(NCTG) “Làm trong bệnh viện nhà nước, chế độ phụ cấp quá thấp nên phải nhận phong bì, cũng là cái cực chẳng đã cháu ạ. Không nhận thì không đủ sống, nhận thì trong lòng không có vui, mình cảm thấy mình mất hết tư cách con người”.
Ảnh chỉ mang tính minh họa
Vào thăm người nhà đang điều trị
tại một bệnh viện tư rất to ở Hà Nội, đang ngồi hỏi thăm tình hình bệnh
nhân thì có một cô y tá đi vào nói rất lịch sự và lễ phép:
- Cháu chào các bác, mời các bác tạm ra ngoài một chút để bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân ạ.
Ai cũng nảy mình một cái rồi nhìn nhau ngạc nhiên, và tất cả đều nhẹ nhàng đứng lên ra ngoài. Ra đến ngoài người nọ mới bảo người kia:
- Bệnh viện tư có khác, lịch sự thế, viện công thì bị lùa như lùa vịt ấy, ai ra chậm còn bị quát loạn lên.
Một lúc sau cô y tá và bác sĩ đi ra, vị bác sĩ rất trẻ mỉm cười chào mọi người:
- Mời người nhà vào phòng, tôi đã thăm khám xong.
Rồi cả hai bước đi sang phòng khác, không quên gật đầu chào mọi người với nụ cười rất tươi luôn ở trên môi.
Bọn mình cứ tròn hết cả mắt lên vì ngạc nhiên, lần đầu được như thế này nên ai nấy đều khá lúng túng chưa kịp thích nghi ngay là chào lại họ và cảm ơn. Thay vì hỏi thăm bệnh nhân, mọi người trầm trồ thán phục vì được đối xử tử tế, lịch sự chứ ở viện công thì động cái bị quát, ai cũng quát được từ y tá, hộ lý và nhất là bảo vệ. Mà những người này cũng đều đang làm trong các viện công cả đấy chứ.
Lúc về đang dắt xe ra khỏi viện, bất ngờ mình gặp người quen là một bác sĩ khá giỏi ở bệnh viện đầu ngành tại Hà Nội. Vừa thấy mình chú đã hỏi:
- Cháu đi đâu đây?
- Người quen của cháu đang điều trị tại đây chú ạ. Sao chú ở đây?
Chú chỉ tay lên vỉa hè:
- Cháu dắt xe lên kia đi hai chú cháu mình nói chuyện chút, lâu quá không gặp nhau rồi.
Mình dắt xe lên vỉa hè, hai chú cháu đứng nói chuyện:
- Chú về hưu rồi cháu, họ mời chú về đây làm - rất hồ hởi, chú tiếp. - Cháu biết không, hệ thống bệnh viện tư trả lại tư cách con người cho chú đấy.
Mình ngạc nhiên:
- Nghĩa là sao cháu không hiểu?
Khuôn mặt chú hồng hào, nụ cười rất tươi, đặc biệt là sắc thái khuôn mặt ngời sáng:
- Cháu ạ, từ hồi về đây khi nhìn bệnh nhân trong lòng chú cảm thấy thoải mái, không một chút gợn vì chú không phải nhận phong bì của họ nữa. Ngày xưa khi còn làm trong bệnh viện nhà nước, chế độ phụ cấp quá thấp nên phải nhận phong bì, cũng là cái cực chẳng đã cháu ạ. Không nhận thì không đủ sống, nhận thì trong lòng không có vui, mình cảm thấy mình mất hết tư cách con người.
Chợt nhớ hồi chú làm tiểu phẫu cho con trai, mình cũng biếu chú phong bì, lúc đó chú không từ chối mà nhận ngay và bảo: “Chú xin”.
- Sao chú lại nói thế, là mọi người cũng muốn cảm ơn vì các bác sĩ đã cứu người thân của họ mà.
Chú gần như không nghe mình nói gì, vẫn tiếp mạch đang nói:
- Chữa cho họ bằng cái tâm của mình, bằng trình độ của mình, nhưng nhận phong bì xong cứ phải lủi đi, không dám nhìn thẳng vào mắt họ vì từ lúc mình nhận phong bì là tư cách mình khác rồi, cứ mỗi lần đi qua giường bệnh của họ cứ có cảm giác mình nợ họ cái gì đó. Không cảm thấy thoải mái trong lòng tí nào cả. Kể từ khi mình cầm phong bì của họ, họ cũng nhìn mình và nghĩ mình khác hoàn toàn. Mà nói thật, trước mặt mình họ cảm ơn, họ khúm núm nhưng đưa mình phong bì xong ra ngoài kia là họ có thể nói ngay với mọi người: “Tao vừa phải đi ông ấy hai triệu đấy, tốn quá nhưng người nhà mình trong tay họ, không đưa thì chả biết thế nào, phải chịu thôi”. Đau lắm cháu ạ.
Mình động viên chú:
- Chú ơi, chú cả nghĩ quá đấy, không phải người nhà bệnh nhân nào cũng nghĩ thế, như chúng cháu, biếu phong bì là thay lời cảm ơn vì đã cứu chữa cho người thân của chúng cháu.
- Chú cầm phong bì của họ nhưng trong lòng dằn vặt lắm, thấy mình chả còn tư cách con người gì cả. Nhưng giờ thì chú ngẩng cao đầu rồi, chú thấy vui vẻ thoải mái, bệnh viện tư đã trả lại tư cách con người cho chú.
Mình và chú còn đứng nói chuyện khá lâu về rất nhiều vấn đề, sau đó chú nói chú phải quay vào viện vì một tiếng nữa chú có ca mổ. Nắm chặt tay mình trước khi chia tay, chú cười khá thoải mái:
- Cảm giác chữa bệnh cho bệnh nhân không phải nhận phong bì sướng lắm cháu ơi!
- Cháu chào các bác, mời các bác tạm ra ngoài một chút để bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân ạ.
Ai cũng nảy mình một cái rồi nhìn nhau ngạc nhiên, và tất cả đều nhẹ nhàng đứng lên ra ngoài. Ra đến ngoài người nọ mới bảo người kia:
- Bệnh viện tư có khác, lịch sự thế, viện công thì bị lùa như lùa vịt ấy, ai ra chậm còn bị quát loạn lên.
Một lúc sau cô y tá và bác sĩ đi ra, vị bác sĩ rất trẻ mỉm cười chào mọi người:
- Mời người nhà vào phòng, tôi đã thăm khám xong.
Rồi cả hai bước đi sang phòng khác, không quên gật đầu chào mọi người với nụ cười rất tươi luôn ở trên môi.
Bọn mình cứ tròn hết cả mắt lên vì ngạc nhiên, lần đầu được như thế này nên ai nấy đều khá lúng túng chưa kịp thích nghi ngay là chào lại họ và cảm ơn. Thay vì hỏi thăm bệnh nhân, mọi người trầm trồ thán phục vì được đối xử tử tế, lịch sự chứ ở viện công thì động cái bị quát, ai cũng quát được từ y tá, hộ lý và nhất là bảo vệ. Mà những người này cũng đều đang làm trong các viện công cả đấy chứ.
Lúc về đang dắt xe ra khỏi viện, bất ngờ mình gặp người quen là một bác sĩ khá giỏi ở bệnh viện đầu ngành tại Hà Nội. Vừa thấy mình chú đã hỏi:
- Cháu đi đâu đây?
- Người quen của cháu đang điều trị tại đây chú ạ. Sao chú ở đây?
Chú chỉ tay lên vỉa hè:
- Cháu dắt xe lên kia đi hai chú cháu mình nói chuyện chút, lâu quá không gặp nhau rồi.
Mình dắt xe lên vỉa hè, hai chú cháu đứng nói chuyện:
- Chú về hưu rồi cháu, họ mời chú về đây làm - rất hồ hởi, chú tiếp. - Cháu biết không, hệ thống bệnh viện tư trả lại tư cách con người cho chú đấy.
Mình ngạc nhiên:
- Nghĩa là sao cháu không hiểu?
Khuôn mặt chú hồng hào, nụ cười rất tươi, đặc biệt là sắc thái khuôn mặt ngời sáng:
- Cháu ạ, từ hồi về đây khi nhìn bệnh nhân trong lòng chú cảm thấy thoải mái, không một chút gợn vì chú không phải nhận phong bì của họ nữa. Ngày xưa khi còn làm trong bệnh viện nhà nước, chế độ phụ cấp quá thấp nên phải nhận phong bì, cũng là cái cực chẳng đã cháu ạ. Không nhận thì không đủ sống, nhận thì trong lòng không có vui, mình cảm thấy mình mất hết tư cách con người.
Chợt nhớ hồi chú làm tiểu phẫu cho con trai, mình cũng biếu chú phong bì, lúc đó chú không từ chối mà nhận ngay và bảo: “Chú xin”.
- Sao chú lại nói thế, là mọi người cũng muốn cảm ơn vì các bác sĩ đã cứu người thân của họ mà.
Chú gần như không nghe mình nói gì, vẫn tiếp mạch đang nói:
- Chữa cho họ bằng cái tâm của mình, bằng trình độ của mình, nhưng nhận phong bì xong cứ phải lủi đi, không dám nhìn thẳng vào mắt họ vì từ lúc mình nhận phong bì là tư cách mình khác rồi, cứ mỗi lần đi qua giường bệnh của họ cứ có cảm giác mình nợ họ cái gì đó. Không cảm thấy thoải mái trong lòng tí nào cả. Kể từ khi mình cầm phong bì của họ, họ cũng nhìn mình và nghĩ mình khác hoàn toàn. Mà nói thật, trước mặt mình họ cảm ơn, họ khúm núm nhưng đưa mình phong bì xong ra ngoài kia là họ có thể nói ngay với mọi người: “Tao vừa phải đi ông ấy hai triệu đấy, tốn quá nhưng người nhà mình trong tay họ, không đưa thì chả biết thế nào, phải chịu thôi”. Đau lắm cháu ạ.
Mình động viên chú:
- Chú ơi, chú cả nghĩ quá đấy, không phải người nhà bệnh nhân nào cũng nghĩ thế, như chúng cháu, biếu phong bì là thay lời cảm ơn vì đã cứu chữa cho người thân của chúng cháu.
- Chú cầm phong bì của họ nhưng trong lòng dằn vặt lắm, thấy mình chả còn tư cách con người gì cả. Nhưng giờ thì chú ngẩng cao đầu rồi, chú thấy vui vẻ thoải mái, bệnh viện tư đã trả lại tư cách con người cho chú.
Mình và chú còn đứng nói chuyện khá lâu về rất nhiều vấn đề, sau đó chú nói chú phải quay vào viện vì một tiếng nữa chú có ca mổ. Nắm chặt tay mình trước khi chia tay, chú cười khá thoải mái:
- Cảm giác chữa bệnh cho bệnh nhân không phải nhận phong bì sướng lắm cháu ơi!
Bích Ngọc, từ Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét