Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

VN Báo Nguy: TQ Trên Đà Khai Tử Nghề Trà VN

image

HANOI (TH) -- Việt Nam trước giờ nổi tiếng về trà, hay còn gọi là chè... tuy nhiên, nhiều thương lái Trung  Quốc đang có kế hoạch xóa sổ kỹ nghệ chè Việt Nam, theo lời báo nguy từ ông Đoàn Anh Tuân, chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS).
Báo Người Lao Động hôm Thứ Sáu 15-7-2011 đăng bài phỏng vấn ông Tuân, xác định rằng, “Chè bẩn có bàn tay bên ngoài.”

image
"Trung tâm" chè bẩn Yên Bái

Bản tin cho biết, Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS) đã có phản ứng chính thức về vấn nạn “chè bẩn”, “chè thổ phỉ” đang hoành hành ở vùng nguyên liệu chè lớn nhất cả nước.
Ông Đoàn Anh Tuân giaỉ thích với báo Người Lao Động:
“Việc làm “chè bẩn”, “chè thổ phỉ” đang phá vỡ tất cả tập quán sản xuất và trồng chè từ trước đến nay ở nước ta. Chúng tôi đã khảo sát những vùng nguyên liệu chè ở Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên... và ghi lại được những hình ảnh rất ghê rợn. Nói thật, người tiêu dùng nếu nhìn thấy chắc chắn không dám uống chè nữa. Nhưng người sản xuất chè vẫn đổ xô đi làm “chè thổ phỉ” bất chấp mọi thứ bởi đây là món hàng siêu lợi nhuận.
Việc sản xuất “chè thổ phỉ” diễn ra phổ biến chỉ chừng 2-3 tháng trở lại đây, làm nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản bởi nguồn nguyên liệu chè giờ đang bị mua gom để làm “chè thổ phỉ”. Nhưng lý do chủ yếu là chúng tôi muốn cảnh báo về sự nguy hiểm khi người dân đổ xô đi làm “chè thổ phỉ” theo đơn đặt hàng từ “bên ngoài” mà không biết được mục đích, ý đồ sâu xa của họ. “Chè thổ phỉ” xuất hiện chắc chắn có bàn tay của thương lái Trung Quốc.

image
công nghệ sản xuất chè bẩn

Phân lân đang được sử dụng nhiều ở vùng Hàm Yên (Tuyên Quang). Ở Văn Chấn (Yên Bái) người dân dùng bột đá, xi măng, tro...; trong khi đó, ở Đồng Hỷ, Định Hóa (Thái Nguyên) thậm chí bột quặng cũng đang được sử dụng. Nhìn chung, các chất “phụ gia” cho vào đều độc hại và cần khẳng định luôn là loại “chè bẩn” này không thể uống được.
Hiện tại, thị trường Việt Nam chưa có loại chè này bởi tất cả “chè thổ phỉ” làm ra đều được xuất theo đường tiểu ngạch đi Trung Quốc. Vì lý do gì mà thương lái Trung Quốc lại sẵn sàng nhập loại chè độc hại này là điều chính chúng tôi cũng chưa lý giải được. Liệu đây là chính sách của họ hay chỉ bắt nguồn từ con buôn Trung Quốc hám lợi thì chúng ta cần tìm hiểu thêm.

image
Rùng mình công nghệ chè bẩn

Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Người dân đang sản xuất “chè bẩn” chỉ để phục vụ một thị trường mà cũng không biết mục đích của họ là gì. Chúng ta đang xuất chè đi 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nếu 69 thị trường còn lại biết được chuyện “chè thổ phỉ” đang sản xuất ồ ạt tại Việt Nam thì liệu họ còn có dám nhập chè của ta nữa không? Khi những thị trường khác đã mất, chúng ta lại phải tập trung sản xuất cho Trung Quốc. Đến khi họ đột ngột dừng việc nhập khẩu thì ngành chè Việt Nam sẽ điêu đứng thực sự.”
Bản tin còn cho biết, tình hình thương lái TQ đặt ào ạt để mua “chè bẩn” đang làm “Mỗi tháng, chúng ta mất hàng chục tỉ đồng tiền thuế vì “chè bẩn”...”
Như thế, báo quốc nội không nói rõ, nhưng ai cũng hiểu rằng Trung Quốc dưới biển cố ý ép  chết ngư nghiệp VN, và trên bờ cố ý ép chết nhiều ngành nông nghiệp VN.

image
Công nghệ chế biến chè bẩn ở ngay chính nhà trưởng thôn Lũng Khê


Cấm 10 Sản Phẩm Thức Ăn Hóa Chất Độc ở SG

SAIGON -- Nhiều loại kẹo sản xuất tại Việt Nam hay nhập khầu vào đã bị khám phá có chất phụ gia độc hại, và Sở Y Tế TP Sài Gòn đã yêu cầu các  siêu thị tịch thu 10 sản phẩm thức ăn độc hại.
Báo Công Thương hôm 17-7-2011 đăng bản tin tựa đề “Vẫn coi thường tính mạng người tiêu dùng” đã cho biết, rằng tính đến nay, ngành y tế TP.SG đã phát hiện sản phẩm của 10 công ty đóng trên địa bàn có sử dụng chất phụ gia tạo đục cho chế phẩm, trong đó một số mẫu đã cho kết quả dương tính với chất DEHP. Những sản phẩm này hiện đã bị các siêu thị thu hồi và ngưng bán.
image

Báo Công Thương viết rằng, mới đây, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.SG lấy 13 mẫu sản phẩm kiểm nghiệm ngẫu nhiên, phát hiện 3 sản phẩm có nguồn gốc từ Philippines do Công ty TNHH HA MICO (phường Bình Trị Đông A, quận Tân Bình) nhập khẩu dương tính với DEHP. Sản phẩm được cảnh báo gồm: kẹo xốp Marshies hương vani, kẹo xốp Marshies hương vani và sôcôla, kẹo xốp Marshies hương dâu. Ba mặt hàng khác do Công ty Gia Thịnh Phát (quận Tân Bình) nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc, gồm si-rô táo đỏ, si-rô nho, si-rô vải cũng bị nhiễm DEHP.
image
Hình minh họa

Ngay sau khi cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc - New Zealand (FSANZ) công bố thu hồi sản phẩm rong biển khô mang nhãn hiệu Wang Dried Kelp Varech Speche có nguồn gốc từ Hàn Quốc (do có hàm lượng i-ốt cao, ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và người đang cho con bú), các hệ thống siêu thị tại TP.SG đã kiểm tra, kiểm soát thông tin của các sản phẩm nhập khẩu và yêu cầu nhà cung cấp đến để kiểm tra các chứng từ, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng, giấy tờ liên quan đến lô hàng.
Sau khi có lệnh từ y tế, tác động thị trường thấy ngay, báo Công Thương viết:
“Tại các chợ, rong biển cũng được bán rất nhiều loại, nhưng sức mua đã giảm rõ rệt. Bà Trần Minh Thư, tiểu thương chuyên kinh doanh mặt hàng rong biển chợ Bình Tây (quận 6) cho hay, sau khi Ban quản lý chợ thông báo về việc rong biển nhập khẩu chứa nhiều i-ốt gây hại cho người tiêu dùng, đa số tiểu thương không nhập hàng mới và đang chờ các kết luận của cơ quan chức năng.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét