Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

TỔNG HỢP TIN NGÀY 2/3/2012


Chính trị – Xã hội Việt Nam tìm cách giải quyết các vấn đề tôn giáo và đất đai  (RFA)
Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng của ai?(VOA) -Hôm thứ Hai vừa qua, khoảng 1,000 đại biểu của đảng Cộng Sản Việt Nam, trong đó có các thành viên Bộ Chính trị, đã khai mạc một phiên họp tại Hà Nội để bàn về những phương cách nhằm giải quyết các vấn đề tham nhũng, tình trạng bất bình đẳng gia tăng và tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức.(PV. Ông Nguyễn thanh Giang) – Nguyễn Thanh Giang: Hãy thử hỏi: “Ai gây nên sự phân hóa giàu nghèo rất nhanh ở Việt Nam” Phân hóa rất nhanh và rất khủng khiếp! Xin trả lời: “Chính là Đảng Cộng Sản Việt Nam!”
Bao giờ đường cao tốc mới mang lại hiệu quả? (RFA)  —Cúm gia cầm bộc phát tại Hà Nội (RFA)  —Trung Quốc tiếp tục phủ nhận vụ bắn vào ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa (RFI)  —Trung Quốc phủ nhận tố cáo hành hung ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa (VOA)  —-Chủ quyền Tây Sa của Trung Quốc không tồn tại tranh cãi-việc trục xuất tàu cá đánh bắt trái phép của Việt Nam là chính đáng và hợp pháp (CRI)
Blogger Paulus Lê Văn Sơn được đề cử Giải Công dân mạng Thế giới (VOA)  —Cộng đồng người Việt xuống đường yểm trợ quốc nội (Thoibao)
http://thoibao-online.com/images/stories/Feb12/bsduongqhoa.jpg  Cuộc đời và cái chết của “bác sĩ Dương Quỳnh Hoa”  -Mai Thanh Truyết (Thoibao) …..BS DQHoa là một người sống trong một gia đình theo Tây học, có uy tín và thế lực trong giới giàu có ở Sài Gòn từ thập niên 40…..Tháng 12/1960, Bà trở thành một thành viên sáng lập của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN (MTDTGPMN) dưới bí danh Thùy Dương, nhưng còn giữ bí mật cho đến khi Bà chạy vô “bưng” qua ngõ Ba Thu –Mõ Vẹt xuyên qua Đồng Chó Ngáp….
Những con người táng tận lương tâm  (Thoibao)  Chuyện hai mẹ con người đàn bà tàn tật
Đậu xe gắn máy ở chân cầu vượt, chỗ giao nhau của con đường dẫn vào cây cầu mới Cần Thơ với quốc lộ 54…..

Đường cao tốc: Lợi hay hại ? (NLĐ) -Vay vốn để đầu tư vào những tuyến đường bộ cao tốc với tốc độ thiết kế trên 120 km/giờ nhưng sử dụng chỉ 80 km/giờ như đường cao tốc TPHCM – Trung Lương quả là lãng phí….Trung Lương là công trình lớn, tuyệt vời. Nhưng chỉ sau đó không lâu là thảm họa tai nạn giao thông và sự xuống cấp liên tục. Và nay, mức thu phí quá cao khiến giới vận tải ta thán!….

Tận thu phí giao thông (NLĐ) – Dù đường sá xuống cấp nghiêm trọng, mất an toàn giao thông nhưng các trạm thu phí vẫn không ngừng hoạt động ngày nào trong nhiều năm qua ….Theo thống kê, Quốc lộ 14 dài 350 km nhưng dày đặc trạm thu phí giao thông. Toàn tuyến có đến 8 trạm thu phí: Tỉnh Đắk Nông 2 trạm: Đắk Gằn, Kiến Đức;  tỉnh Bình Phước 2 trạm: số 2, Tân Lập; tỉnh Bình Dương 3 trạm: Bố Lá, Suối Giữa, Vĩnh Phú… Ước tính, mỗi ngày, 8 trạm trên tuyến quốc lộ này thu xấp xỉ 1 tỉ đồng phí giao thông….  —Chưa biết ngày nào xong ! (NLĐ)
Quản và cấm (NLĐ)>>>Đà Nẵng hạn chế nhập cư là trái luật   —Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Vẫn “điệp khúc” không có đồng phạm! (NLĐ)  —-EU mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam (NLĐ)  —Dân “bao vây” Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng (Bee)  —”Chế độ riêng” của thành ủy cho quan chức? – Ngày 20/2, Báo KH&ĐS có gửi Công văn tới UBND TP Hà Nội và Thành ủy Hà Nội về việc Sở Giao thông Vận tải đã làm Công văn gửi tới các cơ quan ban ngành trong toàn thành phố để thông báo bố đồng chí Phó Giám đốc Sở mất. –đúng là “chế độ” phong kiến quân chủ “đổi mới”???

 


Dựng nhà tạm cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn (TN) -Ngày 1.3, Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ H.Tiên Lãng (TP.Hải Phòng) tiến hành dựng nhà tạm cho bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn) ngay trên nền ngôi nhà đã bị đập bỏ trong vụ cưỡng chế (ảnh).




http://www.tuyengiao.vn/Images/Story.axd?ID=39266  Việt Nam thực hiện đầy đủ các quyền của người dân (Tuyên giáo)  -Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Lê Lương Minh, chiều 29/2,  phát biểu tại phiên họp cấp cao Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ở thành phố Geneva, đã khẳng định Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các quyền của người dân.
Khi nòng súng biết khóc"Chiến công" đầu tiên của Tướng CA kiêm Trưởng Ban Tôn Giáo Phạm Dũng?



Nguyễn Thị Thanh Tuyền: "Công lý không thể xin mà có!"Tâm sự của Trịnh Kim Tiến về cái chết của bố Trịnh Xuân Tùng và con đường tìm công lý


Khi xã hội chấm điểm chính quyền(VNN)   —Bỏ khám bệnh vì không tìm được chỗ gửi xe (VNN)  —Bảo hiểm tai nạn, dễ mua khó đòi (VTC News)  —Về nơi đi đẻ, đi học phải… bơi qua sông (VOV) -Mặc dù chính quyền từ cấp xã đến huyện hứa là sẽ xây cầu, nhưng chờ mãi vẫn không thấy, thế nên người dân vẫn phải lội qua sông để giao lưu với “thế giới bên ngoài”.  —-Lao động Việt bỏ trốn tại Hàn Quốc và những hệ lụy (VOV)  —Điều trị thành công ca nhiễm cúm A/H5N1 (NLĐ)
pictureKhông cung cấp thông tin, phải xử nghiêm! (PL)
Thủ tướng yêu cầu không để bệnh nhân phải nằm ghép giường (PL) nếu thế thì họ cho nằm ở hành lang…. Ông TT có “vi hành” chừng chục bệnh viện cả nước chưa???

Kinh tế
Huy động vốn bằng ngoại tệ giảm (NLĐ)   —Hơn 80% DN niêm yết lỗ, giảm lợi nhuận (NLĐ)   —Nhiều khả năng chứng khoán đảo chiều (NLĐ)  –Mập mờ thuốc – thực phẩm (NLĐ)
Chủ tịch Eximbank phải báo cáo về cổ phiếu Sacombank (Bee) -Công văn yêu cầu đích danh ông Lê Hùng Dũng – Chủ tịch HĐQT Eximbank, báo cáo nhanh về biến động giá cổ phiếu STB.  —Công ty vàng lớn nhất Việt Nam có sếp mới (Bee)
Doanh nghiệp chết hàng loạt (TN) -Lãi suất cao, nền kinh tế khó khăn, năng lực quản trị yếu kém… đã khiến cho hàng loạt doanh nghiệp (DN) thua lỗ, phá sản và giải thể. Tình trạng đáng lo ngại này được dự báo sẽ còn tiếp tục khốc liệt hơn trong thời gian tới.
Gas tăng giá: Quản lý bất lực, dân nghèo kêu than (VEF)  –Thừa tiền, bầu Đức vẫn chây ỳ nợ thuế (VTC)  —Nhiều “ông lớn” nợ thuế hàng trăm tỉ đồng (PL) -Hoàng Anh Gia Lai, Vinashin, Công ty Cổ phần Bia rượu và nước giải khát Phú Yên, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công… có tên trong bảng “phong thần”.
Mua hàng điện máy giảm giá đến 50% ở đâu? (VTC News)
Văn hóa – Giáo dục
Nụ tầm xuân (Phan – Thoibao)  —Lối xưa – Saigon cô nương (Thoibao) -Saigon là thành phố lớn nhất nước, là trung tâm của miền Nam, đã có rất nhiều đổi thay……Bắp non mà nướng lửa lò/Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm…..

Trường ĐH Hùng Vương sai phạm lớn (NLĐ) -Mỗi năm chi tiền thuê mặt bằng đến hơn 42 tỉ đồng nhưng nhiều mặt bằng đã không được sử dụng. lLập nhiều loại quỹ không rõ ràng với số tiền hơn 16 tỉ đồng  —Có ngành học chỉ dạy bằng “nước bọt” (Bee)  —Hé mở bí mật ngôi mộ Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn (Bee)  —Đạo Phật sang nước ta từ thời Hùng Vương (Bee)   —”Phở là quà tặng vĩ đại của Việt Nam dành cho Mỹ” (TN)

“Nô lệ” văn hóa (TVN)  —-“Loạn” cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh 2012 (PL)  —Một nữ sinh lớp 8 ba lần tự tử bất thành (PL)-

Thế giới
Trung Quốc-Ấn Độ họp bàn về biển Đông (RFA)  —Ấn Độ xác định cuộc hội đàm với Trung Quốc  (VOA)  —Trung Quốc gia tăng kiểm soát điện thoại di động và internet tại Tây Tạng (RFI)  —Giới chức cao cấp Trung Quốc tại Tây Tạng hạ lệnh đàn áp báo chí  (VOA)  —Người Tây Tạng phản đối chuyến thăm Ấn Độ của Ngoại trưởng TQ (VOA)  —Các tổ chức của người Uighur phản đối vụ bạo động ở Tân Cương (VOA)  —Trung Quốc : Xung đột sắc tộc luôn âm ỷ tại Tân Cương (RFI)  —Taliban nhận khủng bố người Trung Quốc để trả thù cho Tân Cương (RFA)  — Hai công nhân Trung Quốc bị bắt cóctại Ai-cập (CRI)  —Trung Quốc tham dự Hội nghị Bộ trưởng Báo chí lần thứ 2 giữa ASEAN với ba nước Trung-Nhật-Hàn (CRI)   —Nạn ăn cắp thận trên người sống Quảng Châu (Theo báo China Daily) (Thoibao)  —Trung Quốc yêu cầu Miến Điện tăng cường an ninh biên giới (RFA)
Ðại úy Không Quân Ðài Loan bị tố tiết lộ bí mật cho Trung Quốc (Nguoiviet)
Tổng thống Miến Điện muốn các dân tộc thiểu số được bình quyền  (RFI)  —Miến Điện cho phép các nhà báo một đài hải ngoại được về nước hoạt động  (RFI)  —Tổng thống Miến Điện hứa tiếp tục cải cách dân chủ (VOA)
Pakistan nối ống dẫn dầu với Iran (RFA)  —Hoa Kỳ gia tăng viện trợ quân sự cho Philippines (RFA)   —Philippines tái khẳng định quyền khai thác dầu trên Biển Đông (RFA)   —Manila và Bắc Kinh khẩu chiến về Biển Đông (BBC)   –-Manila liên tiếp thách thức Bắc Kinh: Biển Đông sẽ dậy sóng ? (RFI)
LHQ kêu gọi Syria ngưng mọi vụ đàn áp hầu cứu trợ dân chúng (RFA)  —LHQ kêu gọi có biện pháp kỷ luật đối với những người đốt kinh Quran (VOA)  –Liên Hiệp Quốc kêu gọi hành động chống hải tặc ở Tây Phi (VOA)  —-Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lên án Syria (VOA)  —-Quân đội Syria kiểm soát toàn bộ khu phố nổi dậy Baba Amr ở Homs (RFI)  —Chiến binh của phe nổi dậy Syria rút khỏi cứ địa bị vây hãm (VOA)

Nga: Không khí nặng nề trước ngày bầu cử tổng thống (RFI)   —-Putin chuẩn bị trở lại ghế tổng thống Nga trong không khí căng thẳng (RFI)  —Châu Âu họp thượng đỉnh tìm cách thúc đẩy tăng trưởng  (RFI)   –Thị trưởng Campuchia bị nghi là thủ phạm vụ nổ súng vào công nhân (VOA)

Đẹp, giàu và khôn khéo (NLĐ) Nhận xét của người Dân Thái với nữ Thủ tướng
Anh có thể cấm ông Putin nhập cảnh  (TN)  —Sức mạnh Mỹ và cái bóng quyền lực Trung Quốc (VNN)  —Nga cung cấp mật mã tên lửa Iran cho Israel (NLĐ)




Vỡ nát lá lách sau trận đòn tàn bạo của người yêu (NLĐ)  —Tham ô công quỹ, một cán bộ tín dụng bị khởi tố (Bee)>>>Mang súng đi “thu thuế” bảo kê bị bắt>>>Đà Lạt: Thác Cam Ly lại ô nhiễm nặng>>>Hoãn xử vụ thượng tá công an bị tố lừa tiền, tình >>>Lời kể người nhà thiếu nữ bị người yêu bắn xuyên ngực  —1.001 cách “hôi của” của tài xế taxi(TNO)
Đỗ xe đi nhậu không cho dân vào nhà (TN) -Ngay sau đó lực lượng Thanh tra xây dựng xuất hiện và cho biết là xử phạt, nhưng đồng thời… ngăn cản không cho phóng viên chụp hình vì “đây là xe của cảnh sát kinh tế đi đãi khách”(!) trước sự chứng kiến của gia đình ông Minh.
Chuyện này “nhỏ” chỉnh…đốn…thử xem?

Chiếc ô tô đỗ ngang ngược trên đường cấm Đặng Trần Côn này là của ai? – Ảnh: Hạ Huy

Khi thầy giáo cuồng dâm với học sinh của mình (VNN) -Thầy giáo dâm ô với hàng chục học sinh -Thời gian qua, câu chuyện thầy giáo Mai Thanh Phong (21 tuổi, ngụ tại huyện An Phú, An Giang) hiếp dâm hàng chục học sinh nữ lớp 4, lớp 5 của trường Tiểu học B Núi Sam (thị xã Châu Đốc, An Giang) đã khiến dư luận thật sự bàng hoàng, phẫn nộ.
Nguyễn Hữu Lai phải chịu mức án tù chung thân về tội hiếp dâm trẻ em …….Lợi dụng chức vụ Bí thư chi đoàn trường, Lai đã yêu cầu các học sinh nữ có khuyết điểm ở lại để “bảo ban”. Từ tháng 3/2005 – tháng 5/2007, Lai đã thực hiện hành vi giao cấu với 5 học sinh lớp 3A do mình chủ nhiệm tới 11 lần…..
  Sầm Đức Xương cười tươi khi ở trong trại giam
Bận đẻ, sinh viên thuê người học giúp (VNN)  –Cả tấn lòng lợn thối rữa suýt được chế biến đồ nhậu (VTC News)  —-Khởi tố một cán bộ Agribank tham ô để cá độ bóng đá (VOV)


Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt Nam (VNN)   —Một tháng đổi giờ, Hà Nội tắc vẫn hoàn tắc (VTC News)  —‘Nên công khai chất vấn trong Đảng’ (VnEx)  —Vật dụng sinh hoạt thời bao cấp (VnEx)

TRAO KIẾN NGHỊ VỚI 1361 CHỮ KÝ CHO VIỆN KSND HẢI PHÒNG (NXD)???NGÀY XƯA, NGƯỜI LÀM QUAN NHẬN QUÀ NHƯ THẾ NÀO?



Tiên Lãng, niềm tin cho những người mất đất (RFA)  —Kiến nghị với Đảng ‘rơi vào im lặng” (BBC/nghe)Trung tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói về thực tế của việc kiến nghị với Đảng Cộng sản nhân hội nghị chỉnh đốn Đảng.  —Hạm đội Thái Bình Dương hợp tác với VN (BBC)  —Trung Quốc tiếp tục phủ nhận vụ bắn vào ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa (RFI)  —Trung Quốc phủ nhận tố cáo hành hung ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa (VOA)  —VN sẽ ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền (BBC) -Việt Nam muốn làm thành viên nhiệm kỳ 2013-2016 của tổ chức LHQ và nói “không chính trị hóa” nhân quyền.  —-Thu thuế Quốc lộ 1A nặng tay? (BBC)
Chủ tịch Vinamilk Mai Kiều LiênForbes tôn vinh bà Mai Kiều Liên (BBC)    Chủ tịch Vinamilk được Forbes coi là một trong 50 nữ doanh nhân thế lực nhất châu Á.
Đàm phán Việt – Trung là ‘lâu dài’ (BBC) -Đại biểu quốc hội nói đàm phán biên giới Việt – Trung là ‘lâu dài’ khi hai bên bước vào hội đàm.
  Su-30MK2 rơi ở Nga nhiều phần là chiếc sắp giao cho Việt Nam (Nguoiviet) -Chiếc máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 rơi ở Viễn Ðông Nga khi bay thử có vẻ là chiếc nằm trong lô hàng sắp giao cho Việt Nam.



http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/145258-VN_baxsiMy_030112_VNE_400.jpgNăm bác sĩ Mỹ đi xe lửa bị trộm sạch hành lý – HÀ NỘI (NV) – Một đoàn bác sĩ Hoa Kỳ tham dự hoạt động khám bệnh từ thiện đã bị trộm lấy gần hết các vật dụng đắt tiền trên chuyến xe lửa Hà Nội-Lào Cai đêm 24 tháng 2.

Một bác sĩ Mỹ trong đoàn. (Hình: VNExpress)
Công an vào cuộc vụ 5 khách Mỹ tố bị mất trộm trên tàu đi Lào Cai  (Dantri)
Đoàn ĐBQH Hải Phòng giám sát tại Tiên Lãng (VTC News)  —Vụ Tiên Lãng: Bí thư, Chủ tịch xã xin nghỉ 1 tháng (VNN)  —Tiên Lãng: giám sát thực hiện kết luận của Thủ tướng   TTO
http://www.tuoitre.vn/Images/Thumbnail/568/550568_336_600.jpg
Vấn đề đất đai trong quá trình thực hiện Hiến pháp năm 1992 (Tiếp) (Tamnhin.net)

Yêu cầu giải trình vụ cưỡng chế thu hồi đất gia đình ông Vươn  (NLĐO)- Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng vừa yêu cầu huyện Tiên Lãng giải trình 3 nội dung liên quan tới vụ cưỡng chế thu hồi đất không đúng pháp luật đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn.  –Chính quyền lợi dụng vét mương để… bán đất(Danviet)

Đề nghị tăng phí giam xe đua trái phép (VnEx)  —-8 hành vi đi đường bị TP.HCM đề nghị tịch thu xe (VTC)  —Nhiều cơ quan T.Ư phản bác (TP) vụ không cho Dân nhập cư ở Đà nẵng  —Hải quân Việt Nam nhận 3 pháo hạm hiện đại (VnEx)  —Cách nhà máy Thọ Quang 1km, người dân vẫn ngạt thở (VTC News)  —-Đàn ông Việt được hư hỏng, phụ nữ thì không? (VNN)  –Rừng dẻ sẽ thành sân golf?  -TP – Rừng dẻ cát phòng hộ bạt ngàn độc nhất vô nhị TT- Huế, với lịch sử tồn tại cả nghìn năm, sắp bị xóa sổ để nhường chỗ cho đại dự án sân golf, khu nghỉ dưỡng, biệt thự cao cấp…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt-Nga (Dantri)


Quốc hội Mỹ ra dự luật cho áp thuế hàng nhập khẩu trợ giá  (RFA)  —Bầu Đức: ‘Tôi nợ chứ không xù thuế’ (VnEx)  —Bầu Đức nổi tiếng nhờ… nợ thuế (VNN)  –Khủng hoảng, “đại gia” cũng khất nợ  (Dantri)
Giá gas tăng vọt, dân phát hoảng tính kế tiết kiệm (VnEx)  –Người tiêu dùng ngán ngẩm vì nhiều mặt hàng tăng giá từ 1/3 (Tamnhin)  –Chứng khoán ngày 1/3: Tiền ào ạt vào cổ phiếu ngân hàng (VnEc)  —Quỹ tiết kiệm nhà ở: Dân sợ tiền chảy túi doanh nghiệp (VTC News)   –Truy thu thuế trái luật, Chi cục thuế Hội An bị kiện (VTC News)
Những nước có giá xăng rẻ như bèo (VNN)  -Chẳng hạn, giá xăng bán lẻ ở Venezuela chỉ vào khoảng 1.000 đồng/lít, trong khi ở Turkmenistan, người dùng ôtô được dùng miễn phí 120 lít xăng/tháng…
Vàng giảm sâu rồi tăng nhẹ  TTO – Giá vàng thế giới vào phiên giao dịch châu Âu chiều 1-3 đã tăng 25,50 USD lên mức 1.722,20 USD/ounce, sau khi rớt sâu dưới mức 1.700 USD/ounce trong phiên giao dịch tại thị trường Mỹ.

Vì sao gạo Việt không có thương hiệu   TP – Tôi rất buồn khi đến thị trường các nước châu Âu, gạo bán đầy trong các siêu thị nhưng lại không có bất kỳ thương hiệu gạo nào của Việt Nam. Thực ra, trong đó có rất nhiều gạo Việt Nam, nhưng đều mang thương hiệu của nước khác.

Các lĩnh vực bị thất thu thuế lớn trong năm 2011  (Tamnhin.net)   —Rủi ro tiềm ẩn  (TBKTSG) – Hiện nay, nhiều ngân hàng đang gặp khó khăn và giá cổ phiếu rất thấp. Đây là điều kiện thuận lợi cho “mạng nhện” sở hữu chồng chéo giữa các ngân hàng tiếp tục lan tỏa. >>>Mớ bòng bong khó gỡ   —-Thương mại Singapore tăng nhanh hơn mức trung bình thế giới  (TBKTSG)  —Keangnam: Khó bán vẫn… cố xây thêm (Dân trí)   —-Gạo xuất chậm, giá lúa giảm mạnh  (Danviet)

Ngày 29/02 : truyền thống thời xưa, ý nghĩa thời nay  (RFI)  ……ngày 29/02 thường dự báo cho nhiều điềm lành, nhưng cũng có nơi kỵ ngày này vì nó hàm chứa nhiều điều hung dữ nhiều hơn là cát tường……..  —Cuộc chiến Việt-Trung trong “Xe lên xe xuống” – tiểu thuyết mới nhất của Nguyễn Bình Phương (RFI)  –Đại học VN đầu tiên cho phép SV… hôn nhau (VNN)
   Bình Định: Chuyện gì xảy ra nơi “Đất võ Trời văn”?   (Thanh tra) -Theo nhiều nguồn tin phản ánh, 4 năm qua, từ năm 2008 đến nay, Hội VH – NT Bình Định lâm vào tình trạng “nát như tương”. Không những báo chí đã nhiều lần lên tiếng
‘Sáo thần’ Nguyễn Ðình Nghĩa (Du tử Lê-Nguoiviet)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/145240-VHNT-Nghia%201.400.jpg
“Sáo thần” Nguyễn Ðình Nghĩa với một nhạc cụ đặc biệt. (Hình: nguyendinhnghia.net)
Đặng Thành Tâm bị đề nghị đình chỉ chức Chủ tịch ĐH Hùng Vương (VnEx)  —Bỏ hàng ngàn tỷ xây trường vẫn bị “chê” (Dân trí)- “Khối trường ngoài công lập từ mẫu giáo đến đại học, thu hút xã hội hóa giáo dục với nguồn vốn đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường ĐH ngoài công lập đang đứng trước nguy cơ phá sản vì thiếu người học”.
Top 10 trường Đại học Kinh tế hàng đầu Thế giới  (GDVN)


Mỹ đoán hành động đáp trả của Iran (VNN)  —Anonymous đánh sập website Interpol (NLĐ)   —Thầy trò Đường Tăng trong tờ bạc 50 Nhân dân tệ (VTC News)


Manila và Bắc Kinh khẩu chiến về Biển Đông (BBC)  —Nâng cấp Hạm đội Thái Bình Dương (BBC)   —Hướng về phương Đông (BBC) -Chính sách ngoại giao Nga sẽ ra sao nếu ông Putin thắng cử?  —Ông Putin bỏ qua “âm mưu ám sát” (BBC)  —Tổng thống Miến Điện muốn các dân tộc thiểu số được bình quyền  (RFI)

Philippines kiên quyết mở rộng hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông (RFI)  –Ai Cập ấn định ngày bầu cử tổng thống thời hậu Moubarak (RFI)  —Ai Cập bãi bỏ lệnh cấm di chuyển đối với nhân viên xã hội Mỹ (VOA)  —Bắc Triều Tiên cam kết ngừng chương trình hạt nhân (RFI)  —Trung Quốc hoan nghênh thỏa thuận Hoa Kỳ-Bắc Triều Tiên (VOA)  —Châu Á ‘dè dặt’ hoan nghênh thỏa thuận Mỹ-Bắc Triều Tiên (VOA)

Diễn biến khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên (VnEx)  –Bão đánh vào khắp miền Trung Hoa Kỳ (NV)  —Trung Quốc khởi tố vụ án buôn bán nội tạng lớn  (TT)  — Bùng nổ bạo loạn ở Tân Cương: Nguồn cơn và ám ảnh (Tamnhin)  —EU rút toàn bộ đại sứ khỏi Belarus (TP)  –9 lãnh đạo tổ chức khủng bố đã bị Tổng thống Obama tiêu diệt (Tamnhin)  –Israel có thể không kích Iran bằng cách nào? (Dân trí)


Quang Lê, Mr Đàm hát tại đám cưới siêu khủng 50 tỷ (VTC)  —Cưới quê, cô dâu chú rể đeo 60 cây vàng (VNN)  —Những đám cưới gây choáng về độ… chịu chơi (VNN)  –Xôn xao đám cưới thiếu gia, rước dâu bằng 100 siêu xe -Dân Việt  —Mánh khóe của các tiệm sửa xe lừa đảo (VnEx)  —-Hàng loạt xe “bom tấn” ra mắt thị trường Việt Nam (VTC)

Nở rộ dịch vụ mại dâm cho người già

gái mại dâm, cave, mại dâm, người già TPO  —-U-60 vẫn… bán dâm (NLĐO)
Nữ sinh lớp 7 mang thai, cả thị trấn xôn xao (Dantri)  —Say rượu, trưởng công an xã xả súng bắn người (NLĐ)  –Vào bưu điện, chĩa súng cướp 64 triệu đồng (NLĐ) >>>Bay qua dải phân cách, bị xe container cán trọng thương >>>Nhảy từ lầu 3, một thanh niên nguy kịch>>>Dụ 2 thiếu nữ sang Malaysia bán hàng rồi ép bán dâm>>>”Giăng bẫy,” cướp tài sản của thiếu nữ 14 tuổi
Xe tải lấn đường, 3 người thiệt mạng (NLĐ)  .>>>Chồng chém vợ chết tại chỗ   —”Nữ quái đường phố” mang “ết” ra dọa công an (Dantri)>>>Vợ nguyên Bí thư xã lĩnh án chung thân vì lừa tiền tỷ của dân >>>Bắt nữ quái “tuyển” sơn nữ để bán sang Trung Quốc
Tống tiền hụt phó chi cục trưởng, cô gái trẻ nhảy cầu tự tử  (Danviet) >>>TP.HCM: Thanh niên nhảy lầu từ tòa nhà trung tâm  —Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan giàu đến cỡ nào? (GDVN)

Người Na Uy giản dị. (Song Chi -RFA)

Trật tự thế giới sẽ thay đổi

Chu Chi Nam (Danlambao) Mỗi thời đại của lịch sử nhân loại đều có một trật tự thế giới. Những trật tự thường được các sử gia đề cập như trật tự thế giới La Mã, ở bên Tây phương; ở bên Đông phương, là trật tự nhà Đường của Tàu, tới trật tự nhà Nguyên của người Mông Cổ. Sau đó là trật tự thế giới của Anh, rồi tới trật tự thế giới Hoa Kỳ, từ đầu thế kỷ 20.
Vỗ đầu người – Quên đầu mình (Nguoiviet)  -Một nhà dân chủ Miến Ðiện gần đây sung sướng tâm sự với các phóng viên rằng chưa bao giờ đất nước Miến Ðiện có một mùa Xuân dài và hiện diện ở mọi lãnh vực như năm nay: từ thái độ can đảm của những người đang đứng đầu chế độ cai trị hiện nay, đến sự quan tâm và phối hợp hành động quá hiệu quả của thế giới, đến những bước đi thật khôn ngoan và nhân bản của phe đối lập.  Thật vậy, chính phủ Thein Sein đang càng lúc càng thay đổi hình ảnh của họ trong mắt dân chúng qua thái độ “thà mất ghế chứ không mất nước” đối với các áp lực của Bắc Kinh….
Mất 9 tỉnh Miền Bắc VN, mà nhân dân không biết”: Chiến lũy Trung Cộng trên lãnh thổ Việt Nam !!! (Lytuongnguoiviet)
chienluytq1
Hành lang chiến lũy thứ 2, trong lãnh thổ Việt Nam
do quân đội chủ lực Trung Quốc đang trấn ngự.
Nguồn ảnh: NBL

chienluytq5.jpg
Và 6 địa hình núi cao hướng ra biển Đông, như 146 độ cao 4.780m,
147 độ cao 4.500m, -3, 255, 211, 227.
Ngày nay đã vào tay Trung Quốc, đang kiểm soát cả vùng biển Vịnh Bắc Bộ
của Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ trở thành người tàn phế,
liệt tứ chi, toàn thân bất toại. Nguồn ảnh: NBL

Gô Ba Chớp Việt Nam

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Qua bài phát biểu của ông TBT Nguyễn Phú Trọng trong ngày khai mạc Đại Hội Chỉnh Đốn Đảng 27/2/2012, người đọc có làm biếng… hiểu cách mấy vẫn “phát hiện” ra Việt Nam ta đang lù lù một Gô Ba Chớp


Huỳnh ngọc Tuấn – Hiểm họa từ Trung Cộng

Tác giả: – ĐCV
Tôi không phải là người có chủ trương bài Hán nhưng những gì nhà nước Trung Cộng thực hiện trong suốt lịch sử của mình đã tạo cho tôi và nhiều người có cảm giác bất an đó.
Không xét đến chuyện của ngàn năm trước, chỉ tính từ khi đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền đến nay cũng đủ để cho bất cứ ai cũng đều nghĩ về TC như vậy. Một ý thức hệ cực đoan và hiếu chiến, ý thức hệ CS cộng với chủ nghĩa bá quyền Đại Hán làm nên một thứ nhà nước vừa tực tiễn vừa mưu lược. Thực tiễn với những chính sách lạnh lùng, thô bạo, vụ lợi. Mưu lược vì viễn kiến và tham vọng không giới hạn của những người lãnh đạo.
Khi lên cầm quyền tại Hoa Lục, Mao Trạch Đông và đảng CS Trung Quốc đã thực hiện một cách rất kiên trì chính sách bành trướng đầy tham vọng. Họ chiếm Tây Tạng, thôn tính lãnh thổ, và hủy diệt văn hóa khai thác tài nguyên và đồng hóa chủng tộc.
Ở Tân Cương, TC thẳng tay đàn áp người Hồi giáo, thâu tóm tài nguyên của người Hugour, Hán hóa vùng đất này bằng cách di dân ồ ạt làm cho người dân bản địa trở thành thiểu số và công dân hạng hai trên chính quê hương của mình.
Người Mông Cổ tại Nội Mông và người Mãn Châu tại vùng Đông Bắc  Trung Hoa ngày nay chịu chung số phận.
Hai cuộc chiến tranh đẫm máu và tranh chấp dai dẳng để tranh giành lãnh thổ với người Ấn và người Nga.
Với Việt Nam họ thực hiện chính sách Tàm thực để lấn chiếm lãnh thổ theo từng giai đoạn… Cuộc chiến tranh xâm lược 1979 ở biên giới phía bắc,  là một cuộc chiến ăn cướp, vừa là cuộc chiến chính trị thể hiện chính sách thực tiễn của chủ nghĩa Cộng sản Đại Hán. Tại biển Đông, TC chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của ViệtNam. TC tung ra bản đồ hình lưỡi bò để nuốt gọn 80% hải lộ chiến lược này. Những chính sách của Trung Cộng đã và đang thực hiện cho thấy họ có dã tâm và viễn kiến.
Tại vùng biển Hoa đông, họ tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản, Hoa Đông là một vùng biển hứa hẹn nhiều tài nguyên,trong đó đáng kể là dầu mỏ và khí đốt cùng với hải sản phong phú và những dãy đảo ở đây tuy nhỏ bé nhưng mang tầm chiến lược.
Trung Cộng còn có tham vọng về vùng biển  Đông giáp với Philipin. Khác với VC, bị chi phối và kiềm tỏa bởi phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt mà lãnh đạo hai nước đã đồng thuận. Phi luật Tân đã phản ứng rất mạnh để bảo vệ chủ quyền đất nước và danh dự quốc gia. Và cũng khác với Việt Cộng, Phi Luật Tân đã có một chiến lược khôn ngoan để đối đầu với tham vọng của anh láng giềng khổng lồ này, họ đã liên minh với Hoa Kỳ. Họ khôn khéo kết hợp quyền lợi quốc gia với sự quan tâm của Hoa kỳ trong mục tiêu ngăn chặn sự bành trướng của TC tại vùng biển mà người Mỹ gọi là quyền lợi chiến lược quốc gia này
Ngoài áp lực quân sự, Trung Cộng còn dùng những khoảng viện trợ và đầu tư rất hào phóng để mua chuộc những nhà lãnh đạo một số quốc gia láng giềng với VN như Lào, Miên, Miến Điện. Mục đích của Trung Cộng là chia rẽ khối ASEAN vốn đã quá lỏng lẻo và bất đồng. Trung Cộng thành công ở Lào và Miên, nhưng thất bại ở Miến Điện.
Trung Cộng ngày hôm nay không chỉ là mối đe dọa đối với VN ,Phi luật Tân hay Nhật bản và các nước trong khu vực mà nó đã trở thành mối hiểm họa đối với cả Hoa kỳ và đồng minh như Úc đại lợi,nó là hiểm họa của cả nhân loại. Người Mỹ đang đối diện với số phận của chính mình !?
Trong gần hai thập niên vừa qua TC đầu tư ồ ạt vào quân sự, tốc độ hiện đại hóa quân đội nhanh đến chóng mặt. Theo một nghiên cứu mới nhất được Hoa Kỳ công bố thì từ đây đến năm 2015 Ngân sách quốc phòng của Trung Cộng sẽ tăng từ 120 tỉ USD lên đến 240 tỷ USD. Đây là con số chính thức, còn con số thật có lẽ là gấp đôi như Mỹ đã nói.
Ngân sách khổng lồ này sẽ bằng ngân sách quốc phòng của tất cả các nước vùng Đông  Á cộng lại và gấp 4 lần Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản.
Khi còn là một quốc gia chậm phát triển và đói nghèo Mao Trạch Đông và CS Trung Quốc cũng không dấu diếm tham vọng bá chủ và họ sẵn sàng hy sinh 500 triệu nông dân Trung Quốc cho cuộc đối đầu với Hoa Kỳ và Đồng minh. Họ có ý định dùng chiến thuật biển người và “cài răng lược” để vô hiệu hóa phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ. Ngày nay TC là nền kinh tế lớn thứ hai trên Thế giới với ngân sách quốc phòng 240 tỷ đolar một năm với công nghệ quân sự hiện đại mà họ đã thủ đắc được trong mấy thập niên vừa qua thì cái hiểm họa TC không còn là điều viễn vông hoặc là việc của 50 năm sau!?
Hiện nay tuy Hoa Kỳ vẫn đang giữ được vị thế vượt trội về mặt quân sự so với Trung Cộng nhưng ưu  thế này không phải là vĩnh viễn. Nền kinh tế Mỹ đang dậm chân tại chỗ, trong khi đó kinh tế TC vẫn tăng trưởng đều đặn 8 – 9 % một năm…thì thời gian không còn quá dài để Trung cộng đuổi kịp Mỹ. Trong Binh pháp yếu tố bất ngờ và chủ động là thượng sách. Phải tấn công khi đối phương chưa kịp chuẩn bị, chưa kịp nghỉ ngơi, hoặc chưa quá mạnh.
“Tiên hạ thủ vi cường” vẫn là thượng sách, chẳng lẽ người Mỹ không hiểu điều đó? Tôi tin là người Mỹ hiểu rõ hơn ai hết về điều này và họ đang ráo riết chuẩn bị  cho một trận đánh quyết định với Trung cộng. Chúng ta thấy trong thời gian gần đây Mỹ đã có sự điều chỉnh chiến lược. Họ tập trung sức mạnh quân sự vào Đông Á…xây dựng căn cứ quân sự mới nằm ngoài tầm bắn của phi đạn Trung Cộng. Darwin là chỉ dấu cho điều này
Mới đây chính phủ Úc đã quyết định triển khai quân đội tại vùng Tây Bắc Úc, nói là để bảo vệ tài nguyên và để đối phó với những bất ổn có thể xảy ra tại vùng Đông Nam Á, nhưng theo thiễn ý của tôi đây là một sự chuẩn bị cho chiến tranh vì khi cuộc chiến giữa Mỹ,đồng minh và TC xảy ra sẽ có một làn sóng người tị nạn từ Indonesia và Đông Nam Á đổ vào bờ biển Tây Bắc nước Úc, nhưng có một điều còn quan trọng hơn nhiều đó là chính phủ Úc cho triển khai quân đội để đề phòng sự xâm nhập của điệp viên và đặc công  Trung Cộng xâm nhập vào Úc qua cửa ngõ này để thu thập thông tin và tiến hành các cuộc chiến tranh phá hoại ngay tại nước Úc. Đây mới chính là lý do thực sự của việc triển khai quân lần này.
Sẽ có người đặt nghi vấn rằng một khi cuộc chiến Trung –Mỹ xãy ra nước Nga của Putin sẽ lợi dụng chuyện này để “đục nước béo cò”?
Đúng như vậy,để vô hiệu kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Putin, Mỹ đã cùng châu Âu bố trí hệ thống phòng thủ phi đạn từ mấy năm nay nhằm mục đích không để Putin “đâm sau lưng” khi cuộc chiến nổ ra ! Về việc này ai dám nói Mỹ là thực dụng và không có viễn kiến ? Trong việc này người Mỹ đã đi trước một bước rồi !
Khi cuộc chiến diễn ra trong thời gian sắp tới thì với ưu thế hiện nay Mỹ sẽ thắng TC một cách dể dàng.
Một khi TC đã bị Hoa kỳ đánh bại thì nước Trung hoa sẽ bị chia xẻ thành nhiều quốc gia độc lập, như vậy tương lai của VC sẽ như thế nào?
Câu trả lời: Đó sẽ là thảm họa cho CSVN, Tốt hơn hết VC nên chủ động hội nhập vào trào lưu Dân chủ hóa toàn cầu,chứ không nên chống lại xu thế này một cách tuyệt vọng
Những người CSVN liệu mà hành xữ cho khôn ngoan và có lợi cho mình. Nói gần nói xa không qua nói thật, tôi viết bài này không phải để cho đồng bào ta ở Hải ngoại đọc, cũng không phải để “làm phiền” các bậc thức giả ở trong nước vì tôi biết rằng các bậc thức giả và đồng bào Hải ngoại đã biết rõ điều này từ lâu và những gì tôi nói chỉ là kiến thức thô thiển. Điều này tôi viết cho những người CSVN và cho đồng bào VN trong nước đọc để mà biết được hiện tình của cục diện hôm nay, vì 700 tờ báo và mấy trăm đài phát thanh truyền hình của đảng CS không giúp ích gì cho họ.
© Huỳnh Ngọc Tuấn
© Đàn Chim Việt

Bệnh tật và cái chết của 4 văn nhân: Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Tường Tam[2]

Tác giả: Tiếp theo phần I
LTS: Tài liệu này là luận án tiến sĩ của bác sĩ y khoa Mạc Văn Phước làm tại Sài Gòn năm 1968. Đó là những khảo cứu nghiêm túc dưới góc độ y học liên quan tới cái chết của 4 nhân văn.
Tài liệu sau đó được thâu tóm lại thành một tiểu luận phổ thông và kèm theo những phụ chú mang tính cập nhật. Việc hiệu đính, phổ biến tài liệu này do chính tác giả- bác sĩ Mạc Văn Phước- khởi xướng, và người bạn tâm giao của ông là bác sĩ Đặng Ngọc Thuận thực hiện. Cả 2 cùng cư ngụ và hành nghề tại Montreal, Quebec, Canada.
Tập tài liệu được một cư dân khác ở Canada – tác giả Nguyễn Văn Lục- gửi đăng với mục đích mở đường cho loạt bài nghiên cứu sắp tới đây của ông trên trang nhà.
————————————
PHẠM QUỲNH (1890 – 1945)
I – Thân thế:
Sinh năm 1890 lại quê nhà ở làng Thượng Hồng tỉnh Hải Dương, cuộc đời Phạm Quỳnh có thể chia làm hai phần: một giai đoạn viết báo và một giai đoạn làm chính trị:
1) – Giai đoạn viết báo:
Khởi đầu Phạm Quỳnh cộng tác với Đông Dương Tạp Chí của Nguyễn Văn Vĩnh từ năm 1913 nhưng năm 1917 ông đứng riêng ra lập tờ Nam Phong Tạp Chí.
Từ 1917 cho đến 1934 vị chi trong suốt 17 năm tờ Nam Phong ra đều đặn hàng tháng tất cả được 210 số. Trong giai đoạn này, Phạm Quỳnh viết rất nhiều, đủ loại và đủ lĩnh vực : Dịch thuật, khảo cứu, phê bình, truớc tác, bình luận, văn học, triết học , chính trị.
2) – Giai đoạn làm chính trị:
Từ 1934 đến 1945, ông phục vụ Nam Triều làm thượng thư Bộ Lại rồi thượng thư Bộ Giáo Dục.
I I – Văn nghiệp:
Chúng ta có thể xếp tác phẩm của Phạm Quỳnh làm nhiều loại khác nhau :
1) – Loại trước tác:
- Ba Tháng ở Paris (Nam Phong Tùng Thư, 1927)
- Muời Ngày ở Huế (Nam Phong, số 101)
- Một Tháng ỏ Nam Kỳ (Nam Phong số 17- 19 – 20)
2) – Loại phê bình :
- Một Tấm Lòng (Nam Phong, số 2)
- Mộng hay Mị, Phê Bình Giấc Mộng Con của Tản Đà (Nam Phong, số 7)
- Pháp Văn Tiểu Thuyết Bình Luận (Nam Phong, số 9)
3) – Loại dịch thuật
- Tuồng Lôi Xích ( Le Cid của Corneille, Nam Phong số 38-39)
- Hoà Lạc (Horace của Corneille, Nam Phong số 73-74-75)
- Ái Tình ( L’Amour của Guy de Maupassant)
- Ôi Thiều Niên (Ô Jeunesse của Corneille, Nam Phong, 1929)
- Đời Đạo Lý ( La Vie Sage của Paul Carton, Nam Phong 1929- 1932)
- Phương Pháp Luận (Discours de la Méthode của Descartes, N.P. sổ 3-4-5
- Cách Ngôn (Proverbes của Épictète)
4) – Loại khảo cứu:
- Văn Minh Luận ( Nam Phong số 42)
- Khảo cứu về các luân lý học thuyết của Thái Tây (Nam Phong từ số 92)
- Thế giới tiến bộ sử (Nam Phong từ số 51)
- Lịch sử về học thuyết của Jean-Jacques Rousseau ( Nam Phong từ số 104)
- Lich sử về học thuyết của Montesquieu ( Nam Phong từ số 108)
- Lịch sử về học thuyết của Voltaire (Nam Phong số 114 và 115)
- Học thuyết Auguste Comte (Nam Phong số 138)
- Học thuyết Bergson (Nam Phong số 150)
- Khảo cứu về tiểu thuyết (Nam Phong 1929)
- Pháp văn thi thoại : Baudelaire (Nam Phong số 6)
- Pierre Loti – Anatole France
- Phật giáo lược khảo (Nam Phong số 40)
- Phật giáo đại quan (Nam Phong 1921)
- Quan niễm về người quân tử trong đạo Khổng (Nam Phong 1928)
- Tục ngữ ca dao (Nam Phong số 46)
- Văn chương trong lố hát ả đào (Nam Phong số 69)
- Hán Việt văn tự ( Nam Phong số 107)
- Việt Nam thi ca (Nam Phong số 64)
5) – Tác phẩm viết bằng Pháp văn:
- La poésie Annamite (Nam Phong 1931)
- Le Paysan Tonlinois à travers son parler (Nam Phong 1931)
- L’ Idéal du sage dans la philosophie confucéenne
- Essais Franco-Annamites
I I I– Bệnh tật:
Theo lời thuật của bà Phạm Thị Hảo, trưởng nữ Phạm Quỳnh thì ông là người mạnh khỏe, cao 1,73m nặng 65kg (như có ghi trong căn cước). bị cận thị mắt phải – 3 dioptries, mắt trái – 0.25 dioptries, không hút thuốc không uống rượu, ăn uống điều độ và phải kiêng cữ vì bịnh đau bao tử.
1) – Bệnh trạng:
Do độ acide chlorydrique trong dạ dầy cao hơn bình thường nên Phạm Quỳnh hay ợ chua sình bụng , khi đói bụng đau ngầm ngầm chứ không bao giờ đau từng cơn dữ dội.
Chứng đau bao tử không bộc phát vì Phạm Quỳnh thấy cứ ăn xôi thì không bị đau và luôn uống Magnésie bismuthée. Vì thế ông chấp nhận kiêng cữ từ lúc còn trẻ. Ngày 2 bữa cơm nếp hoa75c ăn súp theo lối cơm tây.. Ngay những lúc yến tiệc trong triều, ông cũng kiêng cữ cẩn thận.
2) – Biến chứng:
Năm 1934, sau một bữa tiệc trong triều về đến nhà ông bị nôn mửa và thổ huyết. Gia đình nghi bị đầu độc nên mời y sĩ rửa ruột, ông qua khỏi và bệnh không tái phát.
3) – Suy luận :
Theo những triệu chứng đã kể như đau bụng khi đói, một lần thổ
huyết, và hiệu quả của việc ăn kiêng uống thuốc, chúng ta có thể nghĩ là Phạm Quỳnh bị bệnh loét bao tử không bộc phát (Ulcère gastro-duodénal latent) nhờ ông biết kiêng cữ và uống thuốc Magnésie bismuthée, mặc dầu thiếu những đặc tính rõ rệt như đau đúng giờ, đau theo chu kỳ ….
PHỤ CHÚ:
1) Về bệnh loét bao tử (peptic ulcer disease hay PUD) :
Y học ngày nay có nhiều khám phá kỳ thú vê căn bệnh này từ nguyên nhân đến điều trị. Chúng tôi xin kể ra đây một vài sự kiện mới mẻ đó, ngõ hầu sau đấy có thể bàn luận về bệnh trạng của Phạm Quỳnh một cách khoa học.
a) Nguyên nhân căn bản vẫn vì mức độ acide chloridrique và pepsine quá nhiều trong dạ dầy do nhiều yếu tố mà ra, trong đó phải kể mấy dữ kiện sau đây :
- Loét bao tử do uống thuốc hay ăn uống không lành mà ra. Thí dụ điển hình là
ngày xưa ai có nghĩ là thuốc chống nhức đầu thông thưòng như Aspirine lại có thể làm loét và chảy máu bao tử, nói chi đến những thuốc chống viêm thấp như Advil hay thuốc chống miễn nhiễm thuộc loại corticoides.
Ăn uống ai có cho là ăn cay ăn chua là độc địa, hút thuốc và uống rượu thường còn được ca tụng là biết hưởng đời, gây nguồn cảm hứng cho thi ca. Biết đâu là những độc chất đó rất tai hại cho bao tử và nhiêu cơ quan khác.
- Stres ulcer : Loét bao tử do stress, chấn thương thể chất hay tâm thần như khi bị phỏng nặng hay bị cảm xúc mạnh (choc émotionnel). Trong những trường hợp này, các triệu chứng thường ngấm ngầm vì bệnh nhân quá đau đớn (phỏng nặng chẳng hạn) hay quá lo nghĩ buồn phiền (ly dị, vỡ nợ…) không còn thấy đau bụng, ơ chua gì cả.
Đến khi bệnh đột nhiên bộc phát ra như ngất xỉu vì chảy máu đuờng tiêu hóa chẳng hạn, phải đưa vô bệnh viện khám nghiệm điều nghiên mới tìm ra căn nguyên là loét hay lũng niêm mạc bao tử !
- Vi trùng gây ra loét bao tử được khám phá vào năm 1983 và đặt tên là Helicobacter pylori. Loại vi trùng này khá đăc biệt vì có thể tồn tại và nảy nở trong một môi trường khắc nghiệt với cường độ acide rất cao.
Một nét đặc thù nữa của H. pylori là xét nghiệm hơi thở của bệnh nhân (breath test) nguời ta có thể phát hiện ngay được sự hiện diên của chúng trong bao tử, căn cứ vào khả năng của chúng có thể chế tạo ra urea.
Xét nghiệm này giá rẻ và dễ làm đến độ ngày nay các bác sĩ có thể thực hiện ngay trong phòng mạch như là một xét nghiệm dùng để thanh lọc bệnh nhân (screening test)
b) Khám nghiệm:
- Quang tuyến X thông dụng đã từ lâu, ngay cả ở Việt Nam. Chúng tôi lấy làm
lạ một nhân vật làm đến thượng thư trong triều như Phạm Quỳnh mà duờng như không bao giờ đuợc khảo nghiệm bằng phương pháp này để xác định chẩn đoán Loét Bao Tử.
- Nội soi bao tử bằng ống mềm (gastro-endoscopy) ngày nay gần như đã hoàn toàn thay thế quang tuyến X, vừa ít độc vì tránh đuợc phóng xạ, vừa chính xác lại có thể lấy dung dịch trong bao tử để phân tích (tìm trực tiếp H. pylori) hay hơn nữa làm sinh thiết để loại trừ khả năng bị ung thư bao tử.
c) Điều trị:
- Kiêng cữ dinh dưỡng vẫn là căn bản của cách điều trị bệnh loét bao tử. Ăn
xôi trên thực tế tỏ ra hữu hiệu tuy chưa ai chứng minh được là gạo nếp có chất gì khả dĩ kiềm hóa bao tử làm giảm cuờng độ acide như sữa tươi.
- Ngoài những thuốc antacids làm giảm cơn đau bao tử thường dùng xưa nay
(magnésie bismuthée Phạm Quỳnh uống thường xuyên tương đuơng với Pepto-Bismol hay Milk of Magnesia ngày nay), y học hiện đại xử dụng rất nhiều thuốc mới phát minh để điều trị tận căn bệnh loét bao từ.
Xin kể vài thí dụ như Tagamet thuộc loại ‘’H2 receptor antagonists’’, Losec thuộc loại ‘’proton pump inhibitors’’…Đăc biệt trong trường hợp loét bao tử do H. pylori uống phối hợp 2 thứ kháng sinh (Clarithromycine + Amoxicilline chẳng hạn) với 1 loại thuốc kể trên có nhiều khả năng khỏi bệnh vĩnh viễn.
- Ngày nay điều trị bằng thuốc men hữu hiệu đến độ rất ít khi phải dùng đến
phẫu thuật cắt bỏ bao tử (gastrectomy) trừ khi bị lũng thủng. Loét bao tử sinh chảy máu bộ phận tiêu hóa (digestive hemorrhage) cũng chỉ cần chuyền máu và chuyền tĩnh mạch một loại thuốc trên đây cũng đủ thoát hiểm.
4) Về riêng bệnh trạng của Phạm Quỳnh:
Một lần nữa chúng tôi khẳng định chúng ta không thể dựa trên những tiêu chuẩn ngày nay để phán xét cách chẩn đoán điều trị của người xưa. Nếu có so sánh thì mục đích chỉ để làm sáng tỏ vài nghi vấn hay nêu lên những tiến triển của tổ chức y tế hiện đại và ngành y học tân tiến ngày nay.
a) Chẩn đoán:
- Khó có thể khẳng định Phạm Quỳnh bị bênh loét bao tử khi không có một
bằng chứng cụ thể nào có tổn thương cơ thể (organic lesion) dù bằng điện quang chứ đừng kể soi bao tử. Nhưng ông bị chứng ‘’khó tiêu do chức năng’’ (dyspepsie fonctionnelle) thì đấy là một sự kiện chắc chắn, dựa trên những triệu chứng được tường thuật lại và tính hữu hiệu của cách điều trị do chính ông kiên trì áp dụng.
- Giai thoại ‘’ ói mửa và thổ huyết ’’ theo người nhà thì Phạm Quỳnh bị đầu độc,
song có lẽ ngộ độc thức ăn (food poisoning) thì đúng hơn. Ói mửa nhiều làm rách niêm mạc bao tử khiến chảy máu thổ huyết (Mallory-Weiss syndrome). Truờng hợp này không cần rửa ruột niêm mạc cũng tự nhiên lành trở lại.
Thế nhưng cũng có khả năng đây là một biến chứng bộc phát của hội chứng loét bao tử tiềm tàng từ lâu trong cơ thể, nhất là nếu thổ huyết màu đỏ tươi Trong trường hợp này, không nên rửa ruột vì có khả năng vết loét bao tử đã bị thủng (perforated ulcer) và rửa ruột có thể gây viêm nhiễm màng ruột (peritonitis) rất nguy hiểm cho tính mạng.
Dù là Mallory-Weiss syndrome hay perforated ulcer, khi thổ huyết màu đỏ tươi ngày nay không ai rửa ruột nữa mà nội soi bao tử bằng ống mềm ngay để chẩn đoán và chữa trị một lúc. Còn nếu nghi đầu độc hay ngộ độc, hành động ưu tiên là lấy đồ ói (vomitus) tìm chất độc hay vi trùng nhất là E. coli.
b) Điều trị:
Như đã trình bầy, nói riêng về cách chữa trị bệnh loét bao tử chúng ta phải nhìn nhận là y học đã tiến một bước rất xa. Chỉ cần xử dụng thuốc (uống hay chuyền tĩnh mạch) cũng đủ khỏi, khiến cho phẫu thuật trong bệnh này kể như đã được xếp vào dĩ vãng.
Chúng ta càng thán phục Phạm Quỳnh ờ một thời điểm ngành dinh dưỡng chưa có, thuốc men đơn giản mà đủ tài trí nghị lực để chế ngự đuợc căn bệnh khó tiêu mãn tính kinh niên ngõ hầu gây dựng cho sự nghiệp văn chương cũng như chính trị của mình.
I V – Cái chết của Phạm Quỳnh:
Vẫn theo lời bà Phạm Thị Hảo, năm 1945 Phạm Quỳnh đã vể hưu sống sống tại một ngôi nhà nơi bờ sông An Cựu, Huế. Ông có ý định quay lại với sự nghiệp văn chương.
Phong trào Việt Minh nổi lên, biểu tình lập chính phủ mới ồn ào tại Huế. Ngày 23 tháng 8 năm 1945 lúc 13 giờ, nhân viên chính phủ Hồ Chí Minh đến bắt Phạm Quỳnh đem đi giam tại Phủ Thừa ở Huế. Hai tháng sau, gia đình được tin ông bị bắn chết nhưng không biết ở đâu để tìm xác.
Mãi đến năm 1956, bà Hảo mới được gia đình T.T. Ngô Đình Diệm báo tin cho biết Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi và con trai là Ngô Đình Huân cùng bị bắn và chôn cùng huyệt tại Hát Phú cách Huế 20 cây số thuộc Quảng Trị.
Người chỉ huyệt chôn xác là ông lái đò năm xưa đã chở 3 nạn nhân đến nơi hành quyết. Ông lái đò kể lại ngày hôm đó (ông không nhớ rõ ngày nào năm 1945) ông phải chở 3 nạn nhân đến ven bờ sông, 2 người đã lớn tuổi và 1 thanh niên mặc quân phục Nhật Bản. Phạm Quỳnh bị bắn trước, rồi đến Ngô Đình Khôi và sau chót là Ngô Đình Huân. Xác cả ba bị vất xuống con kinh đang đào để dẫn nước vào ruộng
Ngày 28 Tết năm 1956, gia đình T.T. Diệm và gia đình bà Hảo ra Quảng Trị tìm hài cốt các nạn nhân. Khi đào lên thấy xác Ngô Đình Huân trước nhờ cái giây thắt lưng nhà binh Nhật. Rối đến hài cốt Ngô Đình Khôi bé nhỏ , sau cùng là hài cốt Phạm Quỳnh to lớn hơn.
Phạm Quỳnh nằm duới hai xương tay đưa sau gáy ôm lấy sọ bị bắn thủng với 7 phát súng lục. Gần đấy là cặp kính cận thị còn nguyên vẹn, gọng đồi mồi bị mục nát. Bà Hảo có cho chúng tôi xem đôi mắt kính và đem đi đo..
Di hài Phạm Quỳnh được đưa về an táng tại chùa Vạn Phước ở Huế.
KẾT LUẬN: 
Trong số các nhà văn chuyên nghiệp có người mang bệnh kinh niên mà vẫn hăng hái làm việc vì sợ chết sớm mà không thực hiện được hay hoàn tất được những tác phẩm của mình.. Điển hình là Marcel Proust năm 50 tuồi lâm bệnh suyễn nặng. Biết không còn sống bao lâu, ông cố sức viết cho xong cuốn trường thiên tiểu thuyết ‘’Đi Tìm Lại Thời Gian Đã Mất’’ (À la Recherche du Temps Perdu) Khi được tin cả bộ sách gồm nhiều cuốn đã in xong và đã được bầy bán ở các tiệm sách, ông mới nhắm mắt trong lòng đầy an ủi mãn nguyện.
Phạm Quỳnh có một văn nghiệp phong phú và đa diện. Ông đạt được kết quả tốt đẹp như vậy nhờ ở tài năng thiên phú nhưng cũng nhờ ở năng xuất làm việc của ông. Đủ biết bệnh đau bao tử không hề cản trở công việc sáng tác của ông. Chính vì bị loét dạ dầy mà ông biết giữ gìn vệ sinh, ăn uống điều độ, không uống rượu không hút thuốc nên duy trì được khả năng suy tư, viết lách.
Là một học giả uyên thâm, Phạm Quỳnh đã kiên trì trước tác mặc dầu bệnh hoạn. Người ta đã tiếc cho văn học Việt Nam vì ông xoay hướng sang làm chính trị. Người ta thưong sót cho ông bị chết thảm vì do định mệnh.
Phụ chú : Chúng tôi không nghĩ như vậy. Phạm Quỳnh có tài trí nghị lực nên đã thắng được bệnh tật thành công rực rỡ trong văn nghiệp và quan trường nhưng đành bó tay chịu chết tức tưởi dưới gông cùm của một chế độ bạo tàn dựa trên một chủ thuyết ngoại lai bất nhân nhất trong lịch sử loài người. .

NHẤT LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM (1908 – 1963)
I – Thân thế và sự nghiệp:
a) -Thân thế:
Sinh ngày 25 tháng 7 năm 1908 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh
Hải Dương nơi ông nội Nhất Linh được bổ nhiệm làm tri huyện rồi hồi hưu ở tại đây. Quê nội Nhất Linh ở làng Cẩ Phô, huyện điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Quê ngoại ở ngay Huế. Ông chết ngày 7 tháng 7 năm 1963 tại Saigon
Năm 1927 ông sang Pháp du học và năm 1930 về nước với văn bằng Cử Nhân Khoa Học Giáo Khoa. Ông dạy học tại 2 trường Thăng Long và Gia Long trong có 2 năm rối bỏ để hoạt động văn chương và chính trị từ 1932 đến cuối đời.
b) – Văn nghiệp:
Văn nghiệp của Nhất Linh gắn bó với Tự Lục Văn Đoàn và 2 tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay.
Tự Lực Văn Đoàn được thành lập năm 1933 nguyên thủy có 6 thành viên là Nhất Linh – Khái Hưng – Hoàng Đạo – Thạch Lam – Tú Mỡ – Thế Lữ. Về sau có thêm Xuân Diệu – Trần Tiêu – Trọng Lang – Huy Cận – Thanh Tinh – Đoàn Phú Tứ.
Cơ quan ngôn luận của Tự Lực Văn Đoàn khởi đầu là tờ Phong Hóa bị đóng cửa vì châm biếm Hoàng Trọng Phu, sau mới là tờ Ngày Nay. Cả 2 tờ báo đều chú trọng về văn chương và trào phúng , hô hào âu hóa và đề cao chủ nghĩa cá nhân.
Các tác phẩm lớn của Nhất Linh có thể chia ra nhiều loại:
- Tiểu thuyết lý tưởng: Nho Phong (1924) , Quay Tơ (1923)
- Tiểu thuyết tranh đấu xã hội: Đoạn Tuyệt (1935) , Lạnh Lùng ( 1937) , Đôi Bạn (1938)
- Tiểu thuyết tâm lý; Bướm Trắng ( 1941) , Nắng Thu (1942), Dòng Sông Thanh Thủy (1930), Đi Tây (1935)
- Viết chung với Khái Hưng: Anh Phải Sống (1932) , Gánh Hàng Hoa (1934) , Đời Mưa Gió (1934)
c) – Hoạt động chính trị:
- 1938: Thành lập đảng Hưng Việt sau đổi tên là Đại Việt Dân Chính.
- 1941: Ngày Nay bị đóng cửa. Nhất Linh chạy sang Quảng Châu. Tại đây ông gặp Nguyễn Hải Thần và Hồ Chí Minh.
- 1943: Bị tù ở Liễu Châu khi được thả ra ông về Côn Minh tá túc với Vũ Hồng Khanh hoạt động trong Việt Nam Quốc Dân Đảng.
- 1944: Tại Liễu Châu ông được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp Hành Trung Ương Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội gọi tắt là Việt Cách.
- 1945: Tại Trùng Khánh ông sát nhập Đại Việt Dân Chính Đảng với Việt Nam Quốc Dân Đảng công khai ra mắt với danh xưng Mặt Trận Việt Nam Quốc Dân Đảng gọi tắt là Việt Quốc.
- 1946: Ông trở về Hà Nội, tổ chức hoạt động đối lập chính quyền Việt Minh, tham gia Quốc Hội khoá 1 đặc cách không qua bầu cử, giữ chức bộ trưởng Ngoại Giao trong chính phủ Liêp Hiệp Kháng Chiến, làm Trưởng Đoàn Việt Nam dự Hội Nghị Trừ Bị Đà Lạt đàm phán với Pháp, được đề cử làm Trưởng Phái Đoàn Việt Nam dự Hội Nghị Fontainebleau nhưng từ chối, viện lẽ lực lượng Việt Minh tấn công cơ sở Việt Quốc, sát hại và bắt bớ nhiều đảng viên.
- 1947: Ông bỏ trốn sang Hồng Kông, thành lập cùng Trần Văn Tuyên, Phan Quang Đán, Nguyễn Hải Thần… Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất ủng hộ Bảo Đại chống cả Pháp lẫn Việt Minh nhưng đế năm 1950 thì mặt trận này tan rã.
- 1951: Ông về nước, mở nhà xuất bản Phượng Giang, tái bản sách của Tự Lực Văn Đoàn và tuyên bố không hoạt động chính trị nữa.
- 1953: Ông lên sống tại Đà Lạt , “tu tiên” song ngầm chỉ huy Quốc Dân Đảng cạnh tranh với 2 phái khác cùng đảng.
- 1958: Ông trở lại Saigon, thành lập Mặt Trận Quốc Dân Đoàn Kết, ủng hộ cuộc đảo chính của Đại Tá Nguyễn Chánh Thi và Trung Tá Vương Văn Đông. Thất bại, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm quản thúc tại gia.
- 1963: Ông bị tòa gọi ra xét xử ngày 8 tháng 7 nhưng đêm 7 tháng 7 tại nhà riêng ông dùng rượu mạnh pha thuốc ngủ quyên sinh, để lại lời tuyệt mệnh trứ danh : ‘’ Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả ‘’
I I – Bệnh tật:
Lúc thiếu thời du học ở Pháp về, Nguyễn Tuờng Tam là một thanh niên đầy sức khỏe. BS Trần Văn Bảng đã ngạc nhiên khi gặp ông, một người mảnh khảnh, tráng kiện và lanh lợi. Thế nhưng sau này lúc mới 50 tuổi sức khỏe của ông đã sút kém nhiều. Thế Uyên viết về ông: “Tuần trước tháng 11 năm 1960 gặp Nhất Linh, một ông già đau ốm đầy vẻ suy tư” (Tạp chí VĂN số 6/1966
Làm sao không đau ốm được, sau mấy chục năm làm văn nghệ không nghỉ, làm cách mệnh lưu vong gian khổ. Tất cả những cực nhọc lo âu thất vọng đã chồng chất lên thể xác tâm thần ông. Dựa vào các nhân chứng, chúng tôi không lấy làm lạ khi nhận thấy ở ông 3 chứng bệnh sau đây:
1) – Nghiện thuốc lá (tabagisme):
Nhất Linh nghiện thuốc lá rất nặng . Ông hút luôn miệng, mỗi ngày ít nhất 2 bao Bastos. Đôi khi ông còn hút thuốc lào và dường như có thử á phiện nữa. Thật ra ông cũng như đa số các nhà văn, coi những thứ này như kick thích tố để tránh buồn phiền, gợi cảm hứng, thậm chí tăng năng xuất.
Y học thì lại cho rằng thuốc lá có độc chất làm giảm thọ con người vì hại tim và gây ra ung thư phổi. Ngoài ra thuốc lá cũng làm người hút bị viêm cuống phổi mãn tính, rãn buồng phổi khó thỏ kinh niên Song theo BS Nguyễn Văn Bổn người thực hành phẫu nghiệm, phổi Nhất Linh “chỉ đen vì bụi” (anthracose)
2) – Nghiện rượu (alcoolisme):
Nhiều nhà văn cũng ca tụng rượu như Tản Đà, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khuyến, tin rượu bồi bổ thể xác và tinh thần, ngoài ra còn là nguồn thơ, nguồn cảm hứng. Nhất Linh cũng thích uống rượu, nhất là whisky nhãn hiệu Johnnie Walker (ông tự vẫn bằng thuốc ngủ pha trong rượu này)
Không biết ông nghiện rượu từ bao giờ và uống mỗi ngày bao nhiêu. Tường Hùng, cháu gọi Nhất Linh bằng chú, viết trong Văn số 6/1966: “Đã có dạo cứ mỗi buổi chiều Nhất Linh lại say rượu. Nhưng ông chỉ uống để ngủ và lúc say ông ngồi im nghĩ ngợi trong căn phòng không có ánh sáng…”
Thế Uyên, một người cháu khác, còn kể lại đôi khi ông bị khủng khoảng tinh thần, lên cơn loạn trí . Có lần ông đứng trước cửa nhà ở đường Lý Thái Tỗ, móc giấy tờ trong ví đưa cho mọi người xem, miệng nói lảm nhảm : “Lấy hết đi , xin các ông lấy hết đi. Đừng áp chế tôi !”
Theo y học rượu làm suy nhược tâm thần, suy giảm trí nhớ, phản xạ kém nhậy, chậm trễ. Rượu cũng làm tổn thương não bộ, đi đứng mất thăng bằng mất hường, thậm chí sinh loạn trí nữa. Nhưng thông thường nhất lâu ngày ruợu làm chai gan khiến gan bị suy. Quả thật, BS nguyễn Văn Bổn khi làm phẫu nghiệm thấy lá gan của ông có một “lằn chai” lớn (bande de sclérose)
3) – Suy nhược tâm thần (neurasthénie):
BS Nguyễn Hữu Phiếm đã dùng chữ neurasthénie để định bệnh tâm trí của Nhất Linh từ một thanh niên lanh lợi mới du học ở Pháp về đến bây giờ là một ông già đầy suy tư, cô đơn và tuyệt vọng. Ông bị ý nghĩ tự sát ám ảnh (obsédé par le suicide) và đã uống thuốc ngủ tự tử một lần nhưng không thành vì BS Phiếm kịp thời chữa chạy, rửa ruột và chích Strychnine. Số lượng thuốc ngủ kỳ đó ít nên ông bình phục ngay và vằi hôm sau đã đi họp hội Văn Bút.
Tú Mỡ ngay từ khi còn làm báo Phong Hóa đã ghi nhận về Nhất Linh như sau : ‘’ Tâm thần bị giao động nhiều, gần như bệnh. Cần phải đi dưỡng bệnh ‘’ Thủa ấy ông đã bắt đầu bị dầy vò vì sự bất lực của mình, trên vai mang gánh nặng của một kẻ sĩ trí thức yêu nước được mọi người kỳ vọng.
Nguyễn thị Vinh: ‘’Hằng ngày tôi ít dám nói chuyện với anh bởi vì trên guơng mặt anh toát ra một vẻ nghiêm khắc, trầm lặng, rất buồn bã. Ánh mắt luôn luôn nhìn về một cõi xa xăm, mọng lên nỗi chất chứa u sầu ’’
Trương Bảo Sơn: ‘’Phải chăng việc mất hai người em thân yêu như mất hai cánh tay đắc lực, đã làm cho Nhất Linh Nguyễn Tuờng Tam xót xa đau lòng khiến nhiều đêm ông đã âm thầm khóc một mình và chán nản, ngưng làm chính trị mất ba bốn năm trời, ẩn cư nơi núi rừng Đà Lạt ‘’
Nguyễn Tường Bách, người em út bác sĩ đã nhận xét tâm trạng anh mình như sau: ‘’Tang tóc khiến cho bệnh suy nhược thần kinh của Nhất Linh ngày càng nặng thêm. Một ngày năm 1950, tôi ra Hồng Kông thăm anh. Chỗ anh ở trên một sườn đồi, bên cạnh một con suối trong. Anh cũng đồng ý về nước với quyết tâm không tham dự chính trị nữa, ít ra trong giai đoạn này ’’
Nguyễn Tường Thiết, con trai nhà văn: ‘’Nhất Linh thường viết trong đêm khuya khoắt. . Nhiều khi thức giấc nửa đêm, tôi thường thấy qua khe cửa đèn trong phòng ông còn bật sáng. Có đêm lũ chúng tôi lòm còm bò dậy vì nghe tiếng khóc trong phòng cha tôi. Tiếng khóc lúc đầu còn nhỏ sau lớn dần như không kìm hãm đươc. Chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau. Không ai có thể đoán biết ông khóc cái gì, ngay cả mẹ tôi. Nhưng khám phá này đã gieo vào tuổi thơ của tôi một ấn tượng mạnh mẽ rằng cha tôi là một người cô đơn và đau khổ. Ngoài ra những giấc mơ kỳ lạ và kinh hãi cũng được tôi hình dung thấy qua giấc ngủ của ông, qua cách ông trằn trọc ú ớ trong đêm khuya.’’
 I I I – Cái chết:
1) – Bối cảnh:
a) – Nhất Linh đã chết như thế nào?
Ngày 6-7-1963, Nhất Linh nhận được giấy đòi phải trình diện tiểu đội Hiến Binh ở số 635 đường Nguyễn Trãi Saigon và được biết sáng thứ hai 8-7-1963 phải ra tòa vì tội tham gia cuộc đảo chánh 11-11-1960.
Duờng như từ trước ông đã có ý định tự vẫn vào ngày Song Thất (mồng 7 tháng 7 năm 1963) để đem một cái nhục cho họ Ngô và thúc đẫy quần chúng đảo chánh lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Trát tòa ông nhận đuợc đúng lúc để gíúp ông quả quyết thực hiện ý định của mình.
Ông viết di ngôn vào sáng chủ nhật 7-7-1963 Khoảng 4 giờ chiều hôm ấy, ông vừa ngồi uống Johnnie Walker vừa nói chuyện bình thường với con cái. Con trai ông là Nguyễn Tường Thiết tưởng ông uống rượu như mọi ngày để quên sự thế, nào ngờ ông có pha thêm độc dược để tìm cái chết, tránh khỏi tòa án chính quyền đương thời xét xử.
Khi BS Nguyễn Hữu Phiếm được mời đến thì Nhất Linh đã mê man bất tỉnh, hơi thở rất yếu. Ông bèn viết giấy tối khẩn gửi Nhất Linh vào bệnh viên Grall lúc 18:00 giờ, với lời ghi : ‘’ Tentavive de suicide avec substance inconnue ‘’ Vào đến bệnh viện, bác sĩ nhận bệnh tưởng như bệnh nhân đã chết rồi. Ông không thấy triệu chứng của một bệnh nào nên cũng nghĩ là tự vẫn bằng độc duợc. Thử nước tiểu thấy có thuốc ngủ tuy không rõ rệt.
Bệnh nhân tắt thở đêm 7-7-1963 rạng ngày 8-7-1963, lúc 01:15 giờ sáng.:
b) – Nơi an nghỉ:
Theo lệnh nhà cầm quyền, gia đình Nhất Linh phải chấp nhận cho phẫu nghiệm tử thi để tìm hiểu nguyên nhân cái chết, sau đó phải chôn ông gấp tại nghĩa trang chùa Giác Minh ở Gò Vấp, không cho đợi người con cả ở Pháp về chịu tang.
Phụ chú:
Năm 1975, Nguyễn Tường Thạch con trai thứ của Nhất Linh đã hỏa thiêu di cốt của cha rồi gửi bình tro tại chùa Kim Cương ở đường Trần Quang Diệu Saigon
Năm 1981 bà Nhất Linh sang Pháp đoàn tụ với các con rồi qua đời và an táng tại đó
Mãi đến năm 2001, con cháu mới quyết định rời di cốt Nhất Linh cùng vợ và con gái lớn về khu mộ dòng họ tại Hội An, Quảng Nam.
2) – Điều tra:
Sau đây là tóm tắt kết quả 2 cuộc giảo nghiệm y khoa thiết yếu trong việc điều tra cái chết của Nhất Linh.
a) – Phẫu nghiệm tử thi:
- Thi hành ngày 8-7-1963 hồi 16:00 giờ tại nhà xác bệnh viện Grall duới sự hiện diện của Biện Lý Tòa Án Saigon, Cảnh Sát Quận 1, Sở Giảo Nghiệm, Y Sĩ Trưởng Đô Thành, Thanh Tra Bộ Y Tế, Đại Diện trường Y Khoa, Y Sĩ Giải Phẫu bệnh viện Grall
- Phúc trình pháp y ký tên bởi 2 y sĩ giám định là BS Nguyễn Văn Bổn giải phẫu và BS Đào Huy Chân phụ tá:
Kết quả (trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ ghi những kết quả duơng tính mà thôi):
+ Phổi đen vì bụi (anthracose)
+ Bao tử đầy phân nửa thức ăn (đuợc cột 2 đầu và lấy nguyên vẹn ra với thức ăn để tìm chất độc tại Viện Giảo Nghiệm)
+ Gan phía dưới có một lằn chai to (bande scléreuse)
+ Gởi thêm đến Viện Giảo Nghiệm 25cc máu lấy trong tim, 30cc nước tiểu lấy trong bọng đái, 4cc nước đầu và xương sống (liquide céphalo-rachidien)
Kết luận:
+ Với những phương pháp khám nghiệm thông thường tại chỗ, không thấy thi hài có triệu chứng nào cò thể giải thích cái chết mau chóng của Nguyễn Tường Tam
+ Cần chờ xem kết quả việc tìm kiếm do các phòng và Viện Giảo Nghiệm.
b) – Thử nghiệm độc duợc:
- Thi hành ngày 15 tháng 7 năm 1963 tại Viện Pasteur, chiếu yêu cầu của Tòa Án Saigon ngày 10 tháng 7 năm 1963
- Phúc trình kết quả ký tên bởi BS Phạm Văn Tất, trưởng phòng :
+ Có hiện diện của chất barbiturique với một mức độ rất cao trong nước tiểu của Nguyễn Tường Tam
+ Sau khi kiểm nhận bằng microcrystalloscopie, có thể kết luận chất barbiturique này là loại Veronal
PHỤ CHÚ:
1) – Về bệnh tật của Nhất Linh:
a) – Nói chung nghiện thuốc lá và nghiện rượu không
gây ra hay chưa gây ra biến chứng gì trầm trọng cho Nhất Linh mặc dầu nhìn lại chúng ta thấy 2 dữ kiện đáng chú ý:
- Phẫu nghiệm tử thi Nhất Linh thấy phổi đen vì anthracosis, song bụi than đá (miner’s lungs) mới là nguyên nhân chinh của bệnh này. Hút thuốc chỉ làm cho bệnh trầm trọng thêm.
- Phẫu nghiệm tử thi cũng thấy gan Nhất Linh có một vết chai song thât sự ông chưa hề có một triệu chứng gì suy gan do chai gan vì rượu (alcoholic cirrhosis of the liver)
Chuyện Nhất Linh nói lảm nhảm rồi móc ví cho mọi người xem giấy tờ đáng làm cho chúng ta lưu ý hơn vì liên tưởng đến hội chứng Wernicke-Korsakoff do rượu gây ra.
Chuyện này khiến bà em gái Nhất Linh cho rằng ông anh mình ‘’điên’’ dù là điên khôn. Nhất Linh quả thật mắc chứng suy nhược tâm thần nhưng quan niệm ngày nay điên là phải mất hẳn khả năng tiếp cận thực tế như với schizophrenia chẳng hạn, nôm na có thể gọi là ‘’ khùng, rồ, điên thứ thiệt’’
b) – Nói riêng bệnh suy nhược tâm thần của Nhất Linh
lại khá trầm trọng. Từ ngữ ‘’neurasthenia’’ không mấy chính xác vì nghĩa quá rộng. Theo ngôn ngữ chuyên khoa tâm thần ngày nay thì phải gọi là ‘’mental depression’’ hay là bệnh ‘’trầm cảm’’.
Thông thưòng ta có thể phân bệnh trầm cảm làm 2 loại theo đó có thể chữa trị bằng thuốc men (antidepressants), tâm thần trị liệu.
(psychotherapy), tái phục hồi (rehabilitation)… hay phối hợp nhiều phương pháp.
- Trầm cảm nội xuất (endogenous depression) có tính cách di truyền vì không tìm thấy nguyên do gì cả, nên cũng rất khó chữa trị. Truờng hợp này dễ thành ‘’major depressive disorder’’ tạm dịch là ‘’trầm cảm cao độ’’. Bệnh nhân dễ mất tiếp cận với thực tế (psychosis).
- Trầm cảm ngoại xuất (exogenous depression) do hoàn cảnh khó khăn tạo ra (situational depression) hay cách phản ứng của bệnh nhân đối với nghịch cảnh (reactive depression). Trên nguyên tắc loại này dễ chữa trị hơn. Nguyên nhân hết, bệnh cũng tự nhiên khỏi.
Chúng tôi cho rằng Nhất Linh ở trong trường hợp này có nghĩa là tâm trí ông tuy suy nhược nhưng bao giờ cũng sáng suốt, song theo như chính ông (dixit) cuộc đời chính trị của ông là một chuỗi dài thất bại.
Nhà biên khảo Nguyễn Văn Lục kể lại giai thoại bức họa Nguyễn Gia Trí vẽ chân dung Nhất Linh phải bỏ dở vì bị đi tù. Khi đưọc thả ra, ông Trí định vẽ tiếp thì Nhất Linh không chịu và đòi cứ để nguyên như thế vì cho rằng bức họa dang dở giống như cuộc đời của ông, một tác phẩm không bao giờ hoàn tất được.
3) – Về cái chết của Nhất Linh:
a) – Trên phương diện y học, tự vẫn là một biến chứng
của bệnh trầm cảm gồm 3 giai đoạn:
- Ý định tự vẫn (suicidal ideation): BS Nguyễn Hữu Phiếm đã từng nhận xét là Nhất Linh bị ám ảnh bởi ý nghĩ tự sát từ lâu.
- Kế hoạch tự vẫn (suicidal planning): Chính Nhất Linh từng nói ‘’ Tôi mà tự tử thì chẳng ai biết tôi dùng loại độc dược nào’’ hay ‘’ Chỉ tạch một cái là xong’’.
- Toan tính tự vẫn (suicidal attempt): Chỉ cần một yếu tố phát đông (triggering factor) đủ mạnh là bệnh nhân thực hiện kế hoạch của mình. Trong trường hợp Nhất Linh yếu tố quyết định đó là cái trát đòi ông ra tòa.
b) – Trên phương diện chính trị lịch sử, nếu xét cơ chế
hành động Nhất Linh tự vẫn đơn thuần như một biến chứng bệnh hoạn, ta có thể đã coi thường hành động hi sinh cao cả của ông để thúc đẩy công cuộc lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
Chúng tôi không nghĩ như vậy. Hành động sáng suốt của Nhất Linh vẫn giữ nguyên giá với tính cách tiêu cực của nó. Nếu ông không mắc bệnh trầm cảm, có lẽ ông đã chọn một cách đấu tranh khác có thể tích cực hơn nhưng thành quả cũng tương tự, tiếng vang không chừng lại thua.
KẾT LUẬN:
Nhất Linh là một nghệ sĩ trước khi là một chính trị gia. Rất có thể ông mường tượng vuốt ve một cái chết đặc biệt khác thường, một cái ‘’chết đẹp’’
Nếu quả thật vậy thì cái chết của ông không phải là cái chết tiêu cực của một bệnh nhân tâm thần. mà là cái chết đã được ông xếp đặt theo sở cầu của mình. Ông muốn cho cái chết của ông đạt được hai mục đích:
- Thứ nhất là để gây một tiếng vang trên thế giới và đánh một đòn nặng vào chính quyền Ngô Đình Diệm
- Thứ hai là để thỏa mãn cái sở cấu thiên tính nghệ sĩ của ông. Ông vừa uống
rượu vừa uống thuốc ngủ. Phải chăng ông muốn một cái chết say sưa êm đềm và cũng vui như một giấc mơ của nhân vật Thanh trong tac phẩm Dòng Sông Thanh Thủy vậy?
BS Mạc Văn Phước và BS Đặng Ngọc Thuận
Montreal, mùa Xuân 2011

BẢN TIN VIDEO RFA SÁNG 1/3/2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=tLlrgTe45Yg

 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=T6Boi56OLxA

Trước và sau cuộc gặp cấp cao Trung – Việt ở Thành Đô


Rate This
01/03/2012


Trương Đức Duy  -Quốc Thanh dịch
-(Ghi lại việc giải quyết vấn đề Campuchia và khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước [Trung-Việt])
Tóm tắt về tác giả:  Sinh năm 1930 ở huyện Tân Hội, tỉnh Quảng Đông, từng là Hoa kiều học tại Việt Nam. Năm 1948 tham gia Đội công tác chính trị thuộc Biên khu Việt Quế[1], năm 1949 được Tung đội Biên khu Việt Quế điều vào tham gia bộ đội Việt Nam, sau đó  điều vào làm trong Đoàn cố vấn chính trị, quân sự giúp Việt Nam chống Pháp của Trung Quốc. Năm 1954, tham gia thành lập Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, phụ trách phần phiên dịch và điều tra nghiên cứu. Năm 1964, lại được phái về giữ chức Bí thư thứ ba ở Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Năm 1967, giữ các chức Thư kí Tổ chăm sóc y tế cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và phiên dịch cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ tháng 7 năm 1985 đến tháng 3 năm 1983, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Vương quốc Thái Lan kiêm Đại sứ tại Campuchia dân chủ, đồng thời là Đại diện thường trú của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc; từ tháng 4 năm 1989 đến tháng 3 năm 1993, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam. Từ tháng 6 năm 1993 về hưu cho đến nay, từng trải qua các chức vụ Phó chủ tịch Hội hữu nghị Trung-Việt, Chủ tịch các khóa 3, khóa 4, khóa 5 và Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Hoa kiều Việt Nam, Campuchia, Lào.
Lời người biên tập:  Năm nay nhân dịp kỉ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước hai Đảng Trung-Việt, xin đặc biệt đăng tải một bài hồi ký của tác giả viết sau ngày rời bỏ chức vụ ở Việt Nam, nhằm cung cấp cho độc giả một sự hiểu biết khá tường tận về sự kiện lịch sử trọng đại này.
Chuyến bay huyền bí
Sớm ngày 3 tháng 9 năm 1990, Hà Nội – Thủ đô Việt Nam, mưa phùn lất phất.
8 giờ 10 phút (10 giờ 10 phút giờ mùa hè Bắc Kinh), một chiếc chuyên cơ Tu-134 màu bạc cất cánh từ Sân bay quốc tế Nội Bài tĩnh lặng, chầm chậm bay lên không trung, lặng lẽ hướng thẳng tới biên giới Trung-Việt. Đây là chiếc máy bay dân dụng Việt Nam đầu tiên bay tới Trung Quốc kể từ 20 năm nay, còn hành khách trên máy bay lại là các nhà lãnh đạo tối cao của Việt Nam – Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chính phủ Đỗ Mười, Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên Thủ tướng chính phủ Phạm Văn Đồng. Có thể dự đoán được hành động này sẽ có ảnh hưởng hết sức quan trọng đến mối quan hệ Trung-Việt. Tuy nhiên, trên sân bay không có đông người ra tiễn, không có nhà báo, lại càng không có cảnh tượng quần chúng.  Tất cả những điều đó đã khoác lên một màu sắc huyền bí cho chuyến bay này.
Cuộc gặp Thành Đô giữa lãnh đạo Trung-Việt (3-9-1990). Hàng trước từ trái sang: Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư.(1), Phạm Văn Đồng, cố vấn BCHTƯ (3), Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư (4), Giang Trạch Dân (5), Lý Bằng (6), Đỗ Mười (7), Hồng Hà (9), …
Chuyến đi Trung Quốc bí mật lần này của các nhà lãnh đạo tối cao Việt Nam, theo lời mời của Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản  Trung Quốc Giang Trạch Dân và Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Bằng, là tới Thành Đô để tổ chức hội đàm nội bộ về vấn đề Campuchia và mối quan hệ Trung-Việt. Những người đi theo phía Việt Nam có: Ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng thứ nhất Bộ ngoại giao Đinh Nho Liêm. Tôi với tư cách là Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đã đi theo tới và tham gia cuộc hội đàm một cách ngẫu nhiên.
Máy bay bay an toàn, trong khoang rất yên tĩnh, mọi người không nói chuyện nhiều, dường như đều đang trầm tư, hình dung xem chuyến đi này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ Việt-Trung. Tôi nhìn từng đám từng đám mây lùi lại phía sau bên ngoài cửa sổ máy bay, trăm mối suy nghĩ, những việc đã qua hiện về trong đầu…
Ôn lại mối quan hệ Trung-Việt, từ buổi đầu thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho đến giữa thập niên 70 của thế kỷ 20, mối quan hệ hai nước hai Đảng luôn hết sức tốt đẹp và thân thiện. Trong các cuộc Chiến tranh chống Pháp và Đấu tranh chống Mỹ cứu nước lâu dài của Việt Nam, trong quá trình khôi phục và xây dựng kinh tế toàn diện của Việt Nam, Trung Quốc đều có sự ủng hộ và chi viện lớn nhất. Nhất là trong thời khắc ngặt nghèo khi quân xâm lược Mỹ đem bom rải khắp Việt Nam, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã trịnh trọng tuyên bố: “Bảy trăm triệu nhân dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững chắc của nhân dân Việt Nam, đất Trung Quốc rộng rãi bao la là hậu phương đáng tin cậy của nhân dân Việt Nam”. Đồng thời, đã điều hơn 32 vạn Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc tới Miền Bắc Việt Nam, kề vai sát cánh cùng quân dân Việt Nam chống trả lại những trận ném bom rải thảm của bọn giặc trời Mỹ. Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói một cách thấm thía: Trung Quốc đối với Việt Nam là “Trăm ơn ngàn nghĩa vạn tình” và đã dùng câu thơ sâu sắc “Mối tình thắm thiết Việt Hoa, Vừa là đồng chí, vừa là anh em” để mô tả mối quan hệ thắm thiết giữa hai nước. Nhưng, ai mà biết được chữ ngờ, sau lưng Hồ Chí Minh, khi đã giành được thắng lợi trong cuộc Đấu tranh chống Mỹ cứu nước và hoàn toàn thống nhất, bè đảng do Lê Duẩn cầm quyền đã từ bỏ con đường đúng đắn của Hồ Chí Minh, trắng trợn thi hành chính sách xâm lược Campuchia, phản Hoa bài Hoa, làm cho mối quan hệ Trung-Việt cực kì xấu đi, để đến nỗi nhìn nhau như kẻ thù. Từ đó, mối quan hệ không bình thường đầy bi kịch giữa hai nước đã kéo dài suốt hơn 10 năm.
Làm Đại sứ Việt Nam với đầy trọng trách
Tháng 4 năm 1989, tôi nhận nhiệm vụ làm Đại sứ tại Việt Nam, gánh trên vai một sứ mệnh quan trọng, đó là quán triệt phương châm mà Trung ương đã định ra là: Trước hết, Việt Nam phải thực sự rút sạch quân ra khỏi Campuchia, thực sự giải quyết công bằng vấn đề Campuchia theo chủ trương của cộng đồng quốc tế, thực sự thay đổi chính sách đối với Trung Quốc, thì mới có thể gạt bỏ được mọi trở ngại mà khôi phục lại mối quan hệ bình thường Trung-Việt, đây chính là then chốt. Căn cứ vào toàn bộ cục diện quốc tế, cục diện khu vực và động hướng chuyển biến về chính sách của ban lãnh đạo mới của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Văn Linh đứng đầu, cần sớm thúc bách Việt Nam rút quân triệt để khỏi Campuchia, đồng thời giải quyết công bằng vấn đề Campuchia theo chủ trương của cộng đồng quốc tế, từ đó mà mở đường cho việc khôi phục lại mối quan hệ bình thường Trung-Việt. Cần thấy rằng, điều kiện lúc này đã cơ bản đầy đủ. Nhưng, qua một thời gian tìm tòi và làm việc kể từ khi tới nhậm chức, tôi cảm thấy muốn giải quyết được hai vấn đề đại sự này vẫn còn những khó khăn không nhỏ, nguyên nhân là do tàn dư thế lực của Lê Duẩn vẫn còn gây quấy nhiễu từ nhiều phía, mối quan hệ Trung-Việt vẫn còn ở trạng thái đối lập và đối kháng, tranh chấp biên giới vẫn còn xảy ra đôi lúc; giữa hai nước ngoài quan hệ ngoại giao ra, mọi mối quan hệ khác đều đã bị đoạn tuyệt.
Song, vũ đài ngoại giao rất rộng lớn, tôi đã mở hoạt động bằng nhiều phương thức, tận dụng hết những mối quan hệ cũ, tới thăm khắp những người lãnh đạo các cấp các ngành để làm việc xoay quanh các vấn đề nói trên. Trải qua bao nỗ lực, tuy cũng có được một vài tiến triển, nhưng Nguyễn Cơ Thạch khi ấy là Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao lại đang nắm đại quyền ngoại giao của Việt Nam. Tôi đã nhiều lần bàn bạc trao đổi với ông ta về vấn đề Campuchia nhưng không bao giờ tới nơi, vấn đề mấu chốt vẫn chưa giải quyết được. Thời gian đã trôi qua 1 năm, làm thế nào bấy giờ?
Lúc này tôi cân nhắc đến việc phải tìm cách thâm nhập chuyện trò với những người lãnh đạo cấp cao hơn bên phía Việt Nam. Trong thời gian này, tôi từng thông qua con đường ngoại giao bình thường để đề xuất nguyện vọng tới thăm chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ, nhưng do mối quan hệ hai nước hai đảng vẫn đang ở trạng thái không bình thường, cho nên Bộ ngoại giao Việt Nam đều không sắp xếp. Vì thế, tôi nghĩ đến Nguyễn Văn Linh đang giữ chức Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, trong thời kì Đấu tranh chống Mỹ của Việt Nam từng bí mật tới thăm Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo chủ yếu của Miền Nam Việt Nam, khi gặp mặt các nhà lãnh đạo Trung Quốc ở Bắc Kinh, tôi từng đảm nhận vai trò phiên dịch cho ông ta, ông ta chắc vẫn còn nhớ tôi, thế là tôi bày tỏ ý muốn được tới thăm ông thông qua bạn bè. Quả nhiên không lâu sau, Nguyễn Văn Linh đã tiếp tôi vào ngày 5 tháng 6 năm 1990. Khi gặp mặt, ông bắt tay tôi rất lâu và nhiệt tình, tỏ ra hết sức thân thiết. Tự đáy lòng, ông vẫn nhớ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước hai Đảng trong quá khứ, đồng thời bày tỏ hết sức trân trọng mối tình hữu nghị tốt đẹp Việt-Trung, hi vọng mối quan hệ này sẽ được khôi phục trong thời gian sớm nhất. Tôi trình bày theo đúng tinh thần của Trung ương là lãnh đạo Trung Quốc luôn coi trọng mối quan hệ và tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước Trung-Việt, hi vọng phía Việt Nam sớm áp dụng những biện pháp thiết thực để giải quyết tốt vấn đề Campuchia…, đồng thời mở đường cho việc khôi phục mối quan hệ bình thường giữa hai nước Trung-Việt. Nguyễn Văn Linh nói, ông cũng có nguyện vọng giống như lãnh đạo Trung Quốc, đồng thời bày tỏ nguyện vọng được đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, để đích thân trao đổi trực tiếp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc về những vấn đề cùng quan tâm. Ở lần gặp mặt này, vì có nhiều người đi theo cùng có mặt, nên Nguyễn Văn Linh chưa bàn sâu đến vấn đề Cam puchia và quan hệ giữa hai nước. Nhưng sau đó, mọi việc đã có bước tiến triển mới.
Lời nhắn quan trọng chuyển rõ ý
Sau đó không lâu, vào ngày 16 tháng 8, một cán bộ Viện khoa học xã hội Việt Nam là Hoàng Nhật Tân (con trai Hoàng Văn Hoan) tới sứ quán gặp tôi (ông cùng với mẹ tới Bắc Kinh thăm bố mình vừa về), xúc động nói: “Tối ngày 13 tháng 8, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cho xe tới đón tôi đến nhà ông nói chuyện một tiếng đồng hồ, hỏi thăm kĩ lưỡng về tình hình sinh hoạt và sức khỏe của bố tôi, hết sức thân thiết. Tổng bí thư còn nói, ông muốn được gặp Đại sứ Trương lần nữa, nhưng Bộ ngoại giao nói chưa cần và đã ngăn lại. Vì thế, ông ấy nhờ tôi ghi lại một lời nhắn. Khi Tổng bí thư nói, tôi đã ghi lại hết sức tường tận. Cuối cùng còn đọc lại một lượt và đã được sự xác nhận của ông ấy”. Sau đó, Hoàng Nhật Tân trịnh trọng chuyển cho tôi lời nhắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, nội dung chủ yếu như sau:
“Tháng 10 năm ngoái, đồng chí Khải Sơn đã chuyển đến tôi lời thăm hỏi của đồng chí Đặng Tiểu Bình và lòng mong mỏi sớm được thấy sự bình thường hóa mối quan hệ Trung-Việt của đồng chí Đặng Tiểu Bình, tôi nghe thấy rất phấn khởi. Tôi cũng tha thiết mong mỏi mối quan hệ tốt đẹp Việt-Trung có thể được khôi phục trong nhiệm kì Trung ương khóa 6 Đảng cộng sản Việt Nam do tôi chủ trì, để mở đầu một giai đoạn mới cho quan hệ hai nước khi tiến hành Đại hội 7 của Đảng cộng sản Việt Nam. Làm được việc này thì mới khỏi phụ sự tín nhiệm của nhân dân Việt Nam và các Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đối với tôi. Tôi muốn nói một cách thẳng thắn rằng, sở dĩ trở ngại về vấn đề Campuchia cứ bị kéo dài chưa được giải quyết là vì có những người trong Đảng luôn làm sai lệch sự việc, chưa quán triệt được tinh thần chủ yếu của Trung ương. Tôi hi vọng phía Trung Quốc cho mời tôi và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười cùng Cố vấn Phạm Văn Đồng tới thăm Trung Quốc theo con đường nội bộ, để trao đổi trực tiếp và sâu hơn với lãnh đạo Trung Quốc về việc giải quyết vấn đề Campuchia…, tin rằng những vấn đề này nhất định sẽ được giải quyết thật tốt, từ đó mà thực hiện được bình thường hóa quan hệ hai nước Việt-Trung. Tôi sẽ đi theo con đường của Hồ Chủ tịch, vun đắp tình hữu nghị Việt-Trung tốt đẹp, bảo vệ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những lợi ích cách mạng chung giữa hai nước Việt-Trung, sẽ đi tiếp một cách kiên định không lay chuyển”.

Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh gặp Đại sứ Trương Đức Duy (5-6-1990)
Sau khi đã chăm chú nghe lại lời nhắn từ Nguyễn Văn Linh, tôi nói với Hoàng Nhật Tân: Nếu có cơ hội, nhờ anh chuyển lời lại cho đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh rằng tôi hiểu được ý tứ và nỗi lòng của ông ấy, tôi sẽ báo cáo ngay với Trung ương chúng tôi.
Tiễn chân Hoàng Nhật Tân xong, tôi quay về phòng làm việc suy nghĩ mãi về một vấn đề. Ngày 5 tháng 6, tôi từng báo cáo về trong nước là khi Nguyễn Văn Linh gặp tôi có đề xuất yêu cầu được đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ. Trả lời từ trong nước là phải giải quyết trước hai vấn đề mấu chốt còn lại trong vấn đề Campuchia (đó là: Việt Nam phải rút quân triệt để khỏi Campuchia và giải pháp chính trị công bằng cho Campuchia), rồi sau đó mới bố trí cuộc gặp cấp cao hai nước theo đúng trình tự và hợp lí. Bây giờ lại đã xuất hiện những tình huống và nhân tố mới, vậy tôi nên đưa ra quan điểm và kiến nghị ra sao đây? Suy nghĩ mãi, tôi thấy vẫn nên đề xuất kiến nghị tích cực hưởng ứng yêu cầu của Nguyễn Văn Linh, để lãnh đạo tham khảo ra quyết sách. Trong báo cáo, tôi chủ yếu phân tích mấy điểm sau:  Một là Nguyễn Văn Linh luôn thân thiện với Trung Quốc. Việc ông ta mong sớm giải quyết vấn đề Campuchia và khôi phục mối quan hệ tốt đẹp Trung-Việt là chân thành. Hai là vấn đề Campuchia bị để dây dưa không giải quyết, nguyên nhân quan trọng là do Nguyễn Cơ Thạch cùng Bộ ngoại giao do ông ta nắm quyền ngăn chặn khắp nơi. Nguyễn Văn Linh muốn vượt qua được tầng chướng ngại vật này thì phải có sự bàn định từ lãnh đạo tối cao của hai nước trước, rồi sau đó mới tìm cách nghĩ ra các biện pháp, điều này phù hợp với thực tế trước mắt của Việt Nam. Ba là Nguyễn Văn Linh hi vọng chúng ta mời cả Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng cùng đi, dụng ý là để tăng thêm độ uy quyền của chuyến đi và tiện cho việc quyết ngay tại chỗ những vấn đề trọng đại, đồng thời cũng cho thấy ông hết sức coi trọng những vấn đề này. Bốn là phán đoán từ tình hình đối nội và đối ngoại mà phía Việt Nam hiện tại đang ở vào, thì với việc tổ chức hội đàm nội bộ giữa lãnh đạo hai nước vào lúc này, xác suất có thể đạt kết quả tốt là rất lớn.
Ngày hôm sau, nhận được điện trả lời chỉ thị muốn tôi phải lập tức kiểm tra độ xác thực của nội dung lời nhắn, đề xuất với người tin cậy bên Nguyễn Văn Linh là “đích danh Đại sứ muốn được gặp riêng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trong một ngày gần đây”, để trực tiếp tìm hiểu ý đồ thực của Nguyễn Văn Linh. Hơn 10 năm qua, quan hệ Trung-Việt ở trạng thái không bình thường, sứ quán không có mối liên hệ nào với người tin cậy bên Nguyễn Văn Linh, vậy thì nên thông qua con đường nào đây để yêu cầu được gặp riêng một cách ổn thỏa hơn? Tôi triệu tập ngay cuộc họp Đảng ủy mở rộng, mời mọi người bàn bạc ra mưu sách. Ý tưởng thông qua con đường Vụ đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam thì sợ sẽ không giữ được bí mật, mà cũng khó để thực hiện “gặp riêng”. Có đồng chí nêu xem xem có thể thông qua con đường quân đội được không? Tôi cho như thế sẽ khá là ổn thỏa, lại càng có lợi hơn cho việc bảo mật. Thế là tôi liền nghĩ tới Thiếu tướng Vũ Xuân Vinh Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ quốc phòng mà tôi khá thân thiết, từ ngày đến Việt Nam lần này, tôi đã gặp ông ta vài lần, quan hệ rất tốt, có thể thông qua ông ta để yêu cầu được gặp Đại tướng Lê Đức Anh (Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ quốc phòng) thân thiết với Nguyễn Văn Linh, rồi xin Lê Đức Anh giúp đỡ bố trí cho tôi bí mật gặp Nguyễn Văn Linh. Mọi người thấy biện pháp này có thể được. Thế là tôi lập tức cho Tùy viên quân sự Triệu Nhuệ liên hệ chính thức với Cục trưởng Vũ Xuân Vinh. Khi gặp Cục trưởng Vũ Xuân Vinh, Tùy viên quân sự Triệu đã trịnh trọng đề xuất: “Đại sứ Trương có việc gấp và quan trọng muốn được gặp Bộ trưởng Lê Đức Anh. Xin Cục trưởng bố trí cho ngay”. Chiều hôm đó, Vũ Xuân Vinh trả lời Tùy viên quân sự Triệu rằng: “Đồng chí Đại tướng rất vui lòng được gặp đồng chí Đại sứ, 8 giờ sáng hoặc 7 giờ tối mai đều được. Đại tướng còn nói, sau này đồng chí Đại sứ có muốn gặp ông thì cứ Cục đối ngoại Bộ quốc phòng bố trí là được”.
Vào 8 giờ sáng ngày 20 tháng 8, xe của tôi chạy thẳng vào Bộ quốc phòng. Thiếu tướng Vũ Xuân Vinh đón đợi ở cổng tòa nhà, dẫn tôi vào phòng tiếp khách của Bộ trưởng rồi lui ra, khép chặt cửa lại. Tôi đang tiến thẳng vào thì Bộ trưởng Lê Đức Anh cũng bước vào phòng khách từ một cửa khác, khi gặp nhau Lê [Đức Anh] bắt tay, ôm tôi rất nhiệt tình. Tôi nói xã giao: “Thực sự được xin lỗi, mới sáng ra đã tới làm phiền đồng chí Đại tướng”. Đại tướng Lê [Đức Anh] mỉm cười bảo: “Đại sứ đến lúc nào tôi cũng  tiếp”. Trong phòng khách ngoài hai chúng tôi ra, không có ai đi theo. Chuyện trò hàn huyên xong tôi chuyển ngay sang chủ đề chính, đầu tiên bày tỏ lãnh đạo Trung Quốc rất coi trọng mối quan hệ Trung-Việt, hiện nay tình hình quốc tế phát triển rất nhanh, thời gian không chờ đợi mình, cả hai bên cần chớp lấy thời cơ, nhanh chóng loại bỏ trở ngại là vấn đề Campuchia, từ đó thực hiện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt. Sau đó tôi nhắc đến lời nhắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã được ghi lại gửi cho tôi, tôi cảm thấy hết sức quan trọng, cho nên mong được gặp riêng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh để trực tiếp lắng nghe ý kiến của Tổng bí thư, đồng thời tôi cũng có một vài điều nữa cần nói với Tổng bí thư. Tôi nói, hiện giờ mà thông qua con đường khác sẽ có khó khăn, cho nên xin phiền đồng chí Đại tướng giúp cho. Lê Đức Anh nói rất thoải mái: “Đây quả thực là việc hết sức quan trọng, hôm nay tôi sẽ báo cáo lại yêu cầu của Đại sứ với Tổng bí thư”. Tiếp đó, Lê Đức Anh cũng nói về hai quan điểm, đại ý là:  Thứ nhất, nhấn mạnh Nguyễn Văn Linh rất có tình cảm với Trung Quốc, luôn chủ trương thân thiện với Trung Quốc, từ sau khi nhậm chức Tổng bí thư vào năm 1986 đã làm rất nhiều việc để khôi phục lại mối quan hệ giữa hai nước hai Đảng. Trước tình hình thế giới phức tạp như hiện nay, việc thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước lại càng trở thành niềm mong muốn ấp ủ của ông ấy. Thứ hai, bước đi đầu tiên trong việc giải quyết vấn đề Campuchia là phải thành lập Hội đồng tối cao toàn quốc Campuchia, nhưng nếu hai đảng cộng sản ở Campuchia không thực hiện hòa giải, thì có thành lập ra Hội đồng tối cao cũng không thể thực sự giải quyết được vấn đề, các phái sẽ vẫn còn tiếp tục tranh cãi, thậm chí còn lại đánh nhau. Cho nên, cả hai phía Trung-Việt cần cùng nỗ lực khuyên giải hai đảng cộng sản ở Campuchia hòa giải, để nước Campuchia tương lai có thể bình yên được lâu dài.
Gặp riêng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh
Chiều hôm đó, Cục trưởng Vũ Xuân Vinh hẹn gặp gấp Tùy viên quân sự Triệu, nói rằng: “Theo chỉ thị của Đại tướng Lê Đức Anh, xin chuyển lời tới Đại sứ Trương. Vào 19 giờ 30 phút ngày 22, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ gặp riêng Đại sứ Trương tại phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Cả hai bên đều không đem theo phiên dịch và thư kí. Đề nghị Đại sứ Trương đổi sang một chiếc xe nhỏ, không cắm quốc kỳ, đi vào từ cửa bên Bộ quốc phòng”.
Mọi sự được tiến hành thuận lợi hơn dự kiến. Tối đó, tôi theo hẹn đúng giờ đến Bộ quốc phòng. Trong cuộc gặp hơn 40 phút, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói chuyện với tôi hết sức thân mật và thẳng thắn, ông đã chứng thực cho lời nhắn mà Hoàng Nhật Tân đã ghi lại. Nguyễn [Văn Linh] nói:  Trong công cuộc đấu tranh cách mạng dài lâu và trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ và viện trợ to lớn từ lòng tấm chân thành của Trung Quốc. Bản thân tôi trước sau đều cho rằng, Việt Nam cần giữ mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Thời kì Đại hội IV Đảng cộng sản Việt Nam năm 1976, vì không đồng tình với một vài cách làm làm xấu đi mối quan hệ Việt-Trung mà tôi đã bị chỉ trích là “hữu khuynh”. Thời kì Đại hội V năm 1982, lại chỉ vì không tán thành chính sách bài Hoa và chủ trương ở giai đoạn hiện tại cần cho phép nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại mà tôi đã bị ra khỏi Bộ chính trị. Khi ấy, tôi rất khó lí giải được vì sao lại phải áp dụng thái độ đó với Trung Quốc. Nếu như Bác Hồ còn sống khỏe mạnh, thì dứt khoát sẽ không xuất hiện chuyện quái gở như vậy. Rồi còn chính sách đối xử với người Hoa và Hoa kiều cũng là sai lầm. Người Hoa, Hoa kiều đã có những đóng góp quý báu cho sự nghiệp cách mạng và xây dựng của Việt Nam, khi thắng lợi rồi chúng tôi lại kỳ thị họ, xua đuổi họ, thật là cạn tàu ráo máng.
Nguyễn Văn Linh còn nói đến cả chuyện khi lên làm Tổng bí thư vào năm 1986, ông liền quyết tâm khắc phục mọi trở lực, từng bước chỉnh sửa những sai lầm trong quá khứ, khôi phục lại tình thân thiện với Trung Quốc. Ông nói, đầu tiên ông thuyết phục Ban chấp hành Trung ương kiến nghị với Quốc hội xóa bỏ những nội dung chống Trung Quốc trong Hiến pháp, đồng thời sửa đổi những chính sách sai lầm đối với người Hoa và Hoa kiều. Sau đó, lại làm công tác từ các phương diện, để rồi cuối cùng đã ra được quyết định rút quân khỏi Campuchia.
Trong tình hình thế giới hiện nay, việc Việt Nam cùng với Trung Quốc, trung tâm xã hội chủ nghĩa vững mạnh, thiết lập và phát triển nên mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, đoàn kết đã trở nên ngày càng quan trọng và cấp thiết. Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh, niềm  mong mỏi ấp ủ lớn nhất của ông là tới Đại hội VII Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức vào năm 1991 sẽ thực hiện được bình thường hóa quan hệ Việt-Trung, đây sẽ là một việc lớn gây phấn chấn lòng người đối với toàn Đảng toàn dân Việt Nam.
Về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh nói, ông thấu hiểu được tầm quan trọng và tính bức thiết của việc giải quyết vấn đề này, vì thế, nhiệm vụ đầu tiên mà ông dự định tới Bắc Kinh lần này là muốn thảo luận với phía Trung Quốc về vấn đề Campuchia, cho nên thử xem xét để mình ông cùng với một hai vị lãnh đạo cao cấp thân cận tới Bắc Kinh trao đổi bàn bạc trực tiếp với Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng theo kiểu đồng chí, với thái độ chân thành tâm giao, nhằm tìm ra phương án giải quyết tối ưu. Nguyễn Văn Linh cho rằng, khi giải quyết vấn đề Campuchia nên xem xét từ hai phương diện: Trước hết, thỏa mãn yêu cầu rộng khắp của cộng đồng quốc tế, để cho Sihanouk đứng đầu, bảo đảm cho Campuchia trong tương lai sẽ trở thành một đất nước hòa bình, độc lập, trung lập và không liên kết, giữ được mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các nước. Thứ đến, thúc đẩy các phái ở Campuchia đi đến xóa bỏ hiềm thù, hòa giải thực sự theo tinh thần hướng tới tương lai. Làm như vậy không có nghĩa là phe này đầu hàng phe kia, và cũng không tồn tại vấn đề ai thôn tính ai, mà là các phái xắn tay hợp tác để cùng tạo nên tương lai. Ông nhấn mạnh, điều hết sức quan trọng là không được để cho Campuchia trong tương lai bị rơi vào tay Mỹ, trở thành bàn đạp cho chủ nghĩa đế quốc thực hiện diễn biến hòa bình ở Bán đảo Đông Dương.
Nguyễn Văn Linh còn nói một cách sâu sắc rằng: Cả Mao Chủ tịch và Thủ tướng Chu [Ân Lai] đều không còn nữa, khi nào cùng với các đồng chí Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, ông mong sẽ được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe mọi ý kiến và kinh nghiệm từ đồng chí ấy.
Tôi nghe hết sức chăm chú từng chi tiết buổi nói chuyện của Nguyễn Văn Linh, đồng thời ghi lại những nội dung quan trọng mà ông đã nói. Cuối cùng tôi đã bày tỏ rằng vô cùng cảm động khi được nghe buổi nói chuyện hết sức thân mật của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, tôi nhất định sẽ báo cáo ngay lại với Trung ương chúng tôi về những ý kiến và yêu cầu của đồng chí Tổng bí thư .
Đồng ý mời lãnh đạo cấp cao Việt Nam đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ
Chiều này 28 tháng 8, sứ quán chúng tôi nhận được điện trả lời từ trong nước về việc đồng ý mời các vị lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9. Làm sao trực tiếp nói với riêng Nguyễn Văn Linh về quyết định quan trọng này của Trung ương bây giờ? Lúc này thời gian đã rất gấp, chỉ còn cách ngày lên đường đi Trung Quốc của đoàn Nguyễn Văn Linh có 5 ngày. Thế là tôi liền quyết định vẫn thông qua kênh Bộ quốc phòng Việt Nam, như thế là nhanh chóng và ổn thỏa nhất. Không cho phép được chậm trễ một giây, tôi bảo ngay Tùy viên quân sự Triệu lập tức hẹn gặp Cục trưởng Cục đối ngoại Vũ Xuân Vinh. Thật là không may, Vũ Xuân Vinh đi Hải Phòng mất rồi, ngày hôm sau mới về Hà Nội. Tùy viên quân sự Triệu nhanh chóng quyết định lập tức đổi sang hẹn với trung tá Vũ Tần Vụ trưởng của Cục đối ngoại. Sau đó anh ta báo lại với tôi, tôi nói anh làm rất đúng, phải hết sức tranh thủ thời gian.
Vào 9 giờ tối hôm đó, Tùy viên quân sự Triệu vừa gặp mặt trung tá Vũ Tần đã nói thẳng vào vấn đề luôn rằng Đại sứ Trương có việc hết sức gấp và quan trọng, mong được gặp ngay Đại tướng Lê Đức Anh, xin đồng chí trung tá giúp bố trí cho. Vũ Tần bảo Đại tướng tối nay tham dự Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương khóa 9 Đảng cộng sản Việt Nam, không biết lúc nào tan. Tôi sẽ đến ngay nhà ông ta xem sao. Khi Đại tướng định giờ gặp một cái là tôi sẽ gọi ngay điện thoại báo cho anh biết. Tùy viên quân sự Triệu vừa về tới sứ quán chưa được bao lâu đã nhận ngay được trả lời điện thoại của Vũ Tần: “Đúng 8 giờ sáng mai Đại tướng sẽ gặp Đại sứ Trương, địa điểm vẫn ở chỗ cũ”.

Tổng bí thư Đỗ Mười gặp Đại sứ Trương Duy Đức (7-1991)
Sáng ngày 29, tôi đến phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng đúng giờ. Khi gặp mặt, Đại tướng Lê Đức Anh nói một cách dí dỏm: “Trông bộ dạng Đại sứ Trương vui thế kia, chắc là đem tin tốt lành đến cho chúng tôi rồi”. Tôi nói: “Chiều tối qua, tôi nhận được chỉ thị quan trọng của Trung ương. Cho nên, hôm nay vừa mới sáng ra đã lại tới làm phiền anh rồi”. Tiếp đó, tôi thông báo lại với Đại tướng Lê Đức Anh việc Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, xin Lê Đức Anh chuyển lời mời đồng thời bố trí cho tôi được gặp Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh một lần nữa, để trả lời trực tiếp với đồng chí ấy. Lê [Đức Anh] bày tỏ: “Đây quả thực là một tin tốt lành, tôi nghe mà cảm thấy rất phấn khởi. Xin đồng chí Đại sứ cứ yên tâm, tôi sẽ báo cáo ngay với Tổng bí thư. Chuyến đi thăm lần này hết sức quan trọng, chúng tôi phải có những nỗ lực lớn nhất để chuyến đi thăm được thành công.”.  Khi chuyện trò tiếp, tôi nhắc đến việc 5 nước thành viên thường trực của Liên hợp quốc đã thông qua các văn bản khung về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia, hi vọng phía Việt Nam thể hiện sự ủng hộ rõ ràng cho vấn đề này, đồng thời thúc đẩy phía Phnom Penh tiếp nhận. Lê [Đức Anh] bày tỏ là đã hiểu, đồng thời nêu lại một lần nữa việc giải quyết vấn đề Campuchia cần xem xét tới hai phương diện, một là hòa giải trong nội bộ Campuchia, hai là thỏa mãn đòi hỏi của cộng đồng quốc tế. Hi vọng cả hai nước Việt-Trung sẽ cùng nhau nỗ lực, tạo mọi điều kiện để các phái ở Campuchia thực hiện hòa giải.
Sau khi cáo từ Lê Đức Anh về sứ quán được khoảng hơn 1 tiếng, Trung tá Vũ Tần ở Bộ quốc phòng Việt Nam đã hẹn với Tùy viên quân sự Triệu rằng: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ cùng với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười gặp Đại sứ Trương vào 4 giờ chiều nay. Đại sứ có thể chính thức đề xuất yêu cầu được gặp mặt với Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Tôi lập tức hẹn gặp luôn với Phó Ban đối ngoại Đảng cộng sản Việt Nam Trịnh  Ngọc Thái, nói rằng có chuyện gấp yêu cầu được tới thăm Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười, hi vọng anh ta sẽ báo cáo ngay. Một lúc sau, Vụ Lễ tân Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam liền thông báo cho sứ quán tôi: Theo yêu cầu của Đại sứ Trương Đức Duy, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười sẽ gặp Đại sứ Trương Đức Duy vào 4 giờ chiều tại nhà khách Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Vào 3 giờ 55 phút chiều, tôi ngồi trên chiếc xe có cắm quốc kỳ tới cổng tòa nhà Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Quang Anh dẫn tôi vào nhà khách, lúc này Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười đã có mặt, họ đều lần lượt bắt tay và ôm tôi rất thịnh tình. Theo đề nghị từ phía Việt Nam, lần này vẫn không bố trí phiên dịch, thư ký và người đi cùng. Trước hết tôi cảm ơn hai vị đã dành thời gian đón tiếp tôi trong muôn vàn bận rộn. Nguyễn Văn Linh nói: Theo báo cáo từ Ban đối ngoại Trung ương, đồng chí Đại sứ có việc gấp cần trao đổi với chúng tôi, chúng tôi rất vui được gặp anh. Tôi nói: Chiều tối qua, tôi có nhận được chỉ thị từ trong nước, yêu cầu tôi nhanh chóng chính thức chuyển ý kiến của Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời các đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9. Để tiện cho việc bảo mật, sẽ bố trí địa điểm ở Thành Đô. Sau đó, tôi lấy văn bản từ trong cặp ra đọc rành rọt từng chữ tờ đính kèm đánh máy bằng tiếng Việt rõ ràng. Đồng chí Nguyễn Văn Linh còn đòi tôi đưa cho tờ đính kèm ấy, đọc xong rồi chuyển cho đồng chí Đỗ Mười xem. Hai vị Nguyễn [Văn Linh],  Đỗ [Mười] bàn bạc ngay tại chỗ xong, Nguyễn Văn Linh bày tỏ: “Tôi và Chủ tịch Đỗ Mười rất phấn khởi, rất hoan nghênh, rất cảm ơn lời mời của Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng. Chúng tôi hết sức vui mừng khi nhận được lời mời, đồng ý với sự bố trí thời gian, địa điểm và những việc có liên quan do phía Trung Quốc đề xuất. Chúng tôi sẽ báo cáo ngay lên Bộ chính trị, nhanh chóng xác định danh sách đoàn đại biểu và bắt tay vào công tác chuẩn bị, thậm chí ngay cả đồng chí Phạm Văn Đồng, nếu như tình trạng sức khỏe cho phép, cũng nhất định sẽ tiếp nhận chuyến đi thăm theo lời mời này”. Cuộc gặp mặt được diễn ra hơn nửa giờ trong bầu không khí thân mật, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh còn đề xuất một lần nữa nguyện vọng được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe những ý kiến và kinh nghiệm quý báu từ đồng chí ấy.
Tối ngày 2 tháng 9, Nhà khách Phủ Chủ tịch đèn sáng rực. Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười chủ trì cuộc chiêu đãi nhân ngày Quốc khánh Việt Nam, Cố vấn Phạm Văn Đồng đứng trên bàn chủ tịch. Bộ trưởng Hoàng Bích Sơn đưa tôi đến trước mặt Phạm Văn Đồng nói: “Kính chúc đồng chí Cố vấn khỏe mạnh sống lâu!” Tôi chuốc rượu cùng Phạm Văn Đồng . “Anh Duy đấy à? Tôi nhận ra tiếng anh”. Mắt Phạm Văn Đồng đã không còn nhìn rõ nữa, nhất là về buổi tối, chỉ có thể nhận ra người khác bằng thính giác. Ông kéo tôi lại nói khẽ: “Thời gian tôi còn sống chẳng nhiều nữa đâu, lần này mà được đi Trung Quốc, được gặp mặt lãnh đạo Trung Quốc, thì quả thực là một việc hết sức phấn khởi, nhất là mong sẽ được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, nói những lời tâm huyết…”
Cuộc gặp “Thành Đô” mấu chốt
Ngày 3 tháng 9, đúng 11 giờ theo giờ Bắc Kinh, chiếc chuyên cơ của phía Việt Nam hạ cánh yên ổn xuống sân bay chuyên dụng Nam Ninh. Khi tôi đưa các vị lãnh đạo Việt Nam do Nguyễn Văn Linh dẫn đầu xuống máy bay, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Tề Hoài Viễn, Trợ lí Bộ trưởng Từ Đôn Tín, Thứ trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Chu Thiện Khanh… đã tới đón các vị khách trước thang máy bay. Cũng là vì để bảo mật, nên các vị lãnh đạo vùng Quảng Tây đã không xuất hiện. Sân bay được bố trí hết sức chặt chẽ, chúng tôi xuống khỏi chuyên cơ của phía Việt Nam xong là lên ngay chuyên cơ của phía Trung Quốc, bay tới Thành Đô.
Vào 1 giờ chiều, chiếc chuyên cơ hạ cánh đúng giờ xuống Sân bay Thành Đô. Khi đoàn đại biểu tới Nhà khách Tỉnh ủy Tứ Xuyên, Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] và Thủ tướng Lý [Bằng] đứng trước cửa nhà khách đón khách. Sau khi chủ và khách đã ngồi cả trong nhà khách, hai bên hỏi han lẫn nhau đồng thời tiến hành trao đổi đơn giản. Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] giải thích: “Đồng chí Đặng Tiểu Bình đi nghỉ ở xa, nên lần này không gặp các vị được”. Cuộc gặp mặt đơn giản kết thúc xong thì nghỉ ngơi một lúc, đến 3 giờ chiều, hai bên bắt đầu tiến hành hội đàm chính thức vòng đầu. Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] bắt đầu bằng một phát biểu ngắn, tiếp theo Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đọc lời mở đầu theo một bản đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] trình bày một cách có hệ thống về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và mối quan hệ Trung-Việt;
Thủ tướng Lý [Bằng] phát biểu kĩ hơn về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Sau khi nghỉ 15 phút, Nguyễn Văn Linh làm một bài phát biểu dài, nhấn mạnh trước đây Trung Quốc đã dành sự ủng hộ và giúp đỡ hết sức to lớn cho cách mạng Việt Nam và các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam mãi mãi không bao giờ quên; ông bày tỏ bây giờ nguyện sẽ cùng với phía Trung Quốc nỗ lực giải quyết tốt vấn đề Campuchia, sớm thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước, khôi phục lại mối quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt-Trung. Chủ tịch Đỗ Mười cũng có bài phát biểu tương ứng, bày tỏ phía Việt Nam nguyện cùng với phía Trung Quốc giải quyết thật tốt vấn đề Campuchia, sẽ tiến hành nghiên cứu kĩ lưỡng phương án giải pháp do phía chúng ta đề xuất. Hội đàm vòng đầu chủ yếu xoay quanh việc Việt Nam rút quân triệt để khỏi Campuchia và vấn đề thành lập bộ máy quyền lực lâm thời – Hội đồng tối cao Campuchia   (tức phương án phân bổ quyền lực) sau khi rút quân.
Sau tiệc chiêu đãi tối, các ban làm việc của hai bên đã tiến hành bàn bạc căng thẳng từng chi tiết trong Phương án giải pháp cho vấn đề Campuchia, theo chỉ đạo cụ thể của lãnh đạo từng bên, nhằm chuẩn bị tốt cho cuộc hội đàm chính thức vào ngày hôm sau, đồng thời bên phía ta đề nghị soạn thâu đêm luôn một bản dự thảo văn kiện chung.
Sáng ngày hôm sau tổ chức hội đàm vòng hai, trọng điểm là vấn đề Campuchia. Qua nỗ lực suốt cả một đêm của các ban làm việc hai bên, cả hai bên đã dần đi đến nhất trí đối với Phương án giải pháp cho vấn đề Campuchia. Nhưng trong hội đàm vòng hai vẫn còn xuất hiện một điểm bất đồng, đó là việc lập ra Hội đồng tối cao Campuchia gồm 13 đại biểu do phía ta đề xuất, phân bổ cụ thể là: 6+2+2+2+1 (tức phái Hun Sen 6 người, phái Campuchia dân chủ 2 người, phái Sihanouk 2 người và phái Son Sann 2 người + đích danh Sihanouk làm Chủ tịch). Đỗ Mười bày tỏ tán thành để Sihanouk làm Chủ tịch Hội đồng tối cao Campuchia, nhưng cho rằng nên gộp Sihanouk vào trong danh mục phái Sihanouk, hai bên mỗi bên một nửa đã là thiệt cho Phnom Penh rồi, nếu như bên phái đối lập lại còn nhiều hơn 1 người, thì như vậy là không công bằng. Phía ta trình bày theo lý chủ trương và đòi hỏi rộng rãi của cộng đồng quốc tế, chứng tỏ phương án này là thích hợp nhất. Trong giờ nghỉ, Nguyễn Văn Linh đã có cuộc hội ý lại với Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng. Trong buổi tiệc, Nguyễn Văn Linh thay mặt phía Việt Nam bày tỏ sự nhất trí toàn bộ với phương án do phía ta đề xuất, đồng thời nói sau khi về nước sẽ làm việc ngay với Phnom Penh, đồng thời cũng mong Trung Quốc thúc đẩy thực hiện việc hòa giải thực sự giữa Khơme Đỏ với Phnom Penh. Đến đây, vấn đề Campuchia đã được bàn bạc ổn thỏa, trở ngại lớn nhất trong quan hệ Trung-Việt đã được loại bỏ.
Tiếp đến, vấn đề khôi phục lại quan hệ giữa hai nước hai Đảng được bàn bạc trao đổi một cách khá thuận lợi, không gợi lại quá nhiều nợ nần cũ. Sau khi hai vấn đề lớn trong cuộc hội đàm lần này đã được trao đổi ổn thỏa, Tổng bí thư Giang Trạch Dân bày tỏ, giữa hai nước chúng ta từ đây có thể “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, đồng thời dùng hai câu thơ của Lỗ Tấn[2]Độ tận kiếp ba huynh đệ tại/ Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu[3] làm lời kết cho cuộc hội đàm nội bộ lần này. Phía Việt Nam bày tỏ hết sức mĩ mãn và phấn khởi trước thành quả của cuộc hội đàm lần này. Cuối cùng, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đề nghị, hai bên cần kí vào một bản kỷ yếu về thành quả của cuộc hội đàm lần này, Nguyễn Văn Linh vui vẻ đồng ý. Chiều hôm đó, trước khi Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thành Đô, Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng và Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười đã cùng nhau kí vào bản “Kỷ yếu hội đàm Thành Đô” mang ý nghĩa lịch sử.
Sau khi đoàn Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng nói lời tạm biệt với Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng và các đồng chí Tằng Khánh Hồng, Tề Hoài Viễn, Chu Thiện Khanh…, đã đáp lên chiếc chuyên cơ của phía ta rời Thành Đô bay tới Nam Ninh, dừng ở Nam Ninh rồi đổi ngay sang chuyên cơ của phía Việt Nam bay về Hà Nội. Tôi cũng ngẫu nhiên đi theo Đoàn đại biểu Việt Nam quay về Hà Nội. Trên đường về, không khí trong khoang máy bay khác hẳn với lúc đến. Các vị lãnh đạo trao đổi bàn bạc nhiều, những người khác cũng nói cười vui vẻ. Chủ nhiệm Văn Phòng Trung ương Đảng Hồng Hà phấn khởi nói với tôi: “Cuộc gặp lần này rất thành công, quá tốt!” Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Hoàng Bích Sơn cũng tràn đầy phấn khởi nói, về đến Hà Nội tôi sẽ mở tiệc mời đồng chí Đại sứ thưởng thức toàn những món ăn có tiếng của Việt Nam.
Một lúc sau, Chủ tịch Đỗ Mười đi lại phía tôi hỏi: “Nguyên văn hai câu thơ mà đồng chí Giang Trạch Dân trích dẫn đọc thế nào ấy nhỉ?” Tôi dùng ngay âm đọc Hán Việt (chú thích: Trong Nho học Việt Nam có một phép đọc cố định đối với chữ Hán) đọc lại một lượt cho ông ấy nghe, ông ấy còn bắt tôi viết nguyên văn ra, rồi nhờ tôi dịch ra tiếng Việt. Đỗ Mười xem cả nguyên văn lẫn phần dịch ra tiếng Việt hai lần rồi bảo: “Đồng chí Giang Trạch Dân dẫn hai câu thơ này vào lúc kết thúc hội đàm là quá xác đáng!”. Về Hà Nội được ít ngày, tôi lại đọc được một bài thơ do Nguyễn Văn Linh viết thể hiện tâm trạng cảm khái cùa mình sau thành công của cuộc “Hội đàm Thành Đô”: “Huynh đệ chi giao sổ đại truyền/ Oán hận khuynh khắc hóa vân yên/ Tái tương phùng thời tiếu nhan triển/ Thiên niên tình nghị hựu trùng kiến[4]
Mao Chủ tịch và Hồ Chủ tịch thân mật chuyện trò (Trương Đức Duy làm phiên dịch năm 1960)
Thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước hai Đảng Trung-Việt
Để thực hiện nghị quyết của cuộc Hội đàm Thành Đô, trong vòng vài tháng sau khi trở về Hà Nội, theo chỉ thị từ trong nước, tôi đã 2 lần hẹn gặp Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười và nhiều lần hẹn gặp Thứ trưởng thứ nhất Bộ ngoại giao Việt Nam Đinh Nho Liêm để giục phía Việt Nam gấp rút thúc đẩy phía Hun Sen tiếp nhận nghị quyết mà hai bên Trung-Việt đã đạt được, nhằm nhanh chóng làm cho vấn đề Campuchia có được giải pháp chính trị. Tuy nhiên, tiến trình giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia lại bị trì hoãn mất rất nhiều thời gian, để đến nỗi khiến cho tiến trình bình thường hóa quan hệ Trung-Việt cũng chịu sự ảnh hưởng nhất định.
Vào giữa mùa hè năm sau (năm 1991), Đảng cộng sản Việt Nam họp “Đại hội VII”. Ban lãnh đạo mới đã có sự điều chỉnh rất nhiều. Nguyễn Văn Linh đã giao ban một cách suôn sẻ, điều đáng tiếc là ông chưa thể thực hiện được mong muốn ấp ủ của mình vào trước “Đại hội VII” Đảng cộng sản Việt Nam – chính thức công bố thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước hai Đảng Trung-Việt trước khi rời khỏi chức vụ.
Chính vào năm đó, cùng với việc thực hiện giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia và việc thành lập Hội đồng tối cao toàn quốc Liên hợp bốn bên Campuchia, việc bình thường hóa quan hệ Trung-Việt cũng được diễn ra hết sức tự nhiên.  Tháng 11 năm 1991, theo lời mời của Trung ương Đảng và chính phủ nước ta, Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt mới nhậm chức đã dẫn đầu “Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam” chính thức đi thăm Trung Quốc, các đồng chí lãnh đạo gồm Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng… đã tổ chức hội đàm chính thức với Đoàn đại biểu Việt Nam, hai bên đã ra thông cáo chung, tuyên bố bình thường hóa quan hệ hai nước hai Đảng. Mối quan hệ Trung-Việt từ đây đã mở ra một trang mới.
Nguồn:  中越高层成都会晤的前前后后 -  Mạng Báo buổi sáng Liên hợp.

[1] Quảng Đông – Quảng Tây –ND
[2] Chỗ này tác giả nhầm. Đây là hai câu thơ của nhà thơ đời Thanh Giang Vĩnh. – ND
[3] Tạm dịch: Trải qua  cơn sóng gió/ tình anh em vẫn còn/ Gặp nhau cười một cái quên hết oán thù . – ND
[4] Tạm dịch: Anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ/ Oán hận trong khoảnh khắc đã biến thành mây khói/ Khi gặp lại nhau cười rạng rỡ/ Tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại -ND.
Video tham khảo: 中越高层成都秘密会晤 一年后关系正常化  -  Cuộc gặp mật cấp cao Trung-Việt ở Thành Đô  -  Một năm sau, bình thường hóa quan hệ.

Ghi chú:
* Tham khảo:  + Hồi ký Trần Quang Cơ, các chương:
10. THUỐC ĐẮNG NHƯNG KHÔNG DÃ ĐƯỢC TẬT. “Ngày 5.6.90, vài ngày trước khi Từ Đôn Tín đến Hà Nội, TBT Nguyễn Văn Linh đã mời đại sứ Trương Đức Duy (vừa từ Bắc Kinh trở lại Hà Nội) đến Nhà khách Trung ương Đảng nói chuyện thân mật để tỏ lòng trọng thị đối với Bắc Kinh … Sáng 6.6.90, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh lại gặp riêng và mời cơm đại sứ Trương Đức Duy. Cuộc gặp riêng chỉ giữa hai người, Trương Đức Duy vốn là thông dịch, rất thạo tiếng Việt nên không cần có người làm phiên dịch. Nội dung cuộc gặp này mãi đến ngày 19.6 trong cuộc họp BCT để đánh giá cuộc đàm phán 11-13.6 giữa tôi và Từ Đôn Tín, Lê Đức Anh mới nói là đã gặp Trương Đức Duy để nói cụ thể thêm ba ý mà anh Linh đã nói với đại sứ Trung Quốc hôm trước (gặp cấp cao hai nước; hai nước đoàn kết bảo vệ chủ nghĩa xã hội; hai nhóm cộng sản Khmer nên nói chuyện với nhau). Nhưng trước đó, từ ngày 6.6, phía Trung Quốc (tham tán Lý Gia Trung và Bí thư thứ nhất Hồ Càn Văn) đã cho ta biết nội dung câu chuyện giữa Lê Đức Anh và Trương Đức Duy.”
12. MỘT SỰ CHỌN LỰA THIẾU KHÔN NGOAN. “Nhưng rồi cuộc gặp Thành Đô đã làm lãnh đạo Việt Nam xa rời quan điểm thực tế này mà ngã hẳn theo Trung Quốc, thậm chí còn định ép PhnomPenh chấp nhận đòi hỏi quá đáng của Bắc Kinh về vấn đề SNC Campuchia.”
13. CUỘC GẶP CẤP CAO VIỆT – TRUNG TẠI THÀNH ĐÔ. Đọc chương này sẽ thấy rõ ràng Thứ trưởng Trần Quang Cơ cũng như nhiều lãnh đạo cao cấp trong Bộ chính trị, Chính phủ của VN hoàn toàn không biết những cuộc gặp gỡ “bí mật” giữa Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh với đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy từ sáng 29/8/1990 trở về trước.
14. THÀNH ĐÔ LÀ THÀNH CÔNG HAY LÀ THẤT BẠI CỦA TA ? “Nhìn lại, trong cuộc gặp Thành Đô, ta đã mắc lỡm với Trung Quốc ít nhất trên 3 điểm …”
“Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và CNXH thế giới, chống lại hiểm hoạ ‘diễn biễn hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm ““giải pháp Đỏ”.
“Cuộc hội đàm Thành Đô tháng 9.90 hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của ta, hiện tại đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại. Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng thoả thuận như thế sẽ được lòng Bắc kinh nhưng trái lại thoả thuận Thành Đô đã làm chậm việc giải quyết vấn đề Campuchia và do đó làm việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, uy tín quốc tế của ta bị hoen ố.”
+  Tướng Việt Nam kể chuyện bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (TVN,21/12/2011). Bài của Trung tướng Vũ Xuân Vinh, cựu Cục trưởng Cục Đối ngoại Quân sự, Bộ Quốc phòng, người “môi giới” các cuộc gặp trên.
Trong bài chỉ nói tới hai cuộc gặp ngày 5 và 6/6/1990 thôi và đặc biệt lại cho là “ngày 19/8/1990, Đại sứ Trung Quốc gửi thư của lãnh đạo Trung Quốc mời Tổng Bí thư Nguyên Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang thăm chính thức Trung Quốc”, trong khi bài của cựu đại sứ TQ thì cho biết “chiều này 28 tháng 8, sứ quán chúng tôi nhận được điện trả lời từ trong nước về việc đồng ý mời các vị lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc …”
Có điều lạ là bài này ra đời khá bất ngờ, sau “hồi ký” trên của Trương Đức Duy đúng 1 tháng, phải chăng là để ngầm “phản bác” lại sự “xuyên tạc”, “bịa đặt”?
* Về tướng Lê Đức Anh gần đây: +  Đại tướng Lê Đức Anh: Nếu sợ thì mất chủ quyền! (Người đưa tin,2/6/2011) + Tướng Việt Nam phân tích tình hình Biển Đông (Đất Việt, 10/6/2011).

Mạng Báo buổi sáng Liên hợp, Trung Quốc – 中越高层成都会晤的前前后后.



VUA MINH MẠNG TRỊ TỘI BỌN CƯỜNG HÀO ÁC BÁ TỈNH, HUYỆN, XÃ NHƯ THẾ NÀO?

Nguyenxuandien http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/03/be1bb99_le1bb84.jpg?w=490&h=342
Bùi Xuân Đính
Thời phong kiến, hệ thống thanh tra của nhà nước gồm các cơ quan: Đô Ngự sử (từ thời Nguyễn đổi thành Viện Đô sát) ở cấp trung ương, Giám sát Ngự sử ở cấp liên trấn (thời Nguyễn là cấp liên tỉnh) và Hiến ty ở cấp trấn (thời Nguyễn là tỉnh). Mỗi cơ quan, mỗi cấp thanh tra này có chức năng, nhiệm vụ riêng, song đều có nhiệm vụ chung là kiểm tra, giám sát quan lại, phát hiện các vụ việc tiêu cực của họ. Các cơ quan cũng như các chức quan của hệ thống thanh tra này hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào nhau và cũng không phụ thuộc vào cơ quan hành chính cũng như cơ quan ngành dọc cùng cấp hoặc trên cấp. Chẳng hạn, một vị Hiến sát sứ ở Hiến ty (thanh tra cấp tỉnh), phát hiện một vị quan tỉnh tham tang, có quyền tâu thẳng lên Viện Đô sát, thậm chí tâu thẳng lên vua, không cần thông qua Giám sát Ngự sử (thanh tra cấp liên tỉnh); cũng không phải thông qua Tổng đốc hay Tuần phủ là các quan đứng đầu tỉnh đó.
Ngoài ra, những khi một địa phương nào đó trải qua binh đao, quan lại ức hiếp dân chúng gây tao loạn, các vua thường cử đoàn thanh tra đặc biệt, gọi là Kinh lược sứ, gồm các quan đại thần có uy tín, tài năng và công tâm đến, có nhiệm vụ làm rõ nguyên nhân, ổn định tình hình; được toàn quyền giải quyết các vụ việc ở địa phương đó rồi tâu báo lại với vua.
Vào tháng Tư­ năm Đinh Hợi, triều Vua Minh Mạng (tháng 5 năm 1827), tại trấn Nam Định (từ năm 1831 đổi thành tỉnh Nam Định), nhân dân gặp nhiều đau khổ vì nạn trộm cư­ớp hoành hành và quan lại địa phương nhũng nhiễu, hà hiếp. Nhiều đơn thư kêu cứu liên tiếp gửi vào triều đình Huế. Vua Minh Mạng bèn phái một đoàn kinh l­ược sứ, đứng đầu là các quan đại thần Nguyễn Văn Hiếu Nguyễn Kim Xán ra Bắc xem xét tình hình.
Đến Nam Định, các quan Kinh lư­ợc một mặt khẩn cấp xét cấp tiền gạo cho những người bị hại ở các làng quê; mặt khác đi đến các phủ huyện nào cũng cho phép người dân được đến gặp quan thanh tra triều đình phản ánh tình hình quan lại địa phương.
Sau một thời gian, đoàn Kinh lược sứ thu được rất nhiều chứng cứ về các hành vi tham tang, ức hiếp dân chúng của quan lại các cấp trấn này. Một số quan cấp phủ, huyện bị đưa ra xét xử ngay, khiến cho nhiều quan các phủ huyện khác lo sợ. Từ nỗi lo sợ “dắt dây” của quan lại các phủ huyện, các quan Kinh lược sứ phát hiện ra đầu mối của tình hình tao loạn ở trấn Nam Định chính là một số quan chức trấn này, gồm Cai án Phạm Thanh, Thư ký Bùi Khắc Tham. Họ là những kẻ “gian tham, giảo quyệt, hung ác, ng­ười trong vùng đều oán giận”. Nghe tin có quan Kinh lược sứ của triều đình về, các quan tham này đều lo sợ, đến nỗi Phạm Thanh bỏ cả ấn tín, công sở chạy trốn.
Vụ việc đư­ợc tâu lên Vua Minh Mạng. Vua lệnh cho các quan Kinh lược sứ phải bắt bằng đ­ược Phạm Thanh, bằng không sẽ bị xử theo luật “cố thả”. Vua lại dụ quở  trách các quan trấn thần Nam Định: “Lũ các ngươi làm quan trong hạt lại để có nhiều kẻ tham lam, làm hại dân, rồi lại bao che cho chúng mà nói dối vua, dám tâu rằng không xét thấy việc tham bỉ. Đến như­ Phạm Thanh tội lớn, khi Kinh lư­ợc sứ đến nơi thì sự việc vỡ lở nên lọt tin ra để nó trốn đ­ược. Các ng­ươi trị dân thì vỗ nuôi sai pháp, giặc nổi như­ ong; xét quan thì không biết phân biệt, dung túng thiên vị, như­ thế thì khép vào tội cách chức ch­ưa thỏa”.
Rồi Vua ra lệnh giải chức của  các quan đầu trấn Nam Định là Đỗ Văn Thịnh, Trần Chính Đức, Vũ Đức Khuê; đồng thời lệnh cho họ trong ba tháng phải bắt được những kẻ phạm tội, căn cứ vào đó để xét giảm tội hay không.
Nghe tin vậy, Bùi Khắc Kham cũng bỏ trốn, như­ng ít lâu sau cùng bị bắt với Phạm Thanh. Nhân dân địa phư­ơng lại đem các việc làm xấu xa của họ ra tố cáo. Vua Minh Mạng sai giải bọn Thanh – Kham đến chợ trung tâm của trấn, chém ngang lư­ng, tịch thu gia tài của chúng đem chia cho những ng­ười dân nghèo.
Đoàn Kinh l­ược sứ còn đi xem xét một số phủ, huyện khác, điều tra và đề nghị trị tội một số quan lại thoái hóa. Tri phủ Kiến X­ương Nguyễn Công Tuy tham tang phải tội chết, Đồng Tri phủ Ứng Hòa Phan Thọ Vực và Tri huyện Đại An Nguyễn Văn Nghiêm cố ý dung túng cho các nha lại nhũng nhiễu hại dân đều bị cách chức. Nhiều quan của các nha phủ khác qua tra xét thấy không xứng đáng chức đã bị truất bãi về làm dân.
Lời bàn:
Vụ việc trên đây được ghi rõ trong sách Đại Nam thực lục - bộ quốc sử của nhà Nguyễn. Từ vụ việc này cho thấy những bài học giá trị với việc quản lý xã hội và công tác thanh tra, giám sát quan lại ở các địa phương.
Một là, mặc dù hệ thống thanh tra của Nhà nước phong kiến có đủ “lệ bộ”, quy chế thanh tra, kiểm tra, giám sát khá rõ ràng, thậm chí với nguyên tắc thanh tra độc lập – như đã nêu ở trên, nhưng vẫn có không ít vụ quan lại vi phạm pháp luật với hai tội danh, cũng là hai “đặc trưng” cơ bản là lợi dụng chức vụ để tham tang và ức hiếp dân chúng; nhiều vụ diễn ra rất trầm trọng, khiến triều đình phải cử đoàn thanh tra đặc biệt về xem xét mà vụ việc ở trấn Nam Định trên đây là điển hình. Đó là vì, chỉ cần lơi lỏng một chút trong công tác thanh, kiểm tra, các quan lại “sẵn sàng” lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật và nỗi lo ngại của người dân về những nỗi khổ ải mỗi khi phải đến cơ quan công quyền, cơ quan pháp luật; sự quan liêu của bộ máy công quyền, sự dung túng – và cả thông đồng, “bảo kê” của quan trên; tình trạng thông tin liên lạc kém v. v.  để phạm tội. Cho nên, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát luôn phải thường xuyên, sâu sát mới có thể ngăn chặn, hạn chế tình trạng quan lại lợi dụng để phạm tội; không thể để khi sự việc xảy ra mới cử đoàn thanh tra đặc biệt về giải quyết, bởi khi đó, hậu quả đã rất nặng nề.
Hai là, cả một “bộ sậu” quan lại ở Nam Định, từ cấp trấn xuống cấp huyện  thoái hóa, biến chất, trở thành “tập đoàn cư­ờng hào” hà hiếp dân chúng nặng nề như­ thế, nếu không có sự sâu sát và nghiêm minh của các quan Kinh l­ược sứ thì  chắc chắn, những “quan cường hào” vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, sau khi “tai qua nạn khỏi” sẽ quay lại tham nhũng và ức hiếp dân, dân lại khổ thêm biết chừng nào. Cho hay, thanh tra phát hiện các vụ việc tiêu cực đã là cần thiết, giải quyết dứt điểm vụ việc đó, hay nói một cách khác, phải “trị tận gốc, bốc tận rễ” mới là điều quan trọng.
Ba là, công lao phát hiện ra những tiêu cực, thoái hóa biến chất của quan trấn Nam Định đầu tiên chính là những người dân ở trấn này. Cho hay, có hệ thống thanh tra các cấp với đầy đủ quy chế, quy tắc làm việc rõ ràng cũng chỉ là một điểu kiện ban đầu, để phát hiện ra các vụ việc tiêu cực của quan lại địa phương, người làm công tác thanh tra phải gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến của người dân.
Bốn là, việc xử lý các quan lại thoái hóa, biến chất ở trấn Nam Định rất kiên quyết và nghiêm khắc còn có vai trò rất lớn của Vua Minh Mạng.
*Bài đã đăng trên tạp chí Kiểm tra (Ủy ban Kiêm tra Trung ương) số tháng 8 năm 2011, có tiêu đề “Sâu sát và nghiêm minh”. Nhân vụ Tiên Lãng, tác giả đổi lại tiêu đề để mọi người cùng suy ngẫm, nội dung không thay đổi.           

Phát biểu của GS Vũ Khiêu

…cái chúng ta cần không phải là bao nhiêu luật gia nữa, mà chúng ta chỉ cần một chút rằng chúng ta xóa bỏ được cái đức trị kéo dài, nó làm khổ chúng ta hàng ngàn năm nay mà bây giờ trở lại pháp trị, pháp luật, để đất nước này duy trì bằng pháp luật chứ không phải lời nói suông, bằng những lời đạo đức.


Anh Vũ Khoan có nói là tôi nhiều tuổi thì quả thật năm nay tôi đã 97 tuổi.
Tôi đến đây thì cũng chưa biết là vấn đề gì, hỏi khẽ thì nghe nói là hôm nay xem thời đại như thế, thế giới như thế, trong nước như thế thì giới trí thức chúng ta nên làm như thế nào? Thì tôi đã được biết thế.
Rồi tôi lại nghe nhà chính trị Vũ Khoan nói phác qua về cái tình hình thế giới và có đặt niềm tin vào tương lai. Như thế là như thế nào? Thì đấy là một tinh thần đầy lạc quan. Tôì rất là vui mừng, nhưng dù là lạc quan chăng nữa, tôi cũng có rất nhiều cái điều băn khoăn.
Chưa thể lạc quan
Tôi nghĩ rằng quả là như thế. Chúng ta đang đứng trước thời đại được đặt ra rất nhiều vấn đề, từ vấn đề sự rối ren trên thế giới, rồi hiện nay là tình hình … thì tôi có lẽ là không lạc quan được như là đồng chí Vũ Khoan. Thì tôi thấy rằng bây giờ các siêu cường tranh chấp lẫn nhau. Rồi thì hiện nay cá lớn nuốt cá bé, rồi hiện nay những nước nhỏ cũng xung đột với nhau. Thì tôi thấy cái tình hình đó cũng chưa ổn định, và tôi cũng thấy là chưa đặt ra cái vấn đề có thể lạc quan được, cho nên là tôi cũng rất băn khoăn. Đó là một.
 Điều thứ hai nữa bây giờ là chúng ta phải đối phó với thiên nhiên. Chưa bao giờ chúng ta thấy rằng thiên nhiên này, nào sóng thần, nào bão lụt liên miên hết nơi này tới nơi khác. Hình như bây giờ chúng ta sống trong thời đại thiên nhiên trả thù loài người từ trước kia đã tàn phá thiên nhiên cho tới bây giờ. Cho nên thiên nhiên chống lại con người và con người chống lại thiên nhiên. Tôi có cảm giác hình như là thiên nhiên và xã hội đang dắt tay nhau để cùng xuống dốc, cùng với nhau tự tử hay thế nào … Cho nên cái đó tôi thấy băn khoăn. Và điều đó tôi thấu lo lắng hơn là lạc quan.
 Nhưng bây giờ tôi nghĩ rằng thực sự ra đất nước chúng ta trải qua nhiều cái khó khăn rồi, trong lịch sử bốn ngàn năm chúng ta. Và chủ yếu là từ hai ngàn năm gần đây thôi, bao nhiêu là khó khăn, chúng ta phụ thuộc vào nước ngoài hàng ngàn năm mà chúng ta vùng dậy được. Nếu chúng ta để mà phụ thuộc nước ngoài một ngàn năm nữa, một thời gian nữa thì chưa chắc một ngàn năm mà chúng ta có thể khôi phục được đất nước của chúng ta đâu. Cho nên cái này là một cái điều mà quả nhiên tôi chưa lạc quan và chưa có xê dịch cái suy nghĩ gì hơn. Thì vấn đề đó tôi rất là băn khoăn. 
 Tôi nghĩ rằng thời đại của chúng ta là một thời đại của trí tuệ mà chúng ta đặt ra vấn đề. Hiện nay cái sự mất còn của một nước, sự được thua, tồn vong của cả một dân tộc, của mỗi con người phụ thuộc vào đầu óc và trí tuệ. Và nói đến trí tuệ … thì tức là nói đến văn hóa mà anh Vũ vừa mới nói đầu tiên. Cho nên thực sự giờ thì chúng ta tài nguyên chỉ có như thế thôi, đất nước chỉ có thế thôi. Công nghiệp thì cũng như thế. Tất cả … tôi cảm thấy rằng tụt lại đằng sau mà cái đó thì chưa bao giờ ngang tầm với các nước và xung quanh chúng ta nữa.
.http://youtu.be/Y9s8o5exXHY
Xóa bỏ đức trị đã làm khổ ta hàng ngàn năm, để trở lại pháp trị
Và tôi dự kiến là bây giờ lạc quan của Đảng, của chúng ta thì tôi sợ rằng lạc quan quá. Ngay sáng nay đọc cái bài báo phát biểu của đồng chí Chủ tịch của chúng ta tại Hội luật gia chẳng hạn, thì đồng chí vui vẻ, và tính ra bây giờ thì con số của Hội luật gia rất lớn, đào tạo bao nhiêu lớp, bao nhiêu trường. Rồi thì bây giờ đồng chí chúc cho Hội luật gia của chúng ta sẽ phát triển hơn nữa, học tập hơn nữa, thảo luận nhiều hơn nữa.
Nhưng mà cái chúng ta cần không phải là bao nhiêu luật gia nữa, mà chúng ta chỉ cần một chút rằng chúng ta xóa bỏ được cái đức trị kéo dài, nó làm khổ chúng ta hàng ngàn năm nay mà bây giờ trở lại pháp trị, pháp luật, để đất nước này duy trì bằng pháp luật chứ không phải lời nói suông, bằng những lời đạo đức. Cho nên chúng ta khốn khổ vì cái đức trị này. Cái đạo đức ngày xưa được nêu lên thay thế cho tư tưởng mới thì những cái kiểu đó chúng ta thấy rằng rất rất là phải gắn bó cái đó.
 Cho nên tôi ngờ rằng, nói chỉ độ 20 năm nữa chúng ta sẽ đuổi kịp thế giới và vươn lên tiền tiến? Chúng ta thấy rằng nếu như bây giờ thì bao nhiêu năm nữa đây chúng ta có thể (thành nước) tiền tiến được? Nếu không có sự gì đổi mới thì tôi tính rằng ba mươi năm có được không? Năm mươi năm có được không? Trong khi nếu năm mươi năm nữa ta có đuổi kịp được họ như bây giờ thì họ đã có năm mươi năm của họ tiến nhanh hơn. Là vì chúng ta đuổi theo họ đi bằng máy bay, còn chúng ta đi bằng xe đạp. Thì bao giờ chúng ta đuổi kịp? Cho nên điều đó chúng ta phải tính như thế nào?
 Lãnh đạo đi ít thôi!
 Thì tôi nghĩ rằng cuộc họp hôm nay có lẽ là rất hay, bởi vì cho chúng ta nói rằng “xã tắc lâm nguy, sĩ phu hữu trách”. Cho nên là khi mà đất nước khó khăn thì trách nhiệm thuộc về ai? Trách nhiệm thuộc về tất cả chúng ta ngồi ở đây  … và anh em đồng nghiệp của chúng ta ở khắp cả trong nước. Cái quyết định giải quyết các vấn đề ở đây không phải có thể là bằng những lời động viên, không có thể chỉ là cổ vũ anh em nơi này nơi khác.
Mà cái thiết thực của chúng ta ngày nay là chúng tôi cũng mong rằng các lãnh đạo chúng ta đi ít thôi, các đồng chí ngồi trong nhà để các đồng chí suy nghĩ về những vấn đề lớn bây giờ. Thì một phút các đồng chí ở trong nhà, các đồng chí đọc được một ít sách và các đồng chí ngồi giảng dạy (?) hai ba ngày, ngồi liên tục không đi đâu cả để suy nghĩ rằng đất nước chúng ta thoát ra khỏi khó khăn như thế nào thì cái đó hạnh phúc vô cùng cho chúng ta. Cho nên điều đó là rất quan trọng.
Cảnh giác bài học tin “bạn” mất nước
… Dân tộc Việt Nam là dân tộc về trí tuệ. Hai nữa là dân tộc Việt Nam sống với lòng nhân ái. Trong khi người ta có thể lừa ta, nhưng mà chúng ta không lừa ai. Sở dĩ trước kia, (người ta) đem quân mà đánh dân ta thì vua An Dương Vương đã tiêu diệt được. Đến khi bắt tay hòa hiếu đối với nhau, thông gia với nhau thì chúng ta hoàn toàn (không tin được?). Cho nên khi đem bạo lực mà chống chúng ta thì chúng ta dễ dàng chống lại. (Nhưng) rồi thì đem cái sự xảo trá đối xử với ta, lừa ta thì cái đó rất khó. Cho nên cái việc đó là cái đầu tiên chúng ta mất nước là để cho ta bài học cảnh giác vô cùng.
 Nhưng mà truyền thống của dân tộc chúng ta là lòng nhân ái. Tào Tháo xưa kia nói rằng: Thà rằng ta phụ người chứ không để người phụ ta. Rồi Lê Lợi trong “Lam Sơn thực Lục” nói rằng: Thà người phụ ta chứ ta không phụ người. Cho nên chúng ta quan hệ quốc tế dù ai có phụ ta trước thì chúng ta cũng …(không nghe rõ). Như thế đã là bè đảng với nhau là chúng ta không cảnh giác. Cho nên chỉ khi chúng ta bị lừa thì chúng ta mới  bắt đầu phải cảnh giác. Cho nên cái cảnh giác chúng ta không bao giờ muốn cả. Đáng lẽ ra chúng ta yêu nhau thì tị nạnh nhau. Cho nên cái nhân nghĩa của chúng ta là sống hàng đầu.
 Cho nên người ta nói Bác Hồ đại nhân, đại nghĩa, đại trí là như thế. Đại nhân là cái tình yêu thương đất nước bao trùm lên cả nhân loài, đại trí là tiếp thu cái trí thức quan trọng nhất trong thời đại, thì bây giờ cái trí thức đó là quyết định. Bây giờ thực sự cái trách nhiệm thuộc về mỗi chúng ta, anh em chúng ta trong toàn quốc. Không những trong toàn quốc mà chúng ta làm sao tập hợp được tất cả, đồng thời phát huy những cái trí tuệ cả trong và ngoài nước để chúng ta cùng nhau làm, giải quyết tất cả những khó khăn trước mắt chúng ta. 
-
Mời xem:  + Vũ Khiêu(Wikipedia);  +  Phỏng vấn GS Vũ Khiêu xung quanh vấn đề quyền hạn và trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng (Chính phủ, 18/11/2010);  + Giáo sư Vũ Khiêu: “Học chữ để làm người!” (Dân trí, 19/10/2005).

Có lý nào vụ Tiên Lãng cũng sẽ chìm vào lãng quên?

Davang
Thế là gần 2 tháng trôi qua kể từ khi anh Vươn nổ phát súng vào những người nhân danh “thi hành công vụ” tại Tiên Lãng nhằm tước đoạt tài sản, đất đai mà anh đã dày công gầy dựng. Tại nơi ấy – Cống Rộc, Tiên Lãng – cũng đã từng cướp đi sinh mạng của đứa con gái yêu mới chỉ lên 8 tuổi của anh.
Nếu nhìn kỹ lại quá trình đưa vụ việc ra ánh sáng thì chỉ có báo chí là đội quân tiên phong, trong đó có công rất lớn từ các blogger, đặc biệt là nhà văn Nguyễn Quang Vinh. Có lẽ không quá lời khi bác Nguyễn Thông viết trên facebook rằng “Tôi xin tư vấn cho Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực trung ương: Cá nhân điển hình chống tham nhũng tiêu cực xuất sắc nhất năm 2012 (mặc dù bây giờ mới tháng 2) là nhà văn Nguyễn Quang Vinh, tức blogger cu Vinh”.
Cũng ngần ấy thời gian, đã có hàng nghìn bài viết được đăng tải vè vụ việc. Nếu tìm kiếm từ khóa “tiên lãng” thì Google cho ngay hơn 9 triệu kết quả trong 0.18 giây và với từ “Đoàn Văn Vươn” thì có ngay gần 5 triệu kết quả chỉ trong 0.1 giây (Còn nếu sử dụng Gu gồ chấm Tiên lãng thì không biết kết quả là bao nhiêu à nghen. Ai biết thì chỉ điểm giúp). Ngần ấy thôi cũng đủ biết sức lan tỏa của sự việc như thế nào.
Với sự việc nghiêm trọng như vậy, công sức của báo chí lớn như vậy mà đến nay chỉ mới có vài cái quyết định kỷ luật lèo tèo được ban ra cho một vài ông chỉ đáng hàng tốt thí. Dư luận đang dài cổ ngóng trông những cái án kỷ luật nặng hơn, ở những vị trí cao hơn. Dù biết rằng việc ấy chẳng khác nào ngồi há miệng chờ sung rụng nhưng vẫn không ít người hy vọng, bởi ai cũng biết nếu chỉ riêng chính quyền Tiên Lãng thì không thể dám làm một cái sự việc kinh thiên động địa đến thế.
Sau gần 2 tháng, sự việc có vẻ đang dần chìm xuống. Báo chí cũng gần như hết thông tin để khai thác. Nhìn cái cách các báo hồ hởi đưa tin kỷ luật vài cán bộ xã Vinh Quang mà thấy xót xa. Trong khi đó một số cán bộ mẫn cán ở Tiên Lãng thì cố tình tránh né, ngăn cản báo chí. Đến giờ này mà những người cỡ như Phó Chánh văn phòng huyện Tiên Lãng Vũ Văn Sân còn dọa nạt, xua đuổi nhà báo không khác nào đám lưu manh thì đủ biết cái sự chờ đợi một án kỷ luật nặng hơn là không thể.
Trong khi các cơ quan thì vẫn đang “hết sức khẩn trương” điều tra mà cho đến nay vẫn chưa có kết quả gì và gia đình anh Vươn, anh Vươn vẫn còn trong vòng lao lý. Đến nỗi, người có công lớn và xông xáo như nhà văn Nguyễn Quang Vinh cũng dường như đang có cái gì đó nghèn nghẹn. Có lẽ ông đang rất buồn và thất vọng khi viết: “Không có gì phải ngạc nhiên, nếu tới đây bất ngờ Công an Hải Phòng thông báo đình chỉ vụ án hủy hoại tài sản do không xác định được tội phạm; Không có gì ngạc nhiên, nếu Lãnh đạo Hải Phòng thông báo, không thể khởi tố vụ án Cố ý làm trái quy định Nhà nước về Luật đất đai đối với các quan chức từ thành phố, đến huyện xã vì các đồng chí ấy dù có sai nhưng đã khắc phục hậu quả nghiêm túc, thành khẩn, vì cái Luật ấy cũng có nhiều bất cập, nên xin rút kinh nghiệm…”. Ôi những cái “Không có gì ngạc nhiên” kia sao mà xót xa đến nao lòng.
Khi những con tim đầy nhiệt huyết trở nên lạnh tanh, khi cái hy vọng dần chuyển thành thất vọng và nhất là cái vòng xoáy thời gian cứ hối hả trôi qua …Rất có thể vụ việc Tiên Lãng sẽ chìm vào lãng quên như bao sự việc khác. Có lý nào như thế? Chẳng lẽ rồi đây chỉ có mỗi Google là còn lưu giữ những danh từ nổi tiếng một thời như Cống Rộc, Tiên Lãng, Đoàn Văn Vươn, Nguyễn Văn Thành, Đỗ HữuCa, Đỗ Trung Thoại, Lê Văn Hiền … hay sao?
  • Da Vàng
 Có lý vụ Tiên Lãng sẽ có thể chìm trong “quên lảng”?
Phamdinhtan – 1/3/2012
Phải nói là Anh Nguyễn quang Vinh tốn bao công sức về vụ “hoa cải Tiên Lãng”,cũng tại Anh muốn cho “tốt đẹp” cho “công bằng xã hội”,và “giương cao ngọn cờ” chống bất công,đàn áp bóc lột mà Đảng Cọng sản từng “hô hào” nhiều lần cả hơn 80 năm qua- Cám ơn một con Người dũng cảm trong xã hội tham lam đầy bất trắc hiện nay-Hiếm có- Nhiều tấm gương “chống thứ này” mà phải thân tàn ma dại hay mất mạng mà Anh Vinh vẫn biết,nhưng cứ làm- Do lòng nhân hậu và lẽ phải. Tôi cũng chả quen biết Anh ta,chỉ biết qua Internet.
Nhưng mọi việc ở xứ ta thì không biết đâu mà lần- Bỡi vì Ngôn ngữ,chữ viết nên câu cán…luôn trong tình trạng “nước đôi”,muốn lý luận với thế mạnh thì đàng nào cũng đúng.
Kể từ ngày Thủ tướng nước CHXHCNVN ra lệnh “vụ Tiên lãng” cho đến hôm nay có tác dụng như thế nào??? Vụ việc “hoa cải Tiên lãng” rất khó cho việc giải quyết “công bằng hợp lẽ phải’ đúng với “Đạo lý Người”- Tôi không nói Pháp luật vì chả hiểu Pháp luật cả rừng ở ta,cũng như mỗi tỉnh có hàng ngàn văn bản qui phạm PL,làm Dân mà cơm đâu theo đọc để biết hằng hà sa số văn bản”sáng đúng chiều sai,ngày mai lại đúng”?!
Bây giờ mà xử Anh Vươn(cả gia đình) có tội,thì  các “đầy tớ” Tiên lãng “đúng ?
Nếu xử Anh Vươn vô tội ,kể cả án treo,thì “đầy tớ” từ Hải phòng đến Tiên lãng ,Quang vinh là sai- Mà sai kiểu “náo động Thế giới” thì phải xử cho ra lẽ-Mà nạn “cướp đất” dai dẳng từ lâu mới sanh ra cái chữ “Dân oan”- Nhưng mà thấy cách ăn nói của đám đầy tớ ở đây rất là “tự tin” từ khi súng nổ,và còn dám nói là “hùa vào…” với các vị CMLT  Tiên lãng và cựu lãnh đạo cao cấp của nước CHXHCNVN,Bà con nào ở Miền nam thì biết khi nào dùng chữ “hùa” (nhiều người còn nói chữ nặng hơn trong video) và chỉ hành động như thế nào? Cho nên đám đầy tớ này chắc chắn có một “nhóm lợi ích” rất là “khủng”- Khi nay có ai dám nói thế chưa???Ăn xôi chùa thì nghẹt họng ,đạo lý Việt Nam ta.
Chưa hết “khó nuốt” vụ này đâu,nhả không được,nuốt không xong-Đất đai là “sở hữu toàn Dân”-Cả 90 triệu Người sở hữu??? sở hữu là CHỦ chứ? Thế mà cấp hay rõ là ban phát “xin cho”- Mà ai ban phát và ai xin cho?-Chính kẻ có quyền ban phát hay lấy lại là chủ mà là một tên Địa Chủ Khủng- XHCN đã tiêu diệt Địa chủ rồi mà-Thế thì cái “hiểu ,biết” giưa Tá điền và Địa chủ là như thế nào đây??? Cho nên tên Địa chủ ở đây gần như “vô hình” mà lại thực tế.
Bao giờ Đảng CS cũng xách động đấu tranh giai cấp,tiêu diệt bọn Địa chủ và Tư sản tư bản để tạo công bằng xã hội – Quần chúng Nhân Dân Lao động và Công Nhân thoát khỏi cảnh bóc lột của bọn Tư bản,chính quyền về tay Nhân Dân,đến nỗi nói “Nhân dân cùng Cách mạng (CS) đứng lên lật đổ bọn tay sai Ngô đình Diệm,bán nước cho ĐQ Mỹ,cào nhà mấy thằng Địa chủ,lấy ruông đất của nó chia cho Nhân dân,ai làm nấy ăn không sưu tô thuế tức cho thằng nào con nào,không để thằng nào con nào ngồi trên đầu trên cổ Nhân dân ta”- sướng chưa? đã chưa? Thiên đường mà- Đồng bào Miền nam mấy chục năm rồi quá đã phải không? Thời bao cấp đấy,đánh tư sản…..quá đã.
Cho nên bây giờ bị kẹt,vì nổi đình nổi đám,nhưng lại muốn kiếm thêm cho nhiều nhiều nữa ,vì Đồng bào ta còn “tin tưởng” để “đấu tranh giai cấp” tiếp nữa- Thì bây giờ là đánh bài “lảng” từ từ- Vì Đồng bao ta “rộng lượng” lắm lắm dù xăng dầu,khí đốt cứ phi mã,tiền cứ mất giá….tội phạm xã hội càng ngày càng không sợ cái gì cả…..mà có ai than đâu???Tự do cổi truồng,đâm chém,dơ vú dơ mông càng to càng nổi……đúng là “tự do hơn bọn tư sản” thì còn đòi gì nào?
Cho nên “cứt trâu để lâu hóa bùn” vẫn còn có giá trị thực tiễn- Rồi “Tiên lãng” từ…từ…chìm vào “quên lảng” với tình trạng xã hội như hiện nay.

Tiên Lãng, niềm tin cho những người mất đất

Gia Minh, biên tập viên RFA  -2012-03-01 Sau khi có kết luận của thủ tướng chính phủ về vụ cưỡng chế thu hồi đất đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng; nhiều người dân bị thu hồi đất một cách trái luật lâu nay tỏ ra phấn chấn, kiên trì hơn trong khiếu kiện dai dẳng lâu nay của họ.
Nguồn Phapluat.vn Công an, cảnh sát cơ động mang cả chó bao vây nhà của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn, ảnh chụp hôm 05-01-2012.
 Vô vàn vụ Đoàn Văn Vươn
Chính nhiều người đang hoạt động trong hệ thống công quyền tại Việt Nam, hay đại diện cho người dân…đều thừa nhận tình hình cưỡng chế, thu hồi đất một cách tùy tiện, trái luật tại nhiều địa phương của Việt Nam đã diễn ra lâu nay và trở thành vấn nạn không dễ gì giải quyết.
Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc từng phát biểu vụ cưỡng chế đất đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm rất lớn.
Sau khi xảy ra vụ việc gia đình họ Đoàn nổ súng hoa cải và mìn tự tạo để chống lại lực lượng cưỡng chế của huyện Tiên Lãng, nhiều người dân bị mất đất lâu nay cho rằng vụ việc của bản thân họ và gia đình cũng chẳng khác gì vụ cưỡng chế đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn; có khác chăng chỉ là họ đã không nổ súng và mìn như gia đình họ Đoàn mà thôi.
vụ cưỡng chế đất đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm rất lớn.
Đại biểu QH. Dương Trung Quốc
Cô giáo Bùi thị Thành, ở thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày này tiếp tục ra tại 210 Võ thị Sáu, văn phòng tiếp dân của chính phủ tại đó để cùng nhiều bà con khiếu kiện đất đai ở các tỉnh miền nam đòi hỏi
Hai anh Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý.
Hai anh Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý. RFA/Phapluat.vn
công lý nói về tấm gương Đoàn Văn Vươn đối với họ:
Mọi người đều thấy việc làm của ông Đoàn Văn Vươn là đúng. Giải tỏa nhà của người ta mà không bồi thường, đẩy người ta đến bước đường cùng. Nhà ông Đoàn Văn Vươn chỉ là một trong hằng triệu triệu dân oan. Bà con ở trong tình trạng như ông Vươn vì họ yếu thế, đơn chiếc. Việc làm ông Đoàn Văn Vươn làm bà con rất vui mừng.

Một người bị mất đất, đánh đập rồi phải tù tội và khiếu kiện suốt hai chục năm qua, ông Hồ Sĩ Chửng, xóm 9, xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh cho biết về tình cảnh đó của bản thân:
Tháng 3 năm 1988, theo chủ trương làm trang trại của chính phủ tôi lên làm trang trại đầu tiên của xã nhà. Việc làm này được hợp tác xã và địa phương đồng tình, và huyện cấp đất cho tôi tháng 3 năm 88. Đến tháng 5 năm 93, kẻ xấu đến tước đoạt đất trang trại của tôi. Họ đánh, trói tôi lại và giải về xã Thạch Xuân. Sau 20 năm mới rõ ra là Đảng bộ xã Thạch Xuân với những đảng viên thoái hóa biến chất đã đồng tình tước đoạt trang trại của tôi.
Mọi người đều thấy việc làm của ông Đoàn Văn Vươn là đúng. Giải tỏa nhà của người ta mà không bồi thường, đẩy người ta đến bước đường cùng. Nhà ông Đoàn Văn Vươn chỉ là một trong hằng triệu triệu dân oan. Bà con ở trong tình trạng như ông Vươn vì họ yếu thế, đơn chiếc.
Cô giáo Bùi thị Thành
Một số trường hợp do khiếu kiện lâu năm mà không hề được giải quyết khiến họ bức bách phải đi đến chỗ cùng quẫn, tự kết liễu đời mình.

Khiếu nại tiếp diễn

Tuy vậy vẫn có những người tiếp tục nuôi hy vọng. Và cho đến hôm nay tại những văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng, chính phủ và quốc hội tại thủ đô Hà Nội, cũng như thành phố Hồ Chí Minh hằng ngày vẫn còn bao người vì khuất tất trong vấn đề thu hồi đất phải đến ‘ăn chực, nằm chờ’ yêu cầu giải quyết cho nổi
Bà con tiểu thương chợ Hàng Da tập trung khiếu nại tại Hà Nội. Blog NXDien
Bà con tiểu thương chợ Hàng Da tập trung khiếu nại tại Hà Nội. Blog NXDien
oan khiên mà họ phải chịu đựng.
Từ cảnh người có nhà cửa, đất vườn canh tác để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần xây dựng xã hội, đất nước nay họ trở thành những người ‘cù bơ, cù bất’, sống lây lất qua ngày với kỳ vọng công lý được thực thi.
theo nhiều người dân phải đi khiếu kiện bao lâu nay đến tận các cơ quan trung ương, họ chỉ nhận được những văn bản mà về địa phương không thực hiện, hoặc chỉ nhận được những chỉ dẫn mà theo họ là ‘chuyền bóng’ cho người khác.
Tuy nhiên theo nhiều người dân phải đi khiếu kiện bao lâu nay đến tận các cơ quan trung ương, họ chỉ nhận được những văn bản mà về địa phương không thực hiện, hoặc chỉ nhận được những chỉ dẫn mà theo họ là ‘chuyền bóng’ cho người khác.
Một phụ nữ từ xã Dakngo, tỉnh Daknong ở Tây Nguyên, ra khiếu kiện tại Hà Nội hồi ngày 8 tháng 2 cho biết về điều đó:
Chúng tôi sống từ năm 1998 đến 25 tháng 4 năm 2011, tỉnh và huyện cho người vào cưỡng chế và bắt người. Chúng tôi đòi hỏi quyền lợi mà chưa thấy có ai giải quyết cả. Hôm qua chúng tôi đến văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng, họ cũng ra đưa văn bản như những lần trước nhưng khi về địa phương đâu có giải quyết cho dân đâu. Nội dung văn bản không chính xác vụ việc nên chúng tôi không nhận. Cô đưa văn bản nói trung ương chỉ có đưa văn bản còn đất đai thì do huyện, tỉnh giải quyết.

Kiên quyết đến cùng

Dù phải chịu cảnh đùn đẩy qua lại từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên như thế trong bao năm qua; tuy nhiên sau khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có kết luận về vụ Tiên Lãng cho rằng các cơ quan chức năng tại đó đã ra quyết định thu hồi đất sai, và biện pháp cưỡng chế cũng sai. Nhiều người dân tỏ ra hy vọng những lực cản hiện nay trong việc giải quyết các khuất tất của họ đến một lúc nào đó sẽ bị phá tan.
như chuyện của bà ở Vĩnh Long này. Bà mất 30 mấy mẫu đất hương hỏa. Bà già hơn 80 chục tuổi đi phải có người dìu, mà ngày nào cũng phải chống gậy ra đây ngồi. Ông Trọng, ông Sang, ông Dũng nói mà tôi chưa thấy thực hiện. Nói phải đi đôi với làm
Bà Nguyệt, Tiền Giang
Nhưng hy vọng đó cũng như ánh sáng cuối đường hầm mà thôi như trình bày của cô giáo Bùi Thị Thành:
Vấn đề khiếu kiện đất đai tôi thấy vẫn mịt mù không có ánh sáng khả quan giải quyết cho dân đâu.
Nông dân ngoại tỉnh phía Bắc biểu tình về đất đai bị mất bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 21/2/2012
Nông dân ngoại tỉnh phía Bắc biểu tình về đất đai bị mất bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 21/2/2012. AFP
Bà Nguyệt, một người dân Tiền Giang, khi đang có mặt trong đoàn khiếu kiện tại 210 Võ thị Sáu vào ngày 21 tháng 2 cho biết về mong ước được giải quyết khiếu kiện lâu nay:
Nói giải quyết cho gia đình Đoàn Văn Vươn thì phải giải quyết. Chúng tôi thấy nói mà chưa thấy thực hiện. Chúng tôi đã mất quá nhiều năm khiếu kiện rồi; như chuyện của bà ở Vĩnh Long này. Bà mất 30 mấy mẫu đất hương hỏa. Bà già hơn 80 chục tuổi đi phải có người dìu, mà ngày nào cũng phải chống gậy ra đây ngồi. Ông Trọng, ông Sang, ông Dũng nói mà tôi chưa thấy thực hiện. Nói phải đi đôi với làm; nếu không thực hiện chúng tôi sẽ đi đòi lại; nếu chúng tôi chết thì con chúng tôi sẽ đòi lại. 
Mồ hôi nước mắt ông cha và của vợ chồng chúng tôi quá cực khổ, mà chúng cướp không như thế là vô lý. Như thế chúng tôi không bỏ cuộc, nếu chính quyền Việt Nam không giải quyết, thì chúng tôi yêu cầu quốc tế giúp giùm.
Bà Trần Thị Tiến, Bến Tre
Bà Trần Thị Tiến từ Bến Tre cũng nói lên quyết tâm khiếu kiện đến cùng:
Mồ hôi nước mắt ông cha và của vợ chồng chúng tôi quá cực khổ, mà chúng cướp không như thế là vô lý. Như thế chúng tôi không bỏ cuộc, nếu chính quyền Việt Nam không giải quyết, thì chúng tôi yêu cầu quốc tế giúp giùm.
Nuôi niềm hy vọng để còn có thể sống là điều mà bao người đang phải làm. Nếu không còn hy vọng vào công lý được thực thi, thì hẳn nhiên nhiều người đã phải tự kết thúc mạng súng hay nổ súng bắn thẳng vào những cướp đi nguồn sống duy nhất của họ và gia đình.
Tiếng nói của những vị từng hoạt động trong chính quyền như tiến sĩ Đặng Hùng Võ, rồi của những vị tướng quân đội như trung tướng Nguyễn Quốc Thước… là hồi chuông báo động phải giải quyết ngay những khuất tất về đất đai cho người dân, sửa đổi luật đất đai sao cho phù hợp với thực tế của cuộc sống, không còn là điều kiện khiến chính quyền địa phương trở thành tầng lớp cường hào mới chuyên thu tóm đất đai của người dân để mưu lợi riêng.

Từ “tủ lạnh, Ti vi chạy đầy đường” đến “Gú-gờ chấm Tiên Lãng”

Đào Trung Đạo, RFA
Chắc hẳn không ít quí vị khi đọc cái tiêu đề sẽ thắc mắc về mối liên hệ giữa hai câu nói đã trở thành những “dữ liệu lịch sử” của nước ta từ sau tháng Tư 1975 và từ sau ngày 17 tháng 2 mới đây. Thế nên kẻ viết bài này xin có đôi lời dẫn giải trước khi “bàn sâu bàn xa” về ý nghĩa của mối liên hệ giữa hai câu nói này về những mặt văn hóa, xã hôi, đạo đức vân vân và vân vân.
Về hoàn cảnh xuất hiện của câu “Gú-gờ chấm Tiên Lãng” thiết nghĩ chẳng cần nói thêm vì sự kiện này mới xảy ra vào ngày 17 tháng Hai khi ông Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành vung tay múa chân “lên giọng quan quyền”, “nghiêm túc tột độ” (chữ của nhà văn Phạm Thi Hoài dùng trong bài “Dốt nát khoe ra, xấu xa đậy lại” đăng trên blog PRO/CONTRA) ở Câu lạc bộ Bạch Đằng trước mặt khá đông các hôi viên Câu lạc bộ này gồm không ít người là những vị đã có hàng nhiều chục năm “tuổi Đảng.” Vì sự kiện này đã nhanh chóng “đi vào lịch sử” (Đảng?), được bình luận xôi nổi trong hai tuần gần đây trong giới viết blog cá nhân với những tràng cười đủ mọi kiểu, mọi loại, mọi cao độ âm thanh… mang nhiều ý nghĩa khác nhau, và chắc hẳn sự kiện này khó có thể lui vào quên lãng trong một thời gian ngắn cho nên xin miễn bàn thêm.
Nhưng câu nói “Ti vi Tủ lạnh chạy đầy đường” là một sự kiện lịch sử đã xảy ra cách đây trên ba chục năm và rất có thể đã lui vào quên lãng nên xin có đôi lời nhắc lại vụ việc. Số là, từ sau ngày 30 tháng Tư 1975 dân chúng Saigon sau những phút giây bàng hoàng ngơ ngác ban đầu trước sự xụp đổ của Miền Nam, một mặt đau đớn giận dữ trước sự trớ trêu của hoàn cảnh lịch sử, một mặt cũng muốn tìm hiểu nguyên cớ khách quan của sự thất bại của Miền Nam qua những nhận xét cụ thể mắt thấy tai nghe về “phe chiến thắng” tiêu biểu qua những ứng xử, lời ăn tiếng nói của “những kẻ chiến thắng” là các cán binh cộng sản và những người lãnh đạo họ nói về Miền Bắc, nhất là thủ đô Hà Nội, để có một so sánh nào đó với Miền Nam. Tâm lý thông thưởng của người đời dĩ nhiên thường coi kẻ thắng phải hơn người thua. Thế nên, người dân Saigon muốn tìm hiểu xem kẻ thắng có xứng đáng hay không bằng cách tìm hiểu thực chất của sự thắng thua này qua việc so sánh thực trạng giữa Miền Bắc và Miền Nam. Dễ nhất là bằng cách nhận xét, “liên hệ” trò chuyện với kẻ thắng. Dĩ nhiên không thể gặp gỡ những cấp lãnh đạo cao cấp cọng sản, nhưng họ dễ dàng tiếp cận với những cán binh nhan nhản trên đường phố. Trước dáng vẻ bên ngoài còn mang nặng chất “bần cố nông ngố” của các cán binh người dân Miền Nam vốn bản chất hiền hòa dễ tin người, hy vọng có được những thông tin tương đối “có chất lượng” về thực trạng xã hội Miền Bắc qua việc trò truyện với các cán binh cọng sản này. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó người dân Saigon mới hiểu được rằng tuy với bề ngoài nông dân chất phác, nét mặt ngơ ngáo của các cán binh cọng sản những những thông tin họ đưa ra là hoàn toàn do Đảng nhồi sọ. Nhưng khi đứng trước những câu hỏi chưa có câu trả lời được học tập trước họ tỏ ra lúng túng và phát ngôn tùy tiện theo hướng đánh bóng chế độ. Vì là tùy tiện lại do dốt nát ngu xuẩn cho nên những câu trả lời này bỗng nhiên trở thành đầu đề cho những chuyện cười ra nước mắt. Nếu như đối người dân Miền Nam những tiện nghi phục vụ đời sống như Ti vi, tủ lạnh là thông thường thì đối với người dân Miền Bắc đó là những thứ họ chưa bao giờ nhìn thấy chứ đừng nói đã được sử dụng. Chứng cớ, các cán binh cọng sản khi đứng trước cái Ti vi, tủ lạnh họ rất ngac nhiên sững sờ! Thế nên người dân Saigon bèn hỏi những câu như “ở Hà Nội có Ti vi, tủ lạnh không?” thì được nghe câu trả lời nghiêm túc tột độ “Ngoài Hà “l”ội Ti vi, tủ “n”ạnh” chạy đầy đường!” Chỉ cần nghe chữ “chạy” là người dân Saigon biết ngay đó là một lời nói dối. Nhưng tại sao lại phải nói dối “hả trời”? Với cái thế của dân “thua trận” dĩ nhiên người dân Saigon chẳng dám cười rúc lên ngay khi nghe câu trả lời đó nhưng những câu nói kiểu này đã được truyền đi rất nhanh và trở thành những đề tài tiếu lâm riễu cợt nhuốm màu thất vọng mỉa mai.
Nhưng đâu là mối liên hệ giữa “Ti vi, tủ lạnh chạy đầy đường” với “Gú-gờ chấm Tiên Lãng”? (Cũng xin lưu ý từ mối liên hệ của những vật dụng có tính chất kỹ thuật thời đại này ta có thể suy ra mối liên hệ có tính chất tinh thần.)
Chỉ xin nêu ra một số liên hệ căn bản:
Thứ nhất, về mặt văn hóa, đa số người cọng sản đã đánh mất thói quen kính trọng người đối thoại với mình, coi người đối thoại là kẻ phải tin điều mình nói ra. Não trạng này thâm căn cố đế vì dưới sự cai trị của cọng sản con người đã bị nô lệ hóa tuyệt đối trong liên hệ giữa người và người. Nếu cần trưng ra những dẫn chứng thì không thể kể ra hết. Ngay như những lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng cũng chưa gột bỏ được não trạng, thói quen này. Và cũng từ não trạng, thói quen này nên mới có hiện tượng “nói lấy được” của đa số lãnh đạo, quan chức cọng sản. Chẳng hạn họ luôn mồm nói vì người Việt ở nước ngoài không có những thông tin đúng đắn nên không tin tưởng Nghị quyết 36! (tiêu biểu như trong thư Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn gửi Dân biểu Liên bang Mỹ Cao Quang Ánh trước đây). Khi nói “thông tin đúng đắn” nếu người nghe nhẹ dạ không nắm được cách chơi chữ, lừa dối, đánh tráo khái niệm thì sẽ không hiểu được rằng “thông tin đúng đắn” có nghĩa là “thông tin do chính quyền cộng sản độc quyền đưa ra và bắt buộc mọi người phải tin là đúng thực.” Nhưng khi được đề nghị trực tiếp đối thoại thẳng thắn, dân chủ họ liền tìm cách né tránh, trốn chạy.
Thứ nhì, về mặt tâm lý, người cọng sản – nhất là những người có chức quyền cao – thường trực sống trong sự đối nghịch giằng co khắc nghiệt giữa mặc cảm tự ti và tự tôn. Họ tự ty vì thiếu học vấn, dốt nát và ngu xuẩn (hội chứng bằng cấp trong giới quan chức lãnh đạo hiện nay là bằng chứng) và họ tự tôn vì địa vị quyền hành hiện có trong tay.
Kìa như Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan rất tự tin khi đã là năm 2011 mà bà còn dám phát biểu:
“Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, … khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”.
Nọ như Ông Nguyễn Sinh Hùng hiện là Chủ tịch Quốc hội khi còn là Phó Thủ tướng cũng đã xưng xưng phát biểu:
“Hiện GDP của Việt Nam là 106 tỉ USD, năm 2020 sẽ gần 300 tỉ, năm 2030 sẽ là 700 tỉ và năm 2040 sẽ là 1.000 tỉ. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay 1.200, đến năm 2040 sẽ đạt 20.000 USD”. (Phiên chất vấn của Quốc hội sáng 12.06.2010).
Nếu so những lời phát biểu của những quan chức liên hệ tới vụ cưỡng chế trái pháp luật (dù là Pháp luật cọng sản) ở Tiên Lãng như Giám đốc Công an Hải phòng Đại tá Ca, Phó Bí Thư Thành ủy Thoại, Bí thư Thành ủy Thành – nhất là phát biểu “Gú-gờ chấm Tiên Lãng” – với những phát biểu của các cấp lạnh đạo cao hơn như nêu trên thì thấy ngay đúng là “cùng một ruộc”, “đồng hội đồng thuyền” mà thôi
Thứ ba, về mặt đạo đức, họ là những người vô liêm sỉ. Trước hết họ vô liêm sỉ đối với người dân bình thường trong việc trâng tráo phát biểu những điều không đúng sự thực. Kế đó họ vô liêm sỉ ngay đối với bản thân khi nói dối bất kể hậu quả. Phải chăng họ đã lấy tấm vải đen hay hắc ín bịt kín lương năng, từ chối tự khinh bỉ vì họ tin rằng khi phát biểu như vậy họ sẽ không những không bị khinh bỉ mà còn được ca ngợi? Tính chất man dã, không còn là con người của những phát biểu dạng “Gu-gờ chấm Tiên Lãng” biểu hiện rõ nét nhất khi xét về mặt đạo đức.
Thếiu học, ngu xuẩn, sống trong ảo tưởng “quyền uy” đã hơn 30 năm vẫn tồn tại ở những quan chức từ cấp cao nhất cho đến cấp huyện, xã. Đáng thương thay!
Và cũng khốn khổ thay cho người dân Việt trong nước hiện được “lãnh đạo” bởi những kẻ có tầm cao văn hóa, tâm lý, đạo đức chỉ từ phần dưới thân thể trở xuống!

“GIANG HỒ ÐẤT CẢNG” VÀ SỰ THỰC VỀ MỐI LIÊN KẾT NGẦM

Nhịp Cầu Thế Giới Online   -Bài và ảnh: Hoàng Sơn, từ Hà Nội
(NCTG) “Có một sự thực đang diễn ra ở Hải Phòng là đang tồn tại một sự liên kết ngầm giữa chính quyền cơ sở và thế giới tội phạm. Chính quyền đã dung dưỡng và sử dụng những thành phần này như một công cụ để thay mình giải quyết những vụ việc như cưỡng chế đất đai, kiện cáo…, thậm chí cả trấn áp đe dọa”.
Một ngôi nhà dân tại Hải Phòng bị chính quyền “giải tỏa” thông qua sự thực hiện của “giang hồ”
Chiều mùng 5 Tết, bạn gọi điện: “Đi Nam Định, ra Hà Nội, lên Bắc Ninh rồi vòng về Quảng Ninh, làm mạch bài về lễ hội mày ơi! Cả nước đang lên đồng. Chửi bỏ mẹ cái bọn mị dân bằng thuốc lú tôn giáo đi”. Mình bảo: “Chán rồi. Năm nào chả thế, kệ xác nó đi”.
Mùng 7 (Âm lịch), mình bắt xe từ Thanh Hóa đi Hải Phòng. Xe khách vắng tanh, lưa thưa chừng mười lăm nhân mạng, kể cả mình. Sinh viên vẫn còn nghỉ Tết, người đi làm thuê kiêng đi ngày lẻ vì sợ xúi quẩy cả năm. Mình thì ngược lại, “ngày xấu” thì ít hành khách, xe rộng, nằm ngủ khỏe. Trời rả rích mưa cùng với cái lạnh 9 độ C khiến cho người ta có cảm giác nặng nề, buồn chán, dù đang còn chút ít không khí Tết. Gần bảy giờ tối, ra đến Hải Phòng, trời vẫn lất phất mưa. Vừa bước ra khỏi xe đã thấy lạnh thấu xương. Gã bạn đón mình ngay bến xe. Con Camry lặng lẽ lăn trên đường, phố sá thưa vắng, đang là giờ mọi gia đình ăn tối và xem thời sự.
Gã sinh năm 1972, tuổi Tý, hơn mình hàng chục tuổi. Ông bà thường bảo: “Con trai tuổi Tý thì tài”, công nhận gã có tài thật, nhưng hình như bao nhiêu cái tài thì gã đều dốc hết để sử dụng vào thế giới ngầm. Môi giới nhà đất, mở nhà hàng quán ăn, kinh doanh quán karaoke, bảo kê các bến xe trên địa bàn TP Hải Phòng, thậm chí có thời gã còn tham gia buôn pháo và súng ống gì gì đấy, và dĩ nhiên cũng không ngại máu me,… đám đàn em của gã đôi lúc ngồi nhậu, cao hứng rỉ tai mình thế. Mình không quan tâm đến điều đó lắm. Mình chỉ quan tâm rằng gã là bạn mình và chơi được, thế thôi.
Chưa thấy khi nào mà cụm từ “giang hồ đất Cảng” lại hot như hiện nay, chỉ cần gõ Google thì sẽ ra: 2.600.000 kết quả / 0.20s – con số đủ nói lên tất cả. Mình không biết những người có gốc gác cội nguồn Hải Phòng sẽ có thái độ phản ứng như thế nào về vấn đề này, nhưng nếu có thì chắc chắn rằng giới “giang hồ đất Cảng” (chữ dùng của báo chí?) sẽ phải biết ơn vô cùng một bộ phận của giới truyền thông báo chí, những cây bút-phóng viên mục Pháp luật (hay phá luật) đã PR miễn phí và nhiệt thành nhất, quảng bá “danh hiệu đất Cảng” đến tất cả độc giả trong lẫn ngoài nước với những pha cướp-đâm-chém-bắn-xử-giết như phim hành động. Thiết nghĩ ở đâu cũng có cái phức tạp của riêng nó, đâu cứ ở Hải Phòng, báo chí trong nước đôi khi đã thổi phồng lên quá đà.
Gã bạn mình là dân “cộm cán” ở Hải Phòng, quen biết cũng nhiều. Gã chơi tất, đủ mọi hạng người.
Biết ý định chuyến đi của mình, gã hỏi ngay: “Lại vụ đất cát ở Tiên Lãng chứ gì? Đang nóng đấy, chú mày viết đi. Nhưng muốn xuống đấy thì phải để tao đưa đi hoặc gọi điện trước đã. Bọn thằng Dũng “sẹo” đang ở đấy. Bọn nó được nhờ “bảo vệ” địa bàn. Thằng này tao biết, trước chơi với nhau. Cũng thuộc thành phần “không sợ máu” đấy”.
“Ai nhờ? Sao lại thế nhỉ?” – mình ngạc nhiên. “Chuyện dài lắm, nói không hết ngay một lúc được”.
Mình đã đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác và bị cuốn hút sâu vào câu chuyện của gã bạn kể. Mà có lẽ nếu nói ra thì không chỉ riêng mình mà bất kỳ ai cũng phải ngạc nhiên, mà rằng: sao lại thế được nhỉ, không thể, không lẽ nào,… Nhưng sự thực vẫn là sự thực, không thể không tin, nhất là sự thực đó được kể bởi chính người trong cuộc.
Đám giang hồ Dũng “sẹo” đã được nhờ (thuê) để “bảo vệ” (bảo kê) địa bàn – hiện trường sau vụ cưỡng chế nhà ông Vươn.
“Cụ thể là ai thuê?” – mình gặng hỏi. Gã bạn nhìn mình, cười: “Mày làm báo mà chả có tí nhạy bén nào. Thế còn ai vào đây nữa? Chính bọn cán bộ ở Tiên Lãng”.
Cũng qua câu chuyện của bạn mà mình còn biết thêm một điều rằng: đã từ lâu lắm rồi, ở Hải Phòng đã và đang tồn tại một sự liên kết ngầm giữa chính quyền địa phương và dân trong giới giang hồ, mà theo lời gã bạn là “để xử những thằng cộm cán, không chịu nghe theo pháp luật” (!). Và phải chăng đó cũng là lý do vì sao “giang hồ đất Cảng” hoành hành dọc ngang, bất chấp luật pháp? Những vụ cướp giết vẫn xảy ra như cơm bữa trên địa bàn? Họ đã được “đỡ lưng” bởi một thế lực ngầm.
Sự thực thì vụ giang hồ phá tan nhà ông Vươn và vơ vét sạch tài sản không phải là “ca” đầu tiên xảy ra ở Hải Phòng. Trước đó, đã rất nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra nhưng với mức độ không nghiêm trọng bằng, hoặc người dân bị đe dọa nên vụ việc rơi vào im lặng.
“Mày có muốn xem một vụ giang hồ vừa được thuê xử đẹp không?”.
“Ai thuê? Ở đâu?”.
“Bọn trên quận thuê. Mới gần đây thôi, nhưng trước cả vụ Tiên Lãng. Bọn giang hồ phá, còn công an… đứng bảo vệ vòng ngoài”.

Khi chính quyền và giang hồ “cùng làm”…
Mình thực sự bàng hoàng trước hiện trường “vụ giang hồ vừa được thuê xử đẹp” mà bạn nói. Ở vị trí mà bạn nói trước kia là 4 hộ dân với 4 căn hộ trong đó có 2 nhà 3 tầng, 2 nhà 2 tầng giờ chỉ còn là bãi trống còn trơ lại gạch, mảng bê-tông bị đập vỡ tan hoang, mà mới nhìn người ta ngỡ là đất giải phóng mặt bằng cho… dự án! Qua tìm hiểu được biết, đây là vị trí của các hộ dân có số nhà 562, 564, 566, 568 trên đường Ngô Gia Tự, phường Thành Tô, thuộc quận Hải An, TP Hải Phòng. Các hộ trên bị “giang hồ xử” vào ngày 23-12-2011 (trước cả “ca” ông Vươn ở Tiên Lãng). “Những hộ này không có sổ đỏ. Dọc cả khu phố Ngô Gia Tự này hơn 800 hộ cũng không có sổ đỏ. Nhưng các hộ kia họ biết điều, không bướng như mấy nhà này” – gã bạn châm thuốc hút.
“Ghê nhỉ. Nhưng sao họ không kiện?”.
“Kiện á? Có mà kiện củ khoai. Trên hỏi thì bảo đó là đất dự án, các nhà này lấn chiếm. Xong. Hôm đó vẫn có công an và… công văn hẳn hoi. Mà cÒn có gan để kiện không?”.
Mình choáng. Gọi điện cho mấy gã bạn ngay tắp lự: “Có vụ này găng lắm. Vào cuộc thôi”. Sau một hồi. Trả lời: “Lấy tư liệu hết về đây đi”.
Một tuần sau, mình trở lại Hải Phòng. Mình tìm gặp trực tiếp vị chủ tịch quận tên Hưởng. Mình đề cập ngay đến vấn đề “giải tỏa” 4 hộ dân một cách bất bình thường trên. Sau một hồi vòng vo, vị chủ tịch trả lời thản nhiên: “Đó là đất nhà ở trao đi bán lại nhiều lần, chúng tôi giải tỏa để làm dự án”. “Vậy sao hơn 800 hộ dân còn lại trên cùng trục đường đều không có sổ đỏ nhưng không giải tỏa luôn? Và sao giải tỏa lại không đền bù tài sản trên đất, dù đã có luật?”. Ngập ngừng một lát, vị chủ tịch quận trả lời: “Chúng tôi phát hiện đến đâu thì xử lý đến đấy, xử lý một lúc thì làm sao được, quận còn có nhiều việc phải làm”. Sau đó, ông chủ tịch quận hứa sẽ “nhanh chóng gửi toàn bộ hồ sơ công văn vụ cưỡng chế cho báo chí”, nhưng đến nay vẫn chưa thấy hồi âm gì.
Có một sự thực đang diễn ra ở Hải Phòng là đang tồn tại một sự liên kết ngầm giữa chính quyền cơ sở và thế giới tội phạm. Chính quyền đã dung dưỡng và sử dụng những thành phần này như một công cụ để thay mình giải quyết những vụ việc như cưỡng chế đất đai, kiện cáo,… thậm chí cả trấn áp đe dọa. Và dường như chính điều này đã khiến người dân – nạn nhân của những vụ việc nói trên lo sợ những thành phần này trả thù hơn là sợ luật pháp. Đến lượt mình, chính được sự dung dưỡng, “đỡ lưng” ngầm của chính quyền mà giới “giang hồ đất Cảng” mới thả sức hoạt động. Đó cũng là lý do giải thích vì sao mà hiện nay, Hải Phòng là một điểm nóng về tội phạm và an ninh trật tự xã hội trong cả nước.
Không biết với tư cách người đứng đầu và chịu trách nhiệm quản lý an ninh trật tự trên địa bàn thành phố, Giám đốc Công an, Đại tá Đỗ Hữu Ca có biết được sự thực này? Và khi đã biết thì liệu ông có muốn viết sách về nó không?!…
Bài và ảnh: Hoàng Sơn, từ Hà Nội

Siêu đám cưới và những đứa trẻ miền núi

Đánh đổ,đào tận gốc trố tận rễ bọn địa chủ và tư sản- Thì nay lại mọc ra” địa chủ tư sản XHCN”? còn hoành tráng gấp vạn lần bọn Tư bản.  (Dân gian quen gọi là : tư bản đỏ,thêm địa chủ đỏ)
 Tác giả: -ĐCV
Mình đọc trên Dân trí (ở đây) bài “Siêu đám cưới một thiếu gia gây rung động phố núi“, thuật lại cái đám cưới của “con trai nữ đại gia buôn bán xuyên quốc gia Nguyễn Thị Liễu” ở Hương Sơn, Hà Tĩnh với con gái của 1 đại gia ở Hà Nội, hiện đang du học tại Singapore… Đọc xong, chịu không nổi, phải mở cửa phòng, ra ngoài sân đứng hút thuốc.
Cái “siêu đám cưới” này được coi là khủng bởi có dàn xe rước dâu hoàng tráng khiến chiều tối qua (29/2/2012), hàng ngàn người dân Hà Tĩnh, sống hai bên Quốc lộ 8A, kéo dài từ ngã tư giao nhau giữa đường mòn Hồ Chí Minh và Quốc lộ 8A (thị trấn Phố Châu) lên thị trấn Tây Sơn, đã đứng chật đường ngó xem,làm Quốc lộ 8A nhiều đoạn bị tắc nghẽn.
Một người thân của chú rể cho biết, tổng trọng lượng số vòng trang sức mà cô dâu, chú rể đeo cổ lên đến 60 cây vàng
Cái “siêu đám cưới” ở Hương Sơn, Hà Tĩnh còn có sự tham gia biểu diễn của “ông hoàng nhạc Việt” Đàm Vĩnh Hưng cùng các ca sĩ hải ngoại tên tuổi như Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Quang Lê và MC Lê Anh, càng khiến dòng người kéo đến xem đám cưới dài dằng dặc. Hôn trường không thể đáp ứng chỗ ngồi, gia chủ phải đóng cửa, khiến hàng trăm người chen lấn, xô đẩy bên ngoài – Dân trí thuật lại…
Đoàn xe rước dâu
Tự dưng, nhớ lại những gì mình đã thấy, đã gặp, đã chứng kiến trên những nẻo đường miền núi, khi lẽo đẽo làm Chương trình “Cơm có thịt”, “Áo ấm cho trẻ em vùng cao”, “Gánh hàng xén lên miền núi”…
Mình nhớ đến con bé Sùng Thị Súa, 5 tuổi ở Trường Mầm non Dền Thàng (Bát Xát, Lào Cai), rúm ró trong cái áo ướt sũng, giữa trời rét 3 độ C bởi trận mưa ào xuống giữa quãng đường 30 phút trèo đồi từ nhà đến trường. Mắt con bé đờ dại, môi tím ngắt, răng lập cập và cả người nó, cứ ưỡn lên theo nhịp đập thoi thóp từ lồng ngực trái. Chỉ khi được khoác áo, trùm khăn của Khanh, Lana nó mới hé được mắt ra, nhìn tụi mình…
Mình đau đáu với cô giáo Mầm non điểm Trường Trà Phà (Sàng Ma Sáo, Bát Xát, Lào Cai) Trần Thị Lập, dắt 2 đứa học sinh 5 tuổi bé như cái nấm, bập bõm hiện ra trong sương mù đặc quánh Nhìu Cồ San, ra nhận áo ấm, ủng cao su, tất chân… thay cho mấy chục bé ở Trà Pha, đang thu lu ngồi đợi, bởi đường ra chỗ nhận quà quá xa, đến xe máy cũng không vào được. Nhận xong phần quà, cô Lập buộc chặt vào lưng, lại tất tả dắt 2 đứa trẻ “đại biểu”, trèo núi gần 1 tiếng đồng hồ, trong rừng, trong sương về với học sinh. Bóng 3 cô trò mờ dần, mờ dần trong sương lạnh, như chìm vào cõi hư vô, không thực…
Mình rưng rưng khi buổi sáng ở điểm chính Trường Mầm non Sàng Ma Sáo (Bát Xát, Là Cai), bọn trẻ con lếch thếch tay kéo quần, tay quệt mũi nhưng nách vẫn kẹp chặt mấy cây rau cải, chạy ùa vào cái bếp lợp gianh vách nứa, ấm ứ đưa cho cô giáo Phúc cây rau còn nguyên cả đất, để góp với cô giáo nấu cơm canh ăn buổi trưa…
Mình không thể quên cảnh lũ trẻ Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) nuốt nước bọt ừng ực, nhìn các cô tất tả chia cơm trưa; nhận được phần cơm thịt, chúng cắm đầu, ăn hùng hục, không đứa nào nói chuyện, không đứa nào nhìn ngang nhìn ngửa, loáng hết đã sạch bách bát cơm, phưỡn lưng xoa bụng, cất bát và ngoan lành cất bát, trải đệm rúc rích ngủ như chó con say sữa để chiều ngủ dậy, co ro trong trời lạnh đến 1-2 độ, ê a hát: “Em sẽ là mùa Xuân của mẹ…”.
Mình ghi vào trong dạ, dáng con bé Sao 8 tuổi học lớp 3 ở điểm Trường Hán Nắng (Pa Cheo, Bát Xát, Lào Cai) ngồi ngoan viết bài, trên lưng Sao, em bé 2 tuổi nằm gọn trong địu vải, cũng ngoan ngoãn gục trên đầu chị ngủ vùi. Bữa trưa của 2 chị em, chỉ là muôi cơm trắng, không có đến 1 hạt muối kèm thêm…
Những đứa trẻ miền núi đói khát
Mình vẫn in trong đầu những đứa trẻ con trên ngã ba biên giới A Pa Chải (Mường Nhé, Lai Châu), nghiêm nghị xếp thẳng hàng dưới cột tre treo cờ Tổ quốc, gượng nhẹ nhận từng chiếc áo ấm và thi nhau hít hà, tẩm mẩn ngắm nhìn món quà giá trị, lần đầu tiên có được…
Mình nghẹn lòng trước lũ trẻ con Tả Gia Khâu (Mường Khương, Lào Cai), loay hoay trước cái kẹo, hộp sữa không biết bóc, hút ra sao và à à ôm áo ấm, luýnh quýnh chạy lên dốc như đàn gà con, mang về khoe bố mẹ…
Mình nhớ bọn trẻ con trường bán trú dân nuôi Lũng Cú (Đồng Văn, Hà Giang), ngồi rúm ró trong bếp ăn chật chội, tay khoanh bụng chống rét, tay nắm thìa xúc mèn mén. Mỗi miếng mèn mén cho vào miệng, chúng lại khù khụ ho và hớt hải uống nước để nén thứ bột ngô, đã phải ăn thay cơm mấy tháng nay, vào trong bụng, lấy sức chiều lên lớp học tiếp…
Và mình không quên hình ảnh những em Quỳnh, em Thanh, em Huyền, em Tuyển, em Vân, em Lan cùng hàng trăm gương mặt giáo viên vùng cao khác, mừng đến cuống quýt- sững sờ, cứ loanh quanh chạy đi chạy lại khi thấy những chuyến xe chở hàng hóa, quần áo, thực phẩm lên cho học sinh.
Đàm Vĩnh Hưng và nhiều ca sĩ tới biểu diễn tại đám cưới
Và mình không quên những giọt nước mắt rơi vội vàng trên gò má của những “Cơm thịt viên”,”Hàng xén viên” sau khi lấp ló ngoài cửa, nhìn trộm cho bọn trẻ con ngoan ngoãn, tự nhiên xúc cơm thịt, chan canh nóng, đánh no bụng bữa trưa, mới được thụ hưởng.
Và mình cũng không quên những dòng email, những tin nhắn ngắn, những cú điện thoại gấp gáp, những cái trao tay trân trọng… của bao người từ trong đến ngoài nước, từ cụ già đến em nhỏ, từ 10.000 đồng dành quà sáng của em bé đến khoản lương hưu ki cóp của cụ già… cho “Quỹ Cơm có thịt” và “Gánh hàng xén lên vùng cao”…
Và mình đứt ruột trước thông tin: Chi phí “siêu đám cưới” của nhà “đại gia buôn bán xuyên quốc gia” vùng đất nghèo Hà Tĩnh khoảng hơn 25 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí cho rượu ngoại đã là hơn 2 tỷ; chi phí cho phần âm nhạc, ca sĩ là hơn 60.000 USD (khoảng 1,2 tỷ đồng)…
Lẩn mẩn nói cô Kế toán trong cơ quan tính toán. Cô bé cũng lặng người, nhìn ra cửa sổ khi biết phép tính của mình: “Một đứa trẻ con vùng cao, mỗi tháng được thụ hưởng 120.000 đồng/tháng để được ăn cơm có thịt. Vậy số tiền 2 tỷ mua rượu ngoại và 25 tỷ chi phí toàn đám cưới ấy, sẽ nuôi được bao nhiêu đứa trẻ con trong 1 tháng?”.
Kết quả là: 2 tỷ đồng tiền rượu sẽ nuôi được 16.666 đứa trẻ Mầm non trong 1 tháng
Kết quả là: 25 tỷ chi phí đám cưới sẽ nuôi được 208.333 đứa trẻ Mầm non…
Vẫn biết: Có tiền thì làm gì cũng được. Thế nhưng cứ rưng rưng muốn khóc, xót xa tận đáy lòng, khi nghĩ đến những lít nhít vùng cao đang chịu đói, chịu rét trên vùng cao miền núi, biên giới xa xôi…
Bài blog Mai Thanh Hải. Ảnh Dân Trí
Tiêu đề do Đàn Chim Việt đặt

Chiến tranh biên giới – 33 năm trước

Bùi Tín viết riêng cho VOA

Hình: AP
Đúng 33 năm trước, ngày 17-2-1979, chiến tranh nổ ra trên biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta. Năm nay, trong nước không có bài báo nào nhắc nhở bài học lịch sử chống bành trướng Trung Quốc, cũng không có tưởng niệm, thăm viếng nghĩa trang các liệt sỹ đã hy sinh.
Cuộc chiến biên giới phía Bắc- 1979 (Ảnh Đanchimviet)
Dạo ấy, hai cuộc chiến tranh biên giới, một ở biên giới Tây Nam giáp Campuchia, một ở biên giới phía Bắc, gắn bó chặt chẽ với nhau và đều do Bắc Kinh dạo diễn nhằm thôn tính và nô dịch nước ta, thực hiện mục tiêu chiến lược bành trướng xuống phương Nam.
Cần chỉ rõ dã tâm của thế lực bành trướng Bắc Kinh dùng nhóm Khmer đỏ Pol Pot ngay từ khi nhóm này chiếm Phnom Penh vào tháng 4-1975, gây nên phong trào tàn sát người Việt (cáp Duôn) rất man rợ, và thực hiện những cuộc lấn chiếm biên giới liên tiếp ở phía Tây Nam nước ta. Chiến sự biên giới gia tăng cường độ từ năm 1975 đến cuối năm 1978, theo nhịp độ Trung Quốc viện trợ vũ khí quy mô lớn gồm súng đạn, mìn, cối, pháo, tàu thuyền, máy bay và huấn luyện cho quân đội Pol Pot.
Tuần lễ cuối cùng năm 1978, khi quân đội nhân dân Việt Nam đánh thẳng vào Pnom Penh, cả 8.000 cố vấn và chuyên gia quân sự Trung Quốc vội bỏ chạy sang Thái Lan. Lúc ấy, sỹ quan Trung Quốc hầu như là người nước ngoài duy nhất có mặt ở Campuchia, ngài con số hơn một trăm chuyên gia thủy lợi Bắc Triều Tiên, còn lại là nhân viên ngoại giao của 5 sứ quán Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Lào, Rumania và Nam Tư. Sứ quán Trung Quốc to lớn, bề thế bao nhiêu – gồm 282 người – thì 4 sứ quán còn lại lèo tèo chỉ dăm ba người.
Những tài liệu của phe Pol Pot để lại chưa kịp hủy cho thấy 1 bản Hiệp định quân sự giữa 2 bộ tổng tham mưu về viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Campuchia trong 2 năm 1978 và 1979, gồm hàng trăm hạng mục, từ áo quần, trang phục đến súng đạn cho bộ binh, pháo binh, lựu đạn, bom, mìn, máy ra-đa, truyền tin, máy bay các loại, tàu tuần tiễu… Cố vấn Trung Quốc trước đó đều có mặt ở 18 sư đoàn bộ binh của Pol Pot để kềm cặp và chỉ huy.
Tập san “Cờ đỏ” của Pol Pot trong khi ca ngợi Mao hết lời, bình luận rằng lúc này là thời cơ tốt nhất để đánh bại Việt Nam, vì Việt Nam đang đói to, hỗn loạn do chiến tranh mới chấm dứt, nhất là theo Nga Xô, phản bội Trung Quốc, ắt sẽ bị trừng phạt rất nặng. Campuchia sẽ nhân dịp này giành lại đất của mình ở đồng bằng sông Cửu Long.
Cái nham hiểm của Đặng Tiểu Bình thật rõ ràng. Sự tàn bạo của Đặng cũng không có giới hạn. Đặng đã cho bộ hạ là Trần Vĩnh Quý – phó thủ tướng – và Đặng Dĩnh Siêu – phó chủ tịch nước, lần lượt sang tận Phnom Penh, ca ngợi cuộc cách mạng triệt để của chế độ này. Đó là xóa bỏ mọi vết tích của văn hóa tư sản bóc lột, đốt hết sách vở, hỏa thiêu thư viện quốc gia, xóa tiền tệ, ngân hàng, trường học, bệnh viện, đuổi hết dân về nông thôn làm ruộng, nêu cao khẩu hiệu “ có lúa là có tất cả”, dùng gậy gộc cuốc xẻng đập chết mọi kẻ chống đối, không bắn để khỏi phí đạn.
Cái ác của Đặng về sau thể hiện càng rõ trong đêm 4 tháng 6 năm 1989 khi nhân danh bí thư Quân ủy trung ương, Đặng trực tiếp ra lệnh cho 2 lữ đoàn xe tăng xông vào quảng trường Thiên An Môn, chà xích sắt lên hàng ngàn nam nữ sinh viên không vũ trang đòi tự do, trong đó có thanh niên trí thức vô danh tay cầm túi sách đứng trước đoàn xe tăng, được chụp ảnh và được báo Hoa Kỳ The New York Times coi là Nhân vật năm 1989, và cũng là Nhân vật Thế kỷ XX.
Về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nước ta, Đặng Tiểu Bình là kẻ đề ra chủ trương và đích thân chỉ đạo từng bước. Tháng 1- 1979, đang ở thăm Hoa Kỳ, Đặng đã tuyên bố rằng “bè lũ côn đồ Việt Nam” đã hiếp đáp nước nhỏ Campuchia và Trung Quốc “có trách nhiệm dạy cho chúng một bài học.” Khi về nước chính Đặng phát biểu khi giao nhiệm vụ cho 2 tướng Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí rằng đây là đòn trừng phạt cho nên phải đánh mạnh, giáng thẳng tay, tuy rằng hạn chế trong không gian và thời gian.
Đặng giải thích cuộc chiến tuy nhỏ nhưng nhằm 5 mục tiêu rất lớn, đó là: trừng phạt Việt Nam, đe dọa Liên Xô, kết than với Hoa Kỳ, cứu nguy Khmer đỏ và hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.
Trận đánh khởi đầu sáng 17- 2 -1979, đến ngày 16-3 Đặng ra lệnh lui quân, với phương châm 4 chữ “sát cách vô luận”, nghĩa là giết sạch không chút đắn đo phân vân. 30 vạn quân Tàu đang bị mắc kẹt trong núi rừng lạ lẫm bị bao vây, chia cắt, tiêu hao, lo sợ…sung sướng được lệnh lui binh. Theo lệnh trên chúng lao vào tội ác như điên dại.
Có thể khẳng định suốt mấy chục năm chiến tranh trên đất nước ta, chưa bao giờ và chưa ở đâu có cảnh giết người man rợ và phá hủy tài sản điên loạn như tại 6 tỉnh biên giới những ngày tháng 2 và tháng 3 năm 1979. Khói bom đạn chưa tan, chúng tôi lên Lạng Sơn, qua Đồng Đăng, lên Đông Khê, rồi Cao Bằng, một cảnh phá hoại triệt để vừa diễn ra. Chúng tôi lên Hà Giang rồi sang Quảng Ninh, đều thấy như vậy.
Đường sắt từng quãng ngắn bị đặt bộc phá cắt đứt. Dinh thự đổ nát tận nền móng. Nhà trẻ bị phá hủy đến từng chiếc nôi cũng bị chặt từng mảnh. Nhà trường, bàn ghế, bảng đen đều chẻ nát thành đống củi. Xí nghiệp thổ cẩm mấy trăm máy dệt không một máy nào còn nguyên. Mỗi gia đình cùng chung số phận. Bàn ghế giường tủ tanh bành. Áo quần, sách vở ra tro. Nồi niêu, soong chảo, bát đĩa bị đâm thủng, đập vỡ. Nghĩa là sự phá hủy có hệ thống mọi phương tiện của đời sống…Tất cả thúng mủng, thùng, chậu, lu, vại, chai, hũ…để đựng gạo, đậu, ngô, nước đều bị đập nát, chọc thủng, tan tành. Chúng vứt chuột, gà, vịt chết cho đến xác người xuống giếng nước trong, hồ ao, bể đựng nước ăn, làm cho cuộc sống thêm bội phần kinh khủng.
Nhưng kinh hoàng hơn cả là chúng kéo phụ nữ, từ bà già đến em bé 12, 13 tuổi vào hang, thay nhau hãm hiếp rồi bắn chết, vứt xác xuống vực thẳm, giếng khơi hòng phi tang. Đây là bộ mặt thú vật nhất của cái gọi là quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc của những Đặng Tiểu Bình, Hứa Thế Hữu, Dương Đắc Chí…rất nên trưng ra tại Bảo tàng quân đội ở Bắc Kinh.
Bộ Chính trị Đảng CS Việt Nam các khóa VII, VIII, IX, X, XI bị bùa mê thuốc lú ở Thành Đô – Trung Quốc (tháng 9-1991) làm cho mê muội rất nên xem kỹ lại những đoạn phim về các cảnh trên đây do các tổ làm phim phóng sự ghi lại, và ngẫm nghị về 16 chữ vàng mà họ cứ ôm giữ mãi.
Chính trong không khí kinh hoàng sôi sục căm thù uất hận nói trên mà Quốc hội họp tháng 12-1980 đã ghi trong Lời nói đầu bản Hiến Pháp năm 1980 câu sau đây: “ Vừa trải qua 30 năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hòa bình để xây dựng Tổ quốc nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Campuchia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong 2 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chống bọn phản động Campuchia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình”.
Theo yêu cầu của phía Trung Quốc tại Thành Đô, cả đoạn trên đã biến mất trong bản Hiến pháp năm 1992. Nhưng làm sao họ xóa được những tội ác rõ ràng trên đây.
Về chiến công của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu chống Trung Quốc và bọn tay sai diệt chủng của chúng ở Campuchia, không gì bằng là dẫn ra lời thú nhận của chính Đặng Tiểu Bình hồi ấy. Đặng cay đắng thú nhận quân Trung Quốc đã bị thua thiệt khi rút chạy nặng hơn là khi tiến vào đất đối phương. Rằng phía Trung Quốc không dám dùng một chiếc máy bay hay trực thăng nào, dù rằng có hàng ngàn máy bay đủ loại. Rằng bộ binh không có sức đột phá, không biết đánh hợp đồng binh chủng, lạc hậu tột cùng khi xung phong theo tiếng kèn thổi. Do đó đưa bao nhiêu xe tăng vào cũng bị diệt; tuy mới chỉ đọ sức với chủ lực của quân khu Việt Bắc, của bộ đội địa phương các tỉnh, với dân quân du kích các xã thôn mà đã chịu thương vong nặng nề, không thể ở lâu hơn, sau 2 tuần lễ đã phải tính chuyện bỏ chạy.
Đặng đã tỏ ra khôn ngoan, phê bình nặng nề Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí, thú nhận sự yếu kém toàn diện của quân giải phóng với mục đích là đòi tăng ngân sách quốc phòng trên quy mô lớn, đề cao sự cấp bách của phương châm 4 hiện đại hóa, trong đó cần ưu tiên cho hiện đaị hóa quốc phòng, cấp bách nhất là bộ binh, tiếp đó là phát triển hải quân cực kỳ trọng yếu nhưng còn rất yếu kém, trong khi không quân, tên lửa và thông tin quân sự đều còn ở xa mức hiện đại, tiên tiến.
Sau 33 năm cuộc chiến tranh biên giới, thế và lực quốc phòng của Trung Quốc vẫn ở trong trạng thái “ lực bất tòng tâm “. Chỗ yếu chí mạng vẫn là kỹ thuật quân sự còn có quá nhiều lỗ hổng và bất cập. Mới đây, Tập Cận Bình khi gặp Tổng thống Barack Obama cũng chỉ mong phía Hoa Kỳ nới lỏng một số phong tỏa kỹ thuật. Không thì Trung Quốc không có lối thoát.
Dư luận thế giới hầu như nhất trí cho rằng đường lối 4 hiện đại hóa của Đặng xét cho kỹ chỉ là con đường tự sát, vì kinh tế bắt đầu khó khăn, chạy đua vũ trang mù quáng, dốc tiền của vào chiếc thùng không đáy sẽ lắp lại con đường của Liên Xô thời Brezhnev, tự mình ghè vào chân mình, khi mức sống của dân Trung Quốc vẫn đang ở vào hàng thứ 97 của thế giới.
Nhân dịp này những chiếc loa rè ở Bắc Kinh ba hoa về sức mạnh Trung Quốc, đe dọa sẽ cho “bọn Việt Nam vô ơn” một bài học nữa, sẽ nghiền nát Việt Nam, sẽ chiếm Việt Nam trong 11 ngày…Thật ra đây chỉ là những tiếng la toáng lên để tự trấn tĩnh của những kẻ yếu bóng vía sợ ma.
Bài học 33 năm trước ở cả 2 đầu biên giới cho bọn xâm lược bành trướng vẫn còn nguyên giá trị.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

của Quỷ và Người

Người Quảng Nam (Danlambao) - Mãi đến cuối đời, ông Nguyễn Khắc Viện, một lý thuyết gia của cộng sản Việt Nam mới giật mình tỉnh ngộ là mình bị lừa, ông ta thảng thốt, “Hãy cùng nhau bước vào cuộc kháng chiến mới”, lần này ông chưa kịp kháng chiến thì phải… chết. Một người khác cũng có học, lại từ bỏ miền Nam ra Bắc theo cộng sản, nhưng khi thành công đến lượt chia phần thì phải bỏ của chạy lấy người. Không biết khi ngồi trên thuyền lênh đênh trên biển để tìm lại cái mình đã bỏ đi, ông Trương Như Tảng có trằn trọc, trăn trở, uất ức vì mình bị lừa?
Một trí thức nổi tiếng hơn, luật sư Nguyễn Mạnh Tường, khi hiểu ra mình bị lừa và lên tiếng phản đối thì ngay sau đó bị bỏ đói cho đến chết. Không riêng gì Việt Nam, ngay từ ngày đầu thành công của chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô, Leon Trotsky, lãnh tụ chóp bu của đảng cộng sản Liên Xô cũng phải chạy trối chết qua Mexico, nhưng sau đó đã chết tức tửi dưới tay các đồng chí của mình.
Họ là ai? Là những trí thức, lý thuyết gia học vấn cao, thậm chí uyên bác, nhưng khi đã bị những cám dỗ và lừa dối nên đành để thân phận của mình bị định đọat bởi bàn tay của quỷ!
Khi đưa ra học thuyết cộng sản, cả Karl Mark và Friedrich Engels cũng chỉ mường tượng về thế giới đại đồng và hoang tưởng về thiên đường chủ nghĩa xã hội. Để cho dể lừa đảo dân chúng, họ chỉ sắp xếp loài người vào hai nhóm: cai trị và bị trị. Hô hào con đường để tiến lên chủ nghĩa xã hội hoang tưởng chỉ có cách là dùng bạo lực để cướp chính quyền. Tiếp theo Marx và Engels, Lenin đã áp dụng thành công dùng bạo lực để cướp chính quyền và sau đó cũng không biết làm gì để xây dựng chủ nghĩa xã hội ngoài những điều vẽ vời trên giấy. Vì thế cả bọn dắt díu nhau đi, nhưng đi về đâu thì không ai biết! Chính vì không biết cách nào để tiến đến chủ nghĩa xã hội hoang tưởng, thế là cả đám rủ nhau đi ăn cướp và lừa đảo! Cho nên các quốc gia cộng sản luôn lấy màu đỏ làm màu chủ đạo cho lá cờ của mình, tượng trưng cho sự cướp bóc tàn nhẫn và đàn áp đẫm máu.
Sự lừa dối không những trong học thuyết mà còn bản chất của những người cộng sản. Theo tờ New York Times số ra ngày 22/6/2004 trong bài “Cuộc chẩn đoán đã phát hiện Lê Nin chết vì giang mai” (C. J. Chivers, “A Retrospective Diagnosis Says Lenin Had Syphilis”) lộ ra rằng, Vladimir Lenin, cha đẻ của cộng sản Liên Xô sau những tháng ngày bôn ba ăn chơi hải ngoại để rồi kết thúc đời mình bằng bệnh… phong tình. Tại Việt Nam, để tránh cho nhân vật cộm cán Hồ Chí Minh không chết vì cái lổ…chân trâu, nên chính quyền cộng sản đã xây dựng hình tượng một người không có vợ nhưng thực chất thì ai cũng biết ông ta có bao nhiêu vợ và con rơi rớt!
Sự nghèo đói và dốt nát là mảnh đất màu mỡ cho trộm cướp, lừa đảo phát sinh. Cả đám du côn mừng rơn khi chộp được một lý thuyết lừa đảo mới. Không chỉ riêng dân Nga vì thiếu bánh mì mà theo cộng sản, dân Việt Nam vì thiếu cơm ăn và ruộng để làm nên khi bị phỉnh dụ bằng cách: theo cách mạng đến khi thành công là được “một cặp trâu, mẫu ruộng” bèn a dua theo cộng sản một mớ! Với khẩu hiệu “cướp của người giàu chia cho người nghèo” làm cho đám du côn hí hửng thực hiện. Hơn thế nữa, sự nô lệ của quốc gia dưới ách đô hộ của Pháp làm cho quả lừa, “độc lập dân tộc” đã kích ứng những trí thức yêu nước. Và sự mù quáng, xáo động xã hội tại miền Nam Việt Nam trước 1975 đã kích thích cho ảo tưởng về chủ thuyết cộng sản. Thế là trí thức lâu nay chỉ biết trùm chăn nằm trong tháp ngà lại sáng mắt như con thiêu thân, từ bỏ tài sản, gia đình lao theo cộng sản, dấn thân vào con đường mờ mịt, tăm tối cho đến ngày hiểu ra thì đã muộn!
Cộng sản Việt Nam sinh sau nên thừa hưởng và phát huy tất cả những quỷ quyệt của cộng sản đàn anh. Ngay từ ngày đầu thành lập đã để tên là đảng cộng sản Đông Dương, nhưng sau đó thấy bất ổn trong việc lừa đảo bèn tự giải tán… bịp và chuyển tên thành mặt trận Việt Minh để lôi kéo trí thức yêu nước. Sau khi thành công bước đầu, chiếm đuợc miền Bắc, mặt trận Việt Minh lại lột xác thành đảng lao động Việt Nam, dân miền Bắc lại ngơ ngác và bị lừa. Rồi cả miền Bắc như “lên đồng tập thể” trong chiến dịch “cải cách ruộng đất”. Đến năm 1975, nhờ sự giúp đỡ tận tình nhưng thực chất là âm mưu xâm chiếm của Trung Quốc, cộng sản chiếm đuợc miền Nam, lúc này đảng lao động Việt Nam hiện lại nguyên hình là đảng cộng sản Việt Nam. Và dân miền Nam kể cả “cột đèn” cũng phải lén lút ra đi.
Sự sụp đổ của cộng sản Liên Xô đã đóng nắp quan tài cho chủ thuyết cộng sản, nhưng chưa đủ sức để hạ huyệt. Chủ thuyết cộng sản vẫn còn tồn tại ở châu Á dưới một biến tướng mới. Ngoài miệng vẫn hô to là người cộng sản chân chính, nhưng trong ruột là tư bản hoang dã của thế kỷ XIX. Đảng cộng sản đã trở mặt, thâu tóm quyền hành, chia chác lợi ích cá nhân và lại thực hiện khẩu hiệu, “cướp của nhà nghèo chia cho nhà giàu”, để củng cố địa vị cho nhóm độc tài cai trị mà họ dùng dưới danh từ mỹ miều, “nhóm lợi ích”. Sự bóc lột tàn tệ của Foxconn tại Trung Quốc buộc công nhân phải nhảy lầu tự tử, hoặc sự đối xử tàn nhẫn tại các khu công nghiệp Việt Nam buộc công nhân phải đình công, cướp đất tại khắp tỉnh thành buộc người dân phải chống lại. Cho thấy đảng cộng sản đã thành quỷ chuyên hút máu người, chứ không là đại diện cho người dân như đã rêu rao.
Một danh ngôn của Hoa Kỳ nói rằng, “Tất cả mọi người có thể lừa trong một lần và vài người bị lừa nhiều lần, nhưng tất cả mọi người không thể bị lừa nhiều lần” [1], người dân Việt Nam đã hiểu được bản chất lưu manh của cộng sản. Viết tuyên ngôn cộng sản, “Communist Manifesto”, chỉ cần có hai người, nhưng viết bản án chế độ cộng sản thì mỗi người dân Việt Nam đều tự mình cũng có thể viết được!
Nhưng đã là con người thì bản chất cũng dể bị thay đổi. Con người có thể không tin theo Phật, Chúa hay tôn giáo nào khác, nhưng con người phải tin theo một thứ, đó là tiền! Cộng sản đã đánh đúng vào lòng tham của con người, đó là ham muốn vật chất, ham hưởng thụ nhưng không cần làm việc. Trong truyền thuyết phương Tây, một người tên Faust đã bán linh hồn của mình cho quỷ để đổi lấy quyền lực và danh vọng. Cho nên “sự mặc cả với quỷ” hay là “Faustian bargain” luôn dùng để chỉ cho những kẻ hám lợi, háo danh. Họ bất chấp đạo đức, danh dự, liêm sỉ chỉ vì tiền.
Đối với dân nghèo, chủ nghĩa cộng sản là thiên đường, còn đối với những người cộng sản, các quốc gia tư bản nhất là Mỹ lại là thiên đường. Cho nên các quan chức cộng sản đều bòn rút, cướp bóc của cải của dân nghèo, tẩu tán tài sản qua Mỹ. Con gái của Stalin tỵ nạn tại Mỹ, con gái Võ Nguyên Giáp cũng tỵ nạn tại Mỹ và ca sĩ Tường Vy một thời “vót chông chống Mỹ” nay cũng đang liếm láp “bơ thừa, sữa cặn” tại Mỹ! Trong khi những người cộng sản lục tục ra đi tìm… tự do thì số người tỵ nạn cộng sản, một thời căm phẫn uất ức ra đi, nay lại lục tục trở về theo những cám dỗ của danh vọng, tước vị, họ trở thành nguồn cung cấp tài chính quan trọng để nuôi giúp cộng sản Việt Nam tồn tại, như ngày xưa một số người đã làm. Cứ thể chính quyền cộng sản chỉ cần đặt sẵn thớt và vung dao, dạng háng chờ đàn cá hồi… hương!
Nhưng suy cho cùng, so với lớp trí thức cha anh hồi xưa, ít ra họ đã dám hy sinh vật chất thấp hèn để dấn thân theo lý tưởng cao cả cho dù hoang tưởng. Thì ngày nay lớp có học tự xưng là trí thức chỉ biết quanh quẩn, quấn quýt, quằn quại trong những căn hộ đắt tiền, cuống cuồng trong vòng xóay của tiền bạc, dùng kiến thức để đổi chác lợi ích cá nhân, dửng dưng trước sự lụn bại, suy đồi của dân tộc. Trong bức thư gửi người thầy của con trai mình, tương truyền là của Abraham Lincoln, ông yêu cầu, “thầy hãy dạy cho con tôi biết bán bắp thịt và trí tuệ cho ai trả giá cao nhất, nhưng đừng bao giờ bán trái tim và linh hồn của mình” [2]. Nhưng đó là chuyện ở Mỹ, còn ở Việt Nam trong thời đại cộng sản ngự trị, giới có học sau khi bán được trí tuệ của mình, bèn moi tim và trút cả linh hồn ra bán tuốt cho quỷ, trơ trẽn đến tội nghiệp!
____________________________________

Chú Thích:
[1] Câu này được cho là của tổng thống Abraham Lincoln đọc trong diễn văn tại Clinton, Illinois, Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 1858, nhưng sau đó các sử gia Hoa Kỳ xác nhận là không phải.
[2] Một số người cho là tổng thống Abraham Lincoln đã viết lá thư này, nhưng các sử gia Hoa Kỳ xác nhận là không phải.

Báo cáo đồng chí TBT – “tụi nó” vi phạm quy định 19 điều cấm tiệt!


Dân Làm Báo – Dùng công quỹ để thông tin liên lạc vượt quá tiêu chuẩn nè (điều cấm tiệt số 15), lạm quyền, lãng phí nè (điều cấm tiệt số 8), tổ chức việc tang lãng phí nè (điều cấm tiệt số 19).
Túm lại hành động của “tụi nó” (gọi thế vì chúng không còn xứng đáng đứng trong hàng ngũ “chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam” của đồng chí nữa) là một minh chứng cho sự thiếu rạch ròi, minh bạch giữa công và tư, cũng là một dạng đặc quyền đặc lợi, theo kiểu một người làm quan cả họ được nhờ.
Yêu cầu đồng chí CHỈNH liền ĐỐN gấp…
*
Gửi công văn thông báo bố mất hay “lệ làng” Hà Nội?
Nguyễn Duy Xuân (Bee) Giật mình trước cái tin Sở GTVT Hà Nội ban hành công văn gửi đi khắp các ban ngành thành phố để bố cáo tin bố đẻ của một vị Phó GĐ Sở mất.
Lại sửng sốt hơn nữa khi nghe bà Chánh VP Sở Phạm Thị Mai Hồng cho biết việc ban hành văn bản này là “hoàn toàn đúng với quy định của thành phố đề ra” cho nên cần “phải làm công văn thông báo tới thành ủy, UBND HĐND, các sở ban ngành, các quận huyện trên địa bàn Hà Nội để cho mọi người đều biết”. Và đây là “qui định của thành phố nếu không làm công văn thì còn bị khiển trách, phê bình ấy chứ”. Nghe vậy thì suy ra ở Hà Nội còn có “lệ làng”.
Các địa chỉ mà Thông báo của Sở GTVT ghi được gửi đến 
Chuyện hiếu hỉ riêng tư mà nhân danh cơ quan công quyền gửi công văn để thông báo thì đây không phải là lần đầu. Dư luận đã từng phản ứng dữ dội về việc cha trưởng công an huyện Giồng Riềng, Kiên Giang mất, thông báo khắp tỉnh Kiên Giang. Nhưng đưa vào luật lệ của địa phương để buộc mọi người phải thực hiện thì có lẽ chỉ có ở Hà Nội. Nếu đây là sự thật thì khó có thể chấp nhận được.
Chuyện thăm hỏi, phúng điếu trong tang ma là đạo lí ở đời, điều đó không có gì phải phàn nàn. Cái mà dư luận phản ứng ở đây chính là sự nhập nhằng giữa việc công và việc tư, người ta nghi ngờ có chuyện lợi dụng cơ hội hiếm hoi để làm những việc vượt quá giới hạn đạo lí thông thường, mưu cầu lợi ích cá nhân. Ngẫm thấy, nếu đúng thật thì tủi cho những ông bố, bà mẹ của thường dân khi mất chỉ có tình làng nghĩa xóm chia sẻ, còn đây là cả hàng tỉnh, xe cộ ùn ùn vượt hàng trăm cây số về quê nơi bố sếp mất để thăm viếng.
Đây là một minh chứng cho sự thiếu rạch ròi, minh bạch giữa công và tư, cũng là một dạng đặc quyền đặc lợi, theo kiểu một người làm quan cả họ được nhờ. Sẽ không thành chuyện để báo chí lên tiếng nếu như tang chủ cứ việc đưa cáo phó lên các phương tiện thông tin đại chúng với tư cách cá nhân, gia đình.
Liệu một qui định như thế có nên tồn tại không khi chúng ta đang nỗ lực xây dựng một nền hành chính công trong sạch và minh bạch?
http://bee.net.vn/channel/1982/201202/Gui-cong-van-thong-bao-bo-mat-hay-le-lang-Ha-Noi-1825856/#.T073dIrFKFE.gmail
*
Không biết cái vụ này – báo cáo đến đồng chí hôm qua – đồng chí có thò ngón tay vào chưa:

“Chiến công” đầu tiên của Tướng CA kiêm Trưởng Ban Tôn Giáo Phạm Dũng?

Danlambao - Liên quan đến việc Linh mục Lui Nguyễn Quang Hoa bị đánh đập tàn nhẫn sau khi đi dâng lễ an táng ở làng Turia Yôp, xã Đăk Hring, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum, vào ngày 23/02/2012. Cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức cuối cùng về nguyên nhân và thủ phạm từ phía các cơ quan có chức năng.

Website Giáo Phận Kon Tum cho biết: 
Được biết, vùng này mỗi Chúa Nhật chỉ có một lễ tại Kon Proh 2, còn làng Turia Pêng nơi có hơn 400 tín hữu thì thi thoảng Cha Lý vào dâng lễ chui trong ngôi “chòi nguyện” khoảng hơn 30m2, mái nhà đụng đầu. Nơi đây các Cha vào làm lễ chính quyền địa phương không cho, nhiều lần họp dân, họp các Yao Phu, họ bảo các Cha đó ở xã khác, nên không được đến đây dâng lễ; nhiều lần dân làng làm đơn xin, Chính Quyền xã cũng không cho. 
Vết thương trên người Linh mục Nguyễn Quang Hoa sau khi bị đánh đập
Theo thông tin từ người dân kể lại, hôm đó có vài công an xã đến “tham dự” lễ tang. Khi lễ an táng kết thúc có một công an rút điện thoại ra và gọi cho ai đó, sau đó Cha Hoa bị đánh. Người dân ở đây rất bất bình khi linh mục đến dâng lễ an táng cho người thân của họ mà bị 3 kẻ lạ mặt đánh trọng thương. 3 kẻ này dân chúng biết là những kẻ đang trong giai đoạn chính quyền địa phương quản chế sau khi ra tù. (Nguồn:  Giáo phận Kon Tum Việt Nam)
Chiều ngày 29/02/2012, Đức Giám mục Kontum Micae Hoàng Đức Oanh đã đến xem xét lại khu vực mà Linh mục Lui Nguyễn Quang Hoa gặp nạn. Trên đường từ nhà nguyện quay về thì được “tiếp đón” bởi một nhóm công an huyện Đăk Hà, do ông Trần Văn Long – đội trưởng đội an ninh dẫn đầu với “khuôn mặt đầy sắc khí, mắt nhăn nheo và trợn trạo”, cùng một công an trợ tá trẻ và hai cán bộ người dân tộc khác. Ông Long cho biết: “Sáng nay công an tỉnh chỉ đạo công an huyện xuống để gặp “anh Hoa” ở dưới Gia Lai rồi.”
Cuộc “đón tiếp” của nhóm CA đối với Đức Cha Hoàng Đức Oanh
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên các linh mục ở Kon Tum bị côn đồ (hay quần chúng tự phát) hành hung. Và việc tổ chức các thánh lễ, các nghi thức cầu nguyện tại đây vẫn đang bị kềm kẹp bởi “chính sách tôn giáo” khá nghiêm ngặt.
Cần nhắc lại rõ câu nói của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội – Giuse Ngô Quang Kiệt rằng : “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải ân huệ xin-cho”. Để thấy rõ quan điểm của chính quyền Việt Nam hiện nay phần nhiều vẫn xem các hoạt động tôn giáo trước hết mang tính an ninh chính trị hơn là sinh hoạt tín ngưỡng thuần tuý.
Bằng chứng rõ nhất là việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa bổ nhiệm Trung tướng Công an Phạm Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II làm trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.

Tinh Thần Diên Hồng 2012


Tre Xanh (Danlambao) - Những ngày này trên đất Mỹ đi tới đâu cũng nghe xôn xao về việc ký thỉnh nguyện thư gửi đến Tòa Bạch Ốc.
Chuyện cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản mở những cuộc vận động cho nhân quyền, cho dân chủ tại Việt nam không phải là điều hiếm hoi. Cuộc vận động lần này, tuy mục tiêu không khác những lần trước, nhưng lại có nhiều điều mới mẻ, đáng mừng, đáng khích lệ.

1. Sự ủng hộ toàn tâm, toàn ý, toàn lực của mọi thế hệ người Việt từ mọi miền trên đất nước Hoa Kỳ.
Đây là lần đầu tiên có một cuộc vận động được sự tham gia nhiệt thành, tích cực của nhiều thế hệ trong từng gia đình, từ bậc ông bà cha mẹ cho đến các con các cháu. Một điều đáng khích lệ hơn nữa là sự dấn thân của thế hệ tiếp nối: thế hệ một rưỡi – giới trẻ không sinh ra tại Hoa Kỳ nhưng đến đây từ khi còn rất nhỏ, có nhiều em thông thạo cả hai thứ tiếng. Các em đã mạnh dạn và năng nổ tiến lên tiếp tay với thế hệ đi trước và sẵn sàng để tiếp tục nhiệm vụ đấu tranh cho nhân quyền, cho tự do dân chủ tại quê nhà.
Thật cảm động khi thấy các em, các cháu hàng hàng lớp lớp sau những giờ làm việc, những giờ học là rủ nhau ôm laptops tràn ngập các trung tâm sinh hoạt cộng đồng, trong nhà thờ, trong chùa, trước cửa chợ. Bất cứ nơi nào có quy tụ người Việt là có mặt các em, các cháu nhiệt tình giúp đỡ các cô bác, các bậc cao niên không quen sử dụng internet ký tên vào thỉnh nguyện thư.
Thật cảm động khi có những hôm trời lạnh dưới 0 độ mà các cụ già tóc bạc như bông vẫn kiên nhẫn xếp hàng ngoài trời lạnh giá chờ ghi tên ký thỉnh nguyện thư.
Thật cảm động trước hình ảnh những người vợ, người mẹ, những bà nội trợ tất tả đẩy từng chiếc xe chất đầy thịt, rau, bánh mì, trái cây ra khỏi chợ nhưng vẫn không quên ghé lại ký tên. Có một chị không biết làm việc ở một hãng xưởng nào đó đưa đến một danh sách 97 tên chị vận động được tại hãng làm. Những người mẹ, người vợ, người chị đó có lẽ chưa biết internet là gì, nhưng điều đó không ngăn được lòng chân thành của họ đối với đồng bào trong nước.
Những ngày này khi bạn bè người quen gặp gỡ, thay cho câu chào nhau, lời thăm hỏi chuyện gia đình, chuyện công việc thì lại hỏi nhau, “Tôi ký rồi. Anh, chị ký chưa?”
Cái tinh thần đó, sự nhiệt tâm đó như lây lan sang cả những em bé. Có ai xem đoạn phim ngắn trên youtube của một em bé 2 tuổi hát bài Anh Là Ai mà không cảm động? Ở cái độ tuổi ngây thơ đó dĩ nhiên là em không thể hiểu hết được những khổ đau, oan khuất của đồng bào trong nước dưới ách thống trị của đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng cứ trông em hát bằng tất cả sự nhiệt thành thì có ai có thể nói em không hát từ trái tim của mình?
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=DEci8j1NuGk


2. Đây là lần đầu tiên có sự phối hợp hiệu quả của các phương tiện thông tin truyền thống như báo, đài, TiVi lẫn phương tiện truyền thông thời đại @, thời đại của internet, của forums, của facebook, twitter, IM, ….
Mỗi người một tay, mỗi người một phương tiện, già trẻ lớn bé đều phấn khích vì cảm thấy mình được đóng góp một phần nhỏ cho một công cuộc lớn.
Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, hiệu quả đó mà cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Theo quy định, thỉnh nguyện thư phải có được ít nhất 25 ngàn chữ ký trong vòng 30 ngày. Nhưng chưa đầy 4 ngày chúng ta đã vượt con số đó. Chưa đầy 10 ngày chúng ta đã có số chữ ký kỷ lục, nhiều nhất trong số tất cả các thỉnh nguyện thư từ trước tới giờ. Bước sang ngày thứ 20, con số đó đã lên tới gần 100 ngàn. Nếu tính trung bình, không kể ngày đêm cứ mỗi giờ có khoảng 200 chữ ký, mỗi phút có 3 chữ ký, mỗi 20 giây có một chữ ký. Nếu nghĩ đến cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ không phải là một cộng đồng lớn so với các sắc dân khác thì thành quả này là một điều đáng hãnh diện.
3. Đây là lần đầu tiên không những các phương tiện truyền thông đã giúp cho đồng bào “biết” mà còn “biết cách”.
Trước đây bà con tại hải ngoại biết được tin tức trong nước qua báo đài, qua TiVi, qua internet, nhưng chưa biết cần phải làm gì để có thể giúp thay đổi cuộc sống của đồng bào trong nước, thay đổi vận mệnh đất nước.
Trong cuộc vận động lần này, không những chúng ta đã đặt ra được một mục tiêu chung rõ rệt mà chúng ta còn giúp nhau biết cách hành động một cách hiệu quả.
Trong cuộc vận động lần này, thông điệp chúng ta đưa ra rất đơn giản, rất rõ ràng và chính đáng. Chúng ta đòi hỏi chính quyền cộng sản Việt Nam (CSVN) phải trả lại quyền làm người căn bản cho đồng bào của chúng ta ở trong nước. “Nhân Quyền” là thông điệp chung của nhân loại tiến bộ, là điều được tôn trọng và bảo vệ hàng đầu ở mọi quốc gia tự do dân chủ và phát triển trên thế giới. Đưa ra thông điệp này là chúng ta sẽ có được sự đồng tình ủng hộ của thế giới. Chính phủ CSVN đã ký kết bản Tuyên Ngôn Toàn Thế Giới Về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc thì bổn phận trách nhiệm của họ là phải tôn trọng và thực thi cam kết đó. Chúng ta không đòi hỏi điều gì quá đáng hoặc “có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia” hay “can thiệp vào nội bộ của Việt Nam” cả. Việt Nam đã gia nhập Liên Hiệp Quốc thì phải ứng xử theo luật pháp quốc tế, chỉ đơn giản vậy thôi.
Hơn thế nữa, chúng ta còn biết cách trích dẫn những điều luật giao thương có liên quan đến vấn đề tự do nhân quyền để vận động sự ủng hộ của giới Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ. Chúng ta không đòi hỏi điều gì cao xa, cũng không kêu gọi họ phải sửa đổi hiến pháp. Chúng ta chỉ đơn giản yêu cầu họ áp dụng luật pháp đang hiện hành của Hoa Kỳ trong quan hệ đối tác với chính phủ CSVN. Về phía Việt Nam, một khi đã tham gia WTO thì phải tuân thủ theo tiêu chuẩn luật pháp quốc tế. Không có một đất nước tự do dân chủ tiến bộ nào lại có lợi ích ngoại giao khi giao dịch làm ăn, bắt tay với những bàn tay đẫm máu đồng bào của mình như bàn tay của chính phủ CSVN.
Một thỉnh nguyện thư phải tóm tắt trong 800 mẫu tự, bao gồm từng dấu chấm dấu phẩy, thì không thể chuyên chở hết những nguyện vọng của 1 triệu rưỡi người Việt tại Hoa Kỳ và của tuyệt đại đa số trong số gần 90 triệu người Việt Nam trong nước. Nhưng cuộc hội kiến với nội các chính phủ Obama tại Tòa Bạch Ốc ngày thứ Hai, 5 tháng 3 tới đây và cuộc vận động tại Quốc Hội Hoa Kỳ ngày kế tiếp, thứ Ba 6 tháng 3, sẽ là một bước khởi đầu, sẽ là một tiền đề cho nhiều cuộc đối thoại sau này giữa chính phủ Hoa Kỳ và cộng đồng người Việt. Thước đo đầu tiên cho thiện chí hợp tác của chính phủ CSVN sẽ là danh sách của hơn 600 tù nhân chính trị, tôn giáo, và lương tâm hiện đang bị giam cầm hay quản chế, bức hại tại gia. Với ống ngắm của giới Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ đang đặt vào chính phủ CSVN, liệu bọn họ còn có thể tiếp tục ứng xử bằng luật rừng như một lũ côn đồ được bao lâu nữa?
Có thể nói cơ may đang đến với chúng ta. Cuộc vận động lần này có nhiều khả năng thành công và có cơ hội mở ra một con đường sáng cho dân tộc Việt Nam vì chúng ta hội đủ 3 điều kiện: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Thiên thời:
Với cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan đã vào hồi kết thúc và phong trào dân chủ Arab Spring đang dần dần đem lại sự ổn định ở Trung Đông, Hoa Kỳ đã tạm rảnh tay để chuyển chính sách ngoại giao sang phía Châu Á Thái Bình Dương.
Cũng là một sự tình cờ mà chương trình thỉnh nguyện thư “We The People” được nội các của chính phủ Obama đưa ra chưa lâu, vào tháng 9 năm ngoái. Nhờ vậy mà chúng ta có được một phương tiện để kêu gọi đồng bào tham gia vào cuộc vận động trực tuyến trên bình diện rộng khắp cả nước, và đồng bào ở những nơi xa xôi, ít người Việt cũng có cơ hội tham gia.
Năm nay là năm bầu cử. Không những là nội các của Tổng Thống Obama mà các chính trị gia, các ứng cử viên Tổng Thống cũng phải chú ý tới hiệu quả tích cực của cuộc vận động của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ và những phương cách mà chúng ta sử dụng để đạt được sự ủng hộ đông đảo và nhiệt tình của cộng đồng người Việt từ khắp mọi nẻo đường trên đất nước Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn kỷ lục.
Địa lợi:
Tham vọng bá quyền của cộng sản Trung Quốc ngày càng lộ rõ và gây e ngại cho các quốc gia trong vùng. Từ Úc Đại Lợi tới Ấn Độ, từ Nam Hàn đến Nhật Bản, từ Philippines đến Thái Lan, các nước đều mong muốn Hoa Kỳ sẽ trở lại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Chúng ta kêu gọi thì cứ kêu gọi, vận động thì cứ vận động, nhưng dĩ nhiên là Hoa Kỳ phải đặt quyền lợi quốc gia của họ lên trên hết. Nhưng ngày nay, với Miến Điện đang dần bước vào quỹ đạo dân chủ thì mục tiêu kế tiếp sẽ là Việt Nam cũng là điều dễ hiểu. Khi những nguyện vọng của chúng ta phù hợp với chính sách quốc gia của Hoa Kỳ thì cơ hội thành công cũng tăng lên nhiều lần.
Nhân hòa:
Trong nhiều thập niên, chính phủ CSVN đã áp dụng chính sách “chia để trị”, không ngừng đưa ra những chính sách bất công, những điều tuyên truyền bóp méo sự thật để gây phân hóa trong chính đồng bào của chúng ta, tạo sự nghi kỵ chia rẽ giữa miền Nam miền Bắc, giữa đồng bào trong nước và “thế lực thù địch hải ngoại”. Nhưng ngày nay, phương tiện internet đã trở thành đại chúng; người dân trong nước đã có thể vượt tường lửa, ung dung lướt mạng trước mũi bọn an ninh. Những thông tin một chiều, thậm chí sai sự thật, của hơn 700 báo đài trong nước đã trở thành lạc hậu và kệch cỡm. Bàn tay kiểm duyệt không còn có thể che được ánh mặt trời của chính nghĩa. “Sự thật sẽ giải phóng cho bạn” (“The truth will set you free”); câu này thật chí lý. Đồng bào trong nước đã có thể nhận định được đúng sai, sự thật và dối trá. Và sự nhận thức chính là vòng tay liên kết những người Việt Nam yêu nước, yêu chuộng tự do dân chủ công lý từ khắp nơi trên thế giới. Chúng ta sẽ dần quên đi được quá khứ, bỏ đi được những định kiến để hướng tới tương lai. Những cuộc đấu tranh của đồng bào trong nước được sự theo dõi ủng hộ của bà con tại hải ngoại. Ngược lại, những cuộc vận động của bà con tại hải ngoại cũng được sự đồng tình, gởi gắm hy vọng của đồng bào từ trong nước.
Trong một ý nghĩa nào đó, cuộc hội kiến tại Tòa Bạch Ốc và cuộc vận động tại Quốc Hội Hoa Kỳ tuần tới cũng giống như một Hội Nghị Diên Hồng đương đại. Đại diện của người Việt từ khắp 50 tiểu bang, thuộc đủ mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, đại diện của giới báo chí truyền thông, của các hội đoàn, đoàn thể sẽ cùng hòa bước, cùng một nhịp tim, cùng một tấm lòng “Giòng Lạc Hồng xin thề liều thân liều thân”. Cũng có một số anh chị em trong nước buồn vì cảnh nồi da sáo thịt mà phải đi kêu gọi đến nước ngoài giúp đỡ. Nhưng biết làm sao hơn khi những kẻ mang danh “trị nước, chăn dân” nơi cái xứ CHXHCH VN cứ tai ngơ mắt lấp trước thống khổ của đồng bào, cứ tiếp tục dùng bạo quyền để áp chế dân lành, để cầm tù bức hại những người yêu nước thế cô? Điều nghịch lý là chúng ta lại phải đi xin người khác đòi lại cho dân ta điều mà chính cái nhà nước văn minh dân chủ gấp vạn lần bọn tư bản giẫy chết đã cướp mất của dân ta. Chúng ta chỉ mong sao người dân trong nước được trả lại quyền căn bản làm người. Một khi đã có được nhân quyền rồi tôi tin rằng, giống như một nút thắt lớn dược mở ra, những vấn nạn chính trị, kinh tế, giáo dục, xã hội … sẽ lần lượt được giải quyết. Tôi tin tưởng vào trí tuệ, vào bản lãnh, và quyết tâm của tuyệt đại đa số đồng bào trong nước sẽ đem lại những đổi thay khả quan cho đất nước, nếu như cho họ cơ hội – và điều đó phải bắt đầu từ quyền làm người. Họ phải thực sự được sống chứ không phải chỉ hiện hữu như những bóng mờ, không có tiếng nói, thậm chí không có quyền được ước mơ.
Ngày thứ Ba tới đây, khi hòa bước cùng dòng người tiến vào các văn phòng của toàn bộ các vị dân cử liên bang tại Quốc Hội Hoa Kỳ: 435 dân biểu và 100 thượng nghị sĩ, tôi biết trong tim tôi sẽ mang theo hình ảnh của chị Bùi Thị Minh Hằng, của anh Cù Huy Hà Vũ, của anh Điếu Cày, của anh Huỳnh Công Thuận, của Phạm Thanh Nghiên, của Paulus Lê Sơn, Đỗ Thị Minh Hạnh, Tạ Phong Tần, Việt Khang, của Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, và còn nhiều nữa, những người con đất Việt. Tôi sẽ cảm thấy như các anh, các chị, các em, các bạn sẽ hòa bước cùng tôi, mặc dù các anh chị em, các bạn không biết tôi là ai. Nhưng điều đó không thành vấn đề. Miễn là khi trái tim chúng ta còn một nhịp đập, khi trong trái tim chúng ta còn hình ảnh một đất nước Việt Nam, còn nuôi ước mơ cho một quê hương tự do dân chủ thì chúng ta đã rất gần nhau trong tâm tưởng rồi, có phải không?

Việt Nam sau hội nghị về khủng hoảng Đảng

Nguồn: Adam Bray – blog Cây Trứng cá  – Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
29.02.2012
Tuần này Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4 về Chỉnh đốn Đảng. Nó được triệu tập giữa không khí mà nhiều đảng viên xem như là thời kỳ khủng hoảng chính trị sau vụ cưỡng chế đất bê bối tại Hải Phòng. Sự kiện này đã làm thế giới quan tâm khi một nông dân và gia đình đã chống trả (không thành công) lại một lực lượng gồm 100 công an và binh sĩ bằng mìn tự tạo và súng hoa cải. Sự kiện này cũng nhấn mạnh không chỉ tinh thần sẵn sàng và kiên quyết của người dân chiến đấu vì tự do, mà còn làm rung động đến cốt tuỷ đảng cộng sản khi họ thấy rằng hành động nổi loạn này lại được số đông công chúng ủng hộ.
Những diễn giả và tài liệu trình bày tại hội nghị đều chú trọng vào “thế lực thù địch” và “những đe doạ bí mật vô hình” đối với Đảng Cộng sản cũng như lời dạy của Hồ Chí Minh, cho thấy một tâm lý hoang mang chung đối với tình hình chính trị hiện tại trong nước. Một số lãnh đạo bày tỏ lo ngại về những đồn đãi rằng các đảng viên đang bắt đầu đặt câu hỏi về tính thích hợp của chủ nghĩa Mác trong xã hội và kinh tế hiện tại của Việt Nam.
Tại hội nghị, giới lãnh đạo đảng đã không ngừng nhấn mạnh một cách ám ảnh về sự cần thiết phải “tự phê bình”. Phương pháp lý thuyết nhằm phát hiện những yếu kém của bản thân và tự sửa đổi vốn đã chẳng đem đến nhiều kết quả rõ ràng. Trong cuộc Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc, tự phê có nghĩa là sự sĩ nhục tàn khốc trước đám đông đối với các đảng viên (những người không được lãnh đạo ưu ái) hoặc một chuyến đi ngắn đến Cánh đồng Giết người trong chế độ Cực đoan Mác xít Pol Pot. Tuy nhiên tại Việt Nam, nó thường chỉ là việc đổ lỗi cho nhân viên, hoặc thừa nhận “thiếu tinh thần cách mạng và xa rời hành động thực tiễn”. . . rồi đi uống bia và hát karaoke với những cán bộ khác.
Có một số tuyên bố đầy hàm ý trong bản thông cáo báo chí chính thức của Đảng:
“Thứ ba, Đảng ta, bên cạnh mặt tích cực, phát huy bản chất và truyền thống tốt đẹp, đang đứng trước các yêu cầu, nhiệm vụ mới, phải khắc phục, đẩy lùi những yếu kém, tiêu cực, phức tạp gây băn khoăn, lo lắng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.”“Thứ tư, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá điên cuồng sự nghiệp đổi mới của đất nước ta nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh tình hình trên, Đảng ta luôn nhấn mạnh phải đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta.” “Nghị quyết Trung ương 4 tập trung vào 3 vấn đề cấp bách: Thứ nhất, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.”
Đảng Cộng sản Việt Nam sau hội nghị có vẻ bị rung chuyển nhưng vẫn vẹn toàn. Việc nó có thể tiếp tục đứng vững ra sao trong những tháng tới khi hiện tình kinh tế quốc gia đang suy giảm, vẫn còn đợi xem sao.

Vai trò của Toà Bảo Hiến trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền tại các nước Đông Âu (Đỗ Kim Thêm)

eThongluan  -“…Toà Bảo Hiến được hình thành và tổ chức ra sao, có chức năng gì và đóng góp nào trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền tại các nước Đông Âu, đây là một đề tài mà người Việt ít quan tâm…” Các nước Đông Âu đã du nhập mô hình dân chủ phương Tây và kinh tế thị trường của chủ nghiã tư bản hơn hai mươi năm. Khi từ bỏ chế độ chủ nghiã xã hội thì hiến pháp mới của các nước này không còn là một công cụ của Đảng Cộng Sản dùng làm phương tiện đấu tranh giai cấp và bảo vệ chuyên chính vô sản, mà là một cơ sở tạo nên một nhà nước pháp quyền để tổ chức bộ máy nhà nước hiệu năng hơn và là một cơ chế bảo đảm mọi tự do về sinh hoạt chính trị, kinh tế và xã hội cho toàn dân. Chính toàn dân mới có quyền tối thượng để quyết định vận mệnh dân tộc và hiến pháp hiển nhiên trở thành một phương tiện đấu tranh hợp pháp chống lại những bất công do nhà nước áp đặt. Hiện nay việc thay đổi hiến pháp và hệ thống pháp luật tại các nước Đông Âu cho phù hợp với việc phát huy dân chủ, tôn trọng nhân quyền và nền kinh tế thị trường đã hoàn chỉnh
Trong nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền vào thời kỳ chuyển tiếp, các nước này phải giải quyết với vô số vấn đề bất công trong quá khứ như giết người đối kháng và cưỡng chiếm tài sản để đem lại công lý cho nạn nhân. Quan trọng hơn là đặt lại vai trò lãnh đạo cuả Đảng Cộng Sản, báo chi tư nhân, kinh tế quốc doanh và quyền tư hữu trong khung cảnh mới. Khi tham gia sinh hoạt với cộng đồng quốc tế thì các nước này mong thu hút cảm tình của chính giới và đầu tư của doanh giới nên cũng ý thức phải tuân thủ luật quốc tế và các kết ước của mình. Một trong những cải cách pháp luật đặc biệt nhất là xây dựng Toà Bảo Hiến, một định chế hoàn toàn xa lạ vì hệ thống pháp luật chuyên chính vô sản không có kinh nghiệm và chuẩn bị thích hợp cho nổ lực này.
Nhưng Toà Bảo Hiến được hình thành và tổ chức ra sao, có chức năng gì và đóng góp nào trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền tại các nước Đông Âu, đây là một đề tài mà người Việt ít quan tâm Tiểu luận sau đây sẽ giới thiệu thật đơn giản những kinh nghiệm này và hy vọng sẽ là một đóng góp nhỏ trong việc thảo luận về thay đổi hiến pháp tại Việt Nam.
1. Thủ tục đề cử
Hiến pháp các nước Đông Âu quy định về thủ tục khá chi tiết và khác nhau ở từng nước. Tựu chung, các cơ quan hiến định tối cao có thẩm quyền đề cử chánh án mà vai trò quốc hội là quan trọng nhất. Theo thông lệ quốc tế Toà Bảo Hiến có khoảng từ 9 đến 12 chánh án, nhưng tại Slovakia đã quy định là 13 và Séc và Ba lan là 15 và tại Liên Xô là 19. Tại Rumania, vì theo mô hình của Pháp, nên thượng viện, hạ viện và tổng thống có quyển đề nghị 1/3 số chánh án. Tại Bungary vì không có hệ thống lưỡng viện nên 4 trong số 12 chánh án sẽ do đại hội đồng các toà án tối cao và toà hành chánh tối cao đề cử. Tại Séc tổng thống có quyền bổ nhiệm 15 chánh án nhưng phải thông qua Thượng viện. Tại Litauen tổng thống, quốc hội và chủ tịch toà án tối cao có quyền đề cử 1/3 chánh án.
Trước hết tên tuổi các ứng viên phải được công bố qua báo chí và một ủy ban quốc hội sẽ chuyên trách việc này, sau đó ủy ban sẽ báo cáo chung quyết lên quốc hội để quyết định. Tại Rumania các tiểu ban và văn phòng thường trực quốc hội có quyền đề cử. Ủy ban chuyên môn sẽ tiếp nhận danh sách này và chuyển tiếp để quốc hội quyết định. Tại Slovenia tổng thống kêu gọi dân chúng đề cử, khi người được đề cử chấp nhận sự đề cử thì tổng thống sẽ cứu xét danh sách và ông cũng có quyền đề cử những ứng viên khác. Tại Hung thủ tục tuyển chọn cũng tương tự. Một ủy ban chuyên trách tại quốc hộì gồm có đại diện của các tiểu ban và tuyển chọn theo thủ tục đa số với tỷ lệ 2/3.
Vai trò của các đảng chính trị cũng quan trọng trong thủ tục đề cử. Trên 200 đảng đã được tự do đi vào hoạt động trong thời kỳ chuyển tiếp, nhưng sinh hoạt còn quá yếu vì không đề ra được những chương trình hành động quy mô và thu hút công luận. Cho nên ảnh hưỏng của Đảng Cộng Sản vẫn còn quan trọng hơn kể cả trong việc đề cử ứng viên.
Sau khi Toà Bảo Hiến được thành lập thì toàn thể các chánh án bầu ra chức vụ chủ tịch toà và đại diện chủ tịch toà. Tại Rumania, Slovenia và Hung các chức vụ này có nhiệm kỳ 3 năm, sau khi mản hạn sẽ được bầu lại và do tổng thống bổ nhiệm.
Có bốn tiêu chuẩn chính để chọn lựa chánh án là quốc tịch, tuổi tối thiểu, trình độ chuyên nôn và tác phong đạo đức. Tại Slovenia và Slovakia tuổi tối thiểu quy định là 40 trong khi tại Hung là 45. Vấn đề khó khăn nhất là trình độ chuyên môn vì đa số các chánh án toà án nhân dân theo hệ thống xã hội chủ nghiã nên trình độ nhận thức về các vấn đề dân quyền, dân chủ và kinh tế thị trường còn hạn chế. Đây là một nan đề trong việc đề cử ngưòi có thực tài. Tại Ba lan đã có những chương trình tạo ngắn hạn dành cho các loại chánh án toà án nhân dân này.
Nhiệm kỳ của chánh án trung bình là 7 năm như tại Slovakia, nhưng là 9 năm tại Bungary, Litauen, Ba lan, Rumania, Slovenia và Hung. Chánh án không được quyền tái ứng cử mà chỉ có tại Bungary, Slovenia, Séc và Hung cho ngoại lệ.
Chánh án có quyền miễn truy cứu về trách nhiệm hình sự và hưởng quyền tự do ngôn luận khi hành sự. Khi bị bắt quả tang phạm pháp hay có đơn xin hủy bỏ quyền bải miễn thì ngoại lệ này sẽ không còn hiệu lực. Tại Ba lan, thủ tục này sẽ do 2/3 các chánh án của Toà Bảo Hiến quyết định nhưng tại Séc phải có sự đồng thuận của Thượng viện.
2. Cơ cấu tổ chức
Nhìn chung mô hình về cơ cấu tổ chức Toà Bảo Hiến đã theo hẳn Đức và Áo. Pháp gây rất ít ảnh hưởng ngoại trừ tại Rumania.
Về mặt tổ chức phân quyền trong nội bộ thì Toà Bảo Hiến của Đức có hai bộ phận là đại hội đồng (Plenum) và hội đồng xét xử chuyên trách (Senate). Slovakia, Séc và Hung đã theo mô hình này. Đại hội đồng của toà có nhiệm vụ giữ gìn sự thống nhất trong ngành tư pháp và án lệ cũng như có vai trò lảnh trách nhiệm chánh trị chung. Rumania chỉ theo thể thức đại hội đồng và không có hội đồng xét xử chuyên trách. Tại Ba lan ngoài đại hội đồng chánh án còn có các ban xét xử chuyên môn. Đại hội đồng chỉ chuyên trách các vụ tranh tranh chấp thẩm quyển giửa các cơ quan hiến định và các vụ kiện có màu sắc chính trị. Hội đồng xét xử luôn thay đổi theo từng chuyên đề hay do phân công. Tại Slovakia, Senat chỉ có nhiệm vụ duy nhất là một ủy ban tiên thẩm vấn đề tranh tụng để quyết định có nên đưa ra đại hội đồng xét xử hay không.
Các nhà lập hiến tại các nước Đông Âu xem Toà Bảo Hiến là cơ quan hiến định tối cao và hưởng sự tự trị trong thủ tục thiết lập ngân sách và vấn đề hành chính nội bộ.
3. Thẩm quyền xét xử
Kiểm soát tính hợp hiến
Có hai loại thẩm quyền xét xử tùy theo thời điểm nên được gọi là tiên kiểm và hậu kiểm. Thẩm quyền tiên kiểm của toà là kiểm soát tính cách hợp hiến của các đạo luật trước khi được ban hành. Ba lan, Hung và Rumania đã theo thủ tục này giống như Pháp. Các hiệp ước quốc tế trước khi được quốc hội phê chuẩn cũng có thể bị xét tính vi hiến, nhưng sau khi đã phể chuẩn, các ràng buộc về mặt pháp lý đã thành hình thì vấn đề cứ xét tính vi hiến không còn có thể đặt ra. Tại Ba Lan vấn đề này không được luật hiến pháp đặt ra cho đến năm 1997. Tại Bungary, Litauen, Rumania, Séc và Hung toà còn có thẩm quyền cứu xét tính cách hợp hiến của mọi biểu quyết hay hành vi của chính phủ hay quốc hội, dù không phải là luật, nhưng khi hậu qủa của các quyết định này có ý nghỉa quan trọng về phương diện chính trị.
Thực tế cho thấy xét tinh cách hợp hiến của một đạo luật là một vấn đề bắt buộc mà đôi khi có nhiều ý nghiã chính trị hơn là pháp luật. Tại Ba lan chỉ có tổng thống mới có độc quyền đề nghị xin cứu xét tính cách hợp hiến của một đạo luật hay một hiệp ước quốc tế. Tại Hung thủ tục cũng tương tự. Tại Rumania vấn đề thẩm quyền rộng rải hơn khi các cơ quan hiến định kể cà toà án tối cao cũng có quyền đề nghị xin cứu xét tính hợp hiến của một đạo luật.
Hiến pháp các nước Đông Âu còn cho phép toà xét tính hợp hiến của các văn bản dưới luật (Untergesetzliche Regelungen), một thuật ngữ của chế độ củ và còn được quen sử dụng cho đến ngày nay. Theo ý nghiã kỹ thuật của luật hành chánh phương Tây thì đây là một các loại văn kiện lập quy (règlement d´exécution) của cơ quan có thẩm quyền lập quy (pouvoir règlementaire) mà hiệu lực chỉ là để diễn giải và áp dụng các đạo luật do quốc hội có thẩm quyền lập pháp (pouvoir legislaltif) đã ban hành. Do đó, dù không là lập pháp, nó cũng bị cứu xét tính hợp hiến. Hệ thống luật pháp của chủ nghiã xã hội không minh định tam quyền phân lập với lý do là phân công nội bộ của Đảng, nên vấn đề kiểm soát thẩm quyền lập pháp và lập quy theo thủ tục luật hành chánh không được đặt ra đúng mức, nên sự trùng lấp là chuyện thông thưởng. Đây là một sai lầm về khái niệm mà không ai quan tâm. Khi dịch khái niệm các văn bản dưới luật sang Anh ngữ thì học giới lại dịch là by law. Đây lại là một sai lầm khác trong dịch thuật, vì by law được luật giới phương Tây hiểu là những luật do cơ quan điạ phương đặt ra, trong khi các văn bản dưới luật tại Đông Âu hầu hết do các cơ quan hành chánh trung ương có thẩm quyền lập quy soạn thảo. Sự sai lầm này vẫn còn tiếp tục và tạo nên nhiều ngộ nhận cho học giới khi đối chiếu.
Thẩm quyền hậu kiểm của toà có khác hơn tiên kiểm ở điểm là tính hợp hiến của một đạo luật sau khi luật đã ban hành, có hiệu lực áp dụng và phát sinh tranh chấp trong một tình trạng cụ thể. Hầu hết các Toà Bảo Hiến tại Đông Âu đều có thẩm quyền hậu kiểm này và được mở rộng khác nhau tùy từng nước.Tại Bungary tổng thống, bộ trưởng, và 1/5 đại biểu quốc hội, toà án hành chánh tối cao, toà phá án, chưởng lý (người đứng đầu ngành thẩm phán công tố) của bộ tư pháp có quyền xin cứu xét tính hợp hiến của một văn bản dưới luật. Tại Ba lan thẩm quyền này dành cho tổng thống, thủ tưóng, bộ trưởng, 50 dân biểu hoặc 30 nghị sĩ, chủ tịch viện kiểm soát kế toán, toà án hành chánh tối cao, tổng công đoàn và đại diện nghề nghiệp hay tôn giáo đều được hưởng tố quyền này. Tại Séc tố quyền tuỳ thuộc vào tính cách tiên kiểm hay hậu kiểm. Quyền xin tiên kiểm do tổng thống, 41 dân biêu hay 17 nghị sĩ đề xuất. Trong trường hợp hậu kiểm chỉ cần lảnh đạo hành pháp, hoặc 25 dân biểu hay 10 nghị sĩ là đủ số xin cứu xét. Đặc biệt nhất là chính Toà Bảo Hiến cũng có quyền tự khởi động để xét lại tính vi hiến các văn bản dưới luật này khi cần thiết.
Về kỹ thuật pháp lý thì mô hình của Áo trong thủ tục hậu kiểm tinh vi hiến là hoàn chỉnh nhất tại châu Âu, nên hầu như các nước Đông Âu đều noi theo. Toà án trong khi xét một vụ tranh chấp thực tế thấy nghi ngờ về tính vi hiến của một đạo luật sẽ ngưng xử và có quyền đề xuất xin xét tinh hợp hiến của đạo luật này trước khi áp dụng. Quyền thượng cầu này dành hầu hết cho tất cả các toà án thông thường, không phân biệt cấp độ. Nhưng Bungary, Ba lan quy định rỏ hơn là chỉ có toà án cao cấp mới có thẩm quyền này. Riêng Slovenia thì chưởng lý của bộ tư pháp, ngân hàng quốc gia và cơ quan kiểm soát kế toán trung ương cũng có quyền thỉnh cầu này.
Tranh chấp của các cơ quan nhà nước về thẩm quyền do hiến pháp phân nhiệm
Toà Bảo Hiến đảm nhận xét xử các việc tranh tụng giửa các cơ quan nhà nước liên quan đến các thẩm quyền do hiến pháp quy định. Về mặt cơ cấu tổ chức của các cơ quan nhà nước thì có hai hình thức là trung ương và địa phương, nên còn được gọi là thẩm quyền hàng ngang và hàng dọc. Tại Séc và Hung sự phân biệt theo lãnh thổ hành chánh tự trị hay phân cấp trung ương hay địa phương không là tiêu chuẩn đặt ra vì toà là cơ quan độc nhất xét xử các loại tranh chấp các vấn đề này. Thuật ngữ của các nước Đông Âu dùng đôi khi có khác nhau vì có nơi gọi là cơ quan trung ương, có nơi gọi là cơ quan nhà nước, tổ chức trung ương, cơ quan hiến định trung ương, nhưng nếu hiểu theo thuật ngữ cuả luật giới phương Tây thì đây là các cơ quan công quyền được hiểu chung là quốc hội, tổng thống, chính phủ và toà án.
Vấn đề tranh chấp thẩm quyển của các cơ quan có thể phát sinh trên hai trường hợp khác nhau, thuần về lý thuyết hay do tranh chấp trong thực tế. Trường hợp thứ nhất xảy ra khi phát hiện được một cơ quan tự ý vượt quyền do hiến pháp quy định, trường hợp thứ hai khi có tranh chấp thẩm quyền giử hai cơ quan mà toà phải xét thẩm quyển thuộc về cơ quan nào.
Slovenia, Séc và Hung quy định minh thị về thẩm quyền của toà để giải quyết các tranh chấp thẩm quyển về các cơ quan hành chánh tự trị điạ phương. Việc tranh chấp giửa toà án và cơ  quan nhà nước khác cũng được toà Slovenia, Séc và Hung đều có quy định minh thị, trong khi các nước khác coi loại tranh chấp này là thứ yếu.Tranh chấp về thẩm quyền giửa cơ quan trung ương và điạ phương ít có ý nghiã chánh trị trong thời kỳ chuyển tiếp.
Vi phạm dân quyền và nhân quyền của cơ quan nhà nước
Một trong những yếu tố thúc đẩy cho sự thay đổi chế độ tại Đông Âu là ý thức của người dân trước các vấn đề vi phạm nhân quyền, dân quyền, quyền công đoàn và quyền tự do kinh tế. Khi ý thức của người dân đã đủ mạnh để đòi hỏi nhà nước thực thi các quyền này, thì các hình thức đấu tranh bất bạo động đã chuyển biến làm cho các chế độ này cáo chung. Trong chế độ mới Toà Bảo Hiến trở thành một định chế tư pháp cao nhất của một nhà nước pháp quyền đang hình thành để bảo vệ nhân quyền và nhân quyền. Tố quyền của người dân là một thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng luật pháp vì các nước chuyên chính vô sản trước đây chỉ long trọng tuyên bố chuẩn nhận về mặt hình thức nhưng lại không có luật thủ tục tương tự để cho phép người dân hưởng tố quyền này trong thực tế. Người dân từ nay có quyền thỉnh cầu toà bảo hiến cứu xét tính cách vi hiến của một đạo luật hay một biện pháp bất công của nhà nước.
Rumania, Slovakia, Slovenia, Séc và Hung đã mở rộng tố quyền cho người dân khi có tranh chấp. Tại Ba lan sau khi thay đổi hiến pháp vào năm 1997 cũng đã chấp nhận tố quyền này. Một thuận lợi khác cho người dân là vì các nước Đông Âu đều là thành viên của Liên Âu và bị ràng buộc pháp lý với hiệp ước của châu Âu về nhân quyền, nên cho dù không có tố quyền trực tiếp trưóc toà án quốc gia, ngưòi dân có được hưởng tố quyền trực tiếp trước Toà nhân quyền thuộc châu Âu.
Các tố quyền cá nhân có nhiều loại hình thức khác nhau. Tại Slovenia quy định là cá nhân có tố quyền chống lại mọi quyết định, biện pháp hay các hành vi khác của toà án hay các cơ quan nhà nước hay các cơ quan hành chánh tự trị. Luật Séc ghi chỉ có các quyết định hay các hành vi các cơ quan nhà nước vi phạm quyền căn bản của người dân đã có hiệu lực pháp mới được toà cứu xét. Hảnh vi của nhà nước phải được hiểu là các cơ quan hành pháp và tư pháp. Thông thường thì cá nhân thỉnh cầu toà xác nhận là quyền tự do căn bản của mình bị vi phạm. Qua đó toà đề ra phương thức áp dụng luật cho phù hợp với hiến pháp.
Tại Slovenia, Slovakia và Séc vấn đề cứu xét tố quyền của cá nhân trước toà có phần phức tạp hơn vì lẻ các hành vi bi coi là vi phạm của các cơ quan nhà nước và toà án chỉ có giá trị gián tiếp cho việc xét tính cách hợp hiến của một đạo luật. Trước hết toà án xét xem là các tố giác của cá nhân có đủ gía trị để xết xử hay không trước khi đưa ra vấn đề cứu xét tinh hợp hiến của việc tranh chấp. Mục đích của việc tiên kiểm này là để tránh tình trạng hổn loạn vì sẽ có quá nhiều ngưòi dân đòi sửa hiến pháp và giảm gánh nặng cho toà án.
Đặc biệt nhất là tại Rumania nơi mà mọi người dân trong một tranh chấp pháp luật tại một toà án thông thường có tố quyền xin xét tinh vi hiến của một đạo luật được áp dụng trong việc phát sinh tranh chấp. Toà đang giải quyết tranh tụng bắt buộc phải trình quan điểm lên Toà Bảo Hiến để xin chung quyết trước khi tiếp tục xét xử.
Tại Ba lan vấn đề này được sửa đổi vào năm 1997. Tố quyền của cá nhân trưóc Toà Bảo Hiến chỉ chấp nhận cứu xét vấn đề khi quyết định của toà án đã có hiệu lực cưởng chế hay một hành vi chung quyết của cơ quan hành chánh. Dựa vào hiệu lực cưỡng chế này thì toà mới xét tính cách vi hiến theo nguyện vọng của nguòi dân.
Tố quyền nêu trên chỉ liên hệ đến một hành vi trong trường hợp cụ thể, nhưng tại Hung đã có một tiến bộ vượt bực khi cho phép bất kỷ ngưòi dân nào cũng có quyền xin xét tinh vi hiến của một đạo luật. Tại Ba Lan và Séc thì  hạn chế hơn khi luật chỉ cho phép xét lại các luật nội dung. Ngược lại vấn đề này không được đặt ra tại Slovenia và Slovakia.
Thời hạn để khởi động tố quyền tại các nước Slovakia và Ba lan là 2 tháng, trong khi Slovenia và Séc quy định là 60 ngày. Tại Hung các việc cứu xét không liên hệ đến tranh chấp thực tế thì không ghi thời hạn. Nhìn chung vần đề thời hạn để khởi kiện tại các nước Đông Âu kéo dài hơn tại Tây Âu.
Hiện nay chỉ có Slovenia và Séc chính thức công nhận thủ tục tố quyền được quy đinh theo Công ưóc quốc tế vể dân quyển và quyền chính trị ban hành vào ngày 16. 12. 1966. Hậu quả cuả sự công nhận này là sau khi toà quốc tế xác nhận vấn đề vi phạm, toà Slovenia và Séc phài có trách nhiệm cứu xét hậu qủa pháp lý của vấn đề.
Luật bầu cử  
Trước đây luật bầu cử không quan trọng vì quan điểm mác xít phê bình là luật bầu cử chỉ là hình thức lường gạt và mua bán của giai cấp tư sản và vi phạm vào nguyên tắc dân chủ nhân dân, nên cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là Đảng cử và dân bầu.
Ý niệm này đã thay đổi triệt để trong thời kỳ chuyển tiếp. Tử nay Toà Bảo Hiến có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về tình cách hợp pháp của các cuộc bầu cử quốc hội và các cơ quan nhà nước khác. Tại Slovenia thì Toà Bảo Hiến là cơ quan xác định kết quả bầu cử quốc hội và hội đồng dân cử điạ phương. Tại Séc, Hung và Bungary toà còn xét đến hồ sơ cá nhân của các ứng viên về điều kiện ứng cử. Tại Bungary, Litauen và Rumania toà còn có thẩm quyền xem xét kết quả việc bầu cử tổng thống. Rumania đã ảnh hưởng Pháp trong các luật thủ tục này, nên quy định khá chi tiết từ theo dõi tiến trình bầu cử và tuyên bố xác nhận kết quả. Tại Rumania, Slovakia và Hung toà có quyền kiểm soát việc thực hiện các cuộc trưng cầu dân ý.
Thủ tục bãi nhiệm các chức vụ dân cử
Thủ tục bãi nhiệm tổng thống được quy định trong hiến pháp các nước Bungary, Litauen, Slovakia và Slovenia, khi tổng thống vi phạm luật hiến pháp và các tội nghiêm trọng khác. Rumania và Séc quy đinh cụ thể hơn khi tổng thống phạm tội phản quốc. Tại Bungary toà có thẩm quyền trong các thủ tục bải nhiệm phó tổng thống, taị Slovenia toà có quyền này đối với thủ tướng và tại Litauen toà có quyền này đối với đại biểu quốc hội.
Các tổ chức chínhtrị
Các Toà Baỏ Hiến các nước Đông Âu đã theo mô hình của Đức trong cách giải quyết các vấn đề sinh hoạt đảng phái và các tổ chức chính trị. Tại Bungary, Ba lan, Rumania, Slovenia và Séc toà có thẩm quyền tuyên bố về tính cách hợp pháp và hợp hiến của đảng hay tổ chức chính trị. Quyết định của toà có hai hình thức. Theo hình thức thứ nhất như tại Slovakia và Séc thì toà án thông thường có thẩm quyền cứu xét vấn đề và phải có tố quyền xin cấm hoạt động thỉ toà mới cứu xét. Tại Bungary, Ba lan, Rumania và Slovenia thì chính Toà Bảo Hiến có thẩm quyền chuyên quyết. Tại Rumania chỉ có chủ tịch thượng viện và hạ viện mới có tố quyền này. Tại Bungary, Ba lan và Slovenia thì thủ tục khởi tố giống như thủ tục cứu xét tinh vi hiến.
Giải thích luật pháp
Toà Bảo Hiến là cơ quan tối cao có trách nhiệm giải thích luật hiến pháp và các luật khác. Hành pháp và Lập pháp có quyền xin toà giải thích. Riêng tại Ba lan thì cơ quan đại diện theo dỏi các vấn đề dân quyền cũng có được quyền này.
Các thẩm quyền khác
Ngoài ra toà còn có một số thẩm quyền khác như xét các tranh chấp liên quan thẩm quyền của các cơ quan hành hành và toà án, các tranh chấp thuộc phạm vi hành chánh tự trị điạ phương. Một loại thẩm quyền đặc biệt khác mà chỉ có ở Hung là khi quốc hội bất động trong công tác lập pháp khi có nhu cầu đòi hỏi hay đã được hiến pháp ủy nhiệm thì toà xét cứu xét tính vi hiến của sự thụ động này.
4. Vai trò của Toà Bảo Hiến trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền
Nếu sự sụp đổ chế độ ở nước Đông Âu là một cuộc các mạng triệt để và đã đem lại cho đất nước một sinh khí năng động, thì hiến pháp mới cũng mang đến cho các cơ quan nhà nước một cơ cấu và trách nhiệm mới, mà Toà Bảo Hiến là một thí dụ điển hình, vì toà đã đóng một vai trò quan trọng để đáp ứng với nguyện vọng của dân chúng là được sống trong một nhà nước pháp quyền và được luật pháp bảo vệ. Những thành tựu của định chế này trong tiến trình chuyển đổi hơn hai mươi năm qua và những thách thức còn lại cho tương lai có thể tóm lược như sau:
Toà Bảo Hiến Bungary hoạt động rất yếu trong những năm đầu tiên của buổi giao thời, không những vì trình độ chuyên môn mà còn vì tranh chấp giửa hai thế lực củ và mới trong nội bộ của toà không giải quyết tận gốc. Toà luôn giử thái độ dè dặt trước vấn đề nhạy cảm chính tri, nên người dân không tín nhiệm. Qua môt thời gian dài toà đã vượt qua nhiều thử thách và thể hiện dần được tinh thần độc lập tư pháp trong các quyết định. Đến năm 1996 toà trở thành một thành viên của hội nghị về soạn thảo hiến pháp châu Âu. Uy tín của toà có tăng lên qua thời gian gần đây trước những vấn đề nguyên tắc pháp quyền và dân chủ. Hiện thời tố quyển của người dân trước các vi phạm nhân quyền và dân quyền vãn còn hạn chế.
Toà Bảo Hiến Ba lan sau khi đi vào hoạt động đã giử vai trò quan trọng trong tiến trình chuyển hoá chính trị của của đất nước. Qua hệ thống án lệ và thành tích hoạt động, toà đã chứng tỏ là một định chế có uy tín chính trị và khả năng giải quyết vấn đề chuyên môn. Ngay cả trong thời còn chế độ chuyên chính vô sản, đôi khi toà đã bày tỏ được tính độc lập trong các quyết định liên quan đến chính trị. Trong những năm 1990-97 toà đã thụ lý hon 300 tranh tụng, trong đó có 60 vụ liên quan đền giải thích luật pháp. Các quyết định này là một cơ sở vững vàng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền trong thời kỳ chuyển tiếp. Thay đổi hiến pháp và luật về việc xây dựng Toà Bảo Hiến vào năm 1997 đánh dấu một chuyển hướng quan trọng trong tiến trình này. Luật mới quy định về tổ chức Toà Bảo Hiến được thay đổi theo hai nguyên tắc: thích nghi về vai trò và thẩm quyển của toà trước những nhu cầu đổi mới đòi hỏi và phát huy những thành tựu trong thời kỳ chuyển tiếp. Hệ thống án lệ của toà được tiếp tục triển khai, đặc biệt tư thế độc lập của toà trước các cơ quan hiến định khác được định hình và tôn trọng, nhờ thế mà toà gây đưọc tín nhiệm trong học giới và dân chúng. Đặc biệt nhất là sau năm 1997 tố quyền của người dân trong các vi phạm về dân quyền và nhân quyền được toà công nhận. Hiện nay vấn đề còn tồn động là các mối quan hệ giửa toà thông thường và toà bảo hiến. Toà thông thường có quyền xét tính vi hiến của một đạo luật nhưng trong mức độ nào vẫn còn là vấn đề cần được xác minh. Tựu chung, sự thay đổi hiến pháp và luật vể tổ chức Toà Bảo Hiến đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhà nước pháp quyền mà Ba Lan đã thành công trong thởi kỳ chuyển tiếp.
Toà Bảo Hiến Hung được coi là nổi bật đặc sắc trong tiến trình chuyển đổi theo ý nghĩa cao đẹp nhất của judicial activism theo luật giới phương Tây, vì toà đã tự cho mình một vai trò quan trọng và không đợi đến có tố quyền cuả cơ quan hay dân chúng mà toà mới khởi động. Toà đã đóng góp đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề bất công trong quá khứ, thí dụ như việc hoàn trả quyền tư hữu của nông dân bị cưởng chiếm đất đai trong thời kỳ tập thể hoá. Bất đồng cách giải quyết của quốc hội, toà đề xuất phải hoàn trả hay bồi thường trên căn bản luật riêng biệt, minh danh các trường hợp sai phạm cụ thể và không thể thông qua hình thức thủ tục thỉnh cầu tại quốc hội, trong khi nông dân lại có nhiều tiếng nói và có thể gây được ít nhiều áp lực hơn trong chính quyền. Trong việc đem lại công lý về các oan sai luật pháp, toà yêu cầu quốc hội không tạo tiền lệ nguy hiểm nhắm trả thù các cán bộ đảng viên của chế độ củ vì mục tiêu chính trị, vì toà dựa trên nguyên tắc bất hồi tố của hình luật. Toà theo dỏi lảnh vực truyền thông và nhân danh tự do báo chí mà yêu cầu chính quyền từ bỏ kiểm soát truyền thông. Toà đã tích cực hoạt động trong một khuôn khổ hiến pháp mới nên mọi quyết định được công chúng hoan nghinh và được tôn trọng là một thành phần đối trọng có tầm vóc với chính quyền và quốc hội. Hiện nay khuynh hướng can thiệp của toà trở nên dè dặt hơn so với trước đây, bắt đầu thiên về hoàn chỉnh các học thuyết và án lệ và ít can thiệp trực tiếp vào các vấn đề nóng bỏng chính trị, nên đưọc gọi là judicial self-restraint. Thống kê từ 1990- 2004 cho thấy toà nhận thấp nhất là 1098 hồ sơ trong năm 1994 và cao nhất là 2302 vào năm 1991, vượt quá khả năng làm việc của toà. Mối quan hệ của Toà Bảo Hiến và các toà thông thưòng còn là một đề tài cần được xác minh vì có hai quan điểm khác nhau giữa sự phân nhiệm theo hiến pháp hay phân công nội bộ khi cứu xét. Hầu hết các quyết định của toà án được Hành pháp thi hành. Thời gian gần đây có nhiều tranh chấp giửa Hành pháp và Toà Bảo Hiến về các quyết định liên quan đến vấn đề kinh tế gây nhiều bất lợi cho Hành pháp. Toà thường bị Hành pháp phê phán là thiếu thẩm quyền chuyên môn trong các vấn đề phức tạp do nền kinh tế thị trường phát sinh.
Toà Bảo Hiến Slovenia đã có ảnh hưởng quan trọng trong sinh hoạt chính trị, vì không chỉ tập trung  giải quyết các vấn đề còn tồn động trong quá khứ, mà còn cố làm sáng tỏ về giá trị cao cả của hiến pháp mới. Khó khăn của toà là xét tính hợp hiến của các văn bản dưới luật. Dù nguyên tắc tam quyền phân lập được xác minh nhưng trong thực thế còn có quá nhiều vi phạm vì hai lý do, một là do trình độ kỹ thuật lập pháp và lập quy của Hành pháp còn quá thấp và hai là khả năng kiểm soát của Toà cũng không thể đáp ứng kịp thời. Đến nay khái niệm về cơ sở hành chánh địa phương và thẩm quyền lập quy vẫn chưa được xác minh, đây là những vấn đề trong thể chế hành chánh của nhà nước Nam Tư củ để lại. Ngược lại, Toà Bảo Hiến của Slovakia bắt đầu thể hiện tính độc lập của mình đối với hành pháp và quốc hội. Điểm nổi bật là tố quyền đã mở rộng cho người dân trước các vi phạm về nhân quyền và dân quyền. Toà đã tiếp thu các chuẩn mực theo án lệ của Toà châu Âu, nhưng việc  áp dụng còn nhiều khó khăn.
Toà Bảo Hiến Séc đã bắt đầu hoạt động từ năm 1993 nhưng luật về thẩm quyền Toà Bảo Hiến được tu chỉnh rất nhiều lần để phù hợp với tình thế đòi hỏi, đặc biệt là để gia nhập vào Liên Âu. Toà không những là một cơ quan tối cao trong bộ máy nhà nước mà được ngưòi dân coi như là một định chế bảo vệ dân quyền và nhân quyền trước mọi vi phạm và tạo niềm hy vọng về sự an toàn luật pháp. Thay đổi quan trọng nhất tại Séc là khi quy định mối quan hệ thẩm quyền giửa toà thông thưòng và Toà Bảo Hiến. Khi có nghi ngờ về tinh vi hiến của một đạo luật, toà thông thường không được phép tự quyết định mà phải thỉnh cầu Toà Bảo Hiến giải thích vấn đề vi hiến trước khi quyết định trường hợp cụ thể, đặc biệt nhất là khi liên quan đến các vi phạn nhân quyền hay các hiệp ưóc quốc tế. Vấn đề lý thuyết này đã được quy định, nhưng áp dụng trong thực tế còn phải cần có thời gian chứng nghiệm.
Toà Bảo Hiến Rumania đã không đem lại nhiều thành tựu như người dân mong đợi vì tính độc lập của toà không được đảm bảo, mặc dù qua thời gian thẩm quyền của toà được mở rộng hơn so với trước đây. Thống kê cho thấy từ năm 1992-2005 toà đã cứu xét 4600 vụ tranh tụng mà xét tính vi hiến đã chiếm đến 4259. Tỷ lệ thắng các vụ xét vi hiến chỉ đạt được 6% cho thấy là quá ít so với tỷ lệ ở các nước Tây Âu. Khi giải quyết tranh chấp giữa quốc hội và hành pháp về các vấn đề tiên kiểm cho thấy toà có khuynh hướng thân hành pháp. Các quyết định này đã tạo bất bình trong đối lập và công luận. Khác với Ba Lan, hệ thống án lệ tại toà Rumania chưa có đóng góp nhiều trong việc xây dựng pháp quyền.
Thành tích của Toà Bảo Hiến Litauen không có gì là đặc sắc trong những năm đầu tiên và những khó khăn trong buổi giao thời không khác gì các nước khác. Nổi bật nhất là Toà đã chung quyết thủ tục bãi nhiệm tổng thống Rolands Paksas vào năm 2004 vì đã vi phạm nghiêm trọng luật hiến pháp. Đây là một tranh cải chính trị lớn nhất giửa quốc hội và tổng thống về giá trị hiến pháp ở Litauen. Một điểm son trong thành quả của Toà Bảo Hiến khi xác định vị vi phạm này và áp dụng thủ tục bãi miển để thể hiện tinh thần nhà nước pháp quyền.
5. Kinh nghiệm cho Việt Nam?
Một tin vui cho chúng ta là Việt nam đã bắt đầu thảo luận việc thay đổi hiến pháp, nhưng loại vấn đề nào sẽ được đặt ra, dựa trên tiêu chuẩn giá trị gì, trong chiều hướng và với chừng mực nào và tiếp thu kinh nghiệm của ai, và ai sẽ thảo luận với ai trong mối quan hệ nào, đó cũng là vấn đề cần quan tâm.
Nếu việc xây dựng nhà nước pháp quyền tại các nước Pháp, Đức, Anh và Hoa kỳ không thu hút được sự quan tâm của Việt nam, điều này cũng dể hiểu, vì lý thuyết thì quá trừu tượng, kể cả cho luật giới, mà sự cách biệt trong thực tế về bối cảnh lịch sử, truyền thống văn hoá, trình độ dân trí, phát triển kinh tế và tiến trình dân chủ cũng là những trở ngại chính.
Trái lại, tiến trình chuyển đổi của các nước Đông Âu là một bài học thực tế sinh động cho Việt Nam, vì lẻ cả hai cùng theo quan điểm về luật mác xít và có những khởi điểm trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Các vấn đề mới về vai trò lãnh đạo của Đảng, quyền sở hữu toàn dân, kinh tế thị trường, tôn trọng các nhân quyền và dân quyền, tổ chức bộ máy nhà nước hiệu năng với tam quyền phân lập mà các nước Đông Âu đã giải quyết xong cũng là các vấn đề mà Việt Nam đang và sẽ phải giải quyết.
Tuy giống nhau về hệ thống và khởi điểm nhưng Đông Âu và Việt nam vẫn còn có những dị biệt cơ bản về bối cảnh và tiến trình. Đông Đức có Tây Đức và Đông Âu có Tây Âu gần gủi về địa lý cũng như hậu thuẫn về chính trị. Cùng với sự tài trợ hùng hậu cho việc hội nhập nhưng cũng có những áp lực cực kỳ nặng nề về chính trị của Tây Âu mà Đông Âu không thể nào có những chọn lưạ khác hơn. Cái giá mà Tây Âu phải trả trong việc tài trợ toàn bộ các chương trình cải cách luật pháp là 11 tỷ Euro để hệ thống luật pháp của Đông Âu có được như ngày nay. Việt nam có Trung Quốc là bạn láng giềng và đồng tình ủng hộ về nhiều mặt, nhưng hệ thống luật pháp của Trung Quốc không có gì tốt đẹp hơn để Việt Nam đáng quan tâm và Việt Nam đang và sẽ phải trả cho Trung Quốc một cái giá hoàn toàn khác hẳn so với Tây Âu. Khi Đông Âu chấp nhận nền kinh tế thị trường của chủ nghiã tư bản, thì Việt Nam cùng Trung Quốc vẩn còn quyết tâm xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghiã xã hội. Nhưng phân biệt những thành tựu nào của Đông Âu mà Việt Nam dể tiếp thu chắc chắn sẽ là những vấn đề có khả năng thu hút hơn.
Chúng ta hy vọng rằng việc định hình cho Toà Bảo Hiến Việt Nam là một khởi điểm tối cần thiết và chính giới và luật giới sẽ quan tâm nhiều hơn nửa về những kinh nghiệm của Đông Âu để mang lại cho người dân Việt niềm hy vọng được sống trong sự an toàn pháp luật của một nhà nước pháp quyền văn minh vào thế kỷ XXI.
Đỗ Kim Thêm

“Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần II: Tham Gia Vào Chiến Tranh Pháp Việt 1950 – 1954” – Kỳ 6 (Nguyễn Quốc Vĩ)

eThongluan  -“… ý định công khai của Pháp về việc trao độc lập thực sự cho ba nước Đông Dương, và điều kiện đã được Pháp chấp nhận tại Berlin…”

a. Phụ lục của NSC 177  nêu lên câu hỏi can thiệp trong tình hình mới
Sau phần thứ hai của Báo cáo Erskine, Tổng Thống rõ ràng đã quyết định rằng Phụ Lục Đặc Biệt NSC 177, đã được thu hồi trong tháng 1 năm 1954, nên được phân phối lại để xem xét bởi Ban Kế Hoạch của Hội Đồng. 10/ Phụ lục của NSC 177 đưa ra sự lựa chọn cơ bản, giữa (a) chấp nhận mất Đông Dương, tiếp theo là những nỗ lực của Hoa Kỳ để ngăn chặn suy giảm hơn nữa của các vị trí an ninh của chúng ta ở Đông Nam Á, hoặc (b) trực tiếp hành động quân sự để cứu Đông Dương trước khi Pháp và Việt Nam thỏa thuận một giải pháp chính trị không thể chấp nhận được tại Geneva.
Trong sốcác chuỗi hành động thay thế được nêu trong Phụ lục, đặc biệt là có hai hướng chỉ đạo hành động của Hoa Kỳ trước khi Giơ-ne-vơ kết luận một giải pháp. Theo hướng đầu tiên, dựa trên việc Pháp đồng ý tiếp tục chiến đấu, Hoa Kỳ đã kêu gọi(1) tìm kiếm một giải Pháp-Việt về vấn đềđộc lập [của Việt Nam], (2) nhấn mạnh vào việc xây dựng một lực lượng bản địa với tư vấn và hỗ trợ vật chất của Mỹ, (3) yêu cầu Pháp duy trì các lực lượng của họ trên lãnh thổ như mức hiện tại, và (4) chuẩn bị để cung cấp đầy đủ lực lượng Hoa Kỳ để có thể thành công trong một nỗ lực chung. Quốc tế hóa chiến tranh sẽ được thảo luậnvới Pháp sau, do đó nên bỏ qua ngay lập tức những hành động phối hợp với Anh hay các quốc gia
Châu Á.
Giải pháp thay thế thứ hai giả định Pháp sẽ rút ra. Trong trường hợp này Hoa Kỳ có thể hoặc chấp nhận mất Đông Dương, hoặc thông qua mộtchính sách tích cực trong khi Pháp dần dần rút quân. Nếu  chúng ta chấp nhận bước thứ hai, đó là bước “tích cực nhất” sẽ đưa đến “đảm bảothành công lớn nhất “, theo NSC ước tính, sẽ phải tham gia với các lực lượng bản địa trong việc chống lại Việt Minh cho đến khi họ rơi vào”tình trạng các nhóm du kích phân tán.” Hải, Lục, Không Quân của Hoa Kỳ sẽ được cần đến.
Phụ lục đượ cdựa trên giả định rằng sự tham gia của Hoa Kỳ chống lại Việt Minh sẽ không kéo theo một can thiệp ồ ạt của Trung Quốc, sẽ không dẫn đến việc tham gia trực tiếp của Liên Xô, và rằng chiến sự tại Hàn Quốc sẽ không bị nổ lại. Nó thừa nhận rằng bất kỳ sự thay đổi nào trong các giả định nghiêm túc sẽ gây nguy hiểm cho sự thành công của các phương án đề xuất. Đặc biệt, lưu ý rằng sự tham gia của Hoa Kỳ sẽ làm tăng cao nguy cơ can thiệp củaTrung Quốc, và Trung Quốc nhập cuộc sẽ làm thay đổi hoàn toàn ngay lập tức tình hình quân sự và các yêu cầu về các lực lượng Mỹ.
b. Quân độ iđặt câu hỏi về tính khả thi của việc can thiệp bằng không-hải quân và đưa ra những nhu cầu cho lực lượng mặt đất  
Kết quả chính của các cuộc thảo luận trong Phụ lục Đặc Biệt của NSC 177 là đã đưa vấn đề chi phí về nhân lực và trang thiết bị trường hợp có sự tham gia của Hoa Kỳ vào thảo luận. Quân đội rất căng về quy hoạch dự phòng dựa trên giả định rằng Không quân và các lực lượng hải quân Hoa Kỳ có thể được sử dụng ở Đông Dương mà không có các lực lượng chiến đấu mặt đất. Tướng Matthew B. Ridglvay, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội, sau này đã viết trong Hồi Ký của ông, rằng ông đã khá băn khoăn khi nói chuyện trong giới quan chức cao cấp về việc chỉ sử dụng sức mạnh hải quân, không quân ở Đông Dương. Văn thư cho ý kiến của quân đội nộp cho NSC trong tuần đầu tiên của tháng tư năm 1954, lập luận như sau:
1 – can thiệp của Hoa Kỳ chung với các lực lượngchiếnđấuởĐông Dươngkhông phải làđiều mong muốn trong quân sự…
2 – Một chiến thắngởĐông Dươngkhông có thểđượcđảmbảochỉ bằng sự can thiệp vớilực lượngkhông và hải quâncủa Mỹ.
3 – Việc sửdụngvũ khí nguyên tửởĐông Dươngsẽkhông làm giảmsốlượnglực lượngmặt đất cầnthiếtđểđạt được mộtchiến thắng ở Đông Dương.
4 -  Bảysư đoàn Hoa Kỳ hoặctương đương, với sựhỗtrợhải vàkhông quân thích hợp, sẽđược cần đếnđểgiành một chiến thắngởĐông DươngnếuPháp rút và cộng sản Trung Quốc khôngcan thiệp. Tuy nhiên, kếhoạch can thiệp của Hoa Kỳ không thểdựa trêngiảđịnh rằngCộng sảnTrung Quốc sẽkhôngcan thiệp.
5 – Tương đươngvới 12 sưđoàn Hoa Kỳ sẽđược yêu cầuđểgiành mộtchiếnthắngởĐông Dươngnếu Pháp rút và Cộng sảnTrung Quốccan thiệp.
6 – Tương đươngvới 7 sư đoàn Hoa Kỳ sẽđược yêu cầuđểgiành mộtchiếnthắngởĐông Dương, nếungười Phápởlại vàcộng sản Trung Quốccan thiệp.
7 – Nhu cầu vềkhông quân và hỗtrợhải quâncho các hoạt độnglựclượngmặt đấtlà:
  1. Năm trăm phi vụ máy bay chiến đấu – ném bom mỗi ngày chỉ dành riêng cho việc chận đứng và ngăn chặn các phản kích của không lực địch.
  2. Khả năng không vận một sư đoàn.
  3. Hải vận đổ bộ một sư đoàn.
“8.  Hai sư đoàn Hoa Kỳ có thể có mặt ở Đông Dương trong 30 ngày, và 5 sư đoàn bổ sung trong 120 ngày sau có thể được thực hiện mà không làm giảm sức mạnh mặt đất của Hoa Kỳ ở vùng Viễn Đông đến một mức độ không thể chấp nhận được, nhưng khả năng đáp ứng cam kết của Hoa Kỳ với NATO sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong một thời gian đáng kể. Thời gian cần thiết để đặt 12 sư đoàn ở Đông Dương sẽ phụ thuộc vào các biện pháp chuyển vận vật liệu và nhân sự của chính phủ… ” 11/
c. “Giải pháp” của Bộ Quốc phòng-JCS: khắc phục sự yếu kém của Pháp
Đối mặt với ước tính rằng các hành động không, hải quân không thể đảo ngược được tình thế, và một  lực lượng mặt đất với kích thước thích hợp sẽ tác động đến các cam kết khác, Bộ Quốc phòng và JCS cho rằng giải pháp quân sự thay thế đã có sẵn trong trong tầm với của Pháp mà không cần yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp. Bộ Quốc phònglập luận rằng ba lý do cho tình hình của Pháp bị xấu đi là (1) thiếu ý chí giành chiến thắng, (2) miễn cưỡng đáp ứng nhu cầu độc lập thật sự của Đông Dương, (3) từ chối đào tạo nhân sự bản địa để lãnh đạo quân sự. Do đó Bộ Quốc phòng tin rằng sự tham gia sớm của Hoa Kỳ sẽ đưa ra những câu hỏi cơ bản liệu Hoa Kỳ đã chuẩn bị để gây những áp lực mạnh nhất lên Pháp, chủ yếu là trong bối cảnh châu Âu, để Pháp tại Paris và ở Đông Dương có biện pháp thích hợp để khắc phục những thiếu sót. Chỉ khi nào các biện pháp này đã được thi hành, Bộ Quốc phòng sẽ nghiêm túc xem xét việc cam kết đưa các lực lượng mặt đất của Hoa Kỳ để bảo vệ lợi ích của Pháp và ba nước Đông Dương. Tác động của quan điểm của Bộ Quốc phòng-JCS là thách thức quan điểm cho rằng một hành động quân sự nhanh chóng của Hoa Kỳ ở Đông Dương sẽ là khả thi hoặc cần thiết.
3.  Cách tiếp cận mới: “hành động thống nhất”
Tại thời điểm này chính quyền Eisenhower bắt đầu xem xét nghiêm túc việc mở rộng bất kỳ sự can thiệp quân sự Hoa Kỳ ở Đông Dương bằng cách làm cho nó thành một phần củamột liên minh tập thể cùng với các đồng minh châu Âu và châu Á. Bộ trưởng Ngoại Giao Dulles trong một bài phát biểu vào ngày 29 tháng 3 đã cảnh báo công chúng về tình hình đáng báo động ở Đông Dương và được gọi là”hành động thống nhất” mà không cần định nghĩa nó hơn nữa – những lời này:
Theo các điu kin ca ngày hôm nay, vic áp đặt vào khu vc Đông Nam Á h thng chính trca Cng sn Nga và đng minh Cng sn Trung Quc, bt c dưới hình thức nào, s là mt mi đe da nghiêm trng cho toàn b cộng đồng tự do. Hoa Kỳ cm thy rng không nên chp nhn khnăng đó mt cách th đng mà cn phải được đáp ng bi một hành đng thng nh tdù nó có thkéo theo các ri ro nghiêm trng, nhưng nhng ri ro này sẽ là ít hơn so vi nhng gì chúng ta s phi đi mt trong vòng mt vài năm tới nếu chúng ta không dám kiên quyết giải quyết nó ngày hôm nay.” 12/
Ủy Ban Đặc Biệ tvề Hoa Kỳ và Đông Dương của Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao W. Bedell Smith, mà nhóm làm việc Erskine đã báo cáo, đã ban hành một nghiên cứu ngày 02 tháng Tư. Báo cáo này đi xa hơn vấn đề giữ Đông Dương và đồng ý rằng bất cứ điều gì xảy ra cho số phận của khu vực, Hoa Kỳ nên bắt đầu phát triển một hệ thống phòng thủ chung cho khu vực Đông Nam Á. Trong ngắn hạn, Ủy ban Smith ủng hộ Hoa Kỳ tài trợ một hiệp ước phòng thủ chung chống lại sự xâm lược của cộng sản ở Đông Dương và Thái Lan.  Về lâu dài, đề nghị thúc đẩy”sắp xếp việc phòng thủ khu vực và chung ở châu Á được các cường quốc châu Âu có lợi ích ở Thái Bình Dương tham gia và bảo đảm.”  13/
Suy nghĩ của Bộ Ngoại giao vào đầu tháng 4 năm 1954 là không sai biệt đáng kể với Bộ Quốc phòng và Ủy ban Smith. Có lẽ nhiều sai biệt hơn so với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao quan tâm về phản ứng củaTrung Quốc về việc can thiệp quân sự của Mỹ. Nó kêu gọi sự thận trọng và đề nghị rằng trong bất kỳ loại”hành động thống nhất” nào, Hoa Kỳ phải đưa ra rõ ràng đối với cảTrung Quốc và các đồng minh rằng can thiệp sẽ không nhằm mục đích lật đổ, tiêu hủy của chế độ Bắc Kinh. Bộ Ngoại giao đề nghị: (1) không có quân đội Hoa Kỳ can thiệp cho thời điểm này, cũng không nên hứa gì với người Pháp, (2) tiếp tục lập kế hoạch can thiệp quân sự, (3) thảo luậnvới các đồng minh tiềm năng về khả năng hình thành một nhóm khu vực trong trường hợp giải quyết tại Geneva là không thể chấp nhận được. 14/
a. Quyết địnhcủa Tổng Thống chỉ ủng hộ”hành động thống nhất
Trong khi đó, Tổng thống quyết định, sau một cuộc họp với Bộ trưởng Dulles và Đô Đốc Radford, Chủ Tịch Tham Mưu Trưởng Liên Quân, với các lãnh đạo Quốc hội vào ngày 03 Tháng Tư, rằng Hoa Kỳ sẽ không thực hiện một can thiệp đơn phương. Bất kỳ sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ ở Đông Dương sẽ tùy thuộc (1) hình thành một lực lượng liên minh với các đồng minh của Hoa Kỳ để ” hành động thống nhất “,  (2) Pháp tuyên bố ý định tăng tốc độ giao trả độc lập cho ba nước Đông Dương; (3) Quốc hội phê duyệt việc tham gia của Hoa Kỳ (được cho là phụ thuộc điểm (1) và (2).
Những hướng dẫn về chính sách này chắc chắn đã ảnh hưởng NSC, tại một cuộc họp vào ngày 06 tháng 4, đã đưa ra các mục tiêu phần nào không tương thích rằng Hoa Kỳ(a) “can thiệp nếu cần thiết để tránh mất Đông Dương, nhưng lại ủng hộrằng không bỏ bước đi nào để giúp người Pháp tự mình đạt được một kết thúc thành công của cuộc chiến”, và (b) ủng hộ như một giải pháp thay thế tốt nhất cho sự can thiệp của Hoa Kỳ bằng một nhóm khu vực với sự tham gia tối đa của châu Á. 15/
Tổng thống chấp nhận các khuyến nghị của NSC nhưng quyết định rằng từnay trở đi của những nỗ lực chính sẽ được dành cho các việc: (1) Bộ Quốc phòng tổ chức tập thể [an ninh] khu vực chống lại Cộng sản mở rộng; (2) có được hỗ trợ của Anh cho Hoa Kỳ về các  mục tiêu ở Đông Nam Á; (3) thúc đẩy Pháp tăng tốc thời gian biểu của mình cho độc lập của Đông Dương. Tổng thống sẽ tìm kiếm sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ tham gia vào một thỏa thuận khu vực, nếu nó có thể được đặt lại với nhau, và trong khi đó kế hoạch dự phòng về huy động[nguồn lực cho chiến tranh] sẽ bắt đầu. 16/
b.   Từ chốican thiệp đơn phương
Vì vậy, bức tường thành [chống cộng] chính là nỗ lực của Pháp ở ĐiệnBiên Phủ, và câu hỏi ‘Hoa Kỳ sẽphải làm gì’ nay trở thành quan trọng khi chính phủ Hoa Kỳ không ủng hộsự can thiệp đơn phương. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ không muốn can thiệp tiếp theo phần trình bày của quân đội là chỉ dùng hải và không quân sẽ không thành công và lực lượng mặt đất sẽ là cần thiết. Kinh nghiệm gần đây của chiến tranh Hàn Quốc đã giảm nhẹ mạnh mẽ những chống đối về sự tham gia của Hoa Kỳ trong một cuộc chiến tranh trên đất liền ở châu Á. Hơn nữa, Tổng thống đã không sẵn sàng tham gia vào một việc mạo hiểm như vậy, trừ khi nó được bao che với phê duyệt của Quốc hội. Một phê duyệt như thế, tới phiên nó, lại phụ thuộc vào sự tham gia của các nước đồng minh. Do đó, Ngoại trưởng Dulles thực hiện nhiệm vụ thuyết phục các nước Anh, Pháp và các đồng minh châu Á tham gia vào một liên minh”hành động thống nhất”ở Đông Dương.


II. B. 1.
CỐ GẮNG TỔ CHỨC MỘT “HÀNH ĐỘNG THỐNG NHẤT”
MỤC LỤC VÀ NỘI DUNG
 1.   Hội nghị Berlin năm 1954
a.    Việt Minh của Việt Minh và thái độ của Pháp
b.    Đầu tiên Hoa Kỳ chống việc đàm phán
B-17
B-17
B-18
2.    Đoàn công tácEly(20-24 tháng ba)
a. Điện Biên Phủ bắt đầu
b. Chiến dịch Diều Hâu
B-19
B-19
B-19
3.        “Hành độngthống nhất” là một giải pháp thay thếhay đàm phánhay để Hoa Kỳ can thiệpđơn phương
a.    Sự hình thành của chính sách Mỹ
b.    Phản ứng đầu tiên của Đồng Minh trước việc “hành động thống nhất”
c.    Pháp kêu gọi Hoa Kỳ can thiệp ở Điện Biên Phủ (ngày 4, 5 tháng Tư)
d.    Hoa Kỳ quyết định không can thiệp đơn phương
e.    Anh phản đối “hành động thống nhất”
f.     Pháp phản đối “hành động thống nhất”
g.    Hủy bỏ Nhóm làm việc về Phòng Thủ Tập Thể Trong khu vực Đông NamÁ(20 tháng 4)
h.    Pháp tiếp tụcthúc giụcHoa Kỳcan thiệp (21 – 25 tháng Tư)
B-20 B-20
B-22
B-22
B-23
B-24
B-25
B-27
B-27
4.    Thế đứng cuối cùngHoa Kỳtrước khiHội Nghị Geneva bắt đầu
a.     Trao đổi với Pháp
b.     Trao đổi với Anh
c.     Quan điểm của Washington
B-28 B-28
B-29
B-30
5.  Đánh giá lạithuyếtDominosau khiĐiệnBiênPhủ B-30

Chủ quyền Tây Sa của Trung Quốc không tồn tại tranh cãi-việc trục xuất tàu cá đánh bắt trái phép của Việt Nam là chính đáng và hợp pháp

(Hoàng Sa của ta ,Trung cộng gọi Tây sa) Qua “cám ơn đi” Đây là tiếng nói chính thức của Trung cộng- Nó giữ dùm luôn Hoàng sa và khẳng định đấy-Làm gì nào? Cùng nó hữu nghị luôn cho thành “Quảng Nam” !!!??
2012-03-01 18:29:25     cri
Theo tin Đài chúng tôi: Ngày 1/3, tại Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhấn mạnh, chủ quyền Tây Sa hoàn toang không tồn tại tranh cãi, Trung Quốc trục xuất tàu đánh cá Việt Nam tiến hành đánh bắt trái phép tại vùng biển quần đảo Tây Sa hoàn toàn là việc làm chính đáng và hợp pháp.
Có tin cho biết, ngày 22/2, Trung Quốc dùng vũ lực đe dọa, ngăn cản tàu cá và 11 ngư dân trên tàu của Việt Nam vào tránh gió tại quần đảo Tây Sa, đồng thời đánh đập đập, lục soát và tịch thu tài sản của ngư dân. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng tới an toàn tính mạng của ngư dân Việt Nam. Trước việc này, Người phát ngôn Hồng Lỗi đã nhấn mạnh trong cuộc họp báo: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa và vùng biển chung quanh, chủ quyền Tây Sa không tồn tại bất cứ tranh cãi nào. Gần đây, cơ quan hữu quan Trung Quốc tiến hành xử lý theo pháp luật việc tàu đánh cá Việt Nam tiến hành đánh bắt trái phép tại vùng biển quần đảo Tây Sa, trục xuất tàu đánh cá là hoàn toàn chính đáng và hợp pháp. Điều cần nhấn mạnh là, Trung Quốc không hề sử dụng vũ lực trong qúa trình hành pháp, cũng không lên tàu đánh cá Việt Nam, thông tin hữu quan không đúng sự thực”.
Người phát ngôn Hồng Lỗi còn nói,đối với ngư dân Việt Nam thực sự gặp nạn trên biển, Trung Quốc luôn thể theo tinh thần nhân đạo, nhiều lần tiến hành cứu hộ, Việt Nam đã từng bày tỏ cảm ơn về việc này.
http://vietnamese.cri.cn/421/2012/03/01/1s169063.htm

Phi-li-pin nói sẽ không đẩy lùi việc gọi thầu khai thác dầu khí và chứng thực không có công ty Trung Quốc tham gia đấu thầu

2012-03-01 17:27:19   CRI Theo tin Đài chúng tôi: Ngày 29/2, Bộ Năng lượng Phi-li-pin cho biết, dự án gọi thầu khai thác 15 khu vực dầu khí Phi-li-pin đang triển khai hiện nay “sẽ không có bất cứ trì hoãn”, đồng thời chứng thực “không có công ty Trung Quốc tham gia đấu thầu”. Thế nhưng, Thứ trưởng Bộ Năng lượng Phi-li-pin Layug nói, công ty Trung Quốc cũng có thể tham gia dự án theo hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp trúng thầu.
Nhân dân Nhật báo Trung Quốc số ra ngày 29/2 ra bình luận viết, do một số trong 15 khu vực dầu khí kể trên nằm trên vùng biển thuộc quyền cai quản của Trung Quốc, nếu việc khai thác các khu vực đó trong tình hình chưa được sự đồng ý của Trung Quốc chắc chắn sẽ gặp phải rắc rối. “Ý chí bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc là kiên định bất di bất dịch. Khi cần thiết Trung Quốc tất sẽ giải quuyết vấn đề bằng biện pháp cần thiết”.
Vì vậy, ông Layug nói, quan điểm của Phi-li-pin là các khu vực tiến hành gọi thầu không nằm trong “khu vực tranh chấp”, mà “nằm ở Palawan”. “Về tính hợp pháp của yêu sách Trung Quốc ” sẽ do Bộ Ngoại giao Phi-li-pin xử lý, còn Bộ Năng lượng Phi-li-pin thì chuyên trách việc thăm dò dầu khí thừa ủy quyền của Tổng thống, sẽ tiếp tục thúc đẩy dự án đấu thầu năng lượng”.
http://vietnamese.cri.cn/421/2012/03/01/1s169027.htm

Điều Trần Quốc Hội Liên Bang Úc – Khối 8406: Nhân Quyền Không Đủ – Cần Dân Chủ Tự Do. S

Phạm Anh Tuấn 8406 – DienDanCTM http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/03/8406te1baa1iqhuc51.jpg?w=300
Khối 8406 đang sửa sọan để vào cuộc Điều Trần
Sáng thứ sáu 24/02/2012 vào lúc 11 giờ 30, Khối 8406 được mời ra điều trần trước Tiểu ban Nhân Quyền nhằm giúp cho Chính Phủ Úc có thể đối thọai một cách hiệu quả hơn với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Buổi điều trần đựơc Dân biểu Laurie Ferguson chủ tọa, cùng hai Dân biểu Philip Ruddock và Michael Danby.  Cả ba Dân biểu đều là những chính trị gia thâm niên của lưỡng đảng có những quan hệ gắn bó gắn bó với Cộng Đồng Việt Nam. Tiểu Ban Nhân Quyền, tổ chức cuộc điều trần này, là một tiểu ban trong Ủy Ban Ngoại Giao, Quốc Phòng, và Thương Mại mà Dân biểu Danby là chủ tịch.
Về phía Khối 8406 có Tiến sỹ Lê Kim Song từ Tây Úc, ông Phạm Anh Tuấn từ NSW, cô Dáng Thơ, ông Châu Xuân Nguyễn, ông Trần Đông và ông Nguyễn Quang Duy ở Victoria.
Được biết trong cùng ngày, ngòai Khối 8406, tham dự cuộc Điều trần còn có Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu, Quỹ Tù Nhân Lương Tâm, Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao động, ông Luke Donnellan, dân biểu tiểu bang Victoria và bà Đào Quỳnh.
Trước khi vào cuộc điều trần, Khối 8406 đã đến thăm ông Luke Donnellan, dân biểu tiểu bang Victoria. Ông là một người bạn luôn gắn bó với cộng đồng và phong trào dân chủ Việt Nam và cũng sẽ điều trần vào buổi chiều cùng ngày.
Nhìn chung các dân biểu cũng như nhân viên Quốc hội Liên Bang đều tạo nên một không khí rất cởi mở, thẳng thắn và thông cảm trước, trong và sau buổi điều trần. Chúng tôi rất cám ơn các đóng góp của mọi người, nhất là ông Philip Ruddock luôn niềm nở với mọi người.
Cuộc điều trần bắt đầu vào  đúng  11 giờ 30, có thể vì tin rằng Khối 8406 là một tổ chức chính trị nên buổi điều trần đã chuyển từ điều trần nhân quyền sang điều trần chính trị. Các thành viên Khối 8406 đã trả lời mọi câu hỏi để Quốc Hội Úc có thể hiểu rõ hơn về tình hình chính trị tại Việt Nam.
Ông Laurie Ferguson đã mở đầu phiên họp bằng cách giới thiệu những người phía Tiểu ban. Ông Nguyễn Quang Duy đã cám ơn được Tiểu Ban tạo cơ hội để Khối 8406 được điều trần và giới thiệu từng người trong nhóm.
Tiếp đến, cô Dáng Thơ đã đọc lời mở đầu cho thấy tình trạng nhân quyền càng ngày càng trở nên tồi tệ. Cô nhấn mạnh đến ba trường hợp cấp bách cần được lưu ý là (1) Linh mục Nguyễn Văn Lý sức khỏe đang xuống dốc mà nhà cầm quyền cộng sản lại từ chối chăm sóc y tế (2) việc cưỡng bức bắt giam bà Bùi Thị Minh Hằng và (3) việc bắt giam nhạc sỹ Việt Khang. Cô cũng đề cập đến trường hợp nhà báo Điếu Cày Nguyễn văn Hải. Cô nhắc nhở tiểu ban nhà cầm quyền cộng sản không tôn trọng nhân quyền, không tôn trọng những gì họ ký với quốc tế.
Ông Châu tiếp lời trình bày quan điểm của khối 8406 cùng đề nghị 8 điểm để giúp tăng cường hiệu quả của những cuộc đối thọai Việt Úc. Ông Châu đặc biệt nhấn mạnh đến việc thành lập ban hành động với sự đóng góp nhân lực của cộng đồng, và cần liên kết việc viện trợ cho Việt Nam với nhân quyền, không thể tiếp tục viện trợ vô điều kiện.
Ông Philip Ruddock cho biết có một điểm giống nhau của các nhóm điều trần, là đòi hỏi Tòa Đại Sứ Úc phải tích cực làm việc vậy họ phải làm gì?  Ông Châu cho biết các nhân viên của Đại sứ Mỹ ở Việt Nam thường viếng thăm các tù nhân chính trị và gia đình, còn phía Úc chưa có nhân viên đi thăm. Ông Michael Danby cho biết dân biểu Luke Donnellan đã đi thăm. Ông Châu đồng ý nhưng đòi phải có nhân viên cao cấp của tòa Đại sứ Úc.
Khi ông Ruddock hỏi khối 8406 là gì? Tiến Sỹ Song nói về sự thành lập của khối vào ngày 8/4/2006, với 118 thành viên. Tiến Sỹ Song nhấn mạnh là mặc dù khối đã không phát triển thành một lực lượng lớn trong gần 6 năm qua, nhưng tinh thần của khối không bị suy suyển và thành viên của khối không bị sút giảm.
Ông Ruddock muốn biết là khối 8406 có phải là một tổ chức chính trị hay không ?  Ông Duy trả lời là không và nhấn mạnh là khối 8406 là tập hợp những người yêu chuộng tự do dân chủ, và là tập hợp đầu tiên được công khai thành lập từ trong nước và phát triển ra hải ngọai.
Ông Ruddock muốn khai thác kỹ về đề tài có phải khối 8406 là một tổ chức chính trị khi hỏi cái gì đã gắn bó các thành viên của khối. Ông Châu cho biết khối 8406 là tập hợp những nhà đối kháng. Qua đó ông Duy có đề cập đến một thành viên của Ban Đại Diện Khối là ông Trần Anh Kim, một cựu chiến binh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Ông Duy cho biết các thành viên của khối đến từ các nẽo đường đất nước, không phân biệt thành phần, tôn giáo hay xuất thân.
Ông Ruddock vẫn chưa hài lòng với chủ đề này nên có hỏi thêm là có phải bất cứ ai cất tiếng nói đối kháng với chính quyền thì bị bỏ tù không?   Ông Châu nhân cơ hội đưa ra trường hợp cô Phạm Thanh Nghiên, một thành viên Khối chỉ vì trương biểu ngữ chống Trung Quốc trong nhà mà bị bỏ tù 5-6 năm. Ông Ruddock rất ngạc nhiên về trường hợp cô Nghiên bị ở tù vì biểu tình tại gia. Ông Châu nhấn mạnh ở điểm thứ hai là năm 2011 có 13 cuộc biểu tình chống Trung Quốc mà không ai bị bỏ tù, chiếu theo tiêu chuẩn của thế giới cô Nghiên phải được thả ra  ngay và nhà cầm quyền cộng sản phải xin lỗi cô ấy. Ông Ruddock đồng ý.
Tiếp đến Tiến sỹ Song đề cập đến hai điều luật 88 và 79 mà nhà cầm quyền Việt Nam đã dùng để bỏ tù các nhà đối kháng. Cả ba dân biểu đều đồng ý phải vận động để xóa bỏ hai điều luật quái gỡ này.
Ông Châu nêu lên trường hợp Việt Khang và ngay tức thì ông Laurie hỏi là nếu Việt Khang viết và hát các bài hát đó 10 năm trước thì có bị bắt giam không? Ông Châu và Duy đáp là có nhưng tình trạng nhân quyền Việt Nam càng ngày càng tệ đi chứ không tiến bộ như nhà cầm quyền cộng sản vẫn báo cáo hằng năm. Ông Châu nhân cơ hội nói đến thỉnh nguyện thư ở Mỹ, chỉ chưa đến hai tuần đã thu được 62.000 chữ ký. Đích thân Tổng Thống Obama sẽ tiếp một phái đoàn vào Nhà Trắng ngày 5-3-2012 sắp tới. Ông Châu nhấn mạnh là điều này rất quan trọng vì Tổng Thống Obama sẽ hành động chứ không né tránh như các báo cáo Tòa Đại Sứ Úc cho rằng nhân quyền tại Việt Nam có tiến triển. Ông Ferguson và Ông Ruddock đồng ý, Ông Châu nhấn mạnh thêm rằng làm thơ và viết nhạc là hình thức phản khán ôn hòa nhất trong tất cả hình thức phản kháng như viết báo, viết blog, trực diện chỉ trích v.v. Ông Duy cho biết 10 năm về trước Úc chưa có đối thọai nhân quyền Úc Việt, điều này chứng tỏ các cuộc đối thọai đều đã không mang lại lợi ích gì.
Ông Laurie cho biết sáng nay ông đã tiếp 3 nhóm và cả 3 nhóm đều đề nghị giống như Khối 8406, vậy ông muốn biết là Khối 8406 còn có thêm đề nghị nào giúp tiểu ban không? Ông Tuấn nêu lên 2 đề nghị: (1) đòi hỏi cải thiện tự do ngôn luận và báo chí (2) lập một Giám sát viên Nhân quyền ở Việt Nam.
Ngay sau đó ông Duy cho rằng Việt Nam là nước nhỏ, Trung Quốc lớn, vì vậy Úc có thể qua viện trợ, quân sự và thương mãi đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải cải thiện nhân quyền, tự do và dân chủ. Trường hợp của Miến Điện là một ví dụ điển hình. Khi Việt Nam trở thành một quốc gia tự do, sẽ có rất nhiều lợi ích cho nước Úc và cho cộng đồng Việt Úc. Quan điểm của mọi người tham dự điều trần là quan điểm của người Úc gốc Việt luôn hướng về lợi ích của cả hai quốc gia.
Ông Châu đưa ra nhận xét là quan hệ Việt Trung đang tệ đi, và như Hoa Kỳ, Úc nên dùng quân sự làm điều kiện. Nếu Việt Nam đứng về phía đồng minh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho nước Úc. Các trao đổi cần gắn liền với điều kiện nhân quyền tự do dân chủ cho Việt Nam. Cả ba nghị sĩ thảo luận riêng và tỏ ra đồng ý.
Tiếp theo Tiến sĩ Song đề nghị nên để các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nhân quyền thế giới như Human Rights Watch nên được ngồi vào bàn đối thọai với Việt Nam và kêu gọi các tổ chức này giúp sức cho các cuộc đàm phán. Tiến sĩ Song cũng đề nghị là Úc nên có các bản tường trình nhân quyền hằng năm như chính phủ Mỹ để mọi người có thể xét đoán tiến trình.
Ông Ruddock cho biết giới chức cộng sản đòi hỏi những cuộc đối thọai phải được giữ bí mật, như thế có phải là “văn hóa Á Châu” hay không ? Ông Châu trả lời dưới chế độ cộng sản từ tham ô đến lạm quyền, mọi việc đều bị dấu diếm do đó phải nói rõ đó chính là “văn hóa cộng sản”.
Ông Danby hỏi câu cuối cùng về quan hệ Việt-Trung-Mỹ thế nào và có người nào trong đảng Cộng sản có thể là người như Gobarchev hay không? Ông Châu đưa ra nhận xét là quan hệ Việt Trung đang càng ngày càng tệ hơn và các phe phái trong đảng cộng sản đang đấu đá nhau kịch liệt nên không biết bên nào là bên nào và cho dầu có một phe rõ ràng, chúng ta cũng không nên tin người cộng sản.
Nhìn chung cuộc điều trần đã chuyển từ một điều trần nhân quyền thành một điều trần chính trị. Vì thời gian chỉ giới hạn trong vòng 45 phút, nên khối 8406 chưa có thể đào sâu hơn vào những điểm mà tiểu ban cần biết và hướng tới các đề tài cần quan tâm khác. Tất cả là nhờ sự sửa sọan của mỗi thành viên và nhờ sự kết hợp nhịp nhàng dầu đến từ 3 tiểu bang Tây Úc, New South Wales và Victoria.
Ngay sau buổi điều trần, tòan nhóm đã thảo luận và có những nhận xét dưới đây
(1) Tiểu ban muốn khẳng định là tình hình nhân quyền ở Việt Nam xấu đi trong 10 năm qua;
(2) Tiểu Ban không xem Tư pháp Việt Nam như một tòa án độc lập. Họ có vẻ đồng ý là nhà cầm quyền cộng sản tùy tiện sử dụng Tư pháp theo ý họ; Họ đồng tình với Khối là phải tháo gỡ hai điều luật 88 và 79;
(3) Tiểu ban muốn biết Khối 8406 là ai, làm sao không bị tiêu diệt như các tổ chức khác ở Việt Nam và Khối có đủ khả năng đứng lên làm đối lập với đảng Cộng sản hay không? Sau cuộc điều trần khi nói chuyện cùng anh chị trong Khối ông Ruddock đột nhiên cho biết ông muốn được mời để tham dự Đại Hội Đại Biểu Tòan Khối 8406 theo đúng Cương Lĩnh Khối. Ông Duy đã mau mắn trả lời Khối đang sửa sọan và một ngày không xa sẽ hân hạnh được mời ông. Điều này nói lên sự quan tâm của ông Ruddock nói riêng và Chính giới Úc nói chung với Phong Trào Dân Chủ Việt Nam.
(4) Tiểu ban muốn hiểu rõ về quan hệ hai đảng Cộng sản Việt Trung để có thể đề ra những chính sách thích hợp cho Úc Châu.
(5) Tiểu ban muốn biết có các lực lượng đối lập ở Việt Nam hay không ? và Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào ?
Sau nhiều ngày nỗ lực làm việc, cả sáu thành viên Khối đều hết sức vui vì đã giúp chuyển tiếng nói của anh chị em của đồng bào Quốc Nội đến chính giới Úc: Nhân Quyền Không Đủ – Việt Nam Cần Dân Chủ Tự Do.
Phạm Anh Tuấn
Thành Viên Khối 8406

Cha của Trần Huỳnh Duy Thức gửi thư cho bà H. Clinton

THƯ GỬI GIỚI CHỨC MỸ NHẰM TÌM TỰ DO CHO TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM 29 tháng 2 năm 2012
Kính gửi: Diễn Đàn CTM
http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/03/tre1baa7nhue1bbb3nhduythe1bba9cvie1babftthc6b0.jpg?w=212&h=240
Trần Huỳnh Duy Thức
Tôi là Trần Văn Huỳnh, cha của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức – người đã tranh đấu vì quyền con người cho Việt Nam để đất nước có thể trở nên dân chủ và thịnh vượng.
Hôm 26 tháng 2 vừa rồi tôi đã gửi đến bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ và một số quan chức lập pháp và hành pháp của nước này nhằm kêu gọi sự hỗ trợ cần thiết cho việc trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị tại Việt Nam.
Tôi xin được chuyển bức thư này đến Diễn Đàn CTM, đề nghị Diễn Đàn CTM giúp phổ biến để nó có thể nhanh chóng đến được với những người quan tâm vì đất nước với hy vọng mong ước trên của chúng ta sớm thành hiện thực.
Xin cảm ơn Diễn Đàn CTM và kính chào.
Trần Văn Huỳnh
Bản tiếng Anh – English version here
Việt Nam, ngày 26 tháng 2 năm 2012
Kính gửi: Quý bà Hillary Rodham Clinton
    Ngoại trưởng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Đồng kính gửi: Các tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Quốc tế
V/v: “Cần trả tự do cho mọi tù nhân chính trị ở mọi nơi”
Thưa bà Clinton,
Tôi là Trần Văn Huỳnh, một công dân Việt Nam 75 tuổi, cha của Trần Huỳnh Duy Thức – một tù nhân chính trị đã bị kết án 16 năm tù cùng với luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư và doanh nhân Lê Thăng Long và đại tá Trần Anh Kim trong một vụ án “lật đổ chính quyền nhân dân” vào năm 2010. Vụ án này đã bị lên án gay gắt bởi bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và nhiều chính phủ khác cùng với các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế.
Trước hết, tôi viết thư này thay mặt cho con trai tôi, Trần Huỳnh Duy Thức để nêu lên quan ngại gửi đến bà và các tổ chức quốc tế khác về những nguy cơ đe dọa hòa bình thế giới. Trong những lần thăm con tại nhà tù trong 6 tháng qua, Thức nhiều lần đề nghị tôi cần làm gì đó để cộng đồng quốc tế nhận ra một chiến lược hiệu quả có thể đảm bảo hòa bình cho thế giới vốn đang ngày càng bị đe dọa bởi những tranh chấp trên biển Đông của Việt Nam. Thức đã thấy trước sự xung đột này nhiều năm trước khi nó dẫn đến sự căng thẳng cao độ kéo theo 11 cuộc tuần hành của những nhà yêu nước từ hồi giữa năm ngoái. Thức hoan nghênh “Thế kỷ Thái bình dương của Mỹ” mà bà đã giới thiệu và sự hiện đại hóa hiện diện quốc phòng của Mỹ Xuyên Châu Á Thái Bình Dương. Nhưng Thức cho rằng, nếu không có đủ những nỗ lực cần thiết và tập trung được đưa vào đúng chỗ và đúng lúc để biến Việt Nam nhanh chóng trở nên dân chủ và thịnh vượng thì đất nước chúng tôi sẽ dễ trở thành một điểm lan xung đột có thể kích hoạt những cuộc chiến thảm họa cho thế giới. Do vậy, Thức tin rằng một Việt Nam dân chủ thực sự sẽ là một căn cứ chiến lược cho hòa bình thế giới.
Bà có thể đọc ý tưởng này của Thức ở một bài báo đính kèm “Kỷ sửu và vận hội mới cho Việt Nam” được Thức viết cách đây 3 năm, và rất phổ biến trên Internet vào lúc đó, đồng thời nhận được nhiều ý kiến hoan nghênh từ công chúng. Tôi đọc thấy từ bài báo này nhiều quan điểm được chia sẻ và ủng hộ bởi Tổng thống Obama. Điển hình như ngài tổng thống đã nói rằng “Châu Á sẽ quyết định chủ yếu rằng liệu thế kỷ phía trước sẽ là xung đột hay hợp tác, thống khổ không cần thiết hay tiến bộ của nhân loại” khi phát biểu trước nghị viện Úc vào tháng 11 năm ngoái. Tôi muốn ngài tổng thống biết rằng có rất nhiều người Việt Nam tin vào thiện chí của ngài và đánh giá cao các chiến lược của ngài cho khu vực. Do vậy tôi càng thấy rõ hơn nguy cơ mà Thức cảnh báo. Và chính bởi những nguy cơ đó, bất chấp rủi ro cho riêng mình, Thức và những người bạn là Định, Long và Trung đã dốc hết nỗ lực để truyền bá về các quyền con người, nhà nước pháp quyền và sự tự tin cho người dân chúng tôi. Vui lòng tham khảo những trích đoạn đính kèm từ 2 quyển sách: “Hành trình vào dân chủ và thịnh vượng” và “Con đường Việt Nam” về những gì mà họ đã cố gắng làm cho người dân chúng tôi hiểu rõ.
Nhiều người Việt Nam và tôi bây giờ thấy những nguy cơ đe dọa hòa bình như vậy rõ ràng hơn bao giờ hết khi mà tình trạng ngặt nghèo kinh tế hiện nay ở Việt Nam rất đúng như những gì Thức đã không tiếc sức trong nhiều năm để cảnh tỉnh đất nước. Nhưng thật bất hạnh, những cảnh báo đó đã không chỉ bị bỏ qua một cách thiếu trách nhiệm mà còn đã dẫn tới cáo buộc Thức và những người bạn xâm phạm an ninh quốc gia một cách mơ hồ. Tuy nhiên, tôi càng bị thuyết phục hơn bởi quan ngại của Thức và thực sự tin vào điều đó. Tôi nghĩ rất nhiều người khác cũng vậy. Chính thực tế này đã khiến tôi quyết định gửi đến Tổng thống Obama một bức thư vào tháng 12 năm ngoái để ngài tổng thống chú ý đến quan ngại của Thức cho Việt Nam và cho hòa bình thế giới. Và cũng chính vì tình hình đang xấu đi hiện nay ở Việt Nam đã thúc giục tôi gửi bức thư này đến bà thay con tôi để đề nghị sự quan tâm hơn nữa của bà đối với sự bảo vệ các quyền phổ quát của con người cho Việt Nam. Tôi biết đây là vấn đề nhận được cả sự quan tâm lẫn quan ngại của bà, và bà đã nói rất rõ với chính phủ của chúng tôi rằng “Việt Nam phải làm hơn nữa để tôn trọng và bảo vệ các quyền cho công dân của mình”. Bà cũng đã trực diện với Việt Nam về nhân quyền trong cả hai chuyến công du của bà đến nước tôi trong năm 2010 và đã nhận được sự phản hồi đại loại rằng “nhân quyền không nên bị áp đặt từ bên ngoài”.
Thứ hai, đó là vì sao tôi viết thư này cho bà để lên tiếng từ bên trong nhằm bày tỏ khát vọng của chúng tôi đối với các quyền phổ quát của mỗi con người và yêu cầu của chúng tôi được bảo vệ các quyền này để làm sao những quyền đó thực sự là như nhau ở mọi nơi để chúng tôi được tận hưởng các quyền vốn có tự nhiên này một cách công bằng ở Việt Nam. Chúng tôi không chỉ muốn không phải thiếu thốn mà còn không phải bị sợ hãi, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do tôn giáo và tự do của công dân được lựa chọn người lãnh đạo của mình. Tôi chắc rằng những khát vọng đó không chỉ của riêng tôi mà còn là của hàng chục triệu người Việt Nam, những người sẵn sàng nói lên các yêu cầu này nếu có được tự do tương tự như những gì mà đồng bào của chúng tôi ở Hoa Kỳ đã sử dụng để yêu cầu chính phủ Obama gây sức ép để trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị ở Việt Nam từ hôm 8 tháng 2 đến nay.
Và chúng tôi lấy làm vui vì đây cũng là những yêu cầu mà bà ủng hộ vì bà đã nói: “Chúng tôi tin rằng cần trả tự do cho mọi tù nhân chính trị ở mọi nơi. Chỉ một người tù chính trị thôi thì đối với chúng tôi đã là quá mức” tại chuyến viếng thăm của bà đến Myanmar hồi tháng 12 năm ngoái. Xin bà hiểu rằng nhiều người Việt Nam và tôi đã cảm kích đến nhường nào đối với những nỗ lực lớn lao đó của bà đã dẫn đến việc phóng thích hàng trăm tù chính trị ở Myanmar ngay sau chuyến thăm này.
Thưa bà ngoại trưởng,
Gia đình tôi và tôi và nhiều người Việt Nam khác thực sự hy vọng rằng bà sẽ dành những nỗ lực tương tự cho Việt Nam chúng tôi để nhanh chóng trả tự do cho tất cả mọi tù nhân chính trị ở Việt Nam và dỡ bỏ mọi hạn chế đối với cựu tù chính trị ở đây, trong số họ bao gồm – Các nhà hoạt động tôn giáo Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý; các nhà hoạt động dân chủ và quyền con người: doanh nhân và kinh tế gia Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, doanh nhân và nhà hoạt động xã hội Lê Thăng Long, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, đại tá Trần Anh Kim, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ; các nhà hoạt động vì công nhân: anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, anh Đoàn Huy Chương; nhạc sĩ yêu nước Việt Khang (Võ Minh Trí); những người biểu tình yêu nước: cô Phạm Thanh Nghiên, ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), bà Bùi Thị Minh Hằng; nhà báo chống tham nhũng Hoàng Khương (Nguyễn Văn Khương);  v.v… Vui lòng làm cho chính phủ của chúng tôi hiểu rằng chỉ khi đó thì đất nước chúng tôi mới vượt qua được tình trạng khủng hoảng nhờ sự hòa hợp lòng dân và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân – chính là nguồn cội căn bản của sức mạnh và sự chính danh của một chính phủ, và rằng chính phủ không nên sợ nguyện vọng của nhân dân mình hơn sức mạnh của bất kỳ nước nào khác.
Tôi đã cố gắng và dốc hết sức cho tất cả mọi nỗ lực trong nước của tôi, nhưng không thể làm cho chính quyền nhân dân của chúng tôi hiểu được như vậy và lắng nghe những nguyện vọng của chúng tôi. Tôi nhận được sự im lặng vô cảm ngay từ chính những đại biểu quốc hội mà tôi bầu nên. Tôi và gia đình tôi vô cùng đau khổ trước những gì đã và đang xảy ra. Tôi chắc rằng nhiều gia đình khác, đặc biệt là của những tù nhân lương tâm ở Việt Nam cũng có cùng cảm giác như vậy. Do đó, tôi hy vọng và tin rằng những nỗ lực quốc tế của tôi sẽ nhận được những sự hỗ trợ hữu ích từ bà và cộng đồng quốc tế để “mỗi người sẽ hoạt động theo những quy luật phát triển giống nhau” , như Tổng thống Obama nhấn mạnh khi nói với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 14 tháng 2 tại Washington. Tôi tin rằng chỉ lúc đó thì thế giới của chúng ta mới có thể phát triển đến thịnh vượng trong hòa bình cho mọi công dân của mình. Trần Huỳnh Duy Thức và những người bạn của mình và hầu hết mọi tù nhân chính trị ở Việt Nam cũng tin như thế. Đó là lý do vì sao và vì điều gì mà họ tranh đấu.
Tôi rất cảm ơn sự quan tâm của bà và trông đợi được sớm nghe từ bà.
Trân trọng
TM cho tôi và con tôi
Trần Văn Huỳnh
TB: Vui lòng xem các tài liệu đính kèm là những tác phẩm của Thức và những người bạn của mình, cũng như bài báo “Ngôi sao bị nhốt” của T.S Nguyễn Thanh Giang viết về Thức. TS Giang là một nhà hoạt động dân chủ có tiếng ở Việt Nam.
Các bức thư với nội dung tương tự đã được gửi đến cho 13 quan chức cấp cao khác. Bấm vào đây để xem danh sách đã gửi và các địa chỉ cần thiết.

Đảng viên là những kẻ lệ thuộc


Khanh Sơn (Danlambao) Ngày 29 tháng 2 bế mạc hội nghị quán triệt chỉnh đốn Đảng cũng là ngày ban hành quy định 19 điều đảng viên không được làm gây bức xúc trong Đảng. Đáng lưu ý là quy định này ký từ ngày 1/11/2011 nhưng không thể ban hành được lúc đó mà phải chờ đến bây giờ. Điều này cho thấy sự đấu đá nội bộ trong Đảng hiện nay đã lên đến đỉnh điểm. Sự rạn nứt chia rẽ đã đến mức không còn có thể thỏa hiệp để chia sẻ quyền lợi, quyền lực được nữa. Đây sẽ là cuộc đấu sống mái sinh tử giữa các thế lực lớn trong Đảng.
Ông Thủ tướng Dũng hiện nay đang ở thế bị tấn công rõ nhất. Nếu lấy từ điều 8 đến 19 trong quy định cấm nói trên thì ông ấy phạm đủ tất cả, từ việc gả con cho người nước ngoài đến việc đưa con trai lên làm thứ trưởng. Nhưng ông ấy vẫn đủ mạnh để tạo cho mình những công cụ phản công là thế lực thù địch, diễn biến hòa bình, bảo vệ chế độ để có thể chụp mũ lên bất kỳ sự tấn công nào hướng đến ông và lực lượng của ông.
Các đảng viên đang bàn tán là các quy định nói trên dù được cho là ký ngày 1/11/2011 nhưng thực ra nó mới vừa được sửa đổi bổ sung trước khi ban hành. Nó đưa 7 điều cấm kỵ và tước đoạt quyền làm người đầy đủ của đảng viên lên thành những điều đầu tiên. Đọc nghe mà sởn tóc gáy.
Nếu chấp nhận bị cấm đoán như thế thì đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ trở thành những con người lệ thuộc chỉ biết sống vật chất mà không hề có bất kỳ quyền tự do và độc lập nào về tinh thần.
Như vậy rõ ràng các quy định trên biến chúng ta thành những kẻ lệ thuộc trầm trọng. Mà Đảng được cho là giai cấp lãnh đạo, nhưng lại toàn là những kẻ lệ thuộc. Thì làm sao có thể lãnh đạo cho đất nước không bị lệ thuộc. Một bộ máy lãnh đạo mà chỉ toàn những kẻ chỉ biết xin và chờ, cho và nhận, không còn bất kỳ một ý thức tự chủ độc lập cá nhân nào thì lấy đâu ra nhân tài để làm cho đất nước độc lập. Chứ đừng nói gì đến phát triển “dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh”.
Lấy đâu ra dân chủ khi chính “Đảng ta” lại ban hành cái quy định phản dân chủ như trên. Nó tước đoạt của đảng viên các quyền chính trị, dân sự của một con người được Hiến pháp bảo vệ và lại là những giá trị chung của nhân loại.
Ông Tổng bí thư Trọng đang đưa Đảng ta vào ngõ cụt vì sự thiếu hiểu biết. Ông tin rằng cuộc chỉnh đốn này sẽ cứu vãn được tình thế nguy ngập của Đảng. Ông cho rằng việc cấm đoán này sẽ ngăn chặn được sự thay đổi tư tưởng và niềm tin của đảng viên và của nhân dân, chống lại sự thoái hóa mất chất của các quan chức. Nhưng tôi cho rằng ông đã lầm rất to. Kết quả ông thu được sẽ là ngược lại, một sự sụp đổ không thể cản được của “Đảng ta”. Bây giờ đảng viên cũng không cần đốt thẻ Đảng như ông Phạm Đình Trọng. Người ta chỉ cần ngoảnh mặt lại với Đảng để được làm một con người đúng nghĩa, độc lập, có đầy đủ quyền làm người thì “đảng các ông” sẽ rơi xuống vực. Ông Trọng chẳng qua bị biến thành công cụ để 2 phe phái sử dụng mà đấu đá nhau. E rằng ông khó giữ được an toàn cho mình.

Miến Điện cho phép các nhà báo một đài hải ngoại được về nước hoạt động

Bìa đĩa phim tài liệu Burma VJ do đài DVB sản xuất.

Bìa đĩa phim tài liệu Burma VJ do đài DVB sản xuất.
DR
Thụy My – RFI
Chính phủ Miến Điện vừa chấp thuận cấp visa ngắn hạn cho các phóng viên của một cơ quan truyền thông của người Miến Điện lưu vong ở hải ngoại, được về nước để hoạt động báo chí. Đài phát thanh truyền hình Democratic Voice of Burma (DVB) có trụ sở tại Oslo, Na Uy hôm nay 01/03/2012 đã cho biết như trên.
Phó giám đốc của đài DVB, Khin Maung Win nói với AFP là trong cuộc tiếp xúc hôm qua, thứ Tư, giữa Tổng biên tập DVB là Aye Chan Naing và Bộ trưởng Thông tin Miến Điện, ông Bộ trưởng đã đồng ý trong bước đầu sẽ cấp visa cho các phóng viên đang ở hải ngoại, tức ở Thái Lan và Na Uy, được về nước đưa tin về các sự kiện tại Miến Điện.
Còn các nhà báo của đài này đang hoạt động trong nước vẫn bị coi là bất hợp pháp, nhưng DVB đang cố gắng xin mở văn phòng thường trực tại Miến Điện. Ông Khin Maung Win cho biết : « Tôi nghĩ là việc mở một chi nhánh và công nhận các nhà báo đang hoạt động ngầm tại Miến Điện là phóng viên của DVB có thể diễn ra cùng một lúc ». Ông nói thêm, Bộ trưởng Thông tin Miến Điện đã hứa sẽ xem xét vấn đề này, và theo Phó giám đốc DVB thì « còn rất nhiều bước sẽ phải thảo luận tiếp ».
Được biết Tổng biên tập DVB sau hơn hai thập kỷ lưu vong, lần đầu tiên đã được cấp visa 5 ngày để về gặp gỡ các viên chức chính phủ Miến Điện. Cách đây không lâu, các nhà báo làm việc cho các phương tiện truyền thông hải ngoại có thể bị án tù nhiều năm nếu bị bắt tại Miến Điện. Có giai đoạn đến 17 phóng viên làm việc cho DVB bị bắt giam, có người lãnh án trên 60 năm tù giam, nhưng tất cả đã được trả tự do nhân đợt ân xá hàng loạt vào tháng Giêng. Trong số đó có Hla Hla Win, bị lãnh án 27 năm tù vì phóng sự truyền hình chỉ trích tập đoàn quân sự cầm quyền trước đây đã đàn áp các nhà sư trong cuộc « cách mạng màu vàng nghệ » tháng 9/2007.
Xin nói thêm, bộ phim tài liệu quay lén của DVB mang tên Burma VJ nói về phong trào phản kháng của các nhà sư Miến Điện, đồng thời cho thấy những rủi ro của các nhà báo khi hành nghề tại đây, đã được trình chiếu tại 130 Liên hoan phim và từng được đề cử giải Oscar.

Trung Quốc gia tăng kiểm soát điện thoại di động và internet tại Tây Tạng


Biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul phản đối chính sách của Bắc Kinh tại Tây Tạng, ngày 01/02/2012.
Biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul phản đối chính sách của Bắc Kinh tại Tây Tạng, ngày 01/02/2012.
REUTERS/Kim Hong-Ji
Thụy My  – RFI
Theo báo chí chính thức Trung Quốc, ông Trần Toàn Quốc, lãnh đạo Trung Quốc tại Tây Tạng hôm nay 01/03/2012 đã ra lệnh tăng cường kiểm soát internet và mạng lưới điện thoại di động tại vùng này, trong thời điểm sắp đến dịp kỷ niệm các cuộc nổi dậy tại Tây Tạng tháng 3/2008, và kỳ họp Quốc hội Trung Quốc tuần tới.
Tờ Tibet Daily cho biết, Bí thư Tây Tạng khẳng định việc duy trì sự ổn định tại vùng này là điều quan trọng nhất, trong bối cảnh kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc sẽ bắt đầu vào thứ Hai tới. Tờ báo trích lời ông Trần Toàn Quốc trong một cuộc mít-tinh hôm nay là các biện pháp kiểm soát điện thoại di động, internet và các phương tiện truyền thông mới cần phải được tiến hành triệt để. Bí thư Tây Tạng tuyên bố : « Cần phải làm cho toàn vùng thông suốt ý tưởng sự ổn định phải là mấu chốt. Tất cả các nhân tố gây bất ổn phải được bóp chết ngay từ khi còn trứng nước ».
AFP nhận định, việc kiểm soát các phương tiện thông tin mới là nhằm ngăn chận các thông tin về các vụ nổi dậy và đàn áp gần đây tại Tây Tạng. Lệnh kiểm soát trên đây của ông Trần Toàn Quốc được đưa ra sau khi Bắc Kinh đã tiến hành một loạt các biện pháp để đối phó với việc tự thiêu của các nhà sư Tây Tạng phản đối lại sự cai trị của Trung Quốc.
Có ít nhất 22 vụ tự thiêu đã xảy ra trong vòng một năm qua, hầu hết là các nhà sư, tại các vùng có người Tây Tạng sinh sống ở Trung Quốc. Trong những tuần lễ gần đây cảnh sát cũng đã bắn vào những người biểu tình Tây Tạng, báo chí ngoại quốc bị ngăn trở không cho vào các khu vực này.
Tháng Ba là thời điểm nhạy cảm đối với người Tây Tạng. Lãnh tụ tinh thần của họ là Đạt Lai Lạt Ma hồi tháng 3/1959 đã phải trèo đèo lội suối, vượt qua dãy núi Himalaya để trốn sang sống lưu vong tại Ấn Độ. Các cuộc biểu tình của các nhà sư tại Lhassa, thủ phủ Tây Tạng vào tháng 3/2008 đã biến thành các cuộc nổi dậy và đã bị đàn áp đẫm máu.

Manila liên tiếp thách thức Bắc Kinh: Biển Đông sẽ dậy sóng ?

Tổng thống Philippines Benigno Aquino (phải) tiếp bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, Manila, 23/05/2011 (Reuters)

Tổng thống Philippines Benigno Aquino (phải) tiếp bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, Manila, 23/05/2011 (Reuters)
Trong tháng Ba này, Philippines sẽ có ba động thái liên quan đến Biển Đông : Cấp giấy phép thăm dò dầu khí tại vùng biển mà Bắc Kinh tự nhận chủ quyền, khởi động lại chương trình khảo sát trong một khu vực bị Trung Quốc nhòm ngó, và tập trận chung với Hoa Kỳ gần một vùng tranh chấp. Tất cả các động thái này đều có khả năng làm Trung Quốc phật ý, nhưng Philippines vẫn cho thấy ý định kiên quyết xúc tiến.
« Xung đột phải chăng đang ló dạng vì cuộc chay đua tìm dầu hỏa tại Biển Đông ? » Ngày 27/02/2012 vừa qua, hãng tin Anh Reuters đã không ngần ngại tự hỏi như trên khi phân tích các động thái có thể gọi là thách thức của Philippines đối với Trung Quốc.
Nổi bật nhất trong các động thái này là các quyết định xúc tiến đúng theo kế hoạch, việc trao quyền thăm dò cho các tập đoàn dầu hỏa ngoại quốc đã tham gia cuộc đấu thầu 15 lô ở ngoài khơi Philippines, được chính quyền Manila khởi động từ giữa năm ngoái. Giấy phép thăm dò sẽ bắt đầu được cấp kể từ tháng Ba này.
Vấn đề đặt ra là trong số 15 lô được đưa ra đấu thầu, có 3 lô sát Biển Đông, dù nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, nhưng lại bị Bắc Kinh tranh chấp và cho rằng các khu vực ấy thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Đòi hỏi này của Bắc Kinh đương nhiên đã bị Manila bác bỏ.
Vấn đề đặt ra là nếu các lô này có người nhận thăm dò, nhiệm vụ của chính quyền Manila là phải bảo đảm an ninh cho các tập đoàn đến hoạt động tại các khu vực ấy. Quân đội Philippines từng tuyên bố sẽ nỗ lực bảo đảm an toàn cho các công ty dầu đến thăm dò khai thác ở Philippines, với sự trợ giúp của máy bay giám sát và các tàu tuần tra.
Thế nhưng, trong thời gian qua, Bắc Kinh đã không ngần ngại dùng biện pháp hù dọa để đuổi các tàu thăm dò của nước khác tại các vùng mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ. Philippines đã từng là nạn nhân của một sự cố loại này vào tháng 3 năm 2011 tại khu vực Reed Bank (Bãi Cỏ Rong), khi tàu khảo sát cho Tập đoàn Forum Energy bị tàu Trung Quốc đến đuổi đi, viện lẽ đó là vùng thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.
Nếu Trung Quốc lại tiếp tục có thái độ quyết đoán như trước đây, liệu quân đội Philippines có dám dùng biện pháp mạnh để ngăn chặn hay không ? Điều này vẫn còn là ẩn số. Nhưng khả năng căng thẳng tái diễn tại khu vực Bãi Cỏ Rong được cho là có thực với quyết định mới đây của Tập đoàn Forum Energy, trụ sở tại Anh Quốc, là sẽ xúc tiến trở lại công việc thăm dò khu vực mà họ đã được chính quyền Philippines trao quyền khai thác, nhưng bị Trung Quốc làm gián đoạn hồi năm ngoái.
Phát biểu vào hôm qua, ông Manuel Pangilinan, lãnh đạo tập đoàn Forum Energy xác nhận là doanh nghiệp của ông sẽ thực hiện đúng kế hoạch đã thống nhất với bộ Năng lượng Philippines, tức là hoàn tất việc khảo sát địa chấn tại vùng Reed Bank và khoan hai giếng từ nay đến tháng 6 năm 2013.
Kế hoạch riêng của Forum Energy, kèm theo kế hoạch của chính quyền Manila mở cửa mời các tập đoàn quốc tế vào thăm dò dầu khí ngoài khơi Philippines, cả hai đều có thể đẩy Manila và Bắc Kinh vào thế đối đầu căng thẳng vì Trung Quốc từng đánh giá là bất hợp pháp mọi hoạt động thăm dò của các nước khác hay công ty dầu khí ngoại quốc tại các vùng biển mà Bắc Kinh tự nhận chủ quyền.
Một nhân tố thứ ba sẽ góp phần tạo ra căng thẳng là kế hoạch tập trận chung giữa Philippines và đồng minh Hoa Kỳ gần các vùng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Theo các thông tin được tiết lộ vào tháng Giêng vừa rồi, đợt thao diễn quân sự Mỹ-Phi này sẽ khai diễn vào khoảng cuối tháng Ba và sẽ kéo dài qua tháng Tư. Địa điểm tập trận là vùng biển ngoài khơi đảo Palawan của Philippines, gần Bãi Cỏ Rong, và một trong những bài tập huấn là tấn công chiếm lĩnh một giàn khoan dầu ngoài Biển Đông.
Theo hãng Reuters, giới chuyên gia cho rằng cuộc tập trận Mỹ-Phi đó có thể bị Bắc Kinh coi là một hành động khiêu khích. Chuyên gia Ian Storey, tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore phân tích: « Đó là một bài trắc nghiệm phản ứng của Trung Quốc tại Biển Đông. Bắc Kinh có thể áp dụng chiến thuật tương tự như năm ngoái – tức là sách nhiễu các tàu khoan dầu – hoặc là phản công mạnh mẽ hơn và đưa tàu chiến đến nơi ».

VN sẽ ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/03/01/120301073108_un_human_rights_council_304x171_reuters.jpg Chính phủ Việt Nam muốn Hội đồng Nhân quyền ‘tôn trọng độc lập, chủ quyền’
BBC  -Việt Nam sẽ ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2013-2016 và nói “không chính trị hóa” vấn đề này.
Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam, Lê Lương Minh, tuyên bố như vậy khi dự phiên họp cấp cao Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva hôm 29/2.
Phản đối ‘tiêu chuẩn kép’
Ông Minh cho biết Việt Nam là “ứng cử viên của ASEAN vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016″.
Ông tuyên bố Hội đồng Nhân quyền phải dựa trên các nguyên tắc “minh bạch, khách quan, không thiên vị, không chính trị hóa, không chọn lọc, không áp dụng ‘tiêu chuẩn kép; trong việc giải quyết các vấn đề về quyền con người”.
Tại khóa họp còn diễn ra đến 23/3, phái đoàn Việt Nam đã tiếp xúc với một số nước để vận động cho việc ứng cử vào Hội đồng.
Hội đồng Nhân quyền LHQ được thành lập năm 2006 để thay thế Ủy ban Nhân quyền LHQ
Trước khi bị giải tán, Ủy ban Nhân quyền đã bị Hoa Kỳ chỉ trích là không quan tâm những vi phạm nhân quyền thực sự.
Các tổ chức nhân quyền cũng cho rằng nhiều quốc gia có hồ sơ nhân quyền gây nghi ngại vẫn dễ dàng lọt vào ủy ban.
Đến lượt Hội đồng Nhân quyền, từ khi ra đời năm 2006, cũng gặp chỉ trích tương tự là bị một số nước Hồi giáo và Phi châu kiểm soát, với sự hỗ trợ của Trung Quốc và Nga.
Một số nước có hồ sơ nhân quyền kém như Ai Cập dưới thời Mubarak và Libya của Gaddafi đều đã có lúc là thành viên Hội đồng.
Việt Nam luôn bác bỏ những phê phán về nhân quyền của chính phủ và các tổ chức nước ngoài.
Phản ứng của Bộ Ngoại giao Việt Nam thường là tuyên bố nước ngoài có nhận xét “thiếu khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch, không phản ánh chính xác tình hình”.

Blogger Paulus Lê Văn Sơn được đề cử Giải Công dân mạng Thế giới

Trà Mi – VOA
Blogger Paulus Lê Văn Sơn, 26 tuổi, là tác giả của các bài viết phản ánh các vấn đề chính trị-xã hội, đặc biệt là những đề tài liên quan đến tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam, trong đó có loạt bài v
Hình: danlambaovn.blogspot.com
Blogger Paulus Lê Văn Sơn, 26 tuổi, là tác giả của các bài viết phản ánh các vấn đề chính trị-xã hội, đặc biệt là những đề tài liên quan đến tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam, trong đó có loạt bài về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
Tổ chức Phóng viên không biên giới RSF có trụ sở tại Pháp đề cử blogger Paulus Lê Văn Sơn hiện đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ là một trong số 6 ứng cử viên cho Giải Công dân mạng Thế giới năm nay.
Bà Lucie  Morillon, Giám đốc phụ trách lĩnh vực truyền thông mới thuộc tổ chức RSF phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Hiển nhiên, với sự đề cử này, chúng tôi muốn đánh động sự quan tâm của công luận đối với trường hợp của Việt Nam, vì rõ ràng Việt Nam đang gia tăng áp lực đối với giới viết blog. Rất nhiều công dân mạng và blogger bị bắt bớ vì đã phản ảnh sự thật. Blogger Lê Văn Sơn được đề cử vì các bài viết của anh phục vụ lợi ích chung của quần chúng mà lẽ ra tiếng nói của anh không nên bị bóp nghẹt như thực trạng hiện nay. Vụ bắt giữ blogger Lê Văn Sơn nằm trong loạt trấn áp mới nhắm vào giới viết blog tại Việt Nam nói chung và các tín đồ Công giáo nói riêng.”

Blogger Sơn, 26 tuổi, là tác giả của các bài viết phản ánh các vấn đề chính trị-xã hội, đặc biệt là những đề tài liên quan đến tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam, trong đó có loạt bài về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn chủ quyền ở Biển Đông. Anh cũng cộng tác với trang Báo Không Lề và Truyền thông Chúa Cứu thế.
Anh bị bắt tại Hà Nội ngày 3/8 năm ngoái sau khi viết tường trình về phiên phúc thẩm của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và hiện đang bị giam tại trại B14 ở Hà Nội về tội âm mưu lật đổ chính quyền. Theo RSF, Paulus Lê Văn Sơn là một trong tổng số 22 công dân mạng hiện đang bị giam vì các bài viết bày tỏ quan điểm trên mạng internet.
Với sự hỗ trợ của Google, RSF sẽ trao giải thưởng thường niên vinh danh các công dân mạng trên thế giới cổ xúy cho quyền tự do bày tỏ tư tưởng qua Internet vào ngày 12/3 năm nay tại Paris.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=-LoCX5a0Ops
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=oBAjX0uhp-E

Việt Nam tìm cách giải quyết các vấn đề tôn giáo và đất đai

Mặc Lâm, biên tập viên RFA  -2012-03-01 Trong cuộc họp ngày 28 tháng 2 vừa qua tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì việc tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành và sơ kết 3 năm thực hiện về nhà, đất liên quan đến tôn giáo.
Photo courtesy Chinhphu.vn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát biểu tại hội nghị
Theo nội dung mà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố về một số công tác đối với đạo Tin lành thì năm qua là một bước đột phá của nhà nước, Ban tôn giáo chính phủ đã làm chuyển biến tình hình đạo Tin lành theo hướng tích cự hơn, giảm rất nhiều vụ khiếu kiện về đất đai và các vụ việc phản ứng phức tạp.
Tự do hành đạo?
Tuy nhiên người tín hữu tin lành thuộc giáo hội Menonite không tin vào những điều khẳng định lạc quan của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Bản thân họ từ nhiều năm nay không được nhà nước chấp nhận cho hành đạo một cách công khai và bình thường như các giáo hội Tin Lành khác mà bị họ cấm đoán nghiêm ngặt các buổi cầu nguyện tại nhà riêng mà các mục sư giáo phái này thuê để hành lễ. Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, quản nhiệm hội thánh Menonite còn gọi là Hội thánh Chuồng bò cho biết.
- Nói là phát triển đạo Tin lành nhưng với đìêu kiện đạo Tin lành do nhà nước lãnh đạo, quả lý thì nhà nước mới cho phát triển. Còn đối với đạo Tin Lành như chúng tôi là Tin Lành Menonite, là những người theo đạo chân chính, theo đúng kinh thánh và sự họat động của chúng tôi độc lập, không chịu sự chỉ đạo của Ban tôn giáo chính phủ. Đương nhiên chúng tôi chấp hành mọi quy định của nhà nước nhưng về giáo lý thì chúng tôi chỉ theo giáo lý của Tin Lành và chúng tôi không chịu sự chỉ đạo của Đảng cộng sản, của nhà nuớc.
Nói là phát triển đạo Tin lành nhưng với đìêu kiện đạo Tin lành do nhà nước lãnh đạo, quả lý thì nhà nước mới cho phát triển.
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng
Mục sư Thân văn trường và cháu Dương Mạnh Hùng con trai MS Dương Kim Khải đứng trước Hội Thánh Chuồng Bò. RFA
Mục sư Thân văn trường và cháu Dương Mạnh Hùng con trai MS Dương Kim Khải đứng trước Hội Thánh Chuồng Bò. RFA
Hiện nay chúng tôi bị ngăn cấm rất nhiều cụ thể là Hội thánh Tin lành chúng tôi là chi hội Tin lành Menonite quận Bình Thạnh có tên gọi thân thương là Hội thánh Chuồng bò mà hiện nay đang bị đàn áp rất nhìêu.
Khi được hỏi có phải Hội thánh Chuồng bò do thực hiện đạo ngoài quy định nên bị nhà nước cấm cản không cấp giấy chứng nhận, Mục sư Hùng cho biết:
-Tôi cũng lên cơ quan chưc năng thực hiện việc đăng ký thi hành đạo thì tôi gặp ông phó ban an ninh của quận Bình Tân thì ông ấy nói trong thời gian vừa qua Quận không cấp giấy chứng nhận cho các tôn giáo nữa. Vì chính quyền không cấp chứng nhận hành đạo cho chúng tôi nhưng lại liên tục gây khó khăn, cứ nói là chúng tôi không chấp hành không đăng ký.
Chi hội Tin lành Menonite tại Bình Thạnh lần lượt nhiều lần bị sách nhiễu ngay cả công an cũng vào cuộc bằng những cuộc đàn áp xảy ra vài tháng trước đến nỗi Mục sư Phạm Ngọc Thạch đã lên tiếng đòi tự thiêu nếu ông và tín đồ bị dồn vào đường cùng.
Chi hội Tin lành tại Bình Thạnh buộc phải sang Quận Bình Tân tìm chỗ để thuê nhưng rồi các chỗ có thể tập trung đông người hành đạo đều bị công an đến ngăn cản chủ nhà.

Giải quyết chính đáng đất đai tôn giáo?

Trong hội nghị Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu giải quyết tốt các vấn đề nhà đất có liên quan đến cơ sở tôn giáo và thậm chí cấp đất cho tôn giáo nào cần để hành đạo.
Giáo dân, tu sĩ giáo xứ Thái Hà và giáo dân của giáo phận Hà Nội biểu tình trước UBND thành phố Hà Nội
Giáo dân, tu sĩ giáo xứ Thái Hà và giáo dân của giáo phận Hà Nội biểu tình trước UBND thành phố Hà Nội hôm 18/11/2011, để đòi hỏi nhà nước giải quyết quyền lợi chính đáng.
Trước thông tin khá mới lạ và lạc quan này, linh mục Đinh Hữu Thoại thuộc Dòng Chúa Cứu Thế cho biết cảm tưởng:
kinh nghiệm cho thấy là giữa nói và làm có một khoảng cách. Để chờ xem họ có làm đúng những gì như họ nói hay không. Tình đến giờ cũng chưa nói gì đựơc nhưng đó cũng là tín hiệu để có thể hy vọng.
linh mục Đinh Hữu Thoại
-Tôi cũng có nghe đựơc thông tin đó nhưng kinh nghiệm cho thấy là giữa nói và làm có một khoảng cách. Để chờ xem họ có làm đúng những gì như họ nói hay không. Tình đến giờ cũng chưa nói gì đựơc nhưng đó cũng là tín hiệu để có thể hy vọng. Chắc có lẽ qua vụ ông Đoàn Văn Vươn thì họ cũng rút kinh nghiệm và phải giải quýêt cách khác chứ không như từ xưa tới nay.

Vấn đề đất đai của Giáo hội Công giáo có lẽ là khó khăn và đôi khi đi đến quyết liệt nhất. Cách nay ít lâu đức Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh thuộc giáo phận Komtum đã đề nghị lập một Ban phụ trách tài sản của Giáo hội đi thu thập toàn bộ dữ liệu các cơ sở của Giáo hội hiện do Nhà Nước đang quản lý từ 1954 sau đó viết đề nghị cụ thể.
Theo đề nghị của giám mục Komtum thì Ban Tài Sản sẽ thành lập một danh sách phân thành 3 loại. Loại quan trọng nhất cần phải xử lý ngay là các chủng viện, tu viện, nhà thờ… Loại thứ 2 gồm các cơ sở giáo dục, từ thiện bác ái như trường học, bệnh viện, cô nhi viện… Loại này để chính quyền tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích ban đầu và thời gian trả lại cho giáo hội có thể không cần thiết phải ngay lập tức.
Tất cả các tài sản khác như đất đai, ruộng vườn…thuộc vào loại 3, Giáo hội sẽ tự nguyện để lại dùng phục vụ xã hội. Theo Giám mục Hoàng Đức Oanh thì việc làm này Giáo hội đã mở lối thênh thang cho chính quyền bước tới và sẽ tránh cho xã hội không còn phải bận tâm đối phó như hiện nay.
Ý kiến của linh mục Đinh Hữu Thoại về đề nghị này của Giám mục Komtum như sau:
Một buổi thắp nến cầu nguyện của giáo dân xứ Thái Hà.  (ảnh minh họa)AFP
Một buổi thắp nến cầu nguyện của giáo dân xứ Thái Hà. (ảnh minh họa) AFP
-Cái lộ trình mà Đức cha KomTum đề nghị tôi thấy nó khả thi. Nếu biết được đề nghị đó và họ có thiện chí thì trước mắt bước đầu tiên họ nên trả lại các cơ sở như nhà thờ, chủng viện….đây là những cơ sở trực tiếp gắn liền với tôn giáo thì ưu tiên trả trước còn những cái khác thì có thể kéo dài hơn.

Điểm đáng chú ý khác là Phó thủ tướng khẳng định trong hội nghị rằng:
“Chính phủ quan tâm đến quyền lợi chính đáng, đến nhu cầu cấp thiết của giáo dân hay các tôn giáo”. Tuy nhiên một thực tế khác đang xảy ra hồi gần đây khiến dư luận tỏ ra không tin tưởng lắm về sự khẳng định này đó là Phật Giáo Hoà Hảo đã và đang tiếp tục bị dồn vào đường cùng. Vụ mới nhất xảy ra vào ngày 21 tháng 2 nhiều cư sĩ Phật Giáo Hoà Hảo đã bị chặn đường hành hung tại Châu Đốc, An Giang đến nỗi có người sẵn sàng tự thiêu trứơc hành động đàn áp vô lý của công an. Ông Bùi Văn Trung cho đài ACTD biết chi tiết như sau:
- Khi niệm Phật xong ra về được khoảng 1 cây số rưỡi, thì công an giao thông thị xã Châu Đốc kết hợp với công an xã trên dưới 30 người, sử dụng nào là xe bít bùng, xe tải để chở xe, roi điện…chận đoàn tu, cư sĩ của chúng tôi lại, chận người đầu tiên là đồng đạo Năm Tâm. Rồi họ xét xe. Xe chúng tôi đều có giấy tờ hợp lệ, nhưng họ xét xong không đưa lại giấy xe. Họ vừa giữ người, giữ xe.

Loại 1 cần phải xử lý ngay là các chủng viện, tu viện, nhà thờ… Loại 2 gồm các cơ sở giáo dục, từ thiện bác ái như trường học, bệnh viện, cô nhi viện… Loại này để chính quyền tiếp tục sử dụng  không cần thiết phải ngay lập tức. Tất cả các tài sản khác như đất đai, ruộng vườn…thuộc vào loại 3, Giáo hội sẽ tự nguyện để lại dùng phục vụ xã hội.
đề nghị của Giám Mục Komtum


Thế nên anh em chúng tôi cùng đường rồi, mới giải thích cho mấy anh em công an nghe, rằng ở bên đời, dân chơi bời quậy phá thì công an không bắt, còn chúng tôi là người tu hành, sống vì đạo, mà không cho sống vì đạo thì chúng tôi chỉ có chết vì đạo là đường cùng. Thế nên đồng đạo Năm Tâm mới đổ xăng vô mình. Cuối cùng công an mới dạt ra, nhưng tiếp tục giằn co trên dưới 30 phút, làm cho đồng đạo Năm Tâm mình bị phỏng hết. Chỉ đổ xăng, chưa đốt, mà nó nóng, làm phỏng hết trơn. Tới bữa nay vẫn còn nặng.

Nguyên nhân sâu xa của vụ đàn áp Phật Giáo Hoà Hảo thuần tuý có liên quan đến lịch sử về cái chết của Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Ngày 25 tháng 2 âm lịch hằng năm nhằm ngày 16 tháng Tư là ngày tưởng niệm ngài tử nạn và tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo tin rằng cái chết của ngài do Việt Minh gây ra. Lý do này khiến chính quyền tỉnh An Giang luôn theo dõi và cấm người hành đạo vào ngày nhạy cảm này. Ông Nguyễn Thanh Phong, một tín đồ Phật giáo Hoà Hảo thuần tuý cho biết:
-Mỗi năm có ba cái lễ, đặc biệt họ cho hành lễ hai ngày là ngày 18 tháng 5, ngày 25 tháng 11 riêng ngày 25 tháng Hai là ngày Đức Thầy tuẫn nạn thì dứt khoát họ không cho. Họ cấm bất cứ đồng đạo nào cũng không được làm lễ ngày 25 tháng Hai.

Tín đồ Phật Giáo/H.Hảo luôn cho rằng BTG/CP nếu quan tâm thật sự tới tự do tôn giáo của họ thì nên hoà giải bằng việc giải thích cặn kẽ về cái chết của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, nếu cần phải đưa ra lời xin lỗi về những sai lầm của lịch sử hơn là phủ nhận toàn bộ lịch sử bằng những biện pháp đàn áp
Năm rồi khi tôi còn ở trong tù tôi có nghe ở Cần Thơ người ta cũng có lên nhưng không tới nơi. Công an nó bắt người tỉnh nào phải về hết tỉnh nấy, nó lấy xe bít bùng chở về tới nhà nó không bắt nhốt nhưng đưa xe, trói người bịt miệng chở về tới nhà nó cho vô nhà và cấm không được ra ngoài, đó là ngày 25 tháng 2.
Tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo luôn cho rằng Ban Tôn giáo chính phủ nếu quan tâm thật sự tới tự do tôn giáo của họ thì nên hoà giải bằng việc giải thích cặn kẽ về cái chết của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, nếu cần phải đưa ra lời xin lỗi về những sai lầm của lịch sử hơn là phủ nhận toàn bộ lịch sử bằng những biện pháp đàn áp và bao vây những tín đồ yếu đuối này.
Và hơn hết, các tôn giáo tin rằng nếu chính phủ có những báo cáo chính xác hơn về hiện tình tôn giáo Việt Nam thì mặc dù bức tranh sẽ khác đi nhưng nó sẽ giúp trung ương nắm rõ hơn chi tiết những góc tối có thể bị địa phương che khuất vì quyền lợi riêng của cá nhân như vụ Tiên Lãng vừa qua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét