Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Những người biểu tình chống Trung Quốc nhận được thông điệp

M. Goonan

TP Hồ Chí Minh – Sáng Chủ nhật vừa qua là buổi sáng đầu tiên trong suốt 12 tuần liên tục không có tin tức về biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội. Sau khi bắt giữ khoảng 40 người biểu tình hồi tuần trước, cảnh cáo trước sự đàn áp đối với những người biểu tình, chính quyền đã gửi một thông điệp rằng, những người biểu tình sẽ không còn được nhân nhượng tha thứ nữa. Hoa Kỳ đã chỉ trích việc bắt bớ, mặc dù quan hệ quân sự giữa hai nước đang ấm dần lên.
Mười một tuần có thể là một thời gian dài. Ðối với những người ở Hà Nội, đó là quãng thời gian chưa từng có tiền lệ. Các cuộc  biểu tình chống Trung Quốc bắt đầu từ hồi tháng Năm sau khi báo chí Việt Nam đưa tin các tàu Trung Quốc cắt cáp của một tàu thăm dò Việt Nam trên biển Ðông, khu vực cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Các cuộc biểu tình liên tục xảy ra, cho đến tuần vừa rồi, với các đám đông không quá vài trăm người, đầu tiên tụ tập trước Ðại sứ quán Trung Quốc, sau đó tại hồ Hoàn Kiếm, diễn hành với biểu ngữ và hô khẩu hiệu phản đối các hành động của Trung Quốc trên vùng biển Ðông tranh chấp.
Các cuộc biểu tình được tổ chức gần Ðại sứ quán Trung Quốc, là nơi có sự hiện diện đông đảo của lực lượng an ninh, lúc đầu được chính quyền cho phép rồi lại bị cấm, rồi cho phép trở lại và cuối cùng bị cấm vào Chủ nhật vừa rồi, và dường như lần này là dứt khoát. Tin tức cho biết, các loa phát thanh công cộng, hầu như được sử dụng để phát các bài ca cách mạng và đọc các bản tin địa phương vào những buổi sáng, chiều, trong những ngày trước, đã khuyên dân chúng tránh xa các cuộc biểu tình sáng Chủ nhật.
Trong số những người tham gia biểu tình [sáng Chủ nhật vừa qua], khoảng 40 người đã bị lôi lên xe buýt. Hầu hết những người này đã được thả ra sau khi bị tra hỏi, tuy nhiên một số vẫn còn bị giam giữ. Biểu tình là việc không phổ biến ở Việt Nam; tuy có sự nhất trí của hầu hết các nhà phân tích cho rằng, chính quyền gần như cho phép các cuộc biểu tình như một cách “gửi thông điệp” cho Trung Quốc, đồng thời cũng để quần chúng có nơi trút xả cơn tức giận. Tinh thần yêu nước cũng được nhìn nhận là mục đích hợp pháp [cho các cuộc biểu tình], hơn là công kích các quan chức tham nhũng.
Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền thả những người biểu tình ôn hoà, giống như các cuộc bắt bớ những người được coi là không thiện chí với chính quyền trước đây. Phát ngôn Ðại sứ quán nói với hãng thông tấn AFP: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam thả tất cả những người bị bắt vì họ thực thi quyền con người và các quyền tự do cơ bản“. Ðại sứ quán đã lên tiếng báo động việc giam giữ người dân vì lý do “bày tỏ chính kiến ôn hoà“.
Hà Nội vẫn cho rằng “các thế lực thù địch“, một thuật ngữ phổ biến được dùng để mô tả những người và các nhóm mà chính phủ không thích, đã lợi dụng những người biểu tình yêu nước. Sự ủng hộ các cuộc biểu tình của Việt Tân, một tổ chức ngưòi Việt hải ngoại bị cấm ở Việt Nam, càng làm cho tình hình xấu thêm.
Trước đây Hoa Kỳ cũng đã bày tỏ quan ngại khi những người bất đồng chính kiến hoặc chỉ trích chính quyền bị bắt hay bị phạt tù (mặc dù có sự khác biệt quan trọng thấy rõ, giữa những người biểu tình chống Trung Quốc gần đây và những người kêu gọi dân chủ, đa dảng, khi chính quyền Hoa Kỳ ít nhiệt tình bày tỏ như vậy đối với những kêu gọi dân chủ, đa đảng).
Mặc dù Hoa Kỳ công khai chỉ trích các vụ bắt bớ và phạt tù đó, Hoa Kỳ không muốn trừng phạt Việt Nam một cách rõ ràng, như cắt viện trợ cho nước này. Tuy nhiên, năm ngoái một nhà ngoại giao Hoa Kỳ liên can đến một việc ẩu đả với các quan chức chính quyền. Trong khi cố thăm ‘nhà bất đồng’ bị bệnh, linh mục Nguyễn Văn Lý, tin tức cho biết, chân của nhà ngoại giao này đã bị đập vào cánh cửa xe. Vụ hành hung này đã được đưa tin rộng rãi.
Hoa Kỳ tỏ ra hết sức quan ngại về những diễn biến ở vùng biển Ðông đang bị tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa Trung Quốc và Philippines. Gần đây, Hoa Kỳ đã bán cho Hà Nội thêm một tàu chiến (*). [Việc mua bán này] cùng với việc đặt mua 6 chiếc tàu ngầm của Nga là một dấu hiệu [cho thấy], Việt Nam đang cố gắng tăng cường sự hiện diện trong vùng tranh chấp, trước thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc.
Chuyên gia về Việt nam, ông Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nói rằng “Sự can thiệp của Hoa Kỳ về các vấn đề nhân quyền là một việc làm thông lệ. Hoa Kỳ chỉ đạt được một sự thỏa thuận quan trọng nếu Việt Nam muốn điều gì đó“.
Gần đây nhà bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thuỷ đã được thả ra sau khi bị ra toà xét xử và bị phạt 3 năm tù hồi năm 2010, về tội hành hung mà bà cho là “hoàn toàn ngụy tạo”. Hoa Kỳ đã nhanh chóng cấp visa cho bà, và việc phóng thích này dường như là một sự xoa dịu, bởi chính quyền Hà Nội mong muốn sự ủng hộ của Hoa Kỳ trong cuộc tranh chấp kéo dài của họ trên biển Ðông.
Mặc dù có những va chạm về vấn đề nhân quyền, quan hệ quân sự giữa hai nước đang từ từ phát triển.
Tuy nhiên, các chuyên gia như ông Thayer lưu ý rằng, điều quan trọng là, không nên quá nhấn mạnh vào các sự kiện gần đây, chẳng hạn như chuyến viếng thăm của tàu Hải quân Hoa Kỳ, USNS Richard E Byrd, là chuyến thăm đầu tiên của một tàu chiến đến quân cảng Cam Ranh của Mỹ trước đây, kể từ khi chiến tranh kết thúc. Báo chí địa phương cho biết, con tàu này đã ở lại đó ba tuần để bảo quản định kỳ. Cam Ranh đã mở cửa làm ăn với các tàu nước ngoài cách đây vài năm.
Ông Thayer nói: “Sự phát triển các mối liên hệ quân sự đang đi tới với một tốc độ chậm chạp”. Khuyên rằng, không nên xem sự  phục hồi [các mối quan hệ] gần đây là bằng chứng của một mối quan hệ quân sự thực sự, ông nói.
Việt Nam vẫn chưa tham gia với giới quân sự Mỹ, tiến hành các cuộc diễn tập chung với các lực lượng trên bộ, trên biển và trên không. Tuy vậy, các “hoạt động chung” hồi tháng trước [giữa Việt nam và Hoa Kỳ] ngoài khơi bờ biển ở Miền Trung, [Việt nam], đã làm Trung Quốc tức giận.
Bất cứ tiến bộ nào trong các mối quan hệ quân sự giữa Việt nam và Hoa Kỳ đều phụ thuộc vào sự cải thiện về tình trạng nhân quyền, cựu Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Micheal Michalak lưu ý trong các phát biểu trên truyền hình nhân dịp kỷ niệm 15 năm, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, nhắc lại phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Cả hai quốc gia đều có cùng mối quan tâm trong việc duy trì sự hoà thuận trên biển và sẽ tìm kiếm sự hợp tác để thúc đẩy điều đó. Tuy nhiên, hình thức và qui mô của các nhượng bộ mà cả hai phía có thể chấp nhận được, vẫn còn là điều đáng quan tâm.
Nguyễn Trùng Dương dịch từ: Asia Times
——-
Ghi chú:
(*) Có lẽ tác giả lộn, Mỹ bán cho Philippines một tàu chiến, thay vì Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét