Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

RỐT CUỘC THÌ TRUNG QUỐC MUỐN LÀM GÌ Ở NAM HẢI?

Đôi lời: Lại thêm một bài báo nữa từ giới quân đội Trung Quốc đưa ra kế hoạch đánh Việt Nam và các nước trong khu vực. Trong khi Việt Nam – Trung Quốc còn có “tình hữu nghị”, với phương châm “16 chữ vàng” và “4 tốt”, và nhất là mới mười ngày trước, hai nước vừa ký tuyên bố chung trong chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, rằng “giữ gìn đại cục quan hệ hữu nghị hai nước, làm cho tình hữu nghị Việt-Trung được kế thừa và phát huy rạng rỡ”, thế mà sau đó, Trung Quốc liên tục đe dọa tấn công Việt Nam. Không hiểu khi hai nước không phải là bạn bè, hữu nghị thì sẽ ra sao?
——–
Military.china.com

RỐT CUỘC THÌ TRUNG QUỐC MUỐN LÀM GÌ Ở NAM HẢI?

25-10-2011
Lời nói đầu: Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ, Nam Hải (tức Biển Đông: ND) hiện đang trở nên náo động và rối ren, Philippines, Việt Nam náo động tới mức lay động cả sông núi, Mỹ thì đổ thêm dầu vào lửa, còn Nhật Bản và Ấn Độ mê muội, bất chấp tất cả để đâm đầu vào Nam Hải mà quấy rối. Nam Hải ở vào thế nguy cấp, nhưng Trung Quốc không hiểu sao ngoài việc kêu lên dăm ba câu ra, còn hầu như chỉ to mồm hô khẩu hiệu đánh động mà chẳng có hành động đáng kể nào. Lúc này, những fan hâm mộ của trang mạng Quân sự võng cảm thấy đôi chút hoang mang và bối rối, Mỹ cũng tỏ ra hết sức hoang mang và bối rối. Bạn thấy đấy, các nhà lãnh đạo cừ khôi về chính trị, quân sự các cấp của Mỹ dường như đều lần lượt xếp hàng đến Trung Quốc…  
I.  Điều làm cho người ta cảm thấy rối ren là Trung Quốc hoàn toàn có năng lực để trực tiếp tiêu diệt Việt Nam khiêu khích, song Trung Quốc sẽ không làm như vậy! Vì sao? 

Từ Bản đồ 1 có thể thấy:  Nếu Việt Nam khiêu khích Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ từ Vân Nam qua Lào thiết lập các căn cứ quân sự một cách nhanh chóng và cơ động, sẽ quây chặt Việt Nam bằng các vùng Lào, Vân Nam, Quảng Tây, Nam Hải… sẽ tấn công toàn Việt Nam trong vòng 3 giờ đồng hồ, sẽ chiếm lĩnh toàn bộ trong vòng 24 giờ đồng hồ không cần phải thêm một lời nào! Việt Nam là đội quân hạng ba, bất kể hắn ta có mua về bao nhiêu tên lửa, tàu ngầm, tàu chiến đi nữa thì cũng chẳng để làm gì. Vì sao? Bởi vì tên lửa dù là loại phóng trên không, dưới tàu ngầm, từ các căn cứ trên bộ hay dưới đáy biển thì các người cũng đều phải dựa vào sự định vị bằng vệ tinh quân sự và ra-đa khống chế hỏa lực, mà Việt Nam chủ yếu phải dựa vào các mạng lưới hệ thống đạn đạo của Nga và Mỹ, một khi đã khai chiến với Trung Quốc, thì Mỹ và Nga sẽ phải cân nhắc về phương diện chiến lược, để xem có nên mở các mạng lưới quân sự tới chi viện hay không? Xác suất cực nhỏ. Cũng giống như Gaddafi mua về một lượng lớn tên lửa đạn đạo rồi thì để làm gì? Bởi nếu Mỹ và Nga không mở các mạng lưới vệ tinh quân sự, thì hắn ta sẽ chẳng có cách gì để định vị, mà chỉ có thể bắn bừa.                    
Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ: Cho nên, bán cho các người thiết bị quân sự và các thiết bị vũ khí là một chuyện, còn có đồng ý cho các người sử dụng thực sự trong thời chiến hay không lại là chuyện khác. Ngay cả có đồng ý cho các người sử dụng đi nữa, Trung Quốc cũng đã thuộc nằm lòng các thiết bị Nga, chúng ta cũng hoàn toàn có thể từ trong vòng vây hủy diệt tất cả mọi mạng lưới quân sự và mạng lưới dân dụng của Việt Nam bằng môi trường điện từ được chế tạo cho chiến tranh tin học. Việt Nam đã rõ kết cục sẽ là:
1)  Vây mà không đánh, tạo ra bầu không khí chiến tranh, đợi cho quân Mỹ dính líu vào, mượn bàn tay Mỹ dùng biện pháp dân chủ để chia Việt Nam làm hai, hình thành nên Nam Việt Nam và quốc gia dân chủ Bắc Việt Nam, chia lãi cổ tức với Mỹ chính là các đảo ở Nam Hải đã được thu về Trung Quốc, nếu Mỹ không chấp thuận, sẽ để một mình phía Trung Quốc giải quyết toàn bộ.
2)  Trực tiếp tấn công và đẩy chính quyền Việt Nam hiện thời ra khỏi chính quyền thân Trung Quốc mới được hợp thành, sau đó rút quân.
3)  Cũng tấn công, phân chia thành Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam theo kiểu Mỹ, chia chính quyền thân Trung Quốc làm hai, biến Việt Nam từ lớn thành nhỏ để cai trị.
II.  Điều làm cho người ta cảm thấy rối ren là Trung Quốc hoàn toàn có khả năng để trực tiếp tiêu diệt Philippines khiêu khích, song Trung Quốc sẽ không làm như vậy! Vì sao?


Từ bản đồ 2 có thể thấy: Thế giới cũng không hề đánh giá thấp năng lực ngoại giao quân sự trong lĩnh vực quân sự của Trung Quốc! Thực tế Mỹ cũng thừa biết rằng, cái thứ chiến lược “phá vỡ” các chuỗi đảo ở châu Á-Thái Bình Dương do Mỹ kinh doanh, trước sự chống trả quân sự của Trung Quốc lớn mạnh, Liên minh quân sự về cơ bản là một đám đông pha tạp, các nước đồng minh lòng đầy mưu đồ, nước nào cũng đi từ xem xét thị trường kinh tế của Trung Quốc để tính toán cho mình và dựa vào thế lực của Mỹ để mưu chiếm lợi ích riêng cho mình. Thực tế, phía quân đội Hàn Quốc đã ngầm chủ động thú nhận với Trung Quốc:  Nếu như Trung Quốc có thể giúp Hàn Quốc sắp đặt với Triều Tiên để không nổ ra chiến tranh với Hàn Quốc, thì một khi Trung Quốc nổ ra chiến tranh với Nhật Bản, mà nếu như Trung Quốc cũng muốn tấn công Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tình nguyện hiệp trợ Trung Quốc, một mặt khống chế các căn cứ Mỹ cùng quân đội Mỹ ở Hàn Quốc, mặt khác có thể cung cấp cho Trung Quốc các căn cứ công trình quân sự trọng yếu như cảng quân sự và sân bay quân sự…, quân đội và dân chúng Hàn Quốc kiên quyết đứng về phía cùng tiêu diệt Nhật Bản cũng là đế quốc. Người viết nêu rõ: Thực tế quân đội Hàn Quốc biết rất rõ rằng nếu không làm như vậy, có nghĩa là nghe theo Mỹ để tuyên chiến với Trung Quốc! Và Trung Quốc cũng có thể đem theo cả Triều Tiên để trực tiếp tấn công vào. Hàn Quốc quá rõ là 5 vạn quân Mỹ chẳng đáng kể gì so với 10 vạn quân Trung Quốc và Triều Tiên, còn hàng không mẫu hạm của Mỹ mà bị đánh bằng  tên lửa đạn đạo của Trung Quốc thì sẽ chẳng còn diễu võ giương oai được như trước đây nữa!
Tốt nhất là nên cầu hòa trước với Trung Quốc, nữa là Hàn Quốc lại luôn ngấm ngầm trong lòng ý muốn đánh Nhật Bản. Còn Nhật Bản đã từng nhiều lần biểu lộ ngầm với Trung Quốc: Nếu Trung Quốc khai chiến với Mỹ, thì chỉ cần Trung Quốc đừng có ra mặt tấn công và chiếm lĩnh lãnh thổ đảo và lãnh hải của Nhật Bản, thì Nhật Bản có thể hiệp trợ Trung Quốc tiêu diệt quân Mỹ ở các căn cứ quân sự của Nhật Bản, thực ra cũng đâu có khác gì Nhật Bản có thể hiệp trợ quân đội Trung Quốc thừa cơ đuổi sạch quân Mỹ ra khỏi Nhật Bản, Nhật Bản sẽ thoát khỏi ách thống trị thuộc địa lâu dài của Mỹ.


Từ Bản đồ 3 có thể thấy:  Bởi đã biết được câu chuyện trên, sự vụ Nam Hải mà quân Mỹ thò tay vào Trung Quốc, phô trương thanh thế đồng minh quân sự ngoài bề mặt thì còn được, chứ còn một khi đúng là đến Trung Quốc thật, Mỹ lập tức phải thu quân để tự bảo vệ mình, đây là điều mà các nước ở châu Á – Thái Bình Dương đều nhìn thấy hết sức rõ ràng. Điều này chứng tỏ quân đội Trung Quốc hoàn toàn có thể hỗ trợ Lào, Malaysia, Indonesia  thiết lập các căn cứ quân sự thời chiến tạm thời, còn hải quân Trung Quốc thì lại từ vùng Nam Hải có thể vây chặt toàn Philippines. Cũng có nghĩa là, quân đội Trung Quốc sẽ tấn công Philippines trong vòng 3 giờ đồng hồ, sẽ chiếm lĩnh toàn bộ trong vòng 24 giờ đồng hồ không cần phải thêm một lời nào!
Có người sẽ hỏi:  Nếu như Malaysia và Indonesia không chấp thuận cung cấp căn cứ quân sự thì sao? Vấn đề này cũng không lớn, vấn đề Malaysia, Indonesia, Singapore vào thời bình ngả hẳn về Mỹ cũng không lớn, song vào thời chiến mà ngả hẳn về Mỹ, thì có nghĩa là tuyên chiến với Trung Quốc! Trung Quốc cũng có quyền tấn công các nước này, đồng thời cũng có quyền biến những nước ấy trở thành căn cứ quân sự.
Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ:  lính thủy quân lục chiến trong quân đội Trung Quốc cơ bản thuộc về 3 thứ quân, có năng lực đột kích từ trên không, lục quân cũng có thể tấn công biên giới Việt Nam toàn diện bằng xe thiết giáp hạng nặng. Giải phóng quân đã chuẩn bị sẵn sàng, năm tới sẽ bố trí các máy bay ném bom chiến đấu trinh sát không người lái, bay lượn khắp các khu vực Hải Nam, Trạm Giang, Đan Sơn, Uy Hải…, vừa có thể độc lập tập kích các mục tiêu quân sự của Philippines, lại vừa có thể tiến hành dẫn hướng được các loại tên lửa đạn đạo (phóng từ tàu ngầm, từ các căn cứ trên biển, trên bộ, trên không) tới mục tiêu.
Quân đội Trung Quốc đang nhanh chóng sản xuất máy bay chiến đấu J-10 và J-11, ngoài việc đặt mua hàng loạt 1.000 động cơ của Nga có thể trang bị cho 500 máy bay chiến đấu ra, các nhà máy quốc phòng Trung Quốc còn tăng ca, tăng giờ để sản xuất các máy bay chiến đấu nội địa, như vậy về cơ bản là vào năm tới có thể bố trí được 4.000 máy bay chiến đấu loại J-10, J-11 và  JH-8 Flying Leopard ở trên không và trên biển, những máy bay chiến đấu này được lắp đặt các thiết bị chiến tranh điện tử và chống bức xạ.
Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ:  Quân đội Trung Quốc cho rằng, các loại máy bay chiến đấu J-10, J-11 qua sự nghiên cứu phát triển của các nhà máy quốc phòng, về cơ bản đã tiến sát được với phương Tây về hàng không, rađa tìm kiếm, khống chế hỏa lực, về tính năng đã tiếp cận được với Su-30 và với F-16 của Mỹ. Do thuộc về thế hệ máy bay thứ ba rưỡi, đã bị loại thải do lạc hậu, nên trước đây dù đã gắng mở rộng tiềm lực nghiên cứu phát triển cũng chỉ có thể thuộc về máy bay chiến đấu thế hệ ba rưỡi, cũng chẳng nâng được giá trị lên bao nhiêu, nhưng vẫn có thể sản xuất được hàng loạt, như vậy cũng không có nghĩa là sẽ bỏ ra quá nhiều chi phí cho việc làm mạnh thêm và cải tạo thêm động cơ, chỉ cần Nga chấp thuận, là có thể trợ giúp Nga sản xuất hàng loạt theo dây chuyền, trực tiếp chọn mua hàng loạt động cơ của Nga để duy trì máy bay thế hệ ba rưỡi mà chúng ta đã định hình là được rồi, đồng thời tự mình cũng có cả động cơ nội địa không phải phụ thuộc vào Nga.
Quân đội Trung Quốc dự tính cần đến 8.000 máy bay chiến đấu, chủ yếu trang bị cho không quân trên biển, bởi không quân trên biển sau này có bảo vệ các khu vực kinh tế hải ngoại, tất sẽ cần phải thiết lập các căn cứ không quân trên biển. Các loại Flying Leopard cũ kĩ và J-11 đã lâu năm (tương đương với Su-27 nguyên bản); các lực lượng không quân dự bị đang được thành lập với các trang thiết bị sắp bị loại bỏ, phải nhanh chóng đào tạo hàng loạt (dự kiến tới 10 vạn) phi công lái máy bay chiến đấu không quân trong lực lượng dự bị, có như vậy mới chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh trong nay mai. Đồng thời, lực lượng không quân dự bị sau này sẽ được phát triển thành 3 lực lượng, dùng để hiệp trợ cho năng lực bổ sung phòng không ở các nơi trong nước. Các nguồn tin trên mạng nói là Nga nói các động cơ nội địa dùng cho J-10 và J-11 của Trung Quốc có vấn đề về chất lượng, đó chỉ là những lời lẽ quỉ quyệt!  
Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ:  Sự thực là không quân trên bộ của Trung Quốc đã phát triển toàn diện các trang thiết bị không quân hướng đến máy bay thế hệ năm, chiếc J-20 như mọi người đã thấy chưa phải là máy bay chiến đấu thành phẩm thực sự, nó mới chỉ là một chiếc máy bay trưng bày thử nghiệm, nó thực sự đã thoát ra khỏi mẫu hình nghiên cứu chế tạo của Nga và Mỹ, để độc lập đi theo con đường tự phát triển hàng không. J-20 gánh vác nhiệm vụ hoàn thành việc nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa chiến thuật và tên lửa chiến lược cho các máy bay tàng hình, siêu tốc, đời mới, các loại tên lửa tuần tra trên biển và bom dẫn hướng chuẩn xác khống chế hỏa lực, ra-đa và điều khiển hàng không đời mới… của Trung Quốc.
Đồng thời, tổ hợp phát triển công nghệ hàng không Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo được 4 loại động cơ cho nó, đó là: tương đương với năng lực tác chiến của F-35 (tức động cơ có kèm cánh vịt như mọi người đã thấy), động cơ loại B cho máy bay lên xuống thẳng đứng; loại động cơ thích ứng thứ hai tương đương với F-22 hoặc T-50 (bỏ cánh vịt đổi thành cánh biên); loại động cơ thứ ba là loại cỡ lớn: cũng chính là chiếc máy bay ném bom chiến lược đường dài H-8 như mọi người đã thấy, nó được phóng to ra từ nguyên bản loại J-20; loại động cơ thứ tư cuối cùng là động cơ của máy bay không gian, cũng lắp cho cả máy bay ném bom chiến lược đường dài H-8, yêu cầu đi khắp toàn cầu trong vòng 3 giờ, chiếm lĩnh toàn bộ trong vòng 24 giờ.
Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ: Từ những điều trên đây có thể thấy, loại máy bay thế hệ ba rưỡi của Trung Quốc được sản xuất hàng loạt nhưng dần dần đã bị loại thải, cần thực sự thiết lập lấy nghiên cứu phát triển J-20 làm lộ trình và hệ thống nghiên cứu chế tạo độc lập các loại máy bay J, H đường vừa và đường dài hàng đầu!
Bán kính tác chiến sau này của không quân Trung Quốc có thể vươn dài một cách hữu hiệu tới 1.500 – 3.000 km. Song, các fan hâm mộ trang mạng Quân sự võng không nên xem bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu như kiểu một sợi gân, thực ra máy bay chiến đấu đã bảo chứng cho sự bảo đảm quyền khống chế không gian của bộ đội trên đất liền và hải quân, nên có thể chiếm lĩnh các căn cứ quân sự mà tôi đã nói ở trên bằng quân lính thả từ trên không mà đoạt lấy và khống chế để có được sức vươn tới  bán kính quân sự lớn hơn! Các fan hâm mộ trang mạng Quân sự võng đã biết trong cuộc diễn tập quân sự đường dài qui mô lớn mới đây của quân đội ta, không quân Trung Quốc về cơ bản nạp nhiên liệu xong đã có thể liên tục tấn công tới hàng ngàn kilomet, đồng thời đã diễn tập với số lượng lớn xem có thể cất hạ cánh ở sân bay tạm thời để chuyển sân bay ra sao, tới đây yêu cầu số lần cất hạ cánh phải đạt tới hàng vạn lần! Để đón đầu được các cuộc tấn công dày đặc và ném bom chống trả trong chiến tranh nay mai. Đồng thời, lực lượng lục quân đã tổ chức cho bộ đội xe tăng và xe thiết giáp Y-8 nhảy dù và vận chuyển bằng đường hàng không.
Mọi người chưa được nhìn thấy lính nhảy dù không quân tỏ ra hung hãn đến thế nào, nhảy dù xuống rồi chỉ mất có 48 phút đã lắp ráp các trang thiết bị sân bay tạm thời thành một sân bay cất hạ cánh quân dụng tạm thời trải dài 2.000 m, tiếp đến còn có thể nhìn thấy những chiếc máy bay chiến đấu J-10, J-11, Flying Leopard lần lượt hạ cánh, nạp nhiên liệu mang bom xong là cất cánh tác chiến, bộ đội theo sau đã hoàn thành xong xuôi đường băng cất hạ cánh 3.000 m, kho chứa nhiên liệu, kho đạn dược và thiết lập được hệ thống hỏa pháo tên lửa đạn đạo phòng không ở xung quanh, rồi máy bay H-6 cũng đã tới nơi.
Còn lực lượng lục quân với một lượng lớn bộ đội xe tăng và xe thiết giáp hạng nặng được vận chuyển đến sân bay bằng các máy bay vận tải quân sự cỡ lớn và hàng loạt máy bay vận tải dân dụng, ngay lập tức tỏa ra khắp các khu vực tác chiến đã được chỉ định.  Bộ đội nhảy dù và bộ đội thiết giáp hạng nhẹ do Y-8 chỉ định đồng thời nhảy dù xuống khu vực tác chiến đã được chỉ định.
Tiếp đó, “đội xếp dỡ” của lục quân dỡ xuống các kiện hàng đã được xếp từ trước trong các máy bay vận tải dân dụng, một chiếc xe thiết giáp và xe tăng hạng nặng mỗi nhóm chỉ cần mất có 50 phút là lắp ráp hoàn chỉnh, tiếp theo là hàng loạt xe dân dụng, xe đạn hỏa tiễn, xe tên lửa đạn đạo chiến thuật… cũng đã được lắp ráp nhanh chóng từ các bộ linh kiện thiết bị trong kiện hàng.
Hàng loạt  máy bay vận tải dân dụng cỡ lớn và máy bay được cải trang thành máy bay hành khách dân dụng vào thời chiến cất hạ cánh không ngớt, sĩ quan binh lính cùng quân trang, quân dụng của cả tiểu đoàn, trung đoàn liên tục tới nơi, cảnh tượng cực kì ngoạn mục! Sân bay tạm thời kiểu này quân đội có thể cung cấp cho đất nước được mỗi lần từ 3-6 sân bay.
Năng lực vận chuyển tháo dỡ kiểu này do lục quân phát minh là vô cùng lớn mạnh, nó giúp ích cho việc tháo lắp hàng loạt các máy bay dân dụng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển thời chiến giống như Mỹ. Lúc này, bộ đội máy bay lên thẳng đường bộ đã sẵn sàng đợi lệnh ở các căn cứ quân sự. Mệnh lệnh sinh tử cho lần diễn tập này là: Trong vòng 3 giờ phải tới được chiến trường, đồng thời thực thi hành động tấn công, trong vòng 24 giờ phải thực thi chiếm lĩnh toàn diện! Các trang bị quân sự và trang bị vũ khí như hỏa pháo, pháo hỏa tiễn, các loại tên lửa đạn đạo, xe tăng thiết giáp của lực lượng bộ đội dự bị trên các ngư thuyền do bộ đội các trung đoàn, tiểu đoàn chính qui thải ra vẫn hết sức tuyệt vời so với trang bị quốc gia nói chung, các ngư thuyền ven biển vào thời chiến được chở loại vũ khí gì và trang bị loại gì đều có qui định và được huấn luyện cụ thể, vào thời chiến có thể tập hợp 30 vạn ngư thuyền để làm tàu chiến tạm thời.
Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ: Các vị đã nhận thấy có tín hiệu gì chưa? Việc nghiên cứu chế tạo máy bay hành khách hàng không cỡ lớn của Trung Quốc sẽ còn kéo dài, nguyên do chính là máy bay hành khách có thể mua được bằng tiền, còn máy bay ném bom chiến lược đường dài quân sự (H-10, H-9), máy bay vận tải quân sự, máy bay nạp nhiên liệu đường dài cỡ lớn, máy bay AWACS cỡ lớn… thì Trung Quốc không thể mua được, cho nên các nhân viên khoa học kỹ thuật của tổ hợp phát triển hàng không hãy đầu tư trọng điểm vào nghiên cứu những hạng mục này nhanh chóng, động cơ tự động là hướng đột phá trọng yếu của Trung Quốc!
Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ:  Đã lớn mạnh như vậy, song cớ sao lại chưa thấy làm gì về mặt quân sự? Đó chính là vì Trung Quốc đang chuẩn bị bố trí một trận đột phá toàn cầu về mặt kinh tế và quân sự mang tính vạch thời đại!
Quốc Trung dịch từ Military.china.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét