Chính trị – Xã hội
Hoa Kỳ trở lại Châu Á với nhiều thách thức và khó khăn (RFA) –Đường cao tốc Côn Minh – Hà Nội sẽ khai trương vào năm 2013 (RFA) —Xa lộ nối liền Việt Nam-Trung Quốc sẽ mở cửa cho giao thông năm 2013 (VOA)Cải tổ ngân hàng ở Việt Nam bị các nhóm lợi ích đầy thế lực cản trở (RFI) —-Quốc hội VN chuẩn bị chất vấn bộ trưởng (BBC) —Cuộc sống sẽ tự ‘dọn dẹp’ báo lá cải? (BBC) —3 nhà vận động vì dân chủ sắp bị nhà cầm quyền tỉnh Bắc Giang đem ra xét xử (CTM) —-Theo dõi tiết mục RadioCTM trên Youtube(CTM) —Nhà cầm quyền dùng điều 88 luật hình sự ghép tội cho 3 người dân Bắc Giang (CTM)
Tuổi Trẻ “Một Trung Quốc đáng sợ”, Thời Báo Hoàn Cầu giới thiệu
TƯỜNG LỬA CỦA AI VÀ ĐỂ LÀM GÌ? (Nguyentrongtao)
Năng lực lắng nghe (Buivanbong)
Võ bẩn? (Nguyentuongthuy)
Cụ bà Lê Hiền Đức bị báo chí đảng & nhà nước bôi nhọ (CTM)
ĐCSVN đã lâm trọng bệnh – Quá trình chuyển dạ của dân tộc chăng ? (Đonghailongvuong)
Bạn dân cày (Nguyen Thông)
Ông Đào Ngọc Dung bị trừ 50% điểm thi tuyển sinh sau đại học (VTC). >>>Đảng ‘triển khai nghị quyết’ ở Bắc Mỹ (BBC) điểm lại bổ sung tin VTC
- Đại Vệ Chí Dị – Thời của âm binh (Nguoibuongio)
Bắt quả tang công an viên vận chuyển 62 bánh heroin (NLĐ)
Cách vượt tường lửa đơn giản (Nguoilotgach)
Hình ảnh xưa của miền Nam (Culangcat)
Ụ tàu hố rác, cây cầu chuột bạch.(Đào Tuấn)
THÔNG BÁO SỐ 4 (Tohai) -Nhạc sỹ Tô Hải đã được Bác Sĩ cho về nhà, hiện giờ theo lời cô Ái thì nhạc sỹ không được như lúc còn ở bệnh viện, người vẫn không khỏe hẳn và mọi sinh hoạt khác vẫn chưa phục hồi như cũ, nhưng về nhà thì ngủ được (vì không phải ngủ tập thể như ở bệnh viện). …..
Nhạc sĩ Tuấn Khanh (RFA)
Lời ai điếu cho một trang Blog. (Canhco-RFA)
11 cuộc biểu tình… rồi sao nữa? (Vũ Thạch-CTM)
Dân Văn Giang quyết liệt giữ đất ! Nguyễn xuân Diện = Danoanblog) >>>BẰNG CHỨNG CỦA NỀN GIÁO DỤC XUỐNG DỐC KHÔNG PHANH >>>THỜI CỦA MẸ ĐĨ LÊN NGÔI. >>>Mời xem 113 phường Cát Linh làm nhiệm vụ ” Cứu Cụ Hiền Đức ‘ >>>Một kiểu nhân đạo ngược đời.
Cần nâng cao công tác lý luận của hai Đảng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc (VOV) –Người nước ngoài nuôi cá ở vùng biển Việt Nam: Chính quyền không biết? (VOV) —–Xử lý nghiêm cán bộ “hỗ trợ” người Trung Quốc nuôi cá (Bee)Bí ẩn hai mẹ con “người rừng” (TN) -Một cô gái 17 tuổi, mù chữ, bị gia đình đưa vào khu rừng núi cách xa dân cư để chăn nuôi bò. Từ đó, cô gái sống biệt lập với bên ngoài gần 8 năm trời, năm ngoái cô bất ngờ sinh con. —Làm giả trang web của lãnh đạo (NLĐ)
Đi tìm ngoại hình vua Quang Trung (Bee) -Việc tìm hiểu ngoại hình cũng như chân dung của ông góp phần làm thỏa mãn tấm lòng ngưỡng vọng của chúng ta…
Kinh tế
EU cho các ngân hàng Tây Ban Nha vay 125 tỉ (VOA) —Giá vàng được dự báo có thể rớt về vùng 1.520 USD/oz - VnEconomy —Xe máy liên tục giảm giá -Đại Đoàn KếtGánh nợ xấu ngân hàng – Kỳ 4: Khó kiểm soát in tiền (TN) –Người trồng khóm méo mặt (NLĐ) —“Chúng tôi như tát nước giữa biển” (TT) Bến tre chặt (đốn bỏ) dừa —-Thương lái Trung Quốc thôn tính Thạch dừa Bến Tre (Bee)
Thế giới
Bộ trưởng Nga đề nghị chôn cất Lenin (BBC)Miến Điện: Giới nghiêm tại bang Rakhine do căng thẳng tôn giáo (RFI)điểm lại —-Myanmar mở rộng lệnh giới nghiêm sang 3 khu vực (TTXVN) —Truyền thông Miến cảnh báo tình trạng vô chính phủ(RFA) —-Tổng thống Miến: Xung đột tôn giáo cản trở dân chủ(RFA) —-Miến Điện: Xô xát Hồi giáo-Phật giáo làm 7 người chết (VOA) —-Chính quyền Miến Điện tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại bang Rakhine (RFI)
Cuộc chiến mini Trung-Mỹ về chất lượng không khí (Thụy My-RFI) —-Một luật sư chuyên về các vụ tham nhũng sẽ biện hộ cho vợ ông Bạc Hy Lai (RFI) —Hồng Kông: 1.000 người biểu tình đòi công lý cho nhà ly khai Lý Vượng Dương (RFI)
—Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đến Afghnistan(RFA) —Cánh tả dẫn đầu trong vòng một bầu cử Quốc hội Pháp (RFI) —Pháp tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội(VOA) —Pháp sẽ rút quân khỏi Afghanistan trước cuối năm 2012 (RFI)
Tình hình Syria giống như Bosnia trong thập niên 90(RFA) —Syria: Chế độ của TT Bashar al-Assad đang hấp hối(RFA) —Israel lên án bạo động tại Syria (VOA) -Ông Netahyahu nói rằng Iran và nhóm chủ chiến Hezbollah tại Li Băng đang trợ giúp cho chính phủ Syria trong vụ tàn sát thường dân
Phe đối lập Syria bầu lãnh đạo mới, trong khi số tử vong tăng cao (VOA) —Ấn Độ mua 8 tàu chiến của Nam Hàn(RFA) —Tòa án Tội phạm Quốc tế: 4 nhân viên của tòa bị cầm giữ ở Libya(VOA)
Không có ai sống sót trong tai nạn máy bay trực thăng ở Peru(VOA) –Tai nạn máy bay ở Ukraine làm 15 người thiệt mạng (RFA) –Hai nhà thờ bị tấn công tại Nigeria(VOA)
EURO 2012
EURO 2012 – Bảng C (RFA) —Lo quá Anh ơi!!!(RFA) —Ăn, ngủ và nằm mơ với EURO 2012(RFA) –Euro 2012 : Đại chiến Tây Ban Nha – Ý mở màn bảng C (RFI)Ukraina gây nhiều tai tiếng trong việc chuẩn bị Euro 2012 (RFI) —TRỰC TIẾP, CH Ireland 1-3 Croatia: Thầy trò Trapp bế tắt -Báo Bóng Đá —-Báo Bóng Đá TBN 1-1 Italia: Fabregas giữ thể diện cho nhà ĐKVĐ —Thắng dễ Ireland, Croatia lên đầu bảng C -VnExpress —Chấm điểm trận Tây Ban Nha 1-1 Italy: Người hùng cũng chỉ được 3,5 điểm! - Thethaoso.vn —Xavi đổ lỗi cho Torres và mặt sân - VnExpress
Ca sĩ Phạm Anh Khoa: Nói về tuyển Anh thì cả ngày không hết! - Thanh niên
Thông tin mới về việc tiếp sóng EURO 2012 -VTV - Kể từ ngày 10/06/2012, các trận đấu EURO 2012 trên kênh VTV2 và VTV3 sẽ được khóa mã để chống tràn sóng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
VH-XH-MT
Bắt quả tang công an viên vận chuyển 62 bánh heroin (NLĐ) —Tạm giam 4 bị can trong đường dây mại dâm của Mỹ Xuân (TN) —Hậu vụ án Trịnh Vĩnh Bình: Truy tố cục trưởng thi hành án và 2 đồng phạm (TN) —Gây rối, chặn xe CSGT làm ùn tắc QL1A (TN)Vụ quan chức đánh cờ tiền tỉ: Kỷ luật Giám đốc Sở GTVT Sóc Trăng (TN) —Tệ nạn tấn công làng đại học: Cờ bạc, lô đề, cá độ bủa vây (TN) —Hai người bị chém tại tiệc cưới (TT)
TẠP CHÍ XƯA & NAY
Chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX
Vũ Văn QuânSố 405 (6 – 2012)
Việt Nam bước vào thế kỷ XIX sau mấy thập kỷ biến động dữ dội, vương triều Nguyễn thiết lập được chính quyền thống nhất nhưng vẫn phải đối mặt trước nhiều thách thức lớn, liên quan đến sự sống còn của vương triều. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, một lãnh thổ trải dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau được xác lập. Đối với lịch sử dân tộc, sự kiện này có ý nghĩa vô cùng to lớn, là thành quả của những nỗ lực không ngừng của biết bao thế hệ người Việt Nam. Nhà Nguyễn cũng là vương triều đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thực hiện quyền quản lý đất nước trên một phạm vi lãnh thổ rộng lớn và trải dài theo chiều Bắc Nam. Quản lý một đất nước rộng lớn trong điều kiện giao thông kém phát triển, thông tin liên lạc lạc hậu, lòng dân, lòng sĩ phu Bắc Hà không yên, một nền hành chính còn nhiều khác biệt, đất nước xộc xệch rã rời sau hàng thế kỷ đầy biến động… là những khó khăn và thách thức đặt ra cho nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX.
Đứng trước những khó khăn, thách đố đó, các vua Nguyễn, triều đình nhà Nguyễn sẽ thực thi những chính sách cai trị như thế nào. Phản ứng tức thời của nhà Nguyễn trước thực trạng đất nước đầu thế kỷ XIX là quyết tâm nhanh chóng ổn định tình hình. Đây là yêu cầu của đất nước, của nhân dân sau nhiều thập kỷ loạn ly. Giải pháp ổn định đất nước được nhà Nguyễn thực hiện chủ yếu bằng việc tăng sức áp chế từ trên xuống. Theo đó, về chính trị: tăng cường áp chế hành chính – quân sự; về kinh tế: thi hành chính sách trọng nông; về văn hóa: phục hồi và độc tôn Nho giáo; về xã hội: thiết lập thế bình quân chủ nghĩa. Thiết lập thế bình quân chủ nghĩa là một giải pháp hiệu quả nhất để tạo thế ổn định trong điều kiện một xã hội nông thôn – làng xã – nông nghiệp phân hóa chưa cao như Việt Nam. Chọn giải pháp này, nhà Nguyễn trước hết thực thi nó ở một lĩnh vực có tính then chốt là ruộng đất.
Bức tranh chế độ ruộng đất
Đầu thế kỷ XIX, cơ cấu ruộng đất Việt Nam vẫn bao gồm hai bộ phận: ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước và ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân. Sau hàng ngàn năm phát triển, chế độ tư hữu đã mở rộng đồng thời với sự thu hẹp của chế độ sở hữu nhà nước. Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước: nửa đầu thế kỷ XIX, theo sách Sĩ hoạn tu tri lục của Nguyễn Công Tiệp soạn khoảng những năm 1820-1843, trên toàn quốc các loại ruộng đất công còn 580.363 mẫu, chiếm 17,08% tổng diện tích(1), bao gồm một bộ phận do nhà nước trực tiếp quản lý, còn lại chủ yếu là ruộng đất công của các làng xã.
Bộ phận ruộng đất thuộc quản lý trực tiếp của nhà nước ở đầu thế kỷ XIX gồm tịch điền, quan điền quan trại và đồn điền. Tịch điền là loại ruộng đất có tính chất lễ nghi thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp, số lượng không nhiều (cả nước ước khoảng vài trăm mẫu). Quan điền quan trại là loại ruộng đất vốn có từ các thời kỳ trước (các loại ruộng ngụ lộc, thưởng lộc, chế lộc, quan điền, quan điền trang, quan đồn điền, quan trại). Nhà Tây Sơn đã dùng một phần trong số đó ban cấp cho các quan lại. Sau này nhà Nguyễn thu hồi và gọi chung là quan điền quan trại, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước. Địa bàn phân bố quan điền quan trại chủ yếu là khu vực Bắc và Trung Trung bộ, với diện tích khoảng vài ngàn mẫu. Một phần quan điền quan trại dùng để ban cấp cho một số đối tượng làm tự điền, phần còn lại dùng phát canh thu tô cho dân sở tại. Từ năm 1822, Minh Mạng cho chuyển dần quan điền quan trại thành ruộng đất công làng xã và đến giữa thế kỷ XIX thì cơ bản quan điền quan trại không còn tồn tại nữa. Đồn điền là loại ruộng đất kết hợp kinh tế với quốc phòng. Từ cuối thế kỷ XVIII, Nguyễn Ánh đã cho lập đồn điền ở Nam bộ dưới hai hình thức: đồn điền do binh lính khai khẩn gọi là trại đồn điền và đồn điền do dân khai khẩn gọi là hậu đồn điền. Nhà Nguyễn từng bước quân sự hóa hậu đồn điền và đến năm 1822 thì quyết định chuyển toàn bộ hậu đồn điền thành trại đồn điền. Địa điểm chọn xây dựng đồn điền thường là những nơi xung yếu về quân sự và có tiềm năng đất đai. Vì thế, Nam bộ là địa phương tập trung đồn điền dưới thời Nguyễn. Nhà nước chủ yếu sử dụng lực lượng binh lính, bên cạnh đó còn có một số tù phạm đi khai khẩn, canh tác ruộng đất trong các đồn điền. Sản phẩm thu hoạch từ đồn điền phần lớn nộp kho nhà nước, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tại chỗ của binh lính. Diện tích đồn điền ở thời điểm cao nhất ước khoảng vài chục ngàn mẫu. Nhìn chung, các loại ruộng đất thuộc quản lý trực tiếp của Nhà nước chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu ruộng đất.
Bộ phận chủ yếu của sở hữu Nhà nước là ruộng đất công làng xã. Trong 17,08% ruộng đất công các loại còn tồn tại đến đầu thế kỷ XIX, phần lớn là loại ruộng đất này. Tuy nhiên, sự phân bố rất không đều giữa các địa phương. Phan Huy Chú nhận xét: “Nước ta duy có trấn Sơn Nam Hạ là rất nhiều ruộng và đất bãi công, phép quân cấp chỉ nên làm ở xứ ấy là phải, còn các xứ khác thì các hạng ruộng công có không mấy”(2). Vào năm 1852, theo lời Thượng thư bộ Hộ Hà Duy Phiên: “Thừa Thiên, Quảng Trị thì ruộng công nhiều hơn ruộng tư, Quảng Bình thì công tư bằng nhau, còn các hạt khác thì ruộng tư nhiều mà ruộng công ít, tỉnh Bình Định càng ít hơn”(3). Kết quả nghiên cứu tư liệu địa bạ những năm gần đây cũng cho thấy điều đó. Sự phân bố không đều thể hiện trong phạm vi từng miền, từng tỉnh, có khi từng huyện, từng tổng.
Tại Bắc bộ, trong khi tỷ lệ công điền thổ ở Thái Bình còn tới 31,43% thì ở Hà Đông chỉ còn 22,12% (thời điểm 1805). Giữa các huyện của hai địa phương này cũng có sự khác biệt. Ở Thái Bình, tỷ lệ công điền thổ huyện Thanh Quan còn 7,2%, huyện Quỳnh Côi còn 17,32%, huyện Đông Quan còn 20,75%, thì tỷ lệ đó ở huyện Vũ Tiên là 56,85%. Ở tỉnh Hà Đông, tỷ lệ công điền thổ huyện Đan Phượng còn 37,99%, thì ở huyện Hoài An chỉ còn 4,81%, huyện Sơn Minh chỉ còn 4,55%. Vùng Nam bộ, nơi tư hữu hóa phát triển rất mạnh nhưng vẫn có những địa phương sở hữu công vẫn chiếm ưu thế. Các số liệu điều tra vào đầu thập niên 30 thế kỷ XX tiếp tục khẳng định điều này. Tỷ lệ ruộng đất công khu vực Bắc bộ còn khoảng 25%, Trung bộ còn khoảng 25%, Nam bộ còn khoảng 3%. Một số địa phương cụ thể, như Thừa Thiên còn 72%, Quảng Trị còn 98,5%, phủ Xuân Trường (Nam Định) còn 74,5%, phủ Khoái Châu (Hưng Yên) còn 59%… Sự thu hẹp của ruộng đất công cho thấy vai trò của loại hình sở hữu này đã giảm sút ở nửa đầu thế kỷ XIX, nhưng tính chất phân bố không đều làm cho vai trò của nó ở các địa phương không giống nhau, có nơi ruộng đất công vẫn là nguồn sống chính của cư dân.
Phân bố tỷ lệ ruộng đất công tư ở một số địa phương (4)
Địa phương
|
Các loại đất đai (%)
|
Niên đại
|
||
Công điền
|
Tư điền
|
Các loại khác
|
||
Hà Đông | 22,12 | 65,34 | 12,54 | 1805 |
Thái Bình | 31,43 | 53,24 | 15,33 | 1805 |
Bình Định | 8,71 | 89,62 | 1,67 | 1815 |
Phú Yên | 1,34 | 98,66 | - | 1815 |
Nam bộ - 1836 | 7,85 | 92,15 | 1836 |
Thái độ của nhà Nguyễn đối với vấn đề ruộng đất
Thái Bình |
Hà Đông
|
Bình Định
|
||||||
Quy mô
|
||||||||
Số chủ
|
Ruộng đất
|
Số chủ
|
Ruộng đất
|
Số chủ
|
Ruộng đất
|
|||
Dưới 1 mẫu | 2,2 | 0,15 | 27,1 | 4,51 | 61,49 | 19,15 | ||
1- 3 mẫu | 16,61 | 3,51 | 35,4 | 17,88 | 30,07 | 40,37 | ||
3 – 5 mẫu | 17,94 | 7,41 | 17,04 | 8,08 | 5,19 | 16,78 | ||
5 – 10 mẫu | 32,58 | 24,38 | 36,34 | 32,09 | 2,51 | 14,40 | ||
10 – 20 mẫu | 20,52 | 29,78 | 26,49 | 42,77 | 0,64 | 7,20 | ||
20 – 50 mẫu | 9,34 | 29,40 | 4,52 | 13,63 | 0,10 | 2,10 | ||
Trên 50 mẫu | 0,78 | 5,37 | - | - | - | - |
Thái độ tương đối nhất quán của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX là duy trì, bảo vệ và tham vọng mở rộng sở hữu nhà nước về ruộng đất. Thái độ này quy định chính sách của nhà nước đối với vấn đề ruộng đất nói chung và với từng loại sở hữu nói riêng.
Dưới thời Nguyễn, việc ban cấp ruộng đất chỉ còn lại duy nhất hình thức tự điền (ruộng thờ) được thực hiện rải rác dưới thời Gia Long và đầu Minh Mạng, số lượng rất hạn chế, một phần do quỹ ruộng đất của nhà nước đã thu hẹp, mặt khác là để đề phòng tư hữu hóa từ việc ban cấp ruộng đất vốn đã từng diễn ra. Đối với bộ phận ruộng đất công làng xã còn lại, nhà nước cấm ngặt việc mua bán, cầm cố. Năm 1803, Gia Long xuống dụ: “…Nếu xã thôn nào trái lệnh cấm, quen thói cũ, mua bán riêng với nhau, việc phát giác ra, thì người mua nhầm bị mất tiền gốc, người làm văn khế, người cùng đứng tên trong văn khế và những người làm chứng đều bị trị tội nặng, ruộng đất đem bán trong văn khế vẫn truy trả dân, lại theo lệ lấy một mẫu ruộng thưởng cho người tố cáo hưởng hoa lợi”(5). Để kiểm soát chặt chẽ bộ phận ruộng đất công làng xã làm cơ sở góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội và ổn định tình hình đất nước, năm 1804, Gia Long chính thức ban hành phép quân điền. Đây là lần thứ ba trong lịch sử Việt Nam, nhà nước ban hành chính sách quân điền. Cũng giống như phép quân điền các đời Hồng Đức và Vĩnh Thịnh, phép quân điền đời Gia Long quy định cụ thể các đối tượng được nhận ruộng và khẩu phần tương ứng với từng đối tượng đó: quan lại văn võ từ tản giai tòng cửu phẩm đến chánh nhất phẩm được nhận từ 8 đến 18 phần; binh lính các hạng được nhận từ 7 đến 9 phần; dân đinh được nhận 6,5 phần; dân đinh già ốm, lão nhiêu cố cùng, tiểu nhiêu, nhiêu tật, tàn phế được nhận 4 phần; trẻ mồ côi, đàn bà goá được nhận 3 phần. Về nội dung, không có khác biệt lớn giữa phép quân điền Gia Long với phép quân điền các thời kỳ trước. Quan lại và binh lính vẫn là những đối tượng được ưu đãi. Thay đổi lớn nhất trong phép quân điền Gia Long là rút ngắn thời hạn chia lại ruộng từ sáu năm xuống còn ba năm. Mục đích của thay đổi này là nhằm tăng cường kiểm soát của nhà nước, hạn chế tư hữu hóa, nhưng chắc chắn sẽ đưa đến nhiều tiêu cực đối với đất đai.
Phép quân điền Gia Long được thực hiện trong 36 năm. Đến năm 1840, Minh Mệnh tiến hành một số điều chỉnh, theo đó quan lại, binh lính và dân đinh cùng được nhận một phần, các đối tượng khác được nhận bằng một nửa hoặc một phần ba. Việc giảm khẩu phần của quan lại và binh lính xuống bằng dân đinh, theo giải thích của Minh Mệnh là vì các đối tượng này đã có lương bổng của nhà nước.
Việc Gia Long ban hành phép quân điền chỉ hai năm sau khi nắm được chính quyền cho thấy ông vua này khá nhạy bén trong nhận thức về vai trò của ruộng đất công đối với việc ổn định tình hình xã hội. Chỉ có điều, sự thu hẹp lại phân bố không đều của ruộng đất công làm cho tác dụng thực tế của chính sách này hạn chế, mỗi nơi mỗi khác. Những nơi ruộng đất công còn nhiều, vẫn là nguồn sống chủ yếu của cư dân, chính sách quân điền góp phần thể chế hóa việc phân phối, hạn chế sự thao túng của tầng lớp hào cường.
Thể hiện tập trung nhất thái độ của nhà nước đối với vấn đề ruộng đất là những biện pháp mở rộng sở hữu công. Trong khai hoang, có tới gần một nửa các quyết định của nhà nước quy định ruộng đất khai khẩn được trở thành sở hữu công cộng. Đặc biệt quyết liệt là chủ trương công hữu hóa một bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân.
Tỷ lệ bao trùm của sở hữu tư nhân về ruộng đất là thực tế mà nhà Nguyễn đã nhận thức được ngay sau khi xác lập nền thống trị. Trong chính sách của mình, nhà Nguyễn cũng có thái độ tôn trọng quyền tư hữu ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, với chủ trương tăng cường sở hữu công cộng làm bệ đỡ kinh tế – xã hội cho thiết chế quân chủ tập quyền, nhà Nguyễn từ khá sớm đã có tham vọng can thiệp vào ruộng đất tư. Năm 1803, một số quan cai trị ở Bắc Thành đề nghị Gia Long thi hành phép quân điền, bắt các chủ ruộng tư sung công 70% ruộng đất làm công điền quân cấp. Chủ trương này quá mạnh mẽ, lại vào lúc nhà Nguyễn mới được thiết lập, tình hình chưa thật ổn định nên đã không được chấp nhận. Trong thời gian trị vì của mình, Gia Long cũng đã nhiều lần trăn trở về vấn đề này. Nhưng vốn là người thực tiễn, Gia Long nhận thức rất rõ tính chất phức tạp, bất ổn của chủ trương can thiệp vào sở hữu tư nhân. Đến Minh Mệnh, với thiết chế quân chủ tập quyền phát triển đến đỉnh cao, hơn bất cứ lúc nào cần phải tăng cường chế độ sở hữu công cộng làm bệ đỡ kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, trước đề nghị của Vũ Xuân Cẩn, Tổng đốc Bình – Phú (Bình Định và Phú Yên) vào cuối năm 1838, sung công một phần ruộng đất tư ở Bình Định làm công điền quân cấp, Minh Mệnh đã rất đắn đo: “Ruộng đất tư là của thế nghiệp, năm tháng đã lâu, sổ sách đã thành, nay vô cớ cắt mất của riêng huyết mạch của người ta, xét ra không phải là việc yên nhân tình, một phen làm sợ rằng chưa thấy lợi mà nhiễu dân thì không nói hết”(6). Sau nhiều cân nhắc, triều đình Nguyễn vẫn quyết định tiến hành cuộc cải cách ruộng đất ở tỉnh Bình Định, nơi mà theo các quan cai trị địa phương, ruộng đất hầu hết là thuộc sở hữu tư nhân và tập trung chủ yếu trong tay tầng lớp địa chủ, như lời tâu của Vũ Xuân Cẩn: “…Một hạt Bình Định ruộng công chỉ có trên năm ngàn mẫu mà ruộng tư nhiều đến bảy vạn một nghìn mẫu, các ruộng tư… Bị bọn phú hào chiếm cả, người nghèo không nhờ cậy gì”, “…ruộng đất phần nhiều là ruộng tư, nhà phú hào chiếm cả, có đến một, hai trăm mẫu mà người nghèo không một thước tấc, suốt đời làm đầy tớ người giàu” (7).
Tháng 7 năm 1839, Minh Mệnh sai Thượng thư bộ Hình Vũ Xuân Cẩn và Hữu Tham tri bộ Lễ Doãn Uẩn đi Bình Định làm cải cách. Nội dung phép quân điền Bình Định như sau: giữ nguyên hiện trạng những thôn ấp ruộng đất công nhiều hơn ruộng đất tư hoặc công tư ngang nhau, những thôn ấp nào tư nhiều hơn công thì ruộng đất công vẫn giữ nguyên, cắt một nửa ruộng đất tư sung công quân cấp. Theo quy định trên, 645 trên tổng số 678 thôn ấp ở Bình Định chịu tác động của cuộc cải cách này.
Cuộc cải cách ruộng đất ở Bình Định năm 1839 là một thí điểm của nhà Nguyễn trong chủ trương can thiệp vào sở hữu tư nhân, “cân bằng công tư”, “san bớt giàu nghèo”, như ước ao của các hoàng đế Nguyễn. Tại đây, ruộng đất tư đã chiếm tỷ lệ bao trùm, nhưng không hề có tình trạng tập trung ruộng đất mà rất manh mún, không như lời tâu của Vũ Xuân Cẩn. Vì thế, một lý do khác nữa mà nhà Nguyễn chọn Bình Định, rất có thể vì đây là quê hương của phong trào Tây Sơn, trước kia quân Tây Sơn đã tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo, nhà Nguyễn muốn thông qua cuộc cải cách này triệt để xóa bỏ dấu ấn của nhà Tây Sơn(8).
Cuộc cải cách Bình Định đã làm rung động cả xã hội Đại Nam bấy giờ, gây nên sự phản ứng của các chủ tư hữu ở Bình Định, nhất là với bộ phận có quy mô ruộng đất lớn hơn, và cũng tiềm ẩn sự phản ứng đối phó của giai cấp địa chủ cả nước nói chung. Đến nỗi, hơn mười năm sau, vào năm 1853, Lang trung trí sĩ Trần Văn Tuân dâng sớ nêu 10 việc cần làm ngay, trong đó có việc lập tức trả lại ruộng đất tư ở Bình Định(9).
Bức tranh ruộng đất Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX với tỷ lệ bao trùm của sở hữu tư nhân, sự phân hóa nhất định trong chế độ tư hữu là kết quả tất yếu của sự vận động lịch sử. Trong quá trình đó, do những đặc điểm riêng, có sự khác biệt nhất định giữa các địa phương. Trước thực trạng ruộng đất đó, chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn thể hiện rõ tư tưởng bảo thủ, một mặt duy trì, bảo vệ bộ phận ruộng đất công còn lại, mặt khác tìm cách mở rộng, đặc biệt là chủ trương can thiệp vào chế độ tư hữu để tăng quỹ ruộng đất công qua thí điểm ở Bình Định. Thái độ đó, chính sách đó làm cho quá trình tư hữu hóa ở nửa đầu thế kỷ XIX bị chặn lại, phân hóa và tập trung ruộng đất trở nên khó khăn hơn. Sự vận động tiến hóa của chế độ ruộng đất Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX diễn ra trong một môi trường không lành mạnh.
CHÚ THÍCH:
1. Nguyễn Công Tiệp, Sĩ hoạn tu tri lục, chữ Hán, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 2. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập III, Nxb Sử học, Hà Nội, 1960, tr.70. 3. Đại Nam thực lục chính biên, tập XXVIII, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1973, tr.336. 4. Phan Huy Lê (chủ biên), Địa bạ Hà Đông (Hà Nội, 1995), Địa bạ Thái Bình (Nxb Thế giới, Hà Nội, 1997), Nguyễn Đình Đầu, Tổng kết nghiên cứu địa bạ: Nam kỳ lục tỉnh; Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: Bình Định; Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: Phú Yên; Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: Thừa Thiên (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1996-1997). 5. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập IV, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1993, tr.113-114. 6. Đại Nam thực lục chính biên, tập XX, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1968, tr.259. 7. Đại Nam thực lục chính biên, tập XX, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,1968, tr.258; tập XXI, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1969, tr.58. 8. Phan Phương Thảo, Chính sách quân điền năm 1839 qua tư liệu địa bạ, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2004. 9. Đại Nam thực lục chính biên, tập XXVII, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1971, tr.412-413
”Tôi tin vào quy luật phát triển, vào sức mạnh dân tộc” (bản gốc)
Giáo sư Tương Lai
Bài đã đăng trên “Doanh
nhân Sài Gòn cuối tuần” số 458, thứ sáu 8.6.1012. Vietnamnet đưa lại
ngày 9.6.2012 theo bản DNSGCT đã đăng. Dưới đây là bản gốc của người ghi
gửi để tôi xem lại, nhưng khi đưa lên báo, tòa soạn DNSGCT cắt bỏ một
số đoạn [in màu đỏ], để cho rõ ý của tôi, xin đăng bản gốc đó.
Tương Lai
|
Giáo sư Tương Lai xuất hiện thường xuyên trên
các phương tiện truyền thông, nói lên nhiều suy nghĩ, ý kiến sắc sảo về
các vấn đề trọng đại của thời cuộc. Những bài viết của ông thường gai
góc, nhưng thẳng thắn và trung thực. Các ý kiến của ông chính xác là góc
nhìn của nhà nghiên cứu xã hội học – văn hóa, góp phần tích cực cho sự
phát triển dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đầu năm nay khi đang nằm viện không tham
dự được, ông vẫn gửi bài phát biểu của mình tới hội nghị Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam. Thưa giáo sư, ông vẫn biết nhiều ý kiến nói thẳng
ít khi được lắng nghe, vậy điều gì khiến ông kiên nhẫn đóng góp?
Tôi đã từng nói công khai khi trả lời phỏng vấn báo
đài nước ngoài, nếu ai cũng ra đi , rồi ở nước ngoài nói thoải mái, tôi
thấy không ổn. Còn tôi, cũng chỉ là một người bình thường. Nhưng dù sao
tôi cũng là người biết chữ, đọc được, hiểu được, lại là một đảng viên.
Chế độ này tồn tại được hay không sẽ có phần đóng góp của tôi,vì đây
cũng là xương máu của tôi . Tôi góp phần mình vào công cuộc chỉnh đốn
Đảng để làm trong sách cái chế độ mà bao xương máu đã đổ ra để có nó.
Không phải bằng việc rao giảng đạo đức suông, mà phải làm như Bác Hồ nói
trong Di Chúc ” động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân” tham
gia vào cuộc chiến đấu mà Bác gọi là “cuộc chiến đấu khổng lồ”. Cho nên,
việc tôi làm là góp phần đánh thức công luận đặc biệt là trên trận địa
văn hóa . Cần hiểu rằng trong văn hóa có chính trị.
Như vậy, phải hiểu ông là một người phê phán quyết liệt nhưng lạc quan?
Con đường tôi chọn không là một trí thức ngậm miệng
ăn tiền. Không bi quan chán nản mà lạc quan. Lạc quan vì tôi tin vào quy
luật phát triển, vào sức sống mãnh liệt của dân tộc. Tiến hóa là một
quá trình phát triển không phải theo tuyến tính tuần tự như tiến mà là
phi tuyến tính với những bước hợp trội tạo ra những đột biến. Tôi nhớ
tại một Hội thảo về truyền thống và hiện đại, môt học giả Pháp, ông
Edouard de Penguilly nói với chúng tôi :” Lịch sử cổ xưa và hiện đại của
các anh cho thấy một điều kỳ diệu là bao giờ dân tộc Việt Nam cũng tìm
được những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải.
Cùng tắc biến, biến tắc thông là quy luật chung rồi,
và sức sống kỳ diệu của dân tộc đã thể hiện rõ quy luật đó. Sức sống ấy
thể hiện rất rõ ở lớp trẻ. Tôi đã nhìn thấy ánh mắt của họ trong những
dịp họ biểu hiện chính kiến và tình yêu nước khi Tổ quốc bị xâm phạm.
Trong ánh mắt ấy tôi thấy và tin vào sức sống không gì dập tắt được của
dân tộc mình. Tôi nhớ là Ph Angghen có nói một ý mà tôi đã nhiều lần dẫn
ra trong các bài viết đã đăng báo : mẫu hình của một xã hội mới như thế
nào sẽ do lớp trẻ xây dựng nên theo khuôn mẫu mà họ cần. Nguyên văn là
thế này : xã ội ấy“sẽ được quyết định khi một thế hệ mới sẽ
lớn lên…Khi những con người như thế xuất hiện, họ sẽ vứt bỏ
tất cả những điều mà theo quan niệm hiện nay họ phải làm : họ
sẽ tự biết cần phải làm như thế nào”.
Ông có cho rằng những ý kiến của mình đã có kết quả và chí ít cũng giành được thắng lợi nào đó?
Chiến thắng ư? Cũng khó nói đã được những gì, nhưng
chí ít là những điều tôi suy ngẫm để viết ra là trung thực. trung thực
với mình, trung thức với đất nước và nhân dân mình. Tôi hiểu vì lẽ gì mà
phải làm như thế, và tôi tự thấy không xấu hổ với lương tâm. Còn hiệu
quả đến đâu thì có lẽ cuộc đời sẽ nghiệm thu và phê phán.
Có cuộc tranh cãi thế nào là trí thức chẳng đi đến phân định. Theo giáo sư, ông nghĩ thế nào về vấn đề đó?
Định nghĩa thì nhiều lắm. Nhiều định nghĩa hay, có lý
cả, dẫn ra không hết. Nhưng tôi quan niệm rõ ràng trí thức là một tầng
lớp tinh hoa của xã hội. Ai cũng biết những tên tuổi như Trần Đức Thảo,
Nguyễn Mạnh Tường ,Tạ Quang Bửu, Đặng Văn Ngữ, Hồ Đắc Di, Đào Duy Anh,
rồi ngay cả Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng… – một lớp người tiếp nhận
được ánh sáng của nền văn hóa Pháp vượt ra khỏi ý đồ thực dân của nhà
trường do Pháp dựng lên. Vậy trí thức, họ là ai? Tôi thích ý của Jean
Paul Sartre: “trí thức là người làm những việc chẳng ăn nhập gì đến
họ, (s’occupe de ce qui ne le regarde pas). Kỹ sư thì không lo xây cầu,
thầy thuốc thì không lo khám bệnh… Tại sao họ lại xớ rớ vào những chuyện
không liên quan gì đến họ vậy, tại vì họ cho đó chính là chuyện của họ. Chuyện không phải là của họ mà họ thấy là của họ. Cái thấy đó làm họ trở thành trí thức . Ở đây ý tưởng của nhà triết học Pháp thế kỷ XX bắt găp ý của Nguyễn Công Trứ trong Luận về chữ sĩ” có câu: Vũ trụ chi gian giai phận sự. Xem việc trong trời đất là bổn phận phải làm. Phải có danh gì với núi sông như ông nói cũng theo nghĩa này.
Năm 1997 khi xảy ra sự kiện Thái Bình, lý do nào khiến ông được tham gia đoàn khảo sát và trực tiếp viết báo cáo?
Lúc đó tôi đang là viện trưởng Viện Xã hội học, thành
viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Khi có sự kiên Thái Bình, Thủ
tướng muốn có thêm góc nhìn khách quan của nhà khoa học nên đã cử chúng
tôi xuống Thái Bình. Chúng tôi về những nơi nóng bỏng nhất, trực tiếp
tìm hiểu, lắng nghe dân và nghe cán bộ địa phương, cập nhật số liệu điều
tra và phân tích rút ra kết luận. Bản báo cáo ” Khảo sát xã hội học về
“sự kiện Thái Bình” gửi đến Thủ tướng là đúc kết từ những dữ liệu trực
tiếp thu nhận từ những cái đó, tập trung tìm hiểu và phân tích là diễn
biến tại xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, cùng với những nghiên cứu bổ sung
tại nhiều địa điểm khác của Thái Bình. Điều tôi nhớ nhất là sự tiếp nhận
và suy nghĩ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ bản báo cáo đó. Ấn tượng đậm nét nữa là ý kiến của đồng chí Phạm Văn Đồng sau khi nghe tôi trình bày: ”
không được nói đây là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, mà phải nói rõ
đấy là mâu thuẫn giữa một bên là những người cầm quyền thoái hóa biến
chất áp bức, đè nén nhân dân và một bên là người dân không thể cam chịu
phải đứng dậy đấu tranh. Có phân tích như vậy mới co giải pháp đúng được“!
Ông có so sánh gì về thời kỳ Thái Bình ấy
với tính chất và diễn biến của ngày càng nhiều các cuộc khiếu kiện đất
đai và sự phản kháng của người nông dân hiện nay?
Mức độ của các vụ khiếu kiện đất đai bao giờ cũng gay
gắt. Ngay thời kỳ Thài Bình, có tới năm trên bảy huyện khiếu kiện, kéo
lên có tổ chức bài bản lớp lang, được khởi xướng bởi các cựu chiến
.binh. Các cuộc khiếu kiện có tổ chức với cả ngàn người lên tỉnh không
được đáp ứng thỏa đáng đã đẩy tới những đụng độ giữa người biểu tình và
lực lượng công an. Giọt nước tràn ly là khi công an sử dụng cho bec giê
để trấn áp người biểu tình. Người biểu tình xô đổ bức tường của Viện
Kiểm sát huyện Quỳnh Phụ, lấy gạch đá chống trả. Và dạo ấy tình hình
căng thẳng chẳng kém gì sự kiện Tiên Lãng Hải Phòng tháng tư vừa rồi.
Diện cũng rộng hơn, có đến 5 trên 7 huyện có khiếu kiện tập thể và biểu
tình. Vấn đề là sư kiện Tiên Lãng xảy ra trong thời buổi của internet
nối mạng, không thể bưng bít thông tin nên công luận lên tiếng được
ngay. Chuyện này tôi đã nói đến trong bài “Từ “Sự kiện Tiên Lãng 2012
nghĩ về “Sự kiệnThái Bình năm 1997” đăng trên báo Đại Đoàn Kết.
Có thể nói, do điều kiện công tác như thế, ông rất hiểu vấn đề nông dân?
Tương đối thôi, đừng nói quá lên, ngượng lắm. Đúng là
chúng tôi có hiểu biết đến một mức nào đó về người nông dân đồng bằng
Bắc bộ. Tôi đã có nhiều bài viết và một số công trình nghiên cứu về
những vấn đề xã hội ở Đồng bằng sông Hồng. Chuyên đề này đã có đăng
trong “Làng ở châu thổ sông Hồng – Những vấn đề còn bỏ ngỏ” do Viện Khoa Học Xã hội Việt Nam và Trường Viễn Đông Bác cổ tổ chức nghiên cứu và xuất bản năm 2002.
Trong một dịp làm việc, đại tướng Võ Nguyên Giáp có
hỏi tôi vấn đề gì đặt ra cho nông thôn hôm nay, tôi trả lời rằng tất cả
những vấn đề mà Qua Ninh và Vân Đình (bút danh của Trường Chinh và Võ
Nguyên Giáp) đặt ra trong cuốn Vấn đề dân cày in năm 1940 đều
còn nguyên vẹn cả. Đất chật, người đông. Người thì tiếp tục sinh ra
nhưng đất thì không sinh trưởng. Bình quân đất đai tính trên đầu người ở
nông thôn Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới. Với cái đà quy hoạch,
dự án, sân golf, resort như hiện nay, vấn đề sẽ còn gay gắt hơn rất
nhiều. Ngay cả vấn đề “chiếm đất, lập đồn điền” mà Qua Ninh – Vân Đình
từng phân tích thì dường như cũng đang tái diễn với những biến thái phức
tạp hơn, dữ dằn hơn.
Nhưng ông cũng biết quy luật của phát triển, việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa là không thể tránh khỏi?
Đúng vậy. Sự phát triển nào cũng có cái giá phải trả.
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa càng như vậy. Chỉ có điều, từ một nền
nông nghiệp trồng lúa nước của vùng nhiệt đới gió mùa, phải có cách nghĩ
cách làm thế nào để hơn 70% dân số là nông dân gắn chặt với ruộng đất
không bị hụt hẫng khi phải rời bỏ mảnh đất của mình.Chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, là chuyện không thể không làm nếu muốn đất nước phát triển.
Không thể hiểu quá đơn giản về chuyển đổi nông nghiệp nghĩa là biến nông
dân thành phi nông, ly nông hay công nhân dịch vụ. Cái đó có phần đúng,
nhưng ruộng đất là lý do tồn tại của nông dân. Quy hoạch tùy tiện và xô
bồ, nhất là khi chen vào trong sự quy hoạch đó là lợi ích của một nhóm
người nhân danh lợi ích quốc gia để thâu tóm đất đai vào tay mình theo kiểu “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
thì hết sức nguy hiểm. Nguy hiểm thế nào thì chị đã thấy rõ rồi đấy.
Nông trường Sông Hậu, rồi Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản… Nhân danh sở hữu
toàn dân, lại có công cụ bạo lực trong tay, khoác bộ áo Nhà nước, một
số người cầm quyền thoái hóa biến chất đang cướp trắng đất đai nông
nghiệp, nguồn sống của người nông dân thấp cổ bé họng nhưng cũng là
nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các đại gia. Đó là lý do tại sao khiếu kiện
liên miên không dứt, vì đây là chuyện sống còn của người nông dân.
Đừng quên rằng, ở nhiều nước công nghiệp phát triển,
người ta đang đặt lại vấn đề nông thôn và nông nghiệp. Với nước ta, điều
này càng cực kỳ hệ trọng. Nếu coi nhẹ vấn đề nông dân, nông thôn, hệ
lụy sẽ cực kỳ lớn.
Vậy theo ông, Việt Nam phải đi lên như thế nào?
Một nước nông nghiệp nhiệt đới như nước ta, bên cạnh
việc phải đối phó với hiểm họa thiên tai như bão lũ thì cũng phải thấy
được ân huệ của thiên nhiên. Canada họ sáu tháng tuyết phủ, còn nước ta
kinh tế nông nghiệp – một nền văn minh lúa nước miền nhiệt đới – có
những thuận lợi hết sức lớn. Nhưng chúng ta chưa đưa công nghiệp vào
được bao nhiêu. Vải thiều của ta ở Lục Ngạn Bắc Giang là một ví dụ, chậm
thu mua là chỉ có đổ đi. Là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu mà trong
việc thu hoạch lúa thất thoát lên đến 30%. Đầu tư cho nông nghiệp rất
kém, trong khi lấy đất thì rất nhanh.
Viết cuốn sách “Những nghiên cứu về gia
đình Việt Nam” dưới góc nhìn khoa học, ông có thấy sự sa sút các giá trị
gia đình như dư luận thường than phiền không?
Gia đình Việt Nam đang ở trong một sự khủng hoảng rất
rõ. Đó là sự mâu thuẫn giữa việc khẳng định sự giải phóng cá nhân, đặc
điểm của xã hội hiện đại, một bước tất yếu của phát triển, với gia đình
truyền thống duy trì tập quán gia trưởng.
Đã có những gì bị mất đi, thưa ông?
Nếu hiểu theo lối tam đại đồng đường thì mất rồi. Còn
nếu hiểu mối quan hệ cha mẹ – con – cháu giữ được gia phong thì nay vẫn
còn và điều này thật đáng quý. Dù có biến thái, nhưng nó vẫn còn. Nếu
ai lên án việc gìn giữ gia phong thì đó là cực đoan, không đúng. Nhưng
chúng ta cũng không thể cưỡng lại xu thế giải phóng cá nhân.
Ông đã có các công trình nghiên cứu như
“Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội”, cùng các nhà nghiên cứu nước
ngoài nghiên cứu các vấn đề nông thôn Đồng bằng sông Hồng… Sắp tới, ông
có dự định viết công trình hoặc tác phẩm nào nữa không?
Cũng có nhiều suy nghĩ. Sẽ dành phần lớn thời gian để
làm một cái gì đó thuần túy là vấn đề nhận thức của mình thôi. Tôi
không có tài văn chương để viết như các nhà văn. Nhưng có lẽ sẽ suy ngẫm
để viết ra một cái gì đó đã tích lũy trong óc , trong tim mình lâu nay.
Nói như cụ Nguyễn Gia Thiều, tác giả “Cung oán ngâm khúc” : “mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ, đường thế đồ gót rỗ kỳ khu”.
Sẽ cố viết một cái gì đó từa tựa như sự tự nhận thức về chặng đường
lịch sử dân tộc ta đang đi, ở góc nhìn rất hẹp của một người nghiên cứu
xã hội học, trung thực ghi lại những bước đường tư tưởng của mình nương
theo chặng đường lịch sử mình đã trải qua.
Tính chất như vậy có thể gọi là viết hồi ký không, thưa ông?
Có lẽ không nên gọi là hồi ký vì tôi cũng chỉ là một
người bình thường như bao người khác, có gì đâu mà “hồi ký”. Có chăng
chỉ viết những cảm nhận về thời cuộc, nên không gọi là hồi ký cá nhân
được. Nhưng tôi sẽ viết suy nghĩ về thời cuộc thông qua những con người
mà tôi có dịp tiếp xúc, đôi lúc tôi muốn làm sáng tỏ một số điểm lịch sử
đánh giá không công bằng. Chẳng hạn như vấn đề “làm chủ tập thể” mà thực chất là biểu tỏ việc không chấp nhận mô hình Xô Viết, càng không khoan nhượng với quan điểm Mao Ít về “chuyên chính vô sản”
trong đầu óc Lê Duẩn. Do một ngẫu nhiên, đồng chí Lê Duẩn có nói với
tôi về vấn đề này [trong thời gian tôi tham gia tổ nghiên cứu lý luận do
đồng chí Hoàng Tùng làm tổ trưởng] và yêu cầu tôi suy nghĩ để viết ra
dưới dạng tư duy triết học về một phạm trù mang tính nguyên lý, khi mà,
bằng bao hy sinh xương máu, nhân dân đã giành được quyền làm chủ đất
nước, làm chủ vận mệnh của mình. Do tài hèn sức mọn, tôi chưa làm được
điều này như đồng chí ấy đòi hỏi, và đây là một day dứt lớn trong tôi..
Trước những sự kiện lớn của đất nước, một số
đài nước ngoài thường phỏng vấn ông. Đó có phải vì ông làm việc mình
thích như ông nói – tự do suy nghĩ, tự do viết cho mình những điều suy
nghĩ và đưa các ý tưởng lên báo đài chia sẻ với mọi người?
Tôi viết chủ yếu cho báo chính thống. Không viết
blog, không báo mạng vì không đủ sức làm. Chỉ một việc “không chính
thống” [!] là trả lời phỏng vấn cho một số đài nước ngoài. Tôi trả lời
rất thẳng thắn và nghiêm cẩn vì tôi cho rằng đây là một việc có lợi cho
đất nước mình . Nói thẳng những suy nghĩ đã cân nhăc, không nói cho hả
giận, cho sướng miệng đâu. Tôi nghĩ chúng ta phải thẳng thắn. Quá dè dặt
và e ngại để rồi quay lưng với việc cần phải làm, dửng dưng với tội ác
thì thật đáng hổ thẹn. Không thể bảo toàn tính mạng theo cách trùm kín
hai tai. Hôm qua, tôi vừa trả lời
phỏng vấn của đài nước ngoài về vụ Văn Giang, tôi nói thẳng là vô cùng
phẫn nộ thấy hình ảnh lực lượng cưỡng chế đánh đập dân một cách tàn
nhẫn. Người ta đang nói dối, vu vạ, song hình ảnh được quay cận cảnh thì
chối tội làm sao được. Một nhà nước nhân danh là của dân, do dân và vì
dân mà dùng dùi cui đánh dân, chĩa súng vào dân thì chẳng còn gì để nói
nữa.
Nhưng nay đã biết được hai người bị đánh dã man đó là các nhà báo của Đài VOV chứ không phải nông dân?
Đánh hai ông phóng viên, điều đó chỉ nói lên điều nữa
là, nhà báo cũng là người dân, hơn nữa họ đi lấy thông tin để bảo vệ
dân, bảo vệ sự thật. Pháp luật và xã hội ủy quyền cho họ phải làm. Không
phải chỉ ở Văn Giang mà biết bao nhà báo bị đối xử như vậy. Nhiều quan
địa phương xem nhà báo là đối nghịch và họ có quyền xâm phạm, ngăn cản,
bắt bớ. Họ đã có thói quen chà đạp lên cả luật pháp từ lâu rồi.
Những bài viết của ông luôn cập nhật tình hình. Ông có còn lăn lộn đi thực tế nhiều để nghiên cứu như trước nữa?
Sau khi lên bàn mổ, sức làm việc của tôi chỉ còn một
phần ba. Không đi đâu vì hai lẽ. Thứ nhất là không ngồi lâu được. Cũng
không dự hội thảo, vì trong mười cuộc thì đến chín cuộc là vô bổ. Lẽ thứ
hai, vợ tôi yếu, không thể ở nhà một mình. Tôi ở nhà đọc, viết. Tôi
nghĩ rằng đây là cacch tiếp tục tự học. Nói tiếp tục vì, nếu tôi có được
chút ít tri thức và bản lĩnh nghiên cứu là do tôi suốt đời tự học. Hằng
ngày tôi truy cập thông tin trên báo viết báo mạng, lề trái, lề phải để
cập nhật tình hình. Thay vì đọc một mình, tôi lưu giữ trong một tệp
tin, chọn lọc để hình thành mục ĐIỂM TIN MẤY NGÀY QUA để gửi cho một số
bạn bè ít có điều kiện truy cập thông tin hoặc không thông thạo máy tính
để cùng đọc với tôi. Bản đỉm tin này tôi gửi tuần 2 lần vào thư Năm và
Chủ nhật. Làm chuyên này vì tôi hiểu thông tin là một nguồn lực quan
trọng bổ sung sức sống cho bộ óc con người. Không có thông tin, chúng ta
chỉ còn là “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” . Thà đánh lên chỉ một que diêm rồi có thể gió thổi tắt còn hơn nép mình trong bóng tối.
Ông đã phát biểu nhiều đóng góp cho việc sửa
đổi Hiến pháp tới đây. Có nhiều vấn đề, nhưng xin ông nói tóm tắt một ý
quan trọng tâm huyết nhất?
Những Hiến pháp sau này đều thụt lùi so với Hiến pháp
1946. Hiến pháp 46 đó thật sự dân chủ, đảm bảo quyền phúc quyết Hiến
pháp của nhân dân, ngăn cấm lộng quyền của nhà nước, đặt pháp quyền lên
trên nhà nước, đảm bảo quyền dân chủ của dân. Hiến pháp 1946 tiến bộ
nhất, muốn sửa thì hãy quay lại học nó, đó mới là học tập Cụ Hồ.
Ngoài các vấn đề chính trị thời sự ra, ông có những mối quan tâm hoặc niềm vui, giải trí nào khác?
Tôi cũng quan tâm đến văn hóa, nghệ thuật. Tôi mê
bóng đá. Gần đây coi ít đi vì sa đà mất nhiều thời gian. Tivi chủ yếu để
xem bóng đá hoặc thỉnh thoảng theo dõi những bộ phim có kịch bản khá.
Tôi thường tự học, đọc nhiều. Vi tính học sử dụng được, chỗ nào tắc hỏng
thì nhờ. Có thể làm được những việc cần thiết cho viết lách và nghiên
cứu như nhận tin, đọc tin, lấy tin, cắt dán…
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.
Theo Nguyễn Thị Ngọc Hải/ DNSG cuối tuần
Bản do GS Tương Lai gửi trực tiếp cho BVN.
Shin-Lines, ai nữa? “Tẩu vi thượng sách”?
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)
– Khi mà cụ bà tuổi 70 với sấp báo và tập vé số run run trên đôi tay
còm cõi, cố mời từng người giữa nắng bụi, như bòn tro đãi trấu mong kiếm
500đ tiền lời. Đồng bào mình cười ra nước mắt vì “mừng” xăng giảm
800/lít (hai đơn vị tiền tệ mà thấy nằm dưới đất cũng ít ai buồn nhặt).
Mấy chú lính bộ đội quảy gánh rau xanh thừa nhu cầu do tay mình trồng ra
trước doanh trại bán, đổi thành mắm muối đường sữa café. Đôi vợ chồng
trẻ ẵm con từ quê lên, đầm đìa nước mắt chấp tay vái xin bác sĩ cứu mạng
sống con mình (BV Nhi Đồng 1 – TP.HCM) mà trên tay vỏn vẹn chỉ có…
200.000 đồng… Chúng ta ai cũng chạnh lòng se thắt, nhưng cũng đành, bởi
quốc gia mình người nghèo còn nhiều lắm, GDP (thu nhập đầu người) từ lúc
“lập quốc CS-XHCN” đến nay, hơn nửa thế kỷ “nhờ đảng ta” lãnh đạo, dẫn
đường đi tới đi lui chỉ mới chạm cái mốc 1.061 USD/năm (2010) còn lâu
lắm mới được như Thái Lan (8.479 USD), Đài Loan (25.000 USD), Hàn Quốc
(27.000 USD)…
Nghệ An: Xây đền thờ hoành tránh cho thân sinh & anh chị em ruột ông Hồ
Danlambao
– Ngày 10/06, chính quyền và Đảng ủy Nghệ An đã tổ chức buổi lễ động
thổ xây dựng đền thờ cho những người trong gia đình ông Hồ Chí Minh –
lãnh tụ Đảng Cộng Sản. Buổi lễ động thổ được tổ chức tại Núi Chung (Nam
Đàn, Nghệ An), với sự tham gia của nhiều vị quan chức tai to mặt lớn như
các ông: Nguyễn Sinh Hùng, Lê Thanh Hải, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn
Bình…
Thơ Cát Du có ma không?
Trần Mạnh Hảo (Danlambao) – Thưa rằng, trong thơ của nhà thơ nữ Cát Du có rất nhiều ma. Ta sẽ cùng nhau khảo sát để xem thơ Cát Du có loài ma nào trong các hệ ma sau: ma lực, ma bút, ma trận, ma thuật, ma xó, ma trơi, ma men, ma túy, ma-ki-ê (maquiller), ma-măng (maman), ma-ra-tông (marathon)…Video Clip: Va chạm giao thông, CSGT đánh người giữa phố –Danlanbao – Một đoạn Video Clip ghi lại những hình ảnh rất rõ ràng về hành vi Cảnh sát giao thông đánh người một cách côn đồ vừa được loan tải trên Facebook và các mạng xã hội. Chỉ sau vài tiếng, đoạn Video Clip trên đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, kèm theo những lời bình luận và phản ứng giận dữ về hành vi côn đồ của Công an
(Tôi có đăng video này rồi,mời Bà con qua xem còm bên DLB để thấy Bà con ta “đồng rủa”….”công an Nhân Dân chỉ biết còn đảng còn mình” là đúng thật.)Sacombank bị thâu tóm: Cơ quan quản lý có tiếp tay?
cafef.vn - 3 NĐT trở thành cổ đông lớn của STB trước ngày 1/3/2012 chỉ sau 1 giao dịch mua duy nhất, nhưng phải hơn 3 tháng sau, UBCK mới công bố quyết định xử phạt.“Tham nhũng vặt” thời nhất quan thì đĩ
Goccomay -
Hắn có hơn trăm mét vuông đất thổ cư do bố mẹ hắn di chúc lại trước khi
về cõi Phật đã ngót 30 năm nay. Do hoàn cảnh mưu sinh hắn phải sống tha
hương. Nhưng tâm nguyện của hắn luôn trân trọng mảnh đất hương hoả nơi
ông bà cha mẹ đã trao gửi cho con cháu với lời dặn: “dù tha hương cầu thực ở đâu. Dù giàu nghèo cũng đừng quên cội nguồn…”.
Riêng với hắn, mảnh đất còm còn thiêng liêng, thân thuộc vô cùng. Nó
như kỷ vật vô giá gắn với hắn từ thuở thiếu thời với bao kỷ niệm buồn
vui…
Đồng Nai: Dân chặn xe CSGT, quốc lộ kẹt cứng
Vũ Tùng (Pháp Luật TP)
– Công an xác định khi bị CSGT truy đuổi, người vi phạm va chạm với xe
khác gây tai nạn. Người dân thì cho rằng CSGT đã đạp vào xe.
Chiều 10-6, trên quốc lộ 1A đoạn qua ấp An Hòa, xã Tây Hòa, huyện
Trảng Bom (Đồng Nai), hàng trăm người dân đã ùa ra đường chặn xe mô tô
tuần tra của CSGT làm kẹt xe nhiều giờ liền. Người dân cho rằng công an
đạp vào xe người vi phạm làm người này ngã trọng thương.
Bắt bỏ tù công dân dễ hay khó?
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=GAuk9DHwnqs
www.ducme.tv Câu chuyện truyền thông – Bắt bỏ tù công dân dễ hay khó – 10.06.2012
Bão nổi lên rồi
Người Hà Nội (Trí Nhân Media) - Chưa có khi nào sự hỗn loạn lại như xu thế chính trị của Việt Nam thời gian vừa qua và hiện nay đang càng bộc lộ rõ nét.Dân và công an đánh nhau giữa phố
NINH BÌNH (NV)
– Hàng loạt vụ xô xát giữa người dân và công an giao thông thường xuyên
thời gian qua cho thấy, chưa bao giờ “dân-quân cá-nước” ở Việt Nam
choảng nhau dữ dội đến thế.
Bàn về nghệ thuật dối trá
Nhà Quê (Danlambao) - Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa qua có bài luận về dối trá. Nhà Quê tôi đọc lén được một bản nháp của một thí sinh. Xin chép ra đây mời bà con cùng xem nhé.Bạn và tôi
Tôi vẫn đứng trong trời mưa tầm tã
Ngước nhìn trời khoảng tối trên cao
Ước gì tôi có được một ánh sao
Xóa màn đêm, soi bước đường dân tộc
Đã bao đêm tôi thấy mình cô độc
Kẻ chung đường ai biết là ai?
Câu chuyện chủ nhật: Mèo vờn… Mèo
Bà Đầm Xòe - Mèo vờn mèo hay chó liếm mặt chó chỉ là cách sinh hoạt, vận động hoặc tập bắt mồi của cái giống này. Nó là việc làm thường xuyên, thậm chí là việc làm bắt buộc của chúng.Khi người nông dân nổi dậy
David Thiên Ngọc (Danlambao) - Nông dân nổi dậy là một vấn đề thời sự nóng và nóng mãi… đến khi nào biến thành biển lửa thiêu rụi bạo tàn áp bức, bóc lột, bất công và bạo quyền trên toàn thế giới. Trong những cánh đồng, cánh rừng CNCS và những chế độ độc tài quân phiệt áp đặt cai trị nhân dân bằng chiếc còng và họng súng.Bài học hôm nay
Hôm nay thầy lên bảng
Dạy các em bài sử Việt Nam
Tự nghìn xưa lớp lớp hàng hàng
Khi có giặc dân ta đi giữ nước
Từ phá Tống, bình Chiêm
Đến đuổi Nguyên, kháng Pháp…
Nên chúng ta được ngồi đây nhớ ơn người trước
Đã bao đời bồi đắp giang san
Nên chúng ta lúc cần bảo vệ núi sông
phải quyết một lòng, hy sinh tất cả!Những bông hoa nhỏ của Đảng
Biếm họa Babui (Danlambao)
Tỉnh Hải Nam Trung Quốc chính thức công bố dự báo về môi trường biển của các đảo Vĩnh Hưng, Hoàng Nham và Vĩnh Thử
2012-06-10 14:38:18 Xin Hua – CRI
Theo Tân Hoa xã: Ngày 9/6, Đài Dự báo biển
tỉnh Hải Nam, Trung Quốc chính thức tăng thêm việc dự báo môi
trường biển của ba đảo là Vĩnh Hưng ở Tây Sa, Hoàng Nham ở
Trung Sa và bãi đá Vĩnh Thử ở Nam Sa, tiếp tục nâng cao độ
chính xác về dự báo môi trường biển trên Nam Hải, cung cấp
dịch vụ bảo đảm an toàn chuẩn xác hơn cho các hoạt động trên
biển như hàng hải, tác nghiệp của ngư dân, v.v.Cơ quan khí tượng
tỉnh Hải Nam từ ngày 16/5 năm nay đã tăng thêm dự báo thời
tiết của ba đảo Vĩnh Hưng ở Tây Sa, Hoàng Nham ở Trung Sa và
bãi Vĩnh Thử ở Nam Sa trên cơ sở tiếp tục duy trì dự báo thời
tiết vùng biển Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa. Việc tăng thêm dự báo
môi trường biển lần này sẽ khiến việc giám sát môi trường
biển và khí hậu của vùng biển ba đảo nói trên càng thêm toàn
diện hơn.
_____________________________________________
Đảo Vĩnh hưng chính là Đảo Phú Lâm trong Quần đảo Hoàng sa của Việt nam.
Vĩnh thử là Đảo chữ Thập trong Quần Đảo Trường sa của Việt Nam
Hoàng nham là Bãi cạn Scarborough của Phi luật Tân đang bị Trung cộng uy hiếp xưa rày.
Trung cộng tuyên bố như thế này là để xác định hoạt động
“lãnh hải và đảo” của Trung cộng- Chờ xem nhà nước ta có “đồng thuận”
hay không??? Chớ Phi chắc là phản đối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét