Giáo Sư Dean Cheng, thuộc viện nghiên cứu Heritage Foundation có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, nói rằng thanh thế ngày càng tăng cao của Trung Quốc (TQ) trên trường quốc tế là lý do chính cho chi tiêu về quốc phòng tại Á Châu. Ông đã nói như trên trong một hội nghị quốc tế về an ninh diễn ra song song với cuộc triển lãm về hàng không tại Tân Gia Ba.
Ông nói tiếp: “Mưu đồ của TQ? Hiện chưa ai rõ, nhưng TQ được ví như con đười ươi 800 cân, do đó, dù nó đứng, có chạy lung tung hay thậm chí gãi lưng đi chăng nữa, thì cũng làm cho thế giới quan tâm”.
Trong năm 2011 là năm mà “con đười ươi TQ” tỏ thái độ hung hăng, hiếu chiến nhất từ trước đến giờ thể hiện trong sách lược “hướng ra biển”, nhằm bành trướng thế lực ra khắp nơi như Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và luôn cả Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.
Trước hết là âm mưu chiếm vùng biển Đông, nơi có sự tranh chấp chủ quyền chồng lấn nhau của của TQ với các quốc gia Philipine, Nam Dương, Miến Điện, Mã Lai Á, và Việt Nam. TQ tự vẽ “đường lưỡi bò” rồi tuyên bố 80% vùng biển thuộc chủ quyền của họ. Để củng cố lời tuyên bố này là sự phô trương tàu chiến, tàu ngầm, hỏa tiển hiện đại bằng cách diễn tập bắn đạn thật của hạm đội Nam Hải trong khu vực biển Đông. Họ sẳn sàng dùng biện pháp quân sự để giải quyết các tranh chấp. Mục đích của TQ là muốn kiểm soát tuyến hàng hải quốc tế quan trọng nhất qua eo biển Malaca và biển Đông, và cũng là con đường huyết mạch sinh tử vận chuyển dầu khí, nguyên liệu và lương thực của TQ, tham vọng chiếm đoạt trữ lượng dầu khí lớn lao tại vùng biển này bất chấp luật pháp quốc tế để giải quyết cơn khát dầu đang đe dọa nền kinh tế của họ.
Mùa hè 2011, TQ không từ bỏ một thủ đoạn khiêu khích, hung hãn nào như cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, ngăn cản các công ty khai thác dầu khí Anh, Mỹ và Ấn Độ hợp tác với Việt Nam. Tàu chiến của TQ nhiều lần đâm vào tàu đánh cá thậm chí còn bắn vào ngư phủ Việt Nam và Philipine.
TQ tuyên bố chủ quyền ngay cả trên khu vực đảo Bải Cỏ Rong (Thitu Island) trên đảo có khoảng 400 cư dân Phi Luật Tân chỉ cách đảo Palawan 70 hải lý. Hành động này của TQ gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của chính quyền Phi, Tổng Thống Philipine Aquino tuyên bố cương quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo của họ không để TQ bắt nạt.
Đầu tháng 4/2011, TQ đưa 2 tàu Ngư Chính 311 và 202 xâm nhập lãnh hải Mã Lai Á. Hai tàu ngư chính từ vịnh Tam Á tỉnh Hải Nam xuống tận Trường Sa cách đảo Hải Nam 1200 km trong vùng lảnh hải của Mã Lai Á, đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ của nước này. Báo chí TQ mô tả, nòng pháo của con tàu chiến mang số 3503 của Hải Quân Malysia chỉa thẳng vào tàu Ngư Chính 311, khoảng cách giửa hai tàu chừng 300 m, thủy thủ trên tàu ngư chính còn thấy rỏ binh sĩ trên tàu tuần tra của Mã Lai Á đội mũ sắt trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, có cả chiến đấu cơ Mã Lai Á xuất hiện trên bầu trời. Tàu tuần tra Mã Lai Á phát loa bằng Hoa ngữ: “Đội tàu ngư chính TQ, chúng tôi là quân hạm Mã Lai Á, mong các ông hãy rời khỏi nơi này”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TQ có những lời lẽ khó nghe biển Đông là “lợi ích cốt lõi”nghĩa là TQ xem biển Đông như Đài Loan, Tây Tạng,… TQ có “chủ quyền không thể tranh cãi”. Họ còn lớn tiếng ra lệnh Việt Nam không được đánh bắt hải sản trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo luật pháp quốc tế mà ngư dân TQ thì được. Tờ Global Times cơ quan truyền thông ngoại vi của đảng CSTQ có những phát ngôn “đao to búa lớn” bắt nạt, đe dọa các nước láng giềng nhỏ bé, yếu kém: “… các nước này sẽ phải chuẩn bị nghe tiếng đại pháo” và chính quyền TQ cũng phải sẵn sàng cho biện pháp “phản công quân sự", rõ ràng là thái độ của kẻ xâm lược hung bạo. TQ ngang nhiên đưa nhiều tàu chiến hiện đại “diệu võ dương oai” trên biển Đông, xem như biển Đông là ao nhà của họ.
Đối với Nhật Bản, TQ đưa tàu chiến đến gần quần đảo Điếu Ngư (quần đảo Senkaku) nơi có sự tranh chấp chủ quyền làm căng thẳng ngoại giao giửa hai nước. Sau khi Nhật Bản ra bạch thư về quốc phòng, TQ đã hống hách lớn tiếng nói: “Nhật Bản vô trách nhiệm”.
Sự phát triển kinh tế và quân sự trong hai thập niên qua làm cho nước này thấy rằng mình có thể vượt trội hơn Hoa Kỳ trong tương lai gần, trong khi Hoa Kỳ tham chiến vào Iraq, Afghanistan, Lybia làm tiềm lực kinh tế suy thoái, mắc nợ TQ gần 1.000 tỷ đô la, và có thể sẽ can dự vào chiến tranh với Syria và Iran làm ngân sách càng thâm thủng. Trong khi ngân sách quốc phòng TQ tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế, còn Hoa Kỳ thì lại cắt giảm ngân sách quốc phòng lên đến 460 tỷ trong 10 năm tới. Do đó, TQ mạnh dạn thể hiện sự mạnh mẻ ép Hoa Kỳ không được tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma ở Phòng Bầu Dục mà gặp ở phòng bản đồ. Và TQ còn cho thấy sự vĩ đại của mình bằng cách phản đối nảy lửa sau đó. Một tướng lãnh TQ đề nghị với Đô Đốc Keating rằng hai nước nên chia đôi Thái Bình Dương, báo chí đã loan tin: “Phát biểu sau chuyến thăm Thái Lan, Hồng Kông và Nam Hàn vừa qua, Đô Đốc Keating cho biết một tướng TQ đã đề nghị với ông rằng, hai nước nên chia đôi Thái Bình Dương, theo đó, TQ sẽ “lo gìn giữ hòa bình từ phía Tây, còn Mỹ lo từ Hawaii sang hướng Đông”. Nhưng Đô Đốc Keating nói ông đã trả lời: “No, thanks!” (Không, cám ơn!).
TQ còn nổ lực xây dựng chiến lược “Chuổi Ngọc Trai” để bành trướng thế lực vào Ấn Độ Dương, được xem là chiến lược bao vây Ấn Độ, đe dọa trực tiếp đến nền an ninh nước này. TQ tăng cường quân lực dọc theo biên giới nơi có tranh chấp vùng lãnh thổ giửa hai nước, hỗ trợ cho Pakistan chống Ấn Độ.
Liên tục 20 năm qua kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, TQ chi tiêu cho quốc phòng tăng trung bình 15% năm, tạo điều kiện cho hai lực lượng không quân và hải quân phát triển đến chóng mặt nhằm thực hiện các mưu đồ xâm lược.
Tàu Ngư Chính
TQ xây dựng 3 hạm đội:
HẠM ĐỘI BẮC HẢI:
Bộ tư lệnh đặt tại Thanh Đảo, có nhiệm vụ bảo vệ các tỉnh ven biển phía bắc: Sơn Đông, Hà Bắc, Liêu Ninh và thành phố cảng Thiên Tân, ngoài ra còn bảo vệ cửa ngỏ của quân khu thủ đô Bắc Kinh. Hạm Đội Bắc Hải có 115 lữ đoàn tàu chiến, 3 sư đoàn và 1 trung đoàn không quân-hải quân, các trung đoàn hỏa tiển-pháo bờ biển.
Căn cứ Lữ Thuận (tỉnh Liêu Ninh) có 7 lữ tàu khu trục, 1 lữ tàu phóng lôi, 1 lữ tàu tuần tiểu và 1 lữ tàu ngầm thông thường. Cảng Lữ Thuận nước sâu nên đa số tàu hộ tống và khu trục bố trí tại cảng này, chịu trách nhiệm quản lý bờ biển từ cảng Đại Liên đến Danh Khẩu.
Căn cứ Thanh Đảo có 8 tàu ngầm hạt nhân, 3 chiếc loại 091, trọng tải 4.500 tấn, dài 106 m, 3 chiếc loại 092, trọng tải 6.500 tấn, dài 120m, 2 chiếc loại Tống và 1 lữ tàu ngầm thông thường, 1 lữ tàu phóng lôi và 1 lữ tàu tuần tiểu, chịu trách nhiệm quản lý bờ biển từ Uy Hải đến Nam Giao. Thanh Đảo là nơi đặt bản doanh của các tàu ngầm chiến lược. Sư đoàn không quân tiêm kích số 7 (trực thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân) và 1 trung đoàn độc lập số 3 đồn trú tại căn cứ không quân Yên Đài (Thanh Đảo).
Tại Uy Hải có 1 lữ tàu phóng lôi, và Đại Liên có 1 lữ tàu tuần tiểu.
Căn cứ trên đảo Hồ Lô quản lý từ Tần Hoàng Đảo đến Thiên Tân, là căn cứ tàu ngầm thông thường.
Ngoài ra còn có các sư đoàn không quân như: Sư đoàn ném bom số 2 (loại phi cơ ném bom H-5 và H-6) có căn cứ tại Sơn Hải Quan (tỉnh Hà Bắc). Sư đoàn tiêm kích số 5 (loại chiến đấu cơ J-8 II, J-7 và J-6) ở căn cứ Lưu Bình (tỉnh Sơn Đông).
(Phi cơ dội bom H-6)
HẠM ĐỘI ĐÔNG HẢI:
Bộ tư lệnh đặt tại căn cứ Ninh Ba, có trách nhiệm ngăn chận sự tấn công của Đài Loan, nếu có chiến tranh xảy ra thì phong tỏa Đài Loan và tương lai sẽ là lực lượng giải phóng Đài Loan. Ninh Ba là căn cứ chính của hạm đội Đông Hải. Không quân hải quân có sư đoàn tiêm kích số 4 và trung đoàn phi cơ trinh sát số 6.
3 căn cứ khác của hạm đội Đông Hải là:
Căn cứ Thượng Hải, có trách nhiệm từ cảng Liên Vân đến Ngô Tùng.
Căn cứ Châu Sơn có trách nhiệm từ Định Hải đến Ôn Châu,
Căn cứ Phúc kiến chịu trách nhiệm từ Phúc Kiến đến Hạ Môn.
Về tàu ngầm hạm đội Đông Hải có 5 tàu ngầm Kilo mua của Nga, 2 chiếc loại 039 và 12 chiếc loại Type-035 và Romeo.
Tàu khu trục hiện đại mua của Nga 4 chiếc (loại Sovermenry trang bị hỏa tiễn và vũ khí hiện đại, trọng tải từ 7.900 đến 8.480 tấn, dài 156m, với 296 sĩ quan và thủy thủ), 2 chiếc tàu hộ vệ tàng hình loại 053H3, 4 chiếc loại 053H2G, 9 chiếc loại 053H.
Ngoài ra còn có 1 sư đoàn máy bay dội bom (H5 - H6) ở căn cứ Đan Dương (Giang Tô), và 1 sư đoàn máy bay tiêm kích số 6 (chiến đấu cơ J-7) đặt căn cứ ở Đại Sơn.
(Khu trục hạm Sovermenry)
HẠM ĐỘI NAM HẢI:
Bộ tư lệnh đặt tại căn cứ Trạm Giang, hạm đội đồn trú tại 2 căn cứ Trạm Giang (Quảng Đông) và căn cứ Du Lâm trên đảo Hải Nam. Hạm đội Nam Hải là lực lượng chủ lực để TQ bành trướng thế lực trên biển Đông và vươn tay sang Ấn Độ Dương. Là sức mạnh để TQ yêu sách đòi hỏi quyền lợi trong sự tranh chấp chủ quyền biển đảo đối với các quốc gia trong khu vực. Khu trục hạm hiện đại Thẩm Quyến là soái hạm của hạm đội Nam Hải, trang bị hỏa tiển và vũ khí tối tân nhất của TQ, trọng tải 6.000 tấn dài 153 m, 2 trực thăng chống tàu ngầm, trang bị hệ thống rada, điện tử, chế áp điện tử, trinh sát, dữ liệu tác chiến tối tân.
Trong số 11 khu trục hạm tên lửa Type-052C và tàu hộ tống hiện đại Type-054A/D của Hải Quân TQ thì có 8 chiếc được biên chế cho hạm đội Nam Hải. Theo một nguồn tin không chính thức qua bức ảnh vệ tinh chụp được một tàu ngầm hạt nhân loại Type-094 cũng được điều động tăng cường cho hạm đội này. Phần lớn tàu chiến trong hạm đội Nam Hải là loại hiện đại và mới xuất xưởng, gồm 2 lữ đoàn tàu khu trục, 1 lữ đoàn tàu hộ vệ hỏa tiển, 4 lữ đoàn tàu tuần tiểu, phóng ngư lôi, 1 lữ đoàn tàu đổ bộ, nhiều tiểu đoàn tàu chiến độc lập, tổng cộng có trên 60 chiếc, không kể các tàu tuần duyên không thể hoạt động xa bờ. Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Hải Quân TQ là chiếc Sri Lang được biên chế cho hạm đội Nam Hải.
Căn cứ Du Lâm trên đảo Hải Nam hết sức quan trọng, biển nước sâu và ẩn vào trong núi có thể cho 20 tàu ngầm trú chân. Hạm đội tàu ngầm Nam Hải lên đến gần 30 chiếc, 1/3 là tàu ngầm nguyên tử, 1 lữ đoàn loại Kilo. Còn lại là lớp Type-091 và 092, sức mạnh đáng kể của nó là trang bị hỏa tiển JL-2 có tầm bắn tới 8.000 km.
(Căn cứ tàu ngầm Du Lâm)
TQ có 2 lữ đoàn Hải Quân Lục Chiến, mỗi lữ đoàn có 7 tiểu đoàn gồm 3 tiểu đoàn Hải Quân Lục Chiến, 1 tiểu đoàn thiết giáp, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn xe cơ giới, 1 tiểu đoàn truyền tin và các đơn vị trinh sát, công binh và phóng hỏa. Trang bị cho 2 lữ đoàn này có hơn 500 xe tăng và thiết giáp hạng nhẹ, pháo 122 mm, cối 107 mm, hỏa tiển chống xe tăng HJ-8, hỏa tiển phòng không HN-5; 4 tàu đổ bộ cỡ lớn LST và 5 tàu đổ bộ LSM, một số xuồng đổ bộ đệm khí 722-II. Tất cả lực lượng Hải Quân Lục Chiến của quân đội TQ đều đặt trực thuộc hạm đội Nam Hải. Điều này cho thấy quyết tâm đánh chiếm biển Đông trong chiến lược bành trướng của TQ.
Hải Quân TQ đang đóng thêm hàng chục tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm nguyên tử. Để thực hiện tham vọng của mình, TQ còn đóng thêm 2 hàng không mẫu hạm thứ 2 và 3 sẽ cho hạ thủy vào năm 2015 (chiếm biển Đông), dự trù hoàn tất 2 chiếc tàu sân bay thứ 4 và 5 vào năm 2020 (tranh giành ảnh hưởng Tây Thái Bình Dương). Đóng thêm hàng không mẫu hạm và tàu ngầm hạt nhân để vươn ra khắp các đại dương năm 2030.
Các chuyên viên nghiên cứu thì cho rằng TQ còn có một hạm đội thứ 4, đó là hạm đội tàu Ngư Chính là lực lượng tàu biển xa bờ, khi chiến tranh xảy ra các tàu này có thể trang bị hỏa tiển phòng không và vũ khí chống ngầm.
Lực lượng không quân của TQ gần đây được tăng cường đáng kể, số lượng máy bay chiến đấu gồm: 552 máy bay J-7; 312 máy bay J-8; 120 máy bay Q-5; và 72 máy bay JH-7A. Không Quân TQ còn biên chế loại máy bay tối tân thế hệ thứ tư: 73 máy bay Su-30MKK; 116 máy bay J-11; 18 máy bay J-11B; và hơn 120 máy bay đa chức năng J-10. Biên đội ném bom gồm có 82 máy bay H-6, có 10 máy bay tiếp nhiên liệu trên không H-6U. Vận tải có 18 máy bay vận tải IL-76 và khoảng 30 chiếc loại Y-9 và một số loại khác, 7 máy bay báo động giám sát.
TQ đang thử nghiệm máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 loại J-20. Không chỉ có thế, TQ nghiên cứu chế tạo máy bay J-XX tương đương loại F-35 của Mỹ, để trang bị cho không quân vào năm 2018.
(Chiến đấu cơ thế hệ 5 J-XX của Trung Quốc)
Lực lượng bộ binh gồm 18 tập đoàn, cùng với lực lượng phòng không và không quân được phân bổ cho 7 đại quân khu: Thẩm Dương, Bắc Kinh, Lan Châu, Tế Nam, Nam Kinh, Quảng Châu và Thành Đô.
Ngoài ra quân đội TQ được trang bị nhiều thiết bị truyền tin, radar, điện tử hiện đại. Theo tiết lộ của bộ quốc phòng Hoa Kỳ: “Quân đội TQ đã áp dụng được một số chiến thuật hỏa tiển không đối đất và vũ khí dẫn đường có độ chính xác cao, bao gồm công nghiệp vệ tinh và laser dẫn đường nhằm tăng cường khả năng chống tàu từ trên không”.
Đặc biệt TQ đã chế tạo được hỏa tiễn DF-21D mang đầu đạn nguyên tử tầm bắn đến 1.500 km, có khả năng tiêu diệt hàng không mẫu hạm. Điều này đe dọa trực tiếp đến hạm đội 7 của Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương (tiềm lực vũ khí nguyên tử của TQ xin được đề cập đến trong bài viết khác).
Về chiến xa, quân đội TQ sở hữu 2 loại Xe Tăng Type-96 và Type-99. gồm khoảng 3.000 chiếc. Trang bị pháo 125 mm và một đại liên trên pháo tháp, nặng đến 58 tấn. Loại tăng này được các chuyên viên đánh giá là có tính năng tiên tiến, như hệ thống kiểm soát hỏa lực, khả năng bảo vệ của vỏ giáp cũng như khả năng cơ động. TQ cũng đã chế tạo xe tăng loại mới Type-99 A2 hoàn hảo hơn, trang bị đại bác 140 mm thay vì 125 mm như Xe Tăng 96 và 99, không thua bất cứ loại xe tăng nào trên thế giới, TQ hiện có khoảng 400 chiếc loại này trong lực lượng xe tăng. Xét về thông số kỹ thuật Xe Tăng Type-99 A2 có ưu thế hơn Xe Tăng T-90S mà Ấn Độ mua của Nga. Quân đội Nga lo ngại đối với lực lượng xe tăng của TQ khi xảy ra chiến tranh giữa hai nước, vì ngoài 3.000 xe tăng hiện đại đang sử dụng, trong kho vũ khí của TQ còn khoảng 6.000 Xe Tăng Type-59 và Type-60 có thể đem ra sử dụng dùng số đông để áp đảo giành chiến thắng.
(Xe Tăng Type-99-A2)
Với sức mạnh quân sự đó, TQ có thể lấn áp, dẫm đạp lên tất cả các quốc gia Đông Nam Á, đe dọa nặng nề nhất là Việt Nam và Philipine. Nhưng các nước láng giềng của anh khổng lồ “khó ưa” đâu có chịu ngồi yên để bị ức hiếp mãi, một tướng lảnh Việt Nam từng lên tiếng “Con giun xéo mãi nó cũng quằn”. Thế là đồng loạt các nước lân bang TQ từ Đông Á, Đông Nam Á và ngay cả Ấn Độ ở Nam Á cũng đều hiện đại hóa quân đội và có động thái liên kết nhau để đối phó với mối nguy cơ “quân xâm lược TQ”.
Nhìn qua việc hiện đại hóa quân đội trong lực lượng không quân và hải quân của các quốc gia ASEAN để có thể thấy quyết tâm phòng chống sự bành trướng của TQ của khối ASEAN, vì khi xảy ra chiến tranh 2 lực lượng không quân và hải quân chủ động chiến trường. Hai nước LÀO và CAM BỐT không có tranh chấp ở biển Đông, Thái Lan và Tân Gia Ba cũng không có tranh chấp với TQ trên biển Đông nhưng vẫn tăng cường quốc phòng vì cũng có thể bị liên lụy trong khu vực.
THÁI LAN:
(hàng không mẫu hạm A. Chakri Naruebet)
Hải Quân Thái Lan là quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á sở hữu 1 hàng không mẫu hạm A. Chakri Naruebet, mua của Tây Ban Nha, loại nhỏ 11.480 tấn, với 9 máy bay cánh cố định lên thẳng AV-8S Harrier, 6 trực thăng S-70B Sea Hawk. Có 10 tàu khu trục, 8 tàu hỏa tiển, 90 và tuần tra ven biển và trên sông, 20 tàu quét mìn, 6 tàu đổ bộ xe tăng 3.000 tấn, và 2 tàu ngầm tấn công loại Type-206A mua của Đức, đã đặt mua thêm 6 chiếc tàu ngầm loại này theo hợp đồng được chuyễn giao vào năm 2013-2014. Không quân hải quân có 110 chiến đấu cơ, 15 chiếc trực chiến tên tàu sân bay, và 95 chiếc đồn trú trên bờ. Có các căn cứ tại Bangkok, Shongkhla, Phanga, Phuket và Mataphut. Về không quân, Thái Lan có kế hoạch thay thế loại máy bay chiến đấu F-5A/B đã lỗi thời, F-16 của Hoa Kỳ là chủ yếu trong không lực Hoàng Gia Thái. Để tăng sức mạnh cho không quân của mình, Thái Lan mua 12 chiếc Gripen 39 C/D của Thụy Điển, giá $65 triệu USD mỗi chiếc, được biên chế tại căn cứ không quân của liên đội 7 ở Surat Thani. Đã nhận 6 chiếc trong năm 2011 và 6 chiếc còn lại sẽ nhận trong năm 2012.
TÂN GIA BA:
Là một quốc đảo nhỏ, với diện tích chỉ có vỏn vẹn 648 Km2, do đó đặc điểm lực lượng quân sự được tổ chức khác với các quốc gia khác trong vùng. Hải Quân Tân Gia Ba có 6 chiếc hộ tống hạm Formidable rất hiện đại, công nghiệp tàng hình, trang bị 8 hỏa tiễn chống chiến hạm RGM-84-Harpoon tầm bắn 130 km. 4 bệ (32 ống phóng) hỏa tiễn đối không, 1 pháo 76 mm, ngư lôi A244/S và trực thăng chống tàu ngầm S-70B Sea Hawk, trọng tải 3.200 tấn, 6 tàu hộ tống Victoria mua của Đức, 6 tàu Fearless trang bị hỏa tiễn phòng không Mistral, pháo 76 mm, trọng tải 500 tấn, 30 tàu tuần tiểu ven biển, 4 tàu quét mìn, 4 tàu đổ bộ LST. Sở hữu 4 tàu ngầm Challenger trọng tải 1.200 tấn, và 2 chiếc tàu ngầm loại Archer trọng tải 1.400 tấn, các tàu ngầm này mua của Thụy Điển. Quân cảng Changi được xem như là một cảng quốc tế, tiếp nhận tất cả tàu chiến mọi quốc gia khi đi ngang qua eo biển Malacca, đó là nguồn lợi lớn cho quốc gia nhỏ bé ở vị trí chiến lược hết sức quan trọng này. Tuy nhiên hải cảng cũng có sự giới hạn, nên hạm đội tàu ngầm của Tân Gia Ba phải luân phiên đi đậu nhờ ở Indonesia. Trong tháng qua (12/2011) Hoa Kỳ đã thương thão với quốc gia này để xây dựng thêm một hải cảng mới có khả năng cho hải quân Mỹ quá cảnh tại đây. Công ty ST. Enginnering của Tân Gia Ba sản xuất loại đại pháo 155 mm hiện đại tầm bắn xa hơn loại 155 mm của Mỹ và rất chính xác. Ấn Độ là một trong những nước dự định mua đại pháo này để hiện đại hóa quân chủng pháo binh của họ.
MIẾN ĐIỆN:
Theo tạp chí Military Balance của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (IISS) thì Không Quân Miến Điện có khoảng 400 chiếc đủ loại, đáng kể là các chiến đấu cơ.
Mua của TQ gồm: 60 chiếc J-7, 12 chiếc J-6, 36 chiếc Q-5, 6 máy bay vận tải Y-8 và một số các loại khác. Mua của Nga: 10 tiêm kích đa năng Mig-29B, 2 Mig-29UB, và gần 100 chiếc các loại khác. Số còn lại mua của Thụy Sĩ, Ba Lan, Yugoslavia, Pháp, Mỹ, Pakistan và Serbia.
Về hải quân Miến Điện còn rất yếu, có một số tàu tuần tra ven biển cũ kỷ. Theo báo Công Nghiệp Quốc Phòng của Đức cho biết chính phủ Miến Điện có hợp đồng đặt mua một số tàu tuần tra mới của nước này nhưng không nói rõ trị giá hợp đồng.
MÃ LAI Á:
Có nhu cầu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế tại eo biển Malacca, Sarawak Sabah, và một số đảo ngoài khơi có sự tranh chấp chủ quyền với TQ. Sau vụ việc tàu ngư chính 311 xâm phạm lãnh hải ngày 29-30 tháng 4 năm 2011, Mã La Á tăng tốc độ hiện đại hóa không quân và hải quân nhằm đối phó với sự xâm lấn biển đảo của TQ. Theo các nhà quan sát thì lực lượng hải quân và không quân Mã Lai Á đáng gờm trong khu vực. Hiện nay Hải Quân Mã Lai Á sở hữu lực lượng tàu chiến khá mạnh hơn 100 chiếc, tuy nhiên chính phủ nước này muốn tăng cường mạnh mẽ hơn nữa cho hải quân và không quân -hải quân. Đặt mua thêm 6 tàu lớp hộ tống Kedah của công ty Penang Shipbuiding and Contruction (PSC) và 6 chiếc loại này của công ty Blohm und Voss của Đức, ký hợp đồng với công ty DSME của Hàn quốc đóng mới 2 chiến hạm khác. Đặt mua của Pháp 6 hộ tống hạm hiện đại Gowind có chiều dài 100 m, trị giá 2,8 tỷ USD. Mua 2 tàu ngầm hiện đại Scorpene của Pháp. Mua của Nga 18 chiến đấu cơ Su-30MKM và dự định đặt mua thêm 18 chiếc nữa loại này để nâng cao khả năng phòng thủ biển đảo. Mua 12 trực thăng EC-725 Eurocopter, 4 máy bay A-400M, 8 máy bay báo động sớm AEWAC, nâng cấp các chiến đấu cơ F/A-18D, mua 9 rada tác chiến của Mỹ nhằm tăng cường khả năng kiểm soát vùng biển Sabah. Hãng thông tấn Bernama của Mã Lai á cho biết đầu năm 2010, quân đội nước này thực hiện chuyến bay đầu tiên máy bay không người lái (UAV), và sẽ nghiên cứu chế tạo loại này để tăng cường khả năng hoạt động tình báo, trinh sát, và chiến đấu. Không Quân Hoàng Gia Mã Lai Á cũng đã đặt mua của Mỹ 20 hệ thống hỏa tiễn AIM-9X-2 Side Winder và 8 hệ thống hỏa tiễn CATM-9X2 Block II.
INDONESIA:
Là quốc gia quần đảo, có 17.508 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có khoảng 6.000 đảo không có người sinh sống, đường bờ biển lên đến 80.000 km, do đó lực lượng hải quân được chính phủ đặc biệt quan tâm, trang bị hơn 130 chiến hạm trong đó có một số tàu ngầm tấn công trang bị tên lửa diệt hạm. Chủ lực hải quân của Indonesia gồm 6 tàu khu trục hiện đại lớp Van Speijk do hà Lan đóng, 16 tàu hộ tống lớp Parchim mua của Đông Đức, 4 tàu khu trục Sigma 9113, loại 1.700 tấn, dài 90,7 m do Hà Lan chế tạo, đặt đóng thêm tàu khu trục Sigma 10514, trọng tải 2.400 tấn dài 105 m, và hợp đồng chuyển giao công nghiệp để tự sản xuất trong nước loại tàu khu trục Sigma 10514. Đặt mua của Nam Hàn 2 tàu đổ bộ có boong đỗ máy bay lớp Makassar, trọng tải 7.300 tấn. Indonesia cũng có tham vọng đóng 1 tàu sân bay chở trực thăng dài 190 m, trọng tải 35.000 tấn. Tháng 4/2011, hải quân Indonesia cho hạ thủy chiến hạm tự đóng KRI Clurit dài 44m, rộng 8 m, tốc độ 30 hải lý/giờ. Thành tựu này thúc đẩy Indonesia phát triển hải quân mạnh mẽ hơn trong tương lai vì họ có một đội ngủ chuyên viên đóng tàu khá hùng hậu với 8.000 công nhân lành nghề và khoảng 3.000 kỹ sư chuyên ngành đóng tàu biển. Indonesia cũng vừa thí nghiệm thành công lắp đặt tên lửa siêu âm diệt chiến hạm Yakhont từ tàu chiến KRI Oswald Siahaan, tiêu diệt mục tiêu là một chiến hạm cũ ở cự ly 250 km.
Không Quân Indonesia có 346 máy bay đủ loại, gồm 5 chiếc Su-27SKSKM và 5 chiếc Su-30MK/MK2, chiến đấu cơ F-16 A/B là chủ lực của không quân Indonesia. Chính phủ nước này cũng muốn lực lượng không quân phát triển đồng bộ với hải quân trong nhiệm vụ bảo vệ biển đảo. Mua 8 chiến đấu cơ cánh quạt EMB-314 của Brazil, và hợp đồng mua thêm máy bay đa năng Su-27 và Su-30 của Nga. Mua thêm 24 chiếc F-16 đã qua sử dụng của Mỹ. Mua của Nam Hàn 16 chiến đấu cơ T-50 Golden Eagle. Ngoài ra Indonesia còn mua 8 trực thăng tấn công Apache, giá 25 triệu USD/chiếc, và 100 Xe Tăng Leopard 2A6 đã qua sử dụng của quân đội Hà Lan giá 280 triệu USD.
PHI LUẬT TÂN:
Là nước chịu áp lực nặng nề của TQ, nhưng lại có lực lượng không quân và hải quân yếu nhất Đông Nam Á, bù lại nước này có liên minh quốc phòng với Hoa Kỳ nên mạnh mẽ lên tiếng phản đối TQ trong việc tranh chấp chủ quyền tại biển Đông.
Philipine có khoảng một chục tàu tuần duyên thời thập niên 1970, và 6 chiến đấu cơ. Cuối năm 2011 hải quân Philipine tiếp nhận 1 tàu tuần duyên PF-15 của Hoa Kỳ chuyển giao, được đổi tên là BRP Gregorio Del Pilar. Hoa Kỳ sẽ chuyển giao tiếp chiếc thứ 2 vào đầu năm 2012 sau khi tàu này tân trang xong. Giá mua 2 chiếc tàu này được chính quyền Phi Luật Tân cho biết rất rẻ gần như cho không. Có thể Hoa Kỳ đồng ý cung cấp một số chiến đấu cơ F-16 đã qua sử dụng theo đề nghị của nước này để tăng cường khả năng phòng thủ biển đảo.
VIỆT NAM:
Là quốc gia bị áp lực nặng nề nhất trong sự bành trướng TQ. Đại Tá Quách Hải Lượng (vừa thăng cấp thiếu tướng) tùy viên quân sự tại tòa đại sứ VN ở TQ cho biết: “Về kỹ thuật thì hiện nay tôi không dám nói thẳng ta có những gì nhưng tôi xin bảo đảm rằng có những thứ đủ sức đánh được bọn ấy (TQ) khi nó xâm phạm chủ quyền của ta ở trong biển gần”.
Việt Nam gấp rút hiện đại hóa quân đội, thay toàn bộ vũ khí hiện đại cho lực lượng hải quân, không quân-hải quân và lực lượng tên lửa phòng thủ ven biển cũng như tên lửa phòng không.
Hải quân VN hiện có 2 chiếc khu trục hạm hiện đại Gepard 3.9, loại 2.100 tấn, có hợp đồng đặt mua thêm 2 chiếc nữa của Nga. Mua 4 khu trục hạm tàng hình Sigma của Hà Lan, loại 1.692 tấn, 2 chiếc do Hà Lan đóng và 2 chiếc sẽ do VN đóng theo hợp đồng chuyển giao công nghệ; 4 tàu tên lửa Svettlyat (phiên bản 10412); 4 tàu tên lửa Taratul-1 có trang bị tên lửa diệt hạm SS-N-22 với cự ly tấn công 200 hải lý; 2 tàu tuần tiểu BPS-500; 5 chiếc lớp Petya-3; 2 tàu tên lửa siêu tốc Molnya lớp Project 12418 của Nga, có trọng tải 364 tấn đạt tốc độ 35 hải lý/giờ, và theo hợp đồng chuyển giao công nghiệp VN sẽ đóng thêm 6 chiếc nữa loại Molnya này; hải quân VN vừa đóng xong tàu tuần tra TT400TP có trọng tải 400 tấn và sẽ đóng thêm 4 chiếc nữa cũng do Nga chuyển giao công nghệ. VN cũng có thương thão với Ấn Độ để mua một số khu trục hạm loại trung bình 2.000 tấn nhưng Ấn Độ còn đang dè dặc chưa quyết định. Tàu ngầm có 2 chiếc loại nhẹ Yuko mua của Triều Tiên, và 6 chiếc hiện đại loại Kilo 636 của Nga sẽ được chuyển giao vào năm tới sau khi huấn luyện xong sĩ quan và thủy thủ đoàn. Không quân-hải quân có 20 máy bay tiêm kích Su-30MK2 có thể sẽ được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm Brahmos, tầm hoạt động xa đến Trường Sa. Nâng cấp 250 chiếc Mig-21 và Mig-29. Một số máy bay tuần tra biển và máy bay cảnh báo rada tối tân. Có 4 hệ thống hỏa tiển phòng thủ bờ biển Bastion hiện đại phóng hỏa tiển siêu âm Yakhont có tầm bắn 300 km, theo hợp đồng chuyển giao công nghiệp của Nga VN sẽ chủ động tự sản xuất loại hỏa tiển siêu âm hiện đại này. Sở hữu 2 hệ thống hỏa tiển phòng không S300-PMU-1 và đặt mua thêm số lượng lớn loại hỏa tiển này nhưng trị giá hợp đồng không được tiết lộ. Truyền thông Ấn Độ cho biết VN cũng đặt mua hỏa tiển siêu âm hiện đại Brahmos của Ấn Độ nhưng giá trị hợp đồng cũng không được công bố; VN mua nhiều hệ thống rada, nhiểu sóng điện tử và đang sở hữu một vệ tinh truyền tin + dọ thám Vinasat (Vsat-VCD2).
Cựu Thủ Tướng Tân Gia Ba Lý Quang Diệu nhận xét về khả năng hiện đại hóa quân đội của các nước ASEAN thì không có nước nào có thể đối đầu được với lực lượng quân sự của TQ, ngay cả việc các lực lượng này tập hợp lại. Động thái hung hãn của TQ trong năm 2011 đưa đến một số nước trong khối ASEAN như Việt Nam, Indonesia và Philipine dù các nước này đều có sự tranh chấp chủ quyền tại biển Đông nhưng chuyện đó “hạ hồi phân giải”, việc trước mắt là họ liên kết nhau để đối phó với mối hiểm nguy “bành trướng TQ”. Các nước bị ức hiếp này cũng tìm đến sự che chở của các cường quốc như Nga, Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ. Trong khi đó với ý đồ xâm chiếm biển Đông đe dọa trực tiếp đến quyền lợi kinh tế cũng như tranh giành thế lực chính trị không chỉ trong khu vực mà còn ở vài nơi khác trên thế giới, vì vậy một số cường quốc không thể khoanh tay ngồi nhìn TQ “múa gậy rừng hoang”, một liên minh tay 3 Nhật, Mỹ và Ấn Độ hình thành trong cuối năm 2011.
TRUNG QUỐC:
Cường quốc kinh tế đứng đầu châu Á, và hàng thứ 2 trên thế giới. Về quân sự cũng vậy, đứng hàng thứ nhất tại Châu Á và hàng thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kỳ.
NHẬT BẢN:
(Máy bay F-35 Lightning II)
Cường quốc kinh tế hàng thứ 3 trên thế giới, về quốc phòng đứng hàng thứ 2 tại Châu Á sau TQ. Hải Quân Nhật chưa có hàng không mẫu hạm nhưng nếu nhu cầu quốc phòng cần thiết thì Nhật có thể biến cải các tuần dương hạm có sân đáp cho loại chiến đấu cơ AV-8 Harrier. Tự đóng tàu khu trục Kongo (là loại tàu hiện đại nhất của hải quân Mỹ Arleigh Burke) và máy bay tiêm kích Mitsubishi F-2 (là loại F-16 của Hoa Kỳ) theo hợp đồng chuyển giao công nghiệp giữa hai nước. Nhật Bản cũng đang hợp đồng mua từ 40-50 máy bay tàng hình thế hệ thứ năm F-35, là loại máy bay thế hệ thứ 5. Đầu tháng 10/2011, Lockheed Martin cho biết nếu Nhật Bản dự định loại bỏ toàn bộ các máy bay cũ F-15J Kai thì có thể mua đến 150 máy bay tiêm kích F-35 Lightning II của Hoa Kỳ. Tuy về số lượng chiến đấu cơ và chiến hạm kém hơn TQ nhưng tính năng kỹ thuật của nhiều loại vũ khí trang bị trong lực lượng phòng vệ của Nhật Bản vượt trội hơn TQ.
ẤN ĐỘ:
(Hỏa tiển Brahmos)
Cường quốc quân sự đứng hàng thứ 3 tại Châu Á sau TQ và Nhật Bản. Là nước có dân số đông đảo đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau TQ. Gần đây Ấn Độ tiếp thu được nhiều kỹ thuật hiện đại của Hoa Kỳ và công nghiệp quốc phòng tân tiến của Nga. Chiến lược “Chuỗi Ngọc Trai” của TQ đe dọa trực tiếp đến nền an ninh của nước này nên anh khổng lồ phía Nam không thể để anh khổng lồ phương Bắc áp chế được. Chiến lược “Hướng Đông” của Ấn Độ không chỉ nhằm hướng tới việc củng cố thế lực tại Ấn Độ Dương mà còn vươn tới biển Đông và Tây Thái Bình Dương. Trong hiện tại khả năng quốc phòng của nước này còn kém hơn TQ, nhưng dự đoán trong 20 năm tới Hải Quân Ấn Độ sẽ dẫn đầu Châu Á và vượt qua TQ vào năm 2030, vì từ nay đến thời điểm ấy Ấn Độ sẽ chi tiêu cho hải quân lên đến khoảng 46,96 tỷ USD trong khi TQ dự chi chỉ bằng phân nửa 23,99 tỷ USD. Hải Quân Ấn Độ hiện đang sở hữu 2 hàng không mẫu hạm INS Viraat trong Hạm Đội Miền Đông và chiếc INS Vikramditya trong Hạm Đội Miền Tây, và lực lượng tàu chiến biển xanh (là loại hoạt động xa bờ) có hơn 100 tuần dương hạm, khu trục hạm, hộ tống hạm cùng nhiều tàu ngầm trong đó có một số là tàu ngầm hạt nhân. Tất cả các xưởng đóng tàu chiến trong nước không đủ cung cấp tàu chiến cho hải quân nên phải mua thêm một số, chủ yếu là từ Nga như các loại tàu khu trục tàng hình lớp Talwar và Kolkata trọng tải 6.700 tấn. Ấn Độ đang đóng thêm 1 hàng không mẫu hàm 40.000 tấn và có kế hoạch đóng mới khoảng 110 chiến hạm hiện đại các loại và một số tàu ngầm hạt nhân dự trù hoàn tất đến năm 2030.
Không Quân Ấn Độ ký hợp đồng mua thêm của Nga 42 máy bay tiêm kích Su-30MK1 đến năm 2018, nâng tổng số loại này lên đến 272 chiếc. Bộ Quốc Phòng Ấn Độ chấp thuận kinh phí 12 tỷ để mua thêm 126 chiến đấu cơ, Lockheed Martin nói rằng Hải Quân Ấn Độ tỏ ý quan tâm đến loại máy bay tiêm kích tàng hình F-35 của họ, trị giá mỗi chiếc gần 100 triệu USD, tuy nhiên chưa có quyết định chắc chắn chọn lựa loại nào trong số 6 công ty dự thầu. Nga cũng vừa nhận được hợp đồng khổng lồ 30 tỷ USD để cung cấp loại chiến đấu cơ hiện đại nhất thế hệ thứ 5 Sukhoi PAK T-50 hoàn tất hợp đồng đến năm 2017. Mua 22 trực thăng tấn công AH-64D Apache trị giá 600 triệu USD. Công nghiệp quốc phòng Ấn Độ vừa thí nghiệm thành công hỏa tiển siêu siêu âm Brahmos đạt tốc độ kỷ lục 6,5 Mach. Loại hỏa tiễn BrahMos là hợp đồng sản xuất của Ấn và Nga do đó họ ghép tên hai con sông Brahmaputra (Ấn) và Moskva (Nga) để đặt tên cho loại hỏa tiễn này.
HOA KỲ:
(Máy bay siêu thanh Falcon HTV-2)
Quốc gia hùng mạnh nhất thế giới cả về kinh tế lẫn quân sự. Trong khi TQ chế tạo hỏa tiễn DF-21D đe dọa hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ thì nước này cũng chế tạo vũ khí mới trong khái niệm “Đòn tấn công nhanh toàn cầu” (Prompt Global Strike) mà giới tuyền thông cho rằng “Siêu vũ khí của Mỹ dành cho TQ” đó là loại hỏa tiễn AHW (Advanced Hypersonic Weapon) Mach 5, tầm bắn 6.000 km chỉ trong vòng 35 phút, độ chính xác sai lệch dưới 10 m. Điểm ưu việt của loại hoả tiễn này là các loại hỏa tiễn đánh chặn hỏa tiễn hiện nay khó có thể đánh chặn AHW được vì nó bay quá nhanh, và một khi hai bên cùng lúc bắn nhau thì tên lửa AHW đã tiêu diệt đối phương trước từ hang ổ, vô hiệu hóa uy lực của hỏa tiển địch. Không Quân Hoa Kỳ có dự định thử nghiệm lần nữa đối với máy bay siêu vượt âm thanh Mach 20, loại HTV-2 (Hypersonic Technology Vehicle-2) đã thử nghiệm thất bại hồi đầu năm 2010. Hải Quân Mỹ cũng vừa thiết kế và sản xuất tàu khu trục thế hệ mới DDG-1000, có chiều dài 180 m, rộng 24,6 m, trọng tải tiêu chuẩn 14.564 tấn. Được trang bị 20 modules phóng hỏa tiển MK-57, hệ thống pháo AGS rất tối tân trang bị đạn pháo 155 mm có điều khiển tầm xa LRLAP, tầm bắn 154 km, độ sai lệch không quá 50m, và nhiều hỏa tiển Tomahawk, rocket chống tàu ngầm RUM-139 VL-ASROC. Mang theo 3 trực thăng chống tàu ngầm UAV MQ-8.
Nhìn về biển Đông, ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ trong kỳ tranh cử với ông Barack Obama, Thượng Nghị Sĩ John McCain (Đảng Cộng Hòa) phát biểu trong ngày 08 Nov 2011 theo Reuters đưa tin, về vấn đề liên quan đến biển Đông, ông nói: “Điều làm cho tôi cãm thấy bất bình, và tôi cũng nghĩ rằng điều đó cũng gây bất bình cho nhiều người trong quý vị ở đây, là những tuyên bố chủ quyền có tính cách thái quá của TQ ở biển Đông - luận cứ của những đòi hỏi này không hề có cơ sở nào trong luật pháp quốc tế; và những hành động ngày càng hung hãn của TQ thực hiện hồi gần đây để khẳng định các quyền mà họ tự cho là của mình, kể cả những hành động ở khu vực trong vòng 200 hải lý ngoài khơi các nước ASEAN, như là trường hợp gần đây trong các việc riêng biệt liên quan tới Việt Nam và Philipines”, ông cũng nói rằng chính phủ của Tổng Thống Barack Obama cần đưa ra một thông điệp rỏ ràng cho TQ là họ không thể “muốn làm gì thì làm”. Trong tháng 6/2011, TNS John McCain cũng phát biểu rằng tình trạng căng thẳng ở biển Đông là do giới lãnh đạo ở Bắc Kinh gây ra và Hoa Thịnh Đốn nên gia tăng sự hổ trợ cho các nước Đông Nam Á để họ có thể ứng phó tốt hơn với cuộc diện trước mắt.
Lời thuyết phục đó của ông John McCain làm đương kim Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama (Đảng Dân Chủ) có hành động thích đáng đối với TQ, là người Mỹ gốc Kenya, Ông có nhiều cơ hội quan sát giống linh trường hoang dã, do đó ông Barack Obama biết được những yếu huyệt của “con đười ươi”, cho nên trong năm 2011 Hoa Thịnh Đốn có những động thái chạm thần kinh Bắc Kinh:
Tại Lybia, TQ đổ vào đây 18,8 tỷ USD đầu tư và nhiều tỷ Mỹ Kim vũ khí cho chính quyền của ông Gaddafi, sau khi chính quyền này sụp đổ TQ trắng tay, nhưng cái thiệt hại to lớn khác là mất đi thị trường mà nước này nhập khẩu 90% hàng hóa của TQ, và hơn thế nữa là mất nguồn cung ứng dầu hỏa lớn lao trong khi TQ đang trong cơn khát dầu, một số nhà máy lọc dầu tại TQ không đủ dầu thô để hoạt động liên tục.
Sau chuyến công du ngoạn mục của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, Miến Điện xa dần ảnh hưởng của TQ mà ngã vào tay Hoa Kỳ, đó là một thắng lợi trên mặt chính trị, dĩ nhiên về mặt kinh tế còn có cơ hội để đầu tư và hàng hóa của Mỹ xâm nhập thị trường tại đây. Nhưng quan trọng hơn hết là phá thế chiến lược của TQ muốn phát triển miền Tây của nước này (Thiểm Tây, Tân Cương, Tây Tạng) vốn nghèo nàn cần phải có con đường tiếp cận với cảng biển như tại Sittwe hay Yangon để trao đổi hàng hóa, và dự phòng khi xảy ra chiến tranh eo biển Malacca bị khóa lại thì TQ còn có con đường cung ứng dầu hỏa vốn đã khan hiếm càng nguy ngập hơn, và nếu không có lương thực vận chuyển từ châu Phi thì 1,3 tỷ dân TQ đói nheo.
Về chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ thì Tổng Thống Barack Obama cứng rắn tuyên bố “Khu vực này là tương lai của Hoa Kỳ” và tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tại Hawaii ngày 12/11/2011, Hoa Kỳ đưa ra bản công bố của 9 nước về “Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) làm mốc hướng tới mục tiêu nối kết các nền kinh tế liên hệ và tự do hóa các hoạt động mậu dịch và đầu tư trong tổ chức này”, thì TQ không hề được dự vào. Xem như điều này là đòn đánh vào nền kinh tế TQ.
Chuyến thăm viếng của Tổng Thống Barack Obama đến Úc (tháng 11/2011) thì có hiệp ước Lực lượng hải quân và thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ được đồn trú tại căn cứ Darwin, và Đô Đốc Jonathan Greenert tư lệnh tác chiến của hải quân Hoa Kỳ đã viết trên Tạp Chí Quốc Phòng (tháng 12/2011): “Chúng ta sẽ đưa một số chiến hạm bảo vệ bờ biển mới nhất đến đóng tại Tân Gia Ba”. Hai sự kiện này là Hoa Kỳ đang điểm vào tử huyệt của TQ tại eo biển Malacca.
Liên hợp các nước Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Ấn Độ và Hoa Kỳ, càng làm cho TQ cảm thấy bị nhốt trong cái rọ từ nhiều thập niên qua mà TQ cố gắng thoát ra. Đây là đòn đánh thẳng vào chiến lược “hướng ra biển” mà TQ cố gắng chuẩn bị từ 20 năm qua. Qua các sự kiện trên, TQ muốn phát điên mà không làm gì được.
Khi Hoa Kỳ hăm đánh Iran thì TQ quyết liệt phản đối và tuyên bố nếu Hoa Kỳ đánh Iran thì TQ sẽ can thiệp, vì nếu TQ mất nguồn cung cấp dầu hỏa tại đây thì nền kinh tế TQ có nguy cơ sụp đổ do thiếu nguồn năng lượng. Còn nếu muốn cứu vãn trong cơn khát dầu mà TQ phiêu lưu đánh chiếm biển Đông thì TQ cũng không nắm chắc phần thắng vì vấn đề biển Đông được quốc tế hoá rồi. Chuyện ông Tập Cận Bình người mà được xem như sẽ kế thừa ông Hồ Cẩm Đào lãnh đạo TQ trong nhiệm kỳ tới, tháng vừa qua (12/2011) công du Việt Nam (từ 20 đến 22/12/2011) và Thái Lan (từ 22 đến 24/12/2011) sau đó đến Hoa Kỳ để làm dịu sự căng thẳng mà Bắc Kinh gây ra đối với nhiều quốc gia tại Châu Á, và ngõ hầu hoạch định chính sách của TQ trong nhiệm kỳ của ông trong 5 năm tới. Vài tháng trước đây có lúc tưởng chừng như “biển Đông dậy sóng” bởi quân xâm lược TQ, nay thì tình hình bớt căng thẳng, nhưng nên luôn nhớ rằng TQ có sách lược lùi một bước để tiến 2 bước.
Tại cuộc họp của các nước Đông Á ở Bali, Indonesia, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama có nói với Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo: “TQ là cường quốc phải có trách nhiệm” và “TQ phải biết tôn trọng luật pháp”. Quả thật, Giáo Sư Dean Cheng dùng danh từ “con đười ươi 800 cân” để chỉ anh khổng lồ TQ hết sức chính xác, vì chỉ có loài dã thú mới “hành xử theo thú tính” và “không hề biết đến luật pháp”.
Vậy cho nên, trong năm mới 2012 tới đây, không biết “con đười ươi nặng ký TQ” sẽ làm gì? Nhảy tưng tưng? Hay gãi gãi cái gì đó?
-Thuyết phục Science đăng thư phản đối đường lưỡi bò thế nào? (Bee.net 3-1-12)
- Ngư dân sợ “Nhân tai” hơn “Thiên tai” – (RFA). – Việt Nam đã làm gì để bảo vệ ngư dân? – (RFA).
Tương lai lãnh đạo Trung Quốc: China's New Leaders Get in Line (WSJ 3-1-12) -- Bài này không có gì lạ cho những bạn đã theo dõi mấy bài tôi đã link mấy tháng nay. Dù sao cũng có ích.
– Gordon G. Chang: Liệu Đảng Cộng sản Trung Quốc có sụp đổ trong năm 2012? (Phamvuluaha).
Thế giới sau đế quốc Mỹ: After America (FP Jan/Feb 2012) - ZBIGNIEW BRZEZINSKI: "How does the world look in an age of U.S. decline? Dangerously unstable"--Violent Clashes Reported in China Over Mosque Demolition NYT -Residents of a village in northwestern China where hundreds of Muslims tried to defend a mosque against demolition have said that many civilians were injured when police attacked.
Dân Ninh Hạ xung đột với công an Trung Quốc rfi- Dân Ninh Hạ xung đột với công an Trung Quốc — (RFI). – Dân Trung Quốc biểu tình chống đầu tư lừa đảo ở Hà Nam — (RFI). – Bất ổn ở TQ do phá đền thờ Hồi giáo — (BBC). - Trung Quốc: Cảnh sát, người Hồi giáo đụng độ tại đền thờ bị phá dỡ - (VOA).
- Hồ Cẩm Đào : nguy cơ “Âu hoá” văn hoá Trung Hoa — (RFI). – Chủ tịch Trung Quốc cảnh báo về nguy cơ bị “Tây hóa” (NLĐ).
- Các nhà lập pháp Nhật Bản tới hòn đảo tranh chấp với Trung Quốc — (VOA). – Japanese politicians visit disputed isles (The Australian). – TQ phản đối người Nhật thăm Điếu Ngư — (BBC). - Trung – Nhật hục hặc vì đảo tranh chấp (TN). - “Chính quyền yểu mệnh” (NLĐ). – Chính khách Nhật Bản thăm đảo Senkaku/Điếu Ngư : Bắc Kinh phản đối — (RFI). – TRUNG QUỐC – NHẬT BẢN: Lại tranh cãi về quần đảo tranh chấp(NLĐ). – China, a friendly neighbor committed to common development (xinhua). - Thế giới 2012: Không thể và có thể (TVN).
- Iran cảnh cáo Mỹ : Không nên đưa tàu sân bay trở lại vùng Vịnh — (RFI). - Iran dọa “xử” tàu sân bay Mỹ (TN). - Iran dọa ‘xử đẹp’ cả tàu sân bay Mỹ (VTC). - Iran cảnh cáo hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ chớ quay lại Vịnh Ba Tư - (VOA). - Pháp thúc đẩy EU trừng phạt Iran mạnh hơn - (VOA). - Mỹ đáp trả Iran về cảnh báo tấn công tàu chiến (VnMedia). – Nga “hạ bậc” tên lửa Iran (NLĐ). - Dầu lửa đổi hỏa tiễn: Trung Quốc được mùa bán vũ khí cho Iran (Le Point/ Thụy My)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét