‘Học thuyết Hồ Cẩm Ðào’ đòi chủ quyền biển Ðông
đầy tham vọng của Bắc Kinh
MD NalapatSuốt một phần tư thế kỷ sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bắt đầu hành trình tăng trưởng cao từ năm 1982, châm ngôn ‘nói năng nhẹ nhàng’ của Ðặng Tiểu Bình đã được tuân thủ. Khác với Hoa Kỳ và các nước đồng minh NATO, Trung Quốc chưa hề dính líu đến một cuộc chiến nào kể từ khi cuộc xung đột ngắn ngủi với Việt Nam năm 1979. Biên giới trên bộ mênh mông tiếp giáp với nước Nga đã được giải quyết, mặc dù giàn xếp trong trường hợp biên giới Trung – Ấn đã tỏ ra là kém khẩn cấp hơn. Thực vậy đã hơn hai chục vòng đàm phán kể từ năm 2001 mà vẫn chưa đem lại một tiến bộ nào đáng kể.
Về các vấn đề song phương khác liên quan đến Ấn Độ, [chẳng hạn] như hành động của Liên Hiệp quốc chống lại các nhân viên Pakistan bị cáo buộc trong vụ tấn công ở Mumbai năm 2008, New Delhi không hề nhận được bất cứ một lời an ủi nào từ Bắc Kinh. Trong khi đó, Bắc Kinh đã thay thế Ấn Ðộ như một đối tác chính của cả hai nước Nepal và Sri Lanca, giống như họ đã làm với Pakistan và Bangladesh.
Kể từ khi Hồ Cẩm Ðào giữ quyền lãnh đạo Ðảng Cộng sản Trung Quốc năm 2002, Bắc Kinh đã từ bỏ sự dè dặt ban đầu. Những ngày gần đây, Bắc Kinh đã công khai các quyền lợi của họ như các cường quốc NATO. Thực vậy, đặc biệt trên biển Đông và biển Hoa Đông, ông Hồ Cẩm Đào, đã thúc đẩy một dạng như Học thuyết Monroe (*) trong đó, không chỉ cho Trung Quốc các quyền lợi cơ bản, mà còn thống trị các vùng biển đó đối với các nước khác cũng có tuyên bố chủ quyền.
Kể từ năm 2009, định nghĩa về “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc (các lợi ích mà vì chúng, Trung Quốc có thể tiến hành chiến tranh) đã mở rộng từ chuỗi đảo đầu tiên cho đến chuỗi đảo thứ hai trên biển [xung quanh] Trung Quốc, và vì vậy đưa Phillippines vào vùng “cốt lõi”, có khả năng bao gồm cả Malaysia, Indonesia và dĩ nhiên là cả Việt Nam. Với việc định nghĩa mở rộng về “lợi ích cốt lõi” như thế của Trung Quốc, không có gì phải ngạc nhiên khi gần đây hải quân Trung Quốc đã chặn một tàu hải quân Ấn Ðộ khi con tàu này đang rời khỏi bến cảng Việt Nam như tin tức đã đưa hồi tuần trước. Quả thực, năm 2011 cho thấy, có sự gia tăng các biến cố do Trung Quốc đòi vị thế đặc quyền trên biển Ðông (nguyên văn: biển Nam Trung Hoa). Hải quân của cả hai nước Việt Nam và Phillippines đã nhiều lần bị hải quân siêu việt hơn của Trung Quốc thách thức.
Ít nhất ông Hồ [Cẩm Đào] cũng đáng được khen ngợi về sự minh bạch trong các hành động của ông. Dưới sự chỉ đạo của ông ta, Trung Quốc đã chính thức báo cho Hội nghị Liên Hợp quốc về Luật Biển (cơ quan của Liên Hợp quốc giám sát các đường biên giới trên biển), rằng toàn bộ biển Đông là một phần của Trung Quốc và rằng Bắc Kinh “hoàn toàn có chủ quyền” đối với các đảo trên biển Ðông. Bằng cách sắp xếp vấn đề này là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, Bắc Kinh giúp chủ thuyết mới này tránh khỏi một sự tranh cãi chính thức tại các diễn đàn như hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN.
Tất cả điều đó đang được Ấn Ðộ quan sát với mức báo động gia tăng. Ấn Độ là nước xem chính mình liên tục bị đẩy sang một bên do năng lực tiềm tàng của quân đội Trung Quốc gia tăng nhanh. Nhưng thực tế là quân đội Trung Quốc, đặc biệt là hải quân, không tập trung vào Ấn Ðộ nhiều như Hoa Kỳ. Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh hải quân, gồm cả việc hạ thuỷ một tàu sân bay cũ gần đây, để bảo vệ sự tiếp cận với các tuyến đường thủy, nối Trung Quốc với Châu Phi, châu Âu và vùng Trung Ðông.
Trung Quốc quan tâm đến tàu sân bay bắt đầu từ năm 1980, khi nhà chiến lược quân sự Lưu Hoa Thanh tham quan chiến hạm USS Kitty Hawk. Ấn tượng bởi những khả năng của nó, ông Lưu nói với ban tham mưu quân đội Trung Quốc rằng “tàu sân bay thích hợp cho các bệ phóng đổ bộ đất liền vì sự linh động của nó“. Kể từ đó, Trung Quốc đã mua bốn tàu sân bay không được trang bị, chiếc cuối cùng (Varyag của Liên xô) đã biến thành chiến tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
Một khi số lượng nhân sự thỏa đáng về phi đoàn và thủy thủ đoàn được huấn luyện cho tàu sân bay, hải quân Trung Quốc dự kiến sẽ đưa thêm ba tàu sân bay nữa vào hoạt động có thể sớm hơn hoặc đến năm 2020. Trung Quốc đã nắm vững cách chế tạo máy bay chuyên chở bằng tàu mà Ấn Ðộ chưa làm được. Thật vậy, Trung Quốc không ngừng gia tăng khả năng nội tại của quân đội, điều này trái ngược với tình trạng Ấn Ðộ, nơi mà hải quân, không quân và bộ binh với một mức độ ít hơn, vẫn còn dựa vào kỹ thuật và trang thiết bị nước ngoài.
Với một số giàn phóng tên lửa đang nhắm vào Ðài Loan, rõ ràng là vai trò của các tàu sân bay Trung Quốc sẽ không tham gia hoạt động trong eo biển Ðài Loan, mà vai trò [của các tàu sân bay này] là để thực thi đòi chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông như ông Hồ [Cẩm Đào] đã chỉ thị hồi năm 2003, khi ông kêu gọi “tăng cường bảo vệ chủ quyền và quyền lợi trên biển” của Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc đã gia tăng chi tiêu quân sự rất nhiều, nhưng thực ra Hoa Kỳ vẫn chi tiêu nhiều hơn Trung Quốc gấp mười lần, trong khi đó ngân sách toàn bộ của NATO đã vượt xa chi tiêu [quốc phòng] của Trung Quốc. Nhưng [có] sự khác biệt là NATO ra trận với quân đội rất tốn kém.
Mỗi binh sỹ [NATO] tham gia chiến đấu, ước tính tốn khoảng một triệu đô la mỗi năm. Với cái giá đó, Trung Quốc có thể cho ít nhất chín người lính ra trận, thậm chí những người lính này được trang bị vũ khí, thiết bị tối tân hàng đầu. Dĩ nhiên, trang bị vũ khí tồi hơn thậm chí còn rẻ hơn. Một cuộc chiến có thể làm kiệt quệ ngân khố của NATO nhanh hơn nhiều so với Trung Quốc.
Ðó cũng chính là điều mà Ấn Ðộ tỏ ra lợi thế. Nước khổng lồ của châu Á có nền kinh tế với qui mô tương tự như nền kinh tế mà Trung Quốc đang có; liên minh giữa NATO và Ấn Ðộ sẽ gia tăng đáng kể toàn bộ khả năng [của liên minh đó]. Nhưng quan hệ đối tác đó dường như không nằm trong tầm mắt. Vì thế, Trung Quốc dường như có chỗ đứng cho học thuyết của ông Hồ Cẩm Đào rõ ràng, như James Monroe và Hoa Kỳ tận hưởng hồi năm 1823. (Ðiều lo ngại này của tác giả có vẻ như đã được trả lời khá đầy đủ trong bài phân tích về sự điều chỉnh cơ cấu an ninh của Mỹ ở Ấn Ðộ – Thái Bình dương).
MD Nalapat giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hoà bình UNESCO tại Ðại học Manipal và là cựu biên tập viên của tờ Thời Báo Ấn Ðộ.
———
Ghi chú:
(*) Học thuyết Monroe là một chính sách của Hoa Kỳ từ năm 1823, trong đó tuyên bố rằng các nước châu Âu cố gắng hơn nữa, nhằm thuộc địa hóa đất đai hoặc xen vào các nước châu Mỹ, sẽ được coi là hành động xâm lược, đòi hỏi sự can thiệp của Hoa Kỳ.
Hình minh hoạ. Photo courtesy: Richard Porter’s Blog
Nguyễn Trùng Dương dịch từ The National
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét