Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

HOT - Tin nóng trong ngày

 Nguyễn Thanh Giang - Bàn về kết quả Hội nghị Trung ương 6

Nghị quyết Hội nghị TW 4 được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xem là đợt “sinh hoạt Đảng mang ý nghĩa thiêng liêng” nhằm cứu vớt nguy cơ đang “đe dọa sự sống còn của chế độ” (Phát biểu trong buổi dự Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ngày 27.2.2012) và Hội nghị TW 6 được ông cho biết là: ít có Hội nghị Trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài như Hội nghị lần này. Hầu hết các vấn đề được bàn và quyết định đều rất quan trọng, khó và nhạy cảm.

Hãy điểm xem những điều “thiêng liêng”, “quan trọng, khó và nhạy cảm” ảnh hưởng đến “sự sống còn của chế độ” đã được ông điều hành Hội nghị TW 6 giải quyết thế nào, qua diễn văn bế mạc Hội nghị của ông.

Bài tổng kết Hội nghị TW 6 của TBT đề cập đến 7 vấn đề. Người viết bài này chỉ xin lướt qua một vài trong số đó:

1 - Về vấn đề đất đai - Không nói đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng ông nói: “Trung ương tiếp tục khẳng định: Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu, cần được xác định cụ thể, phù hợp với từng loại đất, đối tượng sử dụng đất và các trường hợp giao đất, cho thuê đất”.

Nói quyền sử dụng đất không phải là quyền sở hữu thì Nhà nước chỉ được trao quyền sử dụng đất vào các mục tiêu an ninh, quốc phòng, giao thông công cộng... chứ làm sao có sở hữu để ban phát cho công dân A, công dân B, doanh nghiệp X, doanh nghiệp Z …

Thừa nhận nền kinh tế thị trường có 5 thành phần thì cũng phải thừa nhận tính đa sở hữu của đất đai chứ.

Có thể hiểu đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt chứ làm sao hiểu nổi “Quyền sử dụng đất là một loại tài sản...” được!

Cứ còn ngoan cố, lập lờ như vậy thì đất đai vẫn không thể thoát khỏi thân phận là miếng mồi béo bở cho tham nhũng tệ hại và dấy lên từ đấy những cuộc biểu tình triền miên.

2 - Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, ông đọc: “Các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước lớn phải được cấu trúc lại theo mô hình công ty mẹ – công ty con; được kiểm toán hằng năm. Kết thúc giai đoạn thí điểm hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước; xem xét chuyển một số tập đoàn kinh tế nhà nước thành tổng công ty”.

Nhớ lại, cách đây 16 năm, khi góp ý vào dự thảo báo cáo chính trị Đại hội VIII, trong bài “Phải chăng nước ta đã ra khỏi khủng hoảng” (lưu trong thư viện mạng www.nguyenthanhgiang.com), tôi từng viết: “việc xóa bỏ các liên hiệp xí nghiệp trước đây để thành lập tràn lan những tổng công ty có số vốn đủ 100 tỷ đồng đang có nguy cơ gây ách tắc và lãng phí mới. Nhiều nhà doanh nghiệp cho rằng Chính phủ đang tốn công nặn ra những chiếc bình mới để đổ vào đấy vẫn là thứ rượu cũ. Có người còn cho rằng bên trong những chiếc bình ấy sẽ chỉ có tro thiêu của những cái xác liên hiệp cũ.

Việc thành lập hệ thống quản lý cho các Tổng công ty này mới thật là nhiêu khê! Theo Nghị định 39/CP thì trong Tổng công ty mới phải có đầy đủ các thành phần: Tổng giám đốc, Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát.... Tuy nhiên, không thể nào xác định được rằng hội đồng quản trị nằm ngoài cơ cấu tổng công ty, là cấp trên để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, hay nằm trong cơ cấu tổng công ty? (Bởi vì chức năng quản lý Nhà nước đã do cấp Bộ thực hiện rồi).

Nghị định 75/CP của Thủ tướng Chính phủ quy định Hội đồng Quản trị không phải cơ quan quản lý nhà nước. Nó không thể thay thế cơ quan cấp bộ và ngang bộ. Nó không phải cấp trên của tổng công ty mà là tổ chức nằm ngay trong cơ cấu tổng công ty.

Quyết định 91/CP lại nói rằng Hội đồng Quản trị chính là tổ chức được thành lập để nhận chức năng "bộ chủ quản", để từ đó giải phóng các bộ khỏi chức năng chủ quản hiện nay.

Thế rồi, lúc thì Bộ Tài Chính thay mặt nhà nước giao vốn cho Hội đồng Quản trị để Hội đồng Quản trị giao lại vốn cho Tổng giám đốc. Nơi thì Bộ Tài chính giao vốn thẳng cho Ban giám đốc...

Dẫu thế nào đi nữa thì hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc cũng đều ôm một bọc tiền chùa to tướng, ngồi trên một đống tài sản khổng lồ của nhân dân mà không mấy ai của đau con xót cả.

Có điều thuận tiện là khi gây lãng phí tiền triệu, tiền chục, tiền trăm tỷ thì sẽ có kẻ tung người hứng, tạo nên "sức mạnh tập thể" để ngụy biện, bao che cho nhau. Và, dễ liên minh, liên kết với nhau mà tham ô dây chuyền...

Chung quy, chỉ vì cái bệnh duy ý chí truyền kiếp, cái gan lớn muốn làm trái quy luật bằng cái mệnh lệnh:

"tập trung nguồn lực để kinh tế nhà nước đạt cho được tỷ trọng 60% GDP".

Trong khi, ngay cả ở những nước phát triển, tỷ trọng này cũng mới chỉ vào khoảng 25-30% GDP.

Nên chăng, hãy cứ để cho quy luật cạnh tranh chi phối và sự tích tụ tự nhiên của thị trường dẫn đến nhu cầu tự liên kết của các đơn vị doanh nghiệp”.

Rõ ràng tôi đã từng nói xuôi nhưng Đảng cứ làm ngược để bây giờ tỉnh ngộ phải trở lại làm xuôi thì đã tàn phá của nhân dân hàng trăm ngàn tỷ đồng!

Khoản lãng phí khổng lồ ấy, cái giá phải trả quá lớn cho sự ngu dốt ấy do ai gây ra?

Chính là do chủ trương đường lối sai lầm của các vị lãnh đạo ĐCSVN!

Vậy mà, hơn hai mươi năm qua, những ý kiến đóng góp như thế của tôi không những không được Đảng khách quan nhìn nhận mà văn thư, báo chí của Đảng không ngớt vu cho tôi không biết bao nhiêu tiếng xấu: chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội, cơ hội, phản động, gián điệp … Rồi đấu tố, rồi khám nhà gần chục lần, rồi bỏ tù …!

3 - Về giáo dục, đào tạo – Diễn văn khai mạc đặt nhiệm vụ phải giải đáp cụ thể: “một loạt câu hỏi đặt ra cần được thảo luận, làm rõ như: Vì sao lúc này phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ? Phạm vi, mục tiêu, yêu cầu của mỗi Đề án thế nào? Đổi mới căn bản là gì, toàn diện là gì?... làm rõ vì sao giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đến nay vẫn chưa thực sự trở thành nền tảng và động lực cho phát triển? Vướng mắc chính ở chỗ nào?...”.

Diễn văn bế mạc không trả lời được những câu hỏi đã nêu khi khai mạc mà lại đặt lại một vấn đề rất “hùm bà làng”: “Trung ương yêu cầu phải đổi mới từ nhận thức tư duy, mục tiêu đào tạo, hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo, nội dung và phương pháp dạy và học đến cơ chế vận hành, cơ chế quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm thực hiện đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, đào tạo nghề. Đây là những vấn đề hết sức lớn lao, hệ trọng và phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, bàn bạc một cách thấu đáo, cẩn trọng, tạo sự thống nhất cao để ban hành Nghị quyết vào thời gian thích hợp”.

Nghĩa là, hỏng tất cả, hỏng từ đầu đến tứ chi, hỏng từ óc đến lục phủ ngũ tạng. phải làm mới hoàn toàn, làm lại hoàn toàn!

Sáu nhăm năm qua ĐCSVN lãnh đạo thế nào để văn hóa, giáo dục thảm hại như thế. Là một nước có Quốc tử giám Văn Miếu trước trường đại học đầu tiên ở nhiều nước Phương Tây, dưới các triều đại phong kiến và thời thực dân Pháp đô hộ văn hóa, giáo dục Việt Nam đâu đến nỗi lạc hậu quá xa so với mặt bằng chung thế giới như hiện nay.

4 - Về Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư – TBT như nức nở khi đọc đến đoạn này: “Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị... Ban Chấp hành Trung ương đã … đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị...”.

Khi ông diễn đoạn này, người ta không hiểu ông thật sự hối lỗi hay uất nghẹn vì không hạ thủ được đối phương.

Dẫu sao thì ông cũng bị xem là non yếu.

Non yếu trong tư duy: đối phương chưa đáng bị hạ thủ (như ý kiến của BCH TW), không thể hạ thủ được (như kết quả đã thấy) mà sao ông lại đặt vấn đề hạ thủ để chính ông sẽ trở thành địch thủ sống mái.

Non yếu trong hành động: chủ trương hạ thủ mà không hạ thủ được.

Lẽ ra nên lờ đi, đừng đọc câu trên thì hơn. Thà đừng nói, còn hơn là nói lấp lửng.

Ngay khi nghe ông TBT đọc “không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị...” mà không dám xướng rõ tên ai, có người đã “sáng tác” một mẩu chuyện cười như sau:

BCT nọ mở đợt trưng cầu ý dân về vấn đề dinh dưỡng cho BCT. Yêu quý BCT, nhân dân kiến nghị: “Cấm BCT không được ăn thực phẩm độc hại từ Trung Quốc”. Vì lấp lửng, khi công bố kết quả chỉ nói: “Toàn dân kiến nghị cấm BCT không được ăn”. Thế là người nghe lại hiểu rằng: toàn dân muốn tiêu diệt BCT!

Không chỉ nức nở, TBT còn xướng rất to mấy chữ “đã thống nhất 100%”.

Nhấn thật mạnh như thế để làm gì nhỉ?

Để thét lên cái thực tế đã không còn thống nhất 100% giữa BCT với BCH TW, không còn đoàn kết để giữ được con ngươi của Đảng nữa rồi ư? Thật là dại dột.

Để lập lờ bôi bác sự thật ư? Ý kiến chỉ thống nhất 100% khi đề nghị thi hành kỷ luật BCT. Đối với một ủy viên BCT nào đó chỉ có 11/15 phiếu đề nghị thôi chứ.

Thét lên để làm gì nhỉ? Hay là để nhấn mạnh cái sự hốt hoảng trước biểu hiện bất kham của Ban Chấp hành TW đối với Bộ Chính trị.

Quả vậy, đây là lần đầu tiên một ông TBT bất lực, không điều hành nổi để BCH TW phải nghe theo BCT như nguyên tắc “tập trung dân chủ” vốn dĩ của Đảng!

*

Mấy việc cần làm ngay

Việc thứ nhất - Hội nghị TW 6 đã bàn đến nhiều vấn đề quan trọng: đất đai, kinh tế quốc doanh, giáo dục đào tạo... Còn một vấn đề hết sức bức thiết là vấn đề bảo vệ chủ quyền nói chung và lãnh thổ lãnh hải nói riêng.

Cần sớm có Hội nghị TW 7 bàn về Đường lối Đối ngoại nhằm giải quyết vấn đề phương sách bảo vệ chủ quyền lãnh hải, đối sách với Trung Quốc và Hoa Kỳ...

Chắc chắn Hội nghị TW 7 mới thực là “thiêng liêng”, “quan trọng, khó và nhạy cảm”.

Việc thứ hai - Về hai ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng –

a - Mặt tốt của ông Nguyễn Phú Trọng:

- Chưa thấy bộc lộ tham nhũng.

- Không trân tráo gán ghép chức tước cho con cháu mình một cách vô lối như các ông Nông Đức Mạnh, Tô Huy Rứa …

b - Mặt yếu của ông NPT: biểu hiện tư tưởng thần phục Trung Quốc một cách bệnh hoạn như:

- Tấu cùng lãnh đạo Trung Quốc khẩu lệnh “tầm cao chiến lược” để rắp tâm tiếp tục đưa VN làm lính lệ cho TQ.

- Trấn áp Quốc hội, không cho nghe báo cáo về tình hình Biển Đông. Giữa lúc TQ đang tích cực chính thức hóa chủ quyền Hoàng Sa, bắn giết ngư phủ ta, cắt cáp tàu Địa Vật lý của ta … mà ông NPT bảo “Tình hình Biển Đông không có gì mới” thỉ thật là vô tri vô giác về nhận thức, vô cảm đối với con người Việt Nam về nhân tâm, xược đối với Quốc hội.

- Đứng trước mặt lãnh đạo TQ mà lại nói: Vừa nhận lãnh trách nhiệm Chủ tịch Quốc hội, nước tôi đi thăm đầu tiên là Trung Quốc. Trong khi đó, Chủ tịch nước và Thủ tướng đều không làm như ông Trọng. Câu nói ấy vì thế bị coi là hết sức vô chính trị. Khi nghe, tôi ngượng chín cả mặt. Nhiều người cho rằng vì khôn lỏi như thế nên ông NPT đã được Bắc triều ủng hộ lên làm Tổng Bí thư!

c - Ông NPT cần tẩy rửa tư tưởng thần phục Trung Quốc và lo lắng nhiều hơn đến bảo vệ chủ quyền dân tộc.

d - Mặt được của ông Nguyễn Tấn Dũng:

- Tuyên bố sẽ tích cực xây dựng nền kinh tế thị trường đầy đủ.

- Khuyến khích xây dựng Luật Lãnh hải, Luật Biểu tình

- Biết mình có cái gót Asin ở chố không chỉ cho tất cả con cái đều du học Phương Tây mà còn dám cho con gái làm dâu “ngụy quyền” (phái thần phục TQ và các cụ giáo điều rất dễ khoét vào) nhưng vẫn công khai vồn vã khi đón tổng thống Bush.

- Tỏ ra có bản lĩnh khi cả hai lần nhậm chức Thủ tướng đều không chịu chọn TQ làm nước yết kiến đầu tiên như NPT.

e - Mặt không hay:

- Yết kiến Tập Cận Bình ở Nam Ninh làm cho dư luận hiểu rằng đã chịu quy phục Bắc Kinh để được cứu vớt trong hoàn cảnh bị dồn đến chân tường.

- Không biết bản thân NTD tham nhũng ghê gớm thế nào nhưng rõ ràng đã để cho một số bộ hạ lộng hành trong lĩnh vực kinh tế và tham nhũng quá kinh khủng.

g - Ông Nguyễn Tấn Dũng cần:

- Tích cực tạo sân chơi phẳng cho tất cả các thành phần kinh tế, tiết chế tối đa sự thiên vị và ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước, khẩn trương thiết lập nền kinh tế thị trường đầy đủ.

- Mạnh tay thức đẩy giao thương với Hoa Kỳ và Phương Tây không chỉ trong lĩnh vực kinh tế.

- Công khai bày tỏ lập trường hướng Tây Phương, xóa bỏ điều tiếng đi đêm với Trung Quốc mà vừa qua trang Quan Làm Báo … đã tạo dựng, bảo rằng NTD nhận tiền của TQ rồi cho TQ vào Tây Nguyên (Thực ra, chẳng qua vì NTD phải thực hiện ký kết của TBT lúc ấy là Nông Đức Mạnh) …

- Ngăn chặn những vụ đàn áp đối lập. Thiết lập liên minh với các thành phần cấp tiến trong và ngoài nước.

- Nếu đúng là ông đã tham nhũng ghê gớm như dư luận thì nên từ chức và trả lại bớt tài sản cho nhân dân.

Việc thứ ba - Cần nới rộng tự do ngôn luận để tạo điều kiện chọn lựa được người xứng đáng lãnh đạo quốc gia thông qua bầu cử tự do thực sự.

Trước mắt, vị sự tồn tại song hành hai ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng trong bộ máy lãnh đạo sẽ rất bất lợi không chỉ cho đất nước mà ngay cả ĐCSVN, cần tổ chức sớm Đại hội Đảng giữa nhiệm kỳ để cơ cấu lại nhân sự tạm thời.

Xin mạnh dạn đề xuất như sau:

Tổng Bí thư: Phạm Quang Nghị

Thủ tướng: Nguyễn Bá Thanh

Dù quá táo bạo và có thể rất nghịch nhĩ vẫn xin được nêu thêm: Nên mời Nguyễn Quang A và Trần Huỳnh Duy Thức làm trợ lý Thủ tướng Chính phủ; mời Vi Đức Hồi làm trợ lý Tổng Bí thư Đảng.

Biết rằng những nhận định và đề xuất trên đây có thể rất ngô nghê, người viết vẫn xin được thành thực giãi bày và mong được độc giả bình tâm suy ngẫm để cùng lên tiếng.

Hà Nội 20 tháng 10 năm 2012
Nguyễn Thanh Giang
(DLB)

  Quốc hội họp sau Hội nghị 6

Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết bỏ phiếu tín nhiệm

Quốc hội Việt Nam nhóm họp ngày 22/10, lần đầu tiên kể từ khi Hội nghị trung ương 6 quyết định không kỷ luật 'đồng chí X'.

Trong các nội dung bàn thảo của kỳ họp kéo dài 26 ngày có dự thảo bỏ phiếu tín nhiệm nhiều chức danh trong đó có cả Chủ tịch nước và Thủ tướng.

Quốc hội cũng sẽ xem xét Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng cũng như Luật Đất đai.

Hãng tin tài chính Dow Jones nói Quốc hội đang đứng trước nhiều thách thức khi mà kinh tế đang tụt hơi, nợ xấu đe dọa ngành ngân hàng và công chúng đang bất bình.

Bấm Dow Jones nói mức tăng trưởng kinh tế dự đoán 5,2% của năm 2012 là thấp nhất trong 13 năm qua.

Họ cũng dẫn lời Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia bình về người đứng đầu Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng: "Ông ấy có thể đã giải tỏa được sức ép buộc ông từ chức nhưng sẽ không thể trở lại những ngày tự tung tự tác.

"Trên thực tế Ban chấp hành Trung ương đã áp đặt nghị trình cải cách cho cả Thủ tướng Dũng và Bộ chính trị."

Bỏ phiếu tín nhiệm

Trang web của Bấm Chính phủ Việt Nam nói Chính phủ sẽ có báo cáo việc thực hiện lời hứa mà các Bộ trưởng đã đưa ra tại Quốc hội trong hai kỳ họp gần đây, điều chưa từng xảy ra.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng cũng được dẫn lời nói sẽ có 13 buổi thảo luận toàn thể được phát thanh và truyền hình trực tiếp, tăng 5 buổi so với kỳ họp lần thứ 3.

Trong khi đó Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Hạnh Phúc nói Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được thông qua trong kỳ họp này và được thực hiện từ năm 2013.
"Nếu đã bỏ phiếu tín nhiệm mà không đạt 50% thì thôi thứ, tại sao lại còn kéo dài thêm một năm nữa."
Ông Trần Quốc Thuận phản đối chuyện mất tín nhiệm hai lần mới phải từ nhiệm
Nhưng ông Phúc không nói việc lấy tín nhiệm sẽ được thực hiện trong kỳ họp nào, thứ 5 hay thứ 6, vào năm sau.

Nói chuyện với BBC hôm 19/10, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận nói việc lấy phiếu tín nhiệm đã có ghi trong Hiến Pháp và trong Luật Tổ chức Quốc hội.

Ông Thuận nói: "Việt Nam thì luật rất nhiều những cuối cùng có những cái đuôi để cho nó mù mờ hoặc là đặt luật nhưng không thực hiện."

Tuy nhiên ông Thuận nói các Nghị quyết của ba kỳ họp Trung ương Đảng mới đây đã khiến việc bỏ phiếu "trở thành vấn đề bức xúc, cần phải cụ thể hóa."

Ông cũng nói ông không đồng ý với dự thảo lấy phiếu tín nhiệm mà theo đó cán bộ chỉ có khả năng bị miễn nhiệm khi có hai lần không đủ phiếu tín nhiệm.

Cựu quan chức bình luận: "Nếu đã bỏ phiếu tín nhiệm mà không đạt 50% thì thôi thứ, tại sao lại còn kéo dài thêm một năm nữa."

Bình luận về chuyện chống tham nhũng, vấn đề cũng sẽ được các đại biểu bàn tới, ông Thuận nói "rào cản lớn nhất" hiện nay là không có cơ quan tư pháp độc lập và chuyện điều tra các Ủy viên Trung ương đều phải được Đảng đồng ý.

Quốc hội cũng sẽ để ngỏ việc thành lập cơ quan chống tham nhũng khi bàn về sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng vì Đảng đã quyết định sẽ lập cơ quan chống tham nhũng thuộc Bộ chính trị, dưới quyền Tổng bí thư.

Điều này cũng có nghĩa là ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ không còn là nhân vật cao cấp nhất phụ trách phòng chống tham nhũng.

(BBC)

 

 Thủ tướng Dũng đề cao lòng tự trọng

Các lãnh đạo Việt Nam liên tục tiếp xúc cử tri sau Hội nghị trung ương 6 (Ảnh: TTXVN)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu công chức nhà nước phải có lòng tự trọng để khỏi rơi vào tình trạng tham nhũng.

Ông Dũng đã đưa ra bình luận này tại một buổi nói chuyện tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hôm Chủ nhật ngày 21/10 mà báo chí trong nước gọi là ‘tiếp xúc cử tri’.

‘Vấn đề con người’

Trước vấn đề chống tham nhũng do một thành viên cử tọa nêu lên, ông Dũng đã nhấn mạnh rằng ‘phòng chống tham nhũng không chỉ bằng pháp luật’ mà còn ‘ở vấn đề con người’, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.

“Công tác giáo dục đạo đức, lối sống để mỗi cán bộ, công chức có lòng tự trọng, có trách nhiệm cao với đất nước cũng có vai trò rất quan trọng,” ông Dũng được dẫn lời nói.

Ông Dũng đưa ra lời bình luận này chỉ ít ngày sau khi Trung ương Đảng kết thúc hội nghị toàn thể lần thứ 6 mà không đi đến quyết định kỷ luật ‘một ủy viên Bộ chính trị’ mặc dù có những sai phạm nghiêm trọng.

Do đó, mặc dù bị đưa ra toàn thể các ủy viên trung ương phân tích, mổ xẻ và có thể đã hứng chịu nhiều búa rìu nhưng vị ‘ủy viên Bộ chính trị’ này vẫn bám giữ được ghế sau hội nghị.

Trước đó, phát biểu với công chúng cũng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói rõ rằng hầu hết các ủy viên Trung ương Đảng đều đồng ý rằng vị ‘ủy viên Bộ chính trị’ này, mà ông gọi là ‘đồng chí X’, đã có những sai phạm.

Ông Sang giải thích rằng việc Trung ương Đảng không xử lý kỷ luật ‘một ủy viên Bộ chính trị’ không có nghĩa là vị này ‘không có lỗi’ mà là do hoàn cảnh.

Nói chuyện với các giáo sư và sinh viên của một trường đại học hàng đầu đất nước, Thủ tướng Dũng đã kêu gọi nhân dân tăng cường ‘giám sát, đấu tranh’ để phòng chống tham nhũng.

Ông cũng khẳng định ‘quyết tâm cao’của nội các của ông trong việc ‘đấu tranh, ngăn chặn, đầy lùi vấn nạn tham nhũng’ trong khuôn khổ Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Ông cho biết chính phủ đang đăṭ ra mục tiêu cải cách tiền lương cho cán bộ công chức và xem đây là một giải pháp quan trọng để phòng chống tham nhũng.

Theo hãng thông tấn nhà nước thì mục địch của việc ông Dũng ‘tiếp xúc cử tri’ tại Đại học Quốc gia cũng như tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, trong cùng ngày 21/10 là ‘thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục đào tạo và phát triển kinh tế xã hội’.

‘Nhiều thành tích’

Thủ tướng và Chủ tịch nước tại một phiên họp Quốc hội
Chính trường Việt Nam vừa trải qua một hội nghị Trung ương Đảng nhiều kịch tính

Thủ tướng cũng tranh thủ cơ hội này để nêu bật những thành tích trong công tác điều hành kinh tế-xã hội của chính phủ của ông.

Ông cho biết chính phủ đã ‘đạt và vượt’ 10 trên 15 chỉ tiêu mà Quốc hội đã đặt ra, trong đó các chỉ tiêu quan trọng như chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát, tỷ lệ hộ nghèo, tạo việc làm... và tăng trưởng kinh tế mặc dù thấp hơn kế hoạch ‘nhưng quý sau cao hơn quý trước’.

Ông lưu ý rằng chính phủ đã đạt được những thành tích này trong bối cảnh tình hình trong nước cũng như thế giới ‘rất khó khăn’.

Theo thủ tướng thì Việt Nam đã chịu nhiều tác động tiêu cực do những biến động kinh tế trên thế giới trong lúc chính phủ còn phải lo ‘đối phó với thiên tai, dịch bệnh, các âm mưu thủ đoạn gây mất ổn định chính trị-xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia’.

Ông nói mục tiêu trong năm tới của chính phủ là tiếp tục giảm lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong khi thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Thủ tướng Dũng tiếp xúc cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh ngay sau khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng có những hoạt động tương tự tại thành phố này trong đó ông cũng nêu cao quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và nêu vấn đề về ‘đồng chí X’.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đã bầu cho ông Sang vào Quốc hội trong khi ông Dũng lại đại diện cho thành phố phía bắc Hải Phòng.

Cũng trong sáng ngày 21/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tham dự Lễ khai giảng và gióng hồi trống khai giảng của Đại học Quốc gia và Lễ khánh thành một phần dự án Ký túc xá cho sinh viên của trường Đại học này.

Tại các buổi lễ này, thủ tướng ̣đã đưa ra những lời huấn thị đối với lãnh đạo, đội ngũ giảng viên và sinh viên của trường.

(BBC
 

Định nghĩa của “phản biện”

Sau bài phân tích về cách sử dụng cũng như ý nghĩa của hoạt động phản biện ở Việt Nam được phát trong chương trình trước, TS Vũ Quang Việt, một cựu nhân viên LHQ, hiện là tư vấn cho LHQ và một số tổ chức các nước, góp ý trong bài do Thanh Trúc thực hiện rằng phản biện là từ chỉ có ở Việt Nam, phát sinh sau quyết định 97 của thủ tướng chính phủ, phản ảnh lý luận một cách hòa bình của giới trí thức trong nước.


(Photo courtesy of diendan.org) TS Vũ Quang Việt

Phản đối một cách hòa bình bằng lý luận của giới trí thức VN

TS Vũ Quang Việt: Phản biện là một chữ xuất phát từ Việt Nam và có lẽ chỉ có Việt Nam dung; nó phản ảnh cái hoạt động ở Việt Nam trong thời gian qua, do đó phải hiểu rõ ý nghĩa của chữ phản biện này.

Tôi nghĩ phản biện có thể hiểu là phản đối một cách hòa bình bằng lý luận của giới trí thức Việt Nam. Tức là không chỉ nói lên ý kiến mà còn đòi quyền có ý kiến. Có nghĩa rằng người trí thức ở Việt Nam không có quyền phát biểu ý kiến một cách rộng rãi trước dân chúng, và đặc biệt phản biện trở thành một hoạt động của những người trí thức về mặt lý luận ở trên Internet và ở khắp các hệ thống gọi là lề trái.

Thanh Trúc: Thưa TS Vũ Quang Việt, ông có nói ở Hoa Kỳ người ta chỉ dùng chữ “public comments” dịch đúng nghĩa là qui trình góp ý có tổ chức của công chúng về những đề án công. Thế thì có thể áp dụng định nghĩa này cho chữ phản biện không, và tại sao gọi là qui trình?
Có nghĩa rằng người trí thức ở Việt Nam không có quyền phát biểu ý kiến một cách rộng rãi trước dân chúng, và đặc biệt phản biện trở thành một hoạt động của những người trí thức về mặt lý luận ở trên Internet và ở khắp các hệ thống gọi là lề trái. - TS Vũ Quang Việt
TS Vũ Quang Việt: Public comments không thể dịch là phản biện được, vì public comments ở bên Mỹ có nghĩa bất cứ một công trình gì có ảnh hưởng đến công chúng, có thể lấy đất của công chúng để làm gì đó, có thể dùng ngân sách để làm gì đó …thì phải có một qui trình góp ý kiến của công chúng về đề án công đó.

Nói đến qui trình là nói đến luật, phải ghi ra những đề án được xuất bản để cho mọi người thấy rõ và được quyền đọc, được bao nhiêu ngày sau đó để có ý kiến và được tổ chức góp ý kiến. Nếu là một đề án công của thành phố thì qui trình của ý kiến là phải mời hoặc là loan báo cho mọi người rõ có cái public hearing được thông báo trước.

Nếu đề án xảy ra ở khu phố thì có Hội Đồng Khu Phố phát biểu ý kiến, sau đó sẽ lên quận, quận lên thành phố. Từng qui trình như vậy thì có thời gian rõ ràng là khi nào được phát biểu ý kiến, phải có public hearing tức phải để cho người ta có ý kiến được tổ chức đàng hoàng.

Rồi thì có thể những người làm đề án, hoặc là chính phủ hoặc là những nhóm lợi ích, họ thấy bị phản đối, bị không đồng ý thì họ phải sửa lại và phải tổ chức lại cái hearing cho đến khi nào chủ tịch Hội Đồng Thành Phố thấy rằng không thể thông qua được và không đưa ra bỏ phiếu, hoặc là ông quyết định đưa ra bỏ phiếu nếu thông qua được. Đấy là một qui trình đóng góp được tổ chức và như vậy thì không tạo ra sự chống đối.

Còn ở Việt Nam thì không có qui trình, không cho người ta phát biểu nữa chứ đừng nói đến qui trình. Do đó chữ phản biện ra đời mà đầu tiên là dự án bô xít Tây Nguyên, vì giới trí thức thấy không có lợi về mặt chính trị, kinh tế, môi trường… Họ phải tổ chức ra để có ý kiến.

Vấn đề phản biện này phải hiểu trong cái context của Việt Nam tức là họ đòi quyền tự do có ý kiến. Phải nói nó là một phong trào phản đối bằng lý luận một cách hòa bình của giới trí thức Việt Nam. Không dễ dàng dùng một từ nào tiếng Mỹ mà có thể dịch từ phản biện được.

Thanh Trúc: Kể cả từ “counter argument”?

blogs-le-trai-250.jpg
Một số các trang mạng, các Blog được gọi là báo chí lề trái. RFA file.

TS Vũ Quang Việt: Nó không có nghĩa. Counter argument thì bất cứ người nào cũng có thể có counter argument ở bất cứ nơi nào. Nhưng mà chữ phản biện nó có ý nghĩa chính trị, nó phản ảnh hoạt động của giới trí thức Việt Nam chứ không phải của nông dân. Không phải đi biểu tình mà gọi là phản biện, cái này là chống đối một cách hòa bình và bằng lý luận.

Thanh Trúc: Thủ tướng Việt Nam có quyết định số 97, cho phép người có ý kiến gởi tới nơi có thẩm quyền quyết định, để nói về nguyện vọng của mình. Vậy quyết định 97 đó có ý nghĩa của việc cho phép phản biện hay không?

TS Vũ Quang Việt: Quyết định 97 của thủ tướng không cho giới trí thức có ý kiến ngoại trừ đưa những ý kiến đó thẳng tới những cơ quan có trách nhiệm. Phản biện có nghĩa là phải làm ra phải để cho công chúng biết chứ không phải chỉ được gởi cho người đưa ra đề án đó cho họ đọc và họ vất vào thùng rác.

Mà thông thường ở Việt Nam toàn bộ những ý kiến của trí thức hay của dân chúng là họ vất vào thùng rác hết. Vì họ cũng chỉ nói là mở ra cho ý kiến, nhận được một triệu hay bao nhiêu triệu hoặc mấy trăm ngàn ý kiến thế là chấm dứt. Tức là không phải cái quyền tự do ăn nói. Quyết định 97 nhằm cho đám trí thức ấy không được mở miệng nữa, một hình thức bịt miệng rồi.

Thanh Trúc: Trong thời gian qua người dân Việt Nam cũng như các tổ chức xã hội phải làm quen nhiều với những hoạt động phản biện. Theo ông, phản biện này tiếp nối phản biện khác thì…

TS Vũ Quang Việt: Đó là cái dấu hiệu là nhà nước đó không có một qui trình gì cho người ta có tiếng nói, mà lại là tiếng nói của những người có học, tiếng nói hòa bình, đóng góp vào cho xã hội tốt đẹp hơn.

Như tôi nói bên Mỹ có qui trình cho mọi người góp ý kiến, còn Việt Nam không có qui trình đó mà cơ bản quyết định 97 là không cho phép người ta mở miệng, thì người ta phải phản biện trên Internet, trên blog. Việt Nam coi những cái đó là xấu, coi giống như là diễn biến hòa bình. Cơ bản nó cũng là diễn biến hòa bình thật. Tức là muốn thay đổi xã hội Việt Nam một cách hòa bình chứ không phải là chống đối. Trung Quốc thường dùng chữ tạo phản, người dùng lời nói hay hành động có ý muốn lật đổ chính phủ thì họ gọi là bọn tạo phản. Ở Việt Nam rõ ràng phản biện không phải là hình thức tạo phản.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn tiến sĩ Vũ Quang Việt.
 
Thanh Trúc, phóng viên RFA
 

München với “Một Ngày cho Tổ Quốc Việt Nam”

Ngày thứ bảy 20 tháng 10 vừa qua, hơn 300 người Việt tại Đức đã xuống đường tuần hành trong lòng thành phố Munich (München); cuộc tuần hành được kết thúc bằng buổi chiếu phim “Hoàng sa, Nỗi đau mất mát” với mục đích khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trước sự xâm lấn của Trung Quốc.

Hình do thính giả Võ Kiều Lê gửi
Hơn 300 người Việt tại Đức đã xuống đường tuần hành tại thành phố Munich hôm 20 tháng 10 năm 2012 để khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trước sự bành trướng của Trung Quốc.

Nhằm mục đích:

  • Phản đối chính quyền Trung Quốc liên tục xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và tài nguyên Việt Nam,
  • Vạch trần chính sách bành trướng, đe dọa hòa bình của chính quyền Trung Quốc trước công luận quốc tế,
  • Thể hiện quyết tâm bảo vệ quê hương Việt Nam của người Việt hải ngoại,
  • Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam cương quyết khẳng định chủ quyền đất nước và độc lập dân tộc, đồng thời tôn trọng và khuyến khích quyền biểu hiện công khai lòng yêu nước của mọi công dân Việt Nam.
Đó là nội dung trong lời kêu gọi của nhóm khởi xướng cuộc xuống đường tuần hành “Một Ngày cho Tổ Quốc Việt Nam”.

Trong một ngày nắng đẹp hiếm hoi của tháng 10, khoảng 300 người Việt, Đức đã bước đi giữa lòng thành phố Munich (München), bắt đầu tại quảng trường Geschwister-Scholl, dọc theo dòng sông Isar với trên tay là bản đồ Việt Nam, với những biểu ngữ nội dung phản đối đường lưỡi bò của TQ, ủng hộ tinh thần yêu nước của người Việt trong nước, đòi hỏi nhà nước Việt Nam tôn trọng và tạo điều kiện cho người dân trong nước được biểu tình, qua đó, khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Cuối cùng đoàn tuần hành dừng lại tại SendlingerTorPlatz, bên bức tường thành rêu phong được dựng lên từ năm 1918, bao bọc phía Nam thành phố München.
rất nhiều người bạn, rất nhiều người trẻ nữa, rất quan tâm, đề nghị là phải tổ chức thêm một lần biểu tình nữa để nói lên tinh thần yêu nước, lòng quyết tâm bảo vệ bảo vệ đất nước của người Việt ở hải ngoại.
Ô. Nguyễn Thương Việt
Một trong 8 người khởi xướng cuộc biểu tình tuần hành này là ông Nguyễn Thương Việt. Năm ngoái, ông và bạn hữu cũng tham gia cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Ông cho biết lý do thúc đẩy ông và nhóm bạn hữu lại phải tiếp tục lên tiếng:

“Năm trước mình cũng có làm một cuộc biểu tình tương tự như năm nay; Tình hình chủ quyền ở biển Đông, tình hình biển đảo cũng không có cải thiện, cho nên rất nhiều người bạn, rất nhiều người trẻ nữa, rất quan tâm, đề nghị là phải tổ chức thêm một lần biểu tình nữa để nói lên tinh thần yêu nước, lòng quyết tâm bảo vệ bảo vệ đất nước của người Việt ở hải ngoại.

Một trong những mục đích chính của chúng tôi là muốn bày tỏ cho dân bản xứ ở đây biết về tình hình bành trướng bá quyền của nhà cầm quyền Bắc Kinh và chúng tôi cũng muốn quy động tất cả mọi thành phần. Ở Đức thì có rất nhiều thành phần khác nhau: Những anh chị em từ bên Đông Âu đi qua, sinh viên du học hay là những người tị nạn của làn sóng thuyền nhân hoặc là những em du học sinh mới qua nữa. Họ gồm nhiều thành phần, nhiều nguồn gốc khác nhau với rất nhiều khác biệt. Cho nên chúng tôi muốn làm sao tổ chức được một cuộc biểu tình, làm sao quy động được số đông, tất cả đều với tư cách con dân người Việt ở hải ngoại để nói lên lòng yêu nước.”

Chung một nhịp đập

mot-ngay-cho-vn-250.jpg
Ông André Hồ Cương Quyết có mặt trong đoàn tuần hành tại Munich hôm 20/10/2012.Hình do thính giả Võ Kiều Lê gửi.

Điểm khởi hành là Quảng trường Geschwister-Scholl, cũng không phải là một lựa chọn tình cờ, đây là nơi người Đức kỷ niệm hai anh em Hans và Sophie Scholl. Hai anh em Scholl còn được gọi là Hoa Hồng Trắng; thời đệ nhị thế chiến, hai sinh viên này đã phát tờ rơi để chống chế độ độc tài Hitler. Cả hai đã bị tòa án Nhân dân chặt đầu ngày 22/2/1943 trong một nhà tù ở Munich.

Sau hậu chiến, họ đã trở thành những biểu tượng chống chế độ độc tài toàn trị. Chị Ái Vân, một cư dân Munich, cho biết lý do chị tham gia biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh:

“Rất đơn giản, bởi vì mình là người Việt Nam. Mình rất vui khi thấy rằng người Việt mình tuy sống xa tổ quốc quê hương nhưng luôn luôn giữ được bản sắc dân tộc. Mình thấy rằng tất cả mọi người chúng ta đoàn kết lại bảo vệ mảnh đất thiêng liêng mà Cha Ông của chúng ta từ ngàn năm về trước đã đổ xương máu đấu tranh để gìn giữ.
Mình thấy rằng tất cả mọi người chúng ta đoàn kết lại bảo vệ mảnh đất thiêng liêng mà Cha Ông của chúng ta từ ngàn năm về trước đã đổ xương máu đấu tranh để gìn giữ.
Chị Ái Vân
Mặc dù mình sống xa quê hương hơn 30 năm, mình thấy rằng, Cha Mẹ mình sinh mình ra thì mình có một trách nhiệm nào đó, một tiếng nói nho nhỏ thôi, mỗi một người mình có một niềm mơ ước, đấu tranh bằng một cái gì đó rất là hòa bình. Chỉ hy vọng là trong tương lai thế hệ sau họ sẽ suy nghĩ và họ sẽ tiếp tục sự nghiệp này của Cha Ông.”

Đoàn người biểu tình dưới sự hướng dẫn của cảnh sát đi dọc suốt đại lộ chính của Munich đã gây được sự chú ý của nhiều người dân sở tại trong thành phố lớn thứ ba của nước Đức này. Và không phải chỉ có người Đức quan tâm đến tiếng hô vang của đoàn người xuống đường, điều làm cho chị Ái Vân cảm động nhất là sự có mặt của một người Pháp trong cuộc tuần hành này:

“Mình thấy có một ông đạo diễn người Pháp; ông ấy nói tiếng Việt như là người Việt ấy; mình vừa ngạc nhiên vừa cảm động. Là một người Pháp, không phải là người Việt Nam nhé, không phải quê hương của ổng, ổng đứng lên đọc một bài diễn văn bằng tiếng Việt trên cái quảng trường của nước Đức. Bản thân ông ấy còn chảy nước mắt thì mình cảm thấy là mình quá xúc động.

Người ta không phải là người Việt mà người ta còn đứng lên bảo vệ cho mảnh đất quê hương của mình. Cái này họ không chỉ bảo vệ cho Việt Nam mà còn bảo vệ cho hòa bình của cả thế giới này.”

hoang-sa-movie-poster-250.jpg
Áp phích phim Hoàng Sa, nỗi đau mất mát. RFA file.

Vâng, người Pháp có quốc tịch Việt mà chị Ái Vân nói đến không ai khác hơn là ông André Hồ Cương Quyết, người có mặt trong hầu hết các cuộc xuống đường chống Trung Quốc tại Sài Gòn. Cũng có mặt trong đoàn tuần hành tại Munich, ông Quyết, cho biết tại sao ông lại tham gia biểu tình hôm nay:

“Tôi đi biểu tình cho dư luận tại Đức biết cụ thể cách hành xử vô nhân đạo, thậm chí khủng bố của nhà cầm quyền TQ. Tôi đi biểu tình để tố cáo các tội ác của chính sách xâm lược, bành trướng của bọn diều hâu Bắc Kinh. Đồng thời tôi đi biểu tình để phản đối việc các đồng bào yêu nước thật sự bị cấm biểu tình trong nước,bị vu khống,đánh đập, và một số bị bỏ trong tù.

Lý do thứ hai cũng rất quan trọng đối với tôi, đó là một sự kiện mới. Rất hiếm có! Là việc một cộng đồng Việt Kiều vốn là phức tạp về nguồn gốc,về kinh nghiệm, về tầng lớp xã hội, về chính kiến, nhưng họ có đủ dũng cảm, đủ thông minh, tỉnh táo và lòng yêu nước để gác lại các mâu thuẫn và xuống đường cùng nhau như một, để bảo vệ đất nước của mình.

Tôi xin phép được cám ơn các bạn từ Hannover, từ Koln, từ Leipzig, từ Frankfurt, từ Stuttgart, từ Sarrebrûcken, từ Nuernberg, từ Phaha đã vượt mấy trăm cây số đến đây để tham gia ngày đoàn kết cho Việt Nam.”

Cuộc biểu tình tuần hành dài khoảng 3 km, bắt đầu lúc 1 giờ trưa và chấm dứt lúc 5 giờ chiều cùng ngày. Sau đó, khoảng 7 giờ tối, mọi người cùng lắng nghe thông điệp của ngư dân miền Trung về những nỗi đau mất chồng, mất cha bởi kẻ xâm lược, nhưng vẫn quyết tâm bảo vệ vùng biển truyền thống của tổ tiên. Niềm tự hào bất khuất của họ được thể hiện qua cuốn phim tài liệu "Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi Đau Mất Mát" của ông André Menras Hồ Cương Quyết. Cuốn phim đã bị lực lượng an ninh TPHCM ngăn cấm chiếu nhiều lần tại Việt Nam và tại Pháp bởi nhiều thành phần khác nhau.

Trở về Âu Châu lần này để tiếp tục chiếu phim “HS, Việt Nam Nỗi đau mất mát”, được biết, ngoài tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Anh, phim còn được dịch ra tiếng Nhật; vì theo ông Quyết, dư luận Nhật đánh giá nguy cơ từ TQ rất lớn, nên việc người Nhật xem phim ấy là một điều rất tốt cho các ngư dân Việt, tạo điều kiện các khán giả nước này có thiện cảm với họ và có thể phát động một phong trào, lập một Quỹ để hỗ trợ ngư dân Lý Sơn. Ông nói thêm:

“Hiện nay với những sự cố mới xảy ra tại đảo Senkaku/Điếu Ngư, việc hàng ngàn người Nhật được xem phim ấy là một điều rất tốt cho các ngư dân Việt. Có một điều rất thú vị đối với tôi: là việc Tokyo được nghe tiếng nói của các ngư phủ và góa phụ Lý Sơn trong khi Sài Gòn và Hà Nội chưa được phép nghe họ; cũng có cái gì ở đó, rất “lạ”, “lạ “như các tàu “lạ” và cái nước “lạ” mà mình tiếc quá quen.”

mot-ngay-cho-vn-2-250.gif
Người Việt tại Đức đã xuống đường tuần hành tại thành phố Munich hôm 20 tháng 10 năm 2012 để khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trước sự bành trướng của Trung Quốc. Hình do thính giả Võ Kiều Lê gửi.

Trong dòng người xuống đường ở Munich hôm nay, dù họ không cùng một nơi đến, dù còn nhiều hệ lụy chưa tháo gỡ. Nhưng hôm nay những trái tim của họ đã đập cùng một nhịp với biển đảo quê hương. Xin mượn lời tâm tình của nha sĩ Thục Quyên, tác giả “Lá thư gửi người thương” được phổ biến trên internet, cũng đã góp mặt trong đoàn biểu tình để khép lại bài tường thuật về cuộc xuống đường “Một ngày cho Tổ Quốc Việt Nam”:

“Vận mệnh đất nước VN nằm trong tay 90 triệu dân trong nước. Phương cách đem lại Tự do Dân chủ nơi quê nhà nằm trong tay đồng bào trong nước.
Là người VN sống tại hải ngoại tôi nhìn lại bổn phận cũng như vai trò của tôi trước hết là ủng hộ người dân trong nước được quyền bày tỏ ý kiến của mình trong việc bảo vệ quê cha đất tổ xây đắp một nền Tự do Dân chủ. Ngoài ra muốn ủng hộ đồng bào trong nước, điều tiên quyết theo tôi là phải chú tâm lắng tai nhu cầu của họ hầu mình có thể bổ túc những gì mà trong hoàn cảnh hiện tại họ không làm được tại quê nhà.

Tôi hoàn toàn tin tưởng vào đồng bào trong nước, tự biết mình muốn gì, tự biết mình phải làm gì, và tôi tin rằng họ sẽ làm những điều cần làm. Dân chủ theo tôi, là tôn trọng ý muốn của người dân."
 
Tường An, thông tín viên RFA

PV Phạm Thị Loan - Hiện tại hoàn toàn chưa phải là đáy

“Sống dở chết dở”, sinh ra từ chuyện “Nợ đồng lần”- chữ dùng của Nguyên ĐBQH, Chủ tịch Tập đoàn Việt Á Phạm Thị Loan trong cuộc trao đổi với Lao động xung quanh chủ đề những khó khăn của DN hiện nay.

Hàng một đống, nợ một núi


PV: Với tư cách là một DN, bà từng có văn bản gửi Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Đó là vấn đề gì vậy? Thưa bà?

Bà Phạm Thị Loan: Chúng tôi xin được đối thoại về một số vấn đề mà DN đang bị áp đặt trong hoàn cảnh đang phải chịu muôn vàn khó khăn. Và khó khăn đó cũng là khó khăn chung của cộng đồng DN. Tuy nhiên, việc giải quyết là chưa thấu đáo trong suốt hơn một năm nay.

PV: Tồn kho? Thị trường thu hẹp? Nguồn vốn bị hạn chế. Đâu là cái khó nhất trong 3 vấn đề mà người ta gọi là “Tam giác quỷ” này, thưa bà?
 
Bà Phạm Thị Loan: Phải nói là chưa bao giờ DN gặp khó như hiện nay. Thị trường bị thu hẹp. Cạnh tranh nhau khốc liệt để giảm giá. Hàng một đống, nợ một núi và càng ngày càng chồng chất, ngày càng không thấy đâu là lối thoát. Công nợ thì không thu đòi được khi mà chính các dự án thuộc NSNN cũng không có nguồn. Vay NH nói thì nói thế chứ có vay được đâu. Vì điều kiện NH đưa ra ngày càng chặt hơn. Phải thế chấp thay vì tín chấp. Phải trả hết nợ quá hạn và qua thời gian thử thách. Thêm vào đó là mức bảo lãnh, chi phí ngất ngưởng khiến cho việc vay tiền gần như bất khả thi. Trong khi đó, giá cả thị trường thì tăng liên tục, đặc biệt giá xăng làm giá cước vận tải tăng rất cao. DN còn phải chịu áp lực nặng nề về việc nộp thuế trong bối cảnh đang lỗ nặng nề. Rồi áp lực lương công nhân khi lương tối thiểu tiếp tục được điều chỉnh. Rồi bảo hiểm xã hội theo đó cũng liên tục tăng. Tiền thuế đất trước chỉ 2.500 đồng- 3.000 đồng/m2 giờ đã tăng gấp 6,7 lần khi các địa phương bỏ mặc chỉ đạo của Chính phủ vẫn cứ tăng đều. Rồi ngay cả thuế đất phi nông nghiệp giờ cũng bắt DN trả. Có nghĩa là 2 lần nộp thuế. Rồi BHXH phạt. Thuế phạt. Tiền gốc còn chẳng có để trả còn tiếp tục bị phạt. Nhà nước lại vừa bắt DN nhập khẩu phải có bảo lãnh NH về thuế VAT và thuế nhập khẩu mới được nhập khẩu.

Tất cả mọi khó khăn đang đổ ập lên đầu DN và ngày càng nặng nề hơn. Đôi khi chúng tôi không thể xác định được cái nào là khó nhất. Vì cái nào cũng khó. Công nợ là một ví dụ. Hiện rất nhiều dự án sử dụng vốn NSNN 5-7 năm sau khi bàn giao không có tiền trả nợ DN, đẩy DN vào cảnh “mắc phải nợ đồng lần”. Không trả được nợ cho các DN khác. Bị NH xiết nợ. Bị công nhân biểu tình. Bị đối tác thuê xã hội đen đòi nợ. Điều kỳ cục là các “con nợ nhà nước” không bao giờ trả lãi NH cho DN, trong khi sẵn sàng phạt nếu DN chậm. Tôi nói câu chuyện mà cả trăm DN đều nói như một là nếu muốn đòi nợ nhà nước, thậm chí phải mất tiền. Trong khi đó, áp lực nợ DN phải gánh cả.

Thiếu vốn, DN sản xuất đang phải dừng hàng loạt mà đóng cửa nhà máy một thời gian thì máy móc của cải sẽ thành rác hết. Thương mại dịch vụ gặp khó có thể co hẹp, chứ sản xuất mà gặp khó thì chỉ có nước chịu chết. Đôi khi tôi chỉ nhìn thấy sự co kéo. Dân đang co kéo từ những đồng tiết kiệm. DN đang khất, giãn, đảo nợ để co kéo. Nhà nước co kéo bằng việc cắt giảm. Nhưng đến khi không thể co kéo được nữa thì liệu có vỡ chợ! Khi hiện tại hoàn toàn chưa phải là đáy.

Thực tế bất nhẫn
 
PV:Từng là ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH, theo bà, chuyện DN không tiếp cận được vốn là vì sao? Và nợ xấu có ý nghĩa thế nào?

Bà Phạm Thị Loan: Thực ra, từ lâu DN đã không trông vào những tuyên bố. Chúng tôi chỉ nhìn vào thực tế. Cái gốc của vấn đề, theo tôi, là từ việc sử dụng nguồn lực xã hội bị mất cân đối nghiêm trọng. Suốt một thời gian dài, chúng ta đổ quá nhiều vào BĐS. Giờ BĐS đóng băng, sinh nợ xấu. Vốn NH đóng băng cùng với BĐS đã ảnh hưởng gián tiếp, nhưng rất nghiêm trọng đến các DN nói chung. Trong khi đó, đầu tư nhà nước, nhất là qua các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty nhà nước, không những thiếu hiệu quả, thậm chí còn thua lỗ đến mức không thu hồi được vốn, gây tổn thất kinh tế. Nhưng nghiêm trọng nhất, theo tôi, là sự lũng loạn của NH và các tổ chức tài chính khác. Luật lệ thực hiện không nghiêm, dẫn đến sự lũng loạn trong hệ thống NH khiến nguồn lực tài chính bị kiệt quệ. Nguồn tiền khả dụng bị suy kiệt dẫn đến thiếu nguồn cho vay. Đây là nguyên nhân trực tiếp của việc thiếu nguồn cầu. NH thiêu nguồn cho vay. DN không có tiền vay. Và đây là lỗi điều hành chứ hoàn toàn không do ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới.

Vừa rồi có câu chuyện giảm nhập siêu được ca ngợi như một thành tích của điều hành. Nhưng tôi nói thật giờ “đắp chăn nằm ngủ” thì nhập siêu cũng giảm. Bây giờ DN nhập về làm gì khi hàng tốn kho chất đống, sản xuất không sản xuất được. Kinh doanh không kinh doanh được. Vấn đề ở đây là cách nhìn. Khó khăn của DN khiến nhập khẩu giảm lại được nhìn nhận như một thành tích điều hành thì liệu với cách nhìn đó, DN còn bao nhiêu cơ may được cứu.

Và có một thực tế là trong khi DN đang chết dần chết mòn, trong khi nguồn vốn bị tắc nghẽn bởi nợ xấu thì các NH đang, như báo chí gọi, “Lãi khủng”. Phải chăng đang xảy ra những thực tế bất nhẫn: NH vay người dân với giá rẻ, cho vay cắt cổ để có được lãi khủng. Lãi đó là từ đâu nếu không phải là từ mồ hôi của người dân và máu của DN!?

Vâng thưa bà, vậy DN cần gì, bên cạnh gói hỗ trợ 29 ngàn tỷ của Chính phủ?
 
Bà Phạm Thị Loan: Vấn đề cấp bách nhất hiện nay là việc tạo được nguồn lực thực sự, bằng những đồng tiền thực sự. Tạo công ăn việc làm, nguồn vốn vay. Hỗ trợ, ưu tiên, thậm chí đầu tư cho DN khu vực sản xuất. Chẳng hạn với các dự án chế biến nông nghiệp, vì sao Nhà nước không thực hiện cho vay ưu đãi đặc biệt khi đây chính là khu vực tạo của cải, sản phẩm cho xuất khẩu và đảm bảo việc làm cho hàng triệu lao động!?

Vấn đề đầu tư chiều sâu, nên cho DN vay vốn để mở rộng sản xuất, vay ưu đãi đối với các dự án mà các DN tự xử lý vấn đề môi trường, tôi xin nhấn mạnh là với phương thức minh bạch như Ngân hàng thế giới. Vấn đề là phải không chế không để hạn chế việc đầu tư ồ ạt vào những dự án cảng nước sâu, sân bay, thép, xi măng, BĐS.. và sau đó chết vốn để ảnh hưởng đến tất cả cách ngành KT.
Vốn và việc làm mới có thể là thứ cứu được DN trong lúc này. Tất nhiên, vốn phải là tiền mà DN có thể tiếp cận được trên thực tế chứ không phải chỉ được nghe trong các phát biểu.

Xin trân trọng cảm ơn bà
 
Theo Đào Tuấn
 

Nguyễn Quang Lập - Lại bắt cóc

Nếu như ông đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm không kêu cứu nhân viên của ổng bị bắt cóc thì mình không bao giờ tin có chuyện công an bắt cóc dân. Thuở nhỏ ham chuyện trinh thám, đọc trinh thám tây thấy cảnh sát bắt cóc ai đó là mình căm ghét vô cùng, đinh ninh chỉ có bọn tư bản thối nát mới có chuyện bắt người trắng trợn như vậy. Ở mình, muốn bắt ai thì phải được viện kiểm sát phê duyệt đàng hoàng, công an đến đọc lệnh bắt hẳn hoi. Còn lâu mới có chuyện công an chặn người nhét lên xe đưa đi đâu biệt tăm như nhiều người vẫn kể. Hơn nửa cuộc đời mình đã ngây thơ tin tưởng như vậy.

Nhưng bây giờ niềm tin đã sụp đổ, tiếng kêu cứu của ông đại biểu Quốc hội khiến minh tin dưới gầm trời nước Nam không có gì là không xảy ra. Thật là kinh khủng, mình sốc thật sự. Rõ ràng người ta đã coi luật pháp chỉ là cái đinh gỉ, mỉa mai thay ba chữ quyền công dân.

Thành ra khi đọc đơn kêu cứu của sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh về trường hợp cháu Nguyễn Phương Uyên bị bắt cóc ( tại đây) là mình tin ngay. Tin và đau xót vô cùng. Nào cháu Phương có tội gì đâu. Theo đơn kêu cứu :”Vào lúc 11 giờ ngày 14/10/2012 bạn của chúng cháu là Nguyễn Phương Uyên đã bị các chú công an Phường Tây Thạnh, Công An Quận Tân Phú khoảng 10 người ập vào phòng trọ dẫn đi và nói là để xác minh một số vấn đề về Truyền Đơn chống Trung Quốc Xâm Lược do bạn ấy dán.Nhưng đến nay vẫn không thấy bạn ấy về. ” Chống Trung Quốc xâm lược mà tội a? Nếu chống quân xâm lược là có tội thì bán bố nước Nam này cho xong, khỏi phải cãi nhau mệt!

Bất luận lý do gì, bắt cóc công dân giam giữ bí mật cũng là việc làm hết sức ngang ngược, nó chà đạp lên luật pháp, coi quyền công dân như cỏ rác, cần phải lên án. Có tờ báo lề phải nào lên án chuyện này không nhỉ? Hỡi ôi báo chí nước Nam.

Quan trên có biết việc này không? Tiếng kêu cứu dậy đất, quan trên vẫn ngồi trương mắt nhìn sao? Thất kinh tảng đởm!

Không còn lời nào để nói, hu hu.

Tại sao cần phải kỷ luật?

Kỷ luật về thực chất là một loại hình phạt ở mức độ thấp. Do vậy lý do cần thiết phải kỷ luật cho người phạm lỗi cũng giống như lý do cần thiết phải dùng hình phạt cho người phạm tội. Người phạm tội là người đã vi phạm những thiết chế xã hội, và do vậy anh ta phải chịu hình phạt cần thiết để thiết chế xã hội ổn định, không bị phá vỡ và đồng thời qua đó thể hiện tính công bằng trong xã hội. Có những học thuyết khác về hình phạt, đưa ra những ý nghĩa bổ sung khác cho hình phạt như tính răn đe, hay tính giáo dục, cải tạo con người, nhưng cũng không loại bỏ chân lý cơ bản trên về hình phạt. Kỷ luật cũng giống như vậy, tuy ở mức độ thấp và có thể chỉ áp dụng trong một phạm vi cộng đồng hay tổ chức xã hội hẹp. Người phạm lỗi là người vi phạm thiết chế của cộng đồng hay tổ chức xã hội, hay vi phạm thiết chế của toàn thể xã hội nhưng chưa đến mức chịu hình phạt. Người phạm lỗi cần thiết phải bị kỷ luật, bởi vì nếu không kỷ luật thì thiết chế của cộng đồng hay tổ chức xã hội sẽ bị phá vỡ, tính công bằng được thiết lập trong cộng đồng hay tổ chức xã hội đó sẽ bị tiêu diệt, và dẫn tới cộng đồng hay tổ chức xã hội đó sẽ bị diệt vong.

Những luận điểm sau về vấn đề không thi hành kỷ luật với người phạm lỗi là ngụy biện:

* Không thi hành kỷ luật vì sợ rằng có những thế lực khác lợi dụng chuyện thi hành kỷ luật để chống phá cộng đồng hay tổ chức xã hội. Thực chất, không thi hành kỷ luật mới chính là nhân tố công phá tính ổn định, tính công bằng của cộng đồng và tổ chức xã hội.

* Không thi hành kỷ luật vì chưa tìm được người thay thế tốt hơn cho người bị kỷ luật. Đây là một luận điểm ngụy biện dựa trên học thuyết thần thánh hóa cá nhân, cho rằng trong một cộng đồng hay tổ chức xã hội chỉ có duy nhất một cá nhân thần thánh, không thể thay thế được và do vậy không thể kỷ luật được. Luận điểm này vừa mang tính giáo điều, vừa mang tính mê tín.

* Không thi hành kỷ luật vì sợ rằng nếu kỷ luật thì tình thế có thay đổi gì không, có tốt hơn lên không. Luận điểm này là ngụy biện đánh tráo mục đích của kỷ luật. Mục đích của kỷ luật không phải nhằm thay đổi tình thế hay làm cho tình thế tốt hơn. Mục đích của kỷ luật là nhằm tái lập sự ổn định và tính công bằng của cộng đồng và tổ chức xã hội mà hành vi phạm lỗi đã phá vỡ. Sự thay đổi của tình thế theo khuynh hướng tốt lên sau khi tiến hành kỷ luật là hệ quả phái sinh của tính ổn định và tính công bằng của cộng đồng và tổ chức xã hội, chứ không phải là mục đích hay mục tiêu của kỷ luật.
_______________________________

PV Quốc Doanh - Một bộ phận không nhỏ hư hỏng muôn năm!

Một bộ phận không nhỏ đảng viên suy thoái đạo đức, lối sống, nói thẳng ra là hư hỏng. Điều đó đã được khẳng định từ trên xuống dưới! Bộ phận không nhỏ hư hỏng có cả cán bộ lãnh đạo cao cấp. Điều này cũng đã thấy rõ từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất!

Chi bộ ấy có ba đảng viên (Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định, ba đảng viên là đủ thành lập một chi bộ). Vào cuộc họp thực hiện Nghị quyết 4, Bí thư chi bộ nói, chi bộ có một bộ phận không nhỏ đảng viên hư hỏng. Hồi trước, nói theo như thế thường dẫn đến sự thống nhất cao. Nhưng bây giờ, lại sinh ra cãi cọ. Vì chi bộ có ba người, nói một bộ phận không nhỏ thì đương nhiên ít nhất phải hai người, không lẽ Bí thư dám tự nhận? Nếu có Bí thư thì với ai nữa? Mà không phải Bí thư thì hai người còn lại? Không nói rõ được nên họp xong, ba đảng viên không còn muốn nhìn mặt nhau.

Ở cơ sở ít đảng viên nên một bộ phận không nhỏ hư hỏng đã gây chia rẽ nghiêm trọng. Nhưng càng lên trên có đông đảng viên hơn, một bộ phận không nhỏ hư hỏng lại giải thích được nhiều điều ngỡ như khó hiểu. Bộ Chính trị không dám nêu tên một đồng chí hư hỏng, vì trong Bộ Chính trị có một bộ phận không nhỏ hư hỏng. Bộ Chính trị tự thấy có khuyết điểm lớn, tha thiết xin được nhận một hình thức kỷ luật nhưng Ban Chấp hành Trung ương không cho, cũng vì trong Ban Chấp hành Trung ương có một bộ phận không nhỏ hư hỏng. Họp xong, dẫu nghẹn ngào thì vẫn giữ được "sự đoàn kết".

Đồng chí hư hỏng yên vị quyền cao chức trọng là nhờ một bộ phận không nhỏ hư hỏng. Đảng Cộng sản Việt nam không bị "thế lực thù địch lợi dụng" là nhờ một bộ phận không nhỏ hư hỏng. Nên bây giờ, mỗi khi hô Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm, có lẽ phải hô thêm "một bộ phận không nhỏ hư hỏng muôn năm".

Ngày 20/10/2012
Q.D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Theo Bauxite Việt Nam
 

Quân phiệt Trung Hoa: kiệt sức vì chạy đua?

Phạm Đức Đồng Hùng – Vietluan
   Dẫu quân đội Trung Quốc thiếu hiệu năng với nạn tham nhũng như đã bàn tuần trước, sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã đang và sẽ là đề tài gây quan ngại. Trung Quốc xây dựng sức mạnh quân sự là để chiếm lĩnh vị trí siêu cường của Mỹ. Mỹ mạnh hơn Trung Quốc, do đó Trung Quốc còn dè chừng. Mỹ lép vế thì Trung Quốc tha hồ làm chủ, 80 phần trăm Biển Đông sẽ thuộc về họ.
Trên thực tế, Trung Quốc sẽ vượt qua những hạn chế hiện tại để xây dựng sức mạnh của mình như thế nào?
Theo một phân tích gia người Mỹ là Scobell thì Trung Quốc tiến hành việc xây dựng sức mạnh của một siêu cường quân sự theo 4 hướng:
1. Xây dựng một lực lượng Hải quân mạnh mẽ, kiểm soát các vùng biển mở và từng bước thách thức sự thống trị toàn cầu của Mỹ.
2. Tận dụng các nguồn cung nước ngoài và dựa vào năng lực sản xuất nội địa để phát triển kỹ nghệ quốc phòng với mục tiêu ít nhất là vượt Nga.
3. Phát triển chiến lược theo hướng “nhà ai nấy rạng”. Chấp nhận sự vượt trội kỹ thuật quân sự Mỹ, chiến lược phòng thủ của Trung Quốc tập trung vào việc giảm bớt lợi thế của Mỹ. Ví dụ như phát triển vũ khí chống vệ tinh, khai triển chiến tranh Internet.
4. Thực hiện ý nguyện của Mao, xây dựng quân đội không chỉ để bảo vệ đất nước, mà còn là động lực phát triển kinh tế, nâng cao uy tín của đất nước và là niềm tự hào của người Trung Quốc.
Từ năm 2009 Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt tiết lộ kế hoạch hiện đại hóa quân đội này rồi. Họ Lương muốn nâng cao khả năng tác chiến xa bờ của hải quân để làm chủ 80 phần trăm biển Đông. Song song, không quân cũng phải bay xa hơn để phối hợp với hải quân trong tham vọng bành trướng này. Ngoài ra, họ Lương cũng đề cập đến việc tăng cường năng lực của pháo binh bao gồm vũ khí nguyên tử lẫn vũ khí quy ước.
Nhưng muốn là một việc, làm được hay không là một việc. Theo nhiều nhà quan sát thì sức mạnh của Trung Quốc đang được phóng đại, không chỉ bởi các cường quốc mà còn bởi chính Bắc Kinh.
Trên thực tế thì Trung Quốc đã đạt được những bước phát triển mạnh về hải quân, không quân và lục quân, thí dụ hải quân có lực lượng trong hạm đội hải quân lớn nhất tại châu Á. Trên Tạp chí Foreign Affair nhà nghiên cứu chiến lược Drew Thomson cho rằng Quân đội Trung Quốc (PLA) không đáng sợ như người ta vẫn tưởng.
Giống như một máy computer muốn họat động tốt thì phải vừa tối về “hardware” là máy móc, các mạch chip v.v.. và “software” là các nhu liệu lập trình. So sánh với tiêu chuẩn của một siêu cường quân sự thì PLA vừa yếu về phần “cứng” là vũ khí và còn yếu về “phần mềm” là tính chuyên nghiệp và tinh nhuệ của lực lượng và tinh thần chiến đấu của người lính.
Về tính chuyên nghiệp và tinh thần chiến đấu thì chúng ta đã bàn trong tuần trước, qua các yếu tố tham nhũng, bè phái và tính “công tử” của đội quân tòan các đấng con trai duy nhất để nối dõi tông đường. Bây giờ chúng ta bàn sang phần “cứng”.

Phần “cứng” của PLA
 Cho tới nay kỹ nghệ quốc phòng của Trung Quốc còn phụ thuộc vào kỹ thuật của nước ngoài, đặc biệt là của Nga.
Sau nhiều năm phát triển Trung Quốc vẫn chưa thể tự chế tạo được động cơ cho các chiến đấu cơ mà phải mua của Nga. Các máy bay do Trung Quốc tự chế tạo thì chỉ có phần vỏ, còn lại nhập phần ruột và chỉ sử dụng trong thao diễn còn các máy bay quân sự cơ tối tân nhất đều phải mua, từ chiến đấu cơ Sukhoi 35, vận tải cơ IL 476, máy bay tiếp liệu trên không IL 478 và cả dàn phòng không S – 400 v.v.
Theo ông Ruslan Pukhov, nguyên là Giám đốc Trung tâm phân tích kỹ thuật chiến lược, đồng thời là cố vấn của bộ Quốc phòng Nga, cho rằng Trung Quốc cần phải mất ít nhất một thập niên nữa để hoàn thiện động cơ máy bay trong số các kỹ thuật quân sự chủ chốt khác. Ông nói: “Trung Quốc vẫn còn phụ thuộc vào chúng tôi và sẽ tiếp tục phụ thuộc như vậy trong thời gian tới“.
Trong khi đó thì giới chuyên gia Mỹ cho rằng cần phải nhiều năm, thậm chí nhiều thập niên nữa thì Trung Quốc mới có thể chế tạo được loại hoả tiễn đạn đạo tấn công tàu chiến.
Đối với ông Vasily Kashin, một chuyên gia chiến lược chuyên nghiên cứu kỹ nghệ quốc phòng Trung Quốc cho rằng dù đã có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển kỹ nghệ vũ khí, các bước tiến bộ này của Trung Quốc đang bị thổi phồng cùng với nỗ lực tuyên truyền đánh bóng của Trung Quốc.
Đa số giới phân tích chiến lược đều cho rằng Trung Quốc hiện không có khả năng thách đố tính ưu thế của Mỹ trong vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Lực lượng trên bộ của Trung Quốc được trang bị với kho vũ khí cũ kỹ của những năm 1980 và thiếu hụt đáng kể về khả năng chỉ huy và kiểm soát, phòng không, tiếp liệu và thông tin liên lạc.
Không quân của Trung Quốc cũng vậy, lạc hậu so với không quân của các cường quốc Tây Âu, cho dù Trung Quốc có khoảng 100 tiêm kích mới nhất Su – 27 của Nga và đã ký hợp đồng mua máy bay Su – 33s, có thể tác chiến từ hàng không mẫu hạm. Tuy nhiên hàng không mẫu hạm của họ chỉ mới sắp sửa hoàn tất và không thể sử dụng cho tác chiến, chỉ đế huấn luyện.
Theo nhận định thì Trung Quốc còn phải mất nhiều thập niên nữa thì mới có thể thách thức được ưu thế quân sự của Mỹ. Tuy nhiên đến lúc đó thì ai biết được Mỹ sẽ tiến xa đến mức nào?
Để qua mặt Mỹ thì phải chạy đua vũ trang. Liệu Trung Quốc có kiệt sức vì cuộc chạy đua này?

Kiệt sức trên đường trường
 Dù Trung Quốc hiện có gối đệm tài chánh lớn hàng ngàn tỉ Mỹ kim dự trữ nhưng vẫn chưa đủ. Lý do là nền kinh tế của Trung Quốc lớn nhưng không mạnh, lại có nhiều nhược điểm.
Mặt khác, sức mạnh kinh tế tùy thuộc vào ổn định chính trị: liệu cuộc chạy đua này sẽ không gây ra tác động nào đến ổn định chính trị?
Thứ nhất, các chi tiêu quân sự khổng lồ sẽ tạo cảnh rối ren nội bộ về chiến lược vì không phải tòan bộ giới cầm quyền Trung Quốc đều là diều hâu cả và hiện vẫn cò nhiều người muốn đầu tư số vốn đã tích lũy vào các dự án xã hội hay phát triển nông thôn. Hiện hai phe vẫn đang ngấm ngầm tranh chấp với con đường tiếp tục phát triển vũ trang mạnh mẽ để thực hiện nhanh giấc mộng bá chủ thế giới hay tập trung tài nguyên để phát triển thành một cường quốc kinh tế.
Cho đến nay giới diều hâu đã tạm lấn lướt. Không kể vụ khủng hỏang quyền lực trong vụ Bạc Hy Lai đã cho phe quân nhân nắm cán cân quyền lực khi đại hội tòan quốc sắp diễn ra vào cuối năm nay, về lý luận thì phe nay nhấn mạnh đến tấm gương của Nhật: là cường quốc kinh tế, Nhật phải trông cậy vào ô dù quân sự của Mỹ.
Theo họ thì Trung Quốc không thể trông cậy vào ai và sức mạnh kinh tế phải đi đôi với sức mạnh quân sự. Do đó phải chạy đua.
Thế nhưng cuộc chạy đua vũ trang trong thập niên 80 của thế kỷ 20 là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc Liên Xô phá sản. Ông Bob Dole, nguyên là lãnh tụ của Cộng Hoà tại Thượng viện Mỹ, từng là ứng cử viên tổng thống, tuyên bố trên tờ the New York Times: “Bằng cách tăng cường lực lượng phòng vệ chứ không phải tấn công, Reagan đã làm cho Liên Xô sụp đổ”.
Trong khi đó thì tài liệu giải mật về biên bản các cuộc họp của Bộ Chính trị Liên Xô ghi nhận nỗi lo lắng về việc xây dựng hoả tiễn phòng vệ trong chương trình “Chiến tranh giữa các vì sao”, lo lắng về sự cách biệt ngày càng gia tăng về quân sự và kỹ thuật giữa Mỹ với Liên Xô.
Công lao này thuộc về tổng thống thứ 40 của Mỹ, ông Ronald Reagean, được xem là người thúc đẩy cho sự tự hủy diệt của Liên Xô. Từ khi nhậm chức tổng thống, ông Reagan đã buộc Liên Xô phải căng sức chạy theo Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trang này,
Bởi vậy, sau khi Ronald Reagan tạ thế vào tháng Sáu năm 2004, tạp chí The Economist tại Anh đã đăng hình ông lên trang bìa với dòng chữ: Người chiến thắng chủ nghĩa cộng sản.
Cuộc chạy đua vũ trang này làm cho Liên Xô kiệt quệ và bộc lộ những yếu kém ngay trong bản chất của nó. Năng lực của một chính quyền thể hiện khả năng phản ứng nhanh nhạy và hiệu quả trong những cuộc khủng hoảng hay tình trạng khẩn cấp và nhà nước Liên Xô đã hoàn toàn lúng túng trong vụ nổ lò phản ứng tại Ukerain hay vụ động đất tại Armenia. Đến khi lên cầm quyền thì ông Mikhail Gorbachev nhận ra rằng Liên Xô không thể tiếp tục tồn tại theo phương thức cũ.
Vì cạnh tranh với Mỹ trong mưu toan bá chủ hoàn cầu nên Liên Xô đã tan rã sau khi không kham nổi tham vọng này và bộc lộ những yếu kém và bất cập trong cơ chế chính trị – kinh tế và xã hội của mình.
Trường hợp Trung Quốc cũng tương tự. Nuôi tham vọng trở thành siêu cường số một nhưng tự thân nó thì chứa đầy những mầm mống tan rã.
Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc dựa vào thị trường thế giới. Nhưng hiện chính cuộc chạy đua vũ trang và thái độ bá quyền của nó đã khiến một phần lớn của thế giới là ASEAN, Nam Hàn, Nhật, Mỹ và Úc liên hiệp lại nhau với nhau. Trung Quốc càng chạy đua, càng diều hâu, sẽ bị thế giới xa lánh và bất lợi về kinh tế.
Đến lúc đó thì nước Trung Quốc sẽ hụt đà, mất cân bằng có còn là Trung Quốc “ổn định” với ngân sách an ninh nội địa còn cao hơn ngân sách quốc phòng của hôm nay?
Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không mang danh xưng liên bang nhưng lại là tập hợp của các sắc tộc bị xâm lược chung quanh nước chủ nhà Đại Hán. Một khi chính quyền trung ương yếu đi thì phong trào ly khai sẽ nổi lên, từ Tây Tạng, Tân Cương cho đến Mãn Châu.
Trong khi đó thì thể chế chính trị của nó chỉ phục vụ một thiểu số đặc quyền và cái chính quyền xưng là “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” chẳng dính dáng chút nào đến nhân dân Trung Hoa. Chủ nghĩa cộng sản đã lỗi thời và Đảng cộng sản Trung Quốc đang bám vào tinh thần ái quốc kiểu Đại Hán.
Với những bất cập này, Trung Quốc sẽ chạy theo đối thủ của mình như thế nào?

Chạy theo đối thủ
 Các thông tin cho thấy còn lâu Trung Quốc mới qua mặt Mỹ về kinh tế. Kinh tế Trung Quốc lớn nhưng không mạnh và nền kinh tế Mỹ mạnh gấp hai Trung Quốc.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thu nhập đầu người (GDP per capita) của Trung Quốc trong năm 2010 là 4,82 USD, so với của Mỹ là 47,84 USD. Cứ giữ nguyên tốc độ tăng trưởng này thì còn lâu Trung Quốc mới bắt kịp Mỹ. Với quá nhiều mầm mống xung đột, bấp bênh về tài nguyên cũng như đã đạt tới mức tăng trưởng bão hoà: tốc độ tăng trưởng trên sẽ có lúc giảm xuống và theo các kinh tế gia cho rằng Trung Quốc phải mất gần 50 năm nữa mới kịp Nhật và 100 năm nữa mới kịp Mỹ.

Nhiều người cho rằng Mỹ đã hết thời vì hàng Trung Quốc tràn ngập nước Mỹ: Trung Quốc bỏ tiền ra mau tiền Mỹ để phá giá đồng tiền để xuất cảng hàng vào Mỹ.
Tuy nhiên trong bài “‘Made in China,’ but Still Profiting Americans” (‘Chế tạo tại Trung Quốc’, tuy nhiên người Mỹ vẫn hưởng lợi) đăng trên New York Time ngày 15.8.20121, ký giả Catherine Rampell đã dẫn kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại chi nhánh San Franscico, cho thấy:
-          Với mỗi Mỹ kim hàng “Made in China” bán được tại Mỹ, Trung Quốc chỉ mang về nước cao tay là 45 xu. Với các sản phẩm bán lẻ, Trung Quốc chỉ mang về được 36 xu.
-          Cô số 55 hay 64 xu còn lại vào tay ngườ Mỹ gồm các dịch vụ vận chuyển, thuê kho hàng, luơng cho người bán hàng, chi phí quảng cáo cho món hàng, lợi tức cho các cổ đông của các siêu thị nhân bán các món hàng này.
-          Tuy nhiên số lượng hàng nhập cảng từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong chi tiêu của người Mỹ.
-          Trong tổng số tiều chi tiêu của người Mỹ chỉ có 13.9 phần trăm dành cho hàng nhập cảng, kể cả nhập cảng “nguyên hàng” hay “phụ tùng”. Và trong số này thì hàng nhập cảng từ Trung Quốc chỉ chiếm có 1.9 phần trăm tổng số tiền chi tiêu của người Mỹ.
Trung Quốc còn bỏ tiền ra mua công khố phiểu để trở thành chủ nợ chính của Mỹ và đây cũng là điểm “hết thời” của Mỹ. Ở đây chúng ta không thể không dẫn lại phát biểu nổi tiếng của nhà kinh tế Pháp Paul R. La Monica: “Nếu ngân hàng cho bạn vay một ngàn đô la, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay một triệu đô la, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng.” (If the bank lends you a thousand dollars, the bank owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank).
Trung Quốc đang là chủ nợ lớn của Mỹ do đó phải o bế để bảo vệ, không cho nền kinh tế Mỹ bị sập. Chính như thế nên chủ nợ Trung Quốc đã trở thành…con nợ của Mỹ.
Nếu đồng tiền bị giảm giá thì hàng nhập cảng sẽ đắt hơn và hàng xuất cảng sẽ rẻ hơn: đây chính là yếu tố kích thích kinh tế nội địa và tạo công ăn việc làm. Tiền giảm giá thì dân trong nước sẽ ít du lịch nước ngoài hơn và do đó cũng chỉ tiêu pha trong nước, đây cũng là yếu tố kích thích thị trường nội địa, nhất là ngành du lịch.
Để được như thế, từ hơn 10 năm nay Trung Quốc đã liên tục can thiệp để làm yếu đồng tiền của mình và hầu như bỏ ngoài tai các lời phàn nàn hay đe doạ của Mỹ. Nay thì đã đến lúc Mỹ ra tay, chơi trò dĩ độc trị độc bằng cách phá giá đồng tiền của mình.
Trung Quốc đã thao túng hối suất nhân dân tệ (NDT) với Mỹ kim bằng cách mỗi ngày bỏ tiền ra để mua vào 1 tỷ Mỹ kim và mua như thế trong gần 10 năm để giữ nhu cầu cao đối với tiền Mỹ, do đó giữ giá tiền Mỹ cao lên và nhờ đó bảo vệ công ăn việc làm của người dân Trung Quốc và bảo đảm sự ổn định chính trị khi ai cũng có công ăn việc làm. Số lượng tiền Mỹ này không phải giữ nguyên một chỗ mà còn dùng vào việc khác, thí dụ dùng để mua tiền Úc nhằm thanh toán các giao dịch khoáng sản. Cho đến qúy III của năm 2010 số lượng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện tại đã lên tới hơn 2,500 tỷ Mỹ kim.
Chính vì thế nên cán cân mậu dịch Mỹ – Trung đã nghiêng hẳn về phía Trung Quốc và trong khi Trung Quốc tận hưởng tình trạng “xuất siêu” (xuất cảng nhiều hơn nhập cảng) thì Mỹ lâm tình trạng “nhập siêu” (nhập nhiều hơn xuất). Từ lâu các nhà lập pháp Mỹ đã tranh cãi rất nhiều về đề tài này cũng như gây áp lực lên giới hành pháp. Theo họ thì Mỹ có thể tạo ra nửa triệu việc làm trong vòng 2 năm và làm hồi sinh các thành phố kỹ nghệ vang bóng một thời tại các bang Michigan, Illinois, Indiana, Ohio và Wisconsin mà không tốn một đồng xu nào cả: chỉ đơn giản buộc Trung Quốc ngừng hẳn việc thao túng tiền tệ, ngừng việc làm cho đồng Nhân dân tệ yếu một cách giả tạo để thúc đẩy xuất cảng và tăng trưởng kinh tế.
Đó là chiêu thức mà Trung Quốc đã theo đuổi từ bao nhiêu năm nay, sau khi thực hiện việc mở cửa và cải cách kinh tế. Để làm việc này, Trung Quốc không đơn thuần sử dụng độc quyền chính trị và kinh tế để ấn định giá hối đoái ở mức nào đó, tương tự chính phủ Việt Nam những năm trước, mà trên thực tế họ còn làm nhiều hơn thế bằng các biện pháp thị trường: bỏ tiền ra để mua đồng Mỹ kim.
Nhưng càng làm như thế, Trung Quốc càng trở thành con tin của Mỹ. Các quan sát viên ước tính rằng cho đến qúy III của năm 2010 số lượng Mỹ kim dự trữ của Trung Quốc đã lên tới hơn 2,500 tỷ Mỹ kim. Sau đó Trung Quốc trích một số Mỹ kim này để mua các trái phiếu mà chính phủ Mỹ phát hành.
Lấy thí dụ một công ty Mỹ đầu tư vào Trung Quốc số tiền 5 tỷ Mỹ kim. Công ty này không đơn giản chuyển tiền từ Mỹ vào Trung Quốc mà lấy ngay tiền của Trung Quốc qua các dịch vụ tài chính từ khoản Trung Quốc cho Mỹ vay qua việc mua trái phiếu.
Các công ty này lấy tiền của Trung Quốc, sử dụng nhân công rẻ mạt của Trung Quốc, sản xuất ra sản phẩm khoảng 100 Mỹ kim nhưng bán sang các thị trường khác với giá 500, 600 Mỹ kim và tiền lời sẽ chảy hết về Mỹ. Xét xem ai lợi hơn ai?
Trong khi đó, nếu Trung Quốc chơi trò phá để kinh tế Mỹ xuống, tiền Mỹ mất giá, kẻ lãnh hậu quả chính là Trung Quốc, 2500 tỷ Mỹ kim chỉ mất giá 1 phần trăm thôi, họ sẽ thiệt hại bao nhiêu. Do đó Trung Quốc phải làm sao để kinh tế Mỹ luôn vững mạnh.
Mà khi đồng tiền Mỹ mất giá thì nước Trung Quốc với 1.2 tỷ dân sẽ sinh loạn. Lúc đó hàng không xuất cảng được thì sản xuất đình đốn và do đó thất nghiệp lên cao, tỷ lệ bần cùng lên cao. Bần cùng sinh đạo tặc, mấy trăm triệu dân không có việc làm thì chóng hay chầy cũng vác dao hay súng đi ăn trộm và có thể quay lại chống chính quyền.
Phạm Đức Đồng Hùng

Có phải ‘Người tình’ Thủ Tướng?


Thám tử – Quan làm báoÂm thầm nắm tay nhau trong bóng tối của buổi chiêu đãi? Có phải là ‘Người tình’ của Thủ Tướng?
Các giới chức Việt Nam cần điều tra xem người Phụ nữ Việt kiều ở Thuỵ Sĩ này có phải là đâu mối giúp chuyển nhiều tỷ đô la ra ngoại quốc của gia đình Thủ Tướng?
Thám tử – Quan làm báo

 

HNTƯ 6: Còn hay không tình đồng chí?

Sun, 10/21/2012 – 08:07 — Kami – RFA

       Kami
Cho dù là thông tin chính thức lần thứ hai từ truyền thông nhà nước, thì kết quả của Hội nghị Trung ương 6 (HNTƯ 6) – Khóa XI, kết thúc bằng bài diễn văn bế mạc của Tổng Bí thư đảng CSVN được công bố trên VTV và các phương tiện truyền thông khác đồng loạt đưa tin. Điều đặc biệt là màn khóc rất xúc động, nhưng dù sao cũng không giảm bớt nỗi thất vọng của người dân về kết quả của HNTƯ 6. Đặc biệt là trong bối cảnh nhận thức chính trị của đông đảo người dân Việt nam được nâng cao chưa từng thấy và được hâm nóng bởi các thông tin bêu xấu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ trang blog Quan làm báo trong, trước và sau hội nghị. Điều đó đã tạo nên sự quan tâm đặc biệt.
Về danh chính ngôn thuận, thì kết quả đạt được của hội nghị Trung ương 6 là hòa cả làng, vì Ban chấp hành Trung ương đã không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị như ý kiến của Bộ Chính trị đã thống nhất 100% trước đó. Đây là 1 kết quả đáng thất vọng ngay với cả Bộ Chính trị và phần lớn nhân dân, vì chắc cũng có nhiều người thất vọng vì kết quả của Hội nghị Trung ương 6 – Khóa 11 đã không thỏa mãn cho những ước muốn của họ. Đó là phải có một sự thay đổi mạnh mẽ, nghĩa là ông Thủ tướng Dũng phải bị kỷ luật và phế truất. Nhưng nghĩ cho cùng, mọi ước nguyện đó chỉ là viển vông, vì nó chỉ là cái thứ thuốc bổ rẻ tiền cho một người bệnh ung thư giai đoạn cuối, mà không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho người dân, cho đất nước cả. Có chăng chỉ là uy tín của Đảng sẽ bị thiệt hại đi không ít sau cuộc tổng chỉnh đốn này. Nhưng dù sao đây cũng là một giải pháp tình thế được mọi người cho là hợp lý nhất có thể có của Hội nghị Trung ương 6.  Việc 5 chiếc ghế trên chủ tịch đòan của HNTƯ 6 luôn bị bỏ trống, cũng đã nói lên điều khó nói, đó là chúng ta đều tham nhũng giống như nhau cả, các ông không để tôi yên thì các ông cũng không yên. Hơn nữa nếu thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị thì không có lẽ đảng CSVN mà đứng đầu là Bộ chính trị, từng được coi là bộ tham mưu của đảng đã sai lầm, mắc lỗi. Như thế là vi phạm nguyên tắc bất di bất dịch gắn liền với lịch sử hoạt động của đảng CSVN là “Đảng luôn luôn đúng, không bao giờ đảng có thể sai”, đó chính là lý do vì sao đảng CSVN lại vin vào lý do không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.
Chuyện HNTƯ 6 đúng ra là không có gì đáng nói, đáng viết vì tất cả nó đã diễn ra theo một kịch bản đã được định sẵn trên cơ sở các nguyên tắc bất di bất dịch của đảng CSVN như đã nói ở trên. Tuy nhiên, điều đáng nói là ngay sau khi HNTƯ 6 kết thúc, thì người ta lại thấy các hoạt động rốt ráo của một số nhân vật lãnh đạo cao cấp của đảng và chính quyền trong vai trò đại biểu Quốc hội gặp gỡ tiếp xúc với  cử tri ở các thành phố lớn. Đặc biệt là hoạt động của ông TBT Nguyễn Phú Trọng ở Hà nội và ông CT Nước Trương Tấn Sang ở Sài gòn với những phát biểu mang tính đánh bóng bản thân để nhằm lôi kéo quần chúng với chủ ý làm mất uy tín của một đồng chí trong Bộ Chính trị.Ví dụ phát biểu trước cử tri quận Ba Đình, Tây Hồ (Hà Nội), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọngcho biết: “… chưa bao giờ Đảng có cuộc phê bình và tự phê bình kéo dài như thời gian qua – từ đầu tháng 5 đến tháng 7. Việc kiểm điểm công phu từ khâu chuẩn bị lấy ý kiến, tài liệu (có bộ hơn 2.000 trang), trung ương tiến hành trong 21 ngày. 4 lãnh đạo cấp cao đã được kiểm điểm trong 5 ngày, có một vị tiến hành kiểm điểm trong 2 ngày, sau đó dừng lại bổ sung rồi lại viết kiểm điểm. Ban chấp hành Trung ương đã dành 5 ngày góp ý, bỏ phiếu. Hay Tổng bí thư cho biết, kỳ họp Quốc hội sắp tới sẽ thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh mà Quốc hội bầu, phê chuẩn. Việc bỏ phiếu tín nhiệm cần tiến hành đạt hiệu quả, khách quan, nếu không sẽ có hai chiều hướng xảy ra. Có những lãnh đạo không làm gì để không mất lòng ai, làm tròn vo để đạt tín nhiệm cao, người làm nhiều thì va vấp có khi lại đạt phiếu tín nhiệm thấp. Trường hợp khác là đi vận động, tranh thủ sự đồng tình, hứa hẹn…

Chưa hếttrong cuộc gặp gỡ cử tri tại TP/HCM ngày 17 tháng 10, Chủ tịch Trương Tấn Sang nói: “Cả Trung ương không ai phản đối [về] cái khuyết điểm của Bộ Chính trị và cá nhân đồng chí đó. Không ai phản đối. Chúng tôi theo dõi trong suốt thời gian Hội nghị không ai phản đối cả”. Có nghĩa là khuyết điểm của Bộ Chính trị và cá nhân “đồng chí đó” là rõ ràng. Nghĩa là không có ai nêu lý do để bênh vực tập thể Bộ Chính trị và cá nhân một đồng chí nào đó đã bị quy lỗi. Nói cách khác, lỗi lầm của Bộ Chính trị và một cá nhân trong tập thể này đã rành rành, không bênh vực được, và chẳng có ai lên tiếng bênh vực”. Ông Trương Tấn Sang còn giải thích thêm rằng: “…dù Ban Chấp hành Trung ương quyết nghị không thi hành kỷ luật, “Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.” Và “…Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ. Thậm chí khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng… Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy. Đừng hòng tôi lấy thêm một mi li mét vuông đất nào của Đảng, của Nhà nước, nhưng Đảng và Nhà nước phân công mình thì mình phải làm tròn chức trách. Tính tôi nói rất là thẳng, chứ khiêm tốn cái kiểu mà về nhà ấm ức là không được.” Rồi lại còn “Khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng, không làm được thì gửi đơn xin nghỉ, Vinashin chưa phải là chấm hết, hay không hoàn thành nhiệm vụ thì rút lui v.v…“ Những dẫn chứng trên để thấy các lãnh tụ ở Việt nam hiện nay thiếu tinh thần trách nhiệm đối với đảng của họ. Họ quên mất rằng về mặt nguyên tắc, khi còn ở trên võ đài thì họ có thể đánh nhau chí tử, thậm chí dùng mọi cách để hạ đo ván đối thủ của mình. Nhưng khi đã kết thúc trận đấu thì các võ sĩ lại là bạn bè, đồng chí. Trên tinh thần ấy, thì khi HNTƯ 6 kết thúc thì mọi việc phải diễn ra tương tự. Nghĩa là mọi mâu thuẫn phải được gác bỏ, kể cả trong cuộc chiến Ba – Tư cũng vậy, dù hai bên có phang nhau chí tử thì cũng là chuyện dưới chân bàn gầm ghế. Còn trên danh nghĩa thì các ông vẫn đang là đồng chí của nhau. Và nếu hiểu nguyên tắc của đảng CSVN là đồng thuận tập thể, nghĩa là hai cái đồng đó, trên danh nghĩa là điều tuyệt đối không ai được phép vi phạm. Chứ còn đã hết hiệp đấu, khi không hạ được đối phương thì cũng đừng dở trò nói sau lưng để hạ uy tín của người khác. Là những người nắm cương vị đứng đầu đảng và nhà nước dám nói mà không dám nêu đích danh thì quả là một lũ hèn. Một khi phe chủ chiến dẫu có đã tung hết đủ mọi ngón đòn, cả xe pháo mã mà vẫn không hạ được đối thủ, nghĩa là lực bất tòng tâm thì cũng phải chấp nhận. Đừng có dở chiêu dí tốt chiếu “cùn” khi ván cờ đã ở thế hòa. Bằng không thì nghĩ lại chuyện cái kênh Nhiêu lộc thối hoắc hồi năm 2001 – 2002, mà việc tham nhũng đã khiến cho ai đó bị kỷ luật đi?
Theo định nghĩa đảng chính trị là một tổ chức tập hợp những cá nhân có cùng chí hướng, lý tưởng và mục tiêu, chính vì thế những người cộng sản thường gọi nhau là đồng chí (hướng). Nhắc đến điều này lại làm cho ta nhớ lại bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu, nói về tình đồng chí, đồng đội gắn bó thắm thiết của những người lính trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, tình cảm có đoạn:
Anh với tôi đôi người xa lạ, 
tự phương trời chẳng hẹn quen nhau 
Súng bên súng, đầu nép bên đầu 
Đêm tối chung chăn thành đôi tri kỷ 
Đồng chí ! 

Và:

Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh 
Sốt run người, vừng trán đổ mồ hôi 
Áo anh rách vai, quần tôi có hai mảnh vá 
Miệng còn cười buốt giá chân không giày 
Thương nhau ta nắm lấy bàn tay

Người Việt có câu “Đánh nhau chia gạo, nhưng chào nhau ăn cơm”, nghĩa là mọi việc phải hết sức sòng phẳng nhưng trong giới hạn nhất định. Việc gì đã xong thì mọi chuyện cũ phải bỏ qua, cho dù mọi bên đều biết rằng cốc nước đã đổ thì lấy lại cũng không còn nguyên như cũ. Trong chính trị cũng vậy, ở các quốc gia đa đảng chính trị, khi có mâu thuẫn ở mức trầm trọng hết tình đồng chí như đã và đang diễn ra trong nội bộ đảng CSVN hiện nay, thì chắc chắn một trong hai bên sẽ tìm cách rời bỏ đảng để lập hay chuyển sang làm thành viên của một đảng khác.  Trong trường hợp của đảng CSVN, tình đoàn kết trong đảng nay đã cạn kiệt và không còn nữa, khi ban lãnh đạo đảng đã và đang mất hoàn toàn quyền lực trong đảng và cơ quan hành pháp. Quyền lực giờ đây đã nằm trong tay phe hành pháp và được gắn chặt với đồng tiền, thì phe nhóm muốn khôi phục lại quyền lực thì người ta bất chấp thủ đoạn cũng là điều dễ hiểu. Nhưng cần phải tỉnh táo để nhận biết, đừng biến mình trở thành công cụ của họ.
Nói như vậy cũng vì, điều đáng ngạc nhiên là trong lúc cùng quẫn bế tắc như lúc này, thì có những lãnh tụ của đảng CSVN lại ngang nhiên lôi kéo nhân dân vào cuộc để cùng đứng về phía họ. Với những lời nói bịp bợm rằng đó là nhiệm vụ của nhân dân giao cho? Xin hỏi nhân dân nào, nhân dân ở đâu chọn lựa và giao cho các ông trọng trách đó? Để rồi những gì diễn ra trong và sau HNTƯ 6 giống như câu thành ngữ của Trung quốc “Giảo thố tử, cẩu tảo thanh”, nghĩa là “Hết mùa săn, giết sạch chó” cũng chỉ vì muốn chiếm giữ quyền lực.
Mà họ quên đi việc đảm bảo sự đoàn kết trong đảng, cái được ví như con ngươi của mắt mình.
Xin hỏi các ông còn hay không tình đồng chí? Nếu không còn thì đứng với nhau trong cùng một đội ngũ làm gì cho lắm chuyện.
Ngày 21 tháng 10 năm 2012
© Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.

 “Đến khi nào tìm thấy tội sẽ gửi công văn về gia đình” = “When a crime is found, we will send notice to the family”

When a crime is found, we will send notice to the family” 


Paulo Thành Nguyễn -  Translated by Ganh Hang Hoa (Danlambao)
The mother of university student Nguyen Phuong Uyen, Mrs. Nguyen Thi Nhung, was very worried when she went to Saigon to look for her daughter. While talking to us, she could not hold back tears when she mentioned her child, “At home she used to remind me that I should not buy Chinese products, worrying that I might forget she noted down in a notebook the bar codes so that I could recognize which one was Chinese. For the last few days, each time I picked up the notebook I missed her terribly. Uyen’s maternal grandmother is in the emergency room due to a leaky heart valve, I did not want my mother to worry so I only told her that Uyen was busying studying for exams and therefore could not be home… Now I don’t know where to find her”.
We took her to the rental unit where Phuong Uyen lived, a tiny room about 15m2 in the alley at the end of Duong Duc Hien Street,  Tan Phu District. Here, we met Phuong, Uyen’s roommate. Phuong was amongst the three roommates summoned to the local police station and questioned for more than 7 hours on the 14th October about Uyen ‘s activities. “I asked what crime did Uyen commit but they would not tell, when they released me they told me that I was not to let Uyen’s family know. After that I took some food up (for Uyen) but they would not let me see her…”,  Phuong said.
After 2 days a man came down to our rental unit, produced a City Police ID card with the name Phong, confiscated Uyen ‘s camera, her clothes and personal items, together with some school books which Uyen had sent for. Phuong asked Mr. Phong about Uyen ‘s situation and was told by Mr. Phong that Uyen was staying with the police women, as they needed to interrogate her, so for now she could not be allowed home. Mr. Phong left a phone number for Phuong to inform him of any new information.
I asked when would Uyen be released, Mr. Phong said when a crime was found they would send notices to the family”, Phuong recounted.
When asked about Uyen, Phuong said I got to know Uyen through the ads looking for a roommate. Uyen was very friendly, we shared the unit for 1 year without any problem. Uyen was a very bright student. Mr. Phong (the policeman) complimented her on this and felt sorry for her when he took Uyen’s report card from the university
According to the neighbours, recently there had always been strangers lurking 24/24 but they did not know whom they were watching, now they realized it was this student. When asked for Mr. Phong’s phone number, Phuong was too scared to give it out because he had told her not to. Uyen ‘s mother had no choice but to leave and to wait for those who were supposed to protect the citizens, if they still have any remaining conscience, to contact her regarding the whereabout of her daughter.
We took Uyen’s mother to the train station in the afternoon rain. She temporarily put aside her fear for the disappearance of her daughter to worry about her own mother who was still struggling in the emergency room.
*
“Đến khi nào tìm thấy tội sẽ gửi công văn về gia đình”
Paulo Thành Nguyễn Mẹ nữ sinh Nguyễn Phương Uyên, bà Nguyễn Thị Nhung lên Sài Gòn trong tâm trạng hoang mang đi tìm tung tích của con gái. Trong lúc trao đổi với chúng tôi bà không cầm được nước mắt khi nhắc đến con mình, ở nhà nó hay dặn tui là không được mua hàng Trung Quốc, sợ tui quên nó còn ghi vào sổ các mã vạch để nhận biết hàng hóa Trung Quốc. Mấy hôm nay cứ cầm cuốn sổ lên là thấy nhớ nó quá. Bà ngoại nó đang nằm cấp cứu vì hở van tim, sợ bà lo tui chỉ nói là nó bận thi nên chưa về được. Giờ không biết phải tìm nó ở đâu”.


Chúng tôi đưa bà đến phòng trọ của Phương Uyên, một căn phòng nhỏ khoảng 15m2 nằm trong hẻm đường Dương Đức Hiền, Quận Tân Phú. Tại đây, chúng tôi gặp em Phương, bạn cùng phòng. Phương nằm trong số ba bạn cùng phòng bị mời lên công an phường hơn bảy tiếng ngày 14/10 để điều tra về sinh hoạt của Uyên. “Em hỏi Uyên bị tội gì thì họ không nói, khi cho em về họ dặn không được thông báo về gia đình. Sau đó em đem cơm lên thì họ không cho gặp”.
Sau hai ngày thì một người xuống phòng trọ xuất thẻ ngành tên Phong, công an Thành Phố tịch thu máy ảnh của Uyên và một số quần áo cá nhân kèm theo bài vở mà Uyên gửi kèm. Phương hỏi tình hình của Uyên thì được anh Phong cho biết Uyên đang ở cùng với các chị nữ công an, cần khai thác phục vụ điều tra nên tạm thời chưa về được. Anh Phong để lại số điện thoại cho Phương và dặn có thông tin gì thì báo cho anh biết.
 
Phương Uyên viết trong mẫu giấy nhờ bạn cùng phòng lấy bài vở để học trong khi bị giam
“Em hỏi khi nào thì Uyên mới được thả thì anh Phong nói đến khi nào tìm thấy tội sẽ gửi công văn về gia đình”, Phương kể.
 
Khi được hỏi về Uyên, Phương cho biết “Em biết Uyên qua việc đăng thông tin tìm người ở ghép,  Uyên sống rất hòa đồng, bọn em sống chung một năm rưỡi nay mà không có chuyện gì. Uyên học rất giỏi, anh Phong (an ninh TP) còn khen và lấy làm tiếc khi cầm bảng điểm của Uyên ở trường”.
Cũng theo những người dân xung quanh thì khu hẻm thời gian gần đây luôn có những người lạ mặt theo dõi 24/24 nhưng không biết là ai, giờ mới biết là nữ sinh này. Khi hỏi về số điện thoại của anh Phong để hỏi thăm tin tức thì Phương sợ không dám cho vì anh Phong có căn dặn. Mẹ Uyên đành ra về và trông chờ một chút xíu lương tâm còn xót lại của những người mang nhiệm vụ bảo vệ người dân thông báo tung tích của con gái mình.
Chúng tôi tiễn bà ra sân ga trong chiều mưa vội vàng, bà tạm gác lại nỗi lo về sự mất tích của con gái để về lo cho người mẹ mình đang nằm cấp cứu trong một hoàn cảnh khó khăn.
20/10/2012
http://khoinguontrithucvn.wordpress.com/2012/10/21/den-khi-nao-tim-thay-toi-se-gui-cong-van-ve-gia-dinh/ ____________________________
Những bài liên quan đã đăng:
Thư cầu cứu khẩn cấp của tập thể sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp. HCM về trường hợp của Nguyễn Phương Uyên
Công an chối không bắt nữ sinh Phương Uyên

Phượng yêu

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao)Cháu đã dắt tía cháu, một chiến sĩ cách mạng có công ban đêm du kích ban ngày chích mông góp phần không nhỏ làm nên sự nghiệp vẻ vang đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào, đi làm sui gia với tên Ngụy đã “nhào” rồi lại còn ngoan cố “cút” theo thằng Mỹ… Nay cháu lại ngang nhiên lên đài địt BBC xác nhận cháu đọc lốc Phản Động nên mới biết bọn chúng vu khống xuyên tạc sự trong trắng thanh tao của một con Phượng Xanh là loài chim hiếm… Bờ lốc Phản Động toàn viết chuyện vu khống thì đọc làm gì cho phí thì giờ là hột xoàn của cháu, để phải mang tội không nghe lời tía, lại còn mất công thanh minh thanh nga!…
*
Cháu Thanh Phượng yêu quý của bác,
Mổ cò meo này cho cháu, bác nghĩ thế nào cũng có kẻ bất chấp lệnh hỏa tốc 7169-VPCP của tía cháu, lẻn vào trang phản động Danlambao đọc, rồi chụp cho bác hai bao cao su đã qua sử dụng, rằng “thấy sang bắt quàng làm họ”.
Đúng là cái đám dở hơi vô công rồi nghề chỉ toàn xuyên tạc vu khống, nói sai sự thật như tía cháu vạch rõ trong công văn lịch sử thời đại Hồ Chí Minh “thần hoàng làng” và Đảng Cộng Sản VN tự thú “cái khuyết điểm” muôn năm.
Bác cần gì phải thấy cháu sang – Thanh Phượng của bác chẳng những sang mà còn siêu sang, khủng sang – mà bắt quàng làm họ. Là bởi vì rõ như… “đồng chí X” là tía của cháu (rõ như ban ngày), Bá Chổi với Thanh Phượng không cùng họ Nguyễn thì họ gì? Bố khỉ, bọn tuyên truyền bố láo dám bảo bác đây không họ hàng gì với cháu nên phải đi “bắt quàng”.
Bác cháu mình cùng họ Nguyễn đã đành, mà còn chung họ Ngụy. Việt Nam ta, chịu ảnh hưởng không ít văn hóa “bạn”, có câu “xuất giá tòng phu”. Nên chi, chồng cháu, thằng cu Bảo Hoàng là con Ngụy chính cống thì con vợ Thanh Phượng cũng là Ngụy theo quy luật trên đây, chứ còn chối đằng trời nào.
Phượng yêu của bác, Việt Nam ta có câu “một người làm quan, cả họ được nhờ”… Chết cha, viết tới đây bác thấy bác ngố quá: ai lại đi dạy gái đĩ vén… xú xì. (Cho bác xin lỗi cháu và tía cháu về “cái khuyết điểm” (ngố) này, nhưng đừng “kỷ luật” bác nhé. Bác không sợ bị “kỷ luật” mà chỉ sợ bọn phản động chống phá tổ cò vào quậy cả dòng họ nhà cháu thì không kịp chui ống cống). Ý bác chỉ là muốn văn thơ một chút trong lời chúc mừng cháu: “một đứa làm dâu Mỹ Ngụy, cả họ Cách Mạng được nhờ” (Không nhờ mà từ “lũ phản động” thành “khúc ruột không thể tách lìa” – US Đô ô hô).
Được nhờ đủ thứ, nhưng “thứ” mà cả họ nhà cháu đang cần nhờ nhất lúc này là cái “Gờ rin ca” tức “cái thẻ xanh” vị chi là giấy phép được thường trú tại quê hương thằng chồng cháu. Cái này đang cần nhờ nhanh, nhờ mạnh, nhờ vững chắc trên đường cút chạy.
Cút chạy? Phượng yêu của bác, qua trả lời BBC vừa rồi, bác thấy dạo này cháu không vâng lời tía cấm, thích mằn mò vào báo Dân hơn báo Đảng, nên không biết cháu đã biết tin Bộ Công an vừa chủ trì cuộc diễn tập “chống khủng bố” qui mô ở Điện Biên, với kịch bản “giải tán đám đông tụ tập trái phép, chống biểu tình bạo loạn” chưa?
“Chống khủng bố”! Ai khủng bố ai suốt mấy chục năm qua và đang càng ngày mức độ càng gian ác, tầm vóc càng hoành tráng? Nạn nhân sống lẫn nạn nhân đã qua đời không diễn tập chống lại bọn khủng bố thì thôi, chứ ai đời lại có chuyện tréo cẳng ngổng thế này? Giặc Tàu đang cướp đảo cướp biển và giết hại ngư dân ta đã biết bao vụ, sao không thấy ai diễn tập bảo vệ tổ quốc, đồng bào. Ngày cuốn gói của Tía và các đồng chí đang tới gần rồi đó cháu.
Bác lo thanh minh thanh nga mục đích bác mổ cò meo này cho cháu không phải vì muốn bắt quàng họ hàng Thanh Phượng để kiếm chân quét rác cổng ngân hàng Bản Việt hay hút bụi tàn nhang nơi nhà thờ Nguyễn Ếch, nhưng để khuyên cháu một điều:Thanh Phượng nên nhớ mình là con nhà gia giáo, con cái luôn vâng lời mẹ cha. Tục ngữ VN có câu “ không ăn muối cá ươn, Phượng cãi lời tía, đọc lốc phản động, trăm đường Phượng .
Bác nghe con chim Phượng Xanh yêu quý của bác hót trên BBC mà cứ tưởng con gà mắc đẻ cục tác. Sao lại có chuyện cô con gái rượu của “đồng chí Ếch” lại hùng hồn tuyên bố mình đọc bờ lốc bờ leo phản động mà tía cổ vừa hỏa tốc cấm.
Thôi thì chuyện cũng đã rồi. Bác đoán cháu cũng đã “tự nhận cái khuyết điểm, có lỗi chứ không phải là không có lỗi” nhưng không bị tía “kỷ luật” mặc dù cháu có xin được tía “kỷ luật”. Nhưng nhớ đừng hứa “đọc lốc Phản Động từ nay xin chừa”, rồi bỏ đó.
Phượng yêu, cháu đã dắt tía cháu, một chiến sĩ cách mạng có công ban đêm du kích ban ngày chích mông góp phần không nhỏ làm nên sự nghiệp vẻ vang đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào, đi làm sui gia với tên Ngụy đã “nhào” rồi lại còn ngoan cố “cút” theo thằng Mỹ, mà cái đám cút theo thằng Mỹ hồi 1975 toàn là bọn ma cô dỉ điếm đầu trộm đuôi cướp. Điều này làm tía cháu không được thoải mái mỗi khi người ta nhắc đến, bẽ mặt nhất là hồi TT Bú Sờ Mỹ cút tuyên bố oang oang giữa Hà Nội. Nay cháu lại ngang nhiên lên đài địt BBC xác nhận cháu đọc lốc Phản Động nên mới biết bọn chúng vu khống xuyên tạc sự trong trắng thanh tao của một con Phượng Xanh là loài chim hiếm, vì xưa nay người ta chỉ nói Két/Vẹt xanh chứ chưa ai nhắc đến Phượng xanh. Cháu đừng lo (tên) mình không giống ai mà uổng tên tía cháu đặt. Tía cháu có bằng cử nhân đó, dù không có trường nào dám lên tiếng xác nhận có tên tía cháu trong danh sách sinh viên. Nên nhớ, cái gì hiếm là quý, như Độc Lập Tự Do. Thành thử bác Hồ mới dạy “không có gì quý hơn độc lập tự do”, vì bác biết Việt Nam làm đách gì có Tự Do, Độc lập.
Bắt tía làm sui gia với Ngụy, lại bất chấp lệnh tía cấm đọc lốc Phản Động là quá lắm rồi. “Bạn” có câu “bất hiếu hữu tam, vô… lốc Phản Động vi đại”, tiếng Việt là, “Có ba điều bất hiếu; bất hiếu khủng nhất là đọc báo Lề Dân”. Thôi ngưng ngay nha cháu, có nắm trong tay bao nhiêu cái “Bản Việt” đi nữa, nhưng làm tía cháu buồn thì nào được ích chi.
Nhưng mà, Phượng yêu của bác, giả dụ như cháu được tự do thỏa mãn “Ngụy” tính của chồng cháu truyền cho, tức là cháu tiếp tục “có khuyết điểm” nhưng vẫn tiếp tục “không kỷ luật”, thì bác cũng xin “ai can du”. Vì bờ lốc Phản Động toàn viết chuyện vu khống thì đọc làm gì cho phí thì giờ là hột xoàn của cháu, để phải mang tội không nghe lời tía, lại còn mất công thanh minh thanh nga.
Phượng yêu của bác, bác viết dông dài nhưng tựu trung chi nhằm khuyên cháu một điều là ngưng ngay việc đọc lốc Phản Động. Tía cháu đã quảng cáo không công cho Dân Làm Báo, đã bị “chúng” chửi “đồ ngu” ngập mặt. Nay không lẽ cháu lại muốn “con hơn cha là nhà…” hay là… coi chừng thằng chồng Ngụy của cháu nó “diễn biến hòa bình” cả họ nhà cháu đấy. “Họ” này không có bác đâu nha.
* Người viết xin mượn tên một bài hát của Nhạc sĩ Phạm Duy để làm tựa cái i-meo này gửi cô gái rượu của “một đồng chí trong Bộ Chính Trị” tên là Ếch.
 _______________________
 Đọc thêm: 
Đôi điều với nỗi oan cô Phượng
Con gái Thủ tướng trách blog ‘phản động’
 

Tội Ác Của Lũ Man Ri Mọi Rợ Tàu (CSTC)

Cép một Còm trên Danlambao TẠI ĐÂY tên Nguoivn
Ôn Cố Tri Tân (Tội ác của lũ man ri mọi rợ Tàu)
I. TỔNG QUÁT -Người Trung Quốc (TQ) có một truyền thống lâu đời về dâm đãng và tàn bạo trong lịch sử loài người. Các hoàng đế thường có tới 3,000 cung phi mỹ nữ mục đích là để phục vụ tình dục cho nhà vua. Vua chúa đi tìm thuốc trường sinh, thuốc kích dục, cường dâm để sống lâu hành lạc.Từ thời vua Trụ cho đến Mao Trạch Đông cho thấy tính dâm đãng và tàn bạo của người TQ.Người đàn bà nổi tiếng đa dâm , tàn bạo trong lịch sử TQ là Võ Tắc Thiên và sau nầy là Giang Thanh.
II. CHI TIẾT
1* Võ Tắc Thiên dâm đảng và tàn bạo
1.1. Võ Tắc Thiên tàn bạoVõ Tắc Thiên tên thật là Võ Chiếu, sinh ngày 17-7-625, là nữ hoàng duy nhất của TQ. Tự xưng là Thánh Thần Hoàng Đế, trị vì 15 năm (690-705).Vào hậu cung thời Đường Thái Tông (Lý Thế Dân). Lý Thế Dân là con của Lý Uyên, đã giết anh ruột, em ruột và ép buộc vua cha phải nhường ngôi.Phim bộ Hồng Kông Hoàng Hà Đại Phong Vân có nói về cuộc đời của Lý Thế Dân.
Võ Tắc Thiên được phong làm Tài Nhân, là một trong 9 người thiếp xếp hàng thứ năm của Lý Thế Dân. “Vợ” vua theo thứ tự từ trên xuống dưới là: Hoàng hậu, Hoàng phi, Thần phi, Chiêu nghi và Tài nhân.Thời gian làm Tài nhân, Võ Tắc Thiên lại tư tình với con của Lý Thế Dân là Thái tử Lý Trị. Khi Lý Thế Dân mất, theo tục lệ thì Võ Tắc Thiên phải vào chùa xuống tóc đi tu.Lý Trị lên ngôi, rước Võ Tắc Thiên về cung và phong làm Chiêu nghi. (Cấp thứ tư)Việc nầy làm triều thần phản đối vì Võ Tắc Thiên là vợ của vua cha rồi lại làm thiếp của vua con.Năm 654, Võ Tắc Thiên sinh con gái đầu lòng, hoàng hậu họ Vương đến thăm, sau khi Vương hoàng hậu ra về,thì Võ Tắc Thiên bóp mũi cho chết con của mình để vu oan giá hoạ, khiến cho hàng hậu bị phế bỏ.
Võ Tắc Thiên được phong lên làm Thần phi rồi Hoàng hậu. Võ hậu.Võ hậu lại giết Vương hoàng hậu và con gái của bà một các dã man để trừ hậu hoạn.Năm 660 Lý Trị bị trúng gió stroke. Thế là Võ Tắc Thiên tham gia triều chính cùng với Lý Trị ở sau rèm, gọi là Nhị Thánh lâm triều.Võ hậu lấn quyền, quyết định mọi việc, khiến cho Lý Trị bất mãn, ngầm ra lịnh cho Thượng Quan Nghi truất phế. Việc bại lộ, Võ Tắc Thiên đem giết Thượng Quan Nghi.Sau đó, Võ hậu lại giết Lý Trung là con của Lý Trị với một cung phi khác, để đưa con của mình với Lý Trị là Lý Hoằng lên làm Thái tử, là người sẽ lên nối ngôi vua cha.Sau đó lại phế Lý Hoằng, đưa con thứ hai là Lý Hiền lên làm thái tử, rồi lại giáng Lý Hiền, đưa con thứ ba là Lý Hiển lên làm thái tử.Năm 683, Lý Trị băng hà, Lý Hiển lên ngôi, là Đường Trung Tông. Nhưng một tháng sau, Võ hậu lại phế Lý Hiển, đưa Lý Đán lên làm vua, là Đường Duệ Tông.Những năm tiếp theo, bà lần lượt loại trừ những con cháu họ Lý ra khỏi quyền lực và đưa các người cháu họVõ của mình vào nắm quyền.

Tháng 9 năm 690, Võ hậu lên ngôi Hoàng đế, đổi quốc hiệu là Nhà Chu. Võ Chu.TQ không có lệ cho phụ nữ làm vua, cho nên nhiều người chống đối. Bà lập ra “cảnh sát” mật, thẳng tay dập tắt mọi chống đối, giết hại rất nhiều người.Võ Tắc Thiên cai trị bằng sự xảo quyệt tài tình, dối trá và vô cùng tàn bạo.Năm 705, lúc 80 tuổi, Võ hậu cưng chiều 2 tên nô tài phục vụ tình dục là Trương Xương Tông và Trương Diệc Chi, 2 tên nầy lộng quyền cho nên Tể tướng Trương Giản Chi đem 500 quân vào hậu cung làm đảo chánh, giết chết 2 tên nô tài và ép Võ hậu phải nhường ngôi lại cho con là Lý Hiển.Võ Tắc Thiên là người rất tàn bạo, dâm đãng. Đã giết con mình, giá hoạ cho Vương hoàng hậu để tranh giành địa vị.
Bà sai chặt hết tay, chân của Vương hoàng hậu và đứa con gái rồi bỏ vào chum rượu ngâm, để họ chết từ từ trong đau đớn.Võ hậu cũng giết Triệu Thục phi bằng cách đó. Thục phi nguyền rũa sẽ biến thành mèo, đêm đêm hiện về xé xác, cho nên Võ hậu sợ mèo từ đó ai ai cũng biết.
1.2. Võ Tắc Thiên dâm đãngHoài Nghĩa.Võ hậu được con gái là Thái Bình công chúa tiến cử một người lực lưỡng đã từng phục vụ cho mình, bắt giả làm nhà sư thường xuyên được gọi vào cung để thông dâm.
Được Võ hậu cưng chiều, sủng ái, Hoài Nghĩa trở nên kiêu căng hống hách.Trầm thái yVõ hậu bị bịnh, Trầm thái y vào bốc thuốc. Trầm thái y dâng lên một phương thuốc kích dục rất có công hiệu. Võ hậu bắt ông ta phải phục vụ tình dục cho mình. Dù bồi bổ thế nào, Trầm thái y cũng không đáp ứng nổi, cuối cùng kiệt sức mà chết.Thời gian Võ hậu đam mê Trầm thái y, Hoài Nghĩa ghen tức, đốt cả chùa và tượng Phật mà ông làm cho Võ hậu. Võ hậu không tiện trị tội, Thái Bình công chúa gọi Hoài Nghĩa vào vườn hoa rồi cho các cung nữ khoẻ mạnh phục kích đánh cho đến chết.Anh em Trương Xương Tông và Trương Diệc ChiSau khi Trầm Thái y chết, Thái Bình công chúa lại đưa người phục vụ tình dục của mình cho Võ Tắc Thiên.Đó là Trương Xương Tông, rất đẹp trai, khoẻ mạnh lại có biệt tài về nghệ thuật phòng the, khiến cho Võ hậu rất hài lòng.

Một mình phục vụ không xuể, Xương Tông lại tiến cử người anh là Trương Diệc Chi vào hầu hạ. Cả hai rất được cưng chiều, phong chức tước và cấp bổng lộc hậu hĩ. Đó là lý do để Tể tướng Trương Giản Chi đem quân vào hậu cung giết chết 2 tên nầy.Các quan trong triều biếtđược tính đa dâm của Hoàng đế bèn cho con em của mình, thậm chí cả những người cảm thấy có tài nghệ cũng vào phục vụ Võ Tắc Thiên.Lập Phụng Thần ViệnVõ hậu lập ra Phụng Thần viện, lấy danh nghĩa nuôi chim hạc, tuyển chọn những thanh niên đẹp trai, khoẻ mạnh để thoả mãn dâm dục.Phụng Thần viện là nơi dâm loạn nhất của triều đại nhà Đường.
2* Giang Thanh tàn bạo và dâm đãng
2.1. Tàn bạo trong Cách Mạng Văn hoá vô sản
Cách Mạng Văn Hoá Vô Sản được Mao Trạch Đông và đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động và tiến hành trong mười năm (1966-1976). Mục đích bên ngoài là loại bỏ những phần tử còn mang tư tưởng “Tư Bản Tự Do”, nhưng thực sự là thanh trừng nội bộ mà Mao Trạch Đông (MTĐ) muốn cũng cố lại quyền lực sau thất bại thê thảm của bước “Đại Nhảy Vọt”. Đối thủ lợi hại mà MTĐ muốn loại trừ là Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và Bành Đức Hoài.Kế hoạch bước “Đại Nhảy Vọt” của Mao Trạch Đông thất bại, đưa đến kiệt quệ kinh tế làm cho TQ lâm vào cảnh đói, giết chết 40 triệu người. Địa vị của MTĐ bị đe doạ, cho nên phát động cuộc Cách Mạng Văn Hoá (CMVH) để thanh trừng nội bộ, cũng cố địa vị.
2.1.1. Diễn tiến của cuộc Cách Mạng Văn HoáNgày 16-5-1966, Mao Trạch Đông và Bộ Chính Trị ĐCSTQ ban hành một thông cáo chính thức cho phát động cuộc Cách Mạng Văn Hoá Vô Sản.Ngày 8-8-1966, Trung Ương ĐCSTQ nhất trí thông qua Quyết định phát động cuộc CMVH, một cuộc CM rộng lớn, đụng chạm đến tất cả mọi người. Đó là đấu tranh giai cấp với tư sản về mặt văn hoá tư tưởng.Ngày 16-8-1966, mười một triệu Hồng Vệ Binh (HVB) (Sinh viên) từ khắp nơi kéo về Quảng Trường Thiên An Môn (BK) để được MTĐ và Lâm Bưu làm lễ phát động chiến dịch. Đây là chủ trương lớn của đảng. Những chỉ dẫn của Mao được in thành sách nhỏ là “Hồng Bảo Thư” mà mỗi Hồng Vệ Binh mang theo bên mình làm kim chỉ nam hành động.
Ngày 22-8-1966, ĐCSTQ thông cáo ra lịnh cho cảnh sát không được can thiệp vào hành động của HVB. Trái lịnh là phản động, mang tội chết.Giang Thanh là vợ thứ tư của Mao, được đưa vào Bộ Chính Trị đứng đầu tổ CMVH. Giang Thanh, Lâm Bưu và Diêu Văn Nguyên chỉ huy, giám sát và đôn đốc chiến dịch.Thế hệ bị đảng nhồi sọ nầy chẳng nể sợ ai cả, điên cuồng, ngạo mạn, chà đạp pháp luật bắt đầu lục soát từng nhà nhân dân trên toàn quốc. Khủng bố mở màn.
Tất cả 5 “Giai cấp đen” là đối tượng phải tiêu diệt: chủ sở hữu ruộng đất, địa chủ, nông dân giàu có, trí thức phản động, các phần tử xấu đều phải giết toàn bộ gia đình.Nên biết rằng, những đối tượng nầy đã sống sót sau cuộc Cải Cách Ruộng Đất hồi 1952 mà5 triệu người đã bị giết chết.Ngày 5-9-1966, MTĐ kêu gọi HVB mở rộng CM về Bắc Kinh. Vào lúc nầy, Giang Thanh, Lâm Bưu công khai chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình là mở đường cho tư bản, là mối đe doạ của CNXH. Đồng thời, Bành Đức Hoài cũng được đưa về BK để đấu tố trước quần chúng.Vào tháng 2 năm 1967, Giang Thanh, Lâm Bưu nhấn mạnh là CM phải chuyển sang ngành quân đội. Thế là nhiều tướng lãnh bị tố bằng các phương tiện truyền thông nằm trong tay của Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên.Lưu Thiếu Kỳ bị trục xuất ra khỏi đảng và bị cầm tù. Đặng Tiểu Bình bị giáng chức và quản chế….
Tất cả những đối thủ của MTĐ đã bị loại.Đồng thời, một chiến dịch nổ ra nhằm tôn sùng MTĐ như là thần thánh.Mục đích đã đạt, MTĐ cho ngưng cuộc CMVH.

2.1.2. Nạn ăn thịt người trong Cách Mạng Văn hoáNguồn gốcBước Đại Nhảy vọt của ĐCSTQ là một thất bại gây ra thảm hoạ kinh tế, tạo ra nạn đói làm chết 40 triệu người.Đại Nhảy Vọt là muốn từ nông nghiệp nhảy thẳng lên Công nghiệp bằng cách mọi người TQ phải tham gia luyện thép. Nông dân bỏ cả hoa màu thúi rữa ngoài đồng, thi đua luyện thép cho đạt chỉ tiêu quy định. Nhà nước lại xung công hoa màu như là hình thức đánh thuế. Đồng thời tiến hành chiến dịch hết sức ngu dốt gọi là Diệt chim sẻ.
Sau 5 loại người bị ĐCSTQ tiêu diệt, đến 4 loài vật phải bị giết, đó là chim sẻ , ruồi, muổi và chuột. Đảng CSTQ cho rằng chim sẻ ăn thóc lúa nên phải diệt. Tất cả nông dân phải tham gia đập, gỏ nồi niêu gây tiếng động ồn ào để đuổi chim. Ổ chim bị lùng phá, trứng chim và chim con thì đem làm thịt.Cái dốt của đảng là không biết được rằng chim sẻ ăn châu chấu nhiều hơn thóc lúa. Vì thế, năm sau châu chấu tràn ngập vùng quê, phá hoại mùa màng kéo theo là nạn đói.Các gia đình không nở ăn thịt con mình, nên trao đổi con cho nhau mà làm thịt. Ăn thịt ngay cả những người chết, những người từ các khu vực khác chạy đến lánh nạn để trốn tránh bị ghép tội.Nạn ăn thịt người đã có từ thời đảng CSTQ cai trị, và cho đến nay, món “Thai nhi” vẫn còn được những người giàu có thưởng thức.Trở lại việc Hồng Vệ Binh ăn thịt người ở Quảng Tây.Ngoài sinh viên ra, nhiều địa phương còn kết nạp nông dân vào đội ngũ HVB. Những nông dân đó đã từng thưởng thức món thịt người trong nạn đói trước kia.
Nhà văn Trịnh Nghĩa mô tả lại việc ăn thịt người ở Quảng Tây như sau.Những tên đã từng giết người, có kinh nghiệm, dạy lại người khác. Khi mổ bụng một người còn sống, chỉ cần cắt chéo trên bụng nạn nhân, rồi lên gối vào bụng dưới thì tất nhiên tim và gan lòi ra ngoài, nếu nạn nhận bị cột đứng. Trường hợp nạn nhân bị trói nằm ngữa, thì đạp chân lên bụng dưới là xong ngay. Tim, gan và bộ phận sinh dục là được ưa chuộng nhất.Ăn thịt người đã trở thành một phong trào tràn lan trên qui mô lớn. Nhiều người rất thích thú thưởng thức những bữa tiệc thịt người.
Khi một kẻ “phản động” ngã xuống, thì rất nhiều người thủ sẵn dao bén trong người nhào đến cắt bất cứ bộ phận nào có thể ăn được. Tim, gan, thận… được luộc, xào, hấp, nướng trên lửa, chiên với gia vị.Những cảnh tượng khủng khiếp đó được thi hành ở những nơi có trang trí cờ xí và khẩu hiệu dưới hình ảnh của Bác Mao vĩ đại..Một bài hát cách mạng được sửa đổi, có câu:” Xã hội cũ biến con người thành ma, xã hội mới biến ma quỷ thành người”. Đúng vậy, đảng Cộng Sản là những con quỷ mang thú tính, đội lốt người.
2.1.3. Kết quả của cuộc Cách Mạng Văn Hoá.- 7,730,000 người bị giết hoặc bị chết bất thường.- 4.2 triệu bị giam giữ.- 7.03 triệu bị tàn phế.- 71,200 gia đình bị tiêu diệt toàn bộ.Nhiều trí thức nổi tiếng bị giết hoặc tự tử.Chủ trương Cách Mạng Văn Hoá là ĐCSTQ, chủ động thi hành là Mao Trạch Đông, Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên. Giang Thanh và 3 tên tiếp theo bị ghép vào Bè Lũ 4 Tên, sau khi Mao Trạch Đông chết.

3.* Những cái chết do thanh trừng nội bộ trong CMVH
3.1. Lưu Thiếu Kỳ (24-11-1898-12-11-1969)
Là Chủ tịch nước, từng là nhân vật số hai đã bị chết thảm. Vào sinh nhật thứ 70, MTĐ và Chu Ân Lai cho mang quà sinh nhật đến là cái Radio để nghe tường thuật buổi họp của Đại Hội Đảng là “Vĩnh viễn khai trừ tên phản bội , gián điệp và nổi loạn Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi đảng và tiếp tục truy tìm các tòng phạm của hắn”.Lưu Thiếu Kỳ nằm liệt giường, không cử động được cho nên cổ, lưng, mông và gót chân bị lỡ loét chảy mũ. Sau đó, toàn thân bị thúi rữa. Đảng ra lệnh lột hết quần áo, quấn người trong cái mền, dùng máy bay chở từ Bắc Kinh đến nhà tù Khai Phong nhốt trong một cái lô cốt kiên cố. Không cho y tá chăm sóc thuốc men.Lưu Thiếu Kỳ chết trong toàn thân bị hủy hoại, tóc bạc dài 6 tấc.Thật ra, LTK chết cũng đáng đời, bởi vì, những hội viên của ĐCSTQ ít nhiều tay cũng đã nhuộm máu nhân dân.
3.2. Cái chết của Lâm BưuLâm Bưu (1907-1971) phó thủ tướng kiêm bộ trưởng QP. Phó Chủ tịch đảng duy nhất. Được chọn là người kế vị MTĐ. Là “Kiến trúc sư” của CMVH.Ngày 13-9-1971, trên đường chạy trốn sau vụ mưu sát MTĐ bất thành, đã bị hoả tiển bắn hạ máy bay thuộc địa phận Mông Cổ, chết không toàn thây. Đó cũng là quả báo nhản tiền cho những tên đồ tể đảng viên đảng Cộng Sản.
3.3. Cái chết của Giang ThanhGiang Thanh là vợ thứ tư của MTĐ. Vốn là một diễn viên sân khấu. Sau khi MTĐ chết, Hoa Quốc Phong và Diệp Kiếm Anh bắt giữ Bè Lũ Bốn Tên là Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên.Ngày 25-1-1981, toà án Đặc biệt kêu án tử hình, sau giảm xuống còn chung thân, rồi sau cùng, thắt cổ tự tử vào năm 1991. Những tên sát nhân còn lại cũng chết vì bịnh ung thư và tiểu đường ở trong nhà tù.
3.4. Giang Thanh lộng hành và dâm đảngMao Trạch Đông đã dưa Giang Thanh vào Bộ Chính Đảng, đứng đầu Ban CMVH, với quyền sinh sát to lớn trong tay.Là một diễn viên sân khấu quen lối sống xa hoa, kiêu ngạo và buông thả. Luôn luôn có 4 thanh niên khoẻ mạnh và đẹp trai hầu cận. Sai bác sĩ lấy máu của thanh niên truyền sang cho mình, nghĩ rằng máu thanh niên sẽ làm trẻ lại, khoẻ lên về mọi mặt, nhất là về sinh lý. 4 thanh niên luân phiên nhau phục vụ cho Cách Mạng Văn Hoá thông qua Giang Thanh.Giang Thanh bắt những người phục vụ phải quỳ, cúi rạp đầu xuống, không được để đầu của bất cứ ai, ngang bằng hoặc cao hơn đầu của bà cả.Giang Thanh sai xây hồ bơi lấy nước từ con suối cách xa hàng chục kilomét.Sai người đuổi bắt hết ve sầu trên cây, chim chóc quanh nhà để bà lớn được ngủ yên.
3.5. Mao Trạch Đông Dâm DụcMao có cung tần, mỹ nữ như những hoàng đế dâm dục nhất. Không có ai quan hệ tình dục gấp gáp, vô độ, bất kể đạo đức, bất cần dư luận như Mao cả.Mao cho tuyển những văn công quân đội, văn công không quân từ 17, 18 tuổi, bằng con cháu mình.Mao sai thiết lập ngay tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, một phòng riêng cho mình, để giữa những cuộc họp TrungƯơng Đảng, giữa Đại Hội Đảng, Mao có thể quan hệ tình dục với gái trẻ.Còn sai đóng một cái giường bằng gổ quý dài, rộng, lót nệm lông thú quý hiếm, có độ nghiêng để cùng một lúc làm tình với 2, 3 cô gái. Về mặt nầy, Mao là quán quân quốc tế của thời đại.Mao Trạch Đông và đảng CSTQ phải chịu trách nhiệm về cái chết của 70 triệu người TQ qua những cuộc cách mạng và những hành động tàn sát dã man của ĐCSTQ.

4* Sự kiện Thiên An MônĐảng Cộng Sản TQ đã tàn sát 10,000 người
Ngày 4-5-1989, khoảng 100,000 sinh viên, trí thức, công nhân biểu tình tuần hành trên đường phố Bắc Kinh. Yêu cầu tự do báo chí và tố cáo tham nhũng.Sinh viên chiếm Quảng Trường Thiên An Môn và tổ chức tuyệt thực. Cuộc biểu tình xảy ra 2 ngày trước khi Michail Gorbachev, Tổng bí thư Liên Xô có khuynh hướng cải cách đến viếng thăm Bắc Kinh.Đặng Tiểu Bình lúc đó là Quân Ủy Trung Ương ra thiết quân luật và đưa quân đội vào Bắc Kinh. Triệu Tử Dương là Tổng Bí thư đảng.
Lúc 10 giờ tối ngày 3-6-1989, xe tăng và quân đội vũ trang súng lưỡi lê từ các ngỏ tiến vào đám biểu tình. Xe tăng xả súng bắn thẳng vào đám đông. Rất nhiều người bị xe tăng nghiền nát. Những sinh viên chạy trốn thì bị quân lính lôi ra đập bằng gậy.Đến 5:40 sáng ngày hôm sau, ngày 4-6-1989, đoàn biểu tình đã bị dẹp tan. Việc đàn áp xảy ra ban đêm.Số người chết và bị thươngNhiều nguồn tin đưa ra những con số khác nhau.Tình báo NATO đưa ra con sốn gười chết, khoảng 7,000 người.Khối Xô Viết: khoảng 10,000 người chếtĐảng CSTQ lại một lần nữa tàn sát dã man đồng bào của mình. Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân thật sự đã giải phóng kiếp nô lệ của nhân dân mình.Cái gì có mang 2 chữ” Nhân Dân” thì quả thật là những chiêu bài bịp bợm mà thôi.
5* Đảng Cộng Sản Trung Quốc đàn áp dã man Pháp Luân Công
5.1. Pháp Luân CôngLà một hệ thống “tu dưỡng cơ thể và tinh thần”, được ông Lý Hồng Chí giới thiệu cho công chúng năm 1992. Pháp Luân Đại Pháp có 5 bài tập khí công nhẹ nhàng. 4 bài động công tư thế đứng và 1 bài tĩnh công toạ thiền.Ngày 20-7-1999, nhà nước Trung Cộng bắt đầu đàn áp trên toàn quốc, những người tập môn khí công nầy. Cho đến nay, có hơn 100,000 người tập môn khí công nầy bị bắt nhốt vào các trại cưỡng bách lao động, các bịnh viện tâm thần, tra tấn rất dã man.Phỏng đoán có khoảng 7,000 người bị hành hạ cho đến chết. Chỉ cần có một chút xíu nghi ngờ là tập Pháp Luân Công thì bị bắt nhốt vào trại lao động cưỡng bách 3 năm mà không cần xét xử.Ngày 6-7-2006, Ông David Kilgour, nguyên Giám đốc Phân Ban Châu Á Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Canada và luật sư David Matos, đã phát hành một bản báo cáo độc lập, sau 2 tháng điều tra của họ, qua 18 dữ kiện, bằng chứng về việc nội tạng cơ thể của các đệ tử Pháp Luân Công (PLC) đã bị mổ đem bán giá cao cho những người có nhu cầu.Ông cho rằng việc làm nầy của nhà nước Trung Cộng là điều vô nhân đạo duy nhất trên thế giới từ xưa đến nay và chỉ có ĐCSTQ mới làm được mà thôi.Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân là những tên đồ tể của thời đại ngày nay.
5.2. Một trăm kiểu tra tấn tàn bạo của ĐCSTQ
Những nạn nhân trốn thoát được kể lại hơn 100 thủ đoạn tra tấn tàn bạo dã man của nhà nước Trung Cộng.Cảnh sát đánh đập tàn nhẫn, rồi khuyến khích các tù nhân khác đánh đập người tập PLC. Nhiều người bị lọt tròng mắt, điếc vì rách màng tài, gãy răng. Xương sọ, xương sườn, xương sống, xương quai xanh, xương chậu và tay chân bị vở, gãy. Chân tay bị cắt đi vì những thương tích do tra khảo gây ra. Bóp dịch hoàn nam giới, đá vào khu vực cơ quan sinh dục phụ nữ.Nhiều người bị rách da, lòi mỡ, hở thịt. Cơ thể trở thành dị dạng, be bét máu me vậy mà bọn Công an còn đổ nước muối lên ngực họ và tiếp tục dùng dùi cui điện tra tấn. Mùi khét của máu thịt trộn lẫn với nhau, cùng với tiếng rên la thảm thiết rất thương tâm. Tại sao trên đời nầy lại có những tổ chức dã man, mọi rợ đến như thế?
Cho điện giật là một hình thức thường dùng nhất ở các trại lao động cưỡng bách. Công an cho dùi cui điện giật vào những vùng nhạy cảm trên thân thể bao gồm miệng, đĩnh đầu, ngực, cơ quan sinh dục nam, mông, đùi, gan bàn chân, ngực và vú phụ nữ.Nhiều công an dùng trên 10 dùi cui điện cho giật một lúc, cho đến khi nghe mùi khét của da thịt bị cháy mới thôi. Dùng thuốc lá đang cháy đốt tay, mặt, gan bàn chân, ngực, lưng, núm vú phụ nữ. Dùng bật lửa đốt tay và cơ quan sinh dục đàn ông.Các thanh sắt được chế tạo đặc biệt để tra khảo, được nung đỏ bằng điện đốt cháy chân người PLC.Nhiều thiếu nữ trẻ đẹp như sinh viên, dược sĩ, bác sĩ bị công an Trung Cộng hãm hiếp và hãm hiếp tập thể.Những phụ nữ bị lột trần truồng ném vào xà lim của tù đàn ông và sau đó, lại bị bọn tù hãm hiếp tiếp theo.Dùng 4 bàn chảy đánh răng buộc lại rồi chọc vào âm đạo, chà xác và ngoáy mạnh.
5.3. Thế giới lên án hành động tra tấn dã man của Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Hạ Viện Hoa KỳHạ Viện HK đã thông qua QN 188, đồng thuận 420/0, kêu gọi TQ hãy ngừng những cuộc đàn áp và tra tấn những người tập luyện Pháp Luân Công.Những người Pháp Luân Công khắp nơi trên thế giới thu thập chữ ký, khẩn cầu Toà Án QT Nhân Quyền xét xử Giang Trạch Dân và những người lãnh đạo liên hệ đến sự đàn áp dã man mọi rợ đó.Tháng 1 năm 2004, tại 12 quốc gia trên thế giới, đã có 16 vụ án tố giác Giang Trạch Dân và những người liên hệ về tội chống nhân loại và diệt chủng.Tháng 11 năm 2009, một thẩm phán Toà Án Tây Ban Nha đã truy tố 5 viên chức trong ĐCSTQ về tội tra tấn, và diệt chủng những học viên PLC ở TQ.
Toà án đã phát lịnh triệu tập Giang Trạch Dân, La Cán, Bạc Hy Lai, Ngô Quang Chính và Giả Khánh Lâm. Yêu cầu giải thích hành vi diệt chủng của họ.Nếu không trả lời thì Toà án nầy có thể phán quyết những bị cáo nầy 20 năm tù và chịu trách nhiệm về những thiệt hại và tổn thất mà ĐCSTQ đã gây ra cho các học viên PLC.Các bị cáo có từ 4 tới 6 tuần lễ để trả lời. Từ chối trả lời có thể đưa đến việc dẫn độ và lịnh cấm quốc tế. Điều nầy sẽ hạn chế tối đa việc đi lại của các bị cáo, đến bất cứ quốc gia nào có ký hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha.Một tháng sau đó, tháng 12 năm 2009, thẩm phán Octavio Araoz de Lamadrid, thuộc Toà án Liên Bang số 9 Argentina, đã truy tố và yêu cầu phòng Cảnh Sát Hình Sự Interpol địa phương thuộc Cảnh sát Argentina, phối hợp trong việc bắt 2 viên chức cao cấp của ĐCSTQ là Giang Trạch Dân và La Cán về tội chống lại loài người.Phán quyết dài 142 trang được công bố ngày 19-12-2009.Các toà án quốc gia không làm gì được ĐCSTQ, nhưng ít ra cái bản mặt tàn bạo dã man vô nhân đạo cũng bị phơi bày trên thế giới về cái nền văn minh của Hán tộc.
III. KẾT LUẬN
Từ Võ Tắc Thiên đến Giang Thanh, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân thì thấy cái văn hoá dâm đãng, tàn bạo của người TQ thể hiện rõ nét như thế nào rồi.
Trúc Giang “V”, “VK”HS. TS. VN

Sự Khác Biệt ở Việt Nam - Mỹ và Tây


Ở Việt Nam: Người nghèo ăn rau, người giàu ăn thịt.
Ở Mỹ : Ngược lại.

Ở Việt Nam: Người nghèo ở trên núi, vùng xa thành phố.
Ở Mỹ : Ngược lại.

Ở Việt Nam: Người nghèo đeo nữ trang giả. người giàu đeo đồ thiệt.
Ở Mỹ : Ngược lại.

Ở Việt Nam: (Phi Châu, cùng các nước Á Châu khác) nhiều người chết vì thiếu ăn.
Ở Mỹ : Nhiều người chết vì ăn nhiều.

Ở Việt Nam: Khen đẹp, không chịu.
Ở Mỹ : Khen đẹp, thank you!

Ở Mỹ : Lady first!
Ở Việt Nam: Ngược lại.

Bên Mỹ, phụ nữ độc thân, đến 99 tuổi vẫn phải gọi "Miss" "Cô"
Ở Việt Nam, phụ nữ lớn tuổi, độc thân, vẫn thành "Bà"

Ở Mỹ, đổi xử với trẻ nhỏ, người lớn vẫn lắng nghe, đối thoại bình đẳng để học hỏi
Ở Việt Nam, trẻ nhỏ nói nhiều, đưa ý kiến này nọ, dễ bị phiền lòng người lớn

Ở Mỹ, khi ly dị đàn ông rất "lỗ"
Ở Việt Nam, ly dị thường tổn hại phụ nữ nhiều hơn

Ở Mỹ, sau xe hơi có thể gắn bảng viết "Tôi không thích tổng thống", cảnh sát không quan tâm
Ở Việt Nam, mới nghĩ tới, đã sợ xộ khám

Ở Mỹ, luật pháp bảo vệ người dân
Ở Việt Nam, đồng tiền xé toạt luật pháp

Ở Mỹ, những dịp Holidays, đại hạ giá thực phẫm, làm phước thiện nhiều hơn, giúp dân nghèo hưởng chung vui
Ở Việt Nam, tăng máy chém giá lên cao, dân nghèo, buồn, càng khổ.

Ở Việt Nam , bà xã là giám đốc ngân hàng và kiêm luôn nhân viên kế toán .
Ở Mỹ, vợ chồng 50-50 , tiền ai nấy giữ .

Ở Việt Nam , sau lễ cưới cô dâu không bị mất Họ.
Ở Mỹ, phải đổi theo Họ của chồng, theo luật chung qui định - trừ khi cô dâu không muốn .

Ở Việt Nam: Bệnh nhân sợ BS
Ở Tây Phương : BS sợ bệnh nhân tố cáo vì không có lương tâm nghề nghiệp, có thể bị cấm hành nghề và tù tôi.

Ở Việt Nam, gặp con nít hàng xóm - có quyền ẳm bồng hôn nựng .
Bên Mỹ, gặp trẻ con phải tránh, không nên đụng chạm - Nếu quên, có thể bị Ủ -Tờ như chơi !

Ở Việt Nam ăn thịt chó thì không sao
Ở Mỹ mà nhậu thịt chó là ủ tờ .

Ở Việt Nam hỏi tuổi phụ nữ không sao
Ở Mỹ mà hỏi tuổi phụ nữ coi chừng bị xách guốc rượt chạy.

Ở Việt Nam có thể mặc đồ bộ ra đường
Ở Mỹ thì chỉ mặc đồ bộ lúc ngủ.

Ở Việt Nam đôi bạn nam hoặc nữ có thể nắm tay bát bộ
Ở Mỹ thì chỉ khi nào bồ bịch.

Ở Việt Nam có thể vừa ăn vừa nói
Ở Mỹ thì không.

Ở Việt Nam người vợ ở nhà giữ con cho chồng đi chơi với bạn bè.
Ở Mỹ thì ngược lại.

Ở Việt Nam đàn bà rửa chén
Ở Mỹ thì ngược lại.

-----------------------
 Sự Khác Biệt giữa Tây và Việt Nam

Người Tây: Ăn chậm, đi lẹ, hôn công khai, tè lén.
Người Việt: Ăn lẹ, đi chậm, hôn lén, tè công khai!

Người Tây: Họp bàn thì tranh luận. Họp xong thì thống nhất ý kiến, triển khai thì nhất trí.
Người Việt: Họp bàn thì nhất trí. Họp xong mới bắt đầu tranh luận, lúc triển khai thì mỗi người mỗi ý !

Việt Nam: "Dân giàu, Nước mạnh"
Tây Phương: "Nước mạnh, Dân giàu"

Việt Nam: Đảng cử, Dân bầu, kết quả trúng phiếu trên 90 %
Việt NamTây Phương: Ứng cử viên tự do, không nhất thiết phải qua Đảng, trên 50% là đã quá thành công.

Việt Nam: Không có thất nghiệp vì không bao giờ người thất nghiệp được bồi thường để sinh sống
Tây Phương: Có thất nghiệp vì được chính phủ bồi thường và thống kê.

Việt Nam: Chính phủ, Bộ, Ngành trung ương hay địa phương, quân đội, công an đều làm kinh tế, thương mại
Tây Phương : Hoàn toàn tuyệt đối cấm để khỏi được lợi dụng quyền hành.

Việt Nam: XHCN nhưng an sinh xã hội không có
Tây Phương: Không có XHCN nhưng an sinh xã hội đứng hạng đầu của Thế Giới........

 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét