Lối sống Phương Tây ngày càng hiện rõ ở các thành phố Việt Nam
Hiện nay nhiều thanh niên Việt Nam muốn đi du học và sinh sống ở các nước Phương Tây, nhất là những nước nói Tiếng Anh như Úc, Mỹ, Anh và Canada.
Nhưng
ấn tượng của họ về xã hội và con người phương Tây nhiều khi sai lầm,
hạn hẹp hoặc giản đơn. Một số người nghĩ Phương Tây giống như thiên
đàng: một nơi mà mình chắc hẳn được giàu có, hạnh phúc và tự do.
Một
số khác thấy xã hội ở các nước Phương Tây nguy hiểm, xa lạ và không bao
giờ hợp với cách sống của người Việt. Ai đúng hơn? Phương Tây sự thật
như thế nào?
Điểm riêng
Trước
hết, chúng ta không nên định kiến cho rằng Phương Tây là một. Mỗi xã
hội và mỗi cá nhân đều có tính cách riêng biệt. Ví dụ, lịch sử nước Anh
có lâu dài và trước đây là một đế quốc vinh quang, nhưng hiện nay đã suy
tàn. Như vậy, người Anh có xu hướng nhìn về quá khứ.
Họ
hay kính trọng truyền thống, phong tục và giai cấp quý tộc. Sự hài hước
của người Anh là nhăn nhó và mỉa mai, đôi khi khiến mình cười cợt và
khóc lóc cùng lúc (bạn nên xem The Office, Extras, Psychoville và những phim của Christopher Morris).
Còn
người Mỹ hay nhìn về phía trước. Theo họ, Hoa Kỳ là miền đất hứa và là
quốc gia quan trọng nhất đã chống chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng
sản và cứu thế giới. Nhiều khi họ tin tưởng mình như Chúa cứu thế, một
cách nghĩ được phản ánh trong văn hóa của họ.
Biết
bao nhiêu phim Mỹ nói về một người có xuất thân khiêm tốn nhưng đã trở
thành vị cứu tinh của thế giới do vận số, đạo đức và sự can đảm (The Matrix, Transformers, Rocky, Shrek…).
Còn
nếu bạn muốn đi Úc, nên nhớ, ‘Australia rhymes with failure’ (trong
tiếng Anh từ ‘Úc’ có vần với từ ‘thất bại’). Vì người da trắng đầu tiên
định cư ở Úc là các tù nhân từ Anh, nên Châu Úc không phải là miền đất
hứa mà là miền đất bị bỏ rơi. Đó là một lục địa vắng vẻ dưới cùng của
quả địa cầu.
Bởi
vậy nhiều câu chuyện trọng đại của Úc ca tụng những con người và sự
kiện thất bại một cách dũng cảm (ví dụ trận đánh và bộ phim Gallipoli và bài hát ca ngợi quốc gia không chính thức ‘Waltzing Matilda’).
Người Úc hay chọc ghẹo nhau vì bản năng của họ là thích công bằng, không thích ai kiêu căng quá.
Điểm chung
Mặc
dù có nhiều khác biệt, nhưng cũng có những đặc tính chung mà mỗi xã hội
Phương Tây đều chia sẻ. Khi hiểu điều cơ bản này, chúng ta có thể bắt
đầu hiểu sâu hơn về những đặc tính riêng biệt của mỗi người. Và có thể
trong tương lai mình sẽ hiểu xã hội, văn hóa và chính trị của người Tây
hơn họ hiểu chính họ.
"Mặc
dù có nhiều khác biệt, nhưng cũng có những đặc tính chung mà mỗi xã hội
Phương Tây đều chia sẻ. Khi hiểu điều cơ bản này, chúng ta có thể bắt
đầu hiểu sâu hơn về những đặc tính riêng biệt của mỗi người."
Một
điểm quan trọng mà chúng ta phải biết về người Tây là họ thường thường
tắm vào buổi sáng. Khi tôi là thanh niên, phát hiện ra điều này, tôi đã
rất ngạc nghiên. Vì trong các gia đình nói chung ở Châu Á người ta có xu
hướng tắm vào buổi chiều. Tôi đã không hiểu vì sao người Tây chịu đi
ngủ sau khi làm việc suốt ngày, người đầy mồ hôi và có vẻ hơi dơ dáy.
Giờ
đây tôi hiểu việc tắm của Tây và Ta khác nhau vì lịch sử kinh tế của
mỗi phương trời không giống nhau. Theo truyền thống, người Châu Á là nhà
nông và hiện nay ở Việt Nam đa số còn theo chu kỳ sản xuất nông nghiệp:
thức dậy sớm, ngủ trưa và khi làm đồng về tắm vào buổi chiều. Trái
ngược lại, nhiều Người Tây cần tắm vào buổi sáng để giúp họ tỉnh táo và
chuẩn bị quần áo công sở để đi làm.
Xã
hội của họ là hậu công nghiệp và chủ yếu là thành phần trung lưu. Ở Úc
khoảng 20% dân số là giàu, 30% là nghèo và giai cấp trung lưu chiếm 50%
(nghĩa là được học trường cao đẳng hay đại học và thường thường làm
trong văn phòng). Những người này không cần tắm vào buổi tối vì họ ít ra
mồ hôi ban ngày.
Các
nước Phương Tây trở nên giàu có ít nhất là từ sau Thế chiến Hai. Điều
này không có nghĩa là người Tây tốt hơn người Việt. Cũng không có nghĩa
là sống ở các nước Phương Tây sướng hơn sống ở Việt Nam. Chỉ có điều
hoàn cảnh giàu có không chỉ ảnh hưởng việc tắm mà thôi, mà còn ảnh hưởng
đến quan điểm và cơ cấu xã hội của người Tây.
Nghịch lý
Một
điều mà có thể làm cho bạn ngạc nghiên là ở Phương Tây, người mập nhất
nhiều khi lại là người thuộc giai cấp nghèo và là người lao động. Lý do
là dù hầu hết mọi người có khả năng mua xe hơi và có đầy đủ đồ ăn, nhưng
nhiều người không có đủ cơ hội để tập thể dục và không hiểu biết về ăn
uống để tạo ra lối sống lành mạnh. Khi đến Phương Tây, bạn sẽ thấy ngay,
không phải là tất cả người Tây trông đẹp đẽ và có vóc dáng mảnh khảnh
như diễn viên trong Glee và Desperate Housewives.
Hơn
nữa, có một vấn đề rất lớn ở các nước nói tiếng Anh mà giàu có. Khi
người ta lo về tiền bạc, vật chất quá mức, họ không thể lo về cuộc sống
của cộng đồng xã hội. Francis Fukuyama, nhà trí thức gốc Châu Á nổi
tiếng nhất tại Phương Tây, đã nhận xét:
Chủ
nghĩa cá nhân làm cho nền văn minh Phương Tây trở nên sáng tạo và thịnh
vượng, và đồng thời cũng làm mòn dần hầu hết những loại quyền uy trong
xã hội. Không ai kính trọng ai. Vì vậy, hiện nay ở Phương Tây gia đình,
hàng xóm và quốc gia trở nên yếu đi so với trước đây.
Vào
thập kỷ 1970 người Mỹ đi dã ngoại (picnic) trung bình mỗi năm năm lần
(nghĩa là họ hay đi chơi ở ngoài trời và san sẻ đồ ăn mà mỗi người có).
Vào cuối thế kỷ 20 người Mỹ trung bình chỉ đi picnic khoảng hai lần mỗi
năm thôi. Đây là một trong nhiều chỉ số chứng tỏ các nước nói Tiếng Anh
bị thiếu ‘vốn xã hội’.
Trong
trường hợp này người ta không có hy vọng và lòng tin vào cộng đồng.
Hiển nhiên nhất đối với thanh niên: bệnh trầm cảm và việc tự tử trong
giới thanh niên càng ngày càng cao hơn.
Chắc
nhiều người Việt cũng biết rằng việc phát triển nền kinh tế nhiều khi
gắn liền với những vấn đề xã hội. Tôi có những người quen ở Việt Nam
trước đây nghèo khó, nhà cửa dột nát và chật chội vì nhiều bà con và bạn
bè đến ở. Vào thập kỷ 80 cả nhà phải góp tiền mua một máy truyền hình
đen trắng. Nhưng nay gia đình họ cất nhà mới cao tầng, mỗi phòng ngủ đều
có tivi LCD.
Không
có ai tranh cãi nữa vì không có ai tiếp xúc với nhau. Họ thoải mái hơn,
nhưng không chắc đã hạnh phúc hơn. Phương Tây đã trải qua nhiều vấn đề
như thế này rồi. Người Việt nên chú ý đến kinh nghiệm của người Tây để
tránh những vấn đề mà họ đã gặp phải.
Nhãn quan chính trị
Vị
trí trung tâm của giai cấp trung lưu và điều kiện sống thoải mái trong
xã hội Phương Tây cũng định hình nhãn quan chính trị. Ở Việt Nam, chiếu
theo lý thuyết Marx và tư tưởng HCM,
việc đấu tranh của phái tả là vì công lý cho giai cấp vô sản và nông
dân. Ở Phương Tây, hai giai cấp này thường có điều kiện sống đầy đủ nên
họ sẽ không tham gia đấu tranh.
Như
vậy, phái tả ở Phương Tây không lo về chủ nghĩa duy vật, mà chỉ quan
tâm những vấn đề liên quan bản sắc, văn hóa và phong cách sống. Họ muốn
bênh vực quyền lợi cho phụ nữ, cho dân tộc thiểu số, cho người đồng
tính, cho người di dân, cho cả con vật và lẫn người nghèo trong các nước
đang phát triển.
Thông
thường, họ cảm thấy có lỗi với lịch sử thực dân của phương Tây và cách
tiêu thụ quá mức mà đã đóng góp vào khủng hoảng biến đổi khí hậu. Vì
vậy, nhiều người thanh niên phái tả bi quan về xã hội của họ và cảm thấy
hơi tội lỗi và ngại ngùng về sự thịnh vượng. Những người này thèm muốn
một đời sống đơn giản. Họ mặc quần áo cũ rích, hay ăn chay, đạp xe đạp
và hay làm việc ở các tổ chức viện trợ. Gia đình họ nhiều khi giàu có
nhưng lại phải giả bộ nghèo khó.
Ngược
lại, người theo phái hữu nhìn thấy bổn phận chính của họ là bảo vệ nền
văn hóa và văn minh Phương Tây, chống lại người theo phái tả và những đe
dọa khác. Bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu, những người này kiêu
hãnh vì sự giàu có và sự thành công của những nước tự do tư bản. Họ
nghĩ từ khi Phương Tây chiến thắng Chiến Tranh Lạnh, nhất định không có
tư tưởng nào tốt hơn và có thể đe dọa chủ nghĩa dân chủ tự do.
"Dĩ
nhiên, đa số người ở Phương Tây không hoàn toàn thuộc phái tả hay phái
hữu và nhiều khi không theo phái nào. Tuy nhiên, khi bạn hiểu những điểm
này, bạn sẽ bắt đầu hiểu thêm những lực lượng và vấn đề ảnh hưởng tới
mỗi người."
Họ
nhìn lại 30 năm và cho rằng sự phát triển ở các nước Châu Á có được là
nhờ quyết định giống Tây phương hơn, như mở rộng thị trường và đôi khi
kể cả hệ thống chính trị và xã hội.
Về
văn hóa, quan điểm và sự hy vọng, người phái hữu nhận xét thanh niên ở
nhiều nước – bao gồm Việt Nam và cả nước Trung Đông đang cách mạng –
càng ngày càng Tây hóa.
Họ muốn mặc quần áo Tây, dùng kỹ thuật Tây, tiêu thụ sản phẩm Tây và đoạn tuyệt với những sự bắt ép của xã hội cũ. Trong sự biến
đổi đồ sộ này, không có ai bị bắt buộc và không dân tộc nào bị chiếm
làm thuộc địa. Nghĩa là văn minh và văn hóa Phương Tây đang có duyên rõ
rệt với mỗi người. Bởi vậy, theo phái hữu, người Tây nên bảo vệ và phổ
biến tư tưởng của họ để có lợi cho lối sống khắp mọi nơi.
Người
thanh niên phái hữu nhiều khi cũng lo về vấn đề đề cao cá nhân, giữ gìn
môi trường và bảo vệ quyền cho những người bị đè nén bóc lột. Nhưng họ
khác phái tả vì họ tin tưởng vào cách giải quyết những vấn đề này được
phát hiện trong sáng kiến, tự tin và sự phát đạt Tây Phương.
Theo
họ, người Mỹ, Anh và Úc nên tự tin và tích cực hơn trên trường quốc tế,
không được quỵ lụy theo các tư tưởng, văn hóa khác hay cũng trở nên bất
an như người phái tả.
Dĩ
nhiên, đa số người ở Phương Tây không hoàn toàn thuộc phái tả hay phái
hữu và nhiều khi không theo phái nào. Tuy nhiên, khi bạn hiểu những điểm
này, bạn sẽ bắt đầu hiểu thêm những lực lượng và vấn đề ảnh hưởng tới
mỗi người. Sự hiểu biết này có lẽ làm cho bạn bớt bị ‘sốc văn hóa’ và mở
rộng suy nghĩ về những câu hỏi rất quan trọng như, “Tôi sẽ thích ở
Phương Tây không? Phương Tây sẽ thay đổi tôi như thế nào? Và tôi sẽ tắm
vào buổi sáng hay buổi chiều?”
Tiến sĩ Kim Huỳnh
Tiến
sĩ Kim Huỳnh là giảng viên tại Đại Học Quốc Gia Úc, đã đăng tiểu sử
về gia đình mình trong cuốn Where the Sea Takes Us: A
Vietnamese-Australian Story (HarperCollins 2008) và là một trong hai chủ
bút của cuốn sách The Culture Wars: Australian and American Politics in
the 21st Century (Palgrave MacMillan 2009). Bản gốc tiếng Việt được
bà Hà Thị Thu Hương từ Trung tâm Integrated Culture and Language
Studies (ICLS) chỉnh sửa đôi chút và BBC biên tập lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét