Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

LƯỢM TIN TỨC

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

Trung Quốc mở du lịch bất hợp pháp tới Hoàng Sa (TTXVN). “Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Trung Quốc phải chấm dứt ngay việc làm trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”.   - TQ phải chấm dứt ngay tuyến du lịch đến Hoàng Sa (VNN)  - Yêu cầu Trung Quốc ngừng đưa tàu du lịch ra Hoàng Sa (VNE).
KINH TẾ
Tìm lời giải cho tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế (ĐĐK). VĂN HÓA-THỂ THAO
Phá mẫu tượng Thánh Dóng: ‘Đã có ứng xử không văn hóa’ (TP). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Xây dựng kế hoạch đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ (Chinhphu.vn). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

QUỐC TẾ
Trung Quốc kêu gọi Syria tôn trọng việc ngừng bắn (TTXVN).  - Chính phủ Syria ‘lật kèo’? (ĐV/AFP, Reuteres).  - Lộ video nghi lính Syria đánh người tàn nhẫn? (VNN/DM).  - Cuộc chiến ở Syria qua lời kể của một binh sĩ đào ngũ (Infonet).

china-review.com

Lãi suất và tín dụng: Ai đã “qua mặt” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?

Công nhân ở TP. HCM
EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam, sau Trung Quốc và Hoa Kỳ
Lãi suất và tín dụng: Ai đã “qua mặt” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Thường Sơn
CTV Phía Trước
Giờ đây, giới phân tích kinh tế và giới bình luận chính trị ở Việt Nam có lẽ đang hướng đến câu hỏi: Làm thế nào mà Nguyễn Tấn Dũng lại bị Nguyễn Văn Bình qua mặt? Người đóng vai trò “tổng đạo diễn” sau lưng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ai – “bố già” nào?

Vào tuần đầu tháng 4/2012, bầu không khí kinh tế Việt Nam lại bị khuấy động bởi tin đồn về chuyện Ngân hàng Nhà nước sắp hạ lãi suất. Nhưng khác rất nhiều với dĩ vãng tin đồn vào đầu tháng 12 năm ngoái, lần này không những đã không có bất cứ một sự phủ nhận nào từ phía Ngân hàng Nhà nước, mà tin đồn trên còn được xác nghiệm bởi một đại diện có thẩm quyền của cơ quan này. 
Lãi suất huy động sẽ được giảm về mức 12%/năm.
Thực ra, cơ chế hạ lãi suất sẽ trở nên bình thường nếu điều được gọi là “lộ trình” của nó diễn ra mà không bị chen lấn bởi những dụng ý hết sức bất thường.
Trước lần dự kiến hạ lãi suất này, vào trung tuần tháng 3/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã thực hiện đợt giảm lãi suất huy động từ 14%/năm về 13%/năm. Nhưng rất đáng chú ý, động thái hạ lãi suất tháng Ba đã được khởi phát không phải từ “thiện chí” của Ngân hàng Nhà nước, mà xuất phát từ một yêu cầu có tính cấp thiết của chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Vì sao chỉ trong vòng chưa đầy một tháng lại đã có đến hai thông tin về hạ lãi suất, trong khi suốt nửa năm trước, bất chấp 80.000 doanh nghiệp các ngành sản xuất, nông nghiệp và xuất khẩu phải phá sản và ngừng hoạt động do lâm vào cảnh khốn đốn vì đói vốn, Ngân hàng Nhà nước đã không một lần thực hiện kéo giảm các loại lãi suất huy động và lãi suất cho vay?
Tái cấu trúc hay đầu cơ thâu tóm?
Trong mối “quan hệ” giữa người đứng đầu chính phủ và lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước, người ta lại nhận ra khá nhiều điểm thú vị.
Được bổ nhiệm mới cùng thời với vai trò tái đắc cử của Thủ tướng, Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – được giới thạo tin Việt Nam xem như một “ngôi sao” trong hàng ngũ những người có khả năng kế cận những chức vụ cao nhất của chính phủ. Được bầu chọn là ủy viên Trung ương Đảng và được chọn lựa là một thành viên của Chính phủ mới, ông Bình chỉ xếp sau vị trí Phó Thủ tướng.
Khác với người tiền nhiệm Nguyễn Văn Giàu, do nắm khá chắc về nghiệp vụ chuyên môn, Nguyễn Văn Bình dường như đã nhanh chóng củng cố được vị trí của mình với vai trò là cánh tay phải của Thủ tướng trong hoạt động điều hành tín dụng và tiền tệ.
Nhưng cũng bởi không nắm được chuyên môn ngành ngân hàng, và trong thực tế thì không thể nào nắm được, Nguyễn Tấn Dũng lại bị lệ thuộc gần như tuyệt đối vào những mảng miếng số liệu và thao tác kỹ thuật đầy phức tạp của Nguyễn Văn Bình, đặc biệt liên quan đến hoạt động điều hành lãi suất liên ngân hàng và điều hòa vốn trong hệ thống thị trường liên ngân hàng.
Đó cũng là một hệ quả phải xảy ra, khi từ chủ trương của Thủ tướng Dũng và Bộ Chính trị chấp thuận về chương trình tái cấu trúc ngân hàng đến năm 2015, một số ngân hàng nhỏ đã bị ngân hàng lớn thâu tóm thẳng thừng, thay cho việc hỗ trợ để duy trì thế tồn tại độc lập trong một nền kinh tế bị phụ thuộc quá nhiều vào các nhóm lợi ích.
Sự việc vừa thâm trầm vừa đình đám khi ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Sài Gòn (SCB) và Tín Nghĩa (TinNghiaBank) được “hợp nhất theo chủ trương của Đảng và Chính phủ” vào tháng 10/2011 là một minh họa điển hình. Cũng vào thời gian này, người ta được biết đến vụ sáp nhập ở ngân hàng Bản Việt – nơi bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đang đóng vai trò chủ chốt.
Cũng cần lưu ý là trong suốt quá trình vụ việc trên xảy ra, báo chí Việt Nam đã chỉ được Ban Tuyên giáo Trung ương định hướng để mô tả bằng từ “hợp nhất” thay cho cách nói “thâu tóm” hay “thôn tính” có vẻ như quá sỗ sàng và thẳng ruột ngựa.
Đến tháng 3/2012, giới ngân hàng thêm một lần nữa ồn ào khi thêm một vụ thâu tóm nữa xảy ra: Ngân hàng Habubank được đưa về dưới trướng của ngân hàng SHB. Một nghịch lý cũng đồng thời phát lộ là khi tin đồn về vụ thâu tóm này lan ra khắp dư luận, dù trước đó khẳng định rằng tin đồn đó không chính xác, nhưng khi vụ thâu tóm hoàn tất, Ngân hàng Nhà nước lại chính thức có văn bản chấp thuận cho “hợp nhất thành công” này.
Không thể nhìn nhận khác hơn là dấu ấn rất rõ của Ngân hàng Nhà nước qua các vụ thâu tóm trên. Trong suốt quý 4/2011, Nguyễn Văn Bình đã trở thành chính khách có tần suất phát ngôn nhiều nhất về vấn đề ngân hàng. Chủ trương tái cấu trúc đã được ông liên tiếp nêu ra trong các buổi điều trần trước Quốc hội và thông tin cho báo giới. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà theo Nguyễn Văn Bình cần phải thực hiện tốt đối với tái cấu trúc ngân hàng là giải quyết vấn đề thanh khoản còn rất khó khăn.
Nhưng “khó khăn thanh khoản” cũng lại là nguyên do chính, sau khi nguy cơ lạm phát đã không còn đủ thuyết phục bởi chỉ số tiêu dùng CPI nằm dưới mức 1% trong 5 năm liên tiếp cuối năm 2011, để Ngân hàng Nhà nước chưa thể hạ lãi suất nhằm giúp cho nền kinh tế Việt Nam tái phục hồi tăng trưởng được.
Phương châm điều hành tín dụng và tiền tệ “linh hoạt và uyển chuyển” cũng là cụm bổ từ được Nguyễn Văn Bình kế thừa một cách sắc sảo và đầy tính vận dụng từ Nguyễn Tấn Dũng, mà kết quả đã chỉ hiện ra một trò chơi chữ nghĩa, trong khi toàn bộ nền kinh tế vẫn dài cổ ngóng đợi cơ chế bơm tiền.
Trò chơi tín dụng và hậu quả dân sinh
Không phải Nguyễn Tấn Dũng không biết về những lần trì hoãn hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Trước sức ép không ngớt của công luận và dư luận, vị Thủ tướng này đã bộc lộ thái độ nổi nóng đối với người cấp dưới của ông trong những buổi họp chính phủ.
Vào cuối tháng 11/2011, trong buổi điều trần trước Quốc hội, ông Dũng đã lần đầu tiên yêu cầu ông Bình phải giảm ngay lãi suất, và yêu cầu này cũng được thể hiện trong hầu hết các nghị quyết phiên họp chính phủ từ đó đến nay.
Nhưng đến sát Tết Âm lịch 2012, tình hình vẫn chưa có tín hiệu xoay chuyển. Một cái Tết lại đến với hình ảnh phân hóa xã hội trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết: trong khi các ngân hàng ngồn ngộn tiền lãi và tiền thưởng, nhiều doanh nghiệp lại không đủ tiền để trả lương cho công nhân.
Một con số mà chỉ sau Tết Âm lịch 2012 mới lộ ra là vào trước Tết, Ngân hàng Nhà nước đã bơm khoảng 76.000 tỷ đồng cho các ngân hàng –  một động thái được đánh giá là nhằm cứu thanh khoản của ngân hàng. Một con số khác mà vào đầu tháng 4/2012 mới được tiết lộ là lượng tiền mà Ngân hàng Nhà nước bơm vào thị trường liên ngân hàng trước Tết lên đến hơn 170.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, “thị trường” doanh nghiệp và dân sinh vẫn hầu như không nhận được một đồng nào!
Trong bối cảnh lặng như tờ khi quý đầu của năm 2012 đã trôi qua, dư luận và báo chí đã phải đồng thanh than vãn, kêu la trong một tâm trạng hết sức bức xúc. Sự khó hiểu và nghi vấn đã dâng lên rất cao: vì sao Ngân hàng Nhà nước lại cố tình trì hoãn việc giảm lãi suất, trong lúc gần như toàn bộ nền kinh tế lâm vào tình trạng đình đốn sản xuất?
Đình đốn sản xuất cũng là thực trạng mà nền kinh tế cùng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang lâm vào trong thời gian này, một thực trạng không thể phủ nhận được với tỷ lệ hàng tồn kho lên tới 60-70%, sức sản xuất giảm đi 30-40%, bất chấp những con số vẫn thường cho thấy “những chuyển biến tích cực” về GDP hay chỉ số tăng trưởng ở một số khu vực, như báo cáo thường thấy của những ngành tham mưu đắc lực cho chính phủ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước…
Đến lúc này, số doanh nghiệp bị phá sản và phải ngừng hoạt động đã lên đến khoảng 80.000, tức bổ sung thêm vào “đội quân thất nghiệp dài hạn” của năm 2011 khoảng 30.000. Hàng ngày, người dân đọc thấy nhan nhản trên báo chí các thông tin về ngành thủy sản, mía đường, da giày, cà phê, thép, xi măng… đang trong tình trạng nguy cấp, với tỷ lệ bình quân đang lâm vào nguy cơ phải phá sản và ngừng hoạt động lên đến 30-40%, thậm chí có ngành đến 2/3.
Khác rất nhiều với năm 2008, chính phủ và các bộ ngành ở Việt Nam không thể lấy lý do khủng hoảng kinh tế thế giới như một “tác động tiêu cực” mà đã làm cho nền kinh tế Việt Nam trở nên tồi tệ như hiện nay. Bất chấp kết quả của Nghị quyết 11 của chính phủ ban hành vào tháng 2/2011 về thắt chặt chi tiêu công và tín dụng, kết quả kiểm tra tình hình chi tiêu tại rất nhiều chính quyền địa phương ở Việt Nam vẫn phản ánh một tình trạng “đi đêm” không thể chấp nhận được. Thậm chí tại một số địa phương, chi tiêu công vẫn đều đặn tăng lên, công trình xây dựng trụ sở chính quyền vẫn tiếp tục mọc lên, cho dù GDP của địa phương giảm sút trầm trọng. Riêng tại một số khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai, đã xảy ra hiện tượng đói ăn.
Nếu Lang Hàm Bình, một giảng viên của Trường đại học Hồng Kông và cũng là một chuyên gia phản biện có uy tín, đã phản bác thẳng thừng rằng con số 8-9% tỷ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc thật ra chỉ là số ảo, thì với Việt Nam, điều được gọi là “quyết tâm” của chính phủ trong việc duy trì GDP ở mức 7-8% trong năm 2011 và 6-7% trong năm 2012 thật ra cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Ngược lại, uy tín của chính phủ và cá nhân Thủ tướng chưa bao giờ bị suy thoái đến thế trong nhận thức người dân. Tất cả những công việc được gọi là “điều hành kinh tế linh hoạt và uyển chuyển” trong những năm qua chỉ mang đến hậu quả quá lớn về tham nhũng, nợ công, nặng thuế và đời sống ngày càng trở nên khốn khó của đại bộ phận dân chúng, trong đó có cả một bộ phận công chức và viên chức nhà nước.
Thủ tướng cũng trở thành con tin!
Sau ít nhất năm lần yêu cầu hạ lãi suất mà không có kết quả, có vẻ như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không còn giữ được kiên nhẫn với Nguyễn Văn Bình. Vai trò của Thống đốc – từng được xem là sáng giá vào tháng 8/2011, nhưng sau 8 tháng điều hành lại đã bị báo chí phản ánh và phê phán quá nhiều về sự lạm dụng để làm lợi cho các nhóm lợi ích đầu cơ vàng và ngân hàng, trong khi bỏ mặc nền kinh tế chết đói.
Thông tin từ vài cuộc họp của chính phủ với ngành ngân hàng cho thấy Thủ tướng đã cảm thấy uy tín điều hành của mình bị giảm sút đáng kể trong dư luận xã hội khi để cho Ngân hàng Nhà nước “qua mặt” và đẩy nền kinh tế vào thế đình lạm. Đó cũng là lý do vì sao vào đầu tháng 3/2012, với  thái độ “quyết liệt”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải hạ ngay lãi suất.
Riêng lần này đã có kết quả. Nhưng cũng phải đến một tuần sau chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thông báo hạ lãi suất huy động mới được Nguyễn Văn Bình nêu ra. Báo chí lại có dịp mổ xẻ nghi vấn về “độ trễ” đó khi một số ngân hàng đã lợi dụng thời gian lệch pha này để hút tiền gửi của khách hàng từ ngắn hạn sang dài hạn.
Tuy nhiên, việc Ngân hàng Nhà nước chính thức thông báo hạ lãi suất từ 14% xuống 13% là hầu như không có ý nghĩa, vì trước đó khá nhiều ngân hàng, cả lớn lẫn nhỏ, đều thực hạ lãi suất huy động và cho vay. Khác hẳn với giai đoạn quý 4/2011, lần này các ngân hàng đều tự nguyện hạ lãi suất. Một động thái thực tâm chia sẻ với doanh nghiệp chăng? Hay còn bởi nguyên do nào khác?
Trong một cuộc họp của giới ngân hàng vào cuối tháng 3/2012, lãnh đạo của ACB – một ngân hàng tư nhân thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam, đã tiết lộ một thông tin chưa có tiền lệ: ngân hàng này dư thừa đến 3 tỷ USD mà không cho vay được. Ngay lập tức, thông tin này đã bổ sung cho nhiều lời đồn đoán trước đây về thực trạng các ngân hàng trong nhóm G12 (một nhóm ngân hàng lớn do Ngân hàng Nhà nước lập ra, chiếm đến 85% thị phần tín dụng toàn quốc) luôn bị dôi dư vốn nhưng không làm cách nào “tiếp cận được doanh nghiệp” do mặt bằng lãi suất cho vay còn treo cao đến hơn 20%. Mặt khác, thông tin này này cũng khiến cho lý do “khó khăn thanh khoản” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình trở nên phi lý, lại càng cho thấy chủ trương tái cấu trúc ngân hàng thực ra chỉ là một hoạt động ngụy tạo thêm những khó khăn cho nền kinh tế để phục vụ cho ý đồ thâu tóm của những con cá mập lớn đối với cá mập nhỏ trong giới ngân hàng với nhau.
Với thực trạng trên, có lẽ không quá đáng khi cho rằng trong suốt một thời gian dài, nền kinh tế, doanh nghiệp, người dân và có lẽ cả Thủ tướng đã trở thành con tin của chính Ngân hàng Nhà nước và nhóm lợi ích ngân hàng ở Việt Nam.
“Bố già” nào phía sau Nguyễn Văn Bình?
Trở lại với hai thông tin về hạ lãi suất xảy ra trong chưa đầy một tháng vào thời gian này, cùng với một dự thảo thông tư mới nhất của Ngân hàng Nhà nước về việc đẩy mạnh cho vay chứng khoán và bất động sản mới được công bố vào đầu tháng 4/2012, người ta có thể nhận ra thái độ “kiên quyết” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình đối với cơ chế nới lỏng tín dụng.
Với cặp mắt thâm sâu của giới đầu cơ, một khi kinh tế dân sinh đã bị bỏ mặc trong hơn một năm qua, tín dụng chỉ có thể được nới lỏng khi cần kích thích cho sự chuyển động của thị trường đầu cơ. Vậy thị trường đầu cơ đó là gì?
Từ đầu năm 2012 đến nay, chứng khoán đã trở thành thị trường đầu cơ đầu tiên tạo được “bước chuyển mình”, với tỷ lệ tăng đến gần 40%. Chất xúc tác mang tính quyết định cho sự chuyển động này đến từ Nguyễn Văn Bình và cả Vương Đình Huệ – Bộ trưởng Bộ Tài chính, một người mà vào năm ngoái còn được dư luận đánh giá khá cao qua quan điểm của ông “không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu mà phải vì 84 triệu người dân Việt Nam”.
Hình ảnh thường được mô tả là hàng núi tiền đã được đổ vào thị trường chứng khoán từ sau Tết Âm lịch 2012 đến nay. Những tin đồn ngày càng được xác thực cũng là hàng núi tiền, thông qua nhiều con đường và nhiều kỹ thuật khác nhau, đã được dịch chuyển từ khu vực ngân hàng sang các công ty chứng khoán.
Với bất động sản, e là tình hình cũng đang có chiều hướng biến chuyển tương tự như những gì đã diễn ra với thị trường chứng khoán. Với cách nhìn của giới đầu cơ, những thông tin liên tiếp về hạ lãi suất sẽ không thể làm cho giá nhà đất ở Việt Nam tiếp tục giảm, ít ra trong vài ba tháng tới. Mà đã không giảm thì có nghĩa là thị trường này đang lập đáy. Cơ chế nới lỏng tín dụng và cả dự kiến chủ trương chính quyền mua lại nhà chung cư bị ế của các doanh nghiệp cũng góp phần mở đầu cho một chương mới đối với thị trường đầu cơ đang khốn quẫn này, đồng thời chính thức chấm dứt quá trình “gom hàng” của các nhóm tài phiệt lớn.
Chưa phải hết, nhưng những gì đã mô tả trong bài viết này là một số sự việc chủ yếu, nằm trong chuỗi mắt xích chủ yếu, đã diễn ra trong thị trường và cả chính trường tại Việt Nam trong 8 tháng qua, từ khi Chính phủ mới được thành lập.
Giờ đây, giới phân tích kinh tế và giới bình luận chính trị ở Việt Nam có lẽ đang hướng đến câu hỏi: Làm thế nào mà Nguyễn Tấn Dũng lại bị Nguyễn Văn Bình qua mặt? Người đóng vai trò “tổng đạo diễn” sau lưng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ai – “bố già” nào?
Trong thực tế, một nửa câu hỏi đã được giải đáp từ những lời đồn đoán vỉa hè. Trong con mắt của người dân, không thể hiểu khác hơn là nửa còn lại của câu hỏi đó vẫn cần được giải thích cặn kẽ ngay trong những tháng tới, trước khi những đối tượng của câu hỏi gây ra hậu quả quá lớn cho quốc gia.
© 2012 TCPT


-Lãi suất và tín dụng: Ai đã “qua mặt” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? (TC Phía trước).
Những nguyên nhân khiến ngân hàng bị sáp nhập (VnEconomy).
Giáp Tết Nguyên đán vừa qua, Thống đốc cho biết trong quý 1/2012, sẽ sáp nhập 5 - 8 ngân hàng. Nay đã sang quý 2/2012, nhưng các thông tin chi tiết vẫn chưa được công bố. 

Trong lúc chờ đợi, việc mổ xẻ nguyên nhân dẫn đến các ngân hàng mất thanh khoản và bị sáp nhập kể cũng đáng được quan tâm.

Quản trị lỏng lẻo

Chắc chắn thời điểm để Ngân hàng Nhà nước công bố cụ thể không còn xa vì theo thông tin mới nhất, Ngân hàng Nhà nước đang dần kết thúc thanh tra những ngân hàng trong diện bị sáp nhập và lúc đó, mọi chuyện sẽ rõ ràng hơn.

Nhưng, một câu hỏi đặt ra: tại sao thanh khoản của các ngân hàng trên lại bi đát, để rồi bị thâu tóm?

Một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, vốn đang giữ vai trò “se duyên” cho các thương vụ sáp nhập một cách không chính thức, lý giải: nguyên nhân lớn nhất là quản trị lỏng lẻo, xuất phát từ “cho vay nội bộ” ở các ngân hàng.

Theo ông, phần lớn là các ông chủ, các cổ đông lớn sau khi nắm giữ ngân hàng đã tìm mọi cách lấy tiền ngân hàng mình phục vụ cho các tập đoàn bất động sản, đầu tư sân golf sau lưng, với vô vàn cách thức lắt léo.

Ví dụ, để tránh quy định cấm cho vay “người liên quan” theo luật định, họ nhờ người thân, họ hàng đứng tên làm cổ đông “hờ”. Với mỗi cổ đông “hờ” giữ 3% - 5% vốn điều lệ, chỉ cần 10 suất, một chủ thực sự đã có 50% đến 70% vốn pháp định bằng lá bài này.

Một dạng khác, ông chủ đứng tên chủ ngân hàng cùng nhiều cổ đông khác nhưng thực chất là anh em, họ hàng hoặc người thân tín.

Với cách thức đó, các ông chủ ngân hàng, dù chính thức hay không, gần như toàn quyền quyết định các vấn đề trọng yếu, đặc biệt là cấp tín dụng cho các dự án của mình. Thế nên, không có gì phải ngạc nhiên khi phía sau ngân hàng luôn lấp ló các dự án bất động sản, sân golf mà nếu hời hợt bên ngoài, rất khó phát hiện ra và may lắm, mới có một  dự án thực sự đầu tư chiều sâu cho nền kinh tế.

Theo vị chuyên gia trên, đây là căn bệnh cho vay nội bộ đã có từ đợt tái cấu trúc ngân hàng chục năm trước và lần này lại có dịp bùng lên. Cũng chính vì quản trị lỏng lẻo, cho vay dễ dãi vào các dự án có thời hạn dài, trong khi nguồn lực mỏng và ngắn; gặp lúc thị trường bất động sản đình trệ, các ngân hàng trên rơi vào tình trạng “bóc ngắn, cắn dài”, “giật gấu vá vai” và bị mất thanh khoản.

Áp lực tăng vốn

Tuy nhiên, theo ông này, còn một nguyên nhân sâu xa khác, chính là áp lực từ Nghị định 141/2006/NĐ-CP, ban hành ngày ngày 22/11/2006  và sau này sửa đổi thành Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/1/2011 về việc bắt buộc các ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ từ mức 1.000 tỷ đồng đến năm 2008 và nâng lên 3.000 tỷ đồng đến năm 2011.

Bởi, khi tăng vốn điều lệ thì buộc các ngân hàng thương mại phải tăng tổng tài sản lên mức tương ứng để tránh lỗ. Vì thế, họ cuống cuồng mở chi nhánh và tìm khách hàng cho vay, điều không dễ dàng vì những vị trí đắc địa, khách hàng tốt đã bị những ngân hàng lớn đi trước chiếm giữ. Và lối thoát gần như duy nhất là tìm đến loại khách hàng dễ cho vay nhất, dễ kiếm lời nhất, khả năng cung bao nhiêu vốn cũng hết, đó là bất động sản. Thậm chí, ngay cả cho vay tiêu dùng cũng chảy vào bất động sản.

Song song với cạnh tranh cho vay, việc cạnh tranh huy động vốn cũng quyết liệt không kém. Thế mới có tình trạng ngân hàng này dâng lãi suất lấy vốn của ngân hàng kia, mặc dù Ngân hàng Nhà nước ban hành trần lãi suất nhưng liên tục bị xé rào.

Nhưng có lẽ trước khi bàn đến câu chuyện trên thì vấn đề đáng quan tâm hơn cả là ngân hàng lấy đâu ra hàng nghìn tỷ đồng để tăng vốn pháp định, nhất là trong điều kiện thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm. Nguyên một lãnh đạo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia tiết lộ: lấy vốn từ “xoay vòng trái phiếu”, hay nói cách khác, lấy tín dụng của mình để đắp vào vốn pháp định với chiêu thức phối hợp rất nhịp nhàng và tinh vi giữa các ngân hàng với nhau.

Đơn cử, ông chủ ngân hàng A sẽ thành lập doanh nghiệp A’ và ngân hàng B cũng thành lập doanh nghiệp B’. Sau đó, doanh nghiệp A’ phát hành trái phiếu thì ngân hàng B mua; còn doanh nghiệp B’ phát hành trái phiếu thì ngân hàng A mua. Khi doanh nghiệp A’ thu được tiền từ bán trái phiếu cho ngân hàng B, với vài bút toán đơn giản, số tiền này được biến thành vốn điều lệ của ngân hàng A và ngược lại.

Cứ như vậy, ngân hàng và doanh nghiệp chỉ cần xoay vòng trái phiếu khoảng 3 – 4 lượt là có thể đắp đủ số vốn điều lệ cần thiết. Việc thanh toán nợ nần cho nhau sau này cũng diễn ra êm đẹp như lúc họ thỏa thuận phát hành trái phiếu.

Điều này lý giải không phải bỗng dưng khi cách đây không lâu, Ngân hàng Nhà nước đã ra tay dẹp “nạn” trái phiếu doanh nghiệp liên quan đến hoạt động ngân hàng, bằng cách yêu cầu tất cả tổ chức tín dụng thống kê toàn bộ doanh số mua bán trái phiếu doanh nghiệp và gom tất cả vào khoản mục tín dụng.

Tất nhiên, động thái này một mặt nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mỗi ngân hàng nhằm phục vụ mục tiêu thắt chặt tiền tệ nhưng mặt khác, nhà điều hành sẽ nắm được khá chi tiết dòng tiền mua bán trái phiếu giữa ngân hàng và doanh nghiệp đang… ở đâu!

Như vậy, những câu hỏi mà đến nay vẫn chưa ai trả lời và chịu trách nhiệm về mình là: yêu cầu tăng vốn pháp định nói trên có theo quy tắc thị trường hay không? Vì sao tăng vốn không xuất phát từ nhu cầu của các ông chủ ngân hàng và/hoặc do yêu cầu của nhà nước đối với từng trường hợp cá biệt mà lại phải tăng đồng loạt như vậy? Và với những bất cập như vậy, có nên tiếp tục duy trì sự tồn tại của Nghị định 141/2006/NĐ-Chính phủ và Nghị định số 10 sửa đổi Nghị định 141?


Tái cấu trúc nền kinh tế: Chờ tín hiệu từ hệ thống ngân hàng (Petrotimes). Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra 130.000 tỷ đồng để mua ngoại tệ - Gafin- Tỷ giá ổn định, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư khoảng 2 tỷ USD trong quý I/2012 là điều kiện để NHNN mua vào hơn 6 tỷ USD.-“Mặt phải” của nợ xấu ngân hàng-“Có thể nói giai đoạn 1 là “chẩn bệnh” hệ thống đã hoàn thành khá xuất sắc, tất nhiên với cái giá phải trả cũng khá đắt” - Ngân hàng Nhà nước tính sửa đổi tiếp Thông tư 13 -Ngân hàng Nhà nước: Trần lãi suất sẽ về 12% -Ẩn sau sự ổn định của tỷ giá USD/VND
Quản trị tập đoàn kinh tế: Hiện trạng và cảnh báo – Bài 1: “Đầu tàu” có khoẻ như kỳ vọng? (LĐ).‘Bắt bệnh’ thể trạng kinh tế Việt Nam (ĐV).
Họ đổ lỗi cho khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hơn là thực trạng tham nhũng, nổ bong bóng tài chính và bất động sản, quyết định đầu tư kém cỏi của các doanh nghiệp nhà nước và quản l‎ý vĩ mô yếu kém của chính phủ."
Jonathan Pincus, Hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright (Tp HCM)
-Ai trả nợ cho công ty nhà nước? bbc
Sản xuất đình đốn vì sức mua kiệt quệ! (SGTT).--“Gục ngã” trên đống tài sản Kỳ 1: Sắt để gỉ, ximăng chất đống -TT - Như Tuổi Trẻ từng đề cập, nhiều doanh nghiệp co cụm, phá sản không chỉ do lãi suất quá cao mà còn do sức mua của thị trường quá thấp. Hàng làm ra không bán được khiến doanh nghiệp “gục ngã” trên đống tài sản
-Sống trong vựa lúa vẫn nghèo tt.Nông dân dính “bẫy tín dụng” tn ---Nữ soái tập đoàn Việt Á - 'Người đàn bà thép' ưa chinh phục (DDDN 7-4-12)Hàng Việt bị làm giả ở Trung Quốc (TN).- Sở hữu từ nhà thứ hai trở lên sẽ bị đánh thuế (TP).“Săn” bất động sản giá rẻ (TN).-- Bị phạt vì bán xăng “bẩn”, cây xăng vẫn cố… “lòe” khách hàng (DT). Phát hiện xăng có “màu lạ” (TT). Doanh nghiệp “nội” hụt hơi xuất khẩu (CAND).  - Thị trường xuất khẩu gạo đang có dấu hiệu tích cực (TTXVN).- Quyền nhập khẩu thuốc của doanh nghiệp FDI (TBKTSG).






Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tỷ phú Bloomberg (ĐV).- Tỉ phú Michael Bloomberg đến Việt Nam nói về an toàn giao thông (TN). - Một ngày của tỷ phú Bloomberg tại Việt Nam (VnEconomy). - Bloomberg đã luôn đưa tin khách quan về kinh tế VN (TTXVN).
Thương mại VN - EU 'bỏ quên nhân quyền'
Một số tổ chức quốc tế chỉ trích Liên minh châu Âu (EU) 'lờ đi vi phạm nhân quyền' khi đồng ý đàm phán thương mại tự do với Hà Nội.
Hôm 5/4, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) loan báo Liên minh châu Âu và Việt Nam chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do.
Việt Nam trở thành nước thứ ba trong Asean tiến hành đàm phán thương mại tự do với EU, sau Singapore và Malaysia.

Báo Thanh Niên cho hay hai phía sẽ đưa ra các vấn đề như "xóa bỏ hàng rào thuế quan, tăng cường thương mại trong dịch vụ, giải quyết các rào cản phi thuế quan, đồng thời đạt được một thỏa thuận rộng hơn về quyền sở hữu trí tuệ".
Ông Preben Hjortlund, Bấm Chủ tịch EuroCham, được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời "khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU được ký kết, FDI của EU sẽ tiếp tục tăng cả về số lượng và chất lượng".
Trước đó, Bấm EU cho biếttại cuộc gặp bên lề hội nghị Asean ở Phnom Penh, Cao ủy Thương mại châu Âu Karel De Gucht và Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đã kết thúc công việc chuẩn bị để bắt đầu các vòng đàm phán.
Cao ủy Karel De Gucht tuyên bố sự kiện "đánh dấu một khát vọng rõ ràng để thắt chặt quan hệ thương mại và cải thiện môi trường kinh doanh giữa EU và Việt Nam".
Tuy vậy, một số tổ chức nhân quyền đã phê phán là EU chỉ lấy mục tiêu lợi nhuận làm đầu mà bỏ quên nhân quyền.
'Nhắm mắt làm ngơ'
Bà Mary Lawlor, Giám đốc tổ chức Front Line Defenders đặt trụ sở ở Dublin, Ireland, nói với BBC rằng sự kiện là điều "hổ thẹn".
"Thật hổ thẹn khi EU, tự cho mình là yêu chuộng nhân quyền, lại hoàn toàn bỏ qua tình hình nhân quyền kinh sợ ở Việt Nam."
"Việc Việt Nam thường xuyên hình sự hóa các nhà bảo vệ nhân quyền, dọa nát, hỏi cung, sách nhiễu, bắt bớ, giam cầm, bạc đãi, tra tấn, chẳng có ý nghĩa gì. Một lần nữa, họ lại nhắm mắt làm ngơ."
Ông Pokpong Lawansiri, một nhà hoạt động của Front Line Defenders ở Bangkok, nói thêm những nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam "bị gọi là kẻ thù của nhà nước và bị vu cáo là tội phạm hình sự".
Ông nói tổ chức của ông đã ghi nhận "hơn chục trường hợp trong năm qua, liên quan các nhà vận động quyền đất đai, lãnh đạo cộng đồng, và người đòi dân chủ đã bị bắt, tạm giam, và bị tù dài hạn vì công tác nhân quyền".
Trong khi đó, Human Rights Watch (HRW), tổ chức nhân quyền đặt ở Hoa Kỳ, phê phán EU đã "bỏ nhân quyền và quản trị dân chủ ra ngoài phòng họp".
"Tôi tự hỏi các nhà đàm phán EU sẽ nói gì với những người Việt Nam bị giam trong các trại cai nghiện, hay trung tâm phòng chống 'tệ nạn xã hội' và bị ép làm hàng xuất khẩu đi khắp thế giới, dĩ nhiên có cả EU," ông Phil Robertson, Phó Giám đốc ban châu Á của HRW, nói với BBC.
Ông nói tiếp: "Họ sẽ trả lời thế nào với một người hoạt động công đoàn không thể thành lập công đoàn cho mình?"
"Đã đến lúc EU tỉnh ra và nên thừa nhận họ có trách nhiệm bảo đảm tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam, chứ không chỉ lấy mục tiêu duy nhất là kiếm tiền nhanh," ông Robertson chỉ trích.
Thương mại và dân chủ
Thương mại hiện cũng được lồng vào trong chính sách đối ngoại của EU, chịu kiểm soát bởi những nguyên tắc chung ví dụ như EU sẽ "củng cố và ủng hộ dân chủ, pháp trị, nhân quyền và những nguyên tắc của luật quốc tế".
Phát ngôn nhân cho Cao ủy Thương mại châu Âu nói với tuần báo New Europe rằng thương mại, dân chủ, và nhân quyền bổ sung cho nhau.
Ông này nói thêm "thông qua giao thiệp mà ta đem lại tiềm năng thay đổi và tác động đến một nước để họ mở cửa và trở nên dân chủ hơn".
Karel De Gucht
Cao ủy thương mại Karel De Gucht dự hội nghị ở Phnom Penh
Tuy vậy, New Europe, tuần báo chuyên tường thuật về công việc của EU, nhận xét "không thấy có đề cập cụ thể về tiêu chí chính trị cho đàm phán" giữa Việt Nam và EU.
Bấm Tờ này viết: "Trường hợp này chứng tỏ quyền lợi thương mại tồn tại bên ngoài khuôn khổ chung các hoạt động và ưu tiên của công tác đối ngoại."
Trong khối Asean, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ năm của EU và thứ 35 trong tổng thương mại của EU.
Ngược lại, EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam, sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Năm ngoái, thương mại hàng hóa giữa EU và Việt Nam đạt hơn 18 tỉ euro, với gần 13 tỉ là xuất khẩu từ Việt Nam sang EU.
- TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp: Xem lại phát biểu của Bộ trưởng GTVT (TP).  - Đại biểu Quốc hội “bác” phát biểu của Bộ trưởng Thăng (DT).  - Các loại phí chưa và không hợp lý khi áp đặt với người dân (DT). – Phỏng vấn TS. Khuất Việt Hùng: “Cần công khai về thuế và phí giao thông người dân đang phải nộp” (DT).  - “BT Thăng và nhân viên nên thông báo năm qua đi xe bus được mấy lần” (GDVN).  - Bộ trưởng Đinh La Thăng chuẩn bị giải trình (TT).-- Thứ trưởng Giao thông giải tỏa sức ép ngàn cân dư luận (PN Today).  - Nói “NQ 21 thông qua chuyện thu phí” là sáng kiến của Bộ trưởng Thăng (Infonet).
Doanh nghiệp và ngân hàng đều phải “cải tổ” (ANTĐ).- Lãi suất “ảo” sẽ hết đất sống? (TT).
- Phỏng vấn ông Nguyễn Quang Huy – Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (NHNN VN): Pháp luật bảo vệ vàng miếng khác SJC hợp pháp (TP).  - Vàng miếng vẫn được giao dịch (TP).  - Vàng miếng các thương hiệu được mua bán bình thường (TT).  - Giá vàng trong nước ngược chiều với thế giới (DT).
Phạm Đình Nguyên – doanh nhân mua thị trấn Mỹ (TT).- Người Việt mua nhà ở Mỹ có dễ dàng? (TN).-Hai người Việt mua đứt một thị trấn ở MỹBán lẻ không ảm đạm như vẫn tưởng? (DVT).- Lúa ứ đọng tại ĐBSCL (TN).- TS Lê Đăng Doanh: Cà phê cuối tuần: Bối cảnh mới, đòi hỏi mới (VnEconomy). -Ngân hàng Nhà nước tính sửa đổi tiếp Thông tư 13 (VnEconomy).
Rục rịch giảm tiếp lãi suất (ĐĐK).   - NHNN: Sẽ “nới” thêm đối tượng cho vay tiêu dùng (Infonet).
Làm thế nào ‘cứu’ doanh nghiệp? (ĐV).- Kinh tế khó khăn, nhiều mặt hàng ế đọng lớn (VnMedia).
Những lùm xùm quanh chuyện lỗ lãi của EVN và giá điện (NĐT).- Thành ủy Đà Nẵng: Tập trung tháo gỡ khó khăn về kinh tế (VOV).- “Khai thác khoáng sản phải tiết kiệm” (Thiên nhiên).
Tiền Giang: Hai cán bộ tự tiện “dọn” tài sản doanh nghiệp (PLTP).- Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Sẽ cân nhắc giá xăng dầu trong thời gian tới (GDVN).VietinBank sắp ký hợp đồng tín dụng giữa chi nhánh Lào và Unitel Gafin -Hợp đồng có trị giá 20 triệu USD, các thỏa thuận cụ thể đã được trao đổi vào ngày 3/4 tại Lào.
TT - Ngoài những dự án bị trả lại, hàng loạt dự án cầu đường khác dù đã lên kế hoạch xây dựng từ khá lâu nhưng đến nay vẫn nằm trên giấy, nhà đầu tư án binh bất động do lo ngại ôm nợ...
Trung Quốc: Sự phát triển khách sạn cần nhiều lao động giỏi   –   (VOA).
-5 năm nữa, dân số VN chính thức “già hóa”
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật (lời tuyên bố phát cho các báo)
Đến năm 2017, tỷ lệ dân số nước ta từ 60 tuổi trở lên sẽ chạm ngưỡng 10%. Đây là thông tin được Bộ Y tế đưa ra tại lễ mittinh diễn ra ngày 6/4 tại Hà Nội, hưởng ứng Ngày sức khỏe thế giới 7/4. Nước ta đang ở thời kỳ dân số vàng, nhưng đồng thời cũng ...
Việt Nam vào giai đoạn “già hóa” dân sốTuổi Trẻ
Việt Nam đang ở ngưỡng già hóa dân sốĐài Tiếng Nói Việt Nam
Cần giúp người cao tuổi sống khỏe, sống vui và có íchCon người và Thiên nhiên
VNExpress -An ninh thủ đô

 

NGUY CƠ VỀ ĐỘ TÍN NHIỆM XÃ HỘI CỦA TRUNG QUỐC 

Tác giả:  Trịnh Vĩnh Niên & Hoàng Ngạn Kiệt
(Viện nghiên cứu Đông Á, National University of Singapore) *
Người dịch:  Quốc Thanh
29-04-2011
Rất nhiều người sống ở Trung Quốc hiện thời đều đã cảm nhận được nguy cơ về độ tín nhiệm ngay nhỡn tiền, nguy cơ về độ tín nhiệm này đã lan tỏa khắp mọi phương diện của toàn xã hội, không chỉ tồn tại giữa những nhóm người, những tầng lớp và những nghề nghiệp khác nhau, mà còn tồn tại cả trong nội bộ từng tế bào của xã hội ở các mức độ khác nhau. Song, nếu nói một cách thực sự cầu thị thì nguy cơ về độ tín nhiệm xã hội của Trung Quốc không phải là một vấn đề mà chỉ hiện thời mới có. Ngay ở thế kỷ 18, Trung Quốc thời ấy đối với đại đa số người Phương Tây vẫn còn là một xứ sở thần bí, nhưng các nhà tư tưởng thời Khai sáng đã tìm hiểu được qua một vài tác phẩm của các thương nhân và nhà truyền giáo rằng Trung Quốc là một xứ sở thiếu đi sự “thành tín” trên thế giới.

Ngay từ khi nền Hán học hiện đại còn chưa được hưng khởi, Montesquieu, Kant, Hegel, cho đến cả Weber và Russell, đều luôn coi Trung Quốc là một tiêu bản của “xã hội phi hiện đại hóa”, một cường quốc thiếu đi hệ thống tín nhiệm và tín dụng. Chẳng hạn, Montesquieu trong tác phẩm “Tinh thần của luận pháp”[i] đã cho rằng, tuy Đế quốc Trung Hoa luôn chịu sự khống chế của lễ chế Nho gia và pháp luật đế quốc được hình thức hóa, nhưng sự không tôn trọng luật lệnh đạo đức của người Trung Quốc lại đã thấm sâu vào mọi phương diện của đời sống thường nhật, sự theo đuổi tiền bạc và lợi lộc đã vượt xa sự thượng tôn lễ pháp. Thực tế, cho đến hiện giờ, xã hội Nho gia vẫn thường bị coi là xã hội thiếu độ tín nhiệm xã hội.  
Thiếu độ tín nhiệm xã hội, chính người Trung Quốc đương nhiên là cũng cảm nhận được ở nơi nơi. Khi đó, người ta đã có được sự hiểu biết khá sâu sắc về các vấn đề gian lận và thiếu tín dụng… trong xã hội Trung Quốc. Trương Ứng Du vào cuối đời Minh thậm chí còn viết cả một cuốn sách để đời có tên là “Biển kinh”[ii], liệt kê riêng 24 thuật lừa gạt thường gặp vào cuối đời Minh, giải thích tường tận thủ pháp vận hành của nó cùng các sách lược phòng ngừa. Xếp “lừa gạt” vào hàng kinh điển, lại được bán rất chạy trong xã hội đương thời và hàng trăm năm sau, đây quả thực là chuyện lạ trong lịch sử xuất bản mang màu sắc khôi hài xám xịt, chuyện không gặp nhiều trên thế giới. Thực ra, những người có hiểu biết chút ít về tiểu thuyết xã hội thời Minh Thanh đã suy tàn hoặc tiểu thuyết giang hồ thời cận đại cũng sẽ có thể hiểu được kha khá về vấn đề tín nhiệm xã hội trong lịch sử Trung Quốc. Nếu chúng ta muốn hâm nóng lại những kinh điển đã quen thuộc này, thì nhất định sẽ phải than thở về tính kế tục của lịch sử Trung Quốc, bất luận là sự bất tín nhiệm này tồn tại giữa chính phủ với dân chúng, giữa các chủ thể liên quan của thị trường (chủ yếu là giữa nhà cung cấp với người tiêu dùng hàng hóa), hay là giữa xã hội với các tầng lớp dân chúng.   
Độ tín nhiệm xã hội của Trung Quốc hiện nay sở dĩ trở thành một vấn đề, không phải là vì trước đó nó không tồn tại. Nói cho công bằng thì tín nhiệm xã hội không bị “vấn đề hóa” ở Trung Quốc truyền thống và ở xã hội Trung Quốc trước thời cải cách, không phải vì những thời ấy có cơ chế tín nhiệm thành thục hơn bây giờ, mà là vì “độ tín nhiệm” trong các kiểu cơ cấu xã hội ấy vẫn chưa bị tư bản hóa và “xã hội hóa”. Nhưng mặt khác, những biến động lớn của Trung Quốc không thể không có mặt kế tục, cho nên, những vấn đề ở thời đại chúng ta ở một chừng mực rất lớn cũng là vì chúng ta đã kế thừa một cách vô tình rất nhiều cơ chế trong xã hội truyền thống, trong đó bao gồm cả cơ chế được sinh thành từ “độ tín nhiệm”, mà những cơ chế ấy rõ ràng đã tách rời khỏi sự phát triển của thời đại rồi.  Nguy cơ về độ tín nhiệm xã hội của Trung Quốc hiện nay có căn nguyên từ hai phương diện: Một phương diện là nếu xét theo tư cách thể chế độ tín nhiệm xã hội là hiện tượng phổ biến trong thời kỳ chuyển đổi, thì vẫn chưa hoàn thiện, phương diện còn lại có lẽ là quan trọng hơn cả chính là sự bất tín nhiệm xã hội được tạo nên bởi một vài đặc điểm thuộc cơ cấu xã hội của Trung Quốc. Muốn lí giải được vấn đề độ tín nhiệm xã hội ở phương diện sau, thì phải tìm hiểu được quỹ đạo lịch sử cơ bản của các cải cách xã hội ở Trung Quốc, rồi tiến hành phân tích cụ thể theo từng tình hình cụ thể.   
Khởi nguồn lịch sử vấn đề độ tín nhiệm xã hội của Trung Quốc
Độ tín nhiệm xã hội sở dĩ không bị “vấn đề hóa” trong thể chế “nhà nước” của Trung Quốc truyền thống, chủ yếu là do không gian sống của tuyệt đại đa số người dân thời ấy thực sự chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp chưa vượt qua nổi cộng đồng gia đình, họ tộc và láng giềng truyền thống. Độ tín nhiệm được thiết lập trên mối quan hệ thân tộc và địa lý, đó là một trạng thái tâm lý xã hội tự nhiên được sản sinh qua sự nương tựa vào nhau trong sinh hoạt gia tộc và cộng đồng. Nói theo ngôn ngữ tương đối bác học, thì tính đối xứng của thông tin và tầm cao của hành vi có thể mang tính dự báo. Nhìn chung, chỉ cần kiểu kinh tế nông nghiệp một nhà một hộ chồng cày ruộng vợ dệt vải về cơ bản không bị hủy hoại, là mức độ “tín nhiệm” giữa các thành viên trong gia đình và cộng đồng thông thường của xã hội truyền thống vẫn còn tương đối cao. Ngay cả mối mâu thuẫn “giai cấp” giữa địa chủ với nông dân một dạo được cho là sâu sắc, trong tình trạng chính quyền nhà nước chưa đi quá sâu vào nông thôn, thực ra cũng rất ít khi sản sinh mối nguy cơ độ tín nhiệm không thể điều hòa nổi.       
So với độ tín nhiệm “xã hội” nảy sinh tự nhiên này, thì độ tín nhiệm của thượng tầng chính trị xã hội truyền thống và “độ tín nhiệm” của thượng tầng kinh tế lại vì thiếu đi vật truyền tải chế độ hợp lý mà chồng chất những vấn đề. Do hoàng quyền là lực lượng tổ chức “mang tính toàn quốc” duy nhất, bao gồm cả việc bất cứ tổ chức xã hội nào khác cũng đều không có cách gì phát triển cho được chín muồi, bao trùm khắp cả xã hội. Mà hoàng quyền gia tộc cũng vì thiếu đi tài nguyên và năng lực, nên không có cách gì để kiến lập được độ tín nhiệm giữa nhà nước với cộng đồng xã hội thông qua việc cung cấp các hàng hóa công cộng một cách có hiệu quả. Mặt khác, chính do sự khống chế của hoàng quyền đối với nền kinh tế xã hội mà đã khiến cho xã hội sinh ra cơ chế bất lợi đối với độ tín nhiệm xã hội. Cũng có nghĩa là, trong điều kiện thiếu đi xã hội tự chủ, thì tự thân các quần thể xã hội cũng sẽ rất khó lòng sản sinh được độ tín nhiệm.      
Phương Tây thời cận đại ngoài quyền lực nhà nước ra, còn sinh ra một “xã hội thị dân”, còn Trung Quốc cận đại thì ngoài “thể chế nhà nước” còn có thêm một “xã hội giang hồ”. Xã hội giang hồ bao gồm tất cả những nhóm người tách khỏi sự khống chế quản lý dân theo hộ tịch, như thương nhân, dân lang thang, nhà sư, người môi giới, nghệ sĩ và nhà văn yếm thế, cùng các dân phu và quân sĩ đã ra khỏi biên chế chính quy… Song, trái ngược với lớp thị dân chiếm địa vị then chốt trong đời sống kinh tế ở Phương Tây, số người ngoài rìa này để sinh tồn được đã buộc phải dựa vào các tổ chức “ngoài thể chế” thuê mướn bằng bạo lực và kinh doanh phi pháp, những tổ chức được gọi là siêu khu vực và siêu giai cấp kiểu “bang hội” này cũng phát triển thành một chế độ tín nhiệm tư nhân hóa cực kỳ mang tính lệ thuộc. Tính khép kín của chế độ tín nhiệm này và mức độ lệ thuộc nhân thân còn vượt xa cả “thể chế nhà nước”. Áp vào các tổ chức xã hội thì đó chính là tư nhân và bản vị tiểu cộng đồng, thiếu đi tính cộng đồng so với hoàng quyền. Nếu như nói hoàng quyền là thể chế chính thức, thì các hình thức “hội tư” là tổ chức phi chính thức, mà xét từ cơ cấu văn hóa, thì giữa chúng không có sự khác biệt mang tính bản chất.        
Vì thế, vấn đề “độ tín nhiệm xã hội” mang tính thể chế tồn tại ở Trung Quốc truyền thống cũng hay nảy sinh giữa “thể chế nhà nước” với “xã hội giang hồ”, đó cũng chính là “quân lường gạt giang hồ” như xã hội thường nói. Cái gọi là quân lường gạt giang hồ phần lớn cũng chính là chỉ những người trong xã hội giang hồ. Do hệ thống độ tín nhiệm khác nhau nên sự giao dịch giữa xã hội giang hồ với xã hội truyền thống thường là không tuân theo chuẩn tắc. Cho nên, vấn đề “độ tín nhiệm” mang tính thể chế thực sự trong xã hội truyền thống chủ yếu xuất phát từ sự cọ xát giữa thể chế chính thức với thể chế phi chính thức. Vì thế, muốn giải quyết được vấn đề độ tín nhiệm trong xã hội cận đại, nếu không xóa sổ thể chế phi chính thức đi, thì cũng phải sát nhập thể chế phi chính thức vào trong thể chế chính thức.       
Sự chuyển đổi hình thái lớn trong xã hội Trung Quốc:  Nhà nước hóa và thị trường hóa độ tín nhiệm 
Cùng với những biến động lớn về cơ cấu xã hội Trung Quốc trong một trăm năm qua, nhất là cách mạng và cải cách cùng sự tan rã nhanh chóng của xã hội truyền thống, độ tín nhiệm xã hội của Trung Quốc đã trải qua một lần chuyển đổi lớn. Ngày đầu lập nước, nhà nước đã hoàn thành việc “quản lý dân theo hộ tịch” với quy mô lớn nhất trong lịch sử thông qua các phong trào xã hội và xây dựng chính quyền cơ sở, từ đó mà về cơ bản đã xóa sổ được các thế lực xã hội nằm ngoài “thể chế nhà nước”, chẳng hạn như không gian hoạt động của xã hội giang hồ. Cùng với việc triển khai toàn diện xây dựng kinh tế và chuyển đổi hình thái xã hội, nhà nước đã có năng lực tổ chức xã hội, đồng thời đã nắm được nguồn tài nguyên kinh tế đầy đủ để tiến hành sự “tương tác” với xã hội thông qua việc chấp hành các chính sách và các phương thức “sự nghiệp”.  Cùng với việc hình thành bước đầu năng lực nhà nước hiện đại, độ tín nhiệm chính trị lần đầu tiên được đưa vào chương trình nghị sự xét về ý nghĩa cận đại.      
Trải qua cuộc cách mạng nửa thế kỷ, chính quyền mới bằng việc cải tạo triệt để các tổ chức kinh tế xã hội, cuối cùng đã thành công trong việc đẩy các lực lượng nhà nước về từng góc của xã hội. Độ tín nhiệm vốn giới hạn trong nội bộ gia tộc và cộng đồng đã biến thành độ tín nhiệm đối với các tổ chức, đối với Đảng và nhà nước. Cơ chế của độ tín nhiệm này là các gia đình cá thể giao phần lớn sản phẩm thặng dư cho nhà nước để đổi lấy các hàng hóa tư nhân và các hàng hóa công cộng cần thiết mà nhà nước cung cấp nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của mình, đặc biệt là ban ân huệ cho sự phát triển kinh tế của cả xã hội. Đây là một bản khế ước ngầm cơ bản của chính quyền mới, đồng thời cũng là một loại khế ước quan trọng nhất để duy trì hệ thống mới.     
Bước vào thời đại cải cách, con dao quyền lực nhà nước bổ thật lực thẳng vào cơ chế thị trường, thiết lập nên không gian tiền tệ có chủ quyền (Sovereign Monetary Space) trung ương tập quyền và hệ thống tín dụng hiện đại, độ tín nhiệm xã hội đã trải qua hai quá trình thị trường hóa và tiền tệ hóa. Theo cách nói của Simmel…, cùng với việc tiền tệ trở thành vật môi giới chủ yếu trong trao đổi xã hội, độ tín nhiệm xã hội đã chuyển từ nhân cách hóa sang hệ thống phi nhân cách hóa. Trong hệ thống mới, nhà nước sản xuất và cung cấp ra thị trường phần lớn hàng hóa tư nhân và một phần hành hóa công cộng, đồng thời, giữa các cá thể với chủ thể thị trường mới – công ty, đã tiến hành trao đổi bằng phương thức thông qua thị trường hàng hóa và hợp đồng lao động, và như thế, độ tín nhiệm xã hội cũng được sản sinh và duy trì chủ yếu thông qua giao dịch thị trường, còn nhà nước chỉ tồn tại theo danh nghĩa là người ban hành các quy định.      
Trong khi đó, có những lĩnh vực cốt lõi chưa được thị trường hóa, mà trái lại, lại được tăng cường nhà nước hóa. Chính quyền trung ương hoàn toàn khống chế hệ thống tái sản xuất của nền kinh tế xã hội – ngân hàng, hệ thống tài chính và đầu tư, đồng thời ủy thác cho các chính quyền địa phương và công ty nhà nước được kinh doanh đất đai và lũng đoạn nền công nghiệp, đó là hai nguồn tài chính và nguồn vốn quốc gia quan trọng nhất. Ba chủ thể hành chính và tài chính chủ yếu là cơ quan tài chính, chính quyền địa phương và công ty nhà nước trở thành chủ thể thị trường, đồng thời về cơ bản đã khống chế cả việc sản xuất theo tín dụng và cũng độc quyền luôn cả nguồn của cải xã hội chủ yếu. Những gia đình và cá nhân nắm trong tay cơ chế sản xuất của cải ấy cũng có được luôn cả quyền ưu tiên làm giàu.        
Mặt khác, một số hàng hóa công cộng và  hàng hóa bán công cộng, ví dụ như nhà ở, y tế, giáo dục, điện lực, giao thông và quy hoạch đất đai…, trái lại lại ủy thác hoàn toàn cho bên bán độc quyền thị trường, không có liên hệ gì với hệ thống sinh thành tài sản nhà nước mới. Về phương diện này đã tước bỏ trách nhiệm của nhà nước, trở thành điều kiện cần thiết cho việc tích lũy của cải nhà nước (ví dụ như y tế và giáo dục), về phương diện khác cũng đã cung cấp nguồn tài chính lý tưởng (chẳng hạn như bất động sản) cho nền tài chính nhà nước. Kết quả là hàng hóa công cộng tập trung vào một số ít nhóm người, từ đó mà mang tính chất “hàng hóa tư nhân”, còn hàng hóa công cộng theo đúng nghĩa thực sự thì lại vĩnh viễn rơi vào trạng thái cung ứng không đủ.  
Do những vật chất cần thiết cho sinh hoạt gia đình và những hàng hóa công cộng của chế độ được cung cấp không đủ, nên cảm giác bị bóc lột ở lớp trẻ đặc biệt mạnh. Gia đình, đơn nguyên hạt nhân của độ tín nhiệm xã hội và đơn vị cơ sở của tái sản xuất xã hội của Trung Quốc, ở thời nhà nước hóa vẫn còn chưa vận hành được bình thường, thì nay lại phải chịu áp lực kép từ nhà nước và thị trường, thế là đã bị rơi vào một mối nguy cơ nào đó. Cho nên nói, kiểu cùng đi tay trong tay giữa nhà nước hóa với thị trường hóa không những chỉ là khởi nguồn của việc làm suy thoái cơ cấu phân phối thu nhập và cơ cấu kinh tế hiện nay của Trung Quốc, mà còn là một trong những căn nguyên gây nên nguy cơ về độ tín nhiệm giữa nhà nước với xã hội.  
Hệ quả ở tầng sâu hơn của nhà nước hóa và thị trường hóa chính là lẽ ra phải bắt đầu bằng tín dụng nhà nước và độ tín nhiệm xã hội phi nhân cách hóa và xã hội hóa, thì lại bắt đầu bằng việc xuất hiện dấu ấn của tư nhân hóa và phi xã hội hóa, xu hướng này trái ngược hẳn lại với “xã hội hóa” độ tín nhiệm mà phần lớn các xã hội phát triển đã trải qua. Nguồn tín dụng công thực sự đã bị đặt vào tay của một số ít tư nhân và tập đoàn, tạo thành sự hủ bại quyền lực và hành vi tìm thuê trên diện rộng. Một hệ quả khác rất giống với xã hội truyền thống  chính là sự tan rã “phi chế độ hóa” và độ tín nhiệm xã hội tương ứng với đời sống xã hội. Quyền lực mà lũng đoạn lợi ích kinh tế và các tổ chức xã hội thì ngược lại sẽ nén không gian sinh tồn của cả xã hội lại, nâng cao giá thành tín dụng xã hội, làm giảm lợi nhuận của kinh doanh hợp pháp; còn sự thay thế hình thái ý thức và các tổ chức cơ sở truyền thống bằng tiền tệ và thị trường, thì cùng với tư nhân hóa và phi xã hội hóa nguồn tín dụng nhà nước, sẽ làm hạ thấp thêm giá thành đạo đức của các thành viên xã hội nói chung một cách “hết sức thủ đoạn”. Sự biến đổi ở hai phương diện này cuối cùng sẽ dẫn đến sự sống lại trên diện rộng các quy chuẩn “giang hồ (ngầm)” trong đời sống kinh tế quốc dân.            
Ba chiều của nguy cơ về độ tín nhiệm hiện nay
Khi đã hiểu được bối cảnh lớn của nguy cơ về độ tín nhiệm xã hội hiện nay, thì sẽ nhận thức được tương đối dễ dàng nguy cơ về độ tín nhiệm với tư cách là một hiện tượng. Có thể phân tích vấn đề độ tín nhiệm xã hội cụ thể của Trung Quốc từ ba tầng cấp chính trị, kinh tế và xã hội. Ở tầng cấp chính trị, nguy cơ về độ tín nhiệm được biểu hiện ở độ tín nhiệm “quan-dân” bấy lâu nay, tức vấn đề độ tín nhiệm giữa chính phủ (quan chức và công chức) với dân chúng và giữa xã hội với nhà nước; vấn đề độ tín nhiệm ở tầng cấp kinh tế, tức độ tín nhiệm giữa các chủ thể lợi ích của thị trường, chủ yếu là giữa nhà cung cấp với người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ; cuối cùng là vấn đề độ tín nhiệm ở tầng cấp xã hội, cũng chính là giữa các thành viên xã hội nói chung, bao gồm cả vấn đề độ tín nhiệm giữa các thành viên của công ty và gia đình. Xét từ mối quan hệ giữa ba tầng cấp này, thì loại độ tín nhiệm thứ nhất lại là quan trọng nhất, bởi vì trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, nhà nước là người ban hành và người bảo vệ các quy định, độ tín nhiệm của quốc dân đối với nhà nước, ở một chừng mực rất lớn là nền tảng của độ tín nhiệm xã hội theo ý nghĩa thông thường.    
1. Độ tín nhiệm giữa chính phủ với dân chúng
Ở một quốc gia mà xã hội ngày càng thị trường hóa và tiền tệ hóa như ngày nay, chính phủ không còn cần đến những quy định như trong khế ước xã hội ngầm buổi ban đầu, mà đưa ra cho người dân một chương trình phúc lợi từ khi còn nằm nôi cho đến lúc xuống mồ. Thực ra, chỉ cần dân chúng có làm có hưởng, có được sự hồi đáp lại tương đối hợp lý thông qua thị trường, là chính phủ đã thừa hành đầy đủ được khế ước đối với xã hội. Nhưng điểm này thường khó lòng làm được, chỉ chiếm khoảng 10%-20% GDP, hơn nữa lại có thể nhận thấy hạn mức thu nhập của người lao động giảm thiểu theo từng năm. Độc quyền nhà nước được nói tới ở trên đương nhiên là nhân tố mang tính cơ cấu dài hạn quan trọng nhất, nhưng quyết không phải là nhân tố duy nhất. Trực tiếp gây hủy hoại độ tín nhiệm của dân chúng nói chung đối với chính phủ vẫn là những hành vi ngắn hạn của các quan chức chính phủ.   
Một dạng hành vi ngắn hạn gây hủy hoại “khế ước xã hội” thường gặp nhất chính là sự đầu tư phi lí tính của các chính quyền địa phương. Trong hệ thống đầu tư hiện hành, đầu tư loại kinh tế chính phủ, nhất là đầu tư xây dựng cơ bản, rất dễ giành được nguồn vốn chính trị, còn các đầu tư xã hội có liên quan đến dân sinh… thì bị thiếu mất động lực. Nếu như sự kỳ vọng của dân chúng đối với các chính sách dân sinh của chính phủ mãi vẫn không thể được thực hiện như lời hứa, thì đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến vấn đề thừa hành khế ước xã hội. Cuối cùng, ngay cả khi chính phủ có muốn tăng cường đầu tư xã hội, thì người dân cũng sẽ thực sự không coi là thật. Vô hình trung, kỳ vọng của rất nhiều tầng lớp trung lưu dựa vào chính phủ cung cấp hàng hóa công cộng cũng sẽ bị suy giảm, cuối cùng chỉ muốn “bỏ phiếu bằng chân”, hoặc nghĩ đến chuyện làm người nhập cư, hoặc tìm đủ mọi cách để quay trở lại thể chế để trở thành một thành viên trong tầng lớp sống bằng lợi tức.    
Một dạng hành vi ngắn hạn khác chính là “thao tác hộp đen” cùng vấn đề hủ bại theo nghĩa rộng hơn. Nói chung, “thao tác hộp đen” thường gặp ở lĩnh vực kinh tế và nhân sự. Đặc biệt là chỉ hành vi tìm thuê quyền lực để dùng quyền nhằm một mưu đồ riêng nào đó trong các quá trình đấu thầu, mua sắm, tuyển dụng và rà soát. Dần dà, người dân thấu rõ chuyện này, quen đi rồi cho đó là bình thường. Cuối cùng, dân chúng nói chung sẽ nảy sinh “chứng mệt mỏi cải cách” chống lại sự hủ bại và quy chế hóa, không còn tín nhiệm coi những thứ luật và chế độ kỷ luật kiểm tra công này là “của chúng ta” nữa, và xếp các quan chức chính phủ vào hàng “của họ”, thậm chí còn phát triển thành một thứ tâm lý “thù quan chức”.     
Dạng hành vi ngắn hạn cuối cùng và cũng mang tính tàn bạo nhất, đó là hành vi hách dịch của cá nhân các quan chức chính phủ và nhân viên chính phủ, mà điển hình nhất là “Vụ án Đặng Ngọc Kiều” năm 2009 và “Vụ án Lý Cương” , “Vụ án Tiền Vân Hội” năm 2010. Những sự kiện ấy vì sao lại mang tính tàn bạo, có thể dẫn đến sự đối lập không gian ảo quan-dân, cùng trạng thái “anh giải thích thế nào tôi cũng không tin”, truy tìm căn nguyên thì vẫn là nằm ở những nhân tố dài hạn dân sinh và hủ bại đã hủy hoại sâu sắc nền tảng độ tín nhiệm quan-dân.   
Nếu các quan chức với tư cách đại diện cho quyền lực nhà nước mà mất tín nhiệm, luật pháp với tư cách là nguyên tắc của quyền lực nhà nước mà mất tín nhiệm, thì thứ duy nhất để dân chúng có thể tín nhiệm chính là đồng tiền có chủ quyền khống chế nhà nước toàn lực. Nói một cách khác, tất cả mọi hệ thống đều tập trung một cách đầy rủi ro vào hệ thống tiền tệ và tín dụng. Nhưng một đất nước như vậy sẽ không thể vượt qua nổi một trận lạm phát hoặc giảm phát, bởi vì người dân một khi đã phát hiện thấy đồng tiền cũng không đáng tin cậy, thì độ tín nhiệm giữa nhà nước với xã hội sẽ hoàn toàn bị đổ vỡ, các lực lượng khác nhau sẽ phải dùng đến bạo lực. Nhìn từ góc độ lịch sử và quốc gia, điều này không phải là chuyện “Ngàn lẻ một đêm”, bởi vì bên trong hệ thống kinh tế vốn cực kỳ thiếu cân đối của Trung Quốc đã ẩn chứa một sự rủi ro tiền tệ như vậy. Có nghĩa là, điều khiển vật giá đã không còn là một nhiệm vụ kinh tế nữa, mà là nhiệm vụ chính trị.         
2.  Độ tín nhiệm giữa các chủ thể lợi ích của thị trường
Độ tín nhiệm giữa các chủ thể lợi ích của thị trường là đề tài được xã hội chúng ta bàn luận nhiều nhất. Lấy chuyện “sữa nhiễm độc” làm ví dụ, hiện Trung Quốc năm nào cũng có đến hàng mấy vụ sự cố về an toàn thực phẩm dược phẩm, rồi chuyện “gian thương vô lương tâm” dường như càng triệt thì lại càng nổi lên, rất khó phòng ngừa. Thế là đã xuất hiện hiện tượng khôi hài là một mặt tiêu dùng trong nước không đủ, nhưng mặt khác tầng lớp trung lưu lại “ra nước ngoài vơ vét hàng hóa”. Ngoài ra, còn có vô số những gian lận thương mại, gian lận tín dụng, bẫy việc làm và các tổ chức MLM[iii] , bất luận chính phủ có ra sức kiểm tra xử lý ra sao, thì dường như cũng mãi mãi rơi vào trạng thái không thể triệt được tận gốc.
Nếu nói sự mất tín nhiệm giữa chính phủ với dân chúng chủ yếu là khởi nguồn từ việc quyền lực thiếu sự cân bằng trong ngoài hữu hiệu, thì căn nguyên trực tiếp làm thiếu mất độ tín nhiệm trong phương diện kinh doanh chính là sự bất đối xứng về thông tin và thiếu vắng sự giám sát quản lý. Tính bất đối xứng về thông tin là sản phẩm tất yếu của bất cứ xã hội truyền thống chuyển đổi hình thái xã hội từ nông nghiệp sang kinh doanh nào. Ở một đất nước đã trải qua sự thử thách của hiện đại hóa, vấn đề xã hội mang tính kết cấu này đã thôi thúc sinh ra các tổ chức môi giới lớn mạnh và các quy phạm pháp luật phức tạp. Trung Quốc cũng không là ngoại lệ. Nhưng vấn đề độ tín nhiệm của thị trường Trung Quốc cũng mang tính đặc thù tự thân, điều này cần bắt tay vào phân tích từ cơ chế ưu đãi xã hội.       
Như ở trên đã nói, sự lan tràn rất nhiều hành vi gian lận và các hành vi mưu lợi phi pháp khác của Trung Quốc thực sự được tạo nên bởi sự độc quyền kinh tế và tiền tệ “lợi ra từ một lỗ”. Chính bởi vì động cơ mưu lợi cá nhân trong nền kinh tế xã hội Trung Quốc hết sức mạnh, nhưng lại thiếu mất kênh mưu lợi hợp pháp. Các cá thể bất luận kiếm được tài sản bằng cách chăm chỉ tiết kiệm (thiếu vốn tài chính), hay bằng các phát minh sáng chế (thiếu sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ), thì giá thành cũng đều tương đối cao. Trái lại,  nếu bằng cách chuyển giao tài sản, độc quyền thị trường, trốn thuế, lừa đảo hoặc bằng hình thức cướp giật trá hình, thì lại thường được lợi. Nếu có được sự bảo hộ của quyền lực, thì lại càng được lợi hơn. Điều này mang tính kế tục cao độ với hành vi lừa đảo của Trung Quốc truyền thống.           
Logic của sự thiếu vắng giám sát quản lý cũng gần như thế. Khác với xã hội Phương Tây dựa vào các tổ chức xã hội, vào hệ thống tư pháp và mô hình phân công các cơ quan giám sát quản lý trong chính phủ, quyền giám sát quản lý của Trung Quốc chủ yếu “tập trung” rải rác vào một hoặc một vài cơ quan chức năng của chính phủ. Dưới sự điều khiển của “chiếc gậy chỉ huy lợi ích”, những cơ quan giám sát quản lý này sẽ lựa chọn ra sao giữa “gia tăng thu nhập quản lý” với “loại bỏ mọi thứ bất hợp pháp” là điều rất dễ nhận thấy. Huống hồ nếu truy tra đến cùng thì rất có thể sẽ làm tổn hại đến lợi ích của các cơ quan ngang cấp khác, sẽ làm liên lụy đến giá thành hành chính sộp, thậm chí là cả rủi ro chính trị. Khi chính sự giám sát quản lý biến thành một loại nguồn lợi ích độc quyền, thì hệ quả của “giám sát quản lý yếu ớt” và “càng kiểm tra càng nhiều” là ra sao không cần nói cũng đã biết.
3.  Độ tín nhiệm giữa các thành viên xã hội nói chung
Vấn đề độ tín nhiệm giữa các thành viên xã hội nói chung đề cập đến diện cực rộng, tức bao gồm độ tín nhiệm giữa những người thuộc các tầng lớp khác nhau và những người thuộc các khu vực khác nhau, còn bao gồm cả độ tín nhiệm “người nội bộ” giữa các thành viên trong gia đình, công ty, đơn vị và tổ chức xã hội. Sự chuyển đổi hình thái xã hội của Trung Quốc hiện nay, tương tự với sự chuyển đổi hình thái từ xã hội lễ tục sang xã hội pháp trị của Phương Tây thời hậu hiện đại trên rất nhiều phương diện, đặt ra những yêu cầu mới đối với độ tín nhiệm. Mà một biểu hiện cơ bản chính là phương thức độ tín nhiệm truyền thống được thiết lập trên cơ sở thân tộc và địa lý đã bị suy vi ở rất nhiều mặt, nhưng lại chưa tìm được thứ thay thế phù hợp.    
Mâu thuẫn giữa “người nhập cư” với “người nguyên trú” nảy sinh ở rất nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh… đã thuyết minh một cách đầy đủ rằng, phương thức thiết lập độ tín nhiệm chủ yếu dựa vào mạng lưới phi chính thức “người quen” như trước đây đã khó lòng thỏa mãn được nhu cầu của xã hội “người nhập cư”. Cùng với việc hàng ngàn hàng vạn lao động di cư từ nông thôn và sinh viên tràn vào các thành phố vùng duyên hải, đã không thể còn dựa vào mối quan hệ người quen để giải quyết chuyện việc làm, có được tư cách người thành phố và có được các hàng hóa công cộng một cách dễ dàng trong hoàn cảnh mới. Ngược lại, người nguyên trú trong các thành phố lớn chỉ cần dựa vào danh tính bản địa của mình là có thể được hưởng lợi từ trong sự phát triển kinh tế mà người di cư đã thúc đẩy, hơn nữa còn tiếp tục được hưởng những tiện ích ngoại ngạch xã hội người quen. Chính những chính sách đãi ngộ và xã hội từ lãnh đạo thành phố chênh lệch nhau giữa người nhập cư với người nguyên trú đã khoét sâu thêm mối mâu thuẫn này.          
Mặt khác, vấn đề độ tín nhiệm trong các nhóm nghề nghiệp cũng ngày càng dẫn đến sự quan tâm rộng rãi của xã hội. Theo điều tra xã hội 10 năm gần đây, tiếng nói xã hội và độ tín nhiệm nghề nghiệp của bác sĩ, giáo viên, quan chức chính phủ và người làm luật pháp bị giảm sút nhanh chóng nhất. Một cách tương tự, những lĩnh vực này không chỉ là ngành nghề có tiếng nói xã hội tối cao ở Phương Tây hiện đại, quả thực còn là những lĩnh vực có quy tắc ngầm và đạo đức nghề nghiệp bị suy giảm hết sức nghiêm trọng.    
Nguy cơ về độ tín nhiệm thậm chí đã phát triển ra cả giữa những người thông thường.  “Vụ án Bành Vũ” đã thể hiện tình thế khốn cùng mà nghĩa vụ đạo đức cơ bản nhất phải đối mặt: Sự thiện lương do một phía chủ động đã bị phía bên kia lợi dụng. Mà ảnh hưởng từ điều này là sau đó đã xảy ra nhiều thảm kịch người già ngã không có ai nâng đến nỗi bị tử vong. Điều khiến cho người ta phải buông tiếng thở dài hơn là thái độ “cắp xác vòi tiền” của chủ tàu Kinh Châu ở Hồ Bắc đối với người dũng cảm làm việc nghĩa: Chỉ cần tiền chưa chồng ra là không được giao xác, lại còn cương quyết không cho nợ. Ví dụ này đủ để cho thấy sự khốn cùng đạo đức mà độ tín nhiệm xã hội cơ bản nhất hiện nay phải đối mặt: Muốn duy trì được độ tín nhiệm cơ bản nhất, thì đòi hỏi cả hai bên phải tuân thủ một đường đáy đạo đức nhất định, nhưng nếu như một bên cho rằng đường đáy đạo đức cơ bản là không có giá trị khi đem so với lợi ích kinh tế tiền tệ hóa, thì cơ sở cho độ tín nhiệm giữa những người lạ cũng tuyệt nhiên sẽ là không có.        
Nếu như nói giữa nguy cơ về độ tín nhiệm phổ biến trong xã hội và nguy cơ về độ tín nhiệm trong phương diện chính trị kinh tế có điểm chung gì đó, thì tiền tệ hóa chắc chắn là một biến số quan trọng. Với tư cách là một dạng khác của quyền lực, tác động của tiền tệ đối với sự tương đối hóa giá trị và làm phân rã đạo đức là điều hiển nhiên dễ thấy. Khác với Phương Tây và Nhật Bản thời công nghiệp hóa, Trung Quốc không có lực lượng tôn giáo mạnh mẽ để làm chỗ dựa cuối cùng cho đạo đức, vì thế mà tiền tệ hóa lại càng nổi rõ đối với chức năng làm tan rã đạo đức và giá trị truyền thống. Tính đặc thù của Trung Quốc nằm rõ hơn ở chỗ đồng thời với việc mọi phương diện trong xã hội đều đang tiền tệ hóa, thể chế tín dụng đang điều khiển tiền tệ hóa lại chưa được xã hội hóa, mà là đang tiếp tục chịu sự điều khiển trực tiếp của quyền lực.     
Thiết lập độ tín nhiệm xã hội theo hình thức mới
Tái lập lại độ tín nhiệm xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong bước xây dựng xã hội tiếp theo của Trung Quốc. Giống với rất nhiều nhiệm vụ khác, việc thiết lập độ tín nhiệm xã hội là một công trình hệ thống, đòi hỏi phải có sự cải cách chỉnh thể nền kinh tế xã hội.     
Sự cải cách cơ bản nhất nằm ở phương diện kinh tế. Bao gồm giảm thiểu sự độc quyền về kinh tế, gia tăng sự tham dự của xã hội vào các chính sách kinh tế của nhà nước, ủng hộ việc xã hội hóa ngành ngân hàng và tiền tệ, cho phép các doanh nghiệp tư nhân có được nhiều không gian tự do hơn, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tư nhân, nhất là quyền sở hữu trí tuệ của trí thức, từ đó mà thay đổi một cách căn bản địa vị khó xử của xã hội trong sản xuất tín dụng. Trong điều kiện không gian hoạt động xã hội được mở rộng hơn, nhà nước cũng sẽ có thể đưa vào được hệ thống tư pháp độc lập hơn và đưa các tổ chức xã hội tham gia vào giám sát quản lý kinh tế.. Như vậy sẽ giúp ích cho việc hình thành cơ chế độ tín nhiệm giữa các chủ thể thị trường. Thực ra, sự thành công của các sàn kinh doanh mạng như trang mạng Đào Bảo… đã trở thành mô hình điển hình về việc thiết lập độ tín nhiệm kinh doanh bằng cách các thành viên xã hội được tham dự một cách bình đẳng.      
Ở lĩnh vực chính trị, xác định lại khế ước giữa nhà nước với xã hội là con đường tất yếu để tăng cường độ tín nhiệm chính trị giữa nhà nước với xã hội. Nhà nước cần xây dựng một phương án cung cấp hàng hóa công cộng mới, bao gồm nhà ở, y tế, dưỡng lão và giáo dục, trên cơ sở có sự tham dự của xã hội, theo tinh thần tham dự một cách công bằng, xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của ba bên gia đình, xã hội và chính phủ trong đó, đồng thời được bảo vệ bằng hình thức pháp luật. Ngoài ra, trong phương diện tổ chức xã hội, nhà nước cần từng bước nới lỏng sự độc quyền đối với các tổ chức xã hội, trao quyền được biểu đạt lợi ích và tham dự vào chính trị cho các bên liên quan (stake holders) ở các tầng lớp xã hội.
Với bất cứ một xã hội hiện đại nào, độ tín nhiệm xã hội cũng không phải là hàng hóa công cộng, mà là một loại trật tự mà bất cứ một xã hội mở nào cũng đều hình thành một cách tự phát, còn nhà nước chỉ là một thành viên tham dự thứ yếu. Nguy cơ về độ tín nhiệm của xã hội Trung Quốc hiện nay, ở một chừng mực rất lớn, là bắt nguồn từ một loại trật tự xã hội “bản vị tiền tệ”. Loại trật tự này đã làm chao đảo đường đáy đạo đức của rất nhiều người, đã làm méo mó hệ thống giá trị bình thường, đã làm hủy hoại nền tảng của độ tín nhiệm giữa các bên liên quan trong thị trường và giữa các thành viên trong xã hội. Nhưng trong thực tế, kiện toàn chế độ tín nhiệm (tín dụng) của xã hội cần phối hợp nhịp nhàng với hệ thống tiền tệ vẫn có thể bền vững. Chỉ có thực hiện được “xã hội hóa” độ tín nhiệm (tín dụng) xã hội, bắt tiền tệ và quyền lực phải phục tùng mọi nhu cầu của xã hội, thì tự thân xã hội mới có thể thoát khỏi được nguy cơ về độ tín nhiệm.
Nguồn: china-review.com
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012 
Bản tiếng Việt © Quốc Thanh


[i]   Tiếng Pháp: “De l’esprit des lois”; tiếng Anh: “The Spirit of the Laws” -ND
[ii]   “Biển” ở đây có nghĩa là “lừa gạt”, “lừa dối”. Bộ sách gồm 4 quyển, tập hợp những câu chuyện về thuật lừa gạt và cách phòng lừa gạt trong giới giang hồ -ND.
[iii]   Tổ chức kinh doanh theo mạng, kinh doanh đa cấp –ND.
* Theo trang Finance.qq thì Trịnh Vĩnh Niên là Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Á, thuộc ĐH Quốc gia Singapore (National University of Singapore).

THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM

TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUÂN SỰ VÀ MÔI TRƯỜNG AN NINH XUNG QUANH TRUNG QUỐC

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 9/4/2012
TTXVN (Bắc Kinh 4/4)
Theo tạp chí “Ngoại giao Trung Quc ” s 7 ra ngày 1/4/2012, chi phí quân sự nói theo nghĩa rộng chủ yếu là đề cập đến vn đ xây dựng quân đội, nghiên cứu phát trin trang bị vũ khí và chi phí chiến tranh. Bài viết trong tạp chí nói trên có chọn một số nước làm đi tượng chủ yếu đ phân tích tình hình chi phí quân sự ở những nước đó, tạo ra môi trường quân sự xung quanh liên quan Trung Quốc như thế nào, đồng thời cũng xem xét đến ảnh hưởng của hai nước Mỹ và Ôxtrâylia ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đưa cả vào làm đi tượng phân tích như vậy.

Khái quát hiện trạng chi phí quân sự ở các nước xung quanh Trung Quốc qua những so sánh, cho thấy chi phí quân sự của Mỹ, Nga, Ấn Độ là những nước có xu hướng tăng tương đối mạnh, Nhật Bản có xu hướng ổn định ở mức cao, các nước khác có xu hướng tăng nhẹ, trong đó Nga đến năm 2008 mới ngang bằng với Nhật Bản; nước Mỹ dù về chi phí, tình hình biến động hay mức độ tăng trưởng cũng đều cao hơn các nước khác nhiều; Mỹ, Nga, Ấn Độ là ba nước quan trọng ở xung quanh mà Trung Quốc không thể xem thường.
I- Chi phí quân sự của Mỹ tăng mạnh nhất
Chi phí quân sự của Mỹ cao hơn các nước khác rất nhiều, hơn nữa tình hình biến động và mức độ tăng trưởng cũng mạnh nhất. Chủ yếu là sau sự kiện khủng bố 11/9/2001, Mỹ đã điều chỉnh lại chiến lược quân sự. Khi nắm quyền ở nhà Trắng, Bush đã định ra chiến lược “đánh đòn phủ đầu”, áp dụng chiến lược “đánh chặn” và mang tính tiến công, cho biết phải hủy diệt trước khi thế lực khủng bố và nước thù địch có sự đe dọa mang tính thực chất đối với nước Mỹ. Với chiến lược này, Mỹ đã lần lượt phát động chiến tranh tại Ápganixtan và Irắc, dẫn đến chi phí quân sự của Mỹ tăng mạnh đến kinh hoàng.
Sau khi Obama lên nắm quyền, chiến tranh Irắc đến hồi kết thúc, Mỹ bắt đầu điều chỉnh phương hướng chiến lược, thực hiện “chiến lược cân bằng”, nghĩa là ngoài việc coi trọng “chiến tranh không đối xứng” dùng để đối phó với chủ nghĩa khủng bố, Mỹ vẫn không muốn từ bỏ chiến tranh thông thường, quân đội Mỹ cần phải có “khả năng tác chiến trên diện rộng”. Trong “Báo cáo chiến lược quân sự quốc gia Mỹ” theo bản mới được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố năm 2010, “chiến lược cân bằng” một lần nữa được chú trọng hơn, đồng thời đề xuất 4 mục tiêu lớn trong chiến lược quân sự của nước Mỹ, đó là: Chống chủ nghĩa bạo lực cực đoan, tấn công, phá vỡ tổ chức khủng bố Al Qaeda và các chi nhánh của Al Qaeda ở khu vực Đông Nam Á; Duy trì chiến lược đe dọa và tấn công, tiếp tục dựa vào răn đe hạt nhân, duy trì răn đe bằng sức mạnh thông thường, phát triển biện pháp răn đe trong các lĩnh vực vũ trụ, mạng Internet để thích ứng với “thách thức an ninh thế kỷ 21”; Tăng cường an ninh quốc tế và khu vực, coi NATO là cơ sở của hệ thống liên minh, tăng cường quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, phát triển hợp tác an ninh với các đối tác mới ở các khu vực Trung Đông, châu Phi, Đông Nam Á, Nam Á; Tạo ra một quân đội tương lai, tăng cường xây dựng khả năng tác chiến “trên diện rộng” của các quân chủng. Từ bản Báo cáo này có thể thấy được rằng mục tiêu chiến lược quân sự của Chính quyền Obama tuy bắt đầu thu hẹp một cách hạn chế, nhưng không gian vươn ra xa đã bắt đầu phát triển từ toàn cầu ra đến vũ trụ, răn đe quân sự đã từ lĩnh vực truyền thống mở rộng đến các lĩnh vực phi truyền thống. Để giữ vững vị thế là “sen đầm quốc tế” và “bá quyền quân sự toàn cầu” của mình, Mỹ phải không ngừng tăng cường cơ cấu của hệ thống quân sự và xây dựng khả năng răn đe, mục tiêu này cũng đã quyết định cho mức chi phí quân sự đồ sộ của Mỹ tiếp tục tồn tại, nhất là trong quá trình chuyên đổi chiến lược của Mỹ. Như vậy đã rất đúng với tư cách của nước lớn có chi phí quân sự hàng đầu, tính chất biến động về chi phí quân sự của Mỹ quá lớn, cũng tạo ra và đem lại cho các nước trên thế giới “tính chất không ổn định” và “tính chất không xác định”.
II- Xu hưng củng cố địa vị cường quốc quân s của Nga rõ rệt
Sau khi thay thế Yeltsin lên nắm quyền tại Điện Cremli, Putin đã làm thay đổi vai trò yếu nhược của nước Nga đối với Mỹ, đặc điểm “chống Mỹ” ngày càng rõ hơn. Putin đã cảnh cáo Mỹ dứt khoát “không được xía vào công việc nội bộ của Nga”, đồng thời điều chỉnh lại chiến lược quân sự của Nga từ “kiềm chế hiện thực” thành “cơ động chiến lược dựa vào kiềm chế hạt nhân”; Chỉ rõ phải sử dụng biện pháp kiềm chế hạt nhân ở mức thấp nhất nhưng đáng tin cậy nhất để kiềm chế chiến tranh quy mô lớn nhắm vào nước Nga, kiềm chế cuộc chiến tranh mang tính khu vực bằng binh đoàn dự bị và lính dự bị; Nga phải chiến thắng hai cuộc xung đột vũ trang cục bộ. Đứng trước sự chèn ép chiến lược của NATO do Mỹ đứng đầu trong phạm vi ảnh hưởng của Nga, để đảm bảo chắc chắn cho những biến động phát sinh trong kết cục chính trị ở lục địa Âu-Á không đe dọa an ninh sống còn của Nga, đồng thời để củng cố lại uy thế nước lớn, Putin đã yêu cầu quân đội Nga phải có khả năng đáp trả sự đe dọa mà Nga phải đối mặt, đã xoay chuyển cục diện từ chỗ chi phí quân sự liên tục giảm đến chỗ chi phí quân sự từng bước tăng lên ổn định, và đã đuổi kịp Nhật Bản vào năm 2008, tỏ rõ xu hướng phát triển hơn hẳn Nhật Bản. Năm 2009, sau khi trở thành Tổng thống Nga, Medvedev đã xác định “kiềm chế chiến lược” là phương châm chiến lược mới để chỉ đạo an ninh quân sự quốc gia trong thời kỳ tới đây, xác định rõ “chính sách nhằm có được ưu thế mang tính áp đảo trong lĩnh vực quân sự của một số nước lớn chủ chốt” đứng đầu là Mỹ, là mối đe dọa lớn nhất trong lĩnh vực an ninh quân sự mà nước Nga phải đối mặt, “tình hình an nỉnh của Nga ở vào thời kỳ phức tạp nhất kể từ năm 1612”, “sức mạnh của Mỹ đã hiện diện ở cả bốn hướng chiến lược Đông Tây Nam Bắc của Nga. Vì thế nhiệm vụ chủ yếu nhất trong kiềm chế chiến
lược là không xung đột quân sự trực tiếp với Mỹ”. Từ đó Nga sẽ phải kiên trì kiềm chế hạt nhân và tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang thông thường hiện đại hóa. Có thể nói, trong 11 năm đầu của thế kỷ 21, Nga luôn coi Mỹ là “kẻ thù mạnh” cần đề phòng, đồng thời xác định khôi phục địa vị của cường quốc quân sự là sự lựa chọn chiến lược để đối đầu với Mỹ, vì thế tình hình biến động và xu hướng tăng chi phí quân sự của Nga cũng là phản ứng từ môi trường an ninh mang tính chất không xác định và là sự lựa chọn chiến lược mà Nga phải đối mặt.
III- Xu hướng và mức độ nâng cao sức mạnh quân sự rõ rệt của Ấn Độ
Sau Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ đã điều chỉnh toàn diện chiến lược quân sự từ năm 2000 đến nay chi phí quân sự của Ấn Độ luôn duy trì ở mức 2% – 3% GDP, từng bước phát triển thành quốc gia quân sự lớn nhất ơ khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương. Ấn Độ không hề che giấu tư tưởng quân sự “tấn công tích cực” của mình, cho rằng ở phía Tây, Pakixtan là trở ngại chủ yếu nhất để Ấn Độ trở thành bá chủ ở Nam Á, nên phải áp dụng chiến lược tấn công tích cực đối vói Pakixtan; ở phía Đông, Ấn Độ cần tham gia tích cực vào các công việc ở khu vực biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và Thái Bình Dương, tìm kiếm sự hiện diện của hải quân Ấn Độ ở khu vực Thái Bình Dương; Ở phía Bắc, áp dụng thái độ “phòng ngự” đối với Trung Quốc; Ở phía Nam, phải đảm bảo chắc chắn để “Ấn Độ Dương là biển của người Ấn Độ”. Chiến lược quân sự của Ấn Độ đã thể hiện rõ sự điều chỉnh tư chiến lược phòng ngự bị động theo cách “chống đỡ đe dọa” trước đây thành chiến lược “răn đe cảnh cáo”, đề xuất phải đánh đòn quân sự “phủ đầu” đối với kể thù, nhấn mạnh đánh thắng cuộc chiến tranh hạn chế trong điều kiện bị đe dọa hạt nhân, xác định rõ sẽ mở rộng phạm vi tác chiến ở xung quanh ra đến toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vì thế mức độ và xu hướng tăng chi phí quân sự rõ rệt của Ấn Độ là sự phản ánh về ý đồ giữ ưu thế quân sự tuyệt đối và răn đe quân sự tuyệt đối của Ấn Độ.
Trên thực tế, những năm gần đây Ấn Độ đã nhiều lần diễn tận quân sự chung với các nước Đông Nam Á, tích cực tham gia các công việc ở eo biển Malacca, trong đó “Tuyên bố chung về đảm bảo an ninh Ấn Độ-Nhật Bản” giữa hai nước đã đặt cơ sở để Ấn Độ vươn rộng phạm vi chiến lược ra Thái Bình Dương. Theo báo chí nước ngoài, Ấn Độ đang đề xuất với Việt Nam dành cho Ẩn Độ quyền được đỗ tàu lâu dài ở cảng Nha Trang. Đối vói Ẩn Độ thì việc làm như vậy có thể mở rộng được ảnh hưởng quân sự theo chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ, thể hiện nguyện vọng muốn giúp duy trì cân bằng thế lực ở châu Á của Ấn Độ đến các nước khu vực Đông Nam Á. Nếu Ấn Độ có được quyền đỗ tàu lâu dài ở cảng Nha Trang của Việt Nam thì đó sẽ trở thành một trụ cột nữa để Ấn Độ đối kháng với “chuỗi đảo thứ ba” mà Trung Quốc có thể thiết lập ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Thông qua cảng Nha Trang, Ấn Độ có thể giám sát tình hình từ một mặt của Biển Đông phía eo biển Malắcca, đảm bảo một cách hữu hiệu về an ninh vận chuyển năng lượng và thương mại giữa Ấn Độ và Trung Đông, đồng thời sẽ đặt một bộ phận lớn hơn nữa tuyến giao thông trên biển của Trung Quốc vào trong tầm hỏa lực của hải quân Ấn Độ.
IV- Ôxtrâylia đặt Trung Quốc vào vị trí phòng ngự quân s trọng tâm
Sau sự kiện khủng bố 11/9, Chính phủ Liên bang Ôxtrâylia đã đánh giá lại môi trường an ninh và chiến lược quốc phòng mà nước này phải đối mặt, cho rằng Ôxtrâylia “phải trở thành người bảo vệ duy nhất cho an ninh của bản thân”, phải có khả năng mang tính quyết định có thể đẩy lui, khi cần thiết có thể đánh bại, bất cứ hành vi mang tính tấn công nào nhằm vào Ôxtrâylia và những khu vực lợi ích của Ôxtrâylia”. Thủ tướng Ôxtrâylia lúc đó là J. Howard cam kết “dự toán chi phí quân sự mỗi năm sẽ tăng 3%, cho đến năm 2016”. Năm 2009 Ôxtrâylia đã công bố Sách Trắng quốc phòng mới có tên “Sức mạnh quân sự năm 2030 – bảo vệ Ôxtrâylia trong một thế kỷ châu Á-Thái Bình Dương”, nói rõ “Trung Quốc sẽ trở thành lực lượng quân sự chủ yếu ở châu Á”, nhưng đã vượt quá yêu cầu bảo vệ chủ quyền, Trung Quốc phát triển sức mạnh quân sự là để kiềm chế đồng minh của Ôxtrâylia – đó là sức mạnh của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy “20 năm tới đây Chính phủ Ôxtrâylia sẽ chú trọng nâng cao khả năng phòng vệ tự thân, nhất là tăng cường xây dựng sức mạnh của hải quân và không quân”.
Một số cơ quan tư vấn và học giả ở Ôxtrâylia cũng liên tục chỉ ra rằng điều không mâu thuẫn gì với việc duy trì chính sách tiếp xúc là ôxtrâylia phải đề phòng một nước Trung Quốc nguy hiểm hơn va lớn mạnh hơn về mặt quân sự. Ôxtrâylia hy vọng phát triển một số yếu tố cấu thành sức mạnh – bao gồm tàu ngầm – từ đó đóng góp ngày một nhiều hơn cho sức mạnh của một liên minh do Mỹ đứng đầu, bao gồm Nhật Bản và Ôxtrâylia. Nhiều người cho rằng Ôxtrâylia và nước khác không nên yên phận với hiện trạng hoặc yên tâm ngủ dưới chiếc Ô bảo trợ an ninh của Mỹ. Ôxtrâylia, Nhật Ban, Hàn Quốc và những đồng minh khác cần tạo nên một hệ thống hợp tác chặt chẽ giữa các nước để đảm bảo tính chất mở của hải dương và thương mại trên biển thông suốt.
V- Ý thức đề phòng Trung Quốc của một số nước Đông Nam Á tăng lên rõ rệt
Một số nước Đông Nam Á cho rằng Trung Quốc đang ra sức thông qua cách “biểu đạt ngoại giao” để mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á, nhanh chóng trở thành nước chủ đạo ở khu vực này, làm cho, vai trò của Mỹ ở Đông Nam Á và quan hệ truyền thống bị đặt vấn đề nghi ngờ. Khu vực Đông Nam Á không có quốc gia nào có thể cân bằng được với Trung Quốc, nhất là những nước có tồn tại tranh chấp lịch sử, lãnh thổ, lãnh hải và bất đồng chính trị với Trung Quốc, như các nước Philippin, Việt Nam, Inđônêxia…. Vì thế các nước Đông Nam Á này một mặt không ngừng gia tăng chi phí quân sự, tăng cường trang thiết bị quân sự, nhưng mặt khác tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ, cùng với Mỹ mở rộng “hợp tác phòng vệ”, Đặc biệt là, trong khi vấn đề Biển Đông vẫn chưa ,được giải quyết, “nhân tố Trung Quốc” không những trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy Đông Nam Á “tính toán trở lại” quan hệ với Mỹ, mà còn trở thành một trong ba phương diện xem xét về địa chiến lược để Mỹ làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác với Việt Nam. Một thực tế gần đây nhất là, ngoài việc “gấp rút mua vũ khí của Mỹ”, Philippin còn thương thảo với Mỹ về việc “Mỹ khởi động trở lại các căn cứ quân sự Subic và Clack”, “ngày càng hy vọng Mỹ viện trợ quân sự khi Trung Quốc sử dụng vũ lực trong vấn đề Biển Đông, bao gồm cả việc Mỹ điều quân đến đây”, trong khi đó Mỹ nói rằng “Mỹ sẽ không phụ lòng mong đợi của Philippin, sẽ viện trợ thêm một mức để quân đội Philippin hiện đại hóa, đối trọng lại được với Trung Quốc”. “Chính phủ Mỹ và Chính phủ Philippin đã nâng cấp toàn diện quan hệ đồng minh. Nêu giữa Trung Quốc và Philippin xảy ra xung đột quân sự liên quan đến vấn đề chủ quvền ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa), Mỹ sẽ bảo vệ Philippin theo Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philíppin (ký năm 1951)”. Theo tin cho biết Malaixia, Việt Nam, Inđônêxia và Ôxtrâylia đều dự định mua vũ khí của Mỹ và mở rộng các hạm đội tàu ngầm hạt nhân của họ.
VI- Nhật Bản liệt Trung Quốc vào đối tượng đề phòng quan trọng
Do bị ràng buộc bởi thân phận là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai và bị hạn chế bởi hiến pháp hòa bình sau chiến tranh, khả năng tấn công và phản kích có hạn, chính sách ngoại giao lại thiếu tính tự chủ thực chất nên khi xây dựng chính sách quốc phòng, Nhật Bản phải dựa vào tình hình so sánh lực lượng của bên ngoài. Chi phí quân sự của Nhật Bán duy trì xu hướng tăng tổng thể, vừa là nhu cầu về trang thiết bị quân sự mỗi ngày một lớn thêm, cũng vừa phải “đáp nhờ chuyến xe” của cuộc đấu giữa Mỹ và Trung Quốc, thông qua tô vẽ và tạo dựng nên tình cảnh chi phí quân sự của Trung Quốc tăng mạnh đe dọa an ninh của bản thân, nhằm có được khả năng Mỹ mở rộng đầu tư đảm bảo an ninh cho chính mình, từ đó an ninh sẽ được đảm bảo ở mức tối đa.
Cương lĩnh phòng vệ mới của Nhật Bản năm 2010 xác định rõ phải chuyển đói tượng phòng vệ chủ yếu đến Trung Quốc, cho rằng chi phí quân sự của Trung Quốc tăng lên, hải quân Trung Quốc hoạt động nhiều hơn ở vùng biển xung quanh Nhật Bản và thực lực quân sự Trung Quốc tăng lên đều “khiến cho khu vực và cộng đồng quốc tế lo ngại”. Vì thế, “đối với Nhật Bản, điều quan trọng nhất vẫn là tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ là nước đang muốn tiếp tục là người cảnh sát của thế giới, phối hợp trong chính sách can dự của Mỹ, xác định rõ ‘mục tiêu chiến lược chung Nhật-Mỹ’, chia đều trách nhiệm, nâng cao khả năng tự vệ”. Tháng 6/2010, “xuất phát từ bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy về quân sự và môi trường an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương thay đổi”, Nhật Bản và Mỹ đã tổ chức hội nghị của Ủy ban hiệp thương đảm bảo an ninh (Hội nghị 2+2), “đã soạn thảo và công bố văn kiện mới về mục tiêu chiến lược chung, xác định việc đề phòng Trung Quốc có lực lượng quân sự đang tăng lên mạnh mẽ là chủ đề chính của liên minh Nhật-Mỹ”, Động thái mới nhất của Nhật Bản và Mỹ chứng minh hùng hồn rằng Nhật Bản đang bám vào việc Trung Quốc tăng chi phí quân sự để làm “động lực thúc đẩy” Mỹ củng cố liên minh Nhật-Mỹ.
***
(The Economist - 24-30/3/2012)
Các nước đang mua rất nhiều vũ khí, nhưng liệu điều đó có được coi là một cuộc chạy đua vũ trang?
Quốc đảo nhỏ bé Xinhgapo, quê hương của khoảng hơn 5 triệu người, nổi tiếng là một trung tâm thanh bình, sáng sủa của ngành ngân hàng, luật sư và môn gôn. Tuy nhiên ngoài những con kênh đào, nước này còn sở hữu rất nhiều vũ khí.
Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stốckhôm (SIPRI), hiện nay Xinhgapo là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 5 trên thế giới, chỉ ít hơn một số người khổng lồ hiển nhiên – Trung Quốc, Ấn Độ và Pakixtan — cộng thêm Hàn Quốc. Xinhgapo chiếm 4% tổng số chi phí của thế giới về nhập khẩu vũ khí. Chi tiêu quốc phòng trên đầu người của nước này lớn hơn mọi nước khác trừ Mỹ, Ixraen và Cooét. Trong năm 2012, 9,7 tỷ USD, hay 24% ngân sách, sẽ được dành cho quốc phòng.
Đây là những con số đáng chú ý, nhưng Xinhgapo vốn đã là một trong những nước chi tiêu lớn hơn trong khu vực kể từ sự tách rời đầy thù hằn khỏi Malaixia của nước này năm 1965. Sự khác biệt hiện nay là hầu như mọi nước ở Đông Nam Á đã bắt đầu một quá trình tăng cường lực lượng vũ trang tương tự, khiên nó trở thành một trong những khu vực có chi tiêu quốc phòng gia tăng nhanh nhất trên thế giới. Các nhả phân tích quân sự tại IHS Jane’s nói rằng các nước Đông Nam Á cùng nhau đã tăng 13,5% chi tiêu quốc phòng trong năm 2011, lên 24,5 tỷ USD. Con số này được dự đoán là sẽ tăng lên đến 40 tỷ USD vào năm 2016. Theo SIPRI, chuyển giao vũ khí tới Malaixia đã tăng 8 lần trong giai đoạn 2005-2009 so với con số của 5 năm trước. Chi tiêu của Inđônêxia tăng 84% trong thời gian đó.
Đó là một phần của một hiện tượng châu Á rộng lớn hơn. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, một cơ quan tư vấn chính sách ở Luânđôn lần đầu tiên, ít nhất là trong lịch sử hiện đại, chi tiêu quân sự của châu Á sắp vượt qua châu Âu. Trung Quốc đang tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng của mình cứ mỗi 5 năm và Ấn Độ vừa thông báo chi tiêu trong năm 2012 sẽ tăng 17%, lên khoảng 40 tỷ USD.
Cho tới gần đây những cuộc nổi loạn trong nước đã biện minh đầy đủ cho việc chi tiêu quốc phòng của một số nước Đông Nam Á. Tuy nhiên trong nhiều thập kỷ đã không có cuộc xung đột nào giữa các quốc gia. Một cảm giác lo lắng vẫn tồn tại ở Xinhgapo về Malaixia ở phía Bắc và Inđônêxia, người hàng xóm lớn của nước này ở phía Nam. Mặc dù vậy, rất khó để hình dung việc bất cứ nước nào của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ gây gô, có lẽ ngoại trừ Campuchia và Thái Lan, những nước thỉnh thoảng nã pháo về phía nhau vì một ngôi đền tranh chấp ở biên giới.
Tuy vậy, hầu hết các nước dường như đang lợi dụng thành công kinh tế để hiện đại hóa vũ khí của họ trong khi những thứ đang có sẵn vẫn tốt. Chi tiêu quôc phòng đã giảm mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1997-1998, khi nhiều máy bay và tàu đã cũ. Hiện nay nhiều nước đang tận hưởng tăng trưởng kinh tế nhanh, lên tới 6%/năm, và những
ngân sách giàu có. Bill Edgar cua IHS Jane’s cho biết điều này không phải là một cuộc chạy đua vũ trang “chiến lược”. Ông nói rằng đúng hơn, tất cả điều đó liên quan tới sự hiện đại hóa.
Lấy ví dụ người khổng lồ trong khu vực, Inđônêxia. Trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 không chỉ tàn phá các cộng đồng, nó còn bóc trần những khiếm khuyết của các lực lượng vũ trang, tỏ ra được trang bị yếu kém và thiếu tinh thần. Khi quân đội Mỹ và Ôxtrâylia điều các tàu sân bay và các tàu khác đến tỉnh Aceh hoang tàn để trợ giúp và tìm kiếm các nạn nhân, quân đội Inđônêxia chỉ còn làm khán giả. Tổng thống mới đắc cử, Susilo Bambang Yudhoyono, cảm thấy bị sỉ nhục, vốn là một cựu tướng lĩnh, ông Yudhoyono đã đặt việc hiện đại hóa quân đội Inđônêxia là một ưu tiên kể từ đó.
Inđônêxia sẽ chi 8 tỷ USD cho quốc phòng trong năm 2012 – vẫn tương đối khiêm tốn vối một đất nước có 240 triệu dân, nhưng đã tăng mạnh từ mức 2,6 tỷ USD trong năm 2006. Nhiều cuộc mua bán vũ khí hạng nặng và linh kiện đang diễn ra. Nước này đã có được máy bay chiến đấu của Nga và Mỹ, bao gồm máy bay chiến đấu F-16, các tàu lớn cho hải quân của mình, và các linh kiện cho máy bay vận tải C-130. Vào tháng 1/2012 Inđônêxia đã ký kết một hợp đồng trị giá 1,1 tỷ USD cho 3 tàu ngầm điện điêden do Đức sản xuất, và các nhà lập pháp đang tranh cãi liệu có nên mua 100 xe tăng Leopard từ Hà Lan hay không. Ông Yudhoyono cũng muốn cải thiện đời sống của các binh sĩ, với lương và trợ cấp cao hơn.
Những tính toán chính trị trong nước là một nhân tố khác đằng sau chi tiêu quân sự rầm rộ của khu vực. Terence Lee thuộc Đại học Quốc gia Xinhgapo lập luận rằng ở những nước mà lực lượng vũ trang can thiệp vào hoạt động chính trị, các chính trị gia dân sự sử dụng ngân sách quốc phòng lớn hơn đế mua chuộc sự phục tùng của quân đội – Thái Lan là một trường hợp như vậy. Xinhgapo mặt khác có một động cơ khác. Nước này là nước duy nhất trong khu vực xây dựng ngành công nghiệp vũ trang công nghệ cao của riêng mình. Xinhgapo từ lâu đã bán vũ khí cho các nước đang phát triển khác, nhưng gần đây cũng mới giành được những đơn đặt hàng lớn đầu tiên từ các quân đội phương Tây. ST Engineering, công ty Đông Nam Á duy nhất trong tóp 100 các nhà sản xuất quốc phòng của SIPRI, đã bán được hon 100 xe chở quân bọc thép Bronco (hay Warthog) cho người Anh, để sử dụng ở Ápganixtan.
Mặc dù tất cầ những điều đó, các mối lo chiến lược là có lý do. Chẳng hạn, các tuyến đường Men dẫn tới Eo Malacca là nhân tố quyết định đến sự thịnh vượng của Xinhgapo. Và hơn 1 thập kỷ qua, một số người có thể đã lo ngại rằng Mỹ đã bị xao lãng bởi chiến tranh ở những nơi khác. Vì vậy sự phát triển của một lực lượng hải quân biển khơi Trung Quốc là có nhiều hàm ý.
Những lo ngại chiến lược cũng rất quan trọng với bất kỳ nước nào tuyên bố chủ quyền với vùng biến tranh chấp Nam Hải (Biển Đông), nơi lập trường quả quyết của Trung Quốc đã kích thích một sự gia tăng chi tiêu, chẳng hạn của Việt Nam. Nước này gần đây đã đặt hàng 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga. Việt Nam cũng sẽ mua khoảng 7 tàu khu trục nhỏ và tàu hộ tống mới trong thập kỷ tới. Ở Philippin, Chính phủ của Tổng thống Benigno Aquino gần như đã tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng trong năm 2011, lên tới 2,4 tỷ USD.
Ngay cả khi có những tàu ngầm và máy bay mới, Việt Nam và Philippin vẫn không sánh ngang được với siêu cường mới của châu Á, nếu chiến tranh xảy ra. Nhưng điều đó có thể khiến Trung Quốc phải suy nghi cẩn thận trước khi thử làm bất kỳ điều gì, và câu giờ trước khi Mỹ có thể cho là tới cứu nguy./.

Khiếu nại đông người tăng đột biến sau vụ Tiên Lãng: "Không xét lại các khiếu nại sau sai phạm ở Tiên Lãng"

Ảnh minh họa-Hai người bị khởi tố trong vụ cưỡng chế đầm tôm ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
Vụ cưỡng chế sai tại Tiên Lãng, Hải Phòng: Bộ trưởng Bộ TN&MT chưa khách quan? (ĐĐK).  - Vụ Đoàn Văn Vươn: Không nhận văn bản bảo lãnh có trái luật? (Infonet).  Không đồng tình phát biểu của Bộ trưởng TN-MT về vụ Tiên Lãng (TP).Vụ Đoàn Văn Vươn: Bộ trưởng Bộ TN&MT chưa khách quan? gd-Liên Chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng cho rằng những ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang không...- Không sổ đỏ: Dân khổ trăm bề (ĐĐK).- Mùa bão (Boxitvn).- Xuất hiện mâu thuẫn trong vụ múc mộ dân trong đêm (Bee).  - Vụ hàng chục ngôi mộ bị múc trong đêm: Lái máy xúc nói gì? (GDVN).--  Vụ Đoàn Văn Vươn khơi dậy tranh cãi về bất công xã hội tại VN   –   (VOA). - Giải phóng mặt bằng: Mỹ khác Việt    –   (VOA).Bọn cờ gian bạc lận_ TVVNĐặng Quang Chính-

 Kẻ bắt cóc trẻ sơ sinh bị phạt 4 năm tù (NLĐ).(NLĐO)- Nhận định bị cáo bắt cóc là để nuôi, hoàn cảnh lại khó khăn, khai nhận thành khẩn… HĐXX đã tuyên Nguyễn Thị Lệ mức án 4 năm tù về tội Chiếm đoạt trẻ em và buộc phải bồi thường 24,9 triệu cho gia đình cháu Phạm Trường Hà.

Ngăn chặn rác thải độc hại ồ ạt nhập vào Việt Nam

-Kiểm tra rác nhập khẩu qua cảng Hải Phòng. -Ngăn chặn rác thải độc hại ồ ạt nhập vào Việt Nam dtri (Dân trí) - Mỗi ngày, hàng chục tấn rác được nhập vào Việt Nam, trong đó không ít là rác thải độc hại, ô nhiễm. Cơ quan chức năng chuẩn bị công bố danh mục phế liệu được phép nhập khẩu nhằm chấn chỉnh tình trạng này.

Trên thực tế, trong thời gian vừa qua, đã diễn ra thực trạng một lượng rác thải khổng lồ từ Campuchia tràn vào Việt Nam qua các tỉnh biên giới Tây Nam mà sôi động nhất là cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang) và Đồng Tháp. Lượng rác nhập khẩu bình quân hàng chục tấn/ngàygồm đủ loại: sắt, thép, tôn, giấy vụn, nylon, các vật dụng hư hỏng bằng nhựa, vỏ chai, bình ắc-quy cũ, vỉ mạch điện tử, thậm chí có cả bình đựng thuốc trừ sâu…
Tại miền Bắc, Cảnh sát môi trường và Hải quan Hải Phòng cũng đã từng bắt giữ nhiều container rác thải công nghiệp nhập lậu về cảng Đình Vũ (Hải Phòng) qua đường biển. Đây là loại cao su phế thải không thể tái chế, rác thải ô nhiễm tiềm ẩn nguy cơ độc hại cao…
Nhằm chấn chỉnh tình trạng này, mới đây, Thông tư quy định danh mục các loại phế liệu được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố lấy ý kiến nhân dân.
Dự thảo này quy định 37 loại phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất, gồm: mai, vỏ động vật thân mềm, động vật giáp xác hoặc động vật da gai không xương sống; thạch cao; xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt, thép; phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa); giấy loại hoặc bìa loại thu hồi; tơ tằm phế phẩm; phế liệu và mảnh vụn của gang, thép hợp kim, sắt...
Ngoài ra, Dự thảo cho phép 43 loại phế liệu được nhập khẩu từ khu chế xuất, doanh nghiệp trong khu chế xuất, doanh nghiệp trong khu kinh tế cửa khẩu để làm nguyên liệu sản xuất. Danh mục phế liệu này gồm: phế liệu mica; phế liệu và mảnh vụn từ cao su; giấy loại hoặc bìa loại thu hồi; mùn cưa và phế liệu gỗ; phế liệu sợi; vải vụn mới; phế liệu và mảnh vụn đồng, nhôm, niken, kẽm, Vonfram, Titan, Crom,...
Dự thảo còn quy định rõ, trước khi nhập khẩu, phế liệu phải được lựa chọn, làm sạch để loại bỏ chất thải, những loại vật liệu, vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, phải phân loại riêng biệt theo mã HS, tên phế liệu, mô tả phế liệu, yêu cầu chất lượng phù hợp với quy định.
Theo đó, các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu chế xuất, doanh nghiệp trong khu kinh tế cửa khẩu nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất cũng phải tuân thủ các quy định của Thông tư này.
Cơ quan chức năng cho rằng, Thông tư này một mặt kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đảm bảo an toàn, mặt khác khuyến khích tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu chất thải phải xử lý tiêu hủy, hạn chế gây ô nhiễm môi trường


Nạo để vét! (PLTP).
Vì sao rừng Tây Nguyên “bốc hơi” nhanh hơn dự kiến? (Tầm nhìn).  - Tan hoang rừng Mường Mùn: Tàn phá rừng già bản Lúm (DV).- Chuyện thú vị về loài rùa được coi là “quái thú” (VTC).


->Lại chuyện người dân kêu cứu vì bị nhà máy “bức tử”
(Tamnhin.net) - Nhiều năm qua, xưởng sản xuất giấy Krap của Công ty TNHH An Châu đóng tại khối 14, phường Cửa Nam (TP Vinh, Nghệ An) khiến người dân “mất ăn, mất ngủ” vì đã thải ra lượng nước thải và khí thải đáng báo động.

'Nguyên liệu đốt'' chuẩn bị vào lò.(Ảnh: do người dân cung cấp)
Hàng trăm hộ dân đang sinh sống tại khối 13, 14 và 15 phường Cửa Nam  đã phải “soạn” và cùng ký tên vào tờ “Đơn kêu cứu” gửi đến các cơ quan chức năng và cơ quan báo chí, mà theo họ là “đã đến lúc không thể chịu đựng được nữa, phải lên tiếng”.

Dân “hứng trọn”
Chúng tôi có mặt tại nhà một người dân gần khu vực Nhà máy sản xuất giấy krap của công ty TNHH An Châu, nhiều người dân nơi đây đã có mặt từ trước để được “lên tiếng” bày tỏ sự bức xúc của mình.

Theo những người dân này cho biết, trong khoảng vài ba năm trở lại đây, xưởng sản xuất giấy này liên tục tiến hành đốt các thứ được xem là “nguyên liệu” như túi bóng và các phế liệu khác vốn được thu gom từ chất thải trong lờ hơi của xưởng. Từ lò hơi này đã thải ra một lượng khói bao trùm đến các khu vực dân sinh lân cận. Chịu ảnh hưởng từ khí thải này, người dân cảm thấy tức ngực, khó thở.

 
Chất thải dùng để đốt trong lò hơi

Ông Hoàng Hữu Phúc (trú tại khối 14) cho hay: “Hiện nay chúng tôi phải sống trong không khí ngột ngạt và độc hại. Cả ngày phải đóng cửa thì mùi khét từ phía nhà máy tỏa ra. Trẻ con phải đem đi nơi khác vì có nhiều triệu chứng bị các bệnh về hô hấp rất nhiều”.

Ông Phúc còn dẫn chúng thôi “mục sở thị” nước thải mà xưởng sản xuất giấy này thải trực tiếp ra sông Côn Mộc phía sau nhà máy. Ông Phúc nói rằng, trước đây thuyền có thể đi trên con sông nhỏ này, nhưng kể từ khi nước thải mang theo bột giấy tuồn thẳng ra sông thì dòng sông đã không còn, bề mặt của con sông này đã trở thành một tấm thảm bột giấy, cây cối sinh sôi và phát triển um tùm.

Ông Phúc cho biết nhiều diện tích ao hồ xung quanh khu vực nhà máy trước đây cũng bị nhà máy này xả thải làm nước đen kịt, ô nhiễm.

Hộ gia đình ông Lê Duy Khanh sinh sống nhiều năm ngay tại khu vực mương nước thải từ xưởng sản xuất giấy của Công ty An Châu lắc đầu tỏ vẻ chán nản: “ Khổ lắm, chúng tôi kêu mãi rồi mà có thây được gì đâu. Sống ở đây thì chắc cũng chết sớm thôi”.

 
Khuôn viên nhà máy ''liên thông'' cạnh nhà dân

Tình hình khẩn thiết hơn khi hàng trăm người dân nơi đây viết đơn cầu cứu: “ nếu sự việc cứ tiếp diễn quá sức chịu đựng của người dân, không được can thiệp kịp thời của cơ quan có thẩm quyền thì chúng tôi e rằng sẽ có sự xung đột bằng bạo lực giữa nhân dân địa phương và nhà máy giấy An Châu”.

Nhà máy “hiên ngang” hoạt động
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Tấn Dũng – Phó giám đốc công ty TNHH An Châu về những sự bức xúc của người dân trong các vấn đề liên quan đến chất thải của công ty này.

Ông Dũng thừa nhận, công ty đã có cho đốt băng keo và nilon trong lò hơi của xưởng sản xuất giấy. Trong quá trình đốt này, có thải ra khói trắng và có mùi khét khó chịu nhưng điều này không hề ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh!?

Ông Dũng khẳng định rằng việc nhà máy gây ô nhiễm là không có cơ sở!?


Khí từ lò hơi thải ra môi trường 

Chúng tôi được ông Hoàng Tấn Dũng dẫn đi tham quan xưởng sản xuất giấy của công ty TNHH An Châu. Theo quan sát, cả hệ thống dây chuyền sản xuất đã rất cũ kỹ, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp. Chưa hết, khuôn viên nhà máy nằm ngay cạnh nhà khu dân cư lân cận không được cách li với tiếng máy móc ầm ầm hoạt động ngày đêm với bụi rất nhiều bụi bặm.

Trong biên bản kiểm tra gần đây của Phòng cảnh sát môi trường – Công an tỉnh Nghệ An vào ngày 7/6/29011 mà ông Hoàng Tấn Dũng cung cấp cho chúng tôi thì công ty TNHH An Châu đã mắc phải một số vi phạm như: “Công ty thực hiện không đầy đủ các nội dung đã đăng ký tại bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Công ty chưa có hệ thống xử lý nước thải theo quy định; Công ty chưa thực hiện quan trắc định kỳ theo quy định; Công ty chưa có giấp phép xả nước thải vào nguồn nước”.

Khi được hỏi về việc khắc phục những tồn tại đã ở nói trên, ông Phó giám đốc cũng chưa trả thẳng thắn các vần đề phóng viên nêu ra.

Hàng trăm người dân đang sống trong mối nguy hại trực tiếp từ môi trương, mà rất có thể trực tiếp từ việc sản xuất của công ty TNHH An Châu khi công ty này có một “lý lịch” còn nhiều điều đáng lưu tâm.

Cần hơn bao giờ hết, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

Viết tiếp bài “Lại chuyện người dân kêu cứu vì bị nhà máy “bức tử”

(Tamnhin.net) - Hàng trăm hộ dân sinh sống tại phường Cửa Nam (TP. Vinh, Nghệ An) hết sức bức xúc vì bị nhà máy “chèn ép” môi trường sống, phải gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng địa phương.

Trong một thời gian dài, một lượng túi bóng ni lông đã được ''đưa vào lò''.
Mới đây, họ đã nhận được “kết quả”.

Sau khi nhận được đơn thư của công dân, UBND phường Cửa Nam đã tiến hành thành lập Tổ kiểm tra xác minh vấn đề công dân đã nêu.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Quang Minh – Phó chủ tịch UBND phường Cửa Nam cho biết. Qua xem xét thực địa, ngày 18/3/2012, Tổ kiểm tra đã làm việc với lãnh đạo Công ty An Châu về các vấn đề liên quan đến việc công ty này tiến hành đốt rác thải, băng keo và túi bóng ni lông. Qua đó xác định việc các hộ dân phản ánh là hoàn toàn có cơ sở.

Sau đó UBND phường Cửa Nam đã mời các hộ dân có trong “danh sách chữ ký” trên tờ đơn kêu cứu lên Trụ sở phường làm việc.

Buổi làm việc đi đến thống nhất các nội dung như: nghiêm cấm Công ty TNHH An Châu không được đốt rác nhen lò gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe nhân dân; trước ngày 28/5/2012 công ty này phải “giải phóng” lượng rác, băng keo và ni lông trước đó dùng đốt lò; Công ty TNHH An Châu phải hoàn chỉnh xây dựng mương nước thải, xây hố lắng lọc trước ngày 30/4.

Buổi làm việc với các hộ dân cũng thống nhất rằng, Tổ công tác cùng với các hộ dân sẽ theo dõi và kiểm tra công tác khắc phục của công ty An Châu.

Như vậy, sau một thời gian “chịu trận” thì hiện nay người dân đã được “giải vây”. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là, hoạt động sản xuất của Công ty TNHH An Châu đã gây ô nhiễm môi trường, làm đời sống của người dân bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng trong thời gian dài. Nhưng không hiểu sao khi người dân “tố” thì mới nhận được sự can thiệp của chính quyền ?

Và các cơ quan chức năng chuyên trách hữu quan, sao để người dân rơi vào tình cảnh “chờ được vạ thì má đã sưng” ?

An Bình – Hà Vy

Lúa chết vì ngấm nước thải nhà máy (TT).Dân khốn đốn vì titan (NLĐ).-  Sừng tê đắt như vàng, người Việt vẫn mua,VnExpress - : Vietnam craves rhino horn; costs more than cocaine, AP-Từ loạt bài “Lập dự án để chia chác đất rừng”: Cảnh sát môi trường vào cuộc (SGGP).

 Vĩnh Phúc: Người dân cấm đường vì các công ty gây ô nhiễm (PL&XH).-Sáng 6-4, người dân thôn Hán Lữ, phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung ra đường và dùng nhiều chướng ngại vật để chặn những đoàn xe có trọng tải lớn.
Trên địa bàn thôn Hán Lữ có rất nhiều công ty đóng tại đây như: Cty Đại Việt, Cty Trường Xuân, Cty Đức Minh, Cty Hoàn Mỹ, Cty Prime VN... Người dân địa phương cho biết, việc tập trung những công ty này tại địa phương người dân hoàn toàn ủng hộ vì sự phát triển chung của thành phố. Tuy nhiên, nhiều tháng nay người dân rất bất bình vì đời sống của họ bị ảnh hưởng trầm trọng do các công ty này gây ô nhiễm nặng nề. Người dân nhiều lần đã gửi đề nghị lên các cấp có thẩm quyền và lãnh đạo các công ty nói trên nhưng đến nay, sự việc vẫn được giải quyết nên người dân mới bức xúc chắn đường như vậy.

Anh Nguyễn Trường Giang, người dân thôn Hán Lữ bức xúc: “Nguồn nước bị chất thải lỏng của các công ty làm ô nhiễm nặng đến bọ gậy cũng không thể sống nổi. Nước ăn của thì bốc mùi hôi thối, sờ tay có chất nhờn do bị nhiễm sút từ các nhà máy thải ra… Đường vào không hề có cống rãnh, mùa mưa ngập úng, mùa hè bụi bặm, lượng xe tải trọng lớn ra vào tấp nập khiến cuộc sống của người dân Hán Lữ rất vất vả”.
Gần đây, người dân thôn Hán Lữ còn gặp rất nhiều những loại bệnh như bệnh đường ruột, hô hấp… mà nguyên nhân chính là vì ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước/
Người dân thôn Hán Lữ cho biết, nếu chừng nào những công ty nói trên và các cấp có thẩm quyền chưa vào cuộc để khắc phục, đảm bảo đời sống cho những người dân thì họ sẽ không cho những đoàn xe này di chuyển.
Một số hình ảnh PV ghi lại tại thôn Hán Lữ:


    

Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
 
Người dân bức xúc nên đã cấm đường, không cho xe tải chở vật liệu của các công ty đi qua.
Đức Hạnh -Thùy Giang

Thực phẩm độc hại và cái bản chất “nhân danh mưu sinh” (PLTP).-16 ca tử vong và một hội nghị nặng tính phong trào
Dân Trí
Hội nghị gần như mang tầm quốc gia, do bộ trưởng cùng hai thứ trưởng bộ Y tế chủ trì, được kỳ vọng sẽ gợi mở nhiều vấn đề giữa lúc bệnh TCM vẫn diễn biến phức tạp và khó lường. Nhưng rốt cuộc hội nghị gây thất vọng cho không ít người tham dự.
Chăm sóc trẻ tay chân miệng tại nhàThanh Niên
Số ca mắc bệnh tay chân miệng cao nhất tỉnh Khánh HòaKhanh Hoa
'Tay chân miệng' lại hoành hành trường họcVietNamNet
24 giờ
Hỗ trợ cảnh sát giao thông: nhiều tranh cãi (TT).- Dân không cho phá rừng để khai thác titan (PLTP).----Bộ Công thương đề nghị tạm ngưng đánh thuế môi trường túi ni lông -Theo Bộ Công thương, đánh thuế bảo vệ môi trường với túi ni lông là chưa hợp lý, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu và kinh doanh của doanh nghiệp- NHỮNG THÂN PHẬN BỊ ĐÁNH CẮP: Bênh vực… hung thủ (NLĐ). “Đừng sỉ nhục trẻ con bằng cách ví von nó với đứa trẻ khác..." gd -- Đừng để tài xế taxi làm tiền du khách (TT).-- Bắt 6 đối tượng trong vụ hỗn chiến (NLĐ).- Đuổi việc phụ xe buýt hành hung khách (DT).- Những vụ nhập vai “nhớ đời” của một Thượng úy (TVN).
-Lo sợ ô nhiễm, hàng trăm người dân chặn xe chở rác

Chuyện lạ giữa Thủ đô: Phóng viên bị thu phí tác nghiệp

Chuyện lạ giữa Thủ đô: Phóng viên bị thu phí tác nghiệp 

(VTC News) – Không những không tạo điều kiện cho phóng viên tác nghiệp, lãnh đạo trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) còn “làm khó” bằng việc thu…phí tác nghiệp. Điều chưa từng có trong tiền lệ.
Chương trình "Tại sao không?" của Kênh truyền hình VTC2 - Đài truyền hình kỹ thuật số VTC là 1 chương trình truyền hình thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về chân dung những người trẻ với những ý tưởng và các đóng góp cho lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông. 

Chuyện lạ giữa Thủ đô: Phóng viên bị thu phí tác nghiệp
Công văn của VTC có chữ ký, dấu đỏ, bút tích của Hiệu trưởng trường Chu Văn An đề nghị thu 5 triệu đồng tiền phí. 

Theo kế hoạch sản xuất, tháng 4/2012, "Tại sao không?" sẽ phát sóng 1 chương trình về chân dung nhóm làm phim gồm 4 học sinh của trường THPT Chu Văn An, Hà Nội. Đây là những em học sinh đang thực hiện bộ phim ngắn nói lên tình yêu với chính ngôi trường của mình. 

Bộ phim có tựa đề: "All about CVA". Kịch bản chương trình hoàn toàn mang tính tuyên truyền gương người tốt việc tốt và có ý nghĩa tích cực không chỉ với cá nhân các học sinh mà còn là với hình ảnh của trường THPT Chu Văn An, Hà Nội và rộng hơn là Sở GD&ĐT Hà Nội. 

Để thực hiện chương trình này, ekip sản xuất của "Tại sao không?" đã liên hệ với phía nhà trường đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện cho 4 em học sinh tham gia ghi hình. Theo yêu cầu của nhà trường, ngày 23/03/2012, Đài truyền hình kỹ thuật số đã gửi công văn tới trường để chính thức có đề nghị về việc này.  

Tuy nhiên, Ông Chử Xuân Dũng - hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An đã ký, đóng dấu trực tiếp vào thẳng công văn của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC với nội dung: "Tài vụ thu lệ phí theo quy định (5 triệu đồng)".

Chuyện lạ giữa Thủ đô: Phóng viên bị thu phí tác nghiệp
Biên lai thu tiền của trường THPT Chu Văn An. 

Mặc dù, PV đã giải thích về việc tác nghiệp của mình là một hoạt động báo chí bình thường chứ không hề phục vụ mục đích kinh doanh nhưng ông Chử Xuân Dũng vẫn quyết định thu tiền hoạt động tác nghiệp của phóng viên. Lí do thu được giải thích là theo quy định của Hội đồng nhà trường.

Để đảm bảo chương trình được phát sóng theo đúng kế hoạch phục vụ mục tiêu tuyên truyền, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC đã phải duyệt chi 2 triệu đồng để trường THPT Chu Văn An đồng ý cho các em học sinh của trường tham gia ghi hình. Đáng chú ý, biên lai thu phí do Tài vụ của Trường THPT Chu Văn An cấp là biên lai của Sở GD&ĐT Hà Nội

Trả lời phỏng vấn phóng viên VTC, ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, Sở không biết việc này và không có quy định nào về việc này.

Trong khi đó, Luật sư Phạm Thanh Bình - Công ty Luật Hồng Hà khẳng định điều này không đúng pháp luật và nói cách khác Trường THPT Chu Văn An không có thẩm quyền này. Cụ thể hơn, theo quy định của pháp lệnh phí và lệ phí do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành năm 2001, chỉ những loại phí và lệ phí do Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành trong danh mục kèm theo mới được phép triển khai và thu trên toàn quốc. 

Nghị định 57, năm 2002 hướng dẫn về thu phí và lệ phí, thẩm quyền ban hành các loại thu phí và lệ phí gồm có chính phủ, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố và Bộ Tài chính. Ngoài các cơ quan vừa nêu, không đơn vị nào được đẻ ra các loại phí. Theo quy định điều 58, Luật giáo dục không có điều nào quy định Hội đồng nhà trường được đặt ra các loại phí và lệ phí. Điều 101 Bộ giáo dục cũng không quy định nguồn phí và lệ phí thu từ các nguồn thu khác của nhà trường.

Trao đổi với phóng viên VTC, ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam cho rằng, đây là lần đầu tiên ông gặp trường hợp thu phí tác nghiệp phóng viên. Theo Luật báo chí, không có quy định nào cho phép cơ sở phóng viên đến đưa tin đòi phí của phóng viên. Không một tổ chức cá nhân nào được cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Việc thu phí là không đúng. Hội nhà báo Việt Nam sẽ có ý kiến với cơ quan chức năng về việc này làm sao đảm bảo cho phóng viên được tiếp cận nguồn tin và được cung cấp các thông tin chính thống.

VTC News sẽ tiếp tục thông tin tới quý độc giả về vụ việc này.
-Không thể xuyên tạc và phủ nhận quyền tự do báo chí ở Việt Nam

Malaysia dự kiến sẽ cho phép sinh viên đại học tham gia chính trị

- --Malaysia to let university students join politics-KUALA LUMPUR (AP) - Các nhà lập pháp dự kiến ​​sẽ phê duyệt một kế hoạch cho phép cácsinh viên đại học Malaysia tham gia các đảng phái chính trị.
Bộ trưởng Bộ cao học Khaled Noordin vào thứ hai đã đệ trình đề nghị sửa đổi điều luật, cho phép dỡ bỏ lệnh cấm sinh viên đại học tham gia chính trị trong một thập kỷ và cho phép họ tham gia vào các hoạt động chính trị ngoài trường học.

Các nhà lập pháp dự kiến ​​sẽ thảo luận và thông qua các sửa đổi sớm.
Thủ tướng Najib Razak đã cam kết cải thiện tự do dân sự trước các cuộc bầu cử quốc gia dự kiến sẽ tiến hành vài tháng tới.

- .-- Một bình luận sai lệch về Nghị quyết Trung ương 4 (QĐND).--  - Mười tám nhà ly khai Việt Nam bị kết tội âm mưu lật đổ chính quyền   –   (RFI).  – Hội đồng công luật Công án Bia Sơn bị truy tố theo điều 79    –   (VOA).



Nếu ngành nào cũng lấy tăng thu làm mục tiêu…


- Đừng mang dân ra thử nghiệm chứ !
Sắp thu phí bảo trì đường bộ: Cấp phường, xã gặp khó (KTĐT).  - Thuế, phí và sự nguỵ biện (NNVN).- Từ ông xe ôm đến chủ tịch phường đều “sốt sình sịch” vì phí giao thông (GDVN).- Nói trời nói biển không bằng con dấu “củ khoai” (ĐĐK).-- Trí thức trẻ làm phó chủ tịch xã: Không thể làm việc với tinh thần thử nghiệm (TP).- DỰ THẢO ĐỀ ÁN THI TUYỂN CẠNH TRANH Ở ĐÀ NẴNG: Giải pháp tốt để hạn chế chạy chức (PLTP)-- Bộ Tư pháp yêu cầu Đà Nẵng hủy cấm nhập cư (VNN).Người dân góp ý cải cách thủ tục còn ít (PLTP).


 -Theo:-LÁO CŨNG CẦN NHÂN BẢN- BS Hồ Hải


"Nói láo mà chơi, nghe láo chơi
Dàn dưa lất phất hạt mưa rơi
Chuyện đời chán ngán, không buồn nhắc
Thơ thẩn nghe ma kể mấy lời". 

Mấy câu thơ của của Vương Ngư Dương do nhà thơ Tản Đà dịch trong phần mở đầu cuốn Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh, hôm nay làm cho những suy nghĩ của thân phận kẻ "tiện dân" muốn nói mấy lời với các bậc "quan thanh cao" vậy.

Nói láo, nói thật hay hành động đi ngược, hành động đúng với những gì của người nói là một biểu hiện của tư duy nhiều bước, loại tư duy mà tôi vẫn thường nhắc đi, nhắc lại là tư duy phản biện hay tư duy tới hạn. Vì để đi đến một hành động thực tiễn cho sự vật hiện tượng hoặc một vấn đề, thì con người hoặc các loài động vật phải ghi nhận thế giới khách quan, phân tích nó, và đưa ra phương án giải quyết một vấn đề của thực tiễn khách quan đòi hỏi.

Khi cùng đường, hoặc khi cần đạt mục đích tối cần thiết, các loài động vật và con người thường phải sử dụng mưu sâu, kế hiểm để thực hiện mục đích đó bằng mọi giá. Trong cách thực hiện đó, nói láo và hành động trái với văn hóa chuẩn, hay nói thật và hành động chuẩn với văn hóa nền của nhân loại là cách thể hiện đẳng cấp của một tư duy thánh thiện hay rác rưởi đang ngự trị trong bộ óc của một cá thể hay tầng lớp.

Trong tác phẩm "Tiếng con chim hót trong bụi mận gai", có một chi tiết đáng để phải suy nghĩ. Khi Cha Ralph de Bricassart bị một Đức Hồng Y đỡ đầu mình bắt gặp trong cuốn kinh của ông có hình cô Meggie Cleary. Ông bị hỏi, con có yêu cô ta không? Diễn tiến tâm lý phức tạp của cha Ralph lúc ấy đã đi đến quyết định: nói thật là cách nói dối tốt nhất trong mọi tình huống. Và cuối cùng ông công nhận là ông đã yêu cô gái tóc nâu Meggie. Điều nói thật này làm cho Đức Hồng Y không tin, thông cảm và khuyên nên xưng tội nếu ông đã lỡ phạm vào giáo điều của Chúa. Và cha Ralph cuối cùng cũng toại nguyện khi được phong Hồng Y để đi đến đỉnh vinh quang của sự nghiệp tu hành của mình ở tòa thánh Vatican - Đức Giáo Hoàng. 

Chủ đề tư tưởng của Tiếng con chim hót trong bụi mận gai nói lên sự phát triển tư duy của 3 thế hệ người phụ nữ nước Úc sau lập quốc. Qua đó nói lên tính nhân bản của một tư tưởng, đã là con người ai cũng phạm những sai lầm vì tham vọng. Nhưng có những việc làm láo có tính nhân bản, và có những việc láo bất nhân.

Láo nhân bản là láo nhưng không hại đến ai, mà nếu có hại thì chỉ có thể làm hại đến bản thân người làm ra cái láo. Nó có thể tha thứ được và có tính hướng thiện trong mỗi cái láo. Cách cha Ralph láo trong tiểu thuyết của Colleen McCullough mà tôi kể ở trên, là láo loại nhân bản.

Láo bất nhân bản là loại láo không có tính hướng thiện. Nó có đặc thù tất nhiên, liên tục. Láo sau to lớn hơn láo trước, và quan trọng nhất là, nó không hại đến bản thân kẻ gây ra láo, mà lại gây hại đến người khác khi cái láo nhỏ. Và di hại đến cộng đồng khi cái láo to lớn. Những cái láo bất nhân nhỏ thường chỉ xảy ra ở những cá nhân không quyền lực. Những cái láo bất nhân lớn chỉ có thể xảy ra đối với những tập thể hoặc cá nhân đang nắm quyền lực của một cộng đồng.

Sau khi bị lên án vi phạm hiến pháp về vấn đề tận thu phí, hôm 03/4/2012, ông bộ trưởng giao tải cho rằng, nghị quyết trả lời chất vấn được quốc hội thông qua với tỷ lệ 92,4% về chủ trương 2 loại phí hạn chế phương tiện cá nhân và lưu hành ô tô đi vào thành phố giờ cao điểm. Nhưng các đại biểu quốc hội lại bảo rằng, ông bộ trưởng đánh lận con đen, vì họ chỉ thông qua chủ trương chung về vấn nạn ách tắc giao thông, chứ họ không thông qua vấn đề thu phí giao thông. Có lẽ, ông bộ trưởng đã không hiểu, hay giả vờ không hiểu thế nào là cặp phạm trù riêng chung, để làm chuyện láo bất nhân? Nhưng sau khi báo chí truy trách nhiệm ông về chuyện tiền nong, khi ông còn làm ở vị trí lãnh đạo các tập đoàn thì, cái loa của ông tắc liệm.

Cách đây một năm, nghị quyết 11/2011 đưa ra những giải pháp chủ yếu về việc ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, có việc thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt đầu tư công, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách, vì nó là nguyên nhân của tham nhũng và lạm phát dẫn đến bất ổn kinh tế có thể làm sụp đổ chính trị. Nhưng chỉ trong 3 tháng đầu năm 2012, đã có những đầu tư công rất khủng, như xây dựng cụm nhà máy lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hóa đến 8 tỷ đô la Mỹ, như trển khai cụm hóa dầu ở Bà Rịa Vũng Tàu lên đến 4 tỷ đô la Mỹ, và bao nhiêu dự án khác bắt đầu tiến độ không ngừng, để rồi lãi thì ăn, lỗ thì dân phải chịu. Té ra cái nghị quyết 11 của chính phủ là một cái láo bất nhân lớn hơn?

Hai ví dụ láo bất nhân ở trên của bộ giao tải và chính phủ là láo hành động, chưa đáng ngại. Vì láo hành động có thể do đánh giá thực tế khách quan sai lầm, hoặc phân tích thực tế khách quan chưa đúng, nên đưa ra chủ trương và hành động chưa đúng. Và sẽ nguy hiểm hơn, nếu ghi nhận thực tế đúng, phân tích đúng, và đưa ra một chủ trương láo để mỵ dân, vì đó là láo về tư tưởng.

Sau cái nghị quyết 11/2011 của chính phủ đúng 1 năm, lại có cái nghị quyết trung ương đảng 4 chủ trương phê và tự phê để giải quyết những vấn đề bức thiết ảnh hưởng đến tồn vong của một chế độ. Bản chất của con người là tham vọng tư hữu và quyền lực, thế thì có người phàm xác thịt nào mà điên đi phản biện lại bản chất của mình? Nên phê và tự phê là một loại láo bất nhân về tư tưởng, đáng sợ hơn láo hành động. Nó cho thấy nghị quyết trung ương 4 nó phá sản ngay từ khi chưa thực hiện. Và việc có mặt của nghị quyết này dường như để giải quyết nhiệm vụ láo của nó trước toàn dân - mỹ từ để mỵ dân ngu - hòng níu kéo thêm thời gian tồn tại của một chế độ có nguy cơ sụp đổ như người đứng đầu tổ chức chính trị cầm quyền.

Loại láo kiểu như nghị quyết trung ương 4 là láo bất nhân về mặt tư tưởng. Vì láo tư tưởng quyết định láo hành động, cho nên đã có cái bộ giáo dục, bộ thông tin truyền thông, mà còn có thêm cái ban trên bộ là ban tư tưởng trung ương để nghiên cứu và đưa ra cách để chiếm hữu tư tưởng con người vậy.

Dù là tiểu thuyết, nhưng cái chết của cha Ralph de Bricassart như tiếng con chim hót trong bụi mận gai. Nó hót lên tiếng hót hay nhất, nhân bản nhất trong cả cuộc đời nó, trước khi nó tự đâm mình vào cái gai của cây mận, để làm cho trần gian đầy bi lụy nhiều tiếc thương, vì cái cách láo rất nhân bản trong cả cuộc đời ông. Song, trên thực tế cuộc sống cái láo bất nhân của những Gaddafi, thì đến giờ phút cuối cùng trước khi chết, và sau khi chết của ông, lại không có bất kỳ một niềm thương cảm nào, vì những cái láo bất nhân mà, ông đã một đời gầy dựng cho cộng đồng đa sắc tộc Libya và trên toàn cầu.

Cho nên trong cuộc đời làm người, không ai dám chắc mình là, chưa bao giờ có tư tưởng và hành động láo. Nhưng khi đã có thì nên chọn cách láo có nhân bản, thật thà với nhau những lý do sai lầm, để vẫn còn có chút gì gọi là đạo đức và còn có một kết thúc có hậu vậy.

Asia Clinic, 18h18' Chúa nhựt, 08/4/2012
Gánh nặng thuế, phí (NLĐ).  -  Muốn thu phí, phải nói lọt tai (TT). - Không thể nói nộp phí là yêu nước (TT).   - “Cấm xe, thu phí không gỡ được tắc đường” (VnMedia).  - Bộ GTVT chốt các mức phí bảo trì đường bộ(DT). - Tăng phí giao thông – lợi bất cập hại (ĐV).Bộ GTVT nhầm lẫn khái niệm “thuế” và “phí”! (Tầm nhìn).  - Xe máy sẽ đóng phí bảo trì tối đa 180.000 đồng mỗi năm(VNE).  - Ôtô chịu phí sử dụng đường bộ tối đa 16,76 triệu đồng/năm (VnEconomy).  - Khi tranh luận “phí chồng phí” trở thành… cãi vã (TVN).  - Nhờ xe máy, đi lại nội đô Hà Nội dễ dàng (VnMedia).

-
Tại cuộc họp báo trưa 1-4, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã chính thức xác nhận rằng phí hạn chế các phương tiện cá nhân mà Bộ đề xuất còn có thêm mục đích là tăng nguồn thu chứ không phải chỉ nhằm giảm ùn tắc như công bố ban đầu.

Như vậy, với khoảng 600.000 xe hơi thuộc diện thu phí sẽ đem lại nguồn thu khoảng 12.000 đến 15.000 tỉ đồng, một khoản tiền rất lớn nếu so với kế hoạch thu của Quỹ Bảo trì đường bộ.

Trong khi đó theo kế hoạch, Quỹ Bảo trì đường bộ sẽ được áp dụng ngay và với gần 2 triệu xe ô tô phải đóng với mức 2,16-27,28 triệu đồng/năm, tính tương đối khoảng 10 triệu đồng/xe thì số thu của ô tô vào quỹ này cũng lên tới khoảng 20.000 tỉ đồng, đáp ứng tới 80% nhu cầu của ngành!

Đáng nói, Quỹ Bảo trì đường bộ là tên gọi của một điều luật đưa vào Luật Giao thông đường bộ sửa đổi cách đây bốn năm, trong đó chỉ nêu vẻn vẹn vài dòng và giao cho Chính phủ quy định nên Quốc hội đã ấn nút thông qua. Một số đại biểu khi đó cứ đinh ninh rằng quỹ sẽ có nguồn từ ngân sách, có nguồn từ việc đóng góp của doanh nghiệp vận tải, xây dựng công trình giao thông hoặc từ nguồn tài trợ nên khi Bộ GTVT công bố thu từ… dân thì họ hết sức bất ngờ, song “luật”… đã rồi! Quá trình đưa quỹ này vào hoạt động sau này do vấp phải sự phản ứng gay gắt, Chính phủ đã phải bàn bạc rất kỹ càng, cuối cùng phải ra nghị định mới có đủ cơ sở để thu.

Do đó dễ hiểu vì sao loại phí mới - phí hạn chế phương tiện cá nhân - lại bị dư luận phản đối rầm rộ như thế, nhất là khi những mức thu dự kiến được Bộ GTVT đưa ra dường như không dựa trên bất cứ cơ sở khoa học nào.

Nay với trả lời của bộ trưởng GTVT đã lộ thêm mục tiêu thứ hai (và chủ chốt?) của phí này là tăng nguồn thu cho ngành, khả năng đạt được sự đồng thuận của Chính phủ và nhất là Quốc hội dự kiến sẽ càng khó khăn hơn. Bởi các cơ quan này có quyết định việc gì cũng phải căn cứ vào tính thuyết phục của đề án, căn cứ vào nhiệm vụ, thẩm quyền của mình, nhất là phải căn cứ vào sự đồng thuận của đông đảo người dân.

Vì thế, việc (muốn) tận thu nhờ vào quyền lực như trên có thể tạo nên tiền lệ rất xấu, bởi nếu GTVT làm được thì các bộ, ngành khác đang cung cấp dịch vụ công cơ bản cho người dân cũng có thể làm theo.

Thế thì còn đâu “của dân, do dân và vì dân” nữa?!

- Hôm nay ông Thăng lại bổng nghĩ đến chuyện gì? Bộ Giao thông đề nghị Hà Nội, TP HCM nghiên cứu tàu một ray (VnEx 4-4-12) -- Đầu óc ông Đinh La Thăng rất bận rộn.
'Ép dân không phải là cách phục vụ dân' (VnEx 3-4-12) -- Ông Nguyễn Minh Thuyết nói về ông Đinh La Thăng
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai! Bộ trưởng Thăng: "Tôi làm, không sợ tín nhiệm cao hay thấp" (GD 3-4-12)
-Mỹ Linh: "Anh Đinh La Thăng làm thế thì... kém" (PN Today 26-3-12) --  Trời, sao tôi chịu cô Mỹ Linh này quá!

Lại xôn xao vì phí ô tô (VNN). – Thu phí phương tiện là cơ hội cho Hà Nội? (VNN).  – Đóng phí, đi đường sẽ an toàn hơn? (TT).. - Bộ GTVT: Chưa thu phí phương tiện cá nhân (VTV).Dân chúng đâu phải trẻ con (DV). - Khóc thầm vì chưa được đóng phí giao thông!(PhunuToday). - Chỉ thu phí ai sử dụng hạ tầng nhiều (báo Công Thương). 


Sai phạm lớn tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: trách nhiệm của ô Đinh La Thăng tới đâu

picture-PetroVN “né” trả lời trách nhiệm của ông Đinh La Thăng
 (NLĐO)- Trả lời câu hỏi về trách nhiệm của ông Đinh La Thăng trong thời gian lãnh đạo PetroVN khi để xảy ra các sai phạm như Thanh tra Chính phủ chỉ ra, Chủ tịch PetroVN Phùng Đình Thực chỉ nói: "Chúng tôi đang rà soát, làm rõ trách nhiệm, khuyết điểm đến đâu của từng cá nhân, tập thể...".
Sáng nay (9-4) tại cuộc họp báo quý I/2012 của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVN), lãnh đạo tập đoàn đã liên tiếp nhận được câu hỏi của nhiều phóng viên về trách nhiệm của ông Đinh La Thăng trong giai đoạn giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT và sau này là Chủ tịch Hội đồng thành viên - HĐTV) PetroVN.

Trước nhiều câu hỏi của phóng viên về việc xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân trước những sai sót trong trong việc đầu tư ngoài ngành, chi sai nguyên tắc, Chủ tịch HĐTV PetroVN Phùng Đình Thực thay vì đi vào giải đáp ngày những thắc mắc mắc của báo giới lại trình bày về thành tích vẻ vang của PetroVN trong đóng góp lớn cho nền kinh tế, nộp ngân sách.


Ông Phùng Đình Thực trình bày về thành tích vẻ vang của PetroVN - Ảnh: Thế Kha

Tiếp đó, ông Thực đọc lại kết luận thanh tra và khẳng định: “Kết luận Thanh tra Chính phủ nói rõ về hiệu quả thành tích của PetroVN. Tuy nhiên có đưa ra những kiến nghị và chỉ rõ PetroVN có khuyết điểm nhưng không có câu nào có từ sai phạm”.
Tại cuộc họp báo, các phóng viên đã phải hỏi đi hỏi lại đến 4 lần về trách nhiệm của ông Đinh La Thăng trong thời gian làm Chủ tịch HĐQT và sau này là Chủ tịch HĐTV PetroVN (2006-2011), tuy nhiên, người đứng đầu tập đoàn hiện nay, ông Phùng Đình Thực, đã luôn không trả lời thẳng vào câu hỏi.
"Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về thực hiện kết luận Thanh tra Chính phủ mới có từ ngày 20-3 và đến nay chúng tôi đang tiến hành rà soát, làm rõ trách nhiệm, khuyết điểm đến đâu của từng cá nhân, tập thể. Chúng tôi cam kết sẽ khách quan, trung thực và sẽ có báo cáo Thủ tướng theo đúng quy trình" - ông Thực nói.


Nhưng ông Phùng Đình Thực lại "né" trả lời về trách nhiệm của ông Đinh La Thăng khi làm lãnh đạo PetroVN

Giải trình lại hàng loạt những vấn đề kết luận Thanh tra Chính phủ nêu rõ về “khuyết điểm” của PetroVN, ông Thực và các lãnh đạo khác của PetroVN tham dự cuộc họp báo cho rằng, những “khuyết điểm” chỉ là vận dụng đụng quy định Nhà nước và có lợi cho đất nước, cho các địa phương (!?) và tiết kiệm được chi tiêu như việc ứng vốn cho các địa phương đầu tư ngoài hàng rào công trình…
Trong phần trình bày của mình, ông Thực cũng nói: "Báo chí, blog trong nước viết vừa qua liệu có lợi cho cái chung hay không? Báo chí và blog xem cứ như vụ Vinashin thứ hai, liệu có tập đoàn nào muốn làm ăn với PetroVN ở trong nước và nước ngoài nữa. Nhân dân, cán bộ lão thành tập đoàn cứ hỏi tôi có sai phạm đến mức đó không?”.

Vụ sai phạm tại PVN: Đang rà soát trách nhiệm của các cá nhân
(TNO) Trong cuộc họp báo sáng 9.4 liên quan đến những sai phạm của Tập đoàn dầu khí Quốc gia VN (PVN) vừa được Thanh tra Chính phủ công bố (TTCP), ông Phùng Đình Thực - Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) PVN nói “đã cơ bản xử lý các vấn đề theo kết ...XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
PetroVietnam nói gì về 18.000 tỷ đồng sai phạm?Dân Trí
'Mổ xẻ' sai phạm hơn 18.000 tỷ đồng ở PetroVietnamBáo Đất Việt
PetroVietnam trần tình về sai phạm hơn 18.000 tỷ đồng

Chuyện 1m2 đất được bồi thường tương đương... chục trứng vịt

-Ông Khư trên mảnh đất 39 năm gắn bó của mình.--Chuyện 1m2 đất được bồi thường tương đương... chục trứng vịt--SGTT.VN 09.04.2012- Đây là chuyện ở xã Tân Phước (Lagi, Bình Thuận). Là chủ của 12.000m2 đất, ông Nguyễn Công Khư cho rằng mình bị đối xử bất công khi 1m đất chỉ được áp giá ngang... chục trứng vịt.
Hai chữ công bằng mà ông Khư đề cập là câu chuyện người được kẻ không và bất nhất của chính quyền trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng.
39 năm thở cùng đất
Nhà ông Khư ở thôn Mũi Đá, xã Tân Phước, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. Bà con trong thôn phần lớn là từ Quảng Trị vào lập nghiệp từ trước giải phóng. Ông Khư nhớ lại, năm 1973 vì chiến tranh khốc liệt, gia đình ông buộc phải rời quê hương tìm đến phương Nam. Định cư tại vùng đất mới, ông và bà con đồng hương tiến hành khai hoang sinh sống. Ngày đó khu vực Lagi toàn rừng thấp, cây bụi mọc trải dài ra đến biển. Ông Khư khai hoang được hơn 12.000m2 và sinh sống, canh tác đến nay. Diện tích đất này được xác nhận trong văn bản của đoàn pháp lý xã Tân Phước.
“Có đất, tôi dựng nhà, trồng trọt để nuôi con. Đã 39 năm trôi qua, các con tôi giờ đã có gia đình riêng. Năm 1994, tôi kê khai diện tích và đóng thuế cho chính quyền từ đó. Vậy mà khi UBND thị xã Lagi quy hoạch làm du lịch đã không xem đất này là quyền sử dụng hợp pháp của tôi. Hơn nữa chính quyền giao công ty làm dự án chứ không phải công trình công cộng hay an ninh quốc phòng”, ông Khư nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, lý do UBND thị xã Lagi không công nhận đất của ông Khư vì cho rằng đây là đất lấn chiếm nên không được bồi thường mà chỉ hỗ trợ 14.000 đồng/m2. Nhắc đến tiền hỗ trợ, ông Khư bức xúc: “Chính quyền bất nhất trong công tác bồi thường vì cùng là khai hoang như nhau từ năm 1973 nhưng tất cả các hộ khác trong thôn được bồi thường, còn tôi thì không. Đất là công sức của gia đình tôi đổ ra canh tác, tôi không chấp nhận 1m đất với bao nhiêu mồ hôi nước mắt đó chỉ đổi lại bằng... một chục trứng vịt”.
Chờ xin ý kiến
Ông Trần Khắc Hải, chủ tịch UBND xã Tân Phước, cho biết việc các hộ dân có cùng tính chất đất khai hoang như ông Khư nhưng được bồi thường còn ông Khư thì không là do cán bộ khoá trước nắm thông tin, ông mới được bổ nhiệm nên không biết. Ông Hải nói thêm hiện nay chưa thể trả lời vì dù đứng đầu chính quyền xã nhưng muốn phát ngôn phải xin ý kiến bí thư Đảng uỷ xã vì đó là quy định.
Người được, kẻ không
Có mặt tại nhà ông Khư, ông Phan Văn Diệp bộc bạch: “Nhà tôi giáp ranh đất của ông Khư, và cùng khai hoang từ năm 1973. Tuy nhiên hơn mười năm trước, khi UBND thị xã Lagi giao cho doanh nghiệp làm dự án thì chúng tôi được bồi thường còn ông Khư thì không. Theo ông Nguyễn Công Lào, một hàng xóm khác của ông Khư, bà con ở địa phương biết rõ nguồn gốc đất nhà ông Khư, nên 17 hộ dân ở đây làm đơn xác nhận gửi chính quyền nhằm bảo vệ quyền lợi của ông Khư nhưng chưa được giải quyết.
Trong khi đó, theo hồ sơ chúng tôi có được, đất nhà ông Khư có đóng thuế và được chi cục thuế thị xã Lagi xác nhận bằng văn bản 577 ngày 28.4.2008 hẳn hoi. Ông Nguyễn Công Diễn, một người dân ở thôn Mũi Đá cho biết thêm, ông cũng khai hoang từ năm 1973, gần đất ông Khư nhưng được doanh nghiệp làm dự án bồi thường 480 triệu đồng cho diện tích chỉ hơn 2.800m2. Ngay cả hộ ít đất nhất là ông Nguyễn Công Ba với 848m2 cũng được nhận 90 triệu đồng.
Bức xúc vì các hộ dân sát bên được bồi thường còn mình thì thiệt hại về quyền lợi, ông Khư làm đơn gửi UBND tỉnh Bình Thuận. Nhận đơn, UBND tỉnh này ban hành văn bản 5419 giao thanh tra tỉnh “nghiên cứu, xem xét” nội dung đơn của ông Khư. Trớ trêu là trong khi thanh tra tỉnh chưa có kết luận thì ngày 29.2.2012, chủ tịch UBND thị xã Lagi Phùng Thị Thọ ra quyết định hỗ trợ thiệt hại cho ông Khư với mức giá là 176 triệu đồng. “Nếu đất của tôi chỉ được 176 triệu đồng thì hiện nay với số tiền ấy, gia đình tôi chắc chắn phải ra biển ở vì không thể mua đất khác trồng trọt, nương thân”, ông Khư bức xúc.
BÀI VÀ ẢNH: THANH NHÃ

-Nạn nhân “giải phóng mặt bằng” gửi thư cho tổ chức Front Line Defenders - (DLB/ Cầu Nhật Tân).  -  Vì đâu nên nỗi ?Tăng cường giám sát cán bộ công chức trên lĩnh vực đất đai (TN). - Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đến cấp xã (SGGP). - Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Không đồng tình phát biểu của Bộ trưởng TN-MT về vụ Tiên Lãng (TP).Vụ Đoàn Văn Vươn: Bộ trưởng Bộ TN&MT chưa khách quan? gd-Liên Chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng cho rằng những ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang không...- Cam Bốt: chính quyền làm ngơ, dân chúng buộc phải dùng bạo lực   –   (RFI).-----  Rẻo cao Thanh Hóa đói mùa giáp hạt – Bài 1: Quanh năm cơm độn sắn, ngô (PLTP).
   

Nghị định mới về quản lý Internet: Sử dụng internet phải khai tên thật

DN cung cấp game online phải có khuyến cáo rõ ràng về những tác động ngoài mong muốn đối với thể chất và tinh thần có thể xảy ra đối với người chơi - Ảnh: T.SSử dụng internet phải khai tên thật
Đó là một trong những quy định mới trong dự thảo “Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và nội dung thông tin trên mạng” đang được Bộ Thông tin - Truyền thông xây dựng, nhằm thay thế Nghị định 97/2008/NĐ-CP.


Tại dự thảo nghị định (NĐ), các quy định về trang thông tin điện tử tổng hợp (TTĐTTH), mạng xã hội (MXH) được áp dụng chung. Theo đại diện Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT), hiện các trang TTĐTTH và dịch vụ MXH có nhiều điểm tương đồng nên được áp dụng chung chính sách quản lý. Thủ tục thành lập đối với hai loại hình này đều là cấp phép, tuy nhiên thời hạn của giấy phép thiết lập trang TTĐTTH là 5 năm trong khi MXH có thời gian gấp đôi. Khác với NĐ 97, thẩm quyền cấp phép đối với các trang TTĐTTH thông thường đã được phân cấp cho các sở TT-TT. Thẩm quyền cấp phép hoạt động cho các MXH và các trang TTĐTTH đặc biệt vẫn do Bộ TT-TT nắm giữ.
Quản lý như Bộ Công an



Khó thực hiện
Ông Nguyễn Thế Tân, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần truyền thông VN (VCCorp) cho rằng một số điều khoản trong NĐ này sẽ khó thực hiện. Đại diện của VCCorp đề xuất cách áp dụng mà MXH Twitter hiện đang áp dụng, đó là yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ này lọc bỏ, không cho hiển thị các thông tin không phù hợp khi đưa dịch vụ vào VN. Họ không mất thông tin đó mà vẫn có thể truy cập ở nước ngoài. Nếu cứ yêu cầu họ phải dỡ bỏ, chính các công ty này có thể bị công dân của họ khởi kiện.

Tại điều 5 của dự thảo NĐ quy định rõ: Nghiêm cấm dùng các thông tin cá nhân giả mạo để sử dụng các dịch vụ internet. Đồng thời với đó, các tổ chức, DN thiết lập trang TTĐTTH, cung cấp dịch vụ MXH được yêu cầu phải quản lý thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ theo quy định về đăng ký, quản lý và sử dụng thông tin cá nhân của Bộ Công an.
Cũng theo dự thảo NĐ này, các tổ chức, DN nước ngoài cung cấp thông tin công cộng (bằng tiếng Việt) qua biên giới cho người sử dụng trên lãnh thổ VN phải có biện pháp bảo vệ các thông tin riêng của người sử dụng VN, đảm bảo quyền quyết định của người sử dụng VN đối với việc cho phép tổ chức, DN nước ngoài sử dụng thông tin về nhân thân của mình.
Dự thảo NĐ cũng đưa ra điều khoản yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài này phải đảm bảo người sử dụng VN được quyền xóa bỏ hoàn toàn thông tin của mình trên cơ sở dữ liệu của tổ chức, DN. Theo ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT), điều khoản này được đưa ra là nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng khai thác thông tin cá nhân lan tràn vào các mục đích khác. Mặt khác, điều khoản này đã được quy định trong luật Công nghệ thông tin nhưng nay được cụ thể hóa hơn, áp dụng cho cả các DN nước ngoài.
Theo đại diện của Sở TT-TT TP.HCM cần có những điều khoản cụ thể và chi tiết hơn để thực hiện được quy định này. Một ví dụ là Sở TT-TT TP.HCM từng yêu cầu Yahoo thay đổi một số thông tin tiếng Việt nhưng gặp vướng mắc do DN này mặc dù có văn phòng tại VN nhưng lại hoạt động trên cơ sở luật pháp của một quốc gia khác.
Hàng chục nghìn đại lý internet sẽ phải đóng cửa
Dự thảo NĐ quy định địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cách cổng các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 200m trở lên, đảm bảo tổng diện tích các phòng máy tối thiểu 50m2 và bố trí tối thiểu 1m2 cho một máy tính, có thiết bị và nội quy phòng cháy chữa cháy theo quy định về phòng chống cháy, nổ của Bộ Công an, thời gian hoạt động từ 8 giờ đến 22 giờ hằng ngày. Tuy nhiên, theo ý kiến của đại diện Sở TT-TT TP.HCM đưa ra tại hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho việc xây dựng dự thảo này hôm 6.4 tại Hà Nội, các quy định này sẽ khó triển khai trên thực tế do tại các thành phố lớn mật độ các trường học khá dày đặc, và nếu thực hiện theo quy định này hàng chục nghìn đại lý internet sẽ phải đóng cửa. Bên cạnh đó quy định về thời gian hoạt động từ 8 giờ đến 22 giờ cũng khó áp dụng do nhiều điểm cung cấp dịch vụ thường lách luật khi đóng cửa nhưng vẫn cho khách chơi suốt đêm.
Liên quan đến game online (G.O), có một thay đổi đáng kể so với văn bản tiền thân là NĐ 97/2008/NĐ-CP là NĐ mới đưa ra yêu cầu phân loại G.O theo nội dung và kịch bản phù hợp với độ tuổi của người chơi. Quy định này, theo ông Lưu Vũ Hải là nhằm giúp các bậc phụ huynh quyết định G.O nào là phù hợp với độ tuổi với con em mình, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến người chơi, đặc biệt là với trẻ em. Ngoài ra, các tổ chức, DN nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ G.O cho người sử dụng tại VN dưới hình thức ký hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với các DN VN đã được cấp phép. Tỷ lệ phần vốn góp của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của liên doanh.
Trường Sơn
Báo điện tử “bức xúc” chuyện bản quyền dtri--Báo điện tử “bức xúc” chuyện bản quyền (VNN 7-4-12) Hiện Bộ TT&TT đã có văn bản nêu rõ, các tờ báo khi lấy lại thông tin của nhau phải có thỏa thuận bằng văn bản. Một số ý kiến cũng đề xuất việc các trang tin tổng hợp từ nay sẽ chỉ được đăng đoạn trích tóm tắt nội dung của tin bài, khi độc giả muốn đọc kỹ hơn bài báo sẽ được dẫn link đến bài báo gốc, trên báo điện tử gốc. Việc này sẽ giúp đảm bảo lượng truy cập được ghi nhận cho đơn vị sản xuất tin bài đầu tiên. -Văn hóa blog (TBKTSG 3-4-12)-Bắt hàng chục người TQ vì lừa đảo   –   (BBC). --Tổng cục Thống kê: Số người dùng Internet tại Việt Nam đang giảm

-Facebook, Google... sẽ phải thành lập văn phòng đại diện tại Việt NamThông tin công nghệ
Theo Dự thảo 3 Nghị định 97 mới về quản lí dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Bộ Công an ban hành danh sách và ngăn chặn trang thông tin điện tử cung cấp thông tin công cộng qua biên giới vi phạm các quy định.
Cụ thể, các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới cho người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam sẽ phải có trách nhiệm như thực hiện biện pháp bảo vệ các thông tin riêng của người sử dụng Việt Nam hay thông báo cho người sử dụng Việt Nam bằng tiếng Việt về các rủi ro và trách nhiệm tự bảo vệ thông tin cá nhân khi đăng tải và trao đổi thông tin trên Internet; đảm bảo quyền quyết định của người sử dụng Việt Nam đối với việc cho phép tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài sử dụng thông tin về nhân thân của mình.
Ngoài ra, những doanh nghiệp này sẽ không được tự cung cấp thông tin công cộng có nội dung vi phạm các điều cấm quy định như lợi dụng việc cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam, tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mĩ tục của dân tộc...
Trường hợp thông tin vi phạm do tổ chức, cá nhân khác cung cấp, phải phối hợp với cơ quan quản lí Nhà nước tại Việt Nam để loại bỏ các thông tin vi phạm.
Phát biểu tại Hội thảo góp ý Nghị định 97 mới về quản lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng được tổ chức vào sáng ngày 6/4, ông Nguyễn Thế Tân, Phó Tổng Giám đốc Công ty VC Corp cho rằng, có những trường hợp doanh nghiệp bị cơ quan quản lí yêu cầu gỡ bỏ thông tin vi phạm ra khỏi trang web nhưng điều này "vô tình làm khó doanh nghiệp" vì trái với một số quy định chung của họ. Giải pháp là Bộ TT&TT có thể yêu cầu doanh nghiệp "lọc" các thông tin sai quy định để người dùng trên lãnh thổ Việt Nam không thể xem hay truy cập được (nhưng người dùng ở quốc gia khác vẫn có thể thấy thông tin đó) giống như cách mà mạng xã hội Twitter đang áp dụng.
Bên cạnh đó, các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có số lượng lớn người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam (sẽ được Bộ TT&TT đánh giá và công bố danh sách) như Facebook, Google... sẽ phải thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, thông báo với Bộ TT&TT các thông tin bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, số fax, địa chỉ thư điện tử của người đại diện có thẩm quyền và những cam kết bằng văn bản sẵn sàng phối hợp với cơ quan quản lí Nhà nước tại Việt Nam loại bỏ thông tin vi phạm các điều cấm theo quy định Dự thảo.
Theo ICTnews

-Google, Facebook sẽ phải thành lập VPĐD tại Việt Nam
Thanh Niên
Các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có số lượng lớn người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam sẽ phải thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Đây là một trong những quy định mới được đưa ra trong dự thảo Nghị ...

Tăng cường quản lý việc sử dụng dịch vụ và thông tin điện tử trên ...cand.com
Nghị định mới về quản lý Internet::VNMedia



-Ông Vương Đình Huệ có những quan niệm lạ lùng về báo chí: Bộ trưởng và báo chí (VnE 6-4-12) -- Nguy thât! Hình như bệnh "kiết lị đàng miệng" đang lan tràn trong nội các của ông Nguyễn Tấn Dũng (Ông Huệ cũng ấm ức: Tại sao y tá lại đi làm thủ tướng?)



-Lại bắt 43 người Hoa lừa đảo công nghệ cao
cand.com
Khoảng 14h ngày 6/4, Công an TP Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra 4 địa điểm trên địa bàn quận Bình Tân, quận 12 và huyện Hóc Môn, bắt quả tang 43 đối tượng người Đài Loan, Trung Quốc đang thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách sử dụng thiết bị công nghệ cao ...
TP.HCM: 43 người nước ngoài lừa đảo bị tạm giữVietNamNet
Bắt 43 người nước ngoài dùng công nghệ cao lừa đảoTuổi Trẻ
Lừa đảo bằng công nghệ cao, 43 người nước ngoài bị bắtDân Trí
Đài Tiếng Nói Việt Nam -Thanh Niên -VNExpress
– Anonymous tấn công hàng trăm website Trung Quốc   –   (RFI).- China cracks down on Maoist websites (Financial Times)-Country’s leading leftist websites temporarily shut as the ruling Communist party tries to calm a growing power struggle -

------ -uh, vẫn chưa dám nói thẳng là người TQ
-TPHCM: Bắt 43 người nước ngoài lừa đảo-(NLĐO)- 
 

 Đình chỉ hai website vì tội ‘nói xấu’ lãnh đạo

Bạc Hy Lai
Bạc Hy Lai -REUTERS/Jason Lee
-ở VN có trang vitinfo.vn đã bị đì lên xuống, nay bị ngưng lâu mà kg rõ lý do, còn nữa trang biethivn chẳng cần ai bắt cũng phải đóng.
Hình xe tăng làm rộ lên tin đảo chính-Đình chỉ hai website vì tội ‘nói xấu’ lãnh đạo

Chính phủ Trung Quốc vừa đóng cửa hai trang web chính trị của nước này trong vòng một tháng vì đã cho đăng tải những lời chỉ trích các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Hai trang web bị đình chỉ hoạt động trên là webiste Flag Mao (đặt tên theo nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông) và website Utopia-được biết đến như một trang mạng cổ súy lập trường chính trị cánh tả, ca ngợi những bài hát về Mao.
 Trung Quốc kiểm soát chặt Internet để chuẩn bị cho việc bầu cử vào cuối năm nay (Ảnh: Physorg)-
Theo các nhà chức trách Trung Quốc, các website bị đình chỉ do đã đăng tải các bài báo có nội dung không đúng đối với các lãnh đạo nhà nước Trung Quốc và thể hiện quan điểm hết sức vô lý về chính trị.
Việc đình chỉ 2 website này là một động thái mới nhất của chính phủ Trung Quốc trong chuỗi hoạt động nhằm kiểm soát Internet, sau khi có rất nhiều tin đồn trực tuyến không có căn cứ ở Trung Quốc về một cuộc đảo chính.
Hai trang web khác là Bầu cử Trung Quốc và Thanh niên Tháng Tư, cũng bị ra lệnh đóng cửa vào hôm 6/4 khi đăng tải các nội dung yêu cầu duy trì các ngày nghỉ lễ cho nhân viên trên một tiểu blog.
Tuần trước, Trung Quốc đã phát động một cuộc đàn áp Internet để chuẩn bị cho việc chuyển đổi lãnh đạo đất nước vào cuối năm nay. Các nhà chức trách nước này đã đóng cửa 16 trang web, bắt giữ 6 người và kiềm chế tạm thời đối với 2 dịch vụ tiểu blog phổ biến để ngăn chặn người dùng gửi bài bình luận.
Hiện Trung Quốc là nước có dân số trực tuyến lớn nhất thế giới với hơn nửa tỉ người sử dụng Internet. Từ lâu Trung Quốc đã có những biện pháp để ngăn chặn các nội dung nhạy cảm về chính trị trên Internet, trong đó có việc sử dụng hệ thống kiểm duyệt Great Firewall (Đại tường lửa). Tuy nhiên sự gia tăng của các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt như microblog, Twitter đã làm cho việc Trung Quốc kiểm soát Internet trở nên khó khăn hơn.
Trung Quốc đóng cửa 16 website đăng tin đồn nhảm
 -Sau sai phạm tại Quế Võ, Bắc Ninh: Lên chức, lên quyền và lên... tỉnh!






(Thanh tra)- Khoảng giữa năm 2011, dư luận Bắc Ninh rộ lên đơn thư tố cáo ông Nguyễn Đình Nhương, Bí thư Huyện uỷ Quế Võ sai phạm trong nhiều lĩnh vực, có tính chất hệ thống và diễn ra trong nhiều năm liền. Trên cơ sở thẩm tra, xác minh của đoàn thanh tra, ngày 15/3/2012, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã ký Kết luận số 422/KL-UBND, trong đó khẳng định những phản ánh của công dân là có cơ sở. 










Trung Quốc: Sự sụp đổ của mô hình Trùng Khánh

- -Hậu Bạc Hi Lai: Trung Quốc: Sự sụp đổ của mô hình Trùng Khánh (VHNA 8-4-12)  --- Bài này dịch hay, rất có ích!Bhaskar Roy
Chỉ vỏn vẹn sáu tháng nữa là tới sự thay đổi lãnh đạo mỗi mười năm, vào tháng 10. Một cuộc chạy đua quyền lực quan trọng đã nổ ra ở Trung Quốc. Ông Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh và là ủy viên Bộ Chính trị, đã được thông báo rời khỏi mọi chức vụ ở Trùng Khánh.
Những lý do truyền đi trong nội bộ Đảng đổ lỗi cho ông Bạc giải quyết sơ suất trường hợp Vương Lập Quân, Giám đốc Công an dưới quyền ông, người đã chạy vào sứ quán Mỹ xin tỵ nạn. Vương đã mang theo mình nhiều hồ sơ bí mật quan trọng. Hoa Kỳ đã từ chối tiếp nhận ông, nhưng có thể đã giữ những bản sao hồ sơ. Vương đã bị nhân viên an ninh Bắc Kinh bắt giữ.

Điều đáng chú ý ở đây là khi sự sa thải ông Bạc Hy Lai khỏi chức vụ Trùng Khánh được loan báo chính thức, người ta không thấy đề cập đến vai trò ủy viên bộ chính trị của ông. Phải chăng chuyện này có nghĩa là, ông Bạc vẫn còn tồn tại trên phương diện chính trị để chiến đấu? Ông đã gần như chắc chắn được đề cử vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị ở quốc hội thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10.
Bạc Hy Lai được xem là một võ sĩ chính trị hạng nặng. Cha của ông, Bạc Nhất Ba, một lãnh tụ cách mạng, đã chịu đau khổ trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Mẹ ông đã bị những tên vệ binh đỏ đần độn giết hại. Sau khi những kẻ theo chủ nghĩa Mao-ít và nhóm Tứ Nhân bang bị đánh gục năm 1976, Đặng Tiểu Bình dần dần thu tóm quyền lực. Bạc Nhất Ba trở thành Bộ trưởng Tài chánh dưới thời Đặng Tiểu Bình, và được biết tới như “bát đại nguyên lão”, nhóm người uy quyền nhất dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình đã cứu Trung Quốc thoát khỏi đại nạn.
Cũng như những lãnh tụ khác thời đó hiện diện trong suốt cuộc Cách mạng Văn hóa, Bạc Nhất Ba không phải là một nhà cấp tiến. Có lẽ chẳng ai thực sự cấp tiến. Họ không theo cá nhân chủ nghĩa. Họ quan tâm đến sự dính kết và uy quyền của Đảng. Đảng đồng nghĩa với đất nước, và tương lai của đất nước gắn liền với Đảng, và Đảng là tối cao. Quan điểm này vẫn không thay đổi.
Trong khi Cách mạng Văn hóa đã bị chính thức phê phán, Mao Trạch Đông, người bày ra và lãnh đạo những năm tháng xáo trộn ở Trung Quốc, đã được kết luận 70% đúng và 30% sai. Người ta cũng không thấy một phán quyết chính thức nào về cuộc vận động chống lại giới hữu khuynh của Mao năm 1957, và Bước Nhảy Vọt năm 1958, một chính sách kinh tế tai hại với nhiều triệu người chết.
Cách mạng Văn hóa là một đề tài cấm kỵ và không được phép tìm hiểu thêm. Sự từ chối đối diện với cuộc vận động chống hữu khuynh và Bước Nhảy Vọt bị ngăn cản tương tự, ngay cả việc nghiên cứu trong các trường học về đề tài này cũng bị cản trở. Những vấn đề này phô bày ra ánh sáng một cách rõ ràng sự nghịch lý giữa chính trị và tư tưởng vẫn còn hiện hữu ở Trung Quốc ảnh hưởng đến quyền lực chính trị của đất nước.
Bạc Hy Lai thuộc về một nhóm quyền lực đang lên hay một phe đảng chính trị ở Trung Quốc. Họ là con cháu của các lãnh tụ cách mạng từng chống trả chiến dịch tàn hại Mao-ít. Những con cháu này được gọi là ‘thái tử đảng’. Là những người có đặc quyền với mối liên hệ đầy quyền lực trong cả đảng và quân đội, họ cảm thấy sứ mạng của họ là cai trị. Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả các thái tử đảng đều có quan điểm giống nhau về chính trị và kinh tế.
Có một phe nhóm lâu đời ở Thượng Hải, do cựu Bí thư và Chủ tịch nước Giang Trạch Dân lãnh đạo. Bạc được xem như thuộc nhóm này. Các lãnh đạo hàng đầu khác của nhóm Thượng Hải được biết, gồm những thành viên sắp ra đi của Ban Thường vụ Bộ Chính trị như Chu Vĩnh Khang, Lý Trường Xuân và Giả Khánh Lâm.
Phe nhóm khác là Đoàn Thanh niên Cộng sản. Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Lý Khắc Cường, người sắp trở thành thủ tướng mới, tất cả đều là ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản. Quyền hành của họ đang gia tăng. Đoàn Thanh niên Cộng sản cho rằng, họ đã làm những công việc vất vả khi chưa có được đặc quyền và phần lớn quyền hành nên thuộc về họ.
Sau khi nhận chức vụ Bí thư Thành ủy Trùng Khánh năm 2007, với lòng nhiệt huyết, Bạc Hy Lai đã lăn xả vào công cuộc quét sạch các băng đảng mạnh trong thành phố. Chiến dịch “đánh trả” này là một thành công lớn. Trùng Khánh là khu vực hành chính cấp tỉnh duy nhất đã thành công lớn trong việc chống tội phạm. Ông đưa Vương Lập Quân vào làm giám đốc công an, chủ yếu chịu trách nhiệm về các cuộc càn quét tàn bạo, đã làm cho hơn bốn ngàn người bị bắt và 13 người bị tử hình vì những mức độ tham nhũng khác nhau.
Bạc đi thêm một bước bằng cách tổ chức những buổi dạ hội ‘nhạc Đỏ’ thời Cách mạng Văn hóa và cũng tiến hành tiêu trừ những doanh nghiệp tư nhân và cổ động lãnh vực quốc doanh. Ông bắt đầu đẩy mạnh vài tư tưởng thiên tả cũ xưa. Cuối cùng, ông phát động tư tưởng sùng bái cá nhân ông. Một bảng hiệu đèn màu ở trung tâm thành phố ghi “Bí thư Bạc, làm việc hăng say”, giống như kiểu Mao-ít. Về kinh tế, thành phố thịnh vượng và dân chúng bắt đầu ca tụng ông một cách công khai.
Việc dọn dẹp các băng đảng tội phạm lớn cùng với những phương sách cải cách xã hội được đề cao là “Mô hình Trùng Khánh”. Hầu hết các lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu từ Chu Vĩnh Khang và Lý Trường Xuân đã đến thăm Trùng Khánh. Hai người lãnh đạo duy nhất không đến thăm là Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Theo các tin tức không thể kiểm chứng, ông Bạc đã từng nói với một vài người thân tín rằng, tất cả những lãnh đạo trung ương này đều bất lực và phải ra đi. Sự kiện này được giải thích như sự tính toán của Bạc để nắm quyền kiểm soát Trung Quốc.
Có lẽ được khuyến khích bởi sự thành công ban đầu và sự ca ngợi của truyền thông, Bạc Hy Lai bị cuốn theo dòng nước. Ông ta đã bước vào vùng cấm địa, và đi ngược lại chính sách trung ương đã thiết lập.
Thế hệ lãnh đạo thứ hai do Đặng Tiểu Bình và những người bạn đương thời dẫn đầu đã chấm dứt tệ nạn sùng bái cá nhân. Mao đã được phép thực hiện điều này, và từ đó dẫn đến sự hỗn loạn và tàn phá đất nước. Dần dần, sự lãnh đạo đảng với tổng bí thư như trung tâm điểm, đã được hạ xuống bằng hình thức lãnh đạo tập thể, mặc dù tổng bí thư ở vị thế cao nhất trong số những người cùng nhóm. Đã có những cuộc thảo luận dân chủ để đi đến sự đồng thuận, mà trong đó ý kiến của tổng bí thư không thể lấn át ý kiến của những người khác.
Mặc dù các tỉnh có một số quyền tự trị nhưng họ phải thi hành đường lối do trung ương đề ra. Không thể có thành phố hay tỉnh độc lập với trung ương. Những “chúa tể sơn lâm” dám thách đố trung ương là không thể chấp nhận được. Đây là lý do chính tại sao Đặng Tiểu Bình, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cắt giảm số Quân khu từ mười một xuống bảy, và thiết lập sự bổ nhiệm định kỳ chức vụ các tư lệnh quân khu và chính ủy trong các Quân khu nhằm bảo đảm không có mối quan hệ giữa các lãnh đạo đảng cấp tỉnh và quân đội địa phương. Sự cân bằng giữa quân sự với dân sự được điều khiển từ trung ương với chủ tịch Quân ủy Trung ương cũng là tổng bí thư, một người thuộc dân sự. Ngay cả phó chủ tịch thứ nhất của Quân ủy Trung ương có thể là dân sự trong một giai đoạn. Ông Bạc Hy Lai đã vượt qua lằn ranh này qua việc tổ chức vài cuộc tập trận mà Bộ trưởng Quốc phòng, Tướng Lương Quang Liệt đã có mặt một lần.
Công cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình và chính sách mở cửa vào năm 1978 đã khích lệ những doanh nghiệp tư nhân và liên doanh, trong đó có liên doanh giữa ngoại quốc và địa phương. Điều này đưa đến sự bùng phát kinh tế ở Trung Quốc. Bạc Hy Lai có vẻ như cố gắng chống lại bằng cách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhà nước thay cho doanh nghiệp tư nhân. Về điểm này, Bạc có thể có được sự ủng hộ rộng rãi vì doanh nghiệp nhà nước là cơ quan thường dành cho đảng viên những đặc quyền đặc lợi, và nhận được hầu hết gói kích thích cầu kinh tế trong năm 2009.
Đối với công chúng, Bạc Hy Lai bị hạ bệ không phải do đấu đá chính trị mà là những lý do hành chánh. Giám đốc Công an Vương Lập Quân đã đối đầu với Bạc qua bằng chứng về thân nhân của ông, gồm vợ ông có dính líu tới tham nhũng. Bị ông Bạc và chính quyền của ông ta săn lùng, Vương Lập Quân đã hành động như chúng ta đã biết. Đối với người dân Trung Quốc, ông Bạc bị hạ bệ vì giải quyết không đúng cách trong trường hợp Vương Lập Quân. Nhưng các blogger ở Trung Quốc không tin như vậy. Họ thấy một vấn nạn chính trị lớn hơn nhiều.
Theo thông tin của nhóm được liệt vào sổ đen là Pháp Luân công, tờ “Epoch Times” (ngày 26 tháng 3) cho biết, trước khi ông Bạc bị thanh trừng, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đề nghị sửa sai vụ tàn sát Thiên An Môn năm 1989, cũng như vụ các cựu Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương và nhóm Pháp Luân công. Ông Ôn cũng đề nghị cách chức Bạc Hy Lai. Được biết, Chu Vĩnh Khang phản đối kịch liệt, và Hồ Cẩm Đào thì giữ im lặng.
Khó có thể kiểm chứng thông tin này, nhưng [thông tin về] các thành viên Pháp Luân công, bất chấp bị khủng bố, đã được đồn đãi khắp nơi trong lực lượng vũ trang, các cơ quan an ninh và trong Đảng. Nếu là sự thật, chuyện này sẽ mở ra một cuộc đấu tranh lớn trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ôn Gia Bảo xuất thân với gốc gác khiêm nhường, là phụ tá cho một người có khuynh hướng cấp tiến là Hồ Diệu Bang, Bí thư ĐCS Trung Quốc. Ông Hồ Diệu Bang chết ngay trước khi nổ ra cuộc nổi dậy của sinh viên hồi năm 1989. Người kế nhiệm ông, Triệu Tử Dương, là một nhà cấp tiến và cải cách khác, đã bị cách chức vào đỉnh cao của cuộc biến động. Cả ông Hồ và Triệu đã được Đặng Tiểu Bình hỗ trợ trong việc thúc đẩy tự do hóa chính trị và minh bạch. Cha của Bạc Hy Lai, ông Bạc Nhất Ba là một trong các nhân vật lãnh đạo hỗ trợ sự đàn áp của quân đội đối với những sinh viên biểu tình. Ôn Gia Bảo đã thoát nạn và phấn đấu lên cao. Nhưng từ năm 1989, mọi cải cách, nhất là cải cách chính trị đã bị đóng băng.
Những tiếng kêu gọi mạnh mẽ của Ôn Gia Bảo về cải cách chính trị hơn hai năm qua được vài người Trung Quốc cấp tiến gọi là “kể chuyện” hay một trò hề. Ông Ôn có vẻ muốn chứng minh rằng ông khuyến khích những ý tưởng mới, những ý tưởng này đang bắt đầu gây sự chú ý bên trong đảng.
Sau năm 1989, ranh giới chính trị bị chia cắt. Giới bảo thủ chống lại bất kỳ sự thay đổi nào, trong khi giới cải cách cúi đầu xuống theo định kỳ chỉ để giữ lập trường chính trị của họ được sống còn.
Đây không phải là cuộc thanh trừng một ủy viên bộ chính trị đầu tiên. Hồi năm 1995, ông Trần Hy Đồng, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, đã bị cách chức do tham nhũng và bị kết án 18 năm tù giam. Vấn đề chính của ông là ông chống lại việc Giang Trạch Dân chiếm quyền cai trị Bắc Kinh. Năm 2006, ông Trần Lương Vũ, Bí thư Thành ủy Thượng Hải, cũng đã bị cách chức và tống giam do tham nhũng. Là một môn đồ của Giang Trạch Dân, ông Trần [Lương Vũ] ngăn chặn ảnh hưởng của Hồ Cẩm Đào ở Thượng Hải. Không có lãnh đạo Trung Quốc nào có thể nói là không tham nhũng, nhưng sự thất thế liên quan đến những vấn đề chính trị.
Việc thanh trừng ông Bạc Hy Lai có vẻ lớn hơn nhiều so với trường hợp của ông Trần Hy Đồng và Trần Lương Vũ. Trong cuộc họp báo kéo dài ba tiếng đồng hồ hôm 14 tháng 3, không nêu tên ông Bạc Hy Lai, nhưng Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đề cập, rằng sự trở lại của Cách mạng Văn hóa vẫn còn là một mối đe dọa. Vấn đề chính trị lần này thì lớn hơn nhiều và là vấn đề cơ bản. Đây là sự xung đột giữa các nguyên tắc, và phe nào giành được quyền hành sẽ áp đặt nguyên tắc của mình. Ôn Gia Bảo sẽ về hưu tháng 3 tới. Nhưng liệu ông ta có để chuyện tranh đấu lại cho những người kế nhiệm mình? Nếu như vấn đề của đảng vẫn quan trọng hơn ước vọng của dân chúng, thì giới cải cách khó có cơ hội thắng. Nhưng cuộc đấu đá khó có thể lắng xuống. Có quá nhiều chuyện đã thay đổi trong thế giới toàn cầu hóa.
Người dịch: Trần Văn Minh



Vụ Bạc Hi LaiÔng Bạc Hy Lai đã nhận tiền từ tỷ phú Từ Minh cho con trai du học Anh-Mỹ? (CAND 8-4-12)  -- Rất bối rối, thậm chí xấu hổ, mà nhận thấy rằng báo CAND khá giống viet-studies ở chổ rất hứng thú theo dõi vụ này!
Có nguồn tin nói rằng (chưa được xác minh), tỷ phú Từ Minh đã tài trợ tiền để "cậu ấm" Bạc Qua Qua của nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh theo học ở Harrow, ngôi trường tư nổi tiếng nhất Anh quốc, sau đó học tiếp Oxford rồi Harvard, cũng là ngôi trường tư nổi tiếng nhất ở Mỹ...
Không những danh tính của ông Bạc Hy Lai, mà cả vợ và "cậu ấm" Bạc Qua Qua của nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh tiếp tục được dư luận trong và ngoài Trung Quốc nhắc tới sau khi giới truyền thông Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan và phương Tây liên tiếp đề cập tới vụ bắt giữ và thẩm vấn tỷ phú Từ Minh, người từng được tạp chí Forbes xếp đứng thứ 8 trong số 10 người giàu nhất quốc gia hơn 1,34 tỷ dân cách đây 7 năm (2005-2012).
Mặc dù bị bắt từ ngày 15/3, đúng thời điểm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lý Nguyên Triều thông báo quyết định cách chức Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, nhưng phải tới thượng tuần tháng 4 người dân Trung Quốc mới biết tỷ phú Từ Minh đang bị thẩm vấn xung quanh nghi vấn tham nhũng. Bởi theo thông lệ, tỷ phú Từ Minh, Ủy viên Thường vụ Chính hiệp tỉnh Liêu Ninh phải có mặt tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Bác Ngao 2012 khai mạc tại đảo Hải Nam, Trung Quốc hôm 2/4, nhưng không ai nhìn thấy ông và khi đó mọi việc mới vỡ lẽ.

Tỷ phú Từ Minh thời hoàng kim.

Tỷ phú Từ Minh sinh ra tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, mặc dù tốt nghiệp Học viện Hàng không Thẩm Dương, nhưng lại là Chủ tịch Tập đoàn Đại Liên Thực Đức (Dalian Shide Group Co, Ltd) chuyên sản xuất vật liệu xây dựng, xe hơi và nhựa PVC, từng được đánh giá là một trong những tỷ phú trẻ nhất Trung Quốc với tổng tài sản hơn 2 tỷ USD, nhưng theo ước tính số tiền này hiện chỉ còn gần 700 triệu USD.
Ngoài những lĩnh vực kể trên, Tập đoàn Đại Liên Thực Đức còn kinh doanh bảo hiểm, đầu tư trên diện rộng và sở hữu một câu lạc bộ bóng đá từng vô địch giải Trung Quốc tới 8 lần. Năm 2011, tạp chí Hồ Nhuận xếp tỷ phú Từ Minh đứng thứ 5 trong 10 người người giàu nhất khu vực Đông Bắc, Trung Quốc khi sở hữu 13 tỷ NDT.
Có tin nói rằng, tỷ phú Từ Minh bị cáo buộc hối lộ quan chức chính phủ để giúp ông Bạc Hy Lai thực hiện giấc mơ chính trị - trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến diễn ra vào cuối mùa thu năm 2012. Nhưng cho tới nay danh tính của những quan chức chính phủ bị coi là nhận tiền của tỷ phú Từ Minh vẫn chưa lộ sáng.
Tạp chí The Economy and Nation Weekly cho biết, ông Từ Minh đang bị điều tra vì bị cáo buộc có liên quan đến một số vụ việc về kinh tế. Tuy được coi là bạn thân từ khi ông Bạc Hy Lai còn làm Thị trưởng thành phố Đại Liên, nhưng hiện chưa có thông tin nào nói rằng, vụ việc của tỷ phú Từ Minh có liên quan tới vụ mất chức của Bí thư Trùng Khánh.
Có nguồn tin nói rằng (chưa được xác minh), tỷ phú Từ Minh đã tài trợ tiền để "cậu ấm" Bạc Qua Qua theo học ở Harrow, ngôi trường tư nổi tiếng nhất Anh quốc, sau đó học tiếp Oxford rồi Harvard, cũng là ngôi trường tư nổi tiếng nhất ở Mỹ. Theo lời ông Bạc Hy Lai, "cậu ấm" Bạc Qua Qua giành được học bổng du học toàn phần ở các trường kể trên. Tờ Daily Mail từng đưa tin, "cậu ấm" Bạc Qua Qua sinh năm 1987, là con trai duy nhất của ông Bạc Hy Lai, nổi tiếng ăn chơi và từng bị đình chỉ học tập ở Trường Balliol, Oxford.
Trong năm 2011, cư dân mạng khá mãn nhãn với những bức hình ảnh Bạc Qua Qua tay trong tay với Trần Hiểu Đan, ái nữ của Trần Nguyên, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc khi họ đi du lịch Tây Tạng. Cả hai đều theo học tại ngôi trường tư nổi tiếng nhất ở Mỹ Harvard với mức phí 70.000 USD/năm. Đôi trai gái này hoàn toàn môn đăng hộ đối bởi Trần Hiểu Đan là cháu nội của nguyên Phó thủ tướng Trần Vân, còn Bạc Qua Qua cũng là cháu nội của nguyên Phó Thủ tướng Bạc Nhất Ba và 2 người này đều nằm trong danh sách "Bát đại nguyên lão" - 8 người định hình nền chính trị Trung Quốc khi cuộc cải cách mở cửa mới được khởi xướng cách đây hơn 30 năm.
Dư luận cũng quan tâm tới thông tin đăng trên tờ Wall Street Journal: nguyên Giám đốc công an Trùng Khánh, ông Vương Lập Quân đã tiết lộ về những tranh chấp kinh doanh giữa nguyên Đệ nhất phu nhân Trùng Khánh Cốc Khai Lai với doanh nhân người Anh Neil Heywood, người đã chết hồi tháng 10/2011 tại một khách sạn ở Trùng Khánh.
Cũng có tin đồn nói rằng, ông Vương Lập Quân phải bỏ trốn vì biết chi tiết về mối liên hệ giữa gia đình ông Bạc Hy Lai với doanh nhân Neil Heywood. Theo tờ Financial Times, ông Neil Heywood từng là sinh viên trường Harrow, nơi "cậu ấm" Bạc Qua Qua đã theo học trước khi tới Mỹ học tiếp. Cách đây mấy hôm, chính phủ Anh đã chính thức yêu cầu Trung Quốc tái điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của doanh nhân Neil Heywood.
Theo thông báo của cơ quan chức năng Trung Quốc, doanh nhân Neil Heywood đã chết vì uống quá nhiều rượu và lập tức hỏa thiêu xác nạn nhận, không được giám định pháp y. Nhưng bạn bè của ông Neil Heywood lại cho biết, doanh nhân này chỉ thỉnh thoảng mới uống rượu. Có tin nói rằng, ông Bạc Hy Lai đã phản ứng giận dữ sau khi được thông báo về việc có người dự định mở cuộc điều tra nhắm vào gia đình mình.
Trước những thông tin kể trên, một nguồn tin thân cận với gia đình cựu Bí thư Trùng Khánh cho biết, những cáo buộc đối với ông Bạc Hy Lai là lố bịch, không có cơ sở, căn cứ. Những chuyện này đang gây tổn hại tới uy tín của ông Bạc Hy Lai và cựu Bí thư Trùng Khánh đang là nạn nhân của một chiến dịch bôi nhọ



Dầu, yêu sách biển và cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ

-Dầu, yêu sách biển và cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ
Nguy cơ xung đột leo thang từ các sự kiện tương đối nhỏ đang gia tăng ở Biển Đông trong hai năm qua với những tranh chấp giờ đây trở nên ngày càng ít cởi mở hơn với đàm phán hoặc phân giải. Ban đầu, những tranh chấp gia tăng sau Thế chiến II, khi các nước ven biển, gồm Trung Quốc và ba nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Indonesia, Malaysia và Philippines, tiếp đó là Việt Nam, tranh nhau chiếm giữ các đảo ở đó. Nếu tiếp tục là vấn đề lãnh thổ thì nó có thể được giải quyết thông qua các nỗ lực của Trung Quốc nhằm tiếp cận ASEAN và xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ hơn với khu vực.
Khoảng những năm 1990, sự tiếp cận các mỏ dầu và khí đốt của vùng biển này cũng như các hoạt động đánh bắt cá và các nguồn tài nguyên đại dương bắt đầu làm cho các tuyên bố chủ quyền trở nên phức tạp. Khi nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao, các bên yêu sách đã lập ra kế hoạch khai thác các trữ lượng dầu khí với những tranh chấp xảy ra sau đó, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, những tranh chấp năng lượng này không nhất thiết dẫn tới xung đột, vì chúng đã và có thể tiếp tục được giải quyết thông qua các cơ chế phát triển chung hoặc đa phương, vốn có nhiều tiền lệ khác nhau mặc dù không tiền lệ nào phức tạp như Biển Đông.
Tuy nhiên, giờ đây vấn đề đã vượt ra ngoài các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và sự tiếp cận đối với các nguồn năng lượng, vì Biển Đông đã trở thành một điểm trọng tâm về cạnh tranh Trung - Mỹ ở Thái Bình Dương. Kể từ khoảng năm 2010, vùng biển này đã bắt đầu gắn với những vấn đề chiến lược rộng lớn hơn liên quan tới chiến lược hải quân của Trung Quốc và sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Điều này khiến cho cuộc tranh chấp trở nên nguy hiểm và là một khởi nguồn lo ngại, đặc biệt là khi Mỹ tái khẳng định các lợi ích của mình ở châu Á - Thái Bình Dương và tăng cường các mối quan hệ an ninh với các bên tuyên bố chủ quyền thuộc ASEAN trong tranh chấp này.

Các nguồn gốc lãnh thổ

Trung Quốc và Việt Nam yêu sách toàn bộ khu vực Biển Đông và các đảo nằm trong vùng biển này, trong khi Malaysia, Philippines, Indonesia và Brunei nhận các khu vực tiếp giáp. Hai nguyên tắc cơ bản chi phối các tuyên bố chủ quyền này, và cả hai đều đi ngược lại yêu sách của Trung Quốc đối với toàn bộ khu vực. Một là "chiếm đóng thực sự", một tiền lệ được thiết lập bởi Tòa án Trọng tài Quốc tế thường trực trong vụ Đảo Palmas hồi tháng 4/1928. Chiếm đóng thực sự đòi hỏi một khả năng và ý định sử dụng quyền thực thi pháp lý liên tục và không bị gián đoạn, khác với xâm chiếm. Mặc dù Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa, một quần đảo gồm khoảng 30 đảo nằm ở khoảng cách bằng nhau tính từ các bờ biển Việt Nam và Trung Quốc, học thuyết chiếm đóng thực sự chống lại Trung Quốc trong trường hợp Trường Sa, một quần đảo ở ngoài khơi các bờ biển của Philippines và Malaysia, nơi ngoài 9 đảo nước này chiếm được từ năm 1988-1992, các đảo còn lại là do các bên yêu sách khác chiếm giữ.
Nguyên tắc thứ hai là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), văn bản đặt ra các quy tắc để quyết định các tuyên bố chủ quyền đối với các nguồn lực dựa trên các Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và các thềm lục địa (EEZ là một vùng biển trải dài tới 320km tính từ bờ biển xác nhận các tuyên bố chủ quyền của nước ven biển đối với các nguồn tài nguyên ở đó). UNCLOS không xác nhận những tuyên bố vượt khỏi EEZ hoặc các thềm lục địa đã được công bố, nhưng yêu sách của Trung Quốc lại vượt quá EEZ của nước này và chồng lấn với các tuyên bố hợp pháp của các nước ASEAN.
Yêu sách của Trung Quốc dựa vào lịch sử, nhưng những yêu sách như thế không nhiều trọng lượng trong luật pháp quốc tế, điều mà theo cách nhìn nhận của Trung Quốc đã đánh giá thấp di sản của tổ tiên nước này và là một nguồn cơn oán giận. Quan điểm của Trung Quốc là tuyên bố của nước này có trước UNCLOS (công ước được nhất trí năm 1982 và có hiệu lực năm 1994 sau khi được nước thứ 60 thông qua) và rằng văn bản này cần được điều chỉnh để phù hợp với các quyền về lịch sử. Để xác nhận các tuyên bố đó trong một bối cảnh mà sự phức tạp của luật pháp quốc tế có thể không ủng hộ chúng, phía Trung Quốc đã viện tới áp lực ngoại giao liên tiếp để hoặc sửa đổi lại luật pháp quốc tế hoặc giành được một biệt lệ cho mình, khi mà các tuyên bố chủ quyền của tổ tiên nước này sẽ được tất cả các bên thừa nhận.

Dầu, Năng lượng và Hải sản
Là một cuộc tranh chấp lãnh thổ, Biển Đông có thể sẽ tiếp tục là một bế tắc nếu không có bất kỳ một nhu cầu cấp bách nào về một giải pháp.
Tuy nhiên, sự tồn tại của trữ lượng năng lượng trong khu vực lại ngăn cản một giải pháp như vậy.

Với nhu cầu năng lượng trên toàn cầu gia tăng, các nước tiêu dùng chính như Trung Quốc đang tìm kiếm các nguồn cung mới để đáp ứng nền kinh tế phát triển nhanh của họ. Năm 2009, Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai sau Mỹ, và lượng tiêu thụ của quốc gia này nhiều khả năng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030, trở thành nguồn tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới. Năm 2010, Trung Quốc nhập khẩu 53% lượng dầu của mình từ Trung Đông, và Ảrập Xêút cùng với Angola chiếm khoảng 66% lượng dầu nhập khẩu của nước này. Trung Quốc đã đa dạng hóa các nguồn cung để giảm lệ thuộc vào dầu nhập khẩu và đã tìm cách tăng cường khai thác ngoài khơi quanh lưu vực sông Châu và Biển Đông.

Cạnh tranh các tuyên bố năng lượng

Việt Nam là một nước sản xuất dầu lửa trong khu vực, với tập đoàn dầu mỏ quốc doanh PetroVietnam đang sản xuất 24,4 triệu tấn dầu, tương đương 26% tổng sản lượng dầu của Việt Nam, trong năm 2010 từ 3 mỏ ở Biển Đông. Với sản lượng ở các mỏ này đang giảm bớt, PetroVietnam đã ký kết 60 hợp đồng sản xuất và thăm dò dầu khí với nhiều công ty nước ngoài khác nhau trong một nỗ lực khai thác các mỏ mới. Tuy nhiên, những mỏ mới đó được cho là không bù nổi các khoản lỗ. Khi Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm khai thác các mỏ mới thì có khả năng xảy ra các vụ đụng độ với Trung Quốc, nước nhất quyết phản đối các nỗ lực của Việt Nam trong việc ký kết các thỏa thuận khai thác với các công ty dầu lửa quốc tế ở Biển Đông.

Trung Quốc than phiền rằng các bên tuyên bố chủ quyền thuộc ASEAN đã xâm phạm lãnh hải của nước này và rằng Trung Quốc có quyền thực thi tuyên bố của mình chống lại những quốc gia đó. Chẳng hạn, vào ngày 26/5/2011, hai tàu hải giám Trung Quốc đã cắt cáp của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam khi tàu này đang tìm kiếm dầu khí ở vùng EEZ của Việt Nam, nằm ở ngoài khơi cách bờ biển miền nam Việt Nam khoảng 120km. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố các đoạn video về một tàu Trung Quốc đang cắt cáp nối với tàu Bình Minh của Việt Nam. Jiang Yu, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khẳng định các tàu Trung Quốc đã thực hiện "các hoạt động giám sát và thực thi luật pháp hoàn toàn bình thường trong khu vực thuộc quyền tài phán của Trung Quốc". Vào ngày 9/6, một tàu cá Trung Quốc, tương tự, cũng cán qua cáp thăm dò của một tàu thăm dò khác của Việt Nam.

Philippines cũng có nhiều vấn đề với Trung Quốc. Manila đã nỗ lực đẩy mạnh sự độc lập trong sản xuất dầu, và đặt ra mục tiêu 60% vào năm 2011, một con số mà nước này khó có thể đáp ứng được. Quốc đảo này cũng dự định ký kết 15 hợp đồng thăm dò trong những năm tới về thăm dò ngoài khơi đảo Palawan ở một khu vực mà Trung Quốc nhận chủ quyền. Trong năm 2011, Philippines đã thông báo 7 vụ việc liên quan đến sự quấy rối của Trung Quốc. Trong một trường hợp, vào ngày 2/3, hai tàu hải giám của Trung Quốc đã quấy rối một tàu thăm dò dầu lửa trong vùng mà Philippines nhận chủ quyền, cách Palawan 250km về phía tây. Hai tàu này đã rời khu vực sau khi Không lực Philippines được điều động. Vào ngày 5/4, Manila đã đệ trình một thư phản đối chính thức lên Liên Hợp Quốc và tìm kiếm sự ủng hộ của ASEAN trong việc thiết lập một quan điểm chung về vấn đề này. Vài ngày sau đó, phía Trung Quốc đã phản hồi, chính thức cáo buộc Philippines "xâm phạm" lãnh hải nước này. Sau khi Trung Quốc triển khai một tàu hải giám 3.000 tấn mang tên Haixun-31 với một trực thăng tới khu vực, vào tháng 6, Philippines đã điều một tàu hải quân cũ từ thời Thế chiến II, Rajah Humabon, tới vùng nước này nhận chủ quyền. Con tàu đã dỡ bỏ các cột mốc mà phía Trung Quốc cắm trên nhiều đảo nằm trong vùng Philippines yêu sách. Cũng trong tháng 6, Văn phòng của Tổng thống Philippines tuyên bố đặt lại tên cho Biển Đông là "Biển tây Philippines" và tuyên bố một chương trình mở rộng hải quân, theo đó sẽ tăng cường sự hiện diện hạn chế của hải quân nước này trong khu vực.

Bất chấp phản đối của Trung Quốc, cả Việt Nam và Philippines đều dự định sẽ tiếp tục các dự án thăm dò khí đốt với sự tham gia của các công ty nước ngoài. PetroVietnam sẽ hợp tác với Talisman Energy và sẽ bắt đầu khoan thăm dò ở một khu vực mà Trung Quốc đã ủy quyền cho Crestone Corporation năm 1992, hãng hiện nằm dưới sự điều hành của Harvest Natural Resources. ExxonMobil cũng có kế hoạch khoan thăm dò ở ngoài khơi Việt Nam, còn Philippines dự định khoan ở khu mà các tàu Trung Quốc quấy rối tàu thăm dò của nước này hồi tháng 3/2011.
Trong khi đó, Ấn Độ cũng bị lôi vào tranh chấp như một người chơi từ bên ngoài, điều càng làm cho tình hình trở nên phức tạp. Tuy nhiên, Ấn Độ có vị thế và sức mạnh để đối phó với Trung Quốc. Hơn nữa, Ấn Độ đang oán giận Trung Quốc vì sự ủng hộ của nước này dành cho Pakistan và các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh dọc đường biên giới chung giữa hai nước vốn sẽ gây khó khăn hơn cho Trung Quốc quản lý. Các mối quan hệ của Ấn Độ với Việt Nam có từ thời Indira Gandhi, chính phủ của ông đã công nhận chính phủ do Việt Nam bảo trợ ở Campuchia năm 1984. Rất nhiều người ở Ấn Độ coi Việt Nam là một đồng minh chống lại Trung Quốc,.

Tàu hải quân INS Airavat của Ấn Độ đang trên đường tới Nha Trang ở miền nam Việt Nam ngày 22/7/2011 thì bị Trung Quốc cảnh báo qua radio là phải tránh xa "lãnh hải Trung Quốc". Bộ Ngoại giao Ấn Độ đáp trả rằng "Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế, trong đó có Biển Đông, và quyền đi lại phù hợp với các nguyên tắc đã được chấp nhận của luật pháp quốc tế". Trong khi đó, Trung Quốc phản đối các hoạt động thăm dò của Tập đoàn Dầu - Khí Tự nhiên của Ấn Độ (ONGC) xung quanh quần đảo Trường Sa, vùng tranh chấp đặc biệt nhạy cảm với Trung Quốc. ONGC quan điểm rằng các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam là phù hợp với luật pháp quốc tế, và hãng sẽ tiếp tục các dự án thăm dò ở hai lô gần Quần đảo Hoàng Sa.

Tiếp đó, trong khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đang ở thăm New Delhi, một thỏa thuận hợp tác thăm dò dầu lửa và khí đốt trong 3 năm đã được ký kết giữa ONGC và PetroVietnam ngày 12/10/2011, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Đặc biệt là, thỏa thuận đã được ký kết trong khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm tới Bắc Kinh và bày tỏ tình hữu nghị với Trung Quốc. Quả thực, sự tham gia của Ấn Độ vào khu vực và các mối quan hệ đang phát triển của nước này với Việt Nam sẽ làm cho tình hình ở Biển Đông càng phức tạp hơn. Thêm nhiều vụ việc nữa được cho là có thể xảy ra khi Trung Quốc ấn định giới hạn chống lại đối thủ cường quốc của mình ở châu Á.
(Còn tiếp)
Thanh Hảo dịch từ CSIS

Ảnh tàu cứu nạn mua của Hà Lan khủng nhất Việt Nam (PN Today).Sắp hoàn tất dự thảo Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (ANTĐ/Cambodia Herald).-- TQ có lợi trong việc tránh quân sự hoá tranh chấp biển Đông? (ĐV).- Mỹ tăng cường hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương (TQ).




-Mafiovi: - If China can “Finlandize” Vietnam…?
- Nonsense! It’s better to think on How China is “Finlandizing” the US, guys. 
:America's Pacific Logic
The Obama administration "pivot" to the Pacific, formally announced by Secretary of State Hillary Clinton last November and reiterated more recently by the president himself, might appear like a reassertion of America's imperial tendencies just at the time when Washington should be concentrating on the domestic economy. But in fact, the pivot was almost inevitable.

When the Berlin Wall fell in 1989, signaling communism's defeat in Europe, security experts talked about a shift in diplomatic and military energies to the Pacific. But Saddam Hussein's invasion of Kuwait in 1990 led to a decadelong preoccupation with the Middle East, with the U.S. Army leading a land war against Iraq in 1991 and the Navy and Air Force operating no-fly zones for years thereafter. Then came 9/11, and the Bush administration's initiation of wars in Afghanistan and Iraq as a response. Finally, the ending of both those conflicts is in sight, and the United States, rather than return to quasi-isolationism as it has done with deleterious effect after other ground wars in its history, is attempting to pivot its focus to the geographical heart of the global economy: the Indian and Pacific oceans.
The Indian Ocean is the world's energy interstate, across which passes crude oil and natural gas from the Arabian Peninsula and Iranian Plateau to the burgeoning, middle-class urban sprawls of East Asia. Though we live in a jet and information age, 90 percent of all commercial goods that travel from one continent to another do so by container ship, and half of those goods in terms of global tonnage -- and one-third in terms of monetary value -- traverse the South China Sea, which connects the Indian Ocean with the Western Pacific. Moreover, the supposedly energy-rich South China Sea is the economic hub of world commerce, where international sea routes coalesce. And it is the U.S. Navy and Air Force, more than any other institutions, that have kept those sea lines of communication secure, thus allowing for post-Cold War globalization in the first place. This is the real public good that the United States provides the world.
But now a new challenge looms for the United States: a rising China as demonstrated by the totality of its power -- its geographical proximity to the South China Sea and environs; its economic heft, making it the largest trading partner of most if not all of the littoral nations (despite economic troubles in China itself); and its expanding submarine fleet. Beijing has been buying smart, investing in subs, ballistic missiles, and space and cyber warfare as part of a general defense build-up. China has no intention of going to war with the United States, but it does seek to impede in time of crisis U.S. military access to the South China Sea and the rest of maritime Asia. From my travels I have seen that this has led to the use of the term "Finlandization" throughout Southeast Asia, whereby China, through the combination of its economic and military power, will undermine the sovereignty of countries such as Vietnam, Malaysia, the Philippines and Singapore, all of which are de facto or de jure U.S. allies.
The country that is the biggest target for China is Vietnam, whose seaboard forms the western edge of the South China Sea and whose economically dynamic population of 87 million makes it a future maritime Turkey, a midlevel power in its own right. If China can "Finlandize" Vietnam, Beijing will in practical terms capture the South China Sea. This explains Washington's increasing military and interest in Hanoi. Whereas Vietnam and other littoral countries claim parts of the South China Sea, China cites a "historic" nine-dashed line that encompasses almost the entire sea itself.
Governmental and policy elites in Beijing recognize the need to compromise on the "cow's tongue," as the nine-dashed line is called, but nationalistic elements in China won't let them, at least not yet. The Chinese are simply unable to psychologically divorce their claims on the nearby South China Sea from the territorial depredations directed against China by the West in the 19th and early 20th centuries. To Chinese officials, the South China Sea represents blue national soil.
Of course, American diplomacy has been active on these matters for years, but U.S. diplomats would lack credibility if they were not backed by a robust military presence in the future. This is what the pivot is all about: The United States does not intend to desert maritime Asia in its hour of need. As one high-ranking diplomat of a South China Sea country told me, if the United States were to withdraw an aircraft carrier strike group from the region it would be a "game-changer," ushering the region toward Finlandization.
Additionally, China is helping to build state-of-the-art port facilities all along the Indian Ocean, on the other side of the Malacca Strait from the South China Sea, in Myanmar, Sri Lanka, Bangladesh, Pakistan and Kenya. These projects all have specific commercial motives promoted by individual Chinese companies, and in some cases, such as Gwadar in Pakistan, are in the middle of politically unstable areas, making their use problematic. But this is how most empires begin -- as speculative-commercial and policing ventures. The Venetian empire in the Mediterranean began as an attempt to suppress piracy along the Adriatic coast, something Chinese warships are doing near the Horn of Africa. Then there were the purely commercial ventures of the British and Dutch East India companies in their early days, which led to full-fledged imperial domains.
A profound socio-economic crisis in China itself -- something that by no means can be ruled out -- might have the effect of slowing this quasi-imperial rise. But that hasn't happened quite yet, and in the meantime, the United States is forced to react to China's growing military and commercial capabilities.
But the change in U.S. policy focus is not literally about containing China. "Containment" is a word of Cold War vintage related to holding ground against the Soviet Union, a country with which the United States had a one-dimensional, hostile relationship. The tens of thousands of American students and corporate executives in Beijing attest to the rich, multi-dimensional relationship the United States enjoys with China. China is so much freer than the former Soviet Union that to glibly state that China is "not a democracy" is to miss the point of China's rise entirely.
China is an altogether dynamic society that is naturally expanding its military and economic reach in the Indo-Pacific region much as the United States expanded in the Atlantic and Greater Caribbean following the Civil War. But the rise of any new great power needs to be managed, especially as it is accompanied by the rise of Indian, Vietnamese, Malaysian, Singaporean and Australian sea power, even as Japan and South Korea modernize their sea and air fleets with the latest combat systems. Make no mistake, the Indo-Pacific is in the midst of an arms race that complicates the security of the region's sea lanes.
Were the United States not now to turn to the Indo-Pacific, it would risk a multipolar military order arising up alongside an already existent multipolar economic and political order. Multipolar military systems are more unstable than unipolar and bipolar ones because there are more points of interactions and thus more opportunities for miscalculations, as each country seeks to readjust the balance of power in its own favor. U.S. military power in the Indo-Pacific is needed not only to manage the peaceful rise of China but also to stabilize a region witnessing the growth of indigenous civil-military post-industrial complexes.
If American power was diminished, China, India and other powers would be far more aggressive toward each other than they are now, for they all benefit from the secure sea lines of communication provided by the U. S. Navy and Air Force.
Clinton's diplomatic overture to Myanmar and President Barack Obama's plan to rotate 2,500 Marines through Australia are symbolic of the political and military effort to distribute U.S. power throughout the Indo-Pacific. Myanmar could simply continue as a satellite of Beijing were Clinton not to do as she has. Australia, a country of only 23 million inhabitants, will spend $279 billion over the next two decades on submarines, fighter jets and other hardware. This is not militarism, but the reasonable response of a nation at the confluence of the Indian and Pacific oceans in order to account for its own defense in the face of rapidly changing power dynamics. Australia might even become the premier alliance partner for the United States in the Anglosphere in the 21st century, much as Britain, whose defense budget is plummeting, was in the 20th century.
The pivot is as yet an aspiration, not a declaration, since it assumes that events in the Middle East will permit U.S. officials the luxury of shifting assets elsewhere. But events in the Middle East never permit as such. Still, if the United States can at least avoid further land engagements in the Middle East, expect the pivot to set the tone for America's Asia policy for years to come, much as President Richard Nixon's trip to China did for Asia policy in decades past.
-Biển Đông - ASEAN: Asian Bloc Seeks Unity Over Sea Disputes (WSJ 3-4-12) Tàu hí hửngASEAN split by sea code (Global Times 5-4-12)-VN - Campuchia vẫn vướng mắc biên giới
Thủy quân lục chiến Mỹ đến Darwin -- --Tập đoàn ConocoPhillips chấp nhận bồi thường cho ngư dân Trung Quốc
VN có thể đề cập Biển Đông tại Asean
Chuyên gia TQ cảnh cáo dầu khí Ấn Độ   –   (BBC). - - Exploring South China sea could mean trouble for India: Expert(Hindustan Times). -  Keep off South China Sea, India warned (Times of India).    - South China Sea projects ‘risky for India’ (Hindu).--Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông và các luận điểm pháp lý (Tia sáng).- Giải quyết tranh chấp Biển Đông quan trọng nhất DOC (Nguyễn Phú Trọng).
Tặng bằng khen gia tộc gìn giữ tài liệu về chủ quyền (TTXVN).  - Tặng bằng khen cho tộc gìn giữ tư liệu về Hoàng Sa(VNN).  - Bộ Ngoại giao trao Bằng khen tặng gia tộc họ Đặng ở Lý Sơn (Tin tức).- Ảnh độc tên lửa bảo vệ toàn bộ biển đảo Việt Nam (PN Today).- Hồn treo cột buồm: Mộ gió chờ chồng (NNVN).- Sự sáng tạo biến hóa vũ khí hiện đại của Việt Nam (PN Today).- Đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ ở Điên Biên (TTXVN).

Trung Quốc mua hầu hết nợ ngắn hạn của Nhật Bản

Trung Quốc mua hầu hết nợ ngắn hạn của Nhật Bản-(Gafin) - Trung Quốc tăng cường mua tài sản bằng đồng yên của Nhật Bản khi các tài sản này trở nên rẻ hơn.
Kể từ tháng 5/2010, Trung Quốc mua lại hầu hết nợ ngắn hạn của Nhật Bản, số liệu thống kê vừa công bố của Bộ Tài chính Nhật Bản.

Trung Quốc tăng mức mua ròng nợ ngắn hạn của Nhật Bản lên 651 tỷ yên (8 tỷ USD), cao nhất từ tháng 5/2010. Trong khi đó, Trung Quốc bán 268,8 tỷ yên nợ dài và trung hạn của Nhật Bản trong tháng 2 vừa qua.

Nhà chiến lược tại công ty đầu tư chứng khoán Mizuho, ông Akihiko Inoue, nhận định, Trung Quốc tăng cường mua tài sản bằng đồng yên của Nhật Bản khi đồng yên giảm giá. Trong tháng 2, yên giảm sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc bơm thêm 10 nghìn tỷ yên cho chương trình mua tài sản.

Ngày 15/3, yên giao dịch ở 84,18 yên đổi 1 USD, thấp nhất từ ngày 13/4 năm ngoái. Yên giảm giá so với 16 đồng tiền chính khác trong tháng 2.
Nguồn Bloomberg/DVT-


Trung Quốc muốn “mua” cả vùng Caribbe (09/04)

- Những sai lầm dễ đưa DN đến tử vong: Kỳ 3: Chết vì bỏ trứng vào một rọ  —  (Phan Thế Hải).
Mua tạm trữ không “cứu” được giá lúa (SGTT).- Các mâu thuẫn trong ngành mía đường   –   (RFA). - BĐS không dám vay kể cả lãi suất về 0% (Infonet).- Hàng Việt bị làm giả (NLĐ). “Thủ đoạn của các DN Trung Quốc là khi thấy hàng Việt Nam bán chạy, họ nhanh chóng lấy mẫu mã đem đi đăng ký sở hữu trước rồi tổ chức sản xuất sản phẩm giống y chang để tung ra thị trường với giá cạnh tranh và dần chiếm lĩnh thị trường”.


Trung Quốc có nguy cơ đối mặt với vụ vỡ nợ trái phiếu đầu tiên trong lịch sử -Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một bước ngoặt vào tháng tới, khi một công ty sản xuất sợi hóa học mất khả năng thanh toán, có thể trở thành doanh nghiệp đầu tiên tuyên bố vỡ nợ.
Giới phân tích nhận định, vụ vỡ nợ của Helon Sơn Đông, công ty với 400 triệu nhân dân tệ (63,43 triệu USD) thương phiếu đáo hạn ngày 15/4 tới, sẽ gây chấn động thị trường trái phiếu Trung Quốc, đẩy lợi suất trái phiếu doanh nghiệp lên cao.

Tuy nhiên về lâu dài, nhiều người tin rằng một vụ vỡ nợ sẽ trợ giúp cho sự phát triển của thị trường trái phiếu Trung Quốc, nơi mà các nhà đầu tư có niềm tin rằng chính phủ luôn sẵn sàng cứu trợ các doanh nghiệp sắp vỡ nợ, không để ảnh hưởng tới toàn thị trường.
Vụ vỡ nợ này sẽ buộc các nhà đầu tư nhìn nhận về rủi ro tín dụng một cách nghiêm túc hơn.
Ông Fraser Howie, giám đốc điều hành công ty môi giới CLSA tại Singapore và đồng tác giả của  cuốn sách về hệ thống tài chính Trung Quốc mang tên "Tư bản đỏ" nhận định: "Hy vọng rằng đây sẽ là một sự thức tỉnh cho các nhà đầu tư về việc đánh giá rủi ro như thế nào, bởi trên thực tế, trước đây họ chưa hề định giá rủi ro".
Chuyên gia giao dịch trái phiếu bản địa của một ngân hàng nước ngoài tại Thượng Hải cũng thừa nhận: "Chúng tôi thực sự không có một nền văn hóa đánh giá rủi ro tín dụng". Về lâu dài, việc đánh giá đúng hơn rủi ro sẽ giúp thị trường cải thiện khả năng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân nhỏ khi họ đang phải vật lộn trong quá trình tiếp cận vốn ngân hàng. Tuy nhiên trong ngắn hạn, vụ vỡ nợ này sẽ gây tổn thương tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung Quốc, đặc biệt là các công ty tư nhân. Ngày càng nhiều các công ty như thế chuyển sang thị trường trái phiếu khi các khoản vay trở nên khan hiếm bởi chính sách tiền tệ chặt chẽ cùng lo ngại rủi ro của các ngân hàng.
Zhang Zhiming, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu Trung Quốc của Ngân hàng HSBC Hồng Kông nhận định: “Phần bù cho trái phiếu xếp hạng AA trở xuống có thể mở rộng nếu vụ vỡ nợ Helon diễn ra, bởi thị trường tin rằng các lĩnh vực khác cũng có thể rơi vào hoàn cảnh tương tự. Thậm chí, toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể bị ngưng trệ tạm thời.”
Minh Quang
Theo TTVN/Reuters

-Theo:
Trung Quốc có nguy cơ đối mặt với vụ vỡ nợ trái phiếu đầu tiên trong lịch sử


 -Kinh tế VN: “nhà cháy” cần cứu gấp   –   (BBC). --- Nguyên Chủ tịch Vinashin bị đề nghị mức án 19 – 20 năm tù (DT). -  - Mua tàu nghìn tỉ để thử  nghiệm Dân trí   Mổ xẻ “con tàu đắm” Vinashin (LĐ 28-3-12) 
- Chủ tịch hiệp hội DNVVN Cao Sĩ Kiêm: Giảm lãi suất không có nghĩa là dễ vay (LĐ).- Giữ được tên, Bibica vẫn khó tránh bị thôn tính (SGTT). Tái cơ cấu DNNN: nghi ngại lợi ích nhóm cản đường (CafeF/SGTT).Bất động sản dẫn đầu thu hút vốn FDI (TBKTSG).   - Đưa giá đất về sát giá thị trường (ĐĐK). “Anh cả” ngành xi măng bị soi chuyện tham nhũng (VnEconomy).  Số doanh nghiệp giải thể tăng mạnh (SGGP).Sau Vinacafe Buôn Ma Thuột, nhiều “đại gia” cà phê “lật thuyền”  (Người đưa tin). Các đại gia cà phê “hấp hối” (DV 28-3-12) Vinacafe Buôn Ma Thuột trần tình món nợ 1.600 tỷ đồng (VOV).  Can thiệp  –   (Nguyễn Vạn Phú). -Đã có bao nhiêu doanh nghiệp giải thể?Doanh nghiệp nợ chồng chất (NLĐ). Kỳ lạ: DN thua lỗ lê lết, cổ phiếu tăng giá (VEF).Khi doanh nghiệp thủy sản “đứt” vốn  (TBKTSG/ Vietstock).Doanh nghiệp nợ… khủng: Nhiều động cơ (VOV).- Tổng vay nợ của các DN BĐS ở mức 200.000 tỷ đồng? (TP).- Nhiều câu hỏi về giá gas (TT).  - Khi người dùng buộc phải cắt chi tiêu (SGTT).

(TBKTSG) - Nghị định 109/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện để được cấp phép xuất khẩu gạo, sau hơn một năm được ban hành, đã cho thấy đây là “sân chơi” không dành cho kẻ... yếu. Thật vậy để được cấp phép, doanh nghiệp phải có ít nhất một cơ sở xay xát lúa gạo với ..- Giàu lên nhờ ruộng lớn (TT). - Xuất khẩu gạo khởi sắc (DV).  - Xuất khẩu gạo: cuộc chơi của những “ông lớn” (TBKTSG).   - Lúa gạo tăng giá nhờ nhu cầu từ Trung Quốc (SGTT).


The Shadow of Depression Project Syndicate --The risk that the world’s investors currently are trying to avoid by rushing into US, Japanese, and German sovereign debt is not a “fundamental” risk. Rather, the risk stems from governments’ refusal, when push comes to shove, to match aggregate demand to aggregate supply in order to prevent mass unemployment.-
 

Chánh Tín kể chuyện bị "lôi" từ trong tù ra đóng phim

- -Chánh Tín kể chuyện bị "lôi" từ trong tù ra đóng phim
(Kienthuc.net.vn) - Ngôi nhà gia đình NSƯT Nguyễn Chánh Tín ở nằm sâu trong khu cư xá Bắc Hải, quận 10, TPHCM. Bước sang tuổi 60, nhưng vẻ lịch lãm của "Đại tá Nguyễn Thành Luân" với phong cách người Sài Gòn vẫn còn nguyên vẹn trong anh, đặc biệt là nụ cười vẫn tươi mãi theo năm tháng…

Đại tá Nguyễn Thành Luân (ảnh tư liệu).
Đại tá Nguyễn Thành Luân (ảnh tư liệu).

Cái duyên với vai  "Đại tá"

Trước năm 1975, Nguyễn Chánh Tín nổi tiếng là một ca sĩ được nhiều fan hâm mộ. Rồi cái duyên đến với nghiệp diễn của Chánh Tín cũng tình cờ. Anh kể: "Sau giải phóng cuộc sống khốn khó. Tôi từng đi bán rau muống, bán thơm, sửa xe đạp kiếm tiền nuôi vợ con. Rồi tôi đi hát ở tỉnh lẻ, không đủ nuôi cơm ngày hai bữa cho gia đình". Năm 1982, vượt biên không thành anh bị giam trong trại. Lúc đó, tinh thần anh suy sụp và nghĩ "thế là tiêu đời".

Duyên nghiệp thế nào mà lúc ấy bộ phim Ván Bài Lật Ngửa đang tìm vai diễn viên chính. "Rất nhiều diễn viên được lựa chọn nhưng cũng không xong, ông Sáu Thảo (tức Dương Đình Thảo, là Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin bấy giờ) chợt nhớ ra: Còn một thằng đang trong trại nữa, hy vọng nó đóng vai này được, cho nó ra đóng phim chuộc tội.
Nhiều người e dè vì biết tôi đang ở trại giam, ông Sáu Thảo quả quyết: Tôi sẽ bảo lãnh nó ra trại để giao nhiệm vụ. Ông Sáu Thảo vào trại gặp tôi. Ông hỏi: Chú còn vượt biên nữa không? Tôi than với ông: Em vượt biên chẳng qua vì cuộc sống gia đình cực quá! Ông đã bảo lãnh cho tôi ra tù để nhận vai diễn".
Chánh Tín và Thương Tín (phải) với một cảnh trong phim Ván bài lật ngửa (ảnh do nhân vật cung cấp).
Chánh Tín và Thương Tín (phải) với một cảnh trong phim Ván bài lật ngửa (ảnh do nhân vật cung cấp).

May mà thời đó làm phim đen trắng
Với vai nhân vật lịch sử này là một áp lực đối với Chánh Tín, đại tá Phạm Ngọc Thảo là một sĩ quan có bản lĩnh chính trị và tài ngoại giao rất sắc sảo. Ông là người có nhiều ảnh hưởng lớn đến cục diện chiến tranh và là thành viên chủ chốt trong 2 cuộc đảo chính bất thành vào những năm 1964 - 1965. Đã hơn một lần Chánh Tín nghĩ cách từ chối vai diễn nhưng lại không nỡ phụ lòng mong mỏi của những người đã tin tưởng vào anh. Hơn nữa, nghĩ đi nghĩ lại thì đây cũng là một cơ hội hiếm hoi cho anh làm lại từ đầu.

Kể từ khi gật đầu nhận vai, anh lao vào đọc kịch bản, tìm tư liệu về nhân vật với tất cả tâm huyết của mình. "Tôi không quản thời gian đi tìm tài liệu về nhân vật và tìm gặp những cán bộ lãnh đạo công an tìm hiểu tác phong, tính cách của người cán bộ tình báo để nhập vai - Nguyễn Chánh Tín nhớ lại. Khi được xem những tư liệu về bác Phạm Ngọc Thảo, tôi đã hình dung được một hình ảnh xuyên suốt để nhập vai.
Tôi nghĩ, người sĩ quan nằm vùng thì đương nhiên bên ngoài nhìn phải giống người Sài Gòn chứ nhìn ra người cộng sản thì lộ ngay. Phải thể hiện tinh thần, tâm hồn người cộng sản, nhưng tác phong đi đứng, cách ăn nói là phong thái của người Sài Gòn cũ, cũng may cái phong thái phải thể hiện là người Sài Gòn thì tố chất của tôi lại có tất cả điều đó".

Nhiều đêm trăn trở với vai diễn, có khi nghĩ ra một cử chỉ, giọng điệu nào là bật dậy tập  hoặc ghi vào sổ để khỏi quên. Có lần đang đêm chợt nhớ trong kịch bản có cảnh Nguyễn Thành Luân bước ra khỏi chiếc xe Traction Citroen chậm rãi hút thuốc, tôi bật dậy tập đi tập lại.

Tham gia vai diễn, tôi gần như phó thác trách nhiệm gia đình cho bà xã. Biết chồng đam mê nên Bích Trâm thông cảm sẻ chia nhiều. Anh nhớ lại: "Vai diễn đó tôi gắn bó nhiều nhất với cái áo choàng và cái nón nỉ, nó mang phong cách tầng lớp thượng lưu thời đó. Lúc ấy, đến cái ăn còn không đủ thì lấy đâu tiền mua áo choàng hay nón nỉ. Cuối cùng, áo choàng được thay thế bằng chiếc áo mưa cũ của quân đội Mỹ, cái nón nỉ, tôi phải đi thuê". Nụ cười hóm hỉnh còn nguyên vẹn trên môi người nghệ sĩ: "May mà thời đó làm phim đen trắng chứ quay màu như bây giờ là "bể" hết".

Có thể nói Nguyễn Thành Luân là một vai lớn đối với điện ảnh Việt Nam bấy giờ, làm sống lại cả một thời kỳ lịch sử, lại được thực hiện trong một giai đoạn khó khăn nhất của đất nước. Đoàn làm phim quay trong thời gian hơn 5 năm với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn.
"Cơm nước ăn như bộ đội, diễn viên, đạo diễn, chuyên viên kỹ thuật đều chuyên trị rau luộc, canh toàn nước và chén mắm kho hay chút cá khô mặn. Nước mắm không có mà ăn, phải lấy nước muối pha màu", Nguyễn Chanh Tín nhớ lại.
NSƯT Nguyễn Chánh Tín tại nhà riêng.
NSƯT Nguyễn Chánh Tín tại nhà riêng.

"Xin chào đại tá Nguyễn Thành Luân"

Hạnh phúc vô cùng khi vai diễn với tất cả tâm huyết của anh đã in sâu đậm trong lòng khán giả. Nguyễn Chánh Tín xúc động kể: "Một lần cùng đoàn nghệ sĩ đến phà Gianh, Quảng Bình, gặp bão nên bị kẹt phà, cả ngàn xe xếp hàng rồng rắn. Đột nhiên có người phát hiện ra Chánh Tín trong đoàn nghệ sĩ. Thế là tất cả các xe đều nhường xe chở Chánh Tín qua phà. Một bác tài cố với người ra khỏi xe "Xin chào đại tá Nguyễn Thành Luân".
Đời một nghệ sĩ như tôi chưa bao giờ được như thế. Bao chuyện dở khóc, dở cười. Đi đến đâu tôi cũng phải che kín mặt, đeo kính đen, ngủ chỗ nào phải vô ra như hoạt động bí mật. Có lần tại sân vận động Pleiku, hàng ngàn khán giả chen lấn xô đẩy vào xem chương trình có tôi tham gia, cánh cửa sắt sân vận động đổ sập...".

NSƯT Nguyễn Chánh Tín vui vì đã làm trọn bổn phận với gia đình, với sự nghiệp diễn viên điện ảnh, một vai diễn lớn để đời với anh là quá đủ. Khi chuyển qua làm nhà sản xuất, anh vẫn hừng hực bầu nhiệt huyết trên phim trường. Bao dự định tiếp tục cống hiến cho điện ảnh nước nhà còn phía trước...
"Ván bài lật ngửa" là bộ phim đen trắng dài 8 tập, kịch bản của Nguyễn Trường Thiên Lý, được hãng phim Giải Phóng sản xuất từ năm 1982-1987, được coi là đỉnh cao của điện ảnh Việt Nam sau ngày giải phóng miền Nam. Nhân vật đại tá Nguyễn Thành Luân do Nguyễn Chánh Tín thủ vai đã đưa anh từ một ca sĩ trở thành một diễn viên điện ảnh nổi tiếng suốt mấy chục năm qua.
Quỳnh Hương...



-

Lế tế Giao lại có “vua” và chẳng mấy trang nghiêm

 - Tối 8/4, Lế tế Giao – một trong những lễ hội “đinh” của Festival Huế 2012 đã được tổ chức. Điều đáng buồn là việc tổ chức không được như những gì mà BTC tuyên bố trước đó.

Lễ tế năm nay cũng đã phục dựng trình tự của lễ tế với các nghi thức Lễ Nghênh thần (lễ đón các Thần), Lễ điện ngọc bạch (Tế ngọc và lụa), Lễ Tấn trở (Lễ dâng con vật tế), Lễ Hiến tước (làm lễ dâng rượu), Lễ tứ phúc tộ (Lễ ban phúc), Lễ Triệt soạn (Lễ dọn thức ăn), lần lượt diễn ra uy nghiêm, kính cẩn như tấm lòng thành của cả vua quan cùng lê dân dâng lên Trời, Đất và các vị Thần linh để cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
Năm nay, sau khi trình diễn lễ tế Giao, BTC đã cho phép nhân dân được lên Đàn dâng hương cúng tế. Đây là điều mới trong lần tổ chức lễ Tế giao này.

Và cũng giống như mọi năm, lế tế Giao lần này lại có “vua” do diễn viên đóng thế. Cũng chính vì điều này mà lễ Tế giao mất đi sự trang nghiêm cần thiết, dù là phục dựng, trình diễn.
Lễ tế Giao năm nay vẫn có "vua" do diễn viên đóng thế.

Được biết, kết luận số 31 của Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên – Huế, ban hành ngày 7/2/2012 về việc tổ chức một số chương trình của Festival Huế 2012. Tại mục 3, trang 1 của kết luận này ghi: “Tổ chức lễ tế Giao vào tối 8.4.2012 tại đàn Nam Giao được đồng chí Trần Phùng - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh - thay mặt lãnh đạo tỉnh làm chủ lễ”. Phương án này trước đó đã trình và được Ban Tuyên giáo T.Ư thông qua.

Tuy nhiên, chỉ sau hơn một tháng, ngày 14/3, Ban thường vụ tỉnh ủy TT-Huế lại ra văn bản thay đổi hình thức tổ chức lễ tế đàn Nam Giao tại Festival Huế 2012.

Theo đó, tại lễ tế đàn Nam Giao vào tối 8/4, hình thức được tổ chức như các festival Huế trước đây (tức có “vua giả”), kết hợp với quảng diễn để phục vụ nhân dân và khách du lịch tham quan.

Khi trao đổi với báo chí, ông Phó bí thư thường trực tỉnh ủy Trần Thanh Bình cho biết: “Vừa rồi, Tỉnh uỷ cho phép tế thật ở lễ tế đàn Xã Tắc là vì năm nay lễ tế diễn ra đúng giờ, ngày, tháng như ngày xưa. Còn với lễ tế Nam Giao, vừa rồi chúng tôi nghiên cứu lại và thấy năm nay làm không đúng ngày, đúng mùa vì phụ thuộc vào thời gian tổ chức Festival Huế nên không được tế thật, mà chỉ làm quảng diễn như mọi năm.

Festival Huế lần trước tổ chức vào tháng 6, năm nay lại tháng 4, biết đâu sang năm lại tháng 2. Quan điểm của chúng tôi là lễ phải ra lễ, hội phải ra hội. Đã tổ chức lễ thì phải làm đúng như người xưa đã làm, từ hình thức, nội dung cho đến thời gian”

Theo những nhà nghiên cứu lịch sử triều Nguyễn, thì lế tế Giao xưa thường được tổ chức vào tháng giêng đến tháng 3 âm lịch (có thể 3 năm tổ chức một lần). Như vậy, thời điểm tổ chức lễ tế Giao năm nay là hoàn toàn phù hợp.

Vào tháng 2/2012, lễ tế Xã tắc được tổ chức khá uy nghiêm do ông Trần Phùng, Chủ tịch UBMTTQ VN tỉnh TT-Huế làm chủ lễ đã được giới chuyên môn và nhân dân ủng hộ đánh giá cao.

Một điều đáng buồn cho lễ tế Giao năm nay là các nhân viên an ninh, bảo vệ làm việc quá cứng nhắc, chuyện tác nghiệp của PV báo chí cũng bị cản trở khá nhiều. Có trường hợp bảo vệ xé rách áo Phóng viên và cương quyết cản trở phóng viên tác nghiệp dù có thẻ của BTC cấp mà không hề cho biết lý do.

Một số hình ảnh PV kienthuc.net.vn ghi lại lế tế Giao diễn ra vào tối 8/4:
Lễ vật tam sanh được chuẩn bị khá chu đáo
Chuẩn bị rước "vua"
Đội múa bát dật
"Vua" tiến hành làm lễ tế.
Các "quan"
Năm nay, nhân dân được phép lên Đàn Nam Giao làm lễ tế.

Quỳnh Thi - Trần Quang Liêm
- Những chuyện chưa biết về cha tôi, Lê Duẩn (VNN 8-4-12) - Ông Bùi Ngọc Tấn được Pháp trao giải   –   (BBC). – Tác phẩm nơi tù đày: Bùi Ngọc Tấn – Người chăn kiến (phần 1)   –   (BBC). Nhà văn Bùi Ngọc Tấn: “Không có tự do làm sao có tiểu thuyết hay được. Làm sao hội thảo về tiểu thuyết lại có A.25? Có sự giám sát của công an? Mới chỉ bàn về tiểu thuyết thôi đã không có tự do rồi”.   - Bùi Ngọc Tấn đoại giải thưởng Henri Queffélec (blog Bùi Ngọc Tấn).
Ðổi mới nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành kinh tế (ND 8-4-12)
Từ chối! Cô hoàn toàn bị từ chối! (SGTT 5-4-12)
Gặp nhà nghiên cứu “chân đất” miền Tây Nam  (NĐT 8-4-12) -- Ông Trương Minh Đạt
Cử nhân kinh tế thích... ăn cắp hơn đi làm (DV 8-4-12) -- Lên thạc sĩ kinh tế thì thích đi làm hơn ăn cắp.  Đến tiến sĩ kinh tế thì chỉ thích... đi ngủ.
Tại sao thức ăn Việt Nam lại "sang trọng" ở Singapore như vậy? Indochine chic: Why is Vietnamese food so classy in Singapore?(Anthropology Today April 2012)  -- Thiệt không các bạn? (Nhân tiện, xin cám ơn các bạn trẻ ở Singapore về những cảm tình mà các bạn đã dành cho Hội Thảo Hè năm vừa qua)
------Lùm xùm xung quanh vụ trường Yale hợp tác với Đại học Quốc gia Singapore: Faculty Gives Yale a Dose of Dissent Over Singapore (NYT 4-4-12)--
 

Bị kỷ luật vì làm giám đốc "lo lắng"?


-Tin liên quan:-Anh Tạch bị 'ông Tô' làm... hoa mắt, chóng mặt với công việc mới...
-
-Bị kỷ luật vì làm giám đốc "lo lắng"?  > Đại diện cho người lao động hay 'ông chủ'?

TP - Sau hai lần hoãn, phiên tòa xử vụ kỹ sư Lê Văn Tạch kiện Cty Toyota Việt Nam (TMV) đã diễn ra ngày 5-4, bản án sẽ được tuyên ngày 11-4.
Tại toà, phía nguyên đơn chứng minh lãnh đạo TMV đã làm việc với TAND TX Phúc Yên trước khi ông Tạch khởi kiện TMV ra trước toà này.

Kỹ sư Tạch trước tòa (ngồi hàng đầu, thứ hai từ phải sang)
Kỹ sư Tạch trước tòa (ngồi hàng đầu, thứ hai từ phải sang).
"Lỗi" rất mơ hồ
Tranh luận tại tòa, luật sư bảo vệ và người đại diện cho kỹ sư Tạch chứng minh rằng việc TMV kỷ luật ông Tạch chỉ là kết quả của một quá trình "bới lông tìm vết".
Họ nêu rõ, vụ việc xuất phát từ việc ông Tạch gửi thư tới Tổng giám đốc TMV, phản ánh việc ông Nguyễn Đình Chương - cấp trên trực tiếp của kỹ sư Tạch - không cho ông Tạch nghỉ ốm, và một số việc tương tự khác.
Tiếp theo, ông Chương có đơn tố cáo ông Tạch phản ánh sai sự thật.
TMV ra quyết định tạm đình chỉ công việc ông Tạch 3 tháng để làm rõ việc này. Tuy nhiên, 3 tháng, TMV không kết luận ông Tạch và ông Chương ai đúng, ai sai.
Quyết định kỷ luật ông Tạch (chuyển công tác khác có mức lương thấp hơn) được đưa ra với lý do hoàn toàn mới: "ông Tạch đã làm phiền Tổng giám đốc".
Luật sư và người đại diện cho kỹ sư Tạch chứng minh trình tự thủ tục xét kỷ luật ông Tạch không khách quan, không đúng quy định của Luật Lao động; "làm phiền" là một cảm giác mang nặng cảm nhận cá nhân, coi đây là "lỗi" để xử lý kỷ luật người lao động là không phù hợp pháp luật Việt Nam.
Kỹ sư Tạch đã "đe dọa" Tổng giám đốc?
Phía TMV chứng minh với HĐXX, trong các bức thư điện tử gửi Tổng giám đốc TMV, ông Tạch nhận định Tổng giám đốc đang phạm sai lầm (do không xử lý những người đã xúc phạm danh dự hoặc xâm hại quyền lợi của ông Tạch, như ông Chương), và đe dọa Tổng giám đốc "sẽ phải trả giá đắt".
Trong văn bản gửi Tòa, Tổng giám đốc TMV cho biết hậu quả của sự đe dọa này: "Có lẽ ông Tạch sẽ thực hiện nhiều hành động nào đó để trả thù cá nhân tôi", "tôi hết sức lo lắng vì không thể biết chuyện gì sẽ xảy ra...".
Phía luật sư của ông Tạch cho rằng muốn đánh giá ông Tạch có "làm phiền" Tổng giám đốc TMV không, trước hết phải làm rõ nội dung những lá thư ông Tạch gửi Tổng giám đốc có phản ánh đúng sự thật không.
Tại tòa, họ đưa ra các bằng chứng để chứng minh ông Tạch đã phản ánh đúng sự thật với Tổng giám đốc. Còn việc ông Tạch viết Tổng giám đốc TMV "sẽ phải trả giá đắt", các luật sư của ông Tạch khẳng định không thể coi đây là hành vi đe dọa tính mạng ông Tổng giám đốc; việc ông ta lo lắng chỉ là kết quả của sự suy diễn.
TMV gặp tòa trước khi ông Tạch khởi kiện
Phía ông Tạch đã đưa ra thông tin "gây sốc": Họ công bố một tài liệu thể hiện trước khi ông Tạch có đơn khởi kiện ra tòa, Tổng giám đốc TMV đã có buổi làm việc với TAND TX Phúc Yên.
"Nếu đây là cuộc làm việc nhằm tìm hướng xử lý kỷ luật ông Tạch như tiêu đề của tài liệu, thì buổi làm việc này không tuân thủ quy định pháp luật nào cả.
Còn nếu TMV gặp Tòa để tư vấn pháp luật, chúng tôi có quyền hỏi phí của dịch vụ này là bao nhiêu, và việc chi tiêu như thế nào?".
Sau khi nêu câu hỏi trên, người đại diện cho kỹ sư Tạch nhấn mạnh: "Điều quan trọng nhất là phải làm rõ có ai trong HĐXX phiên tòa này tham gia cuộc làm việc đó, hoặc chịu tác động từ cuộc làm việc đó? Nếu có, chúng tôi cho rằng có căn cứ để nhận định HĐXX không đảm bảo tính khách quan".
Đáp lại, vị chủ tọa cho biết ông ta không tham gia buổi làm việc đó, còn phía TMV giải thích "doanh nghiệp gặp gỡ tòa án là chuyện bình thường".
-Toyota Việt Nam thay tổng giám đốc -03/04/2012 Công ty Toyota Việt Nam (TMV) vừa ra thông báo về việc thay tổng giám đốc mới. Đáng chú ý trước khi rời VN trở về Nhật, ông Akito Tachibana đang vướng vào một vụ kiện tranh chấp lao động.
Theo đó, ông Yoshihisa Maruta, 50 tuổi bắt đầu làm tổng giám đốc mới của TMV. Người tiền nhiệm của ông Maruta là ông Akito Tachibana đã kết thúc nhiệm vụ kể từ ngày 31/3. Theo TMV, ông Yoshihisa Maruta từng có kinh nghiệm 25 năm làm việc trong công ty Toyota và trải qua nhiều chức vụ quan trọng khác nhau.

-VPCP phản hồi thư kỹ sư Lê Văn Tạch gửi Thủ tướngVPCP phản hồi thư kỹ sư Lê Văn Tạch gửi Thủ tướng bee-“Tôi cảm thấy rất vui vì phản ánh của tôi đã nhận được sự quan tâm của Chính phủ, giúp tôi càng thêm tin tưởng rằng lẽ phải sẽ được bảo vệ".
Thủ tướng 'vào cuộc' vụ kỹ sư Tạch - Toyota VN đv Văn phòng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ GTVT, UBND tỉnh Vĩnh Phúc giải quyết và báo cáo kết quả vụ việc của kỹ sư Tạch cho Thủ tướng.

Vụ tố lỗi Toyota: Kỹ sư Tạch thắng cuộc (Infonet). Cục Đăng kiểm VN khẳng định các lỗi kỹ thuật của xe Toyota đã bị kỹ sư Lê Văn Tạch tố giác hồi tháng 3/2011 là đúng và công ty TMV đã phải lên kế họach khắc phục, thu hồi xe lỗi.

Công văn do ông Tô Đức Long, Trưởng phòng chất lượng xe cơ giới (Cục Đăng kiểm VN) ký khẳng định, ngay sau khi nhận được phản ánh của ông (kỹ sư Tạch) về các lỗi kỹ thuật của loại xe Innova và Forrtuner do công ty ô tô Toyota VN (TMV) sản xuất, lắp ráp, Cục Đăng kiểm VN đã cử cán bộ đến làm việc trực tiếp với công ty Toyota VN cũng như kỹ sư Lê Văn Tạch để xác minh những nội dung mà kỹ sư Tạch đã phản ánh.
Vụ tố lỗi Toyota: Kỹ sư Tạch thắng cuộc
Cục Đăng kiểm VN đã khẳng định kỹ sư Lê Văn Tạch đã phát hiện và tố lỗi xe của TMV đúng thực tế
Về nội dung lỗi kỹ thuật cũng như số lượng xe thuộc diện bị ảnh hưởng, căn cứ vào tài liệu, hồ sơ chất lượng lưu trữ, công ty TMV đã xác định cụ thể các lỗi kỹ thuật và số xe thuộc diện bị ảnh hưởng tương ứng với từng lỗi.
"Về cơ bản, các lỗi kỹ thuật và số lượng xe thuộc diện bị ảnh hưởng do công ty TMV xác định phù hợp với nội dung phản ánh của ông (kỹ sư Lê Văn Tạch)", Cục Đăng kiểm khẳng định.
Trên cơ sở xác định các lỗi lỹ thuật tương ứng với từng loại xe, công ty TMV đã xây dựng quy trình khắc phục, đồng thời công bố và triển khai chương trình triệu hồi cho tất cả các xe thuộc diện bị ảnh hưởng, công văn cho biết.
Cục Đăng kiểm VN cảm ơn về những thông tin phản ánh kịp thời của kỹ sư Tạch liên quan đến chất lượng xe sản xuất, lắp ráp.
Trước đó, ngày 29/3/2011, kỹ sư Tạch đã đến trực tiếp Cục Đăng kiểm chuyển hồ sơ phản ánh việc lãnh đạo TMV cố tình che giấu 3 lỗi kỹ thuật nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều xe thuộc 2 dòng Innova và Fortuner đã bán ra thị trường.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ và nghe kỹ sư Tạch trình bày, Cục phó Đỗ Hữu Đức cam kết cử đội ngũ chuyên gia cao cấp của Cục khẩn trương xác minh làm rõ nội dung phản ánh của kỹ sư Tạch trong thời gian nhanh nhất có thể và sẽ chuyển kết quả xác minh.
Kỹ sư Lê Văn Tạch đã phát hiện và tố lỗi đòn treo trên và đòn treo dưới của bánh trước xe Innova không được lắp ở trạng thái chuẩn, hơn 7000 xe Innova J và Innova G.
Lỗi giảm lực xiết bu-lông chân ghế sau vào sàn xe Innova và Fortuner, ảnh hưởng khoảng hơn 48.000 xe. Lỗi thứ 3 lệch áp suất dầu phanh xe Innova và Forrtuner ảnh hưởng khoảng 60.000 xe.
Theo kỹ sư Lê Văn Tạch, 3 lỗi trên đều thuộc lỗi nghiêm trọng trong danh mục phân định lỗi của nhà thiết kế đưa ra. Đặc biệt là lỗi thứ 3 (lỗi lệch áo suất dầu phanh).
HƯƠNG GIANG
- Xác minh vụ kỹ sư Tạch tố bị xâm phạm bí mật thư tín (TN).Hôm qua 15.9, kỹ sư Lê Văn Tạch cho biết đã có buổi làm việc đầu tiên với Công an TX Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc về việc ông gửi đơn tố cáo lãnh đạo Công ty Toyota Việt Nam (TMV), cung cấp cho cán bộ điều tra một số bằng chứng thể hiện việc ông bị xâm phạm bí mật thư tín và bị vu khống.- Vụ kỹ sư Tạch kiện Toyota: Công an vào cuộc (DĐDN)

- Ý kiến luật sư vụ kỹ sư VN kiện Toyota

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Luật sư của kỹ sư Lê Văn Tạch - người từng tố giác lỗi kỹ thuật trong việc sản xuất xe của Công ty ôtô Toyota Việt Nam (TMV) - cho biết thân chủ của ông đã khởi kiện TMV.
Luật sư Phạm Văn Phất, đại diện cho ông Tạch, cho BBC tiếng Việt biết này 12/09/2011 rằng hồ sơ kiện gồm hai đơn cùng một khiếu nại được gửi sau khi TMV và kỹ sư Lê Văn Tạch đã có buổi hòa giải ngày 8/09/2011 nhưng bất thành.

Hồi tháng Sáu, kỹ sư Lê Văn Tạch bị tạm đình chỉ công việc ba tháng vì điều ông Tạch nói là "TMV coi ông đã làm ảnh hưởng tới uy tín và công việc của người khác trong công ty".
Luật sư Phất mô tả thiệt hại về tinh thần đối với thân chủ của mình "rất là rõ" và nếu chứng minh được hành vi vi phạm thì "việc xử lý là cần thiết để đảm bảo việc thi hành pháp luật được nghiêm minh".
Ngoài đơn kiện về quyết định kỷ luật lao động của TMV và đơn khởi kiện bảo vệ nhân thân, kỹ sư Tạch cũng muốn cơ quan chức năng xử lý hình sự về điều ông gọi là hành vi xâm phạm bí mật thư tín, theo luật sư Phất.
Vào ngày 25/08/2011 TMV đã có quyết định thi hành kỷ luật với kỹ sư Tạch, do điều mà TMV mô tả là lỗi “làm phiền người khác bằng việc đòi hỏi hoặc xúc phạm hoặc một hành động không được chấp nhận” theo nội quy lao động của TMV.
-
-Kỹ sư Lê Văn Tạch khởi kiện Toyota Việt Nam
Dân Việt - Ngoài việc khởi kiện, kỹ sư Lê Văn Tạch và luật sư còn kiến nghị cơ quan điều tra khởi tố vụ án về hành vi xâm phạm thư tín và vu khống đối với Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam và những người liên quan.
- KS Lê Văn Tạch chính thức kiện Toyota Việt Nam ra tòa (PLTP). Kỹ sư Tạch khởi kiện Toyota Việt Nam(Dân trí) - Kỹ sư Lê Văn Tạch đã chính thức nộp đơn khởi kiện Công ty Toyota Việt Nam (TMV) và đơn kiến nghị khởi tố vụ án và khởi tố bị can đến các cơ quan chức năng. Cụ thể, kỹ sư Tạch đã viết đơn khởi kiện TMV với người đại diện là ông Tachiba ... -- Ngày 12.9, kỹ sư Tạch sẽ khởi kiện Toyota Việt Nam  (SGTT). -Yoshiharu Tsuboi: Người Việt cần trong sạch (TP 11-9-11) -Kỹ sư Lê Văn Tạch kiện Toyota VNTuổi Trẻ -Kỹ sư Lê Văn Tạch khởi kiện Toyota Việt NamThanh Niên -- Hòa giải không thành, kỹ sư Lê Văn Tạch sẽ khởi kiện (TT).
-Kỹ sư Tạch sẽ kiện Toyota Việt Nam ra tòa-Dân Việt - “Anh Tạch thống nhất với tôi là sẽ chủ động nghỉ việc ở Toyota Việt Nam. Nhưng trước khi nghỉ việc, tôi và kỹ sư Tạch sẽ kiện Toyota Việt Nam ra tòa”.

Lao động ồ ạt bỏ trốn vì phí cao

->Phá đường dây lừa đảo đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan
TP - Đang xảy ra tình trạng lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan ồ ạt bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp để làm thêm kiếm tiền trả nợ.


Nhiều lao động cho biết, bỏ trốn là để “tự cứu mình” vì trước khi, họ phải nộp phí quá cao. Anh Nguyễn Văn Phúc quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết từng làm việc 2 năm tại Đài Loan. Mức phí đóng cho công ty môi giới là 6.500 USD.
“Tôi đã làm cật lực nhưng sau hai năm vẫn không thu hồi đủ vốn. Quá nản tôi nên xin về nước, còn nhiều anh em cố tình trốn ở lại để kiếm tiền trả nợ” - anh Phúc cho biết.
Nhiều lao động khác cho biết, mức lương 650 USD khi làm việc tại Đài Loan chỉ là lương cơ bản. Sau khi trừ các chi phí ăn ở (tối thiểu cũng khoảng 900 Đài tệ, tương đương khoảng 300 USD) thì chỉ còn lại 350 USD/tháng.
“Mức 350 USD là chưa tính đến chi tiêu cá nhân. Nếu ai chi tiêu nhiều, số tiền tích luỹ hầu như không còn, trong khi chi phí đã nộp từ 6.500-7.000 USD” - lao động Trần Văn Nam, quê ở Quảng Bình cho biết.
Tiền vào túi ai?
Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, đa số lao động khi được hỏi đều cho biết, họ bỏ trốn vì chi phí họ phải trả cho Cty môi giới quá cao.
Theo quy định, mức phí đi làm công nhân nhà máy và xây dựng với hợp đồng 3 năm tại Đài Loan là 4.500 USD/hợp đồng; nghề giúp việc gia đình, chăm sóc sức khỏe là 3.600 USD/hợp đồng.
Tuy nhiên, theo số liệu điều tra thực tế của Ủy ban Lao động Đài Loan, mức phí để NLĐ Việt Nam nộp trung bình từ 5.000-6.000 USD; thậm chí rất nhiều lao động phải nộp tới 7.000 USD.
Trong đó, phần chênh lệch khoảng 1.800 - 2.500 USD (cao hơn so với quy định) chính là phần tiền môi giới bị đội tăng cao và khoản tiền này NLĐ phải chịu.
Ông Đào Công Hải - Phó Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước cho biết, theo số liệu điều tra năm 2010 và năm 2011, đúng là mức phí của NLĐ Việt Nam trung bình khoảng 5.600-6.000 USD; thậm chí một số lao động bị thu đến khoảng 6.500-7.000 USD/người, cao hơn quy định khoảng 1.800-2.500 USD.
Theo ông Hải, nguyên nhân phí đi làm việc tại Đài Loan cao là vì hiện nay có quá nhiều đầu mối tuyển chọn lao động. Theo báo cáo, hiện có tổng cộng 67 doanh nghiệp được Đài Loan cấp phép hoạt động đưa lao động sang làm việc.
Tuy nhiên, con số thực lên tới khoảng hơn 300 đầu mối. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn giấy phép nhưng vẫn móc nối với các doanh nghiệp khác mượn tư cách pháp nhân hoặc ngược lại cho các tổ chức, cá nhân Đài Loan mượn tư cách pháp nhân để tuyển người.
“Qua kiểm tra, nhiều lao động Việt Nam tại Đài Loan chỉ biết tên Cty Đài Loan đưa đi” - ông Hải khẳng định.
Sẽ chấn chỉnh
Theo ông Hải, thực tế đang có tình trạng một số chủ sử dụng lao động Đài Loan không đủ điều kiện tiếp nhận lao động nước ngoài nên cố tình tuyển lao động bất hợp pháp và các cơ quan chức năng Đài Loan vẫn chưa có các biện pháp kiên quyết để xử lý.
Cùng đó, tình trạng các doanh nghiệp dịch vụ việc làm của Đài Loan tùy tiện nâng mức phí môi giới đối với doanh nghiệp Việt Nam, trong khi năng lực đàm phán của doanh nghiệp Việt Nam quá kém nên khoản phí đội lên, gây thiệt thòi cho NLĐ Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước cho biết, trong tuần này, Cục sẽ tổ chức họp báo để chấn chỉnh tình trạng NLĐ phải đóng phí cao khi đi làm việc tại Đài Loan. “Chúng tôi sẽ đề nghị các doanh nghiệp hạ mức phí theo đúng quy định để ổn định tình hình. Nếu doanh nghiệp nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm” - ông Quỳnh nói.
* Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, hiện có hơn 93.000 lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan, xếp thứ hai sau Indonesia. Trung bình mỗi năm, có 39.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại thị trường này, chiếm hơn 30% tổng số lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài.
Tính đến 31-12-2011, Việt Nam có trên 49.000 lao động bỏ trốn (trong đó có khoảng 30.000 là lao động nữ) - chiếm gần 41% số lao động nước ngoài bỏ trốn tại Đài Loan.
Trung bình mỗi tháng, có khoảng 550 lao động bỏ trốn tại Đài Loan. Con số lao động bị trục xuất về nước cũng tăng cao khi gần 35.000 lao động đã bị trục xuất về nước.
* Theo quy định, mức phí đối với người lao động đi làm việc tại Đài Loan tối đa là 4.500 USD/người/hợp đồng 3 năm trong các ngành công nghiệp, trong đó phí môi giới không quá 1.500 USD; không quá 3.800 USD/người/hợp đồng 3 năm khi đi làm việc trong gia đình và chăm sóc sức khoẻ, trong đó phí môi giới tối đa không quá 800 USD.
Doanh nghiệp có thể thoả thuận với lao động việc ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng nhưng mức tiền ký quỹ tối đa không quá 1.000 USD/người/hợp đồng 3 năm.
Phong Cầm
-Theo:TP -Lao động ồ ạt bỏ trốn vì phí cao



Bão' thất nghiệp sắp đổ bộ? (VEF 8-4-12)  -- Bài này khá! Hơn 5.000 công nhân phải nghỉ việc luân phiên (LĐ 7-4-12)

DN dừng hoạt động: 80 ngàn hay 200 ngàn? (VEF 8-4-12) - Ông Đoàn Cường, Vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ): Tăng lương đi kèm xử lý mạnh tham nhũng (ĐT). - Lịch sử thuyền nhân: “Give us a Ship”: The Vietnamese Repatriate Movement on Guam, 1975 (American Quarterly March 2012)- - Uruguay bắt thuyền viên Việt Nam (TN). Nhân công Trung Quốc luôn rẻ?  (LĐCT/Reuters).---

Lao động ồ ạt bỏ trốn vì phí cao

->Phá đường dây lừa đảo đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan
TP - Đang xảy ra tình trạng lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan ồ ạt bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp để làm thêm kiếm tiền trả nợ.


Nhiều lao động cho biết, bỏ trốn là để “tự cứu mình” vì trước khi, họ phải nộp phí quá cao. Anh Nguyễn Văn Phúc quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết từng làm việc 2 năm tại Đài Loan. Mức phí đóng cho công ty môi giới là 6.500 USD.
“Tôi đã làm cật lực nhưng sau hai năm vẫn không thu hồi đủ vốn. Quá nản tôi nên xin về nước, còn nhiều anh em cố tình trốn ở lại để kiếm tiền trả nợ” - anh Phúc cho biết.
Nhiều lao động khác cho biết, mức lương 650 USD khi làm việc tại Đài Loan chỉ là lương cơ bản. Sau khi trừ các chi phí ăn ở (tối thiểu cũng khoảng 900 Đài tệ, tương đương khoảng 300 USD) thì chỉ còn lại 350 USD/tháng.
“Mức 350 USD là chưa tính đến chi tiêu cá nhân. Nếu ai chi tiêu nhiều, số tiền tích luỹ hầu như không còn, trong khi chi phí đã nộp từ 6.500-7.000 USD” - lao động Trần Văn Nam, quê ở Quảng Bình cho biết.
Tiền vào túi ai?
Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, đa số lao động khi được hỏi đều cho biết, họ bỏ trốn vì chi phí họ phải trả cho Cty môi giới quá cao.
Theo quy định, mức phí đi làm công nhân nhà máy và xây dựng với hợp đồng 3 năm tại Đài Loan là 4.500 USD/hợp đồng; nghề giúp việc gia đình, chăm sóc sức khỏe là 3.600 USD/hợp đồng.
Tuy nhiên, theo số liệu điều tra thực tế của Ủy ban Lao động Đài Loan, mức phí để NLĐ Việt Nam nộp trung bình từ 5.000-6.000 USD; thậm chí rất nhiều lao động phải nộp tới 7.000 USD.
Trong đó, phần chênh lệch khoảng 1.800 - 2.500 USD (cao hơn so với quy định) chính là phần tiền môi giới bị đội tăng cao và khoản tiền này NLĐ phải chịu.
Ông Đào Công Hải - Phó Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước cho biết, theo số liệu điều tra năm 2010 và năm 2011, đúng là mức phí của NLĐ Việt Nam trung bình khoảng 5.600-6.000 USD; thậm chí một số lao động bị thu đến khoảng 6.500-7.000 USD/người, cao hơn quy định khoảng 1.800-2.500 USD.
Theo ông Hải, nguyên nhân phí đi làm việc tại Đài Loan cao là vì hiện nay có quá nhiều đầu mối tuyển chọn lao động. Theo báo cáo, hiện có tổng cộng 67 doanh nghiệp được Đài Loan cấp phép hoạt động đưa lao động sang làm việc.
Tuy nhiên, con số thực lên tới khoảng hơn 300 đầu mối. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn giấy phép nhưng vẫn móc nối với các doanh nghiệp khác mượn tư cách pháp nhân hoặc ngược lại cho các tổ chức, cá nhân Đài Loan mượn tư cách pháp nhân để tuyển người.
“Qua kiểm tra, nhiều lao động Việt Nam tại Đài Loan chỉ biết tên Cty Đài Loan đưa đi” - ông Hải khẳng định.
Sẽ chấn chỉnh
Theo ông Hải, thực tế đang có tình trạng một số chủ sử dụng lao động Đài Loan không đủ điều kiện tiếp nhận lao động nước ngoài nên cố tình tuyển lao động bất hợp pháp và các cơ quan chức năng Đài Loan vẫn chưa có các biện pháp kiên quyết để xử lý.
Cùng đó, tình trạng các doanh nghiệp dịch vụ việc làm của Đài Loan tùy tiện nâng mức phí môi giới đối với doanh nghiệp Việt Nam, trong khi năng lực đàm phán của doanh nghiệp Việt Nam quá kém nên khoản phí đội lên, gây thiệt thòi cho NLĐ Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước cho biết, trong tuần này, Cục sẽ tổ chức họp báo để chấn chỉnh tình trạng NLĐ phải đóng phí cao khi đi làm việc tại Đài Loan. “Chúng tôi sẽ đề nghị các doanh nghiệp hạ mức phí theo đúng quy định để ổn định tình hình. Nếu doanh nghiệp nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm” - ông Quỳnh nói.
* Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, hiện có hơn 93.000 lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan, xếp thứ hai sau Indonesia. Trung bình mỗi năm, có 39.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại thị trường này, chiếm hơn 30% tổng số lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài.
Tính đến 31-12-2011, Việt Nam có trên 49.000 lao động bỏ trốn (trong đó có khoảng 30.000 là lao động nữ) - chiếm gần 41% số lao động nước ngoài bỏ trốn tại Đài Loan.
Trung bình mỗi tháng, có khoảng 550 lao động bỏ trốn tại Đài Loan. Con số lao động bị trục xuất về nước cũng tăng cao khi gần 35.000 lao động đã bị trục xuất về nước.
* Theo quy định, mức phí đối với người lao động đi làm việc tại Đài Loan tối đa là 4.500 USD/người/hợp đồng 3 năm trong các ngành công nghiệp, trong đó phí môi giới không quá 1.500 USD; không quá 3.800 USD/người/hợp đồng 3 năm khi đi làm việc trong gia đình và chăm sóc sức khoẻ, trong đó phí môi giới tối đa không quá 800 USD.
Doanh nghiệp có thể thoả thuận với lao động việc ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng nhưng mức tiền ký quỹ tối đa không quá 1.000 USD/người/hợp đồng 3 năm.
Phong Cầm
-Theo:TP -Lao động ồ ạt bỏ trốn vì phí cao



Bão' thất nghiệp sắp đổ bộ? (VEF 8-4-12)  -- Bài này khá! Hơn 5.000 công nhân phải nghỉ việc luân phiên (LĐ 7-4-12)

DN dừng hoạt động: 80 ngàn hay 200 ngàn? (VEF 8-4-12) - Ông Đoàn Cường, Vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ): Tăng lương đi kèm xử lý mạnh tham nhũng (ĐT). - Lịch sử thuyền nhân: “Give us a Ship”: The Vietnamese Repatriate Movement on Guam, 1975 (American Quarterly March 2012)- - Uruguay bắt thuyền viên Việt Nam (TN). Nhân công Trung Quốc luôn rẻ?  (LĐCT/Reuters).---
 

Sông Tranh 2: Loay hoay tư duy “họp kín”

Nứt đập thủy điện sông Tranh 2: Chuyên gia lo ngại
Thủy điện và những hệ lụy – Bài 4: Thủy điện: mạnh ai nấy làm (TP). Dân đói, rừng bị tàn phá : TP - Hơn 5 năm qua, hàng trăm hộ dân hai huyện Sơn Hòa, Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) phải rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn để nhường đất xây dựng các công trình thủy điện. Các công trình thủy điện cũng ngốn hàng ngàn hécta rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.

Bài 1: Sau thủy điện sông tranh 2: Rừng tan hoangTP - Phá rừng, dân bị đẩy vào vùng tái định cư nguy hiểm, mưa góp lũ, nắng gây hạn…, những hậu quả để lại sau khi hàng trăm thủy điện không mới.

-Đứt gãy, động đất và núi lửa ngầm tác động làm nứt đập Sông Tranh 2 (SGTT  
 
 
- Tư bản đỏ ở Việt Nam - Dân chơi đồng hồ thứ thiệt (SGTT 8-4-12) -- Có xe nhưng không biết lái: Siêu xe Mercedes AMG gây siêu tai nạn (HNM 8-4-12) Đại gia Việt mắc bệnh huênh hoang, khoác loác? đvNgười Việt chơi đồng hồ giá bạc tỷSiêu đồng hồ giá 5 triệu đôlaBỏ vài trăm nghìn đôla để sở hữu một chiếc đồng hồ, cất công tìm người lắp ráp hay đón thợ từ Sài Gòn ra Hà Nội chỉ để lau dầu..., dân sành chơi đồng hồ phải đầu tư không ít tiền bạc, công sức cho thú vui này.

Chó quý tộc -TP - Thời xưa dân gian có câu “khổ như chó” để nói về cái cảnh những loài bị nô lệ mà hưởng thụ thì chẳng có gì. Nhưng giờ đây, có lẽ loài khốn khổ ấy chỉ còn là “một bộ phận” của giống cẩu mà thôi.
--Người Đức gọi là "Schadenfreude"! Siêu xe Bentley Continental Supersports tan nát ở Hải Phòng  (DT 6-4-12) 
-Đại gia chi hàng chục tỷ săn nơi 'an nghỉ cuối cùng' (VTC 7-4-12)Choáng váng với việc chi tiền tỷ... lo 'hậu sự' của đại gia Việt (đv07/04)-Đại gia Đà Nẵng 'chơi' siêu xe gì? (07/04)-Từ chuyện người Việt làm chủ thị trấn Mỹ (BBC 7-4-12)
Góc khuất trong cuộc đời đại gia Lê Ân (ANTG 6-4-12)- Đột nhập khu đô thị 'khủng' nhất Việt Nam (DDDN 5-4-12)
Địa ốc “chết”, đất nghĩa trang vẫn sốt giật mình (PLTP).Biệt thự triệu đô thành ‘ổ’ tiêm chích (TP).Tâm sự 'giản dị' của ông chủ siêu sim, siêu xe (VEF 30-3-12) -- Sau "phong trào" đại gia lố lăng khoe của thì đến phong trào đại gia lợi dụng thời cơ, giả bộ khiêm nhường cũng để ... khoe của! 


-Choáng với 'thú chơi' tép cảnh…nghìn đô ở VN -(ĐVO) Chỉ nhỉnh hơn đầu que tăm, nhưng ít ai ngờ rằng mỗi chú tép thủy sinh nhỏ xíu có giá lên tới hàng trăm nghìn đồng, thậm chí, có con giá trị cả nghìn…đô.>> Choáng với 'thú' đốt tiền... chơi cá cảnh của đại gia Hà thành --Những tòa nhà dát vàng nổi tiếng nhất Việt Nam>> Thú chơi loài chó 'triệu đô' ở Hà NộiĐệ nhất cá cảnh biển: Chuyện thú vị không phải ai cũng biết (DV).- Lời ai điếu cho bầy khỉ vàng cuối cùng ở Hải Dương (VTC). Lâm tặc triệt hạ cây gỗ quý trăm tuổi tại Kon Tum (VOV). - Các đại gia cà phê “hấp hối” (DV).- Những đại gia BĐS nợ hàng ngàn tỷ (VEF27-3-12) 






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét