Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Báo ĐĐK bàn về Công hàm 1958

Báo ĐĐK bàn về Công hàm 1958

Công hàm Phạm Văn Đồng. Ảnh: internet.
Blog HM. Theo Anhbasam, báo Đại Đoàn Kết vừa đăng một bài phân tích khá hay về công hàm 1958 của Thủ tướng PVD gửi Chu Ân Lai. Hiệu Minh blog xin giới thiệu cùng bạn đọc. Cảm ơn blogger Hữu Nguyên, báo Đại Đoàn Kết và anh Basam.

Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa

Tác giả: Báo Đại Đoàn Kết.
Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:
“Thưa đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.
Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của VNDCCH ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan. Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia. Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề  trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề Trung Quốc đã đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ giữa thế kỷ XX đã nằm trong chiến lược “lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.
Ngày 26-5-1950 , chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3-9-1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất. Ngày 11-8-1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Âu Lai tuyên bố sẽ “giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ. Ngày 12-9-1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công nguyên tử Trung Quốc, nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này. Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23-8-1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp Định phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.
Ngoài bối cảnh “phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ VNDCCH –Trung Quốc lúc đó “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Thế rồi sang năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam . Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trong đó trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích “sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã “lồng ghép”  thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ, đơn giản chỉ là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc. Trong tình thế đó, có thể xem đây chỉ là những tuyên bố mang tính chính trị và ngoại giao chứ hoàn toàn không có ý nghĩa pháp lý.
Nội dung công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Nhất là trong hoàn cảnh ra đời của công hàm như đã nêu trên, công hàm 1958 có hai nội dung rất đơn giản và rõ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Trong công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Tại hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam . Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4-9-1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực. Hơn ai hết, Thủ tướng Phạm Văn Đồng hiểu rất rõ điều đó khi đưa ra công hàm 1958 nên đã không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc khi đó đã không tiện nói thẳng ra mà chỉ đơn giản khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế. Trong khi đó, Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục hành xử chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này.  Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ, hòng đánh lận con đen trong tuyên bố của Chu Ân Lai liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, công hàm 1958 chỉ là sự thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc mà thôi. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do. Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH. Nội dung công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng  phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa VNDCCH và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội nước Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo quy định của hiến pháp Việt Nam các thời kỳ và cũng phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc về quyền dân tộc tự quyết, theo đó tất cả các vấn đề liên quan tới độc lập dân tộc, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia phải được cơ quan đại diện cho quyền lực cao nhất của dân là Quốc Hội xem xét biểu quyết mới có giá trị pháp lý. Cho nên, các nhà nghiên cứu cho rằng công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xét về bối cảnh và trình tự thủ tục ban hành, đơn giản chỉ là một văn thư ngoại giao mang tính chính trị chứ không thể xem đó như là một công hàm có giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc đó không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines . Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Nếu đặt giả thuyết VNDCCH và CHXHCN Việt Nam là một thì dựa trên luật quốc tế, những lời tuyên bố đó cũng không có hiệu lực. Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết “estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam .
Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết “estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính: (1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu, và phải được phát biểu một cách minh bạch; (2) Quốc gia nại “estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động; (3) Quốc gia nại “estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó; (4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án “Phân định biển trong vùng Vịnh Maine ”, bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua ”, bản án “Ngôi đền Preah Vihear”,…
Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của VNDCCH, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của VNDCCH. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. VNDCCH cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.
Lúc đó hai nước VNDCCH và Trung Quốc có mối quan hệ rất đặc thù,  những lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong công hàm 1958 hoàn toàn nằm trong bối cảnh đặc thù và hết sức khó khăn của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Hơn nữa, theo luật pháp quốc tế, lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có thể hiểu là một lời hứa đơn phương, một lời tuyên bố ý định sẽ làm một việc gì. Thật vậy, công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ là một lời hứa sẽ tôn trọng quyết định của Trung Quốc trong việc ấn định lãnh hải của Trung Quốc (tất nhiên phải hợp pháp theo các quy định của luật pháp quốc tế đương thời), và một lời hứa sẽ ra lệnh cho cơ quan công quyền của mình tôn trọng lãnh hải đó của Trung Quốc.
Một lời hứa thì lại càng khó ràng buộc quốc gia đã hứa. Tòa án Quốc tế đã ra thêm một điều kiện nữa để ràng buộc một lời hứa: đó là ý chí thực sự của một quốc gia đã hứa. Nghĩa là quốc gia đó có thực sự muốn bị ràng buộc bởi lời hứa của mình hay không. Để xác định yếu tố “ý chí”, Tòa án Quốc tế xét tất cả những dữ kiện xung quanh lời tuyên bố đó, xem nó đã được phát biểu trong bối cảnh, trong những điều kiện nào. Hơn nữa, nếu thấy quốc gia đó có thể tự ràng buộc mình bằng cách ký thỏa ước với quốc gia kia, thì lời tuyên bố đó là thừa, và Tòa sẽ kết luận là quốc gia phát biểu không thực tình có ý muốn bị ràng buộc khi phát biểu lời tuyên bố đó. Vì vậy, lời tuyên bố đó không có tính chất ràng buộc. Trong trường hợp này, VNDCCH và Trung Quốc không hề ký kết bất kỳ một hiệp ước nào có nội dung Việt Nam quyết định từ bỏ chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo này.
Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ “nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu “miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”.
Theo Báo Đại Đoàn Kết, bản báo in.
Be the first to like this post.

118 Responses to Báo ĐĐK bàn về Công hàm 1958

  1. Hoàng Khải says:
    Tôi xin nêu lại ý kiến của tôi (trên trang Blog của tranhung09)
    1.Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 đã lấy Vĩ tuyến 17 làm gianh giới Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam
    2.Bắc Việt Nam có quyền sở hữu bắc vĩ tuyến 17 (không có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa)
    3. Nam Việt Nam có quyền sở hữu nam vĩ tuyến 17 (có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa)
    4. Thủ tướng Phạm Văn Đồng là Thủ tướng của Bắc Việt Nam nên chỉ có quyền ký quyết định với những phần lãnh thổ, lãnh hải ở bắc vĩ tuyên 17 (phần của ông anh Bắc Việt) chứ không có quyền hạn gì ở nam vĩ tuyến 17 (phần của thằng em Nam Việt )
    Vậy xin hỏi các vị rằng ông anh có được phép bán đất của thằng em khi ông bố (Hội nghị Quốc tế-Giơ ne vơ) đã phân định không?
    5. Anh China dại dột đi mua như thế thì hỏi rằng có pháp luật nào công nhận cho chăng? Thật nực cười!
    Một lời nói sai của một vị sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam làm thiệt thòi rất nhiều:
    Trước ngày 30/04/1975 đã có một thỏa thuận không chính thức của VNCH và VNDCCH: Tổng thống Dương Văn Minh thay mặt Chính phủ VNCH đầu hàng vô điều kiện Chính phủ VNDCCH!
    Đến khi QĐNDVN húc đổ được cánh cổng sắt trước cửa Dinh Độc lập và tiến vào Thủ phủ của VNCH ông Dương Văn Minh mời đại diện CP VNDCCH ra bàn ký kết bàn giao miền Nam Việt Nam cho miền Bắc Việt Nam thì vị SQ kia quá tràn ngập trong niềm vui chiến thắng đã tuyên bố một câu xanh rờn: “Các anh không còn gì để bàn giao!”
    Đau sót quá; Hoàng Sa – Trường Sa ở đó mà vị SQ này nông nổi quá làm mất mất những gì lúc đó chưa nhìn thấy; làm uổng mất bao nhiêu máu của bao binh lính quân đội VNCH và CHXHCNVN sau này!
    • Việt Thanh says:
      Trung Quốc dựa chính vào 2 tài liệu để đòi chủ quyền đối với Biển Đông của Việt Nam là Tuyên bố của Chu Ân Lai ngày 4/9/1958 và công hàm của Phạm văn Đồng ngày 15/9/1958. Thay vì tranh cãi với TQ về hiệu lực của công hàm của TT Phạm văn Đồng Việt Nam có thể sử dụng cách tiếp cận khác là phủ định chính Tuyên bố của Chu Ân Lai, nếu chứng minh được tuyên bố đó vô hiệu thì đương nhiên chả cần bàn đến công hàm của Phạm văn Đồng nữa.
      Năm 1954 TQ là bên tham gia Hiệp định Geneve nên phải tuân thủ Hiệp định này là tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với HS, TS. Tuy nhiên, năm 1956 TQ đã đánh chiếm 1 phần HS như vậy là vi phạm hiệp định Geneve. Đến năm 1958, TQ lại đơn phương đưa ra tuyên bố của Chu Ân Lai, tiếp tục vi phạm hiệp định Geneve mà TQ đã ký kết, do đó đương nhiên Tuyên bố ngày 4/9/1958 của TQ là vô hiệu. Không dừng ở đó, dựa trên tuyên bố đơn phương không có căn cứ pháp lý này TQ đã đánh chiếm HS năm 1974 giết hại hơn 100 thủy thủ VNCH đang thực thi bảo vệ chủ quyền được Hiệp định Geneve qui định. Do đó, có thể nói nếu xét theo “estopel” thì Tuyên bố của Chu Ân Lai bị vô hiệu đầu tiên, sau đó mới đến công hàm của Phạm Văn Đồng. Ngoài ra, Việt Nam với tư cách là chủ thể thay thế VNCH có thể khởi kiện TQ ra Tòa án tội phạm chiến tranh vì đã vi phạm luật pháp quốc tế, giết hại quân đội VNCH năm 1974 tại HS và CHXHCNVN năm 1988 tại TS. Hiện nay không thể kiện TQ ra Tòa án về luật biển vì TQ không chịu, nhưng nếu kiện ra Tòa án hình sự quốc tế về tội phạm chiến tranh thì không cần sự đồng ý của TQ.
      Liệu có phải đây là điều TQ sợ nhất không? Nếu Tuyên bố 4/9/1958 của Chu Ân Lai vô hiệu theo Hiệp định Geneve thì toàn bộ yêu sách về biển Đông của TQ bị “sụp đổ”. Việt Nam đi theo hướng này có được không? Rất mong các chuyên gia cho ý kiến.
      Nguyễn Việt Thanh
      Hà Nội
    • Xôi Thịt says:
      Một lời nói sai của một vị sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam làm thiệt thòi rất nhiều:
      Trước ngày 30/04/1975 đã có một thỏa thuận không chính thức của VNCH và VNDCCH: Tổng thống Dương Văn Minh thay mặt Chính phủ VNCH đầu hàng vô điều kiện Chính phủ VNDCCH!
      Đến khi QĐNDVN húc đổ được cánh cổng sắt trước cửa Dinh Độc lập và tiến vào Thủ phủ của VNCH ông Dương Văn Minh mời đại diện CP VNDCCH ra bàn ký kết bàn giao miền Nam Việt Nam cho miền Bắc Việt Nam thì vị SQ kia quá tràn ngập trong niềm vui chiến thắng đã tuyên bố một câu xanh rờn: “Các anh không còn gì để bàn giao!”
      Đau sót quá; Hoàng Sa – Trường Sa ở đó mà vị SQ này nông nổi quá làm mất mất những gì lúc đó chưa nhìn thấy; làm uổng mất bao nhiêu máu của bao binh lính quân đội VNCH và CHXHCNVN sau này!
      Trừ khi một ông như ông PVĐ tuyên bố gì đấy chứ còn lời ông sĩ quan này cũng chỉ như lời của tôi hay bạn thôi.
  2. hen says:
    Giờ này mà các bác còn bàn chuyện công hàm có giá trị pháp lý hay không? Rồi tìm cách giải thích rằng nó không có giá trị pháp lý..vv….. Theo tôi để giải quyết chuyện này rất dễ dàng.
    1/ Tìm hiểu rõ ràng,từ chính phủ xem liệu cái công hàm đưa lên mạng này là thật hay là hàng giả của Tung Của? Nếu nhà nước bảo đây là hàng Tàu ,không có chuyện Cụ Đồng ký công hàm này . Thế thì đếch nói tới công hàm này nữa, quan trọng là phải đưa ra các chứng cứ thời nhà Nguyễn,rồi dịch sang các thứ tiếng nước ngoài và đưa vấn đề HS-TS ra tòa án quốc tế.
    2/ Nếu cái công hàm này có thật? thì việc tiếp theo lục lại ở bộ phận lưu trữ xem nội dung cái văn bản tuyên bố của TQ có nói tới HS-TS không?
    a) Nếu bản tuyên bố của TQ không đề cập tới HS-TS thì coi như trường hợp 1.
    b) Nếu có đề cập đến HS-TS trong tuyên bố của TQ. Khó nhỉ ?Thôi thì chơi liều như thế này: Tuyên bố cho TQ biết cái công hàm này vô giá trị, không hiệu lực. và nói với Tàu rằng Tao nói như thế mày nghe hay không là chuyện của mày, mày phải trả lại HS-TS cho tao nhé.
    Chỉ lăn tăn tí xíu là ,sợ nó dỡ bài cũ: Tao không đồng ý cach giải thích của mày,nhưng mày phải nghe lời tao.Vào tay tao là của tao,còn trong tay mày là của chung.
    Theo ngu ý của tôi là, có lôi cái công hàm này ra phân tích cho lắm vào nhưng đã vào tay ông anh kết nghĩa giang hồ Tàu rồi thì chỉ còn potay thôi, còn cái gì thì ráng giữ cho tốt. Chuyê5n ân oán giang hồ các bác chẵng biết gì mà ngồi đoán mò, giống như mấy ông thầy bói mù xem voi.
    Vậy thì có bác nào có cao kiến hơn không?hay là để nhà nước lo đừng xen vào rách việc
  3. Người vô hình says:
    Còm thứ 100. hihi :D
  4. Quý Vũ says:
    Các comment trước (loạt entry về Công hàm 1958), tôi nghiêng về hướng “Chủ quyền HS-TS: VN đuối lý bởi Công hàm 1958”. Lần này, phủ định chính mình, xin trình bày ngắn gọn.
    —————————————————————————————-
    Năm 1958, VN đang tuân theo Hiến pháp 1946 (HP1946), khi đó, đứng đầu Chính phủ VN là Chủ tịch nước, không phải là Thủ tướng (TTg), TTg chỉ là thành viên trong nội các. HP1946 quy định:
    Điều 43:
    “Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà”.
    Điều 44:
    “Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Phó chủ tịch và Nội các.
    Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó thủ tướng.”
    Như vậy, việc TTg PVĐ ký công hàm 1958 mà không có dẫn đề: “Thừa lệnh Chủ tịch nước VNDCCH” là trái với quy định của HP1946, tức Công hàm 1958 vi hiến. Lý do:
    Điều 49, HP1946 nói rõ:
    “Quyền hạn của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà:
    a) Thay mặt cho nước.
    …………
    h) Ký hiệp ước với các nước.
    …………”
    Điều 53 còn nhấn mạnh quyền hạn của Chủ tịch nước: “Mỗi sắc lệnh của Chính phủ phải có chứ ký của Chủ tịch nước Việt Nam”.
    Ta thấy, Công hàm 1946 là một dạng hiệp ước biên giới, vì vậy, theo HP1946, người ký hợp hiến Công hàm này phải là Chủ tịch nước VNDCCH.
    Tôi chỉ xin trình bày ngắn gọn các yếu tố dựa trên nội dung HP1946 để khẳng định Công hàm 1958 vi hiến.
    Xin mời mọi người xem nội dung HP1946 tại đây:
    http://laws.dongnai.gov.vn/1945_to_1950/1946/194611/194611090001
    • ti4mat says:
      Quá tuyệt!
    • Hiệu Minh says:
      Biết đâu khi chọn nhân vật còm sỹ năm 2011 người ta sẽ lựa ông Lý Quí Vũ này. Thanksssssssssssssss.
    • Hà Linh says:
      Nhất trí! em nghĩ anh Quý Vũ nên viết thành bài báo đi thì hay quá!
    • THANH NGUYEN says:
      Qúy Vũ @:Mấy hôm nay,ngày nào tôi cũng vào tìm còm để đọc nhưng nói thực chưa có còm nào thuyết phục.Nay đọc còm này của bác tôi thấy hay quá,lý lẽ rất là hay.Cảm ơn bác.
      Vì thời cuộc mà phải có cái công hàm,nhưng nếu dùng lý như của bác mà thắng thì đúng là cố Thủ tướng PVĐ đã nghĩ xa để cài lại một mấu chốt cho con cháu sau này vận dụng mà từ trước tới nay ta chưa nghĩ ra?.Tôi thì vẫn nghĩ rằng thời đấy đất nước chiến tranh,nghèo khó nhưng không vì thế mà cha ông nhẫn tâm bán biên cương,hải đảo,mà chỉ sợ thời nay đất nước giàu thì chưa tới,nghèo thì không phải mà có người vác công hàm đi đổi vài ba chiếc ghế thì con cháu sau này có mà lãnh đủ đại họa.
    • Xôi Thịt says:
      Thật tuyệt vời, cảm ơn bác QV.
    • Nguoi Viet says:
      Việc cái CH đó vi hiến thì nhiều người đã nói rồi. Đó là giải pháp hiệu quả duy nhất. Vấn đề là nhà nước ta có muốn/dám tuyên bố nó vi hiến hay không mà thôi.
      Một vài cá nhân như bác với tôi tuyên bố thì cũng chẳng làm được gì.
      • Nguoi Viet says:
        Xin bổ sung: trước đây nhiều người đã nói CH PVĐ vi hiến, nhưng chỉ tập trung ở khía cạnh chưa được QH thông qua. Lần đầu tiên bác QV chỉ ra là bản CH ko có hiệu lực vì ông PVĐ không có quyền thay mặt chính phủ ký một CH như vậy.
        Rất cám ơn bác QV. Bác cung cấp thêm một bằng chứng rất quý giá để chứng minh cho bọn tàu rằng chúng đang đang lưu trữ một tờ giấy lộn làm bảo bối.
        Đơn giản như vậy không biết nhà nước ta có tận dụng để hoá giải cái CH đó không. Thôi đành wait and see.
    • Việt Thanh says:
      Có thể công hàm của PVĐ vi hiến, nhưng trước khi bàn đến cách đó cứ thử làm cách sau chắc “ngon” hơn. Vì Tuyên bố 1958 của Chu Ân Lai vi phạm hiệp định Geneve mà TQ phải có nghĩa vụ thực hiện nên vô hiệu. Nếu Tuyên bố của CAL vô hiệu thì đương nhiên Công hàm của PVĐ chả có giá trị gì (chả lẽ tán thành cái “vô hiệu” à lại có hiệu lực).
      Do đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam khỏi cần tranh luận, cứ cười khẩy vào mũi Đới Bỉnh Quốc, Dương Khiết Trì rằng “Ông anh ơi, lúc đó tôi biết thừa là Tuyên bố 1958 của ông anh bị vô hiệu theo Hiệp định Geneve rồi nên ký cho ông anh vui gọi là động viên tinh thần bè bạn lúc đế quốc Mỹ nó đe dọa thôi. Giờ ông anh lật mặt định dùng nó để chiếm 80% biển Đông thì tôi nói thẳng tưng luôn là nó chả có giá trị gì”
      Đảm bảo Đới Bỉnh Quốc và Dương Khiết Trì (à quên thêm giống cái Khương Du hay giống đực Hồng Lỗi nữa) sẽ tức uất mà sinh bệnh như Chu Du bị Khổng Minh lừa vậy.
      Gậy ông đập lưng ông là ở chỗ đó. Dùng luôn binh pháp Tôn Tử để trị con cháu của Tôn Tử
  5. ti4mat says:
    Kính các bác, nghe các bác bàn về cái công hàm này, tôi cũng từng bàn tới, bàn lui về nó, nhưng theo tôi để tranh luận, bác bỏ giá trị của nó, có lẽ không có gì hay hơn là chúng ta (hy vọng là có mấy anh bề trên, mấy anh là đỉnh cao của trí tuệ nhân loại cũng tham gia cùng “chúng ta”) công khai, minh bạch tổ chức tranh luận với chính Trung Quốc, có đánh giá, có phán xét của quốc tế, có thể dưới hình thức hội thảo quốc tế, hoặc như Philipin đưa ra tòa án, hay tìm ra một tổ chức nào có quyền tài phán để kết luận. Để làm được như vậy điều đầu tiên chung ta phải công khai, mjnh bạch, về mọi thứ cho mọi người dân, cho cả thế giới, phải biết chấp nhận những điều nào chúng ta thua lý, những điều nào chúng ta có thể dựa vào để tranh luận. Theo tôi, giá trị của công hàm này cũng chỉ là một trong nhiều yếu tố khác để xác định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa chứ cũng không phải là yếu tố quyết định (chúng ta sẽ còn nhiều những cuộc tranh luận khác cho các yếu tố khác).
    Thật ra tôi cũng không đồng tình với tất cả các lý luận của bài trên báo Đại Đoàn Kết (như các bác đã phân tích) nhưng tôi thích nó vì lần đầu tiên một tờ báo lề phải đã nêu ra nó, khởi đầu cho một cuộc tranh luận, tìm hiểu công khai về công hàm này.
  6. chinook says:
    Vào thời đó , nước ta tuy xưng la Dân-chủ ,có Hiến-pháp , Quốc-hội nhưng chỉ là hình thức. Tt Pham văn Đồng trước khi ký Công-hàm đó chắc cũng đã đán-đo và tham-khảo nhiều , nhất là những người có trách-nhiệm. Trách riêng Cụ không la không công-bằng.
    Đó là một sự chon-lựa đau đớn mà chúng ta có thể thông-cảm. Các cụ có thể ngây-thơ , cả tin, nhưng các cụ đã quyết-định dựa trên hoàn-cảnh thực tế lúc đó , không mưu ích gì cho cá-nhân và gia-đình.
    Bây giờ gần 60 sau , những gì các kẻ thừa-kế các cụ, với một cái tâm không được trong sáng, đang làm thật đáng lo ngại. Nếu xảy ra một chuyèn nhượng-bộ tương-tự, hậu quả sẽ kinh-khủng hơn nhiều , liệu con cháu ta còn cơ-hội vớt vát đươc gì mà thông-cảm hoặc tha-thứ cho cha ông chúng.
    Tôi có bi-quan quá không?
    • Kim Dung says:
      Bạn nói thế là công bằng với Cụ PVĐ.
      Nên nhớ là VNDCCH lúc đó luôn là lãnh đạo tập thể.
      Việc đúng, sai của một quyết định, nó liên quan tới trách nhiệm của cả bộ máy lãnh đạo cao nhất lúc đó, mà cụ PVĐ chỉ là người đại diện.
      Có lẽ, lúc đó, phải ở trong một hoàn cảnh lịch sử thật đặc biệt, và nó bị chi phối rất mạnh bởi nhiều đặc điểm thế giới, khu vực.
      Thế hệ đó, vẫn là thế hệ vì đất nước, có lý tưởng.
    • Nguoi Viet says:
      Trước đây tôi vẫn thường nghĩ như các bạn Chinook, bạn Kim Dung, nhưng mấy hôm nay sau khi xem đi xem lại đoạn clip về cú “đạp mặt người yêu nước” trên mạng tôi thấy nghi ngờ chính niềm tin bấy nay của mình.
      Có lẽ vì người Việt ta quá tốt bụng, quá vị tha như bạn Chinook, bạn Kim Dung nên rất dễ bị lợi dụng.
      Những người ta vẫn đặt niềm tin bấy nay có đúng thật tốt, thật trong sáng như chúng ta vẫn tưởng không?
      Vâng, có thể cái công hàm tai hại đó chỉ là byproduct của một thời chủ nghĩa QT vô sản vô tư, chứ những người liên quan thì vẫn yêu nước hơn yêu bản thân mình.
      Vâng, cuộc gặp gỡ tại Thành Đô sau khi khối Đông Âu tan rã và sự thay đổi sau đó đối với Ải Nam Quan, thác Bản Giốc có lẽ chỉ là sự ngẫu nhiên.
      Vâng, những thoả thuận trong chuyến đi thăm TQ của ông HXS và sự đàn áp người biểu tình yêu nước những chủ nhật gần đây cũng có thể chỉ là trùng hợp ngẫu nhiêu.
      Nhưng ta không thể tự hỏi tại sao sự “ngẫu nhiên” lại luôn nghiêng về sự thiệt thòi cho đất nước chúng ta, làm chúng ta đau lòng.
  7. Nhat Dinh says:
    Bỏ cái công hàm này đơn giản thôi mà. Chỉ cần ra luật mới phủ nhận tất tật công văn, giấy tờ gì có bắt đầu bằng chữ “đồng chí” vì đấy không phải là chức danh chính thức nên không có hiệu lực pháp lý!!!
    Ngồi nói chuyện với một ông cựu hải quân VNCH vì thấy ổng nói tiếng Anh còn chuẩn hơn cả giáo viên. Ổng kể 1974 ông nằm trong lực lượng TT Thiệu cử ra tái chiếm Hoàng Sa thì máy bay Mig 19 của Tàu bay đầy trời, tàu China nó dàn hàng bắn đạn cảnh cáo. Hải quân VNCH đành phải rút. Máy bay của VNCH không bay ra biển HS được vì xa quá. Thằng Mỹ chả những im re mà còn lùi tàu của nó ra xa, biết binh sĩ VNCH trôi trên biển mà chẳng dám cử máy bay đi tìm, may nhờ tàu buôn quốc tế mà mấy người được vớt. Một người chết khi trôi trên biển phải thả xác xuống biển. Một người nữa được vớt rồi mới mất. Lúc ấy VNCH cũng không biết gì về công hàm nào của PVĐ cả.
  8. Đinh Kim Phúc says:
    “Cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm văn Đồng không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm và đã trả giá trong bàn đàm phán Geneve năm 1954, khi bàn về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương. Nhưng kinh nghiệm ấy cũng không ngăn ông được khi giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ với Trung Quốc vì Việt Nam đã tạo nên ấn tượng rằng Việt Nam đã tự nguyện chấp nhận những hy sinh vì lợi ích của đường lối chung về “cùng tồn tại hòa bình” đang thịnh hành trong thế giới xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ”.
    • KTS Trần Thanh Vân says:
      Tôi tin lời Đinh Kim Phúc nói về nỗi uất ức mà cố Thủ tướng PVĐ đã phải chịu khi bị LX và TQ khống chế và điều khiển trong Hội nghị Geneve 1954. Gia đình tôi có hai người thân trong đoàn đi dự Hội nghị đó:
      Một là Luật sư Phan Anh, cậu ruột của mẹ tôi, cụ nguyên là Chủ tịch Hội Luật gia VN đến cuối đời, nhưng ngay cả những giờ phút chót của cuộc đời, cụ cũng né tránh nói thẳng đến việc “phải sống và làm việc theo pháp luật” ( vì cụ không vào Đảng CS và mãi mãi bị coi là trí thức CM nửa vời )
      Người nữa là Nhà thơ Trần Việt Phương, bạn thời trẻ của bố tôi, trong Hội nghị Geneve ông chỉ là Thư ký đi theo điếu đóm cho TT PVĐ thôi, nhưng ông cũng chịu kìm nén vì sự điều khiển tàn bạo của hai Ông anh LX & TQ. Cho đến năm ông 1970 ông viết ra tập thơ CỬA MỞ để chua chát ca ngợi “TRĂNG LIÊN XÔ SÁNG HƠN TRĂNG NƯỚC MỸ” và ông liền bị ăn đòn chí mạng. Bây giờ già rồi, không bị ai “chơi” nữa, nhưng ông ký vào văn bản này văn bản khác, khuyên Nhà nước điều này, điều khác, mà có ai thèm nghe đâu?
      Thế đây, chỉ có bọn xu nịnh, tham lam, ngu xuẩn mới thực sự ôm chân bọn Tầu Khựa thôi , tôi cho rằng bọn đó cũng nhìn thấy dã tâm của TQ rồi, nhưng chúng nghĩ “THÀ MẤT NƯỚC CHỨ KHÔNG CHỊU MẤT GHẾ”.
      Chúng nghĩ vậy và làm vậy được bao lâu?
      • Bạch Sỉ says:
        Xứ Việt-Hoa ngày nay, Phát ngôn Khương Du của anh Tàu, đã từ̀ng nói người dân xứ Việt khai thác dầu khí, đánh cá… trong biển đông là vi phạm hiệp ước hai bên về Biển Đông mà hai lãnh đạo cấp cao hai bên đã ký thỏa thuận phân chia xong rồi! Để tránh xung đột xảy ra, các nhà lãnh đạo xứ Việt nên thông báo cho người dân xứ Việt biết rõ , đỉnh cao trí tuệ của xứ Việt đã ký phân chia trên biển nơi nào thuộc của anh Tàu, nơi nào còn dư lại của xứ Việt trên biển. Khi người dân biết, họ sẽ không vi phạm chủ quyền về mặt pháp lý của anh Tàu nữa! Vì đã được lãnh đạo cấp cao hai bên ký phân chia trong hiệp định. Dân biết, dân không có xung đột, vì dân không có vi phạm chủ quyền biển của anh Tàu nữa, thì chắc chắn đỉnh cao trí tuệ Việt Hoa, không cần phải diễn xuất, đóng tuồng tranh chấp, dàn dựng,cuộc chiến tranh trò chơi, không cần khai màn đánh trận giả. Để” không đánh mà thắng”! Đem lạm phát, tang thương, dỏm, giả, gian, dối ..lan tràn và lửa loạn của lòng dân trên bờ xuống biển để dập tắt!
      • qx says:
        Xin “bổ túc” thêm chút dữ liệu và sự kiện bên nhà thím Đoan Trang về cái Geneva 1954 và các bên tham gia ra làm sao.
        Rất tiếc, tiếc rất nhiều là chỉ có mỗi ông Trần văn Đỗ lên tiếng phản đối chia đôi đất nước trong uất nghẹn. Thế còn phái đoàn ta đâu? Dù ta và phái đoàn VNCH đều bị qua mặt như nhau nhưng tại sao VNCH còn có người dõng dạc phản đối mà VNDC thì không?
        Hôm nay bàn loạn về công hàm, vì sự toàn vẹ lãnh thổ, xin thôi không nói nhiều về ông Đồng, người mà nếu dành nhiều thương mến, thông cảm và thán phục quá sẽ có nghĩa là tán trợ đương sự trước tòa án lương tâm của mọi tầng lớp xã hội Việt Nam ngày hôm nay. Xin đừng làm điều đó kẻo không 50 năm sau, người ta lại dành cho đại úy Minh của quân Hoàn Kiếm một sự công bằng ưu ái thì thí mother.
        qx
  9. Luu Van Say says:
    Một cái công hàm nhai sái cả quai hàm. Nó tính dùng cái này nuốt ta thì yếu lý; nó mạnh nhờ đông người lắm súng thôi. Rốt cuộc, nó chơi ta thì ta chơi lại. Ta chơi chưa lại thì con ta chơi tiếp. Độc lập sẽ không thể mất, thật.
    Coi bộ HM con tim đã vui trở lại rồi nhỉ, thấy chuyện “nỏ” lắm, hêhê.
    Vui, Say.
  10. laika53 says:
    Tại sao chỉ nhắc đến công hàm PVĐ mà không nhắc đến ai khác.Một mình PVĐ có dàm ký cái công hàm đó không?Nhờ bác Minh chỉ giáo.
    • Hiệu Minh says:
      Lôi công hàm 1958 ra bàn cho vui thôi, bác à. Mọi chuyện có nhà nước lo. Quân ta chỉ sợ nhất chó Laika bay lên vũ trụ mang theo công hàm và không về, dân Nhật tân mất bữa nhậu, VN thì mất đảo :)
      • chinook says:
        .. Tôi chỉ lo là lỡ bây giờ mà có kẻ giấu người thân , đem cầm sổ đỏ , sổ hồng để đi đặt bài Ba lá hoặc tệ hơn nữa đưa bon cơ- bạc bịp về lột người thân để chia hoa-hồng thi…..
  11. myha says:
    đọc tất cả các còm của các bác em cứ như vịt nghe sấm chẳng hiểu cái giá trị pháp lý của cái công hàm ấy nó ra làm sao ,em chợt nghĩ đến câu “HÁ MIỆNG MẮC QUAI “chẳng biết có đúng không nữa …
  12. qx says:
    Xin góp chút củi:
    - Đừng bao giờ nói rằng công phàm ông Đồng là công hàm bán nước vì nói vậy là trúng kế China, không khác nào chúng ta thừa nhận cái nước mình đã bán mother nó rồi. Nếu ai không thích chế độ, không thích ông Đồng thì vén váy chửi hai trự đó mấy phát cũng được, tui ủng hộ sự tức giận của quí vị. Chỉ xin tách hẳn hai của nợ ấy ra khỏi chuyện nước non giang sơn.
    - China có thói quen khôn vặt đầy tai tiếng (infamous) về bất cứ vấn đề gì. Ông Đồng nói ổng đồng ý tuyên bố 12 hải lý lãnh hải tính từ bờ của China, không nói ổng thừa nhận China có 12 hải lý lãnh hải tính từ đảo HS, TS. Hồi bản công hàm này mới ra công cộng, tui có đọc được bản tiếng Anh là nội dung bản tuy bố mà phía ông Đồng nhân được lại không có nhắc tới HS, TS gì ráo. Sau này khi ông Đồng thừa nhận lãnh hải 12 hải lý tính từ bờ thì lại có nguyên bản tuyên bố lãnh hải dài thoòng có HS, TS vô trỏng, và toàn văn tuyên bố của China bỗng nhiên khác đi, gợi ý là lãnh hải tính từ HS, TS (cái mà thuộc chủ quyền không-thể-tranh-cãi của một quốc gia có tên Việt Nam Cộng Hòa). China đã gian xảo trong việc áp đặt lời thừa nhận, đồng ý của một thủ tướng nước khác vào bản tuyên bố chính trị của mình, xem thường tất cả các sự tôn trọng và nguyên tắc giao hảo.
    Muốn thấy cách China dán lời đồng ý ngoại giao của ông Đồng “tui đồng ý lời tuyên bố của đồng chí tổng lý” vào bản tuyên bố của China như thế nào, xin các bác tham khảo thêm cách China dán cuộc gặp gỡ giữa tay cầm đầu quân sự China Trần Bỉnh Đức và Robert Gates ở Mỹ hồi tháng 5 vừa rồi. Trong khi Robert Gates với tư cách giao hảo và chủ nhà, đón nhận, đồng ý với, có chung nhận định rằng, đồng ý China và Mỹ về cái này cái kia phục vụ bình an ở biển Đông, vân vân … thì bên này, China phái tàu “hải giám” đi quấy phá và cướp bóc tàu bè các nước khác, mập mờ đánh lận rằng đấy, thèng Mỹ nó đồng ý cho tau “giữ gìn hòa bình thế giới” ở biển Đông, nên tau cho tàu tau đi lòng vòng canh giữ biển! Và nhiều sự kiện nữa, hễ mỗi khi China tiếp hoặc được các cường quốc tiếp thì China lập tức “save the moment” – cướp thời cơ chế biến cuộc gặp ấy hoặc lời phát biểu của các nguyên thủ trong một khung cảnh đặc biệt riêng, thành lời ủng hộ, đồng thuận, bật đèn xanh, vv… cho China trong vấn đề khác, chung chung về quyền lợi đại hán. Mới đây thôi, ngài cai hạm Mullen nói đại khái China phải có trách nhiệm mang lại ổn định khu vực (phù hợp với nếp sống văn minh) vì China lớn mạnh có vị thế cường quốc. China “chớp thời cơ” liền, ra rả và ní nuận là ông Mullen đã thừa nhận, đồng ý, đồng thuận rằng China là một cường quốc ngang bằng Mỹ, vậy hãy để China quản lý Á Châu! Năm mươi năm sau, nếu tình hình tồi tệ cho nước Mỹ, chắc là bản đồng thuận – đồng ý – thừa nhận nào đó sẽ ở trên phatro.com (phát rồ chấm cơm) nói ông Mullen thừa nhận China là chủ nhân Á Châu vì ông ấy thừa nhận tầm xa của đại pháo China tính từ bờ là 3000 dặm!
    Các bác nghe có thuận tai lắm không? Tui thì không bao giờ.
    qx
    • nicecowboy says:
      - bác qx ạ, cái tuyên bố của TQ đó, chắc chắn VN lúc đó đã nhận được và lưu giữ thì mới có công hàm PVĐ. làm sao mà TQ dám làm giả hay bổ sung thêm thắt sau này ? Hơn nữa, không phải chỉ riêng VN có được tuyên bố đó, mà có lẽ tất cả những nước liên quan trong vùng vào thời đó đều nhận được bản tuyên bố này của TQ, làm sao mà có thể làm giả dễ dàng như giấy tờ xe ?
      - tôi cũng đồng ý với bạn Xôi thịt và nhiều bạn khác, nói gì thì nói, chứ ta “tán thành bản tuyên bố ” đó , dù ta không nói gì về H-TS, nhưng trong bản tuyên bố đó thì có nói đến chủ quyền của TQ về H-TS và lãnh hải … Không lẽ ta lập lại hết tất cả mọi chi tiết của bản tuyên bố, nhưng chỉ nói vắn tắt là tán thành bản tuyên bố, thì hàm ý là tán thành tất cả, TRỪ PHI TA CÓ NÓI LÀ… trừ ra Hoàng sa, Trường Sa… như bạn LO Xoa đã viết hài hước thế.
      - Túm lại, không thể chối bỏ ý nghĩa các câu chữ trong công hàm, nhưng sẽ phủ nhận giá trị của công hàm này.
      • qx says:
        Hồi mấy năm trước lúc mới lòi cái công hàm ra, chuyện này nóng kinh khủng và mọi người đi tìm tài liệu, trong đó có tui. Tui tìm bản tiếng tuyên bố tiếng Anh toàn phần và một phần khác ngắn ngủn không nói về HS, TS và nhiều vấn đề khác. Tui không biết văn phòng ông Đồng nhận được bản nào, nhưng lúc đó có nhiều người nghiêng về giả thuyết bản ông Đồng nhận được là bản trích đoạn họ gởi qua, ông Đồng mới phát biểu căn cứ trên bản ngắn ấy, ai dè lời đồng ý lại áp dụng cho bản toàn phần. Tiếc cái máy cũ nó crash chứ không tui moi ra lại reasearch mấy năm về trước hy vọng hiểu thêm chút nào vấn đề.
        Nhưng tui vẫn không bao giờ nói cái công hàm nó trói buộc chúng ta, nước Việt Nam, biển đảo gì cả, hoàn toàn không. Tui không tạo một cơ hội hí hửng, dù một chích, cho bọn thân China và hồng vệ binh lảng vảng quanh đây.
        Chào bác,
        qx
      • nicecowboy says:
        Hôm nay cái công hàm này làm Cao bồi cũng thức khuya. Cám ơn qx, cao bồi hiểu rất rõ về bác từ lâu mà, không có gì lăn tăn đâu, chỉ là lâu lâu anh em trao đổi với nhau.Thân, bác qx ngủ sớm đi, NCB cũng ngáy đây.
      • qx says:
        Ngủ ngon bác.
        qx
      • Kim Dung says:
        Ngủ ngon nhá, 2 bác:)))
        KD dậy sớm và vào đọc thấy 2 bác đều là những người nghĩ ngợi cho nước non. Làm người Việt lúc này là phải thế.
        Có thể có những cái ta bất bình vì sự sâu mọt, tham nhũng trong xã hội.
        Nhưng đất nước là chuyện khác. Và lúc này, làm sao nghĩ cách “hóa giải” Công hàm 1958 trong bối cảnh lịch sử thật đặc biệt lúc đó một cách có lợi nhất cho đất nước mới là chuyện cần bàn
      • Hiệu Minh says:
        Vâng ạ.. Còm vớ vẩn để câu…còm đủ 100
      • Kim Dung says:
        he…he…
    • Quý Vũ says:
      Bác Qx toàn đòi góp…..củi. Tết năm nay, xin bác tí củi…..nấu bánh tét, hứa nhé, hehe!!!
  13. alo says:
    Theo một cuốn sách tôi đọc cách đây 10 năm tên là “Tam giác Đông Dương” của William Bớc-séc (người Úc), thì vào thời điểm những năm 50-60 Trung Quốc đề ra học thuyết “chiến tranh họa đồ”; họ luôn vẽ bản đồ lấn sang nước khác, bởi vậy mới gây chiến tranh biên giới với Liên Xô, Ấn Độ, Myanmar. Bản tuyên bố Lãnh hải của Trung Quốc năm 1958 và sự kế tiếp tranh chấp Biển Đông hiện tại cũng vẫn nằm trong chiến lược Chiến tranh họa đồ đó.
  14. hoadainhan says:
    Nếu nói rằng, công hàm của bác PVĐ năm 1958 không có giá trị pháp lý thì cớ sao 1975 VNDCCH đánh chiếm lại miền nam không “giải phóng” luôn và quản lý toàn bộ HS-TS?
    Nói rằng, ta chỉ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của TQ ở HS-TS chứ có từ chối chủ quyền đâu cũng là lý sự cùn, chẳng hạn có anh A và anh B đi cùng nhau, anh A chỉ cái xe máy bên đường bảo cái xe đó của tôi, anh B bảo đúng rồi, thế thì làm sao sau đó anh B lại bảo cái xe máy đấy là của anh B được?
    Nếu nói rằng, lúc đó tình hình đặc biệt VNDCCH cần ủng hộ người anh, em đồng chí TQ, thì có nghĩa bây giờ tình anh, em đã cạn nên tôi đòi lại không cho anh nữa? Nói như vậy thì “củ chuối” quá, Làm gì có chuyện thích thì cho, không thích thì đòi lại. Cho là của người ta rồi.
    Qua báo chí, tôi thấy về cứ liệu lịch sử thì HS-TS là của người Việt, nhưng khổ nỗi, vì là của ta mà ta lại cho họ rồi thì giờ biết làm sao?
    Có ý kiến nói về người TQ, nếu mình tốt với họ 1 thì họ tốt lại 1000, nếu mình đểu với họ 1 thì họ đểu lại với mình 10,000.
    Ngầm ra chuyện này cũng đúng, khi chiến tranh, TQ giúp VN vô cùng lớn, từ đôi dép bộ đội, đến khẩu súng bộ binh, từ chiếc võng chiến sỹ đến những chiếc xe Giải Phóng lội qua Trường Sơn, vì thế VN đáp nghĩa bằng việc công nhận 2 cái quần đảo kia cũng là hợp lý, hợp tình.
    Giờ đây, VN đòi lại 2 cái quần đảo đó tất TQ sẽ nổi khùng, họ chắc chắn sẽ dùng mọi thủ đoạn để trả đũa, từ bắt cóc ngư dân, tịch thu tàu cá đến cắt cáp tàu thăm dò, kể cả dùng quân sự họ cũng dùng. Trong bối cảnh hiện nay, VN đang rối bời bởi suy thoái kinh kế, lạm phát bùng nổ, lòng dân bất an, vũ khí lạc hậu (nhất là Hải Quân) và người ít vì thế chơi kiểu gì thì cũng thua TQ, tôi chỉ đơn cử ta có 100 người, cử ra 10% (10 người) giữ đảo, TQ cũng cử ra 10% (khoảng 1000 người) quấy rối, gây áp lực, đánh đuổi hỏi ai thắng?
    Có lẽ VN hiện nay chỉ còn 1 võ, đó là “võ mồm”, vì thế ở cương vị lãnh đạo đất nước cứ gào thật to ở bất cứ diễn đàn khu vực và quốc tế nào, còn với nhân dân tốt nhất cứ để họ tụ tập kêu thét “đả đảo” hay “lên án” TQ gì đó.
    • Hiệu Minh says:
      Tôi viết bên dưới rồi. Thượng sách là cho dân hò hét ngoài đường. Trung sách là bảo dân ở nhà, có chính phủ lo. Hạ sách là bắt dân biểu tình và đạp vào mồm.
      Các nước XHVN chỉ thích tuần hành, ủng hộ, không chính khách nào thích dân biểu tình chống chế độ. Bọn tư bản thì quen nghe chửi rồi nên thấy biểu tình họ lại thấy vui.
      Trung Quốc sợ nhất biểu tình. Tại sao ta không dùng kế đó.
      • jan says:
        TQrất sợ biểu tình đúng bác ạ .Tàu luôn luôn doạ CP ta là dân Tàu sẽ biểu
        tình ,nhưng ko họ sợ lắm .Theo tin em được biết các nhà Dân Chủ TQ đã
        hiến kế cho dân chúng TQ biểu tình chống Việt Nam .Dường như CQ Tàu
        sẽ cho phép …nhưng mừng hụt .Tình báo Tàu hơi bị giỏi ,họ biết trước kế
        hoạch .Chiêu này áp dụng theo Roemani (ủng hộ) chính quyền ,nhưng khi
        đã tụ tập được đông người thì sẽ quay ra chống CQ và cách mạng hoa nhài
        sẽ nổ ra ở TQ .Đáng tiếc lắm thay !Ko được tụ tập đông người ! đấy là tuyên bố
        của Cảnh Sát Tàu .Hết .Còn chiêu xé nhỏ người biểu tình ra là ta cũng học
        theo Tàu .Xé nhỏ để dập tắt đã được thực hiện vào những tuần đầu ở TQ kêu
        gọi biểu tình ,dĩ CS đã đàn áp thành công các cuộc tụ tập khi ấy .
        Nhưng cái gì đến thì nó sẽ đến thôi ,cho dù là đến muộn màng .
      • Hiệu Minh says:
        Chính xác, dân TQ mà biểu tình là người ta lo lắm.
      • Xôi Thịt says:
        TQ sợ nhất biểu tình nhưng ta cũng sợ không kém :(
        Ít người dám ngậm (cái họ cho là thuốc độc) rồi hôn kẻ thù. Người ta cứ sợ là chưa kịp ngấm độc mình đã … rồi :)
      • Hà Linh says:
        Trung Quốc sợ nhất biểu tình. Tại sao ta không dùng kế đó.
        ———-
        Dạ, người dân ta rất thấm nhuần chân lý của anh Hiệu Minh cũng tích cực xuống đường rồi, nhưng mà lại có những người thích dùng “Hạ Sách” chứ nhất định không nghe theo tư vấn của anh HIệu Minh là sử dụng” thượng sách” mới gay..
        trong lúc băn khoăn giữa “hạ sách” hay “thượng sách” thì em đi “hiệu sách” mua thêm ít sách để “nghiên cứu” xem cái nghiệp vụ” lủng lẳng dân “nằm ở mục tiêu nào…
    • GaTrong says:
      Làm sao có chuyện đòi lại HS và TS, Ông Đồng đâu có quyền và tuyên bố như vậy. Hãy xem xét kỹ rồi phán bạn Hoadainhan ạ.
    • nicecowboy says:
      PHÂN BIỆT NỘI DUNG CÔNG HÀM VÀ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG HÀM
      Trong 4 lý do mà tác giả Huu nguyen đưa ra để phủ nhận giá trị của Công hàm PVĐ thì có 2 lý do không thật sự thuyết phục : giải thích tránh né ý nghĩa công hàm, và hoàn cảnh lịch sử.
      Nói thêm, chúng ta có thể phủ nhận giá trị pháp lý của Công hàm, nhưng không thể giải thích khác đi nội dung, ý nghĩa của nó. Ví dụ một giấy mua bán nhà có nội dung rất rõ ràng, ta không thể giải thich khác đi là không có ý bán nhà ! Nhưng ta có quyền phủ nhận tính pháp lý của nó vì nhiều lý do khác nhau, ví dụ : người ký không đủ thẩm quyền, hoặc không có ủy quyền, hoặc là tài sản chung của hai vợ chồng mà riêng một người không thể ký bán được, hoặc giấy tờ mua bán không có người chứng, chưa được công chứng (Notary Public). Hoặc đơn giản nhất là người ký bán không phải là chủ sở hửu thật sự của tài sản đó, không có giấy chứng nhận quyền sở hửu nhà….
      Tương tự, trong công hàm PVĐ, nếu cố gắng giải thích khác đi hay phủ nhận nội dung ý nghĩa của nó… thì rất là khiên cưởng và không thuyết phục được ai. Hoặc nói là vì hoàn cảnh này nọ lúc đó nghèo khó quá nên bán, giờ không muốn bán… thì có thể thông cảm, nhưng không vì thế mà làm việc mua bán vô hiệu !
      Chỉ còn cách tuyên bố giấy tờ mua bán đó vô hiệu vì nó được ký kết không theo đúng qui định pháp luật…. Tương tự, trong việc công hàm PVĐ, chúng ta PHẢI TÌM MỌI LÝ LẼ để chứng minh rằng Công hàm đó hoàn toàn không có giá trị pháp lý.
      Ngoài ra, phải chứng minh rằng Công hàm không phải là bằng chứng duy nhất, và là bằng chứng đầy đủ để chứng minh về chủ quyền H-TS.(hợp đồng, giấy tờ mua bán nhà chưa phải là cái duy nhất chứng minh chủ quyền nhà khi có tranh chấp chủ quyền, mà khi xem xét Tòa án sẽ phải cân nhắc đến các yếu tố lịch sử khác). Tương tự, một mặt ta phủ nhận tính pháp lý của cái công hàm đó, mặt khác quan trọng hơn là ta sẽ dẫn ra nhiều chứng cứ lịch sử khác chứng minh chủ quyền của VN tại H-TS….Nhưng không nên và không thể phủ nhận công hàjm đó bằng cách giải thích ý nghĩa của nó một cách tránh né và khiên cưởng !
    • sanh says:
      to bác Hoadainhan. Đọc bài thì biết bác là người Hoa giỏi tiếng Việt. Bác đọc phần bác thích và bỏ qua tất cả những phần khác. Bài báo viết rất rõ PVD chỉ ủng hộ tuyên bố Hải phận TQ không đả động gì đến các quần đảo HS, TS. Bác thích ví dụ về xe máy tôi cũng dùng cái ví dụ đấy để trả lời bác. Nếu tôi bảo cái xe tôi đang lái là của tôi và tôi đang đi theo luật đi bên phải đường. Ai đó bảo họ ủng hộ luật đi bên phải đường thì liệu họ có ủng hộ tuyên bố chiếc xe đang đi bên phải là của tôi không? Hai câu chuyện khác nhau mặc dù có liên quan đến nhau. PVD vì những lý do chính trị mà ai cũng biết đã ủng hộ tuyên bố về hải phận 12 hải lý của TQ nhưng ko nói gì đến tuyên bố về các quần đảo HS và TS cũng như vậy, hoàn toàn ko có nghĩa ủng hộ tuyên bố TQ về chủ quyền đối với HS và TS. Đoạn này bác có vẻ không muốn đọc bác người Hoa giỏi tiếng Việt à. Bác đọc lại cho kỹ nhé.
    • Lê Hoàn says:
      thằng hoadainhan ( hoadaingu) là thằng tầu cải trang người việt rồi..mày nghĩ cái lũ trung quốc bắt nạt được dân Việt Nam sao?? không bao giờ đâu. mày nên đến gò đống đa để chiêm ngưỡng cha ông mày đi. tấm gương cho bọn xâm lược đó
      • Hiệu Minh says:
        Ấy bác vua LH quê Hoa Lư. Ai lại gọi nhau là thằng bao giờ. Cứ từ tốn mà nói. Đôi lúc tôi cũng điên lắm, nhưng sau lại hối.
        Lời nói không mất tiền mua
        Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau.
        Cảm ơn vua LH đã chiếu cố.
  15. Ngu si says:
    “Vi ngu nen chang biet lo
    Tin ban mat vo nam co mot minh”(ca dao)
  16. Hiệu Minh says:
    Recom để đùa vui bà con chút.
    Cảm ơn bạn đọc đã vào đây để bàn về số phận đất nước trong những ngày vui ít, buồn nhiều. Có lẽ hàng triệu người thở dài “Sao mà nước mình khổ thế”. Chẳng bao giờ lòng yên để làm ăn.
  17. thai anh says:
    Toi cung dong y theo y kien cua KTS T.T.VAN. “Cu tuong dong chi roi thi khong con sau nua”
    ( Viet Phuong) ma li !
  18. he says:
    TIẾP TỤC
    Đoạn đầu tiên thì nói tràn lan,lang man chẵng đúng đâu ra đâu.
    “Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ”
    Deleted…
    Xin các bác trả lời dùm
    • Hiệu Minh says:
      Sorry bác HE. Bác đi lan man hơn cả ông tác giả viết bài trên nên đành xóa còm cho gọn. Lạc đề rồi bác ạ.
      • he says:
        Sao bác nói là lan man? Tôi chỉ phân tích lại những lời giải thích của tác giả rất vô lý. Không lạc đề đâu bác HM ạ. Bởi vì các giả phân tích không đúng sự thật về tình hình VN. Có thể bác cho rằng tôi phân tích lại thì có lợi cho TQ thì tôi đồng ý. Nhưng tôi chưa kết thúc nhận định của tôi, nhân tiện tôi xin kết lại là Cái gọi là công hàm của PVĐ rất có thể là đồ giả của TQ, TQ là bậc thầy làm đồ giả ,cái gì TQ cũng có thể làm giả hết trơn,Hơn nữa có thời gian chính quyền đã phản bác, không có công hàm gì của PVĐ. Cho nên tôi rất nghi đây là hàng TQ giả mạo,nhưng tác giả vớ cái công hàm này phân tích lôi thôi, bất hợp lý.Đôi điều với bác HM, mặc dù đây là nhà của bác ,bác có toàn quyền quyết định nhưng tôi thấy bác không công bằng khi xóa còm này, vì còm này không hề đã kích chính quyền, không hề ủng hộ TQ, không hề lạc đề ,vì tôi đã nói là phân tích lại lời giải thích vô lý của tác giả bài này. Bác có thể rất giỏi , giỏi nhiều lĩnh vực nhưng phải nói rằng bác không thể thoát được kiểu suy nghĩ rất ……………………. mà ngay nay nhiều người VN nhận định rằng các bác MB không thể thoát TQ, LX
      • Hiệu Minh says:
        To bác HE. Quan trọng là thông điệp của bài viết định nói gì và có lợi cho ai. Có những sự thật cần đi đến tận cùng nếu nó có lợi cho mình. Có sự thật thì cần tạm gác sang bên cạnh, khi nào thời cơ thuận lợi sẽ đưa ra bàn phải trái.
        Trong lúc như thế này, lôi chuyện anh em nhà đá nhau ra để tranh cãi đảo với TQ thì có lợi gì.
        Bác ở bên Tây cũng hiểu rằng, cánh luật sư, thầy cãi, luôn cho khách hàng mình là đúng. Dựa vào lý lẽ đó mà tìm cách bảo vệ khách hàng và kiếm tiền.
        Mình muốn bảo vệ biển đảo mà cứ chửi tổ tiên mình sai thì người lạ cười cho thối mũi, bác à.
        Tôi rất đồng ý với bác, người VN không thoát khỏi nền văn minh lúa nước vì quen sống sau lũy tre làng, cho dù đã đi khắp bốn phương trời vẫn không thay đổi được tư duy làng anh làng tôi, miền anh, miền chị…
      • he says:
        Bác lại sai rồi nữa rồi tôi không ở bên tây, tôi ở bên ta thôi. Bác nói nói người VN không thể thoát khỏi nền văn minh lúa nước,nền văn minh lúa nước thì có gì xấu mà phải thoát khỏi ?Chúng ta không thể chọn lựa chổ sinh ra ,nên chúng ta phải chấp nhận cái nền văn minh lúa nước, mà đã gọi là nền văn minh thì ắt hẳn nó có nhiều ưu điểm nên nó mới tồn tại. VN mình có thời 1/2 tưởng đâu thoát khỏi TQ,nhưng định mệnh dân tộc đã dẫn đến kiếp lầm than này. Chúng ta chọn định mệnh này nên chúng ta phải sống với chúng thôi. Bác nhìn Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên thì bác biết , và bác suy nghĩ đi, vận mệnh dân BTT và dân NTT , NTT nó thoát TQ,LX nên dân nó giàu ,dư ăn ,dư mặt, lại còn viện trợ cho BTT và cả cho VN, còn BTT thì sao chắc bác rõ hơn tôi.Vấn đề là các bác MB không thể thoát TQ và LX mới quan trọng.Bác HM à , sự thật là sự thật không thể nói khác được,chúng ta phải nhìn nhận sự thật để từ đó mới có giải pháp hợp lý, chứ cứ che dấu mãi sự thật , đến lúc chúng ta nói không thật mà tin là thật thì sẽ có giải pháp sai mà ta lại cứ tin là đúng. Đây là bài học đắng cay mà nó để lại quá nhiều di chứng cho dân tộc VN đến ngày nay. Tôi chưa bao giờ trách tổ tiên chúng ta , ví dụ từ rất còn nhỏ tôi được học ,được dạy là Vua Nguyễn Ánh là cõng rắn về cắn gà nhà ,rước voi dày mả tổ nhưng phải nói rằng trong tôi chưa bao giờ tin rằng Vua Nguyễn Ánh như thế, mãi một niền tin là ông là người có công mỡ rộng bờ cõi VN, có chăng sau này đọc thêm sách vở thì tôi mới biết: Ông trong mắt người dân Chăm pa là kẻ tàn ác,nhưng dù sao đối với dân VN thì Ông là người có công( chỉ có 1 số người vì mưu đồ nào đó đã bỏ tên đường mang tên ông)
        Bác bảo các luật sư ở bên tây, tôi không biết như thế nào,nhưng việc họ tin thân chủ họ đúng là 1 chuyện, còn chuyện quan trọng là họ lập luận, giải thích như thế nào hơp lý thì họ mới thắng án,chứ lập luận , giải thích bất hợp lý là họ cũng phải chịu thua thôi.
      • nicecowboy says:
        Đồng ý với bác he là trong lập luân của Huy nguyen có một số điểm chưa thuyết phục , như tôi đã nêu ở còm mới nhất (nhưng không phải tất cả đều là vô lý).
        Tuy nhiên, phải khẳng định là đi theo hướng của của huy nguyen và nhiều người khác là phải PHỦ NHẬN GIÁ TRỊ CÔNG HÀM ĐÓ, nó không có hiệu lực để TQ có thể nói rằng H_TS là đã nhượng bán lại cho họ.
        Vì thế, cùng một sự việc (bài báo của Huy nguyen), cùng là thấy những điểm chưa thật hợp lý của tác giả, nhưng sẽ có hai thái độ khác nhau :
        - thấy thiếu sót trong lý lẽ của Huy nguyen để bổ sung thêm, để củng cố lập luận cho thật vững chắc một khi phải tranh luận với TQ và họ mang công hàm PVD ra bắt bẻ ta. Đây là cách nhìn tích cực và vì lợi ích tổ quốc trên hết
        - thái độ khác : thấy thiếu sót trong lý lẽ của HN và gần như đi đến phản bác toàn bộ mà không thấy ý hướng tốt của tác giả. Thậm chí có còm sĩ (tôi không hẳn ý ám chỉ bác He) phân tích bài của HN chỉ nhằm chuyện quan trọng hơn là dựa vào đó chỉ trích cá nhân ô Đồng nặng nề (dù nếu Ô Đồng có sai sót thì cũng không phải là lúc để nói), gây mất đoan kết vùng miền…và ngoài ra có thể dẫn đến hậu quả không tốt đẹp trog việc tranh đấu về chủ quyền H-TS, về mặt pháp lý !
        Mong bác hiểu cho tác giả bài viết, và thông cảm cho HM.
      • Hà Linh says:
        em nhất trí ý kiến là ta phải tìm ra các chứng cứ pháp lý chắc chắn để phủ nhận giá trị pháp lý của văn bản do Ông Phạm Văn Đồng đã ký.
        Em không hề trách giận gì bác ấy, bác ấy làm cũng vì dân vì nước lúc đó thôi, hoàn cảnh lịch sử, xã hội lúc đó khác, mà em tin khi đưa ra văn bản đó để bác Đồng kí và văn thư đóng dấu thì các bậc tiền bối cũng suy nghĩ, bàn bạc kỹ lắm rồi( biết đâu còn cười hỉ hả với nhau vì cách dùng câu chữ độc đáo!). Bác Đồng thay mặt Nhà nước để ký cho nên đừng chỉa mũi dùi vào bác ấy, xin hãy cho bác ấy R.I.P!
        Chúng ta nên đoàn kết lại, suy nghĩ cách đấu tranh để phủ nhận giá trị pháp lý của văn bản đó, và cho ” người láng giềng anh em” biết rằng ta rất đoàn kết bảo vệ lẽ phải chứ không nói cùn. Vì thế cho nên việc tìm ra những văn bản liên quan của chính phủ Trung Quốc lúc đó, nhưng văn bản giao dịch giữa ta và TQ để dẫn đến bác Đồng ký văn bản nói trên là quan trọng.
        Thôi thì em bắt nhịp cho cả nhà hát bài Kết đoàn nhé!
        không phân biệt chính kiến, xuât xứ..từ nay ta sẽ đoàn kết chiến đấu cho người láng giềng xấu bụng biết tay rằng thì là mỗi khi mà động đến người anh em Phương Nam nhỏ bé này thì” chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”- chúng ta là còm sỹ, mỗi cái còm như một mũi tên nhằm vào hướng quân thù chứ không nhằm vào chính ai đó trong chúng ta!
      • h!en says:
        Halinh mến, Phủ nhận giá trị pháp lý của công hàm làm mục đích gì nhỉ? Để lấy lại HS-TS từ tay TQ ? Tôi không biết chị đang mơ giữa ban ngày hay ban đêm nhỉ? Ai chứ của cải đã vào tay anh Ba Trung Quốc và anh Hai Liên xô , các ông anh thân yêu, tốt bụng của bọn chị,
        thì đừng hòng nó nhả ra nhé, chị cứ mơ đi ,mơ như mấy chục năm rồi ,rồi ruyền lại giấc mơ cho con cháu, chắt, chít nhé. Ai mà biết để làm gì?
      • Hà Linh says:
        Dạ, anh H!en kính mến,
        Cảm ơn anh đã hồi đáp comment của HL, với sự hiểu biết của HL thì ta cần phủ nhận giá trị pháp lý của văn bản bác Đồng ký để xóa bỏ đi một luận điệu mà TQ dùng đó làm căn cứ để khẳng định HS -TS là của VN.Nếu chiến thắng trong khía cạnh đó cũng là điều đáng quý phải không anh?
        HL chưa dám đề cập đến các vấn đề khác anh H!en ạ. HL nghĩ VN bao gồm HS-TS là của anh H!en, của HL cũng như mọi bạn đọc của blog HIệu Minh, rộng ra là của bất cứ con dân Việt nào dù sống ở đâu. HL hiểu sự bức xúc của anh H!en nên không buồn khi đọc những câu chữ có vẻ hơi nặng nề một chút vì tình cảm, bức xúc của tất cả chúng ta là vì lợi ích chung của dân tộc mình chứ không riêng gì một ai cả.
        HL sẽ rất vui khi được đọc những comment tâm huyết và đúng mực của anh H!en!
  19. Xôi Thịt says:
    Một người với tư duy trung bình và 1 trình độ tiếng Việt vừa phải đọc công văn của cụ PVĐ đều có thể dẫn đến kết luận cụ Đồng công nhận chủ quyền của TQ với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tác giả bài báo khen lời lẽ công văn là thận trọng và câu chữ mang tính ngoại giao cũng không làm thay đổi được ý nghĩa của nó. Đoạn khá dài nói về bối cảnh lịch sử và tình anh em hữu nghị VN-TQ (thời điểm đó) có thể làm giảm 1 phần trách nhiệm của chính phủ VNDCCH mà trong trường hợp này cụ Đồng là đại diện ký tên nhưng ý nghĩa của công hàm thì vẫn không thay đổi được.
    Chính quyền VNDCCH có những lý do của mình khi đưa ra công hàm đó. Tạm thời ta không bàn kỹ về những lý do này. Phía VN ta chỉ có thể căn cứ vào tính pháp lý của bức công hàm mà phản bác lại TQ mà thôi. Trình độ luật XT cũng không đủ để nói nó có hợp pháp hay không, nghe cái nguyên tắc gì đấy chữ Tây là thấy phức tạp rồi.
    Chân lý thuộc về tay kẻ mạnh. Dù không muốn, ta cũng phải thừa nhận HS đã mất rồi. TS thì mấy đảo bị nó chiếm cũng coi như mất. Phần còn lại của TS do mình đang giữ, nếu NN và nhân dân đồng lòng thì sẽ giữ được nhưng với những gì đang diễn ra trong vài tuần gần đây, ta sẽ mất nhiều hơn là chỉ vài cái đảo :(
    • Hiệu Minh says:
      Cứ mạnh như thằng cu Nga, giữ đảo Cu….Rin thì bố thằng Nhật dám mở mồm. Léng phéng ông bắn phát tên lửa, có khi bay nhầm vào Moscow thay vì vào Tokyo lại hóa hay :)
      • he says:
        Đó bác vẫn không thoát khỏi LX nhé, Thằng Nga nó chiếm đảo của Nhật nhưng các bác MB vẫn ủng hộ thằng Nga,như thế thì đừng nói gì về HS-TS. Bạn bè tôi rất nhiều dân MB,nó rất phản động nhưng tư tưởng thì lúc nào cũng là thằng Nga, cái gì của Nga cũng tốt,nhưng nó chỉ nói chứ không bao giờ làm như lời nó nói. Đồ Nga tốt,nhưng nhà nó đếch dùng đồ thằng Nga toàn là hàng Nhật, Mỹ. Lúc thằng Nga đánh Grudia thì nó bênh thằng Puttin và nói thằng TT Grudia quá ngu, láo ,chống lại thằng Nga nên Nga nó đánh cho bơ phờ.
      • Hà Linh says:
        ậy ậy, anh Hiệu Minh em “lạp trường trước sau như một, cực lực phản đối” anh dọa lái mực tiêu của tên lửa vào Tokyo!
        Ít ra nên tránh nơi nào có còm sỹ của Hiệu Minh blog ngày đêm lóc cóc gõ comment chứ!
      • Hiệu Minh says:
        @ HL và QV. Không có tên lửa bay vào Tokyo có khi lại…buồn :)
      • Quý Vũ says:
        Tên lửa bay tới Tokyo, ghé nhà HL…..cười 1 cái, hỏi: mấy hôm nay sao ít còm thía rồi bay tiếp, tới đâu thì mình chịu, chẳng biết……
      • Hà Linh says:
        Dạ, em chào anh qx@ mấy hôm nay em cưỡi tên lửa đi vào miền đau khổ tìm hiểu để khám phá ra rằng không gì vui hơn là vào blog Hiệu Minh chuyện trò tí tách, vui vẻ!
  20. LO XOA says:
    Nếu như viết lại công hàm đó cho đúng thì phải như thế này:
    “Thưa đồng chí Tổng lý,
    Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc, trừ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
    Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.
  21. nicecowboy says:
    Nếu xem kỹ và tổng hợp các ý kiến về Công hàm PVĐ, thì sẽ nhận thấy có những luồng ý kiến chính sau đây :
    - một là : lên án ông PVĐ gay gắt vì (những nguyên nhân rất xấu xa) đã ký bức công hàm “bán nước” nói trên.
    - hai là : trách ông PVĐ đã khá “vô tư”, đã không cân nhắc cẩn trọng hậu quả, không ngờ được TQ đã âm mưu lâu dài mà đặt bút ký cái công hàm trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó. Ô Đồng đã không xem kỹ tuyên bố trước đó của TQ, hoặc xem nhẹ giá trị của Công hàm ngoại giao này. Những người theo luồng ý kiến này trách ông PVĐ nhưng có phần thông cảm cho ông, lúc đó không thể làm khác đi .
    - ba là : giải thích, đánh giá nội dung, giá trị pháp lý… của công hàm PVĐ tương tự theo hướng như bài viết đăng trong báo ĐĐK của tác giả Huu Nguyen. Nghĩa là phủ nhận hoàn toàn giá trị pháp lý của Công hàm, chỉ xem nó như là một bức thư mang tính ngoại giao trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định. Và như thế, cũng có nghĩa là ông PVĐ đã không làm điều gì sai, dù vô tình hay cố ý, khi đặt bút ký cái công hàm đó.
    Cao bồi không khẳng định luồng ý kiến nào đúng sai, nhưng có thể thấy là chúng ta nên chấp nhận quan điểm nào và nên công khai giải thich về nó như thế nào để có lợi nhất cho quốc gia trong tình hình hiện nay.
    Theo luồng ý kiến một, thì quá cực đoan vì thực sự chưa có bằng chứng gì để qui kết Ô. Đồng có tâm xấu, có ý bán nước để đổi lấy gì đó. NHƯNG QUAN TRỌNG NHẤT, nếu cho là Ô. Đồng đã “bán nước” vì cái công hàm đó, thì vô hình chung là đã công nhận giá trị hiệu lực của Công hàm !
    Vì thế, cách giải thích đánh giá về công hàm PVĐ theo như tác giả Huu Nguyen trong bài viết ở báo ĐĐK sẽ là ĐIỀU TỐT NHẤT cho nhà nước hiện nay trong việc bảo vệ , tranh đấu với TQ về chủ quyền biển đảo. Các chỉ trích cá nhân Ô. Đồng (có thể đúng hoặc sai) vào ngay lúc này là không có lợi cho sự nghiệp chung nói trên, và nên gác qua một bên.
    - Về báo Đại Đoàn Kết, Cao bồi rất hoan nghênh trong thời gian qua đã có những thay đổi tích cực đáng ngạc nhiên . Cụ thể là loạt bài viết kỷ niệm và vinh danh những chiến sỹ VNCH đã tranh đấu và hy sinh để bảo vệ biển đảo tổ quốc. Nay lại mạnh dạn đưa lên bài viết phân tích về công hàm PVĐ, dù không có gì là “phản động” có ý chống đối chính quyền hiện nay, nhưng cũng là việc khá nhạy cảm. Tuy nhiên, nếu đưa lên luôn cái tuyên bố có liên quan của TQ thì nhiều người dễ hiểu hơn.
    Cuối cùng, vẫn phải có ý kiến về bài viết của Huu Nguyen. Như đã nói trên, theo quan điểm này là cách tốt nhất hiện nay vì lợi ích chung, tối cao của đất nước. Nhưng chúng ta vẫn phải chuẩn bị lý lẽ, lập luận như thế nào thật thuyết phục khi TQ mang cái công hàm PVĐ đó ra để tranh luận.
    Bây giờ GIẢ SỪ Cao bồi là chính quyền TQ và sẽ nói như sau về Công hàm PVĐ (xin đừng ném đá nhé, NCB nói thế để chúng ta chuẩn bị lập luận phản biện cho thật tốt)
    a. Tuy PVĐ không hề nói là công nhận Hoàng-Trường sa thuộc chủ quyền TQ, không hề nói là nhường chủ quyền H-TS cho TQ, nhưng đã nói là ghi nhận và TÁN THÀNH tuyên bố đó của TQ (trong đó, TQ có tuyên bố quyền lãnh hải 12km của họ luôn cả quanh các đảo H-TS). Công hàm PVĐ không đứng riêng rẽ, độc lập mà nó gắn liền với tuyên bố của TQ, vì thế không thề biện minh là trong công hàm PVĐ hoàn toàn không đề cập đến H-TS… Nói thế thì không thuyết phục lắm. Tán thành tuyên bố đó, nghĩa là tán thành nội dung của nó.
    b. Nếu vì hoàn cảnh lịch sử, vì để ủng hộ “đồng chí anh em “ trước nguy cơ Mỹ can thiệp vào vấn đề lãnh hải vùng eo biển Đài Loan thì trong Công Hàm PVĐ, thay vì viết là :
    “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.”
    thì lúc đó nên viết như sau sẽ phù hợp hơn :
    “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoàn toàn phản đối mọi sự can thiệp của nước ngoài, các bên thứ ba không liên quan trong việc tranh chấp lãnh hải tại vùng eo biển Đài Loan và yêu cầu các bên triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.”
    Tại sao lại chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm của VN phải triệt để tôn trọng vùng hải phận đó, thay vì là yêu cầu Mỹ , Đài Loan, Phi… trong bối cảnh lúc đó ? Yêu cầu các cơ quan VN phải tôn trọng … có nghĩa là VN có liên quan trong đó (vùng đảo H-TS ?) và dự kiến có thể có tranh chấp nên phải chỉ thị trước…. ? Viết như thế dễ bị suy diễn bất lợi cho VN !
    Lấy lý do bối cảnh lịch sử mà viết như thế thì chưa phù hợp, nếu ủng hộ đồng chí và phản đối can thiệp của Mỹ thì phải viết khác đi như NCB vừa nêu trên.
    TÓM LẠI :
    - chúng ta phải theo quan điểm hoàn toàn phủ nhận giá trị pháp lý của Công hàm PVĐ, và phải tìm mọi lập luận rất thuyết phục để phủ nhận nó. Không nên cứ chú tâm đến việc chỉ trích phê phán ông PVĐ. Ngược lại, cũng không thể khăng khăng phủ nhận mà chưa đưa ra được các lý lẽ thật thuyết phục.
    - trong lập luận của Huy nguyen và nhiều tác giả, cách phủ nhận giá trị công hàm thuyết phục nhất là :1. Không công nhận về măt pháp lý quyền sở hửu H-TS của VNDCCH lúc đó. 2. Không công nhận thẩm quyền của Ô.PVĐ trong việc ký công hàm có nội dung quan trọng mà chưa được thông qua Quốc Hội.
    Còn những lý do nào khác để phủ nhận cái công hàm PVĐ này, xin các bạn góp ý thêm.
    (Xin lần nữa là NCB chỉ muốn chúng ta chuẩn bị thật kỹ, nên phải đưa ra một số nhận xét có tính phản biện như trên. Xin đừng hiểu nhầm mà ném đá)
    • Kim Dung says:
      Chít cười với CB tốt bụng. Cảm ơn tấm lòng đ/c.
      • Hiệu Minh says:
        Bác Cao Bồi viết hay đáo để. Tôi cũng nghĩ là nên phân tích ngọn ngành, làm thế nào có lợi cho mình. Mấy ông phân tích công hàm PVD toàn lôi chuyện miền Nam cũ ra đá gà vịt để bắt miền Bắc nhận lỗi, gây mất đoàn kết dân tộc. Tôi nghi các ông ấy ủng hộ Hoàng Sa là của Trung Quốc cũng nên. Thế giới ảo, chả biết thế nào.
      • Quý Vũ says:
        Thi thoảng thấy Cua bò……dọc
      • h!en says:
        gây mất đoàn kết dân tộc vì mấy cái còm này? Bác HM bây giờ cũng giở bổn củ ra nhỉ? Đó là chiêu gấp lữa bỏ tay người, chiêu lập lờ. Cái nguồn gốc thật sự không nói lại đổ cho cái không gây ra mất đoàn kết.
    • Quý Vũ says:
      Xin đừng hiểu nhầm mà ném đá (NCB)
      ———————————————————
      Ô, Cao bồi sợ ……… ra gió.
      “Than ôi, thời oanh liệt còn đâu”, hehe, chọc bác chút cho zui nhà zui cửa.
      • nicecowboy says:
        Hehe, bắt chước câu nói của ai, hình như là Nguyễn Tuân : ” Tớ tồn tại đến ngày nay là nhờ tớ biết SỢ” . Thêm chút : …. SỢ … chụp mũ .
        Bây giờ phía nào, phải hoặc trái, khi mà thời tiết quá nóng cũng sẵn sàng tặng mũ cho Cao Bồi. Nhiều mũ quá, chả dám chả khoái oanh liệt gì đâu QV ơi, chăn bò lạc thôi, lúc nào ngứa tay ngứa miệng quá thì băn một phát rồi lặn.
        @ Kim dung nữ sĩ : đ/c là viết tắt chữ nào vậy cà ? định giết tớ không gươm đao hay sao ? hay lại cho tớ cái mũ nữa, hihi.
        Thân.
      • Hiệu Minh says:
        Mình đồng ý với NCB và Nguyễn Tuân, Cua sợ ra gió nên tồn tại đến hôm nay :)
    • hien says:
      Lý do không thông qua quốc hội nên công hàm này không có giá trị? Cách giải thích này không đúng. Thứ nhất các bác có coi Ông PVĐ là thủ Tướng nước VNDCCH không ? vậy là TT dám vi phạm hiến pháp? Ngay cả dự án Boxit nó cũng ảnh hưởng đến sự an nguy của nhân dân, thế mà các quan chức bảo không cần thông qua quốc hội ,đây là thời bình còn như thế nói chi thời chiến, mà quốc hội của VNDCCH có thực quyền không ? từng được mệnh danh là ” Chỉ biết Gật”
      Thứ 2 VNDCCH không sở hữu nên công hàm này vô hiệu. Lại cũng cách giải thích giống như thằng TQ, có nghĩa ngang nhu cua, không thể diện và phải gọi là cách giải thích liều, “Tao giải thích như thế, mày đồng ý hay không đồng ý kệ mày, ” cách giải thích này chỉ có hiệu quả với thằng nhân dân hoặc nước nào yếu. Không may thay cách giải thích này không áp dụng với chính quyền TQ được, vì thằng này quá mạnh ,quá tàn bạo và nguy hiểm là cùng Hệ, cùng thuyền và nó cũng chơi bài ” Tao giải thích theo kiểu tao mày phải nghe tao giải thích”
    • KTS Trần Thanh Vân says:
      Nếu phê phán đồng chí Cố Thủ tướng “ngây thơ chính trị” thì quá hỗn, tôi tạm quy lại là “Tình quốc tế vô sản cao cả” đã khiến Cố Thủ tướng quên đi mối thù truyền kiếp và mất cảnh giác cách mạng vậy
      • Hiệu Minh says:
        Đoạn quốc tế vô sản, tình anh em cao cả thì…tôi tin bác PVĐ và KTS. Tôi cũng tin sái cổ cho đến khi nhìn họ đâm sau lưng mới hiểu. Và hôm trước thấy công an ta lôi dân ta như lợn lên xe bus thì hiểu rằng, để bảo vệ tình anh láng giềng thì phải hy sinh dân mình.
      • Hà Linh says:
        đọc còm ni em lại nhớ tới hôm nào đang bàn luận về chuyện vay vốn ODA, có bác rất là tha thiết:” người ta tình cảm với mình thì mới cho vay…”..sao ngây thơ rứa không biết?
    • levinhhuy says:
      Em đã nắn nót gõ xong cái còm, đang định bắn lên thì may sao, kịp nán lại đọc kỹ còm này của bác trước, đành cười xòa xóa bỏ cái còm nông cạn của mình đi. Bác gợi cho em nhiều ý hay để nghiền ngẫm, người bạn cũ thân mến ạ!
  22. Trần Kẽm says:
    Anh em ruột thịt trong nhà, cùng nòi giống con Lạc, cháu Hồng quyết tâm… đập chết lẫn nhau. Để thằng anh em kết nghĩa mà thực chất là kẻ thù truyền kiếp lẻn vào… liếm cả đảo.
    Để rồi chính cái ngày giỗ thằng em cả nước lại ăn mừng và bảo nhau rằng: chiến thắng, chiến thắng, chiến thắng. Chiến thắng nhưng mà trái đắng còn nguyên và còn đầy ở biển đảo biên cương.
    Ai muốn nghe “Gia tài của mẹ” của Trinh Công Sơn cho tôi nghe với! Nhà tôi cũng góp vài ba người để làm phong phú “Gia tài của mẹ”!!! Còn nhà bác? Mong rằng nhà bác thì không, không góp thêm ai cả! Mong lắm thay!
  23. phucnguyen says:
    Thua cac bac, co ai da doc bai nay cua bac Truong Nhan Tuan chua? rat ky va sau sac:
    http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan/article?mid=771&prev=796&next=763
  24. he says:
    Nói túm lại bài phân tích của nhóm phóng viên báo ĐĐK rất không không chính xác, nói chung là lập lờ .Chuyện thâm cung bí sử thì tớ chả bao giờ biết được, mà có biết thì đố có ông nào dám nói sự thật vì tôi thấy các bác biết chuyện thâm cung bí sử toàn chờ về hưu rồi đi ngồi lê đôi mách có nghĩa là khi bị hất cẳng ăn không được nữa thì mới xì sự thật ra, nhưng lại xì ở quán nhậu, quán cà phê hoặc ở hội cờ tướng ,hội chơi chim phụ lão.
    “Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố”.
    Vậy tuyên bố lãnh hải của TQ có đề cập HS_TS không ? Nếu trong vùng lãnh hải 12 hải lý mà TQ đề cập có HS-TS không ?Nếu có thì bó tay rồi nhé. Nếu bác chưa tâm phục thì các bác coi lại Quyết Định đuổi học của SV Tú của trường ĐH thì các bác hết mọng mơ.
    “Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ giữa thế kỷ XX đã nằm trong chiến lược “lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.” Biết thế sao còn ủng hộ nó, ủng hộ tuyên bố của nó?Bây giờ lại la oi ói.
    còn tiếp
  25. Bọn Úc mà cũng thâm chẳng kém lũ… Khựa nhể? Dù ko muốn tin lão XT nhưng bỗng tự nhiên lại thấy lo lo … vì lão cũng đang có 1 dự án hợp tác với 1 đối tác ở Úc…
    Không biết nàng Tép Riu có được lão Cua “phím” trước ko mà lại Tem liên tiếp … 2 lần nhể? Cố gắng để lập .. Hattrick tòm Tem nhé chị Tép riu…
    Chúc mừng những ai thích … tóp tép tem trên HM!
    • Kim Dung says:
      He…he…Bọn Úc nó cũng thâm lắm.
      Nhưng cũng được cái tốt cái bụng
      Lão Cua mà báo cho Tép Riu ư? Có mờ ngược lại thì có. Lão này đang mải buôn cửa trước, luồn cửa sau nuôi con đó. Khổ!
      • Hiệu Minh says:
        Hi KD ơi. Rõ ràng hôm qua Cua điện cho KD nói là 2 phút nữa sẽ đăng bài để KD bóc tem lão 60 mà… Sao lại chối. Dấu tích bóc tem hãy còn đây mà :)
      • Kim Dung says:
        Ối giời ôi, cái lão Tổng Cua này. Bịa nó vừa vừa nhá. Hôm nay rảnh hay sao, mờ lão đi tuần khắp lượt thế lày.
        Sợ quá! sợ quá!
        Cua hôm nay oai phết nhẻ. Thỉnh thoảng đạp vài cái vào còm?
      • Lão cù đoán mò thế mà quả nhiên: lại đúng thật! Hê hê…
        Trong Entry này đúng là Cua bò…khắp hang
  26. Castaway says:
    Một bài viết công phu để bảo vệ hình ảnh cố TTg PVĐ nhưng đọc vẫn không thuyết phục được. Bác Đồng chắc chắn đã nhận thấy âm mưu của TQ từ lâu nên đã quyết không gài chữ nào đến lien quan trực tiếp đến chủ quyền của VN. Nhưng nội dung công hàm này rõ ràng đã gián tiếp công nhận chủ quyền của TQ tại TS & HS. Đây là một công hàm của lãnh đạo chính phủ, không thể nói là nó không có giá trị pháp lý (mà chỉ có giá trị chính trị, ngoại giao!!!) được, đặc biệt khi Quốc hội VN chưa hề có hành động nào phủ định quyết định trên. Còn nếu bảo TTg PVĐ không có quyền công nhận chủ quyền của TQ trên HS&TS vì 2 quần đảo này thuộc VNCH thì lại rắc rối nữa. Nếu nói vậy thì trước năm 1975, chính quyền VNDCCH coi lãnh thổ miền Nam thuộc chủ quyền 1 nước khác. Điều này có nghĩa là VNDCCH đã đưa quân xâm lược 1 nước khác à. Đừng ai bảo MTGPDTMN đã tự lãnh đạo dân lật đổ chính quyền. Sự thật hiển nhiên là miền Bắc đã đưa quân vào miền Nam và coi đậy là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Do vậy toàn án quốc tế hoàn toàn có quyền áp dụng estoppel cho trường hợp công hàm này. Chúng ta cứ xác định rõ ràng với nhau là CH này sai, để từ đó có cách sửa chứ cứ sợ sai thì không thể nào thoát khỏi vũng bùn.
    Tôi tin tưởng vào tài năng, đức độ của cố TTg PVĐ và tôi cũng tin cái công hàm này là kết quả của một tập thể chính quyền, của một dòng tư tưởng lúc đó chứ không phải của mỗi cá nhân cố TTg nhưng những hệ lụy thật sự từ công hàm này thì không thể chối bỏ được.
    Tôi nghĩ có lẽ có nhiều nguyên nhân dẫn tới cái công hàm này, đặc biệt là việc tranh thủ viện trợ của TQ để tiến hành chiến tranh thống nhất đất nước. Nếu vậy thì bọn TQ chửi ta là vong ơn bội nghĩa cũng không hẳn là hoàn toàn vô lí nhể. Có người bảo TQ lợi dụng nhân mạng VN để đánh Mỹ, có người lại bảo cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của TQ chúng tôi mới đánh Mỹ được. Hehe, có lẽ chúng ta lợi dụng lẫn nhau hỉ. Nếu đúng vậy thì ai cũng cần có phần cả. Chia làm sao cho tương xứng thôi. Vấn đề là làm sao biết chừng nào là tương xứng. Cứ thèng nào khỏe lại đòi phần hơn ngay ấy mà. Giá mà mình khỏe như thằng ĐL thì hay quá nhỉ. Đỡ cãi nhau nhức đầu, nhức óc…
    • Hiệu Minh says:
      Chính xác bác à. Bây giờ phần mất đã mất. Phần còn thì cố mà giữ lấy. Giữ bằng cách nào ư.
      Có nhiều cách. Thượng sách là cho dân hò hét ngoài đường. Trung sách là bảo dân ở nhà, có chính phủ lo. Hạ sách là bắt dân biểu tình và đạp vào mồm.
      • qx says:
        Bác còm sĩ này còm hay. Tui cũng nghĩ rứa, cái chi China ngán nhứt thì mình làm.
      • Hiệu Minh says:
        @QX Bác đừng chê bất cứ cái gì của China nhé. Cứ xem các em Thượng Hải hay Bắc Kinh mặc váy ngắn thì quên luôn đảo xa, mà thích đảo gần :)
  27. Kim Dung says:
    Lại Tem nhá………………………….
    • Xôi Thịt says:
      Hồi mới vượt biên, XT làm cho Cục Sở Hữ Trí Tuệ Úc (IP Australia – IPA). Dạo đấy là đợt 100 năm thành lập IPA. Đúng ngày tụi nó phát cho 1 đưa 1 cuốn sách in rất đẹp nói về các phát minh sáng chế của Úc (phát hành kỷ niệm 100 năm, đọc mới biết bọn UÍ cũng có lắm trò ra phết :-) . Cứ 30 phút lại có người gửi câu hỏi về các nôi dung trong cuốn sách, 10 người đầu tiên trả lời đúng (qua email) sẽ có quà (nhỏ thôi nhưng khá vui). XT với mấy thằng ngồi quanh không tham gia. Mấy đứa bảo nhau là bọn này đang tìm xem đứa nào không chịu làm việc để đuổi nên chớ có mắc mưu :D .
      Thấy bác Tép Riu 2 hôm liền tem liên tiếp tự dưng thấy lo quá :P
      • Kim Dung says:
        He..he…Giờ mới thấy thêm tài của XT.
        Ngoài tài cứu giúp người già yếu ko nơi nương tựa, còn có thêm tài vui dập người tài bóc Tem:))).
        Công hàm to tướng của cố Thủ tướng ko bàn, toàn đi bàn cái công hàm bé tẹo của Cua:)))
      • Xôi Thịt says:
        Việc lớn làm không được, đành phải làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình :P
      • Quý Vũ says:
        Giống như đá bóng, không đá sân lớn được thì đá…..sân nhỏ!!!
      • Hiệu Minh says:
        Mình thích đá sang gôn hàng xóm hơn là đá sân nhà. Sân lạ dù to nhỏ vẫn thích hơn là sân quen. Đá sân quen dễ bị đưa lên xe bus và đá vào mặt.
      • Hiệu Minh says:
        @KD về cái công hàm bé của Cua. Đề nghị KD xem xét lại khi phát ngôn mà không có kiểm chứng nhé.
        Công hàm của Cua trông rõ thế mà bảo bé tẹo. Hay là công hàm bình thường nhưng hòm thư quá cỡ nên trông thành bé hay sao???
      • Kim Dung says:
        @ Cua: Đỡ bận rùi hay sao mờ vào recom.?
        Công hàm bé tẹo đây là nói cái con tem. Cua hiểu chửa???
        Còn Cua nói cái công hàm, với lại hòm thư là cái gì, đến lượt KD ko hỉu. Hi…hi…Ngu hơi lâu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét