Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

TIN NGÀY 13/2/2012

Chính trị – Xã hội Gần 1.000 khách dự tiệc cưới con đội trưởng QLTT Long An (NLĐ)

Luật sư Trần Quốc ThuậnLãnh đạo TP Hải Phòng nhận trách nhiệm  (NLĐ) -TP Hải Phòng thừa nhận báo cáo vụ việc cho Thủ tướng chưa nghiêm túc. VKSND và TAND TP Hải Phòng phải kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân  —Tiên Lãng và bạo lực (BBC) -Vụ Tiên Lãng sẽ ra sao nếu không có sự cố nổ mìn và những tiếng súng gây thương vong.  –”Quyền thiêng liêng”  (BBC) LS Trần Quốc Thuận nói sở hữu đất đai là quyền bất khả xâm phạm của dân

Nhiều tình tiết giảm tội cho các bị can (NLĐ)  –“Luật Đất đai: Phải sửa những gì?” (NLĐ)

Viện phí mới sẽ tăng cao (NLĐ) -Mức giá đề nghị đối với phần lớn trong số 400 dịch vụ y tế cao gấp từ 2 đến 10 lần so với giá hiện hành  —Bắt thêm 4 đối tượng phản động ở Phú Yên (NLĐ)  —Áp thấp có thể gây mưa ở Nam Trung Bộ (NLĐ)

Bộ trưởng Đinh La ThăngBáo Thanh Niên xin lỗi Bộ trưởng Thăng (BBC) Báo Thanh Niên phải đăng lời cáo lỗi về thông tin Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng “sẽ xin từ chức” nếu không làm được việc.
Thế giới

Tổng thống Miến Điện muốn chấm dứt xung đột với các sắc tộc (RFI)  —Malaysia trục xuất về Ả Rập Xê Út một nhà báo có nguy cơ bị tử hình (RFI)  —Al Qaeda kêu gọi lật đổ chính quyền Syria (RFI)  —Liên Đoàn Ả Rập xét tới hành động về Syria, al-Qaida ủng hộ đối lập Syria (VOA)

Hy Lạp: Hôm nay, Quốc hội biểu quyết « số phận » của đất nước (RFI)  —Pháp: Cộng đồng gốc Á muốn tham gia chính trị nhiều hơn (RFI)  –Trung Quốc : Vi Bác, công cụ định hướng dư luận của Nhà nước (RFI)

Một vụ tự thiêu ở Tây TạngTu sĩ Tây Tạng lại tự thiêu để phản đối Trung Quốc đàn áp (RFI)

  Ni cô Tây Tạng tự thiêu đã chết (VOA)
Phe đối lập Venezuela sắp đề cử ứng viên tranh cử với ông Chavez (VOA)  —Tòa Bạch Ốc bênh vực cho ngân sách của Tổng thống Obama (VOA)  –Bahrain trục xuất 2 nhà hoạt động người Mỹ (VOA)






Nổ súng trước quán bar, 1 người trọng thương (NLĐO)
Án mạng kinh hoàng, 2 người tử vong (NLĐ)


Chiến dịch vận động nhân quyền cho Việt Nam  (RFA)  —Thu phí giao thông: Khó giảm ùn tắc, dễ tăng bức xúc (VNN)  —Vụ Tiên Lãng là “báo hiệu” không thể coi nhẹ (VNN) —MTTQ: Vụ Tiên Lãng là bài học “đắt giá” (VNN)  —Hậu Tiên Lãng: Không thể chậm sửa Luật Đất đai (VNN)  —Nóng trong ngày: Dứt điểm vụ Tiên Lãng (VNN)  —Vụ Tiên Lãng – Hải Phòng: Tập trung khắc phục hậu quả (NLĐ)  —’Vụ Tiên Lãng nếu không xử lý nghiêm có thể lan cả nước’ (VnEx)  —’Khó thay đổi tội danh giết người của ông Vươn’ (VnEx)
Quà Valentine thời khủng hoảng: Vật chất hay tinh thần? (VEF)  —EVN thời Chủ tịch Đào Văn Hưng: thiếu điện – cắt điện (VEF)  —Trí thức “giả” dẫn đến điều gì? (VNN)  —Tháng 1-2012, gần 9.000 người đăng ký thất nghiệp (NLĐ)  —Cúm A/H5N1 trở lại, 2 người tử vong (VTC)  —Tháng 3 sẽ cấp đổi giấy phép lái xe mới (VnEx)  —Tiểu thương chợ Quảng Ngãi muốn được bồi thường (TT)


Mỹ điều tra chống bán phá giá trụ điện gió và mắc áo thép nhập từ Việt Nam (RFI)
Việt Nam: Thủ tướng khiển trách chính quyền địa phương trong vụ Tiên Lãng (VOA)  —-Vụ Tiên Lãng: Những ông chủ con miệt thị quyền tài sản (PL)  —Bài học về tổ chức xã hội trên nền tảng luật pháp  (SGTT)  —Các chuyên gia đồng thuận kết luận của Thủ tướng (VN+)  —Giải quyết vụ Tiên Lãng: “Khó tin ông Thoại, ông Ca!” (VTC) -Nhiều bạn đọc ngỡ ngàng khi ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, được giao làm tổ trưởng tổ công tác giải quyết vụ cưỡng chế đất tại Tiên Lãng.  —Thay đổi Tổ trưởng Tổ công tác xử lý vụ cưỡng chế đầm tôm -Dân Trí/BM  —Ông Đỗ Trung Thoại thôi làm tổ trưởng tổ công tác xử lý vụ cưỡng chế  (GDVN) – Chiều 12/2, Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã quyết định để ông Đan Đức Hiệp phụ trách tổ công tác xử lý những vấn đề liên…  —Chi tiết kế hoạch xử lý vụ Tiên Lãng của Hải Phòng - Bee.net.vn/BM
Kissinger bàn về Trung Quốc Bài cuối: Chiến tranh biên giới với Việt Nam (PL)  —Cảnh lính thuỷ đánh bộ Mỹ đổ bộ lên bờ biển Quảng Ngãi năm 1965 (GDVN)  —Lực lượng Mỹ trong Chiến dịch đường 9 – Nam Lào (GDVN)
Nên giảm 40% số công chức (Tienphong) – Ngày 10-2, tại hội thảo Đa dạng hóa nguồn lực cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2020, ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, và một số đại biểu khác nói nhà nước cần tinh giảm 40% tổng số công chức, viên chức hiện không đủ năng lực…..Cái dzụ này ngó bộ có lý,nhiều hơn nữa càng tốt,để cho “tiền thuế của Dân” bớt hao- Không có nước nào sang kể cả Mỹ,Châu Âu….trả tiền cho số lượng “đầy tớ” nhiều hơn ta,”ta trả 2 công chức,họ chỉ trả 1 công chức”!?- Bà con nào “rảnh” cứ tính dùm xem số lượng “Công chức” ( hồi Việt Minh biếm nhẽ là “cức chông”) các Quốc gia khác trên Dân số với nước ta xem. Ai nhiều Công chức hơn???Cho nên”lương” hơi bị ít,nhưng “bỗng” lại bị nhiều.
Lương tối thiểu có thể tới 3,15 triệu đồng  (TP)  —Đua nhau phá vườn, đào ao nuôi tôm TP – Sau khi thắng lớn vài vụ tôm gần đây, hàng trăm hộ dân tại xã Mỹ Thành (Phù Mỹ – Bình Định) phá vườn, phá lúa đào ao nuôi tôm.  —Ép du khách, du lịch trả giá  TT – GILLES B. (người Bỉ)  —Tố cơm có giòi, hàng loạt công nhân bị ép thôi việc  (VTC) -Không chấp nhận được sự coi thường, nhục mạ và cư xử thiếu văn hóa của người quản lý bộ phận, 11 công nhân Công ty TNHH Sang Phan Việt Nam đã xin nghỉ việc.

Nhức nhối thảm sát ở trại tị nạn Libya (VNN)  —Lầu Năm Góc lập kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria (NLĐ)  —Quân đội nước ngoài đã có mặt ở Syria? (TT)


Whitney HoustonCa sỹ Whitney Houston qua đời (BBC)
Thế giới âm nhạc đau buồn trước sự ra đi của Whitney Houston, người vừa qua đời chưa rõ lý do ở tuổi 48. >>>Cuộc đời tài năng và sóng gió của Whitney HoustonXem01:44 >>>Cuộc đời Whitney Houston qua hình ảnh >>>Whitney Houston: ngôi sao vụt tắt (nghe/xem)  —Ca sĩ Whitney Houston được tưởng nhớ trước lễ trao giải Grammy  (VOA)
Philippines nỗ lực bảo vệ chủ quyền (BBC)  —Romney chiến thắng tại tiểu bang Maine (BBC)  —Bầu cử sơ bộ đảng Cộng Hòa Mỹ: Mitt Romney về đầu tại Maine (RFI)  —Quốc hội Mỹ cho phép cải tiến bom đánh sâu dưới hầm (VOA)  —Nga muốn ngưng cho người Mỹ nhận con nuôi (VOA)  —Trang mạng CIA hoạt động trở lại (VOA)
Hai phe ở Syria quy tội lẫn nhau (BBC)  —Tu sĩ Tây Tạng lại tự thiêu để phản đối Trung Quốc đàn áp (RFI)  —Trung Quốc: Một ni cô Tây Tạng tự thiêu (VOA)  —Đoạn sông Danube ở Bulgari bị đông cứng hoàn toàn (RFI)
Đến Nepal, xem đốt xác ven sông  TP – Ấn tượng bởi mùi cà ri, những ngôi đền cổ ngàn năm tuổi, ẩn chứa nhiều bí ẩn tâm linh, Nepal còn khiến du khách rợn người khi chúng tôi tận mắt chứng kiến tập tục đốt xác người quá cố bên dòng sông thiêng.
Châu Âu biểu tình rầm rộ phản đối ACTA  -TTO – Hàng chục ngàn người đã tham gia một cuộc tuần hành lớn ở châu Âu vào ngày 12-2 nhằm phản đối đạo luật quyền sở hữu trí tuệ (ACTA) do cho rằng có thể hạn chế sự tự do trên Internet.


Lady Gaga không quần không áo lên sân khấu -ANTĐ/BM

Chủ sới hé lộ chiêu cho gà ‘cắn thuốc mê’ (VNN)  —Ly kỳ thứ bùa khiến các cặp tình nhân cùng chết (VNN)  —Ầm ĩ chuyện nữ tỷ phú gốc Việt “kinh doanh” thân xác (VNN)  —-Thế giới 24h: Quý tử nhà Gaddafi gây sốc (VNN)  —Con trung tá công an chém 2 học sinh (NLĐ)












picture   Hollywood sững sờ trước tin Whitney Houston đột tử (NLĐO) – Ngay khi biết tin Whitney Houston đột tử, hàng loạt ngôi sao Hollywood đã tỏ ra sững sờ, tiếc nuối. Hàng ngàn người hâm mộ trên khắp thế giới cũng hết sức đau buồn.





Nam sinh viên nhảy cầu Sài Gòn tự tử (NLĐO)  —Tắm biển, một sinh viên chết đuối (NLĐ)  –Vớt xác thiếu nữ nhảy cầu Sông Hàn tự tử (NLĐ)  —Bị bố la mắng, nữ sinh treo cổ tự tử (NLĐ)  —Cân nhắc trước lời rao tuyển lương “khủng” (NLĐ)
picture Xe máy bốc cháy trong bãi giữ xe (NLĐ)  —Tranh cãi về nguyên nhân gây cháy xe (VnEx)  —Lật xe vì tài xế ngủ gục (TN)
Phó GĐ Trung tâm văn hóa Nghệ An lừa tiền tỷ ra đầu thú  (VTC News)  —2 triệu đồng để thuê người yêu tối Valentine (VnEx)  —Tông xe liên hoàn, đèo Phước Tượng ùn tắc 4 giờ (TN)  —Phát hiện hàng trăm ký thịt bò “bẩn” (TN)
Một ngày, ba vụ cháy xe  (PL)- Chỉ trong buổi sáng 11-2, một chiếc xe máy hiệu Angel và ô tô hiệu Kia SpecTra đã bốc cháy trên đường phố TP.HCM.
Valentine: Thuê người yêu, gặp “thư sinh” bán dâm  (PL) – “Lễ Tình nhân đang đến, nếu bạn là người có ngoại hình đẹp, cân đối và muốn kiếm thêm thu nhập mà không mất phí để đi chơi thì đăng ký với chúng tôi.
Victoria's secret tung nội y quyễn rũ chào đón Valentine  Phát hiện xác một thai phụ bên sông Tô Lịch -TPO   —Bắt quả tang ổ bạc lớn tại nhà Phó bí thư xã (VTC)  —Bi hài chuyện trai Tây sang Việt Nam bán dâm (VTC)  —Giáo viên cấp 2 bị tố “dở trò” với nữ sinh lớp 8 (VTC)  —Lễ tình nhân: “Cháy” khách sạn, nhà nghỉ (VTC)  —Rồ ga lao vào đoàn tàu đang chạy, 1 người chết tại chỗ  (VTC News)


DER SPIEGEL

Những đứa con nghịch ngợm của Putin

Tác giả: Benjamin Bidder
Người dịch: Phan Ba
Số 06/2012
Giới trẻ của nước Nga lớn lên trong tự do như chưa từng có. 20 năm sau khi Chủ nghĩa Cộng sản chấm dứt, thế hệ hậu Xô viết đầu tiên đang biến đổi đất nước – dù có vừa lòng hay không vừa lòng người đã và sẽ là nguyên thủ quốc gia.
Trước khi bình minh rạng sáng trên điện Kreml, Marat Dupri đã bắt đầu chinh phục Peter Đại đế. Marat, 20 tuổi, tóc xoăn màu nâu, mặc một chiếc áo khoác kẻ ô vuông màu xanh lá cây và găng tay màu xanh nước biển để chống lại ngọn gió lạnh như băng. Anh ấy đứng ở bờ sông Moskva, trước anh ấy, bức tượng tưởng niệm vươn cao trên bầu trời đêm, bức tượng mà Moscow dùng để tưởng niệm Nga hoàng Peter I, một vật khổng lồ cao 98 mét bằng thép có màu tối.
Marat và ba người đồng hành bước rón rén qua các camera và những người đứng gác. Họ được gọi là những người trèo lên mái nhà, họ tìm nơi quan sát cảnh vật tốt nhất và sự hồi hộp lớn nhất, vì thế mà họ trèo lên các mái nhà và tháp cao được canh gác cẩn mật của Moscow. Marat leo lên những bậc thang đã rỉ sét ở phía sau tượng kỷ niệm.
Người Nga gọi Peter I là “Đại đế” vì người này đã làm thay đổi đất nước nhiều so với một số người khác. Ông ấy muốn mang lại cho nước Nga một nét châu Âu, nhưng đã thực hiện điều đấy với một sự tàn bạo không khoan nhượng và đã cho đàn áp một cách dã man các cuộc nổi dậy của những người nông dân đói ăn. Trong thời gian xây St. Petersburg, thủ đô mới của ông ấy, đã có hàng chục nghìn người bị cưỡng bức lao động đã chết.

Người leo mái nhà Marat: Họ thích smartphone, sử dụng iPads và vào Internet hàng ngày. Ảnh: Anna Skladmann / Der Spiegel.
Marat Dupri, sinh ngày 25 tháng 10 năm 1991, là một đứa con của sự biến động. Anh ấy ra đời khi đất nước của cha mẹ anh ấy chết đi. Họ đã kể cho anh ấy nghe về thời trước, về tem phiếu lương thực và đói ăn. Về nước nhỏ giọt từ trần của Bệnh viện Moscow, ở nơi mà mẹ anh sinh hạ. Chỉ hai tháng trước đó, xe tăng đã lăn trên đường phố Moscow, những người cứng rắn của Đảng Cộng sản và từ hàng ngũ của cơ quan mật vụ KGB đã tiến hành đảo chính chống nhà cải tổ Mikhail Gorbachev.
Năm 2003, khi nhà đầu sỏ chính trị Mikhail Khodorkovsky bị bắt, Marat mười hai tuổi. Ngày nay, anh ấy ngưỡng mộ Khodorkovsky, do ông ấy “vào tù vì lòng tin của mình”. Tư pháp không độc lập, Marat nói, các phán quyết đã được đặt trước, cũng vì thế mà bây giờ anh ấy học đại học luật.
Marat ngồi lên vai bằng đồng của Peter và chờ mặt trời mọc. Nó thuộc trong những khoảng khắc đấy, những khoảng khắc mà anh ấy cảm thấy mình giống như “người tự do nhất trên thế giới”, anh ấy sẽ nói như thế sau đấy. Sáng rực ở dưới chân anh là những ngôi sao đỏ của các chiếc tháp thuộc điện Kreml, những vật tưởng nhớ về một đế chế cộng sản đã qua đi.
Một quy định bất thành văn có hiệu lực từ thời Nga hoàng, đó là: Nước Nga được cải tổ từ trên xuống. Stalin bán thu hoạch của nông dân để có tiền cho nhà máy và công nghiệp hóa, và đã để cho 3,5 triệu người chết đói chỉ riêng ở Ukraine. Đổi mới của Gorbachev mang lại cho đất nước một sự tự do và không biết phải làm gì với nó. Ít nhất là thời đấy thì chưa.
Vladimir Putin tước quyền lực của giới đầu sỏ và ấn định Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước cho người Nga, việc mà lúc đầu họ đã cảm ơn ông ấy, vì nó mang lại một sự thịnh vượng khiêm tốn, ngay khi cũng không có quyền cùng tham gia quyết định chính trị.
Marat và những người đồng lứa tuổi với anh chưa được mười tuổi, khi Putin trở thành tổng thống cuối năm 1999. Họ hầu như không thể nhớ Boris Yeltsin, người tiền nhiệm của ông ấy. Họ là những đứa con của hệ thống Putin.
Chưa từng có một thế hệ người Nga nào lớn lên một cách tự do như thế hệ này. Họ chỉ biết Chủ nghĩa Xã hội từ sách giáo khoa. Họ xa lạ với sự tôn sùng của cả một tập thể và với tính phục tùng cấp trên.
Năm 1993, khi Boris Yeltsin cho xe tăng nã đạn vào Quốc hội và ban hành một hiến pháp mới, giao cho vị tổng thống một quyền lực hầu như không có giới hạn, thì những đứa con của Putin vẫn còn mặc tả lót. Khi cha mẹ của họ mất đi số tiền dành dụm trong cuộc khủng hoảng 1998 thì họ vừa mới nhập học.
Họ lớn lên với “South Park” và “Simpsons”, những loạt phim hoạt họa vô chính phủ từ Hoa Kỳ. Họ sử dụng iPads, họ thích smartphone, họ vào Internet hàng ngày. Phần lớn họ đều có nhiều điểm chung với những người đồng lứa tuổi ở châu Âu và châu Mỹ hơn là với chính cha mẹ của họ. Ranh giới giữa Đông và Tây mờ dần.
Năm 2012, nhiều đứa con của Putin đã thoát khỏi nạn nghèo và thuộc vào giới trung lưu mới. Ký ức của họ về sự thiếu thốn của những năm trước đây mờ dần cũng như những ấn tượng từ thời nhà trẻ.
Trong truyền hình nhà nước, tuyên truyền của điện Kreml vẫn còn cố dập sự nhớ ơn cho tính ổn định dưới thời Putin vào trong lòng người dân Nga. Nhưng giới trẻ của Putin hầu như không còn xem truyền hình nữa, họ di chuyển trong các thế giới tự do của Internet, họ tìm thông tin và tổ chức mình qua blog, Facebook và Twitter. Lần đầu tiên từ nhiều thế hệ, họ có thể trốn thoát được sự tuyên truyền; cuộc sống của họ đã thoát khỏi sự kiểm soát của điện Kreml nhiều phần lớn.
Điều đấy là mới và ngay bây giờ đã dẫn đến một sự biến đổi của các giá trị và một hình ảnh xã hội mới. Những đứa con của Putin không còn sợ hãi nữa, dù họ có khác nhau cho tới đâu. Họ đấu tranh cho lý tưởng của họ. Họ mơ về dân chủ và tự do báo chí. Về một sự nghiệp như là chính khách hay nhà báo chuyên về thời trang. Hay về một nước Nga dân tộc chủ nghĩa. Nhưng liệu thế hệ Putin cũng có đủ sức mạnh để phá vỡ mẫu mực đang có hiệu lực từ thời Nga hoàng hay không – và thay đổi đất nước từ phía dưới?
Người nữ bất đồng chính kiến
Vera Kitshanova, 20 tuổi, đã dùng một cái bọc ngoài để bọc hộ chiếu của mình lại. Nó che lấp con chim đại bàng hai đầu của Nga hoàng. Trên đấy có hình hai bàn tay, chúng phá vỡ một sợi dây xích. Cô gái với mái tóc quý tộc trẻ muốn ngăn cản không cho Putin được bầu lên làm tổng thống lần thứ ba.
Vera ngồi trong Eat & Talk, một quán cà phê ở gần điện Kreml, điểm gặp gỡ của những người đối lập và nhà báo. Ở đây có Internet, rượu vang rẻ tiền và bút chì, để phác họa kế hoạch lên những tấm trải bàn bằng giấy. Vera gõ vào trong máy tính của cô ấy. Mới 14 tuổi đời, cô đã viết cho một tờ báo địa phương, hiện giờ cô đang làm việc cho tờ báo hay phê phán điện Kreml, “Novaya gaseta”.
Vài trăm mét về phía Nam của Eat & Talk, một sát thủ dân tộc chủ nghĩa đã bắn chết Anastania Baburova hồi tháng 1 năm 2009, một nữ nhân viên của “Novaya gaseta”. Bắt đầu từ ngày đó, Vera muốn làm việc cho tờ báo này.
Khoa Báo chí của Đại học Lomonosov Moscow, nơi Vera đang học, cũng là nơi Anna Politkovskaya đã học, nữ phóng viên nổi tiếng người Nga đã phát hiện ra những vụ vi phạm nhân quyền ở Chechnya và đã bị giết chết năm 2006. “Jourfak” đào tạo nhà báo từ hơn 60 năm nay, nhưng chưa từng là một nơi chốn của tự do báo chí. Thay vào đó, ngôi nhà có lối kiến trúc cổ điển của quyền lực nhà nước này luôn luôn là sân khấu để trình diễn quyền lực. Khi Tổng Thống Dmitri Medvedev từ cầu thang bước lên hội trường chính có nhiều cột trụ ở đây trong tháng 10, tiếng vỗ tay vang lên như sấm cho người sếp của điện Kreml, người trong lúc đấy bị chế giễu ở trên mạng vì ông này đã từ bỏ nhiệm kỳ thứ hai vì Putin. Medvedev vẫy tay cười ban phúc lành và ca ngợi năng lượng đặc biệt của nơi này.
Nó đã được điện Kreml tổ chức. Ngồi trong giới khán giả là những nhà hoạt động chính trị đã được lựa chọn kỹ càng của những nhóm thanh niên trung thành, một người dẫn chương trình truyền hình đưa ra những chỉ dẫn kiểu đạo diễn: “Các bạn phải cười và sau mỗi câu trả lời phải vỗ tay”.
Người của cơ quan an ninh chặn sinh viên Jourfak ở lối vào. Và Vera Kitshanova bị bắt. “Cô ấy là một sinh viên trung bình, thích làm náo loạn”, người trưởng khoa Jassen Sassurski nói sau đó. Ông lãnh đạo Jourfak từ năm 1965. Ông ấy 82 tuổi.
Vera thường xuyên tham dự những cuộc biểu tình phản đối ở Moscow, vào buổi tối, cô tổ chức những nhóm tranh luận cho Đảng Tự do không đăng ký chính thức. Cô mơ về một đất nước mà trong đó “cảnh sát say rượu không còn tấn công người dân nữa”.
Cuộc nổi dậy chống Putin, cái bắt đầu với những cuộc biểu tình đông người chống lại cuộc bầu cử Quốc hội gian lận trong tháng 12, cũng là một xung đột của các thế hệ. Đứng ở một bên là một giới trẻ trải đời, ở bên kia là cha mẹ và ông bà của họ, khủng hoảng và chiến tranh đã làm cho họ mệt mõi. Họ đánh giá cao sự ổn định của những năm Putin, cho tới nay họ tránh động chạm đến chính trị.
Thỉnh thoảng, Vera hỏi khi ở nhà: “Bố mẹ đã ở đâu khi ông thổng thống giật lấy đài truyền hình NTV năm 2000?” Lúc đó, Putin đã để cho Gazprom giành lấy quyền kiểm soát kênh truyền hình đối lập do các tay đầu sỏ chính trị kiểm soát. Từ lúc NTV phát sóng tuyên truyền cho điện Kreml. Sau chuyến viếng thăm Jourfak của Medvedev, Vera được người của NTV phỏng vấn nhưng lời nói của cô chưa từng bao giờ được phát đi. Những khi trở về nhà muộn vào lúc tối khuya vì cảnh sát tra hỏi cô sau một cuộc biểu tình, cô miễn kể sự thật cho mẹ của cô và nói: “Con đi khiêu vũ về”.
Cô gái Putin

Cô gái Putin, Lena. Ảnh: Anna Skladmann / Der Spiegel.
Cách Moscow 370 kilômét về phía Tây, Lena Sinizkajy đang cực nhọc bước đi trong tuyết đang tan của đường Lenin với đôi giày cao gót của cô ấy. Cô gái 20 tuổi đang học sắp xong đại học ngành toán, cô ấy dẫn đầu nhóm thanh niên Putin tại địa phương, Đội Vệ binh trẻ trong Smolensk, một tỉnh lỵ gần biên giới với Bạch Nga. Lena hy vọng rằng Putin sẽ không bao giờ thất bại.
Điện Kreml có thất bại trong cuộc đấu tranh chiếm trái tim của những người trẻ tuổi như Vera ở Moscow đi nữa, 300.000 thành viên của những nhóm thanh niên trung thành với điện Kreml cũng tạo thành một lực lượng đấu tranh dự bị được kết mạng tốt trên toàn quốc. Khi Lera gọi điện cho nhân viên nhà nước và chính khách ở bàn làm việc của cô, Vladimir Putin nhìn qua vai của cô, một hình nộm bằng giấy bồi to như người thật. “Putin, người anh hùng của chúng ta”, có ai đã viết lên trên hình người đó như thế.
Putin là “một tấm gương mà giới trẻ chúng tôi có thể so mình với nó”, Lena nói. Một tinh thần yêu nước mới đã xuất hiện cùng với ông ấy. “Ngày trước, nhiều người đi lại với áo thun có hình cờ Mỹ. Ngày nay, họ hãnh diện vì đất nước của chúng tôi và mang lá cờ Nga trên ngực hay một bức ảnh Putin”.
Lena mặc tất lưới và hoa tai hình gấu nhồi bông nhỏ màu hồng. Cô vẫn còn sống chung với cha mẹ, như mơ về một sự nghiệp chính trị ở Moscow: cô thích nhất là làm việc trong Tòa Nhà trắng cạnh sông Moskva, trụ sở của chính phủ. Cô đã thực tập trong ủy ban hành chính tỉnh của Smolensk và đã đạt được điều mà tất cả các thành viên hoạt động chính trị của thanh niên điện Kreml đều hy vọng: quyền lực nhà nước đã chú ý đến cô. Khi cô đi trong Smolensk, đã có lần một chiếc Land Rover ngừng lại cạnh cô. Người tỉnh trưởng kéo kính xuống và hỏi liệu ông ấy có được phép chở cô đi cùng một đoạn hay không.
Putin đã hủy bỏ bầu cử tỉnh trưởng trực tiếp năm 2004, từ lúc đó điện Kreml bổ nhiệm họ. Dưới áp lực của những cuộc phản đối mới đây, bây giờ ông ấy lại muốn cho bầu cử trở lại. Nhưng Lena hoài nghi rằng đất nước của cô đã sẵn sàng cho việc này. Cô nói: “Nhìn một cách khách quan, có thể là có một ông nhà quê đến từ xó xỉnh nào đó bước ra tranh cử. Điều đó có đúng không? Cầm quyền một tỉnh là một thách thức. Nhưng Tổng Thống của chúng tôi có thể bổ nhiệm những người có khả năng cho việc này”. Cô ấy cảm thấy xa lạ với dân chủ.
Lena sinh ngày 20 tháng 3 năm 1991 trong một thành phố là trại lính ở cạnh sông Amur, con sông biên giới với Trung Quốc, cách Moscow 6.000 kilômét về phía Đông. Cha cô là một quân nhân. Cô còn nhớ những gì? “Nhớ phải chờ lương của bố nhiều tháng trời. Nhớ mẹ không có tiền để đi chợ”, Lena nói. Putin đã dọn sạch những tình trạng tồi tệ đấy, ngày nay ai cũng nhận được tiền của mình đúng hạn.
Nhưng giới cán bộ của Đảng Nước Nga Thống nhất của Putin hiện có tiếng là “quân lừa đảo và trộm cắp”, những người biết cách giữ vững đặc quyền của mình. Khi họ chọn Putin làm ứng cử viên, Lena cũng ngồi ở dưới hàng khán giả. Điện Kreml đã chở cô về Moscow cũng như hàng nghìn nhà hoạt động chính trị trẻ tuổi khác. Cô thích về Moscow, nhưng khi cô được hỏi ở trường đại học, tại sao cô lại đấu tranh cho Nước Nga Thống nhất, thì cô không nghĩ ra được câu trả lời nào ngoài câu này: “Không có sự lựa chọn nào khác”.
Đứa con của chiến tranh

Đứa con của chiến tranh Taissa: “Có đôi lúc tôi đã nghĩ đến việc ra nước ngoài sinh sống”. Ảnh: Anna Skladmann / Der Spiegel.
Taissa Dshemalajeva, 20 tuổi, khép nép giật nhẹ một mảnh vải trên tóc của cô. Cô ấy choàng khăn trùm đầu, nhưng là một cái khăn của Louis Vuitton. Cô gái Hồi giáo trẻ tuổi từ thủ đô Grosny của Chechnya này thích nhất là làm nghề báo chuyên về thời trang. Vừa học đại học, cô vừa viết cho “Sluchi chodjat – Rumors”, một tạp chí lifestyle cho xã hội cổ xưa của Chechnya mà phụ nữ tìm thấy những lời khuyên về khăn trùm đầu đoan trang và đàn ông tìm thấy những bài tường thuật về thử nghiệm súng ngắn ở trong đó.
Không một nơi nào khác mà sự thống trị của Putin còn để lại những dấu vết sâu đậm hơn. Năm 1999/2000 ông ta đã cho bắn nát thủ đô của nước cộng hòa chịu nhiều ảnh hưởng Hồi giáo đó, năm 2004 ông ta ra lệnh tái kiến thiết. Nhưng bây giờ nước Nga vô thần đang có nguy cơ thất bại trong cuộc đấu tranh chống đạo Hồi cực đoan đang mạnh lên ở đây.
Hai tháng trước khi Taissa ra đời vào ngày 11 tháng 11 năm 1991, Chechnya tuyên bố độc lập. Ba năm sau, Moscow gửi quân đội vào nước cộng hòa; 25.000 người đã chết chỉ riêng trong lần xâm chiếm Grosny. Lúc đó, họ hàng đã mang Taissa sang nước Dagestan láng giềng. Cho đến hôm nay, cô vẫn nhớ lần chạy trốn này và về những sự thống khổ ở hai bên đường. Không có ảnh lúc cô còn bé. “Không ai đứng chụp ảnh trước những đống đổ nát cả”, Taissa nói.
Taissa đi qua một hành lang mua sắm của Grosny, ngày nay có tên là Đại lộ Putin. Cũng như trong Moscow thích khoái lạc, Burberry và Cardin được bán ở đây, nhưng trên tường có các trích dẫn Kinh Coran và những vần thơ sùng đạo nhắc nhở phải tuân lời : “Và mỗi một người tin vào Allah cũng đều phải yêu mến các vua chúa và tuân theo các mệnh lệnh của họ“.
Vị vua Hồi tại địa phương của Moscow có tên là Ramsan Kadyrov. Các nhà hoạt động nhân quyền buộc tội ông đã tra tấn và giết người. Nhưng điện Kreml đánh giá cao ông, vì ông ấy cứng rắn chống lại những người nổi dậy theo đạo Hồi, những người chiến đấu cho một nhà nước thần quyền ở Bắc Caucasus. Nước Nga đã chinh chiến qua hai cuộc chiến tranh vì Chechnya. Nhờ Kadyrov mà những người lính của Moscow không còn phải chiếm từng căn nhà một nữa.
Thay vào đó, bây giờ mỗi ngày Taissa đều phải tiến hành một cuộc đấu tranh tự vệ dai dẳng, cô ấy đấu tranh cho từng centimet da thịt một. Cô ấy kéo tay áo qua khỏi khuỷu tay vừa đúng như những người canh giữ tục lệ cho qua. Nhưng với đầu trần và không có váy dài thì cô không được phép vào nghe giảng trong trường đại học nữa. Người thống đốc của Moscow dựa trên một đường lối Hồi giáo hóa nghiêm khắc.
Taissa thích sống như những người phụ nữ trẻ tuổi ở Moscow và Phương Tây: cô muốn mình đẹp, hợp thời trang và tự tin. “Có đôi lúc tôi đã nghĩ đến việc ra nước ngoài sinh sống”, cô nói. Thỉnh thoảng cô bấm nhầm số 911 trên chiếc điện thoại di động, số cấp cứu mà cô biết được từ phim Mỹ.
Người phát xít

Người phát xít: “Mục đích là nắm lấy quyền lực.” Ảnh: Anna Skladmann / Der Spiegel.
Svetoslav Volkov có vai rộng và có cảm tình với nước Đức. Một chiếc áo len màu đen của thương hiệu Tân Quốc xã Thor Steinar che mất hình xăm của anh: “Danh dự của tôi là sự trung thành”, anh đã cho xăm vào cẳng tay như thế, câu khẩu hiệu của SS thời Hitler.
Con người 20 tuổi này lớn lên ở nơi có “tội phạm hình sự nhiều nhất trong thập niên 90″ của nước Nga. Lyubertsy là một thành phố bê tông không có gương mặt riêng biệt ở sau ranh giới thành phố của Moscow. Mafia cướp giật ở đó, kiểm soát hộp đêm và cả nhà máy. Trước nhà của anh có một tấm bảng tưởng nhớ đến nạn nhân của một vụ ám sát.  Svetoslav ba tuổi, khi anh cùng với mẹ từ sân chơi theo dõi những kẻ giết đã bóp cò súng như thế nào.
Svetoslav không uống rượu, không hút thuốc và luyện tập thể thao nhiều. “Straight Edge” là triết lý mà anh đi theo, có thể dịch là “Cạnh Thẳng”. Anh thuộc một thế hệ mới của Tân Quốc xã trong nước Nga, ít gây sự chú ý hơn là giới đầu trọc ngày trước và giỏi hùng biện hơn. Họ tuyên truyền cho một cuộc đấu tranh bằng vũ khí chống lại nhà nước; kẻ thù chính của họ, Svetoslav nói, là Liên bang Nga. “Mục đích là nắm lấy quyền lực”. Để làm được việc đó, anh cùng với những người đồng lứa tuổi tập bắn súng bằng một khẩu súng săn trong bộ quần áo chiến đấu ở một cánh rừng trước Moscow.
Họ mơ về một nước Nga khác: dân tộc, xlavơ và không có Caucasus thuộc vào đó từ 1864. “Chia cắt những sự tồn tại”, Svetoslav gọi như thế. Trong Internet, anh xúi giục căm thù những người Hồi giáo và phổ biến một video tàn bạo. Nó quay một người Chechnya đang cắt cổ một phụ nữ người Nga. “Cho những người khoan dung và nhẫn nại”, Svetoslav đã viết lên trên đó.
Tuy trong những cuộc biểu tình phản đối ở Moscow chỉ có vài lá cờ đen-vàng-trắng của những người dân tộc chủ nghĩa phấp phới bên cạnh những lá cờ của phe đối lập tự do. Nhưng nếu bầu cử tự do thì những người theo Chủ nghĩa Dân tộc sẽ thắng cử khắp cả nước chứ không phải các nhà dân chủ được phương Tây ưa thích.
Người leo lên mái nhà
Marat, người leo lên mái nhà, ngồi ở rìa của một mái nhà cạnh sông Moskva. Bên kia bờ sông, lá cờ Nga đang tung bay trên Tòa Nhà Trắng, trụ sở của chính phủ. Putin có văn phòng làm việc trên tầng thứ tư. Có lần Marat đã nói rằng, thủ tướng là “người chân thật nhất trong số các ứng cử viên” của lần bầu cử tổng thống. Rồi anh ấy lại mắng nhiếc về “quyền lực nhà nước hết sức là tham nhũng” đó, mà người tạo ra nó chính là Putin.
Có lúc anh mơ về một cuộc sống ở Thụy Sĩ, vì “tất cả ở đó đều rõ ràng và có trật tự”. Rồi anh lại kể về sự buồn rầu đã ập đến khi anh rời Moscow. Anh dao động giữa đi và ở, giữa những gương mẫu chính trị khác nhau đến như thế như giữa cựu chính trị Khodorkovsky đã bị bắt giam và Thủ tướng Putin.
Không phải quyết định ngay lập tức, đó cũng là điều mới trong thế hệ Putin. “Chúng tôi không còn sống dưới cái roi của Liên bang Xô viết nữa, cái điều ép buộc quan điểm lên mọi người dân. Ngày nay chúng tôi có được sự lựa chọn tự do”, Marat nói.
Và anh ấy không hề để cho hoài nghi, rằng anh sẽ không cho phép bất kỳ ai tước đoạt đi quyền tự quyết định của anh.
Nguồn: DER SPIEGEL

TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM “HẬU TIÊN LÃNG”

HOÀNG HƯNG
Vụ Tiên Lãng vẫn đang diễn biến, công luận còn tiếp tục lo âu theo dõi việc giải quyết thấu đáo và có lý có tình đến mức nào sau mấy kết luận còn chung chung, đa nghĩa và tạo không ít hoài nghi của Thủ tướng.
Nhưng một câu hỏi lớn hơn đã đặt ra trước toàn hệ thống chính trị: không chỉ là dấu đỏ cảnh báo áp lực nồi xúp-de lòng dân đã tới ngưỡng an toàn mà nhà cầm quyền có thể tạm “xả xúp páp” bằng vài thủ thuật không khó lắm, Tiên Lãng còn là đống mối đùn cao như núi cho thấy cả ngôi nhà chế độ đã mục ruỗng, không còn thể chần chờ với những biện pháp vá víu.
Nếu Việt Nam là một nước dân chủ văn minh, chắc chắn sẽ có một “Việt Nam hậu Tiên Lãng”, giống như một “nước Pháp hậu tháng 5/1968”, một “nước Mỹ hậu 9/11”, nghĩa là sau một sự biến nghiêm trọng như thế, toàn bộ hệ thống chính trị phải suy nghĩ lại tất cả đường lối cơ bản để tái cấu trúc xã hội.

Vụ Tiên Lãng đã phơi bày sự bế tắc của toàn hệ thống giữa thanh thiên bạch nhật không còn mảnh vải che thân. Ta thử đợi coi sau Tiên Lãng, Luật Đất đai sẽ được sửa đổi ra sao, rồi Hiến pháp sẽ phải sửa đổi thế nào, v.v…  
Những vấn đề rất căn bản ấy nhiều người đã nói tới, đã bàn nát cả rồi, tôi không muốn nói thêm gì nữa.
Nhưng có một thực tế rõ ràng không ai, kể cả Thủ tướng, có thể phủ nhận: công trạng lớn nhất trong việc định hướng xử lý đúng đắn vụ Tiên Lãng thuộc về giới truyền thông.
Trong khi chính quyền địa phương, từ cấp xã, huyện đến thành phố, chằm chặp bênh “các quan” theo đúng câu thành ngữ tổng kết “chân lý “ của chế độ phong kiến: “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”, bao gồm cả hệ thống công an, tòa án, tuyên huấn, báo chí, thậm chí nhắm mắt làm điều tối kỵ về chính trị là vơ cả quân đội vào cuộc “đỡ quan, đạp dân” cực nguy hiểm; trong lúc ở cấp trung ương các ngành hữu trách án binh bất động, từ Tòa án, Viện Kiếm sát, Công an, Bộ NN & PTNN, đến các báo máu mặt nhất (ND, QĐND, thậm chí có báo còn không giấu được giọng “bênh quan” như CAND, Công Lý…), thì lao vào trận địa sớm nhất, đúng vai trò “người chiến sĩ xung kích” trên “mặt trận tư tưởng” là ai?
Những chiến sĩ đặc công dũng cảm, kiên cường, mưu trí, vào tận sào huyệt bọn phản động chính hiệu (tức là bọn phản dân ở Tiên Lãng) phát hiện các yếu huyệt của boong ke địch phần lớn là những cây bút tự do như Trưởng thôn Khoai Lang… được các đường dây truyền tin trung thực và không thể cản phá là các trang blog như Anh Ba Sàm, Nguyễn Quang Vinh, Quê Choa…  tung lên xa lộ thông tin thênh thang, cùng với một số cây bút và một số tờ báo “trong lồng” như Pháp luật TPHCM, GDVN, kể cả trong cái lồng rất hẹp như An ninh Thủ Đô… truyền trên “lề phải”, không cần ai lãnh đạo, chỉ đạo, không hẹn mà hiệp đồng chiến đấu trong “một trận đánh đẹp” (đúng là trận đánh đẹp, không phải “đẹp” nhưng thực chất rất xấu như cuộc phối hợp ăn cướp đầm nhà Vươn mà me-xừ Đại… Caca (xin hiểu theo nghĩa tiếng Pháp) đã rất chi là khoái trá).
Ai đã chỉ đạo những cây bút, những trang mạng, những tờ báo ấy? – Sự Thật!
Ai đã tổ chức những cây bút,những trang mạng, những tờ báo ấy? – Lòng Dân.
Ai đã cấp vũ khí cho những chiến sĩ thông tin ấy? – Lương Tâm Nghề Nghiệp.
Nếu vì nhiều lẽ có thể hiểu và chưa thể, thậm chí không thể hiểu, mà sau vụ Tiên lãng, chúng ta chưa có “một Việt Nam hậu Tiên Lãng”, thì chắc chắn ta sẽ có một “truyền thông Việt Nam hậu Tiên Lãng”.
Đó là một nền truyền thông trong đó phần đóng góp lớn nhất cho nhân dân, cho dân tộc, uy tín áp đảo, nhanh nhạy từng giờ, thuộc về những người cầm bút /bàn phím TỰ DO sát cánh với những người CÒN LƯƠNG TÂM NGHỀ NGHIỆP ĐANG PHẢI VIẾT TRONG LỒNG.
Và như vậy, tôi long trọng đề nghị từ hôm nay giới cầm bút/bàn phím chúng ta xóa bỏ những khái niệm “lề phải”, “lề trái”. Những khái niệm này đã hoàn thành sứ mênh lịch sử trong một giai đoạn nhất định.
Vốn xưa nay, và nhất là từ thời đại IT, chỉ có một XA LỘ THÔNG TIN thênh thang cho SỰ THẬT lưu hành, với những luật đi đường khách quan phải được tuân thủ.
Khái niệm “lề phải” chỉ sinh ra từ sự bốc đồng ngu xuẩn của một viên chức cao cấp ngành 4T (xem bài “Mười chữ vàng và những dòng chữ đen cho báo chí” của tác giả trên Talawas ngày 8/8/2007 phản ứng bài trả lời báo chí của viên chức 4T nọ). Từ đó, khái niệm “lề trái” (trong ngoặc kép) được giới truyền thông tự do sử dụng cốt để phản đối cái “lề phải” quái đản kia.
Nhưng rồi “lề trái” lại bị một số người hiểu như một thái độ phản kháng, chống đối vô điều kiện mọi sản phẩm chính thống của nhà nước VN.
Đến hôm nay, vụ Tiên Lãng cho thấy rành rành: sự đối lập “lề phải” vs “lề trái” chỉ là giả tạo. Chúng  ta không theo lề nào hết, chúng ta đường đường chính chính đi giữa xa lộ thênh thang của SỰ THẬT. Trong truyền thông, chỉ có sự đối lập SỰ THẬT vs DÔI TRÁ.
Hãy để SỰ THẬT chỉ huy, LÒNG DÂN tổ chức, LƯƠNG TÂM NGHỀ NGHIỆP vũ trang cho chúng ta!
H.H.

Tô Hải – LÀM THỦ TƯỚNG Ở NƯỚC TA SƯỚNG THIỆT!

Tohaiblog
Chưa bao giờ mình lại chờ mong cái kết quả một cuộc làm việc của Thủ tướng như bây giờ. Suốt từ 13 giờ chiều 10/2 laptop luôn mở sẵn. Thỉnh thoảng lại gõ vào F5 để cập nhật những gì các bạn đang ngổi ngóng tin ở trong và ngoài hội trường Lê Hồng Phong “tường thuật gián tiếp” đưa lên mạng Những lúc “chưa có gì mới”, mình tranh thủ xem lại các clips video (*) của 14 vụ cưỡng chế- 3 vụ chết người tự thiêu hoặc bị xe ủi, bị đánh chết –nhờ blog T/s Nguyễn xuân Diện và các Blog giỏi kỹ thuật khác lưu giữ được) để nghĩ tới việc rồi đây liệu Thủ tướng có thời gian và điều kiện để đi sâu đi sát vào các vụ “còn tệ hơn vụ Đoàn Văn Vươn không)….
Và đúng 18g30, truy cập vào cổng thông tin điện tử của chính phủ thì…thấy được là cái gì mình đoán trước đều đúng tới 99,90%! Nghĩa là:
A- Sai về thi hành và áp dụng luật pháp, yếu kém của chính quyền huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang trong quản lý đất đai (tức là quản lý đất đai là đúng và ở đây chỉ yếu kém thôi chứ không hề có tham nhũng, ác bá, cường hào gì hết như thời Đồng Nọc Nạn!).
B- Cần phải kiểm điểm nghiêm khắc, đình chỉ công tác các cán bộ sai phạm ở cấp “yếu kém” này….
C-Riêng về cấp tổng đốc, cụ thượng, quan cẩm, quan Tòa Tỉnh, (Thành Ủy hiện nay) thì…”Thủ tướng hoan nghênh việc lãnh đạo của Thành Ủy Hải Phòng đã nghiêm túc kiểm điểm, nhận khuyết điểm, đúng nhiệm vụ và có sự lãnh đạo, chỉ đạo cần thiết trước vụ việc này…” (Đáng biểu dương vì đã biết “tự rửa mặt, đánh răng” kịp thời!).
D- Mọi vấn đề kết luận của Thủ tướng giao cho Thành Ủy Hải Phòng tiếp tục thực hiện tốt sáu nhóm công việc….trong đó có nhóm thứ ba đúng như mình “dự đoán là: “chỉ đạo (thành ủy Hải Phòng) cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương đưa vụ án “giết người và chống nguời thi hành công vụ” ra xét xử (nghĩa là các vụ phá nhà, hôi của, điều động quân đội đàn áp dân…có kéo dài cũng cứ tách cái vụ này ra mà xử??!!)
Cái câu này làm câu “kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng…” của Thủ tướng trở nên vô nghĩa khi mà UBND huyện Tiên Lãng không phải là “bị cáo tập thể” trước một tòa án nào cả vì lãnh đạo thành phố Hải Phòng, lẫn huyện Tiên Lãng đều chỉ bị kết luận là “sai do yếu kém”. Giết người là “sai do yếu kém” thì anh em anh Vươn khó tránh khỏi cái “đòn thù” chưa biết sẽ tàn độc đến đâu.
Vì:
- Cho đến hôm nay 11/2 các báo của nghành Công An vẫn kiên trì không thèm đưa tin về cuộc họp 10/2 mà báo chí cả thế giới đều đưa tin và bình luận cùng 2 tờ Nhân dân và Q.Đ.N.D!
- Báo, Đài, Tivi riêng của Hải Phòng và cổng điện tử của Tiên Lãng sau nhiều ngày “một mình chống lại tất cả”, đến hôm nay, vẫn im bặt và dù đã bị đình chỉ, những chú lý trưởng, chánh tổng…vẫn tiếp tục ra tận cổng đuổi các nhà báo muốn lấy tin với lý do “chưa có văn bản chính thức!?” (Thói quen của “Sâu”- blog Quê Choa) …
Giữa lúc này chuông reng….Vẫn ông bạn già một thời xuýt bỏ mang ở Đồi A1, hôm nay, theo thói quen “có vấn đề bức xúc” cần trao đổi, đã chống gậy, đi 2 chặng autobus tới nhà mình để “nghe và phán” về tin tức vụ thủ tướng kết luận vụ Tiên Lãng ra sao với hy vọng sẽ làm “thay đổi hết đường lối của mấy chú ấy” hoặc “Phen này lắm thằng chết!”….
Mình cứ để ông bạn già chỉ đủ tiền và đủ khả năng lấy tin ở độc nhất tờ “Thanh Niên” bay bổng với những sự “tiến bộ” của báo Đảng, báo Đoàn gần tháng nay khi ông cứ đọc đi đọc lại những câu “có lợi” cho anh Vươn rồi, bất thình lình hãm phanh ông lại bằng một cốc nước lạnh :
“Đừng hy vọng hão ông bạn già ơi! Tất cả sẽ chỉ là nửa vời thôi! Sáu anh Ba Dũng cũng chẳng dám đi đến tận cùng của vấn đề này đâu! Vì tận cùng của nó phải là chuyện “Vì sao đất đai của nông dân lại biến thành của tập thể” mà đã là “tập thể” thì anh Ba đâu có dám “đơn thương” thi hành kỷ luật ai, vì các cấp Thành Ủy như anh Đại Tá Ca cũng thuộc diện quản lý của Ban Bí Thư, Bộ Chính Trị chứ đâu phải của Thủ Tướng! Mà Bộ Chính Trị thì …vừa mới đây thôi, đã có hai anh tuyên bố. Một anh thì “yêu cầu Hội Đồng Lý Luận Trung Ương phải khẳng định tính chất khách quan của mục tiêu và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của nước ta”!!! Và một anh thì: “kiên quyết đấu tranh tư tưởng bằng lý luận bảo vệ chủ nghĩa nghĩa Mác-Lê-Nin” nhé!
Biết đâu đấy mấy anh ở Hải Phòng đang “đưa lý luận Mác-Lê-Nin vào thực tế” bằng cách chống việc tư nhân hóa đất đai, công cụ sản xuất đến cùng thì sao? (Bảo vệ Lý luận Mác-Lê, khẳng định tính tất yếu khách quan là đây chứ đâu nữa!) “Công” thành “Tội”, “Tội” thành “Công” trong lúc nhá nhem về lý luận chỉ đường này chỉ không đầy một sợi tóc. Bà Ba Sương vừa được phục hồi sinh hoạt Đảng đấy! Mấy anh Thành Ủy Cần Thơ liệu có bị ra tòa ngược hay không? Có giời mà biết! Có Thánh cũng chẳng giải đáp được!
Vì thế mình mới nói với ông bạn già:
Ở cái nước “nửa nho chín nửa dâu xanh” chẳng giống ai này, làm “thủ tướng là sướng nhất thế giới” !
Chẳng thế sao ông, một người đã từ lâu cất giấu thẻ Đảng, “nghỉ chơi” sinh hoạt mà bỗng dưng lại tin tưởng, lại hy vọng Thủ Tướng có thể làm một cú gì đó thay đổi được cuộc đời này?
Còn mình thì xin lỗi:
“J’en ai marre”, ”J’en ai assez!” Không thể nói tiếng Ta được trong lúc này vì tiếng Ta sẽ phạm tội khi quân và…bẩn tai các bạn!
———–
-(*):
http://www.youtube.com/watch?v=7gBrv-Vn8kQ >> Đồng Phú – Bình Phước
http://www.youtube.com/watch?v=1lr57RFOcTs >> ông Đương – Khoái CHâu Hưng Yên tự thiêu
http://www.youtube.com/watch?v=BlwR51PholI
http://www.youtube.com/watch?v=yYsmcONadlk >> cưỡng chế huyện Hoành Bồ – Quảng Ninh
http://www.youtube.com/watch?v=02R-qlFC9lA >> cưỡng chế nhà Liệt Sỹ – Chương Mỹ – HN2
http://www.youtube.com/watch?v=ev__IX7Lwpg >> cưỡng chế đất trang trại của dân 3 xã …chưa rõ huyện nào, tỉnh nào ?
http://www.youtube.com/watch?v=EP3JyoAM-_4 >> cưỡng chế đất của bà con vùng cao – Đăk Nông
http://www.youtube.com/watch?v=RK9JuWgsonw
http://www.youtube.com/watch?v=Ee7oOWQHWa4 >> Thái Nguyên quan tham lấy đất dân
http://www.youtube.com/watch?v=B8uaK0jNWEE >> và đây khủng khiếp, bắt nạt người dân tộc, mang súng bắn liên tục

Huỳnh ngọc Chênh – MỌI VIỆC ĐỀU TRÔNG CHỜ VÀO THỦ TƯỚNG Ư?


Huyngngocchenh

Quá nhiều hoan hỉ sau khi kết luận của Thủ Tướng về vụ Tiên Lãng được thông báo. Khắp nơi vui mừng hoan hỉ và tỏ lòng biết ơn Thủ Tướng. Nhờ sự ra tay của Thủ Tướng mà nhân nghĩa đã lội ngược dòng thắng bạo tàn vào phút chót, công lý được thực thi, kẻ xấu bị xử lý hoặc sẽ bị xử lý… Ngay bản thân tôi cũng rất hoan hỉ trước quyết định sáng suốt của Thủ Tướng vì trước mắt, nhờ vậy gia đình anh Vươn thoát ra khỏi sự trù dập tàn bạo của bọn ác ôn.
Tuy nhiên tôi lại cảm nhận ngay một sự hụt hẫng lớn về tính hiệu quả của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Trước những sai phạm thấy rõ của bè nhóm Lê Văn Hiền, nếu Thủ Tướng không ra tay thì cơ quan pháp luật nào xử lý được vụ này? Chẳng lẻ tất cả cứ để vậy nhìn cái ác hoành hành? Mà thực tế hơn một tháng qua ở Tiên Lãng đã cho ta thấy điều đó. Cái sai phạm pháp luật, cái ác đang thắng thế và đang hoành hành. Ngoài phản ứng của dư luận và của các cán bộ cao cấp về hưu thì không thấy có một cơ quan nào có thẩm quyền đứng ra xử lý vụ việc để ngăn chặn cái ác. Tất cả đều ngóng trông vào lòng tốt của Thủ Tướng. Đó chỉ mới là sai phạm của một quan chức nhỏ ở địa phương.
Và Thủ Tướng phải đi làm công việc của một quan tòa ư? Cứ vụ việc nào xảy ra cũng phải đợi Thủ Tướng ra tay ư? Thế thì Thủ Tướng còn thời giờ đâu để làm việc quốc gia đại sự đúng với chức năng của mình được nhân dân giao phó? Cơ quan pháp luật nào làm được công việc nhỏ mọn nầy mà không cần đến đích thân Thủ Tướng?
Các nhà làm luật, các vị dân biểu đáng kính, các cơ quan luật pháp cần có một câu trả lời về vấn đề này với nhân dân.


Video: Gia đình Pháp Luân Công, cựu sỹ quan QĐNDVN, bị Công An đuổi nhà, tống đồ ra đường

Kiến Vàng – TTXVA.org


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=5nrbdjgwKv4
Căn nhà ký hợp đồng thuê 1 năm, mới ở được 02 tháng, nay bị khóa trái cửa. Đồ đạc bị ném ra ngoài đường

Hình ảnh gia đình ông Phạm Đức Giao
I. Gia Đình Người Bị Hại:
Chồng : Phạm Đức Giao – Sỹ quan Quân Đội Nhân Dân VN
Cấp bậc: Đại úy – Đơn vị: Trung đoàn 6, tỉnh đội Bình Dương, Quân Khu 7
Tình trạng sức khỏe: Bị tai nạn trong khi làm nhiệm vụ phải nằm liệt một chỗ hơn 7 năm nay
Vợ : Nguyễn Thị Thùy Dương – ĐT: 0908 270295, (+84) 62700047
Hiện trú tại: 155/36B Đường số 11, Khu Phố 12, F.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp.HCM ( Công an gây khó dễ nơi cư trú)
Và hai con thơ: Phạm Thị Hồng Nhung – 15 tuổi & Phạm Đức Bình – 8 tuổi
Hình thức bị bức hại: Khoãng 9h sáng ngày 09/02/2012 hàng trăm người gồm có công an mặc thường phục, dân phòng và người trong chính quyền, UBND, hùng hổ đến trước nhà khủng bố; họ áp lực chủ nhà trọ và sai khiến những người mặc thường phục lạ mặt hùng hổ xông vào nhà, đuổi người nhà ra khỏi nhà, họ khiêng toàn bộ đồ đạc và tài sản trong nhà ra đường; anh Phạm Đức Giao, một sỹ quan quân đội bị bại liệt cũng bị khiêng ra đường bây giờ đang phải nằm trên vĩa hè!

II. Bối cảnh:
Đã nhiều lần Công an không cho thuê nhà, đòi đuổi cả gia đình đi và gây khó dễ không cho đăng ký cư trú.
Bà Nguyễn Thị Thùy Dương tường trình:
● Lần Thứ Nhất:
- Tôi đã thuê căn nhà số 578/24A đường Lê Trọng Tấn, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM để ở, thì ngày 10/07/2011 Công an Phường Tây Thạnh, Q.Tân Phú tìm gặp Tổ trưởng dân phố và hỏi số điện thoại của chủ nhà, sau đó gọi điện nói chủ nhà không cho tôi thuê nữa (theo người dân nói lại). Đúng như vậy, ít ngày sau thì tôi được anh chủ nhà nói là Công an Phường gây khó dễ, không chỉ 1 lần mà nhiều lần để ép anh đuổi gia đình tôi đi.
(chủ nhà tên: Nguyễn Hà Giang, điện thoại :0838.162.043)
● Lần Thứ Hai:
- Do không chịu nỗi áp lực, tôi chuyển đến thuê căn nhà mới ở phường khác, số 257/42/7 đường Phạm Đăng Giảng, KP5, P.Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân.
- Ngày 24 tháng 10 năm 2011 tôi đến gặp công an khu vực trình báo tạm trú, tạm vắng, nhưng công an không cho đăng ký; một lúc sau thì chủ nhà cho tôi biết là công an Bình Hưng Hòa họ không cho tôi tạm trú nữa, và nói sang phường khác mà ở, và bắt ép chủ nhà phải đuổi tôi gấp.(chủ nhà :Nguyễn Văn Ngọc, đt: 0903161789 )
- Ngày 25 tháng 10 năm 2011 có khoảng 20 người đi xe máy ầm ầm kéo đến, có khoảng 10 người mặc thường phục nói là công an, còn khoảng 10 người khác là dân phòng quát tháo nóng nảy, một lúc sau đó họ xông vào nhà ném đồ đạc trong gia đình tôi ra đường, tôi chẳng hiểu nổi chính quyền sao lại làm việc này đối với người dân lương thiện, bản thân tôi một người phụ nữ nhỏ bé chân yếu tay mềm phải nuôi dạy 2 đứa con thơ và phục vụ chồng. Bản thân chồng tôi là một người quân nhân mất sức lao động ( phải nằm liệt một chổ hơn 07 năm nay)
- Tôi tưởng thế là xong, ai ngờ đến tối lúc 23h5’ đêm cùng ngày công an phường là Nguyễn Văn Nguyên cùng 2 người nữa là an ninh Quận Bình Tân (ĐT Công an Quận 38770800 ) và tổ trưởng dân phố tới kiểm tra tạm trú và giữ 01 chứng minh thư của tôi và 01 chứng minh thư của bạn tôi, mấy ngày sau tôi lên, thì Công an yêu cầu phải nộp tiền phạt rồi mới trả.
● Lấn Thứ Ba:
- Tiếp tục không chịu nỗi áp lực, ngày 08/01/2012 tôi lại chuyển nhà, thuê nhà số 155/36B đường số 11, KP12, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân; thì có 7 người trong đó có 5 người công an; tôi biết 2 người công an mặc thường phục là anh (Võ Minh Thanh, ĐT: 0903 378 876, phó trưởng công an phường Bình Hưng Hòa và anh Nguyễn Văn Nguyên, SĐT 0935 548 415, 0938 456 510), họ gọi chủ nhà tới bắt ép chủ nhà không cho tôi thuê, tôi ra nói với công an “các anh đang dạy người dân làm điều xấu, các anh phải là người tốt để cho người dân noi theo chứ”. Sau đó Công an nói là “chúng tôi có làm đâu, chủ nhà làm chứ, chủ nhà bảo lãnh thì cho chị ở ” (chủ nhà: Bà Nguyễn Thị Quý, ĐT 0913 745 207)
- Vào 20h30’ ngày 11/1/2012 tôi cố gắng đến gặp công an khu vực đăng ký một lần nữa nhưng công an Chương Quốc Tuấn (SĐT 0908 009 549) quát tháo và đuổi tôi ra khỏi phòng, tôi vẫn từ tốn nói chuyện thì cậu ta càng nóng giận và gọi dân phòng đuổi tôi ra, Ngay sau đó tôi nhờ chủ nhà (chị Quý) gọi cho công an khu vực và được công an trả lời là “không cho đăng ký, yêu cầu đuổi đi, nếu không đi thì ném đồ đạc ra đường”
- Tôi được biết Công an còn phao tin nói với người dân gần đó là chồng tôi bị đi tù, ( trong khi đó chồng tôi hiện đang là Đảng Viên, sỹ quan Quân Đội Nhân Dân VN, cấp bậc Đại Úy, đơn vị: Trung đoàn 6, Tỉnh đội Bình Dương, Quân Khu 7, hiện đang nghĩ dưỡng ở nhà vì mất sức lao động; hiện nay nhà nước quân đội đang phải lo cho gia đình tôi. Còn tôi là một người phụ nữ nhỏ bé chân yếu tay mềm phải nuôi dạy hai đứa con thơ và phục vụ chồng.
- Tôi đã nhiều lần gặp công an, gửi đơn khiếu nại, nói rõ đạo lý và yêu cầu cho biết bằng văn bản pháp luật, cũng như nếu gia đình tôi có điều gì sai trái thì cho biết và xử lý theo pháp luật đường đường chính chính, nhưng các anh công an luôn từ chối, cứ luôn lén lút xúi bẩy các chủ nhà không cho tôi thuê nhà và yêu cầu tôi đi qua phường khác chứ không được ở trên địa bàn phường của mấy anh ấy .
Tôi cũng đã gặp ông phó trưởng công an phường Bình Hưng Hòa là Võ Minh Thanh (ĐT: 0903 378 876) và trình bày sự việc, anh trả lời là không thuộc thẩm quyền…

Hình ảnh: Đồ đạc tài sản bị khiêng ra đường









CHÉP TIN LIÊN QUAN TỚI VỤ “CƯỚP ĐẤT” TIÊN LÃNG

- Tập trung khắc phục hậu quả (NLĐ). – CHIỀU HÔM NAY: 11/2/2012, ĐÌNH CHỈ CHỨC VỤ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN TIÊN LÃNG (Nguyễn Quang Vinh).  – Hải Phòng: Công bố quyết định tạm đình chỉ 2 lãnh đạo huyện Tiên Lãng (DT).  – Đình chỉ sinh hoạt Đảng hai lãnh đạo huyện Tiên Lãng (Petrotimes).  – Nóng: Lãnh đạo Tiên Lãng bị đình chỉ trong 15 ngày (Bee). – Chủ tịch huyện Tiên Lãng: ‘Tôi sẽ kiểm điểm nghiêm túc’ (VNE).
<- LS Trần Đình Triển : “Không thể xem ông Đoàn Văn Vươn là chống người thi hành công vụ   –    (RFI). – CẦN THAY ĐỔI TỘI DANH ĐỐI VỚI ĐOÀN VĂN VƯƠN  —  (Thắng xòe).  – LS. NGUYỄN ANH VÂN: BỘ CÔNG AN CẦN SỚM TRUY XÉT ĐỖ HỮU CA  —  (Nguyễn Xuân Diện).  – NGUYỄN ĐÌNH ẤM: Các quan Hải Phòng, Tiên Lãng cũng…có công (Quê choa).  – Có nhiều dấu hiệu tội phạm (PLTP).  – Đoàn Văn Vươn, đáng được: xét xử trong nhân ái, khoan dung – (Dân làm báo).
- LS Hà Huy Sơn:  Không phải là nhà nước pháp quyền (bauxitevn). “Tại sao khi giải quyết vụ Tiên Lãng sao không hy vọng vào thể chế và việc giải quyết đúng vụ này thì uy tín của chế độ càng lên cao mà lại cho rằng uy tín của Thủ tướng càng lên cao và gửi hy vọng vào cá nhân Thủ tướng? Thế còn hàng loạt các vụ tham nhũng, sai phạm đặc biệt nghiêm trọng lại là trách nhiệm của tập thể, tại lỗi cơ chế thì có công bằng không?”
- NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY: Xử lý tận gốc “vụ Tiên Lãng”   —    (Nguyễn Thế Thịnh).  – Đỗ Trung Thoại, người đổ vấy cho dân đập phá nhà anh Vươn làm tổ trưởng tổ triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng (?) (Da vàng).  – Phó Chủ tịch phát ngôn sai làm Tổ trưởng giải quyết vụ Tiên Lãng (Infonet). – Còn Phó Chủ tịch từng phản đối việc cưỡng chế đã bị ép làm tổ trưởng tổ cưỡng chế rồi giờ bị đình chỉ công tác? Tiên Lãng: Có thể một quan hay đã bị trù dập – (Cu làng cát). Xin được nhắc lại lời bình của BS sáng qua: “Cũng cần phải tìm ra trong nội bộ những tiếng nói, hành động hiếm hoi quyết bảo vệ lẽ phải, luật pháp và quyền lợi của dân để biểu dương, cất nhắc …”   – Thúi hoắc rồi! (Lưu Văn). “Thủ tướng kết thế này mà mừng: giao ‘Tập đoàn đầu đen mồm thối’ Hải Phòng, Tiên Lãng về tự xử, rồi báo cáo lại cho thủ tướng. Nhà anh Vươn tiêu rồi…”.
- MỌI VIỆC ĐỀU TRÔNG CHỜ VÀO THỦ TƯỚNG Ư?  —  (Huỳnh Ngọc Chênh). “… Thủ Tướng phải đi làm công việc của một quan tòa ư? Cứ vụ việc nào xảy ra cũng phải đợi Thủ Tướng ra tay ư? Thế thì Thủ Tướng còn thời giờ đâu để làm việc quốc gia đại sự đúng với chức năng của mình được nhân dân giao phó?” Ha ha! Quá hay! Và quá … đau!
Vì cái “việc quốc gia đại sự” mà cứ mần đại, thành thử nó không ra … “đại sự”, mà thành đại … bại, nên mới phải thổi đại cái việc “tiểu sự” lên cho nó thành “đại”, để hy vọng nhân dân nức nở những là “đại nhân, đại nghĩa”, “đại trí”, “đại tài” … Hoan hô ĐẠI CA!!!
- Cần hiến kế ngay, giúp Thủ tướng một tay – (Người Ba Đồn). “Nếu Thủ tướng suốt ngày đi xử “kiểu Đoàn Văn Vươn thì còn đâu thời gian để mà lo việc lớn hơn quốc gia đại sự.Cần hiến kế ngay, giúp Thủ tướng một tay.”
- Luật gia Lê Hiếu Đằng: “Hơi thất vọng” với kết luận của Thủ tướng   –   (BBC). “Thủ tướng vẫn nhắc lại tội giết người, chống người thi hành công vụ của ông Vươn. Theo tôi và nhiều người khác, đó không phải là tội. Đó là hành động tự vệ. Nếu ông không có hành động đó, chắc gì vụ giải tỏa tạo thành làn sóng phẫn nộ của xã hội, tạo áp lực để chính phủ phải ra tay. Nếu ông không làm vậy, dứt khoát chính phủ sẽ không để ý đến, và Hải Phòng, Tiên Lãng sẽ thực hiện được hành vi trái pháp luật của mình”.  Mời bấm vào đâynghe audio  phỏng vấn.- Niềm vui Tiên Lãng chẳng tày một gang  – (Dân làm báo).  – Thủ tướng chính phủ mâu thuẫn trong kết luận về vụ Tiên Lãng.   – 10 điều Khổ thân Thủ Tướng Việt Nam.
- Kính thưa ngài Thủ tướng, ngài đã ngồi nhầm chỗ rồi! – (Dân làm báo). “Thủ tướng hiên ngang chà đạp pháp luật, phán xét chuyện Tiên Lãng rồi lại lên giọng ra lệnh cho Toà phải xử rõ ràng mà đáng lý ra ngài phải là bị can trước vành móng ngựa. Khôi hài chưa từng thấy!”
- ĐỪNG BẮT THỦ TƯỚNG CƯỠI DIỀU – (Xích lô). “Sau Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ “Vinashin chính trị” vừa qua ở Tiên lãng Hải phòng, nhiều báo, đài quốc doanh đã tung hô ầm ĩ, giật tít theo kiểu nâng bi. Nào là: Một kết luận hợp lòng dân (Sài Gòn giải phóng), nào là: Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Kết luận của Thủ tướng “thấu tình, đạt lý” (VOV), rồi có cái tít nghe cảm thán đến vãi hàng: Người dân vỡ òa niềm vui, lãnh đạo Hải Phòng “tâmphục”(Bee.Net.vn).”  Hu hu! Nghe muốn … khóc òa! - Cưỡng chế ở Hải Phòng: Kết luận củaThủ tướng đã làn nức lòng nhân dân (GDVN).
“Một số chú làng văn làng lốc khoái ăn nhậu mượn cớ này nổ sâm xờ banh, khui diệu tây, tụ tập phá mồi làm các bà nội trợ một phen dọn toilet hết hơi.”
Ba Sàm xin nhắc lại thống kê từ tối qua trên trang web của Chính phủ: mặc dù không phải là một tờ báo, thế nhưng chỉ trong 2 ngày 10 và 11/2, đã có tới 16 bài viết, tài liệu quanh kết luận của thủ tướng. Một con số ngoài sức tưởng tượng, mà, cùng với vài hiện tượng khác, chỉ có thể giải thích rằng đây là một cú PR kiểu “tát nước theo … DÂN” đã được tính toán rất kỹ và bài bản. Đến độ, như một độc giả của BS nhận xét, là cụ đại tướng cựu CT nước lên VTV1 tối qua nói mấy câu không ra hơi, phải coi phụ đề, mà cũng được trang web chính phủ phỏng vấn cả bài dài thoòng. Tài thiệt!
- Chính phủ tăng tuyên truyền về Tiên Lãng   –   (BBC). “Chưa đầy 24 giờ sau cuộc họp về vụ Tiên Lãng, trang web chính phủ Việt Nam đăng một loạt bài nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân””  – Vụ Tiên Lãng: Phán quyết “có hậu” và bài học lớn (TTXVN). – Vũ Hiển: HẢI PHÒNG SÁNG NAY… (Trần Nhương). Dẫu có vui – cũng chỉ là vui gượng / Con đường phía trước vẫn còn xa… / Rét vẫn rét giữa mưa phùn gió quất / Người tựa hơi người lầm lụi vượt qua!…”
<= “Trong lịch sử chưa bao giờ có kẻ nào đổ tội cho nhân dân lại được phân công đi điều tra việc của dân như Đỗ Trung Thoại”Hải Phòng đang giỡn mặt Thủ tướng?! – (Cu làng cát). Hay là đang cùng TT … giỡn … ? Hề hề!
- Phỏng vấn GS-TSKH Đặng Hùng Võ: LUẬT ĐẤT ĐAI: PHẢI SỬA NHỮNG GÌ? – Giao đất lâu dài (NLĐ).  – TS PHẠM VĂN VÕ, Chủ nhiệm bộ môn Luật Đất đai-Môi trường ĐH Luật TP.HCM: Vụ Tiên Lãng: Những ông chủ con miệt thị quyền tài sản (PLTP).
- Nhà văn Võ Thị Hảo: Khi chính quyền “coi dân như kẻ thù”   –   (BBC).
- Thì ra chẳng có vụ chống người thi hành công vụ nào ở Tiên Lãng cả? (J.B Nguyễn Hữu Vinh). “Tại sao phải cạo trọc đầu của anh ta? Vợ anh ta khẳng định đầu anh Vươn nhà em không phải cạo trọc như vậy, chẳng lẽ vợ hắn nhầm? Khi cái đầu còn cạo trọc được, thì có nghĩa là lời nói cũng có thể đã cạo trơn trước đó rồi ông ạ.
- Nguyễn Thái Sơn: 5 ĐỊNH NGHĨA… NGƯỢC (Trần Nhương).  – NƯỚC MẮT VÀ NỤ CƯỜI (Jasmine).  – Vai trò đặc thù của báo chí (PLTP). “Một kinh nghiệm quý qua vụ Tiên Lãng là khi có sự xung đột lợi ích, dẫn đến sự mâu thuẫn trong thông tin, thì nhà báo phải tác nghiệp trên lập trường nào? Nhiều nhà báo đã chọn ‘lập trường nhân dân’.”
- NGUYỄN KHOA ĐĂNG: Rồi sẽ chui lên từ đất (Lê Thiếu Nhơn). “Có một ngày bọn người nhân danh thời thế/ Đem súng ống, dây thừng đến tát cạn ao tôi/ Bắt hết đi những con cá trắm mọc râu/ Con cá mương, cá đuôi cờ từng giúp dân làng qua bữa/ Chúng hất sạch trơn mồ hôi của bố/ Sạch trơn nước mắt của mẹ/ Bố tôi chưa kịp nói gì chúng đã trói lại tống giam/ Mẹ tôi gào lên chúng đấm hộc máu mồm”.
- Đoàn Văn Vươn: Anh mới là trí thức (Nguyễn Tường Thụy). – Bùi Văn Bồng: HỌ ĐOÀN AI OÁN KHÚC   –   (Người Lót Gạch). – Thường Quán: Hải Phòng   —  (Diễn Đàn).
- GS Nguyễn Mạnh Hùng, ĐH Laval: Ổn định nông thôn và dân chủ cơ sở (Phạm Thị Hoài). – BS Phạm Hồng Sơn: Thẩm quyền, quyền lực và Tiên Lãng.
- Giang Sơn: Nếu gia đình Đoàn Văn Vươn không nổ súng – (Dân luận).
Việt Nam: Thủ tướng khiển trách chính quyền địa phương trong vụ Tiên Lãng - (VOA). - Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh: Vụ Tiên Lãng trái cả hiến pháp (TT). - Vụ cưỡng chế đất: MTTQ Việt Nam có ý kiến về chỉ đạo của Thủ tướng (VOV). - Về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng – Khẩn trương khắc phục hậu quả, xử nghiêm sai phạm(SGGP).


Đào Tuấn – Để luật không phải là cạm bẫy

Đaotuanblog
Trong cuốn “Lịch sử khẩn hoang Miền Nam”, nhà văn Sơn Nam đã điểm lại hai vụ án nổi tiếng: Vụ Ninh Thạch Lợi, xảy ra ở Rạch Giá năm 1927 và vụ đồng Nọc Nạn, xảy ra ở Bạc Liêu năm 1928 để đưa ra một nhận xét chung: Nạn nhân là những người chí thú làm ăn…và chỉ muốn bảo vệ phần đất ruộng mà họ đã khai thác từ lâu. Trước khi bạo động xảy ra, họ cũng đã tìm đủ mọi cách để kêu nài trong mức cố gắng tối đa của  họ.
Những vụ án Ninh Thạch Lợi và Nọc Nạn đẫm máu bấy giờ, chứng tỏ những bất cập mà chính sách về ruộng đất, một chính sách mang tính chất cướp đoạt, cùng sự hà hiếp của bộ máy chính quyền địa phương buộc người nông dân phải đứng dậy trong thế cùng quẫn và “tuyệt nhiên không có những người làm  chánh trị xúi dục”. Sự thống nhất tuyệt đối về mặt dư luận bấy giờ, là còn bởi: “Luật lệ mà thực dân bấy lâu đưa ra về vấn đề khẩn  đất chỉ là những cạm bẫy để cho kẻ lương thiện sụp xuống dễ dàng”.
Trong vụ án Cống Rộc xảy ra sau đó gần một thế kỷ, người nông dân Đoàn Văn Vươn cũng như những chủ Chọt, Biện Toại, Mười Lương.. cũng chỉ muốn bảo vệ phần đất mà họ đã đổ mồ hôi và máu mới có được. Cũng kêu oan với báo chí, cũng kiện ra tòa, tức là cũng đã tìm đủ mọi cách, một cách hòa bình và được pháp luật cho phép để giữ đất, trước khi sử dụng mìn tự chế và sung hoa cải. Một cách phản kháng giống hệt với sự tự sát. Chỉ thiếu một cuộc bốc thăm như anh em Biện Toại đã làm cách đây 1 thế kỷ, để đi tới tận cùng của sự tuyệt vọng.
Nhưng dẫu sao, “tiếng súng Hoa Cải” cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận một vấn đề bức xúc từ chính sách đất đai, liên quan đến hàng triệu nông dân.
Hôm qua, 1,2 triệu hộ nông dân và dư luận cả nước đặc biệt quan tâm và chờ đợi ý kiến kết luận cuối cùng của người đứng đầu Chính phủ, đặc biệt đối với số phận khu đầm 40ha của nông dân Đoàn Văn Vươn. Không quan tâm sao được khi bất cứ ai trong họ cũng nhãn tiền phải đối diện với việc bị thu hồi, bị cưỡng chế, bị tước đoạt mảnh đất khi “5 quyền đối với ruộng đất” của họ còn hay mất phụ thuộc nhiều khi vào chỉ một cái nhíu mày của một ông Chủ tịch huyện. Không lo lắng sao được khi 1,2 triệu hộ, dù có sổ đỏ, đang bước đến, đang leo lên giờ G: năm 2013, khi thời hạn giao đất đã hết, trong khi chính quyền Hải Phòng đến giờ vẫn khẳng định việc thu hồi- khi hết thời hạn- là không sai.
Trước cuộc làm việc của Thủ tướng, lần đầu tiên đã có sự xuất hiện ý kiến của một số quan chức trấn an dư luận với những khẳng định: Nông dân không phải lo lắng về thời hạn năm 2013. Trên một tờ báo của ngành Công an, ông Nguyễn Khải, nguyên Vụ trưởng Vụ Đất đai (Bộ TN-MT) khẳng định: “Ai đó nói rằng tới năm 2013, Nhà nước sẽ thu hồi lại đất là hoàn toàn sai”. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Mai Xuân Hùng cũng cho rằng: “Bản chất là giao lại chứ không phải thu hồi”.
Tuy nhiên, sự lo lắng của người dân là có thật khi cũng chính vị quan chức của Quốc hội cũng nói đến việc “Chia lại”: “Hình thức chia lại như thế nào thì đang nghiên cứu. Trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, Quốc hội sẽ cho ý kiến, sau đó mới ra Nghị quyết để thực hiện”. Hơn nữa, việc tiếp tục được sử dụng mảnh đất 20 năm mồ hôi xương máu hay không, phụ thuộc vào Chính quyền, khi những kẽ hở của Luật đất đai (sửa đổi) 2003 đang vô tình giao cho chính quyền một thứ quyền hạn quá lớn: Quyền định đoạt đối với mảnh đất mà người nông dân đang sử dụng. Thực tế Tiên Lãng cũng đã cho thấy trong vụ án Cống Rộc, chính quyền đã hành xử với mảnh đất của nông dân theo một cách thức không thể tồi tệ hơn: Cưỡng chế thu hồi mà hoàn toàn không có phương án đền bù, không đối thoại với dân, và thu hồi cũng không biết để làm gì khi thậm chí phương án sử dụng sau đó cũng không có.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, hôm qua, đã thông báo ý kiến có tính chất kết luận cuối cùng của người đứng đầu Chính phủ. Theo đó, Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng đối với ông Đoàn Văn Vươn là trái luật. Điều 38- Luật đất đai (sửa đổi) 2003 quy định 5 trường hợp thu hồi đất, nhưng gia đình ông Vươn không nằm trong 5 trường hợp trên. Và quyết định thu hồi đã sai thì quyết định cưỡng chế thu hồi cũng đương nhiên sai.
Kết luận của Thủ tướng, dù không làm thay đổi tình trạng pháp lý của người nông dân lấn biển, tuy nhiên, công lý phần nào đã được trả lại cho ông. Công luận, qua kết luận cuối cùng này, dường như càng thông cảm hơn với nỗi tuyệt vọng và sự khốn quẫn của người nông dân khi bị chính quyền tước đoạt một cách trái luật và trắng trợn mảnh đất của mình.
Số phận của người nông dân Đoàn Văn Vươn có lẽ đã rẽ theo một hướng hoàn toàn bi thảm sau khi quả bom tự tạo đầu tiên phát nổ, sau khi viên đạn hoa cải đầu tiên được bắn ra khỏi nòng. Nhưng người đẩy ông vào tình thế tuyệt vọng, không ai khác, chính là quan chức trong bộ máy chính quyền Tiên Lãng.
Nhưng vụ án Cống Rộc hoàn toàn chưa khép lại. Nó mới chỉ vạch ra vấn đề đang nhức nhối nhất ở nông thôn: Đó là tình trạng một nông thôn mà dân chủ cơ sở tồn tại rất mờ nhạt. Đó là một nông thôn nơi chính quyền gần như đối lập với dân. Và nguyên nhân của mọi nguyên nhân là những bất cập trong chính sách đất đai. Không thể không nhắc lại là Luật đất đai đã phải sửa tới 4 lần, có tới 200 văn bản hướng dẫn thi hành. Nhưng đó là một bộ luật có quá nhiều kẽ hở để chính quyền địa phương có thể “tự giải thích luật” theo ý muốn chủ quan của mình.
Hàng triệu triệu nông dân, những người đứng trước nguy cơ mất trắng đất đai như ông Đoàn Văn Vươn, khi thời hạn 2013 đang đến rất nhanh, giờ có lẽ đã có thể tạm yên tâm để tiếp tục đổ mồ hôi trên mảnh đất của mình. Kết luận cuối cùng của người đứng đầu Chính phủ, có lẽ, ngay lập tức sẽ tạo hiệu ứng như một “tiền lệ pháp”- một tiền lệ trong lĩnh vực hành chính, để người nông dân dùng để bảo vệ quyền hợp pháp của họ trước sự hà hiếp của chính quyền.
Vụ án Cống Rộc cũng cấp thiết đặt ra việc sửa đổi luật Đất đai. Và để Luật đất đai không còn là “cạm bẫy” đối với nông dân, có lẽ, việc sửa đổi sẽ không thể chỉ dừng ở vấn đề thời hạn 20 năm, 50 năm hay 99 năm, mà phải đặt ra cái gốc: Chế độ sở hữu.

Phỏng vấn lưỡi quan (Tiên Lãng và Hải Phòng)

 Trần Ngọc SơnCulangcat

Đôi lời: Vụ Tiên Lãng, có nhiều phát ngôn trái ngược và cả phát …trôn nữa, rồi thì cả hy vọng, nhiều người thận trọng bảo hãy chờ coi. Nhân chuyện này, mời bài các bạn xem bài Phỏng vấn lưỡi quan do phóng viên Ê-dốp thực hiện.
Ê- dốp: Vì sao ông nói “Ông Vươn không phải là người tốt”?
Lưỡi: Đối với tôi chỉ có quan huyện Hiền, người đưa tôi lên làm chánh văn phòng là người tốt thôi, còn tay Vươn đó có cho tôi được chút bổng lộc nào đâu!
Ê- dốp: Nhà người ta bị kẻ cướp ngày phá tan hoang, thế mà ông còn trắng trợn phát ngôn : ” Nhà bị phá phải báo chứ ” làm dư luận bất bình, ông nghĩ sao ?
Lưỡi: Bọn chó nào ra lệnh và phá nhà anh em ông Vươn tôi không biết, nghề của tôi là sống bằng lưỡi , nên tôi phải cố bịt tai vào mà nói thế!
Ê-dốp: Ông nói “Chúng tôi làm chúng tôi phải bảo là đúng” có phải là kiểu nói lấy được hay không ?
Lưỡi: Đó là đặc trưng của họ hàng nhà lưỡi chúng tôi “thân mềm, không xương”, hơn nữa đến thời điểm này những đứa có thẩm quyền có đứa nào bảo tôi nên phát ngôn như thế nào đâu !
Ê-dốp: Ông là quan lớn của thành phố thế mà ai phá nhà ông Vươn, ông Quý cả tháng nay vẫn không tìm ra, vậy ông nghĩ sao ?
Lưỡi: Tôi nghĩ có nhiều khả năng A-la-đanh đã dùng thần đèn chuyển hai ngôi ” nhà chòi” này sang xứ Ả rập làm chòi canh cá mập. Nếu đúng như dự đoán thì cán bộ điều tra của chúng tôi phải mất ít nhất “Nghìn lẻ một đêm” để tìm ra sự thật. Rất mong nhân dân chia sẻ và ủng hộ sự chỉ đạo quyết liệt theo tốc độ cụ rùa của thành phố.
Ê-dốp: Nhà người ta hai tầng mái bằng kiên cố sao ông bảo là cái chòi canh cá ?
Lưỡi: So với nhà tôi thì cái đó chỉ đáng cái chòi canh cá thôi ông ạ !
Ê-dốp: Mang cả một lực lượng hùng hậu để cưỡng chế vài người nông dân chân lấm tay bùn thế mà ông tự ca tụng là “hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay…rất là đẹp…không có trong giáo án…có thể viết thành sách”, ông không thấy xấu hổ à ?
Lưỡi: Tôi chỉ chú ý đến nghiệp vụ và văn học, còn việc khác tôi không quan tâm.
Ê-dốp: Vậy ông đã chuẩn bị viết sách chưa ?
Lưỡi: Hiện nay, đã có vài vị luật sư và đại tá khác đề nghị truy xét tôi và muốn tôi về nghỉ để tập trung “trứ tác”, đấy là những người “tri kỉ ” của tôi. Một số blogger đã giúp tôi một số cái tên để đặt cho tác phẩm đầu tay nhưng kinh điển này như: Binh pháp Ka Ka, Nghiệp vụ cưỡng chế, Hiệp đồng tác chiến với nông dân, Một cuộc diễn tập như ý…Ông hãy cố chờ, nếu được nghỉ hưu non, tôi sẽ bắt tay vào viết ngay, đề nghị bạn đọc thường xuyên cập nhật thông tin bằng cách bấm vào F5 theo địa chỉ Nhavandaicaca.com để thưởng thức tác phẩm tuyệt vời này.
Ê-dốp: Ông phát ngôn rằng :” Nhân dân bất bình phá nhà ông Vươn” là sao ?
Lưỡi: Anh chỉ được cái nhớ dai, tôi đã cải chính rồi đấy là phát …trôn chứ không phải phát ngôn, do bộ phận tiêu hóa của tôi không tự chủ được nên gây ra tiếng khó ngửi đó. Tôi đã bị báo chí, blog chửi nhiều rồi. Tôi xin ông đừng nhắc lại nữa. Nay được được cử làm tổ trưởng tổ công tác, rút kinh nghiệm đợt trước, tôi sẽ mang theo riêng một bác sĩ nội khoa để tránh phát trôn ngoài ý muốn và cũng mong rằng lấy công chuộc lỗi ông ạ!
Ê-dốp: Vâng, bây giờ thì sau hơn hai ngàn năm, tôi càng vững tin vào nhận định của mình về họ hàng nhà lưỡi các ông, quả là “Danh bất hư truyền” -”Càng nghe càng buồn”.
Rút từ commen

Chòi & Nhà

Biếm họa HatKa (Danlambao)


Niềm vui Tiên Lãng chẳng tày một gang


Nhan Quốc Hùng (bạn đọc Dân Làm Báo) – Cũng như bao độc giả theo dõi tin tức trên mạng internet khác, tôi rất quan tâm cách mấy ông lãnh đạo chính quyền xử lý vụ Tiên Lãng. Ngày 10.2.2012, đúng lịch làm việc theo hẹn thì thủ tướng chính phủ ra kết luận vụ ở Tiên Lãng. Khắp nơi hân hoan, nhiều người vui mừng và kỳ vọng vào kết luận của ông thủ tướng chính phủ. Một vài ý kiến chê trách và tỏ ra không tin tưởng vào kết luận này. Nhưng có ý kiến trung lập cho rằng hãy chờ xem cách làm của các quan chức ở Hải Phòng ra sao và tỏ ra thận trọng khi nhận định.
Chưa đầy một ngày sau thì cách hành xử ở Hải Phòng làm nhiều người bật ngửa. Những nghi ngờ bây giờ thành hiện thực và niềm vui của bà con dân oan Tiên Lãng nó chỉ lâng lâng trong 24 tiếng đồng hồ mà thôi.
Ông Đỗ Trung Thoại, phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng được đề cử làm trưởng đoàn xử lý vụ Tiên Lãng. Ông Đỗ Trung Thoại là người đã tuyên bố “nhân dân phá nhà của anh Vươn chứ không phải chính quyền phá nhà dân”. Sau đó thì cũng chính ông này phát ngôn là chưa biết ai phá nhà anh Vươn. Bộ không lẽ Hải Phòng hết Phó chủ tịch UBND sao mà cử quan chức lẽ ra bị kỷ luật vì phát ngôn lung tung này đi xử lý vụ Tiên Lãng?
Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng  Đỗ Trung Thoại  làm tổ trưởng Tổ công tác triển khai kết luận Thủ tướng trong vụ Tiên Lãng khiến dư luận càng thêm bất bình
Chưa hết nghi ngờ thì thêm phát súng của chính quyền Hải Phòng bắn vào dân oan Tiên Lãng và dư luận khắp nơi : Ông Hiền chủ tịch huyện và ông Khanh trưởng ban cưỡng chế chỉ bị kỷ luật rất nhẹ: tạm đình chỉ công tác 15 ngày.
Phái đoàn từ thành phố Hải Phòng xuống huyện Tiên Lãng làm việc chỉ có 15 phút chớp nhoáng từ 18 giờ 30 phút, đến 18 giờ 45 thì về Hải Phòng ngay
Hải Phòng đã biến kết luận của thủ tướng chính phủ thành trò cười.
Hải Phòng đã đùa giỡn với nỗi đau của người dân oan bị cướp đất phá nhà.
Từng là một dân oan như ông Đoàn Văn Vươn, như gần 40 dân oan ở Tiên Lãng và hàng trăm nghìn dân oan khác trên 63 tỉnh thành cả nước, chúng tôi hiểu khoảng cách giữa một quyết định của chính phủ, của thủ tướng, của Tòa án Tối cao, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đến các cơ quan địa phương nó mênh mông lắm. Có khi phép vua thua xa lệ làng.
Khi cầm các quyết định này từ thủ đô về địa phương thì các quan chức ở địa phương không coi các quyết định này ra cái gram nào. Đôi khi còn hành xử 180 độ trái ngược. Thủ tướng, cấp trên chỉ đạo một đường nhưng người ta làm theo một nẻo.
Nhưng để có những quyết định của thủ tướng chính phủ, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Tòa án Tối cao, của thánh tra chính phủ thì những dân oan thấp cổ bé miệng như chúng tôi trải qua nhiều cửa ải khó khăn và không dễ gì mà ai cũng có được những quyết định từ trung ương
Nhiều dân oan thậm chí phải thoát y, cởi truồng làm dữ dằn trước các cổng tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao, văn phòng quốc hội, văn phòng chính phủ thì mới được cho vào phòng tiếp dân trình bày và được quan tâm
Ông Đoàn Văn Vươn đã dùng tiếng bom, tiếng súng để được trung ương quan tâm chỉ đạo.
Từ Tiên Lãng xa xôi, ông Đoàn Văn Vươn đã chỉ cho dân oan 63 tỉnh thành con đường khác để trung ương quan tâm vụ án của mình mà không cần phải thoát y cởi truồng kêu oan giữa đường phố Hà Nội. Dùng các vũ khí tự tạo sống chết với các đoàn quân cưỡng chế vô tâm vô tính người
Sáng kiến của ông Vươn làm nức lòng dân oan
Nhưng cách hành xử của chính quyền Hải Phòng chứng minh cho dư luận thấy rằng căn bệnh trên bảo dưới không nghe là trầm kha và là ung thư giai đoạn cuối
22 năm trời từ Miền Nam ra Hà Nội kêu oan tôi thấu hiểu nỗi lòng của những người dân oan bị những người nhân danh chính quyền đi cướp tài sản của dân
Nỗi buồn của dân oan thì vô tận
Nhưng niềm vui của dân oan từ khi cầm cái quyết định của trung ương về địa phương thì nó ngắn ngủi chẳng tày một gang

Nhan Quốc Hùng – Bạn đọc Dân Làm Báo
http://danlambaovn.blogspot.com/

Phản biện xã hội- vì sao?


Vietnamnet – Phản biện xã hội góp phần nâng cao trách nhiệm xã hội của cộng đồng, phát triển ý thức về quyền và nghĩa vụ của người công dân, qua đó từng bước hình thành môi trường xã hội dân chủ, tiến bộ.
LTS: Cách đây không lâu, trên các trang mạng xã hội sôi nổi bàn luận về trí thức và sự phản biện. Mới đây, Tuần Việt Nam nhận được bài viết, với chủ đề về phản biện xã hội. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng tải bài viết. Và mong mỏi nhận được nhiều ý kiến về chủ đề này
Xã hội đã thiếu một cơ chế đối thoại?
Phản biện xã hội là sự “phản tỉnh” của các lực lượng xã hội đối với những kiến tạo chính sách, thể chế… trực tiếp liên quan đến quyền lợi của các thành viên trong cộng đồng, từ đó giúp các cơ quan hữu quan điều chỉnh chủ trương, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Như vậy, về bản chất, phản biện xã hội là sự tương tác, giao thoa về quan điểm, tư tưởng giữa các lực lượng (chính trị, kinh tế, xã hội) trong một cộng đồng. Do đó, thực tiễn và chất lượng của hoạt động phản biện nói lên tính chất tiến bộ, trình độ dân chủ, văn minh của cộng đồng ấy.
Xã hội là một tập hợp của nhiều nhóm lợi ích. Trong quá trình phát triển, các nhóm có nguy cơ mâu thuẫn về quyền lợi, dẫn đến những ẩn ức, ức chế xã hội (trong trường hợp không được giải tỏa). Cao hơn, có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng xã hội thường trực, thậm chí là tiền đề cho các cuộc khủng hoảng chính trị – xã hội trên diện rộng.
Sở dĩ có tình trạng như vậy là bởi xã hội đã thiếu đi một cơ chế đối thoại. Do đó, phản biện xã hội nảy sinh, ở một góc độ nào đó, là để điều hòa mâu thuẫn, cân đối lợi ích giữa các nhóm liên quan. Nếu chúng ta xem xã hội như một chỉnh thể toàn vẹn thì vận động xã hội là quá trình “trao đổi chất” giữa các lực lượng xã hội.
Mâu thuẫn/xung đột xã hội sẽ làm gián đoạn phương thức trao đổi này cho đến khi cơ chế đối thoại, phản biện xã hội xuất hiện. Phản biện xã hội góp phần tái tạo, phục hồi trạng thái cân bằng vốn đã bị phá vỡ trước đó, mở đường cho trạng thái đồng thuận xã hội xuất hiện.
Khi một xã hội trở nên đồng thuận, bản thân nó đã tự tạo cho mình những tiền đề phát triển mới. Vì đồng thuận xã hội là điều kiện cần để phát triển các nguồn vốn cộng đồng, mở rộng mạng lưới xã hội mà ở đó, các thành viên dễ dàng tương tác với nhau nhờ cùng chia sẻ những niềm tin và giá trị chung.
Phản biện xã hội góp phần khắc phục những khiếm khuyết của các kiến tạo chính sách – thể chế, qua đó nâng cao chất lượng quản trị của bộ máy Nhà nước
Khi hoạt động phản biện diễn ra, người ta hiểu rằng, trước đó, đã tồn tại một số vấn đề nhất định trong sự kiến tạo chính sách của cơ quan Nhà nước chuyên trách công việc này. Khiếm khuyết ấy có thể làm cho bản thân chính sách, quyết định đó trở nên bất khả thi khi áp dụng vào điều kiện thực tế.
Cho nên, phản biện xã hội thực chất là đưa ra một cách nhìn khác của cộng đồng đối với chất lượng và triển vọng của chính sách vừa được ban hành- một cách nhìn mang tính ngoại thể so với cách nhìn mang tính nội thể của người trong cuộc.
Trong ý nghĩa tích cực của nó, phản biện xã hội không có mục đích phủ định sạch trơn hay tìm cách đánh đổ kiến tạo chính sách của cơ quan công quyền. Ngược lại, nó giúp cơ quan kiến tạo chính sách nhận ra những vết rạn hay lỗ hổng của bản thân chính sách, kể cả việc đề xuất các hướng đi hay giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế ấy.

Phản biện xã hội là sự “phản tỉnh” của các lực lượng xã hội đối với những kiến tạo chính sách, thể chế… Ảnh minh họa
Rõ ràng, việc bổ sung cách nhìn ngoại thể đưa đến một tác động kép: Một mặt, nó trực tiếp nâng cao tính hiệu quả của quá trình lập định chính sách. Mặt khác, từng bước thay đổi tư duy kiến tạo chính sách, kể cả tư duy quản lí của giới kĩ trị theo hướng bám sát thực tiễn hơn.
Phản biện xã hội góp phần nâng cao trách nhiệm xã hội của cộng đồng, phát triển ý thức về quyền và nghĩa vụ của người công dân, qua đó từng bước hình thành môi trường xã hội dân chủ, tiến bộ.
Do bản chất xã hội của nó, các hoạt động phản biện thường gây ảnh hưởng đáng kể lên đời sống cộng đồng. Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, vai trò tích cực của cộng đồng truyền thông càng giúp đẩy mạnh quá trình xã hội hóa các hoạt động phản biện.
Thông qua quá trình này, cộng đồng dần nắm bắt được căn nguyên xuất hiện của hoạt động phản biện, từ đó dấy lên nhu cầu quan tâm, nhận thức vấn đề đang được đặt ra.
Bằng cách này hay cách khác, hoạt động phản biện luôn ủ sẵn khả năng tạo ra một trường tương tác xã hội (social interaction sphere) giữa cộng đồng trí thức (phát hiện và lí giải vấn đề), cộng đồng truyền thông (phổ quát thông tin) và cộng đồng xã hội (hưởng ứng thông tin và hình thành dư luận).
Quá trình tương tác ấy phá vỡ ốc đảo khép kín của đời sống cá thể, nối kết cá thể với cộng đồng rộng lớn bên ngoài. Từ đó giúp họ hình thành nên tính năng động xã hội- một phẩm chất không thể thiếu của người công dân hiện đại.
Nền tảng để hình thành phản biện xã hội
Hệ thống thể chế minh bạch, dân chủ, tiến bộ: Kinh nghiệm quốc tế và trong nước ngày càng cho thấy rằng, hệ thống thể chế có vai trò đòn bẩy đối với tốc độ và chất lượng phát triển của toàn xã hội.
Thể chế không chỉ tạo cơ sở pháp lý mà còn kích thích và định hình chiều hướng vận động của các nguồn lực xã hội. Ở các quốc gia phát triển, với sự tồn tại của một nhà nước pháp quyền dân chủ và một nền kinh tế thị trường lành mạnh, phản biện xã hội diễn ra như một hiện tượng tất yếu, tự nhiên của đời sống dân sự.
Sự tương tác qua lại thường xuyên giữa nhà nước – thị trường – xã hội dân sự thông qua cơ chế phản biện xã hội đã giúp các quốc gia này giảm thiểu được xung đột, căng thẳng xã hội, điều chỉnh năng lực quản trị của bộ máy nhà nước, cũng như phát triển trách nhiệm xã hội, ý thức cộng đồng ở từng cá thể công dân lẫn các tập đoàn doanh nghiệp.
Rõ ràng, trong điều kiện lí tưởng của trạng thái phát triển, phản biện xã hội trở thành cơ chế đảm bảo cho quá trình cộng thông liên tục giữa các lực lượng xã hội, nhờ vậy, đảm bảo tính bền vững cho lộ trình phát triển nói chung.
Sự hiện diện của xã hội dân sự ::Giữa xã hội dân sự và phản biện xã hội tồn tại một mối quan hệ mang tính nhân quả. Nói cách khác, sự hiện diện của xã hội dân sự là một đảm bảo tiên quyết để hoạt động phản biện xã hội được diễn ra. Về bản chất, xã hội dân sự là lực lượng trung gian đứng giữa nhà nước và thị trường, được hình thành trên nền tảng của một môi trường xã hội dân chủ và tiến bộ.
Chủ thể của nền tảng ấy là những người công dân đã biết tổ chức ra các đoàn thể, hiệp hội để thông qua các tổ chức đại diện ấy thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ công dân của họ dưới rất nhiều cách thức, mà phản biện xã hội là một trong số đó.
Điều này nói lên rằng, phản biện xã hội chính là chức năng cơ bản nhất của xã hội dân sự. Các lực lượng dân sự sử dụng cơ chế phản biện để bày tỏ quan điểm, thái độ của họ đối với các kiến tạo chính sách, thể chế, định chế … của nhà nước.
Trong một chừng mực nhất định, có thể diễn đạt rằng, phản biện xã hội là sự cụ thể hóa năng lực và phẩm chất của xã hội dân sự trước những vấn đề mà thực tiễn đặt ra cho bản thân nó.
Năng lực và trách nhiệm xã hội của giới trí thức: Karl Marx từng nhấn mạnh đến một chức năng rất cơ bản của người trí thức: Chức năng phê phán hay phản biện xã hội [1].
Thực ra, công tác phản biện xã hội thuộc về trách nhiệm của toàn cộng đồng. Tuy nhiên, với ưu thế đặc biệt về năng lực và do sự thôi thúc lương tâm, người trí thức luôn nhận lãnh trách nhiệm của người tiên phong.
Họ thường nhạy cảm phát hiện ra các vấn đề mới của cuộc sống, đặt chúng trong một hệ qui chiếu rộng lớn của đời sống cộng đồng. Từ đó đánh giá những tác động lợi- hại của chúng đối với lợi ích trước mắt và lâu dài của xã hội.
Trong điều kiện đã tồn tại xã hội dân sự, hoạt động phản biện do giới trí thức khởi xướng sẽ hình thành nên một không gian công cộng (public sphere), mà những sinh hoạt gắn liền với nó được qui về cái gọi là nền văn hóa công luận (public culture).
Về mặt lịch sử, sự ra đời của không gian công cộng là một nỗ lực nhằm ngăn ngừa tính độc đoán, áp đặt của các hệ thống chính trị và các phong trào xã hội có nguy cơ bị chính trị hóa.
Trình độ dân trí của cộng đồng: Tác động của trình độ dân trí đối với phản biện xã hội được biểu hiện dưới  hai khía cạnh cụ thể sau đây: Thứ nhất, trong một xã hội có nền dân trí cao, người dân nhận thức rất rõ về quyền lợi và trách nhiệm công dân của họ. Con người tìm thấy hạnh phúc trong sự gắn nối tự nguyện với không gian bên ngoài.
Không thể gọi là hạnh phúc, mà không tham gia vào công việc công cộng. Không thể gọi là tự do nếu không thể nghiệm thế nào là tự do công cộng. Không thể là tự do hay hạnh phúc mà không có chút quyền hành nào trong quyền lực công cộng [2].
Những người công dân năng động này rất quan tâm đến các vấn đề liên quan đến quyền lợi của cộng đồng, chẳng hạn việc ban hành một chính sách, quy định, nghị định … nào đó của các tổ chức/cơ quan Nhà nước.
Hệ quả, họ đủ khả năng tự nhận ra những hệ lụy mà mình đang hoặc chuẩn bị đối mặt, hoặc dễ dàng đồng cảm với những phát hiện và cảnh báo của giới trí thức – tầng lớp hoa tiêu của xã hội. Từ đây, dư luận xã hội sẽ hình thành để vừa trực tiếp tác động tới thái độ của cơ quan công quyền, vừa hậu thuẫn đắc lực cho tiếng nói của những người trực tiếp tham gia vào công tác phản biện.
Thứ hai, nền dân trí cao là điều kiện nền tảng để hình thành nên một đội ngũ trí thức cho cộng đồng – đội ngũ mà về sau sẽ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong công tác phản biện xã hội.
Một lô-gic mang tính phổ quát được vạch ra: Trên một mặt bằng dân trí cao, tầng lớp trí thức phát triển thành một lực lượng xã hội độc lập, cầm trịch nền văn hóa công luận và không gian công cộng để đảm trách công việc khai sáng cộng đồng, phê phán/phản biện xã hội.
***
Là sự “phản tỉnh” của các lực lượng xã hội đối với những kiến tạo chính sách, thể chế… trực tiếp liên quan đến quyền lợi của các thành viên trong cộng đồng, phản biện xã hội đã trở thành một cơ chế động năng cho quá trình vận động, đổi mới của xã hội.
Tuy nhiên, để hóa thân thành hiện thực, phản biện xã hội cần đến những điều kiện cơ bản, trong đó quan trọng nhất là tính chất dân chủ của hệ thống thể chế, sự hiện diện của xã hội dân sự, năng lực – trách nhiệm của giới trí thức và nền tảng dân trí của cộng đồng.
Trong bối cảnh Việt Nam, để cụ thể hóa các nội dung của Báo cáo chính trị Đại hội X của Đảng về công tác phản biện xã hội, việc xác lập và phát triển các điều kiện vừa nêu là những nhu cầu bức thiết đòi hỏi nỗ lực, trách nhiệm và lương tri của toàn thể các lực lượng xã hội.
—–
[1] Dẫn theo Paul Alexandre Baran (1961), Thế nào là người trí thức
[2] Dẫn theo Bùi Văn Nam Sơn (2011), Văn hóa và văn hóa chính trị,

MTTQ: Vụ Tiên Lãng là bài học “đắt giá”

Vietnamnet – Phó Chủ tịch UB TƯ MTTQ Nguyễn Văn Pha cho rằng vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng là một bài học đắt giá trên nhiều phương diện.

Đồng tình và đánh giá cao kết luận của Thủ tướng Chính phủ trong việc giải quyết vụ việc phức tạp và nhạy cảm ở Tiên Lãng, Hải Phòng, ông Pha hy vọng vụ việc sẽ nhanh chóng được giải quyết nhằm sớm ổn định tình hình địa phương và lấy lại niềm tin của nhân dân.
Ông Nguyễn Văn Pha nói rằng MTTQ sẽ có trách nhiệm giám sát các kết quả giải quyết vụ việc ở Tiên Lãng
Ông Pha chia sẻ thêm, đây là một bài học đắt giá trên nhiều phương diện: cả về xây dựng và thực thi cơ chế chính sách; cả về năng lực, đạo đức của cán bộ quản lý điều hành; cả về thái độ và ứng xử của cán bộ đối với các tình huống phức tạp, nhạy cảm; cả về công tác dân vận trong hệ thống chính trị…
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả chức năng giám sát mang tính nhân dân, trong thời gian tới MMTQ sẽ phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm với các ngành, các cấp trong quá trình giải quyết vụ việc này và thực hiện quyền giám sát, phản biện theo quy định pháp luật các kết quả giải quyết khi cần thiết.
Từ thực tiễn 23 năm làm Thứ trưởng Bộ Thủy sản (cũ) và 55 năm gắn bó với nghề thủy sản, PGS.TS. Võ Văn Trác, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng kết luận của Thủ tướng giải quyết vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng, Hải Phòng là công khai, minh bạch, kịp thời, vừa hợp lòng dân, đồng thời cũng phù hợp với lợi ích của đất nước.
Chỉ đạo của Thủ tướng không chỉ giải quyết vụ việc một cách khoa học, thấu tình đạt lý, mà còn củng cố lòng tin của nhân dân đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc khuyến khích nông, ngư dân đầu tư phát triển sản xuất lâu dài ở các vùng miền trong cả nước.
Trong thời gian tới Hội sẽ tiếp tục tham gia nghiên cứu, rà soát để đề xuất với Nhà nước về cơ chế chính sách, nhất là chính sách giao đất nuôi trồng thủy sản cho phù hợp với thực tế để nông, ngư dân yên tâm đầu tư sản xuất nuôi trồng thủy sản ổn định, lâu dài, đạt hiệu quả cao và bền vững trên vùng đất được giao sử dụng.
Chấn chỉnh quản lý đất đai
Ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho hay Hội mong các Bộ, ngành và thành phố Hải Phòng thực hiện nghiêm túc kết luận của Thủ tướng. Đây là bài học của các tổ chức, đoàn thể và Hội Nông dân trong công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đến người nông dân.
Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và Chính sách Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn cho rằng, để không xảy ra những hiện tượng tương tự, việc thực hiện các yêu cầu của Thủ tướng cần phải được thực hiện nghiêm túc; đặc biệt là yêu cầu các địa phương cần chủ động rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của nhân dân về đất đai… tiến tới tổng kết Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai để kiến nghị sửa đổi Luật đất đai cho phù hợp với thực tế và yêu cầu phát triển mới.
Vụ việc ở Tiên Lãng đã được Thủ tướng giải quyết thỏa đáng và đó vẫn là một bài học trên nhiều khía cạnh
Tiến sỹ Đặng Kim Sơn chia sẻ, hiện nay người dân còn thiếu các hình thức, kênh tiếp nhận và phản hồi thông tin về chính sách, trong khi cơ chế hành chính và pháp luật dành cho đất đai chưa hoàn chỉnh… Việc Thủ tướng kịp thời hoan nghênh các cơ quan thông tin đại chúng trong vụ việc này là điều rất đáng trân trọng.
Cùng với kết luận về vụ việc tại Tiên Lãng, Hải Phòng, ông Sơn cho rằng cần có những biện pháp giải quyết và thông tin cụ thể tiếp theo để người dân yên tâm khi thời hạn giao đất cho dân sắp hết vào năm 2013. Nhất là đối với những người sản xuất có hiệu quả, qua đó tiếp tục khích lệ tinh thần khai hoang mở rộng phát triển sản xuất, làm giàu cho gia đình và đóng góp cho đất nước.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Canh bạc của Bắc Kinh ở Biển Đông


Vietnamnet/Diplomat  – Nếu Trung Quốc đúng, ở ngoài khơi Biển Đông sẽ có đầy đủ dầu đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của thế giới trong vòng vài năm. Nhưng Trung Quốc có thể đang đặt tất tay cho một canh bạc sai lầm.
Bắc Kinh dường như đang có một thái độ mạo hiểm tại Biển Đông. Tại sao lại như vậy? Đó phần lớn là vì Trung Quốc muốn bảo đảm khả năng tiếp cận an toàn đối với nguồn hydrocarbon như dầu và khí tự nhiên ở ngoài khơi – Biển Đông thường được ví như Vịnh Ba Tư mới bởi tiềm năng tài nguyên nằm sâu dưới đáy. Và dù còn những khác biệt đáng kể giữa hai khu vực làm phức tạp thêm phép so sánh – bao gồm mức độ dễ dàng tiếp cận nguồn tài nguyên hóa thạch và chi phí phát triển và khai thác – đây vẫn là một phép so sánh tốt giúp ta hiểu tại sao Trung Quốc coi khu vực này có tầm quan trọng đối với lợi ích cốt lõi của mình.
Nhưng Bắc Kinh thực tế có thể đã đánh giá quá cao tầm quan trọng chiến lược của nguồn dầu và khí tự nhiện ở khu vực – và đang có những hành động liều lĩnh một cách không cần thiết có thể cản trở đến sự trỗi dậy hòa bình của mình.
Nhu cầu năng lượng “không đáy” của Trung Quốc để tiếp sức cho quá trình phát triển kinh tế sẽ trở nên ngày càng gay gắt khi nước này tiếp tục quá trình chuyển mình thành một công xưởng công nghiệp. Năm 2009, Trung Quốc chỉ vừa vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới; đến năm 2025, tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc dự báo sẽ cao hơn của Mỹ gần 50%. Để đảm bảo khả năng tiếp cận các tài nguyên năng lượng cần thiết cho phát triển kinh tế, Bắc Kinh đang xây dựng một loạt các nguồn năng lượng, bao gồm các đầu tư vào công nghệ mặt trời và phát triển thủy điện. Tuy nhiên, các nhiên liệu hóa thạch thông thường mà Trung Quốc đang đặt cược vào nhiều khả năng sẽ vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong kế hoạch của Bắc Kinh.
Kết quả, Bắc Kinh đang tích cực mở rộng nguồn cung cấp tài nguyên hóa thạch từ đa dạng các khu vực như Trung Đông, Trung Á và Biển Đông, trong nỗ lực nhằm giảm thiểu sự rủi ro từ bất kỳ nguồn dầu nào. Dầu từ Trung Đông phải vận chuyển qua Eo biển Malacca, nơi Trung Quốc thừa hiểu rằng sẽ nảy sinh những điểm dễ tổn thương chiến lược nếu bất kỳ quốc gia nào có ý định gây cản trở cho tuyến giao thông liên lạc đường biển này bằng cách làm gián đoạn hoạt động qua lại trên eo biển. Nếu Bắc Kinh định đầu tư của vào cơ sở hạ tầng đường ống năng lượng trên lục địa từ Trung Á cũng sẽ đồng nghĩa với việc dầu phải đi qua các nước trung gian đầy bất ổn như Myanmar và Pakistan và chuyển qua phía tây Trung Quốc, nơi ảnh hưởng của Bắc Kinh chưa đủ mạnh. Hệ quả tất yếu là, Bắc Kinh đang nhắm Biển Động như một con đường an toàn hơn để bảo đảm tiếp cận nguồn năng lượng cần thiết cho phát triển mạnh.
Tuy nhiên, kế hoạch của Bắc Kinh có thể chứa đựng nhiều sai sót. Có quá nhiều các ước tính khác nhau về quy mô trữ lượng hydrocarbon ở dưới đáy Biển Đông. Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ tính toán, có khoảng xấp xỉ 28 tỷ thùng dầu – đủ để cung cấp cho nhu cầu thế giới trong khoảng 11 tháng, theo số liệu năm 2009. Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc ước tính khu vực Biển Động chứa gần 200 tỷ thùng dầu, tức đủ phục vụ sức tiêu thụ dầu toàn cầu trong hơn 6,5 năm. Đa số các nhà phân tích nhận định, ước tính của Trung Quốc có phần quá lạc quan. Các con số một trời một vực ấy cần phải được chứng minh lại, tuy nhiên, những nỗ lực khảo sát trữ lượng nhiên liệu hóa thạch gần đây của các nước như Việt Nam đã liên tục bị Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc cản trở, trong đó nổi bật là hành động cắt cáp tàu khảo sát được thuê để tìm kiếm thông tin chính xác hơn.

Hơn nữa, canh bạc của Bắc Kinh đặt vào nhiên liệu hóa thạch với niềm tin đây sẽ vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu dường như đã không tính đến những tiến bộ đạt được trong công nghệ năng lượng và rộng hơn là thị trường năng lượng. Thực tế, ngành giao thông từng phụ thuộc một nguồn năng lượng duy nhất, chiếm khoảng 60% tiêu thụ dầu tiêu thụ tại các nước OECD, đang được đa dạng hóa thông qua các phương tiện chạy điện cũng như các nghiên cứu và phát triển nghiêm túc về các nhiên liệu sinh học lỏng thế hệ thứ hai có nguồn gốc từ các nguyên liệu cơ bản như tảo có thể làm dịch chuyển nhu cầu về dầu mỏ.
Thực tế, việc tăng cường tỷ trọng các nhiên liệu thay thế sẽ làm thay đổi giá trị chiến lược của bất cứ nguồn tài nguyên nào nằm dưới đáy Biển Đông khi chúng có cùng mức giá với các nhiên liệu hóa thạch thông thường. Các chuyên gia đều có chung quan điểm rằng nếu việc sản xuất các nguồn nhiên liệu thay thế này tiếp tục tăng nhanh như dự báo, trong vòng một thập niên nữa chúng sẽ có thể được cung cấp thương mại ở mức giá ngang với giá dầu hỏa.
Hơn nữa, không phải tất cả dầu ở mọi nơi đều được sản xuất giống như nhau, ít nhất là về mặt chi phí. Một số nhà phân tích ước đoán giá thành mỗi thùng dầu từ các giếng dầu sâu có thể cao gấp 4 lần mỗi thùng sản xuất từ các nguồn trữ lượng thông thường như ở Trung Đông. Do đó, chi phí khai thác dầu từ Biển Đông có thể tốn kém hơn nhiều so với chi phí sản xuất các nhiên liệu làm từ tảo, các sinh khối khác hay thập chí từ các nguồn “bẩn” hơn như than đá và khí tự nhiên, khiến dầu ở sâu dưới đáy biển trở nên ít có tầm quan trọng chiến lược hơn các nguồn tài nguyên khác.
Dù những tài nguyên hydrocarbon đó ở Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược hay không, Bắc Kinh dường như vẫn cứ khăng khăng nhìn nhận đó là như vậy. Vậy nên, không bất ngờ khi Trung Quốc ngày càng lựa chọn cách tiếp cận ăn thua trong việc bảo vệ khả năng tiếp cận các tài nguyên này, trở nên quyết liệt hơn với các nước láng giềng mà nước này nghi ngờ đang cố gắng một mình khai thác dầu và khí tự nhiên. Theo nghĩa đó, ngay cả lời kêu gọi cùng phát triển của Bắc Kinh cũng có thể bị coi là nỗ lực nhằm lừa bịp các nước khác bởi chính Công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc vẫn cứ đang nhăm nhe phát triển các nguồn tài nguyên này trước.
Nhưng nỗ lực của Bắc Kinh có thể chỉ là trò cười nếu xu hướng năng lượng tiếp tục phát triển như dự báo, và đặc biệt nếu Biển Đông trở nên “khô hạn” về năng lượng (như ai đó đã nói). Kết quả, sự quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông có thể làm mất đi ý nghĩa của tuyên bố về một sự trỗi dậy hòa bình và thúc đẩy các nước liên quan mời chào Mỹ đến duy trì sự hiện diện quân sự trong khu vực.
Có thể, trong ngắn hạn, Mỹ sẽ tiến hành bước đi quan trọng nhất là tháo ngòi nổ căng thẳng trong khu vực nhằm phát đi thông điệp rằng những tài nguyên năng lượng này không giá trị như Bắc Kinh nhìn nhận. Cùng với đó, Mỹ có thể sẽ khuyến khích các quốc gia Đông Nam Á đứng đầu các nỗ lực đa phương thông qua các quan hệ đối tác như Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương để khảo sát các tài nguyên năng lượng hóa thạch, đính chính lại những điều còn chưa rõ ràng xung quanh khối lượng dầu và khí tự nhiên thực tế ở dưới đáy Biển Đông. Có lẽ, khi đó, Bắc Kinh sẽ nhận ra rằng canh bạc của mình đối với Biển Đông là một canh bạc chắc chắn sẽ thất bại.
Will Rogers là nhà nghiên cứu tại Trung tâm an ninh Mỹ mới, một viện nghiên cứu chính sách an ninh và quốc phòng phi đảng phái tại Washington, DC, nơi ông nghiên cứu về điểm giao nhau giữa chính sách tài nguyên thiên nhiên và chính sách an ninh quốc gia.
Đình Ngân theo Diplomat

Đỗ Trung Thoại, người đổ vấy cho dân đập phá nhà anh Vươn làm tổ trưởng tổ triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng (?)


Ông Đỗ Trung Thoại
Sáng 11/2, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Dương Anh Điền chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các ngành chức năng của thành phố triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 43/TB – VPCP ngày 10/02/2012 của Văn phòng Chính phủ kết luận về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.
UBND thành phố đã nghiêm túc quán triệt và khẩn trương triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tập trung cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm khắc phục các hậu quả do việc thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất vi phạm quy định pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng để sớm ổn định tình hình về mọi mặt của huyện Tiên Lãng.
UBND thành phố đã giao các ngành năng thành phố và huyện Tiên Lãng: Tiến hành thực hiện thủ tục thu hồi các Quyết định thu hồi đất số 460/QĐ-UBND ngày 23/4/2008, số 461/QĐ-UBND ngày 7/4/2009, Quyết định cưỡng chế số 3307/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND huyện Tiên Lãng; xem xét, triển khai các thủ tục cho ông Đoàn Văn Vươn tiếp tục sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2003; khẩn trương hoàn thành và công bố kết quả điều tra vụ án phá nhà coi đầm và vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” để truy tố, xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh theo quy định của pháp luật, đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo; rà soát đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất nói chung, diện tích đất bãi bồi ven sông, ven biển nói riêng trên địa bàn thành phố, đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ đất này; tiến hành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm hành chính đối với các tập thể, cá nhân có liên quan vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng…
Thành phố tiến hành thành lập Tổ Công tác của thành phố dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND thành phố, đồng chí Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND thành phố làm Tổ trưởng, các thành viên là giám đốc, thủ trưởng các Sở, ngành liên quan (chắc có thêm ông Đỗ Hữu Ca – DV)tham gia để tổ chức thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời mời đại diện lãnh đạo các Ban Thành ủy, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Hội Nông dân thành phố, Viện Kiểm sát thành phố, Tòa án nhân dân thành phố tham gia theo dõi, giám sát thực hiện.
Ngay chiều nay 11/2, thành phố sẽ tổ chức công bố quyết định về việc đình chỉ công tác của đồng chí Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện và đồng chí Nguyễn Văn Khanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng để kiểm điểm trách nhiệm cá nhân đối với vụ việc trên./.
PV
(Theo Cổng thông tin điện tử Hải Phòng)

Dung Nhan Của Đảng & Diện Mạo Kẻ Thù (I)

Dung Nhan Của Đảng & Diện Mạo Kẻ Thù (I)
. Đinh Tấn Lực
“Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những thành tích của Công an Hà Nội. Thủ tướng đánh giá, đây là những chiến công đặc biệt xuất sắc của lực lượng Công an Thủ đô. Cùng với những chiến công khác, Công an TP Hà Nội đã thể hiện sự dũng cảm, mưu trí, sáng tạo; thể hiện ý chí tiến công tội phạm đến cùng để đem lại niềm hạnh phúc cho nhân dân và bình yên của Thủ đô, đồng thời làm cho bạn bè quốc tế thêm cảm phục trí tuệ của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam nói chung, Công an TP Hà Nội nói riêng. Những chiến công xuất sắc đó đã tô thắm bản chất tốt đẹp của Công an nhân dân, vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. QĐND Online – 9/11/2011 .

Một trong những chiến công đặc biệt xuất sắc và hiển thị trọn vẹn bản chất tốt đẹp của Công an được trang trọng đề cập trong đoạn văn đóng khung tô màu nói trên là thuộc về trung tá Nguyễn Văn Ninh, CA phường Thịnh Liệt, Hà Nội, vào ngày 02/03/2011, bởi đương sự đã ra tay đánh gãy 2 đốt sống cổ gây liệt tứ chi, liệt cơ hô hấp, khiến tắc nghẽn đường phổi của nạn nhân Trịnh Xuân Tùng, ngay giữa đường phố “thủ đô vì hòa bình”. Chỉ vì ông Tùng đã đến trước bến xe Giáp Bát, vướng tội cởi mũ bảo hiểm để gọi điện thoại nhờ người mua hộ vé đi Sài Gòn.
Còn những chiến công khác?
Ngày 17/07/2011, một chiến công tiêu biểu khác của CA “thủ đô anh hùng” lọt vào chân đại úy Minh, kẻ đã đạp vào mặt một người biểu tình (chống TQ gây hấn ngoài Biển Đông) đang bị 4 CA khác khiêng ngửa để quăng lên xe buýt. Ts Nguyễn Quang A, Gs Nguyễn Huệ Chi, Ts Nguyễn Xuân Diện, blogger Phạm Viết Đào, nhà văn Nguyễn Hoàng Đức… (mà báo chính quy gọi là “đội bất đồng chính kiến”) phải giải tán. Một số người khác (thuộc “đội phản động”) như chị Bùi Minh Hằng, anh Ngô Duy Quyền và anh Ngữ bị bắt.
Trong dịp thăng cấp hàm cho 4.732 công an thủ đô hồi giữa tháng 08/2011, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc CA Hà Nội, đã trang trọng nhắc nhở các nhân viên dưới quyền “tiếp tục tu dưỡng năng lực chiến đấu”.
Ngày hôm sau, 19/08/2011, UBND Hà Nội ra thông báo yêu cầu nhân dân thủ đô “chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát” trên địa bàn thành phố.
Ngày 27/11/2011, từ 9:30 sáng, đã có hơn 10 người bị bắt đưa về đồn CA Hoàn Kiếm, đồn Trần Nguyên Hãn và về trại Phục Hồi Nhân Phẩm Lộc Hà, Đông Anh… Họ là những người biểu tình ủng hộ thủ tướng đã đồng ý tiến trình xây dựng luật biểu tình. Trong đó có bác Tâm, chị Phương (con gái nhà văn Nguyên Ngọc), chị Trần Thị Nga (Hà Nam), anh Viễn, Người Buôn Gió, Lê Dũng, Lã Dũng, Đoan Trang, Dương Thị Xuân, Nguyễn Văn Phương, Trương Văn Dũng, Lưu Văn Đức , Lê Quốc Quân, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Chính, Peter Vũ và 1 thông tín viên người Việt của hãng thông tấn nước ngoài…
Đại loại, người ta chỉ có thể kể một vài dòng tiêu biểu như trên về các chiến công cực kỳ xứng đáng để  nhận lời chúc mừng và biểu dương thành tích của thủ tướng chính phủ.
*
Còn, nếu buộc phải liệt kê những thành tích “làm cho bạn bè quốc tế thêm cảm phục trí tuệ của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam nói chung”, trên nhiều địa bàn khác nữa, thì e là không xuể:
Truy tìm 4 từ khóa Công An Đánh Dân, Google liệt kê ra 108 TRIỆU kết quả (0.32 seconds).
Hãy thử lược sơ một vài vụ việc tiêu biểu trong vòng vài năm qua để cùng chiêm ngưỡng hình ảnh một Việt Nam, ẩn tàng bên dưới dung nhan của đảng CSVN, trong mắt nhìn cảm phục của bạn bè quốc tế:
08/03/2009: Nguyễn Đình Hoàn – cán bộ quản giáo Trại giam Ngọc Lý, Tân Yên, Bắc Giang, đánh gãy tay một thiếu niên mắc bệnh tâm thần, tại nhà riêng.
21/01/2010: công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đánh chết công dân Nguyễn Quốc Bảo.
20/02/2010: Đỗ Viết Khoa – Trưởng Công an xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, bắt giam công dân Nguyễn Văn Biển. Cha của nạn nhân là ông Nguyễn Văn Năm lên trụ sở CA hỏi thăm, thì bị trưởng CA xã còng tay, dùng dùi cui đánh cho tới khi bất tỉnh.
29/03/2010: công an huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, giả dạng đầu gấu, đánh dân oan đến nhập viện.
30/03/2010: Võ Văn Út Đèo, Phó trưởng công an thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, đã cùng  thượng sĩ CA Danh Nhãn, trung sĩ CA Trần Tuấn Khải và dân quân Nguyễn Quốc Thắng, hợp lực đánh công dân Trần Văn Dữ đến bất tỉnh xong kéo ra hàng rào UBND thị trấn Ngã Năm, bỏ mặc cho đến chết.
24/04/2010: Vũ Văn Duy, thượng sĩ CSGT huyện Diên Khánh, Khánh Hòa, chở công an viên Nguyễn Trọng Hiếu trên môtô, rượt đuổi rồi vung gậy giao thông quật ngã công dân Huỳnh Tấn Nam về tội lái xe máy không đội mũ bảo hiểm. Nạn nhân té xuống đường bất tỉnh còn bị đánh đá tiếp trước khi công an rời bỏ hiện trường. Nạn nhân bị tàn phế vĩnh viễn 77%.
04/05/2010: công an Đà Nẵng cướp quan tài ở Cồn Dầu, đánh chết công dân Nguyễn Thành Năm, một thành viên trong đội trợ tang của Giáo xứ Cồn Dầu, cho dù vợ con nạn nhân đã quỳ lạy xin tha mạng.
07/05/2010: công an Điện Bàn, Quảng Nam đánh chết công dân Võ Văn Khánh rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng dây cột giày.
14/05/2010: công an huyện Chương Mỹ, Hà Hội, chận xe, đòi hối lộ, chưa được toại ý thì đánh công dân Tống Bá Đức bằng dùi cui và còng số 8, cho tới khi nạn nhân cầm cố xe máy cho 1 CA khác để nộp tiền hối lộ.
25/05/2010: công an huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, bắn thủng bàn tay trái của công dân Lê Thị Thanh, bắn chết công dân thiếu niên Lê Xuân Dũng, và bắn chết công dân Lê Hữu Nam ở Nghi Sơn.
07/06/2010: trưởng, phó và 2 công an viên xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông, đã hợp lực đánh chết nạn nhân Nguyễn Phú Trung, vất xác ngay ngoài đường phố.
28/06/2010: công an huyện Đại Từ, Thái Nguyên, đánh chết công dân Vũ Văn Hiền.
23/07/2010: thiếu úy công an Nguyễn Thế Nghiệp, huyện Tân Yên, Bắc Giang, đánh chết công dân Nguyễn Văn Khương về tội không đội mũ bảo hiểm.
06/08/2010: công an thường phục Thái Nguyên bắn thủng đùi xuyên xương chậu công dân Hoàng Thị Trà, về tội không đội mũ bảo hiểm.
14/08/2010: công an huyện Châu Thành A, Hậu Giang, đánh chết công dân Trần Duy Hải rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng áo sơ mi tay dài.
09/09/2010: công an xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, đánh chết công dân Trần Ngọc Đường rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng dây thắt lưng.
16/09/2010: công an Hà Tĩnh đánh hội đồng công dân Đặng Đình Việt bằng gậy, cho tới khi rất đông người đi đường đến can mới bỏ đi. Nạn nhân phải nhập viện cấp cứu.
18/10/2010: Blogger Anh3Saigon bị vây bắt (về tội hoạt động trong Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do), bị tạm giam, đến 6 tháng sau vợ con mới được vào tù gặp mặt.
19/10/2010: công an thành phố HCM tiếp tục giam giữ Blogger Điếu Cày khi đã mãn án về tội danh “trốn thuế cho thuê nhà!” (đương sự là 1 trong những thành viên sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, bị bắt giam ngay trước ngày VN rước đuốc Olympic Bắc Kinh). Đến tháng 07/2011 thì nhà nước úp mở bắn tin Blogger Điếu Cày bị mất tay trong tù.
05/11/2010: công an TP/HCM bao vây khách sạn Mạch Lâm, bắt Ts Luật gia Cù Huy Hà Vũ với tang chứng 2 bao cao su đã qua sử dụng.
06/11/2010: Bộ công an xác nhận Ts Luật gia Cù Huy Hà Vũ bị bắt về tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN” theo điều 88 – Bộ luật hình sự. Cùng ngày, tư gia của ông Vũ tại Hà Nội bị khám xét, bị tịch thu các loại tài liệu Ứng cử chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin; Tranh cử Đại biểu Quốc hội; Kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Tố cáo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh Vũ Hải Triều (về lời tuyên bố đánh sập 300 trang mạng); và  Yêu cầu sửa đổi Hiến pháp.
06/11/2010: công an xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, đánh công dân Lưu Đình Tăng đến phải nhập viện.
12/11/2010: công an Phường Thanh Sơn, thị xã Uông Bí, Quảng Ninh, tên Kiên, bắt người không nêu lý do, đánh đập ngay tại chỗ, trước cổng Viện Thụy Điển, sau đó đưa về trụ sở đánh tiếp, xong lập biên bản …bắt nhầm người, rồi thả.
24/11/2010: công an xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, Thái Nguyên, bóp cổ và đánh công dân thiếu niên Dương Đình Hiếu bằng dùi cui đến ngất xỉu, xong bắt thân nhân đến ký giấy xác nhận tình trạng sức khỏe bình thường trước khi đón cháu Hiếu về nhà.
28/11/2010: hai công an Khánh Hòa là Trần Bá Tuấn và Nguyễn Đình Quyết đã dùng nhục hình ép cung bà Trần Thị Lan bằng gậy cao su và dùi cui điện đến ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu, nhưng khi ra tòa chỉ bị phạt án treo, vì lý do “động cơ phạm tội của các bị cáo xuất phát trên tinh thần trách nhiệm cao về đấu tranh trấn áp tội phạm, được ngành công an tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen”.
17/12/2010: công an phường Mỹ Bình, Long Xuyên, đánh chết công dân Đặng Văn Đen.
19/12/2010: công an phường Quán Trữ, Hải Phòng, đạp ngã xe để bắt giữ người đi xe máy ngồi sau không đội mũ bảo hiểm, gây trọng thương cho cả hai nạn nhân rồi tìm cách xóa dấu vết hiện trường.
20/12/2010: công an huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, đã đánh bất tỉnh 3 người dân trong một vụ cưỡng chế lấy đất của dân để phục vụ cho chủ công ty đầu tư Vinatex, sau đó công an bỏ chạy. Vụ việc gây bức xúc khiến cả ngàn người dân xuống đuờng và nhiều người đã đem bạt và chăn màn ra ngủ trên đường quốc lộ.
28/12/2010: công an xã La Phù, Hoài Đức, Hà Tây, đánh hội đồng đến gãy xương sườn công dân Phạm Quang Sơn, mặc cho người thân quỳ lạy xin tha, sau đó, phó công an xã kéo côn đồ về bao vây và đòi giết cả nhà và đốt nhà nạn nhân.
11/01/2011: công an huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, đánh gãy tay công dân Ngô Thị Thu trong lúc biểu tình tố cáo nhà máy nhả khói độc, lại còn tuyên bố rằng nạn nhân chưa chết đâu mà lo.
01/03/2011: công an phường Nghi Tân, Cửa Lò, Nghệ An, đánh hội đồng công dân Nguyễn Văn Hướng bằng dùi cui đến tét đầu, về tội không đội mũ bảo hiểm.
23/03/2011: thiếu tá công an Bùi Minh Thắng, phó trưởng phòng CSGT Hậu Giang, đánh công dân Đỗ Quốc Thái bằng dây thắt lưng đến nhập viện, khi nạn nhân không chịu lái xe taxi vượt đèn đỏ như Thắng yêu cầu. Khi được đưa về trạm CSGT Cửa Ô, Thắng còn buộc đồng nghiệp ở đây phải quỳ lạy, “không tao bắn!”. Bùi Minh Thắng là con ruột của đại tá Bùi Hoàng Bào –  Giám đốc CA tỉnh Hậu Giang.
30/03/2011: trung tá công an Huỳnh Chí Dũng, Tiền Giang, sau khi nhậu say, vào tiệm uốn tóc đòi gội đầu, xong rồi đòi massage, bị từ chối mục này, bèn chửi bới và rượt đánh chủ tiệm.
03/04/2011: Một ngày trước phiên tòa sơ thẩm xử Ts Luật gia Cù Huy Hà Vũ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Đảng, Chính phủ trao tặng Huân chương Quân công hạng Nhất cho Đại tướng Lê Hồng Anh/ Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng và Trung tướng Bùi Văn Nam; trao Huân chương Quân công hạng Nhì cho các đồng chí Trung tướng Trịnh Lương Hy – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, Thiếu tướng Huỳnh Hữu Chiến – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I, Đại tá Hoàng Phước Thuận – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị 7 Tổng cục An ninh I.
04/04/2011: công an Hà Nội ngăn chận, vây bắt nhiều người đến tòa dự thính phiên sơ thẩm chớp nhoáng xử Ts Luật gia Cù Huy Hà Vũ, không cần trưng chứng cứ buộc tội. Được đánh giá là 1 phiên tòa lịch sử vì nhà nước đã sử dụng công an và công cụ tư pháp để trả thù một nhân vật bất đồng chính kiến.
06/04/2011: công an phường Tân Phú, Q9, Sài Gòn, (báo chính quy viết tắt tên thủ phạm là N.T.H), mặc cả giá cực rẻ 3 ký lô cua mà không mua được, bèn trả thù người bán hàng (báo viết nguyên tên nạn nhân là Dương Thị Mỹ Ngọc) bằng cách kiếm cớ bắt về phường, đánh đập đến ngất xỉu phải nhập viện, bất kể nạn nhân đang mang thai.
15/04/2011: trung úy công an Thái Quang Vinh, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, cởi áo sắc phục để cầm gạch đánh người khuyết tật là thợ sửa đầu đĩa video, cho đến khi láng giềng can ngăn. Trung úy Vinh chỉ bị kỷ luật cảnh cáo tội lạm quyền, đánh người tàn tật.
16/04/2011: 3 công an viên của xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, đã đánh 2 công dân Trần Văn Nam và Nguyễn Bá Chiến bằng dùi cui đến bất tỉnh, cho tới lúc người nhà đến đưa đi nhập viện cấp cứu
25/04/2011: công dân Nguyễn Công Nhựt bị chết trong trụ sở CA huyện Bến Cát, Bình Dương, sau 5 ngày bị bắt giữ trái pháp luật. Phía CA thông báo với gia đình rằng nạn nhân bị chết là do tự tử.
26/04/2011: công an Bến Cát, Bình Dương, cung cấp cho gia đình nạn nhân 2 “bức thư tuyệt mạng” của anh Nguyễn Công Nhựt gửi cho vợ là chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền. Nội dung 1 thư ca ngợi “Trong mấy ngày này, cơ quan điều tra họ cũng đến trò chuyện, quan tâm giúp đỡ những gì trong khả năng của họ, chị Phượng, anh Phu, anh Phú và anh Nguyên là những người điều tra tuyệt vời nhất, ban đầu gặp họ thì lạnh lùng và quát nạc (nạt) nhưng sau vài ngày tiếp xúc họ cũng có thể hiểu được 70%-80% mình chưa phải là tội phạm”. Còn thư tuyệt mạng thứ nhì là bản ngợi ca tư tưởng Hồ Chí Minh.
27/04/2011: Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền cho biết việc mai táng nạn nhân Nguyễn Công Nhựt đã hoàn tất. Dù sợ bị trả thù nhưng chị cũng quyết công bố hai đoạn băng ghi âm hai cuộc điện thoại giữa chị và một người đàn ông tự xưng tên Phú, được chị ghi lại khi chồng chị đang bị tạm giữ ở Công an huyện Bến Cát. Nội dung chủ yếu là ông Phú gạ gẫm chị vào khách sạn với ông ta (phụ lục ở cuối bài).
12/06/2011: trung úy công an Nguyễn Hồng Nguyên, Phan Thiết, cùng với hai thanh niên xung kích là là Võ Ngọc Lâm và Đinh Quốc Toàn đánh hội đồng công dân Vũ Hoàng Long bất tỉnh, phải đưa lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh rồi đưa về Sài Gòn cấp cứu.
15/06/2011: thiếu úy công an Trần Nguyễn Hồng Quang, phường Thủy Xuân, TP Huế, đã đánh cháu Ngô Đình Phát, 11 tuổi, đến phải nhập viện.
26/07/2011:  trung úy công an Lang Thành Dũng, Nha Trang, đã còng tay và đánh đập 2 công dân làm nghề lái xe ôm là Nguyễn Trường Vũ và Trương Trí Bình đến phải nhập viện. Đồng thời, tự tiện giữ xe máy, phôn di động và nhiều triệu đồng tiền mặt của 2 nạn nhân mà không trao biên bản.
30/07/2011-03/08/2011: công an bắt cóc và giam giữ (không lý do, không lệnh bắt, không thông báo) bảy thanh niên Công giáo ở Vinh, phần lớn hoạt động xã hội trong nhóm Bảo Vệ Sự Sống và nhóm Doanh Nhân & Trí Thức. Nhiều thanh niên Công giáo khác bị bắt cóc sau đó, kể cả Blogger Tạ Phong Tần ở Sài Gòn. Ls Lê Quốc Quân trả lời phỏng vấn của đài RFA rằng: “Tôi nghĩ chuyện này là có một chính sách nào đấy mang tính chất bắt giữ hay đàn áp khá rõ ràng đối với người dân, đặc biệt là người Công Giáo”.
07/08/2011: thượng sĩ công an TP Phan Rang Lê Khắc Sáu đánh công dân Trần Gòn đến xuất huyết não.
14/09/2011: trung tá công an Trần Ngọc Anh, Đồng Nai, là điều tra viên thụ lý một vụ trọng án, đã nhận của vợ một bị can 10 triệu đồng để tạo điều kiện cho người này thăm nuôi chồng.
17/09/2011: thượng tá Nguyễn Hoàng Tương, phó công an phường An Hòa, cùng một số cộng sự mặc sắc phục xuất hiện buộc công dân Cao Trọng Lợi phải theo họ về đồn công an “làm việc”. Thấy chuyện lạ, ông Lợi không tuân hành, thì lập tức bị lực lượng CA của Tương còng tay đánh đập, lôi lên một chiếc xe đang đậu chờ sẵn, sau đó thì được thả. Thượng tá Tương chỉ bị kỷ luật tạm đình chỉ công vụ 1 tháng về tội vô cớ đánh người vô tội.
02/10/2011: 3 công an TP Tân An là đại úy Nguyễn Hồng Phong, thượng sĩ Phạm Tiến Phú và thượng sĩ Vũ Trường An, đã đánh trọng thương nạn nhân Nguyễn Hoàng Tuấn phải nhập viện. Đại úy công an Nguyễn Hồng Phong là con trai của đại tá Nguyễn Sáu, Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An.
22/10/2011: đại úy Đỗ Thành Trung, trưởng công an xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An, đã trói tay nạn nhân, dùng báng súng đập vào đầu dân, gây chấn thương, trong lúc vây bắt một nhóm chơi đá gà.
22/10/2011: trung úy Nguyễn Quý Hà, thuộc đội CS hình sự của Phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội, đến hàng phở số 52 đường Ngọc Thụy, đánh khách hàng, đánh chủ quán, dọa giật sập tiệm và xử lý toàn bộ gia đình. Lời chủ quán kể lại: “Trung úy Hà đã vào quán và chửi bới, lăng mạ với những lời lẽ hết sức tục tĩu mà tôi không tiện nhắc”.
25/10/2011: công an Thanh Hóa khởi động chiến dịch tung lưới cá bắt tài xế xe máy lạn lách, đánh võng, hoặc không đội mũ bảo hiểm.
26/10/2011: Nguyễn Thanh Sang, công an xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, đánh công dân Trương Công Toản đổ máu, ngất xỉu ngay tại trụ sở.
02/11/2011: Trương Văn Lộc, trưởng công an xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Huế, đánh công dân Trần Đua đến ói mửa, bất tỉnh ngay tại trụ sở CA xã.
26/11/2011: Đỗ Cao Đa, phó trưởng công an xã Đông Hưng, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, chỉ huy một lực lượng khoảng 10 công an xã, còng tay nạn nhân Bùi Như Ý vào thành phà Chà Là và đánh đập, xong đưa lên bờ, còng tay nạn nhân vào cột cờ đánh tiếp cho đến rạng sáng hôm sau thì nạn nhân ngất xỉu.
30/11/2011: Nguyễn Hoàng Chánh, trưởng công an xã Châu Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, cùng Huỳnh Tấn Hải , phó công an xã, và 2 công an viên Võ Văn Đời, Lâm Tuấn Khải, cùng đánh người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm đến tàn phế chân phải và bể xương sống mũi.
11/12/2011: Lê Xuân Lương, trưởng CA xã Nghi Liên, TP Vinh, Nghệ An, nhậu say, bênh con rễ, đánh tài xế taxi Võ Sĩ Lâm đến ngất xỉu.
23/12/2011: công an bắt giam nhạc sĩ Việt Khang là tác giả hai bài hát “Việt Nam tôi đâu?” và “Anh Là Ai?” nói về lòng yêu nước của người Việt và phản đối chiến dịch trấn áp người biểu tình.
05/01/2012: UBND xã Vinh Quang và UBND huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, đã huy động một lực lượng hùng hậu công an, quân đội, dân quân và chó nghiệp vụ bao vây để cưỡng chế thu hồi khu vực bãi bồi đầm Cống Rộc của công dân Đoàn Văn Vươn. Phản ứng tự vệ của chủ đầm bằng súng hoa cải và mìn tự chế đã trở thành một cơn sóng thần dư luận trong và ngoài nước.
05/01/2012: Lực lượng chính quyền, quân đội và công an cưỡng chế đầm Cống Rộc đã dùng máy ủi san bằng căn nhà của công dân Đoàn Văn Vươn, cho dù ngôi nhà này không thuộc diện tích đất cưỡng chế.
08/01/2012: Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an Hải Phòng tuyên bố: “Từ sau hòa bình đến nay, người dân Tiên Lãng khá thuần nên huyện nghĩ rằng không có việc chống đối như thế”.
11/01/2012: Ngô Ngọc Khánh, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng, khẳng định “dứt khoát phải thu hồi (khu đất đầm Cống Rộc)”… “còn để cho ai thuê thì tính sau”.
17-01-2012 – Trần Minh Thái – Phó Thanh tra Sở Tư pháp Quảng Nam, trong buổi triệu tập nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, đã hồn nhiên tuyên bố: “Mặc dù Việt Nam có ký kết các công ước quốc tế nhưng phía Việt Nam không trực tiếp thực hiện các cam kết đó”.
17-01-2012 – Nguyễn Đình Bảy – Phó Thanh tra Sở Tư pháp Quảng Nam, trong buổi triệu tập nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn đã long trọng ban huấn từ: “Anh cứ coi lãnh đạo nhà nước là cha là mẹ, anh là con cái. Khi con cái hư thì cha mẹ xử phạt là đương nhiên. Anh đi nói xấu cha mẹ, cha mẹ la mắng xử phạt là đúng”.
18/01/2012:  Ls Lê Quốc Quân nhận “Quyết định” của phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy Hà Nội, với nội dung là sẽ “giáo dục” ông ở địa phương từ ngày 13/01/2012 đến 13/07/2012. Mục đích là “để tổ trưởng tổ dân phố thường xuyên qua lại, khuyên nhủ, bảo ban, và nếu đi đâu quá 10 ngày là phải báo cáo phường”.
19/01/2012: Tuyên bố trong cuộc họp báo tại Hà Nội nhân chuyến viếng thăm Việt Nam, hai Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Joe Lieberman cho biết Hoa Kỳ vẫn còn nhiều quan ngại về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
26/01/2012: công an Bắc Giang lại đánh chết người. Nạn nhân mới nhất là công dân Nguyễn Văn Hùng, một người tham gia biểu tình chống cưỡng chế trưng thu đất, ngay vào ngày mùng 4 Tết Nhâm Thìn.
*
Nỗ lực không ngừng nghỉ vừa kể của CA xứ này lại được trang trọng đề cập trong đoạn văn đóng khung tô màu dưới đây, ghi rõ nội dung thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Đảng, Chính phủ trong dịp thăng thưởng tướng lãnh & sĩ quan Bộ công an ngay trước ngày xử sơ thẩm Ts Cù Huy Hà Vũ:
Những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng các tập thể, cá nhân thuộc Bộ Công an dịp này là sự ghi nhận, biểu dương về thành tích đấu tranh chuyên án đảm bảo an ninh quốc gia và thành tích thực hiện các kế hoạch công tác đặc biệt phục vụ hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là thành tích trong chuyên án đấu tranh với tổ chức phản động do các đối tượng Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung cầm đầu”. CAND – 04/04/2011
Bảng liệt kê sơ bộ bên trên chỉ là trắc diện của bức chân dung truyền thần đảng và nhà nước CHXHCNVN.
Phần chính diện sẽ được chấm phá trong entry kế tiếp, trước khi phác thảo diện mạo kẻ thù của đảng.
03/02/2012kỷ niệm 82 năm ngày kéo bè kết đảng dập vùi dân tộc và đất nước.
Blogger Đinh Tấn Lực
(*) Phụ lục vụ Án mạng tại trụ sở CA Bến Cát, Bình Dương:
Trích đoạn băng ghi âm giữa ông Phú và chị Tuyền
– Chị Tuyền: Anh hỏi giúp sức khỏe chồng em…
– Ông Phú: Trả ơn anh cái gì?

– Chị Tuyền: Dạ thì anh muốn cái gì?

– Ông Phú: Giờ em đang ở đâu vậy?

– Chị Tuyền: Em đang ở nhà.

– Ông Phú: Ở nhà với ai vậy?

…..

– Ông Phú: Trả ơn anh cái gì?

– Chị Tuyền: Thì anh muốn cho anh cái gì em cho anh cái đó.

– Ông Phú: Giờ anh đòi tầm bậy thì sao?

– Chị Tuyền: Thôi, cái đó không được…


– Ông Phú: Bây giờ chỉ có em mới cứu được chồng em thôi à.

– Chị Tuyền: Sao vậy anh?…

– Ông Phú: Tại vì anh thích cái gì không được thì anh đòi cái đó!


– Chị Tuyền: Thì em mời anh uống cà phê để em hỏi thăm chồng em một chút xíu đó mà.

– Ông Phú: …Gặp mấy chỗ đó không có được, đi vô khách sạn gặp.

– Chị Tuyền: Trời ơi anh cứ thế.

…..

– Chị Tuyền: …Nghe anh nói thì em cũng lo thiệt. Em tin chắc, khẳng định chồng em vô tội!

– Ông Phú: Nếu em có suy nghĩ kiểu đó thì sau này hậu quả… Tại sao ban đầu mình không làm đi?

– Chị Tuyền: Là sao anh?

– Ông Phú: Trời ơi! Mệt em quá đi.

….

– Ông Phú: Có nghĩa là chồng em biết mình phạm tội, kêu lo giùm… bán miếng đất (mà vợ chồng mua) để đền ơn đáp nghĩa mà anh còn không đồng ý.

– Chị Tuyền: Ảnh nói vậy sao?

– Ông Phú: Chứ sao!… Ý anh nói như vậy, em phải hiểu hậu quả.
http://www.youtube.com/watch?v=oK4RWUAPF5k&feature=player_embedded

Đinh tấn Lực – Dung Nhan Của Đảng & Diện Mạo Kẻ Thù (II)

 Đinh Tấn Lực
Bất kể là thủ tướng có âm mưu gì không cho thời lượng câu giờ (kéo dài hơn tháng) để ghé mắt vào địa bàn cử tri của chính mình đang cơn dầu sôi lửa bỏng, cứ nhìn vào bề mặt hiện tượng, người ta thấy ngay là chỉ trong vòng non hai năm, cái tầm của kẻ đứng đầu chính phủ xứ này tuột dốc thảm hại: Phải thân hành xử lý vụ việc cấp tỉnh (Hà Giang) xuống cấp huyện (Tiên Lãng) và cấp xã (Vinh Quang).
Điều đó không có nghĩa là mặt trận các miền (Tây Nguyên/Đông Hải) đều yên tĩnh, hay việc nước đâu còn có đó, từ từ tính là tình tình tứ.
Điều đó hiển thị bằng độ phân giải rất cao về những vấn nạn đan xen của đất nước đã nhân rộng nơi nơi. Hay, nhìn đời qua cặp kính râm, thì quả là ngòi nổ của bất bình đã trải đều khắp chốn.
Chỉ mỗi điểm tích cực bất ngờ là, khác với biến động Thái Bình 1997 hay Hà Giang 2010, vụ việc Tiên Lãng đã tạo cơ hội cho dòng chính của truyền thông chính quy có cớ nhập luồng vào dòng chảy của truyền thông dân báo, cùng gióng tiếng cho Sự Thật và cùng bênh vực cho những người cô thế phải đơn phương tự vệ ở điểm cuối đường cùng.
Dù không thực lòng muốn trở thành hiệp sĩ chống cướp (để được bầu chọn là Nhân Vật Của Năm hay được báo ANTĐ tuyên dương bằng giải thưởng kẹo mút trên trang nhất), anh em nhà họ Đoàn ở Tiên Lãng, không còn chỗ dựa nào từ phía chính quyền để chống cướp, một khi chính quyền chính là bọn cướp, nên phải bất đắc dĩ trở thành một điểm son và một điểm nóng trên dư luận cả nước, chỉ vì đã bị dồn vào bờ vực, ở một nơi không hề lấp ló bất kỳ chọn lựa nào khác.
Từ các góc nhìn tổng hợp cực kỳ thời sự, dung nhan của đảng, hiện được cả thế giới săm soi chiêm ngưỡng, là một khuôn mặt nhâng nhâng …đầy sẹo đạn ghém 8 ly 65.
Trên đó, không cần kính khuếch đại, người ta vẫn đếm được chí ít là 20 khu vực lồi lõm như sau:
*

01- Tổ quốc – đảng – nhà nước… là một

Đây là ý niệm bài tráo bao quát ở tầm …hiến pháp. Khi nào thật cần thiết thì đảng sẽ đồng nghĩa với nhân dân, theo nhu cầu tại chỗ. Trong lúc chờ đợi thì người Việt khắp nơi đều biết Tết đến là nhờ các pa-nô mừng đảng-mừng xuân. Chẳng cần và chẳng có nhân dân nào trong đó sất. Còn về phía nhân dân, thì, đảng chính là mùa xuân dân tộc. Cấm khác.
Trong bối cảnh đó, nhân dân phải ghi nhớ nằm lòng hai lời giáo huấn sóng đôi đầy tính chỉ đạo và định hướng cho trục nhân sinh quan thời đại cả nước như sau:
“Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, … khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”. Nguyễn Thị Doan, phó chủ tịch nước.
 “Nhưng trước hết người dân phải tự bảo vệ lấy mình”. Nguyễn Thị Kim Tiến, tân bộ trưởng bộ Y tế, tuyên bố ngày nhậm chức.
Nhân dân cần cù thông minh VN ta đã tự cứu lấy mình bằng cách xếp hàng lấy chồng ngoại quốc; bằng lao động ôsin xuất khẩu sang tận Giọt-đăng, Li-băng, Đô-ha…; bằng vốn trời cho, ở Macau, Thượng Hải, Hương Cảng, Vọng Các,… và thậm chí, ở Nam Vang; bằng phong bì dúi vào tay bác sĩ; bằng con tép dưới đầm; bằng đất bồi lấn biển; và thảm thay, bằng cả mìn ga cùng đạn chùm hoa cải, ngay trên vùng đất đầu sóng ngọn gió Tiên Lãng của xứ mình.
*

02- Chính quyền thân tộc vận hành một nền kinh tế họ hàng

Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức thủ tướng nhiệm kỳ 1: Các tập đoàn Tổng Cty, vốn dưới quyền chủ quản của cấp Bộ trong các triều đại trước, bỗng dưng có chiếc đũa thần gõ phát thì lập tức biến thành  trực thuộc Phủ thủ tướng.
Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức thủ tướng nhiệm kỳ 2: Con trai là Nguyễn Thanh Nghị trở thành ủy viên dự khuyết TW đảng, tạm giữ chức thứ trưởng bộ Xây dựng làm bàn đạp bước đầu. Con gái là Nguyễn Thanh Phượng, đang là chủ tịch hội đồng quản trị của ba công ty kinh doanh vốn/chứng khoán/bất động sản, vừa được giao nắm thêm vai trò trọng yếu trong khu vực ngân hàng (Viet Capital Bank). Con trai út là Nguyễn Minh Triết, mới từ Luân Đôn về nước, được bố trí ngay vào Đoàn, chuẩn bị tiến bước theo vết giày của chú Rứa để vào BCT sau này. Còn đám con rơi thì vẫn phải chờ …Wikileaks.
Nguyễn Tấn Dũng không phải là trường hợp cá biệt:
Đây là bằng chứng cho thấy cách thức mà tầng lớp lãnh đạo (CSVN) bảo đảm cho con cái họ những vị trí đầy lợi thế về giáo dục, chính trị và cả kinh tế”. Seth Winnick, tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP/HCM, công điện bị tiết lộ bởi Wikileaks.
Ở tầm nông thôn bao vây thành thị, anh em Lê Văn Hiền (hàng huyện) và Lê Văn Liêm (hàng xã) chính là một kiểu avatar – bức ảnh đại diện mang tính đại trà của mạng chính trị thân tộc làm kinh tế họ hàng đầy rẫy những chí phèo/bá kiến ở VN.
*

03- Ngoại giao là xuất khẩu món xảo trá nội địa ra thế giới

Việt Nam sẽ tôn trọng triệt để và đầy đủ các mục tiêu và nguyên tắc được nêu trong Hiến chương LHQ, và Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức mình để hợp tác với các nước thành viên khác để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đại diện cho Việt Nam, phát biểu tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ ngày 27/9/2007, tại New York.
Và nhập siêu một vài mặt hàng chiến lược:
 鄰居有誼 , 全面合作 , 長期穩定 , 进而未來 (Lân cư hữu nghị / Toàn diện hợp tác / Trường kỳ ổn định / Tiến nhi vị lai). Thư pháp treo trên trang thờ của TW.
Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng”. Nguyễn Chí Vịnh, thượng tướng thứ trưởng bộ Quốc phòng VN, tuyên bố với TTXVN, ngày 28/8/2011.
Việt Nam luôn ghi nhớ sự giúp đỡ to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội ngày nay… Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc đã được các thế hệ lãnh đạo cấp cao và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Đây là tài sản vô giá của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.Trong thời gian qua, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm ‘16 chữ’, tinh thần ‘4 tốt’ đang phát triển tích cực”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phát biểu với khách mời Đới Bỉnh Quốc, 07/09/2011.
Việt Nam luôn luôn ghi nhớ sự ủng hộ, giúp đỡ quí  báu của nhân dân Trung Quốc trong những năm đấu tranh giành độc lập cũng như trong quá trình xây dựng đất nước; khẳng định, Chính phủ Việt Nam đặc biệt coi trọng và mong muốn cùng với Chính phủ Trung Quốc triển khai có hiệu quả các thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phát biểu với khách mời Tập Cận Bình, 22/12/2011.
Nói biển Đông không phải chỉ là biển Đông. Nói biển Đông không phải chỉ quan hệ ta với Trung Quốc. Nói biển Đông không phải toàn bộ vấn đề biển Đông, nó chỉ có một cái chỗ quần đảo Hoàng Sa với lại quần đảo Trường Sa…”. Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng, trong buổi tiếp xúc với cử tri Hà Nội trước kỳ họp thứ hai quốc hội khóa XIII.
Việc Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 và Viking 2 của Việt Nam là thể hiện tình cảm yêu cho đòn cho vọt”. Nguyễn Duy Chiến, phó chủ nhiệm ủy ban biên giới quốc gia.
Ta và Trung Quốc cần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đoàn kết để hai dân tộc cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch quốc hội.
*

04- Nội trị là dùi cui đảng trong tay lực lượng công an

Nguyễn Tấn Dũng xuất thân là y tá miệt vườn ở miệt dưới, nhưng bước đầu vào hoạn lộ là công an, và đây mới là khởi điểm huy hoàng. Do đó, phương thức cai trị và thủ thuật tiếm quyền không khác Putin của Nga (xem thêm entry Đọc Như Két, Nghe Như Kẹt):
Chúng ta vui mừng nói rằng, các chỉ tiêu cơ bản của năm 2010 trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng kinh tế… đã hoàn thành thắng lợi. Nhân dân thấy hài lòng, đồng tình ủng hộ, thêm tin yêu lực lượng công an; bạn bè quốc tế đánh giá cao. Những thành tựu này góp phần rất quan trọng cho chúng ta hoàn thành kế hoạch 5 năm và kế hoạch 10 năm. Trong thành công đó của đất nước có đóng góp xứng đáng của lực lượng công an”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phát biểu chỉ đạo hội nghị công an toàn quốc lần thứ 66 ngày 04/01/2010.
 “Tòa án là cơ quan xét xử duy nhất, xét xử 2 cấp nên nếu thấy quyết định trái pháp luật thì có quyền hủy, trừ quyết định của Thủ tướng”. Trương Hòa Bình, chánh án TANDTC, phát biểu trong phiên họp quốc hội ngày 22/03/2011.
Luật của ta xử thế nào cũng được”. Trịnh Hồng Dương, cựu chánh thẩm TANDTC.
Ở góc cạnh dùi cui/roi điện/hơi cay/đạn đồng/vòi rồng/dây cột giày/cứt trộn dầu/bao cao su và “xử sao cũng được” này, chân dung nhìn nghiêng của đảng đã được tốc họa trong entry trước: Dung Nhan Của Đảng & Diện Mạo Kẻ Thù (I).
*

05- Thiểu năng là tất yếu

Không có gì đáng ngạc nhiên về tình hình đất nước và thứ hạng quốc gia trên trường quốc tế, một khi công an đứng đầu chính phủ và có cả quyền kềm tỏa quốc hội lập pháp với toàn ngành tư pháp:
“Việt Nam không  phải nước đang phát triển, đã phát triển hay chậm phát triển; mà là khó phát triển”.  Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược bộ Công an, 27/10/2011)
 “Thể chế kinh tế thị trường vẫn chưa đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường chưa hình thành đầy đủ. Thị trường đất đai còn nhiều vướng mắc. Thị trường tài chính phát triển không cân đối, thị trường trái phiếu còn sơ khai, thị trường chứng khoán thiếu chiều sâu, chưa trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đang dồn gánh nặng lên thị trường tín dụng, làm cho thị trường này rất dễ bị tổn thương. Thị trường khoa học công nghệ chậm phát triển. Thị trường lao động tuy đã khá hoàn chỉnh nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp cùng với sự bất hợp lý về tiền lương giữa các khu vực đang là rào cản lớn cho việc chuyển dịch lao động đến những lĩnh vực thiết yếu trong quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công. Giá cả một số hàng hóa và dịch vụ chưa bù đắp được chi phí, chưa theo cơ chế thị trường, làm cản trở việc thu hút nguồn lực và công nghệ cao cho phát triển”. Nguyễn Tấn Dũng, ủy viên BCT, thủ tướng chính phủ, nhấn mạnh trong thông điệp đầu năm 2012.
Không làm được điều này (đảm bảo được cân đối những mặt hàng chiến lược như điện, than, xăng dầu…) sẽ phá vỡ tất cả. Nếu để nhập siêu lên cao như năm 2008 tới gần 30% thì không có cách nào kiểm soát được tỉ giá, không cách nào kiểm soát được giá cả. Mà đây hoàn toàn qua thực tiễn chúng ta có khả năng làm được, vì trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm với nền kinh tế, chúng ta phải làm được điều này”- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhấn mạnh trong hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành công thương năm 2012.
Chính phủ đã thấy trước điều này nhưng đây là khoản lỗ mà chúng ta phải chấp nhận để ổn định kinh tế vĩ mô, kìm giữ lạm phát không vượt quá 18%”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lý giải thuật ngữ “lỗ chính sách”, tại hội nghị tổng kết 10 năm sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước và định hướng tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015, ngày 13/12/2011. Lúc đó, lạm phát chỉ mới ở mức 23%.
Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước giai đoạn 2011 – 2020 xác định phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân là một khâu đột phá chiến lược để phát triển đất nước”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – phát biểu tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội, ngày 29/11/2011.
*

06- Tính hài của các …nhạc trưởng

Đội ngũ cán bộ cấp Trung ương, cấp chiến lược rất quan trọng nhưng chưa được xây dựng một cách cơ bản”. Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 BCH/TWĐ khóa XI, 16/01/2012.
Cho nên, tất yếu, thủ tướng nào bộ trưởng đó.
Phương châm này cấm có sai, một khi  luật trung ương không khác luật đánh đáo/đánh đũa:
 “Dân có vàng thì dân giàu, mà nhà nước giữ vàng (của dân) thì nước sẽ mạnh”.  Nguyễn Văn Bình, thống đốc ngân hàng nhà nước.
Tôi thấy bình thường”. Phạm Vũ Luận, bộ trưởng Giáo dục, trả lời phỏng vấn về tình trạng kỳ thi ĐH/CĐ vừa qua có hàng ngàn điểm 0 môn sử.
Cải tạo chung cư cũ y như húc đầu vào tường đá“. Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, 17/11/2011.
Không có đại gia nào thao túng quy hoạch Hà Nội“. Nguyễn Đình Toàn, thứ trưởng bộ Xây dựng, 29/7/2011.
Là tư lệnh ngành, phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được quyết định chiến đấu, tiến hay lùi“. Đinh La Thăng, tân bộ trưởng bộ Giao thông, ngày nhậm chức.
Nếu cần công bố gian lận tôi sẽ công bố các gian lận… Doanh nghiệp (xăng dầu) nào kêu về việc giảm giá cứ làm đơn khiếu nại gửi thẳng đến tôi, muốn bỏ thị trường thì cho nghỉ ngay“. Vương Đình Huệ, tân bộ trưởng bộ Tài chính, 20/9/2011.
Biểu tình là ô danh… Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể chi tiền đài thọ cho một sự ô danh… Khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình”. Hoàng Hữu Phước, đại biểu quốc hội.
Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục nghìn. Trong nước tôi đi chợ rau muống ở đô thị có thể 5.000 đồng/mớ, đi xuống vùng nông thôn chỉ 2.000, xuống nữa có khi rẻ hơn… đồng tiền của mình về Việt Nam được tự do, có giá trị. Cần xem lại đánh giá chỉ tiêu lạm phát này xem có đúng không, theo tôi không phải là cao nhất”. Đỗ Văn Đương, đại biểu quốc hội –TP/HCM.
Tôi vinh dự được Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương cho thôi chức danh Bộ trưởng khi tín nhiệm trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của toàn ngành Thông tin và Truyền thông dành cho tôi đang ở đỉnh cao (93%)”. Lê Doãn Hợp, cựu bộ trưởng bộ 4T.
Trong ngày 11 tháng 11 , trước 17 giờ:  Mỗi cán bộ công nhân viên tập đoàn Tuần Châu tối thiểu 100 tin nhắn trở lên để bình chọn vịnh Hạ Long. Ai dưới 100 tin nhắn nghỉ việc”. Đào Hồng Tuyển,  phó chủ tịch thường trực đoàn tàu không số VN, lệnh trong chiến dịch bình bầu Hạ Long.
“Tái khẳng định quyết tâm của Chính phủ triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm đồng bộ các giải pháp nhằm thiết lập kỷ cương trật tự an toàn giao thông trong phạm vi cả nước và chống ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, qua làn sóng VOV ngày 27/12/2011, trực tiếp gửi thông điệp năm an toàn giao thông quốc gia 2012.
CBCNVC phải sử dụng xe buýt tối thiểu 1 ngày trong tuần… Nếu nhân viên cấp dưới không đi xe buýt thì tôi cũng sẽ không phạt họ đâu. Thực tế, với tình hình chất lượng xe buýt như hiện nay thì đến tôi còn chẳng thể đi nổi, làm sao mà bắt buộc anh em phải đi được”. Đinh La Thăng, tân bộ trưởng bộ Giao thông.
Các bộ, ngành cần sớm khắc phục một số hạn chế như công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chất lượng chưa cao, công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên còn bất cập, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật còn chưa nghiêm, việc thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước còn lúng túng…(cần) nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thực trạng, sớm triển khai kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của bộ, ngành mình quản lý, chỉ rõ những ưu khuyết điểm, từ đó ra sức khắc phục những tồn tại, hạn chế”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 12/2011.
Văn Phòng Chính Phủ cần làm tốt, thiết thực hơn chức năng tham mưu tổng hợp giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ làm tốt chức năng, nhiệm vụ mà Hiến pháp và pháp luật qui định, trong đó xác định rõ những vấn đề cụ thể trong công tác tham mưu tổng hợp… khắc phục cơ bản tình trạng đề án, dự án chất lượng thấp, chậm tiến độ… tiếp tục tăng cường nắm tình hình thực tiễn, kịp thời phát hiện, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý những vấn đề mang tính chiến lược, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đồng thời theo dõi, kiểm tra, đôn đốc có hiệu quả các chỉ đạo điều hành của Chính phủ”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chỉ đạo hội nghị tổng kết công tác năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012; trao cờ thi đua của chính phủ cho 3 đơn vị thuộc VPCP,  ngày 13/01/2012.
*

07- Bóc ngắn nuôi dài – Sai đây sửa đó

 “Rốt cuộc, những vấn đề cơ bản vẫn không được giải quyết. Đây có thể là một nghịch lý trong sự vận động của tư duy mà những người làm công tác quản lý phải nhận thức được để có cách hành xử đúng đắn và nhất quán”. Nguyễn Tấn Dũng, ủy viên BCT, thủ tướng chính phủ, nhấn mạnh trong thông điệp đầu năm 2012.
Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”. Trương Tấn Sang, chủ tịch nước.
Vậy thì cấp bách hàng đầu là gì?
Chỉnh đốn Đảng vì sự tồn vong của chế độ”. Nguyễn Phú Trọng, tân tổng bí thư đảng.
*

08- Chỉ đạo của trên luôn hay – Báo cáo của dưới chẳng sai tẹo nào

Đó là quy luật tin tưởng trong cơ chế vận hành mật thiết hữu cơ đã thành truyền thống mưng mủ từ đảng qua chính phủ rồi tỏa ra mọi ngóc ngách đội ngũ xã hội:
 “Chúng tôi làm thì phải nói là chúng tôi đúng”. Ngô Ngọc Khánh, chánh văn phòng kiêm phát ngôn nhân huyện Tiên Lãng.
Kết quả tương ứng? Sở phòng cháy chữa cháy Hà Nội muốn có trực thăng đưa VIP đi du ngoạn thì chỉ cần châm lửa tòa nhà EVN.
Nhân rộng ra tất sẽ thấy toàn cảnh cả nước:
 “Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm. Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
 *

09- Mua quyền – Bán chức – Kiếm lời

Hàng nóng cả nước: Quyền lực. Một vốn bốn trăm lời. Phen này ai nấy đi buôn ghế:
 “Bệnh nặng nhất là chủ nghĩa cá nhân… Tình trạng chạy chức chạy quyền, kém mà vẫn vào được các vị trí, người giỏi bị gạt ra, đó là cá nhân chủ nghĩa. Thời gian chuẩn bị Đại hội XI, có hôm 11g30 đêm một số anh còn đến nhà tôi, bấm máy lên để nghe thấy đang chạy như thế, nghĩa là hỏng chứ còn gì nữaCó ông bí thư tỉnh ủy họp trung ương xong, gần nửa đêm trời lạnh vẫn mang máy đến bật lên cho tôi nghe ai nói thế nào. Tất nhiên không phải trực tiếp các ông ấy mà bộ phận khác chạy, các doanh nghiệp chạy choChúng ta làm chưa triệt để do chủ nghĩa cá nhân chi phối khá nặng nề trong mỗi người, kể cả cấp cao”. Lê Khả Phiêu, nguyên tổng bí thư đảng, nói về nạn chạy chức chạy quyền, báo Giáo Dục, 30/12/2011.
 *

10- Hệ quả là sự khinh nhờn của địa phương

Tiêu biểu là cung cách khinh mạn cấp trên của Nguyễn Trường Tô, chủ tịch tỉnh Hà Giang, với 4 lần vất bỏ chỉ thị của thủ tướng vào sọt rác, chưa kể lần trả lời phỏng vấn bôi bác/xách mé/miệt thị thủ tướng, trực tiếp và tích cực nhân rộng tập quán mới trong quần chúng đảng: Đếch coi chính phủ hay kẻ đứng đầu chính phủ là cái đinh gì.
Quy luật: Đã quen bôi trơn tất phải thuộc chất …nhờn.
“Doanh nghiệp đừng có dọa Nhà nước“. Vương Đình Huệ, tân bộ trưởng bộ Tài chính, 20/9/2011.
 ”Ở đây có một sự nhầm lẫn. Thậm chí cả một số quan chức ở trung ương về hưu vẫn cứ nói đây là đất sản xuất nông nghiệp nên phải giao cho người ta 20 năm… Thế mà ngày hôm qua, ông Đặng Hùng Võ lại vẫn còn từ Hà Nội không xuống dưới đây xem đất nó cụ thể thế nào mà vẫn cứ phát ngôn như thế“. Vũ Hồng Chuân, trưởng ban tuyên giáo huyện ủy Tiên Lãng, bài diễn văn quán triệt 300 đảng viên toàn huyện Tiên Lãng ngày 03/02/2012, đăng báo Pháp luật TP/HCM, 04/02/2012.
*

11- Dạ vâng trên mẹt – Kèn kẹt sau lưng

Trong hội nghị không nói gì, nhưng ra ngoài lại nói, nghĩa là có vấn đề nội bộ. Rồi thấy cái sai lờ đi, thấy cái đúng không bảo vệ. Nếu kéo dài tình trạng đó thì nguy hiểm”. Lê Khả Phiêu, nguyên tổng bí thư đảng, nói về nạn chạy chức chạy quyền, báo Giáo Dục, 30/12/2011.
Chặn thế quái nào được? Là bởi mỗi quan chức đều có bảo kê chống lưng/chung chi sòng phẳng/đều đặn trường kỳ/xuyên suốt hệ thống… nên mặc nhiên có quyền tự coi là được miễn nhiễm truy cứu trách nhiệm hình sự (nắm tẩy của nhau, sát sườn triết lý trạng chết chúa cũng băng hà):
  • Nguyễn Thanh Lèo, phó giám đốc sở GTVT Sóc Trăng, và Đinh Văn Mười, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra thành ủy Sóc Trăng, nổi tiếng kỳ thủ cả nước với những ván cờ ăn thua 5 tỷ bạc.
  • Nguyễn Văn Tâm, đội trưởng đội 5 chi cục QLTT tỉnh Long An, nhiều lần cùng vợ nạn nhân Hoàng Hùng qua Campuchia cờ bạc, dẫn tới vụ án mạng đốt chồng.
  • Nguyễn Kim Đoạn, viện trưởng VKSND, và Nguyễn Hương Giang, phó viện trưởng VKSND huyện Cần Giuộc, tổ chức ăn nhậu vui chơi trên sông Vàm Cỏ Đông cùng một số bạn chí cốt và những cô gái trẻ, khiến tiếp viên Đinh Thị Kim Phượng chết đuối.
  • Ví dụ về phong trào thi đua làm bậy còn nhiều, không một ai có đủ giấy mực để kể, gần nhất là:
“Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả”. Đỗ Hữu Ca – giám đốc công an thành phố Hải Phòng.
*

12- Thách đố “trên”

  • Nguyễn Trường Tô là một ví dụ về cái hất hàm “làm gì nhau?”.
  • Nguyễn Hùng Dũng, , ủy viên đảng bộ Cần Thơ gửi thiệp cưới cho con có in rõ danh tính chức vụ phó trưởng ban chỉ đạo TP Cần Thơ về phòng chống tham nhũng, để móc túi doanh nhân và thuộc cấp trong tỉnh. Hình thức kỷ luật là “nhắc nhở”. Đăng tải vụ việc lên báo đảng.
  • Huỳnh Văn Phương, tự Tám Phương, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Bạc Liêu, tái sử dụng chiêu thức “thiệp cưới con quan”, vẫn để moi tiền doanh nhân và thuộc cấp. Hình thức kỷ luật vẫn là “nhắc nhở”.
Đó chính là thủ thuật gia truyền của bố già El Capone: Mua chuộc lòng trung thành của đàn em bằng sự bao che. Ở chiều ngược lại, đốn chúng thì hóa ra chặt bỏ mấy ngón tay nhuần nhuyễn nghề nhón ví thiên hạ của chính mình? Nhưng phải trình bày thế bó tay đó ra ngoài quần chúng sao cho khúc chiết và đầy tính thuyết phục:
Kỷ luật hết thì … bầu không kịp”. Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch quốc hội.
*

13- Trên bảo dưới chẳng nghe – Càng ngụy biện càng mâu thuẫn

Chúng ta có thuận lợi cơ bản là đã tạo được sự thống nhất cao về nhận thức trong cả hệ thống chính trị, có sự quyết tâm cao trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương ”. Nguyễn Tấn Dũng, ủy viên BCT, thủ tướng chính phủ, nhấn mạnh trong thông điệp đầu năm 2012.
Xin vỗ tay cho đều:
Nhân dân bất bình nên phá nhà của ông Vươn chứ lực lượng cưỡng chế không san phẳng“. Đỗ Trung Thoại, phó chủ tịch UBND Hải Phòng.
Nhà của ông Vươn là do lực lượng chức năng dùng máy xúc phá”. Nguyễn Duy Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng, Người Lao Động, 19/01/2012.
Ngay chiều 5/1, công an và một số lực lượng khác tiến hành đốt lều của nhà ông Vươn, khói ngập khu đầm. Hôm sau, họ lại đưa máy cẩu ra phá hủy toàn bộ khu nhà, công an cũng có mặt ở đó. Các ông ấy nói (nhân dân bất bình nên phá nhà anh Vươn) thế oan cho dân chúng tôi quá“. Nguyễn Thị Hiếu, nông dân xóm Kỳ, Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng, VTC 20/01/2012.
*

14- Địa phương “cáo” hơn trung ương

Nhờ ở gần khe hở, gần lỗ lù hơn.
Quan trọng nhất là có nhiều cách tạo thêm khe hở, và biết tỏng là nỗi sợ lỗ lù làm đắm tàu của TW lớn hơn gấp bội:
Các bộ, ngành, địa phương ngay từ đầu năm 2012 phải quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ; theo dõi sát, kịp thời cập nhật tình hình để có phản ứng chính sách thích hợp trên tinh thần phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển, hạn chế đến mức thấp nhất khó khăn, thách thức”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ý kiến kết luận hội nghị của chính phủ với các địa phương về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012, tại Hà Nội, ngày 23/12/2011.
Từ đó ngân sách mỗi năm mới tiêu tốn nhiều tỷ đồng để tổ chức hàng ngàn “hội nghị quán triệt” nghị quyết này hay quy định kia…
Nhân danh công tác “quán triệt”, địa phương tha hồ diễn giải chính sách/chỉ thị/nghị quyết/sắc lệnh/quy định… của trung ương ở mức có lợi nhất cho bộ sậu tại chỗ.
Với tư cách là ủy viên thường vụ huyện ủy tôi xin khẳng định không có vấn để tiêu cực ở đây. Nội bộ huyện ủy, UBND, đoàn thể của huyện đoàn kết không có tiêu cực. Không thu hồi đất đó để chuyển sang cho thuê, cho đấu thầu mới là tiêu cực”. Vũ Hồng Chuân, trưởng ban tuyên giáo huyện ủy Tiên Lãng, 03/02/2012.
*

15- Hai chiều đổ tội

Trung ương đổ vấy cho cấp dưới (Chủ trương luôn luôn đúng – Chỉ có bọn địa phương thi hành là sai)
Chính quyền huyện Tiên Lãng đã làm sai với mức độ nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản của công dân và ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào bộ máy Nhà nước”. Lê Đức Anh, cựu chủ tịch nước.
Các cán bộ trong quá trình được đào tạo tại các trường khác nhau sau đó về địa phương được bổ nhiệm ở các chức vụ khác nhau. Trong quá trình đó có sự luân chuyển, nếu không được bồi dưỡng nghiệp vụ thì sẽ có sự hiểu biết không đầy đủ”. Nguyễn Văn Thành, ủy viên ban chấp hành TƯ đảng, bí thư thành ủy, chủ tịch HĐND-TP Hải Phòng, trong cuộc họp báo về biến cố Tiên Lãng, 07/02/2012.
Việc này (về vụ trộm cá trong đầm) lực lượng công an xã không báo cáo nên chính quyền xã không nắm được. Hôm nay các đồng chí nói thì tôi mới biết“. Lê Văn Liêm, chủ tịch xã Vinh Quang (em trai của Lê Văn Hiền, chủ tịch huyện Tiên Lãng),  báo Tuổi Trẻ,  01/02/2012.
Lãnh đạo phân biệt địa phương (theo mức độ thu nhập hụi chết chăng?)”
Nếu là một thành phố ở vùng sâu vùng xa thì còn có thể châm chước được chứ một thành phố trực thuộc Trung ương, gần Trung ương mà để xảy ra vụ việc như vậy thì (thành ủy) cũng phải chịu trách nhiệm”. Lê Đức Anh, cựu chủ tịch nước.
Ngược lại, địa phương viện cớ đợi “trên”, tức là đổ ngược.
Địa phương bất chấp chỉ thị/coi thường lãnh đạo, dù đã được nhiều lần “chỉ đạo”:
Nhà của ông Quý nằm ngoài diện tích cưỡng chế. Việc nhà ông Quý bị giật sập và huy động máy xúc để cưỡng chế thì phải hỏi huyện, xã không nắm được“. Lê Văn Liêm, chủ tịch xã Vinh Quang (em trai của Lê Văn Hiền, chủ tịch huyện Tiên Lãng), báo Giáo Dục, 01/02/2012.
Và đổ tội cho bọn đối thủ bất cộng đái thiên của trung ương:
Tuy nhiên, dư luận còn có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí không đúng bản chất sự việc gây nghi ngờ, gây phân tâm cho một bộ phận cán bộ đảng viên và quần chúng rất dễ bị các phần tử xấu lợi dụng. Nhất là trên mạng Internet và các blog. Thưa các đồng chí, nếu chúng ta chỉ xem trên mạng không có thông tin đầy đủ thì rõ ràng chắc chắn sẽ phân tâm. Mà nếu chúng ta chỉ xem trên mạng thôi thậm chí nhiều đồng chí thấy huyện Tiên Lãng là be bét lắm”. Vũ Hồng Chuân, trưởng ban tuyên giáo huyện ủy Tiên Lãng, 03/02/2012.
Hai chiều đổ vấy này hiển thị rõ sự bất lực của trung ương, quan trọng hơn, nó triển lãm ra giữa chợ tượng đài của một Hệ Thống Gãy.
Nguyên nhân từ đâu chui ra?
*

16- Lý tưởng cùn lụt – Lý tài lên ngôi – Lật tẩy quá khứ

Đảng ta có một chủ nghĩa cách mạng nhất, sáng suốt nhất, đó là chủ nghĩa của ba ông kia kìa”. Hồ Chí Minh, chỉ tay lên vách, trong đại hội đảng toàn quốc lần thứ hai tại Việt Bắc, tháng 3 năm 1951.
Chủ nghĩa Marx đã nói đến một lúc nào đó đảng không còn mà nhà nước cũng không còn thì đảng ‘muôn thuở’ thế nào được”. Nguyễn Đình Lộc, cựu bộ trưởng bộ Tư pháp, trả lời phỏng vấn BBC.
Đúng là quá bẩn, ăn chi toàn là đồ bẩn!”. Nguyễn Thị Kim Tiến, tân bộ trưởng bộ Y tế .
Đã no thì đừng sơi thêm”. Đỗ Mười, cựu tổng bí thư đảng.
Nhưng liệu có ai tự nguyện vác đá ghè chân mình, trong khi thực tế nhóm hưởng đặc quyền, đặc lợi và nhóm lợi ích như Tổng bí thư đã nêu lại chính là những người có quyền?”. Câu hỏi của Tuần Việt Nam trong cuộc phỏng vấn tướng Lê Văn Cương về chiến dịch chỉnh đốn đảng đầu năm 2012.
Theo tôi, đây là cuộc chiến tranh giữa hai phe và người Việt Nam đã chia ra thành hai đội quân đánh thuê cho hai phe và dù gì chăng nữa thì cái mô hình xã hội của cái miền đất bại trận mới chính là mô hình của nền văn minh, và chúng tôi là người trong đội ngũ chiến thắng thì thực ra chúng tôi đã chiến đấu cho một mô hình xã hội man rợ. Và điều đó khiến tôi hết sức cay đắng”. Dương Thu Hương, nhà văn, trả lời phỏng vấn của Little Saigon Radio, 30/4/2001.
Người ta có thể có mọi thứ nhân danh, đặt ra nhiều tên gọi, nhưng dù là chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh giải phóng, chiến tranh tự vệ, chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược hay chống cộng sản độc tài tàn bạo thì trong cuộc chiến lâu dài đó hai bên đều nhận viện trợ, súng đạn của ngoại bang để bắn giết nhau. Trong cuộc chiến đó, người Việt chết nhiều nhất, người Việt giết nhau nhiều nhất, nên dù lý giải cách nào cuộc chiến tranh này cũng mang yếu tố nội chiến”. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn, nguyên phó tổng biên tập báo Langbian.
Vinh quang nào mà không xây trên điếm nhục?”. Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn.
Lúc bấy giờ (ngay sau tháng 4/1975), tất cả lương bổng, tất cả những chuyến đi nước ngoài béo bở, có thể buôn bán kiếm tiền để đạt một cái thiên đường vật chất nhỏ bé nào đó, tất tật những bổng lộc ấy đều tùy thuộc vào các chi bộ quyết định”. Dương Thu Hương, nhà văn, trả lời phỏng vấn của Little Saigon Radio, 30/4/2001.
“Ai trong cơ chế lại đi làm công việc xóa bỏ (tham nhũng) một khi đó chính là cách mà họ đã đạt được vị trí hiện nay?”. Nhận định của một nhà ngoại giao phương Tây không muốn nêu danh tính. Nhà báo John Ruwitch, trưởng văn phòng đại diện của Reuters tại Hà Nội, trích dẫn lại trong bài phân tích hôm 24/06/2011.
Tại Việt Nam hiện nay, công tác phòng chống tham nhũng như dòng văn học hiện thực phê phán cuối thế kỷ 19, thấy hiện trạng, có phê phán, nhưng lại không có giải pháp để tháo gỡ”. Nguyễn Đăng Trừng, đại biểu quốc hội TP/HCM.
*

17- Phụ nông – Phản công – Bài trí

Nông thôn là địa bàn sinh sống của khoảng 70% dân số. Nông nghiệp tạo việc làm cho khoảng 50% lao động, đóng góp khoảng 20% GDP, gần 30% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Sau nhiều thập kỷ cải cách ruộng đất kinh thiên động địa, người nông dân VN được đối xử ra sao?
Những năm 1980, Nhà nước thực hiện chính sách đưa đất dân khai hoang vào tập đoàn để nhường cơm sẻ áo. Biết là người dân có thiệt thòi nhưng mong bà con thông cảm với chủ trương chính sách của Nhà nước. Luật Đất đai hiện hành quy định là không xem xét trả đất cũ”. Nghiêm Sĩ Minh – Phó Cục trưởng Cục III Thanh tra Chính phủ.
Nghĩa là đảng:
  • có quyền đổi đất bằng giá rau để lấy vàng;
  • nhân danh “sở hữu toàn dân” để phù phép đất đai của dân thành của riêng;
  • thu hồi đất khai phá không cần đền bù;
  • cũng không cần giải quyết hàng núi đơn khiếu kiện đất đai của hàng triệu nông dân VN;
  • tùy ý áp dụng các loại sắc lệnh sẵn có để giải tán các vụ khiếu kiện tập thể (có lần lên tới vài trăm người và kéo dài 21 ngày liên tục);
  • dùng những biện pháp khác là: “nhân dân tự phát”, “tụ tập đông người không xin phép”…;
  • lên phương án bắt nguội, vu dân là tội phạm và bao vây kinh tế/cắt đứt quan hệ xã hội của họ…
Công nhân, cho dù từng được tắm nước đường là giai cấp tiên phong của đảng, vẫn có cùng chung một số phận với nông dân:
Theo tôi, người đứng sau lưng tên bảo vệ ra lệnh cho anh ta hành động càng đáng xử tội”. Nguyễn Thị Hạnh, độc giả VNexpress, comment dưới bản tin xe tải lao thằng vào nhóm công nhân (Cty Giai Đức) đình công, gây chết người.
Từ ngày 28/01/2010 đến ngày 03/02/2010, tại nhà máy Mỹ Phong (Trà Vinh) đã nổ ra cuộc đình công đòi quyền lợi chính đáng. Những người tham gia hỗ trợ công nhân trong sự kiện này là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương đã bị bắt giam và kết án nặng nề”. Lời giới thiệu đoạn video clip trên Youtube ghi lại cuộc đình công của công nhân nhà máy Mỹ Phong.
Còn trí thức? Tạm gác qua bên cái định nghĩa xóc óc và cực bẩn của Mao, chỉ cần chưa quên giai đoạn Nhân Văn-Giai Phẩm là người ta có thể thấy ngay cái vai trò vị trí của trí thức VN đối với đảng:
Bốn anh Trí Phú Địa Hào 
Chỉ riêng anh Trí lao đao đến giờ
 
Đảng ta thương Trí ngu ngơ
 
Cho Công – Nông – Trí chung cờ liên minh
 
Trông lên Liềm – Búa hai hình
 
Trí ta vẫn chẳng thấy mình ở đâu
 
Quay sang tìm Phú, Địa, Hào
 
Thấy ba bụng phệ… đã vào… Đảng ta
!”.
Hà Sĩ Phu, Talawas, 20-7-2008.
*

18- Lộ hàng – Những chiêu thức đồng nát

  • nhân danh lý do vì dân để áp chế dân
  • hèn với giặc/ác với dân (quân đội cưỡng chế/công an giết dân)
Phía chính quyền, những người thực thi công vụ, đang có xu hướng lạm dụng lực lượng vũ trang trong cưỡng chế hành chính, nhất là khi liên quan đất đai“.  Hoàng Ngọc Giao, viện trưởng viện nghiên cứu chính sách, pháp luật & phát triển, báo Tiền Phong, 17/1/2012
  • trả thù đối kháng/chung chi cấp trên/ăn chia cấp dưới
Vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ tệ hại”. Nguyễn Phú Trọng, đương kim tổng bí thư đảng.
  • bó tay với thuộc cấp & đồng lõa với thuộc cấp
Việc (sử dụng bằng giả) của ông (Cao Minh) Quang tôi không thể phán xét được. Chuyện này nên chờ cơ quan có thẩm quyền trả lời. Tôi không có thông tin đầy đủ mà nói sai thành vô duyên”. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, trả lời phỏng vấn báo chí chiều 27/10/2011.
  • nuôi đảng bằng tham nhũng/giữ đảng bằng tội ác (xuyên thế hệ)
Không ai có quyền tự ban cho mình những đặc quyền, đặc lợi”. Nghị quyết ĐH-VI, 1987.
Nạn tham nhũng đang là một nguy cơ trực tiếp đe dọa đến sự sống còn của hệ thống chính trị”.  Nghị quyết ĐH-VIII, 1996.
Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta”. Nghị quyết ĐH-IX, 2001.
Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”. Nghị quyết ĐH-X, 2006.
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…” Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 BCH/TWĐ khóa XI, 16/01/2012.
Thật khó chấp nhận chuyện bạo lực như thế. Không cần nói là nhà báo, chỉ cần đối xử với một người dân một cách bạo lực, đánh đập vô cớ như thế là công an đã sai phạm nghiêm trọng”. Nguyễn Hữu Phú – trưởng đại diện văn phòng phía Nam của báo Nhà báo & Công luận (cơ quan trung ương của hội Nhà Báo VN), phát biểu về vụ việc nhà báo Phạm Phước Vinh bị công an xã Phước Kiểng, Nhà Bè, TP/HCM, đánh hội đồng ngày 05/02/2012.
  • chính sách định hướng dư luận và biện pháp quán triệt tư tưởng/giữ vững lập trường.
  • đánh võng dư luận bằng 1 thế lực thù địch nào đó, lần này là nhóm Công Luận Công Án.
  • “đảng là người tổ chức mọi cuộc đấu tranh thắng lợi” và sẽ không bao giờ là tác nhân của bất kỳ thất bại hay thối nát nào làm nhân dân dở sống dở chết hơn nửa thế kỷ nay.
  • đảng chỉ rút kinh nghiệm về “lỗi hệ thống”. Còn trách nhiệm cụ thể là thuộc về “thằng khách quan”, “thằng nhạy cảm”, và “thằng đánh máy”. Sau đó, ra ngay nghị quyết lấy sai chỉnh lầm.
  • vừa kêu gọi sửa sai, vừa đánh bùn sang ao: đổ thừa sai quấy cho thế lực thù địch!
Không có kẻ xấu hay diễn biến hòa bình nào hết, mà chính những quan chức chính quyền như ở Tiên Lãng, Hải Phòng là người gây ra hậu quả như vậy”. Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch MTTQVN tại Sài Gòn, trả lời phỏng vấn RFI ngày 08/02/1012.
*

19- Đổi mới: Từ bảo vệ đảng Đến bảo vệ chóp đảng

  • lý tưởng xưa là độc lập dân tộc – lý tưởng nay là hạ cánh an toàn;
  • thuật ngữ “vào cuộc” cho thấy vị trí “đứng ngoài” thường trực của các bộ phận (và các thứ lãnh đạo) lẽ ra phải ở trong dân hoặc chí ít là rất gần dân;
  • tự tạo ra khủng hoảng chính trị xã hội từ nông thôn ra tới thành thị (Thái Bình 1997/Tiên Lãng 2012);
  • tự tạo ra tình huống anh em (Vươn-Quý) đối đầu anh em (Hiền Liêm) – nhân dân đối đầu chính quyền – lẽ phải đối đầu cái ác;
  • tự coi lực lượng vũ trang là của riêng mình: đội bằng trời/quan xã trên cả trời;
  • lạm dụng quân đội là cách thức hay nhất và là con đường ngắn nhất để nông dân bảo con trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
  • mọi kiến nghị đều vô vọng: nước càng ngày càng hiếm mà lá môn thì vẫn xanh tận chân trời.
*

20- Gút lại:

Rõ ràng vụ việc Tiên Lãng là một tổn thất chính trị lớn”. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.
Rất lớn là khác. Không gỡ nổi.
Bất kể kết luận của Nguyễn Tấn Dũng đậm tính bước lùi chiến lược/chiến thuật ra sao.
Bất kể phiên tòa Tiên Lãng sắp tới diễn tiến tế nhị/nhạy cảm thế nào.
Bởi nó đã giở toang khúc cây mục cho tung tóe gián/mối/kiến/giun từng ngỡ ổn định đời đời bên dưới.
Không một tài thánh nào có thể làm liền da những vết sẹo đạn ghém 8 ly 65 vừa nói, trên mặt đảng.
Người ta chỉ còn một câu tự vấn khi tiếng súng đã bặt:
Lý do gì phải vô nước biển cho 1 thằng độc tài mắc bệnh nan y hết thuốc chữa để nó tiếp tục cầm hơi múa gậy, trong lúc nó cấm hết thảy những người dân chủ lành mạnh sát vai kiến thiết đất nước?”.
Nghe như đâu đây có người râm ran bàn chuyện Vỡ Trận!
12-02-2012
Blogger Đinh Tấn Lực


Phạm Hồng Sơn – Thẩm quyền, quyền lực và Tiên Lãng

Phạm Hồng Sơn - Danluan
Thẩm quyền (authority) và quyền lực (power) là hai khái niệm hoàn toàn riêng biệt và khá phức tạp trong khoa học chính trị, pháp lý. Nhưng chúng lại thuộc những khái niệm có tính nền tảng cho dân chủ. Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa thế nào là thẩm quyền hay quyền lực, trong khuôn khổ của bài viết nhỏ này chúng tôi xin trích dẫn định nghĩa trong giáo trình Foundations of Democracy: justice, authority, privacy (Các nền tảng của Dân chủ: công lý, thẩm quyền, sự riêng tư) của Center for Civic Education (Trung tâm Giáo dục Công dân) tại Hoa Kỳ. Quyền lực là khả năng kiểm soát hay điều khiển được vật hay người. Còn thẩm quyền là quyền lực được gắn kết với một quyền (sự cho phép) được sử dụng quyền lực đó. Liên quan đến thẩm quyền là các khái niệm quan trọng khác như nguồn gốc của thẩm quyền, nền tảng của thẩm quyền hay các sự kiện lịch sử tác động tới nhận thức về thẩm quyền. Để dễ hiểu hơn chúng ta có thể thấy một kẻ bất hảo dùng súng để cưỡng đoạt tài sản của người khác thì kẻ đó có quyền lực nhưng hoàn toàn không có thẩm quyền làm việc đó. Hay việc một cảnh sát được trang bị các dụng cụ trấn áp như dùi cui, súng ngắn hay còng số 8 thì viên cảnh sát đó có quyền lực mạnh nhưng chỉ có thẩm quyền bắt giữ người khác theo đúng những gì pháp luật qui định, như bắt người phải có sự phê chuẩn trước của viện kiểm sát. Hoặc một giáo viên có thẩm quyền giữ trật tự trong lớp học nhưng không có thẩm quyền cấm học sinh bày tỏ quan điểm (một cách lịch thiệp) vì hiến pháp đã qui định mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận và cách bày tỏ lại không xâm phạm chuẩn mực đạo đức. Hiểu một cách khác và đơn giản hơn thì thẩm quyền là việc pháp luật cho phép hay qui định bổn phận (trách nhiệm) cho một cá nhân, một tổ chức được (hay phải) làm một việc gì đó. Còn quyền lực là khả năng tạo ra hoặc huy động được sức mạnh vật lý hay tinh thần. Như vậy một thẩm quyền luôn phải được kèm theo một mức độ quyền lực để làm tăng tính thực thi cho thẩm quyền trước những cản trở có thể. Còn một cá nhân hay một tổ chức có thể có quyền lực mạnh nhưng không hẳn đã có thẩm quyền để làm một việc gì đó. Để dễ hình dung hơn nữa chúng ta có thể lấy luôn vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng vừa qua làm ví dụ. Vụ đó đã cho thấy rõ việc san phẳng ngôi nhà của anh Vươn là việc không hề khó đối với những quyền lực như người lái máy ủi và những người có chức quyền từ cấp xã, huyện cho đến trung ương. Nhưng tất cả những người có quyền lực đó đều không có thẩm quyền để làm tổn hại, dù chỉ là sướt sát, ngôi nhà đó khi những người chống trả đã rời khỏi ngôi nhà. Đây cũng là vấn đề đang được dư luận rất chú ý với những đòi hỏi phải làm rõ và xử lý hình sự những người đã huy động quyền lực phá nhà anh Vươn.
Một điều nguy hiểm hơn nữa trong vụ Tiên Lãng là, đối chiếu với những khái niệm thẩm quyền và quyền lực vừa trình bày, đang tiếp tục có sự đánh tráo hay cố tình nhập nhèm khái niệm thẩm quyền và quyền lực trong giải quyết vụ việc. Về nguyên tắc, trách nhiệm xử lý một tranh chấp, xung đột đã được khởi tố hình sự (đã có dấu hiệu vi phạm bộ luật hình sự) thì thẩm quyền xử lý phải hoàn toàn thuộc các cơ quan của hệ thống tư pháp (judiciary) – bao gồm Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát các cấp, Cơ quan Điều tra và Tòa án Hình sự các cấp. Nhưng đến tận hôm nay qua các phương tiện truyền thông chính thống thì giải quyết vụ việc Tiên Lãng dường như lại đang dựa hoàn toàn vào chỉ đạo của Thủ tướng (thuộc cơ quan hành pháp) và Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN- vẫn chỉ là một đảng chính trị dù là độc nhất). Các báo chí, phương tiện truyền thông chính thống đều tỏ ra rất săn đón hay hoan hỉ trích dẫn những phát biểu, nhận định của các cựu lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN, đưa tin đậm về cuộc họp dự kiến của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng, thậm chí nhiều đảng viên cộng sản kỳ cựu còn công khai gửi gắm, kỳ vọng việc “giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng” hoàn toàn cho ông Thủ tướng. VTV1 đã dành riêng một phần trong chương trình thời sự 19h ngày 07/02/2012 để đưa tin cuộc họp báo của tổ chức địa phương của ĐCSVN ở Hải Phòng về vụ Tiên Lãng. Đúng là tất cả những nhân vật, tổ chức vừa nêu đều là những người, những tổ chức có sức hấp dẫn lớn đối với dư luận hoặc là những người, những tổ chức có quyền hay quyền lực rất mạnh nhưng họ hoàn hoàn không có thẩm quyền để phân định đúng sai trong vụ Tiên Lãng. Điều 10 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự qui định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ…” Thế nhưng, nếu chỉ nhìn vào dư luận từ khi tiếng súng nổ ra ở Tiên Lãng đến giờ, tất cả những cá nhân, những cơ quan có thẩm quyền này đều như không hề tồn tại hoặc nếu có thì lại chỉ thể hiện như những chức năng cấp dưới của ông Thủ tướng.
Rất có thể những người có quyền lực hiện nay trong hệ thống chính trị của Việt Nam đang toan tính cách xử lý vụ Tiên Lãng theo chiều hướng vỗ về dư luận – đã bùng và sôi lên từ hơn một tháng qua. Nhưng nếu vấn đề thẩm quyền (authority) và quyền lực (power) không được làm rõ hay không được làm rõ thêm thì cái được cho xã hội sau vụ việc lịch sử này vẫn chả có gì là bền vững hoặc nếu có thì cũng không đáng là bao.
© 2012 pro&contra


Tinkhotin – Mafia hướng về Tiên Lãng


Tin khó tin - Nhiều người Việt Nam đã và đang biết đến Đặc khu kinh tế Tiên Lãng, Hải Phòng với cơ chế hoạt động thông thoáng, các quy chế quản lí đất đai chặt chẽ với hàng trăm điều luật chồng chéo, các kì tập quân sự đột xuất thường kì, và dịch vụ san phẳng nhà miễn phí. Trong những ngày gần đây, danh tiếng của Tiên Lãng đã vang xa trên trường quốc tế. Được biết cả lực lượng Mafia nổi tiếng của Ý cũng đang hướng về Tiên Lãng để hợp tác và trao đổi kinh nghiệm.
Thành tựu của đặc khu kinh tế Tiên Lãng
Theo tin độc quyền của Tin Khó tin từ thủ phủ Si-xi-li, các bố già ở đây đều đang lên kế hoạch tranh cử chức phó chủ tịch huyện kiêm trưởng ban cưỡng chế ở huyện ven biển Pa-léc-mô. Trong khi đó một số khác lại đang nhăm nhe chức giám đốc công an thành phố. Các bố già đều nhất trí rằng, xưa nay họ phá nhà dân cũng đã nhiều, nhưng dù sao cũng còn phải nể mặt công an rồi chính quyền, nhất là những vụ điều tra “Bàn tay sạch” đã phá huỷ không ít đường dây và bắt giam không ít các bố già. Ông Ma-ri-ô Pút-dô, nhà sử học của giới trong nghề, nhận định :”Các bố già đã nhận ra rằng nếu họ nắm được các vị trí chủ chốt của chính quyền địa phương, thì việc làm ăn của họ sẽ thuận lợi hơn nhiều.”
Tuy nhiên giới mafia cũng có một số kinh nghiệm muốn chia sẻ với Tiên Lãng.
Ông Búp-phôn, chuyên ngành bảo kê, cho biết lúc nào cũng nên ở thế thủ. Việc san phẳng nhà dân nếu không tự làm được phải thuê người ngoài thì đừng có lên báo đổ tại “nhân dân” làm, để sau người ta tố cáo lại mình thì không có chỗ mà lùi.  Cánh tay phải của ông Búp-phôn là ông A-ba-tê hoàn toàn ủng hộ và nói thêm, phá nhà dân giữa ban ngày thì kiểu gì cũng hở sườn.
Ông Piếc-lô, chuyên nghề móc nối, cho biết không nên lấy luật ra mà cãi khi bản thân mình không hiểu luật, lại càng không nên bao biện vòng quanh khi há miệng mắc quai. Chính vì lí do này mà giới mafia Ý chỉ có một luật duy nhất là luật im lặng (omerta).
Hai ông Ba-tô-te-li và Pê-pê, chuyên viên các ngành phá rào, chọc lưới cho biết phá nhà trái phép kiểu gì cũng bị thổi còi, mà dễ ăn thẻ đỏ thì hỏng mất cả sự nghiệp.
Nhà chiến thuật Đỗ Hữu Ca với tuyệt tác thế trận cưỡng chế
Bố già Pờ-ran-đe-li thì dành thời gian suy ngẫm về nhận định thế trận của ông Đỗ Hữu Ca, giám đốc công an thành phố Hải Phòng:
“Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả.”
Nhận xét về thế trận này, bố già Pờ-ran-đe-li cho biết :”Thế trận của ông Ca tưởng là chặt chẽ, nhưng thiên quá nhiều về thế công, dựa vào sức mạnh mà thiếu cái đầu, nền tảng vững chắc lại không có. Cho nên có thể thắng hiệp đầu, nhưng khi đối phương vùng lên áp sát thì sẽ lúng túng, các pha phối hợp sẽ rối dần, người nọ chuyền người kia một cách hoàn toàn bất hợp lí. Nếu đối phương tấn công liên tiếp dồn dập thì sớm muộn cũng dẫn đến vỡ trận.”
Các bố già cũng nhất trí rằng có quả bóng sự thật đang bốc cháy thì đừng nên đá qua đá lại câu giờ.
Trong khi đó, Ông Đoàn Văn Vươn vẫn bị giam để điều tra, không có ý kiến gì
… 
Ảnh theo suckhoedoisong.vn, 24h.com.vn, vnexpress.net

Lê xuân Quang – Chuyện hai con chó!

 Tác giả: – ĐCV
Ảnh minh họa.
Tổ tiên ta coi 2 con vật Ngựa và Chó là’’Khuyển Mã chi tình’’. Ngựa dùng để cho người vân chuyển khi đi xa. Chó giữ nhà, cùng lợn, gà… cung cấp nguồn đạm động vật cho con người. . Điểm đặc biệt nhất: Chúng rất trung thành với người nuôi chúng.
Thế nhưng sau khi đọc loạt 6 bài điều tra VỤ TIÊN LÃNG của nhà văn Nguyễn Quang Vinh (đến 11.2.2012), đặc biệt bài số 1 có tựa đề:. ’’Chuyện con chó ướt sũng lông’’, tôi mường tượng ra ngay: Trên mảnh đất của gia đình họ Đoàn – đầm nước mênh mông, bãi đất tan hoang, gạch đá, bê tông vương vãi ngổn ngang… lố nhố, loăng quăng một đám người đang hung hăng chạy đôn chạy đáo… Đột nhiên từ đâu đó xuất hiện 2 con chó. Con lớn và con nhỏ, đám người sáng mắt reo hò túm tụm lại quây con chó vào giữa – Bắt!
Con chó lớn (chắc là chó mẹ) – trước nguy cơ bị bọn ’’Người’’ có ý định ’’nhai sống nuốt tươi… mình’’, trong khi: Một phía là ’’bọn người’’ hung hãn, còn phía kia là hồ nước mênh mông. Không thể bảo vệ được con – như nó vẫn thường nhe nanh lao vào kẻ thù khi bị tấn công hoặc bị cướp con. Trước hoàn cảnh ’’bất khả kháng’’ chó mẹ đành nhẩy xuống hồ bơi thoát. Còn đứa con ’’rứt ruột đẻ ra’’ gào thét kêu mẹ cứu nhưng vô ích:’’… tội nghiệp chú chó con, vụng dại, vừa chạy loăng quăng vừa gào sủa thảm thiết, cuối cùng thì cũng bị tóm, toàn thân ướt sũng “rét run lập cập, bị tống ngay vào bao. Sau đó là gì thì mọi người tự hiểu’’ – Cu Vinh viết thế!
Hình ảnh 2 con chó – một chạy thục mạng, một ’’toàn thân ướt sũng’’, run rẩy tuyệt vọng khiến tôi mủi lòng… Hai con chó của gia đình anh Vươn ở xã Vinh Quang hôm nay đã đánh thức trong tôi kỉ niệm về một, con chó khác của 33 năm trước (chính xác 33 năm thiếu 6 ngày: 11.2.2012 – 17.2.1079)…
… 5 giờ sáng ngày 17 tháng hai năm 1979, đài TNVN đưa tin’’Bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh’’ đã đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc của tổ quốc. Hàng xóm láng giềng lao xao : Bà con ta chạy loạn từ biên giới về, đang tập trung ở ngoài ga xe lửa…
Tôi đi bộ ra ga Từ Sơn. Từ xa đã nhìn thấy rất đông người đứng tràn cả ra mặt đường quốc lộ 1 (lúc đó đường cũ chạy xuyên giữa thị trấn Từ Sơn). Những người đầu tiên gặp là một gia đình – hai vợ chồng trẻ cùng 2 đứa con . Người chồng vác 1 bao tải, quần áo xộc xệch, hai chân hai chiếc dầy Ba ta khác mầu nhau. Chị vợ địu trước ngực bé gái chừng 2 tuổi. Câu con trai chừng 10 tuổi đeo chiếc ba lô bên trong đựng…con chó con.
Tôi tiến đến vừa hỏi chuyện vừa giúp chắu bé tháo chiếc ba lô đặt xuống. Anh chồng mặt hốc hác, hướng vào tôi, giải thích: Cả nhà em đang ngon giấc, lúc đó khoảng 1, 2 giờ sáng. Bỗng súng nổ chát chúa liên hồi… tiếng kêu của ông hàng xóm thất thanh: Bọn Tầu đánh ta rồi, chạy mau!
Em chỉ kịp vớ vội mấy bộ quần áo của cả nhà, vợ em địu cháu, còn thằng bé này ôm vội con chó ấn vào ba lô rồi cả nhà chạy ra theo bà con, xuyên rừng, cắt đồi ra được đường quốc lộ 1. Có mấy chiếc xe tải chờ sẵn, mọi người leo lên, ô tô chở đến ga xe lửa, chuyển sang tầu hỏa về đến đây lúc tờ mờ sáng.
- Chỉ mang được ó thế này thôi à – tôi ái ngại hỏi?
- Thế là may lắm rồi anh ạ! Tiền của cất giấu đều không lấy kịp. Còn người là còn tất cả – anh trả lời.
Tôi quay sang hỏi chuyện thằng bé: Cháu mang con này chạy loạn, có nặng, mệt, không?
Thằng nhỏ không chú ý câu hỏi, trả lời: Nó tên là Lu, con này lai sói, lớn lên cháu sẽ cùng nó đi săn – cậu bé vừa nói, vừa ôm đầu con vật vỗ, nựng…
- Bây giờ các bạn đi đâu – tôi hỏi với vẻ thông cảm. Người chủ của cái gia đình nhỏ bé kia ngẩng nhìn trời khẽ khàng giãi bầy: Chúng em là dân Quỳnh Phụ – Thái Bình, theo tiếng gọi của Đảng – Đoàn đi khai hoang trên miền núi. Bây giờ tay trắng, lại đành trở về quê cũ tá túc, làm lại từ đầu thôi!
Đã 33 năm trôi qua.
Cậu bé ấy giờ chắc đã thành bác nông dân – trạc tuổi với anh Vươn, anh Qúy của Tiên Lãng Hải Phòng hôm nay. Liệu anh có là người tham gia trong’’sự kiện Thái Bình’’ hồi 1996 – 1997, không? Anh là những nông dân phản kháng chuyện cướp đất… hay là thành viên trong đoàn quân’’cưỡng chế’’? Nếu là nạn nhân , chắc anh không được may mắn như gia đình hai anh em Vươn – Qúy.
Còn nếu là những thành viên trong đoàn cưỡng chế, chắc anh không cùng đồng đội quây những con chó vào giữa – cướo – giết như những thành viên trong đoàn cưỡng chế của Xã Vinh Quang được chính quyền huyện Tiên Lãng chỉ đạo theo ’’phương châm’’ của Huyện Đảng: Phá sạch – Cướp sạch!
Hai hình ảnh cách xa nhău 33 năm có nét ’’tương đồng’’: Một của giặc ngoại xâm, còn một của đồng bào mình. Đau đớn thay!
Nhưng có điều này tôi tin: Cậu bé năm xưa đã không quên con vật – con chó run rẩy, trước tai ương – sẵn sang bỏ lại tất cả để cõng con Lu chạy loạn cùng mình. Cho dù sau đó, hôm nay – có phải tham gia trong đoàn quân cưỡng chế của Quỳnh Phụ Thái Bình hay bất cứ đoàn cưỡng chế nào khác trên quê hương chúng ta : Cậu – Anh – Ông , cũng không quây bọn chó vào giữa – tóm, nhét vào trong bao bố – để…’’sau đó là gì chúng ta tự hiểu’’ !
12.02.2012
© L.X.Q
© Đàn Chim Việt

Chế độ đất đai Việt Nam: Sai đến đâu sửa đến đó


Tác giả: – ĐCV
Vụ cưỡng chế Tiên Lãng
Trong thời gian gần đây người ta bàn cãi rất nhiều về những mưu toan tịch thu đất đai của người dân ở Huyện Cờ Đỏ thuộc tỉnh Cần Thơ và Huyện Tiên Lãng ngoại thành Hải Phòng mà bà Trần Ngọc Sương và ông Đoàn Văn Vươn là hai nạn nhân chính. Trước đây đã có hàng trăm ngàn trường hợp nông dân bị ức hiếp như vậy vì họ đều cùng ở trong cùng cảnh ngộ như Bà Sương hay ông Vươn. Trong nhiều trường hợp hàng trăm dân oan kéo về Hà Nội và Saigon để khiếu kiện về đất đai trong hơn mười năm vừa qua. Một tai nạn này đã gây xúc động mãnh liệt trong nước cũng như ở hải ngoại xẩy ra vào cuối năm 2005 liên quan đến đất đai và bà Phạm Thị Trung Thu là một nạn nhân. Tuyệt vọng vì khiếu kiện đòi nhà đất bị tịch thu tại Đà Lạt không có kết quả, bơ vơ không nơi nương tựa và uất ức vì bị đối sử bất công, Bà Phạm Thị Trung Thu đã ra Hà-Nội tự thiêu ngay tại nhà tiếp dân ở Quận Ba Đình. Bà bị phỏng nặng nhưng được cứu sống 1/ và chữa trị bằng một phần tiền của một số người hảo tâm mà Bà không hề quen biết ở nước ngoài gửi về giúp.
Đất đai là một tài nguyên khan hiếm, một tích sản quý giá và là một vấn đề quan trọng liên quan đến tất cả 90 triệu người Việt Nam. Ai cũng cần có một mái nhà trên một mảnh đất để ở. Nhưng đất đai còn là một phương tiện sinh sống thiết yếu của 63 triệu người dân nông thôn. Nhà nước đụng đến đất đai là đụng đến an sinh của cả 90 triệu dân. Gần nửa thế kỷ vừa qua, Cộng Sản Việt Nam CSVN) đã dùng đất đai và nhà ở làm phương tiện để sách động và kiểm soát dân. Chính sách đất đai và hộ khẩu cũng như cải cách ruộng đất vào giữa thập niên 1950, đều là những thứ vay mượn của Trung Quốc. Chúng đã cản trở việc phát triển đất nước và gây ra không biết bao nhiêu đau thương và bất công trong xã hội.
Chế độ đất đai tại Việt Nam phản ảnh trung thực mưu đồ tối tăm và tầm nhìn thiển cận của cấp lãnh đạo.
Chính sách tập thể hóa đất đai
Trong thời gian chưa nắm được quyền hành, CSVN phát động đấu tranh giai cấp, đấu tố địa chủ, lấy đất chia lại cho dân, “trả ruộng cho người cầy” để lôi kéo nông dân. Đến khi có được quyền hành trong tay, CSVN thâu hồi lại đất đai và bắt dân làm mướn. Chính sách tập thể hóa đất đai kéo dài không được bao lâu vì nông dân chống đối mạnh mẽ, đặc biệt tại miền Nam Việt Nam. Tính đến năm 1986, chỉ có 5.9% nông dân ở đồng bằng Sông Cửu Long, 20% ở miền Đông Nam phần, và 85% ở vùng đất thấp của miền Trung gia nhập các hợp tác xã. Số lượng nông phẩm sản xuất giảm xuống nhanh chóng khiến Việt-Nam bị đe dọa bởi nạn khan hiếm thực phẩm nghiêm trọng. Nạn thiếu đói này làm người ta liên tưởng đến chính sách bắt dân trồng đay thay vì lúa gạo để làm nguyên liệu cho việc sản xuất quân trang, quân phục của quân phiệt Nhật vào năm Ất Hợi 1945. Hậu quả là một triệu dân Việt bị chết đói.
Để giải quyết nạn đói đe dọa, CSVN đã phải nương tay để mặc dân chúng tự sản xuất nông phẩm trên những mảnh đất quanh nhà hay bỏ hoang. Vào năm 1981, CSVN ban hành Chỉ Thị 100, thiết lập hệ thống “khoán sản phẩm” để chính thức hoá tình trạng “xé rào” ở cả hai miền Nam Bắc. Theo chỉ thị này đất đai vẫn thuộc về toàn dân và do nhà nước quản trị, nhưng nông dân được trao cho một số nguyên liệu và được khoán cho làm một số công việc sản xuất trên mảnh đất được nhà nước chỉ định, được trả công trên số giớ làm, và được giữ số lượng nông phẩm thăng dư trên số lượng ấn định phải nộp cho nhà nước. Nhờ vậy số lượng nông phẩm tăng lên.
Chính sách này có nhiều khuyết điểm như tiền công trả cho nông dân không dựa trên lượng và phẩm của nông sản do gia đình nông dân sản xuất. Ngoài ra việc phân phối đất đai không công bằng đã gây ra nhiều kiện tụng. Tuy nhiên Chỉ Thị 100 là bước đầu quan trọng đưa đến những cải tổ rộng lớn với chính sách “Đổi Mới” vào cuối năm 1986. Sau thời điểm này CSVN ban hành nhiều luật đất đai và tu chính nhiều lần khác nhau theo kiểu vá víu “sai đến đâu sửa đến đó”.
Luật Đất Đai 1988
Để giải quyết tình trạng kiện tụng về đất đai mỗi ngày một nghiêm trọng, CSVN đã ban hành luật đất đai lần đầu tiên vào năm 1988 sau khi chiến tranh chấm dứt tại Việt-Nam. Đất được phân phối cho dân chúng sử dụng, nhưng việc mua bán, thuê mướn đất đai, thay đổi mục tiêu sử dụng hoàn toàn bị cấm đoán. Cũng vào năm này, nhà nước ra Nghị Quyết số 10, chính thức hủy bỏ hệ thống sản xuất nông phẩm tập thể.
Luật Đất Đai 1988 có những điểm chính sau đây: 1) Đất đai thuộc quyền sở hữu chung đặt dưới sự quản lý của nhà nước; 2) Nhà nước cho cá thể và các tổ chức thuê đất để sử dụng lâu dài; 3) Người sử dụng đất có thể bán những sản phẩm gặt hái từ miếng đất đã sử dụng; 4) Mua bán đất bị cấm đoán; 5) Tranh chấp về đất đai sẽ được xử theo luật lệ; 6) Đất không được phép cho thuê lại; và 7) Không được thay đổi cách sử dụng đã mô tả.
Luật Đất Đai 1993
Luật đất đai thứ 2 ban hành vào năm 1993. Luật mới tiến bộ hơn, cho phép người sử dụng đất được quyền chuyển nhượng, mua bán, cho thuê, thừa kế hoặc thế chấp. Trong việc áp dụng luật mới năm 1993 có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng khác nhau. 2/ Luật Đất Đai 1993 có rất nhiều hạn chế cản trở việc thực hiện các quyền trên. Trước tiên, chính phủ không ban hành bất kỳ sắc lệnh nào giải thích việc áp dụng các quyền này. Thứ 2, luật quy định diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm tối đa mà mỗi hộ miền Nam được phép sử dụng là ba mẫu hectare – ha) còn ở ngoài Bắc là hai mẫu. Đối với đất trồng cây lâu năm, giới hạn tương ứng là 10 mẫu đất đồng bằng và 30 mẫu đất đồi núi. Thứ 3, thời gian sử dụng đất trồng cây hàng năm là 10-15 năm và gia hạn thêm. Thứ 4, cấm chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng các loại cây khác. Thứ 5, việc chuyển nhượng đất lâu dài bị hạn chế bởi các trường hợp cụ thể đi ra khỏi vùng, không có khả năng sử dụng mảnh đất riêng) và đòi hỏi phải có giấy phép của chính quyền địa phương. Thứ 6, không cho phép cho thuê hay cho thuê mướn đối với đất trồng cây hàng năm hoặc đất nuôi trồng thủy sản quá ba năm, trừ khi có giấy phép của chính quyền. Thứ 7, việc mua bán trao đổi đất đều phải nộp thuế. Thuế suất áp dụng là 50% giá trị đất nếu là đất trồng lúa của một hộ gia đình sang tên cho một hộ gia đình khác và để trồng các loại cây khác. Thuế suất là 30% trong trường hợp đất xây dựng cơ sở công nghệ.
Luật Đất Đai 1993 đã được tu chính lại hai lần vào năm 1998 và 2001. Tu chính 1998 cho phép khoảng 100,000 mẫu đất nông nghiệp được dùng cho mục tiêu khác mỗi năm. 3/ Tình trạng đất đai ngày càng rắc rối với số đơn khiếu nại và kiện cáo ngày càng gia tăng. Mỗi năm riêng Viện Giám Sát Nhân Dân nhận được 5,000-7,000 khiếu nại. Tính đến cuối năm 2003 đã có khoảng 120,000 tranh chấp liên quan đến đất đai. 4/ Những biến loạn lớn ở Cao Nguyên Trung Phần đã xẩy ra vào 2001 và 2004 chỉ vài tháng trước khi Luật Đất Đai 2003 bắt đầu có hiệu lực một phần liên quan đến việc xâm chiếm đất đai của đồng bào thiểu số.
Trong một số trường hợp, cuộc tranh chấp về đất đai trở nên sôi nổi khiến dân chúng trở thành hung bạo. Vào cuối năm 1998, dân chúng thuộc làng Thổ Hà thuộc tỉnh Bắc Giang đã dùng liềm, giáo mác, gậy, cuốc, và dao dựa tấn công mãnh liệt và làm bị thương một số viên chức chính quyền khi họ đến viếng thăm một địa điểm được thu hồi từ nông dân để xây sân gôn trong một dự án hợp tác với Daewoo Group của Đại Hàn. Trước đó thỉnh thoảng cũng đã xẩy ra những cuộc xô sát có tính cách bạo lực như vậy. Dân chúng liên hệ chấp nhận đất của họ bị thu hồi nhưng họ đòi hỏi bồi thường hợp lý. 5/
Vào cuối năm 2002 trước khi CSVN họp đại hội, hàng trăm nông dân đã đụng độ với công an tại quận Hoài Đức ở miền bắc của tỉnh Hà Tây, chỉ cách Hà Nội 20 km. Khi nhân viên công lực hợp lực với công nhân dùng võ lực buộc khoảng 190 người thuộc 38 gia đình phải dời khỏi một vùng bị giải tỏa để xây khu công nghiệp, một cuộc xô sát đã xẩy ra. Một số viên chức nhà nước đã bị thương, một chiếc xe hơi bị đập phá. Hai công an và một viên chức bị dân chúng bắt giữ. Tại đại hội đảng, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh có nhắc nhở các đảng viên rằng những xáo trộn xã hội sẽ gây ra những bất ổn, mặc dù ông không đề cập rõ ràng đến sự kiện ở Hà Tây. Ông phê bình rằng cuộc cải tổ hành chánh tiến hành chậm chạp, tội ác và đồi trụy lan rộng, và ông cũng nhận thấy tình trạng tham nhũng của một số đảng viên và viên chức chính quyền. 6/
Luật Đất Đai 2003
Luật mới này thay thế Luật Đất Đai 1993, những tu chính và bổ túc 1998 và 2001 cũng như những sắc lệnh và nghị định liên hệ và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2004.
Luật 2003 tái xác nhận rằng đất đai không thuộc quyền sở hữu tư nhân mà là của toàn dân do nhà nước quản lý. Nhà nước bao gồm Quốc Hội, Chính Phủ, và Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh và huyện. Luật Đất Đai 2003 có những điểm chính sau đây được giải thích rõ hơn so với luật cũ:
1. Đất được chia ra làm 3 loại: đất nông nghiệp, đất phi-nông nghiệp, và dất bỏ hoang Trước đây đất được phân làm 6 loại: đất nông trại, đất rừng, đất nông thôn, đất thành thị, đất dùng cho mục đích đặc biệt, và đất hoang). Trong mỗi loại đất lại chia ra nhiều thứ khác nhau tùy theo mục tiêu sử dụng như đất dành cho khu công nghệ, đất dùng cho khu kỹ thuật cao, đất dùng cho khu kinh tế, đất dành xây công sở, v.v.
2. Một điều khoản trong Luật Đất Đai 2003 ấn định về giá đất, hủy bỏ bao cấp, đấu thầu đất, khảo giá bao gồm quyền sử dụng đất, thu hồi đất chậm trễ sử dụng, v.v.
3. Người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng, chỉ định, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, thế chấp, bảo đảm, và góp vốn đối với quyền sử dụng đất.
4. Một số điều khoản nằm trong Luật Đất Đai 2003 quy định quyền lợi và bổn phận của người Việt hải ngoại, các tổ chức và người ngoại quốc đối với việc sử dụng đất tại Việt-Nam. Các công ty tư nhân nội địa được phép cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê mướn lại quyền sử dụng đất dài hạn của mình với sự chấp thuận của cơ quan chính quyền đã cấp quyền sử dụng dất đai cho các công ty tư nhân này và thời hạn cho thuê không được quá hơn thời hạn đã ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai. 7/
Luật Đất Đai 2003 được coi như là một bộ luật tỉ mỉ nhất từ trước đến nay bao gồm 6 chương và 146 điều. Tuy nhiên sau hơn một năm áp dụng Luật Đất Đai 2003 đã để lộ ra một số thiếu sót. Theo Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên và Môi Trường, cơ quan chính phụ trách thanh tra việc thi hành luật đất đai, những khiếu nại của dân chúng là hợp lý và có những lý do khác nhau như số tiền bồi thường quá thấp, xin chứng chỉ khai phá đất khó khăn, v.v. Mặt khác, các toán thanh tra của Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên và Môi Trường báo cáo một than phiền và khiếu nại khác của dân chúng như nhân viên quản lý đất đai thiếu khả năng, trình độ hiểu biết luật kém, một số nhiệm vụ của các cơ quan địa phương trùng hợp nhau, việc cấp phát chứng chỉ sử dụng đất chậm trễ v.v. Ngoài ra việc thi hành luật đất đai rất chậm, đặc biệt đối với những dự án xây cất, kế hoạch sử dụng đất lớn. Trong khi đó việc thu hồi những đất bỏ hoang tiến hành chậm.
Luật Đất Đai 2003 vẫn giữ nguyên hạn chế diện tích dành cho mỗi hộ nông dân như Luật Đất Đai 1993. Điều này có nghĩa là hai mẫu ở miền Bắc và ba mẫu ở miền Nam dành cho cây hàng năm, 10 mẫu đất đồng bằng và 30 mẫu đất đồi núi dành cho cây lâu năm. Nhưng trên thực tế có dân được giao cho sử dụng tới 40 mẫu đất như ở Long An. Ông Võ Quan Huy ở huyện Đức Hòa tích tụ được tới 550 mẫu vì nhờ người đứng tên giùm. 8/
Một điểm quan trọng hơn cả là luật đất đai 2003 vẫn không thừa nhận quyền sở hữu của người dân. CSVN giải thích rằng “Đất đai là kết quả của một quá trình chế ngự thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm của cả dân tộc chứ không của riêng ai. Tách khỏi những điều kiện của nhà nước, của cộng đồng, thì không một cá nhân nào có thể khai phá và giữ gìn bất cứ mảnh đất nào để rồi sau đó nói nó hoàn toàn là của mình. Có chăng, ở đây họ chỉ có công khai phá và sử dụng nó.” 9/ Tuy nhiên nguyên nhân sâu sa vẫn là tham vọng độc quyền không thay đổi từ xưa đến nay của CSVN về cả hai mặt chính trị và kinh tế. Với cùng một tư duy thiển cận và phản quốc hại dân này, hơn 10 năm qua CSVN vẫn không dứt khoát cải tổ các xí nghiệp quốc doanh mặc dù đa số những công ty này thua lỗ, phung phí tài nguyên quốc gia, và cũng là nơi nuôi dưỡng bè phái, tham nhũng. Điển hình là trường hợp Tập Đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam Vinashin.
Chính vì có những thiếu sót nghiêm trọng sau nhiều lần sửa đổi, Luật Đất Đai 2003 vẫn không làm giảm được sự bất mãn và ngăn chặn được những cuộc khiếu nại tập thể. Vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở Hà Nội là nơi hàng trăm dân khiếu kiện ở các nơi đổ về tập trung hàng ngày để mong Văn Phòng Tiếp Dân của nhà nước giải quyết nỗi oan ức mất nhà mất đất của họ. Phóng viên Diễm Hương của Đài Tiếng Nước Tôi có mặt tại Hà Nội tường thuật rằng vào cuối năm 2005, những người dân khiếu kiện đã gởi ra hải ngoại một lá thư kêu cứu có 44 người ký tên cùng với 900 gia đình ở thôn Phú Thượng, quận Tây Hồ; Hà Nội, và 560 gia Đình ở xã Lai Vũ, Hải Dương, 100 gia đình ở tỉnh Thái Bình và 200 gia đình ở tỉnh Bắc Giang. Tất cả cũng thường xuyên có mặt tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng. 10/
Trước sự kiện là ngày càng có nhiều biểu tình Ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt-Nam đã phát biểu như sau: “Chế độ dân chủ của chúng ta ngày càng loạn.” 11/ Hai năm sau nhà nước Việt Nam ban hành Nghị Định số 38/2005/NĐ-CP vào ngày 18/3/2005 với tựa đề là “Nghị Định Của Chính Phủ Quy Định Một Số Biện Pháp Bảo Đảm Trật Tự Công Cộng” bao gồm những luật lệ ngăn chặn những cuộc biểu tình của dân chúng vì nhiều lý do khác nhau liên quan đến nhà đất, thuế, tham nhũng, nhân quyền và tôn giáo. Thông Tư số Số: 09/2005/TT-BCA của Bộ Công An nêu rõ rằng những cuộc tập trung từ năm người trở lên đều bị cấm.
Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, khoảng 376,000 mẫu trồng lúa đã bị thu hồi làm một triệu nông dân bơ vơ trong khoảng thời gian 2001-2006. Luật Đất Đai 2003 nhắm đơn giản hóa thủ tục làm các các hợp đồng lớn, nhưng cũng lại tăng tốc độ nông dân mất đất. Khoảng 70% của 31,000 đơn khiếu nại trong năm 2007 không được đền bù thỏa đáng. 12/
Chính sách quy hoạch đất đai
Quy hoạch đất đai là lấy đất bỏ hoang hay thu hồi đất do dân chúng đang sử dụng, dời dân đi nơi khác để lấy đất dùng cho các dự án có lợi ích công cộng. Mục tiêu đề ra rất hợp lý, nhưng việc thực thi chính sách này gây ra nhiều kiện tụng và tạo ra căm phẫn trong dân chúng. Hiện tượng này hầu xẩy ra ở khắp 61 tỉnh và thành phố trên toàn quốc.
Luật đất đai có nhiều kẽ hở và mù mờ, nên dễ bị lạm dụng. TS Nguyễn Thanh Giang tại Hà Nội mới đây vừa phát biểu với phóng viên của đài Radio France International RFI) rằng “cái gọi là sở hữu toàn dân là nguồn gốc gây ra nhiều tham nhũng, làm tăng khoảng cách giàu nghèo, làm giảm năng suất nông nghiệp và nói chung là cản trở sự phát triển của đất nước. Thực chất sở hữu toàn dân là gì? Là sở hữu của Nhà nước. Mà sở hữu của Nhà nước là sở hữu của chính phủ. Mà sở hữu của chính phủ là của các quan chức. Cho nên có một thực tế là một giám đốc nhỏ như giám đốc một công ty chế biến cây trồng nông nghiệp đã biếu không 700 hectare đất công ở huyện Bến Cát, Bình Dương. Một ông giám đốc nhỏ như vậy mà có thể biếu 700 hectare đất, vậy thì những ông quan lớn hơn 5, 7 bậc có thể biếu không đến bao nhiêu hectare đất?” 13/
Trường hợp thông thường là dân bị lấy lại đất nhưng không được bồi thường theo giá thị trường hoặc không được đền bù gì cả vì không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất đai. Dân có những trường hợp khiếu nại nghiêm trọng mà nhà nước không giải quyết nhanh chóng. Có trường hợp kiện cáo kéo dài 15 năm rồi mà vẫn chưa kết thúc. 14/ Đất bị nhà nước thu hồi, “giải phóng mặt bằng”, rồi được phân lại thành các lô và rao bán lại với giá cao gấp nhiều lần cho những người giầu có để xây biệt thự hay các mục tiêu khác mà “chủ cũ” không đủ điều kiện thực hiện. Một nông dân ở Củ Chi, Trảng Bàng được đền bù 15 triệu đồng US$951) cho một miếng đất rông ½ mẫu. Nhưng giá thị trường gấp 10 lần tức là 150 triệu VNĐ US$9,510). Với một số tiền ít oi như thế, một nông dân không được huấn luyện để có nghề khác, vì nhà nước không có đủ ngân sách, chẳng bao lâu sẽ trở thành kẻ vô sản thuần tuý. 15/ Một số nông dân trồng rau ở Đà Lạt bị đuổi ra khỏi khu đất đang sinh sống, xin đất ở nơi khác để tiếp tục sống về nghề trồng rau, nhưng không được chấp thuận. Nhà nước tính đưa số nông dân vào ở trong chung cư. Xưa nay chỉ biết cầm cuốc, cầm sẻng, họ lo sợ vì không biết làm gì khác để sống.
Nguyên nhân của tình trạng quy hoạch hỗn loạn này là do nhà nước không có một chính sách đất đai rõ ràng, không có sự giám sát hữu hiệu và sự lạm dụng địa vị của các quan chức nhà nước ở địa phương cũng như tại trung ương. “Trên bảo dưới không nghe. Địa phương tự tung, tự tác, muốn làm gì thì làm; vượt ra ngoài vòng kiểm soát của chính phủ.” 16/ Ngoài ra một số cán bộ kiểm tra việc thi hành luật lại không hiểu rành rẽ về luật lệ đất đai. Các dự án phát triển cần quy hoạch đất đai được soạn thảo một cách thiếu minh bạch. Có những dự án quy hoạch được thiết kế giả tạo để làm tiền dân chúng.
Giải pháp
Việt Nam cần phải gia tăng diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp hạn điền) cho mỗi hộ nông dân để họ có thể cơ giới hóa sản xuất và gia tăng năng suất. Theo ông Nguyễn Tử Cương, Ủy Viên Thường Vụ Trung Ương của Hội Nghề Cá, Việt Nam hiện có 14 triệu hộ nông dân nhưng có tới 70 triệu mảnh đất trên 10 triệu hec ta đất nông nghiệp. 17/ Như vậy mỗi mảnh đất trung bình chỉ có 1,429 thước vuông. Trong tình trạng này, phát triển nông nghiệp một cách quy mô được không thể thực hiện được một khi Việt Nam muốn phát động một cuộc đổi mới thứ hai.
Quan trọng hơn nữa, thời gian sử dụng đất cần được kéo dài hơn để nông dân yên tâm làm ăn, sẵn sàng bỏ vốn cải thiện đất đai và có đủ thời gian kiếm lời và thu hồi số vốn đã đầu tư. Theo Luật Đất Đai 2003, thời hạn cho thuê đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá hai mươi năm; thời hạn cho thuê đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá năm mươi năm. Việc ấn định thời gian sử dụng đất đai từ 1 – 20 năm thuộc quyền sinh sát của chính quyền địa phương. Những lổ hổng của luật đất đai là những cơ hội giúp cho các quan chức dễ dàng bóc lột dân vô tội vạ một cách hợp pháp. Theo cuộc điều tra của báo Tuổi Trẻ, các xã ven biển của huyện Tiên Lãng, các hộ dân được giao đất với thời hạn khác nhau: từ 4 năm đến 15 năm. Không ai được sử dụng đất đến 20 năm. 18/
Việc cấp bách là nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho dân chúng bị trưng thu ruộng đất và nhà cửa theo giá thị trường. Luật này cần phải có hiệu lực hồi tố đối với những trường hợp trưng thu tài sản từ khi có Luật Đất Đai 1993 đến nay. Dân chúng phải được quyền khiếu nại tại địa phương cũng như tại các cấp cao hơn kể cả trung ương. Trung Ương không thể phủi tay đổ lỗi hết cho địa phương. Những Biện pháp này không những vì lý do công bằng mà còn là cách để ngăn chặn nạn đầu cơ, tham nhũng, bóc lột những kẻ thân cô thế cô và giúp rút ngắn thời gian chờ đợi của các nạn nhân.
Những biện pháp trên chỉ có tính cách ngắn hạn. Để giải quyết vấn đề đất đai tận gốc, Việt Nam cần phải sửa đổi hiến pháp, trả lại quyền sở hữu đất đai cho người dân. CSVN cần phải học bài học nông trường tập thể và hợp tác xã nông nghiệp để cấp bách kết thúc chính sách “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”. Một khi có quyền sở hữu đất đai, người dân mới có động lực và tự do để tăng gia sản xuất và phương tiện để vay vốn để phát triển. Nạn tham nhũng đất đai sẽ chấm dứt để người dân nông thôn thấp cổ bé miệng được yên ổn làm ăn.
Theo ông David Brown, một nhà ngoại ngoại giao Hoa Kỳ trước đây phục vụ lâu năm tại vùng Đông Nam Á, nay đã về hưu, nhờ sửa đổi luật đất đai sản lượng nông nghiệp của Việt Nam đã tăng hơn 100% trong khoảng thời 1993-2008 và Việt Nam đã trở thành một trong quốc gia xuất cảng nông phẩm lớn nhất trên thế giới về gạo, cà phê, hạt điều, hột tiêu và hải sản… Ông Brown nhậc xét thêm rằng luật đất đai hiện nay của Việt Nam là một quả bom nổ chậm. Nó sẽ nổ vào năm 2013 [khi thời hạn cho sử dụng đất 20 năm chấm dứt] – nếu không có một cuộc cải tổ căn bản thì những thảm kịch như thứ bất ngờ xẩy đến cho ông Đoàn Văn Vươn sẽ đe dọa một nửa dân số. 19/
Kết luận
Nếu Việt Nam thực hiện một cuộc đổi mới thứ hai, tạo điều kiện dễ dãi cho tư nhân làm ăn, nông dân tự do cầy cẫy, tiềm năng sẵn có sẽ giúp Việt Nam tiến mạnh hơn nữa để dân Việt có cơ hội ngửa mặt lên với thế giới, chứ không còn phải đi bán thân xác và sức lao động ở nước ngoài. Có sức mạnh kinh tế mới có thể có sức mạnh quân sự để bảo vệ giang sơn.
Kể từ ngày ban hành luật đất đai đầu tiên kể từ sau 1975 đến nay đã được 24 năm, một thời gian khá dài. Sự oan ức của dân chúng mỗi ngày một tích lũy nhiều hơn trước sự vô cảm của nhà nước. Tình trạng này đã đưa đến sự chống cự bằng võ lực mới nhất tại Tiên Lãng. Tuy nhiên đây cũng sẽ không phải là phát súng cuối cùng. CSVN xem ra chưa sẵn sàng từ bỏ độc quyền về đất đai để chấp nhận cho nó một cuộc cải tổ toàn diện nhằm giải phóng nông dân, cũng như hiện nay họ cũng chưa sẵn sàng giải phóng những xí nghiệp quốc doanh như tờ tạp chí nổi tiếng trên thế giới The Economist nhận định. 20/
Trong cuộc họp liên bộ tại văn phòng Thủ Tướng ở Hà Nội về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng vào chiều 10-02-2012, ông Nguyễn Tấn Dũng nhận định rằng cả việc giao đất và thu hồi đất đối với trường hợp của ông Đoàn Văn Vương đều không làm đúng theo pháp luật. Việc tổ chức thưc hiện cưỡng chế có nhiều sai sót và đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.  Nguyên do là sự yếu kém của chính quyền huyện Tiễn Lãng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Huyện Tiên Lãng bị đình chỉ công tác. Việc khởi tố việc phá nhà ông Vươn bắt đầu được tiến hành.
UBND Huyện Tiên Lãng không hành động đơn phương. Tuy nhiên không một viên chức nào ở cấp tỉnh bị xử lý. Trái lại họ còn được trao cho trách nhiệm kiểm điểm toàn bộ sự việc. Nói tóm lại Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ phê phán về sự sai trái trong việc thi hành luật lệ đất đai mà không đề cập gì đến nội dung của bộ luật. Nhưng đây mới thật sự là nguồn gốc của những rắc rối làm nông dân mất ăn mất ngủ bấy lâu nay.
Đất nước vẫn sẽ tiếp tục bị kìm hãm bởi những chính sách phi lý của CSVN để có thể vươn lên trừ phi có một sự thức dậy đồng loạt của toàn dân. 21/
© Nguyễn Quốc Khải
© Đàn Chim Việt
——————————————-
Chú thích:
1/ Việt Hùng, “Tình Trạng Hiện Nay Của Bà Phạm Thị Trung Thu Sau Khi Tự Thiêu,” RFA, 12-01-2006.
2/ Rita Liljestrom và các cộng sự , “Thuận lợi và khó khăn của nông thôn Việt Nam: kẻ mất người được trong công cuộc đổi mới”, Curzon Press, United Kingdom: 1998.
3/ Tran Dinh Thanh Lam, “Factories Grabbing Land From Farmers,” Inter Press Service, Ho Chi Minh City: June 3, 2004.
4/ Financial Times Information, “Vietnam’s Legislators Call for Lower Land Prices,” October 28, 2003.
5/ Reuters, “Villagers Attack Vietnam Officials in Land Dispute,” Hanoi, Oct. 21, 1998.
6/ Reuters, “Vietnam Land Dispute Turns Violent As Party Meets,” Hanoi, Nov. 8, 2002.
7/ National Assembly, Socialist Republic of Vietnam, “Law on Land, No. 13-2003-QH11, March 31, 2004.
8/ Q. Vinh – Vân Trường, “Bất Cập Tron Luật Đất Đai,” Tuổi Trẻ, 07-02-2012.
9/ Đỗ Thúy Hường, “Tôi Tìm Hiểu Luật Đất Đai,” 25-03-2008.
10/ Diễm Hương, “Tiếng Kêu Cứu Của Người Dân Khiếu Kiện,” Đài Tiếng Nước Tôi, 14-01-2006.
11/ Deutsche Presse-Agentur, “Land Protest in Vietnam’s Capital,” Hanoi: June 26, 2003.
12/ David Brown, “Vietnam’s Contentious Land Law,” Asia Sentinel, Feb 3, 2012.
13/ Thanh Phương, “Luật Đất Đai Phải Công Nhận Quyền Sở Hữu Tư Nhân,” RFI, 10-01-2012.
14/ Tiền Phong, “Đà Nẵng: Một Vụ Khiếu Kiện 15 Năm Chưa Kết Thúc do UBNDTP Tiền Hâu Bất Nhất,” 10.10.2005.
15/ Tran Đinh Thanh Lam, “Factories Grabbing Land From Farmers,” Inter Press Service, Ho Chi Minh City: June 3, 2004.
16/ Chu Vũ, “Đất Đai: Vấn Đề Nóng Bỏng Hiện Nay ở Việt-Nam,” 16.09.2005.
17/ Nam Nguyên, “Sửa Luật Đất Đai Để Tránh Những Vụ Tiên Lãng,” RFA, 07-02-2012.
18/ Xuân Long – Đức Bình, “Tiên Lãng – Nơi Luật Đất Đai Bị Bóp Méo,” Tuổi Trẻ, 03-02-2012.
19/ David Brown, “Vietnam’s Contentious Land Law,” Asia Sentinel, Feb 3, 2012.
20/ The Economist, “Rulers Pass Up The Chance To Deal With Mounting Economic Problems,” Hanoi, Jan. 6, 2011.
21/ Bài phân tích này một phần dựa vào tài liệu “Chính Sách Đất Đai Tại Việt Nam” của cùng tác giả phổ biến ngày 29-11-2005.


Chuyện khó tin, nhưng có thật trong “nhà nước Pháp quyền XHCN”: Lãnh đạo Thành phố cứ yên chí lớn


nguyenhuuvinh-RFA
Câu chuyện vui trong thời đại nhà nước pháp quyền XHCN như sau:
Có một lệnh cưỡng chế thu hồi mặt bằng của một gia đình khu vực ở Quận 19, có dấu son, có kế hoạch, có lực lượng hùng hậu gồm công an và chó, bộ đội kèm theo súng và các phương tiện xe cộ đảm bảo công tác cưỡng chế hoàn thành. Chủ nhà là bị cưỡng chế là Đoàn Vưỡn.
Có một ngôi nhà của một người đang yên lành ở Quận 21 bỗng dưng bị bao vây, bốn bề bỗng dưng đầy rẫy một đám người dùng loa pin hò hét. Cả nhà không hiểu chuyện gì bỗng dưng hoảng loạn, ngôi nhà đang yên lành đám người tiến gần đến thì bị ngăn chặn bằng một vài tiếng nổ và khói bốc lên. Đài truyền hình đưa tin có sáu người bị thương, nghe nói có cả công an và bộ đội. Căn nhà bị bao vây mà không hiểu tại sao đang ở yên lành lại bị bao vây.

Cả quận 21 đổ ra xem đứng chật đường bị công an ngăn lại không cho vào ngôi nhà mọi khi họ vẫn vào. Sau mấy tiếng đồng hồ bắn xối xả, ném mìn vào ngôi nhà trên, lực lượng vũ trang tiến được vào ngôi nhà, không có ai ở đó, có một con mèo bị chết cháy, hai con chó chạy ra, bắt được con chó con bỏ bao tải, con chó mẹ chạy mất.
Người thân, vợ con của chủ nhà ở quận 19 và quận 21 bị bắt ngay lập tức, đánh đập trước công chúng và lôi về đồn.
Đồng thời, chính quyền thuê người phá tan ngôi nhà ở Quận 21 và ngôi nhà kế bên cũng bị đốt tan tành.
Tất cả gia tài, điền sản, sản phẩm vật nuôi của cả gia đình ở quận 19 và quận 21 đều bị lấy trộm hết, không có văn bản và nguyên tắc nào. Trận đánh thắng lợi. Giám đốc Công an Thành phố tuyên bố trên truyền hình rằng: Đây là trận đánh đẹp, không có trong sách vở, đáng viết thành sách, lực lượng công an đã tấn công kết hợp với bộ đội bằng nhiều hình thức sáng tạo, không bắt được ai nhưng đã đào xới cả nền nhà ở quận 21 lên.
Đài truyền hình tuyên bố rằng chủ nhà Đoàn Vưỡn ở quận 19 can tội giết người và công an khởi tố vụ án giết người và chống người thi hành công vụ. Đồng thờ bắt ngay chủ nhà Đoàn Vưỡn khi đó đang đi khiếu nại tại Viện Kiểm sát Thành phố. Chủ nhà quận 21 thấy hoảng quá, đã ra công an gọi là “đầu thú” và bị bắt ngay.
Cả hai được đưa vào cạo trọc, nhốt lại và cho lên truyền hình nhận tội.
Cả nước nhận được thông tin vụ án giết người và chống người thi hành công vụ đã hết sức phẫn nộ.
Bỗng nhiên, nhân dân phát hiện ra rằng: Ông cưỡng chế nhầm địa chỉ, lệnh cưỡng chế là ở quận 19, sao ông phá nhà người khác ở quận 21? Ông Chủ tịch huyện khẳng định: Phải phá nà vì những người chống nệnh cưỡng chế nấp trong đó?
Người ta hỏi quan cao hơn là Phó Chủ tịch Thành phố, ông này trả lời: “Chính quyền không phá mà chính nhân dân phá”. Nhân dân phản đối thì ông nói lại: “Tôi không nói thế”.
Người ta hỏi Giám đốc Công an: Trận đánh thế nào? Ông trả lời: Trận đánh đẹp, kết hợp tuyệt vời, thắng nợi toàn diện, cái nhà đó nà cái boongke có hầm ngầm, bọn tôi phải có cách đánh sáng tạo, dùng thuyền nan áp sát, đã dùng nệnh đốt cháy toàn bộ, đào xới cả nền nhà nên, san bằng cả công sự trong đó để tìm vũ khí.
Người dân hỏi: “Ông cưỡng chế ở quận 19 sao kéo sang quận 21 phá nhà người khác? Ông Giám đốc Công an bí quá đành trả lời “Rằng nà không quan trọng vì đó nà cái chòi chứ không phải nhà. Mà chúng tôi không phá, nhân dân kéo vào đạp đổ”.
Lệnh khởi tố vụ án giết người được thi hành ngay lập tức, nhưng người dân chỉ cho quan chức rằng ông đã cưỡng chế sai địa điểm, nhà người ta đang yên đang lành vây lực lượng quanh nhà người ta không có lệnh nào, lại áp sát thì nó nổ mìn là còn nhẹ.
Quan chức hoảng, trả lời lúng túng, câu trước dẫm câu sau, cả nước vùng lên uất ức. Chính phủ phải vào cuộc.
Thủ tướng Chính phủ kết luận: Lệnh sai, cưỡng chế sai, thu hồi đất sai, cán bộ sai cả luật pháp cả đạo lý, phải nhanh chóng khắc phục.
Thế là cả thành phố “tâm phục” hứa sẽ thực hiện yêu cầu của Thủ tướng.
Ngày hôm sau, ông Phó Chủ tịch đổ lỗi cho dân được cử làm tổ trưởng khắc phục,ông Giám đốc Công an ra lệnh bắn phá nhầm vào nhà người khác ở quận 21 thì đổ tội cho dân phá và loanh quanh không thật thà lại ra lệnh điều tra vụ án phá nhà. Ông Bí thư im lặng cho đàn em bao biện che giấu tội phạm và báo cáo sai đứng ra tổ chức sửa sai…
Nhân dân không đồng tình tự hỏi vì sao Thành phố dám nhạo báng cả nước và Thủ tướng như vậy và đặt dấu hỏi. Nhiều người tỏ ý nghi ngờ vì sao thành phố dám to gan như vậy?
Cán bộ Thành phố im lặng bí hiểm.
Sẽ không có ai giải thích được những hành động đó của các cán bộ Thành phố nếu không nhớ rõ hai câu nói: Một câu của đương kim Chủ tịch Quốc hội khi đóng vai Phó Thủ tướng: “Cứ sai mà kỷ luật hết thì lấy ai mà làm việc”. Còn Thủ tướng thì bảo: “Hơn ba năm nay tôi làm thủ tướng cũng chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào”.
Thế thì việc gì phải ngại ba cái kết luận kia.
Vì thế nên bộ sậu Thành phố này cứ yên chí lớn mà hành động.
  • J.B Nguyễn Hữu Vinh

Thủ tướng đi xem kịch


VietTuSaiGon -RFA
Trong thế bùng nhùng và bế tắc tiếp nối từ năm 2011 về kinh tế vĩ mô của Việt Nam, đầu năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi xem kịch, quả là hành động đầy ẩn ý và ngoạn mục.
Cũng cần nhắc lại, với Việt Nam, việc đầu tư cho nghệ thuật nói chung, theo lối định hướng và tuyên truyền là việc làm chẳng có gì xa lạ, vì họ xem văn nghệ là một mặt trận, có thắng thua, địch ta… rõ ràng.
Việc Thủ tướng đi xem kịch, bỏ qua hết các lý do cá nhân, thì nó cũng là việc của nhà nước, vì ngày 1.3.2011, văn phòng thủ tướng đã ra quyết định số 316/QĐ-TTg để phê duyệt đề án “Xây dựng và rà soát các chế độ chính sách đối với các hoạt động văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ; chế độ tài trợ, đặt hàng đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật; chính sách khuyến khích sáng tác trong các hoạt động văn học, nghệ thuật”. Đi xem kịch là cách để “cụ thể hóa” việc triển khai và giám sát quyết định đó.
Ngay trước đó, chúng ta cũng thấy “thành quả” mà nhà nước đã hỗ trợ trong 5 năm (2006-2010), thông qua Quyết định số 926/QĐ-TTg của Thủ tướng là:
STT
Nội dung hỗ trợ
Số lượng
1
Tổ chức trại sáng tác, nghiên cứu, sưu tầm VHNT
1.660
2
Tổ chức lớp tập huấn
1.080
3
Tổ chức hội thảo
1.240
4
Lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn sáng tác, nghiên cứu, sưu tầm VHNT
1.120
5
Hỗ trợ công bố tác phẩm
4.670
6
Tổ chức triển lãm (mỹ thuật, nhiếp ảnh)
1.540
7
Số đầu sách xuất bản
4.898
8
Các công trình nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn
4.080
9
Số đoàn và tác giả đi thâm nhập cuộc sống sáng tác
1.216 đoàn/14.660 người
10
Tác giả, nhóm tác giả được hỗ trợ
12.860
Để làm số lượng công việc như trên đây, khoan hãy bàn đến chất lượng, thì cũng đoán biết là tốn bao nhiêu tiền.
Còn chất lượng của nó, nhìn từ dư luận xã hội đủ thấy: không một tiếng vang.
Nhìn từ báo cáo gởi các cơ quan chính phủ của ban giám sát quyết định nêu trên, cũng đủ thấy rõ hạn chế (dù đã cố ý gia giảm bớt rất nhiều): “Chính sách chưa thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước khuyến khích tài trợ, đặt hàng các tác phẩm VHNT thuộc tất cả các lĩnh vực; Việc đầu tư sáng tác những tác phẩm có khả năng đạt chất lượng nghệ thuật cao còn hạn chế, chưa mạnh dạn đầu tư cho những tác giả, tác phẩm tốt; Chính sách hỗ trợ sáng tạo theo Quyết định số 926/QĐ-TTg chưa đạt hiệu quả cao; Hoạt động của các báo tạp chí, nhà xuất bản của các Hội VHNT chuyên ngành trung ương rất khó khăn”.
Theo lịch trình đã diễn ra, tối 24.1.2012, Thủ tướng đến thăm Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ TP.HCM, xem vở Tốt, xấu, giả, thật (KB: Nguyễn Thu Phương, ĐD: NSƯT Trần Minh Ngọc) – xem như một đại diện của kịch Sài Gòn, nơi có cả chục sân khấu sáng đèn đều đặn mỗi tuần, tự cân bằng thu chi theo mô hình tư nhân hóa, chứ không xài tiền của nhà nước.
Nên nhớ lúc này Tiên lãng đang rất nóng.
Tối 7.2, Thủ tướng đến thăm Nhà hát Tuổi trẻ, Hà Nội, xem vở Đạo học (KB: Bùi Vũ Minh, ĐD: NSND Lê Hùng) – nơi này chủ yếu xài tiền của nhà nước. Nghĩa là nhà nước cho tiền, họ chia ra dựng kịch, cũng biểu diễn bán vé, nhưng được chăng hay chớ, nếu ế quá thì xếp xó, chẳng ai chết cả.
Chuyện Thủ tưởng xem kịch sẽ bình thường, nếu trong thời gian này không nóng lên vụ Tiên Lãng, mà cả nước chỉ còn biết mong đợi vào hành động của vị này. Mới nghe thì cũng có thể nói, đương nhiên Thủ tướng phải chịu trách nhiệm về việc Tiên Lãng chứ. Thế nhưng, nhìn kỹ, thì đây đúng là một vở bi hài kịch hạng nặng cho thời đại mà chỉ chực bạo loạn đến nơi. Vở bi hài này được dàn dựng rất chi là công phu và uyển chuyển, nên đánh lừa được khá đông dư luận.
Đầu tiên, một vụ việc khá thông thường, thậm chí nhỏ nhoi, là cho thuê đất ở một xã, cần gì Thủ tướng phải can thiệp trực tiếp vào, nếu mọi việc được thực hiện đúng trình tự và quy định pháp luật. Điều này cũng không khác gì thời phong kiến khi cường hào ác bá câu kết làm bậy, chỉ hi vọng vào một vị minh quân hay “minh quan” nào đó đứng ra giải quyết.
Điều này cũng cho thấy, các cơ quan cấp dưới của Thủ tướng hoặc không thèm tuân lệnh, chỉ lo trục lợi; hoặc chẳng biết làm việc gì nên hồn. Trong trường hợp này, nói Hải Phòng không biết cho thuê đất thì khiên cưỡng, vì không biết cho thuê sao biết thu hồi (sao biết cướp cạn), mà rõ ràng, họ không thèm tuân lệnh, nên cứ quanh co như vậy.
Một bộ máy mà không có sự tuân lệnh và chấp pháp như thế, không phải là diễn kịch nữa thì còn gì, bởi “diễn viên” nào cũng biết mình sẽ không chết, lại có tiền cát-sê, sau khi tấm màn đỏ khép lại. Thủ tướng chỉ đạo thì Hải Phòng ứng phó theo cách chỉ đạo; Thủ tướng trực tiếp nhảy vào đấm đá, thì Hải Phòng cũng “tiếp chiêu” theo kiểu tung hứng cho linh hoạt, vui mắt. Bởi sau khi giải quyết xong, các đồng chí của mình có đôi chút xây xát, nhưng bù lại đã có tiền “bảo hiểm ngầm” lót đường. Và cũng bởi không chấp pháp và độc tôn về quyền lợi nên sau xét xử, đâu lại vào đấy, có vài “diễn viên” già về hưu, vài diễn viên trẻ khỏe lại thay thế… để diễn tiếp.
Có điều không lạ, là trong vở bi hài này, Thủ tướng đương nhiên kiêm nhiệm người viết kịch bản, vừa đạo diễn, vừa diễn vai chính và là người xem. Bởi suy cho cùng, người được lợi nhất trong chuyện này vẫn là uy thế của Thủ tướng, trong lúc đất nước đang khá bế tắc, suy vi; mà để có được uy thế này, là do sự bất chấp pháp luật của cấp dưới. Quả là luẩn quẩn một cách có hệ thống.
Bởi ở Việt Nam, chuyện nông/ người dân bị cướp đất không còn và không chỉ là chuyện nhà ông Vươn, mà có thể nói xã phường nào cũng có vài vụ như vậy, lớn nhỏ khác nhau. Theo thống kê, đến ngày 31.12.2010, Việt Nam có 11.112 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1.403 phường, 624 thị trấn và 9.085 xã. Vậy thì chọn ra một vụ, chưa phải là lớn nhất, để xử, là ý gì?
Phải chăng trong khi hàng trăm công an và quân đội được trang bị áo giáp, súng ống và chó săn “giáp mặt” với mấy nông dân tay mơ, đã có một điều gì đó lớn hơn cần che giấu nên mới chọn việc phá nhà thu hồi đất để xử, nhằm “cả vú lấp miệng em”? (Chỗ này tôi miễn bàn về tính hiệu quả của quân đội chuyên nghiệp, nên vụ phá nhà chắc chắn có liên quan đến việc nổ sung trật lất, để lại vết trên tường nhà ông Vươn, cần phải phi tang; và cũng để hả giận vì mình chuyên nghiệp mà để tay mơ bắn bị thương).
Nếu đúng như vậy thì không chỉ anh em ông Vươn sẽ khó sống về sau này, mà những người dân biết chuyện xung quanh cũng khó tránh phần liên lụy. Cho nên, nhân lúc này, khi vở kịch chưa kịp hạ màn, ai có biết tin gì thì hãy mau chóng lên tiếng với truyền thông hoặc viết lên mạng, bởi khi đã hạ màn, dư luận để ý sang việc khác, thì những người biết chuyện sẽ khốn khổ.
Lâu nay ở Việt Nam là thế, trong khí quyển bưng bít thông tin, nhiều người đã bị chính quyền trả thù hoặc thủ tiêu bí ẩn. Ngay cả chuyện sờ sờ như việc Điếu Cày bị tù, đến nay sống chết còn chưa rõ, huống chi một người dân nào đó ở quê. Phía sau vở kịch này, chắc chắn còn nhiều uẩn khúc, để tự bảo vệ mình khi sân khấu còn sáng đèn, hãy lên tiếng đi bà con ơi.
Trở lại chuyện Thủ tướng đi xem kịch, trong khi quyết định số 316/QĐ-TTg đâu chỉ dành riêng cho kịch, thì đủ biết đây là hành động rất mang tính quảng bá và tuyên truyền. Dù không đình đám bằng ca nhạc hay phim ảnh, nhưng kịch cũng có những ngôi sao của nó, việc Thủ tướng đến với một sân khấu kịch chắc chắn sẽ được dư luận quan tâm hơn đến một viện nghiên cứu hay một trường đại học nào đó. Trong thông tin có tính ăn theo, Thủ tướng chụp hình với các nghệ sĩ sẽ gây hiếu kỳ hơn chụp với nhà nghiên cứu quốc doanh nào đó, chẳng mấy người biết tên.
Kịch có thể không hàn lâm bằng văn chương, nhưng có vẻ như sâu sắc hơn ca nhạc, chọn kịch để đi xem là rất đúng hướng tuyên truyền, bởi nếu chọn các thứ khác, Thủ tướng dễ bị nghi ngờ về chuyên môn hoặc bị đánh giá về thẩm mỹ.
Thế là trong quyết định số 316/QĐ-TTg với rất nhiều ngành nghề, có thể rót tiền đến hàng chục ngàn vụ việc và con người cụ thể (tất nhiên tiền luôn bị mãi lộ theo các cấp), Thủ tướng chỉ cần đi xem kịch là đủ truyền thông cho một chữ ký vô số tỷ đồng. Sau công cuộc truyền thông đó, với phần đông tác giả tốt về lý lịch, nếu chẳng có công trình nào nên hồn, cũng đâu có gì quan trọng.
Cũng như vụ Tiên Lãng vậy, nó không quá khó và cũng không quá dễ trong mớ bòng bong về dân oan ở Việt Nam, chọn một vụ đủ mức tiêu điểm và vừa sức để giải bài toán, đúng hơn là để diễn, quả là tài tình.
Sau khi hạ màn, dân oan lại tiếp tục cất lên tiếng kêu vô vọng, bởi “kịch sĩ” và “khán giả” đã đi chỗ khác rồi.

Công an quấy nhiễu Pháp Luân Công bằng nhiều thủ thuật?


Quỳnh Chi, phóng viên RFA  -2012-02-12
Học viên Pháp Luân Công cho biết họ ngày càng bị can nhiễu bằng nhiều cách trong đó bao gồm cả việc gây áp lực lên nơi cư trú, công việc và cả bị đánh đập.
Screen capture VietSOH Công an đang giải tán các học viên Pháp Luân Công tại công viên Lê Văn Tám/TPHCM vào ngày 9 tháng 10, 2011.
Quỳnh Chi tường trình trong phần sau.

Đánh đập

Từ đầu tháng 10 năm ngoái, diễn ra nhiều cuộc tọa thiền của các học viên Pháp Luân Công gần đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam. Mục đích chính của các buổi tọa thiền là phản đối bản án dành cho hai học viên Pháp Luân Công là Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành về tội phát tranh trái phép sang Trung Quốc. Các buổi tọa thiền đều bị giải tán nhanh chóng nhưng chưa bao giờ xảy ra những xô xát đáng tiếc. Tuy nhiên, tối thứ Bảy ngày 11 tháng 2, một số học viên cho biết họ bị đánh khi đang tập công tại công viên Lê Văn Tám, P. Đa Kao, quận Nhất, Tp. HCM.
Người bị đánh đó là anh Trung, cũng là học viên Pháp Luân Công. Anh Trung kể lại sự việc xảy ra vào tối thứ Bảy:
“Lúc đó tôi không tập, tôi chỉ đi chung quanh thôi và những người mặc thường phục cũng đi chung quanh công viên và có lẽ họ nhận ra tôi. Lúc đó khoảng 2 – 3 người mặc thường phục đuổi theo đánh tôi. Tôi chạy vào chỗ đông người nhưng cũng bị đánh bị thương tích. Khi thấy nhiều người dân xúm lại thì họ không đánh nữa”.
phap-luan-cong-2-250.jpg
Cảnh sát Việt Nam đang bắt các học viên Pháp Luân Công tại công viên Lê Văn Tám/TPHCM vào ngày 9 tháng 10, 2011. Source video của VietSOH.net.
Tuy nhiên, cuộc xô xát không dừng lại ở đó. Sau khi các học viên Pháp Luân Công tách nhóm để lấy xe ra về thì mỗi người đều bị dân phòng mặc đồng phục và những người mặc thường phục đi kèm. Anh Phạm Xuân Giao nói:
“Lúc gởi xe thì mỗi người gởi mỗi góc khác nhau nên mỗi học viên đều có người đi theo. Có người mặc thường phục, người mặc áo xanh của dân phòng. Họ đánh khoảng 3 – 4 người, trong đó có một đồng tu bị hộc máu miệng”.
Trong buổi tối hôm thứ Bảy, tổng cộng có bốn người bị đánh. Trong đó, anh Linh là một trong những người bị đánh nhiều nhất. Anh cho biết:
“Hôm qua trong lúc tôi vừa ra khỏi công viên thì vài người mặc thường phục lao tới đánh tôi rớt từ trên xe rớt xuống. Khi tôi té xuống đất thì họ lao đến đá liên tiếp vào tôi. Họ đá vào mặt, tay, đầu liên tiếp. Lúc đó tôi thấy toàn chân thôi, cũng chẳng biết họ đánh vào đâu mà bây giờ đau khắp người. Tôi cũng chảy máu miệng nhưng không nặng lắm”.
Hôm qua trong lúc tôi vừa ra khỏi công viên thì vài người mặc thường phục lao tới đánh tôi rớt từ trên xe rớt xuống. Khi tôi té xuống đất thì họ lao đến đá liên tiếp vào tôi. Họ đá vào mặt, tay, đầu liên tiếp.
Anh Linh
Đi cùng với anh Linh lúc đó là anh Hữu. Anh này cũng bị đánh ngã nhào xuống xe, bị bầm mắt mà không biết lý do vì sao. Anh nói:
“Họ tấn công từ đằng sau đến chứ không nói năng gì hết. Rồi tôi la “cướp, cướp” thì có người dân đến giải vây thì họ chạy đi”.
Mặc dù không khẳng định, nhưng tất cả học viên Pháp Luân Công đều thể hiện sự nghi ngờ về những nhân vật mặc thường phục này. Có người cho là an ninh giả dạng, có người cho là giang hồ được thuê mướn. Một điều chắc chắn là những người mặc thường phục này xuất hiện một cách bất thường cùng với những dân phòng mặc đồng phục. Và nhiều dấu hỏi đặt ra về mối quan hệ của nhóm người này khi họ ngang nhiên đánh người ở chốn công cộng nhưng các dân phòng lại không can ngăn. Một điều đặc biệt nữa là trong số những người bị đánh hầu hết họ không tham gia tập công tối thứ Bảy vừa qua mà chỉ đến xem. Họ bác bỏ mọi khả năng có tư thù với bất cứ ai và chính họ cũng không biết vì sao những người bình thường lại có thể biết được họ là học viên Pháp Luân Công.

Gây khó khăn trong việc làm

phap-luan-cong-250.jpg
Các học viên Pháp Luân Công bị nhân viên an ninh sắc phục và thường phục giặt băng rôn và bắt giữ khi tham gia chương trình đi bộ vì cộng đồng mang tên Lawrence S. Ting (tháng 1, 2012). RFA photo.
Ngoài gây khó khăn về việc tập công tại công viên, nhiều học viên Pháp Luân Công bị gây khó dễ trong công việc. Anh Nguyễn Đức Tài, giảng viên một trường đại học ở Việt Nam cho biết, sau khi thiền ngồi trước LSQ Trung Quốc hồi năm ngoái, tuy không bị đuổi nhưng anh bị trường gọi lên “nói chuyện”. Anh nói:
“Nói chung tôi có bị gọi lên nói chuyện chứ không đến nỗi nào. Tất nhiên là họ cũng gây sức ép bên phòng tổ chức hành chính nhưng mà các thầy cô cũng là người hiểu biết nên họ cũng không gây khó khăn gì”.
Tuy nhiên, không phải học viên Pháp Luân Công nào cũng may mắn như anh Tài. Theo nguồn tin RFA nhận được, có ít nhất 5 trường hợp học viên Pháp Luân Công tại Sài Gòn bị sách nhiễu trong công việc, nhất là những ai làm cho các công ty nhà nước. Anh Phạm Xuân Giao, một kỹ sư, cũng là một trong những trường hợp đó. Anh nói:
“Bản thân tôi cũng bị gây khó khăn khi ở Long An và cũng bị mất việc. Bây giờ tôi cũng đang thất nghiệp. Tôi nghĩ việc này có sự can thiệp của an ninh. Còn có nhiều trường hợp khác cũng bị mất việc”.
Sau đó tôi về làm tại bệnh viện Định Quán nhưng bệnh viện này cũng bị công an áp lực nên tôi phải nghỉ việc sau một tháng. Hiện tại tôi không có việc làm.
Anh Công
Trong số những học viên bị gây áp lực lên công ty, anh Công, một bác sĩ mới ra trường là một trường hợp được chú ý nhất. Năm ngoái, Công viết thỉnh nguyện thư kể rõ tình trạng của hai bị can Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành cũng như phát tờ rơi thông tin về pháp môn. Hậu quả của việc này là Công bị công an câu lưu và bị phạt hành chính với tội danh “in ấn, phát tán tài liệu trái phép”. Sau đó, công an đã áp lực trường Đại học Y Dược Tp. HCM, là nơi Công đang học năm cuối, để kỷ luật anh Công theo qui chế quản lý học sinh – sinh viên vì tội “in ấn, phát tán tài liệu trái phép”. Anh Công cho biết:
“Trường quyết định kỷ luật tôi sáu tháng. Công văn này được ký từ ngày 10/11/2011. Lúc đó tôi đã có bảng điểm nên mặc dù không có bằng nhưng tôi vẫn đi xin việc được. Tôi xin việc ở bệnh viện Đồng Nai nhưng sau đó công an đến gây áp lực giám đốc bệnh viện nên tôi phải nghỉ việc. Sau đó tôi về làm tại bệnh viện Định Quán nhưng bệnh viện này cũng bị công an áp lực nên tôi phải nghỉ việc sau một tháng. Hiện tại tôi không có việc làm”.
Quyết định này của trường ĐH Y Dược được bộ GD-ĐT chuẩn thuận và có giá trị trong vòng 6 tháng. Sau thời gian kỷ luật, nhà trường chỉ có thể gỡ bỏ lệnh nếu được đồng ý của chính quyền địa phương. Hiện tại, Công chưa được nhà trường chứng nhận tốt nghiệp mặc dù đã thi và đậu hết các môn từ tháng 8 năm ngoái. Anh cho biết, bạn bè của anh đã được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời từ tháng 9 năm ngoái.

Đuổi nhà

Cũng theo các học viên Pháp Luân Công, nhiều người gặp rắc rối về vấn đề nhà ở mặc dù họ không vi phạm pháp luật. Trường hợp mới nhất là gia đình bà Nguyễn Thị Thùy Dương. Hôm 9 tháng 2 vừa qua, gia đình bà Dương bị chủ nhà trọ dưới áp lực của công an quận Bình Tân, nơi bà cư trú, quăng đồ đạc và đuổi ra khỏi nhà. Bà kể lại như sau:
“Trong bốn tháng tôi phải đổi chỗ ở bốn lần. Hôm trước gia chủ dưới áp lực của công an phải đuổi tôi ra khỏi nhà và quăng đồ ra khỏi nhà.”
Trong bốn tháng tôi phải đổi chỗ ở bốn lần. Hôm trước gia chủ dưới áp lực của công an phải đuổi tôi ra khỏi nhà và quăng đồ ra khỏi nhà.
Bà Nguyễn Thị Thùy Dương
Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại vào ngày 12 tháng 2, bà cho biết gia đình bà đã được đăng ký tạm trú và tìm được chỗ trọ mới. Tuy nhiên, theo bà Dương, trong vòng bốn tháng qua, gia đình bà đã phải bốn lần đổi chỗ ở và không được chấp nhận đăng ký cư trú. Chồng bà Dương, ông Phạm Đức Giao, vốn là một sĩ quan quân đội ND Việt Nam hiện đang bị liệt nên mỗi lần đổi chỗ ở rất vất vả.
Anh Sơn, một học viên Pháp Luân Công hiện đang cư trú tại quận 5 Tp. HCM cho biết anh cũng đang vất vả vì vấn đề chỗ ở. Anh cho biết, sau khi tham gia ngồi thiền phản đối bản án dành cho hai học viên Pháp Luân Công, thì anh bắt đầu gặp rắc rối:
“Công an Phường cho tôi biết là mỗi tháng anh ta phải báo cáo lên cấp trên tình hình Pháp luân Công ở Phường. Anh ta nói là không muốn ai làm phiền cả. Anh nói với chủ nhà là tôi không phạm luật gì hết nhưng không nên dây dưa với tôi. Hiện tại thì mỗi tháng anh này vẫn vào hỏi chủ nhà là tôi đi chưa”.

Chỉ muốn làm người tốt

phap-luan-cong-thanh-trung-250.jpg
Anh Vũ Đức Trung (T), và anh Lê Văn Thành (P), hai học viên Pháp Luân Công bị truy tố ra Tòa án nhân dân Hà Nội ngày 10 tháng 11, 2011. AFP photo.
Chia sẻ với đài RFA, nhiều học viên Pháp Luân Công cho biết việc đàn áp Pháp Luân Công tại Việt Nam có thể là do áp lực từ phía Trung Quốc, nơi mà pháp môn này bị đàn áp gắt gao từ năm 1999. Anh Sơn nói thêm:
“Tôi cũng muốn chia sẻ một điều là hôm tôi bị bắt về Phường thì có một bác công an phường nói chuyện với tôi là cho dù chú ấy và tôi có hợp sức lại thì cũng không thể nào đánh lại Trung Quốc. Vì Trung Quốc gây sức ép nên phải làm như thế nhưng ông biết mọi người tập Pháp Luân Công là rất tốt”.
Hầu hết những người theo pháp môn này có cùng chung một nguyện vọng: đó là được tự do tập luyện để trở thành một người tốt trong xã hội và rất lo lắng khi bị áp bức. Theo họ, ngoài mang đến một sức khỏe tốt, Pháp Luân Công còn giúp rèn luyện một tinh thần trầm tĩnh và nhẫn nại. Anh Sơn nói:
“Nó hơi bất công khi họ đối xử với tôi như vậy. Tôi chỉ muốn làm một người tốt trong xã hội thôi.

Nó hơi bất công khi họ đối xử với tôi như vậy. Tôi chỉ muốn làm một người tốt trong xã hội thôi.
Anh Sơn
Tôi quan ngại là một ngày nào đó Việt Nam sẽ đàn áp Pháp Luân Công như Trung Quốc. Áp bức thì leo thang mà người theo pháp môn thì không bỏ. Giống như người ta không cho chị làm người tốt thì chị có muốn không? Cho nên tôi quan ngại là sẽ có một cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Việt Nam như tại Trung Quốc”.
Mặc dù bị gây khó khăn, nhất là trong công việc nhưng hầu hết học viên Pháp Luân Công không tỏ ra bức xúc. Trái lại, họ tỏ vẻ thông cảm với công việc của những người làm an ninh. Anh Công cho biết:
“Nói chung, là học viên Pháp Luân Công thì tôi phải kềm chế mọi cảm xúc và tôi cũng không có thù hận gì cả. Tôi cũng thông cảm với công an vì họ vì công việc. Tôi chỉ muốn là mọi người nhân nhượng với nhau và thương yêu đồng bào mình hơn bởi thế lực thù địch là người Trung Quốc chứ không phải người dân Việt Nam mình”.
Được biết, Pháp Luân Công bắt nguồn từ Trung Quốc từ đầu thập niên 90. Chưa đầy 10 năm, số lượng đồng tu tăng lên đáng kể so với số lượng đảng viên ĐCS Trung Quốc và bắt đầu bị đàn áp gắt gao. Phương châm của Pháp Luân Công là tu “Chân, thiện, nhẫn”, rèn luyện sức khỏe và tâm tính. Pháp Luân Công được du nhập vào Việt Nam từ năm 2000 và bắt đầu phổ biến từ 3 năm nay. Hiện tại, không có văn bản nào cho thấy pháp môn này bị cấm tại Việt Nam hay Trung Quốc.

Nổi khổ của dân oan Dak Nông

Thanh Trúc, phóng viên RFA  -2012-02-12
Đã mấy ngày qua một nhóm khiếu kiện đất đai và bắt giữ người vô cớ tại nhà tiếp dân ở Hà Nội đã không được giải quyết dù đây là lần thứ ba nhóm dân oan người Kinh và người Dân Tộc lặn lội từ Dak Nông trở ra Hà Nội để kêu oan và xin được giúp đỡ.
Hình do thính giả RFA gửi Dân oan Dak Nông khiếu kiện
Thanh Trúc trình bày chi tiết.
Họ là những người ở Lạng Sơn, Hà Tây, Thanh Hóa, Đồng Nai, sau 1975 do thiếu đất canh tác nên di dời vào vùng kinh tế mới ở xã Dak Ngo tỉnh Dak Nông để khai hoang lập nghiệp.
Trong nhóm cũng có những người dân tộc M’nông sống tại Dak Nông rất lâu, nhiều năm sau 1975 thì khấm khá lên một chút nhờ kế hoạch trồng điều, cà phê, mì và cao su được chính quyền địa phương cấp cây giống.

Từ ngày công ty xuất hiện

Từ ngày có sự xuất hiện của công ty Hoàng Thiên và công ty Bảo Châu, những người Kinh và người Thượng nơi này cầm chắc sẽ gặp khó nhưng vẫn quyết bám đất vì đó là nguồn sống của họ.
Tháng Tư năm 2011, chủ tịch xã Dak Nông phối hợp cùng công an, kiểm lâm và bộ đội bất thần kéo vào phá sập nhà, đốt sạch cây trồng của dân mà không báo trước cũng không có lệnh cưỡng chế.
Chính vì lẽ đó, hôm thứ Tư, một nhóm gồm một người Nùng, ba người Thượng, năm người Kinh, trở lại nhà tiếp dân đường Ngô Thời Nhậm thủ đô Hà Nội lần thứ ba để tiếp tục khiếu kiện chuyện chính quyền địa phương dùng vũ lực thu hồi đất, bắt người một cách oan sai, đánh người bị bắt và giam nhốt lâu ngày mà không xét xử.

Đốt nhà, chặt cây

doan-v-vuon-250.jpg
Nhà ông Đoàn Văn Vươn không nằm trong diện tích cưỡng chế nhưng vẫn bị phá ủi sập. Source TuoiTre-online.
Chị Thi, quê ở Hà Tây, vào Dak Nông từ 1988, khai khẩn được một ít đất để trồng điều và cà phê:
“Ngày 25 tháng Tư năm 2011 thì tự nhiên đoàn cưỡng chế của tỉnh Dak Nông vào. Không có ai đọc lệnh, không đọc thông báo không họp dân gì cả, cứ tự nhiên tới giật nhà của em xuống người ta đốt, xong người chặt hết cây cối.

Lúc đó thì em mới van ơi Hồ chủ tịch ơi đảng ơi làm sao mà có chính sách như thế này. Thì coi như công an họ ập vào rồi bọn côn đồ nó vào đông lắm, lực lượng bốn năm trăm người. Họ chặt hết, một mẫu cà phê năm nay là vừa vào thu chính, còn bốn mẫu điều họ mang máy ủi vào. Em cũng đi nhiều nơi lắm rồi nhưng không có chỗ nào làm việc. Bây giờ về đến văn phòng Ngô Thời Nhậm thì người ta bảo các cô về học ông Đoàn Văn Vươn, mà nếu không học được ông Đoàn Văn Vươn thì muốn đi công luận nào thì đi chứ bây giờ chúng tôi làm văn phòng chính phủ chúng tôi chỉ đủ thẩm quyền trả lời như vậy thôi.”
Chị Ngọc Cẩm, trước ở Đồng Nai, có con trai bị bắt trong vụ cưỡng chế đất không báo trước này:
Không có ai đọc lệnh, không đọc thông báo không họp dân gì cả, cứ tự nhiên tới giật nhà của em xuống người ta đốt, xong người chặt hết cây cối.
Chị Thi
“Ngày 25 tháng Tư năm 2011 không biết sao mà đoàn người do tỉnh phối hợp với công ty Hoàng Thiên, dắt người vào đốt nhà dân, lấy máy cưa cưa hết cây trồng, cà phê, điều, cao su. Họ không có nói gì hết, không có quyết định nào đưa ra cho dân, trước khi đi là có trưởng công an cầm loa nói mấy câu rồi cho đoàn vào chặt phá nhà của dân thôi.

Thấy cảnh mấy ông vào đốt nhà phá cây thì con tôi cầm máy quay phim ra nhưng mà chưa kịp quay thì mấy ông đã bắt rồi còn đánh con tui nữa. Sau đó là ba tháng sau đưa về tỉnh, tới nay gần mười tháng rồi chưa thấy giải quyết thả về. Hỏi thì người ta nói nó bị kết tội chống người thi hành công vụ.

Nói thật hoàn cảnh rất khổ mà không có đất đai để canh tác nên tụi tôi mới đi đòi quyền lợi, đòi hỏi họ trả con tôi về chứ cầm máy quay phim không mà bắt tới giờ mười tháng rồi chưa thấy là ra tòa hay giải quyết cho về. Bây giờ gia đình rất khổ, đất đai bị mất không có nguồn thu, phải đi làm mướn làm thuê phải đi ở đậu nữa, tôi ra đây là ba lần rồi, ra thì họ báo công văn về tỉnh mà tỉnh thì ầu ơ chứ không giải quyết.

Hôm qua cũng có gặp chị Thu Hiền, cũng đưa công văn như vậy thì chúng tôi không nhận. Rồi chị Thu Hiền nói không nhận thì thôi chứ còn đất đai thì dưới tỉnh giải quyết chứ trên này không biết.”

Cưỡng chế không cần lệnh

khieu-kien-o-hanoi-250.jpg
Hàng trăm người dân Hưng Yên tập trung biểu tình trước trụ sở Quốc Hội ở Hà Nội hôm 27-4-2011, phản đối chính quyền trưng thu đất đai xây dựng khu đô thị Ecopark. Ảnh mang tính minh họa. AFP photo/Ian Timberlake.
Vẫn theo lời chị Ngọc Cẩm, một lần ra Hà Nội là một lần khổ , những lần đi khiếu kiện là những lần cả nhóm liên tục nhịn đói nhịn khát chờ đợi ở phòng tiếp dân. Ban đêm thì lây lất khi ở công viên Mai Xuân Thưởng lúc vào nhà trọ. Chị kể có lúc những người dân tộc trong nhóm đã phải nương nhờ vào lòng hảo tâm của những người khác.
Ông Điểu Giai và ông Điều Khôn là hai người dân tộc M’nông, cũng có vườn điều và cao su bị phá hủy, nhà bị đốt cháy. Lời ông Điểu Khôn:
“Đồng bào M’nông chúng tôi sau giải phóng thì chỉ có làm mướn thôi chứ không có ruộng. Sau đó mới biết nhà nước cho trồng cây điều, cây cao su, cây cà phê, một số là nhà nước cấp cây hạt điều, một số cây cao su cũng nhà nước cấp.

Em và em trai em nói bây giờ các ông chặt cây và phá nhà của dân thì phải có lệnh. Mấy ông nói là không cần có lệnh.
Chị Thao
Rốt cuộc không biết là công ty ở đâu gọi là Bảo Châu với Hoàng Thiên, không biết là ở đâu, kết hợp với xã với huyện với tỉnh với lâm trường rồi đi cưỡng chế, thu hồi đất của dân, chặt cây điều, nhà em nó đốt sạch. Cái này em nói rõ họ cưỡng chế không có thông báo, lúc đi cưỡng chế là xe máy múc, xe máy ủi, đốt nhà đốt của chỉ có thấy vậy thôi.

Cũng một phụ nữ dân tộc M’nông trong nhóm, bà Thi Bơn, than thở:
“Bây giờ là cái mà khó khăn hết, phải cố gắng mà lo đất đai. Đi huyện, huyện không giải quyết, đi xã, xã không giải quyết, giờ đi Hà Nội đây. Hôm qua đi nhà tiếp dân là không được, người ta không muốn giải quyết, không có cơm ăn, mì người ta nhổ hết sạch, điều người ta chặt hết, cao su người ta chặt hết bây giờ làm sao. Bây giờ dân tộc thiểu số không có cơm ăn.”
Một người từ Thanh Hóa vào Dak Nông, chị Thao, có em trai tên Lực. Hai chị em đều bị khống chế bằng cách còng tay trong vụ cưỡng chế đất hồi tháng Tư năm ngoái. Sau đó, em trai chị Thao bị công an mời đi làm việc nhiều lần trước khi bắt giam hẳn hai tuần sau đó:
nha-mnong-250.jpg
Nhà của dân M’nông bị phá sập hoàn toàn. Photo courtesy of VNR’s blog.
“Ngày 21 tháng Tư 2011 thì bắt đầu giải tỏa trên khu dân tộc trước. Khi xuống khu người Kinh thì một số lực lượng từ trên đồi xuống, yêu cầu bà con ra khỏi khu vực này. Em và em trai em nói bây giờ các ông chặt cây và phá nhà của dân thì phải có lệnh.

Mấy ông nói là không cần có lệnh. Em và em trai em là Nguyễn Văn Lực, nói không có lệnh thì các ông không được phá. Thì mấy ông công an còng hai chị em lại, chặt phá xong thì đưa hai chị em vào trong khu lâm trường, bắt làm biên bản không được quay trở lại.”
Sau đó mấy ngày, anh Lực tìm cách vào khu đất đã bị cưỡng chế để thu gom một ít đồ đạc còn sót nơi ngôi nhà bị đốt cháy. Công an địa phương vin vào lý do đó để mời anh đi làm việc nhiều lần, sau cùng thì bắt giữ hẳn cho đến lúc này:
“Công an điện thoại cho em trai em, bảo lên để phối hợp thì em trai em vẫn chấp hành đi lên. Công an tỉnh Dak Nông bắt lên xe và đưa về xã, bắt xã ký giấy tạm giam ba tháng trong khi đó giam tới bảy tháng, đến giờ vẫn không đem ra giải quyết, hỏi các ông công an thì nói là tội chống người thi hành công vụ.”

Họ không đọc đâu

000_Hkg867847-250.jpg
Bà Lê Hiền Đức, người được giải thưởng của Tổ chức Minh Bạch Thế giới về thành tích chống tham nhũng. AFP photo
Để tìm hiểu vụ việc rõ hơn, đường giây viễn liên RFA nối về Dak Nông, gọi vào số điện thoại của các viên chức chính quyền có mặt trong buổi cưỡng chế đột xuất tháng Tư năm ngoái như ông chủ tịch xã Dak Nông Lê Văn Minh, ông giám đốc công an xã Dak Nông Võ Văn Đủ. Tuyệt nhiên không một vị nào bắt máy.
Lên tiếng với Á Châu Tự Do từ Hà Nội, bà Lê Hiền Đức, từng được tổ chức Minh Bạch Thế Giới trao tặng giải Liêm Chính năm 2007 vì thành tích chống tham nhũng, phát biểu:
“Bao nhiêu đơn từ nhân dân gởi đến các cấp nọ cấp kia nhưng thực tế họ không đọc đâu. Từ trung ương người ta chuyển xuống tỉnh, tỉnh lại chuyển xuống huyện và không cấp nào chịu giải quyết hết. Họ không đọc đâu! Vì thế cho nên tôi nói rằng đất của dân bị cướp, dân bị cướp đất thì bây giờ người ta sống bằng cái gì?
Vì lẽ đó, bà Lê Hiền Đức kết luận, điều bức xúc của các nạn nhân bị cướp đất cũng là điều bức xúc của bà, vì thế bà luôn kề vai sát cánh những mong giúp được việc gì nhỏ nhoi cho những người khốn khổ đó trong khả năng khiêm tốn của bà.

Thủ Tướng – Thủ Khôi


 
Sơn Trà (Danlambao) – Tiên Lãng rồi sẽ đi vào quên lãng. Bloger Người Buôn Gió đã dự báo như thế, hiện thực cũng chẳng có gì khác. Để tiết kiệm nhân lực, Ông Thoại được Trung Ương cho chơi bóng và cả thổi còi luôn nên sẽ chẳng có xét xử nào thấu tình đạt lý.
Tất cả những ai quan tâm đến tình hình đất nước thì chẳng lạ gì chuyện mua quan bán chức của cộng sản. Muốn ngồi ở cái ghế huyện trưởng, ông Hiền phải trả bao nhiêu, khi ngồi vào chổ ấy, hàng năm phải dâng cúng bao nhiêu cho thành phố, Tương tự như thế ông Thoại muốn ngồi ở đấy thì phải mua cái ghế đó đồng thời hàng năm phải dâng cúng cho Trung Ương, từ đó suy ra việc xử lý phải dương cao đánh khẻ , không thể có chuyện các quan chức Tiên Lãng bị trừng trị.
Ông Thủ Tướng và kể cả bộ chính trị cũng chẳng làm gì được mấy ông Hải Phòng. Tình hình cát cứ ở từng địa phương là quá rỏ, từ lâu Trung ương đã thất bại trong chính sách luân chuyển cán bộ. Nếu Bộ Chính Trị hoặc cá nhân Thủ Tướng có khả năng xử lý vụ Tiên Lãng thì đã chẳng nhờ đến báo chí, ý kiến của các vị lão thành, hoặc Mặt Trận Tổ Quốc… và cũng chẳng để lâu như vậy.
Nếu Bộ Chính Trị hay cá nhân Thủ Tướng mạnh tay với Hải Phòng thì sẽ đụng đến 2 điều cấm. Thứ nhất, Về danh chính ngôn thuận, trong Đảng có luật bảo vệ nội bộ, nếu làm căn quá thì “vi phạm điều lệ đảng”. Thứ hai các quan chức thời nay luôn thực hành triệt để quy luật “ ăn đồng chia đủ”. Khi cướp được chúng nó sẽ chia đều, nên khi đụng chuyện chúng bảo vệ nhau, Các quan chức Hải Phòng có đủ “tình,lý” để thưa với Thủ Tướng – chuyện thu đất trái luật, chuyện cưỡng chế trái luật thì tỉnh thành nào chẳng có sao lại đem Hải Phòng ra tế thần, Chuyện uy tín của Đảng là chuyện của Trung Ương mắc mớ chi Hải Phòng phải lo. Trung Ương đã ăn của Hải Phòng rồi thì phải lờ đi nếu không Trung Ương đã phạm luật rừng. Khi đó Trung Ương có khả năng phải đối mặt với sự chống đối của Hải Phòng.
Ở Việt nam ai cũng biết con đường quan chức của ông Dũng là do Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt đẩy lên. Điều đó có nghĩa là không phải do ông Dũng tự tiến lên, thế nên Ông Dũng không có đủ tham vọng, và cả dũng khí để đối phó với vụ này. Rồi ông ta sẽ để mọi thứ trôi theo dòng thác.
75% dân số Việt Nam là nông dân, Lê Đức Anh là người đầu tiên nhận thấy sự nguy hiểm và cấp bách của vụ Tiên Lãng nên đã đốc thúc NTD hành động, một mặt lấy lại uy tín sau vụ Vinashin, một mặt dẹp yên dư luận, nên vụ việc mới “nhanh” như thế. Quan chức Cộng Sản ngồi ngáp ngủ cả ngày trong phòng họp thì được nhưng phải đưa ra giải pháp và hành động khẩn trương thì không bao giờ làm được, chúng ta đã thấy chính quyền Hải Phòng lúng túng như thế nào! và chính phủ cũng chẳng kém dù đã có cả tháng chuẩn bị. Thủ Tướng tổ chức họp báo nhưng không tự đưa ra kết luật mà phải nhờ đến Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, vậy thì ông Dũng có mặt ở cuộc họp báo để làm gì, Văn Phòng Chính Phủ không tổ chức họp báo được sao!? Chuẩn bị cả tháng trời để rồi có một cuộc họp báo như là một vở hài kịch.
Một ông Thủ Tướng ọp ẹp như vậy nói ai nghe!, Các quan chức Hải Phòng sẽ đóng cửa bảo nhau, và giải quyết theo cách của Nó. Làm gì có chuyện quân Trung Ương về giải phóng Hải Phòng. Chỉ khổ cho anh Vươn, Anh Quý và gia đình.
Thủ Tướng hay là Thủ Khôi Sơn Trà   http://danlambaovn.blogspot.com/

Bui mày ơi, vào Đảng đi thôi


 

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Lâu nay lão cứ chế diễu mấy chú Công an Nhân dân về cái khẩu hiệu “Còn Đảng còn mình”. Bây giờ, qua vụ “kỳ vọng vào thủ tướng” xử đúng người đúng tội vụ cướp đất của anh em họ Đoàn ở Tiên Lãng, bị mất lửa, lão giật mình lạnh tóc gáy, nổi da gà, thấy bị hớ. Cứ nhìn vào kết quả cụ Thủ (tướng) Kiêm Thẩm (phán tối cao) xét xử, lão phát hiện: muốn “còn mình” thì không con đường nào khác là “còn đảng” thì phải vào đảng càng sớm càng tốt.

Đêm nay cuối tuần nhưng lão “làm chưa tốt” nghĩa vụ quốc tế với người bạn cùng giường như “điều lệ … Đã” cách chi, do nhu cầu của hai phía cùng làm cùng hưởng; làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Không làm cũng hưởng; nhất là người khác làm mình hưởng càng khoẻ re như tướng cướp xử quân cướp. Chẳng hạn như “biển vắng”, chờ có người đội đá khiêng đất cả chục năm lấp thành đất liền, trồng cây cối xanh um, nuôi thủy sản tỷ tỷ con cá cua tôm tép, là điều quân người chó bu tới hưởng trắng không, và trắng trợn không ai bì .
Trước trước tình hình chính trị nước nhà biến chuyển cực kỳ nhanh chóng, bảo đảm trên thế giới này không ai bắt kịp , kể cả sư huynh Tung Cuốc. Lòng dạ nào mà ham chuyện giao lưu, giao nhau rồi cào cấu, vui thú chăn mền. Phải làm sao cho nắm kịp lai quần thời đại, để sống còn .
Cũng may nhờ ơn đảng, ơn bác, tình hình biến chuyển cực kỳ nhanh và bức xúc, nhưng theo chiều hướng thuận lợi cho cả nước quy về một mối đứng sau lưng đảng, không thì đảng xử bỏ mẹ, bất cần đúng sai, như Tiên Lãng .
Xưa nay định nghiã mấy chữ “thi hành công vụ”, đơn giản không cần học chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng không cần học a bờ cờ luôn, ai cũng , “chùm chữ” ấy có nghĩa là “làm việc công, do người công chức nhà nước hay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ để thực hiện việc công, và việc công đó phải đúng pháp luật” . Nhưng ngày nay ở nước CHXHCN VN dưới thời tể tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệm kỳ hai, năm Con Rồng, 2012, “hợp đồng tác chiến” công an , quân đội và chó do một nhóm xích hào tức cường hào đỏ điều động dưới quyền chỉ huy liên quân người chó đi cướp sản nghiệp của anh em họ Đoàn cho mục đích riêng tư của chúng, vẫn được ngài Thủ Kiêm Thẩm tức anh hùng sân cỏ Ba Đình vừa đá bóng vừa thổi tu huýt Nguyễn Tấn Dũng gọi là “thi hành công vụ, trong khi chính ngài trước đó vài phút xác nhận là việc “cưỡng chế “Đầm Vươn” hay cuộc đổ bộ Normanđầm do danh tướng cướp Đại Caca chỉ huy là trái luật pháp.
Nhận xét về thông cáo của Thủ Kiêm Thẩm sau ba giờ làm việc khiến cả nước “kỳ vọng” rồi lật gọng trắng bụng con “kỳ nhông” đầu đàn, thiên hạ bàn tán đã nhiều, đang nhiều và sẽ nhiều. Lão không có trình độ trong lãnh vực thuộc “chủ trương lớn của đảng”, nên đi chỗ khác chơi .
Lão chỉ thương cho hai gia đình anh em Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Qúy. Tưởng ngài Thủ Kiêm Thẩm sau hơn một tháng hứa hẹn và chuẩn bị làm thế nào, chứ làm kiểu đó, thà cứ để cho dư luận báo chí hai lề chụm lại thành núi đá cao ném liên tục vào bọn xích hào cấu kết với xích quân đi cướp của bắt người, mãi rồi chúng cũng hết đường chui .
Ai đời Thủ Kiêm Thẩm, Thẩm Kiêm Thủ xuống tụ họp bầy đàn cùng đám bị cáo rồi để đọc điều tra, báo cáo từ thủ phạm và kết quả như mọi người thấy rõ thêm mặt con lừa.
Đám xích hào và xích quan xích quân địa phương Hải Phòng được bao che thế đó; Thủ Kiêm Thẩm, vì xoa dịu luận sôi sục, chẳng đặng đừng “thương cho roi cho vọt” tượng trưng, chỉ cho vài tên tép riu tạm thời nghỉ việc, hay làm kiểm điểm. Thế mà bọn báo đài vẫn lờ đi những tin tức này và tiếp tục ra rả kết tội nạn nhân bị cường cướp, tức cướp bạo .
Rõ ràng những ngày tới, nếu không có gì đột biến, gia đình anh em Đoàn Văn Vươn Đoàn Văn Qúy sẽ… cực kỳ cơ khổ với “đám thi hành tư vụ” được xem như công vụ .
Không chỉ anh em họ Đoàn, mà nhiều người đã khốn sẽ khốn hơn, những người chưa khốn sẽ khốn nếu có chút vườn tược nhà cửa gì vô phúc lọt mắt xanh chúng là sẽ điều quân đến thi hành công vụ .
Chống cự lại cướp đột nhập gia cư thì được, nhưng cướp là người nhà đảng thì thì chống lại người đang thi hành công vụ .
Lão thương cho mấy mẹ con nhà chị Vươn, chị Qúy quá mà không giúp được gì . Ồ mà lão thường người nhưng không quên thương thân . Cứ dân đen như lão rồi cũng có ngày .
Lão đánh thức lão bà dậy . Không phải để mời cô giáo trả bài, nhưng để :
-Bu nó ơi, ngày mai ngủ dậy, cả nhà mình lo làm đơn xin vào đảng ngay không thì khốn .Mai mốt lỡ có bị cướp nhà cướp đất, mình có chống lại cũng bị chúng xử như vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng .
“Chỉnh đốn hay là tiêu vong”.
Lão khều khều lão bà chỉ để thông báo quyết định chỉnh đốn hay là chết :”bu mày ơi, vào đảng đi thôi”. Nguyễn Bá Chổi

Ổn định nông thôn và dân chủ cơ sở

pro&contra – Sai lầm cục bộ hay sai lầm hệ thống? Câu hỏi đó luôn đặt ra cho bất kì một hệ thống nào. Tác giả bài viết sau đây – GSTS Nguyễn Mạnh Hùng, Khoa Kinh tế, Đại học Laval, Canada – hướng cái nhìn vào việc thực thi dân chủ ở các cấp chính quyền địa phương, sau sự cố Tiên Lãng.
_______________________

Nguyễn Mạnh Hùng
Làm sao nhích thêm một bước hướng đến mục tiêu ổn định đời sống ở nông thôn chao đảo nhiều nơi từ khá lâu. Mười lăm năm trước, GS Tương Lai giải trình biến động Thái Bình, năm năm sau đó ông đã kể10 cái nhất của nông dân, và đầu Xuân Nhâm Thìn, ông nhắc lời cụ Lê Quí Đôn rằng “phi nông bất ổn”. Với vụ cưỡng chế đất ở Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, được ông Đoàn Văn Vươn đối phó bằng súng hoa cải, tình trạng bất ổn tiềm ẩn khả năng bạo loạn lan rộng. Theo lời cụ Lê Hiền Đức, “thế thiên hành đạo”, vấn đề nông dân bị cướp đất, ức chế, bạo hành… trải từ Nam chí Bắc, và nói như ông cha ta, con giun xéo lắm cũng quằn. Xéo chân trên đất, nông dân oằn người, có kẻ đành chống cưỡng chế bằng cách tự thiêu như ông Nguyễn Văn Đương ở xã Đại Hưng, Khoái Châu, Hưng Yên.
Đọc tin đưa lên cộng đồng mạng như đã dẫn, ta thấy:
Trong vụ Tiên Lãng, chính quyền từ cấp xã trở lên (ít là đến huyện) thông đồng với nhau, làm không đúng luật, và từ 3, 4 năm nay cố tình cưỡng chiếm đất đai, tài sản một cá nhân đã gầy dựng. Chưa thấy khu vực tư pháp lên tiếng mạnh mồm, hẳn trong trường hợp chưa ngã ngũ, im lặng là vàng. Chỉ có Mặt trận Tổ quốc các cấp, tuy dè dặt, nhưng không kín miệng.
Trong vụ Hưng Yên, bất chấp chính quyền cơ sở (cấp xã), các cơ quan điều hành tư pháp (các Tòa án Nhân dân) từ cấp huyện đến cấp tỉnh đều làm lơ mọi dữ kiện, thực tế, và cứ thế cho phép cưỡng chế, hẳn cũng phải thông qua được sự đồng tình của chính quyền cấp huyện, tỉnh. Tự thiêu để phản kháng là hành động cuối cùng đến từ tuyệt vọng. Và chẳng có cái chết nào lại tích cực, và củng cố chính danh, cho toàn chế độ.
Mới đây, Chính phủ đã ban bố những hành xử đáng cổ vũ trong vụ việc hai anh em ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng. Thời gian tới, Quốc hội sẽ tiến hành những cải cách cần thiết của Luật Đất đai, vốn là đầu dây mối nhợ của những bất ổn ở nông thôn. Bất chấp luật pháp, những người cầm quyền cấp xã, cấp huyện thu hồi đất công để rồi giao lại, làm giầu trên mồ hôi nước mắt người dân có thể đi đến manh động khi bị dồn vào con đường cùng. Phải chăng thời ta đang sống là thời càn, vơ vét, xong là tháo chạy? Tháo chạy vì loạn, loạn to. Xã hội ta đã ngột ngạt trong cái bầu khán khí đầy nhũng nhiễu và bất cập, từ quản lý kinh tế vĩ mô tới vi mô, bị lấn đất mất biển, phải bán như cho không tài nguyên, đạo lý xã hội rệu rã, cướp đêm cướp ngày bất chấp pháp luật.
Dĩ nhiên, kiện toàn Luật Đất đai là cần nhưng chưa đủ. Về điều kiện đủ, những người trong chính quyền có trách vụ điều hành và quản lý việc làng việc xã còn phải có tinh thần thượng tôn pháp luật. Trong hiện trạng, dẫu mong ước, ta khó thấy điều này là khả thi và rộng khắp. Lý do thì nhiều, nhưng theo thiển ý, chủ yếu là vì chính quyền địa phương ở cấp cơ sở không phải là do dân. Chính vậy mà chính quyền đó không vì dân, và chắc chắn không phải là của dân, mà của Đảng. Vụ Tiên Lãng, ai cũng thấy loại cán bộ tham lam vơ vét dùng bạo quyền áp đảo người thấp cổ bé miệng đã gây tiếng xấu cho Đảng, và làm mất lòng tin của nhiều tầng lớp nhân dân.
Để tránh loạn, để ổn định đời sống nông thôn và yên lòng người, giải pháp căn bản và triệt để là trả lại làng xã chính quyền vì dân, của dân, và do dân. Thể thức tiến hành thiết lập chính quyền này chẳng có gì là lạ. Những cương vị chính quyền không nên chỉ Đảng cử, mà cho phép dân đề nghị, rồi dân bầu, dân giám sát một cách thực sự dân chủ. Có phải ta gọi thế là “dân chủ cơ sở” không nhỉ? Đừng để loạn Ô Khảm lây lan đến đất nước ta, hậu quả sẽ thật khó lường.
_______________________
Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng thường dùng bút danh Nam Dao trong các tác phẩm văn học. Xem trang Nam Dao trên Ăn mày Văn chươngtại đây.

© 2012 pro&contra

Nhà cầm quyền tiếp tục xoá dấu vết tôn giáo tại Đại chủng viện Vĩnh Long


VRNs (13.02.2012) – Vinh Long – Nhà cầm quyền Việt Nam, từ Bắc chí Nam đang tích cực xoá dấu vết tôn giáo. Khởi đầu vào cuối năm 2011 với chiến dịch xoá tu viện DCCT Thái Hà – Hà Nội, để biến thành khu an dưỡng. Kế đến tu viện DCCT Nha Trang, cũng bị xoá dấu vết để trở thành khách sạn. Mới ngày 15.01.2012 vừa qua, Văn phòng Toà giám mục Vĩnh Long cho biết Đại chủng viện Vinh Long, tại số 75 Nguyễn Huệ, Phường 2, Thành Phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, đã bị chiếm dụng làm Trung tâm văn hoá thanh thiếu niên khá lâu, nhưng nay sẽ phá huỷ hoàn toàn cơ sở Đại chủng viện này, để xây dựng Trung tâm thanh thiếu niên mới ngay tại địa điểm trên. Đây rõ rang là bằng chứng Nhà cầm quyền VN cố tình xoá dấu vết tôn giáo tại các cơ sở tôn giáo mà họ đã mượn.
VRNs xin gởi đến quý vị thong báo của Toà giám mục Vĩnh Long và văn thư của Đức cha Tôma Nguyễn Văn Tân, giám mục Vĩnh Long đã gởi đến nhà cầm quyền khẩn thiết kêu gọi qaun tâm đến nhu cầu tôn giáo, nhưng lời kêu gọi nhẫn nại này chỉ được đáp trả bằng CV số 3518/UBND-KTTH, triển khai việc xoá dấu vết tôn giáo.
VĂN PHÒNG TÒA GIÁM MỤC VĨNH LONG 103 Đường 3 Tháng 2, TP. Vĩnh Long
Phone: 070.3824016
E mail:tgmvinhlong@gmail.com
Vĩnh Long, ngày 15 tháng 01 năm 2012
THÔNG BÁO
(V/v Cơ Sở Đại Chủng Viện Giáo Phận Vĩnh Long)
Kính gởi:
- Quý Cha,
- Quý Bề Trên các Dòng Tu, Quý tu Sĩ Nam Nữ và
- Anh Chị Em Giáo dân trong các Họ Đạo Giáo Phận Vĩnh Long
Ngày 21 tháng 12 năm 2011[1] vừa qua, trang báo điện tử của Chính quyền tỉnh Vĩnh Long đưa tin từ CV số: 3518/UBND-KTTH về việc đầu tư 60 tỷ đồng để nâng cấp Trung Tâm Hoạt Động Thanh Thiếu Niên tỉnh Vĩnh Long. Ai cũng hiểu đây là cơ sở Đại Chủng Viện của Giáo Phận Vĩnh Long, tọa lạc tại số 75 Nguyễn Huệ, Phường 2, Thành Phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, nhưng đã bị biến thành nơi vui chơi giải trí của thanh thiếu niên. Thật là đau buồn và hoang mang khi biết bao công sức đóng góp của các bậc tiền nhân, các tín hữu trong Giáo Phận đã bị hủy bỏ một cách vô tội vạ.
Từ sau năm 1975, rất nhiều tài sản chung của Giáo Phận đã bị chiếm dụng, mặc dù các Đức Giám Mục Giáo phận đã nhiều lần lên tiếng và gởi đơn khiếu nại, đề nghị chính quyền trao lại các cơ sở của Giáo Phận, đặc biệt là cơ sở Đại Chủng Viện Vĩnh Long, nhưng chính quyền tỉnh Vĩnh Long không chịu giải quyết.
Lịch sử cơ sở Đại Chủng Viện Vĩnh Long (hiện nay là TrungTâm Hoạt Động Thanh Thiếu Niện tỉnh Vĩnh Long):
Cơ sở Đại Chủng Viện Vĩnh Long tại số 75 đường Nguyễn Huệ, Phường 2, Thành phố Vĩnh Long, cơ sở nầy có nguồn gốc đất do Giáo Phận Vĩnh Long mua vào năm 1939, theo tờ đoạn mãi lập ngày12/08/1939, đã qua nhiều giai đoạn phát triển như sau:
- Năm 1956, Giáo Phận bắt đầu xây dựng một dải nhà lầu gồm một trệt hai lầu, một nhà nguyện, nhằm vào việc đào tạo chủng sinh cho Giáo phận.
- Năm 1958, tiếp nhận các chủng sinh (120 chủng sinh từ 9 đến 10 tuổi)
- Năm 1961, Linh mục Raphae Nguyễn văn Diệp được cử đến đây để thành lập Trung Tâm Mục vụ của Giáo Phận.
- Ngày 1 tháng 8 năm 1964, bắt đầu đón tiếp các Đại Chủng Sinh từ các Giáo Phận Cần Thơ, Mỹ Tho và Vĩnh Long; các Cha Xuân Bích được mời đến đảm trách việc đào tạo Linh mục.
- Năm1970, Giáo phận thay thế một phần dải nhà trệt tiền chế bằng một dải nhà kiên cố, gồm một trệt hai lầu, làm khu Thần học, ngang với dải nhà cũ dành cho khu Triết học.
- Năm 1971, các cha Xuân Bích trao việc điều hành Đại Chủng Viện lại cho các linh mục Giáo phận Vĩnh Long và từ đó đến năm 1977, có các linh mục từ Cần Thơ (Cha Thuận), Long Xuyên (Cha Khả) và các cha Dòng Đa Minh (Cha Nguyễn Huy Lịch, Cha Hoàng Đắc Ánh, Cha Đỗ Xuân Quế), Dòng Tên (Cha Lê Thanh Quế) đến cộng tác giảng dạy.
- Năm 1972, xây thêm Nhà Nguyện trong khuôn viên của Đại Chủng Viện, giữa hai khu Triết học và khu Thần học.
Tuổi thọ không cao, cơ sở Đại Chủng Viện đã bị Nhà Nước tỉnh Cửu Long “trưng dụng” theo quyết định số 1957/QĐ.UBT ngày 06/09/1977 của UBND tỉnh Cửu Long. Hậu quả của việc trưng dụng này là có nhiều Linh mục giáo sư và Đại Chủng Sinh đang tu học, bị cầm tù với tội danh mà các ngài không bao giờ làm, đó là tội phản động. Trong số những vị bị cầm tù mà hiện nay còn sống và phục vụ Giáo phận có: Đức Cha Tôma, Giám mục đương nhiệm Giáo phận Vĩnh Long; Cha Phaolô Lưu văn Kiệu, Tổng Đại Diện, và nhiều Cha cựu giáo sư Đại Chủng Viện, các Linh mục phục vụ tại các Họ Đạo trong Giáo Phận.
Biên Bản Kiểm Kê Tài Sản ngày 10.09.1977 chứng minh rằng cơ sở trên là tài sản của Giáo phận, nhằm phục vụ cho việc đào tạo Linh mục và cử hành các lễ nghi tôn giáo, cụ thể là:
• Biên bản này nói rằng tài sản mang tên Đại Chủng Viện.
• Trong số tài sản Đại Chủng Viện đã biên nhận, có 49 ghế dài dùng làm lễ; 01 Nhà Tạm của tôn giáo (âm vào tường) có diện tích (0,4m x 0,6m), đây là Nhà Tạm theo nghĩa tôn giáo là nơi thiêng liêng để Mình Thánh Chúa; 08 Khăn Thánh phục vụ cho việc làm lễ.
- Kể từ năm 1977 cho đến nay, cơ sở Đại Chủng Viện Vĩnh Long đã thay đổi rất nhiều về mặt hình thức cũng như những sinh hoạt. Nhà Nước tỉnh Vĩnh Long đã sử dụng cơ sở này làm Cung Thiếu Nhi, rồi sau đó là Trung Tâm Hoạt Động Thanh Thiếu Niên, tổ chức đủ loại hình vui chơi giải trí, trong đó có những căn tin bày bán các thứ ăn uống….Theo dòng thời gian, cơ sở này đang trong tình trạng bị xuống cấp vì không được sửa sang.
- Từ năm 1998 đến nay, nhiều lần các Đức Giám Mục Giáo Phận đã gởi đơn khiếu nại, đề nghị chính quyền tỉnh Vĩnh Long trao lại quyền sử dụng cơ sở Đại Chủng Viện Vĩnh Long (Trung Tâm Hoạt Động Thanh Thiếu Niên) để làm Trung Tâm Mục Vụ cho Giáo Phận, nhằm phục vụ cho công việc giáo dục và đào tạo giáo dân, bồi dưỡng Linh mục, Tu sĩ, làm nơi Tĩnh Tâm thường niên cho các Linh mục Giáo Phận.
Giáo phận Vĩnh long hiện nay có hơn 200.000 giáo dân, 600 Tu sĩ nam nữ, 186 Linh mục, chúng ta thật sự cần phải có một Trung tâm Mục Vụ như các Giáo phận khác, để đáp ứng nhu cầu mục vụ, giáo dục và đào tạo.
Văn phòng TGM xin gởi đến Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và Anh Chị Em giáo dân trong Giáo phận thông báo này, như một tư liệu lịch sử, liên quan đến cơ sở Đại Chủng Viện của Giáo phận, để hiểu rõ và nhất trí với lập trường của Giáo phận, trong việc yêu cầu chính quyền tỉnh Vĩnh Long đáp ứng nhu cầu cần thiết, qua Thỉnh Nguyện Thư của toàn thể Giáo phận gởi đến chính quyền.
Xin Quý Cha hướng dẫn và giải thích cho giáo dân trong Họ Đạo biết được lịch sử của cơ sở này và hiệp thông trong lời cấu nguyện, để nhu cầu chính đáng của Giáo Phận chúng ta sớm được giải quyết.
Nguyện xin Chúa ban Bình an và chúc lành cho tất cả chúng ta


VP Tòa Giám Mục

“Quan” tuyên giáo Vũ Hồng Chuân từ chức ?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – Ông bạn tôi dừng tay gõ trên laptop, lầm bầm : “Quái ! hai ngày rồi, sau khi có kết luận của ông Thủ Tướng CP về vụ việc cưỡng chế Tiên Lãng, sao “quan” trưởng ban tuyên giáo Vũ Hồng Chuân của huyện Tiên Lãng lặn đâu mất tăm hơi ? Không thấy ho he gì sất, trên cái cổng Thông Tin Điện Chết (điện tử) của huyện này, mà lý ra ông ta có nhiệm vụ dạy bảo (tuyên giáo mà) cho đảng viên và mọi “quần” chúng (không phải nhân dân) trong toàn huyện biết rõ sự đúng đắn của phán quyết từ ông “chủ xị ” nhà nước này?”
Tôi cười cười nói : Chắc “quan” Tuyên Giáo này đang nhắm nháp cái vị “chát” của trà vối xứ Bắc để vận dụng cái tư duy “bã đậu” trong nội dung kiểm điểm sắp tới đây để xin “từ chức” trong danh dự, vì cái tội nhắm mắt nhắm mũi tuyên bố nhăng nhít “phạm huý, phạm thượng” tùm lum trong vụ việc ở Vinh Quang, Tiên Lãng. Trước đó không lâu, quan này chống lưng nói trước 300 đảng viên và phổ biến trên mạng từ cổng thông tin điện tử rằng : “Thậm chí cả một số quan chức ở “trung ương” về hưu vẫn cứ nhầm lẫn, nói bãi bồi nơi đây là đất sản xuất nông nghiệp nên phải giao cho người ta 20 năm”.
Ối trời ! Trong cái chế độ này, một quan tuyên giáo huyện dám “lên lớp” khẳng định là cựu thứ trưởng Bộ TNMT Đặng Hùng Võ, người từng phụ trách giám sát quản lý đất đai của cả nước và cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh nhầm lẫn không biết gì về luật lệ đất đai ! Để rồi tới bây giờ ông Thủ Tướng xuống tận TP/Hải Phòng, phán một câu làm xanh máu mặt quan tuyên giáo : “QĐ số 220 ngày 9.4.1997 củaUBND H.Tiên Lãng giao bổ sung 19,3 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn thời hạn 14 năm, tính từ 4.10.1993 là không đúng với quy định của pháp luật đất đai về giao đất, cho thuê đất; về thời hạn giao đất và thời điểm tính thời hạn giao đất. Các QĐ của UBND H.Tiên Lãng thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn với lý do hết thời hạn sử dụng là không đúng với quy định của luật Đất đai 2003.”
Người dân TP /Hải Phòng kháo với nhau, quan tuyên giáo huyện ấy vì liêm sỉ mà nên từ chức ngay đi cho phải phép, chứ “ngu” gì mà ngu lắm thế ! Ngu thế thì còn ngồi đấy mà Tuyên với Giáo cho ai ? Còn ngu hơn cả “trâu bò”, trâu bò, nó có ngu nhưng khi “nhai lại” nhằm phải cỏ “bù xít” một loài cỏ độc, nó biết ngay mà nhè ra, nếu không, nuốt vào thì tiêu chảy là không tránh khỏi và quan Vũ Hồng Chuân giờ đây bụng dạ hình như cũng đang râm ran tiêu chảy vì cái “ngu” của chính mình, chứ nếu không phải thế thì quan Tuyên Giáo này không biết ăn phải cái bã gì mà lây cái bệnh “điếc không sợ súng” của quan CT/UBND huyện Lê Văn Hiền . Ngay từ năm 2009 sở tư pháp TP /Hải Phòng đã có văn bản số 408/TB – STP do ông Ngô Minh Tuấn – Phó Giám đốc Sở Tư pháp ký thông báo kết luận kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tại huyện Tiên Lãng, đã cảnh báo UBND /Tiên Lãng đang vi phạm Luật Đất Đai vì : “Quy định thu hồi đất khi hết thời hạn để chuyển sang hình thức thuê đất là không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 67, khoản 10 Điều 38 Luật Đất đai. Và việc quản lý, sử dụng và bảo vệ đối với phần diện tích theo quy định này chỉ có Chính phủ mới có thẩm quyền quy định. UBND các quận, huyện không có thẩm quyền quy định”. Có tới 3 năm để các quan huyện Tiên Lãng học cho thuộc bài này, nhưng đã không học, lại còn như ngồi chồm hổm đi “toeilet” ngay trên văn bản cảnh báo của cấp trên là sở Tư Pháp TP Hải Phòng khi quan tuyên giáo Vũ Hồng Chuân “đả thông tư tưởng” đảng viên, hùng hồn tuyên bố : “Không thu hồi đất để chuyển sang cho thuê, cho đấu thầu mới tiêu cực. Chỉ có ai sợ mới không dám thu hồi đất …” 
Ghê chưa ! Một quan tuyên giáo huyện hách xì xằng như thách thức và không cần đếm xỉa gì tới lời cảnh cáo từ cấp trên mình, sở Tư pháp TP/HP trong công văn 408/TB-STP rằng : “UBND huyện Tiên Lãng quy định cho phép mình được quyền quản lý diện tích đất này là chưa phù hợp về thẩm quyền và không thống nhất với tên gọi của văn bản.UBND huyện Tiên Lãng quy định việc thu hồi đất hết thời hạn để chuyển sang hình thức thuê đất là không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 67, khoản 10 Điều 38 Luật Đất đai và không thống nhất với điều 7 của chính quyết định này”.
Quan Tuyên Giáo tuyên bố như cổ động khuyến khích với đảng viên các cấp rằng đừng có sợ Pháp Luật, chúng ta cứ can đảm thu hồi đất cho thuê, cho đấu thầu thoải mái, cấp trên cấm chúng ta là do vì tiêu cực đó thôi !
Hơn ai hết, trong bầy đàn một giuộc, quan tuyên giáo Vũ Hồng Chuẩn biết rỏ như lòng bàn tay mình, sự liên quan mật thiết của quan “Anh” là CT/UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền và quan “Em ruột” là Lê Thanh Liêm CT/UBND xã Quan Vinh, cái đồng đất Cống Rộc hiện hữu hằng mấy trăm ha ao đầm trước kia hoang hoá, đe doạ dữ dằn bởi sóng to gió lớn từ biển cả, giờ đây hơn chục năm qua nó nhờ bàn tay cần cù với bao công lao của cải, mồ hôi, máu và nước mắt của anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn trở thành an toàn với rừng cây ngập mặn chắn sóng gió, ao đầm, bờ vùng bờ thửa, cống, bọng, đường đi lối lại đẹp như mơ lại nằm trong phạm vi quản lý của quan “em” Lê Thanh Liêm xã Quang Vinh thì không còn gì béo bở hơn, phải tìm mọi thủ đoạn thu hồi cho bằng được giao về cho xã Quang Vinh nơi quan Lê Thanh Liêm CTUB xã “em ruột” quan CThuyện để quản lý rồi mọi việc (nhóm lợi ích) sẽ tính sau, đúng như lời cái “băng cassetter” Ngô Ngọc Khánh chánh văn phòng UBND/huyện Tiên Lãng của quan “Anh” Lê Văn Hiền cứ lải nhải lập đi lập lại mỗi khi phóng viên báo chí vặn hỏi : Mục đích kế hoạch thu hồi để làm gì ? Nếu vẫn là sản xuất nuôi trồng thì sao không gia hạn, giao đất, hay cho thuê với người dân đang trực tiếp đầu tư công sức vốn liếng trên ao đầm bằng văn bản hợp đồng hành chính theo pháp luật ? Quan chánh văn phòng Ngô Ngọc Khánh lại “xỏ lá” cao cấp hơn một bậc bằng cách nói : “Giống như vay ngân hàng, đến hạn anh phải trả, tôi nắm tiền trong tay rồi mới quyết định bước kế tiếp !?” đây là kiểu quản lý đồng đất “vĩ mô” của Ngô Ngọc Khánh có sự chỉ đạo nhất trí cao từ UBND huyện để lừa bịp nông dân cô thế ở huyện Tiên lãng từ bao năm nay trên vùng Cống Rộc này,  “bởi khi tao thu hồi về, tao treo cọc gắn bảng thu hồi , nắm đất trong tay, có du kích, dân quân , CA xã quản lý thì lúc đó Luật Là Tao,Tao Là Luật, việc chia chác, giao đất, cho thuê hay đấu thầu, thời hạn bao lâu, diện tích, giá tiền bao nhiêu không còn liên quan gì hết đến người nông dân đã bỏ công sức khai phá trước kia !? Nó còn được bao che mạnh mẽ bằng một cái “Mác” rất vĩ đại mà suy ra chỉ có “kiểm toán” nhà nước thì hoạ may mới soi rọi vào được đó là : “Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước địa phương” bất chấp Hiến Pháp và Pháp Luật .
Đã thế, ông quan Tuyên Giáo này lại hứng khởi hùng biện luôn cho ngành tố tụng xét xử khi tuyến bố như đinh đóng cột : “ Vấn đề vô cùng quan trọng là toà xử, toà cấp thành phố, toà cấp huyện đã bác đơn, khẳng định quyết định của huyện ta là đúng thì làm sao nói ông Hiền (Lê Văn Hiền CTUB Tiên Lãng) sai được, toà quyết rồi thì cơ quan hành chính thực thi thôi !?”
Nhưng ngày 10/2 vừa rồi, ông Thủ Tướng sau khi kết luận vụ việc cưỡng chế đầy sai trái nói trên chỉ đạo tiếp cho : “ UBND/Thành phố Hải Phòng chỉ đạo TAND / hải phòng và TAND huyện Tiên Lãng phải kiểm điểm nghiêm túc việc xét xử hành chính đối với vụ việc này, bởi việc tòa án huyện Tiên Lãng đưa ra xét xử và có bản án đối với vụ ông Đoàn Văn Vươn, sau đó tòa án Thành phố Hải Phòng tuyên y án đối với bản án ở phiên phúc thẩm đều vi phạm nghiên trọng quy trình tố tụng. Hiện TAND tối cao đã thụ lý xem xét lại vụ án này.”
Lại như một cái tát nữa vào mặt quan Tuyên Giáo, tuy nhiên đôi khi cáu quá quan ông sẽ chưỉ thề : “mặc xác chúng” ! Đúng sai không liên quan tới ông, ông nói cho sướng cái mồm ông thì ông cứ nói !
Cuối cùng thì ông Thủ Tướng chốt lại : “Yêu cầu UBND/TP /Hải Phòng phải chỉ đạo thu hồi những quyết định trái pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng về việc thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn và phải chỉ đạo làm đúng các yêu cầu cần thiết tiếp theo đúng quy định của pháp luật để gia đình ông Đoàn Văn Vươn tiếp tục được sử dụng diện tích đất giao theo đúng quy định”.
“Thành phố Hải Phòng phải nghiêm túc kiểm điểm các cán bộ liên quan đến vụ cưỡng chế, thu hồi đất. Yêu cầu Bộ Thông tin Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan chủ quản, tăng cường chỉ đạo, quản lý,hết sức tránh việc đưa tin không khách quan, không đúng bản chất sự việc làm phương hại đến lợi ích của đất nước và người dân.”
(Có lẽ phải thêm câu này) : “Trong đó có “cổng thông tin điện tử huyện Tiên Lãng” cụ thể là Trưởng Ban Tuyên Giáo Huyện, Vũ Hồng Chuân yếu kém năng lực, không trung thực và thiếu chuẩn mực trong phát ngôn làm ảnh hưởng uy tín các đồng chí lão thành cách mạng cấp cao TW, làm nhiễu loạn thông tin, không khách quan, không đúng bản chất của sự việc, xem thường pháp luật gây hậu quả không tốt trong dư luận, cần phải nghiêm khắc kiểm điểm trình lên đảng ủy Tiên Lảng xem xét cân nhắc để có hình thức kỹ luật, đúng theo điều lệ đảng ”.
Nếu có chức năng hay được phép kiểm tra, chắc chắn nhân dân sẽ phát hiện khá nhiều từ ngữ vì “Sai Sót” rất phổ biến hiện nay trong các bản “kiểm điểm” để biện minh cho sai phạm của các quan, điển hình như vụ việc cưỡng chế trái pháp luật này. Tuy nhiên sẽ là “Ngụy Biện” như trẻ thơ, bởi Tin Học và hệ thống internet nối mạng, các quan lớn bé đều thừa mứa “laptop” cho riêng mình, khi mà clik một cái mọi tin tức cùng trời cuối đất đều hiện ra, thì để đối chiếu xác minh các văn bản cập nhật mới nhất của Pháp Luật nó dễ như lấy một món đồ trong túi áo và ngay việc thông qua web cơ quan để xin xác minh một văn bản thực thi pháp luật có phù hợp hay không từ cơ quan chủ quản TW nó thoải mái như email cá nhân, thì việc đích thân quan Tuyên Giáo Vũ Hồng Chuân và cổng Thông Tin Điện Tử Tiên lãng cố tình dùng một loạt các văn bản sai trái ban hành từ cấp huyện và các văn bản lạc hậu thiếu cập nhật của luật đất đai để “ lên lớp” công bố, biện minh, viện dẫn làm nhiễu loạn thông tin, xúc phạm nhiều giới chức TW và Trí thức có trách nhiệm quan tâm đến những tiêu cực cố tình thực thi pháp luật sai trái trong cưỡng chế đất đai tại Vinh Quang,Tiên Lãng TP/HP, rất cần thiết phải qui trách nhiệm và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc.
Hoàng Thanh Trúc

Nguoibuongio – Tán gẫu về Chống người thi hành công vụ.

Nguoibuongio Câu chuyện Đoàn Văn Vươn chống người thi hành công vụ và thêm tội giết người râm ran khắp hang cùng ngõ hẻm. Từ tầm lý luận cao cấp về nguyên nhân sâu xa về quản lý, luật đất đai đến chuyện con chó nhà anh Vươn bị đám cưỡng chế đuổi theo vồ bắt về làm thịt.
Và ngõ nhà kia cũng có lúc râm ran chuyện anh Vươn, nhất là sau khi thủ tướng có chỉ thị kết luận về vụ việc này. Bởi tính chất của cư dân ngõ có nhiều tay tội phạm hình sự, nên câu chuyện không có tầm vĩ mô mà chỉ xoay quanh chuyện chống người thi hành công vụ.
Ông Tú nói.
- Nếu anh em thằng Vươn không nổ súng, không cài mìn. Cứ chấp hành đoàn cưỡng chế, sau đó làm đơn khiếu nại cấp trên giải quyết. Thì có phải không phải đi tù, nhà cửa không bị san phẳng, cá, chó không  mất. Những người làm sai như cán bộ Tiên Lãng, Hải Phòng vẫn chịu tội không.?
Ông Tú vốn là cán bộ về hưu, nhiều năm tuổi Đảng, từ khi ông về hưu rất nhiệt tình tham gia công tác đoàn thể, địa phương. Bởi thiên hạ người ta nhao nhác bàn tán về anh Vươn, ông Tú cũng phải nói để thiên hạ thấy mình là rành thế sự, thêm nữa là ông phải định hướng bọn láo nháo ở cái khu này theo hướng có lợi cho công cuộc chung .  Sáng nay qua hàng nước đầu ngõ, thấy mấy thằng ngồi bàn chuyện anh Vươn. Ông Tú mới tạt vào làm chén nước, phán câu xanh rờn đầy vẻ quyền uy, chả kém gì thủ tướng kết luận vụ anh Vươn.
Anh Khang cãi.
- Thằng Vươn mà không làm thế, để đoàn cưỡng chế xong, gạo nấu thành cơm. Muôn đời không bao giờ thấy chân lý. Ông Tú ơi, ông lên chỗ tiếp dân mà xem. Dân người ta khiếu kiện năm này sang năm khác , có người mấy chục năm cũng chả ai giải quyết cho. Huyện, Thành phố người ta đã quyết rồi, giờ. Chả thằng quan nào hơi đâu đi lật lại để đòi công bằng cho dân, như thế là xét lại, rồi nó cũng nghĩ nó làm thế thằng sau kế nhiệm sẽ xét lại nó. Thế là mất ổn định chính rồi, cứ quan nọ xét lại đời quan trước thì còn đâu gọi là ổn định nữa. Rồi bọn thế lực thù địch nó lại có dịp kích động làm mâu thuẫn nội bộ ta.
Ông Minh chen vào.
- Đúng là cái anh Vươn không làm thế, thì giờ lại đứng ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng hay Xuân Thủy hoặc Ngô Thì Nhậm- Hà Đông cùng hàng ngũ với đội dân oan, cơm nắm, muối vừng từ ngày nay sang ngày khác mà thôi.
Ông Tú gắt.
- Nhưng làm thế là không được, ai cũng thế thì loạn à. Phải bình tĩnh tìm cách giải quyết, chứ nóng nảy bạo động, chống người thi hành công vụ là sai lè ra đấy rồi. Trước mắt cứ phải tù vì tội đó đã, còn có ý giết người nữa đấy.
Thăng Dũng ngồi bắn thuốc lào  bên cạnh, nghe thấy nóng tai nói.
- Ông ngồi đây biết mẹ gì, ông cũng đọc báo hay đi họp nghe người ta nói rồi khoác lác lại. Ông thấy bọn huyện Tiên Lãng, bọn TP Hải Phòng lúc đầu chả xoen xoét là chúng nó làm đúng. Giờ thì đúng sai biết rồi đấy. Thằng Vươn chống ai.?  Giờ nhà ông đang ở, giờ mấy thằng dân phòng, ủy ban phường nó máy ủi, bộc phá….đến bảo thu hồi nhà ông để bàn giao cho người khác sử dụng. Trong khi theo luật là nhà ông không trong diện thu hồi. Thế ông cứ để bọn nó thu hồi, ông ra vườn hoa đâm đơn và ngồi chờ giải quyết nhé. Nhớ là ngồi cẩn thận không chưa được trả lời đơn đã bị tóm vì tội gây rối trật tự công cộng đấy.
Anh Kha lại nói.
- Đấy là chống bọn làm sai. Nếu kẻ nào là dân xông vào bảo phá nhà tôi để thu hồi đất, tôi oánh bỏ mẹ. Chán mấy ông đi cưỡng chế, đành rằng là cấp trên bảo thì phải làm, nhưng cũng phải có tư duy xem xét là việc ấy đúng hay sai. Chứ cứ chăm chăm bảo lệnh cấp trên mà làm theo,nhỡ có chuyện gì xảy ra thì sao.?
Thằng Dũng cắt ngang.
- Cái đám ấy còn bê cả mái tôn, ổn áp, bắt chó nhà người ta nữa thì lấy đâu ra tư duy đúng sai nữa. Quan huyện đã thế rồi, lính tráng cũng vậy thì chả còn gì để nói nữa. Bảo sao có những việc cấp trên chỉ đạo sai rành ra đấy, nhưng cấp dưới vẫn cố làm theo. Không phải là không biết đúng sai đâu, cái đám không biết chỉ là số ít thôi. Nhưng cái đám biết mà vẫn làm theo là có lý do của nó các ông ạ. Chống ai thì mới gọi là công vụ, chứ cái đám hỗn quân, hỗn quan này mà cũng được gọi là người thi hành công vụ à ?
Đến đây bà bán nước bảo.
- Thôi xin các ông cho tôi làm ăn, kẻo người ta bảo tụ tập bàn chuyện chính trị dẹp quán tôi bây giờ.
Ông Tú đứng dậy kết thúc buổi tranh luận.
- Đúng vậy, mọi việc đã được các cấp cao nhất làm rõ. Không nên bàn tán theo ý của mình, làm nhiễu loạn thông tin, ảnh hưởng đến niềm tin của bà con nhân dân.
Thằng Dũng trả tiền bà hàng nước rồi chửi thề trước khi đi.
- ĐM biết ngay kết thúc là như thế.
Thằng  Dũng đi, ông Tú nhìn theo nói với mấy người ngồi lại.
- Thằng này chứng nào tật ấy, bà con thấy không, rất là láo.
Mấy người còn lại làm thinh như không nghe,không thấy gì.

Victoria’s secret tung nội y quyễn rũ chào đón Valentine

(GDVN) – Không phải ngẫu nhiên mà phụ nữ có sức quyến rũ lạ lùng, đặc biết là khi kết hợp với nội y thì vẻ đẹp đó càng không thể cưỡng lại được.















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét