Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tin thứ Bảy, 26-05-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn (bên trái) và Bộ trưởng Dương Khiết Trì. Photo: vov.vn.  – Việt-Trung thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng (TTXVN).  – Việt Nam-Trung Quốc trao đổi về công tác lãnh sựBTV: Chắc ông thứ trưởng qua bên đó đòi TQ trả tàu cá cho ngư dân mình? Việt Nam đòi Trung Quốc giao trả hai chiếc tàu cá còn bị giữ lại (RFI).  – Cái tựa nghe không ổn: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao làm việc tại Trung Quốc (VOV). “…sang trao đổi về công tác lãnh sự và kinh nghiệm về công tác kiều dân; đồng thời tham dự Diễn đàn hợp tác kinh tế, thương mại đầu tư và du lịch Việt Nam – Trung Quốc”.
- Nhân nhượng Trung Quốc trên Biển Đông là tự sát (PN Today).  – Tình hình Biển Đông: Việt Nam 0 – 5 Trung Quốc (Nguyễn Hữu Quý).  – Anh bạn có cắt cáp tàu Viking II nữa không? (Thiềm Thừ).  - Tổ tiên run rủi (Nguyễn Hữu Quý). “Tổ tiên ơi, chúng con tạ lỗi/ Thắng giặc rồi Độc lập vẫn vời xa/ Ngoài Biển Đông giặc phương Bắc tung hoành/ Cướp giết ngư dân bắt dân ta bỏ biển“.  – CẠN NƯỚC MẮT Ở LÝ SƠN (Mai Thanh Hải).  – Điều không muốn nói (Nguyễn Thông).
- Đặt tượng Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn tại Trường Sa lớn (CAND).   – Tàu văn hóa kiểu mẫu (QĐND).  – Người hơn 18 năm làm việc trên nhà giàn (Petrotimes).  – Nói chuyện với sinh viên về Hoàng Sa, Trường Sa (PLTP).  – Đảng bộ khối các cơ quan TƯ và Đài THVN thăm huyện đảo Trường Sa (VTV).  – Trao đá Ðồng Văn, cờ Lũng Cú tặng huyện đảo Trường Sa (ND). – Cứu tàu cá trôi dạt tại Trường Sa (TP).  – Lung linh hoa bàng vuông Trường Sa (TP).
- Hiểu thế nào về nội dung của bản tuyên bố ủng hộ Phi Luật Tân trong tranh chấp Trung-Phi tại bãi cạn Scarborough ? (Trương Nhân Tuấn). Mời xem lại bài của Dương Danh Huy: Gửi thư ủng hộ Philippines: nên hay không? (BoxitVN). Và bài trước đó của ông Trương Nhân Tuấn: Về bản lên tiếng ủng hộ Phi Luật Tân trong vấn đề tranh chấp bãi cạn Scarborough. Ông Trương Nhân Tuấn nên lưu ý tới 2 điều. 1- Đem so sánh một tình huống liên tục trắng trợn gây hấn, hiếp đáp, đe dọa chiến tranh rất nghiêm trọng, với những tranh cãi pháp lý dai dẳng, còn chưa rõ ràng là khập khiễng, không thuyết phục. 2- Đối tượng của bức thư không chỉ nhắm tới Philippines, Trung Quốc. Cái này có lẽ ông đã không “tỉnh” về chính trị VN.
- Sự đối đầu Trung Quốc – Philippines là lời cảnh báo cho quần đảo Senkaku: China-Philippine confrontation a warning for Senkakus (Daily Yomiuri). “Hoà bình và ổn định trên biển Đông không chỉ quan trọng đối với các nước ĐNA, mà còn là lợi ích quốc gia của Nhật, bảo đảm rằng các tuyến đường biển được an toàn. Chính phủ Nhật có kế hoạch sử dụng sự hỗ trợ phát triển chính thức, cung cấp cho Philippines các tàu tuần tra để bảo vệ bờ biển. Điều này sẽ giúp Philippines gia tăng an ninh hàng hải và cũng là điều quan trọng trong việc làm cho Trung Quốc tạm ngưng để suy nghĩ”.
- Trung Quốc vi phạm lệnh cấm đánh bắt cá của chính mình? (ĐĐK).   – Bắc Kinh cứng rắn đối đầu với Manila ở bãi cạn Scarborough: Beijing’s tough line vs. Manila in Scarborough Shoal standoff (Reuters/‎ GMA).  – Vì sao TQ dùng chiến lược ‘mơ hồ’ ở Biển Đông? (Reuters/ VNN).    – ASEAN kêu gọi hòa bình trên biển Đông (PLTP).  – Xung đột biển Đông sẽ làm nóng ADMM (NLĐ).   – Lá phiếu gian nan cho UNCLOS (TVN).  – Bàn cờ quốc tế (Nguyễn Vĩnh).  – Tàu ngầm TQ không mạnh như vẫn tưởng (Khampha.vn).  – Thế giới 24h: Tàu ầm ầm ra Biển Đông  (VNN). INS Rana, một trong bốn tàu chiến Ấn Độ hiện diện ở Biển Đông. =>
- Mục đích chuyến thăm Việt Nam của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (RFI).
- Bộ Ngoại giao Mỹ công bố phúc trình thường niên về nhân quyền Việt Nam (VOA).   – Nhân quyền tại Việt Nam theo phúc trình của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ (RFA).  – Washington công kích Hà Nội không tôn trọng quyền công dân (RFI).  – Ân xá Quốc tế công bố phúc trình thường niên về nhân quyền Việt Nam (VOA).  - Mỹ chỉ trích VN hạn chế tự do ngôn luận (BBC).
- Vẫn một cách nhìn sai lệch  của Mỹ về nhân quyền ở VN (QĐND) đã vấp phải một “làn sóng” phản đối từ nhiều nơi”; nhưng sao không dẫn chứng các nước khác, mà lại lấy Trung Quốc, Cuba, thiên hạ nó cười cho, là cùng một lũ “mèo mả gà đồng”? Nhân đây cũng nhắc lại luôn với các anh ở Ban Tuyên giáo, Bộ 4T, là cần nhắc nhở nhiều báo khác vào cuộc những trò này cho xôm tụ, chớ để một mình QĐND gào thét hoài, báo không bán được, sanh ra “đói ăn vụng, túng làm càn” thì sao?
- Ái dà dà! Tổ chức này giờ lại được báo Quân đội ND ưu ái ra trò, không bị chửi bới nữa: Tổ chức Ân xá quốc tế cáo buộc Mỹ vi phạm nhân quyền.
- Về Lê Văn Sơn: Bộ áo vét can trường (Người Buôn Gió). “Quãng thời gian mà dư luận đã chuyển hướng quan tâm sang nhiều chuyện khác, thì Lê Văn Sơn một mình âm thầm kiến cường không cúi đầu khuất phục trước bao giông tố triền miên, giữa bao nhiêu thủ đoạn mà người nào đã trải qua mới hiểu được”.
<- Quốc Hội Ái Nhĩ Lan Vinh Danh Ts. Cù Huy Hà Vũ – Báo Công An: Một trò hề chính trị cũ rích   —  (CHHV).  – Đề cử “Giải Front Line Defender 2012” cho Cù Huy Hà Vũ: Một trò hề chính trị cũ rích (CATP).  Hic! Nhờ báo công an mà nhiều bác xích lô ba gác, các bà các chị buôn gánh bán bưng không “vượt tưởng lửa” vô mạng được thì nay biết được sự kiện này. Đây chính là nỗi đau (đầu) lớn triền miên của các bác lãnh đạo tuyên giáo nhà ta còn có chút IQ, hiểu được thế nào là “dao hai lưỡi”.
- Bộ đội chiến trường K phản hồi “Đơn của nhóm thương binh nặng yêu cầu xử lý ông Nguyễn Xuân Diện Viện Hán Nôm” (Dân Luận). “Nếu thật sự ông Hoàng Đức Đồng và nhóm người đó không phải là băng đảng xã hội đen đi chăng nữa, thì những hành động có ngụ ý hăm dọa, vô lễ với người dân, với những người tri thức như Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện là thái độ của bọn cường hào ác bá, lưu manh côn đồ, của bọn công thần, ỷ quyền cậy thế ức hiếp những người dân lành vô tội”.
- Trần Wũ Khang: Quà tặng của quỷ sứ (Inrasara). “không ai khủng bố – tao khủng bố / thây kệ đứa nào, nhóm đảng nào khủng bố hay không khủng bố – tao khủng bố / tao nhận tao khủng bố, dù là tao hay không phải tao khủng bố / chúng biểu tình lên án tao – tao khủng bố”
- SỰ BAO BIỆN CỦA NGÔN NGỮ (Sơn Thi Thư). Đánh người phản cảm : Đây là thuật ngữ sáng tạo của ông Bùi Huy Thanh – Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên nói về việc hai nhà báo VOV bị đánh. Vậy nên chăng, các vị hay đánh người nên đánh một cách “thuận cảm” chớ đánh “phản cảm” làm đau đầu nhà chức trách nhé !”.
- Một bức thư (Nguyễn Tường Thụy).
- Đà nẵng – công dân kêu cứu ! (Lê Hiền Đức).  – Đăk Lăk – ai bao che cho lãnh đạo tỉnh ? (Lê Hiền Đức).  – Xã dồn điền để bòn rút đất của dân (DV).  – Chính quyền TP. Hải Dương ngang nhiên tước đoạt quyền quản lý của tổ chức Phật giáo cơ sở (chùa Phúc Lâm). - Thanh oai Hà nội trả lời về vụ cướp đất, phá nhà, đốt lều của gia đình Liệt sỹ (Lê Hiền Đức).  “Quần chúng tự phát” bắt đầu phá nhà Liệt sỹ.=>
- Lương không đủ sống và “vườn thượng uyển triệu đô” (Đào Tuấn). – Quý tử quần quật làm thêm, Bí thư trổ tài ăn nói (PN Today).  – Chân dung con trai bí thư Hải Dương có vườn thượng uyển (PhunuToday). – “Thái tử” Hải Dương-Tôi thích bạn rồi đó (Cu Làng Cát).   – Nhà vườn “triệu đô”: Tiền ơi, từ đâu đến? (DT).  – Trần Huy Thuận: LỘC! (Tầm nhìn).  - Tuấn Khanh: Tôi, thế hệ tôi, đô thị tôi (Tiền Vệ).  – Nguyên cán bộ cao cấp đề nghị sớm có kết luận về ‘tư dinh’ ở Hải Dương (GDVN).  – Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương: ‘Phóng viên cứ tự tìm hiểu’ (ĐV).
- Lê Nguyên – Trại Trồng Người “Hồng Hơn Chuyên” (Dân Luận).
- Những phát biểu ấn tượng trên diễn đàn Quốc hội (Nguyễn Thế Thịnh).  – Đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến sẽ phát biểu “chia tay Quốc hội” (CAND).  – BƯỚC CHÂN CUỐI CÙNG (Mai Thanh Hải).
- Về vụ cấm các nhà báo phỏng vấn ngoài hành lang trong giờ nghỉ giải lao họp quốc hội, đã có kha khá báo, blog nhà báo phản ứng. Thế rồi bữa qua, đã có một sự “sửa sai” nhẹ nhàng, “bỏ lệnh cấm”, vậy mà hình như mới chỉ có Tuổi trẻ đưa tin nhưng phải đọc vô bài mới biết. Riêng BS, ngoài lời khen thái độ cầu thị của Văn phòng Quốc hội và “trên” nữa, lại có một băn khoăn. Phải chăng vì nghe lời bình của BS bữa 23/5, cảnh báo nguy cơ xảy ra những màn phỏng vấn trong … hố xí, nên các bác mới tá hỏa, lo mùi xú uế khai thối sẽ bay theo tiếng tăm lừng lẫy về nền báo chí XHCN tự do muôn phần, ra tới quốc tế, sẽ đầu độc cả thế giới, rồi vội vã quyết sửa sai? Hề hề!
Những câu hỏi cần được giải trình (RFA). - Báo chí tận tình săm soi Vinalines (RFA).  – Vinalines: ‘Nghìn tỷ đồng đổ sông đổ biển’ (BBC). “Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói tại Quốc hội Việt Nam rằng vụ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ở Tổng công ty Hàng hải Vinalines và cựu lãnh đạo bỏ trốn giống ‘như chuyện đùa’”  - Có thế lực nào đứng sau việc Dương Chí Dũng bỏ trốn? (Nguyễn Vĩnh). “Nhưng ở đây một điều quan trọng hơn nữa – nếu muốn làm triệt để – đó còn là phải tìm cho được để đưa những kẻ bảo kê, những quan thầy, bọn lợi ích nhóm lợi ích cục bộ ở mọi cấp mọi cỡ ra trước bàn dân thiên hạ…”.  – Nguyên Phó trưởng ban Tổ chức TW gửi tới Bộ trưởng Thăng 4 thắc mắc  (GDVN).
- Tham nhũng đe dọa sự tồn vong của chế độ (NLĐ).  – Soi kỹ dấu hiệu tham nhũng trước khi cất nhắc cán bộ (PLTP). – Minh bạch để chống tham nhũng (TN). ‎- Xử lý tham nhũng chủ yếu ở cấp cơ sở‎ (Tuổi Trẻ).
- 300 mét đại lộ Đông Tây sẽ biến thành “cao tốc”? (VNN).  – Những hình ảnh CSGT và Bộ trưởng GTVT nên xem (Bee).
- Phạt 25 triệu đồng vì bán xăng dầu ngoài hệ thống  (TTXVN).  – Cần hiểu đúng về bản chất xăng pha ethanol! (PetroTimes). “…theo Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), khẳng định xăng có pha ethanol gây ra cháy xe là hoàn toàn không có cơ sở”. - Bắt xăng dễ, bắt người khó (PLTP).
- ‘Ngón đòn hiểm ác’ của thương lái TQ khiến dân Việt điêu đứng (VNN).  – Chuyện con cua và cán bộ “cận dân”: “Cao chạy xa bay” mới quản lý… (TVN). “Và đến khi sự việc xẩy ra thì chính quyền mới vào cuộc. Ông Lê Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cũng “đang chỉ đạo các ngành, các huyện rà soát số nợ của thương lái Trung Quốc”. Không quản lý được để họ cao chạy xa bay  thì rà soát nợ để làm gì nhỉ?
- Học kỳ trong quân đội ở Bạc Liêu: Dân thường tố “ưu tiên cho con cán bộ” (TT).
- KS Nguyễn Văn Thạnh: Khoán 10 và bài học cho chúng ta hôm nay (BoxitVN).
- Lãnh đạo tỉnh Thái Bình đối thoại với dân về ô nhiễm (TTXVN).
- Chủ tịch xã hát karaoke, đập nát tivi của quán (NLĐ).
- Nghi vấn nhà mạng “tuồn” danh sách thuê bao ra ngoài (NĐT).
- VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG CHẾT NGƯỜI Ở HUYỆN DẦU TIẾNG – BÌNH DƯƠNG: Công an nói vô tội, VKSND: “Bắt!” (NLĐ).
- Báo Thanh niên bẻ cong sự thật, ông thượng tá Trần Mưu tráo trở sự thật ban đầu (Nguyễn Tường Thụy).  Góp ý với chủ blog: bài viết lấy từ một email gửi tới, nhiều khả năng là người trong cuộc, và chủ blog đã nhận xét “nói báo Thanh niên bẻ cong sự thật là không chính xác”, thì không nên để cái tựa như vậy.
- Thông tin tiếp vụ NLĐ ở Nga kêu cứu: Cuộc đối thoại gay cấn suốt 7 giờ (PLTP).
- Đủ kiểu “hành” từ cơ quan thuế  (TT).  – Đừng nghe “hù” rồi phải chung chi (PLTP).  – Doanh nghiệp nên sử dụng báo chí (PLTP).
- Hai nông dân thắng kiện đòi nợ công ty Bianfishco (Bee).  – Bianfishco bị buộc trả 18 tỷ đồng cho nông dân (VNE).  – Công ty của nữ đại gia bị bác kháng cáo (PhunuToday).
- Chay Mala: Khúc tâm tình gửi lò hạt nhân (Inrasara).  – Chính phủ Nhật đã được thư của nhân sĩ Việt Nam phản đối dự án hạt nhân Ninh Thuận (RFI).  – Hội nghị Chính sách an ninh khu vực ARF: Nổi bật vấn đề an ninh biển và an toàn năng lượng hạt nhân (QĐND).  – Thảm họa Fukushima đáng sợ hơn ước tính (TT).
<= Gia đình hai người con gái của cụ Phan Châu Trinh – ảnh tư liệu gia đình. – Về cụ Phan Chu Trinh Hồi ký “Gia đình, bạn bè và đất nước” – Kỳ 1: Thời niên thiếu ở Phnom Penh (TN).
- Hiến Pháp 1967 của VNCH [1] (ĐCV). “Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng Hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc Lập Tự Do Dân Chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau”.
- HÉ LỘ ÂM MƯU THÁNG 4/1975: “ TÁCH SÀI GÒN, TÂY NAM BỘ…” THÀNH MỘT QUỐC GIA DƯỚI SỰ BẢO TRỢ CỦA PHÁP VÀ TRUNG QUỐC ? (Phạm Viết Đào).  BTV: không rõ chuyện này ra sao, nhưng có nhiều tài liệu cho biết, sau khi đi đêm với Mỹ, Trung Quốc đã báo cho VNCH biết và đề nghị giúp đỡ để đánh lại chính quyền miền Bắc. Mời bà con đọc bài: Tổng Kế Hải Chiến Hoàng Sa, của GS Trần Đại Sỹ, có đoạn đề cập đến chuyện này: “Mật sứ của Trung-quốc tại Londre gặp Đại-sứ Nam VN (VNCH) ngỏ ý cho biết Hoa-kỳ đang muốn trao VNCH cho Bắc VN. Nếu VNCH muốn, Trung-quốc sẽ giúp như sau: Mặt Bắc, chặn con đường tiếp tế từ đường bộ Liên-sô qua lãnh thổ Trung-quốc. Trung-quốc đem đại quân ép Bắc biên. Mặt Nam tiếp tế vũ khí cho VNCH. Như vậy bắt buộc Bắc VN phải rút quân về”.
- Nguyễn Văn Lục: Câu chuyện chín năm trốn chạy ra khỏi Bắc Hàn của một cô gái (ĐCV).
- Trung Quốc mở chiến dịch bố ráp người Bắc Triều Tiên vượt biên (RFI).  – TQ phát động chiến dịch chống di dân bất hợp pháp (VOA).
- Trung Quốc bác bỏ cáo buộc nhân quyền của Mỹ (VOA). 
- Cuba chỉ trích báo cáo nhân quyền của Mỹ là “dối trá” (NLĐ).
- Miến Điện: Đầu tư Mỹ, EU không làm suy yếu quan hệ kinh tế với Trung Quốc (VOA).  – Thủ tướng Ấn Độ sẽ tiếp xúc với lãnh tụ đối lập Miến Điện (RFI).


Bắt giữ, thu giữ hay xâm chiếm, cướp bóc?  —  (Quê choa). ”Nói “ bắt giữ” sẽ gây ngộ nhận ta xâm phạm biển TQ bị TQ bắt giữ. Nói “ thu giữ” là thừa nhận TQ chỉ thu cất của cải của ta chứ chẳng có cướp bóc gì. Tức là ta đã mặc nhiên chính nghĩa hóa hành động phi nghĩa của TQ, điều mà TQ mong muốn. Còn dân ta lại có cớ đồn đoán: Nói dzậy mà không phải dzậy, ông Lương Thanh Nghị phản đối chẳng ra phản đối, ok chẳng ra ok. Chăc là há miệng mắc quai, 16 chữ vàng chắn ngang họng, khạc chẳng được, nuốt không xong”. - Đằng sau vụ bắt giữ tàu cá Trung Quốc ở Hoàng Hải (ĐV/Asia Times Online).
KINH TẾ
- Kinh tế Việt Nam: Sau ‘đáy tạm’ là gì? (VEF).  – GDP 2012 của Việt Nam chỉ ở 4,4%?  (SGTT).
- Lãi suất ngân hàng đồng loạt giảm (VNE).  – Từ 28/5, trần lãi suất huy động sẽ xuống 11%/năm  (TTXVN). - Lạm phát tại Việt Nam giảm tốc (VOA). – “6 ngân hàng yếu kém đang được giám sát toàn diện” (DT).  – Sáp nhập ngân hàng: cần phải minh bạch nợ xấu (VEF).
- Cà phê cuối tuần [với ĐBQH, doanh nhân Mai Hữu Tín]: Gói hỗ trợ 29.000 tỷ “quá yếu ớt”  (VnEconomy).  - Cứu DN bằng tiền hay tư duy thị trường? (VEF).  – Hiệu quả doanh nghiệp nhà nước: cũ mà mới (SGTT).
<- Cựu thống đốc NHNN VN Cao Sỹ Kiêm ‘Có biểu hiện nhóm lợi ích thâu tóm doanh nghiệp’ (VNN).
- 6 tháng để chuyển tiếp kinh doanh mua, bán vàng    –   Vàng có nguy cơ bị “bốc hơi” 6% trong tháng Năm (TTXVN). – Nguy cơ tái diễn nhập lậu vàng (VNE).  – Băn khoăn kinh doanh vàng miếng (TN).
- Chưa có quyết định thu hồi tiền kim loại  (TT).
- Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm? (TVN).
- EVNFinance sẽ tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng  (TTXVN).
- Ống thép của Việt Nam không bán phá giá vào Mỹ (TTXVN).  - Mỹ áp thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam (VOV).
- Hải quan “bảo kê” cho DN nhập khẩu xe máy (ĐV).
- Cán bộ, công chức mua tài sản lớn phải thanh toán qua tài khoản (VnEconomy).  – Mua sắm lớn, công chức phải trả bằng tài khoản  (VNN).
- Kiện đòi lại tiền mua cổ phần (PLTP).
- Bán bất động sản kiểu thượng lưu (VNE).
- Khuyến mại trên mạng: Bực mình vì ‘của ôi’ (VEF).



VĂN HÓA-THỂ THAO
- VỀ MỘT THỜI HÀ NỘI (KỲ 40) (Nhật Tuấn).
- BÙI GIÁNG – GIẢI MINH NGƯỜI MINH GIẢI (PBVH/VC+).
- Lâm Bích Thúy: CON GÁI NHÀ THƠ YẾN LAN: NHỚ VỀ CHA (Nguyễn Trọng Tạo).
- MỘT SỐ TRANG TRONG BẢN SCAN CUỐN “HÀNG RONG VÀ TIẾNG RAO TRÊN ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI” ĐANG ĐƯỢC LƯU GIỮ TẠI VIỆN VIỄN ĐÔNG BÁC CỔ PARIS (Văn chương +).
- Vì sao văn học thiếu nhi của chúng ta chưa hay? (Nhà văn).
- Lê Bá Thự: Tiêu chí của dịch văn học và vị trí của văn học dịch (Lê Thiếu Nhơn).
- Trần Huyền Nhung: TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG TRONG “KHÚC HÁT SÔNG QUÊ” (Nguyễn Trọng Tạo). – CHẤT DÂN CA TRONG “LÀNG QUAN HỌ QUÊ TÔI”.
- DƯƠNG KỲ ANH: “ĐỔI MỚI” BẰNG LỤC BÁT  (Nguyễn Trọng Tạo).
- NGUYỄN XUÂN THỦY: NGÔ PHAN LƯU xoa tay và cười (Lê Thiếu Nhơn).
- NGUYỄN GIA TRÍ: MỘT CHÂN DUNG LỚN CỦA NỀN MỸ THUẬT VIỆT NAM THẾ KỶ XX (Văn chương +).

- Thăm Chùa Keo Thái Bình (Trần Nhương).  – Thọ trai Quá Đường trong Thiền môn (Bee).
- Phát hiện “địa đạo” mới dưới Thung lũng Tình yêu (VNN).
- Bản thể hay là Về nguồn (tranh vừa vẽ) (Trần Nhương).
- Mối tình Út Bạch Lan – Thành Được (NLĐ).
- Chuyện tào lao: “THỦ TRƯỞNG NÓI PHÉT!” (Faxuca).
- NSƯT Chánh Tín đồng hành cùng Chế Linh (Khampha.vn).
- Ngọc Trinh (Cavenui).
- Câu chuyện cảm động đằng sau bức ảnh cậu bé sờ đầu Tổng thống Obama (GDVN). =>
- Günter Grass và vụ xì-căng-đan văn chương mới (Lenta/Lê Thiếu Nhơn).
- Dark Shadows, quỷ hút máu sao lại cắn không đau (RFI).
- Cannes lên cơn sốt vì Cronenberg với «Cosmopolis» (RFI).
- Azerbaijan đón cuộc thi Eurovision (BBC).
- Khởi tố vụ án CĐV Hải Phòng tội gây rối (NLĐ).  – Khởi tố vụ án trọng tài Trí bị hành hung  (SGTT).
- Voi sẽ làm ‘thầy bói’ cho Euro 2012 (ĐCV).


GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Trao quyền tự chủ nhưng không thả nổi (TT).  – Không nên cào bằng khi tự chủ giáo dục đại học (ĐV).  – Phải ràng buộc chất lượng các trường đại học (Thanh Niên). – Dự thảo luật Giáo dục ĐH: Nhiều điểm mới (VTV).  – Quốc hội “nóng” lên vì quyền tự chủ của các trường đại học (GDVN).  – GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (*): Chỉ “thổi còi” chứ không “đá bóng”  (NLĐ).
- Các ứng viên đề án 322 sắp… “thoát hiểm”? (GDVN).   – Ứng viên Đề án 322 được bảo lưu kết quả (PLTP). - Tâm sự của một du học sinh đề án 322 gửi những người bạn “lỡ tàu” (GDVN).  – Dừng đề án 322: Hàng trăm con người bị “đánh cắp” niềm tin (GDVN).  – Đề án 322 dừng: Đến lượt các ứng viên thạc sỹ lên tiếng (GDVN).
- Trường nghề “né” tuyển học sinh cấp II  (TT).
- THƯ GIÃN: MÙA THI (Thùy Linh).
- Nguy cơ thương mại hóa giáo dục (NLĐ).  – Đại biểu bức xúc việc sinh viên phải ở trọ, ăn cơm bụi (VNE). – Bánh mì pate, con vọc, cơm 2000 và chuyện khối C (Anh Vũ).
- Mưa ngập phố, nhà trọ sinh viên ngập trong nước (GDVN).
- Nữ sinh nổi máu Hoạn Thư, đấm đá tàn bạo, quay clip sex (TT/ DV).
- Tin nóng: Phản đối cho trẻ “ăn bẩn”, bảo mẫu đồng loạt nghỉ việc  (GDVN).  – Đình chỉ trường mầm non cho trẻ ăn đồ thiu  (NLĐ/ PLTP).
- Rối trước khóa học giúp trẻ thông minh (PLTP).
- Nhà ngoại cảm “bắt bệnh” cô bé “gây cháy”   (Bee).  – Pé Tin Cute tập tành làm nhà khoa học (Tin khó tin).  – Vòng đá đeo cho cô bé “gây cháy”: Mê tín, lừa bịp? (Bee).  – Cô bé gây cháy đã hạ hỏa thành công bằng… nước dừa? (PhunuToday).  – Cô bé ‘phát cháy”: Gia đình kêu cứu, khoa học vào cuộc (VNN).
<- Lão nông 18 năm không ăn cơm, chỉ uống trà đá (DV).
- Máy phân loại rác tự động thân thiện môi trường (ĐV).
- Ăn tỏi có hỏng dạ dày? (Bee).
- Khai quật đài thiên văn cổ duy nhất còn lại tại Việt Nam (PLTP).
- Thủy tinh siêu bền rơi không vỡ (VNE).
- Sản xuất thử thành công thép từ bùn đỏ (Tia Sáng).
- Công nghệ thông tin VN vươn ra toàn cầu (BBC). – “Quẩn quanh” với công nghệ cao (Thời nay/ Tia Sáng).
- Tình trạng báo động của hành tinh (Le Point/ Tia Sáng).
- Phi thuyền tư nhân cặp vào Trạm Không Gian Quốc Tế (VOA). – Tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên kết nối với ISS (VOV).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Người vớt những linh hồn xấu số trên biển  (QĐND/ TVN).
- Tháng 5 gần 7.000 ca mắc tay chân miệng (LĐ).  – Gần 90% trẻ bệnh TCM tử vong do virus EV71 (PLTP).
- Sống trong sợ hãi (ĐĐK).  “Trong chiến tranh, nhân dân đã từng hi sinh ruộng vườn nhà cửa cho Cách mạng. Trong công cuộc xây dựng đất nước, nhiều làng mạc phải di dời vì thủy điện, vì nhà máy, công trường. Chúng ta cũng đã từng di dân tránh bão. Thì nay, tại sao không thể đưa dân tạm thời sơ tán khỏi làng… Để cứu dân, phải làm mọi cách!”
- Vụ trẻ sơ sinh tử vong sau sinh: Sản phụ vẫn chưa biết con mình đã mất (GDVN).
- Người mẹ khắc khổ mang nỗi đau của những người con (GDVN). – “Mẹ ơi về đi, nhà mình hết tiền rồi” (Bee).=>
- Ấm áp cơm 2000 đồng (TGPN/Đào Hiếu).
- “Thần bài” luận chuyện “bác thằng bần” (PLTP).
- Bài 2: Đổ thuỷ ngân vào “bể nước ăn” người Hà Nội? (LĐ).
- Bán nhà bằng giấy tờ giả (PLTP).
- Cụ 83 tuổi: Từ con vì bị khuyên ở nhà nghỉ ngơi (Bee).
- Chi hội trưởng nông dân vươn lên từ biển (DV).
- Truy sát trên đường phố, ba người bị thương (PLTP).  – Thế lực ngầm ở TP. HCM hoành hành lúc 0h (NĐT).
- Vụ xả súng tại Lâm Đồng: Rộ tin đồn hung thủ đánh mìn vào lúc đưa tang (DT).
- Lũ ống tại Lào Cai gây ách tắc giao thông nhiều giờ (TTXVN).
- Em không phải là hạng gái nhơ nhớp thấp hèn (Kết)  (DCVOnline). Xem lại: Phần I   –   Phần II    –    Phần III.
- Khởi tố vụ án môi giới mại dâm diễn viên, người mẫu (DV).  – “Đi Đồng Mô với khách mà kiếm nhiều tiền thế thì chẳng tội gì” (DV). – Người mẫu Hồng Hà: Không tiền cạp đất ra mà ăn à? (PhunuToday).  – Hành trình trở thành gái mại dâm ‘nghìn đô’ của người mẫu Hồng Hà (Zing).
- Bàn giao nhà vệ sinh nổi đầu tiên ở khu vực ĐBSCL (TTXVN).
- Đuối nước – thực tế lớn hơn nhiều so với báo cáo (CATP).
- Trả lại của rừng Kỳ 1: Nỗi niềm lâm tặc (ĐĐK).
- Rùng mình vì cà phê tẩm hóa chất ở Sài Thành (NĐT).
- Gà siêu rẻ 30 nghìn/kg là gà Trung Quốc? (VNN).
- Nghi án bán thịt người ở chợ Trung Quốc (PLTP).  – Trung Quốc bắt nghi phạm xẻ thịt trẻ em (DV).  – Kinh hoàng trước kẻ ăn thịt hơn 20 người ở Trung Quốc! (PhunuToday).
- Giới chức của Mỹ, các nước hạ nguồn sông Mekong họp tại Kampuchea (VOA).


QUỐC TẾ
<- Biểu tình lại bùng phát tại Syria, chính quyền tiếp tục tấn công (VOA).
- Iran và “Lục cường” sẽ gặp lại nhau tại Nga về vấn đề hạt nhân (RFI).
- Tổng thống Pháp thăm đột xuất Afghanistan (RFI).  – Pháp công bố kế hoạch rút quân sớm ở Afghanistan (VOA).  – Pháp rút quân khỏi Afghanistan trước cuối năm nay (TTXVN).
- Nhật, Pakistan đạt thỏa thuận hòa bình ở Afghanistan (TTXVN).  – Thượng viện Mỹ giảm viện trợ Pakistan vì kết án người giúp phát hiện Ben Laden (RFI).  – Mỹ tố Pakistan chơi trò hai mặt (NLĐ).  – Mỹ cắt 33 triệu USD viện trợ Pakistan (TN).
- Chiến hạm tàng hình của Nga bắn thử tên lửa (VNE).
- Tình báo Nga nghi Hoa Kỳ phá hoại máy bay Sukhoi Superjet (RFI).  – Đọc lá cải (Lý Toét). Nói về tin: Nga nghi ngờ vụ tai nạn máy bay Sukhoi có bàn tay của Mỹ (VOV).
- Hệ thống vũ khí Mỹ bị nhồi đầy các linh kiện điện tử giả mạo (RFI).
- Tấn công tự sát bằng xe cài bom ở Thổ Nhĩ Kỳ (VOA).
- Nghị sỹ Ukraina ẩu đả ác liệt (BBC).
- Vận động ủng hộ độc lập cho Scotland (BBC).
- Ai Cập: Ứng cử viên của đảng Huynh Đệ Hồi giáo dẫn đầu sít sao trong cuộc bầu cử (VOA).  – Ứng cử viên Hồi giáo và cựu thủ tướng Ai Cập có thể đối mặt trong vòng bầu cử thứ nhì (VOA).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 25/05/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 25/05/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 25/05/2012;  + Hàng hiệu giá rẻ: Hãy coi chừng!; + Cuộc sống thường ngày – 25/05/2012;  + Thời sự 19h – 25/05/2012.Washington Post

Lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc lên án các giá trị Mỹ nhưng gửi con cái học ở các trường Mỹ

Tác giả: Andrew HigginsMaureen Fan
Người dịch: Dương Lệ Chi
18-05-2012
CAMBRIDGE, Massachusetts – Khi các môn sinh tụ họp tại trường Harvard hồi tháng trước để thảo luận về sự hỗn loạn chính trị làm rung chuyển Đảng Cộng sản Trung Quốc, một nữ sinh kín đáo, với kết quả ảnh hưởng trực tiếp, đang chăm chú lắng nghe từ hàng ghế trên cùng của giảng đường. Cô chính là con gái của Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Trung Quốc, và là người chắc chắn sẽ nắm giữ chức vụ hàng đầu trong đảng.
Con gái của Tập Cận Bình, cô Tập Minh Trạch, đã ghi danh theo học ở trường Đại học Harvard năm 2010, theo những người quen biết cô ở đó nói là tên giả, đã gia nhập vào một danh sách dài của những “thái tử đảng” Trung Quốc, là con cái của các quan chức cao cấp trong đảng được biết đến, những người đã đến Mỹ để học hành.
Ở một khía cạnh nào đó, “giới quý tộc đỏ” của đảng đổ xô vào các trường đại học Mỹ đơn giản phản ánh sự mê tít nền giáo dục Mỹ của Trung Quốc. Trung Quốc có số sinh viên theo học tại các trường đại học ở Mỹ nhiều hơn so với bất kỳ nước nào khác. Năm học 2010-2011, con số sinh viên học ở các trường Mỹ là 157.558, theo dữ liệu thu thập của Viện Giáo dục Quốc tế, tăng gần gấp bốn lần trong 15 năm.
Nhưng thân nhân của các quan chức cao cấp trong đảng là một trường hợp đặc biệt: họ hiếm khi học ở các trường nhà nước, thay vào đó họ theo học tại các trường đại học tư nhân hàng đầu – và rất đắt tiền – một sự từ chối hoàn toàn về các lý tưởng bình đẳng đã đưa Đảng Cộng sản lên nắm quyền năm 1949. Trong số chín ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyết sách hàng đầu của Đảng Cộng sản mải mê chống Mỹ, có ít nhất năm người có con hoặc cháu đã từng học hoặc đang học ở Mỹ.
Giúp thúc đẩy sự hiểu biết thêm về đảng tham nhũng là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp, đã được đặt ra bởi các nghiên cứu nước ngoài về con cái của các nhà lãnh đạo: Ai là người trả tiền cho họ? Harvard, trường đại học phải tốn hàng trăm ngàn đô la cho tiền học phí và các chi phí sinh hoạt khác trong bốn năm, từ chối thảo luận về vấn đề kinh phí hoặc chuyện nhập học của từng học sinh.
Các cháu nội (hay ngoại) trai của hai trong ba cựu lãnh đạo hàng đầu — ông Triệu Tử Dương, người đã bị thanh lọc và quản chế tại gia do chống lại cuộc tấn công quân sự vào những người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn hồi tháng 6 năm 1989, và người kế nhiệm ông, là ông Giang Trạch Dân — đã theo học tại Harvard.
Thái tử đảng nổi tiếng duy nhất nói về vấn đề kinh phí một cách công khai là Bạc Qua Qua, một sinh viên tốt nghiệp đang theo học [cao học] tại Trường Quản lý Hành chính công Kennedy, thuộc Đại học Harvard. Cha của anh là cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, hiện đang bị thất sủng, ông Bạc Hy Lai, cũng như ông Tập Cận Bình, là con của một lãnh đạo thời kỳ sơ khai của cuộc cách mạng, đã chiến đấu cùng với Mao Trạch Đông.
Bạc Qua Qua đã không tham dự buổi hội thảo tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Fairbank của trường Harvard, buổi hội thảo tập trung vào chuyện khó khăn của gia đình anh. Tuy nhiên, trong một tuyên bố vài ngày sau đó gửi cho báo Crimson, tờ báo do sinh viên trường Harvard điều hành, anh đã trả lời những cáo buộc về sự giàu có phi pháp. Anh nói rằng anh chưa bao giờ sử dụng tên tuổi của gia đình mình để kiếm tiền và, trái với tin tức từ các phương tiện truyền thông, anh chưa bao giờ lái xe Ferrari. Anh nói rằng kinh phí cho chuyện học hành ở nước ngoài của mình hoàn toàn đến từ “học bổng giành được độc lập, và sự hào phóng của mẹ tôi từ các khoản tiết kiệm mà bà kiếm được trong những năm bà là một luật sư thành công và là một nhà văn”.
Mẹ của anh, bà Cốc Khai Lai, đang bị tạm giam tại một nơi nào đó ở Trung Quốc do bị tình nghi có liên quan đến cái chết của Neil Heywood, một người Anh, từng là cố vấn kinh doanh cho gia đình ông Bạc. Sau khi điều mà các nhà chức trách Trung Quốc nói là một vụ cãi nhau vì tiền bạc, Heywood đã chết, dường như bị đầu độc, trong một phòng khách sạn ở Trùng Khánh hồi tháng 11.
Bạc Qua Qua “rất lo lắng về những gì có thể xảy ra cho mẹ mình”, ông Ezra F. Vogel, một giáo sư Harvard nói về hình ảnh của Bạc “rất lo lắng” đã đến thăm ông hồi tuần trước. Ông Vogel nói thêm, hình ảnh của Bạc [đã được mô tả] như là một tay chơi hoang dã thì “phóng đại rất nhiều”.
Học giả Roderick MacFarquhar của trường Harvard nói tại buổi hội thảo ở Trung tâm Fairbank, trong một nền văn hóa chính trị “đấu nhau dữ dội” ở Trung Quốc, gia đình vừa là “chỗ tạo ra của cải” (người dịch: ý nói các quan chức ăn cắp của cải rồi chuyển cho gia đình hợp thức hóa) và còn là một “hình thức bảo vệ chung” (người dịch: bảo vệ phe của mình khi đánh nhau với các phe phái khác). Ông nói thêm, kết quả là “bạn nhìn thấy một đảng tham nhũng dữ dội”.
Trước khi bị truất phế, ông Bạc Hy Lai có mức lương chính thức hàng năm chưa tới 20.000 đô la. Nhưng con trai ông học ở truờng Harrow, một trường tư nổi tiếng ở London với chi phí hàng năm khoảng 48.000 đô, sau đó là trường Oxford, đối với sinh viên nước ngoài, phải trả hơn 25.000 đô la một năm chỉ riêng tiền học phí, và trường Kennedy, theo ước tính riêng của trường này, cần khoảng 70.000 đô một năm để trang trải học phí và các chi phí sinh hoạt.
‘Thượng đẳng’
“Đây là chuyện về người giàu và người nghèo”, bà Hồng Hoảng, con gái riêng của vợ ông Kiều Quán Hoa, Bộ trưởng Ngoại giao của Mao Trạch Đông và là thành viên của các thái tử đảng thuộc thế hệ trước, [hấp thu] nền giáo dục Mỹ. “Mạng lưới những người có quyền ở Trung Quốc… không khác gì mạng lưới những người có quyền ở Mỹ”, bà Hồng, người đã học trường Vassar College ở Poughkeepsie, New York, và mẹ bà là giáo viên dạy tiếng Anh cho Mao.
Có điều gì đó về giới thượng lưu nói rằng, nếu bạn được sinh ra trong đúng gia đình nào đó, thì bạn phải đi học đúng trường để giữ tiếng tăm cho gia đình. Vào một trường đại học hàng đầu chính là kết quả đó“, bà Hồng nói. Bà hiện là cố vấn có uy tín về thời trang, có trụ sở Bắc Kinh và là nhà xuất bản. Trong số các doanh nghiệp của bà là iLook, một tạp chí về lối sống và thời trang mới, đưa ra lời khuyên về việc làm thế nào để tận hưởng điều mà câu ‘chuyện hàng đầu năm 2010’ đã tuyên bố như là “Thời vàng son” của Trung Quốc.
Lưu ý rằng Đảng Cộng sản đã rời xa khỏi những ý thức hệ trói buộc ban đầu, bà Hồng nói bà không thấy có mâu thuẫn nào giữa ước muốn được hưởng nền giáo dục nổi tiếng và các nguyên tắc hiện hành của đảng cầm quyền và các nhà lãnh đạo của đảng: “Phần nào của Trung Quốc là cộng sản, và phần nào của Harvard là chống lại chủ nghĩa độc tài của những người ưu tú“?
Cha dượng của bà Hồng, ông Kiều Quán Hoa, là bộ trưởng ngoại giao đã bị thanh trừng hồi năm 1976 và chức bộ trưởng của ông đã được chuyển giao cho người thông dịch cũ của Mao, ông Hoàng Hoa, ông này có con trai tên là Hoàng Tân (Huang Bin), cũng đã học ở trường Harvard. Vào lúc đó, hệ thống giáo dục của Trung Quốc đổ nát, đã bị Cách mạng Văn hóa năm 1966-1976 tàn phá và các chiến dịch sai lầm của Mao chống lại trí thức, những người đã bị nhục mạ là “lão chín thối”.
Ngày nay, các trường đại học Trung Quốc không những được hồi phục mà còn cạnh tranh khốc liệt, để được vào các trường đó thì rất khó, ngay cả đối với các thái tử đảng có các mối quan hệ rộng rãi. Dù vậy, các trường đại học hàng đầu của Mỹ vẫn còn mang dấu ấn đậm hơn so với nhiều trường khác trong giới tinh hoa chính trị và giới thương gia ở Trung Quốc, một phần là vì chúng rất đắt tiền. Một bằng cấp ở trường Đại học Harvard hoặc tương đương chính là “biểu tượng về tình trạng tột bậc” của tầng lớp thượng lưu Trung Quốc, ông Orville Schell nói. Ông tốt nghiệp trường Harvard và là giám đốc Trung tâm Quan hệ Trung – Mỹ tại Asia Society ở New York.
Có một niềm đam mê các thương hiệu như thế” ở Trung Quốc, “giống như họ muốn xài hàng hiệu Hermes hay Ermenegildo Zegna, họ cũng muốn đi đến Harvard. Họ nghĩ rằng điều này đưa họ lên đẳng cấp hàng đầu“, ông Schell nói.
Sự hấp dẫn của một trường đại học thương hiệu hàng đầu quá mạnh đối với một số thái tử đảng khoe khoang, ngay cả với cái tên chung chung là trường đại học Mỹ. Chẳng hạn như bà Lý Tiểu Lâm, con gái của ông Lý Bằng, cựu thủ tướng và là cựu ủy viên Bộ Chính trị, từ lâu đã tự hào rằng bà theo học tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), là một “học giả thỉnh giảng tại trường Kinh doanh Sloan“. MIT nói rằng họ chỉ có một hồ sơ duy nhất về sự tham dự của một sinh viên tên Lý đã ghi danh học “một khóa học ngắn hạn, không cấp bằng” mở ra cho những người điều hành có “có đầu óc tò mò” và sẵn sàng trả 7.500 đô la cho các lớp học chỉ kéo dài 15 ngày.
Trường hợp kỷ luật
Tiền chu cấp cho các thái tử đảng theo học ở nước ngoài có thể trở thành một vấn đề cho chính phủ Trung Quốc.
Trong năm cuối cùng theo học tại Đại học Oxford ở Anh, Bạc Qua Qua gặp rắc rối vì không tập trung vào chuyện học hành. Khi trường này bắt đầu tiến trình xử lý kỷ luật, Đại Sứ quán Trung Quốc ở London đã gửi một phái đoàn ngoại giao gồm ba người đến Oxford để thảo luận vấn đề với gia sư của Bạc ở trường Balliol College, theo một người làm việc ở trường đại học đã tham gia sự việc này và đã nói chuyện với điều kiện giấu tên, để có thể nói một cách  thẳng thắn. Đại sứ quán đã không trả lời khi được yêu cầu bình luận.
Người làm việc ở trường ĐH đó nói rằng, ba người ở đại sứ quán đại diện cho anh Bạc đã nhấn mạnh rằng, chuyện giáo dục rất quan trọng đối với người Trung Quốc. Vị gia sư trả lời rằng, trong trường hợp này, anh Bạc nên dành nhiều thời gian cho chuyện học hành hơn và bớt thời gian cho chuyện tiệc tùng. Sự can thiệp của các nhà ngoại giao Trung Quốc đã không giúp được anh Bạc và vào tháng 12 năm 2008, anh bị “cho tạm nghỉ ” do không hoàn thành chuyện học tập với chuẩn mực thích hợp, theo quy định của Oxford. Việc đình chỉ có hiệu lực này có nghĩa là anh đã mất “quyền bước vào” tất cả các cơ sở của trường đại học. Bị cấm không được ở trong khu đại học, Bạc dọn ra một khách sạn địa phương đắt tiền. Tuy nhiên, anh được phép tham dự kỳ thi cuối trong năm 2010. Mặc dù bị đuổi khỏi các lớp học, anh đã học tốt [sau đó] và đã nhận được bằng.
“Anh ấy là một sinh viên sáng dạ”, một người làm việc ở trường Oxford nói, người này biết Bạc Qua Qua vào lúc đó. Nhưng “ở Oxford, đột nhiên anh ấy tự do hơn bất cứ lúc nào mà anh đã trải qua trước đây và, như nhiều người trẻ ở trong hoàn cảnh tương tự, giống như cái nút chai bị bật ra khỏi một chai rượu sâm banh”.
Hầu hết các thái tử đảng khác giữ kín về thân thế của mình hơn.
Trong sân trường đầy nắng của trường Đại học Stanford ở Silicon Valley, cô Jasmine Li – có người ông là Giả Khánh Lâm, xếp thứ tư trong Bộ Chính trị và đã có những bài phát biểu tố cáo những phương cách “sai lầm” của phương Tây – hòa chung với các sinh viên Mỹ, khó có thể phân biệt được.
Các bức ảnh xuất hiện trên mạng cho thấy, cô mặc một áo choàng màu trắng đen, hiệu Carolina Herrera, tại một một buổi dạ vũ ở Paris năm 2010, dành cho những cô gái mới vào đời, và cô chia sẻ với Bạc Qua Qua về cảm giác cưỡi ngựa. Là sinh viên năm thứ nhất hồi năm ngoái, cô đã cưỡi ngựa cùng với đội Equestrian Stanford.
Nhưng sự hiện diện của cô trong trường là kín đáo, cũng giống như con gái Tập Cận Bình ở trường Harvard, người mà theo các sinh viên mô tả là ham học và kín đáo. Li đạp xe đạp màu đỏ sáng bóng đi tới lớp học mỗi ngày, có một người bạn Mỹ ở cùng phòng, và tham gia vào hội Kappa Alpha Theta. Sau giờ học, cô thường học trong phòng khách của hội, ngôi nhà có trần cao, cùng với các thành viên khác.
Gặp cô ở hội nhưng cô Li từ chối bình luận về thời gian của cô ở Hoa Kỳ hoặc tham vọng của cô, cô nói tiếng Anh với giọng bản xứ, rằng cô cần tham khảo ý kiến trước với gia đình ở Trung Quốc.
“Gót chân a sin cho đảng”
Việc đổ xô đến các trường đại học Mỹ để học đã gửi một món quà tuyên truyền tới các nhà phê bình Đảng Cộng sản, trong cái vỏ bọc là lá cờ Trung Quốc (yêu nước) và thường xuyên lên án những người đặt câu hỏi về sự độc quyền lãnh đạo của đảng là những kẻ phản bội, làm tay sai cho Mỹ. Một nhận thức phổ biến là các đảng viên cao cấp sử dụng quyền hành và sự ảnh hưởng của họ để gửi con cái cũng như tiền bạc ra nước ngoài “là một gót chân a-sin lớn cho đảng”, Ông MacFarquhar, từ trường Harvard, đã nói.
Kẻ thù cay đắng của đảng cầm quyền như phong trào tâm linh bị cấm Pháp Luân Công đã miệt mài trong việc loan truyền những tin đồn đôi khi vô căn cứ về con cái của đảng có được đặc quyền đặc lợi. Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV), một phần của cơ quan truyền thông do Pháp Luân Công điều hành, đã đưa tin, chẳng hạn như 74,5% con cái của các quan chức Trung Quốc cấp bộ trưởng đã nghỉ hưu hoặc còn đang tại chức, có thẻ xanh hoặc có quốc tịch Mỹ. Con số những người cháu của họ [có thẻ xanh hoặc quốc tịch Mỹ] là 91%, đài truyền hình này cho biết, trích dẫn một blog ẩn danh Trung Quốc đăng tải các số liệu thống kê trích dẫn được cho là chính thức của Mỹ. Không có cơ quan chính phủ nào đưa ra số liệu thống kê như vậy.
Mặc dù tính chính xác của thông tin đó là đáng ngờ, nhưng tin này đã khuấy động một làn sóng phẫn nộ trên Internet, với các tiểu blog giống như Twitter, lên án thói đạo đức giả của giới cao cấp trong đảng. Hầu hết các ý kiến bình luận đã bị đội quân kiểm duyệt Internet của Trung Quốc xóa ngay lập tức. Tuy nhiên, một số ít còn sót, có một ý kiến phàn nàn rằng, các quan chức “luôn miệng chửi rủa chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chủ nghĩa tư bản, nhưng vợ con của họ đã di cư sang Mỹ để làm nô lệ cho Mỹ“.
Biểu tượng của sự quá độ
Sự giận dữ tương tự đã bộc lộ khi thấy những bức ảnh cho thấy Bạc Qua Qua vui vẻ trong các buổi tiệc với những người phụ nữ phương Tây trong khi cha của anh đang thúc đẩy sự hồi sinh của chủ nghĩa Mao-ít ở Trùng Khánh, đôn đốc 33 triệu dân của thành phố quay trở lại các giá trị khắc khổ trong những năm đầu, khi đảng mới ra đời.
Bạc, cậu bé biểu tượng cho sự thái quá của thái tử đảng, đã ngưng học các lớp trong mùa xuân này và hồi tháng trước đã dọn ra khỏi một căn hộ nằm trong một tòa nhà có các dịch vụ, có người gác cổng mặc đồng phục, ở gần Harvard Yard. (Giá thuê khoảng từ 2.300 USD đến 3.000 USD một tháng). Những người quen biết anh ta ở Đại học Harvard nói rằng, trước đó anh đã chia tay với cô bạn gái, cũng là sinh viên trường Harvard, cô Sabrina Trần, cháu gái của ông Trần Vân, một người có đầy quyền hành trong đảng. Trước khi qua đời năm 1995, ông Trần đã kiên quyết chống lại sự “xâm nhập” của các giá trị phương Tây và, cùng với ông nội của Bạc Qua Qua, là Bạc Nhất Ba, đã thúc giục quân đội đàn áp các sinh viên biểu tình, những người đã tập hợp ở quảng trường Thiên An Môn, quanh 1 bức tượng thạch cao lấy cảm hứng từ tượng Nữ thần Tự do.
Người đầu bếp tại một quán ăn nhanh gần tòa nhà căn hộ Cambridge cho biết, Bạc Qua Qua thường hay lui tới nhưng không gây nhiều ấn tượng. “Anh ta chỉ đặt mua những thức ăn thường, như loại bánh sandwich BLT. Không có gì đặc biệt”, người đầu bếp nói, người này cho biết tên của ông là Mustafa.
Tuy nhiên, nhân viên nhà hàng Changsho, một nhà hàng Trung Quốc, thì nhớ tới anh như là một khách hàng ngông cuồng hơn. Ví dụ như, vào một buổi tối, Bạc bước vào một mình, đặt mua bốn món ăn và rồi bỏ đi, sau khi gần như không đụng đến thức ăn. “Anh ta thậm chí không thèm hỏi đến một cái túi [để đựng đồ ăn mang về]”, một nhân viên nhà hàng nhớ lại, kinh hoàng về sự lãng phí.
Fan và Yawen Trần, phóng viên đặc biệt tường trình từ Palo Alto, Calif.
Ảnh: Tập Cận Bình là người chắc chắn kế thừa để lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Con gái của ông ta học tại Đại học Harvard. Photo: Lintao Zhang / AP.
Nguồn: Washington Post
Bản tiếng Việt © BS 2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét