Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Bình loạn Hậu hội nghị TW 6

“LẶNG NÍ NUẬN LÊN NÚ NẨN-NÓI DZẬY HỔNG PHẢI DZẬY!”

Bùi văn Bồng
              Chiều tối hôm qua, tôi ngồi nghe hai vị tướng, cũng là đồng đội, nay đã nghỉ hưu. Một vị tướng người gốc Thái Bình, sau năm 1954 đưa gia đình lên Bắc Giang. Một vị tướng người gốc Nam bộ, tập kết ra Bắc rồi vượt Trường Sơn về Nam chiến đấu năm 1964.
Ba vị hưu, nói chuyện về Đảng, về chế độ, về những lời hứa và những tuyên bố “hưu vượn” trước những vấn đề bức xúc “thực trạng đáng báo động về quan hệ Dân với Đảng, về sự tồn vong của chế độ”. Thực ra, đây cũng là nội tâm, nỗi lòng, sự trăn trở và cũng là thói quen khó bỏ, thói quen bàn việc chính trị của các đảng viên kỳ cựu đã ít nhất 40 năm tuổi Đảng.
 
Điều làm cho tôi ấn tường đầu tiên là: Lẽ ra lâu ngày gặp nhau, hai ông phải rất mừng. Nhưng, do trúng thời điểm, bối cảnh, có sự kiện lớn,  tôi lại thấy hai ông không hồ hởi, mà đăm đăm khó chịu. Vừa bắt tay xong, ông tướng quê gốc Thái Bình, vốn tính bộc trực, thẳng thắn nói:
- Chán quá mày ơi! Mình thì hạ cánh rồi, chỉ còn nấc cuối cùng là hạ huyệt. Thế mà lòng không thể yên, thấy bây giờ sao mà nhiều chuyện loạn xì ngầu, có cái nát bét, rối rắm. Bản chất, uy tín đã có truyền thống của Đảng ta đâu có như vậy, bây giờ nó làm ngược cách hết rồi!”.
Ông Nam bộ nói:
- Có ai đời Bộ Chính trị phải xin Ban chấp hành kỷ luật. Sao chẳng có nguyên tắc gì cả? Bộ Chính trị to hơn hay các Ủy viên Trung ương to hơn? Chẳng qua sợ trách nhiệm mới tung chiêu “dân chủ trong Đảng” ra để tập thể quyết. Sợ ai mà phải kéo chùm như vậy? Việc cần thiết thì tập thể Bộ Chính trị quyết, rồi thông báo công khai, rộng rãi mà thôi, bị “dzướng dzíu” chỗ nào? Thế là ngược đời. Như hài kịch. Chẳng khác nào bố bảo con phạt tội bố đi, ra roi với bố đi! Và thằng con cũng giữ ý giữ tứ nói không dám, bố cười phà phà rồi nói: “Ta dũng cảm nhận tội, nhưng nó tha tội cho ta rồi!”.  Thật là trên dưới lẫn lộn chẳng ra cái gì.
   Ông kia nói: “Ừ, đúng thế! Chúng ló nàm ăn thế lào ấy”. Ông ta có thói quen phát âm L thành N và ngược lại. Ông ta còn nói tiếp: “Tổng Trọng nần lày vì cái bệnh nghề nghiệp quá lặng về ní nuận cho lên bị nú lẩn mất rồi”. Ông tướng quê gốc Đồng Tháp nói: “Thì tui đã nói với ông rồi, trên đời luôn luôn có sự tréo ngoe, bẻ ngạnh, xạo dze sầu quá xá, cà chớn mắc sình, như kiểu nói dzậy mà hổng phải dzậy mà!”.
Ba anh em, một bàn trà bên dòng sông Hậu cùng đàm đạo. Gọi là đàm đạo cho có vẻ văn chương một chút, thực ra là ai cũng nói lên sự khó chịu trước cái gọi là “thành công tốt đẹp” của Hội nghị Trung ương 6.
Ai cũng nhớ, hồi đầu năm, ngày 27-2, tại Hội nghị triển khai NQTW 4, Giáo sư Nguyễn Phú Trọng, chắc vì bệnh nghề nghiệp thành thói quen giảng bài, hoặc chắc vì thấy quá bức xúc, nỗi niềm này từ thời còn “nàm ní nuận” ở Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận  Trung ương, rồi Học viện Chính trị Quốc gia…nhiều năm làm lãnh đạo Hà Nội, rồi Chủ tịch Quốc hội, nay lên ghế Vua, muốn “chỉnh đốn Đảng” phải làm tắp lự, dứt khoát lần này phải làm cho ra làm, nói và làm đi đôi, làm khác và mạnh hơn những khóa trước, làm ngay như kiểu “mì ăn liền”.
Ai cũng nhớ, ông Tổng phát biểu một bài dài như khúc ruột miền Trung có đến trên 12.000 chữ. Nói nhiều thế, lý giải lòng vòng như thế, nhưng nay xem ra cái kết quả Trung ương 6 làm mọi người thấy chưng hửng, quá bất mãn, càng thêm nghi ngờ ở sức chiến đấu và vai trò của một đảng cầm quyền.
 

Nam mô…Thiện tai-thiện tai! Trên làm gương mà như dzậy thì dưới đâu có lôi được đích danh “thí chủ” nào ra? …Mô Phật!… Sao lại có chuyện Phật cúng Tăng rồi RĂNG cúng LỢI à?

Trong bài phát biểu trường thiên “ní nuận” ấy, ông Tổng Trọng đã để lại những “khuôn vàng thước ngọc” như:
… “Đứng trên tổng thể mà xét, hiện nay cái làm cho quần chúng oán thán nhất, gây mất lòng tin nhất, làm xói mòn bản chất Đảng đó chính là sự suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; cái này thật là nghiêm trọng. Trung ương cũng thẳng thắn vạch ra những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm trên cả 3 vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, chỉ ra tính chất, phạm vi, xu thế và hậu quả của những yếu kém, khuyết điểm đó. Phải nói, về tính chất, là nghiêm trọng, kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, chậm được khắc phục.
… “Về phạm vi, là tương đối phổ biến, có ở các cấp, các ngành (“một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”). Về xu hướng, là diễn biến phức tạp, chưa ngăn chặn, đẩy lùi được.
… “Về hậu quả, là làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; làm suy giảm vị trí, vai trò, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng; làm tổn hại tới uy tín, thanh danh của Đảng, Nhà nước. Những khuyết điểm đó nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ ta. Cho nên, lần này phải kiên quyết xử lý kỷ luật những cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên không tự giác kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, không tự nhận sai lầm, khuyết điểm, không khắc phục được những hạn chế, khuyết điểm đã được nêu ra.
Ông Tổng Trọng còn tuyên bố tỉnh khô: “Nếu không thật tự giác, chân thành, công tâm thì rất dễ chủ quan, thường chỉ thấy ưu điểm, mặt mạnh của mình nhiều hơn người khác; trong khi chỉ thấy khuyết điểm, mặt yếu của người khác nhiều hơn mình. Vì vậy, thường rất khó, rất phức tạp. Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ… Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”.
Hai đồng đội của tôi nói đúng: “Quá lặng về ní nuận, sinh ra nú nẩn; nói dzậy mà hổng phải dzậy”.
Thực ra, đọc lại bài phát biểu của ông Tổng Trọng thấy ít có chỗ và vấp, gượng gạo, có lý nhiều lắm, mổ xẻ phân tích, nêu quyết tâm cao. Ông Tổng còn nói như đinh đóng cột:
- Đảng ta đã khẳng định: “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam”. Trước kia đã như vậy, hiện nay đang như vậy, và sau này cũng sẽ vẫn như vậy.
        Chỗ này thì thấy ông Tổng Trọng nói chính xác hơn đấy, nhưng phải hiểu ở phần đuôi thôi: Đảng ta né tránh, sợ sệt, thậm chí vứt bỏ vũ khí Tự phê bình và Phê bình, liên tục nhiều khóa buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng, vai trò Đảng lãnh đạo của Đảng bị mờ nhạt, quen cái lối hòa cả làng, bênh che cho nhau, giấu giếm khuyết điểm, nói như thánh tướng mà làm không ra gì. Đúng thế, ông Tổng nói về Đảng ta đúng thực chất và thực trạng: “Trước kia đã như vậy, hiện nay đang như vậy, và sau này cũng sẽ vẫn như vậy”…
      Ông bạn tôi lắc đầu: “Lói thì nghe hay ho, có ní như vậy, tuyên bố hùng hồn, đĩnh đạc như vậy, mới mấy tháng nại bị quên nuôn, lay triển khai nàm nại khác rồi, không nú nẩn thì còn gì? Vì lôn lóng mà nàm lướt, chỉ rối thêm tình hình. Chạy một vòng sân vận động lại trở về chỗ cũ, xem ra hiiệu quả chẳng được gì mấy!”. Ông bạn Nam bộ đế thêm: “Đúng rồi, bị lú lẩn đến mức không nhớ tên ai cả, không nói lên được tên ai, đến mức này rồi mà chỉ biết là “một đồng chí trong Bộ Chính trị thôi”. Làm ăn gì kỳ cục dzậy? Ba láp xà cồ quá xá”. Hai vị tướng đồng đội của tôi có khẩu ngữ ở hai miền đất nước, gọi nôm na là nói ngọng, mà tôi nghe thật chí lý: “Quá lặng về ní luận cho lên sinh ra nú nẩn”, và “nói dzậy mà hổng phải dzậy đó nghen!”.
Bùi Văn Bồng
——————————————————//
Được đăng bởi
 

Nguyễn huy Canh : THƯ NGỎ CỦA MỘT ĐẢNG VIÊN

Huynhngocchenh

Kính gửi: -đ/c TBT Nguyễn Phú Trọng

-các đ/c ủy viên BCT
-các chính trị gia
   Nguyễn Huy Canh
  (đảng viên của đảng)                     
Sau nhiều năm trải nghiệm tôi đã nhận ra một nguyên lý bất di bất dịch là:một xã hội có chế độ dân chủ thì người dân nhất thiết phải được tham gia vào quá trình xây dựng, thiết kế, kiến tạo nên cấu trúc quyền lực cao nhất của xã hội bằng lá phiếu của mình. Đó là sự sinh thành quyền lực của một xã hội có lý tính.  Lịch sử của một dân tộc có lý tính là một dân tộc đã trưởng thành.
Quyền lực chính trị cao nhất của xã hội chúng ta là Nhà nước, là Quốc  hội theo lý thuyết, nhưng trên thực tế lại là ĐHĐ toàn quốc, là BCHTW, BCT…-  tồn tại riêng rẽ, bên cạnh bộ máy nhà nước- (nhân đây tôi xin nói rằng nhiều luật gia, nhiều nhà lý luận đã sai lầm khi có quan niệm về sự khác nhau giữa quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. Thực ra họ đã không hiểu được khi quyền lực xã hội phát triển đến trình độ nhà nước thì, nhà nước chính là hình thức tồn tại duy nhất của quyền lực chính trị)
Chế độ xã hội của chúng ta gọi là dân chủ gấp triệu lần chế độ tư sản (điều này đúng cả trong khát vọng lịch sử lẫn trên nhận thức chất phác) .
Nhưng có một nghịch lý là, trong nhiều chục năm qua, người dân và hơn 3 triệu  đảng viên lại không hề được tham gia trực tiếp vào cái quá trình kiến tạo nên cấu trúc quyền lực chính trị thực tế ấy, cũng như rất nhiều những hoạt động của nó liên quan tới những quyết sách về đối nội, và đối ngoại. (Cái mà người dân có  thể làm được đó là sự “hóng hớt”, hay “nhòm trộm” mà thôi)
Vì vậy chế độ dân chủ mà chúng ta đạt được cho đến giờ mới chỉ ở  trình độ hình thức của sự vật.Cho nên Đảng  dù có thành thật và cố gắng với  những mỹ từ như thực hành, mở rộng, phát huy…dân chủ từ trong Đảng đến ngoài xã hội đến bao nhiêu đi chăng nữa cũng chỉ là một sự vô ích.(nếu không  muốn nói, từ góc độ tiêu cực, là một sự giả dối) Nghịch lý trên chính là sự bất  cập vĩ đại nhất của lịch sử chúng ta. Chính nó đã đẻ ra sự suy thoái về đạo  đức tới mức phổ biến trong đảng, đến nỗi TBT xem nó là nguy cơ của sự “Tồn Tại hay không Tồn Tại” của  chế độ. Đó là tham nhũng tràn lan; nạn con ông cháu cha ;mua bán chức quyền ; sự thờ ơ vô cảm của nhiều lãnh đạo với nỗi bất hạnh, đói nghèo và khát vọng của nhân dân… Đây là hòn đá tảng, là lực cản lớn nhất cho sự phát triển của dân tộc ta.
Đảng  muốn có một sức mạnh chiến đấu và một tín nhiệm trong lòng dân tộc, Đảng phải đổi mới toàn diện  hình thức tồn tại quyền lực, và cách thức hoạt động, tổ chức hội nghị  của mình. Không thể cứ thử nghiệm, cải tiến một cách vụn vặt theo kiểu chủ nghĩa kinh nghiệm mãi được. Cần phải đặt sự vận động của nền chính trị, của lịch sử dân tộc trên nền tảng của tư duy lôgíc chính trị trong khung cảnh của chủ nghĩa Hậu hiện đại…
Nếu nói rằng lịch sử của một dân tộc có lý tính là một dân tộc trưởng thành thì dân tộc chúng ta đã là một dân tộc trưởng thành chưa mặc dù
dân tộc này đã có hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước.?Câu hỏi này xin được gửi tới các nhà lãnh đạo, các chính trị gia và tất cả những ai quan tâm tới số phận của dân tộc VN đương đại
NHC
Được đăng bởi
 

-’Đảng lãnh đạo, Quốc hội giám sát’

Cập nhật: 11:21 GMT – thứ tư, 17 tháng 10, 2012 – BBC
Dư luận đang chú ý các lãnh đạo làm gì sau Hội nghị 6
Gặp cử tri Hà Nội hai ngày sau Hội nghị Trung ương 6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với toàn bộ nền chính trị Việt Nam.
Theo truyền thông trong nước, trong buổi gặp cử tri quận Ba Đình, Hà Nội hôm 17/10, Giáo sư Trọng cũng nói rõ Đảng lãnh đạo Quốc hội, cơ quan lập pháp ở Việt Nam nhưng nói Quốc hội đối sẽ tăng cường vai trò giám sát.
Ông Trọng được trích lời trên báo Nhân Dân nói:
“Quốc hội, toàn bộ hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước, đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ðảng.”
Hội nghị Trung ương 6 kết thúc hôm thứ Hai và được coi là dịp Ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, khẳng định quyền lực tối cao của mình với bên hành pháp và Thủ tướng Chính phủ.

‘Nâng cao dân chủ’

Ông Trọng, bản thân từng là Chủ tịch Quốc hội, cũng chỉ đạo là phải làm sao “đổi mới phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước” trong tinh thần “nâng cao dân chủ”.
Ông nhắc Quốc hội “thời gian tới cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trên các lĩnh vực: công tác lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước”.
“Từ 2005 đến 2010 có 15 đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Vinashin, báo cáo với Chính phủ 11 đoàn, nhưng không phát hiện sai phạm, hay còn vì những lý do nào khác?”
Thảo luận tại Quốc hội hồi 2010
Mấy năm trước, Quốc hội Việt Nam đã trở thành diễn đàn để chất vấn Chính phủ về nhiều chủ đề nóng bỏng trong kinh tế và giáo dục, được đáng giá cao trong cả khu vực.
Tuy nhiên, sau hứng khởi ban đầu các cuộc chất vấn đó đã trở thành thông lệ mang tính hình thực và ít có hiệu quả cụ thể.
Chẳng hạn các đợt chất vấn liên tiếp về khai thác khoáng sản, về giao thông và nhiều chủ đề kinh tế khác đều không thỏa mãn được dư luận.
Ví dụ như tại đợt chất vẫn chính phủ hồi cuối tháng 11/2010, các lãnh đạo của chính phủ trả lời về Vinashin, dự án bauxite và đường sắt cao tốc Bắc Nam nhưng không đem lại kết quả gì khác biệt, và các dự án này vẫn tiếp tục, bất chấp thư kiến nghị của giới trí thức.
Vào thời điểm đó, qua lời chính chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, một số đại biểu Quốc hội muốn muốn “truy đến cùng” về trách nhiệm của Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các trưởng đoàn thanh tra vụ Vinashin từ 2005 đến 2010.
Xử lý Vinashin bằng tòa án thì dễ nhưng khối nợ nần và hướng làm ăn thì khó hơn nhiều
Các đại biểu cũng muốn biết vì sao từ 2005 đến 2010 có 15 đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Vinashin, báo cáo với Chính phủ 11 đoàn, nhưng không phát hiện sai phạm ở tập đoàn này để ngăn chặn.
Nhưng cho tới Hội nghị Trung ương 6 trong tháng 10 năm 2012, hồ sơ nợ nần của Vinashin vẫn còn đó và phải được Trung ương Đảng đưa vào văn bản để chỉ tạo tiếp tục “xác minh, xử lý”, dù ban lãnh đạo tập đoàn thì đã bị bắt và thay mới.
Nay có vẻ như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn Quốc hội tiếp tục công tác “giám sát tối cao” và sẽ cho tổ chức tiếp tục các đợt “giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn”, theo báo Bấm Nhân Dân bản điện tử.
Rõ hơn một chút, ông Trọng chỉ đạo Quốc hội thực hiện Nghị quyết 4 của Trung ương Đảng về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Điều này có thể khiến các thành viên chính phủ phải qua vòng lấy phiếu tín nhiệm của các dân biểu Việt Nam.
Dư luận Việt Nam hiện đang quan tâm các diễn biến tiếp theo kỳ họp bí mật hai tuần trong đầu tháng 10 của 175 Ủy viên Trung ương Đảng cũng như phát biểu của các lãnh đạo cao nhất.
TBT Nguyễn Phú Trọng gặp cử tri ở Hà Nội, không lâu trước kỳ họp cuối năm của Quốc hội, dự kiến khai mạc ngày 22/10 này.

Chống tham nhũng

Trong khi đó, trong ngày 17/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 3 ở TP. HCM.
Ông Sang nói: “Bộ Chính trị và Ban bí thư đánh giá kết quả Hội nghị Trung ương 6 là kết quả bước đầu, và không chỉ duy nhất bằng chừng đó kết quả tại Hội nghị là dấu chấm hết.”
Ông Sang cũng nhắc đến quy chế bỏ phiếu tín nhiệm dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua.
Chủ tịch nước cho biết sẽ sửa luật phòng chống tham nhũng để Đảng “trực tiếp chỉ đạo”, và khi đó sẽ công bố nhân sự Ban Nội chính Trung ương.
Một hôm trước đó, ngày 16/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương ở Hà Nội.
Bên cạnh ông Trương Tấn Sang tại phiên họp còn có ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ duy nhất nằm trong Bộ Chính trị.
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ kỷ niệm 50 năm Học viện Cảnh sát nhân dân và trao danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Học viện.
Dự lễ với ông Nguyễn Tấn Dũng còn có Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, người cũng là Ủy viên Bộ Chính trị.
Ông Trần Đại Quang, mang hàm Đại tướng, là người được ban chuyên án báo cáo xin chỉ đạo trong vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên hồi tháng 8, theo trả lời phỏng vấn của quan chức Bấm Tổng Cục Cảnh sát với báo Việt Nam hôm 24/8.
 
 

Vì sao Trung ương Đảng không kỷ luật ai?

Tiến sĩ Lê Sỹ Long
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Houston
Cập nhật: 10:09 GMT – thứ tư, 17 tháng 10, 2012
Hội nghị Trung ương 6 không kỷ luật ai trong Bộ Chính trị
Vài ngày trước hôm 15/10, trưởng văn phòng một hãng tin phương Tây nói với tôi có “tin đồn ầm ĩ” rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong diễn văn bế mạc hội nghị trung ương, sẽ loan báo Thủ tướng Nguyễn Tấn bị kỷ luật, khai trừ hay phải từ chức.
Nhưng như người ta nay đã biết, không có hành động cứng rắn nào diễn ra tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản.
Ban Chấp hành có thừa nhận yếu kém, thiếu sót của ban lãnh đạo đảng, nhưng không thay đổi quyết tâm sửa chữa thông qua sự đoàn kết trong đảng. Một chi tiết quan trọng, Bộ Chính trị “đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị”.
Nhưng rốt cuộc Ban Chấp hành Trung ương “quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”. Họ cũng “yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Chính trị liên minh
Suy nghĩ của tôi sau hội nghị 6 là Ban Chấp hành Trung ương không thể kỷ luật Thủ tướng mà không làm tổn hại chính trị liên minh trong Đảng.
Ba liên minh làm thành văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, Thủ tướng đã tỏ ra đủ linh động để cải tổ đất nước với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba khối này cũng tuân thủ quy chế kế nhiệm lãnh đạo, giúp Việt Nam là một trong những chế độ độc đoán ổn định nhất thế giới. Biến chính trị liên minh thành chính trị phe nhóm – để các phe bất mãn có thể lật đổ nhau giữa kỳ – là điều từ lâu giới lãnh đạo Đảng tránh né. Một phần vì họ đã biết ảnh hưởng của nó thời chiến tranh, khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa chìm trong chia rẽ.
Theo tôi, cố gắng chống ông Dũng của ông Sang và ông Trọng đã bộc lộ điều quan trọng nhất là phương pháp khả dĩ duy nhất để Đảng lấy lại niềm tin nhân dân là thay đổi nhân sự trong Ban Chấp hành Trung ương, cũng như những người được bổ nhiệm nắm khu vực kinh tế nhà nước.
“Cái đang kiềm hãm đất nước là một hệ thống chính trị tiếp tục giúp thăng tiến những con người không chấp nhận rằng có thể có đoàn kết trong đa dạng. Những người không thấy sự đạo đức giả của một chính phủ vừa đá bóng vừa thổi còi trong phát triển kinh tế xã hội. Chừng nào chiến dịch tự phê của Bộ Chính trị chưa đối diện những điều đó, Đảng Cộng sản sẽ còn vất vả tìm lại niềm tin của nhân dân.”
Sự khác biệt duy nhất giữa ông Sang và ông Dũng là ông Sang tin rằng ông Dũng có khiếm khuyết đạo đức trong “công việc, đời sống, gia đình, vợ con và người thân”. Ông Sang và ông Dũng đều là những nhà cải cách kinh tế miền Nam, và quan điểm của họ về vai trò doanh nghiệp nhà nước rất tương tự.
Thế lực kiềm hãm
Rốt cuộc, những câu hỏi lớn nhất cho Việt Nam ngày nay đã từng được chính cố học giả Nguyễn Khắc Viện chỉ rõ. Ông lo ngại “chủ nghĩa tư bản hoang dã” đã thâm nhập vào bộ máy nhà nước, biến nó thành “mafia, thù địch với mọi hình thức dân chủ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.
Vị cố giáo sư tự hỏi liệu người dân Việt Nam có thể “hạn chế bản chất tàn phá” của nó. Trước câu hỏi này, tôi tin rằng câu trả lời là Có thể.
Một mặt, tôi đã thấy các giải pháp trong những bài nói chuyện của những học giả như kinh tế gia Lê Đăng Doanh, những dự án của doanh nhân như ông Nguyễn Quang A, những báo cáo chính sách của những viện như Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách. Những cá nhân và cơ quan này biểu đạt tư tưởng đổi mới và tiến bộ có thể nối tiếp di sản xã hội chủ nghĩa của Việt Nam bằng cách cổ vũ quan niệm mạnh mẽ hơn về phục vụ lợi ích cộng đồng.
Mặt khác, cái đang kiềm hãm đất nước là một hệ thống chính trị tiếp tục giúp thăng tiến những con người không chấp nhận rằng có thể có đoàn kết trong đa dạng. Những người không thấy sự đạo đức giả của một chính phủ vừa đá bóng vừa thổi còi trong phát triển kinh tế xã hội. Chừng nào chiến dịch tự phê của Bộ Chính trị chưa đối diện những điều đó, Đảng Cộng sản sẽ còn vất vả tìm lại niềm tin của nhân dân.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đang làm việc ở C.T. Bauer College of Business, Đại học Houston, Hoa Kỳ.

Lãnh đạo Việt Nam củng cố quyền lực giữa lúc chống đối gia tăng

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được cho là đã ‘thoát khỏi sự trừng phạt dù bị phê bình’
17.10.2012 - VOA
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thoát được trừng phạt tại Hội nghị 6 của Ban chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam bế mạc hồi đầu tuần này, bất chấp những yếu kém của chính phủ do ông lãnh đạo đã đẩy kinh tế Việt Nam đến nhiều khó khăn hiện nay, tuy nhiên ông và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác đang đối diện với một áp lực ngày càng tăng và một mối đe dọa đang lan rộng, đó là mạng Internet.
Trong phát biểu được phát sóng truyền hình, Tổng bí thư Ðảng Nguyễn Phú trọng thừa nhận những yếu kém trong quản lý Ðảng Cộng sản cầm quyền đã đẩy nền kinh tế Việt Nam vào tình trạng nợ nần chồng chất, tăng trưởng chậm, đánh mất hình ảnh của một trong những nền kinh tế có tiềm năng phát triển nhất trong khu vực.
Tại phiên bế mạc của hai tuần lễ hội nghị, Tổng bí thư Trọng hối thúc Bộ Chính trị, tức cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam, phải khắc phục những yếu kém và tăng cường sự lãnh đạo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị nêu đích danh, nhưng các nhà phân tích nói rằng đó là một lời khiển trách nhắm sát vào nhân vật vốn đã xây dựng được hệ thống quyền lực đáng kể trong chính phủ kể từ khi được bổ nhiệm vào chức vụ này năm 2006.
Theo hãng tin Reuters, trên thực tế Hội nghị 6 đã làm dấy lên nhiều đồn đại liệu ông Dũng, năm nay 62 tuổi, sẽ tại chức được bao lâu nữa sau hàng loạt sai phạm về quản lý kinh tế, trong đó phải kể đến vụ phá sản của tập đoàn Vinashin và đồng tiền Việt Nam liên tục mất giá.
Và một diễn biến hiện nay được các nhà quan sát dự đoán là một mối đe dọa đang ngày càng tăng đối với giới cầm quyền và Ðảng Cộng sản Việt Nam đó là các đồn đại và chỉ trích xuất phát từ một loạt các trang web mới đang trở nên phổ biến.
Trang web tạo được ảnh hưởng nhiều nhất hồi gần đây là trang “Quan làm báo” tiết lộ nhiều thông tin nội bộ của giới lãnh đạo chóp bu được dư luận chú ý.
Trang web Quan làm báo ban đầu đăng tải chuyện tình cảm của những nhân vật lãnh đạo đảng, rồi tiếp đến đưa tin các nhân vật lãnh đạo ngân hàng bị câu lưu liên quan đến những bê bối tài chánh trước khi tin tức về những vụ bắt giữ ầm ĩ này được công chúng biết đến.
Gần đây hơn, người truy cập tìm thấy trong trang này nhiều chỉ trích và mỉa mai về ông Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Dũng đã không mất nhiều thì giờ để đáp lại. Tháng trước, ông ra lệnh cho công an điều tra trang Quan làm báo và hai trang web khác, và cấm các trang này tiếp tục hoạt động vì đã phổ biến những nội dung sai trái.
Một tuyên bố của chính phủ Việt Nam gọi đó là “âm mưu phản động” của các “thế lực thù địch”, từ ngữ thường được sử dụng để ám chỉ những nhà hoạt động ủng hộ dân chủ.
Cùng lúc, ba blogger nổi tiếng bị tuyên án tù dài hạn trong một động thái mà các nhà phân tích xem là một lời đe dọa gởi đến những người truy cập Internet, nhắc nhở họ chớ nên quên luật khắt khe của quốc gia Cộng sản này mà kêu gọi dân chủ đa đảng hay thách thức quyền hành của Ðảng Cộng sản.
Nguồn: Reuters, Chronicle News Service

Kinh tế Việt Nam ‘hết hơi’

17.10.2012 – VOA
‘Kinh tế Việt Nam hết hơi’ là tiêu đề bài viết của hãng thông tấn Al Jazeera sau khi Ban chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam bế mạc Hội nghị 6 hồi đầu tuần này.
Bài viết nói rằng Việt Nam từng là một con hổ kinh tế ở Ðông Nam Á, một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong số các quốc gia đang phát triển.
Năm 2007, Việt Nam đã thu hút được đầu tư nước ngoài nhiều hơn ba nước Philippines, Thái Lan và Indonesia gộp lại.
Nhưng trong những năm gần đây lạm phát tăng cao, và mới đây nhất Việt Nam đã bị hạ bậc tín dụng trên thị trường quốc tế.
Lạm phát tăng cao và thị trường nhà đất đóng băng đã góp phần làm tăng nợ xấu của ngân hàng.
Năm ngoái, ngân hàng trung ương đã đề ra kế hoạch tái cơ cấu ngành ngân hàng bằng việc sáp nhập và mua lại các ngân hàng yếu.
Tiến sĩ Jonathan Pincus, giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Thành phố Hồ Chí Minh nói Hội nghị 6 “chọn phương án tiếp tục chính sách này – tái cơ cấu hệ thống tài chánh và doanh nghiệp nhà nước là những mục tiêu dài hạn, cho dù tiến bộ đạt được với tốc độ rất chậm”.
Tiến sĩ Pincus nói tiếp rằng “không có nhiều chi tiết được đưa ra, nhưng chúng ta có thể đoán rằng sẽ có thêm sáp nhập các ngân hàng, và áp lực tiếp tục đặt lên đầu tư tài chính.”
Kinh tế vẫn đạt tăng tưởng ở mức 4,7%, tuynhiên nhiều dự án xây dựng lớn bị chủ đầu tư bỏ dỡ cho thấy dấu hiệu Việt Nam không còn là con hổ kinh tế giống cách đây vài năm nữa.  Và thị trường nhà đất sụp đổ đang để lại cho ngân hàng những đống hỗn độn.
Nguồn: Reuters, Al Jazeera

BS. Ngọc :Hội chứng hoang tưởng

BS.Ngọc blog

Hội chứng hoang tưởng (paranoid personality disorder, sẽ viết tắt là PPD) là một rối loạn tâm thần với đặc điểm là người mắc bệnh hay nghi kỵ người khác. Người mặc bệnh PPD không có khả năng tin tưởng vào người khác, nhìn người khác như là những người thù địch. Có thể nói rằng bệnh nhân PPD rất giống với người cộng sản.

“Thế lực thù địch” là cụm từ mới xuất hiện gần đây, nhưng đã trở thành khá phổ biến. Chỉ cần gõ “thế lực thù địch” trong hộp tìm kiếm của Google tôi được kết quả hơn 2 triệu kết quả trong vòng 0,26 giây. Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình không ngớt lớn tiếng cảnh báo người dân rằng thế lực thù địch đang len lỏi vào guồng máy của Nhà nước, đang gây tác hại nghiêm trọng cho Việt Nam. Có khi họ cảnh báo rằng thế lực thù địch đe doạ đến sự sống còn của đảng, của Nhà nước và sự an sinh của người dân. Có thể nói rằng những người làm truyền thông cho đảng đã dùng thế lực thù địch như một con ngáo ộp, kích động người dân, làm cho người dân cảm thấy bất an.
Chỉ một thời gian ngắn tiến hoá “thế lực thù địch” đã trở thành một câu thần chú của người cộng sản. Trong bài diễn văn dài bế mạc Hội nghị 6 gì đó của ngài tổng bí thư NPT có đoạn: “Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”. Trong những năm qua, dường như trong đầu óc của những người cộng sản họ chỉ nghĩ đến những thế lực thù địch. Ngay cả khi đất nước ở trong tình trạng thù trong giặc ngoài như thế mà họ chỉ nghĩ đến thế lực thù địch! “Thế lực thù địch” gần như là một câu kinh của những người cộng sản Việt Nam trong thế kỷ 21.
Nhưng ai là thế lực thù địch thì chẳng ai biết nhưng có thể đoán được. Dù họ không nói thẳng ra ai là thế lực thù địch, nhưng ai cũng hiểu rằng bất cứ người nào phê bình chính sách của đảng đều được xếp trong danh sách thù địch. Mỹ và các nước phương Tây được Trung cộng xem là thế lực thù địch. Người cộng sản Việt Nam cũng xem Mỹ và các nước phương Tây là thế lực thù địch dù họ rất thích gửi con cháu sang đó du học. Người dân đi biểu tình chống Trung cộng xâm lăng cũng bị xem là thế lực thù địch, là phản động. Một điểm đáng nói ở đây là bất cứ ai mà Trung cộng xem là thế lực thù địch thì người cộng sản VN cũng xem là thế lực thù địch.
Vì không biết cụ thể thế lực thù địch là ai, nên chúng ta có thể tạm cho đó là một thế lực ma. Ma là một khái niệm trừu tượng, thường đề cập đến người đã chết, nhưng vì còn ân oán với người cõi trần nên hay hiện về để nhát. Ma không hiện hình mà chỉ xuất hiện trong tâm tưởng của con người. Người sợ ma là người thiếu tự tin. Thiếu tự tin nên họ tin vào thần thánh, bùa ngải. Thiếu tự tin là một thể hiện của người bất an và thiếu học vấn. Nếu là người có tự tin và học vấn thì không ai tin vào ma quỷ, chẳng ai khấn nguyện nhờ đến thần thánh để che chở. Chỉ có người vì biết mình bất tài, biết mình thất học, biết mình làm chuyện ác ôn, nên mới cảm thấy bất an và hô toáng lên là có ma. Do đó, có thể nói rằng người cộng sản đang hô toáng thế lực thù địch cũng có nghĩa họ đang bất an.
Nhưng tại sao người cộng sản lại đa nghi, không tin người dân? Nghĩ một chút tôi thấy những gì người cộng sản suy nghĩ, nói và làm rất phù hợp với những đặc điểm của hội chứng hoang tưởng PPD hoặc hội chứng phản xã hội. Tôi sẽ bàn về hội chứng PPD trước.
Hội chứng hoang tưởng  
Triệu chứng nổi bật của người mắc chứng PPD là không tin tưởng vào người khác, lúc nào cũng nghi ngờ người khác, nghi ngờ cả người thân và đồng nghiệp. Người mắc bệnh PPD có những đặc tính nổi bật như thiếu tin tưởng vào người khác, lúc nào cũng nghi kị người khác. Trong đầu của bệnh nhân PPD là người khác lúc nào cũng tìm cách ám hại mình, bất cứ hành động mang tính tích cực nào của người khác cũng được hiểu là có ý đồ xấu xa. Điều này rất đúng với người cộng sản vì họ không tin ai cả. Trong xã hội do người cộng sản điều hành và cấu tạo nên, ai cũng nghi kỵ lẫn nhau. Ngay cả trong gia đình cũng nghi kỵ lẫn nhau. Trong xã hội VN hiện nay mọi thành viên đều là những người tù dự khuyết. Bầu Kiên có thể là anh hùng hôm qua nhưng đùng một cái là tù nhân. Một ông cựu bộ trưởng đáng kính vẫn có thể đi tù dễ dàng. Người cộng sản không tin ai cả vì chính họ cũng không tin họ nói thật. Ngoài triệu chứng chính vừa đề cập người mắc chứng PPD còn có một số biểu hiện như sau:
Một là nghi ngờ người khác một cách vô căn cớ, nghĩ rằng người khác đang lợi dụng mình, hãm hại mình, hay lường gạt mình. Người cộng sản lúc nào cũng nghi ngờ người ngoài đảng. Họ xem người ngoài đảng như tín đồ Hồi giáo xem người không theo đạo Hồi là những kẻ ngoại đạo, đáng nghi ngờ. Chính vì suy nghĩ này mà người cộng sản chỉ chia chác quyền lực và đặc lợi cho người trong đảng. Nói ra thì có vẻ quá đáng như đảng Mafia cũng làm như thế. Vì nghi ngờ nên người cộng sản xem bất cứ việc làm gì của các tổ chức phi chính phủ (NGO) là những thế lực đáng ngại, cần phải theo dõi. Chính vì thói nghi ngờ và thiếu tự tin nên họ không tin vào Việt kiều. Bao nhiêu trí thức Việt kiều muốn góp một tay cho chế độ mà có được đâu. Ngay cả những người trí thức trong nước góp ý chân tình cho họ mà vẫn bị theo dõi, thậm chí bắt bớ giam cầm.
Hai là bị ám ảnh bởi những nghi ngờ về sự trung thành và tin cậy của bạn bè, đồng nghiệp. Khi người khác giúp họ thật tình, họ cũng nghi ngờ sự giúp đỡ đó. Mỹ muốn giúp đào tạo chuyên gia cho VN, nhưng người cộng sản nhìn đó như là một thế lực đe doạ, và xem Mỹ như kẻ thù. Ngay cả trong nội bộ đảng họ cũng có cơ chế kiểm tra hành động của đảng viên. Đi xa hơn kiểm tra hành động là kiểm soát tư tưởng của đảng viên. Do đó, toàn bộ đảng viên trở thành những con cừu, chỉ biết suy nghĩ và nói theo một định hướng. Những ai có suy nghĩ khác thì sống bằng cuộc sống 2 mặt. Bên Tàu có một cuốn tiểu thuyết mô tả một nhân vật sống 2 mặt rất sống động. Sáng sớm anh ra vườn sau chửi bới đảng cộng sản, chửi xong, anh thay đồ đi làm và lên lớp ca ngợi công ơn trời biển của đảng!
Ba là không muốn chia sẻ thông tin với người khác vì họ sợ thông tin sẽ được sử dụng để chống lại hay ám hại mình. Người cộng sản xem thông tin là vũ khí. Mà vũ khí thì có thể dùng để gây tác hại. Do đó, người cộng sản kiểm soát toàn bộ thông tin. Từ báo chí, đài phát thanh, đến đài truyền hình và mạng, họ kiểm soát tất cả. Thật ra, đây là một hành động suy bụng ta ra bụng người, bởi trong quá khứ họ từng lũng đoạn thông tin và lợi dụng tự do thông tin để gây tác hại đến đối phương.
Bốn là lúc nào cũng diễn dịch ý nghĩa tiềm ẩn đằng sau mỗi thông tin và sự kiện vì họ nghi ngờ rằng thông tin được trình bày chỉ là bề mặt, còn đằng sau là hàm ý ám hại họ. Người cộng sản rất thích nói về “bản chất và hiện tượng”. Những gì xảy ra họ xem là hiện tượng, họ không quan tâm mấy, nhưng họ rất quan tâm đến bản chất. Khi công an “làm việc” với ai họ nghi là “phản động” (nghi ngờ là bản chất của họ) thì câu hỏi xoay quanh ai đứng đằng sau việc làm của người đó. Đây cũng là một bản chất mang tính suy bụng ta ra bụng người, bởi trong quá khứ họ đứng đằng sau xúi dục trí thức miền Nam xuống đường chống lại chế độ Mỹ-Thiệu. Tương tự, khi người dân xuống đường đòi đất, họ không quan tâm giải quyết vấn đề mà chỉ truy tìm mầm mống mà họ gọi là “phản động”.
Năm là lúc nào cũng tỏ thái độ đố kỵ, thù hận. Người mắc bệnh PPD không có khả năng tha thứ, họ luôn tìm cách dìm người khác, nói xấu người khác và khi cần ám hại họ. Tha thứ không có trong từ điển ngữ vựng của người cộng sản. Họ đày đoạ quân lính, sĩ quan, viên chức của chế độ cũ ra sao thì chúng ta đều biết. Có thể nói đó là một chương sử đen tối nhất của người cộng sản.
Một đặc điểm khác là người mắc chứng PPD rất huênh hoang. Họ tự xem mình là tài giỏi nhất thế giớilà trường tồn. Đặc điểm này cũng giống với người cộng sản. Họ tự xem mình là “quang vinh”, là tài ba nhất thiên hạ, là “đỉnh cao trí tuệ”, là bách chiến bách thắng. Họ không ngần ngại tuyên bố đảng của họ là “muôn năm” dù trong lịch sử nhân loại không có chế độ nào hay đảng phái nào tồn tại muôn năm.
Tất cả những đặc điểm của chứng bệnh hoang tưởng vừa mô tả trên đều rất phù hợp với người cộng sản. Theo y văn thì hội chứng PPD khá phổ biến trong dân số. Trên thế giới, thống kê cho biết có khoảng 0.5 đến 3% người mắc chứng hoang tưởng. Nam giới có khuynh hướng dễ mắc PPD hơn nữ giới. Phần lớn những người mắc chứng PPD ở độ tuổi 40-50. Hiện nay có khoảng 3 triệu đảng viên đảng CSVN, chiếm 3% dân số. Con số này cũng phù hợp vối y văn thế giới. Số nam đảng viên cao hơn nữ đảng viên. Do đó, số người mắc chứng hoang tưởng nhiều hơn trong nam giới, cũng phù hợp với y văn thế giới.
Hội chứng phản xã hội
Một hội chứng có liên quan đến PPD là hội chứng phản xã hội (antisocial personality disorder, viết tắt APD). Đặc điểm chính của APD là khuynh hướng không quan tâm đến quyền lợi của người khác, hay xâm phạm quyền lợi người khác. Hội chứng này cũng rất phù hợp với người cộng sản vốn rất vô cảm và có khi tàn ác. Người mắc chứng APD có những triệu chứng như sau:
Một là không sống theo chuẩn mực xã hội. Họ không tôn trọng luật pháp, họ sống theo luật của chính họ đặt ra. Người cộng sản một mặt nói đến luật pháp như là một khuôn mẫu về trật tự xã hội, nhưng khi hành động thì hoàn toàn trái với pháp luật. Họ bắt người một cách tuỳ tiện. Muốn bắt thì bắt, không cần đến luật pháp, toà án. Họ thậm chí còn tuyên bố “luật là ta, ta là luật”. Mà đúng như thế. Họ ngồi xổm trên luật pháp. Chúng ta thấy một mặt họ kêu gọi thắt lưng buộc bụng, nhưng mặt khác họ sống như những bậc đế vương thời phong kiến mà họ từng nguyền rũa. Trong khi người dân chen chút nhau trong bệnh viện, họ có bệnh viện riêng, bác sĩ riêng, thậm chí còn có cả vườn rau riêng, đàn bò sữa riêng. Họ ra điều luật cho cán bộ cao cấp không được kết hôn với những ai có gốc gác “nguỵ”, nhưng con gái thủ tướng thì được lấy con trai của cựu thứ trưởng “nguỵ”. Con gái tổng bí thư Lê Duẩn cũng được kết hôn với người Nga, trái 180 độ với qui định do chính ông đề ra! Người cộng sản nói một đằng làm một nẻo.
Hai là lường gạt, giả dối. Người mắc chứng ADP rất hay nói dối, dùng tên giả để nói xấu người khác. Nói dối, với người cộng sản, là một quán tính. Họ có thể biến trắng thành đen, nói đen là trắng. Điển hình như vụ việc ở Văn Giang, Tiên Lãng. Họ cho công an đánh dân, nhưng đài báo thì nói là “xã hội đen”. Ai cũng biết lãnh đạo cộng sản hay dùng tên giả. Có người dùng đến cả trăm tên giả! Thời chiến thì có thể hiểu được, nhưng thời bình họ cũng dùng tên giả. Mỗi khi muốn nói xấu ai họ cho phóng viên ký tên giả để tha hồ viết. Ai cũng biết đó là một thái độ tiểu nhân, nhưng họ làm gì có quân tử tính mà chúng ta phải ngạc nhiên. Còn tính giả dối của người cộng sản thì gần như là một đặc tính tiêu biểu. Giả dối về lịch sử như vụ Lê Văn Tám. Giả dối trong khoa học. Giả dối trong giáo dục. Giả dối bằng cấp. Lĩnh vực nào cũng giả dối. Nói chung sau 37 năm thống trị, người cộng sản đã biến một xã hội lành mạnh trở thành một xã hội giả dối.
Ba là hung hãn, hay đánh người. Người cộng sản xem công an không phải là lực lượng bảo vệ an ninh cho dân mà là một thanh kiếm của đảng. Kiếm thì chỉ dùng cho chuyện đâm chém, giết người, răn đe. Nên chúng ta không ngạc nhiên khi thấy công an là một kiêu binh thời nay. Công an bắt người vô cớ, đánh người, giết người thoải mái. Giết người trong đồn. Giết người trên đường lộ. Dàn cảnh gây tai nạn. Tất cả những hành động này cho thấy công an là những người mắc bệnh phản xã hội.
Bốn là làm việc tuỳ tiện. Sự tuỳ tiện của người cộng sản có thể nói là ghê gớm. Qua bên Hàn Quốc thấy người ta có những tập đoàn lớn, về nhà cũng bắt chước làm theo mà không có chiến lược gì cả. Dự án đường sắt cao tốc giá trị mấy chục tỷ đôla chỉ có vài chục trang giấy. Hậu quả là Vinashin, Vinalines gây tổn hại ngân sách quốc gia hàng trăm ngàn tỷ đồng. Họ quen làm việc như thời chiến, nên không có quốc sách lâu dài nào cả.
Năm là tỏ ra vô trách nhiệm. Ông Nguyễn Cao Kỳ lúc còn sinh tiền có lần nhận xét rằng trong hệ thống chính quyền VN không ai chịu trách nhiệm cả. Điều này đúng vì đảng là người đứng đằng sau chính phủ, nhưng đảng không chịu trách nhiệm. Người cộng sản gây ra nhiều thảm hoạ chính trị và kinh tế cho đất nước. Cải cách ruộng đất. Nhân văn giai phẩm. Trại “học tập cải tạo”. Vinashin. Vinalines. Mất Hoàng Sa vào tay kẻ thù. Nhượng một phần thác Bản Giốc cho kẻ thù. Chúng ta nghĩ rằng người cộng sản sẽ chịu trách nhiệm trước toàn dân, nhưng không. Họ không nhận lỗi. Họ rất vô trách nhiệm.
Sáu là không có cảm giác ăn năn hối lỗi và vô cảm. Vô cảm là một đặc điểm rất nổi bậc của bệnh nhân ADP. Bệnh nhân ADP rất bàng quang trước những gì xảy ra trước mắt họ. Thấy người ta bị nạn, họ chỉ đứng nhìn mà không có một hành động giúp đỡ hay một lời phân ưu. Người cộng sản cũng thế. Những cái chết trong đồn công an trong thời gian gần đây là một minh chứng hùng hồn. Chúng ta còn nhớ ông Trịnh Xuân Tùng trong khi bị đánh gần chết chỉ muốn uống nước mà họ cũng không cho. Bà Liêng ở Bạc Liêu tự thiêu chẳng làm cho 700 tờ báo động lòng. Trong khi đó Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu gây ra một làn sóng câm phẫn trong dư luận báo chí thời trước 1975. Người cộng sản không ăn năn xám hối trước những cái chết như thế. Họ cũng chẳng bao giờ xin lỗi những vong hồn trong vụ Mậu Thân ở Huế hay vụ Cải cách ruộng đất. Có thể nói rằng người cộng sản rất vô cảm. Và khi họ cai trị đất nước sau 37 năm thì cả nước cũng trở nên vô cảm.
Tóm lại, những người cộng sản có lẽ đã và đang mắc chứng hoang tưởng PPD và phản xã hội APD. Nhận ra bệnh để mà chạy chữa. Nhưng cái khó là cả hai bệnh này đều là bệnh tâm thần, hay cũng có thể nói là bệnh liên quan đến thần kinh, nên rất khó chữa trị.
Để tìm phương án chữa trị, cần phải biết nguyên nhân gây bệnh. Các chuyên gia tâm thần cho rằng bệnh có nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân tương tác xã hội. Khi người ta trưởng thành một môi trường đảng, qua tương tác, bị tiêm nhiễm những giáo điều, thói quen và suy nghĩ của đảng, và dẫn đến bệnh.
Nếu chẩn đoán trên là đúng và nếu nguyên nhân xã hội là đúng thì có lẽ biện pháp điều trị bệnh này là hoàn toàn có thể. Nga và các nước Đông Âu đã điều trị bệnh này. Họ cũng đã thành công. Nếu vì sức khoẻ của đất nước, những người cộng sản Việt Nam nên xem trường hợp Nga và Đông Âu như là những kinh nghiệm chữa trị bệnh hoang tưởng và phản xã hội./.
http://bsngoc.wordpress.com/2012/10/17/hoi-chung-hoang-tuong/

Đinh tấn Lực :Dân Tộc Ta Ngồi Đâu Bên Lề Đất Nước ?

. Đinh Tấn Lực
Trung ương về họp chính tri
Cả bọn ngồi ỳ chẳng chịu phát biêu
Phong bì nào đáng bao nhiêu…
Còn nghe tổng Ngọng phát biêu cả buồi

(ĐTL nhại thơ Bút Tre)

Bài “phát biểu quan trọng” bế mạc Hội nghị dài ngày nhất của BCH TW đảng CSVN chiều 15/10/2012 có lắm điều đáng được ghi nhận.
Không chỉ là cái đối tượng nhập nhằng nói cho nhau nghe hay nói cho dân nghe, về một phương pháp y khoa mới cáu: Dằn nọc để “trị bệnh cứu người” (trong tình “thương yêu đồng chí”).
Không chỉ là hoạt cảnh áp giải tay cục trưởng tàu ngầm về thủ đô để chiêm ngưỡng thỏa mãn dung nhan bầy vua sát thủ trong tấu khúc cung đình dậy sóng.
Không chỉ là chuyện tay Tể tướng đệ nhất gian tham vẫn ung dung giắt vàng qua ải, hay, xem ra, với cái tỷ lệ 40/175 phiếu tín nhiệm mà 3D, dù vẫn ngồi kiệu, song chẳng còn là cái cóc gì sau hội nghị.
Nó còn là những lời díu dịu của tổng Ngọng nhắc người ta nhớ đến một đàn thằng ngợm líu lo mô tả rồi cùng nện đến nứt chuông, hay, bức tranh thiên đường XHCN hiển hiện “một lạch đào nguyên suối chửa thông” từng được khắc họa trong thơ Hồ Xuân Hương.
Bài diễn văn bế mạc dài 6472 chữ đó bao gồm 3 cái “Tuy Nhiên” giết dân không gươm dáo, 5 khúc “Trung Ương Yêu Cầu” cực kỳ ba lơn, và 1 tiết mục “Trung Ương Nhấn Mạnh” cực lực lên đồng.
Nó đúc kết rõ ràng và chính xác vị trí dân ta đang ngồi đâu bên lề đất nước.
*

Đáy Thẳm Biển Đông

Toàn văn bài phát biểu lê thê và rỗng tuếch đó chỉ chứa duy nhất và lơi khơi một từ “chủ quyền”, trong đoạn “Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, Bộ Chính trị, Ban Bí thư là một tập thể lãnh đạo đoàn kết, vững vàng về chính trị, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia”.
Không một từ Biển Đông, không Vịnh Bắc Bộ, không Tây Nguyên, không Rừng Đầu Nguồn, không Thác Bản Giốc, không Ải Nam Quan, không Ngư Trường Truyền Thống, không Hoàng Sa/Trường Sa… Tuyệt nhiên không. Tất cả không ý nghĩa gì. Tất cả không thành vấn đề là của ta hay của giặc.
Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia hoàn toàn đứng sau ưu tiên kiên quyết  bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ.
Đồng nguyên hai mặt ở đây là:
Một, đảng dễ rã hơn đất nước và cần dốc sức cứu nguy hơn bao giờ hết;
Hai, chủ trương cực lớn, thuộc tầm đại cục, chính là cung cách tài tình du di linh động dâng đất/biển/đảo và cả xương máu nhân dân để đổi lấy ghế ngồi và các thứ trương mục ngân hàng nước ngoài.
Đó là một cuộc họp kín để lộ hàng: Mỗi ủy viên Bộ cai trị đều có cách riêng thậm thụt chạy vạy một chỗ dựa vững chắc giữa đám “con trời”, rồi tụ họp cả bầy trung ương về để khoe mẽ thành tích ô dù tìm được bên kia biên giới, thông qua những chiêu thức tàn độc triệt hạ đối thủ, nhân danh đạo đức cách mạng. Chưa bao giờ biên giới đất nước ta mong manh như thời này.
Từ Nam Ninh đến Bắc Kinh, từ Thành Đô đến Trung Nam Hải… mọi hiệp ước tuyệt mật đều xảy ra âm thầm lặng lẽ giữa bọn đại bá tàn hung và bầy du côn thi đua làm tiểu bá. Nghĩa là, cũng chưa bao giờ nhân dân bị gạt văng ra ngoài mọi cuộc thương lượng ở tầm quốc gia như thời này.
*

Đáy Vực Kinh Tế

Tuy nhiên, áp lực lạm phát và bất ổn vĩ mô vẫn còn lớn. Thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp; nợ xấu ngân hàng ở mức cao; tăng trưởng tín dụng thấp; hoạt động của một số ngân hàng thương mại cổ phần thiếu minh bạch, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; lãi suất ngân hàng vẫn còn quá cao so với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán vẫn chưa được cải thiện; thị trường vàng còn nhiều biến động. Các đề án tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại còn có nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Tăng trưởng GDP và tổng vốn đầu tư xã hội không đạt được kế hoạch đề ra; số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoặc thu hẹp hoạt động vẫn ở mức cao; việc làm và thu nhập của người lao động khó khăn. Trật tự, an toàn xã hội và các tệ nạn xã hội, tội phạm, tham nhũng, tiêu cực còn nhiều phức tạp…”.
Mỗi dấu chấm/phẩy/chấm phẩy ngắt câu trong đoạn văn nói trên đều là mỗi quả bom tấn giết dân hàng loạt, với một dự báo hệ lụy khó lường còn kéo dài trong những năm trước mặt.
Thế mà nghe qua tưởng chừng như Bộ cai trị đang bàng quan nhận định về một quốc gia xa xôi nào khác, và thản nhiên như không về những hậu quả chết người đối với dân tộc… nó.
Đối sách?
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung giải quyết tình trạng nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; khuyến khích đầu tư trong nước và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài; ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp và du lịch…”.
“…Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế… tái cấu trúc đầu tư và tái cấu trúc thị trường tài chính… giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của bốn lĩnh vực chính, bao gồm: Công nghiệp quốc phòng; công nghiệp độc quyền tự nhiên; lĩnh vực cung cấp hàng hóa dịch vụ công thiết yếu… Các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước lớn phải được cấu trúc lại theo mô hình công ty mẹ – công ty con; được kiểm toán hằng năm…”.
Xử lý nghiêm các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng sử dụng không đúng mục đích hoặc chậm đưa đất vào sử dụng… Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng để tạo quỹ đất; trực tiếp thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, giải toả, đền bùKhông để các nhà đầu tư trực tiếp thoả thuận với người sử dụng đất về giá đền bù, chuyển nhượng quyền sử dụng đất…”.
Sau cùng là “quyết định thành lập lại Ban Kinh tế Trung ương”.
Rõ là Bộ cai trị rất chuyên nghiệp trong việc sử dụng xâu chuỗi biện pháp thay cho giải pháp. Trong đó, nhân dân không có ý nghĩa gì để cấu thành một loại yếu tố đáng quan tâm. Chính yếu xưa nay vẫn là biện pháp sai đây sửa đấy, nhanh chóng vượt qua và tiếp tục đặt để công đoạn truy cứu trách nhiệm lãnh đạo vào …tương lai. Bằng không thì đó là trách nhiệm… toàn dân.
Càng rõ hơn là trong lãnh vực này, nhân dân không được phép ngồi. Toàn dân sẽ được nhà nước quy hoạch tạo quỹ đất, song song với tăng thuế, tăng giá sinh hoạt, được giáo dục thêm về tính hy sinh… để giải quyết tận gốc tình trạng nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kể cả những khó khăn khách quan triền miên đã đập vụn các quả đấm thép…
*

Đáy Hố Nhân Quyền

Tuy nhiên, đến nay giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng nhất cho phát triển; thậm chí còn không ít hạn chế, yếu kém, nhất là về chất lượng giáo dục – đào tạo; công tác quản lý và cơ chế tạo nguồn lực và động lực cho phát triển…”.
Phải đổi mới từ nhận thức tư duy, mục tiêu đào tạo, hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo, nội dung và phương pháp dạy và học đến cơ chế vận hành, cơ chế quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm thực hiện đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, đào tạo nghề…”.
Phải đổi mới, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng và chính quyền về vai trò của khoa học và công nghệ, coi phát huy ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ là một bộ phận không thể thiếu của quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phương…”.
Phải vận dụng đúng đắn cơ chế thị trường để đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước; cơ chế, chính sách; xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ lớn của Nhà nước. Tăng cường và phát huy tiềm lực khoa học quốc gia; phát triển thị trường khoa học và công nghệ; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thu hút nguồn lực và chuyên gia người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án khoa học – công nghệ của Việt Nam…”.
Nhân dân được nhắc tới nhiều nhất là ở khúc “cải tạo để tăng năng suất” này, gọi là nhằm vào việc phát triển về sau, sau khi trả xong nợ khủng của các tập đoàn.  Ở đây, nhân dân không được coi là chủ thể, mà là công cụ, có chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn chính yếu là gánh vác trách nhiệm về mọi sai trái của trung ương.
Nói cách khác, nhân dân không có khả năng, không cần và không nên đóng góp ý kiến gì về loại chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn vừa nói. Lại càng không nên đề cập gì đến mục tiêu cả nước gia công trả nợ cho đảng, nhân danh phát triển. Ngay cả giới trí thức gạo cội ở tầm IDS cũng không. Và bởi đó, nhân dân tuyệt đối không cần thông tin hay nhu cầu được thông tin; không cần lập hội tương trợ/ái hữu/xã hội; không nên trao đổi/tranh luận/phản biện/học hỏi lẫn nhau; càng không nên tụ họp bày tỏ ý kiến hay biểu đồng tình về bất cứ vấn đề gì. Nhất thiết không xa xỉ làm báo và không tự ý lướt mạng liên kết xã hội.
Nhân dân phải lặng im. Tất cả đã có trung ương lo tất, kể cả tiện nghi trong các trại tập trung lao cải hay các nhà tù.
*

Đáy Biển Sóng Ngầm

Trong cả cái mảng tối bao trùm tương lai đất nước, may thay, bài “phát biểu quan trọng” của tổng Ngọng còn sót lại một ánh mờ duy nhất. Là khơi gợi cho nhân dân ta một câu hỏi hóc búa nhưng cực kỳ thiết thực:
Dân tộc ta ngồi thế đủ chưa? Hay cần phải đồng loạt đứng dậy?
Vì Sự Thật, Tự Do, Công Lý và Hòa Bình.
Vì lương tâm chính mình và tương lai con cháu.
Như tuổi trẻ Hùng-Hạnh-Chương-Nghiên…
Hay như 17 thanh niên Công giáo ở Vinh.

16/10/2012. Kỷ niệm 34 năm ngày Đức Gioan Phaolô đệ nhị trở thành Giáo hoàng đầu tiên không phải người Ý từ thế kỷ 16.
Blogger Đinh Tấn Lực
http://dinhtanluc.wordpress.com/dan-toc-ta-ngoi-dau-ben-le-dat-nuoc/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét