Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Tin thứ Tư, 27-06-2012

NÓNG! 11h35′ – Tin từ CTV: “Từ 9h sáng đã có hơn 100 nông dân áo đỏ mới của phường Kiến Hưng quận Hà Đông và nông dân áo đỏ La Cả, phường Dương Nội tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng.
Đến 10h, bà con đi bộ từ vườn hoa MXT về trụ sở tiếp dân của TP Hà Nội tại số 34 Lý Thái Tổ để khiếu nại, kêu cứu.
Hiện tại bà con vẫn đang ở 34 LTT.
Số ĐT của chị Tâm thôn La Cả: 090 341 0731
Số ĐT của bà Chưa – Kiến Hưng, HĐ: 097 859 3607″.
Cũng xin lưu ý với các cơ quan chức năng, địa điểm kế bên tượng Lý Thái Tổ ở hình dưới đây cũng chính là nơi xuất phát của nhiều cuộc biểu tình năm ngoái, trong khi Chủ nhật này cũng là thời điểm rất cần quan tâm khi đã có lời kêu gọi “Tuần hành ôn hòa” và cả những tin tức về ý muốn cùng tham gia của bà con nông dân khiếu kiện.

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Panorama đảo Trường Sa lớn  —  (Phair Zios).  - Điểm tựa của Trường Sa (QĐND). - Sức sống giữa trùng khơi (DV).
Trung Quốc lại cử tàu vào Biển Đông của Việt Nam (TTXVN). - Trung Quốc đưa tàu tuần tra đến biển Đông (TT).
Trung Quốc sẽ cắm giàn khoan 981 trị giá 1 tỷ USD ở biển Đông (GDVN). Sợ gì? Ta cũng Hạ thủy giàn khoan Hải Thạch dự án Biển Đông 1  (SGGP).  - Trung Quốc lại cố ý khiêu khích ở biển Đông (Nguyễn Thông).   – Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền (NLĐ).    – Hà Nội phản đối việc Trung Quốc gọi thầu tại thềm lục địa Việt Nam (RFI).  – Việt Nam phản đối TQ mời thầu dầu khí  —  (BBC). – Chủ nghĩa bành trướng không còn phù hợp với thời đại  —  (RFA).  – Tâm sự trước ngày 1/7   —  (Phương Bích).   – Tất cả họ đã có nhiều kinh nghiệm hơn  —  (RFA).

Vài nhận định sơ khởi về bộ Luật Biển Việt Nam 2012 (Trương Nhân Tuấn).
- Nguyễn Chí Vịnh: Cáo già Hà Nội lù lù xuất hiện từ bóng đêm (x-café / Trí Nhân). – Dịch từ bài: Hanoi’s old fox emerges from shadows (SCMP/ viet-studies).
- Ai cho phép phòng khám Trung Quốc “lộng ngôn”? (TT). -  Siết chặt quản lý các phòng khám có yếu tố người nước ngoài (CP).  - LANG BĂM TRUNG QUỐC (Sơn thi thư). - - Thương lái Trung Quốc lại tận thu dây gai (VEF). - Đểu có kế lược! (PLTP). - Chuyện táo “độc” Trung Quốc: Cần sự sòng phẳng (ANTĐ).
- Trong khi các Cty nhà nước FPT, VNPT, Viettel đua nhau điên cuồng dựng tường lửa ngăn chặn người Việt trong nước vào mạng quốc tế, thì cùng lúc Bộ 4T cấp phép cho Cty của Trung Quốc Baidu chính thức ra mắt mạng xã hội riêng tại Việt Nam “Baidu Trà đá quán” vào ngày 1/7? (GENK). Ngày đó cũng là ngày thành lập đảng CSTQ, còn người VN thì tính “tuần hành ôn hòa” phản đối TQ.  Mời tham khảo: zhidao.baidu.com.vn  .
Độc giả SLT vừa gửi email: “Nhờ anh Ba thông báo tới bà con biết. Hiện nay tất cả các trang Blog của google (blogspot.com) đều đã bị chặn, em truy cập bằng Dcom3G cũng không được. Bọn 4T này đến hồi điên loạn rồi. Xin loan báo để khách hàng viễn thông và các blogger của google biết và cùng nhau khiếu nại. Viettel, Vinaphone, Mobifone và cả Beeline cũng chặn hết. Cả họ nhà em điên tiết vì con cháu không vào được blog của dòng họ. Muốn chửi tục quá. Đâu phải ai cũng biết trèo tường đâu. Nhưng có lẽ đây là một cơ hội để em phổ biến cách trèo tường cho cả họ nhà em và tất cả nam phụ lão ấu phải chấp nhận cách này, từ đó ai cũng biết cách để đọc báo cả anh Ba, hi hi hi…. Chúc anh Ba mạnh khỏe và chiến thắng.”
Philippines tiếp tục truy tìm tàu đâm tàu cá (PLTP). - Căng thẳng TQ – Philippines gia tăng sau vụ chìm tàu(UPI, Philippine Star/VNN).  -  Phi-li-pin xây trường mẫu giáo tại đảo Trung Nghiệp – Trung Quốc phản đối các hoạt động trái phép xâm phạm chủ quyền của bất cứ nước nào(CRI). – Lực lượng Bảo vệ bờ biển Phi-li-pin nói rằng tàu cá bị đâm không liên quan với vụ việc đảo Hoàng Nham. - Người gốc Việt và gốc Philippines ở Mỹ cùng tham gia tẩy chay hàng Trung Quốc: Filipinos, Vietnamese in US close ranks: Boycott Chinese products (Inquirer). - Căng thẳng TQ – Philippines gia tăng sau vụ chìm tàu (VNN). - Philippines không xác định được tàu đâm chìm tàu cá (GDVN). - Trung Quốc dùng kế thứ 37: Nói một đằng, làm một nẻo (PnToday).
Thế cân bằng an ninh tại châu Á (TVN/NATIONALINTEREST).  - “GIẢI PHÁP MỀM” CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI ASEAN  —  (Bùi Văn Bồng).  – TRỤC CHÂU Á MỚI   —  (Project Syndicate/Hồ Hải). - Trung Quốc đưa đội tàu tuần tra xuống biển Đông (TN). - Trung Quốc lại cử tàu tuần duyên ra Biển Đông (DT). - Trung Quốc sẽ thực hiện tham vọng “cường quốc hải quân” (GDVN).
Mỹ tổ chức Hội nghị An ninh biển tại khu vực Biển Đông (VOV). - Tân Hoa Xã: Mỹ tập trận Thái Bình Dương quy mô lớn không mời TQ (GDVN).
- Tổng thống Obama phê chuẩn thỏa thuận bán vệ tinh cho Việt Nam     —  (VOA). – Vệ tinh và tường lửa  —  (Đông A). – Báo Quân đội ND đưa thì phải điểm ngay, để biểu dương là cũng đã biết “tự diễn biến”: Tổng thống Mỹ phê chuẩn thỏa thuận bán vệ tinh viễn thông cho Việt Nam (QĐND). -  Mỹ tài trợ Việt Nam nghiên cứu về môi trường (ĐV).
-  Việt-Lào xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị (PLTP).  -  Khởi công Dự án xây dựng Học viện Kinh tế – Tài chính Đông-khăm-xạng (PetroTimes).
<- Biểu tình ngày 1/7/2012: Tham gia? Không tham gia? (Nguyễn Tường Thụy).
Làm rõ vụ nữ phóng viên bị giữ thiết bị tác nghiệp (PLTP).
Chỉ tại quả mít của Hồ Xuân Hương (CAND).
Nhà nước .vs Nhân dân (Xôi thịt).
- CT Trương Tấn Sang: Phải hành động thôi! (PLTP). “Sáng qua, không hẹn mà gặp trên các tờ báo TP.HCM rộ lên thông tin tường thuật cuộc tiếp xúc cử tri của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.”  -  CHỐNG THAM NHŨNG- CÂU CHUYỆN MỘT GIA ĐÌNH (Sơn thi thư).
- Video: nông dân Văn Giang khiếu kiện tại UBND trong khi hoa màu đã bị ủi sạch   –   Tường thuật trực tiếp: 17 máy ủi đang cưỡng chế, 300 nông dân Văn Giang biểu tình tại Bộ TNMT (TTXVA). – ĐAU XÓT LÝ CON… KHỈ!  —  (Nguyễn Văn Thiện). “Coi như dân bầy tui quên chuyện cướp đất ở Văn Giang rồi, quên chuyện bắn nhau ở Tiên Lãng rồi, quên luôn chuyện Vi Na mấy nghìn tỉ rồi, quên cả chuyện bán than bán bôxít bán rừng bán đất rồi, quên sạch sành sanh, rứa có được không?
- TPHCM “Treo” hàng trăm ngàn giấy chứng nhận nhà đất (LĐ).
- 134. CHIẾM ĐOẠT ĐẤT ĐAI Ở NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN    –   135. Quy hoạch đất đai trong phát triển bền vững (Xưa&Nay).
- Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh không đo lường tất cả  —  (RFA).  – Hà Nội tiếu lâm truyền kì (kì 64) (Trần Nhương).
Chính phủ không nên “làm hết các việc của xã hội” (PLVN).
-  Nguyên Chủ tịch TP Vĩnh Yên thừa nhận có tư lợi (LĐ).  -  Đề nghị truy tố một thẩm phán lừa đảo (TN). –  Hoãn xử vụ cán bộ Sở TN-MT tỉnh Phú Yên tham ô (NLĐ).  - Luật sư bỏ về giữa chừng, tòa mệt mỏi (PLTP). - Làm công tác cán bộ rất “dễ đụng chạm”! (PLVN).
Tiết lộ bí mật Nhà nước, nguyên cán bộ Thanh tra Chính phủ bị bắt (NLĐ).
- Bắt giữ 25 người tìm cách vượt biên đi Úc  —  (BBC). –  Úc đau đầu với nạn nhập cư trái phép (TN). - Lừa vượt biên sang Úc (TN). - Lừa vượt biên bằng lời hứa hão (PLTP).
- Bon chen chuyện vô đảng (Người Ba Đồn).
- Vì sao trừng phạt tham nhũng lại phải đau đớn? (Nguyễn Thế Thịnh).  – Lời hay ý đẹp (10): Tất cả đều là những lời cần nghe   —  (Nguyễn Thông).
- Việt Nam bị ghi vào sổ đen của tổ chức chống rửa tiền FATF  —  (VOA).
- Chùm ảnh đại gia xây mộ chờ ướp xác mình (Bee). Mời xem lại: “Quan chức” đua nhau “chơi” nhà sàn gỗ quý nơi cực Bắc (PLVN).
-  Lập cơ quan pháp quy cho điện hạt nhân (ĐV).
- Thủy điện Sông Tranh 2: Dân lo ngay ngáy (NLĐ).  - Quảng Nam dự phòng trường hợp Sông Tranh 2 gặp sự cố xấu (Infonet).
- Ông Chủ tịch và những việc làm khuất tất (NCT). Báo Người cao tuổi thắc mắc việc bổ nhiệm một ông vụ phó không theo quy trình. Vậy mai mốt cháu Tô Linh Hương bất ngờ đảm nhiệm cũng chức vụ phó Vụ Đối ngoại, Bộ Văn-Thể-Du thì có dám thắc mắc hông, há?
-  Vi phạm trật tự xây dựng gia tăng ở Hà Nội  (NLĐ). Có phải đó là một trong những lý do để ông chủ tịch được các cụ hưu trí đặt cho biệt danh là “Nguyễn Phế Thải“?Hà Nội: Thanh tra tiếp tay cho sai phạm (LĐ). - Xử lý cả chủ đầu tư và công chức liên quan nhà sai phép (TP). - Hà Nội còn 400 nhà ‘siêu mỏng, siêu méo’ chờ khai tử (VTC). - Hàng chục cán bộ Hà Nội bị kỷ luật (VnMedia).  - Bùng phát nhà sai phép do chính quyền ‘tiếp tay’ (VNE). Công trình 55A, 55B Bà Triệu xây vượt 4 tầng sai phép = >
-  Sẽ báo cáo Thủ tướng nếu Đà Nẵng hạn chế nhập cư (SGTT). “Trước thông tin về việc bí thư Thành uỷ, chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh mới đây, trong cuộc tiếp xúc cử tri tuyên bố Đà Nẵng sẽ tiếp tục triển khai việc hạn chế nhập cư theo nghị quyết 23, vì “Uỷ ban thường vụ Quốc hội không bác nghị quyết này”, ông Sơn cho rằng: Đó chỉ là ý kiến phát biểu mang tính cá nhân.”
- Lào ngưng giao đất để khai thác mỏ và trồng cao su  —  (RFI).
- Chính phủ Phnom Penh chuẩn bị cấp đất cho dân  —  (RFA).
- Bà Aung San Suu Kyi tới Pháp   —  (VOA).  - Pháp đón tiếp Aung San Suu Kyi như một nguyên thủ quốc gia  —  (RFI).   – Trung Quốc bị tố cáo trục xuất người Miến Điện tỵ nạn   —  (RFI). - HRW hối thúc Trung Quốc bảo vệ người tị nạn Miến Ðiện (VOA).
- Bắc Triều Tiên hành quyết bốn người tị nạn bị Trung Quốc trả về   —  (RFI).  – Chương trình TV cho người đào tẩu Bắc Hàn  —  (BBC).  – Tập trận, lấy cờ Bắc Hàn làm mục tiêu  —  (BBC). - Hàn Quốc xây căn cứ hải quân gần biên giới Triều Tiên (TT). - Hàn sẽ “không dung thứ” nếu Triều Tiên khiêu khích (TTXVN).
Trung Quốc quay lại với điện hạt nhân (VNN).
- Người nhập cư gốc Tứ Xuyên xung đột với công an và dân Quảng Đông  —  (RFI).  - Các tổ chức phi chính phủ tham gia cải cách xã hội ở Quảng Đông  —  (RFI).  – Một viên chức Nhật Bản tự sát sau vụ tố giác Bắc Kinh bán vũ khí cho Bình Nhưỡng   —  (RFI). - Bên trong các vụ tự thiêu ở Tây Tạng là do sự diệt chủng văn hóa (Asia Times).  - Nhà văn Liêu Y Vũ: Trung Quốc lưu đày, quốc tế trọng dụng   —  (RFI).
Báo Nhật: Bạc Hy Lai phủ nhận có liên quan tới sai phạm của vợ (GDVN).
Sa thải nhà báo “xúc phạm” bạn gái Tổng thống Pháp (TT).



HOÀNG SA NỘ KHÍ PHÚ (Phạm Viết Đào).  Từ Đông Chu bị họa Thất Hùng,/ Đến Hậu Hán bị xiềng Tam Quốc./ Đất Trường An thây chất chập chùng,/ Bờ Vô Định xương phơi chất ngất!/ Đã biết,/ Hễ gieo chinh chiến là kín đất đau thương,/ Nếu động can qua thì mịt trời tang tóc./  Vậy mà sao,/ Chẳng lo điều yên nước no dân,/ Lại quen thói xua quân chiếm đất?”  -Phản ứng như “đỉa phải vôi”   —  (Nguyễn Vĩnh).
- CNOOC làm gia tăng căng thẳng tại biển Đông với lời mời thầu: CNOOC raises South China Sea tensions with offshore offer (Interfax).
- Việt Nam kêu gọi Công ty mẹ của CNOOC hủy bỏ lời mời tham dò dầu khí: Vietnam Calls on Cnooc Parent to Scrap Oil Exploration Bids (Businessweek).
- Nghị quyết trung ương 4 về chỉnh đốn: Hay là họ chỉ nói cho vui  —  (Nguyễn Thông).

KINH TẾ
- Đồng tiền như con rối   —  (Đào Tuấn).
- Toàn cảnh kinh tế-tài chính 26-6-2012 (VF).
- Vào chợ mỗi ngày – TTCKVN 26-6-2012 (VF).  - Vào chợ mỗi ngày – TTCKVN 27-6-2012.
“Minh bạch nợ xấu là vấn đề rất khó” (VnEco).
Lãi suất liên ngân hàng lại tăng (TBKTSG). - Lợi nhuận ở đâu? (VEF). - Cần bơm tiền cho quỹ bảo lãnh tín dụng (PLTP). - Lãi suất hạ, tín dụng “đen” ế ẩm (VnMedia).
CPI giảm: Dân kinh doanh vẫn chưa chịu giảm giá (VEF). - Lạm phát thấp là do kinh tế suy giảm (VOV). - Nhiều mặt hàng vẫn tăng giá (VEF). - Nghịch lý CPI giảm, giá chợ cao (Infonet). - Nguy cơ giảm phát “quay ngược” chiều kim đồng hồ? (Tầm nhìn).
Lại kiến nghị “giải cứu” bất động sản (TN). Cũng như ngân hàng, các đại gia BĐS ăn nên làm ra thì tự sướng, còn thua lỗ thì đã có chính phủ móc tiền dân nghèo để cứu. -  Đại gia thâu tóm đất vàng để …bỏ hoang! (VNMedia).  - Đà Nẵng: Xây dựng đô thị vệ tinh hiện đại bậc nhất (TTXVN).
Vàng phi SJC bị ép giá (NLĐ).
Để không bị tái diễn điệp khúc “bảo hành… bị “củ hành”” (Nguoiduatin).
- Dịch heo tai xanh: Người chăn nuôi “hấp hối”  (TN).  -  Quyết liệt khống chế dịch bệnh trên tôm và dịch lợn tai xanh (CP). Nói hoài rồi, đừng xài chữ “quyết liệt” nhiều quá. Cái chính phủ này lúc nào cũng như lên gân cương cứng nhiều quá, rồi liệt luôn hồi nào không hay. Lúc cương cũng phải có lúc nhu chớ.  -  Dịch lợn tai xanh lây lan trên diện rộng (VOV).  -  Giá giảm, nhưng nông sản xuất khẩu vẫn đạt 13,6 tỷ USD (SGGP).
-  Khẩn cấp cứu người nuôi cá tra  (TT).  - Nhờ Chính phủ cứu cá tra  bằng tiền của dân (PLTP). “…có ý kiến cho rằng hiện nay sản xuất tiêu thụ cá tra đang thừa đủ thứ, từ vùng nguyên liệu đến nhà máy, công suất chế biến với khoảng 70% DN chế biến đã ngoắc ngoải. Vì vậy, không nên bơm tiền giải cứu cho những DN chế biến cá tra không còn đủ năng lực sản xuất mà nên dành gói hỗ trợ cho các DN vẫn còn khả năng hoạt động.”  - Cứu nguy cho cá tra (NLĐ). “Thiếu vốn, sản xuất ồ ạt, lãng phí trong đầu tư… là những căn bệnh trầm kha đang làm ngành sản xuất cá tra ĐBSCL điêu đứng”.
Vẫn chưa thể xuất khẩu 5 loại rau vào EU (TT). -  Lộn xộn hoạt động khai thác than ở Vàng Danh (ND). -  Lãng phí thương mại (TN).
<-  Lỗ hổng logistics (TN).
- Hết dự án sân bay Tiên Lãng phải ngưng, giờ tới ý kiến Dự án cảng Lạch Huyện chưa khả thi (SGGP). Đúng là “Hải Phòng tuy thế mà tồ/ Sông thì đem Lấp, Đồ thì đem Sơn/ Cảng thì Cấm, Chợ thì Con/ Lại thêm Chợ Đổ – còn buôn bán gì!/ Cầu thì Rào lại không đi/ Lại đi Cầu Đất ngu gì ngu hơn! …”
- Tưởng là đã hoạt động trở lại nên Nhà máy Lọc dầu Dung Quất xuất 4.300m³ ethanol (SGGP). Nhưng không phải, đó là “Nhà máy Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung” xuất dầu tại kho của Dung Quất.
- Trần chi phí quảng cáo: Không nên một mình một luật chơi (VnEco).
- Cty Đài Loan  New Shopping bị phạt, tịch thu hơn 9 tỉ đồng (TN).
-  Vốn ngoại sụt giảm (VNE). “Tổng mức giải ngân FDI 6 tháng đầu năm đạt khoảng 5,4 tỷ USD, so với gần 6,4 tỷ USD mà các doanh nghiệp đăng ký. Tuy vậy, số liệu cũng cho thấy dòng vốn thực đổ vào nền kinh tế đã liên tục giảm trong 4 tháng gần đây”.
Liên Hiệp Châu Âu khởi động đàm phán Tự do Mậu dịch với Việt Nam  —  (RFI).  - Tiến bộ về đàm phán mậu dịch tự do với EU có thể giúp đầu tư Việt Nam  —  (VOA). - Việt Nam, EU chính thức khởi động đàm phán FTA (TTXVN).
Hàn Quốc trồng rau sạch ở VN (TT).
- Nghe đau! Bia, rượu, thuốc lá nộp thuế nhiều nhất (PLTP).
- Coca-Cola sẽ đầu tư thêm 3 tỷ đôla ở Ấn Độ vào năm 2020  —  (VOA).
HSBC hạ dự báo mức tăng trưởng của Trung Quốc (TTXVN).
- Châu Âu quyết tâm áp dụng thuế tài chính TTF  —  (RFI).
Đức bị hạ xếp hạng tín nhiệm do ảnh hưởng từ khủng hoảng khu vực (Gafin).
- Bốn bộ trưởng tài chính khu vực sử dụng đồng euro họp tại Paris   —  (VOA). - Châu Âu: vẫn mãi là điệp khúc cứu trợ (TT).
- Hoạt động kinh tế bị đình trệ : nỗi lo số một của Luân Đôn thời Thế vận hội  —  (RFI).
Những công ty bị ghét nhất nước Mỹ (VNE).


VĂN HÓA-THỂ THAO
Ấn Độ tài trợ 3 triệu USD để bảo tồn và tu bổ Mỹ Sơn (TN).
Khi di sản bị “hoen ố“ bởi tiền và danh… (PLVN).
Chị em Thúy Kiều “hồi hương” (TN).
- TIN THƯ NHÓM BẠN YÊU THƠ HAY  —  (Ngô Minh).
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Và lửa và đất đá và củi rác… (TTVH).
- Mỹ Châu: Đa sầu, trầm lạnh (NLĐ). NSƯT Mỹ Châu (giữa) cùng chị và mẹ năm 1967  = > 
- NSƯT Minh Vương: Cải lương có sức sống tiềm tàng (SGGP).
- HẠNH NGUYÊN: NGHĨA ĐỊA MANG KHÔNG GIAN… THƠ! (Lê Thiếu Nhơn).
- Lâm Xuân Vi: Đứt dây mà xót thương bầu bí ơi (Trần Nhương). - Vi Thùy Linh: Quyến rũ một sức sống trung du. - Bich Nga: Trẻ em- sách và nhân tính.
Tranh cãi xung quanh truyện tranh “ngược” (Nguoiduatin).
Uplifting Through Art (Bangkok Post).
Văn hóa Hàn – “quyền lực mềm” và mối lo (TT).
Thở dài với phim Việt (NLĐ).
- Bánh mì Sài Gòn: top 9 món đường phố hấp dẫn (TT).
Hoa hậu Ngô Phương Lan xinh tươi rước đuốc Olympic (Infonet).
Những sự thật ít người biết về nước Mỹ (VnEco).
- “Phe vé” ở EURO 2012  —  (RFA).


Tạ Duy Anh, Lão Khổ (Quê choa).
Góc nhỏ bình yên (Alan Phan).
SAY RƯỢU (Tâm sáng).
Coi tay vào sáng mưa (Sầu riêng).
- LÊ HUY MẬU: THEO BẠN ĐI CHƠI GÔN (Nguyễn Trọng Tạo).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Luật Giáo dục đại học được Quốc hội thông qua - “Dây trói” đã cởi (SGGP).
- “Chiến sự” Đồi Ngô: Thắng lợi và bài học? (Khampha).
Không muốn dối trá, có được không? (TVN).
<- Buông lỏng từ quản lý tới chất lượng (NLĐ).  - Báo động liên kết đào tạo trái phép (SGGP). Có chi lạ đâu. “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, mới bữa kia nghe nói cái trường đại học Việt-Đức là liên kết với một tay mơ vô danh bên Đức, nhưng lại có sự tham gia của phu nhân bác Nhân. Chưa rõ thực hư, bác Nhân nếu thấy sai, xin cho biết dùm để đính chính. - “Treo“ tương lai sinh viên vì sai phạm trong liên kết đào tạo (PLVN).
- Sai phạm về thuế ở trường THPT M.V Lômônôxốp Hà Nội: Quyết định không chuẩn vì thanh tra thiếu khách quan (Thanh Tra).
- Nên bỏ kỳ thi ĐH-CĐ (NLĐ).  -  Tuyển sinh ĐH, CĐ: Đề không dài và không khó (TN). - Hà Nội: Thí sinh đi thi Đại học sẽ không lo bị…nóng (VTC).
- Thêm một quan chức bị “tố” đạo văn (NLĐ).
Cô đánh, phạt trẻ phản giáo dục là cá biệt (TT).
Giáo viên mầm non phải làm thêm không công (TT).
Olympia sai sót: Phản hồi từ Ban tổ chức (VNN). - LÙM XÙM CHUNG KẾT CUỘC THI ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA: Sẽ xem xét lại cả chương trình (NLĐ).  - Sai câu hỏi Olympia 2012: Ban tổ chức, cố vấn nói gì?  (VTC).
Tù mù “chợ giáo dục” online (ANTĐ).
Sản xuất nước mắm bằng…năng lượng mặt trời (ĐV).
- Người dùng Facebook nổi giận  —  (BBC).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Những “công trình nghìn năm Thăng Long” bây giờ ra sao? (Petrotimes). Đây cũng là một lý do nữa cho cái hỗn danh của ông chủ tịch TP: ”Nguyễn Phế Thải” = >
Vướng mắc từ đề án bảo tồn khu phố cổ Chợ Lớn (Infonet).
- Cái tựa ngồ ngộ: Nhà máy gây hôi thối đối thoại với dân (PLTP).  -  Đầu nậu “ôm” thịt thối vào nội địa (SGGP). –  Bắt xe khách chở hơn 1,2 tấn nội tạng động vật hôi thối (PLTP). - Tiết canh chứa chất ướp xác bán cho nhà hàng, siêu thị (Infonet).
Làng có nhiều người chết vì ung thư (TT).
- “THẤT THOÁT” BỆNH NHÂN: Nghịch lý do “thiếu hiểu biết” (NLĐ).
- Sản phụ tử vong dồn dập, bác sĩ đi “lánh nạn” (NLĐ). - Vụ sản phụ tử vong tại Quảng Ngãi: Do y đức kém và thiếu trách nhiệm (TN).  - Nam y sĩ dùng ghế sắt phang đầu nữ dược sĩ (NLĐ).
- VỤ BÉ TRAI NGHI BỊ BẠO HÀNH ĐẾN CHẾT Ở CÀ MAU: Công an triệu tập bà nội và cha ruột cháu bé (NLĐ).   – CUỘC SỐNG – CUỘC CHƠI… (Võ Ngọc Thọ). - Công an triệu tập bà nội và cha cháu bé bị bạo hành (TN). - Làm rõ nghi vấn bé trai tử vong do bạo hành (TT).
Một cách nhìn nhân văn về mại dâm (TT).
Cuộc tranh giành lãnh địa trong trại giam Chí Hòa của Lâm Chín Ngón (GDVN).
Chủ hụi bỏ đi, hàng trăm người khốn đốn (PLTP).
Bắt khẩn cấp 10 người tổ chức cá độ bóng đá (TT).
Khách nước ngoài ‘tố’ đi taxi ở VN gần 400 ngàn đồng/km (VTC).
Lai Châu: Giải cứu thành công 3 phụ nữ bị lừa bán (TTXVN).
-  Gia hạn thêm 3 tháng để tìm kiếm “kho vàng 4.000 tấn” (TN).
- Quảng Bình:  Nghĩa trang bị lãng quên của cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc (TN).
-  Săn bắn bò tót trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung (ND). - Một con bò tót bị sát hại (DT).
Rừng bị tàn phá, lãnh đạo Bắc Kạn nói gì? (VNN).
Việt Nam đạt mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới về điều trị bệnh lao     —  (VOA).
- Chồng của sản phụ Trung Quốc bị buộc phá thai 7 tháng tuổi bỗng dưng mất tích  —  (RFI).
- Uganda ngưng tìm người sống sót sau vụ lở đất  —  (VOA).
Mỹ: Người nhập cư không giấy tờ ‘lạc quan dè dặt” trước quyết định ngưng trục xuất (VOA).
Hoa Kỳ: Bão Debby đập vào Florida (VOA).
Rio+20: Tìm đồng thuận từ những khác biệt (TVN).


- Việt Nam tìm kiếm giải pháp thay thế cho thực phẩm Plumpy’Nut: VIETNAM: Seeking a regional alternative to Plumpy’Nut (IRIN).
QUỐC TẾ
- Trước NATO, Ankara đe dọa sẽ đánh trả Damas nếu biên giới bị xâm phạm   —  (RFI).  – NATO hội ý (NLĐ).  – Iran muốn hòa giải Syria và Thổ Nhĩ Kỳ(NLĐ).  -  Điều 4 Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương nói gì? (PLTP).
TT Syria: Đất nước đang trong tình trạng chiến tranh (VOA). - Tổng thống Syria thừa nhận “tình trạng chiến tranh” (TTXVN). - Giao tranh nổ ra gần thủ đô Syria (BBC). - Chứng cứ về một âm mưu quốc tế chống Syria (ĐV).
NATO: Syria bắn rơi máy bay Thổ Nhĩ Kỳ là “không thể chấp nhận được” (DT). - Thổ Nhĩ Kỳ dọa trả đũa Syria (TN).
Mỹ – Israel chuẩn bị tập trận lớn nhất (TN).
Châu Âu siết chặt cấm vận dầu Iran (TN).
- BBC tường thuật Mùa xuân Ả Rập thế nào?   —  (BBC).
<- Tòa án Ai Cập: Chính quyền quân nhân không thể bắt bớ thường dân  —  (VOA).
Ba cảnh sát Mexico thiệt mạng trong vụ đấu súng ở sân bay (VOA).
Bộ Quốc phòng Mỹ tổ chức ngày của người đồng tính (VOA).
- Đảng cầm quyền Nhật Bản có nguy cơ bị tan rã  —  (RFI).  – Các nhà lập pháp Nhật thông qua kế hoạch tăng thuế gây tranh cãi  —  (VOA).
Malaysia đòi trục xuất 3 nhà ngoại giao Singapore (TN).
- Nữ hoàng Anh tới Bắc Ireland    —  (VOA).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 26/06/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 26/06/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 26/06/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 26/06/2012;  + Thời sự 19h – 26/06/2012.

TẠP CHÍ XƯA & NAY
Cuộc sống của trẻ em nông thôn Braxin khi bị đẩy ra thành thị

CHIẾM ĐOẠT ĐẤT ĐAI Ở NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

SỐ 405 (6 – 2012)
Dominique Chassard
CHIẾM ĐOẠT ĐẤT ĐAI Ở NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN LÀ MỘT VẤN  ĐỀ THỜI SỰ NÓNG HỔI VÀ ĐANG LÀM DẤY LÊN NHỮNG HÀNH ĐỘNG  PHẢN ĐỐI MẠNH MẼ QUA CÁC XUẤT BẢN PHẨM, HỘI THẢO TRÊN THẾ GIỚI. TÁC GIẢ BÀI NÀY LÀ MỘT NHÀ HOẠT ĐỘNG TRONG BAN ĐIỀU HÀNH QUỐC TẾ CỦA TỔ CHỨC CỨU TRỢ CÔNG GIÁO PHÁP, ĐÃ TỔNG HỢP NHỮNG TRANH LUẬN ĐANG DIỄN RA LÀM LAY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG NÔNG DÂN TRÊN THẾ GIỚI, ĐỒNG THỜI TRÌNH BÀY NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ HIỆP HỘI NÔNG DÂN Ở NHỮNG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN. CHÚNG TÔI XIN GIỚI THIỆU ĐỂ BẠN ĐỌC THAM KHẢO, TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM, DÙ HIỆN NAY CHƯA THẤY NÓI ĐẾN HIỆN TƯỢNG NÀY, NHƯNG KHÔNG PHẢI KHÔNG CÓ TIỀM NĂNG XẢY RA.
Việc gần một tỉ người hiện đang bị đói hay thiếu dinh dưỡng và con số đó đang ngày càng tăng từ năm 2008, đã khiến cho quyền có lương thực thường được nêu lên trong các tổ chức quốc tế và trong nhiều lời tuyên bố, đã trở thành vô nghĩa.

Triển vọng cải thiện tình hình đó có vẻ không đáng khích lệ: các chuyên gia dự đoán từ nay đến năm 2050 dân số sẽ tăng từ 8,5 tỉ lên 9 tỉ với việc tăng 70% nhu cầu sản phẩm nông nghiệp, họ tỏ ra bi quan trước khả năng có thể vực dậy xu thế này và trước mắt là hoàn thành một trong những Mục tiêu Thiên  niên  kỷ  về  phát  triển:  từ  nay  đến  năm  2015, giảm một nửa số người đang bị thiếu lương thực.
Trái ngược với một  ý nghĩ đang thịnh hành, là không phải sự gia tăng dân số đã ngăn cản một phần bảy nhân loại đạt đến các điều kiện sinh tồn. Chẳng phải người ta đã đưa ra nhận xét rằng làn sóng di dân khỏi nông thôn đến các vùng nghèo khổ của các đô thị rộng lớn là nguyên nhân của tình trạng nghèo khổ cực kỳ và tạm bợ đã gây nên tình hình đó sao? Ở đây, sự phân tích không phù hợp với thực tế, ba phần tư những người bị thiếu đói là nông dân.
Chiếm đoạt đất đai: tác động chủ yếu đến an ninh lương thực
Hiện tượng đã biết dưới tên gọi chiếm đoạt đất đai  (tiếng Anh là land grabbing) ngày càng được coi như một nhân tố quan trọng làm suy thoái lương thực. Thoạt nhìn thì đấy không phải là nhân tố duy nhất nếu so sánh với những tác nhân khác mà ảnh hưởng đã rõ ràng và mang tính độc lập: khí hậu nóng lên, nạn phá rừng, nạn hoang mạc hóa, sự gia tăng thiên tai, mực nước biển dâng cao, sự hủy hoại môi trường, đất đai suy kiệt… Nhưng mức độ rộng lớn của nhân tố này, không còn nghi ngờ gì nữa, đã tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sản xuất lương thực của những nước là nạn nhân mà không phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế và xã hội của những nước đó.
Người ta coi khái niệm đó, là quá trình đưa đến việc chiếm hữu hay kiểm soát những diện tích đất đai quan trọng hay không cùng mức độ với phương thức khai thác trong vùng đó, để sản xuất lương thực phục vụ cho thương mại hay công nghiệp, thì bản thân nó đã khá  rõ ràng. Để chỉ xét đến khía cạnh pháp lý của vấn đề, trước tiên ta thấy không có gì là phi pháp trong việc làm đó, việc giao dịch được làm một cách công khai với sự đồng thuận của những bên liên quan, nghĩa là người nông dân canh tác đất đai hay những chủ đất đang để đất hoang hóa.
Nhưng trên thực tế, sự việc có diễn ra như vậy không? Và những cái có vẻ là hợp pháp có phải là chính đáng và có thể chấp nhận về mặt đạo lý không? Cần phải nhìn lại kỹ hơn.
Một hiện tượng đa dạng
Trước tiên có thể dễ dàng xác định tầm rộng lớn của việc chiếm đoạt đất đai, mà các nhà quan sát đã có những đánh giá rất khác nhau. Quả thật là nó mang muôn hình muôn vẻ: mua bán với việc chuyển giao tài sản, cho thuê trong thời hạn dài hay ngắn, có thể lên  đến 99 năm, sang nhượng quyền trồng trọt một hay nhiều loại cây trồng hay khai thác đất đai, hợp đồng sản xuất đơn giản với các doanh nghiệp địa phương mà nhà đầu tư nước ngoài không lộ mặt.
Cũng cần tính đến sự đa dạng của các đối tác: các chính phủ, được thấy rõ và dễ xác định, nhưng còn có những công ty tư nhân với cơ cấu quốc tế nấp đằng sau những cơ chế pháp lý tù mù và hoạt động không rõ ràng. Một số đối tác là những chuyên gia về thị trường nông sản, số khác chỉ là những quỹ đầu tư không chuyên biệt, mà mục tiêu là thu lãi càng nhanh càng tốt. Mặt khác, người ta không biết một cách chính xác họ đã ký kết những gì và ít khi biết những điều đang được thương lượng và thường diễn ra gần như bí mật, vì sợ  thu hút sự chú ý và gây nên việc huy động các tổ chức địa phương và quốc tế muốn chống đối việc làm đó.
Một vài con số rút ra từ các nguồn được coi là tin cậy. Báo cáo viên của LHQ về quyền lương thực, Olivier de Schutter (xem: www.srfood.org), đánh giá rằng trong thập niên gần đây, đã có 34 triệu hecta diện tích được bán hay cho  những nhà đầu tư ngoại quốc thuê dài hạn. Cơ quan nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (International Food Policy Research) nói đến 20 triệu từ năm 2006, trong đó có 9 triệu ở châu Phi. FAO nghiên cứu chi tiết năm 2009 trường hợp của 5 quốc gia giáp sa mạc Sahara (xem: www.fao.org), đánh giá có 2,4 triệu ha đất đai đã thay đổi chủ từ năm 2004. Một số tổ chức phi chính phủ đưa ra những con số cao hơn cho thấy những khó khăn trong việc đánh giá chính xác hiện tượng này. Một số hợp đồng to tát đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông, như hợp đồng giữa Hàn Quốc với Madagascar, hay giữa Nam Phi với  Congo-Brazzaville. Nếu châu Phi hình như được nhắm tới vì có diện tích rộng được coi là bỏ hoang và không khai thác, thì châu Mỹ Latinh cũng bị sờ tới, cụ thể là Braxin và Achentina. Những kẻ chiếm đoạt nói chung là những Nhà nước hay những công ty thuộc các nước mà sản xuất nông nghiệp không đủ hay có nguy cơ tăng dân số hoặc do biến đổi khí hậu đe dọa, có nguy cơ thiếu hụt lương thực trong tương lai: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nam Phi, A Rập Saudi và các nước vùng Vịnh… Cộng đồng châu Âu thì hình như còn đứng ngoài.
Trục lợi trên khủng hoảng lương thực, năng  lượng và khí hậu
Tại sao lại có đường lối chiếm đoạt và đầu tư tài chính trong một lĩnh vực nhiều rủi ro và việc thu hồi vốn lại bấp bênh và không bao giờ có hiệu quả ngay như vậy? Một số động cơ rất dễ hiểu: an ninh lương thực được đặt lên hàng đầu, ít ra là đối  với các nước  đang sợ không đủ sức nuôi sống dân cư trong tương lai bằng một cái giá không chịu đựng nổi. Việc khí hậu nóng lên, sự cạn kiệt tài nguyên nước, giá cả nguyên liệu cơ bản không ổn định và sản phẩm nông nghiệp bị đẩy giá đột biến kéo theo một sự sửa sai nhưng ít khi  quay lại mức độ trước, đã khiến cho mối lo thêm trầm trọng. Cắm chân vào một nước đang phát triển có vẻ hấp dẫn trong bối cảnh đó: đất đai rẻ tiền, nhân công ít tốn kém, có nhiều đất hoang hóa có qui chế không rõ ràng (đất đai ở châu Phi có chủ sở hữu chiếm dưới 10%), sự đồng lõa của những chính phủ chỉ thấy lợi ích trước mắt trong việc giao dịch và bị hấp dẫn trước lợi ích cá nhân khi nạn tham nhũng thâm nhập dễ dàng.
Những động cơ khác cũng nổi bật hơn: để thực hiện từ nay đến năm 2020, đảm bảo 10% năng lượng tiêu thụ trong giao thông vận tải sẽ được lấy từ nguồn năng lượng tái tạo, Cộng đồng châu Âu, hay ít ra một số thành viên của nó, đã tiến hành phát triển nhiên  liệu sinh khối được biết nhiều nhất là ethanol, bằng nguyên liệu mía, dầu cọ, dầu mè hay sắn, ngô, thầu dầu hay cao lương. Tổ chức Bạn của Trái đất (Friends of the Earth) cho rằng tối thiểu có một phần ba số đất mua bán ở châu Phi là nhằm phục vụ cho việc sản xuất nhiên liệu sinh khối.
Nghị định thư Tokyo, mặc dầu phát triển hạn chế, cũng được coi là một nhân tố kích thích, trong chừng mực nhằm hạn chế việc thải khí gây hiệu ứng nhà kính ở những nước đã phê chuẩn, họ tìm cách dựa vào các nước đang phát triển ít gây ô nhiễm hơn.
Những hiệu quả bất lợi mà lợi nhuận không bù lại được
Những hiệu quả có hại và độc ác của việc chiếm đoạt ồ ạt đất đai đã được nhiều tổ chức NGO và tổ chức dân sự tố giác ngày càng quyết liệt. Có thể tóm tắt như sau:
- Làm tăng bất bình đẳng kinh tế và xã hội vì quá trình đó đưa đến sự tập trung quyền lực quyết định và thu nhập vào tay một số ít người khai thác và nắm đồng vốn.
- Di chuyển cư dân, buộc họ phải rời mảnh đất của tổ tiên để đến định cư tại các vùng ngoại vi các đô thị lớn mà họ không có một mối liên hệ nào.
- Xung đột xã hội gắn với những phản ứng và phong trào do sự đảo lộn đó đem lại (năm 2008 nhà chức trách Madagascar buộc phải từ bỏ một dự án lớn của Daewoo Hàn Quốc). Việc khai thác cơ giới những diện tích lớn dẫn đến mất việc làm và bần cùng hóa những người dân không chịu ra đi và trở thành kẻ sống ngoài lề xã hội.
- Đe dọa an ninh lương thực của người bản xứ trong chừng mực những cây trồng thâm canh được dùng cho xuất khẩu và khiến cư dân địa phương bị thiếu hụt sản phẩm cần thiết và lương thực cơ bản.
- Cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, nhiều loại cây trồng đó đòi hỏi tiêu thụ nước rất lớn (cây dầu mè lúc đầu nổi tiếng là có tiết độ, về sau mới biết là ăn rất nhiều nước).
- Gây nguy hại đến môi trường, gắn với hậu quả của độc canh, làm nghèo đất, làm phá rừng, dùng nhiều thuốc trừ sâu và phân bón.
Đối diện với những lời buộc tội đó, một số đối tác đưa ra một vài điểm tích cực theo quan điểm của họ, lúc đầu tương đối thiếu sức thuyết phục vì nó không có giá trị lý thuyết, tất cả đều phụ thuộc vào việc tiến hành luôn luôn bấp bênh và gắn với ý đồ cùng sự hào phóng của đối tác:
- Nhà nước tiếp nhận thu được lợi nhuận, về lâu dài có thể cải thiện cán cân thanh toán.
- Tạo việc làm ổn định, không phụ thuộc vào biến đổi khí hậu, đối với người bản xứ.
- Cung cấp trợ giúp kỹ thuật mà nông nghiệp truyền thống sẽ được hưởng.
- “Những sự bù trừ” khác do việc đầu tư đem lại biểu hiện ở việc xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, cải thiện môi trường, sản xuất năng lượng cho các thành phố…).
Mỗi thứ đều có lợi thế trong một cuộc giao dịch mà sự minh bạch đưa ra sẽ được đảm bảo bằng sự công tâm.
Sự chiếm đoạt đất đai có thể điều chỉnh bằng một qui tắc ứng xử hay đó là một “mối họa tự thân”?
Dù sao đi nữa, những thống kê đã cho thấy thiệt hại mà cư dân địa phương phải gánh chịu và dẫn đến nhiều tổ chức quốc tế phải đặt câu hỏi về các chuẩn mực và điều kiện cho phép việc chiếm đoạt đất đai đó và phác thảo nên một qui tắc ứng xử buộc những nhà đầu tư phải tôn trọng. Tiến trình được soạn thảo đầy đủ nhất do FAO và Ủy ban an ninh lương thực của LHQ đề xuất nhằm chấp nhận một Đường lối tự nguyện đối với quản lý đất đai. Văn bản được thảo luận ở Roma tháng 10-2011, đang trong quá trình hoàn thiện.
Về phía mình, Ngân hàng thế giới cũng đi một bước theo hướng đó bằng việc xác định những chuẩn mực mà các “đầu tư chịu trách nhiệm” trong nông nghiệp, phải tuân theo. Nhiều NGO hay nhóm NGO cũng đưa ra những nguyên tắc đôi khi trùng hợp nhau. Có thể dẫn ra đây những điểm chính:
- Tôn trọng quyền có lương thực của mọi con người.
- Tôn trọng các truyền thống địa phương và những thực hành cổ truyền riêng biệt của từng vùng.
- Minh bạch trong giao dịch.
- Được sự đồng thuận của cư dân có liên quan.
- Trả tiền đền bù thích đáng.
-  Nghiên  cứu  tiền  khả  thi  những  hậu  quả  lâu  dài của sự đầu tư đối với môi trường và khí hậu.
- Ưu tiên đem lại việc làm cho cư dân bản địa.
- Bán một phần đáng kể các sản phẩm làm ra trên thị trường địa phương.
- Tôn trọng các tiêu chí xã hội do ILO (Tổ chức Lao động quốc tế) đề ra.
- Áp dụng những qui tắc bắt buộc làm khuôn khổ mà các nhà đầu tư phải tuân thủ, và dự kiến trước những trình tự tố tụng liên quan đến trách nhiệm của nhà đầu tư khi có va chạm hay không tôn trọng các điều cam kết.
Cần ghi nhớ rằng một số tổ chức đã đi đến thậm chí không chấp nhận nguyên tắc của những tiêu chí đó, dù họ không có ảo tưởng nào về khả năng có thể áp dụng trong bối cảnh tự do trao đổi, hoặc họ coi việc chiếm đoạt đất đai là một mối họa tự thân mà không gì có thể bù đắp hoặc sửa chữa.
Đấy là trường hợp của FIAN (Food Information and Action Network), một trong những tổ chức khởi xướng lời kêu gọi Dakar chống chiếm đoạt ruộng đất, đưa ra hồi tháng 2-2011, trong một Diễn đàn toàn cầu. Bản thân lời kêu gọi đã giữ một lập trường rất dứt khoát khi đòi hỏi trả lại những đất đai đã bị chiếm đoạt và đòi hỏi Ủy ban an ninh lương thực của LHQ phải bác bỏ những “nguyên tắc đầu tư nông nghiệp chịu trách nhiệm” của Ngân hàng thế giới.
Nếu những văn bản khác nhau đó tránh đề cập cụ thể đến hiện tượng chiếm đoạt đất đai, thì nó vẫn không che dấu sự lên án và bác bỏ hành động đó, hành động coi đất đai như là một vật buôn bán phụ thuộc vào sự thăng trầm của thị trường. Cần nhắc lại rằng, đất đai không phải là một thứ hàng hóa hay một tài sản như những thứ khác, để có thể mua, trao đổi hay bán theo nhu cầu của cung và cầu, hay để có thể khai thác không giới hạn.
Đào Hùng dịch
Nguồn: Tập san của Trung tâm Lebret, Dével-oppement & Civilisations (Phát triển và Văn minh), số 401, tháng 3-2012.

TẠP CHÍ XƯA & NAY

Quy hoạch đất đai trong phát triển bền vững

SỐ 405 (6 – 2012)
Đào Thế Tuấn
Nhổ mạ
HIỆN NAY NƯỚC TA ĐANG BƯỚC SANG MỘT THỜI KỲ PHÁT TRIỂN MỚI: CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA NHANH. MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU CỦA CHÚNG TA LÀ ĐẾN NĂM 2020 SẼ TRỞ THÀNH MỘT NƯỚC CÔNG NGHIỆP. MUỐN THỰC HIỆN ĐƯỢC MỤC TIÊU NÀY PHẢI CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ MẠNH, TRONG ĐÓ KHÓ NHẤT LÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU LAO ĐỘNG. THEO MÔ HÌNH MÔ PHỎNG CỦA CHÚNG TÔI TRONG THỜI GIAN 15 NĂM TỚI ĐỂ NƯỚC TA TRỞ THÀNH MỘT NƯỚC CÔNG NGHIỆP PHẢI LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM ĐI MỘT NỬA SỐ LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP, CHUYỂN HỌ SANG CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ, HOẶC Ở ĐÔ THỊ HOẶC Ở NÔNG THÔN. NẾU KHÔNG GIẢM LAO ĐỘNG THÌ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN KHÔNG THỂ TĂNG LÊN ĐƯỢC.

Cấy lúa

 Trong giai đoạn phát triển mới, vai trò của nông dân  và nông nghiệp có lẽ sẽ trở thành ngày càng ít quan trọng hơn, tuy vậy trong những bước đầu của công nghiệp hóa, nông dân là  nguồn cung cấp lao động chính và  là thị trường của công nghiệp. Kinh nghiệm của các nước tiên tiến công nghiệp hóa trước ta cho thấy trong giai đoạn công nghiệp hóa và đô thị hóa, vai trò của nông nghiệp ngày càng giảm sút. Có một số nước cố  gắng phát triển nông nghiệp nhưng khó có thể giữ vững an ninh lương thực, ngày càng phải nhập thực phẩm nhiều hơn. Việc tiếp tục phát triển nông nghiệp trong thời kỳ này đặc biệt khó ở các nước đông dân ít đất. Việc không chú ý phát triển nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa đã khiến nhiều nước tiên tiến phải trả giá rất đắt sau thời kỳ này, bằng việc phải hỗ trợ nông nghiệp rất nhiều. Việc hỗ trợ nông nghiệp này đã gây nhiều tranh cãi trong các vòng đàm phán của WTO.
Ở các nước Đông Á, trong thời kỳ công nghiệp hóa do có ít đất phải nhập thức ăn ngày càng nhiều vì  đất nông nghiệp chỉ còn dưới 400m2 một người. Ở Nhật Bản có lẽ trong  10 năm nữa sẽ không còn nông nghiệp vì hiện nay chỉ có người già làm ruộng. Nông dân Hàn Quốc đang gặp nhiều khó khăn trong điều kiện toàn cầu hóa đang đấu tranh chống lại rất mạnh. Chỉ có Đài Loan là chú ý đến nông nghiệp nhất nhưng đến nay nhập thức ăn  ngày càng nhiều. Trung Quốc đang trải qua một cuộc khủng hoảng trong nông nghiệp vì sản xuất lương thực có xu hướng giảm dần và đang lo rằng nếu thiếu lương thực thì ai sẽ nuôi 1,3 tỷ người? Vì vậy nước này gần đây đã phát động một phong trào xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa mới.
Đập lúa

Trong bài này chúng tôi xin bàn đến một số vấn đề liên quan đến việc phát triển nông nghiệp và nông thôn để bảo đảm sự phát triển bền vững. Sự phát triển bền vững là quá trình phát triển (đất, đô thị, doanh nghiệp, cộng đồng…) đáp ứng các nhu cầu của các thế  hệ hiện nay mà không phá hoại khả năng của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững bao gồm ba mục tiêu: chất lượng của môi trường, lợi nhuận kinh tế và công bằng xã hội  và kinh tế.
Trong quá trình phát triển này, mục tiêu quan trọng nhất là phải bảo đảm và giữ vững an ninh thực phẩm. Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị là một mối quan tâm trong quá trình phát triển vì giá đất tăng nhanh sẽ cản trở việc đầu tư thâm canh phát triển nông nghiệp.
Trong vòng 10 năm từ năm 1993 đến năm 2003, luật đất đai đã  phải sửa đổi đến 4 lần: từ 7 chương -89 điều của luật năm 1993 lên 7 chương – 146 điều của luật năm 2003. Đó là chưa kể hàng chục văn bản dưới luật cũng đã được ban hành trong giai đoạn này. Điều này chứng tỏ rằng đất đai là một vấn đề phức tạp, gắn liền với việc phát triển kinh tế hiện nay vừa là một thách thức cho việc phát triển tương lai.
Sau đây là một số vấn đề của việc chuyển đổi cơ cấu đất đai: 
1. Dân số nước ta đông và tăng khá nhanh, tỷ lệ  dân số nông thôn chiếm gần 80% tổng dân số, sản xuất nông nghiệp vẫn dựa chủ yếu vào sản xuất lương thực và đầu tư lao động sống của các nông hộ nhỏ. Thách thức lớn nhất hiện nay là không thể rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Những giải pháp nhằm tập trung ruộng đất, phát triển trang trại quy mô lớn, tăng cường cơ giới hóa không hợp lí sẽ tạo ra nguy cơ làm tăng thất nghiệp nông thôn, ảnh hưởng đến sự tăng thu nhập của nông hộ nhỏ. Một bộ phận lao động nông nghiệp dư thừa có thể sẽ chuyển vào thành phố và trở thành người nghèo đô thị, gây nên hiện tượng chuyển dịch nghèo từ  nông thôn ra đô thị. Thách thức lớn nhất của nước ta là việc thừa lao động ở nông thôn do các ngành phi nông nghiệp không đủ sức thu hút hết lao động nông thôn đang tăng  nhanh. Diện tích đất nông nghiệp nước ta không nhiều, diện tích trên đầu người chỉ trên 1.000m2, so với các nước đang phát triển ở  châu Á chỉ cao hơn Bangladesh. Việc giữ  cho diện tích canh tác không giảm nhanh song song với việc phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn là các giải pháp cấp thiết. Cả hai việc này đều có liên quan đến  quản lý ruộng đất.
Tát nước

Lịch sử cho thấy những khủng hoảng nông thôn thường bắt đầu  từ khủng hoảng ruộng đất. Trong khi đó sự phân hóa về ruộng đất có nguyên nhân chính là sự yếu kém của các nhà nước trước đây khi xử lí vấn đề ruộng đất ở nông thôn. Mâu thuẫn giữa tập trung ruộng đất phát triển sản xuất hàng hóa và sự sinh tồn của các tầng lớp dưới của xã hội cần được giải quyết thỏa đáng. Những mô hình trang trại quy mô lớn khó có thể phát triển ở  những vùng đông dân, nơi mà đa số các hộ có quy mô nhỏ, sản xuất thủ công và thâm canh với năng suất lao động quá thấp vì đất đai  thì có hạn. Phải giải quyết vấn đề đất đai thế nào để vừa có đủ diện tích để phát triển nông nghiệp vừa có đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công ích, công nghiệp hóa, đô thị hóa. Việc giảm diện tích đất nông nghiệp là một vấn đề tất yếu nhưng việc tiếp tục phát triển nông nghiệp là một thách thức lớn vì nếu nước ta không đảm bảo được a  ninh lương thực thì ai sẽ nuôi dân ta.
Muốn cho nông dân và nông nghiệp nước ta phát triển được trong thời kỳ công nghiệp hóa phải bảo vệ  được đừng để mất đất nông nghiệp. Hiện nay chúng ta đang thấy có một quá trình mất đất nông nghiệp diễn ra rất nhanh. Nhiều cánh đồng màu mỡ nhất đang  biến mất. Không biết diện tích khai hoang thêm có bù được diện tích bị mất đi không. Các khu công nghiệp và đô thị mới sử dụng đất rất lãng phí. Trong lúc Nhà nước ngăn chặn việc sử dụng đất sai mục đích thì các cơ quan nhà nước lại chiếm dụng đất và sử dụng rất lãng phí. Cần có các quy định chặt chẽ về sử dụng đất phi nông nghiệp. Cần phát triển phi nông nghiệp vào các vùng đất không có khả năng phát triển nông nghiệp.
Ngoài ra cần phải bảo vệ các thành quả của cải cách ruộng đất. Sở dĩ nước ta đã có một nền nông nghiệp không những nuôi được một dân số tăng nhanh mà còn xuất khẩu để có ngoại tệ nhập các vật tư cần thiết là vì chúng ta đã tiến hành được cuộc cải cách ruộng đất mà đến nay nhiều nước không làm được.
Các tổ chức quốc tế cho rằng quá  trình chuyển sang cơ chế thị trường của các nước XHCN là phải tư nhân hóa tài sản, sau đấy thay đổi luật để cho việc trao đổi tài sản được tự do. Thực tế cho thấy vừa qua thị trường mua bán ruộng đất đã phát triển rất mạnh và tình trạng đầu cơ ruộng đất đi đôi với tham nhũng và chiếm dụng ruộng đất đã phổ biến rộng khắp. Hiện tượng nông dân mất đất, xảy ra rất phổ biến. Luật ruộng đất mới đã hợp pháp hóa thị trường ruộng đất phi hình thức, chuyển thành thị trường hình thức, về thực chất đang mở đường cho việc tư nhân hóa ruộng đất. Quy định giá đất mới cho các vùng,  gần với giá thị trường là công nhận chính thức kết quả của việc đầu cơ ruộng đất thời gian qua, làm cho người nghèo khó có thể tiếp xúc với  đất đai và thúc đẩy quá trình mất  đất nhanh hơn nữa.
Chợ bán gạo trên đường bờ sông Hà Nội

Ở đồng bằng sông Cửu Long nếu cách đây 10 năm, tỷ lệ nông dân không có đất đã làm cho nhà nước lo lắng thì hiện nay tỷ lệ ấy lại còn cao hơn và đã bắt đầu gây ra việc thiếu lao động nông nghiệp. Các tổ chức quốc tế lại cho rằng quá trình này là tích cực vì thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu lao động. Nhưng ruộng đất do nông dân không trực tiếp canh tác lại không được chuyển sang cho các hộ chuyên làm nông nghiệp, mà lại tham gia vào thị trường đầu cơ vì thiếu biện pháp bảo vệ ruộng đất nông nghiệp. Tình  trạng nông dân (phần nhiều là nam kéo nhau ra thành phố kiếm việc làm cho xu hướng thâm canh nhiều nơi giảm sút, vì ở  nông thôn chỉ còn phụ nữ). Nhiều người cho rằng chúng ta đang “Nữ hóa nông nghiệp” và đang thực hiện việc “Phản cải cách ruộng đất”.   
Gần đây có chủ trương dồn điền đổi thửa để thuận lợi cho sự phát triển kinh tế hàng  hóa. Kết quả thực hiện ở nhiều nơi cho thấy việc này không thúc đẩy việc sản xuất hàng hóa, ngược lại còn làm tăng rủi ro của việc canh tác. Nông dân nhiều nơi bị bắt buộc phải thực hiện và thấy không cần thiết trong lúc cán bộ xã lại rất hăng hái vì sẽ có những lô đất lớn để đấu thầu. Cần có chính sách ruộng đất thúc đẩy việc chuyển hộ nông dân từ nông  nghiệp tự cấp sang sản xuất hàng hóa, thúc đẩy việc mở rộng quy mô của hộ và thực hiện đúng khẩu hiệu “ruộng đất cho người cày”. Phổ biến việc cho thuê đất, hạn chế việc đầu tư để thâm canh. 
2. Luật nước ta quy định đất đai là sở hữu toàn dân, đất đai bị thất thoát cả về số lượng lẫn giá trị, nhất là giá trị gia tăng do cơ sở hạ tầng tạo ra (địa tô cấp hai I). Hàng năm ngân sách phải bỏ ra hàng ngàn tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, song giá trị gia tăng của đất đai do cơ sở hạ tầng mang lại bị thất thoát gần hết. Đây là nguyên nhân cơ bản làm tăng nạn đầu cơ đất đai, chiếm dụng vốn đầu tư cho phát triển sản xuất và làm cho kinh tế mất ổn định. Nông dân nghèo có ruộng đất là một mong ước lớn nhất của  họ, thế mà hiện nay phải bấm bụng để bán hoặc cầm cố mảnh đất nhỏ bé của mình để đi tìm việc làm ở nơi khác. Ruộng đất của nông dân, nhất là của nông dân nghèo, bị mất dần mà việc làm mới lại thiếu. Các hộ nông dân đã phát triển được hoạt động phi nông nghiệp lại không dám nhường đất của mình cho người khác, giữ lại đất và thuê người làm hay quảng canh một cách rất lãng phí. Việc thiếu một cơ chế bảo vệ ruộng đất nông nghiệp đang làm cho việc đầu cơ ruộng đất trở thành phổ biến. Không giải quyết được bài toán này khó mà tăng được năng suất lao động và tăng thu nhập của nông dân.
Làm cỏ

Nếu chúng ta tiếp tục phát triển thị trường đất đai như hiện nay thì câu “đất đai là sở hữu toàn dân” sẽ chỉ là trống rỗng. Nhà nước không có các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu này. 
3. Theo lời khuyên của các tổ chức nước ngoài, cản trở của việc chuyển đổi cơ cấu ruộng đất là do thị trường ruộng đất chưa được công khai, sở hữu ruộng đất đang còn là phi hình thức. Việc hình thức hóa sử hữu bằng cách cung cấp chứng chỉ ruộng đất và công  khai hóa thị trường đất đai bằng cách quy định giá không làm cho thị trường hoạt động được vì giá đất không phản ánh đúng giá trị của đất. Ruộng đất vừa là một nhân tố sản xuất vừa là tài sản dùng để đầu cơ. Sở dĩ giá đất cao vì nó hiếm, chưa có một thị trường công khai và hoàn chỉnh, có chi phí trao đổi cao vì nó gắn liền với tham nhũng và đầu cơ.  Giá đất sai lệch sẽ làm cho việc sử dụng ruộng đất không đúng hướng, cản trở việc trao đổi đất của nhân dân và việc thu hút đầu tư nước ngoài. Một doanh nghiệp nếu muốn xin đất phải trả thêm chi phí trao đổi rất cao (tiền đền bù  thiệt hại tài sản, tiền giải phóng mặt bằng, tiền bồi dưỡng…) không nằm trong tiền thuê đất nên giá thành thực tế thuê đất cao gấp nhiều lần so với giá thuê do nhà nước quy định. Thực tế cho thấy ở đâu chi phí thực tế thuê đất cao thì ở đó tăng trưởng kinh tế gặp khó khăn hơn. Giá thuê đất ở miền Bắc cao hơn miền Nam và khác nhau rất nhiều giữa các tỉnh trong mỗi vùng. 
Quản lý ruộng đất có thể tiến hành bằng luật lệ và  quy định của nhà nước. Biện pháp này đã gây nạn chiếm dụng ruộng đất và tham nhũng. Phát triển thị trường ruộng đất sẽ đẩy mạnh được việc chuyển đổi nhưng lại tạo điều kiện cho việc đầu cơ và tập trung đất đai vào tay người giàu. Để giải quyết các mâu thuẫn này, ở các nước đã bổ sung bằng việc phát triển các thể chế cộng đồng tham gia vào việc quản lý đất đai:
Ở Pháp là một nước có quyền tư hữu về đất đai, các tổ chức nông dân đã thành lập các Công ty quản lý đất và cơ sở nông thôn (SAFER). Có 37 công ty trong cả nước thành lập năm 1960, là công ty phi lợi nhuận do các tổ chức nông dân quản lý dưới sự kiểm soát của nhà nước. Các công ty này mua tất cả đất đai nông nghiệp mà nông dân muốn bán để  bán lại cho các nông trại muốn mở rộng quy mô hay cho các nông dân trẻ muốn lập nghiệp, do đấy kiểm soát được việc mất đất nông nghiệp và tránh đầu cơ.
Ở nhiều nước đã thành lập các hợp tác xã quản lý ruộng đất mua đất ở đô thị, xây nhà giá rẻ để bán hay cho xã viên thuê. Ở Ấn Độ, nhân dân các vùng ven đô đã tập hợp lại thành các hợp tác xã xây dựng để chuyển đất nông nghiệp thành phi nông nghiệp đem lại lợi  nhuận cho người nghèo và chống đầu cơ ruộng đất. 
Ở vùng rừng núi, nhất là các nước có nhiều cộng đồng tộc người phải phục hồi lại đất cộng đồng để xây dựng lại các đồng cỏ chăn nuôi và bảo vệ rừng phòng hộ vì việc tư  nhân hóa ruộng đất đã thực hiện gần đây không giải quyết được tính bền vững của phát triển. 
4. Như đã nói, trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, phải đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu ruộng đất để thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu lao động. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu này phải thực hiện được các công việc sau:
Phải giảm khoảng một nửa số nông dân, khuyến khích các hộ nông dân chủ yếu là nông dân nghèo,  thiếu điều kiện để kinh doanh nông nghiệp, giúp họ chuyển sang công nghiệp và dịch vụ ở đô thị hay ở nông thôn, nhường lại đất cho các hộ phát triển nông nghiệp. Để làm được công việc này, nhà nước phải có chính sách giống như trước kia đã làm với việc di dân đi các vùng kinh tế mới, không để cho dân di cư một cách tự phát như hiện nay. Cần có một tổ chức và cơ chế thu hồi lại đất của những người muốn bỏ nông  nghiệp, đền bù thích đáng và bảo đảm không thất thoát quỹ đất.
Chuyển các hộ nông dân muốn tiếp tục kinh doanh nông nghiệp thành các trang trại gia đình hay doanh nghiệp nông nghiệp như ở các nước công nghiệp tiên tiến hiện nay. Ở các nước này nông dân chỉ còn khoảng 5-7 % dân số nhưng vẫn nuôi sống toàn xã hội và còn xuất khẩu nông sản. Các nông trại này chỉ có 1 đến 3 lao động, chủ yếu là thành viên của gia đình, như ở các nước có ít đất canh tác có quy mô trung bình trên dưới 1 hecta. Nông  trại gia đình có thể kinh doanh tổng hợp, có thể chuyên môn hóa về trồng trọt, chăn nuôi hay thủy sản. Các hộ nông dân có thể chỉ kinh doanh nông nghiệp, có thể có hoạt động phi nông nghiệp. 
Kinh tế hộ nông dân là một di sản quý giá, truyền thống của nước ta, phải gìn giữ nó và phát triển bằng cách hiện đại hóa. Có người muốn phát triển các trang trại lớn là các doanh nghiệp thuê nhân công. Mô hình này đã thất bại trong thời kỳ bao cấp. Ở các nước công nghiệp, người làm thuê trong nông nghiệp hầu như biến mất vì không ai chịu làm thuê trong nông nghiệp với lương thấp hơn trong các hoạt động phi nông nghiệp. Biện pháp phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp bằng cách phát triển trang trại hay kêu gọi doanh nhân đầu tư vào nông nghiệp. Tại sao không nghĩ đến việc giúp cho các nông dân  khá và trung bình trở thành doanh nhân nông nghiệp? Muốn làm được việc này, nhà nước phải có chính sách khuyến khích và hỗ trợ việc tăng quy mô đất đai, tách hẳn khu vực chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư để có đất phát triển và giải quyết việc ô nhiễm môi trường. Việc phát triển óc kinh doanh để tạo ra những doanh nhân nông thôn là chìa khóa  để phát triển kinh tế nông thôn. Việc xuất hiện những cụm nông nghiệp trồng lúa chất lượng cao, rau, khoai tây, dưa hấu, cây ăn quả, nuôi cá, nuôi ba ba… có sự tham gia của thương nhân để giải quyết đầu ra là các thể chế mới giúp nông dân trở thành doanh nhân.
Muốn thúc đẩy được phát triển nông thôn phải xây dựng một khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn. Hiện nay chúng ta có chủ trương phát triển làng nghề, mục đích là để giải quyết việc làm và tăng thu nhập của nông dân. Thực ra thì muốn thúc đẩy được phát triển nông nghiệp cần có một khu vực phi nông nghiệp khá mạnh đủ sức lôi kéo nông nghiệp  lên. Muốn có sự phát triển nông nghiệp đồng đều trên toàn lãnh thổ thì phải có một hệ thống đô thị nhỏ phân bố đều trong cả nước. Vì vậy cần có một hệ thống thị trấn nhỏ ở  nông thôn. Các thị trấn này không những là nơi phát triển công nghiệp nông thôn mà còn là trung tâm của thị trường nông thôn với chợ và các doanh nghiệp dịch vụ.
Nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân cho thấy trong thu nhập của nông dân phần của hoạt động phi nông nghiệp rất quan trọng. Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp không phải chỉ từ công nghiệp và xây dựng mà còn từ buôn bán, vận tải, tài chính, tô tức và du lịch… Ngoài ra thu nhập từ bán trực tiếp nông sản, bán sức lao động trong vùng và ở đô thị, ở nước ngoài, kiều hối, bảo hiểm xã hội, lợi tức cũng quan trọng. 
Sau Đổi mới, nhiều làng nghề được phục hồi và phát triển. Như vậy là chưa đủ, cần phải thúc đẩy việc phát triển hoạt động phi nông nghiệp theo các hướng sau:
Phục hồi các làng nghề truyền thống và hiện đại hóa để thích ứng với thị trường hiện đại.
Phát triển thêm công nghiệp chế biến thực phẩm và nông sản bằng các xí nghiệp nhỏ.
Đa dạng hóa dịch vụ, buôn bán và cung cấp lao động cho thị trường nông thôn và đô thị.
Ở nông thôn đã có nhiều làng nghề phát triển thành các cụm công nghiệp rất năng động, hiện đại hóa và chuyên môn hóa một số nghề chính và bắt đầu có phân công lao động, chuyển một số hộ nông dân chuyên làm nghề sang thành các doanh nghiệp gia đình nhỏ. Các cụm này là một thể chế sản xuất về tổ chức lao động, mạng lưới tương trợ, thị trường, chia sẻ giá trị chung, có tác dụng làm giảm các chi phí trao đổi (vận tải, tiếp xúc với thông tin, tiếp xúc với người cung cấp và phân phối), giảm rủi ro trong kinh doanh và năng động về sáng kiến. Đây là nơi tạo ra và phổ biến các sáng kiến, lưu chuyển thông tin, quan hệ tin tưởng làm giảm rủi ro kinh tế. Đây là môi trường thuận lợi cho trao đổi, đầu tư và tạo việc làm. Mô hình này  được phổ biến cả ở các nước tiên tiến lẫn đang phát triển, gần đây đã trở thành chiến lược công nghiệp hoá phổ biến trên thế giới.
Song song còn có sự xuất hiện của các cụm nông nghiệp tạo ra các mạng lưới chế biến và buôn bán nông sản, trong đó ngoài nông dân còn có các doanh nghiệp dịch vụ nông nghiệp rất năng động, giúp nông dân phát triển nông nghiệp ở nhiều làng.
Muốn đẩy mạnh được sự hình thành thị trường nông thôn cần có quy hoạch lâu dài về đô thị hóa, công nghiệp hóa và phân định rõ đất nông nghiệp, đô thị và công nghiệp. Hiện nay việc quy hoạch nông thôn và đô thị được tiến hành riêng rẽ do các cơ quan thuộc hai bộ khác nhau. Trên thế giới đang xuất hiện một mô hình đô thị hóa phi tập trung để thay thế cho mô hình siêu đô thị, tạo ra các đô thị cực lớn với nhiều triệu dân, làm mất một diện tích lớn đất đai màu mỡ nhất, mâu thuẫn với việc phát triển nông thôn và nông nghiệp. Chiến lược đô thị hóa và công nghiệp hóa phi tập trung, lập các đô thị  và khu công nghiệp phân bố đều khắp cả nước để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn ở các vùng trong cả nước đòi hỏi phải có quy hoạch đất đai tổng thể.


Asia Times

Bên trong các vụ tự thiêu ở Tây Tạng là do sự diệt chủng văn hóa

Tác giả: Emily-Anne Owen
Người dịch: Dương Lệ Chi
26-06-2012
BẮC KINH – Chính phủ Trung Quốc không phải “loại bỏ chủ nghĩa cá nhân”, nhưng thay vì khuyến khích sự đa dạng tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ, Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, bị căng thẳng sau vụ tự thiêu nữa của một người Tây Tạng ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc tuần qua. Phát biểu tại Đại học Westminster ở London tuần trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma thúc giục chính phủ Trung Quốc học hỏi từ sự thành công của chủ nghĩa đa nguyên ở Ấn Độ, nơi ông đã sống lưu vong kể từ khi rời bỏ quê hương mình vào năm 1959.
Trong khi ông thừa nhận, “độc lập hoàn toàn… không phải là vấn đề đặt ra”, nhưng ông than vãn về hệ thống “lỗi thời” của Đảng cầm quyền Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mà các nhóm ủng hộ Tây Tạng cáo buộc đang nghiền nát văn hóa Tây Tạng.
Bài phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau vụ tự thiêu của Tamdin Thar, một người Tây Tạng làm nghề chăn gia súc, đã chết ở Huangnan, thuộc khu tự trị Tây Tạng, nằm ở phía tây bắc Trung Quốc hồi tuần trước. Người chăn gia súc này ít nhất là người Tây Tạng thứ 38 đã tự thiêu từ năm 2009 và 29 người đã chết. Tháng trước, các vụ tự thiêu đã lan đến Lhasa, thủ đô Tây Tạng, lần đầu tiên khi hai người đàn ông tự thiêu bên ngoài một ngôi chùa.
Năm ngoái, tại một cuộc họp báo ở Tokyo, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cáo buộc Bắc Kinh “diệt chủng văn hóa” ở Tây Tạng và cho rằng làn sóng tự thiêu chưa từng có là do sự đàn áp ngày càng khắc nghiệt về văn hóa và tôn giáo Tây Tạng của chính phủ.
Văn hóa bị tấn công
Kể từ khi cuộc bạo động của người Tây Tạng hồi năm 2008, Trung Quốc đã tung ra một chiến dịch đàn áp ngày càng khắc nghiệt ở các khu vực Tây Tạng trên đất nước. Các chính sách của chính phủ trong các tu viện được cảm nhận sâu sắc nhất: cảnh sát giám sát thường xuyên, cắt đứt nguồn cung cấp lương thực và nước nôi, và giáo dục cưỡng bức lòng yêu nước cho các tu sĩ, đã làm gia tăng sự giận dữ và tuyệt vọng.
Năm nay, Bắc Kinh đã phân phát hơn một triệu bức chân dung của bốn nhà lãnh đạo Cộng sản quan trọng nhất và cờ Trung Quốc cho các tu viện, các gia đình và trường học Tây Tạng. Hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma – nhân vật tinh thần quan trọng nhất của Tây Tạng đã bị cấm. Nhưng việc hạn chế của chính phủ không chỉ diễn ra ở các tu viện. Các nhà chức trách đã đóng cửa các trường học Tây Tạng do địa phương cấp ngân sách, mở các lớp dạy ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng, theo Trung tâm Nhân quyền và Dân chủ Tây Tạng, có trụ sở ở Ấn Độ.
Trường Khadrok Jamtse Rokten, thành lập năm 1989, đã bị buộc đóng cửa vào ngày 2 tháng 4, theo tin tức từ Trung tâm [Nhân quyền và Dân chủ] Tây Tạng. Trường nằm ở quận Ganzi, tiếng Tây Tạng là Kardze, ở tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc, khu vực mà chuyện tự thiêu ngày càng trở nên thường xuyên hơn. Hai giáo viên đã bị bắt.
Bà Tsering Woeser, nhà thơ Tây Tạng và là tác giả, người đã giúp làm nổi bật các vụ tự thiêu ở một blog có ảnh hưởng, tin rằng, những hành động như vậy được thiết lập để từ từ hủy hoại văn hóa Tây Tạng.
Bà Woeser nói với IPS: “Ngôn ngữ rất quan trọng đối với bất kỳ chủng tộc nào. Tuy nhiên, ở các vùng Tây Tạng, chính phủ Trung Quốc đang thực hiện cải cách giáo dục để giảm bớt giáo dục bằng ngôn ngữ Tây Tạng. Ở các trường học Tây Tạng, nơi các lớp học lẽ ra phải được giảng dạy bằng ngôn ngữ Tây Tạng, nhưng được dạy bằng tiếng phổ thông và ngay cả sách giáo khoa cũng bằng tiếng phổ thông. Tệ hơn nữa, các trường tư đang dần dần bị đóng cửa“.
Bà Woeser nói: “Trong khi đó, các trí thức hiện đại, gồm các nhà văn, nhân viên của tổ chức phi chính phủ (NGO) và các ca sĩ đã bị bắt và bị giam giữ. Tôi lo rằng văn hóa Tây Tạng một ngày nào đó sẽ chết“.
Thiêu cháy trong tuyệt vọng
Phát biểu tại cuộc họp báo năm 2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết: “Đó là lý do vì sao quý vị nhìn thấy những sự cố đau buồn này đã xảy ra, do phần nào tuyệt vọng về tình hình này. Ngay cả người Trung Quốc từ đại lục đến thăm Tây Tạng cũng có ấn tượng là mọi chuyện thật khủng khiếp. Một dạng diệt chủng văn hóa đang diễn ra“.
Bắc Kinh đã cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma về việc tạo ra tình trạng bất ổn và tuyên bố rằng các vụ tự thiêu là “khủng bố cải trang”. Một bài báo đã được China Daily, tờ báo của nhà nước, đăng tải hôm thứ hai, nói rằng không có “vấn đề Tây Tạng” và đó là một sự xung đột được “phát minh bởi Anh quốc”. Tuy nhiên, Phong trào Quốc tế vì Tây Tạng (ICT) đã cáo buộc Trung Quốc “diệt chủng văn hóa”.
Trong một báo cáo có tựa đề: “60 năm cai trị tồi tệ Trung Quốc: Tranh cãi diệt chủng văn hóa ở Tây Tạng”, được công bố hồi tháng 4, trong Tháng Ngăn ngừa Diệt chủng [văn hóa], ICT tuyên bố rằng, các nhà chức trách Trung Quốc đã thực hiện một nỗ lực có hệ thống và phối hợp để thay thế văn hóa có hệ thống của Tây Tạng, với một phiên bản đã được sự chuẩn thuận của nhà nước, đáp ứng các mục tiêu của ĐCSTQ.
Tình hình ở Tây Tạng không phải là một trường hợp vi phạm nhân quyền chống lại người Tây Tạng ngoại lệ hay riêng lẽ, văn hóa Tây Tạng là mục tiêu nhắm đến để hủy diệt ngay từ khi bắt đầu [tiếp quản Tây Tạng của ĐCSTQ]“, bà Mary Beth Markey, Chủ tịch ICT nói với IPS.
“Đàn áp văn hóa đã được thể chế hóa thông qua việc thực hiện các chiến dịch, quy định và luật pháp khác nhau. Nơi mà biểu hiện văn hóa nằm trong đường lối chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc, nó phải chịu đựng và thậm chí bị thương mại hóa. Nơi không [nằm trong sự chỉ đạo của chính phủ], văn hóa bị kiểm duyệt hoặc bị cách ly thông qua sự đồng hóa bằng cưỡng chế”.
ICT đã công bố bản báo cáo này hôm 25 tháng 4, là ngày sinh nhật của Gedhun Choekyi Nyima, Ban Thiền Lạt Ma của Tây Tạng. Gedhun Choekyi Nyima là nhân vật tôn giáo quan trọng đứng thứ hai trong Phật giáo Tây Tạng, sau Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giam hồi năm 1995 và không ai nghe nói về ông kể từ đó.
Từ đó, Bắc Kinh đã tự chỉ định Ban Thiền Lạt Ma, xức dầu thánh cho Gyaincain Norbu, 22 tuổi, người mà lần đầu tiên đã có bài phát biểu trước công chúng ở ngoài Trung Quốc đại lục trong năm nay. Sự xuất hiện [của Gyaincain Norbu] ở Hồng Kông được mọi người xem như một nỗ lực của Trung Quốc nhằm thu hút sự công nhận quốc tế đối với Ban Thiền Lạt Ma mà chính phủ Trung Quốc chấp thuận, ông [Gyaincain Norbu] không được Đức Đạt Lai Lạt Ma hay chính phủ lưu vong Tây Tạng công nhận.
Nguồn: Asia Times
Nguồn ảnh: báo Economist.
Bản tiếng Việt © BS2012
Mời xem thêm: Bà Aung San Suu Kyi và Đức Đạt Lai Lạt Ma: Aung San Suu Kyi and the Dalai Lama (Economist).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét