Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

TIN NGÀY 11/2/2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=RznxGh-XiTM

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=3q_LprNy2FY


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=KsLkN0AsiF8

Chính trị – Xã hội
Kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng (RFA)  –TT Nguyễn Tấn Dũng: vụ Tiên Lãng là trái luật (RFA)  —Vụ Đoàn Văn Vươn: Ai là tội phạm? (Nguyễn hữu Vinh – RFA)    –Thủ tướng và Tiên Lãng (Canhco – RFA)  —Thủ tướng Việt Nam nhìn nhận vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng là trái luật (RFI)   –Vụ Tiên Lãng, Hải Phòng : Thời cơ để lấy lại lòng tin của người dân (RFI)
Lãnh đạo Hải Phòng chỉ phải ‘kiểm điểm’  (BBC) -Quyết định cưỡng chế ở Tiên Lãng bị Thủ tướng Dũng coi là ‘không đúng pháp luật’ nhưng lãnh đạo Hải Phòng chỉ phải kiểm điểm.   —Dư âm cuộc họp (BBC) -Các góc nhìn sau cuộc họp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ Đoàn Văn Vươn.   –Phản ứng của luật sư bảo vệ ông Vươn (BBC/nghe)     —Cả nước theo dõi diễn biến vụ Tiên Lãng ( BBC) -Vụ cưỡng chế đất nhà kỹ sư Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng khiến chính phủ phải họp báo.
Có dân chủ sẽ tôn trọng chức trách (Ngô nhân Dụng – Nguoiviet) -Nhiều khi lái xe vào xa lộ chúng ta thấy một tấm bảng bên lề đường viết chữ lớn: “Xa lộ này sẽ sửa chữ từ ngày… đến ngày… Xin lỗi sẽ làm phiền quý vị.”   —4000 văn bản pháp lý trái pháp luật, cần làm gì?  (RFA)
Thẳng tay đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo  (RFA) -Tình hình đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo ở Miền Tây không có dấu hiệu sụt giảm, khi cách đây vài ngày, ở An Giang, nhiều tín đồ cùng thân nhân tiếp tục bị hành hung vô cớ và tùy tiện.  —Việt Nam đang tìm mua khí cụ của Tây Phương (RFA)  —–Tiềm ẩn bất ổn đằng sau vụ Phú Yên (BBC) -Chuyên gia nhân quyền nói an ninh cố gắng ngăn cản khả năng nổi dậy trong dân chúng.  —-
Tuổi Trẻ ‘đổi hướng’ vụ Hoàng Khương? (BBC)Hoàng Khương Luật sư của báo Tuổi Trẻ nói ban biên tập bảo vệ nhà báo Hoàng Khương, người bị khởi tố vì ‘gài bẫy công an’.
Giải lướt ván diều KTA châu Á diễn ra tại Mũi Né (VOA)  —Việt Nam cảnh báo nguy cơ bùng phát cúm gia cầm trên diện rộng (VOA)  –Cựu tuyển thủ VNCH Phạm Văn Lắm không còn nữa (Nguoiviet)  –Đàn ông đi Việt Nam 1 mình: Cho hay không ?  (Nguoiviet)
Kinh tế
Xuất khẩu gạo giảm 50% ảnh hưởng nông dân (RFA)
ADB giúp điện lực Việt Nam hằng trăm triệu đô la (RFA)
Văn hóa – Giáo dục
Ði coi hát bội ở Sài Gòn (Nguoiviet)
Thế giới
Bashar al-Assad liệu có lùi bước?  (RFA)  —Kim Jong-nam: Jong-un quá trẻ, chế độ lâm nguy  (RFA)  —Nhà tranh đấu Châu Ngu Phu bị án nặng (RFA)  —Một nhà dân chủ Trung Quốc làm thơ kêu gọi biểu tình bị án 7 năm tù (RFI)  —Nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc lãnh án 7 năm tù vì một bài thơ  (VOA)  –Hai người Tây Tạng bị công an Trung Quốc truy tầm và bắn chết  (RFI)  –Trung Quốc cũng sẽ có hành động xác quyết chủ quyền ở vùng biển sát Nhật Bản (RFI)  –Công an TQ cản BBC tới Tây Tạng (BBC/nghe)  —TQ giảm cả xuất khẩu và nhập khẩu (BBC)  —-Xung quanh chuyến đi Mỹ của Phó Chủ tịch nước Trung Quốc (VOA)  —Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi đoàn kết, yêu nước tại Tây Tạng (VOA)  –Đức Đạt Lai Lạt Ma, TGM Tutu lên án Trung Quốc đàn áp tại Tây Tạng (VOA)
Vatican bác bỏ tin Đức Giáo Hoàng là mục tiêu ám sát (RFA)  —Mỹ và Italy ủng hộ các đoàn giám sát trở lại Syria (RFA)   –Nổ bom ở miền bắc Syria giết chết 25 người  (VOA)  –EU gây sức ép lên Ấn Độ về chương trình hạt nhân của Iran  (VOA) —Miến Điện: một nhà sư bị tạm giữ để điều tra (RFA)  –Nhà sư tranh đấu Miến Điện được trả tự do (VOA)  —Liên Hiệp Châu Âu dự tính viện trợ cho Miến Điện trước bầu cử Quốc hội (RFI)  —Châu Âu tiếp tục chìm trong băng tuyết : Gần 600 người chết vì giá lạnh  (RFI)
Nhật cần quan tâm sức mạnh hải quân TQ (RFA)  –Đối lập Cuba tố cáo chính quyền tiến hành hàng trăm vụ câu lưu tùy tiện (RFI)  –Quân đội Syria triển khai rầm rộ trước các đền thờ Hồi giáo để ngăn chận biểu tình (RFI)     —Thủ tướng Putin trừng phạt các đại gia Nga làm ăn bất chính, nhưng một cách chọn lọc  (RFI)    –Kỹ sư Nga bị tù vì hợp tác với CIA (BBC)
Thủ tướng Hy Lạp: Phải chấp nhận kế hoạch tiết kiệm (VOA)—Châu Âu ra tối hậu thư cho Hy Lạp trước khi hỗ trợ tài chính  (RFI)  —Bầu cử Mỹ: Cuộc chạy đua đảng Cộng Hòa vẫn tiếp tục (VOA)  –Trang mạng của CIA bị tin tặc tấn công (VOA)    –Tổng thống Mỹ thay đổi qui định về kiểm soát sanh đẻ (VOA)  —Hoa Kỳ: Những khó khăn trong thị trường nhà đất tác hại sự phục hồi kinh tế (VOA)  –Tổng thống Nam Phi bãi bỏ việc quốc hữu hóa các hầm mỏ (VOA)
—Pháp có nguy cơ bị phạt về tội « ngược đãi » gà đẻ trứng (RFI)   –Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên năng suất lúa mì (RFI)  —-Thẩm phán nổi tiếng Quốc tế người Tây Ban Nha bị cấm hành nghề (VOA)

 

DANLAMBAO 10/2/2012

Một Thủ tướng không có tầm nhìn
Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) – Tuy có “nín thở” theo dõi tin, về cuộc họp của Thủ tướng Dũng với lãnh đạo Hải Phòng, tôi cũng đã có phần đoán trước được kết quả.
Động tác “nín thở” chỉ là phản xạ của 1 hi vọng lãng mạng, có tính chất trẻ thơ mà thôi.

Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng: một lũ bầy đàn

Vũ Đông Hà (danlambao) – Vào ngày 15/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hải Phòng kiểm tra vụ việc Tiên Lãng để báo cáo Thủ tướng. Mãi đến ngày 7/2/2012, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng mới họp báo để công bố toàn văn kết luận bước đầu của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng. Nhân dân “gửi gắm và kỳ vọng rất nhiều vào thủ tướng” như ông “nguyên” Vũ Mão tha thiết, “uy tín của thủ tướng TIẾP TỤC được NÂNG cao” như “nguyên” Lê Đức Anh bơm.(1) Còn Thủ tướng thì sẽ dựa vào báo cáo, kết luận của Ban Thường Vụ Hải Phòng để hôm nay chỉ đạo giải quyết.
Vậy thì uy tín và mức độ tin tưởng vào cái tập thể Ban Thường Vụ Hải Phòng này ra sao?

Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ

Sông Tiền (danlambao) - Suốt hơn tháng nay, đi đến đâu, dự đám tiệc gì tôi đều nghe người ta đàm luận với vẻ bất bình về vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Mấy ngày nay, người ta lại râm ran nguyền rủa việc làm bất nhơn thất đức đối với anh Hải và chị Hằng. Họ cho rằng việc hành xử đối với anh Hải, chị Hằng là hành động của Xã Hội Đen – vô Phủ, vô Pháp.

Giả mạo bản đồ cướp đất của dân

Người Thủ Thiêm (danlambao) - Quyết định 1997 chỉ mới thu hồi 621,4 ha, nhưng chính quyền Tp Hồ Chí Minh và Quận 2 dùng bản đồ giả mạo để thu hồi đất lên tới 928,5 ha. Chính quyền thành phố và quận 2 không bao giờ dám công khai bản đồ này! Vì:

Về bài tiểu luận của Zbigniew Brzezinski

Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao) Đó là bài: “Quân bình lực lượng phương Đông, nâng cấp phương Tây (Đại chiến lược của Mỹ trong một kỷ nguyên đầy biến động)”. Zbigniew Brzezinski, Foreign Affairs, January/February 2012-01-27.  Cho đến hôm nay, bài đã được đăng trên ít nhất là 2 trang mạng: BVN ngày 30/1/2012DCV ngày 31/1/2012. Bài tiểu luận này thể hiện tầm nhìn của 1 chiến lược gia Hoa Kỳ, người đã từng có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ với Trung Quốc.
So với quan niệm chính thống của tổng thống Obama hiện nay, cách nhìn của Brzeziński là khác hẳn.

Đừng nhân danh, mạo danh Nhân Dân

Le Nguyen (danlambao) - Đảng cộng sản Việt Nam xuyên suốt thời gian được sinh ra, hiện hữu trên đất nước Việt Nam luôn sử dụng bạo lực khủng bố, cưỡng lời đoạt ý nhằm lừa gạt nhân dân, mạo danh nhân dân, nhân danh nhân dân qua các văn kiện, khẩu hiệu lẫn phát ngôn của các lãnh đạo từ cấp cao đến cấp thấp.

Ăn cướp điều tra vụ cướp

Nguyễn Bá Chổi (danlambao) Xưa nay “kẻ cắp già mồm” đã là quá lắm. Vậy mà nay thời đại “mừng đảng, mừng xuân, mừng đất nước”, tên ăn cướp lại được “nhà nước pháp quyền, dân chủ triệu lần” chỉ định làm trưởng ban điều tra vụ cướp do chính hắn điều quân chỉ huy.
Đó là Đại tá “công an còn đảng còn mình” Đỗ Hữu Ca, giám đốc CA Hải Phòng. Trong vụ bom Sa Điện Tiên Lãng vừa… chưa qua, Đại CaCa (Đại tá Công An Đỗ Hữu Ca – xin viết tắt cho gọn) đã đích thân chỉ huy trận đổ bộ Đầm Vươn mà có người so sánh với cuộc đổ bộ cuả quân đội Đồng Minh lên bờ biển Normandie hồi Thế chiến ll; và cho rằng người Mỹ tự hào có Đại tướng Eisenhower người hùng Normandie, thì Việt Nam ta cũng đâu chịu thua vì nay có Đại tá Caca là anh hùng Norman… đầm.

Cổng thông tin điện tử Tiên Lãng: Tạo nhiễu loạn thông tin

“…Lãnh đạo ở một số địa phương là đại diện cho người dân để nắm chính quyền, nhưng họ lại luôn muốn khẳng định quyền lực vô biên của mình trước nhân dân và sẵn sàng bất chấp luật pháp để bảo vệ nó.” (TS Đặng Hùng Võ).

Ls Lê Quốc Quân – Đơn số 2: Khởi kiện Quyết định hành chính ngày 27-11-2011 của Công an Quận Hoàn Kiếm

“Tuyên bắt và tống giam ngay ông trưởng công an Quận Hoàn Kiếm và các cộng sự tích cực của ông ấy vì những việc làm trái pháp luật đối với cá nhân tôi và những người dân biểu tình yêu nước suốt mùa hè năm 2011. Đặc biệt là vào ngày 27/11/2011 là khi chúng tôi chỉ đi dạo (hoặc có ý) ủng hộ thủ tướng ra luật biểu tình. Hơn nữa, trong ngày này, chị Bùi Thị Minh Hằng đã yêu cầu thả chúng tôi mà đã bắt tại Sài Gòn sau đó đem đi giáo dục 24 tháng tại cơ sở giáo dục Thanh Hà. Tôi sẽ cung cấp đầy đủ tên tuổi, hình ảnh và hành vi của từng cá nhân khi tòa xem xét vụ án này.”

Thẩm quyền, quyền lực và Tiên Lãng

Phạm Hồng Sơn (pro&contra) – Thẩm quyền (authority) và quyền lực (power) là hai khái niệm hoàn toàn riêng biệt và khá phức tạp trong khoa học chính trị, pháp lý. Nhưng chúng lại thuộc những khái niệm có tính nền tảng cho dân chủ. Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa thế nào là thẩm quyền hay quyền lực, trong khuôn khổ của bài viết nhỏ này chúng tôi xin trích dẫn định nghĩa trong giáo trình Foundations of Democracy: justice, authority, privacy (Các nền tảng của Dân chủ: công lý, thẩm quyền, sự riêng tư) của Center for Civic Education (Trung tâm Giáo dục Công dân) tại Hoa Kỳ.

Nhà riêng của Chánh án TAND huyện bị ném mìn

(TNO) Rạng sáng 10.2, nhà riêng của ông Nguyễn Thanh Bình – Chánh án TAND huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) – thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa đã bị kẻ xấu ném mìn.

Toà án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng cáo của cha Đinh Hữu Thoại

VRNs (09.02.2012) – Sài Gòn – Ngày 30.12.2011, Toà án nhân dân tối cao – Toà phúc thẩm tại Tp.HCM, do ông Võ Văn Cường, thẩm phán chủ toạ phiên họp đã ra Quyết định không chấp nhận kháng cáo của cha Giuse Đinh Hữu Thoại, chánh văn phòng DCCT VN.

Hố xí và cái toilet

Mai Xuân Dũng – Mấy hôm nay người ta rộn rã. Ngoài đường người ta hỉ hả, trong nhà người ta bật bia rốp rốp. Người này nói, người kia nói. Xôn xao. Chuyện gì vậy? À, cái nhà xí tập thể ở Hải phòng đang được quét dọn tẩy uế. Ngoài đường hỉ hả là phải, trong nhà bật bia là phải. Đang hít mùi xú uế như thế bao năm qua nay được phép kêu thối quá, thối quá, thối không chịu nổi. Người ta được phép tẩy uế.

Hai người Tây Tạng bị công an Trung Quốc truy tầm và bắn chết


Đàn áp của Trung Quốc gây bất bình dư luận ở ngoài : Người Hàn Quốc  biểu tình trước Sứ quán Trung Quốc tại Seoul, đòi chấm dứt các vụ giét người Tây Tạng, ngày 01/02/2012
Đàn áp của Trung Quốc gây bất bình dư luận ở ngoài : Người Hàn Quốc biểu tình trước Sứ quán Trung Quốc tại Seoul, đòi chấm dứt các vụ giét người Tây Tạng, ngày 01/02/2012
Reuters
Thụy My – RFI
Hôm qua 09/02/2012 tại Tứ Xuyên, lực lượng an ninh Trung Quốc đã truy lùng và bắn chết hai người Tây Tạng từng tham gia cuộc biểu tình phản kháng ở huyện Lô Hoắc cách đây hơn hai tuần. Sự kiện này xảy ra sau khi trước đó vào tối thứ Tư, lại có thêm một vụ tự thiêu tại Tứ Xuyên.
Theo Radio Free Asia (RFA), đài phát thanh đặt tại Mỹ có chương trình phát bằng tiếng Tây Tạng, thì nhà sư Yeshe Rigsal, 40 tuổi và người em trai là Yeshe Samdrub, 38 tuổi, đã bị chính quyền tầm nã sau khi tham gia cuộc biểu tình ngày 23/1 tại Lô Hoắc, thuộc khu tự trị Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên.
Những người biểu tình phản đối chính sách của Trung Quốc và đòi hỏi Đạt Lai Lạt Ma phải được trở về Tây Tạng. Cuộc biểu tình đã bị đàn áp thẳng tay, công an bắn chết ít nhất một người.
Hai anh em nhà sư nói trên đã lẩn trốn hơn hai tuần, cho đến khi công an Trung Quốc tìm ra được họ đang trốn trên vùng núi. Lực lượng an ninh bèn bao vây và bắn chết cả hai, theo như lời một nhà sư ở tu viện Drepung (Ấn Độ) dẫn nguồn tin từ địa phương cho biết.
RFA cũng cho biết tối 8/2 một nhà sư đã toan tự thiêu tại Thanh Hải, nơi có nhiều người Tây Tạng sinh sống. Tổ chức phi chính phủ Free Tibet cũng xác nhận sự kiện này. Nguồn tin từ Dharamsala, trụ sở chính phủ Tây Tạng lưu vong nói thêm, người tự thiêu đã bị lực lượng an ninh đưa đi nơi nào không rõ, và cũng không ai biết gì về tình trạng sức khỏe của nhà sư này. Hôm nay công an và chính quyền địa phương không trả lời hãng tin Pháp AFP.
Như vậy trong vòng chưa đầy một năm, đã có ít nhất 18 người Tây Tạng đa số là các nhà sư, đã tự thiêu tại các vùng có dân Tây Tạng sinh sống ở Trung Quốc. Trong những tuần lễ gần đây, chính quyền Trung Quốc luôn ngăn trở báo chí ngoại quốc đến các khu vực này. Thủ tướng Tây Tạng lưu vong Lobsang Sangay cho biết hàng trăm xe quân đội chở lính Trung Quốc trang bị súng đại liên tự động đã ngược lên Tây Tạng, trong lúc người dân tại chỗ đang chuẩn bị mừng năm mới vào ngày 22/2.
Ông Trần Toàn Quốc, viên chức Trung Quốc cai quản khu tự trị Tây Tạng, tuần này đã kêu gọi tăng cường đấu tranh chống lại « bè lũ Đạt Lai Lạt Ma ».
Tuy Trung Quốc luôn khẳng định đã « giải phóng Tây Tạng một cách tự do » và đầu tư phát triển kinh tế tại đây, nhưng nhiều người dân Tây Tạng không còn chịu đựng được sự đô hộ ngày càng tăng thêm của người Hán tộc, và sự đàn áp tôn giáo cũng như ý đồ đồng hóa về văn hóa của Bắc Kinh.

Thủ tướng Việt Nam nhìn nhận vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng là trái luật


Đóng gạch vụn còn lại của nhà ông Vươn, sau khi bị chính quyền địa phương phá. Ảnh  ngày 10/01/2012
Đóng gạch vụn còn lại của nhà ông Vươn, sau khi bị chính quyền địa phương phá. Ảnh ngày 10/01/2012
Reuters
Thanh Phương – RFI (PV LS. Trần vũ Hải)
Hôm nay 10/02/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã họp với các bộ, ngành và lãnh đạo thành phố Hải Phòng về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng. Theo báo chí trong nước, sau cuộc họp nói trên, ông Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận đây là một vụ việc « đáng tiếc, có vấn đề yếu kém của chính quyền huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang trong quản lý đất đai ».
Cụ thể, theo lời chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, thủ tướng Việt Nam cho rằng, quyết định thu hồi đất của ông Vươn đều trái quy định pháp luật, cho nên quyết định cưỡng chế thu hồi là cũng là trái luật. Mặt khác, việc thực hiện quyết định « cũng có nhiều sai phạm, gây thương vong cho lực lượng tham gia ».
Đặc biệt, thủ tướng Dũng khẳng định việc phá nhà của ông Đoàn Văn Vươn là « có sự chỉ đạo của một số lãnh đạo địa phương » và ông yêu cầu khởi tố điều tra vụ này để « làm rõ, xét xử nghiêm minh ».
Ngày 8/2 vừa qua, Công an Hải Phòng đã khởi tố vụ án « hủy hoại tài sản ». Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng và nhiều cán bộ đã bị đình chỉ chức vụ.
Về phần gia đình ông Đoàn Văn Vươn, ngày 10/1, ông cùng với ba người khác đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội « giết người ». Hai phụ nữ, trong đó có bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) thì bị khởi tố về tội « chống người thi hành công vụ », nhưng được tại ngoại.
Sau cuộc họp hôm nay, ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu lãnh đạo Hải Phòng phải chỉ đạo « xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo trong vụ án », do quyết định sai của huyện Tiên Lãng. Nói cách khác, vụ xử các bị cáo về tội giết người sẽ không phải do tòa án quyết định, mà là tùy thuộc vào lãnh đạo thành phố.
Thủ tướng Việt Nam không có biện pháp gì đối với các lãnh đạo Hải Phòng, mà chỉ yêu cầu họ « kiểm điểm », vì đã chấp thuận cho huyện Tiên Lãng thu hồi đất và đã « xử lý chậm, báo cáo thủ tướng chưa đầy đủ ».
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, luật sư Trần Vũ Hải từ Hà Nội cho rằng kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ là tạm thời, vì còn nhiều điểm khác cần phải bàn thêm :

Luật sư Trần Vũ Hải – Hà Nội – 10/02/2012
10/02/2012
« Về kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tôi cho rằng có nhiều điểm tích cực, tuy nhiên còn nhiều điều cần phải bàn thêm. Song có thể coi đây là một kết luận tạm thời, bởi vì thời hạn để các cơ quan, từ địa phương, cũng như các bộ, báo lên trên cũng rất là ngắn. Vụ việc này, tuy chỉ liên quan đến ông Đoàn Văn Vươn, nhưng lại được xét đến ở rất nhiều khía cạnh, về mặt luật pháp, về mặt điển hình và về mặt dư luận. Cho nên, cần phải bàn bạc kỹ hơn nữa thì mới có kết luận hoàn hảo, nhưng tôi cho rằng trong thời điểm hiện nay cần phải có một chính kiến nào đó của thủ tướng. Tôi nghĩ rằng chính kiến hôm nay của thủ tướng là có thể chấp nhận được, mặc dù cần phải bàn thêm để làm rõ một số vấn đề.
Điểm tích cực nhất của thủ tướng là khẳng định rằng quyết định thu hồi đất đối với gia đình Đoàn Văn Vươn là trái pháp luật, bởi vì Luật Đất đai không quy định như vậy. Gia đình ông đang sử dụng đúng mục đích, tức là nuôi trồng thủy sản và làm nông nghiệp. Quan trọng hơn nữa, đó là ông ( Nguyễn Tấn Dũng ) cho rằng việc phá nhà là có thật và các lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Tôi hy vọng rằng, với kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chính quyền Hải Phòng cũng cần phải thức tỉnh và các cơ quan pháp luật của Hải Phòng cũng phải cần xem xét lại. Tôi cho rằng, nếu quyết định thu hồi đất phải được hũy bỏ, thì khu đất đầm này cần phải được trả lại cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Nhưng những người lao động chính của gia đình này, ví dụ như ông Đoàn Văn Quý và ông Đoàn Văn Vươn hiện đang trong tù, ở nhà chỉ còn phụ nữ và trẻ em.
Trong khi chờ đợi xét xử, ít nhất phải cho những người đó được tại ngoại, vì qua kết luận của thủ tướng, đây chỉ là những người bức xúc thôi, chứ không phải là những người gây nguy hiểm cho xã hội. Những người đó cần được xã hội khuyến khích để họ có điều kiện tiếp tục sản xuất nuôi sống gia đình họ.
Hàng chục hectare này nếu giao lại cho những phụ nữ này, thì rõ ràng cũng chẳng giải quyết được gì, mà chỉ làm phức tạp thêm, vì họ làm sao có thể quản lý nổi. Nếu làm cho đến tận cùng thì chính quyền địa phương phải nhận thức được điều đó. Đó là mong muốn không chỉ của riêng tôi, mà của các cư dân mạng, khi mà thủ tướng nói rằng các cơ quan pháp luật cần phải « giảm nhẹ » đối với trường hợp này.
Tôi cũng nghĩ rằng vụ Đoàn Văn Vươn sẽ còn được lịch sử đánh giá lại. Vụ này vừa nghiêm trọng, nhưng vừa là một trang mới đối với lịch sử Việt Nam, đặc biệt liên quan đến việc quản lý đất đai và đến chính sách nông thôn, nông dân, nông nghiệp, mà Việt Nam gọi là tam nông.
Sẽ còn nhiều người nhớ đến sự kiện này. Sẽ còn những vụ việc khác cần giải quyết. Người ta sẽ đánh giá không chỉ sự kiện hôm nay, mà còn xem những vụ việc ngày mai, những vụ việc những ngày tới sẽ được giải quyết như thế nào để đánh giá sự tích cực hoặc tiêu cực của những cá nhân, những cơ quan, những đơn vị và thậm chí của chế độ trong tương lai, khi người ta nhìn nhận ảnh hưởng của những vụ việc này. »


Thủ tướng và Tiên Lãng

canhco – RFA
Thế là gia đình anh Vươn nói riêng và người dân Tiên Lãng nói chung thở phào cất gánh nặng ngàn cân trong lòng sau khi ông Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam thông báo với báo chí ý kiến của Thủ tướng.
Người trong cuộc mừng rỡ vì Thủ tướng đã kết luận vụ cưỡng chế là bất hợp pháp do đó đất đai của anh Vươn phải được giao trả lại cho gia đình anh. Từ kết luận này những hộ có tình trạng thuê đất như gia đình anh Vươn xem như thoát nạn cưỡng chế. Vợ anh Vươn lập tức cám ơn Thủ tướng trên báo VNnet và sự chân thành của chị làm cho mọi người xúc động.
Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam người đứng đầu chính phủ đã có quyết định đứng đắn nhằm giải quyết một vấn đề gây bức xúc xã hội mà nguyên nhân chính nằm sâu xa trong chính luật đất đai của Việt Nam. Trong văn bản ghi lại toàn ý kiến của Thủ tướng loan tải rộng rãi trên báo chí có câu ông nói rất cũ, rất điển hình của chế độ khi có bất cập trong cách giải quyết vấn đề:
“Trình độ, năng lực cán bộ quản lý đất đai, nhất là ở cơ sở còn nhiều hạn chế.”
Câu thần chú này có thể xem là cách xoa dịu và trấn an dư luận tuy ai cũng thấy rằng nó không còn hiệu nghiệm như những ngày đầu dành chính quyền của Đảng cộng sản Việt Nam. “Xoa dịu” vì những cái chết oan khiên của người dân do các chính sách hồ đồ tạo ra, từ Cải cách ruộng đất, tới Nhân Văn Giai phẩm. “Trấn an” người dân vì trình độ ấy, năng lực ấy tuy yếu ớt, bất cập nhưng sẽ được khắc phục sau khi những sai lầm bị phát hiện.
Người dân đã nghe rất nhiều lần trong đời sống của họ câu thần chú này qua chiếc loa phường. Điều đáng thất vọng ở đây là Thủ tướng không nên che chắn cho Hải Phòng cho dù sự che chắn này tương đối nhẹ nhàng và vô hại.
Khi ông Đam bước ra phòng họp báo để gặp gỡ báo chí, câu đầu tiên ông nói là Thủ tướng “đã cảm ơn báo giới đã thông tin kịp thời đầy đủ, đa dạng, đưa ý kiến phân tích của nhiều giới khác nhau, nhìn vụ việc đa chiều, đóng góp tích cực cho cơ quan chức năng nhìn nhận rõ vụ việc và đưa ra hình thức xử lý phù hợp.”
Nỗi mừng chưa kịp lắng xuống thì toàn văn kết luận của Thủ tướng sau đó trên báo chí lại có thêm vài hạt sạn tiếp theo sự cám ơn này:
“Yêu cầu Bộ Thông tin – Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan chủ quản, tăng cường chỉ đạo, quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí hoạt động đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia tuyên truyền định hướng dư luận xã hội; kịp thời chấn chỉnh, xử lý những vi phạm để báo chí nước ta ngày càng vững mạnh, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Người ta tự hỏi nếu vừa rồi vụ Tiên Lãng có sự phối hợp của Bộ 4 T và Ban tuyên giáo Trung ương thì kết quả có được như vậy không? Bằng chứng cụ thể là các phương tiện truyền thông của Hải Phòng đã viết bài, quay phim hoàn toàn đi ngược lại với sự thật về Tiên Lãng. Bộ 4 T là cơ quan chủ quản của hệ thống truyền thông quốc doanh Hải Phòng nhưng chọn thái độ im như thóc, hoàn toàn không một ý kiến gì và người đọc báo hơn ai hết thấy rất rõ đây là trường hợp “Ba bộ đồng tình …bóp vú con tôi” trong đó có Bộ Thông tin – Truyền thông.
Còn Ban Tuyên Giáo Trung Ương? Chắc Thủ tướng không nghe ai báo cáo về trường hợp của ông Vũ Hồng Chuân, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Tiên Lãng có những phát ngôn cho là nhiều cán bộ về hưu ăn nói quàng xiên vì không về Tiên Lãng để nắm tình hình. Những tuyến bố “chậm phát triển” này của một trưởng ban tuyên giáo cấp Huyện có làm cho người ta tin tưởng vào sự công tâm của Ban Tuyên Giáo Trung Ương hay không nếu ai đó vẫn còn tin rằng “rau nào sâu nấy”?
Trước đây ba ngày, khi bí thư thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành tuyên bố đình chỉ công tác các cán bộ sai phạm và nhận khuyết điểm trước Bộ Chính Trị thì con bài tẩy đã lật ra cho thấy thông điệp của Bộ Chính Trị gửi cho các lãnh đạo Hải Phòng là rõ ràng. Để nhắc cho dư luận biết sự “nghiêm túc” của Lãnh đạo Hải Phòng, trong kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng ông tuyên bố: “Thủ tướng hoan nghênh việc lãnh đạo thành phố Hải Phòng nghiêm túc kiểm điểm, nhận khuyết điểm, trách nhiệm và đã lãnh đạo, chỉ đạo cần thiết đối với vụ việc này”.
Như vậy là Hải Phòng không lo Bộ Chính Trị trảm vì đã biết nhận khuyết điểm cho dù muộn, rất muộn.
Quay lại với gia đình Đoàn Văn Vươn, việc mà người dân, báo chí theo dõi và quan tâm nhất là số phận tù tội của Đoàn Văn Vươn và những người em của anh ta. Nếu đất được trả lại cho gia đình là một niềm vui nhưng bản án khép lại với hình phạt tối đa theo luật tố tụng hình sự thì nào có nghĩa gì khi đất ấy không còn ai canh tác. Bi kịch nhà anh Vươn được báo chí và các trang mạng chia sẻ tận lực và tuy không nói ra nhưng ai cũng mong những nạn nhân này sẽ được tha thứ vì chính cái ác của chính quyền đã đẩy họ vào đường cùng. Sự chờ đợi của mọi người đã được Thủ tướng ghi nhận:
“Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương đưa vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng”.
“Kiến nghị” của Thủ tướng cho dù có được tòa án nghe theo hay không cũng đã phần nào làm cho dư luận bớt ngồi trên lửa. Nếu Bộ Chính Trị đã dùng Tiên Lãng như một phép thử đối với việc chỉnh đốn Đảng thì tòa án nào được giao xét xử Đoàn Văn Vươn cũng sẽ nhận nhiệm vụ quan trọng không những chuẩn mực và công tâm trong việc áp dụng luật với tất cả các chi tiết giảm nhẹ tội danh mà chính tòa án lần này sẽ chứng tỏ sức mạnh và sự hiều biết của mình tới đâu.
Hải Phòng đừng để Thủ tướng phải lập lại câu: “Trình độ, năng lực cán bộ quản lý tư pháp, nhất là ở Hải Phòng còn nhiều hạn chế.”


Phái viên khoa học Mỹ kết thúc chuyến thăm VN


Gia Minh, biên tập viên RFA  – 2012-02-10
Phái viên khoa học của chính phủ Hoa Kỳ, tiến sĩ Rita Colwell, hôm nay kết thúc chuyến đến làm việc đầu tiên tại Việt Nam trong cương vị này.
US Embassy photo Phái viên Khoa học Hoa Kỳ Tiến sĩ Rita Colwell thảo luận về tác động của biến đối khí hậu đối với sức khỏe cộng đồng tại Trung tâm Hoa Kỳ vào ngày 6/2 tại Hà Nội.
Chuyến làm việc của tiến sĩ Rita Colwell đến Việt Nam bắt đầu từ ngày 6 tháng 1 vừa qua. Chương trình và nội dung chính của chuyến làm việc này được người phát ngôn Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết:
Rằng trong suốt chuyến viếng thăm, bà tiến sĩ Rita Colwell đã gặp gỡ các quan chức cấp cao chính phủ Việt Nam, và đại diện các cộng đồng khoa học, giáo dục, tổ chức phi lợi nhuận, và giới kinh doanh. Các cuộc thảo luận tập trung vào việc hợp tác trong các lĩnh vực: biến đổi khí hậu, y tế cộng đồng, khoa học, kỹ thuật, giảng dạy toán, công nghệ và sáng kiến cho phát triển kinh tế, và công tác nghiên cứu hỗn hợp giữa hai phía.
Xin được nhắc lại, Chương trình Đặc sứ Khoa học do tổng thống Mỹ Barack Obama công bố hồi ngày 4 tháng 6 năm 2009. Kể từ đầu chương trình cho đến nay có 6 nhà khoa học có tiếng của Mỹ đã được chọn làm đặc sứ cho nước Mỹ trong lĩnh vực khoa học. Mục tiêu nhằm thiết lập đối tác quốc tế thông qua trao đổi khoa học.
Nữ tiến sĩ Rita Colwell được chọn làm đặc sứ khoa học của Hoa Kỳ hồi tháng 9 năm 2010. Việt Nam là nơi bà đến sau hai chuyến làm việc tại Malaysia và Bangladesh.
Tiến sĩ Rita Colwell là cựu giám đốc Sáng Hội Khoa học Quốc gia. Bà là một chuyên gia nổi tiếng về vi sinh vật học và bệnh truyền nhiễm.


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=CF7NvbDqQxI


Kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng


Gia Minh, biên tập viên RFA   – 2012-02-10
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều hôm nay 10-2 đã về Hải Phòng họp với các bộ ngành và cơ quan chức năng địa phương để có kết luận về vụ cưỡng chế đầm và phá nhà ông Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng.
Courtesy vtv.tvThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với các cấp chính quyền Hải Phòng hôm 10-02-2012, về vụ cưỡng chế nhà, đầm của ông Đoàn Văn Vươn.
Nhiều người trông đợi
Trước cuộc làm việc mà mọi người quan tâm đang chú ý, Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam cho biết ba điểm mà thủ tướng muốn các bộ, ngành, cơ quan chức năng liên quan làm rõ, đó là:
- Điểm thứ nhất là việc giao – thu hồi đất đối với ông Đoàn Văn Vươn đúng sai ở đâu, trách nhiệm thuộc về cơ quan, cá nhân nào?
- Thứ hai, hoạt động cưỡng chế tổ chức có theo đúng qui định và trong qui định pháp luật khi nào cần sử dụng đến biện pháp cưỡng chế ; và nếu không đúng thì sai ở điểm nào, tổ chức nào, cấp nào chịu trách nhiệm?
- Điểm thứ ba có chủ trương hủy tài sản trong vụ cưỡng chế không; nếu có thì chủ trương đó do cấp nào, do ai đưa ra?

Kết luận của Thủ tướng

Tin cho biết cuộc làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hải Phòng bắt đầu từ lúc 2 giờ chiều, và đến 5 giờ Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam có cuộc họp báo thông tin về kết luận của Thủ tướng tại Trung tâm hội nghị quốc tế.
Theo ông Vũ Đức Đam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận hai quyết định giao đất QĐ447 và QĐ220 của huyện Tiên Lãng đều không đúng pháp luật.
Đến hai quyết định thu hồi 460 và 461 cũng trái pháp luật. Vì quyết định thu hồi không đúng nên việc cưỡng chế cũng không đúng.
Còn về việc hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, thủ tướng yêu cầu xử lý theo đúng qui định của pháp luật.
Huyện Tiên Lãng sai phạm trong vụ cưỡng chế đất đầm gia đình ông Đoàn Văn Vươn, tuy nhiên theo ông Nguyễn Tấn Dũng còn có nguyên nhân khách quan từ những bất cập của luật đất đai Việt Nam.
dan-250.jpg
Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam trả lời báo chí về kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng hôm 10-02-2012. Courtesy Dantri online
Vì những bất cập này mà có đến 70% vụ khiếu kiện là khiếu kiện đất đai, và nhiều vụ chưa xử lý dứt điểm
Ông thủ tướng cũng không quên nhắc phải khẩn trương đưa vụ án giết người ra xét xử với những tình tiết giảm nhẹ.

Phản ứng của gia đình ông Vươn

Có thể bản thân bốn người trong gia đình họ Đoàn đang bị giam chờ ngày ra tòa vì bị khởi tố tội danh giết người và chống người thi hành công vụ không biết được những gì đang diễn ra bên ngoài những bức tường nhà giam từ ngày 5 tháng giêng cho đến nay.
Tuy nhiên, hai người phụ nữ được tại ngoại có thể nói từng ngày từng giờ mong mỏi công lý được thực thi đối với gia đình họ. Những điểm không chỉ thủ tướng mà nhiều người thắc mắc trong vụ cưỡng chế hôm ngày 5 tháng 1, cùng những khúc mắc khác về đất đai khu đầm nuôi trồng thủy sản tại Tiên Lãng được mọi người trông đợi ánh sáng công lý sẽ soi rõ.
Ngay sau khi được biết kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với vụ cưỡng chế buộc chồng và người thân của họ phải nổ súng hoa cải và mìn tự tạo làm cho bốn công an và hai dân quân bị thương, và họ bị buộc tội chống người thi hành công vụ, thì cảm tưởng đầu tiên của họ được bộc bạch như sau.
Gia đình rất mừng. Chúng tôi nhờ Đảng, chính phủ xử lý thích đáng đúng người đúng tội. Tôi mừng quá không nói được những điều mong muốn.
Bà Nguyễn Thị Thương
Trước hết của bà Nguyễn thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn:
Gia đình rất mừng. Chúng tôi nhờ Đảng, chính phủ xử lý thích đáng đúng người đúng tội. Tôi mừng quá không nói được những điều mong muốn.
Và bà Phạm thị Báu (Hiền), vợ ông Đoàn Văn Quý:
Gia đình đang theo dõi trên mạng và rất mừng. Gia đình mong mỏi thủ tướng tiếp tục chỉ đạo các cấp xử lý vụ việc nhà chúng tôi một cách nhanh chóng, công bằng. Bây giờ mình phải chấp nhận hy sinh vì cái mất của nhà tôi là cái được của toàn xã hội. Như thế mới có bài phát biểu của thủ tướng hôm nay.
Tiếp đến là những người cùng tham gia Liên chi hội Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ huyện Tiên Lãng, những người suốt hơn tháng qua cũng lo lắng nhưng cương quyết lên tiếng vì sự thật và lẽ phải cũng chờ đợi giây phút thủ tướng ra kế luận về vấn đề liên quan đến khu đất đầm mà họ lâu nay nuôi trồng thủy sản để sinh kế.
Ông tổng thư ký liên chi hội Vũ Văn Luân cho biết:
Đầu tiên rất vui vì đó là chân lý mà chúng tôi đã khẳng định từ năm 1993. Dân chúng hoan nghênh quyết định đúng lòng dân của chính phủ.
Vụ việc này do yếu kém trong quản lý và ý đồ khuất tất của họ từ năm 93 đến nay; thứ ba là việc vào cuộc của các cấp chính quyền chậm. Đây là vấn đề lớn liên quan đến khiếu nại, tố cáo, việc ban hành văn bản pháp luật.
Vấn đề thực thi còn thời gian, chúng ta phải chờ đợi.
Dân chúng hoan nghênh quyết định đúng lòng dân của chính phủ. Vấn đề thực thi còn thời gian, chúng ta phải chờ đợi.
Ô. Vũ Văn Luân
Xin được nhắc lại, ông Nguyễn Tấn Dũng vừa là ủy viên Bộ chính trị Đảng CSVN, vừa là đại biểu quốc hội đơn vị Hải Phòng, vừa là thủ tướng chính phủ. Theo nhiều người dân trong nước lâu nay thủ tướng từng có ý kiến đối với một số vụ việc lớn ở Việt Nam nhưng rồi việc thực hiện theo chỉ đạo đó cũng chẳng mấy rõ ràng.
Dù đã có kết luận của thủ tướng về vụ gia đình họ Đoàn tại Tiên Lãng, Hải Phòng nhưng quá trình đi đến thực thi những chỉ đạo đó thực tế thời gian sẽ trả lời và mọi người tiếp tục chờ đợi.
Trong khi đó cuộc sống của gia đình ông Đoàn Văn Vươn biết đến bao giờ mới được trở lại như cũ. Bản án dành cho bốn người trong gia đình họ Đoàn nặng, nhẹ thế nào tiếp tục làm dư luận xôn xao, dân chưa thực sự an lòng trước mọi diễn biến xảy ra.


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=DsmNUZHHtmM



Đại Vệ Chí Dị

Nguoibuongio  -Năm Tân Mão. Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 66, đời Vệ Kính Vương thứ nhất. Năm đó loạn khắp nơi. Mùa hè đến suốt mùa thu năm Tân Mão dân sĩ kinh thành tụ họp phản đối chuyện Tề chiếm lãnh hải, việc đó kéo dài đến mấy tháng. Sau này triều đình mới tóm người nổi bật trong đám ấy là một nữ nhi, tống vào trại giáo dục như trại tù. Chuyện đó mới tạm yên.
Từ khi con cháu của khai quốc công thần là Cù tiến sĩ bị đưa ra xét xử vì tội mưu phản triều đình. Nước Vệ càng rối ren hơn. Ngay sau khi xử, triều đình tầm nã ráo riết , bủa lưới khắp nơi bắt thêm vài chục mống thanh niên với tội mưu phản, đến đầu năm sau lại bắt thêm nhóm khác ở phía Nam thuộc phái Công Luận Công Án đến cả chục người cũng tội mưu phản.
Bấy giờ ở đất Lãng ven biển, có người họ Đoàn thi đỗ cử nhân không làm quan bỏ về quê ra công lấn biển, đắp đê, quai đập ròng ra mười mấy năm trời,. Cơ nghiệp cha ông để lại cùng mưu sức dồn cả vào đó. Lập nên một trang trại mênh mông, dân trong vùng nương nhờ con đập mà ổn định sự sống. Tưởng đâu đời sống thái bình , chí thú làm ăn đến lúc tuổi già.
Ngày nọ quan anh đất Lãng là Lê Liêm Khiết cùng quan em là Lê Hiền Lành đi tuần thú, thấy đất đai của Đoàn màu mỡ, thẳng cánh cò bay. Quan anh mới hỏi quan em rằng.
- Ơ ! đất đâu ra mà ngon thế nhỉ?
Quan em thưa.
- Đất này do Đoàn cử nhân, lấn biển mà có. Nay họ Đoàn đang sử dụng.
Quan anh.
- Thế tên Đoàn cử nhân ấy sống có biết lẽ trời không ?
Quan em.
- Tên họ Đoàn ấy ỷ công sức lấn biển, coi thường quan sở tại, hàng năm không có cống nạp gì. Gặp quan lại trong quán chỉ dương mắt mà nhìn. Thật vô lễ. Lẽ đời còn chưa biết, nói chi là lẽ trời.
Quan anh nói.
- Nhà Sản chúng ta thay trời hành đạo, cai trị đất nước này đã mấy chục năm. Bốn cõi phẳng lặng, yên bình, ấy là do chúng ta hành đạo sâu sát, khiến dân chúng ý thức được bổn phận con đen. Anh em chúng ta là quan nhà Sản tức là vâng mệnh trời mà hành đạo. Sao để có đứa vô lễ như vậy. Nếu không làm cho ra nhẽ, đứa khác a dua theo, chúng ta còn mặt mũi nào mà cầm thẻ ngà nhà Sản mà hành đạo nữa. Mau ra lệnh thu hồi gấp để giao đứa nào biết lễ nghi sử dụng.
Thế rồi kẻ nách thước, người tay đao, súng ống tề tựu dưới sự chỉ huy của anh em nhà quan sở tại họ Lê ,ngày nọ dẫn cả  đám kéo đến trang trại nhà họ Đoàn thu hồi đất. Họ Đoàn thấy đám nọ xâm phạm đất nhà mình,từ xa bèn lấy súng đạn ghém bắn dọa chơi một cái. Khiến quan quân sợ vỡ mật, ôm đầu mà chạy. La đến tận hàng tổng, khiến quan tổng binh thành Hoa Cải là Đậu Ka phải vận dụng hết binh pháp, sáng tạo thêm lối đánh tài tình. Trên bến, dười thuyền, thủy bộ toàn dùng quân đặc nhiệm nhịp nhàng tác chiến do Ka trực tiếp chỉ huy. Đến nơi khai hỏa , khói súng mịt mù trời đất, rồi xông vào  thì chả còn ai. Quan sở tại họ Lê nhân lúc đó bèn cho người bắt chó, bắt cá, đập phá nhà cửa khiến cơ ngơi mấy mươi năm họ Đoàn thành bình địa, vườn không nhà trống. Triệt luôn tang tích , dấu ấn của họ Đoàn.
Họ Đoàn ra đầu thú, quan tổng binh trấn Hoa Cải là Đậu Ka  bắt cả họ vào ngục, sau thả vài mống đàn bà về. Anh em nhà họ Đoàn bị giam vào ngục vì tội có ý giết quân triều đình. Tiếng tăm vụ án này bay khắp nước, nhân sĩ, quan văn, lão thành, cựu chiến binh nghe thấy đều bất bình với hành động của quan sở tại đất Lãng làm đơn khiếu nại, rồi bàn tán bất bình.
Vua tôi nhà Sản họp cả tháng trời không biết quyết sao. Lúc đang phân vân , dằng co tính định thì lão khai quốc công thần mới sốt ruột gửi tờ hối thúc. Tờ đó ý rằng cả năm nay nhà Sản bắt bao người dân thường, trí sĩ với tội mưu phản, khiến lòng dân đã hồ nghi sao lắm người làm phản thế. Nay lại chính quan lại nhà Sản cũng gây phức tạp thêm, nếu không quyết xử thì người ta lại đổ tại là vì quan lại ác bá mà dân làm phản.
Triều đình nhà Sản nghe thấy cao kiến, bèn quyết định bãi chức anh em nhà họ Lê đất Tiên Lãng. Việc rành rành cả tháng trời mới quyết xong, bàn đi tính lại mãi. Ấy cũng bởi cách làm phân vân giữa luật và lệ. Phàm khi dân phạm luật thì có án ngay, quan lại phạm luật dùng dằng để cả năm chưa xong. Vụ xứ Lãng nhờ dư luận gay gắt thế mà cũng phải mất tháng trời.
Thế mới biết , nhà Sản hành đạo thì hay, nhưng hành pháp vẫn còn lúng túng lắm.



Nguoibuongio – Đi tù sướng hơn đi cải tạo giáo dục.

Nguoibuongio – Có những tội lẻ tẻ, nếu đi tù thì dễ chịu hơn. Vì t muốn đi tù thì phải mang ra tòa xử. Mình đã chứng kiến mấy thằng đua xe đi tù lần thứ nhất cảnh caó phạt tiền sau khi giam 1 tuần ở công an quận, lần thứ hai là án 6 tháng, lần thứ ba là 1 năm. Cộng cả 3 lần gây rối trật tự công cộng, sử dụng phương tiện có thể gây nguy hiểm cho người đi đường thì tay đua đã gây bao nỗi khiếp sợ cho nhân dân này mới bị có 18 tháng tù giam.
Thế nên nếu vi phạm tội nhỏ mà cố để bị đi tù thì tốt hơn. Vì đi giáo dục cải tạo là 2 năm. Trại giáo dục còn khiếp hơn cả tù, bởi thế những đại ca xã hội nếu từng qua Trường Bộ ( tức trường giáo dưỡng thanh thiếu niên hư ) đều có số má hơn.
Ví dụ như tội gây rối trật tự công cộng. Báo Hà Nội Mới trả lời bạn đọc trên mục Pháp Luật rằng.
http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/hoi_am/2521/t7897i-gay-r7889i-tr7853t-t7921-cong-c7897ng.htm
Tội phạm này thể hiện ở các hành vi xâm phạm nghiêm trọng các quan hệ xã hội trong lĩnh vực trật tự công cộng, gây tổn hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Các hành vi này được thể hiện công khai ở những nơi đông người. Hình thức biểu hiện của hành vi gây rối rất khác nhau: lăng mạ bằng lời nói hoặc bằng hành vi hành hung, đánh người, đập phá đồ đạc hoặc huỷ hoại tài sản, gây lộn xộn ở nơi công cộng (như công viên, rạp hát, ngoài đường phố, nhà máy, xí nghiệp, công sở…
Nếu các hành vi nêu trên được thực hiện không phải ở nơi công cộng (như trong khuôn viên nhà riêng đối với những người trong gia đình hoặc bà con họ hàng, làng xóm…) nhưng gây ảnh hưởng lớn đến trật tự chung thì cũng bị coi là gây rối trật tự công cộng.
Hậu quả nghiêm trọng (gây thiệt hại cho tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác) là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này. Trong trường hợp tuy hành vi gây rối chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng trước đó người vi phạm đã bị xử lý kỷ luật, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xoá án mà còn vi phạm thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hình phạt được quy định tại Điều 245 Bộ Luật hình sự, như sau:
- Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm áp dụng đối với những trường hợp phạm tội thông thường.
- Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm được áp dụng khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách
+ Có tổ chức
+ Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng
+ Xúi giục người khác gây rối
+ Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng
+ Tái phạm nguy hiểm 
_______________________________
Nếu chiểu theo luật mới nhất mà báo HNM nêu, thì tội danh gây rối trật tự công cộng sẽ được xử phạt hành chính trước tiên nếu không gây hậu quả nghiêm trọng. Và nếu chưa bị phạt từ 1 đến 10 triệu đồng, chưa bị kết án tù treo thì chưa thể chịu án tù ngồi. Luật pháp có mức định tuần tự, lần lượt cho từng mức độ.
Thế nên nếu gây rôi trật tự công công, không gây hiệu quả nghiêm trọng, không thể đột ngột bị bỏ tù được. Xét theo những gì báo HNM đã nêu thì trường hợp của chị Bùi Minh Hằng  nếu có hành vi gây rối trật tự công cộng vi phạm nhiều lần, tuy không gây hậu quả nghiêm trong thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, truy tố ra tòa. Nếu vậy chị Bùi Minh Hằng cùng lắm sẽ bị phạt đến 10 triệu đồng hoặc bị án treo ( nếu như tranh luận tại tòa cho thấy chị Hằng có hành vi gây rối qua những gì chị thể hiện tại nơi công cộng)
Nhưng lạ lùng thay, chị Bùi Minh Hằng lại bị quyết định giáo dục cưỡng bức với mức 2 năm. Sống một cuộc sống khổ hơn tù, vì tù còn gặp được bạn bè nếu bạn bè đi cùng người thân. Đằng này chị Hẳng chỉ được gặp người ruột thịt. Không cần biết bên trong trại tù và trại cải tạo khác biệt nhau thế nào, nhưng chỉ cần nhìn bên ngoài cách cho tiếp xúc người quen, bạn bè đã thấy rằng ở trại cải tạo đã khắt khe hơn trại tù.
Trong một quyết định 1531/QĐ-UB có cách đây 35 năm thì thành phần sau phải đi cải tạo giáo dục cưỡng bức.
http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-1531-QD-UB-cai-tao-doi-tuong-hinh-su-te-nan-xa-hoi-trong-thanh-pho-vb94593t17.aspx
- VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ HÌNH THỨC CẢI TẠO
Điều 1.- Những đối tượng tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội cần phải giáo dục cải tạo gồm 4 loại sau đây :
Loại 1 : Những tên cầm đầu các tổ chức, băng ổ, nhóm lưu manh thuộc các loại cướp giựt, trộm cắp, bắt cóc, tống tiền, lừa đảo, giả mạo, đầu cơ, buôn lậu, chứa chấp tiêu thụ của gian, đâm thuê, chém mướn, và bọn chủ chứa các loại gái mãi dâm, cờ bạc, chế biến tiêm hút xì ke ma túy.
Loại 2 :
1- Những tên lưu manh chuyên nghiệp, không có nghề nghiệp, hoặc chỉ có “nghề nghiệp” ngụy trang, đã bị xử phạt nhiều lần về các tội cướp giựt, trộm cắp, móc túi, lừa đảo, giả mạo, buôn lậu, tiêu thụ của gian, bắt cóc, tống tiền, đâm thuê chém mướn, v.v… nhưng không chịu sửa chữa và vẫn có biểu hiện hoạt động phi pháp.
2- Những tên tội phạm hình sự đã bị chế độ Mỹ-Ngụy kết án tù giam nhưng đã trốn ra sau ngày giải phóng, không chịu sửa chữa, nay có nhiều biểu hiện hoạt động phi pháp.
3- Những tên tội phạm đã hết hạn tù nhưng chưa chịu cải tạo, mà còn tái phạm ; những tên phạm pháp hiện hành nhưng xét không cần truy tố ra toà án; những tên đã được đưa vào các trường trại “tập trung cải tạo hoặc lao động” như gái mãi dâm, phần tử nghiện xì ke ma túy, cao bồi du đãng, nhưng nhiều lần bỏ trốn ra ngoài, tiếp tục hoạt động phi pháp.
4- Những phần tử có sức lao động, nhưng không chịu lao động, thường tụ tập ăn chơi hoặc có hành động trộm cắp vặt, đã bị đưa ra tập trung lao động nhiều lần nhưng không chịu cải tạo, bỏ trốn ra ngoài làm ăn phi pháp.
5- Những tên có đủ điều kiện để đưa đi tập trung cải tạo nhưng đã được chiếu cố để lại cải tạo tại địa phương, vẫn không chịu cải tạo, không tuân thủ pháp luật, tiếp tục có hành động phi pháp.
Loại 3 :
1- Những gái mãi dâm chuyên nghiệp, kể cả những người có nghề nghiệp nhưng chỉ để ngụy trang.
2- Những tên nghiện xì ke ma túy (hút hoặc chích) hiện chưa cai nghiện, từ bỏ.
3- Những người có sức lao động, đã được sắp xếp lao động, nhưng không chịu lao động, tụ tập ăn chơi.
4- Những tên có hành động côn đồ ngang ngược, không tôn trọng pháp luật Nhà nước, quy tắc trị an thành phố, luôn luôn phá rối trật tự trị an, được giáo dục nhiều lần vẫn không chịu sửa chữa.
Loại 4 :
1- Những phần tử mới phạm pháp một hai lần do hoàn cảnh đời sống hoặc một nguyên nhân xã hội nào đó, xét chưa cần truy tố trước pháp luật hoặc tập trung cải tạo.
2- Những đối tượng thuộc loại 3 nói trên nhưng có hoàn cảnh khách quan đáng được chiếu cố (phải nuôi gia đình đông con, già yếu, bệnh tật kinh niên) và xét có khả năng cải tạo tại địa phương.
______________________

Chắc theo cái quyết định cách đây 35 năm thì chị Bùi Minh Hằng thuộc loại 4 nhóm 1 ?



Những con chó trong vụ Tiên Lãng


Written by truongduynhat
chovutienlang Đó là những “chiến sĩ” chó nghiệp vụ của lực lượng công an tham gia cưỡng chế vụ Tiên Lãng và 2 con chó nhà anh Vươn.

          Xem lại đoạn cip quay cảnh cưỡng chế vây bắt anh em nhà Đoàn Văn Vươn, thấy hình ảnh những chú chó nghiệp vụ khá đặc biệt. Khi những cảnh sát đặc nhiệm áo giáp, mũ chống đạn, lăm lăm súng ống lao vào khu nhà anh Vươn, thì những “chiến sĩ” chó nghiệp vụ cố cưỡng lại, dường như chúng cố chống lệnh, không thèm xông tới cho dù liên tục bị đẩy lên phía trước. Không biết do hoảng sợ trước những viên đạn hoa cải, hay bởi chúng đánh mùi được anh em nhà Đoàn Văn Vươn không phải là “kẻ địch” để tấn công?
          Trong vụ tấn công này, không chỉ có những “chiến sĩ” chó nghiệp vụ của công an, còn một hình ảnh chó khác xuất hiện trong bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Vinh- đó là 2 con chó nhà anh Vươn:
          “Ông Võ kể, hôm đó, sau khi phá xong nhà, có mấy ông trong đội cưỡng chế phát hiện một con chó lớn và một con chó con đang hoảng loạn tìm đường chạy trốn. Chưa ai ra lệnh, có mấy ông trong lực lượng cưỡng chế hùng hục bao vây con chó lớn. Nhưng con chó đã vừa chạy vừa bơi trên đầm, rồi thoát. Chỉ tội nghiệp chú chó con, vụng dại, vừa chạy loăng quăng vừa gào sủa thảm thiết, cuối cùng thì cũng bị tóm, toàn thân ướt sũng,, rét run lập cập, bị tống ngay vào bao…
          Còn rất nhiều điều để nói. Nhưng có lẽ những “hình ảnh chó ” trên sẽ là điều khó quên khi nhắc về vụ Tiên Lãng ồn ào này.
          Bấm xem đoạn clip trên VTV về những “chiến sĩ” chó nghiệp vụ:


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=makNZIGwt0k


Sự thật về Thác Bản Giốc


Mai Thái Lĩnh- Boxitvn
clip_image001
Ảnh 1: Bản đồ huyện Thượng Lang – Cao Bằng thời Pháp thuộc.
Hai chữ Ban Gioc trên bản đồ là “làng” Bản Giốc ở gần thác nước.

Kỳ 1 – AI LÀ CHỦ NHÂN THỰC SỰ CỦA THÁC BẢN GIỐC?
Vào những tháng cuối năm 2011, “Thác Bản Giốc” bỗng nhiên lại trở thành đề tài hàng đầu của báo chí trong nước. Điều khiến cho các nhà báo cảm thấy bức xúc là tình trạng mất cân đối giữa hai bên: trong khi ngành du lịch Trung Quốc thu hút được gần một triệu du khách hàng năm nhờ vào thắng cảnh này thì về phía Việt Nam, số lượng du khách đến thăm Thác Bản Giốc chỉ vào khoảng 30 ngàn. Nhiều lý do đã được nêu ra để lý giải: do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, do “Hiệp định hợp tác khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc” chưa được ký kết, v.v. Thậm chí, trên báo Thanh Niên, các phóng viên còn biểu lộ lòng yêu nước bằng cách phê phán các báo phương Tây (như trang mạng News.com.au của Úc hay tạp chí Life của Mỹ) đã “xâm hại nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam” khi chú thích ảnh chụp Thác Bản Giốc là “Detian Falls, China” (Thác Đức Thiên, Trung Quốc)[1].
Vấn đề đặt ra là: tại sao trong khi chưa ký kết “hiệp định hợp tác”, phía Trung Quốc vẫn có thể tiến hành khai thác du lịch một cách có hiệu quả không cần đến sự hỗ trợ của phía Việt Nam? Ngược lại, tại sao phải cần đến một “hiệp định hợp tác” thì Thác Bản Giốc của nước ta mới có thể “cất cánh”? Hơn thế nữa, tại sao Thác Bản Giốc lại trở thành Thác Đức Thiên, tại sao một thác nước trước đây được coi là của riêng Việt Nam nay lại trở thành “thác nước chung” của hai quốc gia? Trên báo chí hợp pháp (thường được gọi là báo chí “lề phải”), chưa thấy ai đặt ra những câu hỏi tương tự. Nhưng đó lại là những câu hỏi quan trọng cần được giải đáp nghiêm túc trước khi trả lời câu hỏi “ai  mới thật sự là kẻ xâm hại nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam?”.
1. Thác Bản Giốc có gì lạ?
Thác Bản Giốc là một thắng cảnh nổi tiếng của nước ta ở vùng biên giới Việt – Trung. Vào thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc, thác này nằm trong địa phận của huyện Thượng Lang, ngày nay thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Trên các bản đồ của vùng này, vị trí của thác nước thường không được ghi rõ; hai chữ “Bản Giốc” được nhìn thấy trên bản đồ thật ra nhằm để chỉ một bản(làng) của người Tày ở gần thác nước chứ không nhằm chỉ vị trí của thác nước (Ảnh 1).
Điều gì làm cho Thác Bản Giốc trở thành đặc sắc so với tất cả các thác nước trên toàn cõi Việt Nam? Trong cuốn Thiên nhiên Việt Nam (ấn bản năm 1977), nhà địa lý học Lê Bá Thảo đã miêu tả Thác Bản Giốc như sau: “Sông Quây Sơn ở phía bắc Thượng Lang sau khi chảy qua một vùng đá vôi rộng lớn đến Bản Giốc thì đổ vào khu vực đá phiến tạo thành ba bậc thác nước chênh nhau đến 34 m. Vào mùa lũ (từ tháng 5 đến tháng 9), nước từ các hốc ngầm đá vôi ở thượng lưu tuôn đến đổ xuống các bậc tung bọt nước trắng xóa, làm đoạn thung lũng ở phía dưới thác mở ra rất rộng. Đứng trên bãi cát ven sườn thung lũng, người ta có cảm tưởng bị vây quanh bởi những bức tường nước đồ sộ nhưng chúng không hề gây cho chúng ta cảm giác sợ hãi. Trái lại, phong cảnh lại cực kỳ đẹp đẽ và bình dị” [2].  “Ba bậc thác nước chênh nhau đến 34 m” chính là vẻ đẹp cốt lõi của Thác Bản Giốc, làm cho nó khác hẳn tất cả các thác nước khác ở nước ta.
clip_image002
Ảnh 2: Toàn cảnh Thác Bản Giốc vào mùa nước cạn. Bờ nam (hữu ngạn) của sông Quây Sơn là lãnh thổ của Việt Nam. Bờ bắc (tả ngạn) ngày nay thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.
Nếu nhìn một cách toàn diện, Thác Bản Giốc bao gồm hai phần. Phần thác chính ở phía bắc là “ba bậc thác nước chênh nhau đến 34m” như trên vừa nói – tạm gọi là “thác ba tầng”; phần thác phụ ở phía nam là “ba dòng thác” đổ từ trên cao xuống tương tự những thác thường thấy trong khắp cả nước, không có gì đặc sắc. Vào mùa nước lớn, khi nước chảy tràn trề, người ta có thể nhìn thấy rõ ba dòng thác làm nên thác phụ; nhưng đến mùa khô, nơi đây chỉ còn các dòng nước teo tóp đổ vào một vũng nước hẹp. Vì thế có thể nói phần thác chính mới là “linh hồn” của Thác Bản Giốc. Những hình ảnh ngày xưa thường thấy trên các sách ảnh hay lịch treo tường thường là ảnh của phần thác chính. Do đó trước đây mỗi khi nghe nói đến Thác Bản Giốc, ít ai biết đến phần thác phụ. Điều đáng nói hơn cả là: vẻ đẹp của Thác Bản Giốc – dù là thác chính nói riêng hay toàn bộ hai phần của thác, chỉ thể hiện một cách trọn vẹn khi được nhìn ngắm từ chính diện hay từ phía “bờ bên kia”, tức là bờ phía bắc (tả ngạn sông Quây Sơn). Từ bờ Nam (hữu ngạn), chúng ta không thể nhìn thấy toàn cảnh của hai phần thác. Nếu chịu khó đi ra tận doi đất ven sông ở hạ lưu, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy “thác ba tầng”, nhưng chỉ có thể nhìn nghiêng chứ không thể nhìn được chính diện (ảnh 3).
clip_image003
Ảnh 3: Dòng chính của Thác Bản Giốc nhìn từ doi đất ở hữu ngạn thuộc lãnh thổ Việt Nam
Như vậy, không cần phải là chuyên gia về du lịch, chúng ta cũng có thể thấy ngay được sự thật: ai sở hữu được bờ bắc (tả ngạn sông Quây Sơn) sẽ nắm được thế thượng phong trong khai thác du lịch vì từ phía này, người ta có thể nhìn thấy toàn cảnh của thác (kể cả hai phần chính và phụ), có thể đi ngược dòng sông bằng thuyền bè đến tận chân thác, thậm chí có thể trèo lên tận đỉnh thác để ngắm cảnh, chụp ảnh… Trong khi đó, người nắm giữ bờ phía nam không thể giúp du khách nhìn ngắm tất cả các vẻ đẹp của thác – trừ khi phải nhờ cậy phía bên kia.
Kể từ khi sở hữu được bờ bắc của sông Quây Sơn, nhà cầm quyền Trung Quốc đã đưa Thác Bản Giốc vào danh sách các điểm du lịch với cái tên mới là Đức Thiên (德天 , Detian). Theo lộ trình thông thường, các du khách đi từ phía Trung Quốc sẽ được chở bằng xe ca đến một địa điểm ở phía đông-nam của thác. Sau đó du khách sẽ đi bộ một quãng đường và trên đường đi, họ có thể chụp được các tấm ảnh toàn cảnh đẹp như tranh vẽ – kể cả phần thác phụ nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Du khách cũng có thể dùng bè để đi đến chân thác.
clip_image004
Ảnh 4: Hình ảnh thơ mộng chụp từ phía Trung Quốc
clip_image005
Ảnh 5: Du khách dùng bè để đi đến chân thác
Một lợi thế khác của bờ bắc là du khách có thể trèo lên thượng nguồn, mua sắm ở chợ trời biên giới để rồi sau đó trở lại phía hạ lưu, không cần phải sang bờ phía nam.
Tóm lại, phía Trung Quốc có thể tự mình khai thác du lịch ở thắng cảnh này. Ngược lại, nếu muốn khai thác du lịch có hiệu quả, lôi kéo được khách quốc tế, phía Việt Nam buộc phải nhờ vả ông bạn “16 chữ vàng”, mà đã nhờ vả thì đương nhiên phải chấp nhận các điều kiện do phía bên kia đặt ra.
clip_image006
Ảnh 6: Thác Bản Giốc: đường lên thượng nguồn từ bờ bắc.
Việc Trung Quốc nắm được ưu thế trong kinh doanh du lịch ở khu vực Thác Bản Giốc không cần đến Việt Nam đã mặc nhiên bác bỏ luận điệu của các nhà ngoại giao khi cho rằng “trong việc phân chia, ta vẫn được phần nhiều hơn vì được toàn bộ phần thác phụ cộng với một nửa phần thác chính”. Thật ra, cách lập luận này của ông Vũ Dũng (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) vào năm 2009 chỉ là một sản phẩm của thuật ngụy biện nhằm lừa dối dư luận. Nếu xem xét Thác Bản Giốc như một thắng cảnh đẹp, một tài nguyên thiên nhiên thì vấn đề chính không phải là giữ được phần nhiều hơn (toàn bộ thác phụ cộng với một nửa của thác chính), bởi vì phần bị mất đi (nửa thác chính) tuy ít hơn, nhưng cộng với toàn bộ bờ bên trái sông Quây Sơn lại chính là phần đẹp nhất, phần quan trọng nhất của thắng cảnh. Bài toán chủ quyền không chỉ đơn thuần là một bài toán cộng trừ như ông Vũ Dũng (và những người lãnh đạo ở phía sau) đã “tính toán”. Đó là chưa kể đến giá trị của bờ bắc (tả ngạn) sông Quây Sơn xét về mặt quốc phòng, giá trị mà không có bài toán số học nào có thể lấp liếm được, như chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau.
2. Tại sao phải chia một phần Thác Bản Giốc cho Trung Quốc?
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn dành cho Thu Uyên (phóng viên của trang mạng VASC Orient) [3] vào đầu năm 2002, ông Lê Công Phụng (lúc đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) đã phát biểu như sau:
Ông LCP: Về thác Bản Giốc, thì đây là điều rất phức tạp. Chúng tôi cũng rất lạ là trong sách sử của chúng ta và Trung Quốc từ năm 1960 đến nay, không ai nói thác Bản Giốc có phần là của Trung Quốc. Ngay Trung Quốc cũng không nói đấy là của Trung Quốc. Còn đối với chúng ta, thác này đã đi vào sử sách, nhất là sách giáo khoa của học sinh, thành di tích, điểm du lịch được nhiều người ưa chuộng. Đây là điều mà chúng tôi rất khó hiểu, bởi lẽ trong công ước giữa nhà Thanh và Pháp, thác Bản Giốc chỉ thuộc về chúng ta có 1/3 thôi; và theo thực trạng cột mốc được cắm từ thời nhà Thanh, thì chúng ta cũng chỉ được 1/3 thác.
VASC Orient: Tức là cột mốc đang tồn tại đã được cắm từ thời Thanh?
Ông LCP: Đúng vậy. Cột mốc đang tồn tại đã được cắm từ thời Thanh, xác định chỉ có chưa được một nửa thác Bản Giốc là ở bên phía ta. Theo quy định quốc tế, khi phân giới cắm mốc thì thác được coi như một dòng sông, một dòng suối. Đã là sông suối thì đường biên giới đi qua luồng chính, tức là chỗ tàu thuyền đi lại được. Còn đối với sông suối nơi tàu thuyền không đi lại được, thì đường biên giới phải đi theo rãnh sâu nhất.
VASC Orient: Chẳng nhẽ tất cả các khách du lịch, trong đó có những người có trách nhiệm, đi thăm thác Bản Giốc mà không phát hiện ra cột mốc nằm đó hay sao?
Ông LCP: Cột mốc không nằm sát Bản Giốc. Khi chúng tôi khảo sát thì mới thấy cột mốc nằm trên một cồn nhỏ ở giữa suối, cách đấy khoảng mấy trăm thước. Vì vậy nên cũng không mấy ai quan tâm đến cột mốc ở thác Bản Giốc.
Trước tình hình như vậy, chúng tôi nghĩ rằng trong đàm phán phải hợp lý, thỏa đáng phù hợp với mặt pháp lý. Chúng ta phải căn cứ vào những thỏa thuận pháp lý Thanh – Pháp, căn cứ vào biểu đồ, căn cứ vào cột mốc hiện có mà dân địa phương nói là cột mốc đó từ xưa đến nay chưa ai thay đổi cả. Cuối cùng, lãnh đạo chúng ta cũng nhất trí trong tất cả các điều kiện ấy, không thể đòi hỏi thác Bản Giốc phải là của chúng ta hoàn toàn được. Lẽ ra theo thực tiễn thì chúng ta chỉ được 1/3. Nhưng sau đàm phán, chúng ta và bạn đã thỏa thuận thác Bản Giốc được chia đôi, mỗi bên được 50%. Hiện nay cả 2 bên đang tiến hành khai thác du lịch phía bên mình.
Ở chỗ này, nếu nói chúng ta bán đất thì hoàn toàn vô lý. Pháp lý lẫn thực tiễn đều không cho phép chúng ta giữ chủ quyền trên toàn bộ thác Bản Giốc” [4].
Tóm lại, theo ông Lê Công Phụng, do phát hiện một cột mốc “nằm trên một cồn nhỏ ở giữa suối” cách Thác Bản Giốc “khoảng mấy trăm thước”, cho nên đoàn đàm phán của Việt Nam mới phải tính toán lại chủ quyền đối với Thác Bản Giốc.
clip_image007
Ảnh 7: Bản đồ khu vực 186 C (vùng tranh chấp ở Cồn Pò Thoong)
Tấm bản đồ 186 C về khu vực tranh chấp cồn Pò Thoong được công bố trên báo Diễn đàn của Việt kiều tại Pháp vào năm 2002 (xem ảnh 7). Được giới thiệu là “tài liệu mật” rò rỉ từ Thường trực Bộ Chính trị ĐCSVN, tài liệu này nhằm giải thích lý do tranh chấp giữa hai bên. Vì “phát hiện” ra cột mốc 53 cho nên dựa theo “luật pháp quốc tế”, đường biên giới phải chạy ở phía nam cồn Pò Thoong dựa vào trung tuyến của dòng chảy chính và như thế, toàn bộ cồn Pò Thoong phải thuộc về Trung Quốc; phía Việt Nam chỉ được 1 phần 3 của thác chính.
Theo giải thích chính thức đăng trên Tạp chí Cộng sản thì sau nhiều lần đàm phán gay go, hai bên đã đạt thỏa thuận: “Đường biên giới đi từ mốc 53 (cũ) lên cồn Pò Thoong rồi đến điểm giữa của mặt thác chính. Như vậy, toàn bộ thác phụ và 1/2 thác chính quy thuộc Việt Nam. Hai bên cũng thoả thuận sẽ bàn bạc việc hợp tác phát triển tiềm năng du lịch tại Thác Bản Giốc” [5].
Nhìn vào tấm bản đồ do Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố (ảnh 8), chúng ta thấy đường biên giới được vạch từ cột mốc số 835 (là cột mốc mới thay cho cột mốc 53 trước đây) đi qua cồn Pò Thoong (trong ảnh ghi là cồn Pò Đon) đến điểm giữa của thác chính (thác ba tầng) và sau đó đường biên giới chạy theo trung tuyến của dòng sông Quây Sơn. Để giải quyết tranh chấp theo cách phân chia phức tạp đó, từ cột mốc 835 còn sinh ra thêm nhiều cột mốc phụ: cột mốc phụ 835/1 nằm sát bờ sông, cột mốc phụ 835/2 nằm trên cồn Pò Thoong và hai cột mốc phụ ở hạ lưu: 836 (1) nằm ở tả ngạn trên lãnh thổ Trung Quốc và 836 (2) nằm trên doi đất thuộc lãnh thổ Việt Nam (giữa thác chính và thác phụ).
clip_image008
Ảnh 8: Sơ đồ Thác Bản Giốc và đường biên giới mới
Nhưng tại sao cồn Pò Thoong lại bị chia cắt theo công thức “1 phần 4 thuộc về Việt Nam, 3 phần 4 thuộc về Trung Quốc”? Ông Nguyễn Hồng Thao, Phó giáo sư Tiến sĩ, thành viên đoàn đàm phán, giải thích như sau: “Tại khu vực thác Bản Giốc, theo quy định của Hiệp ước 1999, luật pháp và thông lệ quốc tế, đường biên giới đi theo trung tuyến dòng chảy phía Nam cồn Pò Thoong, hai bên đã điều chỉnh đường biên giới đi qua cồn Pò Thoong, qua dấu tích trạm thủy văn xây dựng những năm 1960, quy thuộc 1/4 cồn, 1/2 thác chính và toàn bộ thác cao cho Việt Nam” [6].
Điều đó có nghĩa là: đáng lẽ “theo quy định của Hiệp ước 1999, luật pháp và thông lệ quốc tế” thì cồn Pò Thoong (rộng khoảng 2,6 hec-ta) hoàn toàn thuộc về Trung Quốc, nhưng do “ta đã đấu tranh quyết liệt và bạn đã nhân nhượng”, cho nên hai bên mới điều chỉnh đường biên giới để Việt Nam còn sở hữu được 1 phần 4 cồn. Nhưng điều kỳ lạ là trên cồn Pò Thong còn có “dấu tích Trạm thủy văn xây dựng vào những năm 1960”. Trạm thủy văn này do ai xây dựng; kẻ xây dựng đó là kẻ lấn chiếm hay là kẻ sở hữu cồn Pò Thong? Không thấy ai giải thích rõ điều này.
clip_image009
Ảnh 9: Cách phân chia lại Thác Bản Giốc
Có một chi tiết cho thấy cách tư duy và lập luận rất kỳ lạ của các nhà ngoại giao Việt Nam: phần thác chính (ba tầng) được gọi là “thác thấp”, phần thác phụ (ba dòng) lại được gọi là “thác cao”. Độc giả có thể nhìn vào ảnh 9 để thấy giữa “thác cao” ở phía trái và “thác thấp” ở phía bên phải, bên nào cao hơn bên nào?
3. Ai là chủ nhân thật sự của Thác Bản Giốc?
Như trên đã dẫn, ngay cả ông Lê Công Phụng cũng cảm thấy khó hiểu: “Chúng tôi cũng rất lạ là trong sách sử của chúng ta và Trung Quốc từ năm 1960 đến nay, không ai nói thác Bản Giốc có phần là của Trung Quốc. Ngay Trung Quốc cũng không nói đấy là của Trung Quốc”. Điều làm chúng ta ngạc nhiên là nếu thật sự cảm thấy “khó hiểu”, tại sao các nhà ngoại giao lại không tham khảo ý kiến của giới trí thức?
Nếu xét về tài liệu thì chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở để chứng minh toàn bộ Thác Bản Giốc là của Việt Nam. Chỉ xin dẫn chứng một số tài liệu sau đây:
1) Trước hết là tài liệu của nhà địa lý học Lê Bá Thảo. Trong cuốn sách Thiên nhiên Việt Nam đã dẫn (ấn bản 1977), tại trang 78, có đăng tấm ảnh chụp cảnh Thác Bản Giốc nhưng chỉ chụp thác chính, tức thác ba tầng (xem ảnh 10).
clip_image010
Ảnh 10: Ảnh Thác Bản Giốc in trong sách của ông Lê Bá Thảo
Điều đáng chú ý là dòng ghi chú bên dưới: “Trên sông Quây Sơn ở ngay biên giới”. Nhìn vào tấm ảnh, chúng ta thấy ảnh được chụp từ một doi đất nằm ở hạ lưu của thác chính phía bên bờ bắc (tả ngạn sông Quây Sơn). Đây chính là bằng chứng cho thấy ở tả ngạn của dòng sông phía dưới chân thác chính vẫn có một phần đất thuộc lãnh thổ Việt Nam. Ngày nay phần đất này đã chính thức bị cắt cho phía Trung Quốc cho nên người Việt không còn có thể đứng trên lãnh thổ của mình để chụp những tấm ảnh tương tự.
clip_image011
Ảnh 11:  Bản đồ Miền Đông Bắc (Lê Bá Thảo)
Cũng trong cuốn sách nói trên, có một bản đồ “Miền Đông-Bắc” đăng ở trang 41 (ảnh 11). Nhìn vào tấm bản đồ này, chúng ta thấy địa điểm Thác Bản Giốc nằm trong nội địa nước ta. Mặc dù đây chỉ là một tấm bản đồ vẽ tay, nhưng một khi tác giả (vốn là một nhà địa lý học nổi tiếng của miền Bắc) đã dám ghi vị trí của thác nước như thế, chắc hẳn ông phải dựa vào tài liệu địa lý chính xác cùng với sự kiểm tra thực địa. Vì vậy, có thể coi đây là một tài liệu đáng tin cậy.
2) Tác giả Trương Nhân Tuấn ở hải ngoại tìm được một cuốn sách xuất bản năm 1895 có tên là Au Tonkin et sur la frontière du Kwang-si (Ở Bắc Kỳ và trên vùng biên giới Quảng Tây) của Thiếu tá Famin – Phó Chủ nhiệm Ủy ban cắm mốc biên giới Trung-Việt năm 1894 [7]. Tại trang 12 và 13 có đoạn viết về Thác Bản Giốc:
“Trong phần phía Bắc (của khu quân sự thứ hai, Deuxième Territoire) [8], dòng sông xinh đẹp mang tên Qui-Thuận chảy ngang qua đó theo hướng Phủ Trùng Khánh. Đây là một phụ lưu trực tiếp của sông Tây Giang (Si-Kiang). Dòng sông này rộng 60 m, đi vào đất Bắc Kỳ bằng cửa Ai Lung và ra khỏi nơi đây (để vào đất Trung Hoa) tại một điểm gần đồn Trung Hoa có tên Nam-Ton, sau khi đã tưới một thung lũng rộng lớn cực kỳ phì nhiêu.
Hai ki-lô-mét trước khi rời đất Bắc Kỳ, dòng sông vượt qua một ghềnh đá và làm thành một thác nước tuyệt đẹp cao 40 m. Cột nước khổng lồ rơi ầm ầm xuống một bồn nước thứ nhất, từ đó nó nảy lên thành những chùm tia nước sủi bọt trên những bậc thang đá vôi nhẵn bóng. Vào mùa mưa, thác nước này trưng ra một dáng vẻ tuyệt vời, tiếng động của thác nước có thể nghe được từ xa và dội vào những vách núi nghe như tiếng sấm, trong khi những đám mây hơi nước hình thành ở vùng lân cận và tan ra thành một đám mưa nhỏ thật sự”.
clip_image012
Ảnh 12: Trích đoạn trang 12 – sách của Famin: sông Quây Sơn đợc ghi là Qui-Thuan
Trong đoạn văn này, cần chú ý đến câu: “Hai ki-lô-mét trước khi rời đất Bắc Kỳ, dòng sông vượt qua một ghềnh đá và làm thành một thác nước tuyệt đẹp cao 40 m”. Câu này cho thấy “thác nước tuyệt đẹp” (tức Thác Bản Giốc) cách điểm dòng sông Qui Thuận (tức sông Quây Sơn) rời lãnh thổ Việt Nam khoảng 2 km. Nói cách khác, ở bờ trái (tả ngạn) của sông, có một dải đất dài khoảng 2 km thuộc lãnh thổ Việt Nam. Như thế trong khoảng 2 km tính từ Thác Bản Giốc, đường biên giới không thể là trung tuyến của dòng sông như “cách thức phân giới” mà các nhà ngoại giao của hai nước đã “sáng tạo” ra dựa theo Hiệp ước 1999.
Một điều đáng chú ý khác trong đoạn văn này: tên sông được ghi là Qui-Thuan (Qui-Thuận). Trong bài viết “Biên Giới Việt Nam: vùng tiếp giáp tỉnh Quảng Tây”, dựa trên tài liệu của nhà Thanh, ông Trương Nhân Tuấn cho biết sông Long (tức Tả Giang) có một phụ lưu tên là sông Qui Thuận và ở sát biên giới Việt Nam có một châu tên là Châu Qui Thuận 歸順州 [9]. Điều này phù hợp với Đại Nam Nhất Thống Chí, vì sách này cho biết giáp với Phủ Trùng Khánh về phía bắc là “châu Qui Thuận thuộc phủ Trấn Yên nước Thanh” [10]. Chúng ta có thể phỏng đoán: tên của dòng sông bắt nguồn từ tên của địa phương (châu Qui Thuận) – nơi phát nguyên của sông. Trong các bản đồ cũ, tên phiên âm la-tinh của sông Quây Sơn là Kouei Chouan; nhưng trong các tài liệu của Trung Quốc ngày nay, tên của dòng sông Quây Sơn là Guichun, 歸春河, đọc theo âm Hán-Việt là “Qui Xuân hà”.
3) Trong số các bưu ảnh do nhà nhiếp ảnh Pierre Dieulefils chụp, chúng ta tìm thấy tấm ảnh mang số 832. Tấm ảnh này được ghi chú như sau: “TONKIN – Région de Cao-Bang – Cascade de Ban-Giot – Passage du gué par une compaghie de tirailleurs tonkinois” (BẮC KỲ – Vùng Cao Bằng – Thác Bản Giốc – Một đại đội lính bản xứ Bắc Kỳ lội qua sông).
clip_image013
Ảnh 13: Bưu ảnh 832 của Pierre Dieulefils:
Thác Bản Giốc – Một đại đội lính bản xứ Bắc Kỳ lội qua sông.
Nhìn vào tấm bưu ảnh (ảnh 13), chúng ta thấy những người lính Việt dưới sự chỉ huy của một người Pháp đang lội qua sông từ phía bên kia (tả ngạn) vào mùa nước cạn. Thác trong ảnh là thác chính ba tầng chứ không phải thác phụ ba dòng. Điều này chứng minh bờ phía bắc (tả ngạn sông Quây Sơn) ngay dưới chân thác là đất của Bắc Kỳ (Việt Nam) chứ không phải đất của Trung Quốc, vì thế chỉ huy người Pháp và binh lính người bản xứ mới có thể đi tuần tra bên kia bờ sông và từ bên đó trở về.
3) Trong bài viết “Tấc đất tấc vàng” được công bố vào năm 2005 [11], ông Hàn Vĩnh Diệp – một đảng viên ĐCS, cán bộ hưu trí, người đã từng nhiều năm công tác ở vùng Cao Bằng trước năm 1975, kể lại:
“Năm 1965 chúng tôi được tham gia đoàn khảo sát thực tế để biên soạn sách giáo khoa – Tập đọc cấp I của Khu giáo dục Khu tự trị Việt Bắc. Hai khu giáo dục ngoài nhiệm vụ biên soạn sách giáo khoa vở lòng – cấp I tiếng Thái, Mèo, Tày – Nùng; còn phải soạn cả sách giáo khoa Tập đọc tiếng Việt. Một trong những điểm khảo sát đợt ấy là Kênh Copáo và thác Bản Giốc thuộc huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Kênh Copáo lấy nguồn nước từ một đầm trũng bên kia biên giới Trung Quốc (huyện Tỉnh Tây, Quảng Tây) cho các cánh đồng phía Bắc huyện Trùng Khánh. (…) Đến thác Bản Giốc, chúng tôi sang cả bên bờ Bắc sông Quây Sơn, vào sâu hơn một cây số vẫn là làng bản dân ta”.
4) Trong bài báo đăng trên Vietnam Net đã được trích dẫn, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao – thành viên đoàn đàm phán, đã tiết lộ: trên cồn Pò Thoong vẫn còn “dấu tích trạm thủy văn xây dựng những năm 1960”.
clip_image014
Ảnh 14: Cột mốc 53 cũ (bên trái) nằm cạnh cột mốc 835 mới (bên phải)
Nếu xem lại “bị vong lục” (hay còn gọi là giác thư, memorandum) năm 1979 của Bộ Ngoại giao Việt Nam, chúng ta thấy có đoạn: “Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 29 tháng 2 năm 1976, phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người, kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê-tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc” [12].
Như vậy, trạm thủy văn này rõ ràng là do phía Việt Nam xây dựng, bởi vì trước năm 1976, cồn Pò Thoong vẫn còn thuộc về lãnh thổ Việt Nam và “chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó”. Đây chính là một bằng chứng hùng hồn về chủ quyền của Việt Nam đối với cồn Pò Thoong.
clip_image015
Ảnh 15: Cột mốc phụ 835-1 nằm đối diện với cồn Pò Thoong
Việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm cồn Pò Thoong vào năm 1976 và phá hủy trạm thủy văn ở nơi đó không thể che lấp được sự thật: trước đó Việt Nam là chủ sở hữu của cồn này, và đương nhiên là chủ sở hữu của toàn bộ Thác Bản Giốc. Toàn bộ hồ sơ về việc thành lập và quá trình hoạt động của trạm thủy văn chính là một bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam. Điều này chứng tỏ cột mốc 53 nằm sai vị trí, và việc nó bị dời đến địa điểm hiện nay là do phía Trung Quốc thực hiện sau khi đã chiếm cồn Pò Thoong.
Ngược lại, nếu khẳng định như ông Lê Công Phụng rằng cột mốc 53 đã tồn tại nơi đó (trước mặt cồn Pò Thoong) từ khi ký hiệp định Pháp-Thanh thì kẻ xâm chiếm cồn Pò Thoong, vi phạm hiệp định Pháp-Thanh chính là chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi cho xây dựng trạm thủy văn vào thập niên 1960. Khi công bố điều này, không lẽ ông Lê Công Phụng muốn chuẩn bị cho tình huống Đảng cộng sản Việt Nam sẽ công khai xin lỗi Đảng cộng sản Trung Quốc về việc xâm chiếm cồn Pò Thoong vào thập niên 1960?
Tóm lại, từ chỗ là một thác nước hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, sau hiệp ước 1999 một phần thác chính lại trở thành sở hữu của Trung Quốc. Từ chỗ toàn bộ bờ phía bắc tính từ phía trên thác cho đến tận chân thác đều là của Việt Nam, ngày nay toàn bộ bờ bắc – tính từ cột mốc 835 mới cho đến hạ lưu, lại nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Sự thay đổi kỳ quặc này nhất định là có liên quan đến cái cột mốc số 53 gây bất ngờ nói trên.
Để hiểu rõ sự thật, chúng ta cần tìm hiểu cột mốc số 53, đúng hơn là vị trí của cột mốc 53. Phải chăng nó vẫn nằm ở vị trí đó từ khi có hiệp định Pháp-Thanh như các vị chức sắc Bộ Ngoại giao nước ta vẫn khăng khăng khẳng định? Hay nó là một thứ “cột mốc có chân” có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác theo thời gian?
4. Đâu là vị trí thật sự của cột mốc số 53?
clip_image016
Ảnh 16: Bản đồ Sông Quây Sơn
Nhìn vào tấm bản đồ trích từ Bản đồ giao thông năm 2004 (ảnh 16), chúng ta thấy dòng chính của sông Quây Sơn chảy vào lãnh thổ Việt Nam tại một điểm gần cửa khẩu Pò Peo và rời lãnh thổ nước ta tại một điểm gần cửa khẩu Lý Vạn. Điều đáng chú ý là tại một điểm ở gần Thác Bản Giốc, dòng sông lại trở thành đường biên giới (có nghĩa là trung tuyến của dòng sông chính là đường biên giới). Điểm đó có liên quan đến cột mốc số 53, vì thế cột mốc này là căn cứ chủ yếu để xác định chủ quyền đối với Thác Bản Giốc. Nói cách khác, nếu cột mốc này bị dời đến một vị trí khác thì chủ quyền của Việt Nam đối với Thác Bản Giốc sẽ bị ảnh hưởng.
Trong khi sưu tầm tài liệu về Thác Bản Giốc, tác giả Trương Nhân Tuấn đã tìm được một số chứng cứ quan trọng liên quan đến vị trí của cột mốc số 53 [13]:
clip_image018
Ảnh 17: Trích biên bản Pháp–Thanh 19-6-1894
- Trước hết là biên bản Pháp-Thanh ký ngày 19-6-1894 trong đó xác định: cột mốc số 53 có tên là Pan-Ngô (Bách-Nga Khẩu百峨口 ), được cắm “ bên lề một con đường, ở phía Tây-Nam và trên phần nối dài của một khu rừng nhỏ” (Au bord du chemin et au SO et sur le prolongement d’un petit bois). Cột mốc số 54 có tên là Lung Trang (Lũng Tằng Sơn 隴曾山) được đặt tại vị trí “giữa chân của các núi đá và ranh giới của các ruộng lúa phía trước mặt Ban Mong” (Entre le pied des rochers et la limite des cultures en face Ban-Mong).
- Cuốn “Nhật Ký của Trung Úy Détrie về đoạn biên giới từ Lũng-Ban đến Ðèo-Lương, nhân dịp đảm nhận việc cắm mốc (28-6-1894)”, trong đó có một đoạn xác định vị trí của các cột mốc, được trích dẫn như sau: “Après la porte de Dốc-Khánh la frontière est tracée à l’intérieur du massif rocheux, laissant au Tonkin de petit cirques peu importants débouchant dans Lung-Piac, près les deux cirques difficilement accessibles de Lung-Deng et Lung-Moi que traversent les chemins conduisant à Thin-Thang par Ai-Thin-Thap (56) et Lung-Moi (55) jusqu’à l’abornement, les habitants de Lung-Deng et Lung-Moi payaient l’impôt aux Chinois. La frontière regagne ensuite le pied des rochers en face du village de Ban-Mong (54) longe le pied de ces rochers et au pied du blockhaus chinois de Pia-Mu, suit la lisière d’un petit bois et coupe le chemin de Hang-Dong-Quan (53) pour atteindre la rivière qu’elle suivra jusqu’à Ly-Ban. Le chemin qui de la borne 53 conduit à Dốc-Khánh (57) à travers de très belles rizières devra être l’objet d’une surveillance constante. (…) A partir de la belle cascade de 50m qui se trouve un peu en aval de la borne 53, le sông Qui-Xuân coule resserré entre des mamelons élevés” (Đoạn văn này sẽ được dịch ở phần sau).
Câu hỏi đặt ra là: cột mốc 53 nằm ở thượng lưu hay hạ lưu của thác? Theo suy luận của ông Trương Nhân Tuấn thì  “cột mốc chỉ có thể ở phía hạ lưu của thác Bản Giốc”. Thế nhưng điều này lại mâu thuẫn với ý kiến của trung úy Détrie vì ông này  ghi nhận thác nước “nằm cách một chút về phía hạ lưu của cột mốc 53” (qui se trouve un peu en aval de la borne 53), nghĩa là “cột mốc nằm nhích một chút về phía thượng lưu của thác nước”.
- Về bản đồ: có một tấm bản đồ tìm được trong một thư khố ở Pháp liên quan đến vùng này (xem ảnh 18). Theo ghi chú của tác giả, đây là bản đồ có tỷ lệ 1/50.000 do Nha địa dư Đông Dương (Service géographique de l’Indochine) thực hiện. Thật ra, nếu so sánh tấm bản đồ này với các bản đồ của miền Nam Việt Nam phát hành trước năm 1975, chúng ta có thể thấy rõ đây không phải là bản đồ tỷ lệ 1/50.000.
Để độc giả dễ phân biệt, tôi đã trích đoạn và phóng to một phần nhỏ của bản đồ và xoay bản đồ cho đúng hướng bắc-nam (ảnh 19). Chúng ta có thể nhận thấy: từ cột mốc 54 (B.54) phía tây-bắc đến cột mốc 53 (B.53, chữ viết tắt của borne 53) phía đông-nam, có một dải đất ven sông nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Điều này giải thích lý do tại sao trước đây người Việt có thể qua lại giữa hai bờ sông một cách dễ dàng. Ngoài ra, còn có một chi tiết khiến chúng ta có thể bác bỏ ý kiến của ông Lê Công Phụng cho rằng “cột mốc nằm trên một cồn giữa suối cách thác vài trăm mét”. Trên tấm bản đồ này, cột mốc 53 (B.53) hoàn toàn nằm trên bờ trái (tả ngạn của sông Quây Sơn), không liên quan gì đến một “cồn” nào đó trên sông Quây Sơn. Tấm bản đồ này cũng cho thấy có một đồn của Trung Quốc (Fort Chinois) nằm trên đỉnh núi.
clip_image019
Ảnh 18: Bản đồ SGI do tác giả Trương Nhân Tuấn công bố
clip_image020
Ảnh 19: Trích đoạn bản đồ SGI – khu vực Thác Bản Giốc
Nhược điểm của tấm bản đồ này là thiếu các vòng cao độ (contour lines, courbes de niveau) cũng như các tọa độ địa lý cần thiết để xác định một cách chính xác vị trí của cột mốc. Mặt khác, nó cũng không ghi rõ vị trí của Thác Bản Giốc, cho nên rất khó xác định vị trí của cột mốc số 53.
Thật ra, có một tấm bản đồ có thể giúp chúng ta tìm hiểu đường đi của biên giới từ cột mốc 57 cho đến cột mốc 53. Đó là tờ bản đồ địa hình (topographic map) mang tên Trung Khanh Phu, sheet 6354-4 được tìm thấy ở Thư viện của Đại học Texas ở Austin (The University of Texas at Austin) [14]. Tờ bản đồ này (ảnh 20) có tỷ lệ 1/50000, do quân đội Hoa Kỳ in vào năm 1965, dựa vào thông tin thu thập được vào năm 1964.
clip_image021
Ảnh 20: Trích bản đồ Trùng Khánh Phủ – sheet 6354-4 (U.S. Army Map Service)
Làm thế nào mà quân đội Hoa Kỳ có được tờ bản đồ này? Căn cứ vào ghi chú trên tờ bản đồ, chúng ta có thế ước đoán bản đồ này được biên soạn dựa trên dữ liệu của Nha Địa dư Đông dương (Service géographique de l’Indochine) trước kia và cả trên những thông tin do chính quân đội Hoa Kỳ thu thập được.
Ngoài ra, còn có một tờ bản đồ mang tên Trùng Khánh, số hiệu 6354-IV do Cục bản đồ thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam in năm 1980, rất giống với tờ bản đồ nói trên. Tờ bản đồ này nằm trong Bộ sưu tập Bản đồ Việt Nam (Vietnam Archive Map Collection) do Đại học Kỹ Thuật Texas (Texas Tech University) sưu tầm và công bố [15]. Tờ bản đồ này được “in lần thứ hai” (1980) dựa theo bản đồ 1/50.000 in năm 1976 đã được “chỉnh lý bổ sung thực địa vào năm 1979”. Chúng ta có thể phỏng đoán tờ bản đồ này được biên soạn dựa vào bản đồ Trung Khanh Phu, sheet 6354-4 của quân đội Hoa Kỳ, vì sau ngày 30-4-1975 quân đội miền Bắc đã tiếp quản toàn bộ kho bản đồ lưu trữ tại Nha Địa dư Quốc gia ở Đà Lạt.
Cần lưu ý là bản đồ này được in lần thứ nhất vào năm 1976 – cùng thời điểm với việc Trung Quốc tấn công cồn Pò Thoong, có lẽ vì thế trên bản đồ có ghi dòng chữ “quốc giới chưa xác định (vẽ sơ lược)”. Để độc giả dễ theo dõi, tôi trích bản đồ Trùng Khánh 6543-IV và phóng lớn thành hai tấm: từ mốc 58 đến mốc 54 (ảnh 21) và từ mốc 54 đến mốc 53 (ảnh 22).
clip_image022
Ảnh 21: Trích bản đồ Trùng Khánh 6354-IV (QĐNDVN) -  từ mốc 58 đến mốc 54
Dựa vào bản đồ, chúng ta có thể thấy rõ đường biên giới từ cột mốc 57 (M. 57) đến cột mốc 55 (M.55) đúng như Détrie mô tả: “Sau cửa Dốc-Khánh, đường biên giới được vạch trong lòng dãy núi đá, để lại cho Bắc Kỳ các thung lũng hẹp ít quan trọng mở ra phía Lung-Piac (Lũng Phiắc). (Đường biên giới) chạy gần hai thung lũng rất khó thâm nhập là Lung-Deng (Lung Den) và Lung-Moi (Lung Noi); băng ngang qua các thung lũng này là những con đường dẫn đến Thin-Thang (T’ien-teng) qua ngõ Ai-Thin-Thap (mốc 56) và Lung-Moi (Lung Noi, mốc 55) đến tận vùng cắm mốc. Người dân của Lung-Deng (Lung Den) và Lung-Moi (Lung Noi) đóng thuế cho người Trung Hoa” [16].
clip_image023
Ảnh 22: Trích bản đồ Trùng Khánh 6354-IV (QĐNDVN) -  từ mốc 54 đến mốc 53
Détrie viết tiếp: “Tiếp đó, đường biên giới trở lại chân các núi đá trước mặt làng Ban-Mong (Bản Mom, mốc 54), chạy dọc theo chân của các núi đá ấy và dưới chân của đồn Pia-Mu của Trung Hoa, chạy dọc theo bìa của một khu rừng nhỏ và cắt con đường Hang-Dong-Quan (mốc 53) để đi đến dòng sông – dòng sông mà đường biên giới chạy xuôi theo cho đến tận Ly-Ban (Lý Vạn). Con đường đi từ mốc 53 dẫn đến Dốc-Khánh (mốc 57) đi ngang qua những ruộng lúa xinh đẹp sắp đến phải được giám sát thường xuyên. (…) Từ thác nước đẹp cao 50 m  – nằm nhích một chút về phía hạ lưu của cột mốc 53, sông Qui-Xuân [17] chảy thu hẹp lại giữa những ngọn đồi cao”.
Nhìn vào bản đồ, chúng ta thấy rõ con đường đi từ mốc 53 ở phía đông-nam đến mốc 57 ở phía tây-bắc “đi ngang qua những ruộng lúa xinh đẹp”. Con đường này chạy dưới chân các dãy núi đá, men theo các thung lũng, có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng; vì thế Détrie cho rằng “sắp đến cần phải canh phòng thường xuyên”. Chúng ta cũng có thể thấy rõ đường biên giới cắt ngang “con đường Hang-Dong-Quan” (le chemin de Hang-Dong-Quan) tại cột mốc số 53. Sau khi vượt qua biên giới ở mốc 53 gần Thác Bản Giốc, con đường Hang-Dong-Quan chạy men bờ sông (tả ngạn sông Quây Sơn), trên phần đất thuộc lãnh thổ Trung Hoa. Vào thời kỳ đó (cuối thế kỷ 19) và có thể mãi cho đến năm 1979 (là lúc phát hành tờ bản đồ Trùng Khánh 6354-IV của QĐNDVN), con đường đó chỉ là đường đất hoặc đường mòn.
clip_image025
Ảnh 23: Dải đất dưới chân thác ở tả ngạn thuộc lãnh thổ VN
Có thể nói hai tờ bản đồ 6354-4 mang tên Trùng Khánh Phủ và Trùng Khánh hoàn toàn ăn khớp với những gì trung úy Détrie đã mô tả trong nhật ký. Cả hai tờ bản đồ này cũng cho thấy thác nước “nằm nhích một chút về phía hạ lưu của cột mốc 53”. Điều đó có nghĩa là cột mốc “nằm nhích một chút về phía thượng lưu của thác”, nhưng không nằm sát bờ sông. Từ cột mốc 53, đường biên giới chạy theo hướng tây bắc-đông nam dựa theo đường rãnh giữa thác nước và ngọn đồi tiếp giáp, cắt một diện tích đất ở phía dưới chân thác cho phía Việt Nam trước khi nhập vào đường trung tuyến của dòng sông (xem ảnh 23).
Như vậy, toàn bộ thác Bản Giốc đều thuộc về Việt Nam, toàn bộ dải đất chạy dài từ dưới chân thác lên đến cột mốc 53, dọc theo chân dãy núi đá cho đến tận cột mốc 54 cũng thuộc phía Việt Nam. Điều này giúp chúng ta lý giải được tại sao toán lính người Việt dưới quyền chỉ huy của một người Pháp lại có thể đi tuần tra từ bên kia sông và quay trở về bờ bên này trong mùa nước cạn. Rõ ràng toán lính này đã tuần tra trên con đường mòn ở phía tả ngạn mà Détrie đã nhắc đến, đi từ phía trên thác để xuống chân thác, lội sông trở về phía hữu ngạn của sông Quây Sơn (xem bưu ảnh số 832 của P. Dieulefils). Cũng nhờ đứng trên mảnh đất này, nhà nhiếp ảnh mới chụp được tấm ảnh về Thác Bản Giốc được đăng trong cuốn sách của nhà địa lý học Lê Bá Thảo (ấn bản năm 1977). Ngày nay, chúng ta không thể đứng trên lãnh thổ Việt Nam để chụp được một tấm ảnh tương tự, bởi vì dải đất này đã bị cắt cho phía Trung Quốc.
clip_image026
Ảnh 24: Thác Bản Giốc nhìn từ phía Việt Nam. Bờ bắc (tả ngạn) là những núi cao chót vót.
Mặt khác, đường biên giới từ mốc 54 đến mốc 53 chạy dọc theo chân của dãy núi đá vôi. Với địa thế hiểm trở như ở vùng này (xem ảnh 24), cho dù phía Trung Quốc có thể đóng đồn ở trên núi cao (trong bản đồ của Hoa Kỳ ghi chữ fort, trong bản đồ của Việt Nam in chữ đồn), quân đội của họ cũng không thể xâm nhập vào các thung lũng bên dưới. Thế nhưng, tình hình hoàn toàn sẽ đổi khác nếu phía Trung Quốc đặt được một đầu cầu xuống vùng thung lũng bên dưới. Đầu cầu đó giúp họ có thể tấn công bất cứ điểm nào ở những thung lũng dọc sông Quây Sơn, với sự yểm trợ của pháo binh đặt trên những điểm cao. Điều đó giải thích được nguyên do tại sao phía Trung Quốc từ lâu đã có âm mưu chiếm cồn Pò Thoong, một cồn có diện tích khoảng 2,6 hec-ta nằm ngay phía trên thác.
(Còn tiếp)
Đà Lạt, mùa xuân năm Nhâm Thìn, 9-2-2012,
M.T.L.
Tài liệu tham khảo:
[1] Bản Giốc chờ ngày cất cánh, Thanh Niên 23/10/2011:
[2] Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội 1977, tr. 43-44.
[3] VASC Orient chính là tiền thân của trang mạng VietNamNet hiện nay
[4] “Thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn của VASC Orient chiều 28/1/2002”. Mặc dù đã bị bóc gỡ, bài phỏng vấn này vẫn được lưu truyền trên mạng Internet trong suốt một thập niên qua.
[5] Nguyễn Trường Giang, “Hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam và Trung Quốc”, Tạp chí cộng sản, 27/2/2009:
[6] Nguyễn Hồng Thao, “Việt-Trung và đường biên giới pháp lý, công bằng, hữu nghị”, Vietnam Net 02/01/2009: http://vnn.vietnamnet.vn/chinhtri/2009/01/821775/
Ông Phó giáo sư Tiến sĩ này về sau thăng chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao và gần đây, được bổ nhiệm làm đại sứ Việt Nam tại Malaysia.
[7] Au Tonkin et sur la frontière du Kwang-si, par le Commandant Famin, Vice-Président de la Commission d’Abornement des Frontières Sino-Annamites en 1894, Paris, Auguste Challamel, Editeur, Librairie Coloniale, 1895. Ảnh chụp lại hai trang 12 và 13 đã được công bố trong “Thư ngỏ của nhà khoa học Thái Văn Cầu gửi PGS TS Nguyễn Hồng Thao, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam”: Bauxite Vietnam, 07/01/2011: http://www.boxitvn.net/bai/15750
[8] Người Pháp thành lập ở vùng thượng du Bắc Việt 4 khu quân sự (territoires militaires): (1) Móng Cái, (2) Cao Bằng, (3) Hà Giang và (4) Lai Châu. Về sau, còn thành lập thêm khu thứ 5 ở Phong Saly (Lào). Đào Duy Anh gọi là đạo quân sự  thứ hai (Xem Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Viện Sử học VN – NXB Thuận Hóa, 1996, tr. 219).
[9] Trương Nhân Tuấn, “Biên Giới Việt Nam: vùng tiếp giáp tỉnh Quảng Tây”, phần I, 29-08-2009: http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan/article?mid=95&fid=-1
[10] Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí, tập 4, NXB Thuận Hóa 1997, tr. 403.
[11] Hàn Vĩnh Diệp, “Tấc đất tấc vàng”. Bài này được đăng trên Mạng Ý kiến (ykien.net) vào năm 2005, nhưng đến nay trang mạng này không còn tồn tại vì bị tin tặc đánh phá. Có thể tham khảo bản đăng lại tại địa chỉ: http://www.freewebs.com/tinvn/TacDatTacVang.htm
[12] Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, NXB Sự thật, Hà Nội, 1979, tr. 11-12. Cuốn sách này chính là toàn văn của bản «bị vong lục» (giác thư, memorandum) của Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố ngày 15-3-1979.
[13] Trương Nhân Tuấn, “Tìm hiểu chủ quyền thác Bản Giốc”, 01-11-2011:
[14] Trung Khanh Phu (topographic) Sheet 6354-4, 1:50,000 U.S. Army Map Service 1964 (10.1MB) [GeoPDF]:
[15] AMS 1:50000 Maps in Vietnam Archive Map Collection:
[16] Những địa danh in nghiêng là địa danh ghi trên bản đồ.
[17] Do không có trong tay bản sao nhật ký của Détrie cho nên đoạn văn này hoàn toàn dựa vào nguyên văn do ông Trương Nhân Tuấn công bố. Trong bản văn này, dòng sông Quây Sơn được ghi là Qui-Xuan chứ không phải là Qui-Thuan như trong cuốn sách của Thiếu tá Famin. Nếu quả thật Détrie ghi là Qui-Xuan thì tên sông này đã xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 chứ không phải chỉ mới xuất hiện gần đây.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Được đăng bởi bauxitevn



VỤ TIÊN LÃNG: THỦ TƯỚNG KẾT LUẬN (Cập nhật theo phút…)

Tháng Hai 10, 2012 — nguyencuvinh 
Cuộc đời mình có nhiều lần chờ đợi, hồi hộp, nhưng chưa lần nào như chiều nay, rét run, ngồi như mèo hoang bên vệ đường sát nơi Thủ tướng chủ trì họp, đợi cái phút cuối cùng để lên tin phục vụ bà con…He he ( Kỷ niệm này em luôn nhớ ghi…lời một bài hát)
Trong phòng họp báo Tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ( đường Lê Hồng Phong) chuẩn bị nghe kết luận của Thủ tướng, các phóng viên đã tề tịu, hồi hộp, háo hức, căng thẳng.
Lần đẩu tiên, Thủ tướng Việt Nam mở rộng ý kiến tham khảo đến các đại sứ hoặc phó đại sứ, hoặc tham tán chính trị các nước xin ý kiến phản hồi về kết luận Thủ tướng. Đây là thông tin riêng của Khoai Lang. Thế mới biết, vụ việc Tiên Lãng nghiêm trọng và có ảnh hưởng to lớn đến uy tín quốc gia như thế nào. Các ý kiến của các Đại sứ các nước sẽ được trích đăng trên web Chính phủ.
Giới bình luận cao cấp cho rằng, hành động này của Chính phủ Việt Nam đã chứng tỏ Chính phủ Việt Nam chắc chắn sẽ xử lý tới nơi tới chốn vụ Tiên Lãng và cũng là cách show hàng với các nhà tài trợ Quốc tế.
17h05: Ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ bước vào phòng họp. Buổi thông báo kết luận của Thủ tướng về vụ cưỡng chế bắt đầu.
17h07:Ông Vũ Đức Đam nói: “Như chúng ta đã biết, đây không phải là cuộc họp báo. Lần trước tôi đã yêu cầu UBND TP Hải Phòng rà soát lại và báo cáo thủ tướng về 3 vấn đề rất cụ thể về vụ cưỡng chế tại xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng Hải Phòng…
Thứ nhất, việc giao đất, thu hồi đất đúng, sai ở điểm nào, trách nhiệm thuộc cơ quan nào?
Thứ hai, việc tổ chức cưỡng chế có đúng quy định của pháp luật không, trong quy định của pháp luật khi nào sử dụng cưỡng chế và cách tiến hành cưỡng chế có đúng không?
Thứ ba là việc tài sản như ao cá, nhà của ông Vươn bị phá huỷ hoại như báo chí nêu, ai có chủ trương và chỉ đạo của ai, cấp nào?
Thủ tướng không chỉ dừng ở ba việc đó mà còn xem xét xử lý trách nhiệm ở cấp thành phố Hải Phòng và trách nhiệm cung cấp cho báo giới thế nào. Ở Hải Phòng đã có báo cáo, ngoài ra các cơ quan khác cũng đã cử các đoàn đi giám sát, nắm bắt thông tin”.
17h10: Ông Vũ Đức Đam cho biết: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nghe lãnh đạo thành phố Hải Phòng, các Bộ ngành báo cáo về vụ thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn như Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân… để có kết luận. Tôi xin thông báo với báo chí về kết quả của buổi làm việc.
17h12:“Trước hết tôi xin chuyển lời của Thủ tướng chính phủ biểu dương và cảm ơn anh em báo chí đã thông tin rất kịp thời, đa dạng, phong phú, có nhiều bài phân tích đa chiều về vụ việc. Điều đó đóng góp cùng các cơ quan chức năng đưa ra kết luận. Thủ tướng rất mong báo chí ngày càng đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp phát triển chung cả nước, đặc biệt là vấn đề phát triển kinh tế đất nước.
Thủ tướng cũng cảm ơn những ý kiến rất xác đáng của nhiều người dân, đặc biệt là các lão thành cách mạng, các chuyên gia bày tỏ sự ủng hộ, gửi trực tiếp tới Thủ tướng hoặc qua báo giới.
17h14: UBND TP Hải phòng và các Bộ ngành đã trả lời trực tiếp vào các câu hỏi Thủ tướng đặt ra. Cuộc họp đã nghe đại diện ý kiến của các tổ chức liên quan và Thủ tướng đã đi đến kết luận:
Thứ nhất, đây là một vụ việc rất đáng tiếc, mặc dù có nguyên nhân khách quan, nhưng trong đó có nguyên nhân chủ quan và yếu kém của chính quyền huyện Tiên Lãng, của xã Vinh Quang trong công tác quản lý nhà nước vè đất đai, đặc biệt là giao đất và cưỡng chế thu hồi đất.
Cụ thể, với việc giao đất: UBND huyện Tiên Lãng đã có hai quyết định giao đất, QĐ 447 ban hành giao 21ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn 14 năm. Tại thời điểm đó theo luật đất đai 1987 phù hợp. Nhưng tới quyết định số 220 giao bổ sung 19,3ha đất, về mặt thẩm quyền thì đúng và phù hợp với mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, quyết định chưa đúng với quy định về Luật đất đai, có thể nói ngắn gọn đây là quyết định không đúng pháp luật.
Việc thu hồi đất, các quyết định 460 và 461 thu hồi đất của ông Vươn đều neu lý do là hết hạn, và giao cho một phòng của huyện Vinh Quang quản lý. Nhưng trên thực tế ông Vươn đang sử dụng đất đó, mặc dù một phần đất của ông Vươn cho thuê là không đúng.
Nhưng ông Vươn cũng đang sử dụng phần lớn nuôi trồng thủy sản. Ông Vươn vẫn có nhu cầu sử dụng. Không có một văn bản nào của cơ quan nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất đó nuôi trồng thủy sản sang mục đích khác, nên quyết định là trái pháp luật.
Theo luật đất đai 2003 thì khu đất này chỉ thu hồi trong 5 trường hợp, nhưng quyết định thu hồi đều không rơi vào 5 trường hợp. Cả hai quyết định vừa nêu trên đều không đúng quy định pháp luật
17h20:Với vấn đề cưỡng chế thu hồi đất, ông Vươn khiếu nại quyết định 461 không đúng quy định pháp luật. Quyết định thu hồi không đúng nên quyết định cưỡng chế cũng không đúng pháp luật.
Mặt khác, quyết định cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng không đúng pháp luật, không kiểm kê tài sản trên diện tích đất thu hồi, có một số điểm pháp luật không cấm nhưng theo phong tục Việt Nam thì không phù hợp, như cưỡng chế gần Tết cổ truyền. Việc cưỡng chế càng sai phạm, gây hậu quả như báo chí đã nêu, gây thương vong cho những người làm công tác cưỡng chế.
17h22:Liên quan tới việc hủy hoại tài sản, phá dỡ của ông Đoàn Văn Vươn, theo báo cáo thì có sự chỉ đạo của một số lãnh đạo chính quyền địa phương, đây là việc vi phạm pháp luật. Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh theo pháp luât.
Ông Vũ Đức Đam thông báo kết luận của Thủ tướng
17h23: “Tôi xin nói thêm, báo chí nêu thủy sản trong đầm của ông Vươn bị đánh bắt trộm. Theo báo cáo của cơ quan công an, ông Vươn đã thuê người thu hoạch trước khi cưỡng chế.
Sau khi xảy ra sự việc UBND TP Hải phòng đã tổ chức nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Ban Thường vụ thành ủy đã thống nhất một số giải pháp cụ thẻ, đình chỉ chức vụ một số cán bộ liên quan, Ban thường Vụ đã công khai nhận trách nhiệm trước Bộ chính trị, ban bí thư, trước nhân dân vì để xảy ra sự việc.
Tuy nhiên, việc chỉ đạo xử lý cũng còn một số điểm: Lãnh đạo TP chưa nhận thức đúng tính chất nghiêm trọng phức tạp của vấn đề nên chưa tập trung chỉ đạo ngay từ đầu để làm rõ đúng sai của tập thể và cá nhân. TP Hải phòng trước lần báo cáo này đã có 2 lần báo cáo nhưng các báo cáo chưa nghiêm túc và đầy đủ. Việc cung cấp thông tin thực hiện theo luật báo chí chưa tốt, chưa có người có đủ thẩm quyền cung cấp thông tin chính thống, đầy đủ, kịp thời cho báo giới. Thậm chí có cán bộ cấp thành phố, huyện phát ngôn tùy tiện thiếu thống nhất.
17h28: “Nguyên nhân sai phạm chủ yếu thuộc về chính quyền huyện Tiên Lãng, xã Vinh quang là chủ yếu. Nhưng cũng có một lý do khách quan, pháp luật đất đai của chúng ta đã nhiều lần sửa đổi, và có hàng trăm văn bản hướng dẫn thực hiện. Hệ thống pháp luật đất đai ở nước ta bây giờ khá đồ sộ, mặc dù nhiều văn bản nhưng còn nhiều vấn đề trồng chéo, mâu thuẫn, cho nên trong thực tiễn quản lý và sử dụng đất đai có nhiều tình huống chưa được diều chỉnh rõ ràng trong văn bản quy phạm pháp luật. Do đó có khó khăn trong xử lý, cùng với đó là năng lực của cán bộ ở địa phương còn nhiều bất cập.
Các vụ khiếu kiện về đất đai chiếm trên 70% về các vụ khiếu kiện, cho tới nay còn nhiều vụ chưa xử lý dứt điểm. Đó là lý do Ban chấp cháp hành TƯ chỉ đạo tích cực xử lý, Chính phủ cũng đang tổng hợp để sửa đổi luật đất đai.
17h36: “Trong quá trình sử dụng đất ông Đoàn Văn Vươn cũng có những vi phạm về quy định sử dụng đất đai mà chưa được xử lý triệt để. TP Hải Phòng phải làm các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để ông Vươn có thể tiếp tục sử dụng khu đất được giao, nhưng phải đúng quy định pháp luật; đưa ra xét xử những đối tượng phá dỡ nhà ông Đoàn Văn Vươn; Đình chỉ công tác với những người chỉ đạo phá nhà ông Vươn; khẩn trương đưa vụ án giết người ra xét xử, xem xét tới các tình tiết giảm nhẹ.
17h37: “Lãnh đạo TP Hải Phòng có trách nhiệm kiểm điểm xử lý tổ chức, cá nhân xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng trong việc cưỡng chế thu hồi đất và phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn”.
17h40: “Ở cấp lãnh đạo TP phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm: Về việc chấp thuận cưỡng chế không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng, vì huyện đã báo cáo và được thành phố đồng ý cưỡng chế; Thứ hai là khi sự việc xảy ra thì xử lý chưa triệt để, báo cáo chưa nghiêm túc, chưa đầy đủ với Thủ tướng, cung cấp thông tin chưa rõ ràng, gây bức xúc trong dư luận. TP Hải Phòng cũng phải rà soát lại công tác quản lý đất đai, để không xảy ra những vụ việc tương tự”.
17h41: Thủ tướng cũng yêu cầu TP Hải Phòng khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng CP cũng đề nghị các tỉnh thành phố trên cả nước rà soát lại công tác thu hồi đất đai, phải đảm bảo đúng quy định pháp luật; khi cần thiết phải cưỡng chế là bình thường, nhưng phải làm đúng pháp luật. Đề cao hơn nữa những tố cáo của công dân về quản lý đất đai. Đối với vụ việc tại xã Vinh Quang, ông Đoàn Văn Vươn đã khiếu nại nhiều năm, nếu tập trung giải quyết thì đã không xảy ra sự việc này. Bộ TNMT phải chủ trì cùng các Bộ ngành khẩn trương rà soát và đưa ra kiến nghị luật đất đai phù hợp với thực tiễn.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp nghiên cứu đề xuất việc ban hành quyết định hành chính chính của các cấp
Thủ tướng cũng yêu cầu TAND tối cao xem xét giám đốc thảm đúng pháp luật bản án của TAND TP Hải phòng và TAND huyện Tiên Lãng liên quan tới vụ việc này”.
17h50: Buổi thông báo kết luận của Thủ tướng kết thúc. Bây giờ đến phần chất vấn của các nhà báo
18h10:
PV: Thưa Bộ trưởng Vũ Đức Đam, đối với các sai phạm của chính quyền địa phương, nhưng TP Hải Phòng thiếu kiểm tra giám sát và chậm báo cáo trách nhiệm thì lãnh đạo nhận hình thức kỷ luật ra sao?
Bộ trưởng Vũ Đức Đam: Bí thư Thành uỷ Hải Phòng và Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đã dự cuộc họp và nghe ý kiến tổng hợp từ Văn phòng Chính phủ, tổng hợp các ý kiến nhận định về các nội dung những điểm nào đúng, những điểm nào sai.
Cả Bí thư và Chủ tịch UBDN TP Hải Phòng đều thống nhất với các đánh giá đó và nhận trách nhiệm, còn việc kỷ luật cán bộ phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, đúng với kỷ luật Đảng.
PV: Thưa Bộ trưởng, hành vi chỉ đạo phá nhà ông Vươn sẽ được xử lý như thế nào? Hành vi phá nhà ông Vươn, các lãnh đạo liên quan trực tiếp có phải bỏ tiền túi ra để đền không?
Bộ trưởng Vũ Đức Đam: Hành vi chỉ đạo phá nhà ông Vươn là hành vi vi phạm pháp luật cần được xử lý theo quy định của pháp luật. Một khi xử lý theo đúng quy định của pháp luật thì đương nhiên phần trách nhiệm liên quan đến việc bồi thường sẽ thực hiện theo quyết định của cơ quan bảo vệ pháp luật.
PV: Có xem xét vấn đề đưa quân đội vào cưỡng chế không, các Bộ Ngành có ý kiến không, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Vũ Đức Đam:
Vụ việc được các Bộ Ngành báo cáo, Thủ tướng đã kết luận việc huyện Tiên Lãng huy động quân đội, Ban chỉ huy quân sự huyện Tiên Lãng vào cưỡng chế là không đúng pháp luật.
(Tạm thời như vậy đã, đau lưng quá, he he, đi ăn khoai thôi, các bác nhé nhé nhé…)
Ý kiến Trưởng thôn: Từ kết luận này, Thủ tướng sẽ báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc xử lý trách nhiệm cá nhân của Bí thư Thành ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch thành phố( Là những cán bộ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý) và các cá nhân khác. Và chỉ có ngay kết quả xử lý này vào ngày mai. Theo tin riêng, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Bộ công an khởi tố Vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng từ vụ việc Tiên Lãng. Khi đã khởi tố vụ án, các cá nhân liên quan từ cấp thành phố đến cấp dưới sẽ lộ sáng trách nhiệm cá nhân.
Và như kết luận của Thủ tướng, cưỡng chế trái pháp luật mới dẫn đến chống cưỡng chế của anh em Đoàn Văn Vươn, nghĩa là tội các anh ấy rất nhẹ, nói trắng ra là trắng án)
Nhiều bác nhà mình không phân biệt được kết luận vụ việc và kết quả xử lý. Đây là một kết luận rất tốt, mở đường cho rất nhiều động tác sau đó. Thủ tướng kểt luận như thế là mở ra nhiều quyết định xử lý và truy tố cá nhân. Về xử lý cán bộ, cán bộ cấp nào quản lý, cấp đó có trách nhiệm đề xuất. Cái gì cũng phải theo trình tự. Có bác nghĩ, cứ thế là Thủ tướng nói luôn, cách chức ông này, bỏ tù ông kia, không đúng như thế. Cái gì cũng phải bình tĩnh, cẩn thận. Có một số CM của các bác, Cu Vinh phải bỏ vì rất ấu trĩ và vô duyên
Dù đã biết được phương án xử lý cá nhân nhưng về nguyên tắc Trưởng thôn không thể cầm đèn chạy trước, gió bão nổi lên ngay, chỉ biết là hơn cả mong đợi. Các  bác chỉ cần biết thế, những nguyện vọng của các bác về xử lý ai thì đều như rứa, nhá nhá nhá nhá…
TOÀN VĂN THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG
Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Hội Nông dân Việt Nam, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng và Chủ tịch UBND TP Hải phòng.
Sau khi nghe báo cáo tổng hợp chung của Văn phòng Chính phủ và các ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp,  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận như sau:
I.
Những năm qua, chính sách pháp luật về đất đai có rất nhiều thay đổi. Từ năm 1987 đến nay, Luật Đất đai đã được ban hành mới 3 lần (1987, 1993, 2003) và sửa đổi 2 lần (1998, 2001). Hàng trăm văn bản dưới luật cũng được ban hành, sửa đổi nhưng vẫn còn không ít vấn đề chưa đủ rõ, thậm chí trùng chéo, mâu thuẫn.


Trình độ, năng lực cán bộ quản lý đất đai, nhất là ở cơ sở còn nhiều hạn chế trong khi đất đai đang biến động rất nhanh, văn bản pháp luật về đất đai lại rất nhiều và phức tạp, nên công tác quản lý đất đai trong cả nước còn nhiều bất cập. Nhiều vấn đề phát sinh trong quản lý và sử dụng đất đai chưa được điều chỉnh và xử lý kịp thời; khiếu kiện về đất đai chiếm trên 70% tổng số vụ khiếu kiện và có nhiều vụ việc kéo dài.
Trong những năm qua, cấp uỷ, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã quan tâm lãnh đạo chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai, không ngừng nâng cao hiệu qủa sử dụng đất nói chung và đất bồi ven biển nói riêng, góp phần phát triển KTXH khá nhanh và toàn diện, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Đối với ông Đoàn Văn Vươn chính quyền địa phương đã giao đất, kể cả giao bổ sung phần đất lấn chiếm sau khi đã xử phạt hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho ông Vươn đầu tư tôn tạo, nuôi trồng thủy sản trên diện tích đất được giao.
Tuy nhiên, UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã có  những sai phạm trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn như sau:
1. Việc giao đất, thu hồi đất
- Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4 tháng 10 năm 1993 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao 21 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn là phù hợp với quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm ban hành.
Quyết định số 220/QĐ-UB ngày 9 tháng 4 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao bổ sung 19,3 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn vào mục đích  nuôi trồng thuỷ sản với thời hạn 14 năm, tính từ ngày 4 tháng 10 năm 1993 là đúng thẩm quyền và phù hợp với thực tế sử dụng đất. Tuy nhiên quyết định này không đúng với quy định của pháp luật đất đai về giao đất, cho thuê đất; về thời hạn giao đất và thời điểm tính thời hạn giao đất.
- Các Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 23/4/2008, Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 07/4/2009 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn với lý do hết thời hạn sử dụng là không đúng với quy định của Luật Đất đai 2003 và Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003.          2. Việc cưỡng chế thu hồi đất
Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên Quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm.
3. Việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn
Việc Lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ đạo phá nhà của ông Đoàn Văn Vươn là có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự cần phải được khởi tố, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh.
II.
Thủ tướng hoan nghênh việc lãnh đạo thành phố Hải Phòng nghiêm túc kiểm điểm, nhận khuyết điểm, trách nhiệm và đã lãnh đạo, chỉ đạo cần thiết đối với vụ việc này. Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo thành phố Hải Phòng tiếp tục thực hiện tốt các công việc sau:
1. Chỉ đạo thu hồi các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng về việc thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn. Xử lý các vi phạm về sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn theo quy định của pháp luật và làm thủ tục cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai. Chỉ đạo Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng và Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng nghiêm túc kiểm điểm việc xét xử đối với vụ việc này. 2. Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, điều tra và sớm đưa ra xét xử nghiêm minh theo đúng qui định của pháp luật việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn. Đình chỉ công tác những cán bộ đã chỉ đạo phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn.
Cuộc họp có sự tham gia của lãnh đạo thành phố Hải Phòng và một số bộ, ban ngành.
3. Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương đưa vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.
4. Chỉ đạo huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến những vi phạm trong việc giao đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế, phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn.
5. Lãnh đạo thành phố Hải phòng kiểm điểm làm rõ trách nhiệm về việc:
- Chấp thuận đề nghị cưỡng chế thu hồi đất không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.
- Khi vụ việc xảy ra chậm chỉ đạo làm rõ đúng sai và trách nhiệm của tập thể, cá nhân; báo cáo chưa đầy đủ – nghiêm túc với Thủ tướng Chính phủ; việc thực hiện cung cấp thông tin chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ gây bức xúc trong dư luận.
6. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc qua vụ việc này và chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, không để xảy ra vụ việc tương tự. Sớm ổn định tình hình mọi mặt của huyện Tiên Lãng. Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng, phát huy thành tựu to lớn và truyền thống tốt đẹp của thành phố Hải Phòng, tập trung lãnh đạo chỉ đạo thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2011-2015 mà Đại Hội Đảng bộ Thành phố đã đề ra.
Những công việc trên phải được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
III.
Qua vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Chính yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước chủ động rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là việc thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Đề cao trách nhiệm, tập trung giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan tiến hành rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng đất đai. Khẩn trương tiến hành tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai để kiến nghị sửa đổi Luật đất đai cho phù hợp với thực tế tình hình và yêu cầu phát triển mới.
3. Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất xây dựng thể chế để kiểm soát việc ban hành các quyết định hành chính của chính quyền các cấp.
4. Thủ tướng Chính phủ kiến nghị Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo thẩm quyền xem xét theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng và Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng.
5. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh các cơ quan thông tin đại chúng đã góp phần tích cực để các cơ quan chức năng làm sáng tỏ và có sự chỉ đạo phù hợp đối với vụ việc này.
Yêu cầu các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, đóng góp thiết thực hơn nữa vào việc xây dựng Đảng và bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh, phát huy quyền làm chủ và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân. Nghiêm túc rút kinh nghiệm, hết sức tránh việc đưa tin không khách quan, không đúng bản chất sự việc làm phương hại đến lợi ích của đất nước và người dân.
Yêu cầu Bộ Thông tin – Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan chủ quản, tăng cường chỉ đạo, quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí hoạt động đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia tuyên truyền định hướng dư luận xã hội; kịp thời chấn chỉnh, xử lý những vi phạm để báo chí nước ta ngày càng vững mạnh, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng hoan nghênh những ý kiến đóng góp tâm huyết, xác đáng đối với vụ việc này của các đồng chí lão thành, các chuyên gia và nhiều cán bộ, nhân dân đã gửi trực tiếp đến Thủ tướng hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp xây dựng đối với việc quản lý, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp.


Thảm sát tại Huế



Douglas Pike - the Vietnam Center
(Ðại Học Texas Tech, Hoa Kỳ)
-
(Trích từ Viet Cong Strategy of Terror – Chiến lược khủng bố của Việt Cộng, tr. 23-29).
Huế là một trong những thành phố buồn nhất trên trái đất chúng ta, không phải chỉ vì những gì đã xảy ra ở đấy vào tháng 02-1968 mà vốn không thể tưởng tượng. Đó còn là một lời khiển trách thầm lặng đối với tất cả chúng ta, những kẻ thừa hưởng 40 thế kỷ văn minh nhưng trong thế kỷ này, lại đã cho phép những quan điểm tập thể hóa đẩy chúng ta vào những tội lỗi hiện đại xấu xa nhất, từ thờ ơ đến vô nhân đạo. Những gì đã xảy ra ở Huế làm cho mọi ai còn là văn minh trên hành tinh này phải dừng lại suy nghĩ. Nó phải được khắc ghi để khỏi bị quên lãng cùng với những hành xử vô nhân đạo khác giữa loài người với nhau vốn đã rải rác ghi dấu lịch sử nhân loại. Huế là một minh chứng khác về việc con người có thể đẩy mình đến chỗ làm những gì khi nó không đặt giới hạn cho hành động chính trị mà lại vô tình theo đuổi giấc mơ về một xã hội hoàn hảo nào đó.
Những gì đã xảy đến tại Huế có thể được mô tả cụ thể qua vài con số thống kê. Một lực lượng Cộng sản lên tới 12,000 người đã xâm chiếm thành phố Huế đêm mồng một Tết, ngày 30-01-1968. Họ đã ở lại 26 ngày và sau đó bị quân đội (Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh) đánh bật ra khỏi. Sau cuộc tấn công dịp Tết này, 5,800 thường dân Huế đã bị giết hại hoặc mất tích. Nay người ta biết phần lớn trong họ đã chết. Xác của phần lớn họ từ đó đã được tìm thấy trong những nấm mồ cá nhân và tập thể khắp tỉnh Thừa Thiên vốn bao quanh thủ đô văn hóa của Việt Nam này.
Đấy là những sự kiện cơ bản, những thống kê quan trọng. Thế giới không tọc mạch biết được gì về Huế thì cũng chỉ như thế, vì đó là những gì đã được báo chí thế giới ghi lại cách khiêm tốn sơ sài. Xem ra nó đã chẳng ảnh hưởng gì lên lương tri hay lương tâm của thế giới cả. Đã không có những phản đối mạnh mẽ, những cuộc biểu tình trước các tòa Đại sứ Bắc Việt khắp năm châu. Trong một cung giọng hết sức cay đắng, người dân ở đây sẽ nói với bạn rằng thế giới không biết chuyện gì đã xảy ra ở Huế, hoặc nếu biết thì cũng chẳng bận tâm.
Trận chiến
Trận chiến tại Huế là một phần chiến dịch Đông-Xuân 1967-1968 của Cộng sản. Toàn bộ chiến dịch được chia làm ba giai đoạn:
Giai đoạn I bắt đầu trong tháng 10, tháng 11, tháng 12 năm 1967 và đòi hỏi những “phương pháp chiến đấu phối hợp”, nghĩa là những trận đánh khá lớn, kiểu cổ điển nhắm vào các căn cứ quan trọng (của QLVNCH) hay những nơi tập trung quân Đồng minh. Các trận đánh ở Lộc Ninh tỉnh Bình Long, ở Dakto tỉnh Kontum và ở Cồn Tiên tỉnh Quảng Trị, cả ba tại các vùng đồi núi Nam Việt gần biên giới Cam Bốt và Ai Lao, đều là những trận đánh điển hình và do đó là yếu tố quan trọng của Giai đoạn I.
Giai đoạn II diễn ra trong tháng 01, tháng 02, tháng 03 năm 1968, và kéo theo việc dùng “những phương pháp chiến đấu độc lập”, nghĩa là nhiều trận đánh do những đơn vị khá nhỏ thực hiện cùng lúc trên một diện tích lớn và sử dụng những chiến thuật du kích tiên tiến, tinh luyện. Vì rằng Giai đoạn I đã thực hiện chủ yếu với các toán quân chính quy Bắc Việt (lúc ấy khoảng 55.000 đang ở miền Nam), Giai đoạn II thực hiện chủ yếu với các toán Cộng quân miền Nam (tức Lực lượng Vũ trang Giải phóng). Cao điểm của Giai đoạn này là cuộc Tấn công Tết Mậu Thân trong đó 70,000 quân đánh vào 32 trung tâm dân cư lớn nhất của Nam Việt, kể cả thành phố Huế.
Giai đoạn III, diễn ra trong tháng 04, tháng 05 và tháng 06 năm 1968, đầu tiên là phối hợp những phương pháp chiến đấu độc lập và hiệp đồng, kết thúc là một trận đánh lớn cố định đâu đó. Đây là điều mà các tài liệu bắt được đã thận trọng nhắc đến như “đợt sóng thứ hai”. Có thể đó đã là Khe Sanh, căn cứ Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ nằm ở góc cực Bắc của Nam Việt. Hoặc có thể là Huế. Đã không có đợt sóng thứ hai chủ yếu là vì  trong Giai đoạn I và II, các biến cố đã không phát triển như mong đợi. Mặc dù vậy, cuộc chiến đã đạt tới độ đẫm máu nhất trong tám năm hồi ấy, suốt thời gian kể từ trận đánh Huế vào tháng 02 tới cuộc giải vây cho Khe Sanh vào mùa hè.
Suốt ba tháng ấy, tổn thất của Hoa Kỳ trung bình vào khoảng 500 binh sĩ tử thương hàng tuần; tổn thất của Nam Việt gấp đôi; còn tổn thất của Việt Cộng (cả Bắc lẫn Nam) gần tám lần của Hoa Kỳ. Trong chiến dịch Đông Xuân, Cộng sản bắt đầu với khoảng 195,000 quân chính quy miền Bắc và du kích miền Nam. Suốt 9 tháng, họ mất (vì tử thương hay tàn phế vĩnh viễn) khoảng 85.000 người.
Chiến dịch Đông Xuân là cố gắng toàn lực của Cộng sản nhằm đánh gãy lưng Quân lực Nam Việt và dồn chính phủ Việt Nam, cùng với các lực lượng Đồng minh, vào trong các khu vực phòng thủ ở thành phố. Nói cho đúng, Trận đánh Huế thuộc Giai đoạn I hơn Giai đoạn II vì nó đã sử dụng “các phương pháp chiến đấu hợp đồng” có lôi kéo quân đội Bắc Việt hơn là các du kích quân miền Nam. Về phía Cộng sản, chủ yếu là hai sư đoàn kỳ cựu của Bắc Việt trong đó có Sư đoàn 324-B, được tăng cường bằng các tiểu đoàn chính quy và một vài đơn vị du kích với khoảng 150 chính ủy và cán bộ dân sự địa phương.
Tóm lại, trận đánh Huế gồm ba bước phát triển lớn sau đây: Cuộc tấn công khởi đầu của Cộng sản, chủ yếu do hai tiểu đoàn 800 và 802, đã đủ lực và đà để tiến vào Huế. Bình minh ngày đầu tiên, Cộng sản đã kiểm soát toàn thành phố ngoại trừ Bộ Tư lệnh Sư đoàn I Bộ binh và khu vực các cố vấn quân sự Mỹ. Việt và Mỹ đã điều động quân tiếp viện với mệnh lệnh tới hai điểm còn cầm cự đó để củng cố cho họ. Cộng sản liền điều động một tiểu đoàn khác, tiểu đoàn 804, với mệnh lệnh ngăn chận lực lượng tiếp viện. Việc này thất bại, hai điểm cầm cự đã được củng cố và không bao giờ còn bị đe dọa trầm trọng nữa.
Từ đó, trận đánh mang tính cách một cuộc bao vây. Cộng quân ở trong Thành Nội và rìa tây thành phố. Quân Việt và Mỹ tại ba mặt còn lại, bao gồm phần phía Nam Huế của con sông (Hương), đã quyết tâm đánh bật chúng ra khỏi, với hy vọng ban đầu là dùng hỏa pháo và không kích. Nhưng Thành Nội được xây quá kiên cố và người ta đã sớm thấy rõ rằng nếu Cộng quân được lệnh cầm cự, thì chúng chỉ có thể bị đánh bật bằng chiến tranh thành phố, đánh chiếm từng nhà và từng khối, một hình thức chiến đấu đắt giá và chậm chạp. Lệnh đã được ban ra.
Qua tuần thứ ba của tháng 02, việc bao vây Thành Nội đã tiến triển tốt đẹp và Quân đội VNCH lẫn Thủy quân Lục chiến Mỹ tiến từng thước qua Thành Nội. Sáng ngày 24 tháng 02, lính Sư đoàn I Bộ Binh giật xuống lá cờ VC đã treo 24 ngày trên vòng thành ngoài và thượng lá cờ mình lên. Trận chiến đã toàn thắng, dù thỉnh thoảng còn tiếp tục đánh nhau bên ngoài thành phố. Khoảng 2.500 cộng quân chết suốt trận đánh và 2.500 tên khác chết khi những thành phần Cộng sản bị truy đuổi bên ngoài Huế. Tử trận của Đồng minh là 357 người
Những cuộc phát hiện
Trong cảnh hỗn loạn tiếp theo sau cuộc chiến, mệnh lệnh đầu tiên cho công việc dân sự là cấp cứu, dưới hình thức cung cấp thực phẩm, ngăn ngừa bệnh dịch, săn sóc y tế cấp thời v.v… Tiếp đến là nỗ lực xây dựng lại nhà cửa. Chỉ sau đấy Huế mới bắt đầu lập bảng kê các thương vong của mình. Đã chẳng có một cuộc kiểm kê dân số thực sự ngay sau cuộc tấn công. Đến tháng 03, các viên chức địa phương mới báo cáo rằng 1.900 thường dân đã nhập viện với những vết thương chiến tranh và họ ước lượng rằng khoảng 5.800 người đã không tìm ra tung tích.
Khám phá đầu tiên về các nạn nhân của Cộng sản là tại sân trường Trung học Gia Hội ngày 26-02: rốt cục 170 thi thể đã được tìm thấy.
Trong những tháng kế tiếp, thêm 18 địa điểm chôn người được tìm thấy, lớn nhất là Tăng Quang Tự (67 nạn nhân), Bãi Dâu (77), vùng Chợ Thông (ước lượng khoảng 100), khu vực các lăng tẩm (201), Thiên Hàm (khoảng 200) và Đông Gi (khoảng 100). Tổng cộng gần 1,200 xác đã được tìm thấy trong những ngôi mộ đào vội vã, lấp sơ sài.
Ít nhất một nửa trong họ đã cho thấy bằng chứng bị giết cách thảm khốc: hai tay bị trói bằng dây sau lưng, giẻ rách nhét đầy miệng, thân thể vặn vẹo không thương tích (cho thấy bị chôn sống). Gần 600 nạn nhân còn lại mang nhiều vết thương nhưng chẳng có cách nào xác định họ đã chết vì bị xử bắn hay vì lạc đạn.
Nhóm phát hiện lớn thứ hai nằm trong bảy tháng đầu tiên của năm 1969 ở quận Phú Thứ (Độn Cát và Lệ Xá Tây), quận Hương Thủy (Xuân Hòa, Vân Dương) vào cuối tháng 03 và tháng 04. Thêm nhiều địa điểm chôn xác khác cũng đã được tìm thấy tại quận Vinh Lộc trong tháng 05 và quận Nam Hòa trong tháng 07. Lớn nhất trong nhóm này là các phát hiện ở Độn Cát tại ba địa điểm Vinh Lưu, Lê Xá Đông và Xuân Ổ, trong các cồn cát nhấp nhô với cỏ mọc thành búi gần biển Đông. Ngăn cách bởi những thung lũng đầm lầy nước mặn, các độn cát này thật lý tưởng để làm mộ địa. Trên 800 thi thể đã được phát hiện ở đây.

Trong cuộc phát hiện ở Độn Cát, kiểu chung là trói các nạn nhân thành từng nhóm 10 hoặc 20 người, xếp hàng họ trước một con mương được dân công lao dịch địa phương đào rồi hạ sát họ bằng súng máy (một trong những kỷ vật trân quý của địa phương là một viên đạn súng máy đã bắn của Nga lấy được từ một ngôi mộ). Thường thì người chết bị chôn thành ba bốn lớp, khiến cho việc nhận diện hết sức khó khăn.
Tại quận Nam Hòa là phát hiện thứ ba, hay còn gọi là phát hiện Khe Đá Mài, cũng được gọi là Phủ Cam tử bộ (dead march), diễn ra ngày 19-9-1969. Ba hồi chánh viên VC đã kể cho các sĩ quan tình báo của Lữ đoàn 101 Không vận HK rằng họ đã chứng kiến cuộc thảm sát vài trăm người tại Khe Đá Mài, cách phía nam Huế khoảng 10 dặm, vào tháng 02-1968. Vùng này rất hoang vu, không người ở và gần như bất khả xâm nhập. Lữ đoàn đã phái đi một nhóm thám sát, họ báo cáo rằng khe suối chứa rất nhiều xương người. Bằng việc ghép lại các mảnh thông tin, người ta xác định được những gì đã xảy ra tại Khe Đá Mài như sau: Vào ngày mồng 5 Tết tại Phủ Cam, nơi sinh sống của khoảng ba phần tư trong số 40.000 người Công giáo thành phố, một số lớn cư dân đã tìm nơi lẩn trốn trận đánh tại ngôi nhà thờ địa phương, một phương pháp lánh nạn chiến tranh thông thường tại Việt Nam. Nhiều người trong đó thật ra không phải là Công giáo.
Một chính ủy Cộng sản đã đến nhà thờ và ra lệnh cho khoảng 400 người, một số thì đích danh, một số xem ra vì ngoại diện của họ (trông giàu có hoặc nhìn như thương gia đứng tuổi, ví dụ vậy). Y nói họ sẽ đi đến “vùng giải phóng” trong ba ngày để học tập cải tạo, sau đó ai nấy có thể về nhà.
Họ đã đi bộ chín cây số về hướng Nam đến một ngôi chùa nơi Cộng sản thiết lập bộ chỉ huy. Tại đó 20 người bị kêu ra khỏi nhóm, tập hợp trước một tòa án quân sự dã chiến, bị xét xử, bị tuyên tội, bị hành quyết và chôn trong sân chùa. Số còn lại bị dẫn qua qua bên kia sông và được giao lại cho một đơn vị Cộng sản trong một sự trao đổi có giấy biên nhận đưa cho viên chính ủy. Có lẽ viên chính ủy định rằng tù nhân của y sẽ được cải tạo rồi trở về, nhưng với chuyện bàn giao, mọi chuyện thoát khỏi sự kiểm soát của y.
Suốt nhiều ngày kế tiếp, chính xác bao nhiêu không ai biết, những người bị bắt và những kẻ bắt người lang thang vùng nông thôn. Và rồi đến một điểm nào đó, Cộng sản địa phương đã quyết định thủ tiêu các nhân chứng: Các tù nhân bị dẫn qua sáu cây số của một trong những vùng đất gồ ghề lởm chởm nhất miền Trung Việt Nam, đến khe Đá Mài. Tại đấy họ đã bị bắn hoặc bị đập vỡ sọ và xác của họ bị để cho trôi đi theo giòng nước chảy. Nhóm binh lính lo nhiệm vụ chôn cất của lữ đoàn 101 Không vận thấy rằng không thể vào tới khe bằng đường bộ, vì đường không có hoặc không thể đi qua. Tán lá nơi khe là cái mà tại Việt Nam gọi là nhị tầng, nghĩa là hai lớp, lớp một gồm những bụi rậm và cây thấp sát đất, lớp hai gồm những cây lớn với cành lá xoè rộng trên cao. Bên dưới là ánh sánh thường xuyên lờ mờ. Công binh lữ đoàn đã bỏ hai ngày để mở một lỗ xuyên qua hai tầng lá bằng cách cho nổ các quả mìn lúc lắc cuối những sợi dây dài dưới các trực thăng lượn lờ của họ. Việc này đã tạo ra một mặt phẳng cho các trực thăng chở quan tài hạ xuống. Rõ ràng đây là nơi mà xác chết dễ dàng bị che giấu không cần phải chôn cất.
Lòng khe Đá Mài, dài khoảng một trăm thước Anh tính ngược lên hẻm núi, để lộ nhiều sọ, nhiều bộ xương và nhiều mảnh xương người. Xác chết đã bị để trên đất (đối với những người thờ vật linh giữa họ, điều ấy có nghĩa là hồn họ sẽ lang thang trên trái đất hiu quạnh mãi mãi, vì đó là số phận của kẻ chết không được chôn táng) và 20 tháng trong dòng suối chảy đã rửa sạch trắng những bộ xương.
Nhà chức trách địa phương sau đó đã phổ biến một danh sách gồm 428 người mà họ nói đã được nhận diện từ những gì còn lại ở lòng khe. Lý do căn bản Cộng sản đưa ra về cách hành xử thái quá của họ chính là tiêu diệt các “phần tử phản cách mạng”. Danh sách 428 nạn nhân được phân ra như sau: 25 phần trăm là quân nhân: hai sĩ quan, còn lại là hạ sĩ quan và binh sĩ; 25 phần trăm là học sinh sinh viên; 50 phần trăm là công chức dân sự, viên chức làng xã, nhân viên phục vụ đủ loại và công nhân bình thường.
Nhóm phát hiện thứ tư hay Phát hiện Ruộng muối Phú Thứ là vào tháng 11-1969, gần làng đánh cá Lương Viện, khoảng mười dặm về phía Đông của Huế, một nơi hoang vu khác. Quân đội chính quyền từ đầu tháng đã bắt đầu một nỗ lực tập trung nhằm dọn sạch khu vực tàn quân của tổ chức Cộng sản địa phương. Dân làng Lương Viện, khoảng 700 người, từng giữ im lặng trước sự hiện diện của quân đội suốt 20 tháng trời, sau đấy xem ra cảm thấy đủ an toàn khỏi bị CS trả thù nên đã phá vỡ im lặng và dẫn các sĩ quan đến chỗ phát hiện mộ. Dựa trên các mô tả của những dân làng mà trí nhớ không phải luôn luôn rõ ràng, các viên chức địa phương đã ước lượng số thi thể tại Phú Thứ ít nhất phải 300 và có thể tới 1000.
Câu chuyện không hoàn tất. Nếu sự ước lượng của nhà chức trách Huế gần đúng, thì khoảng 2,000 người vẫn còn mất tích.

Lý do căn bản của Cộng sản
Việc giết người tại Huế cho thấy cuộc thảm sát ở đây đã vượt xa mọi việc tàn ác của CS trước đó tại Nam Việt về số lượng. Điểm khác biệt không chỉ ở mức độ mà còn ở thể loại. Đặc tính của sự khủng bố nhận thấy từ việc nghiên cứu Huế hoàn toàn khác với những hành vi khủng bố của CS ở chỗ khác, dù thường xuyên hoặc tàn bạo. Cuộc khủng bố tại Huế không phải là một hành vi nâng cao tinh thần (Cộng quân) vì đã thọc sâu và nhanh vào hang ổ đối phương để chứng minh chỗ yếu nhược của kẻ thù, sự toàn năng của du kích, tính khác biệt với việc bắn gục thường dân trong những vùng do du kích kiểm soát. Đó cũng chẳng phải là cuộc khủng bố để quảng cáo chính nghĩa, để gây bối rối và cách ly cá nhân về tâm lý, vì phần lớn các cuộc chém giết đều thực hiện trong bí mật. Đó cũng chẳng phải là cuộc khủng bố để triệt tiêu các lực lượng đối nghịch, dù có giết vượt quá sổ đen. Huế đã chẳng theo mô hình khủng bố nhằm khiêu khích phản ứng thái quá của chính phủ Nam Việt vì nó đã chỉ dẫn đến cái gọi là sự trợ giúp của chính phủ thôi. Có nhiều yếu tố khách quan, chân thực, nhưng không yếu tố nào giải thích được kiểu cách giết người rộng khắp và đa dạng mà Cộng sản đã thực hiện.
Điều được đưa ra đây là giả thuyết cho rằng có lôgic và hệ thống đằng sau những gì xem ra là một cuộc tàn sát ngẫu nhiên và đơn giản. Trước khi đề cập đến nó, chúng ta hãy xem xét ba sự kiện vốn thường xuyên xuất hiện với một du khách đến Huế để khám phá chính xác cái đã xảy ra tại đó và quan trọng hơn nữa, chính xác tại sao nó đã xảy ra. Cả ba sự kiện này lởn vởn trước ý thức thông thường và ở một mức độ nào đó, mâu thuẫn với những gì đã được viết ra. Ngay cả khi dò hỏi đủ mọi nguồn -tỉnh trưởng, cảnh sát trưởng, cố vấn Hoa Kỳ, nhân chứng tận mắt, tù nhân bắt được, cán binh hồi chánh hay một số ít người thoát chết cách kỳ lạ- ba sự hiện ấy vẫn nổi lên đi nổi lên lại.
Sự kiện thứ nhất, mà có lẽ quan trọng nhất, là bất chấp những dáng vẻ bên ngoài, không cuộc giết người nào của CS là do thịnh nộ, thất vọng hay hoảng loạn khi Cộng sản cuối cùng phải rút lui. Những lối giải thích như thế thường được nghe, nhưng nếu xem xét cẩn thận thì không đứng vững. Ngược lại thì có, vì truy nguyên bất cứ vụ giết người đơn lẻ nào, sẽ khám phá ra rằng hầu hết đều là kết quả của một quyết định có suy nghĩ và biện minh được trong tâm trí Cộng sản. Quả thế, phần lớn những cuộc hành quyết đều từ tính toán, mệnh lệnh của Cộng sản.
Sự kiện thứ hai : trong chừng mực xác định được, gần như như tất cả các vụ hành quyết đều do cán bộ CS địa phương chứ không phải do quân đội Bắc Việt hoặc quân lực Cộng hòa hoặc những tay CS bên ngoài nào khác. Khoảng 12,000 binh lính VNCH đã tham gia trận đánh Huế và đã giết một số thường dân trong tiến trình chiến đấu nhưng đó chỉ là ngẫu nhiên trong nỗ lực quân sự của họ. Đa phần trong số 150 cán bộ dân sự CS hoạt động nội thành đều là người địa phương, nghĩa là từ khu vực tỉnh Thừa Thiên cả. Chính họ đã ra những lệnh tử hình. Mà cho dù họ đã hành động theo các chỉ thị từ bộ chỉ huy cao hơn (theo hệ thống tổ chức CS, ai nấy phải đảm nhận những gì mình đã làm) thì những chỉ thị đó như thế nào, cho đến nay chẳng ai biết rõ được.
Sự kiện thứ ba: ngoài các cuộc hành quyết điển hình xử tử những “cường hào ác bá” nổi bật, phần lớn các vụ sát hại đều đã được thi hành cách bí mật với nỗ lực lạ thường là giấu các thi thể. Phần lớn những kẻ bên ngoài đều hình dung Huế như một pháp trường công khai với những mồ chôn tập thể dễ thấy mới đào. Các cuộc hành quyết tuyên bố công khai chỉ có trong những ngày đầu và chúng tương đối hiếm hoi. Các địa điểm chôn xác trong thành phố dễ dàng khám phá vì khó mà tạo nên một nghĩa địa không ai để ý trong vùng đông đảo cư dân. Mọi nơi phát hiện khác đều đã được giấu kỹ, tất cả đều nằm tại vùng đất dễ che đậy; có lẽ đây là lý do đầu tiên khiến các địa điểm đã được chọn lựa.
Một thân xác chôn vùi trong độn cát cũng khó tìm như một vỏ sò ấn sâu xuống bãi biển mà bị sóng xoá dấu vết liền. Khe Đá Mài nằm tại phần xa xôi hẻo lánh nhất của tỉnh Thừa Thiên và hẳn đã làm cho Cộng sản rất tốn công khi đưa các nạn nhân đến đó. Nếu ba cán binh hồi chánh đã chẳng dẫn những người tìm kiếm đến điểm hoang vu vắng vẻ này, thì hẳn các xác chết vẫn mãi không được khám phá cho tới ngày nay. Viếng thăm mọi địa điểm sẽ cảm nhận ấn tượng là Cộng sản đã hết sức cố gắng che giấu các hành động của họ. Giả thuyết nêu lên ở đây nối kết và xác định đúng lúc việc CS đánh giá về triển vọng ở lại Huế của họ với loại mệnh lệnh giết người đã ban ra. Từ việc xem xét kỹ các bằng chứng, ta thấy rõ là họ đã không có sự đánh giá bất biến về chính họ và về tương lai của họ tại Huế; đúng hơn, tình hình thay đổi suốt diễn trình trận đánh đã làm đổi thay các triển vọng và ý định của họ.
Cũng rõ ràng không kém từ các bằng chứng là CS đã chẳng có một chủ trương nào về các mệnh lệnh hành quyết; thay vào đó, loại mệnh lệnh giết người ban ra đã thay đổi suốt diễn trình trận đánh. Mối liên hệ giữa cả hai rất rõ và chia ra ba giai đoạn. Thành thử có giả thuyết cho rằng kế hoạch của CS thay đổi suốt trận đánh Huế ra sao thì bản chất các mệnh lệnh giết người ban ra cũng thay đổi thể ấy. Kết luận này dựa trên những lời tuyên bố không úp mở của CS, trên chứng từ của tù nhân và hồi chánh viên, trên tường thuật của những nhân chứng tận mắt, trên những tài liệu bắt được và trên lô-gích nội tại của tình hình Cộng sản.
Suy nghĩ trong Giai đoạn I đã được phát biểu rõ ràng trong một nghị quyết của Cộng đảng ở Nam Việt (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) ra cho các cán bộ ngày áp cuộc tấn công: “Phải bảo đảm sao cho các thành thị giải phóng được củng cố thành công. Mau chóng kích hoạt các đơn vị vũ trang và chính trị, thiết lập các cơ quan hành chánh ở mọi cấp, xúc tiến các hoạt động dân sự tự vệ và yểm trợ chiến đấu, thúc đẩy nhân dân thành lập hệ thống phòng không và rộng rãi động viên họ sẵn sàng chống lại địch khi chúng phản công…”
Đây là quan điểm giới hạn ban đầu và đã được tuân theo trong thời gian ngắn. Những diễn biến sau đó tại Huế đã được tường thuật với những lời lẽ khác. Đài phát thanh Hà Nội ngày 04-02-1968 nói rằng: “Sau một giờ chiến đấu, Lực lượng Vũ trang Cách mạng đã chiếm được dinh thự của tên tỉnh trưởng ngụy (tại Huế), nhà tù và các văn phòng hành chánh ngụy… Lực lượng Vũ trang Cách mạng đã trừng trị những tên viên chức ác ôn nhất của địch và nắm quyền kiểm soát các đường phố… tập trung và trừng trị cả tá bọn ác ôn, đánh sập các cơ quan kiểm soát và áp bức của địch…”
Suốt thời gian ngắn ở lại Huế, các cán bộ dân sự, được các toán hành quyết tháp tùng, đã tập hợp và giết chết nhiều yếu nhân, việc khử trừ này sẽ làm suy yếu nặng nề bộ máy hành chánh của chính phủ sau khi Việt Cộng rút lui. Đây là giai đoạn sổ đen, thời gian của tòa án quân sự dã chiến. Các cán bộ với danh sách và địa chỉ trong hồ sơ xuất hiện rồi gọi ra trước tòa án bất hợp pháp “các kẻ thù khác nhau của Cách mạng”.
Những phiên tòa của họ công khai, thường là trong sân một bộ chỉ huy dã chiến của CS. Mỗi phiên xử kéo dài khoảng 10 phút và chẳng có phán quyết vô tội nào được biết đến cả. Hình phạt, luôn luôn là “tử hình”, được thi hành ngay lập tức. Các xác chết hoặc được chôn gấp rút hoặc trả lại cho gia đình. Bị chọn lãnh kiểu đối xử này là các viên chức dân sự, đặc biệt những người liên quan tới an ninh hay công việc cảnh sát, các sĩ quan quân đội và vài hạ sĩ quan, cộng thêm những lãnh đạo không chính thức nhưng là tự nhiên của cộng đồng, đặc biệt là các nhà giáo và nhà tu.
Với ngoại lệ là tấn công tàn độc giới trí thức ở Huế, kiểu thức của Giai đoạn I đúng là thủ tục hành động tiêu chuẩn của Cộng sản tại Việt Nam. Đó là những gì đã được tiến hành cách có hệ thống trong các làng mạc suốt 10 năm. Sổ đen thường trực, được bộ chỉ huy đảng trong vùng hay liên vùng chuẩn bị, đã tồn tại lâu dài để đem sử dụng khắp cả miền Nam, mỗi khi có cơ hội thuận tiện.
Tuy nhiên, không phải mọi kẻ có tên trong những danh sách được dùng tại Huế đã bị thủ tiêu. Có rất nhiều người hiển nhiên bị ghi danh, ở lại trong thành phố suốt trận đánh, nhưng đã thoát nạn. Suốt thời gian 24 ngày, các cán bộ Cộng sản bận rộn săn lùng những con người có trong sổ đen của họ, nhưng sau một ít ngày, nỗ lực của họ đã chuyển qua một hướng mới.
Huế: Giai đoạn II
Trong những ngày đầu, cuộc tấn công Tết đã tiến triển rất thuận lợi cho CS tại Huế (mặc dù không như vậy ở miền Nam, nơi mà các lãnh đạo đảng đã nhận nhiều đánh giá khá ảm đạm từ những cán bộ ở giữa cuộc tấn công vùng đồng bằng sông Cửu Long), đến nỗi trong một lúc phấn khởi, họ đã tưởng mình có thể giữ được thành phố. Có lẽ ý kiến cho rằng CS vào Huế để ở lại đã không được các cấp cao hơn chia sẻ, nhưng nó đã lan rộng tại Huế và ở cấp độ tỉnh Thừa Thiên. Một bức điện bắt được của Cộng sản, xem ra viết ngày 02-02, cổ vũ các cán bộ tại Huế hãy chiếm giữ cho nhanh mà rằng: “Một thời kỳ mới, một giai đoạn cách mạng thực sự đã bắt đầu (nhờ các chiến thắng của chúng ta ở Huế) và chúng ta chỉ cần tấn công nhanh (ở Huế) là đạt được mục tiêu và chiến thắng hoàn toàn”.
Tờ báo đảng chính thức ở Hà Nội, Nhân Dân, cũng nhắc lại cùng chủ đề: “Như một tia sét, cuộc tổng tấn công đã giáng xuống đầu Bộ máy Mỹ ngụy đã bị trừng phạt đích đáng… Các cơ quan hành chánh ngụy… đã thình lình sụp đổ. Chính phủ Thiệu-Kỳ không thể thoát cảnh sụp đổ toàn diện. Quân đội ngụy đã trở nên hết sức yếu hèn và sẽ không thể tránh khỏi bị hoàn toàn tiêu diệt”.
Đương nhiên, một số lời lẽ dông dài này chỉ nhằm cổ vũ những ai tin theo, và vì đó luôn là trường hợp khi đọc những gì CS đưa ra, nên rất khó phân biệt đâu là niềm tin, đâu là ước muốn. Nhưng lời chứng từ các tù binh và hồi chánh viên, cũng như những bức điện bắt được, cho thấy rằng cán binh cũng như cán bộ đều tin trong ít ngày rằng họ ở lâu dài tại Huế, và họ đã hành động phù hợp với niềm tin ấy.
Trong số các hành vi của họ có việc mở rộng lệnh giết người và phát động cái trên thực tế là một thời kỳ tái xây dựng xã hội kiểu CS. Các mệnh lệnh, xem ra từ đảng ủy cấp tỉnh ban bố, là tập trung cái mà một tù nhân gọi là “những tiêu cực xã hội”, nghĩa là những cá nhân hay thành viên các nhóm có thể gây nguy cơ hay bất lợi cho trật tự xã hội mới. Đây là điều không liên quan đến riêng ai, chẳng phải là sổ đen các tên tuổi nhưng là sổ đen các tước vị trong xã hội cũ, không nhắm đến những con người nhưng nhắm đến các “đơn vị xã hội”.
Như đã thấy trước đây tại Bắc Việt và tại Trung Cộng, người Cộng sản đã cố phá vỡ trật tự xã hội địa phương bằng cách thủ tiêu những thủ lãnh và những khuôn mặt then chốt trong các tổ chức tôn giáo (sư sãi Phật Giáo, linh mục Công Giáo), các chính đảng (bốn thành viên của Ủy ban Trung tâm Việt Nam), các phong trào xã hội như các tổ chức phụ nữ và các nhóm trẻ, kể cả việc hoàn toàn không thể giải thích nổi, là hành quyết những thủ lãnh sinh viên thân cộng thuộc các gia đình thượng lưu hay trung lưu.
Phù hợp với điều này, trong vài trường hợp là giết cả gia đình. Trong một trường hợp có đầy đủ tài liệu suốt thời kỳ này, một toán có lệnh ám sát đã xông vào nhà một lãnh đạo cộng đồng lỗi lạc và bắn ông, vợ ông, con trai và con dâu, con gái còn nhỏ của ông, cặp gia nhân nam nữ và đứa con của họ! Con mèo của gia đình bị bóp cổ, con chó bị đánh đến chết, những con cá vàng cũng bị hất ra khỏi chậu, quẳng xuống nền nhà. Khi những tên CS bỏ đi, trong nhà chẳng còn gì sống sót. Một “đơn vị xã hội” đã bị tiêu diệt!!!
Giai đoạn II cũng chứng kiến một nỗ lực tập trung nhằm thủ tiêu giới trí thức, mà có lẽ ở Huế nhiều hơn bất cứ nơi nào khác tại Việt Nam. Những trí thức Huế sống sót đã giải thích điều này là do một mối căm thù lâu đời của Cộng sản đối với giới trí thức của Huế, vốn chống Cộng theo kiểu cách xúc phạm nhất: từ chối coi trọng chủ nghĩa Cộng sản. Giới trí thức Huế đã luôn khinh bỉ ý thức hệ CS, gạt nó sang một bên như kẻ đến muộn trong lịch sử các tư tưởng và chẳng phải là cái gì có ý nghĩa. Vốn là một pháo đài của chủ nghĩa truyền thống, với những nhà trí thức đắm mình trong kiến thức Khổng giáo đan xen với Phật giáo, Huế đã không thèm để ý đến những công lao của chủ nghĩa Cộng sản, dẫu trong các thập niên biến động 1920-1930. Huế bất biết nó. Chẳng hạn các nhà trí thức tại viện Đại học, trong một giáo trình trọn năm về các tư tưởng chính trị, đã chỉ thí cho chủ thuyết Mác-Lênin nửa giờ, phác thảo nó như một loạt những khẩu hiệu chính trị man rợ và nông cạn, chẳng có chiều sâu và thực tế được thời gian trắc nghiệm như tri thức Khổng giáo, cũng chẳng có sự huy hoàng và tính nhân bản cao vời như tư tưởng Phật giáo.
Vì lẽ người Cộng sản, đặc biệt người Cộng sản gốc Huế, xem trọng giáo điều của mình, y có thể trở thành quỷ quái khi bị một nhà nho coi như một kẻ ngu dốt về triết học, hay bị một Phật tử coi như một tên duy vật tầm thường. Hoặc tệ hơn bị coi thường là bị bất biết qua năm tháng. Thành ra với sự chính trực của một tín đồ chân thành, y đã tìm cách đánh trả để loại bỏ thái độ dửng dưng đầy thách thức này. Những người trí thức nay nói rằng cuộc săn lùng hàng ngũ của họ đã dạy cho họ một bài học khắc nghiệt, đó là phải coi trọng chủ nghĩa Cộng sản, không phải như một tư tưởng, nhưng ít nhất như một sức mạnh được sổ lồng trong thế giới của họ.
Những cuộc tàn sát trong Giai đoạn II có lẽ đã giải thích việc 2,000 người bị mất tích. Nhưng điều tồi tệ nhất vẫn chưa chấm dứt.
Huế: Giai đoạn III
Một điều không thể tránh được, và như giới lãnh đạo tại Hà Nội hẳn đã phải thừa nhận khi xét đến những lực lượng điều động chống lại nó, là trận đánh tại Huế đã xoay chiều bất lợi cho CS. Một bản tin radio bắt được của Quân đội Nhân dân truyền đi từ Thành Nội ngày 22 tháng 2, đã xin phép rút quân. Bản trả lời: từ chối cho phép, phải tấn công ngày 23. Trận tấn công này là trận cuối cùng nhưng vô hiệu quả. Ngày 24, Thành Nội được lấy lại.
Ít nhất một tuần trước đó, CS đã thấy việc trục xuất này là không thể tránh khỏi. Đây là lúc Giai đoạn III bắt đầu: giai đoạn xóa dấu vết. Có lẽ toàn thể cán bộ dân sự nằm vùng tại Huế đã lộ mặt suốt Giai đoạn II. Những ai dù đã không bị nghi ngờ cũng đứng lên công bố căn tính của họ. Điển hình là trường hợp một cư dân Huế đã mô tả sự ngạc nhiên của anh khi biết rằng người hàng xóm của mình là lãnh đạo một phường (đứng từ hàng thứ 10 đến 15 giới dân sự CS trong thành phố). Anh nói trong nỗi kinh ngạc: “Tôi biết ông ta đã 18 năm nay mà không bao giờ nghĩ rằng ông ta lại quan tâm đến chính trị như vậy.” Một cán bộ như thế có thể không hoạt động ngầm lại được trừ phi chẳng có ai xung quanh nhớ đến ông.
Vì thế, Giai đoạn III là thủ tiêu các nhân chứng. Có lẽ số cuộc giết chóc lên cao nhất là ở giai đoạn này và cũng vì lý do đó. Những người từng bị bắt đi nhồi sọ chính trị có lẽ đã được dự tính sẽ thả về. Nhưng họ là dân địa phương như những kẻ đã bắt họ, quen biết tên tuổi và mặt mũi nhau. Nên khi kết cục đến gần, họ đã trở thành không phải một gánh nặng cho bằng một mối nguy đích thực. Chắc hẳn đó là trường hợp của nhóm người bị bắt đi từ nhà thờ Phủ Cam. Hay trường hợp của 15 học sinh trung học mà thi thể đã được tìm thấy ở ruộng muối Phú Thứ.
Việc phạm trù hóa trong một giả thuyết như thế, dĩ nhiên, chỉ có tính cách tổng quát và may lắm thì có tính cách minh họa. Các sự việc không gọn gàng rõ rệt trong đời thực. Ví dụ suốt toàn bộ thời gian, cuộc săn lùng theo sổ đen” đã được tiến hành. Do đó, đã có những cuộc tàn sát trả thù của người Cộng sản nhân danh đảng, nhân danh cái gọi là “công lý của cách mạng”. Nhưng chắc hẳn cũng đã có những vụ tư thù, tư oán do các cá nhân đảng viên thực hiện.
Quan điểm chính thức của Cộng Sản về việc tàn sát ở Huế được chứa đựng trong một cuốn sách được viết và phổ biến tại Hà Nội: “Tích cực phối hợp nỗ lực với Lực lượng Vũ trang Giải phóng và với nhân dân, những đơn vị tự vệ và vũ trang của thành phố (Huế) đã bắt giữ và kêu gọi đầu hàng những viên chức còn lại của Ngụy quyền và những sĩ quan binh sĩ của Ngụy quân còn lẩn lút. Các tên ngoan cố ác ôn đều đã bị trừng trị.”
Tại Hòa đàm Paris sau này, Cộng Sản đã cho rằng những cuộc thảm sát ở Huế không do bàn tay của Cộng Sản nhưng do “những đảng phái chính trị đối kháng địa phương”. Dù vậy, tưởng cũng nên lưu ý: ngày 26-04-1968, khi chỉ trích nỗ lực tìm xác tại Huế, đài Phát thanh Giải phóng Hà Nội đã nói rằng các nạn nhân chỉ là “những tên tay sai côn đồ đã có nợ máu với nhân dân yêu nước ở Huế và họ đã bị các lực lượng vũ trang miền Nam cùng nhân dân tiêu diệt trong mùa Xuân”. Giọng điệu tuyên truyền này đã sớm bị bỏ qua để thay thế bởi một luận điệu khác: đó thực là những vụ thanh toán tranh chấp giữa các nhóm chính trị địa phương.
Giáo Sư Douglas Eugene Pike, trường Ðại Học Texas Tech, Hoa Kỳ
———————

Dân oan Võ Đình Xứng cảnh báo CT. Trương Tấn Sang: Đà nẵng sẽ có một Đoàn Văn Vươn


Võ Đình Xứng (Đà nẵng)
-Đà Nẵng ngày 09/02/2012
  • Kính gửi: TIN TỨC HẰNG NGÀY
Đơn Thư của dân oan Võ Đình Xứng gửi Chủ Tịch Nước, cá nhân tôi đã đăng ở trang cá nhân của Chủ Tịch Nước nhưng dễ gì ông CT để mắt tới. Trước đó tôi có gửi cho Ông Chánh Án Tòa Án NDTC (2 lần gửi thư bảo đảm có phát lại,một lần nhờ người nhà mang đơn thư ra gửi tại Bưu điện Hà Nội ) đến nay chẳng thấy tăm hơi gì?! Nhờ TTHN sắp xếp bài viết giúp tôi: CÒN NHIỀU TRƯỜNG HỢP TỨC NƯỚC Như Đoàn Văn Vươn… NHƯNG CHƯA VỠ BỜ !
Ảnh ông Võ Đình  Xứng chụp cùng vợ chồng TS Luật Cù Huy Hà Vũ
-
  • Kính gửi: Chủ Tịch Nước TRƯƠNG TẤN SANG
Thưa ông Chủ tịch,
.
Ngày 11/01/2012 -Tôi (Võ Đình Xứng) đã viết bài đăng ở trang cá nhân của ông … CÓ PHẢI TRÊN BẢO DƯỚI KHÔNG NGHE ??? Báo lề trái đăng lại nguyên văn Báo Lề phải…diễn biến vụ án : Chính quyền làm khổ dân!!!!!! (Báo Đà Nẵng là tờ Báo của Thành ủy Đà Nẵng) . Kính đề nghị ông CT Nước đọc báo …và giúp tôi: gọi điện cho ông Nguyễn Bá Thanh Bí thư Thành ủy Đà Nẵng 0903 500 20. ,ông Thanh biết rất rõ vụ nầy NHƯNG …
NHỜ ÔNG CHỦ TỊCH NƯỚC(cứu dân oan) … Cách đây khá lâu,Tôi cũng đã đăng vào trang Facebook cá nhân của TT Nguyễn Tấn Dũng … nhưng !!!
.
Một cuộc ĐT của ông trước đây có thể Chính Quyền Đà Nẵng …quên.  Nay sẵn dịp …những phát súng ĐOÀN VĂN VƯƠN đã nổ ! Tôi hy vọng,với sự can thiệp của ông Chủ Tịch Nước lúc nầy –> Đảng và CQ TP Đà Nẵng phải lắng nghe.  BÍ THƯ THÀNH ỦY-CHỦ TỊCH HĐND HỌP ĐỂ NGÂM CỨU (Biến dân thường thành dân oan).
.
Sáng nay 09/02/2012 Tôi đã nhắn tin vào ĐTDĐ của ông Bí Thư Thành Ủy Đà Nẵng và ông Chủ Tịch UBND TP Đà Nẵng (nguyên văn): “DÂN OAN VÕ ĐÌNH XỨNG CÒN BỨC XÚC HƠN ĐOÀN VĂN VƯƠN RẤT NHIỀU.Ông BÍ THƯ,Chủ Tịch không giải quyết… tôi sẽ nhờ các trang mạng ,báo đài trong ngoài nước lên tiếng…Kính chào! “
Trân trọng kính chào ông Chủ Tịch Nước!
Dân oan Võ Đình Xứng
 

Arab spring và mùa xuân châu Á


Trần Giao Thuỷ  – DCVOnline
Trong một bài nhận định về tình hình Ai Cập (Egypt) hiện nay đăng trên trang web của tổ chức United Nations Alliance of Civilizations (UNAOC)(1), tác giả Paloma Haschke – từng là ký giả đài truyền hình Pháp, đài Al Jazeera (tiếng Anh), hãng thông tấn AFP (Cairo), hiện là sinh viên tiến sĩ khoa Khoa học Chính trị đại học Siences-Po Paris (L’Institut d’études politiques (IEP) de Paris)(2) – thì nhóm chữ “Arab Spring” lần đầu tiên dùng ở Tạp chí Chính sách Ngoại giao (Foreign Policy Magazine). Haschke cho rằng thuật ngữ này sau đó được ký giả và những người hoạt động ở Hoa Kỳ chọn để gọi cuộc cách mạng đang làm thay đổi bộ mặt của vùng Trung Đông và Bắc Phi (MENA) từ hơn một năm qua.
Tuy nhiên, Joshua Keating, Associate Editor của Foreign Policy Magazine, trong bài “Ai đã dùng thuật ngữ Arab Spring trước nhất?”(3) cho rằng Tạp chí Chính sách Ngoại giao không hẳn là nơi khai sinh ra thuật ngữ “Arab Spring”.
Vẫn theo Keating, cụm từ “Arab Spring” thực ra đã được giới bình luận bảo thủ Mỹ dùng – nhưng bây giờ ít người còn nhớ – để nói đến một phong trào dân chủ chết non ở Trung Đông vào năm 2005. Để dẫn chứng, Keating đã trích bài Obama’s ‘Arab Spring’ của Marc Lynch – Phó giáo sư Khoa học Chính trị và Quốc tế Vụ, Trường Elliot, ĐH George Washington – đăng trên Foreign Policy(4) chỉ hai ngày sau Mohamed Bouazizi chết.
Trong bài viết ngày 6 tháng 1, 2011 nêu trên, nhận định về những cuộc đụng độ đa dạng tại Tunisia, Jordan, Kuwait, Egypt, Marc Lynch nhắc đến “Arab Spring” như sau:
“Are we seeing the beginnings of the Obama administration equivalent of the 2005 “Arab Spring”, when the protests in Beirut captured popular attention [...] ?” (Có phải chúng ta đang thấy sự bắt đầu của sự việc tương đương của chính quyền Obama với “Mùa xuân Ả Rập” 2005, khi các cuộc biểu tình ở Beirut làm đại chúng phải chú ý [...] ?”)
Theo LexisNexis (công ty cung cấp dịch vụ nghiên cứu pháp luật bằng dùng máy vi tính) tại Ohio thì thuật ngữ “Arab Spring” được dùng lần đầu tiên – không nhắc đến phong trào dân chủ Trung Đông năm 2005 – trong bài xã luận “Ouster of Tunisia president: An opportunity for Arab autocrats to respond to the people” (Lật đổ tổng thống Tunisia: Một cơ hội để giới chuyên quyền Ả Rập trả lời người dân) của tờ “Chritian Science Monitor”(5). Trong bài xã luận ngày 14/1/2011, CSM viết,
“Arab spring? Or Arab winter? That choice is now before the autocratic rulers in the Middle East and North Africa as they nervously watch a popular uprising oust a repressive leader in one of the smallest – but most stable – countries of the region, Tunisia.
(Mùa xuân Ả Rập? Hay mùa đông Ả Rập?
Đó là chọn lựa cho giới lãnh đạo chuyên quyền ở Trung Đông và Bắc Phi đang bồn chồn theo dõi cuộc nổi dậy lật đổ một lãnh tụ hà khắc tại Tunisia, một quốc gia nhỏ nhất – nhưng ổn định nhất trong vùng.)

Arab Spring – EU Winter
Nguồn: alhourriah.org
Đến 25 tháng 1, 2011, nhật báo Der Spiegel(6) của Đức, trong bài phỏng vấn ông Mohammed ElBarade, viết:
Perhaps we are currently experiencing the first signs of an “Arab Spring” (e.g. similar to the so-called Prague Spring of political liberalization in Czechoslovakia in 1968). [Có lẽ chúng ta đang thấy những dấu hiệu đầu tiên của một “mùa xuân Ả Rập” (tương tự như cái gọi là Mùa xuân Prague của sự cởi mở chính trị ở Czechoslovakia năm 1968).]
Ngay hôm sau Dominique Moïsi, một nhà khoa học chính trị Pháp – tác giả cuốn The Geopolitics of Emotion cũng dùng “Arab Spring” làm tựa đề của bài viết, “An Arab Spring?”(7) Đến cuối năm 2011, một lần nữa Moïsi lại viết về “mùa xuân”, nhưng lần này là “A Russian Spring?”(8)
Đến giữa tháng 3, 2011 thì thuật ngữ “Arab Spring” đã trở thành quen thuộc với giới truyền thông và khán thính giả toàn cầu khi theo dõi những thay đổi ở Bắc Phi và Trung Đông.
Sự phổ quát của thuật ngữ “Arab spring” cũng làm một số trong giới hoạt động và tri thức Ả Rập cảm thấy không thoải mái cho lắm vì cụm từ này gợi nhớ lại mùa xuân dân chủ ở Tiệp Khắc. 1968 ở Tiệp Khắc chỉ có một thoáng mùa xuân vì xích xe tăng Xô Viết đã nghiền nát giấc mơ dân chủ ngay sau đó.
Không những chỉ một số tri thức Ả Rập không thoải mái lắm với thuật ngữ “Arab Spring”, mới đây, một tác giả Việt Nam cũng phàn nàn giới truyền thông Việt ngữ ở Mỹ, ở Pháp về hai chữ “Arab spring”. Trong bài viết Xin Quý đài VOA, RFA, RFI Làm Gương Không Dịch Nhầm “Arab Spring” Là “Mùa Xuân Ả Rập” nữa, trên Diễn đàn Việt Thức(9) tác giả Lưu Nguyễn Đạt cho rằng:
Giữa năm 2011, một số chính khách, học giả như Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary R. Clinton và Chủ tịch Asia Foundation David Arnold có đề cập tới nhóm chữ “Arab spring”, mà một số đài truyền hình, nhà báo Việt ngữ đã dịch nhầm là “Mùa Xuân Ả rập”.
Vắn tắt, tác giả Lưu Nguyễn Đạt không hài lòng với cách dịch hai chữ “Arab Spring” của “một số đài truyền hình, nhà báo Việt ngữ”. Trong suốt bài viết tác giả cố gắng thuyết phục người đọc, “Arab Spring” là “Cuộc Nổi Dậy Nhân Dân Ả rập” và không có “tính cách ẩn dụ mùa màng”.
Để nâng cấp thuyết phục “spring” (trong thuật ngữ “Arab Spring”) là “nổi dậy”, tác giả đã dùng đến cả tiếng Ả Rập, “الربيع العربي” ar-Rabīʻ al-ʻArabiyy và cho rằng “báo chí Hoa Kỳ và Tây phương dịch là “Arab Awakening”, hay cuộc “Thức Tỉnh Ả rập””.
Thực ra tiếng Ả Rập “الربيع العربي” như trên wikipedia trích dẫn và dùng tại các trang báo tiếng Arabic(10) dịch sang tiếng Hán Việt là “A lạp bá đích xuân thiên” (阿拉伯的春天), hiểu một cách đơn giản là (trời) “mùa xuân Ả Rập” hay “Arab Spring” như được dùng ở thư viện của Đại học Cornell.(11)
Thuật ngữ “mùa xuân” – thời của cành non, mùa của hoa nở, lúc muôn loài tỉnh dậy (thức tỉnh, awakening) sau giấc ngủ mùa đông – trong ngữ cảnh chính trị có nghĩa và ngụ ý là “nổi dậy”, là “cách mạng”, v.v…
Bài xã luận của tờ Christian Science Monitor ngày 14/1/2011 viết “Arab spring? Or Arab winter?” là thí dụ điển hình ngụ ý “spring – mùa xuân – nổi dậy” khi dùng hai từ “xuân” “đông” đối chọi với nhau trong ngữ cảnh chính trị của bài viết.
Như thế, hiểu “Arab Spring” là “Cuộc nổi dậy của người Ả Rập” hay “Thức tỉnh Ả Rập” cũng được và dịch “Arab Spring” là “Mùa xuân Ả Rập” chắc chắn cũng không thể là dịch sai, hay “dịch nhầm”. “Mùa xuân” hay “nổi dậy”, hay “thức tỉnh” đơn giản chỉ là những lựa chọn và cách dùng chữ của tuỳ người, tuỳ cơ sở trong giới truyền thông tiếng Việt.
Phần cuối bài viết tác giả Lưu Nguyễn Đạt nối kết những cảnh cáo của chính khách Hoa Kỳ (Ngoại trưởng Clinton, TNS McCain) với chính quyền Trung Quốc vì những thái độ không tôn trọng dân chủ, hoà bình – cùng LB Nga phủ quyết nghị quyết mới đây của Liên hiệp Quốc được 13 thành viên còn lại của HĐ Bảo An LHQ chấp thuận và sự đàn áp người Tây Tạng – với viễn ảnh một cuộc nổi dậy ở châu Á, chính xác là ở Trung Quốc và Việt Nam:
Chí khí đại cuộc còn hâm nóng. Nhu cầu, Mục đích, Sách lược, Kỹ thuật cuộc Nổi Dậy đã sẵn có. Chỉ cần Nhân Dân bắt tay nhập cuộc. Đúng lúc, đúng mức, đúng chỗ. Ai sẽ khởi động vươn lên trước? Nhân dân/các sắc tộc Trung Hoa? Hay nhân dân Việt?
Một vài nhân tố đưa đến thành công trong cuộc đứng dậy của người dân ở Ai Cập và hiện tình tại Trung Quốc và Việt Nam So với một lịch sử xã hội chính trị dân sự đã có ở Tunisia từ nhiều năm, Ai Cập với hơn 50 năm dưới sự cai trị của quân đội – đồng nghĩa với chuyên quyền và sẵn sàng dùng bạo lực – không ai có thể tin hay đoán trước được người dân nước này sẽ đứng lên, dùng công nghệ thông tin hiện đại làm vũ khí cách mạng dẹp bỏ chế độ độc tài.
Cuộc cách mạng 23 tháng 7, 1952 ở Ai Cập là một cuộc đảo chính bằng sức mạnh của một số sĩ quan quân đội – Muhammad Naguib và Gamal Abdel Nasser – là cách mạng bằng vũ lực. Cuộc cách mạng Ai Cập năm 2011 không phải là cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đói, nghèo. Đó là cuộc cách mạng thực sự của người dân cùng đứng lên đòi công lý, đòi quyền nói, đòi nhân phẩm con người phải được tôn trọng. Tụ tập ở quảng trường Tahir là những người dân Ai Cập không phân biệt nam nữ, tuổi tác, giai cấp xã hội, tôn giáo. Không có ai là lãnh tụ, ngay cả lãnh đạo cũng không có; họ đã có nhiều sai sót nhưng họ đã tự sửa, tự điều chỉnh ngay khi cuộc cách mạng đầu thế kỷ 21 đang diễn ra. Người Ai Cập nói đây mới là một cuộc cách mạng thực sự trong suốt 7000 năm lịch sử của họ.
Yếu tố đưa đến thành công của “mùa xuân Ai Cập” là sự dũng cảm đồng loạt của toàn dân để đạp đổ quyền lực, dập tắt những hào quang hão của chế độ; người Ai Cập đã vượt qua những bức tường “sợ-chế độ”, “sợ-quyền lực” để đi đến dân chủ, một tiến trình vẫn còn nhiều thử thách.
Trung Quốc và Việt Nam là những quốc gia có một lịch sử dài dưới chế độ quân chủ chuyên chế, một khoảng rất ngắn được hít thở không khí dân chủ sơ khai, rồi lại chuyển sang độc đảng độc tài từ hơn 50 năm qua.
Với chuỗi lịch sử như thế, liệu “giá trị Á châu” và di sản xã hội của Trung Hoa và Việt Nam ngày nay có thể giúp người dân vượt qua khỏi những đám hoả mù “Đảng-Nhà nước=Tổ Quốc”, và đá văng đi những quả lừa “trách nhiệm lịch sử”, “dân chủ tập trung”, “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, “hoà giải hoà hợp”, và quan trọng hơn cả là người dân có thể cùng nhau hết sợ – hết sợ chế độ, hết sợ quyền lực hay không?
Thành ngữ Ả Rập chắc cũng có câu “لأعمال أعلى صوتا من الأقوال” – Actions speak louder than words?
Trên đường đi đến “mùa xuân Ả Rập” – người Tunisia, Egypt, cũng như Libya năm 2011 và người Syria hiện nay – chẳng ai mất thời gian phản biện hoặc phải xôn xao bàn tán xem ai có trách nhiệm phản biện hay góp ý với những tập đoàn độc tài chuyên chế đã thống trị họ từ nhiều năm qua. Những sinh hoạt vừa kể là việc ích lợi thường ngày trong xã hội dân sự ở những quốc gia dân làm chủ.
© DCVOnline

(1) Theo bản tóm lược lý lịch (resume) của Paloma Haschke.
(2) Paloma Haschke, Yes, Mubarak is gone. But now what? http://www.unaoc.org, November 2, 2011.
(3) Joshua Keating, Who first used the term Arab Spring? Foreign Policy, November 4, 2011, http://blog.foreignpolicy.com.
(4) Marc Lynch, Obama’s ‘Arab Spring’, Foreign Policy, 6/1/2011, http://mideast.foreignpolicy.com
(5) Ouster of Tunisia president: An opportunity for Arab autocrats to respond to the people, Christian Science Monitor, 14/1/2011.
(6) Mohamed ElBaradei on Democracy in Egypt, Der Spiegel, 25/1/2011.
(7) Dominique Moïsi, An Arab Spring?, Project Syndicate, 26/1/2011. www.project-syndicate.org
(8) Dominique Moïsi, A Rusian Spring?, Project Syndicate, 30/12/2011. www.project-syndicate.org
(9) TS/LS Lưu Nguyễn Đạt, Xin Quý đài VOA, RFA, RFI Làm Gương Không Dịch Nhầm “Arab Spring” Là “Mùa Xuân Ả Rập” nữa. Diễn đàn Việt Thức.
(10) http://ar.wikipedia.org/wiki/, http://arabic.cnn.com/2012/MME/1/27/spring.arab/index.html.
(11) Arab Spring: A Research & Study Guide * الربيع العربي . Cornell University Libray Guides, http://guides.library.cornell.edu/arab_spring.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét