Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 2 – Phần 3

Đại Kỷ Nguyên 23-06-2015


Điệp viên KGB
H1
Ngày tàn của Giang Trạch Dân đang đến gần. Vấn đề chính là lúc nào, chứ không phải là nếu như, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ bị bắt. Giang chính thức lãnh đạo Trung Quốc trong hơn một thập kỷ, và thêm một thập kỷ đứng đằng sau chỉ đạo các sự kiện. Trong hai thập kỷ này, Giang đã làm hại Trung Quốc không kể xiết. Bây giờ thời đại của Giang đã đến hồi kết thúc, Đại Kỷ Nguyên công bố lại loạt bài “Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân,” lần đầu công bố phiên bản tiếng Anh năm 2011. Qua đó độc giả có thể hiểu rõ hơn về sự nghiệp của nhân vật then chốt đối với Trung Quốc hiện đại này.
Năm 1949, quân Trung Cộng tiến nhập vào Thượng Hải. Vào thời điểm đó, công xưởng thực phẩm nơi Giang Trạch Dân làm việc lại được đổi tên thành Xưởng thực phẩm Ích Dân số 1, thế là Giang lại nghiễm nhiên trở thành kỹ thuật viên của Trung Cộng. Cán bộ thị sát xưởng Ích Dân là Uông Đạo Hàm – nhân vật sau này được gọi là “Hồng Triều Đế Sư”. Vợ của Uông là Chủ nhiệm xưởng thực phẩm này.
Một người luôn sẵn lòng xu nịnh như Giang đương nhiên không muốn để vụt mất cơ hội tạo dựng các mối quan hệ với Uông Đạo Hàm. Trước tiên, Giang lấy thân phận cựu sinh viên Đại học Giao Thông Thượng Hải để lân la tiếp cận Uông. Có lần đang lúc nói chuyện Giang mới biết được Uông có sở thích thơ phú và từng là cấp dưới của Giang Thượng Thanh – người chú của Giang. Giang liền giở chiêu bài lợi hại nhất, khẳng định mình chính là “con nuôi của Giang Thượng Thanh”. Ông ta còn mượn câu thơ “Thập niên sinh tử lưỡng mang mang” trong bài “Giang Thành Tử” của nhà thơ Tô Đông Pha sáng tác tiếc thương người vợ quá cố. Câu thơ ấy đã khiến Uông thở dài xúc động vì khi đó Giang Thượng Thanh, người mà Uông đã chịu nhiều ảnh hưởng, qua đời đã được đúng 10 năm. Chiến thuật tâm lý của Giang Trạch Dân đã thu được đại thành công. Uông Đạo Hàm vốn là một người thấu tình đạt lý, lại biết ơn Giang Thượng Thanh vì đã hỗ trợ và dìu dắt, thế nên đã tin ngay vào những lời của Giang Trạch Dân. Uông lập tức quyết định đề bạt Giang Trạch Dân. Điều này càng làm gia tăng mạnh mẽ niềm tin của Giang Trạch Dân vào việc sửa đổi lý lịch gia đình. Kể từ thời điểm đó, Uông Đạo Hàm đóng vai trò như một nhân chứng cho quá khứ giả tạo của Giang, ít nhất thì một nửa con đường sự nghiệp quan trường của Giang là do Uông Đạo Hàm bồi đắp.
Khác với một cán bộ bình thường, Giang Trạch Dân phải cẩn trọng trong cách đối đãi các mối quan hệ với bốn bên. Ông ta phải duy trì quan hệ tốt với cấp dưới của mình vì sợ rằng những người này sẽ chĩa những cáo buộc hoặc tố cáo ông ta. Ông ta phải duy trì tốt các mối quan hệ với những người có quyền lực cao hơn vì sợ rằng những người này sẽ có ấn tượng xấu và gia tăng sự nghi ngờ về lý lịch của mình. Ông ta còn phải thân thiết hơn với chồng của người giám sát trực tiếp của mình – đó là Uông Đạo Hàm, và hơn thế nữa là phải xây dựng quan hệ mật thiết với gia đình nhà họ Uông. Sau cùng, một điều cực kì quan trọng là Giang phải dành tình cảm cho quả phụ và gia đình của liệt sĩ ĐCSTQ Giang Thượng Thanh. Do đó, Giang Trạch Dân đã xu nịnh “mẹ nuôi” Vương Giả Lan nhiệt tình hơn nữa, Giang thậm chí còn cưới cháu gái của Vương Giả Lan là Vương Giả Bình và có được hai mụn con.
Từ một kỹ sư phó của Xưởng thực phẩm Ích Dân, Giang Trạch Dân được Uông Đạo Hàm đề bạt lên vị trí Quản đốc Xưởng Xà phòng Thượng Hải, và sau đó đến Quản đốc bộ phận máy móc điện tử của Cục Thiết kế Thượng Hải số 2 thuộc Bộ Công nghiệp Máy Cơ giới. Vào tháng 11 năm 1954, Giang được điều đến Xưởng chế tạo ô tô số 1 ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Trong vai trò của mình, Giang được cử đến thủ đô Moskva (Nga) để học cách vận hành hệ thống cung cấp điện, và cư trú tại Trường Xuân trong 4 tháng để học tiếng Nga. Vào tháng 3 năm 1995, Giang đến Moskva cùng với 12 kỹ thuật viên.
Những đầu tư về mặt tình cảm của Giang Trạch Dân không phải hoàn toàn vô ích, mà trái lại, những mối quan hệ đó đã đến hồi đơm hoa kết trái. Được bồi dưỡng bởi Đinh Mặc Thôn, và được đào tạo tại Ban Can huấn Thanh niên thuộc Tổng Bộ 76, Giang chỉ cần sử dụng phân nửa những gì mà mình góp nhặt được từ các cuốn sách chiến lược, chẳng hạn như “Thuật sinh tồn chốn quan trường” và “Học thuyết mặt dày tim đen” là đã quá đủ đối phó với Bát Lộ quân- vốn chỉ là đạo quân ô hợp không được đào tạo chính quy của Trung Cộng.
Trong khi làm việc ở Xưởng ô tô Stalin của Moskva, Giang Trạch Dân thường xuyên ngồi trên một chiếc ghế nhỏ ở trung tâm điều khiển và kiên nhẫn vận hành thiết bị cung cấp điện. Thực tế thì thiết bị này giống với thiết bị điện được trưng bày ở cuộc “Triển lãm Đại Đông Á Thánh chiến Thái Bình Dương” vào 12 năm trước đó, chỉ có điều là quy mô của thiết bị lần này lớn hơn nhiều. Vào thời điểm đó, Giang Trạch Dân đã tỏ rõ niềm yêu thích đối với máy móc điện tử –  bắt nguồn từ niềm đam mê của người cha Giang Quan Thiên (biệt hiệu Giang Thế Tuấn). Chính sở thích này đã đưa Giang Trạch Dân đến tận Liên Xô. Tuy nhiên, tục ngữ Trung Quốc lại có câu: “Thị phúc bất thị hoạ, thị hoạ đoá bất quá” – Là phúc không phải hoạ, là hoạ tránh chẳng qua.
Vào năm 1945, Hồng quân Liên Xô tiến vào vùng đông bắc Trung Quốc qua ba tuyến đường. Trong lúc lục soát thành phố Trường Xuân, họ tìm thấy toàn bộ hồ sơ hệ thống đặc vụ của Tướng Kenji Doihara, chắc chắn rằng những hồ sơ này có chứa các văn kiện và hình ảnh của Ban Can huấn Thanh niên. Cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) biết rằng họ đã tình cờ phát hiện được một kho báu, họ nhận thức rõ giá trị của các văn kiện này. Và thực tế là chính các văn kiện này đã giúp cho quá trình sau này nước Nga thành công trong việc thôn tính các khu vực màu mỡ rộng lớn thuộc biên giới Trung Quốc.
Chiến dịch đại quy mô của Trung Cộng để “đàn áp những thành phần phản cách mạng” diễn ra từ năm 1950 đến 1953 và chiến dịch tiếp theo để “triệt hạ những thành phần phản cách mạng” từ năm 1955 đến 1957 đã không tìm ra được hành tung của kẻ phản bội Lý Sĩ Quần. Có người nói Lý Sĩ Quần nhờ được đào tạo như một đặc vụ của Liên Xô nên thấy trước được việc quân đội Nhật Bản sẽ sớm thất bại, nên ông ta đã chạy trốn. Vào thời điểm Trần Công Bác (Tổng thống thứ 2 và cuối cùng của Chính phủ Quốc dân Nam Kinh thân Nhật trong Thế chiến II) thoát thân sang Nhật, Lý đang chuẩn bị trốn chạy và tự cười nhạo về sự thiếu tầm nhìn của Trần Công Bác: Nếu quân đội Nhật Bản bị đánh bại, Trần sẽ không an toàn khi ở Nhật; nếu quân Nhật thắng thì hà tất phải chạy trốn? Sau khi suy đi tính lại, Lý tin rằng Liên Xô là lựa chọn tốt nhất cho mình. Nếu quân Nhật bại trận, xét cho cùng thì Liên Xô sẽ là kẻ chiến thắng; cả Tưởng Giới Thạch lẫn Trung Cộng đều sẽ không công khai chấm dứt quan hệ với Liên Xô chỉ vì một gián điệp hết thời.
Năm 1955, quan hệ Trung – Nga mặc dù được khoác vẻ bề ngoài thân thiết nhưng lại có chiều hướng xấu đi. Sự việc bắt đầu khi mỗi nước bắt đầu huấn luyện gián điệp được tuyển mộ từ đất nước của đối phương. Tuy nhiên, Chu Ân Lai lại khởi động cuộc rèn luyện sớm hơn. Chu đã xây dựng tình bạn với một cặp đôi người Nga là bác sĩ y khoa tị nạn trốn thoát đến Thượng Hải trong thời gian diễn ra Khủng bố đỏ của Liên Xô. Với sự thuyết phục của Chu, cặp đôi này đã lợi dụng cơ hội trị bệnh cho các chuyên gia Liên Xô ở Trung Quốc để đánh cắp các thông tin tối mật. Cuối cùng thì cả người vợ và người chồng đã hy sinh mạng sống cho Trung Cộng: Hồng Vệ binh Thượng Hải đã đánh đập họ đến chết trong cuộc Cách mạng văn hóa. Đôi vợ chồng đã không tiết lộ danh tính thật của mình, thậm chí cho đến những giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Họ nói rằng họ chỉ có thể tiết lộ bản thân với riêng Chu Ân Lai.
Trong suốt thời gian ở Liên Xô, Giang Trạch Dân đã cố gắng hết sức để duy trì các mối quan hệ tốt đẹp ở mọi phương diện. Ông ta biểu diễn âm nhạc, ca hát, kể chuyện cười và tìm kiếm sự nổi tiếng ở bất cứ nơi đâu. Cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) đã để ý điều này và bắt đầu chú ý đến Giang. Họ nghĩ rằng dưới trướng Trung Cộng mà lại có một người biết đàn piano và kéo nhị hồ, học được các ngôn ngữ nước ngoài thì ắt hẳn phải xuất thân từ gia thế hiển hách với khối tài sản khổng lồ; và bởi vì Giang đến từ Nam Kinh, họ nghĩ rằng thậm chí Giang có thể là một người nổi tiếng hay là Hán gian. Do đó, KGB đã tìm kiếm bộ tài liệu lịch sử ghi chép về hồ sơ của Giang và họ phát hiện ra Giang chính là con trai của kẻ phản quốc khét tiếng: Giang Quan Thiên (Giang Thế Tuấn). KGB đã phái một gián điệp đóng vai nhân tình tên Klava để quyến rũ Giang Trạch Dân.
Những phụ nữ Nga trẻ tuổi có nét đặc trưng là sống mũi cao và đôi mắt sâu thẳm. Đã sở hữu vẻ đẹp lộng lẫy, lại biết cách tán tỉnh sẽ khiến họ trở thành một ngôi sao điện ảnh trong đôi mắt đối phương. Mặc dù vợ của Giang đã đôi lần cùng ông ta chia sẻ rất nhiều khó khăn nhưng Giang hầu như không nhớ đến người vợ trọn nghĩa tào khang của mình trong khoảng thời gian ở Nga, thay vào đó ông ta lao mình vào lòng mỹ nữ Klava. Ông ta đơn giản là ngẩn ngơ trước người con gái phương Tây. Chuyện phong tình của Giang Trạch Dân hiện đã được nhiều người biết đến, nhưng chủ đề này sẽ được tiếp tục ở các chương sau.
Trong lúc Giang đắm mình trong cuộc tình với Klava, vào một dịp nọ, người tình nước Nga đã dịu dàng thì thầm cái tên “Lý Sĩ Quần” bên tai ông ta. Giang đã rất choáng váng – làm thế nào mà nàng lại biết được mối quan hệ giữa ta và Lý Sĩ Quần? Nhân lúc Giang đã mất hết thăng bằng, KGB sau đó đã nhanh chóng tiến thêm bước nữa. Cơ quan tình báo này đã cho Giang một khoản tiền, hứa rằng sẽ không tiết lộ quá khứ bất trung của Giang, hơn nữa còn đảm bảo rằng Giang vẫn có thể tiếp tục phong lưu khoái lạc cùng Klava trước khi trở về Trung Quốc – với một điều kiện, đó là Giang phải gia nhập Cục Viễn Đông của KGB và thu thập tin tức tình báo về các du học sinh Trung Quốc ở Liên Xô cũng như cung cấp thông tin chắc chắn về Trung Quốc.
Và rồi Giang quả thực đã tiếp tục làm việc cho KGB khi trở về Trung Quốc từ Moskva. Chính phủ Liên Xô đã giữ đúng lời hứa và không lặp lại sai lầm mà Stalin đã mắc phải vào những năm 1950 khi ông ta phản bội Cao Cương – một quan chức của Trung Cộng, sau này trở thành lãnh đạo ĐCSTQ ở phía đông bắc Trung Quốc. Thân phận điệp viên KGB của Giang Trạch Dân chưa bao giờ bị tiết lộ.
Vào tháng 5 năm 1991, Giang Trạch Dân viếng thăm Liên Xô trong vai trò Tổng Bí thư Ủy ban trung ương ĐCSTQ. Dĩ nhiên vào lúc ấy, Giang không ngờ được chỉ mấy tháng sau đó, Liên Xô – quốc gia cộng sản đầu tiên trên thế giới – sụp đổ chỉ trong vòng một đêm. Vào thời điểm đó, Đảng Cộng sản Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện, nhưng do trước đây chế độ này từng rất hùng mạnh nên nó vẫn như một gã khổng lồ, giống như một câu thành ngữ Trung Quốc: “Sấu tử đích lạc đà bỉ mã đại” – Lạc đà dẫu chết vẫn lớn hơn ngựa. Do đó, trước chuyến viếng thăm, KGB vẫn có thể kiểm tra và tìm được hồ sơ về chuyện tình ái và kinh nghiệm làm gián điệp của Giang.
Như tờ Nhân Dân Nhật Báo đưa tin về chuyến thăm, Giang Trạch Dân – một người bận trổ tài ca hát bằng tiếng Nga trước mặt cựu Tổng thống Liên Xô Gorbachev trong lúc viếng thăm đất nước này – đã giàn giụa trong nước mắt khi trở lại Nhà máy ô tô Ligachev và gặp gỡ những người quen cũ ở nhà máy cùng con cái của họ. Nhưng theo một người trong cuộc sau này tiết lộ,  điều thực sự xảy ra là một phụ nữ “tình cờ” xuất hiện và bắt gặp Giang Trạch Dân trong lúc ông ta viếng thăm nhà máy; cụ thể là Giang đã nhìn thấy người phụ nữ này khi ông ta đi qua một trong những căn hộ tập thể của nhà máy. Cô ta cất giọng chào Giang: “Xin chào, anh yêu”, và khi đó hai hàng nước mắt của Giang tuôn rơi. Người phụ nữ đó không ai khác chính là Klava, giai nhân mà Giang từng yêu sâu đậm vào những năm trước đây. Sắp xếp một “cuộc gặp tình cờ” như thế thật quá dễ dàng đối với KGB. Họ biết rõ những chuyện tình ái và suy nghĩ của Giang như trong lòng bàn tay. Tất cả đều đi theo kế hoạch, Giang ôn lại kỉ niệm xưa với người tình trong suốt chuyến thăm. Khi trở về Trung Quốc, một Giang Trạch Dân bị quyến rũ đã kí kết một hiệp định liên quan đến phân đoạn phía đông của biên giới Trung – Xô, nhượng không cho Nga hơn 1 triệu km vuông (390.000 dặm vuông) lãnh thổ Trung Quốc.
Sau khi Liên Xô giải thể, Giang lại càng không dám coi thường hay từ chối nước Nga. Thậm chí chỉ những gợi ý tinh tế của Yeltsin hay cựu thành viên của KGB Putin cũng đủ khiến Giang bồn chồn, mất ăn mất ngủ. Điều này giải thích tại sao ngay cả khi Liên Xô không còn tồn tại, nhưng tấc lòng phản bội tổ quốc của Giang vẫn không hề suy chuyển.
Trung Cộng chưa hề điều tra những kinh nghiệm của Giang Quan Thiên và Giang Trạch Dân – hai thế hệ phản quốc làm tay sai cho các lực lượng Nhật Bản. Nguyên nhân là vì trên thực tế, Trung Cộng yêu mến Nhật Bản và cuộc xâm lược mà Nhật gây ra. Nếu không nhờ sự kiện Lư Câu Kiều thì sớm muộn gì tướng Tưởng Giới Thạch cũng tiêu diệt được Trung Cộng. Nếu không nhờ sự kiện Mãn Châu khiến Trương Học Lương để mất vùng đông bắc Trung Quốc thì Trung Cộng không tài nào gây ra được sự biến Tây An then chốt. Và chính Mao Trạch Đông đã phát biểu tại phiên họp toàn thể Lô Sơn vào năm 1959 rằng nhiệm vụ của ĐCSTQ trong suốt cuộc kháng chiến chống Nhật là phối hợp với quân Nhật bằng cách trợ giúp cho Nhật tấn công các binh lính và thường dân phản đối Nhật, và cho phép quân Nhật chiếm đóng nhiều phần lãnh thổ Trung Quốc hơn. Nhờ thế mà Trung Cộng có thể ở yên tại những vùng mà quân Nhật đã chiếm đóng, vốn an toàn và vượt khỏi tầm tay của Quốc Dân Đảng, rồi tiếp tục với cuộc vận động “chỉnh đốn” Diên An – trồng thuốc phiện và phát triển quân đội. Vì vậy nên Trung Cộng đàn áp những “kẻ phản quốc” (những người làm việc cho Nhật) nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với những ai là thuộc hạ của Quốc Dân Đảng – sự đàn áp Quốc Dân Đảng quả là đẫm máu và tàn nhẫn. Khi Mao Trạch Đông tiếp kiến các thành viên của Đảng Xã Hội Nhật như Sasaki, Kuroda và Saihaku, ông ta tuyên bố ĐCSTQ không thể cướp được chính quyền nếu quân đội Nhật hoàng thất bại trong việc xâm lược hơn phân nửa lãnh thổ Trung Quốc.
Khi Giang Trạch Dân đến Liên Xô để tập huấn, ông ta khi đó đã nắm vững những điểm mấu chốt trong khâu tuyên truyền và cai trị theo kiểu phát xít. Trong thời gian ở đây, Giang phát hiện ra rằng lịch sử Liên Xô được kể lại sau này chỉ hoàn toàn là sự lừa dối. Sinh viên đại học tại đây không hề biết rõ C. Mác hay Ăng-ghen, trong khi sách giáo khoa Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô lại là lịch sử bị xuyên tạc toàn bộ để phù hợp với nhu cầu của Stalin. Đảng Cộng sản Liên Xô đã biến học thuyết tôn thờ C.Mác và Lênin một thời thành một thứ học thuyết cụ thể hơn, thực tế hơn để tôn thờ Stalin.
Điều này khiến Giang Trạch Dân suy tư: ông ta chưa bao giờ xem xét nếu một ngày nào đó mình lên nắm chính quyền thì làm thế nào để duy trì quyền lực. Và lại một lần nữa, Đảng Cộng sản Liên Xô phù hợp với vai trò làm người thầy dẫn dắt Giang.
Vào tháng 2 năm 1956, tại đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20, Tổng Bí thư Khrushchev đã lưu hành một báo cáo mật, trong đó các tội ác kinh hoàng của Stalin đã được tiết lộ một cách có hệ thống. Nội dung của tài liệu này nhanh chóng lan truyền khắp Liên Xô. Công chúng đã nổi giận khi biết được rằng Stalin đã tàn sát hàng chục triệu người dân Liên Xô. Ngay lập tức các con đường tràn ngập những hình ảnh Stalin bị xé thành mảnh vụn và những bức tượng đồng mang chân dung Stalin bị phá nát. Sự quay lưng quyết liệt của người dân Liên Xô thể hiện trong những sự kiện này đã khiến Giang nhận thức rõ hơn bao giờ hết rằng sự việc sẽ khủng khiếp như thế nào nếu quá khứ của ông ta bị bại lộ.
Vì sự lật đổ hình tượng Stalin từng được tôn kính một thời có thể khiến người dân Trung Quốc nhớ đến sự sùng bái của họ đối với Mao Trạch Đông không lâu trước đó, Trung Cộng bắt đầu sợ hãi rằng người dân Trung Quốc sống ở Liên Xô sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi diễn biến của những sự kiện trên. Chính trị cần thống trị tất cả những thứ khác. Do đó, tất cả người Trung Quốc ở Liên Xô – trừ các công sứ ngoại giao, được ra lệnh phải trở về Trung Quốc ngay lập tức. Qua đợt bạo động này, Giang thu về một bài học rằng Stalin đã duy trì quyền lực thông qua đàn áp và dối trá cho đến lúc chết; ông ta đã phạm phải những tội ác kinh hoàng, nhưng ít nhất trong suốt cuộc đời của mình ông ta đã không chịu hậu quả gì. Giá trị của những thủ đoạn và phương sách này đã khắc sâu vào tâm trí của Giang như thế. Giang đã suy đi nghĩ lại vấn đề này nhiều lần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét