Trung Quốc đối mặt với sự giận dữ của các nước láng giềng
-Trung Quốc cam kết làm cho Biển Ðông ‘an toàn’
HẢI KHẨU (NV) -“Trung
Quốc cam kết làm cho Biển Ðông (mà họ gọi là biển Hoa Nam) an toàn” là
tựa đề bản tin của hãng thông tấn Tân Hoa Xã ngày 15 tháng 12, 2011.
Bản
tin này tường thuật lại cuộc hội thảo quốc tế về áp dụng các quy tắc
ứng xử (DOC) giữa hải quân các nước trên biển Ðông để tránh xung đột võ
trang liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước trong
khu vực.
Cuộc
hội thảo với sự tham dự của viên chức các nước ASEAN và Trung Quốc tổ
chức ở thủ phủ Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, các ngày 14 và 15 tháng 12, 2011
để “duy trì tự do hải hành và an ninh trên biển.”
“Sự
tin cậy lẫn nhau về chính trị và sự hợp tác trong thực tế đang được
tăng cường giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.” Lưu Chấn Dân, thứ trưởng
Ngoại Giao Trung Quốc phát biểu trong cuộc hội thảo và được Tân Hoa Xã
tường thuật.
Ông
này nói rằng hải lộ quan trọng này giúp cho Trung Quốc và các nước khác
trao đổi thương mại và vận chuyển dầu khí thật vô cùng quan trọng cho
các bên.
Tân
Hoa Xã nói Lưu Chấn Dân nhấn mạnh là sự tự do hải hành hay máy bay bay
qua khu vực Biển Ðông tuân thủ theo luật lệ quốc tế thì hoàn toàn được
bảo đảm. Trung Quốc sẽ cùng với các nước khác tham gia các sự hợp tác về
an ninh trên biển, ông ta nói.
Bản
tin Tân Hoa Xã cho cảm tưởng Bắc Kinh có vẻ xuống giọng, thay vì đưa ra
những lời hàm ngụ đe dọa và tuyên bố khu vực Biển Ðông là “lợi ích cốt
lõi.”
“Cuộc
hội thảo chứng tỏ Trung Quốc và các nước ASEAN có khả năng và sự khôn
ngoan để duy trì tự do hải hành và an toàn trên Biển Ðông để nâng cao ổn
định và thịnh vượng cho khu vực,” nhiều đại biểu tham dự hội thảo phát
biểu theo bản tin Tân Hoa Xã.
Cũng
không thấy Lưu Chấn Dân hay một quan chức nào khác của Trung Quốc tường
thuật tuyên bố đường 9 đoạn “Lưỡi Bò” chiếm gần hết Biển Ðông mà một số
viên chức ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trước đây.
Mấy
năm qua, Trung Quốc hàng năm đều tổ chức các cuộc tập trận quy mô trên
Biển Ðông không ngoài mục đích đe dọa Việt Nam. Nhiều thuyền đánh cá của
ngư dân Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc bắt giữ hay đâm chìm khi đánh cá
gần quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam vẫn xác định chủ quyền.
Tháng
Sáu vừa qua, tàu Trung Quốc hai lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của
Việt Nam, ngay trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (TN)
-Nguồn: Trung Quốc đối mặt với sự giận dữ của các nước láng giềng
--Chuyến thăm Nepal và Myanmar bị hủy, Seoul và Tokyo thì cứng rắn
15/12
– Trung Quốc đang đối mặt với thái độ ngoại giao ngày càng cứng rắn hơn
của các nước láng giềng: 4 nước – Nepal, Myanmar, Hàn Quốc và Nhật Bản –
cho phép phản kháng ở nhiều mức độ khác nhau đối với những gì được coi
là thái độ gây chiến của Trung Quốc
Một
cảnh sát biển Hàn Quốc đã bị đâm chết trên biển sau khi lực lượng cảnh
sát biển Hàn Quốc ngăn chặn một tàu đánh cá Trung Quốc ở vùng biển Hàn
Quốc trong một vụ việc được truyền thông Hàn Quốc gọi thẳng là “cướp
biển Trung Quốc”. Thuyền trưởng tàu Trung Quốc bị buộc tội giết người và
17 ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ. Tình hình giữa hai nước càng căng
thẳng hơn sau khi cửa sổ Đại sứ quán Hàn Quốc tại Bắc Kinh dường như bị
bắn vào chiều thứ Ba.
Dự
kiến, Tokyo sẽ gửi kháng nghị sau khi Trung Quốc gửi tàu tuần duyên
trang bị vũ khí mới và lớn nhất đến vùng biển và đảo được coi là đang
tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, bao gồm vài mỏ dầu và khí đốt
ngoài khơi và nhiều khu phát triển chung Trung-Nhật.
Cũng
trong những động thái bất thường, cà hai chuyến thăm Nepal và Myanmar
của Thủ tướng Ôn Gia Bảo vào tuần tới đã bị hủy bỏ. Myanmar, nước đang
đón tiếp ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton, gần đây đã hủy bỏ dự án của
Trung Quốc xây đập trên sông Irrawady. Không lý do nào được đưa ra đối
với việc hủy bỏ chuyến thăm Nepal.
Trung
Quốc gần đây cứng rắn hơn với việc từ chối rút lui ở những vùng biên
giới đang bị tranh chấp, và tỏ ra quá quyết liệt trong việc giành giật
các dự án bằng sức mạnh tài chính và thương mại. Những nỗ lực của Trung
Quốc nhằm mở rộng lãnh thổ vùng biên giới với Ấn Độ, tuyên bố chủ quyền
đối với toàn bộ bang Arunachal Pradesh cũng như một phần của Ladakh và
Kashmir, từ lâu đã chọc giận Ấn Độ. Trong khi đó, nỗ lực tuyên bố chủ
quyền ở Biển Đông, cộng với một phần biển Hoa Đông và Hoàng Hải cũng đã
được đẩy mạnh. Trang mạng 2point6billion [tên trang mạng đăng bài này –
người dịch] biết rằng các viên chức của Đại sứ quán Trung Quốc ở khắp
nơi trên thế giới đang chú ý đặc biệt tới các nhà buôn đồ cổ chuyên về
các bản đồ cổ và các di vật về bản đồ tương tự, mua sạch những gì họ có
thể tìm được, có lẽ để chứng minh chủ quyền hoặc hủy bỏ các mẫu vật
không phù hợp với mục tiêu họ đã tuyên bố. Viên chức của các nước bị tác
động bởi những tranh chấp lãnh thổ như trên có thể muốn xem xét đến tầm
quan trọng của các thứ có liên quan đến chứng cứ cả về bản đồ và về
giai thoại trong các tài liệu lịch sử và thư tịch cổ.
Hoàng Phương dịch.
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN.
Nguồn: 2point6billion.com
-Bối cảnh quốc tế chung quanh vụ Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 basam-Bối
cảnh quốc tế chung quanh vụ Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm
1974 Trần Bình Nam 15-12-2011 Một sự kiện nổi bật gần đây là vụ tranh
chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc nói của Trung Quốc. Việt
Nam im lặng mãi cho đến ngày 25 tháng 1 – Trung Quốc đối mặt với sự giận dữ của các nước láng giềng – (BoxitVN). Dịch từ bài: China Facing Neighboring Anger (2.6billion). –China vows to make South China Sea safe(Xinhua.net). –- Fueling China’s Maritime Modernization: The Need to Guarantee Energy Security (Ensec.org). – Biển Tây Philippines? The West Philippine Sea? (The Diplomat).-– Đà Nẵng triển khai các biện pháp bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa (PLTP). – Tại sao “Bây giờ người ta bài Hoa quá rồi”? (FB Quách Đình Đạt/ TTXVA).
- TS Nguyễn Hồng Kiên: Giáo dục về biển-đảo cho thế hệ trẻ (Bài 1: Việt Nam) (Hãy dành thời gian). – Chùm ảnh: Lễ xuất quân đưa tân binh, quà Tết ra Trường Sa (Tin tức). – Mang quà Tết đến với Trường Sa thân yêu (ANTĐ). – Trường Sa – nơi hội tụ yêu thương (1): Chuyến tàu nối hai bờ nỗi nhớ (ANTĐ). – Trường Sa – nơi hội tụ yêu thương (2): Xúc động rơi nước mắt và nụ cười hạnh phúc ngày đoàn tụ giữa đảo xa. – Hoàng Sa, một thời chưa xa – Kỳ 2: Nhớ thiên đường giữa biển (TP). – Trường Sa: Xanh, sạch và hoa…(BienDong.Net). - Gần 70 nhà báo đi thăm Trường Sa (PLTP). - Tặng quà chiến sĩ Trường Sa (SGGP). - Vững tay súng bảo vệ biên cương, hải đảo của Tổ quốc (TT).
- - Láng giềng gần: Choang –Việt?(Thông luận). – Hà Văn Thịnh: Láng giềng gần? – (BoxitVN). – Này hỡi ông Trần Bình Minh… (Quê choa).
- Những huyết cầu tổ quốc (Đinh Vũ Hoàng Nguyên). . – Để giữ gìn lương tri Tổ Quốc của Lâm Minh Trang (Laothayboigia). Hợp tác dầu khí Việt- Ấn sẽ được tăng cường--VnEx
- Tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông khuấy động bang giao Trung – Hàn — (VOA). -- Chạy đua vũ trang ở Tây Thái Bình Dương (TVN). – Nguyễn Ngọc Trường: Cuộc chơi vũ khí 2011: Không quân nhiều đột phá (1) (TQ). - Nga quảng bá trực thăng Mi-26 tại Việt Nam (VnMedia). – Thời sự nổi bật ghi dấu năm 2011 tại châu Á Thái Bình dương — (RFI). – Châu Á: Ai sẽ là người dẫn đầu trong thế kỷ 21? (NCBĐ/Asiapacific).
- Còn đây là “đồ chơi” của phe ta: Xem “rồng lửa” phòng không rời bệ phóng (VNN).----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét