Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

LB-BL

Đừng để những tai nạn trở thành lãng xẹt

Gần đây liên tiếp những tai nạn dẫn đến chết người hoặc bị thương trầm trọng. Xin đơn cử mấy trường hợp sau: Cửa cuốn đóng mở bằng điện đè chết bé 4 tuổi, nổ sập nhà do rò rỉ ga bếp, chết do điện giật trong khi đang thi công đường dây tải điệnbị điện giật do kiểm tra xe bị rò điện.

Báo chí rùm beng, các forum bàn tán rôm rả, các kết luận đều cho là do bất cẩn và rồi đâu lại vào đấy mà hoàn toàn không có sự phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân gây ra tai nạn để có biện pháp phòng ngừa và chế tài cho người vi phạm.

Vụ cửa cuốn đè chết bé 4 tuổi, thủ phạm và nạn nhân cùng trong một gia đình. Nếu thủ phạm là người ngoài hẳn đã bị truy tố với tội danh Thiếu trách nhiệm gây hậu quả chết người. Sự bất bình đẳng này là nguyên nhân không ngăn ngừa được những sai lầm tương tự. Người ta lý luận rằng thủ phạm đã mất mát to lớn xem như đó là sự trừng phạt của lương tâm rồi nên không cần phải chế tài của luật pháp nữa. Theo quan điểm luật pháp thì không phải như vậy, thủ phạm phải bị kết án nhưng cho hưởng án treo vì nhân đạo.

Vụ nổ sáng nay tại khu nhà ở Đại học Bách khoa Hà Nội làm thiệt mạng 2 em bé đang độ tuổi đi học và làm phỏng nặng 2 người lớn. Tai nạn xảy ra do sự không hiểu biết - ga nấu bếp là một chất nổ. Sở dĩ các hãng điều chế ga bắt buộc phải pha mùi vào khí hóa lỏng (gọi tắt là ga) thương phẩm để cho người tiêu dùng nhận biết sự hiện diện của chất nổ này trong phòng kín. Khi xảy ra rò rỉ khí ga, việc đầu tiên là mở thông thoáng các cửa có thể mở được và sơ tán khẩn cấp cho khi nồng độ khí ga trong không khí trong phòng giảm đến an toàn, lưu ý tránh sự xuất hiện của tia lửa hay lửa ngọn. Và buổi sáng định mệnh hôm nay, điều kiêng kỵ đã xảy ra - bật lửa để kiểm tra có phải ga hay khí gì khác.

Ông tài xế ở Đà Nẵng bị thương do không tuân thủ quy trình làm việc. Khi điều khiển nâng thùng tự đổ, ông đã để thùng xe bằng thép chạm vào đường dây trung thế, điện theo xe truyền xuống đất gây cháy tại điểm tiếp đất là bánh xe. Thay vì điều khiển hạ thùng xe xuống rồi mới được rời khỏi xe, ông đã giữ nguyên tư thế chạm dây điện rồi vội vã xuống xe để bị điện giật gây phỏng nặng.

Vụ tai nạn dẫn đến chết người trong khi thi công đường dây điện do làm sai quy phạm thi công, có lỗi từ chủ đầu tư cho đến nhà thầu và kỹ sư chỉ huy thi công. Kỹ sư chỉ huy công trường phải biết vùng ảnh hưởng của điện trường cao thế để có biện pháp thi công cụ thể. Nhưng theo lời kể của người trong cuộc, tại công trường không có kỹ sư. Nếu không có kỹ sư, nhà thầu không đủ năng lực kỹ thuật thi công và bảo đảm an toàn. Trong những vụ án như thế này, người ta hay nói đến người công nhân bị thiệt mạng là công nhân tự do nên không có bảo hiểm. Ô hay, chế độ ta theo tư tưởng lý luận của giai cấp công nhân mà mỗi khi công nhân chết lại rũ sạch trách nhiệm thế này thì làm sao bảo đảm giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lật đổ chủ nghĩa tư bản được.

Đô la hay tiền Việt, anh chọn ai? hay khía cạnh kinh tế của taxi chặt chém

Sự kiện Tài xế taxi thu quá cước nói lên điều gì. Taxi Hà Nội nói riêng và dịch vụ ở Hà Nội nói chung đầy những thủ đoạn nhằm bắt chẹt khách du lịch đến Hà Nội.

Hoan nghênh Công an TP Hà Nội đã kịp thời điều tra và tìm thấy tay tài xế không may mắn bị phát giác. Đồng thời cảm ơn hai vị khách quý, nhờ có hai vị mà một thủ đoạn bất lương của tài xế taxi bị phanh phui. Tuy tài sản bị mất của khách là đáng kể (giá trị tương đương 6 tháng lương tối thiểu) và công an Hà Nội phải bỏ nhiều công sức và tâm huyết để tìm ra nhưng đối tượng chỉ có thể bị xử lý hành chính.

Hai du khách trên là quan chức cảnh sát hình sự từ nước bạn Singapore, họ có kinh nghiệm về việc ghi lại hãng xe, bảng số xe và thời gian vụ việc diễn ra. Nếu là một du khách bình thường, quá sốc trước tình thế gần như bị trấn lột, liệu họ có đủ bình tĩnh để ghi lại những thông số cần thiết để trình báo với công an.

Lý lẽ của giá cả dịch vụ ở Hà Nội là: Người địa phương hàng ngày sử dụng dịch vụ này được hưởng giá thấp - đúng giá, còn lữ khách năm thì mười họa mới đến Thủ đô một lần thì trả cao hơn là lẽ tất nhiên.

Ví đựng "đô la" bị bỏ lại tại tiệm vàng Hữu Nghị 69 Cổ Nhuế (Hà Nội)

Tuy nhiên đó mới chỉ là nhận định Tiêu cực , trong khi báo chí chưa điều tra rõ ràng về hành vi của người tài xế thì không được vội vàng kết luận theo hướng có hại cho anh ta. Theo luật, cá nhân không được phép dùng ngoại tệ để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy sẽ đưa đến một kết luận khác đó là hai vị khách nước ngoài đã vi phạm hành chính về việc sử dụng ngoại tệ, số ngoại tệ bằng đô la Mỹ và bạc Singapore sử dụng để thanh toán tiền cước taxi sẽ phải được lập biên bản, bị tạm giữ và chỉ trả lại trước khi khách xuất cảnh.

Ta cho rằng người tài xế taxi gian dối là đã đặt trong một giả định là anh ta có khả năng nhận biết được tiền mặt do du khách trả là tiền nước ngoài và nó có giá trị. Trong hoàn cảnh có nhiều tội phạm tiền giả người nước ngoài trà trộn với du khách, mà du khách lại không có tiền đồng để trả như trên đồng hồ tính cước đã đưa người tài xế taxi vào hoàn cảnh khó xử. Anh ta là người chấp hành tốt pháp luật Việt Nam thì sẽ chỉ cầm tiền của du khách như là tiền cọc để rồi sẽ nhận thanh toán cước từ khách bằng tiền đồng. Anh ta tạm giữ của khách $200 và S$100 không thể nói là bắt buộc khách trả 6 triệu được.

Rõ ràng nhà báo đã có não trạng đô la hóa nên suy luận rằng người tài xế taxi cũng bị đô la hóa. Đặt tít báo giật gân mà lại thiếu trung thực, đô la là đô la, triệu đồng là triệu đồng, không thể lẫn lộn hai thứ ấy được. Để tránh oan sai cho đương sự ta hãy đặt giả thiết, anh ta là một trong những người tích cực chống đô la hóa nền kinh tế. Đôi khi chỉ một bài báo thiếu thiện chí làm thay đổi số phận một con người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét