Tháng
5/2011, Tokyo cũng đặt tên cho 10 trong 49 hòn đảo chưa có tên trên
biển Hoa Đông. Văn phòng nội các Nhật đang phối hợp với các cơ quan chức
năng trực thuộc và chính quyền các địa phương để quyết định tên đầy đủ
cho 39 đảo còn lại.
Quần
đảo Senkaku nằm cách đảo Ishigakijima, tỉnh Okinawa của Nhật Bản 150km
về phía Đông Bắc và cách Đài Loan 185,2km. Nhật đang kiểm soát Senkaku,
song Đài Loan và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền, bởi xung quanh quần
đảo này là những ngư trường dồi dào và những mỏ khí thiên nhiên đầy hứa
hẹn.
Trung Quốc mở rộng tuần tra
Bắc
Kinh phản ứng bằng hành động. Tân Hoa xã cho biết Cơ quan Quản lý an
toàn hàng hải Thượng Hải lên kế hoạch mở rộng tuần tra đến quần đảo
Senkaku và mỏ khí thiên nhiên Xuân Hiếu (Nhật gọi là Shirakaba). Bắc
Kinh sẽ đưa tàu tuần tra có máy bay đến khu vực này trong những ngày
tới. “Chúng tôi sẽ mở rộng tuần tra toàn bộ khu đặc quyền kinh tế của
Trung Quốc trên biển Hoa Đông”- Cơ quan Quản lý an toàn hàng hải Thượng
Hải tuyên bố.
Nhật
Báo Trung Quốc dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi
Dân khẳng định “quần đảo Điếu Ngư có chủ quyền không thể tranh cãi thuộc
về Trung Quốc từ thời cổ xưa” và tuyên bố việc đặt tên 39 đảo của Nhật
một lần nữa làm dấy lên những bất đồng căng thẳng trong tranh chấp lãnh
hải giữa Bắc Kinh và Tokyo.
Nhân Dân Nhật Báo ngay
sau đó cũng đăng xã luận chỉ trích việc Nhật đặt tên cho các đảo xa là
một hành động phá hoại lợi ích chính của Trung Quốc. Đài truyền hình Phượng Hoàng của Hong Kong ghi nhận đây là lần đầu tiên Bắc Kinh mô tả quần đảo Senkaku là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
Ngay sau tuyên bố của Chính phủ Nhật, các nhà hoạt động Trung Quốc lên tàu từ Hong Kong để đến đảo Điếu Ngư. Song, như báo Japan Times cho
biết, chính quyền đặc khu Hong Kong kịp thời ngăn chặn số tàu này ra
khơi. Trước đó, Bắc Kinh cũng phản ứng dữ dội khi bốn thành viên của hội
đồng thành phố Ishigaki (Nhật) đáp máy bay thăm một trong các đảo thuộc
quần đảo Điếu Ngư ngày 3/1.
Mối
quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh căng thẳng nhiều năm do những tranh chấp
về các đảo ở quần đảo Senkaku và mỏ khí thiên nhiên Shirakaba/Xuân
Hiếu. Năm 2004, Trung Quốc bắt đầu khoan thăm dò trong khu vực này khiến
Nhật phản ứng dữ dội. Năm 2008, Bắc Kinh và Tokyo nhất trí cùng hợp tác
thăm dò, song Nhật vẫn nghi ngờ Trung Quốc đang tự ý thăm dò khai thác ở
mỏ khí này.
Đài Loan cũng lên tiếng
Ngay
sau khi có thông tin Nhật đặt tên cho 39 đảo trên biển Hoa Đông, Cơ
quan ngoại giao Đài Loan (MOFA) cho biết các quan chức cấp cao đại diện
cho lãnh thổ này đến trụ sở Hiệp hội trao đổi Nhật Bản (JIA) ở Tokyo để
gửi công hàm phản đối chính thức cho Chính phủ Nhật.
“Chúng
tôi đề nghị Nhật kiềm chế đưa ra những hành động tương tự nhằm tránh
bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào cho mối quan hệ Đài Loan- Nhật Bản. JIA
hoàn toàn nắm bắt quan điểm của chúng tôi và sẽ thông báo cho chính
quyền của họ những mối quan tâm của chúng tôi” - người phát ngôn của
MOFA James Chang nói.
Ông
James Chang khẳng định quần đảo Điếu Ngư là lãnh thổ cố hữu của Đài
Loan, các hòn đảo nhỏ là một phần lãnh thổ của thị trấn Đầu Thành, huyện
Nghi Lan. Đài Loan phản đối mạnh mẽ bất kỳ sự xâm phạm nào đối với quần
đảo này.
Chính
quyền Đài Loan tuyên bố sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề theo nguyên tắc
sẵn sàng để qua một bên những tranh chấp để “có thể cùng hợp tác” và
“đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực.
>> Mỹ tính kế gì trong việc hợp tác quân sự với Philippines
>> Mỹ tính kế gì trong việc hợp tác quân sự với Philippines
- Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ công du Việt Nam, Nam Triều Tiên, Campuchia – (VOA).
- Toan tính Trung-Việt tại Biển Đông — (Trần Kinh Nghị). – Hoàn Cầu Thời báo:Việt Nam không dám theo Mỹ vì phải dựa Bắc Kinh – (NV).
- 9 ngư dân Bình Định bị chính quyền Brunei bắt giữ (DV). - Vũ khí của Việt Nam trên báo Trung Quốc (GDVN).- Tết của lính Hải quân nơi thềm lục địa (CAND).- Người Việt chinh phục đại dương – Kỳ 4: Trong mắt một thuyền trưởng Mỹ (TT). - Thông tin về tàu cá BĐ 96092 TS bị Brunei bắt giữ (TTXVN). - Giải mã thiết kế tàu chiến Việt Nam (VietnamDefence). - Chiến lược quốc phòng Australia chú ý an ninh Biển Đông (DT).
- Biên giới Việt-Trung theo các công ước về biên giới Pháp-Thanh 1887-1895. (3) — (Trương Nhân Tuấn). – Hải quân… trên núi (Tin tức).- Iran tuyên bố phát triển được đạn pháo laser (DT). – Video: Xem đạn có laser dẫn đường của Iran (GDVN/Daily Mail). – Châu Á không muốn “theo gót Mỹ” cấm nhập khẩu dầu từ Iran (DT). – Mỹ và EU xiết “thòng lọng” với Iran: Động cơ nào? (VOV).– Iran dọa ngừng xuất dầu mỏ sang EU (DV).- Iran “bật đèn xanh” cho nhóm thanh sát viên LHQ (DV/AP). - Iran lạc quan về chuyến thanh sát của phái đoàn IAEA (VOV/Tân hoa xã).- Nỗ lực tháo ‘ngòi nổ’ Iran (Đất Việt). - Iran tuyên bố ngừng xuất khẩu dầu mỏ (VNE).- Nhóm IAEA đến Iran thanh tra hạt nhân – (BBC). – Iran ngừng bán dầu cho một số nước? – (BBC). – Tổng thống Nam Triều Tiên mưu tìm các nguồn thay thế dầu thô Iran – (VOA). - Iran ngừng xuất khẩu dầu sang EU – Con dao 2 lưỡi (VOV). –Mẫu hạm Mỹ sẽ án ngữ Trung Đông (VTC).
- -- Triều Tiên sắp diễu binh lớn với vũ khí mới (NLĐ/AFP).
- - Hải quân Mỹ điều thêm hai tàu chiến tới Biển Đỏ (TTXVN).- - Trung Quốc phản đối Nhật Bản đặt tên cho các đảo tranh chấp (DT).- Đài Loan phản đối Nhật Bản đặt tên đảo tranh chấp (TTXVN).- Úc tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực phía bắc (GDVN/TN).
- - Tổng thống Hàn Quốc đi Trung Đông tìm nguồn cung dầu mỏ (DT). - Hàn Quốc thay đổi cách tiếp cận với Triều Tiên (DT). – Bình Nhưỡng cáo buộc Mỹ tạo khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên (GDVN). – Mỹ-Nhật-Hàn đánh giá vai trò lãnh đạo mới ở Triều Tiên (VOV). - Myanmar không nhận vũ khí hạt nhân của Triều Tiên (VNE). - “Hàng đoàn xe Trung Quốc chở gạo cho Triều Tiên” (TTXVN). - Kim Jong Un được đón tiếp như siêu sao (VNN/AP).
- -Bắc Kinh dịu giọng về việc Phi Luật Tân hứa hẹn với Hoa Kỳ
DCVOnline – Tin AFP
Phản ứng của nhà nước Trung Quốc khác hoàn toàn với một bài xã luận sắc bén đi trên tờ Thời báo Hoàn cầu kêu gọi Bắc Kinh nên áp dụng sự cấm vận đối với Phi. (1) China calls for calm after Philippine offer to US. AFP, 29 January 2012- Trung Quốc đấu dịu với Philippines sau khi để báo chí đe dọa – (RFI). – Trung Quốc thử độ bền vững của quan hệ đối tác giữa Washington và Manila (EPA/ Tiếng nói nước Nga). – Trung Quốc kêu gọi các bên bình tĩnh về vấn đề Biển Đông – (VOA). – China responds to reports of rise in US army presence (BWO). – Biển Đông : Điểm nóng trong chiến lược quốc phòng Úc – (RFI).– Tâm sự của người lính đón tết ở Trường Sa (TT). – Nguyễn Khắc Phê: Thêm một bằng chứng Hoàng Sa là của Việt Nam (Quê Choa). Nhưng Hội hoa xuân chủ đề biển đảo: Vắng bóng Hoàng Sa? – (Cu Làng Cát). – Giáp Văn Dương: Tản mạn về văn hóa biển (blog Giáp Văn). - Trận đánh bất ngờ giải phóng Trường sa của vị tướng già (Nguoiduatin).- Phim về Hoàng Sa đến châu Âu (TN). -- Hợp tác quốc phòng Việt Trung và tranh chấp biển Đông – (RFA).-- Báo Hoàn Cầu đòi Bắc Kinh trừng phạt Philippines (TTXVN). - - Myanmar “trải thảm đỏ” đón nhà đầu tư nước ngoài (TTXVN).-
- Ý đồ thực sự của Philippines, Mỹ sau chiến lược hợp tác quân sự (DT).-- Báo Trung Quốc lại đòi trừng phạt Philippines về tội kết thân với Mỹ – (RFI). – Make Philippines pay for balancing act(Global Times). – Báo Trung Quốc đòi trừng phạt Philippines (NLĐ). – Thời Báo Hoàn Cầu hối thúc trừng phạt kinh tế Philippines (PLTP). - Công an xem cắt tiết heo rừng giữa công viên (DV). - Công an chở người ra tiệm để mở còng (TT). –- Nguyễn Ngọc Già – Mục tiêu 2020 Việt Nam là nước công nghiệp sẽ phá sản – (Dân Luận). -- Đánh đại biểu HĐND là… “chuyện nhỏ”! -
- Mỹ – Philippines nối lại ‘duyên xưa’? (ĐV). – Trung Quốc kêu gọi Philippines bình tĩnh (TT/Thời báo Hoàn Cầu, AFP, China Daily). – Trung Quốc “dịu giọng” với Philippines (DT). – Tàu chiến Nga thăm Philippines (VOV).- Báo Trung Quốc nói về tiêm kích của Việt Nam (ĐV).- - Nhân Tháng Giêng, kể chuyện Hoàng Sa — (NV). -- “Đường lưỡi bò” và âm mưu thống trị Biển Đông (ĐĐK).- Biển lặng (SGTT). - Lộc biển đầu xuân (SGTT).--- Bộ trưởng Thăng: “Kiến nghị cách chức Chủ tịch tỉnh nếu TNGT tăng 3 năm liên tiếp” (DT). -- Trả hồ sơ vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại (DV).
- TQ điều động 8.000 cảnh sát tới Tân Cương (Bee).-– Giới chức Tây Tạng lưu vong lên án bạo lực nhắm vào người biểu tình – (VOA). – Dân Tây Tạng biểu tình: Bắc Kinh tố cáo Đạt Lai Lạt Ma « bóp méo sự thật » – (RFI). – Trung Quốc tăng cường lực lượng cảnh sát ở Tân Cương – (RFI).- Trung Quốc kinh tế xã hội 2012: Không ổn định (TQ).
- Thủ tướng Putin đưa ra chương trình chinh phục nước Nga (VOV). – Nga: Thủ tướng Putin thừa nhận tham nhũng tác hại đến kinh tế – (RFI).- Trung Quốc kêu gọi quốc tế tăng cường viện trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên – (RFI). – Trung Quốc quyết định viện trợ Bắc Hàn – (BBC).Trung Quốc quyết định viện trợ Bắc Hàn -
(BBC)- Bắc Kinh quyết định viện trợ mạnh lương thực và dầu thô cho Bắc
Hàn, một ngày sau tin lãnh tụ Kim Jong-il qua đời được công bố.
- ĐCS Cuba thông qua các cải cách quan trọng – (RFI).- - ĐCS Cuba thông qua nghị quyết về xây dựng đảng (Tintuc/TTXVN).
- Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý-Hòa bình đầu năm Nhâm Thìn (Chuacuuthe). –Giáo sư Hoàng và những người khác nghĩ gì về lễ cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình đầu năm Nhâm Thìn? (Chuacuuthe). -- - Người trí thức đưa đất nước đi lên – (DLB). - Dân chỉ mong: Nghiêm từ trên (ĐĐK).- Cuba: thay dần 1/5 số uỷ viên trung ương bằng người trẻ hơn (SGTT/Xinhua, AFP).
Kinh Điển: Tư bản chủ nghĩa kiểu Tàu: China’s Changing Guanxi Capitalism: Private Entrepreneurs between Leninist Control and Relentless Accumulation (Business and Politics Aug 2011) ◄
Trung tâm của tư bản chủ nghĩa phương Tây là kiến thức: Knowledge lies at the heart of western capitalism (FT 29-1-12) -- Bài của Hernando de Soto (tác giả cuốn The Mystery of Capital mà TS Nguyễn Quang A đã dịch)
Mỹ & Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng ở châu Á : Resistance is futile (SCMP 30-1-12)
Ngày tàn của đế quốc Mỹ?: The (Almost) Triumph of Offshore Balancing (National Interest 27-1-12)Ngày tàn của đế quốc Mỹ: Is American influence really on the wane? (FP 29-1-12)-- Dan Drezner, ahem, "phản biện" Steve Walt
Có nên bắt chước chính sách kinh tế của Putin không? Why Putinomics Isn't Worth Emulating (FP 28-1-12) -- "Don't let the Russian economy fool you: It's still all about oil"
-Tầm Nhìn Thế Giới Và Nhân Loại -Đoàn Viết Hoạt
A. Tầm Nhìn Thế Giới Và Nhân Loại
1. Tổng Quan Về Bối Cảnh Thế Giới Và Nhân Loại
(a)
Thế kỷ XIX là thế kỷ phát triển của Âu Châu ra toàn thế giới dẫn đến
chế độ thuộc địa, tàn bạo và bóc lột. Khối cộng sản quốc tế phát triển
nhờ dựa vào phong trào giải phóng thực dân và trở thành phản đề của tư
bản. Đối kháng lưỡng cực tư bản-cộng sản từ sau đệ nhị thế chiến đưa đến
nguy cơ thế chiến hạt nhân khiến cả hai khối đều phải thay đổi chiến
lược dẫn đến sự tan vỡ của khối cộng sản quốc tế. Vào cuối thế kỷ XX thế
giới chuyển từ lưỡng cực đối kháng sang đa cực hợp tác giữa các nước
giầu (Bắc bán cầu) và các nước nghèo (Nam bán cầu).
(b) Vài xu thế nổi bật từ giữa thế kỷ XX tới nay:
(1) dân chủ hóa: từ 30% (sau thế chiến) tiến đến 60% (hiện nay) số các quốc gia có chế độ dân chủ;
(2) hình thành ba trung tâm kinh tế thế giới: Mỹ, Âu châu (EU) và ĐNÁ;
(3) hình thành các tổ chức khu vực: EU, ASEAN, OAS…, SAARC;
(4) Mỹ tiến lên vị trí trung tâm quyền lực quốc tế có thế lực nhất.
(c)
Chúng tôi cho rằng thế giới và nhân loại từ năm 2000 trở đi khoảng vài
thập niên tới sẽ diễn biến trong tiến trình toàn cầu hóa theo ba giai
đoạn: (1) tương quan còn nhiều xung khắc Á Âu-Mỹ; (2) tái hòa hợp Á
Âu-Mỹ; và (3) phát triển một cộng đồng nhân loại toàn cầu (nhân bản hóa)
(thế giới của mọi dân tộc). Trong giai đoạn đầu vấn đề Trung Quốc
và vùng Á Châu-Thái Bình Dương sẽ nổi bật nhất. Trong giai đoạn ba, Phi
châu sẽ trở thành vấn đề trọng yếu nhất của thế giới. Sau đây là những nhận định đại cương về chiều hướng biến chuyển của thế giới và nhân loại trong vài thập niên tới.
2. Chính Trị:
(a) Nhân loại cần một nền chính trị mới, một nền chính trị vì thường dân và do thường dân, chính trị dân bản,
và trong một thể chế dân chủ mới, mà những nhà nghiên cứu gọi là dân
chủ tham gia cũng còn được gọi là empowered democracy) so sánh với dân
chủ đại diện (representative democracy). Chúng tôi cho rằng đây sẽ là
một nền dân chủ dân bản. Ba thành tố của nền dân chủ hiện nay
(chính trị gia, doanh gia, và trí thức chuyên gia) sẽ được tăng cường
thêm ba thành tố mới (những nhà hoạt động xã hội, giới truyền thông, và
cá nhân các công dân quan tâm). Chính trị dân bản và dân chủ tham gia
đang được phát huy tại những nước phát triển. Tại các nước mới phát
triển, xu thế dân chủ pháp trị là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược
được. Đồng thời, những nước này cần có những chuẩn bị và điều chỉnh cơ
cấu và chính sách cần thiết để chuyển tiếp nhanh sang nền chính trị và
thể chế dân chủ mới, cùng với nền kinh tế thị trường và văn hóa tự do để
vận dụng được sức mạnh kinh tế, khoa học kỹ thuật, tri thức của thế
giới trong tiến trình phát triển nhanh đất nước. Điều này khả thi trong
bối cảnh ra đời một cộng đồng nhân loại toàn cầu, và với những tiến bộ
nhanh của mọi ngành khoa học và kỹ thuật. Quan hệ giữa những nước phát
triển cao (điện tử và tri thức) với những nước phát triển thấp phải được
chuyển từ quan hệ khai thác, bóc lột, sang hợp tác, cùng sống và giúp
tiến.
(b) Thế giới sau Liên Xô có
hai vấn đề nổi bật nhất phải giải quyết là Hồi giáo cực đoan và Trung
Quốc. Vấn đề Hồi giáo cực đoan vừa có tính cách văn hóa, vừa có tính
cách chính trị, nằm trong tiến trình tái hòa hợp Á-Âu Mỹ trong bối cảnh
đang ra đời một cộng đồng nhân loại toàn cầu. Vấn đề Trung Quốc liên
quan trực tiếp đến tình hình nước ta.
1/ Trung Quốc và Á Châu-TBD:
Thế giới và Á Châu-TBD không thể ổn định với một Trung Quốc rộng lớn và
trung ương tập quyền mạnh mẽ như hiện nay. Á châu chỉ thật sự ổn định
và hòa bình với một khu vực Trung Hoa mới phát triển trong dân chủ và ổn
định theo chiều hướng tạo cơ hội và điều kiên tiến bộ đồng đều và bình
đẳng giữa các dân tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi (Tân Cương), Tạng, Chuang (Hoa
Nam). Sự phát triển đầy năng động của các nước trong vùng Á Châu và ven
Thái Bình Dương theo chiều hướng kinh tế thị trường và tự do dân chủ
đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ vào những nước cộng sản Á Châu và
ngay tại Trung Quốc. Vấn đề khó khăn nhất trong thập niên tới là làm sao
thực hiện được tiến trình ra đời một khu vực Trung Hoa mới mà không nổ
ra chiến tranh và bạo loạn. Tình hình Việt Nam, Lào, Bắc Triều Tiên và
khu vực Nam Á liên hệ mật thiết với vấn đề Trung Quốc.
2/ Liên Hiệp Quốc:
Liên Hiệp quốc hiên nay vẫn còn là một LHQ của Âu-Mỹ. Cải tổ LHQ tiếp
tục là một vấn đề chính trị quốc tế quan trọng. Cải tổ cho phù hợp tình
hình quốc tế mới, để LHQ ngày càng phản ảnh được toàn thể nhân loại,
đồng thời đóng được vai trò gìn giữ hòa bình thế giới và bảo đảm phát
triển công bằng cho mọi dân tộc. LHQ sẽ được tiếp tục cải tổ trong bối
cảnh ra đời một cộng đồng quốc tế nhân bản toàn cầu, đa văn hóa và đa
chủng tộc và trong bối cảnh một nền dân chủ toàn cầu đang hình thành.
3/ Quan hệ giữa các khu vực trên thế giới:
- Thế kỷ XXI được các nhà tương lai học dự kiến sẽ là thế kỷ của Á Châu-TBD phục hưng và hội nhập toàn cầu, tạo thế quân bằng Á-Âu- Mỹ.
- Hai thập niên đầu: tạo mô hình và cơ chế quan hệ giữa các tổ chức vùng ASEAN (AFTA), APEC, EU và NAFTA. Riêng ASEAN sẽ phát triển thành một Liên Hiệp Đông Nam Á theo mô hình EU hiện nay. Các thập niên sau: thêm các khu vực khác đang hình thành như SAARC (Nam Á), Trung Mỹ, Nam Mỹ, các tổ chức ở Phi châu.
- Trong vài thập niên tới, nhóm các nước giầu mạnh (G8 và có thể thêm một số nước hoặc khu vực khác), và Hội Đồng Bảo An LHQ, vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định thế giới, cả về chính trị lẫn kinh tế thương mại và quân sự. Trong đó Mỹ vẫn giữ vai trò trọng yếu nhất. Mỹ và EU đi đầu trong việc triển khai mô hình chính trị dân bản và dân chủ tham gia, cùng với việc thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa.
4/
Một số vấn đề khác như vấn đề Trung Đông, chưa giải quyết xong hy vọng
sẽ được giải quyết một cách cơ bản trong thập niên đầu tiên của thế kỷ
XXI.
3. KINH TẾ
Nền
kinh tế thị trường xã hội và toàn cầu (global social market economy) sẽ
phát triển nhanh với các tính chất: vừa tự do cạnh tranh, vừa tăng
cường phúc lợi xã hội, bảo đảm bình đẳng cơ hội, phát triển đồng đều,
bền vững và hội nhập khu vực và thế giới. Nhà nước giữa vai trò điều
phối, và bảo đảm các tính chất trên đây của nền kinh tế được thực thi.
(a) kinh tế thương mại sẽ
phát triển theo xu hướng tư bản xã hội hóa và toàn cầu hóa về mặt thị
trường vốn, kỹ thuật, và tiêu thụ, đồng thời cá thể hóa về mặt sản xuất
và hưởng dụng (niche vs mass production) với các tính chất sau đây:
(1) mậu dịch tự do không biên giới;
(2)
xã hội hóa tư bản (thị trường chứng khoán + cổ phần hóa nói chung+ cổ
phần hóa cho người làm việc và cho người tiêu thụ nói riêng);
(3)
xã hội hóa sản xuất (quan hệ đối tác hỗ tương giữa người sản xuất và
người tiêu thụ); quan hệ trách nhiệm hỗ tương giữa thương mại và cộng
đồng xã hội.
(4) quan hệ hỗ tương và tự động điều chỉnh giữa các thành tố của nền kinh tế
- quan hệ giữa kinh tế quốc gia, với khu vực và quốc tế;
- quan hệ giữa tư nhân liên quan tới kinh tế và thương mại với chính quyền, và giới tiêu thụ. Chính quyền đóng vai trò điều tiết các hoạt động kinh tế tư nhân, đồng thời bảo đảm phát triển bền vững và công bằng.
- quan hệ hỗ tương nội tại của hoạt động kinh tế giữa cung cấp nguyên vật liệu, tài chánh với sản xuất, lưu thông sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và các loại dịch vụï liên quan tới sản xuất và tiêu thụ.
(b) Thương Mại:
thương mại toàn cầu không biên giới. Tự do giao thương liên quốc gia,
toàn khu vực và toàn cầu liên khu vực. Tác động trực tiếp tới xu thế
toàn cầu hóa và tạo điều kiện và môi trường hình thành cộng đồng nhân
loại đa văn hóa, đa chủng tộc, thông qua tự do trao đổi hàng hóa và
thông tin toàn cầu không biên giới.
(c)
Nền kinh tế tri thức toàn cầu (global knowledge economy) chiếm ưu thế
trên nền kinh tế cũ. Tri thức và thông tin là trung tâm của kinh tế, với
Hi-Tech, global e-commerce, IT (Information Technology), và global
e-stock market. Nền kinh tế thương mại toàn cầu mới cùng với IT,
Internet, thúc đẩy quá trình hình thành cộng đồng quốc tế, nền dân chủ
toàn cầu và nền văn hóa cộng đồng nhân loại.
(d)
Vai trò quan trọng của WTO, và các tổ chức tài chánh quốc tế (Worl
Bank. IMF) trong vịệc ổn định và phát triển kinh tế thế giới, khu vực và
tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên các tổ chức này, cùng với LHQ và các tổ
chức chính trị, văn hóa, nhân quyền quốc tế, cả chính phủ lẫn phi chính
phủ, cần được cải tiến nhiều hơn nữa. Có thế những tổ chức này mới đóng
góp có hiệu quả vào việc thực hiện xu thế quốc tế là giải tỏa mâu thuẫn
nước lớn-nước nhỏ và giầu-nghèo nhằm xây dựng một cộng đồng quốc tế ngày
càng ổn định hơn, công bằng hơn và nhân bản hơn.
(e) quan hệ giữa kinh tế thị truờng và trách nhiệm xã hội:
tăng cường các chính sách trợ cấp xã hội, an sinh và phúc lợi xã hội
dành cho toàn dân và đặc biệt cho những thành phần yếu kém trong xã hội;
tăng cường sự đóng góp của kinh tế thương mại cho an sinh và phúc lợi
xã hội (thuế, bảo hiểm, hưu bổng…). Đồng thời bảo vệ và bồi dưỡng môi
trường sinh thái để bảo đảm phát triển bền vững.
(f) Asia-Pacific trở
thành trung tâm kinh tế thương mại thế giới sau khi một cộng đồng Trung
Hoa mới ra đời. ASEAN sẽ trở thành khu vực phát triển năng động thứ ba
trên thế giới sau Bắc Mỹ (NAFTA) và EU. Một cộng đồng Trung Hoa mới ra
đờùi, dân chủ và phát triển, sẽ đóng góp cụ thể và tích cực vào việc tạo
dựng kỷ nguyên Á Châu-Thái Bình Dương.
4. VĂN HÓA
(a) Văn hóa cộng đồng nhân loại:
(1)
Những hiểu biết ngày một vi tế và cụ thể hơn trong cả ba ngành nhân
văn, xã hội và tự nhiên sẽ giúp con người có tầm nhìn và hiểu biết vừa
hiện thực hơn lại vừa toàn diện hơn về bản thân mỗi con người (cá nhân
trong Con Người, và Con Người trong mỗi cá nhân), cũng như tương quan
giữa mỗi con người với môi sinh tự nhiên và đời sống xã hội. Mỗi con
người sẽ ngày càng có khả năng làm chủ được đời sống của mình hơn và
đóng góp tích cực và có hiệu quả hơn vào việc cải thiện đời sống chung.
(2)
Các vấn đề liên quan tới giá trị nhân sinh và quan hệ giữa con người
với con người, giữa con người với thiên nhiên ngày càng trở nên mối ưu
tư chung trong một xã hội nhân loại toàn cầu vừa phát triển rất nhanh,
vừa chứa đựng những yếu tố tiêu cực và suy thoái như: ô nhiễm môi sinh,
đảo lộn sinh thái, băng hoại đạo đức, xáo trộn cơ cấu, bất công xã hội…
(3)
Đồng thời, những tiến bộ về giao thông và truyền thông, đặc biệt là
truyền thông điện tử, đã thu hẹp không gian và rút ngắn thời gian, tạo
điều kiện thúc đẩy giao lưu đa văn hóa, đa chủng tộc. Từ đó hình thành
dần một ý thức và một nền văn hóa cộng đồng toàn nhân loại.
(4)
Sinh hoạt văn hóa quốc tế càng phát triển càng thôi thúc sự hình thành
những chuẩn mực giá trị đạo đức và tinh thần mang tính toàn cầu, tính
quốc tế, tính nhân loại –một tiêu chuẩn quốc tế chung cho các tiêu chuẩn
quốc gia khác nhau làm chuẩn mực cho một đời sống nhân loại đang hình
thành khắp nơi trên hành tinh. Đây làđộng lực bên trong của các biến động và thay đổi trong bang giao quốc tế, trong hệ thống chính trị, kinh tế, công ước và công pháp quốc tế.
(5)
Quan hệ giữa dân tộc và nhân loại, giữa quốc gia và quốc tế, sẽ là một
quan hệ mở và hỗ tương, trong bối cảnh toàn cầu hóa, mỗi dân tộc sẽ có
môi trường và điều kiện phát triển ngày càng dễ hơn và nhanh hơn. Đồng
thời xu thế toàn cầu hóa là một thách thức đối với mỗi dân tộc: bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc có thể tồn tại và phát huy như thế nào trong một nhân loại vừa ngày càng nhất thể vừa tôn trọng tính đa dạng văn hóa?
(b) Á-Âu Mỹ tái hòa hợp:
Thế kỷ XX là thế kỷ xung đột Á-Âu do hậu quả của thực dân hóa, của Âu
Châu phát triển ra toàn thế giới. Trong thế kỷ XXI, Á Châu phục hưng
trong xu thế nhân bản hóa và toàn cầu hóa tạo điều kiện cho sự tái hòa
hợp Á-Âu Mỹ trong tinh thần kết hợp khoa học kỹ thuật Tây phương với đạo
học nhân văn Đông phương. Khoa học nhân bản hơn và đạo học thực tiễn
hơn. Á Âu bổ xung lẫn cho nhau để cùng đóng góp vào việc hình thành nền
văn hóa cộng đồng nhân loại trong xu thế phát triển con người một cách
toàn diện và quân bình giữa vật chất và tinh thần, giữa tự nhiên và con
người, giữa cá nhân với xã hội, giữa dân tộc với nhân loại.
(c) Tôn Giáo:
Các tôn giáo có tổ chức chặt chẽ sẽ gặp nhìều khó khăn về cơ cấu và
nghi thức đòi hỏi một tầm nhìn mới và nhiều cải tổ cần thiết để tôn giáo
tiếp tục đáp ứng được nhu cầu tâm linh của con người. Con người tiếp
tục tiến trình mở rộng tầm nhìn tâm linh đa tín ngưỡng, tạo môi trường
thuận lợi cho các quan điểm ôn hòa và hòa hợp tôn giáo. Đồng thời những
hiểu biết mới về tự nhiên, sự sống và về con người sẽ giúp phổ thông hóa
và tăng cường thêm khả năng chủ động sinh tâm lý của con người đối với
bản thân, xã hội và sinh thái. Nhờ đó con người có thêm những điều kiện
mới để mở rộng và nâng cao sinh tâm thức ra đại tự nhiên và sự sống.
Tôn giáo trong thế kỷ XXI sẽ bớt đi nhiều giáo điều, lễ nghi hình thức
và mang nhiều nội dung và sinh hoạt phong phú hơn và gần gũi hơn với đời
sống con người.
(d) Internet và giao lộ thông tin quốc tế:
Đây sẽ là lãnh vực phát triển nhanh nhất và mạnh nhất, tác động trực
tiếp tới việc hình thành một đời sống và một nền văn hóa cộng đồng quốc
tế, phá vỡ các biên giới địa lý và chủng tộc, mở rộng cửa cho những trao
đổi thông tin, văn hóa, tư tưởng quốc tế toàn nhân loại. Cùng với tính
di động toàn cầu (global mobility), tính di động xã hội (social
mobility, trong mỗi quốc gia), và tự do thương mại toàn cầu, sẽ tạo thêm
những yếu tố đồng nhất trong đời sống nhân loại, vượt qua những khác
biệt ngôn ngữ, phong tục và lối sống. Đời sống nhân loại sẽ vừa đồng
nhất hơn, lại vừa đa dạng, phong phú hơn. Đồng nhất về kiến thức, về mô
hình tổ chức và quản lý xã hội (systems theory), về phương pháp làm việc
(system approach). Phong phú đa dạng về văn học nghệ thuật, phong tục
tập quán. Nguyên tắc “thống nhất trong đa dạng” (unity in diversity)
được thực hiện trong mỗi xã hội, cũng như trên toàn thế giới. Một xã hội
nhân đạo toàn cầu sẽ ra đời trong xu hướng nhân loại là một nhưng dân
tộc thì nhiều. Nhân loại thống nhất trong sự phong phú đa dạng của các
nền văn hóa dân tộc.
5. Một số vấn đề toàn cầu trong thế kỷ XXI:
(a)
Giải quyết tương quan vừa khác biệt, độc lập, vừa liên hệ hỗ trợ (đối
lập thống nhất) giữa cá nhân với tập thể, giữa cá nhân với Con người
(loài người), giữa Con người với tự nhiên, giữa quốc gia dân tộc với thế
giới nhân loại.
(b) Môi trường sinh thái toàn cầu bị hủy hoại;
(c)
Các quyền con người bị đe dọa trong mức độ toàn cầu: buôn bán trẻ em,
phụ nữ xuyên quốc gia. Mở rộng quyền con người sang các lãnh vực mới như
quyền súc vật, quyền di chuyển, sinh sống và làm việc không biên giới
quốc gia.
(d) Quan hệ Bắc (các nước
giầu) và Nam (các nước nghèo và phát triển chậm): từ chi phối, cầm nắm,
sang hợp tác, cùng sống và giúp tiến.
(e)
Vấn đề tạo hòa bình và ổn định toàn cầu bền vững: nhân tố và định chế
nào? Về cả ba mặt kinh tế, văn hóa và chính trị. Trong đó có, nạn khủng
bố quốc tế (liên hệ mật thiết tới vấn đề Hồi giáo cực đoan, và tái cấu
trúc quan hệ Á-Âu Mỹ).
(f) Vấn đề mở
rộng biên cương nhân loại và thế giới về mặt tinh thần (cái biết, sinh
tâm thức) và về mặt vật thể (biên cương thiên thể, di chuyển và liên lạc
liên hành tinh).
-Chưa thể xẩy ra cách mạng « Mùa Xuân Ả Rập » tại Nga
Các cuộc biểu tình trên quy mô lớn từ tháng 12/2011 tại nhiều nơi trên lãnh thổ Nga, được tổ chức thông qua các mạng xã hội, cho thấy có một sự thức tỉnh rõ rệt về ý thức chính trị của công dân. Thế nhưng, theo các nhà phân tích, « mùa xuân »
- Liệu dân chủ hóa có thể diễn ra ở Trung Quốc ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét