau cú bắn hoả tiễn bị thất bại ê chề (03/2012) khiến Bình Nhưỡng phải rút lui chiến thuật. HK lấy lại niềm tin với Đồng Minh. TQ đành phải đơn thân độc mã xuất hiện;
 - Mặt trận Tây Tạng và Nội Mông: Uy tín Ngài Đạt Lai Lạt Ma càng lên cao trong thế giới tự do, càng được Quốc Hội và tổng thống HK kính trọng như là lãnh tụ, thì TQ càng điên cuồng chống đối. Lý do là làn sóng biểu tình, tự thiêu của người dân Tây Tạng làm cho TQ bẽ mặt, chưa nói đến những khu tự trị khác, vấn đề dị biệt văn hoá ngôn ngữ, tín ngưỡng của đại đa số người Hồi Giáo đang ngấm ngầm bùng nổ. Bốn vùng tự trị này chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ và đại đa số dân TQ. Đó chính là mối ưu tư mất ăn mất ngủ của lãnh đạo ĐCS TQ;
 - Mặt trận Biển Đông với VN: Xem ra ở chỗ này TQ còn có cơ hội vẫy vùng phần nào, nhưng chưa hẳn thắng thế, vì lãnh đạo CS VN cứ nhùng nhằng chơi trò “đu dây đi hai hàng” với Nga và HK. Bên cạnh đó còn có Phi Luật Tân cũng đang khó chịu với TQ về tranh chấp trong bãi cạn san hô Scarborough, mà HK đã hứa chu cấp và nâng cấp hải quân Phi để giúp họ bảo vệ chủ quyền;
 - Mặt trận Trung Đông-Phi Châu: Sau màn kịch Cách Mạng Hoa Nhài nổi lên từ Tunisie (01/2011), lan rộng đến Ai Cập, Lybia …sắp đến Syria rồi Iran. Xem ra TQ càng ngày càng lép vế ở khu vực này, hàng chục triệu doanh nhân TQ (lớn bé, tiểu thương, đại gia, công nhân) đổ bộ lên lục địa da đen này từ hơn 10 năm qua, đầu tư cả trăm tỷ US$ vào các mỏ dầu hoả, nay đến lúc phải cuốn gói “hồi hương” vì bị hất cẳng. Hãy nghe ông tướng TQ Lưu Á Châu thổ lộ thì mới hiểu nỗi đắng cay, chua chát của TQ.
 Giờ đây công nghệ chế tạo xe hơi TQ mới phát triển được gần 10 năm, sắp xuất cảng sang Âu Mỹ để cạnh tranh (Made in China, giá rất rẻ), xem ra sắp phá sản đến nơi, vì hai lý do chinh:
 a)- Thiếu năng lượng: mất dầu hoả Trung Đông mất cơ hội làm bàn. Chỉ còn dầu hoả ở Biển Đông, tranh giành “ăn cướp cơm chim” với VN.
 b)- Kỹ thuật lạc hậu: Thế giới Âu Mỹ và Nhật đang sắp sửa tung ra thế hệ “xe hơi chạy điện” không còn lệ thuộc vào xăng dầu nữa. Mỗi ngày có thể lái xe đi làm trong vòng 100-200 km, tối về cắm điện charge lại bình ắc quy. Điệu này thì TQ chỉ còn xuất cảng xe hơi sang VN giá rẻ bèo để gỡ gạc mà thôi.
 Theo đánh giá của nhiều nhà kinh tế thế giới, tuy TQ đang nắm giữ một số tiền khổng lồ, chủ nợ của Mỹ và Âu Châu, nhưng viễn ảnh khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp tràn lan, nạn đói hoành hành hãy còn lởn vởn trước mắt vì tình trạng nhân mãn, không dễ gì giải quyết.
 Phe “diều hâu” TQ chỉ còn giải pháp tuyên truyền một chiều như thời Mao Trạch Đông xưa kia để vận động “chiến tranh nhân dân”, xua ngư dân ra biển làm tấm bình phong gây hấn, khiêu khích các nước láng giềng. Trong thời đại Internet này, hình thái chiến tranh cổ điển đó hết hiệu lực, vì theo thời gian dân chúng được tiếp cận sự thật, sẽ hiểu ngay thôi.
 Kết luận: Tình hình khẩn trương ở Thái Bình Dương này chỉ cho phép TQ hung hăng trong vòng 6 tuần lễ thôi. Đến khi 300 triệu dân Mỹ bầu lên xong một tổng thống xứng đáng, nội tình họ giải quyết xong, thì TQ sẽ không còn cơ hội làm bá chủ Á Châu …ngoại trừ Mỹ chịu lép vế để TQ chia thế giới thành hai vùng chiến lược kinh tế quân sự, đẩy Mỹ vào đường cùng, đe doạ hoà bình thế giới.
Lê Quốc Trinh (30/09/2012)

Hội nghị Trung Ương 6 khai mạc sớm bất thường

* Hội nghị Trung Ương 6 – Chiến trường cho các phe quyết ‘sống mái’

Danlambao – Lúc 13 giờ trưa nay, Thông Tấn Xã Việt Nam đột ngột loan tin về việc sáng 1/10/2012, Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa 6 khai mạc sớm bất thường. Trước đó, đã có nhiều nguồn tin rò rỉ cho biết hội nghị 6 sẽ diễn ra vào khoảng 15/10. Chính vì vậy, tin hội nghị quan trọng của Đảng khai mạc sớm bất thường, trước cả nửa tháng khiến dư luận hoàn toàn bất ngờ.
Trong phát biểu khai mào cho cuộc đấu đá sắp diễn ra, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng dường như đã có lời cảnh báo đối với các ủy viên mức độ nghiêm trọng của hội nghị. Ông Trọng nhấn mạnh đây sẽ là kỳ hội nghị trung ương Đảng họp dài ngày nhất, bàn về nhiều nội dung nhất.
Hội nghị Trung Ương 6 được hứa hẹn sẽ bàn về các vấn đề ‘Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược’. Nói rõ hơn thì đây sẽ là cuộc đấu đá, đổi chác để nắm giữ các vị trí chóp bu trong Đảng và Nhà nước. Chủ đề này được xem là nguyên nhân chính khiến các ủy viên được triệu tập sớm bất thường vào hôm nay.
Cũng trong lời phát biểu của mình, ông Trọng lạm dụng thêm nhiều màn xảo thuật ngôn từ để tránh nói đến các cuộc đấu đá chính trị ngày càng gay gắt trong Đảng. Ông Trọng khẳng định hội nghị lần này ‘chưa thể bàn về nhân sự quy hoạch cụ thể’ mà chỉ đưa ra tiêu chuẩn để lựa chọn các vị trí chóp bu.
Sau hàng loạt các phát biểu vô nghĩa đến mức ngớ ngẩn, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng trấn an các phe phái: vấn đề ‘quy hoạch cán bộ cấp chiến lược’ sẽ được thực hiện vào nhiệm kỳ tới, 2016-2012, và ‘các nhiệm kỳ tiếp theo’.
Trên thực tế, việc triệu tập hội nghị đột ngột cho thấy rõ phe phái trong Đảng quyết ‘sống mái’ với nhau ngay tại hội nghị lần này. Một số dự đoán cho rằng: nếu vấn đề ‘quy hoạch cán bộ cấp chiến lược’ diễn ra thuận lợi, khả năng một cuộc ‘đảo chính’ sẽ diễn ra ngay trong hội nghị 6 mà không cần chờ đến nhiệm kỳ tới vào năm 2016. Điều này khá hợp lý, vì đến năm 2016 thì Đảng Cộng Sản chắc gì còn tồn tại? Hội nghị dự kiến sẽ diễn ra nửa tháng, từ 1 đến 15/10, đủ thời gian cho các bên chuẩn bị tung chiêu, hình thành thế trận quyết ‘sống mái’ với nhau.
 
Trang Blog Cầu Nhật Tân nhanh chóng đưa tin kèm theo bình luận rằng : Hội nghị 6 bất thường lần này nhằm tránh lập lại vết xe đổ của Hội nghị 12 vào năm 2001, thời điểm mà Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu đã bị các đối thủ lật đổ.
Blog Cầu Nhật Tân cũng cho rằng việc triệu tập hội nghi đột ngột lần này là để tránh không cho ‘bàn tay vô hình’ có đủ thời gian tập hợp lực lượng, mua chuộc lá phiếu.
“Lệnh triệu tập các Ủy viên TƯ về ngay Hà Nội được phát ra khẩn cấp, nhiều Ủy viên Trung ương rất bị động và bất ngờ. Họ chỉ có đủ thời gian để sắp xếp việc đi lại. Hàng không VN đã được Văn phòng TƯ Đảng đề nghị thực hiện “nhiệm vụ chính trị” dành ưu tiên cao nhất cho các đại biểu TƯ về Hà Nội.
 
Đặc biệt, nhiều thành viên Chính phủ cũng bị bất ngờ. Hai trường hợp Ủy viên Trung ương là thành viên Chính phủ, trước đó, đã xin Bộ Chính trị đi công cán nước ngoài, nay bị “phanh” lại và buộc phải hủy lịch công tác đột ngột.
 
Việc tổ chức nơi ăn ở, làm việc và đi lại của các đại biểu cũng được bố trí và tính toán rất kỹ lưỡng nhằm tránh mọi bất trắc xảy ra trong thời gian Hội nghị cũng như đảm bảo các Ủy viên Trung ương có thể làm chủ ý kiến của mình”, Blog Cầu Nhật Tân cho biết.
Trong một bài phân tích mới đây trên Danlambao nói về diễn biến các cuộc chiến trong Đảng, tác giả Trần Phong cho biết: Trước hội nghị, liên minh ‘cung vua’ của TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi đến tận tay các ủy viên trung ương Đảng tập tài liệu nói về sự yếu kém và tham nhũng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tập tài liệu dày 313 trang giấy, khổ A4 do Tổng cục 2 bí mật in ấn. Những trang đầu tiên của tập tài liệu do đích thân TBT Nguyễn Phú Trọng viết lời mở đầu, kèm theo bút tích. Những trang cuối tập tài liệu là hình ảnh nhà thờ họ hoàng tráng của TT Nguyễn Tấn Dũng.
Chi tiết thêm về Hội nghị Trung ương hiện chưa được công khai, tuy nhiên mọi động thái rò rỉ ra bên ngoài sẽ được xem xét kỹ lưỡng.
* Trong một diễn biến khác, tối qua, 30/09/2012, đài truyền hình Quốc gia Việt Nam (VTV) tiếp tục đăng một bài phóng sự vu cáo Danlambao và các trang blog chính trị. Đây là lần thứ 3 VTV tổ chức đấu tố Danlambao.
Phóng sự tối 30/09 không có gì đặc biệt, ngoài việc lần này hình ảnh trang nhà Dân Làm Báo được công khai xuất hiện trước 90 triệu dân Việt Nam. Điều đáng nói là đoạn phóng sự được phát rộng rãi trước khi Hội nghị 6 diễn ra chỉ 12 tiếng đồng hồ.
Quảng cáo không công? Hay thủ đoạn đấu tố, vu khống để lập công dâng Đảng chăng?

HỘI NGHỊ TƯ6 ĐÃ KHAI MẠC SÁNG NAY TRONG ĐƯỜNG ĐỘT VÀ BẤT NGỜ

Trước nhiều diễn biến phức tạp nội bộ cần giải quyết và đối phó khẩn cấp, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã đột ngột quyết định triệu tập khẩn cấp Hội nghị TƯ6 khóa XI. Sáng nay, 1/10/2012, Hội nghị đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết, trong lịch sử Đảng CSVN, chưa Hội nghị Trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài như Hội nghị lần này. Tất cả các vấn đề bàn và quyết định đều rất quan trọng và cực kỳ phức tạp. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước. Dự kiến, Hội nghị sẽ kéo dài đến hết 16/10/2012.
Trái với những sắp xếp đã thông báo trước đây, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, Khoá XI, đã được triệu tập khẩn cấp và khai mạc sáng ngày 1/10/2012 tại Hà Nội. Tính chất khẩn cấp của Hội nghị này không chỉ bất ngờ đối với nhân dân mà chúng tôi được biết nhiều vị Ủy viên Trung ương cũng bất ngờ không kém và chỉ biết trước chưa đầy 24h – đủ thời gian để sắp xếp phương tiện đi dự Hội nghị.
Ngay sau Hội nghị Bộ Chính trị vừa qua (27/9/2012), mọi tin tức của Đảng phát ra vẫn khẳng định Hội nghị TƯ6 họp sớm nhất cũng vào 16/10/2012 và mọi quyết định lớn về nhân sự cao cấp nhất sẽ do Hội nghị toàn thể của Trung ương Đảng định đoạt trên nguyên tắc tập trung dân chủ.
Việc triệu tập khẩn cấp Hội nghị TƯ6 thể hiện tư duy sáng suốt và bề dày thực tiễn cách mạng
Bộ Chính trị mà đứng đầu là Tổng Bí thư ý thức rất rõ sức mạnh ghê gớm của “bàn tay vô hình”. Bàn tay này, nếu có đủ thời gian sẽ có thể hăm dọa, thuyết phục, dùng đô-la, vàng, gái đẹp mua đứt gần như toàn bộ Trung ương. Như vậy, việc bỏ phiếu trong Hội nghị toàn thể sẽ trở thành con dao hai lưỡi.
Việc bỏ phiếu thông qua Nghị quyết mở rộng Hà Nội là minh chứng rõ rệt. Xa hơn nữa, “Hội nghị Trung ương 12″ khóa VIII ngày 17/4/2001 (thực ra là Hội nghị lật đổ đồng chí TBT Lê Khả Phiêu) là ví dụ hùng hồn thứ hai chứng minh thất bại do không làm chủ thời gian trong các Hội nghị TƯ quyết định nhiều công việc trọng đại.
Trước và ngay sau Hội nghị Bộ Chính trị hôm 27/9/2012 vừa qua, “bàn tay vô hình” đã khởi động bộ máy lông lá để tiếp cận các Ủy viên Trung ương nhằm vận động, mua phiếu, tạo ảnh hưởng. Thời gian lúc này thực sự là vàng với các bên.
Nếu “bàn tay vô hình” có đủ thời gian để “nắm” đa số Trung ương trước Hội nghị, thì Hội nghị này sẽ là sàn đấu để “bàn tay vô hình” đánh gục các đối thủ. “Hội nghị TƯ12″ khóa VIII (Hội nghị lật đổ) đã chứng kiến những giọt nước mắt thất bại, cay đắng, đầy tức tưởi của người đứng đầu Đảng CSVN lúc đó – đồng chí Lê Khả Phiêu.
Thực tiễn cho thấy đồng chí TBT Lê Khả Phiêu đã quá chủ quan, khinh xuất, ỷ lại sức mạnh của A10 với Kế hoạch 234, của Báo cáo 751/BCKTTW mà đồng chí quên rằng chính đồng chí đã cho phe “đối lập” có dư thời gian tập hợp lực lượng. Để rồi lực lượng “đối lập” đã mua chuộc và khiến chính đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị thân cận nhất của Tổng Bí thư “tự diễn biến”, sau đó cùng hạ gục đồng chí Phiêu trong một cuộc “đánh hội đồng” dưới cái tên “Hội nghị Trung ương 12″ diễn ra ngay trước khi khai mạc Đại Hội Đảng 9 chỉ đúng 2 ngày (17/4/2001). Mặc dù trước đó, Bộ Chính trị đã tán thành với phương án để đồng chí Phiêu làm Tổng Bí thư đến hết 2005.
Truớc các diễn biến đầy nguy hiểm, rút kinh nghiệm xương máu trong lịch sử Đảng CSVN, lần này, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước đã quyết định không cho “bàn tay vô hình” có đủ thời gian để tập hợp lực lượng, để tác oai tác quái, để mua chuộc và gây ảnh hưởng trong Trung ương.
Lệnh triệu tập các Ủy viên TƯ về ngay Hà Nội được phát ra khẩn cấp, nhiều Ủy viên Trung ương rất bị động và bất ngờ. Họ chỉ có đủ thời gian để sắp xếp việc đi lại. Hàng không VN đã được Văn phòng TƯ Đảng đề nghị thực hiện “nhiệm vụ chính trị ” dành ưu tiên cao nhất cho các đại biểu TƯ về Hà Nội.
Nhiều Bí thư tỉnh ủy về Hà Nội họp gấp, không kịp mang ngay theo thư ký giúp việc. Nhiều Bộ trưởng  tại Hà Nội phải thay đổi gấp lịch làm việc do khối Văn phòng lập từ thứ Sáu tuần trước để dành trọn thời gian họp Trung ương. Đặc biệt, hai trường hợp Ủy viên Trung ương là thành viên Chính phủ, trước đó, đã xin Bộ Chính trị đi công cán nước ngoài, nay bị “phanh” lại và buộc phải hủy lịch công tác đột ngột.
Một cán bộ lão thành từng công tác lâu năm tại Văn phòng Trung ương Đảng phải thốt lên: “năm 69 (Chủ tịch HCM mất) mọi thứ cũng không đến mức gấp gáp như thế này”.
Việc tổ chức nơi ăn ở, làm việc và đi lại của các đại biểu cũng được bố trí và tính toán rất kỹ lưỡng nhằm tránh mọi bất trắc xảy ra trong thời gian Hội nghị cũng như đảm bảo các Ủy viên Trung ương có thể làm chủ ý kiến của mình.
Hội nghị TƯ 6 sẽ dành thời gian thảo luận, cho ý kiến về quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước; Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về xây dựng Đảng và một số vấn đề quan trọng khác.
Tuy nhiên, trong lời khai mạc, Tổng Bí thư vẫn “ngọa hổ tàng long” nói: “chưa quy hoạch nhân sự cụ thể trong Hội nghị này”.
Hội nghị cũng sẽ  thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo, đề  án liên quan: Tình hình kinh tế-xã hội năm 2012, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; chính sách pháp luật về đất đai; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; phát triển khoa học và công nghệ.
http://caunhattan.net/2012/10/01/cuc-nong-hoi-nghi-tu6-da-bat-ngo-khai-mac-sang-nay/

Ai biệt ly ải địa đầu Tổ quốc

Huỳnh Tâm (Danlambao)“… Súng cối xạ như mưa vào Bản làng, Xã thôn, thị trấn Việt Nam, dân quân Việt Nam chết không kịp đem đi chôn, đến ba ngày sau quân đội CSVN mới phản pháo, thì toàn diện biên giới đã định chiến thắng nghiêng về Trung Quốc…” 
Mấy ngày qua tôi đã viết khá nhiều điều tại biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Nếu tôi không nói, e rằng tôi mắc kẹt cổ họng, tuy nhiên còn những chuyện liên quan khác chưa thấu cùng.
Trong khi chờ đợi bạn bè từ khắp nơi tụ hội về “Dòng nhà làng”. Tôi cùng anh Minh tranh thủ đi lên biên giới hướng Tây Vân Nam, đối diện Lai Châu. Cuộc hành trình quá gian nan, cả thân người đã đến lúc khắc khoải cũng phải đi đến “Tây Hành làng”, nơi ở của gia đình anh chị Cao Dũng – Chỉ Hồng.
Chúng tôi không ngờ đường xa vời vợi di chuyển bằng nhiều phương tiện nào xe ngựa thồ, chuyển qua xe vận tải, đến tàu hỏa cuối cùng xe đạp. Tôi đã mất một ngày, một đêm ăn ngủ không yên. Hôm nay ngày thứ hai mới dừng chân trên đỉnh đầu núi, chiêm ngưỡng ải đầu Tổ quốc, thấy một ranh giới trên 10km chiều ngang, còn chiều dài vô tận. Nếu tính tại biên giới ải đầu Lai Châu Việt Nam đối diện với biên giới phía Tây Vân Nam Trung Quốc, mới thấy Việt Nam bị mất 30.670 Km2, một giải đất chiến lược rộng lớn nay Trung Quốc chiếm lấy của Việt Nam vào ngày 17 tháng 2 năm 1979. Đến ngày 19/2/1979 toàn quân binh Trung Quốc đồng tiến quân vào các tỉnh biên giới Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Theo giới truyền thông Phương Tây loan tải: “Chiến tranh Đông Dương lần thứ 3, Việt Nam rộng rãi tặng không cho Trung Quốc một biên giới bốn bề bát ngát, hứa hẹn tương lai kinh tế Đông Dương”. 
Đỉnh dãy núi Pu Si Lung biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Ảnh: La Minh
Từ xa có năm người dân thiểu số đi ngược chiều, anh Minh hỏi bằng tiếng Hoa:
- Quý anh chị có thể cho chúng tôi biết, địa danh nơi này nơi này được không?
Họ trả lời bằng tiếng Việt:
- Các ông nói cái gì?
Anh Minh mừng quá đáp:
- Quý anh chị có thể cho chúng tôi biết nơi này là đâu và còn bao nhiêu km nữa đến Tây Hành làng?
- Đây là đỉnh núi Pu Si Lung, còn 3km nữa đến làng.
- Cảm ơn quý anh chị nhiều, quý anh chị có phải là người làng không?
Họ chỉ gật đầu thay cho lời nói (đúng rồi) chúng tôi cảm ơn một lần nữa, và chào nhau chia tay.
Chúng tôi đứng trên đỉnh dãy núi Pu Si Lung độ cao 3.770m, nhìn về quê hương đất nước thân yêu, từ hàng rào bãi mìn bình địa cho đến tận xa mờ, bên ấy huyện Mường Tè nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lai Châu, nằm trên biên giới giữa Việt Nam-Trung Quốc, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc, phía Tây và phía Nam huyện Mường Tè giáp huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên VN, phía Đông Mường Tè là huyện Sìn Hồ cách thị xã Lai Châu 60km về hướng Tây… nhìn xuống thung lũng thấy các sông Đà, sông Nậm Ma, sông Nậm Cúm, sông Nậm Nhé, thuộc hai hệ thống sông Hồng và sông Mê Kông như những tấm vải lụa trắng vĩ đại chưa bao giờ thấy trong đời.
Vùng trời ở đây nhiều sương mù và lành lạnh càng thôi thúc lòng ray rức không yên cho Tổ-quốc, có đi xa mới biết quê hưng xứ sở mình đẹp. Thật vậy, dù thế giới mênh mông giàu và đẹp nhưng không nơi đâu đẹp bằng quê hương của mình có lũy tre, những giòng sông, ruộng nương hương thơm của lúa và đất chung một đặc thù riêng của nó. Ngặt vì đời sống, quá khắc nghiệt độc trị của chế độ đảng Cộng Sản Việt Nam, người dân không ở được phải đi tìm tự do, bỏ sinh xứ để tìm sinh cư quê hương người. Mai này con của chúng tôi nếu có suy tư về quê hương cũng không khác nào một nhạc phẩm “Viễn Khúc Việt Nam” của Nhạc sĩ Hàn Lệ Nhân:
Tuy đi cùng anh Minh nhưng cảm tưởng của tôi không khác kẻ bị lạc đường, đứng nơi này đơn độc, lòng bâng quơ tự hỏi mai sau lịch sử Việt Nam có nhớ địa giới lãnh thổ đã diễn biến chiến tranh cái ngày 17 tháng 2 năm 1979 này không? Hy vọng thế hệ mai sau sẽ phán xét phân minh đối với thời đảng Cộng Sản Việt Nam, về tội thông đồng bán ải đầu Tổ-quốc bằng cách lập ra chiến tranh có thương lượng, qua giá cả đã đồng thuận trước của hai đảng Cộng Sản Việt Nam-Trung Quốc.
Một cuộc chiến long trời chuyển đất, thế mà toàn dân Việt Nam nào hay biết, càng không có một thông tin nào từ đảng CSVN đích thân loan truyền, chỉ thoáng qua lờ mờ tin đồn của người dân: “Có cuộc chiến tranh giữa Việt Nam-Trung Quốc vào năm 1979″, chỉ thế thôi ngoài ra không có tin gì khác! Càng không hình dung được biên giới đã mất hay còn bao nhiêu, càng không hy vọng đảng CSVN tiến quân đánh Trung Quốc chạy dài bỏ thành Vân Nam và thành Quảng Tây. Mãi cho đến nay, toàn dân chưa hề nghe nhà nước CSVN chính thức công bố lãnh thổ biên giới! Cũng có thể đảng CSVN hoàn toàn thờ ơ sự ra đi vĩnh viễn một phần ải đầu Tổ quốc Việt Nam, hay lý do khác vì sự sống còn của đảng CSVN.
Tuy nhiên, hồn thiêng sông núi của Tổ quốc Việt Nam không bỏ qua sự kiện nào có liên quan đến lãnh thổ biên giới vào năm 1979. Dân tộc nào cũng có linh hồn sống luôn khằng sâu vào ký ức lịch sử, như thời nhà Mạc, nhà Hồ đã trải qua vạn đại, thiên thu thế mà vẫn lưu truyền nhiều thế hệ, luôn phê phán chế độ ấy từng ngày.
Tôi đứng trên núi Pu Si Lung mà hồn phi lạc phách, đến khi anh Minh đưa tay vịn vào vai tôi, lay mạnh nói:
- Chúng ta đi sớm về sớm, Tâm đứng ở đây đã hơn giờ rồi.
Tôi trở lại với con người thực, âm thầm ngồi lên yên sau xe đạp, một tay ôm hông của anh Mình, xe đổ xuống đèo, rồi rẽ theo hướng “Tây Hành làng”.
Người dân trên đường về “Tây Hành làng” Ảnh: La Minh
Chúng tôi tìm được nhà anh Cao Dũng, lúc này anh Dũng đang bị rét rừng, còn chị Nguyễn Chỉ Hồng cùng mấy cháu đi lao động chiều mới về, anh Dũng không chần chờ bảo:
- Các bạn hãy theo tôi đi trình giấy tờ, vì ở nơi này mất an ninh, dân quân biên phòng cứ vài ngày đến làng kiểm tra hộ khẩu một lần, đôi khi kiểm tra đột xuất.
Chúng tôi chào ông chủ làng, rồi tự động trình giấy tờ, anh Minh trình giấy trước, do sở di trú Vân Nam cấp, chứng nhận người Việt tị nạn tại “Dòng nhà làng”, đặc biệt ông ta nhìn thẻ ID của tôi, tay bóp cong vòng thẻ rồi thả ra kêu một tiếng tạch, mắt nhìn chăm chú một hồi lâu và nhìn mặt nhận diện tôi, có ý vạch lông tìm vết trong thẻ ID, ông ta đã ngờ vực nhưng không thể quả quyết ID giả, tôi điềm tỉnh thưa:
- Thưa ông chủ làng, thẻ ID của tôi rất mới vì ra làng ba tháng trước, cách đây vài ngày sở di trú mới cấp thẻ, trên tay cầm thẻ ID, tôi liền đi thăm anh Minh, rồi nhờ anh Minh hướng dẫn đi thăm anh Dũng chị Hồng. À thưa ông, hình như tôi còn một photocopy giấy tị nạn cũ, tôi đưa ông để tiện kiểm minh.
Ông chủ làng cười nói:
- Thôi được.
Ông ta cầm cây bút viết, ghi tên anh Minh và tên tôi vào sổ tạm trú, ông hỏi tiếp:
- Thế thì hai anh ở đây bao lâu để tôi báo cho an ninh.
- Thưa, chỉ một đêm nay thôi.
Ông ta đưa lại giấy tờ và thẻ ID, nói tiếp:
- Chúng ta là người Việt Nam cả, tôi không phải làm khó quý anh, ngặt dân quân biên phòng, bọn chúng người Trung Quốc hay chú ý an ninh làng này, xin hai anh cảm thông.
Tôi lấy lại bình tĩnh thưa:
- Dạ thưa ông, chúng tôi chỉ ở một đêm thôi ạ, sáng mai phải trở về, không ở lâu được vì bận chuyện nhà, tôi nhớ anh chị Dũng đã tám năm không gặp, nay có dịp đi thăm. Thưa ông chủ làng, nhân tiện mời ông một đêm chung vui với anh em chúng tôi. Hy vọng ông chấp nhận đề nghị chân thành này, chúng ta là người Việt Nam không nên từ chối.
Ông chủ làng dù có khó tính đến mấy, khi nghe hai tiếng Việt Nam cũng mềm lòng cảm động, ông còn chần chờ, tôi hỏi tiếp:
- Thưa ông chủ làng chấp nhận nhé, chúng ta là người Việt Nam sống ở xứ người xem tình lớn hơn mọi thứ, dù mới sơ giao xem như thân, chúng ta nhận nhau tình người vì nó là một thứ tình thiêng liêng nó biết gắn bó và hy sinh cho nhau.
Ông chủ làng gật đầu liên hồi, nói:
- Tôi đồng ý, nhưng mấy giờ tôi đến?
Anh Dũng đáp:
- Anh Tùng đến lúc nào cũng được.
Ông chủ làng tên Tùng, thấy thân thể của ông ta quá cằn cõi, có thể hơn tôi một con giáp, liền nói:
- Xin lỗi, cho tôi gọi bằng chú Tùng nhé. Thưa chú, chúng ta cùng nhau về nhà anh Dũng ngay bây giờ không thể để mất thời gian vì sáng mai tám giờ tôi phải đi về, tôi thấy anh chị Dũng và các cháu bình yên là toại nguyện lắm rồi.
Ông Tùng đồng ý đi theo chúng tôi về nhà anh Dũng, cũng may chị Hồng và mấy cháu đã về nhà, sớm hơn mọi khi, chị Hồng vừa thấy tôi là òa ra khóc và hối cháu lớn đi mua năm lít rượu về đãi khách, còn chị Hồng vội vã làm một lúc hai con gà. Tôi để ý thấy chị Hồng làm thịt hai con gà, tiếng khóc thút thít của chị từ bếp vọng lên, âm thanh như oán trách cuộc đời.
Tôi giới thiệu anh Minh để anh Dũng quen biết và ngược lại:
- Thưa, anh Dũng nguyên là Giáo sư trường Trí Đức tọa lạc đường Cao Thắng trước chùa Tam Tông Miếu, quận Hai Sài Gòn, còn chị Hồng là một trong những hoa khôi của trường Gia Long, sau hè năm ấy chị chuẩn bị thi vào trường Y, tức thì ông Dũng đáp đến gắp chị Hồng ra khỏi gia đình, tình duyên của anh chị Dũng-Hồng do chị Phương của tôi làm bà mai, trong đó tôi cũng có một ít phần mai mối, vì tôi làm nhân viên Bưu điện cho mấy người lớn, hồi đó tôi ngu lắm, phải chi mình xem thư của họ để biết họ nói những gì, lúc đầu gia đình chị Hồng không chấp nhận, anh Dũng đòi chết trước nhà, bố mẹ chị Hồng sợ quá gả cho, thế là ngày tân hôn hai họ linh đình, bởi thế chị Hồng xem tôi như em ruột.
Đương nhiên trong thâm tâm anh Dũng chị Hồng và anh Minh thừa biết hiện nay tôi không thuộc diện thê thảm, ông Tùng thấy chúng tôi tình trước sau chân thực, ông cũng thổ lộ riêng tư đời mình:
- Thì ra các bạn đều là người Sài Thành cùng quê tôi, nhà tôi ở đường Nguyễn Công Trứ, học trường Bồ Đề hết trung học vào Văn Khoa, đến năm thứ hai theo tiếng gọi ra bưng tham gia MTGPMN, sau khi kết nạp vào đảng, tôi nhận công tác Ban Hoa Kiều, quân hàm cuối cùng Thiếu tá, người Hoa Chợ Lớn thường gọi tôi là Thiếu tá Tùng, tên thực Trương Hoán Tùng, cuối năm 1977 đảng điều tôi phụ trách chuyển một cánh Hoa Kiều Chợ Lớn đi Trung Quốc theo hướng Lai Châu. Hài hước nhất khi qua biên giới Trung Quốc họ xem tôi là người Việt Nam không có liên hệ gì với đất nước Trung Quốc, từ đó tôi trở thành người Việt tị nạn trên đất Trung Quốc như mọi người khác, tôi tự hiểu đảng CSVN đã có quyết định từ chối thành tích của tôi và cho tôi là người Hoa không trọng dụng nữa, họ chọn phương thức bí mật sa thải, giao công tác đi Trung Quốc.
Đại thể người Việt gốc Hoa có những nổi khổ riêng biệt, nhưng nào ai biết thân phận của tôi còn khổ hơn họ ngàn lần về gốc tịch, đến nay cũng chưa có ID chứ đừng nói đến giấy cư trú tạm thời, còn thẻ chứng minh thư nhân dân thì xa vời, đời người của tôi phải trả một giá quá đắt đỏ.
Xưa nay chữ Kiều dưới mắt thiên hạ xem thường, khi ấy Kiều rất trong sạch nào ai biết. Hoa Kiều, Việt Kiều, Cầu (Kiều) kể cả Kiều cụ Nguyễn Du lắm gian truân, từ đó tôi thề không đội trời chung với hai đảng CSVN và TQ. Đến nay cũng chưa dung tha tôi, họ tiếp tục ép làm chủ làng và làm nhân viên “hỗ trợ”. Tuy tôi có làm việc cho họ nhưng chưa bao giờ hại ai, cũng chưa tống tiền của ai ở trong làng này. Thực tế hơn, nếu tôi muốn có nhiều tiền chỉ cần đếm từng cột mộ bia trong nghĩa trang của làng, tôi vốn độc thân cho nên không cần tiền, có nó để làm gì chứ, hồi chiều chỉ cần nói lên một tiếng thẻ ID của chú em là giả, thế là kiếm được một bao thư nhẹ rồi, nhưng nếu biết là giả tôi vẫn bỏ qua, tôi chỉ muốn hú tim để chú em tứa trong quần thôi, thực ra một chuyên viên thẩm định như tôi, muốn nói giả hay thực cũng không khó lắm đâu.
Câu chuyện của ông Tùng đang ngon trớn, dĩa lòng gà bưng lên, rất nóng hổi, hương vị thơm, thế là cắt đứt đoạn phim hay, mà tôi muốn gom hết bỏ vào lòng. Chúng tôi mời nhau, nâng cao ly rượu, chúc sức khỏe, gặp nhau là duyên hay nợ, cũng hết lòng uống cạn ly rượu nồng.
“Tây Hành làng” trên dãy núi Pu Si Lung. Ảnh: La Minh
Rượu vào lời ra, ông Tùng nói tiếp:
- Trương Hoán Tùng tôi, muốn kết nghĩa với mấy chú, từ nay xem nhau là Huynh-đệ, xin hỏi mấy chú có tiếp nhận đề nghị đại ca này không?
Anh Dũng thay mặt chúng tôi đồng ý so tuổi tác và xưng hô vai vế, có thế mới biết anh Tùng lớn hơn anh Dũng ba tuổi, hơn anh Minh và tôi tám tuổi.
Tôi nói đùa:
- Thưa, Tùng đại huynh, huynh đệ chúng ta có cần hương khói kết nghĩa như huynh đệ Vườn Đào không?
Anh Tùng cao hứng nói:
- Ở đây là núi rừng, còn linh thiêng hơn Vườn Đào, nhớ rằng núi rừng của Tổ quốc Việt Nam, chứ không phải núi rừng của bọn bành trướng Bắc Kinh.
Anh Minh hỏi:
- Thưa huynh, dân số trong làng có bao nhiêu người và có người thiểu số không?
- Dân số trong làng hiện nay 2.378 người, gồm cả dân tộc thiểu số như nhóm Tạng, nhóm Tày Thái, nhóm Mông Đảo, nhóm Ka đai, nhóm Hán… cách đây 3 năm có trên 10.500 người thiểu số trong làng.
Rượu châm ly đầy, tiếng nói mỗi lúc cao hứng, lòng chân thực hiện ra, oan cừu tận cõi lòng trào theo men rượu. Anh Tùng thở ra một hơi dài rồi nói:
- Quý đệ có biết không, đảng CS Trung Quốc ồn ào lắm, nó công bố nhiều báo cáo, tưởng rằng: “Việt Nam chư hầu tốt, đảng CSVN phải biết thế nào là phân chia biên giới đất liền, kể từ núi cũ “Tashan” trong hiệp ước Thiên Tân không còn giá trị, nên trả lại cho Trung Quốc, hôm nay nhà nước ta xử lý biên giới đất liền trên bộ và ngày mai biển Đông, nhất địch VN chưa hầu phải trao cho ta, chiếu theo khâm định của Hồ Chí Minh trao đổi với Mao chủ tịch tại Vân Nam”.
Anh Tùng hớp liền hai ngụm rượu nói tiếp:
- Quý đệ có biết không, ngu huynh có gặp một quân nhân biên phòng của bọn ma bành trướng, nó cho biết “Đỉnh núi Cũ đã bị quân Trung Quốc chiếm lĩnh, nay đã nằm sâu trong nội địa Trung Quốc”, huynh rất là hận, bởi huynh đã đi qua nơi này, thấy cảnh thực vật nguyên vẹn vẫn còn rợp âm, hoa rừng tỏa hương ngát khắp nơi, ánh sáng mặt trời rót nghiêng đếm được từng gốc cây cổ thụ, thế mà núi này vô cớ đạn pháo cạo trọc đầu, lại thuộc vào tay Trung Quốc, nói một cách khác đảng CSVN táng tận lương tâm bỏ rơi núi cao một chiến lược quan trọng của biên giới Bắc cao nguyên.
Tin tức ở biên giới ngu huynh biết khá nhiều và chính xác. Có một cựu dân quân ở gần núi Cũ, trước kia sống trong làng, cho biết: “Núi Cũ bị mất, đảng CSVN phải chịu trách nhiệm, người dân ở địa phương núi Cũ có ý chí bảo vệ lãnh thổ cho đất nước, nhưng dân quân rơi vào trường hợp thế cô, có tinh thần chống giặc mà không có sức thì làm thế nào để cố thủ núi Cũ, trong khi ấy tin đồn dãi núi Cũ này đã ký bán cho Trung Quốc hơn hai mươi năm trước. Bởi thế núi Cũ có nhiều hiện tượng lạ, người dân ở đây tự nhiên có kẻ đến thăm và tiện cấp quốc tịch Trung Quốc, thực sự tôi khó hiểu đảng CSVN”. 
Chị Hồng bưng lên một mâm lớn, nào là cơm gà, thịt gà luộc, cháo gà và bổ túc thêm lòng gà, thơm phức cả nhà, lúc này chị Hồng và các cháu cùng ngồi trệt dưới phên tre với chúng tôi, tạm gọi là bàn cơm, cả nhà hạnh phúc. Riêng tôi và anh Minh cả ngày chưa bỏ vào bụng một thứ gì cả, chỉ uống nước thay cho cao lương mỹ vị, thế mà vẫn thích nghe anh Tùng nói chuyện người Hoa kiều biên giới.
Chị Hồng tuy ở núi rừng vẫn cho ra ngón nghề, chị táo Sài Gòn năm xưa, trong thực đơn gà tuyệt vời này, gồm mùi vị gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau, chị lấy muối pha với đường màu làm ra nước mắm rất hợp khẩu vị, đúng là người phụ nữ Việt Nam đem theo hương vị quê hương, tôi ăn ngon miệng gợi chuyện:
- Thưa chị Hồng, hồi nãy thấy chị làm thịt hai con gà, em nghe tiếng khóc của chị làm lễ phóng sinh có phải không?
Chị cười và nói:
- Cậu mầy lúc nào cũng đùa được, khóc vì thấy cậu, nhớ nhà chứ ai nào khóc tiếc hai con gà, thân chị theo anh chẳng tiếc, gặp em chị làm thịt hai con gà có xá chi nào.
Tôi khuyên chị Hồng:
- Thưa chị, chị đã đem theo cái nhà Dũng và mấy cháu, hạnh phúc hơn cái nhà trên mãnh đất chào đời, mãnh đất sinh cư chị tìm tương lai cho mấy cháu. Chị tạm lờ nó đi, sẽ có ngày đất nước trở mình, người dân có quyền sống tự do dân chủ, xã hội đa nguyên lúc ấy tha hồ chị nhớ.
Anh Dũng xoay mặt qua hướng anh Tùng hỏi:
- Thưa anh Tùng, hồi chiều anh có nói, anh ở đường Nguyễn Công Trứ quận 2 Sài Gòn, thế thì em xin mô tả để anh nghe cho vui.
Anh Tùng hỏi lại:
- Huynh đã sống và lớn lên trên đường Nguyễn Công Trứ đương nhiên đệ không biết bằng huynh.
Anh Dũng liền kể:
- Đường NCTrứ không dài, đầu đường đối diện với đường Hàm Nghi, cuối đường đối diện chợ Nguyễn Thái Học và đường nối dài Cô Giang. Trên đường Nguyễn Công Trứ có những đường khác vắt ngang qua như đường Tôn Thất Đạm, Pasteur, Công Lý, Phó Đức Chính, Calmette, Ký Con và Yersin. Người ta nói đường Nguyễn Công Trứ là Chợ Lớn nhỏ, người dân sinh hoạt tấp nập đêm cũng như ngày, nhờ hai chợ cung cấp sỉ cho tất cả chợ ở Sài Gòn và chợ lân cận, như chợ Nguyễn Thái Học cung cấp thực phẩm, chợ Cầu Muối cung cấp thủy sản nước mặn, nước ngọt.
Trên đường Nguyễn Công Trứ có hai chợ khác như khu Dân Sinh mua bán vải và khu phố cầm đồ của Công ty Hui Bon Hoa (Chú Hỏa), ngoài ra còn có khu nhà kho Chú Hỏa, đặc biệt trên đường này có 1.752 căn nhà phố của Công ty Hui Bon Hoa. Vậy nếu anh Tùng là người Hoa thì ở trong khu phố cầm đồ, còn nạc mỡ thì ở hẻm gần nhà Họa sĩ Tú Duyên, còn người Việt thì ở nhà hẻm sau lưng các khu phố và nhà sàn mé sông đường Bến Chương Dương. Một đặc biệt khác người dân ở đây khoái ăn khuya, những cửa hàng bán khuya không thiếu một thực đơn nào, còn một đặc thù khác, mỗi năm sau lưng khu Dân Sinh tổ chức hát Hồ Quản ba lần vào dịp Tết Nguyên đán, ngày lễ hội chùa Ông, chùa Bà và ngày lễ Thanh Minh.
Trường Bồ Đề bên hông đường Nguyễn Công Trứ, em có dạy học ở trường này hai năm, bởi thế em rất thú vị khi nói đến đường NCTrứ.
Quả nhiên anh Dũng kéo anh Tùng vào tình cảm, anh Tùng có vẻ thán phục trí nhớ và vốn sống trên đường NCTrứ v.v…
Tôi đi đường xa quá thân người khắc khoải, gặp anh chị Dũng thân thương, cơm bưng rượu rót no đầy, cũng đến lúc đôi màng mắt khép lại, dù muốn mở ra cũng không còn sức, đành bỏ mặc mọi người nói chuyên đời xưa nay, anh Dũng dìu tôi đến vạt giường tre nằm xuống đi luôn đến bảy giờ sáng.
Vừa mở mắt ra thấy cả nhà và anh Minh đang chuẩn bị ăn sáng, một lúc sau anh Tùng cũng có mặt, đúng tám giờ chúng tôi hồi loan, trước khi tạm biệt, tôi trao cho cháu lớn một bao thư bảo:
- Đây là mảnh bằng cậu trao cho cháu, cậu hy vọng tương lai ở nơi cháu.
- Chúng cháu nhớ ơn cậu.
Chị Hồng vui mừng nói:
- Nhờ cậu mà anh Dũng hết bệnh, cảm ơn ông thầy lang bâm.
- Khi nào anh Dũng bệnh thì chị cho ăn gà là hết liền, chính chị mới là bà thầy của anh đó ạ.
Cả nhà và khách đồng cười, chúng tôi chào nhau tạm biệt, chị Hồng lại khóc, đôi mắt đỏ hoe nói:
- Cậu phải hứa, một năm đến đây hai lần, chị sẽ hết khóc.
- Dạ em hứa, chào hẹn gặp lại…
Anh Dũng và anh Tùng đưa chúng tôi đi một khoản đường dài, đến lưng dãy núi Pu Si Lung chúng tôi dừng xe đạp lại để nghỉ chân, anh Tùng đưa tay lên chỉ về phía trước nói:
- Quý đệ có biết không, bên kia là mồ lạng tập thể trên 730 người dân Việt mình đó, còn nữa phía trái là mồ lạng trên 823 quân nhân Việt Nam, chính chúng anh an táng cho họ, những ngày chiến tranh ở đây bi thương vô cùng. Anh còn nhớ tối hôm đó chưa có đạn pháo, cả đoàn người của anh còn danh nghĩa Hoa Kiều, sáng hôm sau chúng anh được danh nghĩa Việt kiều tị nạn trên đất Trung Quốc, đó là giờ phút huynh chán chường nhất, vì đảng CSVN bán đứng chúng anh cho Trung Quốc!
Quân đội Trung Quốc dẫn cả đoàn người chúng anh đến một con sông nhỏ, thông qua núi Cũ. Họ lập danh sách và tuyên bố: “Kể từ lúc này các người tạm trú trên phần đất biên giới của Trung Quốc, sẽ được chăm sóc tử tế và cấp giấy tị nạn”. 
Tiếp theo mọi diễn biến trong cuộc chiến tranh tại biên giới rất khủng khiếp, đảng CS Trung Quốc chiếm một phần biên giới lãnh thổ rộng lớn của Việt Nam và báo chí Trung Quốc loan tin đổi trắng thay đen, nhà nước Trung Quốc khoáy động hận thù dân tộc, cho rằng Việt Nam khởi động chiến tranh trước, sau đó Trung Quốc mới tự vệ, cùng lúc đảng CS Trung Quốc sung công trên bốn trăm ngàn người Việt ti nạn (Hoa Kiều) đào giao thông hào, buộc phải hoàn thành trước hai tháng.
Quân đội Vân Nam Trung Quốc sử dụng giao thông hào nối liền từ Tây qua Đông của hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đối diện với 6 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và thị trấn Lộc Bình Quảng Ninh, thành giao thông hào vòng một, để họ chuyển quân sâu vào lãnh thổ Việt Nam.
Giao thông hào vòng một.  Phụ bản: Trương Hoán Tùng cung cấp 
Giao thông hào vòng hai và vòng ba tiến sâu không giới hạn từ Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Bản đồ toàn diện chiến tranh Đông Dương lần thứ 3  (Phụ bản. Trương Hoán Tùng cung cấp) 
Đạn pháo đầu tiên tại giao thông hào vòng một mà người dân biên giới nghe được vào ngày 19 tháng 2 Năm 1979. Súng cối xạ như mưa vào Bản làng, Xã thôn, thị trấn Việt Nam, dân quân Việt Nam chết không kịp đem đi chôn, đến ba ngày sau quân đội CSVN mới phản pháo, thì toàn diện biên giới đã định chiến thắng nghiêng về Trung Quốc. Tuy nhiên quân đội Trung Quốc tử trận không phải là ít vì lối chiến trang cổ điển dùng biển người cướp đất, một sự kiện khác Trung Quốc quá đông dân, chết như thế có thấm vào đâu còn được lợi là khác, giảm miệng ăn vì Trung Quốc đang thiếu lương thực.
Mặt trời lên cao, xương mù vẫn theo dưới chân chúng tôi, đành phải tạm biệt anh Tùng, anh Dũng và biệt ly ải địa đầu tổ quốc thân yêu.

Một bức hình, nghìn lời nói [7] (Vũ Thế Phan) Thongluan

“…Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản…”
GT-TS Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan

“…Bốn là [...] Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản…”(Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới, Nhân Dân ngày 05-11-2011).

Lênin: “Dân chủ vô sản dân chủ gấp “triệu lần” dân chủ tư sản”.
Liên quan tới câu khẳng định của Lênin « Dân chủ vô sản dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản », Tổng Biên Tập trang diendankienthuc.net– ButChi phân tích:
[« Ví dụ nhé. Trong một xã hội tư sản A có 100 người, trong đó có 10 người là giai cấp thống trị, 90 người thuộc giai cấp bị trị. Dân chủ ở đây chỉ áp dụng cho 10 người của giai cấp thống trị chứ không quan tâm đến 90 người của giai cấp bị trị.
Trong xã hội vô sản B cũng có 100 người, nhưng không phân biệt giai cấp, dân chủ ở đây sẽ áp dụng cho cả 100 người.
Vậy có thể nói: Dân chủ trong xã hội B gấp 10 lần dân chủ trong xã hội A.»] !!!

Vũ Thế Phan

Trung ương họp, kinh tế lao đao

BBC
Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngCác chuyên gia nói ngoài diễn văn khai mạc và bế mạc của ông Trọng, người ta chỉ có thể biết về hội nghị qua “những tin đồn”
Hai trăm chính trị gia quyền lực nhất trong chính trường Việt Nam nhóm họp hôm 1/10 trong hơn hai tuần giữa lúc kinh tế tại đất nước hơn 90 triệu dân chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc.

Các chuyên gia nói tăng trưởng đang chậm lại, lạm phát có nguy cơ tăng cao, xuất khẩu giảm trong khi tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp xuống thấp.
Một báo cáo mới ra của ngân hàng HSBC được trang tin VnExpress trích dẫn đã Bấm xác nhận lượng hàng tồn kho của ngành sản xuất không có cải thiện trong khi số lao động được tuyển dụng trong lĩnh vực này lại giảm xuống.
Trong khi đó trang tin Bấm Dân Trí nói Moody’s hôm 28/9 đã hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của tám ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam trong đó có Ngân hàng Á Châu ACB, nơi cả Tổng Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng Quản trị đã phải từ nhiệm và ngay lập tức bị khởi tố.
Có Đại biểu Quốc hội cũng đã tỏ ra lo ngại việc xử lý “thâu tóm ngân hàng” sẽ lại tạo điều kiện để nhóm lợi ích hưởng lợi.
Tuy nhiên chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn nói các vụ bắt giữ và khởi tố mới đây sẽ có tác dụng ngăn ngừa:
“Nếu có nhóm lợi ích nào khác thì họ cũng sẽ rút kinh nghiệm của việc đang xảy ra để sẽ không có những mục tiêu thâu tóm nữa.
“Tôi nghĩ sắp tới nếu ngân hàng được cấu trúc lại một cách tốt đẹp hơn thì có lẽ chúng ta có thể thấy dấu hiệu của nhóm lợi ích hay thâu tóm nó sẽ giảm đi và hy vọng nó sẽ không còn nữa.”
Chuyên gia kinh tế này cũng nói Việt Nam khó có thể lấy lại được mức tăng trưởng cao trung bình trên 7% trong nhiều năm như trước đây:
“Tôi nghĩ sự phát triển của kinh tế Việt Nam nó cũng không thể vượt ra ngoài sự phát triển của kinh tế thế giới.
“Trong khi nền kinh tế thế giới cũng đang lao đao vì tình hình suy thoái thì chúng ta cũng không thể kỳ vọng rằng trong một tương lai gần kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng trở lại như cũ.”
Mặc dù vậy ông Sơn vẫn tin rằng Việt Nam “là điểm đến tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các nhà đầu tư Nhật Bản” trong bối cảnh Tokyo và Bắc Kinh có tranh chấp biển đảo.
Vào đúng ngày khai mạc hội nghị trung ương ở Hà Nội, ông Sơn nói ông và người dân Việt Nam đều hy vọng vào một đất nước “ổn định và được lãnh đạo tốt”.
Chợ Việt Nam
‘Quyết định nhầm lẫn’
Trong khi đó một cựu cố vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói ông không hy vọng sẽ biết gì hơn về hội nghị trương ương ngoài diễn văn bế mạc và khai mạc.
Những điều được bàn thảo tại diễn đàn của 200 chính trị gia quyền lực, ông nói, sẽ chỉ biết được “qua tin đồn”.
Vị cựu cố vấn nhận định “tình hình kinh tế sau một thời gian phát triển đã mất kiểm soát và có một số quyết định nhầm lẫn” trong khi ngành ngân hàng đã có sự “rối loạn” sau gần bảy, tám năm phát triển vừa qua.
Ông cũng nói Đảng Cộng sản có thể không “chấn chỉnh về mặt lý thuyết” chuyện coi quốc doanh là chủ đạo nhưng trên thực tế sẽ giảm vai trò của các doanh nghiệp nhà nước qua việc giảm số lượng, tăng cổ phẩn hóa và làm rõ hơn chủ sở hữu của nhà nước ở doanh nghiệp.
Cũng bình luận về các doanh nghiệp nhà nước, cựu Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến trả lời BBC qua email từ Hoa Kỳ:
“Các Tập đoàn Nhà nước làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng bộc lộ rõ nét nhất, điều chưa từng xảy ra trước đây.
“Nếu tiếp tục định hướng doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì chắc chắn sẽ không phải chỉ có một Vinashin, Vinaline mà hầu hết các tập đoàn nhà nước sớm muộn cũng sẽ đổ bể và hậu quả có thể còn tồi tệ hơn.
‘Quan ngại sâu sắc’
Bà Yến cũng nói tăng trưởng kinh tế của Việt nam thấp hơn so với các nước Asean khác và hệ thống ngân hàng đã góp phần gây ra tình trạng này:
“Hệ thống Ngân hàng, tín dụng bị bóp méo và mô hình của Nước Nga từ mấy chục năm trước được Thống đốc [Nguyễn Văn] Bình mang về áp đặt nguyên xi cho Việt Nam đã dẫn đến hậu quả nặng nề khiến hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản.
“Các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô bằng can thiệp hành chính như chính sách độc quyền vàng, hay sự tùy tiện xếp loại các ngân hàng thương mại cổ phần một cách không minh bạch, bị buộc thanh tra, giám sát đặc biệt, buộc sáp nhập tuỳ tiện theo sự chi phối của lợi ích nhóm đã không đạt được mục tiêu Chính phủ đề ra là củng cố hệ thống ngân hàng theo hướng chuẩn hóa Quốc tế. Xem ra đất nước đang bị kéo lùi trở lại thời kỳ hành chính bao cấp, những quyền cơ bản của con người, quyền tự do dân chủ đang bị chi phối và bị bóp nghẹt và nhân dân đang bị nghèo hơn đi cả về đời sống vật chất và tinh thần.
“Xem ra đất nước đang bị kéo lùi trở lại thời kỳ hành chính bao cấp, những quyền cơ bản của con người, quyền tự do dân chủ đang bị chi phối và bị bóp nghẹt và nhân dân đang bị nghèo hơn đi cả về đời sống vật chất và tinh thần.”
Cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến
“Đặc biệt việc bỏ ‘quên’ tái cấu trúc các ngân hàng thương mại Quốc doanh chiếm đến 60-70% thị phần cả nước với nợ xấu đúng chuẩn theo công bố của chính Thống đốc ngân hàng nhà nước là 10% thì đã gần như mất hết vốn, thật sự tiềm ẩn rủi ro lớn cho nền kinh tế khi bị đổ bể.”
Vị cựu dân biểu, trong một phỏng vấn mà BBC sẽ đăng tải toàn bộ trong những ngày tới đây, cũng bình luận thêm:
“Bạn bè trong ngoài nước bày tỏ sự quan ngại sâu sắc đối với tình hình của Việt Nam hiện nay.
“Xem ra đất nước đang bị kéo lùi trở lại thời kỳ hành chính bao cấp, những quyền cơ bản của con người, quyền tự do dân chủ đang bị chi phối và bị bóp nghẹt và nhân dân đang bị nghèo hơn đi cả về đời sống vật chất và tinh thần.”

Kinh tế Việt Nam có nguy cơ bị biến đổi khí hậu tác hại nặng nề

Hội nghị lần 2 của Climate Vulnerability Monitor tại New York ngày 26/09/2012.
REUTERS/Chip East
Hội nghị lần 2 của Climate Vulnerability Monitor tại New York ngày 26/09/2012.Với địa hình nhiều núi non, lại có một bờ biển rất dài, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thuộc diện phải gánh chịu nhiều nhất tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, cả về mặt con người lẫn kinh tế. Các tác hại này tuy nhiên sẽ được giảm thiểu nếu Việt Nam quyết tâm đề ra những chính sách thích hợp ngay từ lúc này để khắc phục kịp thời các hệ quả.
Trên đây là khuyến cáo cụ thể dành cho Việt Nam của tổ chức quốc tế DARA, rất có uy tín trong lãnh vực môi trường và biến đổi khí hậu, cùng với Diễn đàn các nước dễ bị tác hại của biến đổi khí hậu CVF (Climate Vulnerable Forum), trong bản báo cáo mới nhất Climate Vulnerability Monitor 2012, công bố ngày 26/09/2012 vừa qua tại New York.
Bản phúc trình chủ yếu đề cập đến những vấn đề chung của toàn thế giới, nhưng đặc biệt có riêng hai phần tập trung trên trường hợp điển hình của Ghana (tại châu Phi) và Việt Nam.
Nghiên cứu của DARA và CVF về Việt Nam đã được thực hiện một cách rất bài bản, với cả hai chuyến khảo sát thực địa tại hai địa phương tiêu biểu cho vấn đề ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là tỉnh Bến Tre, vùng đất thấp ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, và tỉnh Yên Bái, trên vùng đồi núi miền Tây Bắc.
Nhìn chung, theo công trình nghiên cứu này, do hình thể và vị trí địa dư của mình, Việt Nam thuộc loại quốc gia « cực kỳ dễ bị tổn hại về mặt môi trường trước tình trạng biến đổi khí hậu ». Khu vực đồi núi và duyên hải là vùng đón bão đến từ ngoài khơi Thái Bình Dương, dễ bị thiệt hại vì mưa to, gió lớn kéo theo lũ lụt, đất lở nghiêm trọng. Còn đồng bằng sông Cửu Long lại là một vùng thấp, thuộc diện dễ bị ngập lụt nhất trên thế giới. Hầu hết các khu vực phía nam của Việt Nam, kể cả vùng lân cận Thành phố Hồ Chí Minh, đều ở độ cao không đầy một mét so với mặt biển, do đó sẽ phải chịu tác hại trực tiếp khi nước biển dâng lên.
Điểm mới được bản báo cáo nêu bật là các thiệt hại về mặt kinh tế – tính theo tỷ lệ phần trăm GDP – mà Việt Nam có nguy cơ phải gánh chịu từ nay đến năm 2030 do vấn đề biến đổi khí hậu. Tuy vậy, theo các chuyên gia, tình hình không đến nỗi bi quan vì Việt Nam hoàn toàn có thể giảm bớt đáng kể các thiệt hại này nếu kịp thời có biện pháp khắc phục. Bản báo cáo đã đề ra một loạt khuyến cáo về mặt chính sách cho Việt Nam.
Biến đổi khí hậu có thể cắt bớt 11% GDP của Việt Nam
Một cách cụ thể bản báo cáo CVM 2012 ước tính là biến đổi khí hậu đã làm cho Việt Nam mất đi 5% GDP vào năm 2010, một tỷ lệ có nguy cơ tăng lên mức 11% vào năm 2030. Về mặt con người, tác hại của tình trạng ô nhiễm không khí được đánh giá là nghiêm trọng, với khoảng 50.000 ca tử vong mỗi năm hiện nay có thể vượt mức 60.000 ca mỗi năm vào năm 2030.
Đi sâu vào chi tiết, bản báo cáo đã nêu bật 8 lãnh vực bị tác hại nặng nề nhất tính theo tỷ lệ GDP bị mất đi vào hai thời điểm 2010 và 2030:
Lãnh vực GDP bị mất 2010 GDP bị mất 2030
Năng suất lao động 4,4% 8,6%
Mực nước biển dâng cao 1,5% 2,7%
Thủy sản 0,5% 1,6%
Nông nghiệp 0,2% 0,4%
Nóng lạnh thất thường 0,1% 0,3%
Lũ lụt và đất lở 0,1% 0,1%
Đa dạng sinh học 0,1% 0,1%
Hạn hán 0,1% 0,1%
Biến đổi khí hậu chủ yếu có ảnh hưởng tiêu cực, nhưng trong trường hợp Việt Nam, một số tác động có thể được xem là tích cực, chẳng hạn như là mưa nhiều hơn sẽ bù đắp cho phần nước bị bốc hơi do tình trạng nhiệt độ gia tăng, và giảm bớt tình trạng hạn hán tại nhiều vùng nổi tiếng là khô cằn. Tuy vậy, các tác giả bản báo cáo Climate Vulnerability Monitor 2012 cũng thận trọng nhắc lại rằng theo khảo sát của riêng phía Việt Nam, tỷ lệ cao của lượng nước bốc hơi, trong lúc lượng mưa và lưu lượng các con sông giảm mạnh trong mùa khô sẽ không thể bù đắp được…
Nói chung, bản báo cáo của tổ chức DARA là một nghiên cứu quốc tế hiếm hoi về môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về giá trị của công trình này, RFI đã đặt câu hỏi cho chuyên gia môi trường Nguyễn Đức Hiệp tại Úc, một người thường xuyên theo dõi tình hình môi trường Việt Nam.
Theo chuyên gia Nguyễn Đức Hiệp, ngoài một số điểm thường xuyên được đề tới, bản báo cáo Climate Vulnerability Monitor 2012 có nêu lên nhiều yếu tố mới lạ và hữu ích.
Ông Nguyễn Đức Hiệp – Úc
01/10/2012
by Trọng Nghĩa

 trưởng công an xã bắn què chân học sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét