Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

TIN NGÀY 9/2/2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=QtOm7x8_gTw

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=CF7NvbDqQxI

Chính trị – Xã hội
UNPO: Việt Nam vẫn phân biệt chủng tộc (RFA)
Đặc khu kinh tế Việt Nam (RFA) -Hiện tượng “đánh trống bỏ dùi” xây dựng lên nhiều đặc khu kinh tế của Việt Nam vẫn đang là một trong nguyên nhân gây nên tình trạng lãng phí chi tiêu công. Để có đánh giá chung về vấn đề này, Vũ Hoàng có bài tổng hợp sau đây.
Dư luận chờ kết luận của Thủ tướng vụ Tiên Lãng (RFA)  —-Khi cán bộ Tiên Lãng “không chịu hiểu” (RFA) -Ca khúc Phượng Hồng của nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ thơ Đỗ Trung Quân có câu “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu”.  —Tướng Anh: ‘Quân không cưỡng chế dân’ (BBC)  —Tiên Lãng: cưỡng chế và hệ luỵ (BBC)  —Kiến nghị Bộ Công an Việt Nam trực tiếp điều tra vụ Tiên Lãng (RFI)  –Vụ Tiên Lãng, Hải Phòng : Thời cơ để lấy lại lòng tin của người dân (RFI)
Đạo đức công vụ và sự kiện Tiên Lãng (Culangcat) —Nhân chuyện Tiên Lãng, nhắc lại tấm gương “nhiệt liệt” của ngài Bí thư thành ủy Hải Phòng (Truongduynhat)
Nhiều lãnh đạo Vinalines bị bắt giam (RFA)
Phản ứng của người Việt Houston về việc VN bắt giam nhạc sĩ trẻ Việt Khang (VOA)
Kinh tế
Chức năng Ngân hàng (RFA)
Tiền đồng tăng giá 2 ngày liên tiếp (VOA)
Thế giới
Hệ thống luật pháp của Miến Điện tệ nhất thế giới? (RFA)  –Miến Điện : chế độ kiểm duyệt báo chí có dấu hiệu cáo chung (RFI)  –REN được phát động ở Thái Lan (RFA) ….Chương trình Môi trường Liên hiệp Quốc, UNEP, và Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Thụy Điển, SIDA, là hai đơn vị hợp tác đề ra dự án mang tên Mạng lưới Khu vực về Hóa chất và Chất thải, viết tắt theo tiếng Anh là REN…..
Tập trận Hổ mang vàng 2012 (BBC-xem)  —Nam Hàn bắt người ‘thờ ông Kim’ (BBC)  —-Lời đồn về cựu giám đốc công an TQ (BBC) – Cựu giám đốc công an Trùng Khánh, Vương Lập Quân, đột nhiên ‘nghỉ phép’ sau khi có tin đồn ông chạy vào lãnh sự quán Mỹ xin tỵ nạn.

Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tập trận với tàu đổ bộ thế hệ mới nhất (RFI) –Trung Quốc ra tối hậu thư buộc các chủ trang tiểu blog phải đăng ký tên thật (RFI)  –Sông Dương Tử bị ô nhiễm : dân Trung Quốc hoảng sợ (RFI)  –Syria : giới blogger Trung Quốc phản đối Bắc Kinh dùng quyền phủ quyết (RFI)  –Ngoại trưởng Nga thăm Syria : Damas hứa chấm dứt bạo động (RFI)  —Lực lượng chính phủ Syria gia tăng pháo kích vào Homs (VOA)  —Các quốc gia vùng Vịnh cô lập Syria (BBC)  –

Kỷ niệm 60 năm Nữ Hoàng Anh trị vì (BBC)Nữ Hoàng Elizabeth II ngày đăng quang năm 1952Điểm lại các hình ảnh nhân kỷ niệm 60 năm Nữ Hoàng Anh Elizabeth II lên ngôi 1952 – 2012. >>>Nữ hoàng Anh đánh dấu 60 năm trị vì -Nhân 60 năm ngày lên ngôi, Nữ hoàng Elizabeth II nói về sức mạnh của gia đình và tình người.
Ông Rick Santorum thắng lớn tại các bang Minnesota, Missouri và Colorado (VOA) —Tòa Bạch Ốc bất bình trước việc TQ, Nga phủ quyết nghị quyết về Syria (VOA)  –Phó Tổng thống Mỹ và phó chủ tịch Trung Quốc thảo luận về nghị trình (VOA)
Ban vận động chống hạt nhân Nhật Bản có được 5 triệu chữ ký (VOA)  —Mỹ có thể dời Thủy quân lục chiến khỏi Okinawa trước khi đóng cửa căn cứ (VOA)  —Thủ tướng Pakistan kháng cáo tội danh khinh thường tòa án(VOA)  –Máy bay phản lực chiến đấu của NATO chưa rời vùng Baltics (VOA)
Cơn rét ở Châu Âu có nguy cơ kéo dài đến cuối tháng hai (RFI)—Đức đạt mức xuất khẩu kỷ lục  (BBC)  —Công tố viên Vatican lên án ‘Văn hóa im lặng chết người’ (VOA)

Quen nhìn dân tưởng là kẻ địch (Boxitvn)
Đằng sau Tiên Lãng -Boxitvn
Thực trạng chính sách phát triển nông thôn hiện nay – Boxitvn


Kiến nghị của Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang và LS Trần Vũ Hải gửi Bộ trưởng Công an


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*****
Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2012

KIẾN NGHỊ CỦA CÔNG DÂN


ĐỀ NGHỊ BỘ CÔNG AN CHỈ ĐẠO CƠ QUAN ĐIỀU TRA THUỘC BỘ CÔNG AN XEM XÉT ĐIỀU TRA TRỰC TIẾP VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI, CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ, HỦY HOẠI TÀI SẢN CÔNG DÂN TẠI XÃ VINH QUANG, HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Kính gửi: Ông Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an

Chúng tôi là các công dân: Nguyễn Đăng Quang – Đại tá, cán bộ Bộ Công an đã nghỉ hưu, địa chỉ: Số 7, tổ 1 phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại: 0903209626, và Trần Vũ Hải, hành nghề luật sư, tại 81 phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội,  xin gửi Ông lời chúc mừng đầu xuân. Căn cứ Điều 53 Hiến Pháp, chúng tôi có kiến nghị với Bộ Công an như sau:

Theo thông tin trên báo chí đầu năm 2012, Cơ quan Điều tra Công an Hải Phòng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam 4 bị can: Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ về tội giết người (vì lý do công vụ của nạn nhân) và chống người thi hành công vụ, khởi tố bị can về tội chống người thi hành công vụ đối với Nguyễn Thị Hiền (vợ bị can Quý), Nguyễn Thị Thương (vợ bị can Vươn) và cho tại ngoại.
Theo như chúng tôi được biết, đã có nhiều luật sư tình nguyện bào chữa miễn phí cho các bị can trên, đã làm xong thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa luật sư từ đầu tháng 02/2012. Đến nay Cơ quan Điều tra Công an Hải Phòng mới cấp giấy chứng nhận cho các luật sư để bào chữa đối với Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Thương, nhưng chưa cấp giấy chứng nhận để bào chữa cho các bị can bị tạm giam.
Các bị can bị tạm giam, bị khởi tố theo tội danh có mức hình phạt cao nhất là tử hình, theo Điều 57 khoản 2 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS), Cơ quan Điều tra phải yêu cầu Đoàn Luật sư phân công Văn phòng Luật sư cử người bào chữa trong trường hợp những bị can này không mời luật sư. Như vậy, lẽ ra phải có luật sư bào chữa cho bị can ngay khi Cơ quan Điều tra Công an Hải Phòng khởi tố các bị can này. Đến nay đã quá một tháng kể từ khi các bị can bị bắt, chưa có luật sư nào thực hiện nhiệm vụ bào chữa cho các bị can này là vi phạm nghiêm trọng BLTTHS, vi phạm quyền được trợ giúp pháp lý của công dân đã được quy định tại Điều 132 Hiến pháp. Việc vi phạm này thuộc trách nhiệm của Cơ quan Điều tra  Công an Hải Phòng.
Mặt khác vụ án hủy hoại tài sản (nhà 2 tầng của Đoàn Văn Quý trên khu đầm chưa có quyết định cưỡng chế) chưa được Cơ quan Điều tra Công an Hải Phòng khởi tố, mặc dù việc hủy hoại tài sản đã rõ. Ông Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an Hải Phòng, nhiều lần phát biểu trên Đài truyền hình Hải Phòng về vụ việc này, chưa điều tra đã khẳng định do dân xung quanh đạp đổ phá đổ nhà, phá hay không phá không thành vấn đề … Như vậy, Ông Đỗ Hữu Ca đã cố ý không coi trọng điều tra vụ án này, thể hiện tinh thần không khách quan vô tư, thiếu trách nhiệm, không có các biện pháp để bảo vệ hiện trường một vụ án được coi là đặc biệt nghiêm trọng (chưa từng có trong hàng chục năm gần đây tại Việt Nam).
Ông Đỗ Hữu Ca với cương vị là Giám đốc Công an Hải Phòng thì chúng tôi cho rằng những vụ việc nêu trên sẽ không được điều tra một cách đúng đắn, khách quan theo quy định của BLTTHS, vì ông Đỗ Hữu Ca trực tiếp chỉ huy Công an Hải Phòng trong sự kiện ngày 05/01/2012 tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng là một trong những người có trách nhiệm liên đới trong vụ việc ngày 05/01/2012.
Vì vậy, chúng tôi đề nghị Ông Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Cơ quan Điều tra thuộc Bộ Công an áp dụng quy định tại Điều 110  khoản 4 BLTTHS: “… Cơ quan điều tra cấp Trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra  cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra”.
Chúng tôi tin tưởng rằng Ông Bộ trưởng sẽ quan tâm đến kiến nghị này của công dân, sẽ có những biện pháp cần thiết và thích hợp để giảm bức xúc đang dâng cao trong dư luận và dân chúng, để nhân dân giữ niềm tin vào các Cơ quan pháp luật của Trung ương.
Trân Trọng!
Những người kiến nghị ký tên
Nguyễn Đăng Quang                                        Trần Vũ Hải
(Đã ký)                                                              (Đã ký)
Rất nhiều phản hồi thú vị, chỉ xin trích dưới đây ý kiến của độc giả Bùi Việt Hà:
“Tôi hoàn toàn đồng ý với bản Kiến nghị này.
Không những vậy, không thể để TP HP tự kiểm điểm, tự đánh giá đúng/sai của toàn cảnh vụ án này được.
Thứ nhất, toàn bộ diễn biến của sự kiện từ đầu đến cuối của việc này chắc chắn đều do Thành Ủy HP, do ông Bí thư HP trực tiếp chỉ đạo. Do vậy để đánh giá phân tích đúng/ sai cần một cấp quản lý cao hơn là Các Bộ ở Trung Ương và Ban Bí thư, Bộ CT trực tiếp đánh giá. Không thể để HP tự biên tự diễn một mình được.
Thứ hai, qua buổi họp báo hôm qua, tất cả đã thấy rõ sự lấp liếm, dối trá, không trung thực nhìn nhận các sai sót của mình, thành ủy HP vẫn ngoan cố che chắn tội lỗi thực sự của mình, chỉ nhận một số khuyết điểm nhỏ là chỉ đạo cưỡng chế, chỉ có vài nhân sự trực tiếp ở TL bị kỷ luật, mà mới chỉ ở mức tạm đình chỉ chức vụ, (mà vẫn còn xưng đồng chí, đồng chí) trong khi sai phạm đã rõ như ban ngày.
Tất cả người dân và báo chí đã chỉ ra việc Thành Ủy HP đã cố tình bỏ qua rất nhiều chi tiết quan trọng, rất nhiều sai phạm, phạm luật rành rành của ngay CA HP, tòa án HP và các cấp lãnh đạo huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang. Điều đó chứng tỏ sự không thành khẩn trong việc kiểm điểm cá nhân của ông bí thư và toàn bộ Thành ủy HP, của toàn ban lãnh đạo HP.
Do vậy tất cả chúng tôi thiết tha đề nghị Trung Ương phải can thiệp trực tiếp, phải lập tức đình chỉ ngay chức vụ của toàn bộ lãnh đạo HP, thành ủy HP và Tiên lãng, lập đoàn thanh tra cấp nhà nước, khởi tố các vụ án có liên quan, đồng thời cho các anh Vươn, Quí được tại ngoại để có cơ hội trình bày, giải trình các chứng cứ cần thiết cho vụ án. Đây là thời cơ tốt nhất để Trung Ương Đảng thực hiện đúng theo tinh thần Nghị quyết 4 vừa ban hành chưa ráo mực.”


MỸ: TỔNG THỐNG OBAMA HƯỚNG TỚI NĂM 2012 VÀ CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

MỸ: TNG THNG OBAMA HƯỚNG TỚI NĂM 2012 VÀ CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 8/2/2012
(Dinesh Sharma – Tạp chí Asia Times)
Tổng thống Mỹ Barack Obama là vị nguyên thủ quốc gia đa văn hóa đầu tiên của một nền dân chủ phương Tây; sinh ra và lớn lên ở Hawaii và được giáo dục ở Inđônêxia, ông cũng là tổng thống “Thái Bình Dương” đầu tiên. Trong những lần tham dự hội nghị từ Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ở Hawaii đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ở Bali vào tháng 11/2011, ông đã nhấn mạnh những nhu cầu của Mỹ cần tiếp tục can dự với khu vực châu Á-Thái Bình Dương để tiếp tục là một cường quốc có thể đứng vững trong thế kỷ 21.
Phả hệ toàn cầu, tiểu sử và tư cách chính trị của vị tổng thống người Mỹ gốc Phi đầu tiên, người có cha đến từ Kênia và mẹ từ Kansas, đã truyền cảm hứng cho nhiều người hâm mộ. Tuy nhiên họ dường như chán nản và có phần thất vọng với những viễn cảnh tương lai của ông. Họ đều đã yêu cầu được biết điều gì sẽ xảy ra trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012.
Liệu ông đã làm đủ để giữ những cử tri tiến bộ, trẻ tuổi và độc lập trung thành với đảng của ông? Phải chăng phong cách lãnh đạo “điềm tĩnh” và thỏa hiệp của ông sẽ chỉ gây được thiện cảm cho một nhóm các cử tri đang thu hẹp lại? Phải chăng ông cần phải hiếu chiến hay “gây xúc động” nhiều hơn với phe đối lập để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới? Đây là một số trong những câu hỏi tôi đã gặp nhiều lần trong khi giảng bài ở các thủ dô của châu Âu.
Vì Obama là “tổng thống toàn cầu đầu tiên” của Mỹ, ông vẫn được lòng dân từ bên ngoài nhiều hơn trong nước, tất nhiên là so với George w. Bush và có thể thậm chí cả Bill Clinton. Dựa trên các dữ liệu thăm dò dư luận phi đảng phái mới nhất, niềm an ủi duy nhất của ông dường như là phe Cộng hòa đối lập vẫn hay thay đổi và không chắc chắn về ứng cử viên của mình. Trong khi Mitt Romney vẫn là ứng cử viên khả dĩ nhất để cạnh tranh với Obama vào tháng 11/2012 (cả hai đảng đều nhau về các con số), những người Cộng hòa dường như “nhanh chóng hẹn hò” mọi ứng viên khác trong cuộc bầu cử lựa chọn ứng cử viên của đảng trong khoảng một tháng và rồi “gạt bỏ” họ.
Cuộc bầu cử bước ngoặt của ông Obama năm 2008, đã được đem tới nhờ một liên minh hùng mạnh các cử tri sắc tộc để giành được sự ủng hộ của 54% quần chúng cử tri và trùng với ngày kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Abraham Lincoln, không chỉ đã nâng cao vị thế của Mỹ, mà còn nâng cao tinh thần của thế giới. Với mọi công dân trên hành tinh này mà nền dân chủ và sức mạnh Mỹ tác động đến, việc ông tái đắc cử có thể có những tác động sâu rộng.
Bước sang thế kỷ 21, những câu hỏi mở vang lên về việc Mỹ sẽ điều chỉnh như thế nào cho thích hợp với một thế giới đa cực đang nổi lên, nơi Mỹ có thể không còn là viên cảnh sát duy nhất, và vai trò của châu Á với Trung Quốc là nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Cũng có những lo ngại về việc Mỹ sẽ phản ứng thế nào khi Nền hòa bình kiểu Mỹ, trật tự địa chính trị đã giữ cho sự chi phối của các cường quốc châu Ầu và Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương trong 50 năm qua, giảm bớt.
Chính trong những khuôn khổ toàn cầu này mà cuộc bầu cử bước ngoặt của ông Obama năm 2008 và khả năng tái đắc cử tiềm tàng trong năm 2012 đem lại một dấu hiệu hàng đầu về những thay đổi sâu rộng đang diễn ra về mặt địa chính trị. Tuổi thơ và thời thanh niên được giáo dục ở Thái Bình Dương, đi tham quan khắp thế giới, và tuổi trưởng thành sau sự sụp đổ của Bức tường Béclin của Obama kết hợp với thời đại thay đổi và bằng nhiều cách thức đã chuẩn bị cho ông để giúp đưa nước Mỹ chuyển tiếp tới kỷ nguyên toàn cầu.
Trọng tâm kinh tế đã chuyển sang phương Đông, trong khi sự trì trệ về kinh tế vẫn chưa biết đến kết thúc ở các thủ đô châu Âu. Cũng chính trong sự xoay tròn toàn cầu mang tính “bước ngoặt của thế kỷ” này mà vai trò đang nổi lên của Ấn Độ với tư cách là một cường quốc châu Á hàng đầu và là nền dân chủ đông dân nhất thế giới trở thành trung tâm của sự chú ý. Khi Ấn Độ lại đi theo quá trình phương Tây hóa thông qua tự do hóa và những cải cách thị trường bắt đầu vào năm 1991, phương Tây lại đang tái khám phá phương Đông thông qua hàng hóa Trung Quốc, gia công cho nước ngoài, yôga, thuyết ăn chay, cà ri và trà sữa.
Khi phương Đông trở nên thiên về vật chất hơn, phương Tây lại đang trở nên thiên về tinh thần hơn. Bản balát thời Victoria của Rudyard Kipling dường như có tiếng vang vọng mới:
Ồ, phương Đông là phương Đông, và phương Tây là phương Tây, và cặp đôi này sẽ không bao giờ gặp nhau,
Cho đến khi Đất và Trời hiện đứng trước tòa án vĩ đại của Chúa;
Nhưng không có cả phương Đông lẫn phương Tây, không Ranh giới, không Dòng dõi, không Sự ra đời,
Khi hai người hùng đổi mặt với nhau, dù họ đến từ hai cực của trái đất!
Như Joseph Nye của trường Havard đã nói gần đây: “sự trở lại của châu Á là trung tâm của các vấn đề thế giới là sự thay đổi quyền lực lớn của thế kỷ 21… Tới năm 2050, châu Á sẽ trên con đường trở về nơi họ đã từng ở 300 năm trước”.
Sự chuyển hướng chiến lược về phía Ấn Độ của Mỹ, tổ chức buổi chiêu đãi cấp nhà nước đầu tiên, chuyến thăm gần đây của Tổng thống Mỹ tới Ấn Độ, và quan hệ gần gũi của Obama với Thủ tướng Manmohan Singh báo hiệu sự nổi lên của Ấn Độ như là một cường quốc chủ yếu. Obama đã nói như vậy trong bài diễn văn tại quốc hội Ấn Độ vào tháng 11/2010 khi ông tuyên bố: “Và tôi lo rằng tôi có thể đã không được đứng trước các bạn hôm nay, với tư cách là Tổng thống Mỹ, nếu không phải vì Gandhi và bức thông điệp mà ông đã chia sẻ với Mỹ và thế giới”.
Tăng trưởng tương đối của Ấn Độ đang bắt kịp với Trung Quốc, và như Mỹ, Ấn Độ là một nền dân chủ thịnh vượng. Những yếu tố này đem lại một cơ sở hợp lý cho một liên minh với Ấn Độ như là một đối trọng với ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc. Trong chuyến viếng thăm Ấn Độ của Obama, Aroon Purie, biên tập viên kỳ cựu của tờ “Ấn Độ ngày nay” đã nói với Obama: “Tôi hy vọng ông giành được nhiều sự khen ngợi cho chuyến đi này hơn những gì ông nhận được cho tất cả những công việc tốt đẹp ông đã hoàn thành ở Mỹ”. Obama trả lời rằng: “Anh biết đấy, anh không bao giờ có thể làm một nhà tiên tri tại chính quê hương mình”.
Như Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố gần đây, chính sách ngoại giao của Mỹ đang chuyển sang ảnh hưởng đang lên của châu Á trên thế giới. Điều này nhiều khả năng sẽ trở thành một chủ đề tranh cử: Mỹ phải đổi mới để sánh kịp với sự tăng trưởng ở Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác. Các nhà cải cách tại một hội nghị công nghệ gần đây ở Mỹ đã lập luận rằng điều tốt nhất Mỹ lựa chọn là lịch sử nhập cư và tinh thần kinh doanh.
Thêm vào lợi thế đó, chủ nghĩa đa văn hóa dường như gặp vật cản ở châu Âu, như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Anh David Cameron đã nói gần đây. Nó có vẻ như đang phát triển mạnh ở Thung lũng Silicon, trung tâm công nghệ lớn ở Mỹ, nơi được đại diện mạnh mẽ bởi những người nhập cư châu Á bao gồm nhiều người Mỹ gốc Ấn Độ. Một vài người Mỹ gốc Ấn Độ nổi bật đang gây quỹ cho Qbama: Azita Raji, Shefali Radzan Duggal, Deven Parekh và Kavita Tankha. Một số lượng người Mỹ gốc Ấn Độ kỷ lục cũng đã chạy đua vào chức vụ chính trị trong năm 2010 với một số chiến thắng then chốt.
Vinod Khosla, một nhà đầu tư năng lượng và là đồng sáng lập của công ty Sun Microsystems gần đây đã nói, ông tin tưởng vào “học thuyết thiên nga đen về đổi mới”, nơi những sự kiện hiếm có không tưởng có thể làm thay đổi thương trường như sự phát triển của Internet và các công cụ tìm kiếm như Google. Trong khi Obama đã lên nắm quyền như một vị tổng thống Internet vì việc tổ chức cơ sở và gây quỹ ông thực hiện trực tuyến, rất khó để dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong cuộc bầu cử tới.
Tuy nhiên, chắc chắn Obama là một nhân vật bước ngoặt nhờ vào phả hệ đa dạng, tiểu sử và lịch sử gia đình mà ông đã đem tới Nhà Trắng. Ông đã tìm cách giải phóng một số công cụ và công nghệ tiến bộ then chốt để phục hồi giấc mơ Mỹ, nhưng cuối cùng việc ông Obama tái đắc cử có thể phụ thuộc vào những chỉ số kinh tế then chốt tiến tới cuộc tổng tuyển cử: thất nghiệp (8,6% và đang giảm xuống), niềm tin của người tiêu dùng (56% và đang tăng lên), sự thiếu chắc chắn của thị trường (tuy anh đang xác định rõ nó), và khả năng lựa chọn một ứng cử viên thích hợp của Đảng Cộng hòa (dường như dễ thay đổi).
Hy vọng là vĩnh cửu, nhưng thay đổi là dần dần. Có khả năng Obama sẽ nổi lên như là người thực dụng thận trọng và một người theo chủ nghĩa dân túy trong vòng bầu cử này, thay vì là một người nhìn xa trông rộng duy tâm, người đã từng phát biểu về việc biến đổi thế giới.
***
(Stephen M. Walt - Tạp chí Foreign Policy)

 Nếu bạn đang chú ý – và có thể cho dù bạn chưa chú ý – bạn sẽ nhận ra rằng sự tập trung chiến lược của Mỹ đang chuyển sang châu Á. Mỹ đã dời phần lớn các cuộc triển khai hải quân sang châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tuyên bố rằng những sự cắt giảm chi phí quốc phòng trong tương lai sẽ không rơi vào châu Á, và mới đây Chính quyền Obama đã thông báo rằng họ sẽ đưa 2.500 lính thủy đánh bộ đến một căn cứ mới ở Ôxtrâylia. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tới thăm Mianma, một động thái rõ ràng nhằm khuyến khích chế độ quân sự ợ đó tiếp tục các nỗ lực cải cách gần đây của họ và cố gắng làm cho chính quyền này thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Xu hướng này phản ánh một số diễn biến: 1) việc công nhận rằng châu Âu không phải đối mặt với những mối đe dọa an ninh đáng kể nào và do đó không cần sự bảo vệ của Mỹ, 2) những thất bại ở Irắc và Ápganixtan điều đã dần thuyết phục ngay cả những người theo chủ nghĩa đế quốc tự do ngoan cố nhất và một số người tân bảo thủ rằng việc dùng hàng nghìn quân Mỹ để thực hiện “xây dựng quốc gia” ở Trung Đông hay Trung Á là điều vô ích; 3) tầm quan trọng kinh tế đang lên của châu Á, và 4) nhận thức phổ biến – cả ở Oasinhtơn và trong khu vực – rằng sức mạnh của Trung Quốc đang gia tăng và cần phải được chặn lại bởi Mỹ (và các nước khác).
Nhưng tại sao? Thậm chí ngay cả các nhà bình luận sắc sảo cũng bối rỗi bởi câu hỏi tại sao Mỹ nên quan tâm đến an ninh châu Á. Viết trên trang blog của mình trên mạng “Daily Beast”, Andrew Sullivan đặt câu hỏi: “Chúng ta đang làm gì khi bổ sung thêm một căn cứ quân sự ở Ôxtrâylia để chọc giận Trung Quốc? Tại sao Trung Quốc không nên có một phạm vi ảnh hưởng ở Thái Bình Dương?… Tôi không thấy việc đặt một căn cứ ở Ôxtrâylia bằng cách này hay cách khác có thể bao vệ được nội địa Mỹ. Nó không làm được điều gì. Điều đó chỉ thể hiện sức mạnh toàn cầu”.
Trên thực tế, có một sự bào chữa theo chủ nghĩa hiện thực nghe có vẻ hoàn hảo cho sự thay đổi chiến lược này, và biểu hiện rõ ràng nhất có thể được tìm thấy trong cuốn “Ngoại giao Mỹ” của George F. Kennan. Kennan lập luận rằng có một vài trung tâm sức mạnh công nghiệp chủ chốt trên thế giới – Tây Âu, Nhật Bản, Liên Xô và Mỹ – và mục tiêu chiến lược chính của Mỹ là ngăn Liên Xô nắm lấy bất kỳ nơi nào trong số các trung tâm sức mạnh mà nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Đó là ý nghĩa thực sự của chinh sách ngăn chặn, dù cho nó đã bị bóp méo và áp dụng sai bởi những người nghĩ rằng những khu vực như Đông Dương là then chốt.
Rộng hơn, lôgích này phản ánh quan điểm theo chủ nghĩa hiện thực rằng việc giữ cho khu vực Âu-Á bị chia rẽ giữa nhiều cường quốc khác nhau, và giúp ngăn ngăn chặn bất kỳ một cường quôc duy nhất nào thành lập quyền bá chủ khu vực tương tự kiểu Mỹ đã có nhiều năm ở Tây bán cầu là có lợi cho Mỹ. Đó là lý do tại sao Mỹ cuối cùng đã lao vào Thế chiến thứ nhất (để ngăn chặn một chiến thắng cúa Đức), và đó là lý do tại sao Roosevelt đã bắt đầu chuẩn bị đất nước cho chiến tranh vào cuối những năm 1930 và lao vào đầy hăng hái sau sự kiện Trân Châu cảng. Trong mỗi trường hợp, các nước mạnh đe dọa sẽ tạo lập quyền bá chủ khu vực ơ một khu vực then chốt, và vì vậy Mỹ đã tham gia cùng các nước khác để ngăn chặn điều này.
Vấn đề không phải là tinh thần hay đạo đức: đó là chính trị hiện thực rõ ràng, Chừng nào Mỹ còn là cường quốc duy nhất ở Tây bán cầu, họ sẽ an toàn hơn nhiều và không phải lo lắng quá nhiều về phòng vệ lãnh thổ. Nếu bạn không nghĩ điều này là quan trọng, hãy hỏi Ba Lan hay bất kì quốc gia nào khác mà có nhiều người hàng xóm hùng mạnh và thường xuyên phải chịu các cuộc xâm lược. Và chừng nào lục địa Âu-Á bị chia rẽ giữa nhiều cường quốc cạnh tranh lẫn nhau, các nước này một cách tự nhiên có xu hướng phần lớn lo lắng về nhau chứ không phải về Mỹ (trừ khi Mỹ làm những điều ngu ngốc, như xâm lược Irắc). Thay vào đó, nhiều nước Âu-Á mong muốn Mỹ bảo vệ chống lại các mối đe dọa địa phương, điều lí giải tại sao Mỹ đã có thể lãnh đạo những liên minh thành công và lâu bền ở châu Âu và châu Á. Trên thực tế, chính sự kết hợp của nền an ninh to lớn ở trong nước và các đồng minh phục tùng ở nước ngoài đã cho phép Mỹ có thể can thiệp vào rất nhiều ngõ ngách của thế giới, đôi khi vì mục đích tốt nhưng thường là không.
Giờ hãy cân nhắc điều gì có thể xảy ra nếu Trung Quốc có một “phạm vi ảnh hưởng” ở châu Á tương tự như vị trí của Mỹ ở Tây bán cầu. Trung Quốc sẽ không chỉ có thể chi phối cách sử xự của các nước láng giềng theo những cách thức làm chúng ta cảm thấy khó chịu, mà nước này còn an toàn hơn nhiều ở trong nước và do đó có thể tập trung nhiều sức mạnh của mình hơn để định hướng các sự kiện ở những khu vực xa xôi. Do Trung Quốc sẽ tham gia các thị trường thế giới và ngày càng phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên từ khắp nơi trên thế giới, một nhà chiến lược Trung Quốc khôn ngoan sẽ muốn có khả năng bảo vệ các tuyến đường liên lạc trên biển có ý nghĩa sống còn và tác động đến các tính toán chính trị ở những khu vực then chốt khác. Và sẽ dễ dàng hơn nhiều cho Bắc Kinh để thực hiện điều đó ở Vịnh Pécxích hay các khu vực quan trọng khác nếu khu vực lân cận liền kề của Trung Quốc là một phạm vi ảnh hưởng mà từ đó các cường quốc bên ngoài – và đặc biệt là Mỹ – bị gạt bỏ, ít nhất về các cam kết an ninh và các lực lượng quân sự.
Người ta có thể đưa lôgích này đến một bước xa hơn. Một khi Trung Quốc đã thành lập được một phạm vi ảnh hưởng an toàn, sẽ dễ dàng hơn cho Bắc Kinh để tạo dựng các mối quan hệ chính trị gần gũi hơn với các nước ở Tây bán cầu, một số trong đó từ lâu đã căm ghét sự thống trị của Mỹ. Không cần phải tưởng tượng quá nhiều để thấy được điều này dẫn đến đâu: lần đầu tiên kể từ thế kỷ 19, Mỹ có thể phải đối mặt với viễn cảnh của một cường quốc đối địch với sự hiện diện quân sự đáng kể ở Tây bán cầu. Nên nhớ rằng nỗ lực của Liên Xô đặt các tên lửa hạt nhân ở Cuba đã đưa hai nước đến gần chiến tranh hơn bất kì thời điểm nào trong-suốt Chiến tranh Lạnh, và bạn có một khái niệm về khả năng rắc rối ở đây.
Do đó, với Mỹ, việc tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á và tìm cách làm yên lòng các đồng minh châu Á hiện nay của Mỹ không chỉ là một cách để “triển khai sức mạnh toàn cầu”. Có một cơ sở chiến lược căn bản ở đây, và là một điều theo tôi có ý nghĩa hơn nhiều so với các sứ mệnh quân sự chúng ta đã gia hạn trong thập kỷ vừa qua.
Tất nhiên, có những lập luận phản bác khác nhau đối với quan điểm mà tôi vừa phác thảo. Người ta có thể lập luận rằng vũ khí hạt nhân xóa bỏ sự phân tích địa chính trị theo kiểu tôi vừa nêu ra, vì cả Mỹ lẫn một Trung Quốc mạnh hơn nhiều cũng sẽ không bao giờ mạo hiểm gây ra một cuộc chiến hạt nhân bằng cách thực sự sử dụng vũ lực chống lại nhau. Có thể như vậy, nhưng vũ khí hạt nhân đã không ngăn được Mỹ và Liên Xô cạnh tranh quyết liệt (và ở rất nhiều nơi) trong bốn thập kỷ qua.
Người ta cũng có thể lập luận, như Micheál Beckley lập luận trong bài viết “An ninh toàn cầu” sắp tới, rằng sự nổi lên của Trung Quốc đã bị thổi phồng và những viễn cảnh tương lai của nước này ít lạc quan hơn so với nhiều nhà phân tích tin tưởng. Ông có thể đã đúng, trong trường hợp nào vấn đề này hầu như biến mất. Nhưng cho tới khi chúng ta biết, sự khôn ngoan gợi ý nên ngăn chặn khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục trở nên hùng mạnh hơn, và sẽ tìm cách sử dụng sức mạnh đó để mở rộng phạm vi lợi ích của nước này và gây gáp lực lên các nước châu Á khác để họ tự xa rời Oasinhtơn.
Hay người ta có thể lập luận, như một số người đã làm trong quá khứ, rằng nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ gắn bó với nhau chặt chẽ tới mức không thể cho phép nổ ra một cuộc đối đầu quân sự nghiêm trọng. Không may, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế chưa bao giờ là một rào cản hoàn toàn đáng tin cậy cho sự cạnh tranh về an ninh. Ngay dù nếu một cuộc đối đầu khốc liệt có thể gây hại cho cả hai nước, kinh tế không phải là vấn đề quan trọng duy nhất với hai nước và cả Oasinhtơn lẫn Bắc Kinh đều không thể chắc chắn rằng sự khôn ngoan và những cái đầu lạnh sẽ luôn thắng thế. Và điều này có nghĩa là cả hai nước có thể đề phòng khả năng xảy ra rắc rỗi trong tương lai, ngay dù nếu phản ứng này có thể phần nào mang tính tự thực hiện. Và điều này có nghĩa hai nước sẽ lo lắng về sức mạnh tương đối và vị trí địa chính trị của họ và sẽ cạnh tranh ảnh hưởng ở châu Á. Rõ ràng là, 2.500 lính thủy đánh bộ sẽ không tạo ra được một sự khác biệt khách quan đối với sự cân bằng quyền lực, nhưng họ là một tín hiệu rõ ràng rằng Mỹ vẫn giữ nguyên cam kết của mình.
Điểm mấu chốt là có một lập luận hợp lý cho một sự chuyển dịch dần dần chú ý chiến lược sang châu Á. Động thái này nên được đi kèm với cam kết ngoại giao rộng rãi với Trung Quốc và với các đối tác châu Á khác nhau của chúng ta, để bảo đảm rằng Bắc Kinh lo lắng quá mức và các đồng minh không ỷ lại vào chúng ta. Như tôi đã lưu ý trước đây, quản lý các mối quan hệ đồng minh ở châu Á của chúng ta sẽ khó hơn nhiều so với quản lý NATO (và điều đó đã không luôn luôn dễ dàng), vì thế tôi vui mừng rằng khu vực này đang bắt đầu thu hút nhiều sự chú ý ở mức cao nhất. Giờ đây nếu chúng ta có thể chỉ cần từ bỏ một số cam kết khác mà dường như không đem lại kết quả, hoặc không đóng góp gì cho quan điểm chiến lược toàn diện của chúng ta.
***
Cũng theo tạp chí Foreign Policy, Chính quyền Obama đang trong quá trình làm một điều gì đó khá đặc biệt. Trong khi phần lớn trong Chính phủ Mỹ và thẳng thắn mà nói, đại đa số các chính phủ trên toàn thế giới, bị sa lầy vào một tình trạng tê liệt về chính trị, những nạn nhân của việc không hành động của chính họ, tổng thống và đội ngũ an ninh quốc gia của ông đang sắp đặt một sự thay đổi sâu sắc, hướng tới tương lai, và khá đáng chú ý.
Điều này đã được đề cập một cách trực tiếp trong bài viết của cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon trên Financial Times gần đây với tựa đề “Mỹ trở lại Thái Bình Dương và sẽ duy trì các luật lệ”. Nó đã được thể hiện trong chuyến thăm gần đây của tổng thống tới châu Á và tiếp tục được nhấn mạnh hơn nữa thông qua chuyến thăm lịch sử của Ngoại trưởng Clinton tới Mianma vào ngày 30/11/2011.
Bề ngoài, sự thay đổi này có thể và sẽ được nhìn nhận là cái mà bà Clinton đã gọi là “sự chuyển hướng” từ Trung Đông sang châu Á như trọng tâm chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Nhưng như bài báo vắn tắt của Donilon truyền đạt một cách hiệu quả, sự thay đổi này sâu rộng và quan trọng hơn nhiều so với được đánh giá đầy đủ.
Trong phần đầu bài viết, ông viết rằng các tổng thống phải đấu tranh để tránh trở nên bị cuốn vào việc xử lý khủng hoảng mà họ mất đi tầm nhìn về những mục tiêu chiến lược của đất nước. Liệt kê một loạt đáng kinh ngạc những cuộc khủng hoảng mà Tổng thống Obama phải đối mặt, Donilon sau đó lưu ý rằng tuy vậy tổng thống đã xoay xở để theo đuổi “một sự tái cân bằng các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chúng ta – và khôi phục các liên minh lâu đời của chúng ta, bao gồm cả NATO – để đảm bảo rằng trọng tâm của chúng ta và các nguồn lực của chúng ta phù hợp với các lợi ích chiến lược quan trọng nhất của quốc gia chúng ta”. Ông khẳng định châu Á đã trở thành “thành phần chủ chốt” của chiến lược này.
Bài viết tiếp tục tiết lộ những khía cạnh của sự chuyển hướng này ít được chú ý hơn so với lời tuyên bố lại đơn giản nhưng dù sao vẫn thú vị về sự thừa nhận của Chính quyền Obama rằng – đơn giản hóa để làm tương phản – đối với Mỹ Trung Quốc quan trọng hơn so với Irắc. Bởi trong khi Donilon viết về các thỏa thuận an ninh khu vực và quyết định của chính quyền bắt đầu một chiến lược phòng thủ “được phân bố rộng hơn, linh hoạt hơn và bền vững hơn” ở Lòng chảo Thái Bình Dương, điều nổi bật liên quan đến bài viết này là những từ ngữ mà nó sử dụng và các vấn đề mà nó nói đến về bản chất mang tính kinh tế thường xuyên như thế nào.
Donilon nói về những ưu tiên của chúng ta trong khu vực khi gắn vào “an ninh, sự thịnh vượng, và phẩm giá con người”. Ông xác định những nhu cầu an ninh trong điều kiện các mối quan tâm liên quan đến thương mại và hàng hải. Ông nói về các liên minh như là “nền tảng cho sự thịnh vượng của khu vực”. Và ông đưa ra quan điểm cốt lõi với việc nói rằng “Là bộ phận của một trật tự kinh tế quốc tế mở, các quốc gia phải chơi theo cùng các luật lệ, trong đó có thương mại tự do và công bằng, các sân chơi ngang bằng mà ở đó các doanh nghiệp có thể cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ ở khắp mọi nơi và tiền tệ được định hướng theo thị trường”.
Việc thiết lập, quan sát và thực thi các luật lệ quốc tế là một chủ đề cốt lõi khác của bài báo và của các tuyên bố mà Obama, Clinton, Donilon, và những người khác thường xuyên nhấn mạnh.
Thông điệp khi đó không chỉ là Mỹ đã thay đổi những ưu tiên khu vực của mình. Mà chính là Chính quyền Obama đã thực hiện một sự định nghĩa lại rộng rãi về khái niệm an ninh quốc gia. Chính quyền này đã trở lại gốc rễ của mình trong việc này. Bản thân Oasinhtơn đã lập luận rằng lý do duy nhất để thậm chí có một chính sách đối ngoại là để bảo vệ các lợi ích thương mại. Nhưng đây là những thời kỳ đơn giản hơn và một nước Mỹ khác. Chúng ta có những lợi ích an ninh rất thực tế. Chủ nghĩa cực đoan bạo lực vẫn là một mối đe dọa đối với những lợi ích quốc gia của chúng ta ở Trung Đông và các nơi khác. Nhưng vị tổng thống này trong một thời gian tương đối ngắn đã làm được nhiêu hơn là chỉ “tái cân bằng”. Ông đã khôi phục được sự cân bằng, nhận ra sự tác động lẫn nhau sâu sắc và thiết yếu giữa những lợi ích kinh tế và an ninh của chúng ta.
Việc cố vấn an ninh quốc gia của ông đi đâu trong việc đưa ra vấn đề này… cũng như ngoại trưởng của ông đã làm như vậy trong những bài phát biểu gần đây của bà ở Niu Yoóc và Hồng Công về chủ đề này… cho thấy điều này hoàn toàn trở thành trung tâm như thế nào. Việc các quan chức an ninh quốc gia thường lên kế hoạch cho vai trò hàng đầu trong việc đưa ra những thông điệp này đại diện cho sự tương phản rõ rệt với một số người tiền nhiệm gần đây của Obama, thậm chí cả Bill Clinton, người đã chia sẻ mong muốn của mình có một định nghĩa rộng hơn về chính sách đối ngoại.
Vì vậy, “sự chuyển hướng” này thực sự là đa chiều. Chúng ta đang không chỉ giảm bớt các cuộc chiến tranh của chúng ta ở Trung Đông và chuyển trọng tâm của chúng ta sang châu Á, không chỉ từ bỏ các cuộc chiến tranh ồ ạt thông thường trên mặt đất chống khủng bố mà làm chủ nhiều hơn những chiến thuật theo định hướng sử dụng máy bay không người lái chính xác, tình báo và các lực lượng đặc biệt, không chỉ đóng lại cuốn sách về các chính sách theo chủ nghĩa ngoại lệ, đơn phương và hướng tới các đường hướng theo xu hướng đa phương, dựa trên luật lệ, không chỉ ngừng chi tiêu quốc phòng thiếu thận trọng và tiến tới chi tiêu trong phạm vi mình có, không chỉ từ bỏ giọng điệu nhị nguyên “anh cùng phe với chúng tôi hoặc anh chống lại chúng tôi” để có các chính sách mở đối với những thực tế phức tạp hơn (như với Trung Quốc, đối thủ và cũng là đối
tác chủ chốt của chúng ta), mà chúng ta cũng đã có một động thái rõ rệt tiến tới thừa nhận rằng những nền tảng của an ninh quốc gia Mỹ cũng mang tính kinh tế và một số trong các công cụ có hiệu lực nhất của chúng ta cũng vậy.
Cuộc thảo luận rằng không hiểu do vấn đề Guantanamo hay do nhu cầu tiếp tục truy đuổi các mục tiêu khủng bố mà Obama bằng cách nào đó cũng giống như Bush cần phải chấm dứt. Sự thay đổi trong chính sách đối ngoại đã có ảnh hưởng sâu rộng và các kết quả sẽ gần như chắc chắn khiến cho Mỹ mạnh hơn về lâu dài. Tuy nhiên, điều thú vị là những người duy nhất dường như không nhận được thông điệp này là các ứng cử viên đảng Cộng hòa cho cương vị Tổng thống, những người dường như, dựa trên thành tích tranh luận gần đây nhất của mình, là những người duy nhất ở Mỹ hoài cổ về các chính sách an ninh gây hoang mang, thiếu thận trọng, nguy hiểm, và không hiệu quả trong những năm dưới thời Tống thống Bush.
TTXVN (Hồng Công 2/2)
Trang tin của hãng thông tấn Bình luận Trung Quốc (Hồng Công) ngày 2/2 dẫn tin của phóng viên Dư Đông Huy từ Oasinhtơn (Mỹ) cho biết ngày 31/1 vừa qua, Viện Brookings đã tổ chức hội thảo về chiến lược châu Á của Mỹ với sự tham dự của nhiều chuyên gia uy tín chuyên nghiên cứu vấn đề Trung Quốc. Việc Mỹ “trở lại châu Á” và ảnh hưởng của nó đối với quan hệ Mỹ-Trung đã trở thành tiêu điểm của hội thảo. Dưới đây là tống hợp liên quan của Dư Đông Huy.
Việc Mỹ “trở lại châu Á ” là nhằm phát đi tín hiệu rằng nước này không suy yếu
Theo nghiên cứu viên cao cấp của Viện Brookings, cựu cố vấn cao cấp về vấn đề Đông Á thuộc ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ (nghỉ hưu năm 2011), ông Jeffrey Bader, rất nhiều hãng truyền thông và nhà quan sát châu Á coi việc Mỹ “trở lại châu Á” là nhằm bao vây, ngăn chặn Trung Quốc, đưa Trung Quốc trở lại với qũy đạo trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế, Chính quyền của Tổng thống Barack Obama lại mong muốn trong quá trình “trở lại châu Á” sẽ xây dựng được quan hệ tích cực hơn với Trung Quốc, mỗi một quyết định trong chiến lược “trở lại châu Á” không có quan hệ nhiều, thậm chí là không có quan hệ gì với quan hệ Mỹ-Trung.
Chủ nhiệm Trung tâm John L. Thornton Trung Quốc, Kenneth Lieberthal cho rằng về căn bản việc Mỹ “trở lại châu Á” không có cái gì mới, rất nhiều nhân tố trong đó đã được định ra từ hơn một năm, thậm chí là từ 10 năm trước, chỉ có điều Chính quyền Obama đã hợp nhất tất cả các nhân tố đó trở thành “chiến lược tổng thể mang tính toàn khu vực” với tiêu điểm là khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chứ không phải là Trung Quốc. Mục đích của chiến lược này không phải là “Mỹ ngăn chặn Trung Quốc như thế nào”, mà là phát đi tín hiệu rằng Mỹ vẫn mạnh, Mỹ không hề suy yếu, thông qua việc tái khẳng định Mỹ vẫn giữ vai trò lãnh đạo tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương như lâu nay. Vị chuyên gia từng làm cố vấn cao cấp về vấn đề Đông Á thuộc Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton này nhấn mạnh việc duy trì sự cân bằng mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương rất quan trọng, Mỹ cần phải tiếp xúc toàn diện với Trung Quốc và tham dự hoàn toàn vào những vấn đề của châu Á-Thái Bình Dương.
Theo quan sát của Lieberthal, các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất thiết thực. Họ đang phân tích, đánh giá chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ để điều chỉnh chính sách. Lieberthal cho rằng Mỹ nên thông qua việc giải thích rõ mục tiêu cũng như năng lực và sức mạnh ngoại giao của mình đế xây dựng mối quan hệ mang tính xây dựng hơn, lành mạnh hơn với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc cho rằng Mỹ vẫn đang xử lý các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương một cách đầy sức sống, kiên định và có hiệu quả, Trung Quốc sẽ có hành động mang tính xây dựng hơn đối với Mỹ và Mỹ cũng sẽ có niềm tin hơn để tiếp xúc với Trung Quốc với thái độ mang tính xây dựng.
Các nước châu Á không muốn lựa chọn đứng về phía Mỹ hoặc Trung Quốc
           
Theo Lieberthal, trong bối cảnh đối tác thương mại lớn nhất của các nước châu Á chủ yếu là Trung Quốc chứ không phải Mỹ, sẽ không có nước nào muốn vì việc tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ đề xướng mà bỏ mất cơ hội đến từ sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc. Đồng thời, do rất nhiều người cho rằng Chính phủ Mỹ hiện nay không đủ sức, nên cơ chế dân chủ mà Mỹ đề xướng vận hành không được tốt lắm tại châu Á. Bên cạnh đó, phải thấy rằng giá thành của cam kết an ninh đối với châu Á rất cao, trong bối cảnh Mỹ phải cắt giảm ngân sách quốc phòng, việc Mỹ có thể tiếp tục tăng cường sự hiện diện tại châu Á để bảo đảm an ninh hay không là vấn đề đáng để quan sát.
Lieberthal nhấn mạnh Mỹ cần xử lý một cách thận trọng và hiệu quả những tuyên bố và hành động đưa ra trong quá trình thực thi chiến lược châu Á, không có nước nào muốn lựa chọn hoặc là đứng bên cạnh Mỹ hoặc là đứng bên cạnh Trung Quốc. Tất cả có thể đều mong muốn cùng cạnh tranh, nhưng không mong muốn nhìn thấy những va chạm đến từ việc phải lựa chọn đứng về phía nào. Nói tóm lại, chiến lược châu Á của Mỹ có thể thành công hay không còn phụ thuộc vào việc Mỹ có thể có được một chính sách thống nhất hay không ở trong nước, giải quyết tốt vấn đề tài chính thì chính trị và ngoại giao mới vận hành hữu hiệu được.
Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Bắc Á thuộc Viện Brookings Richard Bush chỉ rõ xuất phát từ lợi ích, nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương đã có phản ứng khác nhau đối với chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại châu Á. Việc Mỹ tái khẳng định cam kết của mình không nghiễm nhiên đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ có quan hệ tốt hơn với các nước châu Á. Hy vọng của các nước châu Á là duy trì quan hệ tốt với Mỹ và giảm bớt tình trạng căng thẳng.
Theo Bush, động lực đến từ sự phục hưng của Trung Quốc phức tạp hơn so với sự trỗi dậy của các nước lớn trước đấy. Những hành vi của Trung Quốc trong các lĩnh vực khác nhau trong năm 2010 đến từ các nhân tố khác nhau, không nhất thiết thể hiện sự thay đổi chính sách của Trung Quốc. Bush cho rằng do lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ đe dọa lợi ích của mình, nên các nước châu Á tìm tới sự giúp đỡ của Mỹ. Điều này không nằm ngoài dự liệu, nhưng nó không đồng nghĩa với luận thuyết cho rằng Mỹ đang dẫn đắt các nước châu Á đánh một trận bóng rổ “dồn ép nửa sân”, thậm chí là “dồn ép cả sân” đối với Trung Quốc.
Mỹ và Trung Quốc cần thảo luận về quy tắc trò chơi một cách nghiêm túc hơn
Nghiên cứu viên cao cấp Viện Brookings Jonathan Pollack cho rằng trong thời gian ngắn, việc Mỹ “trở lại châu Á” sẽ thúc đẩy Trung Quốc tăng cường chính sách hiện hành. Do năng lực bị tiêu hao trong chiến tranh Irắc và chiến tranh Ápganixtan nên Mỹ cần phải thận trọng trong việc thúc đẩy chiến lược châu Á. Theo Pollack, “những chiếc tàu chở dầu khổng lồ hay những chiếc tàu sân bay không thể đột ngột quay đầu”, trong bối cảnh dự báo căng thẳng, Mỹ cần đặt ra câu hỏi trong quá trình trở lại châu Á, tăng cường sự hiện diện quân sự rằng “tại sao phải bỏ ra nhiều sức lực như vậy?”, “Mỹ đang tìm kiếm cái gì, lo ngại cái gì và ngăn chặn cái gì?” “Mỹ cần chuyển thông tin gì cho Trung Quốc?”
Vị cựu Giáo sư thuộc Học viện Tác chiến Hải quân Mỹ này chỉ rõ không ai mong muốn tự do hàng hải bị ngăn chặn, nhưng vấn đề là Mỹ làm thế nào để xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau đầy đủ với Trung Quốc. Pollack, nhấn mạnh không một nước nào có thể một mình giữ vai trò thống trị tuyệt đối, toàn diện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bất cứ một sự thiết lập trật tự mới nào tại khu vực mà thiếu sự tham dự đầy đủ của Trung Quốc là điều không thể tưởng tượng được.
Pollack kêu gọi Mỹ và Trung Quốc cần tiến hành thảo luận một cách nghiêm túc hơn. Việc này rất quan trọng. Đồng thời, hai nước cần tránh sự gay gắt trong lời nói, cần tránh đẩy quan hệ Mỹ-Trung rơi vào cuộc chạy đua vũ trang và hai nước nên xây dựng “quy tắc trò chơi”./.

TRIỂN VỌNG CHÂU Á NĂM 2012


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 8/2/2012
TTXVN (Niu Yoóc 2/2)

Ngày 2/2, mạng tin của “Hội đồng Quan hệ Đối ngoại” (Mỹ) công bố bài viết “Triển vọng châu Á năm 2012″ của nhà phân tích Evan A. Feigenbaum, trong đó cho biết năm 2011 thế giới chứng kiến sự phát triển ngoạn mục của châu Á khi khu vực này thể hiện vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế toàn cầu phục hồi. Nhưng khó khăn của khu vực trong năm 2012 sẽ nhiều hơn khi cuộc cạnh tranh chính trị nội bộ nổi lên ở nhiều nước, kèm theo các thách thức mới đối với tăng trưởng kinh tế. Một số rủi ro, cơ hội và hình thức mới nổi sẽ ảnh hưởng lớn đến châu Á trong 12 tháng tới và những năm sau đó.

Một bài học từ các cuộc đấu tranh hiện nay ở châu Âu là tình hình chính trị có ảnh hưởng sâu sắc đến các lựa chọn tài chính và kinh tế trong tương lai của Liên minh châu Âu (EU). Tất nhiên, châu Á không phải là châu Âu, nhưng tình hình chính trị của châu Á sẽ có ảnh hưởng rất lớn trong nam 2012. Các kết quả bầu cử và thay đổi lãnh đạo có khả năng kích thích các thị trường, ít nhiều thúc đẩy các chính phủ cam kết đối với các cải cách liên quan đến thương mại, tài chính, tổ chức và có khả năng gây nên những căng thẳng quốc tế lớn hơn. Ba cuộc bầu cử: ở Mỹ, Hàn Quốc và gần đây ở Đài Loan, cho thấy các ứng cử viên và các đảng phái có các chinh sách và ưu tiên khác nhau. Trung Quốc cũng sẽ hoàn thành việc thay đổi lãnh đạo như dự kiến. Và hiện nay các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, với mục tiêu trên hết nhằm bảo vệ quyền lực của họ, phải bước vào một giai đoạn chuyển giao quyền lực sớm hơn dự kiến, từ đó có thể tạo nên cuộc đấu đá nội bộ và nhiều thách thức lớn mới cho các nước láng giềng. Thái Lan cũng cần theo dõi, khi cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra tìm cách trở về nước sau thời gian sống lưu vong. Những rủi ro chính trị như vậy có thể kéo dài đến năm 2014, khi đó Ấn Độ và Inđônêxia sẽ tổ chức các cuộc bầu cử. Đặc biệt, khả năng trở lại thống trị của đảng Golkar – đảng cầm quyền dưới chế độ Suharto (1966-1998) và dưới thời Tổng thống Habibie (1998-1999) ở Inđônêxia có thể làm chậm tiến trình cải cách chính trị và hiến pháp ở nước này. Năm 2012 sẽ là một năm khó khăn nữa cho Ápganixtan, Trung Á và Pakixtan. Chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố, buôn bán ma túy và các thể chế chính trị yếu kém tiếp tục nổi lên. Nhưng tương lai của khu vực sẽ phụ thuộc chủ yếu vào vấn đề liệu các chính phú có cải thiện các nền móng cơ bản về kinh tế vĩ mô và vi mô yếu kém của họ cũng như tận dụng cơ hội, mặc dù thay đổi kinh tế sẽ tiếp tục khó khăn trừ phi các nước này hợp tác tốt hơn trong năm 2012. Mặc dù kinh tế Pakixtan có tiềm năng to lớn, nhưng không có một chiến lược tăng trưởng tin cậy. Ixlamabát vẫn bị đè nặng bởi tỷ lệ nợ cao trong GDP, tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đối với các chủ nợ, thâm hụt tài chính lớn, lạm phát 2 con số đồng rupee mất giá và thâm hụt thương mại nghiêm trọng do giá cả các loại hàng hóa trên toàn cầu tăng cao. Các thực tiễn kinh tế này sẽ làm tăng rủi ro chính trị ở Pakixtan.
Điểm mấu chốt trong chiến lược như đã đề nghị của Oasinhtơn trong năm 2011 là hướng tới châu Á. Một vấn đề lớn hơn đặt ra cho các đối tác của Oasinhtơn tại châu Á là Mỹ vẫn không có sự hợp tác kinh tế với các nước khu vực. Vì vậy vấn đề chiến lược cơ bản đặt ra cho hầu hết các nước ở châu Á là liệu Oasinhtơn có khôi phục được nền kinh tế yếu kém, giải quyết thâm hụt tài chính và triển vọng tăng trưởng của Mỹ như thế nào. Vị thế kinh tế và tài chính của Mỹ sẽ trở nên yếu kém hơn trong năm 2012 và ít có khả năng Mỹ sẽ là tương lai của châu Á. Mặc dù châu Á cố gắng duy trì mức tăng trưởng mạnh trong khi châu Âu tiếp tục khắc khổ và kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng chậm, nhưng các thách thức mới đang nổi lên đối với hầu hết các nền kinh tế lệ thuộc xuất khẩu của khu vực. Các thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ Trung Quốc, cùng với Mỹ và EU, bởi vì nền kinh tế thế giới khó có thể đứng vững một khi 3 cỗ máy tăng trưởng chủ yếu đối mặt với một cuộc khủng hoảng cùng một lúc. Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc đề ra mục tiêu đạt mức tăng trưởng chậm hơn nhưng cân đối hơn. Nhưng các điều chỉnh cơ cấu như vậy sẽ chỉ diễn ra từng bước và hiện nay kinh tế của Trung Quốc tiếp tục lệ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư vào các tài sản cố định. Các nước khác, như Hàn Quốc, cũng dễ bị tổn thương trong năm 2012. Một phần do họ dựa vào nhu cầu của Trung Quốc để thúc đẩy kinh tế phát triển, vì vậy mức tăng trưởng chậm vừa phải ở Trung Quốc sẽ tác động tiêu cực đến các nước khác ơ châu Á.
Ấn Độ sẽ tăng trưởng mạnh nhưng chậm hơn trong năm 2012. Năm 2011 các cải cách thuế, trợ cấp và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ đã tạm ngừng và quốc hội bắt buộc ngừng hoạt động do các phe phái khu vực và quốc gia lớn bất đồng với nhau. Chỉ số chứng khoán SENSEX của thành phố Mumbai giảm mạnh trong năm 2011 từ 20.561,05 ngày 3/1 xuống 15.175,08 ngày 19/12/2011. Các cuộc bầu cử lớn, đặc biệt ở bang Uttar Pradesh, gần như chắc chắn làm cho các các đảng lớn thận trọng hơn khi xem xét các cải cách lớn. Tương tự, tiến bộ chậm chạp về cải cách kinh tế có thể hạn chế các nước khác ở châu Á trong năm 2012. Tại Việt Nam và Inđônêxia, các cải cách tài chính, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạm ngừng và có ít dấu hiệu phục hồi. Nhưng trong năm 2012, Malaixia có thể bắt đầu áp dụng các yếu tố của “Chính sách Kinh tế Mới” trong kỷ nguyên 1970. Tuy nhiên, đến nay, dấu hỏi lớn nhất về cải cách được đặt ra là Trung Quốc do sự phản đối thay đổi của các nhóm lợi ích. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có xu hướng thỏa hiệp giữa các nhóm cạnh tranh trong chính thể đa nguyên ngày càng tăng của Trung Quốc. Kết quả là một xu hướng mạnh mẽ tiến tới sự thay đổi chính trị chứ không phải các cải cách dũng cảm. Dư luận cũng sẽ chứng kiến những cải cách trung thực ở Mianma trong năm. Một dấu hỏi nữa là phản ứng của ASEAN đối với sự thay đổi phương hướng rõ ràng của Mianma. Cân bằng vai trò của các cường quốc phía Bắc – Trung Quốc và Nhật Bản từ lâu đã tạo nên động lực cho xây dựng cộng đồng ASEAN. Mianma sẽ giữ chức chủ tịch ASEAN năm 2014 các nước lớn của khu vực sẽ đối mặt với nhiều quyết định khó khăn về việc làm sao để thúc đẩy chế độ dân chủ ở Mianma.
Những năm gần đây, Các Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTAs) đã phát triển ở châu Á. Mỹ đã tham gia các cuộc tranh cãi thương mại năm 2011 bằng cách thúc đẩy hơn nữa Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP có tiềm năng rất lớn. Bắc Kinh chỉ trích TPP là một phần chiến lược của Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc Nhưng Trung Quốc cũng đã thúc đẩy PTA của riêng mình trên khắp khu vực: với ASEAN, Pakixtan, Xinhgapo và các nước khác. Mặc dù sức ép bảo hộ có khả năng tăng mạnh trong năm 2012, nhưng sự khoan dung đối với xung đột thương mại cũng tăng, đặc biệt ở Oasinhtơn và Bắc Kinh. Trung Quôc đã phát triển phù hợp hơn với các thủ tục giải quyết bất đồng của Tổ chức Thương mại Thế giới. Và rút ra bài học thúc đầy hệ thống theo hướng có lợi cho mình, Bắc Kinh đang chống lại Mỹ trên nhiều lĩnh vực. Về phần mình, các nhà lãnh đạo kinh tế và chính trị của Mỹ chắc chắn phàn nàn nhiều hơn về đồng tiền của Trung Quốc, vấn đề sở hữu trí tuệ các chương trình mua săm vũ khí và các hoạt động liên quan đến mạng. Hầu hêt các nước ở châu Á sẽ theo dõi một cách thận trọng và lo sợ chủ nghĩa bảo hộ lớn hơn. Nhưng một số nước sẽ lên tiếng phản đối mạnh mẽ: Ấn Độ bắt đầu đưa ra 149 vụ kiện bán phá giá chống Trung Quốc. Tóm lại tình hình chính trị, kinh tế và an ninh ngày càng xung đột ở châu Á. Mỹ se tiếp tục cung cấp các hàng hóa công khai liên quan đến an ninh quan trọng của châu Á thông qua sự hiện diện quân sự triển khai ở tuyến trước và vai trò như một nước cân bằng chiến lược. Nhưng các nền kinh tế châu Á sẽ tiếp tục cung cấp cho nhau các loại hàng hóa liên quan đến kinh tế quan trọng của họ, từ đó có thể mở đường cho tăng trưởng kinh tế bền vững Tuy nhiên, xung đột giữa kinh tế và an ninh có thể diễn ra mạnh mẽ trong năm 2012./.


Vụ Tiên Lãng, Hải Phòng: Thời cơ để lấy lại lòng tin của người dân

RFI – Việt ngữ

Vụ Tiên Lãng, Hải Phòng: Thời cơ để lấy lại lòng tin của người dân

Thụy My
08-02-2012
Audio Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng
Dư luận cho rằng người nông dân cần cù Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã đi vào lịch sử một cách bất đắc dĩ, khi qua sự kiện này có thể chính phủ Việt Nam sẽ phải cân nhắc lại toàn bộ chính sách đất đai. Theo ông Lê Hiếu Đằng, nếu chính quyền Việt Nam xử lý một cách công minh, thì đây sẽ là thời cơ để lấy lại lòng tin của người dân. Ông cũng cho rằng Đảng sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc nếu không giải quyết được tình trạng cán bộ thối nát.
Như RFI đã đưa tin, hôm qua 07/02/2012 Thành ủy Hải Phòng đã họp báo cho biết kết luận bước đầu của vụ cưỡng chế gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thành đã thông báo việc kỷ luật hàng loạt lãnh đạo của huyện và xã. Cụ thể là chủ tịch và phó chủ tịch huyện bị đình chỉ công tác, trưởng công an huyện, bí thư đảng ủy và chủ tịch xã bị kiểm điểm.
Về việc có nên huy động quân đội vào việc cưỡng chế đất đai của người dân hay không, ông Nguyễn Văn Thành cho biết Đoàn thanh tra của chính phủ đang xem xét đúng sai. Còn việc giao đất của huyện Tiên Lãng có đúng theo Luật đất đai hay không, thì Bộ Tài nguyên Môi trường cũng đang kiểm tra.
Cuộc họp báo có đến 50 báo đài của Việt Nam tham dự, chứng tỏ sự chú ý của công luận về vụ này. Tuy nhiên do cuộc họp báo này chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ, nên nhiều câu hỏi của các phóng viên chưa được trả lời thỏa đáng.
Trên internet hôm nay, khi gõ từ khóa « Tiên Lãng, Hải Phòng » vào Google chúng tôi đã có được ba triệu rưỡi kết quả chỉ trong vòng 0,17 giây. Báo chí trong nước cho biết hôm nay công an thành phố Hải Phòng đã tổ chức khám nghiệm hiện trường nơi ngôi nhà ông Vươn đã bị san bằng, và khởi tố vụ án cố ý hủy hoại tài sản của gia đình ông. Cơ quan công tố cũng đang xem xét lại bản án sơ thẩm đối với quyết định thu hồi đất của Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng.
Dư luận tuy tạm hài lòng nhưng vẫn tiếp tục lên tiếng vì cho rằng vẫn còn nhiều viên chức địa phương có những việc làm hay phát biểu sai trái trong vụ này vẫn chưa bị xử lý. Trả lời phỏng vấn của chúng tôi ở phần trên, ông Nguyễn Đăng Quang, nguyên là đại tá công an cũng cho biết lý do khiến ông đã kiến nghị Bộ Công an trực tiếp điều tra vụ ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, vì giám đốc công an Hải Phòng tỏ ra không khách quan và thiếu trách nhiệm nên không thể giao cho địa phương.
Đối với luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, thì trước sức ép của dư luận Hải Phòng đã buộc lòng phải xoa dịu, chứ chưa thực sự nghiêm túc trong vấn đề này.
Tôi nghĩ có lẽ do sức ép của công luận nên Thành ủy Hải Phòng buộc lòng phải họp và ra quyết định để trấn an dư luận vì không thể im lặng được nữa, chứ không phải là một việc làm tự nguyện và có suy nghĩ từ một cơ quan lãnh đạo cao nhất của một thành phố như thành phố Hải Phòng. Hơn nữa là để chuẩn bị cho buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì Thành ủy Hải Phòng buộc phải có một số động thái như vậy để làm êm dịu tình hình.
Nhưng tôi cho rằng quyết định của Thành ủy Hải Phòng là chưa triệt để. Bởi vì không phải các quan chức của huyện Tiên Lãng dám đơn phương trong việc ông Vươn, mà đây tôi nghĩ là chủ trương đã được thông qua Ủy ban Nhân dân – ít nhất là Ủy ban Nhân dân Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng.
Trách nhiệm của thành phố rất nặng, chứ không phải chỉ ở huyện Tiên Lãng. Lẽ ra Thành ủy và Ủy ban Nhân dân Hải Phòng phải nghiêm khắc nhận lấy trách nhiệm về mình về những việc làm này, thấy được những thiếu sót của mình. Chứ không phải là hy sinh thuộc hạ để rồi mình vô can. Trong đó có những cá nhân rõ ràng là có vấn đề khi phát biểu với báo chí. Ví dụ như ông Đỗ Huy Thoại Phó chủ tịch chẳng hạn đã nói rằng vụ này là đúng pháp luật, rồi việc đập phá nhà ông Vươn là do dân đập phá, đổ thừa cho dân. Rồi ông đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc công an Hải Phòng, tôi cho là việc huy động cả trăm công an và quân đội để mà giải tỏa là chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Bởi vì cả một lực lượng hùng hậu mà chỉ cưỡng chế vài người dân thì hết sức ác.
Quân đội không được làm việc đó ! Không thể sử dụng lực lượng quân đội để mà đi giải tỏa được, luật pháp không cho phép. Quân đội là để bảo vệ đất nước, huy động quân đội là một sai lầm. Tôi nghĩ đáng lẽ Bộ Quốc phòng rồi các lãnh đạo của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam phải lên tiếng trong việc này, để không tạo một tiền lệ nguy hiểm, là những chính quyền địa phương dùng quân đội để đi trấn áp người dân trong việc giải tỏa để lấy lại đất đai, làm cho mâu thuẫn giữa người dân và quân đội ngày càng sâu sắc hơn.
RFI : Như vậy theo ông việc cưỡng chế vừa không đúng luật lại xảy ra trong thời điểm ngay trước Tết, tức là vừa không có tình vừa sai về lý phải không ?
Lê Hiếu Đằng : Đúng rồi. Tức là một việc làm hết sức bất nhân, hay nói cách khác là vô nhân đạo. Bởi vì đó là một người dân, mà anh hành xử như vậy thì trong tương lai sẽ có những việc khác hành xử như thế nào. Do đó mà trái với cái bản chất mà chúng ta thường hay nói : chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Vì vậy tôi nghĩ rằng sắp tới trong làm việc thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cần phải thấy rõ điều này. Hơn ai hết, chính mấy ông bà ở Hải Phòng, ở Tiên Lãng là người đã phá hoại thanh danh, uy tín của Nhà nước Việt Nam. Và hậu quả vô hình của việc này là làm mất lòng tin của người dân. Thành ra có thể kết tội là thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bởi vì cái hậu quả này còn hơn cả hậu quả về tiền bạc, về vật chất nữa. Hậu quả gây ra là uy tín của Nhà nước, của Đảng mất đi nghiêm trọng, và như vậy sẽ có tác hại về lâu về dài.
Do đó bây giờ người dân đang chờ thái độ xử lý kiên quyết, nghiêm khắc của Thủ tướng chính phủ, kể cả đối với cấp ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng. Để nêu gương, để làm cho những quan chức sau này có trách nhiệm hơn trước một quyết định hại đến các quyền và lợi ích của người dân như trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn. Chứ nếu xử lý cách nào nhẹ tay, thì tạo ra một tiền lệ hết sức nguy hiểm, như tôi đã nói, là còn nhiều vụ như ông Đoàn Văn Vươn sẽ xảy ra.
RFI : Thưa ông, việc một người dân chống lại đoàn cưỡng chế của nhà nước nhưng lại được đông đảo người dân trong cả nước ủng hộ, kể cả số tiền gởi về giúp gia đình ông Vươn cũng khá lớn, có lẽ chính quyền qua đó cũng thấy rõ dư luận đứng về phía nào…
Lê Hiếu Đằng : Nói thẳng ra là dân người ta ủng hộ việc làm của ông Vươn mặc dù trái luật pháp. Vì sao người ta ủng hộ ? Vì người ta thấy rằng ông Vươn đã bị hiếp đáp, bị dồn vào chân tường, và phản ứng tự vệ của ông Vươn là như vậy, vì uất ức quá phải làm. Đây là một việc làm mà chính quyền phải suy nghĩ. Đẩy người dân vào cái tình trạng đó chính là trách nhiệm của chính quyền, của những người đã gây nên sai trái đó.
Tôi nghĩ đối với ông Đoàn Văn Vươn thì phải có những tình tiết giảm nhẹ. Như báo chí có nêu, nếu bây giờ kết luận rằng chính quyền Tiên Lãng, thậm chí thành phố Hải Phòng là sai trái, thì việc làm của ông Vươn là có lý, có cơ sở của nó. Như Ô Khảm ở Quảng Đông, Trung Quốc chẳng hạn, người dân đấu tranh làm chủ đến cả ba tháng trời, và bây giờ buộc lòng chính quyền Trung Quốc phải thừa nhận quyền của người dân, và cho việc làm đó là đúng, kể cả có bạo lực.
Thế thì ở Việt Nam trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn cũng vậy. Chúng ta phải thấy rằng đó là một việc làm tuy trái với luật pháp nhưng phải tính đến trong hoàn cảnh khách quan nào đã đẩy người ta đến hành động như vậy, để mà xem xét giải quyết. Chứ không thể nói truy tố tội giết người – đây hoàn toàn không phải là tội giết người, mà là cách tự vệ của một người dân bị cô thế.
Mà tôi cho rằng cái tác dụng tích cực của vụ Đoàn Văn Vươn là thức tỉnh cho chính quyền, cho đảng Cộng sản Việt Nam thấy được tất cả sự thối nát, hiếp đáp dân chúng của các cấp chính quyền. Như tôi đã từng nói, nếu mà xử lý nặng tay với ông Vươn và nhẹ tay đối với những người đã gây ra vụ việc này, thì người dân không còn tin tưởng gì về nghị quyết trung ương 4, không tin lời nói và việc làm của các vị lãnh đạo có thể đi đôi với nhau. Và đó là nguy cơ bất ổn định về mặt chính trị. Nếu nói là có tội gây hậu quả nghiêm trọng, thì chính là chính quyền huyện Tiên Lãng và chính quyền thành phố chứ không phải là ông Vươn.

RFI : Nhưng việc chính quyền cấp trên vào cuộc trễ như vậy có lẽ là do khiếu kiện về đất đai hiện nay quá nhiều, nên sợ phải giải quyết luôn những vụ khác. Và có lẽ chính quyền cũng sợ sẽ có những vụ chống lại người thi hành lệnh cưỡng chế như vậy.
Lê Hiếu Đằng : Thật ra không phải như vậy bởi vì đây là một vụ việc cụ thể xảy ra lần đầu tiên trong cả nước Việt Nam : chính quyền huy động cả trăm quân. Rồi việc chống trả bằng vũ khí, mặc dầu đó chỉ là đạn hoa cải để tự vệ, không phải là vũ khí hạng nặng – nó khác với những vụ việc khác.
Nếu nói rằng sợ lây lan sang những vụ việc khác, thì tôi cho rằng sẽ lây lan theo góc độ này. Là nếu xử lý nhẹ tay đối với những người có trách nhiệm gây ra vụ này, tức là chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền Hải Phòng, thì người dân sẽ phẫn uất, và sẽ có nhiều vụ như ông Đoàn Văn Vươn diễn ra trong cả nước.
Bởi vì như chúng ta biết, vấn đề giải tỏa đền bù với giá rẻ mạt – mà tôi nhớ trong một buổi làm việc ở quận 9 của anh Hồ Hữu Nhựt, nguyên Thứ trưởng chính phủ cách mạng lâm thời miền nam Việt Nam, anh nói coi như là cướp đất luôn. Thì rõ ràng nó sẽ lây lan ra, và đó là điều nguy hiểm nhất cho sự ổn định. Như tôi đã nói lần trước, là không có kẻ xấu hay diễn biến hòa bình nào hết, mà chính những quan chức chính quyền như ở Tiên Lãng, Hải Phòng là người gây ra hậu quả như vậy.
RFI : Và cũng như ông có nói lần trước, cái nguồn gốc sâu xa vẫn là chần chừ không muốn giao quyền sở hữu đất đai cho người nông dân, thành ra còn phải nghĩ đến việc sửa đổi lại Hiến pháp ?
Lê Hiếu Đằng : Nguyên nhân gốc là không thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất cho người dân cũng như người nông dân. Thành ra đó là một kẽ hở. Nói ruộng đất là sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, do đó giao vào tay một số quan chức. Mà đã nói sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước thì có thể lấy lại lúc nào cũng được.
Vì vậy hiện nay khuynh hướng chung qua các góp ý sửa đổi Hiến pháp mà chúng tôi có tham gia, thì nhiều người đã đề nghị phải công nhận quyền sở hữu ruộng đất cho người dân. Còn nếu trong hoàn cảnh chưa giải quyết được vấn đề này, thì thời hạn cho thuê đất phải là 50 năm, 70 năm thậm chí là 100 năm, để người dân yên tâm đầu tư công sức, trí tuệ, tiền bạc vào đây. Chứ còn nếu 15 năm, 20 năm là quá ngắn, và đây chính là động lực để phát triển sản xuất. Tôi cho rằng lý tưởng nhất, công bằng nhất và cũng rất hợp với xu thế trên thế giới hiện nay, là phải công nhận quyền sở hữu ruộng đất cho người dân.
RFI : Hình như đây là lần đầu tiên Thủ tướng phải giải quyết một việc cụ thể như thế này phải không thưa ông ?
Lê Hiếu Đằng : Đúng, đây là lần đầu tiên Thủ tướng phải đứng ra chủ trì giải quyết một vụ việc cụ thể, vì mức độ nghiêm trọng của việc này. Nếu không giải quyết hoặc giải quyết không đúng mực, thì sẽ có ảnh hưởng lên toàn xã hội, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân.
Chúng tôi hy vọng với tư cách vừa là Thủ tướng, vừa là Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, vừa là một đại biểu Quốc hội của thành phố Hải Phòng, thì Thủ tướng sẽ cân nhắc trong việc xử lý những sai phạm của huyện Tiên Lãng, của thành phố Hải Phòng để lấy lại niềm tin.
Có nhiều người gặp tôi nói như thế này: Đây là cái thời cơ để Đảng và Nhà nước lấy lại niềm tin nơi người dân. Trong một thời gian dài, niềm tin ấy đã bị mất, bị phai nhạt rất nhiều bởi những việc làm sai trái của các cấp chính quyền trong vấn đề ruộng đất, làm cho dân oan nhiều người kéo lên Thành phố Hồ Chí Minh rồi đi thẳng ra Hà Nội một thời gian dài để khiếu kiện.
Tôi nghĩ đây là một cái thời cơ để khôi phục lại lòng tin. Và tôi cho rằng điều quan trọng là, đây là cơ sở để đảng và chính phủ rà soát lại tất cả những vấn đề mà hiện nay dân khiếu kiện về ruộng đất, để giải quyết một cách đúng đắn, công bằng, hợp lý và đúng pháp luật. Và phải xác định trách nhiệm của địa phương, tức là của cấp ủy và chính quyền tỉnh, thành phố. Như vậy sẽ tạo được niềm tin cho người dân.

RFI
: Nhưng không chừng việc này cũng không dễ dàng dù là Thủ tướng vì « trên bảo dưới không nghe »…

Lê Hiếu Đằng : Về nguyên tắc, tất cả quan chức chính quyền từ cấp cơ sở cho đến quận huyện và thành phố đều là đảng viên cả. Mà như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói về việc thực hiện Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 về vấn đề xây dựng đảng, nếu thực hiện một cách nghiêm túc vấn đề này, xem xét trách nhiệm của những cá nhân, chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các ngành các bộ và địa phương, thì tôi cho rằng sẽ tạo một bước chuyển.
Mặc dù vấn đề không dễ, nhưng tôi nghĩ nó phụ thuộc vào quyết tâm chính trị của đảng, của chính phủ, nhà nước, và bên cạnh đó là hệ thống chính trị gồm Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cũng phải vào cuộc, để bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của người dân, mà trên thực tế đang bị xâm phạm – có nhiều lúc rất nặng nề. Mà người dân không nói lên được tiếng nói của mình, đành phải có những hành động như ông Đoàn Văn Vươn. Phải làm cho được việc đó. Nếu không thì hệ thống chính trị của chúng ta sẽ chỉ là hình thức – tồn tại nhưng mà người dân không cần tìm đến, người ta không còn tin tưởng nữa.
Và đây là một thử thách hết sức lớn đối với Đảng và Nhà nước trong tình hình hiện nay. Tôi nói thẳng là, có một câu thường nói : « Đảng là người tổ chức mọi cuộc đấu tranh thắng lợi », thì Đảng Cộng sản Việt Nam cũng phải chịu trách nhiệm trước tình hình một số cán bộ chính quyền, một số đảng viên thối nát, tham nhũng, gây những thiệt hại nghiêm trọng đối với người dân. Và đó là trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Đảng phải gánh vác chứ không thể chối bỏ trách nhiệm của mình được. Không chỉ có thể nói chung chung là phê bình kiểm điểm, rồi kêu gọi đảng viên phải giác ngộ, phải tự phê bình. Mà phải có những biện pháp dựa vào pháp luật, vào phê bình, vào sự đấu tranh của người dân, và kỷ luật những người sai phạm. Tức là sửa « lỗi hệ thống » – cả một hệ thống như vậy phải sửa đổi lại, thì mới mong thoát ra khỏi những sai phạm như ở Tiên Lãng, Hải Phòng.
Ngày 10/2, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ họp báo về vụ Tiên Lãng. Hàng triệu người dân cả nước, kể cả dư luận ngoài nước đang nóng lòng chờ đợi cách giải quyết vụ này như thế nào. Trong số vô số các ý kiến của người dân được báo chí trong nước đăng tải, có người đã đặt câu hỏi : « Thành ủy Hải Phòng rút kinh nghiệm, thế thì ông Vươn liệu có được cơ hội « rút kinh nghiệm » một cách đơn giản như thế không ? ».
Ông Đoàn Văn Vươn đang phải ngồi tù hơn một tháng nay, không hề được tiếp xúc với bất cứ ai, từ thân nhân cho đến luật sư, cho dù ông bị khởi tố vì tội « giết người », một tội danh có khung hình phạt có thể lên đến tử hình, mà theo luật Tố tụng hình sự cần có luật sư tham gia hỗ trợ. Ông không hề biết được dư luận cả nước đã phản ứng mạnh mẽ như thế nào trước vụ án chưa từng xảy ra tại Việt Nam.
Người nông dân và là kỹ sư đã đổ bao nhiêu mồ hôi, công sức và tiền bạc để lấn biển, để tạo lập khu đầm thủy sản, đã bị đẩy vào đường cùng, buộc ông phải phản kháng. Hành động dũng cảm của ông có thể sẽ khiến chính phủ Việt Nam cân nhắc lại toàn bộ chính sách đất đai. Cái tên Đoàn Văn Vươn từ nay đã đi vào lịch sử một cách bất đắc dĩ, dù ông không hề muốn, như trong câu đối của Ngô Thời Nhiệm « Gặp thời thế, thế thời phải thế ». 
Nguồn: RFI



Tường trình của người lái máy xúc phá nhà trên đất ông Vươn

(Dân Việt) – “Tôi làm theo sự chỉ đạo của ban cưỡng chế mà trực tiếp là ông Hoan, ông Liêm. Đến 11 giờ thì xong, tôi đã đưa đề nghị thanh toán tiền công cho ông Hoan với số tiền 1,5 triệu đồng” – Tài thừa nhận. Để làm rõ việc ai chỉ đạo, ai tham gia phá nhà ông Đoàn Văn Quý trên phần đất nhà ông Vươn sáng 6.1, chiều 7.2, phóng viên một số báo đã từng bước tiếp cận người tên Vũ Văn Kết mà trước đây bị dư luận cho là chủ sở hữu chiếc máy xúc phá nhà ông Quý.
Sau nhiều lần liên lạc, hẹn gặp, cuối cùng theo chân một người thân của Kết dẫn đường, chúng tôi được dẫn đến gặp Kết tại khu đầm nhà Kết. Kết cho biết họ tên đầy đủ là Vũ Văn Kết, 40 tuổi, thôn Toàn Thắng, xã Tiên Hưng.
Người thân ông Đoàn Văn Vươn phải dựng trước lều ở tạm trước ngôi nhà đã bị phá
“Thực tế trong việc này, tôi chỉ nói rằng là một người dân không thể tự đánh cẩu đến phá nhà, một khu vực cưỡng chế trong khi đang được sự quản lý, có mặt của chính quyền. Về máy cẩu, tôi không có máy cẩu, còn máy cẩu của ai và ai là người thuê thì chủ máy, người lái cẩu và người làm cưỡng chế sẽ rõ hơn ai hết và báo cáo pháp luật. Còn những lãnh đạo, chỉ đạo trong ban cưỡng chế ngày 5.1 của đầm ông Vươn phải có trách nhiệm trả lời trước công luận” – Kết nói.
Sau khi đọc hết đoạn văn bản viết bằng tay được chuẩn bị sẵn như trên, Kết từ chối mọi câu hỏi của báo chí trong việc làm rõ ai là người trực tiếp tham gia phá nhà ông Quý, được sự chỉ đạo của ai… Tuy nhiên, sau một thời gian thuyết phục, Kết hội ý cùng một số người và quyết định trả lời phóng viên một số báo theo văn bản.
Theo văn bản viết sẵn này, Kết cho biết cụ thể rằng ông từng có máy ủi, nhưng đã chuyển nhượng cho người khác được khoảng 1 năm nay. Vào hồi 14 giờ, ngày 5.1, ông Phạm Đăng Hoan – Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang đã điện cho Kết nói ra Tổng đội Thanh niên xung phong xã Vinh Quang (cạnh khu đầm ông Đoàn Văn Vươn- PV) gặp ban cưỡng chế có việc nhờ.
Đường vào khu đầm có thể thấy rõ vết xe ủi in hằn. Đường đi cũng bị xới tung
Khoảng 14 giờ 30, Kết có mặt tại điểm hẹn gặp ông Nguyễn Văn Khanh – Phó Chủ tịch UBND huyện – Trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế. Lúc này có mặt ông Lê Thanh Liêm – Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, ông Hoan và toàn bộ Ban cưỡng chế. Tiếp đó, ông Khanh, ông Hoan, ông Liêm nhờ Kết gọi cho một chiếc máy xúc để Ban cưỡng chế giải phóng mặt bằng.
Kết nhận lời và gọi điện cho một người tên Thái là chủ máy xúc ở xã Hùng Thắng, nhưng anh Thái bận, Kết gọi cho chủ máy xúc khác là anh Vũ Văn Đoàn, xã Tiên Hưng và nói ông Khanh, ông Hoan, ông Liêm trong Ban cưỡng chế đầm anh Vươn muốn thuê máy. Anh Đoàn hỏi lại cụ thể là ai thuê, Kết nói lại 3 người trên. “Khoảng 17 giờ cùng ngày, ông Khanh, ông Hoan điện lại cho tôi hôm nay muộn quá để sáng mai (6.1 – PV) làm, tôi đã liên lạc tới anh Đoàn” – Kết nói.
Chiều 7.2, ông Nguyễn Văn Khanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng nói không bình luận về những ý kiến cho rằng huyện chỉ đạo phá nhà khi chưa có ý kiến kết luận của cơ quan điều tra.
Theo cung cấp của Kết thì Đoàn (Vũ Văn Đoàn) sinh năm 1968, ở thôn Tân Quang, xã Tiên Hưng. Sáng 6.1, nhận được thông tin của Kết, nói Ban cưỡng chế thuê một cái máy cẩu, ra đầm ông Vươn, Đoàn điều một nhân viên lái máy cẩu tên là Đặng Văn Tài, trú tại Tân Quang xã Tiên Hưng (Tài là cháu Đoàn) ra đó gặp Ban cưỡng chế.
“Máy đến nơi 7 giờ, đến 8 giờ Ban cưỡng chế mới ra. Do Tài lái xe ra đó, tôi không ở đó, nên tôi không biết ra đó làm những việc gì. Máy cẩu là Ban cưỡng chế chỉ đạo. Tôi chỉ có mặt ở đó để bàn giao máy cho Tài lái, sau đó tôi về nhà ngay vì có việc, tôi không gặp Ban cưỡng chế ở đó. Công việc phá dỡ, do lái máy, còn tôi chỉ biết là máy của tôi làm từ 8 giờ đến 11 giờ, trong vòng 3 tiếng, 500 nghìn/tiếng, bằng 1,5 triệu” – Đoàn khẳng định.
Tương tự Đoàn, Đặng Văn Tài, khi được chú Đoàn ủy quyền, giao lái xe xúc, sáng 6.1 Tài đã đánh xe xúc đến khu vực đầm của ông Vươn. Đến 8 giờ thì ông Hoan, ông Liêm cùng nhiều người trong ban cưỡng chế có mặt ở đây và họ đã điều hành việc phá nhà.
“Tôi làm theo sự chỉ đạo của ban cưỡng chế mà trực tiếp là ông Hoan, ông Liêm. Đến 11 giờ thì xong, tôi đã đưa đề nghị thanh toán tiền công cho ông Hoan với số tiền 1,5 triệu đồng” – Tài thừa nhận.
Mạnh Thắng

Kiều nữ nóng bỏng là fan cuồng của Man City


Bà con thư giãn-Đọc Tin tức Thời sự….mệt quá.
Dân Việt – Natalie Pike là một siêu mẫu sinh ra ở Scotland nhưng chân dài của tạp chí FHM (For Him Magazine) lại là một fan cuồng của gã nhà giàu Man City.
Chắc hẳn, có rất ít người phụ nữ hâm mộ Man City tới mức xăm hình logo của đội bóng này lên lưng giống như Natalie Pike.











Hữu Tuấn (tổng hợp)


Blogger Điếu Cày còn sống hay đã chết?


Thanh Trúc, phóng viên RFA  -2012-02-08
Đã mười sáu tháng trôi qua tin tức về blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải không hề được công an tiết lộ dù gia đình vẫn được gởi quà đều đặn.
RFA file Chị Dương Thị Tân và chồng Điếu Cày Nguyễn Văn Hải chụp năm 2007. RFA file
Vợ ông, bà Dương Thị Tân, nói rằng nỗi lo và nghi vấn ông Nguyễn Văn Hải đã chết trong tù đang càng ngày cao.
Những tín hiệu đáng lo ngại
( Mời theo đường dẫn trên cùng để nghe)
Hôm thứ Hai, sau khi đến Viện Kiểm Sát, bà Dương Thị Tân thuật lại với Thanh Trúc nông nổi phức tạp trong việc mong ngóng tin tức của blogger Điều Cày ở trong tù:
Trong dịp Tết bất kể người tù nào, kể cả những tội phạm nguy hiểm nhất trong xã hội, đều được thăm gặp thân nhân đều được nhận quà để ăn Tết. Riêng trường hợp ông Nguyễn Văn Hải Điều Cày thì họ chỉ cho nhận quà và không cho biết ông Hải hiện tại đang ở đâu, có nhận được quà đó không, sức khỏe như thế nào.Tính đến thời điểm hiện tại là mười lăm tháng rưỡi đúng.  Xuân về thì người ta ăn Tết vui vẻ, còn riêng gia đình tôi luôn luôn phải trong trạng thái phập phồng, lo sợ, buồn bã của các cháu.
Ngay buổi sáng hôm nay tôi cũng còn ở Viện Kiểm Sát, mặc dù họ đã nhận đơn của tôi gởi tất cả là bảy lần, thì ngày 30 tháng Một họ có cho giấy hẹn đến hôm nay là mùng 6. Thế nhưng tôi ra một lần ngày mùng 4 không có tin tức gì, đành phải chờ đến sáng hôm nay ra họ vẫn không trả lời. Tôi nói buổi chiều tôi ra tiếp thì ông ta nói là thôi chị đừng ra. Nhưng tôi nói sáng mai tôi sẽ phải ra tiếp để hỏi xem đến bao giờ họ cho gia đình tôi nhìn thấy mặt thân nhân để biết rõ còn khỏe mạnh không hay có còn sống không.
Thanh Trúc: Thưa Tết vừa qua bà  được phép gởi quà ngày nào?
Anh Nguyễn Văn Hải được công an đưa về trại giam.
Anh Nguyễn Văn Hải được công an đưa về trại giam. RFA file
Bà Dương Thị Tân: Ngày 17 và ngày 20 tháng Một, hai ngày đó. Theo lẽ những người khác khi gởi quà thì đều có ký nhận của người nhận quà. Hôm mùng Một tháng Hai tôi nêu thắc mắc cho cán bộ tiếp dân nơi số 4 Phan Đăng Lưu, nơi xuất phát thông báo bắt giữ ông Hải tạm giam, còn hiện tại ông Hải ở chỗ nào tôi hoàn toàn không biết.
Thanh Trúc: Khi bà nêu thắc mắc thì cán bộ ở đó nói với bà thế nào?
Bà Dương Thị Tân: Lần trước là lần gởi quà cuối năm thì ông thượng tá Nguyễn Thanh Hiếu nói lần sau tôi sẽ cho chị xem giấy ký nhận. Nhưng đến ngày Một tháng Hai vừa rồi, tôi gởi quà vào thì cũng không có giấy đó.
Hôm đó là trung tá Phạm Văn Tấn nhưng ông Tấn né tránh tôi, vì tôi đã gặp ít nhất một chục lần để tôi hỏi vấn đề này. Ông cho một cậu trung uý còn rất trẻ, ra nói chị có thắc mắc gì cứ nói em thay mặt xếp giải quyết. Tôi nói  lần trước ông thượng tá Nguyễn Thanh Hiếu hứa cho tôi xem bút tích của ông Hải đã ký nhận. Cậu ấy cầm đơn của tôi chạy vào trong một lúc rồi chạy ra, nói với tôi là chị có nhận ra bút tích này của anh Hải hay không. Quả tình tôi cũng rất hy vọng nhưng đấy không phải là chữ ký của anh Hải. Tôi  khẳng định điều đó vì nét chữ của người ta dù xấu đẹp khi đặt bút ký thì nét bút phải dứt khoát, còn đây thì nét bút  run run giống như người ta đồ lại một nét chữ nào đó. Cho nên tôi nói thẳng với cậu đó rằng tôi khẳng định đây không phải là chữ ký của ông Hải.
Thanh Trúc: Thưa làm sao bà có thể chắc chắn đó không phải chữ ký của ông Nguyễn Văn Hài?
Bà Dương Thị Tân: Tôi ở với ông Hải mấy chục năm, ông Hải viết và ký rất nhiều những văn bản giấy tờ mà tôi chứng kiến. Thậm chí bút tích của ông Hải còn đầy ở trong nhà tôi thì làm sao tôi không biết được.
Và hơn nữa như tôi vừa trình bày, khi đặt bút xuống đã gọi là chữ ký thì dù xấu đẹp người ta ký rõ ràng dứt khoát chứ nét không run như đồ lại nét chữ của người khác. Khi tôi nói với cậu đó là tôi khẳng định không phải nét chữ của ông Hải thì cậu ta lập tức cất hai tờ giấy đó đi ngay, không đối thoại với tôi về vấn đề đó.
Thanh Trúc: Thưa bà còn có điều gì muốn trình bày nữa không?
Bà Dương Thị Tân: Gia đình chúng tôi cực kỳ lo lắng vì cho đến giờ phút này là mười sáu tháng trời không có một thông tin gì dù nhỏ nhất của ông Nguyễn Văn Hải cả.
Nói thật nỗi sợ hãi thường trực trong trong gia đình chúng tôi là ông Hải không còn nữa. Cái suy nghĩ đó luôn luôn có trong gia đình này từ khi cô trung tá Đặng Hồng Điệp nói rằng ông ấy bị mất tay.
Cho đến giờ phút này không ai nói cụ thể vào bất cứ một việc gì, không ai dám nhân danh cơ quan an ninh điều tra hay Viện Kiểm Sát hay chính cá nhân của họ để nói thẳng với tôi ông Hải hiện đang ở đâu, có mạnh khỏe hay là không còn nữa. Không ai dám, mà một tháng hai lần tôi có mặt đều đặn ở cơ quan an ninh điều tra, thậm chí một tháng ba lần cũng có, họ đều không trả lời ông Hải còn hay không còn.
Thanh Trúc: Thưa bà Dương Thị Tân, cảm ơn thời giờ của bà, cầu chúc mọi sự lành đến với gia đình và bản thân ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.



Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tập trận với tàu đổ bộ thế hệ mới nhất


Tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc (DR)
Tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc (DR)
Theo báo chí Trung Quốc, mới đây hải quân nước này đã cho một chiếc tàu đổ bộ thuộc loại mới nhất tham gia một cuộc tập trận cùng với Hạm đội Nam Hải. Đây là lần đầu tiên mà chiếc tàu tập trận cùng với máy bay trực thăng và tàu đổ bộ. Tuy nhiên, địa điểm tập trận chưa được tiết lộ.
Theo tờ Giải phóng quân báo, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc ngày 07/02/2012, chiếc tàu đổ bộ mang tên Tỉnh Cương Sơn (Jinggangshan) vừa được hạ thủy, đã cùng với một đội tàu đổ bộ nhỏ, tham gia một cuộc tập trận đầu tiên phối hợp với máy bay trực thăng và tàu chạy bằng đệm hơi.
Chiếc Tỉnh Cương Sơn thuộc loại mẫu hạm đổ bộ, dài 210 mét, rộng 28 m, với trọng tải 19.000 tấn. Ngoài khả năng chứa tàu đổ bộ loại nhỏ, chiếc tàu còn được trang bị sân đáp trực thăng. Ngay sau khi được hạ thủy, chiếc tàu này đã từng tham gia một cuộc thao diễn khác, nhưng đây là lần đầu tiên mà chiếc tàu tập trận cùng với máy bay trực thăng và tàu đổ bộ chạy bằng đệm hơi.
Phát biểu với báo chí sau cuộc tập trận, viên sĩ quan chỉ huy đội tàu đổ bộ của Hạm đội Nam hải cho rằng chiếc Tỉnh Cương Sơn hoàn toàn có khả năng tham gia các chiến dịch ngoài biển khơi.
Không chỉ tăng cường năng lực đổ bộ, Hạm đội Nam Hải Trung Quốc – tức là lực lượng chuyên trách Biển Đông – cũng đã tìm cách mở rộng tầm hoạt động của các phi đội thuộc quyền quản lý của họ.
Theo tờ Nhân Dân Nhật báo vào hôm nay, mới đây một phi đội chiến đấu cơ của Hạm đội Nam Hải đã thực hiện một số bài diễn tập trong đó có việc mở rộng tầm hoạt động từ mức hàng trăm lên thành hàng ngàn cây số.


Mỹ chuẩn bị chuyển giao thêm một chiến hạm cho Philippines


Tàu Dallas thuộc lớp Hamilton như chiếc tàu tuần tra thứ nhất mà Mỹ đã bàn giao cho Philippines (DR)
Tàu Dallas thuộc lớp Hamilton như chiếc tàu tuần tra thứ nhất mà Mỹ đã bàn giao cho Philippines (DR)
Trọng Nghĩa  – RFI
Mỹ chuẩn bị chuyển giao thêm một chiến hạm cho Philippines để tăng cường năng lực phòng thủ trên biển của đồng minh. Đây là chiếc tàu tuần duyên thứ hai mà Mỹ sẽ giao cho Philippines trong không đầy một năm. Mục tiêu của Washington là nhằm tăng cường năng lực phòng thủ trên biển của đồng minh châu Á.
Tuyên bố hôm qua 07/02/2012 nhân một cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ về quan hệ Mỹ – Philippines, dân biểu Ed Royce, thuộc tiểu ban Châu Á Thái Bình Dương trong Ủy ban Đối ngoại, đã tiết lộ thông tin này và cho biết thêm là các nghị sĩ Mỹ sẽ hoàn tất thủ tục ngay trong tuần này để Manila sớm nhận được chiến hạm mới của mình.
Chiếc tàu sắp được chuyển giao là chiếc Dallas của lực lượng tuần duyên Mỹ, cũng thuộc lớp Hamilton như chiếc tàu tuần tra thứ nhất đã bàn giao cho Philippines vào tháng 5 năm 2011. Dù chỉ là một chiếc tàu cũ của Tuần duyên Mỹ, nhưng chiếc tàu đầu tiên đó đã trở thành tàu chiến lớn nhất và hiện đại nhất của hải quân Philippines, và vừa được Philippines điều ra công tác tại Biển Đông.
Trong những năm gần đây, do tình trạng yếu kém của hải quân quốc gia, Philippines như đã bất lực trong việc đối phó lại với các hành động hung hăng của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, bất kể là đòi hỏi của Trung Quốc đều bị các láng giềng trong khu vực – trong đó có Philippines và Việt Nam bác bỏ.
Để tăng cường khả năng phòng thủ của mình, Maninla đã cầu viện đến đồng minh Hoa Kỳ, xin được cung cấp thêm tàu chiến và phi cơ cũng như các loại trang bị khác. Chiếc Dallas có thể được xem là đáp ứng cụ thể của Washington trước các đề nghị giúp đỡ của Manila.
Theo ông Ed Royce, dân biểu đảng Cộng hòa tại một đơn vị có đông người Mỹ gốc Philippines ở tiểu bang California, thì cả Hoa Kỳ lẫn Philippines đều mong muốn hòa bình và ổn định tại vùng Đông Nam Á, một nơi rất quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.
Hiện diện trong buổi điều trần hôm qua, ông Peter Lavoy, một quan chức cao cấp thuộc Lầu Năm góc đã xác nhận rằng Washington “đang xem xét một loạt khả năng quân sự” để giúp Manila chuyển từ trọng tâm đối phó với mối đe dọa trong nước sang việc cải tổ quân đội nhằm đối phó với các mối đe dọa đến từ bên ngoài”. Tuy nhiên, ông Lavoy không nói rõ là liệu Mỹ có sẵn sàng cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Philippines như nước này yêu cầu hay không.
Dẫu sao thì cuộc điều trần hôm qua tại Hạ viện Mỹ được đánh giá là dấu hiệu cho thấy là Quốc hội Hoa Kỳ rất ủng hộ việc chính quyền Obama tăng cường hợp tác quân sự với Manila trong bối cảnh Philippines đang bị Trung Quốc chèn ép trên vấn đề Biển Đông.


Việt Nam ‘thuộc nhóm rủi ro chính trị’


Người biểu tình được tạp chí Time bình chọn là nhân vật của năm 2011
BBC – Một hãng tư vấn rủi ro xếp Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam nằm trong số các nước nhiều rủi ro chính trị nhất trong 15 nền kinh tế được khảo sát.
Phân tích cho thấy rủi ro chính trị giảm đi tại các nền kinh tế đang lên nói chung sau những diễn biến tại Bắc phi và Trung Đông hồi năm ngoái.
Tuy nhiên rủi ro ngắn hạn tăng đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam, trong khi Ả-rập Saudi bị nêu tên là nước duy nhất có rủi ro chính trị dài hạn đáng kể.
Nhận định được bà Alyson Warhurst, người sáng lập hãng tư vấn đánh giá rủi ro Bấm Maplecroft, cho biết tại một hội nghị ở Dubai hôm 07 tháng Hai.
“Ả-rập Saudi phải đối mặt với ba vấn đề” bà Warhurst cho biết.
Đó là “tầng lớp thanh niên có học vấn và bị bất mãn đã tìm được nguồn cảm hứng từ những thành công của Mùa xuân Ả Rập, rồi vấn đề về nước và an ninh năng lượng, và các vấn đề chung liên quan tới đàn áp và thiếu tự do chính trị.”
Các vấn đề của Thổ Nhĩ Kỳ được xem là liên quan tới rủi ro ngắn hạn về môi trường luật lệ và pháp lý.
15 nền kinh tế được Maplecroft khảo sát gồm Brazil, Chile, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Mexico, Mông Cổ, Nigeria, Pakistan, Peru, Nga, Ả-rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.
Lạm phát và đình công
Trung bình mỗi tuần có 16 cuộc đình công tại Việt Nam trong năm 2011.
Trong khi đó phân tích nói rằng Việt Nam hứng chịu nạn đình công và bất mãn ra tăng mạnh do chịu mức lạm phát cao nhất trong khu vực.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vào tháng Một năm nay nói “Trong năm 2011, trung bình một tuần có 16 cuộc đình công. Đây là con số đáng lo, nếu còn tăng nữa như đà các năm qua thì rất đáng ngại”.
Tổng cộng trên cả nước xảy ra 857 cuộc đình công trong 11 tháng đầu năm 2011, tăng gấp đôi so với năm 2010.
Nguyên nhân chính gây tăng số cuộc đình công được cho là do lạm phát bình quân cả năm là 18.58% trong năm ngoái.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một trong các nhân vật có tiếng nói phản biện được dư luận chú ý nhiều cũng cảnh báo về điều ông mô tả là “những bất ổn xã hội không thể kiểm soát được từ hệ quả của thực trạng bất ổn kinh tế và lạm phát cao”.
Trở lại khảo sát liên quan tới nước có nhiều rủi ro nhất là Ả rập Saudi, bản báo cáo nhận định chế độ quân chủ Ả rập Saudi đã tránh được tình cảnh xảy ra với giới nhà lãnh đạo ở Tunisia, Ai Cập và Libya, vốn bị bị lật đổ vào năm ngoái sau các các cuộc nổi dậy do giới thanh niên đi đầu.
Vua Abdullah đã công bố một gói hỗ trợ kinh tế 130 tỷ USD tập trung vào chi tiêu chính phủ cho các dự án xã hội và nhà ở trong nỗ lực để tránh xảy ra tình trạng bất ổn xã hội.
Ả-rập Saudi là thành viên của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC, cung cấp 40% dầu thô của thế giới.

Lời đồn về cựu giám đốc công an TQ


 - thứ tư, 8 tháng 2, 2012  – BBC
Ông Vương Lập Quân Ông Vương Lập Quân được biết đến nhiều qua vai trò chống các băng đảng tội phạm
Cựu giám đốc công an Trùng Khánh, người từng chịu trách nhiệm trấn áp tội phạm trong thành phố, đi nghỉ phép trong khi có đồn đại ông bị điều tra tội tham nhũng và xin Mỹ cho tỵ nạn.
Chính quyền Trùng Khánh nói ông Vương Lập Quân hiện đang “đi an dưỡng”.
Ông Vương bắt đầu nổi tiếng trong toàn quốc vài năm trước sau khi được trao trọng trách lãnh đạo cuộc trấn áp các băng đảng tội phạm ở Trùng Khánh.
Nếu như ông bị buộc là phạm pháp thì đây sẽ là sự xấu hổ lớn cho lãnh đạo Trung Quốc.
Đồn thổi nảy sinh cuối tuần trước khi chính quyền Trùng Khánh thông báo”đồng chí Vương” không còn giữ chức giám đốc công an nữa.
Nhưng vì ông vẫn còn chức phó thị trưởng nên người ta không cho là ông bị giáng chức.
Thế rồi lại có tin nay ông đảm nhiệm các công việc mới là lo về trang trí cảnh quan đô thị và lưu trữ tài liệu lịch sử, nên người ta cho rằng chắc chắn ông đã bị thất sủng.

‘Nghỉ an dưỡng’

Vào thứ Tư 8/2, phòng Thông tin thành phố Trùng Khánh thông báo trên website của mình rằng ông Vương Lập Quân đã đi nghỉ phép.
“Chúng tôi được tin là Phó Thị trưởng Vương Lập Quân, vốn đã lao lực và căng thẳng vì công việc trong một thời gian dài, đã sa sút nhiều về sức khỏe. Theo thỏa thuận, đồng chí Vương đã đi nghỉ an dưỡng.”
Có tin đồn ông Vương chạy vào xin tỵ nạn tại tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Thành Đô, nằm không xa Trùng Khánh. Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh từ chối bình luận về thông tin này.
Các trang mạng ở Trung Quốc thì xôn xao bàn luận việc ông Vương có thể đang bị điều tra cáo buộc tham nhũng.
Một người viết: “Tất nhiên là ông ấy phải đi an dưỡng rồi. Ăn nhiều thì bội thực. Phải đi nghỉ chứ”.
Nếu như ông Vương bị buộc tội thì việc này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hi Lai, thủ trưởng trực tiếp của ông.
Ông Bạc đang hy vọng trở thành một trong các lãnh đạo mới của Trung Quốc trong kỳ Đại hội Đảng cuối năm nay.
Ông được ca ngợi khá rầm rộ lâu nay vì thành tích trấn áp tội phạm ở Trùng Khánh.


Tranh chấp biển Đông qua nhận định của hai chuyên gia Mĩ và Trung quốc


Âu Dương Thệ (DC&PT – Thời Sự 2012) – Từ 2-5. 2. 2012 Hội nghị về An ninh lần thứ 48 vừa diễn ra ở München, Đức. Đây là một diễn đàn thường niên về an ninh và đối ngoại quan trọng, tập hợp sự tham dự của các đại diện cấp cao của chính quyền nhiều nước, các chuyên gia quốc tế hàng đầu và tổ chức quốc tế. Lần này ngoài các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng của nước chủ nhà còn có sự tham dự của nguyên thủ một số nước và bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng của Mĩ, Nga, Pháp, Úc, Tổng thư kí NATO… Riêng Trung quốc cử Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân. Không thấy đại diện của Hà nội. Một trọng tâm trong kì Hội thảo này là biến động ở Trung đông nên nhiều bộ trưởng các nước Ả rập cũng đã tham dự. Ngoài những cuộc hội thảo khoa học, các hoạt động hành lang đa chiều trong Hội nghị được lưu ý đặc biệt, trong đó có những cuộc trao đổi không chính thức về các vấn đề các bên quan tâm.

Điều cần để ý là, mặc dầu vấn đề tranh chấp biển Đông không là đề tài thảo luận chính thức, nhưng bên trong và ngoài hội nghị vấn đề này trở thành một điểm nóng tranh cãi, đặc biệt từ khi TT Mĩ Obama đưa ra Chủ thuyết châu Á-Thái bình dương trong thời gần đây, theo đó Mĩ sẽ đặt ưu tiên cho chính sách đối ngoại an ninh ở châu Á.
Cũng đúng vào dịp Hội nghị về An ninh này tờ Süddeutsche Zeitung, một nhật báo lớn và có uy tín hàng đầu ở Đức, đã phổ biến hai bài của hai chuyên gia hàng đầu về đối ngoại và an ninh của Mĩ và Trung quốc (xem phần sau). Một sự tình cờ mang nhiều ý nghĩa nhưng không ngạc nhiên là, cả hai chuyên gia này đi từ quyền lợi quốc gia của mỗi nước, nhưng đều đi tới một nhận định chung là, vấn đề tranh chấp biển Đông đang trở thành điểm cực nóng trong bang giao Trung-Mĩ và châu Á-Thái bình dương và nó còn có thể kéo dài trong vài thập kỉ.
VN đang nằm lọt vào trung tâm tranh giành của Trung-Mĩ. Làm sao bảo vệ hữu hiệu quyền lợi chính đáng của VN? VN đứng ở đâu? Chọn lập trường nào? Đứng về phía nào? Đứng chung với ai? Những câu hỏi nóng bỏng và rất bức xúc này về phía đại đa số nhân dân đã có thái độ rất dứt khoát, nhưng trong khi ấy vẫn chưa thấy câu trả lời rõ ràng và dứt khoát từ phía đảng cầm quyền.
Để trả lời các câu hỏi trên thì phải biết rõ: Giữa Trung quốc và Hoa kì nước nào đang chiếm đóng nhiều đảo trên biển Đông của VN, ngăn cản VN thăm dò đầu khí và cấm đoán cũng như đối xử tàn ác với hàng ngàn ngư dân VN trong các năm qua?
Trong các cuộc thăm viếng của lãnh đạo hai nước, phía Trung quốc thường khuyên VN phải nghĩ đến “đại cục”, tức quyền lợi chung, để từ đó đánh lạc hướng đấu tranh và ngăn cản những đòi hỏi chính đáng của VN, đồng thời đe doạ VN không được chọn đồng minh thích hợp để có thể bảo vệ hữu hiệu quyền lợi đất nước. Nội hàm “đại cục” mà Bắc kinh muốn nói tới chính là hai nước cùng theo chế độ Cộng sản. Bắc kinh tìm cách thuyết phục và răn đe Hà nội là, hãy để họ “mượn” biển Đông để mở đường tiến xuống phía Nam và Hà nội sẽ được “trả lãi”! Nhưng thực ra đây chỉ là bề ngoài, vì từ lâu các chủ trương và chính sách của Bắc kinh chỉ nhắm mục đích duy nhất là quyền lợi quốc gia ích kỉ và cực đoan để thực hiện giấc mộng sớm trở thành siêu cường tân đế quốc trong Thế kỉ 21.
Cho nên ngôn ngữ đường mật của nhóm cầm đầu Bắc kinh hiện nay cũng giống như cách du thuyết của nhiều triều đại phong kiến Trung quốc trước đây. Dưới đời nhà Nguyên, chính Thoát Hoan năm 1283 đem 50 vạn quân sang đánh VN, nhưng lại giả vờ mượn đường qua VN để chiếm Chiêm thành. Nhưng khi ấy vua Trần Nhân Tông thông minh đã thấy ý đồ đen tối này nên dứt khoát từ chối và quyết dựa vào dân đánh thắng đoàn quân xâm lược.
Nhưng cho tới nay những người đứng đầu CSVN vẫn chưa dám có thái độ dứt khoát rõ ràng với Bắc kinh. Ngay cả chuyến thăm Trung quốc của Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10 và chuyến đi Hà nội của Tập Cận Bình tháng 12. 2011 ngôn ngữ “đại cục” vẫn được Bắc kinh thuyết giảng và đe doạ! Chính vì thế, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã ra tuyên bố bốn không, trong đó không muốn quốc tế hoá biển Đông mà chỉ giải quyết song phương với Trung quốc. Còn Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã cúi đầu tại Bắc kinh nhận chỉ thị cấm nhân dân VN, đi đầu là thanh niên và Trí thức, biểu tình chống các hành động xâm lấn ngang ngược của Trung quốc.
Trong khi ấy, những người có quyền lực ở Hà nội lại không đứng về phía nhân dân, mà lại đang chống lại nhân dân. Nhiều phụ nữ, thanh niên, trí thức yêu nước và cả những đảng viên tiến bộ biết tự trọng đứng lên tố cáo các hành động xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh đều bị đàn áp, thậm chí còn bị giam cầm!
Dưới đây là bản lược dịch hai bài của hai chuyên gia Mĩ và Trung quốc liên quan tới viễn tượng cuộc tranh chấp biển Đông trên tờ Süddeutsche Zeitung ngày 5.2.2012.
http://www.sueddeutsche.de/thema/M%C3%BCnchner_Sicherheitskonferenz
http://www.americanacademy.de/sites/default/files/upload/MSC%202012.pdf
Ghi chú: Các phần trong [….] là bổ túc của người dịch.
________________________________
Trở về lại sân sau
Mĩ có liên hệ lâu đời với châu Á. Nay Trung quốc (TQ) đang trỗi dậy, cho nên Mĩ tăng cường hoạt động ở đây và được nhiều nước trong khu vực hưởng ứng.
David Shambaugh – Nhiều bài bình luận trong thời gian gần đây đã chú tâm tới chiến lược của Mĩ ở Á châu, đặc biệt sau khi TT Obama đã thăm khu vực này vào tháng 11.2011 và công bố chiến lược quân sự mới và lâu dài [ở Á châu]. Đáng chú ý là, TQ đã không yên tâm và phản ứng lo ngại rằng, sự chiếu cố mới của Mĩ tới Á châu có thể nhằm mục tiêu ngăn cản sự trỗi dậy của TQ. Cùng lúc đó có một số đồng minh ở Âu châu trong Nato [Khối phòng thủ Bắc đại Tây dương] lo lắng cho rằng, sự chọn lựa ưu tiên mới của Mĩ là trên lưng của họ.
Đúng là Hoa kì đang tập trung ngoại giao, thương mại và an ninh ở Á châu và đang gia tăng phương tiện vào mục tiêu này. Chính phủ Obama là chính phủ đầu tiên đã xếp Á châu vào ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao và an ninh toàn cầu [của Mĩ]. Đây là điều mới đối với Mĩ, vì từ trước tới nay Mĩ chỉ đặt trọng tâm lớn nhất vào quan hệ liên Đại tây dương [ý nói giữa Mĩ và Tây Âu] và Trung đông. Cũng đúng nữa là, chiến lược mới [ở Á châu] là cách trả lời cho việc tối tân hoá quân sự của TQ cũng như cách “ngoại giao kẻ cả” của Bắc kinh. Nhiều đồng minh của Mĩ và nhiều nước khác đang lo ngại về những yêu sách lãnh thổ rất vô lý của TQ ở biển phía Đông và biển Nam TQ [biển Đông] cũng như việc tăng cường tuần tra trên biển của TQ. Cho nên các quốc gia này chào đón các cố gắng của Wahington và cũng đòi hỏi một chính sách như vậy để quân bình chống lại thái độ tự cao của Bắc kinh.
Nhưng một sự thực là, chúng ta [Mĩ] đang chỉ chuyển dịch một phần chứ không toàn diện. Mĩ đã can dự sâu vào Á châu từ lâu –từ nhiều thập kỉ qua, hay đúng ra là từ nhiều thế kỉ. Ít nhất là từ thế kỉ 19 Mĩ đã là một cường quốc Thái bình dương và do yếu tố địa lí, chủng tộc và thương mại nên Hoa kì vẫn là quốc gia châu Á-Thái bình dương. Điều này được minh chứng qua ba lãnh vực chính về vai trò của Mĩ trong khu vực là kinh tế, ngoại giao và an ninh.
Từ lâu Á châu đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng nhất của Mĩ. Từ 1977 Á châu đã vượt qua Âu châu để trở thành bạn hàng thương mại quan trọng nhất của Mĩ. Hiện nay Mĩ đang giao thương với Á châu nhiều hơn gấp hai lần với Âu châu. TQ và Nhật là đối tác thương mại thứ hai và ba của Mĩ. Á châu cũng là thị trường xuất cảng lớn nhất của Mĩ, 10 trong số 20 nước tiêu thụ hàng Mĩ lớn nhất cũng nằm ở đây. Khoảng 1/3 ngoại thương của Mĩ là với Á châu. Năm 2010 tổng số xuất cảng của Mĩ trong khu vực Thái bình dương lên tới 320 tỉ USD. Riêng mức xuất cảng của TQ vào Mĩ trong 10 năm qua đã gia tăng 468%.
Mặt trái của việc này dĩ nhiên là việc thâm thủng mậu dịch rất lớn của Mĩ với khu vực –nhất là với TQ (273 tỉ USD trong năm 2010). Nhưng các quan hệ kinh tế và thương mại của Mĩ trong khu vực châu Á –Thái bình dương vẫn tiếp diễn sâu hơn. Các hiệp định tự do thương mại song phương và viễn tượng của Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) sẽ ràng buộc Mĩ chặt chẽ hơn với các đối tác kinh tế trong khu vực.
Về vấn đề ngoại giao, như đã nói, chính phủ Obama đã đặt Á châu là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Từ khi cầm quyền chính phủ này đã tìm cách cải thiện liên hệ song phương với hầu hết các nước trong khu vực. Đại diện cấp cao của chính phủ Mĩ đã đi thăm nhiều nước mà từ lâu Mĩ đã sao nhãng, như Tân tây lan, Nam dương và Phi luật tân, trong đó kể cả Myanmar (Birma). Tại đây chính phủ Obama đã chuyển từ chính sách cô lập sang tiếp cận. Các cường quốc khu vực như Ấn độ và TQ cũng được chú ý ngoại giao nhiều hơn của Mĩ. Không có nước nào được chính phủ và xã hội Mĩ quan tâm như Cộng hoà Nhân dân TQ. Điều này phản ảnh là Mĩ và TQ mỗi năm có trên 60 cuộc đối thoại chính thức. Quan hệ toàn diện và sâu sắc cũng diễn ra ưu tiên với Ấn độ.
Chúng ta cũng còn thấy, Mĩ tăng cường liên hệ ngoại giao đa phương trong khu vực. Qua việc kí kết và tham gia các hiệp định thân hữu và hợp tác với Asean, nên nay Mĩ trở thành thành viên toàn vẹn trong các Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á của Asean. Các liên hệ cấp chính phủ và các cấp không chính thức của Washington với khu vực cũng gia tăng. Từ khi cầm quyền, TT Obama tới thăm khu vực này ít nhất mỗi năm một lần. Trong đó bao gồm chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á lần đầu tiên của một TT Mĩ, cũng như cuôc gặp các thủ lãnh Asean, việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Apec lần thứ 17 và các cuộc thăm cấp nhà nước tại Nhật, Nam Hàn, TQ, Úc, Nam dương, Singapor và Ấn độ. Bà ngoại trưởng H. Clinton đã chọn Á châu là nơi đi thăm nước ngoài đầu tiên cũng có nhiều ý nghĩa. Và từ 3 năm qua bà đã đi thăm cả chục lần các nước trong khu vực. Bà cũng tham dự hàng năm các Hội nghị Diễn đàn Khu vực-Asean. Các toà đại sứ Mĩ và các hoạt động ngoại giao trong khu vực cũng được tăng cường. Liên hệ tới việc đưa quân đội tới những nơi gần trung tâm nóng, Ngoại trưởng Clinton đã nói, sự gia tăng ngoại giao mới này bao gồm 6 yếu tố:
. Mở rộng bang giao song phương
. Đi sâu hơn trong hoạt động với các nước đang trội lên, kể cả TQ
. Gia tăng hợp tác trong các tổ chức khu vực và đa phương
. Tăng cường thương mại và đầu tư
. Xây dựng sự hiện diện quân sự rộng rãi
. Thúc đẩy dân chủ và nhân quyền
Lãnh vực an ninh là yếu tố then chốt thứ ba của việc Mĩ tham gia. Gìn giữ an ninh và ổn định ở khu vực là cơ sở nền tảng cho việc bảo vệ quyền lợi toàn diện của Mĩ tại khu vực trong kinh tế, văn hoá và chính trị. Đúng như Joseph Nye đã nhận xét thông minh: Sự đóng góp của Mĩ cho lợi ích chung về an ninh khu vực là “không khí”, nó giúp khu vực thở và phồn vinh.
Để thích ứng với những thách đố của khu vực và nắm bắt được một chuỗi các nhiệm vụ an ninh phức tạp cả quân sự lẫn phi quân sự đòi hỏi phải có phương tiện và cố gắng lớn. Mặc dầu ngân sách quốc phòng của Mĩ sẽ giảm đi trong các năm tới, nhưng chính phủ Washington đã cho biết, ngân sách dành cho khu vực châu Á-Thái bình dương sẽ không bị cắt giảm. Chính TT Obama đã nói rõ việc này trước Quốc hội Úc tháng 11 vừa qua.
Giữa khi đa số các nước trong khu vực chào đón việc mới hình thành một chính sách đối ngoại và chiến lược an ninh của Mĩ ở Á châu thì TQ tỏ vẻ nghi ngại và Bắc Hàn lẽ dĩ nhiên chống đối. Lào, Kampuchia, Myanmar và Bagladesch tỏ vẻ không quan tâm. Các nước khác ở Á châu bằng những cách diễn tả khác nhau đều tỏ vẻ đồng ý. Các nước nhỏ hơn cũng có thể hưởng lợi trong quyết định ưu tiên mới của Mĩ.
Sự quan ngại của Bắc Hàn phản ảnh sự bất an của chính nước này. Bình nhưỡng vẫn được để ngỏ việc bình thường hoá quan hệ với Mĩ và các nước trong khu vực, khi nào nó từ bỏ kế hoạch võ khí nguyên tử. Bắc Kinh không nên lo sợ sự điều chỉnh mới của Washington. Bắc Kinh nên chấp nhận sự mong muốn rộng rãi của khu vực muốn có sự hiện diện mạnh mẽ của Mĩ. Vì điều này xuất phát một phần chính từ sự quan ngại đối với TQ. TQ –chứ không phải Mĩ- phải thay đổi thái độ đối với khu vực bằng cách hướng tới hợp tác nhiều hơn.


David Shambaugh là Giáo sư về Bang giao Quốc tế và Giám đốc Chương trình chính trị của TQ tại Đại hoc George Washington
________________________

Cổng mở ra thế giới của Trung Quốc
TQ vươn lên vì các trung tâm kinh tế ở ven biển mọc lên. Thái bình dương đột nhiên trở thành quan trọng về chiến lược. TQ chuyển từ một cường quốc đại lục thành cường quốc đại dương. Trong cuộc tranh chấp chung quan Nam hải [biển Đông] sẽ quyết định liệu TQ và Mĩ có tìm được quân bình chính trị để bảo đảm hoà bình và ổn định trong khu vực.


Wang Yiwei - Cho tới khi mở cửa kinh tế trước đây 30 năm TQ là một nước nông nghiệp. Các vùng cạnh biển trở thành động lực làm tăng trưởng và thay đổi cho một nền kinh tế hướng tới xuất khẩu. Trong toàn cảnh địa lí lịch sử này Thái bình dương đột nhiện trở thành cái cổng trước mới của TQ ra thế giới.
TQ từ một nước lục địa truyền thống trở thành một thành viên mới trong khu vực Thái bình dương. Mặc dầu các chuyến đi khám phá lớn của nhà hàng hải Zheng He vào thế kỉ 15 ở Tây Thái bình dương và Ấn độ dương, nhưng TQ không tạo được chuyển biến từ một cường quốc lục địa sang cường quốc đại dương. Khi đó Zheng He đã không thể thuyết phục những người đồng hương: “Nếu TQ muốn vươn lên thì không được thờ ơ với biển. Sự giầu có xuất xứ từ biển, cũng như sự hiểm nguy. Nếu các nước khác kiểm soát biển thì TQ sẽ rơi vào hiểm nguy.” Nhưng lời di chúc của Zhen He đã làm TQ hôm nay can đảm bắt đầu con đường trường kì đi vào thế giới.
Trong các năm qua một trật tự thương mại lấy TQ làm trung tâm đã thành hình ở khu vực châu Á-Thái bình dương, nhất là từ năm 2010 phương thức 10+1 bắt đầu có hiệu lực (Hiệp ước Tự do Thương mại giữa TQ và 10 nước Asean). Từ đó Mĩ tìm cách xuyên qua chiến lược mới về Á châu đẩy lùi ảnh hưởng của TQ. Mĩ muốn trở lại trật tự truyền thống đã có từ cuối Thế chiến Thứ 2 ở Thái bình dương: lấy Mĩ làm trung tâm. Hậu quả là: Tranh chấp ở Nam hải [biển Đông] gây hệ luỵ tới bang giao Trung-Mĩ. Cho tới nay mới chỉ thấy phần nổi của tảng băng, nhưng cuộc tranh cãi cũng đã trở thành trung tâm khủng hoảng thứ ba trong vùng Thái bình dương, bên cạnh các căng thẳng về Đài loan và bán đảo Triều tiên.
Lịch sử đã chỉ cho chúng ta biết, bang giao Trung-Mĩ là chìa khoá cho hoà bình ở Á châu-Thái bình dương. Việc này đòi hỏi điều kiện tín nhiệm lẫn nhau, nhưng việc này hiện chưa xuất hiện. Vì thế vấn đề hàng đầu là, siêu cường hiện nay và siêu cường tương lai [ý nói Mĩ và TQ] cần xuyên qua đối thoại để tạo sự tín cậy lẫn nhau hay cả đến đồng thuận chiến lược. Trong thời gian qua Apec (Asia-Pacific Economic Coorperation được thành lập năm 1989), CSCAP (Council of Security Coorperation in Asia Pacific được thành lập 1993), ARF (Asean Regional Forum được thành lập 1994) và các tổ chức khác đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tín nhiệm giữa Mĩ và TQ. Tuy nhiên việc đối thoại song phương, trực tiếp về chiến lược giữa TQ và Mĩ để tìm cách giải quyết tất cả các vấn đề -trong đó kể cả vấn đề Nam hải [biển Đông ] thật cần thiết hơn lúc nào hết. Trong chiều hướng này, một khuôn khổ 10+2 (Asean+ TQ + Mĩ) hay phương hướng mở rộng Tổ chức Hợp tác Thượng hải (Shanghai Coorperation Organisation –SCO) cũng có thể giúp ích.
Vì TQ có nhiều khả năng trở thành cường quốc thế giới, cho nên Nam hải [biển Đông] về dài hạn có thể là ngòi nổ cho xung đột và tranh chấp địa lí chính trị giữa Mĩ và TQ. Nhưng khi còn là cường quốc khu vực, TQ cũng từng trải qua tranh chấp và cạnh tranh với Mĩ từ hơn nửa thế kỉ qua (nhất là vấn đề Đài loan). Để tránh rơi vào tương tự như trường hợp Đài loan, cuộc tranh chấp về Nam hải [biển Đông] cần phải sớm giải quyết. Trong đó điều cần thiết là phải tìm ra sự cân bằng giữa vị thế của TQ có nhu cầu là một nước mới nổi và luật hàng hải quốc tế; trong đó xác định quyền lợi của cộng đồng quốc tế, đặc biệt có lợi cho Mĩ. Chúng ta cần đạt tới một giải pháp lâu dài cho quan hệ Trung-Mĩ.
Nếu Mĩ bảo vệ cho tự do hàng hải trong khu vực thì trước hết là phục vụ cho chính quyền lợi của Mĩ. Như vậy TQ nên từ bỏ chiến lược không rõ ràng và thay vào đó nên xác định rõ quyền lợi và đòi hỏi của mình và bảo vệ nó. Để giải quyết cuộc tranh chấp thì các yếu tố lịch sử đối với Nam hải [biển Đông] cần được lưu ý đầy đủ và một sự cân bằng giữa lịch sử và thực tế là cần thiết.
Để giải quyết vấn nạn cho eo biển Malakka (một phần quan trọng nhiên liệu nhập khẩu của TQ được chuyển bằng đường biển Malakka) TQ sẽ xây dựng một lực lượng hàng hải thích hợp để tăng cường an ninh trên đường biển chiến lược này. Như vậy Mĩ chắc chắn sẽ coi việc tăng cường hạm đội [của TQ] là một thách đố về sự thống trị của Mĩ trong khu vực châu Á-Thái bình dương. Đúng vậy, với việc gia tăng sức mạnh hàng hải như thế thì TQ sẽ từ một cường quốc khu vực trở thành một cường quốc thế giới.
Mĩ và TQ từ nhiều năm qua đã tạo được cân bằng quyền lực trong vấn đề Đài loan, việc này cũng đang diễn ra trong cuộc tranh chấp tìm một quân bình liên quan tới vấn đề Nam hải [biển Đông]. Chuyên gia Mĩ về TQ Harry Harding đã từng nói, Mĩ không nên coi TQ là đồng minh hoặc đối thủ, nhưng nên coi TQ là “một đối trọng độc lập trong một quân bình quyền lực phức tạp.”
Trong tương lai, vào các thời điểm khác nhau và trong các vấn đề khác nhau TQ sẽ có những quyền lợi, trong đó có thể tương đồng với Mĩ nhưng cũng có thể đối lập với Mĩ. Cách giải quyết quyền lợi như thế nào sẽ ảnh hưởng lớn tới sự ổn định chiến lược trên thế giới kể từ giữa Thế kỉ 21. Vì thế, cuộc tranh chấp về Nam hải [biển Đông] sẽ là một thử thách cho việc phát triển chiến lược giữa Mĩ và TQ. TQ đã đưa ra những dấu hiệu rõ ràng về cách giải quyết trong việc này : Với việc kí kết “Tuyên bố về ứng xử của các bên về Nam hải [biển Đông]” giữa TQ và Asean vào tháng 11.2002, TQ đã đặt vấn đề Đài loan trở nên ít ưu tiên hơn. [Tuy nhiên, trong một hội nghị giữa Asean và TQ mới đây Bắc kinh đã vẫn từ chối thảo luận cách thức thực hiện thoả thuận năm 2002 vào thực tế như thế nào!]
Nhìn lại chúng ta có thể khẳng định rằng, vần đề Đài loan mới chỉ tạm lắng dịu từ khi TQ đạt ngang ngửa với Mĩ trong khả năng võ khí nguyên tử chiến lược. Từ một tranh chấp quân sự trước đây nay trở thành tranh chấp chính trị. Cuộc tranh chấp tiềm tàng đã trong vòng kiểm soát nhờ một số thoả thuận căn bản đã đạt được. Tương tự như vậy, cuộc tranh chấp ở Nam hải [biển Đông] sẽ chỉ được chuyển thành vấn đề chính trị, nếu tạo được sự quân bình quyền lực giữa TQ và Mĩ ở khu vực châu Á-Thái bình dương và có thể cả trên bình diện thế giới. Cho tới khi đó cuộc tranh chấp ở Nam hải [biển Đông] vẫn là một trung tâm nóng. Ở một mặt khác, các khó khăn trong vấn đề này có thể làm tăng cường thay vì phá huỷ quan hệ Trung-Mĩ.
Đằng sau vấn đề Nam hải [biển Đông], Trung quốc theo đuổi 4 quyền lợi chiến lược căn bản trong khu vực Thái bình dương:
Khu vực này là tập hợp điểm chiến lược của TQ để từ một nước lục địa tiến lên một nước đại dương, từ một văn minh lục địa tiến sang văn minh đại dương.
Khu vực này giúp chuyển đổi chính sách đối ngoại của TQ từ tập trung vào các nước lân bang sang mở rộng tham gia với tất cả các cường quốc.
Khu vực này trở thành một diễn đàn của TQ để nó cải thiện ngoại giao đa phương.
Khu vực này sẽ giúp TQ thiết lập nhận thức về Á châu và thế giới.
Với việc thay đổi bộ diện của TQ từ “TQ truyền thống” sang “TQ tân thời” rồi tới “TQ toàn cầu”, Cuộc tranh chấp Thái bình dương giữ 3 khả năng ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của TQ:
Lịch sử sống động và sự ý thức thay đổi thường xuyên. Tính chính đáng của chính sách đối ngoại của TQ cần được hướng về tương lai, không hướng vào dĩ vãng.
Vấn đề an ninh rất quan trọng, nhưng các tranh chấp và tranh đua đóng một vai trò thứ yếu. Vì một cơ chế an ninh tập thể ở khu vực Thái bình dương khó thành lập được, cho nên TQ theo đuổi chính sách an ninh hổ tương và qua đó tìm cách bảo đảm hoà bình và an ninh cho tất cả các nước đối tác.
Hổ tương liên đới và các giao ước tự do thương mại thay thế cho ổn định và an ninh là quan tâm hàng đầu của chính sách đối ngoại của TQ nói chung và đặc biệt trong chính sách Thái bình dương. Nhưng trật tự hàng hải và chủ trương lập đối tác xuyên Thái bình dương của Mĩ là một thách đố đối với tâm lí an ninh của TQ và nó thúc đẩy TQ theo đuổi một chiến lược đối lại.
Wang Yiwei là Giám đốc Viện các Vấn đề Quan hệ Quốc tế tại Đại học Tongji, Thượng hải


*
Âu Dương Thệ
Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: www.dcpt.org hay www.dcvapt.net
Hiệp Hội Dân Chủ và Phát Triển Việt Nam


Công hàm của đại sứ Đông và khả năng thu hồi Hoàng Sa từ tay Trung Quốc


 Tác giả:   - ĐCV
Xin mọi người đừng hiểu lầm là tác giả viết sai tên ông Đồng (Phạm Văn) thành ông Đông. Cái công hàm của ông Phạm Văn Đồng ngày xưa (thay mặt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) công nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc thì thôi không nói đến làm gì vì đã có quá nhiều người nói đến, ông Đông đây là ông Đỗ Xuân Đông, đương kim đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Séc. Người vừa ra lệnh cho Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc gửi ‘công hàm’ đến Sở Di trú Bộ Nội vụ Cộng hòa Séc để ngăn chặn cơ quan này cấp qui chế tị nạn cho ông Đỗ Xuân Cang, một người hoạt động dân chủ ôn hòa, người đã bị đại sứ quán từ chối gia hạn hộ chiếu khi hết hạn.
Đại sứ Đỗ Xuân Đông. Ảnh Trần Việt Hùng- Congdong.cz
Đúng ra phải gọi một cách kính trọng và đầy đủ chức danh của ông Đông là ‘Ngài Đại Sứ Đỗ Xuân Đông, Đại Sứ Đặc mệnh Toàn quyền Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Séc’. Tiên sư mấy thằng tư bản giãy chết, không hiểu do sắp đứt hay do hết hơi mà chúng nó chỉ gọi giới ngoại giao đi làm đại sứ ở các nước cộc lốc là ‘đại sứ’, ví dụ ‘đại sứ Mỹ tại Việt Nam’ chứ không gọi là ‘Đại Sứ Đặc mệnh Toàn quyền Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ…tại Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’. Đề nghị ông Đông gửi ‘công hàm’ cho Liên Hợp Quốc nhắc nhở bọn tư bản giãy chết dùng từ cho xứng đáng với uy tín và thanh danh của một ngài đại sứ.
Dù là một ngài đại sứ đang tại nhiệm ở nước ngoài nhưng ông Đông lại có bà con với ông Lê Văn Hiền, đương kim chủ tịch huyện Tiên Lãng (bà con bên ngoại) và (bà con bên nội) với các ngài Đỗ Trung Thoại, phó chủ tịch Hải Phòng; Đỗ Hữu Ca, giám đốc công an Hải Phòng…Chính vì cùng là bà con và có cùng một ông tổ là (Đỗ) Các Mác và Lê (Văn) Nin, hai vị cách mạng tiền bối, người Châu Âu gốc Tiên Lãng nên hành động và tư duy của ngài đại sứ Đông rất nhất quán với người anh em Lê Văn Hiền. Hành động đó là bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng sử dụng bạo lực cách mạng của nền ‘chuyên chính vô sản’ để đè bẹp các thế lực phản động, dù đối tượng đó chỉ là một cựu quân nhân, một kỹ sư, một nông dân chân lấm tay bùn như anh Đoàn Văn Vươn hay một trí thức nhẹ nhàng như anh Đỗ Xuân Cang.
Công hàm ĐSQ VN tại Séc gửi sở di trú. Ảnh Việt Nguyễn- Đàn Chim Việt
Ngài Đại sứ Đỗ Xuân Đông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao đó là triệt hạ được một kẻ phản động, anh Đỗ Xuân Cang với âm mưu diễn biến hòa bình, người đã yêu cầu đại sứ quán Việt Nam tại cộng hòa Séc phải làm việc đúng theo những qui định của pháp luật, công khai minh bạch trong việc thu chi các loại lệ phí lãnh sự, tôn trọng sự khác biệt chính kiến của các công dân Việt Nam. Âm mưu đòi ‘đảng ta’, ‘chính quyền ta’ làm việc minh bạch và tuân thủ theo luật pháp của ‘nhà nước ta’ là một âm mưu vô cùng thâm độc và nguy hiểm của các thế lực thù địch. Nếu cái gì cũng công khai minh bạch thì cán bộ đảng viên chúng ta húp cháo mà sống sao? Việc chính quyền Hải Phòng ra sức bênh vực và bảo vệ ông Lê Văn Hiền, chủ tịch Tiên Lãng là một hành động sáng suốt và có tầm nhìn xa. Nếu không cướp đất, không tham nhũng thì lấy gì mà sống, mà làm giàu và nếu không vì tiền thì ai còn lòng dạ nào mà phục vụ đảng ta?
Nhân đọc được bài ‘Đề nghị chuyển ngành đại tá Đỗ Hữu Ca và thăng ngay cấp tướng’ của blogger Người Buôn Gió, người viết hoàn toàn nhất trí. Quần đảo Hoàng Sa của chúng ta đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm năm 1974 nhân lúc người anh Miền Bắc đang mãi mê quật thằng em Miền Nam để thu giang sơn về một mối. Khả năng thu hồi lại quần đảo này là việc làm không tưởng trong tương lai gần. Tuy nhiên hy vọng đã được thắp lên qua hai vụ việc ở Tiên Lãng và tại Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc. Nổi bật lên hai khuôn mặt sáng giá để giúp Việt Nam ta lấy lại Hoàng Sa đó là ngài đại tá Giám đốc công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca (Đại Ca) và đương kim đại sứ Việt Nam tại Séc Đỗ Xuân Đông.
Đại Ca với thành tích rực rỡ là đã tổ chức được một trận đánh đẹp, chưa từng có trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam, khi huy động hơn 100 bộ đội công an cưỡng chế thành công khu đầm nuôi tôm của tên gián điệp nằm vùng CIA Đoàn Văn Vươn. Đây là một chiến công hiển hách dù chúng ta đã trải qua mấy cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt với Pháp, Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Polpot…Đại Ca hoàn toàn xứng đáng thăng vượt cấp lên Trung tướng, Đô đốc Hải quân Việt Nam, và với lối dùng thuyền nan tập kích vào nhà anh Đoàn Văn Vươn nếu đem áp dụng vào trường hợp các đảo ở Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm giữ thì chúng ta hoàn toàn có thể giải phóng được quần đảo này.
Tuy nhiên, tôn trọng truyền thống nhân nghĩa của nền văn hóa Khổng Giáo chúng ta sẽ dùng phương pháp ‘Tiên lễ hậu binh’, trước khi Đại Ca ra tay dùng sức mạnh quân sự thu hồi quần đảo Hoàng Sa thì hãy để ngài đại sứ Đỗ Xuân Đông thi triển tài năng bằng cách cử ngài làm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, và đồng chí Chánh văn phòng huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh làm người ‘phát ngôn Bộ Ngoại giao’ kiêm trợ lý cho đại sứ Đông, mặc dù đồng chí Khánh trông bề ngoài không giống dân ‘ngoại giao’ cho lắm (vì giống dân bắt trộm gà hơn) nhưng hy vọng được gần gũi và làm việc cạnh ngài đại sứ thì sẽ phát huy được hết các khả năng ‘tiềm tàn’ trong con người đồng chí.
Phương pháp mà ngài đại sứ Đông sẽ dùng là ‘gửi công hàm’ để đòi lại Hoàng Sa. Ngày xưa thủ tướng Đồng gửi công hàm để mời Trung Quốc xơi Hoàng Sa thì ngày nay đại sứ Đông sẽ gửi công hàm để đòi lại Hoàng Sa. Ngày xưa Thủ tướng Đồng gửi công hàm từ trên xuống dưới, ngày nay đại sứ Đông sẽ gửi công hàm từ dưới lên trên. Đầu tiên đại sứ Đông (à quên, Bộ trưởng Đông) sẽ gửi công hàm thu hồi Hoàng Sa cho đồn trưởng các đồn biên phòng Trung Quốc đang đóng quân ở các đảo trên Hoàng Sa, nếu không có kết quả sẽ tiếp tục gửi công hàm đến chính quyền huyện Tam Sa mà Trung Quốc mới thành lập cách đây chưa lâu. Nếu vẫn không có kết quả thì tiếp tục gửi công hàm cho chính quyền tỉnh Hải Nam. Cứ kiên nhẫn theo kinh nghiệm của đại sứ Đông như khi gửi công hàm cho Sở Di trú Bộ Nội vụ Séc về việc anh Đỗ Xuân Cang thế nào rồi cũng có kết quả. Chỉ cần đại sứ đừng xấu hổ và đừng ngại phung phí các công hàm nhân danh nhà nước Việt Nam là được. Đại sứ Đông cứ mạnh dạn dùng các động từ mạnh hàm ý đe dọa (hay năn nỉ) như trong công hàm đại sứ gửi Sở Di trú Séc, đại khái: “Chúng tôi chắc chắn tin rằng, nếu các ông không chịu trả lại quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam thì đó có thể là tiền lệ xấu tạo ra những phức tạp không mong muốn trong quan hệ hợp tác giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai nước’…
Đồng chí đại sứ đừng lo lắng quá, đến đấy mà vẫn không thu được kết quả thì về gọi Đại Ca để Đại Ca giải quyết, xong về Đại Ca viết sách binh pháp luôn một thể.
Tuy nhiên đại sứ Đông chỉ nên gửi công hàm đến cấp tỉnh thôi, không được gửi cho thủ tướng Ôn Gia Bảo vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa hai đảng và hai nhà nước ‘xã hội chủ nghĩa’ Việt Trung.
Người viết mong muốn và cầu chúc cho đại sứ Đông tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ‘gửi công hàm’ một lần nữa. Nếu không thì đại sứ vui lòng về Việt Nam nhận chức chủ tịch huyện Tiên Lãng vì người anh em của đại sứ là Lê Văn Hiền vừa bị chính quyền Hải Phòng ‘đình chỉ công tác’ sáng nay 7/2/2012.
© Việt Hoàng
© Đàn Chim Việt

Bùi Tin – Thời điểm của tụ nghĩa


Bùi Tín – VOA
http://media.voanews.com/images/230*230/dien-hong-300.jpg
Những ngày đầu năm, thủ đô Hà Nội lạnh, nhưng có một cuộc họp ấm cúng ở trụ sở tạp chí Tia Sáng trên đường Điện Biên Phủ. Đây là một tin vui, rất vui. Vì trong khi các gia đình họ hàng bạn bè đi thăm nhau, các quan chức thi nhau lo quà cáp biếu xén chúc tụng các quan trên, một số trí thức – kẻ sỹ thủ đô – chừng 20 vị, đều từng có chức vụ nổi bật trong xã hội, hẹn nhau tụ họp mừng đón Xuân Nhâm Thìn.
Cuộc họp này – một cuộc mini-tụ nghĩa giữa thủ đô – sẽ có thể được ghi vào lịch sử đất nước vì những người tham dự đều là kẻ sỹ có tâm và có tầm, đau đáu một khắc khoải lớn, đưa đất nước vượt qua khó khăn chồng chất, khắc phục khủng hoảng lạc hậu, để Việt Nam mở mặt mở mày với thế giới, xã hội phát triển bình đẳng văn minh, toàn dân chung hưởng thành quả của phát triển.
Những người dự họp đã trao đổi ý kiến gọn gàng, bộc trực, tâm huyết về hiện tình đất nước, qua những phát biểu đều cô đọng, cân nhắc, nghiêm trang, biểu lộ một ý thức trách nhiệm chung khi Tổ quốc thực sự lâm nguy, khi lãnh đạo đảng tỏ ra không ngang tầm, còn cao ngạo cấm trí thức phản biện công khai đường lối chính sách của đảng.
Các trí thức có mặt trong cuộc họp mặt đầu Xuân này hẵn đã không quên rằng trong tháng 10-2010, theo yêu cầu của đảng, hơn 20 anh chị em trí thức tiêu biểu đã góp ý tận tình và sâu sắc vào các văn kiện dự thảo cho Đại hội XI, bác bỏ với lập luận chặt chẽ hầu hết các luận điểm đã được Bộ Chính trị thông qua. Nhưng tất cả phản biện rất có giá trị ấy đều bị những người cầm quyền gác bỏ ngoài tai vì cho là lẩm cẩm.
Cuộc họp đầu xuân này có thể coi là một cuộc phản biện nối tiếp. Vì Vì trí thức chân chính là thế. Quyền uy không khuất phục được. Danh lợi không mua chuộc được. Họ chỉ bị thuyết phục bởi lẽ phải. Họ chỉ sợ lương tâm của chính họ. Với họ, nhân dân là cao nhất. Những sỹ phu như Chu Văn An, Nguyễn Trường Tộ…đáng ngưỡng mộ là vì cốt cách ấy.
Do đó việc Bộ Chính trị đầy quyền uy cưỡng ép Đại hội XI thông qua một nghị quyết đã được xem xét kỹ bởi các chuyên gia và kết luận là “sai từ đầu đến cuối”, “cần viết hẳn lại, không thể sửa được”, là một sự chà đạp chân lý, một sự khiêu khích đối với lương tri, một hành động có tính cách miệt thị đối với trí thức, là một sự phản bội dân tộc và nhân dân.
Chính vì lẽ đó mà tại cuộc họp đầu năm Nhâm thìn này, nhà sử học Dương Trung Quốc đã báo động: cỗ xe đất nước đang chạy không có định hướng, nó chạy theo quán tính, nó không phanh hãm, nó không có số lùi. Lẽ ra nó đã phải quay chữ U – U turn -, để lùi về phía sau rồi quả đoán rẽ vào đại lộ Văn minh, như nhà trí thức phản biện – dấn thân Hà Sỹ Phu từng nêu lên 20 năm có lẻ rồi. Lãnh đạo là bẻ lái, là biết tiến, biết lùi, biết ngoặt trái, ngoặt phải khi đến ngã ba, ngã tư… Đi hàng trăm cây số rồi mới biết là lạc đường, nhưng ngoan cố nhất định không quay lại, vì mù quáng, sỹ diện, cứ rúc sâu vào rừng rậm, ngày càng xa đại lộ văn minh.
Các nhà lãnh đạo VN định đưa dân này, nước này phiêu lưu đến chỗ tận cùng bi đát nào nữa?
Dù sao anh Dương Trung Quốc cùng thân hữu họp mặt đầu xuân Nhâm thìn vẩn còn niềm tin và vẫn còn ít nhiều lạc quan về con đường xa lộ lớn của dân chủ và văn minh. Do đó số người họp tuy nhỏ nhưng là của quý của đất nước và nhân dân. Họ không chịu xuôi tay, Họ rất hiểu thời cơ lớn đã và đang đến dồn dập. Không thể để nhân dân ta lỡ tàu một lần nữa.
Họ đang tụ nghĩa đấy. Một vài mini Diên Hồng để dẫn đến một Diên Hồng 2012.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


Nguoibuongio – Đừng van xin Đảng nữa…!


Nguoibuongio - Hôm nay xem đoạn clip Đoàn Văn Vươn nhận tội ở cơ quan công an Hải Phòng. Thấy tiếng công an thì không rõ, còn tiếng anh Vươn thì rõ ràng.
- Tôi nhận thấy việc mình là sai, xin đảng và nhà nước..
Tự dưng thấy nản, sao người dân nước mình cứ phạm tội gì mà nên báo chí, truyền hình cứ phải xin Đảng sau đó mới đến nhà nước, pháp luật xem xem khoan hồng hay nhẹ tội.
Chả lẽ Đảng có quyền tha tội hay xem xét tội cho ai được nặng hay nhẹ sao ?
Người ta bảo có bệnh thì vái tứ phương, thôi thì người dân sa vào tay công an, nhận thức có phần hạn chế, họ cầu xin thế nào cũng có thể chấp nhận. Nhưng những người làm truyền thông, những cán bộ điều tra, những người làm pháp luật trong một chế độ pháp trị, mọi việc từ lớn đến bé đều phải rõ ràng theo luật. Ngay cả vụ anh Vươn các cấp lãnh đạo từ cấp huyện đến chính phủ, thủ tướng còn cũng phải nói là mọi việc sẽ xem xét đúng với pháp luật, ai sai đến đâu xử đó. Có lãnh đạo nào trong các vụ liên quan đến pháp luật nói phải xử theo nghị quyết, theo chỉ đạo cuả Đảng đâu, có vị nào nói Đảng là tòa án đâu.. Tại sao người ta cứ để bị can, bị cáo nói khơi khơi cái câu là xin Đảng…xem xét, khoan hồng được.
Để người ta nói như thế, thành ra là làm xấu đi hình ảnh của Đảng, khiến người ta nghĩ Đảng cao hơn cả pháp luật, nhà nước. Mà thực tế thì hầu như những người van xin kiểu như vậy thường chả nhẹ tội đi chút nào, như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung… cũng mức án như anh Cù Huy Hà Vũ dù anh Vũ không hề xin xỏ Đảng nửa lời. Qua đó chứng tỏ Đảng rất minh bạch, đàng hoàng không hề bao che, hay can thiệp vào pháp luật, thằng nào xin hay không xin đều thế hết, tùy tội mà pháp luật phệt.
Thế mà nhiều người có chức quyền, có trách nhiệm đáng nhẽ phải ý thức được cái chuyện uy tín của Đảng mà ngăn cản, nhắc nhở những bị can, bị cáo là chỉ xin pháp luật, nhân dân xem xét khoan hồng. Đằng này không những không ngăn, mà lại có vẻ rất thích thú khi bị cáo nói thế để đưa lên truyền hình,báo chí cứ như là ta đây đã lập chiến công với Đảng.
Cứ như thế thành thói quen, bọn hiếp dâm, móc túi, cờ bạc cứ phạm tội ra tòa lại xoen xoét cái điệu – xin Đảng  và… khoan hồng thì nực cười lắm. Đâu phải cứ phạm tội là lôi Đảng ra mà xin xỏ được. Biết rõ là không xin được vì nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, mà cứ để bị can, bị cáo lên ti vi, đài báo xin xỏ như thế khiên người ngoài lại tưởng chế độ ưu việt mà Bác Hồ đã dày công gây dựng cho nhân dân ta tốt đẹp thế lại thành chế độ Đảng trị.
Mong rằng các cán bộ có trách nhiệm nên xem xét , nhắc nhở các bị can, bị cáo đừng xin thế. Và cũng nhắc nhở những người làm truyền thông  chớ đưa những đoạn xin xỏ với Đảng của bị can, bị cáo lên cho người ta xem. Nếu không oan cho Đảng quá.

Nguoibuongio – Hợp tác toàn diện và thâm hụt toàn diện

Nguoibuongio – Phương châm quan hệ với Trung Quốc được phía Việt Nam khẳng định đầy hào hứng một cách vững chắc. TTXVN đưa tin Bài viết của tác giả Lăng Đức Quyền, nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Tân Hoa Xã, nguyên Trưởng phân xã Tân Hoa Xã tại Hà Nội, đăng trên tuần san tin tức “Liêu Vọng” số 42, ra ngày 17/10/2011, nhan đề:

“Gặp gỡ cấp cao Trung-Việt có ý nghĩa to lớn. Lấy đại cục làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý ổn thoả vấn đề trên biển, khiến Nam Hải (Biển Đông) trở thành biển của hoà bình, hữu nghị, hợp tác”. Dưới đây là nội dung bài viết:
trích đoạn.

Quá trình phát triển quan hệ Trung-Việt đã chứng minh rằng kiên trì hiệp thương hữu nghị, tăng cường đoàn kết, nhìn vào đại cục, hướng tới lâu dài, kiên trì bình đẳng cùng có lợi, hợp tác cùng thắng, đảm bảo cho quan hệ Trung-Việt phát triển lành mạnh là con đường tất yếu để hai dân tộc Trung Quốc-Việt Nam phát triển hoà bình, phồn vinh giàu mạnh và thịnh trị lâu bền.
Bài của tác giả Chu Hạo, chuyên gia thuộc Ban nghiên cứu Nam Á, Đông Nam Á và châu Đại Dương thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc, đăng trên Tuần san tin tức “Liêu Vọng” số 42, ra ngày 17/10/2011 về nhu cầu phải bảo vệ quan hệ Trung-Việt phát triển bền vững. Theo tác giả, nhìn từ bài học lịch sử thì tin cậy lẫn nhau là cơ sở quan trọng để quan hệ hai nước đi sâu phát triển toàn diện. Dưới đây là nội dung bài viết:
Trong quan hệ giữa Trung Quốc với rất nhiều nước láng giềng, không có bất cứ nước láng giềng nào có thể “đặc biệt” hơn quan hệ Trung-Việt. Một mặt, hai nước Trung-Việt môi hở răng lạnh, tình hữu nghị giữa hai nước đã có nguồn gốc lâu đời. Trong lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam vừa là láng giềng, vừa là bạn, từ xưa đến nay giao lưu qua lại mật thiết. Trong thế kỷ trước, với công lao xây dựng và sự bồi đắp công phu của thế hệ lãnh đạo tiền bối hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, Trung Quốc và Việt Nam đã tạo dựng tình hữu nghị cách mạng sâu nặng đặc biệt, đã cùng viết nên trang sử thi hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” như đã được vĩnh viễn ghi trong sử sách. Trong hiện thực, hai nước đều là nước xã hội chủ nghĩa, có cùng ý thức hệ. Sự nghiệp cải cách mở cửa thành công của Trung Quốc còn đem lại kinh nghiệm và sự hỗ trợ to lớn cho công cuộc “đổi mới mở cửa” ở Việt Nam. Trong quan hệ song phương, hai nước đã cùng nhau xây dựng phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai” và Tinh thần bốn tốt là “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, lấy đó làm tư tưởng chỉ đạo để phát triển quan hệ song phương. Năm 2008 hai bên còn đề xuất chủ trương phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Trong các kênh thông hiểu lẫn nhau, Trung Quốc và Việt Nam không chỉ có giao lưu giữa hai nhà nước, mà giao lưu giữa hai đảng đã không ngừng đi vào chiều sâu. ( hết trích)

——————————————————————
Như nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam đã nói, tóm lại quan hệ với Trung Quốc là mối quan hệ tốt đẹp, bình đẳng, đôi bên đều có lợi. Nhiều thành tích đạt được từ mối quan hệ này được ca ngợi như là thành công, kết quả của cuộc quan hệ mặn nồng, hữu nghị giữa hai nước.
 Tuy nhiên nhìn lại thì trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tạo nên mối thâm hụt mậu dịch khủng khiếp. Một nguồn tin từ
(1) China-Vietnam: Weighing the Cost-Benefit of War in South China Sea Face-Off. International Business Times, by Michael Martin, 15 June 2011
nguồn tin này cho biết thâm hụt giữa Việt Nam – Trung Quốc đến hàng tỷ đô la.Trong năm 2010 thặng dư xuất khẩu của Trung Quốc có 7% từ Việt Nam. Khỏi cần đến con số thống kê nào, chỉ cần đứng ở cửa khâu biên giới Việt Nam- Trung Quốc bất cứ ai cũng thể tận mắt nhìn thấy sự thâm hụt đến chừng nào.

Hàng Trung Quốc qua sông ở Kalong.
Về mặt văn hóa,hầu như bất kỳ ngày nào, giờ nào tìm trên các kênh truyền hình của Việt Nam đều có phim của Trung Quốc. Nhiều đến nỗi thậm chí trẻ em Việt Nam còn rành lịch sử Trung Quốc hơn là lịch sử Việt Nam. Các ca sĩ ở Việt Nam còn mở phong trào lấy nghệ danh theo tên Trung Quốc coi như là mode thịnh hành, và ngay cả những đứa trẻ mới sinh ra ở Việt Nam không còn đơn thuần là Thị, Văn nữa. Thay thế vào đó là những cái tên như đệm như Châu, Tố, Gia…Đến phong cách cúng bái, nghi lễ dường như cũng đem về từ Trung Quốc từ các đồ cúng lễ, đến cách thức.

Những điều này hiển nhiên báo chí đã nói nhiều, và nhiều người nhận thấy
Nhưng một thâm hụt nữa về mặt pháp luật ít ai nhận thấy, cho dù là nhìn thấy.
Mới đây tòa án Việt Nam xét xử 2 người Việt đã phát thanh vào TQ, 2 người này thuộc Pháp Luân Công, một tổ chức mà chính quyền Trung Quốc vẫn rất thù địch với họ. Hành vi người này theo Trung Quốc là xâm hại an ninh quốc gia Trung Quốc.

Hai người Việt Nam thuộc Pháp Luân Công đã phát sóng từ VN vào TQ bị VN đưa ra bỏ tù.
Nhưng trái lại , hành vi mà nguy hại nhất cho an ninh quốc gia Việt Nam là chuyện tiền giả được in ấn từ Trung Quốc bao lâu nay, phía Trung Quốc chưa hề có phát hiện hay bắt giữ, xét xử người TQ nào in tiền VN giả. Mặc dù công nghệ in tiền giả cần nhiều loại máy móc, giấy, mực đặc chủng rất dễ khoanh vùng để phát hiện. Tuy nhiên người bạn 4 tốt này đến nay hầu như bỏ mặc hoặc làm ngơ như không biết gì.


một đối tượng Việt Nam mang tiền giả từ TQ về bị công an VN bắt giữ.
Báo chí Việt Nam cho thây rõ ràng việc in ấn tiền từ nội địa Trung Quốc.
LẠNG SƠN (VNE) - Chiều ngày 15 tháng 6, công an tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn, khám phá một chiếc xe gắn máy chở bao tiền Việt Nam giả từ Trung Quốc.
Kẻ vận chuyển bị bắt cùng với bao tiền giả. (Hình: VNExpress) Những giấy bạc giả này có mệnh giá 200 ngàn đồng trong một bao xốp được một người đàn ông chở trên xe gắn máy toan vượt cổng biên giới để vào sâu nội địa Việt Nam.
Cùng ngày nói trên, công an Việt Nam bắt thêm một vụ vận chuyển tiền giả khác tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Lần này người vận chuyển tiền giả là Hoàng Văn Thành 25 tuổi mang trong người 400 triệu đồng tiền giả gồm hai loại giấy bạc 500 ngàn và 200 ngàn đồng y như thật.
Thành khai tiền giả Việt Nam được in tại Trung Quốc, cần bao nhiêu cũng có. Thành nói chỉ cần qua bên kia biên giới đến chợ Ái Ðiểm, Trung Quốc mua một bao tiền giả về Việt Nam lập tức trở thành… triệu phú.
Theo VNExpress, từ đầu năm 2011 đến nay, công an tỉnh Lạng Sơn đã bắt giữ 30 người trong 20 vụ tuồn tiền giả từ Trung Quốc vào Việt Nam. Trị giá số tiền giả bị phát giác lên tới 2 tỉ đồng. (PL)
——————————————————–
 Nếu kể thêm vụ ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắn giết, bắt giữ và những vụ tàu đánh cá Trung Quốc vào cách cửa sông Việt Nam có 60 hải lý để đánh cá được phía Việt Nam đối xử nhân đạo thế nào. Thì bức tranh về thâm hụt giữa pháp luật của Việt Nam và Trung Quốc chả kém gì về thâm hụt thương mại, thâm hụt về văn hóa.
Nhưng có lẽ với niềm lạc quan, ý chí sắt đá như sức người sỏi đá cũng thành cơm, khó khăn nào cũng vượt qua, quan hệ nào cũng có lợi. Hy vọng thập kỷ thứ hai của thế kỷ này Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc thâm hụt lại toàn diện. Bởi Việt Nam có những giai cấp lãnh đạo thiên tài,như lịch sử đã chứng minh họ đã thắng lợi trên nhiều mặt, vượt qua nhiều khó khăn, chiến thắng nhiều cường quốc hùng mạnh trên thế giới. Nhất định trước sau, không sớm thì muộn về hợp tác với TQ sẽ có những Điện Biên Phủ về kinh tế,văn hóa, có đại thắng mùa Xuân năm 75 về lãnh hải, chủ quyền, pháp luật…Niềm tin ấy là có cơ sở vững chắc vì VN có những thiên tài lãnh đạo.


Phạm Xuân Cần – Nhân vụ Tiên Lãng: Tuyên giáo là thế?


Phạm Xuân Cần – Danluan
Chiều nay đọc tin về cuộc họp báo của Thành ủy Hải Phòng về vụ Tiên Lãng mà nhẹ cả người. Thôi thì tuy chưa thật thỏa mãn, nhưng bước đầu như thế là rất tốt. Phản hồi trên mạng tuyệt đại bộ phận là tích cực, người ta hoan nghênh Bí thư Thành ủy Hải Phòng, người ta kỳ vọng và tin tưởng Thủ Tướng trong buổi làm việc bốn ngày tới đây sẽ tiếp tục đưa ra các kết luận và quyết định đúng đắn. Dĩ nhiên là còn nhiều đòi hỏi và chờ đợi khác nữa. Tất cả không có gì ngoài mong muốn sự thật được phơi bày, công lý được thực thi, đạo lý được tôn trọng.
Tự dưng, tôi lại chạnh nghĩ đến ông Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tiên Lãng Vũ Hồng Chuân. Mới bốn hôm trước, đúng ngày 3/2, ngày thành lập Đảng, thay mặt Huyện ủy ông đã “quán triệt” cho 300 đảng viên cốt cán của Đảng bộ thị trấn Tiên Lãng về vụ cưỡng chế. Theo ông thì mọi việc mà chính quyền huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang và các ban ngành đã làm đều đúng đắn, đều cần thiết. Đảng viên trong Đảng bộ cần “quán triệt” và tin tưởng, không được nghe theo các luận điệu xấu. Ông cũng không ngần ngại gọi tên cả GS Đặng Hùng Võ, một chuyên gia hàng đầu về quản lý đất đai, coi đó là một trong những người đã phát ngôn sai trái, do không hiểu thực tế (!). Dĩ nhiên, ông xỉa xói blog đủ điều. Ông coi đó là những tác nhân gây rối lọan thông tin và gây mất ổn định chính trị xã hội ở địa phương…Ông cũng lưu ý có các thế lực xấu đứng đằng sau các bloger! (Câu này khiến tôi cũng phải quay lại xem có “kẻ xấu” nào đứng sau lưng mình không, mà không thấy. Hay là “kẻ xấu” tinh vi quá mình nhìn không ra?).
Thực ra, khi chưa đọc bài nói chuyện của ông Chuân, thì tôi cũng đoán ra ông sẽ nói như thế nào. Chẳng phải là tôi có tài cán gì về khả năng tiên tri, mà chỉ vì tôi quá thuộc bài…tuyên giáo! Tuyên giáo là vậy, hễ cứ có việc gì xẩy ra thì cái người ta quan tâm trước tiên không phải là nghiên cứu, xác minh đúng sai như thế nào, mà quan trọng là “lĩnh hội” sự chỉ đạo của Thường trực cấp ủy để “quán triệt” lại cho cấp dưới và đảng viên. Lý luận, sách vở không viết thế, không dạy thế, nhưng người ta cứ làm thế theo lệ. Mà, trong thực tế nhiều công việc, nhất là hoạt động chính trị ở xứ ta thì nhiều khi lệ quan trọng hơn luật, thói quen quan trọng hơn phương pháp và lý luận. Chính vì lẽ đó, khi có “sự cố” thì gần như phản ứng tức thì của Tuyên giáo là bảo vệ lãnh đạo trực tiếp, trong trường hợp Tiên Lãng là bảo vệ “đồng chí phó bí thư, chủ tịch UBND huyện”. Không khó hiểu khi Trưởng ban TG và chánh Văn phòng UBND huyện nói cùng một giọng. Cái giọng đó gần như được “mặc định” cho tuyên giáo, không chỉ Tiên Lãng mà gần như ở đâu cũng thế. Hiếm có ông trưởng ban TG nào nói khác, có chăng là họ “khéo” đến mức nào thôi. Nếu trưởng ban TG làm khác đi họ khó lòng tồn tại. Thế nên, mới có nhiều trường hợp trớ trêu là trưởng ban TG vừa nói “đúng”, thì cấp trên nữa lại kết luận là “sai”. Thế là việt vị! Là tẽn tò! Trường hợp ông Chuân Tiên Lãng hôm nay chỉ là một ví dụ. Có thể ông Trưởng ban TG Tiên Lãng cũng không tin những điều ông nói là đúng, nhưng bổn phận “ăn theo nói leo” buộc ông không thể nói khác. Mặt khác, vì đã có quá nhiều trường hợp tương tự như những sai phạm của Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng được bưng bít thành công, hoặc gần như không bị xử lý. Trong những trường hợp đó, thì sự “quán triệt” mạnh mẽ, kịp thời của trưởng ban TG có khi lại được coi là “đại công”, được coi là động thái thể hiện rõ lòng trung với chủ. Đó là những cam kết cho một tương lai tốt hơn chức vụ trưởng ban TG, một chức vụ được coi là không mấy lợi lộc, lại rất chi là khó trong thời buổi hiện nay.
Oái ăm cho ông Trưởng ban TG Tiên Lãng là vụ Tiên Lãng có vẻ không theo kịch bản quen thuộc. Kết luận và một số quyết định bước đầu của Thành ủy Hải Phòng đã đặt sự hăng hái “quán triệt” của ông vào thế “việt vị”. Tôi chỉ biết thương hại cho ông và những người như ông. Hy vọng rằng nếu có cơ hội thì ông cũng nên tu tỉnh lại. Nếu có bị đặt vào thế “bất khả kháng” thì cũng nên tỉnh táo và khôn khéo hơn, đừng quá hăng hái như thế. Dù sao trong vụ này tôi thấy ông cũng như ông Vươn thôi. Sự “hy sinh” của ông Vươn và sự “việt vị” của ông đều có giá trị cảnh tỉnh!

Bình luận của Lê Nguyên Bình (ĐVDVN) – Tiên Lãng + Bia Sơn: Dấu hiệu đối kháng bằng vũ lực?


Lê Nguyên Bình (ĐVDVN)
Vụ Kỹ sư Đoàn Văn Vươn phản ứng với nhà nước bằng vũ lực không phải là trường hợp đầu tiên người dân đứng lên chống lại bộ máy cầm quyền bất công. Trước ông Vươn đã có hàng chục ngàn người Dân Oan khiếu kiện bằng nhiều hình thức khác nhau dai dẳng trong nhiều năm. Đến nay, số nạn nhân chưa tìm được công lý vẫn còn đầy dẫy từ Bắc chí Nam.
Sự kiện ông Trần Công và một số người lãnh đạo tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” bị bắt với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền” cũng không phải là vụ án chính trị đầu tiên. Trước ông, hàng ngàn người đã bị bắt, bị đày ở “trại trừng giới A20″, có người bị xử tử, có người đã chết trong tù, và nhiều người đến nay vẫn còn bị giam tù… vì đã tổ chức hoạt động phục quốc, kháng chiến.
Cả hai vụ này cũng sẽ không là vụ án ly kỳ cuối cùng. Với bối cảnh một đất nước bị cai trị bởi chế độ độc tài, bất công và bất nhân, đây có thể chỉ là những dấu hiệu khởi đầu của một chuỗi chống đối mới, sẽ bộc phát dưới nhiều hình thức trong giai đoạn tới.
Vụ án “Tiên Lãng” được dư luận chú ý một cách sâu xa vì đây là lần đầu tiên dư luận được biết đến một hành động đối kháng với bộ máy cầm quyền bằng vũ khí, xảy ra ở một vùng cận kề thủ đô, và từ một người được xem là thành phần trí thức (có học vị kỹ sư và có tri thức). Dù việc bắn nhân viên công lực là sai về mặt luật pháp song dư luận nói chung đã dễ thông cảm cho anh em của ông Vươn; vì thái độ và hành động đó cũng là thái độ và hành động mà nhiều nạn nhân của chế độ muốn có nhưng chưa có cơ hội hoặc đủ lòng can đảm để biểu hiện.
Những gì ông Vươn sợ mất (mà phải phản ứng) không so được với những mất mát to lớn mà hàng triệu gia đình vốn có liên hệ đến chế độ VNCH đã phải gánh chịu sau tháng 4/1975, từ mặt vật chất đến tinh thần. Những sự ủng hộ mọi mặt mà ông Vươn và gia đình nhận được ngay sau khi Ông bị nạn, cũng được an ủi hơn hàng vạn lần hoàn cảnh của các gia đình nạn nhân của chế độ CS sau ngày đất nước được thống nhất. Nhìn thấy được tính chất đó, chúng ta mới hiểu được rằng sự kiện này, cộng với những vụ bạo động khác nhau trong năm qua, rõ ràng là hiện tượng đầu tiên của một phong trào chống đối nạn bất công và lạm dụng quyền lực đang diễn ra.
Vụ bắt ông Phan Văn Thu (tức Trần Công) ở Phú Yên vì “âm mưu lật đổ chính quyền” được dư luận chú ý vì nó xảy ra ngay sau khi có tiếng súng ở Tiên Lãng, và tang vật cũng có “… 19 kíp nổ, 10 bộ đàm, 1 ống nhòm”. Sau vụ nổ mìn nhà Đại tá Nguyễn Như Tuấn (Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên) vào đầu năm 2012, vụ án này cho thấy rõ thêm là đến ngày nay ở Việt Nam vẫn có những tổ chức bí mật hoạt động để nhằm chấm dứt sự cai trị của chế độ độc tài CSVN.
Có thể nói, cả hai vụ này, tuy không trực tiếp liên hệ nhau, song cũng có cùng một động lực là quyết liệt đối kháng để chống bất công, độc tài. Nói theo kiểu Tây phương, đây chỉ mới là “.. a tip of the Iceberg” tức là cái chỏm nhô lên của một tảng băng khổng lồ đang lừng lững hiện diện dưới mặt biển.
Vụ ông Đoàn Văn Vươn gây được tiếng vang và ảnh hưởng lớn vì tính chất vũ lực của sự phản đối. Rõ ràng là hình thức đối kháng vũ trang đã làm cho chế độ lo âu. Bởi lẽ, khi con người không còn sợ tù, sợ chết thì ý chí đó có thể san bằng mọi trở lực. Có lẽ đó là lý do tại sao mà khá nhiều tướng đương nhiệm và về hưu đồng loạt lên tiếng cảnh báo nhà cầm quyền. Và Đại tướng Lê Đức Anh (nguyên Chủ tịch nước) phải thốt lên rằng: “Chính quyền địa phương làm những việc khuất tất khiến người dân không đồng tình.” Nếu không trầm trọng thì ông TT. Nguyễn Tấn Dũng không phải trực tiếp can dự đến vụ việc. Nếu sự việc không ở mức báo động thì không lý do gì mà “Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành thông báo quyết định đình chỉ công tác hai ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, và Nguyễn Văn Khanh, Phó Chủ Tịch UBND.-BBC”. Hơn ai hết, những người lãnh đạo đảng và NNCSVN hiểu được rằng: Chế độ bây giờ không được đa số nhân dân tín nhiệm và ủng hộ như đảng vẫn tuyên truyền. Với tình hình xã hội, kinh tế và chính trị hiện nay, chế độ có thể sụp đổ bất cứ lúc nào từ chính những biến động xã hội, kinh tế và chính trị do bộ máy cầm quyền gây ra. Những lời cảnh báo, cách xử lý của những người lãnh đạo cấp cao, và kể cả người cao nhất, không tự nó hoá giải hết được những mâu thuẫn và khủng hoảng sâu xa trong xã hội – nhất là khi nó lại bùng nổ ở miền Bắc, cái nôi của chế độ. Dư luận rõ ràng không xem việc các nhà lãnh đạo CS lên tiếng là thiện chí, mà xem đó chỉ là biểu hiện của sự sợ hãi, lo âu của đảng cầm quyền. Khi đảng cầm quyền không còn đủ tự tin và lại sợ dân “nổi điên lên” thì đó là dấu hiệu của sự sụp đổ sắp xảy ra.
Tiếng súng của ông Đoàn Văn Vươn có thể chỉ là phát pháo lệnh đầu tiên. Một khi công luận đã đồng tình với những hành động chống đối nhà cầm quyền bằng vũ lực, có nghĩa là người dân đã không còn sợ nữa. Từ đó, rất có thể sẽ có những hình thái đấu tranh quyết liệt khác để đòi công lý, tự do trong thời gian tới. Đảng cầm quyền, nếu không kịp đổi mới đúng nghĩa và đúng mức, sẽ sớm bị bao vây bởi các tầng lớp nạn nhân của bọn cường hào ác đảng nhân danh chế độ. Khi nhân dân nổi lên, không có sức mạnh nào có thể ngăn cản được. Bởi lẽ, công an có thể uy hiếp số nhỏ nhưng chắc chắn sẽ không thể bắt giam hàng ngàn người, giải tán hàng chục ngàn người, và trấn áp hàng triệu người dân khi sự chịu đựng đã dồn nén quá mức.
Vụ án “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” – một tổ chức với hơn 300 thành viên – sẽ không phải là vụ án cuối cùng, vì chắc chắn rằng đây không phải là tổ chức đối kháng duy nhất đang hoạt động bí mật ở Việt Nam. Đối với những người đang trực diện đấu tranh, ai cũng biết rằng những nhà dân chủ đối lập công khai chỉ là tiếng nói của một phần lực lượng đối kháng ở trong nước. Những vụ án chính trị của các tổ chức chính trị cũng chỉ là sự lộ diện bất đắc dĩ của vài thành viên không may bị sa cơ. Ngoài số nhỏ người bị bắt giữ, là một lực lượng đối kháng có tổ chức, có đường lối rõ ràng và có kế hoạch hoạt động tinh vi để tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh khắc nghiệt của đất nước. Bên cạnh họ là một khối quần chúng bất mãn cùng với hàng triệu người đã và đang là nạn nhân trực tiếp của chế độ.
Titanic – chiếc du thuyền khổng lồ được xem là không thể bị đại dương huy hiếp – đã đắm chìm vì góc nhọn của một tảng băng lớn trôi nổi trên đại dương. Chế độ độc tài CSVN luôn ngông nghênh xem thường nguyện vọng, quyền lợi của đa số nhân dân, chắn chắn cũng sẽ bị đánh chìm bởi những mũi nhọn mà đảng cầm quyền chủ quan khinh thường.
Nước Việt phải có Dân Chủ, Người Việt phải có Tự Do! Đó là lẽ tất yếu và cũng là quyết tâm phải đạt cho bằng được. Điều mà chúng ta mong đợi là những người lãnh đạo đảng CSVN sẽ sớm ý thức được nguy cơ sụp đổ để chấp nhận trả lại quyền lãnh đạo đất nước cho toàn dân trước khi quá muộn. Nếu nhà nước Cộng sản Việt Nam thật sự lắng nghe các ý kiến xây dựng của thành phần trí thức để nhanh chóng xây dựng một xã hội dân sự đúng nghĩa, chấp nhận một diễn tiến hoà bình hài hoà, thì sự thay đổi đất nước sẽ được diễn ra trong hoà bình và tốt đẹp.
Làm sao để chấm dứt nạn độc tài, tham ô và bất công ở nước ta mà không phải trải qua bạo động với lắm tang thương và đổ vỡ… là điều mà những người đấu tranh với tinh thần nhân bản sẽ cố gắng hết sức để thực hiện. Phần còn lại là ở thái độ cụ thể của đảng và nhà nước CSVN.
Lê Nguyên Bình (ĐVDVN)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét