Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

TỔNG HỢP TIN NGÀY 4/3/2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=UshpRpQ3RcA
Chính trị – Xã hội   Nhân quyền Việt Nam được quốc tế hóa(RFA)
Người Việt hải ngoại nô nức kéo về DC vận động cho nhân quyền VN (RFA)  —“Sở hữu toàn dân” làm khổ toàn dân (RFA)  —Vai trò phản biện đã “chính thức hóa” (BBC/nghe) PV. ĐBQHVN Đinh xuân Thảo  —Trả Lời Người Dân -Trần Khải (Vietbao)….Vào  ngày 20 tháng tư, khoảng 500 người phối hợp có công an xã, tỉnh… ngày đầu tiên họ đốt hết nhà dân, mặc dù có lời kêu cứu của những người mới sinh con một ngày. Họ buộc phải ký giấy giao đất mới cho ở…..
Sài Gòn: Sống Nhờ Lượm Giấy Rác Ở Công Viên Đem Cân Ký (Vietbao)  –Kurt Campbell, Một Henry Kissinger Trong Quan Hệ Việt Mỹ Hôm Nay Đào Như (Vietbao)   —“Trụ cột” tuổi 80 (Dân Việt) – Năm nay bước vào tuổi 80, cái tuổi mà đáng nhẽ người khác có thể an nhàn hưởng phúc bên con cháu, nhưng với tôi đó là điều không tưởng. Tôi vẫn là chỗ dựa, nơi bấu víu có thể coi là duy nhất cho mấy đứa cháu bất hạnh…  —Đại gia: rùm beng tai tiếng, lao đao vì nợ nần (VEF)
- ĐẦU ĐUÔI CHUYỆN ĐOÀN CỐ VẤN QUÂN SỰ TRUNG QUỐC GIÚP VIỆT NAM CHỐNG PHÁP (Việt Sử ký).  —Đã đến lúc bỏ chính sách hạn điền  (TN) -Khi xây dựng luật Đất đai năm 2003, quan điểm của Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội là bỏ hạn điền. Nhưng nội dung này không được chấp nhận ở Quốc hội.>>>Ruộng nhà là đất biên cương   —Chịu đựng đến bao giờ? (TN) -Khổ sở, bệnh tật vì khói bụi, người dân liên tục kêu cứu. Cơ quan chức năng đã ra nhiều quyết định xử phạt nhưng rồi đâu lại vào đó.- khắp nơi,khói bụi hôi thối tanh khét…..rán chịu đi để “tiến nhanh tiến mạng vững chắc đến thiên đường”?      —Doanh nghiệp thải nước ô nhiễm vào ruộng của dân  (SGTT)—-Trợ cấp thất nghiệp: Khó bảo đảm chi đúng đối tượng (TN)
Tránh để xảy ra như ở Tiên Lãng (PL)  —-Đừng “thử” trên quyền của công dân! (PL) -Ai cũng biết Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật chứ không phải bằng ý muốn chủ quan của cá nhân hay của một tổ chức nào.  biết thì ai cũng biết!? nhưng làm thì trớt he,quản kiểu mạnh được yếu thua?cứ đọc báo khỏi dẫn chứng.  —Thủ tướng hỗ trợ 10 tỉ đồng cho Quỹ Giải thưởng tài năng nữ (PL)  —Giáo sư Ngô Bảo Châu và “tiểu thuyết toán hiệp” (PL)-rồi! quay sang kiếm hiệp,Ông “cừu” này nổi đình đám thật?-thế là người nổi tiếng?
Công nhân xanh mặt với giá cả tăng (VEF)  –Gas tăng giá, sinh viên nhóm lò than nấu chung (VNN)  –Ước mơ ư? Giá mà em, chị Thảo và mẹ không bao giờ bị đói! (VNN)
Hình ấn tượng của VTCnews
Phân làn giao thông ở Hà Nội có nguy cơ phá sản (VnEx)   —Nhà thầu ở Việt: Yếu về năng lực! (Tamnhin.net)
Kinh tế

Áp lực lạm phát, mức sống suy giảm (NLĐ) -Trước làn sóng tăng giá nhiều mặt hàng thiết yếu trong năm 2012, đời sống đại bộ phận người dân sẽ bị suy giảm. Chính phủ cũng đang đứng trước những khó khăn khi phải chấp nhận một số mặt hàng theo giá thị trường, đồng thời phải kiềm chế lạm phát   –Nhà đất ế ẩm, nhiều sàn “dẹp tiệm” (NLĐ)

“Cơn điên” của dòng tiền (DT) -Ngày 2/3, hàng loạt diễn đàn chứng khoán và báo chí trích dẫn bài báo của tờ báo nổi tiếng “Nhật báo Phố Wall” kêu gọi “chứng khoán Việt Nam – không mua bây giờ sẽ hối hận”. Tâm lý nhà đầu tư càng bùng nổ và thị trường như được đổ thêm dầu vào lửa.  —Gas tăng giá: Quản lý bất lực, dân nghèo kêu than (VEF)  —Nhiều đại lý xin tạm ngừng bán xăng dầu (TN)   —Không thể để doanh nghiệp rơi rụng quá nhiều (TN)  —Ngân hàng yếu kém bắt buộc phải sáp nhập (PL)  –Dưa hấu trúng mùa, rớt giá (TN)
Bàn chuyện “bán tháo” BĐS và vấn đề này có ảo ? (Tamnhin.net)   —Vỡ mộng một thị trường  (TBKTSG) -Nhiều khi phải phát tức vì “tài” chịu đựng quá sức tưởng tượng của người tiêu dùng nước ta. Hết giá điện nước, gạo cơm mắm muối, rồi đến chất đốt…cứ rày đe mai dọa tăng giá vô tội vạ.   –Cái giá thực sự của lãi suất ngân hàng 0.5% là gì? (Tamnhin)   —Dân Việt /BM -Nhiều mặt hàng, dịch vụ thiết yếu có giá mới
Văn hóa – Giáo dục
Claude François, sự nghiệp và cuộc đời sắp lên màn ảnh lớn Claude François, sự nghiệp và cuộc đời sắp lên màn ảnh lớn (RFI)
Sinh viên Việt Nam tại Úc hào hứng với O-week (Dân trí)  –Hàng trăm giáo viên 4 tháng chưa nhận lương (TT)

Cầu to hay di sản?

cầu Kho, cầu Vĩnh Lợi, Thành nội Huế, di sản, xây cầu, Huế TP – Tỉnh Thừa Thiên – Huế đang xúc tiến dự án xây dựng lại cầu Kho và cầu Vĩnh Lợi trong Thành nội Huế, với lý do: Cầu nhỏ……..
Thế giới
Syria: Hội Chữ Thập Đỏ muốn đến giúp 1 căn cứ của phe nổi dậy đang giao tranh (VOA)  –Phóng viên, mục tiêu tấn công của quân đội Syria ? (RFI)  —Hồng Thập Tự không được vào Baba Amr (BBC)  —Hoa Kỳ không loại trừ việc sử dụng biện pháp quân sự đối với Iran (RFI)  –TT Obama: Hoa Kỳ không ‘tháu cáy’ Iran (Nguoiviet)  –Bầu cử Iran: Phe Tổng thống Ahmadinejad thất thế (VOA)   —64% cử tri Iran đã đi bầu đại biểu quốc hội (RFA)
Bắc Triều Tiên tố giác Mỹ chơi trò “hai mặt” (VOA)  —Kim Jong-Un thanh tra các trung tâm phi đạn tạo áp lực lên Mỹ (RFA)  —Bắc Hàn tiếp tục cảnh báo Mỹ không nên tập trận chung với Nam Hàn (RFA)  —Các phòng phiếu ở Nga đã mở cửa (VOA)  –Gruzia và Nga muốn nối lại quan hệ ngoại giao  (RFI)  —Tương lai ‘khó định’ của đảng CS Nga  (BBC/nghe) PV. Ông Nguyễn minh Cần   —Người dân Nga lần đầu tiên bầu Tổng thống nhiệm kỳ 6 năm (Dân trí)
Bà Aung San Suu Kyi bỏ dỡ cuộc mít tinh vận động bầu cử vì không được khỏe  (VOA)  –Thủ tướng Nhật: thảm họa Fukushima là trách nhiệm chung (RFA)  –10% công ty Nhật muốn ra khỏi Thái Lan (Nguoiviet)  –Cam Bốt cố đòi lại một bức tượng cổ bị đưa trái phép khỏi nước (RFI)  –Dân Hồng Kông biểu tình đòi bầu trực tiếp Trưởng đặc khu (RFI)
Thuyền trưởng Schettino bị tố dung túng ma túy, gái điếm (Nguoiviet)  –10 Công Ty Đầu Sổ Thế Giới Hưởng Lợi Nhờ Chiến Tranh (Vietbao)
Đất Phật Myanmar (NLĐ) – L.T.S: Trong chuyến tháp tùng tiến sĩ – thượng tọa Thích Đồng Bổn, quyền trụ trì chùa Phật học Xá Lợi (TPHCM),  he! he! thầy tu mà cũng “tiến sĩ thượng tọa”,cái bệnh “háo bằng cấp” như thời quân chủ phong kiến”không từ” nơi “tu hành diệt dục”????!!!!!
Philippines, Mỹ chuẩn bị tập trận trên Biển Đông (Dantri)  –Ba Lan: Hai tàu hỏa lao đầu vào nhau, gần 60 người thương vong (DT)  —Tìm thấy nơi an nghỉ của Chúa Jesus? (TN)  —Mỹ phản đối tấn công sớm Iran (TN)  —“Mỹ không lừa phỉnh…” (NLĐ) – Tổng thống Barack Obama cảnh báo rằng ông không lừa phỉnh về một đòn tấn công Iran nếu nước này có vũ khí hạt nhân, nhưng trong một cuộc phỏng vấn hôm 2-3, ông cũng lưu ý đồng minh Israel rằng một cuộc tấn công hấp tấp vào Iran sẽ lợi bất cập hại
Ông Putin ra nhiều tuyên bố trước bầu cử (TN)  –Triều Tiên còn cơ sở hạt nhân mật? (NLĐ)  –Căng thẳng mới ở biên giới Ấn – Trung (TVN)  –12 quốc gia lý tưởng nhất để định cư (VnEx)   —Syria bắt hơn 100 binh sỹ Pháp ở thành phố Homs - Vietnam Plus/BM   —VTC /BM -Mỹ lần đầu tiên thừa nhận đóng quân tại Ấn Độ   —Petrotimes/BM -Nhật Bản và Anh hợp tác sản xuất vũ khí
Bí mật của Không quân Trung Quốc đã hé lộ (GDVN)
Máy bay chiến đấu tiến vào Kho chứa máy bay dưới lòng đất của Không quân Trung Quốc.
Cập nhật trực tiếp diễn biến bầu cử Tổng thống liên bang Nga 2012 (GDVN)
Xe cán chó chó cán xe
Đất nứt toác bên bờ sông Hậu (NLĐ)  –Bắt chước “lộ hàng” (NLĐ) -Học cái tốt là cần thiết, nhưng điều đáng lên án là không ít gương mặt trong làng giải trí Việt học cả thói xấu ở xứ người  –Phá đường dây buôn bán thuốc nổ liên tỉnh (NLĐ) -150 kg thuốc nổ được đưa từ Thanh Hóa vào Quảng Nam để cung cấp cho các bãi vàng hoạt động trái phép
http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/maihuong/20120303/KT-3.3-osin%20khoa%20than.jpgGiá thuê osin khỏa thân không hề rẻ.
Sốc vì chiêu “độc” kinh doanh dịch vụ “tươi mát” (Dantri)  –Người đàn ông tự thiêu trong nhà vệ sinh? (Dân trí)  –Mức xử phạt đối với hành vi hãm hiếp, sàm sỡ đồng nghiệp? (Dân trí)  –Xe container gây tai nạn liên hoàn, ba người chết -Dân Việt    –Thiếu nữ sát hại con thơ đang bú sữa (DV)  –Giăng lưới bẫy tôm, bắt được… du khách ngoại (DV)
Đòi “xử” luật sư do khởi kiện công ty xổ số (TN)  —Nạn nhân bị chồng cũ đốt đã tử vong (TN)  —Bắt giám đốc lừa đảo hơn 43 tỷ đồng (PL) -Mặc dù mới hơn 30 tuổi đầu nhưng vợ chồng Ngô Thùy Lan (SN 1979) và Phạm Văn Hổ (SN 1974) sớm nổi tiếng về việc tiêu xài hoang phí ở thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Nóng trong ngày: Vì sao có ‘siêu đám cưới’? (VNN)  —Chân dung nữ đại gia làm đám cưới ‘khủng’ cho con (VNN)  –Đà Nẵng: Điện bất ngờ phóng chết người rất thương tâm (VTC)  –Giám đốc ghen, đánh tình địch ‘lên bờ xuống ruộng’ (VTC News)
Hành vi bệnh hoạn rạch đùi phụ nữ tái diễn ở Trà Vinh (VOV)  —Bắt sới bạc, công an xã bắn trọng thương người dân (VOV)   —”Xe điên” cày nát xe máy, đâm sập nhà dân làm chết 3 người (GDVN)

Trái Bóng Hy Lạp Lăn Ra Ngoài Biên (Nguyễn xuân Nghĩa/Dainamax)
CHƠI VỚI ‘BẠN VÀNG’ KHÓ THẬT: Trung Quốc dùng ảnh tập trận để đăng tin TẤN CÔNG tàu Việt Nam (TTXVA)
http://anhbasam.files.wordpress.com/2012/03/h24.jpg?w=318&h=160&h=238http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/03/ban-do-vung-luoi-bo-3055b15d.jpg?w=300
Câu khẩu hiệu “tình cẩu trệ” và cái bản đồ khốn nạn,ăn cướp quốc tế.
Trung Quốc lại “câu giờ” (Trần kinh Nghị)
Nghe người Tàu nói về Mỹ để nghĩ về Việt Nam (Trần kinh Nghị)
” THẬP NHỊ QUYỀN LỰC” CẦN BỊ CẤM ĐỐI VỚI ĐẢNG VIÊN (Phạm viết Đào)

Đoạn trường. Âu Cơ

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này…

Thư gửi Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch yêu cầu cải thiện nhân quyền tại Việt Nam

Trần Văn Huỳnh – Hôm nay sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch đến Việt Nam. Nhân dịp này tôi gửi đến ông Mogens Lykketoft – Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Đan Mạch; và ông John Nielsen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam bức thư dưới đây, nhằm kêu gọi sự quan tâm của nước đang giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu để giúp cải thiện quyền con người cho Việt Nam.

Đã đến lúc phải đốn

Nguyên Thạch (Danlambao) - Tập đoàn chết tiệt họ cộng tên sản đã hành hạ cả nước trên hơn 70 năm dài “đeng đẻng”. Nước mắt thành sông, hận chồng thành núi… Cả nước giờ đây, thể như cái “bùi nhùi” giẻ rách tận cùng bằng số… Nay lại thêm cái gọi là “Chỉnh đốn đảng”. Chỉnh cái nỗi gì nữa mà chỉnh! Giờ thì chỉ có đốn cái đảng ăn hại này cho toàn dân được nhờ bởi khổ ải nhiều lắm rồi, kêu trời không thấu rồi.

 Phiên tòa sơ thẩm tháng 01/2010. Từ phải sang trái: Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức (AFP /TTXVN) 

  Liên hiệp châu Âu : vẫn theo dõi sát vấn đề tự do ngôn luận tại Việt Nam (RFI)

Việt Nam dự định mở casino ở Quảng Ninh  (BBC) -Dự án khu liên hợp vui chơi giải trí có thưởng tại khu kinh tế Vân Đồn, Quảng Ninh tạo nghi ngại về ‘hệ lụy xã hội.’
“Phản biện mạnh mẽ thật đáng mong mỏi”(Lữ Phương-BBC)  —Chinhphu.vn/BM -Hà Nội sẽ thu hồi một số khu đất  —-Dân Việt/BM -Khai thác khoáng sản tràn lan, hiệu quả thấp  –Ông Hoàng Kông Tư làm quyền Tổng cục trưởng TCAN II (Bee)  —TS Nguyễn Văn Khải: Thấy vui khi bị “chửi” nhiều! (Bee)  —Nhiều chuyến bay trễ vì máy tính tê liệt tại Nội Bài (Bee)  —Từ chối bồi thường, Bảo hiểm Hàng không bị kiện ra tòa (Dantri)

Chuyện doanh nghiệp rơi rụng vì khủng hoảng kinh tế là hiện tượng bình thường ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới.  —Đại gia: rùm beng tai tiếng, lao đao vì nợ nần (VEF)  –Gas tăng giá: Quản lý bất lực, dân nghèo kêu than (VEF)  —Những ‘đại gia’ nhiều tiền mặt nhất Việt Nam (VEF)   -DN nhiều tiền hơn quốc gia: Sự lấn sân quyền lực? (VEF)  —-Hết tiền: Chủ đầu tư lộ mặt lừa người mua nhà (VEF)  –Siêu thị phá sản hàng loạt (VEF)  —Điện máy ế ẩm: Khuyến mãi vẫn bị khách chê (VNN)  —Hạ nhiệt lãi suất: đừng vội mừng (VTC News) – Dù đã “hạ nhiệt”, nhưng nguồn vốn cho vay với lãi suất thấp vẫn còn rất hạn chế.

Tổng Thư Ký LHQ yêu cầu được tiếp cận với khu vực bị tàn phá tại Syria (VOA)   —Mỹ không tin vũ trang cho phe nổi dậy có thể lật đổ Tổng thống Syria (VOA)  —TT Mỹ mở ngỏ giải pháp quân sự, nếu Iran chế tạo bom hạt nhân (VOA)  —Xưởng chế bom Nigeria phát nổ làm 3 người thiệt mạng (VOA)  —-Trung Quốc tìm cách xâm nhập NASA (Nguoiviet)  —Tương lai khó đoán (BBC) -Đảng Cộng sản Nga bị cho là đang đối diện nguy cơ suy thoái.

Tấn công quân sự vào Iran: Mỹ “không nói chơi” (NLĐO)- Trả lời phỏng vấn Tạp chí The Atlantic số ra ngày 2-3, Tổng thống Mỹ Obama đã lần đầu tiên lên tiếng đe dọa trực tiếp về một phương án quân sự chống lại Iran nếu quốc gia Trung Đông này sản xuất vũ khí hạt nhân.  –BP đồng ý trả 7,8 tỉ USD trong vụ tràn dầu ở vịnh Mexico (TNO)   —BP đạt thỏa hiệp trong các vụ kiện về vụ dầu loang ở Vịnh Mexico (VOA)



Giáo hội Công giáo Cuba muốn cưỡng lại mọi áp lực chính trị  (RFI)  –Dân Thái Lan đòi Cambodia trả đất (RFA)  —Lực lượng Syria pháo kích Homs, ngăn không cho hàng cứu trợ tới  (VOA)  —Quốc tế cố gắng gây áp lực để Syria cho các tổ chức nhân đạo vào hoạt động (RFI)  —Bầu cử ở Iran (RFA)  —Các đối thủ của TT Ahmadinejad dẫn đầu trong cuộc bầu cử quốc hội Iran (VOA)  —Đối lập tẩy chay bầu cử Quốc hội Iran (RFI)   —-Phe bảo thủ Iran tranh cử Quốc hội (BBC)
Hơn 10 người thiệt mạng trong những vụ lốc xoáy ở Mỹ (VOA)  –Mỹ phá vỡ đường giây làm hàng nhái nhiều triệu đôla có dính tới Trung Quốc  (VOA)  —TT Obama và Thủ Tướng Israel chuẩn bị hội đàm về các biện pháp đối với Iran (VOA)  —Tân Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới sẽ là một người Mỹ? (VOA)
Người Nga dự kiến ông Putin sẽ đắc cử tổng thống  (VOA)   —Bầu cử Tổng thống Nga: Các tổ chức giám sát hy vọng giảm gian lận (VOA)  —Đảng Cộng sản Nga ‘khó thấy lối ra’ (BBC)  —-Lần đầu tiên, dân làng Ô Khảm tự do bỏ phiếu bầu ban lãnh đạo (RFI)  —Nhật Bản bị chỉ trích vì đặt tên cho các đảo có tranh chấp chủ quyền (RFI)

Mandalay : người dân Miến Điện đón mừng bà Aung San Suu Kyi (RFI)  -Hôm nay 03/03/2012, theo AFP, hàng chục nghìn người đã chờ đón nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi tại sân bay thành phố Mandalay.

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2012-01-29T100907Z_1500486822_GM1E81T1EMY01_RTRMADP_3_MYANMAR-SUUKYI_0.JPG  Lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi trên đường vận động tranh cử (REUTERS)  —Đến thăm “biểu tượng sex” ở Tây Ban Nha (Bee)  —Con gái nuôi gốc Việt của cựu TT Pháp bị cướp (DV)

Tội phạm ma túy ngày càng manh động (TP)  —Mang thai vẫn đứng đường bán dâm (TP)   —-Nhiều chuyến bay trễ vì máy tính tê liệt tại Nội Bài   TTO   —Bắt 9 gái làng chơi U50 giá siêu rẻ (VNN)  —Lộ diện biển số siêu xe đám cưới ở Hà Tĩnh (VNN)  —Chán học, một học sinh nhảy cầu tự tử (VNN)

Ôtô lộn nhào một vòng rồi lao xuống hố sâu 3 m’ (VnEx)  —Sẽ sung công quỹ toàn bộ xe vi phạm bị bỏ lại (VnEx)  —Taxi tông xe máy, kéo lê 30 m (VnEx)  —Quảng Bình: Tai nạn ô tô nát bét, 6 người nguy kịch (VTC News)  —Dân Việt /BM -Vào đường cấm, xe khách “ủi” bay mô tô công an  –Báo Giáo dục Việt Nam /BM -Đám cưới Hà Tĩnh: Cát-xê Mr Đàm hơn rất nhiều 400 triệu!  —-Bi kịch ‘mua – bán dâm’ gái Việt - Báo Đất Việt/BM  —Ngoisao.net/BM -’Phi công trẻ’ chết cùng người tình vì bị phản đối  —Giết người xong chui vào chuồng lợn trốn - VietnamNet/BM  —Cận cảnh nữ chính trị gia gây sốc vì quá đẹp - Giadinh.net/BM
Sao Disney gay soc khi 'mac nhu khoa than' di du tiec  Sao Disney gây sốc khi “mặc như khỏa thân” đi dự tiệc (Kenh 14/BM)
Bị kéo vào gầm, xe máy cháy lan sang container (Bee)  —Đưa vợ đi “phá” trinh vì không lọt qua “hàng phòng thủ” (Bee)  —Bị người tình bỏ rơi, bà mẹ trẻ nhẫn tâm giết con (Bee)  —Cha bấm cửa điện, con trai 4 tuổi chết thảm (Bee)  —Dùng gậy tre đập ông già đến chết (Bee)>>>Đang nấu, bếp gas bất ngờ phát nổ>>>Trộm xe SH trên phố, bị CSGT bắt>>>Quen qua mạng, rủ bé gái về nhà…giao cấu>>>Trên đường đi chữa bệnh, cụ bà bị container cán chết>>>Đem xe tải đi…trộm trâu>>>Xe tải cán chết một nam sinh
   Thích thì nói là hở – “tội” cho ca sỹ quá (Bee)  –3 tai nạn liên tiếp, xe cộ “chết cứng” gần cầu Đồng Nai (NLĐ)  —Chẳng ai rõ nữ đại gia của “siêu” đám cưới kinh doanh gì (DV)  —Bầu Đức: HAGL có thể trả nợ thuế “trăm tỷ” bất cứ lúc nào (DV)  –Đánh người tình giập lá lách vì đi qua đêm  (DV)

Công ty SecureWorks khám phá một hoạt động tình báo mạng nhắm vào Đông nam Á

Sun, 03/04/2012 – 08:20
Nguồn: Biran Prince – SecurityWeek  -Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
02.03.2012
Dell SecureWorks vừa vạch trần một hoạt động tình báo mạng đã thâm nhập đến 200 máy tính – nhiều máy thuộc về các cơ quan cấp bộ của chính phủ tại Việt Nam, Brunei và Miến Điện.
Công ty này đã thảo luận quá trình điều tra tại Hội nghị RSA ở San Francisco trong tuần này. Bên cạnh các cơ quan cấp bộ của chính phủ, những nạn nhân khác còn là các tờ báo và hơn một công ty dầu khí. Trong một bản báo cáo dài đăng ở đây, SecureWorks đã tiết lộ rằng kẻ tấn công đã dùng những mẩu phần mềm phá hoại có liên quan đến vụ tấn công chi nhánh bảo mật RSA của công ty EMC vào năm 2011, cũng như vụ án GhostNet nổi tiếng. Bên cạnh những nạn nhân kể trên, cũng có khoảng một chục trường hợp thâm nhập tại châu Âu và Trung Đông. Cũng như những máy tính nhiễm khuẩn khác, những chiếc máy này cũng thuộc về các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và thậm chí của đại sứ quán.
Hai mẩu phần mềm phá hoại trọng tâm của các vụ tấn công được biết là “Enfal” (còn có tên là “Lurid Downloader”) và “RegSubsDat”, vốn lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2009. Từ năm 2004 đến 2011, một người nào đấy đã sử dụng địa chỉ jeno_1980@hotmail.com để đăng ký mtộ số tên miền bằng những tên như “Tawnya Grilth” và “Eric Charles”. Tất cả những tên miền thuộc “Tawnya Grilth” cho thấy địa chỉ đăng ký là một hòm thư bưu điện của một thành phố tưởng tượng “Sin Digoo, California”.
Trong năm 2006 và 2007, một số những tên miền do jeno_1980@hotmail.com đăng ký với tên “Tawnya Grilth” đã xuất hiện trong các báo cáo của các hệ thống phân tích vi khuẩn tự động và các trang mạng chống vi khuẩn. Sau một phân tích, SecureWorks đã kết luận rằng các tên miền này đã liên quan đến một khuôn mẫu hoạt động tin tặc lớn hơn.
Joe Stewart, giám đốc nghiên cứu phần mềm phá hoại tại SecureWorks nói với SecurityWeek rằng những mục tiêu cho thấy nhân vật này đang hoạt động cho một cơ quan hoặc chính quyền nào đấy muốn có những thông tin, nhưng không có bằng chứng xác đáng để chứng minh kẻ đứng sau những vụ tấn công này đang hoạt động cho quốc gia nào.
“Rõ ràng là họ không trộm cắp thông tin cho riêng mình,” ông nói.
Lần theo những đầu mối cho thấy những biến chuyển đầy thú vị – tài khoản email sử dụng trong các vụ tấn công cũng được dùng để đăng ký cho một trang mạng có thên socialup.net, chuyên cung cấp các dịch vụ tối ưu hoá hệ thống tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO) theo kiểu “mũ đen”. Bên cạnh đấy, khi theo dõi cái tên Tawnya thì biết được rằng nó đã được ai đấy sử dụng để quảng cáo trang mạng trên trên các trang chuyên đăng thông báo (message boards). Điều này cho thấy là bên cạnh hoạt động gián điệp mạng, nhân vật chủ chốt của hoạt động này còn làm việc phụ trong thế giới mạng ngầm với một dịch vụ “mũ đen” SEO.
Stewart nói rằng các nhà điều tra đã phá thủng các máy chủ điều khiển, làm thiệt hại nặng khả năng kiểm soát các máy nhiễm khuẩn của kẻ tấn công. Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam là mục tiêu của những kẻ tấn công chuyên tìm cách đánh cắp thông tin chính trị. Ví dụ như năm 2010, Google và McAfee đã đưa ra bằng chứng về một chiến dịch tấn công bằng phần mềm phá hoại với động cơ chính trị nhắm vào những người chỉ trích dự án khai thác mỏ do Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam.
Tuy thế, Stewart vẫn ngạc nhiên khi nhận diện nhóm nạn nhân này.
“Chúng tôi từng thấy hoạt động tấn công thường trực cao cấp (Advanced Persistent Thread – APT) nhắm vào Nhật Bản… và rõ ràng là cũng có một nhịp độ hoạt động nhắm vào Đài Loan, nhưng những quốc gia nói trên không nằm trong danh sách ưu tiên của tôi.”

Bão táp thành đô, Trùng Khánh trên bầu trời Trung Quốc (Tiến Hồng)

eThongluan – “…Mười giờ trong lãnh sự quán Mỹ của ông Vương sẽ tiếp tục là một bí ẩn mà các phe liên hệ đều muốn che dấu, kể cả phía Mỹ…”

Ngày 6/2/2012, một tuần lễ trước chuyến đi quan trọng sang Mỹ của ông Tập Cận Bình đã xảy ra một biến cố ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, được báo chí nước ngoài coi là một « cơn bão táp chính trị », một « cơn địa chấn » thay đổi thế thăng bằng nội bộ trong cơ cấu lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc trước đại hội đảng vào mùa Thu năm nay.
Vào ngày này, Vương Lập Quân, một « người hùng chống băng đảng » của thành phố Trùng Khánh trên 30 triệu dân, một phó thị trưởng kiêm giám đốc công an vừa được cho « nghỉ dưỡng sức », đã giả dạng thường dân đi xe đến toà lãnh sự Mỹ ở Thành Đô cách đó 340 km. Theo nguồn tin ngoại giao, sau trên 10 giờ thương thảo căng thẳng giữa ba bên (phái viên Trùng Khánh, người Mỹ và nhà cầm quyền Bắc Kinh), ông Vương đã « tự  ý ra đi » (theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ). Bên ngoài, khoảng 70 xe của công an Trùng Khánh đã bao vây, chờ sẵn để đưa ông Vương Lập Quân về Trùng Khánh. Nhưng phái viên của ban kiểm tra trung ương đảng cộng sản Trung Quốc đã áp tải ông Vương lên máy bay về Bắc Kinh sáng ngày 8/2/2012 để điều tra.
Có phần chắc ông Vương đã xin tị nạn mặc dù phát ngôn viên toà đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh « miễn bình luận » về tin đồn này. Tân hoa xã ngày 9/2/2012 đành phải thừa nhận « ông Vương Lập Quân đã đến Tòa lãnh sự Mỹ ở Thành Đô và ở lại đó một ngày ».

Ông Vương Lập Quân

Sự cố trên có tầm mức rất nghiêm trọng vì ba lý do. Trước hết, đây là lần đầu tiên một viên chức cấp cao của Trung quốc đã tìm cách xin tị nạn trên lãnh thổ của mình. Thứ hai, ông Vương Lập Quân từng là cánh tay phải của ông Bạc Hy Lai, bí thư thành ủy Trùng Khánh, một « siêu sao » trên chính trường Trung quốc từ hơn một năm nay và là ứng viên sáng giá nhất trong số bảy ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị sẽ được bàu lại tại đại hội đảng lần thứ 18 sắp tới (1). Sự việc xảy ra sẽ có ảnh hưởng không những đến tương lai chính trị của ông Bạc Hy Lai mà cả « mô thức Trùng Khánh » mà ông Bạc là tiêu biểu. Thứ ba, đây là lần đầu tiên các tin đồn chính trị quan trọng đã được loan tải rộng rãi trên trang mạng xã hội mặc dù sự ngăn chặn của guồng máy kiểm duyệt từ nhà cầm quyền Trung Quốc.
Các tin đồn và làn sóng tự do trên trang mạng Trung Quốc
Với 495 triệu người Trung quốc sử dụng internet, có đến 195 triệu dùng trang mạng xã hội mà Weibo, phiên bản Twitter của Trung quốc được coi là nắm độc quyền. Chỉ từ một tin 140 chữ (geek) được một blog cá nhân đem lên là giây lát sau hàng trăm ngàn người đã nhận được thông tin và từ đó nhân rộng lên (chưa kể phần trả lời). Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc đã bất lực trong vấn đề kiểm duyệt dù đã ngăn chận các từ khoá như : Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai, tị nạn chính trị,…(2).
Trong các tin đồn được đưa lên mạng trong biến cố về Vương Lập Quân, người ta thấy các tin này nhiều khi trái ngược nhau. Có tin nói trước đó 11 cộng sự viên của ông Vương đã bị bắt giữ vì có dính líu đến một vụ cấu kết băng đảng (vụ Tieling). Ông Vương e sợ bị ông Bạc Hy Lai hy sinh. Nhưng tin được nhiều người chia sẻ cho rằng ông Vương biết được bà vợ ông Bạc đã chuyển nhiều tiền mờ ám ra nước ngoài nên gửi đơn tố cáo lên Ban kiểm tra trung ương đảng vào ngày 2/2/2012. Một tin cho biết ông Vương đã có thư ngỏ sau khi bị cho nghỉ việc tố cáo ông Bạc là « đạo đức giả », tham nhũng và « xã hội đen lớn nhất của Trung Quốc ». Một tin cho rằng ông Vương đã tuyên bố khi ra khỏi tòa lãnh sự Mỹ: « Tôi là con dê tế thần của Bạc Hy Lai. Giữa ông ta và tôi là cuộc chiến sinh tử. Tôi đã chuyển hồ sơ ông ta ra nước ngoài ». Tin ông Vương đưa đơn tố cáo vào ngày 2/2/2012 đã được tờ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post loan tải. Ngày 2/2/2012 cũng là ngày ông Vương bị cho « nghỉ dưỡng sức » trong chức vụ giám đốc công an (với bàn chẩn đoán xác nhận ông Vương bị trầm cảm được đưa lên mạng). Sự trùng hợp hai sự cố cùng một ngày có thể cho ta nhiều suy diễn khác nhau.
Ngoài những tin đồn về mối mâu thuẫn nội bộ Vương-Bạc, một số tin đồn khác cho rằng biến động về ông Vương là hậu quả của cuộc tranh chấp quyền lực trước thềm đại hội 18. Ông Vương chỉ là con tốt thí. Việc hạ tầng ông Vương và đưa một người của phái Thành đoàn lên thay là muốn nhắm vào ông Bạc Hy Lai. Ông Bạc đành phải hy sinh ông Vương để cứu lấy mình. Và ông Vương đã không chấp nhận thân phận này.
Cuộc đấu đá nội bộ và phe phái

Ông Bạc Hy Lai

Tờ South China Morning Post ngày 22/2/2012 trích dẫn nguồn tin từ Hội nhân quyền dân chủ tại Hồng Kông cho biết ông Bạc Hy Lai đã nhận trách nhiệm về ông Vương và đệ đơn từ chức. Tuy nhiên, ngày 21/2/2012, đài truyền hình quốc gia vẫn cho đăng tải hình ảnh ông Bạc Hy Lai trong một cuộc họp mặt chính trị khiến cho người ta chưa thể biết chắc số phận ông Bạc ra sao. Nhưng ông Bạc ở trong thế rung rinh.
Ông Bạc Hy Lai (62 tuổi) được coi là một thành phần sáng giá của phái Thái tử đảng (clan des Princes), tương tự như ông Tập Cận Bình. Đây là một liên minh khá tản mát bao gồm con cái các công thần sáng lập đảng (dù đa số đã từng bị thất sủng trong Cách mạng văn hoá và sau đó được phục hồi). Phái này tự coi là gìn giữ di sản cộng sản và coi mình đương nhiên có quyền lãnh đạo. Tuy nhiên, trong phái Thái tử đảng có hai khuynh hướng khác nhau. Ông Bạc Hy Lai thuộc phái tả khuynh Tân Mao, đưa ra mô thức Trùng Khánh (đối nghịch với mô thức Quảng Đông tự do hơn của bí thư tỉnh Uông Dương). Trong mô thức Trùng Khánh, các bài ca cách mạng được loan truyền rộng rãi (phong trào « ca Hồng, đả Hắc », chưa kể một số các khẩu hiệu của Mao được loan tải rộng rãi trên điện thoại di động); việc chống băng đảng được thực hiện triệt để, mạnh tay, đi quá khuôn khổ luật pháp (3), chương trình an sinh xã hội, xây nhà rẻ tiền cho nông dân chuyển hộ khẩu được thực hiện nhanh chóng.Trong khi đó, ông Tập Cận Bình thuộc phái Thượng Hải (ông từng là bí thư thành ủy Thượng Hải), được sự che chở của ông Giang Trạch Dân, người đã từng lãnh đạo đảng trong mười năm. Phái Thượng Hải tự do hơn, chủ trương phát triển bằng mọi giá, ưu đãi các vùng giàu có và các tư bản đỏ (thuyết Ba đại diện của Giang Trạch Dân). Giới thạo tin tiết lộ là ông Bạc Hy Lai đã được ông Giang Trạch Dân của phái Thượng Hải ủng hộ vì thân phụ của ông là Bạc Nhất Ba, một trong « Bát bất tử » được hồi phục, đã giúp ông Giang trong cuộc tranh giành quyền lực. Nhưng hiện nay ông Giang không còn ảnh hưởng đáng kể.
Cả hai phe phái liên minh Thái tử đảng và Thương Hải có một đối thủ : phái Thành đoàn (clan des Jeunesses communistes) mà ông Hồ Cẩm Đào là đại biểu. Phái Thành đoàn chiếm đa số và bao gồm những thành phần xuất thân khiêm tốn nhưng đã trưởng thành trong Đoàn Thanh niên cộng sản. Phái này có khuynh hướng dân túy (populiste), chú trọng các vùng nông thôn, nghèo khó, bảo vệ môi trường (chủ trương Xã hội hài hoà của ông Hồ Cẩm Đào), không nhắc đến quá khứ cũng như dị ứng với các Thái tử đảng kiêu ngạo.
Việc phái Thành đoàn của ông Hồ Cẩm Đào chấp nhận để ông Tập Cận Bình phái Thái tử đảng thay thế mình sau này phát xuất từ một cuộc thăm dò hạn chế năm 2007 và đã được Wikileaks tiết lộ. Ông Tập Cận Bình là con của một Phó thủ tướng từng chiến đấu ở Diên An, bị thất sủng và giam giữ 16 năm nhưng sau này hồi phục. Ông Tập thuở thiếu thời đã hoạt động ở nông thôn, làm việc hăng say, khiêm tốn và biết dung hoà các khuynh hướng và quyền lợi đối nghịch. Đây là ưu điểm chính.
Ông Bạc Hy Lai tuy thuộc phái Thái tử đảng (có cha từng là Phó thủ tướng, bị giam giữ, hành hạ 10 năm thời cách mạng văn hoá, mẹ bị đánh chết) nhưng lại có một nhân cách khác hẳn ông Tập. Ông Bạc đẹp trai, ăn nói lôi cuốn, có khuynh hướng dân túy tả khuynh, được báo nước ngoài coi như một Kennedy của Trung Quốc. Có báo ngoại quốc cho rằng nếu để đại hội 18 tự do bầu thì ông Bạc sẽ dẫn đầu. Ông Bạc nổi tiếng chủ yếu do thành tích dẹp băng đảng (triades-một loại hội kín có từ thời Mãn Thanh) mà công đầu là ông Vương Lập Quân (52 tuổi), đã được ông điều về từ Liêu Ninh.
Ông Bạc Hy Lai mặc dù được nổi tiếng nhưng con đường hoạn lộ không bằng phẳng. Năm 2007, việc ông đang là Bộ trưởng thương mại và vận động ghế Phó thủ tướng nhưng cuối cùng được đưa về Trùng Khánh có thể coi là một hình thức thất sủng đưa đi xa Bắc Kinh theo tiết lộ của Wikileaks (4). Ông Bạc đã biến thách thức trở nên một thành công ngoài dự đoán của cấp lãnh đạo đảng. Cấp lãnh đạo hiện nay, đặc biệt là ông Hồ Cẩm Đào của phái Thành đoàn hoàn toàn không có thiện cảm với ông Bạc. Ông Bạc không thực hiện những chỉ thị của Bắc Kinh, coi thường ông Hồ, và để lộ liễu tham vọng không bờ bến. Ông lại muốn chơi trội nên đã phạm một số sai lầm lớn. Tháng 6/2011, ông Bạc dẫn một hồng ca đoàn 500 người lên Bắc Kinh trình diễn nhưng cả chín thành viên của ban Thường vụ đều không tham dự. Sau đó, ông lại cho đăng tải trên Trùng Khánh nhật báo một bài phỏng vấn một người bà con của ông Hồ ca tụng thành tích của ông Bạc. Đây là một hành động đề cao thiếu tế nhị. Tháng 11/2011, trong khi ông Hồ Cẩm Đào đang tham dự hội nghị APEC, ông Bạc đã tổ chức một cuộc duyệt binh đại quy mô ở Trùng Khánh như muốn thách thức Bắc Kinh.
Nhưng ngay cả với ông Tập Cận Bình và các nhà lão thành cách mạng của phái Thái tử đảng, ông Bạc cũng có vấn đề. Phong cách mị dân, tả khuynh, coi thường các phe phái khác, nhất là muốn chơi trội, chắc chắn khiến ông Tập e ngại. Các nhà lão thành cách mạng cũng không thể quên được chi tiết đăng tải trên Wikileaks theo đó ông Bạc đã làm đơn tố cáo và từ cha trong khi ông Bạc Nhất Ba bị giam cầm (dù sau này cha ông đã tha thứ và tiếp tục vận động cho con). Thật là trái ngược với chi tiết ông Tập Cận Bình làm mười lá đơn để xin khoan hồng cho cha.
Cũng cần ghi nhận một chi tiết: mặc dù ông Bạc theo khuynh hướng Tân Mao nhưng đã cho gửi con theo học đại học danh tiếng ở Anh (Oxford) và Mỹ (Harvard). Vợ ông là luật sư thành công trong một vụ kiện ở nước ngoài.
Tương lai đầy bất trắc của đại hội 18
Những tin tức mới nhất cho thấy Bắc Kinh muốn làm giảm cường độ trầm trọng của vấn đề khi để cho phát ngôn viên Quốc hội đưa ra hai thông tin: ông Vương vẫn tiếp tục bị điều tra nhưng vẫn còn giữ chức vụ đại biểu Quốc hội và không có bất đồng, mâu thuẫn giữa hai ông Vương và Bạc. Về thông tin thứ nhất, đây chỉ là thông lệ khi một đại biểu Quốc hội chưa bị đưa ra toà xét xử. Về thông tin thứ hai, lời tuyên bố của phát ngôn viên Quốc hội nếu không muốn nói là dối trá « theo lệnh trên » thì chỉ làm cho những dấu hỏi liên quan đến lý do đào thoát của ông Vương ở toà lãnh sự Mỹ càng tăng thêm. Mười giờ trong lãnh sự quán Mỹ của ông Vương sẽ tiếp tục là một bí ẩn mà các phe liên hệ đều muốn che dấu, kể cả phía Mỹ.
Chúng ta có thể tin chắc là kết quả thực điều tra ông Vương sẽ được giữ kín và chỉ cho phổ biến những gì theo sự dàn xếp trong thượng tầng giữa hai phe Thái tử đảng và Đoàn phái.
Theo sự nhận định chung, phe Đoàn phái có thể sẽ không làm mất mặt quá đáng ông Bạc Hy Lai nhưng chắc chắn ông Vương đã mất hết cơ hội để có mặt ở Ban Thường vụ Bộ chính trị. Có thể ông Bạc sẽ giữ một chức vụ tượng trưng trong Quốc hội.
Trong mọi trường hợp, Đại hội đảng tháng 10/2012 sẽ có nhiều pha « cụp lạc » trong việc tranh giành quyền lực giữa hai phe. Tương lai những bước đi sắp tới của Trung Quốc sẽ tùy thuộc vào kết quả của cuộc thư hùng này.
Rennes 03/03/2012
Tiến Hồng
(1)  Bộ chính trị Trung Quốc gồm 25 ủy viên trong đó có 9 thành viên nằm trong Ban thường vụ. Vào tháng 10/2012, hai thành viên được coi là chắc chắn được bầu lại trong Ban thường vụ là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường. Hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã lãnh đạo hai nhiệm kỳ không thể được tái cử theo quy định của đảng.
(2)  Kể từ 16/3/2012, các cá nhân muốn được đăng ký vào trang mạng weibo phải khai rõ danh tính và ID của máy tính. Đây là một đòn mạnh mà nhà cầm quyền Trung quốc đánh vào người sử dụng trang mạng xã hội.
(3)  Trong chiến dịch “Trùng Khánh an bình” phát động cách đây ba năm, trên 500 băng đảng (ma túy, gái điếm, cờ bạc, vũ khí) bị loại trừ, 5.700 người bị bắt giữ, 35% bị đưa ra xét xử với hàng chục án tử hình, 77 viên chức bảo kê bị bắt giữ trong đó có cựu giám đốc công an và tư pháp bị án tử hình. Trong chiến dịch này, ông Vương được coi là anh hùng với hàng chục vết thương và được gợi hứng dựng thành phim truyện. Tuy nhiên phương thức thực hiện hoàn toàn đi ra ngoài khuôn khổ luật pháp (tra tấn bị cáo, chỉ dựa vào ép buộc tố giác, xét xử cấp bách với án định sẵn, bào chữa bị coi thường). Nhiều luật sư Trung quốc ở Trùng Khánh bị cản trở kể cả bị bắt giam khi biện hộ cho bị cáo.
(4)   Ngoài lý do không được ông Ôn Gia Bảo chấp nhận, ông Bạc lại có vấn đề liên quan đến Pháp luân công. Ông đã cho ông Vương Lập Quân bắt giữ, tra tấn (kể cả lấy các bộ phận) khoảng 500 người của Pháp luân công trong thời gian ở Liêu Ninh năm 2002. Ông đã bị phái này đề nghị truy tố trên hàng chục nước nên là một cản trở cho việc tiếp xúc với nước ngoài khi ông làm bộ trưởng thương mại năm 2004. Khi cặp Bạc-Vương ở Trùng Khánh, việc bắt giữ và hành hạ Pháp luân công vẫn tiếp diễn với khoảng 360 người trong năm 2011.

Việc Khai Quật một Luận Án Y Khoa: Giá trị và Hậu quả của Chứng cứ Bất toàn

Bài này do Bạn đọc gởi cho-Để tham khảo thêm về việc:  “Bệnh tật và cái chết của bốn Văn Nhân Tản Đà – Nguyễn Văn Vĩnh – Phạm Quỳnh – Nguyễn Tường Tam”
TS. LS. Luu Nguyen Dat
March 3, 2012
Việc Khai Quật một Luận Án Y khoa: Giá trị và Hậu quả của Chứng cứ Bất toàn
Gần đây được phố biến lại [1] trên mạng lưới Hải ngoại những phần chính của luận án tiến sĩ y khoa của BS Mạc Văn Phước, trình ngày 20 – 07- 1968, tại Saigon, do BS Đặng Ngọc Thuận tóm lược và phụ chú liên quan tới “Bệnh tật và cái chết của bốn Văn Nhân Tản Đà – Nguyễn Văn Vĩnh – Phạm Quỳnh – Nguyễn Tường Tam”.  Trong phần trình bày kế tiếp, tài liệu này được nhắc tới vắn tắt là “Luận Án”.
Tác dụng chính của Luận Án là để giúp chuẩn y sĩ trình bày một đề tài y khoa trước một ban giám khảo gồm các giáo sư giảng huấn của đại học liên hệ.  Khi Luận Án được chấp nhận, đương sự được coi như đã hội đủ điều kiện giáo khoa cần thiết [2] để nhận lĩnh học vị Tiến sĩ Y Khoa [mà tại Viện Nam quen gọi là "Bác sĩ"].
Nhưng nay vì một lý do nào khác, Luận Án đó lại được dùng ngoài phạm vi nhà trường để phản biện một sự kiện trong văn giới, thì giá trị và thủ tục cấu tạo quan điểm của Luận Án phải được xét lại một cách kỹ lưỡng và nghiêm túc hơn để thẩm định liên hệ mật thiết giữa Luận Án và tác dụng chứng cứ của sự phản biện.
Câu hỏi được đặt ra là liệu Luận Án của BS Mạc Văn Phước, dưới hình thức “Tiểu luận” do BS Đặng Ngọc Thuận tóm lược và phụ chú có đủ tiêu chuẩn và giá trị của một tài liệu hợp cách, toàn hảo trong việc chứng minh “Bệnh tật và cái chết của bốn Văn Nhân Tản Đà – Nguyễn Văn Vĩnh – Phạm Quỳnh – Nguyễn Tường Tam” hay không?
I.  THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA LUẬN ÁN
1. Luận Án tự nó chưa đủ tầm vóc của một quan điểm y khoa có uy lực thẩm định chính xác, thực dụng, vì đó chỉ là công trình điều nghiên của một chuẩn y sĩ, có học, nhưng chưa hành nghề, không có kinh nghiệm chẩn bệnh, điều trị, chưa đủ uy tín thuyết phục. Trên thế giới, các luận án đại học, muốn có giá trị phổ quát, cần được hội đồng phân khoa chọn lựa, giới thiệu hay đăng tải qua cơ sở ấn loát đại học.  Đây không phải là trường hợp của Luận Án đang xét tới.
2. Luận Án này không phải là một “luận án chuyên khoa” điều trị ruột gan, ung thư [oncology], tâm thần [neurology/psychiatry/mental disorder], vốn là những ngành y khoa chuyên nghiệp [medical specializations].
Do đó, với tầm kiến thức y khoa đại cương, Luận Án không đủ tầm vóc kết luận chính xác về những căn bệnh nan giải gán cho các văn nhân đem ra thí nghiệm trong Luận Án.
3. Về mặt khoa học, Luận Án không liệt kê đầy đủ những chứng cứ y khoa chuyên nghiệp cần thiết để Luận Án có tính cách xác thực khi kết luận về bệnh lý của các văn nhân dùng làm đối tượng của Luận Án.
Trước hết, những người thường không chuyên môn [lay witness], [3] không có kiến thức khoa học và y khoa [lay opinion] lại được đề cử trong việc dẫn chứng chẩn bệnh hay ảnh hưởng cách chẩn đoán bệnh trong Luận Án.
Trường hợp Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
  • Khái Hưng viết: ‘’ Tản Đà đau gan, trông da vàng đủ hiểu ‘’ Da vàng là một triệu chứng của nhiều bệnh, không cứ bệnh gan. Song Tản Đà nghiện rượu khiến ta nghĩ đến đau gan cũng đúng thôi.
  • Tôi [Khái Hưng] đưa tay sờ trán người ốm…: * Không sao, thế nào rồi cũng khỏi. Trông sắc mặt bác tươi tắn và nhất là mắt bác còn tinh thần. Thế nào cũng khỏi !
  • Bác đau gan. Trông  da vàng đủ hiểu. Bệnh đau gan ngày nay người ta đã tìm đuợc thuốc chữa rất công hiệu.  Cặp mắt mở to, thi sĩ lắng hết tinh thần chăm chú nghe tôi. Rồi ông thốt ra một câu nói khẽ, lời nói thứ nhất mà tôi nghe thấy : * Uống sâm có được không ?  Tôi lắc đầu : * Không được, bác ạ. Sâm trệ. Vả sâm thực tốt khó mua. Uống sâm giả hiệu chỉ thêm  nguy hiểm.
Ý kiến không chuyên môn [lay opinion] của Khái Hưng về căn bệnh và cách “điều trị” con bệnh Tản Đà Nguyễn Khắc mà lại được dùng trong Luận Án để chứng minh các hiện tượng khoa học [Tôi lắc đầu: không được… sâm trệ] và y khoa [Bác đau gan. Trông da vàng đủ hiểu] cho thấy rõ cách sử dụng chứng cứ trong Luận Án hoàn toàn thiếu giá trị thuần thục về mặt khoa học và y khoa.
Trường hợp Nhất Linh Nguyễn Tường Tam
  • Nguyễn thị Vinh : ‘’ Hằng ngày tôi ít dám nói chuyện với anh bởi vì trên guơng mặt anh toát ra một vẻ nghiêm khắc, trầm lặng, rất buồn bã. Ánh mắt luôn luôn nhìn về một cõi xa xăm, mọng lên nỗi chất chứa u sầu ’’
  • Trương Bảo Sơn : ‘’ Phải chăng việc mất hai người em thân yêu như mất hai cánh tay đắc lực, đã làm cho Nhất Linh Nguyễn Tuờng Tam xót xa đau lòng khiến nhiều đêm ông đã âm thầm khóc một mình  và chán nản, ngưng làm chính trị mất ba bốn năm trời, ẩn cư nơi núi rừng Đà Lạt ‘’
  • Nguyễn Tường Thiết, con trai nhà văn: “Nhất Linh thường viết trong đêm khuya khoắt.  Nhiều khi thức giấc nửa đêm, tôi thường thấy qua khe cửa đèn trong phòng ông còn bật sáng. Có đêm lũ chúng tôi lồm cồm bò dậy vì nghe tiếng khóc trong phòng cha tôi…”
  • Chuyện này khiến bà em gái Nhất Linh cho rằng ông anh mình ‘’điên’’ dù là điên khôn.
[a] Những lời thổ lộ tâm tình trên trong phạm vi gia đình, thân thuộc, nay lại đem dùng trong khung cảnh khác lạ, bất ngờ nơi Luận Án đều không có cung cách khoa học, vì chỉ gom thành ý kiến không chuyên môn [lay opinion];
[b] đồng thời cũng không trực tiếp chứng minh “bệnh tật của NL-NTT” [sic]:
Những thông tin về vẻ “trầm lặng, buồn bã…u sầu”, “tiếng khóc trong phòng cha tôi…” v.v. chỉ là những nhận định hay ý kiến trung thực, cụ thể [4] của các thân nhân về thực trạng buồn bã, đau khổ không hơn, không kém của nhà văn NT-NTT, chứ không hề có dụng ý trực tiếp chứng minh căn bệnh tâm thần, điên khùng nào cả.
Lời Bà em gái Nhất Linh cho rằng ông anh minh “điên” dù là “điên khôn” chỉ nằm trong nhận định thật thà, tự nhiên của một người không hiểu nổi việc làm của người khác, như trong câu: “Ông điên à, nửa đêm, mưa bão còn rủ nhau đi chơi”.  Từ “điên” ở những hoàn cảnh đó chỉ là cách phát biểu thân mật trước những hành động liều lĩnh, khác thường, kỳ cục, buồn cười, hay khó hiểu.  Nhưng chắc chắn người phát biểu không hề nghĩ đương sự mắc bệnh điên thật.
Gần đây tôi nhận được điện thư February 16, 2012 của văn hữu Chu Xuân Viên [cháu rể của nhà văn NL-NTT] dẫn chứng rõ rệt như sau:
Dear anh Đạt,
Tôi đã nói chuyện với Duy Lam Nguyễn Kim Tuấn rất lâu về vụ này.
Duy Lam biết rất rõ về Nhất Linh kể từ thời NL về Hànội năm 1950 ở Phố Hàng Bè. DL đã được ông chỉ dẫn kỹ thuật viết truyện ngắn.
Sau khi vào Nam, NL trú ngụ tại nhà ông anh (Ng Tường Thụy) ở đó có cả anh Tường Hùng, anh Tường Bá và chị Nguyệt (bà Tôn Thất Niệm). Khi NL làm Văn Hóa Ngày Nay, có sự hợp tác của DL và Tường Hùng.
Tất cả những người cháu này đều có nhận xét như Duy Lam tóm lược: Không có dấu hiệu nào cho thấy Nhất Linh bị tâm thần cả…
Xin anh ghi thêm sự phủ nhận của những người cháu (có tên trên đây) đã cùng ở chung với Nhất Linh một thời gian khá lâu.
Thân kính,
CX Viên
4. về mặt lý luận, dẫn giải, thẩm định, những chứng cứ chuyên nghiệp về “bệnh tật của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam” [sic], nếu muốn có giá trị ắt phải là những tài liệu chẩn bệnh, giám định bệnh lý, những phúc trình mạch lạc, không nghi vấn, thích đáng của giới y sĩ phục vụ con bệnh.[5] Nhưng trong Luận Án lại liệt kê những loại chứng cứ chẩn bệnh và phúc trình giám nghiệm rất mơ hồ, đôi khi nghịch lý, phản biện lẫn nhau — thí dụ như:
  • “Tentative de suicide avec substance inconnue” [BS Nguyễn Hữu Phiếm]
  • Vào đến bệnh viện, bác sĩ nhận bệnh tưởng như bệnh nhân đã chết rồi. Ông không thấy triệu chứng của một bệnh nào nên cũng nghĩ là tự vẫn bằng độc duợc. Thử nước tiểu thấy có thuốc ngủ tuy không rõ rệt… [sic]
Vậy những loại thẩm định, chẩn bệnh hay phúc trình giám nghiệm như trên có giá trị dẫn chứng gì liên hệ tới bệnh tâm thần?  Có thể nói là không.
Riêng phúc trình pháp y của BS Nguyễn Văn Bổn khi phẫu nghiệm tử thi của nhà văn NL-NTT chỉ ghi:
  • Bao tử đầy phân nửa thức ăn (đuợc cột 2 đầu và lấy nguyên vẹn ra với thức ăn để tìm chất độc tại Viện Giảo Nghiệm)
  • Gan phía dưới có một lằn chai to (bande scléreuse)
  • Với những phương pháp khám nghiệm thông thường tại chỗ, không thấy thi hài có triệu chứng nào cò thể giải thích cái chết mau chóng của Nguyễn Tường Tam
Có khoản nào, điều nào minh bạch, rõ ràng xác định căn bệnh “tâm não/ điên khùng” [sic] cuả nhà văn NL-NTT hay không?  Đương nhiên là không.
Về phần thử nghiệm độc duợc thi hành ngày 15 tháng 7 năm 1963 tại Viện Pasteur, chiếu yêu cầu của Tòa Án Saigon ngày 10 tháng 7 năm 1963, dưới đây là Phúc trình kết quả ký tên bởi BS Phạm Văn Tất, trưởng phòng:
  • Có hiện diện của chất barbiturique với một mức độ rất cao trong nước tiểu của Nguyễn Tường Tam
  • Sau khi kiểm nhận bằng microcrystalloscopie, có thể kết luận chất barbiturique này là loại Veronal
Có khoản nào, điều nào minh bạch, rõ ràng xác định căn bệnh “tâm não/ điên khùng” [sic] cuả nhà văn NL-NTT hay không? Cũng chỉ là không.
5. Về mặt đạo đức và lương tâm chức nghiệp, thiết tưởng Luận Án đã nhiều lần vi phạm đạo đức ngành y khoa, gọi tắt là y đức [6]:
[a] Căn cứ vào lời thề Hippocrate[7] và Qui ước đạo đức nghành y của bất cứ Hiệp hội Y khoa vào trên thế giới [8] thì  “thông lệ” người y sĩ phải tôn trọng đời tư [privacy] của bệnh nhân mà mình phục vụ.  Chúng ta hãy đọc “Mấy Lời Khuyên Sinh Viên Y Khoa” của BS Nguyễn Hữu Phiếm[9] phát biểu (Buổi nói chuyện do trường Đại Học Y khoa Huế tổ chức ngày 29-6-1968 Tại Trung Tâm Y Khoa Đại Học Saigon):[10]
Nói tới những bổn phận của các bạn, tôi không thể không đề cập đến vấn đề bí mật nghề nghiệp (secret professionnel).
Tuyệt đối người thày thuốc không được tiết lộ cho ai biết căn bệnh của thân chủ mình. Trong bệnh viện khi các bạn còn là sinh viên, các bạn không được nói to để người ngoài biết bệnh tình của con bệnh, hoặc cho biết họ mắc bệnh gì (một bà chủ muốn biết người làm công của mình mắc bệnh lao hay không). Ngay cả đối với nhà cầm quyền, các bạn cũng không được tiết lộ những gì bạn biết về thân chủ của các bạn. Khi viên cảnh sát trưởng hỏi ông Dupuytren để biết ai là kẻ phiến loạn trong số người nằm điều trị trong bệnh viện, ông ta đáp: ”Tôi không biết ai là phiến loạn cả, tôi chỉ biết có những người bị thương thôi.”
Các bạn cũng nên biết rằng các bạn có thể bị phạt tù nếu các bạn không kín miệng.
Sau hết các bạn phải có lương tâm chức nghiệp, hay nói một cách vắn tắt, các bạn khi hành nghề phải có lương tâm. Giáo sư Jean Gosset đã từng nói;”Trong phòng giải phẫu người thày thuốc là chúa tể sau đức Thượng Đế nhưng có trách nhiệm trước lương tâm của mình.”

Bí mật nghề nghiệp [secret professionnel] mà BS Nguyễn Hữu Phiếm nhắc tới là một nhiệm vụ chức nghiệp đặt trên quy tắc bảo trọng tin mật [professional ethics of confidentiality][8] mà người y sĩ chân chính không được vi phạm, căn cứ vào đạo đức chức nghiệp liên hệ.
Vậy chúng ta không rõ:
  • làm cách nào Sinh viên y khoa Mạc Văn Phước lại được phép thu thập được những tài liệu mật của các BS Nguyễn Hữu Phiếm, BS Nguyễn Văn Bổn, BS Phạm Văn Tất như vậy?

  • và tại sao Ban Giám Khảo lại chấp nhận một đề tải y học vi phạm đời tư cá nhân của con bệnh mà không thấy rằng Luận Án có thể đã vi phạm đạo đức y khoa và bí mật nghề nghiệp [secret professionnel] mà chính BS Nguyễn Hữu Phiếm đã xác định cùng thời gian trùng hợp với Luận Án [1968]?

[b] Vi phạm bí mật thông tin:

Giữa phóng viên và người cho tin cũng có một  liên hệ bảo mật đời tư và nguồn tin tức [Privacy and confidentiality]: không phổ biến nguồn gốc tin tức; không phơi bầy đời tư cá nhân, không thay đổi, bóp méo thực trạng tin tức.
Chuẩn y sĩ với tư cách người thu thập tin tức từ giới thân hữu, họ hàng của văn nhân cũng phải bảo trọng nguồn tin và sử dụng đúng đắn tin tức thu nhận.  Ngược lại, trong Luận Án:

  • Tên tuổi người cho tin đã bị bộc lộ.
  • Tin tức thổ lộ một cách chân tình đã bị sử dụng trong Luận Án với mục đích phục vụ mục tiêu của Luận Án, hơn là quyền lợi của gia đình văn nhân.  Luận Án không hề chứng minh sự ưng thuận minh bạch của gia đình nhà văn NL-NTT để được phép sử dụng những tin tức trên trong Luận Án.


6. Tiêu Chuẩn và Giá Trị của PHỤ CHÚ”:

BS Đặng Ngọc Thuận đảm nhận công việc tóm lược, phụ chú và phổ biến Luận Án tới công chúng, ngoài phạm vi học đường. Kề từ đây, chúng ta gọi tắt phần phụ chú của BS. Đặng Ngọc Thuận là “Phụ Chú”.

[a] Phụ Chú đôi khi vô cớ, đi quá mức chính xác
Từ cảnh say rượu, nói “lảm nhảm” [sic] đã bị phụ chú “cải chứng” thành hội chứng  Wernicke-Korsakoff do rượu gây ra. Rồi thành “suy nhược tâm thần” [neurasthenia], thành “trầm cảm” [mental depression], rồi “trầm cảm cao độ” [psychosis].  Những hội chứng và căn bệnh này căn cứ vào đâu mà có, hay chỉ là những giả định, suy diễn một cách tắc trách, tùy tiện.  Ngay cả trong Luận Án cũng không hề đề cập tới hay “ám chỉ” những căn bệnh được suy diễn hơn 40 năm sau như thế.

Riêng ở giai đoạn này, cần hỏi BS Đặng Ngọc Thuần có phải là một y sĩ chuyên khoa điều trị tâm thần [psychiatry] với đủ trình độ chuyên môn [qualification] để khẳng định về các hội chứng bệnh trạng một cách mạnh bạo như vậy?

[b] Phụ Trú mâu thuẫn, trái ngược lẫn nhau

Trong “Phụ chú” có chỗ đã ghi những điều trái ngược nhau như dưới đây:

  • Chúng tôi cho rằng … tâm trí ông tuy suy nhược nhưng bao giờ cũng sáng suốt;
  • Trên phương diện y học, tự vẫn là một biến chứng của bệnh trầm cảm. Nếu xét cơ chế hành động Nhất Linh tự vẫn đơn thuần như một biến chứng bệnh hoạn, ta có thể đã coi thường hành động hi sinh cao cả của ông để thúc đẩy công cuộc lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm;
  • Chúng tôi không nghĩ như vậy. Hành động sáng suốt của Nhất Linh vẫn giữ nguyên giá với tính cách tiêu cực của nó. Nếu ông không mắc bệnh trầm cảm, có lẽ ông đã chọn một cách đấu tranh khác có thể tích cực hơn nhưng thành quả cũng tương tự, tiếng vang không chừng lại thua.
  • Nhất Linh là một nghệ sĩ trước khi là một chính trị gia. Rất có thể ông mường tượng vuốt ve một cái chết đặc biệt khác thường, một cái “chết đẹp’’.  Nếu quả thật vậy thì cái chết của ông không phải là cái chết tiêu cực của một bệnh nhân tâm thần, mà là cái chết đã được ông xếp đặt theo sở cầu của mình. Ông muốn cho cái chết của ông đạt được hai mục đích :

- Thứ nhất là để gây một tiếng vang trên thế giới và đánh một đòn nặng vào chính quyền Ngô Đình Diệm

- Thứ hai là để thỏa mãn cái sở cấu thiên tính nghệ sĩ của ông. Ông vừa uống rượu vừa uống thuốc ngủ. Phải chăng ông muốn một cái chết say sưa êm đềm và cũng vui như một giấc mơ của nhân vật Thanh trong tac phẩm Dòng Sông Thanh Thủy vậy ?


[c] Ngoài ra, trước khi “phụ chú”, BS. Đặng Ngọc Thuần có cẩn mẫn kiểm chứng, đối  chiếu những tài liệu và chứng cứ đính kèm hay nêu trong Luận Án để từ đó suy diễn và kết luận thêm một cách thận trọng.  Nếu không có bằng chứng minh bạch, cụ thể trong Luận Án hay đính kèm Luận Án, Phụ Chú xây dựng trên những chứng cứ bất toàn hay những hà tì kỹ thuật ắt cũng trở thành bất toàn, như những ngọn lá nảy mầm từ thân cây đã bị sâu mọt.
Chúng ta đã thấy rõ, “Phụ Chú” có nghĩa là nhân định bổ túc, đưa ra những kết luận phụ chưa có trong Luận Án.  Phụ chú tự nó không phải là một phát biểu, trình bày nguyên thủy, trực tiếp [statement] về sự kiện [bệnh tật, cái chết của văn nhân] như chứng nhận của y sĩ điều trị, mà chỉ là những suy đoán phụ, không trực tiếp, mà là những nhận định nghe ngóng, căn cứ vào lời nói của người khác [hearsay] nên không có giá trị chứng cứ tự tại, trực tiếp.[11]
Trong tất cả bốn hồ sơ bệnh lý liên can tới bốn văn hào trên, nếu Luận Án không thu thập nổi tài liệu bệnh lý chuyên nghiệp rõ ràng, chính xác, minh bạch, trực tiếp, thích hợp, thích đáng [dù vi phạm đạo đức chức nghiệp bảo mật đời tư và bệnh lý của y sĩ đối với con bệnh], nếu không có lời khai bệnh của đương sự, hay sự xác nhận rõ ràng, chính xác, minh bạch, trực tiếp, thích hợp, thích đáng của những người có tri thức và thẩm quyền khai báo, đước phép thông tri, mọi thông tin thu thập khác chỉ có tính cách nghe ngóng vu vơ [hearsay], những phỏng đoán [presumptions] tùy tiện, vô giá trị để dẫn chứng, để kết luận.
Căn cứ vào bản “tóm lược” của BS ĐẶNG NGỌC THUẬN, phần Luận Án về “bệnh tật” của nhà văn Nhất Linh-Nguyễn Tường Tam thiếu hẳn về mặt chính xác, thiếu chứng cứ, thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp chuyên môn, thiếu thời gian cần và đủ để thẩm định kỹ càng, thiếu cơ hội kiểm chứng.
II. Sự phổ biến tin bảo mật, tin thất thiệt, một cách ác ý, bất cẩn
1.  Chúng tôi mong những ai “khai thác” Luận Án và những tài liệu liên hệ nên hạn chế tầm mức sử dụng một cách chính đáng, đồng thời kiểm chứng lại tất cả những chi tiết trên trước khi dùng làm tài liệu “dẫn chứng”:
[a] vì việc “khai thác” và phổ biến một cách võ đoán, ác ý về đời tư cá nhân [private life] qua những tài liệu bất toàn, với những tin thất thiệt, không kiểm chứng hay thu thập một cách cẩu thả, bất cẩn
[b] có thể làm tổn thương tới đời sống riêng tư của đương sự, hay làm thiệt hại về mặt vật chất lẫn tinh thần cho những người có liên hệ mật thiết.
2.  Các cơ sở truyền thông cũng phải tuân theo những quy tắc chuyên nghiệp và tránh những sai phạm liên quan tới việc phổ biến những sự kiện thuộc đời tư [private facts] [12] và nhất là những tin thất thiệt, vu khống, không kiểm chứng có thể gây thiệt hại vật chất lẫn tinh thần cho nạn nhân.
3. Nội vụ Luận Án xẩy ra tại Việt Nam đáng lẽ, hay có thể, bị xét theo những qui ước đạo đức và  luật lệ sở tại, mà BS. Nguyễn Hữu Phiếm đã nhắc nhở một cách vắn tắt, nhưng mạch lạc:
“Nói tới những bổn phận của các bạn, tôi không thể không đề cập đến vấn đề bí mật nghề nghiệp (secret professionnel).
Tuyệt đối người thày thuốc không được tiết lộ cho ai biết căn bệnh của thân chủ mình. Trong bệnh viện khi các bạn còn là sinh viên, các bạn không được nói to để người ngoài biết bệnh tình của con bệnh, hoặc cho biết họ mắc bệnh gì (một bà chủ muốn biết người làm công của mình mắc bệnh lao hay không). Ngay cả đối với nhà cầm quyền, các bạn cũng không được tiết lộ những gì bạn biết về thân chủ của các bạn. Khi viên cảnh sát trưởng hỏi ông Dupuytren để biết ai là kẻ phiến loạn trong số người nằm điều trị trong bệnh viện, ông ta đáp: ”Tôi không biết ai là phiến loạn cả, tôi chỉ biết có những người bị thương thôi.”
Các bạn cũng nên biết rằng các bạn có thể bị phạt tù nếu các bạn không kín miệng.” [10]
4. Trong trường hợp cần “đối chiếu” gượng gạo Luận Án với luật pháp hiện hành tại Hoa Kỳ, người ta có thể cho rằng văn nhân NL-NTT là một “khuôn mặt công khai/công cộng” -–”public figure”, căn cứ vào án lệ New York Times  vs Sullivan (1964).  Theo án lệ này, các chính khách và viên chức cao cấp [public officials] là những nhân vật “không có đời tư”.  Sau đó Tối Cao Pháp Viện còn mở rộng đối tác của án lệ “Sullivan” [Sullivan Case] tới các nhân vật công cộng [public figures], gồm giới tài tử màn ảnh, các tác giả nổi tiếng, các thể thao gia, các nhà kinh doanh năng động, các nhà tài phiệt lớn, có máu mặt v.v.
Trong trường hơp này, nguyên đơn là những người có liên hệ mật thiết bị thiệt hại trong vụ phỉ báng mạ lỵ, muốn thắng kiện phải chứng minh:
  • tin tức phổ biến là thất thiệt, có tính cách phỉ báng mạ lỵ;
  • bị đơn [tác giả, phóng viên, chủ bút, cơ sở truyền thông] có manh tâm ác ý tức thì [actual malice], khi truyền tin thất thiệt gây phương hại cho nguyên đơn;
  • Quan Toà Tối cao Pháp Viện William J. Brennan, xét xử vụ New York times vs Sullivan, đã phán định bị đơn có manh tâm ác ý phỉ báng mạ lỵ  nếu bị can biết rõ đó là tin thất thiệt mà vẫn phổ biến; hoặc
  • thu thập tin tức một cách cẩu thả, bất cẩn, không kiểm chứng.
TẠM KẾT LUẬN:
Tại Việt Nam và trên thế giới, bệnh tật của văn nhân đã có chỗ đứng nghiêm túc trong nền văn học.  Người ta đã nói tới bênh phong cùi của Hàn Mặc Tử để phân tích những dòng thơ chảy máu của thi sĩ hay nghe những gào thét ngay trong thi cảm của ông. Người ta nói tới bệnh điên của Nerval,[13] của Bùi Giáng[14] để có thể hội nhập những dòng thơ văn sáng và tối, tỉnh và say, những ánh chữ đảo ngược, những mỹ nhân ẩn hiện, tách biến, đổi ngôi.  Như vậy, dẫn giải bệnh tật của văn nhân để khai triển biên khảo văn học mới là điều đáng làm, vì công ích chung, vì nhu cầu mở rộng kiến thức và sáng tạo.
Nhưng nếu phơi bày bênh tật của văn nhân chỉ để hạ nhục cá nhân họ hay bôi bác, sửa đổi lịch sử, thì hành động đen tối đó trở thành một âm mưu bất chính, đáng khiển trách về mặt văn hoá, đạo đức và luật pháp. Việc khai quật Luận Án sau hơn 40 năm an nghỉ có nằm trong mưu đồ đó không?
Trong thế năng nổ của truyền thông hiện đại, “tất nhiên một nền báo chí tự do có thể là tốt hoặc xấu.  Nhưng chắc chắn, nếu không có tự do ngôn luận, ắt sẽ tai hại vô cùng.  Tự do là cơ hội cải tiến trong khi nô chế chỉ đem lại tì tịch và khốn đốn [Albert Camus, 1960].[15]
Nhưng dù sinh hoạt ở bất cứ dạng nào, ở bất cứ đâu, do bất cứ lực lượng nào đảm trách thi hành, đệ tứ quyền hay tự do ngôn luận qua báo chí, điều nghiên, sáng tác, nếu muốn giữ đúng sứ mạng và khả năng tồn tại vẫn phải tôn trọng những tiêu chuẩn căn bản về tự do ngôn luận, phẩm giá nhân bản, công lý và nhân ái. 
Lạm dụng quyền tự do ngôn luân và báo chí có thể gây ra những vụ kiện về phỉ báng mạ lỵ vừa mất thì giờ tố tụng tranh cãi, vừa tốn kém nhiều tiền bạc.
Đó cũng là cơ hội để giới báo chí, văn học nói chung tự kiểm và phối hợp lương tâm chức nghiệp với đà tiến hoá của nền dân chủ hiện đại, mỗi lúc mỗi tăng trưởng, cải tiến để khỏi tự hủy.  Tiến bộ phúc lợi, quyền lực, đạo đức và lương tâm chức nghiệp phải hội nhập, kết sinh, song hành.
Primum non nocere: Trước hết đừng làm hại.[16]
Trân trọng,
TS-LS. Lưu Nguyễn Đạt
www.vietthuc.org

[1] Bệnh tật và cái chết của 4 văn nhân: Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Tường Tam- Luận án tiến sĩ của BS MẠC VĂN PHƯỚC (Trình ngày 20 – 07- 1968, tại Saigon) BS ĐẶNG NGỌC THUẬN tóm lược và phụ chú [1 & 2] @DD Người Dân Việt Nam; Đàn Chim Việt.
[2] academic requirements
[3] lay witness is any witness who does not testify as an expert witness.
[4] factual statement/factual opinion
[5] comphrehensive, conclusive, direct, relevant.
[6] GS. Nguyễn Văn Tuấn trong “Đọc lại 12 điều y đức của Việt Nam”, YkhoaNet, có viết: Vì mối liên hệ giữa người thầy thuốc và bệnh nhân, nguyên tắc đạo đức có một giá trị đặc biệt quan trọng trong việc hành nghề chữa bệnh.  Ở đại học, chỉ có sinh viên ngành y phải đọc lời tuyên thệ Hippocrate trước khi tốt nghiệp…  Lời thề Hippocrate cũng còn được lấy làm chuẩn mực đạo đức cho ngành y nói chung (hay còn gọi là “y đức”).
[7] Lời thề Hippocrate. Nguyên tắc đạo đức y khoa (Hội Y học Mĩ):
  1. Người thầy thuốc phải tận tâm chăm sóc sức khỏe với sự cảm thông và tôn trọng danh dự và quyền con người.
  2. Người thầy thuốc phải duy trì các chuẩn mực của chuyên ngành, thành thật trong tất cả các giao tiếp chuyên môn, và phấn đấu báo cáo nhà chức trách những thầy thuốc thiếu tư cách, hay bất tài, hay liên đới đến những vụ lừa đảo.
  3. Người thầy thuốc phải tôn trọng luật pháp và nhận lãnh trách nhiệm theo đuổi những cải cách nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân.
  4. Người thầy thuốc phải tôn trọng quyền của bệnh nhân, đồng nghiệp, và các nhân viên y tế khác, và phải bảo vệ sự riêng tư của bệnh nhân trong phạm vi luật pháp cho phép.
  5. Người thầy thuốc phải liên tục học hỏi, ứng dụng, và trao dồi kiến thức khoa học; duy trì học thuật y khoa; cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh nhân, đồng nghiệp, và công chúng; tư vấn và sử dụng tài năng của các chuyên gia khác khi cần thiết theo chỉ định.
  6. Người thầy thuốc (ngoại trừ các trường hợp cấp cứu) trong điều kiện thích hợp, có quyền chọn lựa ai để phục vụ, ai cần liên hệ, và có quyền chọn môi trường để cung cấp dịch vụ y khoa.
  7. Người thầy thuốc phải nhận lãnh trách nhiệm tham gia vào các hoạt động nhằm cải thiện cộng đồng và y tế công cộng.
  8. Người thầy thuốc trong khi chăm sóc bệnh nhân phải xem nhiệm vụ của mình đối vụ bệnh nhân là trên hết.
  9. Người thầy thuốc phải ủng hộ mọi thành phần trong xã hội được quyền tiếp cận dịch vụ y khoa.
[8] Qui ước đạo đức nghành y của Hiệp hội Y khoa Thế giới (World Medical Association – Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với bệnh nhân: người thầy thuốc phải:
12.tôn trọng sinh mạng của con con người.
13.hành động vì lợi ích của bệnh nhân.
14.tuyệt đối trung thành với bệnh nhân. Bất cứ khi nào phương pháp điều trị hay xét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu đến một chuyên gia khác.
15.tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân. Không tiết lộ bất cứ thông tin nào về bệnh nhân cho bất cứ ai, nếu không có sự đồng thuận của bệnh nhân.
16.cung cấp dịch vụ chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp.
17.không quan hệ tình dục với bệnh nhân. Không lợi dụng mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân.

Nguồn: World Medical Association. International code of medical ethicsWorld Medical Association Bulletin 1949;1(3): 109, 111.

[9] BS Nguyễn Hữu Phiếm là Tổng Trưởng Y Tế trong chính phủ đầu tiên của quốc gia kể từ khi Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội, thành lập theo sắc lệnh 1-CP ngày 01 tháng 07 năm 1949, Đức quốc trưởng Bảo Đại làm Thủ Tướng. Chính phủ này sau được thay thế bằng sắc lệnh số SL.6/QT ngày 21 tháng 01, 1950, thủ tướng là Nguyễn Phan Long, Chức Tổng trưởng Y Tế được đổi lại là Bộ Trưởng Y Tế (nhỏ hơn). BS Nguyễn Hữu Phiếm được thay thế bằng BS Võ Duy Thưởng.
[10] Buổi nói chuyện do trường Đại Học Y khoa Huế tổ chức ngày 29-6-1968 Tại Trung Tâm Y Khoa Đại Học Saigon. ”BS. Nguyễn Hữu Phiếm: Mấy Lời Khuyên Sinh Viên Y Khoa”, Viet Thuc, March 3, 2012
[11] Hearsay is information gathered by one person from another person concerning some event, condition, or thing of which the first person had no direct experience. When submitted as evidence, such statements are called hearsay evidence. As a legal term, “hearsay” can also have the narrower meaning of the use of such information as evidence to prove the truth of what is asserted. Such use of “hearsay evidence” in court is generally not allowed. This prohibition is called the hearsay rule.
[12] In most states, you can be sued for publishing private facts about another person, even if those facts are true. The term “private facts” refers to information about someone’s personal life that has not previously been revealed to the public, that is not of legitimate public concern, and the publication of which would be offensive to a reasonable person. For example, writing about a person’s HIV status, sexual orientation, or financial troubles could lead to liability for publication of private facts”.  Source:  Citizen Media Law Project.
[13] Luu, Nguyen Dat, Au Centre Du Vertige Nervalien: Le Voyage en Orient Et La Mise En Abyme, Michigan State University, Ph.D. 1982
[14] Lưu Nguyễn Đạt, “Thơ Bùi Giáng – Từ Phá Thể Sang Hội Nhập”, Việt Thức, Jan. 15, 2011
[15] Lưu Nguyễn Đạt, “Khái Niệm về Tự Do Ngôn Luận”, Tư Tưởng Việt, 2003, trang 120, endnote # 24. “Une presse libre peut, bien sûr, être bonne ou mauvaise, mais sans liberté, elle ne pourra qu’être mauvaise… » Albert Camus, Ecrivain, France, 1960.
[16] Primum non nocere: Trước hết đừng làm hại. “BS. Nguyễn Hữu Phiếm: Mấy Lời Khuyên Sinh Viên Y Khoa”, Viet Thuc, March 3, 2012

Cu làng cát – Tiên Lãng: Điển hình của điển hình

Culangcat
 http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/03/280212thoisutienlang12520copy.jpg?w=300
Gương mặt điển hình của điển hình
           Mấy hôm nay theo nhiều việc công tư, quên khuấy bản mặt Vũ Văn Sân, phó chánh văn phòng huyện Tiên Lãng, dưới quyền Khánh loa. Sáng mở mắt đọc bác Nguyễn Thông thấy bác nhắc lại tên này, mình cần hiểu rõ về khuôn hình này quá. Bác Thông gọi là “Cường hào siêu hạng”, quá đúng, quá chuẩn, quá hay. Ở trong khuôn mặt này là điển hình của điển hình. Có đều đặn một chút của Hiền, Liêm, Thoại, Ca; của Hoan, Nghĩa, Mãi, Chinh; của Chuân, Vương, Thành Thức…
          Điển hình của điển hình không phải là thành tích lao động sản xuất, mà là một khái niệm trong nghiên cứu lý luận phê bình văn học xuất hiện cở khoảng thế kỷ 17 ở phương Tây đến nay. Văn vẻ rứa để biết, cụm từ này nó hay xuyên thời gian.
Vũ Văn Sân là điển hình của mọi điển hình nên mới là cảm hứng của bác Nguyễn Thông nói là “Cường hào siêu hạng”. Sân đã chạm hết mọi giới hạn của ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ blog, bia miệng thế gian. Các nhà viết kịch, thường suy nghĩ và dựng ra các màn kịch tưởng tượng có mở nút, thắt nút một cách thiện nghệ nhưng họ hoàn toàn không nghĩ ra cao trào này trong vụ Tiên Lãng. Nhiều nhà văn cho rằng, nếu Tiên Lãng là một truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, hay tiểu thuyết, thì chi tiết Vũ văn Sân họ hoàn toàn không tưởng tượng ra nổi. Tuy Sân chỉ xuất hiện một lần nhưng đúng là gương mặt điển hình, kết tinh cái xấu mà không bút lực nào đủ mạnh để miêu tả một cách tràn trề bản chất như bức hình từng công bố trên báo chí.
Cái tên Sân này không hiểu khai sinh bố mẹ Sân đặt với ý nghĩa thế nào, nhưng trong sự xuất hiện khá ngắn này, cái tiếng này như “sân, si” lỗ mảng, lồ cô lào cáo, người già hay nói là giặc ba vanh, khó dạy bảo.
Mặt Vũ Văn Sân, nhìn vào thấy có hết tinh túy gian quan Lê Văn Hiền, Lê Văn Liêm có chút tinh túy ác nhân Phạm Đăng Hoan, có chút khuôn mặt Bùi Thế Nghĩa, có cái vô cảm của Ngô Văn Khánh, có chút trơ tráo đổ tội của Đỗ Trung Thoại, có chút bản mặt của Đỗ Hữu Ca, có cái bân bẩn của Trần Văn Thức, chủ tịch CLB Bạch Đằng, có chút đần đần của Nguyễn Văn Thành trước 500 bô lão, có khí chất tào lao của Chinh, trưởng ban chỉ huy quân sự Tiên Lãng và Mải trưởng công an huyện Tiên Lãng. Mặt Sân thấy có bóng dáng dật dờ của Vũ Hồng Chuân tuyên giáo Tiên Lãng, có cái “nóng vội” của ông Vương phó tuyên giáo Hải Phòng, dùng triết học “đấu tố” ba vị lão thành trung kiên.
Nhìn mặt Sân, nó thấy cái lưu manh của tay xã đội phó ăn trộm ổn áp lioa, nó hao hao thằng trộm hai tấn phân gà sau cưỡng chế, cũng giông giống một tí đám cưỡng chế rượt đuổi chó cho vào bao tải. Nhìn vào khuôn mặt đó, cũng thấy có bóng dáng của đám xã hội đen đi đánh phóng viên, dọa giết phóng viên, nó cũng có nét gần gần với đám được xã thuê đi suốt ngày bố ráp những ai nói chuyện với nhà báo lúc Tiên Lãng mới vào đầu chuyện. Khuôn mặt đó nhìn vào cũng thấy bóng dáng của những kẻ cướp hồ đầm, vơ vét thủy sản nhà Vươn. Nhìn vô hao hao ma làng.
Khuôn mặt Sân có nén vào đó sự lừa lọc của thẩm phán Anh, của mẹt Mai chánh án ba phải, của gương mặt câu nói: “mai này về Tiên Lãng làm bữa thịt chó”.
Đó là khuôn mặt điển hình của điển hình, một thực tế tạo ra nhân vật văn học, một thực tế tạo ra gương mặt quái dị cho bia miêng dân gian, cho lòng dân thấu tỏ.
Cu Làng Cát

 

Cường hào siêu hạng

Nguyễn Thông (Thongcao55blog)
 http://chhv.files.wordpress.com/2012/03/pulitzer-2012.jpg?w=623&h=262&h=256
Hình này ,blog PDT chép trên log CHHV.
Coi tấm ảnh chụp cái cậu Sân phó chánh văn phòng ủy ban “nhân dân” huyện Tiên Lãng trừng mắt, há mồm, vung tay chỉ mặt đe dọa anh nhà báo, tôi nghĩ ngay đến thế hệ cường hào ác bá mới.
Hồi xa xưa, bọn trẻ con nông thôn như tôi đã được bộ máy tuyên truyền của nhà nước (trong đó có văn chương) trang bị cho nhiều từ ngữ “đầy tính giai cấp” để xác định đúng, để căm ghét, xa lánh… kẻ thù. Cụm từ hay được dùng nhất là “cường hào ác bá”.
Lật giở cuốn từ điển tiếng Việt khá bề thế của Viện Ngôn ngữ học (2003, giáo sư Hoàng Phê chủ biên) thấy ghi như sau: “Cường hào: Kẻ có quyền thế ở làng xã, chuyên áp bức nông dân”, “Ác bá: Địa chủ hoặc cường hào có nhiều tội ác với nông dân”.
Theo cách hiểu thông thường, dưới chế độ cũ, cường hào là những kẻ nằm trong bộ máy cai trị của nhà nước ở nông thôn, chẳng hạn tiên chỉ, chánh tổng, lý trưởng, phó lý, trương tuần…, bao gồm cả chức dịch và kỳ mục. Số này đại diện cho chính quyền chứ không đại diện dân, không do dân bầu. Chính sách cai trị ở làng xã được thực hiện thông qua chúng. Chúng hống hách, coi người như rác, động tí là đánh là trói, muốn vu cho ai thì vu, muốn cướp ruộng của ai là cướp. Dân hận ngút trời, chỉ chờ dịp vằm xương chúng nó.
Phụ vào “công tích” tội ác của bọn cường hào là những thằng ác bá. Bọn này không có chức quyền nhưng nhiều ruộng nhiều tiền, thường gọi là địa chủ. Chúng không có triện nhưng có thể sai được cả thằng nắm ấn triện. Không phải địa chủ nào cũng ác, bằng cớ là từng có rất nhiều địa chủ cách mạng, địa chủ kháng chiến; nhiều địa chủ chỉ sở hữu vài ba mẫu ruộng mà chết oan ức trong cải cách ruộng đất; nhưng nhìn chung, theo sự tuyên truyền của nhà nước, địa chủ ác lắm, cần phải đánh đổ.
Cuộc cách mạng mà nông dân là quân chủ lực diễn ra đầy gian khổ hy sinh, đầy máu và nước mắt cuối cùng cũng đạt được mục đích xóa bỏ bộ máy cai trị thực dân phong kiến ở nông thôn, chôn vùi lũ cường hào ác bá. Người nông dân phấn khởi, ngẩng mặt ngắm trời tự do, ngẫm nghĩ từ nay được sống cần cù lương thiện trên mảnh ruộng, đất đai quê hương mình. Không sợ bị mất ruộng mất vườn. Không còn kẻ đè nén, áp bức, chỉ còn cán bộ đày tớ của nhân dân. Ơn đảng ơn chính phủ biết chừng nào.
Nhưng họ đã lầm.
Mặc dù cụ Hồ luôn dạy cán bộ phải “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, “hết lòng hết sức phục vụ nhân dân” nhưng trên thực tế tôi chứng kiến suốt bao năm, dạng cán bộ như vậy ít lắm, trong khi sự thoái hóa, hư hỏng, biến chất ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt, vì vậy ở nông thôn ngày nay không gì sẵn bằng cường hào ác bá. Không tin cứ làm cuộc điều tra xã hội học, hỏi trực tiếp nông dân mà xem.
Trên đất nước nông dân từng chiếm đến 80-90% thì mọi vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân (tam nông) đều tạo sự rung động xã hội ghê gớm. Phải nói rằng cuộc cải cách ruộng đất 1953-1957 chính là cuộc cách mạng ruộng đất ở nông thôn, với mục đích đem ruộng đất trao về tay nông dân, nhưng hỡi ôi, nó thấm đầy máu và nước mắt. Một bi kịch thời đại, để lại nhiều hệ lụy về sau. Và công cuộc hợp tác hóa (ở miền Bắc trước 1975, miền Nam sau 1975) thì ngược lại, chính là cuộc cách mạng tước đoạt ruộng đất của nông dân, biến nông dân từ làm chủ thành kẻ làm thuê, bị bần cùng hóa ngay chính trên quê hương mình. Lại thêm tấn bi kịch nữa. Cả hai bi kịch ấy nông dân đều phải gánh chịu.
Chả cần lấy dẫn chứng đâu xa, chỉ cần lôi ra từ chuyện nhà cũng quá rõ. Khi miền Bắc rầm rộ ép nông dân vào hợp tác xã thì gia đình tôi có khoảng 8 sào ruộng và 2 sào ao (mỗi sào 360m2). Tất cả đều là đất hương hỏa, tài sản truyền đời do ông bà để lại, không phải do cách mạng cấp. Tận mắt chứng kiến lối làm ăn phờ phạc của hợp tác xã, thầy tôi nhất định không chịu vào. Nhưng họ ép, họ không từ biện pháp nào, kể cả dọa con cái hộ cá thể không được kết nạp đoàn, không được đi học đại học… nên đến năm 1963 thầy tôi đầu hàng. Hợp tác thu gần hết ruộng đất, chỉ chừa lại cho miếng thổ cư 2 sào, phần còn lại bị biến thành sở hữu tập thể. Từ đó gia đình tôi mất số ruộng đất đó vĩnh viễn, bao nhiêu mồ hôi nước mắt, công sức của ông bà tổ tiên tạo dựng cho con cháu bị xóa sạch. Và không chỉ gia đình tôi, hàng vạn gia đình khác ở hai miền Nam, Bắc đều lâm vào tấn bi kịch tước đoạt ấy.
Một lòng đi theo cách mạng, cứ tưởng thoát nạn cường hào ác bá, nông dân đâu ngờ trong chế độ mới nó sinh sôi nhanh nhiều như vậy. Trước kia, loại ác gian đó chỉ trong phạm vi làng xã là cùng, nay thì nó lây lan như dịch, leo lên cả huyện, tỉnh, thậm chí trung ương. Vụ cưỡng chế đầm Vươn (Tiên Lãng) đã lộ ra cả hệ thống cường hào, nào quan xã Vinh Quang, nào quan huyện Tiên Lãng, nào quan thành phố Hải Phòng. Và cái ông Nguyễn Văn Thành ấy, hàm trung ương ủy viên, do trung ương quản lý, chả cường hào cỡ trung ương là gì. Đâu chỉ Hải Phòng, cường hào siêu hạng trên dải đất này đầy nhản nhản, có thể điểm mặt những đồng chí bị lộ như Võ Thanh Bình (bí thư Tỉnh ủy Cà Mau), Nguyễn Trường Tô (chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang), Đinh Văn Hùng (bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình)… Ngày trước dân thấp cổ bé họng, thua cường hào đã đi một nhẽ, nay xã hội dân chủ, dân làm chủ nhưng chỉ chủ trên giấy tờ, còn vận mệnh vẫn do cường hào đủ loại nắm giữ. Trước chỉ có nông dân, nông thôn khổ bởi cường hào, nay thì tuốt tuột chả trừ anh nào chỗ nào, chạy trời không khỏi nắng.
Có người thầm (nói nhỏ) với tôi rằng khi một chế độ với bộ máy cầm quyền tha hóa, lụn bại thì mới phát sinh nạn cường hào ác bá. Chính nó lấy cường hào để bảo vệ nó, dễ gì mà dẹp được. Tôi chả tin hẳn vậy. Lòng vẫn mơ hồ hy vọng thời nay chắc còn có những người tốt, trong sạch trong bộ máy cầm quyền, biết thực hiện lời giáo huấn của cụ Hồ, tỏ tường điều giản dị: có dân thì có tất, mất dân thì mất tất.
Việc làm có ý nghĩa đầu tiên trong công cuộc chỉnh đốn đảng cầm quyền lần này, theo tôi, là ngay lập tức trị bọn cường hào, từ làng xã đến trung ương. Không chậm trễ. Dân đang chờ đợi đảng có thực tâm chỉnh đốn hay không. Nói thì ai mà chả nói được, nói hay là đằng khác.
3.3.2012
Nguyễn Thông
Được đăng bởi

 

ĐẦU ĐUÔI CHUYỆN ĐOÀN CỐ VẤN QUÂN SỰ TRUNG QUỐC GIÚP VIỆT NAM CHỐNG PHÁP

中国军事顾问团援越抗法始末 – Xinhuanet.com

ĐẦU ĐUÔI CHUYỆN ĐOÀN CỐ VẤN QUÂN SỰ

TRUNG QUỐC GIÚP VIỆT NAM CHỐNG PHÁP

2.8.2009  –Tác giả:  Ngô Tất Phú, Trịnh Diệm Bình  –Người dịch:  Quốc Thanh
 Rất nhiều người đã biết đến Kháng Mỹ viện Triều của nước ta vào thập kỷ 50 thế kỷ 20, nhưng nói đến Kháng Pháp viện Việt thì rất ít người biết.
Vào đầu thập kỷ 50, nước ta từng phái Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc do Vĩ Quốc Thanh làm Trưởng đoàn tới viện trợ cho cuộc Chiến tranh chống Pháp của Việt Nam, đây là một đoạn sự thật lịch sử mà ai cũng biết.
I.  Việc lập ra và hủy bỏ Đoàn cố vấn quân sự giúp Việt Nam của Trung Quốc
Khỏang giữa tháng 1, tháng 2 năm 1950, Chủ tịch Đảng Cộng sản Đông Dương (đến năm sau đổi thành Đảng Lao động Việt Nam) Hồ Chí Minh đi thăm Liên Xô, đã cùng với Stalin và Mao Trạch Đông khi ấy đang ở thăm Liên Xô thảo luận về những vấn đề quan trọng của cách mạng Việt Nam. Sau khi Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh quay về Bắc Kinh, Hồ Chí Minh nêu yêu cầu giúp đỡ Việt Nam với Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, trong đó bao gồm trợ cấp quân sự và phái Đoàn cố vấn quân sự tới trợ giúp  cuộc Chiến tranh chống Pháp của Việt Nam. Theo yêu cầu của Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc quyết định, đồng thời với việc cung cấp trang bị quân sự và trợ cấp quân sự, sẽ phái Đoàn cố vấn quân sự tới hiệp trợ Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức, chỉ huy tác chiến và xây dựng quân đội Việt Nam. Quyết sách này của Trung ương, cũng giống với việc phái chí nguyện quân tới Triều Tiên chống Mỹ viện Triều sau đó, là một quyết sách trọng đại chi viện cho quân đội nước ngoài đầu tiên kể từ khi lập nước.

Hai nước Trung-Việt núi liền núi sông liền sông, môi hở răng lạnh. Để chi viện cho Đảng anh em và nước láng giềng thân thiện giành được độc lập nước nhà và giải phóng dân tộc, Đảng cộng sản Trung Quốc, trong tình trạng vừa mới giành được thắng lợi trên toàn quốc, đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, vẫn cương quyết ra quyết định viện trợ cho Việt Nam, giúp đỡ không hoàn lại cả về mặt trợ cấp và quân sự, đồng thời phái ngay La Quý Ba là đại diện liên lạc của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc tới Việt Nam, trao đổi với Đảng Cộng sản Đông Dương về những việc trọng đại giúp Việt Nam chống Pháp: phái Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc do Vĩ Quốc Thanh làm Trưởng đoàn, Mai Gia Sinh, Đặng Dật Phàn làm Phó đoàn tới hiệp trợ Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức, chỉ huy tác chiến và xây dựng quân đội Việt Nam. Tiếp đó lại phái Trần Canh đại diện cho Đảng cộng sản Trung Quốc tới Việt Nam hiệp trợ chỉ huy Chiến dịch Biên giới khai thông đường biên giới Trung Việt và phụ trách thống nhất xử lý những việc có liên quan đến viện trợ quân sự cho Việt Nam. Giữa tháng 4, Bộ tổng tham mưu Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc lựa chọn trong toàn quân ra được 59 cán bộ các loại có kinh nghiệm đánh trận thật và trình độ chính trị nhất định cùng với các nhân viên công tác khác, tổng cộng 281 người, hợp thành Đoàn cố vấn quân sự. Tháng 7, Đoàn cố vấn quân sự được chính thức thành lập ở Nam Ninh, để tiện cho việc bảo mật, Đoàn cố vấn quân sự không công khai ra bên ngoài, lấy mã hiệu là “Đoàn công tác Hoa Nam”. Vào thượng tuần tháng 7, Trần Canh dẫn các nhân viên của Đoàn cố vấn quân sự được điều chọn từ Nhị dã[1] do Trần Canh dẫn đầu đi vào Việt Nam từ hướng Vân Nam. Sau đó, ngày 11 tháng 8, Đoàn cố vấn quân sự đi vào Việt Nam từ Tịnh Tây, Quảng Tây, rạng sáng ngày 12 tháng 8 đến Bộ tổng tham mưu Quân đội Việt Nam ở Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Sau khi Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc nghe Bộ tổng tham mưu Quân đội Việt Nam giới thiệu về tình hình Quân đội nhân dân Việt Nam và nêu những kiến nghị công việc với Đoàn cố vấn, đã tuyên bố về phân công tổ chức; Đoàn cố vấn được chia thành các tổ cố vấn quân sự, chính trị và hậu cần; Vĩ Quốc Thanh đảm nhận nhiệm vụ Cố vấn cho Tổng Quân ủy Việt Nam và Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Mai Gia Sinh đảm nhận nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ cố vấn quân sự, Đặng Dật Phàn đảm nhận nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ cố vấn chính trị, Mã Tây Phu đảm nhận nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ cố vấn hậu cần, đồng thời lần lượt đảm nhận nhiệm vụ cố vấn cho Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục chính trị và Tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, cử các tổ cố vấn cho 3 sư đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 16 tháng 9, Chiến dịch Biên giới nổ ra, ngày 23 tháng 10 kết thúc thắng lợi. Ngày 1 tháng 11, Trần Canh hoàn thành xong nhiệm vụ đã định và quay về nước.
Tháng 6 năm 1951, sau khi kết thúc Chiến dịch Kinh Bình[2], Đoàn trưởng Đoàn cố vấn quân sự Vĩ Quốc Thanh bị ốm về nước nghỉ dưỡng, nhận thấy ông ta không thể quay về Việt Nam làm việc được, ngày 29 tháng 5 năm 1952, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã bổ nhiệm La Quý Ba (Đoàn trưởng Đoàn cố vấn chính trị giúp Việt Nam) kiêm nhiệm Đoàn trưởng Đoàn cố vấn quân sự, Mai Gia Sinh là Phó đoàn thứ nhất, Đặng Dật Phàn là Phó đoàn thứ hai. Ngày 16 tháng 6, sát nhập Đoàn cố vấn quân sự với Đoàn cố vấn chính trị. Đồng thời, theo yêu cầu của phía Việt Nam, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc quyết định lại tiếp tục tuyển chọn hơn 10 cán bộ sư đoàn từ Giải phóng quân nhân dân đưa sang Việt Nam, đảm nhận nhiệm vụ làm cố vấn cho các Bộ tham mưu và các cơ quan cấp sư đoàn của Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo kiến nghị của các đồng chí Nhiếp Vinh Trăn…, ngày 6 tháng 12, được sự phê chuẩn của Mao Chủ tịch, đã sát nhập các cán bộ do Vĩ Quốc Thanh, La Quý Ba đứng đầu thành Tổng đoàn cố vấn, La Quý Ba là Tổng cố vấn, đặt ra một Phó tổng cố vấn phụ trách các công việc về mặt quân sự. Để tiện cho việc quản lí công việc thật sâu sát, ngày 10 tháng 10 năm 1953, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc bổ nhiệm Vĩ Quốc Thanh làm Tổng cố vấn quân sự, chịu trách nhiệm giúp Quân đội nhân dân Việt Nam các công việc về mặt tác chiến và xây dựng quân đội, La Quý Ba làm Tổng cố vấn chính trị, chịu trách nhiệm giúp Việt Nam các công việc về mặt xây dựng Đảng, chính quyền và làm chính sách ở các địa phương. Không lâu sau, Đoàn cố vấn quân sự tách ra khỏi bộ máy Đoàn cố vấn chính trị. Ngày 25 tháng 10, Vĩ Quốc Thanh khỏi bệnh quay lại Việt Nam, lập tức nghiên cứu luôn  tác chiến mùa đông với phía Việt Nam, giúp quân đội Việt Nam nghiên cứu tấn công Lai Châu, đồng thời bố trí tác chiến tấn công mùa đông để đánh Thượng, Trung, Hạ Lào và vùng bắc Tây Nguyên.
Ngày 22 tháng 7 năm 1954, sau khi Chiến tranh chống Pháp của Việt Nam thắng lợi, Quân ủy Trung ương đã phái các tổ cố vấn pháo binh, công binh để giúp trang bị, huấn luyện pháo binh và bộ đội công binh của Việt Nam. Ngày 25 tháng 8, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã quyết định lập Đại sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam. Ngày 1 tháng 9, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam chính thức được thành lập, Đại sứ đầu tiên nhậm chức tại Việt Nam La Quý Ba đã trình quốc thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bởi nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi trong cuộc Chiến tranh chống Pháp, quân đội nhân dân được xây dựng đã bắt đầu đi vào quỹ đạo, nhiệm vụ giúp Việt Nam đã hoàn thành, nên Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã cân nhắc đến chuyện hủy bỏ Đoàn cố vấn quân sự và Đoàn cố vấn chính trị. Vào trung tuần tháng 9, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam La Quý Ba đã truyền đạt lại đề nghị của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc về việc hủy bỏ dần Đoàn cố vấn quân sự và Đoàn cố vấn chính trị với Trung ương Đảng lao động Việt Nam, để trưng cầy ý kiến bên phía Việt Nam. Trung ương Đảng lao động Việt Nam sau khi thảo luận đã biểu thị sự đồng tình với việc hủy bỏ bộ máy và tên gọi của Đoàn cố vấn, tán thành việc công khai mời cố vấn về sau này, nhưng cho rằng cố vấn hệ thống quân sự không nên áp dụng biện pháp mời công khai mà vẫn cần làm theo phương thức bí mật.
Ngày 10 tháng 10 năm 1954, Hà Nội được giải phóng. Vào hạ tuần cùng tháng, Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tiến về Hà Nội theo Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân. Theo quyết định hủy bỏ dần Đoàn cố vấn quân sự, Phó tổng cố vấn Mai Gia Sinh cùng một bộ phận các cố vấn sư đoàn, trung đoàn đang nghỉ phép ở trong nước không quay về Việt Nam làm việc nữa.
Vào giữa tháng 7, tháng 8 năm 1955, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình đã truyền đạt lại và ra chỉ thị về việc hủy bỏ Đoàn cố vấn quân sự của Trung ương với đồng chí Vĩ Quốc Thanh đang nghỉ phép ở Bắc Kinh. Hạ tuần tháng 8, Vĩ Quốc Thanh rời Bắc Kinh đến Hà Nội, truyền đạt lại quyết định về việc hủy bỏ dần Đoàn cố vấn của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Đảng ủy Đoàn cố vấn sẽ có sự sắp xếp cụ thể để quán triệt quyết định của Trung ương, quyết định cho các nhân viên của Đoàn cố vấn rút về nước làm 3 giai đoạn, đến đầu xuân sang năm là rút hết. Các chuyên gia quân sự và nhân viên kỹ thuật được mời sẽ giao cho Văn phòng Tùy viên quân sự Đại sứ quán quản lí. Theo sự sắp xếp nói trên, Phó tổng cố vấn Đặng Dật Phàn sau khi hoàn thành nhiệm vụ làm việc tại Việt Nam, sẽ cùng một bộ phận các nhân viên cố vấn rời Hà Nội về nước vào trung tuần tháng 9 năm 1955.
Theo quyết định về việc hủy bỏ dần Đoàn cố vấn của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc và theo yêu cầu của Việt Nam, ngày 24 tháng 12 năm 1955, Bộ quốc phòng, Bộ ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đồng công bố “Quyết định về việc hủy bỏ Đoàn cố vấn quân sự và đổi sang phái chuyên gia quân sự tại Việt Nam”, chỉ định Vương Nghiên Tuyền là Tổ trưởng Tổ chuyên gia, Quốc Lâm Chi là Bí thư Đảng ủy Tổ chuyên gia. Đồng thời, Bành Đức Hoài đã thông báo bằng thư cho Võ Nguyên Giáp về việc hủy bỏ Đoàn cố vấn quân sự cho Quân đội nhân dân Việt Nam, trình bày cụ thể về vấn đề hủy bỏ Đoàn cố vấn quân sự. Trong thư nói: “Hòa bình của Việt Nam đã được thực hiện, Quân đội nhân dân Việt Nam đã được tôi luyện qua 8 năm kháng chiến, cả về mặt tác chiến và huấn luyện đều đã có sự tiến bộ rất lớn, đồng thời đã có được kinh nghiệm tác chiến khá phong phú, đặt được nền móng tốt cho việc đi vào hiện đại hóa chính quy hóa. Để thích ứng với tình hình nói trên, chúng tôi cho rằng cần phải thay đổi bộ máy tổ chức của Đoàn cố vấn quân sự do Trung Quốc phái đến hiện nay. Nếu Quân đội nhân dân Việt Nam có những việc gì cần giúp đỡ, mà chúng tôi lại có thể giúp được, thì sẽ đổi sang phái các cán bộ kiểu chuyên gia đến tiến hành giúp đỡ.” Lời cuối của bức thư nói, “theo đề nghị của ông, đồng chí Vĩ Quốc Thanh sẽ lại tới Hà Nội một thời gian ngắn nữa để hiệp trợ Tổng quân ủy về một số công việc cần thiết đã thảo luận ở Bắc Kinh. Sau khi đã hoàn thành những công việc này, sẽ để ông ấy quay về Bắc Kinh luôn”. Vĩ Quốc Thanh mang theo mình bức thư của Bành Đức Hoài gửi Võ Nguyên Giáp, từ Bắc Kinh tới Hà Nội vào ngày 29 tháng 12 năm 1955, tiếp tục giúp Quân đội nhân dân Việt Nam sắp xếp bố trí cuộc trao đổi tại Bắc Kinh giữa ba bên Trung Quốc, Việt Nam và Liên Xô. Ngày 13 tháng 1 năm 1956, lại có một đợt nhân viên nữa của Đoàn cố vấn quân sự về nước. Vĩ Quốc Thanh đang hoàn thành nhiệm vụ của mình, đồng thời tham dự Hội nghị cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam, sau khi lắng nghe mọi yêu cầu và ý kiến về những công việc tiếp theo, theo chỉ thị của Quân ủy Trung ương, đã rời Hà Nội về nước cùng với tốp nhân viên cố vấn cuối cùng vào trung tuần tháng 3.
Đến đây, Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đã hoàn thành thắng lợi sứ mệnh giúp Việt Nam, mọi công việc đã kết thúc, bộ máy Đoàn cố vấn đã được hủy bỏ.
II. Sứ mệnh của Đoàn cố vấn quân sự
Trước khi Đoàn cố vấn quân sự vào Việt Nam, theo yêu cầu từ phía Việt Nam và tình hình cuộc Chiến tranh chống Pháp của Việt Nam khi ấy, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã trao nhiệm vụ cho Đoàn cố vấn quân sự, một là giúp Việt Nam đánh thắng trận, đuổi quân xâm lược Pháp; hai là giúp Việt Nam xây dựng quân đội chính quy. Ngày 27 tháng 6 năm 1950, tại Di Niên Đường Bắc Kinh, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức đã tiếp những người phụ trách Đoàn cố vấn quân sự là Vĩ Quốc Thanh, Mai Gia Sinh, Đặng Dật Phàn, một số cán bộ cấp trung đoàn trở lên và nhân viên công tác, đưa ra những chỉ thị quan trọng về ý nghĩa, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo… đối với công việc giúp Việt Nam của Đoàn cố vấn quân sự, đồng thời đề ra những yêu cầu về các mặt thái độ làm việc, phương pháp làm việc, tác phong tư tưởng và đoàn kết với phía Việt Nam… Mao Trạch Đông nói: Các anh đến Việt Nam làm cố vấn là thực hiện nghĩa vụ quốc tế vẻ vang. Cách mạng Trung Quốc đã giành được thắng lợi, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn còn phải chịu đau khổ dưới gót giày của bọn thực dân Pháp, chúng ta cần tới giúp đỡ họ. Nhiệm vụ của Đoàn cố vấn  là hiệp trợ quân đội Việt Nam chỉ huy tác chiến, chủ yếu là hiệp trợ tổ chức chỉ huy vận động chiến và chính quy chiến với quy mô khá lớn, giúp họ đánh thắng trận; giúp đỡ Việt Nam tổ chức xây dựng một quân đội chính quy cách mạng. Tiếp đó, Người đưa ra những chỉ thị rõ về phương pháp làm việc… của Đoàn cố vấn: Làm cố vấn tức là làm tham mưu, phải điều tra nghiên cứu nhiều, nêu ý tưởng, nghĩ biện pháp, nhưng không được bao biện làm thay, lại càng không được làm “Thái thượng hoàng”, chỉ tay ra lệnh, mà nhất thiết phải tỏ ra khiêm tốn thận trọng, thành tâm thành ý giúp đỡ họ, phải tôn trọng họ, đoàn kết với họ, làm theo tinh thần coi sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam là sự nghiệp của nhân dân Trung Quốc. Chiểu theo phương châm và sự bố trí của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, từ tháng 8 năm 1950 đến tháng 3 năm 1956, Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc trong thời gian giúp Việt Nam chủ yếu đã tiến hành những công việc sau: Một là hiệp trợ Quân đội nhân dân tổ chức và chỉ huy tác chiến, giành thắng lợi trong cuộc Chiến tranh chống Pháp. Theo chỉ thị của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc và thực tế cuộc Chiến tranh chống Pháp của Việt Nam, Đoàn cố vấn quân sự luôn coi việc giúp Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy tác chiến, liên tục giành thắng lợi ở các chiến dịch, trận chiến, đánh bại quân xâm lược Pháp là nhiệm vụ trung tâm của mình. Từ ngày Đoàn cố vấn quân sự đến Việt Nam vào tháng 8 năm 1950 đến khi đình chiến ở Đông Dương năm 1954, Quân đội nhân dân đã lần lượt tiến hành 8 chiến dịch tương đối lớn như Biên giới, Trung du, Đông Bắc, Kinh Bình[3], Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ… , đã giành được chiến tích huy hoàng, đẩy nhanh được tiến trình thắng lợi. Trừ Chiến dịch Hòa Bình, Đoàn cố vấn quân sự vì đang tập luyện chỉnh đốn nên không ra tiền tuyến trực tiếp giúp đỡ chỉ huy ra, còn các chiến dịch khác, từ ra quyết sách đến tổ chức thực thi cả quá trình chiến dịch, đều được tiến hành dưới sự giúp đỡ của Đoàn cố vấn. Hai là giúp xây dựng nền quân sự, nâng cao sức chiến đấu cho Quân đội nhân dân. Trong Chiến tranh chống Pháp, với sự giúp đỡ của Đoàn cố vấn, Quân đội nhân dân đã trải qua rèn luyện đánh trận thật, huấn luyện quân sự và tổ chức  trang bị biên chế…, đã thực hiện được sự chuyển đổi từ lối đánh du kích sang lối vận động chiến, chuyển đổi từ lối đánh tấn công quy mô nhỏ sang lối đánh tấn công quy mô lớn, chuyển đổi từ hoàn cảnh hòa bình đến thực hiện từng bước chính quy hóa, hiện đại hóa quân đội. Ba là giúp Quân đội nhân dân tăng cường xây dựng chính trị, tăng cường xây dựng Đảng trong quân đội. Bốn là giúp đào tạo huấn luyện cán bộ, nâng cao tố chất đội ngũ cán bộ. Năm là giúp Quân đội nhân dân Việt Nam tăng cường xây dựng hậu cần, nâng cao năng lực bảo đảm hậu cần.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng lao động Việt Nam, Tổng quân ủy hết sức tín nhiệm và ủng hộ Đoàn cố vấn trong công việc. Hồ Chí Minh nhiều lần nói, “với các cố vấn Trung Quốc, tôi tuyệt đối tín nhiệm”. Để động viên các đồng chí trong Đoàn cố vấn tích cực nêu kiến nghị, làm tốt công việc, Người yêu cầu “giữa cán bộ Trung Quốc và Việt Nam phải đoàn kết, cán bộ Việt Nam phải học tập cán bộ Trung Quốc một cách trung thực”. Với những kiến nghị và quyết sách quan trọng về tác chiến và xây dựng quân đội cho Quân đội nhân dân Việt Nam của Đoàn cố vấn, Người đều đích thân giữ quyền ra quyết định, rồi sau đó mới do Tổng quân ủy tổ chức thực thi. Tổng quân ủy và các Bộ tham mưu  hết sức tôn trọng, ủng hộ và gửi gắm niềm hi vọng vào các nhân viên Đoàn cố vấn cùng công việc của họ, cùng với sự phát triển của thực tiễn đã ngày càng tin tưởng vào tính chính xác của tư tưởng Mao Trạch Đông và kinh nghiệm của Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc, đồng thời cũng tỏ ra hết sức quan tâm đến mọi sinh hoạt của Đoàn cố vấn. Tất cả những điều này là điều kiện quan trọng để Đoàn cố vấn làm tốt được công việc, hoàn thành thắng lợi được sứ mệnh giúp Việt chống Pháp.
(“Quân sự sử lâm” cung cấp)

[1] Nhị dã:  Tên gọi đầy đủ: “Đệ nhị dã chiến quân”. Một trong những đội quân chủ lực của Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh giải phóng. – ND.
[2] Tôi chưa tra được tên tiếng Việt của Chiến dịch này. Phải chăng là Chiến dịch Hà-Nam-Ninh hay Chiến dịch Quang Trung?-ND.
[3] Xem chú thích 1. –ND.
Nguồn: 中国军事顾问团援越抗法始末 – Xinhuanet.com

 

Có bớt sự dối trá được không?

Hồ Bất Khuất – Boxitvn

Hiện nay đại bộ phận chúng ta không đói, không khát nhưng luôn cảm thấy ngột ngạt, ấm ức, tức tối, vô vọng… Sở dĩ chúng ta có cảm giác này vì sự dối trá đang tràn lan trong cuộc sống.
Hầu như ngày nào chúng ta cũng “chạm trán” với sự giả dối, nhưng chúng ta lại cố tình lờ đi vì đấu tranh với sự giả dối không đơn giản chút nào. Có những sự giả dối vô hại, thậm chí có chút lợi ích nho nhỏ, nhưng đại đa số giả dối có hại – cái hại đó lớn tới mức làm băng hoại đạo đức xã hội, suy tàn quốc gia.
Ai cũng ghét sự giả dối nhưng hầu như ai cũng mắc phải
Trong những người trưởng thành, không ai dám chắc mình trung thực tuyệt đối suốt đời, vì cuộc sống phong phú, đa dạng phức tạp tới mức nhiều khi con người không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. Rất nhiều người tự răn mình là không được dối trá. Họ đã cố gắng làm như vậy cho đến lúc hoàn cảnh bắt buộc họ phải nói dối. Lúc đó họ tự an ủi mình là sự nói dối của mình vô hại, thậm chí là có lợi nho nhỏ. Điển hình cho hoàn cảnh này là nhân vật bà xơ trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của V. Hugo. Bà xơ này chưa một lần nói dối nhưng để cứu Jean Valjean (người mà bà rất kính trọng) bà đã nói dối cảnh sát.

Có những người cứ nghĩ mình rất thành thật, nhưng không biết là đã bị nhiễm thói đạo đức giả vào tận xương tủy. Lại có những người không có khả năng thành thật với chính mình. Mà không thành thật với bản thân mình cũng là một sự giả dối.
Sự giả dối ít bị lên án, ít bị vạch mặt vì ai cũng cảm thấy mình không đủ tư cách để nói lên điều này. Hơn nữa, nhiều người còn lập luận rằng, họ nói dối với dụng ý tốt, lời nói dối đôi khi lại trở thành hữu ích nếu biết rằng sự thật trong một số trường hợp không có ích cho ai. Tuy nhiên, với những người sống có nguyên tắc, chủ nhân của những lời nói dối kia vẫn bị khép tội dối trá.
Nhưng sự dối trá trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong quản lý điều hành, trong hoạt động chính trị mới ghê gớm. Những sự dối trá này mới chính là nguồn gốc gây nên những điều xấu xa, bẩn thỉu. Để đấu tranh với sự dối trá, rất cần sự nhận diện, phân biệt, xếp loại.
Sự giả dối đã thành một phần của văn hoá ứng xử trong cuộc sống
Vào thế kỷ thứ XVIII, ở nước Anh, những người phụ nữ trang điểm còn bị khép tội lừa đảo, nhưng nay việc trang điểm cho phụ nữ đã được đẩy lên thành một nghề hái ra tiền. Con người đã thỏa hiệp với các dạng nói dối vô hại và sự giả dối không lời như sử dụng mỹ phẩm, tóc giả, phẫu thuật thẩm mỹ… Đó là do nhu cầu của cuộc sống. Nhà văn Mark Twain đã viết: “Người ta giả dối bất cứ khi nào, cả trong lúc ngủ và lúc thức, trong lúc buồn và vui. Nếu người nào đó giữ được cái lưỡi im lặng, anh ta sẽ chuyển sang giả dối bằng thái độ”. Sự giả dối giống như một thứ kỹ năng, tồn tại trong mỗi con người và được sử dụng khá thoải mái.
Đã có một số nghiên cứu nghiêm túc về sự nói dối của con người. Năm 2004, nhà tâm lý học Robert S.Feldman ở Đại học Massachusetts (Mỹ), sau khi phân tích những cuộc nói chuyện của sinh viên với người lạ, đã công bố: Hơn 60% số người có biểu hiện nói dối trong khoảng thời gian mỗi 10 phút. Mức độ dối trá được sắp xếp từ thổi phồng cho đến bịa đặt. Nam giới và nữ giới có tần suất nói dối như nhau, nhưng mục đích nói dối khác nhau. Trong khi phụ nữ có khuynh hướng giả dối để đối tượng yên tâm thì nam giới lại dùng sự giả dối cốt để tự an ủi chính mình.
Vì sao con người dễ dàng lừa dối và bị lừa dối đến vậy? Vì điều đó góp phần không nhỏ vào sự thành công trong quá trình sinh tồn của chúng ta. Dối trá để tồn tại, dối trá để giúp nhau, dối trá để thăng tiến… Có thể nói, dối trá là một “sản phẩm đa năng” được sinh ra từ não bộ, giúp con người thoát hiểm trong nhiều trường hợp nguy cấp. Nhưng cũng chính dối trá hủy hoại nhiều điều tốt đẹp ở con người.
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, những người bình thường nói dối cho yên chuyện, để hưởng lợi tí chút. Còn những người có chức, có quyền nói dối để thực hiện những dự tính, những âm mưu của mình. Chính vì vậy đây là sự dối trá rất nguy hiểm vì chúng thường được tô vẽ cho tốt đẹp hoặc được “bảo kê” bằng sự đe doạ. Họ dựa trên nguyên tắc: Con người nếu không tin thì cũng phải biết sợ. Người Việt Nam hiện nay có lẽ sợ công an nhất. Đến bọn trẻ con không chịu ăn, mẹ dọa: “Không ăn các chú công an đến bắt bây giờ!”, thế là chúng nó nuốt lấy, nuốt để.
Dối trá đã có điều kiện phát triển tràn lan và đang tác oai, tác quái
Bệnh thành tích là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự dối trá tập thể. Điều này chúng ta dễ dàng nhận ra khi các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan làm báo cáo tổng kết cuối năm thời bao cấp. Đọc các báo cáo này, chúng ta thấy hầu hết đều đạt được những thành tích cao, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Đây là sự dối trá của nhiều tập thể, chính vì vậy mà có những lúc chúng ta phải cãi vã với nhau để giành được quyền mua một chiếc áo may ô hay một ống kem đánh răng.
Cũng xin được nói thêm là việc báo cáo láo chính là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cường quốc Liên Xô sụp đổ. Những số liệu thống kê đẹp đẽ đã khiến một số nhà lãnh đạo quan liêu vẫn tưởng rằng Liên Xô đang phát triển vững chắc. Sự thật, cuối những năm bảy mươi của thế kỷ XX kinh tế Liên Xô đã bước vào suy thoái. Dân khổ nên người ta chán chế độ, lười làm việc, chờ cơ hội để phán kháng.
Bây giờ ở Việt Nam chúng ta không thiếu đồ dùng nữa nhưng không phải vì thế mà sự dối trá ít đi. Sự dối trá hiện nay trở nên tinh vi hơn, xảy ra ở cả những nơi tôn nghiêm, sang trọng. Do vậy, ảnh hưởng xấu của nó cũng ghê gớm hơn, lâu dài hơn.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang phát động phong trào chỉnh Đảng nên tôi nói thêm điều này: Rất nhiều người dối trá khi vào Đảng. Chỉ cần so sánh những việc làm của họ hiện này với những lời thề, lời hứa tại lễ kết nạp là chúng ta nhận ra sự dối trá ngay thôi. Tôi xin nói cụ thể hơn: Cách đây khoảng 30 năm, tôi (khi đấy đang công tác tại Tạp chí Cộng sản) có tham gia cùng với một nhóm nhỏ của Ban Tuyên huấn Trung ương điều tra (chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu) động cơ vào Đảng. Kết quả thế này (đương nhiên là chỉ tương đối thôi, khó chính xác vì chúng tôi làm trong diện hẹp, phương pháp chưa thật sự khoa học): 1. Vì lý tưởng cộng sản: khoảng 7%; 2. Để có cơ hội tiến thân: khoảng 50%; 3. Cho yên chuyện: khoảng 43%.
Trước cách mạng tháng 8 – 1945 và trong thời kỳ chiến tranh, đại đa số vào Đảng là vì lý tưởng vì vậy Đảng rất mạnh. Còn bây giờ phần lớn những người vào Đảng lại không vì lý tưởng thì làm sao cho Đảng mạnh đây?! Chỉnh Đảng có giải quyết được vấn đề này không?
Thật đáng lo là trong khoa học, trong giáo dục sự dối trá cũng đầy rẫy. Tuyển sinh sau đại học hiện nay gian lận nhiều nhất. Nhiều người khẳng định: Tại một số cơ sở đào tạo sau đại học, nếu không chạy tiền thì không thể nào thi đỗ để làm thạc sỹ, tiến sỹ!
Hậu quả đáng buồn là khoa học – lĩnh vực đáng ra phải tuyệt đối trung thực cũng không thể “giữ mình” được nữa. Tại sao có sự dối trá trong khoa học? Tại vì họ phải chạy chọt mất tiền mới thành thạc sỹ, tiến sỹ! Hơn nữa, nếu có những nhà khoa học được đào tạo minh bạch, nghiêm túc; họ lạị bị quản lý theo luật công chức như quản lý các nhân viên hành chính. Vì vậy đáng ra các nhà khoa học chỉ tập trung vào nghiên cứu, sáng tạo thì lại phải đối phó với rất nhiều thứ. Có một số viện nghiên cứu khoa học ở Hà Nội bắt tất cả cán bộ, nhân viên phải lấy vân tay để làm thẻ vào cửa. Những người không chịu làm thẻ thì bị kỷ luật, thậm chí không được vào phòng làm việc. Còn những người làm thẻ rồi, đến phòng làm việc ngủ vẫn được chấm công. Quản lý như vậy không sinh ra sự dối trá mới lạ!?
Về nguyên tắc, ở đâu mà sự dối trá ngự trị thì ở đó khoa học không hoạt động có hiệu quả được. Khoa học Việt Nam vài chục năm nay hầu như không có thành tựu gì đáng kể. Xây dựng một trường đại học có chất lượng cao, có đẳng cấp quốc tế chúng ta cũng không làm được thì nói gì đến những phát minh?! Điều này có nhiều lý do, nhưng lý do chính là nền khoa học của chúng ta đang bị tha hoá, đang có sự dối trá ở trong đó.
Có đấu tranh được với sự dối trá không?
Nhưng xét cho cùng, sự giả dối vẫn là thói xấu bị muôn đời bị con người căm ghét. Đã căm ghét thì phải tìm cách đấu tranh, loại bỏ. Nhận diện sự giả dối không hề khó. Chỉ qua một vụ rắc rối ở Tiên Lãng, chúng ta đã thấy sự dối trá phơi bày ra cả. Sự dối trá nổi đình nổi đám nhất, chưa biết thuộc về ai? Một số người phản ánh: Bí thư Thành ủy Hải Phòng nói ngược lại kết luận của Thủ tướng. Những người lãnh đạo Câu lạc bộ Bạch Đằng khẳng định ngược lại. Sự thật chỉ có một, cái không đúng với sự thật là dối trá. Chỉ có điều chưa ai làm rõ điều này. Đã có toàn văn kết luận của Thủ tướng. Chỉ cần công bố nội dung buổi nói chuyện của Bí thư Thành ủy Hỉa Phòng, chúng ta biết được ai là người dối trá và Bí thư có nói ngược lại kết luận của Thủ tướng không?
Đấu tranh với dối trá mới là điều cần bàn, cần động viên nhau vì đây là việc làm nguy hiểm. Tại sao nguy hiểm? Bởi vì sự dối trá gây nguy hại nhiều nhất thuộc về những người có chức, có quyền. Cái câu tục ngữ “Muốn nói gian làm quan mà nói” tưởng chí đúng với quan ngày xưa, hóa ra đúng với cả thời nay.
Vấn đề nơi đỗ xe đang nóng bỏng ở Hà Nội. Hậu quả của việc này cũng do sự dối trá gây nên: Bao nhiêu điểm quy hoạch để đỗ xe thì họ lại làm việc khác. Ai làm được việc này nếu không phải là quan chức? Một ví dụ cụ thể: Báo chí (đặc biệt là báo Tiền Phong) phản ánh về những sai phạm trong việc cống hoá đoạn mương Liễu Giai – Linh Lang trên đường Phan Kế Bính để làm chỗ đỗ xe. Lãnh đạo quận Ba Đình và Tp Hà Nội đã vào cuộc. Họ nói chắc nịch: “Phần nào làm không đúng với thiết kế phải dỡ bỏ!”. Có người tưởng đây là thái độ quyết liệt và trung thực, nhưng phần lớn nhận ra rằng, đây chỉ là sự giả dối vì không chỉ rõ thời gian và cơ quan phải làm việc này. Và đến nay toàn bộ công trình xây dựng ở đây đã được đưa vào sử dụng, nhưng lại là của hàng bán xe máy, quần áo, quán cà phê… Như vậy, chúng ta biết được sự giả dối, đã đấu tranh nhưng không có hiệu quả.
Đấy chỉ là một ví dụ nhỏ và rất cụ thể thôi. Trong cuộc sống hiện nay, còn nhiều sự giả dối to lớn và nghiêm trọng hơn nhiều vẫn tiếp tục diễn ra một cách công khai. Chuyện bức xúc nhất hiện nay là hàng loạt ô tô, xe máy bỗng nhiên bị cháy mà không rõ nguyên nhân – đây là hậu quả tổng hợp của nhiều sự giả dối cùng một lúc, trong đó có xăng bị pha chế, có sự bất lực của khoa học, có sự vô trách nhiệm của những người quản lý. Bắt quả tang những người làm bẩn xăng có khó không? Không khó, báo chí đã chỉ ra. Tìm ra nguyên nhân cháy xe có khó không? Cũng không vì cấu tạo ô tô, xe máy chẳng còn gì là bí ẩn nữa. Cái khó ở đây là những người có trách nhiệm chỉ giả vờ quan tâm, giả vờ tích cực, giả vờ quyết liệt. Nguyên nhân xe cháy chắc chắn sẽ được tìm ra vì đây là một vụ việc cụ thể và không quá rối rắm.
Cái đáng lo nhất hiện nay là sự giả dối ở tầm vĩ mô. Nói một cách rõ ràng, thẳng thắn thì những phát biểu chung chung, những lời hứa hão, những mục tiêu to tát không đi kèm những biện pháp khả thi cũng là sự giả dối. Hơn nữa, sự giả dối loại này gây tác hại to lớn và lâu dài. Mà đấu tranh với những loại giả dối này là vô cùng khó.
Muốn đấu tranh có hiệu quả với sự giả dối, cần phải có sự dũng cảm ở trong mỗi con người. Một khi con người không sợ hãi mới mong đấu tranh với sự dối trá có kết quả. Chiến dịch chỉnh Đảng đang bắt đầu, có hy vọng gì không?…
H. B. K.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn

 

Nhân ngày 8-3 suy nghĩ về một câu ca dao

Nguyễn Thị Khánh Trâm – Boxitvn

image Cái câu ca dao đó là: “Đàn ông nông nổi giếng khơi/ Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”.
Không biết câu ca dao này được ra đời khi nào, do ai sáng tác, chỉ biết rằng nó được lưu truyền trong dân gian từ bao đời nay. Ngày còn bé mình đã được nghe và rất thích thú vì đàn bà được “khen” mà. Còn nhớ, có một lần mẹ ngồi bắt chấy cho mình, mình hỏi mẹ: “Mẹ ơi, đàn bà sâu sắc hơn đàn ông hả mẹ?” Mẹ mình chỉ ậm ừ rồi bảo: “Khi nào lớn con sẽ hiểu”.
Hôm nay là ngày cuối cùng của tháng 2, chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 ghi dấu sự kiện ngày phụ nữ vùng lên giành quyền sống, quyền bình đẳng. Ở Việt Nam, ngày này chị em vui lắm và có nhiều câu vè hay hay chẳng hạn như: “Hôm nay ngày 8-3 / Chị em phấn khởi đi ra đi vào”; “Hôm nay ngày 8-3 / Tôi giặt giùm bà cái áo của tôi”…
Ngày 8-3 sắp đến mình lại nhớ đến một người phụ nữ Việt Nam đang bị giam cầm ở trại cải tạo Thanh Hà thuộc huyện Vĩnh Phúc: chị Bùi Thị Minh Hằng. Chị không đấu tranh đòi quyền sống, quyền bình đẳng mà chị đấu tranh đòi lại chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa, chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Lý do chị bị giam giữ là “gây mất trật tự xã hội”.
Có câu nói: “Nói phải củ cải cũng phải nghe”, nhưng kể từ ngày chị bị bắt, ngày 27/11/2011, có rất nhiều người lên tiếng bênh vực chị bằng nhiều hình thức đồng thời đấu tranh ôn hòa với chính quyền đòi trả tự do cho chị:
  1. Ngày 18/12/2011 luật sư Trần Vũ Hải gửi đơn khiếu nại đến UBND thành phố Hà Nội về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với bà Bùi Thị Minh Hằng và yêu cầu ông Chủ tịch hủy bỏ quyết định số 5225/QĐ UBND ngày 08/11/2011 đồng thời trả tự do và bồi thường danh dự cho công dân Bùi Thị Minh Hằng.
  2. Ngày 25/12/2011 có 29 công dân đồng ký tên trong đó có cả cựu tướng lĩnh, tri thức (giáo sư, tiến sĩ), gửi thư lên Chủ tịch nước với thông điệp : “…Cưỡng bức một công dân vào “cơ sở giáo dục” mà không có phán quyết của tòa án rõ ràng là hành động thiếu đàng hoàng và có nguy cơ làm lung lay nền tảng của nhà nước pháp quyền mà chúng ta đang cố công xây dựng”.
  3. Ngày 18/2/2012 đoàn bạn bè gồm 27 người đi thăm Bùi Hằng trong đó có cả công dân tý hon mới chỉ 23 tháng tuổi.
  4. Tính đến 21/2/2012 đã có 134 người gửi tiền ủng hộ cháu Bùi Nhân, thăm nuôi Bùi Hằng và khi cần thuê luật sư…
Nhớ lại 11 cuộc biểu tình ở Hà Nội mùa hè 2011, người phụ nữ này luôn luôn đi đầu đầy khí thế. Làm sao có thể quên hình ảnh chị cầm cái loa vừa đi vừa hô: “Hoàng Sa – Trường Sa” để cả đoàn người đồng thanh “Việt Nam” thật tự hào. Hay thậm chí giây phút chị và những người biểu tình bị bắt lên xe buýt, người ta tưởng không ai còn chút tinh thần gì nữa vậy mà chị vẫn mở cửa sổ xe để hô to: “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam”, rồi chăng cái biểu ngữ ấy bên ngoài thành xe. Một hành động thông minh và quả cảm…
Vì sao chị làm vậy?
Xin thưa: Vì tình yêu tổ quốc.
Với mình chị là hiện thân của lòng yêu nước.
Có lẽ chị “sâu sắc” tin vào cái điều 69 Hiến pháp nước CHXHCN VN: “Công dân có quyền biểu tình…”.
Chị cũng “sâu sắc” học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Chị còn “sâu sắc” khi từ trong trại cải tạo viết thư gửi các con, không chỉ những lời đầy nhân ái mà nó còn cho thấy chị đầy niềm tin vào việc làm của mình là chính nghĩa: “Dù mẹ phải xa các con, phải chịu cảnh giam cầm bất công thì mẹ thấy chúng ta cũng nên tự hào, kiêu hãnh trong cuộc đời làm người, khi ta sống biết tự trọng và xứng đáng ngẩng cao đầu các con ạ ”.
Mình cứ tự hỏi chẳng biết cái trại Thanh Hà có “cải tạo” nổi lòng yêu nước của người phụ nữ như chị hay không? Hỏi xong lại thấy câu hỏi của mình thật lẩn thẩn vì tại sao lòng yêu nước lại bị “cải tạo” nhỉ? Đáng lẽ nó phải được nhân lên chứ nhất là vào lúc này, báo chí lại đưa tin tàu cá của ngư dân vẫn tiếp tục bị bắt bớ trên Biển Đông rồi thì tin trên Viet Nam Net ngày 23/2/2012 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động, hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền của Việt Nam…”.
Trở lại cái câu ca dao kia “Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”, thì phải hiểu là đàn bà nông nổi lắm, cứ nhìn cái cơi đựng trầu thì biết, nó nông toen hoẻn. Thế rồi chợt liên tưởng: “Giả sử chị “sâu sắc” nhận hết là mình sai lầm rồi, mình “bị kẻ xấu lợi dụng” rồi, mình dại quá…” thì có lẽ nhờ cái “sâu sắc” ấy có khi nhân ngày 8-3 này, ngày Quốc tế phụ nữ cao quý này mà chị lại được trả tự do cũng nên. Nhưng khổ nỗi, con người Bùi Thị Minh Hằng ấy không thể “sâu sắc” như thế được. Hơn ai hết, chị hiểu rất rõ mình chẳng sai gì cả. Tình yêu tổ quốc nó ở trong máu, trong tim của mỗi con người. Chị cũng chẳng bị ai lợi dụng cả, có chăng là bị lương tâm lợi dụng mà thôi. Kể từ ngày chị bị bắt tính đến nay đã hơn ba tháng và thời gian này có biết bao đơn thư của tập thể, cá nhân gửi chính quyền đòi trả tự do cho chị nhưng tất cả đều không nhận được một lời hồi âm. Chẳng biết khi hết một đợt “cải tạo” là 24 tháng, số phận của chị sẽ thế nào? Có rơi vào thảm cảnh nhận tiếp một cái QĐ/UBND nữa để giống như nhà thơ Hoàng Hưng “Ba năm còn nhớ một con thạch thùng” không? Ôi, mình không dám nghĩ thêm gì nữa nhưng trong đầu lại lởn vởn câu hỏi: “Liệu sẽ có bao nhiêu cái “cơi đựng trầu” sẽ tiếp nối số phận như Bùi Thị Minh Hằng ”?
N. T. K. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn

 

Trung Quốc-Biển Đông: “Dám va chạm, dám chấp pháp và dám bảo vệ quyền lợi”

Nhật Nam – Boxitvn

clip_image001
Trung Quốc sử dụng sân bay trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để thực hiện mở rộng hoạt động ở Biển Đông
(Toquoc)-Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động đơn phương tại Biển Đông, nhưng tiếp tục gây áp lực đối với nước khác.
Theo báo chí Trung Quốc, chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng từ đầu năm 2012, một số bộ ngành của Trung Quốc đã có các hoạt động dồn dập tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc cũng tăng cường lực lượng chấp pháp tại Biển Đông.
Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động đơn phương tại Biển Đông
Trong thời gian nói trên, Bộ trưởng Giao thông Trung Quốc ra đảo Hoàng Sa thị sát tàu Hải Tuần; Cục trưởng Cục Thể thao Trung Quốc đến thăm đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa khảo sát tình hình triển khai hoạt động thể dục thể thao, Viện nghiên cứu Môi trường và Khảo sát công trình hải dương “Nam Hải” thực hiện dự án đo đặc, giám sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một số đảo điển hình ở quần đảo Hoàng Sa; Cục trưởng Cục ngư chính khu Biển Đông cho biết Trung Quốc có kế hoạch về việc xây dựng căn cứ nghề cá ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa và xây dựng cầu tàu và căn cứ dịch vụ nghề cá ở Trường Sa.
Ngoài ra, theo Tân Hoa xã và thời báo Hoàn cầu ngày 27/2, chính quyền Trung Quốc vừa triển khai thêm 200 nữ binh sĩ vào lực lượng hải giám để tham gia các hoạt động tuần tra ở khu vực đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Số binh sĩ này được đào tạo tại một căn cứ thuộc Hạm đội Nam Hải, vốn hoạt động ở Biển Đông, và “sẵn sàng xung phong ra tuyến đầu”.
Bên cạnh đó, Tân Hoa xã còn tiết lộ lực lượng hải giám của Trung Quốc hiện lên đến 8.000 người và được phân bổ theo sơ đồ tổ chức của hải quân Trung Quốc khi chia thành 3 tổng đội: Đông Hải, Bắc Hải và Nam Hải. Các tàu ngư chính, hải giám được trang bị thêm nhiều công cụ kỹ thuật cao như thiết bị dò tìm âm thanh dưới nước, hệ thống radar giám sát thụ động tiên tiến… Trung Quốc tuyên bố sắp tới sẽ tổ chức “tuần tra phối hợp chặt chẽ trên các vùng biển”. Các đội hải giám sẽ triển khai 9 tàu kết hợp 4 máy bay trực thăng để tuần tra liên tục hằng ngày.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ngày 27/2 dẫn lời Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Ngưu Thuẫn nói, Trung Quốc sẽ tăng khả năng chấp pháp của lực lương Ngư chính, đồng thời yêu cầu cơ quan Ngư chính các cấp “dám va chạm, dám chấp pháp và dám bảo vệ quyền lợi”.
Tại Hội nghị công tác ngư chính toàn quốc mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Ngưu Thuần cho biết, trong thời gian tới, Trung Quốc cần tiếp tục tăng cường lắp đặt trang thiết bị kỹ thuật và vũ khí hiện đại cho tàu ngư chính, nhằm nâng cao khả năng chấp pháp của lực lượng này. Đồng thời yêu cầu, các cơ quan ngư chính các cấp cần giữ vững bản lĩnh với “5 dám và 5 không nghỉ ngơi” là: Dám chịu trách nhiệm, thiết thực bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản ngư dân, nhiệm vụ không hoàn thành thì không nghỉ ngơi; Dám va chạm, kiên quyết bảo vệ an ninh trật tự tác nghiệp trên biển, chưa giải quyết được vấn đề thì chưa nghỉ ngơi; Dám thực thi pháp luật, tập trung đảm bảo an ninh sinh thái khu vực nghề cá, không làm tốt công việc không nghỉ ngơi; Dám duy trì quyền lực, thực hiện toàn diện tinh thần của chỉ thị “3 giữ gìn”, chưa đạt được mục tiêu thì chưa nghỉ ngơi; Dám đột phá, tìm mọi cách đảm bảo an toàn chất lượng hàng thủy sản, công việc chưa làm tốt chưa nghỉ ngơi”.
Trung Quốc tiếp tục tự mình ban hành lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực Biển Đông từ 16/5 đến đầu tháng 8/2012.
Về khai thác tài nguyên, Trung Quốc vừa ký hợp đồng hợp tác với BP thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông và từ đầu năm nay đưa giàn khoan dầu 981 của CNOOC vào hoạt động tại Bắc Biển Đông. Dự kiến giàn khoan này sẽ tiến hành hoạt động ở vùng tranh chấp Nam Biển Đông.
Mạng Hải Nam ngày 24/2 đưa tin, theo tin, năm 2012, tỉnh Hải Nam sẽ đẩy nhanh việc khai thác các tuyến du lịch đường biển với khu trung tâm là quần đảo Hoàng Sa, lấy tuyến du lịch từ Hải Nam ra đảo Đá Bắc (Hoàng Sa) làm thí điểm, từ đó không ngừng mở các tuyến du lịch mới.
Trung Quốc-Việt Nam-Biển Đông
Ngày 24/2, tàu cá của thuyền trưởng Đặng Tằm, cùng với 11 ngư dân làm việc trên tàu đã trở về cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi, sau khi bị tàu hải giám của Trung Quốc mang số hiệu 789, đồn trú tại đảo Phú Lâm, đuổi theo, bắn vào tàu, bắt giữ và đưa về đảo Phú Lâm, khi tàu của ông Đặng Tằm đang đánh cá tại đảo Xà Cừ nằm trong vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam hôm 22/2. Các ngư dân bị lính Trung Quốc đánh đập, tước đoạt toàn bộ hải sản đã đánh bắt được cùng với các thiết bị, ngư cụ và các phương tiện thông tin liên lạc trên tàu rồi mới thả về. Thiệt hại ước tính lên đến gần 300 triệu đồng.
clip_image002
Tàu đánh cá ký hiệu QNg90281 của ông Đặng Tằm trở về bến Sa Kỳ, Quảng Ngãi tay trắng sau khi bị hải giám Trung Quốc tịch thu tài sản trị giá 300 triệu đồng Việt Nam.
Trong khi đó, ngày 26/2, người có trách nhiệm liên quan của Tổng đội Hải giám Trung Quốc đã bày tỏ sự việc tàu hải giám Trung Quốc nổ súng vào tàu cá của VN tại khu vực quần đảo Hoàng Sa là không có và tin tức của hãng Kyodo là sai sự thật nghiêm trọng.
Trong khi đó, tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 27/2, trả lời câu hỏi của phóng viên: “Đề nghị cho biết phản ứng của Trung Quốc trước tuyên bố của VN vào ngày 24/2 đối với các hoạt động nghiên cứu hải dương của Trung Quốc tại những khu vực biển có tranh chấp với Việt Nam trong vùng Biển Đông và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hoạt động uy hiếp chủ quyền lãnh thổ của VN đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo và vùng biển phụ cận tại Biển Đông”, cho rằng việc Trung Quốc tiến hành các công việc xây dựng thông thường và các hoạt động phát triển tại quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn là công việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc”. Người phát ngôn này còn “yêu cầu phía Việt Nam thiết thực tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc”.
Về vấn đề này, trước đó, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước những việc làm của một số bộ ngành của Trung Quốc ở Biển Đông từ đầu năm 2012 đến nay, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định: “Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp và căng thẳng thêm tình hình trên Biển Đông, trái với Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước, không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như các cam kết duy trì ổn định, hòa bình trên biển. Việt Nam yêu cầu TQ dừng ngay các hành động, hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền của Việt Nam nêu trên, cùng các bên liên quan hợp tác giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc DOC”.
Bình luận về những động thái gần đây của Trung Quốc, ông Nguyễn Nhã, người chuyên nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam Trường Sa và Hoàng Sa, nói rằng “Trung Quốc luôn như thế, nói một đằng làm một nẻo. Cái gì về ngoại giao thì họ cứ làm, còn cái gì thể hiện sức mạnh ở Biển Đông thì họ cũng cứ tiếp tục”.
Trên mặt trận chính trị ngoại giao, Trung Quốc tiếp tục nêu ra các đề nghị hoà hoãn.
Tháng 11/2011, tại Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN-Trung Quốc lần thứ 14, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố: “Trung Quốc không bao giờ mưu cầu bá quyền, phản đối bất cứ hành vi bá quyền nào, sẽ luôn thi hành chính sách ngoại giao ‘thân thiện với láng giềng, làm bạn với láng giềng’, tuân thủ nghiêm khắc ‘Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á”.
Với Việt Nam, họ luôn nhấn mạnh hợp tác hữu nghị là “mạch chính” trong quan hệ Trung-Việt, một mực cho rằng “không nên để bất đồng và tranh chấp ảnh hưởng đến đại cục” phát triển quan hệ. Trong hội đàm cấp cao Trung-Việt tại Bắc Kinh, tháng 10/2011, hai bên ký kết “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam”. Điều 5 nói rõ: “Giải quyết vấn đề trên biển dựa theo tinh thần tiệm tiến tuần tự, dễ trước khó sau. Thúc đẩy đàm phán phân định biên giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ một cách chắc chắn, đồng thời tích cực thương lượng đàm phán vấn đề khai thác chung ở vùng biển nói trên. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên biển trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, bao gồm bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, cứu hộ trên biển, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Nỗ lực tăng cường lòng tin lẫn nhau, tạo điều kiện giải quyết những vấn đề khó khăn hơn”.
Thực tiễn mấy năm qua trên Biển Đông cho thấy, quan trọng là xem điều Trung Quốc làm, chứ không phải điều Trung Quốc nói. Ngày 27/2, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và người đồng cấp Trung Quốc đã tiến hành một vòng gặp mới của Trưởng đoàn đàm phán biên giới hai nước để “trao đổi ý kiến về thực hiện toàn diện” Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” ký tháng 10/2011./.
N. N.
Nguồn: toquoc.gov.vn
Được đăng bởi bauxitevn


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TRUNG QUỐC VỚI CÁC MI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt   -Thứ bảy, ngày 3/3/2012  -TTXVN (Bắc Kinh 27/2

Tờ “Thời háo Hoàn cầu” gần đây đăng bài viết “Quân giải phóng Trung Quốc cần tính toán thành lập bộ đội đặc nhiệm bảo vệ công dân ở nước ngoài” của hai tác giả là Dư Tiêu Phong, Phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu an ninh phi truyền thống và hòa bình phát triển, trường Đại học Chiết Giang và Cam Quân Tiên, Giảng viên Viện nghiên cứu quốc tế, trường Đại học “Chiết Giang Trung Quốc, trong đó cho rằng những năm gần đây, các doanh nghiệp Trung Quốc “đi ra ngoài”, lưu học sinh đi du học công dân đi du lịch, các cơ quan lập văn phòng thường trú tại nước ngoài và trao đổi hàng hoá với nước ngoài ngày càng nhiều. Tuy nhiên, công dân và pháp nhân Trung Quốc trong các hoạt động làm ăn, học tập du lịch ở nước ngoài ngày càng gặp nhiều rủi ro mang tính phi thương mại, như gặp phải chiến tranh hỗn loạn, tấn công khủng bố, hàng hoá bị giam giữ, tài sản bị tịch thu, cửa hiệu bị tranh cướp và phá huỷ, công dân bị bắt cóc tống tiền, bị xâm hại bất ngờ bởi tội phạm hình sự và những thảm hoạ thiên tai khác. Điều này cho thấy vấn đề an ninh phi truyền thống đang từng bước trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến sự sinh tồn và phát triển của công dân và pháp nhân Trung Quốc ở nước ngoài, đồng thời cũng cho thấy Trung Quốc cần coi trọng hơn nữa tới các biện pháp đối phó với các mối đe doạ an ninh phi truyền thống mới.
Gần đây, nhiều công dân Trung Quốc liên tiếp bị bắt cóc tại Xuđăng, Ai Cập, thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận. Hiện tượng này có liên quan đến mối đe dọa an ninh phi truyền thống – “an ninh thân thể”, trong đó có các đặc trưng chung là: phi quân sự, xuyên quốc gia, mối đe doạ phổ biến và mang tính không xác định, thường đòi hỏi nhiều quốc gia cùng nhau hợp tác giải quyết.
Tôn chỉ của ngoại giao Trung Quốc là “lấy dân làm gốc, ngoại giao vì dân. Trong những thời điểm khủng hoảng quan trọng, hành động sơ tán kiều dân của Chính phủ Trung Quốc đều rất thành công. Nhưng Trung Quốc có một vấn đề lớn cần giải đáp khi thực hiện bước ra thế giới, đó là mâu thuẫn ngày càng nổi cộm giữa nhu cầu an ninh của công dân ở nước ngoài không ngừng tăng lên với sự thiếu hụt tương đối về tài nguyên bảo hộ lãnh sự của Chính phủ. Nhìn chung bảo hộ lãnh sự của Trung Quốc đối với công dân ở nước ngoài đang thiếu trầm trọng về nhân viên, bộ máy và tài chính. Vì vậy, Trung Quốc cần phải học tập các nước khác về phương pháp bảo vệ công dân và pháp nhân ở nước ngoài một cách hiệu quả, như Lãnh sự quán Anh thường trú ở nước ngoài bố trí chuyên biệt “nhân viên điều hòa rủi ro an ninh”; Mỹ mở các lãnh sự quán tại mỗi thành phố của nước có thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng thời vạch rõ khu vực hành chính nghiệp vụ lãnh sự trong phạm vi riêng để dành cho bảo hộ lãnh sự; Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao Nhật Bản thành lập “Phòng an ninh quốc dân ở nước ngoài” chuyên phụ trách bảo hộ an ninh công dân Nhật Bản ở nước ngoài và xây dựng các chính sách, biện pháp liên quan. Rất nhiều nước còn khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm tổn hại thân thể và tài sản đối với công dân và pháp nhân đang ở nước ngoài.
Như vậy, các cơ quan hữu quan của Chính phủ Trung Quốc cần tăng cường xây dựng cơ chế bảo hộ lãnh sự, nhằm cung cấp các thông tin cảnh bảo đối với công dân và pháp nhân Trung Quốc, nhằm giúp công dân Trung Quốc có được những điều kiện thuận tiện nhất về vấn đề an ninh tại các nước trên thế giới. Trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa có chuyên mục về “tình hình an ninh nước ngoài” và cập nhật liên tục các thông tin về an ninh lãnh sự. Các bộ ngành như Bộ Giáo dục, Bộ Thương mại, Cục Du lịch Nhà nước… cũng thông qua các hình thức khác nhau thông báo thông tin an ninh ở nước ngoài có liên quan phạm vi nghiệp vụ của mình. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cần làm tham chiếu các kinh nghiệm quốc tế, kết hợp với tình hình trong nước của Trung Quốc, xây dựng cơ chế phản ứng nhanh về khủng hoảng ở nước ngoài. Trong tình hình hiện nay, cần làm sâu sắc hơn công tác này.
Hai chuyên gia kiến nghị Trung Quốc cần thành lập “Vụ an ninh phi truyền thống” thuộc Bộ Ngoại giao (hoặc có thể tách nghiệp vụ dịch vụ lãnh sự và nghiệp vụ bảo hộ lãnh sự, biến trung tâm bảo hộ lãnh sự thành cơ quan tương đối độc lập), với chức năng chủ yếu là ứng phó với các mối đe doạ an ninh phi truyền thống ở nước ngoài, phối hợp cùng với các bộ ngành liên quan xây dựng cơ chế đánh giá mức độ rủi ro về an ninh ở nước ngoài, nhằm cung cấp sổ tay thông tin an ninh cho công dân khi ra nước ngoài, cung cấp tư vấn an ninh qua điện thoại miễn phí và không giới hạn cho công dân Trung Quốc ở nước ngoài, đưa ra cảnh báo về các loại hiểm hoạ an ninh cho công dân một cách chính xác nhất… đồng thời thành lập “Quỹ bảo hộ lãnh sự” chuyên biệt tương ứng. Trung Quốc cũng cần kêu gọi cộng đồng quốc tế tiến tới ký các hiệp định hợp tác liên quan, như “Công ước cùng nhau phòng ngừa các sự kiện bạo lực như bắt cóc”.
Đồng thời, các tổ chức phi chính phủ, như công ty xuyên quốc gia, hiệp hội thương mại của Trung Quốc cùng với các cơ quan nghiên cứu các vấn đề quốc tế và học viện chuyên ngành cũng cần nỗ lực cung cấp các thông tin về lãnh sự ở nước ngoài. Được coi là phương diện quan trọng đôi phó với các mối đe doạ an ninh phi truyền thống, quân đội Trung Quốc cần tính toán tới khả năng thành lập bộ đội đặc biệt nhằm bảo vệ công dân ở nước ngoài, khi các biện pháp hòa bình mất hiệu lực có thể bảo vệ hữu hiệu an ninh sinh mệnh và tài sản đối với công dân và pháp nhân Trung Quốc tại nước ngoài.
Ngoài ra, còn phải nâng cao ý thức và khả năng an ninh đối với công dân Trung Quốc ở nước ngoài. Phương diện này còn tồn tại nhiều vấn đề cần tháo gỡ, như rất nhiều công dân Trung Quốc đến nước ngoài không chủ động đến lãnh sự quán của Trung Quốc làm các thủ tục và đăng ký cần thiết; thiếu ý thức an ninh và dự báo, cảnh giác với khủng hoảng; thiếu tri thức và khả năng vận dụng luật pháp bảo vệ quyền lợi bản thân; thiếu sự hỗ trợ và liên kết lẫn nhau giữa các công dân Trung Quốc; thiếu khả năng tự cứu mình và giúp đỡ lẫn nhau khi rơi vào mối nguy hiểm; thiếu tinh thần học tập văn minh của nước đó và chú trọng hình ảnh bản thân.
Các vụ việc công dân Trung Quốc bị bắt cóc tại Xuđăng và Ai Cập là “sự kiện an ninh phi truyền thống” mang tính chất chính trị, Trung Quốc tin tưởng Chính phủ sẽ phối hợp cùng Chính phủ các nước liên quan xử lý kịp thời, ổn thoả những vụ việc mang tính khủng hoảng này./.

 

Vai trò phản biện đã “chính thức hóa”

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/03/03/120303145555_dinh_xuan_thao_304x304_tuoitreonline_nocredit.jpg  BBC  -Đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo khẳng định với BBC rằng Việt Nam đang rất cần sự ‘đóng góp, phản biện’ của các trí thức người Việt trong và ngoài nước.
Trả lời câu hỏi liệu trí thức Việt Nam hiện có hay không một vai trò ‘phản biện xã hội’ vì sự phát triển của đất nước, dân tộc, Tiến sỹ Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội Việt Nam, nói:
“Hiện nay đội ngũ trí thức đang được đặt ra một nhiệm vụ quan trọng là phản biện xã hội và đóng góp vào các chiến lược để xây dựng đất nước. Vai trò phản biện thông qua các tổ chức của họ hiện nay đã được chính thức xác định.
“Chúng tôi cũng luôn làm việc với họ để tổ chức các hội thảo khoa học lấy ý kiến phản biện. Và những ý kiến đó đã được trân trọng để giúp ích cho việc quyết định các đạo luật, cũng như đưa ra các quyết sách lớn”
TS Đinh Xuân Thảo
“Tôi thấy điều này thể hiện rất rõ ở lần sửa đổi Hiến pháp lần này, thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học đầu ngành, trên tất cả các lĩnh vực của đất nước, thu hút trí tuệ đóng góp một đạo luật quan trọng của đất nước.
Đại biểu này nói việc phản biện của trí thức thể hiện “rất rõ” trong việc góp ý làm luật, soạn thảo chính sách, quyết sách:
“Đối với các dự án luật trước khi Quốc hội thông qua, cũng như các chính sách, quyết sách lớn của Chính phủ trình Quốc hội, bao giờ Quốc hội cũng lấy ý kiến của chuyên gia, các nhà khoa học, thông qua các kênh như Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
“Chúng tôi cũng luôn làm việc với họ để tổ chức các hội thảo khoa học lấy ý kiến phản biện. Và những ý kiến đó đã được trân trọng để giúp ích cho việc quyết định các đạo luật, cũng như đưa ra các quyết sách lớn.”
Mở đầu ý trao đổi về trí thức, trong cuộc phỏng vấn nhân chuyến thăm của đoàn nghị sỹ Quốc hội Việt Nam tại BBC London đầu tuần này, ông Thảo cho biết Việt Nam không chỉ “cần” trí thức mà còn có tham vọng xây dựng một “đội ngũ trí thức” được thu hút từ cả trong lẫn ngoài nước.

 

Hoa Kỳ không loại trừ việc sử dụng biện pháp quân sự đối với Iran

Cử tri Iran đi bầu Quốc hội 02/03/2012 (REUTERS)

Cử tri Iran đi bầu Quốc hội 02/03/2012 (REUTERS)
Ba ngày trước cuộc hội kiến với thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu để bàn về cuộc khủng hoảng khu vực (ngày thứ Hai 05/03/2012), tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã cảnh báo Israel không nên manh động, tạo cơ hội cho Iran chứng tỏ mình là « nạn nhân » của Phương Tây, nhưng cũng không loại trừ biện pháp quân sự để chống lại tham vọng hạt nhân của Teheran. Phát biểu của tổng thống Mỹ được công bố trên tạp chí The Atlantic ngày hôm qua, thứ Sáu 02/03.
Trước phát biểu này, Hoa Kỳ vẫn chủ trương tiến hành trừng phạt kinh tế và cô lập ngoại giao để buộc Iran từ bỏ mục tiêu chế tạo vũ khí hạt nhân. Vào ngày thứ Tư 29/02, Nhà Trắng nhấn mạnh rằng, mọi hành động quân sự chống Iran sẽ gây bất ổn trong khu vực Cận Đông, an ninh của người Mỹ tại Afghanistan và Irak.
Trong phát biểu hôm qua, tổng thống Mỹ ghi nhận nỗi lo ngại lớn của Israel và khả năng tấn công vũ trang chống lại nước Cộng hòa Hồi giáo này. Bên cạnh đó, ông cũng yêu cầu thủ tướng Israel cân nhắc thật kỹ về các hệ quả của một hành động vũ trang chống Iran.
Cùng lúc đó, trong một cuộc họp để gây quỹ cho cuộc tái tranh cử tổng thống, tối thứ Năm 01/03 tại New York, tổng thống Obama khẳng định sự ủng hộ tuyệt đối mà Hoa Kỳ dành cho Israel và nêu ra chủ trương giúp đỡ Tel Aviv giữ được « ưu thế quân sự » trong khu vực. Ngày mai, Chủ nhật 04/03, tổng thống Mỹ sẽ có bài phát biểu tại Washington trước các thành viên Aipac – một nhóm vận động hậu trường cho Israel chủ yếu tại Hoa Kỳ -, và hội kiến với tổng thống Israel Shimon Peres.
Đối lập tẩy chay bầu cử Quốc hội Iran
Hôm qua 02/03/2012, cử tri Iran đi bầu lại 290 ghế đại biểu Quốc hội. Truyền thông nhà nước loan tin có đến hơn 60% cử tri đi bầu, bất chấp việc các nhà đối lập kêu gọi tẩy chay bầu cử. Theo nhiều nhà phân tích, kết quả bầu cử hôm qua sẽ không có gì gây ngạc nhiên : chiến thắng thuộc về lực lượng bảo thủ nắm quyền là điều đã được biết trước, trong một cuộc bầu cử bị chính quyền thao túng.
Giống như các kỳ bầu cử trước tại Iran, giờ đóng cửa hòm phiếu đã được đẩy lui, từ 18 giờ như quy định cho đến 23 giờ, để cho phép nhiều cử tri nhất có thể đến bỏ phiếu. Chính quyền đã kêu gọi 48 triệu cử tri Iran tham gia đông đảo vào cuộc bỏ phiếu đã khẳng định sự ủng hộ của họ đối với chế độ, hiện đang chịu các trừng phạt nặng nề từ phía cộng đồng quốc tế và đứng trước nguy cơ tấn công quân sự của Iran, do chương trình làm giàu uranium bị nghi là dùng để chế tạo bom nguyên tử.
Các cử tri Iran đi bầu trông đợi Quốc hội mới sẽ giải quyết được các thách thức kinh tế nghiêm trọng. Theo các số liệu chính thức tại Iran, tỷ lệ người tham gia vào các cuộc bầu cử tại Iran là từ 50% đến 70%. Trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2008, có 55,4% cử tri tham gia.
Như vậy, lời kêu gọi tẩy chay bầu cử của các lãnh đạo cải cách đối lập, để phản đối sự đàn áp của chính quyền kể từ cuộc phản kháng chống lại kết quả bầu cử tổng thống năm 2009, đã không nhận được sự hưởng ứng của đa số cử tri, nếu căn cứ trên con số người tham gia bầu cử mà chính quyền đưa ra. Về phía lực lượng bảo thủ cầm quyền, tuy chia thành nhiều nhóm tranh cử, nhưng theo một số nhà phân tích, các liên minh này chỉ mang tính tình thế và không có một chương trình rõ ràng.
Theo Bộ Nội vụ Iran, kết quả bầu cử chính thức sẽ được thông báo trong hai, ba ngày tới. Trong khi đó, tổ chức nhân quyền HRW đã tố cáo cuộc bầu cử này là không công bằng.

 

Dân Hồng Kông biểu tình đòi bầu trực tiếp Trưởng đặc khu

Dân Hồng Kông xuống đường đòi bầu trực tiếp Trưởng đặc khu (Reuters 路透社)

Dân Hồng Kông xuống đường đòi bầu trực tiếp Trưởng đặc khu (Reuters 路透社)
Trọng Thành  – RFI
Hôm nay 03/03/2012, hàng nghìn người Hồng Kông xuống đường để yêu cầu chính quyền thiết lập thể thức cử tri bỏ phiếu bầu trực tiếp chức vụ người đứng đầu thành phố này. Theo cảnh sát, có khoảng 3.000 người tham gia biểu tình, còn theo ban tổ chức, có đến 5.000 người.
Những người biểu tình đã tuần hành ở trung tâm thành phố cho đến trụ sở của chính quyền, giương các biểu ngữ yêu cầu xóa bỏ thể thức bầu cử hiện tại, vốn chỉ do một nhóm nhỏ quyết định, để thay thế bằng phương thức bầu cử trực tiếp.
Theo dự kiến, cuộc bầu cử Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông sẽ diễn ra vào ngày 25/03. 1.200 đại diện thuộc Ủy ban bầu cử, trong đó tuyệt đại đa số là những người thân Bắc Kinh, sẽ bầu người kế nhiệm ông Donald Tsang, sắp mãn nhiệm chức Trưởng đặc khu vào tháng Sáu tới.
Những người biểu tình đặc biệt phản đối ông Henry Tang, ứng cử viên được Bắc Kinh ủng hộ. Trong những tháng gần đây, nhân vật đứng hàng thứ hai trong chính quyền Hồng Kông này liên tục có các bê bối.
Đặc biệt là tuần này, báo chí địa phương loan tin cặp vợ chồng Henry Tang đã bí mật cho thực hiện các công trình nội thất sang trọng tại một trong các nơi ở của gia đình họ. Tin này gây chấn động Hồng Kông, là nơi mà chỗ ở là một vấn đề hết sức gai góc, khi hàng triệu người phải sống với diện tích chỉ vài mét vuông, với giá thuê hết sức cao.

 

Iran có thể bất ngờ làm phức tạp chính trường biển Đông ra sao

03/03/2012 – 08:56
Nguồn: Adam Bray – blog Cây Trứng cá
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ  -01.03.2012
Tuần trước Việt Nam đã đưa ra một tuyên bố “tái khẳng định chủ quyền” đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; là những khu vực biển đang tranh chấp phần lớn đang bị Trung Quốc kiểm soát. Báo chí nói rằng tuyên bố này là để phản ứng lại những thông báo mà Trung Quốc vừa đưa ra về những dự định phát triển những quần đảo trên.
Tuần trước tôi đã có nhận định với bạn bè cũng như trên mạng rằng mỗi khi Việt Nam làm điều này, có nghĩa là hai quốc gia đang có một đụng độ bí mật trên biển.
Vài ngày sau, Việt Nam đã công bố một câu chuyện quái dị trên truyền thông nhà nước rằng họ vừa kế thúc một cuộc hội thảo hữu nghị với Trung Quốc và đã đi đến một thoả thuận chung về những vấn đề liên quan đến biển Đông. Những gặp gỡ loại này luôn mang dấu hiệu cảnh giác.
Rồi hôm nay Việt Nam rốt cuộc lại thông báo rằng những tuyên bố của chính phủ tuần trước thật sự là để phản ứng lại những chiếc thuyền đánh cá Việt Nam bị hải quân Trung Quốc bắt giữ và đánh đập những ngư dân Việt trên thuyền.
Cũng nên lưu ý rằng “ngư dân” Việt Nam thật sự có nghĩa là những sĩ quan hải quân Việt Nam cải trang. Những tình báo, công an và quân đội Cộng sản ở Việt Nam dường như luôn ăn mặc thường phục để hoạt động bí mật thường xuyên như họ mặc đồng phục. Tìm kiếm trên Google và bạn sẽ tìm thấy rằng trước mỗi cuộc trao đổi về vấn đề biển Đông (tích cực hay tiêu cực), luôn có một sự kiện đầy bí ẩn liên quan đến “ngư dân” Việt Nam bị mất tích trên biể hoặc “bị hải tặc tấn công” gần những hòn đảo do Trung Quốc kiểm soát.
Vậy điều này có liên quan gì đến Iran, bạn hỏi? Hãy bước qua một sự kiện khác trong tuần này.
Hoa Kỳ vừa thông báo rằng Bắc Hàn đã đồng ý đình chỉ những hoạt động và thử nghiệm vũ khí hạt nhân để đổi lấy viện trợ lương thực từ Hoa Kỳ. Bắc Hàn là đồng minh chủ chốt và người hậu thuẫn cho chương trình hạt nhân của Iran và chắc chắn rằng thoả thuận mới này với Hoa Kỳ sẽ giới hạn sự hợp tác giữa Bắc Hàn và Iran.
Các quan chức Hoa Kỳ tuần này đã bất ngờ tố cáo Ả Rập Saudi có liên quan đến cuộc tấn công 11/9 vào Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ đã có được thông tin này trong khoảng một thập niên. Tại sao đến giờ mới công bố? Hoa Kỳ đang gây áp lực lên Ả Rập Saudi để nó ủng hộ Hoa Kỳ chống lại Iran. Nếu nó không chịu hợp tác, tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ còn thấy thêm những tiết lộ về Ả Rập Saudi trong những tuần kế tiếp.
Hoa Kỳ đang đi kêu gọi khắp thế giới để áp lực các quốc gia giúp chính phủ Hoa Kỳ kềm chế Iran – trước khi một cuộc chiến tranh thế giới nổ ra – một sự kiện giờ đây dường như có nguy cơ xảy ra. Tuy nhiên, những nhân vật chính trong trò chơi này, ngoài Hoa Kỳ, lại chính là Trung Quốc và Nga.
Ta có thể tưởng tượng rằng Hoa Kỳ và Nga đang thảo luận về việc gì – có lẽ là một lời hứa sẽ không có những nhận định xúc phạm từ bà Clinton đối với Putin trong giai đoạn nước Nga đang bầu cử và biểu tình này.
Rõ ràng những điều kiện Trung Quốc đưa ra cho Hoa Kỳ sẽ là: Nếu các anh (Hoa Kỳ) muốn được ủng hộ trong vấn đề Iran, thì phải để chúng tôi (Trung Quốc) sở hữu biển Đông.
Đây là cái giá rất đắt, và không rõ là Hoa Kỳ có sẵn sàng trả nó hay không, nhưng việc này cũng không ngăn Trung Quốc làm phép thử. Năm ngoái, sau vài sự kiện bạo lực giữa Trung Quốc và Việt Nam, truyền thông Việt Nam đã thông báo rằng Hoa Kỳ vừa gửi tàu chiến đến khu vực. Hoa Kỳ không luôn tự đưa ra thông báo và cũng không xác nhận những công bố của chính quyền Việt Nam (và thông tin này cũng không thường được truyền thông bên ngoài Việt Nam nhắc đến). Tuy nhiên điều rõ ràng là Việt Nam đã gửi một thông điệp đến Trung Quốc. Nếu Hoa Kỳ nhượng bộ Trung Quốc trong cuộc tranh chấp mới nhất này, chúng ta có thể thấy Hoa Kỳ đứng bên lề lần này trong khi Việt Nam bị thất thế trên biển.
Cho đến hiện tại Hoa Kỳ đã vẫn tìm cách giữ vùng biển mở cửa, không chỉ như là phương tiện giao thông và thương mại ở Đông nam Á, mà còn bởi vì nguồn dầu dự trữ dồi dào trong khu vực. Hoa Kỳ đã nhanh chóng củng cố quan hệ với Việt Nam trong một thập niên qua, bao gồm việc hỗ trợ Việt Nam tham gia WTO, những chuyến viếng thăm thường xuyên của các quan chức cao cấp Hoa Kỳ, nguồn viện trợ nhân đạo và giúp đỡ kinh tế dồi dào, và thậm chí có những tin đồn về những thoả thuận quân sự. Tất cả những điều này cho thấy một nỗ lực muốn làm ồng minh với Việt Nam nhằm kềm chế người láng giềng phương bắc.
Như tôi đã đề cập đến những dự đoán cho năm 2012, năm nay sẽ có những căng thẳng tăng cao giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ trong vấn đề biển Đông. Tuy nhiên câu hỏi là liệu biển Đông hay Iran sẽ thúc đẩy chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ mạnh hơn – và Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao, đặc biệt là đối với những nhân vật chủ chốt khác trong khu vực tranh chấp, bao gồm Đài Loan, Philippine và Việt Nam.

 

Vũ Đức Khanh – Đảng Cộng sản Việt Nam suy tính đến sự thay đổi

03/03/2012 – 00:21
Vũ Đức Khanh/Asia Sentinel
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Khi trôi dạt trong vô định, Đảng sống nhờ vào thời gian tạm bợ
Ngày 3/2, Đảng Cộng sản Việt Nam được 82 tuổi, trong đó có thời gian 36 năm được dùng vào công cuộc cai trị Việt Nam. Chúng ta không thể biết những gì sẽ đến trong 82 năm tới. Tuy nhiên, trong tuần qua, các phái đoàn đại biểu và quan chức lãnh đạo đảng đã gặp nhau tại Hà Nội để thảo luận về những cải cách cần thiết.
Những cuộc thảo luận này sẽ tập trung vào việc kiềm chế nạn tham nhũng và những kém cỏi thiếu sót trong các đảng viên, cùng những cải tiến về nhân quyền. Tuy nhiên, bất kỳ đề nghị nghiêm túc nào về cải cách của các quan chức cao cấp đảng đã vẫn chỉ là một gợi ý. Vì những đề xuất cải cách này chỉ được hình thành nhằm đem lại lợi ích cho đảng, các thay đổi thực sự cho người dân Việt Nam vẫn tiếp tục là một hy vọng xa xôi.
Ngày nay Đảng đã đi lạc khỏi gốc rễ chủ nghĩa Mác-Lênin của mình, phát triển thành một loại chế độ độc tài nhân đạo nửa vời, những kẻ luôn dành riêng bàn tay sắt cho những nhà tranh đấu dân chủ và quyền con người, không chấp nhận nền cai trị độc đảng của chính phủ.
Tình trạng hiện tại của đảng
Cải cách kinh tế đã giúp Việt Nam phát triển thịnh vượng, nhưng những cải cách đã chẳng làm được gì nhiều trong việc mang lại các hy vọng và nguyện vọng của người dân, ngoài việc chỉ mang lại một lớp vỏ bọc cho đảng để có thể nói rằng “Tôi đã thực hiện được một cái gì đó cho Việt Nam” Cho Việt Nam? Có lẽ. Còn cho Đảng ? Chắc chắn là như thế.
Bị ảnh hưởng bởi một cảm giác hoành tráng của sự thành tựu, đảng đã tìm được lý do để chỉ hành động khi thật cần thiết, để ngăn chặn cuộc chiếm giữ đường phố Hà Nội và Sài Gòn kiểu mùa xuân Ả Rập. Tình tự mãn này không chỉ bỏ qua các kế hoạch tương lai mà còn bỏ qua các nhu cầu của người dân cho đến khi tình hình trở nên quá muộn. Điều này không phải để nói rằng đảng đã không bắt mạch được nhịp đập của đất nước, nhưng để nói đến sự thiếu sẵn sàng hành động của người cộng sản nếu chưa thực sự cần thiết đã phản bội lại bất kỳ ý thức trách nhiệm nào của họ.
Vậy thì, tương lai nào mà đảng sẽ có ở Việt Nam? Tất nhiên, cần thay đổi. Thay đổi trong đảng. Thay đổi trong Hiến pháp và chính trị. Tuy nhiên, những thay đổi cần thiết này sẽ không tự xảy ra. Một ngọn lửa – trong hòa bình hay bạo lực, dù ta mong là trong hòa bình – là điều cần thiết, nhưng “một ngọn lửa” ra sao và như thế nào ? Và sau đó, những gì sẽ xảy ra cho đảng và cho Việt Nam ?
Chắc chắn Việt Nam sẽ thay đổi và có khả năng sẽ phản ứng với các sức mạnh từ bên ngoài. Những sức mạnh này có thể là Trung Quốc hay Hoa Kỳ đang gây ảnh hưởng của họ ở Việt Nam, mang đến cho Việt Nam một số lợi ích, nhưng không trước khi chính phủ chịu thực hiện những thay đổi cần thiết. Chỉ cần nhìn vào cuộc tranh chấp hàng hải và lãnh thổ ở Biển Đông ta cũng có thể thấy được bằng chứng về điều này. Nỗi lo lắng về Trung Quốc và mong muốn có được vũ khí từ Mỹ của Việt Nam đòi hỏi Hà Nội phải thực hiện những cải cách dân chủ nghiêm túc và cải thiện tình trạng nhân quyền.
Các sức mạnh từ bên ngoài này cũng có thể đến từ áp lực thị trường. Hiện nay, Việt Nam đang bị lạm phát cao, thâm hụt thương mại và ngân sách. Tuy nhiên, cải cách về kinh tế có thể không đủ khi chúng ta nhìn thấy Việt Nam đã thay đổi về kinh tế nhưng không thay dổi về chính trị. Đó không phải là sự thay đổi thực sự mà chỉ đơn thuần là một sự chuyển hướng. Đây là một nỗ lực nhằm đánh lạc hướng mọi người trong khi cơ chế vẫn tiếp tục thất bại.
Thay đổi thực sự đòi hỏi một sự đổi mới hoàn toàn các tổ chức chính trị của Việt Nam, nhưng sức mạnh nào, và lực lượng nào của đảng Cộng sản có thể mang lại hành động này ?
Những giới hạn của Internet
Thiếu vắng một cuộc cách mạng, đảng không chỉ đơn giản biến mất qua đêm, nhưng sẽ từ từ suy giảm theo thời gian. Do đó, có thể mất nhiều năm trước khi chúng ta đo lường được mức độ của sự tiến bộ. Hiện nay, một trong những động lực đằng sau sự cần thiết phải cải cách tại Việt Nam, chẳng hạn như các cải cách nội bộ như đang được thảo luận tại Hà Nội, chính là các tiến bộ công nghệ như Internet.
Internet cung cấp một lối thoát cho người dân Việt Nam để nói lên nỗi thất vọng của mình. Internet đã cung cấp một phương tiện cho các công dân để so sánh chính phủ của mình với những chính phủ xung quanh trên thế giới, để hiểu rõ hơn về những thành công và thất bại của họ. Internet cũng cung cấp một cơ hội cho người dân để trở thành một phần của cộng đồng toàn cầu, để trở nên đồng bộ với sự phát triển quốc tế. Việc truy cập thông tin là lớn hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, tự mình Internet sẽ không thúc đẩy người dân Việt Nam đến các yêu cầu thay đổi, nếu quả là được như thế thì ta đã có thay đổi từ lâu rồi. Internet có thể bị kiểm soát, như chúng ta đã thấy ở Trung Quốc và Iran. Thông tin có thể bị sửa chữa, thao tác. Mặc dù người dân sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nước Việt Nam mới, nhưng họ không phải là các diễn viên chính trong thay đổi có tính thể chế (instituting). Chắc chắn chất xúc tác cho sự thay đổi sẽ đến từ bên ngoài.
Một vỏ bọc vĩ đại màu đỏ
Thành công mà các tranh chấp trên biển Đông mang lại là đã thắp sáng được ngọn lửa của chủ nghĩa yêu nước trong dân chúng Việt Nam. Thế nhưng, trong khi yêu cầu được hỗ trợ vũ khí từ Mỹ, chính phủ lại vẫn cố gắng duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, khiến đã phải vừa đàn áp vừa hỗ trợ những cuộc biểu tình công khai chống lại Trung Quốc.
Kết quả là các tín hiệu rắc rối này đã khiến dân Việt Nam, những người không biết chắc là chính phủ của họ ủng hộ Trung Quốc, Mỹ hoặc chỉ đơn giản là thua cuộc, đã phải giận dữ. Hơn nữa, sự do dự này cũng đã tạo ra rạn nứt giữa các đảng viên, nhiều người trong số họ đang yêu cầu các câu hỏi tương tự như người dân. Mặc dù ra vẻ đoàn kết trước công chúng, thật cũng không khó để nhìn ra các phe phái được hình thành ra sao sau những cuộc họp kín.
Điều rõ ràng sẽ khiến Đảng Cộng sản diệt vong không phải là cuộc cách mạng nhưng chính là sự khác biệt của dư luận. Đảng không còn được thúc đẩy bởi ý thức hệ cộng sản. Với sự cai trị độc đảng của Việt Nam, đảng Cộng sản đã trở thành một cái vỏ bọc rất lớn cho những người dân có quan hệ móc nối tốt và những cá nhân khác có tham vọng chính trị. Tính thuần khiết của ý thức hệ không còn quan trọng nữa.
Do đó, các đảng viên hiện nay không có cùng suy nghĩ về một loạt các vấn đề khác nhau. Các phe phái chắc chắn sẽ hình thành khi một số đảng viên kết hợp lại xung quanh một quan điểm, và những người khác cũng kết hợp xung quanh một lập trường khác, thúc đẩy chương trình nghị sự riêng của mình chỉ để đạt được các lợi ích của họ. Những gì nổi lên sẽ là hình thức dân chủ căn bản và hạn chế trong đảng. Nếu bất kỳ phe phái này gia tăng được ảnh hưởng, họ sẽ rất có thể tách riêng và khởi sự cải cách dân chủ trên khắp nước Việt Nam.
Chất xúc tác cho thay đổi sẽ đến từ bên ngoài, nhưng các trường hợp thay đổi đầu tiên sẽ đến từ bên trong. Nó sẽ đến từ chính bản thân Đảng Cộng sản khi phải phản ứng với những vấn đề từng gây kích động người dân. Cho dù vấn đề tranh chấp ở Biển Đông này vẫn chưa rõ sẽ đi đến kết quả như thế nào, nhưng gần như chắc chắn rằng Đảng sẽ bị chia rẽ trong việc xử lý các mối quan tâm nghiêm trọng trong nước và các chính sách nước ngoài như thế nào cho hoàn thiện nhất.
Đảng Cộng sản sẽ không bị nổ tung và biến mất, nhưng sự chia rẽ sâu sắc và thiếu thống nhất trong đảng cuối cùng sẽ gây ra sự sụp đổ của chính nó, trong năm nay, năm tới hoặc có thể là trong thập kỷ tiếp theo.
Nguồn: Asia Sentinel

 

Chỉnh đốn đảng ngay từ Hải Phòng

12:01:am 03/03/12 | Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi hình thành đến nay chưa bao giờ mất tự tin nhiều cho bằng lúc này. Họ cảm thấy “Lòng tin của nhân dân lung lay đã từ lâu chứ có phải hôm nay mới lung lay. Mất lòng tin vào đảng, mất lòng tin đảng viên. Chính đảng viên cũng không tin lãnh đạo. (Trần Lâm-BBC online ngày 28-2-2012)
Vì thế ông TBT Nguyễn Phú Trọng đang ra sức kêu gào “chỉnh đốn đảng”, nhưng thực chất là chỉ mới nói chung chung để đối phó với tình hình, chớ thực ra ông không làm điều gì thực tế ngoài những cuộc hội họp và tuyên bố lung tung.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang nói với BBC rằng hội nghị tuần này cho thấy:
“Đảng đã suy thoái quá mức. Đảng không thể chấp nhận nhân dân và nhân dân cũng không thể chấp nhận được đảng. Các bài nói, công văn, chỉ thị bây giờ luôn đặt hàng đầu các thế lực thù địch, ám chỉ các thế lực ấy nằm cả từ trong trí thức đến công nhân, nông dân…
“Nhiều đảng viên kêu gọi đảng phải ‘lấy lại lòng tin yêu của nhân dân’, nhưng nói thật, hy vọng ấy rất mong manh và nhiều người không tin đảng làm được…
“Nếu cứ giật gấu vá vai, đảng không thể nào chỉnh đốn và tồn tại được”. (BBC online ngày 27-2-2012)
Một sự việc long trời lở đất, nơi đang chôn vùi uy tín đảng CSVN dưới đất bùn   huyện Tiên Lãng, thuộc tp Hải phòng xảy ra gần 2 tháng nay, cả dân, cả chính phủ, cả thế giới đều chú tâm và lên tiếng, ấy vậy mà ông Lê Anh Hùng thắc mắc không biết: “Vì sao ông Nguyễn Phú Trọng không lên tiếng vụ Tiên Lãng?”
“Một vụ việc gây xôn xao dư luận như thế, đặt ra những vấn đề hệ trọng liên quan đến nền tảng của chế độ như thế mà ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư BCH TW đảng CSVN, lại im như thóc, tuyệt nhiên không hề hé răng lấy nửa lời, mặc dù ông vẫn đang kêu gào thống thiết về cái gọi là “chỉnh đốn đảng”. (Bauxite Việt Nam online ngày 18-2-2012)
Ai cũng biết rằng cái đảng này bây giờ “nó thối lắm rồi”, do vậy ông TBT Trọng nói chỉnh đốn là việc “cần làm ngay”. Tuy nhiên, ông ta nói vậy chớ không phải vậy, hãy nhìn kỹ những gì ông Trọng làm. Thực ra việc chỉnh đốn đảng mới đưa ra thảo luận trong hội nghị thôi, vụ việc nghiêm trọng ở Tiên Lãng, Hải Phòng, điều làm cho ông TBT Trọng mất hứng, vì nếu muốn thực hiện việc chỉnh đốn đảng thì phải bắt tay ngay vào chỉnh đốn đảng bộ Hải Phòng.
Qua sự việc bí thư thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành có thái độ thách thức thủ tướng và nhân dân, hỗn hào với các vị lãnh đạo cao cấp “đã về hưu”, láo xược với gọi người dân Đoàn Văn Vươn bằng “ thằng” (cán bộ là đày tớ của nhân dân). Tại sao ông Nguyễn Văn Thành dám bẻ nạng chống trời, có ai chống đỡ sau lưng ông ta? Có phải là bàn tay ông Trọng? Ông Thành phát biểu:
“…Còn tác động về chính trị, khi xảy ra một cái, là ý kiến các đồng chí như đồng chí Lê Đức Anh, đồng chí Đặng Hùng Võ, và một số người hùa vào thằng Vươn, lập tức các bài báo xuất hiện, phải thế nọ thế kia, “phải, phải..” liên tục “phải” cho đến ngày hôm qua là 1343 bài báo và 5 triệu lượt người vào mạng Gool.tiên lãng”. (RFA online ngày 24-2-2012)
Này nhé, vụ cưỡng chiếm ở Tiên Lãng, Hải Phòng là việc làm cho dân không còn tin đảng vì đã tha hóa một cách trầm trọng cần phải chỉnh đốn ngay, ấy thế mà ông Trọng đang há miệng mắc quai, chỉ để cho Hải Phòng “tự phê bình và phê bình” và xử lý mấy con tép riu tế thần bằng hình thức cảnh cáo, cách chức cho về vườn hưởng của “hồi môn”, thế là xong. Xin hỏi nhỏ ông TBT Trọng từ trước đến bây giờ có ông đảng viên cộng sản nào tự phê mình bằng cách “lấy đá ghè vào chân mình không?” Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang cảnh cáo:
“Ví dụ như ‘tiếng bom Đoàn Văn Vươn’, họ phải thấy gốc tích là sai lầm trong đường lối của đảng chứ không chỉ là sai lầm của mấy anh cấp huyện hay thành phố. Nếu cứ giật gấu vá vai, đảng không thể nào chỉnh đốn và tồn tại được”. (BBC online ngày 27-2-2012)
Nói chuyện trong cuộc họp với câu lạc bộ Bạch Đằng, ông Thành khiến cho các đảng viên lão thành bất bình, phản đối ngay tại diễn đàn đồng thời gửi kiến nghị lên TBT đảng CSVN, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội:
“Chúng tôi chờ đợi, hy vọng sự nghiêm túc phê bình của lãnh đạo thành phố, nhưng không ngờ vô cùng ngạc nhiên, đồng chí Thành không hề nêu sai sót nào của thành phố, chính quyền, cơ quan liên quan của thành phố Hải Phòng. Có những trình bày trái với kết luận của thủ tướng như:“Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngợi công an, bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ, các bậc lão thành nói không chuẩn…”
“Buổi nói chuyện của đồng chí Thành đã ồn lên, mọi người không muốn nghe nữa, “kiến nghị tường thuật”. Kết thúc buổi nói chuyện, một hội viên lên bục nói ngắn gọn:“Đồng chí bí thư thành ủy đã nói sai sự thật, trái với kết luận của thủ tướng, đồng chí ấy đã coi thường tất cả chúng ta. Tôi là một đảng viên kiến nghị cách chức đồng chí ấy đi”. (BBC online ngày 19-2-2012)
Ông bí thư Thành đã giương lưỡi gỗ cố nói lấy được, lấp liếm bao che, chối tội cho cấp dưới cũng như chối tội cho chính mình, tuy nhiên nhân chứng là ông Lê Văn Kết đã có cuộc gặp gỡ báo chí và lên tiếng rõ ràng:

“Anh Khanh, anh Hoan và anh Liêm nhờ tôi gọi hộ máy xúc để cho ban cưỡng chế giải tỏa mặt bằng. Tôi nhận lời và điện thoại cho anh Thái (chủ máy xúc ở xã Hồng Thắng) nhưng do anh Thái bận nên tôi gọi cho chủ máy xúc khác là anh Đỗ Văn Đoàn (xã Tiên Hưng)…
“Anh Đặng Văn Tài cũng cho hay, sáng 6-1, anh được ông Đoàn ủy quyền, giao lái xe xúc cưỡng chế khu vực đầm nhà ông Vươn lúc 7 giờ sáng, 8 giờ ông Hoan, ông Liêm và nhiều người trong ban cưỡng chế có mặt tại khu vực đầm nhà ông Vươn. Tôi làm theo sự chỉ đạo của ban cưỡng chế mà trực tiếp là ông Hoan, ông Liêm. Đến 11 giờ thì xong, tôi đưa đề nghị thanh toán cho ông Hoan, với tiền công 1,5 triệu đồng cho 3 giờ”. (VNEpress online ngày 8-2-2012)
Qua sự việc trên cho thấy rằng lãnh đạo tp Hải phòng không còn đủ tư cách để giải quyết vụ cưỡng chiếm ở Tiên Lãng vì họ đã cố tình bao che, thành phố binh huyện, xã. Ba con “sâu bự” tại thành ủy Hải Phòng đang gặm nhấm, làm sói mòn lòng tin của dân với đảng, ông Thành thì nói không có dùng xe ủi nhà ông Vươn, ông Thoại thì nói dân phá nhà ông Vươn, còn ông Ca thì nói chỉ có chòi của ông Vươn. Như vậy những người này làm sao giải quyết vụ việc cho đến nơi đến chốn. Theo ý kiến của các bậc lão thành cách mạng đề nghị như:
“Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, trong bài trả lời phỏng vấn Tuần Việt Nam hôm 20-2 nói đích thân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thanh tra chính phủ, ủy ban giám sát kiểm tra đảng phải về Tiên Lãng trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ việc vì lãnh đạo Hải phòng “chưa thực sự tự phê bình”…
“Thiếu tướng Phạm Chuyên, cựu giám đốc công an Hà Nội hôm 10-2 cũng đã cùng một số nhân sĩ, trí thức xuống hiện trường vụ cưỡng chế để thăm khu nhà bị tàn phá của nhà ông Đoàn Văn Vươn. Tướng Chuyên được trích lời trên một trang mạng tự do đề nghị “cách chức ngay bí thư, chủ tịch và giám đốc công an thành phố Hải Phòng và tiếp nữa là tha ngay, tha bổng cho Đoàn Văn Vươn”. (BBC online ngày 20-2-2012)
Nhờ tiếng bom của Đoàn Văn Vươn huyện Tiên Lãng, Hải Phòng mà ngày nay người ta được biết thêm “Nhiều chủ đầm ở Tiên Lãng từng bị cưỡng chế”. Theo tin VNExpress thì trước vụ ông Đoàn Văn Vươn, huyện Tiên Lãng đã cưỡng chiếm 70 ha đầm tôm của ông Lê Đình Thảo chia nhau “đớp” một cách êm thấm, và sau đến đầm của ông Nguyễn thế Đọc thì cưỡng chiếm bất thành.
“Anh Lê Văn Tân, con trai chủ đầm Lê Đình Thảo chia sẻ, 4 năm trước, gia đình cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự như ông Đoàn Văn Vươn. Năm 1992, được giao 70 ha đất trong vòng 12 năm gia đình đã vay mượn ngân hàng và nhiều nơi khác để có tiền thuê nhân công đắp gần 3 km đê quay chống bão. Bãi đất triều ven cửa sông Văn Úc sau nhiều năm sóng gió trở thành một vùng đất màu mỡ. Theo anh Tân, sau 12 năm, UBND huyện đã ra quyết định thu hồi toàn bộ diện tích trên, không bồi thường cho gia đình. Gia đình đã có nguyện vọng được giao lại để tiếp tục canh tác nhưng không được chấp thuận.
“Trao đổi với VNExpress ông Lương Văn Trong, phó chủ tịch Hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng cho biết, 4 năm trước, khi diễn ra vụ cưỡng chế khu đầm của gia đình ông Thảo, số lượng người kéo đến khu đầm hôm đó đông không kém số lượng kéo đến nhà ông Vươn sáng 5-1. Tuy nhiên, gia đình ông Thảo đã tuân theo những bản án đã kết luận của tòa trước đó và không có bất cứ sự chống đối hay phản kháng nào…
“Trong khi đó, với trường hợp đầm tôm của chủ đầm Nguyễn Thế Đọc trú xã Nam Hưng, vụ cưỡng chế của huyện Tiên Lãng bất thành. Đầu năm 1998, UBND huyện ký quyết định cho hộ ông Đọc thuê 30 ha đất đầm bãi nuôi trồng thủy sản tại khu vực xã Đông Hưng-Tây Hưng.
“Do thời hạn thuê chưa hết, quyết định thu hồi ghi rõ “không đền bù”, ông Đọc không bàn giao. Ngay sau đó, ông Đọc viết đơn kiến nghị huyện tiếp tục cho thuê đất khi chưa hết hạn sử dụng… không được giải quyết. Đến ngày 18-2-2008, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Lê Văn Hiền mời ông Đọc lên trụ sở huyện làm việc và khẳng định sẽ thực hiện cưỡng chế nếu gia đình không bàn giao đầm.
“Sáng 22-8-2008, tôi thấy đài truyền thanh của xã đọc nội dung thông báo huyện sắp cưỡng chế thu hồi đất của gia đình mình. Một ngày sau, cả trăm dân quân, tự vệ, công an viên, lực lượng liên ngành của 4 xã và từ huyện kéo xuống đầm nhà tôi”.
“Tuy nhiên, theo chủ đầm này, khi máy xúc được điều đến để phá đầm, gia đình ông đã huy động gần 50 người ra, quyết làm căng, yêu cầu lập biên bản về việc tại sao phá đầm. “Biên bản lập xong, có chữ ký đầy đủ của ban ngành. Sau khi lập, lực lượng thực hiện cưỡng chế cũng tự rút lui”. (VNExpress online ngày 16-2-2012)
Qua sự việc trên cho chúng ta thấy được tại huyện Tiên Lãng không chỉ có ba vụ cưỡng chiếm mà còn nhiều nữa, chỉ tội cho những người thấp cổ bé họng không dám chống lại bọn cường hào ác bá như gia đình ông Thảo đã bị thiệt thòi. Những vụ việc này đã xảy ra biết bao lâu rồi làm sao mà chính quyền Hải Phòng không hay biết, hẳn là phải có sự ăn chia. Đây là hậu quả của chính sách “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” hay còn gọi là “sở hữu toàn dân… trá hình”.
Để kết luận bài này tôi xin tóm lược lại bài “Chống người thi hành công vụ” của thông tín viên Định Nguyên đài RFA nói về ông Biện Toại ở Nọc Nạn, Bạc Liêu dưới thời thực dân bị chiếm đất để thấy được cái khác nhau giữa Thực dân và Cộng sản, ai cường hào ác bá hơn ai.
“Biện Toại, người thừa kế 73 ha ruộng do tổ phụ khai khẩn từ trước năm 1900… một Hoa kiều giàu có và nhiều thế lực của đất Bạc Liêu âm mưu chiếm đoạt đất của Biện Toại qua con đường buôn bán gian xảo…
“Ngày 16 tháng 2 năm 1928 máu đã đổ trên cánh đồng Nọc Nạn. Một cuộc chiến không cân sức giữa những lương nông quyết tâm bảo vệ thành quả đổi bằng mồ hôi và nước mắt với lực lượng cướp bóc của bọn Phú Lang Sa cầm quyền. Kết quả, 4 cái chết… Về phía chính quyền có tay cò Tournier chết sau đó một ngày tại bệnh viện Bạc Liêu vì bị Mười Chức đâm…
“Tòa Đại hình Cần Thơ mở phiên xử vào ngày 17-8-1928. Gia đình Biện Toại được hai luật sư người Pháp là Tricon và Zévaco bào chữa miễn phí.
“Công tố viên Moreau trước phiên tòa công bố rằng:“Những người không tình cảm đến giựt đất, rồi bọn quyền thế lại tiếp tay với bọn người sang đoạt”. Công tố viên yêu cầu Tòa tha bổng gia đình Biện Toại.
“Luật sư Tricon thì cho rằng:“Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ sở này một chế độ dộc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của tình cảm cao đẹp”.
“Còn luật sư Zévaco thì đề nghị mạnh mẽ hơn:“Đuổi cổ tên (quan) bất lương ở cấp dưới cũng chưa đủ, phải đuổi những người ở cấp cao hơn mà bấy lâu nay nhà nước đã tin cậy”.
“Cuối cùng Tòa tuyên án: tha bổng Biện Toại (và gia đình)”. (RFA online ngày 24-2-2012)
Trước kia Thực dân Tây như thế, bây giờ Cộng sản Ta thì sao?
© Đại Nghĩa – sưu tầm

 

Chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư: Chạy nước rút

11:12:am 03/03/12 | Tác giả: Lúc 5 giờ chiều Hoa Thịnh Đốn ngày 1 tháng 3, số người ký thỉnh nguyện thư vượt quá 105 ngàn. Đây là một hiện tượng đang gây chú ý cho cả Hành Pháp lẫn Lập Pháp Hoa Kỳ.
Trong khi một số đồng hương sẽ đổ về Hoa Thịnh Đốn để thực hiện công tác vận động trực tiếp ở Toà Bạch Ốc và Quốc Hội, tập thể người Việt ở Hoa Kỳ cần đẩy mạnh công tác vận động trực tuyến. Hai công tác vậng động, trực tiếp và trực tuyến, này sẽ bổ trợ cho nhau nếu được thực hiện có quy củ và kế hoạch.
Chúng ta đang bước vào tuần lễ chót của chiến dịch ký thỉnh nguyện thư và muốn đẩy con số lên cao nhất có thể. Để được vậy, chúng ta cần chạy nước rút bằng ba cách.
Mỗi người thêm một người: Những ai đã ký thỉnh nguyện thư, xin cố gắng vận động thêm một người nữa ký tên. Người ấy có thể ở ngay trong gia đình, trong giòng họ, trong sở, hay trong khu láng giềng. Nếu mọi người cùng làm như vậy, chúng ta có thể nâng con số lên một cách đáng kể.
Cuối tuần cuối cùng: Thứ Bảy và Chủ Nhật này là hai ngày cuối tuần cuối cùng để các nhà thờ, chùa, hội thanh, tổ chức, nhóm, hội đoàn và cá nhân ở từng địa phương ồ ạt huy động và, nếu cần, hướng dẫn đồng hương trong vùng ký thỉnh nguyện thư. Trrong ba cuối tuần qua, mỗi cuối tuần đều có thêm 10 đến 12 ngàn người ký tên.
Nới rộng vòng liên kết: Chúng ta cần vận động các cộng đồng, đoàn thể bạn cùng tham gia. Mới đây cộng đồng người Hmong ở Minnesota đã nhập cuộc — tối qua và rồi tối nay họ sẽ đưa chiến dịch này lên chương trình truyền hình tiếng Hmong ở Saint Paul. Sáng nay mạng lưới cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam nhập cuộc — họ đang vận động để chính phủ Hoa Kỳ lấy ngày 29 tháng 3 hàng năm làm ngày vinh danh chiến binh Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hoà và đồng minh đã tham chiến ở Việt Nam.
Như đã thông báo trước đây, chúng tôi còn vận động Lập Pháp yểm trợ cho chiến dịch thỉnh nguyện thư của chúng ta, nhằm tạo thêm sự quan tâm của Toà Bạch Ốc. Kết quả đầu tiên là ngày hôm qua một số vị dân biểu đã gởi văn thư cho Tổng Thống Obama để yểm trợ chiến dịch thỉnh nguyện thư:
“Chúng tôi viết thư này để góp tiếng nói với hàng ngàn người đã ký thỉnh nguyện tại trang mạng ‘We the People’ của Toà Bạch Ốc…” 
Nữ Dân Biểu Zoe Lofgren (Dân Chủ, California), tác giả lá thư, nhấn mạnh:
“Có lẽ Ông còn nhớ, trong lá thư gởi Ngoại Trưởng Rice hồi ấy năm 2008, Ông đã viết, ‘Tôi kêu gọi Bộ Ngoại Giao theo dõi sát tình trạng ở Việt Nam để đoan chắc rằng người dân Việt Nam được bảo đảm các quyền cá nhân về tín ngưỡng và lương tâm và rằng Hoa Kỳ lên tiếng mạnh mẽ về nhân quyền cho người dân Việt Nam.’ Trong bốn năm qua, tình trạng ở Việt Nam không cải thiện, và trong tư cách Tổng Thống, chúng tôi hy vọng rằng Ông sẽ điều hướng hành pháp của mình để lên tiếng mạnh mẽ vì dân chủ và những quyền tự do căn bản của con người.”
Đọc nguyên bản:  http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2371
Không những vậy, Bà Lofgren đã gọi điện thoại trực tiếp vào Toà Bạch Ốc để đốc thúc sự hợp tác của Hành Pháp với tập thể người Mỹ gốc Việt trong vấn đề nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam.
Ngày hôm qua chúng tôi có dịp tiếp xúc với khối dân biểu người Mỹ gốc Á Châu và một số vị dân biểu quan tâm đến người Mỹ gốc Á Châu; họ đều biết đến chiến dịch thỉnh nguyện thư và theo dõi cuộc vận động quần chúng ở tầm “rễ cỏ” của tập thể người Việt. Họ đang sắp xếp để cùng lúc nhiều vị dân biểu tiếp đón phái đoàn của chúng ta tại Hạ Viện vào ngày 6 tháng 3 tới đây.
Cho đến nay chiến dịch thỉnh nguyện thư diễn ra theo đúng kế hoạch đề ra từ đầu. Đây là bước khởi đầu cho một công cuộc dài hạn nhằm chĩa áp lực quốc tế vào Việt Nam, nơi mà chính quyền đã thay thế Miến Điện trong danh hiệu “kẻ vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất trong toàn vùng Đông Nam Á.”
———————————————————————————-
Lời Nhắn Gửi Quý Đồng Hương Vào Quốc Hội Ngày 6 Tháng 3
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 2 tháng 3, 2012
Chúng tôi được biết nhiều quý đồng hương ở các nơi sẽ tụ về Hoa Thịnh Đốn trong hai ngày 5 và 6 tháng 3 vào tuần tới. Sự hiện diện của quý vị sẽ đem lại hào khí cho chiến dịch thỉnh nguyện thư và cuộc vận động ở Quốc Hội.
Để có thể sắp xếp các buổi hẹn ở Quốc Hội cho Quý Vị với các dân cử ở vùng cử tri và tiểu bang của mình, chúng tôi cần địa chỉ của Quý Vị.
Ngoài ra, chúng tôi xin Quý Vị cung cấp địa chỉ email để gởi thông tin cập nhật trong 3 ngày tới, và số điện thoại di động để liên lạc trong hai ngày vận động.
Xin Quý Vị gởi gấp những thông tin kể trên cho cô Nhi Bùi: ntb9388@yahoo.com.
Quý vị nào đã ghi danh vào Toà Bạch Ốc thì chúng tôi đã có các thông tin cần thiết.
Hiện nay một nhóm thiện nguyện trẻ Việt và Mỹ đang ráo riết liên lạc với các văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ để sắp xếp các buổi hẹn ở Quốc Hội. Họ chỉ còn ngày Thứ Sáu và Thứ Hai để hoàn tất công tác này. Rất mong quý đồng hương giúp cho những bạn trẻ này hoàn thành công tác.
Kính thư,
© Nguyễn Đình Thắng

 

Mấy ngày ở Đà Lạt

05:04:am 03/03/12 | Tác giả: – ĐCV Xe đi trong đêm, đến Đà Lạt gần bốn giờ sáng. Trong tranh tối tranh sáng, thấy đèo Prenn đẹp huyền ảo như xưa. Mù sương và hoang dã. Khi khung cảnh hai bên đường nhòa nhạt, im lìm thì ký ức lại dậy sóng. Văn căng mắt giữ tay lái. Tôi cũng căng mắt nhưng lại đi tìm kiếm dấu vết nào đó của mơ hồ kỷ niệm. Góc quẹo gấp nhất và nguy hiểm nhất của Prenn là nơi miếu Ba Cô gần như vẫn còn giữ được nguyên vẹn. Cua thật gấp. Bên tay phải là dốc đá gần như dựng đứng, phía trái là vực sâu hun hút. Tôi đã từng dừng xe máy ở đó mấy mươi năm trước, đứng nhìn ngọn cây thông phía dưới chỉ ngang hàng với giữa cây thông kế tiếp bên trên để ớn lạnh về độ dốc. Ngày xưa một tai nạn đã xảy ra tại đây làm ba cô gái trẻ chết thảm nên người ta lập miếu thờ. Những cây thông vẫn còn đứng đó, phía trên dốc đá hay dưới triền sâu như nhân chứng cho mọi đổi thay. Trở về Đà Lạt trong đêm, trong cái còn thanh vắng như ngày xưa là cơ hội hiếm hoi, khó thể có hai lần!
Tìm lại được nét hoang sơ của Đà Lạt thật bất ngờ, như nhìn được một thiếu nữ say ngủ, nằm hớ hênh, đâu dễ gì!
Đã bốn giờ sáng 28 Tết mà Đà Lạt vẫn còn say ngủ! Rất lác đác người trong phố sớm. Năm nay tháng Chạp thiếu nên thành 29, khuya mai là giao thừa!
Bài “Xuân nầy con không về” của Trịnh Lâm Ngân là nỗi lòng của anh lính trẻ trong thời chiến, còn tôi, anh lính già khập khiễng đang trở về, giữa thời bình, sao cũng hoang vắng mênh mông?
Cây xăng Kim Cúc, cửa vô Đà Lạt còn nguyên đó, nhưng lạ. Lạ hẳn. Cái lạ là con đường bốn làn xe, có con lươn (divide) thật hẹp được trang trí hoa ở giữa, bắt đầu từ bót Nguyễn Tri Phương cũ. Ở đó, rẽ trái là vô bến xe chính của Đà Lạt. Đi thẳng là vô thành phố. Trước kia hai bên là thông, là cây cỏ thiên nhiên, còn bây giờ thì nhà cửa san sát, lố nhố. Đủ kiểu, đủ màu sắc. Khuôn mặt thơ ngây, hồn nhiên của Đà Lạt đã bị một tay trang điểm thật tồi! Ngập ngụa màu sắc phấn son, với bê tông cốt sắt!
Quẹo trái Yersin cũ, khu vực hành chánh trước kia, cũng đầy ắp biệt thự, nhà. Không biết đâu là đâu. Tòa Hành chánh Tỉnh tựa lưng vào ngọn đồi, ngày đó khá đồ sộ, bây giờ như nhỏ lại trước dinh thự chung quanh. Nét cổ kính của tòa nhà cũng mất. Palace vẫn chiếm nguyên ngọn đồi nhưng không phô ra trần trụi như trước, đang ẩn mình ngủ trong vòm cây dưới ánh đèn đêm. Trước kia trơ trụi hơn, bây giờ kín đáo hơn! Đến khu vực Bưu điện, nhà thờ Con gà thì cứ như lạc vào một khu phố nào đó, lạ hoắc, sáng trưng! Khuôn viên tượng Thánh Giu Se (?) trước nhà thờ, nơi chia hai lối lên và xuống, có cái dốc khá nguy hiểm để xuống cầu Ông Đạo sang khu Hòa Bình, bây giờ như nhỏ hẳn lại. Nhà thờ y nguyên nhưng nhìn cũng nhỏ lại! Ngày trước tháp chuông là đỉnh điểm cao nhất toàn thành phố, từ rất xa vẫn thấy cây thánh giá nổi lẻ loi trên táng lá thông xanh, cứ ngờ ngợ như đang ở một nơi nào đó của phương Tây bây giờ lùn tịt bên cái tháp Bưu điện sơn trắng đỏ bằng sắt, nhại theo hình tháp Eiffel thật đồ sộ. Trên đỉnh có đèn nhấp nháy với lá cờ đỏ. Chiều cao tháp (có thể) gấp đôi tháp chuông nhà thờ. Nếu loại bỏ ý đồ chính trị là nhà nước đang dần dần tìm cách triệt tiêu biểu tượng của Thiên Chúa giáo thì hình ảnh nầy cũng nói lên sự dốt nát thẩm mĩ về thắng cảnh thành phố Đà Lạt.
Lo lắng quang cảnh thiên nhiên của Đà Lạt bị tàn phá, thì đây có thể là biểu trưng!
Quăng người lên giường, cứ tưởng là dễ ngủ, vì hành trình mệt mỏi và khí hậu Đà Lạt lại mát lạnh với chăn ấm nệm êm, ai ngờ mắt cứ ráo hoảnh! Khoát cái áo lạnh ra sân thượng, khách sạn nằm trên lưng chừng đồi cao, nên toàn cảnh Đà Lạt mờ sương hiện ra trong tầm mắt. Sương mỏng và yên vắng từng lúc, từng lúc bị phá vỡ. Tiếng máy xe, ánh đèn xe càng lúc càng nhiều, rồi mọi thứ ánh sáng điện nhạt dần, nhạt dần chỉ còn lại đủ loại âm thanh của một ngày mới. Thành phố đang thức giấc! Bình minh và nắng sớm đẹp như giải lụa tơ vàng trùm lên. Cơ man là mái nhà, đủ màu sắc, đủ cao độ, đủ kiểu cọ, đủ kích cỡ như hàm răng lởm chởm của bầy quái vật đang ngoạm nuốt từng ngọn đồi, từng ngọn thông xanh. Nó đang nuốt dở dang một ngọn đồi khác, kế cận thác Cam Ly, mà thịt da đất bazan đang bày ra toang hoác, như ửng máu! Tôi cũng đã từng đi trong sương sớm Đà Lạt. Cái jacket nhà binh, cài một đóa hồng mới hái còn mọng sương đêm nơi túi áo, đem đến trao cho người yêu trước khi ra dãy Domino bụi đời tìm cốc cà phê sáng. Bây giờ đứng chơ vơ ở đây. Cà phê Domino cũng đã mất. Nghe nói quán của chị Năm-Huệ cũng còn nhưng đã dời về một ngóc ngách nào đó. Chỉ may mắn, người yêu ngày trước thì đang ngủ vùi trong chăn nên có lẻ loi trên sân thượng cũng ấm áp đôi chút trong lòng.
Về Đà Lạt lần nầy, ngoài gặp lại những thân thương, chúng tôi chưa biết sẽ làm gì, vì hình ảnh Đà Lạt cũ đâu còn. Hương xưa Đà Lạt đã mất. Hay làm khách lạ? Một chừng mực nào đó, từ đáy tim, như không muốn chấp nhận sự thật nầy!
Chiều cuối năm anh chị em, con, cháu từ bốn phương gom về nhà cha mẹ sau mấy mươi năm tản lạc. Đứa góc bể, đứa chân trời theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Câu ca dao “mẹ già như chuối ba hương” để chỉ chuối được giú đã đến lúc chín mùi, nhưng cha mẹ chúng tôi đã “chín” hơn thế nữa. Cả hai người đã quá chín mươi! Vài anh, chị cũng đã hơn 70. Đứa út ít cũng trên 50. Thế đấy, đất nước đã “thống nhất” từ hơn 35 năm mà đây là lần đầu hội ngộ! Anh Ba ngày trước lái chiếc jeep có cần câu, bây giờ nghễnh ngãng, nói cứ như bị cà lăm. Anh kể về chuyện đi bán dạo vé số ở An Giang. Mấy đứa út cười cười khoe răng sún, chỉ vào mặt nhau, nói nói: “Anh nhìn anh nhìn kìa.. thấy sân bay của tụi em không?” Thì ra, trán đứa nào cũng hói họi rộng như “sân bay”!
Cũng may là anh chị em chúng tôi không có ai khác giới tuyến, cái giới tuyến do một thứ chủ nghĩa gây hận thù làm chia rẽ từ gia đình đến dân tộc mà không biết cho đến bao giờ mới có cơ may hàn gắn lại được!
Còn cháu thì đủ loại, có đứa đã 40 lại thêm con cái nữa. Chào chào hỏi hỏi cứ ngớ ra!
Anh em con cháu cũng khó nhận diện nhau ngay cả trong một gia đình!
Tất cả cũng trên dưới 50 người gồm ba, bốn thế hệ gom lại trong một căn nhà cấp 4, nhỏ bé tuềnh toàng ở vùng quê, thay vì trước kia là một ngôi nhà bề thế giữa một khu vườn vuông vức mà mỗi cạnh dài đến một km cách đây không xa! Khu vườn cà phê đó còn có mít, có chuối, có ao cá, có con suối thiên nhiên phía sau, là công sức khai khẩn từ rừng hoang, là tích lũy tình yêu và của cải cả một đời cha mẹ chúng tôi. Thế mà, chỉ sau ngày 30-4-1975 không lâu, các quan chức từ huyện đến xã dùng đủ cách uy hiếp, cướp trắng! Họ đày ải cả gia đình tản lạc khắp nơi. Người xuống tận kinh rạch Châu Phú, kẻ vào rừng sâu Long Khánh. Cha mẹ chúng tôi lúc đó cũng đã gần 60, lại thêm một lần nữa đi khai hoang đất rừng! Chỉ năm bảy năm sau, sức đã cùng, lực đã tận nên con cái gom góp chút tiền, quay về mua lại một thẻo đất cất căn nhà nầy.
Có thứ “độc lập, tự do, hạnh phúc” nào như vậy không?
Từ lâu lắm tôi mất cái thú “đi đón giao thừa”. Nào là hái lộc đầu Xuân, nào là tay trong tay vào giáo đường dự thánh lễ. Nào là nghe tiếng chuông chùa, tiếng chuông nhà thờ đỗ với ước nguyện đầu năm. Tất cả đều trang trọng và đẹp như một bài thơ. Đêm nay Bảo rủ tôi ra bờ hồ Xuân Hương. Chúng tôi muốn hòa vào dòng người, thử đi tìm cái rạng rỡ trong đêm giao thừa. Trang bị khăn quàng cổ, áo ấm, máy ảnh, chúng tôi cuốc bộ. Càng gần đến khu Hòa Bình, bỗng nhớ câu Kiều của cụ Nguyễn Du. “Dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước áo quần như nêm” Rất thành thật, người đông đang trẩy hội nhưng không thể nào tìm thấy được một nụ cười rạng rỡ! Tôi không thể hiểu được. Vì sao? Vừa xuống lưng chừng dốc Hòa Bình thì gặp ngay hơn mười em nhỏ khoảng 8-10 tuổi (người Thượng?) chia làm ba nhóm. Các em ngồi sát vào nhau tìm ấm, lưng tựa vào vách đá, đầu trần vì mũ đã được lật ngữa để trên vỉa hè. Đôi mắt các em như trơ ra (stare) trước dòng người. Tất cả các mũ đều trống trơn! Những hình ảnh tưởng tượng của Tố Hữu trong các câu thơ xách động ngày trước “đứa sung sướng là đứa con nhà chủ, còn đứa nghèo con mụ ở làm thuê” có minh họa rõ ràng như hình ảnh đang xảy ra trước mắt hàng ngàn người đêm nay?
Chen lấn đến quán Thủy Trang bên bờ hồ thì đã nghẹt người. Quán khép hờ cổng, để bảng “hết chỗ”. Chúng tôi bước qua vì Bảo có hẹn ở đây. Hầu hết là giới trẻ. Mặc đẹp, fashion cùng với đèn màu. Tôi nói Bảo ở lại, còn tôi quay ra, lang thang tìm cái lạ. Cái lạ của sự cách biệt giàu nghèo, của rạng rỡ và tăm tối. Và, đặc biệt, cái lạ đến ngớ ngẩn của người từ xa về. Còn khoảng 5 phút trước giao thừa, pháo bông từng đợt cả hai bên bờ hồ được bắn lên. Nghe bùùmm bùùmm rồi bụụụpp bụụụpp thì hàng ngàn tia sáng với màu sắc lung linh tỏa ra rồi tan biến. Từng cụm màu sắc đó bung ra như những thoáng sao băng muôn màu, muôn vẻ. Rồi tắt ngúm trả lại bóng đêm! Bài Ký “Đôi chút mông lung sau một chuyến về” [1] tôi đã chợt nghĩ về sự bùng nổ nầy như sự bùng nổ của trí thức cả nước biểu tình chống Tàu cộng xâm chiếm hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa suốt mùa hè năm ngoái, mà nay đã bị nhà nước dẹp tan. Không lẽ những hành động bày tỏ lòng yêu nước từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh rồi cũng bị tắt lịm nhanh chóng như pháo bông đêm nay?
Sáng mồng Một chúng tôi lại ra phố tìm cốc cà phê. Cửa cà phê Tùng đóng im ỉm. Không biết là đóng vĩnh viễn hay chỉ đóng trong mấy ngày nầy (?) Khung cảnh chung quanh đã đổi thay đến độ như không thể nhận diện ra được thì chỉ có cà phê Tùng, vâng, chỉ duy nhất cà phê Tùng vẫn y nguyên hình dáng cũ. Mái tôn đã gỉ sét chịu sự thách đố của thời gian! Cà phê Tùng bỗng chốc như cô tình nhân chung thủy, âm thầm khép kín cửa để ngóng đợi người xưa! Có biết đâu, chúng tôi là một trong vô số tình nhân ngày ấy đang đứng lặng, cố ghìm lại cơn tim.

Chúng tôi đến một tiệm khác trên dãy phố dốc Hòa Bình, gần Ciné Ngọc Lan cũ. Cốc cappuccino đậm đặc nhưng sao uống cứ nhạt thếch! Ngồi đó, ngó tới ngó lui. Ngó gần ngó xa. Ngó người lên dốc, xuống dốc mới chợt nhận biết mình thật sự đã là người xa lạ! “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt, hạnh phúc trăm năm một cõi đi về”(!) giọng ai đó hát nhạc Trịnh Công Sơn trong nắng sớm nghe thật buồn.
“Anh có tưởng tượng được là bây giờ đồn công an cũng cúng kiến đầu năm không?” “Đồn công an?” Tôi ngạc nhiên hỏi lại. “Vâng, họ bày bàn thờ rồi rước thầy đến cúng!” Thế mà báo chí nói về chuyện thờ cúng ngay tại các cơ quan, tôi cứ tưởng là chuyện hiếm! Lễ cúng đầu năm là truyền thống trong từng gia đình người Việt nhưng cúng tại cơ quan, mà ở đồn công an, thì quả là lạ thật! Tại sao một thứ chủ nghĩa vô thần, một chế độ bất chấp sinh mạng con người bây giờ quay ra cúng bái? Tín ngưỡng là khía cạnh tâm linh, thiêng liêng và sâu thẳm nhất của người Việt Nam sao ra nông nỗi nầy? Có phải đây là niềm tin tôn giáo đang phục hồi hay chỉ là sự trắc ẩn lương tâm cần phải hối lộ thần linh?

“Bảy tám năm trước công an giết một em học sinh trong đồn. Chỉ là chuyện hát hò cãi vả gì đó ở quán k-aroke nên họ gọi công an. Công an bắt thằng nhỏ về đồn. Khoảng nửa đêm, bà hàng xóm ở cạnh đồn nghe nhiều tiếng động lạ, dòm qua cửa thì thấy mấy công an kéo lê một người bỏ dưới đường. Không biết có phải họ có ý định dàn cảnh như thằng nhỏ bị xe cán chết hay không (?) Khi họ vô rồi bà mở cửa ra chứng kiến, rồi kêu cứu. Cũng toán người đó ra làm bổn phận công an, mau mắn tiếp tay đưa nạn nhân đi bệnh viện. Cả thành phố đều biết ai giết nhưng không dám lên tiếng. Người thân quen lắm mới dám đến viếng tang. Cũng chỉ lặng lẽ thắp nén hương giữa không khí bao trùm đe dọa vì có nhiều công an mặc thường phục ngồi ngay trong nhà theo dõi! Giết thằng nhỏ chỉ vì họ bảo kê cái quán k-aroke đó! Chỉ có thế!” Giọng kể bị lạc đi, như nghẹn: “Thằng Hải, nó là bạn học của con em! Nhà ở phường 5, đường Hoàng Diệu gần đây.” Rồi trở lại trầm trầm, đều đều: “Thế mà báo chí im re, không có lấy một dòng! Cùng thời điểm đó có một anh tài xế chỉ vì không chịu nổi sự nhũng nhiễu hằng ngày nên đâm xe thẳng vào viên công an thì họ khai thác, đăng cả mấy tuần liền!”.
Ghé thăm người bạn cũ thích nghiên cứu bói toán gặp lúc khá đông khách, tôi muốn rút lui nhưng hắn giữ lại: “Đầu năm nên khách đông hơn chút đỉnh nhưng ngày thường cũng có. Xã hội càng ngày càng bất ổn nên người ta phải bám vào tướng số, thần linh.. như một điểm tựa. Đây là hiện tượng của xã hội.” “Cho nên việc nghiên cứu tướng số bây giờ thành cái nghề?” Tôi cười. “Không, mình chỉ giúp họ và chẳng đòi hỏi gì.” Hắn tiếp: “Mà đôi lúc cũng vui. Mình có cơ hội tiếp xúc đủ giới, đủ thành phần. Trước đây không lâu có một vị Đại tá, giáo sư bên Học viện Quân sự, tức liên trường Võ Bị và Chiến Tranh Chính Trị ngày trước, đến nhờ xem phương hướng để xây cất nhà ở. Vừa mới nhìn thấy mình vẽ hai trục thẳng góc, ghi Bắc đối với Nam, Đông đối với Tây thì ông ta cãi ngay. Cãi hùng hổ! Theo ông thì phải ghi liên tục Đông-Tây-Nam-Bắc, như vậy thì Đông đối với Nam, còn Tây đối với Bắc (!) Mình khéo léo hỏi ông dạy gì. “Tôi tốt nghiệp Tiến sĩ ở Nga. Đang dạy về Mác và Lenin.” (!)
Rời Đà Lạt bằng xe bus Phương Trang vào giữa trưa. Bỏ lại thành phố sau lưng nhưng không thể bỏ được cảm giác bùi ngùi. Đèo Prenn dưới nắng trưa đã mất hết vẻ huyền ảo như trong đêm tôi trở về! Prenn đang trần trụi. Đang phô ra những vết lở lói trên da thịt. Người ta đã khai thác du lịch tối đa trên đoạn đường đèo 8 cây số nầy như khai thác thân xác một cô gái điếm chỉ vì tiền! Người lên kẻ xuống. Xe hơi, xe máy chen nhau trên con đường hẹp, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu. Các tụ điểm nhếch nhác và rác rưởi. Rất nhiều khúc quành có người nghỉ chân, có nhiều người đang đứng đái rất tự nhiên.
Đà Lạt bây giờ mới thực sự đã rớt lại sau lưng. Chỉ có Đà Lạt ngày xưa, Đà Lạt còn trong ký ức.
(Feb. 24th, 2012)
© Hồ Phú Bông

 

Huy Cận: Đốt Lửa Thiêng – đánh thức Các Vị La Hán Chùa Tây Phương (*)

03:51:am 03/03/12 | Tác giả: - ĐCV
Huy Cận
(Kỉ niệm 7 năm ngày mất (19.2.2005 – 19.2.2012) của Thi sĩ Huy Cận, 93 năm ngày sinh (31.5.1919 – 31.5.2012)
Thấm thoát đã 7 năm trôi qua, Huy Cận , nhà thơ lớn – cây đại thụ của nền thi ca Việt Nam thế kỉ 20 đã trở thành cát bụi, về với vũ trụ bao la, làm’’Vì rinh tú’’ sang chói trên bầu trời văn chưong nước Việt, nối tiếp giọng mà hơn 70 năm trước (1940) đã từng cất lên: Vũ Trụ Ca (**).
Ông tên thật là Cù Huy Cận sinh quán tại Ân Phú, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Qua những tác phẩm để lại cho kho tàng văn học nước nhà, có thể xem, ông là một trong số những nhà thơ, có ảnh hưởng lớn đến nền thi ca Việt Nam trong 65 năm của thế kỉ 20 , (tính từ lần đầu tiên xuất hiện tập thơ Vũ Trụ Ca 1940 đến lúc mất 2005) (1). Ngoài các tác phẩm đồ sộ, với 2 thi phẩm trác việt như Tràng Giang và Các vị La hán chùa Tây Phương, ông còn cùng những ‘’Tinh tú’’ trong Thất tinh của nhóm Tự lực văn đàn: Xuân Diệu, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Tế Hanh… tham gia, đóng góp cổ vũ cho Phong trào Thơ Mới nhằm khẳng định vị thế của một dòng thơ, mà người đọc đương thời còn chưa quen, một số Văn Nghệ Sĩ – phản đối…
Đã có qúa nhiều bài viết ca ngợi thi tài của Huy Cận. Đặc biệt viết về bài thơ Tràng Giang in trong tập Lửa Thiêng (1940 – 1942). Hầu như các bài viết đều thống nhất: Tràng Giang đẹp, hay mang ý nghĩa thời sự, đạt được tính khái quát về thời đại mà vẫn mang vẻ cổ điển trữ tình.
Tràng Giang nghĩa đen là Sông dài, nhưng người đọc nhận ra ẩn trong đó ’’sông dài’’ chính là Dòng đời của con người. Tác gỉa đứng bên lề Tràng Giang, quan sát cảnh, vật , con người bị ’’dòng đời’’ – cuốn trôi…
Nếu cách nay hơn nửa thế kỉ, ai đã từng đứng trên bờ sông Hồng vào một buổi chiều thu (khỏang đầu tháng 7, giữa tháng 8) – đoạn từ bến Chèm xuống dưới Phà đen (nơi giòng sông phân nhánh), có rất nhiều cồn cỏ, bãi nương – cũng sẽ có cảm gíac như Thi sĩ Huy Cận. Thời gian đó, trên thượng nguồn thường có những trận mưa lớn (dân ta gọi mưa nguồn). Nước từ trên rừng chảy xuống khe suối, cuốn tất cả những gì ngăn, ngáng: Củi khô, xác người (2), xác thú vật, cụm bèo Tây (lục bình) kết bè trên sông suối – trôi ra sông cái. Những cơn lũ dữ dội của Hồng Hà cuồn cuộn chảy, ngầu đỏ phù sa. Trên giòng trôi, những ’’củi một cành khô’’ – quăng quật, xoay tròn khi gặp vùng nước xoáy (do giòng chảy tạo ra). Qua bút pháp tả thực, người đọc hình dung, mường tượng: Dòng chảy – Chính là dòng đời, những vật trôi -’’củi, cành khô, cụm bèo’’ – như những con người, nhóm người – bị sức mạnh của thiên nhiên, của xã hội nhiễu nhương cuốn đi mà không thể cuỡng lại. Tác gỉa phản ánh nỗi niềm tâm sự, ưu tư của mình trước thời cuộc nhưng đã truyền cảm cho người đọc, bắt trí tưởng tượng của họ bùng phát, liên tưởng…
Tràng giang mang vẻ đẹp cổ điển, nhưng tràn đầy chất hiện đại, bởi cấu trúc, ngôn từ và thi tứ. Cả bài gồm 4 khổ thơ thất ngôn. Trong đó, nhặt ra khá nhiều ngôn từ ‘’cổ’’: Buồn điệp điệp (trùng trùng)… gió đìu hiu… sầu chót vót… bóng cô liêu… dờn dợn… hoàng hôn, nhớ nhà. Những ngữ điệu cổ, luyến lắy – làm ta liên tưởng tới 3 bài thơ nổi tiếng của Nữ sĩ tài danh Bà Huyện Thanh Quan (BHTQ(3): Thăng Long Hoài Cổ, Chiều Hôm Nhớ Nhà, Qua Đèo Ngang. Người đọc nhận ra Tràng Giang có cùng mô típ. Huy Cận đã kế thừa thật sáng tạo vốn cổ. Đặc biệt, thi tứ Tràng Giang rất giống Chiều Hôm Nhớ Nhà (CHNN):

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
Trời chiều bảng lảng bóng hoàn hôn
Tiếng ốc xa đưa lẩn trong đồn
Gác mái Ngư ông, về viễn phố
Gõ sừng Mục tử, lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa, khách bước dồn
Kẻ chốn Chương đài (*), Người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
(Bà Huyện Thanh Quan)
(Theo tích cổ Trung Hoa: Chương đài là tượng trưng địa danh – nơi vợ của người Lữ Thứ – đang sống (…).

Chiều Hôm Nhớ Nhà – là tâm sự của người Lữ khách khi chiều về – vẫn đang rong ruổi trên đường, nhìn khung cảnh ’’quê người’’… nhớ người thân yêu ’’quê mình’’ trong nỗi buồn man mác, cô quạnh…
Tràng Giang – cũng là tâm sự của Thi sĩ khi chiều về, đứng nhìn giòng nước cuồn cuộn chảy, nhớ nhà, nhớ người thân yêu, suy tư về con người trước thời cuộc xoay vần, trôi nổi với nỗi buồn mênh mang, da diết ’’dờn dợn’’.Cả bốn bài thơ: Tràng Giang – Thăng Long Hoài Cổ – Chiều Hôm Nhớ Nhà(CHNN) – Qua Đèo Ngang, đều có cùng cấu trúc, diễn đạt một ý tưởng:
Cảnh buồn khiến người cũng buồn.
Cảnh mà đìu hiu – người đâu có thể vui.
Người buồn, cảnh cũng sẽ buồn theo:’’Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ (Kiều)’’ .
Những bài thơ tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc của thơ Đường luật với 4 ràng buộc: Đề – Thực – Luận – Kết (4). Tràng Giang tuy không phải là thể thơ Thất ngôn, Bát cú (bẩy chữ, tám câu), nhưng nó có 16 câu bẩy chữ, chia làm 4 khổ thơ. Cứ mỗi khổ, 4 câu – làm vai trò của 1 trong 4 ràng buộc của Thất ngôn Bát cú. Đáng chú ý những câu Luận – Kết của cả 4 bài:
Của – Chiều Hôm Nhớ Nhà:

Kẻ chốn Chương đài, Người Lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.

Thăng Long Hoài Cổ:
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh ấy, người đây luống đọan trường.

Qua Đèo Ngang:
Dừng chân đứng lại: Trời, non , nước
Một mảnh tình riêng ta với ta

Còn Tràng Giang:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Tuy kế thừa thi tứ của cổ nhân, nhưng sự kế thừa đã được phát triển, nâng lên. Huy Cận chọn, xử dụng ngôn từ diệu nghệ để diễn đạt tâm tình khiến người đọc đồng cảm: Từ chủ đề đến cấu trúc toàn bài, kết nối giữa ’’Tân’’ và ’’Cổ’’ – hòa trộn một cách tài tình, tạo ra sắc thái riêng theo phong cách ’’Tân Cổ Giao Duyên’’: Cổ mà không cũ, gần mà vẫn có khoảng cách, giống mà không sao y nhau. Tràng Giang nóng bỏng tính thời sự của thời đại, hiện thực, sâu rộng, khái quát hơn Chiều Hôm Nhớ Nhà.
Thời cuộc biến đổi, chiến tranh thế giới thứ 2 ập đến (1941), cũng như bao văn nghệ sĩ cùng trang lứa theo tiếng gọi của non sông ’’Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu’’, Huy Cận tham gia cách mạng rồi đi kháng chiến. Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp (1946 – 1955) ông ít làm thơ. Các bài thơ của ông làm trong thời gian này, không gây được tiếng vang. Phải đợi đến năm 1958, Huy Cận cho xuất bản tập Trời Mỗi Ngày Lại Sáng. Trong đó khá nhiều bài hay. Đặc biệt bài Anh Tài Lạc. Bài thơ ca ngợi người công nhân mỏ than Cẩm Phả chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bị Pháp bắt, xử bắn… Theo thông lệ, tác giả thường làm người tường thuật sự tích anh hùng của đối tượng, giãi bầy cảm xúc của mình về đối tượng được quan tâm, miêu tả.. Nhưng ở Anh Tài Lạc, Huy Cận đưa anh vào làm người trực tiếp tường thuật lại hành động anh hùng của mình dù là người đã chết, anh tự kể về mình. Bằng thể thơ tự do (trước đó, Huy Cận thường xử dụng thể thơ Thất ngôn hoặc Lục bát):
Tôi là Tài Lạc
Tôi đã chết rồi
Tôi chết ngày tháng chạp chiều hai mươi
Ngực thủng 5 lần xuyên đạn
Gió rét lùa vào lỗ bắn…
Chúng bắn tôi ngày hôm ấy phát lương
Phát gạo vay cho các công trường…
Cứ thế, liệt sĩ Tài Lạc tự làm sống lại giây phút anh hùng của mình khiến người đọc xúc động… Mãi ở đoạn kết, tác gỉa mới trực tiếp giãi bày cảm xúc, gửi tới hương hồn người đã khuất những lời thương tiếc, tôn vinh.
Mùa xuân năm 1963 – như mọi người dân thường, thi sĩ đến thăm chùa Tây Phương ở tỉnh Sơn Tây (nay thuộc ngoại vi Hà Nội). Chùa Tây Phương có rất nhiều tượng phật La Hán. Điều độc đáo: Những nghệ nhân vô danh đã tạc các tượng Phật thật sống động đqạt đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc: Vị nào ra vị ấy, từ tính cách, khuôn mặt, dáng ngồi và sự tích – không vị nào giống vị nào. Nhìn tượng, ta cảm thấy như đó là những con người đang sống ngoài đời, vào đây ngồi, chứ không phải bức tượng bằng gỗ vô tri vô gíac.
Khác hẳn mọi người khi chiêm ngưỡng tượng, Huy Cận có cảm quan sâu sắc khác thường: Ông nhìn từng pho tượng, nghiền ngẫm, suy tư – ’’đọc’’ tâm tư tượng qua nét mặt, tư thế ngồi… rút ra những kết luận để liên tưởng về Đạo – Đời, về Phật pháp – Chúng sinh rồi chuyển hóa thành triết lý, điển hình hóa, ‘’thơ hóa’’ và Các Vị La Hán Chùa Tây Phương (CVLHCTP) ra đời. Bài thơ dài 60 câu chia làm 15 khổ, thể Thất ngôn. Từ bức tượng Phật theo sự tích: Nhịn ăn mà mặc, thân gầy xác ve – ông liên tưởng, đặt câu hỏi:

Có vị phong trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi yên cho đến nay.

Mỗi vị La Hán mỗi vẻ: Người vui, người giận, người buồn… có người ngồi yên trong tĩnh lặng… tất cả đều được Huy Cận nắm bắt thần thái, phân tích, đặt ra những vấn đề, dường như Tượng và ông cùng bức xúc:

Có thực trên đường tu đến Phật
Trần gian tìm cởi áo trầm luân
Bấy nhiêu quằn quại run lần chót
Các vị run theo lòng chúng sinh?

Và, thi sĩ lại tự trả lời thay Phật:
Một câu hỏi lớn không lời đáp.
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.

Thi Sĩ cùng trăn trở:
Đứt ruột cha ông trong cái thưở
Cuộc sống dậm chân hoài một chỗ
Bao nhiêu hy vọng thúc bên sườn
Héo tựa mầm non thiếu ánh dương

Nỗi đau của Chúng sinh khiến Tượng cũng đồng cảm thể hiện rõ trong ánh mắt, khuôn mặt, Thi sĩ bừng tỉnh trước hiện thực:
Hoàng hôn thế kỉ phủ bao la
Sờ soạng cha ông tìm lối ra
Có phải thế mà trên mặt tượng
Nửa như khói ấm, nửa sương tà.

Có thể ví Tràng Giang chỉ là ngôi biệt thư mấy tầng lầu, còn CVLHCTP chẳng những là tòa lâu đài đồ sộ nguy nga thi sĩ xây lên cho sự nghiệp thi ca của mình, mà còn là công trình to lớn của một dòng Thi ca của Việt Nam đương đại. Các Vị La Hán Chùa Tây Phương đạt được mọi yếu tố của tác phẩm gía trị: Chủ đề, tứ thơ, ngôn ngữ, tính thời sự, tính khái qúat thời đại, sự tổng hợp, hòa trộn đến nhuần nhuyễn giữa cổ điển và hiện đại…
Thế nhưng điều đáng để hậu sinh suy tư: Dường như thi sĩ trải lòng mình bằng những dự báo vô cùng chính xác thông qua những câu thơ khiến người đọc hiện thời phải trăn trở, ngỡ ngàng đến sửng sốt:
Một câu hỏi lớn không lời đáp.
Cho đến bây giờ mặt vẫn cháu.
hoặc:
Đứt ruột cha ông trong cái thưở
Cuộc sống dậm chân hoài một chỗ
Bao nhiêu hy vọng thúc bên sườn
Héo tựa mầm non thiếu ánh dương
Hay:
Hoàng hôn thế kỉ phủ bao la
Sờ soạng cha ông tìm lối ra
Có phải thế mà trên mặt tượng
Nửa như khói ấm, nửa sương tà?
Thi sĩ hoàn thành bài thơ lúc cậu con trai Cù Huy Hà Vũ mới cắp sách tới trường (6 tuổi – 1957 – 1963). Ông đâu ngờ 47 năm sau (ở độ tuổi 53 (năm 2010 – năm xung tháng hạn), con ông do tiếp tục kế thừa sự nghiệp mà ông đi chưa tới đích: Đặt tiếp câu hỏi của ông và cũng như ông, và tổ tiên – anh lại ’’sờ soạng tìm lối ra’’… Tiếc thay con ông đã bị ngăn cản và phải trả gía cho hành động dũng cảm của người trí thức chân chính , thông minh – muốn tiếp nối theo cha ông , thực hiện lời cha ông tìm lối ra cho tổ quốc mà anh yêu qúy. Thế nhưng anh không được chấp nhận để rồi phải trả gía đắt cho hành động của mình: Nhận lấy sự đầy ải trong tù ngục…
Huy Cận viết CVLHCTP cách đâyđã trọn 49 năm (1963-2012).
Ông đã về với Hoàn Vũ để ca tiếp bài Vũ Trụ Ca mà ông đã xướng lên từ năm 1940. Đọc lại CVLHCTP, chúng ta cảm thấy như nhà thơ đang hiển hiện tại cuộc đời này, đang tâm tình cùng độc gỉa… tiếp tục chất vấn những tượng Phật… thúc dục con trai mình’’hữu trách với quốc gia’’! Bức xúc của Thi sĩ 49 năm trước, làm người đọc hôm nay đồng cảm, trăn trở, như lời‘’thúc ép –‘’bắt’’họ cùng chúng sinh tìm lối ra, trước các bế tắc nổi cộm của hiện tại và khả năng trong tương lai …
Huy Cận đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng để lại cho đời những vần thơ trác tuyệt. Người đọc cảm thấy như ông vừa viết xong hôm qua, hôm kia. Ngọn Lửa Thiêng được ông thắp lên từ hơn 70 năm trước đã đánh thức Các Vị La Hán Chùa Tây Phương (…). Bây giờ, hôm nay – các thế hệ người đọc Việt nối tiếp – đọc lại thơ ông, như được ngọn lửa ấy hun đúc làm bừng lên đến cháy bỏng tâm can…
Thơ Huy Cận kế thừa, sáng tạo ra trường phái Tân Cổ Đìển. Chất ‘’Tân’’ và ‘’Cổ’’ hòa quyện, làm người đọc, mẫn cảm, hài hòa, thỏa mãn – trong qúa trình đi từ cảm xúc đến nhận thức. Sau Tràng Giang – 23 năm (1940 – 1963) – Tân Cổ Điển lại được chính ông tiếp tục phát triển, nâng lên và… thành công! Đỉnh cao của sự thành công chính là Các Vị La Hán Chùa Tây Phương!
Chúng ta cùng đọc bài thơ bất hủ của Huy Cận:

CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG

Các vị la hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về, lòng vấn vương
Há chẳng phải đây là xứ phật
Mà sao ai nấy mặt đau thương?

Đây vị phong trần, chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi yên cho đến nay

Có vị mắt giương mày méo xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.

Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn…

Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổi trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen.

Mỗi người một vẻ mặt con người
Cuồn cuộn đau thương chảy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.

Mặt cúi, mặt ngiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn: Không lời đáp!
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.

Có thực trên đường tu đến Phật
Trần gian tìm cởi áo trầm luân
Bấy nhiêu quằn quaị run lần chót
Các vị run theo lòng chúng sinh?

Nào đâu, bác thợ cả – xưa đâu?
Sống lại cho tôi hỏi một câu
Bác tạc bao nhiêu hình khổ hạnh
Thật chăng chuyện Phật kể cho nhau?

Hay bấy nhiêu hồn trong giông bão
Bãy nhiêu tâm sự bấy nhiêu đời
Là cha ông đó bằng xương máu
Đã khổ không yên cả dáng ngồi.

Cha ông năm tháng đè lưng nặng
Những bạn đương thời của Nguyễn Du
Nung nấu tâm can, vò võ trán
Đau đời có cứu được đời đâu.

Đứt ruột cha ông trong cái thuở
Cuộc sống dậm chân hoài một chỗ
Bao nhiêu hy vọng thúc bên sườn
Héo tựa mầm non thiếu ánh dương.

Hoàng hôn thế kỷ phủ bao la
Sờ soạng cha ông tìm lối ra
Có phải thế mà trên mặt tượng
Nửa như khói ấm, nửa sương tà.

Các vị La hán chùa Tây Phương
Hôm nay xã hội đã lên đường
Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại
Xua bóng hoàng hôn, tản khói sương.

Cha ông yêu mến thời xưa cũ
Trần trụi đau thương bỗng hóa gần
Những bước mất dần trong thớ gỗ
Về đây muôn vạn dặm đường xuân.

H. C
(Chùa Tây Phương 1963)
——————————————
Ghi Chú:
(*) – Tên hai tác phẩm nổi tiếng của Thi sĩ Huy Cận.
(**) – Theo Wikipedia: Trước 1945 : Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lí) , Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942).
Sau tháng 8 năm 1945;Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi, 1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Họp mặt thiếu niên anh hùng (1973), Những người mẹ, những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984)…
(1) . Tư liệu này rút trong Thi Nhân Việt Nam, in năm 1942 do đồng tác gỉa TNVN – Nguyễn Đức Phiên (em ruột Hoài Thanh) – xuất bản.
(2). Vào mùa nước lũ hàng năm, trên giòng Hồng Hà thường có những thây người vô thừa nhận. Ở qũang phía trên, đầu thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định – có một mỏm đất, (do giòng chảy tạo ra). Cứ như được thần linh xui khiến, các xác người trôi đến khu vực này đều dạt vào bờ… Bà con địa phương thương xót, vớt lên chôn cất ngay tại khoảnh đất sát cạnh chân đê, coi việc này là làm phúc để các thây ma được mồ yên mả đẹp, chóng siêu thoát…
(3). Theo Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam : Bà tên thật là Nguyễn Thị Hinh (Thế kỉ 19 , thời Minh Mạng). Bà Huyện Thanh Quan là bút danh lấy từ nơi chồng bà làm Tri Huyện Thanh Quan, ngày nay là huyện Đông Hưng – Thái Bình.
Bà để lại cho hậu thế 7 bài thơ Nôm, thể Đường Luật – Thất ngôn Bát cú (…) Trong đó – theo đánh gía của dư luận: Nổi tiếng, lừng danh là 3 bài: Thăng Long Hoài Cổ, Chiều Hôm Nhớ Nhà, Qua Đèo Ngang.
(4). Thơ Thất ngôn, Bát cú – có những quy chuẩn rất khắt khe, cấu trúc phức tạp. Toàn bài Đường luật có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, phân chia như sau:
Câu thứ 1 và 2: Đề (Thừa đề, Phá đề – nêu vấn đề).
Câu thứ 3 và 4: Thực (a) – hai câu đối nhau (vấn đề – a).
Câu thứ 5 và 6: Thực (b) – hai câu tiếp tục đối nhau (vần đề – b).
Câu thứ 7: Luận ( bàn vấn đề).
Câu thứ 8: Kết (kết luận vấn đề).
Ngoài ra, trong từng câu, các từ ở vị trí thứ 2, thứ 5 và thứ 7 – còn phải theo quy tắc âm luật… (Thanh Không – Thanh Bằng -Thanh Trắc)…

Berlin – mùa xuân Nhâm thin – 2012
© L.X.Q
© Đàn Chim Việt

 

Thái Hữu Tình – Đề thơ vào tấm hình lịch sử,Thập nhị sứ quân thời A còng!‏

Posted on Tháng Ba 2, 2012  – CHHV Thái Hữu Tình: “Tấm ảnh lão Phó Văn phòng huyện Tiên Lãng xừng xộ với nhà báo đã chộp được giây phút “thiêng liêng” hiếm thấy, cực đạt, như kiểu đấu tố hồi CCRĐ, không có lời đề thơ thì phí (anh em cứ bảo đáng đưa đi dự giải Pulitzer!). Thập nhị Sứ quân thời A còng?
Nên tôi có mấy câu đề vào tranh làm kỷ niệm, mong được vài phút mua vui và ghi nhớ.”

 

Nghị Quyết TW 4 – Bản giao hưởng cuối cùng của đảng


Trần Duy Huỳnh (Danlambao) - Gọi Nghị quyết TW 4 là bản giao hưởng cho kêu chứ thật ra đây chỉ là khúc Nam Ai của đảng với âm điệu “buồn sâu sắc mà người nghe không thể cầm được nước mắt”, hic!
Nếu ngày xưa, An Dương Vương đánh thua Triệu Đà, chạy tới núi Mộ Dạ, hết đường, nhà vua định tự tử thì thần Kim Quy hiện lên bảo “giặc ngồi sau lưng bệ hạ đó!”. An Dương Vương quay lại, thấy Mỵ Châu, hiểu ra cớ sự, tức giận rút gươm chém đứt đầu con gái rồi tự tử. 
Thì bây giờ, giá Hồ Chí Minh linh thiêng, hiện lên sau lưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói “giặc ngồi trước mặt đồng chí kìa!” thì hay biết mấy!
(Source somewhere in the net)
Mà thật ra, hy vọng ông Trọng đã biết “giặc” là ai từ lâu.
Cái “vuốt thần” giữ nước ngày xưa được An Dương Vương tin tưởng giao cho nàng Mỵ Nương, rốt cuộc bị chàng Trọng Thủy gạt, trao vuốt giả để rồi mất nước vào tay Triệu Đà, thì cũng giống như cái “cơ chế” ngày nay được đảng tin tưởng giao cho đảng viên toàn quyền nắm giữ vậy. Chỉ khác có điều là lần này, đảng không bị ai “gạt” hết.
Có cái “vuốt thần” cơ chế trong tay, thay vì dùng nó làm ích nước lợi dân, đảng viên lãnh đạo các cấp đã thao túng nó cho lợi riêng, gây nguy hại đến mức trong hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá XI ngày 26/12/2011, ông Nguyễn Phú Trọng phải nhấn mạnh “xây dựng Đảng có ý nghĩa sống còn với chế độ”. 
Hai năm trước, ngày 10/10/2009, phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành trung ương đảng khóa X, cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng đã nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng là “nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng, ý nghĩa sống còn với Đảng và chế độ”. 
Rồi mới đây, tại hội nghị cán bộ đảng viên toàn quốc ngày 27/02/2012, ông Tổng Bí thư lại càng gào to hơn, cương quyết hơn trong việc “quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng đảng”. 
“Sâu dân mọt nước” là bọn quan lại, mà hiện nay tại VN bọn quan lại toàn là đảng viên. Mà “Sâu quan mọt nước” rõ ràng là các tập đoàn kinh tế do nhà nước lập ra, cũng toàn là đảng viên. Sự “xây dựng” đặc biệt này nhắm vào kêu gọi cán bộ đảng viên các cấp phải chấn chỉnh đạo đức lại thì (Nguyễn Phú Trọng) không gọi họ, cái đám quan-đảng, đảng-quan đó, là “giặc” thì gọi họ là gì?
À! Mà nếu Nguyễn Phú Trọng ngày nay có đủ bản lảnh dứt khoát như An Dương Vương ngày xưa khi biết được giặc là ai, ông chỉ cần chém đầu là đủ không cần phải tự tử làm gì. Tiên Lãng là một vụ điển hình mới nhất đó, thưa ông.
Trong đám cán bộ đảng viên ngồi làm bộ chăm chú nghe ông nói buổi sáng ngày 27/02/2012 tại Hà Nội làm gì không có tên “giặc” Ủy viên Trung ương đảng kiêm Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành?
Bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sáng ngày 27/02/2012, dài 12.071 chữ chỉ có vài ba lần nhắc đến “nhân dân” mà ông vẫn quả quyết “ngay sau khi ban hành, Nghị quyết đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đón nhận với một tình cảm vui mừng, phấn khởi, tin tưởng và nhất trí cao, thử hỏi làm sao mà người nghe là nhân dân không “não ruột, buồn sâu sắc đến không thể cầm nước mắt” được.
Lãnh đạo đảng có khác, họ mãi mãi vẫn đi sau thực tế. Cái thời chỉ dùng nghị quyết, chỉ thị để lãnh đạo qua lâu rồi mà họ vẫn u-u mê-mê tràng giang đại hải đâu đâu. Lú chăng?
Không biết có ai nhớ đã mấy đời Tổng Bí thư của đảng cộng sản VN nói tới “xây dựng đảng để sống còn” không? Và lần này là lần thứ bao nhiêu? Càng xây thì càng hư hay sao ấy nên cứ phải xây đi xây lại hoài?
Mà đảng dùng chữ cũng hay, khi nói tới “xây dựng” lại, người ta nghĩ ngay tới cái gì đó đã đổ nát, hư hỏng không còn có thể sửa chữa được nên mới cần phá đi xây lại từ đầu.
Để triển khai Nghị quyết TW 4, khúc Nam Ai của đảng, đám “ngồi trước mặt đồng chí kìa” nhất trí đưa ra biện pháp xây dựng lại cái nhà đã mục rỗng đó bằng những cột xi-măng cốt tre như sau:
1) Kế hoạch của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI);
2) Hướng dẫn kế hoạch kiểm điểm, tự phê bình, phê bình;
3) Hướng dẫn thực hiện “Quy định về những điều đảng viên không được làm;
4) Hướng dẫn kế hoạch công tác tư tưởng và kế hoạch tiếp tục triển khai Chỉ thị 03-T/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Đọc tới “kế hoạch kiểm điểm, tự phê bình, phê bình”, chợt nhớ tới nhà thơ Phùng Quán, trong bài thơ Lời Mẹ Dặn:
“Yêu ai cứ bảo là yêu, 
ghét ai cứ bảo là ghét 
dù ai ngon ngọt nuông chìu
cũng không nói yêu thành ghét”
Ông chỉ viết chân thật lời Mẹ dạy, thế mà cuộc đời của ông, vì vụ Nhân Văn Giai Phẩm, đảng đã làm cho sống không ra sống, chết không ra chết, thì thử hỏi ai sẽ dám nói thật những việc đã làm trong bản tự phê của mình.
Kế hoạch này rồi cũng sẽ dẫn tới: nói láo được nâng lên thành nghệ thuật cao hơn, bao che, lấp liếm cho nhau nếu cùng phe, thanh trừng chèn ép nếu khác phe. Hậu qủa sẻ là tốn rất nhiều thời giờ, tiền bạc của nhân dân, tạo điều kiện cho cán bộ đảng viên nghi kỵ, đấu tố, thanh trừng phe phái dẫn tới công việc đình trệ mà xấu thì vẫn xấu và càng xấu hơn.
Về kế hoạch “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì còn kinh hoàng hơn nữa.
Hàng tỷ, hàng tỷ tiền đã đổ vào cả tư tưởng lẫn thân xác Hồ Chí Minh mà có thấy hồi sinh, tốt đẹp hơn gì đâu, chỉ thấy càng ngày thân xác càng mục rỗng, đạo đức càng suy đồi thế mà vẫn cứ tiếp tục mãi.
Biển học mênh mông, cuộc sống thay đổi hàng giờ, hàng ngày mà đảng cứ “Bác, Bác nữa và Bác mãi” thì làm sao dân trí khá lên được.
29,000 tiến sĩ để làm gì, viện toán học cao cấp để làm gì khi mà nói, làm, suy nghĩ đều không thể bằng cái đầu riêng của mình, không thể vượt qua tư tưởng Bác và nghị quyết của đảng?
Riêng về “những điều đảng viên không được làm” có 19 điều cả thảy, tuy 19 điều này dành riêng cho nội bộ đảng CS nhưng nhân dân cũng nên góp ý một chút kẻo bị mang tiếng “phản động” chỉ biết chống phá đảng và nhà nước.
Xin góp ý thêm điều thứ 20 là, “Cấm phát ngôn linh tinh nhằm mục đích gây tư duy nhiệm kỳ hay để lấy lại uy tín khi đã hết nhiệm kỳ”. 
Điển hình “phát ngôn linh tinh gây tư duy nhiệm kỳ” là đồng chí Phó chủ tịch nước, tiến sĩ Nguyễn Thị Doan, đồng chí này nói “dân chủ Việt Nam cao gấp vạn lần dân chủ tư sản” trong bài viết “Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới”. Phát ngôn này của đồng chí Doan đã làm cớ cho bọn đế quốc, phản động có dịp nói xấu đảng.
Còn điển hình của “phát ngôn linh tinh lấy lại uy tín khi đã hết nhiệm kỳ” là đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư đảng CSVN, kêu gọi “phải loại bỏ chủ nghĩa cá nhân trong đảng” trong bài viết “Muốn Đảng mạnh phải loại bỏ chủ nghĩa cá nhân” trên Báo Quân đội Nhân dân ngày 29/12/2011. Đây là loại phát biểu linh tinh khi đồng chí ấy vẫn cương quyết giữ vững vườn rau sạch trên sân thượng nhà mình trong khi dân chỉ ăn rau dơ.
Tất cả những gì đảng CS làm cũng chỉ vì “sự sống còn của đảng, của chế độ”. Nghe tội quá! Nếu đảng cứ tiếp tục sống còn thì dân sẽ tiếp tục sống mòn. À! Mà sao khẩu hiệu lần này chỉ có “Đảng-Cộng-Sản-Việt-Nam” mà không là “Đảng-Cộng-Sản-Việt-Nam-Quang-Vinh-Muôn-Năm”, chữ “Quang-Vinh” và “Muôn-Năm” đâu mất rồi nhỉ?
Suy cho cùng, nỗi sợ của đảng cũng chưa lớn bằng nỗi sợ của dân. Nỗi sợ của dân là đảng sẽ trường tồn vĩnh viễn. Nếu đảng mất, chế độ mất thì đảng viên sẽ lại trở thành người dân bình thường, Việt Nam vẫn là Việt Nam, nhưng nếu đảng còn mãi mãi thì khả năng Hán hoá sẽ không thể tránh khỏi. Và không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra?
04/03/2012

 

Văn hóa – Hiến pháp và ổn định


Ngọc Ẩn (Danlambao) - Văn hoá là một đề tài quá rộng lớn để có thể bày tỏ và phân tich trong vài trang báo. Chúng ta chỉ bàn luận, so sánh một góc cạnh của hai nền văn hóa lớn trên thế giới và tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa trên đất nước và dân tộc Hoa Kỳ và Trung Quốc.
TQ có nền văn hóa trải dài cả 5000 năm và Hoa Kỳ có nền văn hóa trẻ trung trong khoảng 350 năm nhưng đầy sức hấp dẫn và lan tỏa nhanh chóng. Văn hóa cũng thay đổi, bổ sung hoặc cắt xén theo thời gian. Kiểu tóc cạo trọc phía trước và thắt bín phía sau dưới thời Mãn Thanh bên Tầu đã biến mất mà chỉ còn thấy trong phim Tầu. Văn hóa của một dân tộc lèo lái cách suy nghĩ, hành động và hiến pháp của dân tộc đó. Hiến pháp do con người làm ra do đó những người yếu kém văn hóa sẽ làm ra hiến pháp thiếu văn hóa, thiếu minh bạch, không bình đẳng, không phục vụ quyền lợi người dân do đó đưa đến bất ổn xã hội. Văn hoá một dân tộc đôi khi không chỉ học từ sách vở mà là hấp thụ qua sự quan sát những sinh hoạt, những sự kiện hàng ngày. Khi đi vào một đất nước mà đa số người dân văng tục thì đó là kết quả của văn hóa đang suy đồi.
Khi văn hóa chưa được kiểm chứng và ghi vào sách sử thì chúng ta dễ kết luận là văn hóa đó phải đến từ các nền văn hóa cổ đại. Thí dụ như văn hóa mặt quần Jean phát xuất từ Mỹ nhưng nếu chưa có sử sách ghi lại thì 1000 năm sau hay hơn nữa, cháu chắc chúng ta có thể đoán là văn hóa quần Jean đến từ TQ chỉ vì văn hoá TQ lâu đời hơn văn hoá Mỹ. Có những tập tục văn hoá của Việt Nam tương tự như tập tục của Tầu thì đa số đã kết luận đó là phát xuất từ TQ chỉ vì những tập tục đó chưa được ghi lại trong sách sử và người Tầu tự nhận đó là nét văn hóa của họ. Những nền văn hóa trẻ trung đầy sức sống, đầy sự công bằng bác ái đang phát triển mạnh và đang ảnh hưởng các nền văn hóa cổ đại.
Văn Hoá TQ
Người TQ có văn hóa ngã theo kẻ mạnh và lợi nhuận mà không cần biết kẻ mạnh đó đúng hay sai, tốt hay xấu. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua chính sách ngoại giao của TQ. TQ vào đất nước bạn để khai thác tài nguyên thì họ chỉ chú trọng làm bạn với giới lãnh đạo cho dù giới lãnh đạo đó có độc tài, vô lương tâm và sẵn sàng hành hạ, bỏ tù và thậm chí giết dân, cướp bóc của dân.  TQ làm ngơ trên sự đau khổ của người dân nước bạn mà chỉ chú trọng vào quyền lợi. Những quốc gia đồng minh của TQ như nhà độc tài Gaddafi ở Libya,  Tổng thống Syria, Bashar Assad, chính quyền Angola, Tổng Thống Iran Mahmoud Ahmadinejad, Bắc Hàn, Việt Nam.
Văn hóa ngã theo kẻ mạnh của TQ mang lợi nhuận ngắn hạn nhưng lâu dài sẽ đưa TQ đến cảnh tự bao vây và càng ngày càng có nhiều kẻ thù hơn là bạn thì sớm muộn gì cũng bị tấn công.  Những đất nước bị cai trị bởi những lãnh đạo độc tài thì sớm hay muộn rồi người dân sẽ làm cách mạng và lật đổ bọn độc tài.  TQ ủng hộ những lãnh đạo độc tài, cung cấp võ khí cho kẻ mạnh tàn sát dân thì TQ tự biến mình thành kẻ thù của dân tộc đó.  Khi bọn độc tài bị lật đổ thì quyền lợi của TQ cũng mất trên đất nước đó như trường hợp đã xảy ra ở Libya và sẽ đến Assad ở Syria và Ahmadinejad ở Iran, CSVN, Bắc Hàn.
Bên cạnh cái văn hóa ngã theo kẻ mạnh thì TQ còn có loại văn hóa dùng sức mạnh hiếp đáp bạn bè yếu thế thay vì giúp đỡ họ như trường hợp TQ lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải của VN khi VN sức yếu thế cô mặc dầu  CSVN luôn luôn kính trọng TQ như một người đàn anh.  Những kẻ bị hiếp đáp, bị chà đạp thì đương nhiên sẽ căm thù kẻ hiếp đáp và làm sao họ có thể tin tưởng vào kẻ đàn áp, đánh đập họ như trường hợp dân VN và người dân Tây Tạng đang chống đối TQ.  Dùng súng đạn, nhà tù, tra tấn để tạo ổn định thì chỉ đưa đến sự ổn định giả tạo và ngòi nổ bạo loạn như một quả bom nguyên tử phải có ngày bùng nổ.  Dưới thời đại phong kiến thì bị tru di tam tộc khi âm mưu lật đổ vua mà vẫn có những vị anh hùng đứng lên làm cách mạng.
Văn hóa TQ trong thời hiện tại gây ảnh hưởng trên lề lối suy nghĩ của các nhà lãnh đạo TQ và dân tộc TQ. TQ càng ngày càng có nhiều kẻ thù với các dân tộc khác trên thế giới.  TQ ngày nay đang bước theo con đường của nước Đức dưới thời đại Hitler.
Văn Hoá Hoa Kỳ
Hoa kỳ là xứ hiệp chủng quốc. Khi nói đến người Mỹ là bao gồm hầu như mọi sắc dân trên thế giới như người Âu Châu gồm England, Hoà Lan, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Pháp, Nga, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan….  Á Châu gồm có người Tầu, Việt Nam, Nhật, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Cam Bốt, Lào… Phi Châu có South Africa, Libya, Ả Rập… Mỹ Châu có Canada, Mexico, Brazil, Cuba…
Hoa Kỳ là một xứ sở có nhiều sắc dân khác nhau đang chung sống hòa bình. Tôn giáo bao gồm tất cả tôn giáo trên thế giới đều hoạt động ở Hoa Kỳ. Chúng ta phải tự hỏi tại sao một xứ sở có nhiều tôn giáo và nhiều sắc dân như thế lại không bị bạo loạn chủng tộc và tôn giáo xâu xé mà ngược lại Hoa Kỳ rất phồn thịnh văn minh?
Chính phủ Mỹ cũng không bắt ai bỏ tù khi họ phê bình tổng thống và cả hệ thống cầm quyền. Chính phủ Mỹ không kiểm duyệt báo chí. Câu trả lời có lẽ là nền văn hóa đưa đến cách suy nghĩ trung thực, tự do và giàu lòng bác ái của người Mỹ. Hiến pháp Mỹ được viết ra từ tim từ óc của những người có văn hóa, có đạo đức cho nên hiến pháp đó đặt quyền tối thượng trong tay người dân. Những nhà lãnh đạo trong quốc hội và tổng thống đều do dân tin tưởng và giao phó trách nhiệm, và khi người dân mất niềm tin thì họ có quyền truất phế người lãnh đạo.
Người Mỹ và văn hóa Mỹ không ngã theo kẻ mạnh hoặc kẻ yếu mà chỉ đi theo giá trị của lẽ phải, sự thật và đạo đức. Đọc đến đây thì chúng ta phải đặt câu hỏi là tiêu chuẩn nào để xác định lẽ phải là công lý?  Những giá trị được gọi là lẽ phải đã được gạn lọc và quy định trong hiến chương Liên Hiệp Quốc và hiến pháp Hoa Kỳ.  Hiến chương LHQ là hiến pháp áp dụng cho mọi thành viên, đã được tổ chức LHQ ký kết vào ngày 26-6-1945 tại San Francisco, USA.  Một bản hiến chương do 50 nước hội viên soạn thảo và công nhận ở thời điểm đó thì giá trị của nó rất đáng được trân trọng và thực thi.
Hiến pháp Hoa Kỳ bắt đầu có hiệu lực vào năm 1789 và đặt quyền lợi người dân cao nhất.  Khi người Mỹ đi vào một nước bạn để khai thác tài nguyên thì họ không chỉ  làm bạn với giới lãnh đạo mà muốn làm bạn với dân tộc đó.  Chính nhờ vậy mà người Mỹ có nhiều đồng minh trên thế giới và quyền lợi của người Mỹ được bảo vệ lâu dài cho dù có thay đổi người lãnh đạo ở các nước bạn.
Văn hóa người Mỹ được thể hiện qua chính sách ngoại giao.  Người Mỹ luôn luôn kêu gọi những quốc gia độc tài phải có tự do ngôn luận, tự do hội họp và người Mỹ luôn luôn đề cao những giá trị căn bản của con người như quyền được bình đẳng, quyền được hưởng tự do, hạnh phúc và chính bản thân người Mỹ luôn luôn thực hiện và hoàn thiện những giá trị mà họ đề ra.
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được ổn định, giàu mạnh, văn minh chính là do cả giới lãnh đạo và người dân đều hướng về cùng một điểm là công lý và lẽ phải thì xã hội sẽ tự nó ổn định.  Hiến pháp Hoa Kỳ không dành độc quyền lãnh đạo cho bất cứ một đảng phái nào.  Khi muốn làm lãnh đạo thì phải do dân chọn lựa công bằng.
Khi các nhà lãnh đạo VN thức tỉnh và sửa hiến pháp có nhân bản ngỏ hầu phục vụ quyền lợi người dân thì ngày đó VN mới có ổn định thực sự và từ đó mới thoát được vòng kềm tỏa của TQ.  Văn hoá và hiến pháp VN ngày nay tương tự như của Tầu đó là chỉ ngả theo kẻ mạnh và hiếp đáp, bịt miệng, tù đày kẻ yếu.  Những nhân tố đó là ngòi nổ của bạo loạn và đẩy lùi hoặc làm chậm lại sự tiến bộ của đất nước và con người.
1/3/2012

 

TÔ HẢI – Nhật ký mở sau ngày bế mạc” Hội Nghị Cán Bộ Toàn Quốc của Đảng”

Tohai01blog
 …Liền sau đó, ngài lại ghép ngay mấy cái “tội” mới nhưng không có “danh” ai là… “sám hối”, “trở cờ” (?) và ghép họ vào bọn “suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống vì đã dám … “công khai bày tỏ ý kiến trái với cương lĩnh, điều lệ Đảng, làm trái nguyên tắc sinh hoạt Đảng …”
Vậy thì ai là người đã nghĩ và làm theo kiểu “ở lâu đài”? ai đã nghĩ và làm theo kiểu “ở nhà tranh”?
Cứ làm như những bọn ăn cắp, chiếm đoạt hàng tỷ đô-la, hàng ngàn mẫu ruộng không có nguy hiểm bằng cái bọn “sám hối”, “trở cờ”, “cơ hội chính trị bất mãn” bọn làm cho “cộng sản tự diệt công sản”, “cộng sản con diệt cộng sản bố” ấy! Ngày 29 tháng 2 năm 2012
XIN LỖI! QUẦN CHÚNG  ĐÂU CÓ NGU!
TỪ ĐẠI HỘI TRUNG ƯƠNG 4
     Ngay từ khi bế mạc cái đại hội TW 4 của các ông ấy với cái nghị quyết về chỉnh đốn cái “số không nhỏ” đảng viên  của các ông ấy bị “suy thoái trầm trọng về tư tưởng, sa sút nghiêm trọng về đạo đức lối sống” đã có hàng vạn ý kiến của các đảng viên, quần chúng, các báo đài trong và ngoài nước phát đi những bài bình luận sâu sắc bầy tỏ không tin ở những gì các ông nói và chờ xem cái gì các ông ấy làm…
          Riêng mình thì mình đã tỏ thái độ hoàn toàn không tin tưởng sau khi nghe bài diễn văn bế mạc của ông TBT nó nhẹ hều về biện pháp tiến hành, mà ở biện pháp “cốt lõi” được nhấn mạnh thì mình đếm  được tới 10 chữ “TỰ”!
Qua trải nghiệm  những lần “sửa sai sau cải cách ruộng đất chấn chỉnh tổ chức”, và “đổi mới lại như cũ” sau khi tịch thu mọi nhà máy, tư liệu sản xuất,  cửa hàng…thì “Chẳng chết một con ma nào ngoài chết dân thôi!” Nguyên do cũng chỉ vì các ông ấy cho phép “đóng cửa bảo nhau” và nếu có thí một vài con tốt thì nhiều lắm cũng chỉ là …”thôi giữ chức” hoặc “khiển trách phê bình”!
         Và quả là đúng như thế !
       – Những vụ nước sôi lửa bỏng như vụ Đoàn văn Vươn mà nhiều bậc lão thành (“cộng sản bố” theo cách nói khá sáng tạo của chính ông TBT) khuyên: “hãy bắt đầu chỉnh Đảng từ ngay vụ Hải Phòng Tiên Lãng”  thì ngay tới Đại Hội Cán Bộ Toàn Quốc triển khai nghị quyết TW4, cũng không một ông nào dám hé môi nửa lời. Vậy thì làm sao? Thế nào? và bằng con đường nào các ông ấy dám chỉnh những cái đốn mạt to tổ đùng như vụ Vinashin, Vinalines, Currency, Vụ đất đai ở An Giang, Bình Phước, Đại Lộ Đông Tây…?
       TẤT CẢ ĐỀU CHỈ LÀ: NÓI NHƯ RỒNG LEO LÀM THUA MÈO MỬA !
CHO ĐẾN ĐẠI HỘI CÁN BỘ TOÀN QUỐC
    Với bài diễn văn mở màn đầy tự tin, tự tại, và tự… sướng, ngài TBT đã báo cho hơn 1000 đại biểu (chắc vẫn có cán bộ thành ủy Hải Phòng mà mình căng mắt tìm mãi không ra) là nghị quyết TW4 đã được “hàng trăm bài báo, hàng trăm bức thư, hàng nghìn ý kiến tâm huyết gửi về trung ương bầy tỏ tình cảm và sự tâm đắc, phấn khởi, kỳ vọng của mình …”
    Có lẽ bị cung cấp qua nhiều tài liệu bởi bộ phận giúp việc hoặc bị góp ý quá nhiều ý kiến nên TBT đã sa đà vào một rừng chữ nghĩa, danh từ, cụm từ mới để…đọc xong chẳng hiểu ngài định nói cái gì hoặc làm nội dung câu sau xổ toẹt nội dung câu trước. Đơn cử:
   Ngài viện dẫn ra nhà triết học Ludwwig Andreas von Feuerbach với câu trích giời ơi “Người sống ở trong lâu đài nghĩ khác người ở trong nhà tranh” ra để giáo dục ai? nhằm mục đích gì?
Chỉ biết là khi ngài nói “Đa số đảng viên của ta là tốt vì nếu không tốt sao có ngày hôm nay” thì cái câu trên nó như mỉa mai cả cuộc đời thực tế đang diễn ra, mỉa mai cả  người  đúc kết ra nó trong hoàn cảnh đi hai chân giữa Marx va Hegel! Và, muốn hay không muốn, ngài đã tự mỉa mai chính mình!
Chả thế mà chính Marx đã tổng kết ngắn gọn về Feuerbach là: một nhà triết học mà “nửa dưới là vật chất, nửa trên là…duy tâm!” Chẳng hiểu câu này áp dụng có trúng với trường hợp TBT, người lãnh đạo cao nhất  đầu tiên ở VN đã trích dẫn L. A. v. Feuerbach không biết?
Liền sau đó, ngài lại ghép ngay mấy cái “tội” mới nhưng không có “danh” ai là… “sám hối”,trở cờ” (?) và ghép họ vào bọn “suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống vì đã dám … “công khai bày tỏ ý kiến trái với cương lĩnh, điều lệ Đảng, làm trái nguyên tắc sinh hoạt Đảng …”
Vậy thì ai là người đã nghĩ và làm theo kiểu “ở lâu đài”? ai đã nghĩ và làm theo kiểu “ở nhà tranh”?
Cứ làm như những bọn ăn cắp, chiếm đoạt hàng tỷ đô-la, hàng ngàn mẫu ruộng không có nguy hiểm bằng cái bọn “sám hối”, “trở cờ”, “cơ hội chính trị bất mãn” bọn làm cho “cộng sản tự diệt công sản”, “cộng sản con diệt cộng sản bố” ấy!
      Túm lại, nghe xong, đọc kỹ lại thì thấy toát ra mấy ý chính là:
       1- Đảng ta khẳng định “một tấc không đi, một ly không rời khỏi con đường XHCN mà hai ông tổ Mác-Lê-Nin đã vạch ra (dù  phải đi vòng vo, loanh quanh , nhưng “Tất yếu khách quan”…thế nào cũng đến!)…
       2- Mọi sự cần chỉnh trong đảng bây giờ là …TỰ TỰ TỰ!
Lấy phương châm phê bình và  tự phê bình để “tự nhìn lại mình”, “tự điều chỉnh mình” “tự  gột rửa những cái xấu” và tiến hành  thì… phải “lâu dài, bình tĩnh, khách quan, không nóng vội, làm từng bước vững chắc”, ”Không lợi dụng chỉnh đảng để đấu đá, hạ bệ nhau” !….
Nghĩa là phải giữ vững lập trường “hữu ái giai cấp” (giai cấp ở nhà lầu hay ở nhà tranh đây chưa rõ), “tự rửa mặt, đánh răng” cho sạch rồi tiếp tục lãnh đạo toàn dân tiến lên!
      3- Cái bọn gây nguy cơ tồn vong cho Đảng và cho Đất Nước hiện nay chính là lũ “suy thoái về tư tưởng”, lũ “sám hối”, “trở cờ”, lũ “bất mãn cơ hội”, lũ “viết đơn, thư, tài liệu”,…lũ “trước khi còn giữ cương vị nói một đàng , nay thôi giữ chức nói  một nẻo”…. …” lợi dụng các diễn đàn, các mối quan hệ để truyền bá những quan điểm sai trái của mình”…
      Nghĩa là nhiều lũ không tên lắm đến nỗi những vụ đáng đưa ra “tiêm thuốc…bổ”, lần này bỗng tụt xuống hàng…không mấy quan trọng!
      Không những thế, chỉ thị của Bộ Chính Trị của các ông ấy còn khuyến khích “những trường hợp có vi phạm, tự giác kiểm điểm, tự phê bình nghiêm túc, tích cực sửa chữa, khắc phục sẽ được xem xét, giảm hoặc miễn xử lý kỷ luật!”(trích phần II mục 2.3)
     Túm lại: Sẽ y hệt thời kỳ Sửa Sai sau “Cải cách ruộng đất chấn chỉnh tổ chức”, hàng vạn mạng người chết oan, hàng ngàn đảng viên bị đuổi ra khỏi đảng do bị “tố láo” là “quốc dân đảng”, là “phản động” do có ý kiến khác với “Đoàn ủy”, với các ông “Đội cải cách đại lưu manh” nhưng cuối cùng…. chỉ có một mình Hồ Viết Thắng biến mất khỏi chính trường và Trường Chinh “xuống” làm..Tổng Bí Thư…Còn lại mọi tên cơ hội lưu manh nông thôn, mượn danh bần cố nông, những tên Đội, Đoàn Cải Cách vẫn tiếp tục sinh hoạt Đảng với những đồng chí “được” sửa sai…gây nên một mối nghi kỵ nhau, ai trung kiên? ai cơ hội? thậm chí thanh toán nhau ngay tại chi bộ,  mãi tới nhiều năm sau, ..khi cả một thế hệ đã qua đời, đoàn kết trong đảng vẫn chỉ là điều phải “chỉnh đi chỉnh lại quá nhiều lần tới mức không nhớ nổi”! (Trần Lâm)
VÀ VIỆC BAN HÀNH 19 ĐIỀU CẤM ĐẢNG VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM !
     Phải nói ngay rằng toàn bộ 19 điều chỉ có 6 điều là “dành riêng” để có thể truy cứu hoặc đem ra phê và tự phê đảng viên mà thôi. Còn lại tất cả 13 điều đều có thể phạm vào, không một thì hai, điều luật hình sự của nước XHCN Việt Nam này!?
Trừ trường hợp các người soạn thảo ra 19 điều cấm kia cũng đã có ý khẳng định là “Chẳng có cái đứa quần chúng nào có điều kiện để phạm vào 13 điều còn lại!” Đơn giản chỉ là: mọi chức vụ để có thể phạm tội đều được giao cho mấy ông, bà, đảng viên từ thôn xã đến Trung Ương cả!
Ngay cái điều 19, nó được ra đời không phải không có lý do: Đảng viên, cơ quan T.Ư, bộ bị ban biếc… nay cúng kiếng quá trời, khuyến khích mê tín dị đoan, cho dân uống quá nhiều “thuốc độc” quá cỡ thợ mộc! (Lê Nin nói về tôn giáo)… Cho nên bổ xung thêm điều 19 chắc để dành riêng cho đảng viên là đúng lúc và cần thiết?
     Chẳng biết suốt mấy ngày 650 ý kiến của 40 tổ thảo luận, cán bộ phát biểu có gì hay ho, đột phá, mới mẻ (chắc bí mật quốc gia này khó có thể bị lộ) nhưng cán cán bộ không được triệu tập thì máy hôm liền phát biểu, góp ý, phản biện, thậm chí chê bai thẳng thắn quá trời cả trên diễn đàn trong và ngoài nước, cả trên báo chí lề phải cũng như lề trái!
Thử nghe vài ý kiến nặng cân nhất:
      – “Vẫn duy ý chí, duy tâm, chủ quan trong các phương pháp chỉnh đốn Đảng” 
       – “Phớt lờ vai trò lịch sử của Nhân Dân “… 
       – “Cuộc đại Hội vừa qua như là một cuộc liên hoan nghệ thuật chỉnh đốn Đảng” (Phạm viết Đào)
     Hoặc :
       – Đảng như con cá ngúc ngoắc trong ao cạn! (Vũ Tú Nam):
     - “Thực trạng suy thoái trong Đảng đã nặng lắm rồi! như căn bệnh ung thư vậy!” (Lê khả Phiêu)
        - Lòng tin của Nhân Dân vào Đảng lung lay từ lâu chứ đâu có phải hôm nay mới lung lay! Mất lòng tin vào Đảng, mất lòng tin vào đảng viên, chính đảng viên cũng không tin ở lãnh đạo (Trần Lâm).
     Và còn nhiều điều mà các đảng viên tiếp tục phạm vào các điều cấm chẳng coi những gì TBT  có một gram đe nẹt nào!
     Cụ thể hôm nay đây (3/3/2012) báo tuổi Trẻ đăng chềnh ềnh  cả một trang 3 một sự “lợi dụng diễn đàn” để “tán phát những luận điệu  phản đối đường lối chính sách của Đảng”.
Đó là sự phanh phui các báo  cáo láo khoét về kho tàng “dự trữ khoáng sản của nước VN, không hề được thế giới xếp vào loại giầu có”, nhưng đã được dựng đứng lên để tự sướng, tự hào, và tự do bán non, bằng những con số phóng đại bị sai số tới….80%! (Táo tợn thật!)
     Đó là sự phanh phui không e dè về cái giá được hưởng từ việc thi nhau bán tài nguyên đất nước của nhiều địa phương với cái giá từ 2 tỉ thăm dò, leo lên đến 30 tỉ đến khi được cấp giấy phép (!) qua đủ mọi kiểu “bôi trơn”! Vì thế mà Bình Thuận, một tỉnh nhỏ đã phóng tay cấp tới 200 giấy phép! Vậy mà, người dân Bình Thuận nghèo vẫn hoàn nghèo! Tiền vào túi ai? Câu trả lời được khẳng định: Những nhóm lợi ích! Chỉ có điều: Có thật là chỉ có “nhóm” ở địa phương hay là “cả một hệ thống lợi ích” thì không ai có thể và “dám” trả lời !?
      Dù sao cũng cảm ơn các vị Lại Hồng Thanh, Nguyễn Khắc Vinh, Phạm Quang Tú, Phạm Thành Sơn  ở trên cái “tọa độ chính trị” của các vị đã dám vạch trần cái sự Bộ Công Thương đã “dối trên lừa dưới” bằng con số trữ lượng “đất hiếm” rất là…hiếm! Con số thực chỉ là 1 triệu tấn đã được tạo thành con số 21 triệu ! (ghê quá, Bộ với Bị!)…
        Cuối cùng các vị này đã kiến nghị “ĐÌNH CHỈ NGAY XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN  “có tiềm năng đủ điều kiện để tổ chức khai  thác, chế biến quy mô công nghiệp với thời gian lâu dài” mà đứng đầu các khoáng sản cần cấm chính là….BÔ-XIT, TITAN, ZIRCON, ĐẤT HIẾM, THAN…
     Mình chẳng biết mấy vị này có bị ràng buộc bởi 19 điều cấm? Họ là đảng viên hay là quần chúng?
  - Nếu là đảng viên thì… càng mừng vì các vị này tuy không công bố ồn ào nhưng chẳng  cần hướng dẫn tiến hành “phê và tự phê”, không thể chờ “làm dần dần, bình tĩnh, thận trọng…” đã tự tách mình ra khỏi nghị quyết của TW, để làm ngay tút xuỵt những điều trái với hàng loạt  điều cấm mà không sợ bị chụp mũ là “sám hối”, “trở cờ”! Và biết đâu, chính lúc này đây là lúc họ đang phải suy tính: Nên hay không nên tách khỏi cái số hơn 3 triệu con người đang bị quần chúng bỏ “chung một rọ” với cái lũ “không nhỏ” kia, mà trở về đứng vào hàng ngũ của hơn 80 triệu người Việt Nam, mà đa số chẳng có một chút gì đặc quyền, đặc lợi?..Còn hơn là bị Đảng khai trừ thì quần chúng cũng chẳng thèm tiếp nhận họ nữa, dù họ có xin được làm quần chúng “có vấn đề” hạng…bét trong xã hội!
     – Nếu là ngoài Đảng thì càng chứng tỏ, hơn 80 triệu người Việt Nam ngoài Đảng của các ông đâu có ngu, đâu có sợ, đâu có hèn trước sự đe nẹt chỉ dành riêng cho “ một số không nhỏ” của các ông  đã và đang phá hoại  tanh bành đất nước này!
        Bình luận về cái sự “không hề ngu” của một “quần chúng già 86 tuổi ” nhưng đã kinh qua sống và phấn đấu liên tục suốt từ ngày đầu cách mạng tháng 8 đến nay, chắc còn nhiều điều chưa đến nơi đến chốn.Mong được sự đóng góp, com-mèn thêm của triệu triệu quần chúng trong  nước và nước ngoài bổ xung!
Được đăng bởi Nhat Si Bao Thu

 

Thư ngỏ của LS. Nguyễn Thu Giang gửi các vị Đại biểu Quốc hội

Lời nhắn:Trong phần chép còm của blog DVV ở cuối bài có tư liệu về đất đai sửa đổi của Ls. NTG -Bà con nào cần thì tham khảo
    Quận 9, ngày 21/02/2012
THƯ NGỎ
              Kính gửi: Đại biểu Quốc hội
Tôi tên là Nguyễn Thu Giang, sinh năm 1946, CMND số 020588702 do CATPHCM cấp ngày 06/07/2011, cư ngụ tại số 5 Lã Xuân Oai, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TPHCM, đt 0903694758 email: ls.thugiang@yahoo.com.vn. Tôi nguyên là Phó Giám đốc Sở Tư Pháp TPHCM, đã nghỉ hưu, hội viên Hội Cựu Chiến binh, hội viên Hội Luật gia, hiện nay là luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.
    Tôi nghiêm túc kính báo đến quý vị Đại biểu Quốc hội là: Ở quận 9 TPHCM có vụ cưỡng chế thu hồi đất của ông Nguyễn Xuân Ngữ tại 166/6 KP Mỹ Thành, phường Long Thạnh Mỹ, cũng tương tự như vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng Hải Phòng. Hai lần bị cưỡng chế có cả xe cơ giới …( 20, 21/05/2009 và 21/06/2010 ) nhà đất, trang trại của ông Ngữ đã bị chà  đi xát lại nên đã tan nát hết.
             UBND Quận 9 quanh co, bất nhất, tự mâu thuẫn với lập luận của mình, có dấu hiệu lừa dối, không trung thực với cấp trên và dư luận. Khi ban hành quyết định ( QĐ ), UBNDQ9 đều có ghi căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành. Nhưng khi chất vấn, yêu cầu chứng minh, lúc đó UBNDQ9 mới thừa nhận ( tại CV 690/UBND ngày 20/5/2009 và quyết định 47/QĐ-UBND-TTr ngày 11/5/2009 ) là quận áp dụng các quy định pháp luật hết hiệu lực pháp luật. Cưỡng chế phá nhà, lấy đất nhưng không ra  QĐ thu hồi đất, mà cưỡng chế với lý  do ông Ngữ  không thi hành QĐ 2666/QĐ-UB ngày 27/06/2002 của UBNDTP trong khi đó  QĐ 2666 không tống đạt đến ông!? Tôi thật sự không hiểu đây là dân chủ kiểu gì ?. QĐ 2666 cũng không phải QĐ thu hồi đất, càng không phải QĐ thu hồi đất đối với ông Ngữ theo Điều 21 Luật đất đai năm 1993, 1998, 2001 được quy định rõ ràng là : “ Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó”. Vụ ông Ngữ, Đại biểu Quốc hội ( Đoàn ĐB Hà Nội ) bà Trần Thị Quốc Khánh cuối nhiệm kỳ QHXII có đưa ra chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ( báo có đưa tin ), sau đó Văn phòng Chính phủ có ban hành hai văn bản ( 4642/VPCP-KNTN ngày 06/07/2010 và 6687/VPCP-KNTN ngày 21/09/2010), truyền đạt ý kiến  của Thủ tướng là yêu cầu Chủ tịch UBNDTPHCM giải quyết khiếu nại cho ông Ngữ và báo cáo cho Thủ tướng trước ngày 15/10/2010, nhưng đến  nay ( 21/02/2012 ) Chủ tịch UBNDTPHCM vẫn chưa ra QĐ giải quyết khiếu nại cho ông Ngữ!?
            Tôi thấy đây là vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng của UBNDQ9 và UBNDTPHCM. Trước khi gửi thư này cho Đại biểu Quốc hội tôi đã có gửi thư cảnh báo đến HĐND và UBNDTPHCM và các ngành chức năng, nhưng mọi việc vẫn không được quan tâm xem xét và hồi âm ( văn hóa ứng xử cũng rất lạ!?…).
              Tôi kính đề nghị quý Đại biểu xem chi tiết tại website “Đâu là quyền lợi của người dânĐoàn Văn Vươn tại Q9, TPHCM – Nguyễn Xuân Ngữ, http://doanvanvuon.wordpress.com , hoặc tại http://doanvanvuon.wordpress.com/2012/02/10/ong-le-hi%e1%ba%bfu-d%e1%ba%b1ng-noi-ch%c6%b0a-dung/#comment-141 . Website này hoàn toàn nói lên sự thật bức xúc của công dân – cựu chiến binh – Nguyễn Xuân Ngữ. Kính mong Đại biểu Quốc hội quan tâm đến tiếng kêu oan của người dân, nên kiểm tra thực tế làm rõ các vấn đề mà đơn khiếu nại và đơn tố cáo của ông Ngữ đã nêu ra ( không nên chỉ nghe UBNDQ9 báo cáo như Chủ tịch UBNDTPHCM ký công văn số 227/UBND-PCNC đề ngày 19/01/2011 và ông Trần Ngọc Liêm – Chánh Văn phòng Thanh tra Chính phủ đã ký công văn 354/TTCP-VP ngày 03/03/2010 mà ông Ngữ đã phản bác hai ông đó là chỉ “ vâng lời” Phó Chủ tịch UBNDQ9!? ). Tôi kính mong Quý vị đừng để vụ này trở thành vụ Tiên Lãng thứ hai xảy ra tại TPHCM. Thành trì, chỗ dựa của Đảng và Nhà nước là lòng dân, đặc biệt là tinh thần chiến đấu của lực lượng Cựu Chiến binh…”.
Kính chúc sức khỏe và trân trọng kính chào Quý vị – Người Đại biểu Nhân dân.
Kính thư
Người gửi: LS Nguyễn Thu Giang

 

TS Nguyễn Văn Khải: Thấy vui khi bị “chửi” nhiều!

-( BEE) -  Phải đến lần hẹn thứ 10 tôi mới gặp được ông. Lúc thì ở Hà Tây, lúc lại tận Đăk Lăk, Gia Lai, lúc chữa bệnh cho bò, gà, lúc lại nói chuyện về kỹ thuật trồng hoa, bảo quản quả, trồng dược liệu… Cái sự đa năng ấy của ông cũng dẫn đến nhiều hệ lụy, mà một trong những thứ đó là ông bị  nhiều “kẻ điên” chửi.

Sống là phải bất mãn
Điều đầu tiên khiến tôi băn khoăn là có khi nào ông thấy thiếu thời gian không? Ông bảo: “Có chứ, tôi thấy thiếu nhiều lắm. Càng đi càng thấy sự dốt nát hiển hiện khắp nơi. Cố gắng của mình cũng chỉ cải thiện được phần nào thôi”.
Dường như từ trước đến giờ, người ta nhìn ông già ozon, TS Nguyễn Văn Khải với hình ảnh một người nhìn cuộc đời ở cái góc có phần tiêu cực quá. Ông bảo rằng sống luôn luôn phải bất mãn. Không bất mãn thì không xây dựng xã hội mới được. Phải bất mãn với cái mình có.
“Ví dụ như tôi thu được 5 tấn thóc, nhưng tôi không hài lòng, không thỏa mãn. Tôi bất mãn, tôi muốn có 6 tấn cơ. Con người nếu thỏa mãn thì là dấu chấm hết. Xã hội tiến lên vì con người không thỏa mãn. Chứ nếu anh thỏa mãn ngay lập tức thì vứt”. Nghĩa là không phải cái nhìn đời đen tối, mà là sự không thỏa mãn trước mỗi thứ mình nhìn thấy.
Đi chữa bệnh cho lợn gà trâu bò, chữa bệnh cho cam quýt, chữa bệnh cho tôm, chữa bệnh tay chân miệng cho người, lại còn giải mã hiện tượng tóc cháy… Dường như lĩnh vực nào người ta cũng thấy sự xuất hiện của ông.
Khi được hỏi ông làm như vậy để làm gì, ông vặn lại: “Đấy, ai cũng hỏi câu đó. Cái sai của nền giáo dục là ai đi học cũng mong thành giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ phục vụ nhân dân. Thế còn ai đi quét rác, ai đi lắp đèn đường? Cả cuộc đời tôi đến giờ mục đích là đưa kiến thức mới cho mọi người, dạy người ta thay đổi tư duy chỉ để cái hàng xóm không chửi nhau, không vứt rác sang nhà mình…
Tôi cứu nhiều bò nhiều lợn, rồi nơi này nơi kia họ gọi điện đến nhờ giúp. Họ thấy cần ông Khải. Và trong thâm tâm tôi cũng chỉ muốn mình làm được cái gì cho thiên hạ. Chứ tôi cứu hàng nghìn người bị tay chân miệng tôi không lấy một xu, cứu hàng nghìn con trâu con bò mà không lấy một bông hoa nào.
TS Nguyễn Văn Khải
TS Nguyễn Văn Khải
Sẵn sàng đi tù
“Tôi đã từng nói rằng tôi sẵn sàng đi tù nếu cái nước anolit không chữa được bệnh tay chân miệng. Cái đó tôi vẫn bảo lưu đến giờ. Không chỉ một vài người mà đã có đến hàng chục nghìn người chữa. Không một ai nói rằng chữa theo cách đó bệnh nặng thêm cả. Vì tôi tuân theo quy luật tự nhiên.
Tôi tìm ra điều kiện để virus, vi khuẩn, bào tử không thể tồn tại được. Nó giống như hòn đá thả phải rơi từ trên xuống dưới. Tôi cũng sợ đi tù lắm chứ, nhưng tôi biết việc mình làm. Tôi tin tưởng chắc chắn vào việc mình làm nên tôi không sợ”, ông thổ lộ.
Số nhà khoa học dám tuyên bố như ông có nhiều không nhỉ? Trên đời chỉ có một ông Khải thôi. “Hiếm người phải đi làm từ năm 6 tuổi như tôi”. Nói rồi ông chỉ vào vết sẹo ở đuôi mắt, ông bảo: 6 tuổi tôi đã phải đi rút bấc đèn thuê kiếm tiền. Một lần buồn ngủ quá, tôi bị đập mặt xuống bàn rút bấc nên giờ mới có vết sẹo này.
Dù được giữ lại trường nhưng tôi lại xung phong về nông thôn dạy học. Vì “Tôi muốn đi đến những nơi không ai dám đến. Những cái đó nó đã làm nên con người tôi. Chỉ có tôi được trẻ em nghèo gọi tôi bằng cái tên ông già ozon. Cán bộ các địa phương họ đều chào tôi bằng cái tên đó”, ông hãnh diện nhớ lại.
Còn chuyện ông  bỏ tiền túi để tình nguyện đi làm khoa học, ông  nhấn mạnh: Tiền đã là gì, cái tôi quý trọng nhất là tôi bỏ trí tuệ để làm. Trí tuệ để thay đổi cách sống của họ. Làm khoa học cực khó, đầu tiên là phải biết hy sinh. Mà đã làm khoa học thì không thể giàu được. Đố ai cứu được nhiều lợn nhiều gà như tôi. Tôi cứu nhưng tôi không lấy tiền. Bị chửi, tôi thấy mừng quá
Nếu có ai đó nói rằng “Tin làm gì ông Khải, ông đấy thì công nghệ vũ trụ hay kỹ thuật sinh sản đều biết, nói toàn vớ vẩn”, ông sẽ phản ứng thế nào? Ông bảo, ông chẳng bận tâm đến điều đó vì họ không hiểu ông Khải. Ngay cả chuyện tóc cháy như trước đây, người ta bảo ông Khải chữa vớ vẩn. Tôi cho rằng đó là những người nghi ngờ khinh ghét ghen tài. Họ không được học đạo đức. Trong đạo đức, thì khi nhận xét thì phải biết kỹ mới nên nói.
Ông chìa chiếc điện thoại cho tôi xem rồi bảo: Điện thoại tôi vẫn còn lưu những cái tin nhắn: “Tiên sư thằng già. Mày già mày còn tham đi chữa bệnh lấy tiền”. Ông phản ứng thế nào với cái tin nhắn đó? Ôi tôi thấy mừng quá, cái gì người ta cũng đồng ý thì chán. Tôi đi chữa bệnh nhưng không lấy tiền nên tôi chẳng có gì phải buồn với tin nhắn đó. Tôi nhìn mọi vật theo quan điểm duy vật biện chứng, bằng con mắt của một nhà vật lý học cơ bản, nghiên cứu cơ bản, ứng dụng cơ bản.
Ông bảo rằng, tiền là cần nhưng không mua được tất cả. Vài ba chục nghìn hay cả triệu đồng cũng là một bát phở. Rừng không thể có một cây, cây không thể có 1 cành, cành không thể có một lá. Dù bị chửi nhiều nhưng ông cũng không lấy đó làm buồn, thậm chí còn thấy vui.
Họ chửi mình thì lại là mừng, vì đa số là chửi đằng sau. Chứ còn trước mặt, trước các hội nghị khoa học, thì không ai dám chửi tôi bởi tôi đúng. Ông không chấp những kẻ điên khùng. Nhiều khi nó chửi mình cũng là một nguồn động viên mình làm tiếp.
TS Khải hướng dẫn học sinh Trường Việt - Đức chuẩn bị hội thi khoa học.
TS Khải hướng dẫn học sinh Trường Việt – Đức chuẩn bị hội thi khoa học.
Tôi đào hoa
Khi tôi hỏi ông đi nhiều như vậy, bà nhà có than thở nhiều không, ông cho biết bà có ảnh hưởng lớn đến con đường của ông. Bà luôn động viên ông rằng “Ai cần giúp thì ông cứ giúp, họ cần thì họ mới gọi mình”.
“Trong những chuyến đi xa, tôi thường nhớ bà nhà nhất là vào những lúc trời mưa. Mưa thế này vợ mình dắt xe thế nào, cho chó ăn thế nào, mèo ăn thế nào, gà ăn thế nào. Hay quả gấc chín quá mà không có ai hái thì vợ mình sẽ làm thế nào.
Bà ấy hiểu tôi, hiểu tính cách con người tôi nên không kêu ca gì. Vì suy cho cùng, cuộc đời là những cuộc chia tay và những cuộc gặp gỡ liên tiếp. Đi xa để đem cái hồn đất, tinh hoa về. Nên lần nào đi xa tôi cũng thấy khoẻ, khi trở về là bà ấy cũng rất vui.
Ngày xưa trong lớp rồi trong cơ quan tôi cũng được nhiều người thích, bà ấy đều biết. Rồi hồi tôi đi ra chiến trường thì có đến 2 lần gia đình nhận được giấy báo tử. Có cô lấy chồng được 3 ngày thì tôi trở về. Có cô mãi đến tận 40 năm sau mới thổ lộ tình yêu với tôi. Những chuyện đó bà nhà đều biết cả”.
“Việc lấy vợ lúc đó cũng đơn giản, vì là người cùng xã. Lúc tôi đi bộ đội về đang xách đồ nặng trĩu thì một đám trẻ con bu đến, trong đó có vợ tôi. Tôi bảo: Tao đang khiêng nặng, chúng mày lùi ra. Thế là vợ tôi mới xán đến xách hộ. Tôi hỏi: Cháu người ở đâu đấy. Vợ tôi bảo: Cháu nhà bên cạnh. Thế là quen nhau và gắn bó đến giờ”, ông cười khi nhớ lại kỷ niệm êm đềm đó.
Nếu giờ tôi mới chỉ 40 tuổi thì tôi sẽ không làm khoa học ở Việt Nam. Một cánh én không làm nên mùa xuân. Một mình Ngô Bảo Châu không thể làm gì cả. Không có cái bổ đề của Ngô Bảo Châu thì người ta vẫn đưa được người vào vũ trụ. Nhưng hàng triệu người nông dân Việt Nam nếu gà chết, bò chết, lợn chết, thì ảnh hưởng ngay… Nhưng một mình tôi thì làm được gì, cũng chỉ như muối bỏ bể.
Tô Hội

 

Dân làng Ô Khảm, TQ, bầu lãnh đạo xã

BBC – ngày 3/3/2012
Người dân Trung Quốc đi bỏ phiếu ở làng Ô Khảm
Dân làng Ô Khảm, một ngôi làng gần biển tại Trung Quốc, đang đi bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử chưa từng có, chọn ra ban lãnh đạo xã mà họ hy vọng sẽ giúp chấm dứt tranh chấp.
Người dân Trung Quốc đi bỏ phiếu ở làng Ô Khảm
Người dân xếp hàng bên ngoài phòng phiếu tại một trường học ở Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cuộc bỏ phiếu tại làng Ô Khảm diễn ra vài tháng sau khi người dân tại đây nổi dậy chống lại chính quyền địa phương và bãi bỏ các viên chức mà họ nói đã cướp đất của họ trong nhiều năm nay.
Người dân Trung Quốc đi bỏ phiếu ở làng Ô Khảm
Sau một đợt án binh bất động căng thẳng giữa dân làng và cảnh sát hồi tháng 12, giới chức tại tỉnh Quảng Đông đã xuống nước và có những nhượng bộ hiếm có, bao gồm việc cho phép tiến hành bầu cử tự do. Một người dân đang điền phiếu bầu tại làng Ô Khảm.
Dân làng tại Trung Quốc theo luật pháp được phép bỏ phiếu bầu ra ủy ban đại diện cho dân, nhưng nhiều người phàn nàn về tình trạng gian lận phiếu và thiếu cạnh tranh trong các cuộc bầu cử vốn thường được các giới chức cao cấp hơn tổ chức.
Tại Ô Khảm, giới lãnh đạo địa phương nắm quyền hơn 40 năm mà không bị cạnh tranh, thách thức và người dân cho biết họ chưa bao giờ cho phép bầu cử xã công khai mà các thành viên đều được chọn ra tại các cuộc họp kín.
“Họ là các ông hoàng địa phương. Nếu họ muốn làm việc gì, họ cứ việc làm. Họ không sợ gì hết. Họ tham nhũng và đồi bại,” ông Trương Kiến Thành, 26 tuổi, người ra tranh cử vào ủy ban gồm 27 thành viên lần này.
Sau thành công bất ngờ của cuộc nổi dậy vốn nổ ra sau khi người đại diện cho dân làng, ông Tiết Cẩm Ba, chết trong nhà giam của cảnh sát sau nhiều tháng bị giam cầm liên quan tới khiếu nại đất đai, dân làng Ô Khảm nay lần đầu tiên được thử nghiệm dân chủ.
Tháng trước người dân tại đây đã bắt đầu quá trình bầu cử bằng việc công khai chọn ra một ủy ban bầu cử độc lập để trông coi cuộc bỏ phiếu và sau đó chọn ra 107 đại diện để cử ra các ứng viên và ghi nhận bất cứ thắc mắc khiếu nại nào.
Nhân viên cảnh sát giám sát người dân làng trong khi diễn ra cuộc bầu cử.

 

“Phản biện mạnh mẽ thật đáng mong mỏi”

Lữ Phương  -Nhà nghiên cứu Marxist  –thứ bảy, 3 tháng 3, 2012-BBC
http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/02/26/120226134337_lu_phuong_304x304_bbc_nocredit.jpg
Ông Lữ Phương giới thiệu khái niệm “phản biện bên trong” khi bàn về trí thức Việt Nam.
Tiếp tục cuộc thảo luận về chủ đề trí thức Việt Nam, vai trò phản biện và sự lãnh đạo của Đảng, được sự đồng ý của tác giả, nhà nghiên cứu lý luận độc lập trong nước, Lữ Phương, BBC trân trọng giới thiệu một bài viết gần đây của ông đã được công bố trên mạng trong những tháng đầu năm nay.
Bài viết nguyên gốc với tựa đề “Về một bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài,” phản biện quan điểm của nhà văn nữ trong một bài viết của bà gửi cho BBC từ Berlin tham gia cuộc thảo luận về trí thức Việt Nam trên bbcvietnamese.com
‘Về một bài viết
Đó là bài “Bấm Sự lạc quan vô tận”, xuất hiện trên BBC ngày 17.1.2012. Bà Phạm Thị Hoài, đang ở Đức, tác giả bài này, viết về một nhà hoạt động văn hoá, xã hội nổi tiếng trong nước hiện nay là ông Chu Hảo, và qua ông Chu Hảo, bà Hoài nhận ra tính chất mẫu mực của một lớp trí thức gọi là “đối lập trung thành” mà bản chất vẫn gắn liền với hệ thống chính trị tư tưởng bấy lâu nay mệnh danh là “chủ nghĩa xã hội” ở Việt Nam. Bà Hoài cho rằng trong khi thực tế chỉ ra rằng hệ thống này đã trở nên bất lực và lỗi thời, thay vì thoát ra ngoài để phủ nhận từ nền móng, những nhà “đối lập” nói trên vẫn ôm ấp thứ chủ nghĩa xã hội ấy như một lý tưởng, căn cứ vào đó phản biện một số sai lầm trong thực tế lãnh đạo của Đảng cộng sản, với hy vọng cải tạo hệ thống để cứu nó khỏi sự sụp đổ.
Nhiều người làm công việc này trước đây đã bị chế độ thanh trừng nhưng hiện nay có vẻ như những người kế tục đang trở nên có giá. Họ được Đảng để cho công khai ăn nói thoải mái (kể cả lên tiếng nơi những phương tiện truyền thông bị xem là “thù địch”) chỉ có điều là ý kiến của họ thường không được Đảng quan tâm trả lời đàng hoàng. Bà Hoài vẫn tỏ vẻ kính trọng họ, có ý cho rằng vị trí của họ cao hơn nhiều lần loại người cũng thoát khỏi guồng máy như họ nhưng lại thiếu hẳn nhân cách để lên mặt dè bỉu họ. Những trí thức này cũng nhận những “mạt sát bạt mạng từ những người hùng Việt kiều ẩn danh trên mạng” nhưng bà Hoài cho rằng việc đó có thể bỏ qua, có lẽ vì không đáng để họ quan tâm.
Tuy thế, một thái độ “đối lập” trí thức như vậy lại được bà Hoài cho là có tính chất nước đôi, nghịch lý: “vừa cổ vũ cho tự do tư tưởng, vừa biện minh cho sự cần thiết của chiếc gông tròng vào cổ trí thức Việt Nam và đè nặng lên họ”, chỉ vì sự lãnh đạo của Đảng đối với trí thức (qua phát ngôn của ông Chu Hảo) vẫn còn được duy trì. Do vậy mà xét đến cùng thì điều đó chỉ mang đến cho cuộc sống tinh thần nhiều tệ hại: vẫn ảo tưởng về khả năng lãnh đạo của Đảng đối với trí thức do đó cũng còn tin rằng Đảng vẫn còn khả năng nghe theo những đề nghị của trí thức để thay đổi. Một cách khách quan bà Hoài cho rằng những phản biện như vậy chỉ mang ý nghĩa một cuộc giải phẫu thẩm mĩ cho một chế độ toàn trị xấu xí, già nua để “giúp nó tồn tại mĩ miều hơn”.
Nhà văn Phạm Thị HoàiÔng Lữ Phương nhắc lại quan điểm của bà Phạm Thị Hoài cho rằng một bộ phận trí thức ở trong nước hiện nay là những người “phản biện trung thành.”
Nguyên nhân của cung cách suy tưởng này được bà Hoài quy về sự nhồi sọ của hệ thống toàn trị của Đảng: hệ thống này “đã biến đổi thành công bộ nhiễm sắc thể của các đảng viên, ‘sự lãnh đạo của Đảng’ đã ăn vào gen trong cơ thể họ và tự động phát tiết, trong cả những tình huống không phù hợp nhất”. Nói cách khác, tuy có mục đích phê phán đường lối của Đảng nhưng những trí thức “đi theo Đảng” đó mãi mãi vẫn không thoát khỏi sợi dây trói buộc về các công thức tư duy mòn sáo của Đảng. Bà Hoài cho rằng thái độ phù hợp hiện nay không phải chỉ thoát ra khỏi bộ máy để phản biện mà là rời bỏ cả hệ thống để tìm đến một thứ đối lập khác, có ích và cần thiết hơn.
Nguồn gốc thuật ngữ
Khi sử dụng khái niệm “đối lập trung thành” để chỉ thị xu hướng phản biện trên đây, chắc hẳn bà Hoài đã có tham khảo và lấy nguồn cảm hứng từ một tác giả viết về đề tài này, cách đây 6 năm (2006), đó là Zachary Abuza với bài “Bấm Loyal Opposition: The Rise of Vietnamese Dissidents”, trong bài viết này học giả người Mỹ nói trên đã nhắc đến khái niệm “đối lập trung thành” để nghiên cứu sự chuyển động chính trị ở Việt Nam sau thời kỳ “đổi mới”, trong đó nhiều khuôn mặt trí thức tiêu biểu đã được phân tích để chỉ ra những phần tích cực lẫn giới hạn của họ. Các thuộc tính khác nhau trong phân tích nói trên cũng có thể tìm thấy trong bài viết của bà Hoài.
Tuy vậy vẫn có điều khác là những mặt tích cực và giới hạn trong công trình của Abuza nếu được trình bày một cách khách quan, theo ngôn ngữ của một văn bản nghiên cứu thì trong bài của bà Hoài những mặt giới hạn và tiêu cực lại được chú trọng để phê phán nhiều hơn, hơn nữa sự phê phán ấy lại được làm nổi bật và gây được ấn tượng nhiều hơn vì được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ cường điệu, cảm tính rất quen thuộc của một tác giả từng nổi tiếng về viết tiểu thuyết. Ở đây các nguyên nhân khách quan, lịch sử tạo nên hiện tượng cần nêu ra để lý giải đã không được nói đến mà lại được quy giản thành những huyễn hoặc tâm lý có tính chất chuyển giao thế hệ của những con người cấu thành hiện tượng.
Cách lập luận của tác giả vì vậy có nhiều điều không thuận lý lắm. Đáng chú ý hơn hết là cái cách tác giả dựa vào những phát biểu cụ thể của ông Chu Hảo khái quát cho toàn bộ xu hướng mệnh danh là “đối lập trung thành” để giảng giải, bàn luận. Trong khi đó thì thực tế cho chúng ta biết nếu có ai đó tin tưởng thành khẩn vào điều mình trình bày (giống như cách trình bày của ông Chu Hảo) thì cũng có không ít người (trong đó không loại trừ cả bản thân ông Chu Hảo) chỉ coi kiểu diễn ngôn đó, vừa như một thủ thuật để tự bảo vệ, vừa là một cách thức thích hợp để tác động vào chính guồng máy mà họ đang phải sống chung. Trong hoàn cảnh này không ít tác giả đã coi việc đề cao vai trò của Đảng như một thủ tục để lồng vào đó nhiều điều mà nếu bùi tai nghe theo, Đảng sẽ không còn là cộng sản nữa! Thử đọc Nguyễn Trung hoặc nghe Nguyễn Văn An mà xem!
“Do bà Hoài quá tin vào chữ nghĩa nên bà đã bị lừa về mặt chữ nghĩa để khi sử dụng khái niệm “đối lập trung thành” bà đã đương nhiên khẳng định sự tồn tại của thực tại đó trong đời sống chính trị hiện nay ở Việt Nam”
Lữ Phương
Xét cho cùng, thì tất cả đều chỉ là cuộc đánh vật về những khái niệm, và do bà Hoài quá tin vào chữ nghĩa nên bà đã bị lừa về mặt chữ nghĩa để khi sử dụng khái niệm “đối lập trung thành” bà đã đương nhiên khẳng định sự tồn tại của thực tại đó trong đời sống chính trị hiện nay ở Việt Nam. Như vậy là có nhiều điều không giống với Abuza: nếu trong bài viết của mình, tác giả này chỉ coi “đối lập trung thành” như là khả năng có thể hình thành trong tương lai từ những hoạt động bất đồng chính kiến có giới hạn hiện nay, thì qua sự biện giải trong bài viết của bà Hoài, “đối lập trung thành” đã được khẳng định như một tồn tại minh nhiên, hiện thực. Khẳng định này thiếu sự chính danh nghiêm nhặt, vì trong sự diễn đạt của bà Hoài, việc xác nhận khái niệm nói trên chỉ được coi như một tu từ ở đó sự “trung thành” đã mang ý nghĩa tiêu cực của một thái độ chính trị cần phê phán.
Thật sự thì khái niệm “đối lập trung thành” đã có nguồn gốc từ nghị viện nước Anh quân chủ vào thế kỷ 19: “đối lập” ở đây là đối lập với đảng đa số đang cầm quyền, còn “trung thành” ở đây là trung thành với vị Vua đang trị vì, cho nên tên gọi đầy đủ của khái niệm là “Her (or His) Majesty’s Most Loyal Opposition” (còn được gọi là “The Official Opposition”). Nội dung này về sau đã được khái quát hoá thành một khái niệm chính trị có tính chất định chế trong các nước theo thể chế dân chủ đa đảng: các đảng thiếu số có quyên tồn tại và được luật pháp bảo vệ để tham gia nghị trường với tư cách đối lập với đảng đương quyền, qua sự phản biện các chính sách đang thực hiện, đưa ra đường lối mới hy vọng thay thế đảng đương quyền trong kỳ bầu cử sắp tới. Trung thành bây giờ không phải trung thành với bất cứ thực thể cụ thể nào mà là với những nguyên lý tạo nền cho một thể chế dân chủ đích thực.
‘Không thể tồn tại’
Thực thể gọi là “đối lập trung thành” với nội dung nói trên hiển nhiên không thể nào tồn tại được trong chế độ gọi là “chủ nghĩa xã hội hiện thực”. Nó hoàn toàn không thể tồn tại vì cái xã hội công dân tạo nền cho các hoạt động của các lực lượng “đối lập” mang cùng tính chất đã không được thừa nhận theo lý luận chuyên chính gọi là “vô sản” của Đảng. Tất cả mọi hoạt động xã hội đều phải do Đảng nắm chặt bằng Nhà nước cùng với hệ thống chính trị đặt nền trên đường lối chuyên chính đó. Cho rằng chủ trương này là do K. Marx đẻ ra là không thoả đáng: trong xã hội cộng sản lý thuyết do triết gia này đề xuất, nhà nước sẽ dần dà bị xã hội công dân nuốt chửng rồi sau đó nhường bước cho sự ra đời một nhân loại phổ biến chứ không thể là ngược lại như trong chế độ “chủ nghĩa xã hội hiện thực”: sau khi triệt tiêu xã hội công dân rồi nhà nước trở thành tuyệt đối và vĩnh viễn.
Cần lưu ý là trong một chế độ “toàn trị ” mang danh chủ nghĩa xã hội đó, hiện tượng người ta thường gọi là “bất đồng chính kiến” vẫn tồn tại qua mọi thăng trầm. Nhìn vào lịch sử các chế độ cộng sản thực tế hiện tượng này rất đễ dàng nhận ra, dưới nhiều hình thức và danh nghĩa, hầu hết đều diễn ra hết sức bạo liệt . Dù vậy, để duy tính cách mạng cho phê phán và tranh đấu, người ta không thể nhân danh một cái gì đó bên ngoài thứ lý luận gọi là “vận dụng học thuyết Marx-Lenin”, căn cứ vào đó phê phán những chủ trương bị xem là sai lầm trong sự vận dụng của Đảng vào việc “xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Và hiển nhiên sự phê phán ấy đã không thể trở thành cương lĩnh của một lực lượng có tổ chức công khai được thừa nhận là “đối lập trung thành” trong một chế độ có tham vọng kiểm soát con người từ đầu cho đến chân.
Đảng cộng sản Việt Nam kỷ niệm 82 năm ngày thành lậpĐảng cộng sản Việt Nam vừa kỷ niệm 82 năm ngày thành lập.
Cũng cần lưu ý thêm là sự mạnh yếu, rộng hẹp của hiện tượng bất đồng chính kiến nói trên trong chế độ ấy không phải lúc nào cũng như nhau. Tất cả đều tuỳ theo tình hình chung, tuỳ theo tương quan giữa xã hội và nhà nước mà diễn ra dưới nhiều mức độ. Nếu trước đây phong trào “Nhân Văn-Giai phẩm”, “chủ nghĩa xét lại”… xét về căn bản tỏ ra khá “trung thành” với hệ thống mà vẫn bị trấn áp tàn tệ thì ngày nay, trong thời kỳ “đổi mới”, nhiều phê phán đạt đến mức “chạm trần” mà vẫn tồn tại được dưới những hình thức nào đó. Tại sao? Chắc chắn không phải do Đảng đã trở nên dân chủ hơn, khoan dung hơn để không thèm “đếm xỉa” các phản biện rất “phản động” trên đây mà chỉ vì trong thực tế đã đến lúc Đảng không còn đủ sức để lùa vào vòng kiểm soát của mình những ai không “nghĩ trong điều Đảng nghĩ” nữa. Nhìn vào những gì diễn ra ở Việt Nam sau 1986, nhất là sau sự tan rã của “phe xã hội chủ nghĩa”, có thể nhận ra điều đó dễ dàng!
Đặt vào quá trình đấu tranh dân chủ hoá xã hội ở Việt Nam, hiện tượng phản biện trên đây, dù mang trong bản thân nhiều hạn chế và những hạn chế ấy được chấp nhận như điều kiện để tồn tại, cách nói của bà Hoài, xem đó là một “cuộc giải phẫu thẩm mỹ giúp chế độ toàn trị tồn tại mỹ miều hơn” là không thoả đáng, nếu không nói là hoàn toàn phản thực tế. Vì thực tế cho chúng thấy phải hiểu ngược lại mới đúng: ra đời từ những nỗ lực cực kỳ gian khổ để dân chủ hoá đời sống xã hội, những nỗ lực trên đây, cho đến nay đang có tác dụng làm suy yếu chế độ toàn trị ngay trong sân chơi của nó, làm cho chế độ ấy mau chóng mất đi tính chính danh ngay trên chính những nguyên lý của nó. Nếu không khó giải thích việc chế độ toàn trị luôn tỏ ra rất khó chịu, bực bội với hiện tượng này, thì cũng rất dễ hiểu khi thấy trong khi không dám đối thoại sòng phẳng với những phản biện gai góc, những cái lưỡi gỗ của chế độ đã không biết làm gì để đối phó, ngoài việc nhét tất cả vào cái phạm trù gọi là “diễn biến hoà bình” và “tự diễn biến hoà bình” để quy chụp và kết án là “cơ hội”.
‘Thật đáng mong mỏi
Khi xác định vị trí tranh đấu của mình, những người phản biện từ bên trong không hề coi phương thức lên tiếng của họ là duy nhất đúng, duy nhất có ích. Đó chỉ là một chọn lựa trong nhiều chọn lựa nhưng khi đã đứng vào vị trí ấy rồi thì sự cân nhắc về tác dụng của hành động và lời nói phải trở thành điều cần thiết: chẳng hạn không thể lúc nào cũng ngang nhiên đòi “giải thể” cái này cái nọ tức khắc cho hả giận và cho sướng miệng, không phải vì sợ bị bỏ tù mà chỉ vì không thích hợp. Từ những giới hạn buộc phải chấp nhận một cách chính danh thì chỉ nên gọi như người ta thường gọi họ là những người phản biện, hoặc ồn ào hơn một chút, có thể gọi họ là những người bất đồng chính kiến – những người như vậy ngày càng nhiều thêm, thái độ của họ ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt. Đây không phải chỉ là kết quả của một quá trình giải hoặc về tư tưởng mà chính yếu đã bắt nguồn từ cái thực tế chuyển động của xã hội đang tác động vào bản thân họ: là sự thất bại hiển nhiên của chế độ toàn trị mạo danh xã hội chủ nghĩa giao thoa với cái xã hội công dân đã bị chế độ toàn trị ấy thủ tiêu cũng mạo danh chủ nghĩa xã hội, nay đang phục hồi do sự thất bại của thứ chủ nghĩa xã hội bị mạo danh ấy.
“Chừng nào thì hành vi phản biện mạnh mẽ nói trên có khả năng chuyển hoá thành một xu hướng chính trị có tổ chức mệnh danh là “đối lập trung thành” theo đúng nguyên nghĩa của nó? Không thể biết được nhưng chắc chắn đó là điều thật đáng mong mỏi.”
Lữ Phương
Tất cả đã tác động đến bản thân các đảng viên với tư cách là những công dân và những con người, làm cho cả một lớp trí thức một thời “đi theo Đảng” khi nhìn lại mọi thứ, ngày càng nhận ra sự cách bức trầm trọng giữa Đảng và xã hội, cuối cùng đã chọn đứng về phía xã hội để, từ tư thế của mình, đòi hỏi Đảng phải dân chủ hoá bản thân, tiến hành những cải cách để thực hiện những thay đổi có lợi cho xã hội.
Chừng nào thì hành vi phản biện mạnh mẽ nói trên có khả năng chuyển hoá thành một xu hướng chính trị có tổ chức mệnh danh là “đối lập trung thành” theo đúng nguyên nghĩa của nó? Không thể biết được nhưng chắc chắn đó là điều thật đáng mong mỏi. Nhưng để điều đó trở thành thực tế thì bản thân chế độ toàn trị phải có sự chuyển hoá thật mạnh mẽ về chất, sự chuyển hoá ấy cốt yếu phải được thúc đẩy bởi sự lớn mạnh của cái xã hội công dân hiện diện bên ngoài sự tồn tại của Đảng: không có sự lớn mạnh của xã hội công dân này thì mọi sự chuyển biến trong Đảng, có tính tới áp lực nội tại của thành phần phản biện nói trên, vẫn chỉ loay hoay trong những hứa hẹn, nếu không mị dân để đối phó thì cũng hoang tưởng, nửa vời.
Xét về logic của sự chuyển hoá hoà bình có thể khẳng định rằng chỉ có một xã hội công dân đã trưởng thành về mọi mặt (kinh tế, văn hoá lẫn chính trị) mới có khả năng hạn chế các chính sách chuyên chế của Đảng, từng bước tác động vào Đảng, mang đến cho những trí thức của Đảng nhiều tính chất dân chủ hơn trong những đề xuất cải cách, qua đó dọn đường dần dà cho sự hoá thân của Đảng, từ một đảng toàn trị thành một đảng dân chủ. Logic thì như vậy và mong ước cũng là như vậy. Nhưng thực tế hiếm khi đi theo logic của sự suy tưởng lý tính, trong trường hợp này, bạo lực có thể sẽ lại lên ngôi một lần nữa, bạo lực cách mạng và cả bạo lực phản cách mạng. Mọi sự bàn luận về thực thể gọi là “đối lập trung thành” bây giờ sẽ mất hoàn toàn ý nghĩa, không cần thiết.
Bài viết của tác giả Lữ Phương, lý luận gia Marxist, nhà quan sát chính trị độc lập về Việt Nam và Đảng Cộng sản, được biên tập, và đăng lại với sự đồng ý của tác giả, người đang sinh sống ở trong nước.

 

Giáo hội Công giáo Cuba muốn cưỡng lại mọi áp lực chính trị

Phát ngôn viên Orlando Marquez của Giáo hội Cuba (Reuters)

Phát ngôn viên Orlando Marquez của Giáo hội Cuba (Reuters)
Thanh Phương  – RFI
Giáo hội Công giáo Cuba phải biết cưỡng lại các áp lực chính trị từ mọi phía nhân chuyến viếng thăm Cuba của Đức Giáo hoàng Benedicto 16 vào cuối tháng 3. Trên đây là lời kêu gọi của phát ngôn viên Tòa Tổng giám mục La Habana hôm qua 02/03/2012.
Trong một bài báo đăng trên trang web của Hội đồng Giám mục Cuba hôm qua, phát ngôn viên của Tòa Tổng giám mục La Habana Orlando Marquez giải thích: “ Chắc chắn là có một nguy cơ, bởi vì do không có những tổ chức, những đảng phái độc lập, một số người cứ muốn Giáo hội phải chuyển hóa thành tác nhân thúc đẩy những thay đổi căn bản ở Cuba”.
Cũng theo tác giả bài báo, “đối với những người khác, Giáo hội có thể trở thành đồng minh tự nhiên của chính quyền và nhiều người muốn Giáo hội thu mình lại và rút khỏi lĩnh vực chính trị”. Phát ngôn viên của Tòa Tổng giám mục viết thêm: “ Điều quan trọng là chính quyền và Giáo hội biết rằng không nên lưu tâm đến những áp lực đó và phải cố duy trì đối thoại, đối thoại để phục vụ xã hội, cho những nhu cầu và đòi hỏi tự nhiên của xã hội”.
Trong tuần này, nhà đối lập và cựu tù chính trị Martha Beatriz Roque đã công bố một bức thư gởi cho Đức Giáo hoàng, có chữ ký của khoảng 700 người Cuba. Bức thư viết rằng, “ sự hiện diện của Ngài ở đảo quốc này giống như là một thông điệp nhắn gởi những kẻ áp bức là họ cứ tiếp tục làm những gì họ muốn, Giáo hội cũng sẽ để yên”. Nhưng những nhà đối lập khác thì hy vọng là chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng sẽ khuyến khích thay đổi dân chủ ở Cuba.
Về phần các chức sắc Giáo hội thì nhấn mạnh đến tính chất phi chính trị của của chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Giáo hoàng. Theo họ, Ngài đến đây để nói về hoà giải và đoàn kết giữa người Cuba với nhau. Theo lời cha Jose Felix Perez, thư ký điều hành của Hội đồng Giám mục Cuba, khoảng 700 người Mỹ gốc Cuba từ Miami và New York lần đầu tiên dự trù sẽ đến Cuba nhân chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng.
Sau nhiều thập niên căng thẳng, quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và chế độ Cộng sản đã được sưởi ấm kể từ sau chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolồ đệ nhị vào tháng Giêng 1998, chuyến thăm đầu tiên của một vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã tại Cuba.
Kể từ khi lên cầm quyền thay người anh Fidel Castro vào năm 2006, chủ tịch Raoul Castro vào năm 2010 đã mở cuộc đối thoại chính thức với Đức Hồng y Ortega, lãnh đạo Giáo hội Công giáo Cuba. Nhờ cuộc đối thoại này mà hàng chục tù chính trị Cuba đã được phóng thích.
Trong bài báo nói trên, phát ngôn viên của Tòa Tổng giám mục Cuba Orlando Marquez lưu ý rằng: “ Đức Thánh Cha Benedicto 16 sẽ đến một đất nước đang trong quá trình chuyển đổi, cải tổ và canh tân sau khi có thay đổi nhân sự lãnh đạo Nhà nước, một đất nước thể hiện rõ sự suy kiệt, bế tắc của mô hình xã hội chủ nghĩa mà cố Giáo hoàng Gioan Phaolồ đệ nhị đã biết rất rõ”.
Theo tác giả bài báo, “cuộc đối thoại ngày nay là đối thoại giữa những người có quan điểm khác biệt nhưng phải nhắm tới cái tốt đẹp chung cho xã hội Cuba trong tổng thể. Cuộc đối thoại này phải tiến về phía trước và phát triển lên một cách linh động và thường xuyên”.

 

Liên hiệp châu Âu : vẫn theo dõi sát vấn đề tự do ngôn luận tại Việt Nam

Phiên tòa sơ thẩm tháng 01/2010. Từ phải sang trái: Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức (AFP /TTXVN)

Phiên tòa sơ thẩm tháng 01/2010. Từ phải sang trái: Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức (AFP /TTXVN)
Thanh Phương  – RFI
Ông Trần Văn Huỳnh, cha của anh Trần Huỳnh Duy Thức, hiện đang ngồi tù với tội danh “ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, vừa cho công bố trên mạng Bauxite Việt Nam bức thư đề ngày 01/03/2012 của Tổng vụ Đối ngoại châu Âu, Liên hiệp châu Âu, phúc đáp bức thư của ông Huỳnh đòi cải thiện nhân quyền ở Việt Nam.
Anh Trần Huỳnh Duy Thức đã bị tuyên án 16 năm tù giam trong phiên xử tháng 01/2010 với tội danh “ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, cùng với luật sư Lê Công Định, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung. Trong bức thư đề ngày 05/02/2012 vừa qua, ông Trần Văn Huỳnh, cha của Trần Huỳnh Duy Thứ,c đã kêu gọi Liên hiệp châu Âu chú trọng và trợ giúp hiệu quả hơn cho việc cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Trong bức thư, ông Trần Văn Huỳnh nhắc lại rằng Hiệp định hợp tác 1995 giữa Cộng đồng châu Âu và Việt Nam có quy định “tôn trọng nhân quyền và các nguyên tắc dân chủ” là nền tảng cho sự hợp tác giữa hai bên. Ông Huỳnh tỏ ý hy vọng là Liên hiệp châu Âu sẽ thực thi hiệu quả hiệp định này để Việt Nam nhanh chóng thiết lập Nhà nước pháp quyền và tôn trọng nhân quyền, mà chứng minh rõ ràng nhất là trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định và Lê Thăng Long, cũng như cho ông Trần Anh Kim, người cũng đã bị tuyên án tù trong cùng thời gian .
Trong bức thư phúc đáp ông Trần Văn Huỳnh đề ngày 01/03/2012 vừa qua, Tổng vụ Đối ngoại của Liên hiệp châu Âu cho biết họ “ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các diễn tiến về tự do ngôn luận tại Việt Nam và các trường hợp cá nhân được quan tâm”, trong đó có trường hợp của Trần Huỳnh Duy Thức.
Bức thư nhắc lại là “ngày 21/1/2010, các Trưởng phái bộ thuộc Liên hiệp châu Âu tại Hà Nội đã công khai bày tỏ mối quan ngại mạnh mẽ về các thủ tục tố tụng và kết quả của các phiên tòa tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để xét xử con trai ông cùng những nhà hoạt động dân chủ ôn hòa và các blogger”.
Ngoài ra, bức thư cho biết là trong thời gian Vòng Đối thoại đầu tiên về Nhân quyền giữa Việt Nam và Liên hiệp châu Âu tại Hà Nội vào ngày 12/01/2012, vấn đề tự do ngôn luận đã được thảo luận rất chi tiết, đặc biệt nhấn mạnh đến quyền của các cá nhân được bày tỏ quan điểm của họ và các hạn chế về phương tiện truyền thông và Internet tại Việt Nam.
Liên hiệp châu Âu kêu gọi Việt Nam “tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và nêu lên mối quan ngại về các quy định an ninh trong Bộ Luật Hình sự áp đặt những hạn chế nghiêm trọng trong tự do ngôn luận”. Liên hiệp châu Âu EU cũng nêu ra một số các trường hợp cá nhân, trong đó có trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức, thúc giục Việt Nam trả tự do cho tất cả các công dân bị giam giữ vì đã sử dụng một cách ôn hòa quyền tự do ngôn luận đã được quốc tế công nhận.

 

Cười “vỡ bụng” với những hình ảnh “kỳ quặc” chỉ có ở Việt Nam (P25)

Giaoducvn  -Đó là những khoảng khắc vô tình hoặc do chính tác giả bức ảnh cố ý tạo ra, và dù cố tình hay vô ý thì ta cũng không thể nhịn được cười khi “chiêm ngưỡng”.
Nổi bật với “quả đầu” cực độc đáo, cực thời trang ?!

Những giấc ngủ “ngon lành” mọi lúc, mọi nơi ?!



Việt Nam có tính tiết kiệm. Bất chấp cả nguy hiểm ?!

Sáng kiến chống trộm “cực hiệu quả”

“Gió mùa thu anh ru em ngủ
Em ngủ rồi anh cạy tủ anh đi” !!!

Lấy hay trả lại???

Kiểu tham gia giao thông “độc đáo” chỉ có ở Việt Nam!

“Du khách đọc kỹ trước khi vào, ai dùng thì phải trả tiền miễn lý do” ?!

 

“Người Trung Quốc sẽ không dễ hy sinh con một cho phiêu lưu quân sự”

Thứ bảy 03/03/2012 16:05 (GDVN) – Trung Quốc có là kẻ thù hay không – tại Washington vẫn tồn tại rất nhiều bất đồng về quan điểm.
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc.
Tờ “Daily Telegraph” Anh vừa có bài viết “Coi Trung Quốc là kẻ thù” cho biết, về việc làm thế nào ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Washington (và phương Tây) có sự bất đồng nghiêm trọng. Đây là vấn đề quan trọng nhất địa-chính trị thế kỷ 21. Chúng ta không thể gánh được cái giá khi ứng phó không thỏa đáng, sai lầm của hôm nay sẽ gây ra hậu quả không thể cứu vãn.
Báo Quang Minh của Trung Quốc viết, theo những người kêu gọi “ngăn chặn Trung Quốc”, sức mạnh ngày càng tăng lên và tư thế nước lớn của Trung Quốc làm cho thế giới đối mặt với mối đe dọa tiềm tàng to lớn, Mỹ phải tái vũ trang và tái tổ chức hệ thống đồng minh của họ. Dưới đây là các lý do kiên trì chính sách “ngăn chặn” của phái diều hâu:
Từ năm 1996-2008, tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc là 9,6%, ngân sách quốc phòng lại tăng với tốc độ 12,9%. Quân đội Mỹ đang yếu đi nhanh chóng, Trung Quốc đang phát triển sức mạnh quân sự “phi đối xứng” đặc biệt là nhằm vào Mỹ, bao gồm tên lửa đạn đạo chống hạm chuyên dùng để ngăn chặn Mỹ đến Thái Bình Dương; Trung Quốc lộng hành ở biển Đông.
Sau vài năm, Hải quân Trung Quốc sẽ có khả năng vươn ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai (Guam) và Ấn Độ Dương; Trung Quốc bất ngờ hạn chế xuất khẩu đất hiếm cho thấy họ “lộ nguyên hình” và không chịu tuân thủ quy tắc thương mại.

Tàu ngầm thông thường lớp Tống do Trung Quốc tự sản xuất.
“Phái tiếp xúc” với Trung Quốc thì cho rằng, quan điểm trên bị thổi phồng hoặc hết sức vô lý:
Bộ Quốc phòng Mỹ thổi phồng chi tiêu quân sự của Trung Quốc. Tỷ trọng chi tiêu quân sự của Trung Quốc trong GDP từ trước đến nay ổn định, tỷ lệ tăng trưởng này thống nhất với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.
Do tính năng của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc kém, tiếng ồn quá lớn khiến cho nó trở thành những “mục tiêu ngồi chờ chết”. Máy bay ném bom hạt nhân của Trung Quốc đã lỗi thời, máy bay chiến đấu tàng hình mới có được khả năng chiến đấu còn phải có thời gian.
Tỷ lệ đầu đạn hạt nhân giữa Trung-Mỹ là 186/1550; về quân sự Trung Quốc cơ bản ở trạng thái cô lập, còn Mỹ có rất nhiều đồng minh; Trung Quốc đang thông qua ASEAN tăng cường cải thiện quan hệ với các nước láng giềng; các quan chức Trung Quốc phổ biến cho rằng Liên Xô sụp đổ do tiến hành chạy đua vũ trang mang tính hủy diệt với Mỹ; Bắc Kinh hoàn toàn không lấy trái phiếu chính phủ Mỹ làm biện pháp gây sức ép.
Hơn nữa, Trung Quốc còn là một xã hội già hóa nhanh chóng, các gia đình Trung Quốc sẽ không dễ dàng hy sinh con một cho sự phiêu lưu quân sự. Trong lịch sử hiện đại, Trung Quốc cũng chưa từng tiến hành bành trướng lãnh thổ.

Ngư lôi của máy bay trực thăng Z-9C – Hải quân Trung Quốc.
Việc so sánh giữa Đức trước Chiến tranh thế giới thứ nhất với Trung Quốc hiện nay là không công bằng.
Trước đây, Đức phát triển nhanh chóng và ngang hàng với Anh về công nghệ và thu nhập bình quân đầu người, và bắt đầu tạo ra thách thức tuyệt đối với Hải quân Hoàng gia Anh. Hoàng đế Đức có ý đồ lật đổ trật tự châu Âu.
Còn Trung Quốc vẫn là một nước nghèo, trong vài năm nữa Trung Quốc sẽ đối mặt với “bẫy thu nhập trung bình”.
Bắc Kinh phải nhanh chóng chuyển từ sao chép công nghệ sang đi đầu sáng tạo, thách thức này đã khiến cho rất nhiều nền kinh tế bị thất bại và rất nhiều dự tính trở thành trò cười.
Trước khi phát triển với tỷ lệ tăng trưởng “bình thản” hơn, Trung Quốc phải loại bỏ khối u ác tính khoản vay quy mô lớn 5 năm qua, sẽ trải qua một “cơn say” rất không thoải mái.
Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành một nước lớn về kinh tế, nhưng không đủ mạnh để làm đảo lộn trật tự thế giới hiện nay. Cách làm coi Trung quốc là kẻ thù của phe diều hâu ẩn chứa những rủi ro rất lớn, sẽ cổ vũ cho lực lượng phái cứng rắn ở Trung Quốc.

“Bảo bối” – con một của các gia đình Trung Quốc.
Đông Bình (Theo báo Phương Đông)

 

Báo động, 70% sinh viên năm cuối không biết làm gì sau khi tốt nghiệp

Thứ bảy 03/03/2012 06:00 (GDVN) - Đa phần sinh viên lựa chọn trường học theo cảm tính, không định hướng được nghề nghiệp cho bản thân sau khi ra trường.
Những câu trả lời ngây ngô 
Nhiều sinh viên vẫn hỏi nhau rằng: Sau này ra trường cậu định làm gì? Đa phần câu trả lời nhận được là: Tớ chưa biết nữa; Tớ không biết; Tớ thì làm gì cũng được … 
Đó là những câu trả lời mà các cử nhân tương lai đại diện cho tri thức, “chủ nhân tương lai của đất nước” vẫn thường “thật thà” tâm sự với nhau. Hầu hết, sinh viên không có chút định hướng nghề nghiệp cụ thể nào cho bản thân khi ra trường.
Nguyễn Thị Nhung, K54, Khoa Đông Phương, chuyên ngành Nhật Bản, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH QGHN chia sẻ: “Mình chọn khoa Đông Phương của trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn một phần là vì sở thích, một phần thấy mọi người nói đây là một khoa “hot” của trường. Khi đăng ký dự thi vào trường, mình cũng mơ hồ, không hiểu biết hết về cơ hội nghề nghiệp của ngành này sau khi ra trường.
Đến bây giờ là sinh viên năm thứ 3 rồi nhưng mình vẫn chưa xác định được sau khi ra trường mình sẽ làm gì, mình cảm thấy rất mung lung và lo lắng không biết kiến thức của mình có đủ để làm đúng chuyên ngành không…”
“Khi thi đỗ ĐH, mình cứ ngỡ rằng đã thực hiện được ước mơ của bản thân rồi. Sau này ra trường, mình sẽ có một công việc nhàn hạ, không phải lao động tay chân. Thế nhưng, khi vào học trong trường ĐH, mình thực sự thấy nản vì kiến thức học quá loãn và chung chung.
Mình không hiểu khoa đang đào tạo mình ra làm gì nữa và bây giờ chính mình cũng không hiểu mình sẽ làm gì khi ra trường đây.
Nhiều khi suy nghĩ mà thấy mệt mỏi và chán nản. Tuy nhiên, không học tiếp thì biết làm gì bây giờ nên mình cứ học mà không biết sau này bản thân có kiếm được việc làm hay không…”, Trần Tiến Dũng, sinh viên năm thứ 4, Khoa Quản Trị Văn Phòng, trường ĐH Nội Vụ tâm sự.
Có đến 70% sinh viên năm cuối không xác định được sau khi tốt nghiệp sẽ làm công việc gì. Hậu quả của việc thiếu định hướng nghề nghiệp và chọn trường cảm tính
Phần lớn các bạn sinh viên đều định hướng nghề nghiệp theo cảm tính, chưa có một cơ sở “nền móng” rõ ràng nào.
Khúc Thị Oanh, sinh viên năm thứ 3, khoa Quản Trị nhân lực, trường ĐH Lao động xã hội nói: “Tôi chọn ngành Quản Trị nhân lực của trường ĐH Lao động xã hội vì tôi thấy ít trường đào tạo ngành này.  Và tôi nghĩ, sau khi ra trường, tôi sẽ có cơ hội việc làm nhiều hơn. Tuy nhiên, còn 1 năm nữa là ra trường nhưng thực tình tôi cũng chưa biết được sau này mình sẽ làm gì nữa. Tôi lo kiến thức được học trong trường ĐH không biết có áp dụng được khi ra trường không? Nói chung là nản lắm…”
Đôi khi, việc định hướng, quyết định ngành nghề lại không phải là các bạn sinh viên mà chính cha mẹ là người định hướng.
“Khi thi vào trường, em có biết gì về ngành Bảo tàng đâu. Tất cả là lựa chọn của gia đình thôi. Bố mẹ em bảo, cứ vào học và mang về cái bằng ĐH rồi bố mẹ khác lo công việc cho. Nói thật là đến lúc này, bản thân em cũng không có bất cứ một định hướng công việc nào cho tương lai cả…”, Đặng  Thị Ngọc Huế, sinh viên năm thứ 3, Khoa Bảo tàng, trường ĐH Văn Hóa Hà Nội bình thản nói.
Các chuyên gia đầu ngành nói gì về thực trạng này?
Thiếu định hướng nghề nghiệp rất nguy hại. Nó quyết định đến tương lai sau này của các bạn. Cụm từ “thất nghiệp” sẽ là “hòn đá” đè nặng lên vai các bạn trẻ sau khi ra trường. Và hiện trạng này vẫn đang là dấu hỏi chưa có lời giải đáp thuyết phục.
Theo nghiên cứu mới nhất của T.S Trịnh Văn Tùng và TS. Phạm Huy Cường, trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN: Có đến 70% sinh viên năm cuối của ĐHQGHN vẫn chưa thấy được mối liên hệ giữa ngành học và các lĩnh vực nghề nghiệp của xã hội, chưa có một định hướng nào cho ngành nghề sau khi tốt nghiệp…
Các chuyên gia giáo dục cho rằng: Việc thiếu định hướng về việc làm của đại đa số sinh viên hiện nay bắt nguồn từ khi các bạn sinh viên còn cầm trên tay cuốn “Những điều cần biết về các trường ĐH, CĐ”.
Đứng trước sự lựa chọn của hàng nghìn trường ĐH, CĐ trên cả nước khiến các bạn phân vân, lúng túng: Chọn ngành nào là “hot”? Ngành nào dễ xin việc? Ngành nào phù hợp với khả năng và năng lực của mình?…. Một dãy câu hỏi như vậy đặt ra trong đầu của các cô cậu học trò chuẩn bị bước vào “ngưỡng cửa” ĐH, CĐ.
Nhiều khi các bạn “chấm bút” chọn đại một ngành do cảm thấy mình không đủ năng lực hay đơn giản chỉ là thấy ngành đó nghe cái tên có vẻ “oai oai” hay trường đó, ngành đó có nhiều người học… nên quyết định chọn. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn học sinh không hiều nhiều, thậm chí không hiểu gì về ngành mình chọn.
Cũng theo một khảo sát mới của T.S Trịnh Văn Tùng: Một bộ phận không nhỏ sinh viên ngay từ bước đầu lựa chọn ngành học, trong quá trình học đã không có một định hướng cụ thể nào và cũng không được ai khuyên về các nghề thiết thực gắn với ngành học của mình. Việc sinh viên tiếp cận và theo học chuyên ngành hiện tại đôi khi xuất phát từ ngẫu nhiên, từ một kinh nghiệm gia đình, bạn bè hoặc mục đích chỉ đáp ứng cầm được tấm bằng đại học trên tay…

 

Mẹ Việt Khang: Hy vọng gia đình sớm đoàn tụ

Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok  -2012-01-25 Trước dịp lễ Giáng sinh, anh Võ Minh Trí, người được biết đến với tên gọi Việt Khang, đã bị bắt giam.
Source danlambao Anh Võ Minh Trí, người được biết đến với tên gọi Việt Khang
Anh Việt Khang là tác giả hai bài hát “Việt Nam tôi đâu” và “Anh Là Ai?” nói về lòng yêu nước và phản đối thái độ trấn áp người biểu tình của công an Việt Nam. Một tháng sau khi anh bị tạm giam điều tra, bà Chung Thị Thu Vân, mẹ anh Việt Khang cho biết gia đình rất mong sớm được đoàn tụ.
Mời quý vị theo dõi cuộc trò chuyện của bà Chung Thị Thu Vân với Quỳnh Chi sau đây:
Bà Chung Thị Thu Vân: Chúng tôi chỉ biết Trí bị giữ trên Sài Gòn, thỉnh thoảng chúng tôi có đi thăm.
Quỳnh Chi: Anh Trí bị tạm giam bao lâu rồi thưa bà?
Bà Chung Thị Thu Vân: Từ tháng 12.
Quỳnh Chi: Đã hơn một tháng, gia đình bà đi thăm anh Trí được bao nhiêu lần?
Bà Chung Thị Thu Vân: Ba lần.

Quỳnh Chi:
Chính xác là anh Trí bị giam ở  đâu?
Bà Chung Thị Thu Vân: Trí bị giam ở số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh (Cơ quan an ninh điều tra TPHCM – PV).
Quỳnh Chi: Vậy trong những lần thăm như thế bà thấy sức khỏe và tinh thần anh Trí như thế nào?
Bà Chung Thị Thu Vân: Chúng tôi không được thấy mặt mà chỉ thông qua người của trại giam. Chúng tôi cũng được nghe nói sức khỏe Trí bình thường.
Quỳnh Chi: Thưa, do đâu gia đình biết anh Trí bị giam ở số 4 Phan Đăng Lưu?
Bà Chung Thị Thu Vân: Chúng tôi có nhận được giấy báo của chính quyền.
Quỳnh Chi: Vâng, giấy báo đó có nói lý do vì sao anh bị bắt?
Bà Chung Thị Thu Vân: Tôi không nhớ rõ nhưng đại khái là tội “tuyên truyền chống phá (nhà nước – PV)”.
Quỳnh Chi: Trước khi sự việc xảy ra, gia đình có biết anh Trí có một tên khác là Việt Khang?
Bà Chung Thị Thu Vân: Chúng tôi không biết.
Quỳnh Chi: Xin bà nói sơ qua tính cách cũng như công việc của anh Trí?
Bà Chung Thị Thu Vân: Đối với mọi người thì Trí rất cởi mở. Đối với chị em thì Trí rất hoà thuận. Còn đối với cha mẹ thì Trí rất hiếu thảo. Công việc thì Trí chơi trống cho đám tiệc hội hè để sinh sống.
Quỳnh Chi: Anh Trí sinh sống ở đâu ạ?

Bà Chung Thị Thu Vân:
Ơ ̉ thành phố  Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cùng với chúng tôi. Nhà của vợ chồng Trí ở cách nhà tôi hai căn.
Quỳnh Chi: Thưa, công việc cũng như quan hệ bạn bè của anh Trí như thế nào?

Bà Chung Thị Thu Vân:
Bạn của Trí đa số là giới nghệ sĩ. Thường gặp gỡ uống cà phê mà thôi. Trí không biết uống rượu. Trí chỉ hút thuốc mà cứ bị gia đình “rầy” hoài.
Quỳnh Chi: Còn gia đình riêng của anh Trí thì như thế nào?

Bà Chung Thị Thu Vân:
Trí có một đứa con trai sắp tròn 4 tuổi.
Quỳnh Chi: Khi biết tin anh Trí bị tạm giam, gia đình có bất ngờ không?
Bà Chung Thị Thu Vân: Chúng tôi rất bất ngờ vì nói đúng ra chuyện công việc của Trí chúng tôi không được biết. Chúng tôi cũng buồn lắm.
Quỳnh Chi: Sau khi anh bị bắt thì bao lâu sau thì gia đình nhận được giấy thông báo tạm giam?
Bà Chung Thị Thu Vân: Tôi không nhớ rõ nhưng chắc là dưới một tháng.
Quỳnh Chi: Hôm nay là ngày Tết, vợ con anh Trí có ở đây ăn Tết?
Bà Chung Thị Thu Vân: Hai mẹ con về bên ngoại. Con dâu tôi nói ở đây thì nó buồn vì nhớ chồng. Thỉnh thoảng thì cháu về thăm tôi. Con dâu tôi nói là bây giờ ra đường nhìn đâu cũng thấy bóng dáng chồng và rất buồn.
Quỳnh Chi: Xin chia buồn cùng gia đình. Vậy trong thời gian này, chính quyền có tiếp xúc gia đình không?

Bà Chung Thị Thu Vân:
Không có, chỉ có bà con lối xóm hỏi thăm thôi.
Quỳnh Chi: Vâng, năm mới, gia đình có hy vọng gì không thưa bà?

Bà Chung Thị Thu Vân:
Chúng tôi chỉ có hy vọng duy  nhất là gia  đình được đoàn tụ. Trí được ra ngoài để chăm sóc gia đình, con cái. Những ngày Tết này gia đình người khác sum vầy làm gia đình Trí cũng tủi thân lắm.
Con của Trí cũng vậy. Nếu không dẫn về nhà thì thôi chứ về nhà là cháu thấy hình ba nó rồi cứ hỏi. Cho đến bây giờ chúng tôi vẫn nói dối cháu là ba nó đi làm xa, không về nhà được, cũng không gọi điện thoại được. Cháu cũng đòi về nhà ở nhưng mẹ nó cũng tìm cách nói dối nó. Bởi mỗi lần về nhà là cháu hỏi ba cho nên mẹ nó cũng đau lòng lắm. Tôi cũng hy vọng là Trí sớm được đoàn tụ với gia đình.
Quỳnh Chi: Xin chia sẻ cùng gia đình và hy vọng gia đình sẽ sớm được gặp anh Trí. Cám ơn bà.
Việt Khang, sinh năm 1978, tên thật là Võ Minh Trí. Anh được biết đến qua hai bài hát “Anh là ai?” và “Việt Nam tôi đâu?” sáng tác vào tháng 8 năm ngoái, khi phong trào biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam đang sôi nổi.

 

Khi lưỡng lự đồng nghĩa với tự sát (Tổ Quốc) (TQ 130)

eThongluan -  “…Ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam nếu tiếp tục trì hoãn chọn lựa bắt buộc và khẩn cấp này sẽ chỉ khiến chế độ sụp đổ nhanh hơn và bi đát hơn…” Một sự việc nên được đặc biệt chú ý. Tháng 11 năm trước đại diện bộ công an đã vào nhà tù gặp luật sư Lê Công Định, đang chịu án 5 năm tù, khuyên anh nên làm đơn xin tỵ nạn tại Mỹ, và hứa sẽ giải quyết. Gần hai tháng sau họ lại đòi Lê Công Định rút lại đơn.
Vụ này dần dần được đưa ra ánh sáng và được chính quyền Mỹ xác nhận. Bên lề hai cuộc thăm viếng, của một phái đoàn Thượng Viện Mỹ do thượng nghị sĩ McCain cầm đầu và của thứ trưởng ngoại giao Kurt Campbell, chính quyền Việt Nam đã yêu cầu Mỹ cung cấp một số vũ khí nhưng phía Mỹ cho biết họ chỉ có thể thỏa mãn yêu cầu này nếu Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền. Chính quyền CSVN đã chấp nhận trả tự do và cho luật sư Định đi Mỹ tỵ nạn như là một cử chỉ đáp ứng điều kiện của chính phủ Mỹ. Họ chọn Lê Công Định vì nghĩ anh là người vô hại nhất trong số các tù nhân chính trị. Việc chính quyền cộng sản sau đó bãi bỏ dự định này và muốn Lê Công Định rút lại đơn xin đi Mỹ có thể giải thích là cử chỉ này không đủ vì chính quyền Mỹ cần một bằng chứng hùng hồn hơn, thí dụ như trả tự do cho mọi tù nhân chính trị.
Một giả thuyết khác đáng lo ngại hơn nhiều. Đó là chính quyền CSVN đã đổi ý. Ai cũng có thể hiểu rằng những vũ khí mà Hà Nội yêu cầu Mỹ cung cấp là những vũ khí tối tân nhắm chống lại một hành động xâm lược có thể đến từ Trung Quốc. Bỏ dự án phóng thích Lê Công Định phải chăng có nghĩa là bỏ khả năng đương đầu, để trở lại với chính sách nhẫn nhục cố hữu?
Nếu có một điều mà toàn dân Việt Nam, kể cả ban lãnh đạo cộng sản, đều đồng ý thì đó là hợp tác chặt chẽ với Mỹ rất phúc lợi và an toàn cho Việt Nam trong khi thế đồng minh với Trung Quốc gây thiệt hại về mọi mặt. Tuy vậy ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chọn Trung Quốc thay vì Hoa Kỳ. Họ đặt đảng lên trên nước; đối với họ đất nước có bị thiệt hại lớn cũng không quan trọng, điều quan trọng là họ phải tiếp tục cầm quyền.
Nhưng họ còn có thể tiếp tục chọn lựa tệ hại này không? Có mọi triển vọng là không. Sau hơn ba thập niên áp dụng, chính sách “mở cửa chuyên chính” của Bắc Kinh đã tích lũy đủ mâu thuẫn và không thể tiếp tục. Kinh tế Trung Quốc cũng không lành mạnh như nhiều người lầm tưởng. Đại hội 18 của ĐCSTQ cuối năm nay sẽ chọn định hướng nào? Dân chủ hóa có rủi ro khiến Trung Quốc tan vỡ. Xiết lại chắc chắn sẽ đưa tới suy sụp và bạo loạn, không loại trừ nội chiến. Còn nếu không chọn lựa dứt khoát thì sẽ nhanh chóng khủng hoảng trong một bối cảnh thế giới ngày càng bất lợi, cuối cùng cũng là bạo loạn. Trung Quốc sắp chao đảo.
Dân chủ hóa dứt khoát để hội nhập thực sự với thế giới là chọn lựa bắt buộc cho Việt Nam cũng như cho chính đảng cộng sản. Đó cũng là chọn lựa khẩn cấp bởi vì, một mặt, kinh tế Việt Nam đang nguy ngập và, mặt khác, trong tình trạng bối rối sắp tới Trung Quốc có thể trở thành hung hăng, gây hấn với bên ngoài để gắn bó bên trong, đặt Việt Nam trước những thử thách rất lớn. Ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam nếu tiếp tục trì hoãn chọn lựa bắt buộc và khẩn cấp này sẽ chỉ khiến chế độ sụp đổ nhanh hơn và bi đát hơn, và chính họ sẽ bị phán xét rất nghiêm khắc bởi nhân dân Việt Nam, kể cả đa số đảng viên cộng sản.Trong bối cảnh này lưỡng lự đồng nghĩa với tự sát.
Ban biên tập Tổ Quốc

 

Nhà thương hay nhà tù (Phạm Quế Dương)

Thêm của blog -( Ông Phạm quế Dương là Cựu Đại tá QĐNDVN) eThongluan- “…bao nhiêu tiền đóng thuế của nông dân, tiền bán tài nguyên, dầu khí, tiền anh chị em công nhân đi bán sức lạo đông ở nước ngoài gửi về …., đồng thì rơi vào túi các quan tham…”
Nhà báo Phan Lợi kể rằng: “ Tương tự như một số vị bộ trưởng mới nhậm chức, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa có chuyến “vi hành” tại TP.HCM về tình trạng quá tải tại các bệnh viện và thái độ được mô tả của bà là… không khỏi “choáng”!
Đúng là không choáng sao được khi thấy bệnh nhân tại Bệnh Viện (BV) Ung bướu lóp ngóp bò từ gầm giường ra chào đón mình. Và cũng không quá tải sao được khi số giường thực kê của BV chỉ có 631 giường nhưng số bệnh nhân điều trị nội trú tới… 1.807 người và số ngoại trú 9.510 người! ”.
Cái hình ảnh bệnh nhân lóp ngóp bò từ gầm giường ra chào đónbà Bộ trưởng Y tế thật ấn tượng. Tôi cũng từng chứng kiến một bà nguyên Chánh Văn phòng Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lóp ngóp bò từ gầm giường bệnh nhân ra chào tôi. Người bệnh là tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang – chồng bà. Năm ấy ông Giang phải vào bệnh viện mổ tiền liệt tuyến. Ông Giang có tiêu chuẩn bệnh viện Việt Xô nhưng vì sợ người ta ám hại nên ông phải bí mật trốn sang bệnh viện Viêt Đức, cậy nhờ người thân quen là bác sỹ đầu ngành Bửu Triều.
Nhân đây xin trích một đoạn trong bài “Bệnh viện gãy giường vì quá tải ” của nhà báo Quang Duy để thấy được phần nào thảm cảnh của bệnh nhân và của người đi chăm nuôi bệnh nhân ở nước ta:
8 – 10 người bệnh cùng ngồi truyền hóa chất trên một chiếc giường bệnh, đó đã là chuyện ngày thường ở Bệnh viện Ung bướu TƯ (K) cơ sở 1.
Buồng bệnh chưa đầy 20m2 nhưng luôn tải tới 30 người bệnh. Người trẻ, nam giới nhường người già, phụ nữ chỗ ngồi trên giường bệnh, ra ngồi hành lang mà truyền. Bất cứ chốt cửa, tay cài nào cũng thành chỗ móc để họ treo dây truyền.
Ngày 1/2, bà Hà Thị Cẩm (ở Thanh Trì, Hà Nội) lên BV K truyền hóa chất đợt thứ 5 sau khi phát hiện bị ung thư (UT) vú tháng 9.2011. Ngồi cùng giường với bà còn 5 bệnh nhân khác. Bốn giường khác trong buồng bệnh cũng đều đều quân số 5 – 6 người/giường. Căn phòng vẻn vẹn chưa đầy 20m2 vốn thiết kế chỉ cho 4 bệnh nhân, hôm nay tải tới 25 người bệnh.
Bà Cẩm đính chính với chúng tôi: “Còn vài bệnh nhân nữa phải ngồi ngoài hành lang. Âm lịch, hôm nay mới chỉ là ngày mùng 10 tết. Tâm lý nhiều người bệnh muốn qua rằm tháng giêng rồi mới lên BV nên ở đây còn vắng. Ai ở đây cũng vậy, truyền hóa chất mệt đến mấy cũng là ngồi chứ không ai được nằm giường, đều phải chia sẻ chỗ ngồi ấy cho 5 – 7 người khác. Ngày thường, ở đây mỗi giường bệnh cõng 8 người là bình thường. Muốn duỗi chân cũng không dễ”.
Không chỉ người bệnh, mà y-bác sĩ cũng bức xúc về quá tải. Y tá Tạ Thị Hồng – khoa Nội 1 – cho biết: “Hai tháng trước, giường bệnh cuối cùng ở buồng bệnh 1 đã gãy, lúc đó có 10 bệnh nhân ngồi trên đó. Đến nay, giường vẫn chưa được sửa, nên tạm thời chỉ để 4 người ngồi trên đó”.
Đã gần 11g trưa mà hành lang khoa Nội 1 vẫn đông như… trẩy hội, chỉ có điều hầu như ai nấy cũng đều mệt mỏi, bơ phờ. Chúng tôi bước len qua lối đi một cách rất giữ ý, để tránh chạm người bệnh đang nằm giường xếp hay ngồi với cây truyền dịch bên tay. Bà Nguyễn Thị Hải (ở Lạch Tray, Hải Phòng) cũng đã truyền hóa chất 5 đợt. Những lần truyền ngoài giờ, bà vào đây từ 4h30 sáng để chờ được truyền từ 5h sáng. Lần thì chờ đến 1h đêm mới truyền xong. Ngồi ở hành lang, người ra vào, có lần bà không cố định được kim truyền nên chệch ven, phải tiêm thuốc chống thối thịt, hoại tử tay”.
Vì sao đến nông nỗi ấy? Vì bao nhiêu tiền đóng thuế của nông dân, tiền bán tài nguyên, dầu khí, tiền anh chị em công nhân đi bán sức lạo đông ở nước ngoài gửi về …., đồng thì rơi vào túi các quan tham, đồng thì dốc ra xây công sở thật hoành tráng cho Đảng, cho Nhà nước …, mua ôtô xịn hảo hạng cho các quan đi làm … và đi lễ chùa cầu thăng tiến, tài lộc.
Theo tin từ Bộ Y tế, Việt Nam nằm trong danh sách 33 quốc gia có tỷ lệ giường bệnh thấp nhất trên thế giới,
Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng Hai
Phạm Quế Dương

 

Đào Trinh Nhất (1900-1951): Từ một nhà báo sáng danh đến một học giả khả kính

Nguyễn Đình Chú – DANLUAN
Đào Trinh Nhất là nhân vật đã được Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại quyển Ba ở mục Truyện ký và lịch sử ký sự mệnh danh là “một tay kỳ cựu trong làng văn làng báo Nam kỳ và Bắc kỳ”. Đặc biệt, ngày ông qua đời (23-02-1951), báo chí trong Nam ngoài Bắc đã tôn vinh, dành cho ông không ít lời tốt đẹp: “Một lão thành trong làng báo”, “Một anh tài”, “Một kiện tướng trong văn giới, báo giới”, “Một ký giả lão thành”, “Một nhà báo kiêm sử gia có tiếng”, “Học vấn uyên thâm và thiên tài về nghề báo”, “Một danh tướng trong làng báo Việt Nam”… điếu văn của chủ nhiệm báo Cải tạo, nơi ông là chủ bút thì viết: “Nhớ anh xưa: khoa bảng nhà dòng, văn chương nếp cũ/ Học nhiều biết nhiều, Tây có Nho có/đường trường dong vó ngựa, Nam tiến bao phen. Bể rộng vượt cánh hồng, Tây du mấy độ/Cành câu cơm áo, đường công danh dơ gót mặt đua chen/Ngòi bút sắc đanh, trường ngôn luận thích đóng vai tự chủ”.
Vậy mà thời gian ít nhiều đã lãng quên ông.
Ngay người viết bài này, gần nửa thế kỷ trước đã phục ông khi đọc Nước Nhật Bản 30 năm duy tân và Đông Kinh nghĩa thục nhưng rồi cũng chỉ ngừng ở đấy. May mắn gần đây có ông Đào Duy Mẫn, một người nhiệt tâm với thân tộc, sau khi thành công với tuyển tập Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ mà tôi cũng có tham gia trong việc giới thiệu bài Văn sách thi Đình của cụ Hoàng Giáp cách đây vài năm, nay lại làm tiếp Tuyển tập tác phẩm Đào Trinh Nhất và cũng mời tôi tham gia. Quả thật lần này, nhờ sự hỗ trợ tư liệu của ông Đào Duy Mẫn mà tôi được tiếp cận với tác giả Đào Trinh Nhất tương đối đầy đủ hơn trước nhiều thì lòng cảm phục đã tăng lên gấp bội lần.
Tôi thấy đây là một ngòi bút có tài, có tầm, có tư tưởng không dễ có nhiều ở đương thời, cần được làm sống dậy cho xứng với tác giả đã đành mà còn cần cho đông đảo độc giả, những ai đang tha thiết quan tâm đến việc kho báu văn hoá tinh thần của dân tộc giữa thời buổi hội nhập gấp gáp, sôi động chưa từng có, được nhiều mà mất cũng không ít.

TỪ MỘT NHÀ BÁO SÁNG DANH…

Đào Trinh Nhất xuất thân với nghề làm báo. Ông từng là chủ bút hoặc bỉnh bút của nhiều tờ báo khắp Nam Bắc trong khoảng 30 năm trời. Hữu Thanh tạp chí, Thực nghiệp dân báo, Trung Hoà nhật báo, Đông Pháp (phụ trương bằng Việt ngữ của tờ France Indochine), Phụ nữ tân văn, Thần trung, Công luận, Đuốc nhà Nam, Mai, Trung Bắc tân văn, Trung Bắc chủ nhật, Sài Gòn mới, Ánh sáng, Tri tân, Tiểu thuyết thứ bảy, Nước Nam, Việt thanh, Cải tạo. Thời gian du học ở Pháp (1926-1928), ông đã viết trên Việt Nam hồn.
Không biết trong làng báo nước ta xưa nay đã có bao nhiêu người có mặt trên nhiều báo chí như Đào Trinh Nhất mà phần lớn lại là báo có thanh thế, nhiều độc giả của đương thời. So với nhiều người làm báo cùng thời, Đào Trinh Nhất có mấy điều lợi thế hẳn hoi.
- Một, ông là con của Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ, từng là yếu nhân của trường Đông Kinh nghĩa thục. Cái tên trường Đông Kinh nghĩa thục là do cụ đề xuất và được chấp nhận. Cụ lại là người làm báo đầu tiên của miền Bắc: Đốc biện (tức chủ bút) Đại Nam đồng văn nhật báo, chủ bút Đại Việt tân báo là tờ báo đầu tiên ở Hà Nội một nửa bằng chữ Hán, một nửa bằng chữ quốc ngữ (năm 1905). Năm 1907, đại Nam đồng văn nhật báo chuyển thành đăng cổ tùng báo có quan hệ gần gũi với phong trào Đông Kinh nghĩa thục, trong đó phần chữ Hán vẫn do cụ làm chủ bút. Trường Đông Kinh nghĩa thục chỉ tồn tại được 9 tháng (3/1907-12/1907) thì bị giải tán. Năm 1908, sau vụ Hà thành đầu độc binh lính Pháp, các cụ tham gia Đông Kinh nghĩa thục bị khủng bố. Cụ Đào Nguyên Phổ bị truy lùng ráo riết. Trong cơn nguy nam đó, để tránh phiền toái cho người thân và những người từng cưu mang che chở cho mình, cụ đã quyên sinh. Cuộc sống cao cả của người Cha như vậy chắc hẳn đã ảnh hưởng rất lớn đến người con, mặc dù lúc cha qua đời thì con mới lên 8 tuổi.
- Đào Trinh Nhất chịu ảnh hưởng cha trước hết là về nhân cách một con người đã sống chết với chính nghĩa, với lý tưởng ích quốc lợi dân, với nhiệt tình duy tân đất nước. Và dĩ nhiên còn là ảnh hưởng về sở thích, về khả năng làm báo trong đó có ký sự, có sử học. Một đời cầm bút của Đào Trinh Nhất đã để lại rất rõ những ảnh hưởng sâu đậm đó. Đây là hiện tượng cha truyền con nối, cha thế nào, con thế ấy, khá đẹp. Đào Trinh Nhất là người con có hiếu. Có thể chưa làm được một việc lớn như cha, nhưng ít ra cũng không làm việc gì đi chệch hướng của cha.
- Hai, Đào Trinh Nhất cũng có điều này khác với nhiều người làm báo đương thời. Ấy là chỗ, có những nhà báo nổi danh, ngang hoặc hơn cả Đào Trinh Nhất như Tản Đà, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi, Ngô Tất Tố… nhưng đến với công việc viết báo, chủ yếu vẫn chỉ bằng văn hoá Hán học, dĩ nhiên ít nhiều đã được hiện đại hoá. Ngược lại không ít người làm báo khác cũng nổi tiếng như Hoàng Tích Chu hay như các cây bút của Phong hoá, Ngày nay thì hầu hết lại chỉ có Tây học. Trong khi ở Đào Trinh Nhất là vừa Hán học, vừa Tây học. Về Hán học, với ông, ngày học trường Đông Kinh nghĩa thục đã có được một ít. Sau đó, học thêm và đã dự kỳ thi Hương cuối cùng năm 1915 dù không đỗ. Về Tây học, ông là học sinh trường Quốc tử giám ở Huế mà chương trình học vừa có Hán học vừa có Tây học. Sau đó từ năm 1926 đến 1928, ông lại cùng Hoàng Tích Chu, Đỗ Văn du học Pháp, chuyên ngành báo chí. Đọc vào báo phẩm, văn phẩm của Đào Trinh Nhất, ta thấy rõ các thế mạnh, chỗ hơn nhiều người khác của ông chính là ở vốn tri thức vừa có Hán, vừa có Tây, vừa có cổ, vừa có kim. Và chính đó đã lộ tư cách học giả của ông ngay trên mặt báo chí.
- Ba, cũng còn một nét khác giữa công việc làm báo của ông so với nhiều người làm báo khác đương thời là ông ít viết theo từng bài lẻ, mà viết theo chủ điểm lớn, viết theo hệ thống, theo chuyên đề… để rồi xâu chuỗi lại là thành một công trình chuyên khảo. Không ít công trình chuyên khảo của ông được in về sau là kết quả của một trạng thái làm báo mang phong cách riêng đó.

… ĐẾN MỘT HỌC GIẢ KHẢ KÍNH

Đào Trinh Nhất đã để lại cho đất nước những tác phẩm sau đây:
Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ (1924), Cái án Cao Đài (1929), Đông Chu Liệt Quốc (dịch), Thần tiên kinh (dịch), Nước Nhật Bản 30 năm duy tân (1936), Việt Nam Tây thuộc sử (1937), Phan Đình Phùng-Nhà lãnh đạo 10 năm kháng chiến (1886-1895) ở Nghệ Tĩnh (1937), Đông Kinh Nghĩa Thục (1937), Đời cách mệnh Phan Bội Châu (dịch Ngục trung thư), Cô Tư Hồng (1942), Vương An Thạch (1943), Vương Dương Minh (1943), Chu Tần tinh hoa (1944), Lê Văn Khôi, Bùi Thị Xuân, Kẻ bán trời, Mộc Lan tòng quân, Con trời ngã xuống đất đen (1944), Lương Ngọc Quyến và cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên 1917 (1946), Liêu trai chí dị (dịch – 1951) ([1]).
Qua danh mục trên đây, thấy rõ Đào Trinh Nhất đã để lại một khối lượng tác phẩm vừa đồ sộ, vừa đa dạng với nhiều thể loại (khảo cứu, ký sự, lịch sử, tiểu thuyết, dịch thuật) thuộc phạm vi đất nước là chính nhưng cũng có ngoài nước thuộc Đông là chính nhưng cũng có Tây. Trong đó nổi lên ba luồng tư tưởng lớn có ý nghĩa đối với đất nước, đối với thời đại:
- Một, thuộc về quốc kế dân sinh.
- Hai, thuộc về khát vọng duy tân đất nước.
- Ba, cuộc xâm lăng của thực dân Pháp và những gương sáng anh hùng cứu nước.
Ngoài ba chủ điểm đích đáng đó còn là những “giai thoại lịch sử” là những nhân vật lịch sử này khác, là cuộc đời của một me Tây, là cuộc sống của những “con trời ngã xuống đất đen”…
Về vấn đề quốc kế dân sinh, công trình đáng giá nhất là cuốn Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ. Chúng ta đều biết vấn đề khách trú (chính là vấn đề Hoa kiều) trên đất nước ta, dù hôm nay thì chính sách của nhà nước ta đã rõ, nghĩa là coi Hoa kiều là một thành phần trong đại gia đình Việt Nam. Nhưng trong lịch sử, vấn đề đó không đơn giản chút nào. Trước thực tế làm ăn khôn ngoan, giỏi giang của người Hoa, ở nước ta không phải không có người đã lo sợ đến sự lấn át của họ đối với người Việt. Một khuynh hướng bài Hoa không phải không ít nhiều đã có, được báo chí đương thời phản ánh.
Đào Trinh Nhất vốn tâm huyết với lịch sử dân tộc, cũng đã đề cập tới vấn đề này qua công trình này. Điều đáng nói ngay là cách đề cập của ông công phu hơn, nghiêm túc hơn và cũng là đúng đắn hơn nhiều so với người đương thời.
Trước hết là bằng một sự khảo sát cụ thể, tỉ mỉ, trực tiếp ở đây là thuộc địa phận Nam Kỳ. Từ đó cho người đọc thấy: cả nước có 35 vạn người Hoa thì Nam Kỳ là 20 vạn và quả thật, họ đã khôn ngoan, giỏi làm ăn hơn, do đó đã lấn át người Việt khá rõ. Và từ sự thật không hay đó cho đát nước, ông không đặt vấn đề bài Hoa theo tinh thần dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi, bất lợi mà theo tinh thần dân tộc chân chính, tỉnh táo là chủ trương di dân hai miền Trung, Bắc vào Nam mà theo ông có hai ý nghĩa lớn:
Một là tư bản và nhân công hợp với nhau. Tư bản và nhân công là hai tài liệu để lập nên một nước phú cường. Tất phải tương tri tương trợ lẫn nhau, rời nhau ra thì đều là vô dụng, lại có hại nữa. Thế giới ngày nay xướng lên cái chủ nghĩa tư bản và cái chủ nghĩa lao động có ý phản đối với nhau, thường khi bọn thợ đình công mà công nghệ phải chịu ảnh hưởng lớn, thường khi ông chủ đóng cửa xưởng mà bọn thợ đến nỗi mất việc làm, chính cớ rành rành là nước Nga gây nên cái chính sách lao nông mà trong nước tan tành ra đó…Nước ta, Nam Kỳ sẵn của mà việc làm thiếu người. Trung Nam Bắc sẵn người mà làm việc thiếu vốn, bấy lâu nay lìa rẽ với nhau, cho nên chưa thấy kinh doanh được việc làm gì to tát cả. Vậy nên di dân vào Nam Kỳ, tức là cách kết hợp nhân công với tư bản vậy. Vả chăng, ta cũng nên biết rằng, muốn đạt được bao nhiêu cái kỳ vọng lớn lao của ta sau này thì phải lấy Nam Kỳ làm trường hành động mới được.
Hai là liên lạc được mấy xứ. Nói đến tiếng liên lạc cũng là việc chẳng đã vì nước mình suốt từ Bắc đến Nam sinh cùng một nòi, nói cùng một tiếng, theo cùng một văn hoá, giữ cùng một tính tình, li gián từ đâu mà ngày nay phải nói đến chuyện liên lạc? Duy gần đây, vì sự ngẫu nhiên của lịch sử mà mỗi xứ phục theo một chính thể riêng, cho nên sự trao đổi tình ý với nhau không khỏi có chỗ ngăn trở đến nỗi tưởng lầm rằng: không phải cùng nhau một lịch sử chung, một nguồn gốc chung, một tiếng nói chung, một lễ nghĩa chung”.
Những lời lẽ trên đây cho thấy tác giả đã để lộ những tư tưởng rất lớn khi đặt vấn đề di dân Trung Bắc vào Nam Kỳ: di dân vào đây là để tạo ra sức mạnh cho Nam Kỳ mà cũng là cho cả nước để cạnh tranh trước thế lực khách trú. Là để củng cố, xây dựng lại sự thống nhất đất nước khi đã bị hao hụt do chính sách chia để trị của thực dân, coi ba kỳ như ba xứ sở riêng biệt. Đặc biệt, trong việc di dân Trung Bắc vào Nam Kỳ để xây dựng và phát triển, tác giả đã chạm vào một vấn đề rất lớn của thời đại, của thế giới là việc xử lý quan hệ giữa hai giai cấp tư bản và công nông: đối kháng hay cộng sinh mà theo tác giả phải là cộng sinh.
Rõ ràng là thời gian đã chứng minh hùng hồn cho quan điểm của tác giả. Những tài liệu gần đây được phát hiện của Mác-Engghen ở giai đoạn cuối, đặc biệt là của Engghen cho thấy quan điểm của Đào Trinh Nhất vào năm 1924 là một sự trùng khớp và ở Việt Nam là sự đi trước thời đại. Cũng cần nói thêm: Đào Trinh Nhất không sa vào chính sách bài Hoa bởi chính ông trong tác phẩm còn chủ trương học tập những kinh nghiệm làm giàu của họ. Với ông là theo quy luật cạnh tranh sinh tồn, mạnh được yếu thua. Do đó, phải biết phát huy tối ưu vai trò của nội lực để thành kẻ mạnh trong khi buộc phải cạnh tranh, không thể khác. Ý nghĩa triết học chính là ở đó.
Thuộc luồng tư tưởng duy tân tự cường, với Đào Trinh Nhất, có các tác phẩm Nước Nhật Bản 30 năm duy tân, Vương An Thạch, Vương Dương Minh… Chúng ta đều biết: cuộc duy tân Minh Trị của Nhật Bản từ năm 1868 là một hiện tượng thần kỳ trong lịch sử không chỉ là ở châu Á mà còn là trên thế giới. Từ một nước chỉ toàn đảo là đảo, nằm chơi vơi giữa biển Đông, tài nguyên cũng chẳng có là bao, nhưng qua cuộc duy tân, với khẩu hiệu tinh thần Nhật Bản, kỹ thuật phương Tây mà chỉ trong vòng mấy chục năm, đã trở thành một cường quốc rồi là cường quốc thứ hai của thế giới, cùng với Thái Lan là hai nước vẫn giữ vững độc lập dân tộc trong khi hầu hết châu Á đã bị các đế quốc phương Tây chiếm đóng. Ngay đến cái nước Trung Hoa khổng lồ, từng làm mưa làm gió trong khu vực trước đó thì rồi cũng như một con voi già bị các chú sói từ trời Tây đến, con gặm tai, con gặm má, con gặm đùi, nhục hết nói… Còn Nhật Bản không chỉ giữ trọn độc lập mà còn chiến thắng cả một cường quốc trong chiến tranh Nhật-Nga (1905). Và ngày nay thì đã có thể tuyên bố với thế giới: Tinh thần Nhật Bản, kỹ thuật Nhật Bản. Tất nhiên, bên cạnh sự nghiệp thần kỳ đó, Nhật Bản đã sa vào chủ nghĩa phát xít, một thời gây tội ác lớn trong khu vực, với Việt Nam ta.
Mặc dù vậy, công cuộc duy tân thần kỳ của Nhật Bản vẫn là một hiện tượng hấp dẫn muôn đời. Ở nước ta, từ năm 1875 (Ất Hợi) trong chế sách thi Đình, vua Tự Đức đã nêu vấn đề để hỏi các vị Đình thí với cái ý là: “Gần đây người ta lại rất coi trọng phương pháp của người Tây”, “có người lại muốn thay đổi văn hiến ngàn năm của ta, mới có thể đến cõi văn minh được. Đúng thế chăng, không đúng thế chăng?”, “Tất có người phân biệt được. Phải chăng là họ thấy nước Nhật Bản gấp theo công hiệu cận tiện mà cho là nên bắt chước chăng?”.
Đúng là nhà vua đã thấy Nhật Bản nhờ duy tân học tập phương Tây mà thịnh vượng lên. Từ đó đặt vấn đề ta có nên bắt chước Nhật Bản không. Nếu bắt chước thì vấn đề giữ gìn văn hiến ngàn năm phải thế nào?
Sang đầu thế kỷ 20, trong phong trào Đông Du, hướng theo Nhật Bản duy tân, bài ca Á tế Á đã có những lời ngợi ca nồng nhiệt công cuộc duy tân của Nhật Bản:
…. “Cờ tự lập đứng đầu phất trước,
Nhật Bản kia vốn nước đồng văn
Thái Đông(1) nổi hiệu duy tân
Nhật Hoàng là đấng minh quân ai bì([2])
Dòng Thần Vũ riêng về một họ
Vùng Phù Tang([3]) soi đỏ góc trời”
Sách báo Việt Nam trong 100 năm qua, đặc biệt là sau này, hẳn đã nói nhiều về công cuộc duy tân của Nhật Bản. Nhưng công trình Nước Nhật Bản 30 năm duy tân của Đào Trinh Nhất vẫn có vị trí không ai thay thế được ở độ quy mô, công phu của nó và thiết tưởng vẫn là một công trình rất cần cho những ai hôm nay đang quan tâm thiết tha với sự nghiệp đổi mới để phát triển đất nước.
Cuốn Vương An Thạch của Đào Trinh Nhất cũng là một cuốn sách lớn trong việc giới thiệu một kỳ tài duy tân chính trị xã hội Trung Hoa xưa mà người Việt Nam thời trước còn ít biết. Ở đầu sách trong mục “Thưa, có mấy lời”, Đào Trinh Nhất đã viết: “Độc giả có lẽ phải kinh ngạc: – Quái! Trung Quốc ở thế kỷ 11 mà nảy ra một nhà nho làm chính trị mới lạ như thế ư? Kinh công Vương An Thạch sinh ra giữa lúc nước nhà bần nhược, cường lân đè nén, suy xét nguyên nhân chỉ tại giáo dục thủ cựu, chính chị thủ cựu khiến nên dân nghèo nước yếu mà ra. Ông bèn lập chí cứu quốc bằng những chính sách duy tân, cả từ chính trị, giáo dục cho đến kinh tế, quân sự. Không phải nghị luận mà thôi, ông được thực hành những đại kế đã định. Tuy chí hướng không đạt, biến pháp không thành là vì bọn nhà nho đồng thời xúm lại phá hoại, nhưng mà tư tưởng và chính sách duy tân của ông có thể khiến cho chúng ta tưởng như ông là người ở thế kỷ 19, 20. Hơn nữa, tưởng như ông là một nhà chính trị bên kia trời Âu Mỹ”.
Riêng về tác phẩm thì nhà xuất bản đã viết: “Đào Quân chịu khó kê cứu tài liệu, viết tóm tắt mà rõ ràng, cốt chọn lựa những sự tích thiết thực, lý thú để độc giả xem thấy vui vẻ”.
Cuốn Vương Dương Minh cũng là thêm một trường hợp đáng giá. Vương Dương Minh (1472-1528) sống đời nhà Minh (Trung Quốc) là một nho sĩ độc đáo, đầy chủ kiến, dám phản biện lại các tiên nho, đặc biệt với Chu Tử – thần tượng của Tống Nho, chủ trương nâng cấp tâm học, xác định lại lý thuyết “trí tri cách vật”, chủ trương thuyết “tri lương tri”, đặc biệt là cổ động cho thuyết “tri hành hợp nhất”. Thực chất tư tưởng của Vương Dương Minh là đặc biệt coi trọng cái tâm của con người, chống lại lối học huấn hỗ, giáo điều, xa rời thực tiễn, đề cao tự do tư tưởng và tinh thần thực dụng. Tư tưởng của Vương Dương Minh được người đời sau đánh giá là một hiện tượng cấp tiến, coi ông là người có vị trí sau Khổng Tử dù cho đương thời lại bị chính người Trung Hoa từ chối. Nhưng sau đó, lại được Nhật Bản đón nhận, được nhiều học giả phương Tây rất mực đề cao. Đã có ý kiến cho rằng tư tưởng của Vương Dương Minh là một trong mấy thành tố ban đầu đưa đến cuộc duy tân Nhật Bản thần kỳ. Tiếc cho Trung Hoa về sau cũng đã nhận ra giá trị của tư tưởng Vương Dương Minh nhưng thời cơ đã mất bởi đã bị phương Tây trên đường phát triển ập đến xâu xé. Đào Trinh Nhất, bằng một lao động khảo cứu uyên bác, không chỉ về riêng Vương Dương Minh mà còn là tư tưởng, tình hình nho học của Trung Hoa nói chung, không chỉ những gì giữa Vương Dương Minh với đất nước của mình mà còn lại giữa Vương Dương Minh với các học giả phương Tây, với Nhật Bản, kể cả Việt Nam ta, cuối cùng đã tạo nên một công trình học thuật đúng là không dễ có nhiều.
Với Đào Trinh Nhất, ở ba công trình trên là nói chuyện duy tân ở nước ngoài, còn với công trình Đông Kinh nghĩa thục là chuyện của chính nước mình. Chúng ta đều đã biết trường Đông Kinh nghĩa thục, rộng ra là phong trào Đông Kinh nghĩa thục là một mốc son chói lọi, là một cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hóa lớn lao trong lịch sử dân tộc ở đầu thế kỷ 20, dù chỉ tồn tại trong vòng 9 tháng thì đã bị kẻ thù dập tắt. Sách vở viết về Đông Kinh nghĩa thục ngày một thêm phong phú, đặc biệt là bộ sách 2 tập dày gần 2000 trang Đông Kinh nghĩa thục và thơ văn Đông Kinh nghĩa thục do Chương Thâu biên soạn trong dịp kỷ niệm ngàn năm Thăng Long vừa qua, đã cho thấy tầm vóc văn hiến vĩ đại của Đông Kinh nghĩa thục là như thế nào? Nhưng thử hỏi: Ai là người đi đầu trong việc làm sống lại Đông Kinh nghĩa thục nếu không phải là Đào Trinh Nhất, với tác phẩm Đông Kinh nghĩa thục (Mai Lĩnh, Hà Nội -1937) đã bị nhà cầm quyền Pháp bấy giờ cấm lưu hành.Với Đào Trinh Nhất, viết sách Đông Kinh nghĩa thục là chuyện vừa để trả mối nợ lòng với đất nước, vừa để trả mối nợ lòng với chính thân phụ kính yêu của mình. Một hiện tượng vừa hiếu với nước, vừa hiếu với cha, đẹp và hiếm là thế.
Về cuộc xâm lăng của thực dân Pháp và các phong trào, các bậc anh hùng chống Pháp thuộc chủ điểm lớn thứ ba trong tư tưởng học thuật của Đào Trinh Nhất đã thể hiện ở các công trình: Việt Nam Tây thuộc sử (Đỗ Phương Quế, Sài Gòn – 1937), Phan Đình Phùng – Nhà lãnh đạo 10 năm kháng chiến (1884 – 1895) ở Nghệ Tĩnh (Cao Xuân Hữu – 1937), Đời cách mệnh Phan Bội Châu (dịch Ngục trung thư, Mai Lĩnh – 1938), Lương Ngọc Quyến và cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 (Quốc dân thư xã – 1946).
Cuốn Đông Kinh nghĩa thục đã nói ở trên nếu nhắc lại ở đây cũng có lý. Từ các công trình công phu này, nổi lên trước hết là một tinh thần dân tộc cao cả, một dũng khí hiếm hoi giữa cái thời buổi mà kẻ thù còn đè đầu cưỡi cổ – thời kỳ mà với dân tộc, với nhân dân, nói như Đoàn Như Khuê là “bể thảm mênh mông sóng lút trời” hay như Chế Lan Viên là “thung lũng đau thương”. Thử hỏi trên văn đàn công khai đương thời có ai khác, ngoài Đào Trinh Nhất là người để tâm huyết, công sức vào việc dựng lại Việt Nam Tây thuộc sử tang tóc, đau thương này. Đúng là sau 1954, chúng ta có không ít công trình của các sử gia Trần Huy Liệu, Tôn Quang Phiệt, Trần Văn Giàu, Minh Tranh, Đinh Xuân Lâm…nhiều giáo trình đại học viết về lịch sử thuộc Pháp và chống Pháp rất mực phong phú. Nhưng thử hỏi ai là người đi đầu trong công chuyện cần thiết và cấp thiết này nếu không là Đào Trinh Nhất. Không chỉ là người đi đầu mà còn là viết trong nanh vuốt của kẻ thù. Rồi nữa, ai là người đi đầu trong việc làm sống lại cuộc khởi nghĩa Cần Vương của Phan Đình Phùng với người trợ thủ kiệt xuất Cao Thắng, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên với vai trò lãnh đạo của Lương Ngọc Quyến và Đội Cấn bằng một sự khảo sát tường tận, một sự ngợi ca tột độ ngoài Đào Trinh Nhất. Chúng ta hẳn còn nhớ năm 1908, đốc học Trần Quý Cáp khi nghe tin nhân dân Quảng Nam, Quảng Ngãi vùng lên đấu tranh chống thuế thì thốt lên một câu: “Khoái tai! Khoái tai!” mà ngay sau đó đã phải lên đoạn đầu đài. Chúng ta nào đã quên cái gọi là “Văn chương quốc cấm”, ai lưu hành, ai phổ biến là dễ chết như chơi. Vậy mà Đào Trinh Nhất đã làm những trước tác như thế. Đành rằng hai tác phẩm Việt Nam Tây thuộc sử và Phan Đình Phùng … là viết và in năm 1937, đúng vào thời Mặt trận bình dân mà kẻ thù phải nhẹ tay. Dù vậy thì vẫn phải thấy ở Đào Trinh Nhất một sự nhậy bén, biết chớp thời cơ. Do đó khỏi phải lên đoạn đầu đài, chỉ bị kẻ thù cấm lưu hành mà thôi.
* * *Rõ ràng là Đào Trinh Nhất đã từ một nhà báo sáng danh trở thành một học giả khả kính. Khả kính ở trình độ học vấn uyên thâm, kiêm cả đông tây kim cổ. Nhưng khả kính trước hết là ở lương tâm, ở tư tưởng thuần khiết chính nghĩa, không dễ có nhiều trong báo giới, văn giới đương thời.
Việc lãng quên ông dù ít hay nhiều là một sự bất công. Nhưng trước hết là một sự thiệt thòi cho đất nước.
Ấn tượng cuối cùng về Đào Trinh Nhất ở người viết bài này là thế. Dẫu biết những gì mình đã biết, đã viết về tiên sinh hôm nay, cũng mới chỉ là bước đầu. Xin được quý vị cao minh, cao kiến chỉ giáo thêm./.
___________________________
[1] Dựa theo Nguyễn Đắc Lộc: “Thân thế và sự nghiệp văn chương Đào Trinh Nhất”. Văn bản do ông Đào Duy Mẫn cung cấp
1. Thái Đông: khu vực cực đông châu Á.
[2] Nước Nhật Bản từ khi thành lập chỉ có một dòng vua (Thiên Hoàng).
[3] Phù tang: tức Nhật Bản

 

Hội Bảo Tồn Lịch Sử Và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt gây quỹ tại New Orleans

Trùng Dương – DienDanCTM
New Orleans tổ chức gây quỹ cho chương trình 500 lịch sử truyền khẩu của Hội Bảo Tồn Lịch Sử Và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt, 26 tháng 2, 2012
Trùng Dương thực hiện – Ký sự bằng hình
 http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/03/image002.jpg?w=609&h=267
Ngày Chủ nhật 26 tháng 2 vừa qua 15 tổ chức tôn giáo và hội đoàn tại New Orleans đã đứng ra tổ chức một buổi gây quỹ cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation – VAHF)  để thực hiện phim tài liệu Viet Story trong khuôn khổ
chương trình 500 lịch sử truyền khẩu. Buổi gây quỹ diễn ra tại nhà hàng Panda King, thành phố Gretna, Louisiana. Dưới sự phối hợp của Linh Mục Michael Nguyễn Hoàng Nam và sự tham gia của các vì lãnh đạo tinh thần các giáo xứ Maria Nữ Vương Việt Nam và Thánh Lê thị Thành, các chùa Bồ Đề, Liên Hoa và Vạn Hạnh, cùng đại diện các đoàn thể, tổ chức và thân hào nhân sĩ tại địa phương, buổi sinh hoạt đã thu hút được khoảng 500 người tham dự trong một bầu không khí ấm cúng và thân mật, bên cạnh phần trình diễn văn nghệ của các nghệ sĩ từ xa đến cũng như tại địa phương. [Hình 1 & 2]
 http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/03/image003.jpg?w=627&h=195
Họp mặt gây quỹ cho bộ sử của người Việt tị nạn cộng sản nhưng không quên tranh đấu cho tự do và nhân quyền của đồng bào tại quê nhà. Hình trên, đồng hương New Orleans ký thỉnh nguyện thư yêu cầu Tổng thống Hoa Kỳ Obama không mở rộng giao thương với Việt Nam vì nhân quyền. Tính tới trưa ngày 1 tháng 3 đã có 103,894 chữ ký được Web site của White House ghi nhận. Thỉnh nguyện thư này tiếp tục nhận chữ ký tới ngày 8 tháng 3, tại https://wwws.whitehouse.gov/petitions#!/petition/stop-expanding-trade-vietnam-expense-human-rights/53PQRDZH. [Hình 3, 4, 5] 
 http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/03/image005.jpg?w=621&h=323
http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/03/image007.jpg?w=626&h=219 Các thế hệ từ trẻ tới già cùng cắt băng khánh thành cuộc triển lãm “Di Sản Văn Hoá Người Việt Tại Hoa Kỳ”. [Hình 6]
Cuộc triển lãm Di Sản Văn Hoá Người Việt tại Hoa Kỳ rút ra từ bộ 500 lịch sử truyền khẩu của người Việt tị nạn cộng sản đã lôi cuốn người xem thuộc đủ mọi tầng lớp. [Hình 7, 8]
 http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/03/image010.jpg?w=624&h=248
Cuộc triển lãm Di Sản Văn Hoá Người Việt tại Hoa Kỳ rút ra từ bộ 500 lịch sử truyền khẩu của người Việt tị nạn cộng sản đã đặc biệt lôi cuốn các em nhỏ, là thế hệ mà bộ sử được thực hiện để phục vụ, giúp các em tìm hiểu vì sao các em có mặt trên một trong những phần đất tự do nhất thế giới này, nơi các em có cơ hội học hành và phát triển nẩy nở tùy theo các tiềm năng cá nhân. [Hình 9, 1  http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/03/image012.jpg?w=631&h=182
Buổi sinh hoạt gây quỹ mở đầu bằng lễ ruớc vào hội trường lá đại kỳ mầu vàng ba sọc đỏ, lá cờ đã được Tiểu bang Louisiana công nhận là cờ truyền thống của cộng đồng người Việt tại đây. Lễ rước đại kỳ do Liên hội Sinh Viên Sĩ Quan TB Thủ Đức và các vị phu nhân đảm trách. Trong hình bên mặt, lần đầu tiên các vị lãnh đạo tinh thần của hai tôn giáo lớn Phật giáo và Thiên Chúa tại New Orleans cùng góp mặt trên sân khấu nói lên tinh thần đoàn kết tôn giáo cho một công việc chung, đồng thời biểu tỏ sự hỗ trợ cho chương trình xây dựng bộ sử di dân của người Việt tại Hoa Kỳ. [Hình 11, 12]
 http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/03/image014.jpg?w=632&h=281
Trái, Linh mục Phạm Văn Tuệ, Giáo xứ Thánh Lê Thị Thành; giữa, Linh mục Nguyễn Nghiêm, Giáo xứ Maria Nữ Vương Việt Nam; và phải, Đại đức Thích Thông Đức, Chùa Bồ Đề, lần lượt phát biểu cảm tưởng về tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hoá truyền thống của người Việt trong một xã hội đa chủng đối với các thề hệ trẻ, và sự hỗ trợ của các ngài đối với chương trình 500 lịch sử truyền khẩu của hội Bảo Tồn Lịch Sử Và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt – VAHF nay đã đi được tới nửa đường với trên 500 phỏng vấn đã hoàn tất sau hai năm liên tục làm việc với sự tiếp tay của hàng ngàn tình nguyện viên. Đáng kể nhất phải kể tới sự hỗ trợ phương tiện của Liên Hội Sinh Viên Việt Nam Bắc Mỹ vào năm 2010 khi các em mở chiến dịch gây quỹ được $60,000 để VAHF có dịp đi khắp nước Mỹ thu thập các câu chuyện tị nạn. [Hình 13, 14, 15
 http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/03/image015.jpg?w=626&h=191
Trái, ký giả Triều Giang Nancy Bùi, hội trưởng hội Bảo Tồn Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt – VAHF, phát biểu về mục đích của hội và chương trình xây dựng trang sử của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ nhằm mục đích đưa câu chuyện của các nhân chứng sống vào đại học Hoa Kỳ để giúp cho các nhà nghiên cứu và thế hệ người Mỹ gốc Việt tương lai tìm hiểu về lịch sử của người Việt di dân tại Mỹ. Giữa, Linh mục Michael Nguyễn Hoàng Nam, chánh xứ Giáo xứ Kitô Vua, trong màn trình diễn sống động bản “Một Lần Miên Viễn Xót Xa” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Thành, được ba khán giả đấu giá tới $3,000. Phải, Linh mục Giuse Đồng Minh Quang và Michael Nam trong một màn khuyến khích khán giả đồng ca bản “Tôi muốn… cùng VAHF”, mà ông sáng tác lời và mượn nhạc của cố nhạc sĩ Lê Hựu Hà, để nói lên sự đồng lòng, đoàn kết ủng hộ chương trình xây dựng bộ sử của người Việt tại Hoa Kỳ. [Hình 16, 17, 18]
 http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/03/image018.jpg?w=623&h=181
Trái, các thanh thiếu niên Phật tử chùa Bồ Đề trong một bản hợp ca bản “Bài ca tuổi trẻ” của nhạc sĩ Phan văn Hưng. Phải, các sinh viên New Orleans ra mắt Liên hội Sinh Viên Việt Nam New Orleans vừa được thành lập gồm đại diện các trường đại học Louisiana State, Tulane, Loyola, Xavier và New Orleans. [Hình 19, 20]
 
 http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/03/image019.jpg?w=631&h=188
Khoảng 500 đồng hương New Orleans đã tới tham dự và bầy tỏ sự hỗ trợ chương trình xây dựng bộ sử di dân của người Việt tại Hoa Kỳ, trong đó có khoảng trên một chục người bạn Mỹ. Bên phải, một vị quan khách người Mỹ đang phát biểu cảm tưởng tích cực về người Việt tại New Orleans mà ông đã từng làm việc với và quen biết, và sự quan trọng của một bộ sử về người di dân gốc Việt. để đóng góp vào lịch sử di dân rất đặc thù của Hoa Kỳ. [Hình 21, 22]
 http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/03/image021.jpg?w=621&h=292
Buổi sinh hoạt gây quỹ nhận được sự vận động tích cực của Linh mục Michael Nguyển Hoàng Nam, trưởng ban tổ chức và đứng bên trái trong hình bên trái, và sự điều động linh động uyển chuyển của Linh mục Guise Đồng Minh Quang, một nhà gây quỹ chuyên nghiệp cho các đồ án tôn giáo và lần đầu tiên nhận lời điểu khiển một sinh hoạt gây quỹ cho một chương trình văn hoá như của hội Bảo Tồn Văn Hoá Và Lịch Người người Mỹ Gốc Việt – VAHF. Các tình nguyện viên trong hình bên mặt bận rộn không ngừng mở phong bì đóng góp của đồng hương và đưa các con số vào chương trình Excel trong máy vi tính. Tổng kết của buổi gây quỹ, kéo dài từ 6 giờ chiều tới 9g30 tối, gồm khoảng $51,000 chưa kể chi phí. 
Ước tính chi phí cho chương trình 500 lịch sử truyền khẩu là $250,000, gồm cả một phim tài liệu về hành trình đi tìm tự do của người Việt tại Mỹ. Bộ sử truyền khẩu này là bộ sưu tầm thứ ba, gồm 514 câu chuyện phỏng vấn, của Hội Bảo Tồn Văn Hoá và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt – VAHF. Hai đại học đã ký văn kiện để khai triển những băng phỏng vấn này, là trường Đại học Texas (UT) ở Austin và Đại học Tiểu bang California (UC) ở Irvine.
Hai bộ kia là bộ sưu tập về cuộc di cư năm 1975, do chính quyền và các trường đại học tại Guam và các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại đây trao tặng vào năm 2006; và bộ sưu tập Tù Binh Chính Trị Việt Nam đã hoàn tất, hiện đang được vi tính hoá (digitized), và lưu trữ tại Vietnam Center thuộc trường đại học Texas Tech tại  Lubbock, Texas. Tựa là The Families of Vietnamese Political Prisoners Association Collection, bộ sưu tập này hiện có thể được truy cứu tại http://www.vietnam.ttu.edu/vahp/fvppa.htm.
Mọi ý kiến xây dựng và đóng góp, xin liên lạc với: VAHF, P.O. Box 29534, Austin, TX 78734. Email: nancy@vietnameseamerican.org. [TD, 02/2012]

 

Trương Tấn Sang bất tài thất đức

Đặng Cứu Quốc - DĐCTM
http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/03/trc6b0c6a1ngte1baa5nsang-me1bab7tde1baa7y.jpg?w=195
( Cô giáo Ấn đã trả lời bằng một câu nói nổi tiếng, trước hội đồng thi, trước mặt bao Luật sư tương lai rằng: “Tôi chẳng cần biết ông ta là Trương Tấn Sang hay Trương Tấn Hèn gì cả! Tôi chỉ biết là hôm nay ông ta vi phạm nội qui phòng thi nên tôi bắt! Đây là chỗ thi cử thì phải công bằng, nghiêm minh, hơn nữa vì đây là môn Luật, nếu muốn trở thành 1 Luật sư nhằm bảo vệ cho mọi người và khuyên bảo mọi người biết tôn trọng kỷ cương phép nước, thì trước hết, những người này hôm nay phải biết làm gương, phải biết tôn trọng pháp luật, phải biết tôn trọng qui chế thi cử trước đã!…”…sau đó ông Sang vẫn ngang nhiên nhận bằng Cử nhân Luật. Một chuyện bất công tày trời không ai có thể ngờ nổi, nó chỉ xảy ra trong nền giáo dục CSVN, trong chế độ cộng sản độc tài VN và chỉ có thể tồn tại được trong chế độ “dân chủ” theo kiểu cộng sản mà thôi! )
Người dân Việt Nam có bao giờ được trực tiếp bầu tổng thống hoặc bầu chủ tịch nước theo ý của dân không? Hay chỉ do đảng chỉ định? Nếu có được quyền tự do, dân chủ bầu chủ tịch nước thì ai dám bầu cái ông Trương Tấn Sang bất tài, thất đức kia lên làm chủ tịch nước? Chỉ có đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) độc tài, độc đảng, kém tài, thất đức mới dám chỉ định một tên phản động, vô đạo đức như Trương Tấn Sang lên làm chủ tịch nước mà thôi, chứ nhân dân đã quá biết rõ ông này, quá sợ ông Sang này rồi, không người dân nào dám bầu ông ta đâu!
Ông Trương Tấn Sang, năm 2010 là thường trực Ban Bí thư trung ương đảng CSVN, hiện nay (năm 2012) là chủ tịch nước là một trong 4 người đã ra lệnh, hô hào học tập đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh. Câu chuyện về trường hợp của ông Sang sẽ giúp mọi người hiểu được rõ hơn về đạo đức cộng sản và nó cũng là 1 minh chứng điển hình cho đạo đức CSVN cùng bản chất của chế độ.
Vào những năm cuối của thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90 thế kỷ 20, kể từ khi Khoa Luật của Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) chưa tách ra thành Trường Đại học Luật TPHCM như hiện nay (2012), ông Trương Tấn Sang, bấy giờ, với chức vụ là phó Bí thư Thành Ủy TP Hồ Chí Minh ghi danh học lớp Luật tại chức tại Khoa Luật trường này, với đặc điểm là ông rất thường xuyên bỏ học. Vào ngày thi tốt nghiệp, ông Sang đã lật tài liệu, vi phạm qui chế thi cử và Cô giáo Ẩn là giảng viên của Trường Đại Học Tổng Hợp TPHCM và cũng là giám thị phòng thi hôm đó đã lập biên bản, xử lý.
Khi còn đi học tại chức, chưa đến ngày thi, thì hôm nào có đi học, ông Sang cũng đem theo 1 ông đệ tử để sai việc, người đệ tử này cũng đóng vai là học viên theo học luật cùng lớp luật với ông Sang. Vào ngày thi, chẳng biết ông Sang đã chuẩn bị từ trước như thế nào mà cái anh đệ tử đó cũng cùng đi thi chung phòng và ngồi phía sau lưng ông Sang, và rồi chính cái anh chàng đệ tử này là người chuẩn bị tài liệu và trình tài liệu ra cho ông Sang copy, “quai cop” ngay trong buổi thi. Sau khi bị cô giáo Ẩn bắt quả tang và lập biên bản, bắt ông Sang ký tên vào biên bản vi phạm qui chế thi, ông đệ tử đó liền khều khều vào lưng cô giáo Ẩn mà nói nhỏ rằng: “Cô giáo Ẩn à, cô tha cho ông ấy đi. Cô làm ngơ cho ông ấy việc này, cứ để cho ổng tiếp tục “thi” đi? Ông ta là ông Trương Tấn Sang – Phó bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đó, cô không biết sao ? !”
Cô giáo Ấn đã trả lời bằng một câu nói nổi tiếng, trước hội đồng thi, trước mặt bao Luật sư tương lai rằng: “Tôi chẳng cần biết ông ta là Trương Tấn Sang hay Trương Tấn Hèn gì cả! Tôi chỉ biết là hôm nay ông ta vi phạm nội qui phòng thi nên tôi bắt! Đây là chỗ thi cử thì phải công bằng, nghiêm minh, hơn nữa vì đây là môn Luật, nếu muốn trở thành 1 Luật sư nhằm bảo vệ cho mọi người và khuyên bảo mọi người biết tôn trọng kỷ cương phép nước, thì trước hết, những người này hôm nay phải biết làm gương, phải biết tôn trọng pháp luật, phải biết tôn trọng qui chế thi cử trước đã!…”.
Trước những chứng cứ rành rành, trước mặt bao thí sinh dự thi và trước những lời lẽ đanh thép của cô giáo Ẩn, không còn cách nào khác, ông Sang đành phải ký tên vào biên bản, bị thu hồi bài thi và bị buộc rời khỏi phòng thi nếu như không nói là “bị đuổi khỏi phòng thi” trước giờ nộp bài. Thế mà, trước khi kỳ thi công bố kết quả, cô giáo Ẩn bị chuyển công tác, bị đổi đi đến một nơi nào đó mà từ đó cho đến nay, không ai biết cô Ẩn đã bị chuyển đi đâu và sống chết ra sao? Trong khi đó thì kết quả kỳ thi năm đó, ông Trương Tấn Sang vẫn có tên trong danh sách thi đậu Cử nhân Luật (“?”), và sau đó ông Sang vẫn ngang nhiên nhận bằng Cử nhân Luật. Một chuyện bất công tày trời không ai có thể ngờ nổi, nó chỉ xảy ra trong nền giáo dục CSVN, trong chế độ cộng sản độc tài VN và chỉ có thể tồn tại được trong chế độ “dân chủ” theo kiểu cộng sản mà thôi!
Lên tiếng thay cho những người yêu chuộng công lý, tôi kính kiến nghị là sau khi Cách mạng Dân chủ thắng lợi, một trong những việc cần làm ngay là phải đưa vấn đề cô giáo Ẩn và ông Trương Tấn Sang này ra điều tra trước ánh sáng công lý để nhằm bảo vệ sự thật, đem lại công bằng, trả lại nhân quyền, nhân phẩm cho những người dám đứng lên chống lại bạo quyền cộng sản trong suốt thời gian qua!
Trên thì bị đảng, nhà nước CSVN đè xuống bằng những áp lực và chỉ đạo cải cách kỳ quặc… Dưới thì bị các cán bộ đảng viên, cán bộ nhà nước các cấp địa phương (như ông Trương Tấn Sang) lũng đoạn bạo hành, đâm phá từ dưới lên… thử hỏi còn gì nữa là một nền giáo dục, còn đâu nữa kỷ cương phép nước, còn gì nữa là công lý ?!
Trong những năm làm Chủ tịch rồi sau đó là Bí thư thành ủy TPHCM, ông Trương Tấn Sang đã để cho băng đảng xã hội đen Năm Cam hoành hành, hiếp đáp, hãm hại, khủng bố, giết chóc dân lành khắp thành phố HCM. Nó như là 1 tổ chức mafia vì nó thao túng cả chính quyền và ngành Công an. Khác nào ông Sang đã bao che cho băng đảng tội phạm Năm Cam? Bởi vì, với cương vị Bí thư thành ủy, lãnh đạo thành phố HCM lúc bấy giờ, ông Sang đương nhiên đã nhận được tin tức tình báo hàng ngày từ 2 lực lượng: An ninh Quân đội và An ninh Công an báo về và ông ta thừa sức biết Năm Cam là ai, đang làm gì? Vấn đề ở chỗ là tại sao ông ta đã làm ngơ, không xử lý?
Những đảng viên cao cấp của CSVN luôn hô hào công lý và dân chủ. Họ luôn cố làm như họ “rất yêu quí công lý và dân chủ”, nhưng tất cả chỉ là gian dối, mị dân. Những giả tâm của họ, những thủ đoạn gian trá của họ không bao giờ che giấu được ai lâu cả. Bất kỳ làm 1 việc gì, họ cũng luôn bất chấp thủ đoạn để vì mục đích tư lợi cá nhân, đầu cơ chính trị nhằm đánh bóng “uy tín chính trị” cho cá nhân và cho đảng độc tài chứ không bao giờ biết nghĩ đến lợi ích thiết thực của nhân dân, nhưng miệng lưỡi của họ thì lúc nào cũng ra rả rêu rao “vì nước, vì dân” “?”.
Trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam diễn ra vào sáng 20 tháng 12/2010, tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu tại lễ kỷ niệm, thay mặt Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương ( BCHTW) đảng, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang khi ấy đã giả nhân, giả nghĩa mà nói rằng: “ Đảng Cộng sản Việt Nam đã và sẽ mãi mãi hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân…”. Câu nói của ông ta làm cho mọi người càng thêm lo lắng. Thử hỏi: Đảng CSVN đã và sẽ mãi mãi “phụng sự tổ quốc” kiểu gì? Sẽ mãi mãi “phục vụ nhân dân” kiểu gì? Mãi mãi phụng sự và phục vụ theo kiểu nói suông của những tên cướp luôn mang tâm địa nham hiểm, độc ác đúng không? Bởi vì ông Sang là một đảng viên cộng sản cao cấp bậc nhất, nhì của đảng, là người đại diện cho đảng, cho nên, bản chất của đảng cũng chẳng khác nào bản chất đạo đức thâm độc, đầy thủ đoạn gian manh để lừa dối, gây tai họa cho nhân dân như ông Trương Tấn Sang mà thôi!
Đảng và ông Sang luôn trấn áp quyền bảo vệ công lý của mọi người dân bất kể người đó là phụ nữ, bất kể người đó là giáo viên, là nhà trí thức! Nhìn vào thủ đoạn của ông Trương Tấn Sang đã “đối đãi” với cô giáo Ẩn của trường Đại học Tổng hợp TPHCM  khi xưa thì liệu có ai tin nổi rằng đảng và nhà nước CSVN “ rất ưu ái trí thức” như ưu ái Giáo sư Ngô Bảo Châu hôm nay là 1 sự thật hay không? Hay chỉ là trò “ăn mày danh vọng”, nịnh bợ, bon chen theo thói háo danh để đầu cơ chính trị cho đảng cộng sản độc tài? Người của đảng là như thế, cho nên những mệnh lệnh, chủ trương của đảng ban ra cũng mang tâm địa thâm độc chẳng khác nào cách hành xử của ông Trương Tấn Sang như vừa nói trên mà thôi. Vậy mà, “đảng cứ tỉnh queo”, vẫn cứ khoác lên mình những chiếc áo ngụy trang, tạo 1 vỏ bọc thật là lịch sự, thật đàng hoàng, để vẫn tiếp tục mị dân, lừa dân với những “chủ trương rừng, mệnh  lệnh rừng , chỉ thị, chỉ đạo rừng”.
Ông Trương Tấn Sang và CSVN bắt chước theo cộng sản Liên Xô và Trung Quốc, chỉ biết gian dối và tuyên truyền mị dân, lừa dân. Nỗi thống khổ của nhân dân Việt Nam còn chưa thể thoát được khi mà ách thống trị của chế độ cộng sản còn tồn tại! Vẫn còn đó những thủ đoạn của đảng CSVN, những thủ đoạn gian manh của những ông đảng viên cao cấp giống như ông Sang, giờ đây, họ đang cố sức làm bất cứ việc gì có thể làm được nhằm để cứu đảng chứ chẳng phải cứu dân. Điển hình như ngày 7 tháng 11 năm 2006, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khi còn đương chức đã ký Chỉ thị số 06-CT/TW, tổ chức cuộc vận động toàn đảng, toàn quân và toàn dân “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” http://vn.mg3.mail.yahoo.com/l, nhằm làm cho toàn thể mọi người nắm vững “nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (“?”).
Cuộc vận động sẽ khởi diễn từ ngày 3/2/2007 và tổng kết vào ngày 3/2/2011. Hàng năm, cuộc vận động sẽ được sơ kết vào ngày 19 tháng 5 (Theo đảng CSVN, ngày 3 tháng 2 là ngày kỷ niệm thành lập đảng, và ngày 19 tháng 5 là ngày kỷ niệm sinh nhật Hồ Chí Minh.). Trong cuộc vận động này, khi ấy, Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh (khi còn tại chức) là Trưởng Ban chỉ đạo trung ương (T.Ư) Cuộc vận động; Trương Tấn Sang lúc bấy giờ là Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo T.Ư Cuộc vận động; Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ, Phó trưởng Ban chỉ đạo T.Ư Cuộc vận động; Tô Huy Rứa lúc ấy là Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, Phó Trưởng Ban chỉ đạo T.Ư Cuộc vận động.
Không riêng gì ông Sang, cả bốn ông này : Mạnh, Sang, Dũng và Rứa và thậm chí kể cả Bộ Chính trị chưa bao giờ dám lên tiếng bảo vệ ngư dân VN đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trong hải phận của VN bị hải quân cộng sản Trung Quốc bắt bớ, cướp bóc, tra tấn, hành hạ, bắn giết rất dã man… hay là họ cũng không dám lên tiếng hoặc có biện pháp gì để bảo vệ tàu, thuyền của ta đi lại trên biển Đông luôn gặp rất nhiều khó khăn, luôn bị uy hiếp… Ngoài ra, Bộ Chính trị đảng trong đó có Sang còn âm thầm bán nước, thỏa hiệp cắt đất biên giới phía Bắc, Vùng biển vịnh Bắc Bộ giao cho cộng sản Trung Quốc. Họ chính là những kẻ bán nước, phản quốc, hèn hạ cúi đầu để cộng sản Trung Quốc xâm lược 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN…
Có lần, tại Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí Việt Nam năm 2010, khi ấy do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trung ương Đảng Trương Tấn Sang và Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban tuyên giáo trung ương Tô Huy Rứa chủ trì, được ông Trung tướng Vũ Hải Triều, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh, Bộ Công an báo cáo, khoe khoang rằng: Ông đã ra lệnh cho bộ phận kỹ thuật công an mạng phá sập hơn 300 trang báo mạng và blog cá nhân xấu, phản động có nội dung tuyên truyền chống đảng và nhà nước. Việc làm này của viên tướng công an CSVN nó thể hiện việc xài luật rừng ít nhất là ở 3 chỗ:
-Thứ nhất: Luật pháp VN cho phép “tự do báo chí” nhưng tại sao ông lại ngăn cản?
-Thứ hai: Ông dám tự tiện cho rằng ai đó có tội khi chưa có phán quyết của tòa án. Luật pháp “nghiêm cấm hành vi phá hoại tài sản người khác” nhưng ông vẫn cố tình ra lệnh cho quân lính công an của ông phá hoại theo luật rừng. Ông là thủ phạm đã phạm tội phá hoại tài sản người khác vì những trang mạng điện tử đó chính là tài sản của công dân. Chỉ khi nào tòa án tuyên án người nào có tội thì người đó mới có tội, trong khi, những trang báo điện tử đó cùng những chủ nhân của nó chưa được đưa ra tòa xét xử thì làm sao ông biết trang nào của ai là có tội hay không mà ông ta lại dám cho tất cả những trang báo đó đều là :“Xấu, là phản động, là phạm tội tuyên truyền chống đảng và nhà nước”?
-Thứ ba: Đảng và nhà nước chủ trương rằng: “VN sẽ là bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”… Trong khi đó, ông Triều lại chỉ đạo cho công an phạm tội chống phá tình hữu nghị các quốc gia trên thế giới vì trong số các trang mạng ông đánh phá thì ngoài những trang tiếng Việt trong nước thì cũng có những trang báo điện tử ngoài nước. Tuy là người VN nhưng những chủ trang mạng này là những người có quốc tịch nước ngoài v.v…
Một nhà nước chuyên nuôi tin tặc, dung dưỡng tin tặc, sử dụng tin tặc để bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng thì thử hỏi 1 nhà nước như vậy có khác nào là 1 nhà nước “phản động”, là 1 tập đoàn “khủng bố quốc tế” có tổ chức cực kỳ nguy hiểm hay không “?”.
Theo Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ :
“1. Trung tướng Công an Vũ Hải Triều là Tội phạm quốc gia đặc biệt nghiêm trọng vì đã trắng trợn hủy diệt Quyền Tự do Ngôn luận, Quyền Tự do Báo chí, Quyền được Thông tin của công dân được quy định tại Điều 69 Hiến pháp Việt Nam, công khai chia rẽ dân tộc bằng cách phân loại người Việt Nam theo tiêu chí “tốt – xấu”, công khai chống đối chính sách “hòa hợp, hòa giải dân tộc” của Nhà nước Việt Nam được cụ thể hóa bằng tuyên bố “Bất đồng chính kiến là chuyện bình thường” của Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến thăm Hoa Kỳ tháng 6 năm 2007 bởi chắc chắn có nhiều trong số “300 trang mạng và blog cá nhân xấu” bị phá sập là của người Việt Nam ở nước ngoài;
2. Trung tướng Công an Vũ Hải Triều là Tội phạm quốc gia và quốc tế đặc biệt nghiêm trọng vì đã ngang nhiên xâm phạm Tuyên bố quốc tế về Nhân quyền, xâm phạm “Quyền tự do phát biểu quan điểm” quy định tại Khoản 2 Điều 19 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết ngày 24/9/1982 (Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia) và ngang nhiên xâm phạm an ninh quốc gia của nước khác bởi chắc chắn nhiều máy chủ trong số “300 báo mạng và blog cá nhân xấu” bị phá sập nằm ở nhiều nước ngoài.
Nói cách khác, với hành vi chỉ đạo bộ phận kỹ thuật phá sập 300 trang mạng và blog cá nhân, trung tướng Công an Vũ Hải Triều đã phá hoại nghiêm trọng hình ảnh của Nhà nước Việt Nam trong con mắt quốc nội và quốc tế bằng cách biến Nhà nước Việt Nam thành Nhà nước Tội phạm Tin tặc; Vi phạm Nhân quyền. Do đó hành vi của Trung tướng Công an Vũ Hải Triều dứt khoát là hoạt động nhằm lật đổ Chính quyền nhân dân nếu Nhà nước Việt Nam là Chính quyền của Nhân dân (nếu không phải thì thôi)!
Điều 2 Hiến pháp quy định: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” và Điều 3 Hiến pháp quy định: “Nhà nước nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhân dân”. Công dân có quyền chất vấn công chức khi có chứng cứ cho rằng công chức đó đã, đang và sẽ có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhân dân đồng nghĩa xâm phạm lợi ích của Nhà nước. Như vậy, Trung tướng Vũ Hải Triều, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh – Bộ Công an phải có nghĩa vụ trả lời chất vấn của công dân Cù Huy Hà Vũ.”.
Tuy nhiên đã quá hạn một tuần (tính từ ngày 24/5/2010) theo yêu cầu của ông Vũ, nhưng ông Cù Huy Hà Vũ, không hề nhận được văn bản trả lời của Trung tướng Công an Vũ Hải Triều … với tố cáo trên, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã đề nghị đảng và nhà nước CSVN:
“1. Chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố bị can và truy tố Trung tướng Vũ Hải Triều, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục An ninh – Bộ Công an về hành vi “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 ( Tội hoạt động nhằm lật đổ Chính quyền nhân dân – Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ), hành vi “chia rẽ dân tộc” theo Điều 87 Bộ Luật hình sự ( Tội phá hoại chính sách đoàn kết – Các Tội xâm phạm an ninh quốc gia ) và hành vi “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của công dân” theo Điều 143 Bộ Luật hình sự ( Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản – Các tội xâm phạm sở hữu) bởi các trang thông tin điện tử cá nhân (website và blog) cá nhân là tài sản cá nhân.
Mức án cho người phạm “Tội hoạt động nhằm lật đổ Chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ Luật hình sự là từ 12 năm đến tử hình. Mức án cho người người phạm “Tội phá hoại chính sách đoàn kết” theo Điểm b Khoản 1 Điều 87 Bộ Luật hình sự là từ 5 năm đến 15 năm.
Tính trung bình một trang thông tin điện tử hay trang mạng (website, blog) cá nhân có giá trị tối thiểu là 2.000.000 đồng (hai triệu VND)/năm 2010, thì giá trị thiệt hại mà Vũ Hải Triều gây ra cho các chủ sở hữu 300 trang thông tin điện tử bị Vũ Hải Triều chỉ đạo phá sập là 600.000.000 đồng (sáu trăm triệu VND). Do đó, mức án cho người phạm “Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Khoản 4 Điều 143 Bộ Luật hình sự (gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng) là từ 12 năm đến tù chung thân. Tổng hợp các hình phạt của 3 tội danh trên, đề nghị án tù chung thân cho Vũ Hải Triều. Nếu các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu, thì tôi ( TS Vũ ) sẵn sàng tham gia hỏi cung Vũ Hải Triều về các hành vi phạm tội của Vũ Hải Triều như trên đã đề cập!
2. Tước cấp bậc hàm sĩ quan Công an, cách chức của Vũ Hải Triều theo Điều 25 và tước Công an hiệu của Vũ Hải Triều theo Khoản 3 Điều 41 Luật Công an nhân dân. Đó là chưa nói về mặt nghiệp vụ, bắt buộc phải sa thải Vũ Hải Triều. Thực vậy, sĩ quan an ninh là sống để bụng, chết mang theo chứ với cái kiểu chưa khảo đã xưng như Vũ Hải Triều thì An ninh quốc gia của Việt Nam đã, đang và chẳng mấy chốc bị phá sập!…”
Tuy việc tố cáo, kiện tụng ầm ỹ đến như thế, nhưng ông Triều vẫn bình chân như vại và không có cơ quan pháp luật nào xử lý hay bận tâm đến ông Triều và Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cả. Dẫu rằng cơ quan pháp luật lặng thinh như thế, nhưng sự việc mà hết kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rồi đến tố cáo trung tướng Vũ Hải Triều, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã làm được 1 việc hết sức quan trọng, đó là đã chứng minh cho mọi người thấy được 1 điều: CSVN là 1 chế độ rừng rú và từ đảng đến nhà nước chỉ biết xài luật rừng mà thôi!
Vấn đề quan trọng hơn, ông Sang chủ trì một Hội nghị toàn quốc về Báo chí, trong lúc ông Triều, tướng công an báo cáo những việc làm sai trái của cơ quan công an, vi phạm pháp luật chẳng khác nào xài luật rừng để đàn áp, phá hoại sự tự do báo chí, tự do ngôn luận, dùng công an mạng và tin tặc để khủng bố, phá hoại internet, phá hoại các trang báo mạng, phá hoại tài sản nhân dân… Thế mà, ông Sang, người chủ trì hội nghị, có quyền hành cao nhất lúc ấy của hội nghị vẫn ngồi trơ mắt ếch, vẫn không có ý kiến ngăn cản hay phản đối ông Triều, khác nào ông Sang là kẻ đồng phạm, chủ trương coi thường luật pháp, chủ trương vi hiến một cách công khai trắng trợn “?”! Ông Sang, ông Rứa… là những người đại diện cho đảng, đại diện cho quốc hội, có cái miệng luôn nói tốt, luôn rao giảng “đạo đức, công bằng, dân chủ, văn minh, thượng tôn pháp luật…”, nhưng nhìn hành động đồng phạm của họ thì người ta mới hiểu tâm địa mấy ông cộng sản là thế nào “?”.
Ông Trương Tấn Sang hay Bộ Chính trị đảng CSVN sẽ không lừa được dân tộc Việt Nam nữa đâu một khi mà dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước đã biết đoàn kết lại, cùng giúp nhau nhìn ra hết bản chất xấu xa, gian manh, bỉ ổi, tàn ác, tồi bại của đảng cộng sản độc tài toàn trị phản động, phản quốc, bán nước, giết dân, hại nước này. Đứng trước hoàn cảnh đảng và nhà nước CSVN ngày càng dùng nhiều âm mưu, thủ đoạn gian manh quỷ quyệt, giết dân hại nước như thế, chúng ta cần phải có tổ chức tốt, hậu phương mạnh và sách lược đúng để sớm dẹp bỏ chế độ CSVN nguy hại này. Hỡi những người Việt Nam yêu nước, những nhân sĩ trí thức, những anh hùng hào kiệt hãy suy nghĩ về vấn đề này, chúng ta cần có sự đoàn kết, cần ngồi lại với nhau để thống nhất tư tưởng và hành động, tìm ra giải pháp, cùng tìm cách cứu dân cứu nước! Quê hương chúng ta, tương lai giang sơn hùng vĩ này, vận mệnh dân tộc nòi giống tiên rồng này đang khắc khoải từng ngày, từng giờ trông chờ sự giải cứu. Chúng ta không thể nào ngồi yên khi nhìn thấy giang sơn chìm đắm!
                                                                                                                                                         ĐẶNG CỨU QUỐC

2 Responses to Trương Tấn Sang bất tài thất đức

  1.   Trí thức là cục cứt! says:
    Kể luôn chuyện Trương Tấn Sang đi chơi gái vị thành niên ở Biên Hòa luôn đi bác Quốc !
     Dân Vạn Đại says:
  2. Tay nầy cấu kết với Năm Cam và thu hụi chết ở Năm Cam mỗi tháng là 60 lạng vàng đấy cô bác !
    Chính hắn Trương Tấn Sang – Dân Long An ai mà không biết y?
    Cậy quyền và nuôi dưỡng mafia để “vắt sữa” Là TRƯƠNG TẤN SANG hiện là Chủ Tịt Nước VN.

 

Gặp gỡ đầu xuân Nhâm Thìn 2012: phát biểu của các vị cựu lãnh đạo

Cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

Báo Tia sáng đặt một vấn đề tôi thấy là rất đúng trong tình hình này, nhưng còn một vấn đề rất lớn. Vấn đề ấy là người Việt Nam là những người biết suy nghĩ thì vận mệnh đất nước có lẽ trong cái ngày này có nhiều suy nghĩ, để chúng ta nói rằng tình hình thế giới nhiều khó khăn. Đúng là nhiều khó khăn! Và cái khó khăn của thế giới nó đã ảnh hưởng đến chúng ta. Thì cái đó đã rõ rồi.
Nhưng mà phải nói là chúng ta cũng có cái khó khăn riêng của mình, cho nên cộng thêm cái phần khó khăn chung của thế giới thì quả là chúng ta luôn đứng trước những khó khăn rất nhiều và rất lớn.

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=QDXw3f3ZHdg
Cho nên bây giờ thì ai cũng suy nghĩ  làm thế nào cho đất nước chúng ta vượt qua những khó khăn trước mắt và tiếp tục đi lên theo cái mong muốn của Bác Hồ, của dân tộc chúng ta. Đó có lẽ là cái vấn đề … theo tôi đấy, thì không phải là ở trong nhân dân Việt Namchúng ta, hay là đặc biệt trong cái giới trí thức, không có những người có những suy nghĩ theo tôi là rất hay, rất đúng. Thế nhưng mà tôi có cảm giác là chúng ta còn phân tán, suy nghĩ cũng còn phân tán, cái quyết tâm của chúng ta cũng còn phân tán.
Vì vậy cho nên tôi nghĩ là Tia sángTrung Nguyên mở cuộc gặp đầu xuân này để bàn về vấn đề đó cũng rất hay.
Nhưng tất nhiên tôi nghĩ là không phải chỉ cuộc gặp gỡ này chúng ta giải quyết được vấn đề. Dù sao đi nữa, đầu năm chúng ta gặp nhau, động viên nhau và cùng nhau suy nghĩ về vận mệnh của đất nước thì điều đó rất đáng quý. Thì tôi nghĩ rằng, tôi mong rằng chúng ta  mỗi người có những suy nghĩ của mình, hãy nói lên.
Báo Tia sáng cố gắng tập hợp lại, nó thành ra một kiến nghị có hệ thống chăng? Để chúng ta trình lên các cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu thì may ra chúng ta cũng sẽ đề xuất được những cái rất bổ ích, cho đất nước. Đó là điều tôi rất hoan nghênh Ban tổ chức về cuộc họp mặt này.
Nhưng mà để mà nói cái gì cho nó thật cụ thể thì tôi nghĩ có nhiều người đã có những suy nghĩ rồi, đang suy nghĩ rồi. Tôi mong rằng các bậc đàn anh nói trước rồi, ví dụ như đồng chí Vũ Khoan, trên báo chí có nhiều phát biểu, có nhiều suy nghĩ,  thì có lẽ ta nên chuyển cho đồng chí Vũ Khoan.

Cựu Phó thủ tướng Vũ Khoan


Bà chị tôi lại đẩy tôi vào tình thế không thể không phát biểu. Trước thềm của năm Nhâm Thìn này cũng như là thềm của 2012.
Đọc các báo chí thì cũng nói năm 2012 này là khó khăn, nhưng mà riêng đối với tôi tới cuộc gặp hôm nay ấy thì tôi chắc năm 2012 tôi sẽ rất là hên, vì lần đầu tiên, cuộc gặp đầu tiên của năm này lại gặp những danh nhân của đất nước. Tất cả các vị ở đây tôi được biết tên biết mặt rất nhiều. Và các vị ở đây không phải là tia sáng mà là ánh sáng của đất nước. Tôi nghĩ rằng năm nay tôi sẽ gặp hên, sẽ được gặp nhiều may mắn. Vì nếu không có trí tuệ thì chả đất nước nào mà có thể làm ăn cái trò gì cả. Nếu mà tất cả các trí tuệ này mà tập trung lại ý thì có thể đem lại ánh sáng cho đất nước.


 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=7GOgNZc0l4o

Thế còn đầu năm này, cuộc gặp ngắn gọn thế này mà nói được cái gì, bao nhiêu điều trăn trở thì rất là khó. Tôi chỉ chia sẻ một trăn trở thôi. Là người ta cứ nói thế giới nhiều khó khăn, nhưng tôi muốn nhấn mạnh hơn là thế giới đang thay đổi. Cái khó khăn ấy nó phản ảnh cái thay đổi của thế giới. Và những thay đổi rất là sâu sắc, có những thay đổi nó mang tính thế kỷ. Nếu mà chúng ta không nhận biết nó, không tiếp cận nó và không lựa theo nó thì chúng ta sẽ ngửi bụi, sẽ lệch pha và phát triển sẽ rất khó khăn.
Bây giờ mốt thời thượng cứ hay nói là tái cấu trúc. Chúng ta cứ loay hoay loay hoay tái cấu trúc theo cái của ta, nhưng mà không nhìn ra cái thay đổi của thế giới đó thì loay hoay chúng ta tái tái thế nào đó rồi lại tái tái nữa. Thành ra tôi cũng rất là mong rằng với các trí tuệ các bạn ở đây sẽ góp cho đất nước nhìn nhận ra những cái thay đổi và gợi ý làm sao cho đất nước đừng có lệch pha, đi theo một cái xu thế của thời đại, theo cách nói của Trung Quốc. Thì đấy là mong muốn đầu năm mà tôi nghĩ rằng với cuộc gặp này thì năm nay nó sẽ đem lại những cái cách tiếp cận nào đó để giúp đất nước chúng ta không chỉ là phát triển theo cái nghĩa là cái gì ta có thì ta làm, mà theo cái nghĩa là thế giới đã thay đổi như thế nào thì ta thích nghi cho nó phù hợp. Đấy là cái mong muốn đầu năm. Cũng nhân dịp này xin chúc tất cả các vị ở đây, bậc cha bậc chú …Vừa rồi tôi đi trên xe cùng với Giáo sư Vũ Khiêu, cụ hỏi tôi thì tôi bảo tôi còn trẻ lắm, rất là trẻ, kém cụ những hai mươi tuổi cơ. Với những trí tuệ như vậy tôi tin chắc đất nước ta sẽ ngày nào đó sẽ trở thành rồng. Xin chúc tất cả các bạn năm mới tốt đẹp!

Cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển

(Hiện là cố vấn đặc biệt về kinh tế của Thủ tướng)

Trước hết xin thưa chị Bình, thưa Giáo sư Vũ Khiêu, thưa Giáo sư Hoàng Quý, thưa Giáo sư Giáp Văn (Như) Cương, thưa anh Vũ Khoan. Thực ra thì so với Giáo sư Vũ Khiêu thì tôi thuộc thiếu niên, so với ông bành thì tôi vẫn thiếu niên vì tôi năm nay mới bước sang bảy mươi. Thay cho phát biểu thì tôi muốn đọc hai bài thơ làm vào hai thời điểm khác nhau để các bác thấy hai cái tâm sự.
Bài thơ thứ nhất tôi viết đêm giao thừa năm 1996 sang năm 97 cùng với sự nghiệp đổi mới của chúng ta vừa tròn 10 năm và nó cũng có những vấn đề đặt ra còn ngổn ngang nhưng cái không khí hào sảng vẫn chủ yếu, niềm tin vẫn là chủ yếu. Còn bài thơ gần đây thì tôi viết trong một tâm trạng rất là buồn, thấy thể hiện trong đó có cả một sự bế tắc. Thì có thể tôi rất là sai, không lạc quan như là anh Khoan. Nhưng vẫn là người trung thực, tôi vẫn muốn thể hiện cái tâm trạng của mình.
Bài thơ đầu thì viết sau mười năm đổi mới nó có tên là: “Đồng dao từ năm 97”, bài này hơi dài một chút. Tôi xin đọc:

.http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=x-T-Avb1HB0
“Năm chín sáu qua rồi
Đổi mới tròn mười tuổi,
Đất nước gồng mình chuyển đổi
Thắng thua được mất những gì.
Ta nghĩ suy, nghĩ suy
Từ những gì ta thấy
Trên từng thửa ruộng mảnh vườn
Người nhà nông một nắng hai sương
Úp mặt trên cánh đồng của họ,
Lật đất dậy làm thêm mùa vụ
Vượt bao mưa dập gió dồn
Cho cả nước no hơn
Mà vẫn còn những đứa con thất học.
Thành phố như trong cơn lốc
Xoay quanh cơ chế thị trường
Năng động, khẩn trương
Nhưng cũng xô bồ, tất bật.
Nhiều nhà sản xuất
Lắm người đi buôn
Lách và luồn đủ cả.
Thị trường nhiều hàng hóa
Hàng tây và hàng ta
Hàng thật và hàng giả
Đong đưa, đon đả, chào mời
Thượng đế ơi!
Và tôi sợ: Cái nhố nhăng một thời rượu qua mặt phố,
Sợ những đồ giả cổ được mô đi phê nhí nhố
Cũng hàng ngang hàng dọc lên chùa,
Và sợ lương tâm cũng bán, cũng mua
Và sợ nhất, mà thôi
Năm chín bảy đến rồi.
Tôi phải chọn những gì, và những gì vứt lại
Hồn đất Việt ngàn năm sáng mãi
Soi trong đôi mắt tôi nhìn
Vịn truyền thống tôi đi vào hiện đại
Tạo niềm tin vững chãi
Từ những việc ngày thường
Bẩy hòn đá tảng
Khơi nguồn yêu thương.
Hãy từ bỏ những của chùa phung phí
Những lai rai, bia bọt vơi đầy
Đất nước còn đang nghèo vậy
Lẽ nào ngất ngưởng mà say.
Sự sống không ngừng tích tụ
Những điều hay việc tốt từng ngày
Như cây xanh phơi mình lọc nắng
Thúc chồi non bật dậy
Cho xuân về hôm nay.
Cái bài này tôi làm năm 1996. Đến năm 2010 thì tôi cảm thấy bế tắc hơn.
Có bài thơ “Đầy ắp hư mô, đầy ắp đầy”. Tức là cái tư tưởng của nó là gì? Xã hội chúng ta rất nhiều cái việc tốt, rất nhiều người tốt. Nhưng bên cạnh đó có rất nhiều điều xấu mà làm chúng ta đau lòng. Chúng ta cảm thấy bế tắc và cô đơn. Thực ra tên bài thơ này là mượn một cái tên của bài thơ của anh Việt Phương. Anh Việt Phương có bài thơ “Một chút hư vô, một chút đầy”. Nhưng mà tôi thì không thích cái gì một chút cả, thích đầy đến cùng sự việc. Nó có tên là: “Đầy ắp hư vô, đầy ắp đầy”:
“Trước lúc giao thừa
Đời bỗng im thinh
Cái sâu lắng theo thời gian đọng lại.
Chỉ một phút thôi em ơi
Mà lòng anh đã chở đầy ân ái
Ngào ngạt hương, ngọt như chiếc hôn đầu
Trên môi em ngọt mãi.
Rồi cũng chỉ một phút thôi em ơi
Sao lòng anh trống trải
Tuênh toang bốn phía gió lùa,
Lạnh và mưa,
Đêm giao thừa
Lạnh và mưa … 
Xin hết ạ!

 

VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 32: ÁM SÁT SỰ THẬT

Tháng Ba 2, 2012 — nguyencuvinh

Đây là ngôi nhà hai tầng của vợ chồng anh Quý nằm ngoài khu vực cưỡng chế trước khi mọi chuyện xảy ra


Và lực lượng cưỡng chế đã phá nát nó. Trong hồ sơ của Đoàn giám sát Quốc hội Hải Phòng chắc không cần đến những chi tiết ” vớ vẩn” này

Mình đã không muốn thông tin về việc đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng về huyện Tiên Lãng giám sát việc thực hiện kết luận của Thủ tướng. Các báo đưa tin hết rồi. Cái tin này thì báo nào cũng đưa, hì hì, và chắc chắn là phó văn phòng Sân của huyện Tiên Lãng chẳng phải phùng má trợn mắt ngăn cản phóng viên, thật tử tế nhỉ.

Việc Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng về Tiên Lãng giám sát thực hiện kết luận của Thủ tướng vụ cưỡng chế hồ đầm nhà anh Đoàn Văn Vươn là quá đúng, thế mới là đại biểu Quốc hội. Nhưng nếu thời kỳ đầu tiên, trước khi Thủ tướng kết luận, đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng làm được như Đoàn giám sát của Ủy ban mặt trận  Tổ quốc Việt Nam và có những phát biểu chân thật, mạnh mẽ về vô số cái sai ở đây thì trách nhiệm của các đại biểu của dân sẽ được dân kính trọng và yêu mến chừng nào.

Nhưng muộn cũng được.

Thôi thì không đủ tầm giám sát phần đầu khi sự việc đang xảy ra nóng bỏng thì giám sát phần xử lý hậu quả cũng không sao.

Đáng trách là ở chỗ: Kết luận của Thủ tướng rõ ràng như thế, có hai đối tượng để giám sát, một là phía quan chức địa phương, hai là phía gia đình Đoàn Văn Vươn.

Các bác đại biểu về, vào phòng họp, và nghe báo cáo, và đề nghị huyện giải trình những việc đã và đang làm để thực hiện kết luận của Thủ tướng. Thế là xong. Về.

Sao các bác đại biểu không ra tới nơi đầm hồ nhà anh Vươn, nhìn tận mắt công trình lao động của họ, nhìn tận mắt ngôi nhà bị lực lượng cưỡng chế phá nhầm, tan nát, sao nhìn cho rõ những dấu vết những viên đạn xuyên tường, sao không gặp gỡ vợ anh Vươn, anh Quý, nghe ngóng tâm sự của họ, nguyện vọng của họ, hỏi han họ. Sao không nhìn tận mắt những con đập ngăn sóng dài hàng cây số gia đình họ đã bồi đắp suốt 20 năm mà vẫn có người leo lẻo nói là dựa vào đê bao nhà nước? Họ là ai? Họ là người đã bỏ phiếu bầu các bác vào Quốc hội đấy chứ ai. Họ là nạn nhân của các quyết định trái pháp luật của chính quyền đấy chứ ai?

Chưa hết. Huyện còn báo cáo sai sự thật về việc gia đình anh Đoàn Văn Vươn không hợp tác với thanh tra về việc kiểm đếm tài sản, đất đai. Nói thế là nói dối đấy. Sự thật là, khi quyền chủ tịch UBND xã Vinh Quang mang văn bản kiểm đếm, kết quả thanh tra đầm hồ, diện tích, tài sản để chị Hiền, chị Thương ký, hai chị không ký mà nói, các chị muốn có một bản để xin ý kiến luật sư của mình trước khi ký và còn có thời gian để kiểm tra lại cái mà thanh tra huyện đã làm. Đòi hỏi đó chính đáng và đúng luật. Nhưng tại sao thanh tra huyện không cho gia đình anh Vươn một bản kết quả thanh tra tài sản? Thanh tra tài sản nhà người ta mà thậm thụt, giấu giếm, không công khai nghĩa là sao hỡi các quan liều? Không cho thì tất nhiên các chị không ký vì các chị cần tư vấn của luật sư về tất cả mọi việc liên quan đến vụ việc.

Thế thì tại sao huyện dám nói các chị bất hợp tác, rồi một số báo chí cứ vậy nói leo theo huyện mà không quay xuống gặp gia đình anh Vươn xem sự thật như thế nào.

Đây cũng là hướng các đồng nghiệp phải tìm hiểu để viết bài ngay, cái đuôi dối trá vẫn vắt vẻo từ nguyên chủ tịch Lê Văn Hiền sang tới ông Huyền phụ trách huyện là sao đây?

Như một bài trước đã nói, trong vụ việc cưỡng chế này, các quan chức địa phương nói dối nhiều tới mức, dù là nói thật cũng phải kiểm chứng, cũng phải cảnh giác.

Và đoàn đại biểu Quốc hội giám sát như thế là giám sát salong.

Giám sát như thế rất dễ sập bẫy của sự dối trá và gián tiếp ÁM SÁT SỰ THẬT.

___________________________

Nhật ký Trưởng thôn Khoai Lang

 

ĐỊA

Hạ Nhi, từ Hà Nội
(NCTG) “Không được, không được, ngoài đời thế thật, nhưng đi thi em không được nói thế, phải nói là hai nước láng giềng quan hệ thân thiết lâu dài, chung đường biên, chung ngọn núi, chung dòng sông, ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực”.

Vết đạn trên tàu cá Việt Nam bị tàu hải giám Trung Quốc bắn trong vùng biển Hoàng Sa, đồng thời xịt vòi rồng – Ảnh: “Tiền Phong”
Thằng con mình sau khi thi học sinh giỏi môn Sử năm ngoái được giải vang dội, nó lại tiếp tục học Sử để năm nay thi tiếp. Vậy là ổn, nó cũng không phải ôn nhiều lắm vì mọi cái cũng ở trong đầu nó rồi, nhưng khi chỉ còn cách ngày thi một tháng thì nó đổi môn: nó không thi Sử nữa mà chuyển sang Địa. Vậy là lại một đống sách, một đống tài liệu và ngày đêm học.
Hôm nay đi học về mặt nó cau có khó chịu đá thúng đụng nia, đi đi lại lại liên tục khắp nhà làm mình chóng hết cả mặt, bảo nó thì nó cấm cảu. Mình hỏi nó xem ở lớp có chuyện gì, thầy cô mắng hay đánh nhau với bạn thì nó hét lên:
- Nhục!
Mình khó chịu mắng nó thì nó gầm gừ kiểu uất ức không chịu được. Thế là mình lại dỗ dành nó mãi rồi nó cũng nói. Hóa ra hôm nay học về chủ đề Trung Quốc, thầy giáo hỏi nó:
- Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thế nào?
Nó trả lời:
- Tình hình giữa Việt Nam và Trung Quốc giờ khá căng thẳng, đặc biệt là vấn đề biển Đông, mới đây nhất Trung Quốc đã xịt vòi rồng vào tàu đánh cá của ngư dân
Thầy nó vội xua xua cắt ngang lời nó luôn:
- Không được, không được, ngoài đời thế thật, nhưng đi thi em không được nói thế, phải nói là hai nước láng giềng quan hệ thân thiết lâu dài, chung đường biên, chung ngọn núi, chung dòng sông, ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt em phải nhớ mười sáu chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Kể lại cho mình nghe xong nó lại hét lên:
- Nhục! Con không thể nói điều đó được!
Rồi nó dạng chân chống hai tay vào mạng sườn ngửa mặt lên, nơi khóe mắt nó giọt nước mắt rỉ ra lăn dài xuống má…
Hạ Nhi, từ Hà Nội

 

Nghe thấy tủi thân, tội tội và còn muốn khóc lên nữa!

Posted by badamxoe on 02/03/2012

Nghe thấy tủi thân, tội tội và còn muốn khóc lên nữa!

Phạm Thành

Đài TNVN có chương trình phát thanh “Tiếng Bắc Kinh”, trong đó có mục “Tình hữu nghi Việt – Trung” phát sóng đều đều vào thứ 5 hàng tuần.

Thứ 5, ngày 23.2.2012, chương trình này đưa tin Bộ Ngoại giao Việt Nam “yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động đe dọa tới chủ quyền lãnh thổ của quần đảo Tây Sa và Nam Sa Việt Nam”. Phản đối này là do ngày 22.2.12 Trung Quốc dùng lực lượng hải quân phá tàu, cướp cá và đánh đập ngư dân Việt Nam khi đang hành nghề cá trên biển Hoàng Sa của Việt Nam. Nhung tiếp đó, chương trình lại đưa tin về tình hữu nghị Việt – Trung với nội dung “đời đời bền vững, môi hở răng lạnh, người đồng chí anh em…”.

Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu cá Việt Nam. Anh do Trung quốc chụp và post lên mạng.

Đành rằng, đưa “tình” đó trong mục “Tình hữu nghị” thường xuyên ngày thứ 5 hàng tuần là bắt buộc ( không bị bắt buộc chỉ có bỏ mục ấy đi hoặc phải cải tiến đi), nhưng nghe hai nội dung như thế trong cùng một buổi phát thanh khiến cho lời phản đối của Người phát ngôn Việt Nam trở nên nhẹ tênh, như diễn hề, chẳng có mấy giá trị. Tôi thấy nó cứ làm sao ấy. Bên Trung Quốc thì cứ liên tục dọa dẫm, hiếp đáp Việt Nam; còn bên Việt Nam thì cứ mở miệng ra là hữu nghị, đồng chí. Nghe cứ thấy nó tội tôi, tủi thân thế nào ấy.

Thưa các bạn đồng nghiệp ở ta, chắc các bạn cũng biết cả rồi, sau tuyên bố ngày 23.2.2012 của Bộ Ngoại giao nước ta, tắp lự ngày 27.2.2012, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lại lên tiếng giáng trả ta liền. Khi trả lời các câu hỏi của các nhà báo về tuyên bố của Việt Nam, “Đồng chí” này nói: “Trung Quốc hối thúc Việt Nam thực sự tôn trọng chủ quyền, quyền lợi và quyềnn cai quản của Trung Quốc” (tại Hoàng Sa và Trường Sa) và nhấn mạnh: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các hòn đảo Nam Hải và vùng biển xung quanh. Trung Quốc tiến hành hoạt động xây dựng bình thường và triển khai bất cứ hoạt động gì trên quần đảo Tây Sa hoàn toàn là công việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc hoàn toàn không thể chấp nhận cách nói của Việt Nam. Trung Quốc hối thúcViệt Nam thực sự tôn trọng chủ quyền, quyền lợi và quyền cai quản của Trung Quốc”.

Trung Quốc có quyền gì mà hối thúc ta như vậy. Việt Nam mình là em, là cháu, là một tỉnh của nó hay răng? Nói như vậy, “người anh em” Trung Quốc có ngượng mồm không khi Đài TNVN có mục “Tình hữu nghị Việt – Trung” phát đều đều vào thứ năm hàng tuần, toàn mang nội dung: “môi hở, răng lạnh; núi liền núi, sông liền sông…”.

Với những đe dọa, và đánh phá Việt Nam thường xuyên như vậy, mà dân mình vẫn phải “banh tai” ra nghe tình hữu nghị kiểu này, tôi thấy nó tủi thân, tội tội cho mình, cho nước mình, và còn muốn khóc lên nữa.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét