CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Nhạc sĩ Thế Hiển được Vinh danh giữa… Trường Sa (SGGP). – Nụ cười nơi đầu sóng (QĐND). – Vươn khơi săn “cọp biển” (NLĐ). – Nhà giàn trên thềm lục địa – Bài 1: Gặp “ông nhà giàn DK1”; – Nhà giàn trên thềm lục địa – Bài 2: Những chiến sỹ thép trên DK1; – Nhà giàn trên thềm lục địa – Bài 3: Chuyện hai cha con người chỉ huy những pháo đài thép trên biển Đông (Vanvn).
- Đoàn Hưng Quốc: Trung Quốc trả tiền đăng bài trên báo Mỹ rằng ngư dân họ bị quấy nhiễu tại Trường Sa (ĐCV). – Bài trên Washington Post: Vessels navigate sea of troubles as wave of tension builds up.
- Phạm Quang Tuấn: Những sai sót trong các bài về Scarborough Reef của ông Trương Nhân Tuấn (boxitvn).
- Tổng thống Mỹ sẽ tiếp đồng nhiệm Philippines vào lúc quan hệ Manila – Bắc Kinh căng thẳng (RFI). – Mỹ – Philippines bàn quan hệ chiến lược (NLĐ). – TT Obama sẽ đón TT Philippines vào ngày 08/06 (RFA). – Philippines đề cử chức Đại sứ ở Trung Quốc (BBC). - Philippines đề cử Đại sứ ở Trung Quốc (DT). - Tổng thống Philippines thăm Mỹ giữa căng thẳng với TQ (VNN). - Mỹ – Philippines bàn quan hệ chiến lược (NLĐ). - Philippines bổ nhiệm đại sứ mới tại Trung Quốc(VNE). - Trung Quốc đang bị các nước nhỏ thách thức (VNMedia). - Trung Quốc bị ‘‘xa lánh” vì tranh chấp biển Đông (ANTĐ). - Mỹ sẵn sàng chiến tranh với Trung Quốc? (kỳ 1) (ĐV). Có lẽ “tỏ ra sẵn sàng” thì đúng hơn. Vì với thằng Tàu nầy, đâu cần uýnh nhau cho tốn kém, nó sẽ tự chết, có lý do gần giống như mô hình Sô Viết.
- Vì sao châu Á cần Mỹ? (Diplomat). – Phỏng vấn Tiến sĩ Ian Storey, chuyên gia từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore: Mỹ trấn an đồng minh ở Biển Đông (BBC). - Đằng sau những tàu chiến Mỹ ở Singapore (TN).
- ASEAN tăng cường hợp tác vì hòa bình, an ninh (TN).
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp thăm Việt Nam (NLĐ).
- CỐT LÕI CỦA BÀNH TRƯỚNG TRUNG HOA (Project – Syndicate/Hồ Hải). – Sự phát triển chiến lược hải quân của Trung Quốc (2) (Lê Mai). Mời xem lại: Sự phát triển chiến lược hải quân của Trung Quốc (1). - Trung Quốc – Thái Lan tập trận đổ bộ tấn công (TN).
- NẾU KHÔNG CÓ NHỮNG NỤ CƯỜI CỦA VỢ CON ! (Lê Quốc Quân). - Hỏi thăm JB Nguyễn Hữu Vinh (Nguyễn Tường Thụy). “Sao chẳng viết về chuyện chém, đâm/Cởi truồng, cướp giật với mua dâm…?”
- Không thể không nhắc lại bài đã điểm tối qua, chuyện Hai mẹ con khỏa thân để giữ đất, sau khi người cha đã uống thuốc rầy tự tử mà vẫn không lay động được chút nào lòng dạ lũ lang sói. Hy vọng trong số ngót 500 nghị “ngoan” ở nghị trường kia, có người dám lên tiếng, ngay trước ống kính truyền hình trực tiếp, cho cả nước biết về sự cùng cực của người dân chưa từng thấy, kể cả dưới thời thực dân, phong kiến. Nó xảy ra tiếp sau những Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, ngay sau những cuộc tụ họp với những bài diễn văn, tuyên bố, hứa hẹn đầy hoa mỹ. Có lẽ chỉ còn một cái may, đó là nó đã không xảy ra sớm hơn chút, để đi vào lịch sử của ngày 19 tháng 5.- Báo cáo của Hoa Kỳ thiếu khách quan về nhân quyền tại Việt Nam (CP).
- Đây nữa, lại một kiểu hiệp đồng tác chiến giữa “xã hội đen” và … “công quyền đỏ”? Thư tòa soạn Tamnhin.net gửi nhân dân Vĩnh Phúc và bạn đọc (Tầm nhìn). “… sau bài: Giám đốc công ty TNHH Kim long nói gì? Lãnh đạo Tamnhin.net là nhà báo Nguyễn Mai Thu và người trực tiếp tác nghiệp là nhà báo Hà Tuấn Ngọc đã liên tục bị khủng bố bằng tin nhắn có nội dung đe dọa tính mạng, thậm chí đe dọa sẽ bắt cóc con cái”. “… theo sau nhân dân và bạn đọc là một số cán bộ chiến sỹ an ninh và cảnh sát công an Vĩnh Phúc”. - Công an Vĩnh Phúc bám theo người dân đi tố cáo (NV).
- Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm Bà Đặng Thị Hoàng Yến (RFA). Xin nhắc nhở TBT các báo một việc, đề phòng trên Ban Tuyên giáo nhắn tin chỉ thị nhưng biết đâu gặp trục trặc. Đó là không được phỏng vấn bà cựu nghị vừa bị bãi miễn, vì mấy bữa trước nghe tin bả đã tính huỵch toẹt nhiều chuyện, vậy là rất nguy cho các đồng chí … chưa bị lộ.
Cũng liên quan tới “chỉ thị” cho báo chí, hình như cũng đã có một cái nữa về vụ Báo cáo nhân quyền của Mỹ, nên bữa qua tới giờ đồng loạt các báo đều có một loại bài với cái tựa na ná, đến như Tuổi trẻ, báo “địa phương” cũng phải có. Nếu đúng vậy thì khen cho các bác tuyên giáo là đã tiếp thu góp ý của BS, không để thằng QĐND đơn thương độc mã. Có điều hơi lạ là cái tựa trên trang điện tử của ĐCSVN thì khác tất cả các báo, lại … “hiền khô”: Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Hay là đảng lại “đi đầu” một cuộc “đổi mới” nữa đây?
- Nên đổi ngay cách làm luật (PLTP).
- Chưa chỉ rõ các tập đoàn, tổng công ty lãng phí (TN).
- Mai Hồng Niên: Vinalines – ụ nổi người chìm (Trần Nhương). – Tin nóng liên quan ụ tàu sắt rĩ của Vinalines (Trần Kinh Nghị). – Vinalines vẫn là tiêu điểm thu hút dư luận (Nguyễn Vĩnh). – TRỜI CAO ĐẤT RỘNG CÓ HAY ? (Sơn Thi Thư).
<- Nhận tiền “lót tay”, nguyên Phó Tổng giám đốc BIDV hầu tòa (ANTĐ).
- Không chuẩn, phải chỉnh (PLTP). Bài không có tên tác giả.
- Dân và Quan bọn nào lắm nước mắt hơn? (Phair Zios). – Nguyễn Quang Thân: Bậc kỳ tài Ninh Giang! (TT).
- Hơn 100 cán bộ bị xử lý hình sự vì tham nhũng (SGGP).
- Điểm tin ngày cuối tuần 26.5 (Nguyễn Thông).
- Việt Nam – Sri Lanka tham khảo chính trị lần thứ nhất (NLĐ).
- Bảo hiểm xã hôi: Ưu tư hàng đầu của thế giới và các quốc gia đang lên (Việt Thức).
- Nhà làm việc (Đông Ngàn).
- Tổng cục VI tổ chức về nguồn, tin của báo Công an? Không phải! (TN).
- Cố tình đưa mặt vào dùi cui? (Nguyễn Tường Thụy). - Mời xem lại: SỰ BAO BIỆN CỦA NGÔN NGỮ (Sơn Thi Thư).
- Xin giới thiệu cuốn sách “ngoài luồng” của Nhà báo Đoan Trang “Và Quyền lực thứ Tư”, của NXB Giấy vụn, một dạng sách “lề trái”. Toàn bộ nội dung được lưu tại một mục cố định ngay trên đầu trang Ba Sàm này. Kính mời bà con.
- Ngô Nhân Dụng: Hào khí Nhân Văn Giai Phẩm (NV). - Trò chuyện với Thụy Khuê, tác giả ‘Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc’ (VOA). - Tâm Việt – Nhà Xuất Bản Tiếng Quê Hương: Giới-Thiệu Tác-Phẩm Nhân Văn Giai Phẩm Của Thuỵ Khuê (DĐTK). Mời xem: 124. Thụy Khuê với tác phẩm Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc (RFA/DCVO/Việt sử ký). “Thụy Khuê đã chứng minh ngược lại rằng tất cả những điều mà Trần Dân Tiên, tức Nguyễn Tất Thành viết ra đều trái với sự thật vì Nguyễn Tất Thành đến Pháp vào tháng 8 năm 1919 trong khi Hội nghị Hòa Bình Versailles đã được khai mạc vào ngày 18 tháng 1 năm 1919 tức là trước khi Nguyễn Tất Thành đến Pháp bảy tháng. Nhóm Người An Nam yêu nước đã hoạt động từ năm 1916 vì vậy không thể do ông Nguyễn Tất Thành gầy dựng.”
- Bùi Tín: Câu chuyện «người dám vuốt râu Ông Cụ» (VOA’s blog).
- Tổng bí thư (3) - (Lê Mai). Vẫn là một lối viết của con người “trong hệ thống”. Ngó sơ trong bài thấy ca ngợi Nguyễn Văn Linh như là con người đi đầu “đổi mới”, e là tác giả cũng lầm như nhiều người không biết được thực chất bên trong. Kể cả Trường Chinh, họ đều là những người lãnh đạo ở bước đường cùng của chế độ, buộc phải chạy theo nhân dân khi không còn chỗ dựa vào phe XHCN nữa.
- Hồi ký Gia đình, bạn bè và đất nước – Kỳ 2: Theo tiếng gọi non sông (TN).
- Nữ thẩm phán gốc Việt lừng danh tại Mỹ (TN).
- CÁC VẤN ĐỀ NÓNG VỀ CHÍNH TRỊ Ở ĐỨC ĐƯỢC MINH BẠCH HÓA NHƯ THẾ NÀO? (Nguyễn Minh Tuấn).
- Giới thiệu sách: Các mô hình dân chủ của David Held (TT&TD).
- Lãnh đạo TQ không thăm Anh để phản đối (BBC). – Bắc Kinh “dằn mặt” Luân Đôn trên vấn đề Tây Tạng (RFI). – Trung Quốc phản đối Đạt Lai Lạt Ma gặp Thủ tướng Áo (TN). BTV: Các nước cứ thay phiên tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma, Bắc Kinh sẽ “nghỉ chơi” hết, không thèm “chơi” với nước nào cả. Coi chừng, đến một mức nào đó sẽ có chuyện hàng hóa Trung Quốc không thể vào thị trường các nước này, vì bị trả đũa lại, lúc đó dân Trung Quốc có cơ hội để xài hàng hóa do mình làm ra.
- Cưỡng bức lao động cho người bất đồng chính kiến (Der Spiegel/ Phan Ba).
- Trần Hữu Thục – Đọc sách Lý thuyết Trung Hoa về hư cấu của Ming Dong Gu (DĐTK).
- Quảng Ngãi giáo dục về biển đảo trong trường học (TTXVN). - Ngư dân Quảng Ngãi đóng tàu lớn vươn khơi xa (TTXVN). - Chuyến đi thăm Trường Sa của các nhà báo Việt Nam tại Mỹ: Nhân chứng sống, kể chuyện thật (TP). - Trường Sa có thêm nhiều thiết bị y tế hiện đại (TP).
- ‘Ong độc’ Hải quân VN trên Biển Đông làm Trung Quốc lo (PN Today).
- Biển Đông nổi sóng: Đài Loan tranh thủ tăng trang bị trên đảo Ba Bình (GDVN). - Chiến hạm Ấn Độ dạo biển Đông, Trung Quốc có ngán? (PN Today).
- Nguyễn Hưng Quốc: Thế lực côn đồ (VOA’s blog).
- Hải Dương: Giải trình về khu vườn của con ông Bí thư tỉnh (VNN). - “Tôi rất mong lãnh đạo địa phương nào cũng giàu, rất giàu” (GDVN). - 100 năm lương con Bí thư chưa đủ xây vườn thượng uyển (PN Today).
- Không mời khách ăn uống trong việc tang (TT). “…không
sử dụng công quỹ làm quà mừng lễ cưới, dâng lễ hội; không được sử dụng
thời gian làm việc và phương tiện của cơ quan đi dự lễ cưới, lễ hội…“.
- Việt Nam thời kỳ đổi mới – những thành tựu và thách thức: Vietnam – Doi Moi, achievements and challenges (Planet Next).
- Việt Nam tuần qua (RFA).
- TẢN MẠN CHỦ NHẬT (Văn Công Hùng). “…người
mẫu, diễn viên, thí sinh hoa hậu và cả sinh viên… túng quá phải bán
thân trở thành… đặc sản trên các báo. … Vấn đề là có cần thiết mở báo
nào ra cũng thấy chình ình tin này một cách hả hê và mãn nguyện như thế
không? Trong khi bản thân đồng nghiệp thì bị đánh cho lên bờ xuống
ruộng không dám “ẳng” lên cho nên giọng, các báo im thít. Trong khi
nhiều kẻ tiêu tiền không phải của mình, tiêu như thuồng luồng hít bia
chúng ta chả dám lên tiếng hoặc chỉ rón rén lên tiếng”.
- Băng hoại! (RFA’s blog).
- Phú Thọ: Từ tư duy “đi đâu đập đấy…” (Tầm nhìn).
- Xã Mondulkiri cuối cùng bị phá bởi chính quyền giành đất cho tập đoàn Việt Nam trồng cao su: Last of Mondulkiri commune torn down by authorities (Phnom Penh Post).
- Trung Quốc trên con đường lên tư bản chủ nghĩa: Kinsley: China on the capitalist road (LA Times).
KINH TẾ- Ngân hàng trung ương Việt Nam lại hạ lãi suất điều hành (RFI). - Nhiều quan ngại về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng (PetroTimes). - Sacombank có thể sáp nhập với Phương Nam hoặc Eximbank? (Infonet). - Cái kết của cuộc chuyển giao quyền lực tại Sacombank (DT). - Sacombank: Khi người sáng lập mất quyền đại diện (DT).
- Khốn khổ vì cho “cò” vay ké (TN).
- Gỡ khó về thuế cho doanh nghiệp (NLĐ). - Bị truy thu thuế xe chở tiền, doanh nghiệp kiện hải quan (TN).
- Nhà đất chờ đợt “sóng” mới (NLĐ).
- Có 6 tháng để chuyển đổi mua bán vàng miếng (VTC).
- Nhập khẩu tăng mạnh trở lại (TN).
- Sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng (VOV).
- EURO 2012: Thời điểm vàng mua hàng điện tử (TTVH).
- Giá thuốc: Bịt mà vẫn hở (NLĐ).
- Sốt giống cà phê (TN).
- Sản xuất lúa vụ hè thu: Rủi ro chực chờ (SGGP).
- Hà Nội: Thịt gà siêu rẻ nhập lậu từ Trung Quốc? (DV).
- Vụ Công ty Trung Quốc tận thu khoáng sản: UBND tỉnh “theo đuôi” doanh nghiệp (TN). - Lúng túng buộc ngưng một công ty Trung Quốc (PLTP).
- Chết vì tay Trung Quốc Bài 2: Chủ nghĩa thực dân Đại Hán (PLTP). Mời xem lại bài 1: Liều thuốc giải stress cho “những kẻ bị bắt nạt”
- Ngân hàng Tây Ban Nha cần 19 tỷ Euro (BBC). – Ngân hàng đứng hàng thứ tư của Tây Ban Nha kêu cứu Nhà nước (RFI). – Lãnh đạo EU “Họp phiên chợ chiều” (Tầm nhìn). - Lãnh đạo Pháp, Đức, TBN, Italy thảo luận Eurozone (TTXVN).
- Tạm biệt Lada! (DT). Ở VN (XHCN), sau 75′, cấp thứ trưởng hoặc tương đương được cấp loại xe này, còn trước 75′ là loại xe Popeda. Bộ trưởng trở lên thì đi xe Volga. Có một chiếc Traika (lấy tên con chó được Liên Xô đưa lên tàu vũ trụ trước bác Phạm Tuân. Dài thoòng như Limou), hình như giành cho bác Hồ. Bên Trung Quốc thì xài xe Hồng Kỳ và Bắc Kinh tự sản xuất.
- Phỏng vấn ông Đặng Quyết Tiến, phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp: Siết việc sử dụng vốn nhà nước (TT). - Công ty nhà nước loay hoay bài toán thoái vốn (Tin tức).
- Giá vàng chờ tín hiệu từ kinh tế Mỹ (DT). - Vàng có thể vượt 42 triệu đồng/lượng trong tuần tới (VOV). - Đổ xô ‘gom’ vàng nếu giá dưới 41 triệu/lượng (ĐV).
- Bình ổn giá: Cứ ‘cạnh tranh’ mà xét (VNN).
- Ưu đãi của nhà mạng bị bán như rau (VNE).
- Kiên trì mới thành đại gia chứng khoán (VnMedia).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Đền Đồng Cổ – Tâm linh và khát vọng… (Bùi Văn Bồng). Lễ hội đền Đồng Cổ – Yên Thọ, Yên Định (Thanh Hóa) = >
- Đề xuất ‘biến’ khu Chợ Lớn thành phố cổ (VNE).
- Để có một chuyến du lịch “bụi” tiết kiệm (TT).
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 41) (Nhật Tuấn).
- Khoảnh khắc tâm và tài (NLĐ).
- NTT TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA THIÊN SƠN: “Thơ bây giờ không phải ở trên cao” (Nguyễn Trọng Tạo). – TRẦN KIM LAN: NGHĨ VỀ BÀI HÁT “ĐÔI MẮT ĐÒ NGANG” CỦA NGUYỄN TRỌNG TẠO.
- Hồn bướm mơ tiên, Mẫu thượng ngàn dịch sang tiếng Nga (TT).
- Lời cảm ơn (TT).
- Gã si tình nặng nghiệp cầm ca: Tri ngộ “Tư Ếch” Văn Hường (NLĐ).
- HỘI THẢO VỀ NHÀ SOẠN TUỒNG BẬC THẦY NGUYỄN DIÊU (Nguyễn Trọng Tạo).
- Xứ Đoài thương nhớ: Nỗi lo của “Trùm trưởng” phường rối Chàng Sơn (Giadinh.net).
- Rạp hát, rạp chiếu phim ở TPHCM đang “mất” dần! (SGGP).
- Lý Hùng lập kỷ lục Việt Nam (KP).
- QUÊ QUÁN CỦA THƠ (Ngô Minh).
- PHÙNG GIA THẾ: Truyện ngắn PHÙNG VĂN KHAI nhiều ám ảnh nhân tình éo le (Lê Thiếu Nhơn).
- Trẻ em háo hức với lễ hội dân gian của tuổi thơ (TTXVN).
- “Phù thủy bong bóng” Fan Yang tặng quà cho trẻ em khuyết tật (TTVH).
- Ca sĩ, khán giả hết mình với nhạc hội MTV Exit (VNE). - Simple Plan bùng nổ với MTV Exit 2012 (VOV).
- Ra nước ngoài làm phim (TT).
- Nghệ sĩ Việt mang hồn quê đến với kiều bào Nga (VNE).
- Siêu nhân đồng tính trong truyện…trẻ em (DT).
<- Bee Gees, ba nhân tài ghép lại thành một huyền thoại (RFI).
- Cannes : Dự đoán phim đoạt giải Cành cọ vàng 2012 (RFI).
- Cầu thủ Thanh Hóa vây ép trọng tài (NLĐ).
- BBC gia hạn show bình luận bóng đá (BBC).
- Lưu Văn: Thử mổ xẻ giọng văn Chay Mala (Inrasara).
- Đàn 24 dây tự chế (TN).
- Những dòng sông quê (TVN).
- Bùa album của “hát sĩ” (PLTP).
- Rác đầy sân Mỹ Đình sau đêm nhạc MTV Exit (TT). - Những “hạt sạn” không đáng có từ MTV Exit 2012 (VnMedia).
- Sao Việt: “Bị cả Hà Nội dè bỉu” đến “giá được đại gia chống lưng” (DV). - Những ‘lời đề nghị khiếm nhã’ nổi tiếng giới showbiz (VTC).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- GS Nguyễn Văn Tuấn: GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: Đo lường nghiên cứu khoa học (NLĐ).
- GS. Phạm Sỹ Tiến hiến kế gỡ rối cho 47 sinh viên tài năng đề án 322 (GDVN).
- Sấp ngửa trường điểm, thảnh thơi trường “làng” (DV).
- Trẻ bị “ép duyên” với nghệ thuật (PLTP).
- Ước mơ giản dị của cậu sinh viên CNTT hiếu học (DV).
- Nhảy Flashmob trong tổng kết năm học: có nên cấm HS? “… khi nhảy gần nửa chặng nhà trường yêu cầu giải tán và tắt nhạc.” Cần phải giáo dục lại cho mấy thầy cô này.
- Hè về, báo động học sinh chết đuối (NLĐ). = >
- A. Einstein đã ăn cắp lý thuyết tương đối của Poincare (True Inform/ Newsland/ Kichbu).
- Mỹ phát minh ra trang phục khiến muỗi phải tránh xa (TTXVN).
- Các phi hành gia bước vào phi thuyền Dragon (VOA). - Phi thuyền Dragon mở cửa trên Trạm Không gian Quốc tế (VOA).
- “Công nghệ” trị ung thư ở Trung Quốc: Tốn tiền tỉ rồi… chết (PLTP).
- Nhau thai khô – thuốc trị bá bệnh hay rác y tế? (TP).
- Xuất hiện đối thủ cạnh tranh với Viagra (Bee).
- Học… chơi (TT). “Học
chơi để cởi mở hơn, thoáng hơn với học sinh. Có như vậy, mới hi vọng
chúng ta không hụt hơi trong đoạn cuối của cuộc đua marathon đời người”.
- Quy định dạy thêm xa thực tế? (VNN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Virus EV71 gây Tay chân miệng tăng độc lực (VTV).
- Nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến sản khoa liên tiếp (VTV).
- Cha đẻ tra tấn con gái như thời Trung cổ (PnToday).
- Tây Nguyên: Dân lấn rừng trồng tiêu, sắn (Thiên nhiên).
- “Học tập và làm … hơn tấm gương …“ Trẻ lên 3 đã phải đeo gùi lên rẫy (Bee).
- Lửa thiêu rụi hơn 1.000m2 nhà xưởng, một số công nhân ngạt khói (DT).
- Hoàn tất dọn sạch đá đường lên núi Cấm (PLTP).
- Hợp long nhánh giữa cầu Rạch Chiếc (TN).
- Mịt mờ kho vàng 4.000 tấn (TN).
- ‘Xuống sữa,’ nghề sắp đi vào quên lãng (NV).
- Tâm sự của cô giáo là nạn nhân của đòn thù axit (PNTD).
- Đại gia Việt và thú chơi lăng mộ xa xỉ hàng chục tỷ (DV). Không thấy kể thú chơi … nhà thờ họ của đại đại gia, há?
- Vụ diễn viên Hồng Hà: Sóng ngầm mại dâm ngầm trong giới showbiz Việt (GDVN).
- Buôn lậu san hô từ Việt Nam vào Anh (RFI).
<- Trung Quốc chấn động tin về kẻ sát nhân ăn thịt gần 20 người (Afamily).
- Nhiều nhà khoa học Pháp làm « nội gián » cho ngành công nghiệp thuốc lá (RFI).
- Báo động tình trạng y đức xuống cấp tại Việt Nam (VOA). - Thêm một sản phụ tử vong (TT). - Một trẻ sơ sinh chết nghi do bác sĩ tắc trách (TN).
- Dân miền Trung đối diện đói khát (NV).
- Nước lã như máu đào (SGTT).
- Phá nát danh thắng Đà Lạt (TT). - Theo chân dân đào thiếc (TT).
QUỐC TẾ- Hơn 90 người chết vì đạn pháo của quân chính phủ (VOA). - Syria bị tố thảm sát hơn 90 người (TN). - Mỹ bật đèn xanh cung cấp vũ khí ở Syria (SGGP). - Thảm sát kinh hoàng tại Syria : Ít nhất 90 người chết trong đó có 25 trẻ em (RFI). – Các nhà hoạt động Syria: Hơn 90 người chết vì đạn pháo của quân chính phủ (VOA).
- IAEA: Iran làm giàu uranium cấp độ hơn 20% (NLĐ). – Iran hạ giảm tầm quan trọng của báo cáo về tinh luyện uranium ở mức cao (VOA). - IAEA phát hiện Iran làm giàu uranium mức độ 27% (TN).
- Israel dạy TQ ‘đặt câu hỏi’ và ‘dám đổi mới’ (ĐV).
- Hoa Kỳ hoan nghênh Quốc hội Afghanistan phê chuẩn hiệp ước đối tác (VOA). - Nato sẽ rút khỏi Afghanistan như thế nào? (BBC). – Quốc hội Afghanistan phê chuẩn hiệp ước đối tác với Hoa Kỳ (VOA).
- Máy bay không người lái của Mỹ không kích ở Pakistan, hạ sát 3 phiến quân (VOA). = >
- Quân đội Yemen chiếm lại các vị trí của phiến quân (TTXVN).
- Tổng thống Pháp bảo vệ việc rút quân (BBC). - Những sắc màu nước Pháp (TN).
- Phần Lan: Một hung thủ bắn chết 2 người (VOA).
- Thủ tướng Nga được chọn làm lãnh đạo đảng cầm quyền (VOA).
- Các nhà hoạt động bị bắt trước chung kết cuộc thi Eurovision ở Azerbaijan (VOA).
- Vatican rung chuyển do căng thẳng nội bộ (RFI).
- Chính quyền Québec bị kiện về luật chống biểu tình (RFI).
- TT Mỹ kêu gọi dân chúng vinh danh các quân nhân (VOA).
- Tại Ai Cập, ứng viên Hồi giáo sẽ vào vòng hai đấu với một gương mặt của chế độ Mubarak (RFI). – Tranh cử tổng thống Ai Cập: Các ứng cử viên hàng đầu mưu tìm hậu thuẫn (VOA). – Ai Cập sẽ phải bầu Tổng thống vòng hai (TQ).
- Singapore có cuộc bầu cử quan trọng (BBC).
- Quốc vương Thái Lan rời Bangkok lần đầu tiên từ gần 3 năm nay (RFI).
- Quan sát viên LHQ tìm thấy 92 thi thể ở Houla, Syria (VOV). - LHQ xác nhận vụ thảm sát trẻ em ở Syria (BBC). - LHQ lên tiếng về vụ tàn sát kinh hoàng ở Syria (VNN).
- Israel không tiếp phái viên Mỹ về Iran (Russia Today/NLĐ).
- Tưởng niệm những người đã gục ngã ở chiến trường (VOA). - Tổng thống Mỹ vinh danh các cựu chiến binh nhân lễ Chiến sĩ Trận vong (VOA).
- Rơi máy bay tại Mỹ, 4 người chết (TT).
- Tổng lãnh sự Nga tử nạn tại Nhật (DT).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 26/05/2012; + Câu chuyện văn hóa – 26/05/2012; + Nông thôn mới – 26/05/2012; + SKBL: Vấn đề đảm bảo an toàn đối với xăng dầu; + Cuộc sống thường ngày – 26/05/2012; + Thời sự 19h – 26/05/2012.The Diplomat
Vì sao châu Á cần Mỹ?
Tác giả: TNS John McCainNgười dịch: Dương Lệ Chi
22-05-2012
Thượng nghị sĩ John McCain nói rằng Hoa Kỳ vẫn là đối tác được nhiều nước châu Á lựa chọn. Nhưng Washington cần phải đặt chuyện tranh cãi chính trị của mình sang một bên.
Trong tháng này, tôi đã gặp một phái đoàn doanh nghiệp đến từ Malaysia, một người trong số họ đã nói với tôi rằng: “Thượng nghị sĩ McCain, khi chúng tôi nhìn vào nước Mỹ hiện giờ, dường như các ông hoàn toàn bị rối loạn. Hệ thống chính trị của các ông dường như không có khả năng đưa ra các quyết định cơ bản để khắc phục các vấn đề tài chính và cho thế giới thấy quyết tâm để giải quyết vấn đề“. Và nhân tiện, ông ấy cũng đã nói thêm: “Một số người ở châu Á sử dụng những thất bại đó để phá hoại lòng tin mà bạn bè của các ông vẫn còn tin vào các ông“. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông ta.
Đây là một vấn đề rất lớn. Và điều này làm gia tăng nghi ngờ về sự cam kết của chúng ta trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong khi nói về việc “chuyển hướng” sang châu Á là sai lầm, nhưng ý kiến về việc chúng ta phải cân bằng lại chính sách đối ngoại của Mỹ, chú trọng hơn nữa vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương thì hoàn toàn đúng. Nhưng thách thức quan trọng mà chúng ta phải đối mặt đó là, làm cách nào để cho nỗ lực tái cân bằng này có ý nghĩa, bởi vì vào lúc này, giữa lúc chúng ta đang gặp khó khăn về các vấn đề chính trị và tài chính, kết quả là chúng ta hứa hẹn quá nhiều, mà thực hiện thì quá ít các cam kết mới của chúng ta ở Thái Bình Dương.
Khó có thể phóng đại tính nghiêm trọng về những sự lựa chọn đặt ra cho chúng ta hiện nay. Chúng ta phải đối mặt với các quyết định tức thời, sẽ định hướng cho sức mạnh của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương – về mặt ngoại giao, kinh tế, và quân sự – trong nhiều thập niên tới. Chúng ta phải đi đúng hướng. Nếu đi sai đường, chúng ta sẽ bị vuột khỏi tiến trình và bị tụt lại phía sau. Tuy nhiên, nếu những quyết định lớn này được quyết định đúng, chúng ta có thể tạo ra các điều kiện bền vững để mở rộng sức mạnh của Mỹ, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Mỹ, và để bảo đảm lợi ích quốc gia của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương.
Cuối cùng, trong bối cảnh châu Á đang thay đổi, lợi ích của Mỹ ở châu Á vẫn không có gì thay đổi. Chúng ta vẫn vươn tới các mục tiêu tương tự như chúng ta vẫn luôn hướng tới, đó là khả năng phòng ngừa, ngăn chặn, và nếu cần, đánh bại trong một cuộc xung đột, bảo vệ các đồng minh của Mỹ, mở rộng tự do thương mại, thị trường tự do, tự do lưu thông, và tự do trên vùng trời, vùng biển, không gian, và bây giờ là không gian mạng. Và trên hết, duy trì sự cân bằng quyền lực để thúc đẩy việc mở rộng nhân quyền, dân chủ, pháp luật, và các giá trị khác một cách hòa bình, những giá trị mà chúng ta chia sẻ với những người dân châu Á ngày càng tăng.
Tất cả những lợi ích này không có điểm nào chống lại bất kỳ nước nào khác, kể cả Trung Quốc. Trung Quốc tiếp tục phát triển hòa bình đó là lợi ích của chúng ta. Chúng ta phản đối khái niệm cho rằng Hoa Kỳ muốn kiềm chế Trung Quốc, hoặc [cho rằng] chúng ta đang nhắm tới một cuộc chiến tranh lạnh mới ở châu Á, nơi mà các nước buộc phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Tóm lại, câu hỏi mà chúng ta cần phải trả lời là: chúng ta ở Hoa Kỳ, có thể ra các quyết định chiến lược lớn ngay bây giờ, các quyết định sẽ mang lại sự thành công cho chúng ta về lâu về dài ở châu Á?
Một trong những quyết định lớn liên quan đến thương mại. Người ta thường nói rằng công việc của châu Á là kinh doanh, nhưng khi nói đến thương mại, thì Hoa Kỳ đứng bên lề, và châu Á đang tiến về phía trước mà không có chúng ta. Sau bốn năm, chính phủ này (ND: ý nói chính phủ Obama) vẫn chưa ký hay phê chuẩn một hiệp định thương mại tự do nào cho riêng mình. Mãi cho đến năm ngoái, họ mới thông qua Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Hàn Quốc, Colombia và Panama mà chính phủ Bush đã đúc kết trước đó. Trong khi đó, từ năm 2003, chỉ riêng Trung Quốc đã ký chín hiệp định thương mại tự do với châu Á và châu Mỹ Latin. Họ đang đàm phán thêm năm hiệp định khác, và đang xem xét bốn hiệp định nữa.
Và không chỉ Trung Quốc. Trong tháng này, Thủ tướng Nhật Bản cũng đã tuyên bố rằng ông muốn Nhật Bản bắt đầu đàm phán một khu vực thương mại tự do với Trung Quốc và Hàn Quốc. Ấn Độ đang đàm phán một hiệp ước thương mại tự do với Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không hoàn thành hiệp ước đầu tư song phương hẹp với Ấn Độ, nói gì đến hiệp ước thương mại tự do đầy đủ mà chúng ta nên có. Hồi năm ngoái, một báo cáo cho thấy các nước châu Á đã ký hoặc đang thương lượng gần 300 hiệp ước thương mại, không có hiệp ước nào trong số đó mà Mỹ đã tham gia. Việc khởi động Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương đã làm cho hình ảnh của chúng ta sáng sủa hơn một chút, nhưng để đi đến một thỏa thuận, có thể phải mất thêm nhiều năm nữa, nếu có điều đó xảy ra.
Thay vào đó, chúng ta nên đi tới một nghị trình thương mại song phương, bắt đầu với Ấn Độ và Đài Loan. Chúng ta cũng nên hành động tích cực hơn trong môi trường đa phương. Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương đã chia rẽ các nước ASEAN. Chúng ta, hoặc là đưa tất cả các nước ASEAN vào Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, hoặc là thúc đẩy một hiệp ước tự do thương mại chính thức giữa Mỹ-ASEAN. Điểm mấu chốt là, thành công về kinh tế và chiến lược lâu dài của Mỹ đòi hỏi một chiến lược thương mại đầy tham vọng ở châu Á.
Một quyết định thứ hai có tác động lớn đó là, việc bố trí lực lượng của chúng ta trong khu vực. Tất cả chúng ta đều chia sẻ cùng mục tiêu: tăng cường quan hệ liên minh Mỹ – Nhật, trong khi vẫn duy trì các cam kết chiến lược của chúng ta trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thông qua sự hiện diện mạnh mẽ của các lực lượng quân sự triển khai về phía trước. Tuy nhiên, cũng như nhiều người trong số quý vị, một số vị trong Ủy ban Quân vụ Thượng viện đã chỉ trích kế hoạch trước đó là, tổ chức lại lực lượng Hoa Kỳ ở đảo Okinawa và đảo Guam, kế hoạch này hoàn toàn không có khả năng chi tiêu. Chỉ riêng kinh phí bố trí binh lính ở đảo Guam không thôi cũng đã tăng gấp đôi trong bảy năm, lên tới hơn 20 tỷ đô la.
Cuộc khủng hoảng này thực sự là một cơ hội để chúng ta có một cái nhìn rộng hơn về việc sắp xếp lại lực lượng trong khu vực. Một số nước châu Á thể hiện sự quan tâm mới đối với sự luân chuyển lớn của lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực. Thỏa thuận gần đây là đưa 2.500 lính thủy quân lục chiến Mỹ tới Úc, có thể xem như một mô hình cho các hoạt động tương tự ở những nơi khác, chẳng hạn như Philippines. Cuối cùng, những điều này và những phát triển mới khác đã tạo cơ hội để có được suy nghĩ sáng tạo và toàn diện về việc sắp xếp lại lực lượng quân sự trong khu vực, việc sắp xếp này bao gồm những thay đổi mới, trong việc tổ chức lại binh lính trên đảo Okinawa và đảo Guam. Đó là lý do vì sao quốc hội nên có một điều khoản trong Đạo luật Ủy nhiệm Quốc phòng hồi năm ngoái, cho một đánh giá độc lập về những câu hỏi liên quan đến việc bố trí lực lượng này.
Vẫn chưa rõ tuyên bố chung gần đây của Hội đồng Tư vấn An ninh Mỹ – Nhật sẽ phù hợp với yêu cầu đánh giá sâu rộng hơn về việc bố trí lực lượng của chúng ta trong khu vực như thế nào. Hiện tuyên bố chung đó đặt ra nhiều câu hỏi hơn là có được câu trả lời – trong đó, các câu hỏi về ước tính chi phí, các yêu cầu hậu cần, duy trì lực lượng, các kế hoạch lớn, và đề nghị này liên quan đến khái niệm chiến lược rộng lớn hơn của các hoạt động trong khu vực như thế nào. Chúng ta cần thực hiện đúng những quyết định quan trọng này. Và đó là lý do tại sao, ngay cả khi chúng ta tìm thêm chi tiết trong bản tuyên bố chung, quốc hội sẽ không có bất kỳ quyết định tài trợ lớn nào cho đến khi chúng ta nhận được và đánh giá các đánh giá độc lập về tình hình lực lượng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo quy định của pháp luật.
Một quyết định tương tự và lớn hơn nhiều mà chúng ta cũng cần phải quyết định đúng, đó là chi tiêu quốc phòng. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương chủ yếu là một đấu trường trên biển, nên khả năng phô trương sức mạnh quân sự của chúng ta phần lớn phụ thuộc vào Hải quân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hải quân vẫn thiếu 313 tàu so với chỉ tiêu. Điều tệ hại hơn là chính quyền hiện nay đề xuất loại bỏ 7 tàu tuần dương sớm hơn dự định, loại bỏ 2 tàu vận chuyển loại lớn mà lực lượng Thủy quân Lục chiến cần, và hoãn việc mua lại một chiếc tàu đổ bộ có boong lớn, một tàu ngầm tấn công loại Virginia, 2 tàu chiến duyên hải, và tám tàu vận tải tốc độ cao. Hiện chúng ta loại bỏ các con tàu nhanh hơn là chúng ta có thể thay thế chúng. Cắt giảm khả năng hải quân như thế mà không có một kế hoạch bù lại, sẽ đặt mục tiêu của chúng ta ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào rủi ro lớn hơn.
Và tất cả những điều nói trên hiện đang đứng trước ảnh hưởng luật mới. Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của chúng ta, nếu được thực hiện theo quy định của luật mới này sẽ chẳng khác gì một hành động đơn phương giải trừ quân bị, chắc chắn dẫn đến sự giảm sút thực sự về sức mạnh quân sự của Mỹ. Một số vị trong quốc hội đã đưa ra đề nghị tránh chuyện tự động cắt giảm ngân sách quốc phòng theo luật định, nhưng chúng ta không có được độc quyền về những ý kiến hay (*). Chúng ta muốn ngồi xuống với Tổng thống để cho ra một thỏa thuận lưỡng đảng, nhưng tổng thống đã từ chối tham gia. Ông ấy không có đề nghị nào để ngăn chuyện cắt giảm ngân sách quốc phòng mà Bộ trưởng Quốc phòng của ông gọi là những cắt giảm “chết người”. Trừ khi tổng thống tham gia vào về vấn đề này, nếu không thì ông ấy sẽ làm tổng thống trong thời kỳ các lực lượng vũ trang của chúng ta bị thiếu hụt tồi tệ nhất trong giai đoạn lịch sử gần đây.
Ngoài sự hiện diện quân sự, chúng ta cần duy trì các phương diện ngoại giao ở châu Á. Và ở đây, chúng tôi có một câu chuyện hay hơn để kể – cám ơn ngoại trưởng của chúng ta rất nhiều, bà đang làm cho chính sách ngoại giao của Mỹ hiện diện trong khu vực và ảnh hưởng hơn bao giờ hết. Điều đó nói rằng, chúng ta hiện phải đối mặt với những thử thách lớn, những thử thách này báo hiệu cho biết Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò gì ở châu Á, cũng như chúng ta liên quan đến những thách thức của châu Á như thế nào.
Một trong những thử thách đó là biển Đông. Hoa Kỳ không có yêu sách trong vụ tranh chấp này, và chúng ta không nên đứng về phía bên nào trong các nước tranh chấp. Tuy nhiên, việc tranh chấp này đi vào trọng tâm lợi ích của Mỹ ở châu Á – không chỉ vì các thương vụ trị giá 1.200 tỷ của Mỹ đi ngang qua biển Đông mỗi năm, và cũng không phải vì Philippines, một trong các nước tranh chấp, là đồng minh của Mỹ, mà là vì rất quan trọng để một châu Á đang trỗi dậy tránh được những mãng tối của chính sách thực dụng, nơi mà những nước mạnh muốn làm gì thì làm và những nước yếu hơn thì phải chịu đựng. Cuối cùng, vụ tranh chấp này không chỉ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, mà là mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Nhưng chúng ta phải hỗ trợ các đối tác ASEAN của chúng ta – khi họ yêu cầu – để họ có thể nhận ra mục đích của họ về việc cho ra một mặt trận thống nhất và giải quyết những sự khác biệt của họ một cách hoà bình, trên cơ sở đa phương.
Một thách thức lớn cho ngoại giao Mỹ là Miến Điện. Tôi đã đi đến Miến Điện hai lần trong năm qua. Chắc chắn là họ vẫn còn một chặng đường dài để đi tới, đặc biệt trong việc ngăn chặn bạo lực và theo đuổi tiến trình hòa giải thật sự với cộng đồng các dân tộc thiểu số của đất nước. Nhưng tôi tin là tổng thống Miến Điện và các đồng minh của ông trong chính phủ chân thành trong cải cách, và họ đang tiến bộ thực sự.
Trong năm qua, tôi đã nói rằng các hành động cụ thể của chính phủ Miến Điện đối với cải cách dân chủ và kinh tế, cần được đáp lại bằng các hành động đối ứng của Hoa Kỳ để có thể giúp gia tăng những cải cách này, mang lại lợi ích cho những người Miến Điện bình thường, và cải thiện mối quan hệ của chúng ta. Cuộc bầu cử mới đây đã đưa bà Aung San Suu Kyi và Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ vào quốc hội, tôi nghĩ rằng bây giờ đã đến lúc nên ngưng các biện pháp trừng phạt của Mỹ, ngoại trừ lệnh cấm vận vũ khí và các biện pháp mà chúng ta duy trì, nhằm chống lại các cá nhân và các tổ chức ở Miến Điện phá hoại nền dân chủ, vi phạm nhân quyền, và cướp bóc tài nguyên của quốc gia. Đây không phải là dỡ bỏ lệnh trừng phạt, mà chỉ tạm dừng. Và bước này cũng như bất kỳ sự nới lỏng các biện pháp trừng phạt, sẽ tùy thuộc vào sự tiến bộ và cải cách liên tục ở Miến Điện.
Chúng ta cũng phải thiết lập các chuẩn mực mang tính nguyên tắc, và cả ràng buộc về trách nhiệm cho các hoạt động kinh doanh của Mỹ ở Miến Điện. Bà Aung San Suu Kyi đã nêu ra những điều phân biệt giữa các loại đầu tư đúng và sai. Đầu tư đúng đắn sẽ đẩy mạnh khu vực kinh tế tư nhân ở Miến Điện, mang lại lợi ích cho người dân Miến, và cuối cùng là nới lỏng sự kiểm soát của quân đội đối với nền kinh tế và chính phủ dân sự. Đầu tư sai lầm thì sẽ đi ngược lại, tạo ra một tập đoàn chính trị mới và đẩy lùi sự phát triển của Miến Điện trong nhiều thập kỷ. Vì lý do đó, tôi tin rằng vào lúc này các công ty Mỹ không nên được cấp giấp phép làm ăn với các công ty chính phủ Miến Điện, hiện vẫn còn do quân đội điều hành.
Cách doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ không bao giờ thắng trong một cuộc đua ngược dòng với một số đối thủ cạnh tranh ở châu Á, và ngay cả châu Âu. Không nên cố đua như vậy. Thay vào đó, họ nên hợp tác với bà Aung San Suu Kyi và người dân Miến Điện, những người muốn sự đầu tư có trách nhiệm, tiêu chuẩn lao động và môi trường cao, và ủng hộ nhân quyền và chủ quyền quốc gia, được xác định làm ăn với người Mỹ là tốt nhất. Mục tiêu của chúng ta là thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu về trách nhiệm xã hội cho các tập đoàn công ty ở Miến Điện, một tiêu chuẩn mà chúng ta, cũng như bà Aung San Suu Kyi, có thể dùng để áp lực lên những công ty khác làm theo chúng ta, và điều đó có thể trở thành cơ sở cho luật pháp mới Miến Điện.
Những thách thức này chắc chắn là lớn, và nó đòi hỏi tất cả chúng ta phải đặt những tranh cãi chính trị và ghi điểm sang một bên, để thúc đẩy một số lợi ích an ninh quốc gia quan trọng nhất của chúng ta. Tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể ngồi lại với nhau và làm điều này. Tôi tin rằng các tiên đoán về suy sụp của Mỹ một lần nữa được chứng minh là sai. Và tôi sẽ cho quý vị biết lý do tại sao – bởi vì ngay cả khi chúng ta làm việc để giữ vững sức mạnh của Mỹ, nhu cầu về sức mạnh quân sự của Mỹ ở châu Á chưa bao giờ lớn hơn như bây giờ.
Ví dụ, trong chuyến đi thăm Miến Điện vừa rồi, tôi đã gặp tổng thống Miến. Hầu hết các thành viên trong nội các của ông cũng có mặt ở đó, và sau cuộc họp, tôi bước tới bắt tay họ. Khi tôi đi xuống, một người trong số họ đã nói: “Fort Leavenworth, 1982″. Rồi một người khác nói: “Fort Benning, 1987″. Và cứ tiếp tục như thế. Tôi nhận ra rằng: nhiều người trong số những người này là các cựu sĩ quan quân đội, những người đã tham gia vào các chương trình trao đổi quân sự của chúng ta, trước khi chúng ta cắt đứt quan hệ với quân đội Miến Điện. Ngay cả sau một thời gian như thế, đã trải qua giai đoạn lịch sử sóng gió như thế, nhưng họ vẫn nhớ đến Mỹ một cách trìu mến, và họ muốn được gần gũi hơn với Mỹ.
Một ví dụ khác: Vì sao các nhà bất đồng chính kiến và người xin tị nạn ở Trung Quốc lại chạy vào Đại Sứ quán Mỹ, khi sự an toàn của họ bị đe dọa? Họ không chạy vào Đại Sứ quán Nga, hay Đại Sứ quán Nam Phi, hay thậm chí các đại sứ quán châu Âu. Vì sao vậy? Bởi vì chúng ta mạnh? Chắc chắn, nhưng các nước khác cũng là những cường quốc. Phải chăng vì chúng ta là một nước dân chủ, bênh vực cho các quyền bình đẳng và nhân phẩm của tất cả mọi người? Chắc chắn là như thế, nhưng các giá trị này là không phải chỉ có mỗi chúng ta có.
Vậy thì vì lý do gì?
Tóm lại, đó là vì chúng ta ràng buộc sức mạnh vĩ đại và các giá trị dân chủ của chúng ta lại với nhau, và chúng ta hành động dựa trên cơ sở này. Đó là vì, trong cộng đồng các quốc gia, thì nước Mỹ vẫn là nước độc nhất – một nước đặc biệt – một cường quốc dân chủ, sử dụng ảnh hưởng chưa từng có không chỉ để nâng cao lợi ích hẹp hòi của mình, mà còn đẩy mạnh một loạt các giá trị siêu việt. Trên hết, đây là lý do vì sao rất nhiều nước ở châu Á và ở những nơi khác bị chúng ta hấp dẫn – bởi vì chúng ta đem sức mạnh của chúng ta vào phục vụ cho những nguyên tắc của chúng ta. Đó là lý do tại sao, trong các chuyến đi của tôi đến châu Á, tôi đã gặp hết người này đến người, hết lãnh đạo này đến lãnh đạo khác, những người muốn chọn Mỹ làm đối tác. Họ không muốn ít mà họ muốn nhiều hơn nữa từ Mỹ – thương mại nhiều hơn, hỗ trợ ngoại giao của chúng ta nhiều hơn, và hỗ trợ quân sự và hợp tác của chúng ta nhiều hơn.
Và vào lúc mà hầu hết người Mỹ nói rằng, họ đang mất niềm tin vào chính phủ của chúng ta, chúng ta nên nhớ rằng, có hàng triệu người trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những người này vẫn còn tin tưởng vào Hoa Kỳ, và họ vẫn muốn sống trong một thế giới được định hình bởi sức mạnh của Mỹ, các giá trị Mỹ, và sự lãnh đạo của Mỹ. Với rất nhiều người đang trông cậy vào chúng ta – và không có cách nào để loại chúng ta ra ngoài – ít nhất chúng ta có thể làm là nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với sự kỳ vọng mà họ đặt vào chúng ta.
Tác giả: Ông John McCain là Thượng nghị sĩ cao cấp của Mỹ từ bang Arizona và là thành viên cao cấp của Ủy ban Quân vụ Thượng viện. Bài viết này dựa trên bài phát biểu của ông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, DC trong tháng này.
———-
Ghi chú: Để hiểu đoạn này, cần hiểu bối cảnh cắt giảm ngân sách ở Mỹ. Đề nghị đưa ra là sẽ cắt 1.200 tỉ trong 10 năm tới. Trong khi Đảng Cộng hòa muốn cắt ngân sách liên quan đến các chương trình xã hội (non-security programs), thì Đảng Dân chủ muốn cắt ngân sách liên quan đến các chương trình an ninh (security programs), như ngân sách quốc phòng. Cả hai đảng không thể đi đến một thỏa thuận, nên theo luật mới ra cách đây không lâu là sẽ tự động cắt, nghĩa là sẽ chia đều ra, mỗi bên bị cắt phân nửa, non-security programs: 600 tỉ và security programs: 600 tỉ, trong đó, ngân sách quốc phòng có thể bị cắt 500 tỉ.
Ông John McCain thuộc Đảng Cộng hòa và đã từng là một sĩ quan hải quân, dĩ nhiên là ông phản đối việc cắt giảm ngân sách quốc phòng. Ông nói: “Một số vị trong quốc hội đã đưa ra đề nghị tránh chuyện tự động cắt giảm ngân sách quốc phòng theo luật định, nhưng chúng ta không có được độc quyền về những ý kiến hay”. Câu này có nghĩa là, ông cho chuyện không ủng hộ cắt giảm ngân sách quốc phòng của những người trong quốc hội là ý kiến hay, bởi vì đó cũng là ý kiến của ông.
Nguồn: The Diplomat
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét