Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

TIN TỔNG HỢP NGÀY 29/2/2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=miasM9xX53o
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=j4BVfYoeSWg
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=LbY4eBV8sSI
 
Chính trị – Xã hội
Phim «Hoàng sa, nỗi đau mất mát» bị cấm chiếu ở Montpellier (RFA)
http://anhbasam.files.wordpress.com/2012/02/h320.jpg?w=226&h=134   —RSF đề cử blogger Việt Nam tranh giải quốc tế (RFA) –Lê Sơn chuyên viết về các vấn đề tôn giáo và nhân quyền, anh là cộng tác viên trạng mạng xã hội Báo không lề (Baokhongle) và Truyền Thông Chúa Cứu Thế.  —Blogger VN được đề cử công dân mạng (BBC)  —Một cựu tù chính trị Việt Nam đào thoát sang Thái Lan (RFA)  —Nông dân biểu tình tại Hà Nội chống cưỡng chế đất đai (RFI)
Vấn đề đất đai cần tháo gỡ từ Hiến pháp (RFA)  –Tại sao phải công an hóa Ban Tôn Giáo Chính Phủ? (RFA)  –Vatican mong muốn phát triển quan hệ với Việt Nam (VN+)  —Ngăn chặn lợi dụng tôn giáo làm tổn hại đến quốc gia  (Thanhtra)  —Đảng Cộng sản Việt Nam cam kết cải cách nội bộ (VOA)  –Đảng Cộng sản Việt Nam cam kết chấn chỉnh nội bộ  (RFI)  –Quy định 19 điều cấm của đảng viên Cộng Sản Việt Nam (RFA)
Quốc hội giám sát (BBC) -Ông Đinh Xuân Thảo và đoàn nghị sỹ Quốc hội VN thăm BBC Đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo khẳng định Quốc hội VN sẽ “giám sát” chỉnh Đảng.
Chỉnh đốn Đảng là ‘chuyện cũ chép lại’ (BBC-nghe)  -Luật sư Trần Lâm, nguyên Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao của Việt Nam, bày tỏ cảm giác “nhàm chán” trước tin về hội nghị chỉnh đốn Đảng.   —Chỉnh đốn Đảng (BBC) – TBT Nguyễn Phú Trọng nói một bộ phận ‘suy thoái nghiêm trọng’, nhưng ‘phần lớn đảng viên rất tốt’.   —Làm gì để lấy lại lòng tin nhân dân? (BBC) -Không ít người nói hội nghị chỉnh đốn Đảng sẽ không đủ để lấy lại lòng tin của người dân.  –VẪN DUY Ý CHÍ VÀ DUY TÂM CHỦ QUAN TRONG CÁC GIẢI PHÁP CHỈNH ĐỐN ĐẢNG ? ( Phần 1 ) (Phamvietdao)  —HÀ NỘI: BÀ CON KHIẾU KIỆN KÉO ĐẾN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VN 46 TRÀNG THI (Nguyenxuandien)  –BÙI XUÂN ĐÍNH: VỀ SỰ THA HÓA CỦA BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ (Nguyenxuandien)  –Bị khai trừ Đảng vì gian lận bằng cấp (NLĐ)
Chỉnh đốn Đảng hay chọn Dân chủ? BBC)  Ảnh Marx và Lenin ở Việt Nam
Báo CCBVN cổ xúy cho đấu đá nội bộ Hải Phòng? (Culangcat)—-Hủy quyết định thu hồi đất ông Vươn chỉ là vì “hết hiệu lực”? (Petrotimes)  —VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 28: NHÂN DÂN (Nguyencuvinh)
Nông dân mất đất xin cứu đói (BBC) -Hơn 100 nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp đã kéo đến trụ sở Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để khiếu kiện hôm thứ Ba ngày 28/2..
Ai bảo vệ nhà báo khi chính tòa soạn quay lưng? (Butlong)
Chèn hình ảnh khiêu dâm lên web, cán bộ bị tù (RFA)  —Liên Hiệp Quốc báo động nạn lưu hành ketamine tại Việt Nam  (RFA)  –Thêm một ca bệnh cúm gia cầm (RFA)  –Quan chức thời nay (RFA)  -Cách nay chưa lâu, khi lên tiếng với cử tri tại Saigòn hồi tháng 5 năm ngoái, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mạnh mẽ cảnh báo thẳng thừng rằng “ “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này !”…  —Người Việt không bình an. (Song Chi- RFA)
Cứu 12 ngư dân tàu cá VN bị tàu nước ngoài đâm  (VN+)  —Việt-Trung quán triệt thực hiện Nhận thức chung (VN+) – Từ 27-28/2, Thứ trưởng Ngoại giao hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã hội đàm ở Bắc Kinh để trao đổi ý kiến về quan hệ song phương. “Quán triệt nhận thức chung”!? mai mốt nó bắn tàu cá Ngư Dân ta thì “quán triệt sâu hơn” nữa!!!
Nga sắp giao tàu tuần tra biển cho Việt Nam (BBC)  —-Ðại Sứ Mỹ David Shear sắp gặp cộng đồng Việt Nam (Nguoiviet) 
Kinh tế
Sẽ phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế  (Thanhtra)
Cải tiến năng suất : một lối thoát cho kinh tế Việt Nam (RFI)

Lạm phát tăng, sức mua giảm sút (Petrotimes)Chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2012 tăng 1,37% so với tháng trước, đây là mức tăng tháng Tết thấp nhất so với tháng 2 trong 10 năm trở lại đây.

Văn hóa – Giáo dục
PHẢN HỒI TỪ BÀI VIẾT TRÊN BÁO TIỀN PHONG “ÂM MƯU GIẬT GIẢI NHỜ… ĐẠO VĂN NGƯỜI ĐàKHUẤT” (Nguyentrongtao)  —NHẠC SĨ KHÔNG ĐƯỢC BIẾT GIÁ BÁN NHỮNG “ĐỨA CON TINH THẦN” (Nguyentrongtao) VH – Không phải đến bây giờ, Trung tâm Bản quyền âm nhạc (VCPMC) mới công kích Cục NTBD và các cơ quan quản lý văn hóa cấp phép biểu diễn không đúng luật. Nhưng khi VCPMC bán tác phẩm âm nhạc cho các đơn vị sản xuất, biểu diễn… các nhạc sĩ không được biết giá bán những “đứa con tinh thần” của mình.
Thế giới

Bất chấp Trung Quốc, Philippines vẫn cho đấu thầu dầu khí ở Biển Đông (RFI)  —Philippines mời gọi các nhà đầu tư thăm dò trữ lượng dầu ở Biển Ðông (VOA)

Sudan, Trung Quốc thảo luận về vụ tranh chấp dầu  (VOA)  —Bạo động ở Tân Cương, 10 người chết (RFA)  —-Trung Quốc mong UNHCR có giải pháp cho Syria (RFA)  –Phúc trình kêu gọi TQ cải cách của World Bank vấp phải sự chống đối (VOA)  —Biểu tình trước sứ quán Trung Quốc ở Seoul, phản đối giao trả người đào tỵ  (VOA)  —Trung Quốc gọi phát biểu của ông Romney là ‘vô trách nhiệm’ (VOA)  —Hàn Quốc ra nghị quyết về người tị nạn (BBC)
Thương vong ở Syria tăng cao, LHQ hối thúc ngưng bắn (VOA)   –Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu Syria ngưng bắn tức khắc (RFI)  –Gọi ông Assad là tội phạm chiến tranh có thể gây phức tạp cho nghị quyết về Syria  (VOA)   –Hiến pháp mới của Syria vô hiệu cho việc chấm dứt xung đột (RFA)  —Hai nhà báo bị thương thoát khỏi Syria (BBC) -Phóng viên ảnh Paul Conroy của Anh và nữ nhà báo Pháp Edith Bouvier đã thoát khỏi thành phố Homs đang bị bao vây và bắn phá ở Syria.
Cambodia cấp gần 1,7 triệu hectare đất để đầu tư  (RFA)  –Liên Hiệp Quốc báo động: châu Á sản xuất ma tuý ngày càng nhiều (RFA)  —Người Mỹ thích kết hôn dị chủng (RFA)  —Ông Romney tranh đấu để tránh thất bại tại bang nhà Michigan (VOA)  —Quân đội Mỹ vẫn cam kết với sứ mạng Afghanistan bất chấp biểu tình  (VOA)  —Giá nhà tại Hoa Kỳ xuống nữa  (VOA)  —Afghanistan: Mỹ báo động kiều dân đừng ra đường (Nguoiviet)
Algeria lại từ chối dẫn độ vợ con Gaddafi về Libya (VN+)  —Trưng cầu cuối cùng: Putin thắng với tỷ lệ 59,9% (VN+)  —Âm mưu ám sát Thủ tướng Putin có liên hệ đến cuộc bầu cử ngày Chủ nhật (VOA)  —-Internet : Công cụ thông tin hiệu quả của phong trào chống Putin tại Nga (RFI)  –Không quân Nga lại rơi máy bay tiêm kích Su-30 (VN+)  –Ông Putin bỏ qua “âm mưu ám sát” (BBC)  —Những điều cần biết về bầu cử Nga (BBC-nghe)
Hy Lạp sẽ tuyên bố vỡ nợ trong vòng 36 giờ tới? (VN+)  –Tòa án Đức giới hạn vai trò của Ủy ban đặc trách nợ châu Âu (VOA)  Các tay súng giết giám đốc đài phát thanh ở Somalia(VOA)  –Một lãnh đạo phe Áo Đỏ Thái bị tù vì tội khi quân (RFI)  —-Nhật : khám trụ sở hội Triều Tiên thân Bình Nhưỡng (RFI)  —-Sau vụ Fukushima, Nhật đã dự trù Tokyo bị hủy diệt (RFI)  –Ấn Độ : Tổng đình công đòi cải thiện luật bảo vệ người lao động (RFI)  —Các nước vùng Vịnh tăng phúc lợi xã hội để tránh « Mùa xuân Ả Rập » (RFI)   —Gia tăng hợp tác quốc tế hạn chế đánh cá, cứu đại dương  (RFI)
Xe cán chó chó cán xe
Trộm bê nguyên két sắt có 23 cây vàng (Thanhtra)
$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$

Tin thứ Tư, 29-02-2012 -Posted by basamnews on 29/02/2012

Nóng trong ngày: Vợ ông Vươn xin giảm tội cho chồng (VNN).
- Đoàn Văn Thắng – Sai phạm ở Tiên Lãng bắt nguồn từ Trung ương?   –   (Dân Luận). “… có một điểm mấu chốt quan trọng trong vụ ông Lê Đình Thảo khác với vụ của ông Đoàn Văn Vươn là có cơ quan Trung Ương khẳng định về tính pháp lý của Huyện Tiên Lãng trong việc thu hồi đất, đó chính là Tòa Án Nhân Dân Tối Cao. Điều này cực kỳ nguy hiểm và là mấu chốt dẫn đến một loạt sai phạm ở Tiên Lãng”.
- Nguyễn Ngọc Già – Lời nhắn anh Vinh & anh Lập cùng ván bài cần lật ngửa qua vụ án Đoàn Văn Vươn   –   (Dân Luận).
- Sự khủng hoảng chính khách nhìn từ Hải Phòng (Lê Mai).  – HẢO HỚN ĐẤT CẢNG (kỳ cuối)   –   (Sơn Thi Thư). Mời xem lại:  Kỳ 1  –  Kỳ 2. – “GIANG HỒ ÐẤT CẢNG” VÀ SỰ THỰC VÊ MỐI LIÊN KẾT NGẦM (NCTG).
- Nguyễn Xuân Trung: GƯƠNG MẶT “CÔNG BỘC” TIÊN LÃNG (Quê Choa). “Có lẽ khi khép lại vụ Tiên Lãng, bà con ta nên sưu tập một bộ ảnh các gương mặt ‘công bộc Hải Phòng’ để đưa vào Bảo tàng  cho con cháu Việt Nam ta sau này hiểu thêm về ‘công bộc’, với chú thích: Đây là đầy tớ của dân, công bộc của dân  đầu thế kỷ XXI!” =>
- Vụ cưỡng chế đầm tôm: Cảnh cáo Bí thư và Chủ tịch xã Vinh Quang (DT). – Tiên Lãng: Kỷ luật cảnh cáo lãnh đạo Vinh Quang (TTXVN). – Cú sốc “phản vệ” việc cảnh cáo lãnh đạo xã Vinh Quang   –   (Cu Làng Cát). “Án kỷ luật hai quan xã Vinh Quang nó không đủ nặng để có được lòng tin dân chúng, nó không đủ nặng để các quan hư thụt vòi, nó không đủ độ để trở thành tấm gương tày liếp. Dường như mức án này có điều gì đó khiêu khích dư luận”.
- Báo CCBVN cổ xúy cho đấu đá nội bộ Hải Phòng?   –   (Cu Làng Cát).
- Đề thơ lên những bức ảnh về thực trạng gia đình ĐOÀN VĂN VƯƠN  (Lê Thiếu Nhơn). “Ngôi nhà bị phá tan hoang/ Có vườn chuối biết sài lang phá nhà/ Thế mà miệng lưỡi người ta:/ ‘Dân tình bức xúc, phá nhà bị can’!” – Lê Tự: Vụ cống Rộc: Lòng cha đau hơn xát muối (Trần Nhương).
- Nhà nước và người dân (TBKTSG). “Qua vụ Tiên Lãng hay qua chuyện đổi giờ học, giờ làm ở Hà Nội, vấn đề tổng quát cần đặt ra một cách cấp bách hiện nay là mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, ít ra xét trên hai phương diện có liên quan chặt chẽ với nhau, đó là cấu hình của bộ máy nhà nước pháp quyền và các quyền dân sinh và dân chủ của người dân. Bởi lẽ nếu không nhận diện và giải quyết được những vấn đề này thì người dân sẽ buộc phải đặt câu hỏi: nhà nước này là nhà nước của ai và vì ai?
_________________________________________________________
Những lời đốp chát (Nguyễn xuân Nghĩa – Nguoiviet)

Từ hiện tượng Viettel nghĩ về sự hoang phí của một hệ thống -Lê Anh Hùng-Boxitvn

Trung Quốc hối thúc Việt Nam thực sự tôn trọng chủ quyền – quyền lợi và quyền cai quản của Trung Quốc- Boxitvn

Không có lý do gì mà không tin vào nội dung của bài báo ngắn sau đây đăng trên trang web của Đài phát thanh quốc tế CRI – Trung Quốc, vốn có tôn chỉ, theo tuyên bố của chính đài này là “tăng thêm sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc với nhân dân các nước trên thế giới”. Chỉ xin góp ý một chút về lỗi dùng từ: Trung Quốc không phải hối thúc, mà là ra lệnh Việt Nam phải thực sự tôn trọng “chủ quyền – quyền lợi và quyền cai quản” của nước đàn anh “bốn tốt, 16 chữ vàng”.
Cần nhó tuyên bố của Hồng Lỗi “hối thúc” Việt Nam là vào ngày 27/2, đúng ngày Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân, mà nội dung quan trọng là về “quan hệ song phương và vấn đề biên giới lãnh thổ.” Phía Việt Nam thì công khai thông báo cho toàn dân rằng trong cuộc hội đàm đó, “Hai bên nhất trí quán triệt thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như các thỏa thuận liên quan, duy trì các chuyến thăm cấp cao, đi sâu hợp tác trên các lĩnh vực, xử lý thỏa đáng những vấn đề tồn tại, đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác của khu vực và thế giới.” Như thế, Việt Nam “nhất trí” cho Trung Quốc có chủ quyền, có quyền lợi, có quyền cai quản Trường Sa và Hoàng Sa ư? Rất khó tin. Nhưng trong thời đại Internet, nói năng theo cái cung cách tránh né, che mắt dân của Bộ Ngoại giao Việt Nam trong so sánh với thái độ của phía Trung Quốc, chỉ đưa đến một kết quả: người dân thấy nhục nhã về sự ươn hèn của người đại diện đất nước!
Bauxite Việt Nam

Nhìn về Trung Quốc (kì cuối) – Phạm Hy Sơn -Boxitvn

Trung Quốc tăng cường hoạt động trên biển -Ngọc Bi _Boxitvn

Chia ruộng cho quan -Trúc Lê -Boxitvn



UB Công ước Chống phân biệt chủng tộc xem xét vấn đề Việt Nam  (RFA)  —Thực trạng rừng Việt Nam hiện nay ra sao? (RFA)  –Hà Nội: chung cư mới xây xuống cấp trầm trọng. (RFA)  –Việt Nam tuần qua  (RFA) -Nhân quyền tại Việt Nam một lần nữa đánh động dư luận và chính giới Hoa Kỳ.
‘Côn đồ’ tấn công linh mục ở Kontum (Nguoiviet)KONTUM (NV)Một vị linh mục đi dâng thánh lễ an táng trở về đã bị 3 côn đồ hành hung thương tích đầy mình ở giáo phận Kontum. Trong khi đó, tại Sài Gòn, công an ngang nhiên “tác nghiệp” ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế giữa thánh lễ trang nghiêm.
Công an vào nhà thờ tác nghiệp trong giờ lễ !? (Chuacuuthe-VNRs)
http://www.chuacuuthe.com/images/Untitled271.jpghttp://www.chuacuuthe.com/images/Untitled270.jpg
http://www.chuacuuthe.com/images/01791.jpghttp://www.chuacuuthe.com/images/02279.jpg
Kontum: Ai tổ chức đánh đập cha Lui Nguyễn Quang Hoa?  VRNs (27.02.2012) – Kontum – Chuyện một linh mục của giáo hội Cao Nguyên Trung phần Việt Nam bị đánh đập tàn nhẫn tại rừng cao su, trên đường đi dâng lễ về đã làm dư luận trong và ngoài nước “nóng” mấy hôm nay. Không một ai lên tiếng chịu trách nhiệm vụ đánh đập linh mục. Kể từ lúc bị nạn đến nay là 4 ngày rồi, những vết thương bầm tím đầy đau đớn trên người của linh mục Luy Nguyễn Quang Hoa đã và đang để lại nhiều suy nghĩ và cảm giác xót xa cho mọi người ở khắp nơi.
Phí đường cao tốc quá cao! (TN)-Chỉ sau 3 ngày tiến hành thu phí, lượng xe lưu thông trên đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương  lập tức sụt giảm gần 50%   —Quá sợ… đường cao tốc! (NLĐ) -LTS: Ba ngày qua, rất nhiều bạn đọc đã gửi ý kiến tới Báo Người Lao Động bày tỏ sự bức xúc xung quanh việc thu phí ở đường cao tốc TPHCM – Trung Lương  —Doanh nghiệp lách quy định, chống lệnh Bộ GTVT (VNN)  –Cần 126.415 tỉ đồng mở rộng quốc lộ 1  (TT)
Huyện Tiên Lãng xem xét kỷ luật 2 “quan xã” (NLĐ)   —“Khó miễn trách nhiệm hình sự cho ông Vươn” (VNM)  —Gia đình ông Vươn gửi đơn lên Chủ tịch nước (VNN)
Phát huy cái tốt, gột rửa cái xấu (*)  TT  —Quyết tâm tạo chuyển biến trong công tác xây dựng Đảng (VNN)>> Chỉnh đốn Đảng vì sự tồn vong của chế độ>> Nguyên Tổng bí thư: Bệnh đã chẩn, ai uống thuốc trước tiên?>> Tướng Lê Văn Cương bàn chuyện chỉnh đốn Đảng>> 4 lý do để TƯ ra Nghị quyết về xây dựng Đảng
Khu kinh tế vắng nhà đầu tư TT – Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) và KKT Nhơn Hội (Bình Định) dù được đầu tư hàng tỉ đồng cho hạ tầng, thế nhưng sau nhiều năm đi vào hoạt động giờ đây vẫn vắng bóng nhà đầu tư, dự án nằm trên…
Được tiền, cậu HS nghèo trả lại người đánh rơi   Được tiền, cậu HS nghèo trả lại người đánh rơi  (VTC) – Nhỏ,nghèo…nhặt được 10 triệu vẫn không tham- Đám quan tham to đầu giàu nứt đố vẫn cướp thêm!!!!

Cấp “sổ đỏ” ở HN: Mắc từ chính sách tới triển khai (VN+)
Chủ tịch Thượng viện Chile bắt đầu thăm Việt Nam (VN+)  –Không để xảy ra ‘điểm nóng’ về tôn giáo (VNN)  –’Đòi’ giảm 50% phí cao tốc TP.HCM- Trung Lương (VNN)

Viện phí tăng, chất lượng khó tăng! (NLĐ) -Nên có chính sách hỗ trợ 100% mức phí cho người cận nghèo để họ tham gia BHYT. Với một người khá giả, phải chi 5 triệu đồng cho một ca phẫu thuật viêm ruột thừa là bình thường nhưng với nông dân, mức này là quá cao

Xã nạo đất bán, dân nổi giận đòi đốt xe (NLĐO) – Tiếng là nạo vét kênh để điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng chính quyền xã lại để đơn vị thi công chở đất đem bán làm người dân bức xúc.

Đủ cơ sở để vàng cán mốc 50 triệu đồng/lượng? (VTC News) – Nhiều cơ sở để kì vọng vàng sẽ vươn tới mốc 50 triệu/lượng về dài hạn. >>>Nhiều mặt hàng tại siêu thị tăng giá từ 1/3
Chứng khoán ngày 28/2: Tranh nhau thoát hàng (VnEc) -Thị trường đột ngột trở nên xấu đi với áp lực thoát hàng dâng cao..  –Kinh tế 2 tháng: Lo cho doanh nghiệp  (VnEc) -Hà Nội và Tp.HCM phát đi báo động về số doanh nghiệp đăng ký giải thể trong 2 tháng đầu năm nay…
Xăng, dầu thế giới bất ngờ hạ nhiệt (VnEc)  —Lãi suất cho vay có thể xuống dưới 10% (VEF)  —Xe máy Trung Quốc hết đất sống (VEF)  –Dân khó khăn, sản phẩm dịch vụ “vỉa hè” lên ngôi (VEF)


Trung Quốc giận dữ về lời chỉ trích của Hoa Kỳ (RFA)  –Siêu tàu hạng sang Ý bốc cháy ngoài khơi (NLĐ)  –Ấn Độ: hàng triệu người đình công TTO  –’Siêu đô la’ – Vũ khí Triều Tiên làm suy yếu Mỹ? (VNN)
Tham vọng năng lượng của Trung Quốc (VNN) -Trung Quốc hiện là quốc gia tiêu thụ lượng năng lượng lớn nhất thế giới, là một trong những nước dẫn đầu về lượng khí thải nhà kính.
Kinh hoàng khoảnh khắc tòa chung cư 9 tầng tại Nga đổ sập (Dantri)

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thảo luận về Syria (VOA)  –Tổng thống Obama kêu gọi các tiểu bang đầu tư vào giáo dục (VOA)  –Chính trị gia Nigeria nhận tội biển thủ 250 triệu đô la (VOA)  –Kinh tế Hoa Kỳ có cải thiện (VOA)
Trung Quốc: Hạn hán tàn phá Vân Nam (VOA)  –Nổ nhà máy hóa chất Trung Quốc, 13 người chết (VnEx)  –“Choáng” với độ giàu có của các ông nghị Trung Quốc (VnEc)  —Tài sản của ĐBQH Trung Quốc khiến nghị sĩ Mỹ ghen tị (VTC News) – Khối tài sản ròng của 70/2987 đại biểu Quốc hội của quốc gia này lên tới 90 tỉ USD. cái đám VÔ SẢN ở đâu cũng giàu thấy khiếp-Hèn chi tư bản phải “giãy chết”-Vậy ai bóc lột dữ dội hơn ai???

Báo động nạn trộm thận ghê rợn (VNN) -Một công nhân ở Trung Quốc cho biết, một ngày bất ngờ tỉnh dậy trong một khách sạn địa phương và phát hiện ra quả thận bên trái đã không cánh mà bay.

Pakistan khen ngợi nhà làm phim đoạt giải Oscar (VOA)  —Ấn Độ tập trận lớn gần biên giới Pakistan (VnEx)  –Biểu tình chống Mỹ tại Sri Lanka (VOA)  —Israel có thể lặng lẽ tấn công Iran (VnEx)  —Israel có thể qua mặt Mỹ để đánh Iran (VNN)  —Israel bán 1,6 tỉ USD vũ khí cho láng giềng của Iran (NLĐ)  —Tiết lộ chấn động về khủng hoảng hạt nhân Nhật (VNN)


Kinh hoàng heo siêu nạc – “Thần dược” mua bao nhiêu cũng có  (TN) -Biết là thuốc cấm, nhưng chỉ cần có người giới thiệu là các cửa hàng thuốc thú y bán công khai với giá từ 400.000 đến 600.000 đồng/kg.  —Nghiên cứu sinh Việt đâm nhau ở Nga (NLĐ)  —Đi tắt trong sân ga, 2 vợ chồng bị tàu tông chết (NLĐO) – Lúc 19 giờ ngày 27-2, tại ga Đông Hà – Quảng Trị đã xảy ra vụ tai nạn đường sắt làm hai người chết.  —Xét xử vụ tham nhũng lớn tại Bạc Liêu (NLĐ)  —Bắt băng giả cảnh sát cướp xe (NLĐ)
Dùng lựu đạn đe dọa cảnh sát (VnEx)  –Cô giáo mầm non sập bẫy kẻ buôn người (VnEx)  –Nữ sinh chết ngạt trong căn nhà bốc cháy(VnEx)  —Nghi vấn nữ sinh lớp 9 tự tử vì…bị làm nhục(VNM)
Câu chuyện thương tâm của cô gái bán trinh cứu mẹ (VTC) – Câu chuyện có thật 100% này đã được bác sỹ Lê Thị Kim Dung, Trưởng khoa sản phụ khoa, Trung tâm y tế Thái Hà (Hà Nội) chia sẻ.  —Uống cồn, một giáo viên mù mắt (NLĐ)  —Đang chạy xe máy, lửa cháy bén lưng quần (NLĐ) – Trong hai ngày, trên địa bàn TPHCM có 1 xe máy và 1 xe ô tô 4 chỗ hiệu Fiat bốc cháy khi đang chạyNam thanh niên bị đâm thủng tim, phổi )(NLĐ)  –Chiến sĩ công an trả lại 40 triệu đồng nhặt được (NLĐ)
Khi chị em cũng “dzô… dzô” (NLĐ) -Khi được hỏi “Nghĩ như thế nào về việc các nữ nhân viên văn phòng hiện nay hay hẹn hò nhau đi ăn nhậu vào cuối tuần?”.
Côn đồ nhí gây tội ác kinh hoàng  (NLĐO) – Tuổi chưa thành niên, còn đang đi học nhưng nhóm thanh niên tỏ ra hung hăng đến điên loạn khi vô cớ dùng đá ném loạn xạ trên đường làm 1 người chết, 4 người bị thương.  –Trưởng Phòng VH-TT bị khởi tố vì đánh bạc (NLĐ)  –Bán hủ tíu lấn đường bị nhắc, quơ dao, tạt nước sôi (NLĐ)  —Từ chối yêu, thiếu nữ 9x bị “tình cũ” bắn xuyên ngực (NLĐ)  –Phát hiện một tử thi nữ tại bờ suối (NLĐ)


- Cảnh báo đảng viên về Tiên Lãng   –   (BBC).  – Nguyễn Quang Lập: Lại đem địch ra dọa (Quê Choa). “…thấy ông bí thư Nguyễn Văn Thành dọa ‘một  cái âm mưu từ ở đâu đó’ không ăn thua, An Dân mới viết bài này để dọa tiếp. Dọa vui đến nỗi cho rằng việc góp tiền giúp đỡ nhà anh Vươn ‘là bôi nhọ và làm mất uy tín Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở Hải Phòng’.  Nói thế thì từ nay dân ta có hoạn nạn gì, người trong nước, kẻ ngoài nước muốn ra tay giúp đỡ cũng chả dám, đã tốn tiền hao của lại còn bị qui là bôi nhọ chế độ, ai dại. Có phải khốn không?” Liên quan đến bài: Vụ Tiên Lãng cần giải quyết thấu tình đạt lý (Cựu Chiến binh/ Ba Sàm).
- CHÍN ĐỜN CÒ: Hội nghị Bạch Đằng   –   (Ba Sàm/ Nguyễn Thông). “Mải lo hùng biện, Thành đâu biết các bô lão ban đầu cười nhỏ, sau cười to ngặt nghẽo, có cụ cười bò lăn, nói thằng này dốt, dốt quá, bậy quá… Thành vẫn say sưa nói. Bên dưới có cụ nóng tính thét to, cút mẹ mày đi, Thành cũng không nghe… Cho đến khi có một bô lão dáng người vạm vỡ nhảy phóc lên lễ đài, Thành mới chịu quăng mi-cờ-rô bỏ chạy”.  – CHẾT BỎ BU!   –   (Sơn Thi Thư). – VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 26: MỘT VỞ DIỄN TỒI (Nguyễn Quang Vinh).
- HẢO HỚN ĐẤT CẢNG (kỳ 1)   –   (Sơn Thi Thư).  - HẢO HỚN ĐẤT CẢNG (kỳ 2)   –   (Sơn Thi Thư).
- VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 27: MẤY Ý NGHĨ NHÂN HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG  (Nguyễn Quang Vinh). “… để các thế lực thù địch không chống phá hoặc xuyên tạc, chỉ có một cách duy nhất là minh bạch, rõ ràng, thông tin đầy đủ. Cho nhân dân thông tin đầy đủ vụ việc chính là một lá chắn vững chắc nhất để chống lại các luận điệu xuyên tạc, vu khống. Thế giới công nghệ phát triển tột bậc, một đứa bé bị bố mẹ đánh đòn ở trên chót vót núi cao cả thế giới vẫn biết sau môt cú nhấn Enter trên máy tính, nên việc không minh bạch thông tin chính là tự đào hố chôn mình, tự chìa tay bấu vào bóng tối và bế tắc”.

- HỘI CHỨNG SỢ CHỤP ẢNH (Mai Xuân Dũng). “Liệu họ có thể ngăn cấm được các bức ảnh hay không khi trong thời đại công nghệ, mỗi chiếc điện thoại là một máy ảnh và mỗi người dân là một ‘phóng viên’? Câu trả lời là: Không bao giờ làm được. Ngăn chặn những tấm ảnh là hành động vô vọng như lấy bàn tay che mặt trời”. Mời xem lại: Chế độ lấy ghế che mặt   –   (NV).


Bây giờ thì chúng ta lại cần cảm ơn thương nhân Trung Quốc ?????????????


Vũ Cao Đàm(ĐHQG Hà Nội)- Boxitvn

Ngày 4/8/2011 tôi có bài viết gửi đăng trên Bauxite Vietnam “Vài lời với GS Võ Tòng Xuân” nhân bài trả lời phỏng vấn của phóng viên Vietnamnet với ông: “Chúng ta nên cảm ơn thương nhân Trung Quốc”, trong đó tôi đã cảnh báo những thủ đoạn thâm độc của bọn đế quốc Trung Cộng, như đã từng diễn ra trên khắp đất nước Việt Nam, kể từ khi bình thường hóa quan hệ hai nước.
Sự thật mà tôi cảnh báo trong bài viết đó đã đến.
Ngày 24/2/2012 trên trang web của báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh có bài viết về tình cảnh nông dân Vĩnh Long đang khó khăn vì giá khoai các thương nhân Trung Cộng mua bị đánh tụt xuống còn một nửa giá ban đầu. Bài báo viết [1]: “Thời điểm này những năm trước, giá khoai ở mức 300.000đ – 400.000đ/tạ, sau đó đến mùa thu hoạch (khoảng tháng Ba âm lịch) giá sẽ tăng lên, nhưng hiện giá khoai lại có chiều hướng giảm khi sắp đến thời điểm thu hoạch. Nhiều người trồng khoai đang lo lắng sẽ tái diễn tình trạng hai năm trước, khi giá khoai xuống chỉ còn 160.000đ/tạ”. Thật ra, cũng chính bài báo này cho biết, ban đầu các thương lại Trung Cộng đã mua có lúc tới 1,1-1,2 triệu đồng/tạ!

Cũng chính ngày 24/2/2012, một số chuyên viên của Bộ Khoa học và Công nghệ đến làm việc ở Vĩnh Long trở về đã cho chúng tôi biết, họ được chứng kiến một sự thực đau lòng là sau khi phía nông dân Việt nam đã thực hiện cam kết trồng khoai theo đúng hợp đồng, thì phía Trung Cộng đã cố tình chậm trễ trong việc thu mua. Kết quả là khoai bị hà (sùng) rất nhiều. Đương nhiên, họ sẽ không mua khoai hà (sùng), và số khoai còn lại bị chúng đánh giá là kém phẩm chất và thu mua với giá rẻ mạt.
Quả thật, đến bây giờ thì chúng ta mới thấy được là một số người đã quá ngây thơ và vội vã để cảm ơn thương nhân Trung Cộng.
Thật ra, bọn thương nhân Trung Cộng chưa thực hiện những âm mưu quá sâu như tôi đã dự đoán trong bài viết. Họ hơi “ăn non”, đánh ngay vào lợi ích quá khiêm nhường của những người nông dân nghèo ở tỉnh Vĩnh Long. Họ đã đánh ngay vào những lợi ích trước mắt của nông dân nghèo. Có lẽ họ đang chạy đua với thời gian hòng làm suy yếu kinh tế Việt Nam, được chừng nào hay chừng đó, và nhất là nhanh chừng nào tốt chừng đó. Chúng ta đừng quên rằng, trong bài nói về mười bước để đánh Việt Nam, mà tôi đã dịch đăng trên mạng, bọn đế quốc Trung Cộng đã công khai tuyên bố, chúng sẽ đánh Việt Nam toàn diện, về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.
Về kinh tế, chúng ta cần nhận rõ những sự kiện sau đây.
- Chúng sử dụng mọi biện pháp để triệt phá cơ sở kinh tế của nông dân nghèo: mua móng trâu và đuôi trâu để tiêu diệt sức kéo; thu mua “chè bẩn” và dụng cụ chế biến chè thủ công để triệt phá cơ sở kinh tế của nông dân các vùng trồng chè; thu mua râu ngô non để triệt phá những cánh nương ngô đến kỳ trổ bắp; thu mua mèo và bán thuốc kích dục chuột để kích thích phát triển các đàn chuột, bán ốc bươu vàng để triệt phá sản xuất lúa. =>BTV: Nông dân càng nghèo thì bất ổn xã hội càng tăng cao và nhanh vì nông dân chiếm hơn 70% dân số.
- Chúng tìm cách thắng thầu các công trình công nghiệp, rồi trì hoãn thực hiện để kéo chậm quá trình công nghiệp hóa.
- Chúng thu mua dây đồng để phá hoại mạng lưới điện, đồng thời tìm cách để thắng thầu xây dựng các nhà máy điện, rồi cũng trì hoãn thực hiện để đánh vào nguồn năng lượng cho công nghiệp hóa.
- Chúng thu mua cáp quang để phá hoại mạng lưới thông tin viễn thông.
- Vân vân và vân vân.
Chắp nối các sự kiện trên, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, với sự kiện thuê đất trồng khoai, chính là chúng muốn tàn phá vựa lúa Miền Nam, để Việt Nam mất hoàn toàn vị trí của một đất nước đang được xếp hạng cao về xuất khẩu gạo.

Và chính vì vậy, bây giờ chúng ta mới nên cảm ơn các thương nhân Trung Cộng, là họ đã giúp cho các đồng chí ngây thơ của Việt Nam “sáng mắt sáng lòng” [2], tỉnh ngộ về cái tình “Anh em”, “Đồng chí”, “Bốn tốt”, “Mười sáu chữ vàng”.

Từ quan hệ mua bán mang tính lừa đảo nhỏ nhất với dân lành đến những cam kết bất bình đẳng lớn nhất giữa các nhà lãnh đạo, cùng với việc tàu chiến của bọn đế quốc hiếu chiến Trung Cộng liên tục uy hiếp, cướp bóc tàu cá của ngư dân Việt Nam ngay sau chuyến viếng thăm “hữu nghị” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhà lãnh đạo chóp bu của cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình, liệu đã đủ liều lượng để những người Viêt Nam yêu nước thương nòi “ly dị” cuộc hôn nhân đầy oan trái với cái ý thức hệ “anh em”, “đồng chí” với bọn tráo trở Trung Cộng, vừa leo lẻo nam mô “Bốn tốt”, “Mười sáu chữ vàng”, vừa giấu sau lưng cả bồ dao găm để sẵn sàng xỉa vào hông cái người mà chúng vuốt ve ru ngủ bằng những giọng điệu mỹ miều “anh em”, “đồng chí”.

Một lần nữa, chúng ta thấy không thừa khi nói lên một điều rằng, cái sự vuốt ve “anh em”, “đồng chí” của bọn Trung Cộng chính là để tạo lòng tin ngây thơ của các “đồng chí” Việt Nam, để các “đồng chí” Việt Nam lơ là cảnh giác, để chúng thả phanh phá hoại kinh tế Việt Nam.

Nhân sự kiện này, tôi mong muốn ngành an ninh kinh tế cần sớm vào cuộc, để ngăn chặn bàn tay phá hoại của một kẻ địch vô cùng nham hiểm, luôn đội lốt anh em đồng chí quốc tế vô sản để phá hoại Việt Nam. Tôi xin lưu ý thêm, cũng chính trong bài trên trang mạng của Báo Phụ nữ mà tôi đã trích dẫn còn cung cấp một sự kiện khác, đó là bọn thương lái Trung Cộng còn sử dụng những thủ đoạn rất tinh vi, là mượn tay nông dân Việt Nam và các đại gia Việt Nam thuê đất trồng khoai cho chúng. Tôi đề nghị ngành an ninh kinh tế cũng cần lưu ý tình huống này.

Để thấy hết hậu quả của các thủ đoạn phá hoại kinh tế của bọn đế quốc Trung Cộng, chúng ta cần nhớ rằng, vào đầu những năm 1980, hai nước Trung Quốc và Viêt Nam có trình độ phát triển tương đồng, thậm chí Trung Quốc còn kém Việt Nam nhiều mặt sau cuộc tàn phá vĩ đại của cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, thì chỉ không đầy hai thập niên, vào cuối những năm 1990, chính các bạn Trung Quốc đến từ Hoa Lục đã tự hào đưa số liệu để nói với tôi, rằng Trung Quốc đã vượt xa Việt Nam chí ít là 30 năm.
V. C. Đ.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
[1] Báo Phụ nữ Việt Nam TP Hồ Chí Minh, phunuonline.com.vn
[2] Lấy từ lời bài hát “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” do Phạm Tuyên phổ nhạc lời dịch của Tố Hữu bài thơ của nhà thơ cộng sản Pháp Louis Aragon.
Phụ lục:
04/08/2011
Vũ Cao Đàm
Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày 29/7/2011, Trang Vietnamnet có bài phỏng vấn Giáo sư Võ Tòng Xuân “Chúng ta cần cảm ơn thương nhân Trung Quốc” về việc các thương lái Trung Quốc ký hợp đồng với nông dân Nam Bộ trồng khoai.
Một số bạn đọc rất phân vân về những quan điểm được trình bày trong bài phỏng vấn. Đại diện cho nhóm bạn đọc đó của Vietnamnet, Nhà giáo Vũ Cao Đàm đã có bài viết gửi Vietnamnet với tiêu đề “Vài lời với Giáo sư Võ Tòng Xuân và bà con nông dân” nhằm cảnh báo những nguy cơ của việc thực hiện phá lúa trồng khoai cho người Trung Quốc.
Sau một vài ngày bài viết được gửi đi, Vietnamnet đã trả lời Nhà giáo Vũ Cao Đàm, cho biết, trong tình hình hiện nay (?), bài viết chưa sử dụng được. Chính vì vậy mà ông Vũ Cao Đàm đã gửi bài viết cho Bauxite Việt Nam.
Sau khi nhận được bài viết, chúng tôi nhận thấy, những ý kiến cảnh báo đó thực sự cần thiết để các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam suy nghĩ.
Chúng ta không mất nhiều thời gian cũng có thể dễ dàng tìm được rất nhiều thông tin trên các mạng chính thống của Nhà nước, như Tiền phong điện tử, Giáo dục Việt Nam điện tử, Vietnamnet, VnExpress,… về những thủ đoạn nham hiểm của Trung Quốc trong việc phá hoại kinh tế và an ninh, quốc phòng của Việt Nam: Với thủ đoạn thu mua rễ hồi, họ đã kích thích nông dân triệt phá rừng hồi, một nguồn dược liệu quý; với thủ đoạn thu mua móng trâu, họ xúi giục nông dân tự tay tàn phá sức kéo của mình; với thủ đoạn thu mua râu ngô non, họ lôi kéo nông dân phá hoại những nương ngô đang đợi đến kỳ thu hoạch; với thủ đoạn thu mua mèo, họ đã triệt phá một loài thiên địch với chuột, tung ra những bầy chuột bạt ngàn phá hoại mùa màng; với thủ đoạn thu mua dây đồng, họ kích thích bọn “đồng tặc” phá hoại mạng điện phục vụ công nghiệp hóa; với thủ đoạn thu mua cáp quang phế liệu, họ đã lôi kéo cả một công ty Việt Nam tổ chức phá hoại mạng cáp quang viễn thông, đánh vào huyết mạch thông tin của đất nước chúng ta. Những thủ đoạn thâm hiểm ấy, không thể nào kể ra cho xiết.
Nay đến việc họ lôi kéo nông dân Nam Bộ bỏ lúa trồng khoai cho họ. Không cần nghĩ gì sâu xa lắm, chúng ta cũng có thể đọc được một âm mưu vô cùng hiểm độc như đã chỉ trong bài viết của Nhà giáo Vũ Cao Đàm:
1. Họ sẽ mở ra những vùng khoai rộng lớn ở Nam Bộ, triệt phá nguồn gạo xuất khẩu;
2. Việt Nam muốn giữ được vị trí xuất khẩu gạo, sẽ phải nâng giá thu mua đủ sức cạnh tranh với giá mua khoai của thương nhân Trung Quốc. Kết quả là giá xuất khẩu gạo của Việt Nam không chịu đựng nổi với mặt bằng giá gạo xuất khẩu của thế giới, Việt Nam sẽ chết trên thị trường gạo xuất khẩu.
3. Đến thời điểm đó, Trung Quốc sẽ dừng thu mua khoai, làm nông dân Việt Nam điêu đứng, như đã từng điêu đứng vì dưa hấu, chè vàng và các hàng nông sản khác.
Chúng tôi không thể hiểu, vì sao một bài viết quá ư mềm mỏng so với khẩu khí mạnh mẽ của tác giả Vũ Cao Đàm khi viết lên án những tội ác của Trung Quốc, như bạn đọc thường gặp trên mạng, mà Vietnamnet vẫn sợ mất lòng người “đồng chí tốt”, không đưa lên mặt báo để rộng đường dư luận. Phải chăng, Vietnamnet muốn mượn uy tín của Giáo sư Võ Tòng Xuân để nói lời tri ân với các “đồng chí tốt” Trung Quốc, mà không thấy rõ được âm mưu nham hiểm của các “đồng chí tốt” này với dân tộc Việt Nam?
Với ý nghĩ đưa ra những thông tin đa chiều, Bauxite Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết đã không được đăng trên Vietnamnet để bạn đọc rộng đường phán xét.
Bauxite Vietnam
Nhiều bạn đọc đã cùng tôi đọc bài phỏng vấn Giáo sư Võ Tòng Xuân trên Vietnamnet do biên tập viên Quốc Quang thực hiện ngày 29/7/2011 với tiêu đề “Chúng ta nên cảm ơn thương nhân Trung Quốc” (Xem: Vietnamnet.vn).
Trước hết, chúng tôi rất hiểu tấm lòng của Giáo sư Võ Tòng Xuân với nông dân, những người suốt đời một nắng hai sương lam lũ mà vẫn đói nghèo. Bây giờ là cơ hội để đổi đời vì có “đầu ra”. Vả lại, theo Giáo sư, thì khoai là loại cây trồng bền vững.
Tuy nhiên, có điều chúng tôi mong muốn được lưu ý Giáo sư và bà con nông dân, những người sẽ đọc và lưu truyền bài phỏng vấn này. Đó là: cần cảnh giác trước những mưu ma chước quỷ của thương nhân Trung Quốc, mà chúng ta còn rất dễ dàng tìm lại trên mạng. Chẳng hạn:
– Nông dân điêu đứng vì ùn tắc dưa hấu tại Lạng Sơn (17/5/2011):
– Nông dân mất trắng vì thương nhân Trung Quốc mua chè vàng (16/6/2007):
– Nông dân ngậm trái đắng khi đổ xô đi trồng sưa (31/10/2010):
Chúng tôi muốn lưu ý Giáo sư và bà con nông dân mấy điều sau đây:
Từ 15 năm nay, Việt Nam và Trung Quốc chưa hề ký được một dự án hợp tác kinh tế nào theo đường nghị định thư, mà chủ yếu Trung Quốc chỉ thao túng để các cá nhân thương lái vào “hợp tác” theo con đường mậu biên. Các cá nhân thương lái đã luôn luôn tùy tiện hủy bỏ các hợp đồng đã “cam kết” để nông dân ta điêu đứng. Đây là con đường mà nước láng giềng Trung Quốc đã lựa chọn để triệt phá kinh tế Việt Nam.
Chúng tôi dự báo, nếu để thương nhân Trung Quốc tùy tiện ký các hợp đồng phá lúa trồng khoai với nông dân chúng ta, có thể xuất hiện các tình huống sau đây:
Thứ nhất, thương lái Trung Quốc sẽ thu mua khoai với giá rất hời cho nông dân, lôi kéo thêm nhiều vùng khác của Việt Nam, trước hết là vùng vựa lúa Nam Bộ, bỏ lúa trồng khoai. Nông dân Việt Nam sẽ dốc hết sức sản xuất khoai, nguồn gạo xuất khẩu sẽ bị triệt hạ, vị trí đang cao của Việt Nam về xuất khẩu gạo sẽ biến mất trên thị trường gạo thế giới.
Thứ hai, để duy trì nguồn gạo xuất khẩu, các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam phải nâng giá thu mua đến mức có thể cạnh tranh với giá thu mua khoai của Trung Quốc. Như vậy giá cạnh tranh để thu mua gạo sẽ tăng đến mức dẫn tới thua thiệt trong xuất khẩu gạo, và Việt Nam sẽ phải chết trên thị trường xuất khẩu gạo của thế giới.
Thứ ba, sau khi đã đánh gục Việt Nam trên thị trường xuất khẩu gạo thế giới, thì Trung Quốc sẽ đột ngột hủy hợp đồng mua khoai với nông dân Việt nam, như đã từng làm với dưa hấu, chè vàng và nhiều mặt hàng khác mà người dân Việt Nam đã từng lãnh đủ. Và chắc chắn là nông dân sẽ điêu đứng, không cách nào gượng dậy được, như những nông dân sản xuất dưa hấu cho thương nhân Trung Quốc.
Chúng tôi nghĩ rằng, ý kiến Giáo sư Võ Tòng Xuân chỉ có thể đúng, nếu như việc phá lúa trồng khoai được thực hiện trong điều kiện hợp tác trồng khoai trong khuôn khổ một nghị định thư giữa hai chính phủ.
Chúng ta nhớ lại năm 1945 hơn hai triệu người Việt Nam chết đói vì phát xít Nhật ra lệnh phá lúa trồng đay, nay lại đến Trung Quốc dụ dỗ nông dân Việt Nam phá lúa trồng khoai. Việc Nhật bắt nông dân Việt Nam phá lúa trồng đay còn dễ hiểu, vì người Nhật dùng đay làm nguyên liệu sản xuất nitroglycerin để chế tạo thuốc nổ phục vụ chiến tranh. Ngày nay, Trung Quốc đến Việt Nam ký hợp đồng với nông dân phá lúa trồng khoai, thì quả thật chúng ta không hiểu được họ lấy khoai để làm gì (vì đồng đất bao la của Trung Quốc đâu có thiếu khoai?), nếu không ngoài mục tiêu phá hoại kinh tế Việt Nam.
Rất mong Giáo sư Võ Tòng Xuân và bà con nông dân hết sức tỉnh táo cảnh giác với âm mưu của Trung Quốc, như đã diễn ra trên đất nước ta những năm vừa qua.
V.C.Đ.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Bài phỏng vấn của Vietnamnet với Giáo sư Võ Tòng Xuân:
‘Chúng ta nên cảm ơn thương nhân Trung Quốc’
Quốc Quang
- Giáo sư Võ Tòng Xuân bác bỏ nguy cơ thao túng vùng nguyên liệu mà một số phương tiện truyền thông đưa ra gần đây có ý cảnh báo dư luận.
Thời gian vừa qua, hàng loạt phương tiện truyền thông đăng tải các ý kiến có ý cảnh báo dư luận về việc thương nhân Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào vùng chuyên canh khoai lang tại Vĩnh Long.
Việc thuê đất dài hạn, bao tiêu sản phẩm và đầu ra cũng dấy lên lo ngại về nguy dẫn đến tình trạng thao túng vùng nguyên liệu nông sản. Để rộng đường dư luận, VietnamNet đã phỏng vấn Giáo sư nông nghiệp Võ Tòng Xuân – người từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của các tổ chức, dự án quốc tế và quốc gia về lĩnh vực nông sản.
clip_image002
Giáo sư Võ Tòng Xuân trong một lần giao lưu trực tuyến tại tòa soạn VietNamNet
- Thưa Giáo sư, ông có biết tình hình thương nhân Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào vùng chuyên canh khoai ở Vĩnh Long (thuê đất, thu gom, xuất khẩu…)?
Bây giờ có thương nhân Trung Quốc sang khoanh vùng ở Bình Minh và Bình Tân thuộc tỉnh Vĩnh Long – hai huyện nổi tiếng trồng khoai lang truyền thống để hợp đồng với nông dân trồng khoai lang, thậm chí có doanh nghiệp Trung Quốc mướn đất và mướn dân trồng khoai lang và họ bao tiêu đầu ra.
- Việc này có thể dẫn đến nguy cơ thao túng vùng nguyên liệu nông sản như nhiều ý kiến cảnh báo không thưa giáo sư?
Đây là một thời cơ rất tốt cho nông dân Vĩnh Long của chúng ta được có thêm công ăn việc làm, có nơi tiêu thụ sản phẩm. Không thể nói là thương nhân Trung Quốc “thao túng vùng nguyên liệu”, vì thương nhân Việt Nam đâu cần mua khoai lang mà quan tâm và chịu chăm sóc nông dân Vĩnh Long như thương nhân Trung Quốc?
- Như vậy, đã có một thời kỳ quá dài nông dân Vĩnh Long “chịu thiệt”?
Khó khăn lớn nhất của nông dân ở Vĩnh Long và nhiều tỉnh thành nước ta hiện nay là thị trường đầu ra. Bà con nông dân có thể sản xuất nông thủy sản hàng hóa theo mọi tiêu chuẩn, nhưng khi thu hoạch th́ chỉ có thương lái với giá ép buộc, thường là bất lợi cho bên bán. Nông dân phần lớn chỉ lo trồng lúa, măc dù biết là trồng lúa không có lãi nhiều. Họ cũng muốn đa dạng hóa nông nghiệp, chuyển sang trồng cây khác hoặc nuôi con khác, nhưng không biết bán cho ai, ở đâu và giá bao nhiêu!
- Nhiều ý kiến cho rằng khoai lang tại Vĩnh Long vào mùa thu hoạch có thể bị ép giá vì phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Theo Giáo sư, chúng ta nên bắt đầu hóa giải sức ép này ra sao?
Đây là vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương, phải lo bảo vệ nông dân. Ủy ban nhân dân huyện phải quản lý các thương lái và thương nhân trên địa bàn của mình, nắm được lai lịch của họ, phải hướng dẫn nông dân đòi thương nhân phải hợp đồng trách nhiệm, kể cả giá cả phải được thỏa thuận từ đầu. Không thể vô trách nhiệm, làm lơ, để ai muốn làm gì thì làm.
- Ở góc độ chuyên môn, Giáo sư đánh giá thế nào việc chuyển hóa chuyên canh nông sản từ trồng lúa sang trồng khoai?
Trồng khoai lang trên đất lúa là một hệ thống canh tác rất bền vững, một hướng đa dạng hóa nông nghiệp độc canh cây lúa. Kinh nghiệm tại các vùng khoai – lúa tại Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long cho thấy lúa trồng sau khi thu hoạch khoai lang có năng suất cao hơn trồng lúa độc canh.
- Ngoài tỉnh Vĩnh Long, một số địa phương tại nước ta hiện nay cũng xảy ra tình trạng thương nhân Trung Quốc chiếm vị trí độc tôn về một loại nông sản. Điều này có ảnh hưởng thế nào với cán cân điều tiết thị trường nông sản?
Chúng ta nên cám ơn thương nhân Trung Quốc đã tiêu thụ nông sản cho nông dân ta trong khi các thương nhân và doanh nghiệp Việt Nam quá thụ động, không giúp đỡ gì nhiều cho nông dân của mình. Đáng lẽ doanh nghiệp ta phải thật năng động, tung ra thế giới, nhất là sang Trung Quốc để nắm bắt được nhu cầu của họ rồi về hợp đồng cho nông dân ta sản xuất hàng hóa đúng nhu cầu ấy rồi đưa sang Trung Quốc bán cho họ.
- Giáo sư có thể đánh giá cụ thể hơn về cách làm của các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh nông sản hiện nay?
Cho đến ngay nay chúng ta rất hiếm thấy nhiều doanh nghiệp xuống đến tận nông thôn cùng tính toán với nông dân để tổ chức sản xuất nông sản nguyên liệu. Các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ dùng đội quân thương lái thu gom hàng hóa nguyên liệu theo cơ hội, nhất là mặt hàng gạo, cho nên thành phẩm được chế biến không thể có thương hiệu mạnh.
Cả người nông dân, doanh nghiệp và đất nước đều chịu thiệt vì cách làm cơ hội này. Có thể nói, nông dân Việt Nam còn nghèo vì đất nước ta không có những doanh nghiệp biết kinh doanh.
Xin cảm ơn giáo sư!
GS-TS Võ Tòng Xuân đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Nhà giáo Nhân dân. Ông cũng là người đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác như: Ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục; Ủy viên Hội đồng Khoa học công nghệ quốc gia; Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư liên ngành nông lâm học; Ủy viên Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước; Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học kỹ thuật Australia; Ủy viên Hội đồng quản trị Viện Quản lý châu Á; Ủy viên Hội đồng quản trị Tổ chức Dịch vụ quốc tế về tiếp thu và ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp; Ủy viên Hội đồng Cố vấn Diễn đàn Nghiên cứu các vấn đề phát triển châu Á; Ủy viên Hội đồng quản trị Quỹ Rockefeller; Ủy viên Hội đồng quản trị Trung tâm phát triển bền vững vùng lưu vực sông Mê kông; Chủ trì Chương trình “An toàn lương thực Tây Phi châu – Sierra Leone”…
Q. Q.
Nguồn: Vietnamnet.vn
Được đăng bởi bauxitevn


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

QUAN ĐIỂM CỦA XINHGAPO V SỰ CAN D CỦA MỸ Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt -Chủ nhật, ngày 26/2/2012
(See Seng TanAsian Affairs số tháng 3/2011)

Bài báo này lập luận rằng các nhà lãnh đạo Xinhgapo coi trọng và khích lệ một nước Mỹ luôn quan tâm và có ảnh hưởng lớn ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Họ tin rằng một nước Mỹ hùng mạnh và can dự sẽ giữ cho khu vực này ổn định và giúp Xinhgapo tự do theo đuổi những quyền lợi của mình. Dù là những thực thể riêng biệt về mặt chính trị – nước Mỹ với tư cách một nền dân chủ tự do đứng đầu thế giới và Xinhgapo với tư cách một quốc gia không tự do mới “được khai sáng’’ -  hai nước này tuy thế chia sẻ niềm tin vào chủ nghĩa tư bản thị trường, vào sự ổn định và sự tiếp cận trong phạm vi những tài sản chung toàn cầu, sự cai tri của pháp luật và những điều tương tự. Lần lượt tháng 5/2003 va tháng 7/2005, Xinhgapo đã ký kết Hiệp định buôn bán tự do và Hiệp định khung chiến lược với Mỹ theo đó mở rộng hơn nữa các mối quan hệ đáng kể vốn có về an ninh, chính trị và kinh tế song phương, làm cho họ trở thành những đồng minh trong gần như mọi lĩnh vực trừ trên danh nghĩa. Một liên minh chính thức hiện không nằm trong lợi ích của Xinhgapo, do hành trang chính trị kèm theo nó, mà phần lớn không được sự ưa thích của bất kỳ nước nào trong khu vực được xác định có sự cạnh tranh về quyền lợi và những hệ tư tưởng bất đồng, một số hệ tư tưởng đó còn theo xu hướng chống Mỹ. Tuy nhiên, sự thận trọng kiểu như vậy không ngăn cản được việc hình thành một mối quan hệ đối tác thân thiện mà trong những mặt chủ chốt vượt ra ngoài đặc tính các mối quan hệ của Mỹ với các nước đồng minh Đông Nam Á của nước này, như với Thái Lan và Philíppin. Và mặc dù việc áp dụng chính sách đối ngoại của Mỹ trong lịch sử đôi lúc gây rắc rối cho Xinhgapo – trong một vài trường hợp, được coi như sự “can dự” vào các công việc nội bộ của Xinhgapo – các nhà lãnh đạo Xinhgapo vẫn tin rằng địa vị đứng đầu của Mỹ trong khu vực là cần thiết, mà nếu không có nó Xinhgapo sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều về mặt kinh tế, chính trị và chiến lược.
Cái mà điều này được thế hiện ra chính là sự tin tưởng vững chắc trong giới lãnh đạo Xinhgapo về vai trò không thể thiếu của Mỹ đối với an ninh ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương và , về phương diện chính sách thực tế, sự can dự liên tục và mạnh mẽ của các Chính quyền Mỹ kế tiếp nhau (Dân chủ và Cộng hòa) sẽ bảo đảm việc Mỹ tiếp tục cam kết và hiện diện ở khu vực này. Đối với người Xinhgapo, kết quả của chính sách như mong đợi về sự can dự của Mỹ được diễn tả tiêu biểu dưới dạng tác động phản công lại và ổn định hóa của quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ chống lại những kỳ vọng bá chủ của những đối thủ cạnh tranh đầy tiềm năng – và đối với Xinhgapo là khó chấp nhận hơn. Như ông Lý Quang Diệu của Xinhgapo đã từng phát biểu trước cử tọa của tổ chức Heritage Foundation hồi tháng 4/1986 (vào đỉnh điểm của cuộc cách mạng Reagan), “Sự đổi mới về lòng tự tin ở Mỹ đã khẳng định lại một lần nữa với chúng ta rằng Mỹ sẽ giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Chính sự cân bằng quyền lực này đã giúp các nền kinh tế theo xu hướng thị trường tự do phát triển’’. Quan điểm này được giữ vững cho đến tận ngày nay và, các mặt khác không thay đổi, sẽ tiếp tục được duy trì trong tương lai trước mắt, bất kể xu hướng lợi ích chính sách của Mỹ trong khu vực dễ thay đổi. Như Lý Hiển Long, Thủ tướng hiện nay của Xinhgapo, đã nói trong chuyến thăm Oasinhtơn của ông hồi tháng 5/2007: “Chúng ta thấy Mỹ có vai trò rất tích cực và độc nhất vô nhị ở khu vực này suốt từ cuộc Chiến tranh thế giới II. Cảnh quan ở châu Á đang thay đổi, nhưng Mỹ vẫn đóng một vai trò mà không một ai khác có thể đóng nổi, giứ thái độ trung lập và thúc đẩy sự ổn định khu vực, tạo điều kiện cho các nước khác phát triển và phồn thịnh trong một môi trường ổn định.”
Xinhgapo rõ ràng hoan nghênh sự hiện diện về chiến lược, ngoại giao, và kinh tế lâu dài của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhưng chính xác là kiểu chủ nghĩa quốc tế Mỹ nào mà các nhà lãnh đạo Xinhgapo muốn thấy – một kiểu mà theo suy nghĩ và cảm nhận của họ  trong lịch sử đã đóng góp cho hòa bình, phồn thịnh và ổn định của khu vực và là kiểu sẽ tiếp tục được thực hiện như vậy trong một tương lai trước mắt? Bài báo này sẽ thảo luận ngắn gọn những cách diễn đạt hiện nay về chủ nghĩa quốc tế Mỹ và những tác động của chúng đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, những nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại của Xinhgapo, và việc nước Mỹ, theo quan điểm của Xinhgapo, sẽ để nhà nước – thành phố này thúc đẩy tốt nhất những lợi ích của mình. Bản nghiên cứu này sẽ bao gồm cả việc bàn thảo vắn tắt về Trung Quốc, nước mà sự hiện diện về chính trị, kinh tế và ngày càng tăng về chiến lược đang trở nên rõ ràng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bản nghiên cứu cũng bàn về sự hiện diện của Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào đến quan điểm của Xinhgapo về sự can dự của Mỹ ở khu vực này.
Tranh cãi về chủ nghĩa quốc tế hậu Chiến tranh Lạnh của Mỹ
Như sự hiểu biết và truyền thuyết được biết đến về chính sách đối ngoại của Mỹ cho thấy – ngoài một vài trường hợp ngoại lệ chẳng hạn như cuộc chiến tranh năm 1812, Học thuyết Monroe và cuộc Chiến tranh Mêhicô – Mỹ chủ yếu trung thành với xu hướng theo chủ nghĩa biệt lập trong phần lớn thế kỷ 19. Làm như vậy, Mỹ ít nhiều đã tỏ ra trung thành với những lời kêu gợi của George Washington và của Thomas Jefferson đối với những đồng bào Mỹ của họ là tránh những liên minh vĩnh cửu (lời của Washington) và tránh những liên minh rắc rối (lời của Jefferson). Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 20, William McKinley, khi phát biểu trước công chúng Mỹ vào tháng 9/1901 trong bối cảnh của cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và chủ nghĩa toàn cầu Mỹ đang nổi lên, đã tuyên bô rằng “Thượng đế và con người đã liên kết các nước lại với nhau và không một nước nào còn có thể tỏ ra thờ ơ đối với bất kỳ một nước khác nữa.”Với cái chết không mạy mắn của McKinley (bị ám sát) vào ngày sau khi ông đọc bài diễn văn của mình, trách nhiệm được trao cho Theodore Roosevelt để làm cho nước Mỹ hiểu rằng “sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng và sự phức tạp của các mối quan hệ kinh tế và chính trị quốc tế đã trao trách nhiệm và phận sự cho tất cả các nước văn minh và tuân thủ trật tự chú trọng đến một sự kiểm soát đúng đắn đối với thế giới.” Mặc dù có một thời kỳ theo xu hướng biệt lập trong những năm giữa các cuộc chiến tranh ở châu Âu, chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỷ 20 chủ yếu được định rõ bởi sự can dự của Mỹ trong cuộc Chiến tranh thế giới II, chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản trong cuộc Chiến tranh Lạnh, cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất và hàng loạt hoạt động có lựa chọn trong sự “can thiệp nhân đạo”(Như ở Xômali trong giai đoạn 1992 – 1993, ở Nam Tư trước đây vào năm 1999), và tiếp đó là cuộc chiến chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu (GWOT) và các cuộc chiến tranh ở Ápganixtan và ở Irắc trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.
Liệu Mỹ nên lưu ý đến những điều báo trước để tránh các mối quan hệ gây rắc rói với các mước còn lại trên thế giới và rút lui vào chủ nghĩa biệt lập, hay nên theo đuổi chính sách theo đường lối quốc tế theo đó có thể dính líu – và thường là đã dính líu – đến những nỗ lực kiểm soát thế giới, được hoan nghênh hay không? Có nguy cơ đơn giản hóa quá mức, chính sách đối ngoại của Mỹ trong kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh chủ yếu nghiêng về xu hướng quốc tế hơn là biệt lập. Tiếp theo sự tan rã của Liên Xô, các học giả tự do và bảo thủ mới đã báo trước “sự kết thúc của lịch sử” và “thời điểm đơn cực” tiếp theo đó của sự thống trị Mỹ. Ở đây, phải nhắc lại rằng những quan niệm (và những chỉ trích có liên quan) về chủ nghĩa đơn phương Mỹ bắt đầu xuất hiện từ trước khi Chính quyền George W. Bush Lên cầm quyền và trước khi có những hành vi được hiểu là quá mức của chính sách đối ngoại được định hình theo xu hướng bảo thủ mới. Bất kể sự ưu tiên được khẳng định rõ của Tổng thống Clinton về “chủ nghĩa đa phương quyết đoán”, chính quyền ông được mô tả đã “cho thấy ý định ngày càng tăng về việc hành động đơn phương và quyết định không tham gia vào các sáng kiến đa phương.” Điều đáng nhớ là lời mô tả Mỹ như một “siêu cường” của Ngoại trưởng Pháp Hubert Vedrine được đưa ra trong những năm dưới thời Tổng thống Clinton, phản ánh những bất đồng sâu sắc trước chính sách của NATO đối với vấn đề Bôxnia và mức độ những căng thẳng xuyên Đại Tây Dương vào cuối những năm 1990. Đối với nhiều người, những sụ việc sau sự kiện 11/9 và cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố diễn ra sau đó đã chứng tỏ hai điều. Điều thứ nhất, lịch sử – được xác định một cách thô thiển, công bằng hoặc ngược lại, một mặt giống như một cuộc chiến giữa dân chủ và hiện đại và mặt khác là giữa chủ nghĩa độc đoán và chủ nghĩa phong kiến bị ảnh hưởng bởi tôn giáo – rõ ràng chưa kết thúc. Điều thứ hai là những sự kiện đã nhấn mạnh đến bản chất quá độ hoặc viển vông của tính đơn cực Mỹ.
Những gì được minh họa ở trên cho thấy một kiểu đặc biệt của chủ nghĩa quốc tế mà chính sách đối ngoại hậu Chiến tranh Lạnh của Mỹ xem ra đà chấp nhận. Đúng với đề nghị của Roosevelt về việc “kiểm soát thế giới một cách đúng đắn’’, nước Mỹ hậu Chiến tranh Lạnh ít nhiều đã tìm cách làm cho tinh tế hơn – và trong một số mặt nhất định – định nghĩa lại – những nguyên tắc cơ bản của vai trò lãnh đạo mặc định của nước này như một siêu cường độc nhất trên thế giới, Theo quan điểm của các nước đồng minh châu Âu (trên lục địa) của Mỹ, những năm dưới thời các Tổng thống Mỹ Clinton và Bush đã đem lại lý do để phàn nàn, dẫn đến những lời chỉ trích Mỹ – không có lý do xác đáng trong hầu hết các trường hợp, nhưng rất rõ ràng trong một số trường hợp khác – như một nước “bá chủ nhân từ” thì ít mà là “nước bất lương và/hoặc hiếu chiến” thì nhiều. Chủ nghĩa đơn phương của Mỹ cổ vũ cho ấn tượng nước “bá chủ nhân từ” (hoặc “đế chế rộng lượng”, theo một cách diễn đạt khác) hoàn toàn không phải như vậy. Những gì mà Chính quyền Clinton đề xướng, Chính quyền Bush đã đưa ra thêm một vài biện pháp chủ chốt nữa. Như đã được điển chế trong Chiến lược An ninh Quốc gia của Tổng thống Bush năm 2002, chiến lược lớn của Mỹ (ít nhất về mặt lý thuyết) đã ảnh hưởng đến sự điều chỉnh chủ yếu trong việc giảm bớt sự nương tựa theo truyền thống của Oasinhtơn vào các đồng minh có uy tín và các thể chế quốc tế, mở rộng quyền ngăn chặn trước theo truyền thông thành một học thuyết mới về chiến tranh ngăn chặn và ủng hộ việc dân chủ hóa một cách ép buộc như một giải pháp đối với chủ nghĩa độc đoán và chủ nghĩa khủng bố ở Trung Đông. Chính quyền Obama tiếp tục những sự đảo ngược được khởi xướng trong nhiệm kỳ hai của Bush, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các đồng minh, các thể chế và quan hệ ngoại giao quốc tế, dẫn đến việc một vài nhà phân tích mô tả Tổng thống Obama như một người có đầu óc thực tế. Theo lời của cựu chánh văn phòng của ông, Obama là một người ủng hộ chính trị thực dụng theo khuôn mâu của George H. W. Bush, coi trọng tầm quan trọng của những mối quan hệ cá nhân, nhưng hờ hững về những lợi ích của Mỹ.
Bất kể cái gọi là ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực trong chính sách đối ngoại của Mỹ, một số người nghi ngờ liệu nước Mỹ đã từng áp dụng chiến lược về sự cân bằng quyền lực – được hiểu một cách đặc trưng như một trạng thái cân bằng tương đối giữa các nước lớn – đối với các quan hệ bên ngoài của nước này hay chưa, Như Henry Kissinger đã từng lập luận: “Nước Mỹ thấy được khả năng của chính mình trong một thế giới mà rất ít kinh nghiệm lịch sử của nước này đã chuẩn bị cho nó. Được bảo vệ giữa hai đại dương lớn, Mỹ đã bác bỏ quan niệm về sự cân bằng quyền , lực và tin chăc rằng nước này hoặc là có khả năng đứng ngoài các cuộc tranh cãi giữa các nước khác hoặc có thể mang lại hòa bình trên thế giới bằng việc chú trọng đến việc thực thi những giá trị riêng về dân chủ và quyền tự quyết của nước này.”
Vì vậy, trong chừng mực mà người Mỹ đã chọn chủ nghĩa quốc tế thay cho chủ nghĩa biệt lập, họ tiêu biểu đã làm như vậy với vai trò bá chủ thế giới hoặc đế chế thế giới như kết quả được mong đợi của họ, tin chắc rằng phần còn lại của thế giới chia sẻ quan điểm của họ. Đối với gần như khắp mọi nơi, Mỹ đã sử dụng ưu thế về kinh tế và quân sự của mình để thúc đấy một trật tự thế giới ổn định, vì vậy gìn giữ được hòa bình và mở rộng sự phồn thịnh. Tuy nhiên, không phải tất cả đều hoan nghênh cuộc sống chịu tác động theo kiểu hòa bình Mỹ. Một học giả nổi tiếng đã lên tiếng khuyên rằng con đường trung dung nhạy cảm hợp lý dành cho Mỹ một mặt sẽ là công nhận ưu thế vượt trội của chính mình, trong khi mặt khác hành động như thế chỉ là một trong một vài trung tâm quyền lực. Một vài khả năng có thể nảy sinh từ điều kiện của xu hướng đa cực, thực sự hoặc ngược lại. Một sự phối hợp các quyền lực để cùng điều hành trật tự quốc tế là một; quan điểm của cựu Thủ tướng Ôxtrâylia Kevin Rudd về một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương (2008), vốn dựa vào sự phối hợp của các nước lớn và vừa – một đề nghị được Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tranh luận – là một biến thể. Sự cân bằng quyền lực lại là một biến thể khác; Tuy nhiên, cứ cho rang Kissinger đã đúng về việc Mỹ bác bỏ sự cân bằng quyền lực, điều đó đặt ra những nghi ngờ về những quan điểm có từ lâu về vai trò của Mỹ như một “người cân bằng bên ngoài” đối với các đối thủ chiến lược ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những người khác chấp nhận quan điểm về sự suy sụp của Mỹ dù sao tin rằng trật tự thế giới tự do và các thể chế cũng như những chuẩn mực quốc tế – do Mỹ thiết lập – hỗ trợ cho nó sẽ vẫn còn có giá trị.
Địa vị đứng đầu của Mỹ và khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Vấn đề cần giải quyết liên quan đến địa vị đứng đầu của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương từ lâu đã nhận được sự ủng hộ vững chắc của các nhà nghiên cứu nổi tiếng về vấn đề an ninh ở khu vực này. Cái gọi là hệ thống San Francisco “trục và các nan hoa” bắt nguồn từ sự kình địch trong hệ tư tưởng Đông-Tây thời Chiến tranh Lạnh, đã mô tả những nét nổi bật của hàng loạt dàn xếp song phương giữa Mỹ và các đồng minh khác nhau. Dàn xếp chủ chốt trong số những dàn xếp này là thỏa thuận được ký kết với Nhật Bản năm 1951 Thêm các hiệp ước an ninh song phương nữa được ký kết sau đó với các nước đồng minh châu Á mà đỉnh điểm là việc hình thành Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) vào năm 1955. Mặc dù SEATO đã chính thức bị giải tán vào năm 1977, hai nước ký kết Hiệp ước Manila năm 1954 (Philíppin và Thái Lan) vẫn ít nhiều là các nước đồng minh vững chắc của Mỹ ngày nay, ngay khi họ – rất giống nhiều bên đối tác Đông Nam Á của họ – tham gia những chiến lược phòng ngừa đối với Trung Quốc và các cường quốc khác hơn là đối với Mỹ. Nhiều nhà quan sát đã lưu ý đến những cơ cấu an ninh do Mỹ cầm đầu trái ngược nhau đối với châu Á và châu Âu trong cuộc Chiến tranh Lạnh: một mặt là các liên minh song phương ở châu Á và mặt khác là những thỏa thuận quốc phòng chung đa phương (NATO) ở châu Âu. Theo Henry Kissinger, thách thức lâu dài và quan trọng nhất đối với Mỹ là xây dựng một mối quan hệ có hệ thống với khu vực châu Á – Thái Bình Dương vượt ra ngoài khuynh hướng của Chiến tranh Lạnh.
Về cơ bản, bất kỳ một cuộc tranh luận nào về chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa biệt lập trong chính sách của Mỹ đối với châu Á đều là một cuộc tranh luận gây tranh cãi vì chủ nghĩa biệt lập của những năm giữa hai cuộc chiến đă chỉ xảy ra ở châu Âu và không phải ở châu Á. Chắc chắn là sự can dự tích cực theo cách khác của Mỹ ở châu Á xuyên suốt từ thế kỷ 20 cho đến nay đã được đánh dấu bằng một số giai đoạn không thường xuyên của thái độ nước đôi về chiến lược và chính trị xét về phía người Mỹ – chẳng hạn như đã xảy ra sau sự sụp đổ của Chính quyền Sài Gòn năm 1975, hoặc sau việc đóng cửa các căn cứ Clark và Subic ở Philíppin tương ứng vào năm 1991 và 1992 – cũng như cú sốc chính trị của Học thuyết Nixon (tháng 7/1-969), theo đó trao trách nhiệm chính cho giới quân sự của các đồng minh Mỹ (mặc dù Oasinhtơn sẽ sẵn sàng cung cấp viện trợ theo đề nghị). Mỹ đôi lúc cũng rút lại sự ủng hộ của nước này đối với các nước Đông Nam Á, chẳng hạn như quvết định của Chính quyền Clinton cắt đứt các quan hệ với giới quân sự Inđônêxia trong năm 1999 sau khi nhận thấy những hành động vi phạm nhân quyền của Inđônêxia ở Đông Timo. Gần đây hơn là việc Chính quyền Bush theo đuổi cuộc Chiến tranh Irắc, thuyết trình của nước này về việc thay đổi chế độ, và học thuyết của Mỹ về chiến tranh ngăn chặn đã làm dấy lên những xu hướng chống Mỹ mạnh mẽ trong các xã hội Đông Nam Á với một lực lượng cử tri Hồi giáo đáng kể (bao gồm cả Xinhgapo, mặc dù dưới hình thức ít khoa trương hơn đáng kể). Đồng thời cần lưu ý rằng Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ – ASEAN tổ chức phiên khai mạc tại Thái Lan hồi tháng 11/2009 với sự tham dự của Tổng thống Obama sự thật là theo sáng kiến của người tiền nhiệm của ông. Ngươi ta cỏ thể cho rằng bất kể một chính sách còn đang gây tranh cãi về chủ nghĩa đa phương, chính sách của Bush đối với khu vực châu Á – Thái BÌnh Dương, ngoài các quan hệ đồng minh của nước này, nếu cân nhắc kỹ vần còn tập trung vào ASEAN, mặc dù Ngoại trưởng Mỹ Rice đã vắng mặt trong Diễn đàn Khu vực ASEAN.
Điều quan trọng là khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã nhận được sự quan tâm thuận lợi về mặt chính sách của Tổng thống Obama, người đã ám chỉ bản thân ông là “Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ.” Việc đưa cả Mỹ (và Nga) tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á, một quyết định do Hội nghị Bộ trưởng ASEAN đưa ra hồi tháng 7/2010, bóng gió nhắc đến việc Mỹ tăng cường can dự ở khu vực này cũng như việc Chính quyền Obama cho thấy rõ việc sẵn sàng có ý kiến về các vấn đề an ninh khu vực chẳng hạn như các cuộc tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa. Điều đó cho thấy, những sự quan tâm của khu vực về GWOT và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007 – 2009 – gây ra bởi cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn ở Mỹ (do người Trung Quốc không bao giờ quên lưu tâm mọi người) – đã dẫn đến những sự chỉ trích giới lãnh đạo Mỹ và thất bại nhận thấy rõ của “sự đồng thuận Oasinhtơn” theo xu hướng tự do mới (mà theo một số người là để ủng hộ “sự đồng thuận Bắc Kinh”) như nền táng cho một trật tự kinh tế quốc tế.
“Con voi-khác” trong phòng: Trung Quốc
Không cần phải nói, sự ủng hộ đối với địa vị đứng đầu của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là phức tạp trước sự tồn tại khắp nơi của sự phòng ngừa chiến lược trong chính sách đối ngoại của Xinhgapo và các nước Đông Nam Á khác đối với các cường quốc chủ yếu. Về mặt này, ánh hưởng kinh tế và tầm với ngoại giao của Trung Quốc là rộng lớn. Như Lý Hiển Long có lần đã thừa nhận, “Xinhgapo sẽ không và không bao giờ đứng về phe với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Không nghi ngờ gì Xinhgapo cảm thấy những ảnh hưởng của một nước Trung Quốc đang nổi lên, nhưng những gì họ sẽ làm là thúc đẩy Mỹ bắt tay với Trung Quốc. Xinhgapo hiện rất thực tế và không có bất kỳ rắc rối nào về tư tưởng với việc này.” Điều này đã khích lệ quan điểm giữa một vài học giả rằng Trung Quốc đã giành lại vị trí lịch sử của mình như một trung tâm kinh tế và chính trị của châu Á. Tuy nhiên, những người khác quả quyết rằng hầu hết các nước châu Á đều tỏ ra miễn cưỡng đứng về phe với Trung Quốc. Ngoài ra, trong lúc này, trong khi Trung Quốc được coi là đối tác kinh tế được lựa chọn giữa một số nước châu Á – ngay cả khi nước này cạnh tranh với các nước đó về mặt sản xuất và đầu tư nước ngoài -không chắc Bắc Kinh sẽ nhanh chóng thay thế được Oasinhtơn vào bất kỳ thời gian nào sớm như một nước đảm bảo an ninh được chấp nhận cho khu vực này. Điều đáng chú ý là chính sách phòng ngừa của Xinhgapo được điều hành với một chừng mực tự do nhất định mà các đối tác châu Á gần gũi về mặt địa lý với Bắc Kinh không có được. Như Goh chỉ rõ, các nước Đông Nam A trên lục địa như Campuchia và Việt Nam áp dụng chính sách phòng ngừa Trung Quốc vì các nước này buộc phải làm như vậy, nhưng Xinhgapo áp dụng chính sách đó vì nước này có thể làm, một phần nhờ quyền tự trị tương đối có được bởi khoảng cách địa lý.
về cơ bản, các nhà lãnh đạo Xinhgapo tin rằng Trung Quốc không vui lòng cũng như chẳng sẵn sàng gì trong việc gánh vác bình đẳng trách nhiệm về quản lý hệ thống quốc tế. Trung Quốc cũng không tìm kiếm cái mà Zbigniew Brzezinsld gọi là quan hệ đối tác “G2” với Mỹ, đặc biệt không phải là quan hệ đối tác có thể áp đặt những đòi hỏi và những mong đợi đáng kể lên Bắc Kinh như một nhà cung cấp hàng hóa công cộng trên phạm vi toàn cầu. Cũng chính nhận thức này đã khiến Lý Quang Diệu, người trong thời gian gần đây nhất là “bộ trưởng cố vấn ”, công bố hồi năm 2009 rằng chính Mỹ chứ không phải Trung Quốc là nước vẫn không thể thiếu được đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nếu không nói là đối với thế giới, một điểm mà ông đã không ngừng nhắc lại trong nhiều năm. Hiểu theo cách đó, chính sách phòng ngừa không phải là vấn đề khoảng cách như nhau cũng như không phải là sự không liên kết có liên quan đến các nước lớn mà là sự can dự tích cực (thậm chí mạnh mẽ) của một nước với họ và với những nước có ảnh hưởng quá mức mà không hủy hoại quan hệ của nước đó với bất kỳ nước nào. Về mặt này, các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Xinhgapo không do dự một mặt hoan nghênh ưu thế tiếp tục của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong khi mặt khác duy trì mạnh mẽ các quan hệ kinh tế với Trung Quốc – đối tác kinh tế lớn thứ hai của Xinhgapo trong nãm 2009, với tổng trị giá buôn bán lên tới gần 60 tỉ USD. Vậy tại sao điều này phần lớn có thể được quy cho những khát vọng và những nguyên tắc cơ bản về chính sách đối ngoại của Xinhgapo.
Những khái niệmbn và cơ sở của chính sách đối ngoại của Xinhgapo
Quan niệm về một nước Mỹ không thể thiếu được rõ ràng gắn với việc các nhà lãnh đạo Xinhgapo hiểu và diễn đạt như thế nào về các mục tiêu chính sách đối ngoại của nước này. Cách trình bày có thể khác nhau, nhưng nhìn chung họ tập trung xung quanh ba mối quan ngại lâu dài. Trước tiên, với tư cách lả một nước Đông Nam Á, Xinhgapo từ lâu đã phản đối việc bị kiềm chế bởi những thực tế về mặt địa lý, xác định bản thân mình như một “thành phố toàn cầu” với thế giới như vùng “nội địa” của nước này. Tóm lại, nước này luôn muốn vượt ra ngoài những ranh giới của các nước Đông Nam Á, ngay cả khi nước này phải chịu những hậu quả của việc là một phần của khu vực này. Thứ hai, một mục tiêu chiến lược có liên quan là “tạo ra không gian chính trị, ngoại giao và kinh tế” để qua đó với ra ngoài khu vực lân cận của mình và thiết lập những con đường huyết mạch đến thế giới bên ngoài. Chắc chắn là một chính sách như vậy không phải là không tốn kém. Chẳng hạn như việc Xinhgapo theo đuổi các Hiệp định buôn bán tự do song phương (FTAS) với các cường quốc kinh tế chủ yếu đã dẫn đến những sự chỉ trích của các nước láng giềng ASEAN của nước này, những nước coi dự định của Xinhgapo muốn “nhảy qua” khu vực này là cơ hội và gây thiệt hại cho nội bộ khu vực kinh tế ASEAN. Thứ ba, Xinhgapo thúc đẩy một sự cân bằng quyền lực với sự tin tưởng rằng các nước nhỏ như nước này chỉ có thể tiếp tục tồn tại và phát triển mạnh trong các kẽ hở mà các nước lớn tạo ra. Giống như hầu hết các nước nhỏ khác, Xinhgapo có sự quan tâm quá mức đối với luật lệ và các thể chế quốc tế nhưng Cho rằng các thể chế này chỉ phát triển trong sự cân bằng quyền lực ổn định. Sau khi xác định rõ “nhiệm vụ chính” trong chính sách đối ngoại của Xinhgapo là bao vệ nền độc lập của quốc gia non trẻ này khỏi “những mối đe dọa từ bên ngoài”, Ngoại trưởng đầu tiên của nước này là Sinnathamby Rajaratnam đã tiếp tục lưu ý vào năm 1966 rằng vấn đề cơ bản mà Xinhgapo phải đương đầu là “Làm thế nào để đảm bảo rằng một nước nhỏ đông dân và không có các nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể có thể duy trì, thậm chí làm tăng mức sống của người dân cũng như dược hưởng một nền hòa bình và an ninh trong một khu vực nổi bật về những đố kỵ lẫn nhau, bạo lực trong nội bộ, không hợp nhất về kinh tế và có những xung đột nước lớn – một nhiệm vụ mà theo giới lãnh đạo Xinhgapo được bảo đảm tốt nhất thông qua một sự cân bằng quyền lực ổn định và, như là giải pháp bậc hai, đi cùng các thể chế. Có lẽ hơn bất kỳ một nước nào khác, Xinhgapo đã bất đắc dĩ một cách có thế thấy rõ phải theo chủ nghĩa thực dụng trong các quan hệ chiến lược của nước này với các nước lớn và nói chung hơn là trong toàn bộ chính sách đối ngoại của nước này. Do dường như thiếu những nền tảng tư tưởng, theo lôgích này, chính sách đối ngoại cua Xinhgapo có xu hướng mang một đặc tính nghịch hợp.
Sợi dây chung kết nối các nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Xinhgapo là ý thức lan tỏa khắp nơi về khả năng sự tồn tại của Xinhgapo dễ bị tổn thương- lên tới mức sùng bái – được coi như động cơ chính đằng sau chính sách đối ngoại của nước này. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo giới địa phương vào tháng 12/2008, Lý Quang Diệu đã nổi giận và nói rằng “ Các vị nói với tôi rằng chúng ta không dễ bị tổn thương? Lạy Chúa!”. “Vậy chúng ta dành tất cả số tiền này cho quốc phòng để làm gì? Liệu chúng ta có điên không?” Các nhà lãnh đạo Xinhgapo coi vai trò của Mỹ như nhà bảo trợ chiến lược không thể thiếu để giúp Xinhgapo vươn ra ngoài khu vực Đông Nam Á, tạo ra khoảng không gian thao túng và duy trì một cán cân quyền lực khu vực ổn định. Theo nhận xét của một nhà phân tích Mỹ, “Xinhgapo giống như một con kiến ở trong rừng nhiệt đới. Là một nhà nước – thành phố nhỏ bé, Xinhgapo có nhiều thách thức để đối phó: đó là sự nổi lên của Trung Quốc, chủ nghĩa khủng bố của những người theo trào lưu Hồi giáo chính thống, và với tư cách là một quốc gia của người Hoa, làm thế nào để quan hệ với các nước láng giềng như Malaixia và Inđônêxia với đa số dân theo Hồi giáo. Vì vậy, giữ được mối quan hệ mật thiết với Mỹ là điều quyết định.” Người ta có thể cho rằng sự điều hòa chính sách này chỉ vượt quá những lý do vị lợi khi quan hệ Mỹ – Xinhgapo có vẻ được căn cứ vào sự đồng cảm lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo của hai nước. Như Lý Hiển Long đã từng nói, “Xinhgapo có một mối quan hệ tốt, rất sâu sắc, lâu bền và trên nhiều mặt với Mỹ. Chúng tôi muốn điều này sẽ tiếp tục như vậy. Chúng tôi coi đó không chỉ như một thuận lợi về mặt chiến thuật mà còn như một sự hội tụ cơ bản những lợi ích.” Trong khi Xinhgapo bám lấy lý do cho rằng quan hệ Mỹ – Xinhgapo không chắc sẽ mạnh lên như hiện nay nếu thiếu một sự hội tụ may mắn và cùng có lợi như vậy việc hiện tại không có bất kỳ một nước cạnh tranh ngang ngửa nào với Mỹ mà có thể làm cho Xinhgapo đặc biệt lo ngại về cơ bản khiến Mỹ trớ thành sự lựa chọn hợp lý duy nhất cho tương lai trước mắt – và rõ ràng đối với Xinhgapo là đáng hoan nghênh.
Một nước Mỹ mà Xinhgapo mong đi
Một nước Mỹ được Xinhgapo chào đón là một nước Mỹ can dự và theo chủ nghĩa quốc tế sẵn sàng đóng một vai trò quyết định trong trật tự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương bằng việc đóng góp cho hòa bình, phồn thịnh và ổn định tiếp tục ở khu vực này. Năm 1997, cựu Ngoại trướng Xinhgapo S. Jayakumar, với việc lưu ý sự hiện diện quân sự của Mỹ là yếu tố “sống còn” đối với hòa bình và ổn định ở khu vực này, quả quyết rằng “chỉ có Mỹ là có ảnh hưởng lớn về chiến lược, có sức mạnh kinh tê và chính trị để thực hiện vai trò lãnh đạo ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương… Không có sự can dự của Mỹ, sự thay đổi ở khu vực Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương xét về tổng thể có thể đã không xảy ra với tốc độ và phạm vi như vậy.” Và nếu việc mở cửa thị trường Mỹ và sức mạnh cũng như tầm hoạt động của các lực lượng quân sự Mỹ được coi là không thể thiếu đối với sự biến đổi ổn định của khu vực này, vậy thì điều ngược lại – việc Mỹ không can dự vào khu vực – rõ ràng được coi là điều bất lợi cơ bản đối với sự phồn thịnh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương (và mở rộng ra là sự phồn thịnh của Xinhgapo) và đến lượt nó có thể là điều tự chuốc lấy thất bại. Như Thủ tướng Lý Hiển Long đã lưu ý mới đây “Nếu Mỹ quay trở lại hướng nội, nước này sẽ chỉ mang đến nhiều điều tai hại cho cả thế giới và cho chính bản thân họ.” Như đã được đề cập, xét từ quan điểm của các nhà hoạch định chính sách Xinhgapo, vai trò của Mỹ – với tư cách là nước giữ ổn định đối với khu vực này, tạo điều kiện cho các nước khác phát triển kinh tế và trở nên phồn thịnh – là một vai trò mà không một nước nào khác hiện nay, chắc chắn không phải là Trung Quốc, có thể đảm nhận.
Vì vậy, Xinhgapo tìm kiếm một cán cân quyền lực thuận lợi và bền vững ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó Mỹ đóng một phần chủ chốt trong việc duy trì nó. Tầm quan trọng của cán cân quyền lực theo thế giới quan của ban lãnh đạo Xinhgapo, theo chính sách thực dụng, tự nhận trong sự định hướng, được thể hiện rõ ràng nhất trong tư duy chiến lược và những phát biểu của vị Thủ tướng sáng lập nước này Lý Quang Diệu. Như ông đã suy tưởng trong tháng 11/1999: “Nếu chúng ta không cẩn trọng, chúng ta sẽ lâm vào một cuộc xung đột quyết liệt. Nếu không có cái đại loại như sự cân bằng quyền lực ớ Thái Bình Dương, chúng ta ở trong tình trạng rất nguy hiểm. Mọi người đều biết câu thành ngữ: cá lớn nuốt cá bé; cá bé ăn thịt tôm. Chúng ta là những con tôm.” Điều quan trọng là ông đã và vẫn không nhìn nhận sự cân bằng quyền lực bản thân nó là một mục đích, mà là phương thức chủ yếu để tiến tới tình trạng ổn định hơn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương – một điều kiện Cần thiết (mặc dù là không đủ) để đảm bảo khả năng có thể thực hiện và phát triển của hoạt động buôn bán và thương mại, phương tiện của Xinhgapo cho sự phồn thịnh, nếu không nói là sự tồn tại. Vào đỉnh điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai diễn ra vào năm 1986, ông lưu ý: “Chính sự cân bằng quyền lực này đã giúp các nền kinh tế thị trường tự do phát triển.” Cũng chính là việc Xinhgapo nhấn mạnh đến sự hiện diện của Mỹ như một yếu tố ổn định khu vực vì những mục đích kinh tế đã phân biệt quan điểm của nước này với quan điểm của một số nước láng giềng ASEAN. Chẳng hạn như sau khi Học thuyết Nixon được đưa ra vào năm 1969, Tổng thống Marcos của Philíppin nghe nói đã đưa cảnh báo rằng đất nước ông có thể buộc phải tìm kiếm một sự thỏa hiệp với Trung Quốc. Tuy nhiên trong khi Xinhgapo vẫn kêu gọi Mỹ tiếp tục hiện diện ở khu vực này, giọng điệu của nước này đã nhấn mạnh đến các khoản đầu tư thương mại. Sau khi Mỹ rút đi sau cuọc chiến tranh Việt Nam, ông Lý đã buồn bã nói với các nhà lãnh đạo ASEAN vào năm 1982 về những phí tổn tiềm tàng đang đặt ra trước Xinhgapo và các nước của họ có liên quan đến khoảng trống quyền lực được tạo ra bởi sự rút lui của Mỹ:
“Mỹ đã trở thành một khán giả ở Đông Dương sau khi là bên tham gia chủ yếu cho đến năm 1975. Người Mỹ không phải không quan tâm đến hậu quả, nhưng họ cẩn trọng muốn bỏ lại gánh nặng về các khoản chi phí của cuộc đấu mới cho hai đối thủ này. Chúng ta, những người không phải là Cộng sản ở khu vực Đông Nam Á, sẽ phải thận trọng tìm ra con đường của mình vượt qua những sự phức tạp của một bãi mìn mới gồm những lợi ích nước lớn xung đột nhau ở bán đảo Đông Dương.”
Việc Mỹ quyết định sẽ không can dự sau thất bại ở Việt Nam đã được ông Lý rõ ràng coi là khó khăn nếu không nói là tai hại đối với Xinhgapo và đối với các nước không phải là Cộng sản ở khu vực Đông Nam Á. Như ông đã lưu ý sau đó vào năm 1986 “người Đông Nam Á nhận thức sâu sắc hơn về sự bấp bênh của các chính sách Mỹ so với những khu vực khác trên thế giới. Họ nhớ đến việc Mỹ cắt giảm chi tiêu trong những năm 1970 sau một thập kỷ tự nghi ngờ bản thân mình”- một sự cảnh báo tinh tế, như nó thường thấy, về quyết định rút lui của Mỹ. Đồng thời, ông Lý rõ ràng đã dự đoán về một triển vọng như vậy ngay từ năm 1967, khi sự dính líu quân sự của Mỹ ở Việt Nam đã lên gần hoặc tới đỉnh điểm: khi ông gặp Lyndon Johnson vào năm 1967, ông hỏi Tổng thống Johnson “Liệu Mỹ có khả năng chịu đựng để theo đuổi đến cùng vấn đề Việt Nam và” – trong sự ám chỉ quan trọng đến vai trò của Mỹ sau khi rút quân – “sự khôn khéo và ý chí để đóng một vai trò quan trọng nhưng qua thời gian sẽ giảm bớt mà Johnson đã vạch ra cho nước Mỹ ở khu vực này.” Trong một ý nghĩa nào đó, “sự đảm bảo lại” của Mỹ đã thể hiện dưới dạng khởi xướng vào năm 1977 tiến trình đối thoại Mỹ – ASEAN, diễn ra dưới thời Tổng thống Carter. Quả thực, Tổng thống Carter cảm thấy bắt buộc phải đưa ra câu trả lời sau đó – một điệp khúc chung từ gần như mọi nhà lãnh đạo Mỹ trong ký ức mới đây – để làm giam bớt những quan ngại trong khu vực về việc Mỹ rút khỏi khu vực châu Á – Thái Bình Dương đi vào chủ nghĩa cô lập:
“Bất kỳ ai có hiểu biết về lịch sử, địa lý, các hoạt động chính trị và kinh tế của Mỹ đều biết rằng Mỹ sẽ không “rút lui” khỏi châu Á. Chúng ta hiện đang ở đó. Chúng ta là đổi tác chính trong cộng đồng Thái Bình Dương. Chúng ta là một quốc gia Thái Bình Dương. Chúng ta chắc chắn vẫn có ý định là một nước như vậy. Những sự phát triển chính sách mới đây – bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, củng cố các quan hệ với Nhật Bản, thương lượng lại hiệp định về căn cứ quân sự ở Philíppin và các quan hệ kinh tế ngày càng phát triển với khu vực này – tất cả đều củng cố quan hệ của chung ta.”
Quan điểm kiên trì của Xinhgapo về sự cần thiết không thể thiếu được của Mỹ đã được thể hiện rộng rãi khi nước này tìm cách giữ chặt quyền lực của Mỹ ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương sau khi kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh. Phải đối phó với quyết định của Manila (hoặc chính xác hơn là quyết định của Thượng viện Philíppin) không chấp nhận cho Oasinhtơn tiếp tục sử dụng các căn cứ quân sự Clark và Subic Bay, Xinhgapo, hoàn toàn trái với các lập trường chính sách của một số nước láng giềng ASEAN của nước này, đã công khai ủng hộ một sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ bằng việc ký kết một bản ghi nhớ vào tháng 11/1990 cho phép người Mỹ được sử dụng căn cứ không quân Paya Lebar và cảng Sembawang. Xinhgapo cũng cho phép bố trí lại một sự hiện diện nhỏ về hậu cần từ Philíppin sang Xinhgapo. Một bản phụ lục tiếp sau đó của Bản ghi nhớ 1990 đã cho phép Hải quân Mỹ có quyền sử dụng Căn cứ Hải quân Changi (căn cứ đủ lớn để các tàu sân bay có thể cập bến dù là Xinhgapo chẳng có bất kỳ một tàu sân bay nào.) Các căn cứ này cũng được các lực lượng Mỹ trên đường tiến vào Ápganixtan sử dụng rộng rãi và được sử dụng trong nhiều hoạt động chống khủng bố khác nhau sau các cuộc tấn công ngày 11/9. Điều đó cho thấy Xinhgapo, thành công như nước này chứng tỏ trong việc nhìn ra ngoài khu vực lân cận của mình, đôi lúc bị các nước láng giềng ASEAN của mình kiềm chế. Đây là những gì đã xảy ra đối với đề nghị của Xinhgapo đưa ra trong năm 2004 về việc thiết lập các đội tuần tra chung giữa Xinhgapo, Malaixia và Mỹ để chống nạn cướp biển ở eo biển Malacca – một ý tưởng bị Malaixia bác bỏ và sau đó Xinhgapo đã lặng lẽ từ bỏ trong bối cảnh có những phản ứng tự nhiên của Malaixia và Inđônêxia đối với cái gọi là (sau đó được phát hiện đã bị báo cáo sai) đề xuất của Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ (PACOM) rằng các lực lượng Mỹ nên tuần tra eo biển này. Tuy nhiên, quyết định của Xinhgapo ký kết một Hiệp định khung chiến lược với Mỹ vào năm 2005 – liên quan đến các cuộc tập trận chung, hợp tác trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, tiếp cận công nghệ quốc phòng của Mỹ và các hoạt động tương tự – cũng như việc nước này tham gia Sáng kiến an ninh về chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI) do Mỹ đi đầu nhằm cấm vận chuyển các nguyên liệu hạt nhân, và Sáng kiến an ninh côngtennơ (CSI) cho phép Mỹ được kiểm tra trước việc chất hàng lên tàu đi tới nước Mỹ, cả hai đều diễn ra vào năm 2003, báo hiệu sự mở rộng hợp tác an ninh giữa Xinhgapo và Mỹ, vì thế biện minh cho sự thừa nhận của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld đưa ra tại cuộc Đối thoại Shangri – La năm 2004 rằng hai nước vẫn là “những người bạn chung thủy”.
Thẳng thắn mà nói, mục đích chính của chính sách đối ngoại của Xinhgapo là giữ Mỹ cam kết lâu dài với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, điều mà các nhà lãnh đạo Xinhgapo đã theo đuổi thông qua việc kết hợp vô số lời kêu gọi về sự cần thiết không thể thiếu được của Mỹ đối với khu vực này, tạo nên mối quan hệ đối tác về kinh tế, chính trị, an ninh rộng lớn và sâu sắc với Mỹ, đồng thời cung cấp đủ tiền bạc vật chất cần thiết để điều chỉnh việc thay đổi chiến lược Mỹ từ “các căn cứ sang các địa điểm” trong các kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh và sau sự kiện 11/9. Nếu Mỹ rút khỏi khu vực này, điều đó có thể đưa Nhật Bản, bị mất đi sự che chở chiến lược do liên minh an ninh Nhật – Mỹ đem lại, đến chỗ đi theo con đường riêng của mình và có khả năng đảo lộn hiện trạng của khu vực này. Và trong khi chủ nghĩa tư bản theo xu hướng thị trường ngày nay đứng vững không bị phản đối với tư cách một hệ tư tưởng, cán cân quyền lực đã tiến triển thành biện pháp có thể hiểu được theo đó Xinhgapo có thể vẫn giữ một cách có thể hình dung được một mức độ tự trị trước sự chi phối độc đoán tiềm tàng của sức mạnh kinh tế mang tính tàn phá của Trung Quốc. Chẳng hạn, thay vì đứng về phe với Trung Quốc (như một số nước ASEAN đã làm) để chống lại việc đưa cả Ôxtrâylia, Ấn Độ và Niu Dilân tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) trong thời gian chuẩn bị cho hội nghị cấp cao này khai mạc vào tháng 12/2005, Xinhgapo đã thúc giục đưa các nước này vào dựa trên cơ sở cái gọi là những lợi ích tăng dần đối với khu vực nảy sinh từ mối quan hệ đối tác kinh tế được mở rộng (như so với khu vực nhỏ hơn có thể so sánh được đại diện bởi ASEAN+3). Tuy nhiên, những động cơ thúc đẩy cơ bản có khả năng bao gồm cả sự miễn cưỡng phụ thuộc quá mức vào nền kinh tế Trung Quốc nếu khối ASEAN+3 do Trung Quốc chi phối là ván bài kinh tế khu vực chính có thể có. Người ta có thể cho rằng quyết định của EAS đưa cả Mỹ (và Nga) tham gia vào tháng 7/2010 không hoàn toàn đúng như những gì mà Xinhgapo nghĩ, do khó khăn cho Tổng thống Mỹ – Obama và các nhà lãnh đạo Mỹ trong tương lai – tham gia các hội nghị hàng năm được tổ chức ở Đông Á.
Điều quan trọng là Xinhgapo và Mỹ không nhất trí được về một số vấn đề nhất định. Trên bình diện quốc tế và khu vực, các nhà lãnh đạo Xinhgapo lo ngại về xu hướng của một số nhà lãnh đạo Mỹ – đặc biệt trong Quốc hội, nhưng đôi khi cũng ở trong Nhà Trắng – gây sức ép với Trung Quốc theo những cách có thể làm đảo lộn hiện trạng.
Khi được hỏi những rủi ro nào mà mối quan hệ Mỹ – Trung hay va chạm có thể đặt ra trước một nước Xinhgapo vốn phụ thuộc về thương mại ông Lý Hiển Long cho rằng hầu hết những gì xảy ra với Xinhgapo phụ thuộc vào các quan hệ Mỹ – Trung, vì nếu những quan hệ đó trở nên tồi tệ, nhiều điều có thể trở nên xấu đi đối với Xinhgapo.” Ở những nơi khác ông lưu ý một cách tương tự: “Quan hệ của Mỹ với Trung Quốc mang tính quyết định đối với sự ổn định của khu vực này. Điều quan trọng là mối quan hệ đó mang tính chất xây dựng, và không xấu đi.” vấn đề kéo dài về quyền bầu cử của người Palextin, một điểm tắc đổi với nhiều cử tri Hồi giáo Đông Nam (bao gồm cả các cử tri Xinhgapo) và việc thúc đẩy bề ngoài tính chiến đấu Hồi giáo thông qua việc mở rộng sự hiện diện, cũng đã dẫn đến sự bất bình thầm lặng đối với lập trường ủng hộ mạnh mẽ Ixraen của Chính quyền Oasinhtơn. Ở trong nước, Xinhgapo đã cảm thấy bị xúc phạm trước sự chỉ trích của Mỹ về những thiếu sót được nhận thấy của Xinhgapo về vấn đề dân chủ và nhân quyền. Ví dụ trong năm 1988, một nhà ngoại giao Mỹ đã bị trục xuất khỏi Xinhgapo vì bị coi là đã “can thiệp” vào các hoạt động chính trị địa phương thông qua việc tranh thủ bồi dưỡng những người Xinhgapo bất bình như những ứng cử viên đối lập tiềm tàng. Các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách Xinhgapo nhìn chung hơn đã chỉ trích trật tự xã hội Mỹ và chủ nghĩa cá nhân của phương Tây. Như Lý Quang Diệu đã than vãn với Fareed Zakaria vào năm 1994 về cái đã trở thành một tiêu chuẩn của cái gọi là những giá trị châu Á, “Việc mở rộng các quyền của cá nhân đã làm tổn hại đến một xã hội có trật tự.” Đối với Lý và các nhà tri thức nổi tiếng Xinhgapo có cùng khuynh hướng, không chắc chủ nghĩa cá nhân kiểu Mỹ một lúc nào đó sẽ trở thành phổ biến ở Xinhgapo ngay cả khi khu vực Đông Á tiếp tục sự nổi lên một cách kỳ lạ của nó. Dù có những bất đồng như vậy, không có mấy nghi ngờ rằng “sự kiên định” (diễn giải lời của Donald Rumsfeld) của mối quan hệ Mỹ – Xinhgapo tiếp tục không giảm sút.
Kết luận
Bài báo này tìm cách bàn về sự can dự không thể thiếu được của Mỹ ở khu vực châu Á -Thải Bình Dương, nhất là theo quan điểm của giới lãnh đạo Xinhgapo. Theo cách phân loại của Francois Heisbourg, một nước Mỹ mà Xinhgapo mong muốn không chỉ là một nước bá quyền nhân từ cách biệt và không vụ lợi, và chắc chắn không phải là một nước bất lương cũ
như không phải là một “cảnh sát” hiếu chiến. Đúng hơn là Mỹ được coi như một yếu tố quyết định của trật tự an ninh ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, một thế lực vô song cho đến nay và là nhà bảo trợ chiến lược của khu vực này. Đôi lúc khi Mỹ tìm cách cân bằng với Trung Quốc về mặt ngoại giao – chẳng hạn như để đối phó với cái gọi là việc Trung Quốc đề cập đến Biển Nam Trung Hoa như một “lợi ích chủ chốt” của nước này – sự xôn xao giận dữ do kết quả của việc đó đã được Xinhgapo xem xét với nỗi quan ngại. Trong những thời điểm như vậy, những căng thẳng không thể tránh được giữa vai trò của Mỹ như một yếu tố quyết định và như người cân bằng – cả hai đều là yếu tố then chốt đối với chính sách đối ngoại của Xinhgapo – đặt ra những vấn đề cho sự ổn định mà khu vực châu Á -Thái Bình Dương được mong đợi. Xinhgapo đã rất nỗ lực trong suốt thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh để nuôi dưỡng tình cảm với Mỹ và để bảo đảm rằng nước này vẫn hoàn toàn can dự và thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tốt nhất là theo cách giữ quan hệ Mỹ – Trung – quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới đối với nhiều nước – được thăng bằng. Các nhà lãnh đạo Xinhgapo nhìn thấy trong quan hệ đối tác của nước này với Mỹ một con đường chủ yếu qua đó sẽ hoàn thành ba mục tiêu chính sách đối ngoại của Xinhgapo là trở thành một thành phố toàn cầu, tạo ra khoảng không gian vượt ra ngoài những giới hạn của khu vực Đông Nam Á, và bảo đảm một sự cân bằng quyền lực ổn định ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương.
Điều đó cho thấy sự cần thiết không thể thiếu được không phải là một điều kiện vĩnh cửu, và có những hạn chế đối với mối quan hệ này. về mặt này, phải chăng Xinhgapo vốn đã ủng hộ Mỹ? Đáp lại câu hỏi của một số nghị sĩ Xinhgapo là liệu có phải Xinhgapo đã “thân” Mỹ một cách quá mức trong việc nước này ủng hộ cuộc xâm lược Irắc do Mỹ cầm đầu hồi năm 2003, Ngoại trưởng Xinhgapo S. Jayakumar đã chỉ rõ vào năm 2004: “Tôi đã nói rằng chúng ta không thân Mỹ; chúng ta không chống lại bất kỳ một nước nào. Chúng ta là những người ủng hộ Xinhgapo theo nghĩa là cuối cùng điều dẫn dắt chúng ta trong chính sách đối ngoại của chúng ta là lợi ích quốc gia của chúng ta. Và điều đó vẫn là đường hướng cơ bản của chúng ta…” Những gì về cơ bản gắn kết quan hệ Mỹ – Xinhgapo là niềm tin vào việc cùng có lợi giữa hai nước về một loạt rộng rãi những mối quan tâm, trên các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và chiến lược./.


Vài suy nghĩ nhân vụ “HOA CẢI TIÊN LÃNG”

Còn hơn một tuần nữa thì “phát súng” “đấu tranh giai cấp” chống lại “bọn cường hào ác bá” ăn cướp  mồ hôi ,nước mắt lẫn tính mạng của Nông Dân “phát nổ”,đủ 2 tháng,nhưng vẫn chưa có cái “lệnh” nào để Anh Em Ông Vương ra khỏi tù ,dủ rất nhiều….nhiều…bài viết,lời nói có “trọng lượng” ở nước Ta? Đã lên tiếng.
Đây có lẽ cũng là công cuộc “tiếp nối truyền thống” đấu tranh giai cấp mà “Đảng ta” khởi xướng hơn 80 năm trước,nào là “cải cách ruộng đất” để tiêu diệt bọn “địa chủ,cường hào ác bá”,”Xô viết Nghệ tĩnh”,”chống sưu cao thuế nặng” ở Bình định,Quảng ngãi,Quảng Nam” đến Nông Dân phải cạo trọc đầu, “Máu nhuộm đồng Nọc nạn”….đến “đánh tư sản” ,” Nông Dân phản kháng Nam định”,”cái đêm hôm ấy đêm gì” Thanh hóa….cho đến hôm nay “hoa cải Tiên Lãng”. Sao mà Nông Dân ta mãi “cơ cực.khốn khó đấu tranh để tồn tại. Nhưng đã có “Đảng ta” lãnh đạo “vì Nhân Dân,vì giai cấp” từ khuya,nhưng cứ xem 37 năm gần đây thôi,sao mà Nông Dân cứ vẫn vậy,tức là phải đấu tranh để kiếm cái ăn và sinh tồn của kiếp con Người.
Chuyện “hoa cải Tiên Lãng”,gần 2 tháng mà chưa “ngã ngũ” với một hệ thống Nhà nước hoàn bị “song hành” tận răng????cùng với thời buổi “văn minh khoa học hiện đại”,còn văn bản Pháp luật là một “rừng”- Hồi thời “xưa” cứ tập hợp Quần chúng Nhân Dân,rồi “phủi chân” nhảy tuốt lên ghế chủ tọa là “xong ngay” – Xử bọn ác ôn,tề điệp, ngụy quân ngụy quyền….chỉ một tờ giấy viết nguệch ngoạc,lôi ra bắn cái đùng là dán lên ngực ngay??? Nay thì phải “điều” rồi “tra” cho nó phải phép “văn minh”,trong khi chuyện “nổi như sóng thần Indo”.
Lan man nghĩ tới cái gì cũng tại “con người”- Cái xã hội mà “lãnh đạo” như Hải phòng,có bằng cấp cao, có địa vị quyền chức mà lời nói,hành vi bất nhất,đến rõ mười mươi vẫn cố cãi tới cùng,cãi cối cãi chày tới mức các vị Cán Bộ Đảng viên Lão thành chướng tai gai mắt phản đối dữ dội- Thế mà đến nay vẫn trơ trơ- Thủ tướng thì rõ ràng là đứng đầu bộ máy Hành chánh Quốc gia mà “nói cũng bị phớt lờ”!!!- Cho nên Xã hội loạn,loạn là do thế này:
Tầng lớp Quan ngày nay là có ăn có học,có bằng cấp cao,đi khắp nơi trên Thế giới thì “có thể” liệt vào hàng “Trí thức”,nhưng khổ nỗi đúng là “trí thức trí ngủ trí trá,trùm chăn trùm mền”,có quá nhiều loại,chắc nó cũng giống như các loài Động thực vật,đất đá có từ Bộ Họ Giống Loài mà còn Sp nữa chứ,mà khi nay “Trí thức” đã bàn rất nhiều- Thì không biết ở Hải phòng thuộc “trí nào”? Nhưng rõ ràng là ta xem lại gần đây xảy ra mấy chuyện của Dân ít học làm thuê làm mướn làm ấm lòng những ai còn tính Người của xã hội đầy bất an ( Bà con cứ xem lại mục :x e cán chó chó cán xe trên log tôi,kiểm kê trong vòng một tuần thì thấy “an” hay không)
Chuyện Cháu Lành vé số : “Mấy tờ vé số này ảnh chưa trả tiền, trúng hay trật cũng là của ảnh, tôi mà không trả thì thiên hạ coi tôi ra gì nữa!”
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111229/nguoi-ban-ve-so-che-66-ti-dong.aspx
một Cô Gái chưa đầy 30 tuổi,”không có cục đất chọi chim” như lời Báo Nguoilaodong,mà không tham lam với số tiền phải nói với chúng ta là quá lớn (trừ địa chủ và tư sản) ,chỉ có trong mơ- Rồi Anh Tuấn ba gác có khá gì hơn đối xử cũng “lạ kỳ” trong “xã hôi văn minh” của ta hiện nay. Có Người thật  là “Người”,còn chưa hết nhưng quá hiếm hoi với 90 triệu Người. Chắc chắn những Người này không có bằng Đại học hay tiến sĩ và phải nói là “học ít” (không phải ít học) ,bán vé số và xe ba gác,nói xin lỗi ở ta hiện nay coi là “tận cùng dưới đáy xã hội” và “bị xem thường”,đó là thực tế,nhưng nghĩ xem NHÂN CÁCH và ĐẠO ĐỨC có rạng ngời hay không? Họ có “học đạo đức” quanh năm hay không? Hay chỉ bán sức Lao động để kiếm miếng ăn chưa đủ có đâu mà học “đạo đức”.
Quay lại chuyện “Hoa cải Tiên Lãng” thì lời phát biểu của vợ Anh Quí,em dâu Anh Vươn mới “bái phục” một con Người mà là gọi cho đúng là “Bà Nông Dân”: “Gia đình em chấp nhận mất để Xã hội được”- Tan nhà nát cữa,Chồng,Anh bị tù tội,Nhà nước Huyện ,Xã lên án thấy ghê (lúc đó,nay thì xìu rồi) thế mà nói với Nguyễn Hùng BBC như thế – Chắc chắn  Chị Phạm thị Hiền cũng chả học cao tới Tiến sĩ – Chấp nhận một hy sinh lớn như thế cho ai? Cho XÃ HỘI- Lần nữa xin bái phục và kính cẩn với “Bà Nông Dân”.
Cho nên TRÍ THỨC rõ ràng chưa phải là học cao , có học cao càng tốt,nhưng Trí thức là phải hiểu biết và là đầu tàu hướng dẫn Xã hội phát triển theo hướng tốt đẹp cho Xã hội,và nhất là làm gương mẫu để giáo dục và thúc đẩy Xã hội tiến bộ trong an lành – Làm quan là có học và điều khiển quản lý hướng dẫn Xã hội lại cần làm gương hơn-Không như quan Hải phòng Tiên lãng ,và có lẽ như vậy nên “đại ca” ở HP càng nổi tiếng nhất Nước với danh xưng “giang hồ đất cảng”???Đến nỗi Phóng viên vẫn bị ăn đòn?
Đạo làm quan thời nào cũng phải “khác “ với làm DÂN – Anh khôn ngoan( không phải khôn vặt và khôn chợ)có ăn học tử tế,có hiểu rộng,có đạo đức Người, Anh mới làm quan,đừng có cái kiểu “quan là đầy tớ”,đầy tớ nỗi gì,ở biệt thư đi xe sang tiền hô hậu ủng,ăn nhà hang,ngồi máy lạnh trong khi “Chủ” la tha lết thết dưới nắng mưa??? –Quan phải là “cha mẹ Dân” mới biết lo cho Dân,mới biết thương CON mình….chớ “đầy tớ “ nếu “phản chủ” thì có đập chết nó cũng chả được gì vì nó là “đầy tớ”!!? Nếu Cha Mẹ xấu hay ác còn có chỗ để “chưởi”,có cái để “mất”. Chớ để kiểu nói một nơi làm một ngả,bất nhất tiền hậu mà Nguyến Duy “phê”:
Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng.
Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn.
Bây giờ cái chuyện “hoa cải Tiên lãng” rất ư là khó trôi,nhưng rõ ràng như ai đó đã nói (tôi quên) “giống như gân gà,nuốt vào sợ mắt cổ,nhả ra thì thèm”- Rất khó kết tội cho “Danh chánh,Ngôn thuận” hai Anh “Hoa cải Tiên Lãng” nên nó cù nhầy.
Ruộng đất ở Nhà nước CHXHCN Việt Nam là “sở hữu toàn dân” mà 2 giai cấp “chủ lực” của Nhà Nước này là CÔNG NÔNG (trừ bọn tư sản và địa chủ):
Nếu Anh Em Anh Vươn vô tội được thả ra thì rõ ràng Nhà Nước xã Vinh quang,Nhà nước huyệnTiên Lãng và Nhà nướcThành phố Hải phòng sai ,mà sai cỡ này thì phải xử tội- Xử tội để cho thấy là “vì giai cấp””đấu tranh cho giai cấp” mà ở đây là NÔNG DÂN.
Còn nếu Anh Em Anh Vươn có tội ,thì Nhà nước lớn chối bỏ “quyền lợi chính đáng của giai cấp Nông dân” (vì  nay chuyện này rõ như ban ngày)? .
Nhà Vươn mà “thắng” thì lại càng “khó hơn” cho Nhà Nước lớn- Là vì cái vụ “Dân oan” bao nhiêu năm rồi!!! để “la ó” từ Bắc chí Nam và còn dài dài-Quả là “khó ơi là khó”.
Nhưng cũng tại cái “làm chủ tập thể và sở hữu toàn Dân” gây biết bao chuyện từ lâu mà gỡ không ra giống như “gà mắc tóc”- Với lại kiểu “nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” mà nhiều Ông TS gọi là “không hiểu nổi” thì nay làm luôn “nền Nông Nghiệp Cá nhân theo định hướng XHCN” thì may ra gỡ gạt.
Nhưng bất kỳ trên đời này,lúc ăn lông ở lỗ cho đến ngày nay văn minh thì lại có chữ “CỦA” ,của ai? Của cái gì? Của cải,của người nào?….Cho nên phải có xác định chủ thể và “cái thuộc về chủ thể đó”- Người Ta cũng Vậy,Chồng của Bà này,Vợ của Ông kia,Con của Ông Bà nọ……..
Trong ruộng đất mà “sở hữu toàn Dân” thì là vô chủ? Đâu của ai? Nên chả ai có quyền hay gìn giữ? (thời bao cấp là thí dụ sinh động nhất,thực tiễn nhất) –Mà nói nếu có Nhà Nước quản lý và phân chia thì là Nhà Nước là Chủ còn gì? Mà Nhà Nước là ai? Là Người
nào phải có chứ? Quan đại diện cho Nhà Nước- Vậy quan là chủ còn gì? Nên mới cho “quyền sử dụng đất” –Không là Chủ làm sao dám cho ai?
Tới chỗ này nó lại cù nhầy,nếu thế thì “hoa cải Tiên Lãng” trở thành “tá điền” sao? Vì chủ muốn cho muốn lấy lúc nào tùy ý chủ hay viện cớ này nọ….Thì làm sao mà XHCN sở hữu toàn Dân? Còn Địa chủ Tá điền là không được,không chấp nhận? để tiến tới xóa bỏ “bóc lột,bất công,đàn áp” mà?- Nó vẫn rối!!!
Cho nên giống như kinh tế công nghiệp-Cứ làm “nền Nông Nghiệp cá nhân theo định hướng XHCN” thì là ….xong phim- Đố ai dám cãi.

Nhiều bà con nông dân khiếu kiện đất đai đang tập trung trước cửa Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc VN, 46 Tràng Thi, Hà Nội.




.
NÓNG – LS Trần Vũ Hải và cựu Đại tá an ninh Đăng Quang vừa có “Thư đề nghị gặp để trao kiến nghị về vụ Đoàn Văn Vươn”, gửi tới ông Lương Văn Thành, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân TP Hải Phòng, đại biểu Quốc hội tại HP. Nội dung thư đề nghị cuộc gặp vào 9h sáng thứ Năm, 1/3/2012 tại trụ sở Viện KTNDTPHP, Lô 18A, Lê Hồng Phong, Hải An, HP.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

BẢN TUYÊN NGÔN SỨC MẠNH MỸ DÀNH CHO CHÂU Á

Tài liệu tham khảo đặc biệt   -Chủ nhật, ngày 26/2/2012
Theo mạng Asia Times, mới đây Mỹ đã đẩy mạnh chiến lược châu Á- Thái Bình Dương của mình bằng một chuyến viễn du thu hút sự chú ý qua khắp khu vực này của Tổng thng Barack Obama và sự tham gia của Mỹ vào một số hội nghị cấp cao. Được quảng bá như là một nỗ lực nhằm mở rộng thương mại và h trợ nền kinh tế Mỹ đang trì trệ, phần lớn sự chú ý mang tính ngoại giao trên thực tế là dành cho các vn đề an ninh. Điều này là đặc biệt đúng ở Đông Nam Á, nơi chiến lược tái can dự của Mỹ dường như hướng tới đy mạnh sự cạnh tranh với Trung Quc.
Người ta cho rằng sự chú trọng của Oasinhtơn vào châu Á đã bắt đầu vào những ngày đầu tiên cầm quyền của Chính quyền Obama. Ngoại trưởng Hillary Clinton lựa chọn thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên cua mình đến châu Á, một bước đột phá từ quá khứ mà châu Âu thường được ưu tiên. Việc này được tiếp theo sau bởi sự tham gia của Mỹ trong các diễn đàn khu vực bao gồm Diễn đàn khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – hay còn gọi là ARF, Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN, và gần đây nhất là Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS). Mỹ cũng đã bổ nhiệm đại sứ tại ASEAN và Obama đã ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác với tổ chức này, một chuyển biến then chốt hướng tới tăng cường mối quan hệ Mỹ-ASEAN.
Mỹ cũng tăng cường sự tham gia của mình trong các sáng kiến an ninh khu vực. Bên cạnh các cuộc diễn tập quân sự thường niên Hổ mang vàng được tổ chức ở Thái Lan, Mỹ đã đấy mạnh sự hợp tác và tham gia các cuộc diễn tập với các quân đội Malaixia, Xinhgapo, Philíppin và Inđônêxia. Sau lệnh cấm kéo dài một thập kỷ, Mỹ đã bắt đầu lại sự tiếp xúc về mặt quân sự với các lực lượng, đặc biệt Kopassus của Inđônêxia vào năm 2010. Mỹ cũng đã bắt đầu các cuộc diễn tập quân sự không trực tiếp chiến đấu với Việt Nam. Trong chuyến thăm gần đây của Obama đến Ôxtrâylia, hai nước đã tuyên bố các kế hoạch để cuối cùng đóng một lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Mỹ gồm 2.500 quân tại thành phố Darwin ở phía Bắc Ôxtrâylia.
Những động thái này nhấn mạnh chính sách tái can dự của Obama hướng tới châu Á, và đặc biệt là Đông Nam Á. Một bài báo của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào đầu tháng 11/2011 được đăng trên tạp chí Chính sách đối ngoại đã trình bày rõ ràng ý định của Mỹ hồi phục lại các cam kết kinh tế, chính trị và an ninh đối với khu vực này. Sử dụng thuật ngữ “ngoại giao được triên khai về phía trước”, Clinton đã trình bày một chính sách chủ động tích cực được đặc trưng bởi việc củng cố các liên minh an ninh song phương, thiết lập sự hiện diện quân sự ở nước ngoài, tham gia các thể chế đa phương, gia tăng thương mại và đầu tư, củng cố các mối quan hệ với các cường quốc khu vực đang nổi lên, kể cả Trung Quốc, và thúc đẩy nhân quyền và chế độ dân chủ.
Ưu tiên hàng đầu về an ninh
Hành động tiếp theo bài báo này là các chuyến thăm của Obama và Clinton đến một số nước Đông Nam Á như là một phần của tuần các sự kiện lấy tiêu điểm là châu Á, bao gồm Hội nghị Hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương ở Hawaii vào ngày 12-13/11/2011, và kết thúc tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Inđônêxia vào ngày 18-19/11/2011. Mặc dù được xúc tiến như là “khẳng định lại sự hiện diện về mặt ngoại giao của Mỹ và tạo dựng những mối quan hệ đối tác kinh tế mới, các vấn đề an ninh đã được ưu tiên tại nhiều hội nghị song phương và đa phương.
Obama đã tóm tắt những ý định của mình trong chuyến thăm của ông đến Ôxtrâylia vào ngày 16/11/2011: “Bằng chuyến thăm của tôi đên khu vực này, tôi đang làm rõ rằng Mỹ đang tăng cường cam kết của mình với toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Tuyên bố của ông diễn ra sau tuyên bố mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực này thông qua lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Mỹ luân phiên đóng ở các căn cứ quân sự của Ôxtrâylia. Trong khi 2.500 binh lính là một sự triển khai khiêm tốn họ đánh dấu sự mở rộng dài hạn đầu tiên sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á kể từ Chiến tranh Việt Nam.
Sự triển khai này có những tác động rõ ràng đối với Đông Nam Á. Sự có mặt của lính thủy đánh bộ sẽ cho phép Mỹ triển khai sự hiện diện của mình vào khu vực này mà trên thực tế không thực hiện hành động có thể mang tính khiêu khích — và có thể không được lòng dân — là đóng quân ở khu vực này. Mỹ đã từ bỏ các căn cứ của mình ở Thái Lan vào giữa những năm 1970 và ở Philíppin vào đầu những năm 1990, mặc dù Mỹ sử dụng các căn cứ hải quân ở Xinhgapo.
Từ Ôxtrâylia, quân đội Mỹ sẽ dễ dàng tiếp cận khu vực này để tham gia các cuộc diễn tập, huấn luyện, giúp đỡ các nỗ lực nhân đạo, và có mặt để giúp duy trì cơ cấu an ninh khu vực. Nước này cũng đặt quân đội của mình trong tầm hoạt động dễ dàng tới Biển Nam Trung Hoa, đem lại biện pháp răn đe và sự ủng hộ về mặt tinh thần cho các nước Đông Nam Á bằng các tuyên bố đối với khu vực này. Ngoài lính thủy đánh bộ ở Ôxtrâylia, Mỹ cũng có kế hoạch triển khai các tàu chiến ven bờ mới đến Xinhgapo.
Trong bài báo của mình, bà Clinton đã viết về việc đổi mới và củng cố các liên minh với Thái Lan và Philíppin. Bà đã đến thăm cả hai nước trong chuyến công du gần đây của bà khắp khu vực này. Clinton đặt ra một sức nặng tượng trưng đằng sau những ý định được viết ra của bà về việc tăng những chuyến viếng thăm của các tàu đến Philíppin và việc huấn luyện các lực lượng chống khủng bố của Philíppin khi bà khẳng định lại mối quan hệ quân sự mạnh mẽ giữa Mỹ và Philíppin trên boong một chiếc tàu chiến của Mỹ ở Vịnh Manila.
Chủ nghĩa tượng trưng này chắc chắn là có tác động đến người Philíppin, những người bất hòa với -Trung Quốc về cái mà Manila xem là phần chủ quyền Biển Nam Trung Hoa của mình. Trong bài diễn thuyết của mình trên boong chiếc tàu chiến này, Clinton đã đề cập đến Biển Tây Philíppin, từ ngữ mà Manila dùng để chỉ Biển Nam Trung Hoa. Trong khi đó, các cuộc thao diễn quân sự chung gần đây của Mỹ với Philíppin đã chuyển từ những chương trình chủ yếu trên đất liền sang những chương trình tập trung hơn vào chiến tranh hải quân và đổ bộ.
Đưa ra một diện mạo ít gây hấn hơn về sự hiện diện quân sự mở rộng ở khu vực này, Clinton đã lưu ý trong bài báo của mình rằng nó sẽ đem lại những lợi thế “mang tính sống còn”, bao gồm sự hỗ trợ của Mỹ dành cho các hoạt động nhân đạo cũng như đem lại “bức tường bảo vệ vững chắc chống lại các mối đe dọa hay những nỗ lực phá hoại hòa bình và sự ổn định khu vực.”
Trong khi quân đội Mỹ chắc chắn sẽ có thể giúp đỡ nhân đạo khẩn cấp trong tương lai như nó đã thực hiện trong thảm họa sóng thần năm 2004 và sẵn sàng giúp đỡ sau cơn bão lốc Margis năm 2008 ở Mianma, và các cuộc diễn tập huấn luyện với các quân đội Đông Nam Á đã được tổ chức trong một thời gian, có một sự suy đoán lớn rằng những lời hứa hẹn về an ninh gần đây của Mỹ và những cam kết quân sự được tăng cường là một phần của chiến lược lớn hơn nhằm vào Trung Quốc.
Các vùng biển rắc rối
Ở trung tâm của sự suy đoán này là Biển Nam Trung Hoa. Gọi quyền tự do hàng hải và sự ổn định là lợi ích “mang tính sống còn”, Clinton đã viết trong bài báo của bà rằng ngoại giao Mỹ đã góp phần vào những nỗ lực đa phương lâu dài trong các bên yêu sách đối địch đảm bảo các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với những nguyên lý đã được thiết lập của luật pháp quốc tế. Trong khi ở Philíppin – và vào cùng thời điểm Obama tuyên bố đóng quân ở Ôxtrâylia – bà Clinton đã ký kết một tuyên bố với người đồng nhiệm Philíppin kêu gọi các cuộc đàm phán đa phương nhằm giải quyết các vấn đề biển.
Những nước khác có yêu sách đối với khu vực biển này, đang ngày càng nghi ngờ các động thái của Trung Quốc ở cả Biển Nam Trung Hoa lẫn ở các nơi khác, đã mô tả những hành động gần đây của Trung Quốc ở các khu vực có thể có nhiều dầu lửa và khí đốt là hung hăng. Câu thần chú của Bắc Kinh là cam kết với hòa bình và sự ổn định khu vực thông qua hành động không gây hấn trái ngược với việc thiếu tính minh bạch về chương trình và các hoạt động quân sự của mình như các vụ quấy rỗi gần đây của các tàu hải quân Trung Quốc đối với các tàu nghiên cứu của các nước khác.
Quả thật, sự hiện diện quân sự nhiều hơn về phía trước của Mỹ ở khu vực này được diễn tả như là một phản ứng được sự ủng hộ của các nước khu vực trước thái độ bị xem là hung hăng của Trung Quốc ở khu vực biển này. Trung Quốc đã khăng khăng rằng nước này muốn thảo luận về những yêu sách lãnh thổ gây tranh cãi chỉ trên cơ sở song phương và từ chối “quốc tế hóa” vấn đề này trong các diễn đàn như ARF và EAS.
Mianma cũng dường như quyết định rằng tốt hơn là làm cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và các mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ. Sự thù địch đối với ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc ở đất nước này đã lên đến đỉnh điểm vào thảng 10/2011 với sự đình chỉ dự án đập thủy điện gây tranh cãi được Trung Quốc hậu thuẫn ở miên Bắc nước này.
Đồng thời, một vài cuộc họp cấp cao giữa các quan chức Mianma và các quan chức ngoại giao Mỹ, và chuyến thăm của bà Clinton đến đất nước này vào tháng 12/2011, đã để lại cho những người quan sát Mianma ấn tượng rằng sắp có một mối quan hệ mới và thân mật hơn giữa Oasinhtơn và Nâypiđô.
Nhiều nước ASEAN coi trọng khả năng của Mỹ đóng vai trò đối trọng với Trung Quốc, nhưng không muốn bị đặt vào thế bị buộc phải lựa chọn giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn. Một phần sức hấp dẫn của Mỹ là việc Chính quyền Obama ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực đang phát triển. Các nước ASEAN hy vọng rằng ảnh hưởng của Oasinhtơn sẽ giúp khuyến khích Trung Quốc hành động theo các luật lệ và quy tắc mà nước này giúp thúc đẩy trong các diễn đàn quốc tế chứ không chỉ là các luật lệ và quy tắc được Bắc Kinh đặt ra.
Phản ứng thầm lặng
Phản ứng của Bắc Kinh trước lập trường quyết đoán hơn của Oasinhtơn nhìn chung là thầm lặng. Một loạt cảnh báo nghiêm khắc đã được đưa ra mới đây trước những tuyên bố của Obama, kể cả thông qua phương tiện truyền thông, nhưng chúng phần lớn là mang tính thông lệ.
Oasinhtơn bị buộc tội tìm cách gây ra những sự căng thẳng về quân sự ớ khu vực này bằng tuyên bố đóng quân của mình ở Ôxtrâylia. Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã mới đây đã bình luận rằng “Mỹ cảm thấy Trung Quôc gây ra một mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với sự bá quyền của mình. Do đó, mục đích chiến lược hướng về phía Đông của My trên thực tế là nhằm trói buộc và kiềm chế Trung Quốc và đối trọng với sự phát triển của Trung Quốc”.
Những cảnh báo này và những cảnh báo trên báo chí khác không mạnh mẽ như mong dợi đối với một hành động quyết đoán như vậy của Oasinhtơn đi vào một khu vực mà Trung Quốc ngày càng quan tâm mạnh mẽ. Quả thật, Bắc Kinh có vẻ gần như mất cảnh giác bởi phạm vi và tính quyết đoán của đường hướng mới của Oasinhtơn, mặc dù phản ứng của nước này có thể bị giảm nhẹ là do mối bận tâm với các vấn đề lãnh đạo kế tiếp. Rõ ràng là Trung Quốc muốn tránh bất cứ tranh chấp lớn nào về mặt ngoại giao cho tới khi những vấn đề này được giải quyết.
Các quan chức và các nhà phân tích Trung Quốc cũng phải cân nhắc những hành động đáp lại của họ nhằm tránh phản ứng quá mạnh mẽ đối với những thông điệp có ý nghĩa đối với thính giả trong nước Mỹ trong thời gian tiến gần tới cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2012 hơn là nhằm trực tiếp vào Bắc Kinh. Obama bị các ứng viên đối thủ của đảng Cộng hòa buộc tội là quá mềm mỏng về vấn đề Trung Quốc, một điệp khúc phổ biến ở cả hai phe phái chính trị khi gần đến cuộc bầu cử của Mỹ.
Bắc Kinh cũng có thể phần nào bị sửng sốt vì sự ủng hộ đáng kể ở khu vực này dành cho Oasinhtơn. Theo một thông báo của một quan chức Mỹ, 16 trong số 18 nhà lãnh đạo có mặt tại EAS đã lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích thái độ hiện nay của Trung Quốc ở khu vực này. Bài học mà Bắc Kinh có thể đúc kết ra được từ hội nghị này là lập trường cứng rắn về Biển Nam 1 rung Hoa sẽ chỉ có thể dẫn đến việc những nước yêu sách khác gia tăng dựa vào Mỹ, một kịch bản mà Bắc Kinh rõ ràng là muốn tránh.
Thừa nhận sự khó chịu của Trung Quốc trước các hành động của Mỹ mà có thể được lý giải như sự bao vây, ngày 17/11/2011 Obama đã hứa hẹn sẽ tìm kiếm sự hợp tác lớn hơn với Bắc Kinh. Hai ngày sau, ông đã gặp Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong một cuộc họp không định trước sau Hội nghị EAS ở Bali, rõ ràng là theo yêu cầu của Trung Quốc. Nghe nói Ôn Gia Bảo đã chỉ trích Obama vì đã nêu ra vấn đề Biển Nam Trung Hoa tại EAS, nói rằng vấn đề này cần phải được giải quyết một cách trực tiếp “thông qua sự bàn bạc và đàm phán thân thiện”.
vẫn còn phải xem xem liệu Mỹ có thể cư xử phù hợp với lời lẽ và những kế hoạch của nước này về tăng cường cam kết an ninh hay không. Dưới ánh sáng các vấn đề tài chính, sự suy thoái kinh tế và những sự cắt giảm ngân sách do kết quả của việc đó tại Lầu Năm Góc gần đây của Mỹ, các nhà lãnh đạo khu vực quan ngại rằng Oasinhtơn không thể duy trì cam kết đã được tuyên bố của nước này với khu vực.
vẫn thấy nhức nhối vì việc Mỹ có vẻ đã sao lãng khu vực này để có lợi cho các cuộc chiến tranh ở Irắc và Ápganixtan trong thời George W.Bush làm tổng thống, các nhà lãnh đạo ASEAN cần những sự đảm bảo được khuyến khích bởi những hành động cụ thể rằng sự hiện diện an ninh của Mỹ là thực sự thườg xuyên. Nếu Oasinhtơn do dự về những cam kết đó Mỹ có nguy cơ bị mất tính hợp pháp của mình ở khu vực này và sự tin tưởng về mặt ngoại giao mà Chính quyền Obama có thể giành lại được thông qua những lời hứa hẹn tái can dự của mình./.



Phạm hy Sơn – Nhìn về Trung Quốc (kì 3)

Phạm Hy Sơn  – Boxitvn

III – Trung Quốc đi về đâu?
Như phần trên chúng tôi đã nói truyền thống Trung Quốc là đầu óc phong kiến, thống trị! Những kẻ độc tài đeo mặt nạ dân chủ như Mao Trạch Đông, Tưởng Giới Thạch, Lý Quang Diệu… cũng như bất cứ những kẻ độc tài nào từ xưa tới nay, họ không bao giờ quên củng cố quyền lực và bằng mọi cách bảo vệ quyền lợi bản thân, gia đình, phe, đảng.
Sau cái chết của Mao là cuộc đấu tranh quyền lực giữa hai phe: phe Đặng Tiểu Bình, Lý Tiên Niệm, Hoa Quốc Phong… và bọn “Bọn bốn tên” (Tứ nhân bang”) do Giang Thanh, vợ thứ ba của Mao, cầm đầu. Khi “Bọn bốn tên” bị diệt thì Đặng Tiểu Bình trở thành lãnh tụ tối cao với chủ trương thực tiễn “mèo trắng, mèo đen mèo nào bắt chuột hay cũng tốt” để cứu Đảng Cộng sản và xã hội Trung Quốc đang bên bờ vực thẳm.

Đó là tính thế bắt buộc, không còn con đường nào khác vì Đặng đã từng nói trong dịp đi tuần thú phương nam (Nam tuần giảng thoại) năm 1992: Không cải cách Trung Quốc chỉ có nước chết mà thôi.”!
Sau khi thanh toán xong bọn “Bọn bốn tên”, năm 1979 Đặng Tiểu Bình tung ra kế hoạch “Bốn hiện đại hóa” với chủ thuyết “Chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc”, có nghĩa là Đảng Cộng sản tiếp tục cầm quyền, chỉ thay đổi kinh tế, còn quyền hành và chủ quyền quốc gia cũng như quyền sống người dân vẫn nằm trong tay Đảng Cộng sản. Cuộc đổi mới này thực chất là chủ thuyết của Marx về kinh tế được thay thế bằng chủ nghĩa Tư bản phương Tây. Mấy tiếng “Chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc” dùng để lừa bịp dân chúng, đồng thời giúp cho những người Cộng sản khỏi ngượng mặt khi vẫn nắm chặt quyền hành.
Cánh cửa đóng kín trước đây giờ được mở ra để mời gọi tư bản khắp bốn phương tới đầu tư với tất cả mọi ưu đãi và dễ dãi!
Tư bản từ châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore… đổ vào khai thác công nhân rẻ mạt và một thị trường tiêu thụ khổng lồ 1,3 tỷ người. Hàng trăm, rồi hàng ngàn tỷ Mỹ kim từ nước ngoài đổ vào mỗi năm thông qua giấy phép và sự sắp xếp, thỏa hiệp với những người Cộng sản cầm quyền.
Từ năm 1979 đến nay, hơn 30 năm, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành cường quốc thứ hai về kinh tế năm 2010, đứng sau Hoa Kỳ. Tuy nhiên chính quyền hiện nay giữ nguyên chế độ độc tài đảng trị mang truyền thống phong kiến đã không theo kịp với những thay đổi kinh tế và xã hội.
Vì vậy, hiện nay Đảng Cộng sản Trung Quốc đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn:
- Xã hội tan rã vì không có đạo đức: Đạo đức là căn bản của con người và xã hội. Đạo đức giữ cho con người không tàn ác, giết người, tham lam, lường gạt, thù hằn, hoang dâm, lười biếng…; đạo đức dạy con người sống ngay thẳng, thực thà, thương yêu, tha thứ, đoàn kết, giúp đỡ, che chở lẫn nhau…. Đó là chất keo gắn kết nền tảng của xã hội. Không có đạo đức thì những người có quyền thế sẽ trở nên tham lam, tàn ác, lạm quyền, tìm mọi cách bóc lột người dân để thỏa lòng dục; dân chúng thì chỉ biết nghĩ đến cái lợi cho bản thân, gia đình, gian dối, lừa gạt, trộm cướp, thù hằn, tranh giành đâm chém nhau.
Chủ nghĩa Cộng sản không xây dựng xã hội đặt nên tảng trên đạo đức, trái lại chủ trương dùng căm thù để đấu tranh: con thù cha, vợ thù chồng, anh em thù nhau, xóm làng đấu tố, đánh đập, giết hại nhau (rõ nhất trong đấu tố cải cách ruộng đất). Chính quyền không cai trị dân bằng chính đạo mà bằng tà đạo: thủ đoạn, dối trá, tàn bạo. Từ những lãnh tụ lớn như Staline, Mao Trạch Đông giết hàng chục triệu người (Staline: 21,5 triệu, Mao: 78 triệu) đến các lãnh tụ nho nhỏ như Pol Pot, Ieng Sary, Khiêu Samphan cũng giết tới hai triệu trong số bảy triệu dân Khmer chỉ trong vài năm cầm quyền. Ở Nga cũng như ở Trung Quốc, cả một bộ máy tuyên truyền vĩ đại tung hô những kẻ sát nhân và hoang dâm, vô luân như Mao, Staline là thần thánh để lường gạt dân chúng. Nếu vẫn còn chế độ Khmer đỏ ở Campuchia không bị sụp đổ thì Pol Pot, Khiêu Samphan, Iang Sary… cũng sẽ được bộ máy tuyên truyền tôn là thần thánh và có cả lăng tẩm như Staline, Mao Trạch Đông sau khi chết.
Thiết chế Mao ngự trị của cho đến bây giờ kéo dài đã hơn 60 năm, con người và xã hội Trung Quốc bị phá sản về đạo đức.
Mới đây cả thế giới xúc động khi hay tin bé Vương Duyệt Duyệt, hai tuổi, đang thơ thẩn chơi trong khu chợ ở Quảng Đông bị một chiếc xe tải cán qua người bỏ đi, chiếc xe thứ hai thản nhiên cán tiếp và rồi người thứ nhất, người thứ hai… cho đến người thứ 18 vẫn thản nhiên bước qua không ai ngừng lại giúp đỡ em. Kết quả là dù sau đó được chở tới bệnh viện nhưng không cứu em sống được vì đã quá trễ.
Để kiếm nhiều lời, xí nghiệp của nhà nước cũng như tư nhân bỏ cả chất độc vào thực phẩm đem bán cho người tiêu dùng. Tập đoàn sản xuất sữa Mông Ngưu của nhà nước năm 2008 bỏ mélanie vào sửa làm trẻ con uống chết 6 và bị bệnh thận lên tới 300 ngàn em, mới đây lại phát hiện trong sữa, trong dầu ăn có chất Aflatoxine là chất độc gây ung thư gan. Ngoài ra còn có dầu ăn tái chế hứng từ miệng cống các nhà hàng, nấm gây ung thư, thịt heo gây ung thư, đậu hũ giả, rượu giả…. Đầy dẫy những kẻ cầm quyền tham lam, tàn ác đã cướp đất của dân còn đánh đập, cho xe ủi đất cán chết khi người ta chống đối!
Quyền hành tập trung, của cải tập trung đưa đến cảnh kẻ no, người đói; kẻ đầy quyền hành, kẻ khốn khổ vì bị áp bức thì xã hội không ổn định được!
- Nạn con ông cháu cha: Hai vụ đụng xe của con hai ông Tướng cả nước Trung Hoa và thế giới đều biết. Lý Khải Minh 22 tuổi, say rượu lái xe đâm chết sinh viên Trần Hiến Phượng bị những người đi đường xúm lại bắt giữ đã thách thức: “Có giỏi cứ đi kiện đi, cha tao là Lý Cường đấy.” (Lý Cường là tướng Công an). Ít tháng sau, ngày 06-9-2011, Lý Thiên Dực 15 tuổi, không bằng lái, con trai Thiếu tướng Lý Song Giang lái chiếc xe hơi sang trọng của Đức BMW đụng một cặp nam nữ. Khi mọi người nói kêu cảnh sát, Lý Thiên Dực nhảy xuống tay đánh, miệng chửi: “Ai bảo chúng mày dám gọi cảnh sát?”.
Cái nạn con các ông lớn hoành hành như thế chỉ làm người ta tức giận nhưng nguyên nhân chính làm phân hóa xã hội Trung Hoa là con cái các ông lớn thì lại làm ông lớn, theo “truyền thống” “con vua thì lại làm vua”. Tập Cận Bình đang sửa soạn thay Hồ Cẩm Đào trong năm nay là con của Tập Cận Huân, nguyên Phó Thủ tướng và Phó Chủ tịch nước; Bạc Hy Lai từng là Bộ trưởng Thương mại, hiện là Bí thư thành phố Trùng Khánh, Ủy viên Bộ Chính trị, đang vận động vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị trong năm nay; Mao Tân Dư, cháu nội Mao Trạch Đông mới 40 tuổi đã được thăng cấp tướng… Cái lối cha truyền con nối đó được áp dụng trong các ngành, mọi cấp từ trung ương tới địa phương.
Theo sau chữ quyền chữ lợi, con cái những ông lớn còn dựa vào thế lực gia đình để làm giàu. Những người này được dân chúng Trung Hoa gọi là “phú nhị đại”, tức thế hệ thứ hai giàu có. Theo số liệu tại Trung Quốc thì 90% tỷ phú Mỹ kim là con cái giới lãnh đạo, họ được giữ những chức vụ quan trọng trong các công ty quốc doanh bổng lộc nhiều, được đặc quyền đặc lợi đầu tư, đấu thầu ở những ngành địa ốc, ngân hàng, xây dựng….
- Nạn cường hào: Hai chữ “cường hào” được người Cộng sản Trung Quốc triệt để khai thác để tuyên truyền lôi kéo nông dân chống lại những người giàu có, quyền thế đè nén dân chúng ở nông thôn thời trước. Nhưng hiện nay nạn cường hào ác bá xảy ra cả ở nông thôn lẫn thành thị làm người dân khốn đốn khi họ bị cướp nhà, cướp đất! Từ khi có “bốn hiện đại hóa”, đất đai trở nên đắt giá vì cần phải mở mang đô thị, lập các khu công nghiệp, các khu thương mại, các khu giải trí…. Đây là cơ hội để những kẻ có quyền hành tìm cách cướp đoạt đất của người dân.
Thông tấn xã AFP ngày 20-1-2010 đưa tin ông Zhang Weixing thuộc xã Xiashuixi tố cáo viên Chủ tịch xã tên Lishining chiếm 3,3 mẫu đất của ông ta để xây nhà trên đó. Khi bị phản kháng viên chức này thuê côn đồ đánh ông ta. Còn dân trong xã than rằng Lishning làm họ khốn khổ vì bị y chiếm đất, tống tiền và bắt nạt. Cách nay hơn 1 tháng (tháng 12-2011), 13.000 ngàn dân làng Ô Khảm thuộc thành phố Lục Phong, Quảng Đông, biểu tình đòi “nợ máu” vì bọn cường hào ở địa phương giết chết ông Tiết Kim Ba. Nạn nhân bị lột da ngực, đập dập các đầu ngón tay vì đã dám đứng lên chống lại việc chính quyền địa phương trưng thu đất để bán cho các công ty địa ốc. Dân làng Ô Khảm tố cáo họ chỉ được bồi thường với số tiền rẻ mạt là 5% so với giá thị trường. Mới đây, ngày 20-01-2012 dân làng Hoàng Cương gần đó cũng kéo nhau lên thành phố Quảng Châu biểu tình tố cáo Bí thư đảng Cộng sản xã nhận 63 triệu Mỹ kim đút lót để lấy đất của dân bán cho công ty địa ốc. Còn biết bao nhiêu người bị bọn cường hào ác bá hãm hại như ở Hà Nam ngày 03-01-2011 một phụ nữ có hai con nhỏ bị xe ủi đất đè chết và trước đó một tuần một thôn trưởng bị công an căng ra cho xe tải chạy qua cán chết, ba anh em nhà họ Bạch ở Vĩnh Niên, tỉnh Hà Bắc cùng tự thiêu ngày 03-11-2011 khi chính quyền tỉnh đem xe ủi đất và 300 côn đồ cộng với công an tới đánh đập dân làng để giải tỏa 400 mẫu đất.
Đây chỉ là một vài vụ tiêu biểu mà báo chí được biết. Có cả hàng trăm ngàn vụ, hàng trăm ngàn nạn nhân tức tưởi trong oan khuất không được ai biết đến từ bao nhiêu năm nay! Một cuộc điều tra của Đại học Nhân dân Bắc Kinh công bố trên báo 21st Century Business Herald xuất bản tại Bắc Kinh ngày 07-02-2012 đưa ra số liệu như sau:
- Từ năm 1990 đến nay có 584 triệu người dân Trung Hoa bị cướp đất, tương đương 43% dân số. – Hơn 130 triệu 612 người không được bồi thường hay bị chính quyền địa phương quỵt tiền bồi thường.
- Giá bồi thường rẻ mạt: Một mẫu Trung Hoa (667m2) bồi thường khoảng 3.000 đô la (18.739 nguyên) xong bán cho các công ty kinh doanh 123.000 đô la (778.000 nguyên) cao gấp hơn 40 lần. Tình trạng nông dân như vậy, số phận của công nhân cũng chẳng khá hơn.
- Nạn bóc lột công nhân: Tư bản ngoại quốc được chính quyền liên kết để cùng bóc lột công nhân. Người lao động phải làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt nhiều khi 14, 15 giờ một ngày, không có ngày nghỉ cuối tuần; nghỉ bệnh, nghỉ sanh là bị sa thải. Năm 2010, đại công ty FoxConn của Đài Loan chuyên lắp ráp đồ điện tử cho các công ty Nhật, Mỹ về computer lập nhiều nhà máy ở Thành Đô và Thẩm Quyến với hơn một triệu công nhân bị nhốt trong doanh trại như các trại lính, ăn ở tại chỗ, mua sắm tại chỗ…. Họ bị làm việc căng thẳng có khi 7 ngày/tuần, bị các xếp chửi mắng, hạch xách, đe dọa trừng phạt, sa thải nên hàng loạt công nhân ở tuổi 20, 21 tự tử. Tình trạng này kéo dài làm chấn động thế giới với lòng thương cảm và phẫn nộ! Tuần báo New York Times số cuối tháng 01/2012 còn nhắc lại tình trạng khắc nghiệt này: “Môi trường làm việc tệ hại và những vấn đề nghiêm trọng về mặt an toàn, có nguy cơ tử vong”.
Đầu tháng 3 năm 2011, Tổ chức Lao động và Nhân quyền Toàn cầu tố cáo tệ nạn này tại nhà máy Vũ Uy ở Đông Quan chuyên sản xuất phụ tùng plastic cho hãng xe Ford của Mỹ, bắt công nhân làm việc 14 giờ/ngày, 7 ngày 1 tuần với lương 80 cents/giờ. Ai bảo vệ, bênh vực họ khi cán bộ công đoàn là những đảng viên Cộng sản đã liên kết với người ngoại quốc để được chia chác tiền bạc.
- Ô nhiễm môi trường sống: Một số người nhận xét vì đặt nặng vấn đề tăng trưởng nên chính quyền Trung Quốc lơ là với nạn ô nhiễm, điều đó chỉ đúng vài phần trăm. Nguyên nhân chính là nạn tham nhũng, cứ có tiền là trót lọt; ngược lại dù có đạt tiêu chuẩn môi trường cũng chẳng có giấy phép. Thứ đến là trình độ thấp kém không phải chỉ ở cấp huyện, xã, tỉnh, thành phố mà cả ở ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, v.v. Vụ xây đập thủy điện trên sông Dương Tử là một bằng chứng. Đến nay thì những nguồn nước ở phía dưới đập bị cạn kiệt và con đập bị đe dọa bởi biết bao nhiêu cây cối, đá, sỏi, đất từ thượng nguồn đổ về lấp dần đi. Trên thế giới có 20 thành phố ô nhiễm nhất thì Trung Quốc chiếm 13 và thủ đô Bắc Kinh đứng đầu!
Nguy hiểm nhất là những nhà máy đổ chất thải chứa chất độc ra sông rạch mà không được khử trước, những nhà máy gây ra bụi và khói độc cho những vùng dân cư ở xung quanh. Theo phóng viên báo Le Figaro tại Bắc Kinh, mỗi năm có khoảng 50 ngàn vụ dân chúng phản đối ô nhiễm. Chỉ nói mới đây, ngày 14-8-2011, 20 ngàn dân cư thành phố Đại Liên ồ ạt biểu tình chống nhà máy hóa chất gây ô nhiễm; ngày 18-9-2011 hàng ngàn người dân thành phố Hải Ninh, Chiết Giang bắt đầu 3 ngày biểu tình và đập phá văn phòng, lật xe cộ của công ty sản xuất pin mặt trời Jinco Solar vì gây ô nhiễm làm cá nuôi trong khu vực bị chết và 31 người chết vì ung thư; vụ mới đây nhất là ngày 15-01-2012 người ta thấy cá chết nổi lềnh bềnh trên sông mới phát giác nước sông Liễu (Liễu Giang) bị nhiễm độc 20 tấn cadmium do một hầm mỏ thải ra làm 3 triệu 700 ngàn dân thành phố Liễu Châu không có nước uống. Đây chỉ là những vụ tiêu biểu từ trước tới nay trong cái thảm trạng này.
- Nạn tham nhũng: Độc tài và tham nhũng là hai con quỷ song sinh, hiếm khi đơn lẻ và thằng em cuối cùng làm hại thằng anh. Cách nay mấy tháng, Raul Castro lãnh tụ Đảng Cộng sản Cuba tuyên bố “Tham nhũng còn nguy hiểm hơn cả bọn phản động”. Ngày 30-01-2012, đại hội bất thường Đảng Cộng sản Cuba dưới sự lãnh đạo của ông đã đi đến một số quyết định quan trọng, trong đó có vấn đề chống tham nhũng. Ở Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhiều lần kêu gọi khẩn thiết chống tham nhũng và mới đây, ngày 10-01-2012, cơ quan Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản xác định: “Công cuộc chống tham nhũng cần phải đạt thêm nhiều kết quả hơn trước” để lập thành tích cho Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhưng càng chống thì càng tham! Từ một viên bí thư xã đến các bí thư tỉnh, huyện, Ủy viên Bộ Chính trị chóp bu chẳng nhiều thì ít tham nhũng. Tham nhũng không phải vài trăm, vài ngàn Mỹ kim mà hàng chục, hàng trăm triệu đô la! Hai ngày liên tiếp 20, 21 tháng 01/2012 hàng ngàn dân xã Hoàng Cương, Quảng Đông, biểu tình tố cáo viên bí thư xã nhận hối lộ 63 triệu đô la, tháng 3/2011 Bộ trưởng Giao thông bị điều tra vì tham nhũng 121 triệu đô la trong việc cấp giấy phép cho xe lửa cao tốc. Những Ủy viên Bộ Chính trị như Trần Hy Đồng (Bí thư Bắc Kinh), Trần Lương Vũ (Bí thư Thượng Hải) đều bị đưa ra tòa vì tham nhũng. Phó Chủ tịch tỉnh Sơn Đông Hoàng Thắng có tới 46 căn nhà cho 46 người tình. Không tham nhũng làm sao con cái của các tướng lãnh và cán bộ cao cấp lái xe Ferrari, Porche giá hàng trăm ngàn đô la và được gửi đi học ở nước ngoài?
Theo thống kê của cơ quan Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc, năm 2009 có 106.000 viên chức bị kết tội tham ô liên quan đến 34,4 tỷ đô la bằng 1/3 Tổng sản lượng quốc nội/năm của Việt Nam. Theo điều tra của Cơ quan Tổng Thanh tra Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố tháng 01-2011 thì tệ nạn này lan tràn trong tất cả bộ máy Đảng và nhà nước ở mọi ngành, mọi cấp (trường học, bệnh viện, cơ quan từ thiện Hồng Thập Tự, công an, quân đội, báo chí, xây dựng, nông nghiệp, lương thực, thuốc men…). Trong năm 2010, cơ quan này nhận được 1 triệu 400 ngàn đơn tố cáo và hồ sơ tham nhũng, có trên 500 ngàn cán bộ từ cấp huyện trở lên bị án tù, không thấy nói gì đến cấp xã là cấp chính quyền được trải rộng khắp nước và là nơi cường hào đỏ hoành hành nhiều nhất. Không biết số tiền các cán bộ tham ô là bao nhiêu trong năm 2010, nhưng theo báo cáo của cơ quan Thanh tra này công bố tháng 6/200 thì từ năm 1990 đến 2008 có 17.000 quan chức rời khỏi Trung Quốc đem theo 124 tỷ đô la, lớn hơn Tổng sản lượng quốc nội/năm của Việt Nam khoảng 24 tỷ. Số cán bộ tham nhũng và số tiền bất chính còn nằm trong nước chắc chắn phải cao hơn gấp nhiều lần.
Ngoài việc bóc lột dân, nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền bóc lột lẫn nhau cũng rất khốc liệt. Ở Suihua, một cán bộ trả 100 ngàn đô la cho ban tổ chức đảng để làm bí thư, một cán bộ khác trả 44 ngàn cho chức vụ nhỏ hơn nhưng hai năm sau kiếm được 740 ngàn. Trong quân đội, cột trụ của chế độ, nạn tham nhũng cũng không buông tha, chỉ cần khoảng 6.000 nhân dân tệ (# 1.000 đô la) có thể mua được cái lon trung sĩ. Theo Mc Gregor, tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một loại thuế lan tỏa giữa giai cấp lãnh đạo.
Trên đây là những nguyên nhân gây ra bất công xã hội do những kẻ cầm quyền lợi dụng quyền thế thâm lạm, đục khoét tài nguyên quốc gia và bóc lột dân chúng qua tham ô, hối lộ cũng như cướp đất, cướp nhà của dân để làm giàu và đẩy người dân đến chỗ nghèo khó.
- Hố ngăn cách giàu nghèo: Tuy Trung Quốc đã vượt Nhật vào giữa năm 2010 trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới nhưng theo Tiến sĩ Trình Hiểu Nông từng là cố vấn của cố Thủ tướng Triệu Tử Dương thì hiện nay “nhiều người Trung Quốc hiện không đủ tiền mua thịt cá mà tiền mua rau cũng không có. Nhiều người phải đợi chợ gần tan để mua rẻ một ít rau trái cho có cái ăn qua ngày!”. Trong khi đó thì có những người giàu có tiệc tùng với rượu champagne đổ ra thùng uống không hết. Hầu hết họ thuộc giới cầm quyền lợi dụng chức vụ mà giàu có, thứ đến là con cái, thân thuộc của họ và sau cùng là những người liên kết, cộng tác làm ăn với họ để cùng chia chác.
Theo số liệu được những nhà nghiên cứu về Trung Quốc sưu tầm và tiết lộ trong năm 2011 thì:
- 70% tổng sản lượng quốc gia (4.115,02 tỷ đô la) do 0,2% dân số (#2,5 triệu) nắm giữ; dân số còn lại là 99,8% chia nhau 30% (Báo cáo tháng 7/2011 của cơ quan tư vấn Boston Consulting Group).
- Tổng sản lượng quốc nội năm 2010 là 5.878,6 tỷ đô la, nhưng tài sản trong các tập đoàn quốc doanh do các Hoàng Tử Đỏ nắm giữ chiếm 61,7% = 3.627,09 tỷ đô la.
Do đó có khoảng 900 triệu người dân Trung Hoa sống trong nghèo khó với lợi tức 2 hay 3 đô la/ngày, có những người chỉ có 1 hay 2 đô la. Những người này sống đói khát như người dân Phi Châu miền nam sa mạc Sahara! (Nguyễn Xuân Nghĩa, RFI ngày 22-2-2011).
Trong hoàn cảnh xã hội như thế, những người có lương tri không thể không lên tiếng và dân chúng dù chết cũng phải nói lên nỗi bất mãn của họ.
P. H. S.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Được đăng bởi bauxitevn
Nhìn về Trung Quốc (kì 1)
Nhìn về Trung Quốc (kì 2)


Trung Quốc “cảnh cáo” người Tây Tạng ly khai

BBC/Boxitvn
clip_image001
Cảnh sát Trung Quốc ra tay với người dân Tây Tạng phản đối.
Một quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc cảnh cáo người dân Tây Tạng biểu tình phản đối chính phủ và yêu cầu người dân tại đây chống lại chủ nghĩa “ly khai” đồng thời “tuân thủ” pháp luật.
Hôm thứ Sáu, Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên, Lưu Kỳ Bảo đã đến thăm một tu viện và một số làng ở khu tự trị Cam Tư và Aba của tỉnh này.
Ông Lưu được báo chí nhà nước địa phương, tờ Nhật Báo Tứ Xuyên trích thuật yêu cầu các nhà sư “ủng hộ” Đảng Cộng sản.
Gần đây đã xảy ra một loạt các vụ tự thiêu và các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở tỉnh miền Tây.
“Chúng ta kiên quyết trấn áp các hoạt động ly khai và tội ác thuộc tất cả các loại, duy trì một nhà nước thống nhất, đoàn kết dân tộc và trật tự pháp luật bình thường. Điều này giúp duy trì lợi ích cơ bản của nhân dân, đề cao tự do tôn giáo của họ”, ông Lưu được tờ báo quốc doanh trích dẫn nói.
Đã có ít nhất 21 trường hợp tăng ni Tây Tạng tự thiêu trong năm qua để phản đối sự thống trị của Trung Quốc ở Tây Tạng.
“Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không có vấn đề cho dù bạn là một tu sĩ hay một nữ tu, bạn trước hết là một công dân đã”
Bí thư tỉnh Tứ Xuyên Lưu Kỳ Bảo
Báo chí đưa tin chuyến thăm của Bí thư Lưu đến tu viện Phật giáo Kirti ở Aba đã được thắt chặt an ninh.
“Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không có vấn đề cho dù bạn là một tu sĩ hay một nữ tu, bạn trước hết là một công dân đã”, tờ Nhật Báo Tứ Xuyên dẫn lời lãnh đạo Đảng tỉnh này nói.
“Không có tu viện bên ngoài pháp luật, cũng không có cá nhân bên ngoài pháp luật”.
Ông Lưu cũng được trích dẫn thêm nói “chẳng có lý do gì để hủy hoại một mạng sống vô tội”.
‘Gặp mặt an ninh’
clip_image002
Tây Tạng từng có thời gian dài độc lập và tự trị trước khi Trung Quốc tấn công quân sự và sáp nhập vào năm 1950.
Bí thư Lưu Kỳ Bảo đã gặp mặt các lực lượng an ninh trong khu vực trong chuyến thăm của ông.
Các phóng viên nói nhiều khu vực đông dân cư Tây Tạng tại Trung Quốc hiện đang trải qua “tình trạng bất ổn tồi tệ nhất” kể từ khi diễn ra cuộc bạo động và biểu tình phản đối bị đàn áp cách đây bốn năm.
Ít nhất ba cuộc biểu tình có người bị giết chết đã được loan tin vào tháng Giêng.
Tây Tạng vừa kỷ niệm năm mới theo truyền thống dân tộc và lịch sử của mình hôm thứ Tư.
Truyền thông và báo chí quốc tế bị từ chối cho phép tiếp cận khu vực đưa tin, điều đã và đang làm cho việc xác minh các tin tức từ bên trong Tây Tạng trở nên khó khăn.
Tây Tạng từng có một thời gian dài trong lịch sử là một dân tộc và vùng lãnh thổ tự chủ cho tới khi Trung Quốc phát động một cuộc tấn công quân sự vào năm 1950.
Năm 1959, Tây Tạng diễn ra một cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Trung Quốc, cuộc nổi dậy đã bị nhà cầm quyền đàn áp đẫm máu.
Nguồn: bbc.co.uk
Được đăng bởi bauxitevn

Một bài thơ Tây Tạng chống chế độ áp bức Trung Cộng

Phạm Toàn dịch- Boxitvn

Người Tây Tạng ăn Tết từ 22 tháng Hai, song các vùng Tây Tạng bị chiếm vẫn phải ăn Tết trong cảnh đàn áp của Trung Cộng. Báo Courrier International ra ngày 24-2-2012 trích in một bài thơ dài dịch từ tiếng Tây Tạng từ một trang mạng (giấu tên để bảo vệ tác giả).
clip_image001

© AFP
“Bài thơ nhân loại”
Chúng nhận hối lộ rồi kẹp chặt dưới nách
Miệng nhai nhải cương quyết không có gì không có gì
Trong đầu vẫn nhẩm tính chuyện giữ ghế
Khốn nạn thay đám quan lại thối rữa!
Trong cuộc sống này Dũng và Tâm đã tiêu ma
Kẻ thiện và công tâm đã khuất xa
Các Lạt ma và những Thánh phục sinh thối rữa nô lệ cho kinh tế
Giả vờ đồng cảm với nhân quần.
Lũ lãnh tụ câng câng không biết Hiến pháp có gì
Đứng ra phán xử đúng sai, rõ là hay!
Bọn Lạt ma béo phì chẳng biết bản chất tôn giáo
Đứng ra giảng đạo cầu kinh, rõ là hay!
Bọn giả danh trí thức hoàn toàn ngu dốt
Quay ra làm thơ phú, rõ là hay!
Lũ vô gia cư mù chữ
Nói về “phẩm cách Tây Tạng”, rõ là hay!
Miệng chúng nói chống chủ nghĩa ly khai
Trong tay chúng là những chai rượu mạnh
Lũ chó ăn đồ thừa của bề trên
Đít cong lên nhờ ghế đỡ tạm bên dưới
Bí thư Đảng ta ngủ vùi trong trụ sở
Bí thư Đảng ta ngủ vùi trong tiệm rượu
Bí thư Đảng ta ngủ vùi ở nhà
Có ai biết khi nào Bí thư thực sự làm việc?
Đang mùa hội hè chúng vẫn đánh đập
Ngày vui thành những ngày giờ đen thui
Năm nay lòng dân băng giá
Bọn có quyền đánh đánh đánh không ngơi.
Thành phố mới mẻ, tên phố đặt lối Tàu
Mặt tiền sáng sủa, hậu cung rỗng không
Một trận động đất nhẹ thôi
Đủ chết vụn thành tro bụi
Chúng âm mưu bắt các ngôn ngữ mang đồng phục
Bắt các sắc dân mang đồng phục theo
Hùa nhau vào tiêu diệt tôn giáo
Và đồng phục hóa tất tật mọi lương tâm
Xung đột dân tộc bùng cháy khắp nơi
Các chiến sĩ nhân quyền phất phơ như gió
Cứ hy vọng đi, kinh tế phát đạt mọi sự êm xuôi
Cứ hy vọng đi, dùi cui và bắt bớ sẽ ém nhẹm mọi chuyện
Một hệ thống cao siêu xứng tầm con nít
Bọn đầu lĩnh ưa được nịnh phỉnh
Bọn phỉnh nịnh được đặc biệt chở che
Ai hành động mà không phỉnh nịnh
Đã có “Bình đẳng” và “Công bằng” hoa mỹ ban cho
Chúng giả vờ tin chủ nghĩa Mác-Lê
Đâu đâu cũng nhai nhải xóa nghèo xóa đói
Một lũ dối trá tuyên ngôn chân lý
Lãnh đạo à? Lũ phá hoại đó thôi
Phạm Toàn chọn và dịch
Được đăng bởi bauxitevn

UB Công ước Chống phân biệt chủng tộc xem xét vấn đề Việt Nam

Ỷ Lan, thông tín viên RFA – 2012-02-27 Khóa họp lần thứ 80 của Ủy ban Công ước Chống phân biệt chủng tộc xem xét vấn đề Việt Nam tại Điện Wilson LHQ ở Genève từ ngày 20 đến 22.2 vừa qua.
 Vi phạm nhân quyền
vva-200.jpg
Ông Võ Văn Ái tại buổi họp của Ủy ban Công ước Chống phân biệt chủng tộc hôm 20/2/2012. Photo courtesy of queme

Ủy ban lắng nghe các phái đoàn Phi chính phủ, như Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, Tổ chức các Quốc gia và Dân tộc không được quyền đại diện, Sáng hội Người Thượng Tây nguyên, Tổ chức Nhân quyền Thượng, và Liên minh người Khmers Krom.
Lời phát biểu của ông Võ Văn Ái trình bày bản Báo cáo phản biện 30 trang dưới đề mục « Những vi phạm các quyền cơ bản đối với các Dân tộc thiểu số và tôn giáo tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam » của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã được Pháp tấn xã AFP loan tải cùng ngày cho biết “các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo tại Việt Nam là nạn nhân của chính sách kỳ thị có chủ trương của nhà cầm quyền”. Ông Ái đưa ra các ví dụ “những người Thiên chúa giáo Hmong, Thượng Tây nguyên, tín đồ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa Hảo, Cao Đài, và Phật giáo Khmers krom là những nạn nhân của sự cầm tù, tra tấn, quản chế, công an theo dõi, hăm dọa và sách nhiễu trong đời sống hằng ngày”, đồng thời nêu trường hợp Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ vẫn bị quản chế sau gần 30 năm tù đày chỉ vì ôn hòa đòi hỏi cho tự do tôn giáo”. Ông Ái cũng nhắc tới định kiến hằn sâu trong chính sách của nhà nước khi gọi các dân tộc thiểu số là “mọi”.
Ông báo động tình trạng nghèo đói và cho biết “Năm 1990 dân số nghèo trong các nhóm dân tộc thiểu số là 19 %, thì nay tăng lên 56%”.
Ngoài ra, ông Võ Văn Ái cũng yêu cầu hủy bỏ cơ chế hộ khẩu, là nền tảng của mọi sự kỳ thị trong xã hội Kinh – Thượng, cũng như lợi dụng Điều 87 trong bộ Luật Hình sự để bắt bớ những người biểu tình ôn hòa. Đồng thời yêu cầu Việt Nam áp dụng Điều 14 trong Công ước, để Ủy ban LHQ có quyền trực tiếp nhận các kháng thư của các nạn nhân tại Việt Nam.
Đại diện Sáng hội Người Thượng Tây nguyên tố cáo “tình trạng cưỡng bức phụ nữ ngừa thai”. Đại diện Liên minh người Khmers Krom tố cáo việc trẻ em không được học tiếng nước mình, nhân dân Khmers Krom bị xem như công dân hạng hai và bị tước đoạt mọi quyền cơ bản.
Sang chiều ngày 21.2 và sáng ngày 22, Ủy ban LHQ lắng nghe bản Phúc trình của Phái đoàn Việt Nam, gồm 16 thành viên, đại diện các Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và Tài chính, do ông Hà Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, làm Trưởng đoàn.
Bản phúc trình của ông Hà Hùng là một danh sách liệt kê các văn kiện pháp lý đã thông qua nhằm bảo vệ các dân tộc thiểu số, các số liệu báo chí, đài phát thanh, truyền hình, trường ốc, đào tạo giáo dục, công ăn việc làm, lao động xuất cảnh, y tế, v.v… dành cho các dân tộc thiểu số. Nhìn chung trong số 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, có 53 dân tộc thiểu số, khoảng 10 triệu người, chiếm 14,3% dân số, so với người Kinh đa số là 85,7% dân số, thì bản phúc trình của ông Hà Hùng là thiên đường hạ giới cho các dân tộc thiểu số bằng chính sách chung sống hòa hợp của Đảng và Nhà nước, và không một quyền cơ bản nào bị xâm phạm.
Tuy nhiên sau danh sách liệt kê nói trên, ông Hà Hùng cũng tiết lộ một số khó khăn như sau :
“Tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng việc thực hiện “Chính sách bảo đảm quyền cho người dân tộc thiểu số” vẫn còn tồi tại nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình thực hiện chính sách này. Một số văn bản chờ sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế, tốc độ giảm nghèo của người dân tộc còn chậm, thiếu bền vững.

Tỷ lệ hộ nghèo và tái nghèo còn khá cao ở một số vùng người dân tộc sinh sống, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 chỉ đạt 200 USD / người. Tỷ lệ trẻ em gái bỏ học và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đòi hỏi về số lượng và trình độ chuyên môn, nhất là người cán bộ dân tộc tại chỗ.”
Phần chất vấn tổng cộng 40 câu của 18 thành viên Ủy ban LHQ đặt nặng trên một số cứ liệu rút từ bản Báo cáo phản biện của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, như Ủy viên Regis De Gouttes, người Pháp, chất vấn về cơ chế Hộ khẩu là cơ chế kỳ thị trong xã hội, cũng như kỳ thị tôn giáo. Ông nói :
“Mong Phái đoàn cho chúng tôi được biết các phản ứng của Việt Nam trước những luận cứ về các vi phạm tái diễn mà đối tượng là dân tộc thiểu số, như trưng dụng đất đai của tổ tiên, cưỡng bức di dân, giới hạn các quyền tự do đi lại và ngôn luận, bạo hành và đàn áp tôn giáo cũng như bắt bớ tùy tiện. Những phê phán mà một tổ chức Phi chính phủ gửi đến chúng tôi về cơ chế Hộ khầu. Còn cả những vấn đề song phương kỳ thị, vừa là dân tộc vừa là tôn giáo, cho một số nhóm như Phật giáo Khmers Krom liên hệ với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, những người Thượng, người Hmong mà đa số theo Thiên chúa giáo”.

Kỳ thị dân tộc và tôn giáo

 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=kWXsBgXC7Q4


Video: Ý kiến của các nhà tranh đấu tại VN 3
Ủy viên Huang Yong’an, người Trung quốc, trong phần nhận xét bản Phúc trình của Việt Nam cũng như kết luận sơ khởi lúc bế mạc phát biểu rằng :
“Người Trung quốc nói rằng “Bạo quyền đẩy nhân dân nổi loạn”. Khi chúng ta nhìn vào các tranh chấp trong các vùng dân tộc thiểu số của quốc gia thành viên, chúng ta thấy đa số đến từ quyền đất đai. Có một Báo cáo nói rằng, tôi xin trích, “Những cuộc biểu tình ôn hòa trên vấn đề tranh chấp đất đai đã bị nhà cầm quyền sử dụng bạo lực và bắt bớ”.
Ủy viên Amir, người Algerie, ca tụng nhân dân Việt Nam anh hùng, đánh thắng hai cuộc chiến thực dân và đế quốc, và hiện nay đã thống nhất đất nước. Tuy nhiên ông xót xa trước thực trạng đối với nhóm yếu thế, như nạn phụ nữ và thiếu nhi bán dâm vì không có gì để sống, cùng các chuyến du lịch tình dục.
Một số vấn đề mà các Ủy viên rút từ bản Báo cáo phản biện của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam bị phái đoàn Việt Nam làm ngơ, khiến ông Vazquez, chuyên viên người Mỹ, phải đặt lại câu hỏi của mình. Ông nói :
“Tôi không nghe Phái đoàn trả lời câu hỏi của tôi về Điều 87 trong bộ Luật Hình sự. Tôi đã nói lên sự quan tâm của tôi, rằng Điều mà bản Phúc trình của Phái đoàn cho là ban hành để bảo vệ người thiểu số, nhưng rất mơ hồ, sử dụng để đàn áp các dân tộc thiểu số. Đặc biệt được sử dụng để bắt bớ người thiểu số khi họ tham gia những cuộc biểu tình ôn hòa. Tôi khuyến nghị Việt Nam sửa đổi Điều 87 cho phù hợp với các công ước LHQ”.
Phái đoàn Việt Nam hãnh diện nhắc nhở sự kiện đã mời hai chuyên gia LHQ, bà Gay McDougall, Chuyên gia LHQ về Dân tộc thiểu số, và bà Magdalena Sepulveda, Chuyên gia LHQ về Nhân quyền và Đói nghèo cùng cực, đến Việt Nam tháng 7 và tháng 8 năm 2010. Nhưng Phái đoàn lại im lặng trước các phê phán, chỉ trích Việt Nam trong việc cấm bà McDougall không cho gặp gỡ các lãnh đạo tôn giáo, hay bà Sepulveda khuyến nghị Việt Nam phải cải tổ chính trị mới có thể bảo vệ nhân quyền hữu hiệu. Bà còn nói “Ký kết các công ước chưa đủ, Việt Nam phải đưa các tiêu chuẩn quốc tế vào luật pháp Việt Nam”.
Trả lời các câu hỏi về những cuộc đàn áp biểu tình tôn giáo và dân tộc thiểu số, Trung tướng Nông Văn Lưu, Bộ Công an bác bỏ :
“Một số tổ chức NGO, nhất là các tổ chức ở nuớc ngoài cho rằng Việt Nam đàn áp, phân biệt đối xử với dân tộc thiểu số, tôn giáo…
Xin khẳng định ngay rằng hoàn toàn không có sự phân biệt vì lý do dân tộc, tôn giáo. Tuy nhiên cũng có những người lợi dụng tôn giáo để tụ tập hoạt động vi phạm pháp luật thì phải áp dụng các biện pháp theo luật để ngăn chặn.”

Việt Nam tham gia ký kết Công ước quốc tế về loại bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc từ năm 1982. Trên nguyên tắc, Việt Nam phải đến phúc trình về sự thực hiện công ước tại nước mình mỗi 2 năm một lần. Nhưng 30 năm qua thay vì phải phúc trình 15 lần, thì Việt Nam chỉ đến Genève có 4 lần để phúc trình.
Nhân dịp tham dự Khóa họp lần thứ 80 của Ủy ban Công ước Chống phân biệt chủng tộc, được biết Phái đoàn Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã trực tiếp gặp gỡ các Báo cáo viên Đặc nhiệm LHQ để cập nhật hồ sơ và bênh  vực cho các trường hợp bị bắt giam, mất tích hay quản chế, như các vị Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, Ca sĩ  Việt Khang, nhà báo Hoàng Khương, bà Bùi Thị Minh Hằng, và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=ibEzGsoK4gw


Video: Nhà Trắng sẽ gặp gỡ người Việt tại Mỹ về Nhân quyền VN

Khi nòng súng biết khóc

 

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Làm sao một người lính không cúi đầu ngậm ngùi trước sự vắng lặng và thờ ơ có chủ đích trong ngày 17 tháng 2? Cách gì không thể không có cảm giác đâm buốt qua tim khi nhìn thấy mộ bia đồng đội nằm xuống tại núi rừng biên giới bị đục khoét? Gỗ đá sao được khi ở biên thuỳ trấn giữ giang sơn, nhìn về hậu phương thấy đồng bào yêu nước bị đạp mặt và đối xử như tội đồ? Thể nào không bức rứt, đớn đau khi ở biển đảo kia, ngư dân hiền hoà phải tự bám lấy bằng sinh mạng, máu và nước mắt?
Đã đến lúc ngay cả nòng súng lạnh lùng kia cũng phải bật khóc!
Và vì thế, cũng đã đến lúc họ phải lên kế hoạch để từng bước chụp lên đầu những người lính cái nón phản động với nhãn hiệu “tự diễn biến”.
Trên cái loa của những kẻ không cầm súng nhưng làm bồi cầm bút, trên trang báo tiếm danh các anh lẫn gần 90 triệu người dân với tên gọi Quân Đội Nhân Dân Việt Nam – Tiếng nói của Lực lượng Vũ trang và Nhân dân Việt Nam, những giao động rất con người, xuất phát từ lòng yêu nước của các anh đã rơi vào khoảng không gian lo sợ và từ đó lọt vào tầm bắn của một đám người đang nắm giữ quyền lực.
Viên đạn đầu tiên nhắm vào những người lính của Tổ Quốc là nhằm vào nguyên nhân dẫn đến những tâm tư đang giao động như sóng ngầm của các anh. Họ đặt tên cho những trăn trở của các anh là “quá trình ‘tự diễn biến’ trong mỗi con người, mỗi cơ quan, đơn vị.” Họ móc nối các anh với những kẻ thù vô danh nhưng cực kỳ nguy hiểm “Lợi dụng đặc điểm này, các thế lực thù địch ra sức thúc đẩy “tự diễn biến”, coi đây là một trong những mục tiêu, biện pháp cơ bản, là cơ hội thuận lợi để đạt mưu đồ đen tối.”. Từ đây, ở câu này, vòng dây thòng lọng đã được mang treo lơ lững ngang cổ các anh. Những gì từ các anh sẽ là kết quả của những mưu đồ đen tối của các “thế lực thù địch”.
Bản chất về những tâm tư, trăn trở của các anh, những người lính đang đau đớn trước thời cuộc, đang phân vân giữa ngã rẽ của lòng trung thành cố hữu từ các anh và sự phản bội triền miên từ những người lãnh đạo các anh, cũng đã bị đánh tráo: “Dấu hiệu của sự biến đổi đó biểu hiện tập trung ở sự suy thoái về tư tưởng, bản lĩnh, đạo đức, lối sống, là thái độ chia rẽ đoàn kết nội bộ, mất cảnh giác trong thực hiện nhiệm vụ, thiếu rèn luyện bản lĩnh chính trị, thiếu tin tưởng ở cấp trên và đồng đội v.v…”. Điều oái oăm là chủ nhân của trò đánh tráo ti tiện này lại là những kẻ mà sự suy thoái đạo đức, băng hoại nhân cách đã ở vào mức phải tự thú nhận và cần phải cho vào bể chứa phế thải.
Những ưu tư trăn trở của các anh, những người lính đúng nghĩa của Quân Đội Nhân Dân, đã được xem là tình trạng “ảnh hưởng tới sự đồng thuận về tư tưởng và hành động” và là “mảnh đất màu mỡ cho kẻ thù lợi dụng thực hiện âm mưu chia rẽ, làm suy yếu từ bên trong”. Vâng, họ đã xem các anh là mảnh đất “màu mỡ” của kẻ thù – một kẻ thù bây giờ vẫn còn vô danh, vô hình nhưng sẽ hiện hình bằng xương bằng thịt khi họ buông đao và thắt sợi dây thòng lọng – không ai khác, kẻ thù đó chính là các anh! 
Các anh đang bị kết án – một cách kết án mà “ai cũng có thể là” những người đang tạo tâm lý hồ nghi (đang tức là đang có) giữa quân và quân, quân và dân; các anh đang có tư tưởng chính trị chệch hướng; các anh đang lan truyền như những tế bào độc cư trú ngay trong tư tưởng. Và vì thế, họ có nhu cầu “giải quyết dứt điểm”.
Giải quyết dứt điểm bằng cách nào? Đọc những câu văn vừa bóng bẩy vừa mờ ám, các anh đều biết rõ họ muốn nói gì vì chính các anh, qua nhiều năm tháng, đã quá quen thuộc với những câu nói, câu viết có ẩn hiện dao găm đằng sau này:
“Để ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến” trong tập thể quân nhân”: tức là để ngăn chận những tư tưởng xuất phát từ việc chứng kiến những hành động “hèn với giặc ác với dân” lan truyền.
“Chiến sĩ phải phục tùng sự lãnh đạo, định hướng của cấp ủy đảng và sự quản lý của tổ chức”: có gì có thể che dấu được ý đồ phải làm cho người lính QĐND trở thành những con cừu ngoan ngoãn, con ngựa bịt mắt chỉ biết phục tùng và nhón gót theo “định hướng”.
“Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chính trị cần sâu sát bám nắm và thông qua hệ thống “tai, mắt” ngay trong tập thể đơn vị để quản lý tư tưởng quân nhân và những dấu hiệu bất thường.” Các anh dư biết họ muốn các anh, những người lính sẽ trở thành những tên ăng ten, an ninh, mật vụ canh chừng, dòm ngó và báo cáo lẫn nhau.
“Xét cho cùng, đấu tranh chống “tự diễn biến” chính là đấu tranh trong nội bộ, đấu tranh với chính mình.”: Đúng vậy, xét cho cùng, chẳng có một thế lực thù địch BÊN NGOÀI nào cả. Có thấy chăng, đối với họ, thù địch chính là các anh – những người lính QĐND – đang thao thức trăn trở với hiện tình bi thảm của đất nước – và đang trở thành đối tượng “đấu tranh trong nội bộ”.
Người lính Quân Đội Nhân Dân… 
Từ lúc nào và từ ai, bởi ai mà những nòng súng đã bắt đầu rụt rè quay mũi tránh xa hướng quân thù và quay dần về phía những người dân thân yêu như đã từng đối với người nông dân ở Tiên Lãng?
Từ lúc nào trái tim anh đã phải thổn thức, lòng anh đau như cắt và nòng súng kia tưởng chừng như bật khóc?
Để bây giờ, anh trở thành đối tượng và “nguy cơ nội tại cần khắc phục từ gốc”?

Từ tiếng hát Việt Khang đến Thỉnh nguyện thư

 
Việt Dương (Danlambao)Giọng nói nhiệt thành với ánh mắt của cô gái đã theo tôi mấy ngày nay. Tôi đã sống ở Mỹ trên 25 năm, nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp một cô bằng tuổi cháu mình, nói với mình về một người yêu nước ở quê nhà, rồi lại còn khẩn khoản nhờ tôi đi vận động những người khácBác xin cho Việt Khang một chữ ký. Qua việc theo dõi chiến dịch và làm theo lời cô gái, tôi có một số ý nghĩ, nên xin ghi lại…

Tiên lãng, Thủ tướng cũng lãng

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Chẳng hay có phải anh em ông Đoàn Văn Vươn vì bị “ma đưa lối quỷ đưa đường” đã khi khổng khi không lại “tìm những chốn đoạn trường mà đi”. Cái xẻo Hải Phòng đầm lầy sóng biển dữ dằn ấy đến Tiên cũng phải Lãng tránh, thế mà hai ông dám đem cả vợ con đến đó, đội đá lấp biển, để ra nông nỗi như hôm nay, khiến Thủ tướng phải bỏ việc nước đích thân về Hải Phòng giải quyết nỗi trái oan của gia đình anh em họ Đoàn. Nhưng rồi đánh trống xong, Thủ tướng cũng vội quăng dùi lãng luôn một mạch.

Đảng Cộng Sản đích thực là đảng cướp

Le Nguyen (Danlambao) - Ngôn ngữ “cướp chính quyền” thoát ra nơi cửa miệng của những người cộng sản từ năm 1945 của thế kỷ trước, cứ ngỡ đó chỉ là đùa cho vui, không người Việt Nam nào để ý hoặc quan tâm đến lời “nói thật” hiếm hoi này của đảng cộng sản. Thật tội nghiệp cho người Việt Nam “quá hiền”, không những không quan tâm mà còn biết bao người yêu nước tích cực tận hiến máu xương cho đảng cộng sản hoàn thành mục tiêu cướp trọn cả nước và mãi đến tận hôm nay hơn nửa thế kỷ tuyên bố cướp nước Việt Nam, bản chất tham tàn, gian manh, tráo trở, lật lọng sống hành động rừng rú ngoài vòng luật pháp của thành phần bất hảo cộng sản đã hiện ra trần trụi không còn núp dưới quần… chúng nhân dân qua tư tưởng, đạo đức không có thật của đảng cướp có tổ chức, nguy hiểm nhất trong giòng lịch sử nhân loại.

Những Nguyên thủ Quốc Gia có lương bổng cao nhất thế giới

Trần Việt Trình (Danlambao) Nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới có mức lương cao nhất? Xin các bạn đoán thử xem là ai? Barrack Obama ư? Nếu nói Mỹ là nước hùng mạnh nhất trên thế giới thì làm gì cũng có khối người đoán tổng thống Mỹ là vị thủ lãnh có mức lương cao nhất phải không? Xin thưa là không. Các bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết được ai dẫn đầu danh sách này.

Trời Nam mộng Bắc

Hoàng Trường Sa là của Việt Nam
Sự thật đó không bao giờ thay đổi
Hởi bọn người ở bên kia biên giới
Nhớ lời này để từ bỏ mộng xâm lăng

Cái dũng của đạo làm quan

Đào Hữu Nghĩa Nhân – Đạo làm quan thời nào cũng thế, từ thời phong kiến thối nát cho đến tư bản giẫy chết, hay quan trong miếng đệm lót của thời kỳ xôi thịt (quá độ) lên chủ nghĩa xã hội, rồi quan trong xã hội cộng sản phát triển đi chăng nữa, cái dũng trong đạo làm quan luôn là đức tính hết sức quan trọng, cần phải có. Chức quan càng lớn, cái dũng cũng phải lớn sao cho tương xứng. Cái dũng của quan tể tướng là phải biết phán đoán tình hình ra sao, sau khi một sự kiện gì đó nổ ra mà nhảy vào dấy máu ăn phần, PR cho kịp lúc để mà còn lưu danh cho hậu thế… nể chơi! Ấy thế mà cái dũng của tể tướng chẳng là cái đinh rỉ gì so với cái dũng khí của quan tri phủ ở xứ phượng hồng, bởi phẩm hàm thì nhỏ nhưng dám bẻ nạng chống lại triều đình. Mà cụ thể ở đây là dám chống lại kết luận của tể tướng!

Con ông Hiền cháu… ông Dũng

Giám đốc VOV Giao thông giữ chức Phó TGĐ Đài tiếng nói VN 
P.Thảo (Dantri) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa quyết định bổ nhiệm ông Vũ Minh Tuấn, Giám đốc Kênh Phát thanh giao thông (VOV Giao thông), giữ chức Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Ông Tuấn là con trai của ông Vũ Văn Hiền, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Tổng giám đốc Đài Tiếng Nói Việt Nam, hiện là cố vấn Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.

‘Mở casino đem lại tác động tích cực về kinh tế’

Nhật Minh (VnExpress) Khẳng định việc cho mở casino là cần thiết nhằm phát triển các trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế tại Việt Nam nhưng theo Chủ tịch VCCI – Vũ Tiến Lộc, hoạt động này đang được cơ quan quản lý giám sát một cách thận trọng.

Tiên Lãng: Cán bộ huyện chỉ tay, “dằn mặt” phóng viên tại trụ sở

Mạnh Thắng (Dân Việt) Khi vào UBND huyện đề nghị làm việc, cán bộ Văn phòng UBND huyện “huy động” bảo vệ, lái xe… đẩy phóng viên ra khỏi trụ sở.

Không gọi thằng, vẫn đồng thằng

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Trong bài “Đồng Chí và Đồng Thằng” vừa rồi, Cu Chổi trích dẫn lời ông bí thư thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Thành: “… đồng chí Lê Đức Anh, đồng chí Đặng Hùng Võ… hùa vào thằng Vươn” từ clip video kèm với “bản dịch” của Cu Vinh bài phát biểu của Tiến sĩ kinh tế kiêm Cử-nhân-Anh-Văn-Gúc-Gù-chấm-Tiên-Lãng tại CLB Bạch Đằng ngày 17/2/2012. Nay đọc trên blog Quê Choa viết rằng Cu Vinh đã “dịch” sai, không phải “hùa vào thằng Vươn” mà nghe hình như là “bắt đầu từ đó luôn”; và Cu Vinh đã có lời xin lỗi với chữ nếu (nếu thực sự Bí thư Thành không dùng từ “thằng Vươn” thì Cu Vinh xin lỗi Bí thư Thành…) Vốn vỗ ngực tự xưng mình là người lương thiện, Cu Chổi cũng xếp hàng sau Cu Vinh xin lỗi Cu Bí (thư), đương nhiên cũng với chữ nếu, nếu thực sự Bí thư Thành không dùng từ “thằng Vươn”.

Công an – Vì sao đốn mạt?

Khoai Lang (Danlambao) – Có một điều hiển nhiên, hầu như ai cũng chấp nhận là đúng, công an ngày nay ngày càng trở nên đốn mạt! Sự đốn mạt của công an một phần nhờ vào sự dạy dỗ của đảng. Nhưng chủ yếu là do đầu vào đã đốn mạt sẵn rồi.

“Tiếc đứt ruột”

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)Chỉ mới cách nay 2 tuần, cựu CT/UBND/huyện Tiên lãng Lê Văn Hiền và chánh văn phòng Ngô Ngọc Khánh vẫn hùng hồn tuyên bố: “Sau vụ việc Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc xã Vinh Quang thì huyện vẫn tiếp tục thu hồi các diện tích ao đầm tới hạn khác”! Nhưng bây giờ thì các vị ấy cảm thấy “TIẾC ĐỨT RUỘT” vì mộng đã không thành, ít nhất cũng trong giai đoạn này khi những chiếc “Thòng Lọng thu hồi đất” đã được lệnh phải tháo ra khỏi cổ người nông dân ao đầm bãi bồi – “TIẾC ĐỨT RUỘT” phải không? các quan quản lý đất đai đầm phá bãi bồi xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng!! Những cuộc đấu giá, đấu thầu bán mồ hôi nước mắt nhân dân!

Phóng sự của đài CNN: Thân phận của trẻ em nhặt rác Việt Nam

Natalie Allen (CNN) / Văn Hòa, Admin V (Nhật Ký Yêu Nước) -  Thân phận của các trẻ em nhặt rác Việt Nam qua góc nhìn của phóng viên Natalie Allen của đài truyền hình CNN.

Lại phải nói về quan trí Việt Nam.

Song Chi.-RFA
Suốt trong thời gian qua, khi vụ Tiên Lãng nổ ra trong lòng xã hội Việt Nam như một tiếng bom và dư chấn của nó cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu ngừng, người dân lại có dịp được “thưởng lãm” chân dung các quan chức VN-ở đây là quan chức huyện Tiên Lãng và thành phố Hải Phòng-được phơi bày rõ mồn một trên báo chí, từ báo nhà nước cho đến báo hải ngoại, các diễn đàn độc lập, trang blog cá nhân…Qua những lời ăn tiếng nói, hành vi ứng xử, việc làm… những con người đang ngồi trên ghế lãnh đạo một huyện, một thành phố đã bộc lộ đầy đủ năng lực, trình độ, tư duy, cái tâm cái tầm…của họ. Tiếc rằng những chân dung đó quá tệ hại-cả đức lẫn tài khiến người dân phải lắc đầu ngao ngán.
Thật ra, đây chẳng phải lần đầu tiên người dân VN được nghe/ thấy những lời nói, hành vi bộc lộ cái quan trí quá thấp của các quan chức từ cấp huyện, xã cho đến cấp cao nhất, cỡ Thủ tướng, Chủ tịch nước hay Tổng Bí thư đảng. Trong lúc Tổng Bí thư như ông Nông Đức Mạnh, trong mọi cuộc họp lúc nào cũng chỉ thấy cầm giấy viết sẵn nhai đi nhai lại những luận điệu cũ rích, xơ cứng, thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại bộc lộ tư duy lòng vòng không ai hiểu ông định nói gì như trong câu sau:
“Nói biển Đông không phải chỉ là biển Đông. Nói biển Đông không phải chỉ quan hệ ta với Trung Quốc. Nói biển Đông không phải toàn bộ vấn đề biển Đông, nó chỉ có một cái chỗ quần đảo Hoàng Sa với lại quần đảo Trường Sa …”
Chủ tịch nước như ông Nguyễn Minh Triết thì có cung cách ăn nói bình dân đến mức dân dã, với không ít phát ngôn nằm trong danh sách những câu nói ấn tượng nhất trong năm! Nhiều người dân vẫn nhớ những lời vàng ngọc của ông Chủ tịch, ví dụ như trong chuyến thăm Cuba năm 2009:
“Có người ví von, Việt Nam Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía đông, một anh ở phía tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ”
Khi phát biểu trước kiều bào 2009, nói về vị thế ngoại giao của Việt Nam thì:
“Tôi hoan nghênh ông Obama. Ông ấy tuyên bố đóng cửa nhà tù Guantanamo mà. Nhưng mà tôi nói rằng “Ông Obama ơi, vấn đề này là khó lắm đó. Tôi chúc ông phải nỗ lực để thực hiện cho bằng được cái này. Tôi nói mà tôi nhìn Obama mà tôi thấy ông ấy cũng chăm chú lắm đó, lắng nghe lắm. Như thế là mình vừa động viên ông Obama nhưng mình vừa phân hóa cái nội bộ của ổng…Như vậy đó tôi muốn nói với các đồng chí và quí vị rằng cái vai trò, cái vị thế của mình bây giờ cũng ngang hàng với người ta, cũng nói năng cũng đúng mức, đàng hoàng. “
Nói về đoàn kết toàn dân tộc:
“Chúng ta là con một nhà, là con Lạc cháu Hồng, cùng một bọc trứng sinh ra. Trên thế giới này ít có nơi nào có cái đó lắm á.”
(Theo wikipedia tiếng Việt).
Bàn về quy luật tham nhũng:
“… Chúng ta từ một nước trong chiến tranh, chưa có những cái kinh nghiệm trong quản lý, và ở nước người ta đó thì muốn tiêu cực, muốn tham nhũng cũng khó, vì hệ thống luật pháp nó chặt chẽ. Còn ở Việt nam của mình, thì có khi không muốn tham cũng động lòng tham, cái người thủ quĩ cứ giữ tiền khư khư,ở quĩ lúc nào cũng có số dư, cho nên lúc bí quá thì em mượn một chút, mượn không thấy ai đòi hết,thì em mượn thêm. Chứ không phải người Việt nam tham những nhứt thế giới, không phải vậy!”
( Phát biểu tại “Đại hội Kiều bào ở nước ngoài lần thứ nhất” do Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ 21.11.2009 đến 23.11.2009)
Còn Thủ tướng như ông Nguyễn Tấn Dũng lại có những phát ngôn gây choáng kiểu khác. Khi mới nhậm chức ông Dũng hùng hồn tuyên bố:
“Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay.”
Hết một nhiệm kỳ 5 năm của ông Nguyễn Tấn Dũng, tham nhũng phát triển tràn lan trong xã hội, với mức độ ngày càng nặng nề hơn, trơn trẽn hơn, không ai thấy ông Dũng từ chức, trái lại ông còn ngồi tiếp thêm một nhiệm kỳ nữa!
Ông Dũng khoe về công tác nhân sự:
“Tôi nhớ đồng chí Phạm Văn Đồng – có lẽ làm thủ tướng lâu nhất – có lần nói chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào. Hơn ba năm nay tôi làm thủ tướng cũng chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào, chắc là cũng phải học theo đồng chí Phạm Văn Đồng.”
Nhưng đáng nói nhất có lẽ là câu ông Thủ tướng trả lời về trách nhiệm với vụ Vinashin trong buổi thảo luận đánh giá 10 năm đổi mới, phát triển DNNN tháng 12.2011 ở Hà Nội:
“Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm. Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai”!
Còn đây là ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng:
“Hôm nay thấy sai một chút chỗ này xử lý, “cách chức đi, kỷ luật đi”, ngày mai thấy sai chỗ kia, “cách chức đi, kỷ luật đi”, lấy ai mà làm việc các đồng chí ?” (Phiên chất vấn của Quốc hội sáng 12.06.2010)
“Thử hỏi trong số chúng ta ngồi đây, bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình làm trăm việc, làm mười việc thế nào cũng sai một hai việc cũng nên, có khi sai lớn, có khi sai nhỏ, nhưng mà các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp.” (Phiên chất vấn của Quốc hội sáng 12.06.2010)
Rất lạc quan:
“Hiện GDP của Việt Nam là 106 tỉ USD, năm 2020 sẽ gần 300 tỉ, năm 2030 sẽ là 700 tỉ và năm 2040 sẽ là 1.000 tỉ. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay 1.200, đến năm 2040 sẽ đạt 20.000 USD”. (Phiên chất vấn của Quốc hội sáng 12.06.2010)
Lạc quan ngay cả khi vụ phá sản Vinashin đã là hiện thực:
“Tôi thì vẫn chưa lo”. Ngày 8.6.2010, Ông nói câu này khi được các phóng viên hỏi về những lo ngại về hiệu quả kinh doanh tại Vinashin trong kỳ họp Quốc hội.
(Theo Wikipedia tiếng Việt)
Các ông trong “tứ trụ triều đình” đã thế, những nhân vật khác cũng không hề kém cạnh trong việc “hồn nhiên vô tư” khoe cái dốt, sự ấu trĩ của họ.
Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan rất tự tin khi đã là năm 2011 mà bà còn dám phát biểu:
“Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, … khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”.
Cũng một kiểu tự tin trên đời không biết có ai đó là ông Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Thứ trưởng Bộ Công An:
“…hãy nhìn ra nước ngoài để thấy rõ hơn những thành tựu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong lĩnh vực Nhân quyền.”
Còn đây là các vị Thứ trưởng, Bộ trưởng với những phát biểu cực kỳ vô cảm, vô trách nhiệm kiểu như ông Bộ trưởng Giáo dục & đào tạo Phạm Vũ Luận khi thản nhiên trả lời báo chí về việc hàng ngàn thí sinh bị điểm 0 trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2011:
“Điểm lịch sử thấp là vấn đề của thời đại… Việc có hàng ngàn điểm 0 trong kỳ thi tuyển sinh đại học- cao đẳng vừa qua là vấn đề bình thường”
Bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, khi dịch tay chân miệng đã bùng phát ở hàng chục tỉnh thành, VN đã ghi nhận được “78.000 ca bệnh, trong đó 137 trường hợp tử vong.” Bà Bộ trưởng vẫn bình tĩnh cho rằng:
“Tỷ lệ tử vong ở Việt Nam khá thấp, khoảng 3%, trong khi các nước xung quanh 10-30%”, và: “Một số nước trong khu vực số ca mắc tay chân miệng, số tử vong cũng tăng vọt nhưng đã có nước nào công bố dịch đâu mà chúng ta công bố”(VNExpress ngày 26.10.2011)
Các đại biểu quốc hội VN do có truyền hình trực tiếp các buổi hội thảo, tranh luận của Quốc hội nên người dân càng có dịp được nghe những câu phát ngôn để đời của họ.
Quốc Hội khóa XII, có ông Nghị Trần Tiến Cảnh, đại biểu tỉnh Hà Nam, rất hùng hồn khi bênh vực dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam:
“Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm… Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây.”
Ðại biểu tỉnh Ðắk Nông Lương Phan Cừ thì ví von:
“Miền Trung có những bãi biển xinh đẹp, như những nàng tiên đang ngủ. Có đường sắt cao tốc, giao thông thuận tiện, các nàng tiên sẽ được đánh thức.”
Quốc hội khóa XIII cũng đã kịp có một số đại biểu có những phát ngôn “nổi tiếng” không kém gì khóa trước.
Ðại biểu Nguyễn Bá Thuyền, viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Ðồng khiến cả nước giật mình trong bài phát biểu tại phiên thảo luận ngày 5 tháng 8, 201:
“Làm sao để nhiệm kỳ này cố gắng lấy lại quần đảo Hoàng Sa…” Hoặc “quần đảo Trường Sa bây giờ do Trung Quốc chiếm cho nên chúng ta cũng phải kiên quyết chỗ này…”
Ðại biểu Ðỗ Văn Ðương (TP.HCM) bàn về… lạm phát:
“Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục. Trong nước tôi đi chợ rau muống ở đô thị có thể 5000 đồng/mớ, đi xuống vùng nông thôn chỉ 2000, xuống nữa có khi rẻ hơn… Rất nhiều hàng hóa của mình được giảm giá, đồng tiền của mình về Việt Nam được tự do, có giá trị. Cần xem lại đánh giá chỉ tiêu lạm phát này xem có đúng không, theo tôi không phải là cao nhất.”
Ông Nghị Nguyễn Minh Hồng, bác sĩ kiêm nhà văn, đại biểu tỉnh Nghệ An đề xuất phải có Luật Nhà Văn. Hùng hồn đến mức:
“Nếu phải lựa chọn giữa Luật Biểu Tình và Luật Nhà Văn, tôi vẫn chọn Luật Nhà Văn.”
Ðến khi bị báo chí chất vấn, dư luận phản bác, thì ông Hồng lại phát biểu: “Luật Nhà Văn không phải là sáng kiến của tôi” (mà của các nhà văn trong hội nghị toàn quốc của Hội Nhà Văn, theo lời ông). “Vì thế, tôi cũng không biết vì sao cần có Luật Nhà Văn. Tôi chỉ thực hiện lời hứa, còn cụ thể vì sao cần có luật này thì tôi chưa nghĩ ra.”
Đình đám hơn cả, là ông Nghị Hoàng Hữu Phước (TP.HCM) với bài phát biểu về Luật Biểu Tình.
Ông Phước lập luận:
“Biểu tình là để chống lại chính phủ….Biểu tình gây ra nạn tắc đường “xâm hại quyền tự do đi lại của người dân…”, “Biểu tình là ô danh… Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể chi tiền đài thọ cho một sự ô danh”.
Và ông Phước thẳng thừng đòi bỏ hai luật này ra khỏi chương trình nghị sự suốt nhiệm kỳ Quốc Hội khóa XIII. May mà ông Phước chỉ mới là… ông nghị, nếu quyền to hơn nữa, cỡ thủ tướng, thì nhân dân còn khốn khổ khốn nạn đến chừng nào!
Trên trang blog cá nhân, ông nghị này tự xưng là Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.Với các bài viết nói về mình khi tự ứng cử, về Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Ðịnh, “Tôi và Tổng Thống Sadam Hussein,” hay luận bàn về thế giới thời kỳ hậu Gaddafi “Hoàng Hữu Phước luận về The Post-Gaddafi Era.”…Càng đọc càng thấy nhân vật này vừa cực kỳ phản động, vừa mắc chứng hoang tưởng, đầu óc không bình thường!
Trong bối cảnh chung về quan trí VN như vậy thì việc các quan chức thành phố Hải Phòng hay huyện Tiên Lãng có những phát ngôn trịch thượng, ngồi xổm lên luật pháp, coi nhân dân như trẻ nít, nói lấy được, cãi chầy cãi cối…chả có gì ngạc nhiên. Hàng loạt chân dung những nhân vật bất tài, nói theo ông Chủ tịch Trương Tấn Sang là “cả một bầy sâu” lộ ra qua vụ Tiên Lãng. Từ ông Lê Văn Hiền- Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, Lê Thanh Liêm – Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, Ngô Ngọc Khánh, Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng, Đỗ Trung Thoại-Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Đại tá Đỗ Hữu Ca-Giám đốc Công an TP Hải Phòng, Nguyễn Văn Thành, Bí thư thành ủy Hải Phòng…
Trong đó giải nhất về tội đổ thừa cho nhân dân sẽ được trao cho ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng với câu: “Các đồng chí ở huyện báo cáo do người dân bất bình nên vào phá ngôi nhà này chứ không phải chính quyền” . Đồng giải nhất cãi chày cãi cối, nhằm chạy tội cho hành động cưỡng chế trái pháp luật trái đạo lý của chính quyền huyện Tiên Lãng sẽ được trao cho hai ông Ngô Ngọc Khánh, CVP UBND huyện Tiên Lãng và ông đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc CA TP. Hải Phòng. Ông Ngô Ngọc Khánh với câu nói phủi tay “hoa lợi trong đầm không có cái gì”, “trước khi thu hồi có thông báo cho chủ đầm thu hoạch hoa lợi”.
Tuy nhiên, theo chị Phạm Thị Hiền (vợ ông Đoàn Văn Quý), toàn bộ 5.000 con cá vược loại 1-1,5 kg/con, 7.000 con cá trắm, trọng lượng 2-3 kg/con, 3.000 con cua giống trong đầm đã bị đánh bắt hết. Tính tổng trị giá cá nuôi đã lên tới hơn 1,5 tỉ đồng, chưa kể cua, tôm tự nhiên và hàng ngàn buồng chuối.( Vietnamnet ngày 3.2.2012).
Ông Đỗ Hữu Ca thì cố tình hạ thấp hậu quả việc lực lượng cưỡng chế đánh sập căn nhà xây 2 tầng của gia đình ông Vươn khi cho rằng:
“Ngôi nhà của ông Vươn chỉ là cái chòi trông cá, lại nằm trong khu vực bị cưỡng chế, nên việc phá hay không phá không thành vấn đề.” ( Vietnamnet ngày 3.2.2012).
Còn giải nhất về sự dốt nát không thể tin nổi sẽ thuộc về ông Nguyễn Văn Thành, Bí thư thành ủy Hải Phòng khi phát biểu trước 500 cán bộ hưu trí trung, cao cấp tại Câu lạc bộ Bạch Đằng, Hải Phòng ngày 17.2:
“…lập tức các bài báo liên tục xuất hiện, phải thế nọ phải thế kia, phải phải liên tục, phải cho đến ngày hôm qua là 1300, 1400 bài báo và hơn 5 triệu lượt người vào mạng Gugồ chấm Tiên Lãng“!
Và còn nhiều, rất nhiều nữa…kể ra không xiết.
Người dân chỉ cỏn biết ngửa mặt lên trời than: sao họ dốt nát đến thế. Dốt nát một cách hết sức tự tin. Bởi vì nghĩ rằng nhân dân còn dốt hơn, nhân dân chả là cái đinh gì nên mới dám tự tin khoe dốt đến vậy. Mà họ đều là những người có bằng cấp đầy mình hết cả. Ngay ông Nguyễn Văn Thành nói trên là tiến sĩ kinh tế, cử nhân luật, cử nhân Anh. Hay bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng là Giáo sư, Tiến sĩ. Ở VN muốn làm quan tệ nhất cũng phải có một hai cái bằng vắt vai, phổ biến là Cử nhân luật, Cử nhân chính trị, bằng B Anh văn…Nhìn vào lý lịch các quan chức VN thì người nào cũng bằng cấp kêu xủng xoẻng như chuông. Tiến sĩ, Giáo sư cả rổ. Nếu so sánh với nhiều nước khác có lẽ các quan VN có bằng cấp cao hơn nhiều. Nhưng vẫn dốt!
Không chỉ dốt, phần lớn quan chức VN còn tham lam, vô cảm, vô trách nhiệm, coi khinh luật pháp, coi khinh nhân dân như rác.
Đã giành độc quyền lãnh đạo đất nước này từ 37 năm nay mà họ vẫn không thể xây dựng được đội ngũ quan chức cán bộ của mình từ trên xuống dưới cho tử tế, lựa những con người có học có tài thật sự là bởi cái cơ chế độc tài, không có sự bầu chọn công khai minh bạch, toàn chạy chọt dàn xếp chia ghế với nhau mà ra, quan chức thì không chịu học hành cho đàng hoàng, cứ bỏ tiền ra mua bằng cho khỏe, thời buổi bây giờ có tiền mua gì mà chả được. Hậu quả là cứ mỗi khi họ mở miệng thì người dân chỉ có phát khóc, còn những gì họ làm thì chỉ toàn phá hoại! Không có gì lạ khi đất nước này ngày càng lùi nhanh lùi mạnh về mọi mặt so với các nước láng giềng trong khu vực chứ chưa nói gì đến thế giới!

VIỆT NAM: TRẬN CHIẾN BẢO VỆ VƯỜN NHÀ CỦA MỘT NÔNG DÂN

Báo Thanh niên tham khảo * Trung Quốc

Cả nước theo dõi  -  Thủ tướng tỏ thái độ  -  Tòa án tối cao ra lệnh xét xử lại

VIỆT NAM: TRẬN CHIẾN BẢO VỆ VƯỜN NHÀ CỦA MỘT NÔNG DÂN

Mìn tự chế và súng mộc[1] chống trả lại cưỡng chế, kết quả đã trở thành “anh hùng dân tộc”

22.2.2012
Phóng viên của báo: Hoàng Phưởng Nỉ
Người dịch: Quốc Thanh

Người nông dân Đoàn Văn Vươn đã trở thành “anh hùng dân tộc” của Việt Nam, tuy nhiên, hiện giờ, ông cùng 3 người thân vẫn đang bị giam trong tù.   
Ông dẫn đầu anh em, con và cháu mình dùng mìn tự chế và súng mộc kịch chiến với binh lính và cảnh sát.
Đây là vụ tranh chấp đất đai nghiêm trọng nhất kể từ năm 1977 đến nay ở ViệtNam.

Chắc rằng Đoàn Văn Vươn đã không ngờ được hành động này của mình tuy mang lại cái họa tù đày, nhưng lại đã giành được sự quan tâm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, nhận được lời khen ngợi ncủa guyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cùng sự ủng hộ của Tòa án tối cao.
  Dùng mìn tự chế kịch chiến với binh lính và cảnh sát     
Người nông dân Đoàn Văn Vươn đã trở thành “anh hùng dân tộc” của Việt Nam, mặc dù trước mắt, ông cùng 3 người thân vẫn còn đang bị giam trong nhà tù Việt Nam.
Tất cả được khởi đầu vào ngày 5 tháng 1 năm nay. Hiện giờ chỉ có vợ Đoàn Văn Vươn là có thể kể lại với phóng viên truyền thông về những gì đã xảy ra vào ngày hôm ấy.
Ngày hôm ấy, bà đi đón con tan học, trên đường về, từ xa đã nhìn thấy ngôi nhà 2 tầng của mình bị một đám binh lính cảnh sát có trang bị chống bạo động quây chặt. Một lát sau, bà nghe thấy tiếng súng và tiếng nổ –  Đoàn Văn Vươn trong nhà (**) đang dẫn đầu anh em, con và cháu mình dùng mìn tự chế và súng mộc kịch chiến với binh lính và cảnh sát.
Một trận kịch chiến xảy ra, 6 người bên đối phương bị thương, mấy anh em Đoàn Văn Vươn bị bắt vì bắn vào cảnh sát.
Đây là vụ tranh chấp đất đai nghiêm trọng nhất kể từ năm 1977 đến nay ở Việt Nam, song đến lần này, truyền kỳ về người “anh hùng dân tộc” Đoàn Văn Vươn mới vừa được bắt đầu.
“Chúng tôi đã đầu tư hết tâm huyết và cửa nhà vào ruộng vườn, thế nhưng các quan chức đương quyền lại muốn cưỡng bức đuổi chúng tôi đi”.
Trước khi chuyện này xảy ra, Đoàn Văn Vươn chỉ là một nông dân không chút tiếng tăm ở thành phố Hải Phòng ViệtNam. Song, hàng xóm của ông nói, với người dân ở đây, xưa nay ông rất có uy tín.
Đoàn Văn Vươn từng học đại học, là một kỹ sư nông nghiệp. Năm 1991, ông nhận thầu với hợp tác xã một mảnh đất rộng 20ha. Trong thời gian gian 20 năm tiếp đó, ông đã bỏ vào đó tất cả mọi dấn vốn và tinh lực của mình để xây dựng khu đầm ven biển hoang vu này thành nơi nuôi thủy sản. Ngôi nhà gạch 2 tầng của gia đình ông cũng được dựng lên trên mảnh đất này, giờ chỉ là một đống đổ nát.
Chính giữa lúc nơi nuôi thủy sản của ông bắt đầu đi vào quy mô, thì mọi phiền phức đã ập tới.
Theo pháp luật ViệtNam, thời hạn cho thuê đất là 20 năm. Đoàn Văn Vươn nhận thầu 20 ha lúc ban đầu xong, còn “quây hồ tạo ruộng”, mở rộng được thêm được 19,3ha đất nữa. Hành động này chẳng bao lâu sau đã bị chính quyền địa phương phát hiện, Đoàn Văn Vươn  phải nộp một khoản tiền phạt vì chuyện này. Khi ấy, tòa án phán quyết cho ông được tiếp tục hưởng quyền sử dụng mảnh đất này trong 14 năm, thời gian tính bắt đầu từ tháng 10 năm 1993.
Hết hạn 14 năm, Đoàn Văn Vươn phát hiện thấy chính quyền có ý đồ thu hồi lại từ tay ông toàn bộ mảnh đất rộng khoảng 40ha này.
Năm 2009, Đoàn Văn Vươn đầy bất bình đã cùng với vài nông dân khác cùng nhau viết đơn kiện ra tòa án về vấn đề thời hạn thuê đất. Tòa án trả lời là nếu như ông rút lại đơn kiện, thì sẽ cho kéo dài thêm thời hạn được thuê đất.
Thế là, Đoàn Văn Vươn đã chọn cách rút đơn kiện. Điều không không ngờ được là, sau hành động đó, thành phố Hải Phòng liền đẩy nhanh thêm bước thu hồi đất. Theo thông tin từ giới truyền thông chính thức của ViệtNam, mảnh đất mà gia đình Đoàn Văn Vươn đang ở đã được quy hoạch thành đất ở và một sân bay quốc tế.
“Gia đình chúng tôi đã bị bước vào đường cùng”, vợ Đoàn Văn Vươn sau đó đã nói với phóng viên AP, “chúng tôi đã đầu tư hết tâm huyết và cửa nhà vào ruộng vườn, thế nhưng các quan chức đương quyền lại muốn cưỡng bức đuổi chúng tôi đi, lại còn không bồi thường, quả là quá bất công”.

Ngôi lều gia đình Đoàn Văn Vươn [2] hiện đang ở
Thế là, gia đình Đoàn Văn Vươn đã bất chấp mệnh lệnh của chính quyền, từ chối rời khỏi ruộng vườn. Ngày 5 tháng 1 năm nay, chính quyền thành phố Hải Phòng đã điều hơn 100 binh lính cảnh sát tới bao vây ngôi nhà của họ.
Đoàn Văn Vươn bị quây chặt trong nhà cũng đã có sự chuẩn bị từ trước.
Họ đã dùng súng mộc nhằm bắn vào binh lính cảnh sát đang có ý định lại gần h  
Các binh lính cảnh sát bao vây ngôi nhà Đoàn Văn Vươn không hề biết là mình sẽ đối mặt với cái gì. Trước mắt họ là một ngôi nhà gạch xoàng xĩnh, xung quanh ngoài con đường bùn đất gập ghềnh và những vạt chuối ra, còn có 3 chướng ngại vật do chính những người trong nhà dựng lên.
Còn ở dưới mặt đường thì có chôn mìn do Đoàn Văn Vươn tự chế. Khi một đội cảnh sát có ý định lại gần ngôi nhà này, một quả mình đã được giật nổ.
Viên chỉ huy cảnh sát một mực yêu cầu những người trong nhà ngừng tấn công điên cuồng vào đội thi hành án, nhưng nhà họ Đoàn đã phớt lờ lời kêu gọi của cảnh sát, dùng súng mộc nhằm bắn vào các cảnh sát có ý định lại gần.
Rồi cuối cùng, đội thi hành án đã tấn công vào ngôi nhà này, người bên trong đã bỏ chạy, nhưng mấy ngày sau đã lần lượt bị bắt.
Em trai Đoàn Văn Vươn sau khi bị bắt đã nói, nghe tin chính quyền quyết định thu hồi đất của anh trai, anh không sao ghìm được sự phẫn nộ của mình. Anh ta đã nhằm bắn vào 6 cảnh sát tại hiện trường.
Ngôi nhà của Đoàn Văn Vươn đã bị phá dỡ. Những người thân thoát khỏi cảnh tù ngục đành dựng lên bên cạnh đống gạch vữa một ngôi lều bằng cọc tre và ni lông để sống qua ngày, đồng thời đã cắm một lá quốc kỳ Việt Nam ở chỗ cao nhất của “cổng nhà”.
Cái tên Đoàn Văn Vươn đã chiếm hết trang đầu của truyền thông Việt Nam   
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự kiện cưỡng chế ở thành phố Hải Phòng. Thế nhưng lần này, dường như do dũng khí của Đoàn Văn Vươn mà sự việc đã dần tiến triển vượt ra ngoài dự liệu của mọi người.
Giới truyền thông Việt Nam đã bày tỏ sự cảm thông với cảnh ngộ của gia đình Đoàn Văn Vươn trong các tin tức điều tra. Theo luật pháp, những người trong gia đình này phải được hưởng thời hạn thuê đất là 20 năm, chứ không phải là 14 năm.
Trong hơn 1 tháng trở lại đây, cái tên Đoàn Văn Vươn đã chiếm hết trang đầu của truyền thông ViệtNam. Ở Việt Nam, tình huống này không hề thường gặp.
Có nhà phân tích cho rằng, sự cảm thông đối với Đoàn Văn Vươn được bộc lộ rộng rãi như vậy làm nổi cộm lên sự bất bình phổ biến của dân chúng đối với việc xử lý tranh chấp đất đai của quan chức địa phương.
Theo “Hiến pháp” Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý theo luật pháp và theo quy hoạch. Các quy định có liên quan trong “Luật đất đai” của Việt Nam được sửa đổi theo từng năm, từ chỗ cấm chỉ các hình thức mua bán thuở ban đầu đến chỗ xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, cho phép chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất đai.
Từ khoảng năm 1993, Luật đất đai của Việt Nam bắt đầu cho phép đại đa số người dân được thuê đất với thời hạn là 20 năm. Đất mà rất nhiều người nhận thầu khi ấy đã đến lúc sẽ bị thu hồi.
Các chuyên gia luật pháp cho biết, để bảo vệ quyền sử dụng đất đai cho những nông dân này, thời hạn cho thuê đất sẽ được kéo dài vào năm tới. Nhưng, theo luật pháp trước mắt, chính quyền có thể tùy tiện thu hồi lại đất đai với các lí do phát triển kinh tế, lợi ích chung và an ninh quốc gia…
Gần đây, ngày càng xuất hiện một hiện tượng là đất của nông dân bị chính quyền thu hồi, thế rồi, ao cá và ruộng đồng liền biến thành sân golf cao cấp hoặc resort mà chỉ có người giàu mới có khả năng hưởng thụ.
Rất nhiều nông dân đành phải nhận tiền đền bù (thường là trả theo giá trị nông nghiệp của họ, chứ không phải là theo giá trị thương phẩm), sau đó phải di dời, song ngày càng có nhiều người bắt đầu chống đối lại việc này.
Sự gắng gỏi đấu tranh của Đoàn Văn Vươn đã giành được sự ủng hộ của rất nhiều người Việt Nam. Trong mắt họ, việc chính quyền thu hồi đất không cần phân biệt rõ trắng đen thực tế là một tín hiệu tham nhũng.
“Ông ấy được người nông dân xem là anh hùng”. Dân làng cùng đi khiếu kiện với Đoàn Văn Vươn năm 2009 đã đánh giá về ông như vậy.
Ở một đất nước mà đại đa số là nông dân, tiếng nói của ông ta không thể bị xem thường    
Ở những giây phút chôn mìn, giương súng, chắc Đoàn Văn Vươn không thể ngờ được rằng hành động ấy của mình, ngoài chuyện đem lại họa tù ngục ra, còn đã giành được sự quan tâm của cả Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cùng sự ủng hộ của Tòa án tối cao.
Sau khi cảnh ngộ của Đoàn Văn Vươn được giới truyền thông tiết lộ, rất nhiều blogger và luật sư đã biểu lộ sự ủng hộ đối với ông ta, nguyên Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh đã ca ngợi ông là người “công dân mẫu mực”. Khi trả lời phỏng vấn của giới truyền thông, Lê Đức Anh nói: “Anh ấy đáng phải được khích lệ thì lại đuổi người ta đi, thật là quá tàn nhẫn”.
Vào ngày 10 tháng 2, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã triệu tập cuộc họp đặc biệt. Tối hôm đó, trang mạng chính phủ Việt Nam đã đăng tải bài phát biểu của ông, nói quan chức Hải Phòng đã xử lý không thỏa đáng đối với đất đai của Đoàn Văn Vươn.   

“Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng sau khi phân bổ xong, lại dùng vũ lực để cưỡng chế thu lại mảnh đất đã giao cho Đoàn Văn Vươn, đây là sai lầm”, Nguyễn Tấn Dũng nói, “quyết định thu hồi đất không phù hợp với “Luật đất đai”, là không hợp pháp”.                                                                                          Nhà của Đoàn Văn Vươn

Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh mở cuộc điều tra về việc phá dỡ nhà Đoàn Văn Vươn, đồng thời bày tỏ những quan chức đứng đằng sau vụ này cần bị đình chỉ chức vụ.
Nguyễn Tấn Dũng nói, do chính quyền xử lý không đúng, tòa án cần xem xét xử lý giảm nhẹ tội cho Đoàn Văn Vươn.
Sáu ngày sau khi bài nói này được đăng lên, Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam ra quyết định, tòa án địa phương vào tháng 4 năm 2010 đã ra phán quyết sai về vụ tranh chấp đất đai giữa Đoàn Văn Vươn với Ủy ban nhân dân địa phương, việc xét xử trước đây cũng không tuân thủ trình tự luật pháp, Tòa án tối cao đề nghị phải xét xử lại vụ án này.
Một luật sư trong Tòa án nhân dân Hải Phòng khi tiếp báo “Sài gòn giải phóng”, cơ quan ngôn luận của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đã bày tỏ, những người có dính líu vào vụ án trưng thu  đất đai vi phạm pháp luật này, đồng thời bị nghi có liên quan đến việc cưỡng chế phá dỡ nhà Đoàn Văn Vươn, thậm chí cả những người đã viết báo cáo bừa lên cấp trên, đều sẽ phải chịu các hình thức xử phạt tương ứng. “Những người nào sẽ phải đối mặt với xử lý kỷ luật nặng, kết quả sẽ được công bố trong nay mai”.
Đoàn Văn Vươn đã trở thành người “anh hùng dân tộc” của Việt Nam, chỉ có điều, thân mình anh vẫn đang chịu cảnh sau song sắt, anh đang phải đối mặt với lời buộc tội cố ý giết người.
Theo tin từ AP, trường hợp của Đoàn Văn Vươn có thể sẽ không làm thay đổi được những quy định về đất đai ở quốc gia này, nhưng ở một đất nước mà khoảng 80% dân số là nông dân, thì tiếng nói của ông không thể bị xem thường.
“Thằng cha đánh lại cảnh sát này đã được rất nhiều cư dân thành phố ủng hộ”, một luật sư Việt Nam đã giải thích với giới truyền thông Phương Tây về căn nguyên vì sao Đoàn Văn Vươn lại có được một chuỗi trải nghiệm không tầm thường này, “rất nhiều người đã coi câu chuyện của ông ta là cảnh ngộ của mình”.

[1] Nguyên văn:   土枪  (Thổ thương); chỉ súng hoa cải mà Đoàn Văn Vươn đã dùng –ND.
[2] Nguyên văn:  Đoàn Văn Vượng. Vì trong tiếng Hán không có chữ  nào tương đương với âm “Vươn”, nên tác giả phải mượn dùng chữ gần âm –ND.
* Báo “Thanh niên tham khảo” ra đời ngày 6 tháng 7 năm 1984, được sáng lập theo tinh thần từ chỉ thị của Hội nghị lần thứ 100 Ban thư ký Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc là làm một tờ tin tham khảo cho thanh niên. Hơn 20 năm qua, là tờ báo được phát hành hướng tới thị trường đầu tiên dưới quyền của Tòa soạn “Trung Quốc thanh niên báo”, tờ “Thanh niên tham khảo” từ 4 ấn bản lúc đầu đã phát triển thành 24 ấn bản, đã theo kịp được với tờ “Nhìn ra thế giới” của mấy thế hệ thanh niên Trung Quốc. (Theo hudong.com).
** Tác giả lầm lẫn chỗ này. Ông Vương không trực tiếp tham gia hành động chống cuộc cưỡng chế.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

BT ĐỒNG GIỮA MỸ VÀ IXRAEN XUNG QUANH VẤN ĐỀ HẠT NHÂN IRAN

Tài liệu tham khảo đặc biệt  -Thứ ba, ngày 28/2/2012  -TTXVN (Angiê 20/2)
Mạng tin “Slatemới đây đăng bài phân tích về vn đề này của tác gi Jacques Benillouche, nội dung như sau;
Tổng thống Mỹ Obama muốn tin vào các lệnh trừng phạt và biện pháp ngoại giao trong khi theo Thủ tướng Ixraen Netanyahu thì Tổng thống Mỹ không hiểu gì về Trung Đông và làm cho Ixraen gặp nguy hiểm. Người Mỹ và Ixraen đã có cùng một đánh giá từ lâu về chương trình vũ trang hạt nhân của Iran. Hai phía đều thấy rất nguy hiểm và cần phải ngăn chặn song ngày càng trở nên mâu thuẫn trong việc sử dụng các biện pháp thực hiện. Ixraen tin rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ không tạo ra một kết quả nào và ngạc nhiên khi thấy Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad có thể xem thường các nước phương Tây khi phô trương trên truyền hình ngày 15/2/2012 là đang lắp đặt các thanh nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân. Tổng thống Iran cũng chế nhạo Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu, người đã phát biểu tại Quốc hội khi tuyên bố: “Nếu sự hung hăng của Iran không bị ngăn chặn, nó sẽ lan truyền sang các nước khác”.
Cùng thời điểm, tàu sân bay Mỹ Abraham Lincoln và các tàu hộ tống đã đi qua eo biển Hormuz. Têhêran đã khẳng định rằng nước này sẽ không ngăn cản các tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Hormuz và tỏ ra hài lòng với việc theo dõi không xa các tàu chiến Mỹ khi đi qua eo biển bằng các máy bay trực thăng. Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đã thông báo thay thế 9.000 máy li tâm tại trung tâm Natanz, bị phá hủy bởi vi rút tin học Stuxnet, để cho phép làm giàu urani ở cẩp độ 20% và tiến gần đến ngưỡng 90% cần thiết để sản xuất một quả bom nguyên tử. Ông cũng đã thông báo về thế hệ máy li tâm thứ 4 được sản xuất trong nước, được cất giấu trong những hầm ngầm mà không quân Ixraen không thể tiếp cận. Tiết lộ này trùng với thời điểm thông báo các lệnh trừng phạt của châu Âu nhằm cấm nhập khấu dầu thô Iran được đưa ra. Nhưng người Iran lại có cách để thoát khỏi những trừng phạt trên bởi Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc hiện chiếm 65% xuất khẩu dầu thô của Iran. Các nước này sẽ tiếp tục nhập khẩu của Iran và từ chối nguồn cung thay thế từ Arập Xêút.
Anh cũng đã cảnh báo các đồng minh của mình về mối quan hệ gia tăng giữa Iran và tổ chức khủng bổ Al-Qaeda – đã thông qua một kế hoạch tấn công người Ixraen ở nước ngoài. Anh cho rằng Mustafa Setmariam Nasar – chỉ huy trung tâm đầu não của Al-Qaeda, đã chiến đấu chống chế độ Xyri trong suốt hơn 30 năm – đã được trả tự do tháng 12/2011 và đang định cư tại Têhêran nhằm tránh một chiến dịch tiêu diệt từ phía các cơ quan dặc biệt của Ixraen. Tất cả đã hội tụ cho một cuộc đối đầu, song Chính quyền Obama và Chính quyền Netanyahu đang bất đồng liên quan đến chiến lược tiếp theo và có những chính sách đối nội cũng như đối ngoại rất khác biệt.
Những mâu thuẫn chiến lược và chính trị
Tổng thống Mỹ Barack Obama không để bị lôi kéo vào một cuộc xung đột vũ trang trong chiến dịch tranh cử tổng thống và có tham vọng kết thúc các cuộc chiến tranh mà người tiền nhiệm George Bush thực hiện tại Irắc và Ápganixtan. Trong khi đó, Thủ tướng Netanyahu lại đi theo một quỹ đạo khác, đánh cuộc tương lai chính trị của mình vào một cuộc đối đầu với Têhêran, cho rằng Ixraen không thể tin tưởng vào một nước Cộng hòa Hồi giáo sở hữu vũ khí hạt nhân bởi điều này quá nguy hiểm cho sự tồn tại của Ixraen và cuối cùng Ixraen phải chứng minh khả năng răn đe của mình.
Những mâu thuẫn giữa hai người rất sâu sắc. Tổng thống Obama tin rằng có thể tránh được một cuộc chiến tranh nhờ vào các cuộc đàm phán quốc tế. Các cơ quan tình báo đã cho thấy có các cuộc tiếp xúc mật giữa người Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ với các đặc phái viên mật của Đại giáo chủ Khamenei người sẽ có thể chấp nhận nối lại các cuộc đàm phán. Thông tin trên dường như được tờ báo New York Times xác nhận ngày 16/2/2012 với tiết lộ từ cựu cố vấn Mỹ Dennis Ross, theo đó “ Iran sẵn sàng đàm phán”. Bài báo này đã làm người Ixraen phẫn nộ bởi họ không bao giờ tin vào thiện chí đàm phán của người Iran. Người Ixraen đã chứng minh điều này thông qua các vụ khủng bố nhắm vào các cơ sở ngoại giao của Ixraen tại Niu Đêli (Ấn Độ), Tbilisi (Grudia)…, được gắn với người Iran. Tuy nhiên, các cơ quan tình báo không tin rằng Iran có thể cho phép thực hiện các hành động khủng bố trên lãnh thổ Ấn Độ, đồng minh của Têhêran. Họ găn các vụ khủng bố này cho những phần tử cực đoan Iran, đang tìm cách phá hoại ngầm giải pháp hợp tác giữa Iran và Mỹ. Theo đó, vị đại giáo chủ Iran sẽ có thế chấp thuận hoãn chương trình hạt nhân của nước này.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu không có ý định để người phương Tây và Mỹ lần chần tránh né và cho phép Têhêran trở thành một mối đe dọa chết chóc đối với nước mình. Thủ tướng Ixraen hoàn toàn không tin vào hiệu quả từ các lệnh trừng phạt, đã bày tỏ sự tức giận nhân chuyến thăm Cộng hòa Síp ngày 16/2 vừa qua. Ông đã khẳng định: “Đến nay, các lệnh trừng phạt đã không tiến triển và chúng ta đang phải đối mặt với một chế độ vi phạm mọi quy tắc, Chuyến thăm của Tổng thống Iran tới một nhà máy hạt nhân là bằng chứng cho thấy các lệnh trừng phạt đã không làm tê liệt nỗ lực của Iran trong việc phát triển khả năng hạt nhân”. Người Ixraen cho rằng Têhêran đang tìm cách câu giờ trong đàm phán với Tổng thống Barack Obama và họ buộc phải cần tới một hành động quân sự để chấm dứt chương trình hạt nhân Iran sau khi đã tính toán kỹ được những hậu quả là một cuộc chiến không thể dự báo tại Trung Đông làm Mỹ lo ngại.
Cáo buộc “phản bội”
Căng thẳng giữa hai đồng minh Mỹ và Ixraen buộc Tổng thống Obama đánh giá cần phải cử gấp vị cố vấn an ninh quốc gia của mình là Tom Donilon đến Ixraen ngày 18/2 vừa qua, Tom Donilon đã hội đàm với các nhà lãnh dạo Ixraen về “các vấn đề khu vực, trong đó có tình hình Xyri và Iran”. Nhà Trắng đã xác định chuyến thăm này nằm trong “một chuỗi những cuộc tham vấn định kỳ, cấp cao giữa Mỹ và Ixraen, thích hợp với mối quan hệ đối tác song phương vững mạnh và là cam kết không lay chuyển cua Mỹ đối với an ninh của Ixraen”. Đây là một ý định rõ ràng để trấn an cuộc chơi với Thủ tướng Benjamin Netanyahu, song chưa chắc đã đủ. Thông qua các cơ quan tình báo của mình, người Ixraen chỉ biết có sự tồn tại các cuộc tiếp xúc bí mật giữa Mỹ với Iran và đã đánh giá rằng chính sách ngoại giao mờ ám của Mỹ trên là một sự “phản bội”. Đó là một từ lên án mạnh mẽ mối quan hệ hiện nay giữa hai đồng minh và có xu hướng làm mất uy tín của Chính quyền Obama trong mắt Nhà nước Do Thái, Giới vận động hành lang thân Ixraen đã cảnh báo tới các nghị sỹ của hai đảng Dân chú và Cộng hòa, bày tỏ phản đối các cuộc đàm phán bí mật với Iran. Trong một bức thư do hơn một chục nghị sỹ 2 đảng ký đã bày tỏ lo ngại Iran sẽ sử dụng các cuộc đàm phán với các cường quốc thế giới về chương trình hạt nhân của mình để câu giờ và giám thiểu sức ép quốc tế. Theo đó, những mưu đồ chiến thuật của Iran là một sự sơ suất nguy hiểm nên không được dễ dãi.
Thi gian cho mt chiến dch quân sự
Cùng lúc, người Ixraen dường như không muốn vội vã lao vào một cuộc tấn công quân sự chống Iran cho dù có những tuyên bố hiếu chiến từ phía các nhà lãnh đạo quân đội hay chính trị. Các chuyên gia kết luận mối nguy hiểm hạt nhân Iran không phải cấp bách bởi các kỹ sư Iran và cố vẫn nước ngoài của họ vẫn chưa vận hành hoàn toàn các máy li tâm tại Natanz. Họ cho rằng Iran đang đánh lừa việc nước này đã giải quyết được vấn đề virút tin học Stuxnet. Hơn nữa, việc loại bỏ các nhà khoa học hạt nhân Iran đã làm xáo trộn các nhà máy và là một đòn mạnh đánh vào uy tín của các cơ quan an ninh Iran.
Lúc này, Ixraen thích sử dụng các biện pháp mờ ám bới chúng có lợi thế làm hạn chế nguy cơ và thiệt hại dân sự, mà không gây đối đầu với phương Tây. Chiến dịch phá hoại ngầm này vẫn chưa kết thúc và tiếp tục sử dụng những nhân tố ngầm tại Têhêran để gây rỗi loạn. Kênh truyền hình NBC đã đưa tin tổ chức mờ ám “Moudjahidine Halak” cua Iran là lực lượng tiêu diệt các nhà khoa học liên quan đến chương trình hạt nhân Iran, được tài trợ và huấn luyện bởi các cơ quan mật của Ixraen. Lực lượng này cũng sẽ cung cấp thông tin tình báo cho Mỹ về chương trình hạt nhân Iran để đo lường mức độ hợp tác giữa hai cơ quan tình báo CIA và Mossad.
Những nguy quân sự
Sự phản đối của quốc tế đối với một cuộc tấn công quân sự nhằm vào các cơ sở hạt nhân Iran là rất đáng kể. Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Mỹ ABC News, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đánh giá: “Một cuộc tấn công của Ixraen chống Iran có nguy cơ dẫn đến một cuộc xung đột hạt nhân và thảm họa toàn cầu. Cùng lúc, nhà binh luận chính trị Mỹ của báo Washington Post thân đảng Cộng hòa Charles Krauthammer lại ủng hộ một cuộc tấn công, điều ông cho là không thể tránh khỏi. Charles Krauthammer cũng đánh giá rằng một cuộc tấn công sẽ không gây ra hậu quả thảm khốc và không cho rằng Nga hay Trung Quốc sẽ can thiệp quân sự giúp Iran chừng nào chỉ có Ixraen tấn công các nhà máy hạt nhân Iran.
Các nhà phân tích Ixraen cũng đánh giá rằng một cuộc tấn công hạn chế nhắm vào các cơ sở hạt nhân sẽ không dẫn đến một cuộc chiến tranh lan rộng. Ngược lại, một số cho rằng Ixraen sẽ không giảm thiểu được những khó khăn và những nguy cơ từ một hành động quân sự cho dù nước này có khả năng công nghệ để thực hiện. Các chuyên gia cho rằng một cuộc can thiệp quân sự có chọn lọc sẽ không làm ngưng trệ chương trình hạt nhân Iran. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã ủng hộ giả thuyết này khi cho rằng một hành động của không quân Ixraen chỉ làm chậm chương trình hạt nhân Iran trong 3 năm. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey, tỏ ra lo ngại về sự mất kiên nhẫn cua Ixraen. Trong một cuộc phóng vấn với kênh truyền hình CNN ngày 19/2, ông cho rằng một cuộc tấn công của Ixraen vào các cơ sở hạt nhân Iran “sẽ làm mất ổn định khu vực và không đạt được mục đích lâu dài”. Ông cho rằng: “Sẽ khó có thể thành công khi thuyết phục người Ixraen tin ràng chúng ta có lý và họ có thể sẽ hành động theo những đánh giá tồi”.
Ixraen sẽ quyết định xem khi nào can thiệp chống Iran song không tìm cách tranh thủ sự hỗ trợ từ các cường quốc phương Tây trước khi hành động. Iran đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng cần thiết để vận hành các máy li tâm thế hệ mới tại cơ sở ngầm ở Fordo, gần Qom. Thiết bị mới sẽ cho phép tăng cường làm giàu urani. Các cơ sở hạ tầng điện, kênh dẫn nước và thiết bị phụ trợ cần thiết cho hoạt động các máy li tâm mới đã sẵn sàng. Còn rất ít thời gian cho Ixraen.
Jacques Benỉllouche cũng phân tích về sự lạnh nhạt trong quan hệ Mỹ-Ixraen:
Tổng thống Mỹ Barack Obama đang cố gắng làm chủ cuộc chơi và tránh một sự đối đầu với Iran mà Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu cho là cần thiết để chống lại mối nguy hiểm của hồ sơ hạt nhân chết người Iran đối với Ixraen. Ngày 16/1/2012, một thông cáo vắn tắt đã được gửi tới Tổng tham mưu trưởng quân đội Ixraen với nội dung: “Sau khi tham vấn chặt chẽ giữa Bộ Chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu (EUCOM) và các Lực lượng quốc phòng Ixraen (FDI), cuộc tập trận “Thách thức khắc khổ 12″ sẽ đượcthực hiện trong quý 2/2012″. Lý do của việc hoãn lại cuộc tập trận này không được giải thích rõ ràng, có nguy cơ dẫn đến hủy bỏ các cuộc tập trận quân sự khác, đang đặt ra hai giả thiết đối lập nhau minh chứng cho những mâu thuẫn không nhỏ giữa Oasinhtơn và Giêruxalem về cách thức đáp lại mối đe dọa quân sự và hạt nhân của Iran.
Việc hủy bỏ có mc đích
Mỹ dường như đã quyết định tránh một cuộc đối đầu trực tiếp với Iran nước cũng đã lựa chọn cùng thời điểm đó đế tổ chức các cuộc tập trận hăm dọa tương tự. Người Mỹ đã đo lường được nguy cơ một sự trùng hợp với các cuộc tập trận quân sự Ixraen-Mỹ và không muốn tạo cơ hội cho Iran lựa chọn một cuộc đối đầu không có ngày mai.
Nước Cộng hòa Hồi giáo Iran dường như đang tìm cách thực hiện một cuộc phiêu lưu quân sự mạo hiểm để tìm cách củng cố quyền lực đang bị suy yếu nổi bật là những tranh chấp giữa các giáo chủ, những khó khăn và các lệnh trừng phạt kinh tế và để chấm dứt các hành động khủng bố đang nở rộ ở thủ đô Têhêran.
Đồng Rial đã mất 45% giá trị sau lệnh cấm các ngân hàng Mỹ giao dịch với Ngân hàng Trung ương Iran. Thêm vào đó, lệnh cấm vận dầu lửa đang đè nặng lên nền kinh tế Iran và nước này có nguy cơ mất đi thị trường Châu Âu, nơi tiêu thụ 20% sản lượng dầu lửa. Chế độ Iran sẽ có thê phải tìm cách tranh thủ các cuộc tập trận trên để trả thù phương Tây, bị cáo buộc ám sat Mostafa Ahmadi Roslian, nhà khoa học hạt nhân Iran phụ trách cơ sở làm giàu urani- tại Natanz. Việc hạ sát chuyên gia trên giống với các vụ ám sát các nhà khoa học trước đó, do họ làm việc trong các chương trình hạt nhân của Iran. Chuyên gia Mostafa Ahmadi Roshan đã bị ám sát tại phía Bắc thủ đô Têhêran bởi một quả bom được hai kẻ tấn công cài dưới gàm xe hơi.
Vụ ám sát có chủ đích này đã khiến Mỹ phải dừng lại chờ thời. Tống thống Barack Obama đã lên án vụ ám sát nhà khoa học Iran và Chính phủ Mỹ khẳng định Mỹ không có vai trò trong vụ ám sát này.
Cách thức bày tỏ của người Mỹ được xem như chĩa mũi dùi vào Ixraen và là một dấu hiệu cho thấy mâu thuẫn sâu sắc liên quan tới cách
thức giải quyết hồ sơ hạt nhân Iran. Oasinhtơn đang tìm cách giảm nhẹ căng thẳng và đàm phán trong khi Ixraen coi vũ lực là giải pháp duy nhất đạt kết quả.
Nhng cáo buộc chống lại Tổng thống Obama
Những mâu thuẫn trên còn xuất hiện rõ hơn sau những tuyên bố của Phó Thủ tướng Ixraen Moshé Yaalon, người có quan điểm “diều hâu” trong chính phủ. Phát biểu trong một chương trình phát thanh, Moshé Yaalon đã cáo buộc Chính phủ Mỹ do dự áp đặt các lệnh trừng phạt và dao động trước Iran bởi lo ngại bùng nổ cuộc chiến giá dầu leo thang. Moshé Yaalon đã nêu rõ Oasinhtơn không muốn chứng tỏ các cuộc tập trận như đã dự kiến là khúc dạo đầu cho một cuộc tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Moshé Yaalon cho rằng “một chiến dịch quân sự là lựa chọn cuối cùng, song Ixraen cần sẵn sàng thực hiện”. Thông điệp cua Moshé Yaalon thậm chí còn đi xa hơn khi để lộ những do dự của Mỹ là rất đáng nghi ngờ. Người ta không thể cho rằng các đề xuất của Ixraen, như vấn đề hạt nhân Iran, quan hệ Mỹ-Ixraen và chắc chắn có cả chủ đề chính sách quốc tế quan trọng nhất trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, đã được Oasinhtơn ủng hộ và điểm yếu của Tổng thống Obama sẽ bị phe Cộng hòa khai thác. Quyết định hoãn cảc cuộc tập trận quân sự vói Ixraen rõ ràng là dấu hiệu của một sự do dự.
Tuy nhiên, Tổng thống Obama đã quyết định điều tàu sân bay thứ ba là USS Abraham Lincoln đến vùng Vịnh. Việc hủy bỏ các cuộc tập trận Mỹ-Ixraen làm cho người ta liên tưởng Tổng thống Obama lo ngại người Ixraen sẽ quyết định tấn công một mình vả 3 tàu sân bay Mỹ tại khu vực sè có vai trò chống lại mọi hành động trả đũa của Iran nhằm vào các lực lượng Mỹ.
Chuyến thăm Ixraen có chủ đích của tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, ban đầu có vai trò phối hợp các cuộc tập trận, sau đó đã chuyển sang mục đích khác. Những chỉ trích cua Moshé Yaalon chống, lại Chính phủ Mỹ được hiểu như những dấu hiệu khởi đầu của một cuộc tấn công quy mô cua Ixraen nhằm vào các cơ sở hạt nhân Iran. Đó là một sự đe dọa đã nhiều lần bị hoãn lại và đến hôm nay sức ép và sự bảo đảm từ Mỹ đã thành công trong việc ngăn chặn ý đồ trên của Ixraen. Tuy nhiên, đối với Thủ tướng Netanyahu và vây cánh diều hâu trong chính phủ Ixraen, thời gian đang thúc ép nếu không sẽ trở nên quá muộn. Do đó Martin Dempsey có nhiệm vụ tế nhị là một lần nữa can ngăn người Ixraen tấn công Iran khi chưa có sự thỏa thuận ngầm với Mỹ.
Những bất đồng
Nếu không có sự rạn nứt giữa người Mỹ và Ixraen, thì rõ ràng họ đã cùng nhau có một cách tiếp cận trước những mối đe dọa Iran trang bị vũ khí hạt nhân và “xóa sổ” bản đồ Ixraen. Trước giai đoạn bầu cử, người Mỹ hoàn toàn có thể phản đối Ixraen, trong khi nước này cần liên minh với Mỹ trước một thế giới phương Tây không ủng hộ mọi hành động vũ lực chống Têhêran. Người Ixraen đang từ chối để người Iran có nhiều thời gian hơn nữa trong khi người Mỹ nuôi hy vọng Iran mở cửa chính trị. Ixraen không tin vào thiện chí của Tổng thống Iran Ahmadinejad đạt được một thỏa thuận hòa bình với phương Tây và nghi ngờ thiện chí của Tổng thống Obama cam kết quân đội Mỹ tấn công Iran một mình mà không cần có sự hỗ trợ của Ixraen.
Tuy nhiên, Tổng thống Obama đã đưa ra cam kết trấn an người Ixraen rằng các nhóm quân Mỹ đã được trang bị những loại vũ khí tinh vi, như hệ thống phòng thủ Thaad, có khả năng ngăn chặn và phá hủy mọi tên lửa đạn đạo có thể bắn tới Ixraen. Đến nay Thủ tướng Benjamin Netanyahu vẫn chưa khẳng định sẵn sàng bảo đảm an ninh cho đất nước mình khi chỉ nhờ vào bàn tay người Mỹ và đã chỉ thị cho Phó Thủ tướng Moshé Yaalon chỉ trích Mỹ. Moshé Yaalon đã yêu cầu cần có hành động cụ thể trước khi quá muộn khi biết rằng cơ hội rất nhỏ khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2012 đang đến rất gần. Tuy nhiên, Ixraen hiểu rõ không nên gây bất đồng với Mỹ bởi Ixraen cũng sẽ phải trải qua giai đoạn bầu cử. Phe đối lập Ixraen sẽ vững mạnh hơn với việc cơ cấu lại Công đảng và có sự tham gia của các nhân vật nổi tiếng như cựu quan chức lãnh đạo cơ quan tình bao Mossad Meir Dagan, cựu Tham mưu trưởng Gaby Ashkenazi và nhà báo nổi tiếng Yair Lapid. Một vụ xích mích với các đồng minh Mỹ sẽ bị các cử tri xem thường trong khi hai nước Ixraen và Mỹ đang liên kết trong phe cầm trịch. Thủ tương Netanyahu đang tìm cách để Tổng thống Obama hiểu ông có thể can thiệp giới vận động hành lang thân Ixraen tại Mỹ để ngăn cản quá trình bầu cử bằng cách ủng hộ ứng cử viên Cộng hòa, Đòn đe dọa này có thể giúp Thu tướng Netanyahu có được sự ủng hộ việc Ixraen đơn phương tấn công Iran trong khi ông mong muốn một cuộc tấn công phối hợp với Mỹ để chấm dứt mối nguy hiểm hạt nhân Iran./.


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

NHỮNG PHÁT TRIN KHÍ GẦN ĐÂY VÀ CUỘC “CHIẾN TRANH THẾ HỆ TH SÁU” CỦA NGA

Tài liệu tham khảo đặc biệt  -Thứ ba, ngày 28/2/2012 -TTXVN (Niu Yoóc 25/2)
Tài liệu của viện “Jamestown Foundation” (Mỹ) gần đây cho biết, mặc dù hiện nay dư luận quốc tế quan tâm nhiều đến cuộc bầu cử Quốc hội gây nhiều bất đồng và tiếp đó là các cuộc biểu tình diễn ra ở Nga, nhưng một số phát triển quân sự gần đây của nước này khiến các nhà phân tích không thể bỏ qua và một trong những phát triển đó là cuộc “chiến tranh thế hệ thứ sáu” cũng như tác động của nó đối với các loại vũ khí hạt nhân.
Sau Chiến dịch Bão táp Sa mạc của Mỹ năm 1991, cố Thiếu tướng Vladimir Slipchenko đã đưa ra nhóm từ “chiến tranh thế hệ thứ sáu” để đề cập đến các vấn đề của cuộc chiến tranh thông thường và sự phát triển của các hệ thống tấn công chính xác có thể tiêu diệt hàng loạt đối phương và yêu cầu phát triển các phương tiện gây ảnh hưởng toàn diện có chiều sâu nhằm đối phó với cuộc chiến tranh của các hệ thống vũ khí. Tướng Slipchenko đã xem xét cuộc cách mạng về vấn đề quân sự của cựu Nguyên soái Ogarkov với các loại vũ khí được dựa trên cơ sở các nguyên tắc vật chất mới và nhận thấy Bão táp Sa mạc là dấu hiệu đầu tiền của những khả năng như vậy. Ông không tin cuộc “chiến tranh thế hệ thứ sáu” đã bộc lộ đầy đủ các tác động của nó, nhưng ông tin nó thay thế “cuộc chiến tranh thê hệ thứ năm” được ông xác định là cuộc chiến tranh hạt nhân và phát triển thành một sự bế tắc chiến lược, từ đó buộc phải sử dụng đòn tấn công hạt nhân đầu tiên- một biện pháp chắc chắn dẫn đến hủy diệt. Trong tài liệu cuối cùng, Tướng Slipchenko đánh giá lại cuộc “chiến tranh thế hệ thứ sáu” là sự phát triển khả năng tiến hành các chiến dịch quân sự không tiếp xúc, ở khoảng cách xa và cuộc xung đột như vậy sẽ đòi hỏi quân đội phải tiến hành các cải cách lớn, ông đề nghị thúc đẩy vai trò của C4ISR (Hệ thống chỉ huy kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính tình báo, giám sát và do thám) để tiến hành các chiến dịch như vậy.
Các chuyên gia Nga tranh luận nhiều về cuộc “chiến tranh thế hệ thứ sáu” và khả năng áp dụng của nhóm từ đó. Thậm chí năm 2005, Tướng Makhmut Gareev và Tướng Slipchenko đã tranh cãi với nhau về tính thực tiễn của nó. Sau khi ông Slipchenko từ trần, cụm từ tiếp tục được sử dụng và cải tiến. Năm 2010, ông Mikhail Rastopshin sử dụng cụm từ để chi trích những người yêu cầu việc sẵn sàng chiến đấu cao hơn trong khi Lực lượng Vũ trang Nga gần như không chuẩn bị tiến hành các hoạt động tác chiến hiện đại. Lực lượng Mỹ và NATO đã được trang bị các công cụ của cuộc “chiến tranh thế hệ thứ sáu”, trong khi đó lực lượng vũ trang Nga thì không. Ông Rastopshin tố cáo ông Voennaya Mysl, giám đốc nhà xuất bản quân sự hàng đầu của Nga về học thuyết quân sự, không đánh giá đúng các đề nghị cua cuộc “chiến tranh thế hệ thứ sáu” và không gửi các kiến nghị sáng suốt cho Bộ Tổng tham mưu Nga khi cơ quan này tìm cách áp dụng “cái nhìn mới” vào hoạt động quân sự. Do thiếu các hệ thống vũ khí thông thường hiện đại để tiến hành cuộc chiến tranh không tiếp xúc, khoảng cách xa, quân đội Nga chủ yếu dựa vào các vũ khí hạt nhân phi chiến lược để ngăn chặn các cuộc chiến tranh khu vực ảnh hưởng đến phạm vi lãnh thổ của Nga. Gần đây, các phương tiện truyền thông của Nga đã thu hút sự quan tâm của dư luận về cuộc “chiến tranh thế hệ thứ sáu”. Phóng viên quân đội Viktor Miasnikov đã liệt kê 10 sự kiện quân sự lớn trong năm 2011 trên một tạp chí quân sự, trong đó có cả những thay đổi của các chế độ lâu nay vẫn trung thành với Mỹ trong Mùa Xuân Arập; cuộc chiến tranh tại Libi và trò của NATO trong cuộc chiến; những vấn đề ảnh hưởng đến mối quan hệ Mỹ/NATO-Nga liên quan đến kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu; Nga hoàn thành kế hoạch triển khai hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GLONASS); chấm dứt cuộc nội chiến ở      Cốtđivoa; bắt đầu chương trình cải cách của Bundeswehr, liên quan đến sự chuyển đổi thành lực lượng tự nguyện sẵn sàng tiến hành các chiến dịch viễn chinh và chống khủng bố; các cuộc thử nghiệm thành công loại vũ khí bay nhanh hơn tiếng động 5 lần đầu tiên của Mỹ: Falcon HTV-2; việc trao đổi tù nhân giữa Hạ sĩ Gilad Schalit cua quân đội Ixraen lấy 1.027 tù nhân Palextin; lực lượng đặc nhiệm Mỹ bao vây tiêu điệt Osama bin Laden; và Iran bắt được máy bay trinh sát điện tử. không người lái hiện đại của Mỹ: RQ-170. Về cuộc chiến tranh tương lai: chương trình phòng thủ tên lửa, GLONASS, các vũ khí tấn công toàn cầu bay nhanh hơn tiếng động 5 lần, và máy bay không người lái bị bắt giữ, tất cả là các lĩnh vực của cuộc “chiến tranh thế hệ thứ sáu”. Mỹ đề nghị thúc đẩy chương trình phòng thủ tên lửa nhằm đối phó với tên lửa đạn đạo của các nước kẻ thù, nhưng Nga phản đối sử dụng hệ thống như vậy vì sợ phá hủy giá trị răn đe của các vũ khí hạt nhân tấn công chiến lược của nước này Hoàn thành và hiện đại hóa GLONASS, một trong những ưu tiên cao của Chính quyền Putin, đã mang lại cho Nga khả năng định vị toàn cầu nhằm hỗ trợ các hệ thống vũ khí tấn công chính xác. Thử nghiệm thành công vũ khí Falcon HTV-2 của Mỹ, một vũ khí nhanh hơn tiếng động 5 lần được triển khai từ một tên lửa đạn đạo và phóng một số vũ khí tấn công chính xác thông thường vào mục tiêu là một bước quan trọng tiến tới khả năng Tấn công Toàn cầu Nhanh chóng Thông thường của Mỹ-biểu hiện của cuộc chiến tranh không tiếp xúc, ớ khoảng cách xa. về việc bắt giữ chiếc máy bay trinh sát không người lái RQ-170 của Iran, ông Miasnikov cho biết, các phương tiện không động lực đã bắn rơi chiếc máy bay không người lái và Iran có ý định cùng với Nga và Trung Quốc nghiên cứu các hệ thống của loại máy bay này.
Ngoài việc liệt kê những sự kiện quân sự lớn trong năm 2011, ông Miasnikov còn xem xét tài liệu “Những vấn đề ổn định chiến lược” của ông Andrei Kokoshin. Ông khẳng định, thực tiễn quan trọng của răn đe hạt nhân là: “Các loại vũ khí đắt giá nhất sẽ không được sử dụng trong một cuộc chiến tranh “thực sự”. Ông cho biết, ông Kokoshin là một học giả quân sự và một chính khách đã góp phần phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, sử dụng nhiên liệu lỏng, trang bị đầu đạn đa năng R-29MU2 “Lainer” và Topol M, đã được thử thành công năm 2011. Cũng như hầu hết các nhà nghiên cứu chiến lược khác, ông Kokoshin coi các vũ khí hạt nhân là yếu tố quan trọng của sự ổn định chiến lược trong thế giới hiện nay. Chúng không thể được sử dụng trong tác chiến như các phương tiện nhằm đạt được các mục đích quân sự, mà chỉ để răn đe các nước khác không phát động chiến tranh. Những nguy cơ chủ yếu của các loại vũ khí hạt nhân là sử dụng bất ngờ hoặc bừa bãi. Ông nhấn mạnh sau khi xem xét tất cả các lĩnh vực liên quan đến các vấn đề hạt nhân đối với con người: “Một sai lầm có thế gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu”. Kết luận này bao gồm cả mối đe dọa khi bọn khủng bố sử dụng các loại vũ khí hạt nhân hoặc các nhiên liệu hạt nhân. Ông Kokoshin dành toàn bộ chương 15 để đề cập đến: “Suy nghĩ về một số biện pháp nhằm hiện đại hóa cơ cấu tổ chức và thành phần của lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga và phát triển khả năng tồn tại trong tác chiến cua lực lượng này”. Do ổn định chiến lược liên quan đến hành động đơn phương và đa phương của nhiều nước ông Kokoshin kêu gọi các nhà khoa học và các chuyên gia đưa ra các hình thức khác nhau về việc sử dụng lực lượng vũ trang của tất cả các bên và mối quan hệ chính trị-quân sự, liên kết hành động mà không trực tiếp sử dụng sức mạnh quân sự. Một ví dụ của tiến trình hanh động như vậy là quyết định phát triển loại vũ khí Topol-M để đối phó vài Sáng kiến phóng thử tên lửa chiến lược của Mỹ. Vũ khí Topol-M là bước đột phá được phát triển trong điều kiện khó khăn nhất và liên quan đến các đổi mới quan trọng về công nghệ của ICBM (tên lửa đạn đạo xuyên lục địa). Chương trình thử nghiệm chuyến bay của nó là một trong những thành công vững chắc. Ông Kokoshin cho biết các công nghệ hiện đại đã biến Topol-M thành một vũ khí chống các hệ thống phòng thủ tên lửa. Tiến bộ tương tự trên các tàu ngầm yên lặng đã làm tăng khả năng tồn tại của chúng và giảm bớt giá trị của các thiết bị phát hiện tàu ngầm trong Chiến tranh chống ngầm của Mỹ (US ASW). Tương tự, mẫu đầu tiên trong thập kỷ 1980 của ICBM Kur cơ động, nhiều đầu đạn, sử dụng nhiên liệu rắn, loại nhỏ, tạo cơ sở cho tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander hiện có thể được phát triển như một ICBM. Nga cũng có thể xem xét lại loại ICBM mang nhiều đầu đạn, sử dụng nhiên liệu lỏng, loại nhỏ e- R của Kop do Cục thiết kế Iuzhnoe phát triển. Ông Kokoshin cũng đề nghị Nga duy trì một số tên lửa ICBM, sử dụng nhiên liệu lỏng, hạng nặng, trang bị các đầu đạn cơ động, cất giấu trong các hầm được bảo vệ kiên cố kèm theo các hầm giả để đánh lừa đối phương. Một thành phần nữa mà ông Kokoshin xem xét để chuẩn bị phát triển là các tên lửa ICBM phóng từ trên không.
Nga không phải một nhà quan sát thụ động các phát triển. Tầm quan trọng của cuộc thử nghiệm vú khí Falcon HTV-2 của Mỹ cho thấy bằng chứng về khái niệm của các vũ khí siêu thanh được trang bị các đầu đạn thông thường hiện đại. Nga cũng đang phát triển theo hướng đó. Tháng 7/2011, một tài liệu của Nga đề cập đến vấn đề đổi mới của hải quân trong nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí xác định các vũ khí nhanh hơn tiếng động 5 lần và tấn công động năng là lĩnh vực nghiên cứu cơ bản. Đồng thời Nga và Ấn Độ đã và đang hợp tác phát triển tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân tầm thấp BrahMos siêu thanh và tàng hỉnh. Tên lửa BrahMos- 2, có tốc độ bay 6.000 km/giờ và tầm bắn 290 km, sẽ được thiết kế để phóng từ trên không bằng máy bay chiến đấu hiện đại Su-30. Tháng 10/2011, các nguồn của Nga cho biết các chuyến bay thử đầu tiên của tên lửa BrahMos-2 sẽ được tiến hành trong năm 2012. Tháng 12/2011, Quỹ Skolkovo xác định một trong những dự án phát triển đầu tiên có tác động quân sự rõ ràng theo hướng đổi mới là: phát triển một động cơ siêu thanh cho loại tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân tầm thấp. Việc Iran có khả năng chia sẻ với Nga và Trung Quốc công nghệ của máy bay không người lái tàng hình RQ-170 sẽ giúp hai nước thúc đẩy các tiến bộ trên lĩnh vực này. Cuối cùng, việc triển khai GLONASS để tạo khả năng quan sát toàn cầu của Nga cho thấy lực lượng phòng thủ không gian vũ trụ của Nga đã có hệ thống định vị toàn cầu mà Mỹ đạt được sau khi triển khai công cụ Navstar GPS và đưa vào hoạt động đầy đủ năm 1994. Rõ ràng, trong năm 2011, Nga đã thúc đẩy một số biện pháp của cuộc “chiến tranh thế hệ thứ sáu”. Nga dường như cam kết đầu tư hơn nữa vào các lĩnh vực này nhằm đạt được sự ổn định chiến lược trong kỷ nguyên mới./.



THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

NGA: LUẬT RỪNG CỦA PUTIN

Tài liệu tham khảo đặc biệt  -Thứ ba, ngày 28/2/2012  -(Newsweek, 22/1/2012)
Nhà lãnh đạo Nga có thể sắp gặp phải một sự ngạc nhiên: ông đánh giá sai các đi th của ông.
Putin là một con rắn – ông tự nói về mình như vậy. Tại một buổi họp báo kéo dài 4 tiếng gần đây nhất của mình, Thủ tướng Nga so sánh ông với Kaa, con trăn khổng lồ có thuật thôi miên từ Truyện Rừng xanh của Rudyard Kipling. Và đội ngũ ngày càng nhiều người phản kháng chống lại chế độ của ông thì sao? Ông gọi họ là ‘‘những con khỉ”. Như bất cứ người nào ưa thích Truyện Rùng xanh (bao gồm cả hầu hết người Nga) đều biết, Kaa là “tất cả những gì mà những chú khỉ lo sợ trong khu rừng này, vì không một ai trong số chúng biết được những giới hạn trong quyền lực của nó không một ai trong số chúng có thể nhìn nó một cách trực diện, và không một ai từng sống sót thoát khỏi vòng cuốn của nó”. Điều đó hầu như không để lại chút hoài nghi nào về sự đáp trả của Putin đối với hàng loạt cuộc phản kháng đã đưa 100.000 người xuống đường phố của Mátxcơva và 100 thành phố khác của Nga trong tháng 12/2011. Thôi miên họ rồi sau đó khuất phục ho.
Kế hoạch của ông chỉ có một sai lầm: một bộ phận lớn nước Nga đã bất ngờ thoát khỏi bùa mê của ông. Trong những tuần kể từ các cuộc bầu cử quốc hội được điều hành gian lận một cách vụng về vào tháng 12/2011, hệ thống kiểm soát chính trị già nua của Cremli dường như đã lỗi thời và nặng nề như chính bản thân Putin. Các đài, báo do nhà nước kiểm soát đã từng giúp ông giữ trật tự trong dân chúng đã phát triển không tương xứng với 60 triệu người Nga sử dụng Internet có thể trao đổi tin tức và những chi tiết về các cuộc phản kháng sử dụng mạng xã hội Facebook và Twitter. Các cuộc chống phản kháng ủng hộ Putin bao gồm đám đông được thuê trông thô thiển và lố bịch bên cạnh những cuộc tập hợp thực sự chống lại chế độ này. Và tài sản lớn nhất của Putin, thị trường dầu lửa đang tăng vọt là chỗ nương tựa cho nền kinh tế Nga trong phần lớn thập kỷ qua, đã thu nhỏ lại trong cuộc suy thoái toàn cầu đã đẩy giá dầu xuống dưới 115 USD/thùng mức mà Nga cần chỉ để cân bằng ngân sách của ông.
Tuy nhiên, viên cựu đại tá KGB này có ý định trở lại làm tổng thống nhiệm kỳ thứ 3 vào tháng 3 tới, cho dù nó diễn ra như thế nào. Andrei Illarionov một phụ tá thân cận của Putin trước khi cả hai bất hòa vào năm 2005 nói rằng Putin cảm thấy bị đe dọa như chưa bao giờ bị trước đây và do đó là duy nhất nguy hiểm. Illarinov nói rằng người nhận sự bảo trợ và là người kế nhiệm tống thống, Dmitry Medvedev, “đã cho thấy rõ những dấu hiệu độc lập”,’buộc Putin phải miễn cưỡng quay trở lại ngai vàng. Và các đồng minh thân cận nhất và những người bảo vệ Putin ở bên ngoài nước Nga – Silvio Berlusconi, Gerhard Schroder và Jacques Chirac – không còn nắm quyền nữa. Illarinov nói; uÔng tin chắc rằng phương Tây không thể chờ đợi dể có một kết thúc lồi tệ đối với ông”.
Alexi Venediktov, người thường nói chuyện với nhà lãnh đạo của Nga với tư cách là tổng biên tập của đài phát thanh Ekho Moslvy, cho biết số phận của những nhà độc tài bị lật đổ của Ai Cập và Libi gần đây đã ám anh Putin. Theo Venediktov, Putin đặc biệt khó chịu bởi hình ảnh “chính các tướng của Mubarak còng tây ông này. Putin không thể hiểu được sự phản bội như vậy . Và Putin bị giáng một đòn mạnh bởi sự rời bỏ của cựu bộ trưởng tài chính và là người bạn của ông Alexei Kudrin sang hàng ngũ chống đối. Illarionov nói: “Hiện nay Putin hiểu rằng những người theo tư tưởng tự do đang sẵn sàng từ bỏ ông”. “Cỗ xe cầm quyền thực sự của những người theo chủ nghĩa tự do và các cựu nhân viên tình báo” của Nga “đã tan vỡ”.
Putin đổ lỗi tình trạng náo động ngày càng tăng là do các kẻ thù nước ngoài, đặc biệt là Bộ Ngoại giao Mỹ, và tự mô tả mình đang bảo vệ tổ quốc chống lại chúng. Yuri Krupnov, một người bạn tâm tình của Putin lãnh đạo nhóm chuyên gia cố vấn ủng hộ Crelmli ở Mátxcơva nói: “Người Mỹ cần phải hiểu rằng Putin hành xừ với tình huống này như là sự kiện 11/9 của chúng ta. Đây là thời điểm để hành động cứng rắn … Putin sẽ nắm quyền lực trong tay mình trước tháng Ba theo cách mà 80% người Nga sẽ phải khâm phục ông. Hãy chờ đợi một số tin tức thú vị”. Một số người Nga chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến tranh mới ở  Grudia; những người khác đoán trước sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng an ninh trong nước giống như sự xuất hiện ồ ạt các vụ đánh bom các khu nhà mà lần đầu tiên đưa Putin lên nắm quyền vào năm 1999 – những vụ đánh bom đựợc nhiều người tin là do FSB, hiện thân hậu Xô Viết của KGB, đạo diễn.
Một khi đã bắt đầu, các cuộc phản kháng tiếp tục gia tăng, bất chấp mọi nỗ lực ngăn chặn chúng. Các quan chức thuộc ngành y tế cảnh báo mọi người không tham gia các cuộc tập họp bởi vì có nguy cơ mắc bệnh cúm. Các trường trung học của Mátxcơva ra lệnh kiểm tra tiếng Nga vào mỗi sáng thứ 7, và cảnh sát làm cho mọi người hiểu rằng họ đang giám sát những người trẻm tuổi trốn quân dịch. Các tòa án đã nghiêm túc công bố các hình phạt tống giam 15 ngày đối với những kẻ lãnh đạo cuộc phản kháng bị bắt giữ tại một buổi tập hợp trước đó vì “chống lại những chỉ dẫn hợp pháp của cảnh sát”. Không một hình thức nào trong số các biện pháp trên có tác dụng. Thay vì cố gắng bắt giữ 100.000 người biểu tình ở Mátxcơva, Putin đã sáng suốt cho phép họ tụ tập và hô những khẩu hiệu của ho. Krupnov nói rằng “để cho họ gào thét và diễu hành như họ làm ơ Pari”; là lôgích cua Putin. “Những người phản kháng sẽ sớm bị chính những người dân thành phố họ lên án”.
Thay vào đó, sự bất đồng chỉ lan rộng. Valery Zolotarev, người đứng đâu Liên đoàn những người thợ mỏ ở Bắc Urals tuyên bố rằng liên đoàn của ông sẽ không ủng hộ sự tranh cử của Putin. Những người phản kháng đã diễu hành qua những con phố thuộc Novosibirsk với các bức tranh cô động gọi Putin là “kẻ thù của toàn thể nhân dân”. Thậm chí cả những thành viên thuộc nhóm giật dây của Putin cũng lên tiếng. Vladislav Surkov, nhà tư tưởng hàng đầu từ lâu của Cremli và là tác giả của ý tưởng về “chế độ dân chủ có chủ quyền”, thuật ngữ của Cremli dùng cho những cuộc bầu cử giả hiệu của mình, nói: “Bộ phận người dân tốt nhất trong xã hội chúng ta, bộ phận tạo ra nhiều của cải nhất trong xã hội đang đòi hỏi phải có lòng tự trọng. Sự thay đổi không phải vừa mới đến, nó đã diễn ra. Hệ thống này đã thay đổi. Đây là một việc đã rồi … cấu trúc xã hội mang tính kiến tạo đã được phát động”.
Surkov đã nhanh chóng bị giáng chức, nhưng những người khác không chịu im lặng. Valery Fadeev, một cố vấn của Putin đang làm chủ bút tạp chí ‘‘Chuyên gia”, tán dương những kẻ phản kháng là “những người tốt nhất và dũng cảm nhất” trong số người dân Nga. Ông cảnh báo: “Để giữ hòa bình ở đất nước này, Cremli sẽ phải vượt trội hơn những người dân thông minh nhất ở Nga”. Ksenia Sobchak, chủ một kênh truyền hình cá nhân ớ Mátxcơva và là con gái của cố vấn cũ của Putin Anatoly Sobchak, đã tuyên bố tại cuộc tập hợp vào đêm Giáng sinh rằng “nhiều người có thể chỉ ngồi trên chiếc ghế sô pha để làm đẹp cho đôi chân của họ. Thay vào đó họ đã đến đây để phản đối. Điều đó khiến cho tôi rất tự hảo”.
Đối thủ của những người phản kháng khó có thể nói điều tương tự. Một số trong các nỗ lực của họ chỉ là thô bạo và vì bản thân, như các vụ sa thải tại đế chế xuất bản của ông trùm phương tiện truyền thông đại chúng Alisher Usmanov sau khi tạp chí Kommersant Vlas đưa tin chỉ trích về cuộc bầu cử tháng 12/2011. Những nỗ lực khác gây lúng túng một cách nực cười, như bức ảnh được chỉnh sửa một cách vụng về đã đăng trên một tờ báo được phân phát bởi Mặt trận bình dân ủng hộ Putin ở thành phố Yekaterinburg, vùng Ural. Bức ảnh này cho thấy cảnh người thực hiện chiến dịch chống tham nhũng và là nhà lãnh đạo cuộc phản kháng Alexei Navalny được cho là cặp kè với Boris Berezovsky đang sống lưu vong, một ông ba bị ưa thích của Cremli. Phần viết đi kèm bức ảnh buộc tội Navalny nhận tiền từ Berezovsky để gây rắc rối. Nhưng trong những phút sau khi bức ảnh này xuất hiện, các blogger đã tìm thấy và đăng tải những bức ảnh gốc được ghép chung với nhau, đưa nỗ lực “quan hệ công chúng bôi đen” vụng về của Mặt trận bình dân ra làm trò cười,
Đối với Putin, thế giới trên mạng là một môi trường xa lạ và không thân thiện. Ông nhìn Internet bằng sự nghi ngờ và hiểu biết về nó ít nhất có thể, tự hào trước thực tế là ông thậm chí còn không biết sử dụng máy tính, Tháng trước ông đã công khai tuyên bố rằng ông “không có thời gian cho” Internet hay tivi, hai thứ mà ông rõ ràng coi là không hơn gì những hình thức giải trí phù phiếm (mặc dù ông đã lưu ý rằng mạng toàn cầu được sử dụng bởi “nhiều kẻ đồi trụy”). Và khá chắc chắn, bất chấp những sự phủ nhận của ông đối với việc ông sẽ có bất cứ nỗ lực nào kiểm duyệt internet, FSB đã bắt đầu gây áp lực cho Pavel Durov, nhà sáng lập Vkontakte, một mạng xã hội của Nga tương tự như Facebook, buộc phải chặn các trang mạng chống đối. Dù sao đi nữa, không phải tất cả các đồng minh của Putin đều chia sẻ thái độ khinh thường của ông đối với lĩnh vực không gian ảo: vào ngày bầu cử, một đội ngũ tin tặc ủng hộ Cremli đã tấn công các trang web của Ekho Moskvy và tổ chức tư vấn giám sát quá trình bầu cử Golos.
Một điều mà Putin dường như không sẵn sàng làm là lắng nghe những gì mà những người phản kháng thực sự đang nói lên. Nếu ông làm như vậy, ông sẽ phát hiện ra rằng phần lớn các thông điệp của họ là sự nổi dậy chống lại nan tham thũng tràn lan của các quan chức, một vấn đề mà cả ông lẫn Medvedev đều hứa hẹn – và đã thất bại trong việc – giải quyết. Các cuộc thăm dò dư luận (hay thậm chí việc tình cờ xem trang Facebook của Medvedev) cho thấy rằng lời than phiền thống thiết của hầu hết những người Nga là phản ứng không chỉ đối với bản thân Putin mà còn đối với tính hoàn toàn dễ mua chuộc của giới tinh hoa của đất nước. Đó là những gì đã khiến blogger chống tham nhũng Navalny trở thành người anh hùng
của những đám đông phản kháng thay vì bất cứ nhà chính trị chống đối từ lâu nào của Nga. Trách nhiệm chính của Putin không phải là các chính sách dân tộc chủ nghĩa của ông (mà phần lớn người Nga đều thực sự tán thành). Đó là mối liên hệ của ông với “đảng của những kẻ lừa gạt và trộm cắp” (như Navalny đã gọi Đảng nước Nga thống nhất của ứng cử viên tổng thống này) và với lực lượng cảnh sát và bộ máy hành chính tham nhũng. Những mối liên kết đó đã làm cho sự mến mộ dành cho Putin giảm từ 80% năm 2007 xuống còn 42% hiện nay.
Hai mươi năm sau khi Xôviết sụp đổ, Nga vẫn chưa thoát thai hoàn toàn. Nước này có báo chí bán tự do, các thị trường tự do, và những dấu hiệu khác của một nhà nước có chức năng, nhưng tính tham lam ngự trị tối cao, Luật pháp được thực thi một cách có chọn lọc, và cảnh sát thường làm việc cho người trả giá cao nhất. Phần lớn các công ty lớn nhất của nước này nhận thấy cần phải lập công ty ở ngoài nước, ít nhất là một phần. Nhiều hợp đồng thương mại giữa những người Nga quy định sự phân xử ở các tòa án quốc tế bởi vì người Nga không thể tin vào hệ thống pháp lý của mình đưa ra các phán quyết chân thật. Trên thực tế, trận chiến pháp lý 5 tỷ USD giữa Berezovsky và đầu sỏ chính trị Roman Abramovich – được cho là vụ kiện tụng cá nhân lớn nhất trên thế giới – được tiến hành ở tòa án tối cao của Luânđôn, chứ không phải của Mátxcơva.
Toàn bộ tình huống này làm cho nhiều người Nga thấy xấu hổ và phẫn nộ. Nhà lãnh đạo phe chống đối Boris Nemtsov nói: “Họ muốn xây dựng nước Nga mới dựa trên sự hoài nghi, những lời nói dối, sự trộm cắp và sự thô bạo. Nhưng một hố ga không phải là nền móng tốt nhất cho một ngôi nhà, chứ chưa nói đến toàn bộ đất nước”. Một báo cáo gần đây do ông công bố liệt kê 6 người bạn vũ của Putin, những người đã trở thành triệu phú trong 10 năm qua, phần lớn đều nhờ các hợp đồng mua bán dầu lửa và khí đốt của chính phủ.
Cho đến nay, những yêu cầu của những người phản kháng vấn tương đối đúng mức – nếu Putin có quyết tâm để đáp ứng chúng. Đặc biệt là họ đang kêu gọi các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Kudrin nói với các đám đông tại một cuộc tụ tập chống đối lớn nhất vào ngày Giáng sinh rằng: “Ngày nay có khả năng tạo ra một cuộc chuyển đổi nhằm đảm bảo có được các cuộc bầu cử công bằng và đại diện thực sự trong Quốc hội, mà không cần phải có bất cứ hình thức cách mạng nào”.
Putin có thể thoát khỏi điều đó nếu như ông lựa chọn. Dù danh tiếng bị sứt mẻ, ông cách xa trước bất cứ thách thức nào có thể xảy ra. Có thể ông không được đa số hoàn toàn trong vòng bỏ phiếu đầu, nhưng hiện tại không một ai có thể đánh bại ông ơ vòng sau. Một Putin được bầu ra hợp lệ là cơn ác mộng tồi tệ nhất của phe chóng đối. Nhưng Putin là người của bóng tối: môi trường của ông là những hành lang quyền lực, chứ không phải vũ đài chính trị. Ông thích đánh cắp cuộc bầu cử hơn là chiến đấu trong một cuộc bầu cử minh bạch. Tuy nhiên, cho dù ông nghĩ như thế nào, thì những người chỉ trích ông cũng không phải là những con khỉ. Và ông có thể nhớ rất rõ ràng Kaa có thể bị tất cả các loài khác coi khinh vì lý do chính đáng./.


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

VẤN Đ BIN ĐÔNG VÀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt  -Thứ hai, ngày 27/2/2012  -TTXVN (Bắc Kinh 23/2)

Mạng Tân Hoa dưới sự chủ quản của Tân Hoa xã lưu hành bài viết của tác giả Lăng Đức Quyền, nguyên Trưởng phân xã Tân Hoa xã tại Hà Nội, hiện là nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên cứu vn đ quc tế của Tân Hoa xã, về những vấn đề liên quan đến tình hình tranh chp ở Bin Đông hiện đang được các giới quan tâm rộng rãi như: tranh chấp đã phát sinh thế nào, chính sách, chủ trương của Trung Quc và trin vọng quan hệ Trung Quốc-ASEAN cũng như quan hệ Trung Quốc-Việt Nam liên quan tình hình Bin Đông tới đây ra sao. Dưới đây là nội dung bài viết:

I -Tranh chấp Nam Hải và “vấn đề Nam Hải”
Theo định nghĩa của Cục thủy văn quốc tế, Nam Hải (Biển Đông) là vùng biển chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, biên giới phía Nam ở vị trí 3 độ vĩ tuyến Nam, giữa Nam Xumatra và Kalimantan, phía Bắc và Đông Bắc đến Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Đài Loan và Eo biển Đài Loan, biên giới phía Đông đến quần đảo Philíppin, phía Tây Nam đến” Việt Nam và bán đảo Mã Lai, thông qua Eo biển Bashi, biển Sulu và Eo biển Malắcca nối liền với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hầu như cả Nam Hải bị vây quanh bởi đại lục, bán đảo và các đảo, diện tích hơn 3,5 triệu km2, bằng khoảng ba lần tổng diện tích của Bột Hải, Hoàng Hai và Đông Hải (Biên Hoa Đông). Xung quanh Nam Hải có 9 quốc gia, gồm Trung Quốc (cả Đài Loan), Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Xinhgapo, Inđônêxia, Brunây và Philíppin.
Trong vùng biển nói trên có hai vịnh là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. Vịnh Bắc Bộ là vịnh chung giữa Trung Quốc và Việt Nam, không liên quan đến nước khác. Năm 2000 Chính phủ-hai nước Trung-Việt đã ký Hiệp định phân định biên giới Vịnh Bắc Bộ. Các nước xung quanh Vịnh Thái Lan có Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Malaixia. Việc giải quyết vấn đề quyền lợi về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở Vịnh Thái Lan đã có rất nhiều tiến triển, giữa Việt Nam và Campuchia, giữa Malaixia và Thái Lan, giữa Malaixia và Việt Nam đã ký các hiệp định song phương nhưng giữa Campuchia và Thái Lan còn chưa ký được hiệp định, vấn đề Nam Hải như mọi người thường nói không bao gồm Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan.
Tranh chấp Nam Hải tập trung ở vùng biển quần đảo Nam Sa (quốc tế thường gọi là Spratly, Việt Nam gọi là Trường Sa), liên quan đến Trung Quốc (bao gồm Đài Loan) và 5 nước (Việt Nam, Philíppin, Malaixia, Inđônêxia và Brunây), dân gian thường gọi là “6 nước 7 bên”. Sáu nước Đông Nam Á khác gồm Xinhgapo, Thái Lan, Campuchia, Lào, Mianma và Timo Leste không trực tiếp liên quan đến tranh chấp Nam Hải.
Nói một cách khái quát, tranh chấp Nam Hải chủ yếu liên quan đến hai phương diện: Một là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở các đảo, hai là phân định vùng đặc quyền kinh tế. Đây là tranh chấp chủ quyền các đảo và lợi ích biển phức tạp nhất trên thế giới, không chỉ liên quan đến nhiều nước ven bờ Nam Hải, mà còn ở vào khu vực đường biển quốc tế quan trọng, liên quan đến lợi ích chiến lược của rất nhiều nước Đông Á và thế giới Tranh chấp lợi ích lớn phức tạp đan xen lẫn nhau đã làm cho khó khăn trong giải quyết Vấn đề tranh chấp Nam Hải tăng lên.
Ngoài vùng biển quần đảo Nam Sa, giữa Trung Quốc và Việt Nam vấn còn bất đồng và tranh chấp trong vấn đe phân định biên giới ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Giữa Trung Quốc và Philíppin cũng tồn tại tranh chấp chủ quyền các đảo và lợi ích biển ở khu vực Trung Bộ Nam Sa.
Một số năm gần đây, “vấn đề Nam Hải” đã trở thành một từ nóng không những được đề cập đến trong báo chí các nước trên thế giới mà còn được đề cập trên các diễn đàn ngoại giao đa phương của khu vực và quốc tế hiện nay. Vậy cuối cùng, “vấn đề Nam Hải” là gì? Dường như cách gọi này đa trở thành một từ đồng nghĩa với tranh chấp chủ quyền các đảo và tranh chấp lợi ích biển giữa Trung Quốc với các nước Việt Nam Philíppin Malaixia… Đó thực sự là một cách hiểu nhầm. Trên thực tế, vùng biển rộng hơn 3,5 triệu km nói trên liên quan đến nhiều nước ven biển, vị trí địa lý của vùng biển này nằm trên đường giao thông vận tải biển quan trọng của quốc tế, hơn nữa liên quan đến lợi ích chiến lược và lợi ích kinh tế quan trọng của các nước lớn trên thế giới. Những vấn đề thuộc khu vực Nam Hải thì rất nhiều, đa dạng và gồm nhiều phương diện.
Sẽ là phiến diện và thiếu chuẩn xác nếu gọi chung chung tranh chấp giữa các nước xung quanh về chủ quyền và lợi ích biển là “vấn đề Nam Hải”. Trung Quốc phản đối “quốc tế hóa vấn đề Nam Hải” là phản đối việc quốc tế hóa tranh chấp chủ quyền các bãi, đảo và lợi ích biển ở Nam Hải vì quốc tế hóa không những không giúp ích gì cho việc giải quyết vấn đề mà sẽ càng làm cho tranh cãi gay gắt hơn, khiến thế lực bên ngoài xen vào tranh chấp sẽ mở rộng hơn và phức tạp hơn, gây tổn hại đến lợi ích to lớn của mỗi nước liên quan và lợi ích chung của cả khu vực. Nói cho chuẩn xác thì khu vực Nam Hải đứng trước hai vấn đề lớn về an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.
Trong lĩnh vực an ninh truyền thống, Chiến tranh thế giới thứ Hai và nhiều cuộc chiến tranh cục bộ, trong đó bao gồm cuộc Chiến tranh Việt Nam xảy ra từ mấy chục năm nay, đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan nhiều đến Nam Hải, và cũng đều liên quan nhiều đến cục diện chiến lược quân sự, kinh tế của các nước lớn hiện nay và trong tương lai. Trong khu vực Nam Hải hiện nay không hề có sự đe dọa trực tiếp hay hiện thực trong lĩnh vực an ninh truyền thống đối với Trung Quốc, nhiều nhất chỉ có thể nói là có thể có mối đe dọa tiềm tàng.
Trên trường quốc tế có người lợi dụng một số va chạm, tranh chấp ở Nam Hải, rắp tâm hướng mâu thuẫn vào Trung Quốc, tô vẽ, thổi phồng “mối đe dọa từ Trung Quốc”. Cách nói vu vơ thiếu căn cứ như trên đã không đánh lừa được ai. Quốc sách và chiến lược của Trung Quốc là không xưng bá, trước sau cùng với các nước láng giềng thi hành chính sách láng giềng thân thiện, cùng có lợi, cùng thắng và cùng phát triển. Bản thân Trung Quốc không mưu cầu bá quyền, cũng không tranh bá với nước khác, hay tìm kiếm một hình thức “bá quyền chung” nào đó với nước khác. Lịch sử và hiện thực chứng minh rằng Trung Quốc không phải là “mối đe dọa” an ninh truyền thống với các nước xung quanh, mà là cơ hội hợp tác cùng có lợi.
Trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, Nam Hải và khu vực xung quanh vừa tồn tại lợi ích chung, cũng vừa đứng trước thách thức chung của các nước. “Các nước” ở đây không những bao gồm các nước ven biển, mà bao gồm cả các nước khác ngoài khu vực. Có thể nói, hầu như tất cả mọi vấn đề trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống của thế giới, ở mức độ nào đó cũng đều liên quan tới Nam Hải.
Vấn đề thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống của khu vực quả thực là vấn đề mang tính chất quốc tế. Vấn đề phức tạp như vậy đương nhiên đòi hỏi các nước trong khu vực và tất cả các nước có lợi ích liên quan trên thế giới cùng bàn bạc đối phó giải quyết căn cứ theo các vấn đề và tình huống cụ thể, trên cơ sở của phương châm tăng cường lòng tin, mở rộng điểm đồng và lợi ích chung, thu hẹp và giải quyết ổn thỏa mâu thuẫn, bất đồng. Những lợi ích chung mà các nước trong khu vực Nam Hải và cộng đồng quốc tế quan tâm đòi hỏi các nước khu vực và cộng đồng quốc tế hợp tác cùng bảo vệ, giữ gìn.
II- Nguồn gốc và bối cảnh quốc tế của tranh chấp Nam Hải

Nguồn gốc tranh chấp chủ quyền các đảo ở Nam Hải có thể truy ngược lại thời gian giữa các thể chế của triều đình Mãn Thanh và Trung Hoa dân quốc. Trong thời gian đó Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu có xích mích ngoại giao về quyền quản lý một số đảo ở Nam Hải với nhà cầm quyền Pháp. Trước khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, ba nước Mỹ, Anh, Trung Quốc đã ra các văn kiện mang tính pháp lý quốc tế như “Tuyên ngôn Cairô” và “Thông cáo chung Pốtxđam”, tuyên bố tước đoạt những phần lãnh thổ do Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản xâm chiếm. Trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, cuộc kháng chiến chống Nhật thắng lợi, địa vị quốc tế của Trung Quốc được nâng cao chưa từng có. Năm 1946 Chính phủ Quốc Dân đảng lúc đó đã đưa tàu chiến tuần tra các đảo ở Nam Hải, đồng thời tiếp quản đảo Thái Bình là đảo lớn nhất trong quần đáo Nam Sa. Năm 1947, Vụ Phương vực thuộc Bộ Nội chính của Chính phủ Quốc Dân đảng đã vẽ một “đường đứt đoạn” hình chữ u trên “Bản đồ các đảo Nam Sa”, đồng thời đã công khai phát hành tấm bản đồ này.
Tranh chấp chủ quyền các đảo ở Nam Hải lần đầu tiên xuất hiện tại Hội nghị hòa bình kết thúc chiến tranh với Nhật Bản tại San Francisco năm 1951 gồm 51 nước tham gia. Mỹ và Anh tẩy chay các phái đoàn của Chính phủ Nước CHND Trung Hoa vừa mới thành lập không lâu và Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tới tham gia hội nghị, quay lưng lại với bản dự thảo “Hòa ước với Nhật Bản” do Liên Xô và Trung Quốc khởi thảo.
Hòa ước với Nhật Bản được Hội nghị hòa bình kết thúc chiến tranh ở San Francisco thông qua đã bóp méo, xuyên tạc tinh thần của các văn kiện pháp lý quốc tế như “Tuyên ngôn Cairô” tháng 11 năm 1943 và “Thông cáo chung Pốtxđam” tháng 7 năm 1945, đề xuất “Nhật Bản từ bỏ tất cả mọi quyền lợi và đòi hỏi đối với dãy đảo Đài Loan, Bành Hồ, các quần đảo Nam Sa và Tây Sa” nhưng không có chữ nào nói đến vấn đề quy thuộc chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ nói trên.
Trong “Tuyên bố về dự thảo Hòa ước của Mỹ-Anh với Nhật Bản và về Hội nghị San Francisco” do Ngoại trưởng Chu Ân Lai thay mặt Chính phủ nước Trung Quốc mới trình bày ngày 15 tháng 8 năm 1951 chỉ rõ, các quần đảo Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa và Đông Sa “từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc, trong thời gian Đế quốc Nhật phát động chiến tranh xâm lược tuy một thời bị thất thủ nhưng sau khi Nhật Bán đầu hàng đã được Chính phủ Trung Quốc lúc đó tiếp nhận”. Chủ quyền của nước CHND Trung Hoa đối với quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa, “dù dự thảo hòa ước đối với Nhật Bản do Mỹ-Anh soạn thảo có quy định hay không quy định, hoặc quy định như thế nào, cũng đều không bị ảnh hưởng”.
Cần phải chỉ rõ ràng quyền và lợi ích mà Chính phủ Trung Quốc chủ trương và bảo vệ ở Nam Hải là quyền-lợi ích trong phạm vi “đường đứt đoạn”. Những cách nói như “Nam Hải là nội hải của Trung Quốc”, “Nam Hải thuộc về Trung Quốc” v.v. trên thực tế là cách nói rất sai trái, hết sức tai hại. Rơi vào vòng nhầm lẫn này sẽ dẫn đến hiểu lầm và phán đoán nhầm rất nhiều vấn đề, dẫn đến rất nhiều rắc rối và phiền phức.
Cần phải nhìn lại lịch sử về đoạn đánh dấu này, đọc kỹ bản tuyên bố đầu tiên của Chính phủ nước Trung Quốc mới về chủ quyền hai quần đáo ớ Nam Hải mới có thể hiếu rõ được lý do thực sự và bối cảnh chiến lược quốc tế liên quan đến tranh chấp Nam Hải. Hội nghị hòa bình San Francisco đã gieo mầm họa về “hai nước Trung Quốc” và tranh chấp Nam Hải, đồng thời cũng khơi mào cho việc “quốc tế hóa” tranh chấp các đảo ở Nam Hải sau này. Lịch sử chứng minh rằng kẻ gây ra mầm họa thực sự cho tranh chấp Nam Hải là các nước lớn phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp. Xét từ góc độ lịch sử thì thời gian, bối cảnh và tính chất nảy sinh vấn đề Đài Loan và tranh chấp chủ quyền các bãi, đảo ở Nam Hải là dường như giống nhau. Có thể nói, vấn đề này chính là di sản từ giai đoạn khởi đầu của Chiến tranh Lạnh.
“Chiến tranh Lạnh” đã kết thúc hơn 20 năm. Thời đại ngày nay đòi hỏi các nước và cộng đồng quốc tế từ bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh và đối đầu liên minh, thông qua hợp tác đa phương để giữ gìn an ninh chung, hiệp lực ngăn chặn xung đột và chiến tranh. Chiến tranh và đối đầu sẽ chỉ dẫn đến vòng tuần hoàn ác tính lấy bạo lực thay thế bạo lực, đối thoại và đàm phán là con đường hữu hiệu và đáng tin cậy duy nhất để giải quyết tranh chấp. Phải lấy hợp tác để mưu cầu hòa bình, đảm bảo an ninh, thúc đấy hài hòa, phản đối tùy tiện sử dụng vũ lực hoặc đe dọa nhau bằng vũ lực. Đó là quan điểm an ninh mà Chính phủ Trung Quốc chủ trương và thực hiện, cũng là nguyên tắc cơ bản để xử lý tranh chấp Nam Hải.
III – Hàng hải và vị trí chiến lưc của đường giao thông trên biển Nam Hải
Vị trí chiến lược của Eo biển Malắcca thế nào mọi người đều đã biết. Tuyến đường giao thông trên biển ở Nam Hải là phần kéo dài trọng yếu của đường vận tải Eo biển Malắcca, trong đó vị trí chiến lược của tuyến đường vận tải này cũng quan trọng như vậy. Nam Hải và Eo biên Malắcca là một thể gắn liền, không thể tách rời nhau. Tất cả các loại tàu thuyền đi qua Eo biên Malắcca, bao gồm tàu thương mại và tàu quân sự hầu như đều phải đi qua Nam Hải. Vì thế, từ góc nhìn địa chiến lược có tên gọi là “đường giao thông Nam Hải – Eo biến Malắcca” dường như sẽ đúng hơn. Eo biến Malắcca và đường vận tải quốc tế ở Nam Hải có thể ví như “yết hầu – thực quản”.
Tuyến đường giao thông Nam Hải – Eo biển Malắcca là tuyến xung yểu chiến lược tiện lợi nhất từ Tây Thái Bình Dương đi vào Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là một trong các tuyến vận tải biển quan trọng nhộn nhịp nhất thế giới, nối liền giữa Đông Nam Á với Nam Á, giữa châu Đại Dương, Trung Đông, châu Phi và châu Âu.
về địa lý, đường giao thông quốc tế trên biển ở Nam Hải có vị trí chiến lược quan trọng. Chiến lược toàn cầu cửa Mỹ là phải kiểm soát 16 vị trí yết hầu trên biển. Mục tiêu chiến lược và lợi ích to lớn của nước Mỹ là gây ảnh hưởng và kiểm soát các tuyến vận tải trên biển nói trên, đảm bảo ưu thế của Mỹ trong các cuộc cạnh tranh quốc tế và xung đột quốc tế tiềm tàng. Với tư cách là mắt xích trung tâm nối liền hai khu vực chiến lược quan trọng là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Eo biến Malắcca được Mỹ xác định là một trong 16 yết hầu trên biển như vậy.
Nam Hải – Eo biển Malắcca là hướng đi tất yếu để các nước Đông Á đi đến Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương. Trong bối cảnh thời đại kinh tế toàn cầu hóa và kinh tế các nước Đông Á phát triển mạnh như Trung Quốc, vị trí của tuyến đường vận tải biển Nam Hải – Eo biển Malắcca trong vận tải đường biển toàn cầu lại càng nổi bật hơn. Dù là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước ASEAN, hoặc là Ôxtrâylia, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi, thậm chí là châu Âu, nước Mỹ đi nữa thì tuyến đường vận tải biển quốc tế này có thể được gọi là “tuyến đường sinh mệnh huyết mạch”.
Nói tóm lại, tuyển đường vận tải biển Nam Hải – Eo biển Malắcca có giá trị chiến lược lớn về kinh tế và quân sự đối với cả Trung Quốc, các nước trong khu vực và nước lớn trên thế giới. Cùng với địa vị kinh tế của Trung Quốc và châu Á trong nền kinh tế toàn cầu không ngừng được nâng lên, mức độ liên quan lẫn nhau giữa Tây Thái Bình Dương – Nam Hải – Eo biển Malắcca, Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương sẽ ngày càng chặt chẽ hơn. Xét từ tình hình hiện thực thì tầm quan trọng của Eo biển Malắcca đã vượt qua Kênh đào Xuyê, vai trò quan trọng của tuyến vận tải biến Nam Hải đã vượt qua Vùng Vịnh Pécxích. Trước khi khai thông tuyến vận tải biển ơ Bắc Cực, địa vị chiến lược về kinh tế và quân sự của tuyến đường vận tải biển Nam Hải – Eo biển Malacca trong tương lai sẽ chỉ tăng lên chứ không giảm đi.
Chính vì thế, tình hình Nam Hải hòa bình ổn định, giao thông quốc tế tự do và vận tải biển an toàn khiến cho các nước trong khu vực và các nước lớn trên thế giới hết sức quan tâm. Chính sách Nam Hải và hành động của nước lớn ngoài khu vực đương nhiên cũng khiến các nước khu vực vô cùng quan tâm.
Tự do hàng hải ở Nam Hải vốn đã là một trong những chính sách liên quan tới Nam Hải mà Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố từ lâu. Chính phủ Trung Quốc căn cứ theo luật quốc tế trước sau nỗ lực nhằm đảm bao tự do và an ninh hàng hải ở Nam Hải. Trên diễn đàn quốc tế, có một số người ngang nhiên nhào nặn đề tài về “tự do hàng hải, an ninh hàng hải”, như vậy là có dụng ý xấu. Tại Hội nghị cấp cao Đông Á mới đây, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói: “Kinh tế Đông Á và Đông Nam Á phát triển đã cho thấy tự do và an ninh hàng hải ở Nam Hải không vì tranh chấp Nam Hải mà có bất cứ ảnh hưởng nào. Tự do hàng hải mà các nước được hưởng ở Nam Hải theo luật quốc tế đã được đảm bảo triệt để. Nam Hải là đường vận tải biển quan trọng của Trung Quốc, của các nước khác trong khu vực và các nước trên thế giới. Chính phủ Trung Quốc đã có những đóng góp tích cực để bảo vệ an ninh hàng hải ở Nam Hải”.
Đảm bảo tự do hàng hải vừa là lợi ích to lớn của Trung Quốc, cũng vừa là lợi ích to lớn của các nước trong khu vực, nước lớn thế giới và của cộng đồng quốc tế. Nhận thức rõ điểm này không những có thể điều chỉnh lại những hiểu lầm, phán đoán nhầm của các nước hữu quan, loại bỏ cái gọi là “mối lo lắng” trên thế giới, mà còn có thể trở thành sân chơi quan trọng để Trung Quốc và các nước xung quanh Nam Hải, thậm chí là cộng đồng quốc tế bắt tay hợp tác, bảo vệ lợi ích chung, có thể loại bỏ lý do để một số nước ngoài khu vực gây nên chuyện, phá tan mưu đồ của một số thế lực chính trị muốn lấy đó để gieo rắc, ly gián quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ASEAN.
IV – Biến biển tranh chấp thành biển hp tác hòa bình, hữu nghị
Hòa bình và phát triển là hai chủ đề lớn của thời đại ngày nay. Hòa bình, phát triển, hợp tác là xu thế không thể ngăn cản trên thế giới. Hiện nay thế giới đa cực hóa, kinh tế toàn cầu hóa đang phát triển theo chiều sâu, cộng đồng quốc tế đang đứng trước ngày càng nhiều vấn đề lịch sử mới. Cùng vận dụng tốt cơ hội phát triển, cùng đối phó với các loại rủi ro đã trơ thành nguyện vọng của nhân dân các nước.
Dân tộc Trung Hoa yêu chuộng hòa bình. Nhân dân Trung Quốc trải qua giai đoạn đau buồn do chiến loạn và bần cùng từ sau thời kỳ cận đại đã cam nhận được sâu sắc giá trị quý báu của hòa bình và mong muốn cháy bòng phát triển. Nhân dân Trung Quốc tin tưởng sâu sắc rằng chỉ có hòa bình mới thực hiện được ước nguyện an cư lạc nghiệp của nhân dân, chỉ có phát triên mới thực hiện được mục tiêu người dân được ăn no mặc ấm. Tạo môi trường quốc tế hòa bình ổn định để phát triển đất nước, đó là nhiệm vụ trung tâm trong công tác đối ngoại của Trung Quốc. Đồng thời Trung Quốc tích cực đóng góp xứng đáng cho hòa bình và phát triển của thế giới, tuyệt đối không bành trướng chiên lược, không bao giờ tranh bá, không xưng bá, Trung Quốc trước sau vẫn là lực lượng kiên định bảo vệ hòa bình, ổn định thế giới và khu vực.
Bảo vệ hòa bình thế giới, thúc đẩy cùng nhau phát triển, đó là tôn chỉ trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Trung Quốc đề xướng và ra sức cùng với các nước trên thế giới đẩy mạnh xây dựng thế giới hài hòa trong môi trường hòa bình lâu dài, cùng phồn vinh. Đó vừa là mục tiêu lâu dài, cũng vừa là nhiệm vụ thực tế.
Trung Quốc đề xướng quan điểm an ninh mới tin cậy lẫn nhau, hợp tác, bình đắng, cùng có lợi, tìm kiếm biện pháp thực hiện an ninh tổng hợp, an ninh chung, an ninh hợp tác Trung Quốc kiên trì sử dụng phương thức hòa bình chứ không phải chiến tranh để giải quyết tranh chấp quốc tế, cùng bảo vệ thế giới hòa bình ổn định; Chủ trương thông qua hiệp thương đối thoại để tăng cường lòng tin, giảm thiểu bất đồng, loại bỏ tranh chấp, tránh sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực lẫn nhau.
Trung Quốc tích cực mở rộng hợp tác láng giềng hữu nghị với các nước xung quanh, cùng đẩy mạnh xây dựng châu Á hài hòa. Trung Quốc chủ trương các nước trong khu vực tôn trọng lẫn nhau, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, tìm kiếm điểm đồng gác lại bất đồng, thông qua đàm phán đối thoại và hiệp thương hữu nghị để giải quyết .các mâu thuẫn và các vấn đề, bao gồm tranh chấp lãnh thổ và lợi ích biển, cùng bảo vệ khu vực hòa bình ổn định. Trung Quốc phát triển phồn vinh và thịnh trị lâu bền là cơ hội chứ không phải là mối đe dọa đối với các nước láng giềng xung quanh. Trung Quốc luôn tuân thủ “tinh thần châu Á” về tự lực tự cường, mở hướng tiến thủ, cởi mở, bao dung, đồng tâm hiệp lực, mãi là láng giềng tốt, người bạn tốt và đối tác tốt của các nước châu Á khác.
Có thể nói một cách mạnh dạn thẳng thắn rằng giữa Trung Quốc và nước láng giềng, xung quanh vẫn có tồn tại vấn đề do lịch sử để lại về phân định biên giới, chủ quyền các đảo và lợi ích biển, vấn đề biên giới của Trung Quốc với tuyệt đại đa số các nước láng giềng trên bộ đã được giải quyết. Tranh chấp trên biển vẫn còn đợi thông qua đàm phán đối thoại và hiệp thương hữu nghị để tìm ra biện pháp giải quyết mà hai bên đều có thể chấp nhận được.
Tranh chấp chủ quyền các đảo và lợi ích biển không chỉ tồn tại giữa Trung Quốc và các nước xung quanh Nam Hải, mà cả giữa các quốc gia liên quan khác, vấn đề phân định biên giới Vịnh Bắc Bộ liên quan đến hai nước Trung Quốc – Việt Nam đã được giải quyết ổn thỏa, vấn đề phân định biên giới ở Vịnh Thái Lan liên quan đến bốn nước là Malaixia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, đã được giải quyết về cơ bản nhưng chưa hoàn toàn. Ở phần phía Nam Nam Hải thậm chí là Eo biển Malắcca, giữa các nước hữu quan đều tồn tại nhiều tranh chấp nhưng chưa được giải quyết hoàn toàn mỹ mãn.
Trên thế giới ngày nay tồn tại rất nhiều tranh chấp chủ quyền các đảo và tranh chấp quyền lợi biển, theo con số thống kê tổng cộng có đến hàng trăm vụ. Ngoài Nam Hải, loại tranh chấp này cũng tương đối rõ ở khu vực Đông Bắc Á. Giữa Nhật Bản và Nga, giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đều có tranh chấp như vậy. Giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên cũng có.
Lập trường và chủ trương cơ bản của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải là nhất quán, rõ ràng, luôn cố gắng giữ gìn hòa bình ổn định, thông qua đàm phán đối thoại và hiệp thương hữu nghị, giải quyết thỏa đáng tranh chấp và vướng mắc.
Mọi người hy vọng các bên đều xuất phát từ đại cục bảo vệ hòa bình ổn định khu vực, làm nhiều việc hơn để tăng thêm sự tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác, cố gắng làm cho Nam Hải trở thành biển của hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
V – Làm sâu sắc hơn lòng tin chính trị, phát triển hp tác toàn diện
Trung Quốc kiên trì thực hiện chính sách láng giềng hữu nghị, lam sâu sắc hơn lòng tin chính trị, giải quyết ổn thỏa bất đồng và mâu thuẫn từ tầm cao chiến lược và toàn cục, ra sức phát triển hợp tác toàn diện với các nước xung quanh, mưu cầu cùng thắng lợi, cùng có lợi và cùng phồn vinh.
Giữa Trung Quốc với các nước ASEAN núi liền núi, sông liền sông, Trung Quốc trước sau luôn coi các nước ASEAN là anh em tốt, láng giềng tốt, bạn bè tốt và đối tác tốt có thể tin cậy được, thành tâm thành ý phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị. Trung Quốc và các nước ASEAN nối vòng tay đồng hành, trải qua khó khăn, cùng chung hoạn nạn, hiểu biết lẫn nhau, ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau, đã lần lượt vượt qua từng thách thức, thu được nhiều thành quả huy hoàng. Trong 20 năm qua, quan hệ Trung Quốc – ASEAN đã có được bước phát triển toàn diện chưa từng có. Năm 1991 Trung Quốc đã cùng với ASEAN thiết lập quan hệ đối thoại, thể hiện hai bên đi theo xu hướng thời đại, tìm kiếm tầm nhìn xa chiến lược và dũng khí hợp tác khu vực, đã mở đầu tiến trình lịch sử về quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, có ý nghĩa như một dấu mốc.
Trung Quốc là nước lớn ngoài khu vực đầu tiên tham gia “Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN”, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược hướng tới hòa bình và phồn vinh với ASEAN. Trung Quốc kiên trì ủng hộ ASEAN phát huy vai trò chủ đạo trong hợp tác Đông Á, ủng hộ “Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân”.
Trung Quốc và ASEAN đã cùng thành lập Khu thương mại tự do lớn nhất giữa các nước đang phát triển.
Trung Quốc và ASEAN nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, không ngừng tăng cường lòng tin chính trị lẫn nhau. Các nước ASEAN thi hành chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ Trung Quốc thống nhất hòa bình, quan tâm đến những mối lo ngại của Trung Quốc trong những vấn đề lớn có tính nguyên tắc liên quan đến chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc tôn trọng con đường phát triển và quan niệm giá trị mà các nước ASEAN lựa chọn một cách tự chủ, ủng hộ ASEAN xử lý tranh chấp theo phương thức của mình, phản đối thế lực bên ngoài can thiệp công việc nội bộ của ASEAN.
Trong hợp tác, Trung Quốc và ASEAN đề xướng cùng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau cùng có lợi, thúc đẩy cùng phát triển. Năm 2011 kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc – ASEAN đã vượt 350 tỉ USD, gấp hơn 40 lần so với năm 1991. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc. Trung Quốc đã thành tâm viện trợ và giúp đỡ các nước thành viên ASEAN phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh. Các nước thành viên ASEAN cũng tích cực ủng hộ Trung Quốc. Hai bên đã trao đổi kinh nghiệm, lấy mạnh bổ trợ yếu trong phương diện lãnh đạo và quản lý đất nước.
Đứng trước khó khăn Trung Quốc và ASEAN cùng chung vai sát cánh, nỗ lực biến thách thức thành cơ hội. Hai bên đã cùng kiểm soát cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ở châu Á, thúc đẩy thành lập cơ chế hợp tác ASEAN-Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc; Cùng đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế hiếm gặp, thành lập Khu thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN đúng kỳ hạn một cách toàn diện; Trong đối phó với các vụ thiên tai, dịch bệnh lớn, hai bên giúp đỡ lẫn nhau, tìm kiếm thành lập cơ chế cảnh báo, phòng ngừa, kiểm soát và cứu trợ một cách hữu hiệu.
Trung Quốc và ASEAN cố gắng chung sống hòa bình, láng giềng hữu nghị, tích cực xây dựng môi trường khu vực an ninh, hài hòa; Thông qua đối thoại và hiệp thương giải quyết tranh chấp và xử lý vấn đề do lịch sử để lại; Ra sức xây dựng khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân; Coi trọng tình hữu nghị truyền thống, truyền bá ý tưởng hữu nghị từ đời này sang đời khác.
Quan hệ Trung Quốc – ASEAN là thực tế nhất, rộng rãi nhất và có nhiều thành quả nhất. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đều là nước đang phát triển, luôn xác định phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh là nhiệm vụ bức thiết nhất và quan trọng nhất, đặt khả năng có đem lại lợi ích thực chất cho nhân dân bản quốc và khu vực bản địa được hay không lên vị trí hàng đầu. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á gần gũi nhau về địa lý văn hóa, lịch sử, liên hệ và giao lưu mật thiết trên các phương diện, có điều kiện thuận lợi trời phú để mở rộng hợp trong rất nhiều lĩnh vực.
Ngày nay Trung Quốc và ASEAN là đối tác chiến lược ra sức cố gắng cho hòa bình và phồn vinh, mở rộng giao lưu hợp tác rộng rãi trong các lĩnh vực và ở mức độ cao chưa từng có từ trước đến nay, trở thành cộng đồng có vận mệnh chung, vui buồn vinh nhục có nhau, cùng có được thành tựu huy hoàng, có những đóng góp nổi bật trong sự nghiệp cao cả là đem lại hạnh phúc nhiều hơn cho nhân dân khu vực, thúc đẩy hòa bình và phát triển, tạo ra ảnh hưởng tích cực sâu xa cho sự tiến bộ ở châu Á và cả thế giới.
VI – Giải quyết ổn thỏa bất đồng, thúc đy cùng nhau phát triển
Tìm kiếm điểm đồng lớn, gác lại bất đồng nhỏ, xử lý ổn thỏa bất đồng lớn, hợp tác loại bỏ tranh chấp, là một chủ trương quan trọng của Trung Quốc. Lợi ích chung giữa Trung Quốc và ASEAN lớn hơn bất đồng rất nhiều. Phương hướng và mục tiêu đúng đắn cần phải là: Không ngừng làm to thêm chiếc bánh gạtô về lợi ích chung, để cho bất đồng ngày càng thu hẹp.
Ngay từ những năm 80 của thế kỷ 20, Tổng công trình sư cải cách mở cửa của Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nói: “ ‘Một quốc gia, hai chế độ’ và biện pháp cùng khai thác giải quyết tranh chấp, đều là phương thức vì hòa bình chứ không dùng chiến tranh, đều gọi là chung sống hòa bình”. “Hiện nay rất nhiều bản đồ trên thế giới đều có thể chứng minh quân đảo Nam Sa là thuộc về Trung Quốc. Chúng ta thiên về vấn đề này, gác lại tranh chấp trước, không giải quyết vội. Làm như vậy là không để cho vấn đề này gây trở ngại cho quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc với nước hữu quan phát triển tốt đẹp. Sau một số năm chúng ta ngồi lại, bình tĩnh thảo luận, thương lượng một phương thức mà các bên đều chấp nhận được. Liệu có thể xem xét áp dụng biện pháp cùng phát triển đối với những tranh chấp hữu quan? Mục tiêu của chúng ta là cùng phát triển, chúng ta có đầy đủ điều kiện để trở thành bạn thật tốt”. “Trong vấn đề về quần đảo Nam Sa, hoàn toàn không phải không tìm được một biện pháp giải quyết thiết thực khả thi, nhưng vấn đề này cuối cùng là một vấn đề phiền phức, cần thông qua hiệp thương để tìm ra được biện pháp có lợi cho hòa bình và hợp tác hữu nghị”.
Dưới sự chỉ dẫn của phương châm nói trên, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN đã trải qua đủ mọi khảo nghiệm khó khăn trắc trở. Hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN đã đem lại hạnh-phúc cho nhân dân ở cả hai phía.
Tháng 11 năm 2011, tại Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN-Trung Quốc lần thứ 14, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố: “Trung Quốc không bao giờ mưu cầu bá quyền, phản đối bất cứ hành vi bá quyền nào, sẽ luôn thi hành chính sách ngoại giao ‘thân thiện với láng; giềng, làm bạn với láng giềng’, tuân thủ nghiêm khắc ‘Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á’. Tranh chấp tồn tại ở Nam Hải giữa các nước hữu quan trong khu vực là vấn đề tích tụ từ nhiều năm nay, cần phải do nước có chủ quyền liên quan trực tiếp giải quyết thông qua hiệp thương hữu nghị và đàm phán. Thế lực bên ngoài không nên mượn bất cứ lý do nào để can thiệp. Năm 2002 Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký bản ‘Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông’, xác định sẽ đẩy mạnh hợp tác thiết thực, cố gắng để cuối cùng đạt được ‘Bộ quy tắc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông’. Đó là ý nguyện chung của các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Phía Trung Quốc nguyện sẵn sàng cùng với các nước ASEAN tích cực thúc đẩy toàn diện việc thực hiện ‘Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông’, tăng cường hợp tác thực chất, đi vào thảo luận việc hoạch định “Bộ quy tắc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông’”.
Ôn Gia Bảo còn tuyên bố, để mở rộng hợp tác thực tế trên biển, Trung Quốc sẽ thành lập Quỹ hợp tác trên biển Trung Quốc – ASEAN với số tiền 3 tỉ nhân dân tệ, bắt đầu từ các lĩnh vực nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển, thông tin liên lạc, an ninh và cứu hộ hàng hải, chống tội phạm xuyên quốc gia, từng bước mở rộng hớp tác sang các lĩnh vực khác, tạo nên cục diện hợp tác trên biển đa tầng nấc, toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN. Trung Quốc đề nghị hai bên thành lập cơ chế tương ứng đề nghiên cứu về vấn đề này và soạn thảo quy hoạch hợp tác cụ thể.
Trung Quốc – Việt Nam là hai nước láng giềng hữu nghị núi sông liền một dải, nhưng lại là hai bên tranh chấp chủ yếu ở Nam Hải. Tháng 10 năm 2011 Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao sang thăm chính thức Trung Quốc, hội đàm và hội kiến với Tổng Bí thư Đáng Cộng sản, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Hai bên đã ký một loạt văn kiện hợp tác quan trọng và ra “Thông cáo chung”.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh: Quan hệ hai đảng, hai nước Trung – Việt phát triển lành mạnh ổn định, phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy xây dựng, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa thuận lợi ở hai nước, cũng quan trọng đối với hòa bình và phát triển ở châu Á và cả thế giới. Đảng và Chính phủ Trung Quốc luôn xuất phát từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài đế nhìn nhận quan hệ Trung – Việt, nguyện cùng với Việt Nam bảo vệ tốt và phát triển tổt quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt theo Phương châm 16 chữ và Tinh thần 4 tốt.
Nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh: Đảng và Chính phủ Việt Nam hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, đặt quan hệ Việt- Trung ở vị trí ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam kiên trì theo Phương châm 16 chữ và Tinh thần 4 tốt làm cho các chuyển thăm cấp cao lẫn nhau mật thiết hơn, tăng cường lòng tin chính trị, đưa hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực đi vào chiều sâu, làm phong phú thêm hình thức giao lưu nhân văn, tăng cường phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, nâng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung lên một tầm cao mới.
Từ khi bình thường hóa quan hệ 20 năm qua, hai nước đã lần lượt giải quyết thành công hai vấn đề khó khăn do lịch sử đê lại là phân định biên giới trên bộ và phân định biên giới Vịnh Bắc Bộ theo tinh thần dễ trước khó sau, thông cảm nhân nhượng lẫn nhau. Đặc biệt là việc phân định biên giới Vịnh Bắc Bộ đã mở ra hướng đi mới cho Trung Quốc giải quyết những vấn đề tương tự trên biển với các nước xung quanh.
Những năm gần đây, bởi những nguyên nhân phức tạp, cũng do thế lực bên ngoài xen vào và do thế lực thù địch gây chia rẽ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển ở Nam Hải bị khuấy nóng lên. Một trong những thủ đoạn triển khai “ngoại giao thông minh’” của một số thế lực bên ngoài là trắng trợn tô vẽ cái gọi là “tình hình căng thẳng ở Nam Hai”
Hợp tác hữu nghị là mạch chính trong quan hệ-Trung – Việt, không nên để bất đồng và tranh chấp ảnh hưởng đến đại cục phát triển quan hệ. Làm thế nào để xứ lý và giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, đó quả thực là vấn đề được nhân dân hai nước hết sức quan tâm. Điều đáng phấn khởi là trong hội đàm cấp cao Trung – Việt, nhà lành đạo hai bên đã trao đổi ý kiến thẳng thắn và chân thành, và đã đạt được nhận thức chung. Một trong 6 văn kiện mà hai bên ký kết là “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam”. Nhà lãnh đạo hai nước đánh giá tích cực bản thỏa thuận này, cho rằng thỏa thuận có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng để xử lý và giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển.
Căn cứ những điểm nhận thức chung đạt được thì trên cơ sở thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ Trung – Việt năm 1993, hai bên đã đạt được 6 nguyên tăc cơ bản phải tuân thủ để giải quyết vấn đề trên biển, đặt cơ sở cho việc giải quyết thỏa đáng vấn đề này.
Điều 4 trong Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển Trung — Việt quy đinh: “Trong tiến trình tìm kiếm biện pháp cơ bản và lâu dài giải quyết vấn đề trên biển, trên cơ sở tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử với nhau bình đẳng, cùng thắng lợi và cùng có lợi, theo nguyên tắc được đề cập trong điều 2 của Thỏa thuận này sẽ tích cực thảo luận, tìm kiếm biện pháp giải quyết mang tính chất quá độ, tạm thời, không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, trong đó bao gồm tích cực nghiên cứu và thương lượng, đàm phán vấn đề khai thác chung”. Điều 5 quy định: “Giải quyết vấn đề trên biển dựa theo tinh thần tiệm tiến tuần tự, dễ trước khó sau. Thúc đẩy đàm phán phân định biên giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ một cách chắc chắn, đồng thời tích cực thương lượng đàm phán vấn đề khai thác chung ở vùng biển nói trên. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên biển trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, bao gồm bảo vệ môi trường biển nghiên cứu khoa học biển, cứu hộ trên biển, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Nỗ lực tăng cường lòng tin lẫn nhau, tạo điều kiện giải quyết những vấn đề khó khăn hơn”.
Một loạt nhận thức chung đạt được giữa nhà lãnh đạo hai đảng hai nước phù hợp với lòng dân ở hai nước, thuận theo xu hướng của thời đại, đã chỉ rõ phương hướng đúng đắn để mở rộng tương lai quan hệ Trung – Việt tốt đẹp hơn.
Giữa Trung Quốc và Việt Nam cùng các nước ASEAN khác tồn tại vấn đề trong đó có tranh chấp chủ quyền các đảo và lợi ích biển, khi giải quyết đòi hỏi phải có sự nhẫn nại, thời gian và trí tuệ Trước khi giải quyết vấn đề bằng mọi cách không làm cho vấn đề phức tạp thêm, không để mâu thuẫn leo thang, ảnh hưởng đến cục diện lớn của hợp tác song phương. Cho dù thế hệ chúng ta hiện nay chưa giải quyết được về căn bán thì thê hệ con cháu sau này cũng nhất định có trí tuệ và khả năng để tìm ra biện pháp giải quyết thỏa đáng. Ý nguyện Nam Hải trở thành biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác sẽ có ngày trở thành hiện thực. Quan hệ hợp tac hữu nghị giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sẽ tiến cùng thời đại, không ngừng được nâng lên trình độ mới cao hơn./.

Một cựu tù chính trị Việt Nam đào thoát sang Thái Lan

Gia Minh, biên tập viên RFA  -2012-02-28 Anh Trương Quốc Huy, một cựu tù nhân chính trị tại Việt Nam, vừa đào thoát khỏi Việt Nam đến Thái Lan.
  Photo: RFA
Anh Trương Quốc Huy đang trả lời phỏng vấn đài RFA, ngay sau khi đến Thái Lan
Đối với cơ quan an ninh và chính quyền trong nước thì tên tuổi của Trương Quốc Huy nằm trong danh sách những người mà họ cho là thành phần nguy hiểm.
Lo sợ cho tính mạng, cuộc sống bất an
Thực tế đã chứng minh điều đó khi Trương Quốc Huy bị bắt, bị giam và bị đưa ra tòa về các tội  danh  mà cơ quan an ninh đưa ra  “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, ” tuyên truyền chống Nhà Nước”, “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm các quyền lợi của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của các tổ chức hay công dân”.
Lần đầu tiên anh này bị bắt là hồi ngày 19 tháng 10 năm 2005. Lần đó anh bị bắt cùng với người bạn gái Lisa Phạm, quốc tịch Mỹ và người anh là Trương Quốc Tuấn. Tất cả bị giam giữ 9 tháng mà không bị truy tố.
Anh Trương Quốc Huy bị bắt lần thứ hai vào ngày 18 tháng 8 năm 2006. Tại phiên xử hồi ngày 29 tháng giêng năm 2008, anh bị kết án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế. Anh được ra khỏi tù vào ngày 30 tháng 11 năm 2011.
bị họ mời nhiều lần và tìm nhiều cách gây khó dễ cho gia đình như mời hay gọi điện thoại vào số riêng của những người thân trong gia đình. Điều đó làm cho gia đình bất an.
Tuy ra khỏi tù nhưng trong thời gian qua, bản thân anh Trương Quốc Huy và gia đình tiếp tục chịu sự kiểm soát nghiêm nhặt của địa phương và cơ quan an ninh.
Anh Trương Quốc Huy trước khi bị bắt giam. RFA file
Anh Trương Quốc Huy trước khi bị bắt giam. RFA file
Đến ngày  27  tháng 2 năm 2012, anh Trương Quốc Huy đến được Thái Lan để xin tỵ nạn chính trị.
Vào ngày 28 tháng 2, anh có cuộc nói chuyện với Đài Á Châu Tự Do. Trước hết là quyết định rời khỏi đất nước:
Sau 6 năm bị cầm tù và về với gia đình, chính quyền luôn mong muốn những người đấu tranh như tôi và những anh em khác phải nhận tội và có cách nói như ý của chính quyền. Chúng tôi không làm điều đó nên bị họ mời nhiều lần và tìm nhiều cách gây khó dễ cho gia đình như mời hay gọi điện thoại vào số riêng của những người thân trong gia đình. Điều đó làm cho gia đình bất an. Riêng cá nhân tôi, có nhiều lần gặp ngoài đường họ cũng hăm dọa có thể gặp tai nạn giao thông nếu như làm điều gì mà truyền thông gây bất lợi cho chính quyền, nên bản thân phải tự xem xét…
Nhiều ý kiến cho rằng khi đi ra khỏi nước sẽ không còn cơ hội như khi ở Việt Nam để đấu tranh, trước ý kiến này anh Trương Quốc Huy trình bày:
có nhiều lần gặp ngoài đường họ cũng hăm dọa có thể gặp tai nạn giao thông nếu như làm điều gì mà truyền thông gây bất lợi cho chính quyền, nên bản thân phải tự xem xét…
Những người đã từng lên tiếng đấu tranh, từng bị cầm tù đều có những hoàn cảnh riêng, và mỗi người đều có phương cách đấu tranh riêng cho mình. Có thể người này chọn con đường này, người khác chọn con đường khác. Những người ra đi họ có cách đấu tranh khác để ủng hộ cho dân chủ tại Việt Nam.
Anh cũng đưa ra những dự đoán về thời gian trước mắt:
Hiện tôi hy vọng những người yêu chuộng tự do vả ủng hộ cho dân chủ sẽ có sự đón nhận tôi, tôi chưa hình dung được bước đường sắp tới sẽ như thế nào nhưng cảm giác được tự do hơn khi còn ở tại Việt Nam.

Nhân dịp nói chuyện sau khi đến được Thái Lan, anh Trương Quốc Huy cho biết thời gian bị giam cầm trong nhà tù Việt Nam:
Thời gian ở trong nhà giam nhưng tôi không nhận tội nên trong những thời gian bị giam tôi bị nhốt trong một hầm cả hai năm, và có giai đoạn trong 6 tháng trời họ không cho tôi đánh răng. Họ tìm mọi cách từ chối lời kêu của tôi; đôi khi tôi cũng đập cửa yêu cầu gặp quản giáo nhưng họ phớt lờ. Có lúc 3 tháng họ mới cho tôi ra nắng một lần chỉ chừng 15 phút.

cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ đưa thỉnh nguyện thư đến tổng thống Obama, nêu rõ tình hình Việt Nam với chừng 600 tù nhân chính trị, tôn giáo tại Việt Nam đang chịu tù bất công, bị giam giữ đàn áp tàn khốc.

Lúc gần ra tòa họ thay đổi tội danh của tôi đến bốn lần để kéo dài thời gian không đưa ra xét xử.

Thời gian tạm giam họ làm cho tinh thần mình bị ảnh hưởng rất nhiều.
Những chia xẻ của anh đối với những người còn trong tù ở Việt Nam, cũng như những người cùng đấu tranh cho đất nước hiện nay:
Khi mãn án tù ra xã hội, tôi thấy có hít thở hơn một tí không khí tự do. Khi ở trong tù thì phải đấu tranh với kể cả việc đọc một tờ báo, viết một lá thư.
Đối với những anh em còn án tù dài tôi thấy họ chịu bất công, tôi mong một thông qua những cuộc vận động như của nhạc sĩ Trúc Hồ, Ts Nguyễn Đình Thắng … gặp cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ đưa thỉnh nguyện thư đến tổng thống Obama, nêu rõ tình hình Việt Nam với chừng 600 tù nhân chính trị, tôn giáo tại Việt Nam đang chịu tù bất công, bị giam giữ đàn áp tàn khốc. Tôi luôn tìm mọi cách để đấu tranh cho đồng bào tại đất nước mình.
Chưa có một thống kê chính thức nào về số tù nhân chính trị Việt Nam đang phải chạy sang Thái Lan xin quy chế tỵ nạn. Tuy nhiên đây vẫn là nơi mà nhiều thành phần bị bức hại đến cùng đường đang tìm đến.
  http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=0CcsFsg4ves


Tại sao phải công an hóa Ban Tôn Giáo Chính Phủ?

Định Nguyên, thông tín viên RFA  -2012-02-28 Vấn đề đất đai và tôn giáo đang là hai vấn nạn lớn nhất Việt Nam hiện nay.
 
AFP photo: Lễ Chùa vào ngày rằm tại một ngôi chùa ở TPHCM
 
 Chuyện Tiên Lãng, thuộc đất đai, hiện chưa có hồi kết, mặc dù chính phủ đã có kết luận. Chuyện tôn giáo, từ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị cấm hoạt động đến Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, dường như vẫn còn đang âm ỉ như ngòi nổ chậm. Việc bổ nhiệm một viên tướng công an lão luyện trong ngành an ninh vào chức vụ Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ có phải là một hy vọng sẽ tháo gỡ được ngòi nổ.
Ban tôn giáo chính phủ ra đời từ năm 1955 tại Miền Bắc, mục đích tham mưu cho chính phủ, lúc bấy giờ là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trong lãnh vực tôn giáo. Đặc biệt trong thời kỳ đầu này là nhằm “đấu tranh chống âm mưu cưỡng ép tín đồ Công giáo di cư vào Nam, động viên giới tôn giáo tham gia các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.” Và cũng từ đó các hội tôn giáo trực thuộc nhà nước được thành lập như: Hội Thánh Tin lành Miền Bắc năm 1955; Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam năm 1958.
Tôi nghĩ rằng một vị tướng công an được bổ nhiệm làm trưởng ban tôn giáo đó không phải là chuyện tình cờ mà nhà nước Việt Nam có chuyện quan tâm hơn, siết chặt hơn nên mới bổ nhiệm vị tướng công an.
Mục sư Thân Văn Trường
Sau năm 1975 khi thống nhất được đất nước, một lần nữa nghị định về tôn giáo được ban hành vào ngày 11/11/1977 nhằm hướng tới thống nhất các tổ chức tôn giáo vào tay nhà nước. Thời gian này Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được thành lập năm 1980 và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam năm 1981.
Ít ngày sau 30/4/75, người dân Miền Nam chứng kiến hình ảnh vị lãnh đạo tinh thần tối cao của Phật Giáo Miền Bắc, Hòa Thượng Thích Trí Độ, với chiếc áo sơ mi trắng cụt tay đứng trên lễ đài hoan hô, đã đảo cùng với đoàn thiếu nhi quàng khăn đỏ mít tinh chào mừng chiến thắng, trước dinh Độc Lập nay là dinh Thống Nhất, người dân chợt hiểu chính sách của Ban Tôn Giáo Chính Phủ là gì khi ngay cả chiếc áo nâu sòng tượng trưng cho những người xuất gia ông cũng không mặc, hoặc không dám mặc.

Ngày càng siết chặt

Vào tháng 5/2011 Việt Nam đưa ra một bản “dự thảo nghị định thay thế nghị định năm 2005, hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.” Nội dung vẫn là siết chặt hơn nữa nguyên tắc “xin-cho” đối với tôn giáo. Tuy nhiên chưa biết bao giờ thì nghị định mới này được ban hành.
Nhìn chung, theo chiều dài lịch sử, Ban tôn Giáo Chính Phủ được thành lập nhằm mục tiêu duy nhất là định hướng cho các tôn giáo theo đúng đường lối chủ trương của đảng mà Điều 5 quy định, trong 19 điều quy định quyền hạn của Ban Tôn Giáo Chính Phủ : “Thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật; chống mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.”
Những mâu thuẫn gay gắt gần đây giữa Đảng và tôn giáo, giữa tín đồ và chính quyền lại bùng lên. Từ chuyện tài sản của Giáo Hội Công Giáo bị trưng thu nay Giáo Hội muốn lấy lại; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị cấm hoạt động nhưng tiếng nói của Hòa Thượng Thích Quãng Độ vẫn luôn đánh động dư luận thế giới về tình hình tôn giáo tại Việt Nam; đến việc các giáo phái Tin Lành, Hòa Hảo phản ứng chuyện bị đàn áp cấm đoán họ thể hiện tín ngưỡng, và gần đây nhất là những người theo Pháp Luân Công ngày một đông dù bị bắt bớ, đánh đập, làm cho chính quyền cảm thấy bất an.
Chuyện Khâm Sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu là những miệng núi lửa tạm ngừng phun nhưng nham thạch của nó vẫn còn âm ỉ nung đỏ dư luận xã hội và không một ai dám đoan chắc rằng những dồn nén ẩn ức bên trong đã ngừng vận động.
Ban Tôn Giáo Chính Phủ kể từ ngày thành lập đến nay đã trải qua 14 đời trưởng ban. Trưởng ban đầu tiên là ông Trần Xuân Bách và người cuối cùng là ông Nguyễn Thái Bình, nay là Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ. Trong 14 vị này không có vị nào thuộc ngành công an. Ông Phạm Dũng, Trung tướng Tổng cục trưởng Tổng Cục 2 an ninh thuộc Bộ Công An, là trưởng ban thứ 15.
000_Del281122-250.jpg
Giáo dân xứ Thái Hà trong một lần dâng lễ cầu nguyện. AFP

Nhận định việc bổ nhiệm này Mục sư Thân Văn Trường, nói với Đài Á Châu Tự Do:
“Tôi nghĩ rằng một vị tướng công an được bổ nhiệm làm trưởng ban tôn giáo đó không phải là chuyện tình cờ mà nhà nước Việt Nam có chuyện quan tâm hơn, siết chặt hơn nên mới bổ nhiệm vị tướng công an. Không những đối với tôn giáo mà tôi thấy một số bí thư tỉnh họ cũng bổ nhiệm công an. Chưa bao giờ tôi thấy lực lượng đông tướng công an như bây giờ. Tôn giáo có một vị tướng phụ trách tôi thấy nó sẽ có khó khăn hơn nhưng cụ thể như thế nào thì tôi chưa dám nói.”
Việc đưa một viên tướng công an, chuyên gia về an ninh nội địa và an ninh đối ngoại giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội Vụ kiêm Trưởng ban Tôn Giáo Chính Phủ liệu có đúng như ý định mà báo chí lề phải trong nước loan tin là: “Ở cương vị mới, ông Phạm Dũng sẽ có quan hệ tốt và giải quyết thấu đáo những công tác của Bộ Nội vụ và của Ban Tôn giáo Chính phủ, tạo điều kiện để các tôn giáo đoàn kết hoạt động theo các quy định của Pháp luật và trong nền văn hóa đa dạng của Việt Nam đang hội nhập, phát triển”?
Nhưng đối với dư luận người ta có những suy nghĩ dè dặt hơn. Hay nói khác hơn họ thiên về suy nghĩ rồi đây chính sách về tôn giáo của đảng sẽ có những bước quyết liệt hơn chăng? Nhà báo Huy Đức (Blogger Osin) viết trên trang FaceBook của ông: “Mong khi rời ngành an ninh, Trung Tướng Phạm Dũng sẽ coi tôn giáo là nhân dân thay vì như các thế lực thù địch.”
Bây giờ bổ nhiệm một ông trung tướng công an tôi chưa hiểu được trong đó nó có những điều gì có lợi và những điều gì có hại, giúp được cho nhà nước vấn đề gì trong lãnh vực tôn giáo.
Ông Nguyễn Hữu Vinh
Ông Nguyễn Hữu Vinh, một tín hữu Công Giáo cho rằng:
“Theo suy nghĩ của tôi thì tôn giáo thuộc về lĩnh vực tâm linh. Những quan hệ giữa tôn giáo, nhà nước, con người, cộng đồng xã hội thì tôi không rõ được một ông tướng của ngành công an mà sang đây thì ông ta phát huy về chuyên môn của ông ta là cái gì? Giả sử như ở đây là một giáo sư, một người thuộc lãnh vực xã hội, cộng đồng hoặc lãnh vực về tâm linh về tôn giáo thì người ta sẽ có những chuyên môn để tư vấn cho nhà nước trong những vấn đề như vậy. Bây giờ bổ nhiệm một ông trung tướng công an tôi chưa hiểu được trong đó nó có những điều gì có lợi và những điều gì có hại, giúp được cho nhà nước vấn đề gì trong lãnh vực tôn giáo.”
Anh Nguyễn Văn Điểm, một giáo đồ Phật Giáo Hòa Hảo, chỉ thiết tha mong muốn việc hành đạo phải được tự do theo như hiến pháp quy định. Anh nói:
“Nếu tôi có đôi lời muốn nói thì tôi xin tất cả các cơ quan chính quyền từ địa phương là chúng ta phải thực hiện đúng lời của hiến pháp quy định cho phép tất cả các tôn giáo được tự do tín ngưỡng và họ được tự do hành đạo trong khuôn viên tôn giáo của mình. Tất cả những nơi cô bác hành đạo, niệm phật, thuyết giảng là phải được bảo vệ, giúp đỡ chớ không phải gây khó khăn.”
Việc điều động, bổ nhiệm các quan chức thuộc chính phủ là chuyện bình thường của mọi quốc gia. Nhưng việc điều một viên tướng công an thuộc ngành an ninh giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội Vụ kiêm Trưởng ban Tôn Giáo Chính phủ liệu có phải là để thể hiện tư duy công an hóa bộ máy chính quyền và chính sách siết chặt tôn giáo. Xin mượn câu nói của Lenin, một ông tổ của Cộng Sản, để kết thúc bài viết này: “chỉ có những kẻ ngu ngốc mới tuyên chiến với Tôn Giáo.”


Chia ruộng cho quan


(Petrotimes)Câu hỏi đặt ra là liệu có bất ổn không khi mà những ông cán bộ vừa làm chủ đất, vừa phát canh thu tô, vừa hưởng lương ngân sách do chính những tá điền của mình nai lưng ra đóng thuế?

Hiện hàng nghìn hécta đất của vùng Tứ giác Long Xuyên đã được cấp cho cán bộ tỉnh Kiên Giang. Đối tượng được cấp là cán bộ tỉnh, huyện đến các ngành. Việc cấp đất cho cán bộ là một chủ trương mà tỉnh Kiên Giang đã thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, nhiều người sau khi được cấp đất đã bỏ hoang. Trong khi đó hàng vạn nông dân Đồng bằng sông Cửu Long lại đang đi thuê đất mưu sinh. Hiện có nhiều người từ Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long… đến Tứ giác Long Xuyên để thuê đất sản xuất, chủ yếu là trồng lúa. Vì không phải đất của họ, không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lúa nước nên người nông dân thuê đất không được thế chấp vay vốn ngân hàng, họ thường phải vay ngoài với lãi suất cao, nên mãi không thoát được nghèo. Câu hỏi đặt ra là liệu có bất ổn không khi mà những ông cán bộ vừa làm chủ đất, vừa phát canh thu tô, vừa hưởng lương ngân sách do chính những tá điền của mình nai lưng ra đóng thuế?
Có lẽ đến bây giờ chẳng mấy ai dám nghĩ cán bộ là đầy tớ của dân. Cán bộ công chức không nghĩ thế đã đành, người dân lại càng không dám nghĩ thế. Song về nguyên tắc, khi anh cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách, tức là từ tiền thuế của nhân dân đóng góp và từ tiền bán tài nguyên của đất nước do nhân dân làm chủ thì họ vẫn là công bộc của nhân dân. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, hằng ngày đang có hàng vạn nông dân mưu sinh trên những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những cánh đồng được coi là công thổ quốc gia nhưng họ đang đóng vai tá điền, đang quần quật làm việc để phần lớn thành quả được dành để “nộp tô” cho chủ đất. Oái oăm thay chủ đất bây giờ không phải địa chủ trong cải cách ruộng đất sau hòa bình lập lại năm 1954 ở miền Bắc mà là những cán bộ công chức.
Chủ trương cấp ruộng cho cán bộ công chức tỉnh Kiên Giang đang tạo điều kiện cho một đội ngũ cán bộ công chức tỉnh này làm giàu trên mồ hôi nước mắt của nông dân. Có thể chủ trương này là một giải pháp nhằm cải thiện đời sống cho đội ngũ cán bộ công chức đang gặp khó khăn vì đồng lương công chức eo hẹp. Có thể khi đề ra chủ trương này, chính quyền tỉnh Kiên Giang không hình dung ra hậu quả là sẽ biến đội ngũ cán bộ của mình thành “giai cấp địa chủ mới”.
Nhưng điều đó đã xảy ra và những công bộc của nhân dân giờ đây đang đồng thời đóng cả hai vai trên sân khấu đời. Ở công sở, họ là cán bộ công chức, là người đề ra, thực thi và phổ biến những chính sách nhằm phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Trên cánh đồng của mình, trong vai chủ đất, họ thực thi những biện pháp để thu lợi nhiều nhất từ lao động của người dân đang làm thuê cho mình. Vừa là ông chủ, vừa là người làm công cho cùng một đối tượng, thật khó để có thể đóng tròn cả hai vai diễn đối lập nhau như thế. Và cũng thật khó để yên tâm rằng, những ông chủ đất trong vai cán bộ công chức sẽ nhìn nhận các tá điền của mình như một đối tượng mà họ cần tận tâm phục vụ.
Câu chuyện chia đất ruộng cho cán bộ công chức ở Kiên Giang có thể chưa gây ra những hậu quả trực tiếp. Song rõ ràng đây là một chỉ dấu cho thấy sự mâu thuẫn giữa tư tưởng và hành động ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo địa phương. Khi những cán bộ cơ sở, những người trực tiếp thực thi các chính sách kinh tế xã hội thừa hành pháp luật ở địa phương đứng sai vị trí, nhầm lẫn vai trò của mình trong cuộc sống thì hậu quả của nó là sự biến dạng các chính sách là mầm mống của sự bất ổn xã hội. Khi nguồn tài nguyên quan trọng nhất của đất nước trở thành công cụ để đẩy nhanh quá trình phân hóa giàu nghèo trong xã hội thì những người nắm giữ nguồn tài nguyên đó, những ông địa chủ hiện đại chắc chắn sẽ không nhìn nhận mình là đầy tớ, là công bộc của chính những tá điền trên cánh đồng của ông ta. Và khi đó họ sẽ không thể ý thức được rằng vai trò công chức của họ là để phục vụ cho lợi ích của người dân.
Trúc Lê

Nhật Tuấn – CON CHIM CHỈ ĐƯỢC HÓT TRONG ĐÊM

Nhật Tuấn

Đứng trước linh cữu nhà văn Hoàng Yến trong đám tang ông,tôi chợt nhớ câu nói của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường mấy năm trước :  “ Nhà văn phải nói lên sự thật…”
Nhưng sự thật luôn luôn là “con chó bị đuổi ra khỏi nhà” (W. Shakespeare), là thứ tối kỵ trong xã hội “bày cừu”,  là hàng quốc cấm trong xứ sở “toàn trị”, là nguy hiểm chết người khi đức vua cởi truồng, trí nông công thương đều nức nở tung hô, ca ngợi y phục hoàng thượng qúa đẹp, thì lại có một anh cả gan kêu lên :” vua cởi truồng”.
Tất nhiên anh chàng đó phải “ăn đòn hội chợ” của đám “bốc thơm vua”  và phải chịu đòn trừng phạt nặng nề của chính đức vua..
Nhà văn Hoàng Yến là một trong rất ít người to gan dám kêu to lên “vua cởi truồng” đó.  Còn nhớ những năm đầu Đảng và Chính phủ về tiếp quản Hànội, các nhà văn, nhà thơ, các nhà phê bình, các giáo sư…xúm vào khen thơ Tố Hữu , xài ngôn từ như xài bạc giả. Nào là hồn thơ dân tộc, nào là nhịp đập trái tim của Đảng, nào là “hay hơn thơ Nguyễn Du”…Vậy mà  nhà văn Hoàng Yến cả gan viết bài chê thơ Tố Hữu…”b锓chất sống chưa thật sâu sắc nên ý thơ nhiều đoạn còn giả tạo và công thức…”
Vào tháng 4 năm 1955 dám viết như vậy ngay trên báo Nhân Dân thì có khác gì Hoàng Yến kêu lên :” vua cởi truồng”.
Khi hạ bút viết bài “ĐỌC THƠ “VIỆT BẮC “CỦA TỐ HỮU “ đăng 3 kỳ liền trên báo Nhân Dân quả thực nhà văn Hoàng Yến đã ký án tử cho chính ông.
Trước hết phân tích bài “Phá đường”, Hoàng Yến vạch rõ :
“ Cách đây không lâu tôi nhớ có đọc một bài của người anh em miêu tả cảnh đắp đường . Nội dung bố cục cũng giống na ná như bài “Phá đường”. Tuy cách nói có khác nhau nhưng ý tình cũng vẫn là “nhà em con bế con bồng, em cũng theo chồng đi đắp đường quan” cũng “hì hà, hì hục, lục cục lào cào “, cũng thi đua phấn khởi “ Anh tài thì em cũng tài. Đường dài ta lấp sức dai ngại gì …”
Ối chết, viết thế này khác nào tố cáo Tố Hữu ăn cắp thơ người  khác ? To gan hơn, Hoàng Yến dám chê thơ Tố Hữu không bằng thơ “nghiệp dư” của một du kích Nam bộ :
“ Một câu thơ phá đường khác của một du kích Nam Bộ nói lên tình cảm ấy một cách gọn ghẽ, trọn vẹn và tài tình hơn :
“ Con đường số bảy của tau
Nó đi theo giặc tau đào nó đây…”
Tiếp đến Hoàng Yến chê “ Nhưng bài “Lên Tây Bắc” đã làm ta hơi thất vọng. Thi sĩ còn cách xa người chiến sĩ…”
Ái chà, Tố Hữu là nhà thơ của cách mạng, là người vẫy cờ trên mặt trận văn hóa văn nghệ của Đảng mà dám chê “ còn cách xa người chiến sĩ” thì “bố mày đây” chịu sao nổi ? Đã vậy Hoàng Yến còn kết tội Tố Hữu :
“ Thi sĩ không gợi được một trong trăm nghìn phần cái thực tế gian khổ và sức chịu đựng phi thường của người chiến sĩ trên chiến trường rừng núi…”
Như vậy có nghĩa Tố Hữu chỉ ngồi salon bốc phét “chưa từng xuống tận chiến trường rừng núi để đồng cam cộng khổ với chiến sĩ…”. Như vậy từ chê “thơ” , Hoàng Yến đã mon men tới chỗ “chê con người” Tố Hữu. Mãi gần nửa thế kỷ sau Hoàng Yến mới có anh nhà thơ dám viết Tố Hữu chưa lên Điện Biên bao giờ vậy mà vẫn cứ  ông ổng làm thơ coi như ta đang trên đồi A1 vậy.
Đi xa hơn nữa, Hoàng Yến đúc kết :
Cũng vì vậy những câu  thơ miêu tả những chiến công lịch sử ở Điện Biên tuy đôi đoạn thơ có vẻ mạnh, khí thơ có vẻ hùng nhưng người đọc nhất là những đồng chí đã dự mặt trận Điện Biên , thấy chưa thỏa mãn và còn thấy là giả tạo…”
Ối chết chê thơ Tố Hữu “công thức” thì còn chịu được chứ lại chê “giả tạo” thì đồng chí Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban tuyên huấn trung ương Đảng chịu làm sao nổi. Quy tội chết cho Hoàng Yến còn là nhẹ. Tuy nhiên để thêm cớ quy tội , phải đợi đến vài tháng sau khi tập thơ “ Tình người soi dặm đường” của Hoàng Yến  NXB Hội nhà văn mới là “dấu chấm hết” cho sự nghiệp văn chương hiểu theo nghĩa “chính thống” của nhà văn Hoàng Yến.
Tập thơ ra đời, lập tức đám phê bình “cung đình” xúm vào đánh đòn hội chợ về tội…đa cảm (!), thiếu “tính chiến đấu” :
“ Đường đi mặt trận
Nước đồng gợn trăng
Gió tre hoa bóng
Gợi tình chiếu chăn…”
                               ( Đường đi mặt trận)
“Chiều cuối năm chưa xuống
Sương xuống nhiều hơn mưa
Bứt lá bỏ dòng suối
Thả xuân về dưới kia…”
                               ( Bứt lá bỏ dòng suối)
Thế là đủ chứng lý để thành…án được rồi. Nhà văn Hoàng Yến phải đi cải tạo tại Văn Phong ( Phú Thọ) 3 năm liền. Sau khi mãn hạn lại bị liệt vào loại cấm bút tức là viết không được in, hoặc nếu có in thì phải ký tên khác , không được ký tên Hoàng Yến.
Vậy tức là không cấm “đẻ” – sao cấm được, viết trong bóng tối, viết đầu bờ đầu bụi, sao mà cấm -, nhưng mà cấm cho “khai sinh”, cấm con “chào đời”.
Phân biệt quái gở “đẻ” và “chào đời” chắc chỉ có ở cái xứ “đỉnh cao nhân loại”. Từ năm  1960 đến mãi 1975, giải phóng miền Nam, kẻ thù “Mỹ-ngụy” đã quá nhiều, thôi thì tha cho “kẻ thù nội bộ” , thế là từ đó Hoàng Yến mới được phép công bố tác phẩm với tên chính của mình.
Suốt 15 năm cấm bút, Hoàng Yến như con chim chỉ được hót trong bóng tối đã lặng lẽ viết, lặng lẽ cất bản thảo vào ngăn kéo hoặc có được in thì cũng với bút danh khác :  Thạch Tiên, Hoàng Lan Châu, Hoàng Đức Anh. Như “chim bị tên sợ cành cây cong”, Hoàng Yiến đành rời bỏ những đề tài đương đại, những chuyện thời thế dễ “đụng chạm”, dễ “nhạy cảm” chuyển sang viết chuyên về đề tài…”lịch sử”.
Nhà văn Huy Phương nhận xét về tiểu thuyết lịch sử “ Chân mây khép mở“:
“…Nó làm tôi thích thú trước hết là vì cái phong cách thể hiện của một kiểu tiểu thuyết lịch sử chỉ có thể là của Hoàng Yến, vừa có cái điêu luyện của một cây bút đã được thử thách qua các đòi hỏi  nghiêm ngặt của thể văn kịch bản vừa có sức truyền cảm của một cảm hứng thơ phóng khoáng mà chín chắn…”
Vậy nhưng “sự thù hằn nghiệt ngã”  trong bóng tối “ vẫn chưa tha cho Hoàng Yến. Vở kịch “ Hình và bóng” của ông chỉ mới diễn ở Hải Phòng được vài buổi đã có lệnh cấm .Nhưng đòn thù chết người ấy vẫn không đốn ngã được Hoàng Yến, ông vẫn can đảm “tọa thị thẳng thắn” trên đất nước và vẫn viết tiếp nhiều vở diễn giá trị khác trong dó nổi bật là “Thanh gươm cô đô đốc” được mời sang công diễn ở Paris.
Nhà văn Hoàng Yến đã vĩnh biệt thế gian tràn đầy ghẻ lạnh này , thật không ngờ bạn bè tới chia tay ông với những vòng hoa chật cứng một góc chùa Vĩnh Nghiêm cần hẳn một chiếc xe tải chở đi công viên Vĩnh Hằng mới hết. Điều đó phải chăng đúng như ông đã dự cảm trong bài thơ “Mây của đất” viết từ năm 1985 :
“ Hãy chôn tôi dưới hoa
Vì hoa là mây của đất
Và ông trời xanh nhìn về trần gian
Cũng bàng hoàng lác mắt
Tưởng  thi thể tôi nằm giữa đám mây ngũ sắc
Dưới trần cũng có mây trời…”
Nhà văn Hiền Phương, ái nữ của nhà văn Hoàng Yến  kể lại sau khi ông vừa mất, chị chỉ vào dò phong lan mới mua :
“ Hoa đẹp thế này sao ba không về ngắm hoa…”
Lạ thay bỗng dưng có một làn gió thổi quay cành phong lan hướng về chỗ Hiền Phương. Phải chẳng anh linh nhà văn Hoàng Yến vẫn còn hiện diện đâu đó.
Nhà văn bị cấm bút vào loại ngặt nghèo nhất Việt Nam đã rời bỏ thế gian này. Lạ thay nếu ta vào Google đánh cụm từ “ nhà văn Hoàng Yến” sẽ không ra một kết quả nào, toàn người mẫu, ca sĩ…, trong hồ sơ Nhân Văn Giai phẩm của các phê bình gia hải ngoại (đặc biệt bà Thụy Khuê  – RFI) cũng tuyệt nhiên không nhắc tới tên Hoàng Yến mà chỉ xoay quanh Trần Đân, Lê Đạt , Hoàng Cầm …chắc họ còn muốn có VISA trở về VN.
Hiện tượng “cấm bút” ở VN ngày nay vẫn còn , tuy nhiên chỉ cấm không được xuất bản tại các cơ quan  báo chí , xuất bản Nhà nước thôi , còn  các trang văn học nhan nhản trên mạng, nhà văn “cấm bút” đẻ xong vẫn có thể cho đứa con chào đời tại bất kỳ trang nào :” tiền vệ, hợp lưu, da mầu.vân vân và vân vân…”.
Interrnet ra đời là một mối đại hiểm nguy cho các “ông vua cởi truồng”. Ôi, giả sử nhà thơ Tố Hữu sống tới ngày nay để làm thơ về đề tài “ truyền thông liên mạng toàn cầu “ thì vui biết bao !
28-2-2011
             TRÊN NGÃ BA MÂY
                                         HOÀNG YẾN
1
Tên em
        chiều nhớ
              hành h­ương .
                  tiếng dế đồng sư­ơng
Tên em
         một thiên đ­ường đã mất
         một thiên đ­ường chư­a mở ngỏ
         một thiên đ­ường x­a
                                  cha ông để lại
         di truyền anh qua kí ức bào thai
         qua vùng sáng trên trang sách nát
         qua thân xác trần truồng
                                   những giấc mơ trôi dạt
đêm đêm tấp bến Ngân hà
Tên em
         thói đời quen gọi
                    một bản tình ca
2
Từ xa nghe tiếng em hát
ng­ời em là dòng nhạc
nụ c­ười chở đầy đôi mắt to
vạt áo em bay như­ một điệu hò
anh gặp em ngỡ ngàng .
như­ bư­ớc xuống sân ga
        một thành phố lạ
        giữa đêm mư­a .
anh nói với em
        bằng âm thanh
               ch­ưa nặn thành từ ngữ
ch­ưa thành tín hiệu
           của dối trá lọc lừa
và em
                 giữa đất đồi nắng lửa
nụ c­ười-hoa-sen toả sáng chung quanh .
đặt thiên nhiên vào ngự trị trong anh .
3.
Tình yêu
      ai chọn  đ­ược trong ng­ời tình
            phần nào yêu thư­ơng . .
                      phần nào ghét bỏ
bóng thử lửa hoàng hôn
          chứa trong ánh bình minh
Trong tim em .
            có vàng của mặt trời
                   than của đêm đen .
song giữa hai vùng đệm
                  có mặt trăng đến ở
mẹ sinh ra anh
                  một trái tim trần
                        không gì chống đỡ . .
anh n­ương vào mặt-trăng-em . .
                như cây tầm gửi
                       uống s­ương
Trên mỗi chặng hành h­ương . .
                  em là bóng-trăng-đ­ường .
làm dịu vết th­ơng của lửa .
4-
Anh khát khao em ~ ~
            như­ khát khao sự thật
anh tin vào lời
              cái không đáng tin nhất
sự thật là những ngày vui
                đã héo hon
                cạn mòn .
                anh còn níu giữ
trong lúc em đã ra đi
mở mắt anh nào thấy gì
nhắm mắt anh nhìn ra tất cả
nhầm lẫn đầu tiên phải trả giá
nụ cư­ời-hoa-sen toả sáng trên môi
            giữa đất đồi nắng lửa
ngỡ nó là của riêng anh
hoá ra nó chẳng cười với ai cả
ấm áp bên ngoài
                  bên trong lạnh giá
một nụ-c­ười-t­ượng-đá.
5-
Anh yêu em và em yêu ng­ười khác ‘
          ông sao đổi ngôi
          nụ hôn đổi môi
           câu chuyện tình th­ường .
 sao ngư­ời anh cào cấu đói yêu th­ương
gặp trăm con suối cũng không đã khát
anh lang thang
      một mình
           mênh mông sóng cát
không gặp
         hay đã gặp em
                       trên hành tinh hoang mạc.
ôi! Sao anh không biết .
               đập vỡ
                     những ngày vui
để dành từng mảnh vụn .
mặt trời
khảm sáng những ngày tăm tối
chỉ thư­ơng cho thơ không biết đ­ường nói dối
mỗi độ gió thu cởi áo cây bàng
những câu thơ
              buồn quá
                         xé rào
sáng ra
          xác thơ buồn .
          rụng trắng góc trang .
đem sầu tình
         treo mình trên cành gạo .
(cây gạo nào không có ma)
cứ một mùa hoa
         đốt lên một hoả ngục
6-
Ngày trời
     là hòn đá
             ném xuống trần gian ~ .
đập tan dần ảo mộng
ngẩng đầu lên
          anh quát mặt trăng .
- Hỡi con đĩ  già
                 lộng lẫy?
giăng tơ trăng lừa ta vào bẫy
nhốt ta trong ảo vọng vĩnh hằng.
anh thôi soi mặt vào tấm g­ơng trăng
bỗng thấy hiện lên một khuôn mặt khác
hoá ra mình là thằng ng­ời hèn nhát
nhờ tình yêu
                 đẽo đá kê cao
nhờ tình yêu
                 khêu một ngọn đèn
để đ­ợc thấy bóng mình
thành ông khổng lồ trên vách
song lại để .
     cái nghèo
             c­ướp đi chiếc áo cuối cùng
                                   chưaa kịp rách
nhìn nhau em thư­ờng trách ‘
anh không mặc vừa
                   tấm áo gấm công danh
không tìm tiếng tăm
                    trong họng súng chiến tranh
buộc lòng tay anh cầm súng ‘
(ôi? giá loài ngư­ời biết đánh nhau
                            bằng bông súng
                                         trên ao làng)
Cứ ngỡ mọi thứ ấy
thuộc về dĩ vãng .
biết đâu .
         em ng­ười con gái cách mạng
em vẫn mơ võng đào
              trong một xứ
                    thích làm quan .
7-
Anh sống với thơ
             thơ chẳng nuôi sống đ­ược ai
anh mải sống với t­ương lai
             những giấc mơ vĩ đại
để hiện tại trôi tuột khỏi tay
             ngày dài đói rách
             đêm dài bụng không
              có gì trong lư­ng bán sạch
bắt đầu từng cuốn sách ra đi
anh bán máu
           nếu cần cả mạng sống
nh­ưng anh không bán hi vọng
dù hi vọng đã ra nghĩa trang
Thế hệ trẻ
        không-chịu-nghèo
                        sẽ tới
        Chân trời đẩy ra xa
         nhân phẩm có thịt da
         nắng thơm mùi áo mới.
8-
Quá khứ
             giấc mơ buồn
                   năm tháng
hòn đá tảng
            của nỗi sợ vô hình
những dòng tro
             trên lá thư­ tình  .
những vũng lầy n­ước mắt .
song cha ông ta hằng mong
mọi việc đều có hậu
đem câu chuyện tình
           lọc máu xấu
gọi về những mặt trời vui .
những chiếc đèn lồng
                      đêm tân hôn
như­ thoát khỏi bùn đen
              cánh sen tinh khiết -
anh thoát khỏi quyền uy
               của quá khứ đau th­ơng .
mặc quá khứ muốn làm nhà tiểu thuyết
đừng để cho quá khứ cản đ­ường
9-
Chúng mình không của hồi môn
             tài sản anh chỉ một tâm hồn
một tri thức thiếu máu
               như­ hoa đu đủ đực ~
một trái tim yêu
             trong sóng đất rì rầm
                          phập phồng náo nức
chúng mình hẹn nhau
                 trên ngã ba mây
                                  kí ức .
đi trong nắng gọi mư­a .
máu mặt trời trong ngực ‘
như­ trái cây
               chín mọng
                      đam mê
trong vư­ờn quê .
               nhiệt đới .
trong chờ đợi” ‘
               và
                    không chờ đợi
anh lại gặp em
                 một cảm nhận mới
Cả ng­ười anh
                    tan
                           trong hoa lá yêu thư­ơng
trên đầu anh
                    thơ
                         cháy hàng thiên
nh­ tràng pháo tết
Tình yêu
                         tái sinh
                          trong cái chết.
1988

Những ngày thường đã cháy lên

Bùi Minh Quốc: Những ngày thường đã cháy lên   –   (Nguyễn Tường Thụy). “Khi bọn đểu còn trong Đảng/ Ai có thể bình tâm mỗi sáng?Chừng nào còn một kẻ quyền uy/ Nghênh ngang lâu đài phía nam vi-la phía bắc/ Bước lên bục cao rao giảng trơn lì/ Về sự quên mình cho dân cho nước/ Đất nước thêm một lần ô nhục”. BTV: Bài thơ này đọc đã lâu, nhưng tính thời sự vẫn còn. 5 năm trước BTV cũng đã đọc lại cho nhà thơ Bùi Minh Quốc nghe, sau khi nghe ông kể về chuyến đi thị sát biên giới giáp với TQ, bằng chiếc xe Honda cà tàng của ông, đến vùng đất bị mất vào tay mấy thằng “đồng chí”. Photo: Nguyễn Trọng Tạo. => Mời bà con xem trang thơ của nhà thơ Bùi Minh Quốc. Bài thơ Phản Chiến: “Tổ quốc trong anh máu thắm tận nguồn/ Tổ quốc chúng gào đầu lưỡi/ Hãy cảnh giác!/ Khi anh đầm mình máu mê trận mạc/ Chúng đưa con du học nước ngoài/ rúc kín lâu đài du hý trên ngai/ Hãy cảnh giác!
_____________________________________________________________
Gửi bài thơ này cho NTT blog, Nhà thơ Bùi Minh Quốc viết “Chỉnh đốn Đảng là một cuộc chiến đấu gian truân và quyết liệt nằm trong cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại tất cả những gì đã cũ kỹ hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn rõ trong di chúc. Để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”.
BÙI MINH QUỐC

Những ngày thường đã cháy lên

Cái ác, nếu được ý thức không phải với một
thái độ ghê tởm, sẽ chỉ đẻ ra cái ác lớn hơn.
DOSTOIEVSKI
Không có ai
Không có ai
Có thể ngẩng nhìn trời
Bình tâm mỗi sáng
Khi những thằng đểu còn trong Đảng
Không có ai
Không có ai
Yên nghỉ đời đời
Hồ Chí Minh
Trần Phú
Minh Khai
Mắt các người làm sao nhắm được ?
Những người lính vô danh
Những người mẹ vô danh
Đã ngã xuống những nẻo đường dằng dặc chiến tranh
Mắt các người làm sao nhắm được
Xương máu các người đã nhào nên đất nước
Từ dưới mồ trừng mắt nhìn lên :
Ai đổ máu xương cho Đảng cầm quyền ?
Khi bọn đểu còn trong Đảng
Ai có thể bình tâm mỗi sáng ?
Chừng nào còn một kẻ quyền uy
Nghênh ngang lâu đài phía nam vi-la phía bắc
Bước lên bục cao rao giảng trơn lì
Về sự quên mình cho dân cho nước
Đất nước thêm một lần ô nhục
Chừng nào còn một kẻ quyền uy
Nhấc điện thoại đổi đen thành trắng
Bước lên bục cao rao giảng trơn lì
Về dân chủ
Đất nước thêm một lần khốn khổ
Đồng chí – tiếng ấm nồng máu đỏ
Sao có lúc vang lên lạnh rợn thế này ?
“Đồng chí!” – dao đã nằm ém nhẹm dưới lòng tay
Mưu mô đã xong
và mọi ngả đường đã giăng cạm bẫy
Khí trời khí trời mỗi ngày ta thở
Bị ô nhiễm bởi bao lời dối trá
Phổi ta nám rồi…ta dẫu có làm sao
Nhưng lũ trẻ, trời ơi, lũ trẻ
Chúng lớn lên sẽ hít thở thế nào
Nếu dối trá vẫn chồng lên dối trá !
Khi bịp bợm còn vung muôn trò xiếc vô hình
Khi ngu dốt còn kết thành thế lực
Tấm thẻ-đỏ-tim-tôi còn thét lên trong ngực
Tiếng thét hãy vang xa rung chuyển thế gian này !
Ta đau sự nghiệp này
Hơn hết mọi niềm đau
Thưa Mẹ
Đau cùng cực như đất trời vò xé
Như thuở nào quằn quại Mẹ sinh con
Suốt một đời bạc tóc dưới mưa bom
Mẹ lầm lũi đào hầm nuôi Cách mạng
Con xin nói
Với tất cả tấm lòng và lương tri cộng sản
Mẹ chẳng phải đảng viên
Nhưng mẹ có tấm thẻ-đỏ-trái-tim ròng ròng máu ứa
Chính Mẹ chứ không ai
Mẹ phải nắm quyền
Hỏi tội những thằng thẻ đỏ tim đen !
Đà Lạt 19.8.1988
BMQ
________________
*Mượn tên một cuốn tiểu thuyết của Xuân Cang.

Đỗ Đức -HỘ KHẨU

dongngan
 
1- Tôi nhớ trước đây mấy chục năm, kiến được cái hộ khẩu hà Nội khó hơn tìm vàng. Vượt  tỉnh lẻ,kiếm hộ khẩu Hà Nội có khác gì đứng trước bức tường bê tông. Cô Quỳnh diễn viên múa Hà Nội , có nhà phố cổ, bố mẹ còn nguyên thế mà sau hàng chục năm lên miền núi phục vụ cống hiến, hết duyên nghề, lại chưa chồng con vậy mà xin về nhập hộ với bố mẹ không được. Chính sách quản lí nhân khẩu đôi khi bất chấp tình gia đình ruột thịt.
Chính sách ấy đã có thời nuôi béo mấy anh công an làm hộ khẩu. Tham nhũng đẻ ra từ chính sách.
Vậy là Hà Nội như miếng thịt nạc, ai cũng thèm, ai cũng muốn ăn?
Nhưng cũng không hẳn thế.

2- Tôi chẳng bao giờ nghĩ mình lại được quay về Hà Nội dù quê gốc ngay bên bờ sông Đuống, ngay huyện ngoại thành thủ đô. Vây mà khi cơ quan tỉnh lẻ tôi làm việc được nâng cấp trung ương, cả cơ quan chuyển về ngon như tóp mỡ.
Chúng tôi được bộ chủ quản phân cho mấy dãy nhà nát tường tooc xi mái lá gồi ở mãi Cầu Giấy. Ban đầu mọi người thích thú “ em thành người thủ đô” nhưng hai ba mùa trăng, một nửa xin trở lại rừng. Ngay cái thói quen đun củi, về Hà Nội chỉ đun than đã mất hứng khi cơm nước.
Điều kiện sinh hoạt của vùng đất đô thị chen chúc ngột ngạt không phải ai cũng chịu được. Lại thêm lối sống khác hẳn với miền rừng, thế là chỉ năm sau, ba bốn người nối nhau quyết tâm rời chốn kinh thành. Họ nói cũng thật: Hà Nội của ai  chứ không phải của mình. Cũng đúng thôi, chỗ ở chật hẹp , không vườn, không con gà con lợn rảnh rỗi chẳng có chỗ đụng tay. Sách vở đọc thì chỉ thêm buồn ngủ…
Ra khỏi thủ đô không khó như khi xin nhập, nhưng thủ tục cũng mất hằng năm vì đôi khi tỉnh lẻ cũng không cần người Hà Nội!
3- Không biết từ bao giờ có câu ca dao: Kinh đô cũng lắm kẻ rồ/ Man di cũng có sinh đồ trạng nguyên. Lại có câu: Người ba đấng / của ba loài. Đấng gì loài gì tôi chưa biết nhưng hiểu rằng sự phân loại cũng đã có từ lâu. Có Hà Nội mũ cao áo dài quí tộc, nhưng cũng có Hà Nội buôn thúng bán mẹt, Hàn Nội ngủ rụi gầm cầu…
Lại có câu ca dao nghe rất kênh: Chẳng thơm cũng thể hoa lài/ dẫu không lịch, cũng là người tràng an. Mãi bây giờ tôi mới nghĩ ra tại sao người Tràng an (kinh thành) lại tự hào vì chữ lịch (lịch lãm, thanh lịch). Thì ra có gì đâu, tràng an là người tứ xứ lưu hợp, đâu có phải trong làng, ai cũng quen biết nhau đâu. Nên gặp nhau không thể xuồng xã. Đất lề quê thói mà. Nơi đô hội toàn là dân năng động hoạt bát có tí tri thức kéo về  phải trọng thị nhau mới tiếp cận nhau được, dần tạo nên cái “lịch” chứ ghê gớm gì đâu.
Ngẫm ra thì thấy mối người có cái tạng hợp với từng nơi. Thôn quê , rùng núi , biến cả hoặc Phố phường thủ đô… tùy thuộc vào  rất nhiều thứ. Sống đến lúc nào đó thì mới thấy ở đâu cũng chẳng quan trọng khi đời hết bon chen. Sự bon chen chỉ làm mồi ngon cho bọn kiếm chác, nhiều khi cái giá rất đắt. Nhưng cuộc sống như con sóng vỗ bờ, sống là phải chạy dài như sóng , chứ biết làm sao.
14/12/2011

Lời hay ý đẹp


 
Trích phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng tại ĐH Chỉnh đốn Đảng, 27.02.2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét