Học viện Legatum - Chỉ số thịnh vượng của Việt Nam năm 2011: 62/110
-Nguồn: Học viện Legatum
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Lời người dịch: So với năm 2010, Chỉ số Thịnh vượng chung của Việt Nam năm 2011 bị giảm một bậc (62 - 61, và so với năm 2009 là 77 và 2008 là 80). Điểm nổi bật là chỉ số Kinh tế năm nay nhảy vọt (40 - 62), một số mặt cũng có vài tiến bộ: Chính quyền (58 - 62), Y tế (73 - 74). Tuy nhiên, một số mặt lại không bằng năm ngoái: An toàn & An ninh (50 - 46), Cơ hội Kinh doanh (78 - 77). Đặc biệt là Quyền Tự do Cá nhân (74 - 66) và Vốn Xã hội (79 - 68) suy giảm đáng kể.
Điều đáng lưu ý là Tỉ lệ người dân tin vào việc xã hội trọng dụng nhân tài tăng cao so với năm ngoái: 92,8% - 81,6%. Ngược lại Tỉ lệ người dân cảm thấy an toàn cá nhân giảm đáng kể: (65,3% - 81,6%) và Tỉ lệ người dân tin tưởng người khác cũng giảm rõ (26,9% - 31,2%).
Những thông số nhanh:
Mức độ Trung bình Thoả mãn Cuộc sống: 5/10 (ước tính 2009)
Dân số: 89 triệu (ước tính 2011)
GDP bình quân đầu người (PPP): 3.326 (ước tính 2011)
GDP (PPP): 297,1(ước tính 2011)
Hệ thống chính trị: Cộng sản (2011)
Xếp hạng của Freedom House: Không Tự do (2011)
Tỉ lệ biết đọc biết viết: 93% (2009)
Tuổi thọ (% dân số trưởng thành): 64 năm (2007)
Chi phí khởi nghiệp kinh doanh (% Tổng Thu nhập Quốc gia): 12,1% (2011)
Tỉ lệ người dân tin rằng xã hội trọng dụng nhân tài: 92,8% (2010)
Tỉ lệ người dân cảm thấy an toàn cá nhân*: 65,3% (2010)
Tỉ lệ người dân tin tưởng người khác*: 26,9% (2010)
Các chỉ số hạng mục
So sánh với các chỉ số khác(Xếp hạng/tổng số các quốc gia) Chỉ số thịnh vượng Legatum | 62/110 |
Xếp hạng trung bình mức thoả mãn cuộc sống | 66/100 |
Xếp hạng GDP bình quân đầu người | 86/110 |
Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu WEF | 59/139 |
Chỉ số Phát triển Con người của Liên Hiệp Quốc | 113/169 |
Chỉ số Tự do Kinh tế Heritage/WSJ | 139/179 |
Chỉ số Nhận định Tham nhũng TI | 116/178 |
Chỉ số của tổ chức Viễn cảnh Hoà bình Nhân loại Toàn cầu | 30/153 |
Chỉ số xếp hạng tổng quát: 62/110
Vị trí các hạng mục trong tổng số 110 quốc gia:
Kinh tế - Xếp hạng 40
Việt Nam có được mức độ cao về số người có công ăn việc làm, mức tăng trưởng và tinh thần lạc quan
Việt Nam có mức độ phát triển tương đối thấp. Điều này phản ánh qua việc chỉ có 7 trên 10* người Việt hài lòng với mức sống của mình. Quốc gia này có chỉ số tài sản bình quân (PPP) mỗi lao động dưới điểm trung bình, ở mức 15.200 Mỹ kim, và các công ty bán vào thị trường với hạng dưới trung bình, trị giá 54 tỉ Mỹ kim. Sản phẩm công nghệ cao chiếm 5% tổng số hàng hoá xuất khẩu. Sức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, được đo bằng cả nguồn vào lẫn mức giao động, đặt quốc gia này vào hạng 17 trên toàn cầu** trong thành phần này. Tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam tương đối thấp ở mức 2,4% và một thăm dò năm 2009 cho thấy hai phần ba người dân tham gia lao động có lương hoặc không lương, đứng hạng thứ 8 cao nhất trên toàn cầu. Nhưng quốc gia này lại xếp hạng thứ 55* trong Chỉ số xếp hạng về tỉ lệ thành phần người dân cho là họ có đủ tiền để chu cấp đủ thức ăn và nhà ở cho gia đình mình. Mức độ tổng tiết kiệm nội địa cao, ở mức 24,6%. Người dân Việt Nam lạc quan* về thị trường lao động trong nước, và quốc gia này đứng hạng nhất trên thế giới trong những thước đo khác nhau về triển vọng kinh tế. Trong một số mức độ, điều này phản ánh thực tế kinh tế, như trong thời kỳ 2005 - 2009, tỉ lệ tăng trưởng của tổng sản lượng nội địa trung bình hàng năm tăng cao ở mức 6%. Tuy nhiên đã có những dấu hiệu quá nhiệt trong kinh tế khi quốc gia này đang nằm ở vị trí cao về lạm phát trong Chỉ số xếp hạng, chiếm tỉ lệ 7%. Sự tin tưởng vào các cơ quan tài chính nằm ở mức cao thứ 7 trên thế giới*, và chỉ có 2,5% nợ xấu.
Kinh doanh và Cơ hội - Xếp hạng 78
Người dân Việt Nam lạc quan về cơ hội kinh doanh, nhưng lại phải đối diện với một số trở ngại về cơ sở hạ tầng
Ở mức 0,7%, chi phí Nghiên cứu & Phát triển của Việt Nam nằm dưới mức trung bình toàn cầu, mặc dù gần 4% hàng hoá xuất khẩu nằm trong dạng Công nghệ Thông tin Truyền thông (ITC) đã đặt quốc gia này vào hạng tương đối cao ở mức thứ 38 trong Chỉ số xếp hạng. Cơ sở hạ tầng công nghệ nói chung là nghèo nàn: mức xâm nhập của điện thoại di động chỉ trên 101 chiếc/100 người, và mặt dù băng thông mạng nằm trên mức trung bình, mức độ truy cập vào các máy chủ an toàn lại là một trong 30 quốc gia thấp nhất. Chi phi khởi nghiệp kinh doanh chiếm 12% mức Tổng Thu nhập Quốc gia, trên mức trung bình toàn cầu, cho thấy một số cản trở trong kinh doanh, tuy nhiên, hiện đang có sự phát triển kinh tế trên toàn khắp các nhóm kinh tế xã hội, đặt quốc gia này nằm trên mức trung bình toàn cầu trong hạng mục này. Người dân lạc quan về vận hội của mình với 74% số dân tin rằng khu vực địa phương của mình thì tốt cho kinh doanh, và 93%* dân số tin rằng lao động cần cù sẽ giúp họ tiến bộ hơn trong cuộc sống, đặt Việt Nam ở hạng 23 trên thế giới trong hạng mục này. Không có dữ liệu về thu nhập bản quyền.
Chính quyền - Xếp hạng 58
Việt Nam không là một quốc gia dân chủ, và quyền tự do chính trị bị hạn chế
Việt Nam là một quốc gia xã hội chủ nghĩa độc đảng tương đối ổn định, mặc dù tính hiệu quả của chính quyền nằm dưới mức trung bình trong khía cạnh chất lượng quản lý và tính hiệu quả trong việc triển khai chính sách. Quốc gia này nằm ở mức thấp, xếp hạng 61 vì tương đối thiếu vắng những ràng buộc chính trị nhằm ngăn cản các nhân vật chính trị một mình thay đổi chính sách. Là một quốc gia độc đảng, không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam thấp thứ 5 về mức độ cạnh tranh và giám sát thành phần hành pháp, nhưng lại đứng cao nhất trong mức độ ủng hộ chung* của công chúng đối với chính quyền. Mức độ đồng thuận cao của công dân đối với chính sách của quốc gia nhằm bảo vệ môi trường 74%, đứng thứ 12 trong Chỉ số xếp hạng, và đối với người nghèo 79%, đứng thứ 6 trong Chỉ số xếp hạng. Chính quyền và doanh nghiệp không bị xem là tham nhũng, đặt Việt Nam vào thứ 17 trong hạng mục này, mặc dù vấn đề qui định cho lĩnh vực thương mại đặt quốc gia này vào một trong 20 quốc gia thấp nhất trên thế giới. Tỉ lệ thực thi pháp luật nằm dưới mức trung bình, nhưng lòng tin tưởng vào hệ thống pháp lý lại đặt quốc gia này ở vị trí thứ 2, và tỉ lệ công chúng ủng hộ quân đội cao hơn ở mức thứ 3*. Khoảng 87% người dân Việt Nam tin rằng các cuộc bầu cử là trung thực. Các quyền tự do chính trị không được bảo vệ, điều này có thể giải thích những chỉ số đặc biệt cao ở trên. Chỉ có 7% dân số từng lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình với một quan chức chính quyền một năm trước cuộc thăm dò 2009, xếp vào vị trí thấp nhất thứ 10 trong Chỉ số xếp hạng.
Giáo dục - Xếp hạng 82
Mặc dù có tỉ lệ đến trường thấp, người Việt cho rằng họ hài lòng với hệ thống giáo dục
Tỉ lệ học sinh đến trường tương đối thấp, xếp Việt Nam ở hạng 53 trong tổng số thực học sinh tiểu học, 83 trong tỉ lệ tổng học sinh trung học và hạng 90 về tổng học sinh đại học. Với tỉ lệ 93 nữ trên 100 nam tại các trường tiểu học và trung học, Việt Nam có tỉ lệ học sinh nữ hơi thấp trong hệ thống giáo dục tiểu học và trung học. Số lượng học sinh trong mỗi lớp học cũng nằm dưới mức trung bình với 20 học sinh tiểu học cho mỗi giáo viên. Điều ngạc nhiên là Việt Nam nằm ở mức thứ 21 toàn cầu với tỉ lệ cao 81% người dân hài lòng với chất lượng giáo dục. Hơn 4 trong 5 người dân* tin rằng con cái họ có cơ hội học hỏi và phát triển hàng ngày, khiến quốc gia này chỉ được xếp hạng 43 trong hạng mục này. Mặc dù giáo dục đóng góp giới hạn đối với giá trị thật về vốn con người, với trung bình mỗi người lao động chỉ có hơn 1,5 năm giáo dục trung học, và khoảng 3 tháng đại học, đặt Việt Nam ở hạng 71 và 85 trong hai hạng mục trên.
Y tế - Xếp hạng 73
Tình trạng khách quan về hiệu quả và cơ sở hạ tầng y tế của Việt Nam tương phản với cái nhìn chủ quan rằng tình trạng kinh tế là tương đối tích cực
Tuổi thọ trung bình của Việt Nam, khi điều chỉnh với số năm sống mạnh khoẻ, thì nằm dưới mức trung bình ở tuổi 64, đặt quốc gia này ở thứ 52 trong Chỉ số xếp hạng về hạng mục này. Tỉ lệ trẻ tử vong chiếm 2% đối với trẻ sơ sinh trước 1 tuổi - đặt Việt Nam ở vị trí 69. Suy dinh dưỡng là một vấn đề tương đối nghiêm trọng, với 11% dân số thường xuyên có tỉ lệ calories thấp so với tiêu chuẩn tối thiểu hằng ngày, đặt Việt Nam nằm trong một nửa cuối của Chỉ số xếp hạng. Việc chích ngừa thì tốt, nhưng vẫn nằm dưới mức trung bình so với tiêu chuẩn toàn cầu: chỉ có 96% trẻ em được bảo vệ tránh những bệnh truyền nhiễm thông thường, nằm ở hạng 67, và chỉ có 97% được tiêm chủng bệnh sởi, nằm ở hạng 85 trên thế giới. Chi phí y tế bình quân mỗi đầu người (PPP) ở mức 200 Mỹ kim, đặt Việt Nam vào trong 30 nước thấp nhất trong Chỉ số xếp hạng về hạng mục này. Chỉ có 75% người dân có phương tiện sử dụng các cơ sở vệ sinh, xếp hạng 75, và chỉ có 68%* người dân hài lòng với chất lượng nước uống tại địa phương mình, xếp hạng 72. Việt Nam nằm trong số 30 nước cao nhất có tỉ lệ người chết vì đường hô hấp, và có số lượng tử vong cao vì bệnh lao. Các hạng mục chủ quan vẽ ra một bức tranh tích cực hơn: 84%* dân số hài lòng với tình trạng sức khoẻ của mình, đứng thứ 34, và gần 4 trong 5 người* đã cảm thấy được nghỉ ngơi thoải mái, đứng thứ 26 trong Chỉ số xếp hạng. Điều đáng buồn là con số cao đến 1 phần 3 tổng số người* lại cho biết rằng họ đã có lo lắng trước ngày cuộc thăm dò 2010 xảy ra. Gần 1 phần 4 số người* cho rằng họ có những những trở ngại về sức khoẻ, khiến họ không thực hiện được những hoạt động tiêu chuẩn trong độ tuổi của mình. Trong một khía cạnh tương đối khả quan hơn, Việt Nam xếp hạng 69 trên thế giới với 69%* người dân hài lòng với vẻ đẹp của môi trường.
An toàn và An ninh - Xếp hạng 50
Việt Nam có một thành tích tốt về chống tội phạm nhưng có những biểu hiện không đồng đều về an ninh quốc gia
Việt Nam nằm thứ 67 trong Chỉ số xếp hạng, trên mức trung bình về số người tị nạn và những người bị di chuyển trong nước, và ở thứ 50 về khiếu nại tập thể trong xã hội, dựa trên những bất công hiện nay hay trong quá khứ. Có những vấn đề tương đối đối với bạo lực chính trị do chính quyền bảo trợ, xếp hạng 46, một mức độ tương đối trung bình về người dân phải chạy trốn, xếp hạng 58. Việt Nam chỉ ở thứ 56* về mức độ người dân cảm thấy an toàn khi biểu lộ quan điểm chính trị của mình. Việt Nam không có bạo lực chính trị trong nước trong năm 2010, nhưng xếp thứ 75, trên trung bình về bất ổn nhân khẩu, là hệ quả của tranh chấp biên giới, chủ quyền hoặc chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng phương tiện giao thông, việc kiểm soát các khu lịch sử hoặc tôn giáo, hoặc độ tiếp cận với những nguy hiểm môi trường. Việt Nam nằm trong 5 nước đứng đầu toàn cầu về tỉ lệ thấp 1% số người trình báo bị tấn công, cũng như tỉ lệ thấp 11% số người trình báo bị cướp giật trong năm trước cuộc thăm dò 2010, xếp thứ 38 trong hạng mục này. Gần 2 phần 3* người dân Việt Nam cảm thấy an toàn khi đi bộ về nhà một mình vào ban đêm.
Quyền Tự do Cá nhân - Xếp hạng 79
Một bộ phận lớn người dân Việt Nam hài lòng với quyền tự chủ của mình
Trong khi quyền tự do ngôn luận, tôn giáo,lập hội và quyền tự chủ cá nhân nằm dưới mức trung bình tại Việt Nam, một tỉ lệ cao 83%* dân số hài lòng với mức độ quyền lựa chọn làm những gì mình muốn trong cuộc sống của họ, xếp thứ 27 trên toàn cầu. Với 54%* người dân cho rằng khu vực của họ là địa điểm tốt cho dân nhập cư và 62%* cho rằng khu vực họ tốt với dân sắc tộc và chủng tộc thiểu số, Việt Nam nằm ở mức trung bình trên toàn cầu.
Vốn Xã hội - Xếp hạng 74
Mức độ về lòng tin ở Việt Nam cao, mặc dù hoạt động cộng đồng tương đối thấp
Hơn 1 phần 4* người Việt tin rằng họ có thể tin vào người khác, và gần 8 trên 10* người dân cảm thấy họ có thể trông cậy vào ai đấy trong hoàn cảnh cần thiết. Tuy nhiên, các hoạt động từ thiện lại có giới hạn. Trong tháng trước một đợt thăm dò năm 2009, một tỉ lệ thấp 23%* người dân đã đóng góp tiền bạc cho từ thiện, và chỉ có 12%* người dân tình nguyện bỏ thời gian cho công việc này, cả hai con số đều nằm trong nửa thấp trong Chỉ số xếp hạngi. Tương tự cũng có tỉ lệ thấp 31% người dân từng giúp đỡ kẻ lạ trong cùng kỳ. Những tiềm năng truy cập những mạng lưới gia đình có thể mạnh, nhưng không mạnh đối với mạng lưới tôn giáo: Việt Nam đứng thứ 10 với 66%* người dân lập gia đình, theo một thăm dò năm 2010, nhưng trong bảy ngày cùng thời gian thăm dò, chỉ có 10%* người dân tham gia nơi hành lễ tôn giáo.
--------------------------------
* Dữ liệu lấy từ Gallup World Poll
** Các khái niệm "quốc tế", "toàn cầu", "thế giới" được dùng để nói đến 110 quốc gia trong Chỉ số Thịnh vượng, chiếm 93% tổng dân số trên toàn thế giới và 97% GPD toàn cầu. Khái niệm “trung bình” được dùng để nói đến vị trí trung bình trong Chỉ số xếp hạng đối với hạng mục được đề cập đến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét