Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Lượm tin ngày 26/4/2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=cyhHw4fomIc

  • Mitt Romney lại về đầu tại 5 tiểu bang (RFI) – Hôm qua 24/04/2012, ứng cử viên Mitt Romney đã về đầu trong các cuộc bầu cử sơ bộ đảng Cộng Hòa ở 5 tiểu bang của Mỹ. Ngoại trừ có đột biến vào giờ phút chót, thì thắng lợi này cho thấy là ông Romney hẳn chắc trở thành ứng cử viên cuối cùng của đảng Cộng hòa.
  • Con trai Bạc Hy Lai bác bỏ cáo buộc về lạm dụng thế thần và nếp sống xa hoa (RFI) – Trong thời gian qua, Bạc Qua Qua, 24 tuổi, con trai nhân vật quyền thế tại Trung Quốc Bạc Hy Lai, hiện bị thất sủng, đã liên tục bị tố cáo là nhờ thân thế gia đình nên đã được mọi ưu đãi, và có một cuộc sống rất xa hoa. Sau một thời gian im lặng, hôm qua, nhân vật này đã lên tiếng bác bỏ toàn bộ các lời cáo buộc.

  • Mỹ và Philippines tập đổ bộ chiếm một hòn đảo ngoài Biển Đông (RFI) – Hôm nay 25/04/2012, các đơn vị quân đội Mỹ và Philippines trong cuộc tập trận hỗn hợp Balikatan, đã thực hiện bài tập đánh chiếm một hòn đảo. Điểm được giới quan sát chú ý nhất chính là địa điểm, nơi diễn ra cuộc tập trận : đảo Palawan nhìn thẳng ra Biển Đông, không xa nơi đang diễn ra một cuộc đối đầu giữa tàu Philippines và Trung Quốc.
  • Mỹ và Trung Quốc cảnh cáo Bắc Triều Tiên về ý định thử nghiệm hạt nhân (RFI) – Hôm nay 25/04/2012, Trung Quốc đã gián tiếp cảnh cáo đồng minh Bắc Triều Tiên là không nên tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân mà nhiều nguồn tin cho là sắp diễn ra. Tuyên bố của Bắc Kinh đã nối tiếp theo một lời cảnh báo khác của Washington, kêu gọi Bình Nhưỡng tránh có thêm hành động khiêu khích.
  • Sarkozy và Hollande cố thu phục cử tri đảng cực hữu (RFI) – Sau khi lọt vào vòng hai bầu cử tổng thống Pháp, cả hai cử tri Nicolas Sarkozy của đảng cánh hữu UMP và François Hollande của Đảng Xã hội đều nỗ lực thu phục cảm tình những cử tri đã bỏ phiếu cho đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia ở vòng đầu.
  • Toà án Tối cao Hoa Kỳ xem xét luật chống nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ (RFI) – Tòa án Tối cao Liên bang Mỹ hôm nay 25/04/2012, bắt đầu xem xét luật chống nhập cư bất hợp pháp ở cấp tiểu bang, cụ thể là luật ở bang Arizona cho phép xét người dựa trên diện mạo. Đây là một chủ đề tranh chấp khác giữa chính quyền liên bang Mỹ và các tiểu bang về thẩm quyền thực hiện chính sách nhập cư.
  • Cựu Thủ tướng Ukraina tuyệt thực trong tù để phản đối hành vi trấn áp (RFI) – Theo luật sư của bà Timochenko vào hôm qua 24/04/2012, cựu Thủ tướng Ukraina, gương mặt đối lập hàng đầu hiện nay, đã bắt đầu tuyệt thực để tố cáo chính sách “đàn áp chính trị” tại quốc gia này. Bà Timochenko hiện đang phải thọ án 7 năm tù giam với tội danh lạm quyền trong thời gian bà làm thủ tướng 2007- 2010.
  • Human Rights Watch kêu gọi Úc thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền (RFI) – Ngày 26 và 27/04/2012 tới đây, Đối thoại song phương thường niên Úc-Việt về nhân quyền sẽ mở ra tại Hà Nội. Hôm nay 25/04/2012, tổ chức Human Rights Watch đã công bố một bản khuyến nghị, kêu gọi chính quyền Úc yêu cầu Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị và chấm dứt việc cản trở tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa, tín ngưỡng và tôn giáo.
  • Công an bắt giữ 20 người trong vụ cưỡng chế tại Văn Giang, Hưng Yên (RFI) – Hôm qua 24/04/2012, chính quyền tỉnh Hưng Yên đã huy động hàng ngàn người, gồm an ninh, công an và dân phòng, cùng nhiều xe ủi đất để thi hành lệnh cưỡng chế thu hồi đất tại xã Xuân Quang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Những khu đất này được thu hồi để thực hiện dự án Ecopark (Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang).
  • Trung Quốc sẽ đưa khách du lịch đến Hoàng Sa trong năm nay (RFI) – Bất chấp phản đối của phía Việt Nam, Trung Quốc vẫn có kế hoạch đưa du khách đến quần đảo Hoàng Sa trong năm 2012. Theo Tân Hoa Xã, tại một hội nghị về du lịch ở tỉnh này, phó tỉnh trưởng tỉnh Hải Nam, ông Đàm Lực hôm qua 24/04/2012 thông báo là quần đảo Tây Sa ( tức là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ) sẽ đón khách du lịch trong năm nay.
  • Tin Văn Giang: báo đưa thưa thớt (BBC) – Các báo chính thống ở Việt Nam đưa tin Văn Giang thưa thớt hơn nhiều so với vụ Tiên Lãng và có tờ phải gỡ bài.
  • Con trai ông Bạc Hy Lai lên tiếng (VOA) – Bạc Qua Qua cũng bác bỏ tin tức của giới truyền thông nói rằng anh đã lái chiếc xe Ferrari màu đỏ đến đón con gái của ông Jon Huntsman
  • Việt Nam hợp tác quân sự với TQ và Mỹ cùng lúc (RFA) – Cục Tuyên huấn thuộc Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân VN hôm qua cho biết một tàu huấn luyện của TQ với trên 300 thuỷ thủ, do tướng Liêu Thế Ninh chỉ huy, đã ghé thăm TP HCM trong 3 ngày, bắt đầu từ thứ Hai ngày 23 tháng Tư vừa rồi.
  • Phát hiện một trường hợp bò điên ở California (RFA) – Các viên chức Hoa Kỳ xác nhận một trường hợp bệnh bò điên xảy ra ở bang California, nhưng Tổng Trưởng Nông Nghiệp Mỹ là ông Tom Vilsack đảm bảo rằng không gây nguy hiểm cho nguồn cung cấp thực phẩm hay sức khỏe của con người.
  • NATO còn nhiều thử thách ở Afghanistan (RFA) – NATO vẫn lạc quan một cách thận trọng về các thành quả thu thập được ở chiến trường Afghanistan, đặc biệt về chương trình huấn luyện quân sự và khả năng của binh sĩ quốc gia này.
  • Bắc Hàn: Quân đội sẽ đánh tan mọi âm mưu gây hấn (RFA) – Phát biểu nhân ngày quân lực Bắc Hàn, Phó Nguyên Soái Ri Yong-Ho nói rằng mặc dù Hoa Kỳ và Nam Hàn vẫn chủ trương gây chiến, nhưng với những vũ khí tối tân hiện có, quân đội Bình Nhưỡng dễ dàng đánh tan tất cả mọi âm mưu muốn gây hấn.
  • Miến có thể trở thành con hổ Châu Á (RFA) – Miến Điện có thể trở thành một con hổ của Châu Á, nếu được sự ủng hộ của giới đầu tư nước ngoài, nới lỏng luật lệ về tài chánh và kêu gọi chuyên gia quốc tế giúp phát triển.
  • Mỹ – Phi tiến hành tập trận ngoài Biển Đông (RFA) – Lính biệt kích Mỹ và Philippines hôm nay tiến hành cuộc tập trận đổ bộ, tấn công tái chiếm một hòn đảo thuộc vùng biển tranh chấp với TQ, trong cuộc thao dợt quân sự hỗn hợp Mỹ-Phi bao gồm hàng ngàn binh sĩ mà Bắc Kinh cáo giác là tạo nguy cơ xung đột võ trang trong khu vực.
  • Hãng Dầu An Có Thể Rời Vn (VietBao)Có phảỉ vì lạnh cẳng mà công ty dầu Ấn Độ nổi tiếng muốn rời biển Việt Nam, hay thuần túy chỉ vì lý do kỹ thuật?
  • Miến Điện: DC Vận Hành (VietBao)Tin chấn động. Ngày 23-4-2012, Bà Aung San Suu Kyi và 42 chiến hữu dắc cử dân biểu không dự phiên họp tuyên thệ ở  Quốc Hội Miến Điện. Có người lo phải chăng nền dân chủ Miến Điện mới vừa xây đấp đang đổ vỡ.
  • Chiến tranh mạng (Nguyễn Hưng Quốc) – Các cuộc tấn công này nhắm đến hai mục tiêu chính: một là phá hoại (đánh sập các trang mạng) và hai là ăn cắp thông tin, từ thông tin quốc phòng đến thông tin thương mại và kỹ thuật. Thủ phạm của phần lớn các cuộc tấn công này đã bị nêu đích danh: Trung Quốc..
  • Xin đừng mạo danh Nhân Dân nữa (VAOL) – Khi hiểu và biết rõ bản chất của một sự việc nào đó thì khái niệm đã được định hình trong nhận thức của chúng ta. Tuy là vậy nhưng từ khái niệm hình thức đến bản chất sự vật có một khoảng cách khá…

Ngoại trưởng Anh thăm Việt Nam


Ông William Hague sẽ gặp nhiều vị lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội
BBC
-
Ngoại trưởng Anh đầu tiên sang thăm Việt Nam trong 17 năm nhằm nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược.
Chuyến đi này được thực hiện tiếp theo chuyến công du của Thủ tướng Anh, David Cameron đến Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Malaysia và Miến Điện hồi đầu tháng Tư.

Thông cáo báo chícủa Bộ Ngoại giao Anh dẫn lời Ngoại trưởng William Hague nói ông “rất vui mừng đến thăm Việt Nam – chuyến thăm của Ngoại Trưởng Anh đầu tiên trong 17 năm qua”.
Chính phủ Anh nhận thấy cán cân chính trị và kinh tế của thế giới đang ngả về các nước ở phía Nam và phía Đông, và chuyến đi của ngoại trưởng Anh được mô tả là để “cam kết sự tham gia của Anh tại các nước mới nổi của khu vực Đông Nam Á và làm cho nước Anh trở thành đối tác chính trong các lĩnh vực thịnh vượng, thương mại và an ninh trong khu vực.”
Sau khi thăm Việt Nam, ông Hague sẽ tới Singapore và sau đó là Brunei, nơi diễn ra cuộc gặp của ngoại trưởng EU và Asean.
“Mục đích của tôi là làm cho nước Anh trở thành đối tác chính trong các lĩnh vực thịnh vượng, thương mại và an ninh trong khu vực,” ông Hague được dẫn lời.
Ngoài cuộc gặp với Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam và Thủ tướng Chính phủ, Ngoại Trưởng Anh sẽ hội đàm với người tương nhiệm phía Việt Nam, ông Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Công an ông Trần Đại Quang.
‘Tiềm năng lớn’
“Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn và là người bạn trọng yếu của Anh tại Đông Nam Á”
William Hague, Ngoại trưởng Anh
“Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn và là người bạn trọng yếu của Anh tại Đông Nam Á”
“Quan hệ Đối tác Chiến lược mà chúng tôi đã ký năm 2010 thể hiện cam kết của chúng tôi hợp tác với Việt Nam trên phương diện song phương, khu vực và quốc tế vì Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng trên toàn cầu,” Bộ Ngoại giao Anh viết trong thông cáo báo chí gửi đến BBC Tiếng Việt.
“Trong chuyến thăm Việt Nam của tôi, tôi sẽ có cơ hội để cùng với chủ nhà Việt Nam khám phá thêm nhiều phương thức để hai nước có thể hợp tác chặc chẽ với nhau hơn.”
Đại sứ Vương Quốc Anh tại Việt Nam, Tiến sỹ Antony Stokes trên Bấm blog đưa lên trước chuyến thăm của ngoại trưởng Hague viết “Chúng tôi đang hỗ trợ Việt nam trong cuộc chiến Bấm phòng chống tham nhũng và khuyến khích Bấm quản trị có trách nhiệm giải trình”.
“Vì Việt Nam đang có vai trò lớn hơn trên trường quốc tế nên có nhiều cơ hội cho sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các vấn đề quốc tế mà chúng ta đều đang phải đương đầu, chẳng hạn như tự do hóa thương mại, tội phạm quốc tế và biển đổi khí hậu”, Tiến sỹ Stokes viết.
Vương Quốc Anh là một trong tám Đối tác Chiến lược của Việt Nam và thương mại song phương giữa hai nước đang phát triển nhanh: trong năm 2011 xuất khẩu hàng hóa Anh sang Việt Nam tăng 18% so với năm trước và nhập khẩu của Anh từ Việt Nam tăng 37%.
Đại sứ Anh, TS Antony Stokes trả lời báo chí Việt Nam
Công ty dịch vụ tài chính của Anh “Prudential PLC” hiện tại là công ty nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Ngoại trưởng Anh cũng sẽ có cuộc gặp gỡ với đại diện các doanh nghiệp nước ngoài trong chuyến đi này.
Ông Hague theo dự kiến cũng sẽ có cuộc đối thoại với 70 sinh viên từ Trường Đại học Quốc gia và cựu sinh viên Việt Nam đã từng học tập tại Anh tại Hội đồng Anh ở Hà Nội về đề tài “giáo dục vì sự thịnh vượng”.
Hiện đang có khoảng hơn 7,000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Vương quốc Anh và các trường của Anh đã và đang nghiên cứu cơ hội hoạt động tại Việt Nam hoặc mở các chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học lớn tại Việt Nam.
Vào ngày 8 tháng 9 năm 2010 Anh và Việt Nam ký kết Bấm Bấm Tuyên bố Đối tác Chiến lược – tạo khuôn khổ phát triển toàn diện trong quan hệ song phương.
Đây cũng là văn bản nêu ra các hướng hợp tác về Bấm quốc phòng, an ninh khu vực, Bấm truyền thông và cam kết đối thoại về nhân quyền hai nước.
Trang web của Đại sứ quán Anh tại Hà Nội có Bấm bản phúc trình nói “Việt Nam là một trong số 26 nước nơi Anh Quốc có những quan ngại sâu rộng về nhân quyền”.

Trung Quốc bị tố cáo là kẻ khuấy động Biển Đông


Hai tàu hải giám Trung Quốc ở gần Bãi cạn Scarborough, nơi có vụ đối đầu với tàu chiến Philippines đầu tháng Tư 2012. Reuters
Trọng Nghĩa
-
Kẻ thù đáng ngại nhất của Trung Quốc tại Biển Đông ai ? Đó chính là Trung Quốc. Nhận định đầy nghịch lý trên đây là kết luận của bản báo cáo về Trung Quốc và Biển Đông vừa được International Crisis Group (ICG), một tố chức phi chính phủ có uy tín công bố hôm qua, 23/04/2012 tại Bruxelles.
Theo tổ chức chuyên trách dự phòng xung đột quốc tế này, chính các địa phương cũng như cơ quan chuyên trách đại dương khác nhau của Trung Quốc, đã làm dấy lên căng thẳng với các nước láng giềng chỉ vì muốn tranh giành quyền lực hay ngân sách.

Bản báo cáo dài gần 50 trang mang tựa đề « Khuấy động Biển Đông » (Stirring up the South China Sea), đã nêu bật các mâu thuẫn nội tại trong guồng máy điều hành Trung Quốc, đang phá hoại nỗ lực khôi phục quan hệ tốt đẹp của Bắc Kinh đối với các láng giềng. Đây là một điều mà Trung Quốc cần phải làm, vào lúc Hoa Kỳ đang tìm cách mở rộng trở lại vùng ảnh hưởng của mình tại khu vực Biển Đông có giá trị chiến lược quan trọng và được cho là dồi dào tiềm năng dầu khí.
Theo ICG, để làm được điều đó, chính quyền Trung Quốc cần phải bảo đảm sao cho 11 cơ quan cấp bộ có liên quan đến Biển Đông – đặc biệt là các cơ quan thực thi luật pháp – tôn trọng một chính sách biển nhất quán và tránh được những hành động “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” khi xử lý những vấn đề liên quan đến lãnh hải của Trung Quốc.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc dự án Đông Bắc Á của ICG nhận định: « Một số cơ quan hành động một cách quyết đoán để tranh giành một phần ngân sách Nhà nước, trong khi các chính quyền địa phương, vì muốn phát triển kinh tế, nên đã mở rộng hoạt động qua những vùng biển đang tranh chấp ». Theo chuyên gia của ICG, việc làm này xuất phát từ động cơ quốc gia, nhưng tác động của chúng lại càng lúc càng mang tính chất quốc tế.
Báo cáo của ICG ghi nhận : Giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, nguy cơ xung đột trước mắt có thể nổ ra từ số lượng ngày càng tăng của các con tàu thuộc các cơ quan thực thi pháp luật và các tàu bán quân sự ngày càng tự động tung hoành trong các vùng biển có tranh chấp, mà không tuân theo một khuôn khổ pháp lý nào rõ ràng. Các chiếc tàu hải giám hay ngư chính Trung Quốc đã can dự vào hầu hết các sự cố gần đây, từ vụ cắt cáp tàu khảo sát của Việt Nam vào năm ngoái, cho đến vụ đối đầu đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Manila ở khu vực Bãi đá Scarborough trong tháng Tư này.
Hải quân Trung Quốc, theo ICG, lợi dụng các mối căng thẳng trên biển để biện minh cho chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng của họ. Chính việc Trung Quốc tăng cường võ trang là động lực kéo theo cuộc chạy đua võ trang trong khu vực.
Một cách logic thì bộ Ngoại giao Trung Quốc phải là cơ quan có thẩm quyền điều phối chính sách biển, tránh tình trạng mà giới nghiên cứu về chính sách đại dương của Trung Quốc gọi là « ngũ long nộ hải » hiện nay, tức là tình trạng tự tung tự tác của năm cơ quan khác nhau có liên can đến Biển Đông. Có điều, theo ICG, bộ Ngoại giao Trung Quốc lại không có quyền lực mạnh, và không có thẩm quyền đối với các cơ quan thực thi pháp luật, cũng như các chính quyền địa phương và các tác nhân trong lãnh vực kinh tế.
Tình hình lại càng phức tạp hơn với một vấn đề trung tâm khác: Đó là tính chất mập mờ về mặt pháp lý của các đường biên giới trên biển của Trung Quốc. Bắc Kinh đã nhấn mạnh chủ quyền lịch sử của họ trên Biển Đông ghi trên tấm bản đồ “chín đường gián đoạn” do chính họ công bố, xem đấy là những đòi hỏi hợp pháp. Tuy nhiên, các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc rất mơ hồ, tấm bản đồ “lưỡi bò” của họ lại bao gồm gần như toàn bộ vùng Biển Đông, và không được công nhận theo quy định của pháp luật quốc tế.
Để xoa dịu sự bất bình của các láng giềng, Trung Quốc cho biết có kế hoạch trình bày một tuyên bố biên giới trên biển dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Nhưng với xu hướng dân tộc chủ nghĩa đang gia tăng tại Trung Quốc và dư luận ngày càng muốn chính quyền hành động quyết đoán hơn để bảo vệ chủ quyền đất nước, Bắc Kinh khó có thể lùi bước trên vấn đề chủ quyền lịch sử. Thực tế này lại càng được các lực lượng thực thi pháp luật và các chính quyền địa phương Trung Quốc lợi dụng.
Đối với ông Robert Templer, giám đốc chương trình châu Á của ICG, Biển Đông đã trở thành một vấn đề thiết yếu trong chính sách ngoại giao khu vực của Bắc Kinh. Chuyên gia này nhận định : « Tình hình căng thẳng leo thang từ năm 2009 đã giáng một đòn nghiêm trọng vào quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á và làm hoen ố đáng kể hình ảnh của nước này. Tình hình Biển Đông vẫn sẽ tiếp tục bấp bênh, trừ phi Trung Quốc giải quyết được vấn đề phối hợp nội bộ và làm rõ được tình trạng mập mờ về mặt pháp lý đang bao quanh các đòi hỏi chủ quyền của họ ».
Theo RFI

Hội nghị quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN tại Campuchia


AFP. Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần 20, ngày 3/4/2012.
Quốc Việt, Thông tín viên RFA, Phnom Penh
-
Sáng ngày 24/4, tại tỉnh Siêm Reap của Campuchia, Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN (ADSOM) đã khai mạc dưới sự chủ trì của Đại tướng Neang Phat, Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Campuchia.
Mục đích của Hội nghị vừa nói là để trao đổi quan điểm về những vấn đề an ninh khu vực nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 6 (ADMM-6). Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình như sau:

Hợp tác đem lại an ninh và an toàn cho toàn khu vực
Với tư cách Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 6 (ADMM-6), Campuchia tổ chức Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN để trao đổi kinh nghiệm tìm biện pháp giải quyết các thách thức an ninh đang nổi lên ở khu vực. Buổi thảo luận sẽ tập trung vào các vấn đề như xung đột biên giới, biển Đông, an ninh môi trường, xem xét dự thảo về tần suất tổ chức các Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) . Buổi họp cũng thảo luận dự thảo tuyên bố chung về củng cố sự thống nhất của ASEAN vì một cộng đồng an ninh và hòa hợp.Đây là hai Hội nghị quan chức quốc phòng ASEAN được tổ chức để tiếp tục triển khai các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+). Tham dự Hội nghị có Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, các thứ trưởng, thư ký thường trực Quốc phòng các nước ASEAN và tám nước đối tác đối thoại của ASEAN gồm Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Australia và Ấn Độ.
Campuchia tổ chức Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN để trao đổi kinh nghiệm tìm biện pháp giải quyết các thách thức an ninh đang nổi lên ở khu vực. Buổi thảo luận sẽ tập trung vào các vấn đề như xung đột biên giới, biển Đông, an ninh môi trường
Đại tướng Neang Phat, Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Campuchia phát biểu tại buổi khai mạc rằng đây là Hội nghị trừ bị cho Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 6 (ADMM-6), trong đó đánh giá tình hình an ninh khu vực để trình ADMM. Theo ông, để tăng cường bảo vệ an ninh khu vực ASEAN, các nước thành viên cần tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực quốc phòng nhiều hơn nữa. Ông tin rằng Hội nghị này sẽ có được sự thảo luận, chia sẽ một cách trung thực liên quan vấn đề an ninh khu vực.
Ông phát biểu: “Tôi tin rằng chúng ta có thể tạo ra ý tưởng mới và khái niệm đúng đắn để tăng cường tầm ảnh hưởng của ASEAN nhằm củng cố sự thống nhất của ASEAN vì một cộng đồng an ninh và hòa hợp trong khu vực. Để đạt những kết quả này, tôi tin rằng quan chức quốc phòng các nước ASEAN sẽ tham gia và hợp tạc mạnh mẽ hơn.”
Tôi tin rằng chúng ta có thể tạo ra ý tưởng mới và khái niệm đúng đắn để tăng cường tầm ảnh hưởng của ASEAN nhằm củng cố sự thống nhất của ASEAN vì một cộng đồng an ninh và hòa hợp trong khu vực.
Đại tướng Neang Phat
Tại Hội nghị ADSOM, các quan chức quốc phòng ASEAN đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động của Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 5 (ADMM-5); thảo luận các tài liệu, nội dung và chương trình nghị sự cho Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 6 (ADMM-6) gồm dự thảo tuyên bố chung, tài liệu khái niệm về thiết lập mạng lưới các trung tâm gìn giữ hòa bình ASEAN để thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 6 (ADMM-6) diễn ra vào tháng 5 tới.Sau Hội nghị diễn ra hai ngày, Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng (ADSOM+) sẽ diễn ra vào ngày 26/4 tại tỉnh Siêm Reap. Phó thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh sẽ có bài phát biểu khai mạc. Hội nghị sẽ xem xét báo cáo phát triển và hiện tại của 5 lĩnh vực hợp tác ưu tiên đã được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ 5 gồm hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa; chống khủng bố; an ninh biển; quân y và gìn giữ hòa bình.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

VN ‘kháng thuốc chống sốt rét’?


Tiến sỹ Pascal Ringwald nói WHO muốn nâng cao nhận thức về công tác diệt trừ sốt rét
BBC
-
Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Miến Điện là các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trước việc phát hiện tâm chấn kháng thuốc sốt rét đang gia tăng trong khu vực này, trích thông cáo của Tổ Chức Y tế thế giới (WHO).
Ông Shin Young-soo, Giám đốc khu vực Tây Thái bình dương của Tổ Chức Y tế thế giới (WHO) cho biết: “Chúng ta biết rằng tâm chấn kháng thuốc artemisinin nằm tại khu vực này của thế giới, trên khu vực biên giới giữa Thái Lan và Campuchia.”

“Chúng tôi đã phát hiện được thêm các ổ bệnh vốn bị nghi có dấu hiện kháng thuốc artemisinin ở khu vực miền trung và miền Nam Việt Nam, và ở biên giới giữa Thái Lan và Miến Điện.”
Trong buổi họp báo tại Bangkok hôm 24/4, Tiến sỹ Pascal Ringwald, điều phối viên chương trình phòng chống Sốt rét toàn cầu thuộc WHO kêu gọi các quốc gia thuộc khu vực Tây Thái Bình dương và tiểu vùng sông Mekong nâng cao nhận thức cũng như cam kết về mặt chính trị để kiềm chế hiện tượng kháng thuốc hay nhờ thuốc artemisinin vốn đang nổi lên trong khu vực.
Cần nghiên cứu thêm
Trả lời phỏng vấn với BBC Việt Ngữ, Tiến sỹ Ringwald cho biết đã phát hiện một số ca nghi ngờ có biểu hiện kháng thuốc sốt rét artemisinin ở người bệnh.
“Gần đây nhất, chúng tôi phát hiện các trường hợp nghi ngờ có biểu hiện kháng thuốc artemisinin ở tỉnh Gia Lai.”
“Tuy nhiên, để khẳng định việc kháng thuốc sốt rét artemisinin ở Việt Nam thì chúng tôi cần phải tiến hành thêm một số nghiên cứu khảo sát phức tạp hơn nữa.”
Artemisinin được sử dụng phần lớn ở Đông Nam Á so với các nơi khác trên thế giới, tiến sỹ Ringwald nói.
Ông nói thêm, việc sử dụng một lượng lớn thuốc artemisinin có thể đã góp phần làm cho hiện tượng kháng thuốc phát triển.
Cuộc họp này diễn ra trước ngày Sốt rét toàn cầu 25 tháng 4 với chủ đề, ” Giữ vững thành tựu. Giữ lấy tính mạng. Đầu tư cho sốt rét.”
“Chúng tôi phát hiện các trường hợp nghi ngờ có biểu hiện kháng thuốc artemisinin ở tỉnh Gia Lai”
Một ngày về chủ đề sức khỏe công cộng được tổ chức vào ngày 25 tháng 4 hàng năm nêu bật rằng hơn một nửa dân số toàn cầu phải đối mặt với nguy cơ sốt rét.
Bệnh do ký sinh trùng sốt rét falciparum gây ra và do muỗi mắc bệnh truyền sang người bệnh khi đốt.
Sốt rét falciparum kháng artemisinin vốn cướp đi nhiều mạng sống vẫn còn là một trong những thách thức lớn nhất đối với hoạt động kiểm soát sốt rét tại khu vực Tây Thái bình dương.
Theo ước tính của WHO, sốt rét ảnh hưởng tới 216 triệu người trên toàn thế giới và cướp đi 655 000 sinh mạng mỗi năm.
Tại khu vực Tây Thái bình dương, 10 trên tổng số 37 quốc gia có đặc thù dịch sốt rét gồm: Campuchia, Trung Quốc, Lào, Malaysia Papua New Guinea, Philippine, Bắc Triều Tiên, Đảo quốc Solomon, Vanuatu và Việt Nam.
Năm 2010 theo báo cáo của tổ chức này, trong khu vực đã có hơn 262.000 ca xác nhận mắc sốt rét và khoảng 900 ca tử vong do sốt rét.

Quỹ hỗ trợ toàn cầu

Muỗi sốt rét trong hình minh họa của trang Science
Tiến sỹ Pascal Ringwald nhận xét quỹ hỗ trợ toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kiểm soát căn bệnh sốt rét ở các quốc gia trong khu vực.
Kế hoạch thắt chặt chi tiêu của quỹ này có thể dẫn đến quan ngại gây ảnh hưởng đến tình hình kiềm chế sốt rét trong khu vực, đặc biệt đối với các quốc gia cần hỗ trợ, trong đó có Việt Nam.
Ông cho biết, Việt Nam “đã và đang thực hiện các hoạt động kiểm soát và kiềm chế sốt rét”.
“Tuy nhiên, Việt Nam đang trong nhu cầu cấp bách về các hỗ trợ tài chính nhằm mở rộng quy mô phòng chống về cơ bản, kiểm soát cũng như các nỗ lực kiềm chế bệnh sốt rét,” tiến sỹ Pascal Ringwald nói.
Ông Ringwald nhận định rằng WHO đã có được các ủng hộ từ phía giới chức y tế Việt Nam.
“Mặc dù vậy, điều mà chúng tôi tìm kiếm là các cam kết từ phía chính phủ ở các cấp cao hơn nhằm duy trì nhận thức để đảm bảo rằng chúng tôi có thể nhận được thêm các khoản hỗ trợ đối với các hoạt động kiềm chế sốt rét,” ông nói.
Trong khi những nỗ lực ngăn chặn dọc theo biên giới giữa Thái Lan và Campuchia đạt được những thành công, những ổ bệnh kháng thuốc mới đang được phát hiện ở những khu vực khác thuộc Tiểu vùng sông Mê-kong làm dấy lên nhu cầu phải có một chiến lược ngăn chặn mang tính khu vực.
Theo WHO, hiện cũng có quan ngại cho rằng việc nhờn thuốc artemisinin sẽ gia tăng tại châu Phi, nơi mà gánh nặng sốt rét nặng nề nhất trên toàn cầu.
Năm 2009, tại phiên họp lần thứ 60, Ủy ban khu vực Tây Thái bình dương, cơ quan điều hành của WHO tại khu vực đã phê chuẩn bản Kế hoạch hành động khu vực về Kiếm soát và Loại trừ sốt rét tại khu vực Tây Thái bình dương (2010–2015), với vai trò như là một lộ trình định hướng cho các chương trình quốc gia.

Xin hãy quên

Nguyễn Hồng Phi
-
“…Xin hãy nghĩ rằng người dân cả ba miền Bắc Trung Nam ngày nay là một, đang kề vai sát cánh đấu tranh nhằm thay đổi thế chế độc tài Cộng Sản…”
Hàng năm, cứ tháng 4 về, trên các forum và nhiều trang mạng lại sôi nổi chủ đề về một “tháng 4 đen” hay “ngày quốc hận”…
Còn truyền thông chính thống Việt Nam (chịu sự chỉ đạo của một đảng độc tài) thì vẫn chưa chịu thôi luận điệu tuyên truyền cũ rich “Đại thắng mùa xuân 1975”.
Cả hai cách gọi này đều phản cảm, không phù hợp với ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Lich sử là lịch sử, không ai có thể tự viết nó bằng chính kiến chủ quan của mình, dù là bên “thắng” hay bên ‘thua”!
Về nguyên nhân sâu sa, chủ quan và khách quan dẫn dến cuộc chiến huynh đệ tương tàn này, cũng nên tham khảo ý kiến của các học giả phương Tây, không loai trừ chính người Mỹ.
Walter Bedell Smith, thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, trong bản Tuyên Ngôn tại Washington D.C. về Hiệp Định Genève đã xác định như sau:
“Trong trường hợp những quốc gia nay bị chia đôi ngoài ý muốn, chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp thống nhất qua bầu cử tự do, giám sát bởi Liên Hiệp Quốc để bảo đảm là bầu cử được thi hành nghiêm chỉnh” và “Hoa Kỳ sẽ tự kiềm chế, không đe dọa hay dùng võ lực để phá những sự Thỏa Hiệp”. (In the case of nations divided against their will, we shall continue to seek to achieve unity through free elections, supervised by the United Nations to ensure that they are conducted fairly… The US will refrain from the threat or the use of force to disturb them).
Thế nhưng,trong cuốn The United States In Vietnam: An Analysis In Depth Of The History Of America’s Involvement In Vietnam, hai Giáo sư đại học Cornell, George McTurnan Kahin và John W. Lewis, lại viết rõ:
“Tuy Hoa Kỳ nói rằng “sẽ tự kiềm chế, không đe dọa hay dùng võ lực để phá những sự Thỏa Hiệp” nhưng điều hiển nhiên chúng ta thấy ngay sau đó là Hoa Kỳ đã sửa soạn dùng mọi phương cách khác để ủng hộ chế độ Saigon [do Mỹ dựng lên]trong việc không tôn trọng những điều khoản trong Thỏa Hiệp”.(Though the US said it would “refrain from the threat or the use of force to disturb” the agreements, it soon become evident that it was prepared to use every other means to back up the Saigon regime in its departure from their central provisions).
Như vậy, rõ ràng là Hoa kỳ đã làm trái cam kết của hiệp định Genève, với sự có mặt của Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Lào, Việt Nam DCCH và Quốc gia Việt Nam về lập lại hòa bình ở Đông Dương, ngầm hậu thuẫn cho chế độ của tổng thống Ngô Đình Diệm ở miền Nam chống lại việc thống nhất nước Việt Nam thông qua tổng tuyển cử vào năm 1956. Họ cho rằng, nếu để Tổng tuyển cử xảy ra, ông Hồ Chí Minh sẽ chiếm ít nhất 80% phiếu và hy vọng chặn đứng chủ nghĩa Cộng Sản của họ ở Việt Nam sẽ trở thành mây khói.
Trước đó cũng chính Hoa Kỳ đã đổ trên một tỷ dollar vào ủng hộ nguòi Pháp trong nỗ lực duy trì Việt Nam làm thuộc địa, máy bay “made in” Pháp nhưng người lái lại là phi công Mỹ, việc này cho thấy không những họ đã giúp người Pháp về tài mà còn cả về nhân lực.
Người Mỹ, ngoài tiêu chí ngăn chặn sự bành chướng của chủ nghĩa Cộng Sản ở Đông Nam Á, ai có thể khẳng đinh rằng, họ không lo sợ mất quyền lực kinh tế ở khu vực Thái Bình Dương? Nếu Ấn độ, Nhật Bản, Philippines… không thể là tiền đồn của chủ nghĩa Tư Bản? Vậy, họ có thật sự vô tư can thiệp vào nội bộ Việt Nam chỉ vì muốn người Việt Nam được hưởng tự do dân chủ, no ấm hay không? Đúng, họ không có ý định xâm lược và ở lại lãnh thổ Việt Nam để coi Việt Nam như một thuộc địa kiểu mới sau người Pháp, nhưng rõ ràng là những việc làm đó đã cho thấy họ là tác nhân chính để gây ra cuộc chiến tương tàn giữa những ngừoi Việt Nam với nhau. Họ chính là tác giả của những “Chiến dịch Phựợng hoàng”,”chiến tranh cục bộ” rồi “Việt Nam hóa chiến tranh,”… công khai tuyên chiến với Bắc Việt Nam bằng cuộc không kích Hà Nội 12 ngày đêm 1972 …Chỉ khi nhận rõ tình thế, họ mới chịu rút quân theo hiệp định 1973, để lại hậu quả không thế lường khi có đến vài thế hệ người Việt Nam phài chịu di chứng của chất độc màu da cam, chưa kể hiệu ứng tâm lý ảnh hưởng nặng đến đời sống của không ít cựu chiến binh Mỹ.
Cũng khoan hãy nói về tính ưu việt của chủ nghĩa Tư Bản so với Cộng Sản vì thời điểm đó, người Việt Nam, nhất là ở miền Bắc, còn nghèo nàn lạc hậu sau 9 năm chống Pháp, họ chưa có điều kiện để nhận thức rõ ràng về cuộc đối đầu giữa các nước lớn, họ cũng không cần biết những người lãnh đạo Việt Nam cũng như Liên Xô ,Trung Quốc hay Anh, Pháp, Mỹ …đang đi theo chủ thuyết gì.
Với ý thức tự tôn dân tộc: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thuần Việt suốt chiều dài lịch sử và chính đặc điểm “thuần Việt” này đã hình thành cho người Việt tư tưởng Một dân tộc, Một quốc gia hay Dân tộc đồng nhất với Quốc gia, để từ đó đi đến nguyên lý bất di bất dịch: không thể có độc lập dân tộc thực sự với một quốc gia bị chia cắt về lãnh thổ, hay độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất lãnh thổ quốc gia, thống nhất đất nước”. (Chiến tranh Việt nam và ngày 30 tháng 4 dưới mắt tiến sĩ CHHV), xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn, họ đã dấn thân một cách vô tư trong sáng…
Phải nói thêm rằng những người Cộng Sản đã thành công trong việc lợi dụng truyền thống yêu nước và giữ nước của dân tộc để tuyên truyền, hô hào cho một cuộc Nam tiến không đáng có, khiến hàng triệu thanh niên miền Bắc đổ máu , hy sinh ở lứa tuổi đẹp nhất của đời người, bao bà mẹ mất con, vợ mất chồng…
Trở lại với hiệp định Genève năm 1954, giả thiết rằng, nếu ông Diệm chịu thực hiện Tổng tuyển cử 1956, cho dù ông hay ông Hồ Chí Minh trúng cử, thì ít nhất hòa bình đươc thiết lập, người đứng đầu nhà nước Việt Nam thống nhất khi ấy do chính những lá phiếu của người dân cả hai miền (đâu phải chỉ có miền Bắc) bầu ra? Khi ấy chính người Việt Nam sẽ làm chủ xu thế chính trị của mình.
Thế chế nào mang lại cơm no áo ấm, tự do, dân chủ, hợp lòng dân, thể chế ấy sẽ tồn tại và ngược lại…
Nhưng, giả thuyết chỉ là giả thuyết, thực tế, sau bao nhiêu biến cố mất mát đau thương, phải trải qua tới 21 năm mới có ngày 30 tháng 4 mà dù vui hay buồn, nó vẫn là một cái mốc quan trọng trong lịch sử khẳng định Việt Nam là một quốc gia thống nhất, có toàn quyền tự quyết định vận mệnh của mình.
Xin hãy gắng quên đi những cái tên Hướng Điền, Phú Lợi, Mỹ Lai, Mậu Thân kinh hoàng… xin hãy quên đi Hà Nội mùa đông 1972… Bấy nhiêu hệ lụy khốc liệt mà chiến tranh chẳng ưu ái bên nào, cho dù lỗi thuộc về ai…
Chẳng lẽ chúng ta không mong có một ngày đất nước hoàn toàn không còn tiếng súng, không còn cảnh đầu rơi, máu chảy?
Chẳng lẽ chúng ta không mong có một ngày người lính hai bên coi nhau như những người anh em cùng màu da tiếng nói, không còn phải gọi nhau là “giặc” hay “Việt cộng”, “ngụy quân”?
Dù chiến tranh có do ai lầm lỗi..
Dù ai thắng ai thua…
Xin hãy gạt bỏ “tháng 4 đen” hay “ngày quốc hận” trong tâm thức về một quá khứ đau thương để thay bằng “NGÀY THỐNG NHẤT BẮC NAM”.
Xin hãy nghĩ rằng người dân cả ba miền Bắc Trung Nam ngày nay là một, đang kề vai sát cánh đấu tranh nhằm thay đổi thế chế độc tài Cộng Sản mà Lập pháp, Tư pháp, Hành pháp đều nằm trong tay một nhóm người chóp bu tham quyền cố vị, đang tâm kết án, bỏ tù những người yêu nước bát chấp cường quyền, đấu tranh vì tự do, vì quyền làm người trong một quốc gia thống nhất, và, trên hết, để giành lại chủ quyền lãnh thổ từ tay ngoại bang Trung Quốc – kẻ thù ngàn đời của lich sử Việt Nam. Đó là Điếu Cày, Phạm Thanh Nghiên, Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Đỗ Thị Minh Hạnh. Bùi Thị Minh Hằng… và nhiều những người con ưu tú khác đã và đang ngày đêm đấu tranh ôn hòa cho tương lai Việt Nam theo gương nước láng giềng Myanma.
Xin hãy chung tay làm nên sức mạnh đoàn kết. Chỉ có đoàn kết mới có thể làm nên mọi chuyện.
Nguyễn Hồng Phi

Đại Tướng Dương Văn Minh, Công Và Tội

Dương Văn Minh (1916-2001)
Trọng Đạt
-
Sau khi miền nam VN mất về tay Cộng Sản ngày 30-4-1975 nhiều người kết tội Dương Văn Minh đầu hàng giặc, dâng nước cho Bắc Việt, họ nói vì ông mà miền Nam mất. Những người cảm tình với Dương Văn Minh nói ông có công cứu Sài Gòn và miền Nam Việt Nam thoát chết, “nếu ông không ra lệnh đầu hàng thì nó pháo kích chết hết !!!” Sau khi ra Hải ngoại trả lời phỏng vấn báo chí ông nói : “Tôi không cứu được nước nhưng tôi phải cứu dân”.
Sự thực ông ấy không có tội mà cũng chẳng có công, dù ông có hay không ra làm Tổng thống ‘hơn một ngày rưỡi’ thì tình hình miền nam VN và Sài Gòn cũng vẫn y nguyên như thế. Hẳn mọi người đều biết, vào thời điểm ấy miền nam VN hầu như vô chính phủ, các vị Tổng thống, Thủ tướng, các vị Bốn sao , Ba sao, các ông lớn…đều đã “tẩu vi thượng sách”, Việt Cộng đang tiến quân vào.
Ngược dòng thời gian tháng 11-1972 khi sắp ký Hiệp định Paris Hoa kỳ đã vội vã cung cấp cho VNCH khoảng gần 600 máy bay các loại gồm : 200 máy bay phản lực chiến đấu, khoảng 340 trực thăng các loại và mấy chục máy bay vận tải, thám thính, ba tiểu đoàn pháo binh 175mm, hai tiểu đoàn thiết giáp M-48, 286. (Theo Nixon, No More Vietnams, trang 170-171). Miền Bắc bị thiệt hại nặng sau trận mùa hè đỏ lửa 1972, họ mất khoảng 100 ngàn quân, 700 xe tăng (Nguyễn đức Phương- Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 587), lại nữa cuối 1972, TT Nixon cho B-52 oanh tạc dữ dội Hà nội, Hải phòng đánh phá tan nát bộ máy chiến tranh của Bắc Việt”( No More Vietnams. Trang 158). Sau ngày ký Hiệp định Paris 27-1-1973, VNCH yên tâm vì tiềm năng quân sự miền Nam mạnh hơn miền Bắc.
Tuy nhiên tình hình thay đổi rất nhanh, cán cân lực lượng hai miền đã đảo ngược từ 1974, CS quốc tế vẫn tiếp tục vẫn viện trợ quân sự đều đặn cho Hà Nội: Giai đoạn 1969-1972 BV được Nga, Trung Cộng viện trợ 684,666 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật. Giai đoạn 1972-1975 họ nhận được 649,246 tấn hàng vũ khí, số lượng hàng viện trợ của hai giai đoạn tương đương nhau.(Bản tin của BBC.com ngày 5-10-2006). Theo Kissinger, Hà nội đã xin được viện trợ của Sô viết tăng gấp bội. Thàng 12- 1974, một viên chức cao cấp Nga viếng Hà Nội lần đầu tiên kể từ sau ngày ký Hiệp định Paris . Tổng tham mưu trưởng Nga Viktor Kulikov tới tham dự họp chiến lược với Bộ chính trị BV, nay họ bãi bỏ hạn chế trước đây. Sô Viết đã chở vũ khí viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp 4 lần trong những tháng sau đó. Nga khuyến khích BV gây hấn (Years of Renewal trang 481)
Trong khi đó miền nam bị Quốc hội Mỹ xiết cổ từ từ, Hạ Viện Mỹ 1972 Dân chủ chiếm đa số 242 ghế, Cộng Hòa 192 ghế, họ chống đối chiến tranh VN rất mạnh, trước hết họ cắt giảm quân viện xương tủy mỗi năm khoảng 50%: Từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975, cón số này thực ra chỉ bằng 500 triệu vì dầu thô lên giá, tiền mất giá (theo Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471). Ngày 15-8 -1973 ban hành luật của Quốc hội cắt bỏ tất cả các ngân khoản dùng trực tiếp gián tiếp cho các hoạt động quận sự Mỹ tại Đông Dương. Ngày 7-11-1973 Quốc Hội ban hành luật War Powers Resolution hạn chế quyền Tổng thống trong chiến tranh, Tổng thống muốn đem quân ra ngoại quốc phải đưa ra Quốc hội để trói tay hành pháp thì số phận của VNCH coi như đã được quyết định rồi .
Kỳ bầu cử Hạ viện Mỹ tháng 11-1974, Dân chủ chiếm đại đa số, tỷ lệ 66.9% Hạ viện với 291 ghế, Cộng Hòa 144 ghế. Dân chủ chống chiến tranh Đông Dương quyết liệt, cắt bỏ bất cứ ngân khoản viện trợ nào giành cho Đông Dương. VNCH lâm vào tình trạng đen tối. Hậu quả của cắt giảm quân viện khiến cho miền Nam ngày càng thiếu thốn tiếp liệu đạn dược. Từ tháng 7-1974 quân đội chỉ xử dụng khoảng 19 ngàn tấn đạn một tháng so với 73 ngàn tấn một tháng thời gian trước đó, hoả lực giảm trên 70%. Theo ông Cao Văn Viên nạn đào ngũ (Những ngày cuối VNCH trang 79) khiến cho quân số thiếu hụt. Hàng tháng lính đào ngũ trung bình lên tới 1,5 hay 2 phần trăm tổng số quân và như vậy hàng năm quân đội mất đi gần 1/4 quân số, hàng năm phải tuyển mộ từ 200 tới 240 ngàn người để thay thế số thương vong, đào ngũ nhưng trên thực tế không tuyển mộ được đủ số tân binh như phỏng định vì nạn trốn quân dịch.
Cuối năm 1973, đầu 1974 CSBV đánh chiếm Phươc Long để thăm dò Mỹ. Trước nguy cơ sụp đổ, TT Thiệu gửi thư cho TT Ford xin Viện trợ bổ túc 300 triệu. Tháng 3-1974 BV tấn công chiếm Ban Mê Thuột, Quốc hội Mỹ bác bỏ khoản viện trợ cho miền Nam và không chuẩn chi cho năm tới 1976.
Tình hình quân sự ngày càng thê thảm, ông Cao Văn Viên (Những Ngày Cuối VNCH, trang 92) cho biết vào tháng 2-75, đạn tồn kho chỉ còn đủ dùng khoảng 30 ngày. Tháng 4-1975, đạn tồn kho ở bốn kho dự trữ tuột dốc xuống mức thấp nhất chỉ đủ xài từ 14 đến 20 ngày. Kể từ sau Hiệp định Paris VNCH không còn trông cậy vào yểm trợ của B-52 nữa.
Cuối tháng 3-1975, do kế hoạch tái phối trí lực lượng sai lầm của TT Thiệu đã khiến VNCH mất hai quân khu I và II, mất luôn cả hai quân đoàn 1 và II trong hai tuần lễ từ 14-3 tới 30-3-75. VNCH mất 5 sư đoàn bộ binh (22, 23, 1, 2, 3), 11 liên đoàn Biệt động quân, mất gần hết 2 sư đoàn tổng trừ bị.. vũ khí đạn dược coi như mất hết, một phần lớn lọt vào tay Cộng quân.
BV hối hả đưa nốt 3 sư đoàn tổng trừ bị (thuộc quân đoàn 1) vào Nam, Hà Nội dùng mọi phương tiện không quân, hải quân, đường bộ để chuyển quân gấp rút vào Nam bao vây Saigon. Họ dốc toàn bộ lực lượng vào Nam Lực lượng tham chiến của BV vào khoảng gần 20 Sư đoàn (gồm 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4 và đoàn 232, sáu trung đoàn đặc công, 6 trung đoàn độc lập). Vũ khí đạn dược của BV gấp bội lần năm 1972.
Trong thời gian này tại Hoa Thịnh Đốn Kissinger báo cáo trong phiên họp Nội các:
Toàn bộ lực lượng của QĐBV hiện đã vào nam, chỉ cần một Lữ đoàn TQLC là ta có thể chiếm hết miền Bắc, một sự vi phạm trắng trợn
(Larry Berman, No Peace No Honor trang 266)
Ông cũng nói “Chúng ta không còn tiền để chơi ván bài”, sự thật Hành pháp đã bị Quốc hội trói tay
Ngày 10-4-1975 VNCH còn hy vọng vào viện trợ khẩn cấp 722 triệu do TT Ford đưa ra Quốc hội, ngày 18-4 ngân khoản này bị bác bỏ. Nhiều chính khách nhận định khoản viện trợ này nếu được chấp thuận cũng chỉ kéo dài thêm sự hấp hối của miền Nam mà thôi. Ngày 21-4-1975 TT Thiệu từ chức, Phó Tổng Thống Trần văn Hương lên thay, mấy ngày sau ông Thiệu và Thủ tướng Khiêm rời Sài Gòn ra đi hôm 24-4..
Trở lại chuyện ông Dương văn Minh. Sải gòn có nhiều tin đồn về việc ông Dương Văn Minh sắp lên làm Tổng Thống thay Trần Văn Hương.
Cụ Hương lên thay ông Thiệu được bốn năm ngày bèn ngỏ lời với đồng bào về hiện tình đất nước trên đài phát thanh Sài Gòn, giọng sướt mướt, vừa nói vừa khóc.
“Thưa đồng bào, tình hình hiện nay vô cùng bi đát… Một vùng Hai miền Trung đã hoàn toàn tan rã, vùng Ba, vùng Bốn nay cũng đã bị nhiều sứt mẻ. Rồi mai đây những trận đánh sấm sét sẽ đổ xuống và rồi thủ đô Sài Gòn này sẽ thành cái núi xương sông máu. Tôi đã nghĩ đến cái cảnh núi xương sống máu ấy và đã bàn với anh Dương văn Minh, tôi có nói với ảnh như vầy “Bây giờ tôi bàn giao chính quyền cho anh, nhưng bàn giao để anh tìm cái giải pháp hoà bình cho đất nước chứ bàn giao cho anh để anh đầu hàng thì bàn giao làm gì. . hở trời!!. .
Người dân vừa sợ vừa thông cảm cho cụ già vì cụ quá thật thà, cụ đã đem hết mọi bí mật quốc gia nói huỵch toẹt trên đài phát thanh!! Thực ra nay cũng chẳng còn bí mật gì để giữ.
Những lời đồn nay đã thành sự thật, ông Dương văn Minh sẽ lên làm Tổng thống. Theo lời kể của ông Nguyễn đình Toàn trong bài “Đại Tướng Dương Văn Minh: Em Làm Chứng Cho Goa” (Người Việt Dallas, tháng 4-2011), ông Toàn và các ông Đỗ đình Tứ, Nguyễn Văn Bình đi thuyết phục Dương Văn Minh ra nhận nhiệm vụ, Đại tướng thất vọng nói:
“Đại Tướng trầm ngâm suy nghĩ, cúi đầu xuống một lúc rồi nói: “Em thấy đó, tối hổm Trung Tướng Đôn đã trình bày cho chúng ta biết về tình hình quân đội, về khả năng tái phối trí của quân đội… quân của mình hầu như tan hàng hết rồi, không thể nào có thể tái phối trí được nữa, quân tản mạn, phân tán khắp nơi, còn các kho vũ khí, súng đạn của mình trên nguyên tắc là dự trữ từ 3 đến 6 tháng, nay cũng không còn kiểm soát được nữa. Cả chục sư đoàn Cộng Sản Bắc Việt đang áp sát Sàigòn, hàng chục ngàn hỏa tiễn 130 ly và 222 ly đang sẵn sàng bắn vào đây. Ngay cả chủ quyền tối thiểu của mình cũng không còn, phi trường Tân Sơn Nhất người Mỹ họ ra vào tự do, muốn đưa ai đi thì đưa, họ dùng đoàn xe MP và Thủy Quân Lục Chiến mở đường để đưa người của họ vào, Quân Cảnh mình có chặn lại cũng bị MP và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ lên đạn uy hiếp nên đành phải để cho họ đi… Tình hình như vậy em bảo làm sao mà ” Goa ” dám nhận nữa? Vậy em nghĩ sao?”
Ông Toàn và mấy người bạn nói
“Nếu Đại Tướng thương nước thương dân thì Đại Tướng phải biết hy sinh chứ? Nếu bây giờ Đại Tướng nói tình hình nó nguy hiểm như thế, nó khó khăn như vậy mà Đại Tướng không nhận nữa… thì Đại Tướng đâu có thương dân thương nước,
Tôi thuyết phục Đại Tướng cả gần tiếng đồng hồ như vậy, hai anh bạn tôi cũng nói thêm vào. Cuối cùng Đại Tướng nhìn thẳng vào tôi và nói:
“Bây giờ em nói sao? Em nói “Goa” phải ôm, nó là cái vạc dầu đang sôi, em biểu “Goa” ôm, “Goa” ôm rồi “Goa” chết một mình sao?”
Nghe lời thuyết phục của ông Toàn, về sau Đại Tướng Minh nhận ra trách nhiệm cứu nước.
Tình hình quân sự khi ấy vô cùng nguy khốn. Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn Ba VNCH tổ chức phòng thủ Sài Gòn trên 5 tuyến chính với khoảng cách tới trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác 130 ly của BV.
Phía Tây Bắc là Tuyến Củ Chi. Tuyến Bình Dương ở phía Bắc. Tuyến Biên Hoà phía Đông Bắc. Tuyến Vũng Tầu và Quốc lộ 15 phía Đông. Tuyến Long An phía Nam . Lực lượng mỗi tuyến chưa tới một Sư đoàn trong khi VNCH gần hết đạn phải đương đầu với một lực lượng địch đông gấp năm, sáu lần với hỏa lực áp đảo.
Chiều ngày 28-4 Đại Tướng Dương Văn Minh lên nhậm chức Tổng Thống do Cụ Trần Văn Hương trao lại. Ông đọc diễn từ ngỏ lời cùng đồng bào, một lúc sau năm máy bay CS ném bom phi trường Tân Sơn Nhât gây kinh hoàng cho cả thành phố Sài Gòn.
Ðúng bẩy giờ đài BBC đọc bản tin tóm tắt về tình hình Việt Nam
“- Hôm nay tại Sài Gòn ông Dương Văn Minh được cử lên giữ chức vụ quyền Tổng thống thay thế ông Trần Văn Hương để chuẩn bị cho một cuộc đầu hàng.
-Năm phi cơ lạ ném bom phi trường Tân Sơn Nhất.
-Nhiều loạt súng nổ tại Sài Gòn không biết thuộc phe nào.”
Qua phần bình luận và nhận định người xướng ngôn cho biết lễ bàn giao chức vụ Tổng thống tại Dinh Ðộc lập chứng tỏ cho thấy sự tan rã của chính quyền Sài Gòn.
Sáng ngày 29-4 Thủ tướng Vũ Văn Mẫu đọc Văn thư của Tổng thống Dương Văn Minh yêu cầu cơ quan Tùy viên quân sự DAO phải rút lui trong vòng 24 giờ đồng hồ. Ngay sau đó đoàn trực thăng gồm 80 chiếc từ hạm đội vào phi trường Tân Sơn Nhất và tòa Ðại Sứ Mỹ để di tản 1,000 người Mỹ và 6,000 người Việt ra ngoài hạm đội sau 19 giờ bay liên tục.
Tối 29-4 ông Dương Văn Minh vẫn kêu gọi các lực lượng Quân đội VNCH trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm.
“Các vị Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn hãy giữ vững vị trí và chờ lệnh mới”
Các Tướng Tư lệnh Lý Tòng Bá, Lê Minh Đảo, Lê Nguyên Vỹ, Trần Quang Khôi… đã chiến đấu rất anh dũng trong những giờ phút cuối cùng nhưng không cứu vãn nổi tình thế. Cộng quân đã phá vỡ các phòng tuyến VNCH và tiến vào Thủ đô Sài Gòn. Lúc 10 giờ rưỡi sáng 30-4-75, ông Dương Văn Minh kêu gọi các cấp quân đội giao nạp vũ khí cho Quân đội Cộng Hòa miền nam VN nơi gần nhất để tránh đổ máu vô ích. Lúc 12 giờ trưa, Quân dội BV tràn vào dinh Độc Lập bắt ông Dương Văn Minh lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
Tính ra ông Dương Văn Minh làm Tổng thống từ chiều tối ngày 28 -4 cho tới 12 giờ trưa 30-4 thì chỉ được có hơn một ngày rưỡi, chưa tới hai ngày. Nhiều người trách ông không rút về Quân khu Bốn tiếp tục chiến đấu nhưng vấn đề không đơn giản, nếu làm được thì người ta đã làm rồi. Khi ông vừa lên nhậm chức thì CSBV tấn công hối hả, ông chưa kịp trở tay thì đã bị địch sông vào dinh Độc lập thộp cổ rồi. Vấn đề rút về Quân khu Bốn không đơn giản, đạn dược còn bao nhiêu? tinh thần còn bao nhiêu? chiến đấu được bao lâu? Cầm chắc cái thua trong tay rồi chết thêm có lợi ích gì không?
Tác giả Vũ Ánh trong bài: 30 Tháng 4, 75 Và Cụ Nguyễn Văn Huyền, đăng trên trang mạng Nguoivietboston tháng 4-2012 đã tiếp xúc với Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền khi ông tới đài Truyền hình Sài gòn chiều tối 28-4-1975. Cụ Phó cho biết đã nhịn nhục vào Tân Sơn Nhất gặp phái đoàn CS chỉ để yêu cầu họ đừng tấn công bằng hỏa tiễn vào Sài Gòn, chết người thêm vô ích. Cụ nói khi ông Thiệu bỏ đi ai cũng biết tình hình cuối cùng sẽ bi đát như hiện nay, cụ ra nhận trách nhiệm khi biết rõ không còn phương cách nào có thể cứu vãn được. Trước khi cụ quyết định nhiều người ngăn cản đừng dại gì làm việc trong hoàn cảnh này nhưng là kẻ sĩ thì không thể thiếu trách nhiệm được, thời bình thì xe ngựa xênh xang, khi đất nước tan hoang thì bỏ trốn.
Nhiều người trách ông Dương văn Minh đầu hàng giặc, nhưng nếu ông không ra cứu nước thì tình hình cũng không khác gì hơn. Chiều 28-4 các vị Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh Quân đoàn Ba đã “tẩu vi thượng sách”. Cụ Hương biết làm gì hơn? cụ cũng sẽ lên đài phát thanh than thở, khóc lóc cùng đồng bào và Cộng quân cũng sẽ tiến vào dinh Độc Lập bắt tuyên bố đấu hàng, hoặc một người thay mặt cụ tuyên bố hàng. Ông Dương Văn Minh chẳng có tội gì với đất nước.
Nhiều người khen ông Minh có công cứu nguy Sài gòn, nếu ông không lên làm Tổng thống và nếu không kêu gọi đầu hàng thì Việt Cộng đã pháo kích chết hết, thành phố tan nát. Như đã nói ở trên Tướng Toàn thành lập năm tuyến phòng thủ Sài Gòn cách trung tâm thành phố 27 cây số, bằng tầm pháo cùa đại bác 130 ly của quân thù.
Tại trận Ban Mê Thuột tháng 3-1975, Cộng quân không đánh theo lối bóc vỏ mà đánh chiếm thị xã trước rồi từ đó mới đánh ra các quận bên ngoài. Khi đánh Sài Gòn thì ngược lại, họ đánh theo lối bóc vỏ, tấn công phá sập các tuyến phòng thủ bên ngoài rồi mới tiến vào trung tâm thành phố. Mà thực ra sau khi vòng đai bảo vệ Sài Gòn sụp đổ thì các ổ kháng cự bên trong thành phố không còn bao nhiêu, VC chẳng cần phải pháo kích cho tốn đạn, ông Dương Văn Minh cũng chẳng có công trạng gì.
© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt
————————————————————
Tham Khảo
Richard Nixon: No More Vietnams , Arbor House, New York 1985
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Walter Isaacson: Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.
Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam -The Free press 2001
Marvin Kalb and Bernard Kalb: Kissinger; Little, Brown and company 1974
The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985
Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war
Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography 2003
Vũ Ánh: 30 Tháng 4, 75 Và Cụ Nguyễn Văn Huyền, Nguoivietboston.com, tháng 4-2012..
Nguyễn Đình Toàn: Đại Tướng Dương Văn Minh: “Em làm chứng cho Goa nha!”, Người Việt Dallas, tháng 4-2011.

Tổng thống Mỹ ký lệnh mới chống cái ác, vi phạm nhân quyền


Dan Robinson
-
Tổng thống Barack Obama đưa ra những bước mới nhằm củng cố khả năng của chính phủ Hoa Kỳ trong việc khám phá và đáp ứng với những hành vi tàn ác to lớn và vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới.
Tổng thống Obama loan báo những hành động về nhân quyền được đưa ra trong sắc lệnh vừa ký và thông báo cho Quốc hội, vào lúc ông đến thăm lần thứ hai viện bảo tàng tưởng niệm những nạn nhân Đức Quốc Xã tại Washington.
Năm ngoái, Tòa Bạch Ốc loan báo một chiến lược toàn diện phòng chống những hành vi tàn ác to lớn và diệt chủng, xem đó là cốt lõi của lợi ích an ninh quốc gia và trách nhiệm đạo đức của Hoa Kỳ.
Tổng thống Obama nói các cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ lần đầu tiên sẽ đưa ra bản Dự đoán Tình báo Quốc gia nhằm đánh giá khả năng xảy ra những vụ giết người hàng loạt tại các quốc gia trên toàn thế giới.
Một Hội đồng Ngăn ngừa Hành vi Tàn ác được thành lập năm ngoái sẽ họp lần đầu tiên trong tuần này tại Tòa Bạch Ốc.
Tổng thống gọi việc này và những bước khác nằm trong khuôn khổ “định chế hóa” làm thế nào chính phủ Hoa Kỳ điều động và sử dụng những công cụ để ngăn ngừa những hành vi tàn ác to lớn và diệt chủng.
Tổng thống Obama nói: “Chúng ta cần làm đủ mọi việc để ngăn ngừa và đáp ứng với những tội ác như vậy. Không thể nhân danh chủ quyền quốc gia để giết hại người dân.”
Tổng thống Obama liệt kê những bước chính quyền ông thực hiện để đối phó nhiều tình huống khác biệt, gồm có hoạt động của Hoa Kỳ và đồng minh tại Libya mà ông nói đã giúp cứu nhiều mạng sống vô tội.
Ông đề cập những hoạt động ngoại giao tại châu Phi để chấm dứt giao tranh đe dọa đến cuộc trưng cầu dân ý vào năm ngoái tại Nam Sudan, những bước chấm dứt biến động tại Côte d’Ivoire, và việc gởi cố vấn quân sự Mỹ giúp những nỗ lực chống lại Đạo quân Kháng chiến của Thượng đế tại Trung Phi.
Tổng thống Barack Obama nói tình hình tại Syria cho thấy Hoa Kỳ và các nước muốn ngăn ngừa những hành vi tàn ác, không thể “làm chủ tất cả các biến cố,” nhưng ông nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc với đồng minh và đối tác để gia tăng áp lực và cô lập Tổng thống Bashar al-Assad của Syria.
Theo: VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét