Đây quả là một giai đoạn thú vị
của ngành khoa học thần kinh. Chúng ta đã có được bước nhảy vọt trong
hiểu biết về bộ não con người thông qua kỹ thuật chụp cộng hưởng từ chức
năng (FMRI – Functional Magnetic Resonance Imaging). Bây giờ, chúng ta
có thể quan sát được những thay đổi trên bộ não với thời gian thực khi
não bị kích thích, hay đang trong trạng thái nghỉ ngơi.
Mới đây, có một chủ đề đã khuấy động sự
quan tâm của nhiều nhà thần kinh học, đó là phương pháp thực hành cổ xưa
về thiền chánh niệm. Thiền chánh niệm là trạng thái thanh tĩnh, mà vẫn ý
thức sự việc xung quanh. Nó hoàn toàn khác với trạng thái nhập định khi
bạn đánh mất đi ý thức của mình.
Vậy tại sao những nhà thần kinh học lại
bị cuốn hút bởi thiền định như vậy? Câu trả lời nhanh là: chất xám trong
não của bạn đã thực sự phát triển và phục hồi khi bạn thiền thường
xuyên. Điều này được thêm vào cùng với hàng trăm tác động tích cực khác
cho cả cơ thể và bộ não của bạn.
Những nghiên cứu mới về thiền định đang
được tiến hành, tiết lộ những lợi ích mới mẻ và tuyệt vời của môn thực
hành này. Dưới đây chỉ là một vài lý do cho thấy thiền định rất tốt để
mọi người luyện tập.
- Hạnh phúc được tăng lên do tỉ lệ hoạt động não trái / não phải . Tỉ lệ này cao hơn cũng có nghĩa là bạn hồi phục nhanh hơn sau áp lực căng thẳng và chấn thương.
- Chức năng nhận thức nhanh hơn, óc phán đoán rõ ràng hơn và đưa ra quyết định tốt hơn.
- Kỹ năng đàm phán tốt hơn thông qua khả năng thấu cảm và lập luận được nâng cao.
- Tâm trạng tốt hơn và ổn định, nghĩa là ít lo lắng hơn.
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Làm chậm lại và thuyên giảm những ảnh hưởng của bệnh thoái hóa thần kinh.
- Nâng cao tính sáng tạo và khả năng tư duy đột phá.
- Giảm thiểu cao huyết áp.
- Làm giảm trầm cảm và cảm giác trống trải, đơn độc.
- Làm tăng khả năng kiềm chế sự tham lam và ham muốn.
- Tăng ngưỡng chịu đau.
Danh sách còn nhiều hơn nữa, bạn có thể tự tìm kiếm thêm.
Người ta nói rằng chẳng hề có thuốc tiên
nào cho sức khỏe, nhưng thiền định có thể giúp bạn nâng cao khả năng tự
kiểm soát và có trách nhiệm với bản thân hơn. Thiền định giống như là
cầm cương chú ngựa mang tên Sức khỏe và Hạnh phúc. Và cuộc hành trình
bắt đầu với bạn!
Theo visiontimes
Hãy giúp cơ thể phòng tránh Alzheimer (mất trí nhớ) từ hôm nay!
Bệnh Alzheimer là tình trạng
thoái hóa não bộ không phục hồi, căn nguyên chưa rõ ràng. Bệnh Alzheimer
tiến triển không chỉ kéo theo tình trạng mất trí dài hạn mà còn mất khả
năng ngôn ngữ, suy giảm chức năng của giác quan… và không thể phục hồi
được.
Bệnh có xu hướng xuất hiện ở những người
trên 65 tuổi, và tỉ lệ mắc bệnh tăng cao khi tuổi càng nhiều. Do việc
điều trị Alzheimer tỏ ra không hiệu quả, nên sử dụng các biện pháp phòng
tránh là rất quan trọng.
Những nghiên cứu khoa học gần đây cho
thấy chế độ ăn uống hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh
Alzheimer cũng như chứng suy giảm nhận thức. Thường xuyên áp dụng chế độ
ăn ít béo, giàu chất chống oxy hóa (vitamin E, C…) hay uống trà xanh
mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng tránh được căn bệnh này.
Chế độ ăn ít chất béo, đường
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn
nhiều đường, chất béo có nguy cơ mắc Alzheimer cao hơn hẳn. Một nghiên
cứu trên chuột cho thấy một trong những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh
Alzheimer – biến thể ApoE4 điều khiển sự sản xuất ra Apolipo protein E –
bị tác động bởi chế độ ăn nhiều đường, béo. Vì thế, hãy lựa chọn thịt
ít mỡ, thịt gia cầm, đặc biệt là cá, nhiều rau xanh, trái cây cho bữa ăn
của gia đình bạn.
Chế độ ăn giàu vitamin E, vitamin C
Vitamin E, C được cho là có khả năng
chống lại các phản ứng ôxy hóa có hại do các gốc tự do gây ra làm tổn
thương tế bào, do đó có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh Alzheimer. Tuy
nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng việc uống bổ sung vitamin E,
C hầu như không mang lại hiệu quả. Cách tốt nhất để có được những lợi
ích bảo vệ trên là bổ sung vitamin từ thực phẩm.
Vitamin E có nhiều trong rau lá xanh,
các loại hạt (hạt hướng dương), dầu thực vật, đậu tương, giá đỗ, vừng,
lạc, mầm lúa mạch… Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, bưởi, ổi, rau,
ngót…
Chế độ ăn giàu vitamin B
Các vitamin nhóm B (B6, B9, B12) có thể
giúp kiểm soát lượng homocystein – hợp chất làm tăng nguy cơ mắc
Alzheimer và cả bệnh tim. Chính vì thế mà bệnh nhân Alzheimer thường
thiếu vitamin B.
B6 có nhiều trong gan bê, thịt gà, ngũ
cốc, đậu… Vitamin B9 (folate, axit folic) có nhiều trong măng tây, rau
xanh sẫm như bông cải xanh, rau chân vịt… B12 có nhiều trong gan bò, quả
hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu
nành và một số hải sản (cá hồi, cá sardin)…
Chế độ ăn giàu magie
Magie cũng là một vi chất quan trọng đối
với chức năng não bộ. Việc suy giảm mức magie trong cơ thể dẫn đến việc
kích thích quá độ các nơ ron thần kinh của não bộ, không cho não bộ
nghỉ ngơi dễ gây nên tình trạng mệt mỏi, stress, mất ngủ, hay quên, lẫn
lộn, suy giảm khả năng nhận thức… Hơn nữa, magie còn cần thiết cho quá
trình chuyển hóa sinh năng lượng, thiếu magie, não thiếu năng lượng sẽ
gây ảnh hưởng đến các chức năng bình thường của não bộ.
Magie có nhiều trong ngũ cốc nguyên cám, rau xanh hoặc các loại hạt…
Uống trà xanh hàng ngày
Chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể
ngăn chặn sự phát triển của sợi amyloid – loại protein bất lợi đối với
cả bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.
Ngoài các yếu tố dinh dưỡng, các chuyên
gia khuyến cáo mọi người nên rèn luyện để có một thói quen sống lành
mạnh, duy trì đều đặn luyện tập thân thể và tinh thần, tránh xa rượu bia
thuốc lá để việc phòng tránh Alzheimer có hiệu quả nhất.
Hoài Lâm
15 cách để bảo vệ thận của bạn
Theo Trung y, thận tàng tinh.
Tinh hoa của ngũ cốc được vị thu nhận, hóa, tàng chứa nơi thận. Tinh hoa
của mọi tạng phủ cũng được tàng chứa nơi thận.
Thận còn là “gốc tiên thiên, nguồn gốc
của sự sống”, trung y nhìn nhận rằng khí tiên thiên được tích trữ trong
tạng thận. Tạng thận theo Trung Y còn bao gồm cả tuyến thượng thận, và
buồng trứng của phụ nữ, tinh hoàn ở đàn ông. Do đó tạng thận không chỉ
có chức năng lọc máu, cân bằng dịch và cân bằng pH trong máu, mà còn
kiểm soát cả chức năng sinh sản, sinh dục của cơ thể.
Trong Trung Y, mỗi tạng đảm nhận một mặt
cảm xúc nhất định. Một người khỏe mạnh, thận cân bằng sẽ thể hiện ra
ngoài với tính cách hòa nhã, suy nghĩ có lý trí và thông thái. Trái lại,
khi thận hư sẽ khiến người ta cảm thấy sợ hãi, thiếu tự tin, thiếu ý
chí, giảm trí nhớ ngắn hạn, hành động không lý trí. Hãy giữ cho thận
khoẻ mạnh bằng cách tuân thủ một số điều sau trong cuộc sống của bạn,
kèm theo sử dụng thực phẩm bổ thận trong chế độ ăn.
Hãy bảo vệ thận của bạn với 15 cách sau đây:
- Vị mặn có thể tốt cho thận, nhưng quá mặn lại không tốt.
- Tránh hoặc giảm uống cà phê, ăn sôcôla, đường và các chất kích thích.
- Tránh dùng nhiều thực phẩm lạnh và đồ uống lạnh.
- Giảm hoặc không uống nước ép trái cây đã qua tiệt trùng, trừ nước ép nam việt quất không đường, là thức uống tốt cho cả thận và bàng quang.
- Nước hầm xương làm từ xương động vật nuôi ăn cỏ có thể giúp bổ thận.
- Uống 8-10 ly nước mỗi ngày. Lượng nước này có thể ở dưới dạng súp, trà, nước, cơm, và rau luộc.
- Nên dùng tăng thêm muối biển và dầu ăn vào những tháng mùa đông.
- Thêm thực vật biển và các thực phẩm biển khác vào khẩu phần ăn của bạn.
- Đảm bảo nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
- Tránh ăn quá nhiều hay ăn lúc khuya muộn.
- Bữa ăn hàng ngày hài hòa giữa protein, cacbonhydrate và chất béo lành mạnh (dầu oliu, dầu cá).
- Tuân theo chế độ ăn giàu khoáng bao gồm có rau biển và vi tảo.
- Vì cảm xúc gắn liền với tạng thận là sợ hãi, hãy làm điều gì đó khiến bạn sợ và hãy bước ra khỏi nỗi sợ của bạn.
- Dùng thiền đình như một phương pháp để đối mặt nỗi sợ và tống khứ chúng.
- Ăn những thực phẩm bổ thận…
Những thực phẩm bổ thận
Ngũ cốc: Gạo đen, kiều mạch, lúa mạch.
Đậu: Đậu đỏ, đậu đen.
Rau: Củ cải, cây ngưu bàng, bắp cải đỏ, cây diếp củ, cây năn ngọt, rau mùi tây.
Trái cây: quả mâm xôi, dâu tây, quả việt quất, dưa hấu.
Thực vật biển: tảo dulse, rong biển tóc tiên hiziki, rêu Ailen, tảo bẹ, nori, tảo bẹ undaria.
Vi tảo: tảo xoắn, rong tiểu câu.
Hạt: chia, vừng, gạo .
Quả hạch: quả óc chó, hạt dẻ.
Thực phẩm biển: trứng cá, bào ngư, cá trê, ngao, cua, mực, tôm hùm, trai, bạch tuộc, sò, cá sardine.
Gia vị: muối vừng, miso, giấm, muối biển, xì dầu, dưa muối nhật bản umeboshi, trà xanh.
Cách nấu: hấp, ướp muối, muối xổi.
Đậu: Đậu đỏ, đậu đen.
Rau: Củ cải, cây ngưu bàng, bắp cải đỏ, cây diếp củ, cây năn ngọt, rau mùi tây.
Trái cây: quả mâm xôi, dâu tây, quả việt quất, dưa hấu.
Thực vật biển: tảo dulse, rong biển tóc tiên hiziki, rêu Ailen, tảo bẹ, nori, tảo bẹ undaria.
Vi tảo: tảo xoắn, rong tiểu câu.
Hạt: chia, vừng, gạo .
Quả hạch: quả óc chó, hạt dẻ.
Thực phẩm biển: trứng cá, bào ngư, cá trê, ngao, cua, mực, tôm hùm, trai, bạch tuộc, sò, cá sardine.
Gia vị: muối vừng, miso, giấm, muối biển, xì dầu, dưa muối nhật bản umeboshi, trà xanh.
Cách nấu: hấp, ướp muối, muối xổi.
Mạnh lạc
Những lợi ích không ngờ từ củ cải
Trên thế giới có rất nhiều loại
củ cải khác nhau, từ củ cải đỏ với hình cầu nho nhỏ, củ cải trắng với
hình dạng thuôn thuôn như củ cà rốt đến củ cải đen có vị cay đặc biệt
được ưa chuộng tại các quốc gia Đông Âu,…
Ở Việt Nam, từ trước tới nay, nhắc tới
củ cải chúng ta thường nghĩ ngay đến củ cải trắng với các món quen thuộc
như luộc, kho thịt, muối dưa,… Ngày nay, chúng ta đã dần biết đến củ
cải đỏ. Theo các nghiên cứu hiện đại, kết hợp với y học cổ truyền thì dù
ăn loại củ cải nào cũng rất tốt cho sức khỏe. Với đặc tính kháng khuẩn
và chống nấm, củ cải được sử dụng để điều trị các vấn đề y tế khác nhau,
từ ho, đi tiêu bất thường đến các vấn đề về dạ dày và ký sinh trùng
đường ruột. Củ cải còn là một phương thuốc hiệu quả cho chứng rối loạn
gan, các bệnh về hô hấp, sỏi thận, sỏi mật, ung thư…
Ăn củ cải rất tốt cho gan và túi mật. Nó giúp cho quá trình khử độc và làm sạch máu.
Bằng cách kiểm soát sự hủy diệt của tế
bào hồng cầu, gia tăng cung cấp bổ sung oxy trong máu, củ cải rất hữu
ích trong hỗ trợ điều trị bệnh vàng da. Củ cải còn giúp loại bỏ
bilirubin – sắc tố màu da cam (C33H36N4O6) có trong máu, mật, nước tiểu.
Củ cải đen có tác dụng nhiều nhất đối với căn bệnh này. Lá của củ cải
cũng hữu ích trong điều trị vàng da.
Củ cải là nguồn cung cấp dồi dào loại
chất xơ cơ thể không tiêu hóa được. Chất xơ này hỗ trợ tích cực cho quá
trình tiêu hóa thức ăn, giúp giữ lại nước và chữa táo bón, do đó giúp
phòng ngừa bệnh trĩ.
Bằng cách gia tăng sản xuất nước tiểu,
củ cải giúp lợi tiểu. Nước ép củ cải rất có tác dụng trong điều trị
chứng bí tiểu do tích nhiệt. Là loại thức ăn lợi tiểu, là chất tẩy rửa
và thuốc khử trùng, củ cải giúp chữa các rối loạn về thận. Tính lợi tiểu
giúp rửa sạch các chất độc tích lũy trong thận. Tính tẩy rửa giúp làm
sạch thận và giảm tích tụ chất độc trong máu, do đó giảm nồng độ của các
chất độc này trong thận. Đặc tính khử trùng bảo vệ thận khỏi nguy cơ
nhiễm trùng . Vì vậy, xét một cách tổng thể, củ cải tốt cho thận.
Với các rối loạn hô hấp, viêm phế quản
và hen suyễn, ăn củ cải cũng có tác dụng tốt. Củ cải có khả năng chống
sung huyết, do đó làm giảm sự tắc nghẽn của hệ thống hô hấp bao gồm mũi,
họng và phổi do lạnh, nhiễm trùng, dị ứng và các nguyên nhân khác. Đặc
tính khử trùng của củ cải còn bảo vệ các cơ quan hô hấp khỏi nhiễm
trùng.
Củ cải giúp giảm cân rất tốt. Lượng calo trong củ cải rất thấp, hàm lượng nước và chất xơ lại cao. Do đó, ăn củ cải cảm thấy no nhưng lại không gây béo.
Là một tác nhân khử độc tự nhiên, là
nguồn chất chống oxy hóa như vitamin C và anthocyanin, củ cải giúp chữa
trị nhiều loại ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư đường ruột, dạ dày,
ruột kết và thận. Củ cải trắng giúp ngăn chặn sự hình thành của hoá chất
nguy hiểm trong cơ thể. Củ cải đỏ giàu lycopen có thể làm giảm nguy cơ
gây ung thư.
Hạt giống củ cải nghiền thành bột, ngâm
dấm rồi bôi lên các mảng da bị trắng sẽ hữu ích trong việc điều trị bệnh
bạch bì. Ăn củ cải cũng hỗ trợ điều trị căn bệnh này.
Lượng vitamin C, phốt pho, kẽm và
vitamin B6 trong củ cải giúp duy trì độ ẩm của da, ngăn ngừa mụn. Do đó,
củ cải được sử dụng trong điều trị những rối loạn về da.
Củ cải có đặc tính chống ngứa, nó có thể
được sử dụng như một điều trị hiệu quả cho côn trùng cắn, ong đốt. Nước
ép củ cải giúp cho việc làm dịu các vùng bị đau và sưng.
Tuấn Long
Mẹo chống say xe không dùng thuốc
Nỗi khổ vì say tàu, xe như thế
nào thì chỉ có người trong cuộc mới có thể thấu hết được. Cơn say có thể
vắt cạn sức lực và làm bạn mất sạch hứng thú để làm bất kỳ việc gì vào
lúc đó, thậm chí vài ngày sau vẫn chưa hết dư âm. Thông thường, phải chủ
động phòng say xe từ trước, còn khi nó đến thì có lẽ bạn chỉ còn cách
là chịu trận.
Có bị say xe hay không phụ thuộc rất
nhiều vào thể trạng của bạn trước khi khởi hành. Sức khỏe tốt, tâm thái
vui vẻ thoải mái và tự tin sẽ giúp bạn rất nhiều để loại bỏ từ sớm nguy
cơ say xe. Do vậy, bạn nên dành một chút thời gian để chuẩn bị cho
chuyến đi của mình, chặng đường đi càng xa, đường càng xấu thì lại cần
chuẩn bị tốt hơn nữa.
Ăn no, ngủ kỹ trước khi khởi hành
Vừa lên xe vừa thở gấp không phải là
trạng thái lý tưởng để phòng say xe. Nên tránh vắt kiệt sức mình cho đến
sát nút giờ khởi hành với hy vọng sẽ nghỉ ngơi bù lại khi lên xe. Nếu
đó là một chuyến đi khá xa thì hãy lên lịch chuẩn bị mọi thứ từ trước để
bạn không lâm vào cảnh bị động vào giờ chót. Lao tâm khổ tứ chuẩn bị
hành trang và thiếu ngủ từ mấy ngày trước dồn lại sẽ làm bạn dễ bị chùng
xuống và khuất phục trước cơn say xe.
Cần đảm bảo rằng bạn không lên xe với
cái dạ dày lép kẹp. Tuy nhiên, cũng đừng ăn quá no hoặc quá sát giờ xe
chạy, hãy dành chút thời gian để bạn kịp “xuôi cơm”. Các loại thực phẩm
gây cảm giác khó chịu cần bị loại ra khỏi danh sách, ví dụ đồ ăn nhiều
dầu mỡ, đồ ăn có mùi vị lạ, gây ợ chua, hoặc ngang bụng. Nhiều người dự
trù sữa hộp nước lên xe nhưng đây không phải là thực phẩm lý tưởng cho
người có vấn đề say xe. Lý do là thường ngày bạn không có thói quen uống
sữa, do đó sữa có thể mang lại cảm giác khó tiêu.
Chọn vị trí đắc địa trên xe
Nếu được, hãy chọn cho mình một vị trí
tương đối thoải mái trên xe. Tránh ngồi ở phía cuối xe, hoặc vị trí ngay
chỗ phía trên bánh xe. Nên ngồi ở phía trên của xe và gần cửa sổ. Nếu
vị trí đó có thể lấy được chút “khí trời” thì càng tốt. Tránh những vị
trí mà gió từ máy lạnh có thể thổi thẳng vào người. Một kinh nghiệm nữa
là không nên ngồi cạnh những người dễ say xe. Khi thấy người bạn đồng
hành bên cạnh bị say, nôn ọe… thì bạn cũng bắt đầu lo lắng và rồi khó mà
chế ngự được.
Khi ngồi trên xe, nên tránh nhìn theo
các cảnh bên đường. Không nên xem sách báo, đọc thông tin trên điện
thoại hoặc xem bản đồ… Khi mắt bạn phải điều tiết liên tục, bạn dễ rơi
vào cảnh hoa mắt chóng mặt và dẫn đến say xe.
Tạo không khí thoải mái
Những câu chuyện hứng thú với người xung
quanh, máy nghe với những bản nhạc yêu thích… có thể giúp bạn quên đi
cảm giác đang ở trên xe, đánh lạc hướng tập trung của bạn, do vậy sẽ
giúp tránh được cơn say. Ngoài ra, nếu bạn có thể “ngủ vùi” thì cũng là
một cách tốt để tránh bị tác động bởi cảm giác say xe.
Một số “nguyên liệu” có tác dụng áp chế cơn say:
Vỏ quýt
Bạn có thể mang theo mình một vài quả
quýt, hãy bóc lấy vỏ khi cần thiết, bóp cho tinh dầu quýt tỏa ra ngoài,
tốt nhất là gần chỗ mũi mình. Tinh dầu cùng hương thơm nhẹ từ vỏ quýt sẽ
giúp bạn đỡ say và cảm thấy tỉnh táo dễ chịu hơn.
Dầu gió
Khi ngồi trên xe, bạn có thể lấy dầu gió
bôi lên thái dương để tránh bị say. Cũng có thể nhỏ vài giọt dầu gió
xung quanh chỗ bạn ngồi để át những mùi lạ khó chịu trên xe, tạo ra một
vùng dễ thở hơn.
Gừng tươi
Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc
ngồi trên xe ôtô, bạn hãy đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi hăng và cay bay
vào trong mũi. Ngoài ra, trà gừng cũng là một phương pháp hữu hiệu. Bạn
có thể uống trước trà gừng khi đi. Ngậm kẹo gừng cũng là một giải pháp,
tinh dầu gừng sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
Tránh xa các mùi khó chịu
Tránh xa mùi thuốc lá, mùi nước hoa hay
các chất tạo mùi khó chịu trên xe. Vì khói thuốc lá sẽ khiến cho tình
trạng say xe của bạn trở nên tệ hơn.
Hãy dùng khẩu trang để ngăn các mùi khó chịu, mùi xăng, khói xe…tiếp xúc trực tiếp với khứu giác.
Trên đây là một số giải pháp chống say
xe tạm thời để bạn “bỏ túi” khi phải đi xa. Để hạn chế và dẫn đến cắt
hẳn các tình trạng say xe, bạn cần lưu tâm đến việc nâng cao sức khỏe
tổng thể của mình bằng cách chú ý đến chế độ ăn uống, tập thể thao…
Thiền định cũng là một phương pháp có thể mạng lại cho bạn rất nhiều lợi
ích tuyệt vời cho sức khỏe trong thời gian ngắn.
Mạnh Lạc
Uống nhiều sữa tốt cho xương: sự thật hay lời nói dối xuyên lục địa?
“Uống sữa tốt cho xương, uống
sữa giúp phòng ngừa gãy xương…” là các thông điệp mà các giới chức của
bộ ngành y tế sức khỏe, các chuyên gia dinh dưỡng, và đặc biệt là các
nhà sản xuất và kinh doanh sữa vẫn đang ngày đêm tiếp tục quảng bá tại
nhiều nước. Điều này đã trở thành hiển nhiên đúng với nhiều triệu người
trên trái đất. Nhưng các nghiên cứu mới đây cho thấy, đó có lẽ chỉ là
chiêu thuật để đẩy mạnh tiêu thụ sữa trong dân chúng.
Thực ra thì tiếng to tiếng nhỏ, nghi ngờ
những khả năng phòng chống loãng xương, gãy xương…của sữa đã có từ lâu
nhưng chưa có được các nghiên cứu nào đủ trọng lượng để khẳng định.
Trong khi đó giới công nghiệp thì vừa nhiều tiền, giỏi ăn nói và quan hệ
công chúng, lại “lobby” chính trị tốt nên luôn chiếm ưu thế trên các
phương tiện truyền thông, đặc biệt lại càng áp đảo trước các nhà khoa
học có thói quen “rụt rè” trong các kết luận của mình.
Sau khi tổng hợp hàng loạt nghiên cứu
khác nhau, phỏng vấn những người trong ngành, kết quả các điều tra thì
nhà báo khoa học chuyên nghiên cứu về sữa và công nghiệp sữa, ông
Thierry Soucar đã cung cấp rất nhiều thông tin và phân tích trong cuốn
sách nổi tiếng của mình, “Lait, mensonges et propagand” (tạm dịch: Sữa, lời dối trá và tuyên truyền).
Ông cho rằng, những “diễn văn” của các nhà sản xuất và kinh doanh sữa
khuyến cáo nên nạp từ 3 đến 4 phần sữa mỗi ngày, ví dụ: 1 ly sữa, 1 cái
yaourt, 1 miếng phomai, 1 chén ngũ cốc trộn sữa) để tốt cho xương…chỉ
đơn thuần là lời tuyên truyền. Nếu dùng quá nhiều sẽ tăng khả năng bị ung thư tiền liệt tuyến ở nam, ung thư buồng trứng ở nữ, và bệnh Parkinson ở cả hai giới.
Cuộc tranh luận tẩy chay thông điệp này
lại càng nóng lên sau khi các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard công bố
kết quả thu được khi cố gắng tìm hiểu mối liên hệ giữa sự tiêu thụ sữa
của những người vị thành niên và mối nguy gãy xương sau đó trong đời.
Đây là một nghiên cứu quy mô rất lớn, thu thập số liệu của 22 năm và có
sự tham gia của trên 96.000 người cả nam lẫn nữ (1).
Kết quả cho thấy, thêm một ly sữa hàng
ngày ở tuổi vị thành niên là gắn với một mối nguy cơ bị gãy xương háng
cao hơn ở đàn ông. Đối với phụ nữ thì uống sữa không liên quan đến việc
tăng hay giảm mối nguy này.
Kết luận của các nhà nghiên cứu là: tiêu thụ sữa ở tuổi vị thành niên không giúp giảm nguy cơ gãy xương mà thậm chí còn làm tăng nguy cơ gãy xương ở đàn ông.
Thêm vào đó, theo một nghiên cứu công bố vào năm 2012 trên American Journal of Epidemiology, nếu người nào dùng nhiều sữa và lúc tuổi vị thành niên, thì sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt (2).
Thực thế nhiều khảo sát ở những nước
phát triển, tiêu thụ nhiều các sản phẩm sữa cho thấy tỉ lệ các vấn đề
xương khớp không sai biệt gì đáng kể so với những nước kém phát triển,
nơi mặt hàng sữa vẫn còn thuộc loại xa xỉ. Mọi người thường hay liên hệ
đến canxi khi nói đến sức khỏe của xương, nhưng thực ra các yếu tố dinh
dưỡng khác cũng vô cùng quan trọng, đó là phốt pho, kali, các chất
khoáng khác, đạm và vitamin. Cần đa dạng hóa thực phẩm để không bị thiếu
hoặc dư thừa một chất nào đó.
Ở Việt Nam có lẽ cũng rất khó để thực
hiện được những nghiên cứu bài bản và khách quan như trên. Tuy nhiên
chúng ta cũng không có quá nhiều các sản phẩm sữa để dùng đến 3 – 4 phần
mỗi ngày nhất là khi giá sữa luôn treo ở “trên cây”. Khi uống sữa, nếu
bạn cảm thấy khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, ợ hơi…thì cũng đừng nên ép.
Hãy coi sữa cũng giống như các thực phẩm thông thường khác thì mọi
chuyện đơn giản hơn nhiều.
Việc các doanh nghiệp luôn tìm cách rót
vào tai người tiêu dùng những công dụng tuyệt vời đã được đánh bóng (đôi
khi là không có thực) và thổi phồng lên là chuyện thường tình. Do vậy
tự mỗi người phải tìm ra được chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể và
túi tiền của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét