http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=jQvuLeJxj4Y
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=u2QqXON6Brg
Chính trị – Xã hội
Kiến nghị tập thể cho Đoàn Văn Vươn (RFA) —-Diễn tiến mới trong vụ án Tiên Lãng (RFA) —Vụ án Đoàn Văn Vươn gây xôn xao dư luận về nạn tham nhũng ở VN (VOA) –Về tội ‘giết người’ của ông Vươn (BBC -nghe/xem) –Ai sai phạm trong vụ Đoàn Văn Vươn? (BBC) —Để dân không quay lưng (TVN) —Vụ Tiên Lãng: Gieo sự kiện – gặt sự cố (TVN) —Bên đê lấn biển: Nỗi niềm Tiên Lãng (Kỳ 2) (TVN) —-Đền bù giải tỏa đất đai: Người dân phải được hưởng lợi (TVN) —Bị cưỡng chế giống ông Vươn, ròng rã đi kiện (VNN)
Bộ trưởng Phạm Bình Minh kết thúc chuyến thăm TQ (RFA) —-Việt Nam nỗ lực đối phó vi rút mới (RFA) –Việt Nam sắp chế tạo tên lửa hành trình (RFA) –Nga Việt hợp tác sản xuất hỏa tiễn? (BBC) -Tin cho hay Nga và Việt Nam đang có kế hoạch hợp tác sản xuất tên lửa chống hạm cải biên, bắt đầu từ năm 2012.
Việt Nam chi 2 ngàn tỷ đồng cải thiện môi trường (RFA) —Chủng vi rút mới trong cúm heo (RFA) –Cúm gà lan rộng không ngừng. (RFA) –Đổi giờ, công chức bỏ việc ‘chạy ù’ về đón con (VNN)
Kinh tế
Khó khăn thanh khoản: Cái cớ có còn hợp lý (VEF)
Hai công ty chứng khoán ngừng giao dịch (VEF)
Tái cấu trúc chứng khoán: Khó từ việc nhỏ nhất (VEF)
Thế giới
Miến Điện đến Thái Lan để trao đổi về nhân quyền (RFA) —Miến Điện kết thúc trao đồi về nhân quyền (RFA) —Mỹ nêu cụ thể 1 số trường hợp nhân quyền với Trung Quốc (VOA) –Báo chí Trung Quốc ca ngợi chuyến đi Mỹ của ông Tập Cận Bình (VOA) —Kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc (RFA) —Taliban chế nhạo Mỹ nhân kỷ niệm ngày Liên Xô cũ rút khỏi Afghanistan (VOA) —Hoa Kỳ, Thái Lan bắt đầu các cuộc tập trận Hổ Mang Vàng (VOA) –Tổng thống Obama kêu gọi thay đổi luật thuế để thúc đẩy sản xuất (VOA) —TT Obama, ông Tập Cận Bình cam kết củng cố quan hệ song phương (VOA) —Tập Cận Bình bảo vệ hồ sơ nhân quyền TQ (BBC) —Mỹ coi Trung Quốc trỗi dậy như một thách thức chiến lược (RFI) —Lầu Năm Góc trọng thị đón Tập Cận Bình (VNN) —-Đánh giá tương lai quân sự Mỹ (VNN)
Nghị quyết mới cho Syria (RFA) —Syria mở rộng hành quân (RFA) —Pháp thúc đẩy cho nghị quyết mới Liên Hiệp Quốc về Syria (VOA) —Tổng thống Syria ấn định ngày trưng cầu dân ý về hiến pháp mới (VOA) —Trên 300 người tù chết cháy tại Honduras (RFA) —Hy Lạp có nên rời khu vực euro? (VOA) —Châu Âu hoãn tháo khoán trợ giúp Hy Lạp (RFI)
Australia phải đối diện với một năm kinh tế khó khăn (VOA) —Nhật Bản thừa nhận không đủ tiêu chuẩn an toàn hạt nhân (VOA) –Thành phố nào có sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới? (VOA)
Hội chợ Hàng không Không quân Singapore (BBC)
Tiểu vùng Mekong ‘đoàn kết’ chống buôn người (BBC) –Putin tìm cách kiểm soát những truyền thông độc lập ở Nga (RFI) —Bùn đỏ Hungary: Tập đoàn gây thảm họa muốn chính quyền cùng chịu trách nhiệm (RFI) –Mỹ muốn đoạt chức vô địch của Pháp trong ngành du lịch (RFI)
Việt Nam: Hàng trăm người ký tên vào kiến nghị đòi trả tự do cho những bị can ở Tiên Lãng (RFI) —’Cần bỏ tội danh giết người cho ông Vươn’ (BBC) -Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang nói việc quy các thành viên gia đình ông Đoàn Văn Vươn vào tội giết người là “không có tiền lệ” —”Chuyện đất đai đến lúc cũng phải nhìn thẳng sự thật” (TVN) —-”Tiên Lãng chỉ là phần nổi nhỏ của tảng băng chìm” (TVN) —Nóng trong ngày: ‘Trảm’ tiếp cán bộ vụ cưỡng chế (VNN) —Trước ông Vươn, Tiên Lãng đã 2 lần cưỡng chế (VNN) —Vụ Tiên Lãng: ‘Trảm’ lãnh đạo xã Vinh Quang (VNN)
TAND Tối cao ra phán quyết về vụ ông Đoàn Văn Vươn (TN)….Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử quyết định tuyên hủy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm của TAND TP.Hải Phòng và bản án hành chính sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng về vụ án cưỡng chế đất đai của ông Đoàn Văn Vươn….Đồng thời, Tòa án hành chính cũng quyết định giao hồ sơ vụ án cho TAND cấp sơ thẩm xem xét giải quyết lại từ đầu…..
Đối phó với Trung Quốc: Ấn Độ cần tăng cường quan hệ kinh tế với Việt Nam (RFI) —Ấn Độ tin tưởng Biển Đông là khu vực ‘mở’ (VOA) —Việt Nam tận dụng ‘địa lợi’ trong đối sách chống Trung Quốc tại Biển Đông (RFI)
Giải pháp cho cải cách tiền lương (BBC – Nghe/xem) -BBC trò chuyện với Giáo sư Trần Văn Thiện, Viện Trưởng Viện nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh về Đề án cải cách tiền lương giai đoạn 2012-2020. —Nghịch lý tiền lương (BBC) -Việt Nam loay hoay giải quyết vấn đề người lương không cao nhưng thu nhập cực kỳ cao. —Việt Nam đặt mua chiếc trực thăng thứ tư của công ty Eurocopter (VOA) —Angola khai trương Ðại sứ quán tại Hà Nội (VOA)
“Không có chỗ đỗ xe người dân nên tự chọn cách đi” (VNN) —Cả năm ‘mài dao’, một mùa ‘chém’ du khách(VEF) —Vụ Vinashin đưa về Hải Phòng xử (VNN)
‘Đại gia’ ùn ùn xin… trợ cấp thất nghiệp (VNN) -“Mình đã có việc mới tại một công ty khác, tuy nhiên ngồi nhẩm tính đi đăng ký thất nghiệp một tháng nhận gần 10 triệu đồng, vậy thì tội gì không chịu khó “mất mặt” một chút”.
Đường thẳng của khoa học
(TN) -Ai đó nói: “Khoa học phải đi qua rất nhiều con đường vòng để tới
con đường thẳng”, câu nói hàm ý, trong khoa học cần rất nhiều giả định,
rất nhiều trao đổi, phản biện, và rất cần có chứng minh, trong đó sự
chứng minh bằng thực tế là hết sức quan trọng. —-”Nếu nghèo, nhà khoa học nên tự trách mình” (Bee) -Một nhà khoa học nghèo thì phải tự trách mình vì đã không năng động để giàu….
Phí đường cao tốc quá cao (TN) —Người dân vẫn khó mua nhà
(TN) -Đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế, là nền tảng cho tăng
trưởng, giải quyết công ăn việc làm nhưng thị trường bất động sản (BĐS)
TP.HCM vẫn tồn tại nhiều bất cập.VKSND Tối cao khẳng định anh Nhựt tự tử (NLĐO) – Ngày 15-2, ông Nguyễn Tấn Đức, Chánh Văn Phòng VKSND tỉnh Bình Dương, cho hay Cơ quan Điều tra của VKSND Tối cao đã kết luận vụ anh Nguyễn Công Nhựt chết tại trụ sở Công an huyện Bến Cát – Bình Dương. vậy là “trớt he”!?
B.Obama tiếp Tập Cận Bình: Lịch sự nhưng kiên quyết (RFI) —-Mỹ nêu quan ngại với phó Chủ tịch TQ về việc bác bỏ nghị quyết Syria (VOA) –Ông Tập Cận Bình: TQ sẵn sàng ‘đối thoại thẳng thắn’ về nhân quyền (VOA)
Tập Cận Bình bảo vệ hồ sơ nhân quyền TQ (BBC) Trong chuyến thăm Mỹ, nhân vật được cho là lãnh đạo tương lai của Trung Quốc, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, lên tiếng bảo vệ thành tích nhân quyền của Bắc Kinh. —Lại thêm nhà sư Tây Tạng tự thiêu (BBC) -Một nhà sư Tây Tạng 19 tuổi tự thiêu hôm thứ Hai, là vụ thứ năm diễn ra trong tháng này.TT Obama, ông Tập Cận Bình cam kết củng cố quan hệ song phương (VOA)
Khánh thành tượng Kim Jong-il (BBC) Bức tượng khổng lồ của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-il vừa được khánh thành trước khi diễn ra lễ kỷ niệm 70 năm ngày sinh ông vào thứ Năm. –Cố lãnh tụ Triều Tiên được thăng chức Tổng Tư lệnh Tối cao Quân đội (VOA) —Bắc Triều Tiên: Phong chức Đại Thống Chế cho cố lãnh đạo Kim Jong Il (RFI)
Số phận vợ con Bin Laden hiện ra sao? (VNN) -Chín tháng sau cuộc đột kích và tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden của đặc nhiệm Mỹ, vợ con của thủ lĩnh mạng lưới Al Qaeda vẫn bị Pakistan giam giữ.
Israel buộc tội Iran đứng sau vụ đánh bom Bangkok (VNN) –Philippines chào đón vai trò châu Á của Mỹ (VNN) —-Nóng: Cháy nhà tù, ít nhất 357 phạm nhân thiệt mạng (Bee) -Một vụ hỏa hoạn xảy ra tại một nhà tù ở Honduras đã giết chết ít nhất 357 tù nhân và nhiều người khác bị thương —Trung Quốc “đổ” hàng tỷ USD vào Triều Tiên (VnEc)
Truyền nước biển ở hiệu thuốc tây, 1 phụ nữ tử vong (NLĐ) —Giết người yêu rồi tự sát ngay Ngày Tình nhân (NLĐ) —Tài xế xe tải tông chết người rồi bỏ trốn (NLĐ) –Vụ công an bắt viện trưởng: Do CSGT thiếu kinh nghiệm (?) (NLĐ) –Hà Nội trấn áp tội phạm trên xe buýt (NLĐ) –Lừa người đi XKLĐ hơn 2,6 tỉ đồng (NLĐ)
Dí dao, cướp xe bảo vệ (NLĐ) —Say rượu, đập vỡ kính chiếu hậu xe CSGT! (NLĐ) —Vụ cả gia đình bị tạt axit: Mắt cháu Bảo chưa mù hẳn (NLĐ) –Hiệp sĩ Sài Gòn bị thương khi bắt hai tên cướp (VnEx) —71 người móc túi ở bến xe buýt bị bắt giữ (VnEx) –Giết đại ca giang hồ để giành lãnh địa (VnEx)
Cháy chợ mất 200 tỷ, xin Thủ tướng 30 tỷ (VNN) —3 công nhân rơi từ tầng 7 công trình đang xây (VNN) –Vượt đèn đỏ, ‘kiều nữ’ khoanh tay thách thức CSGT (VNN) –Dừng xe mua bánh 1 phút, bị phạt 800 nghìn (VNN) —Phê bình chủ tịch 7 quận, huyện trốn họp về ATGT (VNN) —Nhiều xe đỗ tại biển cấm trước cổng Bộ GTVT (VNN) —-Thanh tra giao thông “mách nước” chỗ gửi xe (VNN) —’Đi với chân dài mấy đồng gửi xe cũng tiếc’ (VNN)
Vừa đỗ xe vừa canh… công an(TNO) Từ khi UBND TP.HCM cho dẹp các điểm đậu xe có thu phí trên địa bàn thành phố trước tết Nhâm Thìn 2012, nhiều tài xế nói họ phải đỗ xe ở những tuyến đường cấm, và vừa đỗ xe vừa canh chừng… cảnh sát giao thông.
Ô tô tràn vào ngõ, ngách(TNO) —Ghen tuông, giết 4 người bằng thuốc chuột (TN) —-Lừa gần 2 tỉ đồng, một cán bộ ngân hàng bị truy tố (TN) –Vệ sĩ “hô biến” hơn 2 tấn dây đồng (TN) —Kinh hoàng vụ cuồng sát ở Đạ Tẻh, 2 người chết (TN) —Một người Việt ở Mỹ trúng số 1 triệu USD (TN) —Sẽ ngưng bán Red Bull, nếu có vấn đề (TNO) –Tệ nạn mại dâm nam ngày càng tăng (TN)
Phóng viên lại bị hành hung khi tác nghiệp – Khi đang tác nghiệp trong sự việc lao động Việt Nam đi giúp việc gia đình nghi bị mất tích ở Ả rập – Xê út, các phong viên bị người của công ty CP Vạn Xuân Hà Tĩnh ( Vivaxan) hành hung.
Ninh Thuận: Bò tót lại về, dân “giao đất” cho bò quản (Bee) —Bắt khẩn cấp một người Trung Quốc giết công an viên (NLĐ)
Cuộc chiến bí mật – Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH (1/31)
John L Plaster
GS. Vũ Đình Hiếu dịch
“… nguyên nhân chủ yếu thôi thúc Gs Vũ Đình Hiếu dịch cuốn sách này chính là thái độ thờ ơ, vô cảm, lạnh lung, lãng quên, bỏ rơi của chính phủ Mỹ đối với những cựu biệt kích quân đội VNCH ngay trên đất Mỹ, mà một thời CIA từng gọi họ là “Người hùng thời đại”.
Sau cuộc chiến ở Việt Nam, nhiều chính khách cũng như sĩ quan cao cấp của Quân đội Mỹ và VNCH đã dành khá nhiều giấy mực để lý giải, thanh minh cho những việc làm cũng như trách nhiệm của họ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn khốc, tương tàn do Chính phủ Mỹ gây ra.
Khác với những chính khách hay các tướng tá khác, Giáo sư Vũ Đình Hiếu-dịch giả cuốn “Cuộc chiến bí mật”- là một cựu biệt kích quân đội VNCH, đã nhìn lại cuộc chiến với tâm tư của người lính một thời ngồi chung thuyền với những biệt kích “Mũ nồi xanh” của Mỹ. Vốn là người cùng chung chiến tuyến, họ từng là lực lượng chuyên trách đánh phá hậu phương lớn miền Bắc và tiền tuyến lớn miền Nam. Họ trở thành lực lượng xung kích chuyên đánh phá tuyến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử bằng những thủ đoạn vô cùng thâm hiểm, tinh vi hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho đồng bào miền Nam.
Phải sau cuộc chiến đến một phần tư thế kỷ, với cương vị là Giáo sư chuyên ngành Công nghệ thông tin, từng giảng dạy ở các trường Đại học ở bang Texas (Mỹ) và hiện ông đang giảng dạy tại Trường ĐH RMIT-một trường ĐH Quốc tế ở Tp. HCM. Trong cuốn sách này Gs Vũ Đình Hiếu dựa vào những tài liệu đã giải mã của Lầu năm góc như: “ SOG The Secret Wars Of American’s Commandos in Vietnam” của John L. Plaster; “How American Lost the secret War in VietNam” và “Why American Lost the secret War in North VietNam” của Kenneth Conboy Dale Andrale, United Press, 2000; Cuốn sách kể lại những tháng ngày mà không ít các cựu biệt kích quân đội VNCH vẫn tưởng là một thời vinh quang ấy.
Thật ra nguyên nhân chủ yếu thôi thúc Gs Vũ Đình Hiếu dịch cuốn sách này chính là thái độ thờ ơ, vô cảm, lạnh lung, lãng quên, bỏ rơi của chính phủ Mỹ đối với những cựu biệt kích quân đội VNCH ngay trên đất Mỹ, mà một thời CIA từng gọi họ là “Người hùng thời đại”.
Mặc dù cái nhìn của các tác giả trong nguồn tư liệu còn nhiều sai lệch do cách nhìn nhận, cách nghĩ xuất phát từ lập trường chống Cộng thâm căn, song dù sao những trang dịch của Gs Vũ Đình Hiếu đã miêu tả khá sinh động bản chất chống Cộng thâm căn, thủ đoạn nham hiểm của lực lượng biệt kích Lôi Hổ, quân đội VNCH và biệt kích “Mũ nồi xanh” của Mỹ, đặt dưới bàn tay điều khiển của CIA, nhằm bớt xương máu của binh sĩ Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Đó là chính sách thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của Mỹ.
Qua cuốn sách này, bạn đọc sẽ có thêm một tài liệu tham khảo về một sắc lính – Biệt kích – trong cuộc chiến tranh Việt Nam và Đông Dương.
Tiến sĩ sử học Đinh Thu Xuân
*
CUỘC CHIẾN BÍ MẬT
Trong cuộc chiến Việt Nam có một lực lượng bí mật, ít người biết đến, với mật danh Nha Kỹ thuật, thuộc Bộ Tổng Tham mưu, quân lực VNCH.
Những quân nhân trong sắc lính bí mật này thường được gọi là Lôi Hổ, họ được xếp vào hàng lính Biệt kích, thuộc lực lượng đăc biệt (gọi tắt là biệt kích). Người Mỹ cho rằng: “Nha Kỹ thuật là một huyền thoại trong cuộc chiến tranh Đông Dương”. Cả Nha Kỹ thuật và lực lượng đặc biệt đều được Hoa Kỳ yểm trợ mạnh mẽ. Nha Kỹ thuật có tổ chức riêng biệt dựa theo cơ cấu tổ chức của Lực lượng đặc biệt (từ đây trở đi gọi là biệt kích).
Các “Bộ” hoặc “Sở” chỉ huy (CCN, CCC, CCS-Command & Control North, Central, South) tương đương với các Bộ chỉ huy “C” (C1, C2, C3, C4) của biệt kích. Các “Căn cứ hành quân tiền phương” (FOB-O Forward Operation Base) tương đương với các Ban chỉ huy “B” (B50, B52, B57…) Các toán Lôi Hổ tương đương với các phân đội “A” biên phòng.
Tháng 2 năm 1961, một chiếc thuyền đóng theo kiểu thuyền đánh cá ở Bắc Việt Nam trôi bồng bềnh ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ, lặng lẽ hướng về Cẩm Phả, một thị xã nhỏ ven biển. Hai đêm trước, chiếc thuyền đã lướt qua Cảng Hải Phòng một cách trót lọt. Chiều ấy, lúc hoàng hôn, chủ nhân của chiếc thuyền có thể thấy lờ mờ những rặng núi cao thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc ở vị trí khoảng 40 dặm về phía bắc. Trường hợp không may xảy ra, nếu bị bao vây, sẽ không có một chiếc tàu nào của Mỹ hay của quân đội Sài Gòn đến giải cứu anh ta. Chiếc thuyền con này không phải được đóng ngoài Bắc mà là ở Vũng Tàu, cách xa Cẩm Phả khoảng 800 dặm. Những người lái tàu đã được cơ quan tình báo CIA Mỹ bí mật tuyển chọn và huấn luyện để đưa một người Việt Nam đứng tuổi, đem theo máy truyền tin, tìm cách xâm nhập vào miền Bắc. Điệp viên mang bí danh Ares đã đặt chân lên đất Bắc một cách suôn sẻ.
Dưới thời tổng thống Kennedy, tại điều khoản số 52 của Hội đồng an ninh Quốc gia cho phép cơ quan CIA sử dụng quân biệt kích “Mũ nồi xanh” (Special Forces) và Người nhái Hải quân (Navy Seals) để huấn luyện, làm cố vấn cho quân nhân Việt Nam thực hiện những phi vụ bí mật, do ông trùm CIA là W. Colby tổ chức.
Tại thành phố biển Nha Trang, biệt kích Mỹ huấn luyện cho biệt kích quân Việt Nam thuộc Liên đoàn biệt kích số 1, chuyên do thám đường mòn Hồ Chí Minh. Trong hai năm (1961-1962), Liên đoàn này đã tổ chức 41 cuộc hành quân truy tìm dấu vết hành lang vận chuyển của Quân đội nhân dân Việt Nam qua lãnh thổ Lào.
Trong khi đó tại Đà Nẵng, toán người nhái Mỹ lo huấn luyện cho thủy thủ quân đội Sài Gòn chuyên chở người xâm nhập miền Bắc bằng đường biển. Ngoài ra, họ tổ chức thêm những toán biệt kích biển mở những cuộc tập kích bất ngờ vào các mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc. Nhưng chỉ sau vài chuyến trót lọt, Hải quân Bắc Việt Nam đã đề phòng, ngăn chặn và đánh chìm một số thuyền chiến của quân đội Sài Gòn. Sau khi nhận định lại tình hình, cơ quan CIA đã quyết định thay đổi hướng xâm nhập miền Bắc bằng đường không, với sự tiếp ứng của không quân Sài Gòn.
Những nhân viên (thời điểm này họ vẫn là dân sự) chuẩn bị xâm nhập miền Bắc đều được huấn luyện tại căn cứ Long Thành (Biên Hòa), cách Sài Gòn khoảng 20 dặm về hướng Đông. Quân Mũ nồi xanh và nhân viên CIA huấn luyện cho họ về nghiệp vụ tình báo, kỹ thuật phá hoại, sử dụng vũ khí, nhảy dù, đánh morse và kiếm sống. Nói chung là những kỹ năng để họ có thể tồn tại và hoạt động lâu dài trên đất Bắc.
Đến cuối mùa xuân 1961, điệp viên Ares vẫn thường gửi những bức điện morse đến Trung tâm truyền tin viễn thông của CIA ở Philippin để báo cáo tình hình. Qua những báo cáo của điệp viên Ares, CIA cho rằng thời kỳ tung gián điệp đơn tuyến đã kết thúc, bắt đầu thời kỳ thả những toán biệt kích xâm nhập miền Bắc từ 3 đến 8 người. Thế nhưng họ đã không được may mắn như điệp viên Ares.
Chuyến đầu tiên thả toán biệt kích Atlas, họ đã không có cơ hội để gửi mật điện báo cáo là đã đến nơi, vì chiếc máy bay chở họ cũng biến mất luôn. Sau vụ này, tướng Nguyễn Cao Kỳ đích thân lái máy bay, thả toán biệt kích thứ hai có tên là Castor, hy vọng xâm nhập sâu vào nội địa miền Bắc Việt Nam. Thế nhưng chỉ ba tháng sau, Hà Nội đưa ra xét xử công khai vụ ba biệt kích của toán Atlas còn sống sót. Ít lâu sau toán Castor cũng mất liên lạc. Rồi đến toán Dido và Echo cũng nằm trong tay lực lượng an ninh Bắc Việt. Toán cuối cùng thả xuống miền Bắc trong năm 1961 là toán biệt kích mang tên Tarzan cũng bặt vô âm tín.
Sau những sự kiện trên, mùa hè 1962 CIA quyết định bàn giao các hoạt động xâm nhập ở vùng Đông Nam Á cho quân đội Mỹ và triển khai trong vòng 18 tháng. Chương trình bàn giao có tên gọi là “Kế hoạch trở lại” (Operation Switchback). Thế rồi nổ ra cuộc đảo chính lật đổ anh em Ngô Đình Diệm ngày 1/11/1963 dẫn đến nhiều biến đổi trong chính thể Sài Gòn, khiến cho kế hoạch bàn giao thêm chậm trễ. Mặt khác quân đội Mỹ vẫn chưa có một đơn vị đặc biệt nào để đảm nhận chương trình của CIA bàn giao. Trong lúc đó, Quân đội nhân dân Việt Nam gia tăng mức độ chi viện cho chiến trường miền Nam. Để đối phó, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mc. Namara ra lệnh thả nhiều toán biệt kích ra miền Bắc để phá hoại, với lời đe dọa: “Giới lãnh đạo miền Bắc nên biết rằng họ sẽ phải trả giá đắt nếu còn tiếp tục dung dưỡng, cho quân xâm nhập vào miền Nam”
Kế hoạch 34A được phê duyệt ngày 15/12/1963 giới hạn một sốt mục tiêu phá hoại ở Bắc Việt Nam. Mặc dù Mc Namara ra sức thúc đẩy, kế hoạch 34A mãi cho đến ngày 1/2/1964 mới được triển khai. MACV mới lập xong 1 đơn vị, đảm nhiệm những hoạt động bí mật của CIA. Đơn vị này do 1 Đại tá chỉ huy, bao gồm nhiều sắc lính từ biệt kích, người nhái cho đến Không đoàn cảm tử (Air Commando). Đơn vị tổng hợp này lấy tên là Liên đoàn hành quân đặc biệt, gọi tắt là SOG (Special Operation Group). Sau đó đổi tên để giữ bí mật, mặc dù vẫn viết tắt là SOG (Study and Observation Group). Đoàn Nghiên cứu, quan sát, tên mới nghe có vẻ như một trung tâm nghiên cứu, chỉ toàn những chuyên gia hoặc các giáo sư, tiến sĩ.
SOG không trực thuộc cơ quan MACV hoặc cấp chỉ huy của MACV là tướng W. Westmoreland, mà nhận lệnh trực tiếp từ Bộ Tổng Tham mưu quân đội Mỹ (JCS) ở Lầu năm góc và thường nhận lệnh từ Nhà Trắng. Chỉ có 5 sĩ quan cao cấp Mỹ ở Sài Gòn được báo cáo về những hoạt động bí mật của SOG. Đó là tướng Westmoreland, Tham mưu trưởng của ông ta, Trưởng phòng Nhì, Tư lệnh Không quân và Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Việt Nam.
SOG được phép mở những cuộc hành quân xuất phát từ miền Nam Việt Nam và Thái Lan vào lãnh thổ Lào, Campuchia, Bắc Việt Nam và có thể ở cả phía bắc Miến Điện, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc. Ngân sách chi cho SOG được giấu trong tài khoản dành cho Hải Quân Mỹ.
Chỉ huy SOG là Đại tá Clyde Russell, thuộc binh chủng dù, từng tham gia Chiến tranh Thế giới lần 2, sau đó chuyển sang lực lượng biệt kích trong những năm 50 của thế kỷ XX. Đại tá Clyde Russell đã từng có mặt trong Sư đoàn dù 82 đổ bộ xuống Pháp, Hà Lan. Rồi chỉ huy Liên đoàn Biệt kích số 10 ở Châu Âu; Chỉ huy trưởng Liên đoàn biệt kích số 7 đóng căn cứ tại Fort Bragg, bắc Carolina.
Theo kế hoạch 34A, Đại tá Russell và Ban Tham mưu sẽ thay đổi cơ cấu tổ chức của Lien đoàn Nghiên cứu quan sát theo khung tổ chức lực lượng biệt kích xâm nhập OSS, với thế mạnh là có sự yểm trợ của các binh chủng Không quân, Hải quân và Tâm lý chiến. Cơ quan CIA cho SOG sử dụng hệ thống tiếp liệu đặc biệt với những thiết bị đặc biệt như vũ khí tối tân, dụng cụ câu dây điện thoại để nghe trộm. Đồ tiếp liệu đặc biệt này có trong căn cứ Chinen ở Okinawa. Ngoài ra còn có thêm văn phòng chuyên lo việc tiếp tế cho SOG và lực lượng Biệt kích.
CIA bàn giao thêm cho SOG một phi đội máy bay C123 từ Đài Loan đến, do các phi công Đài Loan lái để thay thế loại máy bay C47 của Không quân Quân đội Sài Gòn. Phi đội này có tên là “Thứ Nhất”, gồm 4 chiếc C123. Mỗi chiếc có 1 phi hành đoàn phụ để thực hiện những chuyến bay trên lãnh thổ miền Nam. Còn các phi công Đài Loan bay những phi vụ xâm nhập miền Bắc hoặc lãnh thổ Campuchia. Những phi công Đài Loan này không biết tiếng Việt, tuy họ đều có thẻ căn cước Việt Nam. Chỉ một số rất ít viên chức Việt Nam mới biết họ là ai. CIA cũng bàn giao lại kết quả 3 năm hoạt động của họ từ 1961-1964.
Trong số 22 toán biệt kích được thả ra miền Bắc, CIA chỉ còn liên lạc được 4 toán: Bell, Remus, Easy, Tourbillon; và 1 điệp viên đơn tuyến Ares. Tại căn cứ Long Thành, SOG nhận được khoảng hơn 20 nhân viên đang huấn luyện. Nhưng sĩ quan SOG lại không tin tưởng họ và đòi phải loại trừ những quân nhân đó. SOG cũng không thể trả họ về cho Quân đội Sài Gòn, vì họ đã biết quá nhiều những hoạt động bí mật cũng như số phận các toán biệt kích ở ngoài Bắc. Người Mỹ cho rằng cách giải quyết dễ nhất là cứ thả họ ra ngoài Bắc, rồi bỏ rơi họ trong tay lực lượng an ninh Bắc Việt.
Trong 3 tháng 5, 6, 7 năm 1964, tất cả những toán biệt kích: Boone, Buffalo, Lotus và Scopion nhảy dù cuống miền bắc đều bị bắt. Chưa kể số nhân viên khác được gửi ra ngoài Bắc để tăng cường cho hai toán biệt kích Remus và Tourbillon. Sau khi thanh toán xong các toán biệt kích do CIA để lại, SOG bắt đầu tuyển mộ nhân viên mới cho một chương trình huấn luyện dài 21 tuần. Tên gọi “Lôi Hổ” được đặt cho số nhân viên mới tuyển chọn để yểm trợ kế hoạch 34A tấn công bất ngờ vào ven biển Bắc Việt.
Đêm 16/2/1964, ba thủy thủ người Na Uy lái chiếc tàu Nasty – 1 loại tàu chạy rất nhanh, hỏa lực mạnh do Na Uy chế tạo – chở theo người nhái Việt Nam, dự tính phá hủy một chiếc cầu, nhưng bị lực lượng an ninh Bắc Việt phát giác, phải quay trở lại. Mấy đêm sau, một toán người nhái khác xâm nhập miền Bắc lại thất bại, mất đi 8 quân nhân thuộc lực lượng Người nhái của Quân đội Sài Gòn. Bước sang mùa mưa năm 1964, các tốc đỉnh Nasty và biệt kích biển dùng chiến thuật tấn công bất ngờ rồi rút nhanh phá hủy được 5 mục tiêu ngoài Bắc trong 2 ngày 9 & 25 tháng 7. Ngày 30/7, SOG sử dụng 5 chiếc tốc đỉnh Nasty tấn công những dàn ra đa gần Hải Phòng, gây nhiều tiếng nổ phụ.
Từ tháng 6/1964, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara đã ra lệnh thám thính lãnh thổ Lào, theo chương trình “Leaping Lena”. Từ ngày 24/6 đến ngày 1/7, SOG bắt đầu thả những toán biệt kích đầu tiên xuống lãnh thổ Lào. Việc 5 toán biệt kích Việt Nam nhảy dù xuống đất Lào để do thám các hoạt động của Quân đội Bắc Việt Nam theo chương trình “Leaping Lena” tới tai cố vấn của Tổng thống Mỹ là ông William Bundy, qua bản báo cáo “Tất cả các toán biệt kích đều bị lực lượng an ninh Bắc Việt phát hiện, chỉ còn 4 người sống sót chạy thoát trở về”.
Đầu năm 1965, phi công Jim Ryan của Air America (CIA) chụp được một số hình ảnh về những con đường mới làm từ đèo Mụ Giạ sang lãnh thổ Lào. Theo đó, hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh nối dài, vươn xa. Ngày 8/3/1965, SOG có một chỉ huy mới là Đại tá Donal Blackburn, một người có máu mặt trong lực lượng đặc biệt, sẽ trở thành nhà đạo diễn cho “cuộc chiến tranh ngoại lệ” ở Việt Nam và Đông Dương.
(Còn tiếp)
Theo tài liệu: SOG The Secret Wars of American’s Commandos in Vietnam, John L Plaster.
Theo: vnmilitaryhistory.net
Ai là Việt Nam Cộng Hòa?
Tiên Sa
-(TTHN) – “Muốn xưng mình là người Việt Nam Cộng Hòa thì cái tối thiểu phải biết những gì mình phải làm và những gì không được phép làm! Quân đội Việt Nam Cộng Hòa không phải là một quân đội tùy tiện hay hổ lốn và lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đâu phải là lá cờ dùng để đi kèm với những hành động hoặc ngôn từ văng tục mất vệ sinh!!!”
Ba tôi, một quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nay đã ngoài “thất thập cổ lai hy”, ngay chính cái computer riêng để ngày ngày trầm ngâm ngồi đọc tin tức ba tôi cũng dùng lá cờ Vàng ba sọc đỏ làm nền (background). Đã nhiều lần tôi hỏi “Ba suy nghĩ gì về lá Cờ đó và Việt Nam Cộng Hòa” nhưng chưa một lần nào ba tôi trả lời, cho dù chỉ một tiếng, mà những lần như vậy thì từ đang sinh động trở nên trầm ngâm, có lúc trở nên bực dọc. Qua nhiều lần như vậy nên tôi không muốn khuấy rầy nữa.
Qua 16 năm, đã nhiều lần còn sống được là nhờ một trợ lực từ một bàn tay siêu hình nào đó, mang trên trán không biết bao nhiêu danh hiệu cao quý, nào là con Ngụy Quân Ngụy Quyền, nào là thành phần Phản Động, thành phần Xấu, thành phần Nguy Hiểm, rồi đến Bọn Phản Quốc, Vượt Biên, Bọn Thèm Bơ Thừa Sữa Cặn, Bọn muốn bám theo gót giày đế quốc Mỹ vân vân… với một đời sống Tù Là Nhà Lệnh Tha Là Giấy Phép dưới một chế độ ưu việt của một thứ chủ nghĩa Đỉnh Cao Trí Tuệ Của Loài Người do Bác du nhập vào Việt Nam và Đảng đã đem nó vào nhuộm đỏ nốt miền Nam sau khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bỏ chạy, tôi đặt chân được đến nước Mỹ. Một trong những cảm giác nhẹ nhõm và thoải mái đầu tiên là trong đêm ngủ không còn bị nghe những tiếng đập cửa rầm rầm kiểm tra hộ khẩu nữa, không còn cái ám ảnh lúc nào cũng phải sẵn sàng để đứng nghiêm: “Tôi (họ và tên) , số giam (số tù), báo cáo cán bộ có mặt!”. Và chỉ bấy nhiêu cũng đã đủ với tôi: “À! Bơ thừa sữa cặn là đây rồi!”
.
Bơ thừa sữa cặn!
Vâng! Bơ thừa sữa cặn là đây rồi! Sống mà chẳng có hộ khẩu, đi đâu cũng chẳng cần đăng ký tạm vắng tạm trú. Nay ở đây, mai thích chỗ kia và nếu trong túi có tiền thì chỉ việc lái xe chạy tới đó mà chẳng có con ma nào hỏi mình từ đâu đến, hộ khẩu thường trú ở đâu, bản thân và ông bà cha mẹ qua hai thời kỳ kháng chiến làm gì, có tham gia gì cho địch và ta hay không… và cũng chẳng có ông trời con nào vô cớ mà hỏi mình bất kỳ một thứ giấy tờ gì!
Vâng! Bơ thừa sữa cặn là đó rồi!
Nhưng không hẳn thế! Có bơ thừa sữa cặn thật!
Tìm được một việc làm khá hơn ở một nơi khác, lúc đó còn thưa thớt người Việt nhưng lại có một nhóm gọi là Kháng Chiến! Tôi thì chẳng quan tâm hay để ý gì đến những cái này vì ngay trong gia đình tôi cũng đã có nhiều người ở Mỹ từ lâu rồi, người thân thuộc và bà con thì vô số nên cũng đã nghe nói rất nhiều về mấy cái vụ “Khiến Chán” này rồi.
Một hôm cũng không ngờ là trong một ngày nghỉ muốn tò mò xem một sự kiện mà tôi lấy làm lạ là vì được nghe là “Bọn Việt Cộng qua đây tuyên truyền.” Cũng đến coi thử nhưng chưa kịp biết mô tê gì cả thì có một người đến vỗ vai bảo tôi ra ngoài đứng cầm cờ biểu tình với anh em, đồng thời đưa cho tôi một cái áo choàng có viết mấy chữ POW (tù nhân chiến tranh thì phải). Tôi nói là trước 1975 tôi còn nhỏ, chưa có lính tráng mà làm sao lại mang cái áo POW? Tôi từ chối và kể cả việc cầm cờ đứng biểu tình vì tôi có biết là biểu tình để làm cái chi chi mô! Ngày hôm sau đi làm về thì chuông điện thoại reo hết hồi này đến hồi khác mà câu hỏi cũng chung quy là tôi đã làm gì mà ở đây ai cũng nói tôi là Việt Cộng.
Chẳng hiểu mô tê gì hết! Cuối tuần thì một ông anh bạn trước kia là Đại úy Biệt Động Quân tới rủ đi đánh bi da và cũng thắc mắc về sự việc có nhiều người hỏi anh ta rằng tại sao thấy anh ta hay đi với thằng Việt Cộng đó (là tôi). Thiệt tình là cũng chẳng biết duyên cớ làm sao. Sau khi anh ta hỏi là lâu nay tôi có quan hệ hay động chạm gì với mấy cái “đám kháng chiến, khiến chán” nào đó ở đây hay không thì tôi mới vỡ lẽ ra. Anh ta xác định là đó rồi và cất mấy tiếng chửi thề.
Bơ thừa sữa cặn là đó rồi!
Tôi hỏi thăm và tìm tới ngay nhà của vị Nhóm trưởng nhóm kháng chiến tại vùng này và gặp ông ta.
Tôi hỏi ông ta là mục đích của Nhóm Kháng Chiến là gì, ông ta trả lời là Phục Quốc.
Tôi hỏi cái gì là Phục Quốc, ông ta trả lời “thì là vì mất nước nên mới phục quốc chớ cháu hỏi gì kỳ dzậy?” – Tôi với ông ta nói chuyện với tư cách chú cháu.
Tôi hỏi ông ta nước Việt Nam của chú ai cướp mất mà đi Phục. Ông ta trả lời là thì Cộng Sản chiếm lấy chớ còn ai?
Tôi hỏi Cộng Sản là một chủ thuyết chính trị chớ nó có hình tướng gì đâu mà đi cướp nước? Còn nếu nói là mất nước thì chú coi thử hiện nay có phải người Việt Nam cai trị người Việt Nam hay là người nước nào cai trị mà chú bảo là mất nước?
Tới đây thì kể như chủ đề đó có phần bế tắc. Tôi hiểu ý và không nói về vấn đề đó nữa mà chuyển sang vấn đề Việt Cộng.
Tôi hỏi những người hiện nay nằm trong nhóm Kháng Chiến của chú qua Mỹ đã bao lâu rồi thì được cho biết là hầu hết đều chạy qua hồi 1975. Lúc đó phần thì còn trẻ, phần thì cũng vừa mới thoát khỏi cái thiên đường Bác và Đảng chưa được bao lâu nên nghe qua là bị xốc ngay, cái nóng và cái bực nó nổi lên trong người, tôi nói thẳng “Nè chú, người thì người miền Nam mà Cộng Sản thì từ miền Bắc và chưa vào đã bỏ chạy rồi thì biết Cộng Sản là cái gì mà gặp ai cũng nói là Việt Cộng vậy chú?”
Bơ thừa sữa cặn là đó! Cái bầy Chống Cộng Tạp Nhạp Ruồi Bu là đó!
Lúc còn Việt Nam Cộng Hòa thì quần áo ủi hồ thẳng cứng và bóng loáng, quân hàm tướng tá gắn đầy mình rực rỡ, khi Cộng Sản vào chưa tới đâu cả thì đã bỏ lính như rắn không đầu ngoài chiến trường âm thầm chạy về tẩu tán vợ con và của cải để túm quần chạy, chưa hề biết Cộng Sản là cái quái gì, qua tới Mỹ rồi thì núp trong cái lô cốt an toàn khổng lồ của Mỹ mà quát cái miệng om sòm ra Chống Cộng với Chống Xuồng, hễ gặp người nào mà bảo họ làm theo ý mình không được thì chụp cho cái nón cối Việt Cộng.
Bơ thừa sữa cặn là đó! Cái bầy Chống Cộng Tạp Nhạp Ruồi Bu là đó!
Cái này tôi đã nói công khai và nhiều lần trên internet cách đây đã hơn 10 năm rồi. Lúc đó có kẻ gởi email tới đòi bắn tôi và tôi cũng đã chỉ chỗ tôi ngủ rất rõ ràng và rất dễ cho bọn chúng hành động nhưng chắc là nhờ phúc đức ông bà hay sao đó nên đến giờ này tôi mới còn được ngồi léo ngoéo ở đây.
Việt Nam Cộng Hòa là cái gì?
Việt Nam Cộng Hòa không phải là những cái bầy Chống Cộng Tạp Nhạp Ruồi Bu như vậy!
Việt Nam Cộng Hòa không phải là những kẻ lúc được thời thì vỗ ngực xưng danh, lúc tất cả binh lính đang sống chết ngoài chiến trận thì âm thầm túm quần, gom của để bỏ chạy, mặc cho hàng triệu chiếc nón sắt trung kiên vung vãi một cách oan khiên nghiệt ngã trên khắp chiến trường.
Đêm ngày 19, rạng sáng ngày 20 tháng 11 năm 1873, lần thứ nhất thành Hà Nội mất vào tay giặc Pháp, Nguyễn Tri Phương bị thương, giặc Pháp cứu chữa nhưng ông xé bông băng, nhịn đói chết theo thành.
Rạng ngày 25 tháng 4 năm 1882, thành Hà Nội bị tấn công và rơi vào tay giặc Pháp, Hoàng Diệu cho binh lính giải tán để tránh tử thương rồi mới treo cổ tự tử trước võ miếu.
Thành mất thì tướng chết theo thành.
Nước mất, một trời đau thương tang tóc thì Tổng Thống và nguyên một bộ sậu vẫn sống phây phây. Việt Nam Cộng Hòa là cái gì và ai là Việt Nam Cộng Hòa?
Việt Nam Cộng Hòa là ai?
“Ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại văn phòng Tư lệnh phó ở bộ chỉ huy của Quân đoàn 4, sau khi nói lời từ giã với gia đình và bắt tay từ biệt tất cả binh sĩ bảo vệ bộ chỉ huy, người được gọi là “Anh hùng tử thủ An Lộc” do những chiến tích trong Trận An Lộc đã dùng súng lục bắn vào tim tự sát vào lúc 20 giờ 45.” – Người này là Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng.
“Việt Nam Cộng Hòa là ai?
Tư Lệnh Quân Đòan II & Quân Khu II.
Đã uống thuốc độc quyên sinh vào sáng ngày 29-4-1975
và chết tại bệnh viện Grall (Saigon) vào trưa ngày 30-4-1975. Hưởng dương 46 tuổi.” - Người này là Thiếu Tướng Phạm Văn Phú.
Việt Nam Cộng Hòa là ai?
“Tư Lệnh Sư Đòan 5 Bộ Binh.
Đã tự sát vào trưa ngày 30-4-1975 tại bản doanh Sư Đoàn BB (Lai Khê). Hưởng dương 42 tuổi.
Sau khi nhận được lệnh phải đầu hàng, Tướng Vỹ đã tự sát bằng súng lục vào lúc 11 Giờ, ngày 30.04.75 tại tổng hành dinh ở Lai Khê.” – Người này là Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ.
Việt Nam Cộng Hòa là ai?
“Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh.
Đã uống thuốc độc quyên sinh vào chiều ngày 30-4-1975 tại bản doanh Sư Đoàn 7 Bộ Binh (Mỹ Tho Vùng IV). Hưởng dương 49 tuổi.
Vào đêm ngày ngày 30.04.75, Thiếu Tướng Hai đã tự sát tại trung tâm Ðồng Tâm” - Người này là Chuẩn Tướng Trần Văn Hai.
Việt Nam Cộng Hòa là ai? Là hàng trăm ngàn thân xác đã ngã xuống, cả hàng triệu bộ xương còn vung vãi một cách oan uổng trên khắp Việt Nam, là hàng trăm ngàn con người Thương Phế Binh đang vật vã ở quê nhà, và hàng trăm ngàn người đã phải đi vào những cái gọi là “trại cải tạo” chỉ vì những kẻ bất tài, tham sinh úy tử mà lại đứng đầu guồng máy Chính Phủ của họ, nay họ vẫn đang sống thầm lặng, mặc dù chẳng bao giờ tham gia mấy cái tổ chức Chống Cộng Ruồi Bu nhưng họ là một lực lượng không nhỏ một khi đúng việc cần phải làm thì họ lại sẵn sàng ra tay.
…
…
“Sinh vi tướng, tử vi thần”
Có phải những cái gương trung liệt của những con người Việt Nam Cộng Hòa đó đã hy sinh để có những cái bầy Chống Cộng Tạp Nhạp sau này lợi dụng ngồi trong cái lô cốt khổng lồ an toàn hô hào Chống Cộng Chống Xuồng, để gặp ai không “tuân lệnh” của mình thì xúm nhau cho đó là Việt Cộng, gây chia rẽ, mất đoàn kết, tạo những khó khăn và trở ngại trong đời sống của họ?
Việt Nam Cộng Hòa là ai?
Ít ra cũng phải là người nói được câu: “Khi mình cho ai đó là Việt Cộng không chính xác tức là mình đã làm tăng quân số của Việt Cộng lên”.
Chẳng lẽ Việt Nam Cộng Hòa là những kẻ đã cuốn gói chạy khi Cộng Sản chưa vào, bỏ lại phía sau cả hàng trăm nghìn người phải đi vào các trại “cải tạo” và nay ngồi ghế xa lông lấy lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ làm cảnh trang trí để nói chuyện chính trị, hoặc có dịp thì vác cờ ra la làng la xóm như vậy, còn kẻ nào không thuận ta là Việt Cộng?
Cái gọi là “học tập cải tạo” đã tạo ra cho miền Nam Việt Nam cả một trời đổ nát, tang thương và bi đát đành rằng là do cái chủ nghĩa bất nhân và vừa do những cái đầu vừa hèn hạ vừa ngu dốt của giới Cộng Sản Bắc Việt thời đó gây ra, những ai đã trải qua những cảnh sống khốn nạn đó thì thù hận ngày càng ghê gớm là điều chẳng có gì lạ. Nhưng nếu chỉ có trách cứ hay căm thù Cộng Sản không thôi thì tôi mong là nên xem xét lại. Nếu có người mở cửa cho cọp vào nhà của quý vị thì chuyện gì sẽ xảy ra và rồi thì ngồi đó trách con cọp?
Nạn nhân vô duyên giữa hai cái gọng kìm khốn nạn Quốc Gia với Cộng Sản
“Tôi là con của 1 sỹ quan cấp tá chế độ cũ, cha tôi từng là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1/49, sư đoàn 25BB dưới thời Chuẩn tướng Lê Văn Tư (con người này hiện đang ở quận Cam, và rất thân với gia đình tôi). Cha tôi đi… tù cải tạo hơn 8 năm dưới chế độ CS, nhưng cha mẹ tôi đều nói cho tôi nghe rằng chế độ VNCH thối nát ra sao, và thực tế nó thối nát, nên nó mới thua CS năm 75. Có điều nói ra thì sẽ bị chụp mũ là “bưng bô”, nên tôi cũng đã câm lặng từ lâu, kể cả khi tôi ra hải ngoại.” - Tamsaigon Nguyen
Sinh ra trong gia đình của một quân nhân phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đáng ra phải được cái gọi là Chính Phủ này bảo vệ cho đến lớn, nhưng chưa kịp lớn thì cái Chính Phủ đó đã bỏ chạy. Sống bơ vơ với Cộng Sản trong cái danh hiệu bị kỳ thị ít nhất là “Con Ngụy Quân Ngụy Quyền”, đến nay còn sống được là nhờ may mắn, thoát được qua Mỹ thì gặp cái bọn người lung tung vác cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tự xưng nào là người Quốc Gia nào là người Việt Nam Cộng Hòa chụp cho cái danh hiệu Việt Cộng để hòng gây khó dễ cho đời sống của mình. Tôi đã từng có cái cảm giác là nếu nước Mỹ là của mấy cái bầy Chống Cộng Tạp Nhạp Ruồi Bu này thì mình lại phải tìm chỗ khác để lánh nạn tiếp.
Mình là cái gì? Mấy cái bầy Tạp Nhạp đó là cái gì và đang làm những gì, tại sao phải sợ?
Thế hệ chúng ta sinh ra không phải người Quốc Gia cũng không phải người Cộng Sản, vậy chúng ta không phải là người Việt Nam?
Việt Nam Cộng Hòa là Việt Nam Cộng Hòa với những mục đích cao cả và thiêng liêng từ khởi thủy là kiến dựng một nền Độc Lập, mang lại một thể chế Tự Do cho đồng bào và không chấp nhận Cộng Sản chứ không phải là những bầy người loác ngoác cái mồm Chống Cộng, lấy hình cờ Vàng làm biểu tượng cho mình (nhiều nhất là trên facebook) mà đi đâu cũng sử dụng những lời văng tục mất vệ sinh, và cả những cái bầy người học theo thói Việt Cộng loang oang cái mỏ ai không theo Ta là Địch, ai không phải người Quốc Gia là… Việt Cộng!
Muốn xưng mình là người Việt Nam Cộng Hòa thì cái tối thiểu phải biết những gì mình phải làm và những gì không được phép làm!
Quân đội Việt Nam Cộng Hòa không phải là một quân đội tùy tiện hay hổ lốn và lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đâu phải là lá cờ dùng để đi kèm với những hành động hoặc ngôn từ văng tục mất vệ sinh!!!
Ai là Việt Nam Cộng Hòa?
Santa Ana, California
6 giờ chiều Chủ Nhật ngày 06 tháng 03 năm 2011
© Tiên Sa
Nguồn: facebook Tiên Sa
Tiên Lãng – Giơ cao đánh khẽ?
Thanh Quang, phóng viên RFA -2012-02-14Theo lời nhà thơ Khuất Đẩu, “trong tiết xuân mát mẻ, ngòi nổ Tiên Lãng được ngài thủ tướng tháo gỡ bằng thủ thuật có thể gọi là lành nghề nếu không muốn nói là “cao tay ấn” khiến “các quan đầu tỉnh, đầu huyện, đầu xã trước đó hung hăng là thế đã phải cúi đầu nhận tội…”.
Photo courtesy of dantri.com
Chiều 14/2, Luật sư Nguyễn Việt Hùng – Trưởng văn phòng luật sư Kinh
đô – có mặt trước cổng Trại tạm giam Công an TP Hải Phòng trước khi vào
tiếp xúc với bị can Đoàn Văn Vươn trong trại tạm giam.
Đình chỉ công tác… 15 ngày!
Nhưng, qua bài tựa đề “Tuyệt Vọng”, tác giả Khuất Đẩu lưu ý công luận rằng các quan tham ấy “nhận tội trước thủ tướng chứ không phải trước nhân dân”, và các quan đầu huyện như chủ tịch Lê Văn Liêm, phó chủ tịch Nguyễn Văn Khanh bị tạm đình chỉ công tác chứ không bị cách chức. Nhà thơ Khuất Đẩu nhận xét:“Sự thật thì các ngài vẫn còn nằm trong cái boongke thường vụ mà những phát súng hoa cải chỉ là gãi ngứa. Ngài đại tá Đỗ Hữu Ca vẫn được đứng ra tổ chức điều tra làm rõ tội trạng từng người, nhất là tội giết người của anh em nhà họ Đoàn, sau khi chính ngài đã tổ chức hợp đồng tác chiến bằng ba mũi giáp công hay đến nỗi có thể viết thành sách.
Phó đầu tỉnh Đỗ Trung Thoại, người đã từng làm công luận nóng lên khi đổ vấy cho dân phá nhà ông Vươn, giờ được cử làm tổ phó triển khai kết luận của thủ tướng. Đầu xã Hiền vẫn còn đó và anh lái máy ủi khôn hồn thì đi xứ khác mà làm ăn chứ đừng có bép xép với bọn nhà báo hay dại dột ra trước tòa làm chứng. Thế thì sẽ không có chuyện anh Vươn và “đồng bọn” được miễn tố vì những cái sai không chối cãi của chính quyền Tiên Lãng đã đẩy người dân đến bước đường cùng.”
Đề cập tới phía nạn nhân Đoàn Văn Vươn cùng thân nhân đang bị giam cầm, tra tấn và truy tố về tội gọi là “giết người”, tác giả Khuất Đẩu báo động:
“Cái tội “giết người” đã được chính thủ tướng tuyên án rành rọt, tuy có nói sẽ xem xét giảm nhẹ; có nghĩa rằng nếu không bị bắn bỏ hay chung thân khổ sai thì ít ra cũng 20 năm tù và 10 năm quản chế…Vậy là thôi, mọi sự lại chìm sâu dưới đáy đầm như đứa con gái 8 tuổi tội nghiệp của anh. Đừng có mà mơ khi được trở về, anh sẽ được nhân dân đón chào như một anh hùng chống tham nhũng. Nằm trong tù anh sẽ phải nghiền ngẫm cái chữ “nhẫn” mà thấm thía hiểu ra rằng muốn được sống yên với vợ con thì nhất thiết phải thêm một chữ “nhục”. Có nghĩa anh không phải là con giun để được quyền “xéo lắm cũng quằn”…”
Phó đầu tỉnh Đỗ Trung Thoại, người đã từng làm công luận nóng lên khi đổ vấy cho dân phá nhà ông Vươn, giờ được cử làm tổ phó triển khai kết luận của thủ tướng.Qua bài “Niềm vui Tiên Lãng chẳng tày một gang”, được blog Dân Làm Báo và nhiều mạng nhật ký khác phổ biến, tác giả Nhan Quốc Hùng nhận thấy chưa đầy một ngày sau khi “khắp nơi hân hoan, nhiều người vui mừng và kỳ vọng vào kết luận của thủ tướng chính phủ”, thì “cách hành xử ở Hải Phòng làm nhiều người bật ngửa” – từ chuyện ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vẫn nằm trong nhóm chỉ đạo tổ triển khai kết luận của Thủ tướng Dũng cho tới các quan huyện Hiền và Khanh bị đình chỉ công tác chỉ có 15 ngày. Theo tác giả thì cách hành xử của giới cầm quyền ở Hải Phòng cho dư luận thấy rằng “căn bệnh trên bảo dưới không nghe là trầm kha và là ung thư giai đoạn cuối”. Tác giả Nhan Quốc Hùng lưu ý:
Nhà thơ Khuất Đẩu
“Phái đoàn từ thành phố Hải Phòng xuống huyện Tiên Lãng làm việc chỉ có 15 phút chớp nhoáng từ 18 giờ 30 phút, đến 18 giờ 45 thì về Hải Phòng ngay. Hải Phòng đã biến kết luận của thủ tướng chính phủ thành trò cười. Hải Phòng đã đùa giỡn với nỗi đau của người dân oan bị cướp đất phá nhà. Từng là một dân oan như ông Đoàn Văn Vươn, như gần 40 dân oan ở Tiên Lãng và hàng trăm nghìn dân oan khác trên 63 tỉnh thành cả nước, chúng tôi hiểu khoảng cách giữa một quyết định của chính phủ, của thủ tướng, của Tòa án Tối cao, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đến các cơ quan địa phương nó mênh mông lắm. Có khi phép vua thua xa lệ làng.”
Xoa dịu nhân dân
Sau khi ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra sức “tháo ngòi nổ Tiên Lãng”, thì blogger Bùi Tín nhận xét rằng hành động quá tàn ác và thâm độc của một chính quyền đội lốt nhân dân đã buộc ông Dũng vào cuộc. Nhưng ông Dũng “vào cuộc” như thế nào ? Blogger Bùi Tín cho biết:http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=RznxGh-XiTM
Video: Kết luận của TT về vụ Tiên Lãng
“Nhiều ý kiến cho rằng thủ tướng đã xoa dịu được phần nào dư luận xã hội đang phẫn nộ cao độ, nhưng lẽ ra một thủ tướng có trách nhiệm và bản lĩnh có thể giải quyết rốt ráo hơn nhiều. Cho đến nay những quan chức phạm sai lầm lớn trong vụ án này chưa một ai bị truy tố hay tạm giam cả, cũng chưa một ai bị mất chức cả. Thế là thế nào? Cũng chưa ai kết luận rõ về trách nhiệm của cấp chính quyền thành phố. Như vậy cũng vẫn chỉ là giơ cao đánh khẽ. Kiểu đều là anh em trong nhà ta cả thôi mà. Sau vài ba tháng ngồi kiểm điểm và tỏ ra “hối hận, đáng tiếc, xin thành khẩn chịu trách nhiệm với trên và với nhân dân “ … thì mọi sự sẽ vui vẻ cả. Còn tài sản anh Vươn và bà con ta thì đừng có mong gì có ai bồi thường. Họ chia chác tiêu tan hết cả rồi. Cái tài chùi mép sau khi nuốt chửng thì quan chức ta có thể mở lớp dạy cho toàn thế giới tham nhũng.”
Qua bài “ Không phải là nhà nước pháp quyền”, LS Hà Huy Sơn bày tỏ quan ngại rằng việc công an TP Hải Phòng điều tra vụ Tiên Lãng như vậy là không bảo đảm tính khách quan, công bằng. Và LS Sơn hình dung ra rằng nếu không chạy thoát trong biến cố hôm mùng 5 tháng Giêng rồi, thì “khả năng anh em nhà ông Vươn bị giết là rất cao” qua nhiều bằng chứng từ hiện trường, video clip cho tới nhân chứng. Đó là chưa kể blogger Cu Vinh lưu ý rằng “Trong các lần trả lời báo chí, đại tá công an Đỗ Hữu Ca nói còn có ý định xả súng bắn chết kẻ chống đối”. Như vậy, theo LS Hà Huy Sơn, “nay anh em ông Đoàn Văn Vươn lại do công an Hải Phòng điều tra là hết sức phi lý”.
Bài “Đoàn Văn Vươn đáng được xét xử trong nhân ái, khoan dung” của tác giả Hoàng Thanh Trúc lập luận rằng “ Nếu người ta chống lại một hành vi trái pháp luật thì đó không phải là chống lại người thi hành công vụ, mà người ta bảo vệ lợi ích hợp pháp của chính mình”. Tác giả nêu lên nghi vấn rằng:
“…để vầng Thái Dương chân lý ấy thành ánh bình minh rực rỡ huy hoàng soi rọi sự quan minh chính trực lên cán cân “công lý” thay cho cán “Búa Liềm” mang lại sự công bằng trong tình người, nhân ái, bao dung đối với một phận người : ông Đoàn Văn Vươn, một can phạm “ Bất Đắc Dĩ ” vì tự cứu mình mà phải gánh lấy tội danh “Giết Người”, thì liệu bị can Vươn có vượt qua nổi cái vành móng ngựa đặt trước một cung đường lắm lối ngang ngõ tắt, tranh tối tranh sáng, mang cái tên “pháp chế XHCN”?…
Bởi đi cùng trời cuối đất chắc khó có một nền Tư Pháp văn minh dân chủ nào lại cho phép một cơ quan điều tra tố tụng tiến hành điều tra một vụ việc mà chính cơ quan và người chỉ huy cao cấp nhất của cơ quan ấy có liên quan trực tiếp đến nội vụ của cuộc điều tra , mà vị chỉ huy này lại chưa bị bắt giữ hay cách ly để có một khoản cách độc lập cho bộ phận điều tra.”
Cho đến nay những quan chức phạm sai lầm lớn trong vụ án này chưa một ai bị truy tố hay tạm giam cả, cũng chưa một ai bị mất chức cả. Thế là thế nào?Khi đề cập tới “Thẩm quyền, quyền lực và Tiên Lãng”, nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn nhận định rằng “Rất có thể những người có quyền lực hiện nay trong hệ thống chính trị của Việt Nam đang toan tính cách xử lý vụ Tiên Lãng theo chiều hướng vỗ về dư luận – đã bùng và sôi lên từ hơn một tháng qua. Nhưng nếu vấn đề thẩm quyền (authority) và quyền lực (power) không được làm rõ hay không được làm rõ thêm thì cái được cho xã hội sau vụ việc lịch sử này vẫn chả có gì là bền vững hoặc nếu có thì cũng không đáng là bao”.
Blogger Bùi Tín
Trong khi đó blogger Huỳnh Ngọc Chênh “ lại cảm nhận ngay một sự hụt hẫng lớn về tính hiệu quả của hệ thống pháp luật Việt Nam”. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nêu lên câu hỏi:
“Trước những sai phạm thấy rõ của bè nhóm Lê Văn Hiền, nếu Thủ Tướng không ra tay thì cơ quan pháp luật nào xử lý được vụ này? Chẳng lẻ tất cả cứ để vậy nhìn cái ác hoành hành? Mà thực tế, hơn một tháng qua ở Tiên Lãng đã cho ta thấy điều đó. Cái sai phạm pháp luật, cái ác đang thắng thế và đang hoành hành. Ngoài phản ứng của dư luận và của các cán bộ cao cấp về hưu thì không thấy có một cơ quan nào có thẩm quyền đứng ra xử lý vụ việc để ngăn chặn cái ác…Và Thủ Tướng phải đi làm công việc của một quan tòa ư?”
Ý kiến của độc giả qua Blog Mẹ Nấm cũng khẳng định rằng “không thể tách rời việc khởi tố vụ án chống người thi hành công vụ và vụ cưỡng chế trái pháp luật tại Tiên Lãng đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn vì bản chất của một quyết định sai không thể đòi hỏi một sự phản ứng đúng với quy định pháp luật…Bởi vậy, nếu tách rời các sai phạm của chính quyền và hành động tự vệ chính đáng của gia đình ông Vươn thì đây là bằng chứng cụ thể nhất cho việc “làm lấy được, nói lấy oai” của những người đứng đầu nhà nước Việt Nam”.
Phép vua thua lệ làng?
Bộ trưởng Vũ Đức Đam trả lời báo chí sau buổi họp báo. Photo courtesy of chinhphu.vn
“Riêng tôi nghĩ rằng cơ quan chức năng cần xét lại cái tội của ông Vươn. Đó không phải là giết người mà là khi chống người thi hành công vụ gây ra thương vong. Tôi nghĩ giết người là không đúng. Đây là trong trường hợp bị áp bức, bị đè nén không còn cách nào khác mà bùng lên. Nếu sự việc này mà đưa ra tòa để xử anh Vươn bị một phần, thì người gây ra các vụ việc này phải chịu 2 – 3 phần. Như vậy mới công bằng.”
Nhiều blogger khác cũng rất lo cho số phận của các nạn nhân vụ Tiên Lãng, chẳng hạn như blogger Nguyễn Trần Sâm. Qua bài “Không chống trả không phải là người”, tác giả Nguyễn Trần Sâm đặt trường hợp rằng “Nếu đó là việc làm của vài ba người nằm ngoài hệ thống chính quyền thì gia đình anh Vươn còn có hy vọng thắng được chúng để lấy lại tài sản đã mất. Đằng này, cả chính quyền huyện Tiên Lãng và một số kẻ ‘bảo kê’ ở cấp cao hơn đều chủ hại gia đình anh thì trong thời điểm đó những nạn nhân còn dám hy vọng gì không?”.
Tác giả nhấn mạnh tới hành động làm nhục gia đình anh Vươn của “những kẻ nhân danh nhà nước” khiến nỗi nhục oan khiên này “có thể đeo đẳng cả họ hàng trong nhiều thế hệ. Những nạn nhân sẽ bị vu cho những tội danh xấu xa nhất mà họ không bao giờ có thể minh oan”.
Cũng trong chiều hướng nhận định đó, blogger Tô Hải cho rằng “Tất cả sẽ chỉ là nửa vời thôi! 6 anh Ba Dũng cũng chẳng dám đi đến tận cùng của vấn đề này đâu! Vì tận cùng của nó phải là chuyện ‘Vì sao đất đai của nông dân lại biến thành của tập thể’ mà đã là ‘tập thể’ thì anh Ba đâu có dám ‘đơn thương’ thi hành kỷ luật ai, vì các cấp Thành Ủy như anh Đại Tá Ca cũng thuộc diện quản lý của Ban Bí Thư, Bộ Chính Trị chứ đâu phải của Thủ Tướng!”.
Đây là trong trường hợp bị áp bức, bị đè nén không còn cách nào khác mà bùng lên. Nếu sự việc này mà đưa ra tòa để xử anh Vươn bị một phần, thì người gây ra các vụ việc này phải chịu 2 – 3 phần.Số phận đen đủi trong bước đường cùng của dân oan Đoàn Văn Vươn và gia đình khiến nhà thơ Khuất Đẩu qua bài Tuyệt Vọng vừa nói có lẽ không còn cách nào khác hơn là phải thốt lên rằng “Không đến nỗi bị đem ra chợ mua bán như súc vật nhưng cái “chòi” mình đang ở, mảnh đất mình đang sống có thể bị ép mua rẻ để bán đắt bất cứ lúc nào thì số phận của người nông dân nào có khác gì những nô lệ châu Phi 300 năm trước”. Theo tác giả thì “ tiếng súng của anh Đoàn Văn Vươn, vì thế, không phải đánh thức lương tâm của các quan tham, mà chỉ là cảnh báo để họ khôn ngoan hơn, kín đáo hơn, bớt lộ liễu trâng tráo một khi có ý đồ ‘sạch sành sanh vét cho đầy túi tham’ ”. Và nhà thơ Khuất Đẩu than rằng “Hỡi ơi, trời thì cao, đất thì dày! Trong yên lặng, tôi lắng nghe tiếng ca phát ra từ trong tăm tối của Trịnh Công Sơn:
Tướng Nguyễn Quốc Thước
Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng
Rơi xuống đời
Rơi xuống trong tôi!”
Đối phó với Trung Quốc: Ấn Độ cần tăng cường quan hệ kinh tế với Việt Nam
Thủ tướng Ấn Độ (trái) đón chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại điện Rashtrapati Bhavan, New Delhi, 12/10/2011
REUTERS/B Mathur
Thanh Phương – RFI
Ấn Độ cần tăng cường quan hệ thương mại với Việt Nam để đối đầu với Trung Quốc. Đó là nhận định chung của các diễn giả tại hội nghị về quan hệ Ấn-Việt, do nhóm tham vấn Global India Foundation tổ chức hôm qua, 14/02/2012, tại New Delhi.
Nguyên đại sứ Ấn Độ ở Thái Lan, ông Pinak Chakravarty, cho rằng : «
Chúng ta có mối quan hệ rất vững chắc với Việt Nam, nhưng lại chưa đầu
tư về kinh tế đúng với tầm mức phải có ». Theo ông Chakravarty, hai nước
cần nỗ lực đạt chỉ tiêu trao đổi mậu dịch 7 tỷ đô la từ đây đến năm
2015 để thúc đẩy quan hệ kinh tế.
Theo các chuyên gia, trong chinh sách « Hướng Đông » của Ấn Độ, Việt Nam nổi lên là một trong những điểm đến quan trọng, đặc biệt là về mặt thương mại. Họ cho rằng hai nưóc vẫn chưa tận dụng những lợi thế kinh tế của nhau.
Trao đổi mậu dịch giữa Việt Nam và Ấn Độ đã tăng vọt từ 200 triệu đô la năm 2000 lên hơn 3,5 tỷ đô la năm 2011, nhưng vẫn mới bằng phân nửa chỉ tiêu đề ra.
Các chuyên gia tại hội nghị cũng cảnh báo là Ấn Độ phải lưu tâm đến sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực và ở vùng Biển Đông.
Theo các chuyên gia, trong chinh sách « Hướng Đông » của Ấn Độ, Việt Nam nổi lên là một trong những điểm đến quan trọng, đặc biệt là về mặt thương mại. Họ cho rằng hai nưóc vẫn chưa tận dụng những lợi thế kinh tế của nhau.
Trao đổi mậu dịch giữa Việt Nam và Ấn Độ đã tăng vọt từ 200 triệu đô la năm 2000 lên hơn 3,5 tỷ đô la năm 2011, nhưng vẫn mới bằng phân nửa chỉ tiêu đề ra.
Các chuyên gia tại hội nghị cũng cảnh báo là Ấn Độ phải lưu tâm đến sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực và ở vùng Biển Đông.
Bùn đỏ Hungary: Tập đoàn gây thảm họa muốn chính quyền cùng chịu trách nhiệm
Bùn đỏ tràn ngập làng Devecser, Hungary, ngày 08/10/2010.
Reuters
Hoàng Nguyễn / Mai Vân – RFI
Gần một năm rưỡi sau thảm họa tràn bùn đỏ vào tháng 10-2010, vì phải
đối mặt với hàng loạt vụ kiện cáo sẽ diễn ra trong những tháng tới. Ngày
11/02/2012, các chủ sở hữu Tập đoàn Nhôm Hungary (MAL Zrt.) đã đề nghị
chuyển giao 50% cổ phần của hãng này cho Nhà nước với giá tượng trưng
1.000 Forint (gần 3,5 euro). Dư luận Hungary xem đây là một phương cách
buộc chính quyền phải gánh vác một phần trách nhiệm của thảm họa.
|
Lý do mà Tập đoàn này đưa ra, là họ đang phải chịu một áp lực quá lớn khi phiên tòa chưa được mở mà thông qua các phương tiện truyền thông, công luận và cơ quan tư pháp Hungary đã bị gây ảnh hưởng theo hướng bất lợi cho họ.
Ông Tolnay Lajos, Chủ tịch Hội đồng quản trị, đồng thời là chủ sở hữu MAL Zrt. nói với nhật báo “Tự do Nhân dân”:Cùng các bạn đầu tư, ông đề nghị chính phủ Hungary mua 50% cổ phần của hãng với giá tượng trưng 1.000 Ft. Ðổi lại, họ chỉ muốn rằng chừng nào tòa án chưa đưa ra phán quyết có hiệu lực pháp luật để khép lại vụ tràn bùn đỏ, MAL Zrt. có thể được hoạt động và cùng với các lãnh đạo doanh nghiệp, cho đến lúc đó, tập đoàn này phải được coi là vô tội.
Hiện tại, chính phủ Hungary chưa trả lời đề xuất trên của MAL Zrt. Theo ước tính của hãng tư vấn KPMG, hiện tại, trị giá của doanh nghiệp này vẫn đạt 20 tỉ Ft. Theo LS Bánáti János, đại diện pháp luật cho MAL Zrt. và tổng giám đốc tập đoàn, phiên tòa để xác định những thủ phạm phải chịu trách nhiệm về vụ tràn bùn và án phạt đối với họ chưa hề được mở, nhưng có thể thấy là tòa sẽ phải làm rất nhiều việc để bù đắp những thiếu sót của cơ quan kiểm sát.
Doanh nghiệp muốn được yên, không bị áp lực
Vị luật sư này cho rằng, trong khi cơ quan điều tra đã tiến hành một cách đúng mức những cuộc điều tra để tìm hiểu thảm họa công nghiệp lớn nhất trong lịch sử Hungary, thì Viện Kiểm sát lại gạt bỏ thẳng tay những đề xuất của bên bị đơn, xuất phát từ quyền bào chữa của họ. Trong số đó, đáng nói nhất là việc các nghi can và luật sư bào chữa cho họ bị bác quyền đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến, trong những vấn đề liên quan tới các chuyên viên giám định.
Nhưng điều này chưa phải tất cả. Ðại diện pháp luật của MAL Zrt. còn khẳng định rằng chiến dịch truyền thông chống lại tập đoàn này khiến công việc của cơ quan tư pháp trở nên khó khăn, nặng nề hơn. Viện dẫn cáo trạng, một số cơ quan truyền thông đã đưa ra những khẳng định sai sự thật và không thể kiểm chứng, khiến công luận bị hướng theo hướng lên án MAL Zrt.
Ðáng chú ý là theo MAL Zrt., thông tin rò rỉ nhằm bôi nhọ doanh nghiệp này đều được coi là theo những nguồn của luật sư, một điều vô lý vì các luật sư trong vụ án này không thể biết bản cáo trạng. Bởi lẽ, hiện tại, nội dung cáo trạng chỉ được biết tới bởi cơ quan kiểm sát cũng như tòa án.
Những thông tin thất thiệt nguy hại đối với doanh nghiệp
Cuối tháng Giêng 2012, báo chí Hungay loan tin Viện Kiểm sát tỉnh Veszprém đã đệ cáo trạng buộc tội 15 bị can trong vụ tràn bùn đỏ vì nhiều tội danh khác nhau, như gây nguy hiểm cho cộng đồng, dẫn đến tử vong do bất cẩn, dẫn đến thiệt hại tài sản ở mức đặc biệt nghiêm trọng, gây hại cho thiên nhiên và môi trường do bất cẩn, và vi phạm luật xử lý rác thải.
Theo Ðài Truyền hình Quốc gia Hungary, ngồi trên ghế bị can, có nhiều nhân vật lãnh đạo của MAL Zrt. như tổng giám đốc, giám đốc Kỹ thuật và Thương mại, giám đốc Vận hành, cũng như các nhân viên chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường và liên lạc. Khả năng là vụ án sẽ được tiến hành sau tháng 6 năm nay. Trong số 15 bị can có thể phải chịu khung hình phạt đến 15 năm tù giam, nếu tội trạng của họ được chứng tỏ.
Ðặc biệt, một số thông tin trong bản cáo trạng đã bị rò rỉ và đăng tải trên báo chí. Theo đó, ban lãnh đạo MAL Zrt. bị buộc tội đã phạm phải hàng loạt sai phạm khi vận hành các bể bùn đỏ, đã không thực hiện một cách thích đáng chế độ bảo dưỡng và kiểm tra, đã không tiến hành các biện pháp ngăn ngừa cần thiết và sau khi bể chứa bị vỡ, đã không thông báo hiểm họa, thậm chí, không giúp đỡ trong quá trình cứu hộ.
Trong số những chi tiết đáng chú ý nhất, hãng Thông tấn Hungary MTI cho hay, theo một điều tra chưa được công bố, một ngày trước khi thảm họa xảy ra, hệ thống máy bơm đã báo hiệu một số bất thường trong hoạt động. Một giờ rưỡi trước thời điểm định mệnh, các tín hiệu báo động đã được phát ra, nhưng MAL Zrt. vẫn “án binh bất động”, cho dù hãng đã có kịch bản hành động trong trường hợp phát sinh thảm họa.
Với MAL Zrt., tin này bị coi là hoàn toàn vô cơ sở và sai sự thật, theo khẳng định của tổng giám đốc Bakonyi Zoltán, một trong số các bị can của vụ án. Ông Bakonyi nhấn mạnh: Trước khi phiên tòa được mở, việc báo chí loan những tin hết sức thất thiệt như thế đã khiến MAL Zrt. trở nên “tội đồ” trong mắt công luận và đây là điều hết sức nguy hại đối với hãng. Tổng giám đốc khẳng định: Những ai chuyển tin này cho báo chí, hoặc là không hiểu gì về kỹ thuật và công nghệ, hoặc cố tình bóp méo sự thật.
Nguyên nhân của thảm họa, dưới cái nhìn của MAL Zrt.
Như đã biết, trưa ngày 04/10/2010, bùn đỏ trong hồ chứa số 10 của nhà máy luyện alumin thuộc sở hữu của MAL Zrt. ở gần thành phố Ajka đã tràn thành dòng lũ lớn, gây thiệt hại nặng nề về người, của cải và hệ sinh thái trong 3 khu dân cư lân cận (làng Kolontár và hai thành phố nhỏ Devecser và Somlóvásárhely). Thảm họa công nghiệp lớn nhất trong lịch sử Hungary khiến 10 người bị thiệt mạng, hơn 200 người bị thương, vài trăm ngôi nhà bị hủy hoại hoàn toàn.
Trước sau như một, ban lãnh đạo MAL Zrt. giữ quan điểm rằng trước ngày định mệnh kể trên, không hề có dấu hiệu sơ bộ gì cho thấy thảm họa tràn bùn sẽ xảy ra. Tổng giám đốc Bakonyi Zoltán hy vọng rằng, tại phiên tòa, sẽ được làm sáng tỏ 3 nguyên nhân dẫn tới thảm họa : 1./hồ chứa bùn đỏ số 10 đã bị xây ở nơi có địa hình tồi; 2./ đã có những sai lầm trong quá trình thiết kế, và 3./ thành phần của nền đất giữ các vách của hồ chứa.
Theo MAL Zrt., sự trớ trêu của số phận là trước đây, chưa ai ngờ được là những nguyên nhân ấy lại có thể hội tụ để gây ra một tai nạn thảm khốc như vậy, và thế giới cũng không thể biết đến những hậu quả như thế nếu vách của hồ chứa bùn đỏ không bị bể, và bùn đỏ không bị tràn ở gần thành phố Ajka. Ðây cũng là kết luận của một nghiên cứu dày hàng ngàn trang, được thực hiện trong 16 tháng qua, cho thấy rằng rất có thể là vách hồ chứa đã bị vỡ “bất thình lình”, và đây là điều không thể tính trước, không thể đề phòng trước.
Cho dù chưa bị kết tội, nhưng MAL Zrt. đã phải chịu nhiều khoản tiền phạt, trong đó nổi bật là hơn 135 tỉ Ft vì bị cho là đã vi phạm những nguyên tắc của việc xử lý rác thải. Luật sư Egerszegi Tamás bào chữa cho MAL Zrt. trong vấn đề rác thải cho rằng, ở đây, chính quyền đã phạm một loạt sai lầm, trong đó có việc tuyên phạt trước khi xác định được trách nhiệm trong vụ tai nạn này.
Sai lầm lớn nhất ở đây, theo MAL Zrt., là để cho cơ quan tuyên phạt chính là cơ quan cách đây 2 thập niên đã cho phép xây dựng hồ chứa bùn đỏ số 10. Ngoài ra, khi tính lượng bùn đỏ được chứa trong hồ, và bị tràn khỏi hồ, MAL Zrt. cho rằng cơ quan này cũng tính sai vài trăm ngàn mét khối.
Dầu sao đi nữa, MAL Zrt. cũng không chịu đầu hàng, theo chủ tịch Hội đồng quản trị Tolnay Lajos. Cho dù thiếu 9 tỉ Ft để tiếp tục hoạt động, song MAL Zrt. không rút khỏi thị trường và không sa thải công nhân, nhân viên. Ông Tolnai hy vọng rằng nếu chứng tỏ được cái lý của họ, MAL Zrt. sẽ tái chinh phục niềm tin của các cơ sở tài chính và doanh nghiệp sẽ tồn tại được.
Ðể làm được điều đó, chủ tịch Hội đồng quản trị MAL Zrt. rất mong chính phủ Hungary chấp nhận đề xuất chuyển giao 50% cổ phần, nhưng ngoài ra, hãng cũng còn ấp ủ một kế hoạch khác, trước mắt được giữ kín, để vượt qua thời kỳ khó khăn này.
ASEAN thức tỉnh trước đòn thâm sâu của Bắc Kinh
>> Hải quân Trung Quốc mạnh cỡ nào?
>> Cán cân quân sự tại Biển Đông: Đang chơi trò đuổi bắt
Việt Nam
Bắt tay vào chương trình hiện đại hóa nhanh chóng năm 2009, Việt Nam rõ ràng đã tập trung vào công nghệ với một sự việc bất ngờ ở Biển Đông trong tâm trí. Không lực Việt Nam không chỉ mua các chiến đấu cơ Su-30MKV mới mà còn đặt chúng ở Biên Hòa, gần với Quần đảo Trường Sa, thay vì gần Hà Nội. Trong khi đó, hiểu rõ vị trí đứng đầu của Trung Quốc về năng lực chiến đấu trên biển, hải quân Việt Nam chọn cách không mua thêm các tàu mặt nước mà đầu tư vào các tàu ngầm lớp Kilo và các cơ sở cảng để hỗ trợ cho chúng. Và hợp đồng mua 6 tàu ngầm đảm bảo rằng ít nhất 2 tàu ngầm có thể cùng tuần tra một lúc. Một sự tính toán hoạt động tương tự có thể đã dẫn tới các cuộc đàm phán giữa Việt Nam với Nga hồi tháng 8/2011 để mua thêm các khẩu đội tên lửa bờ biển K-300P được trang bị các tên lửa hành trình P-800 Yakhont có tầm bắn 300km. Những khẩu đội tên lửa di động này hoạt động từ bờ biển Việt Nam sẽ giúp giữ cho các tàu chiến đối phương ở xa bờ, mặc dù tầm bắn của chúng không đủ bao trùm quần đảo Trường Sa.
Việt Nam đã có nhiều bước đi hợp lý để xây dưng lại năng lực ngăn chặn quân sự thông thường ở Biển Đông. Còn nhiều việc nữa cần được thực hiện. Việt Nam sẽ làm tốt để mua thêm các khẩu đội tên lửa đất đối không S-300PMU nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng quốc phòng của nước này ở căn cứ không quân Biên Hòa và căn cứ hải quân Vịnh Cam Ranh. Ở một mức độ cơ bản hơn, nước này có thể cải thiện sự ẩn giấu và sự tồn tại của các cơ sở này. Điều đó có thể bao gồm các nhà chứa máy bay được gia cố chắc chắn và kho nhiên liệu, các thiết bị sửa chữa đường băng, và chuẩn bị cho các cơ sở hỗ trợ luân phiên, trong đó có các tàu tiếp liệu cho các tàu ngầm.
Tuy nhiên, nhiệm vụ hàng đầu của quân đội Việt Nam sẽ là cải thiện tính sẵn sàng về hoạt động và cấu trúc của các lực lượng. Đối với phần đa số, điều đó đồng nghĩa với các mức độ bảo trì và huấn luyện cao hơn, nhằm đảm bảo rằng thêm nhiều nền tảng chiến đấu nữa luôn sẵn sàng hoạt động và có năng lực triển khai nhanh.
Tuy nhiên, do kinh nghiệm duy nhất có được từ trước về tàu ngầm là các tàu ngầm nhỏ lớp Yugo mà Việt Nam mua từ Triều Tiên năm 1997, hải quân Việt Nam sẽ có một đường cong học tập gấp khi có trong tay các tàu ngầm lớp Kilo.
Trung Quốc đã mua loạt tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của mình hồi những năm 1990, và nước này phải khắc phục một loạt các bài thực hành bảo dưỡng yếu kém dẫn tới hỏng hóc thiết bị. Bên cạnh đó, các thủy thủ tàu ngầm Việt Nam sẽ phải dốc sức huấn luyện về chiến tranh tàu ngầm nhiều như huấn luyện về chiến tranh trên biển để khai thác các điểm yếu của Trung Quốc. Để làm như vậy, họ có thể hợp tác với hải quân nước ngoài, chẳng hạn như Nhật Bản, nước đặc biệt thành thạo về chiến tranh chống tàu ngầm.
Đối với không quân Việt Nam, họ sẽ cần tăng cường số giờ bay cho các phi công Su-27SK và Su-30MKV cũng như phối hợp các bài huấn luyện chiến đấu thực tế hơn nữa. Họ cũng cần bổ sung các năng lực radar vượt quá đường chân trời và HF-DF trên đất liền, hoặc cân nhắc mua thêm các tài sản giám sát, chẳng hạn như máy bay tuần tra biển có hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không, để đảm bảo rằng các chỉ huy hải quân và không quân của nước này có thể cực đại hóa việc sử dụng các lực lượng nhỏ hơn của họ.
Tuy nhiên, có thể thách thức lớn nhất của Hà Nội là thanh toán chi phí hoàn tất và duy trì các hợp đồng mua vũ khí hạng nặng mới.
Chi phí hoạt động hàng năm của một tàu ngầm điện-diesel có thể ngốn trung bình hàng chục triệu đôla. Các khoản này cộng với phí tổn hàng năm chắc chắn sẽ kéo căng ngân sách quốc phòng của Việt Nam.
Philippines
Với phần lớn Quần đảo Trường Sa nằm cách bờ biển Philippines chỉ vài trăm kilomet, nước này có vị thế tốt để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông. Tuy nhiên, Philippines gần như không có khả năng làm điều đó. Sau nhiều thập niên chiến đấu chống quân phiến loạn trên toàn quốc đảo, quân đội nước này đã hoàn toàn hướng vào an ninh nội địa. Phụ thuộc nặng nề vào hiệp ước quốc phòng chung với Mỹ để bảo vệ bên ngoài, Philippines đã để cho không quân và hải quân nước này sa sút. Cũng giống như Hà Nội, Manila đã thừa nhận cần phải hiện đại hóa các lực lượng thường của mình, nhưng cho đến gần đây vẫn chưa dành hết các nguồn lực để thực hiện cải tổ.
Ảnh minh họa: diplomat |
Vào cuối năm 2005, Philippines đã ngừng hoạt động các chiến đấu cơ F-5A cuối cùng của nước này, khiến cho đất nước không còn chiến đấu cơ phản lực nào nữa. 10 năm trước đó, các máy bay này đóng một vai trò trong việc khẳng định chủ quyền của Philippines ở Quần đảo Trường Sa khi Trung Quốc bất ngờ chiếm bãi đá ngầm Mischief. Lúc đó, không quân Philippines triển khai các chiến đấu cơ tới Puerto Princesa trên Đảo Palawan, nơi họ có thể yểm hộ hải quân Philippines khi họ dỡ các cột mốc Trung Quốc khỏi 4 mỏm đá và bãi cát ngầm khác.
Hải quân Philippines cũng trong tình cảnh tương tự. Khi họ vận hành hàng chục tàu tuần tra ven biển hỗ trợ các lực lượng chống phiến quân của quân đội, nòng cốt của hạm đội ngoài khơi của nước này là 3 tàu hộ tống lớp Jacinto mua của Anh sau khi Anh giải tán đội tàu chiến Hongkong.
Mãi cho tới gần đây, chiến hạm quan trọng khác duy nhất của Hải quân là Rajah Humabon, một tàu khu trục hộ tống có từ thời Thế chiến II. Được trang bị các súng 76mm và không hề có tên lửa hành trình chống hạm hoặc hệ thống phòng thủ chống tên lửa, các tàu này hạn chế về giá trị trong chiến đấu hải quân hiện đại.
Mặc dù vậy, vào cuối năm 2010, rất ít người tin quân đội Philippines có thể đạt được thành tích đáng kể trước khi bắt đầu Chương trình Nâng cấp Năng lực 2012-2018. Nhưng sự quyết đoán mới của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm thay đổi điều đó. Năm 2011, Manila đã mua 2 tàu hạng Hamilton của Mỹ đã nghỉ phục vụ. Mặc dù các tàu này có chi phí bảo trì cao và được trang bị vũ khí không hơn các tàu hộ tống lớp Jacinto, chúng từng được trang bị các tên lửa hành trình chống hạm Harpoon RGM-84 và thiết bị phát hiện tàu ngầm, và hải quân Philippines sau này có thể trang bị thêm khi có tiền.
Hơn nữa, các tàu này có thể cung cấp cho Hải quân Philippines các hệ thống radar tìm kiếm trên không chuyên dụng đầu tiên của họ cùng các nền tảng trực thăng trên tàu đầu tiên, vốn sẽ cung cấp 2 trực thăng hạng nhẹ giúp mở rộng các năng lực giám sát của các tàu. Tuy vậy, các tàu này không có hệ thống phòng không cơ bản và do đó sẽ đòi hỏi lực lượng yểm hộ phải hoạt động hiệu quả trong chiến tranh hiện đại.
Bất chấp các hợp đồng gần đây, chương trình hiện đại hóa quân sự của Manila vẫn ở giai đoạn sơ khởi. Vào đầu năm 2011, hải quân Philippines mua các thiết kế cho một lớp các tàu tuần tra xa bờ biển từ Bộ tư lệnh đặc trách Hệ thống Hải lực Hải quân Mỹ, loại cung cấp sự hỗ trợ về bảo trì và máy móc cho Hải quân Mỹ. Trong khi đó, không quân Philippines vừa mới bắt đầu phác ra các kế hoạch mua một phi đội máy bay đa năng mới chế tạo. Đến nay, các chiến đấu cơ F/A-18 và MiG-29 đã được đề cử là các ứng viên thích hợp, nhưng một lựa chọn nhiều khả năng hơn sẽ là F-16C/D rẻ hơn nếu như ngân sách lại bị thu hẹp.
Quan trọng không kém, không quân Philippines không nên bỏ qua việc mua các máy bay tuần tra biển có sức chịu đựng lâu để có thể giám sát liên tục gần Quần đảo Trường Sa, do thời gian bay từ các căn cứ không quân chính ở Luzon rất dài.
Chắc chắn nếu Manila theo đuổi đến cùng cam kết mới của nước này nhằm thu về các mặt hàng quân sự trong 5 năm tới, không quân và hải quân Philippines có thể phục hồi sức mạnh. Nhưng những đơn hàng như vậy cần được xem xét thận trọng, không chỉ qua lăng kính của các hoạt động không quân và hải quân, mà còn với sự am tường về mức phí tổn để duy trì các lực lượng thông thường trong thời gian dài. Một lựa chọn mà Manila có thể theo đuổi sẽ là tối đa hóa lợi thế về vị thế địa lý của mình đối với Quân đảo Trường Sa, và đương đầu với thách thức kiểm soát biển ở Biển Đông bằng một lối tiếp cận bất đối xứng. Thay vì đối đầu với các lực lượng Trung Quốc với các lực lượng tương đương, họ có thể làm điều đó bằng một chiến lược được xây dựng xung quanh các hàng rào phòng thủ ven biển vốn có chi phí mua và bảo trì ít tốn kém hơn.
Đảo Palawan chỉ cách 450km từ các phần xa nhất của quần đảo Trường Sa mà Philippines nhận chủ quyền. Các tên lửa di động từ mặt đất, chẳng hạn như RGM-84L Harpoon của Mỹ, BrahMos PJ-10 của Ấn Độ, hoặc các tên lửa hành trình chống hạm P-800 Yakhont của Nga có tầm bắn khoảng 300km, có thể khống chế hầu hết các vùng biển tranh chấp. Hai hoặc ba khẩu đội tên lửa như vậy được đặt trên các xe bánh xích và nằm rải rác dọc hệ thống đường bộ dài có thể phóng ra hỏa lực tập trung mà Philippines thiếu hụt, trong khi làm giảm khả năng Trung Quốc có thể đánh chặn họ bằng một cuộc không kích hoặc một cuộc tấn công tên lửa đạn đạo. Các lực lượng này sẽ không phải đối mặt với các lợi thế của Trung Quốc về công nghệ vũ khí phòng không hoặc chống hạm. Tất nhiên, những hàng rào phòng thủ ven biển như vậy đòi hỏi các máy bay tuần tra biển phải cung cấp những phát hiện vượt quá đường chân trời cùng các dữ liệu theo dõi mục tiêu và sự phối hợp cần thiết để phóng một loạt tên lửa đồng thời. Nhưng do tầm phát hiện hơn 600km của hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AN/APS-145, một chiếc E-2C vận hành nó có thể tuần tra tốt trong không phận Philippines và có các hệ thống tên lửa đất đối không bảo vệ nó từ mặt đất.
Philippines sau đó có thể gia cố cấu trúc phòng thủ ven biển nòng cốt đó bằng một số lượng nhỏ các chiến đấu cơ giành ưu thế trên không và các tàu có sức chịu đựng cao. Một khái niệm chiến lược như vậy sẽ làm giảm bớt sự cần thiết phải đặt mua, bảo dưỡng và đào tạo một lực lượng không quân và hải quân có chi phí cao hơn và lớn hơn mà sẽ được cần đến để phóng ra một lượng hỏa lực tương đương để chọc thủng các hàng rào phòng thủ của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông.
Các bên tuyên bố chủ quyền khác ở Đông Nam Á
Brunei và Malaysia cũng có những tuyên bố chủ quyền ở Quần đảo Trường Sa, trong khi Indonesia có một tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc xa hơn về phía nam. Nhưng rơi vào bất ổn nội địa trong hơn một thập niên, Indonesia không hiện đại hóa quân đội một cách thích hợp kể từ những năm 1990. Tuy danh sách vũ khí của không quân nước này bao gồm 10 chiến đấu cơ F-16A/B, 5 chiếc Su-27SK, và 5 chiếc Su-30MK fighters, hầu hết đều đáng ngờ về khả năng phục vụ. Trong khi đó, hải quân Indonesia chủ yếu được trang bị các tàu khu trục và máy bay tuần tra đã lỗi thời với các radar tìm kiếm có tầm phát hiện hạn chế đến mức chúng chỉ vượt quá tầm bắn của các tên lửa hành trình chống hạm. Chỉ sau khi hải quân Indonesia tiếp nhận chiếc cuối cùng trong 4 tàu khu trục lớp Sigma mới năm 2009 thì họ mới cải thiện một cách khiêm tốn năng lực chiến đấu hải quân. Trong khi đó, khả năng phóng sức mạnh ra Biển Đông của Brunei là rất nhỏ.
Trong số các bên khác tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Malaysia có lực lượng hải quân và không quân hiện đại nhất. Tuy nhiên, thách thức hoạt động lớn nhất của nước này nằm ở số lượng hạn chế các nền tảng chiến đấu. Do đó, nước này cần cực đại hóa tất cả các nền tảng, có nghĩa là phải trang bị thêm cho các tàu ngầm lớp Scorpene bằng động cơ đẩy độc lập khí để mở rộng khả năng tuần tra dưới nước của chúng. Và cũng giống Việt Nam, nước này cần tập trung vào cải thiện tính sẵn sàng về hoạt động và cấu trúc của hải quân và không quân.
May cho Malaysia, nước này có các căn cứ hải quân và không quân gần Kota Kinabalu và Labuan mà có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nhanh chóng các lực lượng vào Biển Đông. Thêm vào đó, các tàu hậu cần lớp Sri Indera Sakti được thiết kế để hỗ trợ các tàu chiến hải quân triển khai trước tới các cảng dân sự dọc bờ biển Borneo. Nhưng việc hoàn thành căn cứ hải quân mới ở Vịnh Sepanggar, cách Kota Kinabalu 12km về phía bắc, liên tục bị trì hoãn sau 12 năm xây dựng. Tuy vậy, hải quân và không quân Malaysia đã tăng cường các cuộc tập trận trong khu vực, và sẽ tổ chức một cuộc tập trận chung lớn dựa trên một sự kiện bất ngờ ở Biển Đông năm 2012. Những nỗ lực như vậy nhằm nâng cao tính sẵn sàng phải tiếp tục với cường độ ngày càng lớn nếu các lợi thế của Trung Quốc được bồi đắp.
Kết luận
Với cách hành xử quyết đoán hơn của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm gần đây, các bên tuyên bố chủ quyền ở Đông Nam Á phải nhận ra họ đang đối mặt với một thách thức lớn. Các năng lực quân sự của họ không thể được tái thiết ngày một ngày hai và các tình trạng khẩn cấp về kinh tế hoặc chính trị có thể làm trật bánh các kế hoạch hiện đại hóa đã được sắp đặt rất tốt của họ. Do các nỗ lực hiện đại hóa của Trung Quốc đã gặt hái được lợi ích của 15 năm đầu tư thích hợp, hải quân và không quân nước này sẽ có một lợi thế quyết định đối với các nước khác ở Đông Nam Á, cho đến khi các chương trình hiện đại hóa của họ có thể đạt được tiến bộ xa hơn.
Một khi tàu sân bay mới của Trung Quốc và dàn chiến đấu cơ của nó đi vào hoạt động đầy đủ, hải quân Trung Quốc sẽ vượt qua được những bất lợi về công nghệ và địa lý trước đó của họ ở Biển Đông. Để đối phó, các nước Đông Nam Á sẽ phải tìm cách khắc phục khó khăn tài chính của việc hiện đại hóa quân đội, tận dụng lợi thế về vị thế nằm gần khu vực tranh chấp, và cực đại hóa tính sẵn sàng về hoạt động và cấu trúc của các hàng rào phòng thủ.
Tuy nhiên, cho đến khi các quốc gia Đông Nam Á có thể cải thiện được sức mạnh quân sự của mình thì chỉ ảnh hưởng từ một cường quốc bên ngoài mới có thể khôi phục sự cân bằng. Vì thế, một khi các thành viên chủ chốt của ASEAN thay đổi đánh giá của họ về các ý định của Trung Quốc, thì không ngạc nhiên mấy khi họ chấp nhận sự dính dáng nhiều hơn của Mỹ vào tranh chấp khu vực. Đối với Mỹ, nước này phải thận trọng khi mang mãi phần lớn gánh nặng cân bằng. Nước này cũng phải tránh bị kéo vào một cuộc tranh đua với Trung Quốc để giành các đồng minh ở Đông Nam Á thông qua viện trợ kinh tế và quân sự – một chính sách phát sinh ra tham nhũng và nhờ vả trong thời Chiến tranh Lạnh. Tuy hoàn cảnh này mang lại cho Mỹ một cơ hội để củng cố các mối quan hệ trong khu vực, nước này sẽ phải thận trọng để không sa vào những sắp xếp kém linh hoạt mà vô tình kéo căng quá mức các lực lượng của nước này, đặc biệt là vào lúc bắt đầu của một thời kỳ mà chi tiêu quốc phòng của Mỹ có thể sụt giảm. Điều quan trọng nhất mà Mỹ có thể làm cho các nước Đông Nam Á là giúp họ tự bảo vệ mình thông qua các hợp đồng vũ khí tăng dần và tư vấn quân sự.
Cách đây 15 năm, tôi dám chắc trong tạp chí Orbis rằng: “Trước khi các lãnh đạo Trung Quốc tin quân đội của họ đủ mạnh để chiến thắng hoặc các đối thủ của họ quá yếu để kháng cự, họ sẽ tiếp tục kiềm chế đưa quân của mình vào một cuộc tấn công chính thức (ở Biển Đông)”. Ngày nay, điều đó vẫn đúng. Những gì thay đổi trong thời gian chuyển tiếp đó là các lực lượng Trung Quốc lớn mạnh hơn còn các lực lượng ở Đông Nam Á lại yếu đi tương đối. Nhiều yếu tố góp phần tạo nên thực trạng này, trong đó có các thời kỳ khó khăn kinh tế, bất ổn chính trị, và sự lạc quan rằng các ý định về lãnh thổ của Trung Quốc có thể được kiềm chế bằng cách xã hội hóa các quy chuẩn đa phương của ASEAN. Mãi gần đây các nước ASEAN mới hoàn toàn thức tỉnh trước sự thay đổi cán cân quân sự và trước sự thâm sâu trong quyết tâm của Bắc Kinh ở Biển Đông. Việc họ kiểm soát phản ứng đối với những thách thức này giờ đây sẽ tác động một cách nghiêm trọng đến khả năng bảo vệ các lợi ích lãnh thổ của họ trong những năm sắp tới.
Thanh Hảo dịch theo viet-studies
Đoàn Văn Vươn có nghèo khổ đến mức phải…quyên góp?
Nguyễn Văn Minh (Báo QĐND) (BL: Tay này không nghĩ thử xem hắn ta rơi vào tình cảnh này thì sẽ ra sao nhỉ!!!!)
-
“…tôi chưa mấy đồng tình với chuyện quyên góp ủng hộ ông Vươn. Sự thật ông Vươn có nghèo khổ, cùng cực đến mức phải phát động quyên góp không? Sự thật vợ con ông có phải không có nhà để ở không?”
- Tin liên quan: Quân nhân Nguyễn Văn Minh hãy nhớ: “Chỉ có súc vật mới quay lưng với nổi đau của đồng loại” (Cu Lang Cat)
Trong vụ Tiên Lãng, một hình ảnh rất báo chí và không hề “phô-tô sốp” được nhiều tờ báo “giật” lên: Ấy là hình ảnh vợ con Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý trên túp lều lụp xụp trong những ngày Tết cổ truyền. “Chính trị” hơn: bên túp lều này còn cắm cờ đỏ sao vàng! Một số hình ảnh khác cũng có thể rất lay động lương tâm của nhiều người nhưng không hiểu có được “dàn dựng” không, ấy là hình ảnh những đứa bé đứng thẫn thờ trên ngôi nhà đổ nát, bên cạnh là con cún yêu như tìm lại thưở đầm ấm gia đình.
Công ty CP Hưng Đạo Container đã xuống thăm và đề xuất cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn mượn một ngôi nhà di động (nhân tiện vụ này để quảng cáo sản phẩm hữu hiệu và rẻ tiền nhất!!!).
Ngôi nhà di động dự kiến sẽ được lắp ráp cho gia đình ông Vươn. (nguồn: VTC news)
Tôi cơ bản đồng tình với những kết luận của Thủ tướng Chính phủ, tôi cũng lên án chính quyền có quá nhiều sai trái, khuất tất trong vụ việc này. Tôi cũng đồng tình với quan điểm mà báo Năng lượng mới, không dừng lại ở vấn đề phát ngôn mà từ phát ngôn này, có thể suy ra “ai là người phá những ngôi nhà-lều-boongke” đó rồi! Nhưng tôi chưa mấy đồng tình với chuyện quyên góp ủng hộ ông Vươn. Sự thật ông Vươn có nghèo khổ, cùng cực đến mức phải phát động quyên góp không? Sự thật vợ con ông có phải không có nhà để ở không? Xin mời bạn đọc NVM blog xem một vài hình ảnh dưới đây:
Đây là túp lều của vợ con Đoàn Văn Vươn dựng lên
Còn đây là căn nhà của vợ chồng ông Đoàn Văn Vươn tại xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, căn hộ 2 tầng khang trang nằm trên diện tích 1.157m2 của vợ chồng ông Vươn tại xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng. Cũng tại đây, hộ ông Vươn còn được UBND xã này giao 2.940m2 đất nông nghiệp sử dụng ổn định, lâu dài.
Còn đây là những hình ảnh bên trong ngôi nhà Đoàn Văn Vươn do báo Giáo dục Việt Nam thực hiện khi đến trao “học bổng”. Chỉ nhìn sơ sơ về nội thất, có thể phần nào đánh giá được hoàn cảnh kinh tế của chủ nhân
Còn đây là hình ảnh về một hợp đồng cho thuê lại đầm của ông Vươn với thu nhập 5 triệu đồng/ha/năm. Tính sơ sơ với 7 người được ông Vươn cho thuê, ông cũng thu về hàng trăm triệu đồng tiền cho thuê đầm mỗi năm.
Theo: NVM Blog
VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 11: THẨM PHÁN NGÔ VĂN ANH VÀ BẢN THỎA THUẬN MA QUỶ
Trên chặng đường mệt mỏi đi tìm lẽ phải, Đoàn Văn Vươn đã gặp biết bao ngáng trở. Tới khi anh buộc phải đâm đơn kiện UBND huyện ra tòa, cầu mong một phiên tòa xử vì luật pháp nhưng đã thất bại. Người ta đã có kết quả xử ngay cả trước khi phiên tòa xảy ra. Vì thế anh thua. Anh thua nên phải tiếp tục kiện lên Tòa phúc thẩm Thành phố Hải Phòng, và lại tiếp ấp ủ một niềm hy vọng to lớn vào pháp luật. Mà không hy vọng vào sự công minh của pháp luật thì còn hy vọng vào điều gì? Anh là kỹ sư, anh là cựu chiến binh, nhưng anh là nông dân, một người nông dân theo đúng nghĩa cao cả và đáng kính trọng nhất của từ này. Một người nông dân biển, trước mặt làng anh là biển, là cuộc sống, là mồ hôi nước mắt, là đầm hồ mà cả gia đình anh gây dựng trong hàng chục năm, nay chính quyền quyết định cướp thì anh phải kiện, đã kiện thì phải tin vào pháp luật, và thẩm phán là chính người đại diện cho pháp luật nhà nước.Niềm tin của anh đặt vào hết thẩm phán Ngô Văn Anh. Đặt niềm tin vào thẩm phán là đặt niềm tin đúng chỗ.
Và chính thẩm phán Ngô Văn Anh sau khi thụ lý hồ sơ, nếu kiến thức pháp luật hạng bét thì cũng có thể hiểu ngay rằng, cái lý kiện của Đoàn Văn Vươn là hợp pháp, và tất nhiên các quyết định cấp đất, thu hồi đất, cưỡng chế đất của UBND huyện Tiên Lãng là sai, là trái pháp luật.
Nhận thức như thế nhưng khổ nỗi, cái nhận thức pháp luật của một thẩm phán lại không nhằm làm cho pháp luật Nhà nước thiêng liêng, trái lại, từ nhận thức ấy, với đạo đức thối nát, nhân cách vô nhân tính, cùng với sự coi thường hai chữ nhân dân, thẩm phán Ngô Văn Anh đã phối hợp ngay với thẩm phán sơ thẩm, phối hợp ngay với chính quyền huyện Tiên Lãng để lập nên một bản thỏa thuận mang màu sắc mãnh thú, một bản thỏa thuận được nhúng trong các hợp đồng thịt chó, dính dớp nhựa mận, đánh lừa anh nông dân hiền hậu Đoàn Văn Vươn: Anh ký vào thỏa thuận này, rằng, anh xin rút đơn kiện UBND huyện lên Tòa phúc thẩm thì UBND huyện Tiên Lãng sẽ tạo điều kiện cho anh tiếp tục được nhận lại đất để tiếp tục sản xuất.
Anh Đoàn Văn Vươn ký. Ký vì tin rằng, chắc chắn cái lý của mình đúng, ký vì vui mừng- có niềm vui mừng nào cao cả và tột bậc hơn niềm vui của người nông dân là tiếp tục có đất, tiếp tục được sống cùng đất đai, và anh ngỡ rằng chính quyền đã làm việc với thẩm phán để anh rút đơn, hủy bỏ một cuộc kiện cáo không mấy hay ho, rồi quyền lợi anh lại vẫn bảo đảm, và đó là cách để UBND huyện sửa sai.
Khi anh rút đơn, thì thẩm phán Ngô Văn Anh đã hoàn thành hợp đồng ” nhựa mận” với chính quyền Tiên Lãng, và ngay lập tức, bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng mặc nhiên có hiệu lực, và từ chính cái gọi là ” hiệu lực” này của bản án sơ thẩm, UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định cưỡng chế.
Một cú lừa, một trò tráo trở và lật lọng còn bẩn thỉu và vô nhân đạo hơn phường lừa đảo, chúng nó ( trong cái từ chúng nó này có tên của thẩm phán Ngô Văn Anh) đã chà đạp lên luật pháp, dùng luật pháp làm phương tiện, làm cái môi, cái thìa, đôi đũa để bón cho nhau miếng thịt chó (hợp đồng trao đổi) và xô đẩy người nông dân Đoàn Văn Vươn tới bước đường cùng.
Ngô Văn Anh và chính quyền huyện Tiên Lãng đã lừa anh Đoàn Văn Vươn ký vào một bản thỏa thuận ma quỷ để chúng có điều kiện thanh lý với nhau một hợp đồng mãnh thú.
Thẩm phán Ngô Văn Anh đã phạm tội.
Tội đó là một trong những nguyên nhân xảy ra Vụ Tiên Lãng.
Trong quyết định khởi tố Vụ Tiên lãng tới đây, nhất định phải có tên bị can Ngô Văn Anh
Và ngay lúc này, khi mà Tòa án nhân dân tối cao đã ra một quyết định hủy bỏ tất cả các quyết định của Tòa sơ thẩm, phúc thẩm Hải phòng vì trái pháp luật- một quyết định làm nức lòng dân, thể hiện ý chí thượng tôn pháp luật, thì cũng ngay lập tức đề nghị Tòa án nhân dân tối cao làm tờ trình lên Ủy ban Thẩm phán nhà nước để đề nghị Chủ tịch nước miễn nhiệm thẩm phán của nó, vâng, của nó, Ngô Văn Anh.
Và khởi tố nó với tội danh: Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng.
____________________________________________________
Tôi là hội thẩm nhân dân của TAND TP Hải Phòng nhiều năm. Hôm đó tôi được mời tham gia tố tụng một phiên tòa dân sự ở tòa này. Tôi lên phòng Thẩm phán Ngô Văn Anh để chờ ông ấy đi xử. Tôi thấy có hai cán bộ huyện Tiên Lãng, một người là ông Hoa, một người tôi không biết tên ở trong phòng. Một bên là anh Luân (Vũ Văn Luân), anh Vươn (Đoàn Văn Vươn). Tòa mời các anh lên làm hòa giải giữa hai bên.
Hai bên thỏa thuận với nhau, hai cán bộ huyện vận động ông Luân, ông Vươn rút đơn kháng cáo, tòa không phải xử nữa thì huyện sẽ cho thuê lại đất. Ông Ngô Văn Anh, Chánh tòa Dân sự TAND TP Hải Phòng, làm “trọng tài” ngồi giữa. Ông Anh nói: thôi giờ thế này, có đơn kiện đây, tôi gọi hai bên lên để giải hòa, chúng tôi không phải xét xử. Nếu rút đơn thì không phải đưa ra tòa phúc thẩm nữa. Thế nhưng phải ưu tiên cho họ thuê đất. Bên kia bảo thế thì rút đơn đi, không phải đưa ra tòa phúc thẩm nữa. Hai bên thỏa thuận với nhau để về cho thuê lại đất. Hai bên ký với nhau thế nào tôi không rõ, chỉ nghe hẹn nhau nay mai về Tiên Lãng làm bữa thịt chó…
Ông ĐOÀN XUÂN LĨNH, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban
Đoàn kết công giáo TP Hải Phòng,
Hội thẩm nhân dân TAND TP Hải Phòng
_______________________________________________________
Tin mới: Đúng 14 giờ 35 phút chiều nay 14/2, Luật sư Hùng đã tiếp xúc với anh Đoàn Văn Vươn trong trại tạm giam. Anh Vươn tỉnh táo, sức khỏe tốt, đã nắm được kết luận của Thủ tướng về những sai trái của chính quyền huyện Tiên Lãng, đã biết về quyết định của Tòa án nhân dân Tối cao hủy bỏ các quyết định của tòa sơ thẩm và phúc thẩm Hải Phòng, biết được tình hình bên ngoài, tình hình gia đình, biết được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân, của lãnh đạo, của nhân sĩ trí thức, biết được cả việc những tên Quan vô lại đã và đang bị trừng trị…
Suy nghĩ cùng bác Lê Hiền Đức
(nhân bài Thế thiên hành đạo) [1]
PHẦN 1: Suy nghĩ về “ phương pháp đòn bẩy”.
Nhân vụ án/ vụ xung đột Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng-Hải Phòng, bác Lê
Hiền Đức [2] đã viết một bài, nhan đề “Thế thiên hành đạo”. Bài viết rất
ngắn, nhân một vụ việc ở một địa phương nhưng mang sức nặng ngàn cân,
bởi trong đó kìm nén những áp lực mang tính hệ thống, trải dài nhiều năm
và trải rộng suốt mọi miền đất nước. Một chướng ngại khổng lồ như vậy
lại đè lên vai một phụ nữ đã ngoại 80 (do bà tự nguyện gánh lấy), lại
còn bị trói bởi đủ thứ dây vô hình (nào là đảng viên tham gia từ ngày
đầu cách mạng, nào là mật báo viên thân cận của “bác Hồ”, nào là cái tên
Hiền Đức cũng do cụ Hồ đặt cho…). Một người nhỏ thó muốn bẩy một tảng đá khổng lồ, nếu không thể dùng mìn dùng bom, đương nhiên phải biết dùng đòn bẩy.
Chẳng riêng gì bác Hiền Đức mà trong tương quan toàn xã hội hiện nay thì phe CHÍNH còn quá nhỏ yếu so với phe TÀ ( thơ Nguyễn Duy: Người tốt nhiều hơn sao cái xấu mạnh hơn?), nếu không biết dùng đòn bẩy thì những người tử tế chỉ còn cách ngồi mà khóc.Về lý thuyết đòn bẩy, một người có thể nâng cả Trái đất nếu có một điểm tựa chịu nổi sức tỳ và có một cánh tay đòn đủ dài vả đủ cứng. Bác Hiền Đức, do đơn thương độc mã nên đã buộc phải dùng kiểu đòn bẩy này và dùng rất tài.
Vụ Tiên Lãng cũng như bao vụ oan sai khác đều là xung đột giữa CHÍNH QUYỀN và DÂN QUYỀN. Một bài rất ngắn bênh cho DÂN QUYỀN mà dẫn ra toàn những lời, của những người thuộc hệ CHÍNH QUYỀN [3]. Dùng đến hai phần ba bài viết chỉ để thiết kế cho xong chiếc đòn bẩy, có đòn bẩy rồi bác Hiền Đức chỉ cần dùng một lực rất nhẹ , chỉ mấy dòng thôi mà đủ dồn đối phương (tức quốc nạn tham nhũng cửa quyền) từ tư thế những quan cách mạng chuyển thành tự thế các phạm nhân, bị ép sát vào cái vành móng ngựa cứng như thép của toà án đạo lý và pháp lý:
Mới trên các báo “lề phải” thôi, y sì, không suy diễn mà đã rõ mười mươi chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng cố ý vi hiến, vi phạm pháp luật, bất chấp luật pháp, có nhiều cái sai, vừa trái luật vừa trái đạo lí, vô liêm sỉ, lèo lá, tráo trở tới mức không còn giới hạn, cố tình cưỡng đoạt, tước bỏ quyền lợi của người dân, hủy hoại tài sản của công dân, không nhằm vào lợi ích của quốc gia và nhân dân, không xứng đáng đại diện cho dân, lợi dụng lòng tin của nhân dân vào chính quyền để làm tổn hại tới quyền lợi của nhân dân, đẩy người nông dân lương thiện vào đường cùng và biến họ thành tội phạm…
Phương pháp đòn bẩy này còn được gọi một cách hình ảnh là “gậy ông đập lưng ông” , mà “ÔNG” to nhất là ông Hồ và ông Mác. Nhưng đòn bẩy là con dao hai lưỡi, như chiếc đòn sóc có hai đầu, có tác dụng hay phản tác dụng, hại cho đối phương hay hại cho mình là do bản lĩnh và trình độ của người sử dụng.
Trong bài viết nói trên đã hai lần Lê Hiền Đức mượn lời Hồ Chí Minh làm vũ khí.
Lần thứ nhất: “Trong bối cảnh ông(Vươn) càng nhân nhượng thì chúng càng lấn tới,…thử hỏi ngoài vùng lên, có súng dùng súng, có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc” ông Đoàn Văn Vươn còn cách nào khác?
Câu nói chẳng những xoá toẹt lời buộc tội cho Đoàn Văn Vươn là kẻ “giết người” mà đặt ông Vươn vào vị trí tự vệ bất khả kháng như dân Việt Nam đã phải vùng lên chống lại Thực dân xâm lược Pháp vậy. Từ phi nghĩa trở lại tư thế chính nghĩa. Bác bênh vực luôn cả hành động dùng súng hoa cải, vì trong tay có gì buộc phải dùng nấy (súng hoa cải là thứ để ngăn, để doạ, để tự vệ). Lại gợi ý cho toàn xã hội một phương châm thiết thực mà nhiều người chưa hiểu. Thật vậy, “…vùng lên, có súng dùng súng, có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc” có nghĩa là hiện nay bất cứ ai cũng có thể góp phần chống quốc nạn, chống cái Ác, dù là người ngoài đảng hay trong đảng, cán bộ hay dân thường, ngoài nước hay trong nước, có tư duy triệt để hay còn tư duy cải lương, có Internet hay chưa có Internet, đang tại vị hay đã thành “nguyên”, đã bị bỏ tù hay còn là tù dự khuyết…vân vân…, ở vị trí nào thì dùng “vũ khí” ở chỗ ấy mà đánh “giặc”! Nghĩa là đừng đòi hỏi phải “nhất thể hoá” các lực lượng đánh “giặc” (nội xâm) hay phải thống nhất một phương thức đánh. Dùng “lời Bác” làm đòn bẩy như vậy chẳng tuyệt lắm sao? Lời hô hào này của cụ Hồ đúng trong mọi trường hợp, đặc biệt khi những người tử tế còn chưa có lực lượng mà phía cái Ác thì trùng trùng điệp điệp như bọn Thực dân!
Lần thứ hai dẫn lời cụ Hồ: “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”, Câu này khẳng định DÂN QUYỀN dứt khoát cao hơn CHÍNH QUYỀN, Dân quyền là chủ, Chính quyền là công bộc của Dân, Chủ nhân thay công bộc là chuyện bình thường! Thế mà đã bao năm nay người dân cứ thấy bị quy tội “chống chính quyền” là sợ run như cầy sấy. Chính quyền là quyền thật sự, do dân bầu ra mà dân còn có quyền chống thì việc chống lại một đảng nào đó, dân chưa hề bầu, là việc nhỏ hơn nhiều, tại sao phải sợ? Người đảng viên lão thành Nguyễn Văn Trấn trong cuốn “Gửi cho Mẹ và Quốc hội” đã nói thẳng: Đảng là gì mà không được chống? Chính lời cụ Hồ cho Dân “quyền đuổi Chính phủ” chỉ ra cho thấy tình trạng Dân chúng sợ Đảng, sợ Chính phủ là vô lý, Cụ Hồ đã cho ta chiếc đòn bẩy tuyệt vời.
Song, việc dẫn câu này của cụ Hồ cũng là con dao hai lưỡi. Cụ Hồ nói “dân có quyền đuổi chính phủ”, hay quá, nhưng muốn thực hiện quyền ấy Dân cần một điều khoản trong Luật, và cần một xã hội dân sự đủ mạnh nằm ngoài bàn tay của đảng và chính phủ để có thực lực, có hai điều kiện ấy Dân có thể “đuổi” một chính phủ rất ôn hoà chỉ bằng lá phiếu. Thực tiễn thế giới Cộng sản cho thấy, đã theo con đường Cộng sản thì hai điều kiện nói trên là cấm kỵ, chẳng nên trách gì riêng cụ Hồ. Mong ước tốt đẹp mà không tạo được cơ chế dân chủ để thực hiện thì điển hình là danh ngôn của Mạnh Tử nói “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, nghe thì sướng mà thực tế thì thần dân và xã tắc muôn đời cứ là tài sản của vua, nô lệ của vua, đã mấy đời có được Minh quân ?. Yêu mến câu của Mạnh Tử là đúng, nhưng “trở về với Mạnh Tử” thì thật là điên.
Dẫn những lời nói đẹp của cụ Hồ làm đòn bẩy cho cuộc đổi mới hôm nay là khôn ngoan, nhưng thật sự muốn “trở về với Hồ Chí Minh” như một mô hình, một nền móng thì chỉ là lặp lại một vết xe đổ, lặp lại một ảo tưởng, giúp cho cái Ác luân hồi.
Những mơ xoá Ác ở trên đởi
Ta phó thân ta với đất trời
Ác xoá đi, thay bằng cực thiện
Tháng ngày biến hoá, Ác luân hồi
(Trần Độ)
Tháng ngày “biến hoá”? Hiểu “biến hoá” là sự tha hoá của những kẻ thiếu tu dưỡng đạo đức cần lên án thì thành anh Cải lương, hiểu “biến hoá” là sự tuột dốc nhân quả không thể khác của một sự chọn đường sai lầm mới là nỗi đau Trần Độ.
Thiết tưởng viết lời bình cho bài “Thế thiên hành đạo” của bác Lê Hiền Đức không gì đích đáng bằng bốn câu thơ “Ác luân hồi” này của vị Trung tướng quá cố.
Đòn bẩy cũng là trò chơi bập bênh, hai mặt, nhận thức không thấu đáo nhiều khi phản tác dụng. “Gậy đập lưng ai, gậy chống lưng(cho) ai?” là điều phải tính.
PHẦN2: Suy nghĩ về “Lỗi hệ thống”..
Trước những vấn nạn của xã hội hiện nay, đã là người hiểu biết ắt không ai coi đó là những mụn nhọt ngoài da, mà phải coi đó là căn bệnh trầm kha nên phải tìm nguyên nhân từ gốc rễ, từ “lỗi hệ thống”, từ cội nguồn….
Trong một chế độ Cộng sản lấy chủ nghĩa Mác-Lê làm nền tảng để đảng Cộng sản lãnh đạo đất nước một cách “trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối” thì LỖI HỆ THỐNG không tìm ở trong Chủ nghĩa, trong lòng sự lãnh đạo của đảng Cộng sản thì tìm ở đâu? Nếu khuyên nhau coi đây là vùng không nên chạm đến thì xin im lặng cho khoẻ, đừng bày vẽ phản biện phản biếc làm chi cho mất thì giờ? Phải giải quyết ngay những vụ việc là cần thiết, nhưng khoanh giới hạn nhận thức trong những vụ việc cụ thể, trong một chính sách cụ thể, một thói hư tật xấu cụ thể chẳng những không chữa được “bệnh căn” mà vô tình còn che khuất tầm nhìn, hoặc tự bịt mắt, làm cho xã hội cứ bùng nhùng như chơi ú tim, chữa chỗ này hỏng chỗ khác, ngày một nặng thêm.
Hãy xem bác Lê Hiền Đức, một người hoạt động thực tiễn, chỉ đối mặt với những vụ việc cụ thể, mà thực tiễn tự nhiên dẫn bác đến những phản đề hết sức tổng quát, hoàn toàn ngược với các quan điểm tuyên huấn của chế độ.
Để đối phó với những bê bối, thối rữa của hệ thống, các quan tuyên huấn một mặt làm giảm mức nghiêm trọng bằng cách gọi đó là những thiếu sót, khuyết điểm…, mặt khác coi những khuyết điểm ấy chẳng qua là của cấp dưới, của những cán bộ thoái hoá, không chịu tu dưỡng rèn luyện, trái với đường lối chung, càng lên trên thì càng “trong sạch vững mạnh” hơn, lên đến lãnh tụ và chủ nghĩa thì vẫn cao đẹp, thiêng liêng như chiếc kim chỉ nam vậy. Đấy là quy trình che dấu khuyết điểm ở tầm vĩ mô.
Bác Hiền Đức thì khác. Về độ trầm trọng bác gọi thẳng những tội lỗi của cấp xã cấp huyện đang diễn ra khắp nước bằng đúng tên của nó là nạn “CƯỚP NGÀY”, sau đó bác chứng minh sự “cướp ngày” này gắn liền với cấp thành phố, cấp tỉnh. Bác viết: “Con ơi nhớ lấy câu này – Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Đối với ông Đoàn Văn Vươn và rất nhiều người dân lao động cần cù, chân chính khác, chính quyền huyện Tiên Lãng, thậm chí cả chính quyền thành phố Hải Phòng thật sự là bọn cướp ngày .
“Nhưng tôi nói rằng chính ‘thằng’ TỈNH là ‘thằng’ cướp đất, chính ‘thằng’ TỈNH là ‘thằng’ ăn đất của dân (trả lời đài BBC).
Quan trọng hơn, từ đó bác phóng chiếu bọn Cướp ngày ấy lên cấp Trung ương bằng đoạn viết như sau:
“ chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lí, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự PHÓNG TO của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi “. Về cơ bản, thực tiễn đang và sẽ còn diễn ra đúng như giả thiết mà bác lo ngại.
Khi cái đơn vị dưới cùng đã là một đám CƯỚP NGÀY thì nếu “phóng to” lên cấp Tỉnh và cấp Trung ương ắt phải là những bọn CƯỚP NGÀY to lớn hơn, không hơn không kém. Vế thái độ, nếu trước bọn Cướp ngày nhỏ ta đã phải “uất ức-căm thù” (chữ của LHĐ) thì đối với bọn Cướp ngày lớn, lòng “uất ức-căm thù” đương nhiên phải lớn lên theo chứ không thể giảm. Bác Hiền Đức mới “phóng to” đến cấp Trung ương thôi, chưa phải nơi cội nguồn, nhưng “nhà thực tiễn” nói như vậy cũng sáng lắm rồi.
Các quan chức Hải Phòng-Tiên Lãng đánh giá nhân dân vùng này rất tốt rất “thuần” (như cừu chứ gì nữa) , gây gổ bất trị như gia đình anh Vươn chỉ là cá biệt. Cứ trong ý ấy mà suy, nếu cái thiểu số anh Vươn được giáo dục tốt theo “mấy điều Bác dạy” chẳng hạn thì toàn dân là tốt cả và xã hôi ổn định. Bác Hiền Đức phản pháo bằng một nhận định rắn như thép:
“Sáu mươi ba tỉnh thành phố ở Việt Nam thì có lẽ trong tay tôi phải đến từ 50 đến 52 tỉnh thành phố có dân bị mất đất.
“[Những vụ mất đất] giống như Đoàn Văn Vươn rất nhiều, nhưng Vươn là một kỹ sư, có trình độ cho nên anh ấy đi theo con đường như vậy. “Vì bây giờ người ta chưa có trình độ, chứ nếu người ta có trình độ như ông Vươn thì sẽ còn nhiều Đoàn Văn Vươn nữa chưa không phải là một Đoàn Văn Vươn đâu (trả lời BBC)
Bác Hiền Đức khẳng định hiện tượng nhân dân nổi lên chống bọn chính quyền “cướp cạn” là phổ biến khắp nơi chứ không cá biệt, càng ngày sẽ càng tăng lên chứ không giảm đi, dân trí ngày càng có trình độ sẽ càng “vùng lên”(chữ của LHĐ) quyết liệt như anh Vươn chứ không ôn hoà như lâu nay được nữa. Luận điểm này chống lại sự tuyên truyền của Đảng đến từng chi tiết, mặc dù bác Hiền Đức chỉ cảm nhận từ thực tế, không định lý luận gì hết.
Nhân việc bác Hiền Đức khẳng định anh Vươn vì “có trình độ” nên mới biết phản ứng quyết liệt ta cũng hiểu thêm về hai chữ Dân trí. Anh Vươn cũng chỉ là một nông dân có học, đâu phải trí thức uyên bác gì mà sao “Dân trí” nơi anh lại cao hơn nhiều “Trí thức chùm chăn” hay “Trí thức xoa vuốt”? Chị Thương, vợ anh Vươn trước nỗi đau tan cửa nát nhà lại tuyên bố “Gia đình tôi chịu MẤT nhưng để cho xã hội ĐƯỢC”. Ý tưởng mới cao quý làm sao, Dân trí trong gia đình này mới cao quý làm sao? Thực tiễn cho thấy DÂN TRÍ không chỉ ở sự học hành, không lớn lên theo bằng cấp hay huân huy chương, mà trưởng thành trong những cuộc đấu tranh thực tế, bằng óc bằng tim, bằng xương bằng thịt, lấy chính chống tà, lấy thiện chống ác…
Lại bàn về chuyện địch-ta. Một trong những đặc điểm của chế độ Cộng sản là quan niệm địch ta. Bất cứ bài nghị luận chính trị nào của “lề phải” cũng không thể thiếu một kẻ địch, một bè lũ xấu xa nào đó cần phải trừng trị. Ta gọi đó là sự “phân tuyến” địch-ta. Sự phân tuyến càng quyết liệt thì gân cốt của chế độ càng cứng, càng xăn. Phân tuyến không được hay phân tuyến mù mờ thì chế độ lúng túng.
Bác Hiền Đức lại dùng câu ca từ kháng chiến chống Pháp làm điểm tựa:
Trong tay cầm khẩu súng dài
Ngắm đi ngắm lại, bắn ai thế này?
Trong cuộc chiến chống ngoại xâm thì ranh giới địch-ta rất rõ. Đến thời xây dựng đất nước trong hoà bình thì sự phân tuyến khác hẳn, cứ quen quy kết theo quán tính thì hỏng. Nếu chính quyền không dân chủ, không thực sự của dân-do dân-vì dân mà lại còn dung dưỡng nạn “cướp ngày” (để “chú phỉnh” kết với “cô đồn”) thì địch-ta coi chừng lẫn lộn, dễ dàng hoán vị cho nhau.
Người chiến sĩ chống tham nhũng Lê Hiền Đức sống trong thực tế, nơi đầu sóng ngọn gió của cuộc đấu tranh chống nội xâm bảo vệ dân lành đã phát hiện ra cái điểm nút rất nan giải của lực lượng vũ trang.
Trong những cuộc tranh chấp với dân thì lực lượng vũ trang chủ yếu là công an. Nhưng phía công an thì “chỉ biết còn Đảng còn mình” chẳng coi dân ra gì. Còn dân nghĩ về công an thế nào, bác Hiền Đức nói tiếp: “Các ông cấp cao ngồi ở trong văn phòng, trong cơ quan kín cổng cao tường [có] lính gác, đi xe hơi, về xe hơi, biết đâu rằng ngoài chợ người ta chửi công an như thế nào. “Người ta bảo công an là ‘cướp ngày’ là ‘cướp cạn’.(trả lời đài BBC).
Anh Đoàn Văn Vươn bị phía Chính quyền khởi tố tội giết người, mới bị bắt để điều tra đã bị cạo trọc, mặc áo tù , theo ý công an rõ là tên phản động. Vậy mà bác Hiền Đức và phía dân coi anh Vươn chẳng những vô tội mà có công lớn trong việc trừng trị kẻ phạm pháp cướp ngày, mở mang đầu óc cho dân. Anh chính là người “Thế thiên hành đạo” tức thay trời hành đạo. Mới nghe thấy lạ, vì ông Marx là thuỷ tổ đẻ ra chủ nghĩa Cộng sản chưa bao giờ được gọi tên như thế. Nhưng bác Hiền Đức, một người Cộng sản suy tôn anh Vươn như thế chỉ vì anh là đại diện nổi bật của Dân, mà ý Dân là ý Trời. Tổ tiên vẫn suy tôn như thế, bác Hiền Đức đâu dám bịa ra?
Nhân vật ngược lại là sĩ quan công an Đỗ Hữu Ca, người chỉ huy cuộc càn quét khu đầm tôm của anh Vươn, với tất cả khoái cảm của viên tướng chỉ huy chiến dịch chống dân, một cuộc hành quân “đẹp tuyệt vời, đáng viết thành sách” thì phía dân coi anh ta là tên tội phạm chính, cần cách chức ngay và khởi tố. Dân quyền và Chính quyền ngược nhau đến thế là cùng.
Trong tình hình “địch-ta” cài răng lược như vậy thì lực lượng vũ trang phải “ngắm đi ngắm lại” thế nào cho trúng kẻ địch? Địch là người dân nghèo khổ mất đất hay lũ cướp ngày chỉ biết còn Đảng? Khó thật nhỉ, với người đang mặc áo công an?
Nhân sự đồng cảm này, cho phép tôi nhắc đến mấy ý kiến của mình liên quan đến suy tư về “Lỗi hệ thống”:
- Một chủ nghĩa ảo tưởng gồm những “lời có cánh”, người cùng khổ nếm vào như được bay lên, tưởng là thần dược. Nhưng đó là sự GIẢI KHÁT BẰNG THUỐC ĐỘC, sau khoái cảm của cơn khát được thoả mãn, chất độc ngấm vào xương tuỷ, không biết chữa cách nào.
- Chủ nghĩa Mác-Lê xuất phát từ một ảo giác VĨ CUỒNG LƯƠNG THIỆN, muốn làm lại hết thảy trần gian, ôm hết lịch sử và thế giới vào tay, sự “tham lam” của giấc mơ hành thiện tuy không thực tế nhưng thật dễ thương. Nhưng khi áp đặt giấc mơ ấy vào hiện thực thì từ LÒNG THAM DỄ THƯƠNG trong lý thuyết hình thành một LÒNG THAM ĐÁNG GIẬN, đáng ghét trong hiện thực, ngày càng không có đáy, nhất là tham quyền và tham…đất!. Nạn lộng hành và cướp đất đang hoành hành ở Trung quốc và Việt nam hiện nay chính là hiện thân của “LÒNG THAM CỘNG SẢN” không đáy ấy mà thôi.
- Nói như vậy không phải xã hội theo chủ thuyềt Cộng sản không có những thành tựu, công lao, trái lại có nhiều, có rất nhiều, nhất là để chống lại nguy cơ bị lịch sử đào thải. Nhưng như một toà lâu đài chót xây lầm trên cát hay trên núi lửa, thì mọi thiết kế đẹp đẽ ưu việt trong lâu đài ấy sẽ có số phận ra sao, nên dành sức làm gì với lâu đài ấy? Các nước Cộng sản Đông Âu là câu trả lời. Các nước Bắc Phi và Trung Đông có thể là hình ảnh tham khảo.
14/2/2012
Hà Sĩ Phu
http://danlambaovn.blogspot.com/
——————————————————————————————–
[1] Lê Hiền Đức-Thế thiên hành đạo:
http://nguyencuvinh.wordpress.com/2012/01/29/thich-qua-c%C6%A1-hom-nay-qua-nhi%E1%BB%81u-bao-vi%E1%BA%BFt-v%E1%BB%81-tien-lang
hoặc http://danlambaovn.blogspot.com/2012/01/thien-hanh-ao.html
[2] Bà Lê Hiền Đức, một công dân độc lập chống tham nhũng của Việt Nam, từng được tổ chức minh bạch thế giới trao giải thưởng. Hồi còn trẻ, bà là điệp báo mật mã cho Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc. Cái tên Lê Hiền Đức là tên do Bác Hồ đặt.
[3] Lê Hiền Đức đã dẫn lời của 12 vị sau đây:
-Vũ Trọng Kim (uỷ viên Trung ương – Đảng cộng sản, phó chủ tịch kiêm tổng thư kí Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc)
-Lê Đức Tiết (luật sư, phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc)
-Đặng Hùng Võ (giáo sư, tiến sĩ, cựu thứ trưởng Bộ tài nguyên – môi trường)
-Lê Đức Anh (đại tướng, cựu uỷ viên Bộ chính trị – Đảng cộng sản, cựu chủ tịch nước)
-Nguyễn Quốc Thước (trung tướng, cựu uỷ viên Trung ương – Đảng cộng sản, cựu tư lệnh Quân khu 4, cựu đại biểu Quốc hội) .
-Phạm Xuân Thệ (trung tướng, cựu tư lệnh Quân khu I)
-Huỳnh Đắc Hương (thiếu tướng, cựu phó chính ủy Quân khu Tây Bắc, cựu thứ trưởng Bộ lao động – thương binh – xã hội)
-Trần Vũ Hải (luật sư)
-Trần Công Trục (luật sư, cựu trưởng ban Biên giới chính phủ),
-Đinh Xuân Thảo (tiến sĩ, viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp – Ủy ban thường vụ Quốc hội),
-Phạm Thanh Bình (luật sư), Trương Anh Tú (luật sư)
-Bùi Hoàng Tám (nhàbáo)
Chẳng riêng gì bác Hiền Đức mà trong tương quan toàn xã hội hiện nay thì phe CHÍNH còn quá nhỏ yếu so với phe TÀ ( thơ Nguyễn Duy: Người tốt nhiều hơn sao cái xấu mạnh hơn?), nếu không biết dùng đòn bẩy thì những người tử tế chỉ còn cách ngồi mà khóc.Về lý thuyết đòn bẩy, một người có thể nâng cả Trái đất nếu có một điểm tựa chịu nổi sức tỳ và có một cánh tay đòn đủ dài vả đủ cứng. Bác Hiền Đức, do đơn thương độc mã nên đã buộc phải dùng kiểu đòn bẩy này và dùng rất tài.
Vụ Tiên Lãng cũng như bao vụ oan sai khác đều là xung đột giữa CHÍNH QUYỀN và DÂN QUYỀN. Một bài rất ngắn bênh cho DÂN QUYỀN mà dẫn ra toàn những lời, của những người thuộc hệ CHÍNH QUYỀN [3]. Dùng đến hai phần ba bài viết chỉ để thiết kế cho xong chiếc đòn bẩy, có đòn bẩy rồi bác Hiền Đức chỉ cần dùng một lực rất nhẹ , chỉ mấy dòng thôi mà đủ dồn đối phương (tức quốc nạn tham nhũng cửa quyền) từ tư thế những quan cách mạng chuyển thành tự thế các phạm nhân, bị ép sát vào cái vành móng ngựa cứng như thép của toà án đạo lý và pháp lý:
Mới trên các báo “lề phải” thôi, y sì, không suy diễn mà đã rõ mười mươi chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng cố ý vi hiến, vi phạm pháp luật, bất chấp luật pháp, có nhiều cái sai, vừa trái luật vừa trái đạo lí, vô liêm sỉ, lèo lá, tráo trở tới mức không còn giới hạn, cố tình cưỡng đoạt, tước bỏ quyền lợi của người dân, hủy hoại tài sản của công dân, không nhằm vào lợi ích của quốc gia và nhân dân, không xứng đáng đại diện cho dân, lợi dụng lòng tin của nhân dân vào chính quyền để làm tổn hại tới quyền lợi của nhân dân, đẩy người nông dân lương thiện vào đường cùng và biến họ thành tội phạm…
Phương pháp đòn bẩy này còn được gọi một cách hình ảnh là “gậy ông đập lưng ông” , mà “ÔNG” to nhất là ông Hồ và ông Mác. Nhưng đòn bẩy là con dao hai lưỡi, như chiếc đòn sóc có hai đầu, có tác dụng hay phản tác dụng, hại cho đối phương hay hại cho mình là do bản lĩnh và trình độ của người sử dụng.
Trong bài viết nói trên đã hai lần Lê Hiền Đức mượn lời Hồ Chí Minh làm vũ khí.
Lần thứ nhất: “Trong bối cảnh ông(Vươn) càng nhân nhượng thì chúng càng lấn tới,…thử hỏi ngoài vùng lên, có súng dùng súng, có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc” ông Đoàn Văn Vươn còn cách nào khác?
Câu nói chẳng những xoá toẹt lời buộc tội cho Đoàn Văn Vươn là kẻ “giết người” mà đặt ông Vươn vào vị trí tự vệ bất khả kháng như dân Việt Nam đã phải vùng lên chống lại Thực dân xâm lược Pháp vậy. Từ phi nghĩa trở lại tư thế chính nghĩa. Bác bênh vực luôn cả hành động dùng súng hoa cải, vì trong tay có gì buộc phải dùng nấy (súng hoa cải là thứ để ngăn, để doạ, để tự vệ). Lại gợi ý cho toàn xã hội một phương châm thiết thực mà nhiều người chưa hiểu. Thật vậy, “…vùng lên, có súng dùng súng, có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc” có nghĩa là hiện nay bất cứ ai cũng có thể góp phần chống quốc nạn, chống cái Ác, dù là người ngoài đảng hay trong đảng, cán bộ hay dân thường, ngoài nước hay trong nước, có tư duy triệt để hay còn tư duy cải lương, có Internet hay chưa có Internet, đang tại vị hay đã thành “nguyên”, đã bị bỏ tù hay còn là tù dự khuyết…vân vân…, ở vị trí nào thì dùng “vũ khí” ở chỗ ấy mà đánh “giặc”! Nghĩa là đừng đòi hỏi phải “nhất thể hoá” các lực lượng đánh “giặc” (nội xâm) hay phải thống nhất một phương thức đánh. Dùng “lời Bác” làm đòn bẩy như vậy chẳng tuyệt lắm sao? Lời hô hào này của cụ Hồ đúng trong mọi trường hợp, đặc biệt khi những người tử tế còn chưa có lực lượng mà phía cái Ác thì trùng trùng điệp điệp như bọn Thực dân!
Lần thứ hai dẫn lời cụ Hồ: “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”, Câu này khẳng định DÂN QUYỀN dứt khoát cao hơn CHÍNH QUYỀN, Dân quyền là chủ, Chính quyền là công bộc của Dân, Chủ nhân thay công bộc là chuyện bình thường! Thế mà đã bao năm nay người dân cứ thấy bị quy tội “chống chính quyền” là sợ run như cầy sấy. Chính quyền là quyền thật sự, do dân bầu ra mà dân còn có quyền chống thì việc chống lại một đảng nào đó, dân chưa hề bầu, là việc nhỏ hơn nhiều, tại sao phải sợ? Người đảng viên lão thành Nguyễn Văn Trấn trong cuốn “Gửi cho Mẹ và Quốc hội” đã nói thẳng: Đảng là gì mà không được chống? Chính lời cụ Hồ cho Dân “quyền đuổi Chính phủ” chỉ ra cho thấy tình trạng Dân chúng sợ Đảng, sợ Chính phủ là vô lý, Cụ Hồ đã cho ta chiếc đòn bẩy tuyệt vời.
Song, việc dẫn câu này của cụ Hồ cũng là con dao hai lưỡi. Cụ Hồ nói “dân có quyền đuổi chính phủ”, hay quá, nhưng muốn thực hiện quyền ấy Dân cần một điều khoản trong Luật, và cần một xã hội dân sự đủ mạnh nằm ngoài bàn tay của đảng và chính phủ để có thực lực, có hai điều kiện ấy Dân có thể “đuổi” một chính phủ rất ôn hoà chỉ bằng lá phiếu. Thực tiễn thế giới Cộng sản cho thấy, đã theo con đường Cộng sản thì hai điều kiện nói trên là cấm kỵ, chẳng nên trách gì riêng cụ Hồ. Mong ước tốt đẹp mà không tạo được cơ chế dân chủ để thực hiện thì điển hình là danh ngôn của Mạnh Tử nói “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, nghe thì sướng mà thực tế thì thần dân và xã tắc muôn đời cứ là tài sản của vua, nô lệ của vua, đã mấy đời có được Minh quân ?. Yêu mến câu của Mạnh Tử là đúng, nhưng “trở về với Mạnh Tử” thì thật là điên.
Dẫn những lời nói đẹp của cụ Hồ làm đòn bẩy cho cuộc đổi mới hôm nay là khôn ngoan, nhưng thật sự muốn “trở về với Hồ Chí Minh” như một mô hình, một nền móng thì chỉ là lặp lại một vết xe đổ, lặp lại một ảo tưởng, giúp cho cái Ác luân hồi.
Những mơ xoá Ác ở trên đởi
Ta phó thân ta với đất trời
Ác xoá đi, thay bằng cực thiện
Tháng ngày biến hoá, Ác luân hồi
(Trần Độ)
Tháng ngày “biến hoá”? Hiểu “biến hoá” là sự tha hoá của những kẻ thiếu tu dưỡng đạo đức cần lên án thì thành anh Cải lương, hiểu “biến hoá” là sự tuột dốc nhân quả không thể khác của một sự chọn đường sai lầm mới là nỗi đau Trần Độ.
Thiết tưởng viết lời bình cho bài “Thế thiên hành đạo” của bác Lê Hiền Đức không gì đích đáng bằng bốn câu thơ “Ác luân hồi” này của vị Trung tướng quá cố.
Đòn bẩy cũng là trò chơi bập bênh, hai mặt, nhận thức không thấu đáo nhiều khi phản tác dụng. “Gậy đập lưng ai, gậy chống lưng(cho) ai?” là điều phải tính.
PHẦN2: Suy nghĩ về “Lỗi hệ thống”..
Trước những vấn nạn của xã hội hiện nay, đã là người hiểu biết ắt không ai coi đó là những mụn nhọt ngoài da, mà phải coi đó là căn bệnh trầm kha nên phải tìm nguyên nhân từ gốc rễ, từ “lỗi hệ thống”, từ cội nguồn….
Trong một chế độ Cộng sản lấy chủ nghĩa Mác-Lê làm nền tảng để đảng Cộng sản lãnh đạo đất nước một cách “trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối” thì LỖI HỆ THỐNG không tìm ở trong Chủ nghĩa, trong lòng sự lãnh đạo của đảng Cộng sản thì tìm ở đâu? Nếu khuyên nhau coi đây là vùng không nên chạm đến thì xin im lặng cho khoẻ, đừng bày vẽ phản biện phản biếc làm chi cho mất thì giờ? Phải giải quyết ngay những vụ việc là cần thiết, nhưng khoanh giới hạn nhận thức trong những vụ việc cụ thể, trong một chính sách cụ thể, một thói hư tật xấu cụ thể chẳng những không chữa được “bệnh căn” mà vô tình còn che khuất tầm nhìn, hoặc tự bịt mắt, làm cho xã hội cứ bùng nhùng như chơi ú tim, chữa chỗ này hỏng chỗ khác, ngày một nặng thêm.
Hãy xem bác Lê Hiền Đức, một người hoạt động thực tiễn, chỉ đối mặt với những vụ việc cụ thể, mà thực tiễn tự nhiên dẫn bác đến những phản đề hết sức tổng quát, hoàn toàn ngược với các quan điểm tuyên huấn của chế độ.
Để đối phó với những bê bối, thối rữa của hệ thống, các quan tuyên huấn một mặt làm giảm mức nghiêm trọng bằng cách gọi đó là những thiếu sót, khuyết điểm…, mặt khác coi những khuyết điểm ấy chẳng qua là của cấp dưới, của những cán bộ thoái hoá, không chịu tu dưỡng rèn luyện, trái với đường lối chung, càng lên trên thì càng “trong sạch vững mạnh” hơn, lên đến lãnh tụ và chủ nghĩa thì vẫn cao đẹp, thiêng liêng như chiếc kim chỉ nam vậy. Đấy là quy trình che dấu khuyết điểm ở tầm vĩ mô.
Bác Hiền Đức thì khác. Về độ trầm trọng bác gọi thẳng những tội lỗi của cấp xã cấp huyện đang diễn ra khắp nước bằng đúng tên của nó là nạn “CƯỚP NGÀY”, sau đó bác chứng minh sự “cướp ngày” này gắn liền với cấp thành phố, cấp tỉnh. Bác viết: “Con ơi nhớ lấy câu này – Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Đối với ông Đoàn Văn Vươn và rất nhiều người dân lao động cần cù, chân chính khác, chính quyền huyện Tiên Lãng, thậm chí cả chính quyền thành phố Hải Phòng thật sự là bọn cướp ngày .
“Nhưng tôi nói rằng chính ‘thằng’ TỈNH là ‘thằng’ cướp đất, chính ‘thằng’ TỈNH là ‘thằng’ ăn đất của dân (trả lời đài BBC).
Quan trọng hơn, từ đó bác phóng chiếu bọn Cướp ngày ấy lên cấp Trung ương bằng đoạn viết như sau:
“ chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lí, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự PHÓNG TO của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi “. Về cơ bản, thực tiễn đang và sẽ còn diễn ra đúng như giả thiết mà bác lo ngại.
Khi cái đơn vị dưới cùng đã là một đám CƯỚP NGÀY thì nếu “phóng to” lên cấp Tỉnh và cấp Trung ương ắt phải là những bọn CƯỚP NGÀY to lớn hơn, không hơn không kém. Vế thái độ, nếu trước bọn Cướp ngày nhỏ ta đã phải “uất ức-căm thù” (chữ của LHĐ) thì đối với bọn Cướp ngày lớn, lòng “uất ức-căm thù” đương nhiên phải lớn lên theo chứ không thể giảm. Bác Hiền Đức mới “phóng to” đến cấp Trung ương thôi, chưa phải nơi cội nguồn, nhưng “nhà thực tiễn” nói như vậy cũng sáng lắm rồi.
Các quan chức Hải Phòng-Tiên Lãng đánh giá nhân dân vùng này rất tốt rất “thuần” (như cừu chứ gì nữa) , gây gổ bất trị như gia đình anh Vươn chỉ là cá biệt. Cứ trong ý ấy mà suy, nếu cái thiểu số anh Vươn được giáo dục tốt theo “mấy điều Bác dạy” chẳng hạn thì toàn dân là tốt cả và xã hôi ổn định. Bác Hiền Đức phản pháo bằng một nhận định rắn như thép:
“Sáu mươi ba tỉnh thành phố ở Việt Nam thì có lẽ trong tay tôi phải đến từ 50 đến 52 tỉnh thành phố có dân bị mất đất.
“[Những vụ mất đất] giống như Đoàn Văn Vươn rất nhiều, nhưng Vươn là một kỹ sư, có trình độ cho nên anh ấy đi theo con đường như vậy. “Vì bây giờ người ta chưa có trình độ, chứ nếu người ta có trình độ như ông Vươn thì sẽ còn nhiều Đoàn Văn Vươn nữa chưa không phải là một Đoàn Văn Vươn đâu (trả lời BBC)
Bác Hiền Đức khẳng định hiện tượng nhân dân nổi lên chống bọn chính quyền “cướp cạn” là phổ biến khắp nơi chứ không cá biệt, càng ngày sẽ càng tăng lên chứ không giảm đi, dân trí ngày càng có trình độ sẽ càng “vùng lên”(chữ của LHĐ) quyết liệt như anh Vươn chứ không ôn hoà như lâu nay được nữa. Luận điểm này chống lại sự tuyên truyền của Đảng đến từng chi tiết, mặc dù bác Hiền Đức chỉ cảm nhận từ thực tế, không định lý luận gì hết.
Nhân việc bác Hiền Đức khẳng định anh Vươn vì “có trình độ” nên mới biết phản ứng quyết liệt ta cũng hiểu thêm về hai chữ Dân trí. Anh Vươn cũng chỉ là một nông dân có học, đâu phải trí thức uyên bác gì mà sao “Dân trí” nơi anh lại cao hơn nhiều “Trí thức chùm chăn” hay “Trí thức xoa vuốt”? Chị Thương, vợ anh Vươn trước nỗi đau tan cửa nát nhà lại tuyên bố “Gia đình tôi chịu MẤT nhưng để cho xã hội ĐƯỢC”. Ý tưởng mới cao quý làm sao, Dân trí trong gia đình này mới cao quý làm sao? Thực tiễn cho thấy DÂN TRÍ không chỉ ở sự học hành, không lớn lên theo bằng cấp hay huân huy chương, mà trưởng thành trong những cuộc đấu tranh thực tế, bằng óc bằng tim, bằng xương bằng thịt, lấy chính chống tà, lấy thiện chống ác…
Lại bàn về chuyện địch-ta. Một trong những đặc điểm của chế độ Cộng sản là quan niệm địch ta. Bất cứ bài nghị luận chính trị nào của “lề phải” cũng không thể thiếu một kẻ địch, một bè lũ xấu xa nào đó cần phải trừng trị. Ta gọi đó là sự “phân tuyến” địch-ta. Sự phân tuyến càng quyết liệt thì gân cốt của chế độ càng cứng, càng xăn. Phân tuyến không được hay phân tuyến mù mờ thì chế độ lúng túng.
Bác Hiền Đức lại dùng câu ca từ kháng chiến chống Pháp làm điểm tựa:
Trong tay cầm khẩu súng dài
Ngắm đi ngắm lại, bắn ai thế này?
Trong cuộc chiến chống ngoại xâm thì ranh giới địch-ta rất rõ. Đến thời xây dựng đất nước trong hoà bình thì sự phân tuyến khác hẳn, cứ quen quy kết theo quán tính thì hỏng. Nếu chính quyền không dân chủ, không thực sự của dân-do dân-vì dân mà lại còn dung dưỡng nạn “cướp ngày” (để “chú phỉnh” kết với “cô đồn”) thì địch-ta coi chừng lẫn lộn, dễ dàng hoán vị cho nhau.
Người chiến sĩ chống tham nhũng Lê Hiền Đức sống trong thực tế, nơi đầu sóng ngọn gió của cuộc đấu tranh chống nội xâm bảo vệ dân lành đã phát hiện ra cái điểm nút rất nan giải của lực lượng vũ trang.
Trong những cuộc tranh chấp với dân thì lực lượng vũ trang chủ yếu là công an. Nhưng phía công an thì “chỉ biết còn Đảng còn mình” chẳng coi dân ra gì. Còn dân nghĩ về công an thế nào, bác Hiền Đức nói tiếp: “Các ông cấp cao ngồi ở trong văn phòng, trong cơ quan kín cổng cao tường [có] lính gác, đi xe hơi, về xe hơi, biết đâu rằng ngoài chợ người ta chửi công an như thế nào. “Người ta bảo công an là ‘cướp ngày’ là ‘cướp cạn’.(trả lời đài BBC).
Anh Đoàn Văn Vươn bị phía Chính quyền khởi tố tội giết người, mới bị bắt để điều tra đã bị cạo trọc, mặc áo tù , theo ý công an rõ là tên phản động. Vậy mà bác Hiền Đức và phía dân coi anh Vươn chẳng những vô tội mà có công lớn trong việc trừng trị kẻ phạm pháp cướp ngày, mở mang đầu óc cho dân. Anh chính là người “Thế thiên hành đạo” tức thay trời hành đạo. Mới nghe thấy lạ, vì ông Marx là thuỷ tổ đẻ ra chủ nghĩa Cộng sản chưa bao giờ được gọi tên như thế. Nhưng bác Hiền Đức, một người Cộng sản suy tôn anh Vươn như thế chỉ vì anh là đại diện nổi bật của Dân, mà ý Dân là ý Trời. Tổ tiên vẫn suy tôn như thế, bác Hiền Đức đâu dám bịa ra?
Nhân vật ngược lại là sĩ quan công an Đỗ Hữu Ca, người chỉ huy cuộc càn quét khu đầm tôm của anh Vươn, với tất cả khoái cảm của viên tướng chỉ huy chiến dịch chống dân, một cuộc hành quân “đẹp tuyệt vời, đáng viết thành sách” thì phía dân coi anh ta là tên tội phạm chính, cần cách chức ngay và khởi tố. Dân quyền và Chính quyền ngược nhau đến thế là cùng.
Trong tình hình “địch-ta” cài răng lược như vậy thì lực lượng vũ trang phải “ngắm đi ngắm lại” thế nào cho trúng kẻ địch? Địch là người dân nghèo khổ mất đất hay lũ cướp ngày chỉ biết còn Đảng? Khó thật nhỉ, với người đang mặc áo công an?
***
Đọc bài Thế thiên hành đạo hôm nay, tôi
không không khỏi giật mình, như đọc lại bài của chính mình viết ra cách
đây 20 năm vậy. Tôi vẫn thường viết ra những luận điểm như vậy, tất
nhiên bằng ngôn ngữ của một anh học khoa học tự nhiên. Khác hẳn với bác
Hiền Đức, tôi không là đảng viên, chẳng kinh qua một sứ mệnh chính trị
thực tiễn nào như bác, mà sự đúc kết sự đời lại giống nhau đến thế? Hoá
ra Chân lý rất đơn giản, chỉ con đường nhận thức ra Chân lý là phức tạp,
và có nhiều cách diễn tả Chân lý khác nhau.Nhân sự đồng cảm này, cho phép tôi nhắc đến mấy ý kiến của mình liên quan đến suy tư về “Lỗi hệ thống”:
- Một chủ nghĩa ảo tưởng gồm những “lời có cánh”, người cùng khổ nếm vào như được bay lên, tưởng là thần dược. Nhưng đó là sự GIẢI KHÁT BẰNG THUỐC ĐỘC, sau khoái cảm của cơn khát được thoả mãn, chất độc ngấm vào xương tuỷ, không biết chữa cách nào.
- Chủ nghĩa Mác-Lê xuất phát từ một ảo giác VĨ CUỒNG LƯƠNG THIỆN, muốn làm lại hết thảy trần gian, ôm hết lịch sử và thế giới vào tay, sự “tham lam” của giấc mơ hành thiện tuy không thực tế nhưng thật dễ thương. Nhưng khi áp đặt giấc mơ ấy vào hiện thực thì từ LÒNG THAM DỄ THƯƠNG trong lý thuyết hình thành một LÒNG THAM ĐÁNG GIẬN, đáng ghét trong hiện thực, ngày càng không có đáy, nhất là tham quyền và tham…đất!. Nạn lộng hành và cướp đất đang hoành hành ở Trung quốc và Việt nam hiện nay chính là hiện thân của “LÒNG THAM CỘNG SẢN” không đáy ấy mà thôi.
- Nói như vậy không phải xã hội theo chủ thuyềt Cộng sản không có những thành tựu, công lao, trái lại có nhiều, có rất nhiều, nhất là để chống lại nguy cơ bị lịch sử đào thải. Nhưng như một toà lâu đài chót xây lầm trên cát hay trên núi lửa, thì mọi thiết kế đẹp đẽ ưu việt trong lâu đài ấy sẽ có số phận ra sao, nên dành sức làm gì với lâu đài ấy? Các nước Cộng sản Đông Âu là câu trả lời. Các nước Bắc Phi và Trung Đông có thể là hình ảnh tham khảo.
14/2/2012
Hà Sĩ Phu
http://danlambaovn.blogspot.com/
——————————————————————————————–
[1] Lê Hiền Đức-Thế thiên hành đạo:
http://nguyencuvinh.wordpress.com/2012/01/29/thich-qua-c%C6%A1-hom-nay-qua-nhi%E1%BB%81u-bao-vi%E1%BA%BFt-v%E1%BB%81-tien-lang
hoặc http://danlambaovn.blogspot.com/2012/01/thien-hanh-ao.html
[2] Bà Lê Hiền Đức, một công dân độc lập chống tham nhũng của Việt Nam, từng được tổ chức minh bạch thế giới trao giải thưởng. Hồi còn trẻ, bà là điệp báo mật mã cho Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc. Cái tên Lê Hiền Đức là tên do Bác Hồ đặt.
[3] Lê Hiền Đức đã dẫn lời của 12 vị sau đây:
-Vũ Trọng Kim (uỷ viên Trung ương – Đảng cộng sản, phó chủ tịch kiêm tổng thư kí Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc)
-Lê Đức Tiết (luật sư, phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc)
-Đặng Hùng Võ (giáo sư, tiến sĩ, cựu thứ trưởng Bộ tài nguyên – môi trường)
-Lê Đức Anh (đại tướng, cựu uỷ viên Bộ chính trị – Đảng cộng sản, cựu chủ tịch nước)
-Nguyễn Quốc Thước (trung tướng, cựu uỷ viên Trung ương – Đảng cộng sản, cựu tư lệnh Quân khu 4, cựu đại biểu Quốc hội) .
-Phạm Xuân Thệ (trung tướng, cựu tư lệnh Quân khu I)
-Huỳnh Đắc Hương (thiếu tướng, cựu phó chính ủy Quân khu Tây Bắc, cựu thứ trưởng Bộ lao động – thương binh – xã hội)
-Trần Vũ Hải (luật sư)
-Trần Công Trục (luật sư, cựu trưởng ban Biên giới chính phủ),
-Đinh Xuân Thảo (tiến sĩ, viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp – Ủy ban thường vụ Quốc hội),
-Phạm Thanh Bình (luật sư), Trương Anh Tú (luật sư)
-Bùi Hoàng Tám (nhàbáo)
Cảm xúc mùa xuân
Phương Nam – Đỗ Nam Hải (Danlambao) - Mùa xuân năm 1975, nhạc sỹ Xuân Hồng lúc đó là Trưởng ban văn nghệ – Cục Chính Trị Quân Giải Phóng Miền Nam. Ông đang ở rừng Lộc Ninh và bắt đầu sáng tác bài hát Mùa Xuân Trên Thành Phố Hồ Chí Minh:
Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh quang vinh.
Ôi hạnh phúc biết bao, bao năm vẫn đợi chờ.
Mà niềm vui như đến bất ngờ.
Ngày đi như trong đêm mơ, tuổi lớn rồi mà như ngây thơ.
Ôi ta đang đi, đi giữa rừng hoa hay ta đi giữa rừng cờ.
Như sau này ông kể lại trong cuốn Nhạc Sỹ Xuân Hồng: “… Tôi
đang mở lớp tập huấn văn nghệ cho các đoàn văn công thì Phước Long giải
phóng. Tôi tức tốc đến Phước Long để tìm cảm hứng viết ca khúc nhưng
nhìn cảnh nhà đổ tan hoang, xác xe tăng, súng pháo ngổn ngang, dân vắng
vẻ, … tôi cũng chẳng có cảm hứng gì để viết. Sau Tây Nguyên, đến các
tỉnh miền Trung liên tiếp giải phóng, tôi dự cảm đây là trận đánh cuối
cùng rồi. Sài Gòn sẽ là nơi kết thúc chiến tranh và nó cũng chính là nơi
đã từng khởi đầu cuộc chiến tranh, ngày 23/9/1945. Nghĩ vậy, tôi bật ra
các tứ của bài ca ấy. Tôi nhớ ngay bài Nam Bộ Kháng Chiến hừng hực khí
thế của anh Tạ Thanh Sơn, và tôi quyết định lấy âm hưởng của bài ca ấy
mở đầu cho bài hát của mình. Mùa thu rồi, ngày 23 ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến rất gần với nét nhạc Mùa xuân này về trên quê ta, khắp đất trời biển rộng bao la
của tôi. Bài ca chưa viết xong thì Sài Gòn giải phóng. Đây là một trong
những bài tôi viết nhanh nhất. Gần một tuần sau ngày giải phóng, Đoàn
Văn Công Quân Giải Phóng Miền Nam đã thể hiện bài này ở nhiều nơi trong
thành phố…”.
Cũng theo nhạc sỹ Xuân Hồng thì bài hát Mùa Xuân Trên Thành Phố Hồ
Chí Minh chính là một sự tiếp nối trọn vẹn của bài hát Xuân Chiến Khu mà
ông đã sáng tác 12 năm về trước, mùa xuân năm 1963, trên rừng miền Đông
Nam Bộ: “… Ta đón xuân, tưng bừng cờ hoa đón mừng, những người dân
ta trẻ già, chúng ta chan hòa hát một bài ca. Đất nước ta, bốn mùa là
xuân hoa nở, quyết lòng dựng xây nước nhà, toàn dân ta hát một bài ca.”
Nhạc sỹ Xuân Hồng đã vượt qua biết bao sự ác liệt, tàn khốc của
cuộc chiến tranh để đi từ Xuân Chiến Khu đến Mùa Xuân Trên Thành Phố Hồ
Chí Minh. Niềm tin sắt son vào ngày toàn thắng, để có được ngày vui “toàn dân ta hát một bài ca” đã
giúp ông và những đồng chí của ông hun đúc nên sức mạnh ấy. Tết năm
1964, khi đó tôi còn là một cậu bé 5 tuổi và được mấy chú cán bộ miền
Nam tập kết, bạn của cha, mẹ tôi dẫn vào vườn Bách Thảo – Hà Nội chơi.
Hôm ấy, tôi đã được xem một tiết mục văn nghệ, trong đó có ba cô văn
công mặc áo dài rất đẹp hát bài Xuân Chiến Khu của nhạc sỹ Xuân Hồng.
Những âm thanh và hình ảnh của tiết mục ấy đã gây cho tôi ấn tượng mạnh
mà cho đến nay, gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng tôi vẫn còn nhớ mãi.
Sau “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” tháng 8/1964, miền Bắc phải bước vào hai cuộc
chiến tranh phá hoại bởi không quân và hải quân Mỹ. Từ đó, tôi ít thấy
những chiếc áo dài như vậy xuất hiện nữa.
Rồi những mùa xuân cũng qua đi trong tôi. Đó là những mùa xuân của
một thời đạn bom túi sách, mũ rơm tới trường ở những nơi sơ tán và một
thời hòa bình, khi chúng tôi được trở lại Hà Nội học. Mùa xuân năm 1976
là mùa xuân hòa bình đầu tiên của đất nước, sau 30 năm dài chiến tranh
và tôi được ăn cái Tết năm ấy ở Sài Gòn, giữa miền Nam. Đêm cuối cùng
của năm cũ, mấy đứa trẻ chúng tôi từng học chung ở Hà Nội, nay vào đây
vẫn rủ nhau học chung cùng đi ra khu Quận 1 để đón giao thừa. Điều làm
chúng tôi hết sức ngạc nhiên là cả khu vực chợ Bến Thành và những con
đường Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Hàm Nghi, Bến Bạch
Đằng, … lại rất vắng bóng người. Nó trái ngược hẳn với không khí nhộn
nhịp, đông đúc và háo hức của người dân Hà Nội thường túa ra xung quanh
Hồ Gươm vào những đêm 30 Tết. Rồi khoảnh khắc giao thừa cũng qua đi,
chúng tôi đi mãi cũng mỏi chân nên cả bọn đành ai về nhà nấy ngủ.
Hôm sau, tôi đem suy nghĩ này hỏi mấy cô chú họ hàng sống ở Sài Gòn từ trước thì được mọi người giải thích rằng:
“Người dân miền Nam không có thói quen đón giao thừa ở ngoài đường,
cháu ạ. Chiều 30 Tết, mọi người làm bữa cơm cúng ông bà tổ tiên rồi ăn
uống ở nhà thôi”. Không thỏa mãn với sự giải thích này, cũng như
trước đó tôi vẫn thường thắc mắc về việc: tại sao tỷ lệ các cô gái Sài
Gòn đi tải đạn cho các chú Quân giải phóng miền Nam gần như = 0! Qua 2
tháng vào đây chiêm nghiệm thực tế, tôi thấy nó có nhiều điều khác với
những gì mà tôi được học, được đọc, được nghe dưới “mái trường xã hội
chủ nghĩa” từ nhỏ đến lớn. Hồi ấy tôi đã nghĩ là cần phải nhận thức lại
một số “giá trị” mà bấy lâu nay mình vẫn hằng tin tưởng.
Tuy cũng có những suy nghĩ lấn cấn như vậy nhưng xét về căn bản thì
nhận thức của tôi khi ấy vẫn là sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai
tươi sáng của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Trong tôi
vẫn là Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh là mùa xuân đẹp nhất quê mình, là Đà Nẵng quê ta ơi, hôm nay giải phóng rồi, trên sông Hàn lại vang câu hò,
v.v… Nhạc sỹ Văn Cao cũng đã giúp tôi mô tả tâm trạng của mình lúc đó,
qua những lời trong ca khúc Mùa Xuân Đầu Tiên của ông sau đây:
… Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn.
… Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…
(xuân 1976)
Một người đã luống tuổi như Văn Cao, từng bị chế độ làm cho bầm dập
bao năm trời mà vẫn còn bị nhầm lẫn như vậy, khi ông cho rằng Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên thì một cậu học sinh 17 tuổi, lại được chế độ ấy giáo dục và ưu đãi, nếu có bị nhầm lẫn về nó thì cũng là chuyện bình thường.
Hôm nay đây, nếu tính từ mùa xuân năm 1976 ấy thì 36 mùa xuân nữa
của dân tộc đã qua đi nhưng phải chăng Đất nước đã trọn niềm vui? Phải
chăng Từ đây người biết thương người? Phải chăng là ai đó vẫn cứ ôm mãi những “niềm tự hào”, đại loại như: “Thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta mãi mãi
được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất,
một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ
con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế
kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại
sâu sắc. Lần đầu tiên sau 117 năm bị nô dịch, đất nước ta đã hoàn toàn
sạch bóng quân xâm lược.”
Mặc cho vận nước đang lâm nguy ở cả trong đất liền lẫn ngoài biển
cả. Mặc cho đạo đức xã hội suy đồi nghiêm trọng, mặc cho đại bộ phận dân
tộc đang phải chịu những cảnh sống bất công, oan khiên, đói khổ, lầm
than; mặc cho những loại tội phạm hình sự, tội phạm tham nhũng và tai
nạn các loại gia tăng hàng năm; mặc cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng
nề ở cả thành thị lẫn nông thôn, v.v… Những vấn nạn và quốc nạn không
sao kể xiết ấy đang hàng ngày, hàng giờ tấn công vào từng hang cùng, ngõ
hẻm; vào từng thôn xóm, bản làng và xông vào từng gia đình mà tàn phá,
hủy diệt con người Việt Nam.
Cưỡi lên đầu, lên cổ dân tộc là một thiểu số nắm đặc quyền, đặc lợi
trong Đảng cộng sản Việt Nam đang độc quyền cai trị đất nước này. Họ
chính là tầng lớp thống trị rất vô cảm và nhẫn tâm. Họ đã thất bại toàn
diện và rõ ràng trong việc quản lý và điều hành đất nước. Họ đang sống
xa hoa, phè phỡn và cực kỳ đạo đức giả. Nhiều người dân và nhiều chính
khách quốc tế, nhiều nhà ngoại giao và hoạt động cho dân chủ, nhân
quyền,… trên thế giới, nếu không nắm vấn đề một cách có hệ thống thì
cũng vẫn bị sự khôn lỏi, láu cá của họ đánh lừa!
Vấn đề là phải nhận thức lại những “giá trị”.
Thế hệ của nhạc sỹ Xuân Hồng cũng là thế hệ của cha, mẹ tôi đã ra
đi từ cuộc Cách Mạng Mùa Thu, vào tháng 8 năm 1945. Họ đã cương quyết ra
đi với ý chí quyết tâm giữ vững nền độc lập còn non trẻ của dân tộc,
khi mà Nam Bộ bị thực dân Pháp núp sau quân Anh quay lại tái chiếm. Mãi
những năm sau này, qua những đợt học tập chính trị, họ mới biết về chủ
nghĩa cộng sản với những nội dung rất đơn giản, thế nhưng họ yêu nó lắm.
Đó là một thứ tình yêu vô tư, mang đậm chất lý tưởng trong sáng mà vì
nó, họ sẵn sàng hiến dâng cả dòng máu của mình.
Trong họ, vì những lý do cả chủ quan lẫn khách quan đều rất ít có sự thắc mắc là vì sao mà Mác và Ăngghen (Karl Mars & Friedrich
Engels) là hai người Đức đã sáng lập ra học thuyết cộng sản, nhưng dân
tộc Đức lại không chọn con đường đó cho mình? Vì sao mà những quốc gia
phát triển hàng đầu thế giới như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật,… cũng không dại
dột gì mà đâm đầu vào con đường cộng sản này? Họ cũng không thể đi tìm
hiểu cặn kẽ nguyên nhân vì sao mà Việt Nam vốn là một nước thuộc địa,
nửa phong kiến, có điểm xuất phát thấp về mọi mặt nay “bỗng dưng” lại
chọn cái món “đấu tranh giai cấp” tai hại là vậy cho dân tộc mình? Nói
tóm lại, họ chỉ biết đến khả năng “têm trầu cánh phượng” nhưng lại không
biết gì nhiều về năng lực “dội nước sôi và làm mắm cô Cám” của cô Tấm!
Rồi họ cũng không rõ vì sao mà các nước trong khu vực Đông Nam Á
(ASEAN), vào năm 1945 có cùng điều kiện địa – chính trị như 3 nước Đông
Dương nhưng họ đã tránh được những cuộc chiến tranh? Còn riêng Đông
Dương, nhất là Việt Nam thì lại không tránh được? (công hay tội của
những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam cũng là từ điểm mấu chốt này mà
suy ra). Xa hơn nữa, vì sao mà ở Paris – Thủ đô của nước Pháp vào năm
1920 có nhiều trí thức Việt Nam yêu nước khác nhưng họ đã không chọn con
đường cộng sản cho dân tộc mình? (dù trước đó họ cũng có quan tâm
nghiên cứu, v.v…)
Điểm quan trọng nhất mà dân tộc cần phải nhận thức lại.
Một người Việt Nam tại Paris lúc ấy đã chọn con đường cộng sản là
chàng trai 30 tuổi Nguyễn Tất Thành, sau khi anh đọc Luận cương của Lê
Nin “Về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Đây là một bản văn 8 trang, được dịch sang tiếng Pháp, đăng trên tờ Nhân Đạo (L’Humanité)
vào tháng 7 năm 1920. Với một trình độ khá khiêm tốn, trong đó tấm bằng
học vấn duy nhất mà anh Thành đạt được trong đời là tiểu học. (anh
Thành lấy được nó tại Trường tiểu học Đông Ba – Huế, khi anh đã 18 tuổi,
1890 – 1908). Cùng với vốn tiếng Pháp cũng rất hạn chế của mình, anh
Thành đọc và chỉ hiểu nó một cách lỗ mỗ, như sau này anh kể lại: “Trong Luận cương có những chữ chính trị khó hiểu, nhưng đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được ý chính.”. Thế mà anh vẫn ráng “vượt mọi khó khăn” của hoàn cảnh để nhất định chọn nó: “Luận
cương của Lê Nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin
tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong
buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi
đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là
con đường giải phóng chúng ta!”.
Chọn con đường đi cho cả một dân tộc nhưng chỉ có một người, lại
chọn trong điều kiện mà hàm lượng tri thức lại rất nghèo nàn như vậy thì
có khác nào cảnh “bắt mèo trong bị”? Trong cái “bị” đó là mèo lành hay
mèo dại thì anh Thành cũng nào có biết. Là mèo hay là một ổ rắn độc thì
anh Thành cũng nào có hay. Thực tiễn lịch sử của dân tộc ta gần 70 năm
qua đã chứng minh rằng: con đường của Lê Nin mà anh Thành (sau này là
chủ tịch Hồ Chí Minh) đã chọn cho dân tộc Việt Nam như trình bày ở trên
là hoàn toàn sai lầm. Nó không phải là cái cần thiết cho dân tộc chúng ta và cũng không phải là con đường giải phóng dân tộc chúng ta
như anh Thành khi ấy đã ngộ nhận, rồi bập vào! Con đường này, vào ngày
25/1/2006, tại thành phố Strasburg – Pháp, Hội Đồng Châu Âu đã thông qua
một Nghị Quyết số 1481, với các điều khoản lên án chủ nghĩa cộng sản và
đồng nhất nó với Tội ác chống lại loài người! Hàng
trăm triệu người đã chết dưới các chế độ cộng sản ở Liên Xô, Đông Âu,
Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cu Ba, Campuchia. Chưa kể là hàng
trăm triệu người khác bị bắt bớ, tù đày, tra tấn, đánh đập,…
Chính vì nó mà dân tộc ta đã phải gánh chịu biết bao nỗi đau
thương, đầy máu và nước mắt. Hậu quả tai hại nhất của nó di hại cho đến
nay chính là cái chế độ cộng sản toàn trị, đang cai trị đất nước mà dân
tộc dứt mãi vẫn chưa ra! Điều Việt Nam cần phải thay đổi nhất hôm nay
chính là cái Điều 4 Hiến pháp tai ương kia, trong đó cho phép Đảng cộng
sản Việt Nam được độc quyền cai trị đất nước trực tiếp, toàn diện và
tuyệt đối. Bởi vì, đây chính là nguyên nhân gốc, là cội nguồn của mọi tội ác và là lỗi hệ thống!
Những năm gần đây, ở trong nước cũng đã xuất hiện thêm nhiều tiếng nói
phản biện rất đáng mừng. Nhưng theo tôi, sự phản biện đến tận cùng mà
dân tộc cần phải là: Thay thế được một cách triệt để từ chế
độ độc đảng, phản dân chủ và phản dân tộc hiện nay sang chế độ đa đảng,
có sự cạnh tranh lành mạnh trên chính trường trong tương lai.
Mọi sự phản biện nửa vời chỉ có thể tạo ra những thay đổi nửa vời!
Bộ máy tuyên truyền trong nước những năm qua đã ngoan ngoãn vâng lệnh
“Đảng ta” để không ngừng tung ra những trò dân chủ nửa vời, hòng lái sự
tập trung của người dân sang hướng khác. Mục đích của họ là rất rõ ràng:
tiếp tục đánh lừa dân tộc và thế giới tiến bộ. Nếu như dân tộc không
tỉnh táo, rồi sa vào những trò “phản biện” nửa vời thì chẳng khác nào tự
chui vào rừng rậm, mãi mãi không có đường ra. Sự đa đảng tất nhiên
không phải là một phép màu nhưng nó là điều kiện cần mà
thiếu nó sẽ không có gì hết, bởi sự tha hóa của toàn bộ hệ thống chính
trị do không có sự cạnh tranh. Lord John Acton (1834-1902), một nhà sử
học người Anh đã đưa ra một nhận định chính xác: Quyền lực dẫn tới sự tha hóa. Quyền lực tuyệt đối dẫn tới sự tha hóa tuyệt đối!
Vấn đề là cần phải chọn lại con đường đi cho dân tộc:
Ngày nay sau hơn 90 năm đã trôi qua, dân tộc Việt Nam hoàn toàn có
đủ điều kiện để chọn lại con đường đi đúng cho dân tộc mình. Chắc chắn
cả dân tộc cùng chọn sẽ tốt hơn một người chọn, và vì đây là vấn đề tối
quan trọng của dân tộc thì phải để cho cả dân tộc ấy chọn. Không ai hoặc
bất cứ một lực lượng chính trị nào có quyền đứng ra nhân danh dân tộc
để được độc quyền chọn nó và khước từ Quyền tự quyết của dân tộc!
Cho dù họ có khéo léo che đậy và ngụy biện đến đâu thì cũng chỉ có một
cách giải thích: họ làm như vậy là vì quyền lợi của bản thân và tập đoàn
cùng các nhóm lợi ích ăn theo, nói leo mà thôi. Chính họ mới là những
người vừa thiếu đạo đức, vừa thiếu văn minh. Hơn thế nữa, họ là bất
chính và là tội phạm của dân tộc!
Mùa xuân năm 2012:
Trong diễn văn bế mạc Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI, ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư BCHTƯ ĐCSVN, đọc vào
tháng 12/2011 có đoạn: “… Hơn 80 năm qua, Đảng ta đã xác lập, củng
cố và ngày càng nâng cao vai trò lãnh đạo, sức mạnh và uy tín của mình
chính là bằng bản lĩnh, nghị lực, trí tuệ, lý luận tiên phong; bằng
đường lối đúng đắn mang lại lợi ích thiết thân cho nhân dân, cho dân
tộc; bằng sự hy sinh quên mình, phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ cán
bộ, đảng viên; bằng một tổ chức đoàn kết chặt chẽ, vững chắc, “trăm
người tiến đánh chỉ như một người”; bằng mối liên hệ máu thịt với nhân
dân, được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ và bảo vệ…”
Trăm người tiến đánh chỉ như một người! Hình như đúng vậy:
theo các báo, đài trong nước đưa tin thì ngày 5/1/2012 vừa qua, tại
huyện Tiên Lãng – Hải Phòng, một lực lượng có vũ trang gồm khoảng hơn
100 công an, bộ đội đã thực hiện lệnh cưỡng chế, thu hồi đất của gia
đình ông Đoàn Văn Vươn – một kỹ sư nông dân ở địa phương. Một số người
trong gia đình ông Vươn đã gài mìn tự chế trong vườn và dùng súng hoa
cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội bị thương, trong số
này có người đứng đầu công an huyện Tiên Lãng. Hơn một tháng sau, ngày
10/2/2012, ông Nguyễn Tấn Dũng, hiện là Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam
đã kết luận trong một cuộc họp tại Hà Nội về vấn đề trên: “… Các
quyết định thu hồi, cưỡng chế 19,3 ha đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn
Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đều trái luật và yêu
cầu sớm khởi tố, điều tra cán bộ đã chỉ đạo phá nhà ông Vươn…” và “Chính
quyền sai toàn diện trong vụ Tiên Lãng”.
Hãy khoan mừng về kết luận trên của ông Nguyễn Tấn Dũng mà có người đã đánh giá là rất “thấu tình, đạt lý”. Thậm
chí nhiều người còn vội thốt lên: “Lòng tin của chúng tôi đã hồi
sinh!”. Mọi việc hãy nên đợi thực tiễn kiểm chứng và nó cần có thời
gian. Nhưng có điều sau đây là chắc chắn: phản ứng của một số người
trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn vào ngày 5/1/2012 ấy là phản ứng của
những con người lao động chân quê đã bị những kẻ ác dồn đến bước đường
cùng! Cực chẳng đã, họ đã buộc phải chọn cách “phản biện” với giai cấp
thống trị địa phương bằng mìn và súng. Ngày nay, có một hiện thực đau
xót trên khắp đất nước ta, mà ngày xưa Nguyễn Du đã viết: Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây.
Nhiều người dân từ Bắc chí Nam đã ra nhập vào đội quân dân oan mất đất,
mất nhà vì sự tham lam, độc ác của những kẻ cầm quyền, từ trung ương
tới các địa phương. Kinh tế chính trị Mác-Lê Nin thường sử dụng câu nói
mang tính kinh điển sau đây để lên án về “bản chất xấu xa của chủ nghĩa
tư bản bóc lột”: “Tư bản ghét cay ghét đắng tình trạng không có
lợi nhuận hay có quá ít lợi nhuận, chẳng khác gì giới tự nhiên ghê sợ
chân không. Lợi nhuận mà thích đáng thì nhà tư bản trở nên can đảm; lợi
nhuận mà bảo đảm được 10% thì người ta có thể dùng tư bản ở khắp nơi;
bảo đảm được 20% thì nó hăng máu lên; bảo đảm được 50% thì nó táo bạo
không biết sợ là gì; bảo đảm được 100% thì nó chà đạp lên tất cả mọi
luật lệ của loài người; bảo đảm được 300% thì nó chẳng từ một tội ác nào
mà nó không dám phạm, thậm chí có bị treo cổ nó cũng không sợ!”
Thế nhưng, lợi nhuận 300% chỉ là khoản đầu tư mà nhà tư bản có được
lợi suất 3 lần so với giá vốn. Còn sự tham nhũng ở Việt Nam, trong đó
có sự tham nhũng về đất đai thì lợi suất mà các quan chức trong Đảng
CSVN và các “Nhóm lợi ích” thu về có thể lên tới hàng chục lần, thậm chí
là không cần vốn mà vẫn cứ thu lời lớn thì thử hỏi làm gì mà họ chẳng
“hăng máu lên”? Làm gì mà có điểm dừng cho cái lòng tham không giới hạn
của họ? Mồ hôi và nước mắt, kể cả máu của biết bao người dân oan Việt
Nam đã đổ xuống mảnh đất đau thương này, nhưng thử hỏi: ai và những gia
đình nào đã được giải quyết những nỗi oan khiên đó? Tỷ lệ giải quyết
thỏa đáng là bao nhiêu %?
Những người trong lực lượng quân đội và công an tham gia thực hiện
lệnh cưỡng chế kia nhiều khi vẫn cứ tự huyễn hoặc bản thân, gia đình và
bạn bè rằng: mình đang có sứ mệnh bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ nhân dân và bảo
vệ nền an ninh quốc gia. Thế nhưng, trong thực tế là họ đã đi bảo vệ
quyền lợi cho quân cướp ngày và cướp có giấy phép mà thôi! Họ cũng rất
cần thiết phải nhận thức lại cái công việc mà mình đang làm là đúng hay
sai, chế độ mà mình đang phục vụ là chính hay tà, để quyết định con
đường đi đúng đắn cho mình.
Nhìn lại lịch sử của dân tộc, chúng ta cũng thấy: những cuộc khởi
nghĩa có vũ trang của nông dân ở cả đàng trong lẫn đàng ngoài như của:
Hoàng Công Chất, Lê Duy Mật, Nguyễn Hữu Cầu, Phan Bá Vành,… nổ ra đều là
hệ quả tất yếu của những chế độ phong kiến mục ruỗng, thối nát; tầng
lớp vua chúa, quan lại chỉ lo vơ vét của dân và tranh giành quyền lực,
khiến cho toàn bộ hệ thống chính trị hư hỏng, suy đồi kéo dài; mâu thuẫn
xã hội ngày càng phát triển, thuế khóa nặng nề, lòng dân căm phẫn,…
Nhìn vào hiện tình đất nước hôm nay rồi so sánh nó với những lời
phát biểu đầy tính “lạc quan” của ông Nguyễn Phú Trọng trên đây, khiến
cho người dân Việt Nam không khỏi không liên tưởng đến cụm từ: Thủ dâm
chính trị!
Những lời thay cho kết luận:
Mùa xuân năm 1976, tuy cũng có gợn lên một vài thắc mắc về đất nước
và xã hội mà mình đang sống, nhưng xét về căn bản thì trong tôi vẫn cứ
là Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam!
Mùa xuân năm 2012, mỗi khi tôi đi đâu, cho dù là đêm hay ngày nếu
nhìn xung quanh đều thấy có công an Việt Nam lảng vảng, chập chờn. Chế
độ này đã đốt đi tiền thuế của nhân dân hàng trăm triệu đồng mỗi tháng
cho cái trò nhố nhăng, ba láp. Điều đó đã kéo dài liên tục suốt gần 8
năm qua tạo cho tôi cái cảm giác thường trực rằng: Tôi đang sống trên quê hương, đất nước mình mà như đang sống trong vùng địch tạm chiếm!
Nhưng trong tôi lại cháy lên một niềm tin tưởng, lạc quan khi nhìn
ra thế giới và nhìn vào trong nước, rằng: trong năm Nhâm Thìn 2012 này,
tình hình nhất định sẽ có những bước phát triển mới, mang tính đột biến
cả về lượng và chất theo hướng có lợi cho các phong trào dân chủ và có
hại cho tất cả các chế độ độc tài trên phạm vi toàn thế giới!
Cuộc đấu tranh của dân tộc để giành lấy quyền tự do dân chủ nhất
định sẽ thắng lợi! Một nước Việt Nam mới nhất định sẽ ra đời! Nó sẽ được
xây dựng và phát triển với những tiêu chí căn bản: một xã hội dân sự,
một nền dân chủ pháp trị, một chính trường đa đảng và một nền kinh tế
lấy quyền tư hữu tài sản làm cơ sở. Tất nhiên, cái chế độ hộ khẩu chà
đạp thô bạo lên quyền con người cũng sẽ nhất định được bãi bỏ!
Tháng 2/2012
1) Nghị quyết 1481 của Hội đồng châu Âu:
2) Công an chốt trước cửa nhà ông Đỗ Nam Hải:
3) Phải dân chủ hóa đất nước thì mới bảo vệ được Tổ Quốc!
4) Kỹ sư Đỗ Nam Hải trả lời phỏng vấn Đài Sài Gòn Network
5) Suy Nghĩ Về Nhận Thức Lại.
Năm mới bàn chuyện cũ
Huỳnh Thục Vy
– Cuối năm Tân Mão vừa qua rộ lên những cuộc tranh luận sôi nổi về
chuyện “bất đồng chính kiến” ở Việt Nam xung quanh lời phát biểu của ông
Lương Thanh Nghị – phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam rằng: “Tại
Việt Nam không có ai bị bắt vì lý do chính kiến”. Chỉ vì không có cách
nào để biện minh cho những hành động đàn áp nhân quyền trắng trợn của
mình, Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thông qua Bộ Ngoại giao thường
xuyên đưa ra những phát biểu mâu thuẫn và mang tính tuyên truyền như
thế.
Xét theo ngữ nghĩa câu chữ của lời phát biểu, thì câu nói của ông Lương Thanh Nghị có thể được hiểu theo hai cách:
Một, đó là lời khẳng định của chính quyền Việt Nam với thế giới
rằng lâu nay họ đã tôn trọng quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do ngôn luận
của người dân Việt Nam. Và dựa theo ý này, những người đang đấu tranh có
thể vô hình trung coi nó như một cam kết của chính quyền.
Hai, đó là lời phủ nhận rằng ở Việt Nam không hề có người bất đồng chính kiến mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật.
Theo cách hiểu thứ nhất, căn cứ vào thực tế hiện trạng Việt Nam,
lời khẳng định này là dối trá- một sự dối trá thô thiển. Vì trước khi
ông Lương Thanh Nghị đưa ra phát biểu này, nhiều người bất đồng chính
kiến đã bị bắt và bị tuyên phạt những bản án nặng nề, như gần đây nhất
là trường hợp ông Nguyễn Văn Lía, bà Hồ Bích Khương, ngay cả một người
bày tỏ lòng yêu nước đơn sơ nhất như bà Bùi Thị Minh Hằng cũng bị đưa
vào “cơ sở giáo dục”. Và sau lời tuyên bố đó, nhạc sĩ Việt Khang đã bị
bắt (soạn nhạc cũng là một cách bày tỏ quan điểm xã hội và chính kiến).
Vậy chúng ta có thể kết luận lời tuyên bố đó trước sau không phản ánh
đúng thực tế hiện tình Việt Nam. Và nếu coi nó như một cam kết, thì cam
kết đó vô giá trị vì nó đã bị vi phạm. Đơn giản đó chỉ là lời chối tội
vô căn cứ. Quả tình, đối với một chế độ tàn ác và dối trá trong đối nội,
nhưng lại bất lực và đơn độc trong vị thế quốc tế thì chỉ có thể đưa ra
những tuyên bố lố lăng như thế thôi. Điều đó dễ hiểu!
Theo cách nhìn nhận thứ hai đối với tuyên bố này, trước tiên chúng
ta có thể hiểu rằng chính quyền cộng sản Việt Nam đã gián tiếp khẳng
định ở Việt Nam không có người bất đồng chính kiến. Đây cũng là luận
điệu thường thấy ở các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và an ninh
cộng sản. Những người này không nhận thức được rằng khi phát ngôn như
vậy họ đã chứng tỏ cho người ta biết là họ không hiểu ngay cả một vấn đề
căn bản nhất của xã hội loài người.
Trong thế giới con người đa dạng và nhiều sắc thái, việc bất đồng
trong bất cứ lĩnh vực nào cũng là điều bình thường; chỉ có sự hoàn toàn
đồng thuận mới là bất thường. Trạng thái đồng thuận theo kiểu “ý đảng,
lòng dân” là một trạng thái ảo tưởng, nó chỉ tồn tại trong tưởng tượng,
hoặc chỉ là sự bịa đặt không ngượng mồm. Mỗi cá nhân là sự kết tập những
yếu tố khác nhau, theo những cách cũng khác nhau. Sự tồn tại của mỗi cá
nhân trong xã hội là đặc thù, vì thế ý chí và nguyện vọng của mỗi người
không bao giờ hoàn toàn giống bất kỳ ai khác ngoài họ. Sự mâu thuẫn
giữa các cá nhân và sự xung đột giữa các nhóm người là điều dễ hiểu và
tự nhiên.
Điều này cũng tương tự trong chính trị, trong cùng một đảng phái
cũng có nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau. Ví dụ như trong hai đảng
Cộng Hòa và Dân Chủ ở Hoa Kỳ cũng có nhiều nhóm sắc thái chính trị khác
nhau như: khuynh tả, trung hữu, cực hữu. Và ngay cả trong cùng một
khuynh hướng, các chính trị gia cũng không hoàn toàn đồng thuận về mọi
vấn đề. Che đậy, trấn áp sự bất đồng là cách đi ngược với tự nhiên; và
việc trực tiếp hay gián tiếp khẳng định không có bất đồng chính kiến ở
Việt Nam là cách nói còn dốt hơn cả việc nói một cộng một bằng ba.
Điều thứ hai chúng ta cần lưu ý trong cách hiểu này là sự đánh đồng
những người bày tỏ quan điểm khác biệt với những người vi phạm pháp
luật. Dựa theo điểm a khoản 7 điều 6 của Nghị định số 63 của Chính phủ
Việt Nam thì bất cứ ai bày tỏ quan điểm xã hội, chính trị trái với quan
điểm của Đảng cộng sản đều có thể bị chụp cho cái mũ “Cung cấp, trao
đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số để chống Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân”, bị
phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng vì lý do “vi phạm hành chính trong
lĩnh vực công nghệ thông tin”. Với mức độ nghiêm trọng hơn, điều 79 và
88 trong Bộ luật hình sự được xếp trong nhóm quy phạm pháp luật quy định
về tội xâm phạm an ninh quốc gia. Với sự quy định mơ hồ và đầy dã tâm
trong hai điều luật này, bất cứ ai đối kháng với nhà cầm quyền đều trở
thành tội phạm, chứ không chỉ là vi phạm pháp luật nữa (người vi phạm
pháp luật hình sự thì gọi là tội phạm).
Hệ thống luật pháp Việt Nam là một tập hợp của những khiếm khuyết
về cả nội dung lẫn hình thức. Nói rõ hơn, luật nội dung (luật bản thể)
và luật thủ tục (luật hình thức) đều thể hiện trình độ lập pháp kém cỏi
lẫn chủ ý lập pháp bất minh của chính quyền cộng sản (thông qua các nhà
lập pháp của họ). Dựa vào luật pháp Việt Nam, khó có thể tìm được Công
lý, dựa vào các điều 79, 88 và 258 khó có luật sư nào bênh vực hiệu quả
cho những thân chủ bất đồng chính kiến, cùng lắm thì chỉ có thể nêu lên
những tình tiết giảm nhẹ trong vụ án mà thôi.
Những ai tin tưởng có thể dùng hệ thống luật pháp này để tranh đấu
cho sự tiến bộ thì lắm lúc họ sẽ thấy mình đi vào ngõ cụt. Bởi thật
nghịch lý khi ta dựa vào một thứ sai lầm, tồi tệ để tranh thủ cái tốt
đẹp. Theo Bộ luật hình sự của nhiều nước dân chủ tự do, chế định về tội
phản loạn và lật đổ chính quyền nhất thiết không thể thiếu vắng sự định
nghĩa rõ ràng về một hoạt động chống đối mang tính bao lực, hay cổ súy
cho bạo lực. Một hành động tuyên truyền, chống đối nhắm vào chính quyền
bằng bất cứ phương tiện gì, để hội đủ cấu thành tội phạm hình sự phải có
yếu tố tối cần thiết là “violence”, tức bạo lực. Một cách hợp lý, một
hành động chỉ được định nghĩa là chống phá và âm mưu lật đổ khi có yếu
tố bạo lực. Trên lập trường này, dù tôi có viết bài đả kích Đảng cộng
sản và Chính quyền Việt Nam thậm tệ (miễn sao phải có căn cứ để không bị
khép vào tội vu cáo) nhưng không khuyến khích vũ lực và hoạt động vũ
trang thì tôi không thể bị khép vào tội phạm hình sự. Nói cách khác, chỉ
khi nào tôi dùng ngòi bút của mình, hay bất cứ phương tiện gì tôi có,
cổ vũ cho việc lật đổ chính phủ bằng vũ lực thì tôi mới bị buộc tội âm
mưu lật đổ hoặc tuyên truyền chống phá Nhà nước. Bất cứ sự sụp đổ nào có
nguyên nhân từ những hoạt động đối kháng ôn hòa đều không phải là “tội”
của những người đối kháng, mà chính là cái tội không biết sửa chữa của
Chính quyền.
Cũng xin lưu ý thêm một chút về định nghĩa của từ “chống phá”. Động
từ này thường gây ra cảm giác khuêch trương về mức độ nghiêm trọng của
sự đả kích nhắm vào một đối tượng nào đó. Khi nói đến từ “chống phá” ta
thường nghĩ ngay đến một đối tượng thù địch. Mức độ nghiêm trọng càng
được thổi phồng hơn khi đối tượng bị đả kích đó là Nhà cầm quyền. Thực
tế, không phải bất cứ ai đả kích ta cũng là kẻ thù của ta. Điều đó càng
được khẳng định khi sự đả kích diễn ra một cách ôn hòa. Vì những bất
đồng tự nhiên của con người như tôi đã nói ở trên, sự phê phán và thậm
chí là sự đả kích luôn có thể xảy ra ngay cả giữa những người được cho
là có cùng lập trường. Cái tâm thức sợ hãi đối lập làm những người cộng
sản nhìn thấy đâu cũng là kẻ thù. Chính điều này góp phần khiến họ có
những hành động tự biến mình thành kẻ thù của nhân dân.
Đấy là tôi chưa nói đến một điều rằng: Đảng cộng sản Việt Nam chỉ
là một tổ chức chính trị trong xã hội Việt Nam, một cách đúng nghĩa nó
không nằm hệ thống lãnh đạo quốc gia. Nó có được lãnh đạo quốc gia hay
không, phải do người dân quyết định chứ không phải là tự phong. Và dù có
là Đảng lãnh đạo, thì thực chất những người nhất định của Đảng ngồi
trong Quốc hội hay Chính phủ chứ không phải cả một cái Đảng ngồi lên
ngai vàng. Nếu Đảng Cộng sản không ngang tàng tự phong cho mình cái vai
trò lãnh đạo quốc gia như được quy định trong điều 4 Hiến pháp thì họ
chỉ ở trong cái thân phận của một tổ chức hoạt động trong khuôn khổ luật
pháp như bất cứ tổ chức nào khác trong xã hội. Và việc đả kích bất cứ
một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nào…
cũng là điều bình thường nếu không muốn nói là cần thiết. Nếu tôi viết
bài phê phán một tổ chức dân sự nào đó, thì hành động của tôi có bị gọi
là “chống phá” tổ chức đó không? Không, người ta chỉ nói là tôi đả kích,
hoặc chống lại một hành động cụ thể của họ chứ không phải là chống phá
họ. Vậy tại sao khi phê phán Đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam thì
đột nhiên sự phê phán đó trở thành “chống phá”? Bởi vậy, chúng ta thấy
rõ: ngay cả cách dùng từ trong “luật” của họ cũng cho thấy họ chuẩn bị
sẵn một cái mũ để chụp cho những người đối lập.
Đó là tôi nói về luật. Nhưng các chế độ độc tài không bao giờ dùng
luật và những quy định độc đoán mà họ đặt ra để tước đoạt tự do của công
dân thì không phải là luật. Thật vây, những quy định trái với Công pháp
quốc tế, cái được công nhận toàn cầu là tốt đẹp (tương đối), những quy
định chống lại tự do, an sinh và hạnh phúc của con người (trái với luật
tự nhiên) thì không phải là luật. Dựa vào cái gọi là “luật pháp” của họ
thì bất cứ khi nào họ cũng có thể tìm ra ở đâu đó trong đống hỗn độn ấy
những điều khoản để buộc tội những người lên tiếng phản đối ôn hòa. Nếu
chưa thể bắt, họ đưa vào cơ sở giáo dục hoặc phạt một số tiền lớn gấp 10
lần hơn số tài sản của chúng ta. Nếu có thể bắt được, họ dùng ba cái
còng mang tên : điều 79, 88 và 258 của Bộ luật hình sự. Ở cái xứ sở này
luật pháp chính là Đảng cầm quyền. Vấn đề là trong tình hình thế giới,
khu vực và đất nước nhiều biến động hiện nay, họ tiếp tục là vua, là
luật pháp được bao lâu nữa?!
Dù sao đi nữa, nhân dịp đầu xuân, tôi cũng xin gởi lời kính chúc
quý vị cộng sản có đủ can đảm để hành động và phát biểu một cách lỗi
lạc. Hãy nhìn những tấm gương của các nhà độc tài trên thế giới thời
gian vừa qua, từ Ben Ali của Tunisia, Mubarak của Ai Cập đến Gaddafi của
Lybia. Có chế chế độ độc tài nào có một kết thúc tốt đẹp không (cho bản
thân kẻ độc tài và gia đình họ)? Con đường độc tài là con đường nhiều
rủi ro và nguy hiểm, ngay cả trong một quốc gia lớn mạnh và có vị thế
như Nga thì tương lai của Putin cũng không thể gọi là ổn, chứ đừng nói
gì chế độ độc tài của một đất nước nhược tiểu như Việt Nam. Sự chọn lựa
Dân chủ của tập đoàn độc tài Miến Điện là sự lựa chọn khôn ngoan biết
mình biết người. Quý vị có muốn làm những kẻ khôn ngoan?
Tam Kỳ ngày 6 tháng 2 năm 2012
Huỳnh Thục Vy
Người Tây Tạng dàn chào ở Washington: “Tập Cận Bình: Tây Tạng sẽ Tự Do”
Hà Long (Danlambao) – Washington, 14/2/2012
– Phó Chủ tịch Tập Cận Bình của cộng sản Tàu đang được xem là ngôi sao
sáng giá của đất nước hơn tỷ dân và là một trong những người lãnh đạo kế
nghiệp chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại đây.
Cuộc viếng thăm Mỹ của ông sẽ là viên gạch lót đường quan trọng cho
tương lai tươi sáng sau này tại quốc nội lẫn quốc ngoại. Với chủ trương
cải thiện lòng tin của Mỹ để xây dựng quan hệ hai bên và nhất là tiếp
cận mối quan hệ trực tiếp với tổng thống Barack Obama.
Chuyến đi của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình lại đúng vào dịp kỷ niệm 40
năm nối lại quan hệ Mỹ – Tàu dưới thời TT Richard Nixon, lúc ông đến
thăm Tàu.
Tuy nhiên đường đi của phó chủ tịch Tập Cận Bình sang Mỹ đang gặp nhiều rào cản cần phải san bằng.
- Hôm 06 tháng 2, một quan lớn cộng sản Tàu, ông Vương Lập Quân,
Phó Thị trưởng Thành Đô được cho là mát dây, lên cơn bấn loạn thần
kinh bất ngờ đột nhập vào tòa lãnh sự Mỹ đòi lục soát khám xét. Vụ này
đang làm lên cơn sốt trong giới ngoại giao tại Tàu trong những ngày qua.
- Tiếp theo, vào sáng nay, 14/2 hãng thông tấn DPA đưa tin: “Sau vụ tự thiêu: Những người phò Tây Tạng biểu tình ở Mỹ”, bản tin này được loan đi nhanh chóng trên toàn cầu, các tờ báo lớn đều cho đăng tải.
Các vụ tự thiêu của các tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng nhằm phản đối sự đàn
áp của chính quyển Bắc Kinh đang gia tăng nhanh chóng trên quê hương
của họ. Hôm 11/2 một Ni Cô trẻ Phật Giáo đã tự thiêu và được giới truyền
thông quốc tế theo dõi tường thuật chi tiết. Vụ việc tự thiêu này được
xem là một thông điệp khẩn cấp gửi đến phó chủ tịch Tập Cận Bình lúc đặt
chân đến Mỹ. Đây cũng chính là ngòi châm cho những người Phò Tây Tạng
đến Washington biểu tình phàn đối trước Tòa Bạch Ốc.
Hãng thông tấn DPA nhận định cuộc biểu tình này có thể để làm lu mờ chuyến thăm của nhà lãnh đạo tương lai Tập Cận Bình đến Mỹ.
Nhóm biểu tình kêu gọi chính phủ Mỹ vận động cho một sự thay đổi
nơi ông Tập Cận Bình về chính sách cai trị hà khắc tại Tây Tạng. Những
nhà hoạt động vào hôm thứ Hai, 13/2 đã công bố một biểu ngữ lớn “Tập Cận Bình: Tây Tạng sẽ Tự Do” đưọc treo dưới chân cầu Arlington-Memorial bắc qua sông Potomac tại thủ đô Washington.
Trong khi đó thủ tướng Ôn Gia Bảo mạnh mẽ bênh vực việc đàn áp những
cuộc biểu tình của người Tây Tạng và tự thiêu. Tại Hội nghị thượng đỉnh
Liên Hiệp Âu Châu – Tàu tại Bắc Kinh hôm thứ Ba ông Ôn Gia Bảo đã chỉ
trích “một số nhỏ các nhà sư” kích động lật đổ sự phát triển ở các vùng Tây Tạng. Tây Tạng là “một phần không thể tách rời của Tàu”. Người Tây Tạng là “anh em của chúng tôi” (Sic!), ông Ôn cho biết tường tận như thế.
Hiệp hội cho những quốc gia bị đàn áp (GfbV) hôm thứ Ba kêu gọi đến
chủ Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu, ông Jose Manuel Barroso, để thảo luận
về tình hình đáng báo động ở Tây Tạng tại hội nghị thượng đỉnh EU – Tàu.
“Tình hình đàn áp về nhân quyền không được bỏ qua, cho dù nhiều
người Châu Âu hy vọng để được trợ giúp cụ thể của Tàu trong việc hỗ trợ
đồng Euro”, chuyên gia tư vấn GfbV về Á Châu, ông Ulrich Delius cho biết. “Chính
sách cứng rắn của Tàu thúc đẩy các cuộc biểu tình của người dân Tây
Tạng. Châu Âu không thể tiếp tục thờ ơ với điều này, bởi vì chính quyền
cộng sản Tàu gia tăng đàn áp và giam giữ người biểu tình ở Tây Tạng
nhiều hơn”.
Cuộc tự thiêu mới đây, một thày tu trẻ Lobsang Gyatso, 19 tuổi
Lobsang Gyatso thuộc tu viện Kirti vào thứ hai, 13/2 đổ xăng trên người
và châm lửa trên trục phố chính của Aba (tỉnh Tứ Xuyên), tin tức này
được loan đi từ chính quyền lưu vong của người Tây Tạng và Chiến dịch
hành động của nhóm quốc tế cho Tây Tạng (ICT). Cho đến hôm nay thế giới
chưa biết về số phận của thày tu trẻ Lobsang Gyatso.
Lực lượng an ninh của Tàu đã dập tắt ngọn lửa và “đánh đập dã man”
người tự thiêu. Hai người Tây Tạng khác muốn giúp đỡ vị tu sĩ trẻ này
cũng đã bị công an đánh đập. Các phương tiện truyền thông nhà nước Tàu
xác nhận vụ tự thiêu. “Cảnh sát vội vã tới dập tắt ngọn lửa và đã đưa ông đến một bệnh viện địa phương,” theo Tân Hoa Xã.
Gần 200 người Tây Tạng đã biểu tình tại Yushu (Jyekundo) ở tỉnh
Thanh Hải chống lại sự cai trị của Tàu, các nhóm Tây Tạng lưu vong đưa
tin. Tại thủ đô Lhasa của Tây Tạng, theo bản tin của đài Á Châu Tự Do,
chính quyền đã bắt giữ nhà khảo cứu văn hóa Dawa Dorje, khi ông tổ chức
một hội nghị về ca nhạc và văn hóa Tây Tạng.
Cuộc biểu tình chống lại các hành động của Tàu trong 1 năm đã có 20
vị tu sĩ Phật Giáo tự thiêu. Chính phủ lưu vong Tây Tạng tại Dharamsala,
Ấn Độ cho thấy một dấu hiệu của sự tuyệt vọng ngày càng gia tăng tại
Tibet. Ít khi xảy ra một vụ tự thiêu với một Ni Cô, vào thứ bảy 11/2. Nữ
tu sĩ trẻ 19 tuổi này đã chết trong lúc tự thiêu tại Aba. Lực lượng an
ninh của cộng sản Tàu kiểm soát, truy tìm và lùng soát người Tây Tạng
tại các rào chắn trong thành phố trong suốt thời gian qua, lúc Phó Chủ
tịch Tập Cận Bình xuất ngoại.
Tin tức về các vụ tự thiêu xảy được loan đi đến Mỹ và Âu Châu như
một thông điệp cảnh báo cho Phó Chủ tịch Tập Cận Bình trong thời gian
đến Washington và các cuộc thảo luận thượng đỉnh giữa Âu Châu – Tàu tại
Bắc Kinh với sự tham gia của Hội đồng Chủ tịch EU Herman Van Rompuy và
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso vào thứ Ba, 14/2.
Tờ “Washington Post” nhận định: “Không có dấu hiệu cho thấy cộng sản Tàu có được một người giống như Mikhail Gorbachev”
để có một cái nhìn của nhà cải cách nhiệt thành. TT Obama về phần mình,
hôm nay cố gắng đi đến từng điểm một mà trước đây đã làm cho quan hệ
giữa hai cường quốc luôn căng thẳng và xấu đi, nói cách khác những điều
ấy luôn nằm bên sân chơi của Tàu như:
- hạn chế thương mại cho các công ty Mỹ nhập vào nội địa Tàu;
- tỷ giá tiền tệ đánh giá thấp một cách giả tạo của Tàu để giúp xuất khẩu cho nhiều;
- thiếu sự bảo vệ về sở hữu trí tuệ;
- quyền của con người tại Tàu bi vi phạm nghiêm trọng;
- thi đua vũ trang của Bắc Kinh ở châu Á và thông báo của Mỹ về sự hiện diện quân đội Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương;
- Tàu phủ quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về nghị quyết về Syria.
Vì vậy, TT Obama cảnh báo nhẹ nhàng theo cách ngoại giao: ông hoan nghênh sự “trỗi dậy hòa bình” của Tàu trên thế giới. Tuy nhiên, khi có nhiều quyền lực và sự giàu có, nhưng cũng có nghĩa phải gánh lấy “trách nhiệm nhiều hơn”. Mỹ muốn làm việc với Tàu để đảm bảo rằng tất cả mọi người giữ được các luật lệ đi đường của hệ thống kinh tế toàn cầu.
Cũng trong vấn đề nhân quyền TT Obama bày tỏ, tuy nhiên không chỉ trích trực tiếp đến Phó Chủ tịch Tập Cận Bình:
“Về các vấn đề quan trọng như nhân quyền, chúng tôi sẽ tiếp tục nhấn
mạnh những gì chúng tôi nghĩ là quan trọng và công nhận những nguyện
vọng và quyền của tất cả mọi người.” Trái ngược lại ông Tập Cận
Bình tuyên truyền cho biết cộng sản Tàu đã thực hiện trong 30 năm qua
tiến bộ rất lớn về mặt nhân quyền: “Tất nhiên luôn luôn có chỗ cho sự cải tiến.” Tàu sẵn sàng làm việc với Mỹ và các nước khác để tiến hành các cuộc đàm phán xây dựng về đề tài này.
Giới truyền thông đang đặt câu hỏi lớn: không biết vấn đề Tây Tạng
sẽ đi đến đâu ngoài sự đàn áp và vẫn sẽ tiếp diễn những cảnh tự thiêu
của người Tây Tạng để chống đối.
Trong nỗi tuyệt vọng của người Tây Tạng, chắc chắn số người tự
thiêu không dừng ở con số 20 cho đến lúc cộng đồng thế giới tự do phải
lớn tiếng lên án chế độ độc tài và đàn áp của cộng sản Tàu.
Hà Long
http://danlambaovn.blogspot.com/
Lưu vong trên chính quê mình
Phan Châu Thành (Danlambao)
– Chưa bao giờ tôi nghĩ mình là kẻ lưu vong. Tôi đang sống trên đất
nước mình, nơi ông cha tôi đã sống. Thế mà nhìn kỹ lại, tôi thấy mình
đúng là kẻ đang lưu vong trên chính quê hương yêu dấu của mình. Tại sao
vậy?
Bởi vì, gần suốt cuộc đời trưởng thành tôi sống mà không muốn tham
gia vào guồng máy chính trị xã hội hiện hữu. Bởi vì tôi hoàn toàn không
đồng ý với cái thể chế cộng sản này, hoàn toàn không đồng ý với những gì
họ đã và đang làm trên đất nước tôi, với dân tộc tôi. Tôi đã phải sống ở
trong nó, nhưng tôi không thể thay đổi nó từ bên trong, mà nó có thể
thay đổi tôi, sẽ nghiền nát tôi. Nó bắt tôi tham gia công cuộc tàn bạo
phá hoại đất nước con người, dân tộc Việt của nó mà tôi không đồng ý.
Để khỏi bị thay đổi hay bị nghiền nát, tôi đã phải thoát ra khỏi
nó. Và tôi đã và đang cố sống “ngoài cuộc” và “ngoài xã hội” đó (không
biết có khái niệm đó hay có thể gọi như thế được không?) suốt hơn mấy
chục năm qua với tư cách một người trưởng thành.
Thế nào là “cuộc sống ngoài cuộc”, “ngaoì xã hội” của tôi: là tôi
từ chối vào đảng hay tham gia mọi hoạt động chính trị của chính quyền từ
thời sinh viên, tôi từ chối và chưa bao giờ đi bầu cử, tôi không làm
việc cho cơ quan nhà nước, tôi dậy các con không vào đội vào đoàn vào
đảng CS dù chúng có bị phân biệt đối xử và bị áp lực từ nhà trường, bị
không được thi đại học… Có thể nói: tôi tự lưu vong cuộc sống tinh thần
mình của mình và gia đình vì tôi cho rằng đó là cách tốt nhất để chúng
tôi có cuộc sống tinh thần trong sạch và tự do trong xã hội CS đang
thoái hoá hiện nay trên đất nước này.
Tôi chợt nhận ra, nếu nghĩ thế, cha tôi cũng là kẻ suốt đời đã lưu
vong, và con gái tôi hôm nay cũng đang lưu vong phiêu bạt xứ người…
Vậy chúng tôi là ai?
Cuộc lưu vong của cha tôi
Ông bà nội tôi là nông dân miền Tây Nam bộ nghèo và đông con nên
cha tôi đã phải theo chị Hai mình phiêu bạt lên Sài gòn kiếm sống từ bé.
Cha tôi giúp chị bằng nghề đánh giày, đến 14 tuổi thì được vào làm thợ
học việc ở Bason… Trong thời gian đó ông nội tôi bị chết trong tù do đã
tham gia cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940. Cha kể, ông nội bị bắt cùng
với một cán bộ CS cấp trên và người này sau đó đã khai chính ông nội mới
là cán bộ cấp trên… (điều này sau này bà nội tôi cũng nói vậy, tôi
không kiểm chứng được).
Mười bảy tuổi cha trốn cô Hai tôi lên chiến khu Đồng tháp, gia nhập
Tiểu đoàn 307, làm lính quân giới. Năm 1954 cha tôi tập kết ra Bắc làm
công nhân cơ khí tại các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc, gặp và cưới mẹ
chúng tôi, sau 75 đưa cả nhà tôi vào Nam…
Ông ngoại tôi là giám đốc một nhà máy lớn, một cán bộ cách mạng
tiền khởi nghĩa ở miền Bắc, mến anh cán bộ miền Nam tập kết tài hoa,
hiền lành mà cô đơn, nên gả con gái cho.
21 năm cha tôi sống trên đất Bắc, bây giờ tôi mới hiểu đó là cuộc
sống bị lưu vong của ông. Suốt mười năm trước khi ra nước ngoài học (tử 7
đến 17 tuổi) tôi đã được sống rất gần cha, đã được chứng kiến nhiều
thăng trầm của cha mà tôi khi đó chưa hiểu. Cha là người thợ cơ khí tài
hoa hiếm có, có bàn tay vàng, “có thể sửa chữa mọi hư hỏng của máy móc”,
cha luôn phải có mặt sau những trận bom xuống các nhà máy điện để phục
hồi chúng vì cha tôi là một trong số ít người giỏi nhất…và cha tôi đã
làm việc không quản ngày đêm. 21 năm đó sức lực tài năng của cha tôi đã
bị vắt kiệt để lại cho ông bệnh tim bệnh lao nặng, nhưng người ta không
trọng dụng cha tôi. Cha tôi bị coi là cán bộ “bất mãn” vì ông cực ghét
tham nhũng, ông căm thù giả dối, ông khinh bỉ bọn cán bộ hủ hoá đạo đức
giả, ông sống rất thẳng không biết thủ đoạn là gì…
Dù còn bé, tôi đã thấy cha mình đơn độc, thỉnh thoảng có mấy người
bạn tâm giao thì họ cũng bị cô độc giống cha tôi. Tôi đã từng thấy cha
mình nửa đêm tỉnh dậy và khóc một mình nhiều lần chỉ có tôi nghe và giả
vờ đang ngủ… Tôi đã từng nghe cha cùng các bạn chửi cán bộ là “tụi nó
độc ác, vô lương tâm, mất tính người…”. Tôi đã cười khi thấy cha vô cùng
sợ cái rét miền Bắc mà không biết 21 năm đó cha còn có 21 mùa đông CS
khác trong lòng dài và rét buốt hơn nhiều. Lớn lên, tôi không còn nghe
cha tôi hát bài “Tiểu đoàn 307” nữa, mà cha tôi chỉ hát duy nhất bài
“Con kênh xanh xanh”…
Sau 1975, trở lại Sài gòn với “tư thế người chiến thắng” mà tôi
thấy cha mình luôn buồn rười rượi. Cha bỏ bao công sức đi bảo lãnh, đi
cứu những người bạn bè, bà con “ở phía bên kia” khỏi sự trả thù tàn ác
của các “đồng chí” của cha – những kẻ cha nguyền rủa. Cha tôi sớm ra đi
sau một cơn đau tim gây nên bởi cuộc đấu tranh chống tham nhũng của ông
chống những người đồng chí của mình. Hơn chục năm “sống trong chiến
thắng” với cha tôi tiếp tục là chiến bại trong lòng. Cha tôi đã từ bỏ lý
tưởng cộng sản ít lâu trước khi mất, cha tôi đã rất đau khổ vì đã góp
phần làm đất nước mình đau khổ. Vậy là cha tôi suốt đời lưu vong, trên
đât Bắc rồi lại trên chính đất Sài gòn nơi bà nội và cô Hai đã nuôi cha
lớn…
Cuộc sống lưu vong trên chính quê hương mình của tôi
17 tuổi, tôi được chế độ cộng sản cho đi du học Đông Âu vì lý lịch
tốt (cha ông cộng sản) và thành tích học tập tốt. Nhưng ở Đông Âu tôi đã
nhanh chóng nhận ra bộ mặt thật thiếu tính người của các chế độ cộng
sản, như cha tôi đã nhận ra trong 21 năm ông cùng các bạn tâm giao bị
lưu vong trên miền Bắc.
Tôi từ chối vào đảng từ thời sinh viên đó. Sau hơn 10 năm du học
nghiêm túc với vài bằng cấp đại học và sau đại học, tôi được nhận vào
làm nhân viên đại sứ quán VN tại Đông Âu, nhưng tôi lại chọn trở về vì
muốn được cống hiến cho đất nước đã cho tôi đi học (dù sao tôi cũng là
“sản phẩm tốt” của mái trường XHCN!). Nhưng sau 10 năm tận tụy “cống
hiến”, tôi nhận ra mình càng cố gắng làm việc nhiều và càng làm tốt bao
nhiêu thì mình càng vô tình càng làm hại nước hại dân nhiều hơn. Ở cơ
quan, người ta muốn tôi vào đảng, người ta muốn tôi vào “dây lợi ích”
thì người ta sẽ cho tôi làm giám đốc, tổng giám đốc (vì tôi có đủ mọi
điều kiện) và tôi “sẽ có mọi thứ”, mà tôi chỉ muốn là một giám đốc kỹ
thuật đứng ngoài đảng… vì những thất vọng về đảng CS của cha tôi đã được
tôi tự kiểm chứng là đúng.
“Một giám đốc kỹ thuật kiên quyết không vào đảng” như tôi trở thành
cái gai của chế độ, dù tôi có làm việc tốt đến thế nào họ – cả một bộ
máy tổ chức – cũng luôn cố tình hãm hại tôi. Cuối cùng, tôi thấy cách
cống hiến cho dân nước tốt nhất và an toàn của một công dân là đừng tham
gia vào bộ máy hại nước hại dân. Và đó là điều tôi đã lựa chọn: an toàn
cho mình và vợ con, tôi bỏ nhà nước.
10 năm đầu làm cho nhà nước, tôi cô đơn và chỉ có công việc làm
niềm vui. Gần 20 năm sau ra ngoài làm ăn và kiên quyết không dính vào
bọn nhà nước với các dây tham nhũng của chúng, tôi càng tiếp tục cô đơn
hơn và tất nhiên rất khó làm giàu. Nhưng tôi được tự do tinh thần và tư
tuỏng, được giữ lương tâm trong sạch, tấm lòng thanh thản…Chúng tôi đã
mất gần 20 năm để (hai kẻ trí thức) tay trắng làm lại tất cả trên thị
trường tư nhân “tự do nửa với” này: nuôi hai con, lập và tập làm doanh
nghiệp, giữ mình, dạy con, kinh doanh và sống theo ý mình cho là đúng là
tốt…
Cảm giác xã hội chung của tôi những năm qua vẫn là cô đơn, sống bên
ngoài xã hội, nhưng chúng tôi tự do và thanh thản và tất nhiên là rất
hạnh phúc trong gia đình!
Cô đơn bởi vì tôi thậm chí không có bạn tâm giao mà chia sẻ như cha
tôi. Với tôi đó là sự nguy hiểm. Tôi chỉ thấy bớt cô đơn khi mình lên
mạng và tìm được nhiều người bạn ảo tâm đầu ý hợp. Tôi cũng buồn vui
theo cuộc sống trên mạng của mình. Nhưng tôi tin ở trong nước, những
người đang sống và “tự lưu vong chính trị” như tôi rất nhiều. Có khi họ
là hàng xóm của tôi mà tôi không biết.
Thế đấy, ngoài đời thật, đúng là tôi có cuộc sống tự lưu vong chính
trị hoàn toàn trên chính quê hương mình. Tôi cảm thấy mình đang đợi
những người bạn tâm giao. Chúng tôi đã tự đến với nhau, trên mạng. Một
ngày tới, chúng tôi sẽ gặp nhau trên quê hương.
Cuộc lưu vong giáo dục của con tôi
Cũng 17 tuổi, con gái tôi khoác balô du học Mỹ theo học bổng cháu
tự thi được, không có sự hỗ trợ nào của cha mẹ. Trước đó cháu không hề
nghĩ học xong sẽ ở lại. Thế mà, sau khi học MBA về nước cháu nhận ra quê
hương thân yêu không phải môi trường sống phù hợp cho mình. Cháu không
muốn tham gia vào bất cứ việc gì của chế độ CS này. Cháu chọn nước Mỹ để
đi làm, để sống, để tiến thân. Rồi cháu lập gia đình và gia nhập quốc
tịch bển. Thế là cháu sẽ lưu vong hoàn toàn?
Tôi không biết, có lẽ không hẳn thế. Dù sao, con gái tôi cũng đã
được tự do lựa chọn nơi sống và cách sống của mình. Nhưng vô tình đó lại
là một cuộc sống lưu vong, bắt đầu từ “lưu vong giáo dục” để không phải
sống lưu vong trên chính quê hương mình như ông cha cháu. Nhưng tôi rất
tin một ngày không xa cháu sẽ trở về lập nghiệp trên quê hương mình mà
sẽ không phải sống “lưu vong” như tôi đang sống nữa.
Có một điều thú vị bất ngờ của cuộc sống, đó là người mà cháu chọn
gắn kết cuộc đời lại là con trai một gia đình công chức VNCH cao cấp đã
phải bỏ đất nước ra đi sau 1975 vì “chiến thắng” của ông nội ông ngoại
cháu và các đồng chí của ông, giống như con gái TT Dũng lấy chồng Việt
kiều vậy. Chỉ có điều chàng rể Việt kiều của tôi không giúp cha vợ và vợ
xây dựng chế độ cộng sản để vơ vét mà thôi…
Và thử rút ra kết luận
Như thế, ba thế hệ chúng tôi đều đã phải hoặc tự chọn cuộc sống lưu vong theo cách nào đó.
21 năm lưu vong của cha tôi và các đồng chí mình là lưu vong CS,
lưu vong “đỏ”, đã góp phần làm nên cuộc tan rã và ly tán của dân tộc
trên một đất nước “thống nhất’. Cha tôi đã lưu vong vì nhìn nhận ra cái
sai trái của con đường CS mình lỡ đã theo.
Cuộc sống tự lưu vong chính trị của tôi mấy chục năm qua là hậu quả
trực tiếp từ thế hệ ông cha tôi: chúng tôi đã bị mất hướng đi và niềm
tin, không tìm thấy chỗ đứng của mình trên chính quê hương mình và chấp
nhận tự lưu vong “trắng” để không sai lầm tiếp như cha ông. Tôi nghĩ có
rất nhiều người thế hệ tôi không chịu hợp tác với chế độ cộng sản như
tôi và chấp nhận cưộc đời lưu vong trắng, dù cha anh chúng tôi đã ở bên
nào cuộc chiến trước đó.
Cuộc lưu vong thế hệ thứ ba của con gái tôi với con con trai “những
cựu kẻ thù” của cha tôi là để hàn gắn sai lầm và hậu quả của cuộc lưu
vong “đỏ” thứ nhất. Đó có thể gọi là cuộc lưu vong màu xanh, lưu vong
của hy vọng, sau “lưu vong giáo dục”. Rằng một ngày gần đây dân tộc ta
sẽ lại hoà hợp lại để mọi con em mọi thế hệ Việt không còn phải sống lưu
vong trên đất nước mình hay nơi xa xứ nữa.
Đó sẽ là cuộc hoà hợp dân tộc trong nền Dân chủ tự do, không cộng sản, tôi tin thế.
Sài gòn, ngày 14/2/2012.
Phan Châu Thành
Vụ anh Nguyễn Công Nhựt: Vẫn tiếp tục bao che cho nhau?
Nguyễn Thị Thanh Tuyền - Kính thưa Quý Báo và Quý độc giả. Thật sự tôi quá sốc khi đọc tin này.
Đến giờ gia đình tôi chưa có một câu trả lời từ VKSNDTC về cái chết
của Anh Nhựt, trong khi đó vụ án đã có kết quả điều tra. Đây là dấu
hiệu bưng bít của sự việc. Việc tố cáo trong đơn của tôi là hoàn toàn
đúng với sự thật. Nếu tôi tố cáo sai với sự thật thì chỉ còn cách tôi
xin tự thiêu mình trước đồn công an Bến Cát để chứng minh những gì tôi
tố cáo.
Tôi đã gặp Ông Phong – cục cảnh sát điều tra vủa VKSDNTC ở Hà Nội. Ông Phong cũng nêu nghi vấn với tôi là tại sao trên xác nạn nhân, thấy xuất hiện nhiều kiến bu nhiều trong tinh hoàn? Vậy ông Nguyễn Tấn Đức (hánh Văn Phòng VKSND tỉnh Bình Dương) trả lời như bản tin sau có chính xác không?
Tôi đã gặp Ông Phong – cục cảnh sát điều tra vủa VKSDNTC ở Hà Nội. Ông Phong cũng nêu nghi vấn với tôi là tại sao trên xác nạn nhân, thấy xuất hiện nhiều kiến bu nhiều trong tinh hoàn? Vậy ông Nguyễn Tấn Đức (hánh Văn Phòng VKSND tỉnh Bình Dương) trả lời như bản tin sau có chính xác không?
Một lần nữa tôi xin khẳng định chồng tôi không có tội, không tự tử. Công
Ty Kumho liên đới với công an Bình Dương, bắt người trái pháp luật và
cố tình hại chết chồng tôi.
VKSND Tối cao khẳng định anh Nhựt tự tử
(NLĐO) – Ngày 15-2, ông Nguyễn Tấn Đức, Chánh Văn Phòng VKSND tỉnh
Bình Dương, cho hay Cơ quan Điều tra của VKSND Tối cao đã kết luận vụ
anh Nguyễn Công Nhựt chết tại trụ sở Công an huyện Bến Cát – Bình Dương.
Theo ông Đức, về cơ bản, kết luận này khẳng định anh Nhựt chết do
tự tử và những nghi ngờ thể hiện trong khiếu nại của chị Nguyễn Thị
Thanh Tuyền (vợ anh Nhựt) là không đúng.
Vợ chồng anh Nguyễn Công Nhựt và chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền – Ảnh do gia đình cung cấp
Trước đó, chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền gửi đơn khiếu nại đến hàng
loạt cơ quan chức năng đề nghị làm sáng tỏ cái chết nhiều khuất tất của
chồng chị.
Ngày 25-4, anh Nguyễn Công Nhựt được phát hiện chết trong tư thế
treo cổ ở trụ sở Công an huyện Bến Cát. Gần thi thể anh có một lá thư
tuyệt mệnh thể hiện anh chết vì quẫn trí.
Tuy nhiên, chị Tuyền cho rằng nét chữ trong thư không giống chữ của chồng. Chị khẳng định chồng chị không tự tử.
Anh Nhựt là thủ kho của Công ty sản xuất lốp xe Kumho (KCN Mỹ
Phước). Anh bị câu lưu tại trụ sở Công an huyện Bến Cát nhằm phục vụ
điều tra, làm sáng tỏ vụ mất trộm hàng ngàn lốp xe ô tô xảy ra tại công
ty này.
N.Phú
Biên giới tháng hai năm 1979
Huy Đức - Tháng Hai, những cây đào cổ thụ
trước cổng đồn biên phòng Lũng Cú, Hà Giang, vẫn chưa có đủ hơi ấm để
đâm hoa; những khúc quanh trên đèo Tài Hồ Sìn, Cao Bằng, vẫn mịt mù
trong sương núi. Sáng 7-2 nắng lạnh, vợ chồng ông Nguyễn Văn Quế, 82
tuổi, nhà ở khối Trần Quang Khải 1, thị xã Lạng Sơn, ngồi co ro kể lại
cái chết 30 năm trước của con trai mình, anh Nguyễn Văn Đài. Năm ấy, Đài
22 tuổi. Ông Quế nói: “Để ghi nhớ ngày ấy, chúng tôi lấy Dương lịch,
17-2, làm đám giỗ cho con”. Năm 1979, vào lúc 5giờ 25 phút sáng ngày
17-2, Trung Quốc nổ súng trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, đánh chiếm
từ Phong Thổ, Lai Châu, tới địa đầu Móng Cái.
“Những đôi mắt”
Hôm ấy, ông Quế không có nhà, vợ ông, bà Dự, bị dựng dậy khi bên
ngoài trời hãy còn rất tối. Bà nghe tiếng pháo chát chúa ở hướng Đồng
Đăng và phía dốc Chóp Chài, Lạng Sơn. Bà Dự đánh thức các con dậy, rồi 4
mẹ con dắt díu nhau chạy về xuôi. Tới ki-lô-mét số 10, đã quá trưa, bà
rụng rời khi hay tin, anh Đài đã bị quân Trung Quốc giết chết. Anh Đài
là công nhân đường sắt, thời điểm ấy, các anh đương nhiên trở thành tự
vệ bảo vệ đoạn đường sắt ở Hữu Nghị Quan. Anh em công nhân trong đội của
Đài bị giết gần hết ngay từ sáng sớm. Đài thuộc trong số 3 người kịp
chạy về phía sau, nhưng tới địa bàn xã Thanh Hòa thì lại gặp Trung Quốc,
thêm 2 người bị giết. Người sống sót duy nhất đã báo tin cho bà Dự, mẹ
Đài.
Cùng thời gian ấy, ở bên núi Trà Lĩnh, Cao Bằng, chị Vương Thị Mai Hoa, một giáo viên cấp II, người Tày, mới ra trường, cũng bị giật dậy lúc nửa đêm rồi theo bà con chạy vào hang Phịa Khóa. Hàng trăm dân làng trú trong hang khi pháo Trung Quốc gầm rú ở bên ngoài, rồi lại gồng gánh theo nhau vào phía Lũng Pùa, chạy giặc. Chị Hoa không bao giờ có thể quên “từng đôi mắt” của dòng người gồng gánh ấy. Giờ đây, ngồi trong một cửa hàng bán băng đĩa trên phố Kim Đồng, thị xã Cao Bằng, chị Hoa nhớ lại: “Năm ấy, tôi 20 tuổi. Tôi nghĩ, tại sao mình lại chạy!”. Chị quay lại, sau khi thay quần áo giáo viên bằng bộ đồ chàm vì được những người chạy sau cho biết, rất nhiều người dân ăn mặc như cán bộ đã bị quân Trung Quốc giết chết. Từ trên đồi, chị Hoa thấy quân Trung Quốc gọi nhau ý ới và tiến vào từng đoàn.
“Cuộc Chiến 16 Ngày”
Ngày 15-2-1979, Đại tá Hà Tám, năm ấy là trung đoàn trưởng trung đoàn 12, thuộc lực lượng Biên phòng, trấn ở Lạng Sơn, được triệu tập. Cấp trên của ông nhận định: “Ngày 22 tháng 2, địch sẽ đánh ở cấp sư đoàn”. Ngay trong ngày 15, ông ra lệnh cấm trại, “Cấp chiến thuật phải sẵn sàng từ bây giờ”, ông nói với cấp dưới. Tuy nhiên, ông vẫn chưa nghĩ là địch sẽ tấn công ngay. Đêm 16-2, chấp hành ý kiến của Tỉnh, ông sang trại an dưỡng bên cạnh nằm dưỡng sức một đêm bởi vì ông bị mất ngủ vì căng thẳng sau nhiều tháng trời chuẩn bị. Đêm ấy, Trung Quốc đánh.
Ở Cao Bằng, sáng 16 tháng 2, tất cả các đồn trưởng Biên phòng đều được triệu tập về thị xã Cao Bằng nhận lệnh, sáng hôm sau họ tìm về đơn vị triển khai chiến đấu khi Trung Quốc đã tấn công rồi. Sáng 17-2, Tỉnh Cao Bằng ra lệnh “sơ tán triệt để khỏi thị xã”; đại đội 22 của thị xã Cao Bằng được trang bị thêm 17 khẩu súng chống tăng B41. Ngày 18-2, một chiếc tăng Trung Quốc có “Việt gian” dẫn đường lọt tới Cao Bằng và bị tiêu diệt. Nhiều nơi, chỉ khi nhìn thấy chữ “Bát Nhất”, người dân mới nhận ra đấy là tăng Trung Quốc. Đại tá Hà Tám công nhận: “Về chiến lược ta đánh giá đúng nhưng về chiến thuật có bất ngờ”. Tuy nhiên, Đại tá Hoàng Cao Ngôn, Tỉnh đội trưởng Cao Bằng thời kỳ 17-2, nói rằng, cho dù không có bất ngờ thì tương quan lực lượng là một vấn đề rất lớn. Phần lớn quân chủ lực của Việt Nam đang ở chiến trường Campuchia. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng cầm chân Trung Quốc ở tuyến một, hướng Cao Bằng, chủ yếu là địa phương quân, chỉ có khoảng hơn 2 trung đoàn.
Trong khi, theo tài liệu từ Trung Quốc, chỉ riêng ở Cao Bằng trong ngày 17-2, Trung Quốc sử dụng tới 6 sư đoàn; ở Lạng Sơn 3 sư và Lào Cai 3 sư. Hôm sau, 18-2, Trung Quốc tăng cường cho hướng Cao Bằng 1 sư đoàn và 40 tăng; Lạng Sơn, một sư và 40 tăng; Lào Cai, 2 trung đoàn và 40 tăng. Lực lượng Trung Quốc áp sát Biên giới vào ngày 17-2 lên tới 9 quân đoàn chủ lực. Ngày 17-2, Trung quốc tiến vào Bát xát, Lao Cai; chiều 23-2, Trung Quốc chiếm Đồng Đăng; 24-2, Trung Quốc chiếm thị xã Cao Bằng; ngày 27-2, ở Lạng Sơn, Trung Quốc đánh vào thị xã.
Thế nhưng, bằng một lực lượng nhỏ hơn rất nhiều, các đơn vị Biên giới đã nhanh chóng tổ chức chiến đấu. Theo cuốn “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt”, xuất bản lần đầu năm 1993 của NXB Đại học Tứ Xuyên, quân Trung Quốc đã gọi con đường tiến vào thị xã Cao Bằng của họ là những “khe núi đẫm máu”. Đặc biệt, tiểu đoàn Đặc công 45, được điều lên sau ngày 17-2, chỉ cần đánh trận đầu ở kilomet số 3, đường từ Cao Bằng đi về xuôi qua đèo Tài Hồ Sìn, cũng đã khiến cho quân Trung Quốc khiếp vía. Những người dân Biên giới cho đến hôm nay vẫn nhớ mãi hình ảnh “biển người” quân Trung Quốc bị những cánh quân của ta cơ động liên tục, đánh cho tan tác. Đầu tháng 3-1979, trong khi hai sư đoàn 346, Cao Bằng và 338, Lạng Sơn, thọc sâu đánh những đòn vu hồi. Từ Campuchia, sau khi đuổi Pol Pốt khỏi Phnompênh, hai quân đoàn tinh nhuệ của Việt Nam được điều ra phía Bắc. Ngay sau khi Quân đoàn II đặt những bước chân đầu tiên lên Đồng Mỏ, Lạng Sơn; Quân Đoàn III tới Na Rì; Chủ tịch Nước ra lệnh “Tổng Động viên”… ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân về nước.
Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.
Lặng Lẽ Hoa Đào
Ngồi đợi ông Nguyễn Thanh Loan, người trông giữ nghĩa trang Vị Xuyên, Hà Giang, chúng tôi nhìn ra xa. Tháng Hai ở đây mới là mùa hoa đào nở. Nghĩa trang có 1680 ngôi mộ. Trong đó, 1600 mộ là của các liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến tranh từ ngày 17-2. Ở Vị Xuyên, tiếng súng chỉ thật sự yên vào đầu năm 1990. Năm 1984, khi Trung Quốc nổ súng trở lại hòng đánh chiếm hơn 20 cao điểm ở Thanh Thủy, Vị Xuyên, bộ đội đã phải đổ máu ở đây để giành giật lấy từng tấc đất. Rất nhiều chiến sỹ đã hy sinh, đặc biệt là hy sinh khi tái chiếm đỉnh cao 1509. Ông Loan nhớ lại, cứ nửa đêm về sáng, xe GAT 69 lại chở về, từng túi tử sỹ xếp chồng lên nhau. Trong số 1600 liệt sỹ ấy, chủ yếu chết trong giai đoạn 1984, 1985, có người chết 1988, còn có 200 ngôi mộ chưa xác định được là của ai. Sau khi hoàn thành việc phân giới cắm mốc, cái pháo đài trên đỉnh 1509 mà Trung Quốc dành được và xây dựng trong những năm 80, vẫn còn. Họ nói là để làm du lịch. Từ 1509, có thể nhìn thấu xuống thị xã Hà Giang. Năm 1984, từ 1509 pháo Trung Quốc đã bắn vào thị xã.
Trên đường lên Mèo Vạc, sương đặc quánh ngoài cửa xe. Từng tốp, từng tốp trai gái H’mông thong thả cất bước du xuân. Có những chàng trai đã tìm được cho mình cô gái để cầm tay. Một biên giới hữu nghị và hòa bình là vô cùng quý giá. Năm 1986, vẫn có nhiều người chết vì đạn pháo Trung Quốc nơi đoạn đường mà chúng tôi vừa đi, nơi các cô gái, hôm nay, để cho các chàng trai cầm tay kéo đi với gương mặt tràn trề hạnh phúc.
Quá khứ, rất cần khép lại để cho những hình ảnh như vậy đâm chồi. Nhưng cũng phải trân trọng những năm tháng đã thuộc về quá khứ. Tháng Hai, đứng ở bên này cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn, nhìn sang bên kia, thấy lừng lững một tượng đài đỏ rực mà theo các sỹ quan Biên phòng, Trung Quốc gọi là “ đài chiến thắng”. Trở lại Lạng Sơn, những chiếc xe tăng Trung Quốc bị quân và dân ta bắn cháy hôm 17-2 vốn vẫn nằm bên bờ sông Kỳ Cùng, giờ đã được bán sắt vụn cho các khu gang thép. Ở Cao Bằng, chúng tôi đã cố nhờ mấy người dân địa phương chở ra kilomet số 3, theo hướng đèo Tài Hồ Sìn, tìm tấm bia ghi lại trận đánh diệt 18 xe Trung Quốc của tiểu đoàn đặc công 45, nhưng không thấy. Trở lại Tổng Chúp, phải nhờ đến ông Lương Đức Tấn, Bí thư Chi bộ, nguyên huyện đội phó Hòa An, đưa ra cái giếng mà hôm 9-3-1979, quân Trung Quốc giết 43 thường dân Việt Nam. Ông Tấn cũng chính là một trong những người đầu tiên trở về làng, trực tiếp đỡ từng xác phụ nữ, trẻ em, bị chặt bằng búa, bằng dao rồi quăng xuống giếng. Cái giếng ấy bây giờ nằm sâu trong vườn riêng của một gia đình, không có đường đi vào. Hôm ấy, anh Tấn phải kêu mấy thanh niên đi theo chặt bớt cành tre cho chúng tôi chụp hình bia ghi lại sự kiện mà giờ đây đã chìm trong gai tre và lau lách.
Huy Đức
Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị ngày 9-2-2009, bản đưa lên báo online bị rút xuống ngay trong buổi sáng.
Nguồn : Blog Hãy Dành Thời Gian
Cùng thời gian ấy, ở bên núi Trà Lĩnh, Cao Bằng, chị Vương Thị Mai Hoa, một giáo viên cấp II, người Tày, mới ra trường, cũng bị giật dậy lúc nửa đêm rồi theo bà con chạy vào hang Phịa Khóa. Hàng trăm dân làng trú trong hang khi pháo Trung Quốc gầm rú ở bên ngoài, rồi lại gồng gánh theo nhau vào phía Lũng Pùa, chạy giặc. Chị Hoa không bao giờ có thể quên “từng đôi mắt” của dòng người gồng gánh ấy. Giờ đây, ngồi trong một cửa hàng bán băng đĩa trên phố Kim Đồng, thị xã Cao Bằng, chị Hoa nhớ lại: “Năm ấy, tôi 20 tuổi. Tôi nghĩ, tại sao mình lại chạy!”. Chị quay lại, sau khi thay quần áo giáo viên bằng bộ đồ chàm vì được những người chạy sau cho biết, rất nhiều người dân ăn mặc như cán bộ đã bị quân Trung Quốc giết chết. Từ trên đồi, chị Hoa thấy quân Trung Quốc gọi nhau ý ới và tiến vào từng đoàn.
“Cuộc Chiến 16 Ngày”
Ngày 15-2-1979, Đại tá Hà Tám, năm ấy là trung đoàn trưởng trung đoàn 12, thuộc lực lượng Biên phòng, trấn ở Lạng Sơn, được triệu tập. Cấp trên của ông nhận định: “Ngày 22 tháng 2, địch sẽ đánh ở cấp sư đoàn”. Ngay trong ngày 15, ông ra lệnh cấm trại, “Cấp chiến thuật phải sẵn sàng từ bây giờ”, ông nói với cấp dưới. Tuy nhiên, ông vẫn chưa nghĩ là địch sẽ tấn công ngay. Đêm 16-2, chấp hành ý kiến của Tỉnh, ông sang trại an dưỡng bên cạnh nằm dưỡng sức một đêm bởi vì ông bị mất ngủ vì căng thẳng sau nhiều tháng trời chuẩn bị. Đêm ấy, Trung Quốc đánh.
Ở Cao Bằng, sáng 16 tháng 2, tất cả các đồn trưởng Biên phòng đều được triệu tập về thị xã Cao Bằng nhận lệnh, sáng hôm sau họ tìm về đơn vị triển khai chiến đấu khi Trung Quốc đã tấn công rồi. Sáng 17-2, Tỉnh Cao Bằng ra lệnh “sơ tán triệt để khỏi thị xã”; đại đội 22 của thị xã Cao Bằng được trang bị thêm 17 khẩu súng chống tăng B41. Ngày 18-2, một chiếc tăng Trung Quốc có “Việt gian” dẫn đường lọt tới Cao Bằng và bị tiêu diệt. Nhiều nơi, chỉ khi nhìn thấy chữ “Bát Nhất”, người dân mới nhận ra đấy là tăng Trung Quốc. Đại tá Hà Tám công nhận: “Về chiến lược ta đánh giá đúng nhưng về chiến thuật có bất ngờ”. Tuy nhiên, Đại tá Hoàng Cao Ngôn, Tỉnh đội trưởng Cao Bằng thời kỳ 17-2, nói rằng, cho dù không có bất ngờ thì tương quan lực lượng là một vấn đề rất lớn. Phần lớn quân chủ lực của Việt Nam đang ở chiến trường Campuchia. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng cầm chân Trung Quốc ở tuyến một, hướng Cao Bằng, chủ yếu là địa phương quân, chỉ có khoảng hơn 2 trung đoàn.
Trong khi, theo tài liệu từ Trung Quốc, chỉ riêng ở Cao Bằng trong ngày 17-2, Trung Quốc sử dụng tới 6 sư đoàn; ở Lạng Sơn 3 sư và Lào Cai 3 sư. Hôm sau, 18-2, Trung Quốc tăng cường cho hướng Cao Bằng 1 sư đoàn và 40 tăng; Lạng Sơn, một sư và 40 tăng; Lào Cai, 2 trung đoàn và 40 tăng. Lực lượng Trung Quốc áp sát Biên giới vào ngày 17-2 lên tới 9 quân đoàn chủ lực. Ngày 17-2, Trung quốc tiến vào Bát xát, Lao Cai; chiều 23-2, Trung Quốc chiếm Đồng Đăng; 24-2, Trung Quốc chiếm thị xã Cao Bằng; ngày 27-2, ở Lạng Sơn, Trung Quốc đánh vào thị xã.
Thế nhưng, bằng một lực lượng nhỏ hơn rất nhiều, các đơn vị Biên giới đã nhanh chóng tổ chức chiến đấu. Theo cuốn “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt”, xuất bản lần đầu năm 1993 của NXB Đại học Tứ Xuyên, quân Trung Quốc đã gọi con đường tiến vào thị xã Cao Bằng của họ là những “khe núi đẫm máu”. Đặc biệt, tiểu đoàn Đặc công 45, được điều lên sau ngày 17-2, chỉ cần đánh trận đầu ở kilomet số 3, đường từ Cao Bằng đi về xuôi qua đèo Tài Hồ Sìn, cũng đã khiến cho quân Trung Quốc khiếp vía. Những người dân Biên giới cho đến hôm nay vẫn nhớ mãi hình ảnh “biển người” quân Trung Quốc bị những cánh quân của ta cơ động liên tục, đánh cho tan tác. Đầu tháng 3-1979, trong khi hai sư đoàn 346, Cao Bằng và 338, Lạng Sơn, thọc sâu đánh những đòn vu hồi. Từ Campuchia, sau khi đuổi Pol Pốt khỏi Phnompênh, hai quân đoàn tinh nhuệ của Việt Nam được điều ra phía Bắc. Ngay sau khi Quân đoàn II đặt những bước chân đầu tiên lên Đồng Mỏ, Lạng Sơn; Quân Đoàn III tới Na Rì; Chủ tịch Nước ra lệnh “Tổng Động viên”… ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân về nước.
Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.
Lặng Lẽ Hoa Đào
Ngồi đợi ông Nguyễn Thanh Loan, người trông giữ nghĩa trang Vị Xuyên, Hà Giang, chúng tôi nhìn ra xa. Tháng Hai ở đây mới là mùa hoa đào nở. Nghĩa trang có 1680 ngôi mộ. Trong đó, 1600 mộ là của các liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến tranh từ ngày 17-2. Ở Vị Xuyên, tiếng súng chỉ thật sự yên vào đầu năm 1990. Năm 1984, khi Trung Quốc nổ súng trở lại hòng đánh chiếm hơn 20 cao điểm ở Thanh Thủy, Vị Xuyên, bộ đội đã phải đổ máu ở đây để giành giật lấy từng tấc đất. Rất nhiều chiến sỹ đã hy sinh, đặc biệt là hy sinh khi tái chiếm đỉnh cao 1509. Ông Loan nhớ lại, cứ nửa đêm về sáng, xe GAT 69 lại chở về, từng túi tử sỹ xếp chồng lên nhau. Trong số 1600 liệt sỹ ấy, chủ yếu chết trong giai đoạn 1984, 1985, có người chết 1988, còn có 200 ngôi mộ chưa xác định được là của ai. Sau khi hoàn thành việc phân giới cắm mốc, cái pháo đài trên đỉnh 1509 mà Trung Quốc dành được và xây dựng trong những năm 80, vẫn còn. Họ nói là để làm du lịch. Từ 1509, có thể nhìn thấu xuống thị xã Hà Giang. Năm 1984, từ 1509 pháo Trung Quốc đã bắn vào thị xã.
Trên đường lên Mèo Vạc, sương đặc quánh ngoài cửa xe. Từng tốp, từng tốp trai gái H’mông thong thả cất bước du xuân. Có những chàng trai đã tìm được cho mình cô gái để cầm tay. Một biên giới hữu nghị và hòa bình là vô cùng quý giá. Năm 1986, vẫn có nhiều người chết vì đạn pháo Trung Quốc nơi đoạn đường mà chúng tôi vừa đi, nơi các cô gái, hôm nay, để cho các chàng trai cầm tay kéo đi với gương mặt tràn trề hạnh phúc.
Quá khứ, rất cần khép lại để cho những hình ảnh như vậy đâm chồi. Nhưng cũng phải trân trọng những năm tháng đã thuộc về quá khứ. Tháng Hai, đứng ở bên này cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn, nhìn sang bên kia, thấy lừng lững một tượng đài đỏ rực mà theo các sỹ quan Biên phòng, Trung Quốc gọi là “ đài chiến thắng”. Trở lại Lạng Sơn, những chiếc xe tăng Trung Quốc bị quân và dân ta bắn cháy hôm 17-2 vốn vẫn nằm bên bờ sông Kỳ Cùng, giờ đã được bán sắt vụn cho các khu gang thép. Ở Cao Bằng, chúng tôi đã cố nhờ mấy người dân địa phương chở ra kilomet số 3, theo hướng đèo Tài Hồ Sìn, tìm tấm bia ghi lại trận đánh diệt 18 xe Trung Quốc của tiểu đoàn đặc công 45, nhưng không thấy. Trở lại Tổng Chúp, phải nhờ đến ông Lương Đức Tấn, Bí thư Chi bộ, nguyên huyện đội phó Hòa An, đưa ra cái giếng mà hôm 9-3-1979, quân Trung Quốc giết 43 thường dân Việt Nam. Ông Tấn cũng chính là một trong những người đầu tiên trở về làng, trực tiếp đỡ từng xác phụ nữ, trẻ em, bị chặt bằng búa, bằng dao rồi quăng xuống giếng. Cái giếng ấy bây giờ nằm sâu trong vườn riêng của một gia đình, không có đường đi vào. Hôm ấy, anh Tấn phải kêu mấy thanh niên đi theo chặt bớt cành tre cho chúng tôi chụp hình bia ghi lại sự kiện mà giờ đây đã chìm trong gai tre và lau lách.
Huy Đức
Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị ngày 9-2-2009, bản đưa lên báo online bị rút xuống ngay trong buổi sáng.
Nguồn : Blog Hãy Dành Thời Gian
Cuộc đời và cái chết rất buồn của Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa
Theo:TTHN
Cố bác sĩ Dương Quỳnh Hoa
Mai Thanh Truyết
-(TTHN) – Bài viết của Mai Thanh Truyết dưới đây có phần đúng sau ngày MTGPMN bị “chặt đầu”. Bài còn thiếu ở phần cuộc đời bà Hoa, có thể gọi là quan trọng lý do thúc đẩy bà theo CS, từ ngày học tại Pháp cho đến ngày chia tay Bs Trần Kim Tuyến tại quán ăn Thủ Đức đi vào khu. Muốn cho đầy đủ, tác giả nên hỏi lại các nhân vật sau đây: Bs Trần Văn Đỗ, BộTrưởng Ngoại Giao VNCH, người Chị ruột bà Hoa cũng là bác sĩ, làm viện Pasteur Saigon, Bs Nguyễn Văn Thọ, TGĐ Thông Tin Đệ Nhứt CHVN và Bs Trần Kim Tuyến.
Cuộc đời và cái chết của bác sĩ Dương Quỳnh Hoa
Bà Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (DQH) vừa nằm xuống ngày thứ bảy 25-2-2006 tại Sài Gòn, và cũng vừa được hỏa táng vào ngày thứ ba 28/2.
Báo chí trong nước cho đến hôm nay, không hề loan tải tin tức trên.
Đài BBC có phỏng vấn Ông Võ Nhơn Trí ở Pháp về tin nầy và phát đi ngày 28/2.
Sự im lặng của CS Việt Nam khiến cho người viết thấy có nhu cầu trang trải và chia xẻ một số suy nghĩ về cái chết của BS DQH để từ đó rút ra thêm một kinh nghiệm sống về tính chất “chuyên chính vô sản” của những người cầm quyền tại Việt Nam hiện tại.
Ô. Bà DQH và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam
BS DQH là một người sống trong một gia đình theo Tây học, có uy tín và thế lực trong giới giàu có ở Sài Gòn từ thập niên 40.
Cha là GS Dương Minh Thới và anh là LS Dương Trung Tín; gia đình sống trong một biệt thự tại đường Bà Huyện Thanh Quan xéo góc Bộ Y tế (VNCH) nằm trên đường Hồng Thập Tự.
LS Tín đã bị ám sát tại Đà Lạt trong đó cái chết của ông cũng không được soi sáng, nhưng đa phần có nhiều nghi vấn là do lý do chính trị vì ông có khuynh hướng thân Pháp thời bấy giờ.
Về phần Bà Hoa, được đi du học tại Pháp vào cuối thập niên 40, đã đỗ bằng Bác sĩ Y khoa tại Paris và về lại Việt Nam vào khoảng 1957 (?). Bà có quan niệm cấp tiến và xã hội, do đó Bà đã gia nhập vào Đảng CS Pháp năm 1956 trước khi về nước.
Từ những suy nghĩ trên, Bà hoạt động trong lãnh vực y tế và lần lần được móc nối và gia nhập vào Đảng CSVN.
Tháng 12/1960, Bà trở thành một thành viên sáng lập của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN. (MTDTGPMN) dưới bí danh Thùy Dương, nhưng còn giữ bí mật cho đến khi Bà chạy vô “bưng” qua ngõ Ba Thu -Mỏ Vẹt xuyên qua Đồng Chó Ngáp. Ngay sau biến cố Tết Mậu Thân, tin tức trên mới được loan tải qua đài phát thanh của Mặt Trận.
Khi vào trong bưng, Bà gặp GS Huỳnh Văn Nghị (HVN) và kết hôn với GS.
Trở qua GS Huỳnh Văn Nghị, Ông cũng là một sinh viên du học tại Pháp, đỗ bằng Cao học (DES) Toán.
Về VN năm 1957, ông dạy học tại trường Petrus Ký trong hai năm, sau đó qua làm ở Nha Ngân sách và Tài chánh. Ông cũng có tinh thần thân Cộng, chạy vô “bưng” năm 1968 và được kết nạp vào đảng sau đó.
Do “uy tín” chính trị quốc tế của Bà Hoa thời bấy giờ rất cao, Mặt Trận, một lá bài của CS Bắc Việt, muốn tận dụng uy tín nầy để tạo sự đồng thuận với chính phủ Pháp hầu gây rối về mặt ngoại giao cho VNCH và đồng minh Hoa Kỳ. Từ những lý do trên, Bà Hoa là một người rất được lòng Bắc Việt, cũng như Ông Chồng là GS HVN cũng được nâng đỡ theo.
Vào đầu thập niên 70, Ông được chuyển ra Bắc và được huấn luyện trong trường đảng. Tại đây, với một tinh thần thông thoáng dân tộc, cộng thêm nhiều lý luận toán học, Ông đã phân tích và chứng minh những lý thuyết giảng dạy ở trường đảng đều không có căn bản lý luận vững chắc và Ông tự quyết định rời bỏ không tiếp tục theo học trường nầy nữa.
Nhưng chính nhờ uy tín của Bà DQH trong thời gian nầy cho nên ông không bị trở ngại về an ninh. Cũng cần nên nói thêm là ông đã từng được đề cử vào chức vụ Bộ trưởng Kinh tế nhưng ông từ chối.
Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa và chồng GS Huỳnh Văn Nghị khi ở trong bưng
Ô.B DQH và Đảng Cộng sản VN
Chỉ một thời gian ngắn sau khi CS Bắc Việt giải tán Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, Ô Bà lúc đó mới vỡ lẽ ra.
Về phần Ô HVN, ông hoàn toàn không hợp tác với chế độ. Năm 1976, trong một buổi ăn tối với 5 người bạn thân thiết, có tinh thần “tiến bộ”, Ông đã công khai tuyên bố với các bạn như sau: “Các “toi” muốn trốn thì trốn đi trong lúc nầy. Đừng chần chờ mà đi không kịp. Nếu ở lại, đừng nghĩ rằng mình đã có công với “cách mạng” mà “góp ý” với đảng”.
Ngay sau đó, một trong người bạn thân là Nguyễn Bá Nhẫn vượt biên và hiện cư ngụ tại Pháp. Còn 4 người còn lại là Lý Chánh Trung (giáo sư văn khoa Sài Gòn), Trần Quang Diệu (TTKý Viện Đại học Đà Lạt), Nguyễn Đình Long (Nha Hàng không Dân sự), và một người nữa người viết không nhớ tên không đi. Ông Trung và Long hiện còn ở Việt Nam, còn ông Diệu đang cư ngụ ở Canada.
Trở lại BS DQH, sau khi CS chiếm đóng miền Nam tháng 4/1975, Bà Hoa được “đặt để” vào chức vụ Tổng trưởng Y tế, Xã hội, và Thương binh trong nội các chính phủ.
Vào tháng 7/75, Hà Nội chính thức giải thể chính phủ Lâm thời và nắm quyền điều hành toàn quốc, chuyển Bà xuống hàng Thứ trưởng và làm bù nhìn như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Định…
Chính trong thời gian nầy Bà lần lần thấy được bộ mặt thật của đảng CS và mục tiêu của họ không phải là phục vụ đất nước Việt Nam mà chính là làm nhiệm vụ của CS quốc tế là âm mưu nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á.
Vào khoảng cuối thập niên 70, Bà đã trao đổi cùng Ô Nguyễn Hữu Thọ: ”Anh và tôi chỉ đóng vai trò bù nhìn và chỉ là món đồ trang sức rẻ tiền cho chế độ. Chúng ta không thể phục vụ cho một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ. Vì vậy tôi thông báo cho anh biết là tôi sẽ trả lại thẻ Đảng và không nhận bất cứ nhiệm vụ nào trong chính phủ cả”.
Đến năm 1979, Bà chính thức từ bỏ tư cách đảng viên và chức vụ Thứ trưởng.
Dĩ nhiên là Đảng không hài lòng với quyết định nầy; nhưng vì để tránh những chuyện từ nhiệm tập thể của các đảng viên gốc miền Nam, họ đề nghị Bà sang Pháp. Nhưng sau cùng, họ đã lấy lại quyết định trên và yêu cầu Bà im lặng trong vòng 10 năm.
Mười năm sau đó, sau khi được “phép” nói, Bà nhận định rằng Đảng CS Việt Nam tiếp tục xuất cảng gạo trong khi dân chúng cả nước đang đi dần đến nạn đói. Và nghịch lý thay, họ lại yêu cầu thế giới giúp đỡ để giải quyết nạn nghèo đói trong nước.
Trong thời gian nầy Bà tuyên bố: ”Trong hiện trạng của Đất Nước hiện tại (thời bấy giờ), xuất cảng gạo tức là xuất cảng sức khỏe của người dân.”
Và Bà cũng là một trong những người đầu tiên lên tiếng báo động vào năm 1989 cho thế giới biết tệ trạng bán trẻ em Việt Nam ngay từ 9, 10 tuổi cho các dịch vụ tình dục trong khách sạn và các khu giải trí dành cho người ngoại quốc do các cơ quan chính phủ và quân đội điều hành.
Sau khi rời nhiệm vụ trong chính phủ, Bà trở về vị trí của một BS nhi khoa. Qua sự quen biết với giới trí thức và y khoa Pháp, Bà đã vận động được sự giúp đỡ của hai giới trên để thành lập Trung Tâm Nhi Khoa chuyên khám và chữa trị trẻ em không lấy tiền và Bà cũng được viện trợ thuốc men cho trẻ em Việt Nam suy dinh dưỡng nhất là acid folic và các lọai vitamin.
Nhưng tiếc thay, số thuốc trên khi về Việt Nam đã không đến tay Bà mà tất cả được chuyển về Bắc.
Bà xin chấm dứt viện trợ, nhưng lại được “yêu cầu” phải xin lại viện trợ vì …nhân dân (của Đảng!).
Về tình trạng trẻ con suy dinh dưỡng, với tính cách thông tin, chúng tôi xin đưa ra đây báo cáo của Bà Anneke Maarse, chuyên gia tư vấn của UNICEF trong hội nghị ngày 1/12/03 tại Hà Nội : ”Hiện Việt Nam có 5,1 triệu người khuyết tật chiếm 6,3% trên tổng số 81 triệu dân. Qua khảo sát tại 648 gia đình tại ba vùng Phú Thọ, Quảng Nam và Tp HCM cho thấy có tới 24% trẻ em tàn tật dạng vận động, 92,3% khuyết tật trí tuệ, và 19% khuyết tật thị giác lẫn ngôn ngữ. Trong số đó tỷ lệ trẻ em khuyết tật bẩm sinh chiếm tới 72%.
Vào năm 1989, Bà đã được ký giả Morley Safer, phóng viên của đài truyền hình CBS phỏng vấn. Những lời phỏng vấn đã được ghi lại trong cuốn sách của ông dưới tựa đề Flashbacks on Returning to Việt Nam do Random House, Inc. NY, 1990 xuất bản. Qua đó, một sự thật càng sáng tỏ là con của Bà, Huỳnh Trung Sơn bị bịnh viêm màng não mà Bà không có thuốc để chữa trị khi còn ở trong bưng và đây cũng là một sự kiện đau buồn nhất trong đời Bà. Cũng trong cuốn sách vừa kể trên, Bà cũng đã tự thú là đã sai lầm ở một khoảng thời gian nào đó. Nhưng Bà không luyến tiếc vì Bà đã đạt được mục đích là làm cho những người ngoại quốc ra khỏi đất nước Việt Nam.
Sau cùng, chúng tôi xin liệt kê ra đây hai trong những nhận định bất hủ của BS DQH là:
”Trong chiến tranh, chúng tôi sống gần nhân dân, sống trong lòng nhân dân. Ngày nay, khi quyền lực nằm an toàn trong tay rồi, đảng đã xem nhân dân như là một kẻ thù tiềm ẩn.”
Và khi nhận định về bức tường Bá Linh, Bà nói: ” Đây là ngày tàn của một ảo tưởng vĩ đại.”
BS DQH và Vụ kiện Da Cam
Theo nhiều nguồn dư luận hải ngoại, trước khi ký kết Thương ước Mỹ-Việt dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton, hai chính phủ đã đồng ý trong một cam kết riêng không phổ biến là Việt Nam sẽ không đưa vụ Chất độc màu Da cam để kiện Hoa Kỳ, và đổi lại, Mỹ sẽ ký thương ước với Việt Nam và sẽ không phủ quyết để Việt Nam có thể gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong tương lai.
Có lẽ vì “mật ước” Mỹ-Việt vừa nêu trên, nên Việt Nam cho thành lập Hội Nạn nhân chất Độc Da cam/Dioxin Việt Nam ngày 10/1/2004 ngay sau khi có quyết định chấp thuận của Bộ Nội vụ ngày 17/12/2003.
Đây là một Hội dưới danh nghĩa thiện nguyện nhưng do Nhà Nước trợ cấp tài chính và kiểm soát.
Ban chấp hành tạm thời của Hội lúc ban đầu gồm:
- Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước làm Chủ tịch danh dự;
- Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND làm Chủ tịch;
- GS, BS Nguyễn Trọng Nhân, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam làm Phó Chủ tịch;
- Ô Trần Văn Thụ làm Thư ký.
Trong buổi lễ ra mắt, Bà Bình đã khẳng định rõ ràng rằng: ”Chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất chất độc hoá học da cam phải thừa nhận trách nhiệm tinh thần, đạo đức và pháp lý. Những người phục vụ chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũ ở miền Nam không được đưa vào danh sách trợ cấp”. Theo một bản tin của Thông tấn xã Việt Nam thì đây là một tổ chức của những nạn nhân chất Da cam, cũng như các cá nhân, tập thể tự nguyện đóng góp để giúp các nạn nhân khắc phục hậu quả chất độc hoá học và là đại diện pháp lý của các nạn nhân Việt Nam trong các quan hệ với các tổ chức và cơ quan trong cũng như ngoài nước. Thế nhưng, trong danh sách nạn nhân chất da cam trong cả nước được Việt Nam ước tính trên 3 triệu mà chính phủ đã thiết lập năm 2003 để cung cấp tiền trợ cấp hàng tháng, những nạn nhân đã từng phục vụ cho VNCH trước đây thì không được đưa vào danh sách nầy (Được biết năm 2001, trong Hội nghị Quốc tế tại Hà Nội, số nạn nhân được Việt Nam nêu ra là 2 triệu!). Do đó có thể nói rằng, việc thành lập Hội chỉ có mục đích duy nhất là hỗ trợ cho việc kiện tụng mà thôi.
Vào ngày 30/1/2004, Hội đã nộp đơn kiện 37 công ty hóa chất ở Hoa Kỳ tại tòa án liên bang Brooklyn, New York do luật sư đại diện cho phía Việt Nam là Constantine P. Kokkoris. (Được biết LS Kokkoris là một người Mỹ gốc Nga, đã từng phục vụ cho tòa Đại sứ Việt ở Nga Sô và có vợ là người Việt Nam họ Bùi). Hồ sơ thụ lý gồm 49 trang trong đó có 240 điều khoản. Danh sách nguyên đơn liệt kê như sau:
- Hội Nạn nhân Chất Da cam/Dioxin Việt Nam;
- Bà Phan Thị Phi Phi, giáo sư Đại học Hà Nội;
- Ông Nguyễn Văn Quý, cựu chiến binh tham chiến ở miền Nam trước 1975, cùng với hai người con là Nguyễn Quang Trung (1988) và Nguyễn Thị Thu Nga (1989);
- Bà Dương Quỳnh Hoa, Bác sĩ, nguyên Bộ trưởng Y tế Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, và con là Huỳnh Trung Sơn; và
- Những người cùng cảnh ngộ.
Đây là một vụ kiện tập thể (class action) và yêu cầu được xét xử có bồi thẩm đoàn. Các đương đơn tố các công ty Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế và tội ác chiến tranh, vi phạm luật an toàn sản phẩm, cẩu thả và cố ý đả thương, âm mưu phạm pháp, quấy nhiễu nơi công cộng và làm giàu bất chánh để
(1) đòi bồi thường bằng tiền do thương tật cá nhân, tử vong, và dị thai và
(2) yêu cầu tòa bắt buộc làm giảm ô nhiễm môi trường, và
(3) để hoàn trả lại lợi nhuận mà các công ty đã kiếm được qua việc sản xuất thuốc khai quang.
Không có một bằng chứng nào được đính kèm theo để biện hộ cho các cáo buộc, mà chỉ dựa vào tin tức và niềm tin (nguyên văn là upon information and belief). Tuy nhiên, đơn kiện có nêu đích danh một số nghiên cứu mới nhất về dioxin của Viện Y khoa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, công ty cố vấn Hatfield Consultants của Canada, Bác sĩ Arnold Schecter của trường Y tế Công cộng Houston thuộc trường Đại học Texas, và Tiến sĩ Jeanne Mager Stellman của trường Đại học Columbia, New York.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa cũng như quá trình hoạt động của Bà từ những năm 50 cho đến hiện tại. Tên Bà nằm trong danh sách nguyên đơn cũng là một nghi vấn cần phải nghiên cứu cặn kẽ.
Theo nội dung của hồ sơ kiện tụng, từ năm 1964 trở đi, Bà thường xuyên đi đến thành phố Biên Hòa và Sông Bé (?) là những nơi đã bị phun xịt thuốc khai quang nặng nề.
Từ năm 1968 đến 1976, nguyên đơn BS Hoa là Tổng trưởng Y tế của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam và ngụ tại Tây Ninh. Trong thời gian nầy Bà phải che phủ trên đầu bằng bao nylon và đã đi ngang qua một thùng chứa thuốc khai quang mà máy bay Mỹ đã đánh rơi.
(Cũng xin nói ở đây là chất da cam được chứa trong những thùng phuy 200L và có sơn màu da cam. Chất nầy được pha trộn với nước hay dầu theo tỷ lệ 1/20 hay hơn nữa và được bơm vào bồn chứa cố định trên máy bay trước khi được phun xịt. Như vậy làm gì có cảnh thùng phuy rơi rớt!?).
Năm 1970, Bà hạ sinh đứa con trai tên Huỳnh Trung Sơn (cũng có tên trong đơn kiện như một nguyên đơn, tuy đã mất) bị phát triển không bình thường và hay bị chứng co giật cơ thể. Sơn chết vào lúc 8 tháng tuổi.
Trong thời gian chấm dứt chiến tranh, BS Hoa bắt đầu bị chứng ngứa ngáy ngoài da.
Năm 1971, Bà có mang và bị sẩy thai sau 8 tuần lễ.
Năm 1972, Bà lại bị sẩy thai một lần nữa, lúc 6 tuần mang thai.
Năm 1985, BS Hoa đã được chẩn bịnh tiểu đường.
Và sau cùng năm 1998 Bà bị ung thư vú và đã được giải phẩu.
Năm 1999, Bà được thử nghiệm máu và BS Schecter (Hoa Kỳ) cho biết là lượng Dioxin trong máu của Bà có nồng độ là 20 ppt (phần ức).
Và sau cùng, kết luận trong hồ sơ kiện tụng là: Bà BS Hoa và con là nạn nhân của chất độc Da cam.
Qua những sự kiện trên chúng ta thấy có nhiều điều nghịch lý và mâu thuẫn về sự hiện diện của tên Bà trong vụ kiện ở Brooklyn.
Để tìm giải đáp cho những điều nghịch lý trên, chúng tôi xin trích dẫn những phát biểu của Bà trong một cuộc tiếp xúc thân hữu tại Paris trung tuần tháng 5/2004.
Theo lời Bà (từ miệng Bà nói, lời của một người bạn tên VNT có mặt trong buổi tiếp xúc trên) thì “người ta đã đặt tôi vào một sự đã rồi (fait accompli).
Tên tôi đã được ghi vào hồ sơ kiện không có sự đồng ý của tôi cũng như hoàn toàn không thông báo cho tôi biết. “Người ta chỉ đến mời tôi hợp tác khi có một ký giả người Úc thấy tên tôi trong vụ kiện yêu cầu được phỏng vấn tôi. Tôi chấp nhận cuộc gặp gỡ với một điều kiện duy nhất là tôi có quyền nói sự thật, nghĩa là tôi không là người khởi xướng vụ kiện cũng như không có ý muốn kiện Hoa Kỳ trong vấn đề chất độc da cam.”
Dĩ nhiên cuộc gặp gỡ giữa Bà Hoa và phóng viên người Úc không bao giờ xảy ra.
Bà còn thêm rằng: ”Trong thời gian mà tất cả mọi người nhất là đảng CS bị ám ảnh về việc nhiễm độc dioxin, tôi cũng đã nhờ một BS Hoa Kỳ khám nghiệm (khoảng 1971) tại Pháp và kết quả cho thấy là lượng dioxin trong máu của tôi dưới mức trung bình (2ppt).”
Đến đây, chúng ta có thể hình dung được kết quả của vụ kiện.
Và ngày 10 tháng 3 năm 2005, Ông chánh án Jack Weinstein đã tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn vụ kiện tại tòa án Brooklyn, New York.
Bài học được rút ra từ cái chết của BS DQH
Từ những tin tức về đời sống qua nhiều giai đoạn của Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, hôm nay Bà đã đi trọn quãng đường của cuộc đời Bà. Những bước đầu đời của Bà bắt đầu với bầu nhiệt huyết của tuổi thanh niên, lý tưởng phục vụ cho tổ quốc trong sáng. Nhưng chính vì sự trong sáng đó Bà đã không phân biệt và bị mê hoặc bởi những lý thuyết không tưởng của hệ thống cộng sản thế giới. Do đó Bà đã bị lôi cuốn vào cơn gió lốc của cuộc chiến VN. Và Bà đã đứng về phía người Cộng sản.
Khi đã nhận diện được chân tướng của họ, Bà bị vỡ mộng và có phản ứng ngược lại. Nhưng vì thế cô, Bà không thể nào đi ngược lại hay “cải sửa” chế độ. Rất may cho Bà là Bà chưa bị chế độ nghiền nát. Không phải vì họ sợ hay thương tình một người đã từng đóng góp cho chế độ (trong xã hội CS, loại tình cảm tiểu tư sản như thế không thể nào hiện hữu được), nhưng chính vì họ nghĩ còn có thể lợi dụng được Bà trong những mặc cả kinh tế – chính trị giữa các đối cực như Pháp và Hoa Kỳ, trong đó họ chiếm vị thế ngư ông đắc lợi. Vì vậy, họ không triệt tiêu Bà.
Hôm nay, chúng ta có thể tiếc cho Bà, một người Việt Nam có tấm lòng yêu nước nhưng không đặt đúng chỗ và đúng thời điểm; do đó, khi đã phản tỉnh lại bị chế độ đối xử tệ bạc. Tuy nhiên, với một cái chết trong im lặng, không kèn không trống, không một thông tin trên truyền thông về một người đã từng có công đóng góp một phần cho sự thành tựu của chế độ như Bà đã khiến cho chúng ta phải suy nghĩ, suy nghĩ về tính vô cảm của người cộng sản, cũng như suy nghĩ về tính chuyên chính vô sản của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Đối với chế độ hiện hành, sẽ không bao giờ có được sự đối thoại bình đẳng, trong đó tinh thần tôn trọng dân chủ dứt khoát không hề hiện hữu như các sinh hoạt chính trị của những quốc gia tôn trọng nhân quyền trên thế giới. Vì vậy, với cơ chế trên, hệ thống XHCN sẽ không bao giờ biết lắng nghe những tiếng nói “đóng góp” đích thực cho công cuộc xây dựng Đất và Nước cả.
Bài học DQH là một bài học lớn cho những ai còn hy vọng rằng cơ hội ngày hôm nay đã đến cho những người còn tâm huyết ở hải ngoại ngõ hầu mang hết khả năng và kỹ năng về xây dựng quê hương.
Hãy hình dung một đóng góp nhỏ nhặt như việc cung cấp những thông tin về nguồn nước ở các sông ngòi ở Việt Nam đã bị kết án là vi phạm “bí mật quốc gia” theo Quyết định của Thủ tướng Việt Nam số 212/203/QĐ-TTg ký ngày 21/10/2003.
Như vậy, dù là “cùng là máu đỏ Việt Nam” nhưng phải là máu đã “cưu mang” một chủ thuyết ngoại lai mới có thể được xem là chính danh để xây dựng quê hương Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta, những người Việt trong và ngoài nước, còn nặng lòng với đất nước, tưởng cũng cần suy gẫm trường hợp Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa ngõ hầu phục vụ tổ quốc và dân tộc trong sự thức tỉnh, đừng để bị mê hoặc bởi chủ thuyết cưỡng quyền.
Tổ quốc là đất nước chung – Dân tộc là tất cả thành tố cần phải được bảo vệ và thừa hưởng phúc họa bình đẳng với nhau. Rất tiếc điều này không xảy ra cho Việt Nam hiện tại.
Ghi chú: Ngày 3/3/2006, trên báo SGGP, GS Trần Cửu Kiếm, nguyên ủy viên Ban Quân y miền Nam, một người bạn chiến đấu của Bà trong MTDTGPMN, có viết một bài ngắn để kỷ niệm về BS DQH.
Chỉ một bài duy nhứt từ đó đến nay.
Mong tất cả trí thức Việt Nam đặc biệt là trí thức miền Nam học và thấm thía bài học nầy qua trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa.
Mai Thanh Truyết
Nguyễn Ngọc Già – Làm sao đừng để có thêm Đoàn Văn Vươn?
Nguyễn Ngọc Già
Ông Phạm Đăng Hoan – Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang (hình bên trái)
và ông Lê Thanh Liêm – Chủ tịch xã Vinh Quang là em trai ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch huyện Tiên Lãng (hình bên phải)Trong khi nét mặt Phạm Đăng Hoan biểu lộ sự cay cú, thiểu não khi bị đồng bọn cấp trên bỏ rơi bằng quyết định đình chỉ chức vụ, thì khuôn mặt Lê Thanh Liêm tỏ ra căm hận, giận dữ và ném thẳng cặp mắt đỏ lửa trợn trừng như thú dữ bị thương (1). Liêm không có ý định né tránh ống kính, mà tỏ ra khiêu khích giới báo chí cùng dư luận bằng khuôn miệng mím chặt, nét mặt hằn vết hận thù và hung tợn. Bọn chúng là “SẢN PHẨM CHÍNH HIỆU” của chế độ Cộng sản: hung hãn, độc địa và phi nhân tính. Người dân không thể tìm chút hy vọng tạm gọi là “lương tâm còn sót lại” khi nhìn hai bộ mặt này! Khó thể gọi tên nỗi kinh hoàng nếu chúng thoát tội và phục hồi chức vị! Sự thù hận thâm căn cố đế bằng mọi giá phải rửa hận của bọn chúng là điều phải nghĩ tới! Phải bằng mọi cách triệt tiêu “sức mạnh” của những con quỷ đội lốt người như thế này!
Các luật sư, luật gia, chuyên gia về đất đai bàn luận về vụ án gia đình Đoàn Văn Vươn trong khi ông Nguyễn Phú Trọng cùng quan chức CS tổ chức cuộc gặp các cựu lãnh đạo đảng cấp cao mới đây (2), cho thấy việc “phê và tự phê”, “chỉnh đốn đảng” chỉ còn là sự kêu gào trong tuyệt vọng. Không ai quên, ông Phan Văn Khải đã từng rên rỉ: “Trên bảo dưới không nghe!”. Do vậy, ông Trọng và các ông (bà) khác muốn “nhờ” mấy ông “cựu cao cấp” dùng uy tín để “chấn chỉnh”, kêu gọi “đoàn kết” thì hãy nghĩ đến hai chữ: VÔ VỌNG! Bởi chính bản thân các ông như: Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Lê Hồng Anh, Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh, Tô Huy Rứa, Nguyễn Chí Vịnh, Phùng Quang Thanh kể cả ông Nguyễn Phú Trọng… đã làm được việc đó chưa?
Chẳng lẽ giới đương kim cầm quyền chưa bao giờ nghĩ rằng: sự rạn nứt trầm trọng, tha hóa tận cùng hiện nay không phải là do các ông “nguyên”, “cựu” tạo ra? Vui lòng nhớ lại các “đồng chí”: Nguyễn Bá Thanh (Bí thư Đà Nẵng), Lê Thanh Hải (Bí thư Tp.HCM), Nguyễn Trường Tô (Cựu chủ tịch Hà Giang), Trần Thanh Mẫn (Bí thư Cần Thơ), Hồ Xuân Mãn (Cựu bí thư Huế), Trần Thị Kim Cúc (cựu bí thư Tiền Giang) v.v… CHÍNH CỘNG SẢN CÁC NGƯỜI đã tạo ra những “sản phẩm chết người” như thế! Người Việt Nam đang phải “tiêu dùng” những “phế phẩm” độc hại như vậy!
Những biểu hiện chứng tỏ sự chây ì, liều lĩnh, ngông nghênh, bạo ngược qua vụ án Đoàn Văn Vươn, Trần Ngọc Sương và nhiều vụ án khác đã chứng tỏ “chất ly khai”, sự hỗn loạn, ẩu đả kinh hoàng của người CS rõ như ban ngày. Đừng trông mong cứu vãn. Vô ích!
Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố quyết định thu hồi, cưỡng chế gia đình anh Vươn là SAI HOÀN TOÀN ư? Hãy cùng đọc lại cái nghị định 69/2009/ ngày 13/8/2009 mà CHÍNH TAY ông Dũng ký ban hành, tại KHOẢN 2 ĐIỀU 40 CÓ GHI(3) (*):
Điều 40. Giải quyết khiếu nại về giá đất bồi thường, quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất:
2. Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất…
Chúng ta đừng ngại trương dẫn điều này ra trước công luận (vì có thể nhiều người nghĩ bất lợi cho anh Vươn). Không! Cần tố cáo rõ, có căn cứ đàng hoàng rằng: bọn Liêm, Hoan, Hiền, Thoại, Ca, Thành, Điền… ĐANG LÀM ĐÚNG THEO NGHỊ ĐỊNH DO CHÍNH TAY ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG KÝ đấy chứ! Và giờ đây, bọn Liêm, Hiền, Thoại, Ca, Thành, Điền… đang bị bỏ rơi và phản bội từ Nguyễn Tấn Dũng! Bọn chúng uất ức, cay cú là điều hoàn toàn đúng! Cái “chết” của bọn chúng là không ngờ gia đình anh Vươn đã bùng nổ chống lại dữ dội, làm chúng không thể bưng bít thông tin. Nhắc điều này để thấy rõ bản chất bất lương của CS: sau này, nếu có cưỡng chế, chắc chắn chúng sẽ táo tợn và thâm độc hơn rất nhiều, để không làm “dậy sóng ba đào” trong dân chúng. Đây cũng chính là sự báo động cho người dân hãy càng thắt chặt tình nghĩa láng giềng và dần dần tạo ra những quy ước với nhau khi bọn tham quan tiến hành cưỡng chế đất. Bằng những quy ước, mỗi gia đình, cá nhân nên bắt tay nhau nhịp nhàng để đảm nhận mỗi vai trò khi hữu sự. Phân công rõ cho từng gia đình, từng người khi cưỡng chế đất xảy ra. Cái dở trong việc anh Vươn là thiếu những quy ước chòm xóm với nhau. Sự chia rẽ, “đèn nhà ai nấy sáng” đã trở thành vũ khí hữu hiệu cho bọn tham quan thành công trong cưỡng chế.
***Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm gì được? Người dân chúng ta hãy đừng tin giới cầm quyền từ lớn đến nhỏ, như lời cảnh báo của bà Lê Hiền Đức vừa qua.
Trừ phi, Dương Anh Điền, Nguyễn Văn Thành, Đỗ Hữu Ca, Đỗ Trung Thoại… cùng anh em Hiền, Liêm, Hoan… bị “bứng” ra khỏi nhà để dọn chỗ ngủ trong nhà giam thì lúc đó hãy tin Nguyễn Tấn Dũng có đủ lực để phế truất, thẳng tay trừng trị, bằng ngược lại vài con muỗi nhép: Hiền, Liêm, Hoan… chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm hoặc giả nhận vài ba tháng tù treo, người dân còn tiếp tục mất đất. Trong trường hợp Nguyễn Tấn Dũng “bứng” được giới cầm quyền Hải Phòng, Tiên lãng, Vinh Quang thì hãy nghĩ về tương lai của chính con cháu thì tốt hơn. Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Minh Triết…liệu có an toàn trong 5 năm sau? Phe cánh của bọn Hiền, Thoại, Ca, Điền, Thành… liệu có để yên không? (**)
Cứu dân chính là cứu con cháu các vị về sau. Hỡi người cộng sản còn lương tâm!
Vì thế, cuộc bầu cử tự do cùng thể chế tam quyền phân lập rạch ròi, xem ra bức thiết hơn việc sửa đổi Luật đất đai mà nhiều người đang lên tiếng. Điều này lại có vẻ bỏ ngỏ, bởi không biết còn bao nhiêu người CSVN còn lương tâm như giới cầm quyền Miến Điện. Phải chăng đây là cách tiến hành dân chủ không đổ máu trong tương lai gần có thể xảy ra? Hay từ sự vùng lên của hàng trăm ngàn người với một ngọn cờ “Nobel Hòa Bình” cho những cuộc xuống đường đồng loạt kết hợp với vận động binh lính, công an đứng về phía người dân cùng sự hỗ trợ quốc tế đang được trông ngóng? Chẳng lẽ máu người dân vô tội tiếp tục đổ?
Hỡi người Cộng sản, hãy sớm thức tỉnh và hãy tin người Việt Nam bao dung, nhân hậu không kém người dân Miến Điện!
Miến Điện làm được, tại sao Việt Nam không thể?
Nguyễn Ngọc Già
_________________
http://dantri.com.vn/c728/s728-565196/dinh-chi-chuc-vu-bi-thu-va-chu-tich-xa-vinh-quang-sau-vu-cuong-che.htm (1).
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120214_former_leaders_meeting.shtml (2)
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/08/15/363/ (3)
(*)Nếu độc giả nào có thời gian chỉ cần xem trang blog nhỏ bé này, cũng đủ nhức đầu hoa mắt với 152 phản hồi bức xúc của người dân mất đất. Huống chi, nói đến phạm vi toàn quốc!!! Cho tôi gọi là thảm họa! Quả đúng là thảm họa cho người dân chúng ta.
(**) Cách đây 2 hôm, khoảng gần 12 giờ khuya, cháu trai tôi chở tôi đi về ngang qua địa chỉ 91 Nguyễn Đình Chiểu Quận 3, tôi thấy trước cổng là một chòi gác cùng 3 chú an ninh đứng quanh đấy. Giới cầm quyền cấp cao chưa bao giờ có được giấc ngủ an lành. Nếu bạn đi ngang qua địa chỉ 212 Khánh Hội Quận 4, bạn sẽ thấy, đèn đường (thay vì chĩa ra ngoài) lại chĩa ngược lại, nhằm soi thật sáng vào nhà một quan chức cấp cao của Tp.HCM. Đó là sự thật. Tôi không thể chụp hình để chứng minh vì cần đảm bảo an toàn cá nhân.
và ông Lê Thanh Liêm – Chủ tịch xã Vinh Quang là em trai ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch huyện Tiên Lãng (hình bên phải)Trong khi nét mặt Phạm Đăng Hoan biểu lộ sự cay cú, thiểu não khi bị đồng bọn cấp trên bỏ rơi bằng quyết định đình chỉ chức vụ, thì khuôn mặt Lê Thanh Liêm tỏ ra căm hận, giận dữ và ném thẳng cặp mắt đỏ lửa trợn trừng như thú dữ bị thương (1). Liêm không có ý định né tránh ống kính, mà tỏ ra khiêu khích giới báo chí cùng dư luận bằng khuôn miệng mím chặt, nét mặt hằn vết hận thù và hung tợn. Bọn chúng là “SẢN PHẨM CHÍNH HIỆU” của chế độ Cộng sản: hung hãn, độc địa và phi nhân tính. Người dân không thể tìm chút hy vọng tạm gọi là “lương tâm còn sót lại” khi nhìn hai bộ mặt này! Khó thể gọi tên nỗi kinh hoàng nếu chúng thoát tội và phục hồi chức vị! Sự thù hận thâm căn cố đế bằng mọi giá phải rửa hận của bọn chúng là điều phải nghĩ tới! Phải bằng mọi cách triệt tiêu “sức mạnh” của những con quỷ đội lốt người như thế này!
Các luật sư, luật gia, chuyên gia về đất đai bàn luận về vụ án gia đình Đoàn Văn Vươn trong khi ông Nguyễn Phú Trọng cùng quan chức CS tổ chức cuộc gặp các cựu lãnh đạo đảng cấp cao mới đây (2), cho thấy việc “phê và tự phê”, “chỉnh đốn đảng” chỉ còn là sự kêu gào trong tuyệt vọng. Không ai quên, ông Phan Văn Khải đã từng rên rỉ: “Trên bảo dưới không nghe!”. Do vậy, ông Trọng và các ông (bà) khác muốn “nhờ” mấy ông “cựu cao cấp” dùng uy tín để “chấn chỉnh”, kêu gọi “đoàn kết” thì hãy nghĩ đến hai chữ: VÔ VỌNG! Bởi chính bản thân các ông như: Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Lê Hồng Anh, Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh, Tô Huy Rứa, Nguyễn Chí Vịnh, Phùng Quang Thanh kể cả ông Nguyễn Phú Trọng… đã làm được việc đó chưa?
Chẳng lẽ giới đương kim cầm quyền chưa bao giờ nghĩ rằng: sự rạn nứt trầm trọng, tha hóa tận cùng hiện nay không phải là do các ông “nguyên”, “cựu” tạo ra? Vui lòng nhớ lại các “đồng chí”: Nguyễn Bá Thanh (Bí thư Đà Nẵng), Lê Thanh Hải (Bí thư Tp.HCM), Nguyễn Trường Tô (Cựu chủ tịch Hà Giang), Trần Thanh Mẫn (Bí thư Cần Thơ), Hồ Xuân Mãn (Cựu bí thư Huế), Trần Thị Kim Cúc (cựu bí thư Tiền Giang) v.v… CHÍNH CỘNG SẢN CÁC NGƯỜI đã tạo ra những “sản phẩm chết người” như thế! Người Việt Nam đang phải “tiêu dùng” những “phế phẩm” độc hại như vậy!
Những biểu hiện chứng tỏ sự chây ì, liều lĩnh, ngông nghênh, bạo ngược qua vụ án Đoàn Văn Vươn, Trần Ngọc Sương và nhiều vụ án khác đã chứng tỏ “chất ly khai”, sự hỗn loạn, ẩu đả kinh hoàng của người CS rõ như ban ngày. Đừng trông mong cứu vãn. Vô ích!
Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố quyết định thu hồi, cưỡng chế gia đình anh Vươn là SAI HOÀN TOÀN ư? Hãy cùng đọc lại cái nghị định 69/2009/ ngày 13/8/2009 mà CHÍNH TAY ông Dũng ký ban hành, tại KHOẢN 2 ĐIỀU 40 CÓ GHI(3) (*):
Điều 40. Giải quyết khiếu nại về giá đất bồi thường, quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất:
2. Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất…
Chúng ta đừng ngại trương dẫn điều này ra trước công luận (vì có thể nhiều người nghĩ bất lợi cho anh Vươn). Không! Cần tố cáo rõ, có căn cứ đàng hoàng rằng: bọn Liêm, Hoan, Hiền, Thoại, Ca, Thành, Điền… ĐANG LÀM ĐÚNG THEO NGHỊ ĐỊNH DO CHÍNH TAY ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG KÝ đấy chứ! Và giờ đây, bọn Liêm, Hiền, Thoại, Ca, Thành, Điền… đang bị bỏ rơi và phản bội từ Nguyễn Tấn Dũng! Bọn chúng uất ức, cay cú là điều hoàn toàn đúng! Cái “chết” của bọn chúng là không ngờ gia đình anh Vươn đã bùng nổ chống lại dữ dội, làm chúng không thể bưng bít thông tin. Nhắc điều này để thấy rõ bản chất bất lương của CS: sau này, nếu có cưỡng chế, chắc chắn chúng sẽ táo tợn và thâm độc hơn rất nhiều, để không làm “dậy sóng ba đào” trong dân chúng. Đây cũng chính là sự báo động cho người dân hãy càng thắt chặt tình nghĩa láng giềng và dần dần tạo ra những quy ước với nhau khi bọn tham quan tiến hành cưỡng chế đất. Bằng những quy ước, mỗi gia đình, cá nhân nên bắt tay nhau nhịp nhàng để đảm nhận mỗi vai trò khi hữu sự. Phân công rõ cho từng gia đình, từng người khi cưỡng chế đất xảy ra. Cái dở trong việc anh Vươn là thiếu những quy ước chòm xóm với nhau. Sự chia rẽ, “đèn nhà ai nấy sáng” đã trở thành vũ khí hữu hiệu cho bọn tham quan thành công trong cưỡng chế.
***Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm gì được? Người dân chúng ta hãy đừng tin giới cầm quyền từ lớn đến nhỏ, như lời cảnh báo của bà Lê Hiền Đức vừa qua.
Trừ phi, Dương Anh Điền, Nguyễn Văn Thành, Đỗ Hữu Ca, Đỗ Trung Thoại… cùng anh em Hiền, Liêm, Hoan… bị “bứng” ra khỏi nhà để dọn chỗ ngủ trong nhà giam thì lúc đó hãy tin Nguyễn Tấn Dũng có đủ lực để phế truất, thẳng tay trừng trị, bằng ngược lại vài con muỗi nhép: Hiền, Liêm, Hoan… chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm hoặc giả nhận vài ba tháng tù treo, người dân còn tiếp tục mất đất. Trong trường hợp Nguyễn Tấn Dũng “bứng” được giới cầm quyền Hải Phòng, Tiên lãng, Vinh Quang thì hãy nghĩ về tương lai của chính con cháu thì tốt hơn. Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Minh Triết…liệu có an toàn trong 5 năm sau? Phe cánh của bọn Hiền, Thoại, Ca, Điền, Thành… liệu có để yên không? (**)
Cứu dân chính là cứu con cháu các vị về sau. Hỡi người cộng sản còn lương tâm!
Vì thế, cuộc bầu cử tự do cùng thể chế tam quyền phân lập rạch ròi, xem ra bức thiết hơn việc sửa đổi Luật đất đai mà nhiều người đang lên tiếng. Điều này lại có vẻ bỏ ngỏ, bởi không biết còn bao nhiêu người CSVN còn lương tâm như giới cầm quyền Miến Điện. Phải chăng đây là cách tiến hành dân chủ không đổ máu trong tương lai gần có thể xảy ra? Hay từ sự vùng lên của hàng trăm ngàn người với một ngọn cờ “Nobel Hòa Bình” cho những cuộc xuống đường đồng loạt kết hợp với vận động binh lính, công an đứng về phía người dân cùng sự hỗ trợ quốc tế đang được trông ngóng? Chẳng lẽ máu người dân vô tội tiếp tục đổ?
Hỡi người Cộng sản, hãy sớm thức tỉnh và hãy tin người Việt Nam bao dung, nhân hậu không kém người dân Miến Điện!
Miến Điện làm được, tại sao Việt Nam không thể?
Nguyễn Ngọc Già
_________________
http://dantri.com.vn/c728/s728-565196/dinh-chi-chuc-vu-bi-thu-va-chu-tich-xa-vinh-quang-sau-vu-cuong-che.htm (1).
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120214_former_leaders_meeting.shtml (2)
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/08/15/363/ (3)
(*)Nếu độc giả nào có thời gian chỉ cần xem trang blog nhỏ bé này, cũng đủ nhức đầu hoa mắt với 152 phản hồi bức xúc của người dân mất đất. Huống chi, nói đến phạm vi toàn quốc!!! Cho tôi gọi là thảm họa! Quả đúng là thảm họa cho người dân chúng ta.
(**) Cách đây 2 hôm, khoảng gần 12 giờ khuya, cháu trai tôi chở tôi đi về ngang qua địa chỉ 91 Nguyễn Đình Chiểu Quận 3, tôi thấy trước cổng là một chòi gác cùng 3 chú an ninh đứng quanh đấy. Giới cầm quyền cấp cao chưa bao giờ có được giấc ngủ an lành. Nếu bạn đi ngang qua địa chỉ 212 Khánh Hội Quận 4, bạn sẽ thấy, đèn đường (thay vì chĩa ra ngoài) lại chĩa ngược lại, nhằm soi thật sáng vào nhà một quan chức cấp cao của Tp.HCM. Đó là sự thật. Tôi không thể chụp hình để chứng minh vì cần đảm bảo an toàn cá nhân.
Cơ hội của quan tham là địa ngục của người nghèo
Tác giả: Tuần Việt Nam
HIện nay người xác nhận hiệu quả sử dụng đất để người có đất
được tiếp tục sử dụng hay không chính là chính quyền địa phương. Cơ chế
này tiềm ẩn nguy cơ xung đột lợi ích. Trong nhiều trường hợp, người dân
buộc phải cầu cạnh chính quyền để giữ đất, cơ hội cho nguy cơ tham nhũng
rất cao.>> Kỳ 1: “Người dân thực sự làm chủ ruộng đất được bao lâu?”
Hạn chế quyền thu hồi đất của Nhà nước để chặn tham nhũng
Nhà báo Thu Hà: Có một vấn đề đã được đặt ra trên nhiều diễn đàn công khai rằng “chính địa ngục của người nghèo đã làm nên thiên đàng cho người giàu”? để ám chỉ những quan chức tham lam, nhân danh Nhà nước chiếm dụng ruộng đất của dân. Theo các ông, những quan chức tham lam đã lách qua những kẻ hở luật pháp nào để tư lợi?
GS. Đặng Hùng Võ: Kênh nối giữa các quan tham và người dân sử dụng đất là cơ chế tham nhũng trong quản lý đất đai. Những nghiên cứu về tham nhũng trong đất đai ở Việt Nam đều chỉ ra rằng có 2 hình thức chủ yếu: dạng thứ nhất là “bôi trơn” khi giải quyết các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; dạng thứ hai là “chạy” để được áp dụng biện pháp thu hồi đất của người sử dụng đất để giao cho nhà đầu tư. Dạng thứ nhất là tham nhũng có giá trị nhỏ, nhưng số lượng rất lớn vì hộ gia đình nào cũng có đất. Dạng tham nhũng này thuộc về các cán bộ nghiệp vụ địa chính và lãnh đạo UBND cấp có thẩm quyền ký giấy chứng nhận. Dạng tham nhũng thứ hai có giá trị rất lớn nhưng số lượng ít vì chỉ liên quan tới các dự án đầu tư kinh tế. Người dân chẳng may bị mất đất thì mất nghiệp, rơi vào cảnh nghèo hèm như bỗng sa xuống địa ngục. Các quan tham và các nhà đầu tư dự án được đất, nhất là những nơi đắc địa, thì cùng nhau phú quý như được lên thiên đàng. Địa tô đã chạy trrên kênh này từ người mất đất sang người được đất. Trái với cả lẽ dân chủ, lẽ công bằng và lẽ văn minh.
Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề lớn trong chính sách đất đai nông nghiệp, đang tạo nên nhiều bức xúc trên thực tế. Thời hạn được quy định từ Luật Đất đai 1993 với tinh thần hết thời hạn vẫn được tiếp tục sử dụng nếu việc sử dụng đất có hiệu quả. Tiêu chí để được tiếp tục sử dụng đất là “sử dụng có hiệu quả”, một tiêu chí mù mờ. Hơn nữa, ai là người xác nhận tiêu chí này. Trên thực tế, chắc chắn phải là chính quyền từ thôn, qua xã, tới huyện. Người nông dân lại phải đưa đầu vào 3 cửa quan để được xác nhận là “sử dụng đất có hiệu quả”. Thế là tham nhũng sẽ đến.
Vấn đề này được đề cập khi xây dựng Luật Đất đai 2003, câu hỏi được đặt ra là “khi hết thời hạn thì làm gì?”. Có một luồng ý kiến cho rằng hết thời hạn thì chia lại đất cho công bằng, một luồng khác lại cho rằng như thế thì hóa ra cứ 20 năm lại cải cách ruộng đất một lần, sợ lắm, loạn xã hội nông thôn mất, lại phải lót tay để được nhận ruộng đất tốt ư, cần kéo dài thời hạn, hay tốt nhất là bỏ quách thời hạn đi, chia ruộng đất một lần thôi. Hai luồng ý kiến ngang nhau nên không quyết được và phải gác lại giải quyết trước khi hết hạn gần nhất (15/10/2013). Thế là mười năm qua (2003-2013) người nông dân nào cũng lo lắng, không biết ruộng đất mình đang nắm giữ có còn của mình không hay là rơi vào tay người khác vì chia lại. Đã vậy thì sử dụng đất cho cạn kiệt đi, không cần bồi bổ gì vì chắc đâu còn của mình nữa. Năng suất ngày một kém đi. Cách biết việc mà thấy khó rồi để lại cũng đâu phải là hay.
Vì không giải quyết được tận gốc vấn đề thời hạn nên Nghị định 181 đưa ra quy định hết thời hạn không được thu hồi đất nông nghiệp. Chính sách lớn đến vậy mà quan huyện Tiên Lãng cứ thu hồi, mặc kệ pháp luật…
Ông Nguyễn Đình Lộc: Khi chúng ta nói đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước đại diện quản lí tạo ra một cái hấp dẫn cho bộ máy. Sau này vi phạm đất đai thì chính cán bộ ta, nhà nước ta. Vi phạm luật đất đai chính là những người trong bộ máy nhà nước. Nhà nước quản lý thì cụ thể là ai?
Nhà báo Thu Hà: Như vậy người ta có thể hiểu là, do chúng ta định nghĩa “sở hữu toàn dân” là quá chung chung, mập mờ khiến cho một số quan chức tham lam nhân danh tập thể làm giàu bất chính?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Tôi còn nhớ sau này mỗi lần xử lí vấn đề gì về đất đai ai cũng nói đất đai thuộc về toàn dân, bây giờ chúng ta có vũ khí rất chắc trong tay là sở hữu toàn dân nhưng thực chất là sở hữu nhà nước, nói toàn dân cho đẹp vậy thôi. Nói đất đai sở hữu toàn dân gây cảm nhận không đúng.
Bà luật sư nổi tiếng Ngô Bá Thành từng bảo, không biết nói đùa hay nói thật: “sở hữu toàn dân là mỗi người có một đám đất”.
GS. Đặng Hùng Võ: Sở hữu toàn dân mang tính khẩu hiệu là chính, toàn dân không phải là môt chủ thể của xã hội. Nội dung cụ thể cũng tùy từng quốc gia hành xử. Về lý luận, sở hữu đối với đất đai là một loại hình sở hữu đặc biệt, không giống sở hữu các tài sản thông thường khác. Đặc biệt ở chỗ, có một phần quyền định đoạt do nhà nước thực hiện, một phần do người giữ đất thực hiện, thậm chí môt phần do cộng đồng định đoạt. Dù gán tên sở hữu là gì thì nội dung cụ thể vẫn như vậy. Điều quan trọng là cho dân quyền đến đâu và Nhà nước giữ quyền đến đâu. Tên sở hữu là gì chỉ là việc dán “nhãn”.
Hiến pháp năm 1959 của ta vẫn chấp nhận đa sở hữu về đất đai, trong đó có sở hữu của cá nhân người lao động và sở hữu của tư sản dân tộc với lý do nước ta đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đến Hiến pháp năm 1980, chúng ta định nghĩa đất đai và các tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc sở hữu toàn dân mà không có bất kỳ một xử lý tài chính nào. Hiến pháp năm 1992 cũng vậy. Vì thế Luật Đất đai năm 2003 ra đời trong điều kiện bảo đảm sở hữu toàn dân về đất đai, không thảo luận về vấn đề này.
Các vị khách tham gia Bàn tròn trực tuyến. Ảnh: Nguyễn Hoàng |
GS. Đặng Hùng Võ: Đó cũng là một dạng giọt nước tràn li. Tất nhiên, tôi cho rằng sớm muộn chúng ta cũng phải đổi mới, ít nhất là cũng là đổi mới theo hướng làm đầy quyền giao dịch đất đai cho người đang giữ đất (ta đã có đủ) và hạn chế lại quyền thu hồi đất của Nhà nước.
Thứ nhất , quyền “Nhà nước thu hồi đất” là sản phẩm riêng của pháp luật đất đai của nước ta, không có trong Hiến pháp. Hiến pháp hiện hành chỉ quy định Nhà nước có quyền trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của dân khi thật cần thiết vì mục đích quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia. Quyền sử dụng đất là tài sản của dân. Vậy hãy thay quyền “Nhà nước thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế” bằng quyền “Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng quyền sử dụng đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia” như Hiến pháp quy định. Làm được việc này thì quyền của Nhà nước và quyền của người đang giữ đất ở ta và ở các nước phát triển giống hệt nhau.
Thứ hai, khi đã xác định nội dung cụ thể rồi thì tên gọi chỉ là hình thức. Đặt tên là “toàn dân” hay đặt tên là “Nhà nước” hay đặt tên là “tư nhân” đều được. Có chuyên gia nói rằng tên “sở hữu toàn dân” là đặc thù rất Việt Nam. Sự thực không phải, sở hữu toàn dân là tên gọi chung về sở hữu đất đai của nhiều nước xã hội chủ nghĩa cũ. Thường khi xem xét vấn đề sở hữu, các chuyên gia nước ngoài cũng nhìn vào nội dung là chính, không luận nhiều về hình thức tên gọi đâu.
Tôi còn nhớ, khi đàm phán Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và gần đây là chuyện ta đề nghị các nước công nhận Việt Nam có là nền kinh tế thị trường đầy đủ, các chuyên gia nước ngoài hay xoáy vào “sở hữu toàn dân về đất đai”. Các chuyên gia về đất đai của ta lại phải giải thích rất kỹ về nội dung của sở hữu này, nghe xong nội dung họ ồ lên và nói tốt vì quyền của người dân không khác gì bên họ. Họ chỉ băn khoăn vì sao ta lại cho UBND địa phương quyền thu đất lớn đến thế, không sợ tham nhũng hay sao?
Nhà báo Thu Hà: Ông có dẫn chứng?
GS. Đặng Hùng Võ:Vụ Tiên Lãng là một điển hình. Luật pháp không cho thu hồi đất nông nghiệp khi hết thời hạn mà chính quyền vẫn thu hồi, thu hồi để giao cho xã quản lý. Một gia đình nhỏ nhoi không chịu nghe quyết định thu hồi thì cưỡng chế bằng một lực lượng vũ trang ngang một đại đội. Thoạt đầu nghe tôi không tin là ở đâu đó lại có chuyện quái lạ đến như thế. Đất đang sử dụng có hiệu quả mà lại thu hồi lại để quản lý. Sau khi nghe kỹ thì cũng thấy “hợp lý”. Ông chủ tịch huyện và ông chủ tịch xã là 2 anh em ruột, nên ông huyện quyết tâm cưỡng chế để giao đất đẹp cho em quản lý cũng là dễ hiểu.
Làm rõ ai là chủ
TS. Đặng Kim Sơn: Tôi nghĩ anh Đặng Hùng Võ có lý khi nói chỉ cần chúng ta cải thiện cái việc quyền thu hồi sẽ ngăn chặn được những câu chuyện mà nó diễn ra như ở Tiên Lãng (Hải Phòng) hay ở Ô Khảm (Trung Quốc). Tuy nhiên, câu chuyện đất đai ở đây chúng ta mới nói đến một góc vấn đề.
Nhân đây tôi nói thêm một góc khác, là đất nông lâm trường. Hiện chúng ta có 4 triệu ha đất nông lâm trường, ở đó không phải là câu chuyện không phải có một ông nào đó đứng ra thu hồi của người dân vì nó nằm trong tay nhà nước, về mặt hình thức. Thật ra đấy là đất vô chủ, đất bị chiếm dụng, chiếm đoạt một cách chính thức. Vậy nếu chúng ta chỉ giải quyết vấn đề thu hồi thôi thì chưa đủ. Ở đây phải làm rõ vấn đề chủ, ai là chủ?
Quay lại câu chuyện như ông Nguyễn Đình Lộc và ông Đặng Hùng Võ đã nói lúc đầu, nếu chúng ta nói toàn dân cũng có nghĩa là không ai cả, cũng như nếu nói của tất cả mọi người thì cũng có nghĩa không của ai. Thực ra, thủ trưởng đương nhiệm của nông trường ấy là người nắm quyền, ít nhất là nếu như là đất công ở trong thành phố cho thuê. Tôi đã thấy những cơ quan cho thuê không biết bao nhiêu đất, trong khi có những cơ quan như cơ quan tôi bây giờ vẫn phải đi thuê nhà riêng của dân để làm cơ quan.
Thế rồi, tệ hơn nữa là người ta bán đi, mà nông lâm trường thì họ ký hợp đồng giao khoán, đủ loại giao khoán. Vấn đề là tiền vào túi ai ngoài cái túi tập thể ấy, tệ hơn là nữa là vào túi vài cá nhân. Tóm lại, các ông chủ đích thực là nhà nước chả được gì, toàn dân cũng không được gì cả.
Từ đó tôi mới nghĩ câu chuyện sở hữu là phải làm rất rõ, phải xác định chủ nhân rất cụ thể mới được. Mục đích chính là làm cho nó có chủ, để cho nó rõ khả năng quản lý. Và cuối cùng cái gì của nhà nước phải về nhà nước, để chia lại cho toàn dân, phải nộp thuế. Còn cái gì không thuộc về nhà nước thì mỗi người dân phải sử dụng nó hiệu quả.
Chế tài đảm bảo không cho những người không sản xuất tích lũy đất đai cũng rất dễ. Cứ thể hiện cụ thể ngay trong luật trong luật cho rõ ràng là được. Làm sao đảm bảo những người nông dân làm ăn chân chính có cơ hội đầu tư phát triển sản xuất, làm ăn lớn.
Nhà báo Thu Hà: Xin được hỏi ông Sơn, hiện nay tỷ lệ người nông dân tích lũy được trên 5 ha đất có nhiều không?
TS. Đặng Kim Sơn: Hiện nay chúng ta có khoảng 10 triệu hộ nông dân mà chỉ có 1 vạn trang trại thôi, tức là chiếm khoảng 1% dân số là trang trại, có thể nói tỷ lệ đó của chúng ta là rất nhỏ, vào loại nhất thế giới, bình quân ruộng đất của ta khoảng 0,64 ha/người.
Ngay các nước Đông Nam Á, người ta tệ nhất cũng phải 1,2 ha, Thái Lan phải 5 ha, không nước nào nửa ha như mình cả.
Nhà báo Thu Hà: Có thể hiểu là lâu nay cơ hội vẫn chưa mở ra cho những người nông dân, vẫn còn những người cày chưa có ruộng.
TS. Đặng Kim Sơn: Cứ như thế này thì sản xuất nông nghiệp chỉ có tụt lùi. Tôi chưa nói đến đi lên CNXH, trước hết chúng ta phải đi lên để đảm bảo tăng trưởng bình thường của nền kinh tế, chúng ta phải công nghiệp hóa, phải tạo việc làm. Ban nãy chúng ta nói câu chuyện đất đai và người cày, thì bây giờ câu chuyện chính là song song quá trình tích lũy vào tay những người làm ăn giỏi thì phải rút lao động ra khỏi nông thôn, chuyển sang phi nông nghiệp. Đấy mới chính là tăng trưởng bền vững.
Nhà báo Thu Hà: Điều này chỉ có thể làm được khi chúng ta làm rõ được hai vấn đề cơ bản về không gian và thời gian trong sở hữu. Như vậy, sửa Luật Đất đai tới đây phải theo hướng nào mới đảm bảo “người cày có ruộng” sẽ được các vị khách mời bàn thảo trong kỳ 3 của tọa đàm. Mời quí vị cùng theo dõi.
“Sau thời điểm 30/4/1975, chúng ta đã tiến hành giải quyết vấn đề ruộng đất thực hiện theo chỉ thị 57, phân bổ đất cho những hộ nghèo. Lúc bấy giờ đây là quan điểm đúng. Sau đó, chúng ta lại tiến hành cải tạo nông nghiệp, điều chỉnh ruộng đất theo bình quân đầu người thành ra manh mún khiến cho nhiều trung nông có kinh nghiệm sản xuất bị triệt tiêu vì không đủ lư liệu sản xuất, còn những người nghèo không biết về sản xuất lại sở hữu ruộng đất. Chúng ta mong muốn tạo ra sự công bằng nhưng thực tế thì không phải như vậy. Sau đó chúng ta còn tiến hành cải tạo nông nghiệp, lấy mô hình của Miền Bắc áp hẳn cho Miền Nam mà không chú ý đến đặc trưng của từng vùng miền, khiến cho nông dân ĐBSCL bất bình, họ bỏ bê ruộng đất, vườn tược không thiết tha.
Những năm 1980, chính tôi đã phải trực tiếp giải quyết những phản ứng của nông dân khi họ chống lại cách làm không công bằng. Thời điểm đó cả nước thiếu lương thực trầm trọng.
Mặc dù xảy ra đã lâu, và sau đó chúng ta đã kịp thời phản tỉnh khi quyết định thực hiện con đường Đổi Mới, nhưng trong chừng mực một số bất cập hiện nay là hệ luỵ của một thời gò ép.
Đặc biệt gần đây, nhiều thửa ruộng đang được chuyển đổi mục đích thành các KCN, KĐT khiến cho nhiều nông dân mất tư liệu sản xuất. Không có đất trong tay, chỉ có một khoản đền bù ít ỏi và chưa được chuẩn bị nên số đông người nông dân ở ĐBSCL đã gặp khó khăn trong mưu sinh trong khi đó một số ít những người cơ hội ngày càng trở nên giàu có nhờ kinh doanh những mảnh đất nông nghiệp màu mỡ khiến cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Đó là điều nông dân đang rất bức xúc.
Nhìn lại mấy chục năm qua, người nông dân một lòng tin theo Đảng, nhưng họ cũng là những người rất khẳng khái, khi đường hướng sai họ sẽ không phục.”
Ông Lê Phước Thọ (Sáu Hậu), Uỷ viên Bộ Chính trị khoá VII, nguyên Bí thư tỉnh uỷ Sóc Trăng, nguyên Bí thư tỉnh uỷ Hậu Giang; nguyên Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương và nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Nguyễn Quang Duy – Viễn Tượng Việt Nam: Tự Do, Tri Thức Và Phát Triển
Nguyễn Quang Duy
Tác giả gửi cho X-CafeVN
Tại sao Việt Nam thua kém các quốc gia trong vùng? Làm sao để đưa đất nước thóat khỏi suy thóai từng bước phát triển? Tại sao Việt Nam không có một tầng lớp trí thức? Trả lời được những câu hỏi nói trên sẽ thấy rõ vai trò của người trí thức.
Bài viết lần trước “Người Trí Thức Đưa Đất Nước Đi Lên” tổng hợp các tranh luận cho thấy thiếu một thể chế tự do, Việt Nam không thể có tầng lớp trí thức. Thiếu một tầng lớp trí thức, Việt Nam không thể phát triển hay vươn lên. Việt Nam cần có tự do và hiện nay vai trò của người trí thức là dấn thân để mang lại tự do.
Bài viết trên cũng nhắc đến trường phái lý thuyết tăng trưởng mới (new growth theory) chứng minh được tăng trưởng và phát triển quốc gia tùy thuộc vào tri thức. Từ lâu khái niệm kinh tế tri thức đã được đảng Cộng sản Việt Nam đưa vào các Nghị Quyết, nhưng khái niệm họ đưa ra lại thiếu đi hình bóng con người, yếu tố chính trong tất cả các nền kinh tế. Khi thiếu đi hình bóng con người không một lý thuyết nào có thể trở thành thực tiễn.
Kinh Tế lại là môn khoa học xã hội học nhằm giải thích cách thức các nền kinh tế vận hành qua nối kết giữa các cá nhân với nhau. Bài viết xin giới thiệu đến bạn đọc một mô hình lý thuyết tăng trưởng mới (new growth theory) nối kết giữa những cá nhân cùng sinh họat trong một thể chế tựdo. Mô hình này đã được thuyết trình tại Hội Nghị vềVăn Hóa và Tương Lai Việt Nam do Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu tổ chức tại Marrickville Town Hall Sydney vào tháng 6 năm 1995. Bài viết bằng Anh Ngữ đã được phổ biến trên tạp chí Integration. Trong tình hình hiện tại người viết xin cập nhật và phổ biến rộng rãi với ước mong tìm ra một hướng đi cho Việt Nam.
Mô Hình Con Người Tự Do
Khi còn trẻ mọi cá nhân đều có một trình độ kiến thức giống nhau. Mọi trẻ em đều cùng đến trường học tập. Nhà trường giáo dục các em biết suy nghĩ, biết đặt vấn đề, biết tập lựa chọn và biết tự quyết định cho chính mình.
Một trong những lựa chọn cá nhân là ngòai giờ học và ăn nghỉ, các em dành thời giờ còn lại để làm gì. Thời giờ và thể lực của các em đều có giới hạn, các em có thể chọn đi làm kiếm chút ít tiền quà vặt, dành thời giờ giúp cha mẹ hay cộng đồng, hay dành thời gian cho các môn thể thao, vui chơi, giải trí.
Các em cũng có thể dùng thời giờ đó để học hỏi thêm nhằm xây dựng cho mình một kiến thức rộng hơn hay chuyên môn hơn, giúp các em chọn cho mình một sự nghiệp vững chắc hơn. Các em lại thường chọn cân bằng: vừa học, vừa chơi, vừa làm, vừa giúp đỡ gia đình cộng đồng xã hội.
Gia đình và nhà trường lãnh vai trò thúc đẩy, khuyến khích và tạo một môi trường lành mạnh để các em có thể tự phát triển trở thành những người hữu ích cho xã hội. Vì lợi ích chung cho tòan xã hội, nhà nước có bổn phận phải đầu tư cho giáo dục.
Lòng hiếu học, nỗ lực cá nhân và khả năng quyết định ngành nghề tương lai là yếu tố chính quyết định sự nghiệp cá nhân. Khi đã có công ăn việc làm vững chắc, sau giờ làm việc cá nhân lại có quyền lựa chọn để dành thời gian cho gia đình hay vui chơi giải trí.
Cá nhân có thể chọn lựa làm thêm giờ để tăng thu nhập cá nhân. Cũng vì thời giờ và sinh lực của mỗi cá nhân đều có giới hạn, khi cá nhân làm thêm đến một mức độ nào đó năng suất lao động sẽ giảm, có thể dẫn đến sản lượng giảm và có khi ảnh hưởng đến phẩm chất của thành phẩm làm ra. Một xã hội văn minh không khuyến khích cá nhân làm việc thái quá. Người làm việc quá đáng dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”, trường hợp này là phi kinh tế.
Ngược lại nếu cá nhân dành một phần thời gian tiếp tục học hỏi chuyên môn. Với kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn được cập nhật, cá nhân có nhiều cơ hội phát hiện những ý tưởng, những điều mới mẻ, những sáng kiến, những phát minh.
Qua các trao đổi cá nhân, các cuộc thảo luận nhóm, các sách báo hay mạng tòan cầu, những điều hay điều mới mà cá nhân phát hiện sẽ nhanh chóng và rộng rãi truyền đạt để biến thành kiến thức chung cho tòan nhân lọai. Những kiến thức mới này lại được các cá nhân khác tiếp nhận và chuyển biến thành những kiến thức mới hơn. Quá trình tích lũy cứ thế diễn tiến, khối tri thức chung cho tòan nhân lọai càng ngày càng được bồi đắp.
Trường phái lý thuyết tăng trưởng mới lập luận rằng tăng trưởng và phát triển là do kết quả việc cá nhân đầu tư cho việc học hỏi trong một môi trường trao đổi kiến thức một cách tự do như đã diễn tả bên trên. Vai trò của những chuyên viên là biết tiếp nhận và chuyển hóa khối kiến thức chung thành những sản phẩm phục vụ con người và đất nước. Những cá nhân có nhiều công trình đóng góp cho xã hội sẽ được xã hội nhìn nhận như những người trí thức.
Khi nói đến phát triển là nói đến thay đổi mặt phẩm xã hội. Còn việc tận dụng sức lực con người, lạm dụng tài nguyên thiên nhiên hay môi trường như hiện nay chỉ làm tăng con số tăng trưởng chứ không tăng mặt phẩm của mức độ tăng trưởng kinh tế. Tài nguyên môi trường có giới hạn, lạm dụng ngày nay là đánh cướp của thế hệ mai sau.
Đây chỉ là một mô hình hết sức đơn giản, điều căn bản là cá nhân được huấn luyện và đào tạo trong môi trường tự do. Họ được tòan quyền lựa chọn và quyết định. Họ chấp nhận sự tồn tại của nhà nước để bảo vệ và xây dựng một môi trường tự do cho họ và cho xã hội. Nhà nước cần đề ra những chính sách để thu hút và gìn giữ nhân tài, những chính sách nhằm phát huy và tận dụng những tài sản trí tuệ nhân lọai, như tuyệt đối tôn trọng tự do ngôn luận, tự do thông tin báo chí, cộng tác và xây dựng một mạng lưới thông tin tòan cầu….
Trái ngược với mô hình bên trên là mô hình kinh tếkế họach hóa cộng sản. Mọi quyết định đều dựa theo những kế họach do đảng Cộng sản đề ra. Cá nhân được đào tạo và làm theo chỉ thị và kế họach đã được đề ra.
Học Để Làm Gì ?
Mô hình đều dựa trên nhiều giả thuyết, việc phá vỡcác giả thuyết sẽ mang mô hình đến gần thực tế hơn. Vẫn biết học là điều kiện căn bản vậy tại sao trong cùng những điều kiện và với nỗ lực giống nhau lại dẫnđến những mức độ thành công khác nhau ? Phải chăng vì mỗi người vì mỗi xã hội có những động lực thúc đẩy học tập khác nhau ?
Từ những năm 1940, Triết Gia Lý Đông A đã nhìn ra sự việc “Học nuôi thân nô tài, Học nuôi trí nhân tài, Học nuôi tâm thiên tài”. Suy ngẫm tư tưởng của ông giúp chúng ta trả lời được câu hỏi.
Dưới xã hội cộng sản cá nhân học chỉ để có chỗ đứng trong guồng máy cộng sản, có chỗ nuôi thân, mất hẳn động lực: học để thăng tiến. Một số rất ít người có trí tiến thủ thì lại mất tự do, mất quyền suy nghĩ và mọi thứ đều không nằm trong kế họach đã được đề ra. Khó có cơ hội để họ hòan tất những công trình đóng góp cho xã hội, khó trở thành người trí thức và vì thế đất nước luôn trong tình trạng suy thoái. Đây là hậu quả chung đã xẩy ra tại tất cả các quốc gia cộng sản.
Ngay tại Hoa Kỳ mãi đến những năm 1980, nền giáo dục vẫn đặt nặng vai trò hướng nghiệp, nhưng thị trường nhân dụng càng ngày càng trởnên đa dạng hơn, khó tiên đóan hơn. Gây ra chuyện nhiều người có chuyên môn nhưng lại không có việc làm hay không có việc làm xứng đáng.
Nền giáo dục hiện đại đào tạo cá nhân biết suy nghĩ, biết đặt vấn đề, biết tập lựa chọn và biết tự quyết định cho chính mình. Giáo dục khai phóng càng ngày càng được áp dụng từ gia đình đến học đường và xã hội.
Nói cách khác khuynh hướng giáo dục hiện đại là đào tạo những con người có trí. Khi có trí con người sẽ dễ dàng tiếp nhận sự hiểu biết, dễ dàng chấp nhận sự khác biệt, dễ dàng đối thọai với xã hội, dễ dàng chấp nhận những thay đổi luôn xẩy ra cho họ và cho xã hội. Nhờ đó họ có khả năng thực sự cống hiến cho xã hội, nói theo triết gia Lý Đông A họ là những nhân tài cho đất nước.
Một nhân tài thiếu tâm hay không chịu nuôi dưỡng chữ tâm sẽ không có được những đóng góp thực sự cho nhân quần xã hội. Họ sẽ không bao giờ được xã hội xem là trí thức.
Mở đầu Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ chúng ta thấy được chữ Thiên trong đó: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Cụ Lý Đông A có lẽ đã nghiền ngẫm tư tưởng tạo hóa đã ban cho con người quyền tự do để từ đó cụ có thể mang chữ thiên vào tư tưởng của cụ “Học nuôi tâm thiên tài”.
Tâm đây chính là cái tâm yêu chuộng các quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mình và của những người chung quanh. Theo đó người trí thức phải luôn hướng tới và đấu tranh để có được một thể chế tự do.
Chữ Tâm đi cạnh chữ Thiên thật ra cũng gắn liền với tôn giáo, với văn hóa và với lịch sử dân tộc Việt Nam. Những người sọan ra Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9-1945 (chữ chúng tôiđược dùng trong bản Tuyên Ngôn này) cũng đã sao chép lại những lời vàng ngọc từ Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ. Điều này cho thấy một tầng lớp trí thức yêu chuộng tự do đã trưởng thành ngay trong thời Pháp thuộc là nhờ tâm của họ đã giác ngộ được tạo hóa ban cho con người các quyền tự do. Những người này cũng hướng đến Hoa Kỳ như một chuẩn mực đưa đất nước đi lên.
Tiếc cho đất nước, người đọc Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9-1945 Hồ chí Minh lại là người cộng sản chủ trương tiêu diệt các quyền tự do mà tạo hóa đã ban cho con người. Trí Phú Địa Hào đào tận gốc trốc tận rễ. Cụ Lý Đông A, cụ Trương Tử Anh, cụ Tạ Thu Thâu và hằng ngàn trí thức không theo Hồ chí Minh đều bị tiêu diệt khi đảng Cộng sản cướp được chính quyền. Những người trí thức theo Hồ chí Minh nếu không bị công sản tiêu diệt trong các cuộc chỉnh huấn, chỉnh quân, cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, thì cũng chẳng có được đóng góp nào đáng kể cho dân tộc.
Gần đây nhiều người có học thức cao và địa vị trong xã hội đã biểu lộ tấm lòng yêu tự do, như Doanh Nhân kỹ sư Trần Hùynh Duy Thức, Luật Sư Lê Công Định, Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ, Bác Sỹ Phạm Hồng Sơn, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê thị Công Nhân, Kỹ sư Nguyễn Tiến Trung và nhiều người khác, họ đều xứng đáng được chúng ta xem như những người trí thức. Họ đang kết nối để hình thành một tầng lớp trí thức tự do sửa sọan cho một thể chế tự do.
Việt Nam Sẽ Bắt Kịp Thời Đại Hay Bị Bỏ Rơi ?
Thể chế tự do chỉ là khởi điểm, Việt Nam cần xây dựng một nền giáo dục đào tạo cá nhân biết suy nghĩ, biết đặt vấn đề, biết tập lựa chọn và biết tự quyết định cho chính mình, đào tạo những cá nhân biết yêu chuộng tự do. Có thế Việt Nam mới nhanh chóng vươn lên hòa nhập vào thế giới văn minh.
May thay, Tạo Hóa cũng ban cho hay Ông Bà Tổ Tiên đã truyền lại mỗi con người Việt chúng ta một tấm lòng cầu tiến và hiếu học. Khi có điều kiện mọi người luôn tận dụng khả năng cá nhân để vươn lên theo kịp thờiđại. Vì thế khắp năm châu có rất nhiều nhân tài gốc Việt đang làm việc trong mọi ngành nghề. Nhiều người đã trở thành những trí thức tên tuổi trong xã hội họ đang sống như Phó Tòan Quyền tiểu bang Nam Úc Tiến sỹ Lê văn Hiếu. Khối nhân tài này sẽ đóng góp không ít cho một Việt Nam Tự Do.
Nhận ra điều trên để thấy người Việt trong nước khi có cơ hội cũng sẽ sẵn sàng vươn lên để theo kịp thời đại. Các bạn trẻ đã và đang du học rồi cũng sẽ quay về khi họ có cơ hội để thực sự phụng sự quốc gia.Vì thế viễn tượng cho một Việt Nam giàu đẹp văn minh nằm trong tầm tay người Việt.
Mô hình được thảo luận bên trên không phải chỉ thích hợp với những người chuyên môn mà còn thích hợp cho những người thợ, những nông gia … Trừơng hợp của ông Đòan văn Vươn là một ví dụ điển hình.
Ông Vươn đã tự học hỏi và thực hành những điều học hỏi để ngăn sóng, lấp biển, biến các bãi lầy thành nông trại. Ý tưởng và kết quả việc ông làm được những người khác noi theo biến cả một khu vực sình lầy rộng lớn thành các trang trại. Đóng góp của ông cho Việt Nam vô cùng to lớn. Xã hội biết ơn ông và nhiều người xem ông như một trí thức nông dân.
Ông Vươn còn chấp nhận rủi ro cao để đầu tư trí tuệ đầu tư công của vào ý tưởng xây đập ngăn sóng lấp biển. Trường phái lý thuyết tăng trưởng mới đánh giá cao vai trò của những nhà doanh nhân (entrepreneurs) những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao để biến những ý tưởng thành những sản phẩm phục vụ xã hội. Thiếu bóng doanh nhân khối tri thức nhân lọai không được khai thác và không thể mang lại lợi ích kinh tế. Vì vậy những doanh nhân mới thực sự tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Vì hòan cảnh đất nước, một trí thức một doanh nhân hiếm có như ông Vươn đã sử dụng súng để bảo vệ công lao mà ông và gia đình đã gầy dựng. Sự phản kháng đó đang lan rộng và báo hiệu đã đến lúc người dân bằng mọi phương cách đang đứng dậy để giành lại các quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc mà họ đã mất khi cộng sản cướp được chính quyền.
<=”" b=”">
Lý thuyết xem ra rất phức tạp nhưng nếu chúng ta nắm được cốt lõi của vấn đề thì vô cùng dễ hiểu. Ngay đầu bài người viết cho biết khái niệm kinh tế tri thức đã được đưa vào các Nghị quyết của đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng vì thiếu hình bóng con người tự do nên kết quả đang đi ngược với đường hướng mà đảng Cộng sản đã tuyên truyền.
Báo Quân Đội Nhân Dân ngày 5-2-2012 vừa qua cho đăng bài “Chuẩn bị khả năng đề kháng của quân nhân”có nhấn mạnh đến ảng hưởng thông tin mạng như sau: “… như việc truy cập thông tin trên mạng internet, chỉ cần một quân nhân vô tình đọc được những thông tin “ngoài luồng” rồi “rỉ tai” đồng đội thì liền sau đó sẽ có nhiều quân nhân khác đọc theo. Và lập tức những thông tin này âm ỉlan truyền như những tế bào độc cư trú ngay trong tư tưởng mỗi quân nhân rồi phát triển, “di căn”… Như vậy, đủ thấy tác hại khó lường của “tự diễn biến”,nó tạo ra hiệu ứng tiêu cực về mặt tư tưởng, tâm lý, tiềm ẩn ngay trong suy nghĩ, hành động, việc làm chủ quan, mất cảnh giác hằng ngày của mỗi quân nhân.”
Các thông tin khoa học cũng thế, các công ty các kỹ nghệ để tối đa lợi nhuận thường muốn giữ kín các phát minh. Nhưng nếu bị tiết lộ rò rỉ sẽ nhanh chóng biến thành kiến thức chung cho tòan nhân lọai. Thời đại Thông tin tòan cầu là thế.
Mạng toàn cầu Internet là kho chứa khối tri thức nhân lọai và cũng là phương tiện để trao đổi để truyền đạt ý tưởng và kiến thức đến người sử dụng. Chính thể tự do không lo sợ “đề kháng” tin xấu, vì mỗi cá nhân đều làm chủ được chính mình.
Nhà cầm quyền cộng sản thì ngược lại chỉ muốn dựng lên những tin tốt để tuyên truyền cho chế độ. Người lính người dân thì lại thường muốn nghe muốn xem những tin tức trung thực và khách quan. Đã là con người ai lại không biết suy nghĩ và không muốn tự do. Internet trở thành một phương tiện để mọi người tự học hỏi, tự suy nghĩ, tự đặt vấn đề và tự quyết định. Và như thế chẳng có “Đảng” nào còn có thể lãnh đạo được họ. Bộ Chính Trị đang cố công cậm cự với diễn biến hòa bình, vì đa số các đảng viên cộng sản ngày nay đều tự diễn biến hay tự chuyển hóa trở về với dân tộc về với xã hội văn minh.
Như đã nói bên trên mô hình này đã được xây dựng từ những năm 1995 khi ấy Việt Nam chỉ mới bắt đầu thử nghiệm Internet. Người viết đã tiên đoán đảng Cộng sản chỉ có 2 con đường lựa chọn: tự cô lập đến chết hay sẽ phải trao trả tự do cho tòan dân. Báo Quân Đội Nhân Dân tiết lộ, Quân Đội đang tìm đường đứng về phía nhân dân để giành lại những quyền tự do tạo hóa đã ban cho con người.
Tiếng súng của ông Đoàn văn Vươn đã làm rúng động Bộ Chính Trị, đến độ ông Nguyễn Tấn Dũng đã phải công khai chấp nhận nhà cầm quyền cộng sản đã làm trái pháp luật do chính họ đặt ra. Quân Đội chuyển đã tín hiệu đứng về phía nhân dân. Bộ Chính Trị chỉ còn con đường là trả lại quyền tự do cho dân tộc hay sẽ bị đào thải như đã xẩy ra tại Đông Âu và Liên Sô.
Trong tình hình hiện tại chúng ta có thể xem lại lời tiên đóan của ông Trần Xuân Bách: ”…quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là thế nào? Có nước tự cho mình không cần đổi mới, đã bị bục vỡ. Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh, còn đổi mới chính trị thì chầm chậm cũng bục chuyện. Có nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, đã bục to. Có nước làm cả hai, nhưng không nhịp nhàng, gặp khó khăn.. Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”
Ông Trần Xuân Bách xem chính trị và kinh tếlà cặp chân của một người. Hành Động của một người tự do là từ bộ não. Hiến Pháp Quốc Gia chính là bộ não của một con người tự do. Có một bộ não hợp thời hợp người, chúng ta mới có thể đứng lên bước tới theo kịp thời đại.
Đã đến lúc người Việt khắp nơi hãy cùng lên tiếng vận động thiết lập một Quốc Hội Lập Hiến, sọan thảo một Hiến Pháp Mới, xây dựng một thể chế tự do cho Việt Nam. Có thế Việt Nam mới có thể vươn lên hòa mình vào cộng đồng thế giới tự do.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
14/2/2012
Tác giả gửi cho X-CafeVN
Tại sao Việt Nam thua kém các quốc gia trong vùng? Làm sao để đưa đất nước thóat khỏi suy thóai từng bước phát triển? Tại sao Việt Nam không có một tầng lớp trí thức? Trả lời được những câu hỏi nói trên sẽ thấy rõ vai trò của người trí thức.
Bài viết lần trước “Người Trí Thức Đưa Đất Nước Đi Lên” tổng hợp các tranh luận cho thấy thiếu một thể chế tự do, Việt Nam không thể có tầng lớp trí thức. Thiếu một tầng lớp trí thức, Việt Nam không thể phát triển hay vươn lên. Việt Nam cần có tự do và hiện nay vai trò của người trí thức là dấn thân để mang lại tự do.
Bài viết trên cũng nhắc đến trường phái lý thuyết tăng trưởng mới (new growth theory) chứng minh được tăng trưởng và phát triển quốc gia tùy thuộc vào tri thức. Từ lâu khái niệm kinh tế tri thức đã được đảng Cộng sản Việt Nam đưa vào các Nghị Quyết, nhưng khái niệm họ đưa ra lại thiếu đi hình bóng con người, yếu tố chính trong tất cả các nền kinh tế. Khi thiếu đi hình bóng con người không một lý thuyết nào có thể trở thành thực tiễn.
Kinh Tế lại là môn khoa học xã hội học nhằm giải thích cách thức các nền kinh tế vận hành qua nối kết giữa các cá nhân với nhau. Bài viết xin giới thiệu đến bạn đọc một mô hình lý thuyết tăng trưởng mới (new growth theory) nối kết giữa những cá nhân cùng sinh họat trong một thể chế tựdo. Mô hình này đã được thuyết trình tại Hội Nghị vềVăn Hóa và Tương Lai Việt Nam do Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu tổ chức tại Marrickville Town Hall Sydney vào tháng 6 năm 1995. Bài viết bằng Anh Ngữ đã được phổ biến trên tạp chí Integration. Trong tình hình hiện tại người viết xin cập nhật và phổ biến rộng rãi với ước mong tìm ra một hướng đi cho Việt Nam.
Mô Hình Con Người Tự Do
Khi còn trẻ mọi cá nhân đều có một trình độ kiến thức giống nhau. Mọi trẻ em đều cùng đến trường học tập. Nhà trường giáo dục các em biết suy nghĩ, biết đặt vấn đề, biết tập lựa chọn và biết tự quyết định cho chính mình.
Một trong những lựa chọn cá nhân là ngòai giờ học và ăn nghỉ, các em dành thời giờ còn lại để làm gì. Thời giờ và thể lực của các em đều có giới hạn, các em có thể chọn đi làm kiếm chút ít tiền quà vặt, dành thời giờ giúp cha mẹ hay cộng đồng, hay dành thời gian cho các môn thể thao, vui chơi, giải trí.
Các em cũng có thể dùng thời giờ đó để học hỏi thêm nhằm xây dựng cho mình một kiến thức rộng hơn hay chuyên môn hơn, giúp các em chọn cho mình một sự nghiệp vững chắc hơn. Các em lại thường chọn cân bằng: vừa học, vừa chơi, vừa làm, vừa giúp đỡ gia đình cộng đồng xã hội.
Gia đình và nhà trường lãnh vai trò thúc đẩy, khuyến khích và tạo một môi trường lành mạnh để các em có thể tự phát triển trở thành những người hữu ích cho xã hội. Vì lợi ích chung cho tòan xã hội, nhà nước có bổn phận phải đầu tư cho giáo dục.
Lòng hiếu học, nỗ lực cá nhân và khả năng quyết định ngành nghề tương lai là yếu tố chính quyết định sự nghiệp cá nhân. Khi đã có công ăn việc làm vững chắc, sau giờ làm việc cá nhân lại có quyền lựa chọn để dành thời gian cho gia đình hay vui chơi giải trí.
Cá nhân có thể chọn lựa làm thêm giờ để tăng thu nhập cá nhân. Cũng vì thời giờ và sinh lực của mỗi cá nhân đều có giới hạn, khi cá nhân làm thêm đến một mức độ nào đó năng suất lao động sẽ giảm, có thể dẫn đến sản lượng giảm và có khi ảnh hưởng đến phẩm chất của thành phẩm làm ra. Một xã hội văn minh không khuyến khích cá nhân làm việc thái quá. Người làm việc quá đáng dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”, trường hợp này là phi kinh tế.
Ngược lại nếu cá nhân dành một phần thời gian tiếp tục học hỏi chuyên môn. Với kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn được cập nhật, cá nhân có nhiều cơ hội phát hiện những ý tưởng, những điều mới mẻ, những sáng kiến, những phát minh.
Qua các trao đổi cá nhân, các cuộc thảo luận nhóm, các sách báo hay mạng tòan cầu, những điều hay điều mới mà cá nhân phát hiện sẽ nhanh chóng và rộng rãi truyền đạt để biến thành kiến thức chung cho tòan nhân lọai. Những kiến thức mới này lại được các cá nhân khác tiếp nhận và chuyển biến thành những kiến thức mới hơn. Quá trình tích lũy cứ thế diễn tiến, khối tri thức chung cho tòan nhân lọai càng ngày càng được bồi đắp.
Trường phái lý thuyết tăng trưởng mới lập luận rằng tăng trưởng và phát triển là do kết quả việc cá nhân đầu tư cho việc học hỏi trong một môi trường trao đổi kiến thức một cách tự do như đã diễn tả bên trên. Vai trò của những chuyên viên là biết tiếp nhận và chuyển hóa khối kiến thức chung thành những sản phẩm phục vụ con người và đất nước. Những cá nhân có nhiều công trình đóng góp cho xã hội sẽ được xã hội nhìn nhận như những người trí thức.
Khi nói đến phát triển là nói đến thay đổi mặt phẩm xã hội. Còn việc tận dụng sức lực con người, lạm dụng tài nguyên thiên nhiên hay môi trường như hiện nay chỉ làm tăng con số tăng trưởng chứ không tăng mặt phẩm của mức độ tăng trưởng kinh tế. Tài nguyên môi trường có giới hạn, lạm dụng ngày nay là đánh cướp của thế hệ mai sau.
Đây chỉ là một mô hình hết sức đơn giản, điều căn bản là cá nhân được huấn luyện và đào tạo trong môi trường tự do. Họ được tòan quyền lựa chọn và quyết định. Họ chấp nhận sự tồn tại của nhà nước để bảo vệ và xây dựng một môi trường tự do cho họ và cho xã hội. Nhà nước cần đề ra những chính sách để thu hút và gìn giữ nhân tài, những chính sách nhằm phát huy và tận dụng những tài sản trí tuệ nhân lọai, như tuyệt đối tôn trọng tự do ngôn luận, tự do thông tin báo chí, cộng tác và xây dựng một mạng lưới thông tin tòan cầu….
Trái ngược với mô hình bên trên là mô hình kinh tếkế họach hóa cộng sản. Mọi quyết định đều dựa theo những kế họach do đảng Cộng sản đề ra. Cá nhân được đào tạo và làm theo chỉ thị và kế họach đã được đề ra.
Học Để Làm Gì ?
Mô hình đều dựa trên nhiều giả thuyết, việc phá vỡcác giả thuyết sẽ mang mô hình đến gần thực tế hơn. Vẫn biết học là điều kiện căn bản vậy tại sao trong cùng những điều kiện và với nỗ lực giống nhau lại dẫnđến những mức độ thành công khác nhau ? Phải chăng vì mỗi người vì mỗi xã hội có những động lực thúc đẩy học tập khác nhau ?
Từ những năm 1940, Triết Gia Lý Đông A đã nhìn ra sự việc “Học nuôi thân nô tài, Học nuôi trí nhân tài, Học nuôi tâm thiên tài”. Suy ngẫm tư tưởng của ông giúp chúng ta trả lời được câu hỏi.
Dưới xã hội cộng sản cá nhân học chỉ để có chỗ đứng trong guồng máy cộng sản, có chỗ nuôi thân, mất hẳn động lực: học để thăng tiến. Một số rất ít người có trí tiến thủ thì lại mất tự do, mất quyền suy nghĩ và mọi thứ đều không nằm trong kế họach đã được đề ra. Khó có cơ hội để họ hòan tất những công trình đóng góp cho xã hội, khó trở thành người trí thức và vì thế đất nước luôn trong tình trạng suy thoái. Đây là hậu quả chung đã xẩy ra tại tất cả các quốc gia cộng sản.
Ngay tại Hoa Kỳ mãi đến những năm 1980, nền giáo dục vẫn đặt nặng vai trò hướng nghiệp, nhưng thị trường nhân dụng càng ngày càng trởnên đa dạng hơn, khó tiên đóan hơn. Gây ra chuyện nhiều người có chuyên môn nhưng lại không có việc làm hay không có việc làm xứng đáng.
Nền giáo dục hiện đại đào tạo cá nhân biết suy nghĩ, biết đặt vấn đề, biết tập lựa chọn và biết tự quyết định cho chính mình. Giáo dục khai phóng càng ngày càng được áp dụng từ gia đình đến học đường và xã hội.
Nói cách khác khuynh hướng giáo dục hiện đại là đào tạo những con người có trí. Khi có trí con người sẽ dễ dàng tiếp nhận sự hiểu biết, dễ dàng chấp nhận sự khác biệt, dễ dàng đối thọai với xã hội, dễ dàng chấp nhận những thay đổi luôn xẩy ra cho họ và cho xã hội. Nhờ đó họ có khả năng thực sự cống hiến cho xã hội, nói theo triết gia Lý Đông A họ là những nhân tài cho đất nước.
Một nhân tài thiếu tâm hay không chịu nuôi dưỡng chữ tâm sẽ không có được những đóng góp thực sự cho nhân quần xã hội. Họ sẽ không bao giờ được xã hội xem là trí thức.
Mở đầu Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ chúng ta thấy được chữ Thiên trong đó: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Cụ Lý Đông A có lẽ đã nghiền ngẫm tư tưởng tạo hóa đã ban cho con người quyền tự do để từ đó cụ có thể mang chữ thiên vào tư tưởng của cụ “Học nuôi tâm thiên tài”.
Tâm đây chính là cái tâm yêu chuộng các quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mình và của những người chung quanh. Theo đó người trí thức phải luôn hướng tới và đấu tranh để có được một thể chế tự do.
Chữ Tâm đi cạnh chữ Thiên thật ra cũng gắn liền với tôn giáo, với văn hóa và với lịch sử dân tộc Việt Nam. Những người sọan ra Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9-1945 (chữ chúng tôiđược dùng trong bản Tuyên Ngôn này) cũng đã sao chép lại những lời vàng ngọc từ Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ. Điều này cho thấy một tầng lớp trí thức yêu chuộng tự do đã trưởng thành ngay trong thời Pháp thuộc là nhờ tâm của họ đã giác ngộ được tạo hóa ban cho con người các quyền tự do. Những người này cũng hướng đến Hoa Kỳ như một chuẩn mực đưa đất nước đi lên.
Tiếc cho đất nước, người đọc Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9-1945 Hồ chí Minh lại là người cộng sản chủ trương tiêu diệt các quyền tự do mà tạo hóa đã ban cho con người. Trí Phú Địa Hào đào tận gốc trốc tận rễ. Cụ Lý Đông A, cụ Trương Tử Anh, cụ Tạ Thu Thâu và hằng ngàn trí thức không theo Hồ chí Minh đều bị tiêu diệt khi đảng Cộng sản cướp được chính quyền. Những người trí thức theo Hồ chí Minh nếu không bị công sản tiêu diệt trong các cuộc chỉnh huấn, chỉnh quân, cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, thì cũng chẳng có được đóng góp nào đáng kể cho dân tộc.
Gần đây nhiều người có học thức cao và địa vị trong xã hội đã biểu lộ tấm lòng yêu tự do, như Doanh Nhân kỹ sư Trần Hùynh Duy Thức, Luật Sư Lê Công Định, Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ, Bác Sỹ Phạm Hồng Sơn, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê thị Công Nhân, Kỹ sư Nguyễn Tiến Trung và nhiều người khác, họ đều xứng đáng được chúng ta xem như những người trí thức. Họ đang kết nối để hình thành một tầng lớp trí thức tự do sửa sọan cho một thể chế tự do.
Việt Nam Sẽ Bắt Kịp Thời Đại Hay Bị Bỏ Rơi ?
Thể chế tự do chỉ là khởi điểm, Việt Nam cần xây dựng một nền giáo dục đào tạo cá nhân biết suy nghĩ, biết đặt vấn đề, biết tập lựa chọn và biết tự quyết định cho chính mình, đào tạo những cá nhân biết yêu chuộng tự do. Có thế Việt Nam mới nhanh chóng vươn lên hòa nhập vào thế giới văn minh.
May thay, Tạo Hóa cũng ban cho hay Ông Bà Tổ Tiên đã truyền lại mỗi con người Việt chúng ta một tấm lòng cầu tiến và hiếu học. Khi có điều kiện mọi người luôn tận dụng khả năng cá nhân để vươn lên theo kịp thờiđại. Vì thế khắp năm châu có rất nhiều nhân tài gốc Việt đang làm việc trong mọi ngành nghề. Nhiều người đã trở thành những trí thức tên tuổi trong xã hội họ đang sống như Phó Tòan Quyền tiểu bang Nam Úc Tiến sỹ Lê văn Hiếu. Khối nhân tài này sẽ đóng góp không ít cho một Việt Nam Tự Do.
Nhận ra điều trên để thấy người Việt trong nước khi có cơ hội cũng sẽ sẵn sàng vươn lên để theo kịp thời đại. Các bạn trẻ đã và đang du học rồi cũng sẽ quay về khi họ có cơ hội để thực sự phụng sự quốc gia.Vì thế viễn tượng cho một Việt Nam giàu đẹp văn minh nằm trong tầm tay người Việt.
Mô hình được thảo luận bên trên không phải chỉ thích hợp với những người chuyên môn mà còn thích hợp cho những người thợ, những nông gia … Trừơng hợp của ông Đòan văn Vươn là một ví dụ điển hình.
Ông Vươn đã tự học hỏi và thực hành những điều học hỏi để ngăn sóng, lấp biển, biến các bãi lầy thành nông trại. Ý tưởng và kết quả việc ông làm được những người khác noi theo biến cả một khu vực sình lầy rộng lớn thành các trang trại. Đóng góp của ông cho Việt Nam vô cùng to lớn. Xã hội biết ơn ông và nhiều người xem ông như một trí thức nông dân.
Ông Vươn còn chấp nhận rủi ro cao để đầu tư trí tuệ đầu tư công của vào ý tưởng xây đập ngăn sóng lấp biển. Trường phái lý thuyết tăng trưởng mới đánh giá cao vai trò của những nhà doanh nhân (entrepreneurs) những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao để biến những ý tưởng thành những sản phẩm phục vụ xã hội. Thiếu bóng doanh nhân khối tri thức nhân lọai không được khai thác và không thể mang lại lợi ích kinh tế. Vì vậy những doanh nhân mới thực sự tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Vì hòan cảnh đất nước, một trí thức một doanh nhân hiếm có như ông Vươn đã sử dụng súng để bảo vệ công lao mà ông và gia đình đã gầy dựng. Sự phản kháng đó đang lan rộng và báo hiệu đã đến lúc người dân bằng mọi phương cách đang đứng dậy để giành lại các quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc mà họ đã mất khi cộng sản cướp được chính quyền.
<=”" b=”">
Lý thuyết xem ra rất phức tạp nhưng nếu chúng ta nắm được cốt lõi của vấn đề thì vô cùng dễ hiểu. Ngay đầu bài người viết cho biết khái niệm kinh tế tri thức đã được đưa vào các Nghị quyết của đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng vì thiếu hình bóng con người tự do nên kết quả đang đi ngược với đường hướng mà đảng Cộng sản đã tuyên truyền.
Báo Quân Đội Nhân Dân ngày 5-2-2012 vừa qua cho đăng bài “Chuẩn bị khả năng đề kháng của quân nhân”có nhấn mạnh đến ảng hưởng thông tin mạng như sau: “… như việc truy cập thông tin trên mạng internet, chỉ cần một quân nhân vô tình đọc được những thông tin “ngoài luồng” rồi “rỉ tai” đồng đội thì liền sau đó sẽ có nhiều quân nhân khác đọc theo. Và lập tức những thông tin này âm ỉlan truyền như những tế bào độc cư trú ngay trong tư tưởng mỗi quân nhân rồi phát triển, “di căn”… Như vậy, đủ thấy tác hại khó lường của “tự diễn biến”,nó tạo ra hiệu ứng tiêu cực về mặt tư tưởng, tâm lý, tiềm ẩn ngay trong suy nghĩ, hành động, việc làm chủ quan, mất cảnh giác hằng ngày của mỗi quân nhân.”
Các thông tin khoa học cũng thế, các công ty các kỹ nghệ để tối đa lợi nhuận thường muốn giữ kín các phát minh. Nhưng nếu bị tiết lộ rò rỉ sẽ nhanh chóng biến thành kiến thức chung cho tòan nhân lọai. Thời đại Thông tin tòan cầu là thế.
Mạng toàn cầu Internet là kho chứa khối tri thức nhân lọai và cũng là phương tiện để trao đổi để truyền đạt ý tưởng và kiến thức đến người sử dụng. Chính thể tự do không lo sợ “đề kháng” tin xấu, vì mỗi cá nhân đều làm chủ được chính mình.
Nhà cầm quyền cộng sản thì ngược lại chỉ muốn dựng lên những tin tốt để tuyên truyền cho chế độ. Người lính người dân thì lại thường muốn nghe muốn xem những tin tức trung thực và khách quan. Đã là con người ai lại không biết suy nghĩ và không muốn tự do. Internet trở thành một phương tiện để mọi người tự học hỏi, tự suy nghĩ, tự đặt vấn đề và tự quyết định. Và như thế chẳng có “Đảng” nào còn có thể lãnh đạo được họ. Bộ Chính Trị đang cố công cậm cự với diễn biến hòa bình, vì đa số các đảng viên cộng sản ngày nay đều tự diễn biến hay tự chuyển hóa trở về với dân tộc về với xã hội văn minh.
Như đã nói bên trên mô hình này đã được xây dựng từ những năm 1995 khi ấy Việt Nam chỉ mới bắt đầu thử nghiệm Internet. Người viết đã tiên đoán đảng Cộng sản chỉ có 2 con đường lựa chọn: tự cô lập đến chết hay sẽ phải trao trả tự do cho tòan dân. Báo Quân Đội Nhân Dân tiết lộ, Quân Đội đang tìm đường đứng về phía nhân dân để giành lại những quyền tự do tạo hóa đã ban cho con người.
Tiếng súng của ông Đoàn văn Vươn đã làm rúng động Bộ Chính Trị, đến độ ông Nguyễn Tấn Dũng đã phải công khai chấp nhận nhà cầm quyền cộng sản đã làm trái pháp luật do chính họ đặt ra. Quân Đội chuyển đã tín hiệu đứng về phía nhân dân. Bộ Chính Trị chỉ còn con đường là trả lại quyền tự do cho dân tộc hay sẽ bị đào thải như đã xẩy ra tại Đông Âu và Liên Sô.
Trong tình hình hiện tại chúng ta có thể xem lại lời tiên đóan của ông Trần Xuân Bách: ”…quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là thế nào? Có nước tự cho mình không cần đổi mới, đã bị bục vỡ. Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh, còn đổi mới chính trị thì chầm chậm cũng bục chuyện. Có nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, đã bục to. Có nước làm cả hai, nhưng không nhịp nhàng, gặp khó khăn.. Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”
Ông Trần Xuân Bách xem chính trị và kinh tếlà cặp chân của một người. Hành Động của một người tự do là từ bộ não. Hiến Pháp Quốc Gia chính là bộ não của một con người tự do. Có một bộ não hợp thời hợp người, chúng ta mới có thể đứng lên bước tới theo kịp thời đại.
Đã đến lúc người Việt khắp nơi hãy cùng lên tiếng vận động thiết lập một Quốc Hội Lập Hiến, sọan thảo một Hiến Pháp Mới, xây dựng một thể chế tự do cho Việt Nam. Có thế Việt Nam mới có thể vươn lên hòa mình vào cộng đồng thế giới tự do.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
14/2/2012
Tập Cận Bình thăm Mỹ: 6 tờ báo quốc tế nói gì?
Nguồn: The Christian Science MonitorDiên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ -14.02.2012
Phó Chủ tịch Trung Quốc và lãnh đạo tương lai Tập Cận Bình đang đến thăm Hoa Kỳ vào tuần này. Từ việc tăng cường quân sự hoá của Hoa Kỳ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho đến thành tích nhân quyền của Trung Quốc, các tờ báo trên thế giới đang đưa ra ý kiến và dự đoán cho chuyến thăm trọng đại này. Sau đây là ví dụ từ sáu tờ báo lớn:
1. Chuyến thăm có thể tạo ra một mặt trận mới cho Trung Quốc
Wall Street Journal, “Ai Sẽ Nói Sự Thật Về Trung Quốc” (Tham luận)
“Mục đích xây dựng hình ảnh của ông Tập – được hỗ trợ bởi sự nhẹ dạ trong việc đăng tin của phương Tây – là tạo một ấn tượng về một người từng va chạm trong đời và hiểu được sự nghèo khổ như ra sao khi ông thăng tiến trên đỉnh cao của đảng.
Điều này, thưa các đồng chí, chỉ là bịa đặt.
Nhờ các bức điện Bộ Ngoại giao năm 2009 từ WikiLeak, chúng ta biết thêm về ông Tập nhiều hơn là ông muốn tự mình hé lộ. Một trong những chi tiết thú vị: Ông Tập đã ‘chọn việc sống còn qua cuộc Cách mạng Văn hoá bằng cách đỏ hơn là đỏ’, bằng tốt nghiệp đầu tiên của ông ‘không phải từ một đại học giáo dục phổ thông ‘thật’ mà là chiếc bằng từ ba năm học môn ứng dụng chủ nghĩa Mác’; ông ‘chỉ được xem là có trí thông minh trung bình’; và ‘ảnh hưởng lâu dài nhất trong việc kiến tạo thế giới quan là giòng dõi con ông cháu cha của mình,’ không phải là quá trình công tác từ miền quê.
. . .
Thay đổi ‘sẽ xảy ra nơi ta ít để ý nhất.’ Đa số người dân Trung Quốc hiện nay đọc được tin tức từ Weibo (mạng tin ngắn của Trung Quốc, tương tự như Twitter), xoá bỏ sự kiểm duyệt luồng thông tin của đảng. Những cuộc thi chọn giọng ca hay kiểu American Idol đang đem đến mùi vị của dân chủ. Và hàng loạt hành động phản kháng văn hoá đang dần dần làm cho việc đảng áp đặt những loại tư tưởng của mình trở nên khó khăn, cho dù nó vẫn còn khả năng áp đặt những ức chế về hành động.
Ông Tập sẽ đối phó ra sao với Trung Quốc mới này? Còn quá sớm để nói. Nhưng không một lãnh đạo Trung Quốc nào có thể dựa vào những kiểm soát có được từ người tiền nhiệm – đơn giản là kỹ thuật cũng như những trông đợi của giới công chúng đang thay đổi sẽ không cho phép điều này.”
2. Hoa Kỳ đang sắp đối diện với một Trung Quốc mạnh hơn và phức tạp hơn
Nhân dân Nhật báo, “Chuyến đi của Tập tạo ra cơ hội để tái lập đồng thuận” (Xã luận)
“Trong hàng loạt những khác biệt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, điều căn bản nhất là sự cân bằng quyền lực giữa hai quốc gia.
Trong năm 2011, tỉ lệ GDP của Trung Quốc đã bằng 45% tỉ lệ GDP của Hoa Kỳ, nhưng số lượng mậu dịch và sản xuất của Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ. Chưa bao giờ trong lịch sử một nền kinh tế đứng thứ nhì trên thế giới lại qua mặt Hoa Kỳ về thương mại và sản xuất. Trước đây, Hoa Kỳ chưa bao giờ gặp một đối thủ như Trung Quốc.
Hoa Kỳ hiện nay đang đối diện với những khó khăn trong phát triển. Cảm giác bất an mà người Mỹ đang có đối với việc đi lên của Trung Quốc đã trở thành lối thoát cho họ để bày tỏ sự lo lắng của mình trong lúc này.
. . .
Hoa Kỳ không những phải đối diện với một Trung Quốc mạnh mẽ hơn mà còn phức tạp hơn.
Ngay cả khi điều này là đúng, trong thời đại toàn cầu hoá, cả hai quốc gia đều không muốn trở thành kẻ thù của nhau trong khi chúng đang nương tựa vào nhau.
. . .
Hi vọng rằng chuyến thăm của Tập đến Hoa Kỳ sẽ trở thành một cơ hội tốt để hai quốc gia cân nhắc sâu hơn về quan hệ chiến lược song phương. Cả hai đều cần biết rõ mình là ai và có thể làm gì để tăng cường quan hệ hai bên.”
3. Nó có thể ngăn chặn một đối đầu quân sự
Financial Times, “Trung Quốc và Hoa Kỳ tạo ra một đại dương ít an bình hơn” (Phân tích)
“Với việc rút quân khỏi Iraq và cuộc chiến tại Afghanistan đang giảm dần, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã kêu gọi một chuyển biến quan trọng về nguồn lực và chiến lực hướng đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương – thậm chí trong thời điểm khi nền kinh tế của đất nước đang đứng trước một áp lực lớn. ‘Chúng ta sẽ củng cố sự hiện diện của mình tại châu Á – Thái Bình Dương,’ Ông Obama đã tuyên bố vào tháng trước, ‘và việc cắt giảm ngân sách sẽ không liên quan đến khu vực quan yếu này.’
Lý do là Trung Quốc. Như ông Tập sẽ được yêu cầu thảo luận khi ông đến thăm Lầu Năm Góc, Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ trong những năm gần đây vào những loại vũ khí có thể thách thức được sự thống lĩnh của người Mỹ trong vùng Thái Bình Dương, bao gồm những chiến đấu cơ tránh được ra-đa và tên lửa đạn đạo chống chiến hạm. Những đầu tư này giờ đây hầu hết đã khiến cho giới lãnh đạo Hoa Kỳ lưu tâm.
. . .
Quân đội của cả hai quốc gia hầu như không nói chuyện với nhau. Và ở tầng lớp thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo cần có những đối thoại thẳng thắn hơn về ý định và quyền lợi lâu dài của qucố gia mình.
Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng Hồ Cẩm Đào, nhà lãnh đạo đầy khắc khổ hiện nay của Trung Quốc đã không trao đổi gì nhiều, thậm chí khi hội đàm riêng. Đấy là tại sao mọi con mắt sẽ đổ dồn vào ông Tập với tính thân mật hơn tại Washington trong tuần này.”
4. Trung Quốc làm việc này vì cần sự chấp thuận của cộng đồng quốc tế
Want China Times, “Giới thiệu Tập Cận Bình” (Xã luận)
“Về mặt quan hệ ngoại giao, Tập sẽ phải làm hài lòng những quan tâm của cộng đồng quốc tế về việc đi lên của Trung Quốc như là một cường quốc trong khu vực và trên thế giới, vì việc phát triển kinh tế của Trung Quốc cần những môi trường hoà bình và ổn định bên ngoài. Chắc chắn ông sẽ không muốn một mâu thuẫn nào với Hoa Kỳ làm cản trở sự đi lên của ông.
Khi Hoa Kỳ bầu cử Tổng thống vào cuối năm nay, một số kẻ mị dân đang tìm cách kiếm phiếu bằng cách kích động thêm sự bất mãn đối với sự tăng trưởng kinh tế của Bắc Kinh và với việc Trung Quốc miễn cưỡng ủng hộ cấm vận chống lại Iran và Syria. Sự chỉ trích của họ bắt nguồn từ sự khó chịu của Hoa Kỳ đối với những hoạt động thương mại không công bằng và việc tăng cường quân sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã nói rằng mối tin tưởng chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thì chưa đủ để hỗ trợ hơn nữa việc phát triển mối quan hệ giữa hai bên. Chuyến đi của Tập là một cơ hội để giải quyết vấn đề này.”
5. Việc này nhấn mạnh ‘sự thiếu hụt niềm tin’ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
National Post (Canada), “Từ đắng cay khổ nhục, Tập Cận Bình đã thăng tiến lên vị trí đỉnh cao ở Trung Quốc” (Tham luận)
“Trung Quốc đã có một chiến dịch đàn áp khổng lồ đối với những nhà chống đối trước những thay đổi vị trí lãnh đạo vào tháng Mười nhằm giữ nguyên tình trạng ‘bình yên và ổn định.’
Ông Obama cũng đã hứa hẹn sẽ đối diện các nhà lãnh đạo Trung Quốc về hàng loạt những vấn đề thương mại, trong khi những ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Cộng hoà đang tấn công Bắc Kinh hầu như hằng ngày, cáo buộc Trung Quốc đang tìm cách đánh cắp công ăn việc làm của Mỹ qua việc lũng đoạn tiền tệ, lương thấp và những hoạt động thương mại không công bằng.
Các quan chức Trung Quốc nói rằng họ không trông đợi ông Tập sẽ có chuyến đi dễ dàng tại Washington.
‘Mức độ tin cậy chung giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang chậm hơn so với sự cần thiết để phát triển thêm mối quan hệ song phương của chúng ta,” Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã nói tại Bắc Kinh vào tuần trước.
Một ‘thiếu hụt niềm tin’ tầm trọng đang xảy ra giữa hai cường quốc, vị quan chức Trung Quốc này nói.
Tuy vậy, tuần nàt các quan chức Hoa Kỳ vẫn sẽ có một cơ hội đặc biệt để đo lường con người mà chắc chắn sẽ lãnh đạo một phần tư nhân loại trong thập niên tới.
6. Tại sao lại phải thân thiện với những lãnh đạo Trung Quốc?
Fox News, “Nhà Trắng nên làm gì khi Tập Cận Bình của Trung Quốc đến thăm Washington” (Ý kiến)
“Liệu quan hệ với những lãnh đạo Trung Quốc thì ‘tối trọng?’ Hầu như ai cũng nói là đúng. Sự xác nhận này có lý vì quan hệ cá nhân thì rất quan trọng trong xã hội Trung Quốc để giải quyết công việc.
Nhưng có rất ít bằng chứng rằng việc có quan hệ cá nhân tốt với những lãnh đạo tối cao của Trung Quốc đã từng giúp Hoa Kỳ đạt được những gì mình muốn từ Bắc Kinh. Hơn nữa, ‘tình hữu nghị’ – nếu chúng ta có thể dùng từ này trong ngữ cảnh trên – càng chẳng có ý nghĩa nào hết vào thời điểm này.
. . .
Mỗi khi một lãnh đạo Trung Quốc bước vào chính trường, lại có một hi vọng lớn ở phương Tây rằng ông ta sẽ tốt hơn người tiền nhiệm. Với Tập, các nhà phân tích đã chỉ ra rằng con gái ông đang theo học tại Harvard, rằng người vợ đầu của ông sống ở Anh Quốc, và rằng ông thích xem phim về Chiến tranh Thế giới thứ II của Hollywood.
Nhưng dù cá nhân ông có nghĩ như thế nào đi nữa, ông sẽ bị trói buộc vào bộ máy cứng nhắc mà trong đó ông phải làm theo, cũng như hệ thống phe cánh đang giảm thiểu vai trò của ông tại Bắc Kinh.
Nói ngắn gọn là bản chất của cái hệ thống mà ông sẽ lãnh đạo trên danh nghĩa sẽ kiểm soát hành động của ông.
Điều tốt nhất mà Washington có thể làm hôm thứ Ba là biểu lộ sức mạnh, quyết tâm và tính nhất quán. Điều này, hơn cả tình hữu nghị, là thứ sẽ gây ấn tượng đến những lãnh đạo Trung Quốc thực dụng tàn nhẫn như Phó Chủ tịch Tập.”
Trần đức Thạch – Cảm xúc đầu năm
Trần Đức Thạch – CTM
Nhà thơ Trần Đức Thạch sau khi mãn hạn tù tháng 8 năm 2011 |
LGT: Nhà thơ Trần Đức Thạch từng bị nhà cầm quyền kết án tù vì
dám “lên tiếng chống bất công, tham nhũng”. Sau thời gian thọ án, nhà
thơ Trần Đức Thạch mãn hạn tù và được trả tự do hồi tháng 8 năm 2011,
nhưng tiếp tục bị quản chế tại một huyện ở miền núi cho đến nay.
Ông từng tâm sự: “Tôi chỉ là một người cầm bút, trước tình hình
đất nước, bị lưu manh xéo dày, dân tình đau khổ, bị oan ức như thế, tôi
chỉ biết nói lên nổi thống khổ của nhân dân, cho nhà cầm quyền hiểu ra
vấn đề, để xây dựng một xã hội tiến bộ, với tinh thần phụng sự dân tộc
và đất nước thôi. Chỉ nói lên cái chính kiến, chứ không làm gì, thế
nhưng người ta vẫn bắt tôi vào tù, tôi không ngạc nhiên nhưng thấy cái
chế độ này, không ra gì cả. Tại tòa tôi cũng đã nói rõ điều đó, nhưng
người ta là một chế độ độc tài, tàn bạo, nên không từ bất cứ một thủ
đoạn nào cả, dù đối với người dân lương thiện, huống hồ gì đối với tôi
là người cầm bút, dám cất tiếng nói phản kháng lại họ, bắt mình vào tù,
phải nói là hết sức tàn bạo, vô nhân tính”.
DienDanCTM xin giới thiệu bài viết mới nhất của nhà thơ Trần Đức Thạch dưới đây như lời hội ngộ trong năm mới:
Cảm xúc đầu năm
Đã lâu lắm rồi không có được một cảm xúc nào cho ra hồn. Phần thì
thân xác bị bọn cộng sản đày đọa mấy năm trời trong tù nay chỉ chực trái
gió trở trời là đau đớn kinh khủng. Mặt khác thông tin ùa đến toàn vấn
nạn xã hội khiến tâm trạng phẫn nộ bức xúc vô cùng, cứ muốn có ngay một
“mùa xuân ả rập””bừng bừng trên đất nước mình để tống cổ lũ cường quyền
độc tài ác bá xuống tận đáy biển đông mới hả dạ.
Rồi thì đến hẹn lại lên, tết đến xuân sang theo quy luật, trong cái
giá rét của thời tiết miền Bắc và lòng người chẳng mấy vui khi giá cả
hàng hóa tăng vùn vụt. Lại thương vợ con anh Vươn, anh Quý và nhiều bà
con khác bị công an đốt phá nhà cửa cướp hết tài sản đang ngoi ngóp sống
thế nào?
Nghe đâu xã hội ngày xưa lầm than lắm, vậy mà ông thầy bói tự tin
đoán: Số cô không giàu thì nghèo; ba mươi tết có thịt treo trong nhà!
Nay sống trong thế kỷ hăm mốt dưới chế độ độc tài cộng sản, rất
nhiều gia đình đâu có thịt mà ăn. Hàng trăm ngàn công nhân quần quật bán
sức lao động cả năm mong ba ngày tết được về sum họp với gia đình,
nhưng không đủ tiền đành phải chịu ở lại nơi làm việc gặm nhắm nỗi buồn
xa quê tê tái. Phải biết những chuyện này trong tôi bỗng có một ước
nguyện ngớ ngẩn: bao giờ cho đến ngày xưa! Để ông thầy bói có được những
lời chắc như đinh đóng cột đáng tin đến thế.
Và giao thừa đến, tín hiệu đầu tiên là những tiếng pháo ùng oàng
thân quen. Nhiều năm lại đây, nhà cầm quyền cấm dân nổ pháo. Có nhiều
người sản xuất hoặc buôn bán pháo bị phạt tù, phạt tiền. Thế mà tết nay
tôi được nghe pháo nổ ran ran, kéo dài cả mấy phút đồng hồ, cứ ngỡ như
chẳng có cái lệnh cấm pháo nào. Người bị đau, tôi định nằm lì trên
giường ngửi hương trầm và cố gắng tìm chút cảm xúc trong cái thời khắc
linh thiêng ấy. Song tiếng pháo đã dựng tôi dậy và kéo ra ngoài hiên.
Thật tuyệt! Đêm giao thừa tưng bừng màu sắc và âm thanh, cái lạnh giá
của thời tiết và sự tê tái lòng người được sưởi ấm. Tiếng pháo đi ngược
lại với lệnh cấm của chính quyền, phải chăng đây là phản ứng của người
dân? Nếu đúng thế thì dân mình cũng gan lắm chứ! Tôi lại ước, đấy cái
tính tôi nó thế. Giá như người dân mình đem cái gan ấy mà vùng lên xóa
bỏ bất công thì tuyệt biết bao. Cứ như anh Đoàn văn Vươn chẳng hạn,
chẳng mấy chốc mà quyền lực về tay nhân dân. Tôi có cảm giác cái gan của
dân mình đặt chưa đúng chỗ.
Chính cái cảm giác ấy cho tôi một sự nuối tiếc. Vẫn biết là trong
những năm qua nhiều người đã thể hiện cái gan ấy. Các nhà đấu tranh dân
chủ, những nhà yêu nước, cả đồng bào dân tộc ít người và các tôn giáo
nữa. Mặc dù bị nhà cầm quyền thẳng tay đàn áp bắt bớ tù đày nhưng khát
vọng tự do dân chủ và bảo vệ độc lập chủ quyền cho đất nước dân tộc vẫn
thôi thúc họ dấn thân. Họ là những người đáng trọng, chí ít cũng phải
được dân mình đưa cái gan ra mà ủng hộ họ như việc đốt pháo tết thì hay
biêt mấy. Gan đốt pháo chống lại lệnh chính quyền cũng bị trừng phạt như
cái gan đòi tự do dân chủ. Tôi cứ boăn khoăn tại sao người có gan đốt
pháo đông thế! Hay do nổ pháo vui tai? Lắm khi tôi cũng phải ngạc nhiên
khó hiểu với dân mình.
Tiếng pháo dứt, năm mới nhâm Thìn sang thật rồi. Tôi sực nhớ tới
tuổi mình cũng là nhâm Thìn và liên tưởng đến một con rồng đầy uy lực
dũng mãnh bay lên. Nhưng khi nhấp cạn ly rượu để thả hồn tưởng tượng thì
lại nghĩ đến thảm cảnh của đất nước và phong trào đấu tranh đòi tự do
dân chủ nhân quyền. Phong trào đã phát triển rộng khắp cả trong và ngoài
nước. Càng ngày có nhiều người, nhiều tầng lớp xã hội tham gia. Lại
thêm không khí Mùa xuân ả rập và cách mạng hoa nhài tràn tới. Với xu thế
ấy thì phong trào đấu tranh chính nghĩa này dễ trở thành phong ba bão
táp rồng chứ không phải là hình tượng viển vông nữa. Và lúc này đây, nhà
cầm quyền cộng sản Việt Nam đang mục ruỗng thối nát đến cực điểm. Chúng
hoảng loạn điên cuồng dùng bạo lực đàn áp người dân. Sách xưa dạy: ở
đời, lý áp lực là chuyện thường nhưng khi lực áp lý thì báo hiệu một sự
sụp đổ hoàn toàn của chế độ! Điều đó hình như đang diễn ra trước mắt.
Mừng lắm thay, hi vọng lắm thay.
Cũng đã lâu rồi, tôi không có được cảm giác hạnh phúc. Nhưng từ khi
dấn thân vào công cuộc đấu tranh mới thấy cuộc đời đáng yêu và đầy ý
nghĩa. Mặc dù bị đọa đày tù ngục, phải đối mặt với nhiều thủ đoạn độc ác
bỉ ổi của nhà cầm quyền nhưng tôi vẫn rất hạnh phúc. Đó là được phụng
sự dân tộc, đất nước bằng tâm hồn trong sáng và tất cả nhiệt huyết. Tôi
biết quỹ thời gian của mình không còn nhiều nữa, nhưng điều đó không
quan trọng. Dẫu sao đoạn cuối cuộc đời tôi đã đến được bến bờ hạnh phúc
bởi sự đóng góp nhỏ bé vào công cuộc chung. Có người nói với tôi rằng:
bị cộng sản hành hạ gần chết mà vẫn thấy hạnh phúc sao? Tôi không ngần
ngại đọc cho họ nghe bài thơ tôi viết trong tù:
Đời hạnh phúc: không mồ côi lý tưởng
Bị đọa đày ngục tối cũng chả sao
Là tín đồ của mục đích lớn lao
Tâm can nguyện làm xăng dâng lửa sáng!
Cảm xúc đầu năm tôi chưa thể nén thành thơ như sở thích. Nhưng tôi
biết nó đang cháy và cháy rừng rực như khát vọng tự do dân chủ của người
dân đất Việt vậy.
Trần Đức ThạchDienDanCTM
Dân biểu Canada Paul Dewar -Việt Nam thả ngay lập tức và vô điều kiện nhạc sĩ Việt Khang và các tù nhân lương tâm khác
ChungtoimuontudoViệt Nam thả ngay lập tức và vô điều kiện nhạc sĩ Việt Khang và các tù nhân lương tâm khác.
Sau đây là nội dung lời tuyên bố của Ông Paul Dewar (Bản dịch của Liên Hội Người Việt Canada)
“Tôi đã có dịp đọc lá thư do Liên Hội Người Việt Canada mới gửi cho ông Bộ Trưởng Ngoại
Giao. Như tôi đã viết trong nhiều thư gửi chính phủ, tình trạng nhân quyền tại Việt Nam là một mối quan tâm lớn của Đảng Tân Dân Chủ.
Tôi đặc biệt lo ngại về trường hợp của nhạc sĩ kiêm ca sĩ trẻ tuổi nổi tiếng Việt Khang, người
đang bị chính quyền Việt Nam khủng bố vì đã sáng tác các bài ca yêu nước. Tôi hưởng ứng lời
kêu gọi của Liên Hội Người Việt Canada gửi tới chính phủ Canada yêu cầu chính phủ Việt Nam
trả lại tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nhạc Sĩ Việt Khang cũng như các tù nhân lương
tâm khác — trong đó có nhiều chiến sĩ dân chủ trẻ tuổi — hiện đang bị cầm tù tại Việt Nam.
Chừng nào chính phủ Việt Nam hiểu và chấp nhận những lời yêu cầu cải tổ chính trị thành khNn
của dân chúng, khi đó Việt Nam mới có thể gia nhập cộng đồng quốc tế của các quốc gia tự do,
dân chủ.”
Hiện nay, Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt Canada đang soạn thảo một bản thỉnh nguyện
thư gửi Quốc Hội Canada về các vụ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, trong đó có vụ Nhạc Sĩ
Việt Khang bị bắt giam. Sau khi được Văn Phòng Thỉnh Nguyện Thư của Quốc Hội duyệt lại về
hình thức và ngôn từ, Liên Hội sẽ phát động một chiến dịch ký tên vào bản thỉnh nguyện thư.
Chiến dịch này đòi hỏi mỗi cá nhân hay mỗi gia đình ủng hộ: (1) ký tên vào bản thỉnh nguyện
thư; (2) gửi một lá thư soạn sẵn cho người Dân biểu Liên bang đại diện vùng của mình nhằm
cung cấp các tin tức cần thiết cho họ để họ dễ dàng ủng hộ khi thỉnh nguyện thư được đệ trình
lên Quốc Hội Canada. Liên Hội sẽ có thông báo hướng dẫn cụ thể khi phát động chiến dịch này.
-30-
Ottawa, 13-2-2012
Kỳ 1: Nhiều SV kế toán bị ngất khi phải làm công nhân lắp ráp điện tử
(GDVN) – SV Kế toán bị “ép” làm công nhân lắp ráp linh kiện điện tử. Tăng ca liên tục, môi trường độc hại không bảo hộ, lương bèo bọt , không được học nghiệp vụ.Theo phản ánh của các bạn sinh viên khoa Kế toán chuyên ngành kế toán doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp Việt Hung: Ngày 14 – 1 – 2012 tức ngày 21 âm lịch năm 2011 các bạn sinh viên khoa Kế toán được biết phải học thêm môn Trải nghiệm thực tế và có hai ngày để liên hệ, đăng kí công ty đi trải nghiệm.
Nếu không thể tìm được địa điểm thì nhà trường sẽ liên hệ hộ. Do thời gian quá gấp lại cận Tết Nguyên Đán nên gần như 100% sinh viên khoa đều tự nguyện đăng kí trải nghiệm ở công ty Hồng Hải mà trường giới thiệu.
Sinh viên ĐH Công nghiệp Việt Hung bức xúc với trải nghiệm thực tế tại Công ty Hồng Hải – KCN Quế Võ – Bắc Ninh |
Trước khi đi SV kí cam kết rằng: “Sinh viên phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy, quy định của công ty.” Sau khi trải nghiệm ở công ty các em sẽ phải có kết quả báo cáo.
Học kế toán đi thực tế lắp linh kiện để làm gì?
Tuy nhiên mới chưa đầy 2 tuần trải nghiệm, báo Giáo dục Việt Nam đã liên tục nhận được thư cầu cứu của các bạn sinh viên.
Trong thư gửi đến tòa soạn một bạn nữ khoa Kế toán chia sẻ: “Hiện nay em đang là sinh viên năm cuối trường Đại học công nghiệp Việt Hung, khoa Kế toán. Trường em có kế hoạch trải nghiệm thực tế tại công ty Hồng Hải – Bắc Ninh thời gian là 10 tuần.
Khi đến công ty trải nghiệm thì không đúng với chuyên ngành học là kế toán mà là đi lắp ráp linh kiện điện tử, với thời gian làm là 8h nhưng phải tăng ca thêm 2h và làm 1 tháng ca ngày, 1 tháng ca đêm.
Em không hiểu học chuyên ngành kế toán nhưng đi trải nghiệm lại là lắp ráp linh kiện điện tử để làm gì. Công việc làm như một công nhân bình thường nhưng khi trả lương lại chỉ có 64 000 đồng/ ngày trong khi đó lương cơ bản của nhân viên chính thức là 92.000 đồng/ngày. Bọn em làm dây chuyền không khác gì một công nhân lâu năm.”
Thật lạ đời khi các bạn sinh viên học kế toán để ngồi bàn giấy tính toán con số, sổ sách chứ không phải làm việc với linh kiện máy móc điện tử.
Sinh viên không hiểu sẽ thực hành kế toán ra sao khi lắp rắp điện tử |
Một nữ sinh lớp Kế toán chia sẻ: “Bây giờ là hơn 4h sáng bọn em mới được tan ca. Bọn em phải làm ca đêm đến 10 tiếng/ ngày, không khác gì một công nhân thực sự, làm tất cả mọi việc mà công ty yêu cầu.
Em không hiểu sao trường lại nghĩ ra một cách trải nghiệm vắt kiệt sức của sinh viên như thế này. Trong ca đêm của em hôm nay có hai bạn bị ngất, ca sáng cũng có hai bạn nữa bị ngất vì áp lực công việc và thời gian quá dài.
Bọn em là sinh viên thể lực đâu có đủ để có thể ngay lập tức thích ứng với cường độ công việc một người lao động lâu được. Nhưng bọn em không có cách nào để xin nghỉ được. Nếu về thì coi như không hoàn thành khóa trải nghiệm, sẽ không được thi tốt nghiếp. Bọn em thấy khổ lắm rồi ạ.”
Theo phản ánh của các bạn sinh viên trong đêm 13, ngày 14 – 2 đã có 4 sinh viên tham gia trải nghiệm bị ngất do không chịu được áp lực công việc.
Hiện tại những sinh viên trường Việt Hung đang trong tháng làm việc ca đêm. Đó thực sự là cực hình đối với các bạn thư sinh “trói gà không xong”, đặc biệt là các bạn nữ sinh.
Nhiều sinh viên tham gia trải nghiệm bị ngất do không chịu được áp lực công việc nhưng cả phía Nhà trường và Công ty Hồng Hải đều không chịu các chi phí bệnh viện của các em |
Học lý thuyết một môn, đi thực tế một ngành hoàn toàn khác, bị ép tăng ca liên tục với giá lương “bèo bọt” không hiểu sẽ đem lại những lợi ích gì cho các bạn sinh viên ngoài áp lực từ môi trường làm việc độc hại?
Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin tới độc giả về vụ việc này trong các kỳ tiếp theo.
Nguyễn xuân Nghĩa – Kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA -2012-02-15Bên lề chuyến thăm viếng Hoa Kỳ của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, dư luận thế giới và cả Việt Nam cùng lưu ý đến quan hệ khá phức tạp giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới ngày nay.
AFP photo
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (thứ 2 bên phải) tiếp Phó Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình (thứ 3 bên trái) trong phòng Roosevelt ở Tòa Bạch Ốc
sáng 14 tháng 2 năm 2012.
Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu mối quan hệ đó trong lĩnh vực kinh tế
qua cuộc trao đổi của Vũ Hoàng với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa
của đài Á châu Tự do.Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, Phó Chủ tịch Trung Quốc là ông Tập Cận Bình thăm viếng Hoa Kỳ từ hôm 14 đến 17. Là người có thể lên lãnh đạo Trung Quốc sau Đại hội 18 năm nay trong ba chức vụ lần lượt là Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước rồi Chủ tịch Quân ủy Trung ương, ông Tập Cận Bình có thể bắc cầu giao tế với lãnh đạo Hoa Kỳ nhưng cũng đặt nền móng thảo luận về mối quan hệ nhiều mặt giữa hai nước. Trong mối quan hệ đó, dư luận quốc tế tất nhiên chú ý đến hồ sơ kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vì vậy, Diễn đàn Kinh tế xin đề nghị ông phân tích hồ sơ này.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Giữa nền kinh tế vừa lên tới ngôi vị số hai, mà cũng ở vào khúc quanh chiến lược về đường hướng phát triển sau này là Trung Quốc, và nền kinh tế thật ra vẫn lớn và mạnh nhất địa cầu là Hoa Kỳ, quan hệ kinh tế đã có bước hợp tác khả quan và có lợi cho đôi bên. Nhưng quan hệ đó cũng có nhiều mâu thuẫn và thậm chí tranh chấp nên cả thế giới mới theo dõi xem hai nước sẽ giải quyết ra sao.
Vấn đề càng đáng chú ý khi mà ngẫu nhiên năm nay sinh hoạt chính trị nội bộ có thể đưa lên một tầng lớp lãnh đạo khác của cả hai nước trong bối cảnh trì trệ của kinh tế thế giới khiến quốc gia nào cũng muốn xuất khẩu nhiều hơn và giảm bớt nhập khẩu. Song song, ta khó quên nhiều mâu thuẫn khác nằm ngoài lĩnh vực kinh tế. Nói cho gọn thì chuyến thăm viếng này của ông Tập Cận Bình là chuyện giao tiếp nhất thời trong ngắn hạn nhưng vẫn là bước quan trọng cho quan hệ dài hạn giữa hai nước ở hai bờ Thái Bình Dương.
Vũ Hoàng: Nói riêng về quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia thì ông cho rằng có những gì là đáng lưu ý nhất, thí dụ như chuyện tỷ giá đồng nguyên mà Hoa Kỳ cho là Bắc Kinh ấn định quá thấp nên có thể là hình thái cạnh tranh bất chính vì khiến hàng hóa Trung Quốc bán ra quá rẻ, hoặc việc Trung Quốc đòi Mỹ cho xuất khẩu nhiều hơn mặt hàng công nghệ tối tân của mình?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi xin đề nghị là ta đặt các vấn đề này vào bối cảnh rộng và phức tạp chứ mình sẽ không tự giới hạn vào vài con số về lượng giao dịch hai chiều giữa đôi bên.
Hoa Kỳ có nền kinh tế lớn nhất thế giới nếu đo ở sản lượng, và cũng thuộc loại giàu nhất nếu đo ở lợi tức bình quân một đầu người. Xứ này cũng có thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới nên là nơi tiếp nhận hàng xuất khẩu của các nước, nhiều nhất là từ Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc có nền kinh tế lớn hạng nhì thế giới nếu đo ở sản lượng nhưng vẫn thuộc loại nghèo nếu đo ở lợi tức người dân.
Dù có thị trường tiêu thụ lớn nhất địa cầu, Hoa Kỳ chủ yếu tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ do chính mình sản xuất ra, chứ chỉ nhập khẩu chưa tới 12% tổng số tiêu thụ. Thành thử, hai xứ này có thể hợp tác giao thương với nhau khi đôi bên cùng có lợi, nhưng nói đến kỳ cùng thì lượng hàng nhập khẩu từ Hoa lục chỉ là số nhỏ cho Mỹ mà là nguồn lợi lớn cho Trung Quốc.
Khác biệt về thể chế chính trị
Vũ Hoàng: Hình như ông đang nói đến khác biệt giữa hai nước về hai mặt thế và lực của kinh tế, nhưng hai xứ này còn có nhiều dị biệt khác nữa về quy cách làm ăn, có phải vậy không?http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=4kWW5ohuuCo
Video: Phó chủ tịch TQ thăm Hoa Kỳ
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa vâng, đó là khác biệt về thể chế kinh tế và chính trị giữa hai nước.
Hoa Kỳ là xứ dân chủ theo kinh tế thị trường nên tư doanh và người dân có tiếng nói trong các quyết định kinh tế của quốc gia. Vì vậy, trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, doanh nghiệp nào đã vào Hoa lục làm ăn thì thấy có lợi, và thực tế là có lợi lớn trong hai năm suy trầm vừa qua, nên muốn duy trì mối lợi đó và họ chỉ nêu một số vấn đề khi gặp trở ngại.
Song song, các doanh nghiệp khác ở nhà mà phải cạnh tranh với hàng quá rẻ của Trung Quốc thì không chỉ nêu vấn đề mà còn tác động vào chính trường để gây sức ép. Kết quả là ngay trong xã hội Mỹ người ta đã thấy có những lập luận dị biệt về lợi và hại khi làm ăn với Trung Quốc.
Ngược lại, Trung Quốc là một xứ độc tài về chính trị, theo quy luật thị trường có chọn lọc để bành trướng ảnh hưởng của khu vực nhà nước, thực tế là theo lề lối ta gọi là “tư bản nhà nước” để củng cố sức mạnh của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của một đảng độc quyền. Kết quả thì xứ này có vẻ như có chủ trương và tiếng nói thống nhất hơn Mỹ, đạt nhiều lợi ích bất chính nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ở bên trong mà lãnh đạo ngày nay đã biết và muốn sửa.
Bây giờ ta đặt vấn đề vào khung cảnh rộng và lâu dài. Trong quan hệ kinh tế, các quốc gia đều có thể khiếu nại và gây sức ép khi bị thiệt. Thí dụ như hơn 20 năm trước, Nhật Bản cũng vọt lên rất mạnh và xuất khẩu quá nhiều vào Mỹ với tỷ giá quá thấp của đồng Yen và với chiến lược gọi là xuất khẩu bằng mọi giá.
Khi ấy, đôi bên phải thương thảo trong khi dư luận Mỹ thổi lên phong trào bài bác Nhật Bản. Nhưng chính các vấn đề nghiêm trọng bên trong kinh tế Nhật khiến xứ này lâm khủng hoảng từ hai chục năm nay, rồi bị Trung Quốc qua mặt vào năm ngoái. Thành thử ta nên để ý đến dị biệt giữa một xứ dân chủ như Nhật Bản và một nước độc tài như Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Nếu hiểu không lầm ý của ông thì cốt lõi của các mâu thuẫn kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nằm trong sự khác biệt về thể chế chính trị nên cũng chi phối cách giải quyết những tranh chấp này? Có phải như vậy không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa đúng vậy và chúng ta có thể tập trung vào hai mâu thuẫn nổi cộm trong quan hệ giữa hai nước, thứ nhất là đồng Nguyên và thứ hai là kế hoạch “phát huy sáng tạo nội địa” mà phía Mỹ cho là một hình thức chiếm đoạt công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ để lại xuất khẩu hàng công nghệ cao vào Mỹ. Mấy chuyện này thật ra còn rắc rối hơn dư luận thường nghĩ.
Về tỷ giá hay hối suất đồng Nguyên, ta nên nhớ là một nước đang phát triển như Trung Quốc mà mở cửa buôn bán với bên ngoài, chủ yếu là với các nền kinh tế phồn thịnh mà già lão hơn của phương Tây, thì đồng bạc của họ tất nhiên lên giá theo quy luật thị trường và quy định tự do trao đổi của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Lý do là các nước phải mua đồng Nguyên để thanh toán việc nhập khẩu hàng Trung Quốc và đồng bạc mà được tự do lên giá thì sẽ phần nào cân bằng lại cán cân mậu dịch. Đó là chỉ nói về giao dịch thương mại.
Khi kể thêm cán cân tài chính, là mua bán tài sản đầu tư như trái phiếu, cổ phiếu hay địa ốc thì cũng trên nguyên tắc đồng Nguyên phải lên giá vì thiên hạ mua vào để đầu tư trong thị trường đang lên của Trung Quốc, vốn có tốc độ sinh lời cao hơn. Điều bình thường ấy cũng chẳng xảy ra.
Chúng ta vừa nhắc đến Nhật Bản, nếu lấy cùng khởi điểm là năm 1981 với chỉ số cơ bản là 100 thì ngày nay vào năm 2011, đồng Yen Nhật thực tế đã lên đến chỉ số 250, là tăng hơn gấp đôi so với đô la Mỹ, dù kinh tế Nhật không còn sung mãn như xưa. Và nếu Trung Quốc cũng tôn trọng quy luật tự do thì giờ này đồng Nguyên phải tăng thêm ít ra 300% trong cùng giai đoạn ba chục năm từ 1981 đến 2011. Vậy mà đồng bạc này của Trung Quốc không lên mà lại xuống giá, và trị giá có phân nửa cái giá của ba chục năm trước và chỉ bằng cỡ 15-20% cái giá chính đáng của nó nếu xứ nay chấp nhận quy luật tự do như Nhật Bản.
Vũ Hoàng: Thưa ông, nhiều giới nghiên cứu Mỹ nói đồng Nguyên bị định giá quá thấp, nâng không đủ cao, dù người ta đã từng hy vọng là Bắc Kinh sẽ nâng giá đồng bạc chừng 25% so với đô la Mỹ từ năm 2005 đến nay, là chuyện chưa hề xảy ra. Nhưng ông nêu ra một con số phải gọi là “phá giá” còn cao hơn gấp bội. Thí dụ như từ 100 không lên 300 mà còn sụt nặng. Tại sao vậy?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa đấy mới là vấn đề, về nhận thức. Câu trả lời gồm có hai phần.
Thứ nhất, vì sao đồng Nguyên không lên giá? Vì Bắc Kinh kiểm soát tỷ giá đồng bạc, đông lạnh số tiền thu vào mà không cho dân hưởng, độc quyền thu Mỹ kim về lập kho dự trữ ngoại tệ trị giá hơn ba ngàn tỷ đô la, và kiểm soát thị trường tài chính để giới hạn đầu tư.
Phần thứ hai là vì nhận thức ngắn hạn của doanh nghiệp Mỹ nên họ không nhìn thấy xu hướng lâu dài hoặc không đối chiếu với trường hợp Nhật Bản, nó cũng phi lý như phong trào đề cao hay bài bác Nhật Bản năm xưa mà doanh nghiệp Mỹ không thấy ra là xứ này sau đó bị khủng hoảng như Trung Quốc cũng sẽ bị! Ngoài ra, có lẽ cũng nên nêu thêm một lý do tôi xin tạm gọi là “đởm lược” của chính quyền Mỹ, mà ta sẽ nói luôn khi đề cập tới hồ sơ thứ hai là quyền sở hữu trí tuệ.
Nạn ăn cắp tác quyền
Vũ Hoàng: Về mâu thuẫn này, giới chức Mỹ cho là Trung Quốc không triệt để bảo vệ tác quyền mà còn ào ạt xuất khẩu vào Mỹ những sản phẩm được họ sao chép lậu công nghệ của Mỹ khiến doanh nghiệp Mỹ bị thiệt hại và kinh tế Mỹ có thể bị mất đến hơn hai triệu việc làm. Thưa ông, câu chuyện thật thì ra sao?
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (P) bắt tay với Phó Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình trong phòng Roosevelt ở Tòa Bạch Ốc hôm 14 tháng 2 năm
2012. AFP
Tháng Ba năm ngoái, Bắc Kinh phê chuẩn Kế hoạch Năm năm thứ 12 với cái gọi là “chính sách công nghiệp” theo định hướng nhà nước nhắm vào bảy lĩnh vực công nghiệp chiến lược cần nuôi dưỡng. Đằng sau chủ trương này có loại kế hoạch họ gọi là “sáng tạo nội địa”. Thực chất không chỉ là dung dưỡng tệ nạn ăn cắp tác quyền của xứ khác như ông vừa trình bày. Thực chất là quốc hữu hóa nghệ thuật ăn cắp đó qua chính sách tiếp nhận đầu tư!
Vũ Hoàng: Ông vừa dùng chữ rất lạ và bạo, là quốc hữu hóa việc ăn cắp tác quyền. Vì sao vậy?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Chính sách tiếp nhận đầu tư của Trung Quốc là đòi các doanh nghiệp về công nghệ tin học, thí dụ như Intel của Mỹ, mà muốn vào làm ăn tại Hoa lục thì phải chấp nhận cái gọi là “chuyển giao công nghệ”. Đó là hình thức sang đoạt tác quyền và đánh cắp kiến năng của xứ khác để phục vụ cái gọi là “sáng tạo nội địa”. Cụ thể là Intel phải liên doanh với một cơ sở quốc doanh của Trung Quốc để doanh nghiệp Trung Quốc có dịp thụ đắc sáng kiến của mình.
Cũng thế, nếu hãng Google muốn làm ăn ở Trung Quốc thì phải chia sẻ công nghệ và có khi cả kỹ thuật kiểm duyệt nữa. Nhìn một cách nào đó thì ngày xưa, Trung Quốc bắt các chư hầu triều cống học giả, trí thức hay thầy thuốc để chiếm đoạt sự hiểu biết của thiên hạ, ngày nay, họ đòi doanh nghiệp ngoại quốc cũng phải làm như vậy!
Vũ Hoàng: Nhưng thưa ông, ngày nay chúng ta đã bước qua thế kỷ 21, Trung Quốc không là bá chủ thiên hạ mà Hoa Kỳ cũng chẳng là một chư hầu!
Nguyễn Xuân Nghĩa: Vì vậy mới là chuyện đáng nói!
Nhân chuyện đó với doanh nghiệp Mỹ, ta còn suy ra cái thế của Bắc Kinh với các nước nghèo yếu muốn bán tài nguyên cho Trung Quốc. Họ không chỉ mua mấy triệu tấn gạo còn muốn làm chủ cả ruộng lúa của người ta! Họ không chỉ khai thác bauxite hay khoáng sản mà còn muốn nắm cả chính quyền mấy xứ nghèo hèn trong tay.
Ta đều hiểu rằng một quốc gia có sức mạnh về kinh tế và quân sự có thể hoặc mua chuộc bằng quyền lợi hoặc đe dọa về an ninh – nôm là dụ hay dọa. Ở trên, chúng ta vừa nói đến khác biệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về thể chế chính trị và kinh tế. Hoa Kỳ là xứ dân chủ theo kinh tế thị trường, cho nên việc tác động theo hai hướng tích cực hay tiêu cực đó được công khai hoá. Trung Quốc thì khác, họ dùng quyền lực của đảng và nhà nước với công cụ như luật lệ mờ ám và hệ thống doanh nghiệp nhà nước và dám làm chuyện táo tợn vì tin là nước Mỹ thiếu đởm lược!
Chính sách tiếp nhận đầu tư của Trung Quốc là đòi các doanh nghiệp về công nghệ tin học, thí dụ như Intel của Mỹ, mà muốn vào làm ăn tại Hoa lục thì phải chấp nhận cái gọi là “chuyển giao công nghệ”.Khác biệt ở đây là cách lãnh đạo hai nước đánh giá những rủi ro trong quan hệ với nhau.
Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Tôi thiển nghĩ rằng Hoa Kỳ cân nhắc rủi ro và không muốn gây sức ép quá mạnh. Một số người thì cho là nên cho Trung Quốc thêm thời gian chuyển tiếp, nhân khi đó doanh nghiệp Mỹ vẫn có thể kiếm tiền! Một số khác thì e là nếu ép quá mạnh Trung Quốc có thể bị nội loạn và mình rơi vào cảnh xôi hỏng bỏng không, lại còn phải đi chữa cháy cho thiên hạ. Trong khi đó, phía Trung Quốc lại chẳng sợ hãi chuyện rủi ro như vậy và cho là Mỹ sẽ lùi nên cứ nhấn tới và từ nhiều năm nay rồi.
Vào một dịp khác, ta sẽ đối chiếu ấn tượng về rủi ro của đôi bên, nhưng cũng không quên rằng Trung Quốc đang chất chứa nhiều mầm nội loạn bên trong, điển hình và ly kỳ nhất là vụ thanh trừng Giám đốc Công an kiêm Phó Thị trưởng Trùng Khánh là ông Vương Lập Quân ngay trước khi ông Tập Cận Bình qua Mỹ. Cho nên việc thay bậc đổi ngôi trong Đại hội đảng vào cuối năm thật ra không mấy êm thấm. Trong khi ấy, rủi ro của chính quyền bên này chỉ là Tổng thống Obama có thể thất cử, cho nên ông đã phải cao giọng phê phán Bắc Kinh ngay trong bài diễn văn đầu năm về Tình hình Liên bang và chắc là sẽ còn nói thẳng hơn với ông Tập Cận Bình về chuyện đó trong khi cũng biết những phân vân e ngại của lãnh đạo Bắc Kinh về chuyện nội bộ Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=UiXve7G3AFM
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
LIỆU IXRAEN CÓ THỂ NGĂN CHẶN NỖ LỰC HẠT NHÂN CỦA IRAN?
Tài liệu tham khảo đặc biệt -Thứ tư, ngày 15/2/2012(Karl Vick - TIME – 6/2/2012)
Những mục tiêu tiềm tàng nằm rải rác và lẩn khuất trên khắp Iran, từ một mỏ uranium ở giữa đất nước đến một nhà máy điện hạt nhân trên bờ biển Vịnh Pécxích cho tới một khu phức hợp nghiên cứu việc sử dụng khoa học nguyên tử trong nông nghiệp ở phía Tây Bắc. Có một cơ sở làm giàu uranium dưới lòng đất cách Têhêran khoảng 3 giờ lái xe về phía Nam những máy ly tâm hoạt động bên ngoài thành phố linh thiêng Qum và một nhà máy dụng cụ chính xác sản xuất chúng ở Mashhad, ngay gần biên giới với Tuốcmênixtan. Đây là gần một phần ba số địa điểm nghi vấn về nước Iran hạt nhân đã được tiên đoán từ lâu mà Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu gọi là “một mối đe dọa hiện hữu” đối với đất nước của ông.
Mối đe dọa về một cuộc tấn công của Ixaren trong nhiều năm đã là một phần của chiến dịch quốc tế để khiến Iran ngừng chương trình hạt nhân của mình – như có các trừng phạt kinh tế nghiêm khắc hơn bao giờ hết. Colin Kahl cho tới gần đây là trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Trung Đông, cho biết, Tất cả các lựa chọn, bao gồm cả hành động quân sự, vẫn nên được đưa ra bàn thảo, nhưng vũ lực nên là giải pháp cuối cùng chứ không phải là lựa chọn đầu tiên”. Nếu nó là lựa chọn cuối cùng, liệu nó có thể giải quyết được vấn đề? Ixraen – hoặc cả Mỹ – có thể trừng phạt đến mức độ nào? Và liệu nó có đủ để ngăn chặn Iran có được bom?
Một quan chức câp cao Ixraen phục vụ trong bộ máy an ninh của nước này tiết lộ cho tạp chí TIME rằng Nội các của Netanvahu vào cuối thang 9 đã được cố vấn rằng Các lực lượng phòng vệ Ixraen thiếu khả năng giáng một đòn quyết định vào nỗ lực hạt nhân của Iran. Quan chức này dẫn lời một nhà chỉ huy cấp cao: “Tôi đã thông báo với Nội các rằng chúng ta không có khả năng tấn công chương trình hạt nhân của Iran theo một cách có ý nghĩa. Nếu tôi nhận được lệnh, tôi sẽ thực hiện điều đó, nhưng chúng ta không có khả năng tấn công theo một cách có ý nghĩa”.
Từ khóa là “có ý nghĩa”. Giả định chấp nhận được đằng sau những chuẩn bị quân sự của Ixraen là một cuộc tấn công, để đáng tiến hành phải trì hõan được năng lực hạt nhân của Têhêran ít nhất 2 năm. Nhưng trong điều kiện các cơ sở nguyên tử của Iran nằm rải rác rộng về địa lý, kết hợp với những hạn chế của lực lượng tác chiến hỗn hợp trên không của Ixraen nhà nước Do Thái chỉ có thể mong đợi đẩy lùi chương trình của Iran được vài tháng – nhiều nhất là 1 năm, theo vị quan chức này. Ông cho ước tính này là của ủy ban năng lượng nguyên tử Ixraen, có nhiệm vụ đánh giá tác động có thể xảy đến của một cuộc tấn công.
Không phải là Ixraen không thể gây thiệt hại, nước này có thể. Cam kết của Mỹ với việc duy trì ưu thế quân sự của Ixraen ở Trung Đông – theo cách nói của các nhà hoạch định chính sách, “lợi thế quân đội chất lượng của Ixraen – cho phép nước này khóa chặt những tham vọng hạt nhân của Iran nhiều năm,trước khi phần lớn thế giới có bất kỳ manh mối nào về việc Têhêran đã làm gì. Viện trợ quân sự của Mỹ, năm 2011 là 3 tỷ USD cho phép Ixraen nhìn vượt ra ngoài những nước láng giềng sát cạnh và bắt đầu tập hợp một chiến trường để đương đầu với một mối đe dọa từ Iran mà các nhà lãnh đạo Ixraen đã bắt đầu cảnh báo vào giữa những năm 1990.
Vào tháng 8/2002, khi các bức ảnh vệ tinh được công bố cho thấy một nhà máy làm giàu dưới mặt đất đang được xây dựng tại thành phố Natanz ở trung tâm Iran, Ixraen đã có được những chiếc máy bay chiến đấu ném bom F-151 do Mỹ sản xuất, đặc biệt được trang bị để mang theo thêm nhiên liệu cần thiết để bay tới được nước Cộng hòa Hồi giáo này. Ixraen cũng có rất nhiều máy bay chiến đấu F-16I được chỉnh sửa để hộ tống máy bay ném bom, có đủ vệ tinh để thu thập hình ảnh về Iran suốt ngày đêm và các phi đội máy bay không người lái, một công nghệ mà Ixraen đi tiên phong. Máy bay khổng lồ Eitan, rộng ngang một chiếc 737, có thế mang theo bom hoặc thiết bị chiến tranh mạng được lập trình để làm nhiễu rađa, phương tiện liên lạc và máy tính của Iran.
12 tháng sau khi nhà máy Natanz bị phát hiện, Ixraen đã thể hiện tầm hoạt động của máy bay F-15I bằng cách cho 3 chiếc bay 1.600 dặm (gần 2.600km) tới Ba Lan, bề ngoài là để được nhận một vai trò nghi lễ trong dịp kỷ niệm lực lượng không quân Ba Lan. Trên đường trở về, những chiếc máy bay này đã bay trình diễn phía trên trại tập trung Auschwitz. Để so sánh, Ten Avíp chỉ cách Têhêran chưa đến 1.000 dặm (1.600 km).
Những bài học của lịch sử
Nếu Ixraen đang đóng vai viên cảnh sát xấu trước vai viên cảnh sát tốt của Oasinhtơn trong một nỗ lực tập thể nào đó nhằm dẫn dắt quyết tâm toàn cầu để đối đầu với Iran, điều đó không có nghĩa là cuộc thảo luận về một cuộc tấn công của Ixraen chỉ là thảo luận. Anthony Cordesman, thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Oasinhtơn, phát biếu: “Tôi không nghĩ đó là sự đe dọa hão. Một cuộc tấn công có thể làm được rất nhiều, tùy thuộc vào chất lượng của vũ khí xâm nhập và khả năng xác định mục tiêu”.
Ngoài ra, Ixraen trước đây cũng đã hai lần làm điều tương tự. Năm 1981, những chiếc máy bay chiến đấu ném bom F-16 của Ixraen đã phá hủy lò phán ứng Osirak ở Irắc trong một cuộc tấn công liều lĩnh bất ngờ. Năm 2007 một lò phản ứng bí mật của Xyri ở vùng sa mạc phía Tây Đamát đã bị san bằng trong một cuộc đột kích lúc nửa đêm mà Ixraen vẫn chưa chính thức thừa nhận.
Nhưng lần này thì khác. Iran đã học được một bài học từ cuộc tấn công vào lò phản ứng Osirak. Khi các nhà lãnh đạo thần quyền độc tài lặng lẽ làm hồi sinh lại chương trình hạt nhân đang hấp hối của Iran, bắt đầu hoàn thiện mọi bước và có được mọi thành phần của toàn bộ chu kỳ nhiên liệu hạt nhân, họ cẩn thận đặt các cơ sở nằm rải rác trên nửa triệu dặm vuông (1.3 triệu km vuông). Các cơ sở then chốt nhất chứa các máy ly tâm làm giàu uranium được đặt dưới lòng đất. Các chuyên gia quân sự cho rằng để tiếp cận hết tất cả chúng sẽ cần đến một chiến dịch trên không với hàng trăm chuyến bay và sẽ phải kéo dài hàng tuần. Hãy nhớ lại những loạt bom mở màn kéo dài của cuộc xâm lược Irắc của Mỹ năm 2003 thay vì cuộc tấn công chóp nhoáng vào Osirak.
“Tôi nghĩ một lực lượng không quân hiện đại như Không quân Mỹ có thể đối phó một cách dễ dàng”, một cựu quan chức cấp cao trong lực lượng an ninh Ixraen phát biểu trong một cuộc thông báo tình hình mới đây với các phóng viên nước ngoài. Và không quân Ixraen thì sao? “Tôi nói là ‘Không quân Mỹ’”, vị quan chức này nhắc lại với một nụ cười.
Không rõ mức độ hiệu quả bất kỳ lực lượng không quân nào sẽ chống lại những mục tiêu chính. Cơ sở làm giàu đồ sộ ở Natanz có thể dễ bị tấn công trước bom phá boongke của Ixraen, ngay cả khi nằm 6 tầng dưới mặt đất. Nhưng tháng này Iran đã thông báo rằng các máy ly tâm đang hoạt động ở cơ sở Fordow mới phía ngoài Qum, được cho là được bảo vệ bởi một thềm đá dày hơn 260 ft (80 m). Nó có thể nằm ngoài hoạt động của thậm chí là Massive Ordnance Penetrator, một loại bom nặng 30.000 pao (13.000 kg) được sản xuất cho Không quân Mỹ và trong các tuần gần đây được chuyển cho các máy bay ném bom tàng hình B-2 mới được chỉnh sửa để mang theo nó.
Thêm nữa, việc thực hiện tiếp tế cần thiết trên không để đến được mực tiêu cũng không dễ dàng. “Người Ixraen thật sự không có khả năng để tiến hành một chiến dịch kéo dài”, Tim Ripley, một nhà phân tích quốc phòng Trung Đông của tờ Jane’s Defence Weekly cho biết. Trong bài “Nhiệm vụ không chắc có”, bài báo đánh giá của ông về những triển vọng của một cuộc tấn công từ Ixraen, Riley lưu ý rằng Ixraen thiếu các tàu sân bay hoặc các căn cứ ở phía trước để rút ngắn khoảng cách đến Iran. Điều đó có nghĩa là để vươn tới các mục tiêu cách xa hơn 1.000 dặm, Ixraen phải dựa vào các máy bay tiếp nhiên liệu trên không để tiếp nhiên liệu cho các máy bay chiến đấu trên đường đi, trên đường về hay thậm chí trong cả hai chiều nếu các phi công phải di chuyển quá nhiều. Và Ixraen chỉ có môt ít các trạm tiếp nhiên liệu bay như vậy. Theo Riple, “Người Ixraen có rất nhiều máy bay chiến đấu. Nhưng nó không hoàn toàn giống như Không quân Mỹ là lực lượng có hàng trăm máy bay tiếp nhiên liệu”.
Số lượng các mục tiêu khiến bất kỳ cuộc tấn công nào thậm chí còn khó khăn hơn, theo lời Yiftah Shapir, một cựu nhân viên tình báo của Không quân Ixraen có nhiệm vụ liên quan tới việc lập kế hoạch cho những cuộc tấn công như vậy. Shapir, hiện là một nhà phân tích tại Viện nghiên cứu an ninh quốc gia tại Ten Avíp, cho biết: “Điều bạn thực sự cần phải tính toán không phải là các mục tiêu mà là các điểm ngắm bắn. Mỗi mục tiêu có nhiều điểm ngắm bắn. Shapir nói với tạp chí TIME, “Một cuộc tấn công có thể được thực hiện, nhưng nó không bao giờ có thể gây được thiệt hại giống như chúng tôi đã làm ở Osirak, nơi Osirak là tất cả những gì họ có”.
Cordesman cho rằng Ixraen chắc chắn có đủ máy bay và có tầm bắn đủ hiệu quả để gây thiệt hại nghiêm trọng cho 10 đến 12 cơ sở nguyên tử của Iran. Nhưng ông lưu ý, các phòng nghiên cứu bị hư hại có thể được xây dựng lại, và hẳn đã công bố các kế hoạch cho 10 địa điểm làm giàu mới – phân tán hơn nữa các máy ly tâm thế hệ sau ở những nơi nhỏ hơn, khó xác định vị trí hơn và dễ củng cố hơn. Cordesman cho biết, vấn đề không đơn giản là khả năng mà là những hậu quả. Ông nói, “Nếu ai đó nói với bạn rằng đây là một dạng câu trả lời đôi, hoặc là ‘Có, họ có thể làm điều đó’ hay ‘Ồ không, họ không thể’, thì họ không biết họ đang nói về cái gì. Ixraen sẽ hành động một cách chiến lược. Nước này sẽ xem xét hậu quả chính trị của những gì mình nói và làm, không đơn giản là đánh giá điều này dưới dạng trò chơi máy tính nào đó cũng như tác động chiến thuật trước mắt là gì”.
Do đó, một bài học bị lãng quên của Osirak là Saddam Hussein đã đưa chương trình vũ khí hạt nhân của mình vào bí mật và đến gần hơn nhiều tới việc sản xuất bom trước khi phần còn lại của thế giới biết được những ý định của ông. Một cuộc tấn công Iran, thậm chí do Mỹ dẫn dắt, có thể mang tới một sự tạm ngừng nhất thời trong chương trình hạt nhân của nước này – và một quyết tâm lớn hơn để phát triển vũ khí ngoài tầm theo dõi của các thanh sát viên quốc tế, nếu chỉ để chống đỡ cho an ninh của Iran trong những năm tới.
Bất kể tình trạng chuẩn bị quân sự của Ixraen, đồng hồ đếm ngược tới chiến tranh dường như đã chậm lại trong những ngày gần đây. Một loạt dồn dập các sự kiện – vụ tấn công khu nhà sứ quán Anh ở Têhêran, vụ ám sát thêm một nhà khoa học hạt nhân Iran nữa và một thái độ lúc thể này lúc thể kia mang tính hiếu chiến về việc liệu Iran có thể đóng cửa đường vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz – đã đe dọa tạo ra cái đà tiến tới chiến tranh ngay khi các biện pháp trừng phạt đang gia tăng. Sau 20 năm do dự, Liên minh châu Âu đã đồng ý cấm vận dầu của Iran, và Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí cả Trung Quốc đã tìm những nguồn cung thay thế.
Một mặt trận chung gần gũi hơn một cách bất ngờ giữa Oasinhtơn và Ten Avíp sẽ khiến Têhêran tiếp tục suy đoán. Một chuyến viêng thăm Ixraen của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey đã nhấn mạnh sự hợp tác giữa hai đồng minh vẫn còn sâu sắc như thế nào, dù quan hệ giữa Netanyahu và Tổng thống Obama đáng lo ngại thế nào. Ixraen và Mỹ đã hoãn một cuộc tập trận chung ban đầu được dự kiến vào tháng Năm, cuộc tập trận sẽ đưa các dàn phóng tên lửa Patriot tới Ixraen để hỗ trợ các hệ thống phòng không của chính nước này. Vì những cuộc tấn công tên lửa từ các tổ chức đồng minh của Iran là Hizballah ở Li băng va Jihad va Hamad Hồi giáo ở Dải Gada sẽ là những dấu hiệu đầu tiên của sự trả đũa cho bất kỳ cuộc tấn công nào vào Têhêran, việc trì hoãn các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot thêm được xem là một dấu hiệu cho thấy rằng khu vực này, ít nhất là hiện nay, không vội vã lao vào chiến tranh.
Hai ngày sau sự trì hoãn này, Bộ trưởng Quốc phòng Ixraen Ehud Barak đã nói rằng bất kỳ quyết định phát động một cuộc tấn công nào vào Iran cùng “rất xa vời”./.
Báo Spiegel phỏng vấn GS Francis Fukuyama: Đâu rồi sự nổi dậy của cánh tả?
DER SPIEGEL
Nhà chính trị học Mỹ Francis Fukuyama, một người tiên phong của những người tân bảo thủ, cho rằng sự quá độ của Chủ nghĩa Tư bản và toàn cầu hóa sẽ gây nguy hiểm cho nền dân chủ phương Tây.
SPIEGEL: Thưa Giáo sư, sau khi Liên bang Xô-viết sụp đổ, ông đã tuyên bố rằng nền dân chủ tự do phương Tây trở thành hình thái xã hội duy nhất có khả năng tồn tại. Bây giờ thì ông lại lo, Chủ nghĩa Tư bản và toàn cầu hóa có thể phá hỏng nền dân chủ. Ông phải giải thích cho chúng tôi sự thay đổi đó.
Fukuyama: Xin cẩn thận với các khái niệm! Đến bây giờ vẫn chưa có sự lựa chọn nào khác ngoài Chủ nghĩa Tư bản. Cái mà tôi bận tâm là tìm kiếm một sự phát triển kinh tế hợp lý. Mô hình xã hội kiểu phương Tây của chúng ta đang bị áp lực lớn vì giai cấp trung lưu bị biến mất dần. Ví dụ sự chuyển đổi công nghệ đã làm mất đi nhiều việc làm vốn của giai cấp trung lưu.
SPIEGEL: Vì vậy các nước phương Tây như Mỹ và Anh đang phải quảng bá cho xã hội dịch vụ.
Fukuyama: Nhưng chính vì thế cũng tạo cho chúng ta nhiều vấn đề. Chúng ta từng nghĩ, toàn cầu hóa sẽ chỉ đưa chúng ta trở thành ông chủ, không cần tự sản xuất một cái gì, còn mỗi việc là đi mời chào các dịch vụ. Chúng ta đã hoàn toàn quên rằng, ở Mỹ, sở dĩ CNXH đã không trở thành đề tài lớn, chính vì lúc nào cũng có đủ người làm ăn phát đạt gia nhập tầng lớp trung lưu. Nay thì hết, vì những ngành nghề mà họ làm đã bị chúng ta giao phó cho các nước như Trung Quốc làm.
SPIEGEL: Những người hiện nay vẫn thuộc tầng lớp trung lưu mà vẫn có việc làm, thu nhập thực tế ít hơn cách đây 30 năm. Hai lưỡi của cái kéo thu nhập chưa bao giờ ngoác rộng xa nhau như bây giờ (Ý nói thu nhập của các tầng lớp có sự cách biệt lớn: ND). Nó có tác động gì tới cuộc sống cộng đồng trong xã hội chúng ta?
Fukuyama: Hoàn toàn đơn giản: Xấu cho nền dân chủ. Nếu thu nhập tương đối đồng đều, người dân có sự tin tưởng lẫn nhau – và sẽ không có một thiểu số tinh hoa có được đặc quyền quan hệ với các nhà chính trị để đạt được những lợi ích nhóm của họ…
SPIEGEL: …điều mà lâu dài sẽ giết chết nền dân chủ.
Fukuyama: Chính xác, một nền dân chủ mà không có tầng lớp trung lưu mạnh, sẽ bị nghiêng sang Chủ nghĩa Dân túy, dẫn đến tranh cãi và không thể có được quyết định đúng đắn rằng ai có quyền gì, nó sẽ bị tê liệt. Ở Mỹ, chúng ta đã thấy sự trở về của Chủ nghĩa Dân túy, một cách hiếm hoi ở phía cánh hữu của sân khấu chính trị. Nếu hỏi một thành viên Phong trào cực đoan Tee-Party, cảm nhận về Chính phủ như thế nào, thì cảm xúc của họ hoàn toàn rõ ràng: họ căm thù Chính phủ. Theo các nghiên cứu thì sự thăng tiến xã hội ở châu Âu gần đây đã có nhiều khả năng dễ dàng hơn ở Mỹ. Giấc mơ Mỹ, từ người rửa chén đĩa phấn đấu trở thành triệu phú, càng ngày càng đúng chính xác: chỉ là giấc mơ.
SPIEGEL: Vì vậy đề tài công bằng xã hội đã trở thành chủ đề chính trong vận động tranh cử?
Fukuyama: Vấn đề là, ở Mỹ sẽ bị đóng cho ngay cái mác chiến sĩ đấu tranh giai cấp, cho những ai đụng đến những vấn đề như vậy. Tổng thống Barack Obama vừa được nếm trải: trong bài phát biểu về tình hình quốc gia, ông đã đòi tăng thuế người giàu, lập tức được gắn ngay mác “Đảng viên Xã hội châu Âu”. Vì vậy rất khó có thể tạo ra được một phong trào cánh tả mạnh mẽ. Trong lịch sử nước Mỹ, cho đến nay chỉ có một lần thành công, đó là sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu thập niên 30.
SPIEGEL: Cái gì chưa thành thì có thể sẽ thành: Cuộc khủng hoảng tài chính mới đây thường được so sánh với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Fukuyama: Nhưng đâu thấy cuộc nổi dậy nào của cánh tả? Cuộc khủng hoảng tài chính này khởi đầu từ Phố Wall, nó có thể xảy ra vì sự thanh tra thị trường tài chính đã bị gỡ bỏ một cách có hệ thống – đúng như các nhà tư tưởng cánh hữu Mỹ luôn đòi hỏi. Nó gây tác động rất xấu đến dân thường, trong khi các thành viên giàu có trong khu vực tài chính nhờ sự trợ giúp của Nhà nước lại trở nên những người được hưởng lợi từ khủng hoảng. Đến mức ấy mà không thấy sự nổi dậy đâu thì còn mong đợi gì? Tôi cũng đã chờ một cái kiểu như Tee-Party cánh tả.
SPIEGEL: Liệu Chiếm-Phố-Wall có phải là một tín hiệu?
Fukuyama: Không có. Tôi không cho phong trào đó thực sự quan trọng. Phần lớn những người đó vẫn là những người 1999 ở Seattle đã biểu tình phản đối tổ chức WTO. Chống Chủ nghĩa Tư bản nhưng không có chương trình gì mới.
SPIEGEL: Cái gì đã ngăn cản sự tổng động viên của một phong trào cánh tả mới?
Fukuyama: Ngân hàng Phát hành (tiền) Mỹ và Bộ Tài chính đã quyết định can thiệp vào cuộc khủng hoảng mới nhất và đã không để những biến chứng quái ác của thập niên 30 xuất hiện, khi trên 20% người Mỹ thất nghiệp. Hồi đó, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã chia nhỏ các nhà bank lớn ra mà không ai dám phản đối vì sự nguy kịch đã rất lớn. Tôi tin là ngày nay các nhà bank lớn như Goldman-Sachs, Citigroup hay Bank of America cũng cần được chia nhỏ ra để khu vực tài chính được chấn chỉnh lại. Nó được chia thành các đơn vị nhỏ để khi nền kinh tế mà xấu thì nó có thể phá sản. Nó sẽ không còn “too big to fail”, điều mà hiện nay đã khiến nó dường như trở thành bất khả xâm phạm. Đáng tiếc là bước đi dũng cảm như vậy đã không xảy ra.
SPIEGEL: Đơn giản vì Tổng thống Obama không đủ khả năng thực hiện?
Fukuyama: Obama đã có một cơ hội lớn khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, ngay tờ “Newsweek” khi đó cũng đã đưa tít “Giờ thì tất cả chúng ta đều theo đảng Xã hội”. Giá như khi đó ông ta quốc hữu hóa các nhà bank lớn rồi chia nhỏ và đem bán. Nhưng hình thái thế giới mà Chính phủ Obama nhìn nhận khi đó đã bị các nhà bank ở Phố Wall ấn định theo ý muốn của họ.
SPIEGEL: Nói cách khác: Obama và các cố vấn quan trọng nhất của mình như Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner – trước kia cũng đã từng là một nhà banker danh tiếng, cũng thuộc số 1% mà sự phản đối nhằm vào?
Fukuyama: Tất nhiên họ thuộc số 1% đó, và cùng với bạn bè của họ. Chef của Goldman-Sachs là Lloyd Blankfein trong thời kỳ khủng hoảng đã có hàng chục lần cố vấn cho Geithner. Điều đó cho đến nay vẫn ảnh hưởng tới các cuộc tranh luận tại Nhà Trắng.
SPIEGEL: Ông muốn nghiêm túc nói rằng, những người của Đảng Cộng hòa thì ít thân thiện với Phố Wall hơn?
Fukuyama: Tuyệt nhiên không. Phố Wall đã giữ chắc họ trong túi rồi. Nhưng có câu hỏi quan trọng hơn là: Tại sao các cử tri không giàu lại đi bỏ phiếu cho những người cánh hữu, mặc dù quyền lợi của họ hoàn toàn không được quan tâm? Điều đó có nguyên nhân từ tư tưởng chống lại nhà nước, có gốc rễ ăn sâu trong lịch sử nước Mỹ. Nhiều cử tri chỉ muốn Đảng Cộng hòa náo động chống lại tầng lớp tinh hoa – vậy là họ bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa, ngay cả khi qua đó, tầng lớp tinh hoa lại được lợi.
SPIEGEL: Tại sao Tổng thống Obama không thu phục được những cử tri thất vọng chán nản đó?
Fukuyama: Vì ông ta không đưa ra cho họ được viễn cảnh của một trật tự kinh tế mới nào. Obama chỉ luôn nói về sự quay trở lại với hình thức Nhà nước phúc lợi kiểu cổ điển tả khuynh, như là chúng ta vẫn đang sống hồi thập niên 70: nhiều nhà nước hơn, nhiều công đoàn hơn, toàn cầu hóa là xấu.
SPIEGEL: Vậy ông ta phải làm gì?
Fukuyama: Tôi không nói gì, vì ông đang làm việc cho một tạp chí của Đức: Nhưng mô hình kinh tế của Đức rất đáng là hình mẫu cho Mỹ. Điều mà nước Đức đã đạt được là, sản phẩm vẫn được sản xuất tại nước mình, và được phần còn lại của thế giới muốn mua. Qua đó các ông đã bảo vệ được tầng lớp trung lưu tốt hơn chúng tôi.
SPIEGEL: Chương trình nghị sự 2010 của Gehard Schröder có thể là hình mẫu cho cánh tả của Mỹ?
Fukuyama: Những người dân chủ-xã hội Đức đã làm cho thị trường lao động mềm dẻo hơn và nhà nước xã hội vẫn có khả năng cạnh tranh. Câu kinh cũ “nhiều nhà nước hơn” không còn tồn tại ở Đức theo dạng đó nữa. Đó là một thành tích – và điều tương tự hoàn toàn không có ở Ý hay Pháp, nó cũng là một trong nhiều nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đồng Euro hiện nay.
SPIEGEL: Để bảo vệ giai cấp trung lưu, có cần một dạng mới của chủ nghĩa bảo hộ hay không?
Fukuyama: Nhẽ ra phương Tây không bao giờ được phép để cho Trung Quốc trở thành xưởng sản xuất của toàn thế giới. Người Trung Quốc đã khéo léo để các nước phương Tây đối chọi lẫn nhau nhằm để cho họ mua được công nghệ của phương Tây với giá cực rẻ. Nước nào cũng nghĩ: “Nếu muốn kiếm chút lợi nhuận thì phải làm ăn với họ, dù họ có lôi mình qua bàn và ăn cắp những phát minh tân tiến của mình”. Đáng lẽ chúng ta không được phép tỏ ra quá hèn nhát trước Trung Quốc như vậy.
SPIEGEL: Liệu còn có thể đảo ngược được xu thế đó không?
Fukuyama: Ít nhất thì ở Mỹ là qúa muộn. Tất cả các ngành công nghiệp chế biến quan trọng từ lâu đã nằm trong tay Trung Quốc.
SPIEGEL: Nhiều nhà chính trị châu Âu tỏ ra bất lực với cuộc khủng hoảng nợ. Liệu các nhà chính trị ở các nước có nền dân chủ phương Tây có đủ khả năng lãnh đạo hay họ lại bị thị trường tài chính dẫn dắt họ đi?
Fukuyama: Sự lãnh đạo chính trị trở nên khó khăn, không phải chỉ do thị trường tài chính. Tất cả các nền dân chủ hiện đại đều có yếu điểm: mỗi một nhóm lợi ích chỉ biết đánh box vì quyền lợi của nhóm mình mà không thèm để ý đến xung quanh. Ông hãy nhìn sang Hy Lạp: Các dược sĩ, các bác sĩ, các KTS đã tự động đặt giá cho dịch vụ của mình và thu nhiều lợi nhuận. Đồng thời họ lại tìm cách trốn thuế. Vậy thì làm sao mà Nhà nước không bị phá sản.
SPIEGEL: Các nhà Kỹ Trị và cố vấn, những người không do ai bầu, bây giờ sẽ phá bỏ hệ thống bán đổ bán tháo của nước Hy Lạp. Như vậy có dân chủ hay không?
Fukuyama: Tôi cược là Hy Lạp sẽ rời bỏ khu vực dùng Euro. Kiểu gì, dù có khéo léo đến đâu, thì dân Hy Lạp sau một thời gian sẽ coi sự can thiệp là sự ép buộc của một chính sách mà họ không muốn theo. Hay các ông tin rằng, người Hy Lạp muốn ngay lập tức trở thành người Đức?
SPIEGEL: Liệu Châu Âu trong cuộc cứu trợ tuyệt vọng đồng Euro này có còn dân chủ nữa không?
Fukuyama: Vậy đã có lúc có dân chủ rồi ư? Trong quá trình thống nhất châu Âu, tầng lớp tinh hoa đã luôn xác quyết moị sự. Chứng minh rõ nhất: Mỗi lần có nước nào trưng cầu dân ý mà kế hoạch thống nhất bị phủ quyết…
SPIEGEL: …thì cuộc trưng cầu dân ý đó lại được tiến hành lại.
Fukuyama: Chính xác, tầng lớp tinh hoa châu Âu luôn muốn nói với người dân thích bạo động là: “Ồ, các bạn đã chưa hiểu đúng, vậy chúng tôi lại phải trưng cầu dân ý lại, cho đến khi nào các bạn nhìn ra”. Ở hầu hết các nước châu Âu đã xuất hiện các đảng chống đối cánh hữu, từ Hungary cho tới Nauy, họ chống lại Liên minh Châu Âu, chống lại người nhập cư, chống lại tầng lớp tinh hoa châu Âu – và họ đã có kết quả bởi vì nhiều cử tri cảm thấy các nhà chính trị khác không đại diện cho họ.
SPIEGEL: Các hệ thống toàn trị ngày càng có vẻ được ưa thích hơn. Khi các doanh nhân Đức sang Trung Quốc về, họ đã ca ngợi ở đó mọi việc được quyết định rất nhanh chóng.
Fukuyama: Các doanh nhân Mỹ cũng nói vậy. Tất nhiên họ có ấn tượng khi thấy ở Bắc Kinh trong thời gian ngắn họ nhận được sự đồng ý để đầu tư một công trình đồ sộ. Nhưng trước tiên, các chính trị gia châu Âu và Mỹ có vẻ không có khả năng để được ra những quyết định tương tự.
SPIEGEL: Vậy thì mô hình toàn trị Trung Quốc cũng là một hình mẫu mới cho thế giới. Vậy nó mâu thuẫn một cách căn bản với luận cứ của ông, rằng dân chủ là một sản phẩm xuất khẩu bán chạy của châu Âu trong bài “Sự kết thúc của Lịch sử”.
Fukuyama: Phản đối: Mô hình Trung Quốc không thể là hình mẫu để áp dụng cho toàn thế giới. Hệ thống phương Tây của chúng ta lộ rõ những điểm yếu điển hình, nhưng mô hình Trung Quốc cũng không hoạt động. Nó cực kỳ thô bạo và vô đạo đức. Người dân có thể trong vòng giây phút bị cướp đoạt tất cả, mà không thể làm gì để chống lại được. Tham nhũng hiện diện khắp nơi, chỗ nào ở Trung Quốc bây giờ cũng thấy sự phản đối…
SPIEGEL: …nó lại khơi cho nhà cầm quyền nỗi lo sợ một mùa xuân Trung Quốc.
Fukuyama: Chừng nào kinh tế bắt đầu ngừng tăng trưởng, thì sự tức giận sẽ bùng phát. Không, nền dân chủ phương Tây vẫn là mô hình duy nhất có kết quả trên toàn cầu, mặc dù tất cả những khiếm khuyết của nó.
SPIEGEL: Thưa giáo sư, chúng tôi cảm ơn ông về cuộc nói chuyện này.
Nguồn: DER SPIEGEL 5/2012
“Đâu rồi sự nổi dậy của cánh tả?”
30-01-2012Nhà chính trị học Mỹ Francis Fukuyama, một người tiên phong của những người tân bảo thủ, cho rằng sự quá độ của Chủ nghĩa Tư bản và toàn cầu hóa sẽ gây nguy hiểm cho nền dân chủ phương Tây.
SPIEGEL: Thưa Giáo sư, sau khi Liên bang Xô-viết sụp đổ, ông đã tuyên bố rằng nền dân chủ tự do phương Tây trở thành hình thái xã hội duy nhất có khả năng tồn tại. Bây giờ thì ông lại lo, Chủ nghĩa Tư bản và toàn cầu hóa có thể phá hỏng nền dân chủ. Ông phải giải thích cho chúng tôi sự thay đổi đó.
Fukuyama: Xin cẩn thận với các khái niệm! Đến bây giờ vẫn chưa có sự lựa chọn nào khác ngoài Chủ nghĩa Tư bản. Cái mà tôi bận tâm là tìm kiếm một sự phát triển kinh tế hợp lý. Mô hình xã hội kiểu phương Tây của chúng ta đang bị áp lực lớn vì giai cấp trung lưu bị biến mất dần. Ví dụ sự chuyển đổi công nghệ đã làm mất đi nhiều việc làm vốn của giai cấp trung lưu.
SPIEGEL: Vì vậy các nước phương Tây như Mỹ và Anh đang phải quảng bá cho xã hội dịch vụ.
Fukuyama: Nhưng chính vì thế cũng tạo cho chúng ta nhiều vấn đề. Chúng ta từng nghĩ, toàn cầu hóa sẽ chỉ đưa chúng ta trở thành ông chủ, không cần tự sản xuất một cái gì, còn mỗi việc là đi mời chào các dịch vụ. Chúng ta đã hoàn toàn quên rằng, ở Mỹ, sở dĩ CNXH đã không trở thành đề tài lớn, chính vì lúc nào cũng có đủ người làm ăn phát đạt gia nhập tầng lớp trung lưu. Nay thì hết, vì những ngành nghề mà họ làm đã bị chúng ta giao phó cho các nước như Trung Quốc làm.
SPIEGEL: Những người hiện nay vẫn thuộc tầng lớp trung lưu mà vẫn có việc làm, thu nhập thực tế ít hơn cách đây 30 năm. Hai lưỡi của cái kéo thu nhập chưa bao giờ ngoác rộng xa nhau như bây giờ (Ý nói thu nhập của các tầng lớp có sự cách biệt lớn: ND). Nó có tác động gì tới cuộc sống cộng đồng trong xã hội chúng ta?
Fukuyama: Hoàn toàn đơn giản: Xấu cho nền dân chủ. Nếu thu nhập tương đối đồng đều, người dân có sự tin tưởng lẫn nhau – và sẽ không có một thiểu số tinh hoa có được đặc quyền quan hệ với các nhà chính trị để đạt được những lợi ích nhóm của họ…
SPIEGEL: …điều mà lâu dài sẽ giết chết nền dân chủ.
Fukuyama: Chính xác, một nền dân chủ mà không có tầng lớp trung lưu mạnh, sẽ bị nghiêng sang Chủ nghĩa Dân túy, dẫn đến tranh cãi và không thể có được quyết định đúng đắn rằng ai có quyền gì, nó sẽ bị tê liệt. Ở Mỹ, chúng ta đã thấy sự trở về của Chủ nghĩa Dân túy, một cách hiếm hoi ở phía cánh hữu của sân khấu chính trị. Nếu hỏi một thành viên Phong trào cực đoan Tee-Party, cảm nhận về Chính phủ như thế nào, thì cảm xúc của họ hoàn toàn rõ ràng: họ căm thù Chính phủ. Theo các nghiên cứu thì sự thăng tiến xã hội ở châu Âu gần đây đã có nhiều khả năng dễ dàng hơn ở Mỹ. Giấc mơ Mỹ, từ người rửa chén đĩa phấn đấu trở thành triệu phú, càng ngày càng đúng chính xác: chỉ là giấc mơ.
SPIEGEL: Vì vậy đề tài công bằng xã hội đã trở thành chủ đề chính trong vận động tranh cử?
Fukuyama: Vấn đề là, ở Mỹ sẽ bị đóng cho ngay cái mác chiến sĩ đấu tranh giai cấp, cho những ai đụng đến những vấn đề như vậy. Tổng thống Barack Obama vừa được nếm trải: trong bài phát biểu về tình hình quốc gia, ông đã đòi tăng thuế người giàu, lập tức được gắn ngay mác “Đảng viên Xã hội châu Âu”. Vì vậy rất khó có thể tạo ra được một phong trào cánh tả mạnh mẽ. Trong lịch sử nước Mỹ, cho đến nay chỉ có một lần thành công, đó là sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu thập niên 30.
SPIEGEL: Cái gì chưa thành thì có thể sẽ thành: Cuộc khủng hoảng tài chính mới đây thường được so sánh với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Fukuyama: Nhưng đâu thấy cuộc nổi dậy nào của cánh tả? Cuộc khủng hoảng tài chính này khởi đầu từ Phố Wall, nó có thể xảy ra vì sự thanh tra thị trường tài chính đã bị gỡ bỏ một cách có hệ thống – đúng như các nhà tư tưởng cánh hữu Mỹ luôn đòi hỏi. Nó gây tác động rất xấu đến dân thường, trong khi các thành viên giàu có trong khu vực tài chính nhờ sự trợ giúp của Nhà nước lại trở nên những người được hưởng lợi từ khủng hoảng. Đến mức ấy mà không thấy sự nổi dậy đâu thì còn mong đợi gì? Tôi cũng đã chờ một cái kiểu như Tee-Party cánh tả.
SPIEGEL: Liệu Chiếm-Phố-Wall có phải là một tín hiệu?
Fukuyama: Không có. Tôi không cho phong trào đó thực sự quan trọng. Phần lớn những người đó vẫn là những người 1999 ở Seattle đã biểu tình phản đối tổ chức WTO. Chống Chủ nghĩa Tư bản nhưng không có chương trình gì mới.
SPIEGEL: Cái gì đã ngăn cản sự tổng động viên của một phong trào cánh tả mới?
Fukuyama: Ngân hàng Phát hành (tiền) Mỹ và Bộ Tài chính đã quyết định can thiệp vào cuộc khủng hoảng mới nhất và đã không để những biến chứng quái ác của thập niên 30 xuất hiện, khi trên 20% người Mỹ thất nghiệp. Hồi đó, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã chia nhỏ các nhà bank lớn ra mà không ai dám phản đối vì sự nguy kịch đã rất lớn. Tôi tin là ngày nay các nhà bank lớn như Goldman-Sachs, Citigroup hay Bank of America cũng cần được chia nhỏ ra để khu vực tài chính được chấn chỉnh lại. Nó được chia thành các đơn vị nhỏ để khi nền kinh tế mà xấu thì nó có thể phá sản. Nó sẽ không còn “too big to fail”, điều mà hiện nay đã khiến nó dường như trở thành bất khả xâm phạm. Đáng tiếc là bước đi dũng cảm như vậy đã không xảy ra.
SPIEGEL: Đơn giản vì Tổng thống Obama không đủ khả năng thực hiện?
Fukuyama: Obama đã có một cơ hội lớn khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, ngay tờ “Newsweek” khi đó cũng đã đưa tít “Giờ thì tất cả chúng ta đều theo đảng Xã hội”. Giá như khi đó ông ta quốc hữu hóa các nhà bank lớn rồi chia nhỏ và đem bán. Nhưng hình thái thế giới mà Chính phủ Obama nhìn nhận khi đó đã bị các nhà bank ở Phố Wall ấn định theo ý muốn của họ.
SPIEGEL: Nói cách khác: Obama và các cố vấn quan trọng nhất của mình như Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner – trước kia cũng đã từng là một nhà banker danh tiếng, cũng thuộc số 1% mà sự phản đối nhằm vào?
Fukuyama: Tất nhiên họ thuộc số 1% đó, và cùng với bạn bè của họ. Chef của Goldman-Sachs là Lloyd Blankfein trong thời kỳ khủng hoảng đã có hàng chục lần cố vấn cho Geithner. Điều đó cho đến nay vẫn ảnh hưởng tới các cuộc tranh luận tại Nhà Trắng.
SPIEGEL: Ông muốn nghiêm túc nói rằng, những người của Đảng Cộng hòa thì ít thân thiện với Phố Wall hơn?
Fukuyama: Tuyệt nhiên không. Phố Wall đã giữ chắc họ trong túi rồi. Nhưng có câu hỏi quan trọng hơn là: Tại sao các cử tri không giàu lại đi bỏ phiếu cho những người cánh hữu, mặc dù quyền lợi của họ hoàn toàn không được quan tâm? Điều đó có nguyên nhân từ tư tưởng chống lại nhà nước, có gốc rễ ăn sâu trong lịch sử nước Mỹ. Nhiều cử tri chỉ muốn Đảng Cộng hòa náo động chống lại tầng lớp tinh hoa – vậy là họ bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa, ngay cả khi qua đó, tầng lớp tinh hoa lại được lợi.
SPIEGEL: Tại sao Tổng thống Obama không thu phục được những cử tri thất vọng chán nản đó?
Fukuyama: Vì ông ta không đưa ra cho họ được viễn cảnh của một trật tự kinh tế mới nào. Obama chỉ luôn nói về sự quay trở lại với hình thức Nhà nước phúc lợi kiểu cổ điển tả khuynh, như là chúng ta vẫn đang sống hồi thập niên 70: nhiều nhà nước hơn, nhiều công đoàn hơn, toàn cầu hóa là xấu.
SPIEGEL: Vậy ông ta phải làm gì?
Fukuyama: Tôi không nói gì, vì ông đang làm việc cho một tạp chí của Đức: Nhưng mô hình kinh tế của Đức rất đáng là hình mẫu cho Mỹ. Điều mà nước Đức đã đạt được là, sản phẩm vẫn được sản xuất tại nước mình, và được phần còn lại của thế giới muốn mua. Qua đó các ông đã bảo vệ được tầng lớp trung lưu tốt hơn chúng tôi.
SPIEGEL: Chương trình nghị sự 2010 của Gehard Schröder có thể là hình mẫu cho cánh tả của Mỹ?
Fukuyama: Những người dân chủ-xã hội Đức đã làm cho thị trường lao động mềm dẻo hơn và nhà nước xã hội vẫn có khả năng cạnh tranh. Câu kinh cũ “nhiều nhà nước hơn” không còn tồn tại ở Đức theo dạng đó nữa. Đó là một thành tích – và điều tương tự hoàn toàn không có ở Ý hay Pháp, nó cũng là một trong nhiều nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đồng Euro hiện nay.
SPIEGEL: Để bảo vệ giai cấp trung lưu, có cần một dạng mới của chủ nghĩa bảo hộ hay không?
Fukuyama: Nhẽ ra phương Tây không bao giờ được phép để cho Trung Quốc trở thành xưởng sản xuất của toàn thế giới. Người Trung Quốc đã khéo léo để các nước phương Tây đối chọi lẫn nhau nhằm để cho họ mua được công nghệ của phương Tây với giá cực rẻ. Nước nào cũng nghĩ: “Nếu muốn kiếm chút lợi nhuận thì phải làm ăn với họ, dù họ có lôi mình qua bàn và ăn cắp những phát minh tân tiến của mình”. Đáng lẽ chúng ta không được phép tỏ ra quá hèn nhát trước Trung Quốc như vậy.
SPIEGEL: Liệu còn có thể đảo ngược được xu thế đó không?
Fukuyama: Ít nhất thì ở Mỹ là qúa muộn. Tất cả các ngành công nghiệp chế biến quan trọng từ lâu đã nằm trong tay Trung Quốc.
SPIEGEL: Nhiều nhà chính trị châu Âu tỏ ra bất lực với cuộc khủng hoảng nợ. Liệu các nhà chính trị ở các nước có nền dân chủ phương Tây có đủ khả năng lãnh đạo hay họ lại bị thị trường tài chính dẫn dắt họ đi?
Fukuyama: Sự lãnh đạo chính trị trở nên khó khăn, không phải chỉ do thị trường tài chính. Tất cả các nền dân chủ hiện đại đều có yếu điểm: mỗi một nhóm lợi ích chỉ biết đánh box vì quyền lợi của nhóm mình mà không thèm để ý đến xung quanh. Ông hãy nhìn sang Hy Lạp: Các dược sĩ, các bác sĩ, các KTS đã tự động đặt giá cho dịch vụ của mình và thu nhiều lợi nhuận. Đồng thời họ lại tìm cách trốn thuế. Vậy thì làm sao mà Nhà nước không bị phá sản.
SPIEGEL: Các nhà Kỹ Trị và cố vấn, những người không do ai bầu, bây giờ sẽ phá bỏ hệ thống bán đổ bán tháo của nước Hy Lạp. Như vậy có dân chủ hay không?
Fukuyama: Tôi cược là Hy Lạp sẽ rời bỏ khu vực dùng Euro. Kiểu gì, dù có khéo léo đến đâu, thì dân Hy Lạp sau một thời gian sẽ coi sự can thiệp là sự ép buộc của một chính sách mà họ không muốn theo. Hay các ông tin rằng, người Hy Lạp muốn ngay lập tức trở thành người Đức?
SPIEGEL: Liệu Châu Âu trong cuộc cứu trợ tuyệt vọng đồng Euro này có còn dân chủ nữa không?
Fukuyama: Vậy đã có lúc có dân chủ rồi ư? Trong quá trình thống nhất châu Âu, tầng lớp tinh hoa đã luôn xác quyết moị sự. Chứng minh rõ nhất: Mỗi lần có nước nào trưng cầu dân ý mà kế hoạch thống nhất bị phủ quyết…
SPIEGEL: …thì cuộc trưng cầu dân ý đó lại được tiến hành lại.
Fukuyama: Chính xác, tầng lớp tinh hoa châu Âu luôn muốn nói với người dân thích bạo động là: “Ồ, các bạn đã chưa hiểu đúng, vậy chúng tôi lại phải trưng cầu dân ý lại, cho đến khi nào các bạn nhìn ra”. Ở hầu hết các nước châu Âu đã xuất hiện các đảng chống đối cánh hữu, từ Hungary cho tới Nauy, họ chống lại Liên minh Châu Âu, chống lại người nhập cư, chống lại tầng lớp tinh hoa châu Âu – và họ đã có kết quả bởi vì nhiều cử tri cảm thấy các nhà chính trị khác không đại diện cho họ.
SPIEGEL: Các hệ thống toàn trị ngày càng có vẻ được ưa thích hơn. Khi các doanh nhân Đức sang Trung Quốc về, họ đã ca ngợi ở đó mọi việc được quyết định rất nhanh chóng.
Fukuyama: Các doanh nhân Mỹ cũng nói vậy. Tất nhiên họ có ấn tượng khi thấy ở Bắc Kinh trong thời gian ngắn họ nhận được sự đồng ý để đầu tư một công trình đồ sộ. Nhưng trước tiên, các chính trị gia châu Âu và Mỹ có vẻ không có khả năng để được ra những quyết định tương tự.
SPIEGEL: Vậy thì mô hình toàn trị Trung Quốc cũng là một hình mẫu mới cho thế giới. Vậy nó mâu thuẫn một cách căn bản với luận cứ của ông, rằng dân chủ là một sản phẩm xuất khẩu bán chạy của châu Âu trong bài “Sự kết thúc của Lịch sử”.
Fukuyama: Phản đối: Mô hình Trung Quốc không thể là hình mẫu để áp dụng cho toàn thế giới. Hệ thống phương Tây của chúng ta lộ rõ những điểm yếu điển hình, nhưng mô hình Trung Quốc cũng không hoạt động. Nó cực kỳ thô bạo và vô đạo đức. Người dân có thể trong vòng giây phút bị cướp đoạt tất cả, mà không thể làm gì để chống lại được. Tham nhũng hiện diện khắp nơi, chỗ nào ở Trung Quốc bây giờ cũng thấy sự phản đối…
SPIEGEL: …nó lại khơi cho nhà cầm quyền nỗi lo sợ một mùa xuân Trung Quốc.
Fukuyama: Chừng nào kinh tế bắt đầu ngừng tăng trưởng, thì sự tức giận sẽ bùng phát. Không, nền dân chủ phương Tây vẫn là mô hình duy nhất có kết quả trên toàn cầu, mặc dù tất cả những khiếm khuyết của nó.
SPIEGEL: Thưa giáo sư, chúng tôi cảm ơn ông về cuộc nói chuyện này.
Nguồn: DER SPIEGEL 5/2012
730. Báo Trung Quốc: Vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến biên giới Việt – Trung
Mạng SinaVài tình tiết bí mật được tiết lộ trong tài liệu nội bộ về cuộc chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979
Tác giả: Triệu Cấp Báo -Người dịch: Quốc Thanh -30-5-2011Trong các bài viết về cuộc chiến với Việt Nam, hiện đa số đều nói đến vai trò rất lớn của Đặng Tiểu Bình, đương nhiên, vì ông ta là Phó Chủ tịch Quân ủy khi đó, nhưng cuộc chiến với Việt Nam là quyết định tập thể của trung ương, chứ không phải chỉ có mỗi một mình ông Đặng. Đồng chí Trần Vân cũng có vai trò rất lớn khi đó. Ngày ấy tôi đang học cao trung, có cha làm trong Bộ Tuyên truyền Thị ủy, hàng ngày cũng được đọc các bản báo cáo chiến trận. Năm 1980, tôi được đọc một bản tư liệu nội bộ của trung ương, tổng kết về cuộc chiến lần này. Vẫn còn nhớ một vài nội dung như sau:
I. Cuộc chiến biên giới lần này là cuộc chiến với bên ngoài, lần đầu tiên không có Mao Chủ tịch kể từ ngày lập quốc
Chiến tranh biên giới liên quan đến đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, hết sức phức tạp, nhiều cuộc chiến biên giới kể từ ngày lập quốc đến nay đều dưới sự chỉ huy trực tiếp của Mao Chủ tịch, cho nên, [cuộc chiến lần này] trong tình trạng không có Mao Chủ tịch, liệu có thể vượt qua thử thách, giành được thắng lợi hay không, đây là vấn đề lớn mà rất nhiều người thời ấy đã phải trăn trở. Vì thế, phải làm cho tốt khâu chuẩn bị tư tưởng. Đồng thời, quân đội nhiều năm chưa đánh trận, sức chiến đấu chẳng còn được bao nhiêu, đó cũng là điều đáng nghi vấn.
II. Phản ứng của Liên Xô là mấu chốt của vấn đề
Khi đó, “Hiệp ước Phòng thủ Chung Xô-Việt” vừa có hiệu lực. Theo qui định của Hiệp ước, đánh Việt Nam cũng có nghĩa là đánh Liên Xô, phía bên kia phải khai chiến với kẻ thù chung. Trung ương cho rằng sẽ có 4 khả năng về phản ứng của Liên Xô: Lăng mạ, dọa dẫm, xung đột quy mô nhỏ, chiến tranh hoặc xâm nhập biên giới quy mô lớn. Khi đó, hai phản ứng đầu được cho rằng chắc chắn là có, xác suất gây xung đột quy mô nhỏ cũng tồn tại, nhưng xác suất gây chiến tranh hoặc xâm nhập biên giới quy mô lớn là tương đối ít. Bởi vì Liên Xô nếu muốn xâm nhập quy mô lớn vào Trung Quốc, thì ở Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, từ khâu ra nghị quyết cho đến khi hoàn thành việc chuẩn bị chiến tranh cũng phải mất tới nửa năm, tới lúc đó thì Trung Quốc đã rút quân từ lâu rồi (Liên Xô không phát triển chiến tranh với Trung Quốc vì Việt Nam, mà là muốn hoàn thành sự bao vây đối với Trung Quốc, Việt Nam là khu vực quan trọng nhất để họ tranh quyền tranh bá với Mỹ ở Thái Bình Dương, có tác dụng ngăn chặn, uy hiếp đối với cả Mỹ lẫn Trung Quốc).
Nhưng ý đồ chiến tranh của Liên Xô đối với Trung Quốc không rõ ràng lắm, cần phải quan sát một thời gian, đợi cho đến khi họ quan sát xong còn chưa đưa ra được kết luận, thì Trung Quốc đã rút quân mất rồi. Cho nên, vấn đề không phải là lớn lắm, nhưng phải đề cao cảnh giác, chuẩn bị tốt (hiện nay có những người nói không quân Trung Quốc chưa ra tay, là vì sợ MIG – 21 của Không quân Việt Nam, hoàn toàn là hồ đồ. Có những người phê phán Trung Quốc thà để cho chiến sĩ hy sinh nhiều, chứ không dám dùng tên lửa và máy bay. Tất cả những lời phẫn nộ giản đơn này thực sự là không cần thiết, chiến tranh kết hợp cả với chính trị, ngoại giao, không thể chỉ đơn độc dùng chiến tranh để nói về chiến tranh. Lúc đó chủ yếu là ngăn chặn chiến tranh leo thang, sợ Liên Xô có phản ứng quá nhạy cảm, cho nên ngay cả tên lửa cũng chưa sử dụng. Nếu thực sự có xảy ra xung đột Trung-Xô, thì không những mục đích trừng phạt Việt Nam không đạt được, mà trái lại còn bị sa vào hoàn cảnh chiến tranh nghiêm trọng, hai đầu thọ địch. Cho nên việc khống chế quy mô và tầng cấp chiến tranh là hoàn toàn cần thiết. Các vị ở Trung ương là những bậc lão thành cách mạng, đã kinh qua thử thách lâu dài, chẳng lẽ lại không có đủ kinh nghiệm như những cư dân mạng này?
III. Cống hiến của Trần Vân trong cuộc chiến với Việt Nam
Mấy lần Hội nghị Trung ương trước cuộc chiến, ông [Trần Vân] tỏ ra rất hiểu tình hình bày binh bố trận, tình hình trang bị của quân đội Việt Nam, thậm chí còn rõ hơn cả vị chịu trách nhiệm chỉ huy chiến dịch của quân ta. Ông đưa ra rất nhiều kiến nghị về việc bày binh bố trận, phương án chiến dịch, tiến trình chiến tranh cho quân ta (lúc đó, ông chưa đảm nhận nhiệm vụ ở Quân ủy Trung ương), có thể nói, vai trò của Trần Vân trong toàn bộ cuộc chiến với Việt Nam là hết sức lớn, song đáng tiếc là đã bị chôn vùi trong lịch sử. Đặng Tiểu Bình không trực tiếp theo dõi tình hình chiến dịch, nhưng việc chọn tướng (Hứa Thế Hữu, Dương Đắc Chí), tuyên bố khai chiến và kết thúc chiến tranh thì chủ yếu là từ ông ta, ông ta theo dõi cả tiến trình chiến dịch, nhưng đưa ra những chỉ thị cụ thể thì không.
IV. Phản ứng của Liên Xô
Khi cuộc chiến bắt đầu, Liên Xô bày tỏ khiển trách mạnh mẽ, đồng thời cảnh cáo Trung Quốc phải rút quân ngay lập tức. Khi cuộc chiến diễn ra đến ngày thứ 7, Liên Xô ra tuyên bố, nếu Trung Quốc rút quân ngay bây giờ thì còn kịp, nếu không sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng không thể tránh khỏi. Trước tình hình này, Trung Quốc đã không có động thái gì, mà tiếp tục chuẩn bị tấn công Lạng Sơn, hòng thúc quân Việt Nam phải rút khỏi Campuchia, nhưng đáng tiếc là mục đích này đã không đạt được (cho nên sau đó chỉ tuyên truyền về các anh hùng chiến tranh, còn việc tuyên truyền về ý nghĩa của cuộc chiến đã bị giảm bớt).
Thực tế, một số nước Đông Nam Á tuy mồm thì nói phản đối hoặc hô hào nọ kia, nhưng trong bụng thì vẫn khoái chí khi thấy Việt Nam bị trừng phạt. Dĩ nhiên, nếu Trung Quốc chiếm Việt Nam, chắc sẽ khiến cho những nước này bị hoảng hốt, bởi những nước này cũng đang hết sức cảnh giác với Trung Quốc. Cùng lúc, Trung Quốc tăng cường viện trợ gấp rút cho Campuchia. Lúc này Trung – Mỹ vừa mới thiết lập bang giao, mối quan hệ hết sức mặn nồng, mọi người đã được công khai nghe Đài Tiếng nói Hoa Kỳ – “Voice of America”. Lúc đó, tôi nghe đài Mỹ nói, Trung Quốc vừa viện trợ cho Campuchia 24 chiếc xe tăng, Campuchia không biết sử dụng, thế là rơi vào tay quân đội Việt Nam.
V. Tình hình biên giới Trung-Xô
Khi cuộc chiến bắt đầu, cả hai phía khu vực biên giới Trung-Xô ở vùng Đông Bắc và Nội Mông đều căng thẳng cao độ, luôn trong trạng thái cảnh giới. Hai bên đều hết sức lo sợ đối phương đánh vào, kết quả là, phía Trung Quốc có những vùng đang tranh nhau mua hàng hóa, bỗng có người kêu lên “Liên Xô đánh vào rồi kìa!”, thế là cả đám người hoảng hốt bỏ chạy về nội địa, khiến cho phía Liên Xô và Mông Cổ cũng hoảng loạn theo, cho là Trung Quốc phân tán dân để chuẩn bị chiến tranh, kết quả, phía Liên Xô cũng tạo thành một cuộc đại lưu tán náo loạn, cố sức rút chạy về phía sau. Trung ương đã phê bình đảng ủy và chính quyền địa phương, nói rằng không được để “tiền tuyến thì đánh thắng trận, hậu phương thì làm trò cười cho thiên hạ”.
Kết cục, Liên Xô đã không tuân theo hiệp ước với Việt Nam, ngay cả xung đột quy mô nhỏ cũng không xảy ra.
Nguồn: Sina
Mời xem thêm bài dịch từ quyển sách “China’s War with Vietnam, 1979”, của King C. Chen: Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 – Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979: phần 2 – Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979: phần 2 (tiếp theo) – Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979: phần 3 – Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979: phần 3 (tiếp theo) – (x-café/ Nguyễn Văn Son). Và bài dịch: Quan hệ Xô Trung và cuộc xung đột Trung-Việt tháng 2/1979 – (viet-studies).
ĐẠI GIẢI MẬT CON SỐ THƯƠNG VONG CỦA HAI BÊN TRONG CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT NĂM 1979
BTV: 33 năm trước, vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung
Quốc đã xua quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta. Cuộc
chiến khốc liệt này đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người lính Việt
Nam, đã xả thân bảo vệ Tổ Quốc, cũng như của rất nhiều thường dân vô tội
ở biên giới phía Bắc. Hôm nay, xin quý độc giả hãy giành những giây
phút tưởng niệm, để nhớ đến những người lính Việt Nam đã anh dũng ngã
xuống, hy sinh thân mình bảo vệ mảnh đất thân yêu mà chúng ta đang sống
hôm nay. Cũng không quên những người dân vô tội sống dọc các tỉnh biên
giới, đã bị Trung Quốc giết hại 33 năm trước.
Liên quan đến cuộc chiến này, chúng tôi xin giới thiệu 2 tài liệu để độc giả tham khảo: Một tài liệu nói về con số thương vong của hai phía Việt – Trung và một tài liệu khác, nói về vai trò của Liên Xô liên quan đến cuộc chiến này. Đây là 2 tài liệu do phía Trung Quốc đưa ra, nên những từ ngữ sử dụng trong bài, xin được giữ nguyên văn.
China.com
Người dịch: Quốc Thanh
27-9-2009
Ẩn số về thương vong của hai bên trong Chiến tranh Trung-Việt năm 1979
Về con số thương vong của hai bên Trung-Việt trong “Trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam” năm 1979, báo Lao Động của Việt Nam hồi năm đó nói, đã tiêu diệt hơn 3 vạn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc; báo Giải Phóng quân của ta cho biết, quân ta thương vong 4.000 người, tiêu diệt 70.000 quân địch.
Theo ghi chép trong hồ sơ mật về trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 đã được giải mật từ lâu: con số thương vong của quân ta là hơn 27.000 người, trong đó, số sĩ quan binh lính chết trận là hơn 6.000, binh lính bị thương là hơn 21.000 người.
Trong thời kỳ đầu của trận chiến, tỉ lệ thương vong bên quân ta quả thực khá cao, cá biệt có những đại đội thậm chí còn bị thương tới 90%. Thường bộ đội thuộc những đại đội mũi nhọn, khi rút về nước sau cùng, chỉ còn lại có mười mấy người, một tiểu đội còn lại chưa đến một hai người. Về mặt này, có nguyên nhân là do sự phòng ngự kiên cố của Việt Nam, đồng thời cũng có cả nhân tố tham chiến thời kỳ đầu, các chỉ huy bên quân ta còn thiếu kinh nghiệm đánh trận thật. Sau khi đã thích ứng tạm thời, chỉ huy bên quân ta đã nhanh chóng điều chỉnh lại được trạng thái bình thường.
Cao điểm 315 ở Đông Khê, Việt Nam, vào năm ấy (BTV: Tác giả nhắc lại trận đánh năm 1969 giữa Bắc Việt với Hoa Kỳ), quân Mỹ huy động binh lực hơn 30 máy bay ném bom và 2 trung đoàn, sau khi bao vây suốt một tuần mới miễn cưỡng buông tay. Đã phải trả giá bằng thương vong hơn 300 người, phần thu được chỉ là hơn 20 thi thể người Việt Nam [Bộ phim Mỹ “Đồi Thịt Băm” - Hamburger Hill - đã được dựng dựa theo trận đánh này]. Cũng ở Cao điểm 315 này, bộ đội phản kích tuyến phía đông của quân ta chỉ với binh lực 2 đại đội, chiến đấu trong 3 giờ, mà đã chiến thắng.
Khi phòng ngự với quân Mỹ, Việt Nam thường áp dụng chiến tranh địa đạo để làm tiêu hao sức chiến đấu của bọn Mỹ. Nhưng chiến tranh địa đạo lại là do Trung Quốc phát minh, truyền lại cho Việt Nam, bây giờ mà lại dùng nó để ứng phó với Trung Quốc thì tất sẽ phản tác dụng. Trong các trận chiến ở Lào Cai, quân ta đã dùng hơi độc để làm chết ngạt người Việt Nam dưới địa đạo, về sau khi trao đổi tù binh với Việt Nam, được biết đường địa đạo này đã chôn vùi hơn 200 quân nhân và hơn 1.000 thường dân. Chiến tranh thật tàn khốc, anh không giết nó thì nó cũng giết anh, huống chi Việt Nam khi ấy quân với dân là một.
Thương vong chủ yếu phía quân ta là, trong các trận đánh thọc sườn của tập đoàn quân tuyến phía đông, khi Đặng Tiểu Bình có ý định giải quyết trận chiến trong vòng mươi ngày nửa tháng, Tư lệnh Hứa Thế Hữu nóng lòng muốn cho xong, nên đã có chút khinh thường địch. Khi còn chưa thám sát tường tận địa hình, đã hạ lệnh đánh thọc vào, dẫn đến nhiều con đường đánh thọc sườn của quân ta gặp phải sự phục kích, với binh lực vượt trội của Việt Nam, thương vong rất nặng nề, thậm chí còn xuất hiện cả tình huống bị quân địch bắt sống nguyên cả đại đội. Tiến độ chiến đấu chậm chạp, về sau bộ đội thiết giáp của ta đã tìm cách thoát hiểm, liều chết vượt qua núi Phục Sơn cao tới 1.500 m so với mực nước biển, thọc một mũi dao vào sau lưng quân Việt, thì mới xoay chuyển được thế cục bất lợi. Nhưng bộ đội thiết giáp cũng đã bị thương tổn nặng nề, một lượng lớn xe tăng bị rơi xuống từ trên núi cao. Ngoài ra, còn có rất nhiều lính bộ binh ngồi trên xe tăng để chống rung lắc, đã tự trói mình ở trên đó, làm thành những tấm bia sống cho quân Việt Nam.
Sau khi đánh tới Lạng Sơn, do điện lệnh của Trung ương, thời gian tấn công đã phải lui lại 2 ngày, khiến cho quân Việt Nam nhân đó hoàn thành được việc bố trí phòng ngự đối với Lạng Sơn, lại còn tạo nên sự thương vong không đáng có của quân ta trong trận tấn công Lạng Sơn sau đó. Mặc dù vậy, bộ đội tuyến phía đông vẫn đem lại cho quân Việt những tổn thất nặng nề hơn. Chiến dịch Lạng Sơn đã vây diệt 13 sư đoàn át chủ bài của Việt Nam, đã tiêu diệt 24.000 quân chính quy Việt Nam, là chiến quả lớn nhất trong trận chiến phản kích tự vệ này.
Nếu so sánh về mặt chiến quả, thì chiến tích của tập đoàn quân tuyến phía đông mạnh hơn tuyến phía tây; nếu so sánh về mặt con số thương vong thì tập đoàn quân tuyến phía đông lại lớn hơn tuyến phía tây rất nhiều. Nếu làm một phép so sánh, thì Dương Đắc Chí ở tuyến phía tây tỏ ra thận trọng hơn nhiều, mấy lần trì hoãn thời gian tổng công kích, cố gắng chuẩn bị mọi phương diện sao cho không để có gì sơ xuất, khi tấn công đã áp dụng phương pháp ẩn tiến, tích thắng nhỏ thành thắng lớn, nên đã giảm thiểu được thương vong cho bộ đội một cách có hiệu quả. Nhưng đồng thời cũng bởi quá thận trọng nên đã đánh mất cơ hội tiêu diệt sư đoàn 316 của quân địch, khiến nó chuồn khỏi giữa 2 sư đoàn của quân ta. Sau trận chiến, Thượng tướng Dương Đắc Chí được bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng, còn Thượng tướng Hứa Thế Hữu kể từ đó đã “thề nguyền” không về Bắc Kinh. Đó là lời cuối của ông.
Nếu so sánh về mặt trang bị súng ống, thì giữa quân ta với quân địch chênh lệch nhau chẳng bao nhiêu, bởi vì súng ống của Việt Nam chủ yếu là do Trung Quốc viện trợ, công nghiệp quân sự cũng do Trung Quốc viện trợ thành lập. Thời Đại Cách mạng Văn hóa, theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế, nước ta luôn viện trợ cho Việt Nam các trang thiết bị tiên tiến nhất.
Sự chênh lệch lớn nhất giữa Việt Nam với quân ta là hỏa pháo, lục quân Trung Quốc học ở Liên Xô, hết sức coi trọng việc xây dựng đội ngũ pháo binh, hỏa lực pháo binh của chúng ta ngang ngửa với Liên Xô, mạnh hơn nhiều so với NATO và các nước trong Khối Warsaw. Trước khi tấn công vào trận địa Việt Nam, quân ta đều áp dụng biện pháp pháo kích kiểu rải thảm, hỏa lực mạnh gần như xới tung trận địa quân địch. Điểm mà quân ta mạnh hơn quân Mỹ ở chỗ, hỏa pháo cỡ vừa và nhỏ của quân ta có rất nhiều chủng loại, hết sức linh hoạt khi đánh trận thật, quả là phù hợp khi phải đối phó với trận địa phòng ngự cắm chốt ở khắp nơi của Việt Nam. Trong suốt thời gian diễn ra trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam, hỏa pháo Việt Nam luôn bị quân ta chế ngự, không thể nào chống trả nổi quân ta. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho phòng tuyến phía bắc của quân Việt Nam bị tan vỡ nhanh chóng. Phía bắc Việt Nam có rất nhiều rừng núi, sau khi bị quân ta pháo kích, đã biến thành đồi trọc, hơn 20 năm sau vẫn không mọc được cây, đủ để thấy hỏa pháo của quân ta năm ấy mạnh đến nhường nào.
Một sự chênh lệch quan trọng khác giữa hai bên chính là bộ đội thiết giáp. Khi đó,Việt Nam tuy có một lượng lớn xe tăng Mỹ, nhưng thực lực tổng thể bộ đội thiết giáp của họ lại yếu hơn Trung Quốc. Trong trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979, quân ta tổng cộng huy động hơn 700 xe, còn Việt Nam chỉ có một số ít bộ đội át chủ bài thuộc sư đoàn 316A và sư đoàn 13 là có thể chống trả lại được với xe tăng của quân ta, kết quả đều bị quân ta đánh trọng thương, thậm chí tiêu diệt hoàn toàn. Ở thời kỳ đầu của trận chiến, Việt Nam nhờ vào địa hình rừng núi phức tạp, đã khiến cho bộ đội thiết giáp của ta bị tổn thất đôi chút, nhưng lại chưa bị sứt mẻ gì đến gân cốt. Kỳ tích bộ đội thiết giáp vượt qua núi Phục Sơn đã làm xoay chuyển chiến cục toàn bộ tuyến phía đông. Trận tấn công Lạng Sơn, quân ta dùng bộ đội thiết giáp mở đường, chỉ 24 giờ đã khống chế được toàn bộ Lạng Sơn. Sau khi tấn công Lạng Sơn, ở phía nam đều là đồng bằng, Hà Nội đã phòng thủ rất yếu, bộ đội thiết giáp của quân ta hoàn toàn có thể tiến thẳng vào.
Mới đầu, có nhiều người trong nước cho rằng, Việt Nam chỉ đưa vào một đội quân tạp nham và du kích. Thực ra, Việt Nam đã cho xuất vốn, trong số 4 sư đoàn át chủ bài được Liên Xô trang bị của họ (sư đoàn 316A, sư đoàn 8, sư đoàn 13, sư đoàn 27) có 3 sư đoàn được đưa ra tác chiến với quân ta, kết quả 1 sư đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn, 2 sư đoàn bỏ trận vì bị tổn thất nặng. Theo tin tình báo quân ta có được, từ trước trận chiến, bộ đội phòng ngự ở vùng Bắc Việt có 15 vạn. Trận chiến vừa mở màn, chỉ riêng bộ đội chính quy Việt Nam thuộc biên chế giao tranh với quân ta đã có tới hơn 10 vạn, trong quá trình chiến đấu còn liên tục tăng quân ra tiền tuyến. Khi bộ đội tuyến phía tây của quân ta sắp tiến đến sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Tổng Bí thư Lê Duẩn của Việt Nam còn cho tăng viện thêm 2 sư đoàn phòng thủ Hà Nội đang giấu kỹ trong két, kết quả cũng là thả dê vào miệng hổ, một đi không trở về. Với Việt Nam, mỗi người dân là một chiến binh, trong trận chiến này, số lượng quân chính quy lần lượt tung vào vượt xa con số 20 vạn quân của quân ta.
Trái lại, số quân bên ta được tung vào trận chiến này thua xa Việt Nam, đối sánh lực lượng nghiêng về Việt Nam, chúng ta vừa không tổng động viên toàn quốc, lại cũng không điều động bộ đội át chủ bài tinh nhuệ nhất, mà chủ yếu là bộ đội biên phòng của vùng Quảng Tây và Vân Nam, có bổ sung thêm bộ phận tác chiến cốt cán của các quân khu khác, tổng số không quá 20 vạn, mà số quân thường trực của ta khi ấy là 450 vạn.
Khi rút quân, quả thực quân ta có tổn thất ít nhiều, theo hồi ức của một lão chiến binh tham chiến, cả tiểu đội 10 người của họ, 5 người đã hy sinh trước lúc khai chiến 3 ngày, 2 người hy sinh trên đường về nước, về đến nơi chỉ còn lại có 3 người. Trong 2 chiến sĩ hy sinh trên đường về nước, 1 người bị phụ nữ Việt Nam bắn tỉa chết. Còn quân ta bị thương vong khi rút quân chủ yếu do sự quấy rối của quân du kích Việt Nam, nông dân Việt Nam đã chôn mìn và bẫy trên rất nhiều con đường chính, dẫn đến sự thương vong nhất định cho quân ta.
Về con số thương vong của quân Việt Nam, phía Việt Nam vẫn luôn mập mờ. Theo ghi chép từ hồ sơ mật về Trận Phản kích Tự vệ với Việt Nam đã được giải mật: Ta tiêu diệt gần 6 vạn quân địch, trong đó hơn 42.000 đã chết và hơn 10.000 người bị thương, hơn 2.000 người bắt làm tù binh. Con số này chủ yếu là kết quả sau những cuộc giao tranh giữa quân ta với quân chính quy Việt Nam, bao gồm tiêu diệt gọn sư đoàn 6, sư đoàn 13, sư đoàn 25, tiêu diệt gọn cả 13 trung đoàn thuộc “Trung đoàn anh hùng”, gây tổn thất nặng cho nhiều nhánh quân thuộc sư đoàn 316A của Việt Nam, con số thương vong của dân binh và bộ đội công an địa phương chưa được tính vào đây. Còn theo số liệu do báo Lao Động của Việt Nam công bố, dân thường bị tổn thất 5 vạn người, từ đó có thể suy ra được con số thương vong của Việt Nam trong trận chiến năm 1979 có lẽ là trên 10 vạn người.
Trận phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 là niềm vinh quang của quân ta, là niềm tự hào của dân tộc. Nó cho thấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc không hổ thẹn với danh hiệu “Trường thành gang thép”.
Nguồn: China.com
———
HISTORY.STNN
Quốc Thanh trích dịch
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc huy động binh lực hơn 20 vạn quân, phát động cuộc tiến công Việt Nam trên một trận tuyến dài 772 dặm. Trong trận chiến diễn ra 2 tuần, tuy quân đội Trung Quốc bị thương vong nặng nề, nhưng đã tiến sâu được vào đất Việt Nam khoảng 40km. Ngày 20 tháng 2, đại quân tuyến phía tây tấn công Lào Cai, Phong Thổ…, ngày 4 tháng 3 tấn công Sapa, đại quân tuyến phía đông tấn công Lạng Sơn vào cùng ngày, các thị trấn trọng điểm ở miền Bắc, Việt Nam đều bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kiểm soát. Phía nam Lạng Sơn là vùng đồng bằng, thích hợp cho bộ đội thiết giáp Trung Quốc tác chiến, quân Việt Nam không thể phòng thủ nổi. Nhưng quân đội Trung Quốc không còn duy trì được chiến quả như ở thời ky đầu, nếu nói là do xuất phát từ việc phải hạn chế, không để cho thử thách chính trị có xung đột quá lớn, nhưng đúng hơn là do trang bị thiếu thốn.
Dương Đạt so sánh tình trạng trang bị giữa hai quân đội: “Khi ấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vừa mới bước ra từ cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, năng lực tác chiến không mạnh, khi tiến đánh các thành phố biên giới khác như Lạng Sơn, Lào Cai… đã phải trả giá rất lớn. Ví dụ như xe tăng của Quân Giải phóng rất dễ bị đánh đổ, chất lượng xe tăng rất kém, có những chiếc đạn pháo không nổ, có những chiếc số lượng đạn pháo bộ đội pháo binh bắn ra vào ngày đầu trận chiến còn nhiều hơn cả số lượng đạn pháo bắn ra của 20 năm trước. Còn bên quân Việt Nam thì vừa kết thúc cuộc chiến Việt Nam năm 1975, giàu kinh nghiệm tác chiến, trong tay còn nắm những trang bị vũ khí thu được của quân Mỹ, Liên Xô viện trợ một số lượng lớn hỏa lực, rồi cả viện trợ trước đó của Trung Quốc. Cho nên, nếu đánh xong Lạng Sơn mà hành động tiếp nữa thì sẽ rất bất lợi cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc”.
———
BTV: Về con số thương vong hai bên, BTV đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu nước ngoài khác nhau, xin giới thiệu 2 nguồn này để độc giả tham khảo thêm:
- THE CHINESE PEOPLE’S LIBERATION ARMY: “SHORT ARMS AND SLOW LEGS“ (Global Security). Theo tài liệu này, ông Russell D. Howard cho biết, quân Trung Quốc bị tổn thất 60.000 người, trong số đó, có 26.000 người bị giết: “The PLA suffered more than 60,000 casualties, including 26,000 killed.”
- Theo tạp chí Time, cuộc chiến biên giới Việt – Trung 30 năm sau: China-Vietnam Border War, 30 Years Later, cho biết, có ít nhất 20.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, trong khi có khoảng chưa tới 10.000 lính Việt Nam bị giết. “Though casualty figures remain unclear, estimates suggest at least 20,000 Chinese soldiers died, while Vietnamese dead number under ten thousand.”
nguyencuvinh
10 giờ sáng ngày 15/2, bất ngờ có hai đoàn nông dân gần 200 người thuê nhiều xe khách từ Hưng Yên và Hà Nội về thẳng vùng đầm hồ gia đình anh Đoàn Văn Vươn. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, bà con đều quê ở xã Phụng Công, xã Xuân Quang, xã Cựu Cao huyện Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên và bà con tổ dân phố Trung Bình, Dương Nội, Hà Đông ( Hà Nội), họ đều là những nạn nhân bị chính quyền cưỡng chế thu hồi đất một cách bất công, đã đâm đơn kiện nhiều nơi nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng
Ông Trương Văn Kỉnh, xã Phung Công, Văn Giang tỉnh Hưng Yên đại diện bà con nói: ba xã chúng tôi có hơn 1800 hộ đều ở trong hoàn cảnh bị chính quyền cưỡng chế đất bất công, không minh bạch, không thảo đáng để xây dựng dự án Khu đô thị EcoPark. Chúng tôi đã khiếu kiện từ năm 2004 đến nay, nhiều lần đã bị các đối tượng xấu de dọa, tấn công, uy hiếp nhưng chúng tôi vẫn cương quyết theo kiện đến cùng.
Bà Cấn Thị Thêu đại diện 356 hộ dân ở Dương Nội cũng gặp hoàn cảnh tương tự, chính quyền thu hồi đất để xấy dựng Khu đô thị Lê Trọng Tấn và Dương Nội ( Hà Đông), đã khởi kiện từ tháng 3 năm 2008 đến nay nhưng chính quyền vẫn không giải quyết thỏa đáng.
Những người dân nói, sở dĩ hôm nay họ tới thăm gia đình anh Đoàn Văn Vươn vì qua sự phản kháng của anh Đoàn Văn Vươn, câu chuyện đã làm cho các cơ quan nhà nước và cao hơn cả là Thủ tướng xử lý, kết luận hết sức được lòng dân. Họ muốn tới gặp gia đình để tìm hiểu mọi chuyện đã xảy ra ở đây và thấy có nhiều sai trái của chính quyền Tiên Lãng như sai trái ở địa phương mình. Họ mong ước các Bộ ngành quan tâm và cả Thủ tướng cũng quan tâm đến họ như đang quan tâm xử lý thấu đáo cho gia đình anh Đoàn Văn Vươn.
Chị Nguyễn Thị Thương và chị Phạm Thị Hiền ( vợ của Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý) hết sức cảm động trước tấm lòng của bà con cùng cảnh ngộ và đón nhận cả tình cảm, quà tặng của bà con nơi xa với gia đình mình.
Tất cả bà con đều cùng ký đơn đề nghị các cơ quan tố tụng trả tự do anh em họ Đoàn.
Chúng tôi trân trọng gửi đến bà con cô bác những hình ảnh ghi lại tình cảm, sự chia sẻ của nhân dân các địa phương đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn vào hôm nay.
Tất cả bà con đều ngưỡng mộ và kính phục ý chí lao động của gia đình anh em Đoàn Văn Vươn trước một công trình nuôi trồng thủy sản đồ sộ, có giá trị nhiều tỷ đồng, với biết bao mồ hôi nước mắt, của nả đã đổ xuống để bây giờ chính quyền đòi cướp không.
Những bà con tới thăm gia đình anh Đoàn Văn Vươn mang theo thức ăn, họ trải bạt ngay trên nền đất nhà anh em họ Đoàn, cùng quây quần ăn và hỏi thăm nhau như người cùng một gia đình
Chị Hiền ( vợ anh Đoàn Văn Quý) người bên phải ảnh, chia sẻ tâm tư với những gia đình bị mất đất. Chị khuyên họ, cần phải tìm công lý và lẽ phải bằng việc mời luật sư tư vấn hoặc bào chữa, không nên vì quá bức xúc mà manh động như gia đình chị …
Gia đình anh em Đoàn Văn Vươn có một bữa ăn ấm áp và hạnh phúc bên những người cùng cảnh ngộ
Chị Hiền thay mặt đại gia đình Đoàn Văn Vươn kể cho bà con nghe về những năm tháng lao động gian khổ của mình để làm nên thành quả lao động hôm nay
Bà con vỗ tay khen ngợi gia đình Đoàn Văn Vươn đã biến vùng bãi bồi hoang hóa thành một trang trại lớn
Tất cả bà con trước khi chia tay, mỗi người góp 5 ngàn, 10 ngàn, thành chút tiền bé nhỏ nhưng cao cả và ấm áp tình người, động viên gia đình anh em Đoàn Văn Vươn cố gắng vượt qua khó khăn, tiếp tục cuộc sống.
Liên quan đến cuộc chiến này, chúng tôi xin giới thiệu 2 tài liệu để độc giả tham khảo: Một tài liệu nói về con số thương vong của hai phía Việt – Trung và một tài liệu khác, nói về vai trò của Liên Xô liên quan đến cuộc chiến này. Đây là 2 tài liệu do phía Trung Quốc đưa ra, nên những từ ngữ sử dụng trong bài, xin được giữ nguyên văn.
China.com
ĐẠI GIẢI MẬT CON SỐ THƯƠNG VONG CỦA HAI BÊN TRONG CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT NĂM 1979
Vạn Lý Hải CươngNgười dịch: Quốc Thanh
27-9-2009
Ẩn số về thương vong của hai bên trong Chiến tranh Trung-Việt năm 1979
Về con số thương vong của hai bên Trung-Việt trong “Trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam” năm 1979, báo Lao Động của Việt Nam hồi năm đó nói, đã tiêu diệt hơn 3 vạn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc; báo Giải Phóng quân của ta cho biết, quân ta thương vong 4.000 người, tiêu diệt 70.000 quân địch.
Theo ghi chép trong hồ sơ mật về trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 đã được giải mật từ lâu: con số thương vong của quân ta là hơn 27.000 người, trong đó, số sĩ quan binh lính chết trận là hơn 6.000, binh lính bị thương là hơn 21.000 người.
Trong thời kỳ đầu của trận chiến, tỉ lệ thương vong bên quân ta quả thực khá cao, cá biệt có những đại đội thậm chí còn bị thương tới 90%. Thường bộ đội thuộc những đại đội mũi nhọn, khi rút về nước sau cùng, chỉ còn lại có mười mấy người, một tiểu đội còn lại chưa đến một hai người. Về mặt này, có nguyên nhân là do sự phòng ngự kiên cố của Việt Nam, đồng thời cũng có cả nhân tố tham chiến thời kỳ đầu, các chỉ huy bên quân ta còn thiếu kinh nghiệm đánh trận thật. Sau khi đã thích ứng tạm thời, chỉ huy bên quân ta đã nhanh chóng điều chỉnh lại được trạng thái bình thường.
Cao điểm 315 ở Đông Khê, Việt Nam, vào năm ấy (BTV: Tác giả nhắc lại trận đánh năm 1969 giữa Bắc Việt với Hoa Kỳ), quân Mỹ huy động binh lực hơn 30 máy bay ném bom và 2 trung đoàn, sau khi bao vây suốt một tuần mới miễn cưỡng buông tay. Đã phải trả giá bằng thương vong hơn 300 người, phần thu được chỉ là hơn 20 thi thể người Việt Nam [Bộ phim Mỹ “Đồi Thịt Băm” - Hamburger Hill - đã được dựng dựa theo trận đánh này]. Cũng ở Cao điểm 315 này, bộ đội phản kích tuyến phía đông của quân ta chỉ với binh lực 2 đại đội, chiến đấu trong 3 giờ, mà đã chiến thắng.
Khi phòng ngự với quân Mỹ, Việt Nam thường áp dụng chiến tranh địa đạo để làm tiêu hao sức chiến đấu của bọn Mỹ. Nhưng chiến tranh địa đạo lại là do Trung Quốc phát minh, truyền lại cho Việt Nam, bây giờ mà lại dùng nó để ứng phó với Trung Quốc thì tất sẽ phản tác dụng. Trong các trận chiến ở Lào Cai, quân ta đã dùng hơi độc để làm chết ngạt người Việt Nam dưới địa đạo, về sau khi trao đổi tù binh với Việt Nam, được biết đường địa đạo này đã chôn vùi hơn 200 quân nhân và hơn 1.000 thường dân. Chiến tranh thật tàn khốc, anh không giết nó thì nó cũng giết anh, huống chi Việt Nam khi ấy quân với dân là một.
Thương vong chủ yếu phía quân ta là, trong các trận đánh thọc sườn của tập đoàn quân tuyến phía đông, khi Đặng Tiểu Bình có ý định giải quyết trận chiến trong vòng mươi ngày nửa tháng, Tư lệnh Hứa Thế Hữu nóng lòng muốn cho xong, nên đã có chút khinh thường địch. Khi còn chưa thám sát tường tận địa hình, đã hạ lệnh đánh thọc vào, dẫn đến nhiều con đường đánh thọc sườn của quân ta gặp phải sự phục kích, với binh lực vượt trội của Việt Nam, thương vong rất nặng nề, thậm chí còn xuất hiện cả tình huống bị quân địch bắt sống nguyên cả đại đội. Tiến độ chiến đấu chậm chạp, về sau bộ đội thiết giáp của ta đã tìm cách thoát hiểm, liều chết vượt qua núi Phục Sơn cao tới 1.500 m so với mực nước biển, thọc một mũi dao vào sau lưng quân Việt, thì mới xoay chuyển được thế cục bất lợi. Nhưng bộ đội thiết giáp cũng đã bị thương tổn nặng nề, một lượng lớn xe tăng bị rơi xuống từ trên núi cao. Ngoài ra, còn có rất nhiều lính bộ binh ngồi trên xe tăng để chống rung lắc, đã tự trói mình ở trên đó, làm thành những tấm bia sống cho quân Việt Nam.
Sau khi đánh tới Lạng Sơn, do điện lệnh của Trung ương, thời gian tấn công đã phải lui lại 2 ngày, khiến cho quân Việt Nam nhân đó hoàn thành được việc bố trí phòng ngự đối với Lạng Sơn, lại còn tạo nên sự thương vong không đáng có của quân ta trong trận tấn công Lạng Sơn sau đó. Mặc dù vậy, bộ đội tuyến phía đông vẫn đem lại cho quân Việt những tổn thất nặng nề hơn. Chiến dịch Lạng Sơn đã vây diệt 13 sư đoàn át chủ bài của Việt Nam, đã tiêu diệt 24.000 quân chính quy Việt Nam, là chiến quả lớn nhất trong trận chiến phản kích tự vệ này.
Nếu so sánh về mặt chiến quả, thì chiến tích của tập đoàn quân tuyến phía đông mạnh hơn tuyến phía tây; nếu so sánh về mặt con số thương vong thì tập đoàn quân tuyến phía đông lại lớn hơn tuyến phía tây rất nhiều. Nếu làm một phép so sánh, thì Dương Đắc Chí ở tuyến phía tây tỏ ra thận trọng hơn nhiều, mấy lần trì hoãn thời gian tổng công kích, cố gắng chuẩn bị mọi phương diện sao cho không để có gì sơ xuất, khi tấn công đã áp dụng phương pháp ẩn tiến, tích thắng nhỏ thành thắng lớn, nên đã giảm thiểu được thương vong cho bộ đội một cách có hiệu quả. Nhưng đồng thời cũng bởi quá thận trọng nên đã đánh mất cơ hội tiêu diệt sư đoàn 316 của quân địch, khiến nó chuồn khỏi giữa 2 sư đoàn của quân ta. Sau trận chiến, Thượng tướng Dương Đắc Chí được bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng, còn Thượng tướng Hứa Thế Hữu kể từ đó đã “thề nguyền” không về Bắc Kinh. Đó là lời cuối của ông.
Nếu so sánh về mặt trang bị súng ống, thì giữa quân ta với quân địch chênh lệch nhau chẳng bao nhiêu, bởi vì súng ống của Việt Nam chủ yếu là do Trung Quốc viện trợ, công nghiệp quân sự cũng do Trung Quốc viện trợ thành lập. Thời Đại Cách mạng Văn hóa, theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế, nước ta luôn viện trợ cho Việt Nam các trang thiết bị tiên tiến nhất.
Sự chênh lệch lớn nhất giữa Việt Nam với quân ta là hỏa pháo, lục quân Trung Quốc học ở Liên Xô, hết sức coi trọng việc xây dựng đội ngũ pháo binh, hỏa lực pháo binh của chúng ta ngang ngửa với Liên Xô, mạnh hơn nhiều so với NATO và các nước trong Khối Warsaw. Trước khi tấn công vào trận địa Việt Nam, quân ta đều áp dụng biện pháp pháo kích kiểu rải thảm, hỏa lực mạnh gần như xới tung trận địa quân địch. Điểm mà quân ta mạnh hơn quân Mỹ ở chỗ, hỏa pháo cỡ vừa và nhỏ của quân ta có rất nhiều chủng loại, hết sức linh hoạt khi đánh trận thật, quả là phù hợp khi phải đối phó với trận địa phòng ngự cắm chốt ở khắp nơi của Việt Nam. Trong suốt thời gian diễn ra trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam, hỏa pháo Việt Nam luôn bị quân ta chế ngự, không thể nào chống trả nổi quân ta. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho phòng tuyến phía bắc của quân Việt Nam bị tan vỡ nhanh chóng. Phía bắc Việt Nam có rất nhiều rừng núi, sau khi bị quân ta pháo kích, đã biến thành đồi trọc, hơn 20 năm sau vẫn không mọc được cây, đủ để thấy hỏa pháo của quân ta năm ấy mạnh đến nhường nào.
Một sự chênh lệch quan trọng khác giữa hai bên chính là bộ đội thiết giáp. Khi đó,Việt Nam tuy có một lượng lớn xe tăng Mỹ, nhưng thực lực tổng thể bộ đội thiết giáp của họ lại yếu hơn Trung Quốc. Trong trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979, quân ta tổng cộng huy động hơn 700 xe, còn Việt Nam chỉ có một số ít bộ đội át chủ bài thuộc sư đoàn 316A và sư đoàn 13 là có thể chống trả lại được với xe tăng của quân ta, kết quả đều bị quân ta đánh trọng thương, thậm chí tiêu diệt hoàn toàn. Ở thời kỳ đầu của trận chiến, Việt Nam nhờ vào địa hình rừng núi phức tạp, đã khiến cho bộ đội thiết giáp của ta bị tổn thất đôi chút, nhưng lại chưa bị sứt mẻ gì đến gân cốt. Kỳ tích bộ đội thiết giáp vượt qua núi Phục Sơn đã làm xoay chuyển chiến cục toàn bộ tuyến phía đông. Trận tấn công Lạng Sơn, quân ta dùng bộ đội thiết giáp mở đường, chỉ 24 giờ đã khống chế được toàn bộ Lạng Sơn. Sau khi tấn công Lạng Sơn, ở phía nam đều là đồng bằng, Hà Nội đã phòng thủ rất yếu, bộ đội thiết giáp của quân ta hoàn toàn có thể tiến thẳng vào.
Mới đầu, có nhiều người trong nước cho rằng, Việt Nam chỉ đưa vào một đội quân tạp nham và du kích. Thực ra, Việt Nam đã cho xuất vốn, trong số 4 sư đoàn át chủ bài được Liên Xô trang bị của họ (sư đoàn 316A, sư đoàn 8, sư đoàn 13, sư đoàn 27) có 3 sư đoàn được đưa ra tác chiến với quân ta, kết quả 1 sư đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn, 2 sư đoàn bỏ trận vì bị tổn thất nặng. Theo tin tình báo quân ta có được, từ trước trận chiến, bộ đội phòng ngự ở vùng Bắc Việt có 15 vạn. Trận chiến vừa mở màn, chỉ riêng bộ đội chính quy Việt Nam thuộc biên chế giao tranh với quân ta đã có tới hơn 10 vạn, trong quá trình chiến đấu còn liên tục tăng quân ra tiền tuyến. Khi bộ đội tuyến phía tây của quân ta sắp tiến đến sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Tổng Bí thư Lê Duẩn của Việt Nam còn cho tăng viện thêm 2 sư đoàn phòng thủ Hà Nội đang giấu kỹ trong két, kết quả cũng là thả dê vào miệng hổ, một đi không trở về. Với Việt Nam, mỗi người dân là một chiến binh, trong trận chiến này, số lượng quân chính quy lần lượt tung vào vượt xa con số 20 vạn quân của quân ta.
Trái lại, số quân bên ta được tung vào trận chiến này thua xa Việt Nam, đối sánh lực lượng nghiêng về Việt Nam, chúng ta vừa không tổng động viên toàn quốc, lại cũng không điều động bộ đội át chủ bài tinh nhuệ nhất, mà chủ yếu là bộ đội biên phòng của vùng Quảng Tây và Vân Nam, có bổ sung thêm bộ phận tác chiến cốt cán của các quân khu khác, tổng số không quá 20 vạn, mà số quân thường trực của ta khi ấy là 450 vạn.
Khi rút quân, quả thực quân ta có tổn thất ít nhiều, theo hồi ức của một lão chiến binh tham chiến, cả tiểu đội 10 người của họ, 5 người đã hy sinh trước lúc khai chiến 3 ngày, 2 người hy sinh trên đường về nước, về đến nơi chỉ còn lại có 3 người. Trong 2 chiến sĩ hy sinh trên đường về nước, 1 người bị phụ nữ Việt Nam bắn tỉa chết. Còn quân ta bị thương vong khi rút quân chủ yếu do sự quấy rối của quân du kích Việt Nam, nông dân Việt Nam đã chôn mìn và bẫy trên rất nhiều con đường chính, dẫn đến sự thương vong nhất định cho quân ta.
Về con số thương vong của quân Việt Nam, phía Việt Nam vẫn luôn mập mờ. Theo ghi chép từ hồ sơ mật về Trận Phản kích Tự vệ với Việt Nam đã được giải mật: Ta tiêu diệt gần 6 vạn quân địch, trong đó hơn 42.000 đã chết và hơn 10.000 người bị thương, hơn 2.000 người bắt làm tù binh. Con số này chủ yếu là kết quả sau những cuộc giao tranh giữa quân ta với quân chính quy Việt Nam, bao gồm tiêu diệt gọn sư đoàn 6, sư đoàn 13, sư đoàn 25, tiêu diệt gọn cả 13 trung đoàn thuộc “Trung đoàn anh hùng”, gây tổn thất nặng cho nhiều nhánh quân thuộc sư đoàn 316A của Việt Nam, con số thương vong của dân binh và bộ đội công an địa phương chưa được tính vào đây. Còn theo số liệu do báo Lao Động của Việt Nam công bố, dân thường bị tổn thất 5 vạn người, từ đó có thể suy ra được con số thương vong của Việt Nam trong trận chiến năm 1979 có lẽ là trên 10 vạn người.
Trận phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 là niềm vinh quang của quân ta, là niềm tự hào của dân tộc. Nó cho thấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc không hổ thẹn với danh hiệu “Trường thành gang thép”.
Nguồn: China.com
———
HISTORY.STNN
NGUYÊN NHÂN THỰC SỰ CỦA VIỆC TRUNG QUỐC KHÔNG TẤN CÔNG HÀ NỘI TRONG CUỘC CHIẾN TRUNG-VIỆT
31-8-2010Quốc Thanh trích dịch
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc huy động binh lực hơn 20 vạn quân, phát động cuộc tiến công Việt Nam trên một trận tuyến dài 772 dặm. Trong trận chiến diễn ra 2 tuần, tuy quân đội Trung Quốc bị thương vong nặng nề, nhưng đã tiến sâu được vào đất Việt Nam khoảng 40km. Ngày 20 tháng 2, đại quân tuyến phía tây tấn công Lào Cai, Phong Thổ…, ngày 4 tháng 3 tấn công Sapa, đại quân tuyến phía đông tấn công Lạng Sơn vào cùng ngày, các thị trấn trọng điểm ở miền Bắc, Việt Nam đều bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kiểm soát. Phía nam Lạng Sơn là vùng đồng bằng, thích hợp cho bộ đội thiết giáp Trung Quốc tác chiến, quân Việt Nam không thể phòng thủ nổi. Nhưng quân đội Trung Quốc không còn duy trì được chiến quả như ở thời ky đầu, nếu nói là do xuất phát từ việc phải hạn chế, không để cho thử thách chính trị có xung đột quá lớn, nhưng đúng hơn là do trang bị thiếu thốn.
Dương Đạt so sánh tình trạng trang bị giữa hai quân đội: “Khi ấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vừa mới bước ra từ cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, năng lực tác chiến không mạnh, khi tiến đánh các thành phố biên giới khác như Lạng Sơn, Lào Cai… đã phải trả giá rất lớn. Ví dụ như xe tăng của Quân Giải phóng rất dễ bị đánh đổ, chất lượng xe tăng rất kém, có những chiếc đạn pháo không nổ, có những chiếc số lượng đạn pháo bộ đội pháo binh bắn ra vào ngày đầu trận chiến còn nhiều hơn cả số lượng đạn pháo bắn ra của 20 năm trước. Còn bên quân Việt Nam thì vừa kết thúc cuộc chiến Việt Nam năm 1975, giàu kinh nghiệm tác chiến, trong tay còn nắm những trang bị vũ khí thu được của quân Mỹ, Liên Xô viện trợ một số lượng lớn hỏa lực, rồi cả viện trợ trước đó của Trung Quốc. Cho nên, nếu đánh xong Lạng Sơn mà hành động tiếp nữa thì sẽ rất bất lợi cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc”.
———
BTV: Về con số thương vong hai bên, BTV đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu nước ngoài khác nhau, xin giới thiệu 2 nguồn này để độc giả tham khảo thêm:
- THE CHINESE PEOPLE’S LIBERATION ARMY: “SHORT ARMS AND SLOW LEGS“ (Global Security). Theo tài liệu này, ông Russell D. Howard cho biết, quân Trung Quốc bị tổn thất 60.000 người, trong số đó, có 26.000 người bị giết: “The PLA suffered more than 60,000 casualties, including 26,000 killed.”
- Theo tạp chí Time, cuộc chiến biên giới Việt – Trung 30 năm sau: China-Vietnam Border War, 30 Years Later, cho biết, có ít nhất 20.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, trong khi có khoảng chưa tới 10.000 lính Việt Nam bị giết. “Though casualty figures remain unclear, estimates suggest at least 20,000 Chinese soldiers died, while Vietnamese dead number under ten thousand.”
VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 12: CUỘC HỘI NGỘ CẢM ĐỘNG CỦA NHỮNG NÔNG DÂN MẤT ĐẤT
Vài lời : Những Bà con Nông Dân họ mới hiểu được giá trị của việc khẩn hoang,hay tích tụ tài sản rất khó khăn của nhiều năm tháng hay nhiều thập kỷ,nhiều đời…mới có của cải – Bán mặt cho đất ,bán lưng cho Trời…mất biết bao mồ hôi cả nước mắt có khi cả xương máu….Có Người “ăm mắm mút giòi” để dành tích tụ- Cái giá trị họ phải trả cho tài sản để lại con cháu sau này hết sức “to lớn”…-Chỉ có bọn lưu manh.ăn không muốn sướng,muốn tìm mọi mánh khóe bịp bợm ăn cướp không tốn mồ hôi bằng những chiêu bài lý luận ra vẻ đạo đức mà Người Nông Dân với bản chất thật thà ngay thẳng và bình dị không thể nào biết trước được. Đã bao nhiêu lần Người Nông Dân ta nói riêng và những Người làm ăn chân chính nói chung bị cướp sạch đến thành “vô sản” và là kẻ cầu bơ lang thang….để bọn lưu manh giàu có bất chính-Bao nhiêu lần rồi???vẫn cứ lập đi lập lại????Tại sao???nguyencuvinh
PHÓNG SỰ ẢNH ĐƯỢC THỰC HIỆN LÚC 11 GIỜ NGÀY 15/2/2012
Hàng trăm người dân tụ tập ngay nơi ngôi nhà anh Đoàn Văn Quý bị phá bởi lực lượng cưỡng chế. Ấm áp đứng cạnh họ là lá cờ Tổ Quốc. Họ là nhân dân. Họ làm nên hai chữ TỔ QUỐC. Họ được quyền sống, được quyền hạnh phúc, được quyền lao động trên mảnh đất của họ. Họ khát khao một cuộc sống bình yên và luôn tin tưởng vào Đảng, Nhà nước về sự công bằng và dân chủ.10 giờ sáng ngày 15/2, bất ngờ có hai đoàn nông dân gần 200 người thuê nhiều xe khách từ Hưng Yên và Hà Nội về thẳng vùng đầm hồ gia đình anh Đoàn Văn Vươn. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, bà con đều quê ở xã Phụng Công, xã Xuân Quang, xã Cựu Cao huyện Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên và bà con tổ dân phố Trung Bình, Dương Nội, Hà Đông ( Hà Nội), họ đều là những nạn nhân bị chính quyền cưỡng chế thu hồi đất một cách bất công, đã đâm đơn kiện nhiều nơi nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng
Ông Trương Văn Kỉnh, xã Phung Công, Văn Giang tỉnh Hưng Yên đại diện bà con nói: ba xã chúng tôi có hơn 1800 hộ đều ở trong hoàn cảnh bị chính quyền cưỡng chế đất bất công, không minh bạch, không thảo đáng để xây dựng dự án Khu đô thị EcoPark. Chúng tôi đã khiếu kiện từ năm 2004 đến nay, nhiều lần đã bị các đối tượng xấu de dọa, tấn công, uy hiếp nhưng chúng tôi vẫn cương quyết theo kiện đến cùng.
Bà Cấn Thị Thêu đại diện 356 hộ dân ở Dương Nội cũng gặp hoàn cảnh tương tự, chính quyền thu hồi đất để xấy dựng Khu đô thị Lê Trọng Tấn và Dương Nội ( Hà Đông), đã khởi kiện từ tháng 3 năm 2008 đến nay nhưng chính quyền vẫn không giải quyết thỏa đáng.
Những người dân nói, sở dĩ hôm nay họ tới thăm gia đình anh Đoàn Văn Vươn vì qua sự phản kháng của anh Đoàn Văn Vươn, câu chuyện đã làm cho các cơ quan nhà nước và cao hơn cả là Thủ tướng xử lý, kết luận hết sức được lòng dân. Họ muốn tới gặp gia đình để tìm hiểu mọi chuyện đã xảy ra ở đây và thấy có nhiều sai trái của chính quyền Tiên Lãng như sai trái ở địa phương mình. Họ mong ước các Bộ ngành quan tâm và cả Thủ tướng cũng quan tâm đến họ như đang quan tâm xử lý thấu đáo cho gia đình anh Đoàn Văn Vươn.
Chị Nguyễn Thị Thương và chị Phạm Thị Hiền ( vợ của Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý) hết sức cảm động trước tấm lòng của bà con cùng cảnh ngộ và đón nhận cả tình cảm, quà tặng của bà con nơi xa với gia đình mình.
Tất cả bà con đều cùng ký đơn đề nghị các cơ quan tố tụng trả tự do anh em họ Đoàn.
Chúng tôi trân trọng gửi đến bà con cô bác những hình ảnh ghi lại tình cảm, sự chia sẻ của nhân dân các địa phương đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn vào hôm nay.
Tất cả bà con đều ngưỡng mộ và kính phục ý chí lao động của gia đình anh em Đoàn Văn Vươn trước một công trình nuôi trồng thủy sản đồ sộ, có giá trị nhiều tỷ đồng, với biết bao mồ hôi nước mắt, của nả đã đổ xuống để bây giờ chính quyền đòi cướp không.
Những bà con tới thăm gia đình anh Đoàn Văn Vươn mang theo thức ăn, họ trải bạt ngay trên nền đất nhà anh em họ Đoàn, cùng quây quần ăn và hỏi thăm nhau như người cùng một gia đình
Chị Hiền ( vợ anh Đoàn Văn Quý) người bên phải ảnh, chia sẻ tâm tư với những gia đình bị mất đất. Chị khuyên họ, cần phải tìm công lý và lẽ phải bằng việc mời luật sư tư vấn hoặc bào chữa, không nên vì quá bức xúc mà manh động như gia đình chị …
Gia đình anh em Đoàn Văn Vươn có một bữa ăn ấm áp và hạnh phúc bên những người cùng cảnh ngộ
Chị Hiền thay mặt đại gia đình Đoàn Văn Vươn kể cho bà con nghe về những năm tháng lao động gian khổ của mình để làm nên thành quả lao động hôm nay
Bà con vỗ tay khen ngợi gia đình Đoàn Văn Vươn đã biến vùng bãi bồi hoang hóa thành một trang trại lớn
Tất cả bà con trước khi chia tay, mỗi người góp 5 ngàn, 10 ngàn, thành chút tiền bé nhỏ nhưng cao cả và ấm áp tình người, động viên gia đình anh em Đoàn Văn Vươn cố gắng vượt qua khó khăn, tiếp tục cuộc sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét