Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Trí thức thật sự không bao giờ làm nô lệ

TS. Nguyễn Quang A: Trí thức thật sự không bao giờ làm nô lệ

Tạp  chí Phía Trước: Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đại diện của Diễn đàn Xã hội Dân sự, là một trong những trí thức đi đầu cho phong trào dân chủ trong nước hiện nay. Ông không phải chỉ là một trí thức bàn giấy, ông là một trí thức dấn thân. Phía Trước đã có buổi phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A về chủ đề: “Vai trò của trí thức – văn nghệ sĩ với xã hội”
e1b3089a34d0d6cd8fde440f691075bb
TS. Nguyễn Quang A
Phía Trước: Trong những năm gần đây, tiếng nói của các trí thức trong tiến trình đổi mới đất nước trở nên rất mạnh mẽ. Bản thân ông cũng là một trí thức cấp tiến trong công cuộc ấy, mong ông có thể giúp cho các độc giả của Phía Trước biết được những gì các trí thức cấp tiến đã làm trong thời gian vừa qua để thúc đẩy quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam?

T.S Nguyễn Quang A: Giới trí thức Việt Nam đã có một số đóng góp tích cực vào việc phản biện chính sách và các dự án lớn mà điển hình là dự án Bauxite Tây Nguyên (BTN) và dự án đường sắt cao tốc (ĐSCT).

BTN là một dự án lớn (thực ra là để cho Trung Quốc vào đầu tư). Một tổ chức NGO đã dàn xếp cho nhà văn Nguyên Ngọc và cựu đại sứ Nguyễn Trung đi thực địa tìm hiểu (2 lần, mỗi lần vài tuần lễ) trên cơ sở những nghiên cứu của các nhà khoa học độc lập, gồm các anh Nguyên Ngọc và Nguyễn Trung, đã thúc đẩy nhiều cuộc tiếp xúc với các chính quyền địa phương, vạch rõ cho họ những nguy hại của dự án, đã cùng các nhà khoa học tổ chức nhiều hội thảo phản biện và có một báo cáo dài gửi cho các cơ quan hữu trách. Tuy nhiên, có vẻ như dự án vẫn tiếp tục, cho nên các trí thức đã vận động báo chí vào cuộc và tiếng nói phản đối ngày càng lên cao. Nhiều kiến nghị của tri thức đã được công bố và gửi cho các cơ quan hữu trách. Từ đó trang Bauxite Việt Nam ra đời và  đến nay vẫn hoạt động tích cực

Dưới sức ép của tri thức, của dư luận, Nhà nước đã phải hạn chế dự án (lẽ ra là cả chục nhà máy với sự đầu tư của Trung Quốc trên quy mô rất lớn) ở mức thí điểm ở 2 nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ (và nhà đầu tư là TKV). Có thể thấy sự phản đối này đã có kết quả không nhỏ, tuy không dừng được toàn bộ. Tất cả các ý kiến phản biện đến nay đều tỏ ra đúng và là một khích lệ lớn cho việc lên tiếng của giới trí thức.

ĐSCT là một dự án khổng lồ với tổng vốn đầu tư dự tính khoảng 60 tỷ USD. Giới trí thức cũng đã lên tiếng mạnh mẽ phản bác bằng ý kiến, hội thảo, kiến nghị và huy động báo giới vào cuộc. Tuy người ta nói đến công nghệ TGV của Pháp và Shinkansen Nhật Bản nhưng họ đã đưa nhiều đại biểu quốc hội và lãnh đạo địa phương đi thăm tàu cao tốc Trung Quốc. Và rất có thể nếu dự án được thông qua thì sẽ là tàu và bằng tiền vay Trung Quốc.

Sự lên tiếng đã mạnh mẽ đến mức Quốc hội đã quyết định không thông qua dự án.

Còn có thể nhắc đến nhiều dự án mà tiếng nói của giới trí thức đã mang lại kết  quả (như dừng dự án thủy điện xâm hại đến rừng quốc gia Cát Tiên, vân vân).

Giới trí thức cũng có vai trò tích cực đến quá trình dân chủ hóa mà điển hình là Kiến nghị 72 về sửa đổi hiến pháp đã dấy lên một phong trào tìm hiểu, học tập về hiến pháp chưa từng có trong lịch sử Việt Nam (và đấy mới là mục đích chính của KN72 chứ không phải là để thay câu đổi chữ trong hiến pháp; tất nhiên nếu có sự thay đổi thì càng tốt, nhưng đó không phải là 3 hay 4 mục tiêu đầu tiên của KN72).

Trước KN72 giới trí thức đã đưa ra nhiều kiến nghị khác về nhân quyền nhưng nổi bật hơn trong số đó là kiến nghị thực thi quyền dân sự và chính trị vào tháng 9-2013 đi kèm với sự ra đời của Diễn đàn Xã hội Dân sự (CSF).

Mục tiêu của CSF là thúc đẩy sự phát triển của XHDS ở Việt Nam; góp phần vào sự chuyển đổi ôn hòa từ chế độ độc tài toàn trị hiện nay sang chế độ dân chủ (với hệ thống đa đảng, bầu cử tự do và nền pháp trị thực sự), bằng phương pháp bất bạo động; hoạt động theo phương châm của 4 khẩu hiệu với 16 chữ vàng thật:

1) Thực thi dân quyền

2) Nâng cao dân trí

3) Chấn hưng dân khí

4) Cải thiện dân sinh

Đây là những khẩu hiệu  dựa hoàn toàn (3 khẩu hiệu sau) vào tư tưởng của cụ Phan Châu Trinh cách đây 1 thế kỷ (có cải biến cho phù hợp với hiện nay). CSF tôn xưng cụ Phan Châu Trinh là cha đẻ tư tưởng của mình và bổ sung thêm ý tưởng hiện đại về nhân quyền. Người dân có các quyền tự nhiên, bẩm sinh của mình mà đã được Tuyên Ngôn Nhân quyền long trọng ghi nhận, thậm chí cũng được Hiến pháp hiện hành ghi nhận. Biết được quyền của mình người dân cứ thế thực hiện, cứ như chúng ta ở trong một nước thực sự tự do dân chủ, và không cầu xin bất cứ ai (kể cả Nhà nước) ban cho, không cần bất cứ sự cho phép của bất cứ ai. Việc hạn chế một quyền nào đó chỉ để nhằm bảo vệ quyền của những người khác, và phải được quy định tường minh trong luật (chứ không phải quy định pháp luật). Nhà nước phải có NGHĨA VỤ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân thực thi quyền của mình. Hiểu như vậy dẫu chưa có luật người dân vẫn cứ thực thi các quyền của mình (từ quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội, lập đảng, biểu tình, vân vân) mà không đợi sự cho phép của bất kể ai (nhà nước có thể yêu cầu đăng ký nhưng nếu thủ tục đăng ký ngăn cản việc thực thi các quyền đó thì LÀ LỖI CỦA NHÀ NƯỚC, chứ không phải lỗi của người dân.
Thực hiện 4 khẩu hiệu trên, nhất là khẩu hiệu thứ nhất vận động mọi người dân tìm hiểu để biết quyền của mình và thực thi các quyền đó ngay lập tức, cũng góp phần nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, là công việc lâu dài, bền bỉ. Và theo tôi số phận của chúng ta do chính chúng ta quyết định, việc thực hiện 4 khẩu hiệu trên là hết sức thiết thực cho cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta cũng như vận mệnh của cả dân tộc.

Freedom_Through_The_Mind_fin__by_Edy_ONE

Phía Trước: Nhiều người cho rằng trí thức không nên dính dáng đến chính trị, ông nghĩ sao về quan điểm này? 

T.S Nguyễn Quang A: Nếu hiểu chính trị theo nghĩa rộng là mọi hoạt động liên quan đến các quyết định tập thể, thì không ai không thể dính đến chính trị, và dính đến chính trị là rất tốt, là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người dân. Và tôi rất tích cực tham gia chính trị theo nghĩa rộng đó.

Còn hiểu theo nghĩa hẹp về chính trị: tham gia đảng phái chính trị với mục đích nắm quyền lực thì lại khác. Tôi cũng không muốn dính đến cái chính trị theo nghĩa hẹp này. Quyền lựa chọn là của mỗi người và chúng ta nên tôn trọng lựa chọn của họ. Và việc tham gia vào chính trị theo nghĩa hẹp này cũng rất cần thiết cho xã hội, thiếu nó xã hội không thể phát triển.

Vấn đề ở đây là hiểu thế nào là chính trị mà thôi. Tôi ủng hộ và tôn trọng sự tham gia, sự dính líu đến chính trị của tất cả mọi người dù hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp.

Phía Trước: Tôi thấy rằng trí thức luôn ở vị thế rất khó có được sự ủng hộ của số đông, sở dĩ bởi bản tính ôn hòa và thích những hành động ôn hòa. Điều này khiến cho nhiều bên đánh giá là kém dấn thân. Xin ông cho biết ý kiến của ông?

T.S Nguyễn Quang A: Hoàn toàn ngược lại. Nếu trung thực, thẳng thắn, chân thành và biết cách, trí thức hoàn toàn có thể có sự ủng hộ của số đông. Chính bản tính ôn hòa và thích hành động ôn hòa là thế mạnh vô song của trí thức. Sự dấn thân đích thực hoàn toàn chẳng liên quan gì đến đặc tính đó cả.

Phía Trước: Trong rất nhiều bài viết và nhiều lần nói chuyện, ông đều nhắc đến những thay đổi rất nhỏ, nhưng lại mang ý nghĩa lớn lao. Đó có phải là hiệu ứng Domino? Và liệu đó có phải là những hoạt động mà ông và đồng sự đang thực hiện?

T.S Nguyễn Quang A: Không phải tất cả những thay đổi rất nhỏ đều có ý nghĩa lớn, nhưng tôi ủng hộ tất cả những thay đổi nhỏ nhất theo hướng cải thiện cuộc sống của người dân, nếu theo hướng cải thiện thì những thay đổi nhỏ dễ thực hiện hơn, khả thi hơn, sát sườn hơn, thực tế hơn và người dân cảm thấy luôn và như thế nó khuyến khích những việc như vậy. Nhiều thay đổi nhỏ sẽ tạo ra thay đổi lớn.

Tất nhiên phải tận dụng mọi cơ hội để có những thay đổi lớn theo hướng cải thiện và ngăn những thay đổi lớn theo hướng ngược lại.

Xã hội là một hệ thống rất phức tạp và những thay đổi (nhất là thay đổi chính trị) luôn rất khó lường. Chúng ta có thể dự đoán xu hướng dài hạn khá dễ, song trong ngắn hạn, hầu hết những dự đoán đều rất khó. Và những biến đổi có ý nghĩa to lớn không thể xảy ra nếu không có vô vàn những thay đổi nhỏ xảy ra trước đó, rồi đột ngột nó “lật” trạng thái (mà người ta hay gọi là “cách mạng” nhưng tôi ghét từ này). Người ta đã nghiên cứu rất nhiều và khá kỹ hiện tượng “lật” trạng thái như vậy trong các hệ thống phức tạp dưới các thuật ngữ như tipping phenomenon (hiện tượng lật).

Hiểu là hiệu ứng domino như bạn nói cũng có phần đúng, song tôi không thích dùng từ đó, tôi ưa tipping hơn, giống như cái cân nhạy ở trạng thái cân bằng chỉ cần cho thêm một chút vào một bên là nó lật nghiêng sang bên đó.

Hiện tượng tipping rất quan trọng trong bất kỳ hệ thống phức tạp nào và vô cùng quan trọng trong những thay đổi xã hội và chính trị. Cho nên tôi khuyên các bạn hãy tìm hiểu kỹ nó. Hãy kiên trì làm những việc nho nhỏ và nó có thể mang lại những ý nghĩa hết sức lớn (vì không có chúng thì không thể có sự thay đổi lớn có ý nghĩa và thiếu chúng thì sự thay đổi lớn chưa chắc đã bền vững).

1206_573136002709416_86696975_n

Phía Trước: Những cản trở từ chính quyền Việt Nam hiện nay cho thấy rằng họ không những không chấp nhận những cuộc chuyển đổi lớn, mà ngay cả những chuyển dịch từ từ như các hoạt động xã hội dân sự cũng bị đặt vào nguy cơ cần phải đối phó. Theo ông nguyên nhân do đâu? Có phải chỉ vì họ không muốn thay đổi? Hay còn vì một mâu thuẫn bấy lâu nay giữa chính quyền và giới trí thức?

T.S Nguyễn Quang A: Thực ra ở Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua đã có những thay đổi rất lớn. Chính quyền nào cũng muốn giữ quyền cai trị của mình, họ chỉ buộc phải từ bỏ khi bị sức ép (do luật định trong các nước dân chủ khi thua trong bầu cử, do cạnh tranh, do sức ép của nhân dân và quốc tế). Tôi không thấy vấn đề và giải pháp ở phía chính quyền, hoàn toàn ngược lại nó ở phía chúng ta: nhân dân.

Chúng ta chịu để cho chính quyền làm vậy thì chính quyền tất nhiên sẽ làm vậy vì lợi ích của họ xui khiến họ làm vậy. Nếu chúng ta sợ hãi, thụ động và để mặc chính quyền làm trái pháp luật vi hiến thì chúng ta đành phải cam chịu với số phận nô lệ thôi. Hãy đừng đợi có một ông vưa hiền hay một ông đảng chân chính nào đó ban cho chúng ta tự do. Tự do, dân chủ phải giành lấy, nó không phải là của bố thí!

Hãy lên tiếng, hãy gây sức ép lên chính quyền 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, chính quyền nào cũng sẽ thay đổi, không sớm thì muộn. Chính vì thế hãy tích cực thực hiện khẩu hiệu số 1 của chúng tôi: đừng sợ và hãy thực thi quyền của mình (dù đó là quyền kinh tế, sức khỏe, văn hóa hay chính trị). Tương lai của chúng ta là hoàn toàn do chúng ta chứ không phải ở chính quyền.

Phía Trước: Vị thế của giới trí thức bấy lâu nay luôn bị đánh giá thấp, đặc biệt là sau sự kiện Nhân văn giai phẩm. Theo ông, liệu giới trí thức có thể lấy lại vị thế quan trọng của mình hay không? Các điều kiện nào cần thiết để người trí thức của thể phát huy được hết khả năng cho vai trò của mình?

T.S Nguyễn Quang A: Tôi không tin vậy. Trí thức luôn là tầng lớp đi đầu. Chỉ có những kẻ điên mới đánh giá thấp trí thức. Điều kiện nào ư? Hãy tạo ra các điều kiện ấy, còn nếu chờ nếu có điều kiện thế này thế nó thì chúng tôi mới phát huy được vai trò là hoàn toàn sai. Người luôn nghĩ như thế vẫn là một nô lệ, dẫu là trí thức cũng là trí thức nô lệ (mà không ít đâu vì cái chế độ này nó có động cơ tạo ra các văn nô, nhà khoa học nô như vậy). Trí thức phải đi đầu trong dẫn dắt nhân dân hiểu và thực thi quyền vốn có của mình, khi đó họ có vai trò lãnh đạo, còn vẫn chờ ai đó tạo điều kiện thì đó chưa phải là trí thức thật.

Phía Trước: Rất mong ông chia sẻ những kỳ vọng của ông về lớp trí thức trẻ của Việt Nam trong 10, 20 năm nữa?

T.S Nguyễn Quang A: Tôi rất tin vào họ và mong họ chăm chỉ làm ăn, học tập, cải thiện cuộc sống của bản thân mình và gia đình mình, sống vui, sống khỏe (đừng tưởng những việc bình thường và có vẻ “chẳng dấn thân” chút nào đó là không quan trọng, chúng vô cùng quan trọng.) Không phải đặt mục tiêu quá to tát làm gì. Hãy thực tế, đặt ra cho mình những mục tiêu vừa sức vì mục tiêu viển vông sẽ chắc chắn thất bại và làm bạn nản lòng. Và tất nhiên tôi cũng chúc họ tham gia chính trị (theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp) một cách tích cực, nhất là trong việc vượt qua nỗi sợ, nỗi ám ảnh và cứ thế thực thi các quyền của mình và một điều cuối đừng sợ cả thất bại nữa.

Xin chân thành cảm ơn ông!
(Tạp  chí Phía Trước)

Nguyễn Hưng Quốc - Đu dây được đến bao giờ?

Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính Trị và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính Trị và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Giới lãnh đạo Việt Nam không bao giờ nói thẳng và nói rõ chiến lược bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của họ vì với họ, đó là một bí mật quốc gia. Tuy nhiên, quan sát các diễn tiến trong mấy năm qua, đặc biệt thời gian gần đây, tôi nghĩ, chiến lược chính của họ là đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ.

Với Trung Quốc, Việt Nam không có chọn lựa nào khác ngoài việc nhượng bộ. Lý do rất đơn giản: Việt Nam không phải là đối thủ của Trung Quốc. Hai mặt mạnh làm nên những chiến thắng vang đội của đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ vừa qua là chiến thuật du kích và chiến thuật biển người. Cả hai chiến thuật ấy chỉ thành công trong hai điều kiện: một là trên đất liền, đặc biệt ở những vùng rừng núi hoang vu; và hai là tinh thần chiến đấu cao và sẵn sàng chấp nhận hy sinh của nhân dân và binh sĩ. Điều kiện thứ nhất sẽ bị vô hiệu hóa khi chiến sự xảy ra trên biển và đảo. Điều kiện thứ hai bị chính giới lãnh đạo phá hủy trong nhiều năm qua bằng các vụ vu khống, hành hạ, bắt bớ và nhục mạ những người có tinh thần bất khuất, quyết tâm chống lại Trung Quốc. Chiến tranh trên biển, nơi không thể sử dụng chiến thuật biển người hay chiến thuật du kích, tùy thuộc chủ yếu vào vũ khí và kỹ thuật. Ở cả hai khía cạnh này, một số người cho rằng sáu chiếc tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua của Nga từ năm 2009 (đến nay đã nhận được hai; chiếc thứ ba sẽ đến Việt Nam trong năm nay; ba chiếc còn lại sẽ được giao vào năm 2016; trị giá tổng cộng đến 2,6 tỉ Mỹ kim) như những chiếc gậy thần dùng đế chống lại các chiến hạm của Trung Quốc. Nhưng người ta quên đi những gì Việt Nam mua từ Nga thì Trung Quốc cũng có thể mua được, hơn nữa, nhờ giàu hơn, Trung Quốc cũng sẽ mua tàu ngầm với số lượng nhiều hơn hẳn, chưa kể, những chiếc tàu ngầm do họ tự chế tạo.

Ngoài lý do vừa nêu, Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc có thể vì nhiều lý do khác nữa, ví dụ, về kinh tế, họ lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc; về phương diện chính trị, họ bị ràng buộc bởi những cam kết bí mật nào đó trong cuộc hội nghị Thành Đô trước đây. Cũng không thể loại trừ khả năng là nhiều người trong giới lãnh đạo bị Trung Quốc mua chuộc.

Nhưng vì bất cứ lý do nào, sự nhượng bộ cũng có giới hạn của nó. Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma: nhượng bộ. Nhưng nếu Trung Quốc đánh chiếm các hòn đảo khác ở Trường Sa thì Việt Nam không thể tiếp tục nhượng bộ được nữa. Trung Quốc mang giàn khoan để thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam: nhượng bộ. Nhưng nếu Trung Quốc công khai khai thác dầu khí ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam thì Việt Nam không thể tiếp tục nhượng bộ được nữa. Trung Quốc tuyên bố con đường lưỡi bò: nhượng bộ. Nhưng nếu Trung Quốc đưa ra một số luật lệ để kiểm soát trên con đường lưỡi bò ấy, ví dụ, hạn chế tàu bè của Việt Nam cũng như của quốc tế đến Việt Nam thì Việt Nam không thể tiếp tục nhượng bộ được nữa.

Nếu không nhượng bộ thì làm gì?

Tự Việt Nam, Việt Nam không làm được gì cả. Nước nhỏ, thế yếu, Việt Nam chỉ có thể trông chờ sự hậu thuẫn và trợ giúp của thế giới bên ngoài, trong đó, quan trọng nhất là Mỹ và sau lưng Mỹ là các lực lượng đồng minh của Mỹ trong khu vực, từ Nhật đến Úc. Cho nên, bằng mọi giá, Việt Nam phải tìm cách siết chặt quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, ở đây lại không ít cản trở. Thứ nhất là vấn đề nhân quyền. Bình thường, thành thực mà nói, dù Mỹ hay nói đến nhân quyền nhưng trong rất nhiều trường hợp, vì lợi ích của nước họ, họ cũng thường nhắm mắt làm ngơ trước các sự vi phạm nhân quyền của nước liên hệ. Lâu nay, Mỹ vẫn làm thế ở Trung Đông và Nam Mỹ. Tuy nhiên, với Việt Nam thì khác. Chính phủ Mỹ có thể chỉ lên án qua loa lấy lệ, nhưng dân chúng Mỹ, đặc biệt với những người cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam thì khác. Đó là chưa kể cộng đồng người Việt với trên một triệu rưỡi người đang sống trên đất Mỹ. Tất cả đều có thể gây một sức ép đáng kể để chính quyền Mỹ, dù muốn hay không, cũng đặt vấn đề nhân quyền như một điều kiện để liên kết.

Nhưng cản trở lớn nhất của Việt Nam trên con đường tiếp cận với Mỹ chính là Trung Quốc. Chắc chắn Trung Quốc không hề muốn và càng không thể chấp nhận hiện tượng Việt Nam bắt tay với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Chắc chắn họ sẽ phá; nếu không phá được, sẵn sàng tấn công Việt Nam trước khi quan hệ liên minh giữa Việt Nam và Mỹ biến thành hiện thực. Trong trường hợp này, chắc chắn Trung Quốc sẽ hành xử y hệt Nga tại Ukraine trong mấy tháng vừa qua.

Như vậy, nghịch lý của Việt Nam hiện nay là: một mặt, cố gắng nhượng bộ Trung Quốc nhưng biết rõ là sự nhượng bộ ấy không phải là vô giới hạn; mặt khác, cần Mỹ để chống lại Trung Quốc nhưng lại không thể công khai hóa quá trình thành lập liên minh ấy.

Cuối cùng, Việt Nam chọn giải pháp đu dây: Họ vờn qua Trung Quốc một tí lại vờn quá Mỹ một tí. Trong Bộ chính trị, nếu có người này sang Trung Quốc thì sẽ có người kia sang Mỹ. Hứa với Trung Quốc điều a thì cũng hứa với Mỹ điều b. Chính sách đu đây này họ đã sử dụng một cách thuần thục trong cuộc chiến tranh Nam Bắc trước đây: họ đong đưa giữa Liên Xô và Trung Quốc để có thể nhận được sự trợ giúp của cả hai dù quan hệ giữa hai nước ấy rất căng thẳng với nhau.

Nhưng đu dây giữa hai đồng minh dù sao cũng dễ hơn là đu dây với kẻ thù. Trung Quốc sẽ không dại dột để Việt Nam chơi trò đu dây. Chắc chắn họ sẽ bắt Việt Nam phải lựa chọn.

Điều cần nhất của Việt Nam hiện nay là phải chuẩn bị cho những sự lựa chọn ấy.
Nguyễn Hưng Quốc
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA) 

Việt Nam bắt thêm 2 đại gia: dấu hiệu của đợt chống tham nhũng mới ?


media 
 Việt Nam đang tiến hành một đợt chống tham nhũng mới? REUTERS

Cuối tuần qua, báo chí trong nước rất chú ý đến hai vụ bắt giữ, một cựu lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Tổng giám đốc một tập đoàn dược phẩm lớn có quan hệ với nhiều cơ sở Nhà nước. Hai vụ bắt giữ xảy ra chỉ ít ngày sau khi chính phủ Việt Nam công bố kết quả hoạt động công khai tài sản của gần 1 triệu công chức, bị báo chí trong nước chỉ trích mạnh mẽ vì không trung thực.

Nhân dịp này, dư luận đặt nhiều câu hỏi về mối quan hệ giữa hai vụ bắt giữ cuối tuần và thực hư của cuộc chiến chống tham nhũng do chính quyền tiến hành.

Ngày 20/09/2014, theo báo chí trong nước, ông Đỗ Tất Ngọc, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), một trong các ngân hàng công lớn nhất nước, bị cơ quan điều tra Bộ Công an tạm giam. Cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Agribank bị bắt vì hành vi « cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ». Theo nguồn tin từ cơ quan điều tra, đương sự đã tiếp tay cho một công ty in của Ngân hàng làm thất thoát hơn 90 tỷ đồng, không có khả năng thu hồi. Cũng có tin ông Đỗ Tất Ngọc đã bị khởi tố và tạm giam vào ngày 17/09.

Trước đó, ngày 19/09, một đại gia khác, ông Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty VN Pharma, bị bắt và công ty bị khám xét trong đêm. VN Pharma là một tập đoàn dược phẩm mới ra đời nhưng đang nổi lên như một nhà cung cấp thuốc chủ yếu cho các cơ sở y tế công tại Việt Nam. Theo một số thông tin ban đầu Tổng giám đốc Công ty VN Pharma bị cáo buộc làm giả hồ sơ đấu thầu vào bệnh viện và dính líu đến buôn lậu. Cũng có nguồn tin cho biết công ty vừa trúng một đơn đặt hàng trị giá đến 800 tỷ đồng.

Hai vụ bắt giữ nói trên xảy ra đúng vào thời điểm sau khi Thanh tra chính phủ Việt Nam công bố trước Quốc hội bản tổng kết về hoạt động công khai, minh bạch tài sản liên quan đến gần một triệu cán bộ, công chức. Kết quả chỉ có một người bị xử lý kỷ luật vì không kê khai tài sản trung thực. Với kết quả như trên, chủ trương kê khai tài sản - từng được nhìn nhận như là cái gốc của việc chống tham nhũng – gây một thất vọng lớn trong dư luận.

Báo Lao động chạy tựa « Một cái ‘‘kết’’ không quả’’ ». « Gần triệu người kê khai tài sản, chỉ một bị kỷ luật vì không trung thực » là hàng tựa của báo Pháp luật Thành phố. Báo Người Lao động có nhiều bài viết về chủ đề này : « Khai mà không khai », « Kê khai tài sản : Huề cả làng ! »…

Trong bối cảnh này, trong công luận có nhiều câu hỏi : Chính quyền đang khởi sự một chiến dịch chống tham nhũng mới ?... Hay có thể vụ bắt giữ hai đại gia mới đây là một động thái của chính quyền nhằm xoa dịu sự bất bình cao độ trong xã hội trước sự thất bại của chủ trương công khai tài sản ?...

Sau đây mời quý vị nghe một vài nhận định của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, người dành nhiều chú ý cho cuộc chiến chống tham nhũng và vấn đề minh bạch thể chế tại Việt Nam.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh : “Về những vụ bắt bớ vừa rồi… tôi nghĩ đấy là những bước đi chống tham nhũng được các cơ quan điều tra chuẩn bị và đưa vào tầm ngắm từ lâu rồi…. Còn cái tin là một triệu người kê khai mà chỉ có một trường hợp bị đánh giá là không đúng sự thực đã được báo chí và các đại biểu Quốc hội phê phán…. Sự đánh giá đó và phát hiện đó cho thấy nỗ lực của việc công khai minh bạch của Việt Nam đang còn hết sức nửa vời và kém hiệu quả…

Gần đây ở Hà Nội đã có đưa ra những nghiên cứu sau khi thăm dò ý kiến các doanh nghiệp, cho thấy họ phải góp từ 73% đến 107% số lợi nhuận để cho những 'chi phí ngoài pháp luật'… Có một công trình đã công bố. Theo tính toán của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, mà số liệu được công bố trên báo chí cho thấy thực tế rất nghiêm trọng, (số tiền hối lộ - ndr) tương đương với 50% tổng số thu ngân sách…

Gần đây có một cuộc hội thảo công bố kết quả của Ngân hàng Thế giới, tiến hành tháng 12/2013, về công khai minh bạch đất đai… tôi phát hiện ra không có bất kỳ một sự công khai minh bạch nào về dự án được giao đất, về giá đất, về việc giao đất cho công ty nào, ai ký chịu trách nhiệm, khi nào bắt đầu và khi nào kết thúc. Đấy là những thông tin hết sức thiết thân với người dân…

Tôi rất e ngại rằng nếu không có các nỗ lực công khai minh bạch nữa, thì sự minh bạch (được tuyên bố - ndr) vẫn chỉ là nửa sự minh bạch, và như vậy nó chưa phải là minh bạch”.

RFI : Xin cảm ơn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.  
  Trọng Thành
  (RFI)

Trục Nga - Trung: Mối đe dọa cho thế giới

000_DV1733871.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Trung Quốc tham dự lễ khai mạc cho cuộc tập trận chung tại trung tâm chỉ huy của căn cứ hải quân Wusong ở Thượng Hải vào ngày 20 tháng 5 năm 2014. AFP photo




Trung tuần tháng 9 vừa qua, tác giả Douglas Schoen, một chiến lược gia hàng đầu của đảng Dân chủ Mỹ và nhà báo Melik Kaylan, giới thiệu một cuốn sách mới có tựa ‘Trục Nga Trung’.

Cuốn sách nói đến mối nguy hiểm của một cuộc chiến tranh lạnh đang tiềm ẩn với sự hình thành của liên minh Nga Trung để đối phó với Hoa Kỳ, và mở rộng tầm ảnh hưởng của họ ra thế giới.

Phương Tây lo ngại

Để tìm hiểu thêm về sự hình thành mối liên minh Nga - Trung và sự nguy hiểm của mối liên minh này với các nước, nhất là ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, Việt Hà phỏng vấn tác giả Melik Kaylan. Trước hết, nói về các nhân tố cho thấy sự hình thành trục Nga Trung, tác giả Kaylan cho biết:

Điều mà chúng ta đã biết rất rõ ràng và hiển nhiên là Trung Quốc và Nga đã có sự hiểu biết về mặt chiến lược với nhau qua sự hình thành của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, đây là một dạng giống như cơ cấu của phương Tây. Họ vẫn đang xây dựng tổ chức này. Họ có khoảng 10 nước hoặc hơn là những nước đã tham gia hoặc là thành viên quan sát. Vấn đề bắt đầu kể từ sau khi Mỹ bắt đầu tham gia vào cuộc chiến ở Afghanistan.

Theo tôi điều này tạo ra một cú sốc với Nga và Trung Quốc vì họ không quen với việc có bất cứ ai vào sân sau của họ như vậy, tìm cách thống trị khu vực đó và sử dụng nguồn tài nguyên ở đó. Cho nên họ đưa ra sáng kiến này mà theo tôi cuối cùng là để khóa chặt khu vực đó và đồng thời để không có sự bất đồng giữa họ với nhau và cho phép họ mở rộng từ đó. Điều này là những gì họ đã làm kể từ khi Nga quay trở lại tham vọng là đế quốc của châu Âu và Trung Quốc thì tiến ra khắp châu Á và nền kinh tế của họ mở rộng ra thế giới. Khi một đế quốc mở rộng về kinh tế thì họ cũng phải tìm cách bảo vệ sự mở rộng của mình bằng quân sự. Trung Quốc đang làm điều đó rất công khai. Họ xây dựng căn cứ quân sự ở Ấn Độ Dương, ở châu Á. Mục đích của họ là để thống trị khu vực vì mục đích kinh tế thương mại. Và đó là điều chúng ta đang chứng kiến trên thế giới.

Việt Hà:Tại sao nước Mỹ và phương Tây bây giờ phải lo ngại về mối nguy của trục Nga - Trung khi mà hiện tại chúng ta có những mối đe dọa khác như nhà nước Hồi giáo ISIS mà hàng ngày chúng ta vẫn đọc thấy trên báo chí và xem trên TV, hay những lo ngại về sự trì trệ của nền kinh tế?

Melik Kaylan: Theo tôi điều chúng ta phải lo lắng là những gì sẽ xảy ra trong vòng 10 hay 20 năm nữa, khi trò chơi kết thúc và chúng ta ‘khó thở’ về kinh tế và không thể bảo vệ các đồng minh của mình và giữ trật tự thế giới trong vòng nửa thế kỷ qua hoặc hơn. Vào lúc này, điều mà chúng ta nhìn thấy trên truyền hình là nhà nước Hồi Giáo – ISIS và các vấn đề về kinh tế nhưng khi chúng ta phải đối đầu với các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, bạn phải đối mặt với một vấn đề hoàn toàn khác, và đó là sự đe dọa cho toàn thế giới. Những  cường quốc đó có thể có kế hoạch dài hạn.

Hãy nhìn lại thời gian mà chúng ta quá bận rộn ở vùng Trung đông, và Afghanistan, Nga đã lấy lại đế quốc của mình bằng việc xâm lược Georgia, họ có thể có kế hoạch sử dụng nguồn lợi từ dầu mỏ để xây dựng quân đội. Họ có thể xây dựng kế hoạch dài hạn từ đó, và đã làm như vậy từ khi chúng ta bị xao nhãng. Trung Quốc cũng trở thành một cường quốc về kinh tế trên thế giới trong thời gian đó và bây giờ họ có thể tạo nguy hiểm cho các trao đổi vệ tinh của chúng ta ở phương Tây, và các nơi khác.

Chúng ta phải lo lắng về những mối đe dọa đó, vốn là những mối đe dọa có tính tổng thể hơn loại đe dọa chỉ làm chúng ta xao nhãng, những mối đe dọa không trực tiếp hướng vào chúng ta và chỉ có mang nặng kịch tính trên truyền hình.

Chiến tranh lạnh "thế hệ mới"

Việt Hà: Trong cuốn sách, ông nói đến sự tiềm ẩn của một cuộc chiến tranh lạnh thứ hai trên thế giới. Chiến tranh lạnh lần này nếu xuất hiện, sẽ khác với cuộc chiến tranh lạnh trước kia ở điểm nào?
Melik Kaylan: Theo tôi thì chiến tranh lạnh này sẽ nguy hiểm hơn với chúng ta so với trước rất nhiều, vì trong chiến tranh lạnh trước kia, sự chia rẽ giữa các bên rất rõ. Chúng ta có những lựa chọn về tư tưởng rõ ràng và sự ảnh hưởng về kinh tế hoàn toàn tách rời nhau. Điều này bây giờ đã khác. Các đối thủ của chúng ta cũng có quan hệ phụ thuộc với chúng ta. Đức phụ thuộc Nga về đường ống dẫn khí, chúng ta phụ thuộc Trung Quốc về các khoản vay và đầu tư ...

Cho nên bây giờ sẽ khó hơn cho chúng ta khi nói rằng họ là mối đe dọa của chúng ta và chúng ta phải đối mặt với nó vì mối đe dọa đã nằm ngay trong ‘phòng máy’ của chúng ta. Nó làm cho chúng ta khó mà nhìn nhận mối nguy hiểm. Đó là một phần mục đích của cuốn sách mà chúng tôi viết. Nga và Trung Quốc biết họ là ai và họ chống lại ai. Nhưng thực sự là Mỹ và phương Tây đã từ chối nhìn vào bức tranh tổng thể đó.

Việt Hà: Mỹ có chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á Thái Bình Dương để đối phó với một Trung Quốc đang lên, theo ông thì chiến lược này có hiệu quả hay không trong việc đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc như ông đề cập?

Melik Kaylan: Chiến lược chuyển trục về châu Á là một loại kế hoạch chiến lược dài hạn mà chúng ta cần phải làm. Và nó đã mất một phần động lực vì những gì đang diễn ra tại Trung đông và ISIS và đó là lý do vì sao chúng ta cần tập trung vào chiến lược dài hạn thay vì chỉ lo lắng cho những gì ngắn hạn và có tính kịch tính, tức thời mà thực sự cuối cùng cũng không thực sự nguy hiểm.

Điều mà chúng ta thấy là Trung Quốc đã bắt đầu thống trị khu vực về mặt kinh tế và bảo về quyền lợi của mình bằng quân sự. Họ làm những điều này không bằng những sự kiện có tính gây kích động trầm trọng như những gì chúng ta thấy của nhà nước Hồi giáo ISIS. Họ làm bằng những cách khiến chúng ta không thể phản ứng một cách dữ dội. Trung Quốc không làm theo cách để khiến phương Tây phải tập trung lực lượng để đối phó với họ. Không có gì quá lớn mà họ cứ làm từng thứ nhỏ một dần dần.

Trung Quốc sẽ không xâm chiến Senkaku theo một cách rõ ràng mà họ cứ làm dần dần, họ mở rộng tầm ảnh hưởng của mình dần dần để không ai có phản ứng dữ dội với họ và cuối cùng thì những đồng minh của chúng ta ở đó sẽ bị chìm vào trong những đe dọa và ảnh hưởng của Trung Quốc đến một lúc họ không cựa quậy nổi nữa và cho đến lúc đó thì đã là quá muộn.

Việt Hà:Trong cuốn sách, ông nói rằng NATO cần phải đề cao cảnh giác trước mối đe dọa từ trục Nga Trung, nhưng NATO là ở châu Âu, còn ở châu Á thì sao, Hoa Kỳ có thể làm gì với các đồng minh của mình ở châu Á?

Melik Kaylan: Theo tôi vai trò của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương chính là chất kết dính giữa các nước mà Trung Quốc đang đe dọa từng nước một. Trung Quốc sẽ không thể đe dọa được các nước nếu các nước đi cùng với nhau. Nhưng vấn đề là các nước ở đó thường không có sự thông cảm với nhau. Họ không có mối lợi chung với nhau để khiến họ kết dính với nhau một cách hiệu quả. Điều mà Mỹ đã làm sau chiến tranh thế giới ở châu Âu đã giúp các nước vốn là địch thủ của nhau trở nên gắn kết với nhau. Và mối đe dọa thống nhất từ Liên Xô là điều mà Mỹ có thể áp dụng tương tự như ở châu Á để giúp các nước như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Philippines gắn kết với nhau đối đầu với một thế lực có thể gây chia rẽ trong họ và thống trị họ từng nước riêng rẽ.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
Việt Hà, phóng viên RFA 
2014-09-22

‘Chạy’ điểm vào Đại Học

Từ “thông báo tuyển sinh” của một tờ rơi, phóng viên Thanh Niên đã thâm nhập và phát hiện sự thật về một đường dây “chạy” điểm vào các trường ĐH với chi phí lên đến hàng chục ngàn USD.

‘Chạy’ điểm vào ĐH
Bà Oanh chỉ vào giấy báo nhập học của Học viện Ngân hàng để chứng minh việc “chạy” vào được là có thật - Ảnh: Đan Hạ

Theo một tờ rơi thông báo tuyển sinh được ghi là của Viện Phát triển công nghệ và giáo dục, Viện này phối hợp với một số trường ĐH, CĐ mở các lớp đào tạo chính quy. Chỉ cần thí sinh dự thi ĐH bất  kỳ trường nào đạt từ 13 điểm trở lên nộp hồ sơ về trụ sở của Viện sẽ được xét tuyển vào hệ ĐH của rất nhiều trường. Thông báo cũng nêu rõ những trường hợp được xét tuyển sẽ học hệ đào tạo theo nhu cầu xã hội nhưng vẫn là hệ chính quy, chỉ cần đóng học phí cao hơn khoảng 200.000 đồng/tháng.



Em đảm bảo chắc chắn năm sau con chị không cần thi nữa mà sẽ vào được luôn, học tính luôn là năm thứ 2, học vẫn 4 năm rưỡi bình thường. Em làm việc luôn với hiệu trưởng nên chị yên tâm. Em làm giám đốc của một viện giáo dục nên chỉ tiêu của các trường em đều biết...

Nguyễn Kiều Oanh

“Phí đầu vào” thấp nhất 30 triệu đồng

Trong vai một phụ huynh nộp hồ sơ cho con vừa thi trượt ĐH, phóng viên Thanh Niên đã đến văn phòng của Viện Phát triển công nghệ và giáo dục tại địa chỉ số 11 ngõ 41 phố Vọng, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tiếp chúng tôi là một phụ nữ tên Oanh, tự giới thiệu là giám đốc của Viện. Khi chúng tôi trình bày có con năm nay dự thi khối A chỉ được 14 điểm nhưng muốn vào một số trường lớn như ĐH Thương mại, Học viện Tài  chính, ĐH Bách khoa, ĐH Xây dựng... (như trong thông báo của tờ rơi), bà Oanh nói ngay, với mức điểm này không vào được những trường trên nhưng có thể vào được nhiều trường ĐH khác như: Công nghệ giao thông vận tải, Lâm nghiệp và không học tại Hà Nội. Khi chúng tôi bày tỏ muốn cho con học ngay ở Hà Nội hệ đào tạo theo nhu cầu xã hội, chấp nhận nộp học phí cao thì bà Oanh cho biết hiện đang lấy thí sinh được từ 15 điểm trở lên vào hệ dân sự của Học viện Kỹ thuật quân sự, ĐH Công đoàn, ĐH Điện lực, ĐH Tài nguyên môi trường... Nếu được 17 - 18 điểm thì có thể vào được Học viện Tài chính và nhiều trường khác nữa. Tuy nhiên chỉ có 14 điểm thì sẽ ít lựa chọn hơn và phải mất phí đầu vào, trường thấp nhất cũng 30 triệu đồng.

Chúng tôi đang trao đổi thì bà Oanh có điện thoại. Cuộc nói chuyện cũng là giao dịch về việc “chạy” trường. Bà Oanh kể lại rằng đây là trường hợp “chạy” vào Học viện Ngân hàng đã đặt cọc 5.000 USD, còn thiếu 9.000 USD, giờ đã có giấy báo nhập học nên “trường” gọi điện thông báo. Trong cuộc điện thoại, chúng tôi thấy bà Oanh nói với người kia: “Cứ cho người cầm giấy báo đến văn phòng để em gọi người ta cầm tiền, đến lấy”. Bà cũng nói với chúng tôi rằng quy trình “chạy” trường là cứ đưa giấy báo điểm cho bà, đặt cọc tiền để chuyển sang trường, đến khi có giấy báo nhập học thì thanh toán nốt số tiền còn lại.

Giá cao vì phải “can thiệp”

Khi chúng tôi không lựa chọn các trường bà Oanh đưa ra, bà tư vấn có thể vào được Trường ĐH Điện lực nhưng với giá cao vì phải “can thiệp” thêm 1 điểm mới đủ điều kiện. Bà giải thích sẽ có 2 khoản phải nộp đó là phí đầu vào và học phí cao gấp đôi quy định. Phí đầu vào với những trường hợp được 15 điểm sẽ mất 60 triệu đồng, còn 14 điểm thì “chưa biết trường sẽ thu bao nhiêu”. Ngoài ra, trường sẽ thu luôn khoản học phí 4 năm (khoảng  36 - 37 triệu đồng) rồi mới cho nhập học. Sau đó thì học bình thường như những sinh viên đã trúng tuyển và vẫn nộp học phí theo quy định chung. Bà Oanh nói: “Tổng cộng phải xác định con chị là 130 - 140 triệu đồng mới vào được trường”.

Khi chúng tôi thắc mắc tại sao phải nộp học phí 2 lần, bà Oanh giải thích: “Vì đây là hệ ngoài ngân sách, không phải của ĐH mà của đơn vị đi xin chỉ tiêu của Bộ GD-ĐT cho ĐH đào tạo. Vì vậy phải đóng học phí cho đơn vị đi xin chỉ tiêu”. Bà Oanh khẳng định khoản học phí này vẫn do trường thu và có hóa đơn nên có thể đưa chúng tôi đến trường để nộp tiền và lấy hóa đơn của trường. Thấy chúng tôi băn khoăn trước kinh phí hơi cao này, bà Oanh tiếp tục “mở” ra một cơ hội khác là vào học hệ dân sự của Học viện Kỹ thuật quân sự với mức phí thấp hơn. Sau đó, bà nhấc máy gọi luôn cho một người mà bà tiết lộ là Hiệu trưởng Học viện Kỹ thuật quân sự để hỏi về điều kiện và giá cả. Bà thông báo với chúng tôi với mức điểm này “thầy” nói không thể học ĐH ngay mà vào học CĐ dự bị một năm, sang năm vào học ĐH năm thứ 2 luôn. Chúng tôi hỏi có phải thi cử gì mới chuyển vào học ĐH không thì bà khẳng định: “Em đảm bảo chắc chắn năm sau con chị không cần thi nữa mà sẽ vào được luôn, học tính luôn là năm thứ 2, vẫn học 4 năm rưỡi bình thường. Em làm việc luôn với hiệu trưởng nên chị yên tâm. Em làm giám đốc của một viện giáo dục nên chỉ tiêu của các trường em đều biết...”. 

Bà Oanh còn cam kết: “Sau khi con chị vào học rồi mới phải nộp tiền. Khi nào cầm giấy báo điểm thì chị nộp trước cho em từ 10 - 15 triệu đồng, để em nộp sang trường. Khi nào có giấy báo nhập học thì chị chuyển cho em nốt số tiền còn lại rồi nhận giấy báo nhập học về đi nhập học cho cháu là xong…”.


Giấy báo nhập học của Học viện Ngân hàng do bà Oanh đưa ra

16.000 USD vào Học viện Ngân hàng

Trong lúc chúng tôi vẫn chưa quyết vào trường nào thì có một thanh niên đến văn phòng đưa cho bà Oanh một phong bì có in Học viện Ngân hàng. Bà Oanh bóc ra và đưa cho chúng tôi xem giấy báo nhập học của Học viện Ngân hàng cho một thí sinh có số điểm là 21 vào học chương trình chất lượng cao chuyên ngành quản trị tài chính năm học 2013 - 2014 do học viện này hợp tác với City University of Seattle, Mỹ. Kèm theo giấy báo nhập học là một công văn của Bộ GD-ĐT cho phép chương trình này được cấp 2 văn bằng, của Học viện Ngân hàng và của trường nước ngoài.

Bà Oanh cho biết đây là trường hợp đã “chạy” mất 16.000 USD. Khi chúng tôi thắc mắc với mức điểm cao như vậy thì cần gì phải “chạy”, bà Oanh tiết lộ: “Trường hợp này đã chạy từ khi chưa có điểm thi, thi xong biết không đỗ là chạy luôn nên giờ đã có giấy báo nhập học”. Chúng tôi đề nghị cũng cho “con tôi” vào Học viện Ngân hàng bất chấp giá cao vì đây là trường tốt. Lập tức bà Oanh gọi điện cho một người và cho biết đó là người của Bộ GD-ĐT để hỏi nhưng đầu dây kia chưa trả lời được vì “đang bận họp”. Để chứng minh “đường dây” của mình là đáng tin cậy, bà Oanh tiết lộ, những trường hợp vào Học viện Ngân hàng thì phải có sự can thiệp từ Bộ GD-ĐT thì trường mới dám làm và người mà Oanh đang liên hệ chính là “một người của Bộ GD-ĐT”.

Sau đó “người của Bộ GD-ĐT” đã gọi điện lại cho bà Oanh để tư vấn cho trường hợp “con tôi”. Sau khi trao đổi, bà Oanh bảo chúng tôi “vứt luôn cái điểm 14 đó đi”, để bà lo hết, phiếu báo điểm sẽ là 21 điểm giống tờ giấy báo nhập học mà chúng tôi đã nhìn thấy. Giá là 16.000 USD. Bà Oanh cũng thỏa thuận là “cứ đặt cọc trước 5.000 USD, chỉ mấy hôm là có giấy báo nhập học, khi đó mới phải nộp hết số tiền còn lại”.

(còn tiếp)
Đại diện Viện Phát triển công nghệ và giáo dục phủ nhận thông tin về tờ rơi
Bà Oanh tên đầy đủ là Nguyễn Kiều Oanh, từng là cán bộ của Viện Phát triển công nghệ và giáo dục thuộc Liên hiệp Hội Khoa học và kỹ thuật VN. Tuy nhiên bà Oanh chỉ là Phó giám đốc Trung tâm hợp tác phát triển giáo dục và đào tạo của Viện chứ không phải là giám đốc viện như tự giới thiệu. Trả lời Thanh Niên về tờ rơi thông báo tuyển sinh của viện này, ông Dương Tiến Sĩ, Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó viện trưởng của Viện đã phủ nhận thông báo tuyển sinh đó và cho biết chữ ký của ông và dấu của Viện trong thông báo tuyển sinh này là do bà Oanh đã photo từ một văn bản khác chứ ông hoàn toàn không ký một thông báo tuyển sinh nào như vậy. Ông Sĩ cũng cho biết, cách đây khoảng một tháng, ông đã ký quyết định cách chức bà Oanh. Ông Sĩ còn nói rằng ông không biết văn phòng tuyển sinh (tại 41 Phố Vọng, Q.Hai Bà Trưng) mà bà Oanh đang làm việc. Trong khi đó văn phòng này hoạt động công khai với danh nghĩa của Viện.

Minh Anh - Đan Hạ
(Thanh niên)

Những vở diễn lạc hậu

Càng ngày, các vở diễn, kịch bản vu khống và bắt người của công an Cộng sản Việt Nam nhắm vào người yêu nước càng dày đặc. Trong đó, những vụ nổi trội như vụ blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, luật sư Lê Quốc Quân, luật sư Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Công Định…

Đều là những vụ bắt bớ đầy kịch tính và hết sức buồn cười. Nếu như đa phần các vụ bắt bớ đều viện lý do về hộ khẩu, hộ tịch, tạm trú… thì những vụ còn lại, những kịch bản dành cho nó khá buồn cười, ví dụ như trốn thuế, sử dụng bao cao su.

 Trong đó, nổi trội nhất là vụ luật sư Cù Huy Hà Vũ bị bắt vì lý do sử dụng hai cái bao cao su, và tang chứng, lý do duy nhất để bắt ông Vũ là hai cái bao cao su đã qua sử dụng. Buồn cười hơn nữa là sau khi bắt ông Vũ, cơ quan công an mới trưng ra hàng loạt bằng chứng vu cáo ông phạm tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận để chống phá nhà nước và kết án tù ông. Câu chuyện ông Vũ đấu tranh trong tù, tuyệt thực như thế nào, thiết nghĩ không cần bàn thêm.

 Mà vấn đề muốn bàn ở đây là cái vở kịch, hay nói cách khác là kịch bản bao cao su rất ư thô thiển và lạc hậu mà nhà nước Cộng sản đã dùng để làm cái cớ bắt người. Điều này cho thấy tư duy của cơ quan hành pháp, chấp pháp Cộng sản Việt Nam có vấn đề trầm trọng. Người ta không có đủ sự thông minh hoặc sự tỉnh táo để viện dẫn luật pháp nhà nước (vì trên thực tế, mọi điều khoản luật Việt Nam hiện tại đều có chung mục đích là bảo vệ đảng Cộng sản, mọi cử chỉ, lời nói đụng chạm đến đảng Cộng sản đều có thể phạm vô số điều luật?!) mà phải dùng đến những trò bẩn thỉu. Không chừng, họ lại nghĩ rằng làm như thế sẽ bôi nhọ hình ảnh của đối phương và khi bị bắt, đối phương rơi vào cô thế.

 Như trường hợp luật sư Cù Huy Hà Vũ, rất may là ông có người vợ tỉnh táo, hiểu chồng và hơn hết là biết hy sinh cho chồng con, hy sinh cho đại cuộc. Chuyện trắng đen chưa cần bàn, một người vợ nghe chồng mình bị bắt trong lúc đêm khuya, trong một phòng khách sạn với sự có mặt của một người phụ nữ khác, lại có hai bao cao su đã sử dụng… Máu tam bành nổi lên, cơn ghen nổi lên, có khi lại làm lộ hết mọi bí mật của gia đình, cuối cùng rơi vào bẫy của kẻ khác. Nhưng luật sư Dương Hà đã không bị rơi vào bẫy, bà hết sức tỉnh táo để chia sẻ với ông Vũ, không ngoại trừ việc sang nước ngoài vận động đưa ông Vũ ra khỏi tù. Kết quả là ông Vũ được đi Mỹ “chữa bệnh”.

 Và đến lúc ông Vũ, bà Dương Hà đi Mỹ, một kết cục không mong muốn của nhà nước Cộng sản cũng đã diễn ra: hai cái bao cao su qua sử dụng đã đóng vai trò thay thế cho tờ giấy quyết định xuất cảnh của nhà nước cấp cho ông Vũ. Bởi vì trước đó, chưa chắc ông Vũ và bà Dương Hà dễ dàng bay sang Mỹ theo đường xuất cảnh thuần túy, không chừng ông Vũ cũng đã bị xếp vào diện “cấm xuất cảnh”. Nhưng nhờ hai cái bao cao su qua sử dụng, ông Vũ được đưa vợ sang Mỹ! Đó mới là vấn đề hay ho!

 Hay ho hơn nữa, càng ngày, vở diễn và kịch bản bắt người của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam càng lộ liễu và lạc hậu, diễn đi diễn lại một bài, từ Bắc chí Nam đều chung khuynh hướng dựng một chuyện gì đó để vu khống, bắt nóng và sau đó dẫn qua chuyện liên quan đến điều 258, nếu không dựng chuyện trốn thuế thì cũng dựng chuyện gây rối trật tự công cộng (như chuyện nhà đấu tranh Bùi Thị Minh Hằng bị bắt ở Long An chẳng hạn) rồi sau đó cho báo chí trong nước dựng chuyện, lăng mạ người bị bắt. Cái kịch bản và vở diễn này lạc hậu, vô văn hóa đến mức những người yêu nước, đấu tranh dân chủ nhân quyền đều tin chắc rằng khi họ bị bắt, trước tiên, họ cũng phải xem một vở kịch như thế.

 Thậm chí, các nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền Việt Nam phải thốt lên rằng sao lại cứ dùng mãi một cái kịch bản quá lạc hậu và vô văn hóa như vậy để bắt người, chẳng lẽ không có kịch bản nào khác, mới mẽ hơn sao? Chí ít cái kịch bản mới đó cũng “an ủi” phần nào người bị bắt, không tạo ra bối cảnh quá lếch thếch, quá nhếch nhác và thiểu năng như đang thấy. Bởi dù sao cái kịch bản mới trong chuyện bắt bớ cũng đỡ làm bẽ mặt người Việt Nam, cho thấy người Việt không đến nỗi ngu ngốc và lạc hậu đến mức hành xử chẳng khác nào súc vật với nhau, mà hơn nữa đây là hành xử của nhà nước đối với công dân, một kiểu hành xử mang tính mẫu mực và phản ánh dân tộc tính!

 Nhưng, có vẻ như cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có kịch bản nào mới trong việc buộc thế, bắt bớ, vu tội cho các nhà đấu tranh yêu nước. Và cho đến thời điểm bây giờ, chắc chắn, trong số hàng triệu nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền đang có mặt tại Việt Nam, nếu có ai bị bắt, họ lại phải xem một vở kịch “bổn cũ soạn lại” của nhà cầm quyền. Đây là điều mà ai cũng có thể nhận ra và lâu ngày, nó trở thành câu chuyện rất quen thuộc, giống như chuyện thường ngày ở huyện, không có gì đáng bàn. Nếu gặp, người ta sẽ bảo: “Ở đây vốn vậy!”.

 Cò một điều cũng cần nói thêm là một khi mọi trò khỉ của nhà cầm quyền trở nên nhàm chán, trơ trẽn, không những không làm cho người khác sợ mà còn biến thành trò hề trước công luận quốc tế cũng như công dân trong nước thì e rằng, thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa khó mà kéo dài thêm! Chỉ cầu mong sao sự chấm dứt của nó diễn ra có tính người một chút, đừng quá khỉ!
VietTuSaiGon's blog
(RFA)

Bùi Tín - Chống tham nhũng, sống chết không thành vấn đề!

«Trong cuộc chiến đấu chống tham nhũng, sống hay chết và danh lợi là hoàn toàn vô nghĩa đối với tôi», đó là tuyên bố của Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư đảng CS Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp Bộ Chính trị tháng 6/2014 vừa qua (theo Weibo và Bưu điện Hoa Nam ngày 20/7).
Ngay sau cuộc họp này là công bố chính thức việc điều tra đối với nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, đã về hưu từ cuối năm 2012, khi đang là chủ tịch Ủy ban Chính trị - Pháp luật của Trung ương đảng, phụ trách về pháp luật và chính quyền. Ông Chu Vĩnh Khang từ đó là một «nguyên lão đồng chí», theo cách gọi tôn trọng của đảng CS Trung Quốc đối với các bậc công thần của chế độ.

Theo hệ thống tổ chức của đảng CS Trung Quốc, Ban Thường vụ Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa các kỳ đại hội. Xưa nay các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị được coi là bất khả xâm phạm. Nhất là khi đã về hưu rồi là yên chí hạ cánh an tòan.
Việc khởi đầu cuộc điều tra ông Chu Vĩnh Khang là một quyết định rất hệ trọng vì trong quá khứ ông Chu từng cầm đầu Tập đòan dầu khí quốc gia đầy thế lực, sau đó lại là Bộ trưởng Công an trong 8 năm, rồi là Chủ tịch Ủy ban Chính - Pháp nhiều quyền thế.
Vụ án Chu Vĩnh Khang nổ ra sau khi vụ án Bạc Hy Lai, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy Trùng Khánh, diễn ra từ đầu năm 2012 dẫn đến bản án tử hình của Cốc Khai Lai, vợ Bạc Hy Lai, và bản án tù chung thân cho chính Bạc Hy Lai. Nay được biết ngày 19/3/2012 Chu đã ngầm huy động một lực lượng cảnh sát định làm đảo chính lật đổ chính quyền Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo, nhưng đã bị Quân đoàn phòng vệ số 38 phá gọn trước khi khởi sự. Bạc Hy Lai từng gắn bó với Chu Vĩnh Khang, với tham vọng sẽ được chọn thay Hồ Cẩm Đào lên vị trí cao nhất.
Cuộc ra tay của Tập Cận Bình quyết sống mái với Chu Vĩnh Khang ngoài ý chí chống tham nhũng còn mang tính phục thù, theo dư luận ở Hồng Kông. Từ khi lên đảm nhận chức vụ cao nhất trong đảng và bộ máy nhà nước, Tập Cận Bình luôn nhắc đến phương châm «diệt từ hổ đến ruồi», từ bầy siêu hổ hung dữ nhất đến ô lại tàn bạo cấp thấp nhất. Cho đến nay hồ sơ của Chu Vĩnh Khang đã dày cộp. Bộ máy của Ủy ban Kỷ luật - Thanh tra có cả một đội quân tinh nhuệ giàu kinh nghiệm về điều tra, hỏi cung, thu thập chứng cứ. Mỗi đối tượng điều tra như Chu Vĩnh Khang được mở ra rất rộng, từ anh, chị, em ruột, các con trai, con dâu, con gái, con rể, đến bạn học, kẻ giao du, cùng chơi bài, đánh bạc, chơi thể thao, cho đến người tình, vợ hờ, bạn gái, cả đến những người phục vụ như thư ký, văn phòng, người bảo vệ, người nấu ăn, lái xe, phục vụ khách sạn, nhà nghỉ. Hàng trăm viên chức từng làm việc ở tập đòan dầu khí, hay các thứ trưởng, cục vụ trưởng cục vụ phó, nhân viên văn phòng, chuyên viên thư ký, kế tóan khi Chu Vĩnh Khang làm Bộ trưởng Công an cũng được mời đến khai báo, trình bày. Các láng giềng ở quanh nhà ở cũng được hỏi han. Hơn 400 trong số 2 ngàn người bị điều tra đã bị bắt giữ, quản thúc, chờ ngày ra tòa. Trong đó có 2 nguyên ủy viên thường vụ Bộ Chính rị là Giả Khánh Lâm và Tăng Khánh Hồng, các nguyên ủy viên Quân ủy Trung ương tướng Tứ Tài Hậu, Thứ trưởng Công an Lý Đông Sinh, chủ nhiệm Ủy ban quản lý tài sản nhà nước Tưởng Khiết Mẫn, Phó Chủ tịch Tập đòan dầu khí Vương Vĩnh Xuân.
Với ý định rõ rệt là đánh tham nhũng đến nơi đến chốn, chính quyền Tập Cận Bình - Lý Khắc Cường đã quyết định sung công ngay mọi tài sản của mỗi bị cáo về tội tham nhũng. Các tài sản chưa được chứng minh rõ là tham nhũng nhưng cũng chưa được chứng minh là chính đáng, vẫn cứ bị ưu tiên niêm phong, sung công cho đến khi được chứng minh là chính đáng mới được trả lại. Tổng giá trị số tài sản chìm và nổi đã sung công liên quan đến vụ án Chu Vĩnh Khang và đồng bọn ước tính 80 tỷ US$.
Vẫn chưa hết. dư luận ở Bắc Kinh hé lộ rằng đây chưa phải là vụ án lớn cuối cùng. Ngụ ý rằng hết “siêu hổ” sẽ đến rồng. Các blogger tự do ở Thượng Hải công khai nói đến Giang Trạch Dân. Từ khi lên ngôi số 1 của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã giữ một khỏang cách với họ Giang. Việc Tăng Khánh Hồng và Giả Khánh Lâm bị điều tra là một đòn mạnh giáng vào Giang vì họ là đệ tử ruột của Giang. Đầu tháng 8 vừa qua cả một đòan hàng trăm chuyên viên điều tra được Ủy ban Kỷ luật và Thanh tra phái xuống Thượng Hải, vốn là vương quốc của họ Giang. Báo chí được nói đến những việc làm quá đáng đối với Pháp Luân Công, phê phán cả hệ thống công an khi Chu Vĩnh Khang làm bộ trưởng và khi Giang Trạch Dân làm Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước đã buông lỏng, còn nuông chiều cho công an đàn áp nhũng nhiễu nhân dân ra sao. Tập Cận Bình đã có 2 chủ trương lớn được lòng dân là đóng cửa các trại cải tạo trên tòan quốc, đồng thời chủ trương hệ thống tư pháp phải thực thi luật pháp, chỉ tuân theo luật pháp mà thôi, được coi là tách ra khỏi nền cai trị thô bạo của Giang Trạch Dân.
Dư luận Trung quôc cho rằng Tập Cận bình sẽ giải quyết vụ án Chu Vĩnh Khang trước, để tránh một đòn đánh phủ đầu của cánh Giang Trạch Dân dù rằng vây cánh ông này đã bị tước đi một mảng lớn. Trong tháng 10 trong cuộc họp Trung ương IV có thể Tập Cận Bình sẽ thay 2 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn, phụ trách tuyên huấn, và Trương Đức Giang, Chủ tịch Quốc hội, không thật nhất trí với mình. Tập Cận Bình sẽ đưa Thượng tướng Lưu Nguyên, con trai Lưu Thiếu Kỳ, vào chức phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, người có chung đường lối chống tham nhũng mạnh mẽ bằng việc làm và thượng tôn pháp luật.
Việt Nam hãy nhìn sang Trung Quốc để so sánh. Chống tham nhũng, chết bỏ, sống hay chết không thành vấn đề. Họ giải thể hết các trại cải tạo là trại giam tra hình tàn ác. Họ thu hồi quy công biết bao tài sản bất minh để trả lại công quỹ.
Ở VN, Ủy ban chống tham nhũng vẫn cứ quyết tâm …liệt, tê liệt gần như triệt để. Các trại cải tạo vẫn đông nghẹt người. Luật pháp vẫn chỉ làm vì, khi các phiên tòa công khai vẫn đóng chặt cửa, luật sư không được cãi theo luật. Công an vẫn tha hồ hành dân, đánh dân, giết dân. Quan chức các cấp vẫn đua nhau ăn bẩn, ăn gian, chỉ cần một chữ ký là có vài miếng đất, vài nền nhà, vài dự án, vài tỷ đồng, có khi là mỏ ngọai tệ từ 2 vòi ODA và FDI.
Việt Nam Cộng sản hay làm theo Trung Quốc. Vậy thì ai sẽ là đồ đệ tự nguyện của Tập Cận Bình, quyết giương cao lá cờ chống tham nhũng theo phương châm «diệt từ siêu hổ đến ruồi nhặng», dám xắn tay áo dẹp lọan kiêu binh «côn an» từ cao nhất đến cơ sở? Có như thế mới hy vọng giải quyết được những bất công xã hội, chênh lệch giàu nghèo ngày càng khủng khiếp khiến tòan xã hội cũng như từng người dân không ai còn có thể chịu nổi.
Bùi Tín
22.09.2014
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)

Bóng hồng Agribank: “Người chính phủ” hay “Người của đảng”?

Người nào?

Lại vừa thêm một cựu quan chức - Cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) bị công an bắt giam để điều tra.
Ông Đỗ Tất Ngọc bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Năm nay 65 tuổi, ông Ngọc làm Chủ tịch HĐQT Agribank từ 2004 trước khi nghỉ hưu năm 2009.
Được coi là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản hơn 700.000 tỷ đồng, Agribank đang phải đối diện với cơn đại hồng thủy trong không chỉ lịch sử ngân hàng này mà có thể với cả toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc doanh Việt Nam.

Việc khởi tố và bắt giam liên tiếp một số cựu lãnh đạo Agribank trong những năm gần đây cũng làm dấy lên dư luận về khả năng có một cuộc “thanh trừng” nào đó đang dần lớn mạnh giữa các nhóm lợi ích trong nội bộ.
Một nguồn dư luận khác lại cho rằng đây là cuộc chiến thanh loại quyền lực giữa các phe phái, có thể liên quan đến “người của đảng” và “người chính phủ” trước đại hội 12 vào năm 2016.
Ai mất ngủ?
Ngay sau khi nửa đầu năm 2014 vừa trôi qua, thị trường tín dụng Việt Nam đã lộ diện một ứng cử viên rất dồi dào cho triển vọng phá sản: Agribank.
Tỷ lệ nợ xấu “siêu khủng” vượt cả vốn điều lệ, nợ xấu có khả năng mất vốn chiếm đến 89% vốn điều lệ, quá nhiều lỗ hỗng trong quản trị ngân hàng mà đã dẫn đến hàng loạt sai phạm lớn tại một số chi nhánh…, là những huyệt đạo ung thư còn trên cả ác tính ở Agribank.
Chỉ tính đến thời điểm cuối năm 2013, nợ có khả năng mất vốn tại Agribank lên tới 23.652 tỷ đồng, chiếm đến 59,23% tổng dư nợ xấu và bằng đến 89% vốn điều lệ. So với vốn điều lệ là 29.605 tỷ đồng, tổng nợ xấu của Agribank lên tới xấp xỉ 40.000 tỷ đồng, tức cao hơn vốn điều lệ của ngân hàng này đến hơn 10.000 tỷ đồng.
Kết quả của cơ quan kiểm toán nhà nước cũng lần đầu tiên “tiết lộ” tỷ lệ nợ xấu của Agribank vào cuối năm 2013 là 8,16%, tăng đến 34,43% so với cùng kỳ năm 2011. Có thể xem đây là tỷ lệ quán quân nếu so với tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng là 7,8%.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng được cơ quan kiểm toán công bố mới chỉ dựa chủ yếu vào số liệu báo cáo của các ngân hàng thương mại cổ phần. Trong khi đó và với tất cả những gì mà giới ngân hàng đã mặc nhiên thao túng dữ dội từ nhiều năm qua, ngay cả một số chuyên gia nhà nước cũng phải thốt lên “Không thể tin được!” khi chứng kiến số liệu báo cáo của các ngân hàng thương mại.
Tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nhiều nếu chính Agribank - nằm trong nhóm ngân hàng lớn nhất và được coi là nhóm lợi ích có mối liên can sâu đậm nhất với một số chính khách nào đó - trở nên vô phương cứu chữa. Khi đó, không chỉ các ngân hàng lớn buộc phải “cứu” Agribank, mà chắc chắn Ngân hàng nhà nước và có thể cả Bộ Chính trị sẽ phải mất ngủ với ca bệnh quá nan giải này.
Tử huyệt
Vào tháng Giêng năm 2013, ông Phạm Thanh Tân, nguyên Tổng Giám đốc Agribank, đã bị bắt với tội danh thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiệt hại 3.900 tỷ đồng tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội. Đúng một năm sau, cơ quan công an lại bắt giam Kiều Trọng Tuyến, nguyên Phó Tổng Giám đốc Agribank, với tội danh thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với số tiền lên tới 3.900 tỷ đồng.
Cũng còn những vụ đại án liên quan đến Agribank đưa ra xét xử là sai phạm tại Công ty Cho thuê tài chính II, khi có đến 11 bị cáo trong vụ án này bị truy tố. Hoặc vụ án với 11 bị can bị đề nghị truy tố liên quan đến vụ thất thoát hơn 1.000 tỷ đồng tại Agribank chi nhánh 6 TP. HCM…
Chẳng hiểu có phải do tình cờ, đúng vào thời điểm ngày 30/7/2014 khi lệnh bắt giữ 3 quan chức Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam được công bố, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã đến thăm cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an. Trong dịp này, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm đã dẫn chứng với Chủ tịch Trương Tấn Sang là rất nhiều vụ án có dấu hiệu “nhóm lợi ích” mà gần đây nhất là vụ Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam và Tập đoàn Thiên Thanh.
Ai cũng biết, ngân hàng là tử huyệt của “Phe lợi ích”. Bất cứ một chiến dịch “diệt ruồi” nào muốn thành công đều cần được khơi gợi cảm hứng từ chính tử huyệt này.
Viết Lê Quân
(Việt nam Thời báo)

Trần Dần – Ghi chép về Cải cách Ruộng đất ở Bắc Ninh 1955-1956 (2)

Vụ án con giết bố

Án mạng

Ông Tuân treo cổ xà nhà bếp. Ngang tai có vết chém. Chân lại chạm đất.

Có trưởng ban công an Tuế, có phó chủ tịch Hoành làm biên bản. Có anh Thụ, vợ và mẹ (tức là vợ ông Tuân). Có cả cán bộ đội cải cách vừa mới về xã.

Tuế cứ hỏi: „Mày giết cha phải không?“

Thụ tái xanh tái xám vâng vâng dạ dạ.
NV Trần Dần
„Mẹ mày với mày bàn nhau giết tên Tuân để tránh vạ phải đấu phải không? Bố mày là cường hào ác bá sắp phải đấu, chúng mày giết đi để mà trốn thoát đấu tranh của nhân dân phải không?… Chúng mày sợ bị tịch thu trâu bò ruộng đất, sợ bị tù tội liên quan?“

Anh Thụ với người mẹ nhận hết.

„Nếu mà nhận thì ký vào đây.“

Anh Thụ ký. Người mẹ điểm chỉ.

Nghi vấn

Ít hôm sau cán bộ cũng coi nhẹ chuyện đó. Cho là gia đình ông Tuân sợ bị quy là cường hào, nên thủ tiêu ông Tuân đi cho xong.

Nhưng án mạng có nhiều cái vô lý:

Vết chém ở tai đúng là do anh Thụ. Nhưng nguyên vết chém ấy không chết được. Vậy nên mới đem treo cổ, nhưng treo cổ chân chạm đất thì cũng không chết được. Vậy thì tính ra chết vì cái gì?

Bức thư trong túi ông Tuân: „Tôi chết đi để cho nhân dân đừng có nghe bọn thằng Tố, thằng Hồ, thằng Sang chúng nó vu sằng vu bậy.“

Vậy là ông Tuân tự vẫn.

Nhưng nếu vậy sao lại có vết chém của anh Thụ? Hay không phải anh Thụ chém? Hay bức thư là viết trá?

Nếu bảo ông Tuân tự tử vì lý do sợ bị quy là cường hào thì cũng còn hơi có lý. Nhưng nếu thế sao lại có vết chém? Không phải anh Thụ chém thì ai? Mà tại sao anh Thụ lại nhận tội giết cha?

Nếu bảo anh Thụ giết cha thì chém cũng chưa đủ chết, treo cổ chân chạm đất thì cũng không đủ chết. Mà vì sao lại giết cha? Anh ta khai là vì „căm thù“, nghe nó vô lý lắm. Hay là sợ bị đấu thì bố chết đi cho rảnh để khỏi bị đấu? Hay là vì gia tài? Nhiều giả thuyết. Nhiều uẩn khúc.

Kết luận

Đây là một án mạng mờ ám. Anh Thụ cũng có dính tay vào, nhưng còn nhiều đứa khác nữa. Chưa biết đứa nào là thủ phạm, là tòng phạm v.v… Nhất định có vấn đề chính trị ở trong.

Dư luận nhân dân

- Nó là cường hào nên nó chết thôi.

- Bố nó hung tinh chiếu mệnh.

- Nó sợ bị đấu nên nó chết.

- Vợ con nó sợ liên quan nên giết nó đi để tránh vạ…

Phát động anh Mang

Trước có đi ngụy. Có khổ có thù.

Cán bộ tới hôm đầu, anh ta đang ngồi trong nhà. Cán bộ hỏi, anh ta chỉ đáp gióng từng câu một. Cán bộ nói đả thông về „liên quan“, „ngụy binh“ v.v… Anh kêu: „Ruộng cạn rồi em phải đi tát nước.“… Đi.

Hôm sau anh ta đang nấu cơm, con đang băm bèo cho lợn. Đổ bèo nấu bị vương ra ngoài, anh ta mắng. Cán bộ giúp đứa bé.

„Sớm anh đi đâu?“

„Em đi tát nước về. Bây giờ thủi cơm ăn…“

Câu chuyện một lúc về địch trước kia giết hại dân làng, anh bắt chuyện. Nó đánh người này, giết người kia. Bỗng có nói tới ông Tuân. Cán bộ bắt lấy: „Ông Tuân làm gì mà Tây nó cũng bắt?“

„Ông ấy trước có giấu cán bộ đấy.“

„Giấu thế nào?“

„Nhà ông ấy có cái hầm cho cán bộ ở.“

„Ông ấy có đi báo Tây bắt cán bộ bao giờ không?“

„Không. Ông ấy giấu cán bộ tốt lắm, Tây bắt cán bộ được ở đâu thì bắt, chứ chưa bao giờ bắt được ở nhà ông ta. Ông ấy nhường hầm cho cán bộ rồi bố con lại lủi đi kiếm hầm khác.“

„Trước ông Tuân có bao nhiêu ruộng?“

„Trước chả có gì, sau hai vợ chồng với đứa con đi mãi đâu làm trại gì, về mới được 7 sào. Bây giờ thêm ruộng làng cho với người chị nào, nên tất cả có hơn 2 mẫu.“

Cán bộ đặt vấn đề: 2 mẫu! Vậy có thể ông Tuân không phải là địa chủ.

Mãi một hôm cán bộ đi về, anh Mang chạy theo chân ra. Tới chỗ giàn bí rất dày, anh Mang kéo cán bộ lại. Cán bộ theo anh ta vào một quãng kín ở giàn bầu.

„Bây giờ em mới dám nói, em nghi ông Hoành lắm. Vì em đang ở ngoài đồng thì ông ta bảo em là du kích mà chẳng biết gì. Em bảo biết gì cơ? Ông ấy bảo sao làm du kích mà không ngăn thằng Tuân nó chết rồi. Em sửng sốt nó chết làm sao? Em làm du kích làm sao biết được mà ngăn nó? Ông Hoành nói nó là cường hào, nó chết là nó trốn khỏi sự đấu tranh của nhân dân rồi. Du kích thế là khuyết điểm. Em nghi ông Hoành lắm. Việc gì là ông ấy cũng biết cả.“

Cán bộ hỏi: „Tuân hắn chết ai mà chả biết?“

Anh Mang nói: „Nhưng em vẫn nghi ông Hoành lắm, vì ông Tuân chết lúc 1 giờ chiều. Mà khi đó đang trưa, trời chưa đứng bóng, chưa đến 12 giờ. Vậy mà sao ông ta lại biết trước?“

Cán bộ thấy có lý. Hỏi thêm anh Mang về Hoành. Anh Mang không nói được gì, cán bộ lại biết là anh ta lo liên quan. Sau cán bộ hẹn đến mai và bảo anh Mang nghĩ xem có những ai biết rõ về ông Hoành thì giới thiệu ra. Anh Mang nói một số người, bà Bít, anh Diễm v.v… Bảo: bà Bít ở cạnh nhà đấy, biết rõ chuyện tên Hoành, nhưng bà ấy có dây dưa liên quan gì ấy. Cán bộ biết anh Mang vẫn bị ám ảnh điểm liên quan…

Phát động bà Bít

Bà Bít ở gần nhà Hoành. Cán bộ đến một lát thấy bà biến mất. Lại đến…

„Chúng em sắp sửa dâng sao!“

„Vì sao phải dâng sao hử bà?“

„Thày Ngô bảo thế. Làng độ này động đất vì đội cải cách về, đất đá cứ tung lên bôm bốp cả ngày cả đêm, không cúng rồi thì sụp đất chết cả.“

„Thế trước kia có dâng sao không?“

„Trước kia thằng Tây còn đóng thì chỉ lo chạy là hết năm hết tháng, còn thì giờ đâu mà cúng lễ.“

„Thế trước có động đất không?“

„Không có bao giờ.“

Thế là phát hiện vấn đề thày Ngô. Biết thêm Hoành trước kia hay đi Hà Nội, ông Thiệu gì đó, ông Hoành thì bạn bè nhiều lắm, ông quan hai nọ, ông đồn trưởng kia… Ăn uống, vặn kèn hát.

Nòng cốt

Tiến tới một loạt rễ, chuỗi. Quần chúng nói nhiều về Hoành, Tuế. Hoành nó hung hăng, Tuế nó thâm hiểm hơn.

Xác định được: ông Tuân là trung nông.

Phát động anh Thụ

Anh Thụ bị giam ở công an Bắc Ninh, chân bị cùm. Cán bộ tới giải thích mãi. Anh cứ bảo vì em căm thù nên em giết bố. Bố là cường hào gian ác. Cán bộ giải thích: Nhất định nhà anh là thành phần trung nông, nhân dân xác định rõ ràng rồi. Nhất định cái việc giết ông cụ đây không phải là do anh, mà là anh mắc mưu bọn địa chủ. Chúng nó lừa gạt, bắt ép anh, đó là tội của chúng nó. Anh căm thù thì nói hết ra, đấy là căm thù, trả thù cho bố, vạch bọn phản động ra, sẽ trừng trị chúng nó. Còn anh thì kiên quyết tha bổng, chỉ vì anh mắc mưu chúng nó thôi. Không sợ nó trả thù, vì mình trừng trị nó rồi thì còn sợ gì! Anh có nói ra thì mới trả thù được cho cha, lại gỡ được tiếng giết bố…

Thụ gục đầu lên bàn khóc. Ối trời ơi. Không nói gì cả.

Bỏ cùm xích cho Thụ.

Hôm sau lại khêu gợi tình cha con, tình vợ chồng (trừng trị được bọn phản động anh lại về được với vợ, cùng sum họp, anh Thụ rất yêu vợ, vợ chồng trẻ). Lại nhấn mạnh: khoan hồng, không sợ trả thù…

Mãi sau Thụ nói: „Chính thằng Hoành nó xui tôi giết bố tôi.“

Thụ đang ngoài đồng, Hoành gặp, nói chuyện: „Cậu đã biết gia đình cậu thế nào chưa?“

„Chưa, thế nào?“

„Hôm qua họp cán bộ đã xác định bố cậu là cường hào gian ác, nay mai sẽ đem ra đấu. Tớ thương cậu lắm. Cậu đã ở vùng tự do cậu biết chứ gì. Địa chủ thì gặp từ đứa bé con cũng phải gọi là ông. Vợ cậu nó sẽ bỏ cậu nó đi. Trâu bò ruộng đất tịch thu hết. Cậu sẽ khổ lắm.“

„Trời, thế làm thế nào?“

„Bây giờ chỉ có một cách là làm thế nào bố cậu chết đi, thế thì chẳng còn đấu chẳng còn truy gì nữa. Chết rồi thì còn đấu ai?… Nhưng mà cậu vẫn còn bị liên quan… Nếu mà cậu tự tay giết bố đi thì mới tỏ ra căm thù địa chủ, dứt khoát đấu tranh, đứng về với nhân dân. Tớ thương cậu lắm tớ mới bầy cách cho…“

Cách mấy hôm, Thụ gặp Hoành đầu nhà.

„Hôm nay chuyển kho thóc đây. Chuyển xong, mai là đấu. Cậu về phải làm ngay đi, không có thì chậm hỏng cả. Nếu tự cậu làm không xong đã có chúng tớ giúp.“

Thụ cầm con dao 10 lần buông ra, nước mắt ròng ròng. Bố đau bụng nằm trong nhà quay mặt vào. Thụ chém một nhát, buông dao chạy đi.

(Chưa rõ: sao lại treo cổ?)

Lần khác, Thụ lại nói thêm: Không rõ ai treo cổ. Thụ chạy lên nhà trên ôm mẹ khóc. Còn nghe tiếng bố: „Không phải giết tao nữa, tao sẽ chết thôi. Không phải mày giết tao đâu, con đừng sợ.“ Không biết ai treo cổ. Chỉ thấy vụt một cái quần đen ra cửa sau chuồng trâu.

Tất cả 4 lần mới khai được thế. (Chưa rõ: lý do nào giết bố…)

Cán bộ

Được đến thế cán bộ đội đã thú vị, thoả mãn. Đề nghị trên cho bắt Hoành, tấp tểnh đem đấu. Đoàn ủy đồng ý cho bắt, nhưng còn tiếp tục chuẩn bị. Nòng cốt chưa vững, chưa xâu chuỗi ra quần chúng rộng rãi. Vụ án chưa điều tra minh bạch. Đội phải tiếp tục điều tra thêm, và phát động quần chúng rộng nữa.

Nhiều cán bộ lảu bảu, còn minh bạch thế nào nữa?

Phát động vợ Thụ

Vợ Thụ lại về với chồng. Cán bộ giải thích, định dùng vợ Thụ để phát động chồng.

Hôm hai vợ chồng gặp nhau (đội đã xin công an cho Thụ về xã), cứ vợ ra chồng lại vào, vợ vào chồng lại ra. Cứ tránh mặt vòng quanh như đèn cù. Cán bộ thân mật: „Vợ chồng bây giờ chị ấy về rồi thì phải hỏi han chuyện trò chứ lại cứ thế thì còn ra làm sao nữa?“ (Nói thân mật như anh em vậy.)

Sau hai vợ chồng ngồi trong nhà, vợ thủ thỉ: „Em xin lỗi vì em ngỡ bố là cường hào nên em bỏ em về, bây giờ mới vỡ lẽ là không phải, thì ra là âm mưu địa chủ nó chia rẽ gia đình ta, em lại về với anh. Thì anh có những điều gì bí ẩn nên nói ra cả đi, cho vợ chồng lại sum họp một gia đình, trung nông thôi chứ có phải cường hào ác bá gì mà cứ im đi là mất lập trường, bênh cho chúng nó chẳng có lợi gì mà chỉ hại cho mình, thù cha không trả được, vợ chồng không được sum họp làm ăn. Cái tiếng giết cha bao giờ rửa được, vợ chồng xa cách em khổ tâm lắm.“

„Nhà mày biết gì, thôi đi, có gì tao nói với cán bộ cả rồi. Mi cứ kệ tao…“

Về sau Thụ cũng nói được thêm: Trước kia, bố Thụ bắt Thụ đi học ở trường huyện. Thụ không thích học, cứ bét lớp, khổ lắm, học dốt, xa vợ. Sau Thụ xếp quần áo lên Hà Nội tìm đến tên Thiệu là chú xa xin việc. Thiệu làm ở Phòng Nhì. Thiệu bảo cứ ở xã, có gì thì báo: du kích, Việt Minh, là có ăn. Thụ bảo mỗi lần biết lại lên Hà Nội báo thì xa quá. Hắn bảo, ở xã cũng có, cứ báo cho Tuế, Hoành, cũng là người của ta cả đấy. Thụ về làng, nhảy xuống ruộng lấm bết, nói dối bố là bị Tây càn nên chạy về. Hôm sau ra đồng thì gặp Hoành toe toét: „Hôm qua cu cậu xin việc ông Thiệu được chưa?“

„Sao ông biết?

„Việc gì tao chả biết, bây giờ mày có tên đây cả rồi nhé. Phải bí mật không có mất mạng toi.“

Về sau Thụ cũng không có hoạt động gì.

Cán bộ hỏi: „Vậy khi nó xui cậu giết ông cụ thì nó có đem chuyện ấy ra doạ ép không?“

„Có, nó bảo mày không giết bố mày không thoát được. Bố mày là cường hào, người ta đấu sẽ lòi cả mày ra có ghi tên ở Phòng Nhì thì mày chết…“

Như thế là về Thụ đã khá minh bạch. Bản thân Thụ có yếu điểm ấy nên mới bị chúng nắm lấy doạ nạt, cưỡng ép làm điều bất nhẫn.

Phát động bà Tuân

Cúng 3 ngày ông Tuân. Cán bộ đến đang cúng Ớ nhà trên. Bà Tuân với họ hàng vội kéo nhau xuống bếp ngồi lo xo với nhau. Cán bộ giải thích cứ cúng chứ không sợ gì. Chuyện này xảy ra thực là khổ, không những là một cái tang của gia đình mà cả làng cả đội ai cũng thương xót.

Bà Tuân cho biết: „Trước khi đội về mấy ngày, tên Hoành có đến với nhà tôi. Ở nhà trên nói chuyện những gì tôi cũng ở đó. Tên Hoành bảo là kiểm thảo thành khẩn đi. Còn những đoạn bóc lột, tội ác sao không ghi vào. Ông nhà tôi cứ vùng vằng, bảo rằng thế này thì ức nhau nhiều quá. Xong Hoành bảo đi nhà khác cho dễ, chỗ này đàn bà… Đêm về cứ thấy ông nhà tôi thở dài… Nước mắt ràn rụa. Ức quá ức quá… Loáy hoáy viết. Khéo tao chết mất thôi mẹ mày ạ…“

Mở rộng ra trung nông

Họp nòng cốt mở rộng trung nông. Công việc CCRĐ cứ tiến hành, không phải vì vụ án mà ngừng lại. Mà cũng không quên vụ án, cứ phát động quần chúng lên, làm cả hai việc điều tra vụ án và CCRĐ.

Hoành bị bắt, phong trào đã lên một ít. Nòng cán vững, tích cực nhiều, trung nông nhiều. Trong cuộc họp một ông cụ cho biết: người con đánh giậm có vớt đưọc 2 bộ quần áo dính máu đem chôn rồi.

Trong cuộc họp tên Vịnh, mù mắt ngồi dưới ngọn đèn bão sáng, nghển cổ vểnh tai về từng phía từng người phát biểu. Cuối cùng lão đứng lên: „Phen này bà con ta cương quyết đoàn kết đánh đổ hết bọn địa chủ đi, giành lại ruộng đất về ta bà con ta.“

Chỉ thấy lẹt đẹt mấy bàn tay vỗ, còn cả hội nghị không ai hưởng ứng.

Anh Mang: „Ông nói thế thì hỏi ông ai là người đi lĩnh canh 36 mẫu, cho quá điền 20 mẫu, còn 16 mẫu tự làm. Vậy là đánh đổ ai?“

Anh Diển: „Chính ông là Vịnh lĩnh canh 36 mẫu còn ai? Vậy mà còn hô hào được ai nữa?“

Phát hiện ra tên Vịnh địa chủ quá điền. Quyết nghị: Khai trừ Vịnh, không cho đi họp với bà con. Về sau lại phát hiện ra địa chủ Dương, thày cúng Ngô. Nhân dân đề nghị khai trừ cả hai khỏi cuộc họp. Cán bộ nghiên cứu đồng ý khai trừ Dương. Còn thày Ngô thì đem ra nhận xét.

Bà con tố: Hắn đi lại làm tay sai cho bọn Hoành, Tuế. Hắn bày những trò dâng sao, động đất. Hắn lấy một người mẹ xong lại ngủ với cả con, lấy cả hai mẹ con. Về sau, theo đề nghị của cán bộ thì vẫn cho tên Ngô họp với bà con, vì hắn chỉ là tay sai, để mở đường cho hắn ăn năn hối lỗi, nếu hắn đấu tranh tích cực vạch tội bọn kia thì nhân dân sẽ tha thứ, bằng không sẽ xử trí sau. [...]

Phân hóa tên Ngô

Cán bộ biết hôm sau thế nào Ngô cũng đến. Quả nhiên. Mời ngồi ghế, uống nước tử tế. Giải thích chính sách khoan hồng. Vạch đường cho hắn, không sợ trả thù, biết điều gì thì tố ra. Đảm bảo cho hắn là sẽ không phải tội gì.

Mất một buổi sớm. Sau hắn nói: „Tôi nói liệu có phải tội không?“

„Nói thực thì tha cho.“

Hắn khai: Tuế, Hoành, Dương, Ích v.v… là cả một bọn Quốc dân Đảng. Trước khi đội về, chúng họp, có gọi Ngô đến. Ngô đến chúng đã họp rồi.

Đến mục Ích nói: „Tôi sợ phen này tôi thế nào cũng bị địa chủ rồi. Ruộng sờ sờ chứ không như các bác. Tôi sẽ bị đấu thôi.“

Tuế bảo: „Không lo. Hãy về xem còn mấy thằng thiếu thóc tô thì thí cho chúng nó. Xem ra cũng chả có mấy thằng. Một mặt ta lên Đồng Nang tháo nước cho ruộng cạn, chúng phải đi tát không còn thì giờ họp hành. Chú Hồ thì cố lấy cắp thóc gạo, cho chúng hết gạo, lo mất gạo ăn thì cũng lơ là họp hành, hoặc chúng đi họp ít đi, nhà có hai đứa phải một đứa gác nhà, một đứa đi thôi. Rồi ném đất ném đá, tung tin động đất, chú Ngô bày việc cúng tế. Một mặt giết tên Tuân, nó già rồi chết cũng đáng, để nó sợ nó tố, em nó đi cải cách về anh em thì thụt thì nó nói lộ hết. Xong ta quy nó là cường hào. Như vậy cũng chả lo gì. Cái bọn cán bộ, như cái thằng gì bụ sữa hôm qua họp sản xuất với nhân dân chẳng nói ra lời, ngữ chúng chẳng lo gì. Cứ vậy mà làm…“

Một lần khác, sau khi giết ông Tuân được 2 ngày, chúng lại họp một lần nữa. Bàn thêm: Giết Thụ, giết Diệm, Mang. Mày không dám giết Thụ thì tự tao giết cho.

Phân hoá thêm mãi Ngô lại khai: Hôm đó Ngô đến Tuế than phiền ông Sang bảo đem tiền vàng hương mãi chưa thấy. Nói chuyện loanh quanh, Ngô bảo, quái, sao Thụ nó chém có một nhát vậy mà ông Tuân chết? Tuế cuời: „Thụ chém nó có chết đâu. Mình phải ra tay đấy…“

Đào đất tìm 2 bộ quần áo đẫm máu. Phân hoá nữa, tên Hoành thú nhận. Bắt Tuế.

Diễn lại vụ án

Thụ chém xong, Hoành, Sang nhảy vào đè ông Tuân xuống, thọc con dao nhọn vào vết chém đâm sâu vào thái dương, ông Tuân ọc ọc rồi chết. Hoành, Sang khiêng xuống bếp, treo cổ. Hoành chạy đi. Sang chạy ra cản nhân dân, xem giấy không cho vào.

(còn tiếp)

Tháng 9 22, 2014
Phạm Thị Hoài biên soạn
© 2014 pro&contra

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét