- Bản đồ Trung Quốc biến không thành có (Thanh niên) – Học giả Đức Nibelungen Schnecke Weinstock vừa chỉ ra quá trình bản đồ Trung Quốc ngang nhiên vẽ thêm quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam.
- +Con át chủ bài trên ván cờ Biển Đông (VNN) – Philippines có thể ngăn chặn một cuộc chơi có tổng bằng 0 trong tranh chấp ở Biển Đông và buộc Trung Quốc phải lật ngửa mọi quân bài nếu Manila và các bên tuyên bố chủ quyền khác đệ trình đầy đủ tuyên bố pháp lý, một nhà phân tích Mỹ nói.
- Campuchia-Philippines khẩu chiến nảy lửa vì Biển Đông (Thebox) – Manila cáo buộc Phnom Penh – một đồng minh thân thiết của Trung Quốc, đang có cách hành xử thiên vị theo hướng có lợi cho Bắc Kinh.
- Tội ác lại thản nhiên lập đỉnh mới (SGTT) – Không biết cái cảm giác lúc nghe tin Lê Văn Luyện giết hại cả một gia đình, so với cái tin ở Sơn Tây (Hà Nội) một kẻ lẻn vào nhà hãm hiếp bé tám tuổi, chém chết bé bốn tuổi, thì cung bậc của nỗi căm uất và sợ hãi, tuyệt vọng đã có gì thay đổi?
- Quyền của dân và lợi doanh nghiệp (Thanh niên) – Đừng đứng lệch về phía DN, khiến quyền lợi người dân luôn phải xếp sau lợi nhuận của DN như đã và đang thấy ở các dự án thu phí thời gian qua.
- Hải giám Tam Sa xâm phạm Hoàng Sa (Thanh niên) – Sự hai mặt trong chính sách của Trung Quốc tại biển Đông lại bộc lộ rõ qua những tuyên bố và hành động mới nhất.
- Biểu tình chống Trung Quốc được gì? (Xuân VN) – Đó là một luận điệu rỉ tai nhau cho những cán bộ hưu trí, những tên đảng viên non nớt, những kẻ đang phấn đấu vào đảng và cả những kẻ hèn nhát.
- Các blogger ‘CLB nhà báo tự do’ sẽ bị xử kín vào ngày 07/08/2012 (VAOL) – Kính gửi các anh chị em, quý vị và Ban Biên Tập mạng báo, Yêu cầu các anh chị em, quý vị và BBT chuyển thông tin “Các blogger ‘CLB nhà báo tự do’ sẽ bị xử kín vào ngày 07/08/2012″, dưới đây cho các…
- Vợ nguyên bí thư tỉnh ủy đòi nợ Công ty Bình An (Tiền phong) – Sáng sớm 31-7, bà Nguyễn Thị Xuân Vân, vợ nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Huỳnh Minh Đoàn, cùng hàng chục chủ nợ khác tới đòi nợ Công ty (Cty) Bình An.
- VinaGame xóa tên Hoàng Sa, Trường Sa là phản quốc! (TTXVA) - Bài liên quan: Trung Quốc đã thâu tóm mạng xã hội ZING.VN? (Đây là hình chụp lại màn hình mới nhất, trong đó có một số bạn vào gõ 2 chữ Hoàng Sa và Trường Sa thử và kết…
- Trung Quốc: “Năm tới sẽ phóng phi thuyền lên mặt trăng” (AFP) -Trung Quốc tuần này cho hay sẽ phóng một phi thuyền không người lái lên thám hiểm mặt trăng năm tới, một phần trong nỗ lực dài hạn nhằm đưa người lên Cung Hằng.
- Dân Biểu Sanchez chia buồn cùng gia đình Tạ Phong Tần (Nguoi viet) – Xúc động vì sự qua đời của thân mẫu Blogger Tạ Phong Tần, Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez phát biểu rằng bà xin gửi lời chia buồn trước sự ra đi của của cụ bà Ðặng Thị Kim Liên.
- Tang lễ bà Liêng bị ‘giám sát chặt chẽ’ (Đàn Chim Việt) – Theo bà thì người hàng xóm đó ‘mượn đất hai mươi mấy năm rồi mà hổng trả’…
- Kêu gọi tham dự Lễ tang và Thư gửi Thủ Tướng Canada về cái chết bi thảm của bà Đặng thị Kim Liêng (Vũ Đức Khanh) – Xin kính nguyện với bà là tôi sẽ cố gắng hết sức mình để đem lại Công Lý và Lẽ Phải cho bà và cô Tạ Phong Tần. Cái chết bi thảm, đau đớn và uẩn khuất của bà nhất định sẽ không bao giờ bị rơi vào quên lãng hoặc sự vô cảm của chính đồng bào ruột thịt của bà.
- Vụ bán đất cho người Trung Quốc: Chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm! (NLĐ) – Theo UBND tỉnh Bình Thuận, việc các cán bộ của tỉnh này đi đi tham quan tại Trung quốc theo lời mời của Tập đoàn Nguyên Hinh (Trung Quốc) không có dấu hiệu móc nối, tư lợi với Công ty Nguyên Long Sơn.
- Khi Thống đốc thề thốt (Đào Tuấn) – Những phát biểu của Thống đốc bắt đầu bằng hai chữ “Có thể” thì thực tế cho thấy, cũng có nghĩa là “Không thể”.
- Biểu tình chống Trung Quốc được gì? (Xuân VN) – “Duy có một kẻ nói thật nhất, đó là tay trung uý công an quận Từ Liêm hôm 14/8/2011 đã nói và phụ hoạ bằng những cú đấm móc sườn biểu tình viên Vũ Quốc Ngữ. – Đm mày đi biểu tình chống Trung Quốc, để Trung Quốc nó tức nó sang đánh Việt Nam, vợ con tao phải khổ à, đcm mày, biểu tình này, chống Trung Quốc này (mỗi câu là một cú đấm)”.
- Bố sẵn sàng làm quả bom chờ nổ (Trần Nhương) – “Bốn nghìn năm mà vẫn không tỉnh ngộ/ Thế kỷ 21 rồi không chọn được bạn mà chơi/ Quyền lợi nhóm lớn hơn trời/… Chẳng dám hơn ai về lòng yêu nước/ Trước kẻ thù thơ không làm gì được/ Bố sẵn sàng làm quả bom chờ nổ: Con ơi!”
- Phụ nữ Hồng Kông soán ngôi vô địch của Nhật Bản về… tuổi thọ (RFI) – Thời sự Châu Á hôm nay 31/07/2012 đã được báo Pháp Le Figaro chú ý trên bình diện xã hội với câu hỏi : Phải chăng …
- Chủ tịch nước Việt Nam thăm Nga: Hợp tác năng lượng được đẩy mạnh (RFI) – Từ ngày 26/07 đến 30/07, chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã có mặt ở Nga trong một chuyến công du đầu tiên trên cương vị nguyên thủ quốc gia.
- Ấn Độ: Hơn một nửa nước tê liệt vì mất điện (RFI) – Hôm nay, 31/07/2012, AFP loan tin, lúc 13 giờ, giờ địa phương (7 giờ 30 GMT) các mạng lưới điện tại 20 trên tổng số 29 tiểu bang của Ấn Độ, với khoảng 600 triệu người sử dụng, gần như tê liệt đồng loạt.
- Nhật Bản lo ngại về giới quân sự trong chính quyền Trung Quốc (RFI) – Trong bản báo cáo quốc phòng thường niên, công bố vào hôm nay, 31/07/2012, chính quyền Nhật Bản một lần nữa đã nêu bật mối quan …
- Bơi lội: Thành tích của VĐV Trung Quốc Diệp Thi Văn bị nghi ngờ (RFI) – Ngày 28/07/2012, nữ vận động viên trẻ Diệp Thi Văn của Trung Quốc đã giành chiến thắng ngoạn mục tại Thế Vận Hội Luân Đôn, vừa đoạt huy chương vàng, …
- Nga: Một lãnh đạo đối lập bị truy tố vì tội « lạm dụng lòng tin » (RFI) – Hôm nay, 31/07/2012, theo AFP, ông Alexei Navalny – một trong các lãnh đạo cương quyết nhất của phong trào chống tổng thống Putin – đã bị truy …
- Syria : Phe nổi dậy tấn công các vị trí của quân đội tại Alep (RFI) – Hôm nay, 31/07/2012, lực lượng nổi dậy Syria gia tăng tấn công vào các vị trí của quân chính phủ tại Alep, thành phố chiến lược ở miền Bắc nước …
- Việt Nam: Giữ nguyên án 11 năm tù đối với mục sư Nguyễn Công Chính (RFI) – Ngày hôm nay 31/07/2012, theo truyền thông Việt Nam, tòa phúc thẩm Tòa án Tối cao tại Đà Nẵng đã bác đơn kháng cáo …
- Philippines đòi đại sứ Cam Bốt giải thích các chỉ trích đối với Manila và Hà Nội (RFI) – Theo AFP, Bộ Ngoại giao Philippines, hôm nay 31/07/2012, đã triệu đại sứ Cam Bốt tại Manila lên để yêu cầu giải thích về một cáo buộc thiếu lịch sự nhắm …
- Manila mời thầu thăm dò dầu khí ở nơi có tranh chấp với Bắc Kinh (RFI) – Thứ trưởng Năng lượng Philippines Jose Layug, hôm nay, 31/07/2012, cho biết, chính phủ nước này sẽ mời thầu thăm dò và khai thác dầu khí ở 3 …
- Miến Điện: Chính quyền bác bỏ cáo buộc đàn áp người Hồi giáo (RFI) – Hôm qua 30/07/2012, theo AFP, trong cuộc họp báo có sự tham dự của báo cáo viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Ngoại trưởng Miến Điện đã …
- Tự do tôn giáo: Việt Nam vẫn nằm ngoài danh sách đen của Mỹ (RFI) – Hôm qua, 30/07/2012, Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức công bố bản báo cáo hàng năm về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới.
- Seoul ủng hộ LHQ điều tra vụ tra tấn một nhà hoạt động Hàn Quốc (RFI) – Ông Kim Young-Hwan, một nhà hoạt động giúp đỡ người tỵ nạn Bắc Triều Tiên, ngày 25/07 vừa qua, tố cáo là trong gần bốn tháng bị giam giữ, …
- RSF lên án chính quyền Việt Nam về vụ tự thiêu của mẹ blogger Tạ Phong Tần (RFI) – Sau vụ bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của blogger Tạ Phong Tần, qua đời do đã tự thiêu trước trụ sở Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu, tổ chức Phóng …
- Thần đồng bơi lội TQ ‘không dùng doping’ (BBC) – Chủ tịch Liên đoàn Olympic Anh nói vận động viên Trung Quốc Diệp Thi Văn không sử dụng doping, sau khi có nghi ngờ về thành tích kỷ lục của cô.
- Tang lễ bà Liêng bị ‘giám sát chặt chẽ’ (BBC) – Thành phố Bạc Liêu nói đang ‘lo cho tang lễ’ của thân mẫu blogger Tạ Phong Tần, trong khi gia đình cáo buộc bị ‘giám sát chặt chẽ’.
- Các nhà báo tự do ra tòa ngày 7/8 (BBC) – Các thành viên CLB Nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải sẽ ra tòa ngày 7/8 vì tội Tuyên truyền chống nhà nước.
- VN nhờ Ấn Độ trả tiền giải phóng mặt bằng (BBC) – Việt Nam yêu cầu giúp 100 triệu đôla để giải phóng mặt bằng cho dự án hợp tác.
- Trại hổ VN bị nghi tuồn hàng lậu (BBC) – Nhà nước VN bị cáo buộc là tiếp tay cho các đường dây buôn bán thú quý hiếm.
- Đệ nhất phu nhân (BBC) – Tìm hiểu thêm về Ri Sol-ju, vợ mới cưới của lãnh đạo Bắc Hàn.
- TĐ Romney: Ông Là Ai? (VietBao) – …khả năng vận động tranh cử của ông vẫn không bằng tài nói mát tai của TT Obama…
- Buổi Phỏng Vấn Ong Trần Bình Nam Của Đài Đáp Lời Sông Núi: Về Việc, Trung Quốc Cho Đấu Thầu Khoan Dầu Trong Vùng Đặc Quyền Kinh Tế Của Việt Nam; Phát sóng lúc 9:30 tối Chủ Nhật 29/7 giờ Việt Nam (audio link: http://www.radiodlsn.com/ à click ngày 29/7/2011) (VietBao) – Ký giả Quang Nam: Kính chào ông Trần Bình Nam. Quang Nam xin cám ơn ông đã cho đài ĐLSN buổi phỏng vấn ngày hôm nay.
- DB Solorio, TNS Lowenthal Mời Họp Báo, Gặp Cư Dân (VietBao) – ANAHEIM – Dân Biểu tiểu bang Jose Solorio, cùng với Thượng Nghị Sĩ Alan Lowenthal, xin mời mọi người đến tham dự buổi “Quốc Hội bên cạnh bạn” tại nhà hàng Zen ở Little Saigon vào Thứ Năm ngày 3 tháng 8 năm 2012,
- Chùa Phật Quan Âm Thiền Tự Mời Dự Lễ Vu Lan 9-9-2012 (VietBao) – Sau đây là Thư Mời Dự Đại Lễ Vu Lan của Chùa Phật Quan Âm Thiền Tự.
- Westminster: Hồng Thập Tự Mở Lớp Cấp Cứu Nhân Tạo (VietBao) – Nhóm hướng dẫn viên của Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ và American Heart Association xin thông báo:
- Mẹ Chị Tạ Phong Tần Tự Thiêu, Đã Chết; Bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu trong trụ sở tòa hành chánh tỉnh Bạc Liêu, phản đối CSVN (VietBao) – BẠC LIÊU/SAIGON — Mẹ của nhà văn bất đồng chính kiến Tạ Phong Tần đã tự thiêu phía sau khu hành chính thành phố Bạc Liêu để phản đối chính quyền bức bách phi lý đối với gia đình của à.
- TQ Xây Nhà Tam Sa, Cho Thuê, VN Được Khuyên kiện Ra LHQ (VietBao) – Trung Quốc ngang nhiên xây nhà cho thuê ở Tam Sa… Bản tin báo Tổ Quốc cho biết như trên.
- Phản Đối Romney Vì Tuyên Bố Jerusalem Là Thủ Đô Israel; Romney cơ nguy mất phiếu dân Ả Rập vì ủng hộ Israel lộ liễu (VietBao) – RAMALLAH – Lời tuyên bố của cựu thống đốc Massachusetts gọi Jerusalem là thủ đô của Israel bị đả kích là gây hại viễn ảnh hoà đàm, vì bất chấp ý định của người Palestine muốn đặt thủ đô tại Jerusalem,
- Romney: Giữ Lính Mỹ Ở Afghan Sau 2014; Romney tới Ba Lan, được Lech Walesa ủng hộ, có thể ảnh hưởng lá phiếu tín đồ Công Giáo… (VietBao) – WASHINGTON – Ứng viên TT Mitt Romney muốn chính sách đối ngoại của ông là khác TT Obama.
- TQ Chiếm Huy Chương Vàng Cử Tạ Và Điền Kinh (VietBao) – LONDON – Nữ lực sĩ Li Xueying chiếm huy chương vàng môn cử tạ phái nữ ở hạng cân 58 kiligram tại thế vận hội 2012.
- Tuyên Truyền Đen Và Xám (VietBao) – Tuyên truyền trên hình thức có đen, trắng, xám và qua nội dung có dân vận, địch vận.
Ðại sứ Campuchia cáo buộc Việt Nam, Philippines chơi trò ‘chính trị bẩn thỉu’
BLV: Sao mình cũng không gọi nó lên mà quại cho 1 trận????
VOA
-
Hôm thứ Ba, 31/7, Philippines cho biết họ
đã triệu tập đại sứ Campuchia để đề nghị ông giải thích về lời bình
luận mà ông đã đưa ra trong đó cáo buộc Philippines và Việt Nam đang
chơi trò ‘chính trị bẩn thỉu’ nhằm tìm cách giải quyết tranh chấp lãnh
hải với Trung Quốc.
Hãng thông tấn Pháp trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Philippines Raul Hernandez nói rằng đại sứ Campuchia Hos Sereythonh đã
được đề nghị đích thân giải thích về lời bình luận của ông nói rằng ‘lập
trường cứng nhắc và không thể thương thuyết của hai nước trong ASEAN là
trò chính trị bẩn thỉu.’Người phát ngôn Bộ ngoại giao Philippines cho hay ông Hos đã được triệu tập cả trong ngày thứ Hai và thứ Ba, nhưng ông đã cáo ốm và vắng mặt. Ông Hernandez nói rằng phía Philippines sẽ tiếp tục triệu tập ông Hos cho tới chừng nào ông có thể đến được Bộ Ngoại giao Philippines để giải thích về những cáo giác này.
Những lời bình luận này đã được ông Hos gửi cho biên tập viên một tờ báo hàng đầu của Philippines, Philippine Star, trong một bức thư hôm thứ Hai, trong đó ông Hos cáo buộc Philippines và Việt Nam đang hành động để ‘phá hoại và cướp đi thông cáo chung’ trong quá trình diễn ra hội nghị của ASEAN.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines hôm thứ Ba cho hay Campuchia, một đồng mình thân cận của Trung Quốc đã bác bỏ ít nhất 5 bản dự thảo về tuyên bố chung vốn đã có thể đề cập đến vấn đề lãnh hải.
Hành động này dường như có phần chia rẽ hơn nữa Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á hai tuần sau khi một hội nghị bộ trưởng của khối này ở Campuchia kết thúc mà không đưa ra được công bố chung.
Mối bất hòa này được nhiều người cho là do áp lực chính trị từ phía Trung Quốc, nước đòi chủ quyền gần như toàn bộ khu vực Biển Ðông và muốn giải quyết vấn đề này một cách riêng rẽ với 5 nước khác đang có tranh chấp lãnh hải, chứ không muốn đối đầu với ASEAN như là một khối.
Nhiều thành viên ASEAN đã đổ lỗi cho Campuchia, hiện là chủ tịch khối, vì đã chịu ảnh hưởng của Trung Quốc khi họ bác bỏ đề xuất của Philippines và Việt Nam để đưa những tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc vào công bố chung của khối.
Ngoại trưởng Indonesia sau đó đã có một chuyến công du con thoi đến một số nước thành viên ASEAN nhằm cứu vãn ‘sự gắn kết’ của khối, và đưa đến việc một bản tuyên bố chung muộn đã được đưa ra để khẳng định cam kết của khối đối với bộ qui tắc ứng xử ở Biển Ðông.
.Theo: VOA
“Thân Việt Nam trước đã!”
Hạ Đình Nguyên
-Báo Hoàn Cầu Trung Quốc đe dọa Việt Nam: “Việt Nam sẽ rất đau đớn nếu thân Mỹ”. Thật ra, phải hiểu rằng đó là một thông điệp rõ ràng của chính Bắc Kinh, là một câu nói thẳng vào mặt, đầy nộ khí: Việt Nam! Theo ai? Theo Mỹ để bao vây Trung Quốc, hay theo Trung Quốc, với tư cách là thằng đàn em, để chống Mỹ?
Tấm màn màu mè đầy giả dối 16 chữ vàng và 4 tốt, Bắc Kinh đã xé toạc và quăng xuống sân khấu. Ánh sáng sự thật tràn ngập. Tuy không ngoài dự kiến, nhưng Việt Nam không tránh khỏi bối rối trước sự trắng trợn này. Lịch sử Việt Nam không hề u mê để các lãnh đạo không biết bộ mặt thật của chúng, mà ngược lại, biết sâu sắc thấu suốt bằng nhiều xương máu của bao thế hệ. Nhưng vì đâu mà tấm màn giả dối kia cứ phơ phất che mắt người dân suốt 20 năm nay? Không phải đã không có những tiếng thét lên và kêu gào của những bậc sĩ phu đích thực và kể cả của người dân ở đường phố. Nhưng tất cả đều bị ém lại, bị triệt hạ, đôi khi bị lăng nhục và miệt thị không tiếc lời bởi một số quan chức Việt Nam. Thậm chí, những chiến sĩ, những người con của đất nước, đã chiến đấu và hy sinh cho Hoàng Sa, Trường Sa, biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam đã không được làm lễ tưởng niệm công khai, cả các bia đá cũng bị đục bỏ và lặng lẽ khiêng đi.
Chẳng qua, vì phải nín nhịn, và bận làm các lễ nghi về tấm màn nhung kia, với ảo tưởng cầu mong cái giả trở thành cái thật. Ảo ảnh tất phải tan vỡ, nhưng vì sao?
Phải chăng là do đường lối ngoại giao có tính du kích không còn phù hợp thời đại, mang nặng vết tích bí mật của thời chiến tranh, trên nền của một thể thế không minh bạch và thiếu dân chủ? Nhưng, trong thời đại này, một đứa trẻ dám cất lên tiếng nói đích thực của mình, người lớn cũng không dám ăn hiếp, nói chi đến một quốc gia đã độc lập! Những đảo quốc nhỏ bé gấp nhiều lần Việt Nam, họ vẫn cất lên tiếng nói dõng dạc, đường hoàng, chẳng ai dám làm gì. Một Hun Sen dám hành động theo ý mình, vì quyền lợi của đất nước nhỏ bé và không có vai trò gì lớn, đã công khai lắc đầu với Việt Nam và ASEAN để bắt tay với Bắc Kinh. Ở Việt Nam, một thời gian dài sau Lê Duẩn, Nguyễn Cơ Thạch, không có bản lĩnh nào so sánh, để không dám có cái lắc đầu công khai như thế với Bắc Kinh, mà chỉ có cái bắt bằng hai tay dư mức trịnh trọng. Việt Nam, vì đâu bỗng dưng thiếu tự tin, vì đâu lại mang đầy mặc cảm, khi đứng trên nền một lịch sử đã hàng ngàn năm chiến đấu oanh liệt và tồn tại? Ngọn cờ độc lập, tự do, kiên cường, bất khuất cuốn giấu ở đâu, để thay bằng một nụ cười cầu hòa vô nghĩa lý trước cái trừng mắt của kẻ thù? Thế mới biết giá trị về khí phách lẫm liệt của ông cha xưa. Dù nước nhò, dân ít, tướng Lý Thường Kiệt vẫn tự tin, dõng dạc đưa tuyên ngôn cho phương Bắc biết: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư.” không một dáng dấp e dè sợ sệt.
Nguyên thủ của một Quốc gia thì phải nói đúng tiếng nói của Quốc gia, chứ không nói quanh quẹo ngoại giao cầu cạnh, theo kiểu mềm dẻo mà bạc nhược. Không khí ngoại giao bạc nhược bao trùm các cấp, đến nổi ông Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, là người có học, từng phụ trách giáo dục đại học, là hình ảnh của trí thức, cũng dịu dàng, nhẫn nhục vuốt ve tấm màn nhung 16 chữ. Người dân, trí thức, thanh niên trong cả đất nước đang nghĩ gì về những động thái khệ nệ ấy, khi mà tấm màn nhung đó bị đối phương xé toạc?
Vì lý do nào mà nhà nước Việt Nam kiên nhẫn và chịu nhục công khai như thế? Vì muốn hòa bình, và vì sự tồn vong của cái gì?
- Vì chủ nghĩa xã hội? Điều này không do một hoàn cảnh nào bắt buộc cả, bất kể từ đâu, kể cả Bắc Kinh, mà chỉ do thuần tưởng tượng ra thôi, nên không phải là lý do đáng để bàn cãi, quá lắm chủ nghĩa xã hội chỉ là cái áo để Đảng mặc trước dân chúng.
- Vì Tổ quốc Việt Nam? Thì hẳn từ lâu đã không hành xử như thế. Vì Tổ quốc thì không thể nín chịu và giấu giếm, không cho dân chúng biết khi để mất lãnh thổ phía Bắc, mất đảo, mất biển, không để đục văn bia, không cho dời cột mốc biên giới, không thể âm thầm cấm làm lễ tưởng niệm cho những chiến sĩ ngã xuống vì đã chiến đấu chống xâm lược Bắc Kinh, không triệt hạ đàn áp biểu tình chống xâm lược, không để kẻ thù xâm thực bằng sức mạnh mềm vào khắp đất nước, không bóp nghẹt tiếng nói dân chủ, không mộng mị những khẩu hiệu suông “dân giàu nước mạnh” mà không thể hiện qua một thể chế xã hội công dân…
- Vì Đảng Cộng sản Việt Nam? Rõ là vì thế! Chính trong NQ 4, ông Tổng Bí thư đã khẳng định và lo lắng: “Vì sự tồn vong của Đảng”, tất cả còn lại không được nhắc tới vì là thứ yếu. NQ4 còn khẳng định cụ thể: “Không tam quyền phân lập”, đất đai của toàn dân thì do “nhà nước thống nhất quản lý” như cũ. Vì Đảng là tinh hoa của nhân dân, là cốt lõi của chủ nghĩa xã hội? Vì yêu chủ nghĩa xã hội là yêu Nước? Do đó, Đảng là biểu trưng cao cả nhất, là trên hết; Đảng là Tổ Quốc, mà Tổ Quốc chỉ là từ ngữ trừu tượng, là cái bóng mờ theo sau Đảng, chỉ khi cần thì Đảng sẽ nhân danh. Vì nữa, Đảng lãnh đạo toàn diện!
Đó là não trạng và tư duy chính thống của bộ máy lãnh đạo hiện nay? Thế nhưng Đảng đang đau đầu, có lẽ rất đau đầu, vì buộc phải chọn lựa thái độ trước câu hỏi dứt khoát không hề lịch sự của Bắc Kinh: Thân ai? Cũng không chỉ là lời đe dọa suông, mà kèm theo hàng loạt hành vi khiêu khích ở biển, đảo.
Một lần nữa, trước thời điểm căm go của lịch sử, các lãnh đạo Việt Nam không ai lên tiếng bày tỏ lập trường, thái độ để dân chúng hiểu, mà tuyệt đối im lặng, giữ bí mật, lại có những biểu hiện ngược. Các đoàn thể quần chúng do Đảng lãnh đạo cùng im phăng phắc. Mọi việc để Đảng lo! Đồng thời các biện pháp trấn áp sự bày tỏ thái độ của người dân được triển khai đều khắp, từ nhẹ nhàng đến thô bạo. Dân chúng hoang mang về thái độ của lãnh đạo trước sự đe dọa chiến tranh của Bắc Kinh, nhưng sự phản ứng của người dân về số phận đất nước là quyền thiêng liêng, không một tổ chức nào, nhân danh bất cứ lý do nào lại có quyền ngăn cản! Đặc biệt, không thể dùng luận điệu quá vu vơ, nông nổi và tầm thường để vu khống, chụp mũ, miệt thị, cũng như thực hiện những hành vi tồi tệ đối với những người biểu tình bày tỏ thái độ bảo vệ đất nước. Một hành vi cao cả đáng tôn trọng, đáng khuyến khích, đáng nuôi dưỡng lại được đáp ứng theo cách đối lập hằn học một cách đáng tiếc.
Tai họa chiến tranh xâm lược của Bắc Kinh không phải là chuyện hoang đường. Hàng vạn thanh niên chiến đấu và hy sinh ở biên giới phía Bắc, hàng vạn hy sinh ở biên giới phía Nam, đều là con em của nhân dân, không nhập khẩu từ một sự hiến tặng nào, và nỗi đau hãy còn đó. Biển và đảo còn đang bị chiếm đóng, ngư dân hằng ngày đang bị hành hạ, trấn lột, tiếng gào thét xung phong của bọn xâm lược đang vang vọng trên các diễn đàn và biển cả. Thế mà tuần qua, Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội còn ra thông cáo quy tội người biểu tình chống Bắc Kinh là “chia rẽ quan hệ Việt-Trung”. Chia này là rẻ, hay quá đắt? Thân ai, có lẽ là bí mật quốc gia mà nhà nước muốn giấu kín?
Một người dân Việt Nam viết trên mạng, ông Thái Văn Cầu (nhà khoa học không gian, hiện đang làm việc tại California, Mỹ), thật nhẹ nhàng khiêm tốn đã kêu gọi: “Nhà Nước Việt Nam nên thân Việt Nam trước đã!”. Tuy nghe có lạ tai, nhưng chính xác đến độ xé lòng. Hãy lật lại hồ sơ của hai mươi năm qua, của một năm qua, thì khắc biết mối quan hệ hữu nghị ấy với Bắc Kinh đã nhào trộn trong đó các hành vi nham hiểm tham lam và tráo trở cỡ nào!
Bộ đội Hải quân ta đã chửi thề vào mặt bọn Tàu lấn chiếm ở Biển Đông, dù không tác dụng gì, nhưng đã làm dân chúng hả dạ biết bao về thái độ dứt khoát của các chiến sĩ, làm vơi đi ít nhiều bực bội do những lời lẽ ỡm ờ của các quan chức miệt thị người biểu tình, lại vô cùng lịch sự với 16 chữ vàng. Người dân và chiến sĩ không cần lịch sự gì với chúng. Lâu nay chúng vẫn một thái độ hồ đồ, đe dọa, hống hách, mắng mỏ ta trên các phương tiện truyền thông; lại xua hàng bầy tàu vào múa may ở Biển Đông, thoạt nhìn như đội tàu của Tào Tháo ở trận Xích Bích. Rồi sẽ có ngọn Đông Phong chờ chúng .
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng thúc giục: “Tiến lên chiến sĩ, đồng bào!”. Lúc nào cũng có Đồng Bào bên cạnh Chiến Sĩ, đó là thành phần đại chúng khắng khít, chấp nhận chiến đấu, chấp nhận hy sinh. Đồng bào ta cũng đang chửi thề vào bọn bành trướng ở khắp mọi nơi trên đất nước, trong hang cùng ngỏ hẻm, từ đồng ruộng đến phố phường.
Dân căm tức, xuống đường trong trật tự ôn hòa, để lịch sự nói với chúng rằng, dân là chủ, chúng không thể lũng đoạn được nhân dân đâu. Thế mà lãnh đạo đó đây không ủng hộ, lại triển khai các loại đội hình trấn áp, bao vây, xé nhỏ, lôi kéo, bóp cổ, đạp vào mặt để sỉ nhục, và các hình thức khủng bố tinh thần khác… Tham gia vào đội hình này lại có những màu áo khác nhau của vài đoàn thể quần chúng. Đưa Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên, Lực lượng Thanh niên Xung phong, các tổ chức Thanh niên Dân phòng… vào tham gia đối phó, ngăn chận, đàn áp những người biểu tình là cách làm tự sát, là khiến người dân nghĩ ngay đến tổ chức Hồng Vệ Binh, vốn là thủ đoạn đầy tội ác của Mao Trạch Đông nhằm gây nhiễu nhương, tao loạn trong nội bộ nhân dân, là vô tình (?) có thể tạo nên bộ phận thanh niên lạc hướng, cản trở tinh thần yêu nước chống ngoại xâm (mà hiện tại chúng đã xâm chiếm một phần lãnh hải và đang đe dọa chiến tranh). Rồi sau đó, thân phận của Hồng Vệ Binh này sẽ hẩm hiu và trở thành bi kịch như thế nào, sau khi bị sử dụng, có lẽ nhiều người đã biết.
Ông Nguyễn Thế Thảo, tuy không vô danh nhưng dân trong nước vẫn ít biết ông là ai, bỗng chốc nổi tiếng. Nổi tiếng vì những điều nói ra quá tầm thường, và tầm thường đến mức phải nổi tiếng! Không thể có một cách nói sáng tạo nào khác, thông minh hơn, hợp lòng dân hơn, mà có đạo lý hơn, để nói lên được tầm nhìn của người lãnh đạo cao hơn tầm của một sai nha? Chỉ toàn bộc lộ một thái độ miệt thị, phản ảnh một tư duy coi thường dân chúng. Dân Thủ đô đã từng bị chì chiết, bị bôi nhọ như thế: làm mất trật tự, bị lợi dụng, bị giật dây, nghe theo kẻ xấu, kẻ cơ hội, thế lực thù địch… Đối thoại và tiếp xúc với nhân dân thì giao cho bộ máy cảnh sát và công an đảm nhiệm, đáng lẽ các bộ phận chức năng khác phải làm, thì lẩn tránh, núp kín trong những tấm màn bảo hiểm! Nhưng chắc chắn một điều, nhân dân không bị Bắc Kinh giật dây, sai khiến, lũng đoạn, tiếp tay hay bị mua chuộc bởi bất cứ hình thức nào, dù tinh hay thô, lớn hay nhỏ. Một điều “nhạy cảm” lớn hơn là họ không “sợ hãi” Bắc Kinh. Đối với dân, sự sợ này không bằng sợ mất nước, sợ thì cái gì “quý hơn độc lập, tự do” đây?
Một câu hỏi lớn và cấp bách đang đặt ra mà nhân dân đều quan tâm: Đi theo hướng nào, thân ai để Việt Nam phát huy được sức mạnh dân tộc, giữ được độc lập, bảo vệ được giang sơn?
Thân ai? Bắc Kinh? Bắc Triều? Hay Mỹ, Nga và tất cả các quốc gia không thù địch trên toàn thế giới? Câu trả lời chắc chắn nhất, luôn luôn đúng, là “thân Việt Nam” trước hết. Thân Việt Nam là thân với nhân dân, tôn trọng nhân dân, tin tưởng nhân dân như đã từng thể hiện qua các cuộc kháng chiến thành công, là thương yêu chính đồng bào ruột thịt của mình, đã từng đồng cam cọng khổ qua các cuốc chiến tranh, đó là đông đảo những người dân bình thường, hay nông dân trên đồng ruộng họ đã làm nên tất cả. Người xưa nói “Thân dân – minh triết”. Có thân với dân – tức nhân ái, dân chủ, nhân bản – thì mới có tầm suy nghĩ sáng suốt, mới có chính sách phù hợp, có đường lối công khai, có thái độ đối xử minh bạch, mới có sức mạnh của nhân dân, mới chống được ngoại xâm. Đó là minh triết. Câu nói của nhà tư tưởng lớn thời cổ đại, Mạnh Tử, mà nhân dân Trung Quốc từng biết, từng tôn vinh là một bậc Thầy, Việt Nam cũng từng biết, mà Trung Quốc thời Cộng sản đã từng vùi lấp xuống bùn đen, bỗng hiện lên chói sáng như một tấm gương để tự soi mình: “Dân vi quý, Xã tắc thứ chi, Quân vi khinh”. Câu nói tuy đã cũ, nhưng vẫn rất mới cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người đang có trọng trách với quốc gia. Lấy dân làm gốc, lấy xã hội làm trọng, lấy năng lực của mình phụng sự xã hội. Đằng này, bọn lãnh đạo Bắc Kinh, và những kẻ chịu ảnh hưởng chúng, coi dân như bị thịt, coi xã hội như sòng bài, coi tổ chức nhà nước là cuộc đỏ đen với nhau, lại tự cho mình có danh giá ở trên cao.
Hãy nhanh chóng quay lại thực hiện chính sách “Thân Việt Nam trước đã” và cũng là mãi mãi, để thể hiện các khẩu hiệu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh qua các chính sách cụ thể mà người dân có thể sờ tay vào được, thay vì mãi nói ba hoa mà tưởng rằng dân nghe theo. Để củng cố, chấn chỉnh về “suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống” như NQ 4 đề ra, thì trở về với lòng yêu nước trong sáng, không kèm theo món hàng ế xã hội chủ nghĩa, xây dựng thể chế dân chủ như Hiến pháp khẳng định, mà ở đó mọi tiếng nói của người dân được tôn trọng và lắng nghe, hình thành một xã hội công dân thật sự, mà ở đó mọi người dân đều có thể đóng góp sức mình vào các vấn đề lớn nhỏ của đất nước, thay cho một xã hội bị thâu tóm trong tay một nhóm người có quyền lực, chỉ biết vơ vét và nhân danh, làm cho xã hội ngày càng tồi tệ, lấy minh bạch làm chính sách, lấy dân chủ làm căn cứ để phát triển sức mạnh nội sinh của dân tộc. Tức khắc, tham nhũng sẽ hết hoành hành. Hiềm một nổi, giặc cướp đã vào trước cửa, mà trong nhà cuộc đỏ đen vẫn còn náo nhiệt!
May thay, đất nước ta không có kiêu binh (như bọn kiêu binh diều hâu Bắc Kinh), nhưng tức thay, lại có nhiều kiêu quan, khệnh khạng, hãnh tiến, giả dối với nhân dân, dựa vào sự thiếu minh bạch của chính sách mà đục khoét tài sản của quốc gia, lại hù dọa nhân dân dưới các mỹ từ nhân danh “đoàn kết, hữu nghị, phát triển”, đó là thành phần những con sâu sẵn sàng lao vào vòng tay của giặc khi trời chưa kịp sáng, là những kẻ nội thù nối giáo cho chúng.
Đúng vậy, phải nhanh chóng thanh lọc bộ máy, dẹp sạch các trò đỏ đen, thực hiện chính sách “thân Việt Nam trước đã”. Thân với bên ngoài bất cứ là ai, mà nhạt nhòa với bên trong, sớm muộn cũng chỉ là con đường mất Nước.
H. Đ. N.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Một cách nhìn khác trong tranh chấp Biển Đông
Kami
-
“… những thông tin đăng tải trên báo chí hay những cú con thoi ngoại giao của phía Việt nam về vấn đề Biển Đông trong những ngày qua chỉ là trò kích động và đánh lừa dư luận của chính quyền, đặc biệt là những kẻ nhẹ dạ sẽ dễ mắc bẫy. Mà phải hiểu bản chất sâu xa trong phương châm chỉ đạo và mục tiêu cao nhất mà đảng CSVN và chính quyền của họ về vấn đề Biển Đông đề ra sẽ là “Bán anh em xa, mua láng giềng gần để hợp tác cùng Trung quốc, trong việc (thuê họ) khai thác tài nguyên trên Biển Đông”
Còn nhớ buổi sáng thứ Bẩy 17.02.1979, khi ấy tôi đang còn là sinh
viên đại học. Vào khoảng hơn 6h30 khi vừa tỉnh dậy, đã nghe tiếng phát
thanh viên chương trình phát thanh Quân đội Nhân dân từ radio đang đọc
bài xã luận có nhan đề “Đánh sập mưu đồ bá quyền Đại Hán”. Cùng lúc đó
có tiếng mẹ tôi gọi đánh thức, mẹ tôi bảo với giọng ngậm ngùi “Dậy đi
con, lại chiến tranh rồi!”. Chiến tranh,
hai từ ngắn gọn nhưng khi nhắc đến từ ấy thì những người lớn, lớp người
như cha mẹ, cô chú hay anh chị tôi… vào thời ấy, khi đất nước vừa được
hưởng hòa bình chỉ mới vài năm, có lẽ nó có ý nghĩa thiêng liêng pha
chút sợ hãi thì phải. Với tôi thì cũng cảm thấy bình thường và ý nghĩ
mình sẽ đến lượt phải gấp sách vở để cầm súng ra trận chợt thoáng hiện
về.
Những người như họ đã cùng cả dân tộc Việt nam vừa đi ra khỏi mấy cuộc chiến liên tiếp tàn khốc, mới được 4-5 năm, một thời gian hòa bình ngắn ngủi, dẫu còn đầy rẫy sự thiếu thốn về vật chất nhưng ý nghĩa của sự hòa bình thì vô vàn giá trị. Vì tôi còn nhớ trước năm 1975 khi còn bé, vẫn thường nghe các bà, các chị trong xóm bảo nhau “Dẫu ăn cơm với muối mà hết chiến tranh cũng cam lòng”, điều này những ai là vợ, là mẹ những người lính sẽ hiểu hơn ai hết. Buổi chiều hôm đó, trong ở nhà tôi có một cuộc họp thành phần là những người lớn trong đại gia đình gồm ông bà, chú bác. Họ bàn chuyện về phương án tản cư nếu quân đội Trung quốc đánh tới Hà nội, không khí ở Hà nội những ngày ấy nghe chừng rất căng thẳng. Vì trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ thì đich đến của các cuộc tản cư sẽ là đi ngược lên miền Bắc, nay giặc từ phía Bắc đánh xuống thì sẽ chạy về đâu? Mọi chuyện đang còn ở khâu bàn bạc, tính toán thì ngày 23 tháng 2, Đặng Tiểu Bình nhắc lại tuyên bố về “cuộc chiến tranh hạn chế” và nói sẽ rút quân trong vòng 10 ngày khiến mọi người thở phào. Rồi tiếp đó đầu tháng 3 năm 1979, khi Trung quốc tuyên bố rút quân thì mọi việc lại trở lại bình thường.
Những người như họ đã cùng cả dân tộc Việt nam vừa đi ra khỏi mấy cuộc chiến liên tiếp tàn khốc, mới được 4-5 năm, một thời gian hòa bình ngắn ngủi, dẫu còn đầy rẫy sự thiếu thốn về vật chất nhưng ý nghĩa của sự hòa bình thì vô vàn giá trị. Vì tôi còn nhớ trước năm 1975 khi còn bé, vẫn thường nghe các bà, các chị trong xóm bảo nhau “Dẫu ăn cơm với muối mà hết chiến tranh cũng cam lòng”, điều này những ai là vợ, là mẹ những người lính sẽ hiểu hơn ai hết. Buổi chiều hôm đó, trong ở nhà tôi có một cuộc họp thành phần là những người lớn trong đại gia đình gồm ông bà, chú bác. Họ bàn chuyện về phương án tản cư nếu quân đội Trung quốc đánh tới Hà nội, không khí ở Hà nội những ngày ấy nghe chừng rất căng thẳng. Vì trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ thì đich đến của các cuộc tản cư sẽ là đi ngược lên miền Bắc, nay giặc từ phía Bắc đánh xuống thì sẽ chạy về đâu? Mọi chuyện đang còn ở khâu bàn bạc, tính toán thì ngày 23 tháng 2, Đặng Tiểu Bình nhắc lại tuyên bố về “cuộc chiến tranh hạn chế” và nói sẽ rút quân trong vòng 10 ngày khiến mọi người thở phào. Rồi tiếp đó đầu tháng 3 năm 1979, khi Trung quốc tuyên bố rút quân thì mọi việc lại trở lại bình thường.
Hồi ấy trước và sau sau ngày 17 tháng 2 năm 1979, ở khu vực ga Hà nội
không chỉ hỗn loạn vì người chạy tản cư hay các đoàn tàu hỏa chở tù ở
các trại giam từ phía Bắc xuống, mà còn vô số bộ đội bị lạc đơn vị ôm
súng bỏ chạy về Hà nội, bọn họ quấn áo xốc xếch, mặt mày nhàu nhĩ như
đội quân thất trận. Nhắc lại chuyện cũ để các bạn trẻ chưa biết về không
khí khẩn trương trước một cuộc chiến tranh ngày xưa được rõ, đồng thời
để so sánh với tình hình tranh chấp trên biển Đông giữa Việt nam – Trung
quốc hiện nay và ngày xưa khi xảy ra chiến tranh Biên giới, nó không có
gì giống nhau cả . Khi mà liên tục trong các tuần gần đây, khi Trung
Quốc bị cho rằng tiếp tục leo thang gân hấn trên mọi bình diện từ chính
trị, văn hóa… đến kinh tế, ngoại giao… đối với Việt nam. Cụ thể gần đây
nhất:
- Hôm thứ Ba 3/7 bốn tàu hải giám Trung quốc chặn đuổi tàu của cảnh sát biển Việt Nam, tin cho biết tàu hải giám Trung Quốc đã phát hiện tàu của Việt Nam đang lao về hướng tàu của họ với tốc độ lớn. Tàu Việt Nam đã dùng loa phát thông điệp: “Đây là tàu cảnh sát biển Việt Nam số 5012. Các vị đã vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, đề nghị rút khỏi khu vực này ngay lập tức.” Theo CCTV tàu hải giám Trung Quốc đã đáp trả, xưng danh là tàu hải giám số 83 đồng thời nói theo Công ước LHQ về Luật Biển và Luật pháp Trung Quốc, đây là vùng biển của Trung Quốc. Các tàu hải giám lập tức thay đổi đội hình, cả bốn tàu cùng quay đầu hướng về tàu Việt Nam. CCTV nói sau chừng 10 phút, tàu Việt Nam giảm tốc độ và rút lui.
- Ngày 12/7/2012 báo chí Trung Quốc cho hay 30 tàu cá của tỉnh Hải Nam đồng loạt tiến về phía quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam có tuyên bố chủ quyền. Các tàu cá này có tàu quân sự yểm trợ vào vơ vét cá trên ngư trường Việt Nam, tận thu cả cá con…
- Ngày 20/7/2012 một chiếc máy bay do thám của hải quân Philippines theo dõi hoạt động của đội tàu cá Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa (Việt Nam) đã phát hiện một tàu đổ bộ Trung Quốc tại bãi đá Su Bi.
- Ngày 24-7, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin quân đội Trung Quốc đang đợi lệnh để diễn tập bắn đạn thật với quy mô lớn nhất gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. CCTV tiết lộ hạm đội hải quân lớn của Trung Quốc tại khu vực biển Nhật Bản đang cấp tốc quay xuống quần đảo Trường Sa để chuẩn bị cho cuộc tập trận này. Trung Quốc, thông qua CCTV, trắng trợn tuyên bố cuộc tập trận là để “các nước láng giềng thấy được thực lực của Trung Quốc”.
- Ngày 26/7 khoảng 20 tàu cá Trung Quốc, với sự hộ tống của ít nhất 2 khu trục hạm, đã được triển khai xung quanh đảo Thị Tứ trong động thái tiếp theo làm gia tăng căng thẳng ở khu vực quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.
V.v…
Tình hình diễn biến như kể trên, chỉ là
người bình thường cũng đã phải lo lắng hay bức xúc, vậy tại sao trước
các động thái đó, mà dân tình ở Việt nam những ngày này họ vẫn thản
nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Do đó câu hỏi được đặt ra là hay do
người dân họ không sợ chiến tranh, không sợ chết? Trong khi có nhiều
người thì cho rằng giặc đã vào đến nhà rồi, Trung quốc đã và đang cướp
đất cươp đảo của Việt nam hay họ còn cho rằng Chính phủ thì đớn hèn, chỉ
phản đối suông v.v… Trước tình trạng đó, sự thật có đúng như một số
người hiểu như thế không? Dẫu dân chúng có hiểu theo bất kỳ hướng nào
thì đây cũng là những bức xúc của người dân, chúng ta cùng thử nghiên
cứu cụ thể, để thấy thực chất tình hình đã xảy ra trên Biển Đông trong
những ngày qua đang diễn ra như thế nào?
Bản đồ Quần đảo Trường sa, trong ngoặc (chữ hồng) là chỉ quốc gia đang quản lý.
|
Khu vực Quần đảo Trường sa là vùng biển
rất rộng lớn, là nhóm gồm hơn 100 đảo nhỏ và đảo đá ngầm đang trong tình
trạng tranh chấp ở Biển Đông, nơi nhiều quốc gia như Việt nam,
Philippine, Malaixia, Trung quốc v.v… đều lên tiếng khẳng định chủ quyền
của mình và trên thực tế việc các quốc gia có tranh chấp đều có quản lý
những đảo hay bãi cát trong khu vực này theo thế cài răng lược. Chuyện
vừa qua báo chí cho hay 30 tàu cá của tỉnh Hải Nam đồng loạt tiến về
phía quần đảo Trường Sa rõ ràng chỉ là hành động khiêu khích của phía
Trung quốc, mặt khác những tàu cá này đang hoạt động ở vùng biển đang có
tranh chấp giữa các bên. Cũng tương tự như việc tàu đổ bộ của Trung
quốc, đi hỗ trợ cho 30 tàu cá vừa từ bãi Chữ Thập sang Bãi Su Bi (hiện 2
bãi do TQ chiếm), 2 bãi này nằm gần các bãi khác do Việt nam,
Philippine, Đài loan đang chiếm giữ. Trên bản đồ Trường Sa (nhìn từ trên
xuống, bên trái là Song Tử Đông (Philippine), Song Tử Tây (VN), rồi tới
Thị Tứ và Loại Ta (đều do Phiippine chiếm). Còn về đảo bé xíu Su Bi mà
30 chiếc tàu đánh cá TQ và chiếc tàu “đổ bộ” đang có mặt, là một đảo nhỏ
bị kẹp giữa 2 đảo Thị Tứ và Loại Ta (đều do Phi chiếm) là do Trung quốc
hiện đang chiếm. Nên việc 30 chiếc tàu đánh cá TQ và chiếc tàu “đổ bộ”
đang có mặt trên vùng biển mà họ đang quản lý, hay 20 tàu cá Trung
Quốc, với sự hộ tống của ít nhất 2 khu trục hạm, đã được triển khai xung
quanh đảo Thị Tứ, là chuyện bình thường và dễ hiểu trong mưu đồ thôn
tính tòan bộ khu vực Biển Đông của chính quyền Trung quốc, trước mắt
không có gì đáng sợ như nhiều người tưởng.
Việc báo chí Việt nam đưa tin cảnh báo
cũng là chiến thuật ngoại giao nhằm đánh động dư luận quốc tế và trong
nước trong việc khẳng định lập trường trước sau như một của Việt nam về
chủ quyền không thể tranh cãi hy vọng chút lòng thương hại. Chứ thực ra
khu vực tranh chấp đó không thuộc vùng chủ quyền của Việt nam quản lý
trong thời điểm hiện tại, bởi tình trạng hiện tại cũng ví như hai ông
hàng xóm cùng đưa giấy tờ chứng minh sở hữu do tay mình ký với các mảnh
đất chưa có sổ đỏ. Những hành động kể trên của Trung quốc cũng không
khác gì trường hợp hiện đã có “chùa Trường Sa” trên đảo Nam Yết do Việt
Nam chiếm đóng, nhà trẻ trên đảo Trung Nghiệp do Philíppin chiếm đóng,
nhà khách “Hào Hoa” trên đảo Đạn Hoàn do Malaixia chiếm đóng. Chuyện này
nếu không được giải thích rõ ràng sẽ dẫn tới nhận thức sai và dễ bị các
bên lợi dụng để kích động.
Chi tiết những khu vực tàu TQ tiến hành khiêu khích chỉ là vùng họ hoặc Philippine đang chiếm đóng |
Trong lịch sử cận đại, chuyện các tranh
chấp lãnh thổ từ Anh Quốc – Argentina, Thái lan – Campuchia, cho tới Nga
– Trung … thì những tuyên bố khẳng định đại loại: là chủ quyền không
thể là chối cãi, có đầy đủ bằng chứng lịch sử từ ngàn đời nay, cũng như
như việc cả Trung quốc, Việt nam và một số quốc gia khác cứ luôn to mồm
rằng Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của riêng mình, là điều không thể
tranh cãi chỉ là chuyện lý sự cùn. Những hành động mang tính ngoại giao
kiểu đó sẽ không thể giải quyết được bất cứ điều gì, mà chân lý sẽ luôn
thuộc về kẻ mạnh và sau đó là phía đang nắm giữ quyền quản lý các khu
vực, địa điểm trong khu vực tranh chấp. Và dù kết thúc ở Tòa án quốc tế
thì việc xem xét chủ quyền cho mỗi bên cũng nghiêng về thực tại để giải
quyết tranh chấp. Phải thừa nhận vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng
hay toàn bộ khu vực Biển Đông đang trong tình trạng tranh chấp giữa các
quốc gia trong khu vực, chứ trên thực tế không có quốc gia nào có thể
khẳng định toàn bộ chủ quyền các đảo, bãi đá ngầm trong khu vực này.
Điều mà các quốc gia hy vọng đòi lại chủ quyền của mình trên các đảo hay
bãi đá ngầm của mình bị Trung quốc tước đoạt bằng vũ lực như: các đảo
trên Quần đảo Hoàng sa của Việt nam năm 1974, đảo Gạc ma của Việt nam
năm 1988 hay đảo đá ngầm Vành khăn (Mischief reef) của Philippines năm
1995… là một việc hết sức khó khăn, đòi hỏi thời gian và nhiều yếu tố
khác. Nhưng điều quan trọng nhất là ngoài các bằng chứng cụ thể như hình
ảnh lưu trữ về mốc chủ quyền, các Hiệp định hay các tài liện mang tính
pháp lý trong lịch sử bên nào đã hay đang thực sự quản lý và khẳng định
được chủ quyền của mình đối với các đảo hay bãi đá ngầm trong khu vực
tranh chấp.
Nên hiểu mưu đồ thôn tính tòan bộ khu vực
Biển Đông của chính quyền Trung quốc trong quá khứ và tương lai là mưu
đồ có thật, mà đường lưỡi Bò là một bằng chứng không thể chối cãi. Và
những bước đi của Trung quốc hiện nay là những tính toán rất cao, đó là
thủ thuật nói dối đúng lúc, nói dối nhiều lần với tham vọng bá quyền độc
chiếm Biển Đông cùng với các hành động cụ thể như trên. Diễn biến phức
tạp trên Biển Đông cùng bản chất ngụy tạo chứng cứ thô thiển về chủ
quyền lãnh thổ theo kiểu “biến không thành có”, biến vùng không tranh
chấp trở thành vùng tranh chấp của Trung Quốc. Thủ đoạn này sẽ rất có
hiệu quả nếu một quốc gia tham gia tranh chấp quá nhún nhường, bị động
hay đồng thuận như Việt nam.
Khái niệm chiếm được Trường Sa nếu hiểu
đúng là phải chiếm được các đảo lớn có sân bay, có cứ điểm quân sự. Hiện
Đài loan là nước có cái sân bay lớn nhất, Philippine có cái lớn thứ
nhì, Việt nam chỉ có cái lớn thứ ba. Trên thực tế trong Quần đảo Trường
Sa, các đảo lớn nhất là của Việt nam, trên bản đồ nhìn từ trên xuống là
Song Tử Tây, Trường Sa Đông, Trường Sa (cứ nhìn các đảo gần bờ biển Việt
nam, bên phía Tây Q. Đảo TS …). Còn Trung quốc hiện nay ở khu vực này
chẳng có cái gì, họa chăng chỉ là mấy cái đảo đá hay bãi cạn, lính tráng
TQ thì một là ở trên ‘bè chuối”, không thì ở trên mấy cái nhà giàn như
DK1, DK2 của Việt nam là hết. Và trong trường hợp muốn chiếm cả trăm cái
đảo trong quần đảo, ngoài các đảo lớn có sân bay, trạm hậu cần … thì
Trung quốc phải cần ít nhất 100 chiếc “tàu đổ bộ” như vậy! Chứ tình hình
diễn biến như kiểu hiện nay thì trước mắt chưa có vấn đề gì phải lo
ngại, cái đáng lo là hậu họa của nó – sự đồng thuận giữa hai đảng cộng
sản Việt nam và Trung quốc.
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, với tương quan và tình
hình chính trị xã hội của mỗi bên nhìn chung là các bên sẽ còn cứ dền dứ
nhau vì mục đích chính trị trong nước, cả Việt nam, Trung quốc đều như
vậy. Và khả năng Trung Quốc chưa thể có hành động quân sự tại Biển Đông như nhiều người đánh giá là điều tương đối chắc chắn, cộng với việc Trung Quốc vừa cam kết
cùng nỗ lực gìn giữ hòa bình và ổn định khu vực, sau khi các nước ASEAN
công bố nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông. Phải thừa nhận, về mặt chiến
lược Trung Quốc có một cái nhìn cực kỳ rộng lớn, với biện pháp đánh lấn
trên thực địa tranh chấp chủ quyền và truyền thông như Trung quốc đang
làm, thì sự nguy hiểm của nó khó có thể lường hết được trong một tương
lai gần. Đó là chiến thuật “cây gậy nhỏ” (dùng lực lượng bán dân sự đàn
áp tàu thuyền các nước trên biển Đông và khẳng định chủ quyền). Nhưng
điều nguy hiểm hơn cần phải chú ý, là trong bối cảnh mâu thuẫn nóng như
vậy trong quan hệ Việt – Trung, vốn là hai nhà nước độc tài đảng trị có
cùng một lợi ích thì các nhà lãnh đạo hai đảng vẫn rất hữu hảo, như báo QĐND ngày 27.7.2012 cho đăng bài viết Tình hữu nghị Việt – Trung: Những nghĩa cử không thể nào quên
, hay buổi lễ tổ chức nhân kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Quân Giải
phóng nhân dân Trung Quốc (1-8-1927/1-8-2012) tại Hà nội với sự có mặt
đầy đủ các tướng lĩnh hàng đầu QĐND vừa qua là vài ví dụ điển hình.
Do vậy có thể coi những thông tin đăng
tải trên báo chí hay những cú con thoi ngoại giao của phía Việt nam về
vấn đề Biển Đông trong những ngày qua chỉ là trò kích động và đánh lừa
dư luận của chính quyền, đặc biệt là những kẻ nhẹ dạ sẽ dễ mắc bẫy. Mà
phải hiểu bản chất sâu xa trong phương châm chỉ đạo và mục tiêu cao nhất
mà đảng CSVN và chính quyền của họ về vấn đề Biển Đông đề ra sẽ là “Bán
anh em xa, mua láng giềng gần để hợp tác cùng Trung quốc, trong việc
(thuê họ) khai thác tài nguyên trên Biển Đông”. Vì thế các động thái
đóng kịch ngoài lề chỉ nhằm phục vụ cho công việc mặc cả quyền lợi giữa
hai đảng, kể cả việc biểu tình của những người yêu nước ở Hà nội trong
thời gian vừa qua cũng vô tình bị lợi dụng mà bản thân những người đi
biểu tình họ cũng không biết. Đó là câu trả lời cho câu hỏi vì sao ở Hà
nội được bật đèn xanh cho biểu tình trong lúc có lệnh của Chủ tịch UBND
TP Hà nội cấm không cho biểu tình, và Sài gòn lại bị cấm triệt để? Để bù
lại thì các phương tiện truyền thông của Hà nội liên tục tố cáo những
người yêu nước bị thế lực thù địch kính động.
Cách nhìn nhận kiểu này không phải không
có lý, đồng thời nó cũng là câu trả lời vì sao việc giáo dục cho người
dân về chủ quyền biển đảo của Việt nam lâu nay bị sao nhãng, kể cả sáu
chữ viết tắt HS – TS – VN trước đây không dám viết công khai, còn phải
viết lén lút. Một chi tiết không thể không nhắc đến là trong suy nghĩ
của đa số Uỷ viên Bộ Chính trị đảng CSVN rất tự hào về sự thành công của
nền Kinh tế Trung quốc trong mấy thập kỷ qua. Bên cạnh đó họ rất tin
tưởng rằng Trung quốc và Nga là 2 quốc gia luôn ủng hộ các chế độ độc
tài bằng cách phủ quyết, việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang thăm
Nga một trong những mục tiêu chính không ngoài vấn đề đó – giải pháp hõ
trợ cho hòa bình trên Biển Đông cộng với sự an toàn của đảng CSVN. Do
vậy những ai hy vọng Việt nam sẽ dựa vào Mỹ trong vấn đề Biển Đông là
hoàn toàn không thực tế, vì cũng như kiểu lý luận dẫu Trung quốc có
chiếm nhưng rồi họ sẽ trả lại vì ta và bạn là hai nước Xã hội Chủ nghĩa
còn ăn sâu trong tư duy của các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt nam. Đó
là sản phẩm của cái tư duy thà mất nước còn hơn mất đảng.
Nên nhớ, hiện nay một số lớn các quốc gia
trên thế giới và khu vực họ cho rằng không thể lơ là mối nghi ngờ rằng
những người cộng sản sẽ đặt quyền lợi giai cấp lên trên quyền lợi của
quốc gia, dân tộc. Đừng tưởng rằng ngày nay họ (những người cộng sản) đi
theo kinh tế thị trường, đã phản bội chủ nghĩa Mark- Lenin thì tư duy
cộng sản trong họ không còn và mộng làm cách mạng thế giới cũng đã hết.
Do vậy thì việc họ có giả vờ cãi vã về lãnh thổ hôm nay, nhưng cũng
không làm giảm niềm tin sẽ có ngày hòa hợp trong cái thế giới đại đồng
kiểu cộng sản trong tương lai thì cũng rất có khả năng xảy ra. Đó cũng
là lý do tại sao những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, trong khu vực
quần đảo Trường sa những ngày qua hầu như chủ yếu chỉ diễn ra trong khu
vực lãnh hải thuộc quyền kiểm soát của Philippine chứ không diễn ra
trong khu vực lãnh hải thuộc quyền kiểm soát của Việt nam. Hoặc như vụ
chạm trán trên biển Đông giữa 30 tàu cá Trung Quốc ra đánh bắt trái phép
tại Trường Sa trong 18 ngày với 40 tàu cá Việt Nam xảy ra ngay ngày đầu
tiên 30 tàu cá Trung Quốc kéo ra Trường Sa, tuy nhiên tàu cá hai bên
tránh nhau và không xảy ra va chạm (!?).
Nhưng mục tiêu cao nhất mà cả Trung quốc
và Việt nam đều đồng thuận và cùng đang nhằm tới là vơ vét tài nguyên
quốc gia để bán chác kiếm tiền cho các quan chức lãnh đạo đút túi, càng
nhanh, càng nhiều càng tốt. Tuy vậy bên nào cũng tham lam không kém gì
nhau, nên chỉ có phương án dung hòa cùng vơ vét, cùng chia chác là đảm
bảo cả hai bên đều có lợi. Dại gì mà họ tự gây chuyện đánh nhau, chiến
tranh sẽ chỉ xảy ra khi việc ăn chia không công bằng giữa các bên đã
thỏa thuận, vả lại trường hợp có chiến tranh thì phía Việt nam cầm chắc
cái thua trên già nửa. Tình hình trên Biển Đông có lẽ sẽ tiếp tục ở tình
trạng như hiện nay ít nhất trong vòng hết năm 2012, khi kết quả đại hội
đảng CSTQ lần thứ XVIII ngã ngũ chấm dứt sự cạnh tranh quyền lực và
cũng là khi TBT đảng CSVN sẽ nghỉ giữa nhiệm kỳ để bàn giao lại cho
người khác. Hy vọng khi đó có ban lãnh đạo mới của đảng CSVN sẽ có một
chính sách ngoại giao với Trung quốc thỏa đáng hơn.
Tuy nhiên có thể nói, nếu có xảy ra chiến
tranh trên Biển Đông giữa Việt nam và Trung quốc vào thời điểm này có
lẽ không chừng sẽ có lợi, đó là sẽ để cho đảng CSVN thấm bài học sức
mạnh của nhân dân. Điều mà vốn từ lâu nay với thói kiêu ngạo của mình,
họ (đảng CSVN) đã quá coi thường và không biết trân trọng cái sức mạnh,
vốn đã giúp họ đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong lịch
sử./.
Hà nội, ngày 31 tháng 7 năm 2012
© Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét