Chúng
ta thường có những lựa chọn ngớ ngẩn khi đánh bạc, Tom Stafford nói
vậy, nhưng nếu chúng ta quan sát loài khỉ hành động như thế nào trong
cùng tình huống thì ta thấy cũng có lý do của nó.
Khi chúng ta đánh bạc, có cái gì khác lạ và hình như không hợp lý xảy ra.Nó được gọi là ảo tưởng sai lầm về “vận đỏ”, một sự tin tưởng là sự may mắn sẽ đến theo chuỗi, và nó có thể làm bạn mất rất nhiều tiền.
Khi chơi roulette (cò quay) mà bạn vừa thắng thì cơ hội để thắng tiếp là không hơn không kém, nó vẫn đúng như thế. Nhưng con người có tâm lý không chấp nhận sự thật đó, và thường cứ đặt cược là chuỗi may mắn sẽ tiếp tục, tức có “vận đỏ”.
Một kiểu mê tín ngược lại là cho rằng hồi vận phải dừng, tin tưởng không đúng rằng những sự kiện may rủi độc lập phải rải đều.
Đó là ý nghĩ sai lầm của người đánh bạc và đã thành nổi tiếng ở Casino de Monte-Carlo vào ngày 18/8/1913. Hòn bi rơi vào ô đen 26 lần liên tục, và do sự lặp lại kéo dài nên những người đặt cọc vào ô đỏ mất hàng triệu đô la vì họ tin rằng cơ hội sẽ phải đổi đi sau chuỗi dài bi rơi vào ô đen.
Vì sao người ta lại hành động lặp đi lặp lại như vậy? Chúng ta có thể thấy bản chất thú vị này qua việc cũng cho khỉ chơi trò chơi may rủi. Nếu như loài vật có những lựa chọn ngớ ngẩn như chúng ta thì điều này có thể giúp chúng ta hiểu mình hơn.
Tuy nhiên trước tiên chúng ta hãy xem điều gì làm cho một số trò chơi có khả năng đặc biệt kích hoạt những hiệu ứng này. Nhiều kết quả của trò chơi là dựa vào yếu tố kỹ năng, do vậy sẽ được coi là có lý nếu đánh cuộc rằng, thí dụ, tiền đạo xuất sắc như Lionel Messi có nhiều khả năng ghi bàn thắng hơn là một hậu vệ ít làm bàn.
Tuy nhiên rất nhiều trò chơi chứa yếu tố ngẫu nhiên. Đối với những sự kiện hoàn toàn là ngẫu nhiên như trò chơi roulette (cò quay) hoặc xổ số thì sẽ không có yếu tố nào chi phối được khả năng lặp lại hay không lặp lại.
Hãy xét việc tung đồng xu: nếu bạn tung 10 lần liền đều là mặt phải (có hình đầu người) thì cơ may để có được một lần nữa cũng mặt phải vẫn chỉ là 50:50 (cho dù, tất nhiên, ở thời điểm trước khi bạn tung đồng tiền thì khả năng kỳ lạ có được 10 lần liên tục vẫn là rất nhỏ bé).
Đỏ bạc và đen bạc, cả hai thứ này đều cho thấy chúng ta có xu thế tin một cách vô lý vào sự phi ngẫu nhiên, như thể chúng ta không thể tin hoàn toàn là những đồng xu đó (hoặc những bánh xe roulette đó, hoặc quân bài đó) phải tuân thủ những cơ may như nhau tại mỗi lần tung xu, quay roulette hoặc chia bài.
Đó là một kết quả mà nó làm chúng ta cười nhạo sự phi lý của tâm lý con người. Nhưng kết luận có thể cần phải rà soát thêm.
Chơi trò may rủi giữa các loài
Tommy Blanchard ở Trường Đại Học Rochester ở Tiểu bang New York cùng các đồng nghiệp có làm một thử nghiệm và thấy rằng các con khỉ khi chơi một trò chơi may rủi cũng bị khuynh đảo bởi xu hướng vận đỏ như con người.
Thử nghiệm của họ dùng ba con khỉ, khỉ dùng động tác đưa mắt sang phải hay trái trên màn hình máy tính để cho biết lựa chọn của chúng. Trong thử nghiệm chúng có hai lựa chọn trong đó chỉ có một lựa chọn là có thưởng.
Khi mà sự lựa chọn có thưởng là ngẫu nhiên, xác suất 50:50 giống như khi tung đồng xu, các con khỉ vẫn có xu hướng chọn lựa chọn vừa thắng xong, giống như thể sự may mắn sẽ tiếp tục và nối nhau theo một chuỗi dài.
Lý do mà kết quả thí nghiệm nay mang lại là rất thú vị vì loài khỉ không được dạy về lý thuyết xác suất. Chúng chưa bao giờ học lý thuyết ngẫu nhiên, hoặc ý thức được các ý tưởng phức tạp về cơ may.
Những lựa chọn của khỉ hẳn là phải dựa trên bản năng nào đó nguyên thủy hơn về sự thể trên thế giới này nó diễn biến như thế nào, chúng không thể thể hiện sự tin tưởng bất hợp lý về xác suất, bởi vì chúng không thể tin vào việc mà chúng biết là sai (như cách mà con người có thể tin) về sự may rủi hoạt động như thế nào. Ấy thế mà chúng thể hiện cùng một xu thế giống như người.
Các nhà nghiên cứu lập luận là điều đang diễn ra là thường sẽ có lợi khi hành xử theo cách này.
Phần lớn trong cuộc sống, chuỗi thành công hoặc thất bại đều có lý do của nó, có ngày bạn giao bóng quần vợt rất tốt, có ngày xe ô tô bị hỏng lung tung vì hệ thống máy móc phụ tùng là có liên quan tới nhau. Trong những trường hợp như trên thì nó thể hiện một thực tế rõ ràng và bạn có thể lợi dụng để phỏng đoán cái gì sẽ sắp xảy ra.
Một thí dụ áp dụng đúng với loài khỉ là thí dụ về thức ăn. Tìm được miếng ăn ngon như hoa quả chín là một sự kiện may rủi, nhưng cũng là sự kiện mà từng trường hợp lại không độc lập với nhau. Nếu thấy trên cây có một quả chín thì có khả năng tìm thấy thêm các quả chín khác trên cây.
Bài học suy rộng hơn đối với sinh viên học về bản chất tự nhiên con người là chúng ta không nên vội cho rằng cách hành xử như vậy là vô lý. Chắc chắn rằng với lòng tin gặp may có thể làm bạn đoán sai liên tục khi chơi tung đồng xu, hoặc tệ hơn, mất cả hũ tiền. Nhưng việc nghĩ rằng sự may mắn sẽ đến theo chuỗi hóa ra lại thường là có lợi hơn là có hại.
Bài gốc tiếng Anh đã đăng trên BBC Future
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét