Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

TIN NGÀY 6/3/2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=w9MiB_gD3Ww
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=tPtIwS45AzY
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=TGzoE88SH6Q



Chính trị – Xã hội

Cuộc biểu dương cho nhân quyền tại toà Bạch Ốc (RFA)

Người Việt Âu Châu xuống đường ủng hộ thỉnh nguyện thư (RFA)

Làm sao để giảm số vụ đình công (RFA)

SẼ KHÔNG BAO GIỜ THA THỨ KẺ DÂNG ĐẤT CHO NGOẠI BANG VÀ CHUYỆN ĐÒI NHÂN CHỨNG SỐNG TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH ĐẤT ĐAI VÙNG BIÊN GIỚI (Hồ bách Thảo – VC+)

Điện mật từ Viện Mỹ tại Đài Loan: Đảo Đông Sa – Đường chiến lược yếu nhất của Đài Loan (Đăng Dương – NCBĐ – Wikileaks) >>>Điện mật: Viện Nghiên cứu Nam Hải thăm dò Tùy viên Quân sự Mỹ về quan điểm chính sách chính thức


Thế giới

Trung Quốc gia tăng quốc phòng hầu bảo vệ khu vực  (RFA)
Đã có 25 người Tây Tạng ở Trung Quốc tự thiêu đòi tự do tôn giáo  (RFA)
Yemen: Al Qaeda tấn công hạ sát hàng trăm binh sĩ Yemen (RFA)

 

GĐ Sở Y tế mất chức sau khi 2 phó GĐ sở bị bắt  -(Nguoiduatin.vn)

Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM bị “giam lỏng” tại ĐH Hùng Vương  (TT)

Dự án thu phí xe ô tô vào trung tâm TP.HCM bị phản ứng(TNO)

BTV: Về buổi gặp gỡ giữa phái đoàn người Mỹ gốc Việt với chính phủ Obama ngày 5 tháng 3 sắp tới, chúng tôi đã nhận được nguồn tin từ những người làm việc tại Nhà Trắng cho biết, do TT Obama bận đón tiếp ông Benjamin Netanyahu, TT Israel, để thảo luận vấn đề hạt nhân của Iran, nên chỉ có đại diện của TT Obama sẽ tiếp xúc với phái đoàn. Được biết, người sẽ tiếp phái đoàn là một người còn rất trẻ, ông Edward Y Lee, thuộc Văn Phòng Asia Americans and Pacific Islanders (AAPI), đón tiếp khoảng 165 người gốc Việt, tại White House Eisenhower Executive Office Building, South Court Auditorium. Đã nhận được một số thông tin từ hai phía về các vấn đề sắp đưa ra thảo luận trong buổi gặp này, chúng tôi sẽ thông tin tới quý độc giả trong những ngày tới.(Anhbasam)
- Video Clip quảng cáo của báo The Guardian đang lan truyền trên mạng. BTV: Có lẽ tờ báo này mượn ý tưởng từ sự kiện Tiên Lãng, vì phần đầu rất giống câu chuyện của anh em Đoàn Văn Vươn. Trong clip, ba chú Heo bảo vệ tài sản của mình, chống lại con Sói tới phá nhà, và đã tóm được Sói cho vào nồi nước sôi. Cảnh sát hay tin, trang bị vũ khí kéo tới bố ráp và phá nhà Heo, bắt ba chú Heo đưa ra tòa. Cư dân mạng bàn tán xôn xao: “Điều này không đúng. Ba chú Heo là nạn nhân”; “Con Sói giật sập 2 cái nhà, nó đáng bị xử như vậy”; “Các chú Heo đã đi quá đà”; “Anh có đầy đủ quyền để bảo vệ tài sản của mình”; “Nếu ai đó cố giựt sập nhà của tôi, tôi cũng sẽ làm như vậy”… Rồi họ còn đưa ra câu hỏi trưng cầu dân mạng: “Liệu có chính đáng khi giết kẻ xâm nhập cư gia?” Mời bà con (mới lên mạng 6 ngày mà đã có hơn 270 ngàn lượt ghé coi, 370 phản hồi, 3.500 người thích/43 không thích):(Anhbasam)
http://youtu.be/vDGrfhJH1P4

Nhà máy đường An Khê đang “bức tử” sông Ba (VOV)

Thủ tướng hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch (VOV) >>>Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam – Đan Mạch>>>Bộ trưởng Ngoại giao thăm Singapore   —-Khoảng 2 triệu trẻ em dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT (VOV)

7 ngày qua: Quyết liệt chỉnh đốn Đảng (VOV) quyết liệt.quyết liệt…..liệt….liệt….li…ệ…t  Quyết liệt chỉnh đốn Đảng: Người dân đặt nhiều kỳ vọng (VOV)   —Người đàn bà vác tù và hàng tổng (PL)  —Luật sư của ông Vươn: Kiến nghị chuyển sang cơ quan điều tra quân đội (GDVN) đúng là “Quân đội Nhân Dân” rồi

Lãnh đạo Việt Nam điện chúc mừng Thủ tướng Nga ( GDVN) lẹ thiệt
“Cảnh sát Biển kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển” (VN+)  —Việt-Trung quán triệt thực hiện Nhận thức chung (VN+=TTXVN)  —-Chống tham nhũng, lãng phí có nhiều chuyển biến  (TTXVN)

http://img821.imageshack.us/img821/2350/hcm1111.jpgNgười Việt Âu Châu xuống đường ủng hộ thỉnh nguyện thư (RFA)  —Thứ trưởng thương mại Hoa Kỳ đến Việt Nam (RFA)  —-Hồ Chí Minh – Người cha của Việt Nam hiện đại (Lê diễn Đức dịch-Margaret Krakowiak, Newsweek-RFA)


http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/03/05/120305143653_nguyen_ngoc_bich_304x171_nguyenngocbich_nocredit.jpg
Chiến dịch vận động chính phủ Mỹ quan tâm đến nhân quyền tại Việt Nam  (RFI) -Hơn 150.000 người đã gửi thỉnh nguyện thư yêu cầu Tổng thống Mỹ gây sức ép với Hà Nội trả tự do cho tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm.  —-Gặp mặt ở Washington vì nhân quyền (BBC) -Cộng đồng người Việt đòi nhân quyền cho Việt Nam chuẩn bị cho hai cuộc gặp ‘lịch sử’ với hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ.
 
 

DN “khai sinh” nhiều, “khai tử” cũng đông (TT)   ….Mỗi tháng hơn 1.000 doanh nghiệp giải thể…….

Giảm tới 50% giá vé máy bay (VEF)   – Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) giảm giá tới 50% trên các đường bay quốc tế và nội địa. Chương trình áp dụng cho khách lẻ tại Việt Nam, mua vé trong vòng 12 ngày từ 08/3 đến hết ngày 19/3/2012.

Siêu thị phá sản hàng loạt (VEF)

 

http://dantri4.vcmedia.vn/y0V2Vnsx49nhQPv7HdH/Image/2012/01/showdien04011214_fe7de.jpgGần 100 trẻ không tới trường sau vụ bé 4 tuổi chết bất thường  (Dantri)  —Cơn bão lô đề “càn quét” đời sống sinh viên  (Dantri)
Nữ sinh trình diễn đồ lót quyến rũ tại trường học (Dantri) bên Trung cộng => (chắc hết tin bên Mẽo nên chuyển sang đưa tin Tung Cộng cho nó ... "gần gũi", hic!
Thành cổ Luy Lâu hấp hối (Danviet)  —Thiên thạch đường kính 60m sắp va chạm Trái Đất (VN+)
Những lớp học tứ bề lộng gió (VNN)
Phên nứa bao xung quanh thông thống với bên ngoài.
Những em bé khóc trước cổng trường  (VNN) -Câu chuyện của một người đàn ông có con gái đang học ở trường quốc tế, còn cô cháu ngoại theo học ở trường “quốc nội” gợi lên nhiều suy nghĩ  về những em bé khóc ở cổng trường hôm nay.

 Tập trận đa quốc gia ở biển Đông (TN)    —Chiến tranh cục bộ : Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi tăng sức mạnh quân sự để giành chiến thắng (RFI)   –2012 : Trung Quốc chủ trương giảm tăng trưởng, ổn định xã hội, phát triển quân sự (RFI)   —Bắc Kinh tăng ngân sách quốc phòng: Tokyo lo ngại(RFI)

Nhật Bản thông báo tham gia tập trận với Mỹ và Philippines (RFI)  —Ông Putin đắc cử tổng thống. Phe đối lập tố cáo có gian lận (RFI)    —Bầu cử Nga ‘là để cho ông Putin’  (BBC) -Nhiều góc độ về nước Nga trước và sau kỳ bầu cử tổng thống để ông Putin nắm quyền   —Vụ án Khodorkovski : tổng thống Nga yêu cầu xét lại bản án (RFI)   —-Pakistan yêu cầu Interpol phát lệnh bắt cựu tổng thống Musharraf (RFI)

Tổng thống Barack ObamaIAEA gặp bế tắc trên hồ sơ hạt nhân Iran (RFI)
Đoán ý tổng thống Mỹ   (BBC)   Hoa Kỳ bật ‘đèn xanh’ để Israel đánh Iran hay ‘đèn đỏ’ với Tehran?
 
http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2012/03/04/Naked-3-3-01_1.jpg  3 cô gái ngực trần làm loạn điểm bầu cử Tổng thống Nga (VTC)
http://nld.vcmedia.vn/FC9ccccccccccccK6tcccccccccc/Image/2012/03/hinh-vg_21ea5.jpg   Rúng động vì ảnh nóng của sao (NLĐ)
Thợ mổ đóng dấu thú y (TN)  —-Phunutoday.vn /BM -Trả dâu mất trinh: Tin bất ngờ từ cơ quan công an   —Cháy nhà 2 tầng, 4 người thoát chết - Báo Tin tức/BM  –Nhìn cảnh này, ai còn dám ăn miến? - Infonet/BM
Bee.net.vn/BM  -Công trường tập kết gỗ lậu trên rừng đầu nguồn Hà Tĩnh   —Phát hiện một vụ phá rừng có quy mô cực lớn (Dantri)  —Bắt giam con trai cán bộ kiểm lâm tổ chức phá rừng (Dantri)  —U70 vẫn ghen điên cuồng, xẻo tai vợ để dằn mặt - Dân Việt/BM
Hiện trường vụ cháy chiếc xe Toyota Camry. (Ảnh: Báo Bắc Giang)  -Xe Camry vừa vào gara đã bốc cháy dữ dội (Dantri)
Christina Hendricks: Siêu vòng 1 của Hollywood
Dân Việt
http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/xuantrang/040312-vanhoa-ly-tieu-lo-2.jpgSao Trung Quốc khoe ngực khủng lộ liễu ở Paris (DanViet)  —Bắt khẩn cấp đồng phạm “đại gia” lừa Hoa hậu -Dân Việt

Người vợ bị chồng tẩm xăng đốt đã tử vong (NLĐ)

Trổ tài tay lái lụa, 1 thanh niên đâm đầu vào taxi (NLĐ)  —-Trúng bánh xe bay nữ sinh bị thương nặng (NLĐ)  —-Bịt mặt vào quán cà phê cướp xe (PL)  —-Bắt một giám đốc buôn ma túy xuyên quốc gia (TN)  –Hà Nội: Thấy cảnh sát, vứt súng phi tang (Dân trí)

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Dung Nhan Của Đảng & Diện Mạo Kẻ Thù (III) (Đinh tấn Lực blog)

Trịnh Kim Tiến: CON NGƯỜI CỦA TỰ DO VÀ LÒNG YÊU NƯỚC – BÙI HẰNG (Nguyenxaundien)

Tiên Lãng: Nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Tôi đứng về phe nước mắt” (kỳ 4) (Culangcat)

CÁCH MẠNG TƯ HỮU (Thùy Ling/Buudoanblog)

Nhật ký mở sau ngày bế mạc” Hội Nghị Cán Bộ Toàn Quốc của Đảng” (Tô Hải blog)

ca sĩ Vũ Khanh – Ai trở về đất Việt ? (Nguoibuongio)

Xôi Thịt Blog: Unikey bị cài virus (Hiệu Minh blog)

Trái Bóng Hy Lạp Lăn Ra Ngoài Biên (Nguyễn xuân Nghĩa/Dainamax)

_________________________________________________________________________________________________

Tác phẩm: Nét đẹp của Phong Trào Nhân Văn – The Beauty of Humanity Movement


Tác giả: Camilla Gibb
Dịch thuật: Lê Hoàng Việt
Hiệu đính: Hoàng Diễm Ly
Lời dịch giảTình cờ đọc được một bài viết giới thiệu về cuốn sách trên BBC News. Ngẫm lại tôi đã học English từ những năm lớp 6 đến giờ vẫn chưa đọc một nguyên tác văn học nào trên thế giới bằng tiếng Anh, cái học của mình mặc dầu không thể nói là vô dụng, nhưng cũng không hơn là bao. Lại trộm nghĩ đây cũng là một cơ hội để học rồi hành, lấy cái mình biết ra góp một phần cho những bạn muốn đọc mà không có thời gian để đọc nguyên tác, một số độc giả chưa thể đọc được nguyên tác, hay một số bạn chưa có hứng thú, thí đây là một cơ hội để tác phẩm viết về người Việt được người Việt đọc, tiếp cận với độc giả Việt, rút ngắn thời gian đọc nguyên tác hơn.
-

Nói thêm về tiểu thuyết “The Beauty of Humanity Movement”

    Phạm Hồng Sơn (danlambao) - “The Beauty of Humanity Movement” là cuốn tiểu thuyết của nữ nhà văn, người Canada, Camilla Gibb, do Doubleday Canada xuất bản lần đầu tháng 09/2010 và vừa tái bản tại Mỹ và Anh đầu năm 2011. Tiểu thuyết này đã được BBC tiếng Việt giới thiệu, nhưng sau khi trực tiếp đọc cuốn truyện tôi thấy những gì BBC giới thiệu chưa đủ nói lên được những điều quan trọng cuốn truyện muốn truyền tải tới bạn đọc – những điều, theo đánh giá của cá nhân tôi, đang rất cần cho sự phát triển của Việt Nam. Vậy xin giới thiệu và chia sẻ thêm với độc giả.

Còn một Việt Nam khác…

  Trịnh Hồng Lạc (Danlambao) - Cơ thể Việt Nam hình chữ S thân yêu đang quằn quại từng ngày, từng giờ, từ đỉnh đầu phía Bắc đến mũi chân phía Nam, vì những tiếng kêu rên thống thiết của người dân ở khắp mọi miền đất nước. Tiếng kêu rên ấy phát ra từ nhà tù tăm tối, từ cánh đồng hoang, mảnh đất trống, hay ngôi nhà đã bị cướp mất; từ cửa của các cơ quan công quyền; từ các nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp; từ các nẻo đường phố thị hoặc từ biển khơi dội về…

từ TRÍ NHÂN MEDIA

 …. nối gót người xưa
Ban Biên Tập Trí Nhân MediaVì hiểm họa mất nước cùng những khổ đau không ngừng của dân tộc, vì những xót xa quằn quại triền miên của quê hương, vì những máu xương đổ xuống để tạo dựng những trang sử oai hùng đánh đuổi ngọai xâm của tiền nhân, của cha anh, của bè bạn,
Chúng Ta
Hãy đứng lên nhận lãnh trách nhiệm
Hãy đạp lên những sợ hãi mà cùng nhau bước tới, bước tới.

Siêu đám cưới và siêu nợ

Đào Tuấn – Hai siêu đám cưới vừa diễn ra với những siêu kỷ lục vô tiền khoáng hậu. Ở Hà Tĩnh đám cưới “con nhà” với chi phí cực khủng: khoảng 25 tỷ đồng, trong đó tiền rượu ngoại 2 tỷ, “loa đèn kèn trống” 60 ngàn USD. Tổng trọng lượng vòng trang sức mà tân nương và tân giai nhân đeo trĩu cổ lên đến 60 cây vàng. Hôn lễ tổ chức hoành tráng với “đoàn rước dâu siêu xe cả trăm chiếc”, với sự có mặt của các siêu ca sĩ Việt Nam và hải ngoại. Sự vô tiền khoáng hậu còn ở chỗ người ta kéo nhau đi xem đám cưới còn đông hơn xem.. Bách thú. Và báo chí, tụ tập tham gia còn đông hơn… đại hội đảng bộ tỉnh. Ở Cần Thơ, thiếu gia cưới vợ cũng bằng đoàn siêu xe toàn Rolls-Royce Phantom, Bentley Flying Spur Speed, Ferrari F430, trong đó chiếc Rolls-Royce Phantom biển tứ quý 3333 trị giá hàng chục tỷ đồng, thường thôi, là… xe nhà. Bà chủ hôn, cũng là nữ đại gia miền tây Phạm Thị Diệu Hiền thậm chí dọa mượn máy bay của “bầu Đức” để rước dâu. (Mở ngoặc là sau đó bầu Đức lên tiếng “tố cáo” không có quen biết gì bà Hiền, có quen cũng không thể cho mượn. Ông nhân tiện cũng nổ như pháo về chuyện “Tôi rất nhiều tiền, thậm chí tiền của tôi có thể nói tiêu cả 3 đời, 4 đời, đến 5 đời cũng không thể hết”).

Cường hào siêu hạng

Nguyễn Thông - Coi tấm ảnh chụp cái cậu Sân phó chánh văn phòng ủy ban “nhân dân” huyện Tiên Lãng trừng mắt, há mồm, vung tay chỉ mặt đe dọa anh nhà báo, tôi nghĩ ngay đến thế hệ cường hào ác bá mới.

Đã sai còn ác!

Đông Kỳ – Nhân đọc bài trả lời báo chí của nhà Đài VTV sau tiểu phẩm Quỳnh Sao và đọc “ba láp 18 hay là Quỳnh Anh has got talent” của Khương Hà.
Tiếng cười chỉ thực sự đúng đắn khi giá trị mang lại đằng sau tiếng cười là giá trị nhân văn hoặc hướng đến nhân văn. Tiếng cười của tiểu phẩm VTV vừa rồi là tiếng cười ăn theo một hiện tượng xã hội và hậu quả là hủy diệt niềm tin của một cô bé 15 tuổi. VTV không chịu thừa nhận sai lầm là đúng! Vì đây không phải sai lầm nữa – mà là tội ác!

Nhất Linh nhà văn và Nguyễn Tường Tam nhà chính trị[1]  (ĐCV)


Nhất Linh nhà văn và Nguyễn Tường Tam nhà chính trị [kết] » (ĐCV)

Đào Tuấn – Siêu đám cưới và siêu nợ (Đào Tuấn/Danluan)
Đọc truyện đêm khuya: Đất đai, nông dân và nông thôn Việt Nam (Danluan)
Hồ Bất Khuất – Có bớt sự dối trá được không? (Danluan)

Bộ ảnh màu miền Bắc Việt Nam trong thập niên 1910 (X-Cafevn)

Công ty SecureWorks khám phá một hoạt động tình báo mạng nhắm vào Đông nam Á  -Nguồn: Biran Prince – SecurityWeek -Diên Vỹ, X-Cafe

Thư Ngỏ gửi các cán bộ chiến sĩ QĐND Việt Nam của Nhóm Vì Dân (TTHN)

Nghĩ muộn (TTHN)


Nguyễn Khải     (Bút kí chính trị đặc sắc của Nguyễn Khải)

Thư gửi các nghị sĩ trong Quốc hội Hoa Kỳ của một công dân, một nhà báo tự do đang sống ở thủ đô Hà Nội – Việt Nam (Nguyễn khắc Toàn -Baotoquoc)

Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đã hướng dẫn làm lại đơn từ, giúp kết nối để thực hiện phỏng vấn với các diễn đàn Paltak trên Mạng, với các đài RFA, Đáp Lời Sông Núi rồi chụp ảnh chung với đoàn dân oan đồng bào dân tộc M’nông thuộc buôn Phi lơ te’, xã Đăk Ngo’, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. ( Ảnh chụp hồi tháng cuối tháng 2/2012 tại vườn hoa Lý Thái Tổ bên hồ Gươm, thủ đô Hà Nội )
 
Đoàn đồng bào dân tộc M’nông cư trú ở địa chỉ trên từ núi rừng Tây Nguyên ra tận thủ đô Hà Nội thêm đông đảo để tham gia xuống đường biểu tình đòi lại nương rấy, ruộng vườn của mình đã bị chính quyền CSVN ở địa phương cưỡng đoạt, đốt phá rất thô bạo ngày 20/4/2011
HÒA HỢP HÒA GIẢI LÚC NẦY LÀ HÀNH ĐỘNG PHẢN BỘI VÀ TỘI ÁC (Baotoquoc)
NƯỚC TÀU: CON BỆNH CỦA Á CHÂU (Nguyễn vĩnh Long Hồ -Baotoquoc)
 
 
The New York Times

Phẩm giá và sự thịnh vượng của các quốc gia

CHRYSTIA FREELAND
Người dịch: Nguyễn Tâm
01-03-2012
Để hiểu tầm quan trọng của cuộc bầu cử tổng thống tuần này tại Nga, hãy đọc cuốn sách do hai giáo sư ở Mỹ viết, đang được phát hành trong tháng này. Cuốn Why Nations Fail’( Vì sao có những quốc gia thất bại)” của hai tác giả: Daron Acemoglu, thuộc Học viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT) và James Robinson, thuộc Đại học Harvard, là một tác phẩm cực kỳ tham vọng, trải qua các giai đoạn lịch sử cũng như đi vòng quanh thế giới để trả lời một câu hỏi rất lớn: Vì sao có một số nước trở nên giàu có, trong khi các nước khác lại không.
Câu trả lời của họ chỉ bằng một từ, như Acemoglu đã từng tóm tắt cho tôi, đó là “thể chế chính trị”. Hai ông  Acemoglu và Robinson chia thế giới thành nhóm quốc gia được quản trị bởi những định chế “bao dung”, và nhóm quốc gia còn lại bị cai trị bởi những định chế “tước đoạt”. Xã hội bao dung, tiên phong là nước Anh cùng với cuộc Cách mạnh Vẻ Vang năm 1688, đã đem lại sự phát triển bền vững và những phát minh công nghệ. Những xã hội tước đoạt có thể đạt được sự thịnh vượng trong giai đoạn nhất thời, nhưng do bị cai trị bởi một nhóm nhỏ cầm quyền chỉ biết tư lợi, sức mạnh của nền kinh tế sau cùng cũng đến hồi lụn bại.
Ông Acemoglu nhận định: “Những xã hội [bao dung] thật sự có sự phân chia quyền lực chính trị hợp lý hơn, trong khi những xã hội khác lại không có. Đó là xã hội nơi giới tinh hoa, tầng lớp giàu có thể làm những gì họ muốn, trong khi ở những xã hội khác thì họ không thể”.
Đối với nhiều người trong chúng ta, đây là một kết luận đáng hoan nghênh. Có lẽ đó cũng là điều hiển nhiên.  Nhưng Acemoglu chỉ ra rằng giới giáo sư, các nhà làm chính sách và giới lãnh đạo doanh nghiệp thường đưa ra những quan điểm hết sức khác biệt. Một bên cho rằng mọi vấn đề nằm ở chỗ cần phải có được hỗn hợp các chính sách tăng trưởng kinh tế và cơ chế kỹ trị đúng đắn. Theo lối tiếp cận này, ngầm ẩn trong các “toa thuốc” của rất nhiều phái đoàn IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), rằng nếu đất nước giàu lên, những vấn đề khác sẽ được giải quyết đâu vào đấy.
Một phiên bản của quan điểm này, đặc biệt trở nên thịnh hành kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô, cho rằng vấn đề mấu chốt là quyền tư hữu. Các nhà cải cách ở Warsaw, Moscow và Bắc Kinh tin rằng, thiết lập được các quyền sở hữu, thành công về kinh tế, xã hội tất yếu sẽ đến.
Thế nhưng Acemoglu và Robinson lập luận rằng, nếu một chế độ tước đoạt lên nắm quyền, thì không có sự thịnh vượng hay quyền tư hữu nào có thể cứu đất nước đó khỏi kết cục suy tàn. Các học giả này tin rằng, nước Nga ngày nay chính là một chế độ tước đoạt xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa, đó là những gì tạo nên cuộc bầu cử vào tuần này, và những cuộc biểu tình phản đối đầy bất ngờ trước đó, có ý nghĩa rất quan trọng.
Ông Acemoglu nhận xét: “Nước Nga được cai trị bởi một nhúm người hẹp hòi. Điều duy nhất khiến thể chế này tiếp tục tồn tại là sự tăng vọt trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và kiểm soát truyền thông một cách tinh vi”.
Theo luận điểm của Acemoglu, tự bản chất của thịnh vượng không dẫn đến tăng trưởng bền vững: “Ả Rập Saudi có thể đạt tăng trưởng rất nhiều, nhưng đó không phải là sự tăng trưởng hợp lý. Nếu vét sạch dầu mỏ, Ả Rập Saudi sẽ như một nước Châu Phi nghèo nàn mà thôi”.
Một lập luận mang tính quyết định mà Acemoglu và Robinson nêu ra – và là điều các nhà cung cấp viện trợ nước ngoài cũng như các nhà tư vấn chính sách thường hay bỏ qua – giới lãnh đạo của những chế độ tước đoạt rất khôn ngoan khi không công khai thi hành các chính sách kìm hãm tăng trưởng bền vững. Họ không phải là đồ ngốc; họ chỉ đơn thuần dốc tâm vào việc mưu cầu lợi ích cho riêng bản thân. Sự thiếu hiểu biết chính là những người ngoài cuộc không nhận thức rằng trong một chế độ tước đoạt, lợi ích của kẻ cai trị và người bị trị không bao giờ đồng nhất.
Acemoglu tham chiếu trường hợp Tổng thống Hugo Chávez: “Khi bạn nghĩ về nhân vật nào đó như Chávez, bạn sẽ nhận thấy mục tiêu của ông ấy không phải là giúp Venezuela giàu có lên. Ông ta không để các thị trường vận hành bình thường, vì mục đích của ông ấy là thứ khác”.
Khuôn khổ phân tích của Acemoglu và Robinson giúp làm sáng tỏ một trong những điều dường như nghịch lý trong 12 tháng qua – những người thuộc tầng lớp trung lưu sung túc lại xuống đường tại thế giới Ả Rập, Ấn Độ và Nga để phản đối chủ nghĩa tư bản thân hữu. Nếu bạn tin rằng tăng trưởng kinh tế ngày nay là điều kiện đủ cho sự thịnh vượng lâu dài, thì những người biểu tình giàu có này đúng là những kẻ gây rối. Điều đó dẫn dắt giới quan sát nhận diện những nỗi bức xúc nhẹ nhàng hơn, như tìm hiểu vấn đề tôn trọng phẩm giá con người.
Nhưng Acemoglu và Robinson tin rằng sự tôn trọng phẩm giá con người và thịnh vượng lâu dài có quan hệ mật thiết với nhau. Những người phản kháng, vốn đặt yêu cầu về những quyền chính trị lên trước mọi vấn đề khác, hoàn toàn đúng; sự đồng thuận trong giới học thuật cho rằng, thật sai lầm nếu người ta chỉ tập trung vào những chính sách kinh tế đúng đắn.
Trong thời gian đầu của kỷ nguyên Putin, phương pháp của Acemoglu và Robinson từng là quan điểm rất thiểu số. Gần đây, vào năm 2008, trong một bài viết trên tạp chí Foreign Affairs, hai học giả phương Tây có ảnh hưởng lớn này đã đưa ra “sự giải thích theo lẽ thông thường về hiện tượng dân chúng hâm mộ Vladimir Putin” như sau: “Từ năm 2000, dưới thời Putin, trật tự đã được tái lập, kinh tế phát triển mạnh, tính theo mức bình quân, người dân Nga có mức sống tốt hơn trước đây. Tuy tự do chính trị sụt giảm, nhưng phát triển kinh tế lại đi lên. Putin có thể đã kéo lùi những thành quả dân chủ, nhưng người ta nói đây là những lễ vật hy sinh cần thiết trên bàn thờ ổn định và tăng trưởng”.
Hai tác giả này đã phản bác mạnh mẽ: “Lối nói thông thường này hoàn toàn sai khi gần như hoàn toàn dựa trên mối tương quan giả tạo giữa tăng trưởng và chế độ chuyên quyền. Sự nổi lên của nền dân chủ Nga vào thập niên 1990 quả thực xảy ra đồng thời với sự tan vỡ của nhà nước và kinh tế xuống dốc, nhưng nó không phải là nguyên nhân gây ra hai hiện tượng nói trên. Ngược lại, sự tái xuất hiện chế độ chuyên quyền tại Nga dưới trào Putin đã đồng hành với tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng không phải là nguyên nhân tạo nên tăng trưởng (giá dầu tăng cao, sự phục hồi từ giai đoạn chuyển tiếp ra khỏi chủ nghĩa cộng sản đã tạo ra tăng trưởng, nói vậy mới đáng tin)”.
Hai tác giả cuốn sách đã kết luận bằng sự dự báo về tương lai nước Nga hoàn toàn phù hợp trong khuôn khổ nghiên cứu của họ, liên quan đến các định chế tước đoạt đối lập với bao dung, và gán nhãn cho nước Nga trước đây của Putin: “Điện Kremlin nói về việc tạo nên một Trung Quốc kế tiếp, nhưng con đường của Nga có gì đó giống với Angola nhiều hơn – một nhà nước lệ thuộc vào dầu mỏ hiện đang phát triển nhờ giá dầu tăng cao, nhưng trong quá khứ sự tăng trưởng đã gặp trục trặc khi giá dầu xuống thấp, giới lãnh đạo có vẻ mải mê bám chặt lấy quyền lực nhằm kiểm soát nguồn lợi từ dầu mỏ và tài nguyên khác thay, vì cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng cho người dân.
Acemoglu và Robinson tỏ ra quyết liệt với giới chuyên gia, quan chức và doanh nhân phương Tây, những người mà theo họ, dễ dàng bị giới lãnh đạo của các chế độ tước đoạt cám dỗ, đặc biệt là những người được thụ hưởng sự thịnh vượng nhất thời.
Nhưng bài viết trên tạp chí Foreign Affairs năm 2008 đã đánh dấu một trường hợp ngoại lệ rất quan trọng. Một trong những tác giả của bài chỉ trích cực sốc đối với chủ nghĩa Putin là Michael A. McFaul, tân đại sứ Mỹ tại Moscow. Sự bổ nhiệm này được nhiều người trong và ngoài nước Nga ca ngợi vì đã tận dụng kỹ năng của một chuyên gia nổi tiếng về Nga, có thể là một lý do để hy vọng về nước Nga hôm nay.
Chrystia Freeland là biên tập viên toàn cầu của hãng tin Reuters.
Nguồn: The New York Times

“Lời kêu gọi Tổng Biểu tình của Dân oan trên toàn quốc”

Vài lời : Thông tin này trên trang Vanganh,không kiểm chứng được,Bà con tự “kiểm chứng” độ tin cậy.

Đăng vào ngày 05/03/2012 @3:49 Sáng  -TTXVA
Kinh gửi: Qúy báo,
Chúng tôi đại diện cho tập thể các cựu chiến binh Đại đoàn Quân Tiên phong và Đại đoàn Đồng bằng ở các địa phương trên toàn quốc, xin chuyển đến quý báo nhờ đăng tải giúp Lời kêu gọi Tổng Biểu tình của Dân oan trên toàn quốc.
Rất mong sự quan tâm giúp đỡ của quý báo.
Xin chân trọng cảm ơn.
Thay mặt tập thể các cựu chiến binh Đại đoàn Quân Tiên phong và Đại đoàn Đồng bằng

***
Lời kêu gọi Tổng Biểu tình của Dân oan trên toàn quốc
Chúng tôi, tập thể các cựu chiến binh nguyên là cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong, Đại đoàn Đồng bằng… luôn tự hào với danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”, vì cái danh hiệu đó là niềm tự hào, là tình cảm sâu nặng gắn bó các thế hệ cán bộ, chiến sĩ chúng tôi trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến hôm nay và mãi mãi mai sau.
Xét thấy: Trước thái độ biến chất của chính quyền các cấp do một nhóm nhỏ những kẻ lãnh đạo, thoái hóa biến chất trong bộ máy đảng và chính quyền lợi dụng danh nghĩa Đảng CSVN, Đảng cách mạng của bác Hồ để đi ngược lại với chủ trương “người cày có ruộng”. Chúng cấu kết với bọn tư bản trong và ngoài nước, dưới danh nghĩa đầu tư của những nhóm lợi ích, cưỡng đoạt đất đai, nhà cửa, ruộng vườn của nông dân, đền bù với giá rẻ mạt để bán lại với giá gấp cả trăm lần cho tư bản xây dựng sân golf, các dự án bất động sản, khu chế xuât… Đó là nguyên nhân gây nên một lực lượng dân oan đông đảo bị đẩy vào bước đường cùng, tài sản và tư liệu sản xuất bị ngang nhiên chiếm đoat, cuộc sống vốn đã nghèo khó, ngày càng khó nghèo hơn. Và bên cạnh đó xuất hiện một tầng lớp tư bản đỏ các đại gia có tài sản nhiều nghìn tỷ đồng, như trường hợp của cô Nguyễn Thanh Phượng, con gái của đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) sở hữu số vồn trên 3.000 tỷ đồng.
Do đó: Tình trạng trên đã đẩy bà con dân oan, trong đó có không ít các gia đình các cựu chiến binh, thương binh, liệt sĩ, kể cả gia đình có công với cách mạng và gia đình các bà mẹ Việt nam Anh hùng tới bước đường cùng, chỉ còn nước phải chết. Vì mất đất đai, nhà cửa ruộng vườn là mất tất cả không còn đường sống. Cho dù các gia đình đã và đang theo đuổi khiếu kiện ròng rã nhiều năm trời xong đều vô vọng vì thái độ đùn đẩy thờ ơ của các câp chính quyền. Mà vụ phản kháng của gia đình cựu chiến binh Đoàn Văn Vươn là một bằng chứng sai trái không thể chối cãi.
Vì vậy: Theo tinh thần đoàn kết của chúng ta là sức mạnh, hãy noi gương của hàng trăm bà con nông dân là dân oan mất đất từ ba vùng: tỉnh Dak Nông, Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên) trong mấy ngày vừa qua tại Hà nội. Với tinh thần “Mất đất thì còn khổ hơn cả chết. Sống là phải có đất cho nên chúng tôi quyết tâm đến cùng là đòi lại tư liệu sản xuất. Chúng tôi tuyên bố với chính quyền là nếu không giải quyết cho bà con thì chúng tôi sẽ ra TW tuyệt thực, tự thiêu…”
Chúng tôi kêu gọi toàn thể bà con dân oan trên toàn quốc, là nạn nhân của hành động bất công, bất chấp luật pháp vô cớ cướp mất đất đai, nhà cửa, ruộng vườn của chúng ta để là giàu cho một nhóm nhỏ đại gia. Hãy cùng đồng lòng, đồng loạt xuống đường, phát huy tinh thần của ông Đoàn Văn Vươn để biểu thị sức mạnh của lực lượng dân oan chúng ta trên phạm vi toàn quốc một cách ôn hòa. Xin bà con đồng bào đừng quên, đũa một chiếc thì dễ bị bẻ gẫy, một bó đũa không có cách nào bẻ gãy được, đó là quy luật của muôn đời.
Cụ thể đồng thời tập trung tại ba thành phố lớn: Hà nội, Đà nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
1. Thời gian: 02 ngày – Bắt đầu từ 08h30 sáng thứ hai 26 đến chiều thứ ba 27 tháng 3 năm 2012
2. Địa điểm:
Tại Hà nội: Văn phòng Quốc hội ở số 35 Ngô Quyền, Hà Nội
Tại Đà nẵng: Văn Phòng Đại Diện Quốc Hội ở Miền Trung số 04 Trần Quý Cáp ,Quận Hải Châu,TP Đà Nẵng
Tại TP. Hồ Chí Minh: Trụ sở Tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh – số 35 đường Hồ Học Lãm, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
3. Khẩu hiệu, băng rôn yêu cầu bà con chuẩn bị không mang tính kích động và trong giới hạn pháp luật cho phép và tránh vi phạm pháp luật.
4. Đề nghị bà con dân oan chúng ta chuẩn bị đồ ăn, thức uống và chăn màn để biểu tình kéo trong 2 ngày 1 đêm nhằm gây áp lực buộc chính quyền phải giải quyết khiếu nại và sửa đổi Luật đất đai. Trường hợp đòi hỏi của bà con không được đáp ứng chúng ta sẽ tổ chức tụ họp biểu tình liên tục hàng tháng với thời gian dài hơn, trên diện rộng, nhiều lần buộc chính quền phải chấp nhận đòi hỏi của mỗi người chúng ta.
Chúng tôi kính nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng và các cá nhân phát hành rộng rãi Lời kêu gọi Tổng Biểu tình này trên các trang mạng website, blogs và giúp đỡ chúng tôi photo copy Lời kêu gọi này gửi rộng rãi cho nhiều bà con dân oan biết để cùng tham gia.
Mong các cá nhân và tổ chức có thiện tâm hỗ trợ đố ăn, uống cho bà con Dân oan trong thời gian biểu tình để giảm bớt khó khăn cho bà con.
Xin trân trọng cảm ơn
Thay mặt tập thể các cựu chiến binh Đại đoàn Quân Tiên phong và Đại đoàn Đồng bằng
© VAOL

 

HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUANG và Một Chặng Đường Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam



Huỳnh Kim Quang
-Lời Dẫn
Phật Giáo Việt Nam có sự gắn bó như nước và sữa với dân tộc và đất nước Việt Nam suốt quá trình lịch sử tồn tại và phát triển trên hai ngàn năm qua. Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận. Trong quá trình tồn tại và phát triển đó, Phật Giáo Việt Nam đã trải qua nhiều cơn thăng trầm, vinh nhục. Nhưng chưa bao giờ Phật Giáo Việt Nam đánh mất bản nguyện hoằng dương Chánh Pháp giải khổ quần sanh và góp phần giữ nước và phát triển đất nước.
Trong thời cận và hiện đại, từ đầu thế kỷ 20 đến nay, Phật Giáo Việt Nam cùng với dân tộc bước vào một khúc quanh mới để bắt kịp trào lưu tiến bộ, hiện đại hóa, kỹ nghệ hóa, và toàn cầu hóa của toàn thể nhân loại. Chính trong bối cảnh và nhu cầu thời đại đó, Phật Giáo Việt Nam đã chuyển mình để trở thành cơ cấu tổ chức với các danh xưng Giáo Hội. Giáo Hội là hình thái sinh hoạt mới không còn và cũng không thể mang sắc thái thuần túy khép kín trong thiền môn, trong nội bộ Tăng Già, mà mở rộng phạm vi hoạt động ra nhiều lãnh vực trong cộng đồng xã hội. Đó vừa là đáp ứng đúng nhu cầu thời đại và vai trò của một tôn giáo có bề dày trên hai mươi thế kỷ trong lòng dân tộc, vừa là thách thức đối với sự tồn tại và phát triển của truyền thống tâm linh lâu đời của chính Phật Giáo Việt Nam, cũng như bao nhiêu nghịch cảnh và chướng duyên từ bên trong lẫn bên ngoài.
Chính vì nghịch cảnh và chướng duyên, không ít bậc lãnh đạo của Phật Giáo Việt Nam, dù muốn hay không, đã bị cơn lốc thị phi va chạm. Một trong những vị lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam bị nhiều thị phi nhất là Hòa Thượng Thích Trí Quang. Chỉ một mình Hòa Thượng Thích Trí Quang mà từ mấy thập niên qua thiên hạ đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để dệt nên vô số bài viết, nghiên cứu, biên khảo, sách báo với đủ mọi sắc thái khen, chê. Thậm chí gần đây còn có cả những âm mưu lợi dụng chuyện về Hòa Thượng Thích Trí Quang để ngụy tạo, bóp méo, và xuyên tạc lịch sử với ý đồ bôi nhọ Phật Giáo Việt Nam. Nhận thức được nguy cơ này, Hòa Thượng Thích Trí Quang, dù không muốn, đã phải viết tự truyện để soi sáng sự thật lịch sử.
Người viết nhân đọc “Tự Truyện” của Hòa Thượng Thích Trí Quang nên có cảm khái viết đôi điều suy nghĩ về Hòa Thượng và một chặng đường lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
“Tự Truyện” được Hòa Thượng Thích Trí Quang cho in trong nước vào khoảng thời gian gần cuối năm 2011, dày 220 trang, khổ nhỏ hơn khổ sách bình thường một chút, bìa trắng đen, không có hình ảnh. Điểm đặc biệt của “Tự Truyện” là Hòa Thượng Thích Trí Quang đã kể lại nhiều điều liên quan tới bản thân của ngài, tới lịch sử đất nước và Phật Giáo Việt Nam mà lâu nay chưa ai nói tới. Bài viết này xin tập trung nói đến những điểm đặc biệt mới này.
I- Biết Mình, Biết Người
Từ năm 1940 đến 1944, tức là khoảng thời gian cuộc chiến tranh Việt Pháp do Việt Minh khởi xướng mới bắt đầu, khi nhận định về thế cuộc thời đó, Hòa Thượng Thích Trí Quang đã viết trong Tự Truyện rằng, “Tôi khẳng định vị trí ‘Tăng sĩ Phật giáo’ của tôi. Nhưng tôi suy nghĩ sự đô hộ của người Pháp.” Rồi Hòa Thượng viết tiếp khi đọc “bản tường trình sự cần thiết thành lập Mặt trận Việt minh của Trường Chinh, nội dung nói rõ quan điểm ‘giải phóng dân tộc’ làm tôi chú ý. Tôi thừa hiểu giải phóng dân tộc rồi không phải ngưng ở đó.”
Đoạn trích trên cho thấy 3 điểm đáng chú ý:
1- Hòa Thượng Thích Trí Quang biết rõ và khẳng định mình là ai, đó là một Tăng sĩ Phật Giáo. Biết và khẳng định vị thế Tăng Sĩ Phật Giáo đồng nghĩa với sự khẳng định lý tưởng tu hành giác ngộ và giải thoát cũng như sứ mệnh truyền thừa nhiệm vụ hoằng dương Phật Pháp của đức Phật và Thầy Tổ. Biết rõ như vậy thì sẽ không thể nào đi lạc hướng.
2- Hòa Thượng Thích Trí Quang nhận thức rõ về hiểm họa xâm lược của thực dân Pháp và nguy cơ mất nước nên đã không ngần ngại tham gia kháng chiến chống Pháp. Đó là trách vụ thiêng liêng của người công dân nước Việt trước cơn nguy biến của sơn hà xã tắc. Chê trách việc làm đó là đồng nghĩa với phủ nhận bổn phận của người dân khi đất nước lâm nguy.
3- Hòa Thượng Thích Trí Quang biết rõ phong trào Việt Minh sẽ không dừng lại ở chỗ ‘giải phóng dân tộc’ mà còn đi xa hơn. Điều Hòa Thượng không nói ra trong Tự Truyện chính là sự lộ diện nguyên hình của Đảng Cộng Sản Việt Nam với việc thực thi chủ nghĩa Cộng Sản của họ tại Việt Nam sau đó. Biết rõ như vậy cho nên, Hòa Thượng đã bỏ kháng chiến mà về lại Chùa tiếp tục sứ mệnh của người Tăng Sĩ Phật Giáo.
Trước ngày 1 tháng 11 năm 1963, tức trước cuộc đảo chánh lật đổ chế độ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, lúc còn tị nạn trong Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, Hòa Thượng Thích Trí Quang đã đoán trước là thế nào cũng có đảo chánh. Điểm đáng lưu ý là khi nghĩ tới chuyện đảo chánh thì Hòa Thượng viết trong Tự Truyện rằng, “… khi đoán chắc sẽ có đảo chánh, tôi lại lo như tình trạng Hàn Quốc: Lý thừa Vãn đổ rồi, đảo chánh hoài. Như thế thì làm được cái gì. Ông Diệm bị đảo chánh rồi, tôi cáo từ ra về, người Mỹ nói, nếu có thể, tôi nên góp ý kiến với chế độ mới, tôi nói, nhưng không nên đảo chánh nữa. Người Mỹ không nói gì hết.”
Trích đoạn trên cho thấy Hòa Thượng Thích Trí Quang không tán đồng việc đảo chánh để rồi đưa đất nước vào những cơn biến động, những cuộc đảo chánh liên tiếp gây khủng hoảng và làm suy yếu sức mạnh đoàn kết dân tộc để xây dựng và phát triển quốc gia.
II- Lập Trường Đấu Tranh
Như vậy có nghĩa là bản thân Hòa Thượng nói riêng và Phật Giáo nói chung không chủ trương đảo chánh lật đổ chế độ nhà Ngô. Điểu này đã được viết rõ trong Tự Truyện. Trong Tự Truyện kể rằng Bác sĩ Lê Khắc Quyến được ông Diệm mời gặp taị Sài Gòn. Trước khi đi Sài Gòn, BS Quyến đến gặp Hòa Thượng Thích Trí Quang để hỏi xem Hòa Thượng có muốn nói gì với Tổng Thống Diệm không. Hòa Thượng Thích Trí Quang nói với BS Quyến rằng, “Ông hỏi tôi muốn ông nói gì, tôi nói, xin nói rất thật thâm tâm của tôi. Tôi không mưu đồ gì cả, chỉ phản ứng vì hết mức chịu đựng sự xúc phạm quá đáng đến đức Phật và Pg của tôi, mà thôi. Vấn đề như vậy quá dễ giải quyêt cho Tổng thống chứ không thương tổn gì.”
Một chỗ khác trong Tự Truyện, Hòa Thương Thích Trí Quang viết lại 5 nguyện vọng của Phật Giáo trong vụ tranh đấu 1963 đã được hoạch định ngay từ lúc đầu. Trong 5 nguyện vọng đó nói rằng, “Một, Pg tự giới hạn, chỉ phản đối chính sách ngược đãi Pg của chính phủ. Pg không bước qua những địa hạt khác, nhất là địa hạt quyền chức chính quyền. Hai, tuyệt đối sử dụng phương cách ‘bất bạo động.’ Ba, Pg không mưu độc tôn, không cầu đặc tôn, nên không thấy ai, kể cả Tcg, là đối nghịch. Bốn, Pg không mưu hại ai, không thiên ai để hại ai. Nếu thất bại, Pg coi là sự thất bại của chân lý trước bạo lực, không phải thất bại như bạo lực kém bạo lực. Năm, sau hết, nhưng quan trọng nhất, là Pg thỉnh cầu các bậc lãnh đạo 2 thực thể đối trận, đừng khai thác gì về cuộc vận động của Pg. Vì làm như vậy thì đối phương quý vị lấy cớ để hại Pg mà thôi.”
Hai trích đoạn trên nêu bật một số điểm đáng chú ý sau đây:
1- Cuộc đấu tranh của Phật Giáo năm 1963 là vì không “chịu đựng sự xúc phạm quá đáng đến đức Phật và Phật giáo” của chính quyền nhà Ngô qua việc cấm treo cờ Phật Giáo trong các Chùa, các cơ sở Phật Giáo, việc thủ tiêu, bắn giết, bỏ tù và trù dập hàng ngũ Tăng, Ni và cư sĩ Phật tử trên khắp miền Nam từ năm 1951, như Tự Truyện ghi rằng, “Năm ngoái, 2495 (1951), khi vào họp Đại hội, hòa thượng Tâm châu có đưa cho tôi 2 tài liệu bằng hình ảnh. Tài liệu 1 là thư tuyệt mệnh của 1 gia đình nếu tôi nhớ không lầm là 7 người, đau lòng vì tín ngưỡng của mình bị kỳ thị, và gia đình mình bị bức tử. Tài liệu 2 là 3 ngôi chùa mái cổ có mặt nhật bị đập, và thay vào là hình chữ thập. Các vị ni sư bị mặc áo mão bà sơ.” Đó là cuộc vận động đòi quyền bình đẳng tôn giáo.
2- Cuộc đấu tranh của Phật Giáo năm 1963 ngay từ đầu phía Phật Giáo đã khẳng định là bất bạo động, có nghĩa là không sử dụng đến phương thức bạo động để đòi quyền bình đẳng tôn giáo. Trong bối cảnh khi mà Liên Hiệp Quốc đã công bố Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền vào ngày 10 tháng 12 năm 1948, thì vấn đề tôn trọng quyền bình đẳng tôn giáo, tôn trọng quyền làm người là quyền lợi tất yếu của người dân và bổn phận phải có của các thể chế chính quyền. Chính vì vậy, Hòa Thượng Thích Trí Quang kể trong Tự Truyện: “Bắt đầu việc gửi điệp văn đến LHQ, mật và gấp. Nội dung tôi nói Nam Việt nam “vi phạm nhân quyền.” Sự vi phạm ấy gồm có xúc phạm Phật đản 2507, triệt cờ Pg Thế giới, khủng bố trắng Phật tử bất bạo động bằng chiến xa. Thỉnh cầu ngài Tổng thư ký LHQ tra xét và bảo vệ “hiến chương nhân quyền.”
3- Cuộc đấu tranh của Phật Giáo năm 1963 không có mưu đồ lấn sang địa hạt quyền chức chính quyền, không mưu đồ độc tôn tôn giáo, hay chống Thiên Chúa Giáo. Khẳng định ngay từ đầu như thế cho nên, Phật Giáo nói chung và bản thân Hòa Thượng Thích Trí Quang nói riêng không hề có ý đồ chen lấn vào các vấn đề chính trị thế quyền. Và cũng vì vậy mà các thế lực chính trị với quyền lợi cá nhân, gia đình, đảng phái, chủ nghĩa, hay tôn giáo riêng đã xem Phật Giáo là thế lực cần phải triệt hạ. Nhưng xác định thế đứng vượt lên trên đảng phái, khuynh hướng chính trị và chủ nghĩa là đúng với con đường dẫn đạo tâm linh cho con người trong mục đích giác ngộ vô minh và giải thoát mọi khổ đau của đạo Phật. Cũng chính ở vị thế vượt lên trên đó, đạo Phật đã đi sâu vào lòng người, sống trong trí tuệ và tình thương của nhân loại, để có thể tồn tại và phát triển ở mọi quốc gia, mọi thời đại. Nếu Phật Giáo chọn đứng chung hàng ngũ với các thể chế chính trị, các chế độ chính quyền, hay các chủ nghĩa thế tục thì đã có lúc bị buộc phải trở thành thế lực chống lại dân tộc và làm hại cho quốc gia xã tắc.
4- Nguyện vọng thứ 5 của Phật Giáo là điểm quan trọng nhất vì nó cho thấy viễn kiến chính xác của những nhà lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam ngay từ lúc bắt đầu công cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng tôn giáo và nhân quyền. Nguyện vọng đó: “là Pg thỉnh cầu các bậc lãnh đạo 2 thực thể đối trận, đừng khai thác gì về cuộc vận động của Pg. Vì làm như vậy thì đối phương quý vị lấy cớ để hại Pg mà thôi.” Quả thật không sai. Cuộc vận động cho quyền bình đẳng tôn giáo của Phật Giáo đã bị các thế lực chính quyền ở 2 miền Nam Bắc lợi dụng để gây tại hại không lường cho Phật Giáo Việt Nam mà mãi đến ngày nay, sau gần 50 năm, vẫn còn những di chứng đáng sợ. Chế độ Quốc Gia ở Miền Nam thì chụp mũ Phật Giáo là Cộng Sản, trong khi chế độ Cộng Sản ở Miền Bắc thì kết án Phật Giáo là CIA, là “tay sai của Mỹ Ngụy,” là “Phật Giáo phản động,” v.v…
III- Theo Ai?
Vậy đâu là sự thật? Hòa Thượng Thích Trí Quang là người của CIA, là người quốc gia chống Cộng Sản, hay là người của Cộng Sản chống Mỹ, chống Quốc Gia?
Trong tác phẩm “Only Religions Count in Vietnam: Thich Tri Quang and the Vietnam War,” (Chỉ Có Tôn Giáo Là Đáng Kể Tại Việt Nam: Thích Trí Quang và Chiến Tranh Việt Nam) của Giáo sư Trường Cao Đẳng Tư Williams College ở Tiểu Bang Massachusetts, Hoa Kỳ, và là nhà nghiên cứu chuyên về Phật Giáo Việt Nam và nhân vật Thích Trí Quang là James McAllister, được Nhà Xuất Bản Modern Asian Studies ấn hành năm 2007, bản dịch Việt do Trần Ngọc Cư thực hiện. Trong đó tác giả James McAllister sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu từ các nguồn khác nhau gồm cả tài liệu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra khẳng định rằng, “Tuy nhiên, như chính Moyar cũng nhìn nhận, các quan chức của chính phủ Mỹ, những người có đủ mọi lý do tự lợi (self-interested) để kết luận Trí Quang là Cộng sản, lại trước sau như một đã bác bỏ cách đánh giá này. Như các nhà phân tích của CIA đã kết luận tháng Chín 1964: “Không một ai trong số nhiều người Việt thù ghét Trí Quang, những kẻ chỉ chờ cơ hội để bôi nhọ ông, hay thậm chí những kẻ hoài nghi về động lực chính trị của ông, có thể đưa ra bằng chứng vững chắc về bất cứ liên kết nào hiện có giữa ông và Cộng sản”.”
Hòa Thượng Thích Trí Quang viết trong Tự Truyện rằng, “Nhưng rồi tôi chữa lửa mà bị cho là đốt nhà. Bao nhiêu chuyện xảy ra, ở Huế cũng như ở Sàigòn, do các ông Tướng ai cũng thấy mình có thể làm nên chuyện. Quần chúng Pg bị cuốn hút là vì cái tính “giữa đường thấy chuyện bất bình mà tha,” nên bị lợi dụng có khi thật phiền.” Hay ở một đoạn khác Hòa Thượng viết: “Bằng cái gọi là Quốc hội lập hiến, tôi mong quần chúng có cơ cấu sinh hoạt chính trị, Pg có thể rút mình ra.” Một đoạn khác Hòa Thượng viết rằng, “Nhưng thực sự có 3 bên không muốn tôi sống. Họ muốn Pg không còn là mối bận tâm cho họ nữa.” Trong đoạn cuối của Tự Truyện, Hòa Thượng Thích Trí Quang viết rằng, “Rốt cuộc, tôi không biết gì, không có ý định gì cả, nên cuộc đời tôi ‘không vẫn hoàn không,’ không có gì đáng nhớ, đáng nói. Ngay như sự tự truyện này, vì không thể không có nên phải viết và phải in, mà thôi. ‘Không vẫn hoàn không’ là Phật cho, tôi mới được như vậy.”
Trong các đoạn trích dẫn trên, xin lưu ý ở một chỗ Hòa Thượng Thích Trí Quang nói rằng “Nhưng thực sự có 3 bên không muốn tôi sống. Họ muốn Pg không còn là mối bận tâm cho họ nữa.” Ba bên là ai thì chắc người đọc có quan tâm đến tình hình Việt Nam thời bấy giờ đều biết rõ, đó là Mỹ, Chính Quyền Miền Nam và Cộng Sản. Như vậy thì làm sao Hòa Thượng Thích Trí Quang lại là người đi theo một trong 3 bên đó. Không đi theo bên nào cho nên phải gánh chịu thảm nạn là bị cả ba bên chống phá và kết án.
Những ai không liễu ngộ, không thực hành Phật Pháp đúng mức, không thấu triệt giáo nghĩa “Không” của nhà Phật thì sẽ không làm sao hiểu được điều Hòa Thượng Thích Trí Quang viết trong câu cuối của trích đoạn trên, rằng, “‘Không vẫn hoàn không’ là Phật cho, tôi mới được như vậy.”
Tại sao, Phật cho cái “Không” mà Hòa Thượng lại tâm đắc như được điều gì quý giá nhất trong đời?
Cứu cánh của một người tu sĩ Phật Giáo hay một người con Phật không phải là đạt được điều gì đó về danh vọng, về quyền hành, về chức tước, về phẩm vị, về đẳng cấp, về của cải vật chất, mà đích thực và tối thượng là có thể buông xả mọi việc, mọi thứ, mọi điều, không nắm bắt, không chấp trước, không bị buộc trói bởi bất cứ điều gì trên thế gian này. Đó là sự giác ngộ tận cùng bản chất “vô sở đắc,” hay “thật tánh không” của tất cả các pháp và giải thoát mọi phiền não và triền phược.
Với sự thực chứng như thế thì không một thế lực chính trị nào, không một thể chế chính quyền nào, không một chủ nghĩa nào đáng để cho người con Phật đúng nghĩa nói chung và Hòa Thượng Thích Trí Quang nói riêng để tâm tới, chứ đừng nói là bị trói buộc vào. Trong ý nghĩa đó, Hòa Thượng Thích Trí Quang chỉ đơn giản là một tăng sĩ Phật Giáo Việt Nam. Nhưng vì sinh ra trong một hoàn cảnh đất nước ngửa nghiêng, dân tộc bị vùi dập bởi các thế lực chính trị, Phật Giáo bị kỳ thị, bị bách hại, cho nên Hòa Thượng Thích Trí Quang và các vị lãnh đạo Phật Giáo phải ra tay lèo lái con thuyền đạo pháp để vượt qua cơn bão táp pháp nạn và quốc nạn.
Như thế đã quá rõ là Hòa Thượng Thích Trí Quang và những nhà lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam chỉ theo Phật.
IV- Ước Nguyện Bình Sinh Và Nỗi Oan Khó Nói
Dù là nhà lãnh đạo Phật Giáo có thẩm quyền quyết định cao nhất, nhưng không phải việc gì Hòa Thượng Thích Trí Quang cũng có thể kiểm soát hết. Như Hòa Thượng đã viết trong Tự Truyện đã được trích ở trên rằng, “Nhưng rồi tôi chữa lửa mà bị cho là đốt nhà. Bao nhiêu chuyện xảy ra, ở Huế cũng như ở Sàigòn, do các ông Tướng ai cũng thấy mình có thể làm nên chuyện. Quần chúng Pg bị cuốn hút là vì cái tính “giữa đường thấy chuyện bất bình mà tha,” nên bị lợi dụng có khi thật phiền.”
Điều phiền nhất mà Hòa Thượng ghi trong Tự Truyện là chuyện về việc đem bàn thờ Phật ra đường trong biến cố xảy ra tại miền Trung năm 1966. Hòa Thượng kể rằng, “Một đoàn chiến xa và thiết giáp khá hùng hậu, được điều động từ Quảng trị vào Huế. Khi sắp qua cầu An hòa, viên sĩ quan chỉ huy ra lịnh ngừng lại để anh đi thám sát đã. Anh đến chùa của khuôn hội Pg Phú thạnh, miệng hét, tay làm, hối thúc Phật tử khuôn hội, có anh phụ lực, khiêng bàn Phật ra đặt giữa đường, lại thúc hối tư gia Phật tử làm theo. Viên sĩ quan quay lại, báo cáo đường bị cản trở. Rồi đợi lịnh. Nhưng bàn Phật được đưa ra càng nhiều. Khuôn hội Phú thạnh đã chạy vào Diệu đế thông báo cho tôi và hỏi ý kiến. Tôi hỏi Ôông (Ôn) Thiện siêu đang có mặt. Ôông nói, ‘thụ động chứ biết làm sao.’ Thực tế tôi cũng không thể bảo ngưng được nữa. Bàn Phật đã có sau trong thành phố rồi. Chưa bao giờ, mà bây giờ, tôi phải xúc phạm sự tôn nghiêm đến mức này!”
Đó là điều tất yếu phải xảy ra cho mọi phong trào quần chúng. Khi một phong trào đã phổ biến ra quần chúng thì không một nhà lãnh đạo quân sự, chính trị, xã hội, hay tôn giáo nào có đủ sức để kiềm chế, hay kiểm soát hết mọi tình hình. Cũng chính ở nhược điểm này mà Phật Giáo Việt Nam đã không ngừng bị lợi dụng, bị chụp mũ, và bị kết án.
Nhưng, như thế, trong cõi tận cùng của con người Hòa Thượng Thích Trí Quang, đâu là ước nguyện bình sinh của ngài?
Hòa Thượng Thích Trí Quang viết trong phần đầu của Tự Truyện rằng, “Dầu chưa phải lúc, ở đây vẫn nên nói rõ về sự biên dịch kinh sách Phật giáo của tôi. Vì điều này mới đích thực là thị hiếu và chí hướng bình sinh của đời tôi, là lòng mong ước của mẹ tôi. Nên, dầu cơ hội có chùa lớn và đệ tử nhiều, tôi có không ít, nhưng tôi khước từ không đắn đo. Chỉ tạm trú hết Từ đàm thì Ấn quang, thì Gìa lam, ở đâu, đầu óc tôi chỉ nghĩ đến, ngay trong lúc ăn, phải dịch chữ này, câu kia, đoạn nọ, sao cho đúng ý và nghe được. Tôi không dạy học, vì không thích bằng sự biên dịch. Khởi sự hơn 1 năm trước ngày tốt nghiệp, tôi đã chuẩn bị đầy đủ để biên tập “Từ điển Phật học” và biên dịch “Đại tạng kinh.” Nhưng công việc lúc đó, công việc góp sức “Vận động thống nhất Phật giáo VN” khiến tôi xếp cất lại chí nguyện của mình.”
Vận động thống nhất Phật Giáo Việt Nam mà Hòa Thượng nói đến là vận động thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam vào năm 1951 và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào năm 1964.
Kết Luận
Ngày xưa, đức Phật thừa biết Ngài có thể làm Chuyển Luân Thánh Vương để dùng vương đạo mà an bang tế thế. Nhưng, Ngài đã không làm? Vì sao? Vì Ngài biết rõ hơn ai hết rằng cái khổ sanh, già, bệnh, chết và muôn vàn phiền não sân si khác mà chúng sinh trong vô lượng kiếp, ở mười phương thế giới phải gánh chịu không thể nào được chữa trị tận gốc bởi Chuyển Luân Thánh Vương, mà duy chỉ có bậc Giác Ngộ Viên Mãn là Phật mới làm được. Đức Phật cũng biết rõ rằng liên hệ tới chính trị là phiền lắm cho nên, đời Ngài chỉ đi khất thực để sống và ngủ ở gốc cây, mà không can dự vào chính sự của các bậc vua chúa công hầu.
Những nhà lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam thời cận đại và Hòa Thượng Thích Trí Quang cũng ý thức tinh tường về những hệ lụy thế tục, nhưng vẫn phải xông pha vào công cuộc vận động đòi bình đẳng tôn giáo và nhân quyền, vẫn phải liên hệ tới chính trị trong chừng mức nào đó, chính là vì không thể quay lưng với bổn phận và trách nhiệm đối với đạo pháp và dân tộc. Đó là hạnh nguyện dấn thân và hy hiến vì đạo của bồ tát. Nếu không phải thế thì Phật Giáo Việt Nam hơn hai ngàn năm qua đã không có những tấm gương sáng ngời của Thiền sư Pháp Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Bồ Tát Thích Quảng Đức, v.v…
Riêng đối với trường hợp Hòa Thượng Thích Trí Quang, người viết bài này rất tâm đắc ở câu nói cuối cùng trong Tự Truyện của ngài, rằng, “Rốt cuộc, tôi không biết gì, không có ý định gì cả, nên cuộc đời tôi ‘không vẫn hoàn không’, không có gì đáng nhớ, đáng nói… ‘Không vẫn hoàn không’ là Phật cho, tôi mới được như vậy.”
Nếu không phải suốt đời hành đạo bằng tâm Phật thì cuối đời ở tuổi 89 (năm 2011), Hòa Thượng Thích Trí Quang không thể nào cảm nhận được ân đức lớn như vậy từ nơi Phật.
Đó là chỗ khác nhau giữa người thế gian chỉ muốn nhận vào mà không dám bỏ, với người tăng sĩ Phật Giáo làm bao nhiêu việc cho đời cho đạo mà không thấy có việc gì làm và ai làm. Giác ngộ và giải thoát là ở chỗ này.
Huỳnh Kim Quang
Theo KhaiDanTri
 

TIN ĐỘNG TRỜI: ATLAS BÁN TẠI VN GHI HOÀNG SA THUỘC CHỦ QUYỀN TQ

Nguyenxuandien

Trang mạng: Hoangsa.org vừa loan tin: 

 Atlas bán tại VN in Hoàng Sa thuộc chủ quyền TQ

Quyển Atlas này được bán tại các nhà sách Fahasa ở HCM, trong đó in HS thuộc chủ quyền TQ. Nhưng lại không chú thích gì ở Trường Sa trong khi Việt Nam đang hầu hết quản lý các đảo ở Trường Sa.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhOS7hYbOxqcwP3661rNE6I2Ab3pMkAQno1iu6I4HN5cUZEo_IRIC6H0twtqb2bzDSU0uYygeR7Uy7gIvMrt-vVht3z5Xd0bfWCo2yLuD-2zrjzpJqbNV5P3ZacA1Z1cZjQLpsKmE5v-Qjb/s640/89074f543db87eb4e.jpg

Được đăng bởi Nguyễn Xuân Diện
 

Làm gì để lấy lại lòng tin nhân dân?

Hình minh họa

 BBC  -Đảng Cộng sản thừa nhận có yếu kém nhưng không chấp nhận đa đảng

Một số người quan tâm chính trị đang sống ở Hà Nội tỏ ra không tin vào kết quả chỉnh đốn Đảng dù một hội nghị lớn đang diễn ra.
Toàn bộ các ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có mặt tại Hà Nội từ 27/02 để dự hội nghị ba ngày về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Đảng Cộng sản nói vấn đề xây dựng Đảng đang trở nên “cấp bách”.
Nhưng không ít trí thức cho rằng bất kỳ thay đổi nào đưa ra từ hội nghị cũng sẽ không đủ để lấy lại lòng tin của người dân vào Đảng.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (tự giải tán năm 2009 để phản đối Quyết định 97 của chính phủ):
Tôi không phải là người trong Đảng nên chả có hy vọng gì về cuộc họp này. Nhưng với tư cách người Việt Nam, sống dưới sự cai trị của cái đảng này, nếu cái đảng này sửa đổi được chính nó, người dân Việt Nam cũng đỡ.
Nếu họ chấp nhận đa nguyên đa đảng, không giữ độc quyền nữa, điều đó sẽ rất tốt. Tất nhiên tôi không nghĩ đợt này họ sẽ đi đến được như vậy. Nhưng nếu họ đang trong quá trình tiến đến việc đó, nếu họ hiểu rằng chỉ có thể tồn tại khi vứt bỏ độc quyền, bằng không lịch sử và nhân dân sẽ vứt họ vào sọt rác. Chỉ cần họ hiểu được điều ấy, đã là tốt rồi.
Thực tiễn đất nước thúc ép sự thay đổi, phải cải cách chính trị. Không thể cải cách kinh tế mà không đi liền với cải cách chính trị.
“Nếu họ hiểu rằng chỉ có thể tồn tại khi vứt bỏ độc quyền, bằng không lịch sử và nhân dân sẽ vứt họ vào sọt rác. Chỉ cần họ hiểu được điều ấy, đã là tốt rồi.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Người ta mất niềm tin từ lâu rồi. Đảng Cộng sản không còn là cái đảng một thời động viên hô hào người dân đoàn kết giành độc lập. Bây giờ họ là đảng cầm quyền. Họ chẳng liên quan gì ý thức hệ Marxist, mà chỉ làm sao bảo vệ quyền lợi của họ mà thôi. Đảng kiểm soát mọi thứ từ kinh tế đến quân đội, công an. Nhóm lợi ích lớn nhất đất nước chính là cái đảng này.
Nếu bảo rằng góp ý gì, tôi nói phải tôn trọng những điều mà chính nhà nước này đã tuyên bố là sẽ tôn trọng. Những quyền cơ bản của con người như tự do báo chí, bầu cử sòng phằng, tạo điều kiện cho các lực lượng khác cạnh tranh với đảng cộng sản.
Đấy là con đường tốt cho chính Đảng Cộng sản. Nhưng để họ chấp nhận toàn bộ những điều như thế, là không tưởng trong bối cảnh hiện nay. Tuy vậy, phải làm sao để họ chấp nhận càng nhiều càng tốt. Nếu chưa chấp nhận hết, thì họ cũng phải hình dung trong đầu là có lộ trình để tiến đến những điều đó.
Chuyện chỉnh đốn tận gốc rễ là khó vì không có sức ép cạnh tranh buộc họ phải thường xuyên chỉnh đốn. Chứ thỉnh thoảng điều chỉnh một chút, cũng có tác dụng nào đấy. Nhưng về dài hơi, khó đem lại hiệu quả.
Luật sư Trần Lâm, nguyên Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao:

Chúng tôi đã theo dõi nhiều những đại hội như thế rồi, chỉnh đốn đảng rồi cải tiến cái nọ cái kia. Những kiểu hội nghị như thế vẫn làm, rất long trọng, nhưng rồi không nói cụ thể làm thế nào, chỉ nói những câu công thức. Chuyện cũ chép lại.
Nếu các ông cầm quyền hiện nay phê phán, tôi mạnh dạn xin nói tôi là người làm những việc này mấy chục năm rồi. Nhưng đọc xong, tôi cũng chả hiểu làm như thế nào.
“Lòng tin của nhân dân lung lay đã từ lâu chứ có phải hôm nay mới lung lay. Mất lòng tin vào Đảng, mất lòng tin đảng viên. Chính đảng viên cũng không tin lãnh đạo.”
Luật sư Trần Lâm
Lòng tin của nhân dân lung lay đã từ lâu chứ có phải hôm nay mới lung lay. Mất lòng tin vào Đảng, mất lòng tin đảng viên. Chính đảng viên cũng không tin lãnh đạo. Người ta nói chuyện đó từ lâu. Bây giờ có nói cũng chỉ là nói lại thôi. Bây giờ người ta còn nói đảng viên ‘nhạt Đảng’ cơ mà.
Cái đảng hiện nay là cái đảng cầm quyền chứ làm gì có đảng cộng sản. Đảng ấy theo chủ nghĩa nào, đường lối nào, không thấy nói.
Những kiểu hội nghị thế này, chúng tôi theo dõi nhiều rồi. Tôi thấy nhàm chán.
Chỉnh đốn là phải chảy máu, đau lòng khốn khổ. Thế có chỉnh đốn được không? Rõ ràng mình đang ốm đau. Nhưng từ chỗ ốm đau chuyển sang mạnh khỏe là một quá trình khó khăn.
Cái hội nghị này, tôi chưa đọc kỹ nội dung của nó mà đã nói, như thế tôi sai phạm, nói không căn cứ. Nhưng từ kinh nghiệm mấy chục năm nay, tôi cho đấy chỉ là sáo rỗng.
 

Báo Việt Nam đưa tin về bầu cử Nga

 - thứ hai, 5 tháng 3, 2012 - BBC
Vladimir PutinTruyền thông nhà nước Việt Nam vui mừng trước chiến thắng của ông Putin
Các trang mạng chính thống Việt Nam có nhiều cách đưa tin về cuộc bầu cử tổng thống Nga, mặc dù giọng điệu chủ đạo vẫn là ca ngợi ông Vladimir Putin.
Ngay sau khi ông Putin tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, tin này đã lọt vào danh sách đọc nhiều nhất ở các tờ báo mạng chính của Việt Nam.
“Đôi mắt ngấn lệ” của người sắp có nhiệm kỳ tổng thống thứ ba được nhấn mạnh trên các báo Tiền Phong, Tuổi Trẻ, VnExpress…
Trang mạng của Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản đều đưa tin này với giọng điệu trung dung.
‘Được yêu mến nhất’
Thông tấn xã Việt Nam mở Bấm chuyên mục về bầu cử Nga, mà hầu hết các bài có vẻ đi theo nguyên tắc chỉ đưa tin, không bình luận.
Trước ngày bầu cử diễn ra, hôm 3/3, hãng thông tấn quốc gia có đăng một xã luận bày tỏ quan điểm về sự kiện chính trị của Nga.
Có thể thấy bài này khá “nhẹ nhàng”, ca ngợi hệ thống bầu cử đa đảng ở Nga thời hậu cộng sản:
“Cùng với một xã hội ngày càng cởi mở, công khai và dân chủ, hệ thống chính trị, đảng phái tại Nga đang bắt đầu bước vào giai đoạn cải cách mạnh mẽ.”
Tuy vậy, Bấm ở cuối bài, Thông tấn xã Việt Nam không quên nhắc độc giả nước Nga “sẽ thay đổi ra sao, với tốc độ như thế nào và theo hình thức nào hoàn toàn phụ thuộc vào mong muốn và nguyện vọng của người dân Nga”.
“Mọi sự gán ghép, áp đặt khuôn mẫu từ bên ngoài sẽ không bao giờ mang lại kết quả như mong đợi,” bài viết kết luận.
Báo Bấm Quân đội Nhân dân, hôm 3/3, lại có bài phân tích ‘Những âm mưu phá hoại bầu cử Tổng thống Nga’.
Hình ảnh ủng hộ ông PutinChính khách Nga, từng có thời làm cho KGB, được nhiều người Việt hâm mộ
Nếu tin vào bài báo, thì Hoa Kỳ dính líu tới “các âm mưu chống phá bầu cử Nga”.
Theo đó, “việc Oa-sinh-tơn can thiệp vào cuộc bầu của Nga không mấy khó hiểu bởi Mỹ luôn theo đuổi tham vọng dựng lên một chế độ thân phương Tây tại Nga”.
Cùng hôm 3/3, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, báo Bấm Nhân Dân, cũng có bài ủng hộ Putin nhưng thừa nhận nước Nga còn nhiều vấn đề.
Bài này nhấn mạnh Putin “vẫn đang là chính khách được yêu mến nhất nước Nga và chính trường Nga hiện chưa có chính trị gia nào có tầm ảnh hưởng lớn hơn”.
Nhưng nó cũng nói: “Vẫn còn khoảng tối trong bức tranh toàn cảnh LB Nga, như cuộc chiến chống tham nhũng chưa thật quyết liệt, khoảng cách giàu nghèo còn là vấn đề nan giải, số người có thu nhập dưới mức nghèo khổ chiếm 14,3% tổng dân số Nga”.
‘Cai trị thế giới’
Một số tờ báo liên hệ với ngành an ninh Việt Nam nhanh chóng chia vui cùng nhân vật từng là điệp viên KGB.
Có tờ báo như Bấm Năng lượng Mới (PetroTimes) không giấu sự hoan hỉ khi đăng ngay bài so sánh Putin với lãnh tụ cộng sản Lenin sau khi ông Putin tuyên bố thắng lợi.
Bài này viết: “Trong lịch sử nước Nga, có hai người đàn ông nổi bật. Họ không có điểm gì chung, ngoại trừ có cái tên đầu giống nhau – Vladimir – có nghĩa là ‘người cai trị thế giới’.”
“Và trên hết họ đều là những người Nga, mang tính cách Nga điển hình, hồn hậu, bình dân với ý chí mạnh mẽ, rất mạnh mẽ, tất cả vì một nước Nga hùng cường, vì một trật tự thế giới mới công bằng hơn, văn minh hơn!”
Tổng Biên tập của báo này là ông Nguyễn Như Phong, cựu Phó Tổng biên tập Báo Công an nhân dân.
Tờ Bấm An ninh Thủ đô, trực thuộc Công an TP. Hà Nội, ca ngợi: “Đường hướng lớn mà ông Putin vạch ra và lãnh đạo ngày càng chứng tỏ sự đúng đắn, thích hợp với nước Nga, kể cả lúc chịu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thời gian qua.”
 

Gặp mặt ở Washington vì nhân quyền

 - thứ hai, 5 tháng 3, 2012 – BBC
Cộng đồng Việt có cuộc gặp chuẩn bị tại Marriott, Washington DC hôm 4/3 để chuẩn bị cho hai ngày 5 và 6/3.
Cộng đồng người Việt tại Mỹ đòi nhân quyền cho Việt Nam đang có mặt ở thủ đô Washington DC chuẩn bị cho hai cuộc gặp với ngành hành pháp và lập pháp Mỹ.
Các cơ quan truyền thông của người Việt ở Mỹ nói có đến gần 700 người từ nhiều tiểu bang kéo về Washington DC chờ dự cuộc gặp ở Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai và tại Quốc hội hôm thứ Ba.
Bấm Thỉnh nguyện thư vận động chính phủ và Quốc Hội Mỹ gây sức ép với chính phủ cộng sản ở Việt Nam đã thu hút hơn 130,000 chữ ký tại trang nhà của Tòa Bạch Ốc tính đến sáng 5/03.
Ban đầu, một số người Việt ở Mỹ nói đích thân Tổng thống Barack Obama sẽ ra gặp cộng đồng.
Nhưng tin cho hay sẽ chỉ có một quan chức đại diện cho chính quyền Mỹ tham dự sự kiện sáng thứ Hai giờ địa phương.
Dẫu vậy, nơi tổ chức chiến dịch, Bấm đài truyền hình Việt ngữ SBTN, nói: “Tác dụng trước mắt là Tòa Bạch Ốc đã lắng nghe tiếng nói của cộng đồng người Việt ở hải ngoại.”
“Về lâu dài, đây là một thành công rất quan trọng, một khởi sự thuận lợi cho các công cuộc đấu tranh sắp tới của cộng đồng người Việt.”
Theo những người tổ chức, sẽ có khoảng 100 người được dự cuộc gặp “lịch sử” ở Tòa Bạch Ốc, trong khi một số lượng đông hơn sẽ tiếp kiến các nghị sĩ Hoa Kỳ vào hôm sau.
Chiến dịch ký tên từ hải ngoại ban đầu chỉ có mục đích kêu gọi Việt Nam trả tự do cho một nhạc sĩ trẻ, Việt Khang, và một số người tù chính trị.
Đài SBTN tự nhận họ chỉ nhắm đến con số 25,000 chữ ký trên mục Thỉnh Nguyện của trang mạng Tòa Bạch Ốc.
Tuy vậy, số người ký tên mau chóng gia tăng và ban tổ chức cho rằng thành công của họ còn là làm giới trẻ hải ngoại, bị cho là không quan tâm chính trị Việt Nam, chú ý.
Đài SBTN tuyên bố: “Ngoài thỉnh nguyện thư này, giới trẻ Việt Nam ở miền Nam bang California cũng ký tên ủng hộ nghị quyết 484, kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam.”
“Sau những chiến dịch này, trong những ngày tới giới trẻ hải ngoại sẽ dùng cách thức vận động đó đối với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam,” đài này nói.
“Sự chia rẽ và phức tạp của cộng đồng người Việt ở Mỹ là có thật và là đề tài mà nhiều nhóm tọa độ chính trị khác nhau ưa khai thác. Chính vì thế mà gần 125 ngàn chữ kí vào Thỉnh nguyện thư Nhân quyền càng đáng chú ý.”
Phạm Thị Hoài
Hai con số?
Chưa rõ hai cuộc gặp tuần này sẽ có tác động nào đến chính sách của Mỹ với Việt Nam, trong bối cảnh Washington và Hà Nội ngày càng tăng cường các cuộc giao lưu cao cấp.
Tòa Bạch ỐcNhiều người trông đợi vào cuộc gặp ở Tòa Bạch Ốc
Nhưng với nhiều người Việt trong và ngoài nước quan tâm tới chính trị, việc nhiều người ký tên trên mạng đã là một diễn biến đổi khác.
Không khí “phấn khởi, nô nức” của nhiều người Việt hải ngoại mấy ngày nay khiến Bấm nữ văn sĩ Phạm Thị Hoài, đang sống ở Đức, phải so sánh về thái độ của người trong và ngoài nước.
Bà cho hay ở Việt Nam, từ ngày 14/02 có Kiến nghị khẩn cấp của công dân Việt Nam về vụ Tiên Lãng.
Mặc dù vụ nổ súng ở Tiên Lãng được xem là “quả bom chính trị”, nhưng Kiến nghị chỉ thu được 1361 chữ ký, thật ít ỏi so với chiến dịch ký tên cùng diễn ra tại hải ngoại.
Bà nhận định: “Sự chia rẽ và phức tạp của cộng đồng người Việt ở Mỹ là có thật và là đề tài mà nhiều nhóm tọa độ chính trị khác nhau ưa khai thác.”
“Chính vì thế mà gần 125 ngàn chữ kí vào Thỉnh nguyện thư Nhân quyền càng đáng chú ý.”
Nhà đối kháng Bấm Nguyễn Chính Kết, một đại diện Khối 8406 tại hải ngoại, cũng chia sẻ nhận xét về sự chia rẽ của các giới phản đối Hà Nội lâu nay.
“Rất nhiều người Việt hiện nay, tuy sống trong những quốc gia tự do dân chủ, nhưng chưa chịu sống tinh thần dân chủ.”
Ông cho rằng chiến dịch ký tên tại trang web Tòa Bạch Ốc là diễn biến mới, chứng tỏ “số đông người đồng tâm nhắm vào một mục đích duy nhất đã tạo nên sức mạnh”.
 

Nhật và Philipppines ‘lần đầu tập trận’

 - thứ hai, 5 tháng 3, 2012 - BBC
Thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines trong cuộc tập trận cuối năm 2011Cuộc tập trận của Philippines và Mỹ sẽ được Trung Quốc quan tâm theo dõi
Báo Nhật đưa tin lần đầu tiên lực lượng Nhật sẽ có mặt ở cuộc tập trận của Mỹ và Philippines trong chiến lược cản bước Trung Quốc ở Biển Đông.
Cũng theo báo Japan Times, Việt Nam sẽ tham dự cuộc tập trận ‘Balikatan’ thường niên của quân đội Mỹ và Philippines, nhưng không rõ ở mức độ nào.
Cuộc tập trận Balikatan, trong tiếng Philippines có nghĩa là ‘vai kề vai’, sẽ diễn ra trong vòng một tuần từ cuối tháng Ba cho đến đầu tháng Tư tại vùng biển ngoài khơi Đảo Palawan.
The Japan Times nhận định việc đa phương hóa cuộc tập trận Balikatan này thể hiện động thái của Hoa Kỳ muốn đối đầu với các khiêu khích gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuần này, Trung Quốc họp Quốc hội với tuyên bố sẽ phải tăng năng lực của Quân Giải phóng nhằm chiến thắng “các cuộc chiến cục bộ”.
Tin về cuộc tập trận được báo Nhật đưa ra nói về bối cảnh Trung Quốc chi tiêu tăng lên cho quốc phòng thêm 11,2 phần trăm, lên chừng 100 tỷ đô la trong năm 2012.
Một tờ báo khác, Asahi Shimbun còn trích lời nguồn không nêu tên tại Trung Quốc tin rằng chi phí quốc phòng thực sự của Trung Quốc “cao hơn con số nêu ra năm ngoái 1,7 lần”.
Cuộc tập trận năm nay được giả định là một tình huống động đất lớn để tập huấn khả năng đối phó thảm họa – đây được cho là một quyết định nhằm tránh khiêu khích Trung Quốc quá mức.
The Japan Times dẫn các nguồn tin ngoại giao quân sự cho biết cuộc tập trận này giả định một trận động đất lớn xảy ra ở Manila mà khi đó quân đội Philippines, Mỹ và các nước khác sẽ cùng nhau đảm nhận công tác chỉ huy thu thập thông tin và các hoạt động cứu hộ.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tên chính thức của quân đội nước này, sẽ lần đầu tiên tham gia vào cuộc tập trận, The Japan Times dẫn các nguồn tin ngoại giao Nhật Bản và Philippines cho biết.
“Năm ngoái ngân sách quốc phòng Trung Quốc nhiều hơn con số công bố 1,7 lần”
Báo Asahi Shimbun
Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ gửi hai sỹ quan tham gia và đang quyết định liệu có tham gia với tư cách quan sát viên hay không.
Một quan chức quốc phòng nước này cho biết Nhật Bản mong muốn thể hiện sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á với trụ cột là Liên minh an ninh Mỹ – Nhật.
Úc và Hàn Quốc được dự đoán cũng sẽ tham gia tập trận lần đầu tiên.
Việt Nam tham gia?
Tờ báo còn nói Việt Nam và Singapore cũng tham gia cuộc tập trận này.
Tuy vậy, hồi tháng Hai, Việt Nam từng phủ nhận tin tham gia một cuộc tập trận của Ấn Độ.
Giới quan sát nhận định nếu thực sự Việt Nam tham dự những sự kiện thế này, Trung Quốc sẽ xem đó là sự khiêu khích nặng nề.
Cuộc tập thường niên Mỹ – Philippines được tổ chức từ năm 2000 và cho đến giờ vẫn chỉ tập trung vào chủ đề chống khủng bố.
Theo các nguồn tin quân sự thì giờ đây cuộc tập trận này lại nhấn mạnh vào hợp tác đa phương trong đó có tính đến Trung Quốc.
 

Đơn Kiến nghị Khẩn cấp của Đại tá Bs Nguyễn Văn Tuyến Ban Quân Y Học viện chính trị



Đại tá Bs Nguyễn Văn Tuyến
(Ban Quân Y Học viện chính trị)
Điện thoại 0904695667
-CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
ĐƠN KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP
V/v làm trái luật đất đai, các nghị định chính phủ của UBND quận Hà Đông
  • Kính gửi: Lãnh đạo Đảng Nhà nước, Báo VnEpress và các cơ quan báo chí
Tên tôi là Nguyễn Văn Tuyến – Đại tá, đang công tác tại Học viện Chính trị.
Số 124 đường Ngô Quyền, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Gia đình tôi đang khiếu nại Quyết định số 8273/QĐ – UBND ngày 21/12/2009 của UBND quận Hà Đông, thu hồi 230 m2 đất của gia đình tôi. Đến nay vẫn chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong khi chờ đợi thì Ngày 24/08/2011 Chính quyền quận Hà Đông và phường Hà Cầu đã tổ chức cho quận đội, công an cưỡng chế nhà đất của tôi, với diện tích 365 m2 nhà đất có: 70 m2 nhà cấp 4, và các ông trình trong khi chưa có kết luận của UBND TP Hà Nội. Nhà nước chỉ có một chứ không thể địa phương là nhà nước riêng. Với cách hành xử và vi phạm luật pháp như vậy thì chính quyền Hà Đông có còn là Nhà nước của dân, do dân và vì dân không? Kính mong ông xem xét việc kiến nghị của gia đình tôi để đảm bảo sự công bằng, đúng pháp luật, quyền lợi của gia đình được đảm bảo. Tôi xin trình bày như sau:
  • 1/ Nguồn gốc đất của gia đình tôi sử dụng: là đất cá thể –Không vào HTX ở tại xứ Đồng Trồi –Nó không phải đất 5% hay đất công (đất HTX giao theo chính sách nhà nước). Khu Đồng Trồi này UBND xã Hà Cầu và thị xã Hà Đông đã xác nhận. Giấy xác nhận đứng tên em vợ tôi là Ngô Văn Tâm vì khi đó tôi là bộ đội không có hộ khẩu tại xã, họ đã yêu cầu em tôi đứng tên, tôi đã làm theo vậy. Giấy xác nhận là xứ Đồng Trồi. Gia đình tôi sử dụng liên tục từ năm 1973 đến nay không có tranh chấp với tập thể cá nhân nào. Vì không có chỗ ở cho vợ con, đất lại không có nước, cuối năm 1992 tôi đã san lấp đất xây dựng nhà cấp 4 để ở, chăn nuôi, xây tường bao xung quanh, từ đó đến nay gia đình tôi không thấy bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào có ý kiến. Tôi được quân đội chia cho 50 m2 phải bán để bồi bổ mảnh đất này, nay bị bốc hơi. Mảnh đất này đã che chở, sinh lợi để nuôi các con tôi thành cán bộ đảng viên.
  • 2/Năm 2008 UBND tỉnh Hà Tây cũ có quyết định số 835/QĐ – UBND ngày 09/04/2008 về việc thu hồi 90.466,4m² đất của HTX nông nghiệp Cầu Đơ để thực hiện đầu tư XD hạ tầng để giao đất dịch vụ cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Tại Quyết định thể hiện các vị trí: – Khu Bãi sậy : 19.896m²; – Khu Bồ Hỏa: 16.806m²; – Khu Đồng Dưa: 53.763m². Tổng diện tích đủ 90.466m2. Ông thấy không có xứ đồng Trồi trong QĐ số 835/QĐ. Quyết định 835 ghi rõ chủ thể bị thu hồi đất là đất công của HTX NN Cầu Đơ. Nhà đất gia đình tôi sử dụng là đất cá thể, Tôi là bộ đội, vợ tôi là công nhân, không phải là xã viên làm ruộng nên không thuộc đối tượng mà HTX quản lý theo qui định. Thực tế dự án này đã dư ra hơn 2000m2. Tôi đã nhiều lần ý kiến với các cơ quan. Tại buổi làm việc với Cán bộ Thanh tra thành phố Hà Nội ngày 07/01/2011, tôi đã đề cập đến toàn bộ nôi dung nêu trên. Biên bản kiểm đếm tài sản của gia đình tôi ngày 07/03/2009 do cô Phan Bích Thủy và Vũ thị Ngọc Hà là cán bộ địa chính và tài nguyên môi trường của phường ghi rõ: Hộ Ông Tuyến: 70 m2 nhà cấp 4, tường vây quanh và công trình phụ, cổng sắt…. Tổng diện tích đất là 351m2 có ảnh, kèm theo. Tôi cũng đã kê khai tài sản này tại đơn vị – Học viện Chính trị từ năm 2008. Cho rằng tôi không cho vào đo là thiếu khách quan và vu khống.
  • 3/ Tại khoản 2,3,4 Điều 49; khoản 1,2,3,6,7 Điều 50 Luật đất đai năm 2003; Điều 48 Nghị Định 181/2004/NĐ-CP; Điều 14,15 Nghị định 84/2007/NĐ-CP; Điểm h Khoản 1, Điều 8 Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ; Điều 6 Quyết định 02/2010/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 của UBND Thành Phố Hà Nội thì việc sử dụng đất của gia đình tôi tại khu vực này phù hợp với qui hoạch, đủ điều kiện để được cấp giấy CNQSDĐ mà nhà nước qui định. Nhà nước không thu hồi loại đất như gia đình nhà tôi đang sử dụng rất rõ ràng.
  • 4/ Chính sách của Đảng và Nhà nước qui định là đúng đắn, nhưng người có chức quyền thực hiện lại không đúng với chính sách đó. Ông Nguyễn Trường Sơn PCT quận Hà Đông cùng chính quyền phường đã mài quyền lực của chế độ để ép chết tôi, gây tan nát và tổn thất quyền lợi chính đáng cho gia đình tôi. Thưa Ông quận phường tranh chấp với gia đình tôi thì vô lý quá. Ông đã biết đầu những năm 90 đất nước khó khăn như thế nào! bộ đội như chúng tôi đâu dám đòi hỏi gì! Năm 1992 tôi phải san đất làm nhà tạm để có chỗ ở cho vợ con.
Đời lính của tôi đã 6 năm ở chiến trường Campuchia hơn 30 quân ngũ để góp phần dành lại chủ quyền cho đất nước, để rồi hôm nay sang lĩnh vực đời thường được những người “cán bộ quận-phường” thực hiện chính sách không đúng với những gì mà Đảng và Nhà nước qui định rõ ràng, cụ thể, cộng với chính sách hậu phương quân đội. Tôi rất tin tưởng vào Ông là người của nhân dân, vì vậy tôi có ý kiến đến Ông, kính đề nghị Ông chỉ đạo làm rõ một số kiến nghị của tôi như sau:
  • - Thứ nhất: Theo Quyết định số 835/QĐ ngày 09/4/2008 của UBND tỉnh Hà Tây. Thực tế quận Hà Đông thu dôi ra trên 2000 m2 . Xứ Đồng Trồi không có trong QĐ 835. Gia đình tôi không phải xã viên, phá nát nhà đất của tôi phải trả lại quyền lợi chính đáng cho tôi. Chính quyền ngụy biện không có xứ Đồng Trồi là không tôn trọng lịch sử và coi thường tiền nhiệm của chế độ XHCN.
  • - Thứ hai: Tại Quyết định số 8273/QĐ – UBND ngày 21/12/2009 của UBND quận Hà Đông, thu hồi 230 m2 đất của gia đình tôi. Nhưng cưỡng chế thu hồi của gia đình tôi là 356 m2 đất ở, trong đó có 70m2 nhà cấp 4, tường xây xung quanh, cửa hàng và các công trình phụ…..đã được thể hiện tại biên bản kiểm tra hiện trạng hộ Ông Tuyến ngày 07/03/2009 do cô Phan thị Bich Thủy và cô Vũ Thị Ngọc Hà là cán bộ của phường Hà Cầu lập.
  • - Thứ ba: Đất nhà tôi vẫn được ở liên tục từ trước tới nay không có tranh chấp với bất cứ tập thể và cá nhân nào. Năm 1992 tôi làm nhà ở cấp 4, xây tường vây quanh dân cho là hợp pháp vì đất cá thể. Nếu cho rằng đất nhà tôi UBND xã nay là phường Hà Cầu đã quản lý thì quản lý từ bao giờ?
  • - Thứ tư: Tôi đang chờ quyết định giải quyết khiếu nại của UBND Thành phố Hà Nội thì ngày 24/08/2011 UBND quận Hà Đông và phường Hà Cầu tổ chức cưỡng chế phá nát tài sản trên đất nhà tôi như đã trình bày ở trên theo luật pháp hiện hành thì đúng hay sao?
  • - Thứ năm: Đề nghị Ông cho thành lập Đoàn liên ngành của Thành phố gồm các cơ quan: Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên- Môi trưởng, Sở Xây dựng… để làm rõ việc ban hành các văn bản pháp quy, quy trình, quy định về thu hồi, cưỡng chế nhà đất, để đảm bảo quyền lợi của Nhà nước của dân được hài hòa, đúng pháp luật và đạo lý, tránh để Lãnh đạo đất nước phải chỉ đạo như Tiên Lãng.
  • -Thứ sáu: Nhà đất của tôi không nằm trong diện thu hồi, không nằm trong quyết định 835/QĐ và không ảnh hưởng gì đến dự án, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch, công lao gây dựng từ hơn 20 năm nay. Đề nghị được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất này cho gia đình tôi theo đúng pháp luật.
Tôi không muốn làm ảnh hưởng đến danh dự của Người bộ đội cụ Hồ, không muốn để Lãnh đạo Thành phố Hà Nội phải băn khoăn đối với việc của gia đình tôi. Nay tôi hết đường kiên nhẫn. Chính quyền quận Hà Đông đã bất chấp kỷ cương phép nước. Nhà cửa không còn phải đi thuê ở cho vợ con. Tôi bức xúc nhất là làm mất lòng tin của lớp trẻ vào Đảng ta, bức xúc trong dư luận, đây là gây nên tự diễn biến hòa bình. Hậu quả như thế nào tôi không chịu trách nhiệm. Chính quyền Hà Đông dùng quyền lực Nhà nước lấy nhà đất của tôi để chia cho những người khác. Đại tá như tôi đã 6 năm chiến trường, 30 năm quân ngũ mất nhà chẳng khác vụ Tiên Lãng, nhưng tôi chưa manh động vì là Đảng viên, tôi tin Đảng, Bác Hồ, vì uy tín chính trị của Học viện. Tự trọng cán bộ để binh sĩ quận đội nó xích thì nhục quá xá, Quân đội còn thể thống gì. Vì công lao tôi quá nhỏ so công lao của 60 năm bao thế hệ cha anh đi trước với Đảng với Tổ Quốc, để Học viện được thưởng Huân Chương Sao Vàng. Nếu tôi manh động mà ảnh hưởng đến Học viện thì mình phản lại cha anh mình. Tôi bầm gan tím ruột lắm chứ. Gia đình ly tán, bất hòa?. Uất ức quá! .
Tôi đi chiến đấu, theo Đảng, Bác Hồ ước mơ sẽ xây dựng một phòng khám từ thiện cho dân nghèo tại mảnh đất này vừa kiếm sống vừa làm việc thiện cho dân. Vì quyền lợi chính đáng của gia đình tôi và đây là phần xương máu của tôi bao năm nơi chiến trường, trong quân ngũ, đúng với tư tưởng đạo đức Bác Hồ, tôi rất mong Ông xem xét thật công minh, đảm bảo đúng pháp luật để gia đình tôi ổn định cuộc sống, bản thân tôi yên tâm công tác.
Khẩn thiết kính mong sự quan tâm xem xét của Ông!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Đông, ngày 4 tháng 3 năm 2012
Kính đơn
Đã ký
Đại tá Nguyễn Văn Tuyến
————
OAN KHỐC QUÁ!
Tôi đại tá đang công tác đã 6 năm chiến trường,30 năm quân ngũ bị mất nhà cửa cũng giống nhà anh Vươn nhưng tôi không manh động vì tôi là Đảng viên, tôi tin Đảng, Bác Hồ, vì uy tín chính trị của Học viện Chính trị. Tự trọng là đại tá mà để mấy chú cấp úy, binh sĩ quận Hà Đông nó xích thì nhục quá xá, Quân đội ta còn thể thống gì. Vì công lao tôi quá nhỏ so công lao của 60 năm bao thế hệ cha anh đi trước với Đảng với Tổ Quốc, để Học viện Chính trị được thưởng Huân Chương Sao Vàng. Nếu tôi manh động mà ảnh hưởng đến Học viện thì mình phản lại cha anh mình – Tôi bầm gan tím ruột lắm chứ. Quyết định thu 230m2 nhưng cào cả 356m2 nhà đất làm từ 1992 của tôi một cách trái luật pháp. Công lao hơn 20 của gia đình bị bốc hơi. Con tội, vợ chồng lý tán ?. trớ trêu quá sá! Tôi phải tự than thân?
TÂN CA DAO – Tự tình
Vợ ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là …Ủy ban
Chính quyền có mấy Tiện Quan
Công an bộ đội một đoàn kéo lên
Hung hăng ầm ĩ súng, kèn
Ủi nhà bắt trẻ một phen tơi bời
May chưa cụt cẳng đầu rơi
Nhà tan, con tội đã đời khổ chưa!
Người ta có chức có quyền
Bộ đội nhưng bé phải hèn nhớ chưa?
Đảng viên hỏng coi thường phép vua
Ai mà chống lại te tua có ngày
Em ơi nhớ lấy nhời này…..
xxx
Bác Sang biết có nhiều Sâu
Các Bác cũng bị đau đầu khổ thay!
Sâu ơi ta bảo Sâu này
Sâu cướp lắm của có ngày hóa ma!
Dân lành Sâu cũng chẳng tha
Sâu đem máy xúc ủi nhà lương dân
Bộ đội đức nghiệp chuyên cần
Sao Sâu thất đức, bất nhân thế mày!
xxx
Bao giờ Chính phủ biết oan
Bọn lợi ích nhóm, tham quan vào còng
Nói ra ai chẳng đau lòng,
Anh em tủi nhục, vợ chồng thở than.
Cũng có lúc bầm gan tím ruột
Phải dằn lòng trong lúc trớ trêu.
Công ơn Đảng, Bác rất nhiều
Lòng ta vẫn giữ những điều Bác răn.
Ngày hận 24/08/2011
Đại tá Bs Nguyễn Văn Tuyến Ban Quân Y
Học viện chính trị Điện thoại 0904695667
 

– MẸO CỨT GÀ

nguyencuvinh

Hồi bé, mỗi khi làm cái gì không được, mình hỏi mạ. Mạ bày cho cái, xong. Mình khen nịnh, mạ giỏi thiệt. Mạ mình đưa ngón tay quẹt nước trầu trên miệng, buông câu: mẹo cứt gà, giỏi chi con.

Sau này lớn lên, khôn hơn, ranh ma quỷ quái hơn, rồi lại tiếp xúc nhiều người ranh ma quỷ quái hơn nữa, mới thấm cái câu cửa miệng của mạ: mẹo cứt gà.

Mấy thằng bạn một lứa, đùng đùng làm chức to lắm.

Một hôm mình gặp một hắn, hỏi, sao mày lên chức vùn vụt thế, chẳng lẽ trong quá trình hoạt động cách mạng, không sai gì? Nó cười, trước, là nhờ ơn mưa móc nâng đỡ của mấy chú mấy bác bạn bè hoạt động với ông cụ thân sinh. Sau nữa là nhờ mẹo cứt gà. Mình nói, mẹo cứt gà trong thăng tiến là thế nào, tập huấn cái coi. Nó khẳng định, muốn thăng tiến thì phải có mẹo cứt gà. Mình hỏi, thế chẳng lẽ mày không hề có khuyết điểm, toàn ưu điểm? Nó bảo, cứ chuẩn bị sai, chuẩn bị có khuyết điểm thì dừng. Sao dừng? Nó bảo, mày ngu bỏ mẹ, chả hiểu gì. Muốn cho một người thăng tiến nhanh, như tao chẳng hạn, tổ chức phải giúp làm sao để tao chưa kịp sai, chưa kịp gặp khuyết điểm. Ví dụ nhé, tổ chức bố trí các chức vụ cho tao ở nơi nào cũng không quá hai năm, thậm chí một năm. Thời gian ấy chưa kịp làm gì sai, thậm chí còn chưa kịp nghĩ ra cái sai để mà sai, hoặc nói nhỏ nhé, có đớp miếng nào to to của dân của nước thì cũng chưa kịp…lộ, thế là lại chuyển sang vị trí công tác cao hơn chút, đôi khi sáu tháng, mới quen mặt anh em, tay bắt mặt mừng, cũng chưa kịp sai, lại chuyển sang vị trí công tác cao hơn, cứ thế đến khi tao đã lên tới chót vót cấp tỉnh thì nếu sai là các huyện, các ngành, tầng lớp cán bộ dưới quyền sai, tao đâu sai. Hiểu chưa? Đó là mẹo cứt gà.

Có hôm vào phòng làm việc của nó, mình thấy nó treo rất nhiều ảnh, đóng khung đẹp, tầng tầng lớp lớp mà mình gọi là “ ảnh bắt tay”. Thôi thì ở trong nước Việt yêu dấu, không có bác nào, chú nào làm chức to mấy mà nó không mần được cái ảnh chung, nhìn rất chi là đằm thắm. Chỉ nhìn ảnh, người yếu bóng vía khiếp, chắc thằng này quan hệ tởm lắm mới được thế, toàn chụp chung với các Cụ không à. Nó cười, mày thấy chưa, đó cũng là mẹo cứt gà. Nhìn khối lượng ảnh chụp với các Cụ đồ sộ như thế bố bảo thằng nào dám hỗn với tớ. Đưa ra sân cơ quan, nó chỉ những cây cảnh đẹp, gắn những bảng chữ nào cây của bác A, cụ Ba, xếp N, nghe kinh. Nó nói, các cụ, các bác có về đây đâu, mình ra gặp, nói, bác ơi, chú ơi, cho phép cháu được ghi danh bác trồng cây lưu niệm ở cơ quan cháu để làm gương cho các thế hệ nhé. Ai nỡ từ chối. Cũng là mẹo cứt gà thôi. Khách đến làm việc, các đối tác đến gặp, mới loanh quanh ở sân, nhìn thấy hằng hà sa số tên tuổi các bác, các chú, các cụ, phát rét.

Nó còn kể, một hôm may mắn nó lọt vào được nhà của một bác rất to. Các bác thì rất hiền, rất hiếu khách, rất vô tư. Nó đưa thêm một thằng cấp Bộ. Nó giả lả nói với Bác, Bác coi, thằng này nó đang gây khó dễ em đấy. Sau bữa đó, cái thằng cấp Bộ kia mặt tái xám, phục vụ nó hết cỡ vì nghĩ nó và Bác chắc thân thiết nhau lắm, chứ thực ra, Bác có biết nó là ai, chỉ thấy thư ký bố trí cho vào thăm thì nói dăm câu ba chuyện vậy thôi. Cũng là mẹo cứt gà.

Mày sáng mắt ra chưa? Nó hỏi mình sau khi đã quán triệt một số mẹo cứt gà. Mình lắc đầu. Nó hỏi, sao thế? Chưa thấm à? Hay không tin.

Nó bấm máy gọi: Anh…Em đây…Dạ, anh khỏe chứ ạ. Dạ…Dạ rồi, chủ nhật em bay ra thăm anh chị.

Nó khoe, nó vừa gọi cho Bác ấy.

Nhưng mình nãy giờ có nhìn, thấy nó diễn gọi chứ thực ra không gọi cho ai cả.

Đúng là mẹo cứt gà.

Hôm qua nó gọi, này, Cụ mới vào công tác, có muốn chụp ảnh chung với Cụ để treo trong nhà không, vào đây tao thiết kế cho. Mình nói có rồi, cả đời chụp được ảnh với Cụ, sướng tê, treo rồi.

Nó hỏi, chụp với ai, chẳng lẽ mày học mẹo cứt gà của tao nhanh thế à?

Mình nói, ảnh này chụp lâu rồi, thời Cụ còn sống.

Cụ nào? Nó hỏi có vẻ hồi hộp.

Mình nói: Cụ Núp. Anh hùng Núp ở Tây Nguyên. Bức ảnh để đời của mình, vinh dự chụp với Cụ tại bệnh viện, 3 tháng sau Cụ mất.

Nó xì cái. Nói với mình vẻ thất vọng, mày chẳng thể tiến bộ được, hèn chi làm trưởng thôn mãi.

He he

____________________________________________

Nhật ký Trưởng thôn Khoai Lang

 

CXN_030412_1438_Tại sao Siêu thị Fivimart đóng cửa từng siêu thị một (4 tất cả tại TP HCM) và sau đó sẽ tiến ra sân nhà Hà nội

Châu Xuân Nguyễn
Ai đã từng làm ăn buôn bán thì biết lý do tại sao. Khi siêu thị đầu tiên trong 4 siêu thị đóng cữa thì 3 siêu thị còn lại sẽ bị nhà cung cấp buộc phải thanh toán khi giao hàng (Cash on delivery) và không siêu thị nào có khả năng tài chính làm điều này cả, nên sẽ có vài mặt hàng thiếu sót vì nhà cung cấp ngưng cung cấp. Kết quả là siêu thị có tất cả 800 mặt hàng chỉ thiếu bánh bisquit, thịt heo, cá và bún (ví dụ). Khi thiếu mặt hàng thì vài ngày nữa sẽ phải đóng cửa vĩnh viễn.
Lý do là thiếu tiền mặt để thanh toán, lỗi có phải vì thanh khoản nhà băng, 3 dũng dành 300 tỉ cho vay Vinashin với lãi suất zero  http://www.sggp.org.vn/xahoi/2012/2/281241/ . 300 tỉ này cứu được 300 DNTN và 3000 công việc lao động.
Vì Nguyen van Binh không biết gì về vận hành DNTN nên mới phát biểu rằng DN năm 2012 đừng trông cậy vào NH

CXN_012212_1376_Thấy gì qua 3 tiết lộ của TĐ Nguyễn Văn Bình trong buổi trực tuyến

Trích:”3 điều chuẩn bị cho dư luận đó là:
1. Lãi suất trong năm 2012 sẽ khoảng 25%, chứ không 10% như đã tuyên bố trước đó. Trích:”Doanh nghiệp khi kinh doanh nếu chủ yếu chỉ dựa vào vốn ngân hàng thì hoạt động này hoàn toàn không lành mạnh.
“Chúng ta rút tiền thì kêu ngân hàng nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận lại chúng ta là ai? Nếu doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh thì kể cả lãi suất lên tới 25% thì cũng không phải vấn đề quá lớn”, ông nói.” Hết trích
2. Thanh khoản của hệ thống Ngân Hàng trong năm 2012 sẽ rất khắc nghiệt, đừng trông chờ vào vay tiền của hệ thống Ngân Hàng. Vậy là 90% doanh nghiệp nhờ vào vốn vay của NH nên đóng cửa vĩnh viễn sau Tết vì nếu không vay tiền được thì làm sao kinh doanh được ???.
Trích:”Nhưng ở Việt Nam hiện nay, vốn của các doanh nghiệp cơ bản là từ ngân hàng, lên đến 80 – 90% nên khi thắt chặt tín dụng là gặp khó”.
Ông Bình đề nghị doanh nghiệp phải tái cấu trúc, điều chỉnh lại sản xuất để phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn tới.
Ông cũng nhắc lại với mức lạm phát còn cao như hiện nay thì đề nghị giảm ngay lãi suất là chưa phù hợp vì tốc độ tăng lãi suất mới giảm mấy tháng gần đây và thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện đang rất nhức nhối. Lý do quan trọng nhất là các ngân hàng vay vốn ngắn hạn nhưng hầu hết lại cho vay trung và dài hạn nên không đảm bảo được thanh khoản.” Hết trích
Và đây là bonus trích :”Thủ tướng: ‘Ngân hàng đừng để Chính phủ lo lắng nhiều’ Trích:””Các anh chị thành lập ngân hàng, vốn tự có chỉ là một đồng, pháp luật cho phép huy động 10 đồng để phục vụ sản xuất kinh doanh của toàn xã hội. Nhưng có những ngân hàng cho vay nội bộ tới một phần tư, một phần ba thậm chí một nửa số vốn huy động từ dân cư. Như vậy còn vốn đâu cho xã hội nữa và an toàn làm sao được. Các anh chị không thể lấy tiền huy động của toàn xã hội để cho nhà mình vay hết, để đầu tư cho các dự án của chính mình”, Thủ tướng nói.” hết trích.Hết trích
Thủ Tướng không nói một nhà băng mà từ 10 đến 20 nhà băng vi phạm như thế này.
3. Bơm TTCK. Trích:”Vì vậy, thời gian tới, để cải thiện thị trường chứng khoán, ngân hàng có thể sử dụng một lượng vốn nhất định trong tỷ lệ cho phép để cho vay chứng khoán. Tuy nhiên, Thống đốc cũng cảnh báo, nếu ngân hàng sử dụng quá tỷ lệ này, thì vừa ảnh hưởng đến ngân hàng, vừa ảnh hưởng thị trường chứng khoán.” Hết trích.
Nếu câu 1. và 2. ở trên mà đúng tức là trong năm 2012 lãi suất 25% và thanh khoản khắc nghiệt thì không thể nào bơm nổi chứng khoán.
Thật ra, ngay khi lãi suất 10% với tình hình kinh doanh lỗ nặng của những cty niêm yết thì TTCK sẽ không hồi phục chứ đừng nói đến lãi suất lớn hơn 10%, thậm chí 25%.
KẾT LUẬN.
Các bạn tự quyết định, nhưng nếu tôi là doanh nghiệp, thì giờ phút này là đóng cửa, không trả thêm 1 vnd nào cho nhà băng và gán doanh nghiệp cho nhà băng. nên nhớ, như tôi nói, viễn ảnh suy thoái 7 năm là ngày càng hiện thực vì lạm phát đang quay trở lại (và nên nhớ những tiên đoán của tôi 3 năm nay là hơn 95% chính xác, bất cứ ai cũng kiểm chứng được bằng cách bấm thẻ bên dưới, bên phải như BĐS ví dụ.)”hết trích.
Và hàng trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân sẽ đóng cửa vĩnh viễn, mất hàng triệu công việc như tôi đã cảnh báo tại đây:

CXN_021812_1412_So sánh 2 bài này

Trích:”CXN_021412_1405_Lời kêu gào xót xa cũa một trong 600 ngàn tiểu thương được hạ lãi suất
Trích:”Báo chí từ sau Tết phản ảnh của tôi và của doanh nghiệp, kêu gào phải giảm lãi suất, nếu không thì nền kinh tế VN sẽ như Bất Động sản bây giờ, hoàn toàn tê liệt, lòng tin về BDS là âm, không ngóc đầu dậy ít nhất 2014, 2015. Cho dầu có CP Hậu CS của tôi về cũng không cứu được BDS sớm hơn bao nhiêu, tiếng Anh chúng tôi gọi là “permanent damaged” tức là thương tật vĩnh viễn rồi…
Và nguy cơ trong 6 tháng tới, nếu lãi suất cho vay 22,25% là có thật vì doanh nghiệp sẽ không trụ nỗi nữa, dây chuyền phá sản sẽ khắp nơi, từ sản xuất, xuất khẩu rồi lan tới dịch vụ, ăn chơi, nhà hàng, khách sạn (xe gắn máy, điện tử, mặt bằng v.v..bắt đầu chết nhanh chóng, TTCK, BDS, NH, DNNN là chết rồi, hay thoi thóp rất nặng). Rồi đến thất nghiệp, bạo loạn, lật đổ DCS” hết trích.”hết trích.
Vậy thì chúng ta quá rõ, tôi đã vạch những nguy hiểm mà 3 Dũng, Nguyen văn Bình vẫn nhắm mắt lao tới, những cuộc tàn sát DN và công việc này ai chịu trách nhiệm ??? Bộ Chính Trị, QĐND, Công An có bao che cho bọn 3 Dụng trước mắt nhân dân nữa hay không. Lý do người dân bất mãn, tức giận ngày hôm nay là do tập đoàn của 3 Dũng, họ lật đổ CP CS và cả đảng CS húp cháo rùa cũng là lỗi của đồng bọn tham nhũng bất tài 3 Dũng này đây. Có nên bao che cho ch1ng nữa hay không ???
Melbourne
04.03.2012
Châu Xuân Nguyễn
———————————————————————————————————————————————–
http://vef.vn/2012-03-03-sieu-thi-pha-san-hang-loat

Siêu thị phá sản hàng loạt

Tác giả: BÍCH THUỶ

Sau thời kỳ chạy đua và bùng nổ, cuocj sàng lọc nghiệt ngã đã khiến nhiều siêu thị phá sản.
Fivimart đã phải đóng cửa siêu thị cuối cùng (tại quận 7) trong chuỗi bốn siêu thị tại TP.HCM vào cuối tháng 2.2012. Trước đó siêu thị Satra Bàu Cát đã ngưng hoạt động trong năm 2011, siêu thị Hà Nội đường Phan Đăng Lưu trả lại mặt bằng cho chủ nhà… Một hệ thống siêu thị khác do nước ngoài đầu tư cũng đang lên kế hoạch trả lại mặt bằng, rút lui khỏi thị trường trong tháng 4 tới.
Đóng cửa Fivimart tại quận 7, Fivimart thông tin rằng, họ có kế hoạch mở thêm ba siêu thị mới trong năm nay tại TP.HCM và Hà Nội, nhưng không cho biết thông tin cụ thể hơn về kế hoạch này. Đó là chuyện tương lai.
Còn trước mắt, nhìn lại quá trình hoạt động của Fivimart tại TP.HCM, bà Vũ Thị Hậu, phó tổng giám đốc công ty Nhất Nam, nhà đầu tư chuỗi siêu thị Fivimart nói: “Chúng tôi không phải là người mới trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ, vì Fivimart đã có mạng lưới 13 siêu thị, 1.200 nhà cung cấp, đang tăng trưởng tốt ở thị trường Hà Nội, nơi mà người tiêu dùng được coi là khó tính nhất cả nước. Nhưng khi vào TP.HCM lại vấp phải nhiều vấn đề”.

Không dễ ăn
Thị trường Hà Nội, theo bà Hậu, không có sự phân cấp đối xử giữa các nhà cung cấp lớn, nhỏ, trong khi tại TP.HCM, một số nhà cung cấp đòi hỏi quyền ưu tiên nhiều hơn ở thời hạn thanh toán, mức chiết khấu… “Khó nhất là ban lãnh đạo ở xa, không ứng phó kịp với sự khác biệt và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường TP.HCM. Nếu thuê nhân sự cấp cao tại chỗ thì họ không phù hợp văn hoá công ty, còn điều chuyển cán bộ quản lý giỏi từ Hà Nội vào thì họ bị chi phối bởi gia đình…”, bà Hậu nói thêm. Cộng thêm các yếu tố giá thuê mặt bằng quá cao, các chi phí vận hành siêu thị (lương nhân viên, điện nước, vận chuyển…) tăng, mà người tiêu dùng lại thắt chặt chi tiêu, nên kinh doanh ngày càng giảm lãi, Fivimart buộc phải đóng cửa siêu thị.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, chủ đầu tư hệ thống siêu thị Citimart, đơn vị đã mua lại toàn bộ các siêu thị Family Mart (của Malaysia) trong các trung tâm thương mại Parkson tại Việt Nam cho rằng: “Có vốn lớn hay thương hiệu nổi tiếng, vào đến Sài Gòn phải biết chiến đấu với cách kinh doanh hoàn toàn khác”. Đó là: lối sống đi xe gắn máy đòi hỏi chỗ mua hàng gần sát bãi xe. Thói quen không thích leo lầu khi mua thực phẩm của các bà nội trợ, nên các quầy tự chọn thường phải ở tầng trệt. Mỗi khu vực dân cư ở từng quận, từng phường có đời sống và mức thu nhập chênh lệch khác hẳn nhau, cạnh tranh giá với các chợ, trong bán hàng phải có cả văn hoá của chợ là nhân viên biết hỏi han, trao đổi, tán chuyện với khách hàng chứ không chỉ lặng lẽ làm đúng chuyên môn…
Theo các nhà kinh doanh siêu thị, để có lãi, giá thuê mặt bằng ở khu vực trung tâm phải không quá 20 USD/tháng/m2, ở xa trung tâm không quá 10 USD/tháng/m2. Một siêu thị diện tích 1.000m2 trở lên, doanh thu mỗi ngày đạt 200 triệu đồng mới huề vốn.
Bà Nguyễn Thị Hải, chủ siêu thị Hà Nội, cũng chia sẻ: “Siêu thị Hà Nội trên đường Phan Đăng Lưu có lợi thế là quy mô nhỏ, chi phí quản lý thấp, nên giá cả cạnh tranh khá năng động với các nơi khác. Nhưng phải chia lượng khách hàng với các siêu thị chung quanh như Co.opmart Đinh Tiên Hoàng và Nguyễn Kiệm, siêu thị đường Hoàng Văn Thụ. Cạnh tranh gay gắt và kiếm lãi quá khó khăn, nên tôi chuyển vốn sang đầu tư ngành hàng khác”.
Phải biết tính toán chính xác
Bà Nguyễn Thị Tranh, tổng giám đông ty cổ phần đầu tư SCID của Saigon Co.op, cho rằng: “Mở siêu thị, thắng hay thua phụ thuộc vào khách hàng”. Theo đó, mô hình siêu thị ở Việt Nam, ở mỗi nơi phải tìm hiểu kỹ đặc điểm người tiêu dùng, thói quen mua sắm, thu nhập, khẩu vị riêng… Từ đó tăng hoặc giảm dòng sản phẩm bày bán theo hướng cao cấp, trung lưu hay bình dân để thoả mãn nhu cầu của từng khu vực dân cư. Cũng theo bà Tranh, trong bối cảnh hiện nay, mở siêu thị mới phải có bài toán tài chính, phải chấp nhận lỗ trong vài năm mới biết thắng hay thua.
“Mặt bằng nằm cuối đường một chiều, trung tâm thương mại vừa bình dân vừa cao cấp, giáp ranh giữa khu dân cư thu nhập cao và khu lao động nghèo… mở siêu thị rất rủi ro”, bà Hoa, chủ hệ thống Citimart nói. Bà Hoa cho rằng: “Ở Sài Gòn hiện nay, mở siêu thị phải tính toán địa điểm chính xác. Với mỗi vị trí phải tổ chức hình thức siêu thị đúng, mới hút được khách”.
Chẳng hạn với khu vực Phú Mỹ Hưng, cần siêu thị quy mô vừa phải. Hàng hoá đa phần là thực phẩm và đồ dùng thiết yếu loại cao cấp và tiện lợi. Chất lượng quan trọng hơn giá vì khách nơi này chuộng hàng hiệu cao cấp. Họ thích mua thực phẩm ngon và sẽ không vào siêu thị để sắm quần áo hay mỹ phẩm. Khu vực quận xa trung tâm cần những siêu thị diện tích rộng, bán đủ các mặt hàng, giá rẻ và có không gian cho ăn uống giải trí…
(Theo SGTT)

Diễn giải lời Obama về Iran thế nào?

Tổng thống Barack Obama tại hội nghị AIPAC của người Do Thái ở Mỹ
Các phát biểu của Tổng thống Barack Obama hôm cuối tuần về Israel và Iran tại hội nghị thường niên của Ủy ban Chính sách Công Hoa Kỳ -Israel và với báo chí hiện vẫn thu hút sự quan tâm của dư luận.
Câu hỏi lớn nhất là có phải Hoa Kỳ ‘bật đèn xanh’ để Thủ tướng Benjamin Netanyahu tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran hay chỉ ‘bật đèn đỏ’ cảnh báo Tehran?
Trước cuộc gặp riêng giữa hai ông Obama và Netanyahu hôm nay 5/3, báo chí quốc tế đã có nhiều đánh giá về chuyện này, BBC Tiếng Việt xin trích giới thiệu:
Báo Bấm Haaretz ở Israel ngày 05/03:
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama không cần phải đợi đến cuộc gặp riêng với Thủ tướng Benjamin Netanyahu ngày thứ Hai để làm rõ quan điểm của ông về chương trình nguyên tử của Iran. Phát biểu tại hội nghị của Ủy ban Chính sách Công Hoa Kỳ -Israel (AIPAC), ông đã yêu cầu ai muốn chiến tranh hãy gác trống trận sang một bên.
Sau khi xác tín cam kết của mình với hòa bình và an ninh của Israel, vị tổng thổng nói rõ rằng Hoa Kỳ sẽ chỉ xem xét dùng biện pháp quân sự để ngăn Iran khỏi có vũ khí hạt nhân sau khi nước Mỹ hoàn toàn được thuyết phục rằng cấm vận và các phương thức ngoại giao đã hoàn toàn hết tác dụng. Ông cũng hứa sẽ tiếp tục gây sức ép lên Iran và đào sâu vị thế cô lập của nước này.
“Khi Hoa Kỳ nói để Iran có vũ khí nguyên tử là điều không thể chấp nhận được thì có nghĩa là tôi không đùa”
Tổng thống Obama
Euronews ngày 5/3:
Dù ông Obama nêu rõ đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ tỏ ra cứng rắn chống lại Iran trước cuộc gặp tại Tòa Bạch Ốc, hai đồng minh (Mỹ và Israel) vẫn còn rất xa nhau khi nói đến ‘đèn đỏ’ cho Tehran không được thông qua, và họ còn phải thỏa thuận về lịch trình khi nào chiến dịch quân sự có thể trở nên cần thiết.
BBC News hôm 04/03:
Mark Mardell, biên tập viên chuyên về Mỹ nói về diễn văn của ông Obama tại hội nghị AIPAC:
“Ủng hộ mạnh, chắc chắn cho Israel, lời lẽ mạnh, cứng rắn với Iran,”
Lãnh đạo Israel từng đe dọa sẽ tấn công Iran nếu cần
Nhưng ông Obama đã hướng tới nhiều diễn giả một lúc – các lãnh đạo Israel; những người trung lập lo ngại ông nói không đủ mạnh; phe Dân chủ đang lo rằng ông quá mềm; các đồng minh đang lo về ý định của Israel và riêng Iran nữa.”
Ông Obama nói, “Tôi sẽ không ngần ngại dùng vũ lực khi cần để bảo vệ Hoa Kỳ và quyền lợi của nước Mỹ”.
Ông được cử tọa đứng cả lên hoan hô và tôi thấy ai cũng hòa nhập vào đợt vỗ tay. Những người tôi hỏi chuyện sau đó cũng chia sẻ ý kiến đó.
Ai cũng thích những gì ông nói nhưng đa số đang băn khoăn lời nói có biến thành hành động hay không.
Và khi ông Obama gặp Thủ tướng Benjamin Netanyahu ngày thứ Hai tại Tòa Bạch Ốc, chúng ta sẽ biết bài diễn văn của ông được chính phủ Israel đón nhận ra sao.
ABC News ngày 03/03:
Tổng thống Barack Obama đã đưa ra lời đe dọa công khai nhất từ trước tới nay rằng Hoa Kỳ sẽ tấn công Iran nếu đấy là điều cần thiết để ngăn nước này không phát triển bom nguyên tử. Cùng lúc, ông cảnh báo Israel rằng họ sẽ chỉ làm tình hình đã xấu lại còn xấu hơn nếu họ động thủ trước nhằm phá các cơ sở hạt nhân của Iran.
Lời cảnh báo song song với cuộc trả lời phỏng vấn hôm thứ Sáu diễn ra trước cuộc gặp tối quan trọng của ông Obama với Thủ tướng Netanyahu ngày thứ Hai và sau bài phát biểu hôm Chủ Nhật của ông trước cử tọa tại hội nghị AIPAC, nhóm vận động đầy quyền lực ủng hộ cho Israel ở Mỹ.
Các dự án nguyên tử của Iran bị nghi là có thể chuyển sang mục tiêu phi dân sự
Ông Obama nói cú tấn công của Israel nếu xảy ra sẽ chỉ gợi thêm cảm tình cho nước Cộng hòa Hồi giáo trong khu vực mà Israel đã chẳng có bao nhiêu đồng minh. Nhưng ông cũng nói rõ rằng Iran có thể bị Hoa Kỳ tấn công.
Trả lời phỏng vấn tạp chí The Atlantic, Tổng thống Hoa Kỳ nói:
“Tôi nghĩ cả hai chính phủ Iran và Israel cần nhận thấy rằng khi Hoa Kỳ nói chuyện để Iran hiểu rằng có vũ khí nguyên tử là điều không thể chấp nhận được, thì có nghĩa nước Mỹ chúng tôi nghĩ thế nào là nói thế đấy. Tôi không đùa.
Ông cũng nói cả Iran và Israel cùng hiểu rằng “yếu tố quân sự” là một phần trong toàn thể các giải pháp về Iran, bên cạnh lệnh trừng phạt và kênh ngoại giao, và nói thẳng rằng có thể xảy ra chuyện tấn công Iran, điều từ trước tới nay chỉ được nhắc đến tế nhị.

Báo Việt Nam đưa tin về bầu cử Nga

Vladimir PutinTruyền thông nhà nước Việt Nam vui mừng trước chiến thắng của ông Putin
Các trang mạng chính thống Việt Nam có nhiều cách đưa tin về cuộc bầu cử tổng thống Nga, mặc dù giọng điệu chủ đạo vẫn là ca ngợi ông Vladimir Putin.
Ngay sau khi ông Putin tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, tin này đã lọt vào danh sách đọc nhiều nhất ở các tờ báo mạng chính của Việt Nam.
“Đôi mắt ngấn lệ” của người sắp có nhiệm kỳ tổng thống thứ ba được nhấn mạnh trên các báo Tiền Phong, Tuổi Trẻ, VnExpress…
Trang mạng của Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản đều đưa tin này với giọng điệu trung dung.
‘Được yêu mến nhất’
Thông tấn xã Việt Nam mở Bấm chuyên mục về bầu cử Nga, mà hầu hết các bài có vẻ đi theo nguyên tắc chỉ đưa tin, không bình luận.
Trước ngày bầu cử diễn ra, hôm 3/3, hãng thông tấn quốc gia có đăng một xã luận bày tỏ quan điểm về sự kiện chính trị của Nga.
Có thể thấy bài này khá “nhẹ nhàng”, ca ngợi hệ thống bầu cử đa đảng ở Nga thời hậu cộng sản:
“Cùng với một xã hội ngày càng cởi mở, công khai và dân chủ, hệ thống chính trị, đảng phái tại Nga đang bắt đầu bước vào giai đoạn cải cách mạnh mẽ.”
Tuy vậy, Bấm ở cuối bài, Thông tấn xã Việt Nam không quên nhắc độc giả nước Nga “sẽ thay đổi ra sao, với tốc độ như thế nào và theo hình thức nào hoàn toàn phụ thuộc vào mong muốn và nguyện vọng của người dân Nga”.
“Mọi sự gán ghép, áp đặt khuôn mẫu từ bên ngoài sẽ không bao giờ mang lại kết quả như mong đợi,” bài viết kết luận.
Báo Bấm Quân đội Nhân dân, hôm 3/3, lại có bài phân tích ‘Những âm mưu phá hoại bầu cử Tổng thống Nga’.
Hình ảnh ủng hộ ông PutinChính khách Nga, từng có thời làm cho KGB, được nhiều người Việt hâm mộ
Nếu tin vào bài báo, thì Hoa Kỳ dính líu tới “các âm mưu chống phá bầu cử Nga”.
Theo đó, “việc Oa-sinh-tơn can thiệp vào cuộc bầu của Nga không mấy khó hiểu bởi Mỹ luôn theo đuổi tham vọng dựng lên một chế độ thân phương Tây tại Nga”.
Cùng hôm 3/3, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, báo Bấm Nhân Dân, cũng có bài ủng hộ Putin nhưng thừa nhận nước Nga còn nhiều vấn đề.
Bài này nhấn mạnh Putin “vẫn đang là chính khách được yêu mến nhất nước Nga và chính trường Nga hiện chưa có chính trị gia nào có tầm ảnh hưởng lớn hơn”.
Nhưng nó cũng nói: “Vẫn còn khoảng tối trong bức tranh toàn cảnh LB Nga, như cuộc chiến chống tham nhũng chưa thật quyết liệt, khoảng cách giàu nghèo còn là vấn đề nan giải, số người có thu nhập dưới mức nghèo khổ chiếm 14,3% tổng dân số Nga”.
‘Cai trị thế giới’
Một số tờ báo liên hệ với ngành an ninh Việt Nam nhanh chóng chia vui cùng nhân vật từng là điệp viên KGB.
Có tờ báo như Bấm Năng lượng Mới (PetroTimes) không giấu sự hoan hỉ khi đăng ngay bài so sánh Putin với lãnh tụ cộng sản Lenin sau khi ông Putin tuyên bố thắng lợi.
Bài này viết: “Trong lịch sử nước Nga, có hai người đàn ông nổi bật. Họ không có điểm gì chung, ngoại trừ có cái tên đầu giống nhau – Vladimir – có nghĩa là ‘người cai trị thế giới’.”
“Và trên hết họ đều là những người Nga, mang tính cách Nga điển hình, hồn hậu, bình dân với ý chí mạnh mẽ, rất mạnh mẽ, tất cả vì một nước Nga hùng cường, vì một trật tự thế giới mới công bằng hơn, văn minh hơn!”
Tổng Biên tập của báo này là ông Nguyễn Như Phong, cựu Phó Tổng biên tập Báo Công an nhân dân.
Tờ Bấm An ninh Thủ đô, trực thuộc Công an TP. Hà Nội, ca ngợi: “Đường hướng lớn mà ông Putin vạch ra và lãnh đạo ngày càng chứng tỏ sự đúng đắn, thích hợp với nước Nga, kể cả lúc chịu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thời gian qua.”

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=jmD_4AIM208

Nước mắt cụ bà 90 tuổi bị con đổ chất thải đuổi khỏi nhà

Vài lời: -Thấy không.lại “hình thành” đám”quần chúng tự phát” quăng đồ dơ đuổi mẹ!!!!!-Cái xấu bày ra dễ “nhiễm”?-Bom đạn Mỹ -Ngụy không sợ,mà nay lại sợ”đám quần chúng tự phát  con”???.
 05/03/2012 – Phapluatvn
Cụ Ngừng kể, bom Mỹ – Ngụy ngày xưa không làm cụ run sợ; ngày xưa chồng hy sinh, rồi con trai cả hy sinh, cụ cũng có lúc không đau đớn như bây giờ… Nỗi đau cuối đời bị đứa con gái út “khủng bố” bằng “hỗn hợp” thuốc trừ sâu, chất thải và mắm tôm để đuổi mẹ ra khỏi nhà mới là nỗi đau lớn nhất đời; nỗi sợ lòng tham vô đáy của đứa con bất hiếu mới là nỗi sợ lớn hơn bom Mỹ – Ngụy…
Cụ Ngừng trong căn nhà bị vợ chồng con gái “khủng bố” (Hình do chính quyền địa phương cung cấp)
Cụ Ngừng trong căn nhà bị vợ chồng con gái “khủng bố” (Hình do chính quyền địa phương cung cấp)
Không sợ giặc, chỉ sợ… con đẻ
Ai chứng kiến phiên tòa một ngày đầu tháng 2/2012 tại Tòa án nhân dân huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên) hôm ấy cũng ngỡ ngàng đặt câu hỏi: “Đạo lý ở đâu mà con cái lại hành xử bất luân, ngạo ngược như vậy?”. Bị đơn là một bà cụ 89 tuổi, khuôn mặt già nua, hom hem, mắt không còn nhìn rõ, bước đi như cứ muốn ngã quỵ, phải có người dìu đỡ.
Vừa mò mẫm từng bước vào phòng xử án, mắt cụ vừa rưng rưng cố nén nỗi đau không cho người khác thấy. Cụ là Nguyễn Thị Ngừng (SN 1923, ngụ thôn Quảng Mỹ, xã Hòa Mỹ Tây), mẹ của bảy người con, có chồng và một người con là liệt sĩ. Nguyên đơn đưa cụ Ngừng ra tòa chính là vợ chồng người con gái út Trương Thị Đỉnh, những người con mà cụ hằng thương yêu, tin tưởng hết mực khi làm di chúc giao tất cả gia sản cho họ.
Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cụ Ngừng trở thành góa bụa khi người chồng đã hy sinh trong một trận chiến đấu ác liệt ở chiến trường, con trai cả của cụ cũng không về nữa sau một trận chống càn Mĩ – Ngụy. Bản thân cụ Ngừng cũng tàn tạ, đau bệnh thường xuyên do bị giặc bắt giam, tra tấn suốt hai năm ròng, khi chúng phát hiện gia đình cụ là một cơ sở cách mạng.
Giặc tan, nén nỗi đau, hàng ngày cụ Ngừng cố hết sức làm lụng nuôi dưỡng sáu người con còn lại trưởng thành. Sau một thời gian chắt chiu dành dụm, năm 1978 cụ xây dựng được một ngôi nhà cấp bốn trên mảnh đất vườn do ông bà để lại. Do bệnh ngày càng nặng, năm 1988 cụ rời nhà đến ở với người con trai tại thành phố Tuy Hòa để chữa bệnh. Trước khi đi, cụ gọi vợ chồng người con gái út Trương Thị Đỉnh lại, ân cần dặn dò rồi giao ngôi nhà cùng mảnh đất để vợ chồng này trông coi.
Thế nhưng, trong thời gian mẹ đi vắng, vợ chồng người con út tính toán, mưu toan chiếm đoạt trọn mảnh đất và ngôi nhà của mẹ. Năm 1994, không hề hỏi ý mẹ, vợ chồng họ tự ý phá dỡ rồi xây dựng mở rộng ngôi nhà. Năm 1997, vợ chồng này xây dựng tiếp một ngôi nhà nữa bên cạnh và một năm sau, họ tự ý đứng tên kê khai, làm thủ tục và không hiểu bằng “tiểu xảo” gì mà được cơ quan chức năng huyện cấp giấy tờ.
Bà cụ nhớ lại: “Năm 2002, trong một lần tôi về thăm nhà, chúng năn nỉ tôi lập di chúc tặng ngôi nhà và toàn bộ đất đai cho hai vợ chồng nó. Tôi nghĩ con cháu nó cần, mình tuổi đã cao, giữ lại cũng không làm gì nên tôi ưng thuận, ký vào tờ di chúc các con đã viết sẵn”.
Năm 2010, thấy bệnh tình ngày càng nặng, cụ Ngừng trở về ngôi nhà cũ, mảnh đất xưa của mình để làm nơi thờ phụng chồng, con là liệt sĩ. Thế nhưng dù tờ di chúc chưa có hiệu lực, vừa thấy mẹ về, vợ chồng người con đã la ó chửi bới rồi ngang nhiên khóa cửa, kiên quyết không cho mẹ bước vào ngôi nhà của bà.
Không nơi nương thân, hàng ngày cụ Ngừng già yếu nằm vất vưởng ngoài hiên ngôi nhà của chính mình. Ngay cả di ảnh của hai liệt sĩ cùng hai tấm bằng Tổ quốc ghi công cũng không có nơi để đặt. Trước hành vi ngược đãi mẹ già, ủy ban xã đã lập biên bản hủy bỏ di chúc trước đây của cụ Ngừng.


Đau lòng lời rủa mẹ là “con…”
Bị hủy bỏ di chúc, vợ chồng người con út không buông tha mẹ già, mà chúng giở ra những thủ đoạn bẩn thỉu cũng những câu mạt sát mẹ già trái luân thường đạo lý, chà đạp lên đạo lý làm người.
Nhờ chính quyền can thiệp nhưng bất thành, cụ Ngừng nhờ người phá khóa cửa để đưa di ảnh hai liệt sĩ cùng hai tấm bằng Tổ quốc ghi công của chồng và con trai vào nhà thờ phụng. Thế nhưng, suốt nhiều ngày đêm liền sau đó, vợ chồng và các con của Đỉnh xông vào đập phá cửa kính, chửi rủa mẹ đẻ – bà ngoại mình.
Cụ Ngừng khóc: “Nó lớn tiếng gọi người mẹ đẻ ra mình là “con chó già này, con chó già kia””. Để uy hiếp mẹ, cả nhà đứa con út đã dùng thuốc trừ sâu, mảnh thủy tinh trộn với mắm tôm nồng nặc mùi hôi thối đổ khắp ngôi nhà, trong khi bà lão gần 90 tuổi bất lực ngồi một chỗ than khóc. Từ sáng đến tối, gia đình đứa con cho người thay phiên đến chửi bới, thách thức pháp luật trước mặt cụ Ngừng khiến cụ hoảng loạn phải qua ở tạm nhà người cháu nội. Không để yên, chúng nhiều lần tìm đến nơi mẹ ở tạm để đe dọa, yêu cầu mẹ phải lập lại di chúc.
Nhiều người dân địa phương phẫn uất kể: Gần đến ngày giỗ của chồng cụ Ngừng, cụ nhờ người đưa vào nhà để thờ cúng. Khi cụ vừa bước vào nhà, gia đình đứa con út ồ ạt kéo đến, ném tới tấp hỗn hợp chất bẩn vào nhà khiến cụ bị ngất xỉu. Trong khi người dân địa phương đưa cụ Ngừng đi cấp cứu, gia đình đứa con lại ngăn cản. Phải đến khi công an huyện đến can thiệp, người dân mới đưa được bà lão tội nghiệp đến bệnh viện.
Đúng như nhiều người dự đoán, kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên buộc vợ chồng đứa con Trương Thị Đỉnh phải hoàn trả cho mẹ ruột của mình toàn bộ đất vườn, đất thổ cư cũng như toàn bộ hiện trạng căn nhà cấp bốn. Dù phần thắng thuộc về mình nhưng cụ Ngừng vẫn khóc nghẹn trong đau đớn, buồn tủi. Cụ lặng lẽ rời phiên tòa, không muốn nói chuyện với ai. Cụ đau đớn vì luân thường đạo lý, tình mẹ con đã bị chính người con gái mà cụ mang nặng đẻ đau, dành hết tình thương chà đạp, khinh bỏ.
Trước khi có bản án này, cụ đã đau khổ đến tận cùng, phải trải qua những ngày tháng kinh hoàng khi vợ chồng người con gái út ấy đang tâm dùng những thủ đoạn mất hết tình người để xua đuổi, hành hạ, uy hiếp cụ. Nén cơn đau trong lòng, cụ nghẹn ngào lời cuối trước khi rời phòng xử: “Tôi già yếu rồi, nay sống mai chết, đâu có ham nhà cửa, đất đai làm gì, chỉ cần có nơi thờ phụng, ra vào lúc tuổi già. Điều tôi đau nhất là chỉ vì hám lợi mà con cái nỡ vô đạo, ngược đãi với mẹ già như vậy”.
* Chính quyền địa phương bất lực? Ông Phạm Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Hòa Mỹ Tây, cho biết chính quyền địa phương này đã nhiều lần yêu cầu vợ chồng người con phải mở cửa cho cụ Ngừng vào nhà nhưng họ vẫn bất chấp. Thậm chí, trong biên bản hòa giải bất thành, người con gái còn ngang ngược tự ghi thêm vào biên bản: “Tôi không đồng ý mở cửa, vì nhà tranh chấp, khiêu chiến”.
Theo Văn phòng UBND tỉnh, đến nay Chủ tịch tỉnh đã có hai công văn yêu cầu chủ tịch huyện chỉ đạo giải quyết ngay sự việc nhưng tỉnh vẫn chưa nhận báo cáo kết quả giải quyết.
* Cán bộ ngược đãi mẹ chỉ bị… khiển trách
Người con rể của bà lão là Nguyễn Thành Hiếu, là đảng viên, Đại biểu HĐND xã, Trưởng trạm y tế xã Hòa Mỹ Tây. Đảng ủy xã này vừa ra quyết định kỷ luật với hình thức khiển trách về mặt Đảng đối với ông Hiếu; cùng thời điểm, người này cũng bị kỷ luật về mặt chính quyền với hình thức tương tự. Theo kết quả xác minh, người này đã đồng tình để vợ con có những hành động xâm phạm nhân phẩm, xúc phạm đạo đức đối với cha mẹ. Việc làm này khiến nhân dân địa phương rất bất bình nên hầu hết người dân địa phương đều không đồng tình với hình thức kỷ luật nêu trên.
Uyên Thu

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

ASEAN 2012: VAI TRÒ VÀ NHỮNG THÁCH THC

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai ngày 5/3/2012
TTXVN (Giacácta 26/2)

Bàn v một s cơ hội, thách thức và trin vọng đặt ra cho vai trò trung tâm của ASEAN trong bi cảnh thế giới, khu vực đang có nhiều biến c và thay đổi quyền lực, học gi Benjamin Ho – Trung tâm nghiên cứu các vn đ đa phương (CMS), Trưng Nghiên cứu các vấn đề quốc tế (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Nanvang (Xinhgapo) vừa có bài viết đăng trên tờ “Bưu điện Giacácta “, nhan đề “Vai trò trung tâm của ASEAN: Năm ca những sự chuyn đi quyền lực lớn Sau đây là nội dung bài viết:
Sự trỗi dậy của châu Á như là một châu lục ngày càng có ảnh hưởng quan trọng trong nền chính trị toàn cầu – cùng với vai trò đầu tàu của Trung Quốc, Ấn Độ đã làm nên nhiều chuyện trong thập kỷ qua. Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hồi cuối tháng 11/2011 rằng thế kỷ 21 sẽ là “Thế kỷ Thái Bình Dương” của Mỹ hẳn đang củng cố niềm tin tâm điểm tương lai của chính trị toàn cầu sẽ là tại châu Á.
Trong bối cảnh năm nay đang diễn ra sự thay đổi quyền lực tại nhiều nước lớn, người ta có thể mong lãnh đạo các nước đó sẽ đề cập đáng kể đến các điều kiện ở châu Á trong những bài thuyết trình của mình. Vậy vai trò ngày càng nổi bật của châu Á có ý nghĩa gì đối với ASEAN?
Mỹ đã bắt tay triển khai chiến lược “ngoại giao hướng về khu vực”, thể hiện qua sự tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm ngoái và chuyến thăm bước ngoặt tới Mianma vào tháng 12/2011 của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.
Những cuộc gặp gỡ cấp cao riêng biệt gần đây của Mỹ với Philípin và Xinhgapo với nội dung bàn thảo là các vấn đề quốc phòng và an ninh cho thấy ASEAN sẽ là một khu vực chiến lược đối với Oasinhtơn.
Tương tự như vậy, Bắc Kinh cũng bắt tay vào việc sử dụng sức quyến rũ riêng của mình bằng cách vung tiền tới những nơi Bắc Kinh có lợi ích. Với việc kết hợp nghệ thuật hùng biện chính trị với các nguồn nguyên liệu vật chất, Trung Quốc đang ngày càng củng cố danh tiếng như là một bên liên quan đáng tin cậy lâu dài trong khu vực.
Cùng với khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, Bắc Kinh đã tham gia các sáng kiến mới như hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ, hành lang kinh tế Nam Ninh — Xinhgapo, cũng như các hành lang kinh tế Đông-Tây trên bán đảo Đông Dương.
Khả năng duy trì tình hình, kinh tế xuất sắc của Bắc Kinh bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu cũng khiến các nhà phân tích nhận định Trung Quốc có thể nổi lên như là một nguồn phát triển độc lập với nhu cầu (từ bên ngoài).
Sự cần thiết giữ vị trí trung gian giữa lợi ích của Oasinhtơn và Bắc Kinh không phải là điều bất lợi đối với ASEAN như ghi nhận cua Ngoại trưởng Xinhgapo K.Shanmugam. Trong chuyến thăm Oasinhtơn đầu tháng 2/2012, ông Shanmugam đã đề nghị Mỹ cần tránh những bài phát biểu chống Trung Quốc tại cuộc tranh luận trong nước.
Giáo sư Tommy Koh, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, giải thích chiến lược của ASEAN “đưa các cường quốc lớn – đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc – lại với nhau và gắn họ vào trong một khuôn khổ hợp tác… do đó giám thiểu việc thiếu hụt niềm tin”.
Trước những cải tiến tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) thu hút sự quan tâm của dư luận khu vực hồi cuối năm 2011, một số học giả đã nói đến sự cần thiết để ASEAN đóng vai trò lãnh đạo EAS với cách như vậy, nhằm làm cho ASEAN “chấp nhận được đối với cả Trung Quốc và Mỹ”.
Một cách tiếp cận hiện đang được theo đuổi chính là sự nhấn mạnh vai trò “trung tâm của ASEAN” – quan điểm về một cấu trúc khu vực do ASEAN lãnh đạo, trong đó quan hệ của khu vực với thế giới bên ngoài được tiến hành với sự quan tâm của cộng dồng ASEAN.
Trong những năm qua, tính hữu dụng của chiến lược này đã được chứng minh tại EAS. Sự tham dự của Mỹ và Nga tại hội nghị cấp cao Đông Á cuối năm ngoái cho thấy sự chú ý lớn hơn đã được dành cho sân khấu chính trị của ASEAN.
Diễn đàn Khu vực ASEAN năm ngoái cũng đã chứng kiến việc các nước ASEAN tham gia nhiều vấn đề, từ tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông đến chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Thật vậy, diễn đàn đã tìm thấy lực kéo đáng kể từ các nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới, thể hiện qua sự tham dự của cả Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Tổng thư ký Surin Pitsuwan trong một cuộc trả lời phỏng vấn năm ngoái đã nói “thực tế việc thế giới quan tâm đến các diễn đàn của ASEAN và sân khấu ASEAN mà chúng tôi mang đến có nghĩa rằng chúng tôi đã phục vụ đúng mục đích của các bên tham gia và có những giá trị từ vai trò quản lý cấu trúc hợp tác đó của ASEAN” (tại Đông Á).
Tuy nhiên, vẫn tồn tại nguy cơ lạm dụng tính hữu dụng và hiệu quả của cách tiếp cận như vậy, đặc biệt nếu các nước ASEAN bắt đầu áp dụng cách nhìn “hướng nội, tất cả chỉ là tâm lý ASEAN”.
Thực tế là sự trở nên nổi bật toàn cầu của ASEAN lại đến từ sự sẵn sàng mở cửa đối với thế giới rộng lớn bên ngoài của các nước ASEAN.
Nói cách khác, vị trí trung tâm của ASEAN đã được làm cho khả dĩ bởi vì chính các nước thành viên đã xếp vận mệnh của họ cùng dòng chảy với phần còn lại của thế giới, và với cách làm như vậy, đã dẫn đến kết quả là sự thành công tập thể của cộng đồng ASEAN.
Tuy nhiên, bối cảnh những thách thức toàn cầu ngày càng phức tạp và đa diện sẽ làm nảy sinh xu thế và sức hút khiến ASEAN tự khép cửa nhìn vào trong. Lo lắng trước quan hệ giữa các nước lớn và sự không chắc chắn của việc những tương tác đó sẽ diễn ra như thế nào sẽ làm cho các nước thành viên ASEAN không can dự vảo những thách thức toàn cầu, mà thay vào đó là phát triển xu hướng địa phương thiển cận và tách biệt.
Hiệp ước Bali III (xác định cương lĩnh chung của ASEAN về các vấn đề toàn cầu) được các nhà lãnh đạo ASEAN ký tháng 11/2011 không thể được sử dụng để biện minh cho một cái nhìn cường điệu về ASEAN – trung tâm của thế giới. Thực sự, một kết quả (từ sự nhìn nhận cường điệu) như vậy sẽ làm tê liệt khu vực mà ở đó sự tăng trưởng được tạo lập dựa trên các mối quan hệ đa dạng và năng động giữa các quốc gia thành viên với thế giới.
Hai tháng đầu năm 2012 đã chứng kiến sự xuất hiện nhiều diễn biến chính trị có thể chỉ rõ tính chất của các vấn đề toàn cầu cho phần còn lại của năm. Các sự kiện như cuộc khủng hoảng Xyri đang diễn ra, bế tắc tài chính tại Hy Lạp và sự thách thức của Iran trước các biện pháp trừng phạt của quốc tế sẽ kiểm nghiệm tài tháo vát và khả năng giải quyết của cộng đồng trong việc khớp nối một phản ứng phù hợp. Chắc chắn ASEAN sẽ đứng trước thực tế: ASEAN có thể duy trì tới mức độ nào sự can dự toàn cầu cùng lúc với giữ gìn trật tự tại chính ngôi nhà của mình sẽ là một thử nghiệm quan trọng về tính sẵn sàng và tương xứng của ASEAN – với vai trò là một khối.
*
*       *
TTXVN (Niu Yc 28/2)
Bộ phận phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) thuộc tạp chí Nhà kinh tế cho rằng những nỗ lực của các quốc gia Đông Nam Á, dặc biệt là Inđônêxia, trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố tiếp tục đạt được những tiến bộ. Diễn biến đáng chú ý mới nhất là phiên toà bắt đầu diễn ra từ ngày 13/2 tại Giacácta để xét xử Umar Patek, kẻ tình nghi chính cuối cùng của vụ đánh bom tại Bali năm 2002. Tuy nhiên, dù sự thành công của các chiến dịch an ninh gần đây đã làm suy yếu các nhóm cực đoan, nhưng chúng vẫn chưa thể loại bỏ hoàn toàn mối đe doạ khủng bố. Khả năng xuất hiện các nhóm và tổ chức mới vẫn còn và có thể làm gia tăng những căng thẳng tôn giáo tại khu vực.
Umar Patek, kẻ bị bắt tại thị trấn Abbottabad, nơi các lực lượng đặc biệt của Mỹ đã tiêu diệt Osama bin Laden hồi tháng 5 năm ngoái, bị nghi ngờ là đã cài quả bom 700kg tại khu nghi dưỡng Kuta ở Bali làm 202 người chết, chủ yếu là khách du lịch phương Tây. Umar Patek có thể phải nhận án tử hình nếu bị buộc tội chủ ý giết người, sản xuất bom và các tội khác có liên quan đến vụ tấn công năm 2002, vụ tấn công chết chóc nhất tại Đông Nam Á. Umar Patek cũng bị cáo buộc thực hiện các vụ đánh bom bên ngoài 5 nhà thờ ở Giacácta năm 2000.
Kể từ vụ đánh bom tại Bali, Chính phủ Inđônêxia đã thực hiện một trong những chiến dịch chống khủng bố thành công nhất thế giới. Các cuộc điều tra do lực lượng tình báo dẫn đầu đã giúp đơn vị cảnh sát chống khủng bố Densus 88 bắt giữ được hàng trăm phần tử tình nghi. Những thủ lĩnh đầu tiên của Jemaah Islamiyah (JI), từng là một mạng lưới khủng bố rộng lớn nhất khu vực, bị bắt hoặc bị tiêu diệt. Những thủ lĩnh kế nhiệm của nhóm này cũng bị xử lý tương tự. Tháng 11/2008, 3 kẻ đánh bom chính tại Bali là Imam Samudra, Amrozi và Mukhlas đã bị xử bắn tại Bali. Noordin Top, thủ lĩnh một nhóm cực đoan tách ra từ JI và đã thực hiện nhiều vụ tấn công quy mô lớn ở Inđônêxia trong giai đoạn 2003 – 2009, bị cảnh sát bắn chết tháng 9/2009. Abu Bakar Bashir, một nhà truyền giáo được cho là thủ lĩnh tinh thần của JI, đã bị bỏ tù do kích động chủ nghĩa khủng bố.
Tại miền Nam Philíppin, đầu tháng 2 vừa qua chính quyền cũng khẳng định đã giết được một thủ lình cao cấp khác của JI là Zulkifli bin Hir. Đại tá Marcelo Burgos, phát ngôn viên của quân đội Philíppin, nói Zulkifli bin Hir, còn được gọi là Marwan, là một trong số ít nhất 15 kẻ bị giết trong cuộc không kích do Mỹ hỗ trợ nhằm vào hòn đảo hẻo lánh Jolo ở miền Nam. Marwan, kẻ được Bộ Ngoại giao Mỹ treo thưởng 5 triệu USD trong chương trình Thưởng cho công lý, được cho là cầm đầu nhóm phiến quân Kumpulun Mujahidin Malaysia. Bị tiêu diệt trong vụ tấn công trên được tin còn có Umbra Jumdail, thủ lĩnh cấp cao của nhóm Abu Sayyaf, và Abdullah Ali, một thành viên người Xinhgapo của JI. Nếu được khẳng định bằng xét nghiệm ADN, 3 cái chết này là một đòn đau đối với những kẻ khủng bố tại Đông Nam Á.
Sau các vụ đánh bom tại Bali, nhiều nhân vật cấp cao của JI đã chạy trốn khỏi Inđônêxia đến các trại huấn luyện của Mặt trận tự do Hồi giáo Moro (MILF), một nhóm nổi dậy lớn ở miền nam Philíppin. Mặc dù các mối quan hệ giữa MILF và JI chưa bao giờ bị cắt đứt hoàn toàn, nhưng cả trại của MILF ở đảo Mindanao đã ngày càng không mến khách trong khoảng thời gian từ giữa thập niên 2000 do nhóm này tham gia các cuộc đàm phán hoà bình với chính phủ. Thay vào đó, các thủ lĩnh JI giao thiệp với Abu Sayyaf, một nhóm nhỏ có căn cứ ở quần đảo Sulu gần đó. Bản thân Umar Patek đã chạy đến Philíppin trước khi về Pakixtan. Quan hệ đồng minh giữa Abu Sayyaf, JI và nhóm đạo Cơ đốc cực đoan đã chuyển hướng sang đạo Hồi – Phong trào Rajah Sulairaan đã gây ra vụ tấn công chết chóc lớn thứ hai tại Đông Nam Á vụ chìm phà chở người làm 116 người chết tại Manila năm 2004.
Giảm, nhưng vẫn nguy hiểm
Do chiến dịch chống khủng bố, JI dường như đã bị xoá bỏ hoàn toàn tại Inđônêxia. Nguy cơ xảy ra các vụ tấn công quy mô như vụ đánh bom 2002 hoặc tinh vi như các vụ tấn công sau đó tại Giacácta, chẳng hạn các vụ đánh bom liều chết vào khách sạn JW Marriott và Ritz-Carlton tháng 7/2009, hiện tại dường như là rất thấp. Tuy nhiên, còn quá sớm để kết luận rằng Đông Nam Á hiện không còn chủ nghĩa khủng bố. Tại Inđônêxia, có hàng loạt các vụ tấn công quy mô nhỏ trong năm 2011. Ngay 25/9, một kẻ đánh bom liều chết đã cho nổ tại một nhà thờ ở Surakarta, Trung Java, làm 27 người bị thương. Trước đó là vụ đánh bom tại một trại cảnh sát ở Cirebon Tây Java, vào ngày 15/4 và một vụ tấn công hụt một tháng sau đó tại một nhà thờ ở Tangerang, ngoại ô Giacácta.
Ngoài mối liên hệ lỏng lẻo trong ít nhất hai vụ tấn công với Jemaah Ansharut Tauhid, một nhóm cực đoan được Bashir thành lập năm 2008, các vụ đánh bom trong năm qua dường như được thực hiện bởi các nhóm nhỏ hoạt động độc lập với các nhóm khác. Các vụ tân công cũng dường như là nghiệp dư. Nhóm thực hiện vụ tấn công bất thành tại Tangeiang thậm chí còn liên hệ với Al Jazeera, đài truyền hình tiếng Arập, để yêu cầu đài truyền hình này quay phim vụ tấn công. Kẻ tình nghi chính nói rằng hắn đã học cách làm bom qua xem phim trên Youtube – một cách huấn luyện hoàn toàn khác so với các chuyên gia chất nổ của JI, những kẻ học kỹ năng của mình tại Ápganixtan. Tuy nhiên, cũng có thể rằng, thời gian qua đi các phần tử quá khích mới ở Inđônêxia sẽ giỏi lên, đặc biệt nếu chính quyền để những căng thẳng tôn giáo gia tăng, tạo ra môi trường để các nhóm theo đường lối cứng rắn có thể phát triển. Do đó, các vụ va gần đây giữa người Cơ đốc và người Hồi giáo tại đảo Ambon là nguyên nhân cho lo ngại đó.
Tại miền Nam Philíppin, Abu Sayyaf sẽ yếu đi do việc mất Jumdail, trong khi Marwan thì không còn khả năng truyền những kỹ năng chế tạo bom cho những thành viên mới, nếu thực sự thủ lĩnh này của Jl đã chết. Tuy nhiên, Abu Sayyaf sẽ tiếp tục là mối đe dọa đối với các địa phương dọc theo bờ biển phía Tây Mindanao và quần đảo Sulu. Mặc dù tương đối nhỏ về con số, nhưng nhóm này thu hút được sự ủng hộ mạnh mẽ từ những người dân tộc Tausig trên các hòn đảo này.
Nếu không có giám sát tư tưởng của JI, Abu Sayyaf nhiều khả năng sẽ theo đuổi các hành động tội phạm như hành động đầu tiên thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế năm 2000 khi nhóm này bắt cóc 21 người Malaixia lặn ở đảo Sipadan để đòi hàng triệu USD tiền chuộc. Không ai nhận trách nhiệm vụ bắt cóc 2 khách du lịch châu Âu tại đảo Tawi-Tawi vào ngày 1/2, nhưng vụ này cũng giống như vụ bắt cóc được thực hiện bởi nhóm Abu Sayyaf./.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

MÙA ĐÔNG CỦA BIN NAM TRUNG HOA

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 5/3/2012
TTXVN (Bắc Kinh 27/2)

Theo tạp chíTri thức thế giới ” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc s ra gần đây, một nửa giang sơn của Trung Quốc là phần bao bọc xung quanh phía Nam nước này, đồng thời đặt câu hỏi một nửa giang sơn đó hiện nay có phải đang ở trong trạng thái của “mùa Đông lạnh giá’’? về  tình hình bin Nam Trung Hoa (Bin Đông), tạp chí này cũng đặt câu hỏi “Trung Quốc cần phải có kế sách đi phó như thế nào trong bi cảnh như vậy? ” Dưới đây là một s bài viết đăng trên tạp chí nói trên liên quan đến những vn đề vừa nêu.

BÀI I: NHÌN NHẬN TH NÀO V TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG HIỆN NAY
(Trương Hi Văn. Phó Viện trưng Viện nghiên cứu chiến lược phát triển biển – Cục hải dương quốc gia Trung Quốc)
Xem xét từ góc độ chính trị quốc tế và quan hệ giữa các quốc gia, tôi cho rằng tình hình Nam Hải (Biển Đông) vẫn đang ổn định, hay nói cách khác các nước ở khu vực Nam Hải và các nước ngoài khu vực như Mỹ đang duy trì quan hệ chính trị ngoại giao bình thường với Trung Quốc, khả năng xảy ra xung đột quân sự ở Nam Hải không lớn. Tuy nhiên, nếu xem xét từ góc độ khác thì đã có rất nhiều vấn đề tồn tại.
Xét từ góc độ quyền phát ngôn thì từ năm 2010 đến 2011, vấn đề Nam Hải đã bị nhào nặn thành một trong những vấn đề nóng của khu vực này. Một số nước Đông Nam Á như Việt Nam và các nước ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản… đã ngang nhiên tô vẽ vấn đề Nam Hải, trong khi đó Trung Quốc lại dường như im lặng. Tuy nhiên, trước năm 2010, nếu Trung Quốc phản đối mạnh thì dù là nước xung quanh Nam Hải hay nước ngoài khu vực sẽ đều không thể công khai thảo luận vấn đề tranh chấp Nam Hải theo cơ chế mang tính khu vực hoặc tại các hội nghị mang tính khu vực như Diễn đàn khu vực ASEAN. Tại Diễn đàn khu vực ASEAN năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng đã phản bác những ngôn luận được gọi là tự do hàng hải ở Nam Hải trong tình hình không thể nhẫn nại hơn nữa. Nói tóm lại, quyền phát ngôn của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải hiện nay là bị động, đương nhiên tình hình này chủ yếu cũng bắt nguồn từ chính sách tự kiềm chế và dịu giọng của Trung Quốc.
Xét về góc độ khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên biển thì các nước xung quanh Nam Hải mỗi năm khai thác đến hàng triệu tấn, thậm chí hàng chục triệu tấn dầu khí từ vùng biển tranh chấp ở Nam Hải, trong khi một sự thực không thể tranh cãi là Trung Quốc lại không có một giếng dầu nào trong vùng biển tranh chấp. Trong thời gian rất dài trước đây, khi muốn lôi kéo công ty dầu khí của các nước phương Tây vào thăm dò, khai thác dầu khí, Philíppin và Việt Nam thường dè dặt, đắn đo trước phản ứng của Trung Quốc nhưng hiện nay tình hình rõ ràng đã khác trước. Ví dụ như Philíppin, khi hợp tác với công ty dầu khí phương Tây khai thác dầu khí ở vùng biển tranh chấp, nước này tạo dư luận ồn ào trước, dùng thủ đoạn “kẻ cướp kêu bắt kẻ cướp”. Như vậy cũng có thể nói trước đây Philíppin khai thác vụng trộm dầu khí ở vùng biển tranh chấp, nay trắng trợn hành động, cho thấy Trung Quốc đang ngày càng mất đi khả năng kiểm soát tình hình trước hành vi xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng của các nước xung quanh như vậy. Xét về phương diện đánh bắt cá thì ngư dân Trung Quốc hiện nay đến đâu cũng bị bắt bớ, trong đó bao gồm Nam Hải (Biển Đông) và Đông Hải (Biển Hoa Đông).
Xét về góc độ so sánh lực lượng và xây dựng quan hệ chiến lược, từ năm 2010 đến nay, so sánh lực lượng ở khu vực Nam Hải đã có thay đổi to lớn. Quan hệ chiến lược giữa các nước trong và ngoài khu vực Nam Hải có bước phát triển mới, về tổng thể, cơ bản đã hình thành mối quan hệ so sánh lực lượng trong đó một bên là Trung Quốc, còn bên kia là một số nước khác do Mỹ và Việt Nam đứng đầu. Quan hệ so sánh này biểu hiện cụ thể ở hai phương diện:
Một là, xem xét tình hình quan hệ giữa thế lực bên ngoài khu vực và các nước vùng biển xung quanh, từ năm 2010 đến nay, Mỹ không ngừng gia tăng sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài việc lớn tiếng tăng cường quan hệ liên minh quân sự với các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Philíppin, Mỹ đã nhiều lần tổ chức diễn tập quân sự chung, cuối năm 2011 Mỹ lại tuyên bố đạt được thỏa thuận xây dựng căn cứ hải quân ở Ôxtrâylia. Một số nước xung quanh Nam Hải cũng có động thái quan trọng, ví dụ như quan hệ quân sự hiện nay giữa Việt Nam với Mỹ có thể nói là thời kỳ tốt đẹp nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam; Việt Nam và Ấn Độ, Nhật Bản đều đã thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác quân sự, trong đó cả Ấn Độ và Nhật Bản đều cam kết rõ phải giúp Việt Nam nâng cao khả năng quân sự trên biển. Philíppin, Inđônêxia cũng đều lần lượt nâng cấp quan hệ với Nhật Bản lên thành quan hệ đối tác chiến lược, tuyên bố phải bảo vệ “lợi ích chung” ở Nam Hải.
Thứ hai, xem xét tình hình phát triển quan hệ giữa các nước tranh chấp Nam Hải, Việt Nam không ngừng điều chỉnh chiến lược Nam Hải của họ, ra sức phát triển quan hệ với nước tranh chấp Nam Hải khác như Philíppin. Việt Nam đã từng bước thay đổi lập trường đối phó tranh chấp Nam Hải, bất đầu gác lại tranh chấp với các nước khác như Philíppin, tích cực lôi kéo Philíppin và Malaixia nhằm mục đích cùng đối phó với Trung Quốc.
Một vấn đề cần phải xem xét kỹ là, từ những năm 70 của thế kỷ trước đến nay, vấn đề tranh chấp Nam Hải đã tồn tại mấy chục năm nhưng về cơ bản các nước và Trung Quốc đều giữ lập trường giống nhau hoặc tương tự nhau, đó là có tranh chấp nhưng không làm to chuyện. Nhưng từ năm 2010 đến nay, vấn đề Nam Hải đã bị hâm nóng lên, dường như hai năm trở lại đây Nam Hải đã luôn xuất hiện tình trạng tranh chấp mới nào đó! Sự thực cái gọi là vấn đề Nam Hải đang bị khuấy lên hiện nay, trên thực tế là bị người ta cố ý làm cho nóng lên.
Tôi cho rằng vấn đề này trước hết là Mỹ và việt Nam phối hợp với nhau nhằm đạt mục đích giúp Mỹ nhanh chóng can thiệp vấn đề Nam Hải, tranh giành ánh hưởng ở khu vực Nam Hải, đồng thời giúp Việt Nam củng cố và giành giật lợi ích thực tế ở Nam Hải, hơn nữa xét tình hình hiện nay, rõ ràng họ đã rất thành công. Từ năm 2010 đến nay, Mỹ và Việt Nam đã lợi dụng mặt bằng đối thoại ASEAN ở nhiều cấp độ, triển khai thế tiến công Trung Quốc về mặt dư luận, tạo bầu không khí dư luận để cùng công khai “lên án’ Trung Quốc. Xét bầu không khí dư luận hiện nay, dường như vấn đề Nam Hải chính là vấn đề mà một bên là Trung Quốc, bên kia là các nước ASEAN và Mỹ, Nhật Bản, là hình thức xung đột giữa lợi ích của Trung Quốc ở Nam Hải và “lợi ích chung” của tất cả các nước này tại Nam Hải.
Thứ hai là tạo môi trường dư luận để làm méo mó hình ảnh của Trung Quốc, cô lập Trung Quốc, phục vụ cho Mỹ và Việt Nam thành lập liên minh đại chiến lược chống Trung Quốc, bao vây Trung Quốc từ hướng Nam Hải. Hơn nữa, cho đến cuối năm 2011, liên minh nói trên đã rõ hình hài, tiêu chí trực tiếp nhất là quan hệ đối tác các loại mà các nước tranh chấp Nam Hải như đã nói trên là Việt Nam, Philíppin… và các thế lực ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ, đã hình thành và đang tăng cường, củng cố.
Tuy nhiên, các nước này cũng có tính hai mặt rất rõ rệt. Một mặt, xét từ góc độ an ninh, họ muốn dựa vào Mỹ để kiềm chế, cân bằng Trung Quốc, không muốn tin vào Trung Quốc; Mặt khác, về phương diện kinh tế lại muốn dựa vào Trung Quốc, có được lợi ích thực tế từ Trung Quốc. Ngoại trưởng Philíppin đi thăm Trung Quốc, có được lợi ích thực tế từ Trung Ọuốc nhưng sau khi về nước đã lập tức cho công ty dầu khí phương Tây vào thăm dò khai thác dầu khí ở khu vực tranh chấp thuộc Nam Hải. Việt Nam và Nhật Bản rất thành thạo lợi dụng những dịp đi thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo hai nước, vừa ca tụng bài ca hữu nghị với Trung Quốc, vừa nhân cơ hội để thăm dò, điều tra trên biển, cố tình chiếm được lợi ích thực tế, vì theo những cách thức quen thuộc, trong khi các nhà lãnh đạo đi thăm, Trung Quốc bao giờ cũng áp dụng lập trường kiềm chế, nói chung không có hành động thực tế ở ngoài biển. Nói tóm lại, một số nước xung quanh có quy hoạch chiến lược, có kế hoạch hành động trong vấn đề tranh chấp Nam Hải, hơn nữa có chiến lược đấu tranh rất lợi hại, hết sức thành thạo trong việc tạo ra và lợi dụng các cơ hội để mưu cầu lợi ích biển tối đa.
BÀI II: CỤC DIỆN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHÓ KHĂN VÀ NGHỊCH LÝ VỀ CHÍNH SÁCH AN NINH
(Dương Nghị – Thiếu tướng, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Đại học Quc phòng Trung Quc)
Tình hình “xung đột cường độ mạnh” nguy hiểm nhất ở Nam Hải có thể là năm 2010 và 2011. Bởi vai trò của nước Chủ tịch luân phiên ASEAN rất lớn, trong khi đó Việt Nam với tư cách là nước Chủ tịch vào năm 2010 đã làm hết khả năng của mình, lợi dụng sự ủng hộ của Mỹ đưa vấn đề Nam Hải lên bàn hội nghị các nước ASEAN. Năm 2012, Mỹ lần đầu tiên, tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á. Từ năm 2012-2014, Chu tịch luân phiên ASEAN sẽ lần lượt theo thứ tự do Campuchia, Brunây và Mianma đảm nhận, bởi thế tình hình có khả năng sẽ không tiếp tục nghiêm trọng như năm 2011. Mặc dù vậy, tôi cho rằng vấn đề Nam Hải chỉ có thể nói là sóng gió trên mặt biển có thể giảm bớt chứ sóng ngầm sẽ vẫn như cũ.
Xét từ trạng thái hiện nay, vấn đề Nam Hải đã trở thành nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến lợi ích an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc, đồng thời cũng trở thành vấn đề nóng mới liên quan đến sự ổn định ở khu vực xung quanh Trung Quốc.
Quan hệ Trung – Mỹ trước mắt vẫn chủ yếu là cạnh tranh, sở dĩ vấn đề Nam Hải nóng lên, được phóng đại như vậy, có thể nói là do một số nước xung quanh đã phối hợp với chiến lược “trở lại châu Á-Thái Bình Dương” mà Mỹ đã công phu hoạch định. Năm 2010, Mỹ đã lợi dụng sự kiện “tàu Cheonan” ở hướng Bắc Trung Quốc và khuấy động Nam Hải ở phía Nam, khiến Trung Quốc bị tiến công từ hai mặt. Thủ đoạn thành công nhất của Mỹ là đã làm cho mâu thuẫn Trung – Mỹ diễn biến thành vấn đề giữa Trung Quốc và các nước thuộc khu vực xung quanh, bởi vậy thực chất của vấn đề Nam Hải còn là cuộc đấu chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ.
Cùng với vấn đề Nam Hải nóng lên, không ít vạch đỏ của Trung Quốc đã bị phá vỡ, hơn nữa còn đang tiếp tục bị đột phá. Ví dụ như Trung Quốc luôn chủ trương vấn đề Nam Hải là công việc của các nước trong khu vực, trong khi xét từ ý nghĩa nào đó, trên thực tế đã bị quốc tế hóa. Ớ quần đảo Nam Sa (Trường Sa) hiện nay có tới 58% các đảo-bãi đã bị Việt Nam chiếm cứ, vậy Trung Quốc cần phải đối xử như thế nào? Có cần phải thu hồi lại, cũng như thu hồi bằng cách nào, những vấn đề này đã trở thành điểm mấu chốt để Trung Quốc phá vỡ thế bế tắc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải. Dưới tiền đề Trung Quốc kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình như hiện nay, không thể dễ dàng sử dụng sức mạnh quân sự để thu phục đất bị mất, vậy chúng ta cần phải làm gì? Đồng thời, trong khi Trung Quốc trỗi dậy, áp lực trong và ngoài nước đối với chính sách ngoại giao của chúng ta cũng đồng thời lớn thêm. Áp lực bên ngoài như “thuyết về mối đe dọa Trung Quốc”, bên trong là sức ép của dân chúng theo tình cảm dân tộc chủ nghĩa, khó khăn đối với cả bên trong và bên ngoài tăng lên, nếu xử lý không thỏa đáng vấn đề Nam Hải thì không những lợi ích quốc gia sẽ bị tổn hại mà còn có thể nguy hại đến sự ổn định trong nước, thậm chí trực tiếp đe dọa địa vị cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc của chúng ta.
Về biện pháp đối phó của Trung Quốc, người viết có thể kiến nghị một số điểm sau đây:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược Nam Hải ở tầm trung ương. Trước hết, cần thành lập cơ quan lãnh đạo thống nhất. Việt Nam đã sớm thành lập “Ủy ban phối hợp Nam Sa”, Trung Quốc đến nay đều chưa có gì. Sau nữa là xác định rõ lợi ích ở Nam Hải, đồng thời hoạch định con đường giải quyết hữu hiệu vấn đề, không thể chỉ nói mà không làm. Lại nữa, cần sử dụng nguồn lực chiến lược tổng hợp, các ngành nhất định phải phối hợp thống nhất.
Thứ hai, thay đổi quan niệm, tích cực có hành động. Từ chỗ không gây nên chuyện, đừng để xảy ra trục trặc, đến chỗ làm việc, trù tính xác lập vị thế, từ đó tạo dựng tình thế có lợi cho Trung Quốc ơ Nam Hải, nhanh chóng loại bỏ tình hình bế tắc nói trên.
Thứ ba, tạo nguồn lực tổng hợp. Trung Quốc cần sử dụng phương pháp tác chiến toàn diện bao gồm các nguồn lực về chính trị, kinh tế, ngoại giao, pháp luật, quân sự, dư luận… về mặt ngoại giao, cần dũng cảm thể hiện thái độ, không thể quá bị động, về phương diện lợi ích quốc gia ở Nam Hải, Trung Quốc có lý, nhất định phai mạnh mẽ, không thể bị người khác áp đảo.
Thứ tư, xây dựng các phương án ứng phó khẩn cấp. Cần phản ứng kịp thời, đề phòng sai lầm trong hỗn loạn, lại càng phải đề phòng để mât thời cơ tốt.
Thứ năm, tăng cường xây dựng lực lượng, nâng cao khả năng bảo vệ an ninh trên biển của quốc gia, đồng thời thông qua thực hiện chấp pháp hữu hiệu trên biển để thể hiện ý chí của Trung Quốc trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, đặc biệt là nhanh chóng xây dựng lực lượng chấp pháp thống nhất trên biển, về phương diện quân sự, nhất định phải kín đáo phát triển nhanh, triển khai thích hợp và sử dụng thận trọng.
BÀI III: VÀI SUY NGHĨ V GIẢI QUYT VN Đ NAM HẢI
(La Viện — Thiểu tướng, y viên thường trực kiêm Phó Tng thư ký Hội học thuật Khoa học quân sự Trung Quốc)
Chúng ta đều nói Nam Hải ở vào “mùa thu nhiều chuyện’’ , vậy dòng khí lạnh của “mùa Đông Nam Hải” đã từ đâu đến? Tôi cho rằng vẫn do Mỹ trở lại châu Á-Thái Bình Dương mang lại. Hiện nay, có hai cách nhìn nhận về việc Mỹ trở lại châu Á – Thái Bình Dương: Một là cho rằng nước Mỹ nhằm tỏ rõ sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực châu Á Thái Bình Dương chứ hoàn toàn không phải nhắm vào Trung Quốc. Hai là cho rằng Mỹ kiềm chế Trung Quốc để bao vây Trung Quốc. Cá nhân tôi cho rằng thà cứ tin là Mỹ có ý đồ nhắm vào Trung Quốc chứ không thể tin Mỹ không có ý đồ nói trên. Dù có khả nặng bao vây Trung Quốc hay không thì Mỹ chắc chắn vẫn có ý đồ.
Tôi xin đưa ra cách quy nạp về bố trí chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gọi tắt là “bố cục chiến lược năm ba hai một’’, trong đó “năm” là chỉ 5 liên minh quân sự lớn, đó là các liên minh Mỹ – Nhật, Mỹ – Hàn, Mỹ – Philíppin, Mỹ – Thái Lan, Mỹ – Ôxtrâylia, đồng thời còn có 5 căn cứ quân sự lớn, trước hết là một quần thế căn cứ quân sự Đông Bắc Á, chủ yếu kiểm soát ba eo biển La Pérouse, Tsugaru và Tsushima, khóa chặt cửa ngõ phía Bắc của Trung Quốc; Hai là quần thể căn cứ Đông Nam Á, chủ yếu kiểm soát Eo biển Malắcca, phong tỏa cửa ngõ phía Nam Trung Quốc; Ba là quần thể căn cứ đảoGuam, được ví như hai quả đấm thu lại của Mỹ, sẵn sàng xuất kích; Bốn là quần thể căn cứ Ôxtrâylia – Niu Dilân, quần thể căn cứ này mặc dù đóng quân hạn chế nhưng là căn cứ đầu não và là trận địa cảnh báo tiền duyên trong cuộc chiến thông tin của nước Mỹ, địa vị của căn cứ này vẫn rất quan trọng; Năm là quần thể căn cứ Haoai, đó là đầu mối thông tin – giao thông của Mỹ và là trung tâm chỉ huy tác chiến ở Thái Bình Dương của Mỹ.
“Ba” là chỉ ba tuyến phong tỏa, đó là ba chuỗi đảo mà mọi người đều biết. Thứ nhất là các đảo chính ở Nhật Bản, Okinawa, Philíppin và khu vực Đài Loan; Thứ hai là đảo Guam và khu vực xung quanh Ôxtrâylia; Còn quần đảo Haoai là chuỗi đảo thứ ba.
“Hai” là chỉ “hai chiếc mỏ neo”, chiếc neo phía Bắc là Liên minh quân sự Mỹ – Nhật, phía Nam là Liên minh quân sự Mỹ – Ôxtrâylia.
“Một” là chỉ vòng vây hình thành bao quanh Trung Quốc. Bất kể vòng vây này hình dạng thế nào thì quả thực vẫn tồn tại. Những năm gần đây, Mỹ đã có được quyền xây dựng hơn 10 căn cứ quân sự ở các nước như Philíppin, Inđônêxia… Gần đây tình hình Nam Hải nổi sóng gió, Mỹ lập tức đề xuất điều chiến hạm gần bờ của họ đến cảng Changi của Xinhgapo. Một tiêu chí then chốt để có thể biết được Mỹ có trở lại Thái Bình Dương hay không là phải xem quân đội Mỹ có có trở lại cảng Subic, căn cứ quân sự Clack ở Philíppin và cảng Cam Ranh của Việt Nam hay không? Hai điểm này có thể coi là việc làm mang tính tiêu chí để xem xét việc Mỹ hoàn thành mục tiêu “trở lại châu Á – Thái Bình Dương”. Ớ Nam Á, Mỹ và Ấn Độ đã kết thành quan hệ đối tác chiến lược, ở Trung Á, Mỹ có 18 căn cứ quân sự, khoảng cách đến Tân Cương gần nhất là 250 km. Mông cổ hiện nay lại càng thực hiện “chiến lược nước láng giềng thứ ba”, coi Mỹ là nước láng giềng thứ ba và diễn tập quân sự chung với Mỹ. Ở Đông Bắc Á, Mỹ cùng có các Liên minh quân sự Mỹ – Hàn, Mỹ – Nhật. Mỹ còn bổ trí trận địa SONAR ở vùng biển xung quanh Trung Quốc để trinh sát tàu ngầm và tàu mặt nước của Trung Quốc, luôn nhiều lần diễn tập quân sự quy mô lớn với các nước láng giềng xung quanh Trung Quốc. Vì thế có nhận thấy rõ ràng, dù ý đồ của Mỹ thế nào thì vòng vây nói trên đã thực sự tồn tại.
Vậy phải giải quyết vấn đề Nam Hải như thè nào? Tôi cho rằng Trung ương Đảng trước hết cần phải coi sự nghiệp hải-dương là trọng tâm của mọi trọng tâm, giống như sự nghiệp vũ trụ. cần phải thành lập Ủy ban an ninh quốc gia, và dưới đó thành lập ủy ban quốc gia về an ninh biển và phát triển biển do người lãnh đạo quốc gia nắm giữ.
Thứ hai, cần kiên trì nguyên tắc “chủ quyền thuộc về ta” do đồng chí Đặng Tiểu Bình đề xuất. Chỉ có như vậy mới có thể làm cho các nước xung quanh hiểu lập trường cơ bản của chúng ta, nhất là nguyên tắc “chủ quyền thuộc về ta” không thể chỉ dừng lại ở lời nói mà phải dược thực hiện bằng hành động. Đó chính là “5 tồn tại” mà tôi đề xuất như dưới đây:
Một là tồn tại về mặt hành chính. Trung Quốc cần thành lập Khu hành chính đặc biệt ở Nam Hải, hoạch định các đơn vị hành chính như thành phố, quận, huyện, xã…, đồng thời cắt cứ các quan chức quản lý về mặt hành chính. Dù không thể lên được đảo cũng cần phải công bố, căng biển trong đất liền cáo thị tên gọi của khu vực hành chính và các nhân viên quản lý đồng thời các đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và ủy viên Chính Hiệp cũng cần phải công khai lên đảo tuần tra, tuyên bố chủ quyền.
Hai là tồn tại về luật pháp. Nhất định phải đưa các căn cứ pháp lý của Trung Quốc đến diễn đàn quốc tế để tuyên truyền, phân tích, giải thích.
Ba là tồn tại về quốc phòng. Trên các đảo ở Nam Hải thì những nơi có thể đóng quân sẽ phải đóng quân, những nơi không thể đóng quân thì phải xây dựng các cơ sở quân sự như cột đèn, thiết bị đo chiều gió, chỉ hướng gió, trạm quan trắc v.v.. Ngoài ra, máy bay chiến đấu và tàu chiến của Trung Quốc phải tuần tra thường kỳ ở khu vực này, đồng thời phải trịnh trọng tuyên bố khu vực nào đó là khu vực diễn tập quân sự hoặc khu bắn thử tên lửa khi ở trong trạng thái nguy cơ.
Bốn là tồn tại về kinh tế. Ngư dân Trung Quốc cần thành lập và xây dựng các ngư trường, lồng lưới, tàu chiến có thể tiến hành bảo vệ dưới danh nghĩa hộ tống. Chúng ta cũng cần thành lập các mặt bằng khoan giếng và còn có thể sử dụng phương pháp phát triển các dự án du lịch bằng tàu du lịch cỡ lớn đến khu vực Nam Hải để thể hiện chủ quyền. Trong quá trình trỗi dậy, biên giới lợi ích của Trung Quốc cùng sẽ đồng thời từng bước mở rộng, khái niệm chủ quyền cùng sẽ thay đổi. Ví dụ như tàu sân bay mặt bằng thăm dò trên biển của Trung Quốc sẽ trở thành lãnh thổ lưu động.
Năm là tồn tại về mặt dư luận. Trong luật quốc tế có một điều khoản quy định, nếu một số đảo nào đó sau khi bị chiếm nhưng không dẫn đến tranh chấp thì sau 50 năm đương nhiên sẽ được tách ra. Vì thế dư luận ở Trung Quốc cần không ngừng chỉ rõ Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Hải và vùng biển phụ cận Nam Hai. Ngoài ra Trung Quốc có căn cứ trong vấn đề phân định lãnh thổ Nam Hải theo luật quốc tế, vì thế báo chí cần tuyên truyền mạnh về những luật pháp nói trên. Trung Quốc cũng cần công bố “Sách Trắng về Nam Hải” vào thời điểm thích hợp, giải thích rõ căn cứ pháp lý của Trung Quốc.
Cuối cùng, cũng cần phải nhấn mạnh một điểm, rằng trong vấn đề Nam Hải Trung Quốc không chỉ nhấn mạnh áp dụng biện pháp hòa bình, mà cần phải thực hiện song song giữa mềm và cứng, giữa ân đức và uy lực, hai tay đều phải cứng, vừa tuyên bố chúng ta có ý nguyện hòa bình tốt đẹp, nhưng cũng cần phải tuyên bố có ý chí kiên định bảo vệ chủ quyền quốc gia bằng biện pháp phi hòa bình. Chỉ có kết hợp giữa “ý nguyện” và “ý chí’ mới có thể thực sự ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ chủ quyền một cách hữu hiệu.
BÀI IV: TỪ VN Đ NAM HẢIN VỀ ĐIU CHNH NGOẠI GIAO
(Diêm Học Thông – Viện trưởng Viện nghiên cứu quan hệ quc tế hiện đại, Đại học Thanh Hoa)
Trong bối cảnh vấn đề đặt ra cho năm 2012 là Trung Quốc cần phải lầm gì, không chỉ có chiến lược ngoại giao mà nguyên tắc ngoại giao có cần phải điều chỉnh hay không? Bài viết của học giả Diêm Học Thông dưới đây phân tích vấn đề điều chỉnh đường lối ngoại giao của Trung Quốc xung quanh vấn đề Nam Hải như sau:
Trong quân đội hiện nay đang có câu nói đặc biệt phô biển, đó là “không đánh mà khuất phục được quân người”. Tuy nhiên, rất nhiều người đã giải thích nhầm câu nói trên thành không sử dụng vũ lực. Khái niệm “không đánh” trong câu của Tôn Tử nói trên nghĩa là không tiến hành trận chiến nóng để công phá thành chứ không phải là chiến tranh lạnh không sử dụng vũ lực. Ví dụ nói, trong quá trình giải phóng Bắc Bình (tên gọi cũ của Bắc Kinh hiện nay) giải phóng quân “vây mà không đánh”; Trong thời kỳ khủng hoảng Béclin, Liên Xô tiến hành phong tỏa giao thông ở Tây Béclin; Trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cu Ba, Liên Xô chuẩn bị bố trí tên lửa ở Cu Ba; Trong Chiến tranh Irắc Mỹ thiết lập vùng cấm bay v.v., những cách nói trên đây đều hàm nghĩa “không đánh mà khuất phục được quân người”. Nói cách khác, vấn đề mấu chốt để phân định ý nghĩa “không đánh mà khuất phục được quân người” không phải ở chỗ có sử dụng biện pháp quân sự hay không mà ơ chỗ có khai hỏa tiến công hay không. Hay cũng là nói, áp dụng biện pháp quân sự để uy hiếp hoặc phong tỏa cũng thuộc phạm trù “không đánh mà khuất phục được quân người”.
Một ý nghĩa cốt lõi khác của câu nói trên là “quân người khuất phục”. Ở đây có ý nói kết quả trận đánh nóng chưa tiến hành là đối phương tự khuất phục chứ không phải mình khuất phục quân đối phương. Hiện nay có rất nhiều người lý giải về câu nói trên là, chỉ cần không sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề, dù là tự mình khuất phục đối phương cũng là “thượng sách”. Trong lĩnh vực chính trị quốc tế, chỉ cần một bên khuất phục là có thể đảm bảo “hòa bình”. Nhưng, kết quả giai quyết hòa bình nói trên không thuộc về phạm trù “không đánh mà khuất phục được quân người” của Tôn Tử, mà đó gọi là “không đánh mà quân mình bị khuất phục”. Đó là vấn đề đặc biệt rõ ràng về chiến lược đối ngoại. Nói cách khác, vận dụng tư duy xử sự bằng cách không sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề, lấy “giấu mình chờ thời” làm ý tưởng ngoại giao trung tâm sẽ không thể xây dựng được, chiến lược lớn về biển của Trung Quốc, cũng không thể giải quyết được vấn đề Nam Hải. Đặc biệt là nếu lấy bảo vệ thời cơ chiến lược và bảo vệ đại cục ổn định làm nguyên tắc thì Trung Quốc chỉ có thể lùi bước nhượng bộ trong vấn đề Nam Hải. Nếu bảo vệ thời cơ chiến lược được hiểu là lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, bảo vệ đại cục ổn định được hiểu là duy trì quan hệ hữu hảo với Mỹ, hay nói cách khác, nếu lo ngại giải quyết vấn đề Nam Hải sẽ ảnh, hưởng đến phát triển kinh tế của Trung Quốc, anh hưởng đến quan hệ Trung – Mỹ, thì như vậy sẽ chỉ có thể là hy sinh lợi ích Nam Hải. Muốn giữ được quyền lợi ở Nam Hải thì không thể câu nệ vào “giâu mình chờ thời”, không thể lấy phục vụ xây dựng kinh tế làm nhiệm vụ tối cao trong đường lối ngoại giao.
Lợi ích hàng đầu của Trung Quốc cuối cùng là gì? Tôi cho rằng lợi ích kinh tế đã không còn tiếp tục là vị trí số một tuyệt đối, lợi ích an ninh cần phai được đặt lên trên lợi ích kinh tế, khi hai lợi ích phát sinh xung đột sẽ lấy lợi ích an ninh làm trọng tâm. Quốc gia lớn mạnh không có nghĩa là an ninh tự thân đâ được nâng cao, mà sự thực đã chứng minh ngược lại, quốc gia càng lớn mạnh thì vấn đề an ninh sẽ càng trở nên nghiêm trọng vì biên giới lợi ích của quốc gia đã mở rộng ranh giới ra bên ngoài nên càng dễ bị bên ngoài tấn công. Nước Mỹ chính là một ví dụ rõ nhất. Lợi ích mở rộng đòi hỏi phải được báo vệ bằng quân sự, tốc độ nâng cao khả năng bảo vệ bằng quân sự không theo kịp với tốc độ mở rộng lợi ích khác thì vấn đề an ninh sẽ càng ngày càng nghiêm trọng. Chính là do thực lực kinh tế và địa vị của Trung Quốc được nâng cao đã xuất hiện vấn đề về an ninh quốc gia như trong tranh chấp Nam Hải.
Nhận định về tình hình Nam Hải, tôi có một cách nhìn khác. Cho dù năm 2012 biến động về nước chủ tịch luân phiên ASEAN là nhân tố ảnh hưởng quan trọng làm giảm nhẹ mức độ kích hoạt vấn đề Nam Hải, nhưng thực chất vấn đề Nam Hải trên thực tế vẫn được quyết định bởi chiến lược của Mỹ. Tôi xem xét tình hình Nam Hải từ góc độ chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc. Nói cách khác, tình hình Nam Hải chủ yếu sẽ được quyết định bởi việc Obama tranh cử tổng thống có được thuận lợi hay không. Nếu tình hình Obama tranh cử thuận lợi thì ông này sẽ tăng cường chiến lược hiện nay của Mỹ ở Nam Hải. Năm 2009, H. Clinton tham gia Hội nghị câp cao Đông Á, có tổng cộng 12 nước ủng hộ Mỹ trong vấn đề này. Năm 2011, Obama tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á, có 14 nước ủng hộ. Chiến lược Đông Nam Á của Mỹ khiến Mỹ được lợi. Đối với chiến lược đã cho thấy lợi ích thì Obama sẽ không từ bỏ. Bởi thế nếu Obama thắng cử thì năm 2012 ông ta sẽ còn tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á, tình hình Nam Hải rất có thể nghiêm trọng hơn hiện nay. Đặc biệt tháng 12 vừa qua, H. Clinton đã đi thăm Mianma, hội kiến với Aung San Suu Kyi, rõ ràng là Mianma bắt đầu thỏa hiệp với Mỹ.vĐồng thời xem xét đến viện trợ của Nga những năm gần đây cho Việt Nam sẽ thấy tình hình Nam Hải năm 2012 mà Trung Quốc phải đối mặt rất khó có được chuyển biến tốt. Nếu Obama tranh cử không thuận lợi, ông này sẽ khó tham gia Hội nghị thượng đính Đông Á, tình hình như vậy sẽ có phần tốt hơn.
Hiện nay mọi người đã và đang tranh luận việc Mỹ trở lại châu Á – Thái Bình Dương là hành động chiến thuật hay chiến lược? Nếu là chiến thuật thì năm 2013 sau khi bầu cử tổng thống, Mỹ có thể sẽ trở lại chính sách đối với Trung Quốc nám 2009, nhưng nếu là hành động chiến lược thì dù ứng viên tổng thống nào trúng cử cũng đều củng cố áp lực đối với Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải, sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự và hành động chiến lược ở khu vực này. Tôi cho rằng việc Mỹ điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc lần này là mang tính chiến lược. Như mọi người đều biết thực lực về vật chất của Mỹ đang giảm xuống một cách tương đối, vậy Mỹ sẽ phải dựa vào ưu thế ngoại giao để bù lại sự bấ cập trong quốc lực tổng hợp. Như vậy cũng là nói, nước Mỹ sau khi thực lực vật chất sụt giảm tương đối sẽ tăng cường hiệp đồng tác chiến với đồng minh, như vậy mới có thể tiếp tục duy trì địa vị chủ đạo của nước Mỹ, đồng thời khu vực Nam Hải có từng ấy nước ủng hộ Mỹ thì tại sao Mỹ phải từ bỏ theo một hướng phi lôgích? Ngoài ra, Mỹ rút khỏi Trung Đông, tăng cường sự có mặt ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, so với khu vực Đông Bắc Á thì Nam Hải dễ dàng thâm nhập hơn, vậy tại sao Mỹ lại không kiềm chế Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải?
về biện pháp đối phó của Trung Quốc, tôi kiên trì theo hướng nên từ
bỏ chính sách “giấu mình chờ thời” và “không liên kết”. Khiêm tốn thận trọng là khái niệm rất hay của Trung Quốc, nhưng vì sao phải thôi kiên trì “giấu mình chờ thời” để không sử dụng nguyên tắc “khiêm tốn thận trọng”? “Giấu mình chờ thời” có hàm nghĩa báo thù, đó là vấn đề không thể thay đổi. “Không liên kết” nghĩa là không kết giao thành bạn đáng tin cậy nhất. Không có bạn tin cậy, khi gặp khó khăn chúng ta sẽ không, có ai để làm chỗ dựa. Chúng ta không có bạn đồng minh, nước khác cũng sẽ không giảm lo sợ đối với nước Trung Quốc trỗi dậy. Chính sách “không liên kết” trở thành chướng ngại để nước ta tranh thủ đa số nước ủng hộ ở khu vực Nam Hải, Mỹ rất lo ngại chúng ta từ bỏ chính sách “không liên kết” vì chính sách này có lợi cho Mỹ cô lập chúng ta. Nhìn tổng quan bốn khu vực xung quanh Trung Quốc thì khu vực an toàn nhất là phía Tây và Tây Bắc, còn chỗ dựa an ninh ở khu vực này là Tổ chức hợp tác Thượng Hải mang tính chất bán liên minh quân sự.
Nói tóm lại, Trung Quốc hiện nay không những phải đối mặt trước vấn đề điều chỉnh chiến lược ngoại giao, mà vấn đề là có cần điều chỉnh nguyên tắc ngoại giao hay không, nghĩa là có điều chỉnh nguyên tắc “giấu mình chờ thời” và “không liên kết” hay không? vấn đề Nam Hải hiện nay là hình ảnh thu nhò của ngoại giao toàn cầu của Trung Quốc, phản ánh ý tưởng ngoại giao đã lỗi thời. Trong “Kinh thi” có nói, “Chu tuy cựu bang, kỳ mệnh duy mới” nghĩa là triều nhà Chu có thế kéo dài được mấy trăm năm, chỗ dựa chính là không ngừng đổi mới. Người viết bài này cho rằng việc điều chỉnh nguyên tắc “không liên kết” đã vận dụng 30 năm và nguyên tắc “giấu mình chờ thời” đã thực hiện 20 năm, sẽ có lợi cho việc giữ gìn lợi ích Nam Hải và lợi ích quốc gia trên toàn cầu của Trung Quốc./.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

5 LÝ DO KHIẾN IRAN CÓ TH BT CHẤP CÁC BIỆN PHÁP CM VẬN CỦA MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 5/3/2012
TTXVN (Niu Yoóc 27/2)
Nhận định về khả năng đứng vững của Iran trước các biện pháp cấm vận toàn diện và nghiêm ngặt của Mỹ và phương Tây, “Tạp chí Âu-Á” ngày 21/2 cho biết khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt một trong những chế độ cấm vận ngặt nghèo nhất từ trước đến nay đối với hệ thống tài chính và kinh tế của Iran, thế giới đang tiến gần hơn đến một cuộc chiến tranh ác liệt ở trung tâm Trung Đông. Cùng lúc đó, Ixraen đề nghị phát động một cuộc tấn công phủ đầu nếu các biện pháp cấm vận không ngăn chặn được chương trình hạt nhân của Iran, bất chấp Têhêran thề sẽ đáp trả thích đáng nếu bị tấn công. Nhưng để phá vỡ thế bao vây cấm vận kinh tế và tránh một cuộc xung đột, Iran ngày càng quan tâm đến việc nối lại các cuộc đàm phán,Iran không những hoan nghênh các đoàn thanh tra của Cơ quan năng lượng và nguyên tử quốc tế (IAEA) đến thăm các cơ sở hạt nhân mà còn tích cực tham gia các cuộc đàm phán quan trọng với Thổ Nhĩ Kỳ và Nga hiện đóng vai trò là các nước đối thoại chủ yếu của Iran. Đã đến lúc Mỹ và phương Tây phải xem xét lại các biện pháp cấm vận và vạch ra một chiến lược thực sự bằng cách tạo ra một cơ hội ngoại giao. Đây có thể là cơ hội cuối cùng để các bên tránh được thảm họa chiến tranh.
- Trừng phạt người dân Iran: các biện pháp cấm vận kinh tế đang đánh vào các hàng hóa xuất khẩu quan trọng của Iran, trong đó đặc biệt dầu lửa và khí đốt và phong tỏa Ngân hàng Trung ương Iran trên các thị trường tải chính toàn cầu. Biện pháp cấm vận này đã và đang gây khó khăn cho Têhêran trong việc tham gia các giao dịch quốc tế quy mô lớn bằng đồng USD buộc Iran dựa vào các tổ chức tài chính bên thứ ba thường không chắc chắn và nhiều thủ tục rắc rối để thực hiện các thỏa thuận thương mại lớn. Điều quan trọng là các biện pháp cấm vận đã và đang ảnh hưởng đến thương mại quốc tế của Iran do các khoản chi phí giao dịch tăng và các nguồn nhập khẩu ngày càng hạn chế. Thực tế, khoảng 1/4 nền kinh tế của Iran dựa vào xuất khẩu dầu lửa và ngân sách quốc gia chủ yếu dựa vào các nguồn thu dầu lửa. Nền kinh tế trong nước của Iran hiện đang cảm thấy khó khăn do chi phí cho các sản phẩm nhập khẩu tăng chóng mặt. Ngoài ra, các biện pháp cấm vận đang làm tăng nguy cơ lạm phát, bởi vì Iran đang trong giai đoạn cắt giảm các khoản trợ giá của nhà nước – từ đó tăng sức ép lạm phát đối với các hàng hóa cơ bản. Tỷ lệ lạm phát của Iran hiện đang ớ mức hai con số trong khi đó khu vực sản xuất nhiều tỷ USD đang gặp khó khăn trong việc nhập khẩu các hàng hóa công nghệ cao và trung bình từ nước ngoài, đặc biệt từ phương Tây. Do đó, cả khu vực công nghiệp cũng như thương mại của Iran đang gánh chịu hậu quả nặng nề của bao vây cấm vận kinh tế nghiêm ngặt. Rõ ràng, chế độ cấm vận của Mỹ và phương Tây đang ảnh hưởng đến tầng lớp trung lưu ở Iran và khiến họ ngày càng căm thù quan điểm của Mỹ và phương Tây. Đối với nhiều người Iran, Chính phủ Mỹ đã đi ngược lại cam kết ban đầu của Tống thông Obama là xây dựng lại mối quan hệ hữu nghị với Iran. Các biện pháp câm vận, đang trực tiếp ảnh hưởng đến người dân Iran, là sự phản bội lời hứa của Tổng thống Obama: xây dựng mối quan hệ thân thiện, ổn định và tôn trọng lẫn nhau với người dân Iran. Sau 3 năm nắm quyền của ông Obama, người dân Iran ít có thiện chí với Chính phủ Mỹ
- Bao vây kinh tế: Khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất là các thị trường tiền tệ ở Iran, bởi vì tâm lý là một nhân tố quan trọng để xác định tỷ giá hối đoái. Trong lúc tình hình hoảng loạn, nỗi lo sợ các biện pháp cấm vận tài chính bị thắt chặt và thiếu tiền đã gây sức ép đối với đồng ria của Iran. Trong một tháng, đồng tiền Iran mất hơn 40% giá trị, buộc ngân hàng Trung ương Iran “Bank-e-Markazi” phải thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng cường các biện pháp kiểm soát vốn và bơm các khoản dự trữ đồng đôla dầu mỏ vào nền kinh tế trong nước nhằm cứu vớt các thị trường tiền tệ. Thực tế, Chính phủ Iran đã tăng cường kiểm soát việc mua bán ngoại tệ trên thị trường chợ đen và áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt để điều hòa nguồn USD. Iran có khoảng 104 tỷ USD bằng các khoản dự trữ vàng và ngoại tệ, do đó Chính phủ Iran có thể sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ này để đối phó với các cú sốc tiền tệ. Nhưng các biện pháp của Mỹ và phương Tây cũng đang nhắm vào các khoản dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Iran hiện chủ yếu nằm ờ các tổ chức tài chính lớn của phương Tây, đặc biệt ở châu Âu. Do đó, Iran buộc phải chuyển hầu hết các khoản dự trữ vàng và ngoại tệ đến các ngân hàng châu Á và Mỹ Latinh. Để duy trì các khoản dự trữ ngoại tệ và thương mại, Iran sẽ dựa vào các đối tác dầu lửa lớn của châu Á. Nhưng Mỳ và phương Tây đang tìm cách thuyết phục các đối tác thương mại lớn của Iran ở châu Á, kể cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ… để hạn chế nhập khẩu dầu lửa từ Iran. Chiến lược của Mỹ và phương Tây bao gồm 2 mặt: Thứ nhất, Mỹ và phương Tây tranh thủ sự ủng hộ của các nước sản xuất dầu lửa lớn ở Trung Đông như Arập Xêút và các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) để yêu cầu các nước này sẵn sàng tăng khối lượng sản xuất dầu lửa đề bù cho các khoản thiếu hụt nguồn cung dầu lửa nếu xuất khẩu dầu lửa của Iran bị phong tỏa; thứ hai, bằng cách gây sức ép các đối tác dầu lửa châu Á của Iran, Mỹ và phương Tây đang tìm cách hạn chế các khách hàng dầu lửa của Iran. Do đó, rất dễ hiểu, Iran mô tả các biện pháp cấm vận là “tuyên bố chiến tranh kinh tế” và đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz nếu các biện pháp như vậy tiếp tục bóp nghẹt nền kinh tế Iran.
- Khả năng phục hồi kinh tế của Iran: Sức mạnh của Iran là thặng dư thương mại, nợ công thấp và nền kinh tế tương đối lớn (thứ 17 trên thế giới). Nợ công thấp và thặng dư thương mại cao nghĩa là Iran có thể tiếp tục phát hành trái phiếu và dựa vào nguồn tài chính bên ngoài để giải quyết các nhu cầu trong nước. Nhà nước là trung tâm của nền kinh tế, do đó phát hành trái phiếu chính phủ sẽ tạo ra ít rủi ro khi đổ vào khu vực tư nhân. Hơn nữa, tính không chắc chắn địa chính trị ngày càng tăng và nhu cầu dầu lửa toàn cầu tăng đã tạo sức ép đối với giá dầu lửa. Vì vậy, Iran có thể vẫn duy trì được đà tăng trưởng kinh tế chừng nào còn tiếp tục duy trì mức thương mại dầu lửa tương đối ổn định với các khách hàng mới, sau khi lệnh cấm vận cua EU có hiệu lực vào tháng 7/2012. Bất chấp các biện pháp cấm vận Iran sẽ tiếp tục xuất khâu khoảng 80% dầu lửa của họ, do đó Têhêran sẽ tiếp tục thu được khối lượng tiền mặt đáng kể trong những tháng tới.
Để trả đũa các biện pháp cấm vận của EU, Iran đe dọa tiến hành các biện pháp cấm vận trước bằng cách cắt nguồn cung cấp dầu lửa cho châu Âu, trong đó có các khách hàng dầu lửa lớn như Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha, hiện đang là những nền kinh tế mỏng manh nhất của lục địa, vì vậy biện pháp tấn công trước của Iran sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho các nên kinh tế EU. Cuối cùng, các biện pháp cấm vận sẽ không đủ mạnh để làm tê liệt Iran và chắc chắn sẽ thất bại và phản tác dụng. Các biện pháp cấm vận có thể gây thiệt hại cho 10% nền kinh tế, nhưng Iran có đủ ngân sách để theo đuổi tham vọng hạt nhân của họ. Thực tế, Chính phủ Iran đã đề nghị chi ngân sách 443 tỷ USD cho năm 2012 và dự kiến tăng gâp đôi chi phí quân sự trong những tháng tới. Do đó, các biện pháp cấm vận của Mỹ và phương Tây chỉ có tác dụng gây khó khăn cho người dân và tăng sự căm thù hơn nữa của dân chúng Iran đối với Mỹ và phương Tây.
- Nối lại đàm phán: Do mâu thuẫn giữa Iran và phương Tây, việc nối lại các cuộc đàm phán sẽ đặt trên vai các nước như Thổ Nhĩ Kỳ và Nga – hiện vẫn có quan hệ mạnh mẽ với nước láng giềng Vùng Vịnh. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ rất quan tâm đến sự ổn định của Iran, bởi vì bất cứ cuộc xung đột nào giữa phương Tây và Iran đều ảnh hưởng đến an ninh khu vực và tác động đến mối quan hệ thương mại khổng lồ với Têhêran. Trong khi Nga ghét cay ghét đắng hành động phiêu lưu quân sự của phương Tây ớ các khu vực gần biên giới của họ, nền kinh tế tăng trưởng mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu dựa vào xuất khẩu năng lượng của Iran. Bất cứ cuộc xung đột nào ở Iran cũng có thể phá hoại an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ và chấm dứt hy vọng trở thành thành viên EU của nước này. Do vậy, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng chuyển các căng thẳng ngày càng tăng sang hướng đối thoại giữa Iran và phương Tây. Và hiện nay hai nước đang trở thành chiếc cầu nối quan trọng cuối cùng giữa hai bên.
- Mỹ và phương Tây nên xem xét lại chiến lược của họ: Do các biện pháp cấm vận chỉ là thủ đoạn chiến thuật để đạt được các mục đích chiến lược. Nhưng các biện pháp cấm vận, đặc biệt trong trường hợp Iran, không hiệu quả, ngoài tác động của chúng đối với người dân vô tội, làm xã hội tức giận và kích động các nhân vật diều hâu chống Mỹ và phương Tây. Thực tế, nền kinh tế Iran quá lớn nên các biện pháp cấm vận không thể làm tê liệt, ngược lại chúng có thể gây nên cú sốc năng lượng toàn cầu. Iran có thể đứng vững trước các biện pháp cấm vận nghiêm ngặt và họ vẫn có nhiều tỷ USD để tăng cường sức mạnh quân sự và thúc đẩy chương trình hạt nhân. Do đó, Mỹ và phương Tây cần tạo cho ngoại giao một cơ hội và không nên quá chú trọng các biện “pháp cấm vận. Chiến tranh là lựa chọn không thể hình dung được, bởi vì bất cứ cuộc xung đột nào giữa Iran và phương Tây đều có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng quốc tế. Trong khi đó hiện nay nền kinh tế thế giới quá mỏng manh nên không thể chịu đựng bất cứ cú sốc lớn nào và thế giới rất quan tâm đến việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao và hòa bình cho chương trình hạt nhân của Iran để từ đó không đẩy thế giới vào một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mới. Mặc dù các cuộc đàm phán không thể giải quyết những khác biệt chiến lược và hệ tư tưởng nhưng chúng là biện pháp quan trọng và cần thiết để xây dựng lòng tin và khắc phục sự hiểu lầm lẫn nhau giữa các bên thực tế, Iran rất quan tâm đến việc nối lại các cuộc đàm phán. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ủng hộ quan điểm đó, vì vậy quả bóng hiện đang nằm trên sân bãi của Mỹ và phương Tây./.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét