Đại Kỷ Nguyên
Ngày tàn của Giang Trạch Dân đang đến gần. Vấn đề chính là lúc nào, chứ không phải là nếu như, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ bị bắt. Giang chính thức lãnh đạo Trung Quốc trong hơn một thập kỷ, và thêm một thập kỷ đứng đằng sau chỉ đạo các sự kiện. Trong hai thập kỷ này, Giang đã làm hại Trung Quốc không kể xiết. Bây giờ thời đại của Giang đã đến hồi kết thúc, Đại Kỷ Nguyên công bố lại loạt bài “Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân,” lần đầu công bố phiên bản tiếng Anh năm 2011. Qua đó độc giả có thể hiểu rõ hơn về sự nghiệp của nhân vật then chốt đối với Trung Quốc hiện đại này.
Nếu như số phận quyết định vận mệnh của một người, thì sự an bài của lịch sử cũng có khả năng dàn xếp cho một sinh mệnh có xuất thân đáng xấu hổ.
Khi Giang Trạch Dân tham dự buổi thảo luận với một đoàn đại biểu tỉnh Hồ Bắc trong một cuộc họp Quốc hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào ngày 12 tháng 3 năm 2003, ông ta nói: “Tôi từng là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nồi hơi Vũ Hán từ năm 1966 đến năm 1970. Đó là vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa… phe tạo phản [trích dẫn nguyên văn] đã cẩn thận xem xét hồ sơ [1] cá nhân của tôi. Được thôi, vì điều đó đã chứng tỏ rằng tôi có một quá khứ trong sạch.”
Có lẽ những thính giả của Giang lúc ấy không hiểu được mục đích của ông ta là gì. Tại sao Giang – Tổng bí thư của ĐCSTQ – cần tự thanh minh về “quá khứ trong sạch” của mình?
Lý do nằm ở chỗ tiểu sử của Giang có vấn đề. Cha đẻ của ông ta, Giang Thế Tuấn (còn được biết đến với cái tên Giang Quan Thiên), là một tên Hán gian làm việc cho người Nhật khi Trung Quốc bị chiếm đóng. Trường đại học mà Giang từng theo học, Đại học Trung ương Nam Kinh, thực ra được điều hành bởi quân chiếm đóng Nhật Bản. Ông ta bịa đặt rằng đã được người chú nhận nuôi, mặc dù người chú kỳ thực đã qua đời vào thời gian ấy. Khi được đào tạo ở Nga, có thời gian Giang đã chìm đắm trong một vụ bê bối tình ái với một phụ nữ người Nga và trở thành điệp viên cho KGB. Và đây chỉ là một phần nhỏ của bức tranh lớn hơn rất nhiều, vì tiểu sử của Giang đầy rẫy những tình tiết xấu xa. Dựa trên cơ sở nào mà ông ta có thể tự nhận rằng mình có “quá khứ trong sạch”? Khi “phe tạo phản” kiểm tra hồ sơ của Giang, họ đã không thể biết được những rắc rối to lớn trong quá khứ đã bị Giang giấu nhẹm.
Vào năm 2005, Giang Trạch Dân đã phát hành ầm ĩ cuốn sách “Người đã thay đổi Trung Quốc”, một cuốn tiểu sử được xuất bản bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Trung, mà ông ta đã ủy thác cho một thương nhân người Mỹ tên là Robert Kuhn viết. Cuốn sách đã đại biểu cho nỗ lực công khai của Giang nhằm đánh bóng tiểu sử cá nhân vốn đã được ông ta che giấu từ lâu.
Cổ nhân có câu “lạy ông tôi ở bụi này”. Trong cuốn sách tâng bốc và thêu dệt tiểu sử của Giang, người ta để ý rằng một từ đã được lặp đi lặp lại rất nhiều lần: yêu nước. Phần mô tả thời gian ông ta học ở Trường Đại học Trung ương Nam Kinh của quân Nhật, với đủ tính ly kỳ, có tựa đề là “Tôi là người yêu nước”. Nhưng lòng ái quốc là bổn phận của mỗi công dân, là phẩm hạnh bẩm sinh, là sự trung thành với mảnh đất đã nuôi dưỡng chúng ta. Một người có tiểu sử trong sạch chẳng cần phô trương sự yêu nước của mình trước công chúng.
Một thực tế đơn giản là người cha đẻ của Giang đã chạy trốn và phục vụ cho quân chiếm đóng Nhật Bản. Trong nửa sau cuộc đời, Giang luôn nhanh chóng tránh né thảo luận về cha của mình – thậm chí theo lời người viết tiểu sử cho Giang, ông ta đã yêu cầu người khác viết như vậy. Điều duy nhất được đề cập đến trong cuốn tiểu sử của ông ta là, “Cha của Giang mất năm 1973.”
Giang tuyên bố bịa đặt rằng ông ta được nhận nuôi từ năm 13 tuổi bởi gia đình người chú – đảng viên cộng sản – Giang Thượng Thanh; nhưng nó cho thấy việc nhận nuôi đã diễn ra không lâu sau khi người chú qua đời. Giang Trạch Dân đã tốt nghiệp đại học vào tuổi 21. Vậy có lý do để thắc mắc: Ai đã nuôi Giang giữa lúc ông ta 13 tuổi và 21 tuổi? Con gái của Giang Thượng Thanh, Giang Trạch Huệ, đã nói với Kuhn rằng gia đình họ sống trong cảnh “vô cùng bần cùng và đói khổ” [2]. Nếu là như vậy, thì ai là người đã trả học phí để Giang Trạch Dân học tập tại một trường trung học dành cho quý tộc và Trường Đại học Trung ương Nam Kinh? Ai là người đã chi trả để Giang học nghệ thuật và âm nhạc trong những năm loạn lạc, chiến tranh và lạm phát phi mã ấy? Ai đã cho ông ta lái một chiếc xe jeep ngay sau khi tốt nghiệp đại học (theo như Kuhn ám chỉ)? Nói cách khác, là ai đây ngoài người bố đẻ đã hậu thuẫn cho ông ta? Liệu Giang Thượng Thanh, người đã qua đời bảy tám năm trước, có thực sự làm được vậy không?
Sự thực là cuộc sống của Giang chẳng mấy quan hệ với gia đình được khai là đã nuôi nấng ông ta. Họ chẳng liên quan gì nhau cho đến sau khi ĐCSTQ nắm quyền tại Trung Quốc thì Giang mới đột nhiên “nhớ lại” rằng ông ta có một liệt sĩ đảng cộng sản (người chú) trong gia đình? Ông ta đã phát minh ra một tiểu sử, trong đó ông ta từ bỏ người bố đẻ và trở thành con nuôi của một người đã khuất. Tuy nhiên, phần này của câu chuyện sẽ được chúng tôi trở lại sau.
Trên đây không phải ám chỉ rằng tính cách hay giá trị của một người chỉ là sản phẩm đơn thuần từ thân thế của người đó. Thay vào đó, nó gợi ý rằng chúng ta có thể bắt đầu vạch trần bản chất dối trá của Giang bằng cách xem xét xuất thân, mà đa phần được che giấu và ngụy tạo, cũng như quá khứ của ông ta. Trong những năm gần đây, Giang còn đi xa hơn nữa khi nói bóng gió rằng cha ông ta – một tên Hán gian – thực ra là một anh hùng khi chiến đấu với quân Nhật. Theo như lời của người em họ Trạch Huệ thì “Cả gia đình tôi đều theo cách mạng” [3] “Đàn ông nhà họ Giang đều đi đánh giặc” [4] và “Tất cả đều tham gia cách mạng, chiến đấu với quân xâm lược Nhật Bản và Quốc Dân đảng” [5]. Đối với những độc giả tại Trung Quốc mà không biết những tình tiết về thân thế gia đình họ Giang, những lời phát ngôn như vậy rất dễ lừa gạt họ.
Cái loa tuyên truyền chính thức của chính quyền ĐCSTQ, Nhân dân Nhật báo, đã đưa tin vào ngày 11 tháng 12 năm 2009 rằng Giang Trạch Dân và lãnh đạo Nga lúc đó là Boris Yeltsin đã ký tại Bắc Kinh ba hiệp ước về biên giới Nga-Trung. Nhưng thật khó tin, cuộc họp như vậy lại không được đề cập trong cuốn tiểu sử do Kuhn viết, trong khi những thứ vặt vãnh như là Giang đã hát một bài hát nào đó lúc nào và ở đâu, và những chi tiết không quan trọng về cuộc họp của ông ta với các lãnh đạo nổi tiếng lại được ghi trong đó. Tại sao Kuhn bỏ qua một cuộc họp cấp quốc gia, và về một vấn đề quan trọng như ký hiệp ước biên giới với Yeltsin? Nguyên là trong cuộc họp đó, Giang đã công nhận về mặt ngoại giao tất cả các hiệp ước không công bằng [với Nga] từ cuối thời Mãn Thanh – những hiệp ước mà không một chính phủ Trung Quốc tiền nhiệm nào thừa nhận. Thứ mà Giang đã ký hoàn toàn là điều ước của kẻ bán nước, trong đó làm mất những vùng đất hợp pháp mà các thế hệ sau có thể phải đi đòi lại. Hiệp ước này nhượng cho Nga hơn 1 triệu km vuông đất màu mỡ – vùng đất rộng gấp hơn 30 lần đảo Đài Loan. Thấy rằng lực lượng người Hoa lớn mạnh trên toàn thế giới có thể bắt ông ta phải giải thích về hiệp ước bán nước, Giang Trạch Dân đã cố gắng tô vẽ lại quá khứ của mình. Ông ta không nhận ra rằng, thủ đoạn đó chỉ là tự chuốc lấy thất bại mà thôi.
Trong cuốn sách của ông ta, Giang tự cho mình là một lãnh đạo có trách nhiệm, người quan tâm sâu sắc đến cuộc sống và sự đau khổ của người dân Trung Quốc. Nhưng hãy xem Giang đang làm gì trong trận lụt lớn ập vào Trung Hoa năm 1998. Vào đầu tháng 9, khi vô số người đang phải chiến đấu với nạn lụt và ở bên bờ vực của cái chết, thì Giang mời một số nam nữ diễn viên điện ảnh tới một bữa tiệc tại tổ hợp lãnh đạo Trung Nam Hải ở Bắc Kinh. Kuhn miêu tả nó là “khoảnh khắc ngẫu hứng của Giang Trạch Dân”. Lúc gặp mặt, Giang đã hát song ca với một nữ ca sĩ những bản tình ca thời xưa của Nga, chẳng hạn như “Chiều Matxcơva” (Moscow Nights) [6]. Nghe kể rằng trong lúc hưng phấn, ông ta cùng mọi người hát bài “Đại dương là quê hương tôi”. Kuhn tô vẽ rằng “đặc biệt là Giang”, vào giây phút ấy, dường như “vượt khỏi những hạn chế của nghệ thuật” [7]. Thật là nực cười. Trong khi người dân Trung Quốc đang vật lộn trong vô vọng với sóng lũ, lụt lội, nước lớn như đại dương, thì Giang đang hát bài “Đại dương là quê hương tôi” với những người bạn gái ở Trung Nam Hải. Đáng buồn thay, nhưng cũng không ngạc nhiên gì lắm khi mà Giang, một người sẵn sàng che giấu xuất thân Hán gian để leo lên địa vị cao, chẳng mấy quan tâm đến sự sống chết của người dân.
Trong tác phẩm của Kuhn, Giang xuất hiện như một hình mẫu sống đạm bạc và đấu tranh chống tham nhũng. Khi sự gia tăng tham nhũng tại Trung Quốc trong những năm qua còn chưa bị phanh phui, ít người biết được căn nguyên không ở đâu khác ngoài Giang Trạch Dân cùng gia tộc ông ta. Vì vậy mà những đứa con trai thiếu năng lực và bằng cấp của ông ta, đã xoay sở để xây dựng gia đình Giang trở thành một đế chế giàu có. Có thể nói, chúng là “Trung Quốc đệ nhất tham”.
Người ta đã đồn đãi từ lâu rằng Giang từng lặn lội giữa đêm tuyết rơi để đến đưa bánh sinh nhật cho bồ nhí của chủ tịch Thượng Hải lúc ấy là Lý Tiên Niệm. Lý đang có khách vào lúc ấy, nên Giang đã đứng đợi nhiều giờ đồng hồ ở bên ngoài để chứng tỏ lòng trung thành. Câu chuyện này thật quá ly kỳ và không thể xác thực được. Vì một số lý do lạ lùng – có lẽ là lương tâm cắn rứt? – trong tiểu sử của mình, Giang đã cố gắng bảo vệ việc đưa bánh, điều đó thực sự đóng vai trò xác thực câu chuyện kỳ lạ này. Giang nói với độc giả rằng ông ta quan tâm tới lãnh đạo của mình và đó là “chiếc bánh cuối cùng trong khách sạn” [8]. Ông ta cũng tuyên bố rằng mục đích của ông ta là đạt đến sự đồng thuận và “xây dựng mối quan hệ với nhân vật then chốt” [9]. Giả sử rằng chúng ta chấp nhận luận điểm này, thế cũng bằng như nói ở Trung Quốc không có tham nhũng và hối lộ – chẳng phải mỗi hành động kiểu như thế chỉ là để “quan tâm đến lãnh đạo” hay “đạt được sự đồng thuận và xây dựng mối quan hệ”? Điều này cũng tương đương với hợp pháp hóa tham nhũng.
Việc Giang Trạch Dân thăng quan tiến chức nhanh chóng phụ thuộc vào hai yếu tố. Thứ nhất là việc ngụy tạo câu chuyện về xuất thân gia đình liệt sĩ của ông ta, điều giúp Giang giành được đồng minh chính trị với Uông Đạo Hàm và Trương Ái Bình; cả hai người này sau đó đã liên tục nâng đỡ Giang. Điều đáng nói là hai người này là bạn với người chú của Giang. Thứ hai là khả năng nịnh nọt thượng cấp và chiếm cảm tình từ lãnh đạo Đảng. Cuối cùng thì hai điểm này đã cho phép Giang đoạt được ngai vàng.
Sau khi giành được quyền lực, Giang Trạch Dân như mắc bệnh điên và bắt đầu làm những trò hề như nhảy múa và hát hò trong các cuộc giao lưu ngoại giao quốc tế. Giang hoàn toàn không màng đến các nghi lễ ngoại giao cùng sự tôn nghiêm của dân tộc Trung Hoa, làm tổn hại thể diện quốc gia. Vì thế, Giang giành được danh hiệu “thằng hề”. Trong một buổi gặp gỡ với Nhà vua Tây Ban Nha, ông ta đột nhiên rút ra một chiếc lược và tự chải đầu, để những người ở đó nhìn thấy rõ. Một dịp khác, khi ông ta được tặng Huân chương, ông ta không thể chờ được và chộp lấy chiếc Huân chương rồi tự đeo cho mình. Một lần, đang trong bữa tiệc quốc gia, ông ta thình lình mời khiêu vũ một đệ nhất phu nhân nước bạn. Ông ta từ ghế nhảy lên hát bài “O Sole Mio,” vừa dạo phím piano vừa dán cặp mắt đắm đuối vào các quý cô. Những trò hề của ông ta đã trở thành kho chuyện cười cho giới báo chí Tây phương. Chúng ta hãy xem cuộc gặp của ông ta với cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Giang đã viếng thăm Hoa Kỳ vào năm 1993 và 1997, và Clinton đã viếng thăm Trung Quốc vào năm 1998. Mỗi lần họ gặp nhau, Giang lại chơi một số nhạc cụ hoặc hát. Sau khi biểu diễn, ông ta lần nào cũng yêu cầu Clinton chơi kèn saxophone, điều mà Clinton từ chối một cách kiên quyết, dù cho ông là một chuyên gia âm nhạc. Vào năm 1997, trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Giang, một nhà báo đã nêu ra vấn đề Tây Tạng trong một cuộc họp báo. Giang đã bất ngờ hát to bài “Nhà ở nơi xa” trước sự bối rối của các ký giả. Điển hình là Giang thường nhắc lại bài diễn văn Gettysburg của cựu lãnh đạo Abraham Lincoln. Khi nói chuyện với các sinh viên, trả lời các cuộc phỏng vấn báo chí, hay thậm chí viếng thăm nước ngoài, Giang thường kiếm cớ để nhắc lại bài diễn văn này. Khi được yêu cầu, ông ta ngoan ngoãn nhắc lại; khi không được yêu cầu, ông ta cũng nhắc lại y hệt. Nào có ra hình thù của một nguyên thủ quốc gia?
Một điều còn phi lý hơn nữa là sự ám ảnh của Giang trong việc nói ngoại ngữ. Trong lần viếng thăm Châu Mỹ La-tinh, Giang – bất chấp tuổi tác và lờ đi các vấn đề quan trọng của quốc gia – đã dành vài tháng tham dự một lớp học tiếng Tây Ban Nha tăng cường. Giang hành xử như một thằng hề, vô tình giành được ngai vàng, nên khó có thể thay đổi bản tính phô trương của mình. Trong bản tiếng Trung của cuốn tiểu sử, ông ta lý sự: “Nếu bạn không thể giao tiếp với người khác vì sự khác biệt ngôn ngữ, làm sao bạn có thể trao đổi ý tưởng hay đạt được thoả thuận?” Nhưng chỉ hiểu được vài ba thứ thông thường, rồi với kỹ năng ngôn ngữ vụng về đó, làm sao đủ để Giang có được sự giao tiếp nhanh nhạy và biểu cảm. Nhiều nguyên thủ quốc gia nói ngôn ngữ mẹ đẻ và cần một thông dịch viên. Chẳng lẽ họ không thể đạt được những thoả hiệp trong các giao lưu ngoại giao?
Có lẽ lãnh đạo của các quốc gia cộng sản thường hay bảo thủ, cho nên nhiều lãnh đạo Tây phương coi nhân vật “dễ bị kích động” Giang Trạch Dân như một kẻ lập dị của Đảng, và thấy những màn biểu diễn của ông ta thật là khôi hài.
Các lãnh đạo có tài năng thực sự và nhìn xa trông rộng không mất thời gian và công sức vào những trò nực cười như vậy. Lý do Giang Trạch Dân hoạt bát và “dễ bị kích động” liên quan đến khả năng pha trò vặt vãnh của ông ta giống như chú hề trong một số vở hí kịch. Các chính trị gia phương Tây đã trải thảm đỏ hoan nghênh Giang, không phải vì tài năng của ông ta, mà là vì các hợp đồng trong túi ông ta và triển vọng khai thác thị trường tiêu dùng khổng lồ của Trung Quốc. Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong những năm gần đây là nhờ tác động bởi hơn 500 tỷ đô-la vốn đầu tư nước ngoài, cùng với một lực lượng lao động rẻ mạt và vô cùng cần mẫn. Với sự đầu tư lớn như vậy, lao động rẻ, và nhiều nhân tài Trung Quốc tham gia, tất nhiên sản lượng phải cao. Nhưng đây không phải là công lao của Giang. Ngược lại, sự bất tài của Giang, tính kiêu ngạo, đố kỵ, và bảo thủ chính trị của ông ta đã cản trở sự cải cách chính trị, đi kèm với sự xuống cấp về giá trị đạo đức và nạn tham nhũng tràn lan. Hậu quả là dẫu nền kinh tế có phát triển thế nào, cái giá phải trả là sự cạn kiệt tài nguyên khổng lồ và sự suy thoái về sinh thái, môi trường và xã hội. Thực ra, sự thịnh vượng kinh tế bề mặt của Trung Quốc được đánh đổi với sự bền vững của môi trường. Giang đã làm hại tương lai của đất nước, để cải cách chính trị dậm chân tại chỗ nếu không muốn nói là thụt lùi, đưa tới sự lạm dụng nhân quyền và thiếu tự do tín ngưỡng. Khi đặt trong bối cảnh lịch sử, sự thống trị của Giang cuối cùng vẫn là ô nhục; ông ta đã nợ người dân Trung Quốc quá nhiều.
Giang để cho Kuhn miêu tả mình như là một người có năng lực giải quyết vấn đề một cách thông minh. Nhưng trên thực tế, khi một cuộc khủng hoảng ập tới – dù đó là lụt lội, đánh bom Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade, bầu cử dân chủ ở Đài Loan, hay dịch bệnh SARS – Giang luôn luôn đẩy người khác lên tuyến đầu và hèn nhát đứng đằng sau. Khi dịch bệnh SARS lan rộng tại Bắc Kinh, Giang đã tham sống sợ chết và chạy trốn xuống Thượng Hải để tỵ nạn. Nhưng trong bản tiếng Trung cuốn tiểu sử của mình, ông ta tuyên bố rằng ông ta đã “một mực ở lại Thượng Hải”, để che đậy sự trốn chạy của mình. Sự thật là, chỉ vài ngày trước chuyến bay, Giang đã ở Bắc Kinh để phát biểu tại Đại Lễ đường Nhân dân và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân. Dựa trên cơ sở nào mà ông ta sử dụng câu “một mực ở lại Thượng Hải” để chạy tội cho chính mình?
Khi không lập bè kết phái hay đi công du nước ngoài để hát hò và thể hiện, điều Giang Trạch Dân để tâm nhất là khẩn cấp đàn áp Pháp Luân Công. Khi thế giới bên ngoài chỉ thấy được Giang phân phát những cuốn sách nhỏ phỉ báng Pháp Luân Công trong các cuộc họp ngoại giao, không mấy người biết được sự phản ứng nhanh chóng của Giang sau vụ can thiệp vào tín hiệu truyền hình của các học viên Pháp Luân Công. Vào ngày 5 tháng 3 năm 2002, các học viên Pháp Luân Công đã can thiệp vào tám kênh truyền hình cáp tại thành phố Trường Xuân và chiếu đoạn phim dài 45 phút về cuộc đàn áp đối với họ. Khi kể về buổi tối ngày hôm đó, cuốn sách của Kuhn trích lời một người bạn thân của Giang tại Trường Xuân. Người đó nói rằng 10 phút sau khi sự can thiệp kết thúc (9 giờ 10 phút tối), Giang Trạch Dân đã nổi khùng và gọi điện: “Các phần tử Pháp Luân Công đang phát sóng trên hệ thống truyền hình cáp của Trường Xuân!” “Ai là bí thư Thành ủy hay thị trưởng thành phố?” [10] Sự phản ứng nhanh chóng của Giang, với một sự kiện xảy ra ở một nơi cách xa Bắc Kinh, hơn nữa còn đe dọa người Bí thư Thành ủy, đã cho thấy rằng Giang thực ra là tổng chỉ huy của cuộc đàn áp Pháp Luân Công; ông ta là người chỉ thị trực tiếp về vấn đề này; và chính ông ta đã ra các mệnh lệnh. Ngược lại, khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade bị đánh bom, Giang Trạch Dân chẳng xuất đầu lộ diện trong nhiều ngày.
Trong cuốn tiểu sử của mình, Giang luôn cố gắng tự biện hộ cho bản thân, với thủ pháp là trích dẫn câu nói của chính mình, để tạo ra bất cứ hình ảnh nào mà ông ta thích và tô vẽ mọi thứ. Nhưng có quan chức Trung Quốc nào bị kết án tham nhũng, mà lại chưa từng tuyên bố trong một cuộc họp rằng ông ta “chống tham nhũng”? Hành động có sức thuyết phục hơn lời nói. Điều này lại càng đúng với một nhân vật lẻo mép và thích hát hò như Giang Trạch Dân.
Việc Giang bất hiếu với người cha đẻ của mình, bất trung với các tổ chức, và thiếu trung thực với nhân dân đã khiến ông ta trở thành kẻ “bất nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất trí, bất tín” [11] – một tên hề mang lại tai họa cho đất nước Trung Hoa. Việc cho phép Giang Trạch Dân hoang ngôn và viết lại tiểu sử chính là làm hại các thế hệ sau.
Tiểu sử của Giang, bạn có thể nói, tương ứng với cuộc đời của ông ta: đầy rẫy dối trá và mâu thuẫn.
Nếu thế hệ chúng ta có thể đảm trách sứ mệnh là nhân chứng của lịch sử, vậy thì hãy trả lại cho lịch sử bộ mặt thật của Giang Trạch Dân. Đây là trách nhiệm không thể thoái thác của tất cả chúng ta.
Ghi chú:
[1] Dưới sự thống trị của cộng sản tại Trung Quốc, những ghi chép về mỗi cá nhân, gọi là “lý lịch”, được lưu giữ bởi nhà cầm quyền, trong đó có chi tiết về những hành vi của mỗi cá nhân, nhận thức chính trị, xuất thân gia đình, việc xuất ngoại và nhiều thứ khác như là một phương tiện để giám sát và kiểm soát dân chúng.
[2] Robert Lawrence Kuhn, “Người đã thay đổi Trung Quốc: Cuộc đời và di sản của Giang Trạch Dân” (New York: Crown, 2004), tr 31.
[3] Kuhn, Người đã thay đổi Trung Quốc, tr 33.
[4] Sách đã dẫn, tr 32.
[5] Sách đã dẫn, tr 34.
[6] Sách đã dẫn, tr 366.
[7] Sách đã dẫn, tr 369.
[8] Sách đã dẫn, tr 125.
[9] Sách đã dẫn, tr 124.
[10] Sách đã dẫn, tr 490.
[11] Điều này trái ngược với những đức hạnh chính yếu của con người được miêu tả bởi đức Khổng Tử là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
____
Vào năm Vũ Đức thứ 9 triều đại nhà Đường (năm 626 sau Công nguyên), Hoàng Đế khai quốc, Cao Tổ Lý Uyên, với sự phò tá của người con trai thứ Lý Thế Dân đã bình định 18 vương hầu, tiêu diệt 72 đạo phản quân, an hưởng thái bình thịnh trị, giang sơn thống nhất. Cao Tổ có bốn người con trai: Kiến Thành, Thế Dân, Nguyên Cát, và Nguyên Bá. Trong khi Nguyên Bá mất sớm, Kiến Thành, Thế Dân và Nguyên Cát đã tới tuổi trưởng thành và được phong danh hiệu lần lượt là Ẩn Vương, Tần Vương và Tề Vương. Kiến Thành và Nguyên Cát đã tư thông với hai phi tần được Cao Tổ sủng ái là Trương Diễm Tuyết và Doãn Sắt, rồi bị Thế Dân phát hiện được. Tuy sự việc chưa vỡ lở nhưng Kiến Thành và Nguyên Cát vẫn mang tâm oán hận đối với Thế Dân. Theo những quy tắc truyền ngôi từ xưa để lại, khi Cao Tổ qua đời, người con trai cả là Kiến Thành sẽ lên kế vị. Nhưng Thế Dân có công lao vô cùng to lớn, gần như một mình gây dựng giang sơn Đại Đường. Cao Tổ thường khen ngợi Thế Dân, và điều này khiến Kiến Thành và Nguyên Cát vô cùng oán giận và đố kỵ.
Trên thực tế, Nguyên Cát vốn là một công tử kiêu ngạo và tự phụ, từ lâu đã thèm muốn ngai vàng. Kiến Thành thì nhu nhược và khá bất tài, chẳng thể gây trở ngại đối với hắn ta. Tuy nhiên Thế Dân lại rất có uy vọng, là một cái gai trong mắt Nguyên Cát. Hắn ta ngày đêm suy ngẫm, cuối cùng đã lập mưu ban đầu mượn Kiến Thành để trừ khử Thế Dân, sau đó sẽ trừ khử nốt Kiến Thành, rồi tự mình độc chiếm ngai vàng.
Một ngày nọ, công chúa Bình Dương đột nhiên bệnh chết; tất cả văn võ bá quan đều tới tống táng. Nguyên Cát và Kiến Thành đã nhân cơ hội mời Thế Dân đến dự tiệc rượu nhằm tìm cách hạ độc. Thế Dân tính tình khoáng đạt, tưởng rằng Kiến Thành và Nguyên Cát muốn tạ tội, nên đã thản nhiên đến dự mà không nghi ngờ. Nhưng như câu nói xưa, “anh hùng bất tử“, Thế Dân vừa đưa rượu lên miệng và hớp một ngụm thì một chú chim én bay ngang qua, thả phân xuống làm bẩn cả ly rượu lẫn y phục. Khi Thế Dân đi thay y phục thì đột nhiên cảm thấy một cơn đau xé ruột, bèn vội vàng trở về cung; về đến nơi thì miệng nôn trôn tháo suốt đêm. Sau đó Thế Dân nảy sinh nghi ngờ, đoán rằng trong rượu có độc. Cao Tổ sau khi nghe chuyện, sợ rằng Thế Dân và hai người huynh đệ không thể dung hòa được nữa, bèn cử Thế Dân tới Lạc Dương để cai quản miền đông tỉnh Thiểm Tây, dựng nên vương triều độc lập, giống như Lương Hiếu Vương triều Hán năm xưa.
Nghe tin ấy Kiến Thành và Nguyên Cát vô cùng sợ hãi, bởi vì Thế Dân mưu lược hơn người, ôm ấp hoãi bão lớn như biển cả, văn thần dưới trướng có Tôn Vô Kỵ, Từ Mậu Công, Lý Thuần Phong, Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, võ tướng có Tần Thúc Bảo (Tần Quỳnh), Trình Giảo Kim, Uất Trì Kính Đức, Lý Tĩnh, nếu được tự do sẽ trở thành vô địch. Bằng một độc kế khác, Kiến Thành và Nguyên Cát bày mưu điều động những đại tướng của Thế Dân đi thảo phạt quân Đột Quyết. Thế Dân rất tức giận trước thủ đoạn hèn mọn của hai người, đã đem những chuyện uế loạn cung đình của Kiến Thành và Nguyên Cát tâu lên Cao Tổ. Ngày hôm sau, Cao Tổ truyền lệnh cho Kiến Thành và Nguyên Cát vào cung đối chất với Thế Dân xem ai đúng ai sai. Kiến Thành và Nguyên Cát không những không tuân mệnh mà còn mang khoảng 500 quân mai phục tại Huyền Vũ Môn, chỉ đợi Thế Dân đến để hạ lệnh sát thủ. Không ngờ Thế Dân đã sớm phòng bị, trang bị đầy đủ tên giáp. Kiến Thành, Nguyên Cát vừa trông thấy Thế Dân liền bắn loạn 3 mũi tên, nhưng Thế Dân đều tránh được. Thế Dân bắn trả một mũi tên, giết chết Kiến Thành. Nguyên Cát muốn chạy trốn nhưng không thoát khỏi mũi tên từ Uất Trì Kính Đức. Câu chuyện này vốn nổi tiếng trong lịch sử, có tên gọi là “Sự biến Huyền Vũ Môn.”
Sau khi Nguyên Cát chết, linh hồn độc ác của hắn bị hạ xuống địa ngục để hoàn nghiệp. Diêm Vương biết tường tận chuyện hắn thông gian với sủng phi của phụ hoàng, giết hại hôn thê của Thế Dân, bỏ độc vào rượu rồi bắn cung ám sát Thế Dân, đều là những tội ác bất dung. Vì thế ông đã tống Nguyên Cát vào ngục Vô Gián, đả nhập hắn vào cửa Vô Sinh. Một ngàn năm sau, cái nguyên thần từng là Nguyên Cát kia đã tiêu mất, không còn hình hài sinh mệnh tiên thiên, không có tư tưởng hoàn chỉnh, duy chỉ còn một chút khí của sự đố kỵ và hận thù. Nhưng vấn đề này sẽ được đề cập sau.
Khi lên ngôi, Thế Dân xưng hiệu Thái Tông, mở ra thời Trinh Quán giàu có và thịnh vượng (627- 649 sau Công nguyên). Thái Tông nhân đức như trời bể và luôn thương xót cho bách tính. Việc kế vị ngai vàng của Thế Dân là thuận theo Thiên ý, hợp với lòng dân và ban phúc cho thiên hạ.
Vào năm Trinh Quán thứ 22, một nhà sư tên là Huyền Trang đã trở về sau chuyến hành hương sang Ấn Độ để thỉnh kinh Phật. Thái Tông đã phái một đoàn tuỳ tùng gồm hàng trăm văn võ bá quan tới nghênh tiếp tại cầu Chu Tước. Sau đó, để kỷ niệm sự kiện này, Thái Tông đã viết cuốn “Đại Đường Tam Tạng Thánh Giáo Tự“. Thái Tông băng hà vào năm Trinh Quán thứ 23. Suốt thời gian trị vì, Thái Tông luôn bảo hộ Phật Pháp, hoằng dương cả Đạo giáo lẫn Nho giáo. Thái Tông là người đầy đủ cả nhân, nghĩa, trí, dũng, thanh tâm quả dục, tiết chế bản thân và rất yêu thương dân chúng. Ông là người có lai lịch phi phàm, tuyệt không phải điều người thường có thể biết. Khi chuyển sinh sau này, Thái Tông vẫn mang theo chính khí thuần phác, lúc là bậc Đế vương, khi thì làm vua, có lúc là một viên tướng, khi là một văn nhân, lúc lại là một thầy dạy võ.
Tương truyền rằng ngàn năm sau, đức Chuyển Luân Thánh Vương sẽ tới nhân gian, lấy danh hiệu Phật Di Lặc để truyền rộng Đại Pháp cứu độ tất cả chúng sinh. Nhưng để can nhiễu sự việc Chính Pháp và cứu độ chúng sinh dưới danh nghĩa “hiệp trợ”, cựu thế lực của vũ trụ đã tạo ra một thực thể xấu xí, mang thân người nhưng hoàn toàn không có chính niệm và lý tính, mang những đặc điểm như ngu xuẩn, độc ác, bại hoại, gian dối, thô tục, tự phụ, đố kỵ, và hèn nhát. Cựu thế lực đã sử dụng một sinh mệnh độc ác tuân theo lý tương sinh tương khắc để “khảo nghiệm” những ai duy hộ Phật Pháp.
Nhân vật lố bịch được lựa chọn cho vai diễn như vậy tất nhiên rồi sẽ bị tiêu huỷ, vì đã phạm tội tày trời, thiên địa bất dung. Ai có thể đảm nhiệm vai trò này đây? Không ai khác ngoại trừ kẻ đang ở Ngục Vô Gián, kẻ đã mang sự oán hận sâu đậm với người sẽ hạ thế và cứu độ chúng sinh. Cựu thế lực đã phát hiện ra tên ác nhân “Lý Nguyên Cát” từ thời Đường Cao Tổ, cuối cùng chỉ còn lại những dấu vết của tà khí từ lòng đố kỵ, và đã dẫn thứ đó vào nhân gian dưới dạng một đám âm khí u ám trong một ngôi mộ.
Tại ngôi mộ đó có một con cóc đã ẩn nấp từ rất lâu. Khi nó mở miệng và chuẩn bị kêu thì thứ tà khí ngàn năm kia lập tức bị hút vào bụng. Nguyên thần con cóc lập tức bị trục xuất khỏi thân thể và chuyển sinh đâu đó, để cho thứ tà khí kia kiểm soát thân thể nó. Một vài năm sau con cóc này chết, và cái thứ tà linh chi khí mang hình dạng con cóc kia đã chuyển sinh thành người. Tên nó là Giang Trạch Dân.
____________________
Truyền thống người Trung Quốc vẫn tin tưởng rằng nếu cái gì đó được truyền thừa, bằng hình thức luân hồi hoặc phụ thể (động vật chiếm hữu cơ thể người), với một dạng “năng lượng” được gọi là khí – một sinh lực tạo nên sự sống cho thế giới – thì khí này có thể thành hình người.
Ghi chú của người dịch:
– Đột Quyết (Göktürk): là tên một dân tộc du mục thuộc các dân tộc Turk ở vùng núi Altai và cũng là tên gọi một hãn quốc hùng mạnh ở Trung Á thế kỷ 6 và 7.
– Ngục Vô Gián: Tầng sâu nhất của địa ngục. Người ta nói rằng một khi đã vào Ngục Vô Gián là vĩnh viễn bị đày đọa ở đó, không ra được nữa.
– Chuyển Luân Thánh Vương: Hay còn gọi là Pháp Luân Thánh Vương, là người mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói trong dự ngôn là sẽ hạ thế vào thời Mạt Pháp để cứu độ tất cả chúng sinh.
– Tà linh chi khí: Linh hồn tà ác được hình thành từ một đám tà khí.
____
Khi Giang Trạch Dân còn là Thị trưởng Thượng Hải, người ta đồn đại rằng Giang là một con cóc chuyển sinh. Điều khiến người ta kinh ngạc về lời đồn đại ấy, không chỉ vì Thượng Hải là một thành phố phát triển công nghệ cao trực thuộc trung ương, mà còn vì đây chính là nơi mà Giang đã bước trên những nấc thang quyền lực. Lời đồn đại đó sau này còn theo Giang đến Bắc Kinh, khi ông ta chuyển đến thủ đô của Trung Quốc năm 1989. Nhân dân Bắc Kinh gọi ông ta là “Giang Đại Cáp Mô.” Suy cho cùng, ngoại hình của Giang quả là giống với một con cóc. Và lời đồn đại này khá dễ hiểu trong văn hóa Trung Quốc; bởi vì có “Đắc Kỷ loạn triều đình”, hồ ly tinh có thể chuyển sinh thành mỹ nữ gây họa loạn triều đình, thì một con cóc chuyển sinh thành Thị trưởng Thượng Hải cũng không phải là điều gì quá mới mẻ.
Con cóc ấy là ‘thủy trạch chi dân‘, đã hấp thu tà khí ngàn năm nơi đầm sâu mà hóa thành người. Vào ngày kia, nó chuyển sinh vào một gia đình họ Giang giàu có ở đường Điền Gia, thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, được đặt tên là “Giang Trạch Dân.”
Năm 1915, Giang Thạch Khê, lúc ấy 45 tuổi, là một thầy thuốc Đông Y bỏ nghề đi làm thương mại, và trở thành trợ lý giám đốc chi nhánh Công ty Đóng tàu Đại Đạt Nội Hà tại Dương Châu. Sau khi làm ăn phát đạt, ông chuyển nhà về đường Điền Gia quận Quỳnh Quan – một khu vực dành cho giới thượng lưu.
Giang Thạch Khê có 7 người con, trong đó có 2 người bị chết yểu. Người con thứ sáu, Giang Thế Hầu (còn gọi là Giang Thượng Thanh) gia nhập Đảng Cộng sản vào năm 1928 và chết trận năm 1939 ở tuổi 28, lưu lại người vợ cùng tuổi và hai người con gái, Giang Trạch Linh và Giang Trạch Tuệ. Người con thứ năm, Giang Thế Hùng, đột tử vào cuối những năm 1960 thời Cách mạng Văn hóa. Người con thứ bảy, Giang Thụ Phong, là giảng viên đại học tại Dương Châu, mất ở Bắc Kinh năm 1993. Người con đầu, Giang Thế Tuấn, là Hán gian trong thời Chiến tranh chống Nhật (1937-1945), là một nỗi sỉ nhục của gia tộc họ Giang.
Bất luận vào triều đại nào, một kẻ bán nước luôn bị người đời thống hận. Là con của Giang Thế Tuấn, Giang Trạch Dân vì thế tìm mọi cách né tránh đề cập đến phụ thân. Sau khi trở thành Tổng bí thư ĐCSTQ, Giang Trạch Dân đến cả bạn bè và tình nhân cũng cất nhắc lên những vị trí quan trọng, nhắm mắt để họ thỏa sức tham nhũng. Nhưng ông ta chẳng mảy may động đến chị em ruột của mình và tránh mọi tiếp xúc với họ, thậm chí còn không thừa nhận.
Sự thực khó tin này chỉ được biết đến sau khi Đặng Tiểu Bình qua đời. Sau khi lên nắm quyền, Giang nhanh chóng tổ chức một nhóm văn nhân để viết tiểu sử cho mình. Dù nhóm này có tận tâm sưu tập tư liệu theo yêu cầu từ Giang, thì cũng chẳng tìm được gì nhiều. Ngược lại nhiều điều chưa biết và còn nghi ngờ về Giang đều bị phanh phui, kể cả chính nỗ lực che giấu thân phận của ông ta. Điên tiết với nhóm này, Giang đã ra lệnh lập tức giải tán. Nhưng Giang không thể bịt miệng từng người, và thế là quá khứ ô nhục của ông ta dần dần được lan truyền.
Vào tháng 11 năm 1940, phụ thân của Giang là Giang Thế Tuấn, đã gia nhập chính quyền phản quốc Uông Tinh Vệ tại Nam Kinh. Cải danh thành Quán Thiên, Thế Tuấn được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Tuyên truyền kiêm Ủy viên Xã luận Hội Chủ nhiệm Ủy viên Chính phủ Uông Tinh Vệ. Ông cũng làm việc dưới trướng Hồ Lan Thành, chủ biên tờ Trung Hoa Nhật Báo, là chồng trước của Trương Ái Linh. Hồ Lan Thành cùng Chu Tác Nhân là hai tên đại Hán gian nổi tiếng nhất đương thời. Sau khi ly khai Trung Quốc để đến Nhật Bản, Hồ đã viết cuốn sách có tựa đề “Hỗn loạn lịch sử,” đặc biệt đề cập đến người cộng sự Giang Thế Tuấn.
Mong đứa con trai đầu có tương lai sáng lạn, Giang Thế Tuấn đã đưa Giang Trạch Dân theo học một trường trung học đắt đỏ – Trường Trung học Dương Châu – và sau đó là trường Đại học Trung Ương của ngụy quyền Uông Tinh Vệ; từ lúc nhỏ Giang Trạch Dân đã được học piano. Bằng con đường phản quốc, sự thịnh vượng đổ dồn về gia tộc họ Giang; trong khi đó, vào những năm ấy người dân Trung Quốc đang chịu cảnh cơ cực lầm than. Giang Trạch Dân đã không phụ lòng mong mỏi của phụ thân, không chỉ biết đàn hát nhảy múa, mà còn biết cả kinh hý, hoạt kịch.
Sau khi có được quyền hành, Giang Trạch Dân từng trở về Dương Châu giổ tổ, lấy 1,5 triệu Nhân Dân Tệ trong ngân sách để tu sửa tổ phần. Nhưng các ký giả đã phát hiện một điều rất kỳ quái: Giang Trạch Dân cứ nhắc đi nhắc lại rằng tổ phụ Giang Thạch Khê đã qua đời khi ông ta bảy tuổi, mà thận trọng tránh đề cập đến phụ thân Hán gian Giang Thế Tuấn đã vì mình mà lao tâm khổ tứ.
Trên thực tế Giang Trạch Dân không thi đậu vào ngôi trường Trung học Dương Châu nổi tiếng sau khi tốt nghiệp tiểu học. Thay vào đó, ông ta được nhận vào một ngôi trường sơ cấp trung học cấp huyện tại Giang Đô – điều ấy khiến Giang hết sức phiền muộn. Vào năm thứ hai ông ta được chuyển đến trường Trung học Dương Châu nhờ vào mối quan hệ của cha mình. Cũng như thế sau này bằng sự lèo lái của cha mà Giang được học tại Đại học Trung Ương của ngụy quyền bù nhìn theo Nhật. Chính vì thế, Giang đã bắt đầu quen thuộc với sự giao dịch bằng quyền và tiền ở chốn quan trường. Tuy thế, sau khi kháng chiến thắng lợi thì chính phủ quốc dân lại không thừa nhận ngụy quyền Uông Tinh Vệ, kể cả trường Đại học Trung Ương; vậy là cũng không thừa nhận lý lịch học tập của Giang. Đó là vì trường Đại học Trung Ương Nam Kinh danh tiếng của Trung Quốc trước đó đã được chính phủ quốc dân di dời về phía tây nam Trung Quốc. “Đại học Trung Ương”, nơi mà Giang đã theo học tại thành phố Nam Kinh, tuy tên gọi nghe giông giống nhưng được dựng nên bởi ngụy quyền Uông Tinh Vệ.
Không lâu sau khi Giang Trạch Dân lên làm Tổng bí thư ĐCSTQ năm 1989, Đại học Nam Kinh tỉnh Giang Tô khi sửa sang sắp xếp lại học tịch của cựu sinh viên đã phát hiện được Giang Trạch Dân đã từng học tại ngôi trường tiền thân – Đại học Trung Ương – từ năm 1943 đến 1945. Hơn nữa còn tìm thấy thành tích học tập và thẻ thư viện của Giang. Quá cao hứng, hội cựu sinh viên đã gửi một bức thư ‘nhận thân tín’ đến Giang. Thế nhưng Giang chẳng bao giờ hồi âm, khiến họ rất thất vọng. Xem ra Giang không chỉ không muốn đào sâu vào xuất thân của mình mà còn không muốn đề cập đến cả học tịch của bản thân.
Trong chuyến đi thị sát tỉnh Giang Tô những năm đầu thập niên 1990, Giang Trạch Dân đã đặc biệt ghé thăm Đại học Nam Kinh. Trường đã đặc biệt sắp xếp trong hành trình của Giang ghé thăm ký túc xá nơi ông ta tá túc thời sinh viên. Lúc đến đây, Giang bất chợt ngừng lại và lướt nhìn tòa nhà, với đôi mắt vô hồn. Bốn bề im lặng như tờ, chờ đợi. Lãnh đạo trường đại học hùng dũng bước lên nhắc nhở Giang “Đây là nơi mà ông đã từng ở trọ khi còn là sinh viên. Chúng tôi đã bảo tồn nó khá tốt.” Không như thói quen cao đàm khoát luận, lúc ấy Giang chỉ đứng trầm tư.
Trong khi làm Chủ tịch nước, Giang thường thể hiện rằng mình có khả năng đối đáp bằng ca kịch trong khi đi công tác nước ngoài. Có được bản sự này rõ ràng là do xuất thân giàu có của ông ta: gia đình ông ta, hoàn toàn trái ngược với những điều trong lời khai lý lịch, có đủ điều kiện kinh tế để chu cấp cho ông ta đi học âm nhạc, kể cả piano hay guitar. Ngược lại, cuộc sống của người vợ góa bụa cùng hai cô con gái của người chú Giang Thượng Thanh lại vô cùng gian khó. Người con gái thứ hai, Giang Trạch Tuệ, đã nói với Kuhn (tác giả cuốn Người đàn ông làm thay đổi Trung Quốc: Sự nghiệp và Di sản của Giang Trạch Dân – New York: Crown, 2004) “Trong 11 năm đầu đời, tất cả những gì tôi còn nhớ được là sự vô tận bần cùng và đói khổ. Nhà tôi chẳng có bao nhiêu lương thực, có khi trong nhà chẳng còn chút gì ăn được.”
Những lời của Giang Trạch Tuệ đã phủ định lời khai lý lịch con nuôi của Giang Trạch Dân. Sinh năm 1938, Giang Trạch Tuệ nhỏ hơn Giang Trạch Dân 11 tuổi. Nếu chúng ta tạm thời chấp nhận rằng Giang Trạch Dân được người chú liệt sỹ nhận nuôi, vậy thì vào thời điểm “nhận con nuôi” Giang Trạch Tuệ mới được có 1 tuổi. Nếu đúng như lời quyển sách, gia đình Giang Thế Tuấn thật sự tốt bụng muốn cưu mang người em dâu góa bụa, vậy thì làm thế nào mà đứa cháu gái Giang Trạch Tuệ lại chịu cảnh “có khi trong nhà chẳng còn chút gì ăn được”? Hơn thế nữa, nếu Giang Thế Tuấn biết rằng em dâu mình chẳng đủ ăn, thì ông ta nên nhận nuôi 2 người cháu gái, chứ sao lại đưa con trai mình cho em dâu nuôi. Sao ông ta lại nhẫn tâm đưa con mình vào nhà ấy để chịu đói? Điều này rất bất hợp lý.
Giang Trạch Dân không chỉ là con trai trưởng, mà còn là cháu đích tôn của dòng họ Giang. Ông ta có một người chị là Giang Trạch Phân và một em trai Giang Trạch Khoan. Theo truyền thống về quy củ truyền thừa ở Trung Quốc, thông thường người ta không để con trai trưởng hay cháu đích tôn đi làm con/cháu nuôi.
Khó hiểu hơn nữa là những lời bịa đặt của Giang Trạch Dân về nghi lễ nhận con nuôi. Không chỉ bởi nghi lễ này được vụng về cóp nhặt từ xã hội Tây phương (kiểu như cậu bé 13 tuổi Giang Trạch Dân đứng dậy ôm người thím góa hơn Giang có 13 tuổi), mà Kuhn còn có đoạn miêu tả trong cuốn sách: “Giang Thế Tuấn đã nói trong nghi lễ nhận nuôi rằng ‘Ta hy vọng hài tử có thể kế thừa di chí từ cha [mới] của nó, và phục thù địch nhân đại ác’. Cậu bé Giang Trạch Dân lúc ấy mới 13 tuổi.”
Đây đương nhiên chỉ làm chuyện cười cho thiên hạ. Giang Thế Tuấn phụng sự cho ngụy quyền Uông Tinh Vệ, trong khi Giang Thượng Thanh là một “liệt sỹ Trung Cộng.” Thế chẳng phải “địch nhân đại ác” của Giang Thượng Thanh chính là chính quyền phản quốc Uông Tinh Vệ, cũng bao hàm cả Giang Thế Tuấn? Giang Thượng Thanh qua đời năm 1939, khi Trung Cộng chưa có thế lực, còn bị gọi là “cộng phỉ.” Hán gian như Giang Thế Tuấn lẽ nào lại muốn dây dưa với “cộng phỉ.” Thế thì sao Giang Thế Tuấn lại đưa con mình cho một liệt sỹ cộng sản, lại còn nói trả thù cho ông ta?
Những điều Giang Trạch Tuệ nói về việc “nhận nuôi” trong cuộc phỏng vấn với Kuhn còn “đặc sắc” hơn nữa. Kuhn viết: “Về sau này, Chủ tịch Giang gọi mẹ ruột là ‘ma ma’ và mẹ nuôi là ‘nương’”, theo lời giải thích của Giang Trạch Tuệ. “Trong văn hóa của chúng tôi, cả hai đều có nghĩa là ‘mẹ.’ Tuy nhiên có một sự khác biệt nhỏ về mức độ thân mật. ‘Nương’ nghe thân mật, âu yếm hơn một chút.” Kuhn giải thích chi tiết hơn “Sự khác biệt ở đây tương tự như ‘mother’ và ‘mom’ trong tiếng Anh.”
Trên thực tế, người dân Dương Châu gọi mẹ là “mỗ mụ” hoặc là “a mẫu.” Không ai ở Dương Châu gọi mẹ mình là “nương.” Đúng là vài thập kỷ trước có người gọi vợ mình là “nương tử”, nhưng ở đó không có bất kỳ ai gọi mẹ bằng “nương.” Đoạn văn này trong quyển sách của Kuhn càng khẳng định thêm rằng Giang Trạch Dân chưa bao giờ làm con nuôi của người thím Vương Giả Lan.
Giang Trạch Tuệ còn nói với Kuhn “Để lí giải được Chủ tịch Giang Trạch Dân, cần phải hiểu người dưỡng phụ của ngài, cũng chính là cha tôi Giang Thượng Thanh” . Những lời này thật là ghê tởm. Khi Giang Thượng Thanh còn hăng hái tham gia cách mạng cộng sản, ông ta hiếm khi có cơ hội gặp mặt Giang Trạch Dân. Các thành viên khác trong gia đình cũng không lý giải được những hoạt động cách mạng của Giang Thượng Thanh. Sau khi ông bị bắt, Giang tộc vì muốn cứu ông đã trình lên tòa án rằng “Thượng Thanh tuổi còn thanh niên, đã bị dẫn dắt ngộ nhập.” Và Giang Trạch Dân chẳng qua chỉ là đứa bé 10 tuổi. Thế thì Giang Thượng Thanh có được ảnh hưởng gì đây?
Khi nhóm văn nhân được Giang thành lập phát hiện được những điều khuất tất trong lý lịch của ông ta, Giang đã vô cùng kinh hãi. Lợi dụng quyền lực chính trị, ông ta cho xuất bản các chủng các dạng hồi ức lục, truyền kỳ v.v., lợi dụng hết thảy các cơ hội để thuyết phục công chúng rằng mình được nhận nuôi bởi người chú “liệt sỹ” Giang Thượng Thanh khi còn 13 tuổi.
Lố bịch nhất có lẽ là bài báo có nhan đề “Người vợ liệt sỹ nguyện nuôi dưỡng đứa con nuôi,” xuất bản vào tháng 10 năm 2002 trên tờ “Sinh hoạt Chi bộ Quảng Đông” – một nguyệt san của Ủy ban Thường vụ Tỉnh Quảng Đông, đứng đầu là Lý Trường Xuân, một thân tín của Giang Trạch Dân. Bài báo phát hành được 2 triệu bản, đặc biệt nhấn mạnh một thông điệp rằng Giang Trạch Dân là “con nuôi của một liệt sỹ.”
Một tháng sau, tại Đại hội Đảng lần thứ 16 vào tháng 11 năm 2002, Lý Trường Xuân vì có công giả mạo quá khứ của Giang, đã được đề bạt vào Ủy viên Thường vụ Bộ Chính Trị. Một năm sau, trang MediaInChina.com báo cáo rằng tờ “Sinh hoạt Chi bộ Quảng Đông” bị ngừng xuất bản vào ngày 29 tháng 11 năm 2003 trong vai trò giám sát báo chí và ấn bản của Đảng và nhà nước. Lý Trường Xuân vì để thăng quan tiến chức đã bỏ bao công sức chống lưng cho Giang, cùng với Kuhn khẳng định trong phiên bản tiếng Trung của quyển sách rằng việc “nhận nuôi” diễn ra đúng thủ tục hợp pháp. Họ những tưởng rằng, phương cách hiệu quả nhất để đánh lừa công chúng chính là “thủ tục hợp pháp.” Nhưng Giang đã quên mất một điều: vào những năm 30, người trưởng tộc có toàn quyền quyết định, và một vụ nhận con nuôi không cần có giấy tờ hợp lệ bởi vì lúc ấy chưa có luật này.
Ghi chú:
Tham khảo phiên bản tiếng Trung http://www.epochtimes.com/b5/5/5/31/n938789.htm
____
Đối với Giang Trạch Dân, có được chứng nhận “con em liệt sỹ” trong hồ sơ cá nhân không phải là mục đích tối hậu. Thân phận ấy chỉ có được đôi chút lợi ích. Ông ta cần sự hậu thuẫn của các quan chức cao cấp nhằm thăng tiến trong sự nghiệp chính trị. Đó là nguyên nhân khiến Giang bắt đầu sưu tầm nghe ngóng những vị cán bộ cấp cao cùng hội cùng thuyền với Giang Thượng Thanh.
Năm 1982, Giang Trạch Dân lúc ấy là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý Xuất Nhập Khẩu Trung Quốc, đã vô tình nghe được Phó Tổng thư ký Quốc Vụ viện khi ấy là Trương Ái Bình, từng làm việc cho Đặc Ủy Đông Bắc tỉnh An Huy. Giang vô cùng phấn khích và tiến hành tìm hiểu những sở thích, đam mê của Trương Ái Bình. Khi Giang phát hiện ra Trương Ái Bình ham mê thư pháp, ông ta đã nảy ra một sáng kiến để lấy lòng Trương.
Có lần, vào cuối một cuộc họp, Trương Ái Bình nghe tiếng ai đó gọi đằng sau “Phó tổng thư ký Trương!” Ông ngoái đầu nhìn, hóa ra đó là Giang Trạch Dân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý Xuất Nhập Khẩu. Trương đã gặp Giang đôi lần trong quan hệ công việc. Giang Trạch Dân vội vã bước đến và cẩn thận hỏi “Ngài còn nhớ Giang Thượng Thanh không?” Trương đáp lời “Tất nhiên ta biết, bọn ta đã từng là bạn tốt. Đáng tiếc là anh ấy mất sớm.” Giang biểu lộ vẻ mặt trầm ngâm, đề cao thanh điệu rồi nói “Ông ấy là cha nuôi của tôi!” Trương Ái Bình đã vô cùng chấn động, ông ta được miêu tả là đã không nói nên lời.
Nguyên Trương Ái Bình thân cận với Giang Thượng Thanh trong cuộc Kháng chiến Chống Nhật; Giang được ĐCSTQ điều động đến làm việc cùng Trương tại Đặc Ủy Đông Bắc tỉnh An Huy. Năm 1939 Giang Thượng Thanh mất khi mới 28 tuổi, lúc ấy Trương Ái Bình 29 tuổi. Giang Trạch Dân biết được Trương Ái Bình giỏi thư pháp, viện lý do xây mộ mới cho Giang Thượng Thanh, đã xin bút tích của Trương để treo lên mộ phần. Mưu đồ này vừa khiến mẹ con Vương Giả Lan cảm động, nhưng sâu xa hơn đã thuyết phục Trương Ái Bình rằng Giang chính là “con nuôi” của người bạn quá cố.
Ai cũng biết Giang Trạch Dân có được cái ghế Thị trưởng Thượng Hải là nhờ Uông Đạo Hàm, điều này đương nhiên trực tiếp liên quan đến việc Giang tự xưng là con nuôi của Giang Thượng Thanh. Vào thời kỳ đầu cuộc Kháng chiến Chống Nhật, hay còn gọi là thời “Quốc Cộng hợp tác,” Giang Thượng Thanh là thượng cấp của Uông Đạo Hàm. Lúc đó, Giang Thượng Thanh, Đảng viên, phụ trách việc “thống chiến” [1] cùng chính quyền và lực lượng vũ trang địa phương của Quốc Dân Đảng tại An Huy, có được sự tín nhiệm từ Thịnh Tử Cẩn, Tư lệnh Bảo an kiêm Chuyên viên Hành Chính Khu vực 6 tỉnh An Huy. Một trong những nhiệm vụ của Giang Thượng Thanh là liên lạc với một nhóm đặc vụ Trung Cộng từ Thượng Hải và Giang Tô đến đảm nhiệm các chức vụ cấp huyện cho Thịnh Tử Cẩn. Uông Đạo Hàm là một trong số đó.
Khi Giang Trạch Dân còn làm việc tại Công ty Ôtô số 1 tại thành phố Trường Xuân, Uông Đạo Hàm khi ấy là Bộ trưởng Thứ Nhất Công nghiệp Cơ giới. Sau khi Giang biết được mối quan hệ giữa Uông Đạo Hàm và Giang Thượng Thanh, ông ta tìm cách kết thân với Uông và gọi Uông là “ân sư.” Được Uông dìu dắt hỗ trợ, sự nghiệp chính trị của Giang rất thuận buồm xuôi gió. Ấy vậy mà khi đạt được địa vị tối cao, Giang đã về Thượng Hải thăm viếng tất cả những người đỡ đầu cho mình, ngoại trừ Uông Đạo Hàm. Thế cho nên người Thượng Hải nói Giang là “lương tâm chó gặm.”
Tuy nhiên Giang Trạch Dân không hề hài lòng với những mối quan hệ giả tạo cùng Uông Đạo Hàm và Trương Ái Bình. Ông ta không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để thăng tiến chốn quan trường.
Khi Triệu Tử Dương làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Giang Trạch Dân thấy mình hiếm có cơ hội để lấy lòng Triệu, nên Giang bắt đầu lối đi vòng để tiếp cận Triệu. Một phương cách là lân la với những thân tín của Triệu; trong đó có một chuyện đã được đàm tiếu cả Trung Nam Hải. Một cựu lãnh đạo Quân Ủy Trung Ương, thượng tướng Hồng Học Trí, là người Kim Trại tỉnh An Huy. Trước mặt Hồng, Giang đã chủ động nói rằng tổ tịch của mình cũng là người An Huy, như vậy là người “đồng hương.” Gặp gỡ những ai, nói những lời nào, sao cho có lợi đối với bản thân chính là đặc điểm lớn nhất của Giang Trạch Dân nơi quan trường.
Khi Giang Trạch Dân càng thăng tiến ở chốn quan trường, ông ta càng sợ hãi rằng thân phận thật sự sẽ bị tiết lộ. Ông ta không bao giờ nhắc đến người cha ruột, thậm chí hoàn toàn cố ý tránh gặp mặt chị em ruột nhằm che giấu quan hệ. Chị của Giang bị quy là “cánh hữu” trong thời kỳ chống cánh hữu của ĐCSTQ trong những năm 1950, bị trả về quê, cách chức, và sống với mức lương 8 NDT/tháng [2]. Lo sợ lý lịch gia đình bất hảo bị lật tẩy, Giang không mảy may quan tâm đến chị ruột của mình. Vậy mà theo như Kuhn, thời điểm ấy Giang trợ cấp cho 2 người em họ (con của Giang Thượng Thanh) mỗi người 10 NDT/tháng.
Sau khi Giang chuyển đến Trung Nam Hải, hai người em họ cứ như là “kê khuyển thăng thiên”. Trường Song Ngữ Thế Minh, nhận học sinh từ mẫu giáo đến trung học, là một trong những ngôi trường lớn nhất và có trang thiết bị tốt nhất tại Dương Châu. Trên danh nghĩa, trường này được bảo trợ bởi Hội Chữ Thập Đỏ Trung Quốc, nhưng người chủ thật sự đứng đằng sau là Giang Trạch Linh, con gái đầu của Giang Thượng Thanh. Website chính thức của trường đăng lời đề tặng của Giang Trạch Dân. Có lần một ngân hàng, theo chỉ đạo của Giang Trạch Dân, đã cho Thai Triển – con trai của Giang Trạch Linh – vay vốn làm ăn mà không yêu cầu bất kỳ thế chấp nào hết.
Vô liêm sỉ hơn nữa là quá trình Giang Trạch Dân đưa Giang Trạch Huệ, con gái thứ hai của Giang Thượng Thanh, lên những chức vụ cao cấp. Theo báo cáo chính thức, Giang Trạch Huệ nhảy từ vị trí giảng viên trường Đại học Nông nghiệp An Huy sang làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhân dân tỉnh An Huy, Chủ tịch kiêm Bí thư Đảng ủy Đại học Nông nghiệp An Huy. Không lâu sau bà lại thăng vọt lên làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Trung Quốc và là thành viên của Đảng ủy Lâm nghiệp Quốc gia Trung Quốc. Những chức vụ khác bao gồm: Ủy viên Chính Hiệp Toàn Quốc; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Tài nguyên và Môi trường; Thường Ủy viên Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc; Chủ nhiệm Ủy ban Công tác Phổ cập Khoa học; Ủy viên Học vị Quốc vụ viện; Đồng Chủ nhiệm Hội Liên hiệp Quốc tế Trúc Đằng; Hội trưởng Hiệp hội Hoa Trung Quốc; Hội trưởng Hội Trúc Sản nghiệp Trung Quốc; và Chủ nhiệm Liên đoàn Lâm học Trung Quốc.
Khi Giang Thượng Thanh qua đời, 2 người con gái Giang Trạch Linh 3 tuổi và Giang Trạch Huệ 1 tuổi 4 tháng chỉ có hiểu biết mơ hồ về cha mình. Cả hai chị em đều hiểu rằng, không phải tất cả con em “liệt sỹ cách mạng” của Trung Cộng đều có thể leo lên được những địa vị cao trọng. Cha của họ, Giang Thượng Thanh, chu cấp cho họ rất ít, và sau khi ông mất cả hai phải sống trong cảnh đói khổ. Ngược lại, Giang Trạch Dân lợi dụng lai lịch của cha họ để tư lợi cá nhân, dùng nó để quan hệ với những quan chức cấp cao như Uông Đạo Hàm và Trương Ái Bình, rồi leo lên những nấc thang sự nghiệp và quay lại nâng đỡ họ. Nếu Giang Trạch Dân không sửa đổi xuất thân, hai chị em dù muốn cũng không thể mơ tới địa vị mà họ có được hôm nay. Cũng chỉ có người anh họ Giang Trạch Dân mới có thể tận dụng hết cái danh xưng “liệt sỹ cách mạng” của cha họ. Do đó hai người đều tự giác tự nguyện “tự cấm”, ở bất kỳ tình huống nào đều nói và làm theo những gì Giang Trạch Dân mong muốn.
Bất quá, con người ta thường lỡ miệng khi cao hứng. Có lần vài người bạn trò chuyện cùng Giang Trạch Huệ, có người nói “Cô thật là may mắn khi có ông anh như Giang Trạch Dân mới có được ngày hôm nay.” Giang Trạch Huệ bĩu môi đáp lời “Cô nhầm rồi. Là ông ta tốt số. Ông ta thăng tiến nhanh đến thế là nhờ có nhà tôi hậu thuẫn. Nếu không có gia đình tôi, ông ta đã bị liệt vào loại ‘hắc ngũ’ [3].” Có người cẩn thận hỏi “Chẳng phải mẹ cô nhận nuôi ông ta sao?” Giang Trạch Huệ mới nói “Lúc ấy nhà tôi quá khó khăn. Mẹ tôi đã từng hy vọng có người thân thích nhận nuôi 2 chị em tôi. Làm sao bà ấy dám nhận con nuôi cơ chứ? Hơn nữa, nhà ông ấy giàu, nhà tôi nghèo. Khi đó họ còn không thèm nhìn mặt nhà tôi. Chỉ là sau này có thay đổi, họ thấy có thể lợi dụng được chúng tôi… Vậy ai có lợi từ ai đây? Chúng tôi đều biết rõ.”
Chỉ cần xem lý lịch trích ngang của Giang Trạch Dân cũng sẽ thấy nhan nhản những điều mâu thuẫn. Để che đậy xuất thân gia đình Hán gian, Giang khai rằng ông ta tích cực tham gia “hoạt động cách mạng”, “nhiệt trung ái quốc” khi học tiểu học và trung học. Nhưng trên thực tế, với sự bồi dưỡng của phụ thân, Giang bận bịu với những thứ cầm kỳ thư họa. Đến khi học đại học, Giang cũng chẳng hề “ái quốc”, không theo học trường Đại học Trung Ương đã được di dời về phía tây Trung Quốc mà lại học ở trường Đại học Trung Ương của Ngụy quyền tại Nam Kinh. Giang biện hộ rằng ông ta làm thế là để “cứu Trung Quốc” thông qua con đường khoa học, muốn cứu quốc bằng con đường khoa học mà không để ý đến chính trị. Nhưng tuyên bố này lại hoàn toàn đối nghịch với cuốn hồi ký mới đây của Kuhn, trong đó viết rằng Giang nhiệt tình tham gia vào những hoạt động ngầm của Đảng Cộng sản tại trường học, sau đó kết nạp Đảng và trở thành phần tử hoạt động tích cực của Đảng tại Thượng Hải. Nhưng không thể nào kiểm chứng được liệu Giang Trạch Dân có tham gia vào hàng loạt những “sự kiện cách mạng” như lời khẳng định trong sách của Kuhn. Ví dụ như, cái gì là “cuộc biểu tình 23 tháng 6” được tổ chức bởi ĐCSTQ nhằm phản đối Tưởng Giới Thạch? Đó là vào ngày 23 tháng 6 năm 1946, Chu Ân Lai, Ngô Học Khiêm, Kiều Thạch và Tiền Kỳ Sâm lãnh đạo một cuộc diễu hành tại Thượng Hải, với hơn 5000 người từ khoảng 300 đơn vị và tổ chức. Nhưng cho đến tận bây giờ cũng không có sử liệu hay nhân chứng nào có thể chứng minh được Giang Trạch Dân, khi ấy với thân phận “Đảng viên ngầm”, đã tham gia diễu hành hay đảm nhận nhiệm vụ gì từ ĐCSTQ trong sự kiện này.
“Kinh nghiệm cách mạng” của Giang Trạch Dân đã được sáng tạo sao cho có lợi đối với ông ta nhất.
Quả là an bài của lịch sử, để cho tên hề có xuất thân chẳng mấy vẻ vang. Chính lịch sử đã để cho hắn vươn đến đỉnh cao quyền lực bằng sự lừa dối và ngụy tạo. Và như thế, đến lúc lịch sử đào thải hắn, cũng sẽ an bài để phơi bày tất cả các chi tiết xung quanh hắn và sự nghiệp của hắn, nhằm răn đe hậu nhân. Đó chính là Thiên Ý.
______________
Ghi chú:
[1] Một kiểu đồng minh chính trị tạm thời, có lợi cho mục tiêu của Trung Cộng. Trong lịch sử của mình, Trung Cộng nhiều lần sử dụng chiến thuật “thống chiến” tương tự.
[2] Khoảng 1 USD
[3] Chỉ 5 nhóm giai cấp bị Trung Cộng coi là hạ đẳng, đó là địa chủ, phú nông, phản động, phần tử xấu, và phái hữu. Đây là những nhóm mục tiêu tấn công của Trung Cộng trong những cuộc vận động chính trị.
____
Giang Trạch Dân thích tạo ấn tượng với người khác rằng ông ta có tài ca vũ. Ông ta chơi được nhiều loại nhạc cụ, trong đó có piano, đàn nhị và guitar. Vì muốn hiển thị khả năng âm nhạc, Giang thường rơi vào những tình huống mất mặt. Đơn cử như ngày 30 tháng 3 năm 1999, Giang được Tổng thống nước Áo, Thomas Klestil, mời tham quan Salzburg, quê hương của Mozart. Vật phẩm quý giá nhất nơi đây là một chiếc đàn piano Vienna, được chính nhà soạn nhạc thiên tài mua năm 1785. Sau khi được ngài tổng thống giới thiệu di vật có hơn 200 năm lịch sử này, Giang sà vào đàn, kéo ghế, mở hộp, hào hứng muốn trình diễn. Lúc bấy giờ, nếu ông ta chơi vài nhạc phẩm tiêu biểu của Mozart, như Don Giovanni hay Marriage of Figaro, thì có thể xem đó là một sự hoài niệm hay thậm chí là sự tôn kính. Nhưng ngạc nhiên thay, Giang lại bắt đầu đàn bài “Hồng Hồ thủy lãng đả lãng” [1] (từng cơn sóng vỗ vào nhau trên mặt Hồng Hồ). Tổng thống Klestil rõ ràng không muốn Giang động đến di vật quý giá của tiền nhân, nhưng vì lễ tiết ngoại giao nên đành bỏ qua. Còn Giang diễn tấu say sưa, những mong thu hút ánh nhìn ngưỡng mộ từ các quý bà quý cô Trung Quốc.
Ghi chú
[1] Một bài hát từ vở opera hiện đại của Trung Quốc “Hồng binh Hồng Hồ”, đoạn nhạc này bắt chước một điệu nhạc phổ biến tại Hồ Bắc, nhằm phục vụ cho mục đích chính trị của ĐCSTQ.
[2] Còn được gọi là Cưỡng hiếp Nam Kinh, là một tội ác chiến tranh do quân đội Nhật thực hiện tại thành phố Nam Kinh của Trung Quốc vào tháng 12 năm 1937.
[3] Một nỗ lực của Nhật Bản tạo nên một khối các quốc gia Châu Á có thể cung cấp vật liệu thô cho Nhật và đóng vai trò tiêu thụ hàng hóa từ Nhật Bản.
[4] Đề tài của Gala Mừng Xuân năm 2005 của Đài Truyền hình Trung Ương Trung Quốc (CCTV).
___
Giang Thế Tuấn rất kỳ vọng vào cậu con trai. Ông ta biết rõ rằng, chỉ những ai làm điệp viên như Đinh Mặc Thôn mới được tín nhiệm và đề bạt vào những chức vụ cao trong quân đội Nhật Bản và có được tiền đồ sáng lạn. Khi Đinh đang tìm địa điểm để xây dựng lại Đại học Trung Ương Nam Kinh của Ngụy quyền, ông ta kiên quyết loại trừ những sinh viên có ý thù địch với Nhật Bản ra khỏi hệ thống giáo dục đại học. Do đó ưu tiên hàng đầu của Đinh là huấn luyện một số “sinh viên đặc vụ” trà trộn vào hàng ngũ sinh viên nhằm theo dõi và tìm ra manh mối về những ý kiến chống đối hay những hoạt động kháng Nhật, từ đó tiến hành bắt bớ và trừ khử những người liên quan. Chính vì thế Đinh đã thành lập “Ban Can Huấn Thanh Niên Đại Học Nam Kinh”. Bắt chước chiến thuật của quân Nhật xâm lược, Đinh cũng tuyển chọn những thanh thiếu niên là con em các quan viên cao cấp. Sự huấn luyện bắt đầu từ khi còn thơ bé, khiến những thanh thiếu niên này có thể xử lý bình tĩnh, ứng biến nhanh nhạy gần như tự nhiên đối với bất kỳ tình huống ngặt nghèo nào. Những tên Hán gian ở các bộ, các vụ trong chính quyền bù nhìn Uông Tinh Vệ đều ra sức gửi gắm con em mình vào chương trình huấn luyện, bởi vì đây là cơ hội tốt cho tương lai của chúng.
Đinh Mặc Thôn tổ chức tổng cộng 4 khóa huấn luyện với số lượng học viên khác nhau. Giang Thế Tuấn tận dụng triệt để những cơ hội này để Giang Trạch Dân được tham gia huấn luyện bởi vì ông ta tin rằng Giang-con là một tài năng gián điệp thiên phú.
Đáng nói là, ngoài những khóa huấn luyện nghiệp vụ kỹ thuật, các điệp viên còn phải theo học các khóa chính trị, có chức năng như một chương trình tẩy não. Tất cả các điệp viên đều bị nghiêm cấm tín phụng bất kỳ chính thần nào. Sau khi Đức, Ý, Nhật hình thành Khối Trục thì thông tin tình báo đều được trao đổi giữa 3 nước. Các tác phẩm của Nietzsche–người từng tuyên bố rằng “Chúa đã chết” và có đóng góp rất lớn cho thuyết vô thần–được xem là “văn hóa cấp tiến” và thứ tà thuyết này trở thành tài liệu bắt buộc, nhằm đầu độc tư tưởng của các điệp viên.
Giang Trạch Dân tham gia vào khóa học thứ tư. Khóa học được tổ chức dưới danh nghĩa của Đại học Trung Ương Nam Kinh và được giảng dạy bởi các giáo sư chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ tình báo. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ trực tiếp được nhận vào trường Đại học Trung Ương, thế nên Giang đã ghi danh. Giang chọn theo học ngành điện cơ, tất nhiên là có ảnh hưởng từ niềm đam mê của cha mình, nhưng cũng bởi vì Giang Trạch Dân rất thích thú và hiếu kỳ với các kỹ năng điện cơ của Giang Thế Tuấn trong “Triển lãm Thánh Chiến Đại Đông Á”.
Không chỉ được miễn học phí, Giang Trạch Dân còn nhận được học bổng. Ông ta sống vô độ thời đại học, thường xuyên đến các nhà chứa cùng đám bạn xu nịnh quyền thế. Là một điệp viên, Giang đã trở nên hư hỏng từ khi còn nhỏ, điều đó phần nào giải thích tại sao Giang lại dễ dàng tìm được gái bán hoa ngay lần đầu tiên công du Hoa Kỳ trên cương vị Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Điện tử. Điều này rất hiếm gặp trong số những vị bộ trưởng thời bấy giờ.
Học viên của các khóa Can Huấn Thanh Niên này có khả năng đánh hơi tài tình, và đã chạy tứ tán sau khi quân Nhật đầu hàng. Những người rơi vào tay Trung Cộng đều trở thành giảng viên bán thời gian cho các cục an ninh công cộng, chuyên giảng dạy định kỳ cho các cán bộ an ninh của Trung Cộng. Thế nên Giang Trạch Dân cũng dạy một khóa cho Trung Cộng. Mặc dù “năng lực chánh sự của Giang không bằng một trưởng khoa nhỏ tại một đơn vị địa phương,” ông ta vẫn có thể sái lộng các đối thủ — mới hay cũ — trong Bát Lộ Quân, bằng những ngón nghề tình báo.
Vào tháng 10 năm 2003, có người công khai kêu gọi những người trong cuộc cung cấp một bức ảnh gọi là “ảnh tập thể có Lý Sỹ Quần và Giang Trạch Dân” được chụp vào năm 1942. Một nhân chứng của bức ảnh cho biết nó được chụp khi Lý Sỹ Quần gặp mặt các học viên khóa 4 của Ban Can Huấn Thanh Niên tại Đại học Trung Ương Ngụy quyền. Có 23 người trong bức hình, Giang Trạch Dân đứng thứ 5 (từ bên trái qua) hàng thứ 2.
Lý Sỹ Quần, người về sau đứng đầu Cục Tình báo Ngụy quyền Uông Tinh Vệ, gia nhập ĐCSTQ vào năm 1924. Ngày 12 tháng 4 năm 1927, Lý được Trung Cộng cử đi Liên Xô huấn luyện về tình báo. Lý quay về Thượng Hải vào cuối năm 1928 và làm việc cho Đặc vụ Khoa Trung Cộng. Năm 1938 Lý đầu quân cho Nhật và thành lập “Tổng bộ đặc công số 76”. Ảnh tập thể với Ban Can Huấn Thanh Niên cùng Lý Sỹ Quần là bằng chứng thép khẳng định rằng Giang Trạch Dân là đặc vụ Hán gian. Quá khứ ấy vẫn còn đeo bám Giang cho đến tận hôm nay.
Sau khi quân Nhật đầu hàng vào ngày 3 tháng 9 năm 1945, Trung Quốc bắt đầu khôi phục những vùng lãnh thổ đã mất. Ngày 26 tháng 9 năm 1945, chính quyền Quốc Dân Đảng (QDĐ) đã công bố một văn bản “kiểm định sinh viên trên trung học tại các khu vực đã được giành lại”, tiến hành thẩm định các sinh viên đang theo học tại các trường đại học-cao đẳng công lập ở những khu vực bị quân Nhật chiếm đóng. Tháng 10 năm 1945, Bộ Giáo dục chính quyền QDĐ ra lệnh thống nhất 3 trường: Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Giao thông Trùng Khánh và Đại học Trung Ương Nam Kinh; và đặt trụ sở tại Đại học Giao thông Thượng Hải ở Từ Gia Hối. Vì Đại học Trung Ương Nam Kinh và Đại học Giao thông Thượng Hải nằm trong số 6 trường đại học được liệt vào dạng “trường học thuộc ngụy quyền hán gian”, sinh viên theo học những trường này cũng trở thành “ngụy sinh viên” và cần bị điều tra thẩm định. Vì thế Giang Trạch Dân cũng nằm trong số những “ngụy sinh viên” bị nghi ngờ và thuộc danh sách bị thẩm định, tuy nhiên Giang đã chạy trốn trước khi bị điều tra.
Giang chạy trốn vì ông ta thấy được kết cục đối với Trần Công Bác. Gần như ngay sau khi quân Nhật đầu hàng vào ngày 9 tháng 9 năm 1945, đại biểu của Trung Quốc là Hà Ứng Khâm đã chất vấn phía đại biểu Okamura Yasuji của Nhật nhằm dẫn độ Trần Công Bác về Trung Quốc để thẩm vấn. Trần Công Bác đã bị áp tải về Trung Quốc vào ngày 3 tháng 10.
Nhận thấy sự trừng trị nghiêm khắc của chính quyền QDĐ đối với Hán gian, Giang Thế Tuấn cũng cảm thấy đại nạn đang ở trước mắt, vì thế ông ta đã rũ bỏ biệt danh Giang Quan Thiên và lấy lại danh tính thực là Giang Thế Tuấn — một thương nhân, kỹ sư và là một người say mê văn học. Ông ta quay về quê nhà mai danh ẩn tính một thời gian.
Trong khi đó, Giang Trạch Dân đã bỏ học và chạy trốn. Cuối cùng ông ta lưu lạc đến một địa phương tên là Miên Hoa Bình, ở Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây. Không có tiếng nhạc từ China Nights, cũng không có điệu nhảy Ngọc thụ hậu đình hoa nơi hai bờ sông Tần Hoài, tiền kinh phí đặc vụ cùng cuộc sống xa hoa cũng không, Giang đã lưu lạc trong đói rét cơ hàn. Sau này nhờ một nông dân chứa chấp, Giang mới được tá túc hơn nửa năm để chờ đợi gia đình đến đón về.
Trước lúc rời xa nơi làng quê thôn dã ấy, Giang Trạch Dân viết lên một cuốn sách cũ về y khoa của gia đình người nông dân rằng một ngày nào đó nếu có được quyền lực, ông ta nhất định sẽ quay lại tạ ơn. Giang còn ký tên mình lên đó. Sau khi trở thành Tổng Bí thư ĐCSTQ, Giang đã từng đến vùng núi Tỉnh Cương và có ở lại Vĩnh Tân một ngày, hơn nữa còn cố ý đến thăm Miên Hoa Bình. Không ai trong số tùy tùng của Giang biết được vì sao ông ta lại quá quen thuộc với địa phương nhỏ bé này và tại sao ông ta lại cứ một mực muốn đến đó. Năm 1997 một hậu duệ của người nông dân kia đã tìm thấy cuốn sách y khoa có chữ ký của Giang, anh ta hết sức kinh ngạc nên đã đi tìm người thân thích của vợ Úy Kiến Hành (cũng là người Vĩnh Tân) để hỏi ý kiến xem nên làm gì với cuốn sách ấy. Cuối cùng người thân thích kia đã khuyên anh ta nên để chuyện này yên.
Trong lúc Giang đang trên đường đào thoát, học ủy Trung Cộng tại Thượng Hải đã ngấm ngầm lợi dụng sự bất mãn của nhiều sinh viên đối với các cuộc điều tra và khích động sinh viên tại 6 trường đại học thành lập một hội liên hiệp sinh viên. Trong vòng nửa năm từ tháng 10 năm 1945 đến tháng 3 năm 1946 (chính là khoảng thời gian mà Giang đang trốn tại Miên Hoa Bình), ĐCSTQ đã tập hợp sinh viên tại 6 trường đại học trên để tổ chức 7 lần diễu hành, 8 đợt thỉnh nguyện cùng nhiều lần hội thảo có mời cả phóng viên của Trung Quốc lẫn nước ngoài (một trong những cuộc diễu hành nổi tiếng nhất diễn ra vào ngày 6 tháng 11, sau này được gọi tắt thành sự kiên “diễu hành 11-6”). Trong khi đó sinh viên tại các đại học và học viện “thuộc ngụy quyền” ở Nam Kinh và Bắc Kinh (lúc đó được gọi là Bắc Bình) cũng được các tổ chức ngầm của ĐCSTQ cổ động và dẫn dắt hành động, đã tràn xuống đường phố diễu hành kháng nghị, tạo nên ảnh hưởng rất lớn đối với dư luận xã hội.
Nếu Giang Trạch Dân quả thật đã từng tham gia những phong trào gây chấn động như thế thì một kẻ miệng lưỡi như ông ta chắc có lẽ đã làm ra tối thiểu cũng 20 đến 30 tập phim truyền hình để ca ngợi bản thân. Nhưng Giang tuyệt nhiên không nhắc tới. Nguyên nhân cơ bản tất nhiên là do ông ta không có gì để khoa môi múa mép. Khi đó ông ta không ở Nam Kinh cũng chẳng ở Thượng Hải, mà đang trốn chui trốn nhủi ở một nơi hẻo lánh không ai biết, phập phồng mong đợi cho cuộc điều tra sớm kết thúc.
Về sau để che giấu cho khoảng thời gian này, Giang Trạch Dân nói rằng ông ta đã tham gia một phong trào sinh viên được tổ chức năm 1943 bởi lực lượng ngầm của Trung Cộng. Quả là một sự dối trá trắng trợn–chỉ có thể lừa gạt những ai không có kiến thức về lịch sử. Sự thực là tại những địa phương bị quân Nhật chiếm đóng, chưa bao giờ có một phong trào sinh viên nào, ở bất kỳ một trường học nào, được dẫn dắt bởi lực lượng Trung Cộng ngầm, mà chỉ có những hoạt động bí mật nhằm phản kháng quân Nhật. Chỉ có ở những địa phương do Quốc Dân Đảng chiếm đóng mới có những phong trào sinh viên kêu gọi chính quyền QDĐ kháng Nhật. Nếu nói một cách minh xác thì chính Trung Cộng đã xúi giục sinh viên trong vùng chiếm đóng của Quốc Dân Đảng thực hiện biểu tình để làm tổn hại thanh danh của Tưởng Giới Thạch, đồng thời hy vọng rằng cả quân Nhật và quân QDĐ đều lưỡng bại câu thương.
Trong những khu vực bi người Nhật chiếm đóng, người dân Trung Quốc bị đối xử tàn ác và đẫm máu. Bất kỳ sinh viên hay thầy giáo Trung Quốc nào nếu tìm cách tổ chức các hoạt động, tụ tập, biểu tình, kiến nghị, diễu hành hay đình công chống Nhật hay Ngụy quyền, hay có ý phản đối đều sẽ lập tức gặp phải đàn áp tàn bạo.
Giang Trạch Dân đã được chuyển đến Đại học Giao thông Thượng Hải và luôn né tránh đề cập đến quãng thời gian năm 1948 khi ông ta ở Thượng Hải sau khi tốt nghiệp đại học. Trong sơ yếu lý lịch của Giang (được trình lên Hội Trung ương Ủy viên), theo sau đề mục tốt nghiệp vào năm 1947 là kinh nghiệm chính trị năm 1949, là năm mà ĐCSTQ đoạt được chính quyền.
Nhưng sự thực là Giang đã làm việc cho cả Mỹ và cả QDĐ trong quãng thời gian đó. Dùng lời của Trung Cộng thì đó là “trục lợi”, là “phản cách mạng”. Trừ một vài học giả không phải người Trung Quốc ra thì không ai nhắc đến giai đoạn này của Giang. Biết rất rõ luật của Trung Cộng nên Giang không bao giờ dám hé răng về khoảng thời gian ngắn hợp tác với kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Giao thông Thượng Hải vào năm 1947, Giang được nhận vào làm kỹ thuật viên phòng điều hành năng lượng tại một công xưởng thực phẩm thuộc chi nhánh Công ty Hải Ninh Dương, là một công ty của Mỹ. Cũng trong năm 1948 công ty này được Tổng bộ Liên Cần của QDĐ mua lại và đặt lại tên là Xưởng Nhất Lương; lúc đó nó trực thuộc bộ tư lệnh Bắc Kinh-Thượng Hải-Hàng Châu. Giang vẫn tiếp tục làm kỹ thuật viên năng lượng. Vì đây là một xí nghiệp quân công chịu sự kiểm soát chặt chẽ của QDĐ, tất cả các nhân viên, đặc biệt là những người ở các vị trí then chốt, đều bị điều tra cực kỳ nghiêm ngặt. Bất kỳ ai bị tình nghi là người của Trung Cộng hoặc có biểu hiện không đáng tin đều không thể đảm nhiệm những chức vụ quan trọng. Như thế thì tất nhiên không thể có lực lượng ngầm của Trung Cộng tại xí nghiệp này.
Ngày tàn của Giang Trạch Dân đang đến gần. Vấn đề chính là lúc nào, chứ không phải là nếu như, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ bị bắt. Giang chính thức lãnh đạo Trung Quốc trong hơn một thập kỷ, và thêm một thập kỷ đứng đằng sau chỉ đạo các sự kiện. Trong hai thập kỷ này, Giang đã làm hại Trung Quốc không kể xiết. Bây giờ thời đại của Giang đã đến hồi kết thúc, Đại Kỷ Nguyên công bố lại loạt bài “Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân,” lần đầu công bố phiên bản tiếng Anh năm 2011. Qua đó độc giả có thể hiểu rõ hơn về sự nghiệp của nhân vật then chốt đối với Trung Quốc hiện đại này.
Nếu như số phận quyết định vận mệnh của một người, thì sự an bài của lịch sử cũng có khả năng dàn xếp cho một sinh mệnh có xuất thân đáng xấu hổ.
Khi Giang Trạch Dân tham dự buổi thảo luận với một đoàn đại biểu tỉnh Hồ Bắc trong một cuộc họp Quốc hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào ngày 12 tháng 3 năm 2003, ông ta nói: “Tôi từng là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nồi hơi Vũ Hán từ năm 1966 đến năm 1970. Đó là vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa… phe tạo phản [trích dẫn nguyên văn] đã cẩn thận xem xét hồ sơ [1] cá nhân của tôi. Được thôi, vì điều đó đã chứng tỏ rằng tôi có một quá khứ trong sạch.”
Có lẽ những thính giả của Giang lúc ấy không hiểu được mục đích của ông ta là gì. Tại sao Giang – Tổng bí thư của ĐCSTQ – cần tự thanh minh về “quá khứ trong sạch” của mình?
Lý do nằm ở chỗ tiểu sử của Giang có vấn đề. Cha đẻ của ông ta, Giang Thế Tuấn (còn được biết đến với cái tên Giang Quan Thiên), là một tên Hán gian làm việc cho người Nhật khi Trung Quốc bị chiếm đóng. Trường đại học mà Giang từng theo học, Đại học Trung ương Nam Kinh, thực ra được điều hành bởi quân chiếm đóng Nhật Bản. Ông ta bịa đặt rằng đã được người chú nhận nuôi, mặc dù người chú kỳ thực đã qua đời vào thời gian ấy. Khi được đào tạo ở Nga, có thời gian Giang đã chìm đắm trong một vụ bê bối tình ái với một phụ nữ người Nga và trở thành điệp viên cho KGB. Và đây chỉ là một phần nhỏ của bức tranh lớn hơn rất nhiều, vì tiểu sử của Giang đầy rẫy những tình tiết xấu xa. Dựa trên cơ sở nào mà ông ta có thể tự nhận rằng mình có “quá khứ trong sạch”? Khi “phe tạo phản” kiểm tra hồ sơ của Giang, họ đã không thể biết được những rắc rối to lớn trong quá khứ đã bị Giang giấu nhẹm.
Vào năm 2005, Giang Trạch Dân đã phát hành ầm ĩ cuốn sách “Người đã thay đổi Trung Quốc”, một cuốn tiểu sử được xuất bản bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Trung, mà ông ta đã ủy thác cho một thương nhân người Mỹ tên là Robert Kuhn viết. Cuốn sách đã đại biểu cho nỗ lực công khai của Giang nhằm đánh bóng tiểu sử cá nhân vốn đã được ông ta che giấu từ lâu.
Cổ nhân có câu “lạy ông tôi ở bụi này”. Trong cuốn sách tâng bốc và thêu dệt tiểu sử của Giang, người ta để ý rằng một từ đã được lặp đi lặp lại rất nhiều lần: yêu nước. Phần mô tả thời gian ông ta học ở Trường Đại học Trung ương Nam Kinh của quân Nhật, với đủ tính ly kỳ, có tựa đề là “Tôi là người yêu nước”. Nhưng lòng ái quốc là bổn phận của mỗi công dân, là phẩm hạnh bẩm sinh, là sự trung thành với mảnh đất đã nuôi dưỡng chúng ta. Một người có tiểu sử trong sạch chẳng cần phô trương sự yêu nước của mình trước công chúng.
Một thực tế đơn giản là người cha đẻ của Giang đã chạy trốn và phục vụ cho quân chiếm đóng Nhật Bản. Trong nửa sau cuộc đời, Giang luôn nhanh chóng tránh né thảo luận về cha của mình – thậm chí theo lời người viết tiểu sử cho Giang, ông ta đã yêu cầu người khác viết như vậy. Điều duy nhất được đề cập đến trong cuốn tiểu sử của ông ta là, “Cha của Giang mất năm 1973.”
Giang tuyên bố bịa đặt rằng ông ta được nhận nuôi từ năm 13 tuổi bởi gia đình người chú – đảng viên cộng sản – Giang Thượng Thanh; nhưng nó cho thấy việc nhận nuôi đã diễn ra không lâu sau khi người chú qua đời. Giang Trạch Dân đã tốt nghiệp đại học vào tuổi 21. Vậy có lý do để thắc mắc: Ai đã nuôi Giang giữa lúc ông ta 13 tuổi và 21 tuổi? Con gái của Giang Thượng Thanh, Giang Trạch Huệ, đã nói với Kuhn rằng gia đình họ sống trong cảnh “vô cùng bần cùng và đói khổ” [2]. Nếu là như vậy, thì ai là người đã trả học phí để Giang Trạch Dân học tập tại một trường trung học dành cho quý tộc và Trường Đại học Trung ương Nam Kinh? Ai là người đã chi trả để Giang học nghệ thuật và âm nhạc trong những năm loạn lạc, chiến tranh và lạm phát phi mã ấy? Ai đã cho ông ta lái một chiếc xe jeep ngay sau khi tốt nghiệp đại học (theo như Kuhn ám chỉ)? Nói cách khác, là ai đây ngoài người bố đẻ đã hậu thuẫn cho ông ta? Liệu Giang Thượng Thanh, người đã qua đời bảy tám năm trước, có thực sự làm được vậy không?
Sự thực là cuộc sống của Giang chẳng mấy quan hệ với gia đình được khai là đã nuôi nấng ông ta. Họ chẳng liên quan gì nhau cho đến sau khi ĐCSTQ nắm quyền tại Trung Quốc thì Giang mới đột nhiên “nhớ lại” rằng ông ta có một liệt sĩ đảng cộng sản (người chú) trong gia đình? Ông ta đã phát minh ra một tiểu sử, trong đó ông ta từ bỏ người bố đẻ và trở thành con nuôi của một người đã khuất. Tuy nhiên, phần này của câu chuyện sẽ được chúng tôi trở lại sau.
Trên đây không phải ám chỉ rằng tính cách hay giá trị của một người chỉ là sản phẩm đơn thuần từ thân thế của người đó. Thay vào đó, nó gợi ý rằng chúng ta có thể bắt đầu vạch trần bản chất dối trá của Giang bằng cách xem xét xuất thân, mà đa phần được che giấu và ngụy tạo, cũng như quá khứ của ông ta. Trong những năm gần đây, Giang còn đi xa hơn nữa khi nói bóng gió rằng cha ông ta – một tên Hán gian – thực ra là một anh hùng khi chiến đấu với quân Nhật. Theo như lời của người em họ Trạch Huệ thì “Cả gia đình tôi đều theo cách mạng” [3] “Đàn ông nhà họ Giang đều đi đánh giặc” [4] và “Tất cả đều tham gia cách mạng, chiến đấu với quân xâm lược Nhật Bản và Quốc Dân đảng” [5]. Đối với những độc giả tại Trung Quốc mà không biết những tình tiết về thân thế gia đình họ Giang, những lời phát ngôn như vậy rất dễ lừa gạt họ.
Cái loa tuyên truyền chính thức của chính quyền ĐCSTQ, Nhân dân Nhật báo, đã đưa tin vào ngày 11 tháng 12 năm 2009 rằng Giang Trạch Dân và lãnh đạo Nga lúc đó là Boris Yeltsin đã ký tại Bắc Kinh ba hiệp ước về biên giới Nga-Trung. Nhưng thật khó tin, cuộc họp như vậy lại không được đề cập trong cuốn tiểu sử do Kuhn viết, trong khi những thứ vặt vãnh như là Giang đã hát một bài hát nào đó lúc nào và ở đâu, và những chi tiết không quan trọng về cuộc họp của ông ta với các lãnh đạo nổi tiếng lại được ghi trong đó. Tại sao Kuhn bỏ qua một cuộc họp cấp quốc gia, và về một vấn đề quan trọng như ký hiệp ước biên giới với Yeltsin? Nguyên là trong cuộc họp đó, Giang đã công nhận về mặt ngoại giao tất cả các hiệp ước không công bằng [với Nga] từ cuối thời Mãn Thanh – những hiệp ước mà không một chính phủ Trung Quốc tiền nhiệm nào thừa nhận. Thứ mà Giang đã ký hoàn toàn là điều ước của kẻ bán nước, trong đó làm mất những vùng đất hợp pháp mà các thế hệ sau có thể phải đi đòi lại. Hiệp ước này nhượng cho Nga hơn 1 triệu km vuông đất màu mỡ – vùng đất rộng gấp hơn 30 lần đảo Đài Loan. Thấy rằng lực lượng người Hoa lớn mạnh trên toàn thế giới có thể bắt ông ta phải giải thích về hiệp ước bán nước, Giang Trạch Dân đã cố gắng tô vẽ lại quá khứ của mình. Ông ta không nhận ra rằng, thủ đoạn đó chỉ là tự chuốc lấy thất bại mà thôi.
Trong cuốn sách của ông ta, Giang tự cho mình là một lãnh đạo có trách nhiệm, người quan tâm sâu sắc đến cuộc sống và sự đau khổ của người dân Trung Quốc. Nhưng hãy xem Giang đang làm gì trong trận lụt lớn ập vào Trung Hoa năm 1998. Vào đầu tháng 9, khi vô số người đang phải chiến đấu với nạn lụt và ở bên bờ vực của cái chết, thì Giang mời một số nam nữ diễn viên điện ảnh tới một bữa tiệc tại tổ hợp lãnh đạo Trung Nam Hải ở Bắc Kinh. Kuhn miêu tả nó là “khoảnh khắc ngẫu hứng của Giang Trạch Dân”. Lúc gặp mặt, Giang đã hát song ca với một nữ ca sĩ những bản tình ca thời xưa của Nga, chẳng hạn như “Chiều Matxcơva” (Moscow Nights) [6]. Nghe kể rằng trong lúc hưng phấn, ông ta cùng mọi người hát bài “Đại dương là quê hương tôi”. Kuhn tô vẽ rằng “đặc biệt là Giang”, vào giây phút ấy, dường như “vượt khỏi những hạn chế của nghệ thuật” [7]. Thật là nực cười. Trong khi người dân Trung Quốc đang vật lộn trong vô vọng với sóng lũ, lụt lội, nước lớn như đại dương, thì Giang đang hát bài “Đại dương là quê hương tôi” với những người bạn gái ở Trung Nam Hải. Đáng buồn thay, nhưng cũng không ngạc nhiên gì lắm khi mà Giang, một người sẵn sàng che giấu xuất thân Hán gian để leo lên địa vị cao, chẳng mấy quan tâm đến sự sống chết của người dân.
Trong tác phẩm của Kuhn, Giang xuất hiện như một hình mẫu sống đạm bạc và đấu tranh chống tham nhũng. Khi sự gia tăng tham nhũng tại Trung Quốc trong những năm qua còn chưa bị phanh phui, ít người biết được căn nguyên không ở đâu khác ngoài Giang Trạch Dân cùng gia tộc ông ta. Vì vậy mà những đứa con trai thiếu năng lực và bằng cấp của ông ta, đã xoay sở để xây dựng gia đình Giang trở thành một đế chế giàu có. Có thể nói, chúng là “Trung Quốc đệ nhất tham”.
Người ta đã đồn đãi từ lâu rằng Giang từng lặn lội giữa đêm tuyết rơi để đến đưa bánh sinh nhật cho bồ nhí của chủ tịch Thượng Hải lúc ấy là Lý Tiên Niệm. Lý đang có khách vào lúc ấy, nên Giang đã đứng đợi nhiều giờ đồng hồ ở bên ngoài để chứng tỏ lòng trung thành. Câu chuyện này thật quá ly kỳ và không thể xác thực được. Vì một số lý do lạ lùng – có lẽ là lương tâm cắn rứt? – trong tiểu sử của mình, Giang đã cố gắng bảo vệ việc đưa bánh, điều đó thực sự đóng vai trò xác thực câu chuyện kỳ lạ này. Giang nói với độc giả rằng ông ta quan tâm tới lãnh đạo của mình và đó là “chiếc bánh cuối cùng trong khách sạn” [8]. Ông ta cũng tuyên bố rằng mục đích của ông ta là đạt đến sự đồng thuận và “xây dựng mối quan hệ với nhân vật then chốt” [9]. Giả sử rằng chúng ta chấp nhận luận điểm này, thế cũng bằng như nói ở Trung Quốc không có tham nhũng và hối lộ – chẳng phải mỗi hành động kiểu như thế chỉ là để “quan tâm đến lãnh đạo” hay “đạt được sự đồng thuận và xây dựng mối quan hệ”? Điều này cũng tương đương với hợp pháp hóa tham nhũng.
Việc Giang Trạch Dân thăng quan tiến chức nhanh chóng phụ thuộc vào hai yếu tố. Thứ nhất là việc ngụy tạo câu chuyện về xuất thân gia đình liệt sĩ của ông ta, điều giúp Giang giành được đồng minh chính trị với Uông Đạo Hàm và Trương Ái Bình; cả hai người này sau đó đã liên tục nâng đỡ Giang. Điều đáng nói là hai người này là bạn với người chú của Giang. Thứ hai là khả năng nịnh nọt thượng cấp và chiếm cảm tình từ lãnh đạo Đảng. Cuối cùng thì hai điểm này đã cho phép Giang đoạt được ngai vàng.
Sau khi giành được quyền lực, Giang Trạch Dân như mắc bệnh điên và bắt đầu làm những trò hề như nhảy múa và hát hò trong các cuộc giao lưu ngoại giao quốc tế. Giang hoàn toàn không màng đến các nghi lễ ngoại giao cùng sự tôn nghiêm của dân tộc Trung Hoa, làm tổn hại thể diện quốc gia. Vì thế, Giang giành được danh hiệu “thằng hề”. Trong một buổi gặp gỡ với Nhà vua Tây Ban Nha, ông ta đột nhiên rút ra một chiếc lược và tự chải đầu, để những người ở đó nhìn thấy rõ. Một dịp khác, khi ông ta được tặng Huân chương, ông ta không thể chờ được và chộp lấy chiếc Huân chương rồi tự đeo cho mình. Một lần, đang trong bữa tiệc quốc gia, ông ta thình lình mời khiêu vũ một đệ nhất phu nhân nước bạn. Ông ta từ ghế nhảy lên hát bài “O Sole Mio,” vừa dạo phím piano vừa dán cặp mắt đắm đuối vào các quý cô. Những trò hề của ông ta đã trở thành kho chuyện cười cho giới báo chí Tây phương. Chúng ta hãy xem cuộc gặp của ông ta với cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Giang đã viếng thăm Hoa Kỳ vào năm 1993 và 1997, và Clinton đã viếng thăm Trung Quốc vào năm 1998. Mỗi lần họ gặp nhau, Giang lại chơi một số nhạc cụ hoặc hát. Sau khi biểu diễn, ông ta lần nào cũng yêu cầu Clinton chơi kèn saxophone, điều mà Clinton từ chối một cách kiên quyết, dù cho ông là một chuyên gia âm nhạc. Vào năm 1997, trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Giang, một nhà báo đã nêu ra vấn đề Tây Tạng trong một cuộc họp báo. Giang đã bất ngờ hát to bài “Nhà ở nơi xa” trước sự bối rối của các ký giả. Điển hình là Giang thường nhắc lại bài diễn văn Gettysburg của cựu lãnh đạo Abraham Lincoln. Khi nói chuyện với các sinh viên, trả lời các cuộc phỏng vấn báo chí, hay thậm chí viếng thăm nước ngoài, Giang thường kiếm cớ để nhắc lại bài diễn văn này. Khi được yêu cầu, ông ta ngoan ngoãn nhắc lại; khi không được yêu cầu, ông ta cũng nhắc lại y hệt. Nào có ra hình thù của một nguyên thủ quốc gia?
Một điều còn phi lý hơn nữa là sự ám ảnh của Giang trong việc nói ngoại ngữ. Trong lần viếng thăm Châu Mỹ La-tinh, Giang – bất chấp tuổi tác và lờ đi các vấn đề quan trọng của quốc gia – đã dành vài tháng tham dự một lớp học tiếng Tây Ban Nha tăng cường. Giang hành xử như một thằng hề, vô tình giành được ngai vàng, nên khó có thể thay đổi bản tính phô trương của mình. Trong bản tiếng Trung của cuốn tiểu sử, ông ta lý sự: “Nếu bạn không thể giao tiếp với người khác vì sự khác biệt ngôn ngữ, làm sao bạn có thể trao đổi ý tưởng hay đạt được thoả thuận?” Nhưng chỉ hiểu được vài ba thứ thông thường, rồi với kỹ năng ngôn ngữ vụng về đó, làm sao đủ để Giang có được sự giao tiếp nhanh nhạy và biểu cảm. Nhiều nguyên thủ quốc gia nói ngôn ngữ mẹ đẻ và cần một thông dịch viên. Chẳng lẽ họ không thể đạt được những thoả hiệp trong các giao lưu ngoại giao?
Có lẽ lãnh đạo của các quốc gia cộng sản thường hay bảo thủ, cho nên nhiều lãnh đạo Tây phương coi nhân vật “dễ bị kích động” Giang Trạch Dân như một kẻ lập dị của Đảng, và thấy những màn biểu diễn của ông ta thật là khôi hài.
Các lãnh đạo có tài năng thực sự và nhìn xa trông rộng không mất thời gian và công sức vào những trò nực cười như vậy. Lý do Giang Trạch Dân hoạt bát và “dễ bị kích động” liên quan đến khả năng pha trò vặt vãnh của ông ta giống như chú hề trong một số vở hí kịch. Các chính trị gia phương Tây đã trải thảm đỏ hoan nghênh Giang, không phải vì tài năng của ông ta, mà là vì các hợp đồng trong túi ông ta và triển vọng khai thác thị trường tiêu dùng khổng lồ của Trung Quốc. Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong những năm gần đây là nhờ tác động bởi hơn 500 tỷ đô-la vốn đầu tư nước ngoài, cùng với một lực lượng lao động rẻ mạt và vô cùng cần mẫn. Với sự đầu tư lớn như vậy, lao động rẻ, và nhiều nhân tài Trung Quốc tham gia, tất nhiên sản lượng phải cao. Nhưng đây không phải là công lao của Giang. Ngược lại, sự bất tài của Giang, tính kiêu ngạo, đố kỵ, và bảo thủ chính trị của ông ta đã cản trở sự cải cách chính trị, đi kèm với sự xuống cấp về giá trị đạo đức và nạn tham nhũng tràn lan. Hậu quả là dẫu nền kinh tế có phát triển thế nào, cái giá phải trả là sự cạn kiệt tài nguyên khổng lồ và sự suy thoái về sinh thái, môi trường và xã hội. Thực ra, sự thịnh vượng kinh tế bề mặt của Trung Quốc được đánh đổi với sự bền vững của môi trường. Giang đã làm hại tương lai của đất nước, để cải cách chính trị dậm chân tại chỗ nếu không muốn nói là thụt lùi, đưa tới sự lạm dụng nhân quyền và thiếu tự do tín ngưỡng. Khi đặt trong bối cảnh lịch sử, sự thống trị của Giang cuối cùng vẫn là ô nhục; ông ta đã nợ người dân Trung Quốc quá nhiều.
Giang để cho Kuhn miêu tả mình như là một người có năng lực giải quyết vấn đề một cách thông minh. Nhưng trên thực tế, khi một cuộc khủng hoảng ập tới – dù đó là lụt lội, đánh bom Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade, bầu cử dân chủ ở Đài Loan, hay dịch bệnh SARS – Giang luôn luôn đẩy người khác lên tuyến đầu và hèn nhát đứng đằng sau. Khi dịch bệnh SARS lan rộng tại Bắc Kinh, Giang đã tham sống sợ chết và chạy trốn xuống Thượng Hải để tỵ nạn. Nhưng trong bản tiếng Trung cuốn tiểu sử của mình, ông ta tuyên bố rằng ông ta đã “một mực ở lại Thượng Hải”, để che đậy sự trốn chạy của mình. Sự thật là, chỉ vài ngày trước chuyến bay, Giang đã ở Bắc Kinh để phát biểu tại Đại Lễ đường Nhân dân và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân. Dựa trên cơ sở nào mà ông ta sử dụng câu “một mực ở lại Thượng Hải” để chạy tội cho chính mình?
Khi không lập bè kết phái hay đi công du nước ngoài để hát hò và thể hiện, điều Giang Trạch Dân để tâm nhất là khẩn cấp đàn áp Pháp Luân Công. Khi thế giới bên ngoài chỉ thấy được Giang phân phát những cuốn sách nhỏ phỉ báng Pháp Luân Công trong các cuộc họp ngoại giao, không mấy người biết được sự phản ứng nhanh chóng của Giang sau vụ can thiệp vào tín hiệu truyền hình của các học viên Pháp Luân Công. Vào ngày 5 tháng 3 năm 2002, các học viên Pháp Luân Công đã can thiệp vào tám kênh truyền hình cáp tại thành phố Trường Xuân và chiếu đoạn phim dài 45 phút về cuộc đàn áp đối với họ. Khi kể về buổi tối ngày hôm đó, cuốn sách của Kuhn trích lời một người bạn thân của Giang tại Trường Xuân. Người đó nói rằng 10 phút sau khi sự can thiệp kết thúc (9 giờ 10 phút tối), Giang Trạch Dân đã nổi khùng và gọi điện: “Các phần tử Pháp Luân Công đang phát sóng trên hệ thống truyền hình cáp của Trường Xuân!” “Ai là bí thư Thành ủy hay thị trưởng thành phố?” [10] Sự phản ứng nhanh chóng của Giang, với một sự kiện xảy ra ở một nơi cách xa Bắc Kinh, hơn nữa còn đe dọa người Bí thư Thành ủy, đã cho thấy rằng Giang thực ra là tổng chỉ huy của cuộc đàn áp Pháp Luân Công; ông ta là người chỉ thị trực tiếp về vấn đề này; và chính ông ta đã ra các mệnh lệnh. Ngược lại, khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade bị đánh bom, Giang Trạch Dân chẳng xuất đầu lộ diện trong nhiều ngày.
Trong cuốn tiểu sử của mình, Giang luôn cố gắng tự biện hộ cho bản thân, với thủ pháp là trích dẫn câu nói của chính mình, để tạo ra bất cứ hình ảnh nào mà ông ta thích và tô vẽ mọi thứ. Nhưng có quan chức Trung Quốc nào bị kết án tham nhũng, mà lại chưa từng tuyên bố trong một cuộc họp rằng ông ta “chống tham nhũng”? Hành động có sức thuyết phục hơn lời nói. Điều này lại càng đúng với một nhân vật lẻo mép và thích hát hò như Giang Trạch Dân.
Việc Giang bất hiếu với người cha đẻ của mình, bất trung với các tổ chức, và thiếu trung thực với nhân dân đã khiến ông ta trở thành kẻ “bất nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất trí, bất tín” [11] – một tên hề mang lại tai họa cho đất nước Trung Hoa. Việc cho phép Giang Trạch Dân hoang ngôn và viết lại tiểu sử chính là làm hại các thế hệ sau.
Tiểu sử của Giang, bạn có thể nói, tương ứng với cuộc đời của ông ta: đầy rẫy dối trá và mâu thuẫn.
Nếu thế hệ chúng ta có thể đảm trách sứ mệnh là nhân chứng của lịch sử, vậy thì hãy trả lại cho lịch sử bộ mặt thật của Giang Trạch Dân. Đây là trách nhiệm không thể thoái thác của tất cả chúng ta.
Ghi chú:
[1] Dưới sự thống trị của cộng sản tại Trung Quốc, những ghi chép về mỗi cá nhân, gọi là “lý lịch”, được lưu giữ bởi nhà cầm quyền, trong đó có chi tiết về những hành vi của mỗi cá nhân, nhận thức chính trị, xuất thân gia đình, việc xuất ngoại và nhiều thứ khác như là một phương tiện để giám sát và kiểm soát dân chúng.
[2] Robert Lawrence Kuhn, “Người đã thay đổi Trung Quốc: Cuộc đời và di sản của Giang Trạch Dân” (New York: Crown, 2004), tr 31.
[3] Kuhn, Người đã thay đổi Trung Quốc, tr 33.
[4] Sách đã dẫn, tr 32.
[5] Sách đã dẫn, tr 34.
[6] Sách đã dẫn, tr 366.
[7] Sách đã dẫn, tr 369.
[8] Sách đã dẫn, tr 125.
[9] Sách đã dẫn, tr 124.
[10] Sách đã dẫn, tr 490.
[11] Điều này trái ngược với những đức hạnh chính yếu của con người được miêu tả bởi đức Khổng Tử là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
____
Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Lời Mở Đầu (2)
Oán khí nghìn năm tích tụ nên một thực thể tà ácVào năm Vũ Đức thứ 9 triều đại nhà Đường (năm 626 sau Công nguyên), Hoàng Đế khai quốc, Cao Tổ Lý Uyên, với sự phò tá của người con trai thứ Lý Thế Dân đã bình định 18 vương hầu, tiêu diệt 72 đạo phản quân, an hưởng thái bình thịnh trị, giang sơn thống nhất. Cao Tổ có bốn người con trai: Kiến Thành, Thế Dân, Nguyên Cát, và Nguyên Bá. Trong khi Nguyên Bá mất sớm, Kiến Thành, Thế Dân và Nguyên Cát đã tới tuổi trưởng thành và được phong danh hiệu lần lượt là Ẩn Vương, Tần Vương và Tề Vương. Kiến Thành và Nguyên Cát đã tư thông với hai phi tần được Cao Tổ sủng ái là Trương Diễm Tuyết và Doãn Sắt, rồi bị Thế Dân phát hiện được. Tuy sự việc chưa vỡ lở nhưng Kiến Thành và Nguyên Cát vẫn mang tâm oán hận đối với Thế Dân. Theo những quy tắc truyền ngôi từ xưa để lại, khi Cao Tổ qua đời, người con trai cả là Kiến Thành sẽ lên kế vị. Nhưng Thế Dân có công lao vô cùng to lớn, gần như một mình gây dựng giang sơn Đại Đường. Cao Tổ thường khen ngợi Thế Dân, và điều này khiến Kiến Thành và Nguyên Cát vô cùng oán giận và đố kỵ.
Trên thực tế, Nguyên Cát vốn là một công tử kiêu ngạo và tự phụ, từ lâu đã thèm muốn ngai vàng. Kiến Thành thì nhu nhược và khá bất tài, chẳng thể gây trở ngại đối với hắn ta. Tuy nhiên Thế Dân lại rất có uy vọng, là một cái gai trong mắt Nguyên Cát. Hắn ta ngày đêm suy ngẫm, cuối cùng đã lập mưu ban đầu mượn Kiến Thành để trừ khử Thế Dân, sau đó sẽ trừ khử nốt Kiến Thành, rồi tự mình độc chiếm ngai vàng.
Một ngày nọ, công chúa Bình Dương đột nhiên bệnh chết; tất cả văn võ bá quan đều tới tống táng. Nguyên Cát và Kiến Thành đã nhân cơ hội mời Thế Dân đến dự tiệc rượu nhằm tìm cách hạ độc. Thế Dân tính tình khoáng đạt, tưởng rằng Kiến Thành và Nguyên Cát muốn tạ tội, nên đã thản nhiên đến dự mà không nghi ngờ. Nhưng như câu nói xưa, “anh hùng bất tử“, Thế Dân vừa đưa rượu lên miệng và hớp một ngụm thì một chú chim én bay ngang qua, thả phân xuống làm bẩn cả ly rượu lẫn y phục. Khi Thế Dân đi thay y phục thì đột nhiên cảm thấy một cơn đau xé ruột, bèn vội vàng trở về cung; về đến nơi thì miệng nôn trôn tháo suốt đêm. Sau đó Thế Dân nảy sinh nghi ngờ, đoán rằng trong rượu có độc. Cao Tổ sau khi nghe chuyện, sợ rằng Thế Dân và hai người huynh đệ không thể dung hòa được nữa, bèn cử Thế Dân tới Lạc Dương để cai quản miền đông tỉnh Thiểm Tây, dựng nên vương triều độc lập, giống như Lương Hiếu Vương triều Hán năm xưa.
Nghe tin ấy Kiến Thành và Nguyên Cát vô cùng sợ hãi, bởi vì Thế Dân mưu lược hơn người, ôm ấp hoãi bão lớn như biển cả, văn thần dưới trướng có Tôn Vô Kỵ, Từ Mậu Công, Lý Thuần Phong, Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, võ tướng có Tần Thúc Bảo (Tần Quỳnh), Trình Giảo Kim, Uất Trì Kính Đức, Lý Tĩnh, nếu được tự do sẽ trở thành vô địch. Bằng một độc kế khác, Kiến Thành và Nguyên Cát bày mưu điều động những đại tướng của Thế Dân đi thảo phạt quân Đột Quyết. Thế Dân rất tức giận trước thủ đoạn hèn mọn của hai người, đã đem những chuyện uế loạn cung đình của Kiến Thành và Nguyên Cát tâu lên Cao Tổ. Ngày hôm sau, Cao Tổ truyền lệnh cho Kiến Thành và Nguyên Cát vào cung đối chất với Thế Dân xem ai đúng ai sai. Kiến Thành và Nguyên Cát không những không tuân mệnh mà còn mang khoảng 500 quân mai phục tại Huyền Vũ Môn, chỉ đợi Thế Dân đến để hạ lệnh sát thủ. Không ngờ Thế Dân đã sớm phòng bị, trang bị đầy đủ tên giáp. Kiến Thành, Nguyên Cát vừa trông thấy Thế Dân liền bắn loạn 3 mũi tên, nhưng Thế Dân đều tránh được. Thế Dân bắn trả một mũi tên, giết chết Kiến Thành. Nguyên Cát muốn chạy trốn nhưng không thoát khỏi mũi tên từ Uất Trì Kính Đức. Câu chuyện này vốn nổi tiếng trong lịch sử, có tên gọi là “Sự biến Huyền Vũ Môn.”
Sau khi Nguyên Cát chết, linh hồn độc ác của hắn bị hạ xuống địa ngục để hoàn nghiệp. Diêm Vương biết tường tận chuyện hắn thông gian với sủng phi của phụ hoàng, giết hại hôn thê của Thế Dân, bỏ độc vào rượu rồi bắn cung ám sát Thế Dân, đều là những tội ác bất dung. Vì thế ông đã tống Nguyên Cát vào ngục Vô Gián, đả nhập hắn vào cửa Vô Sinh. Một ngàn năm sau, cái nguyên thần từng là Nguyên Cát kia đã tiêu mất, không còn hình hài sinh mệnh tiên thiên, không có tư tưởng hoàn chỉnh, duy chỉ còn một chút khí của sự đố kỵ và hận thù. Nhưng vấn đề này sẽ được đề cập sau.
Khi lên ngôi, Thế Dân xưng hiệu Thái Tông, mở ra thời Trinh Quán giàu có và thịnh vượng (627- 649 sau Công nguyên). Thái Tông nhân đức như trời bể và luôn thương xót cho bách tính. Việc kế vị ngai vàng của Thế Dân là thuận theo Thiên ý, hợp với lòng dân và ban phúc cho thiên hạ.
Vào năm Trinh Quán thứ 22, một nhà sư tên là Huyền Trang đã trở về sau chuyến hành hương sang Ấn Độ để thỉnh kinh Phật. Thái Tông đã phái một đoàn tuỳ tùng gồm hàng trăm văn võ bá quan tới nghênh tiếp tại cầu Chu Tước. Sau đó, để kỷ niệm sự kiện này, Thái Tông đã viết cuốn “Đại Đường Tam Tạng Thánh Giáo Tự“. Thái Tông băng hà vào năm Trinh Quán thứ 23. Suốt thời gian trị vì, Thái Tông luôn bảo hộ Phật Pháp, hoằng dương cả Đạo giáo lẫn Nho giáo. Thái Tông là người đầy đủ cả nhân, nghĩa, trí, dũng, thanh tâm quả dục, tiết chế bản thân và rất yêu thương dân chúng. Ông là người có lai lịch phi phàm, tuyệt không phải điều người thường có thể biết. Khi chuyển sinh sau này, Thái Tông vẫn mang theo chính khí thuần phác, lúc là bậc Đế vương, khi thì làm vua, có lúc là một viên tướng, khi là một văn nhân, lúc lại là một thầy dạy võ.
Tương truyền rằng ngàn năm sau, đức Chuyển Luân Thánh Vương sẽ tới nhân gian, lấy danh hiệu Phật Di Lặc để truyền rộng Đại Pháp cứu độ tất cả chúng sinh. Nhưng để can nhiễu sự việc Chính Pháp và cứu độ chúng sinh dưới danh nghĩa “hiệp trợ”, cựu thế lực của vũ trụ đã tạo ra một thực thể xấu xí, mang thân người nhưng hoàn toàn không có chính niệm và lý tính, mang những đặc điểm như ngu xuẩn, độc ác, bại hoại, gian dối, thô tục, tự phụ, đố kỵ, và hèn nhát. Cựu thế lực đã sử dụng một sinh mệnh độc ác tuân theo lý tương sinh tương khắc để “khảo nghiệm” những ai duy hộ Phật Pháp.
Nhân vật lố bịch được lựa chọn cho vai diễn như vậy tất nhiên rồi sẽ bị tiêu huỷ, vì đã phạm tội tày trời, thiên địa bất dung. Ai có thể đảm nhiệm vai trò này đây? Không ai khác ngoại trừ kẻ đang ở Ngục Vô Gián, kẻ đã mang sự oán hận sâu đậm với người sẽ hạ thế và cứu độ chúng sinh. Cựu thế lực đã phát hiện ra tên ác nhân “Lý Nguyên Cát” từ thời Đường Cao Tổ, cuối cùng chỉ còn lại những dấu vết của tà khí từ lòng đố kỵ, và đã dẫn thứ đó vào nhân gian dưới dạng một đám âm khí u ám trong một ngôi mộ.
Tại ngôi mộ đó có một con cóc đã ẩn nấp từ rất lâu. Khi nó mở miệng và chuẩn bị kêu thì thứ tà khí ngàn năm kia lập tức bị hút vào bụng. Nguyên thần con cóc lập tức bị trục xuất khỏi thân thể và chuyển sinh đâu đó, để cho thứ tà khí kia kiểm soát thân thể nó. Một vài năm sau con cóc này chết, và cái thứ tà linh chi khí mang hình dạng con cóc kia đã chuyển sinh thành người. Tên nó là Giang Trạch Dân.
____________________
Truyền thống người Trung Quốc vẫn tin tưởng rằng nếu cái gì đó được truyền thừa, bằng hình thức luân hồi hoặc phụ thể (động vật chiếm hữu cơ thể người), với một dạng “năng lượng” được gọi là khí – một sinh lực tạo nên sự sống cho thế giới – thì khí này có thể thành hình người.
Ghi chú của người dịch:
– Đột Quyết (Göktürk): là tên một dân tộc du mục thuộc các dân tộc Turk ở vùng núi Altai và cũng là tên gọi một hãn quốc hùng mạnh ở Trung Á thế kỷ 6 và 7.
– Ngục Vô Gián: Tầng sâu nhất của địa ngục. Người ta nói rằng một khi đã vào Ngục Vô Gián là vĩnh viễn bị đày đọa ở đó, không ra được nữa.
– Chuyển Luân Thánh Vương: Hay còn gọi là Pháp Luân Thánh Vương, là người mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói trong dự ngôn là sẽ hạ thế vào thời Mạt Pháp để cứu độ tất cả chúng sinh.
– Tà linh chi khí: Linh hồn tà ác được hình thành từ một đám tà khí.
____
Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 1 – Phần 1
Con nuôi một liệt sỹ: Lừa gạt ĐCSTQ (Phần 1)Khi Giang Trạch Dân còn là Thị trưởng Thượng Hải, người ta đồn đại rằng Giang là một con cóc chuyển sinh. Điều khiến người ta kinh ngạc về lời đồn đại ấy, không chỉ vì Thượng Hải là một thành phố phát triển công nghệ cao trực thuộc trung ương, mà còn vì đây chính là nơi mà Giang đã bước trên những nấc thang quyền lực. Lời đồn đại đó sau này còn theo Giang đến Bắc Kinh, khi ông ta chuyển đến thủ đô của Trung Quốc năm 1989. Nhân dân Bắc Kinh gọi ông ta là “Giang Đại Cáp Mô.” Suy cho cùng, ngoại hình của Giang quả là giống với một con cóc. Và lời đồn đại này khá dễ hiểu trong văn hóa Trung Quốc; bởi vì có “Đắc Kỷ loạn triều đình”, hồ ly tinh có thể chuyển sinh thành mỹ nữ gây họa loạn triều đình, thì một con cóc chuyển sinh thành Thị trưởng Thượng Hải cũng không phải là điều gì quá mới mẻ.
Con cóc ấy là ‘thủy trạch chi dân‘, đã hấp thu tà khí ngàn năm nơi đầm sâu mà hóa thành người. Vào ngày kia, nó chuyển sinh vào một gia đình họ Giang giàu có ở đường Điền Gia, thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, được đặt tên là “Giang Trạch Dân.”
1. Xuất thân Hán gian
Tổ phụ của Giang Trạch Dân là Giang Thạch Khê, bố là Giang Thế Tuấn, mẹ là Ngô Nguyệt Khanh, chị cả Giang Trạch Phân, em gái Giang Trạch Nam (Trạch Lan), và em trai Giang Trạch Khoan.Năm 1915, Giang Thạch Khê, lúc ấy 45 tuổi, là một thầy thuốc Đông Y bỏ nghề đi làm thương mại, và trở thành trợ lý giám đốc chi nhánh Công ty Đóng tàu Đại Đạt Nội Hà tại Dương Châu. Sau khi làm ăn phát đạt, ông chuyển nhà về đường Điền Gia quận Quỳnh Quan – một khu vực dành cho giới thượng lưu.
Giang Thạch Khê có 7 người con, trong đó có 2 người bị chết yểu. Người con thứ sáu, Giang Thế Hầu (còn gọi là Giang Thượng Thanh) gia nhập Đảng Cộng sản vào năm 1928 và chết trận năm 1939 ở tuổi 28, lưu lại người vợ cùng tuổi và hai người con gái, Giang Trạch Linh và Giang Trạch Tuệ. Người con thứ năm, Giang Thế Hùng, đột tử vào cuối những năm 1960 thời Cách mạng Văn hóa. Người con thứ bảy, Giang Thụ Phong, là giảng viên đại học tại Dương Châu, mất ở Bắc Kinh năm 1993. Người con đầu, Giang Thế Tuấn, là Hán gian trong thời Chiến tranh chống Nhật (1937-1945), là một nỗi sỉ nhục của gia tộc họ Giang.
Bất luận vào triều đại nào, một kẻ bán nước luôn bị người đời thống hận. Là con của Giang Thế Tuấn, Giang Trạch Dân vì thế tìm mọi cách né tránh đề cập đến phụ thân. Sau khi trở thành Tổng bí thư ĐCSTQ, Giang Trạch Dân đến cả bạn bè và tình nhân cũng cất nhắc lên những vị trí quan trọng, nhắm mắt để họ thỏa sức tham nhũng. Nhưng ông ta chẳng mảy may động đến chị em ruột của mình và tránh mọi tiếp xúc với họ, thậm chí còn không thừa nhận.
Sự thực khó tin này chỉ được biết đến sau khi Đặng Tiểu Bình qua đời. Sau khi lên nắm quyền, Giang nhanh chóng tổ chức một nhóm văn nhân để viết tiểu sử cho mình. Dù nhóm này có tận tâm sưu tập tư liệu theo yêu cầu từ Giang, thì cũng chẳng tìm được gì nhiều. Ngược lại nhiều điều chưa biết và còn nghi ngờ về Giang đều bị phanh phui, kể cả chính nỗ lực che giấu thân phận của ông ta. Điên tiết với nhóm này, Giang đã ra lệnh lập tức giải tán. Nhưng Giang không thể bịt miệng từng người, và thế là quá khứ ô nhục của ông ta dần dần được lan truyền.
Vào tháng 11 năm 1940, phụ thân của Giang là Giang Thế Tuấn, đã gia nhập chính quyền phản quốc Uông Tinh Vệ tại Nam Kinh. Cải danh thành Quán Thiên, Thế Tuấn được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Tuyên truyền kiêm Ủy viên Xã luận Hội Chủ nhiệm Ủy viên Chính phủ Uông Tinh Vệ. Ông cũng làm việc dưới trướng Hồ Lan Thành, chủ biên tờ Trung Hoa Nhật Báo, là chồng trước của Trương Ái Linh. Hồ Lan Thành cùng Chu Tác Nhân là hai tên đại Hán gian nổi tiếng nhất đương thời. Sau khi ly khai Trung Quốc để đến Nhật Bản, Hồ đã viết cuốn sách có tựa đề “Hỗn loạn lịch sử,” đặc biệt đề cập đến người cộng sự Giang Thế Tuấn.
Mong đứa con trai đầu có tương lai sáng lạn, Giang Thế Tuấn đã đưa Giang Trạch Dân theo học một trường trung học đắt đỏ – Trường Trung học Dương Châu – và sau đó là trường Đại học Trung Ương của ngụy quyền Uông Tinh Vệ; từ lúc nhỏ Giang Trạch Dân đã được học piano. Bằng con đường phản quốc, sự thịnh vượng đổ dồn về gia tộc họ Giang; trong khi đó, vào những năm ấy người dân Trung Quốc đang chịu cảnh cơ cực lầm than. Giang Trạch Dân đã không phụ lòng mong mỏi của phụ thân, không chỉ biết đàn hát nhảy múa, mà còn biết cả kinh hý, hoạt kịch.
Sau khi có được quyền hành, Giang Trạch Dân từng trở về Dương Châu giổ tổ, lấy 1,5 triệu Nhân Dân Tệ trong ngân sách để tu sửa tổ phần. Nhưng các ký giả đã phát hiện một điều rất kỳ quái: Giang Trạch Dân cứ nhắc đi nhắc lại rằng tổ phụ Giang Thạch Khê đã qua đời khi ông ta bảy tuổi, mà thận trọng tránh đề cập đến phụ thân Hán gian Giang Thế Tuấn đã vì mình mà lao tâm khổ tứ.
2. Con liệt sỹ
Đảng Cộng sản luôn coi trọng xuất thân gia cảnh của từng người và không ngần ngại liệt một cá nhân vào “thành phần giai cấp.” Do đó Giang Trạch Dân, với khao khát leo lên nấc thang quyền lực trong Đảng Cộng sản, ngay từ đầu đã khai lý lịch Giang Thượng Thanh – người chú hơn ông ta có 15 tuổi – làm cha. Thứ nhất, Giang Thượng Thanh đã từng tham gia cách mạng, hơn thế nữa, ông ta lại là liệt sỹ, nên không thể phạm thêm lỗi lầm, như vậy điền tên ông ta là an toàn nhất. Giang Trạch Dân vì thế đã trơ tráo chuyển từ “hậu duệ Hán gian cẩu tặc” thành “con em liệt sỹ.” Từ đó, ông ta luôn tìm cách kết chặt mối quan hệ và thường xuyên qua lại với người thím góa bụa Vương Giả Lan.Trên thực tế Giang Trạch Dân không thi đậu vào ngôi trường Trung học Dương Châu nổi tiếng sau khi tốt nghiệp tiểu học. Thay vào đó, ông ta được nhận vào một ngôi trường sơ cấp trung học cấp huyện tại Giang Đô – điều ấy khiến Giang hết sức phiền muộn. Vào năm thứ hai ông ta được chuyển đến trường Trung học Dương Châu nhờ vào mối quan hệ của cha mình. Cũng như thế sau này bằng sự lèo lái của cha mà Giang được học tại Đại học Trung Ương của ngụy quyền bù nhìn theo Nhật. Chính vì thế, Giang đã bắt đầu quen thuộc với sự giao dịch bằng quyền và tiền ở chốn quan trường. Tuy thế, sau khi kháng chiến thắng lợi thì chính phủ quốc dân lại không thừa nhận ngụy quyền Uông Tinh Vệ, kể cả trường Đại học Trung Ương; vậy là cũng không thừa nhận lý lịch học tập của Giang. Đó là vì trường Đại học Trung Ương Nam Kinh danh tiếng của Trung Quốc trước đó đã được chính phủ quốc dân di dời về phía tây nam Trung Quốc. “Đại học Trung Ương”, nơi mà Giang đã theo học tại thành phố Nam Kinh, tuy tên gọi nghe giông giống nhưng được dựng nên bởi ngụy quyền Uông Tinh Vệ.
Không lâu sau khi Giang Trạch Dân lên làm Tổng bí thư ĐCSTQ năm 1989, Đại học Nam Kinh tỉnh Giang Tô khi sửa sang sắp xếp lại học tịch của cựu sinh viên đã phát hiện được Giang Trạch Dân đã từng học tại ngôi trường tiền thân – Đại học Trung Ương – từ năm 1943 đến 1945. Hơn nữa còn tìm thấy thành tích học tập và thẻ thư viện của Giang. Quá cao hứng, hội cựu sinh viên đã gửi một bức thư ‘nhận thân tín’ đến Giang. Thế nhưng Giang chẳng bao giờ hồi âm, khiến họ rất thất vọng. Xem ra Giang không chỉ không muốn đào sâu vào xuất thân của mình mà còn không muốn đề cập đến cả học tịch của bản thân.
Trong chuyến đi thị sát tỉnh Giang Tô những năm đầu thập niên 1990, Giang Trạch Dân đã đặc biệt ghé thăm Đại học Nam Kinh. Trường đã đặc biệt sắp xếp trong hành trình của Giang ghé thăm ký túc xá nơi ông ta tá túc thời sinh viên. Lúc đến đây, Giang bất chợt ngừng lại và lướt nhìn tòa nhà, với đôi mắt vô hồn. Bốn bề im lặng như tờ, chờ đợi. Lãnh đạo trường đại học hùng dũng bước lên nhắc nhở Giang “Đây là nơi mà ông đã từng ở trọ khi còn là sinh viên. Chúng tôi đã bảo tồn nó khá tốt.” Không như thói quen cao đàm khoát luận, lúc ấy Giang chỉ đứng trầm tư.
Trong khi làm Chủ tịch nước, Giang thường thể hiện rằng mình có khả năng đối đáp bằng ca kịch trong khi đi công tác nước ngoài. Có được bản sự này rõ ràng là do xuất thân giàu có của ông ta: gia đình ông ta, hoàn toàn trái ngược với những điều trong lời khai lý lịch, có đủ điều kiện kinh tế để chu cấp cho ông ta đi học âm nhạc, kể cả piano hay guitar. Ngược lại, cuộc sống của người vợ góa bụa cùng hai cô con gái của người chú Giang Thượng Thanh lại vô cùng gian khó. Người con gái thứ hai, Giang Trạch Tuệ, đã nói với Kuhn (tác giả cuốn Người đàn ông làm thay đổi Trung Quốc: Sự nghiệp và Di sản của Giang Trạch Dân – New York: Crown, 2004) “Trong 11 năm đầu đời, tất cả những gì tôi còn nhớ được là sự vô tận bần cùng và đói khổ. Nhà tôi chẳng có bao nhiêu lương thực, có khi trong nhà chẳng còn chút gì ăn được.”
Những lời của Giang Trạch Tuệ đã phủ định lời khai lý lịch con nuôi của Giang Trạch Dân. Sinh năm 1938, Giang Trạch Tuệ nhỏ hơn Giang Trạch Dân 11 tuổi. Nếu chúng ta tạm thời chấp nhận rằng Giang Trạch Dân được người chú liệt sỹ nhận nuôi, vậy thì vào thời điểm “nhận con nuôi” Giang Trạch Tuệ mới được có 1 tuổi. Nếu đúng như lời quyển sách, gia đình Giang Thế Tuấn thật sự tốt bụng muốn cưu mang người em dâu góa bụa, vậy thì làm thế nào mà đứa cháu gái Giang Trạch Tuệ lại chịu cảnh “có khi trong nhà chẳng còn chút gì ăn được”? Hơn thế nữa, nếu Giang Thế Tuấn biết rằng em dâu mình chẳng đủ ăn, thì ông ta nên nhận nuôi 2 người cháu gái, chứ sao lại đưa con trai mình cho em dâu nuôi. Sao ông ta lại nhẫn tâm đưa con mình vào nhà ấy để chịu đói? Điều này rất bất hợp lý.
Giang Trạch Dân không chỉ là con trai trưởng, mà còn là cháu đích tôn của dòng họ Giang. Ông ta có một người chị là Giang Trạch Phân và một em trai Giang Trạch Khoan. Theo truyền thống về quy củ truyền thừa ở Trung Quốc, thông thường người ta không để con trai trưởng hay cháu đích tôn đi làm con/cháu nuôi.
Khó hiểu hơn nữa là những lời bịa đặt của Giang Trạch Dân về nghi lễ nhận con nuôi. Không chỉ bởi nghi lễ này được vụng về cóp nhặt từ xã hội Tây phương (kiểu như cậu bé 13 tuổi Giang Trạch Dân đứng dậy ôm người thím góa hơn Giang có 13 tuổi), mà Kuhn còn có đoạn miêu tả trong cuốn sách: “Giang Thế Tuấn đã nói trong nghi lễ nhận nuôi rằng ‘Ta hy vọng hài tử có thể kế thừa di chí từ cha [mới] của nó, và phục thù địch nhân đại ác’. Cậu bé Giang Trạch Dân lúc ấy mới 13 tuổi.”
Đây đương nhiên chỉ làm chuyện cười cho thiên hạ. Giang Thế Tuấn phụng sự cho ngụy quyền Uông Tinh Vệ, trong khi Giang Thượng Thanh là một “liệt sỹ Trung Cộng.” Thế chẳng phải “địch nhân đại ác” của Giang Thượng Thanh chính là chính quyền phản quốc Uông Tinh Vệ, cũng bao hàm cả Giang Thế Tuấn? Giang Thượng Thanh qua đời năm 1939, khi Trung Cộng chưa có thế lực, còn bị gọi là “cộng phỉ.” Hán gian như Giang Thế Tuấn lẽ nào lại muốn dây dưa với “cộng phỉ.” Thế thì sao Giang Thế Tuấn lại đưa con mình cho một liệt sỹ cộng sản, lại còn nói trả thù cho ông ta?
Những điều Giang Trạch Tuệ nói về việc “nhận nuôi” trong cuộc phỏng vấn với Kuhn còn “đặc sắc” hơn nữa. Kuhn viết: “Về sau này, Chủ tịch Giang gọi mẹ ruột là ‘ma ma’ và mẹ nuôi là ‘nương’”, theo lời giải thích của Giang Trạch Tuệ. “Trong văn hóa của chúng tôi, cả hai đều có nghĩa là ‘mẹ.’ Tuy nhiên có một sự khác biệt nhỏ về mức độ thân mật. ‘Nương’ nghe thân mật, âu yếm hơn một chút.” Kuhn giải thích chi tiết hơn “Sự khác biệt ở đây tương tự như ‘mother’ và ‘mom’ trong tiếng Anh.”
Trên thực tế, người dân Dương Châu gọi mẹ là “mỗ mụ” hoặc là “a mẫu.” Không ai ở Dương Châu gọi mẹ mình là “nương.” Đúng là vài thập kỷ trước có người gọi vợ mình là “nương tử”, nhưng ở đó không có bất kỳ ai gọi mẹ bằng “nương.” Đoạn văn này trong quyển sách của Kuhn càng khẳng định thêm rằng Giang Trạch Dân chưa bao giờ làm con nuôi của người thím Vương Giả Lan.
Giang Trạch Tuệ còn nói với Kuhn “Để lí giải được Chủ tịch Giang Trạch Dân, cần phải hiểu người dưỡng phụ của ngài, cũng chính là cha tôi Giang Thượng Thanh” . Những lời này thật là ghê tởm. Khi Giang Thượng Thanh còn hăng hái tham gia cách mạng cộng sản, ông ta hiếm khi có cơ hội gặp mặt Giang Trạch Dân. Các thành viên khác trong gia đình cũng không lý giải được những hoạt động cách mạng của Giang Thượng Thanh. Sau khi ông bị bắt, Giang tộc vì muốn cứu ông đã trình lên tòa án rằng “Thượng Thanh tuổi còn thanh niên, đã bị dẫn dắt ngộ nhập.” Và Giang Trạch Dân chẳng qua chỉ là đứa bé 10 tuổi. Thế thì Giang Thượng Thanh có được ảnh hưởng gì đây?
Khi nhóm văn nhân được Giang thành lập phát hiện được những điều khuất tất trong lý lịch của ông ta, Giang đã vô cùng kinh hãi. Lợi dụng quyền lực chính trị, ông ta cho xuất bản các chủng các dạng hồi ức lục, truyền kỳ v.v., lợi dụng hết thảy các cơ hội để thuyết phục công chúng rằng mình được nhận nuôi bởi người chú “liệt sỹ” Giang Thượng Thanh khi còn 13 tuổi.
Lố bịch nhất có lẽ là bài báo có nhan đề “Người vợ liệt sỹ nguyện nuôi dưỡng đứa con nuôi,” xuất bản vào tháng 10 năm 2002 trên tờ “Sinh hoạt Chi bộ Quảng Đông” – một nguyệt san của Ủy ban Thường vụ Tỉnh Quảng Đông, đứng đầu là Lý Trường Xuân, một thân tín của Giang Trạch Dân. Bài báo phát hành được 2 triệu bản, đặc biệt nhấn mạnh một thông điệp rằng Giang Trạch Dân là “con nuôi của một liệt sỹ.”
Một tháng sau, tại Đại hội Đảng lần thứ 16 vào tháng 11 năm 2002, Lý Trường Xuân vì có công giả mạo quá khứ của Giang, đã được đề bạt vào Ủy viên Thường vụ Bộ Chính Trị. Một năm sau, trang MediaInChina.com báo cáo rằng tờ “Sinh hoạt Chi bộ Quảng Đông” bị ngừng xuất bản vào ngày 29 tháng 11 năm 2003 trong vai trò giám sát báo chí và ấn bản của Đảng và nhà nước. Lý Trường Xuân vì để thăng quan tiến chức đã bỏ bao công sức chống lưng cho Giang, cùng với Kuhn khẳng định trong phiên bản tiếng Trung của quyển sách rằng việc “nhận nuôi” diễn ra đúng thủ tục hợp pháp. Họ những tưởng rằng, phương cách hiệu quả nhất để đánh lừa công chúng chính là “thủ tục hợp pháp.” Nhưng Giang đã quên mất một điều: vào những năm 30, người trưởng tộc có toàn quyền quyết định, và một vụ nhận con nuôi không cần có giấy tờ hợp lệ bởi vì lúc ấy chưa có luật này.
Ghi chú:
Tham khảo phiên bản tiếng Trung http://www.epochtimes.com/b5/5/5/31/n938789.htm
____
Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – chương 1 – phần 2
Giang Trạch Dân không ngừng tìm cách thay đổi thân phận của mình: ông ta cảm thấy cần được xác nhận bởi Vương Giả Lan, người thím góa và là “dưỡng mẫu,” cùng gia đình bà. Giang nhận thức rằng, cần phải đầu tư về mặt vật chất cho họ, nên ông ta bắt đầu thường xuyên thăm viếng người thím. Tuy nhiên, Giang không bao giờ đến tay không, ông ta luôn mua quà để lấy lòng cả người mẹ lẫn các cô con gái. Con người ta có cảm xúc, dần dần tình cảm lớn lên, người ta có thể nhắm mắt làm ngơ. Hơn nữa, sự dối trá về thân phận của Giang chỉ có thể có lợi đối với Vương Giả Lan và gia đình bà.Đối với Giang Trạch Dân, có được chứng nhận “con em liệt sỹ” trong hồ sơ cá nhân không phải là mục đích tối hậu. Thân phận ấy chỉ có được đôi chút lợi ích. Ông ta cần sự hậu thuẫn của các quan chức cao cấp nhằm thăng tiến trong sự nghiệp chính trị. Đó là nguyên nhân khiến Giang bắt đầu sưu tầm nghe ngóng những vị cán bộ cấp cao cùng hội cùng thuyền với Giang Thượng Thanh.
Năm 1982, Giang Trạch Dân lúc ấy là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý Xuất Nhập Khẩu Trung Quốc, đã vô tình nghe được Phó Tổng thư ký Quốc Vụ viện khi ấy là Trương Ái Bình, từng làm việc cho Đặc Ủy Đông Bắc tỉnh An Huy. Giang vô cùng phấn khích và tiến hành tìm hiểu những sở thích, đam mê của Trương Ái Bình. Khi Giang phát hiện ra Trương Ái Bình ham mê thư pháp, ông ta đã nảy ra một sáng kiến để lấy lòng Trương.
Có lần, vào cuối một cuộc họp, Trương Ái Bình nghe tiếng ai đó gọi đằng sau “Phó tổng thư ký Trương!” Ông ngoái đầu nhìn, hóa ra đó là Giang Trạch Dân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý Xuất Nhập Khẩu. Trương đã gặp Giang đôi lần trong quan hệ công việc. Giang Trạch Dân vội vã bước đến và cẩn thận hỏi “Ngài còn nhớ Giang Thượng Thanh không?” Trương đáp lời “Tất nhiên ta biết, bọn ta đã từng là bạn tốt. Đáng tiếc là anh ấy mất sớm.” Giang biểu lộ vẻ mặt trầm ngâm, đề cao thanh điệu rồi nói “Ông ấy là cha nuôi của tôi!” Trương Ái Bình đã vô cùng chấn động, ông ta được miêu tả là đã không nói nên lời.
Nguyên Trương Ái Bình thân cận với Giang Thượng Thanh trong cuộc Kháng chiến Chống Nhật; Giang được ĐCSTQ điều động đến làm việc cùng Trương tại Đặc Ủy Đông Bắc tỉnh An Huy. Năm 1939 Giang Thượng Thanh mất khi mới 28 tuổi, lúc ấy Trương Ái Bình 29 tuổi. Giang Trạch Dân biết được Trương Ái Bình giỏi thư pháp, viện lý do xây mộ mới cho Giang Thượng Thanh, đã xin bút tích của Trương để treo lên mộ phần. Mưu đồ này vừa khiến mẹ con Vương Giả Lan cảm động, nhưng sâu xa hơn đã thuyết phục Trương Ái Bình rằng Giang chính là “con nuôi” của người bạn quá cố.
Ai cũng biết Giang Trạch Dân có được cái ghế Thị trưởng Thượng Hải là nhờ Uông Đạo Hàm, điều này đương nhiên trực tiếp liên quan đến việc Giang tự xưng là con nuôi của Giang Thượng Thanh. Vào thời kỳ đầu cuộc Kháng chiến Chống Nhật, hay còn gọi là thời “Quốc Cộng hợp tác,” Giang Thượng Thanh là thượng cấp của Uông Đạo Hàm. Lúc đó, Giang Thượng Thanh, Đảng viên, phụ trách việc “thống chiến” [1] cùng chính quyền và lực lượng vũ trang địa phương của Quốc Dân Đảng tại An Huy, có được sự tín nhiệm từ Thịnh Tử Cẩn, Tư lệnh Bảo an kiêm Chuyên viên Hành Chính Khu vực 6 tỉnh An Huy. Một trong những nhiệm vụ của Giang Thượng Thanh là liên lạc với một nhóm đặc vụ Trung Cộng từ Thượng Hải và Giang Tô đến đảm nhiệm các chức vụ cấp huyện cho Thịnh Tử Cẩn. Uông Đạo Hàm là một trong số đó.
Khi Giang Trạch Dân còn làm việc tại Công ty Ôtô số 1 tại thành phố Trường Xuân, Uông Đạo Hàm khi ấy là Bộ trưởng Thứ Nhất Công nghiệp Cơ giới. Sau khi Giang biết được mối quan hệ giữa Uông Đạo Hàm và Giang Thượng Thanh, ông ta tìm cách kết thân với Uông và gọi Uông là “ân sư.” Được Uông dìu dắt hỗ trợ, sự nghiệp chính trị của Giang rất thuận buồm xuôi gió. Ấy vậy mà khi đạt được địa vị tối cao, Giang đã về Thượng Hải thăm viếng tất cả những người đỡ đầu cho mình, ngoại trừ Uông Đạo Hàm. Thế cho nên người Thượng Hải nói Giang là “lương tâm chó gặm.”
Tuy nhiên Giang Trạch Dân không hề hài lòng với những mối quan hệ giả tạo cùng Uông Đạo Hàm và Trương Ái Bình. Ông ta không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để thăng tiến chốn quan trường.
Khi Triệu Tử Dương làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Giang Trạch Dân thấy mình hiếm có cơ hội để lấy lòng Triệu, nên Giang bắt đầu lối đi vòng để tiếp cận Triệu. Một phương cách là lân la với những thân tín của Triệu; trong đó có một chuyện đã được đàm tiếu cả Trung Nam Hải. Một cựu lãnh đạo Quân Ủy Trung Ương, thượng tướng Hồng Học Trí, là người Kim Trại tỉnh An Huy. Trước mặt Hồng, Giang đã chủ động nói rằng tổ tịch của mình cũng là người An Huy, như vậy là người “đồng hương.” Gặp gỡ những ai, nói những lời nào, sao cho có lợi đối với bản thân chính là đặc điểm lớn nhất của Giang Trạch Dân nơi quan trường.
Khi Giang Trạch Dân càng thăng tiến ở chốn quan trường, ông ta càng sợ hãi rằng thân phận thật sự sẽ bị tiết lộ. Ông ta không bao giờ nhắc đến người cha ruột, thậm chí hoàn toàn cố ý tránh gặp mặt chị em ruột nhằm che giấu quan hệ. Chị của Giang bị quy là “cánh hữu” trong thời kỳ chống cánh hữu của ĐCSTQ trong những năm 1950, bị trả về quê, cách chức, và sống với mức lương 8 NDT/tháng [2]. Lo sợ lý lịch gia đình bất hảo bị lật tẩy, Giang không mảy may quan tâm đến chị ruột của mình. Vậy mà theo như Kuhn, thời điểm ấy Giang trợ cấp cho 2 người em họ (con của Giang Thượng Thanh) mỗi người 10 NDT/tháng.
Sau khi Giang chuyển đến Trung Nam Hải, hai người em họ cứ như là “kê khuyển thăng thiên”. Trường Song Ngữ Thế Minh, nhận học sinh từ mẫu giáo đến trung học, là một trong những ngôi trường lớn nhất và có trang thiết bị tốt nhất tại Dương Châu. Trên danh nghĩa, trường này được bảo trợ bởi Hội Chữ Thập Đỏ Trung Quốc, nhưng người chủ thật sự đứng đằng sau là Giang Trạch Linh, con gái đầu của Giang Thượng Thanh. Website chính thức của trường đăng lời đề tặng của Giang Trạch Dân. Có lần một ngân hàng, theo chỉ đạo của Giang Trạch Dân, đã cho Thai Triển – con trai của Giang Trạch Linh – vay vốn làm ăn mà không yêu cầu bất kỳ thế chấp nào hết.
Vô liêm sỉ hơn nữa là quá trình Giang Trạch Dân đưa Giang Trạch Huệ, con gái thứ hai của Giang Thượng Thanh, lên những chức vụ cao cấp. Theo báo cáo chính thức, Giang Trạch Huệ nhảy từ vị trí giảng viên trường Đại học Nông nghiệp An Huy sang làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhân dân tỉnh An Huy, Chủ tịch kiêm Bí thư Đảng ủy Đại học Nông nghiệp An Huy. Không lâu sau bà lại thăng vọt lên làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Trung Quốc và là thành viên của Đảng ủy Lâm nghiệp Quốc gia Trung Quốc. Những chức vụ khác bao gồm: Ủy viên Chính Hiệp Toàn Quốc; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Tài nguyên và Môi trường; Thường Ủy viên Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc; Chủ nhiệm Ủy ban Công tác Phổ cập Khoa học; Ủy viên Học vị Quốc vụ viện; Đồng Chủ nhiệm Hội Liên hiệp Quốc tế Trúc Đằng; Hội trưởng Hiệp hội Hoa Trung Quốc; Hội trưởng Hội Trúc Sản nghiệp Trung Quốc; và Chủ nhiệm Liên đoàn Lâm học Trung Quốc.
Khi Giang Thượng Thanh qua đời, 2 người con gái Giang Trạch Linh 3 tuổi và Giang Trạch Huệ 1 tuổi 4 tháng chỉ có hiểu biết mơ hồ về cha mình. Cả hai chị em đều hiểu rằng, không phải tất cả con em “liệt sỹ cách mạng” của Trung Cộng đều có thể leo lên được những địa vị cao trọng. Cha của họ, Giang Thượng Thanh, chu cấp cho họ rất ít, và sau khi ông mất cả hai phải sống trong cảnh đói khổ. Ngược lại, Giang Trạch Dân lợi dụng lai lịch của cha họ để tư lợi cá nhân, dùng nó để quan hệ với những quan chức cấp cao như Uông Đạo Hàm và Trương Ái Bình, rồi leo lên những nấc thang sự nghiệp và quay lại nâng đỡ họ. Nếu Giang Trạch Dân không sửa đổi xuất thân, hai chị em dù muốn cũng không thể mơ tới địa vị mà họ có được hôm nay. Cũng chỉ có người anh họ Giang Trạch Dân mới có thể tận dụng hết cái danh xưng “liệt sỹ cách mạng” của cha họ. Do đó hai người đều tự giác tự nguyện “tự cấm”, ở bất kỳ tình huống nào đều nói và làm theo những gì Giang Trạch Dân mong muốn.
Bất quá, con người ta thường lỡ miệng khi cao hứng. Có lần vài người bạn trò chuyện cùng Giang Trạch Huệ, có người nói “Cô thật là may mắn khi có ông anh như Giang Trạch Dân mới có được ngày hôm nay.” Giang Trạch Huệ bĩu môi đáp lời “Cô nhầm rồi. Là ông ta tốt số. Ông ta thăng tiến nhanh đến thế là nhờ có nhà tôi hậu thuẫn. Nếu không có gia đình tôi, ông ta đã bị liệt vào loại ‘hắc ngũ’ [3].” Có người cẩn thận hỏi “Chẳng phải mẹ cô nhận nuôi ông ta sao?” Giang Trạch Huệ mới nói “Lúc ấy nhà tôi quá khó khăn. Mẹ tôi đã từng hy vọng có người thân thích nhận nuôi 2 chị em tôi. Làm sao bà ấy dám nhận con nuôi cơ chứ? Hơn nữa, nhà ông ấy giàu, nhà tôi nghèo. Khi đó họ còn không thèm nhìn mặt nhà tôi. Chỉ là sau này có thay đổi, họ thấy có thể lợi dụng được chúng tôi… Vậy ai có lợi từ ai đây? Chúng tôi đều biết rõ.”
Chỉ cần xem lý lịch trích ngang của Giang Trạch Dân cũng sẽ thấy nhan nhản những điều mâu thuẫn. Để che đậy xuất thân gia đình Hán gian, Giang khai rằng ông ta tích cực tham gia “hoạt động cách mạng”, “nhiệt trung ái quốc” khi học tiểu học và trung học. Nhưng trên thực tế, với sự bồi dưỡng của phụ thân, Giang bận bịu với những thứ cầm kỳ thư họa. Đến khi học đại học, Giang cũng chẳng hề “ái quốc”, không theo học trường Đại học Trung Ương đã được di dời về phía tây Trung Quốc mà lại học ở trường Đại học Trung Ương của Ngụy quyền tại Nam Kinh. Giang biện hộ rằng ông ta làm thế là để “cứu Trung Quốc” thông qua con đường khoa học, muốn cứu quốc bằng con đường khoa học mà không để ý đến chính trị. Nhưng tuyên bố này lại hoàn toàn đối nghịch với cuốn hồi ký mới đây của Kuhn, trong đó viết rằng Giang nhiệt tình tham gia vào những hoạt động ngầm của Đảng Cộng sản tại trường học, sau đó kết nạp Đảng và trở thành phần tử hoạt động tích cực của Đảng tại Thượng Hải. Nhưng không thể nào kiểm chứng được liệu Giang Trạch Dân có tham gia vào hàng loạt những “sự kiện cách mạng” như lời khẳng định trong sách của Kuhn. Ví dụ như, cái gì là “cuộc biểu tình 23 tháng 6” được tổ chức bởi ĐCSTQ nhằm phản đối Tưởng Giới Thạch? Đó là vào ngày 23 tháng 6 năm 1946, Chu Ân Lai, Ngô Học Khiêm, Kiều Thạch và Tiền Kỳ Sâm lãnh đạo một cuộc diễu hành tại Thượng Hải, với hơn 5000 người từ khoảng 300 đơn vị và tổ chức. Nhưng cho đến tận bây giờ cũng không có sử liệu hay nhân chứng nào có thể chứng minh được Giang Trạch Dân, khi ấy với thân phận “Đảng viên ngầm”, đã tham gia diễu hành hay đảm nhận nhiệm vụ gì từ ĐCSTQ trong sự kiện này.
“Kinh nghiệm cách mạng” của Giang Trạch Dân đã được sáng tạo sao cho có lợi đối với ông ta nhất.
Quả là an bài của lịch sử, để cho tên hề có xuất thân chẳng mấy vẻ vang. Chính lịch sử đã để cho hắn vươn đến đỉnh cao quyền lực bằng sự lừa dối và ngụy tạo. Và như thế, đến lúc lịch sử đào thải hắn, cũng sẽ an bài để phơi bày tất cả các chi tiết xung quanh hắn và sự nghiệp của hắn, nhằm răn đe hậu nhân. Đó chính là Thiên Ý.
______________
Ghi chú:
[1] Một kiểu đồng minh chính trị tạm thời, có lợi cho mục tiêu của Trung Cộng. Trong lịch sử của mình, Trung Cộng nhiều lần sử dụng chiến thuật “thống chiến” tương tự.
[2] Khoảng 1 USD
[3] Chỉ 5 nhóm giai cấp bị Trung Cộng coi là hạ đẳng, đó là địa chủ, phú nông, phản động, phần tử xấu, và phái hữu. Đây là những nhóm mục tiêu tấn công của Trung Cộng trong những cuộc vận động chính trị.
____
Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – chương 2 – phần 1
Chương 2: Hiển thị tài văn chương, Phụ tử hưởng đặc ân; Chuyên viên Điện Cơ làm Gian tế cho cả hai nước (1940-1956)Giang Trạch Dân thích tạo ấn tượng với người khác rằng ông ta có tài ca vũ. Ông ta chơi được nhiều loại nhạc cụ, trong đó có piano, đàn nhị và guitar. Vì muốn hiển thị khả năng âm nhạc, Giang thường rơi vào những tình huống mất mặt. Đơn cử như ngày 30 tháng 3 năm 1999, Giang được Tổng thống nước Áo, Thomas Klestil, mời tham quan Salzburg, quê hương của Mozart. Vật phẩm quý giá nhất nơi đây là một chiếc đàn piano Vienna, được chính nhà soạn nhạc thiên tài mua năm 1785. Sau khi được ngài tổng thống giới thiệu di vật có hơn 200 năm lịch sử này, Giang sà vào đàn, kéo ghế, mở hộp, hào hứng muốn trình diễn. Lúc bấy giờ, nếu ông ta chơi vài nhạc phẩm tiêu biểu của Mozart, như Don Giovanni hay Marriage of Figaro, thì có thể xem đó là một sự hoài niệm hay thậm chí là sự tôn kính. Nhưng ngạc nhiên thay, Giang lại bắt đầu đàn bài “Hồng Hồ thủy lãng đả lãng” [1] (từng cơn sóng vỗ vào nhau trên mặt Hồng Hồ). Tổng thống Klestil rõ ràng không muốn Giang động đến di vật quý giá của tiền nhân, nhưng vì lễ tiết ngoại giao nên đành bỏ qua. Còn Giang diễn tấu say sưa, những mong thu hút ánh nhìn ngưỡng mộ từ các quý bà quý cô Trung Quốc.
Mải mê thể hiện sự tinh thông nhạc lý – táo gan động
đến cả đàn piano của Mozart – Giang không hề nghĩ rằng trò hề này làm
người ta liên tưởng đến mối tương đồng giữa cha con hắn: Hán gian.
1. Thủ thuật tẩy não Hán gian
Ở thời kỳ Ngụy quyền tay sai Uông Tinh Vệ
(1940-1944), một gia đình có thể cho con theo học trường trung học tư
nhân, rồi sau đó là Đại học Trung Ương Nam Kinh, hơn nữa còn được học
piano, chẳng thể nào là một gia đình bình thường.
Năm 1940, cha của Giang Trạch Dân là Giang Thế Tuấn,
đã tìm nơi nương náu tại Nam Kinh. Vào thời điểm ấy, đứng đầu Ngụy quyền
có 3 người: Uông Tinh Vệ, Trần Công Bác và Chu Bột Hải. Trong đó Trần
Công Bác và Chu Bột Hải đều là những người sáng lập nên ĐCSTQ, là đại
biểu Đại hội Đảng lần thứ nhất; cả hai đều có chức vụ rất cao trong
ĐCSTQ, thậm chí còn cao hơn cả Mao Trạch Đông.
Khi Uông Tinh Vệ thành lập chính quyền tay sai cho
Nhật tại Nam Kinh, ông ta rất cần nhân lực và nhân tài, từ cấp bộ trưởng
cho đến nhân viên. Thế là một loạt những văn nhân vô sỉ, thương nhân
lươn lẹo, chính khách nhàn rỗi và cựu viên chức, tề tụ quanh Uông. Trước
dinh thự của Uông tại Nam Kinh khi ấy đầy ô tô, từ loại tối tân vào
những năm 1940 với các màu xám, lam, hồng, lục, đến loại cổ điển hai màu
đen trắng có cả chỗ ngủ. Các vị khách đến từ những biệt thự xa hoa bên
bờ sông Tần Hoài, hồ Huyền Vũ tại Nam Kinh, từ Tây Hồ tại Hàng Châu, từ
Thượng Hải, Tô Châu, Vô Tích và Dương Châu. Người người chẳng biết từ
đâu, bát phương tụ tập. Nhất thời, những thành phần cặn bã lại chiếm ưu
thế trong xã hội,trong chính quyền Uông Tinh Vệ người ta chẳng từ thủ
đoạn, kèn cựa giành giật, xu phụ quyền thế để ngoi lên. Trong số đó có
văn nhân thương giới Giang Thế Tuấn.
Giang Thế Tuấn là kẻ chuyên đầu cơ trục lợi để có
được quyền và tiền. Những năm ấy quân Nhật xâm lược với quân đội hùng
mạnh, đã tấn công Trung Quốc đại lục từ đông bắc, đến chính bắc, rồi vào
trung tâm, sau đó tràn đến Thượng Hải, Vũ Hán, Quảng Châu. Tiếp đó,
Hồng Kông, Manila, và các đảo tại Nam Dương đều rơi vào tay Nhật Bản.
Cuối năm 1941, trong khi quân Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Đô đốc
Yamamoto Isoroku đã tiêu diệt đại bộ phận thủy quân và không quân Hoa Kỳ
tại Trân Châu Cảng, thì Quốc Dân Đảng với sự lãnh đạo của Tưởng Giới
Thạch vẫn còn dùng súng trường Hán Dương và dao kiếm để kháng cự xe tăng
và máy bay của Nhật. Vì thế, nhiều người Trung Quốc tin rằng sớm muộn
gì Trung Quốc cũng rơi vào tay Nhật Bản và bắt đầu chuyển qua làm tay
sai cho Nhật. Nhưng Giang Thế Tuấn là một tiểu thương khôn khéo tính
toán, cũng phòng bị rằng một ngày kia Quốc Dân Đảng sẽ nổi dậy và đánh
bại quân xâm lược; đến lúc ấy ông ta sẽ lâm nguy do làm tay sai cho
Nhật. Vì lý do ấy, Giang không dùng danh tính thực mà dùng bí danh
“Giang Quan Thiên.”
Giang Thế Tuấn ham mê cả văn học và kỹ thuật điện cơ,
đã bỏ ra không ít công phu nghiên cứu hai lĩnh vực này. Ông ta hết lòng
nghiên cứu thủ đoạn tuyên truyền của Đức Quốc xã, đặc biệt là bộ phim
tài liệu Chiến thắng bằng ý chí của Leni Riefenstahl; một bộ phim
nổi tiếng về Hitler, thông qua những thủ pháp nghệ thuật và sắc thái
tôn giáo, đã tạo nên hình tượng Hitler như một vị thần. Chỉ trong mấy
năm đầu sau khi Hitler lên cầm quyền, GDP của nước Đức tăng đột biến,
100% mỗi năm – là bằng chứng của “chiến thắng bằng ý chí.” Riefenstahl
đạo diễn tiếp một bộ phim khác, Olympia, có chủ đề về Thế Vận Hội
Mùa Hè năm 1936 tại nước Đức và tinh vi biến sự kiện này thành một
“nghi thức phát xít.” Đứng tại giác độ nghệ thuật, bộ phim đã khiến vô
số thanh niên nước Đức như mê như say.
Giang Thế Tuấn chủ trì những công tác thường nhật tại
Bộ Tuyên truyền Chính phủ Trung ương Ngụy quyền, do đó ông ta có thể
đem toàn bộ tâm huyết nghiên cứu vận dụng phương pháp tuyên truyền phát
xít. Ông ta cũng hiểu được sức mạnh của dư luận. Mặc dù bận bịu với công
việc mỗi ngày, Giang luôn giành thời gian “nhọc lòng khẩn thiết” dạy dỗ
người con trai Giang Trạch Dân. Rất nhiều người khi thấy Giang Trạch
Dân ra lệnh cấm hoạt động đối với Báo Kinh tế Thế giới ngay trước Cuộc
Thảm sát Thiên An Môn 1989, những tưởng rằng đó là ngẫu nhiên. Kỳ thực,
sự kiện này cho thấy Giang Trạch Dân hiểu quá rõ sức ảnh hưởng của
truyền thông – một thứ vũ khí mà ông ta đã nắm vững khi mới 15 tuổi.
Quyết định thảm sát đơn giản cho thấy ông ta đã “thấm nhuần” lý luận
tuyên truyền của Đảng, đã trở nên “lão luyện” về mặt chính trị, và đã có
thêm nhiều cơ hội vận dụng chúng trong thực tiễn khi bước trên những
nấc thang quyền lực của ĐCSTQ.
Một tay Giang Thế Tuấn đã bày ra Triển lãm Chiến tích Đại Đông Á thánh chiến Thái Bình Dương,
trong đó vận dụng những kỹ xảo tuyên truyền mà ông ta học được, cùng
những kiến thức về điện cơ, để miêu tả cuộc không chiến và hải chiến
Mỹ-Nhật, với đầy đủ các hiệu ứng về âm thanh và ánh sáng. Cảnh tượng
quân Nhật khai pháo, máy bay Mỹ trúng đạn, lao xuống đất, diễn ra thật
sống động. Một bức tranh sơn dầu lớn – Tập kích Trân Châu Cảng –
choán hết toàn bộ tường nhà triễn lãm. Trong bức tranh, bầu trời tràn
ngập những chiếc máy bay Zero Fighter bay lên lượn xuống, tiếp đất như
đàn muỗi, biểu hiện tinh thần võ sĩ đạo của quân nhân Nhật Bản, cùng sự
phù hộ “vũ vận trường cửu” của Thiên Chiếu Đại Thần Amaterasu Omikami;
như thế người ta xem xong sẽ cảm thấy quân Nhật là bất khả chiến bại và
sẽ vĩnh viễn chiếm đóng Trung Quốc; “tiêu” Anh “diệt” Mỹ cũng chỉ là
chuyện một sớm một chiều.
Bên cạnh đó Giang Thế Tuấn còn tham gia sản xuất Vạn cổ lưu danh,
một bộ phim kháng kích Anh và Mỹ. Với số tiền đầu tư kếch xù, Giang đã
mời được một vị đạo diễn nổi tiếng và ngôi sao điện ảnh Cao Chiêm Phi
diễn vai Lâm Tắc Từ, một vị quan triều Thanh. Bộ phim đã bóp méo lịch sử
nhằm phục vụ nhu cầu xâm lược của Nhật, và gieo rắc lòng hận thù đối
với nước Mỹ.
Giang Thế Tuấn còn học cách vận dụng tuyên truyền
theo hình thức dân tộc, nhằm ngụy tạo sự thái bình thịnh vượng và khiến
người dân quên lãng cuộc thảm sát Nam Kinh [2] những năm trước đó. Đơn
cử như phương cách ông ta lợi dụng lễ hội “vu lan” truyền thống của Phật
giáo. Giang tổ chức lễ hội thật hoành tráng, cùng với tập tục thả hoa
đăng trên sông, đồng thời sử dụng báo chí quảng bá rầm rộ về bảo liên
đăng và hoa tươi giăng khắp Sông Tần Hoài và Hồ Huyền Vũ. Nhân dân Nam
Kinh chen chúc nhau trên bờ sông và trước Miếu Khổng Tử để chứng kiến sự
kiện này. Khán giả vô tình trở thành con rối trong tay Giang, như mê mờ
lạc lối, quên mất lịch sử thương tâm gây nên bởi chính quyền Nhật Bản.
Cục tuyên truyền – đứng đầu là Giang Thế Tuấn – đã
biên soạn những ca khúc nhi đồng thông tục, vì chúng biết rõ: tẩy não
cần bắt đầu từ tuổi còn thơ. Thế nên Giang đã sử dụng những lời hát như
“bảo đao như điện chớp, khí chất như cầu vồng – nào ta đấu tranh cho
thịnh phú”, để dạy bảo trẻ em rằng chúng được phép giết người và chiến
tranh là để đạt được thịnh vượng và chủ quyền. Trong khi đó, ca từ dạng
như “Ngàn dặm vạn dặm, đại phong dương dương” lại tán dương quân Nhật
xâm lược, đã vượt qua biết bao gian khó trên bước đường chinh phục Châu
Á, bất chấp nghịch cảnh, anh dũng hy sinh cho “tự do” tại Đông Á. Ông ta
phát hành một cuốn truyện tranh thiếu nhi có tựa đề Lịch sử xâm lược Trung Hoa của Anh và Mỹ,
với mục đích chĩa mũi dùi hận thù về phía 2 quốc gia này, trong khi ca
tụng “vành đai Đại Đông Á cộng vinh” [3] cùng ý tưởng “nhân dân Châu Á
nhất tề cố gắng, tiêu Anh diệt Mỹ nhất định toàn thắng.”
Có thể nói Giang Trạch Dân là một đứa trẻ lớn sớm,
tuân theo sự dạy dỗ từ Giang Thế Tuấn.Ngay khi còn nhỏ, Giang Trạch Dân
đã học được kỹ thuật tẩy não từ cha mình. Với bản tính mưu mô, Giang-con
nhanh chóng tiếp thu những mánh lới của cha, kể cả những điều nhỏ nhặt
nhất. Những bài học ấy thể hiện ở việc ĐCSTQ đã làm khánh kiệt tài
nguyên quốc gia nhưng lại gây dựng nên 4 siêu thành phố – Bắc Kinh,
Thượng Hải, Thâm Quyến, và Quảng Châu – nổi tiếng bởi sự trụy lạc cùng
đời sống xa hoa và phung phí. Những ca sỹ nổi danh, các ngôi sao điện
ảnh và diễn viên hài, đồng loạt đăng đàn ngợi ca Đại liên hoan kỷ nguyên hưng thịnh [4].
Nhưng nếu lưu ý định nghĩa tiêu chuẩn nghèo từ Liên Hợp Quốc là những
người có mức thu nhập thấp hơn 365USD hay khoảng 3000 NDT một người, thì
khi ấy có khoảng 900 triệu người Trung Quốc có mức thu nhập bình quân
chỉ ở mức 2620 NDT, nghĩa là có gần 1 tỷ người sống trong nghèo đói.
Cùng lúc đó có khoảng 30 triệu hộ gia đình ở các khu đô thị bị thất
nghiệp. Nếu những người ấy không đối diện với hiện thực đói khổ, khi xem
được những tuyên truyền rợp trời này, chắc có lẽ đã tin vào một Trung
Quốc thịnh vượng hào nhoáng. Tất cả những thứ ấy đều xuất xứ từ mầm mống
chiến thuật tuyên truyền được gieo rắc bởi người cha phát xít và bán
nước của Giang Trạch Dân, được tưới bởi thứ nước tội lỗi của ĐCSTQ và
mánh lới của Giang Trạch Dân, bất chấp những nguy hại đến con người, vẫn
cứ sinh trưởng, nảy chồi, và kết trái.
Sau khi có được tam quyền: Đảng, chính phủ và quân
đội, Giang Trạch Dân đề bạt người bạn thân Trần Chí Lập, làm bộ trưởng
Bộ Giáo dục với mục đích tẩy não thanh thiếu niên Trung Quốc. Đáng kể
nhất là quyết định loại bỏ những hình tượng văn hóa như Nhạc Phi và Văn
Thiên Tường khỏi danh sách những “anh hùng dân tộc”, trong khi lại ca
ngợi kẻ bán nước như Tần Cối. Lấy ý tưởng từ “Chiến thắng bằng ý chí”,
Giang đã đầu tư 30 triệu USD cho Trương Nghệ Mưu làm bộ phim Anh hùng –
với những cảnh quay hùng vỹ và vũ thuật đẹp mắt, nhưng lại ca ngợi bạo
chúa Tần Thủy Hoàng. Trên thực tế, bộ phim đã được công chiếu tại Đại
Hội Đường Nhân Dân, cho thấy ảnh hưởng chính trị của nó. Kết hợp những
điều học được từ cha mình với những thủ đoạn tuyên truyền cóp nhặt từ
ĐCSTQ, Giang Trạch Dân thậm chí còn cao tay hơn cả cha trong việc tuyên
truyền; và tất nhiên số tiền mà Giang-con sử dụng để tuyên truyền là lớn
hơn rất nhiều. Mánh lới của Giang Thế Tuấn thua xa Giang Trạch Dân cả
về phạm vi lẫn độ sâu.
Giang Trạch Dân đặc biệt yêu thích khung cảnh phồn
hoa phú quý hai bên bờ sông Tần Hoài. Với mục đích chính trị, quân Nhật
xâm lược đã quảng bá nữ diễn viên người Nhật, Lý Hương Lan, thành “đế
quốc chi hoa” – một phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Nàng diễn xướng nhiều ca
khúc được khán giả khắp Trung Quốc mến mộ, chẳng hạn như “ngày nào chàng
trở lại,” “dạ lai hương,” “mại đường ca,” “ca vũ kim tiêu.” Ca hát tại
khu vực bị quân Nhật chiếm đóng, giọng ca ngọt ngào và những cảnh sắc mê
say trong lời ca của Lý đã ru ngủ người dân Trung Quốc, khiến họ quên
lãng cuộc thảm sát vừa mới diễn ra mấy năm trước. Và cũng chính Lý đã
thủ vai nữ chính, đồng thời thể hiện ca khúc nhạc nền, trong bộ phim China Nights.
Bộ phim kể về một cô gái Trung Quốc si mê một người lính Nhật Bản, dù
trước đó đã bị anh ta đánh đập. Thủ đoạn tẩy não tinh vi, sử dụng mỹ nữ
cùng những bài hát ngọt ngào, đã gây ấn tượng sâu sắc đối với Giang
Trạch Dân. Về sau, chính Giang đã chỉ thị Đài Truyền hình Trung Ương
(CCTV) khi làm Gala Mừng Xuân hàng năm phải mở màn bằng một bài hát có
tính chính trị được hát bởi Tống Tổ Anh. Điều đó thể hiện rõ động cơ của
ông ta.
Đối với những phụ nữ xinh đẹp như Lý Hương Lan, Giang
Trạch Dân chẳng thể nào quên. Năm 1991, Đoàn kịch Shiki của Nhật Bản đã
đến Trung Quốc trình diễn một vở nhạc kịch có tính chính trị, tên là Ri
Koran (phiên âm tiếng Nhật của Lý Hương Lan). Lý Hương Lan, khi ấy đã
71 tuổi, đã dự định tự mình đến Trung Quốc tham dự buổi bế mạc tại thành
phố Đại Liên. Cuối cùng bà phải hủy kế hoạch vì lý do sức khỏe. Giang
Trạch Dân đã than thở trong một thời gian rất dài vì tiếc nuối cơ hội
được chuyện trò cùng người tình trong mộng của biết bao người đàn ông.
Giang Thế Tuấn hàng năm đều tổ chức lễ tưởng niệm Khổng Tử, nhằm tỏ
vẻ phát huy văn hóa Trung Hoa. Ông ta dàn dựng biểu diễn điệu “bát dật”,
làm theo những lễ nghi được ghi chép trong sách Lễ Ký và
tế lễ tam sinh heo, bò, cừu. Sau nghi lễ, tam sinh được chia phần và
gửi đến quan viên các bộ, các cục trong Ngụy chính phủ. Giang Trạch Dân
cũng nối gót cha mình, ra sức hoằng dương những thứ gọi là “văn hóa dân
tộc” nhưng với mục đích ca ngợi sự thống trị của ĐCSTQ.Ghi chú
[1] Một bài hát từ vở opera hiện đại của Trung Quốc “Hồng binh Hồng Hồ”, đoạn nhạc này bắt chước một điệu nhạc phổ biến tại Hồ Bắc, nhằm phục vụ cho mục đích chính trị của ĐCSTQ.
[2] Còn được gọi là Cưỡng hiếp Nam Kinh, là một tội ác chiến tranh do quân đội Nhật thực hiện tại thành phố Nam Kinh của Trung Quốc vào tháng 12 năm 1937.
[3] Một nỗ lực của Nhật Bản tạo nên một khối các quốc gia Châu Á có thể cung cấp vật liệu thô cho Nhật và đóng vai trò tiêu thụ hàng hóa từ Nhật Bản.
[4] Đề tài của Gala Mừng Xuân năm 2005 của Đài Truyền hình Trung Ương Trung Quốc (CCTV).
___
Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân — Chương 2 — Phần 2
Chương 2: Hiển thị tài văn chương, Phụ tử hưởng đặc ân; Chuyên viên Điện Cơ làm Gian tế cho cả hai nước (1940-1956)Ban can huấn thanh niên
Các điệp viên của quân Nhật xâm lược được điều hành bởi một vị tướng tên là Kenji Doihara với cánh tay phải là Đinh Mặc Thôn. Vì đã đề xuất “Chiến lược đặc vụ tại Thượng Hải” nên Đinh rất được người Nhật trọng dụng. Ông ta lập nên “Tổng bộ đặc vụ” tại số 76 đường Jessfield Thượng Hải (nay là đường Vạn Hàng Lộ) do ông ta đứng đầu và Lý Sĩ Quần làm phó. Năm 1939, Đinh đã là Trung ương Ủy viên kiêm Ủy viên Thường vụ Trung Ương Ngụy Quốc Dân Đảng–tương đương với chức Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị của ĐCSTQ. Ông ta cũng là Bộ trưởng Bộ Xã hội của Ngụy quyền, tương đương với chức Bộ trưởng Bộ An ninh của ĐCSTQ.Giang Thế Tuấn rất kỳ vọng vào cậu con trai. Ông ta biết rõ rằng, chỉ những ai làm điệp viên như Đinh Mặc Thôn mới được tín nhiệm và đề bạt vào những chức vụ cao trong quân đội Nhật Bản và có được tiền đồ sáng lạn. Khi Đinh đang tìm địa điểm để xây dựng lại Đại học Trung Ương Nam Kinh của Ngụy quyền, ông ta kiên quyết loại trừ những sinh viên có ý thù địch với Nhật Bản ra khỏi hệ thống giáo dục đại học. Do đó ưu tiên hàng đầu của Đinh là huấn luyện một số “sinh viên đặc vụ” trà trộn vào hàng ngũ sinh viên nhằm theo dõi và tìm ra manh mối về những ý kiến chống đối hay những hoạt động kháng Nhật, từ đó tiến hành bắt bớ và trừ khử những người liên quan. Chính vì thế Đinh đã thành lập “Ban Can Huấn Thanh Niên Đại Học Nam Kinh”. Bắt chước chiến thuật của quân Nhật xâm lược, Đinh cũng tuyển chọn những thanh thiếu niên là con em các quan viên cao cấp. Sự huấn luyện bắt đầu từ khi còn thơ bé, khiến những thanh thiếu niên này có thể xử lý bình tĩnh, ứng biến nhanh nhạy gần như tự nhiên đối với bất kỳ tình huống ngặt nghèo nào. Những tên Hán gian ở các bộ, các vụ trong chính quyền bù nhìn Uông Tinh Vệ đều ra sức gửi gắm con em mình vào chương trình huấn luyện, bởi vì đây là cơ hội tốt cho tương lai của chúng.
Đinh Mặc Thôn tổ chức tổng cộng 4 khóa huấn luyện với số lượng học viên khác nhau. Giang Thế Tuấn tận dụng triệt để những cơ hội này để Giang Trạch Dân được tham gia huấn luyện bởi vì ông ta tin rằng Giang-con là một tài năng gián điệp thiên phú.
Đáng nói là, ngoài những khóa huấn luyện nghiệp vụ kỹ thuật, các điệp viên còn phải theo học các khóa chính trị, có chức năng như một chương trình tẩy não. Tất cả các điệp viên đều bị nghiêm cấm tín phụng bất kỳ chính thần nào. Sau khi Đức, Ý, Nhật hình thành Khối Trục thì thông tin tình báo đều được trao đổi giữa 3 nước. Các tác phẩm của Nietzsche–người từng tuyên bố rằng “Chúa đã chết” và có đóng góp rất lớn cho thuyết vô thần–được xem là “văn hóa cấp tiến” và thứ tà thuyết này trở thành tài liệu bắt buộc, nhằm đầu độc tư tưởng của các điệp viên.
Giang Trạch Dân tham gia vào khóa học thứ tư. Khóa học được tổ chức dưới danh nghĩa của Đại học Trung Ương Nam Kinh và được giảng dạy bởi các giáo sư chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ tình báo. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ trực tiếp được nhận vào trường Đại học Trung Ương, thế nên Giang đã ghi danh. Giang chọn theo học ngành điện cơ, tất nhiên là có ảnh hưởng từ niềm đam mê của cha mình, nhưng cũng bởi vì Giang Trạch Dân rất thích thú và hiếu kỳ với các kỹ năng điện cơ của Giang Thế Tuấn trong “Triển lãm Thánh Chiến Đại Đông Á”.
Không chỉ được miễn học phí, Giang Trạch Dân còn nhận được học bổng. Ông ta sống vô độ thời đại học, thường xuyên đến các nhà chứa cùng đám bạn xu nịnh quyền thế. Là một điệp viên, Giang đã trở nên hư hỏng từ khi còn nhỏ, điều đó phần nào giải thích tại sao Giang lại dễ dàng tìm được gái bán hoa ngay lần đầu tiên công du Hoa Kỳ trên cương vị Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Điện tử. Điều này rất hiếm gặp trong số những vị bộ trưởng thời bấy giờ.
Học viên của các khóa Can Huấn Thanh Niên này có khả năng đánh hơi tài tình, và đã chạy tứ tán sau khi quân Nhật đầu hàng. Những người rơi vào tay Trung Cộng đều trở thành giảng viên bán thời gian cho các cục an ninh công cộng, chuyên giảng dạy định kỳ cho các cán bộ an ninh của Trung Cộng. Thế nên Giang Trạch Dân cũng dạy một khóa cho Trung Cộng. Mặc dù “năng lực chánh sự của Giang không bằng một trưởng khoa nhỏ tại một đơn vị địa phương,” ông ta vẫn có thể sái lộng các đối thủ — mới hay cũ — trong Bát Lộ Quân, bằng những ngón nghề tình báo.
Vào tháng 10 năm 2003, có người công khai kêu gọi những người trong cuộc cung cấp một bức ảnh gọi là “ảnh tập thể có Lý Sỹ Quần và Giang Trạch Dân” được chụp vào năm 1942. Một nhân chứng của bức ảnh cho biết nó được chụp khi Lý Sỹ Quần gặp mặt các học viên khóa 4 của Ban Can Huấn Thanh Niên tại Đại học Trung Ương Ngụy quyền. Có 23 người trong bức hình, Giang Trạch Dân đứng thứ 5 (từ bên trái qua) hàng thứ 2.
Lý Sỹ Quần, người về sau đứng đầu Cục Tình báo Ngụy quyền Uông Tinh Vệ, gia nhập ĐCSTQ vào năm 1924. Ngày 12 tháng 4 năm 1927, Lý được Trung Cộng cử đi Liên Xô huấn luyện về tình báo. Lý quay về Thượng Hải vào cuối năm 1928 và làm việc cho Đặc vụ Khoa Trung Cộng. Năm 1938 Lý đầu quân cho Nhật và thành lập “Tổng bộ đặc công số 76”. Ảnh tập thể với Ban Can Huấn Thanh Niên cùng Lý Sỹ Quần là bằng chứng thép khẳng định rằng Giang Trạch Dân là đặc vụ Hán gian. Quá khứ ấy vẫn còn đeo bám Giang cho đến tận hôm nay.
Sau khi quân Nhật đầu hàng vào ngày 3 tháng 9 năm 1945, Trung Quốc bắt đầu khôi phục những vùng lãnh thổ đã mất. Ngày 26 tháng 9 năm 1945, chính quyền Quốc Dân Đảng (QDĐ) đã công bố một văn bản “kiểm định sinh viên trên trung học tại các khu vực đã được giành lại”, tiến hành thẩm định các sinh viên đang theo học tại các trường đại học-cao đẳng công lập ở những khu vực bị quân Nhật chiếm đóng. Tháng 10 năm 1945, Bộ Giáo dục chính quyền QDĐ ra lệnh thống nhất 3 trường: Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Giao thông Trùng Khánh và Đại học Trung Ương Nam Kinh; và đặt trụ sở tại Đại học Giao thông Thượng Hải ở Từ Gia Hối. Vì Đại học Trung Ương Nam Kinh và Đại học Giao thông Thượng Hải nằm trong số 6 trường đại học được liệt vào dạng “trường học thuộc ngụy quyền hán gian”, sinh viên theo học những trường này cũng trở thành “ngụy sinh viên” và cần bị điều tra thẩm định. Vì thế Giang Trạch Dân cũng nằm trong số những “ngụy sinh viên” bị nghi ngờ và thuộc danh sách bị thẩm định, tuy nhiên Giang đã chạy trốn trước khi bị điều tra.
Giang chạy trốn vì ông ta thấy được kết cục đối với Trần Công Bác. Gần như ngay sau khi quân Nhật đầu hàng vào ngày 9 tháng 9 năm 1945, đại biểu của Trung Quốc là Hà Ứng Khâm đã chất vấn phía đại biểu Okamura Yasuji của Nhật nhằm dẫn độ Trần Công Bác về Trung Quốc để thẩm vấn. Trần Công Bác đã bị áp tải về Trung Quốc vào ngày 3 tháng 10.
Nhận thấy sự trừng trị nghiêm khắc của chính quyền QDĐ đối với Hán gian, Giang Thế Tuấn cũng cảm thấy đại nạn đang ở trước mắt, vì thế ông ta đã rũ bỏ biệt danh Giang Quan Thiên và lấy lại danh tính thực là Giang Thế Tuấn — một thương nhân, kỹ sư và là một người say mê văn học. Ông ta quay về quê nhà mai danh ẩn tính một thời gian.
Trong khi đó, Giang Trạch Dân đã bỏ học và chạy trốn. Cuối cùng ông ta lưu lạc đến một địa phương tên là Miên Hoa Bình, ở Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây. Không có tiếng nhạc từ China Nights, cũng không có điệu nhảy Ngọc thụ hậu đình hoa nơi hai bờ sông Tần Hoài, tiền kinh phí đặc vụ cùng cuộc sống xa hoa cũng không, Giang đã lưu lạc trong đói rét cơ hàn. Sau này nhờ một nông dân chứa chấp, Giang mới được tá túc hơn nửa năm để chờ đợi gia đình đến đón về.
Trước lúc rời xa nơi làng quê thôn dã ấy, Giang Trạch Dân viết lên một cuốn sách cũ về y khoa của gia đình người nông dân rằng một ngày nào đó nếu có được quyền lực, ông ta nhất định sẽ quay lại tạ ơn. Giang còn ký tên mình lên đó. Sau khi trở thành Tổng Bí thư ĐCSTQ, Giang đã từng đến vùng núi Tỉnh Cương và có ở lại Vĩnh Tân một ngày, hơn nữa còn cố ý đến thăm Miên Hoa Bình. Không ai trong số tùy tùng của Giang biết được vì sao ông ta lại quá quen thuộc với địa phương nhỏ bé này và tại sao ông ta lại cứ một mực muốn đến đó. Năm 1997 một hậu duệ của người nông dân kia đã tìm thấy cuốn sách y khoa có chữ ký của Giang, anh ta hết sức kinh ngạc nên đã đi tìm người thân thích của vợ Úy Kiến Hành (cũng là người Vĩnh Tân) để hỏi ý kiến xem nên làm gì với cuốn sách ấy. Cuối cùng người thân thích kia đã khuyên anh ta nên để chuyện này yên.
Trong lúc Giang đang trên đường đào thoát, học ủy Trung Cộng tại Thượng Hải đã ngấm ngầm lợi dụng sự bất mãn của nhiều sinh viên đối với các cuộc điều tra và khích động sinh viên tại 6 trường đại học thành lập một hội liên hiệp sinh viên. Trong vòng nửa năm từ tháng 10 năm 1945 đến tháng 3 năm 1946 (chính là khoảng thời gian mà Giang đang trốn tại Miên Hoa Bình), ĐCSTQ đã tập hợp sinh viên tại 6 trường đại học trên để tổ chức 7 lần diễu hành, 8 đợt thỉnh nguyện cùng nhiều lần hội thảo có mời cả phóng viên của Trung Quốc lẫn nước ngoài (một trong những cuộc diễu hành nổi tiếng nhất diễn ra vào ngày 6 tháng 11, sau này được gọi tắt thành sự kiên “diễu hành 11-6”). Trong khi đó sinh viên tại các đại học và học viện “thuộc ngụy quyền” ở Nam Kinh và Bắc Kinh (lúc đó được gọi là Bắc Bình) cũng được các tổ chức ngầm của ĐCSTQ cổ động và dẫn dắt hành động, đã tràn xuống đường phố diễu hành kháng nghị, tạo nên ảnh hưởng rất lớn đối với dư luận xã hội.
Nếu Giang Trạch Dân quả thật đã từng tham gia những phong trào gây chấn động như thế thì một kẻ miệng lưỡi như ông ta chắc có lẽ đã làm ra tối thiểu cũng 20 đến 30 tập phim truyền hình để ca ngợi bản thân. Nhưng Giang tuyệt nhiên không nhắc tới. Nguyên nhân cơ bản tất nhiên là do ông ta không có gì để khoa môi múa mép. Khi đó ông ta không ở Nam Kinh cũng chẳng ở Thượng Hải, mà đang trốn chui trốn nhủi ở một nơi hẻo lánh không ai biết, phập phồng mong đợi cho cuộc điều tra sớm kết thúc.
Về sau để che giấu cho khoảng thời gian này, Giang Trạch Dân nói rằng ông ta đã tham gia một phong trào sinh viên được tổ chức năm 1943 bởi lực lượng ngầm của Trung Cộng. Quả là một sự dối trá trắng trợn–chỉ có thể lừa gạt những ai không có kiến thức về lịch sử. Sự thực là tại những địa phương bị quân Nhật chiếm đóng, chưa bao giờ có một phong trào sinh viên nào, ở bất kỳ một trường học nào, được dẫn dắt bởi lực lượng Trung Cộng ngầm, mà chỉ có những hoạt động bí mật nhằm phản kháng quân Nhật. Chỉ có ở những địa phương do Quốc Dân Đảng chiếm đóng mới có những phong trào sinh viên kêu gọi chính quyền QDĐ kháng Nhật. Nếu nói một cách minh xác thì chính Trung Cộng đã xúi giục sinh viên trong vùng chiếm đóng của Quốc Dân Đảng thực hiện biểu tình để làm tổn hại thanh danh của Tưởng Giới Thạch, đồng thời hy vọng rằng cả quân Nhật và quân QDĐ đều lưỡng bại câu thương.
Trong những khu vực bi người Nhật chiếm đóng, người dân Trung Quốc bị đối xử tàn ác và đẫm máu. Bất kỳ sinh viên hay thầy giáo Trung Quốc nào nếu tìm cách tổ chức các hoạt động, tụ tập, biểu tình, kiến nghị, diễu hành hay đình công chống Nhật hay Ngụy quyền, hay có ý phản đối đều sẽ lập tức gặp phải đàn áp tàn bạo.
Giang Trạch Dân đã được chuyển đến Đại học Giao thông Thượng Hải và luôn né tránh đề cập đến quãng thời gian năm 1948 khi ông ta ở Thượng Hải sau khi tốt nghiệp đại học. Trong sơ yếu lý lịch của Giang (được trình lên Hội Trung ương Ủy viên), theo sau đề mục tốt nghiệp vào năm 1947 là kinh nghiệm chính trị năm 1949, là năm mà ĐCSTQ đoạt được chính quyền.
Nhưng sự thực là Giang đã làm việc cho cả Mỹ và cả QDĐ trong quãng thời gian đó. Dùng lời của Trung Cộng thì đó là “trục lợi”, là “phản cách mạng”. Trừ một vài học giả không phải người Trung Quốc ra thì không ai nhắc đến giai đoạn này của Giang. Biết rất rõ luật của Trung Cộng nên Giang không bao giờ dám hé răng về khoảng thời gian ngắn hợp tác với kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Giao thông Thượng Hải vào năm 1947, Giang được nhận vào làm kỹ thuật viên phòng điều hành năng lượng tại một công xưởng thực phẩm thuộc chi nhánh Công ty Hải Ninh Dương, là một công ty của Mỹ. Cũng trong năm 1948 công ty này được Tổng bộ Liên Cần của QDĐ mua lại và đặt lại tên là Xưởng Nhất Lương; lúc đó nó trực thuộc bộ tư lệnh Bắc Kinh-Thượng Hải-Hàng Châu. Giang vẫn tiếp tục làm kỹ thuật viên năng lượng. Vì đây là một xí nghiệp quân công chịu sự kiểm soát chặt chẽ của QDĐ, tất cả các nhân viên, đặc biệt là những người ở các vị trí then chốt, đều bị điều tra cực kỳ nghiêm ngặt. Bất kỳ ai bị tình nghi là người của Trung Cộng hoặc có biểu hiện không đáng tin đều không thể đảm nhiệm những chức vụ quan trọng. Như thế thì tất nhiên không thể có lực lượng ngầm của Trung Cộng tại xí nghiệp này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét