Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Tin ngày 09/10/2012

  • Dokdo / Takeshima, đảo tranh chấp cản trở quan hệ Nhật – Hàn (RFI) - Nhìn sang châu Á, Nhật báo Le Figaro có bài phóng sự với tựa đề « Hòn đảo lạc trong Thái Bình Dương dựng lên giữa Seoul và Tokyo » đề cập đến các căng thẳng tranh chấp biển đảo ở khu vực Đông Bắc Á đang nổi lên trong thời gian qua. Cụ thể là cuộc tranh chấp hòn đảo nhỏ mà người Hàn Quốc gọi là Dokdo, người Nhật gọi là đảo Takeshima.
  • Maradona kiện Trung Quốc về tội « ăn cắp hình ảnh » (RFI) - Huyền thoại bóng đá Diego Maradona người Achentina hôm 17/08/2012 đã bất ngờ xuất hiện trước một tòa án tại Bắc Kinh. Lý do khiến Maradona phải đến Trung Quốc không phải là ngôi sao bóng đá thế giới này vi phạm luật lệ gì, mà là vì muốn đích thân bảo vệ quyền lợi của mình. Theo truyền thông chính thức Trung Quốc, Maradona đã đệ đơn kiện hai công ty nước này về tội sử dụng trái phép hình ảnh của mình.
  • Dệt may xuất khẩu theo FOB : Lợi nhuận cao, khó khăn nhiều (RFI) - Hiện nay trong số 10 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới, Việt Nam đứng hàng thứ 9. Nhưng lâu nay đa số hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam là theo phương thức gia công, nên tỉ suất lợi nhuận thu về rất thấp.
  • Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez tái đắc cử nhiệm kỳ thứ tư (RFI) - Trong cuộc bầu cử tổng thống ngày Chủ nhật 07/10/2012, Tổng thống mãn nhiệm Venezuela, cầm quyền liên tục từ năm 1999, đã tái đắc cử với tỷ lệ gần 55% . Đối thủ nặng ký nhất là nhà đối lập Henrique Capriles được hơn 44% và đã lên tiếng công nhận thất bại.
  • Hai nhà khoa học Anh, Nhật đoạt Nobel Y học 2012 (RFI) - Mùa Nobel 2012 bắt đầu vào hôm nay với giải thưởng Y học. Phần thưởng cao quý này dành cho giáo sư sinh học người Anh John B Gurdon, đại học Cambridge và bác sĩ Nhật Bản Shinya Yamanaka, đại học Tokyo, và công trình nghiên cứu về tế bào gốc của hai ông.
  • Hà Nội : Hàng trăm thương binh biểu tình yêu cầu chính quyền dẹp nạn thương binh giả (RFI) - Hôm nay 08/10/2012, theo một số trang mạng trong nước, khoảng hai trăm thương binh, đi xe ba bánh tự chế, biểu tình trước trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội để yêu cầu chính quyền áp dụng thực sự quy định cấm những người giả danh thương binh sử dụng xe ba bánh tại Hà Nội. Bên cạnh đó, các thương binh cũng yêu cầu chính quyền có biện pháp chấm dứt tình trạng một số người sử dụng danh hiệu thương binh để thực hiện các hành động phi pháp, gây rối.
  • Quốc hội Mỹ tố 2 tập đoàn viễn thông Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia (RFI) - Hoa Vi và Trung Hưng Thông Tấn ZTE bị Quốc hội Mỹ đề nghị cấm cửa. Dự thảo báo cáo của Ủy ban tình báo Hạ viện mà AFP có được vào chiều Chủ nhật 07/10/2012 nhận định hai tập đoàn viễn thông Trung Quốc này không độc lập với chính phủ Bắc Kinh và do vậy có khả năng được sử dụng để đánh cắp công nghệ học và đe dọa an ninh Hoa Kỳ.
  • Các tập đoàn xe hơi Nhật tại Trung Quốc giảm một nửa sản lượng (RFI) - Báo kinh tế Nhật Bản Nikkei, số ra ngày hôm nay 08/10/2012, cho biết là ba tập đoàn sản xuất xe hơi, Toyota, Nissan và Honda, sẽ giảm 50% sản lượng tại Trung Quốc, do tranh chấp chủ quyền giữa hai nước đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã làm giảm mạnh số lượng xe hơi bán ra trên thị trường Trung Quốc.
  • Đi một ngày đàng (VOA) - Dạo này tôi ít có thời gian đi du lịch, ít có dịp tìm đến thiên nhiên, leo núi cao, bơi trên biển vắng
  • Văn hóa nghi kỵ (VOA) - Trong bài “Văn hóa và tham nhũng”, chúng ta đã thấy vai trò quan trọng của sự tin cậy
  • Maldives bắt giữ cựu tổng thống Nasheed (VOA) - Ông Nasheed bị bắt ngày hôm nay vì không xuất hiện tại một phiên điều trần để đối mặt với cáo buộc rằng ông đã ra lệnh bắt giữ của một thẩm phán bất hợp pháp
  • Đông Nam Á mạnh tay mua sắm vũ khí (BaoMoi) - (Toquoc)-Tranh chấp Biển Đông đã thúc đẩy các nước Đông Nam Á mạnh tay mua sắm vũ khí, khí tài nhằm thu hẹp khoảng cách về sức mạnh quân sự với Trung Quốc. Cả những nước không có tranh chấp ở Biển Đông cũng tham gia cuộc đua này.
  • "Tàu Trung Quốc sẽ tiếp tục nhiệm vụ gần Điếu Ngư" (BaoMoi) - Theo Tân Hoa xã, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 8/10 cho biết các tàu hải giám và tàu tuần ngư của nước này sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chính thức của họ trên vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản gọi là Senkaku.
  • Trung Quốc phái học giả sang Bắc Âu tuyên truyền về Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Chủ đề mà phía Trung Quốc đưa ra trong chuyến công du tuyên truyền Bắc Âu này bao gồm cạnh tranh địa chính trị ở Biển Đông, tự do và an ninh hàng hải trên Biển Đông, cơ chế giải quyết tranh chấp Biển Đông, cùng khai thác quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam – PV)
  • Philippines-Mỹ bắt đầu tập trận đổ bộ ở Vịnh Subic (BaoMoi) - (Dân trí) - Quân đội Philippines và Mỹ hôm nay 8/10 đã bắt đầu cuộc tập trận đổ bộ trên Vịnh Subic nhằm củng cố phối hợp quân sự giữa hai nước, trong bối cảnh Manila và Bắc Kinh căng thẳng về chủ quyền bãi đá Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông.
  • Trung Quốc: “Gã khổng lồ” cô đơn (BaoMoi) - Chưa bao giờ trong lịch sử phát triển của mình, Trung Quốc lại rơi vào hoàn cảnh bị cô lập đến như vậy. Với những hành động thể hiện tham muốn trở thành “bá vương” của mình, Trung Quốc đang dần trở nên đơn độc trên mọi chiến trường.
  • Mỹ, Philippines bắt đầu tập trận chung (BaoMoi) - (GDVN) - Hôm nay 8/10, quân đội Philippines đã bắt đầu cuộc tập trận chung với các binh sĩ Mỹ nhằm tăng cường quan hệ đối tác quốc phòng của hai nước giữa lúc căng thẳng vẫn tiếp diễn giữa Manila và Bắc Kinh về chủ quyền bãi cạn Scarborough trên Biển Đông.
  • Giải quyết tranh chấp về biển thông qua các biện pháp hòa bình (BaoMoi) - (HNM) - Ngày 7-10, tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, trong thời gian 3 ngày (từ 3 đến 5-10), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Phạm Quang Vinh đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Diễn đàn biển ASEAN (AMF) lần 3 và Diễn đàn biển ASEAN mở rộng (EAMF) lần 1, tại Manila, Philippines.
  • ASEAN nhấn mạnh tôn trọng luật pháp quốc tế trong giải quyết xung đột (BaoMoi) - Đối với các tranh chấp trên biển, các bên liên quan cần tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước luật Biển 1982 (UNCLOS), cũng như các văn kiện, thỏa thuận khu vực có liên quan như Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Tuyên bố về 6 nguyên tắc trên biển Đông.
  • Doanh số xe hơi Nhật giảm mạnh tại Trung Quốc (BaoMoi) - Ngày 7.10, tờ The Japan Times đưa tin các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản bị sụt giảm doanh số nghiêm trọng tại thị trường Trung Quốc trong tháng 9 vì căng thẳng xung quanh tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Bản tin tiếng Anh
  • Money talks as shoppers seek status (Washington Post) - The purchasing agent has a growing presence in China and enjoys a unique position as they bring the world of retail to consumers.
  • Shopping centers one-stop solution for consumers (Washington Post) - For Swire Properties, a shopping center is the thing that brings and holds everything together, including the hotel guests, the office users, business people and others.
  • Intel to invest in 2 Chinese tech firms (Washington Post) - Two Chinese companies are among 10 investments totaling $40 million that US-based Intel Corp plans to make around the world, the chip maker announced.
  • Great malls of China (Washington Post) - International retail developers are confident of the buying power in China at a time when retail is flat in both Europe and the United States.
  • All that glitters is gold (Washington Post) - The growing appetite for jewelry, either to look prettier or to flaunt possessions, has contributed to the continuous growth in jewelry sales in China.
  • China's individual and private businesses expand steadily (Washington Post) - The amount of individually-owned businesses and private enterprises in China has steadily increased during the past decade, and these businesses have been key contributors to the country's economic growth, China's top industrial and commercial regulator said Friday.
  • Bing seeks big bang in hits (Washington Post) - After reducing the gap with Google in the US market, Microsoft's search engine Bing is beginning to look to China where it expects to gain traction by marketing.
  • Peak season, weak sales (Washington Post) - Real estate developers are lowering their expectations for 'Golden September and Silver October' as fewer homebuyers turn out.
  • Generals shoot with their cameras (Washington Post) - From the Gulf of Aden to snowy plateaus and outer space, these special photographers use their limited time in capturing lasting life and love.
  • Urban Edens (Washington Post) - EcoG plants the seeds of a new model for gardening and seeks to beautify balconies.
  • Take photos, leave footprints (Washington Post) - The colors of autumn are not always red and gold, but there is a spectrum of choices for the traveler with a camera. Wang Kaihao helps identify the most picturesque sites in China for the tourist who wants to take away lasting impressions.
  • Sails fly again on glorious junks (Washington Post) - Well before Columbus discovered America, the Ming Dynasty (1368-1644) mariner Zheng He led a commercial fleet of more than 200 junks from China's shores to places as distant as the Red Sea.
  • Supercomputer super stars (Washington Post) - If a Chinese supercomputer pops up in the credits at the end of a Hollywood film, don't be surprised.
  • Senior mainland official meets Frank Hsieh (Washington Post) - Chinese mainland's Taiwan affairs chief Wang Yi and Frank Hsieh from Taiwan on Saturday held a meeting which was regarded as "beneficial" by both, a mainland spokesman said.
  • Anti-China election talk may harm ties (Washington Post) - Harsh campaign rhetoric about China from both US presidential candidates is a big foreign policy mistake that will hurt bilateral ties.
  • DPP heavyweight on first mainland visit (Washington Post) - Former Taiwan "premier" Frank Hsieh arrived in Xiamen for a five-day trip which makes him the most senior politician from the DPP to visit the mainland.
  • Candidates' China rhetoric criticized (Washington Post) - Harsh campaign rhetoric about China from both US presidential candidates is a big foreign policy mistake that will hurt bilateral ties, said experts.

 

 Chỉnh đốn Đảng #3: Hiện tượng Dương Chí Dũng

Ông Dương Chí Dũng


Sau khi Tổng Bí Thư kêu gọi và phát động Chỉnh đốn Đảng, Nguyễn Đức Kiên bị bắt bởi tội danh kinh doanh trái quy định. Liền sau đó bầu Kiên đối diện với mức án nặng nề: có thể bị  từ 20 năm tới chung thân.

Đây thực sự là cú đánh gây chấn động đến nhóm tài phiệt lũng đoạn thị trường tài chính.

Tuy nhiên rất có thể Bầu Kiên sẽ phải mình chịu trách nhiệm, những dây mơ dễ má phía sau, hoặc ai đứng hỗ trợ - chí ít cũng là ai đã lơ là mất cảnh giác để Bầu Kiên lũng đoạn vẫn hoàn toàn bặt vô âm tín.

Phạm Thanh Bình nguyên Chủ tịch Tập đoàn Vinashin bị kết án 20 năm tù. Hoàn toàn chưa thấy ai là cấp trên trực tiếp tiếp của ông ta phải chịu hình thức kỷ luật - công khai, minh bạch. Tất nhiên dư luận có quyền đặt câu hỏi vì sao lại thế?

Trách nhiệm cá nhân và tập thể ở Việt Nam rõ ràng là một cái gì đó rất hiếm hoi nếu như không muốn nói là cực kỳ khan hiếm.

Trở lại Dương Chí Dũng. Ông này bị mất chức Chủ tịch HĐQT Vinalines lên làm Tổng cục trưởng Tổng cục hàng hải. Ít lâu sau bị cơ quan Công an tiến hành lệnh bắt vì những sai phạm trong quản lý kinh tế. Dư luận đã được dọn dẹp trước đó ít bữa.

Nhưng sẽ thế nào nếu Dương Chí Dũng bị bắt như kiểu Bầu Kiên hoặc Phạm Thanh Bình? E rằng sẽ lại mình Dũng chàm chịu trách nhiệm, những cấp trên trực tiếp, những người liên đới trách nhiệm về sự việc ở Vinalines sẽ lại bặt vô âm tín. Sẽ rất khó để tìm ra ai phải trách nhiệm?

Vậy tại sao không nắm sự chủ động trong tay?

Nắm trong tay Dương Chí Dũng nghĩa là nắm được lá bài tẩy để đối phó "lợi ích nhóm". Nếu như những người chủ trương Chỉnh đốn Đảng không hiểu điều này thì đó là sự thiểu năng trong tư duy chính trị.

Để người nắm chủ động, tuyệt nhiên không thể bằng được tự mình nắm lấy?

Công an thực hiện lệnh bắt Dương Chí Dũng, nhưng đến nhà thì Dũng Chàm đã mất tích... Chính xác phải là mất tích trước khi lệnh bắt được thực hiện công khai? Đến lúc đó thông tin cung cấp cho báo giới định hướng rất rõ ràng: Dương Chí Dũng bỏ trốn!

Việc Dũng chàm "bỏ trốn" hoặc "mất tích" đã gây chấn động không nhỏ, thậm chí cả ở thượng tầng kiến trúc xã hội. Nhóm lợi ích - hoặc những người có liên đới trách nhiệm hoàn toàn không rõ Dũng ở đâu, đang làm gì và ai đang nắm được Dũng? Ai nấy giật mình kinh sợ và cả hốt hoảng!

Sự  can thiệp vào án vụ, tác động đến Dương Chí Dũng rõ ràng sẽ bị hạn chế!

Hoặc trong trường hợp ngược lại, Dương Chí Dũng bị "Lợi ích nhóm" nắm trong tay để tiện bề khống chế, hoặc tác động vào những diễn tiến của thời cuộc. Nếu có sảy ra khả năng này thì thực sự nguy hại.

Người ta có thể đặt câu hỏi: Nếu chậm chừng khoảng một tháng mới tóm được Dương Chí Dũng thì sự vụ sẽ làm sao? Rõ ràng toàn bộ những sự chủ động sẽ bị mất hẳn, người ta sẽ lấy đâu ra những bằng chứng xác đáng để quy trách nhiệm? Thời cơ đã qua đi, không dễ để trở lại.

Huống hồ cho đến giờ mà nói Cơ quan công an vẫn hoàn toàn không công bố Dương Chí Dũng bị bắt tại đâu một cách rõ ràng cụ thể. Người ta chỉ biết đích xác Dương Chí Dũng được di lý từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội giữa lúc Hội nghị Trung ương 6 đang được tiến hành với khá nhiều quan ngại trong dư luận.

Từ việc Dũng bỏ trốn, đến việc bị bắt trở lại, di lý ra Hà Nội, quá trình diễn ra rất tuần tự nhị tiến, rất chủ động về thời gian và đáp ứng được những yêu cầu của thời cuộc. Khả năng Dương Chí Dũng "mất tích" là một hướng đáng để chúng ta suy ngẫm một cách nghiêm túc.

Tuy nhiên hiệu quả của "con bài" Dương Chí Dũng sẽ đi đến đâu? Ít nhiều sẽ có nhưng không đủ sức - và cả cơ hội để làm nên những thay đổi có tính bước ngoặt.

HanTimes

 

 Những kẻ giăng bẫy “hút máu” khách chơi

Ngoài lực lượng chủ sòng, casino còn có một loại người "hút máu" khách chơi bài. Đó là các "chủ sổ". Casino nào cũng có ít nhất 5 chủ sổ. Lúc cụm casino mới thành lập, các chủ sổ không dám hoạt động công khai trong sòng bài. Chủ sổ nào bị "áo đen" bắt gặp là bị dính đòn. Nhưng kể từ năm 2002, sòng bài mới mọc lên san sát dọc biên giới khiến các trùm sòng nhận ra, chủ sổ là lực lượng ký sinh có lợi cho sòng. Thế là một số chủ sổ được trùm sòng mời hợp tác theo phương châm, đôi bên cùng có lợi. Tất nhiên, phần trùm sòng lợi nhiều hơn.
Kẻ “dùng chim cút mồi bắt chim cút thịt”
Chủ sổ là lực lượng giúp khách thua bạc vay tiền khẩn cấp để gỡ bạc. Khách vay không cần tài sản, chỉ cần dùng mạng mình thế chấp, bảo đảm khoản vay.
Mỗi sòng đều có một phòng "ca xi" (cashier: Nơi đổi tiền thành phỉnh và đổi phỉnh thành tiền). Trước đây, khách đánh bài không được chơi tiền mặt mà phải đổi tiền ra phỉnh. Phỉnh là thứ tiền tệ duy nhất trong sòng. Mỗi sòng tự phát hành một mẫu phỉnh khác nhau. Để hướng dẫn khách đổi phỉnh và chia bài, các cashier phải tuyển một số nhân viên xinh đẹp, mặc váy đồng phục làm rolling: nhân viên đổi phỉnh.
Kể từ khi dọc tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia lúc nhúc hơn 70 sòng bài, một số casino sinh sau đẻ muộn không thèm xài phỉnh mà cho khách chơi bằng tiền mặt. Yếu tố cạnh tranh này đã phá vỡ sự sang trọng của casino truyền thống. Thế là tất cả các sòng casino đều đồng loạt cho phép khách có 2 lựa chọn: Chơi phỉnh cũng được, mà chơi bằng tiền mặt cũng được. Sự rối ren này khiến cho các phòng cashier không thể quản lý nổi nhân viên rolling. Các trùm sòng nghĩ ngay đến lực lượng chủ sổ chuyên cho vay vốn đánh bài lén bên ngoài sòng.
Các chủ sòng cho phép các chủ sổ hợp tác chính thức với phòng cashier với thỏa thuận: Chủ sổ phải ký quỹ thấp nhất 100 triệu đồng cho phòng cashier; Chủ sổ trả lương và quản lý lực lượng rolling; Chủ sổ phải lôi kéo khách về cho sòng. Đổi lại, chủ sổ được cấp một căn phòng trong khách sạn của sòng, gọi là "phòng chết" để làm nơi nghỉ ngơi; Chủ sổ được hưởng % trong tổng số giá trị phỉnh "chết" của khách. Chủ sổ được đứng trong sòng cho con bạc "khát nước" vay vốn công khai. Con bạc "khát nước" là khách chơi bài bị thua hết vốn.
Khách dùng tiền đổi ra phỉnh để chơi bài. Số phỉnh ấy là vốn ban đầu được dân sòng bài gọi là "phỉnh sống". Số phỉnh khách thắng cược được gọi là "phỉnh chết". Kết thúc cuộc chơi, khách ăn bài đem phỉnh "chết" đổi thành tiền. Căn cứ vào số tiền thắng cược đó, chủ sổ được cashier chia từ 2% đến 10% tùy vào hợp đồng.
Hầu hết giới chủ sổ sòng bài đều là người Việt "tạm nhập tái xuất" hoặc Khmer gốc Việt. Từ khi giới chủ sổ bước công khai vào sòng, các nhân viên rolling được gọi phiên âm thành "lưu linh". Mỗi chủ sổ tự tuyển nhân viên lưu linh cho mình với tiêu chuẩn: là nữ xinh xắn, ăn nói có duyên; Là người Việt (để dễ xử lý nếu ôm tiền bỏ trốn); phải có lưu linh cũ giới thiệu và bảo lãnh; phải đóng thế chân cho chủ sổ từ 5 đến 20 triệu đồng tùy người. Đổi lại, lưu linh được nhận lương từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng. Lưu linh được hưởng 0,5% tiền phỉnh chết (nếu khách là mối của chủ sổ) hoặc 1% tiền phỉnh chết (Nếu khách do lưu linh tự lôi kéo về sòng). Lưu linh được phát 1 chiếc áo có ghi tên chủ sổ, tên sòng. Ngoài ca làm, lưu linh được lên "phòng chết" của chủ sổ nghỉ ngơi mà không phải bỏ tiền thuê. Lưu linh được hưởng trọn tiền bo của khách chơi bài.
Để có nhiều khách Việt Nam sang chơi bài, các chủ sổ đã nghĩ ra rất nhiều mưu ma, chước quỷ để chiêu dụ. Hiện tượng này đã trở thành một thành ngữ đối với người Khmer sống ở vùng biên giới, tạm dịch "Người Việt dùng lá bài đốt đít người Việt", ngữ nghĩa tương đương với câu "dùng chim cút mồi bắt chim cút thịt".

Một cái bang (trái) đang kè sát nách một khách vay nợ đánh bài để thu xâu.
Những kẻ hút máu người

Chúng tôi đã từng thâm nhập vào một đường dây "tuyển nai" của chủ sổ sòng bài ở khu vực biên giới. Những kẻ tuyển nai của chủ sổ phải có xe ôtô du lịch. Ai đồng ý xuất biên đánh bài, họ sẽ dùng ôtô chở miễn phí đến cửa khẩu. Mỗi "nai" chủ sổ trả 200.000 đồng. Như chiếc vòi bạch tuộc, những đường dây này vươn dài, lan tỏa ra khắp các vùng thành thị, nông thôn Việt Nam.
Những người chạy xe ôm ở dọc tuyến biên giới nếu bắt được 1 người khách đánh bài cũng có thể đem bán cho chủ sổ với giá từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng/ 1 "nai" tùy vào "nai bèo" hay "nai sộp".
Chủ sòng mua "nai" xong, giao cho một lưu linh kè sát để "giúp đỡ, hỗ trợ và sai vặt". Khách chỉ việc ngồi một chỗ sát phạt, lưu linh sẽ lo từ miếng nước, điếu thuốc cho khách. Thực ra, đó là cách đưa "nai" vào mê hồn trận đỏ đen. Lưu linh phải ngọt nhạt để khách chìm sâu vào trạng thái cay cú. Khi khách ăn được 1 cây bài giá 1 triệu VND, lưu linh sẽ "hót": "Cây sau, anh quất 5 triệu, ăn nhiều hơn". Khi khách thua cây bài 5 triệu, lưu linh sẽ "ru": Cây sau anh quất 10 triệu để gỡ ván thua 5 triệu này mà còn lời 5 triệu nữa". Lời người đẹp thủ thỉ khiến khách chơi bài mê mẩn. Chỉ đến khi cạn tiền, khách mới sực tỉnh. Nhiều người đến sòng bài chỉ vì tò mò, đánh thử vài cây nhỏ mua vui, khi tàn cuộc mới hay tài sản của mình đã về tay chủ sổ.
Theo luật sòng bài, khi khách thua bài trắng tay, chủ sòng sẽ bố thí một khoản tiền mà dân giang hồ sòng bài gọi là tiền "ân xá" để làm lộ phí hồi hương. Kể từ khi chủ sổ được hoạt động công khai, chủ sổ nhận nhiệm vụ "lo" cho khách về nước. Trong thời gian "lo" cho khách về nước, các lưu linh xinh đẹp tíu tít khuyên: "Nếu anh (chị) muốn gỡ gạc, em sẽ nói với chủ sổ cho người đến tận nhà anh lấy tiền hoặc chủ sổ sẽ cho anh (chị) vay nóng". Khách đang "máu" vì thua bài xiêu lòng ở lại vay tiền, chủ sổ sẽ liên lạc với trùm sòng thu xếp cho khách một phòng khách sạn để nghỉ ngơi miễn phí. Khách cần người nhà "bơm" tiền sang, chủ sổ sẽ cho người đến tận nhà lấy. Chỉ cần người thu tiền từ Việt Nam báo tin đã thu tiền, ngay lập tức, tại Campuchia chủ sổ giao tiền cho khách ngay.
Người nhà không chịu giao tiền, mà khách vẫn muốn chơi thì, chủ sổ sẽ cho mượn ngay tại chỗ với 2 lựa chọn: 1- Cắt lãi 25%. Có nghĩa là khách vay viết giấy nhận nợ 10.000 USD sẽ chỉ nhận được 7.500 USD. 2- Chia "tiền chết". Có nghĩa là khách ăn 1 cây bài, chủ sổ sẽ lấy ngay 15% tiền lãi theo từng cây bài thắng của khách.
Ngay sau khi giao tiền, chủ sổ sẽ phân công ngay một cái bang cặp kè khách như cái bóng. Nếu "cắt lãi", khách vừa ăn đủ số tiền vay 10.000 USD, cái bang sẽ thu lại ngay tại bàn để giao cho chủ sổ. Khách muốn có vốn đánh nữa phải viết giấy vay tiếp.
Nếu vay kiểu "chia tiền chết" thì  cái bang có nhiệm vụ thu lãi 15% trực tiếp sau mỗi ván thắng của khách. Nếu cây nào khách thua thì bỏ qua. Khách ăn 1 triệu đồng, cái bang thu ngay 150.000 đồng cho chủ sổ. Khi nào khách ăn đủ số tiền vay, cái bang thu hồi vốn ngay. Tất nhiên, khách muốn có vốn chơi nữa thì tiếp tục vay. Tóm lại, khi khách đã chạm tay vào sổ nợ của chủ sổ thì kể như trở thành kẻ đánh bài thuê cho chủ sổ. Người vay tiền chuộc mạng nào cũng biết mình bị lóc lột nhưng cơn "khát nước" đã khiến họ hoàn toàn lú lẫn.
Nếu khách bị "đứt tay" tức thua sạch số vốn vay thì sao?
Ngay lập tức, cái bang kè nách dìu lên "phòng chết" (Căn phòng khách sạn của trùm sòng giao cho chủ sổ). Nó có tên là "phòng chết" vì ngoài chức năng làm nơi nghỉ ngơi của chủ sổ và đệ tử, nó còn kiêm thêm chức năng làm phòng giam giữ các con bài vay tiền thế mạng.
Theo luật sòng bài, kể từ khi đặt chân vào "phòng chết", khách không còn là thượng đế nữa mà trở thành "tù nhân" cho đến khi người nhà gửi tiền chuộc mạng bằng lãi suất 10% mỗi ngày/ tổng số nợ.

Chủ sổ P. "Năm Cam" (áo trắng) đang yêu cầu lực lượng "áo đen" chú ý không cho một con bạc vay nợ ra khỏi sòng.
Tất cả các con bạc đều ra về trắng tay
Ngày nay, khách chơi bài ít chịu đổi phỉnh mà chơi trực tiếp bằng tiền mặt. Vì vậy lưu lượng phỉnh chết không nhiều, dẫn tới thu nhập từ chia tỉ lệ phần trăm không đáng là bao nhưng chủ sổ vẫn tồn tại để "ăn" tiền "vay chuộc mạng".
Như tắc kè đổi màu, kể từ đầu năm 2010 đến nay, một loại chủ sổ mới ra đời để phù hợp với tình hình khách chơi bằng tiền mặt. Đó là loại chủ cầm đồ. Ở casino chỉ cầm vàng, điện thoại và xe. Muốn được mở quầy cầm đồ trong casino, chủ cầm đồ phải đóng thế chân cho cashier 10.000 USD và đóng thuế cho sòng 2.000USD/ tháng. Để chịu được mức thuế đó, chủ cầm đồ tìm đủ cách tận thu con bạc. Chủ cầm đồ luôn định giá 30% giá trị món hàng. Ví dụ chiếc laptop trị giá 10 triệu đồng, chủ cầm đồ định giá 3 triệu đồng, với mức lãi phải đóng mỗi ngày 4%. Ở casino K., thời hạn cầm đồ chỉ có 7 ngày. Đến ngày thứ 8 không chuộc, xem như chủ cầm đồ có quyền bán món hàng thế chấp.
Mỗi sòng ở cụm casino Bavet có ít nhất 4 chủ sổ thế mạng, 2 chủ cầm đồ. Toàn bộ hệ thống casino Bavet có khoảng 100 chủ sổ và chủ cầm đồ toàn người Việt đang ngày đêm chiêu dụ con bạc từ Việt Nam sang chui vào bẫy rập đỏ đen.
H. - một chủ sổ gian ác ở sòng Kings Crown. Đối với các chủ sổ cũng như chủ cầm đồ, tình người nằm trong đồng tiền. Một chủ sổ tên H. luôn mồm tuyên bố: "Tao ác, tao mới làm chủ sổ". Giới cái bang nhận xét: Hai vợ chồng H. đều làm chủ sổ và đều táng tận lương tâm như nhau.
Năm 2005, H. từ TP HCM sang casino K. đánh bài. Trong những ngày lê la, cắm mặt vào bàn bài, H. làm quen với một nữ khách ghiền bài khác tên T. Hai người nhanh chóng biến thành tình nhân và cùng thế mạng vay tiền. H. gọi vợ đem tiền sang chuộc mạng vài lần. T. cũng gọi chồng sang chuộc mạng vài lần. Đồng cảnh nên sau vài lần đi chuộc mạng, vợ H. và chồng T. có tình cảm với nhau.
H. và T. đều chấp nhận ly dị chồng, vợ để lấy tài sản hậu hôn. Có tiền lớn, cả hai ở luôn casino mở sổ lấy tiền xâu. Vợ H. và chồng T. gá nghĩa với nhau, cùng làm ăn nuôi 2 đàn con.
Con bạc nào lỡ lọt vào mắt cú vọ của H., T. đều có cơ hội lên "phòng chết". Khi thấy một khách sộp bước vào sòng, ngoài việc điều lưu linh bám theo khách, H. còn thuê cái bang đóng vai người sành bài ngồi cạnh xúi giục tác động tâm lý để khách say bài. Khách cạn vốn, cái bang ra vẻ người từ tâm ném vài trăm ngàn cho mượn vô tư. Khi khách thua nốt số tiền cái bang cho mượn thì ngay lập tức, chủ sổ xuất hiện bắt viết giấy nhận nợ. Trong tình thế đó, những người cạn nghĩ sẽ vay luôn cho tròn số 10 triệu đồng. Đến nước đó, xem như khách đã ngấp nghé cửa "phòng chết" của chủ sổ.
Ở sòng Kings Crown có hơn 30 chủ sổ, chủ cầm đồ lớn nhỏ nhưng ác độc khét tiếng, ngoài vợ chồng H. còn có D. "ốm", H. "em D.", N. "pê đê", S. "Tân Bình", P. "Năm Cam"… P. "Năm Cam" không phải là đệ tử của trùm giang hồ Năm Cam. Không ai biết vì sao bà ta có hỗn danh như vậy. Em của bà ta là A.S. - một giang hồ có số má ở thành phố Macau mặc dù 2 chị em đều sinh đẻ ở Chợ Lớn (Quận 5, TP HCM). Trước đây, P. "Năm Cam" có cổ phần hùn trong một casino nên bà ta cũng từng thuộc hàng trùm sòng. Không hiểu sao, thời gian gần đây, bà ta trở thành một chủ sổ cho vay thế mạng. Giới cái bang đồn rằng, bà ta vẫn còn là trùm sòng nhưng do có dính vào một vụ án nào đó ở Việt Nam nên phải ẩn thân vào vai chủ sổ tránh tai mắt của cảnh sát truy nã. Nguồn tin này có thể không chính xác nhưng chuyện con bạc bị lên "phòng chết" bị chính bà ta ra tay tra khảo dã man thì chúng tôi có chứng kiến.
Từ những điều mắt thấy tai nghe, chúng tôi có thể khẳng định: Tất cả những con bạc khi đã đặt chân vào casino K. đều trở thành con mồi ngon của cả hệ thống sòng bài, không tán gia bại sản thì cũng trở thành cái bang lê la, lay lắt nơi đất khách quê người

Nông Huyền Sơn

(CAND)

Đào Tuấn - Bỏ sâu từ cây này sang cây khác

Phát hiện ra được một “con sâu” là việc khó, rất khó. Nhưng ngay cả khi đã phát hiện được thì việc xử lý thế nào để người dân tin tưởng vào sự nghiêm minh, có lẽ, cũng chẳng dễ dàng

Nghị quyết TƯ 3 (khóa VIII) năm 1996 của Đảng đã cảnh báo: “Tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ bị xói mòn, các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước bị thi hành sai lệch dẫn tới chệch hướng”. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) năm 2012 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” thì chỉ rõ: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp… sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc… Giữa hai đánh giá này là đường đồ thị đi lên giữa “Một bộ phận” và “Một bộ phận không nhỏ”. Nhưng trong suốt 16 năm qua, “Một bộ phận” đó là ai, đơn vị nào, ngành nào, cấp nào thì đến giờ vẫn chưa ai đưa ra câu trả lời. Có lẽ, đó cũng chính là lý do vì sao “một bộ phận” sau 16 năm, giờ đã thành “một bộ phận không nhỏ”.

Hôm qua, 5 tháng sau khi bị kỷ luật Đảng, Chủ tịch tỉnh Đăk Lăk, ông Lữ Ngọc Cư đã được thuyên chuyển sang để “mang ghế” sang ngồi tại Ban chỉ đạo Tây Nguyên. Khuyết điểm, sai phạm của vị quan đầu tỉnh này liên quan đến những dự án trồng rừng, đến việc nâng cấp chỉnh trang đô thị, đến một số nguồn tiền tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, rồi cả việc bổ nhiệm cán bộ … Đặc biệt là việc “đứng tên vay ngân hàng với số tiền lớn…để vợ mua đi bán lại nhiều nhà đất, không báo cáo đầy đủ việc làm trên của vợ với tổ chức đảng, vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Những khuyết điểm của ông Cư, so với đánh giá của NQ 4 “chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”, có lẽ, cũng chẳng còn thiếu thứ gì. Đây cũng là những khuyết điểm, vi phạm được Ủy ban Kiểm tra TƯ đánh giá là “Nghiêm trọng, gây thiệt hại về kinh tế và gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng và uy tín của cá nhân”. Nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT Vũ Quốc Hùng bình luận về những khuyết điểm của vị quan đầu tỉnh Lữ Ngọc Cư như sau: “Đó là những sự vụ lợi mà thực ra những điều này thì ngay một học sinh phổ thông cũng nhận biết được đó là việc xấu”. Nhưng ông Cư có phải là một trong “bộ phận không nhỏ”? Và khi đã phát hiện sai phạm thì liệu điều chuyển “một trong bộ phận không nhỏ” từ cơ quan này sang cơ quan khác có phải là hình thức “xử lý”? Câu trả lời có lẽ là nên dành cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Tháng 5 năm ngoái, khi tiếp xúc cử tri Quận 1, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định với cử tri sẽ rà soát, để thay đổi, tất cả các khâu, thể chế, tổ chức , con người nào chưa đáp ứng được mục tiêu đẩy lùi tham nhũng, lãng phí: “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là “chết” cái đất nước này”. Phát hiện ra được một “con sâu” là việc khó, rất khó. Nhưng ngay cả khi đã phát hiện được thì việc xử lý thế nào để người dân tin tưởng vào sự nghiêm minh, có lẽ, cũng chẳng dễ dàng. Bởi việc thuyên chuyển đối với những cá nhân đã sai phạm rành rành và nghiêm trọng đến như vậy, có khác gì bỏ con sâu từ cái cây này sang cái cây khác. Thời phong kiến có câu “Hình bất thượng đại phu”, tức hình luật chẳng bao giờ phạm được tới quan quyền. Không lẽ câu đó đúng cả ngay trong một xã hội vẫn vỗ ngực cho mình là “thượng tôn pháp luật”?

(Đào Tuấn)

Dừng thí điểm hai tập đoàn: “Tự làm và tự kết thúc là điều không bình thường”

SGTT.VN - Trước quyết định của Thủ tướng Chính phủ dừng thí điểm hai tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (VNIC) và tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) hôm 4.10, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định, đã có thí điểm thì phải có đánh giá, tổng kết, chứ nếu “tự mình thí điểm và tự kết thúc là điều không bình thường”.

Thưa ông, việc dừng thí điểm hai tập đoàn nói lên điều gì?

Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (VNIC) thí điểm được 2 năm là chấm dứt

Đây là một diễn biến chứng tỏ Thủ tướng đã có phản ứng kịp thời hơn với việc thí điểm hai tập đoàn đó, vì chúng được thành lập sau này.

Tuy nhiên, tôi cho rằng cần phải có đánh giá, tổng kết, chứ không thì không biết kết quả thí điểm thế nào? Tôi rất mong đợi một kết quả đánh giá và công khai với công luận, vì việc thành lập tập đoàn cũng mất rất nhiều công sức. Những người chủ trương thí điểm rất hy vọng sẽ có quả đấm thép, nhưng bây giờ quả đấm thép đâu? Vì sao lại như vậy?

Vậy đánh giá của ông là gì, với các tập đoàn?

Có điều rõ ràng là việc thí điểm các tập đoàn được tiến hành vội vã, không được chuẩn bị kỹ. Có quá nhiều công ty con, ví dụ như Vinashin có đến 300 công ty con, rồi hai tập đoàn này cũng có hơn 200 công ty con, cháu. Như vậy trở nên quá phức tạp, hỗn độn, và chất kết nối giữa các thành viên cũng không rõ ràng. Tập đoàn phải có thế mạnh. Tôi thấy phát biểu trên báo chí, ông Phạm Viết Muôn (phó trưởng ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp), nói rằng sẽ có tám tập đoàn trở nên mạnh và thành tầm cỡ khu vực. Trước đây cũng nói Vinashin sẽ thành tầm cỡ khu vực và còn có những câu “hùng hổ” hơn thế rất nhiều!

Bởi vậy cần phải có đánh giá khoa học, phải có hội đồng thẩm định. Nếu không thì tự mình thí điểm, tự mình đánh giá rồi tự mình kết thúc, là điều không bình thường.

Ông không lạc quan khi Chính phủ công bố sẽ giảm số lượng tập đoàn xuống còn 5 – 7?

Thu gọn cũng cần làm khoa học, phải có căn cứ, xem xét, đối chiếu tình hình kinh tế trong nước và thế giới như thế nào, năng lực của mình thế nào? Chứ bây giờ làm thế này tôi thấy hết sức phân vân, căn cứ khoa học không rõ, không rút ra kinh nghiệm gì từ Vinashin, Vinalines. Có thể đã có rút kinh nghiệm rồi mới tạm dừng thí điểm, nhưng việc đó đã khoa học và đầy đủ chưa? Cần làm rõ!

Sau khi dừng thí điểm hai tập đoàn, theo ông, nên tổ chức, sắp xếp các tập đoàn còn lại như thế nào?

Phải làm các tập đoàn trở nên lành mạnh hơn, cần công khai, minh bạch. Phải tách bạch rõ quyền chủ sở hữu, áp dụng các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp hiện đại. Hiện tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra tiêu chuẩn mà Trung Quốc đã áp dụng, tức là có các mục tiêu rõ ràng, yêu cầu phải đạt mục tiêu như thế nào khi bổ nhiệm. Dựa trên các tiêu chí bổ nhiệm, ông phải thực hiện các công việc này trong thời gian này, mới gọi là bổ nhiệm, chứ bây giờ như Vinashin sau khi ông Phạm Thanh Bình bị bắt, sau ba tuần ông Trần Quang Vũ cũng bị bắt, lại đưa ông khác lên. Người ta không hiểu căn cứ bổ nhiệm như thế nào? Trên thế giới họ bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, với mục tiêu rõ ràng, năm thứ nhất ông phải đạt được gì, năm thứ ba phải đạt được gì. Nếu không đạt được vì lý do gì từ trong và ngoài nước ra sao, chứ nếu không thì không đạt được tiêu chí hiện đại nào cả.

Tại sao chuyện minh bạch của các tập đoàn mãi không làm được?

Ở đây có sự gắn kết lợi ích thế nào đó mà không công khai minh bạch được. Giống như bây giờ có mệnh lệnh hành chính bắt các ngân hàng cho các tập đoàn vay, sau đó lại có mệnh lệnh xoá nợ cho Vinashin. Điều đó hoàn toàn không bình thường và không phù hợp với kinh tế thị trường. Tại sao như thế thì người ta hoàn toàn có thể hiểu được, cả việc đằng sau đó có câu chuyện gì nữa nhưng mà hiện vẫn chưa có lời giải. Tôi nghĩ Quốc hội cần lên tiếng, giám sát, đòi có trách nhiệm rõ ràng, bởi số tiền thất thoát lớn là tiền của dân.

Ông cũng đề cập tới sự lộn xộn của các tập đoàn do có quá nhiều công ty con, làm sao để chúng hoạt động có hiệu quả?

Cần trả lời nhiều câu hỏi: Việc lập ra các doanh nghiệp con ấy là thế nào? Mục đích làm gì? Trách nhiệm ra sao?

Lập ra phải có phương án kinh tế kỹ thuật chứ! Ví dụ như Vinashin ở Thanh Hoá có trạm nuôi heo, ở Hà Nội có gara ôtô Vinashin, ở Tam Đảo có khu du lịch nghỉ dưỡng Vinashin. Trại heo có đóng góp gì cho đóng tàu? Những chuyện thế không ai đề cập, không ai truy trách nhiệm, lẳng lặng thu xếp với nhau thế thôi.

Theo ông cần làm gì để xử lý vấn đề hiện nay của các tập đoàn là nợ xấu?

Theo ông Đinh Tuấn Minh thì số nợ của các tập đoàn khoảng 200.000 tỉ đồng. Vậy phương án xử lý là như thế nào? Nếu cần thì phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, bán tài sản đi để lấy số tiền đó trả nợ.

Việt Anh (thực hiện)

Bóc trần bộ mặt “nghiệp đoàn mại dâm” lớn nhất Hà thành (P1)

(GDVN) - “Ngã ba sung sướng” là tên các “dân chơi” thường gọi đoạn phố cắt các đường Nguyễn Chí Thanh, Láng, Láng Hạ (Hà Nội). Trong bán kính chưa đầy 2km nhưng ở đây có tới cả trăm cô gái hoạt động mại dâm. Gần 1 tháng lăn lộn trong vai một nhân viên chuyên chở gái mại dâm tới các quán karaoke “tay vịn” tại đây, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã “mục sở thị” những phương thức hoạt động kì dị của "nghiệp đoàn mại dâm" lớn nhất Hà thành này.

Không giống như Quất Lâm - Nam Định, Đồ Sơn - Hải Phòng, Cố Thổ - Xuân Mai, khu vực đường Láng -  Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) là “trung tâm ăn chơi nhảy múa” của các dân chơi Hà thành. Với hàng loạt nhà nghỉ, quán karaoke cao cấp, “ngã ba sung sướng” này đã trở thành nơi kinh doanh “xác thịt”, mang lại nguồn thu nhập khổng lồ cho cả “ông trùm”  lẫn đám “ đệ tử ” ăn theo.


Tranh thủ "tán phét" trong phút "giải lao" hiếm hoi khi chờ khách.

Toàn bộ cuộc sống của chủ lẫn gái đều đi ngược lại với quy luật sinh hoạt đời thường, theo kiểu “ngủ ngày cày đêm ”.

Trong khoảng trên dưới trăm "đào" thường xuyên hoạt động ở khu vực này, có nhiều chủng loại, đủ để phục vụ những đại gia khó tính nhất. Từ các em chân dài eo thon, thuộc diện hàng “vip” đến những cô "đào" nhỏ con, đeo chiếc kính giả “trí thức” kiểu sinh viên làm thêm, một số quá lứa lỡ thì và cả những em “ăn đu đủ không cần thìa”.

Thâm nhập

Qua Đoàn, một cựu xe ôm chở gái, tôi được làm quen với T “rách” một chủ quản lý quán karaoke trên đường Láng, người có mối quan hệ rất tốt với các ông chủ quản lý nhân viên. Để có được mối quan hệ đó, tôi đã phải chi trả cho một bữa nhậu tới bến. Sau vài ly làm quen, T cũng  mở lòng tâm sự chuyện đời, chuyện nghề. Khi tôi ngỏ lời muốn xin đi làm xe ôm trong khoảng thời gian đợi xin việc, T nhận lời ngay: “Việc gì chứ việc ấy anh giải quyết được cho chú, đơn giản ấy mà. Nhưng nghề này khá phức tạp đấy chú em, anh chỉ sợ chú không đủ bản lĩnh để làm công việc này thôi, nhưng cứ thử xem sao. Nhìn cái mặt cô hồn của chú, anh thấy cũng có khả năng đấy ”.

T lấy điện thoại ra rồi gọi cho một ai đó... “Alô B à, bên ông còn cần người chở dịch vụ không? Tôi có thằng em cùng quê mới ra chưa có việc làm, ông xem thu xếp cho nó một chân với”. Quá may mắn cho tôi khi nhân viên đang làm cho B phải nghỉ về quê làm đám tang cho mẹ, ngay lập tức tôi được thế vào vị trí đó.

Các "đào" giăng kín cửa quán để chờ đến lượt "chào" khách.

Tối trung tuần tháng 9, qua T “rách” , tôi được giới thiệu tới gặp trùm B, đầu nậu đang quản lý 7 đào tại một quán nước trà đá tại phố Nguyễn Chí Thanh. Đã được T ôn bài từ trước: “Chú nhớ nói là em cùng quê với anh nhé” nên mọi chuyện đơn giản hơn. Sau một hồi căn vặn về lý lịch, trùm B giao tôi phụ trách 3 “đào”, với thu nhập 250 nghìn đồng một ngày. Cũng vì là lính mới, 4 “đào sắc nước hương trời” hơn đã thuộc về một tay “chạy dịch vụ” khác. Tôi ngậm ngùi với 3 đào "kém nước" hơn hẳn.

Với giới mại dâm tại đây, những người làm nghề như tôi được gọi với cái tên khá mỹ miều: “người làm dịch vụ”. Nhiệm vụ của “người làm dịch vụ” là chạy xe ôm chở gái đến các quán hát, nhà nghỉ, khách sạn để phục vụ khách khi có nhu cầu, luôn chạy đua với thời gian bằng tốc độ “bàn thờ”, chuyện chạy ngược chiều, vượt đèn đỏ,  kẹp 4, kẹp 5 là "tất lẽ dĩ ngẫu" và việc đội mũ bảo hiểm cũng là một hành động... xa xỉ.

"Quản gia" của gái mại dâm

Ngay ngày hôm sau, tôi quay trở lại quán nước tại ngõ 27 đường Nguyễn Chí Thanh, đây cũng là địa điểm tụ tập của gái mại dâm lúc “rỗi khách” gặp trùm B. B chỉ mặt 3 đào: gồm Vân, Mai, Hương và “lệnh” các ả phải tuân thủ mọi mệnh lệnh của tôi. “Nếu chúng nó cãi lời hay ùn ườn khi lên chào bàn, em cứ thẳng tay”, B nói và lạnh lùng bỏ đi.

Tôi bắt tay ngay vào công việc. Mặc dù trước khi đi đã chuẩn bị rất kỹ nhưng trong đầu lúc này, cảm giác lo lắng xen lẫn sợ hãi rất mơ hồ. Giống như những người “đồng nghiệp”, tôi phải tập phong cách ăn mặc, đi lại trên đường làm sao cho giống họ, quần soóc, đầu đội mũ lưỡi trai và... không đội mũ bảo hiểm.

Vì là người mới nên tôi được người bạn làm cùng tận tình chỉ bảo, đi đâu làm gì, như thế nào là hiệu quả. Trước hết phải lấy toàn bộ số điện thoại của những đồng nghiệp để liên lạc và giúp đỡ nhau trong khi gặp khó khăn, nhất là trong quá trình đi làm.

Việc quan trọng nhất lúc này là phải mua ngay cho mình một cây bút và một quyển sổ nhỏ để ghi lại tên của từng đào. Mỗi lần đào được ngồi vào bàn với khách, tôi sẽ gạch một gạch theo kiểu hình vuông để đánh dấu lại.

Làm như vậy với mục đích là để cuối ngày tổng kết xem "đào" nào ngồi được bao nhiêu bàn, rồi nhân với số tiền là 50 ngàn một bàn, thanh toán trực tiếp cho người quản lý, sau đó tôi sẽ được trả công bằng khoản tiền đó.

Đang ngồi ở quán nước “ tập tành” tán phét làm quen với ba đào của mình, đào trẻ nhất của tôi năm nay mới tròn 17 tuổi, tên Vân quê Bắc Giang, còn hai đào kia ngoài 20 tuổi, đều quê Nam Định. Chưa hết câu chuyện tôi thấy điện thoại kêu. “Sếp” gọi: “Chú  cho nhân viên đến ngay quán TP đi”. Bỏ lại cốc trà đá, tôi vội vã quay xe để ba đào ngồi lên, Vân nhảy tót lên ngồi đằng trước sau đó đến tôi, Mai và Hương. Mọi hành động thuần thục đến từng chi tiết.

Lần đầu tiên tôi tham gia giao thông trong một hoàn cảnh trớ trêu như vậy. Mùi nước hoa nồng nặc xộc thẳng vào mũi, tóc của Vân cứ lòa xòa như tơ nhện trước mặt nhưng tôi vẫn phải luồn lách giữa dòng xe cộ đông đúc.
Gọi taxi để khách và "đào" đi ca hai.

Tại khu vực đường Láng, các quán karaoke đều nằm một bên, nên xế nào cũng ngược chiều mà tiến. Cũng may là quán TP đó không xa quán nước là bao nhiêu.

Đến nơi đã thấy mấy “đồng nghiệp” đậu xe ở đấy rồi, thấy tôi, những người này cùng quay ra, đưa ánh mắt nhìn lạ lẫm như muốn “ ăn tươi nuốt sống". Thoáng chút bối rối nhưng tôi vẫn cố nhìn thẳng vào mắt họ vì ông chủ đã dặn: “Ở đây ai cũng bình đẳng, nếu có chuyện gì xảy ra thì sẽ có người đến giải quyết, chú cứ làm bình thường”.

Ba đào của tôi lững thững đi lên chào khách, thấy vậy tôi cũng muốn “ra oai” cho vào khuôn khổ: “Nhanh cái chân lên em ơi”.

Đằng sau những đồng tiền của “nghề bán trôn nuôi miệng” là một thế giới ngầm với những luật lệ hà khắc. Việc tình cờ trở thành một tay chở gái - mắt xích trong nghiệp đoàn mại dâm lớn nhất Hà thành này của phóng viên cũng lắm nỗi gian truân. Mời quý độc giả đón đọc kỳ tới.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Trọng Trinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét